You are on page 1of 6

Công nghệ sản xuất cồn Etylic

Cồn Etylic được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, y học, mỹ phẩm,
công nghệ hoá và nhiều lĩnh vực khác. Tài liệu giới thiệu quy trình sản xuất
cồn Etylic.
- Nguyên liệu
- Xử lý nguyên liệu tinh bột
- Quá trình đường hóa
- Lên men dịch đường
- Quy trình lên men
- Xử lý dịch lên men
- Ứng dụng cồn Etylic
2. Ứng dụng của cồn

Cồn là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, dễ hút ẩm, tạo hỗn hợp đẳng
phí với nước, nồng độ cồn ở điểm đẳng phí là 89%, cồn trộn với nước có
nhiệt độ sôi là 78,150C. Cồn etylic là chất phân cực mạnh. Cồn có thể trộn
lẫn với ete và nhiều dung môi khác. Cồn có thể hoà tan nhiều hợp chất hữu
cơ và vô cơ. Cồn dễ cháy và tạo hỗn hợp nổ với không khí.

Cồn có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

• Cồn được dùng nhiều trong đời sống: Cồn pha với nước thành rượu để
uống, chế biến thức ăn, chế biến các loại hương hoa quả...
• Trong y tế cồn được dùng để sát trùng, sản xuất dược phẩm, để chữa
bệnh,...
• Cồn còn là một sản phẩm hoá học: vì cồn có thể sử dụng trực tiếp hoặc là
nguyên liệu trung gian để sản xuất axit acetic, andehyt acetic, etyl acetat và
các hoá chất khác, có thể tạo ra hoá chất dầu mỏ.
• Ngoài ra cồn còn được dùng trong công nghiệp để làm chất đốt, làm dung
môi hoà tan các hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ.
• Cồn còn được dùng trong cao su tổng hợp,...
• Ngày nay, người ta còn dùng cồn tuyệt đối (trên 99,5%V) để thay thế một
phần nhiên liệu cho động cơ ô tô. Cồn có thể thay thế 20% - 22% trong tổng
lượng xăng thành "gasohol" để sử dụng trong ôtô và các phương tiện khác
dùng động cơ xăng. Đây là một hướng phát triển mới và đầy triển vọng của
ngành công nghiệp vì việc sử dụng cồn thay thế một phần cho xăng sẽ làm
giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, để tiết kiệm năng lượng của các loại động
cơ. Nó làm tăng chỉ số octan của xăng, ngăn cản sự cháy kích nổ và dẫn đến
có thể thay thế tetra etyl chì là một chất độc.
Cồn có rất nhiều ứng dụng, chính vì vậy việc tạo cồn tuyệt đối là công việc
cần thiết và được quan tâm phát triển.

Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp

Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới vừa thành công trong
việc sản xuất cồn từ bã khoai mì, khoai mì lát.

Hiện nay ở Việt Nam, việc sản xuất cồn chủ yếu từ rỉ đường mía nên hiệu
suất tạo cồn chưa cao, chưa tận dụng được các chế phẩm sản xuất từ cồn nên
giá thành cồn đắt hơn giá thành chung của khu vực. Rỉ đường mía là phụ
phẩm của ngành mía đường ở thể lỏng, màu nâu đỏ có chứa một số chất
khoáng, kim loại...

Bằng công nghệ đường hóa tinh bột, cứ 15 kg bã khoai mì hoặc 2,5 kg khoai
sẽ sản xuất được 1 lít cồn 94,5%. Cồn từ phế liệu nông nghiệp này sẽ có giá
rẻ hơn so với cồn từ rỉ đường mía khoảng 20%, mặt khác lại cho chế phẩm
sinh học dùng trong chăn nuôi giảm ô nhiễm môi trường do việc phơi bã
khoai mì gây ra.

Được biết, tổng sản lượng khoai mì tại Việt Nam là 2,7 triệu tấn/năm. Mỗi
ngày một nhà máy sản xuất tinh bột có công suất 200 tấn/ngày sẽ thải ra
khoảng 100 tấn bã khoai mì, độ ẩm 80%, tương đương khoảng 67 lít cồn.
Sản xuất cồn ethanol từ... rơm

26-04-2007 13:57:23 GMT +7


TS Phan Đình Tuấn và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ
hóa dầu, Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa thành công trong việc sản xuất
cồn ethanol 94% từ rơm. Cồn ethanol được cho là nhiên liệu của tương lai
gần, khá thân thiện với môi trường. Ở nước ta, đến nay việc sản xuất cồn
ethanol mới chỉ được thực nghiệm thành công từ khoai mì và chưa hề có tiền
lệ nào về sản xuất được từ rơm của cây lúa.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn bào chế được chủng loại enzym sử dụng
trong quá trình sản xuất cồn ethanol. Loại enzym này bước đầu cho chất
lượng tốt, có khả năng thay thế loại enzym nhập ngoại của Đan Mạch.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục đầu tư để thực hiện dự án sản xuất
thử nghiệm cồn ethanol thay thế xăng. Được biết, nghiên cứu này được sự
hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia đến từ Trường ĐH Tokyo, Nhật Bản.

Cồn Ethanol là nhiên liệu của tương lai gần


08/04/2006 10:01

Than đá, xăng dầu đang có nguy cơ cạn kiệt và không thể tái tạo, các nhà
nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm nguồn thay thế. Trong số này, ethanol đang
được cho là phù hợp hơn cả.

Ethanol là nhiên liệu dạng cồn, được sản xuất bằng phương pháp lên men và
chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột có thể chuyển hóa thành đường đơn
như ngô, lúa mạch, lúa mì, củ cải đường, củ sắn... Ethanol còn được sản xuất
từ các loại cây cỏ có chứa cellulose. Nhiên liệu này có thể làm giảm lượng
khí phát thải của xăng và là chất phụ gia để tăng trị số ốc-tan, loại trị số đo
khả năng kích nổ. Các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể sản
xuất được ethanol do công nghệ điều chế không đòi hỏi ở mức cao siêu.

Theo các nhà khoa học, về mặt nhiệt lượng thì 1,5 lít ethanol có thể thay cho
1 lít xăng. Nếu pha ethanol vào xăng, tùy theo độ tinh khiết của chúng có thể
giảm lượng xăng khoảng 10 - 15% mà công suất, hiệu suất và độ mài mòn
động cơ hầu như không đổi. Do có nguồn gốc từ cây trồng nên ethanol mang
lại rất nhiều lợi ích: an toàn năng lượng, giá nhiên liệu thấp, giảm khí CO2,
tái sinh nền nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân và bảo vệ
lớp đất bề mặt. Việc sản xuất ethanol từ nguyên liệu sinh khối như: rơm,
cành cây nhỏ, củi tre... đang có dấu hiệu rất khả quan, báo hiệu thời điểm
đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu vô tận đang đến.

Từ kinh nghiệm của Bra-xin, gần đây, các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức,
Nhật Bản... cũng đặc biệt quan tâm đến ethanol và các loại nhiên liệu sinh
học khác. Mới đây, một ủy ban của Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua
nghị quyết đòi hỏi các nhà máy lọc dầu nước này phải tăng lên hơn gấp 2 lần
việc sử dụng ethanol và các loại nhiên liệu có thể tái tạo được trước năm
2012. Điều này có thể hạn chế việc nhập tới 2 tỷ thùng dầu thô trong khoảng
từ năm 2006 đến 2012... Tất nhiên, trong cuộc chạy đua này, các hãng sản
xuất ô tô hàng đầu như Ford, Mercedes, General Motor, Daimler Chrysler,
Toyota, Nissan... cũng đã có kế hoạch dài hơi để sản xuất những chiếc xe
dùng nhiên liệu ethanol.

Về nguồn nguyên liệu sản xuất ethanol, nước ta không gặp bất lợi khi có
vùng trồng mía, lương thực và các cây lấy dầu khá lớn. Hiện các nhà máy
đường trong nước đều có phân xưởng sản xuất ethanol và CO2 từ rỉ đường.
Vấn đề lúc này là làm sao nâng cao độ tinh khiết trước khi có thể dùng
chúng làm nhiên liệu.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của PGS Trần Khắc Chương, ĐH Bách khoa TP
Hồ Chí Minh đã công bố nghiên cứu thành công quy trình công nghệ có thể
sản xuất ra loại hóa chất phục vụ điều chế xăng sinh học từ những nguồn
nguyên liệu trong nước. Để sản xuất được xăng sinh học đủ tiêu chuẩn thì
nhất thiết phải có loại cồn 100% (cồn tuyệt đối), tức ethanol. Hiện tại, nhóm
đã hoàn chỉnh quy trình công nghệ và thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm
sản xuất cồn tuyệt đối đạt công suất khoảng 100 kg/ngày và sử dụng loại hóa
chất do chính nhóm chế tạo. Ông Chương cho biết, một khi đã giải quyết
được vấn đề sản xuất cồn tinh khiết 100% bằng công nghệ trong nước với
quy mô công nghiệp thì việc điều chế ra xăng sinh học là việc nằm trong tầm
tay của giới khoa học.

Với một nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn xăng dầu nhập khẩu như Việt
Nam hiện nay, việc nghiên cứu nhằm sử dụng và sản xuất ethanol là việc
làm rất đáng lưu tâm.

(Theo MONREnet)
NHÀ MÁY CỒN, RƯỢU VỮNG BƯỚC ĐI LÊN (06/09/2004)

Cách đây 29 năm, Nhà máy cồn rượu Công ty đường Quảng Ngãi chỉ là một
phân xưởng nhỏ chế biến cồn. Trải qua 29 năm phấn đấu của tập thể cán bộ
công nhân viên nhà máy, ngày nay nhà máy cồn, rượu đã có bước tiến khá
vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có 60 người (trong đó15cán bộ
có trình độ đại học, 35 công nhân kỹ thuật lành nghề); đời sống và thu nhập
của công nhân ngày càng ổn định.

Có được những thành quả này, Nhà máy cồn rượu đã phải trải qua những
ngày tháng khó khăn, thử thách; trang thiết bị chế biến cồn, rượu lúc bấy giờ
của nhà máy còn quá thô sơ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao; thị
trường tiêu thụ chỉ bó gọn trong tỉnh, người tiêu dùng chưa quen dùng sản
phẩm của nhà máy... Nhằm tạo cho nhà máy phát triển, ngay từ đầu năm
2004, Ban giám đốc nhà máy đã thực hiện cải cách hành chính như: tổ chức
sắp xếp lại bộ máy hành chính và sản xuất theo hướng tinh gọn, chuyên môn
hoá; nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với tập thể; đồng thời củng cố công
tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm; xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9001/2000; đưa ra các tiêu chí thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích
những cá nhân lao động tiên tiến kịp thời. Nhờ đó nên trong 7 đầu năm
2004, nhà máy đã sản xuất được 2.520.000/4.200.000 lít cồn, đạt 60% kế
hoạch năm; về sản lượng khí CO2, sản xuất 240 tấn/400 tấn đạt khoảng 60%
kế hoạch năm; tổng doanh thu đạt 12 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước
khoảng 800 triệu đồng. Điều đáng mừng hiện nay sản phẩm của nhà máy đã
có mặt trên khắp cả nước(trong đó thị trường miền trung và Tây nguyên tiêu
thụ mạnh nhất); ngoài ra sản phẩm cồn rượu của nhà máy còn xuất khẩu qua
một số nước: Đài Loan, Lào, Camphuchia... chiếm khoảng 20%, đạt giá trị
trên 50.000 USD. Đời sống của cán bộ công nhân viên của nhà máy ổn định,
thu nhập bình quân đầu người đạt 1,3 triệu đồng/ người/ tháng. Để đạt được
hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, hiện nay
Ban giám đốc nhà máy đã lập một dự án xây dựng mới nhà máy sản xuất
cồn với công suất 12 triệu lít/năm(ở An Khê), tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ
đồng. Cùng với việc đầu tư, nhà máy cồn rượu còn luôn chú trọng đến bảo
vệ môi trường. Trong những năm qua nhà máy đã đầu tư trên 3 tỷ đồng xử
lý nước thải, góp phần giảm thiểu các chất độc hại sau chế phẩm cồn, rượu.

Với định hướng đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, biết tận dụng mọi thời
cơ mới trong cơ chế thị trường, tin rằng cán bộ công nhân viên nhà máy cồn,
rượu sẽ đạt được nhiều thành tích, góp phần tăng ngân sách cho địa phương.

Tui sưu tầm được bi nhiêu, có thêm sẽ đang lên sau vậy! Ác 1 nỗi tmf mãi
chưa thấy công nghệ sản xuất hic hic :bravo:

Ðến nay, chất thải trong nhà máy được xử lý theo quy trình sau: bã sắn đem phơi khô bán làm thức ăn cho
gia súc (Hiện Công ty Thiên Lợi ở Ðà Nẵng đã bao trọn gói để chế biến làm thức ăn chăn nuôi gia súc) và
vỏ sắn chế biến làm phân vi sinh. Trong năm hồ xử lý nước thải ở hồ thứ tư và thứ năm nhà máy đã nuôi
cá trê phi và cá chim trắng. Ðồng thời, nhà máy coi việc nuôi cá trong hồ là hàn thử biểu phản ánh tình
trạng môi trường. Bởi khi môi trường có vấn đề, cá chết nổi lên ngay mặt nước, còn bèo thì úa vàng chết
khô.
2.3 Sản xuất cồn nguyên liệu từ rỉ đường
+ Ứng dụng trong đời sống
Năm 2007, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nguồng nguyên liệu là
550.000 tấn rỉ mật, có thể sản xuất được 155 triệu lít cồn/năm .
Giá thành sản xuất cồn tại các nhà máy sản xuất đường cũng thường xuyên biến động phụ
thuộc vào giá mật rỉ cà chi phí nhiên vật liệu. Tuy nhiên, nếu sản xuất cồn tinh luyện giá
thành bình quân khoảng 6.000 đ/lít và cồn thô khoảng 3.500 đ/lít.
Việc xuất khẩu cồn đã đem lại việc làm cho các đơn vị sản xuất thùng phi, lực lượng vận
tại, cho thuê kho xitec tại các cảng biển.
Đối với tiêu dùng nội địa, lượng cồn sản xuất đã dáp ứng các nhu cầu cho y tế, phục vụ
công nghiệp bảo quản, chế biến gỗ…
Chuẩn bị nguyên liệu
Lên men
Chưng cất dịch lên men
Đóng chai
Sơ đồ quy trình
Ứng dụng trong đời sống
-Êtanol có thể sử dụng như là nhiên liệu cồn (thông thường được trộn lẫn với xăng) và
trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác. Êtanol cũng được sử dụng trong các sản
phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó
-Các tỷ lệ khác của êtanol với nước hay các dung môi khác cũng có thể dùng làm dung
môi.
-Khi êtanol được sản xuất như là đồ uống hỗn hợp thì nó là rượu ngũ cốc tinh khiết

You might also like