You are on page 1of 6

Đại học Công Nghệ

Bộ môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -


Lênin

Bài tập về nhà

Sinh viên: Nguyễn Trọng Việt


Lớp : NL 09-30
Bài làm

I. Phần trắc nghiệm:


Chọn 1 tình huống đúng trong các câu từ 1 đến 3:
Câu 1: Giá trị thặng dư tương đối được hình thành:
a. Do tăng năng suất lao động xã hội
b. Do tăng năng suất cá biệt
c. Do tăng năng suất lao động ngành
d. Tăng năng suất lao động của từng người
Đáp án: Giá trị thặng dư tương đối được hình thành nhờ việc tăng năng suất
lao động xã hội. Đáp án đúng là a.

Câu 2: Chi phí sản xuất TBCN


a. Gồm c + v + m
b. Số tiền mà nhà tư bản ứng ra
c. Chi phí về tư bản (c+v)
d. Toàn bộ tư bản ứng trước
Đáp án: Chi phí sản xuất TBCN là chi phí về tư bản (c+v), đáp án đúng là c.

Câu 3: Sức lao động trở thành hàng hóa khi người có sức lao động:
a. Tự do về thân thể và không có tư liệu sản xuất
b. Có quyền sở hữu năng lực lao động của mình
c. Có quyền bán sức lao động của mình cho người khác
d. Muốn lao động để có thu nhập
Đáp án: Sức lao động trở thành hàng hóa khi người có sức lao động được tự
do về thân thể và không có tự liệu sản xuất. Đáp án đúng là a.

Chọn câu trả lời đúng trong các phương án sau, từ câu 4 đến câu 7:
Câu 4: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là:
a. Giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản
b. Một phương thức sản xuất
c. Một hình thái kinh tế xã hội
d. Cả a,b,c đều sai.
Đáp án: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển cao hơn của chủ
nghĩa tư bản sau giai đoạn cạnh tranh tự do. Nó cũng là một hình thái kinh tế xã
hội. Đáp án đúng là a và c.

Câu 5: Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh:


a. Cạnh tranh giản đi
b. Thủ tiêu cạnh tranh
c. Không thủ tiêu cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh gay gắt hơn
d. Các phương án trên đều sai
Đáp án: Cạnh tranh tự do tạo nên tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Như vậy độc
quyền có nguồn gốc từ cạnh tranh. Đáp án đúng là d.

Câu 6: Lợi nhuận độc quyền thu được do:


a. Tăng năng suất lao động cá biệt của các nhà tư bản
b. Do giá cả độc quyền
c. Do tỷ suất lợi nhuận tăng
d. Tăng năng suất lao động xã hội
Đáp án: Lợi nhuận độc quyền thu được là do tư bản độc quyền áp đặt giá cả
độc quyền, tăng năng suất lao động cá biệt của các nhà tư bản đồng thời nhờ tăng
năng suất lao động xã hội. Đáp án đúng là a,b,d.

Câu 7: Tư bản tài chính là:


a. Sự dung hợp giữa tổ chức độc quyền ngân hàng và tổ chức độc quyền
công nghiệp
b. Sự dung hợp giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước
c. Sự dung hợp giữa các tập đoàn kinh tế lớn
d. Gồm cả a,b,c
Đáp án: Tư bản tài chính là sự dung hợp giữa tổ chức độc quyền ngân hàng
và tổ chức độc quyền công nghiệp. Đáp án đúng là A

II Phần tự luận
Câu 1:
Trong 8 giờ (một ngày lao động), sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị là
80USD. Hãy phân tích giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị một sản
phẩm, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.

Trả lời:
Sản phẩm tạo thành do lao động trên tạo ra là như nhau ở cả hai trường hợp a và b,
đồng thời cũng giống với trường hợp được nên ra ở đề.
Như vậy, trong 8 giờ thì sản xuất được 16 sản phẩm với tổng giá trị là 80 USD nên
giá trị mỗi sản phẩn là:
N=80/16=5 USD.
Ta lại có, 8 giờ thì sản xuất được 16 sản phẩm (mỗi sản phẩn trị giá 5 USD) như
vậy trong một giờ thì sản xuất được 16/8=2 sản phẩm.
Giá trị tổng sản phẩm làm ra:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần
Khi năng suất lao động tăng lên gấp 2 lần có nghĩa là cùng thời gian thì lượng
hàng hóa tạo thành tăng lên gấp đôi tức là cùng 8 giờ đó sẽ tạo thành 32 sản
phẩm. Do đó tổng giá trị sản phẩm sẽ bằng giá trị mỗi sản phẩm nhân với tổng
số sản phẩm
Tổng giá trị=N*(số sản phẩm)=5*32=160 USD (Tăng gấp đôi so với
80USD)

b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.


Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần có nghĩa rằng là thời gian lao động của
công nhân sẽ tăng lên 1,5 lần từ 8 giờ thành 12 giờ. Tổng số sản phẩm làm ra
trong ngày sẽ bằng số giờ làm nhân với số sản phẩm làm ra trong một giờ.
Tổng số sản phẩm=12*2= 24 sản phẩm.
Tổng giá trị =24*5=120 USD. (Tăng gấp 1,5 lần so với 80USD)

Câu 2.
Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông là 120 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá cả hàng
hóa bán chịu là 10 tỷ đồng; tổng số tiền, thanh toán đến kỳ phải trả là 70 tỷ đồng;
tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 20 tỷ đồng, số vòng luân chuyển trung bình của
đơn vị tiền tệ trong năm là 20 vòng. Số tiền trong lưu thông là 16.000 tỷ đồng. Có
thể xóa bỏ được hoàn toàn lạm phát hay không, nếu Nhà nước phát hành tiền giấy
mới và đổi tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1:1000?

Trả lời:
Ta có:
T là số lượng tiền cần cho lưu thông.
G là tổng số giá cả của hàng hóa
Gc là tổng số giá cả hàng bán chịu.
Tk là tổng số tiền khấu trừ cho nhau.
Ttt là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả.
N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.
Ta có công thức:
T = (G-Gc-Tk+Ttt)/N = (120-10-20+70)/20 = 8 tỷ.
Với số tiền lưu thông hiện tại là 16.000 tỷ và sau khi phát hành tiền giấy mới, đổi
tiền giấy cũ theo tỉ lệ 1:1000 thì chúng ta sẽ còn lượng tiền lưu thông hiện tại với
tiền giấy mới sẽ là 16000/1000= 16 tỷ. Như vậy, số tiền trong lưu thông lớn hơn
số lượng tiền cần cho lưu thông (16>8) như vậy lạm phát vẫn xẩy ra.
( Muốn cho lạm phát không xảy ra thì tỷ lệ phải là 1:x sao cho số tiền lưu thông
nhiều nhất là bằng số tiền cần cho lưu thông: 16000/x=8 => x = 16000/8 = 2000)

Câu 3.
Tư bản đầu tư là 900.000USD, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000 USD;
số công nhân làm thuê là 400.
Hãy xác định số lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra, biết rằng trình độ bóc
lột là 200%.

Trả lời:
Tổng đầu tư của tư bản là 900.000USD trong đó giành tớ 780.000USD cho tư liệu
sản xuất. Như vậy số tiền giành để trả cho công nhân lao động sẽ là:
900 000 – 780 000 = 120 000 USD. Như vậy chi phí mà tư bản sẽ phải trả cho
mỗi công nhân sẽ là: 120 000/400 = 300USD. Vì giá trị bóc lột là 200% nên tổng
giá trị mới mà mỗi công nhân tạo ra là 200% + 100% = 300%.
Như vậy số lượng giá trị mới mỗi công nhân tạo ra sẽ là 300%.300 = 900 USD.

Câu 4.
Khi nghiên cứu về CNTB độc quyền, V.I.Leenin đã dựa trên căn cứ lý luận nào
mà dự đoán: phát triển đến một giai đoạn nhất định, tất yếu sẽ ra đời CNTB độc
quyền nhà nước?

Trả lời:
Khi nghiên cứu về CNTB độc quyền, V.I.Lênin đã dựa vào các lý luận sau để dự
đoán sự ra đời tất yêu của CNTB độc quyền nhà nước:

Thứ nhất, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản
xuất càng cao, do đó đẻ ra những cớ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều
tiết xã hội đối với sản xuất và phần phối, yêu cầu kế hoạch hóa tập trung từ
một trung tâm.

Thứ hai, sự phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà
các tổ chức độc quyền không muốn kinh doanh vì lý do yêu cầu vốn cao và
thu hổi chậm chẳng hạn…điều đó đòi hỏi nhà nước tư bản phải đứng ra đảm
nhiệm kinh doanh các ngành đó.

Thứ ba,sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Do đó, đòi hỏi
nhà nước tư sản phải đứng ra xoa dịu mâu thuẫn bằng một số cách khác
nhau, có thể là trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển
phúc lợi xã hội.

Thứ tư, cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng
của các liên minh độc quyền kinh tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân
tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó
đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước cảu các quốc gia tư sản để
điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế

You might also like