You are on page 1of 9

Đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không

dùng tiền mặt


(Theo Hà Nội Mới )
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay lượng
tiền mặt sử dụng trong thanh toán còn rất lớn, chiếm 20-
23% trên tổng phương tiện thanh toán, trong khi ở nhiều
quốc gia khác, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 5-10%. Đến năm 2010 lượng tiền mặt
thanh toán tại các ngân hàng sẽ
giảm xuống dưới 15%

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta mới chỉ dừng lại ở những phương thức
thanh toán cơ bản, đơn giản như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc và thẻ thanh toán. Phương
thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi và uỷ nhiệm thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng 2 phương thức này bộc lộ một số nhược điểm như
thủ tục rườm rà, việc thanh toán mất nhiều thời gian... Giá trị thanh toán bằng séc chỉ chiếm dưới
2% tổng giá trị thanh toán, số món thanh toán qua các ngân hàng chưa nhiều, chủ yếu là séc của
các tổ chức, doanh nghiệp dùng trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ hay chuyển tiền giữa các
đơn vị. Số lượng séc cá nhân vẫn còn hạn chế và mới được sử dụng trong các giao dịch phi
hàng hoá như cho, biếu, tặng..., chưa được sử dụng nhiều trong thanh toán hàng hoá dịch vụ.

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bộc lộ nhiều hạn chế như thiếu sự phối hợp và liên kết
giữa các hệ thống ngân hàng thương mại trong đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ
ngân hàng nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng. Thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế
còn phổ biến do tập quán, thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Số lượng tài khoản cá nhân mở
tại ngân hàng thương mại còn thấp. Đối tượng sử dụng các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền
công nghệ cao chưa rộng rãi, chưa khai thác hết tiện ích của các dịch vụ ngân hàng mới. Hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện nay mới chỉ thực hiện được ở một số tỉnh, thành
phố lớn, với sự tham gia của 49 ngân hàng thương mại; còn lại, các đơn vị khác thực hiện thanh
toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước bằng chứng từ, giấy trực tiếp, nên mất nhiều
thời gian và nhân lực. Việc triển khai các văn bản pháp quy về thanh toán chưa đồng bộ, kịp thời
ở một số ngân hàng thương mại, gây khó khăn trong công tác thanh toán. Ngoài ra, việc cạnh
tranh giữa các ngân hàng thương mại mới chủ yếu dựa vào phí dịch vụ, chưa chú trọng nâng
cao chất lượng dịch vụ.

Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian tới, các ngân hàng cần phát triển mạnh
các dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng; hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán để triển khai các phương thức thanh toán hiện đại, phù
hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế như thanh toán điện tử ngân hàng, phát hành và thanh
toán thẻ... và thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán trong nền kinh tế. Mục tiêu phát triển hệ
thống thanh toán đến năm 2010 của các ngân hàng là phấn đấu giảm lượng tiền mặt trong tổng
phương tiện thanh toán xuống dưới 15%, phát triển các dịch vụ thanh toán quy mô, trình độ
ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực để đến năm 2010 đưa số lượng tài khoản cá
nhân lên hơn 1 triệu tài khoản, 95% số giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp được thực
hiện qua tài khoản, 100% tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử ngân hàng và thanh toán
quốc tế...
nguồn :tintuc.xalo.com

1. Thực trạng thanh toán bằng tiền mặt ở nước ta

Theo khảo sát của cơ quan chức năng vào năm 2003 cho thấy thanh toán bằng tiền mặt
còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng
lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của
khu vực dân cư. Tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì các
doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch của họ được
tiến hành qua hệ thống ngân hàng; những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ
này là 47%; với doanh nghiệp nhà nước mới chỉ hơn 80% giao dịch được thực hiện qua
ngân hàng; hầu hết các doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân đều trả lương bằng tiền
mặt. Tại các hộ kinh doanh thì 86,2% số hộ kinh doanh vẫn chi trả hàng hoá bằng tiền
mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân
nộp thuế bằng tiền mặt; số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp
lớn, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và
ổn định. Từ năm 2001 đến nay, tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với
tổng phương tiện thanh toán năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19%;
năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6%; tuy tỷ trọng hàng năm đã
giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với thế giới; tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như
Thụy Điển là 0,7%, Na Uy là 1%, còn Trung Quốc là nước phát triển trung bình nhưng
cũng chỉ ở mức là 10%.

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa thuận tiện

Theo tác giả Đặng Đức Anh trong bài “Dịch vụ tài chính – ngân hàng Việt Nam trước
ngưỡng cửa hội nhập” đăng tải trên Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội số
11/2006, tỷ trọng giá trị thanh toán bằng các phương tiện thanh toán (%) như sau:

- Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch
qua máy ATM, máy POS; tuy số lượng thẻ, máy ATM, máy POS do các ngân hàng
thương mại (NHTM) phát hành, lắp đặt ngày càng nhưng tác dụng giảm khối lượng tiền
mặt vào lưu thông còn rất khiêm tốn. Trong buổi giao lưu trực tuyến do Thời báo Kinh tế
Sài Gòn tổ chức ngày 8/6/2009, TS.Dương Hồng Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán
thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua
ATM là để rút tiền mặt. Theo người dân phản ánh, việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí
dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của
nhiều ngân hàng. Để trả tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt
tại các cửa hàng, siêu thị. Ông Lưu Trung Thái – Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân
đội giải thích điều này: hệ thống POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các ngân hàng
hiện nay chưa được kết nối với các hệ thống của ngân hàng khác, dẫn đến ít tiện ích cho
các thẻ ATM nội địa của các ngân hàng Việt Nam.
- Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển, dựa
trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc, hoặc ban hành
các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận
tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có
Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng
Trung ương hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc
được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phát triển(1). Mỹ là nước sử dụng thanh toán điện tử
trong hoạt động ngân hàng sớm nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhưng
theo Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News,
tháng 1/2005) thì số lượng thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ
USD thanh toán bằng séc; nhưng về mặt giá trị thì thanh toán điện tử chỉ đạt 27,4 ngàn tỷ
USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ USD(2); thanh toán bằng séc ở Bồ
Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở Ireland là 70%, ở Pháp là
56%, ở Anh là 51%; bình quân sử dụng séc tính theo đầu người hàng năm ở Pháp là 80
món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho việc phát hành, thanh toán séc vừa đơn giản,
an toàn và tiết kiệm, vì vậy, người dân, nhất là các nước Tây Âu đều thích sử dụng séc
hơn là thẻ ATM, cụ thể thanh toán bằng thẻ ở Luxemburg chiếm 23% với 23 món/ người/
năm, ở Pháp 15% với 21 món/ người/năm(3).

Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương
tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và
nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và
người bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển
vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng
thanh toán phi tiền mặt; Ông Vũ Huy Toản – Phó Giám đốc NHNN thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chưa
có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà
hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự
lo ngại của người bán hàng sợ tài khoản của người mua không
còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít
phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc
các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN
chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

- Thương mại điện tử (TMĐT) còn nhiều rào cản: theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công
thương, trong những năm gần đây, TMĐT đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh
nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ
doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm
trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet. Tuy nhiên, do thói quen mua
sắm của người tiêu dùng và khâu thanh toán khiến TMĐT Việt Nam chậm phát triển;
người mua và người bán vẫn thực hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người
tiêu dùng lo ngại mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như
mong muốn. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định,
chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng TMĐT. Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở
Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc
vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp
thành lập những website TMĐT (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin,
website rao vặt, siêu thị điện tử…) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung
là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi
nhuận kinh tế đáng kể.

2. Nguyên nhân

Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài ngành Ngân hàng, có nhiều lý giải về tình
trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện nay:

- Cơ sở pháp lý còn nhiều lỗ hổng và thiếu đồng bộ: Năm 1991 sau khi Hội đồng Nhà
nước ban hành hai Pháp lệnh về Ngân hàng, hệ thống ngân hàng từ một cấp chuyển sang
hệ thống ngân hàng hai cấp: các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế thông qua NHNN,
các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, để thực hiện Pháp lệnh và phù hợp với những
đòi hỏi của các tổ chức, cá nhân trong giai đoạn đổi mới, Chính phủ ban hành Nghị định
số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM) thay thế Nghị định số 04/CP ngày 7/3/1960 về thể lệ TTKDTM và Nghị định
số 15/CP ngày 31/5/1960 quy định những nguyên tắc thanh toán bằng tiền mặt. Sau đó,
ngày 20/9/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh
toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho Nghị định số 91/CP, đến nay,
Nghị định này vẫn còn hiệu lực thi hành; dù tên gọi hai nghị định có khác nhau nhưng nội
dung cả 2 nghị định trên đều quy định “ Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có
nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về gửi và rút tiền mặt của người sử dụng
dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật” (điều 13). Sau khi thực hiện công
cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những
quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ hoặc các văn
bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng không đi vào cuộc sống. Do vậy, tiền mặt
đã nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm
vi sử dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân để tạo ra một thói quen trong dân chúng,
trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế, đó là “việc ưa thích sử
dụng tiền mặt trong thanh toán”. Có những quan điểm cho rằng trong kinh tế thị trường
thì Nhà nước không thể bắt ép các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải sử dụng
phương thức này hoặc phương thức khác trong thanh toán, việc sử dụng tiền mặt, séc hay
uỷ nhiệm chi… để thanh toán cho nhau. Đây là quan điểm hết sức sai lầm, bởi dù là kinh
tế thị trường nhưng vì lợi ích chung của nền kinh tế, mọi công dân, doanh nghiệp đều
phải tuân thủ pháp luật, trong đó có pháp luật về thanh toán. Thực tế cho thấy rằng, sau
khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan
trọng, nhưng trong lĩnh vực thanh toán thì không những chưa được đổi mới để phát triển
mà còn gần như bị buông lỏng. Do vậy, tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã
kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nước
không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, sự buông lỏng của Nhà nước trong quản lý
tiền mặt vô hình chung đã tạo cho kinh tế “ngầm” phát triển.

- Luật Các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 nhưng đến nay,
Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định thi hành, tuy NHNN đã ban hành Quyết
định số 44/2006/QĐ-NHNN ngày 5/9/2006 quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua
người thu hộ, đến nay trên thực tế, hối phiếu chưa được các tổ chức kinh tế sử dụng trong
giao dịch thương mại và chiết khấu tại các NHTM, ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ra
Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN về Quy chế cung ứng và sử dụng séc, nhưng đến nay,
séc vẫn chưa được nhiều người sử dụng, vì NHNN vẫn chưa thành lập được các trung
tâm bù trừ séc, qua đây có thể thấy Luật Các công cụ chuyển nhượng đã ban hành từ hơn
3 năm nhưng chưa đi vào cuộc sống.

- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù ngày 19 tháng 11
năm 2005 vừa qua, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang
pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham
gia sâu rộng vào các hoạt động TMĐT, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể
tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để Luật
này đi vào cuộc sống không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống
văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục
được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử
dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng,
các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân
hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải
pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức
chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ:

- Cơ sở hạ tầng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về TTKDTM: Có một thực tế
trong nhiều năm trước đây, cơ sở vật chất của nhiều NHTM còn nhiều yếu kém do không
có nhiều vốn để đầu tư trang bị máy móc thiết bị và công nghệ nên khi thực hiện công tác
thanh toán giữa các tổ chức kinh tế thường chậm trễ, ảnh hưởng đến chu chuyển vốn của
nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, cá nhân nói riêng, vì vậy họ lựa chọn
phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian gần đây, trước sự đòi hỏi của thị trường
và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành Ngân hàng đã được cải thiện.

3. Giải pháp mở rộng ttkdtm – Hy vọng vào Đề án thanh toán không dùng tiền mặt

Trước thực trạng trên, theo đề nghị của NHNN, Chính phủ phê duyệt Đề án TTKDTM
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg
ngày 29/12/2006, giao NHNN, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức
triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần.

Những kết quả bước đầu đạt được

Có thể thấy mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 – 2010 và định
hướng đến năm 2020 là khá toàn diện và sự phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành
có liên quan khá chi tiết, đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, đã mang lại kết quả đáng
khích lệ. Để triển khai Đề án thành phần thuộc nhóm TTKDTM trong khu vực công,
NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2006
ngày 29/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt của các cơ quan, tổ chức sử dụng
vốn NSNN và tổ chức sử dụng vốn nhà nước; để hướng dẫn thi hành Nghị định, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số 33/2006/TT- BTC ngày 17/4/20006 về quản lý thu chi
tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, trong đó quy định nội dung, đăng ký số tiền
cần rút, định mức tồn quỹ, giá trị số tiền thanh toán bằng tiền mặt cho việc mua hàng hóa,
dịch vụ không quá 5 triệu đồng; NHNN ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày
7/3/2007 hướng dẫn thi hành điều 4 và điều 7 của Nghị định bao gồm: mức phí giao dịch
bằng tiền mặt là các doanh nghiệp nhà nước với các ngân hàng, mức chi trả bằng tiền mặt
không quá 30 triệu đồng. Để thúc đẩy TTKDTM, ngành Ngân hàng đã tăng cường đầu tư
phát triển mạnh cơ cở hạ tầng về công nghệ thông tin: với nguồn vốn vay 106 triệu USD
của WB, trong tiểu dự án NHNN đã khai trương Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng giai đoạn 2 vào ngày 28/2/2009, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung
lượng ngày càng cao, giữ vai trò là hệ thống thanh toán “xương sống” của quốc gia, tạo
cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng
truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống này đã
sẵn sàng kết nối với Hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước, Hệ thống thanh toán bù
trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác. Các NHTM đã hoàn thành
dự án thanh toán điện tử nội bộ kết nối giao dịch thanh toán trong hệ thống giữa các chi
nhánh, đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán
nội bộ, mở rộng mạng lưới, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động
thanh toán. Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao
như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử… được các
NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. NHNN đã trình và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất”, qua đó
thực hiện kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống
thống nhất trên toàn quốc nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân
hàng, thúc đẩy thanh toán bằng thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện chủ trương của Chính
phủ phát triển TTKDTM. Với trách nhiệm là chủ trì trong việc xây dựng và triển khai đề
án TTKDTM trong khu vực công, ngoài việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện
Nghị định 161, Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư
hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước; trong đó, quy
trình thu NSNN bằng tiền mặt sẽ được cải tiến bằng cách người nộp thuế nộp tiền mặt
vào ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, triển khai thu thuế qua hệ thống
thanh toán điện tử. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành khảo sát và nghiên cứu
xây dựng quy trình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ công qua thẻ ngân hàng và sẽ
thí điểm ở một số thành phố lớn, ngành Thuế đang có kế hoạch ký hợp đồng với các
NHTM để thu thuế qua tài khoản của khách hàng nộp cho Kho bạc. Mới đây, Bộ Tài
chính đã có Công văn số 10220/BTC-TCT, hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán
qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Theo đó, điều kiện khấu trừ thuế GTGT
đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ
thanh toán qua ngân hàng, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị
20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng
lương từ NSNN. Theo NHNN, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng
lương từ NSNN đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan, từ cuối năm 2007 đến
cuối năm 2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562
đơn vị, số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần, từ 298.920 lên đến 1.132.442
người. Để đáp ứng yêu cầu việc chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị của Chính phủ,
nhiều NHTM đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát
hành nhiều loại thẻ ATM với nhiều tiện ích khác nhau, đến cuối tháng 6/2009, toàn thị
trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành. Theo chỉ
đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink – Banknetvn đã chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mạng lưới liên minh thẻ ATM thống
nhất trên toàn quốc, đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 liên
minh thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM và
số lượng thẻ thanh toán phát hành chiếm 86% thị phần trong cả nước. Việc chi trả lương
qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch
vụ ngân hàng bán lẻ.

Một số hạn chế


Theo báo cáo của NHNN, đến nay, một số chỉ tiêu cụ thể của Đề án TTKDTM đã hoàn
thành như: đến cuối năm 2010, đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, đến nay đã đạt hơn 15
triệu thẻ, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán không quá 18%, đến năm 2008, đã
đạt 14,6%, vượt cả chỉ tiêu đến năm 2020 là 15%, điều này cho thấy hoặc thực hiện đề án
mang lại hiệu quả, hoặc xây dựng các chỉ tiêu của để án không phù hợp với thực tiễn và
còn nhiều chỉ tiêu khác chưa đạt.

Trong quá trình triển khai TTKDTM ở khu vực công, theo nhận định của NHNN, bên
cạnh mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn
thông phục vụ thanh toán của các NHTM còn chưa đáp ứng được nhu cầu về hoạt động
thanh toán trong nền kinh tế, quy định thu phí giao dịch bằng tiền mặt qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt nhưng đến nay, hầu như chưa
có NHTM nào thực hiện. Trong quá trình triển khai Chỉ thị 20 đã nảy sinh một số vướng
mắc, chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy
ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh
chóng, kịp thời, Một số đề án thành phần về TTKDTM chưa được triển khai như đề án
chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản do phần lớn các đối tượng
này hầu hết là người cao tuổi, thương binh, bệnh binh đi lại gặp nhiều khó khăn, các đề
án thành phần khác như: đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán
của nền kinh tế; đề án TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp; nhóm đề án TTKDTM
trong khu vực dân cư, nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh toán, gồm một số tiểu đề
án như xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ;
xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và
quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia đã được Chính
phủ duyệt đến năm 2010 phải hoàn thành, nhưng đến nay, đã gần kết thúc năm 2009, vẫn
chưa khởi động, nên có thể bị “lỡ hẹn”. Theo lý giải của Ông Bùi Quang Tiên – Vụ
trưởng Vụ Thanh toán NHNN: các đề án thành phần đều là những vấn đề mới, phức tạp
nên ý kiến của các đơn vị cũng còn rất khác nhau; cách tiếp cận và xử lý vấn đề cũng
khác nhau.

Sau hơn 2 năm triển khai Đề án đến nay, TTKDTM tuy được cải thiện, nhưng thực tế cho
thấy khối lượng tiền mặt ngoài lưu thông ngày càng tăng. Theo báo cáo kinh tế – xã hội 6
tháng đầu năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: dư nợ tín dụng 6 tháng đầu
năm 2009 tăng 17,01% so với năm 2008, kéo theo lượng tiền mặt trong lưu thông cũng
tăng lên 19,3%, tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng ước đạt 306 ngàn tỷ đồng, đây là con
số đầu tiên được công bố từ một cơ quan không phải là NHNN. Đúng như ông Bùi
Quang Tiên nhận định “Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng
lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong
TTKDTM còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện,
nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ
thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng
lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ
lẻ của khách hàng”.

Một số kiến nghị

Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, trong đó có tổ chức thanh
toán, xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt và phí tiền mặt cần đảm bảo
lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước và nhân dân, là cơ sở để mọi thành viên
trong xã hội tuân thủ. Vì vậy, khung pháp lý về thanh toán không tránh khỏi có những
quy định mang tính hành chính, văn bản pháp lý đó không thể thỏa mãn ý muốn của mọi
đối tượng, nhất là những phần tử xấu muốn “đục nước béo cò” trong việc thanh toán qua
ngân hàng; các đạo luật khác cùng vậy, không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, khi tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thay đổi sẽ có những khe hở nhất định, không
tránh khỏi bị lợi dụng để “ lách luật”, khi đó, cơ quan quản lý nhà nước lại phải sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp. Mở rộng thanh toán trong nền kinh tế bằng công nghệ nên chỉ coi
là giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy nhanh trong giao dịch thanh toán chứ không thể coi là
“phao cứu sinh” cho tình trạng thanh toán bằng tiền mặt hiện nay. Kinh nghiệm của nước
ngoài cho thấy, trong lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng có nhiều luật khác nhau như
Luật Thanh toán bằng tiền mặt, Luật Séc, Luật Hối phiếu, Luật Phòng chống rửa tiền…
đều được xây dựng đồng bộ. Theo TS. Nguyễn Đại Lai: “Thụy Điển là một trường hợp
rất hay. Cuộc cách mạng về TTKDTM ở quốc gia này mới bắt đầu từ 1999, vậy mà kể từ
sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của Thụy Điển chỉ còn
0,7%, một con số đáng khâm phục nếu biết rằng trước 1999 tỷ lệ đó là trên 17%”.

Thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn trước đây khi bước vào xây dựng nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa từ những năm 1960 – 1986, dù trong điều kiện công nghệ còn rất sơ khai, chỉ
có hệ máy tính đục lỗ, máy tính quay tay, và mọi khoản thanh toán, chuyển tiền phải
thông qua bưu điện, nhưng công tác thanh toán trong nền kinh tế vận hành có hiệu quả,
kể cả trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, được như vậy là nhờ có hành lang pháp lý chặt
chẽ để mọi cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp chấp hành và cơ quan hành pháp thực
thi hạn chế và ngăn chặn có hiệu quả.

Vì vậy, căn cứ khoản 2 điều 1 Luật NHNN hiện hành quy định: “NHNN thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền,
ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”, với
vai trò là 3 trung tâm: trung tâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán trong
nền kinh tế, NHNN cần tiếp tục hoàn chỉnh các đề án thành phần còn lại, trước hết đề án
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế, đề án TTKDTM
trong khu vực doanh nghiệp; nhóm đề án TTKDTM trong khu vực dân cư, có như vậy Đề
án TTKDTM được Chính phủ giao đạt hiệu quả như mực tiêu đề ra. Ở cấp độ cao hơn, đề
nghị NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng Luật Giao dịch bằng tiền mặt trong nền
kinh tế mà không cần nhiều nghị định như các đề án thành phần, cùng với xây dựng Luật
Séc, Luật Hối phiếu thay cho Luật Các công cụ chuyển nhượng hiện nay chưa đi vào
cuộc sống, Luật Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thay cho Nghị định
74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền. Nếu thực hiện được sẽ giúp hạn
chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm được hoạt động kinh tế “ngầm”
đang đe dọa đến an ninh quốc gia, là mối bận tâm của các nhà quản lý và sự lo ngại công
chúng trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các họat động phi
pháp khác; tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền, đảm bảo an toàn tài
sản của Nhà nước và công dân; giúp cho hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc
tế và có điều kiện để NHTM mở chi nhánh hoạt động ở các nước phát triển.

- Hạn mức thanh toán bằng tiền mặt:

Các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt dù là các khoản chi thuộc NSNN,
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh hoặc các khoản thanh toán khác nên
thống nhất một mức chung, ví dụ ở mức bằng thuế thu nhập cá nhân, không những tạo
được sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nước mà có thể thúc đẩy lĩnh
vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
- Giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thanh toán bằng tiền mặt:

Đối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ
chức hưởng lương NSNN đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp,
bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính
trong lĩnh vực này, vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh
toán của các tổ chức này nên giao cho cơ quan thanh tra các cấp từ huyện trở lên hoặc cơ
quan thanh tra thuế.

Trên đây là một số ý kiến về công tác TTKDTM trong nền kinh tế, có thể chưa toàn diện,
mong được các cơ quan chức năng tham khảo và cùng bạn đọc trao đổi để làm phong phú
thêm lĩnh vực này, góp phần đưa công tác thanh toán theo kịp các nước tiên tiến, phù hợp
với thông lệ quốc tế và hội nhập với thế giới.

You might also like