You are on page 1of 6

Chương 4: Ánh xạ tuyến tính (tiếp theo)

Ngày 24 tháng 4 năm 2010

1 Giá trị riêng, vectơ riêng của ma trận, ánh xạ tuyến


tính
1.1 Vectơ riêng và giá trị riêng của ma trận
1.1.1 Định nghĩa:
Cho A là ma trận vuông cấp n, λ ∈ K gọi là giá trị riêng của A nếu như tồn tại vectơ
x = (x1 , x2 , . . . , xn ) 6= 0 của Kn sao cho
   
x1 x1
 x2   x2 
A  ..  = λ  ..  (∗)
   
. .
xn xn

Khi đó vectơ x = (x1 , x2 , . . . , xn ) gọi là vectơ riêng của ma trận A ứng với giá trị riêng λ
Từ (∗) ta có:  
x1
 x2 
[A − λI]  ..  = 0
 
.
xn

1.1.2 Cách tìm vectơ riêng và giá trị riêng


1. Tính det(A − λI)
Chú ý: Đặt PA (λ) =det(A − λI) gọi là đa thức đặc trưng của ma trận A
2. Giải phương trình PA (λ) = 0
Tất cả các nghiệm của phương trình đều là giá trị riêng của ma trận A

3. Ứng với giá trị riêng λ0 (λ0 là một nghiệm của phương trình PA (λ) = 0)
Ta giải hệ phương trình
   
x1 0
 x2  0
[A − λ0 I]  ..  =  ..  (∗∗)
   
 .  .
xn 0

Tất cả các nghiệm khác 0 của hệ (∗∗) đều là vectơ riêng của A ứng với giá trị riêng λ0

1
2

1.1.3 Ví dụ
Tìm vectơ riêng và giá trị riêng của ma trận A trên tập số thực R
 
0 1 1
A = 1 0 1
1 1 0

Giải:

1. Tìm đa thức đặc trưng PA (λ)

PA (λ) = det(A
− λI)
−λ 1 1

= 1 −λ
1

1 1 −λ
= (−λ)3 + 3λ + 2

2. Tìm giá trị riêng


−λ3 + 3λ + 2 = 0
⇔ (λ + 1)(−λ2 + λ + 2) = 0
⇔ λ = −1 hoặc λ = 2
Ta có 2 vectơ riêng λ = −1, λ = 2

3. Tìm vectơ riêng

• λ = −1
Ta giải hệ phương trình
   
x1 0
 x2  0
[A − (−1)I]  ..  =  .. 
   
 .  .
xn 0
   
1 1 1 0 1 1 1 0
h2 →−h1 +h2
 1 1 1 0 − −−−−−−→  0 0 0 0 
h3 →−h1 +h3
1 1 1 0 0 0 0 0

Hệ có vô số nghiệm phụ thuộc 2 tham số



x1 = −a − b

x2 = a

x3 = b

Ứng với giá trị riêng λ = −1 ta có các vectơ riêng (−a − b, a, b) với a, b ∈ R và a, b
không đồng thời bằng 0.
• λ=2
Ta giải hệ phương trình

Bài giảng ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 2 triminhng@gmail.com


3

   
x1 0
 x2  0
[A − 2.I]  ..  =  .. 
   
 .  .
xn 0
   
−2 1 1 0 1 1 −2 0
h ↔h3
 1 −2 1 0  −−1−−→  1 −2 1 0 
1 1 −2 0 −2 1 1 0
   
1 1 −2 0 1 1 −2 0
h2 →−h1 +h2 h3 →h2 +h3
−−−−−−−→ 0 −3  3 0  −− −−−−→  0 −3 3 0 
h3 →2h1 +h3
0 3 −3 0 0 0 0 0
Hệ phương trình có vô số nghiệm phụ thuộc 1 tham số

x1 = −x2 + 2x3 = c

x2 = x3 = c

x3 = c

Ứng với giá trị riêng λ = 2 ta có các vectơ riêng (c, c, c) với c ∈ R và c 6= 0

1.2 Vectơ riêng và giá trị riêng của phép biến đổi tuyến tính
Ánh xạ tuyến tính f : V → V gọi là phép biến đổi tuyến tính trên V

1.2.1 Định nghĩa


Cho f : V → V là phép biến đổi tuyến tính. λ ∈ K gọi là giá trị riêng của f nếu tồn tại vectơ
x ∈ V (x 6= 0) sao cho f (x) = λx.
Khi đó ta nói x là một vectơ riêng của f đối với giá trị riêng λ

1.2.2 Cách tìm giá trị riêng và vectơ riêng của phép biến đổi tuyến tính
f : V → V là phép biến đổi tuyến tính.
E = {e1 , e2 , . . . , en } là một cơ sở bất kì của V .
A = Af /E là ma trận của phép biến đổi tuyến tính f trong cơ sở E
Giả sử u là vectơ riêng của f ứng với giá trị riêng λ, khi đó ta có
f (u) = λu
   
x1 λx1
 x2   λx2 
với [u]/E =  ..  (tọa độ của u đối với cơ sở E). Do đó [f (u)]/E =  .. 
   
.  . 
xn λxn
Hay
[f (x)]/E = A.[u]/E
   
x1 x1
 x2   x2 
λ  ..  = A.  .. 
   
. .
xn xn

Bài giảng ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 3 triminhng@gmail.com


4

• Ta có (x1 , x2 , . . . , xn ) là vectơ riêng của ma trận A ứng với giá trị riêng λ của A

• λ là giá trị riêng của f ⇐⇒ λ là giá trị riêng của A

• (x1 , x2 , . . . , xn ) là vectơ riêng của ma trận A ứng với giá trị riêng λ ⇔ u = x1 e1 + x2 e2 +
· · · + xn en là vectơ riêng của f ứng với giá trị riêng λ

2 Chéo hóa ma trận, chéo hóa ánh xạ tuyến tính


2.1 Điều kiện chéo hóa
Định nghĩa 1: Cho phép biến đổi tuyến tính f : V → V , f gọi là chéo hóa được nếu tồn tại
một cơ sở B sao cho Af /B là ma trận chéo.
Chéo hóa phép biến đổi tuyến tính f tức là tìm cơ sở B sao cho ma trận Af /B là ma trận
chéo.

Định nghĩa 2: Cho A, B là các ma trận vuông cấp n. Ma trận A đồng dạng với ma trận B
nếu tồn tại ma trận C vuông cấp n không suy biến sao cho B = C −1 .A.C
Hai ma trận đồng dạng thì có cùng đa thức đặc trưng.

Định nghĩa 3: Cho ma trận vuông A cấp n. Ma trận A gọi là chéo hóa được nếu A đồng
dạng với ma trận chéo. Tức là tồn tại một ma trận T sao cho T −1 AT là ma trận chéo

Nhận xét: Phép biến đổi tuyến tính f chéo hóa được khi và chỉ khi Af /B chéo hóa được.

Định lí 1 Phép biến đổi tuyến tính f : V → V chéo hóa được khi và chỉ khi trong V có một
cơ sở là các vectơ riêng của f

Hay ta có thể nói cách khác như sau: Phép biến đổi tuyến tính f chéo hóa được khi và chỉ khi
f có đủ n vectơ riêng độc lập tuyến tính (với n=dimV )

Định lí 2 Ma trận vuông A cấp n chéo hóa được khi và chỉ khi A có đủ n vectơ riêng độc lập
tuyến tính.

Định lí 3 Nếu ma trận A có n giá trị riêng khác nhau từng đôi một thì nó có n vectơ riêng
độc lập tuyến tính

2.2 Cách chéo hóa ma trận và phép biến đổi tuyến tính
2.2.1 Chéo hóa ma trận
Để chéo hóa ma trận A cấp n ta làm như sau:

1. Tìm PA (λ), giải phương trình PA (λ) = 0 tìm các nghiệm λ là tất cả các giá trị riêng của
A.
Giả sử ta có các giá trị riêng λ1 , λ2 , . . . , λk . Ta kí hiệu mi là số bội của λi (tức là nếu λ1
là nghiệm kép thì m1 = 2, nếu λj là nghiệm bội 3 thì mj = 3)

• Nếu m1 + m2 + · · · + mk < n thì ma trận A không chéo hóa được


• Nếu m1 + m2 + · · · + mk = n thì ma trận A chéo hóa được

Bài giảng ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 4 triminhng@gmail.com


5

2. Tìm các vectơ riêng độc lập tuyến tính.


Với mỗi i ta giải hệ phương trình
 
x1
 x2 
[A − λi I]  ..  = 0 (∗∗)
 
.
xn

Với mọi giá trị 1 ≤ i ≤ k, hệ phương trình có vô số nghiệm và phụ thuộc mi tham số thì
ma trận A chéo hóa được. Ngược lại thì không chéo hóa được
Với mỗi giá trị i, chọn ra mi vectơ là hệ nghiệm cơ bản của (∗∗) là các vectơ riêng của A
Gộp lại ta được n vectơ riêng độc lập tuyến tính của A là a1 , a2 , . . . , an

3. Lập ma trận T sao cho các cột của T lần lượt là các vectơ riêng độc lập tuyến tính
a1 , a2 , . . . , an . Khi đó T −1 AT là ma trận chéo có các phần tử trên đường chéo chính là
các giá trị riêng. (Nếu ta xét các giá trị riêng theo thứ tự λ1 , λ2 , . . . , λk thì các phần tử
trên đường chéo chính cũng theo thứ tự λ1 , λ2 , . . . , λk )

Ví dụ: Chéo hóa ma trận  


15 −18 −16
A =  9 −12 −8 
4 −4 −6
Giải:

1. Tìm đa thức đặc trưng PA (λ)



15 − λ −18 −16

PA (λ) = det(A − λ.I) =
9 −12 − λ −8 = −λ3 − 3λ2 + 4λ + 12

4 −4 −6 − λ

Giải phương trình PA (λ) = 0


−λ3 − 3λ2 + 4λ + 12 = 0
⇔ −(λ + 3)(λ + 2)(λ − 2) = 0
Vậy ma trận A có các vectơ riêng là λ1 = −3; λ2 = −2; λ = 2
(theo định lí 3 thì ma trận A có 3 giá trị riêng khác nhau nên A chéo hóa được)

2. Tìm các vectơ riêng độc lập tuyến tính

• Với λ1 = −3 ta giải hệ phương trình A − λ1 I = 0


   
18 −18 −16 0 0 0 0 0
h1 →−2h2 +h1
 9 −9 −8 0  − −−−−−−−→  9 −9 −8 0 
h3 → −4 h +h3 5
4 −4 −3 0 9 2 0 0 9
0
Hệ phương trình có vô số nghiệm phụ thuộc 1 tham số: x3 = 0; x2 = a; x1 = a
Nghiệm tổng quát của hệ phương trình (a, a, 0) với a ∈ R
Nghiệm cơ bản của hệ phương trình là (1, 1, 0)
Chọn 1 vectơ riêng của A ứng với giá trị riêng λ1 = −3 là a1 = (1, 1, 0)

Bài giảng ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 5 triminhng@gmail.com


6

• Với
 λ2 = −2 ta giải hệ phương trình A − λ2 I = 0   
17 −18 −16 0 −1 2 0 0 −1 2 0 0
h1 →−2h2 +h1 h →9h +h2
 9 −10 −8 0  − −−−−−−−→  9 −10 −8 0  −−2−−−1−−→  0 8 −8 0 
h3 →4h1 +h3
4 −4 −4 0 4 −4 −4 0 0 4 −4 0
 
−1 2 0 0
h →−2h +h2
−−2−−−−3−−→  0 0 0 0 
0 4 −4 0
Hệ phương trình có vô số nghiệm phụ thuộc 1 tham số: x3 = b; x2 = b; x1 = 2x2 = 2b
Nghiệm tổng quát của hệ phương trình (2b, b, b) với b ∈ R
Nghiệm cơ bản của hệ phương trình là (2, 1, 1)
Chọn 1 vectơ riêng của A ứng với giá trị riêng λ2 = −2 là a2 = (2, 1, 1)
• Với
 λ3 = 2 ta giải hệ phương trình A  − λ3 I = 0   
13 −18 −16 0 1 −6 8 0 1 −6 8 0
h1 →−3h3 +h1 h →−9h +h2
 9 −14 −8 0  − −−−−−−−→  9 −14 −8 0  −−2−−−−1−−→  0 40 −80 0 
h3 →−4h1 +h3
4 −4 −8 0 4 −4 −8 0 0 20 −40 0
 
1 −6 8 0
h2 →−2h3 +h2
−−−−−−−−→ 0  0 0 0 
0 20 −40 0
Hệ phương trình có vô số nghiệm phụ thuộc 1 tham số: x3 = c; x2 = 2x3 = 2c; x1 =
6x2 − 8x3 = 4c
Nghiệm tổng quát của hệ phương trình (4c, 2c, c) với c ∈ R
Nghiệm cơ bản của hệ phương trình là (4, 2, 1)
Chọn 1 vectơ riêng của A ứng với giá trị riêng λ3 = 2 là a3 = (4, 2, 1)
3. Lập ma trận T (có các cột là các vectơ riêng a1 , a2 , a3 )
 
1 2 4
T = 1 1 2
0 1 1
 
−3 0 0
Khi đó ta có ma trận chéo T −1 AT =  0 −2 0 
0 0 2

Chú ý: Nếu ta xét các giá trị riêng theo các thứ tự khác nhau thì ta sẽ được các ma trận
T khác nhau, khi đó ma trận chéo cũng khác nhau. Đối với ví dụ phía trên ta xét các giá trị
riêng theo thứ tự −3; −2; 2 thì ta được ma trận chéo có các phần tử trên đường chéo cũng theo
thứ tự −3; −2; 2 này. Nếu ta xét theo thứ tự λi ; λj ; λk thì ma trận chéo thu được có các phần
tử nằm trên đường chéo cũng theo thứ tự λi ; λj ; λk

2.2.2 Chéo hóa phép biến đổi tuyến tính


Cho phép biến đổi tuyến tính F : V → V . Lấy B là một cơ sở bất kì của V và dimV = n, khi
đó ta có ma trận của ánh xạ tuyến tính là A = Af /B
Ta tiến hành chéo hóa ma trận Af /B . Nếu Af /B là ma trận chéo hóa được thì ta có n vectơ
riêng độc lập tuyến tính. Chọn n vectơ này lập thành một cơ sở của V , khi đó ma trận của
phép biến đổi tuyến tính trong cở sở vừa lập được chính là ma trận chéo.

Bài tập: Bài 27 trang 228; bài 31a, 31b; bài 34; bài 35 trang 229; bài 42; bài 44; bài
45 trang 231

Bài giảng ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 6 triminhng@gmail.com

You might also like