You are on page 1of 4

Tiểu luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Lời nói đầu

Lịch sử cách mạng của nước ta gần 70 năm qua gắn liền với tên tuổi sự nghiệp,
tư tưởng và đạo đức Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ
đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao tên tuổi vĩ đại nhưng không ai có sự nghiệp
lừng lẫy như Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ai có được tầm vóc thời đại, được thế
giới ca ngợi và thừa nhận như Hồ Chí Minh.
Địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại mà
Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam.
Công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên
địa vị người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng, nhà lí luận sáng tạo
của chủ nghĩa Mác-LêNin được các dân tộc đang đấu tranh giải phóng và nhân
loại tiến bộ hết lòng ca ngợi và khâm phục.
Thực tế lịch sử gần 80 năm qua đã chứng tỏ: thắng lợi của cách mạng Việt
Nam là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một thực tế
khác cũng cho thấy: khi nào chúng ta xa rời hoặc quán triệt không đầy đủ tư tưởng
Hồ Chí Minh thì sẽ không tránh khỏi vấp váp và sai lầm. Cùng với chủ nghĩa
Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh quyết định sự thành bại của cách mạng Việt
Nam. Tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa dân tộc mà còn có ý nghĩa với
toàn nhân loại.
Chính vì thế em chọn đề tài tìm hiểu về những đóng góp của Hồ chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn vai trò lớn lao của Hồ Chí Minh
cũng như tấm gương cao cả của Người .
Bài tiểu luận được chia thành các chương chính sau:
+ Chương 1: Nhũng đóng góp của Bác về mặt lý luận và tư tưởng, trong
việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Chương 2: Những đóng góp trong Cách Mạng Thang 8, cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược.
+ Chương 3: Những đóng góp trong cuộc cách mạng về văn hóa giáo dục
+ Chương 4: Tư tưởng của Người đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.
+ Chương 5: Cảm nhận bản thân và vai trò của Người đối với thế hệ trẻ
hiện nay.
Chương 1: Những đóng góp của Bác về mặt lý luận và tư tưởng, và việc thành
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969
tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là
một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ
là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp
và bị tù đày.
Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm
nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng
thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và
tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và
nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các
dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm
1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người
tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên
thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925,
Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai
cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh
(1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội
ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt cho Hội
đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần
Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều
lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động
Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Những năm tuổi trẻ bôn ba nước ngoài Người đã tìm ra đường lối cứu nước,
giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Muốn giành được độc lập
không còn con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản, đó là con đường kết hợp
chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ đó chấm
dứt cuộc khủng hoảng về đường lối mở ra một thời đại mới vô cùng oanh liệt
trong lịch sử dân tộc và thời đại Hồ Chí Minh.
Người đã có công trong việc truyền bá và vận dụng sáng toạ chủ nghĩa Mác –
LêNin vào Việt Nam, vận dụng thế giới quan và phương pháp luận Mác-LêNin để
đánh thức tiềm năng, tinh thần truyền thống Việt Nam, bồi dưỡng nhân tố đảm bảo
cho thắng lợi của cách mạng Viêt Nam.
Người đã xây dựng nhiều tiền đề tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam và đã thống nhất các tổ chức
cộng sản đầu tiên ở trong nước để sáng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác- Lê nin được Người vận dụng thành công cho cáh mạng Việt
Nam. Người khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa
học nhất, cách mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc
Tư và chủ nghĩa Lê-nin". Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không
bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều
và chủ nghĩa xét lại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại" (2)

Ở luận điểm này, có hai vấn đề cần làm rõ:

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lấy chủ nghĩa
Mác - Lê-nin làm nền tảng, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn
kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Hồ
Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những học thuyết
của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch sử. Người nói: "Học thuyết Khổng Tử
có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái
cao cả.Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn
Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-
su, C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn
"mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội...". Tôi cố gắng làm người
học trò nhỏ của các vị ấy"(3). Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh
nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa
văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

You might also like