You are on page 1of 61

AutoCAD 3D

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG
---------

THIẾT KẾ
TRÊN MÁY VI TÍNH
Dùng cho sinh viên ngành động lực

Biên soạn: Nguyễn Quang Trung

BS: Nguyễn Quang Trung 1


AutoCAD 3D

Nội dung giáo trình

Phần 1

AUTOCAD3D
Phần 2

AUTOLISP

BS: Nguyễn Quang Trung 2


AutoCAD 3D

Phần1. AUTOCAD 3D

Chương1. Cơ sở tạo mô hình 3D


1.1. Mô hình 3D và phần mềm CAD
¾ Các mô hình 3D không chỉ là một đối tượng mà là hình ảnh thực của vật thể.
¾ Mô hình 3D đóng vai trò quan trọng trong thiết kế kỹ thuật. Có thể chuyển từ mô
hình 3D sang 2D.
¾ Mô hình 3D là công cụ mô hình hoá bằng máy tính.
¾ Mô hình 3D là một lĩnh vực phát triển nhanh chống trong CAD. Ta có thể xuất mô
hình 3D của AutoCAD thành các định dạng DXF, GES, STL, … để chuyển đổi dữ
liệu cho các phần mềm CAD, CAD/CAM, …
¾ Trên mô hình 3D ta có thể gán vật liệu, ánh sáng và tô bóng để tạo hình ảnh thật
của vật thể. Điều này rất cần thiết để biểu diễn mô hình trrong các giai đoạn thiết
kế và thiết lập tài liệu thiết kế.
1.2. Giới thiệu các mô hình 3D
• Mô hình 2 ½ chiều: Mô hình này được tạo theo nguyên tắc kéo các đối tượng 2D
theo trục Z thành các mặt 2 ½ chiều.
• Mô hình khung dây (Wireframe modeling)
• Mô hình mặt cong (Surface modeling)
• Mô hình Solid (Solid modeling)

Mô hình 2 ½ chiều

BS: Nguyễn Quang Trung 3


AutoCAD 3D

Hçnh 1.1. Mä hçnh âæåüc taûo bàòng caïc màût 2 ½ chiãöu

BS: Nguyễn Quang Trung 4


AutoCAD 3D

Hình 1.2. Mô hình khung dây

Hình 1.3. Mô hình mặt cong

BS: Nguyễn Quang Trung 5


AutoCAD 3D

Hình 1.4. Mô hình Solid bánh răng (Solid modeling)


1.3. Các phương pháp nhập toạ độ điểm trong không gian ba chiều
) Trực tiếp dung phím chọn (Pick) của chuột kết hợp với các phương pháp truy bắt
điểm.
) Bằng toạ độ tuyệt đối: X,Y,Z → Nhập toạ độ tuyệt đối so với gốc tạo độ (0,0,0).
) Bằng toạ độ tương đối: @X,Y,Z → Nhập toạ độ so với điểm được xác định cuối
cùng nhất.
) Bằng toạ độ trụ tương đối: @dist<angle,Z → Nhập vào khoảng cách (dist), góc
(angle) trong mặt phẳng XY so với trục X và cao độ (Z) so với điểm được xác
định cuối cùng nhất trong bản vẽ.
) Bằng toạ độ cầu tương đối: @dist<angle<angle → Nhập vào khoảng cách (dist),
góc (angle) trong mặt phẳng XY và góc (angle) hợp với mặt phẳng XY so với
điểm xác định cuối cùng nhất trong bản vẽ.

BS: Nguyễn Quang Trung 6


AutoCAD 3D
P3(@5<45,5)

P1(0,0,0)

P2(4,0,0)

Hình 1.5. Toạ độ trụ

P3(@5<45<45)

P1(0,0,0)

P2(4,0,0)

Hình 1.6. Toạ độ cầu


1.4. Quan sát mô hình ba chiều
á Quan sát bằng lệnh Vpoint: nhìn vật thể từ một hướng được xác định bằng tọa
điểm do người dùng nhập vào và gốc tọa độ, hoặc hướng nhìn đó được xác định
bằng góc nhìn.
Command: vpoint↵
Current view direction: VIEWDIR=0.0000,0.0000,1.0000
Specify a view point or [Rotate]

BS: Nguyễn Quang Trung 7


AutoCAD 3D
<display compass and tripod>:-1,-1,1↵ (nhập toạ độ điểm nhìn)

Hình 1.7. Quan sát bằng lệnh vpoint


á Tạo cảnh quan sát (lệnh View)
• Command:-VIEW ↵
• Enter an option [?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:
• Các lựa chọn:
œ Save
Lưu lại hình ảnh đang hiện trên màn hình dưới dạng một ảnh có tên:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:S↵
View name to save:View1

œ Restore
) Gọi lại lại phần ảnh đã được đặt tên
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:R↵
View name to Restore: View1

œ Delete
Xoá một phần ảnh đã được đặt tên ra khỏi bản vẽ:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:D↵
Enter view name(s) to delete:View1

BS: Nguyễn Quang Trung 8


AutoCAD 3D
œ?
Liệt kê các phần ảnh đã được lưu trên bản vẽ:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:?↵
• Enter view name(s) to list <*>: ↵
Saved views (tên những ảnh đã được lưu)
View name Space
"ucs1" M
"ucs2" M
œ Window
Lưu phần ảnh được xác định bởi một khung cửa sổ:
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:W↵
Enter view name to save: v1
• Specify first corner: Nhập gốc thứ nhất
• Specify opposite corner: Nhập gốc đối diện
œ Ucs:
Lưu lại UCS hiện hành bởi một hình ảnh, lúc đó AutoCAD sẽ tự động đặt tên là UCS1,
UCS2, …
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:U↵
Save current UCS with named views?[Yes/No]<Yes>: ↵

œ Orthographic:
) Nhập ký tự đại diện cho mổi tuỳ chọn(T/B/F/BA/L/R) ta sẽ có một trong 6 hướng
nhìn 2D khác nhau.
[?/Orthographic/Delete/Restore/Save/Ucs/Window]:O↵
Enter an option [Top/Bottom/Front/BAck/Left/Right]<Top>:

BS: Nguyễn Quang Trung 9


AutoCAD 3D

Hình 1.8. Tạo hướng nhìn bằng lệnh -view


á Che khuất bằng lệnh Hide
Command: Hide ↵
Dùng để che các nét khuất của các mô hình 3D dạng mặt cong hoặc solid.

Hide

Hình 1.9. Dùng lệnh Hide che các phần khuất hình xuyến

Chương 2. Hệ toạ độ và phương pháp nhập điểm chính xác


2.1. Hệ toạ độ trong bản vẽ AutoCAD
œ Các hệ toạ độ trong bản vẽ AutoCAD:
WCS _ (World Coordinate System):Là hệ toạ độ mặc định trong bản vẽ
AutoCAD có thể gọi là hệ toạ độ gốc. Biểu tượng (Icon) của WCS nằm ngay gốc trái
phía dưới bản vẽ và có chữ W xuất hiện trong biểu tượng này.

BS: Nguyễn Quang Trung 10


AutoCAD 3D

Biãøu tæåüng cuía WCS


Y

W
+ X

Hình 2.1. Biểu tượng của WCS


UCS _ (User Coordinate System):là hệ toạ độ mà người dùng định nghĩa,
hệ toạ độ này có thể đặt ở vị trí bất kỳ và tuỳ vào điểm nhìn (Viewpoint) mà biểu tượng
của chúng sẽ hiện lên khác nhau. Số lượng UCS trong một bản vẽ không hạn chế, mặt
phẳng XY trong toạ độ gọi là mặt phẳng vẽ (Working plane).

Y
Biểu tượng của UCS

+ X

Hình 2.2. Biểu tượng của UCS


Qui tắc bàn tay phải: Các trục X,Y,Z tuân theo qui tắc bàn tay phải. Chiều quay dương
theo ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ trục về phía gốc toạ độ

BS: Nguyễn Quang Trung 11


AutoCAD 3D

Hình 2.3. Qui tắc bàn tay phải


Với qui tắc bàn tay phải thể hiện như hình vẽ thì khi nhìn theo trục x thì trục y
quay về trục z theo chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ; khi nhìn theo trục y
thấy trục z quay về trục x theo chiều ngược chiều quay kim đồng hồ; khi nhìn theo
trục z thấy trục x quay về phía trục y theo chiều ngược chiều quay kim đồng hồ.
œ Lệnh UCSICON: Điều khiển sự hiển thị của biểu tượng toạ độ.
Command: Ucsicon ↵
Enter an option [ON/OFF/All/Noorigin/ORigin/Properties] <ON>:
' Các lựa chọn
ON/OFF: Mở/Tắt biểu tượng toạ độ trên màn hình và khung nhìn.
All: Thể hiện biểu tượng toạ độ trên mọi khung nhìn màn hình.
Noorigin: Biểu tượng toạ độ chỉ xuất hiện tại gốc trái màn hình.
Origin: Biểu tượng luôn luôn din chuyển theo gốc toạ độ.
Properties: Xuất hiện hộp thoại UCS Icon

BS: Nguyễn Quang Trung 12


AutoCAD 3D

Hộp thoại UCS Icon


Hiển thị 2D icon
không có trục Z

Hiãøn thë 3D icon

Màu của biểu


tượng UCS trên
Model space và
trên layout

Hình 2.4. Hộp thoạij hiệu chỉnh biểu tượng UCS Icon
œ Lệnh UCS: Lệnh UCS cho phép ta lập hệ toạ độ mới. Tạo hệ toạ độ mới có nghĩa
là thay đổi vị trí gốc toạ độ (0,0,0), hướng mặt phẳng XY và trục Z. Ta có thể tạo
UCS mới tại bất kỳ vị trí nào trong không gian bản vẽ, định nghĩa, lưu và gọi lại hệ
toạ độ khi cần thiết. Toạ độ nhập vào bản vẽ phụ thuộc vào UCS hiện hành.
Gọi lệnh từ Tools menu hoặc gõ lệnh vào dòng lệnh Command.
œ Gọi lệnh từ Tools menu:

BS: Nguyễn Quang Trung 13


AutoCAD 3D

Goüi lãûnh tæì Tools menu

Hình 2.5. Thực hiện lệnh UCS từ menu


œ Nhập lệnh từ Command:
• Command: ucs ↵
• Current ucs name: *WORLD*
• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: (Nhập ký tự đại diện cho tuỳ chọn để lựa chọn tuỳ chọn đó)
á Các tuỳ chọn:
New: Dùng để định nghĩa hệ trục toạ độ mới
• [New/Move/orthoGraphic/Prev/ Restore/ Save/Del/Apply/?/ World] <World>: n↵
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>:
Nhập điểm làm gốc toạ độ mới hoặc chọn 1 trong 8 tuỳ chọn:
œ Zaxis:
Specify origin of new UCS or [Zaxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>:
za↵
Xác định gốc của hệ toạ độ (Origin) và phương của trục Z (zaxis), mặt phẳng XY
vuông góc trục này. Khi chọn ZA, dòng nhắc phụ:
Specify new origin point <0,0,0>: chọn P1

Specify point on positive portion of Z-axis <17.0185,15.7707,1.0000>: chọn P2

BS: Nguyễn Quang Trung 14


AutoCAD 3D

P1
Zaxis

P2
UCS ban đầu UCS tạo mới bằng Zaxis

Hình 2.6. Tạo UCS mới bằng tùy chọn Zaxis.


œ 3point:
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: 3↵
Specify new origin point <0,0,0>: chọn P1 làm gốc toạ độ.
Specify point on positive portion of X-axis <1.0,2.2,0.0>:chọn P2 làm điểm xác định trục
X
Specify point on positive-Y portion of the UCS XY plane <0.0,3.2,0.0>: chọn P3 làm
điểm xác định trục Y

Hình 2.7. Tạo UCS mới bằng tùy chọn 3point.


œ Object:
Đưa hệ toạ độ trùng với hệ toạ độ qui ước của đối tượng được chọn.
• Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>:
OB↵

BS: Nguyễn Quang Trung 15


AutoCAD 3D
• Select object to align UCS: chọn đối tượng để dời hệ toạ độ đến.
• Các đối tượng:
œ Arc: Tâm cung tròn sẽ trở thành gốc toạ độ, trục X đi qua điểm đầu (Endpoint) của
cung gần với điểm chọn đối tượng nhất.
œ Circle: Tâm đường tròn sẽ trở thành gốc toạ độ, trục X đi qua điểm chọn đối
tượng.
œ Dimension: Điểm giữa của chữ số kích thước trở thành gốc toạ độ. Trục X sẽ song
song với trục X của WCS và có chiều trùng với chiều mà ta ghi kích thước.
œ Line: Điểm cuối gần với điểm ta chọn đoạn thẳng là gốc của UCS mới. AutoCAD
chọn trục X làm sao cho đoạn thẳng chọn nằm trên mặt phẳng XZ của hệ toạ độ
mới.
œ Point: Tâm điểm trở thành gốc của UCS mới.
œ 2D Polyline: Điểm đầu tiên của đa tuyến sẽ là gốc toạ độ.
œ 2D Solid: Điểm đầu tiên của 2D Solid là gôc toạ độ của UCS mới. Trục X nằm
theo hướng của đường thẳng đi qua 2 điểm đầu tiên của Solid
œ Trace: Điểm đầu tiên của Trace (From point) sẽ là gốc toạ độ của UCS mới. Trục
X nằm dọc theo đường tâm của Trace.
œ 3D Face: Gốc toạ độ của UCS mới là điểm đầu tiên của 3Dface. Trục X nằm dọc
theo hai điểm đầu tiên của 3Dface. Trục Y đi qua điểm đầu tiên và điểm thứ tư.
Trục Z xác định theo qui tắc bàn tay phải.
œ Shape, Text, Block reference, Attribute definition: điểm chèn sẽ là gốc hệ toạ độ
mới.

Phía chọn Arc


Điểm chọn Cirrcle Điểm chọn Line
Endpoint

Line
Circle
Arc
P2 P3 P2

3Dface
2Dsolid
P1 P1
Dimension

BS: Nguyễn Quang Trung 16


AutoCAD 3D
Hình 2.8. Tạo UCS mới bằng bằng thuộc tính các đối tượng.

œ Face:
) Sắp xếp UCS theo mặt (Face) được chọn của đối tượng solid. Để chọn Face ta
chọn cạnh biên của face hoặc một điểm trên face.
Specify origin of new UCS or ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: f↵
Select face of solid object: chọn một mặt của một Solid
Enter an option [Next/Xflip/Yflip] <accept>:↵

Bề mặt được chọn

Hình 2.9. Tạo UCS mới bằng Face


œView:
Hệ toạ độ mới sẽ song song với màn hình có điểm gốc trùng với điểm gốc của hệ
toạ độ hiện hành.
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: v↵

BS: Nguyễn Quang Trung 17


AutoCAD 3D

Sau khi thực


hiện View
Trước khi thực hiện
View

Hình 2.10. Tạo UCS mới bằng tùy chọn View


œ X/Y/Z:
Quay hệ toạ độ xung quanh các trục X(Y,Z) hiện hành. Chiều quay dương của góc
quay ngược chiều kim đồng hồ với điểm nhìn từ đầu trục về hướng gốc toạ độ.
Specify origin of new UCS or [ZAxis/3point/OBject/Face/View/X/Y/Z] <0,0,0>: x↵
Specify rotation angle about X axis <90>:nhập góc quay

Quay chung quanh X 900

Hình 2.11. Tạo UCS mới bằng cách quay UCS hiện hành quay trục x
Move:
) Định lại UCS bằng cách chọn gốc toạ độ mới hoặc thay đổi Zdepth (cao độ Z) của
UCS hiện hành, hướng của mặt phẳng XY không thay đổi.
Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: m↵
BS: Nguyễn Quang Trung 18
AutoCAD 3D
Specify new origin point or [Zdepth]<0,0,0>: chọn điểm hoặc nhập Z
Nếu nhập z thì:
Specify Zdepth<0>: Nhập vào cao độ z

UCS mới

UCS củ
Hình 2.12. Di chuyển UCS bằng cao độ mới
orthoGraphic:
Chỉ định một trong 6 mặt phẳng vuông góc cơ bản của UCS
Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/ World]
<World>: g↵
Enter an option [Top/Bottom/Front/BAck/Left/Right]<Front>: chọn lựa chọn hoặc nhấn
Enter

BS: Nguyễn Quang Trung 19


AutoCAD 3D
Hình 2.13.
Prev:
Trở về hệ toạ độ trước đó (Có thể gọi lại 10 hệ toạ độ đã sử dụng trước đó)
• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]
<World>: P↵

Hình 2.14.
Restore:
) Gọi lại một hệ toạ độ đã lưu trở thành hiện hành

• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]


<World>: r↵

• Enter name of UCS to restore or [?]: nhập tên của UCS đã lưu nếu không nhớ thì
gõ ? để nhờ AutoCAD tìm

• Enter UCS name(s) to list <*>: ↵ (AutoCAD sẽ liệt kê các UCS đã lưu)

Save:
) Lưu lại hệ toạ độ hiện hành bằng một tên

• Enter name to save current UCS or [?]: Tên của hệ toạ độ cần lưu lại.
Del: Xoá một UCS đã được lưu

• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]


<World>: d↵

BS: Nguyễn Quang Trung 20


AutoCAD 3D
• Enter UCS name(s) to delete <none>: tên của UCS cần xoá.
Apply:
) Gán thiết lập UCS cho Viewport riêng lẻ hoặc toàn bộ các Viewport khi mà các
Viewport khác có UCS khác nhau được ghi trên Viewport.

• Enter an option [New/Move/orthoGraphic/Prev/Restore/Save/Del/Apply/?/World]


<World>: a↵

• Pick viewport to apply current UCS or [All]<current>: chỉ định Viewport cần gán
UCS hiện hành hoặc gõ a↵ để gán UCS hiện hành cho tất cả các Viewport được
kích hoạt.


?: Tương tự lựa chọn ? Của Save và Restore, sữ dụng để liệt kê các hệ toạ độ có trong
bản vẽ.
World:
Trở về hệ toạ độ WCS
2.2. Các phương pháp nhập điểm chính xác.
œ Nhập toạ độ điểm bằng Point Filters
Xác định toạ độ một điểm bằng cách kết hợp toạ độ của hai điểm khác, ta chọn 2
trong 6 sự kết hợp sau:
.x (cùng hoành độ x với điểm)
.y (cùng tung độ y với điểm)
.z (cùng cao độ z với điểm)
.xy (cùng hoành độ x và tung độ y với điểm)
.yz (cùng tung độ y và cao độ z với điểm)
.zx (cùng cao độ z và tung độ y với điểm)
œ Các phương thức truy bắt điểm các đối tượng 3D:
• Đối với các cạnh của mô hình khung dây ta truy bắt được các điểm của đối tượng
Line, Circle, Pline như là các đối tượng 2D.
• Các đối tượng mặt (surface) là tập hợp các mặt 3 hoặc 4 cạnh, do đó ta chỉ tuy bắt
được các điểm đối với cạnh tạo mặt như: END, INT, MID, …
• Các đối tượng Solid ở trạng thái wireframe ta truy bắt được các điểm của các
cạnh thẳng hoặc đường tròn tạo dạng khung dây cho solid.

CHƯƠNG 3. THIẾT LẬP CÁC MÔ HÌNH 3D.


BS: Nguyễn Quang Trung 21
AutoCAD 3D
3.1. Mô hình khung dây (Wireframe)
œ Giới thiệu mô hình 3D khung dây
Mô hình khung dây (wireframe modeling) là mô hình chỉ có các cạnh, mô hình
khung dây tạo bởi các đường và điểm. Các lệnh tạo mô hình 3D khung dây là Line,
3dpoly, Spline, Arc, Circle, … Lệnh line vẽ trong 3D tượng tự lệnh line vẽ trong 2D,
nhưng ta phải thêm vào cao độ (trục Z). Ta có thể sữ dụng các lệnh hiệu chỉnh đối tượng
hai chiều để hiệu chỉnh các đường cong và đường thẳng này.
Do không có các mặt cho nên ta không thể dự đoán chính xác hình dạng mô hình
khung dây.
Các cạnh của mô hình khung dây có thể là cạnh thẳng hoặc cạnh cong
œ Đa tuyến 3D
Đa tuyến 3D là các đa tuyến 3 chiều bao gồm các phân đoạn là đoạn thẳng. Đa
tuyến 3D được vẽ bằng lệnh 3Dpoly và được hiệu chỉnh bằng lệnh Pedit
Lệnh 3Dpoly:

• Command: 3dpoly
Specify start point of polyline: Nhập điểm đầu tiên của đa tuyến
Specify endpoint of line or [Undo]: Nhập điểm cuối một phân đoạn.
Specify endpoint of line or [Undo]: Nhập điểm cuối một phân đoạn.
Specify endpoint of line or [Close/Undo]:
Các tuỳ chọn:
Undo: huỷ bỏ phân đoạn vừa vẽ
Close: Đóng kín đa tuyến
Lệnh Pedit:

• Command: pedit ↵

• Select polyline or [Multiple]: chọn đa tuyến 3D cần hiệu chỉnh

• Enter an option [Close/Edit vertex/Spline curve/Decurve/Undo]: Chọn lựa tuỳ


chọn

• Các tuỳ chọn:

• Close(Open): đóng một đa tuyến hở hoặc mở một đa tuyến kín.


Các tuỳ chọn
Spline curve: chuyển đa tuyến đang chọn thành đường xấp xỉ B-Spline. Đường
cong được tạo bởi các đoạn thẳng, nếu chiều dài mổi đoạn càng ngắn thì đường cong

BS: Nguyễn Quang Trung 22


AutoCAD 3D
càng trơn. Độ trơn phụ thuộc biến SPLINESEGS và bậc của đường cong phụ thuộc biến
SPLINETYPE.

Hình 3.1.
Decurve: Chuyển các phân đạon của đường Spline, pline thành các phân đoạn
thẳng.
Undo: huỷ bỏ một thao tác vừa thực hiện
Edit vertex: Hiệu chỉnh các phân đoạn. Nhập E↵ xuất nhiện dòng nhắc phụ:
Enter a vertex editing option
[Next/Previous/Break/Insert/Move/Regen/Straighten/eXit] <N>:
œ Xén các cạnh mô hình khung dây bằng lệnh Trim

• Lựa chọn Project của lệnh Trim dùng để xoá (xén) các đoạn của một mô hình 3
chiều (mô hình dạng khung dây – Wireframe)
Command: TRIM↵

• Current settings: Projection=View, Edge=None

• Select cutting edges ...

• Select objects: chọn các đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xoá

• Select object to trim or shift-select to extend or [Project/Edge/Undo]: p↵

• Enter a projection option [None/Ucs/View] <View>:↵


• Các tuỳ chọn:
View: cho phép xoá (xén) một đoạn bất kỳ của hình chiếu mô hình 3 chiều dạng
khung dây lên mặt phẳng song song với màn hình, mặc dù thực tế các đối tượng giao
và các đối tượng xén không giao nhau.
None: Chỉ cho phép Trim khi tất cảc các đối tượng cùng nằm trên một mặt phẳng.

BS: Nguyễn Quang Trung 23


AutoCAD 3D
UCS: Các đối tượng của mô hình 3 chiều (dạng Wireframe) được chiếu lên mặt
phẳng XY của UCS hiện hành và các đối tượng được xén trên mặt phẳng này.

Cutting edge

Trim
Trước khi Trim
Sau khi Trim

Hình 3.2.
3.2. Mặt 2 ½ chiều và các mặt 3D cơ sở.
œ Mặt 2 ½ chiều
• Thiết lập mặt 2 ½ chiều
Bằng cách định cao độ (Elevation) và độ dày (Thickness_ Khoảng cách nhô ra
khỏi cao độ) ta có thể kéo các đối tượng 2D (Line, circle, Arc, Pline, 2Dsolid, …) theo
trục Z thành mặt 3D.
• Các lệnh thay đổi Thicknes:
Elev Change
Ddchprop
Properties
Rectang
• Các lệnh thay đổi Elevation:
Elev Change
Move
Rectang
œ Mặt phẳng 3D(3Dface)
Mặt phẳng 3D là mặt có 4 hoặc 3 cạnh được toạ bởi lệnh 3Dface là một đối tượng
lớn ta không thể nào thực hiện lệnh Explode phá vỡ các đối tượng này.
Command: 3dface↵
Specify first point or [Invisible]:chọn điểm thứ nhất
Specify second point or [Invisible]:chọn điểm thứ 2

BS: Nguyễn Quang Trung 24


AutoCAD 3D
Specify third point or [Invisible] <exit>:chọn điểm thứ 3
Specify fourth point or [Invisible] <create three-sided face>: chọn điểm thứ
4 hoặc nhấn ↵ để tạo mặt chỉ gồm 3 cạnh.
Để không xuất hiện một cạnh của mặt phẳng trước khi tạo cạnh đó tại dòng nhắc
ta nhập I (lựa chọn Invisible) và đặt biến SPLFRAME=0.
Để làm xuất hiện các cạnh của mặt phẳng bjị che khuất ta đặt biến SPLFRAME=1 và
thực hiện lệnh Regen

P4 P5

P1
P8

P3 P6
P2

P7

Hai cạnh không


nhìn thấy

Hình 3.3. Ví dụ tạo mặt 3Dface

Che khuất cạnh 3Dface

• Để che khuất cạnh 3Dface sữ dụng lệnh Edge.

• Command: edge↵
Specify edge of 3dface to toggle visibility or [Display]: Nhập D hoặc chọn cạnh cần che
Specify edge of 3dface to toggle visibility or [Display]: Chọn cạnh tiếp theo hoặc ↵ để
kết thúc

• Các tuỳ chọn:

Specify Edge: Chọn cạnh cần che


Display: Làm hiện lên các cạnh được che khuất. Nếu ta muốn cho các cạnh
này hiện lên thì ta chọn đối tượng tại dòng nhắc xuất hiện sau đó.
Enter selection method for display of hidden edges [Select/All]
<All>: gõ S↵ để chọn từng đối tượng hoặc A↵ để chọn toàn bộ.

BS: Nguyễn Quang Trung 25


AutoCAD 3D
** Regenerating 3DFACE objects...done.
Specify edge of 3dface to toggle visibility or [Display]: Chọn cạnh
cần hiện hoặc ↵ để kết thúc.
œCác mặt cong cơ sở:
Các đối tượng mặt 3D được tạo theo nguyên tắc tạo các khung dây và dùng lênh
3Dface để tạo các mặt tam giác và tứ giác. Khi phá vỡ các mô hình dạng này bằng lệnh
Explode ta thu đựoc các mặt 3, 4 cạnh và các đường thẳng riêng biệt. Do đó với các mặt
này chỉ có thể dùng các phương thức bắt điểm đối với các đoạn thẳng của các mặt như:
MIDpoint, INTersection, ENDpoint, …
Các mặt 3D cơ sở có thể tạo từ lệnh 3D:
Command: 3d
Initializing... 3D Objects loaded.
Enter an option
[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: chọn tuỳ chọn
) Box:
Box là tuỳ chọn để vẽ các mặt của 1 hình hộp chữ nhật. Thực hiện như sau:
Enter an option
[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]:B↵ (chọn Box)
Specify corner point of box: chọn gốc dưới bên trái hình hộp
Specify length of box: Nhập chiều dài
Specify width of box or [Cube]: Nhập chiều rộng
Specify height of box: Nhập chiều cao
Specify rotation angle of box about the Z axis or [Reference]: Góc quay so với trục song
song với trục Z và đi qua điểm Corner of box.
) Cone:
Sữ dụng tuỳ chọn Cone của lệnh 3D hoặc lệnh Ai_Cone để vẽ mặt nón, nón cụt và
mặt trụ tròn.
[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: c↵
Specify center point for base of cone: tâm vòng tròn đáy.
Specify radius for base of cone or [Diameter]: nhập bán kính vòng tròn đáy mặt nón.
Specify radius for top of cone or [Diameter] <0>: nhập bán kính vòng tròn đỉnh mặt nón.
Specify height of cone: chiều cao hình nón

BS: Nguyễn Quang Trung 26


AutoCAD 3D
Enter number of segments for surface of cone <16>: Số đường sinh nối mặt đỉnh và đáy.

Radius of base=100

Radius of top = 0 Radius of top = 100 Radius of top = 50


Height=100 Height=100 Height=100

Hình 3.4. Ví dụ Mặt nón


) Dish:
Sữ dụng tuỳ chọn DIsh hoặc lệnh Ai_Dish dùng để tạo mặt nữa cầu dưới.
[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: DI↵
Specify center point of dish: nhập tâm
Specify radius of dish or [Diameter]: Nhập bán kính
Enter number of longitudinal segments for surface of dish <16>: Nhập số đường kinh
tuyến
Enter number of latitudinal segments for surface of dish <8>: nhập số đường vĩ tuyến

V dụ:Command: 3d ↵
Initializing... 3D Objects loaded.
Enter an option[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: di ↵
Specify center point of dish:
Specify radius of dish or [Diameter]: 100 ↵
Enter number of longitudinal segments for surface of dish <16>:20 ↵
Enter number of latitudinal segments for surface of dish <8>: 16 ↵

BS: Nguyễn Quang Trung 27


AutoCAD 3D

Hình 3.5. Nữa mặt cầu dưới


)Dome:
Sữ dụng lựa chọn DOme hoặc lệnh Ai_Dome để tạo mặt nữa cầu trên.
Enter an option [Box/Cone/DIsh/Dome/Mesh/Pyramid/Sphere /Torus /Wedge]: DO↵
Specify center point of dome: Nhập tâm
Specify radius of dome or [Diameter]: Nhập bán kính
Enter number of longitudinal segments for surface of dome <16>: Nhập số đường kinh
tuyến
Enter number of latitudinal segments for surface of dome <8>: Nhập số đường vĩ tuyến
Ví dụ:
Command: 3D↵
Enter an option
[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]:do↵
Specify center point of dome: chọn một điểm trên màn hình làm tâm
Specify radius of dome or [Diameter]: 100 ↵ (bán kính)
Enter number of longitudinal segments for surface of dome <16>: 20↵
Enter number of latitudinal segments for surface of dome <8>: 16↵

BS: Nguyễn Quang Trung 28


AutoCAD 3D

Hình 3.6. Nữa mặt cầu trên


) Mesh:
Sữ dụng tuỳ chọn Mesh hoặc lệnh Ai_Mesh để tạo mặt lưới 3 chiều. Cần xác định
4 đỉnh và mật độ lưới M, N (M, N nằm trong khoảng 2-256).
Enter an option [Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/ Sphere/Torus/Wedge]:m↵
Specify first corner point of mesh: điểm gốc thứ nhất
Specify second corner point of mesh: điểm gốc thứ hai
Specify third corner point of mesh: điểm gốc thứ ba
Specify fourth corner point of mesh: điểm gốc thứ tư
Enter mesh size in the M direction: mật độ lưới theo M
Enter mesh size in the N direction: mật độ lưới theo N
Ví dụ:
Command:3D↵
Enter an option [Box/Cone/DIsh/ Dome/
Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]:m↵
Specify first corner point of mesh: chọn P1
Specify second corner point of mesh: chọn P2
Specify third corner point of mesh: chọn P3
Specify fourth corner point of mesh: chọn P4
Enter mesh size in the M direction: 20↵
Enter mesh size in the N direction: 10↵

BS: Nguyễn Quang Trung 29


AutoCAD 3D

P3
P4
N Size=10

P1
M Size=20 P2

Hình 3.7. Lưới 3 chiều


) Pyramid:
Sữ dụng tuỳ chọn Pyramid hoặc dùng lệnh Ai_Pyramid để tạo hình đa diện có mặt
là các mặt phẳng tam giác hoặc tứ giác.
• Enter an option [Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/ Sphere/ Torus/Wedge]:
P↵
Specify first corner point for base of pyramid:P1
Specify second corner point for base of pyramid:P2
Specify third corner point for base of pyramid:P3
Specify fourth corner point for base of pyramid or [Tetrahedron]:Nhập điểm P4 hoặc
nhập T để tạo mặt đáy tam giác.
Specify apex point of pyramid or [Ridge/Top]: Nhập toạ độ đỉnh P hoặc chọn
Ridge/Top
ƒ Nếu nhập toạ độ đỉnh thì thì đỉnh của đa diện là một điểm.
ƒ Nếu nhập R thì đỉnh của đa diện là một cạnh. Ta phải xác nhập thêm hai điểm R1
và R2 tạo cạnh.
ƒ Nếu nhập T đỉnh đa diện là một mặt phẳng.Ta phải nhập 3 điểm (T1,T2,T3) hoặc
4 điểm (T1, T2, T3, T4) xác định mặt
Ví dụ:

BS: Nguyễn Quang Trung 30


AutoCAD 3D
P T4
T1 R1
T3
P4 R2
P4 T2
P4
P1
P3 P3 P1 P3
P2 P1
Apex point P2
P2
Top Ridge

Hình 3.8. Mặt đa diện


) Sphere:
Lựa chọn Sphere hoặc lệnh Ai_ Sphere dùng để tạo mặt cầu.
Enter an option [Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/ Wedge]: s↵
Specify center point of sphere: Nhập tâm cho mặt cầu
Specify radius of sphere or [Diameter]: nhập bán kính cho mặt cầu
Enter number of longitudinal segments for surface of sphere <16>: nhập số đường kinh
tuyến
Enter number of latitudinal segments for surface of sphere <16>: Nhập số đường vĩ tuyến
V dụ: Command: 3d↵
Enter an option [Box/Cone/ DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: s↵
Specify center point of sphere:
Specify radius of sphere or [Diameter]:100↵
Enter number of longitudinal segments for surface of sphere <16>: 20↵
Enter number of latitudinal segments for surface of sphere <16>: 16↵

Hình 3.9. Mặt cầu

BS: Nguyễn Quang Trung 31


AutoCAD 3D

) Torus:
Sữ dụng tuỳ chọn Torus hoặc Ai_ Torus để vẽ mặt xuyến.
Enter an option[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh /Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: T↵
Specify center point of torus: nhập tâm cho mặt xuyến
Specify radius of torus or [Diameter]: nhập bán kính mặt xuyến
Specify radius of tube or [Diameter]: nhập bán kính ống xuyến.
Enter number of segments around tube circumference <16>: số các phân đoạn trên
mặt ống
Enter number of segments around torus circumference <16>: số phân đoạn theo
chu vi mặt xuyến

Ví dụ: Command: 3D↵


Enter an option[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/Sphere /Torus/Wedge]:T ↵
Specify center point of torus:
Specify radius of torus or [Diameter]: 100↵
Specify radius of tube or [Diameter]: 20 ↵
Enter number of segments around tube circumference <16>: 30 ↵
Enter number of segments around torus circumference <16>: 24↵

Hình 3.10. Mặt xuyến


) Wedge:
Sữ dụng tuỳ chọn Wedge hoặc lệnh Ai_Wedge để tạo mặt hình nêm.

BS: Nguyễn Quang Trung 32


AutoCAD 3D
¾ Enter an option[Box/Cone/DIsh/DOme/ Mesh/Pyramid/Sphere/Torus/Wedge]: w↵
Specify corner point of wedge: Điểm gốc mặt đáy hình nêm
Specify length of wedge: chiều dài nêm theo trục x
Specify width of wedge: chiều rộng nêm theo trục y
Specify height of wedge: chiều cao nêm theo trục z
Specify rotation angle of wedge about the Z axis: góc quay chung quanh trục song song
với trục z và trục này đi qua điểm Corner of wedge
Ví dụ: Command: 3D↵
Enter an option[Box/Cone/DIsh/DOme/Mesh/Pyramid/ Sphere/Torus/Wedge]: w↵
Specify corner point of wedge: chỉ một điểm trên màn hình
Specify length of wedge: 100↵
Specify width of wedge: 60 ↵
Specify height of wedge: 40 ↵
Specify rotation angle of wedge about the Z axis: 0 ↵

Corner of wedge Corner of wedge

Rotation angle = 00 Rotation angle = 300

Hình 3.11. Mặt hình nêm.


3.3. Mặt lưới đa giác
Mặt coons:
Mặt Coons là mặt lưới theo 4 cạnh biên có các đĩnh trùng nhau. Các cạnh này có
thể là Line, Arc, 2Dpline, 3Dpoly, spline, … Cạnh đầu tiên được chọn xác định theo
chiều M của lưới (mật độ lưới theo hướng M-biến SURFTAB1), cạnh được chọn thứ 2

BS: Nguyễn Quang Trung 33


AutoCAD 3D
xác định chiều N(mật độ lưới theo hướng N-biến SURFTAB2). Tuỳ vào giá trị các biến
này ta thu được các mặt khác nhau.
Để vẽ mặt lưới ta thực hiện lệnh: Edgesuft
Mặt kẻ
Mặt kẻ là mặt tạo bởi bằng cách kẻ các đường thẳng giữa hai đường biên được
chọn. Mật độ lưới (số đường kẻ) định bởi biên SURFTAB1. Để tạo mặt kẻ ta dùng lệnh
Rulesurf
Command: rulesurf↵
Current wire frame density: SURFTAB1=6
Select first defining curve: chọn đường biên 1
Select second defining curve:chọn đường biên 2
Arc

Point
Circle

Arc
Circle Line

Hình 3.12. Mặt kẻ


Mặt lưới
Mặt tròn xoay

• Mặt tròn xoay được tạo bằng cách xoay một đường cong phẳng (đối tượng 2D gọi
là đường cong tạo dạng mặt – Object to revolve) chung quanh một trục xoay (axis
of revolrevolution). Mậ độ lưới được định bởi biến SURFTAB1, SURFTAB2,.

• Để vẽ mặt tròn xoay ta dùng lệnh Revsurf

• Command: revsurf↵
Current wire frame density: SURFTAB1=6 SURFTAB2=6 (mật độ lưới)

BS: Nguyễn Quang Trung 34


AutoCAD 3D
Select object to revolve: chọn 1 đối tượng để tạo mặt tròn xoay (line,2D pline, spine,
circle, arc, 3Dpline)
Select object that defines the axis of revolution: chọn trục xoay là line hoặc pline
Specify start angle <0>: vị trí bắt đầu mặt tròn xoay
Specify included angle (+=ccw, -=cw) <360>: góc xoay chung quanh trục xoay, chiều
dương ngược chiều kim đồng hồ.

1 2
1 2
2
1

Hình 3.13. Mặt tròn xuay.

• Để hiệu chỉnh lưới ta dùng lệnh Pedit


Mặt trụ
Mặt trụ là mặt lưới trụ theo hình dạng của đường chuẩn quét dọc theo véc tơ định
hướng (direction vector). Mật độ lưới (số đường sinh) định bằng biến SURFTAB1.

BS: Nguyễn Quang Trung 35


AutoCAD 3D
Để vẽ mặt trụ ta thực hiện lệnh Tabsurf.
Command: tabsurf↵
Current wire frame density: SURFTAB1=12
Select object for path curve: chọn đối tượng chuẩn định dạng mặt trụ (có thể là
line, arc, pline, ellipe, …)
Select object for direction vector: chọn véc tơ định hướng (line, pline mở)
Ví dụ:

Hæåïng
taûo màût
2

1 Surftab1 = 12 Surftab1 = 6

Hæåïng taûo
màût

Hình 3.14. Mặt trụ

Lệnh Pface
3.4. Mô hình Solid 3D
Miền(Region):

BS: Nguyễn Quang Trung 36


AutoCAD 3D
• Miền(Region) là một solid không có khối lượng. Để tạo miền ta chỉ vẽ một đối
tượng 2D sau đó dùng lệnh Region để tạo miền. Đối với miền ta có thể thực hiện các
phép toán đại số boole để tạo các miền đa hợp.

• Command: region↵
Select objects: chọn đối tượng cần tạo miền (là các đối tượng 2D kín: line, pline,
Circle,…)
Select objects: chọn tiếp đối tượng hoăc ↵ để thực hiện lệnh.

line3

line4 Circle1 line2 Region2

Region1 Region3

line1
Lệnh line, circle Lệnh region Lệnh Subtract

Hình 3.15. Ví dụ Thực hiện lệnh Region


Các Solid cơ sở:
+ Khối chữ nhật:
Khối chữ nhật được tạo trực tiếp bằng lệnh Box:
Command: box↵
Specify corner of box or [CEnter]<0,0,0>:nhập một điểm (1) hoặc nhập CE cho tuỳ
chọn Ceter.
œ Specify corner or [Cube/Length]: nhập một điểm (2) hoặc chọn tuỳ chọn.
œ Corner: nhập gốc đối diện xác định mặt đáy hình hộp. Sau đó máy hỏi thêm
chiều cao của hình hộp.
Specify height: nhập một khoảng cách xác định chiều cao cho hình hộp
œ Cube: Tạo khối lập phương
Specify length: nhập chiều dài cạnh của hình lập phương.
œ Length: xác định một hình hộp gồm ba kích thước length (dài theo trục x),
width (rộng theo trục y) và height (cao theo trục z) được nhập vào từ bàn phím.

BS: Nguyễn Quang Trung 37


AutoCAD 3D
Corner of box Center

Center

Corner of box
Corner of box
Hình 3.16. Tạo khối lập phương
+ Khối hình nêm:
Sữ dụng lệnh Wedge để tạo khối hình nêm :
Command: WEDGE↵Specify first corner of wedge or
[CEnter] <0,0,0>: Nhập điểm gốc thứ nhất (1).
2
Specify corner or [Cube/Length]: nhập điểm gốc thứ
hai (2).
Specify height: nhập chiều cao khối nêm..
Hình 3.17
œTuỳ chọn Cube vẽ hnh nêm có kích thước ba chiều bằng nhau:
Specify corner or [Cube/Length]:C↵
Specify length: nhập kích thước cho ba cạnh của hnh ním (Width = Height =
Length)

First corner

Hình 3.18. Hình nêm đều


œTuỳ chọn Length vẽ hình nêm có kích thước có thể khác nhau:

BS: Nguyễn Quang Trung 38


AutoCAD 3D
Specify corner or [Cube/Length]: L↵
Specify length: Nhập chiều dài
Specify width: Nhập chiều rộng
Specify height: Nhập chiều cao

First corner

Hình 3.19.

+ Khối nón:

• Sữ dụng lệnh Cone tạo khối có mặt đáy là Circle hoặc elip.
Command: cone↵
Current wire frame density: ISOLINES=4
Specify center point for base of cone or [Elliptical] <0,0,0>: Nhập tâm vòng tròn đáy
hoặc nhập E↵ để có hình nón vòng đáy là một elip
Specify radius for base of cone or [Diameter]: nhập bán kính của vòng tròn đáy hoặc
nhập D↵ để nhập đường kính.
Specify height of cone or [Apex]: nhập chiều cao của hình nón hoặc nhập A↵ để nhập toạ
độ đỉnh.

BS: Nguyễn Quang Trung 39


AutoCAD 3D
Apex
Circle

Cen

Cen

Apex

Cen

Cen

Elip

Hình 3.20.
+ Khối trụ:

• Sữ dụng lệnh Cylinder tạo khối trụ có mặt đáy là Circle hoặc elip.
Command: cylinder↵Current wire frame density: ISOLINES=16
Specify center point for base of cylinder or [Elliptical] <0,0,0>: nhập tâm vòng tròn đáy
hoặc nhập E↵ Để vẽ hình trụ có đáy là một elip
Specify radius for base of cylinder or [Diameter]: nhập bán kính của vòng tròn đáy hoặc
nhập D↵ nhập đường kính
Specify height of cylinder or [Center of other end]: nhập chiều cao của hình trụ hoặc
nhập C↵ để nhập điểm tâm của vòng tròn đỉnh.

Circle
Cen of other
end

Cen

Cen of other
end

Cen

Cen

Elip

Hình 3.21.

BS: Nguyễn Quang Trung 40


AutoCAD 3D

+ Khối cầu:
Sữ dụng lệnh Sphere để tạo khối cầu
Command: sphere↵
Current wire frame density: ISOLINES=16
Specify center of sphere <0,0,0>: nhập tâm của hình cầu
Hình 3.22.
Specify radius of sphere or [Diameter]: nhập bán kính hoặc nhập D↵ để nhập đường
kính.
+ Khối xuyến:
Sữ dụng lệnh Torus để khối xuyến:
Command: torus↵
Current wire frame density: ISOLINES=16
Specify center of torus <0,0,0>: nhập tâm cho hình xuyến
Specify radius of torus or [Diameter]: nhập bán kính hoặc nhập D↵ để nhập đường
kính cho hình xuyến
Specify radius of tube or [Diameter]: Nhập bán kính hoặc nhâp D↵ để nhập đường kính
cho ống.

Tube diameter
Center of torus

Torus diameter

Torus radius > tube radius Torus radius = tube radius Torus radius < tube radius

Hình 3.23.
+Lệnh Extrude:
Lệnh Extrude dùng để quét biên dạng 2D theo trục Z hoặc theo đường dẫn thành
3D Solid. Các đối tượng 2D có thể quét thành Solid bao gồm: pline kín, polygon, circle,

BS: Nguyễn Quang Trung 41


AutoCAD 3D
elip, spline kín, dount, region, … Các pline không được có các phân đoạn giao nhau, số
đỉnh tối thiểu của pline là 3 và tối đa là 500. Nếu pline có chiều rộng thì sẽ quét theo
đường giữa đa tuyến. Nếu đối tượng có THICKNESS thì khi quét THICKNESS = 0.
Cú pháp lệnh:
Command: ext↵
Current wire frame density: ISOLINES=4
Select objects: chọn đối tượng 2D kín hoặc region
Select objects: Chọn tiếp đối tượng hoặc Enter kết thúc
Specify height of extrusion or [Path]: Nhập chiều cao quét hoặc nhập P↵ để quét
theo đường dẫn chọn.
Specify angle of taper for extrusion <0>:Nhập góc vuốt hoặc Enter để nhập giá trị
góc vuốt bằng 0.
Ví dụ:

Path

Circle
Region
Hình 3.24. Tạo khối bằng lệnh Extrude
+ Lệnh Revolve:
Lệnh Revolve dùng để tạo một Solid tròn xoay bằng cách xoay một đối tượng 2D
(profile object) chung quanh một trục xoay (axis of revolution). Đối tượng2D laì một
circle, elip, spline kín hoặc 2D pline kín có số cạnh lớn hơn 3 và nhỏ hơn 300. cần chú ý
rằng profile object và axis of revolution không được giao nhau.
Command: rev↵Current wire frame density: ISOLINES=4
Select objects: chọn đối tượng (pline, elip, circle hoặc region)

BS: Nguyễn Quang Trung 42


AutoCAD 3D
Select objects:↵Specify start point for axis of revolution or define axis by
[Object/X (axis)/Y (axis)]: chọn điểm đầu tiên của axis revolution hoặc chọn tuỳ chọn.
Các lựa chọn để chọn trục xoay (axis revolution):
• start point of axis: chọn điểm đầu tiên trục xoay, sau khi chọn xong xuất hiện dòng
nhắc phụ:
Specify endpoint of axis: chọn điểm cuối của axis of revolution.
• Object: chọn một đối tượng làm trục xoay: line hoặc phân đoạn thẳng của pline,
khi nhập E↵ xuất hiện dòng nhắc.
Select an object: chọn đối tượng làm trục xoay.
• X,Y: Trục xoay là trục X,Y
Sau khi chọn xong xuất hiện dòng nhắc cuối:
Specify angle of revolution <360>: nhập gía trị góc xuay (chiều xoay định
theo hướng điểm cuối đén điểm đầu tiên).

Region
Start point of
axis

angle of revolution =2350


End point of
axis

Hình 3.25. Tạo khối bằng lệnh Revolve


Các phép toán:
Mô hình 3D solid được kết hợp từ nhiều solid cơ sở gọi là solid đa hợp. Đối tượng
được xây dựng bằng cách kết hợp các solid cơ sở sử dụng các phép toán đại số boole:
Cộng (hợp) solid, trừ (hội) solid, giao solid.
+ Phép cộng (lệnh Union):
Lệnh Union dùng để tạo region hoặc các solid đa hợp bằng phép cộng (hợp) các Region
hoặc solid thành phần.

BS: Nguyễn Quang Trung 43


AutoCAD 3D

Wedge
Box3

Box2
Box1 U Box2
Box1
Box1

Box2

Box1 U Box2 U Box3 U Wedge

Hình 3.26.

Thực hiện lệnh union:


Command: UNION↵Select objects: Chọn các solid (region) cần cộng
Select objects: tiếp tục chọn hoặc Eter để thực hiện lệnh.

Hình 3.27.
+Phép trừ (lệnh Subtract):
Lệnh Subtract tạo solid hoặc region đa hợp bằng phép trừ (hội) các solid hoặc
region thành phần
Command: subtract↵
Select solids and regions to subtract from

BS: Nguyễn Quang Trung 44


AutoCAD 3D
Select objects: chọn đối tượng bị trừ
Select objects: chọn tiếp đối tượng bị trừ hoặc Enter để kết thúc chọn
Select solids and regions to subtract ..
Select objects: chọn đối tượng trừ
Select objects: chọn tiếp đối tượng trừ hoặc Enter để kết thúc lệnh.

Hình 3.28.
+ Phép giao (lệnh Intersect):
Sữ dụng lệnh Intersect để tạo solid hoặc region đa hợp bằng ghép giao giữa các
solid và region thành phần.
Command: intersect↵
Select objects: chọn đối tượng
Select objects: chọn tiếp đối tượng
Select objects: chọn tiếp đối tượng hoặc Enter để thực hiện lệnh

Box ? Cylinder
Box

Cylinder
Hình 3.29.
Các biến liên quan:

BS: Nguyễn Quang Trung 45


AutoCAD 3D
+ Biến ISOLINES: xác định các đường biểu diễn mặt cong của các solid khi mô
hình đang ở dạng khung dây.
Command: ISOLINES↵
New value for ISOLINES <4>: Nhập giá trị mới cho biến.

ISOLINES = 4 ISOLINES = 10

Hình 3.30.
+Biến DISPSILH: Khi biến DISPSILH =1 (ON) thì mô hình đang ở dạng khung
dây chỉ hiện lên các đường viền. Khi ta vẽ nên đặt biến này bằng 0 (OFF).
Command: DISPSILH↵Enter new value for DISPSILH <0>:nhập giá trị biến.
+Biến FACETRES: Biến FACETRES định mật độ lưới các mặt của SOLID khi
thực hiện các lệnh Hide, Shade và Render
Command: FACETRES↵ New value for FACETRES <0.5000>: nhập giá trị biến.

FACETRES = 2

FACETRES = 8

Hình 3.31.
+ Biến FACETRATIO: Điều khiển số các mặt hiển thị solid dạng trụ và Côn. Khi giá
trị bằng 1 sẽ nâng cao mật độ lưới và tăng chất lượng mô hình che khuất và tô bóng.

BS: Nguyễn Quang Trung 46


AutoCAD 3D
FACETRATIO = 1
FACETRATIO = 0

Chương 4. Các phép biến hình 3D.


4.1. Phép quay chung quanh một trục (lệnh Rotate3D):
Lệnh Rotate3D được dùng để quay các đối tượng (2D, Wireframe, Surfaces, solid)
quanh một trục. Đầu tiên ta chọn đối tượng cần quay sau đó chọn trục quay và nhập góc
quay.
Command: rotate3d↵Current positive angle: ANGDIR=counterclockwise
ANGBASE=0
Select objects: chọn đối tượng cần quay
Select objects:chọn tiếp đối tượng hoặc Enter để kết thúc
Specify first point on axis or define axis by
[Object/Last/View/Xaxis/Yaxis/Zaxis/2points]:Chọn điểm đầu tiên của trục quay hoặc sử
dụng các lựa chọn khác.
Nếu chọn điểm:
+Specify second point on axis: điểm thứ hai của trục quay
Specify rotation angle or [Reference]: giá trị góc quay hoặc nhập R↵ xác định góc
tham chiếu.

BS: Nguyễn Quang Trung 47


AutoCAD 3D

h çn
õt n

y
ua
ûc q
T ru
Rotation angle = 90 0

Hình 4.1.
Các lựa chọn trục quay:
+ 2point: Trục quay đi qua hai điểm 1 và 2. Chiều dương góc quay theo chiều kim
đồng hồ nhìn từ điểm 2 hướng về điểm1.

2
End

1
End

Hình 4.2.
+Object: trục quay là một đối tượng 2D: line, arc, circle hoặc 2Dpline. Nếu đối
tượng là line hoặc phân đoạn thẳng của 2Dpline thì trục quay chính là đoạn thẳng này,
còn nếu đối tượng là đường tròn, cung tròn hoặc là phân đoạn cung tròn của pline thì trục
quay sẽ là đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng chưa cung hoặc đường
tròn. Xuất hiện dòng nhắc phụ:
Select a line, circle, arc, or 2D-polyline segment: Chọn đường thẳng, cung tròn,
đường tròn hay là một phân đoạn của pline.
+ Last: khi ta chọn lựa chọn này thì ta quay các đối tượng chung quanh trục quay
của lệnh Rotate3D thực hiện tước đó. Nếu trước đó ta không thực hiện lệnh Rotate3D thì
dòng nhắc chính xuất hiện trở lại.

BS: Nguyễn Quang Trung 48


AutoCAD 3D
+ View: trục quay là một đường thẳng vuông góc với màn hình và đi qua điểm
chọn tại dòng nhắc:
9 Specify a point on the view direction axis <0,0,0>: Nhập điểm mà trục
quay đi qua
+ Xaxis/Yaxis/Zaxis: trục quay là trục X(Y hoặc Z) hoặc song song với trục X (Y
hoặc Z) và đi qua điểm mà ta xá định tại dòng nhắc:
9 Specify a point on the X axis <0,0,0>: Xác định điểm mà trục quay đi qua.

4.2. Phép đối xứng qua một mặt phẳng (lệnh Mirror3D).
Sữ dụng lệnh Mirror3D để tạo các đối tượng mới, đối xứng với đối tượng sẵn có
được chọn qua mặt phẳng đối xứng.
Command: mirror3d↵
Select objects: Chọn đối tượng cần lấy đối xứng.
Select objects: chọn tiếp đối tượng hay nhấn enter để kết thúc việc chọn đối tượng
Specify first point of mirror plane (3 points) or
[Object/Last/Zaxis/View/XY/YZ/ZX/3points] <3points>: chọn lựa chọn để chọn
mặt phẳng đối xứng.
Sau khi chọn mặt phẳng đối xứng, xuất hiện dòng nhắc:
Delete source objects? [Yes/No] <N>: Nhấn Y↵ để xoá đối tượng nguồn và nhấn
N↵ nếu không muốn.
Các tuỳ chọn để xác định mặt phẳng đối xứng:
+ 3points: Mặt phẳng đối xứng được xác định bởi 3 điểm.
+ Object: mặt phẳng đối xứng là mặt phẳng chứa đối tượng được chọn:
Select a circle, arc, or 2D-polyline segment: chọn cung, đường tròn, hặc phân đoạn
cung tròn của pline
+ Last: khi ta chọn lựa chọn này ta sữ dụng lại mặt phẳng đối xứng của lệnh
Mirror3D trước đó.
+ Zaxis: Mặt phẳng đối xứng là mặt phẳng XY vuông góc với trục Z xác định
bằng hai điểm:
Specify point on mirror plane: chọn điểm làm gốc toạ độ
Specify point on Z-axis (normal) of mirror plane: chọn một điểm định chiều trục
Z.
+ View: mặt phẳng đối xứng song song với mặt phẳng màn hình tại điểm nhìn
hiện ntại và đi qua điểm chọn tại dòng nhắc:

BS: Nguyễn Quang Trung 49


AutoCAD 3D
Specify point on view plane <0,0,0>: chọn một điểm mà mặt phẳng đối xứng đi
qua
+ XY,YZ,ZX: mặt phẳng đối xứng song song mặt phẳng XY (YZ,ZX) và đi qua
một điểm mà ta chọn. Khi nhập XY sẽ xuất hiện dòng nhắc sau:
Specify point on XY plane <0,0,0>: Chọn điểm mà mặt phẳng đối xứng song
song với mặt XY đi qua.

Hình 4.3. Tạo thanh truyền bằng lệnh Mirror3D


4.3. Sao chép dãy các đối tượng trong không gian 3 chiều (lệnh 3DArray).
Lệnh 3Darray dùng để sao chép các đối tượng ra dãy dạng chữ nhật (Rectangular
– theo hàng (Rows), cột (Columns), lớp (levels)) hoặc nằm chung quanh một đường tâm
(Polar), các đối tượng này nằm trong không gian 3 chiều.
Trình tự thực hiện lệnh 3Darray:
Command: 3darray↵
Select objects: Chọn đối tượng cần tạo mảng
Select objects: chọn tiếp đối tượng hay nhấn Enter để kết thúc việc chọn đối tượng
Enter the type of array [Rectangular/Polar] <R>: Định kiểu mảng.
Nếu định kiểu mảng là Rectangular thì gõ R↵, tức là:
Enter the type of array [Rectangular/Polar] <R>:R↵
Enter the number of rows (---) <1>: nhập số hàng
Enter the number of columns (|||) <1>: nhập số cột
Enter the number of levels (...) <1>: nhập số lớp

BS: Nguyễn Quang Trung 50


AutoCAD 3D
Specify the distance between rows (---): khoảng cách giữa hàng
Specify the distance between columns (|||): khoảng cách giữa cột
Specify the distance between levels (...): khoảng cách giữa các lớp
Nếu là Polar thì gõ P↵, Tức là:
Enter the type of array [Rectangular/Polar] <R>:p↵ Enter the number of items
in the array: số bản sao chép
Specify the angle to fill (+=ccw, -=cw) <360>: góc giữa đối tượng đầu tiên và đối
tượng cuối cùng
Rotate arrayed objects? [Yes/No] <Y>: phải chọn Y↵
Specify center point of array: nhập tâm của mảng
Specify second point on axis of rotation: chỉ điểm thứ hai xác định trục quay.

Hình 4.4. Sử dụng lệnh 3Darray

4.4. Dời và quay các đối tượng (lệnh Align).


Sữ dụng lệnh Align để sắp xếp các đối tượng AutoCAD trong không gian 3 chiều
(đối tượng được dời và quay)
Command: align↵Select objects: chọn đối tượng
Select objects: chọn tiếp đối tượng hoặc Enter để kết thúc việc chọn
Specify first source point: chọn điểm nguồn thứ nhất (P1)
Specify first destination point: chọn điểm đích thư nhất (P1’)
Specify second source point: chọn điểm nguồn thứ hai(P2)
Specify second destination point: chọn điểm đích thứ hai (P2’)
Specify third source point or <continue>: chọn điểm nguồn thứ ba (P3)

BS: Nguyễn Quang Trung 51


AutoCAD 3D
• Specify third destination point: chọn điểm đích thứ ba (P3’)

P3’

P1’
P2’

P3
P2
P1

Hình 4.5. Dời quay các đối tượng bằng lệnh Align
4.5. Tạo khối (Block) và chèn khối (Insert) các đối tượng 3D.
Sữ dụng lênh Block để tạo khối (block).
Command: B↵
Xuất hiện hộp thoại:

Tãn cho Block

Âiãøm cheìn

Choün âäúi tæåüng

Hình 4.6. Hộp thoại tạo Block


Ta có thể dùng lệnh Block để tạo Bulông như hình vẽ:

BS: Nguyễn Quang Trung 52


AutoCAD 3D

Hình 4.7. Bulông trước khi tạo Block


Sữ dụng lênh Insert để chèn khối
Command: I↵
Xuất hiện hộp thoại:

Hình 4.8. Hộp thoại chèn Block


Sữ dụng lệnh Insert để chèn Block bulong và định tỷ lệ theo phương x=1, theo phương
y=2:

BS: Nguyễn Quang Trung 53


AutoCAD 3D

Hình 4.9. Bulông sau khi chèn


4.6. Ghi kích thước và mặt cắt các mô hình 3D.
Để ghi kích thước trên mặt nào đó ta phải tạo UCS mới sao cho các kích thước cần
ghi nằm trên mặt phẳng XY của UCS hiện hành.
Ta chỉ vẽ mặt cắt trên mặt XY của UCS hiện hành. Ngoài ra ta phải tạo một hình
kín 2D trên mặt phẳng XY này và tiến hành ghi mặt cắt bằng lệnh Bhatch. Để hiệu chỉnh
mặt cắt ta dùng lệnh Hatchedit.

Hình 4.10. Ghi kích thước và mặt cắt cho chi tiết 3D.

BS: Nguyễn Quang Trung 54


AutoCAD 3D
Chương 5. Tô bóng mô hình 3D
5.1. Lệnh Shade.
Hnh ảnh thể hiện khi t mău bằng lệnh Shade phụ thuộc văo giâ trị của câc biến
SHADEDGE vă SHADEDIF. Hnh ảnh năy thể hiện trín một mặt phẳng. Tuỳ thuộc văo
giâ trị của biến hệ thống SHADEDGE ta c câc kiểu t mău khâc nhau:
SHADEDGE = 0: Tô màu các mặt không thể hiện các cạnh. Mặt trơn đi hỏi măn
hnh c 256 mău.
Command: shadedge↵
Enter new value for SHADEDGE <2>: 0↵
Command: SHADE↵

Hình 5.1. Tô bóng bằng lệnh Shade khi biến SHADEDGE = 0.


SHADEDGE = 1: Tô màu các mặt theo màu của các đối tượng, các cạnh có màu
nền. Mặt trơn. Đòi hỏi màn hình có 256 màu.

Hình 5.2. Tô bóng bằng lệnh Shade khi biến SHADĐGE = 1.


Command: shadedge↵

BS: Nguyễn Quang Trung 55


AutoCAD 3D
Enter new value for SHADEDGE <2>: 1↵
Command: SHADE↵
SHADEDGE = 2: Tô màu các mặt bằng màu nền, Các cạnh có màu của đối tượng.
Màn hình bất kỳ.
Command: shadedge↵
Enter new value for SHADEDGE <2>: 2↵
Command: SHADE↵

Hình 5.3. Tô bóng bằng lệnh Shade khi biến SHADDDGE = 2.


SHADEDGE = 3: Các cạnh được tô màu bởi màu của các đối tượng, các cạnh có
màu nền. Mặt là các mặt phẳng đa giác. Màn hình bất kỳ.
Command: shadedge↵
Enter new value for SHADEDGE <2>: 3↵
Command: SHADE↵

Hình 5.4. Tô bóng bằng lệnh Shade khi biến SHADDDGE = 3.


BS: Nguyễn Quang Trung 56
AutoCAD 3D

5.2. Lệnh Shademode.


Lệnh Shademode cung cấp các lựa chọn thể hiện hình ảnh tô màu và dạng khung
day cho các đối tượng trên Viewport hiện hành. Bạn có thể hiệu chỉnh các đối tượng tô
bóng mà không cần tái tạo lại bản vẽ.
Command: SHADEMODE↵ Current mode: Hidden
Enter option
[2Dwireframe/3Dwireframe/Hidden/Flat/Gouraud/fLat+edges/gOuraud+edges]
<Hidden>: Chọn tuỳ chọn.
2Dwireframe: Hiển thị các đối tượng là đường thẳng và đường cong để biểu diễn
các đường biên. Các đối tượng hình ảnh, OLE, dạng dường và chiều rộng nét vẽ được
hiển thị. Nếu biến hệ thống COMPASS = 1 thì không xuất hiện hình ảnh dạng này.

Hình 5.5. Lệnh Shademode với tuỳ chọn 2Dwireframe


3Dwireframe: Hiển thị các đối tượng là đường thẳng và đường cong để biểu diễn
các đường biên. Hiển thị biểu tượng 3D UCS. Các đối tượng hình ảnh, OLE, dạng
đường và chiều rộng nét vẽ không được hiển thị. Có thể gán biến COPAMSS=1 để
quan sát compass. Màu mà bạn gán cho đối tượng sẽ được hiển thị.

BS: Nguyễn Quang Trung 57


AutoCAD 3D
Hình 5.6. Lệnh Shademode với tuỳ chọn 3Dwireframe
Hidden: Hiển thị các đối tượng, sữ dụng biểu diễn mô hình 3D dạng khung dây và che
các đường biểu diễn mặt khuất

Hình 5.7. Lệnh Shademode với tuỳ chọn Hidden.


Flat: Tô màu các đối tượng giữa các mặt đa giác. Các đối tượng xuất hiện dưới
dạng các mạt phẳng và không trơn nếu so sánh với tô màu bằng lựa chọn Gouraund
Shaded.

Hình 5.8. Lệnh Shademode với tuỳ chọn Flat


Gouraud: Tô màu các đối tượng và làm trơn các cạnh giữa các mặt đa giác. Các
đối tượng xuất hiện sẽ trơn và gần giống hiện thực.

BS: Nguyễn Quang Trung 58


AutoCAD 3D

Hình 5.9. Lệnh Shademode với tuỳ chọn Gouraud


fLat+edges: Kết hợp giữa các lựa chọn Flat Shaded và Wiframe. Các đối tượng
được Flat Shaded cùng với sự hiển thị của khung dây.

Hình 5.10. Lệnh Shademode với tuỳ chọn fLat+edges.


gOuraud+edges: Kết hợp giữa các lựa chọn Gouraud Shaded và Wiframe. Các đối
tượng được Gouraud Shaded cùng với sự hiển thị của khung dây.

BS: Nguyễn Quang Trung 59


AutoCAD 3D

Hình 5.11. Lệnh Shademode với tuỳ chọn gOuraud+edges.


5.3. Lệnh Render.

Hình 5.12. Hộp thoại lệnh Render


Tô bóng đối tượng bằng các tùy chọn trên hộp thoại.

Chúc thành công!

BS: Nguyễn Quang Trung 60


AutoCAD 3D

BS: Nguyễn Quang Trung 61

You might also like