You are on page 1of 125

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



TIỂU LUẬN:

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Giảng viên hướng dẫn:
Hoàng Thị Ngọc K084040539 TS. Hoàng Vĩnh Long
Nguyễn Thị Ngân K084040670
Lê Thị Hiền K084010028
Lương Tiểu Linh K084040523
Tăng Ngọc Phương Linh K084040526
Trần Phong Phú K084040686
Nguyễn Thanh Duy K084040487
Đoàn Quốc Huy K084050936
Nguyễn Võ Trung Hiếu K084040640

TP.HCM, tháng 04/2010

MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................4

Chương 1: Cơ cấu ngoại thương của Việt Nam..............................................5


1. Những lợi thế của Việt Nam trong thương mại quốc tế............................5
1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................5
1.2. Tình hình chính trị - xã hội ổn định.....................................................6
1.3. Hệ thống giao thông vận tải..................................................................6
1.4. Nguồn nhân lực dồi dào........................................................................8
1.5. Nguồn tài nguyên phong phú...............................................................9
1.6. Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế...........................................10
2. Lợi thế so sánh của Việt Nam.....................................................................11
3. Cơ cấu ngoại thương của Việt Nam qua các thời kỳ.................................14
3.1. Thời kì từ 2001 đến trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm
2007........................................................................................................14
3.2. Thời kì từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay........................21

Chương 2: Chiến lược phát triển ngoại thương và chính sách thương mại của
Việt Nàm giai đoạn 2001- 2010.........................................................................29

1. Mô hình chiến lược phát triển..................................................................29


2. Chiến lược phát triển ngoại thương 2001- 2010......................................30
2.1. Đường lối kinh tế xã hội và quan điểm phát triển của Việt Nam thời
kỳ này.....................................................................................................30
2.2. Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010..31
3. Nguyên tắc và chính sách nhập khẩu.......................................................33
4. Phương hướng và chính sách xuất khẩu..................................................33

Chương 3: Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010...........................48

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển xuất khẩu................48
1.1. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu.........................................48
1.2. Giá xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm
hàng........................................................................................................51
1.3. Trị giá xuất khẩu phân theo khối nước...............................................59
1.4. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.............................64
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhập khẩu...............94
2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ năm 2000 đến 2009....94
2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu................................................................98
2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu...............................................................104
2.4. Chủ thể tham gia nhập khẩu................................................................106
3. Những thành tựu và hạn chế......................................................................107
3.1. Thành tựu..............................................................................................107
3.2. Hạn chế..................................................................................................108

Chương 4: Phương hướng, biện pháp thúc đẩy ngoại thương Việt Nam phát
triển....................................................................................................................125

1. Vấn đề bảo hộ mậu dịch và phát triển kinh tế đối ngoại.....................125


2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tiếp cận và mở
rộng thị trường.......................................................................................127
3. Tiếp tục đổi mới các chính sách tiền tệ, tài chính, tín dụng................128
4. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cải cách thủ tục
hành chính..............................................................................................129
5. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng...................................131
6. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam........132

Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................135

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ
của sự hội nhập toàn cầu. Thế giới đang từng bước tiến tới sự nhất thể hóa, và sự
mở cửa nền kinh tế sẽ làm cho trái đất thực sự trở thành một cộng đồng với đầy ý
nghĩa hơn bao giờ hết. Thành viên trong cộng đồng này là các quốc gia chấp nhận
sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình. Quá trình
phụ thuộc ngày càng lớn đến mức nếu một quốc gia thành viên bị cô lập với thế
giới bên ngoài, chắc chắn nó sẽ bị tụt hậu và suy thoái. Khi hiểu được tính liên kết
để tồn tại là một tất yếu, ta sẽ thấy hệ thống kinh tế và các thể chế của nó sẽ là
những bước dẫn nhập đầu tiên cho sự hợp nhất này.
Thương mại quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ
thời cổ đại. Thương mại chính là nhân tố giúp cho thế giới ý thức đươc sự cần có
lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Cho tới ngày nay, hầu hết mọi người trên thế giới vì
tính tất yếu của cuộc sống vẫn luôn phải quan tâm tới không chỉ tình hình trong
nước mà cả tình hình kinh tế và thương mại quốc tế. Bởi vì những thay đổi ở ngoài
biên giới tưởng chừng không có liên quan, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp và sâu
sắc đến đời sống mỗi người. Hiểu biết tốt về kinh tế quốc tế sẽ giúp ích cho cá
nhân cộng đồng và các nền kinh tế dễ dàng điều chỉnh để không những thích ứng
với mọi hoàn cảnh mới luôn biến đổi trong nền kinh tế mà còn có thể vận dụng
một cách có lợi cho sự phát triển khu vực.
Là những sinh viên đang theo khối ngành kinh tế, với mong muốn có thêm
kiến thức về kinh tế học quốc tế và tìm hiểu về xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong những năm qua, chúng em đã quyết định thực hiện đề tài: “Ngoại thương
Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay”

CHƯƠNG I

CƠ CẤU NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM


Việt nam hiện nay là một nước đang phát triển, đang trong tiến trình mở cửa,
hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính sự phát triển của ngoại thương đã góp
phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp
phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong
trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công
nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống cho người lao động.

1. Những lợi thế của Việt Nam trong thương mại quốc tế:
1.1 Vị trí địa lý:
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển
Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp
với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây; và có ba
mặt Đông, Nam và Tây-Nam giáp biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng
Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam, phần Biển Đông có thềm lục
địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm
Đông Nam Á, và nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là một
trong những khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới.
Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, đã tạo điều kiện thúc đẩy việc hợp
tác, phát triển hoạt động ngoại thương của Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước
ASEAN là các đối tác quan trọng của Việt Nam trong hoạt động thương
mại.
Đường biển dài với sản lượng hải sản dồi dào, cũng góp phần phát
triển ngành đánh bắt thủy hải sản và xuất khẩu. Việt Nam hoàn toàn nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
và mưa theo mùa, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp.
1.2 Tình hình chính trị - xã hội ổn định:

Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn
định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và
Chính trị (PERC) 2007 tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về
khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11/9. So với các nước
ASEAN khác như Indonexia, Malayxia, Philipin, và Trung quốc, Việt nam
có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi
đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt nam đã và đang đạt được mức tăng
trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy
trì, đã giúp cho các ngành sản xuất của Việt nam phát triển mạnh mẽ, tổng
sản phẩm GDP đều tăng qua mỗi năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động thương mại quốc tế, và tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
nam ngày càng gia tăng cả về số lượng và giá trị.

1.3 Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải đã được tập trung đầu tư phát triển. Các
tuyến giao thông huyết mạch và trọng yếu được nâng cấp mở rộng và làm
mới, bảo đảm thông suốt trong cả nước thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu
hàng hóa được thuận lợi.

Đường bộ

Tính đến cuối năm 2005, tổng chiều dài đường quốc lộ trong cả nước
vào khoảng 17.300 km. Trục dọc Bắc - Nam gồm hai tuyến: Quốc lộ 1A và
đường Hồ Chí Minh. Đây là các trục đường bộ quan trọng nhất trong hệ
thống đường bộ Việt Nam. Việc xây dựng, khôi phục, nâng cấp các tuyến
này là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an
ninh chính trị, quốc phòng.

Đường sắt

Mạng lưới Đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 3.400 km nối liền
các khu dân cư, trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp, trừ khu vực
đồng bằng sông Cửu Long.

Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai
hướng:

➢ Tới Vân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai.


➢ Tới Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn.

Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới đường
sắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt
của Lào khi được phát triển.

Hàng không
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) có 17 đường
bay quốc tế, và 16 đường bay nội địa. Các sân bay lớn: Nội Bài (Hà Nội),
Tân Sơn Nhất (TP.HCM) , Đà Nẵng, Phú Bài (Huế), Cát bi (Hải Phòng),
Điện biên (Lai châu), Vinh (Nghệ An), Nha Trang, Cần Thơ...

Cảng biển

Hệ thống cảng biển Việt Nam bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển theo yêu cầu tăng trưởng của nền kinh
tế đất nước, dự kiến đạt khoảng 200 triệu tấn/năm vào năm 2010.

Hệ thống cảng biển Việt Nam được qui hoạch phân bố trên phạm vi cả
nước tại những vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm
khai thác ưu thế thiên nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển, phục vụ tốt các
vùng kinh tế, các khu công nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí khai
thác cảng.

Một số Cảng biển chính: Hòn Gai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn,
Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn ...Tổng năng lực thông qua cảng biển hiện
vào khoảng 73 triệu tấn.

1.1 Nguồn nhân lực dồi dào

Dân số

Cả nước năm 2009 là 85.8 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với
năm 1999, bao gồm 49,5% nam và 50,5% nữ. Tỷ lệ tăng dân số bình quân
năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực
thành thị vẫn ở mức cao do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây tăng
nhanh, dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình
quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là
0,4%/năm.

Nguồn nhân lực

Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại
thời điểm 1/7/2006 là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm
năm trước. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản tiếp tục giảm từ 57,2% trong năm 2005 xuống 55,7%
trong năm 2006 để chuyển dịch sang các khu vực có năng suất lao động cao
hơn, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tương
ứng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng từ 18,3% lên
19,1% và khu vực dịch vụ từ 24,5% lên 25,2%. Trong các thành phần kinh
tế, lao động thuộc khu vực nhà nước vẫn tăng nhẹ so với năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp của lao động khu vực thành thị tiếp tục giảm, đạt 4,4%, trong
đó tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,8%, của nữ là 3,9%.

Tính đến ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi
lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số (thành thị có 11,9 triệu người,
nông thôn có 31,9 triệu người), lao động nữ chiếm 46,6% tổng lực lượng
lao động. Từ số liệu trên cho thấy, Việt nam có nguồn nhân lực rất dổi dào,
đầy tiềm năng.

1.2 Tài nguyên thiên nhiên phong phú


Tài nguyên đất: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho
phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng
(khoảng 14 600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt
đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.

Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu
rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh
thái bền vững: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng
Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà Mau) v.v..

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng
sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục
địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Tài nguyên nước
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10
km). Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng
đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được
bổ sung tới 310 tỷ m3 nước, nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú.
Với diện tích mặt nước rộng lớn cả về nước ngọt lẫn nước mặn đã tạo điều
kiện cho Việt nam phát triển ngành thủy sản.

Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có
nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã
liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng
thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ.

1.3 Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế

➢ Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng
thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB);

➢ Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25
nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của
Việt Nam);

➢ Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN),

➢ Tham gia vào AFTA

➢ Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT);

➢ Tháng 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên
sáng lập;

➢ 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành
viên của APEC;

➢ Năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ…
➢ Tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO; ngày 11/01/2007 Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố Việt Nam sẽ chính thức trở thành
thành viên thứ 150.

➢ Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp
tác kinh tế - thương mại khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN
(2001), tham gia APEC (1998).

Việt nam tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới góp phần
tăng cường, mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán với các nước trên
thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, tăng số lượng bạn
hàng. Đồng thời, cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho hoạt động
ngoại thương của Việt nam vào các nước, như việc làm giảm các hàng rào
thương mại, tự do thương mại.

1. Lợi thế so sánh của Việt Nam

Từ những lợi thế trên đã cho thấy được tiềm năng của ngoại thương
Việt Nam rất cao. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và nguồn tài nguyên
phong phú là hai lợi thế nổi bật nhất của nền kinh tế Việt nam so với nhiều
nước khác. Theo học thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế,
Việt nam nên xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế, và nhập khẩu các
mặt hàng mà mình không có lợi thế, để làm tăng hiệu quả của nền kinh tế
khi tận dụng được nguồn lực hạn chế, cũng như mang được lại nhiều lợi ích
kinh tế xã hội cho quốc gia qua hoạt động trao đổi, buôn bán. Và để tận
dụng được lợi thế trên, theo mô hình Heckscher-Olin, Việt nam nên tập
trung sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng yếu tố mà Việt nam dư
thừa (đó là lao động và tài nguyên); và nhập khẩu các mặt hàng có nguồn
lực khan hiếm.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn từ năm
2000 - nay:
➢ Nhóm nông, lâm, thủy sản: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, rau
quả, chè, đường, gỗ, quế…
➢ Nhóm nhiên liệu, khoáng sản: crôm, dầu thô, than đá, thiếc…
➢ Nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ: hàng dệt may, giày dép; hàng
gốm sứ; hàng mây, tre, cói, lá, thảm; hàng thêu…
➢ Nhóm hàng khác
Đây đều là các nhóm mặt hàng thâm dụng yếu tố lao động và tài
nguyên thiên nhiên, là các yếu tố mà Việt nam đang dư thừa. Ví dụ: gạo, cà
phê, cao su (thâm dụng lao động và tài nguyên đất); thủy sản (thâm dụng
lao động và tài nguyên nước); hàng dệt may, giày dép (thâm dụng lao
động); than đá, dầu thô (thâm dụng tài nguyên khoáng sản)…

Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu:

➢ Tư liệu sản xuất:


 Máy móc, thiết bị: thiết bị, phù tụng ngành dệt, may, ngành da giày,
ngành giấy, ngành nhựa; máy và phụ từng sản xuất xi măng; máy
móc thiết bị hàng không; linh kiện điện tử…
 Nguyên, nhiên vật liệu: xăng, dầu các loại; dầu mở nhờn; sắt; thép;
phân bón; nhựa đường; bông; thuốc trừ sâu; bột mỳ…
➢ Hàng tiêu dùng: máy điều hòa nhiệt độ, xe máy, ôtô, sữa, thuốc…

Các mặt hàng nhập khẩu là các mặt hàng mà Việt nam hiện có nguồn
lực khan hiếm(nguồn nhân lực có trình độ cao, tư bản) và chưa đủ điều kiện
để sản xuất: (cơ sở hạ tầng, công nghệ, kỹ thuật cao), chủ yếu là các mặt
hàng thuộc nhóm ngành công nghiệp.

Trong mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra cho nền
kinh tế Việt nam. Nước ta đang dần chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ ngành
nông nghiệp sang ngành công nghiệp.

Để dễ phân tích, ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm
nhóm:
Nhóm A: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao
động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du
lịch, v.v..

Nhóm B: Những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng
nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ
uống, v.v..

Nhóm C: Những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài
nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu.

Nhóm D: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao
động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như
đồ điện gia dụng, xe máy, máy bom nước và các loại máy móc khác, bộ
phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v..

Nhóm E: Những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như
máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v..

Nhóm A và nhóm B là những nhóm ngành mà Việt Nam có lợi thế so


sánh. Nhưng trong hai ngành chủ lực là may mặc và giày dép, hiện nay Việt
Nam chỉ mới tập trung trong công đoạn gia công và chủ yếu dựa vào lao
động giản đơn. Các giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị hoàn toàn phụ
thuộc nước ngoài. Việt Nam cần nỗ lực nội địa hoá các công đoạn có giá trị
tính thêm cao. Nhưng dù sao các ngành này vẫn là nhóm thuộc các ngành
Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh, nghĩa là những ngành đã và hiện đang có
sức cạnh tranh. Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế hiện tại, có ngành đã phát huy
được, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng cũng có ngành
chưa phát huy được do môi trường hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế.

Vấn đề quan trọng hơn, để chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu
của Việt nam trong tương lai, cần phải xác định được những lĩnh vực mà
nhu cầu thế giới đang tăng, đồng thời Việt Nam phải có lợi thế so sánh
động. Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai
gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, nguồn nhân lực và khả năng tích
luỹ tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh
các điều kiện đó, sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức
cạnh tranh hiện thực.

Vấn đề khẩn cấp đối với Việt Nam hiện nay là xác định được những
ngành hội đủ hai điều kiện này, và từ đó đưa ra các chính sách tạo ra các
tiền đề, điều kiện để tiềm năng biến thành hiện thực. Trong các nhóm ngành
công nghiệp trên, nhóm D và E là nhóm Việt nam có lợi thế so sánh động,
vì có đủ hai điều kiện nêu trên: nhu cầu thế giới vẫn đang tăng cao về các
mặt hàng trong nhóm đó, và lợi thế so sánh động của Việt nam thể hiện ở
chỗ các nước có điều kiện tương đồng với Việt nam đã làm được điều này,
và hiện tại Việt nam cũng đang thu hút được đầu tư của các công ty nước
ngoài vào việc phát triển các nhóm ngành này.

1. Cơ cấu ngoại thương của Việt Nam qua các thời kì


3.1 Thời kì từ 2001 đến trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm
2007

Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa 1986 đã mở ra cho
Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi
thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ
tại thị trường các nước, mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao
phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.

Chính sách “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” đã giúp
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu
vực. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với
40 nước, thì ngày nay nhờ thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, làm
bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có
lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 170 nước trên thế giới, ký kết
các hiệp định thương mại đa phương và song phương với trên 80 quốc gia,
thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị
trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa
ở Đông Á.

Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi
năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam
từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 26 tỷ
USD năm 2004 và 32,23 tỷ USD năm 2005.

Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh
tế - chính trị thế giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm
2002, và bứt phá trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm
2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm là 20,5%. Kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006 đã đạt
39,6 tỷ USD, vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005.

Hàng xuất khẩu:

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Trong giai đoạn
1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản,
gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2005, các mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm
gỗ, điện tử và gạo. Cơ cấu này phản ánh xu hướng gia tăng các chủng loại
mặt hàng chế biến, chế tạo, và sự giảm đi về tỷ trọng của các mặt hàng xuất
khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù có
sự tiến bộ như vậy, nhưng các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến
nay vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đòi hỏi một sự nỗ lực lớn hơn nữa để tăng
nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:

a. Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:


Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định.
Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai
đoạn 2001-2006 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ
dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các
nước khác không đạt nhiều tiến triển.

Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới
kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu
2006-2010, Bộ thương mại đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản,
nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010, trong đó giá trị xuất khẩu dầu
thô còn 6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD.

b. Nhóm hàng nông lâm thủy sản

Trong vòng 6 năm 2001-2006, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã
tăng lên gần gấp 3 lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị
trường thế giới. Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế
giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất
chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2006, do
tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.

Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn
tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam
những năm qua có xu hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng
vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có xu hướng tăng lên.

Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước
những thời cơ và thách thức mới. Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế
mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu dài cần phát triển theo hướng: nâng
cao dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt
động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý.
c. Nhóm hàng chế biến:

Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt
may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ
công mỹ nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này thành hai nhóm:

+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực
phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây
dựng, sản phẩm gỗ.

+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.

(1) Dệt may, da giày:

Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 6 năm qua luôn
ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày
là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù
hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế của các ngành
này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60%-70%), hao
phí điện năng lớn.

(2) Sản phẩm gỗ

Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong
giai đoạn 2001-2006. Trong vòng 6 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần.
Năm 2004 có tốc độ tăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng
có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

(3) Máy tính và linh kiện điện tử:

Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng
có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như không
tính năm 2002 xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng
này giai đoạn 2003-2006 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ
lực.
Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da
giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất
khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết
các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công.
Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhìn
chung, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa vào
khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh
thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp gắn bó, liên kết chặt chẽ
với nhau hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Hàng nhập khẩu

Nhập khẩu năm 2006 đã phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu
và tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, mặc dù cung-cầu và giá cả của một số
mặt hàng chiến lược có biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng nhập
khẩu vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trong nước và không xảy ra các cơn
sốt giá trên thị trường trong nước (có lúc xăng dầu cực kỳ khan hiếm nguồn
cung trên thị trường thế giới, tương tự giá phân bón cũng đã có lúc tăng
mạnh trên thị trường thế giới).

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng
trong giai đoạn 2001-2006 lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm
2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng
nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc,
thiết bị và hàng tiêu dùng.

Tình trạng nhập siêu:

Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2006. Ngoại trừ năm
2005 có giá trị nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng
liên tục.
Nhập khẩu năm 2006 tăng ở tất cả các thị trường. Quy mô và tốc độ
tăng của từng khu vực thị trường so với năm 2005 như sau:

Châu lục T.hiện năm 2005 Ước năm 2006 Tốc


Kim Tỷ Kim Tỷ độ
ngạch trọng ngạch trọng tăng/
(tr.USD) (%) (tr.USD) (%) giảm
(%)
Châu Á 29.844 81 35.843 80,7 42,6
Châu Mỹ 1.569 4,3 1.885 4,2 20,6
Châu Âu 4.528 12,3 5.438 12,2 26,4
Châu Đại 648 1,8 778 1,8 31,9
Dương
Châu Phi 268 0,7 322 0,7 77,7
Tổng cộng 36.978 44.410
- Châu Á: là thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt trên
35,84 tỷ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 80,7%
KNNK của các thị trường. Trong đó, khu vực Đông Nam Á đạt kim ngạch
10,85 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2005.

- Châu Âu: là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ hai với gần
5,44 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,2%
KNNK của các thị trường. Trong đó, các nước EU (25) đạt kim ngạch 3,72
tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

- Châu Mỹ: Là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 3, đạt gần
1,9 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% KNNK của
các thị trường.
- Châu Đại Dương: đạt kim ngạch 778 triệu USD, tăng 31,9% so với
cùng kỳ năm trước, chỉ chiếm 1,8% KNNK của các thị trường.

- Châu Phi - Tây nam Á: tuy là thị trường có KNNK thấp nhất trong
các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, đạt 322 triệu USD, chỉ chiếm 0,7%
KNNK của các thị trường nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao
nhất, tăng 77,7% so với cùng kỳ năm trước

3.2 Cơ cấu ngoại thương Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO 2007 đến nay
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt
Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc
biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước phát triển mạnh
mẽ. Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động
ngoại thương ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.

Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO

Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận
lợi để phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị
trường thế giới dễ dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng
hoá Việt Nam được cắt giảm. Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã
và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ
theo Nghị định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt
đối xử; tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của
nước ta.

Về xuất khẩu hàng hoá:

Hiện nay các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam
vẫn là các mặt hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử
dụng lao động rẻ.
Năm 2007, xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng
trưởng với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so
với năm 2006 (7,9 tỷ USD) và vượt 15,5% so với kế hoạch. Trong đó, khu
vực kinh tế trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58%
và tăng 18,4%. Có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD.

Thắng lợi tương đối toàn diện của ngoại thương năm 2006 và việc gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo ra thế và lực mới cho
nước ta khi bước vào năm 2007. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn tác động
nên trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu chỉ đạt 3,74 tỉ USD/tháng. Đến
6 tháng cuối năm, đặc biệt trong hai tháng cuối cùng, do có nhiều cố gắng
vượt bậc nên xuất khẩu cả năm đã đạt kết quả như mong muốn.

Năm 2007, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên và đã có
sự phân hoá rõ rệt: 4 mặt hàng bứt phá mạnh hơn đạt trên 3 tỉ USD, 2 mặt
hàng đạt trên 2 tỉ USD. Việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa
Kỳ đầu năm 2007 và các biện pháp điều hành chủ động của nước ta phù
hợp với bối cảnh bị Hoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may
nhập khẩu từ Việt Nam, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm
đầu tư, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng,
nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều, trong đó riêng vào thị trường Hoa
Kỳ tăng 27%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, hàng dệt may đứng thứ nhì sau
dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô, đứng đầu các mặt hàng xuất
khẩu. Cũng nhờ giải quyết được những khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu
sản phẩm gỗ vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật đều tăng từ 12
đến 28% so với cùng kỳ năm 2006, đứng thứ 5 trong danh sách các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực. Đồ gỗ đã có mặt tại các thị trường của 120 nền
kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu về
xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Xuất khẩu than đá vào các thị
trường chính tăng 22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất
khẩu), đây là mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu
năm.

Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới,
trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng,
bảo quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu
năm. Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo
Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt
Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa
Kỳ, Nhật Bản - là những thị trường có yêu cầu khắt khe.

Cà phê xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến
1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo. Dù ảnh
hưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên
toàn cục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ
đứng trên thị trường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... , có
giá cao và năng lực chế biến tăng. Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định
ngôi vị cao nhất, có mặt trên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa
Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường
Hoa Kỳ tăng tới 33%, giá cũng tăng hơn khoảng 190 USD/tấn. Từ chỗ
chúng ta chỉ chế biến từ hạt điều thô thu gom nội địa, nay phải nhập khẩu
thêm hạt điều thô để chế xuất cho đủ công suất các dây chuyền chế biến và
còn xuất khẩu cả công nghệ chế biến hạt điều, nên càng làm cho hình ảnh
mặt hàng này thêm ấn tượng. Thêm nữa, 100 nghìn tấn hạt tiêu xuất khẩu
(chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu) đã duy trì vị trí số 1 của Việt Nam về
xuất khẩu mặt hàng này.

Năm 2007 là năm đầu tiên khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong
nước có mức tăng trưởng hiếm thấy, tăng 23,1%, vì trước đây, mức tăng
trưởng của khối này thường thấp hơn mức tăng trưởng chung và khối doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy vậy các doanh nghiệp
có vốn FDI vẫn chiếm tỷ trọng 58,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn vẫn tiếp tục dẫn
đầu. Bình Dương vượt qua 5 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm 2006. Hà Nội
vượt 4 tỉ USD. Hải Phòng trong 11 tháng đã đạt 1 tỉ USD. Thành phố Hồ
Chí Minh tiếp tục giữ vị trí hàng đầu, với tổng kim ngạch (không kể dầu
thô) trên 6 tỉ USD. Cũng có địa phương chưa đạt mục tiêu, song do kim
ngạch nhỏ nên không làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng cao của cả nước.

Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có trị giá lớn, công
nghệ cao đang được triển khai với tín hiệu tốt. Lần đầu tiên chúng ta xuất
khẩu được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp Nhà
máy Điện tại Ấn Độ. Công ty dịch vụ cơ khí hàng hải cũng hạ thủy tại cảng
Vũng Tầu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Ma-lai-xia...

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức: Hàng trăm hội trợ
triển lãm với quy mô khác nhau đã diễn ra ở trong và ngoài nước, trong đó
có các hội chợ có tiếng về đồ gỗ ở Hoa Kỳ, thủy sản ở châu Âu và hội chợ
Trung Quốc - SEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc;
nhiều lượt đoàn cán bộ đi khảo sát các thị trường trọng điểm, tiềm năng, thị
trường xa, láng giềng, tiếp tục khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông
Âu; nhiều doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong
những chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những
“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký
kết được nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ trị giá hàng tỉ USD. Các hoạt động
đó góp phần quảng bá tiềm năng kinh tế - thương mại Việt Nam; gương mặt
mới về xuất khẩu của Việt Nam, nhất là thương hiệu quốc gia; giúp cho
doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, nắm bắt được nhu cầu,
thị hiếu của khách hàng, trên cơ sở đó tổ chức sản xuất, kinh doanh; giúp
các nhà quản lý học tập kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong xuất khẩu vẫn còn bộc
lộ một số tồn tại: Hàng da giày, do còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất
đến phương thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện
Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU; nhiều doanh nghiệp chưa
thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nên
mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt
hàng xuất khẩu dưới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng
trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nước
ngoài. Hàng thủ công mỹ nghệ sau chuỗi tăng trưởng cao, đến năm nay tình
trạng thiếu gay gắt về nguyên liệu đã bắt đầu bộc lộ, từ chỗ 90% dùng
nguyên liệu trong nước, nay tỷ lệ nhập khẩu tới 60%. Mẫu mã tự sáng tác
còn nghèo nàn, nên phải dùng gần 90% số mẫu do nước ngoài đặt hàng, vì
thế chưa tạo được nét bản sắc của Việt Nam trong mỗi sản phẩm. Xe đạp và
phụ tùng xe đạp là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu bị tụt dốc.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng vào các thị trường không đều, trong
khi vào thị trường ASEAN, EU, Hoa Kỳ tăng khá cao thì một số thị trường
quan trọng khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Nga … chưa
được như kỳ vọng. Thị trường châu Phi – Tây Nam Á, có triển vọng tốt,
song kim ngạch vẫn nhỏ chưa thể làm thay đổi cơ cấu thị trường.

Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương
đương 73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trước
đó. Khu vực doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch xuất khẩu 37,3 tỷ USD (kể
cả dầu khí), chiếm tỷ trọng 57,4% tổng kim ngạch cả nước và tăng 34,6%
so với năm 2007. Doanh nghiệp vốn trong nước chỉ đạt 27,7 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 42,6% tổng kim ngạch cả nước và tăng 36,5% so với năm 2007.

Năm 2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc
độ tăng GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so
với tổng giá trị GDP. Gia nhập WTO, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt
Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập
khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản, đến năm 2008 Việt Nam đã
có quan hệ thương mại với 230 nước trên thế giới, trong đó hàng hoá của ta
xuất sang 219 nước.

Trong 3 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng. Một số
mặt hàng tăng khá, mặt hàng gạo đạt 1.743 nghìn tấn, tăng 71,3%; Hạt tiêu:
25 nghìn tấn, tăng 64,5%. Chè tăng 10,2% về lượng và đạt 29 triệu ha, tăng
10,5% về kim ngạch. Rau quả đạt 91 triệu USD, tăng 2,6%…

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và giày dép theo từng tháng
giai đoạn 2007 - 2009

Về nhập khẩu hàng hoá:

Đến nay Việt nam nhập khẩu từ 151 nước trên thế giới. Năm 2007,
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm
2006, đứng thứ 41 trên thế giới. Năm 2007 nhập siêu lên trên 13,1 tỷ USD,
bằng 27,5% kim ngạh xuất khẩu. Có 3 mặt hàng nhập siêu lớn hơn 2 lần so
với năm 2006 là ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động
thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt nam đạt 84 tỷ USD, tăng
34% so với năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 28,5 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim
ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 55,5
tỷ USD, chiếm 66,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng 35,5% so
với năm 2007.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng,
xăng dầu, thép… Thị trường nhập khẩu năm 2008 tập trung chủ yếu vào
Châu Á, trong đó nổi bật là các thị trường Trung Quốc, Singapore, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…

Nhập khẩu quý I/ 2009 giảm mạnh, nhập khẩu tháng 1 đạt 3.344 triệu
USD (giảm 55% so với cùng kỳ năm trước), tháng 2 đạt 4.188 triệu USD
(giảm 31,9%), tháng 3 ước 4.300 triệu USD (giảm 45%). Một số mặt hàng
giảm mạnh như: sữa và sản phẩm sữa (-20%), thức ăn gia súc và nguyên
phụ liệu(-51,9%), xăng dầu (-60,2%), hoá chất ( -31,3%), sản phẩm hoá
chất (-28,2%),…

Thời gian qua chúng ta cũng đã thực hiện tích cực các biện pháp kiềm
chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ôtô và
linh kiện ôtô, vàng; kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu
dùng và cắt giảm đầu tư…đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập
siêu một cách hiệu quả. Tuy việc nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu đang được
kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể mức nhập siêu năm 2007: 14,3 tỷ
USD, tăng 2,8 lần năm 2006; 2008: nhập siêu 17,5 tỷ USD.

Theo Bộ Công thương, trong năm 2009, Việt Nam sẽ nhập khẩu hàng
hoá trị giá 96,6 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2008, trong đó các doanh
nghiệp (DN) trong nước tăng 15,1% và các DN có vốn đầu tư nước ngoài
tăng 14,9%. Nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên, nhiên vật
liệu phục vụ cho đầu vào sản xuất xuất khẩu sẽ tiếp tục gia tăng, chiếm tỷ
trọng 76% với 74,2 tỷ USD. Nhóm mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu bao
gồm giấy, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm dầu gốc, gas…, chiếm tỷ trọng
16,7% với 16,3 tỷ USD. Dự kiến nhóm hàng hạn chế nhập khẩu bao gồm
nguyên phụ liệu thuốc lá, ô tô và phụ tùng ô tô dưới 12 chỗ ngồi, linh kiện
xe gắn máy… sẽ chiếm 7,2%, khoảng 7 tỷ USD. Châu Á vẫn là thị trường
nhập khẩu chính của Việt Nam, với tỷ trọng khoảng 75-85%, tiếp theo là
EU và châu Mỹ. Dự kiến trong năm 2009, các biện pháp kiểm soát nhập
khẩu thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan sẽ được áp dụng
mạnh để giảm nhập siêu. Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng; xăng dầu; sắt thép; phân bón; chất dẻo nguyên liệu; máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

CHƯƠNG II
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG
VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA
VIỆT NAM 2000 - 2010
1. Mô hình chiến lược phát triển

1.1 Vài nét về chiến lược

Chiến lược thường được hiểu là đường hướng và cách giải quyết
nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài. Chiến
lược xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển mong muốn, thể hiện sự
nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến lược là
trong thời gian dài, như vậy để thực hiện chiến lược thì trong mỗi giai đoạn
cần có chiến thuật riêng. Chiến thuật là đường hướng và cách giải quyết
nhiệm vụ mang tính từng mặt, từng thời điểm , từng khu vực nhằm thực
hiện chiến lược đặt ra.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình chiến lược

Chế độ chính trị, xã hội và con đường phát triển được lựa chọn có ảnh
hưởng quyết định đến nội dung của chiến lược.

Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất
nước, gắn với các yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó.

1.3 Phân loại mô hình

○Căn cứ vào nguồn lực: Chiến lược dựa vào nguồn lực bên trong và chiến
lược dựa vào nguồn lực bên ngoài.

○ Căn cứ vào mô hình cơ cấu kinh tế: Chiến lược lựa chọn các ngành then
chốt, chiến lược phát triển ngành mang lại hiệu quả nhanh nhất, chiến
lược thay thế nhập khẩu, chiến lược hướng vào xuất khẩu, chiến lược
phát triển toàn diện…

○Căn cứ vào chức năng: Chiến lược tăng trưởng, chiến lược quản lý vầ
chiến lược con người.

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc UNIDO cũng
đưa ra các mô hình chiến lược: Tăng trưởng nhanh, dựa vào nguồn lực
trong nước, nhằm vào các nhu cầu cơ bản, tập trung vào tạo việc làm.

Nói chung, một quốc gia không thể theo đuổi một mô hình chiến
lược riêng biệt nào bởi vì tùng loại hình chiến lược nêu trên chỉ đáp ứng
từng mặt trong từng giai đoạn cụ thể mà không đáp ứng được mục tiêu
phát triển tổng thể toàn diện. Trong thực tiễn, một chiến lược phù hợp
quy luật phát triển phải là chiến lược hỗn hợp, kết hợp các loại hình trên,
trên cơ sở xem xét nhiều chính sách và mô hình phát triển khác nhau,
nhằm đạt tới sự phát triển đáp ứng được ba yêu cầu: phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững.

2. Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam thời kỳ 2001-2010
1.
2.
2.1. Đường lối kinh tế xã hội và quan điểm phát triển của Việt Nam thời kỳ này
Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định đường lối kinh tế của Việt Nam
là: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực
lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn
lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả
và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế
xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.”

Mục đích chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2001 –
2010 là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của
nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Quan điểm phát triển:

➢ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
➢ Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng
cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết.

➢ Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi
nguồn lực.

➢ Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.

➢ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng - an ninh.

1.1. Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010

Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương
hóa, đa dạng hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp
với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan
hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC…

Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh
tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nâng
cao năng lực canh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản
phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa
hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm
lượng công nghiệp cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với
hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất trong
nước. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực
hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất
trong nước.

Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ: du lịch, xuất khẩu lao
động, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tiền tệ, dịch vụ kỹ thuật, tư
vấn, thu hút kiều hối.
Chủ động tích cực thâm nhập vào thị trường quốc tế, chú trọng các
thị trường trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các
thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị
trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại
diện ngoại giao ở nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức, các cá nhân trong
và ngoài nước tham gia các hoạt động mô giới, khai thác thị trường quốc
tế.

Điểm đáng chú ý trong chiến lược phát triển ngoại thương của nước
ta là:

➢ Coi xuất nhập khập khẩu cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác
không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân mà
còn là động lực phát triển kinh tế của đất nước.
➢ Chủ động cơ hội phát triển, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,
nhanh chóng hình thành một số tập đoàn kinh tế thương mại.
➢ Coi trọng việc xuất khẩu có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm
lượng trí tuệ và công nghệ cao; chú trọng xuất khẩu dịch vụ, tạo đà
cho xuất khẩu tăng tốc và đạt hiệu quả.
1.
2.
3. Nguyên tắc và chính sách nhập khẩu:
1.

2.

3.

1.

2.

3.
3.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu

➢Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao

➢Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt
Nam

➢Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu

a)

a)

1.

2.

1.

2.

2.1.

1.1. Chính sách nhập khẩu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
đến năm 2010, tầm nhìn 2020, chính sách nhập khẩu của nhà nước ta trong
những năm tới là:

Trước mắt dành một phần ngoại tệ nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu
phục vụ sản xuất trong nước. về lâu dài, một số nguyên liệu có thể tự lực
cung cấp bằng nguồn lực trong nước như xăng dầu, phân bón, bông sợi…

Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ mới phục vụ cho việc
thực hiên những mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho
tăng trưởng xuất khẩu. chú ý nhập khẩu dụng cụ phụ tùng thay thế đúng
chủng loại.

Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, dành một
tỷ lệ ngoại tệ thích hợp để nhập khẩu tư liệu tiêu dùng thiết yếu, và bảo hộ
chính đáng sản xuất nội địa.

1. Phương hướng và chính sách phát triển xuất khẩu:


1.

2.

3.

4.

4.1. Phương hướng phát triển xuất khẩu:

Để xác định phương hướng xuất khẩu, ta căn cứ vào nguồn lực trong nước
(như dân số và lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng…),
nhu cầu của thị trường nhập khẩu (các thị trường truyền thống và các thị trường
trong khu vực), và hiệu quả kinh tế (tức là lợi thế tương đối của mặt hàng xuất
khẩu).

Căn cứ vào nguồn lực trong nước và bối cảnh quốc tế, trong Chiến lược
phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 do Bộ Thương mại xây dựng đệ
trình Chính phủ và năm 2000 có đưa ra kế hoạch đến năm 2010 tổng kim ngạch
xuất khẩu dữ đạt 50 tỷ USD. Trong đó, khoáng sản đạt 1,75 tỷ, nông lâm thủy
sản đạt 8,6 tỷ, hàng chế biến chính đạt 20,6 tỷ, hàng chế biến cao đạt 7 tỷ, các
mặt hàng khác đạt 12,05 tỷ.

Thực tế năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 32,233 tỷ
USD, vượt mức kế hoạch đặt ra là 27 tỷ (bằng 104,9% chỉ tiêu) tăng so với năm
2004 là 21,6%. Do vậy, theo dự đoán của các nhà kinh tế, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 54 đến 65 tỷ USD theo 2 phương
án sau”

2006-
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
2010
PA thấp
KN(tr.USD) 35.305 40.600 45.879 50.008 54.174 225.996
(XK tăng
12%/năm) Tốc độ tăng (%) +15 +15 +13 +9 +8.3 +12

PA cao
KN(tr.USD) 36.273 42.802 49.65 56.601 64.3564 249.89
(XK tăng
16%/năm) Tốc độ tăng (%) +18 +18 +16 +14 +14 +16

Nguồn: Đề tài khoa học – Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại – Mã số:
2004-78-23
Để đạt được mục tiêu trên, phương hướng xuất khẩu của Việt Nam cần
nhắm tới

➢Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
➢Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thương mại
ở mức hợp lý.
➢Mở rộng, đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh. Hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới.
➢Đa dạng, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu.

a)

1.

2.

3.

4.

4.1.

4.2. Chính sách phát triển xuất khẩu

1.

2.
3.

4.

4.1.

4.2.

4.2.1.Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

a) Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn
2020 có đưa ra định hướng về việc phát triển các vùng: “các vùng, khu vực
đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo thêm thế mạnh của mình theo cơ cấu
kinh tế mở, gắn với nhu cầu trong nước và ngoài nước”.

Vùng Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ


Đồng bằng Phát triển cây lương thực gắn Chú trọng phát triển các khu công
sông Hồng với các vùng chuyên canh nghiệp, khu công nghệ cao, công
và vùng rau, cây ăn quả, mở rộng nghiệp xuất khẩu, điện tử, thông tin
kinh tế nuôi trồng thủy sản. và một số cơ sở cơ khí đóng tàu,
trọng điểm luyện kim, phân bón.

Các dịch vụ có hàm lượng tri thức


cao, đào tạo, khoa học công nghệ,
thương mại, y tế, văn hóa, du lịch.
Miền Đông Cây công nghiệp, cây ăn quả, Hình thành và phát huy vai trò của
Nam Bộ và chăn nuôi công nghiệp, đại các trung tâm thương mại, xuất khẩu,
vùng kinh gia súc, hình thành các vùng viễn thông, du lịch, tài chính ngân
tế trọng chuyên canh tập trung gắn hàng, khoa học, công nghệ và văn
điểm với công nghiệp chế biến. hóa của cả nước.Đẩy mạnh công
nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất
điện, phân bón và hóa chất từ dầu
khí.
Bắc Trung Tăng nhanh sản xuất cây Hình thành các khu công nghiệp ven
Bộ, Duyên công nghiệp, cây ăn quả, biển, khu công nghiệp-thương mại
hải Trung chăn nuôi đại gia súc, kết tổng hợp trên các cửa khẩu và hành
bộ và vùng hợp với công nghiệp chế lang các tuyến đường. Chú trọng
kinh tế biến, đẩy mạnh trồng rừng, phát triển cá ngành công nghiệp chủ
trọng điểm khai thác có hiệu quả nguồn đạo: lọc, hóa dầu, chế biến, chế tạo
miền lợi thủy sản, phát huy hợp tác và các loại hình dịch vụ khác như du
Trung với nước bạn Lào. lịch, cảng biển.
Trung du Phát triển mạnh cây công Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng:
và miền nghiệp, cây ăn quả, cây dược thủy điện, đường liên tỉnh, tập trung
núi Bắc Bộ liệu. cây đặc sản, chăn nuôi các khu vực chế biến nông lâm sản
đại gia súc gắn với chế biến. xuất khẩu. Phát triển du lịch sinh
thái, đẩy mạnh phát triển các đô thị
trung tâm, nâng cấp các cửa khẩu
biên giới và phát triển kinh tế thương
mại với Trung Quốc.
Tây Thâm canh cây công nghiệp, Chú trọng phát triển công nghiệp
Nguyên kết hợp trồng và bảo vệ rừng, khai khoáng, năng lượng và chế biến.
phát triển chăn nuôi đại gia Đẩy mạnh hoạt động kinh tế thương
súc gắn với công nghiệp chế mại, dịch vụ với 2 nước láng giềng
biến. Lào và Campuchia.
Đồng bằng Tập trung đầu tư phát triển Đẩy mạnh công nghiệp cơ khí, chế
sông Cửu các vùng sản xuất lúa gạo, biến nông nghiệp, kết hợp với
Long thủy sản, cây ăn quả với các thương mại dịch vụ, chú trọng phát
trường, viện nghiên cứu nông triển du lịch sinh thái. Phát triển hợp
nghiệp và các khu công tác kinh tế với Campuchia.
nghiệp chế biến.

a)
b) Chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu

Các ngành kinh tế trọng điểm, bao gồm các ngành có kim ngạch xuất
khẩu lớn và tăng trưởng tương đối nhanh, được định hướng xuất khẩu trở
thành ngành có vị trí chi phối đối với nhiều ngành khác, có tỷ trọng lớn trong
nền kinh tế và xuất khẩu, được tập trung đầu tư vốn và nhân lực ở mức tối
đa.
Ngành kinh tế mũi nhọn định hướng xuất khẩu là ngành có triển vọng
xuất khẩu lớn trong tương lai. Sản phẩm trong ngành đáp ứng được như cầu
lớn và ngày càng tăng, đồng thời khai thác được lợi thế trong nước.
Trong toàn bộ nền kinh tế: cần chuyển dịch cơ cấu theo hướng công
nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Trong từng
ngành, việc xây dựng chiến lược phát triển phải dựa trên nhu cầu và khuynh
hướng tiêu dùng của thị trường thế giới.
➢ Công nghiệp: phát triển xuất khẩu những ngành công nghiệp chế biến
thâm dụng lao động, đòi hỏi trình độ công nghệ trung bình; tạo sự đột phá
trong công nghiệp chế biến những sản phẩm nông nghiệp đang có lợi thế;
tăng cường liên kết công nghiêp, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Chú trọng đầu tư và phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý. Tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, giảm chi phí trung gian.

➢ Nông nghiệp: giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế,
nhưng vẫn chú trọng đầu tư nhưng ngành có thế mạnh, có khả năng xuất
khẩu, chuyển dịch cơ cấu ngành trước hết ưu tiên cho mục tiêu an ninh
lương thực quốc gia, tăng nguồn nông sản cho chế biến xuất khẩu, đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp và nông thôn theo hướng
hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với điều kiện sinh thái
vùng và nhu cầu thị trường, xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý, tăng cường
tiềm lực khoa học công nghệ trong nông nghiệp, chuyển giao giống mới,
cải tiến kỹ thuật canh tác, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống thủy lợi
ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động
trong sản xuất và đời sống. nâng cao khả năng dự báo thiên tai, chủ động
phòng chống, hạn chế thiệt hại, nâng cao chất lượng cây trồng, cung cấp đủ
nguyên liệu cho các ngành chế biến trong nước và xuất khẩu.

➢ Dịch vụ: công nghệ thông tin và phần mềm: khuyến khích các tổ chức kinh
tế - xã hội tin học hóa hoạt động của mình nhằm thúc đẩy phát triển thị
trường phần mềm.

➢ Du lịch: khai thác lợi thế cảnh quan, truyền thống văn hóa, lịch sử, liên kết
với các nước trong khu vực, vận tải (đường biển, hàng không): nâng cấp
các bến cảng, sân bay có khả năng khai thác cao.

➢ Xây dựng: phát triển các tổ chức nghiên cứu, tư vấn, thiết kế xây dựng, các
trang thiết bị công nghệ trong xây lắp. thực hiện chính sách hiện đại hóa
công nghệ phù hợp với trình độ phát triển, tận dụng tối đa lao động thủ
công trong nước. khuyến khích xuất khẩu lao động kỹ thuật, tham gia đấu
thầu và nhận công trình ở nước ngoài.

a)

b)

c) Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Theo định hướng đã đề ra ở trên, ta cần chủ động gia tăng xuất khẩu
các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, chú trọng các sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô,
chú trọng gia tăng hoạt động dịch vụ xuất khẩu.
Nhóm hàng nguyên liệu: Với 2 mặt hàng chính là dầu thô và than đá,
chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu cả nước, dự kiến sẽ giảm đến 3,5%
trong năm 2010. Lý do là trong năm 2009, dự án lọc dầu Dung Quất đã
được đưa vào hoạt động, dầu thô được đưa vào phục vụ nhu cầu trong nước
nhiều hơn. Bên cạnh đó, xuất khẩu than đá tuy làm tăng kim ngạch xuất
khẩu nhưng lại có tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái. Các khoáng
sản khác chủ yếu phục vụ cho các ngành kinh tế trong nước, khả năng xuất
khẩu hầu như không có.
Nhóm hàng chế biến: được dự báo tăng tỷ trọng từ 40% năm 2002 lên
70% năm 2020, tăng hàm lượng xuất khẩu hàng chế biến sâu như dệt may,
giày dép, sản phẩm điện tử, cơ khí, hóa chất, xăng dầu, hóa chất, vật liệu
xây dựng, thực phẩm, dược phẩm..
Nhóm dịch vụ: phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ gồm: dịch vụ phần
mềm máy tính, du lịch và các loại dịch vụ khác như kho vận, bảo hiểm, sửa
chữa tàu thủy, phục vụ dầu khí, hàng không, tài chính, ngân hàng… dự báo
tỷ trọng sẽ tăng từ 8% năm 2002 lên 20% năm 2020.
Nhóm hàng thô, sơ chế: dự báo sẽ giảm tỷ trọng từ 62% năm 2002
xuống còn 10% năm 2020.
1.

2.

3.

4.

4.1.

4.2.

4.2.1.

4.2.2.Chính sách và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu

Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 9 năm 2001, chiến lược
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn 2020 nhấn mạnh:
“Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường
các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị
trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới”.
a) Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Đây là một thị trường rộng lớn, nhu cầu đa dạng, phong phú, chiếm
30% tổng kim ngạch buôn bán của thế giới, là thị trường quen thuộc của Việt
Nam. Trong định hướng phát triển trong những năm tới, thị trường này vẫn
tiếp tục là thị trường trọng điểm của ta vì vị trí địa lý gần, dung lượng lớn và
phát triển tương đối năng động. trọng tâm của công tác thị trường là các nước
ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Các nước ASEAN: là một thị trường khá lớn với hơn 500 triệu dân. Để
tiến tới cân bằng thương mại với ASEAN, ta cần thực hiện một số phương
hướng sau:
➢ Tăng cường xuất khẩu hàng qua chế biến và chế biến sâu, giảm mạnh tỷ
trọng hàng gia công và tái xuất.

➢ Khai thác lợi thế về địa lý và chế độ ưu đãi thuế quan để tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

➢ Tăng cường mậu dịch đối lưu, tổ chức đấu thầu hàng đổi hàng.

➢ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng qua biên giới Lào và Campuchia, đồng thời coi
như thị trường trung gian đưa hàng Việt Nam sang các thị trường khác
trong khu vực.

➢ Nghiên cứu việc thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ thương mại song
phương với các nước ASEAN.

➢ Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu vào
khu vực này.

➢ Đối với những nhóm hàng trùng lặp cần có những đàm phán, thỏa thuận
tránh những tranh chấp không đáng có trong trao đổi thương mại.

Trung Quốc: để thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa hai nước, cần thực
hiện theo các phương hướng sau:
➢Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc bằng chính ngạch, tiểu
ngạch, mậu dịch, phi mậu dịch… với thủ tục đơn giản tối đa.

➢Phát triển mạnh buôn bán chính ngạch với Trung Quốc.

➢Cho phép vận dụng nhiều phương thức thanh toán: bằng ngoại tệ mạnh,
Nhân dân tệ, Việt Nam đồng, đổi hàng qua ngân hàng hay không qua ngân
hàng. Yêu cầu là xuất được hàng và hạn chế rủi ro trong thanh toán.

➢Xây dựng và thống nhất với phía Trung Quốc danh mục hàng hóa xuất nhập
khẩu giữa hai nước.

➢Nghiên cứu cơ chế thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
đạt kim ngạch lớn hoặc xuất khẩu những mặt hàng được khuyến khích.

Nhật Bản:
➢ Tận dụng mức thuế quan ưu đãi của quy chế Tối huệ quốc MFN để xuất
khẩu những mặt hàng chủ yếu.

➢ Hợp tác với tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cung cấp
thông tin về thị trường cho doanh nghiệp 2 nước.

➢ Xúc tiến ký Hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản để hạ thấp
một số hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh
sản phẩm đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

➢ Hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, bám sát các khách hàng cũ,
phát triển khách hàng mới.

➢ Tăng cường tìm hiểu các thông tin liên quan đến phương thức phân phối,
thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS, và Ecomark cũng như chế
độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu của Nhật.

Hàn Quốc:
➢ Kiên trì thuyết phục để có những nhân nhượng có ý nghĩa về mở cửa thị
trường.

➢ Chú trọng tới mối quan hệ ngày càng được cải thiện giữa Nam-Bắc Triều
Tiên, tăng khả năng buôn bán với Bắc Triều Tiên.

➢ Duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng quen thuộc như
dệt may, giày dép, cà phê… chú trọng những mặt hàng mới theo sự thay
đổi của nhu cầu thị trường.

➢ Hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, bám sát các khách hàng cũ,
phát triển khách hàng mới.

Đài Loan: lợi dụng xu thế di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài để
nâng cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến
gỗ…
a) Khu vực Châu Âu:

Chiến lược thâm nhập thị trường và mở rộng thị phần được xác định
trên cơ sở chia châu Âu thành 2 khu vực: Tây Âu (chủ yếu là EU) và Đông
Âu. Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực này tăng trung bình 18,9%/năm, đến
năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%.
➢Thị trường EU:

Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại với EU, doanh nghiệp của
ta cần phải năng động hơn, đa dạng hóa mặt hàng, tăng chất lượng, tìm hiểu
luật lệ của EU, nắm bắt cơ hội và phối hợp tốt với nhau trong quan hệ buôn
bán với EU. Xây dựng các luồng tiêu thụ hàng qua các kênh như siêu thị
lớn, công ty chuyên doanh, công ty nhập khẩu… thu thập, cập nhật thông
tin về thị trường và bạn hàng. Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm,
tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan xúc tiến thương mại của ta ở
thị trường này để mở rộng hơn nữa thị phần hàng hóa Việt Nam.
➢Đông Âu và SNG:
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp
thâm nhập vào thị trường này. Quỹ Hỗ trợ Tín dụng xuất khẩu cần sớm
thực hiện bảo lãnh tín dụng, xây dựng một số trung tâm tiêu thụ hàng hóa,
tận dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu.
a) Khu vực Bắc Mỹ:

Trọng tâm tại khu vực này là thị trường Hoa Kỳ. phấn đấu đạt tỷ
trọng khoảng 15-20% vào năm 2010 và 23-25% năm 2020. Để đạt chỉ tiêu
trên ta cần chú ý Mỹ là một thị trường lớn có sức mua cao, nhu cầu nhập
khẩu hàng năm lên tới 1200 tỷUSD, nhu cầu đa dạng và tương đối dễ tính,
do Mỹ là một thị trường đa chủng tộc, mức sống rất khác nhau, đòi hỏi về
tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa rất cao, hệ thống pháp luật vô cùng phức
tạp, khắt khe đối với hàng nhập khẩu.
b) Khu vực Châu Đại Dương:

Trọng tâm là Australia và New Zealand, là thị trường có tiềm năng


không nhỏ nhưng mức phát triển còn thấp. do đó cần kiên trì tìm kiếm, tạo
lập và củng cố quan hệ bạn hàng. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng
15,7%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỷ USD chiếm tỷ
trọng khoảng 7,7%.
c) Khu vực Châu Phi, Nam Á, Trung cận đông và Mỹ Latinh:

Trọng điểm của các khu vực này là Nam Phi, Ấn Độ, các tiểu vương
quốc Ả rập thống nhất (UAE), Irag, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Argentina và
Brazil. Thị phần của ta trên các thị trường này hiện còn khá thấp nhưng có
tiềm năng phát triển trong tương lai.
a)

b)

c)

d)
d.1.

d.2.

d.2.1.

d.2.2.

1.

2.

3.

4.

4.1.

4.2.

4.2.1.

4.2.2.

4.2.3.Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu

Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại, đẩy
mạnh xuất khẩu trở thành phương hướng chủ yếu của chính sách ngoại
thương.
a) Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu

Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: có ý nghĩa lớn trong việc
mở rộng quy mô sản xuất trong nước, kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, mở rộng và làm phong phú thị trường nội
địa, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách nhà nước,
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị
trường xuất khẩu và nhập khẩu, và tạo cơ sở vật chất mở rộng các quan hệ
hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật quốc tế.
Gia công xuất khẩu là một hoạt động giúp chúng ta có điều kiện giải
quyết công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần tăng thu nhập quốc dân,
đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, bên cạnh đó còn thúc đẩy các cơ sở sản xuất
trong nước nhanh chóng thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp
phần cải tiến các quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế,
tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước, tránh những biện pháp hạn
chế nhập khẩu do các nước đề ra, khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu
để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là công nghiệp nhẹ, tranh thủ
vốn và kỹ thuật nước ngoài.
Khi thực hiện gia công ta cần chú ý tập trung vào những mặt hàng
tiêu dùng truyền thống như thủ công mỹ nghệ, lắp ráp hàng công nghiệp
tiêu dùng, chú trọng nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao
để nâng cao trình độ quản lý và thực hiện chuyển giao công nghệ nhằm hiện
đại hóa nền kinh tế; tăng hàm lượng nội địa hóa, dần dần khắc phục hiện
tượng làm thuê. Bên cạnh đó, ta cũng chú ý tìm đến những khách hàng có
nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định., giải quyết những khó
khăn trong nước như thiết bị máy móc, chất lượng gia công…
Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ
cấu xuất khẩu giúp làm tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển giao, tiếp nhận công
nghệ mới, tăng năng lực cạnh tranh cho xuất khẩu. Hơn nữa, đầu tư là cơ sở
để mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại và giải quyết một số vấn đề xã hội tạo
môi trường thuận lợi cho xuất khẩu.

Để khuyến khích bỏ vốn đầu tư ra làm hàng xuất khẩu, nhà nước cần
có chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này như: cho phép vay vốn với lãi suất
ưu đãi, thuế, các chính sách hỗ trợ có điều kiện… Ưu tiên đầu tư những
ngành chủ lực, các dự án nâng cao cấp độ chế biến, tăng khả năng cạnh
tranh; chú trọng đầu tư nhằm cải biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đổi mới
giống cây trồng, công nghệ, nâng cao chất lượng và phù hợp với nhu cầu thị
trường. Tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài cho xuất khẩu.

Xây dựng các khu kinh tế mở như các khu bảo thuế, cảng tự do, khu
vực mậu dịch tự do, khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, thành
phố mở, tam giác phát triển hoặc Nhị-Tứ phát triển để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng
xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế.

b) Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc
đẩy xuất khẩu

Tín dụng xuất khẩu có nhiều hình thức, do Nhà nước hoặc Ngân
hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích xuất
khẩu.

Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho
các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, bao gồm trực tiếp
cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, bảo đảm tín dụng...

Chính sách tỷ giá hối đoái

➢Duy trì tỷ giá hối đoái chính thức được thị trường chấp nhận.

➢Giảm tỷ lệ lạm phát trong nước xuống đủ nhiều và đủ lâu để phục hồi tỷ giá
chính thức sát với tỷ giá thực tế trên thị trường.

➢Một khi lạm phát trong nước thường xuyên xảy ra thì cần phá giá đồng nội tệ
so với ngoại tệ để khôi phục lợi nhuận cho nhà xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế

Thuế xuất khẩu rất ít được sử dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là tại các
nước công nghiệp phát triển. ở Việt Nam, thuế xuất khẩu được áp dụng với rất
ít mặt hàng, nhằm nâng cao trình độ chế biến nguyên liệu thô trong nước.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có những chính sách ưu tiên về thuế đối với
các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các nguyên liệu và
bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không bị đánh thuế hoặc đánh
thuế rất thấp.

a)

b)

c) Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu

Các biện pháp về thể chế là các biện pháp mà qua đó Chính phủ tạo ra
môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

➢Thể chế hóa tất cả cá chính sách, biện pháp khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu.

➢Đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương... trên
cơ sở đó bảo vệ lợi ích cho người xuất khẩu tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

➢Gia nhập và ký kết các Hiệp ước quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn
bán.

Xúc tiến xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả
năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất
khẩu của doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu
của đất nước. Các hoạt động này bao gồm việc tham gia vào các hội chợ
thương mại, cử các phái đoàn thương mại ra nước ngoài, tiến hành quảng
cáo... hay thiết lập chiến lược phát triển nhấn mạnh đến mở rộng xuất khẩu
thông qua các chính sách hỗ trợ nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất
nước.
CHƯƠNG III
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát
triển xuất khẩu:
1.1 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu.

NĂM CHỈ SỐ TĂNG


XUẤT TRƯỞNG(%)
KHẨU(TRIỆU USD)
2000
14482,7
2001
15029,2 103,8
2002 16706,1 111,2

2003 20149,3 120,6

2004 26485,0 131,4

2005 32447,1 122,5

2006 39826,2 122,7

2007 48561,4 121,9

2008 62685,1 129,1

Trong 10 năm kể từ năm 1997, xuất khẩu của Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc. Nếu từ năm 1997 đến 2003, phải mất đến 6 năm thì kim
ngạch xuất khẩu mới tăng gấp đôi thì chỉ cần 3 năm từ 2003 đến 2006, kim
ngạch xuất khẩu của chúng ta lại tăng gấp đôi từ 20 tỷ USD lên 40 tỷ USD.
Đặc biệt, năm 2006 được xem là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của
Việt Nam về kinh tế, chính trị. Đây là năm đầu tiên chúng ta có 9 mặt hàng
có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD:
Đơn vị tính : triệu USD
Mặt 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 8T/2007
hàng
Dầu 3.700 5.700 6.900 8.320 5.100
thô
Dệt 1.892 1.975 2.752 3.689 4.386 4.806 5.800 5.000
may
Giày 1.472 1.578 1.875 2.281 2.692 3.005 3.550 2.720
dép
Thủy 1.479 1.816 2.036 2.200 2.397 2.771 3.300 2.360
sản
Gạo 610 545 608 693 859 1.330 1.310 1.100

Điện 789 709 605 855 1.075 1.442 1.770 1.300


tử
Đồ gỗ 294 324 431 567 1.139 1.517 1.920 1.500

Cao 280 579 610 1.300 799


su
Cà 538 382 263 429 576 736 1.100 1.400
phê

Nguồn : Tổng cục Thống kê.


Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hữu hình giai đoạn 2001-2005 đạt
bình quân 17.4%/năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Trong
khi đó xuất khẩu dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân
15.7%/năm.
Về thị trường xuất khẩu : hiện nay chúng ta đã xuất đi trên 230 nuớc
trên thế giới. Trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Á với kim ngạch
56,067 triệu USD chiếm 50.6% tổng lượng xuất khẩu trong giai đoan 2001-
2005, kế đến là thị trường châu Âu và châu Mỹ với kim ngạch lần lượt là
22,765 triệu USD và 20,995 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tham gia mạnh vào
hoạt động xuất khẩu : các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2004 xuất khẩu
14,486 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 54.6%) năm 2005 :18,553 tỷ USD (chiếm
57.6% kim ngạch xuất khẩu). Hiện có trên 35700 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tham gia xuất khẩu, có doanh nghiệp tư nhân có kim ngạch xuất khẩu
trên 100 triệu USD/năm.
Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 32 tỷ USD
bằng vớI kim ngạch năm 2005 và tăng 19.3% so vớI cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó nhiều ngành hàng đang về đích đạt kế hoạch và đã có 8 mặt hàng
có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Với tốc độ xuất khẩu như những tháng qua, các
chuyên gia kinh tế kỳ vọng có thể đạt mức tăng 20% trong năm nay nếu
những tháng còn lại giữ được tốc độ xuất khẩu như đầu năm, bình quân 4,4
tỷ USD/tháng. Với tốc độ này, xuất khẩu cả năm nay có thể đạt kim ngạch 47
tỷ USD.
Hai ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vẫn chính là dầu thô
và dệt may. Dầu thô đạt kim ngạch 5,091 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ
năm ngoái. Ngược lại, phải ghi nhận sự nỗ lực của ngành dệt may, đã bứt phá
để đạt 5,084 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Tính đến hết tháng 12/2008, cả nước có 12 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ
USD, đặc biệt mặt hàng dầu thô đã vượt 10 tỷ USD; có 5 nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (gạo, hạt điều, hải sản, hàng giày dép, hàng
rau quả). Tuy nhiên, có rất nhiều nhóm hàng có kim ngạch cao đã không thể
hoàn thành kế hoạch năm về sản lượng như cà phê, cao su, dầu thô, than đá,
chè các loại, hạt tiêu. Và có một số nhóm hàng không hoàn thành kế hoạch
năm về kim ngạch như hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh
kiện, gỗ & sản phẩm gỗ.

Trong bức tranh tăng trưởng xuất khẩu chung có đóng góp lớn của khối
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tháng 12, khối này
xuất khẩu 2,17 tỷ USD và hết 12 tháng đạt gần 24,26 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
khá cao (38,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

1.2 Trị giá xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng.
ĐV: Triệu USD.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TỔNG SỐ 14482,7 15029,2 16706,1 20149,3 26485,0 32447,1 39826,2 48561,4 62685,1

Phân theo khu


vực kinh tế

Khu vực kinh tế


7672,4 8230,9 8834,3 9988,1 11997,3 13893,4 16764,9 20786,8 28155,9
trong nước

Khu vực có vốn


6810,3 6798,3 7871,8 10161,2 14487,7 18553,7 23061,3 27774,6 34529,2
đầu tư nước ngoài

Phân theo nhóm


hàng

Hàng CN nặng và
5382,1 5247,3 5304,3 6485,1 9641,9 11701,4 14428,6 16000,0 19200,0
khoáng sản

Hàng CN nhẹ và
4903,1 5368,3 6785,7 8597,3 10870,8 13293,4 16389,6 21598,0 28575,0
TTCN

Hàng nông sản 2563,3 2421,3 2396,6 2672,0 3383,6 4467,4 5352,4 7200,0 10400,0

Hàng lâm sản 155,7 176,0 197,8 195,3 180,6 252,5 297,6

Hàng thủy sản 1478,5 1816,4 2021,7 2199,6 2408,1 2732,5 3358,0 3763,4 4510,1

Phân theo khu vực kinh tế, từ năm 2000 tới nay, trị giá xuất khẩu của
Việt Nam có sự phát triển mạnh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Năm 2000 trị giá xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là
6810,3 triệu USD, tới năm 2008 con số này đã là 34529,2 triệu USD. Khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu thấp hơn khu vực
kinh tế trong nước vào những năm 2001-2002, xấp xỉ trong năm 2003 và
vượt lên trong những năm sau của giai đoạn 2001-2007. Điều này cho thấy
khu vực sử dụng vốn FDI có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cao hơn
khu vực trong nước
Giai đoạn trên ghi dấu sự kiện quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam,
năm 2007 Viêt Nam chính thức thành viên của WTO. Tốc độ tăng trưởng
GDP quý I/2007 đạt 7,7%, là mức cao nhất kể từ năm 2001 đến năm 2007 .
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh
vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Theo số liệu của Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu quý
I/2007 đạt 10,483 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2006; tổng kim
ngạch nhập khẩu đạt 11,799 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2006.
Tại khu vực kinh tế trong nước quý I / 2007 xuất khẩu đạt 4,646 tỷ USD, còn
tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5,837 tỷ USD

. Bảng 1. Xuất nhập khẩu quý I năm 2007

QI-2007
QI-2007/QI-2006 (%)
(tỷ USD)
Xuất khẩu cả nước 10,483 117,8
- DN 100% vốn trong nước 4,646 124,7
- DN vốn FDI 5,837 112,9
Nhập khẩu cả nước 11,799 133,6
- DN 100% vốn trong nước 7,556 139,8
- DN vốn FDI 4,243 123,8
Cán cân TM cả nước - 1,316
- So với KN xuất khẩu (%) 12.55
- DN 100% vốn trong nước -2,910
- DN vốn FDI 1,594
Xuất khẩu dịch vụ 1,260 114,5
Nhập khẩu dịch vụ 1,380 111,3
Cán cân thương mại dịch vụ -120
- So với KN xuất khẩu (%) 9,5
Xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2007 có thể nhận thấy một số xu
hướng mới rất đáng quan tâm. Nó phản ánh một số tác động ban đầu của việc
Việt Nam gia nhập WTO. Tốc độ tăng xuất khẩu 22% của 4 tháng đầu năm
thấp hơn mức 25% của cùng kỳ năm 2006, cho thấy xu hướng tăng trưởng
xuất khẩu đang chậm lại. Kim ngạch xuất khẩu chưa đạt mức kỳ vọng 3,96 tỷ
USD/tháng, mức trung bình thấp nhất để đạt mục tiêu 46,75 tỷ USD đề ra
cho cả năm 2007. Nguyên nhân chính là do khối lượng dầu thô xuất khẩu
giảm 5,4% và giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm hơn 10% so với cùng kỳ
năm trước. Ngoài dầu thô, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực khác cũng
giảm như gạo, xe đạp và phụ tùng xe đạp.

Tuy nhiên, bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu dầu thô, xuất khẩu nhiều
mặt hàng khác đã tăng mạnh như: hàng dệt may tăng 31,8%; sản phẩm nhựa
tăng gần 49%; hàng điện tử tăng 27,5%; các sản phẩm gỗ, dây điện, thủ công
mỹ nghệ đều tăng trên 24%; thuỷ sản tăng 20,5%; rau quả tăng 21%... Sự gia
tăng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng trên là do tăng cả lượng và giá,
tuy nhiên tăng về lượng đóng góp phần đáng kể. Điều đáng mừng là xuất
khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước 4 đầu năm đã tăng vọt,
đạt 27%- cao hơn đáng kể mức 14% của cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của
khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phi dầu mỏ vẫn tiếp tục tăng cao,
đạt tới 35,2%. Trong 4 tháng đầu năm, đã có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu
xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng 1 tỷ USD (trừ dầu thô), bao gồm: thuỷ sản (trên 1
tỷ USD); hàng dệt may (xấp xỉ 2,2 tỷ USD); giày dép (1,2 tỷ USD); và cà
phê (947 triệu USD)

Việc giảm xuất khẩu dầu thô làm giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên này. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này đóng vai
trò thay thế xuất khẩu dầu thô. Các thị trường xuất khẩu truyền thống tiếp tục
tăng mạnh và một số thị trường khác cũng tăng khá. Đạt được kết quả trên
một phần là do các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được cơ hội khi Việt
Nam gia nhập WTO, với các rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế
suất thuế nhập khẩu vào các nước được cắt giảm...

Hình 1. Trị giá xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế

Hình 2.Trị giá xuất khẩu phân theo nhóm hàng

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2006 nhóm
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản lần lượt là 18,4%; 22,2% và 15,2%. Như
vậy, nhìn chung nhóm hàng Công nghiệp nhẹ và Tiểu thủ công nghiệp gia
tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu xuất
khẩu quốc gia. Vai trò của nhóm hàng nông, lâm thủy sản giảm đáng kể.

➢ Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:


Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá
tăng trưởng không ổn định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong
những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm
này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại
mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển.
Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu 2006-
2010, Bộ thương mại đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên
liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010, trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô còn
6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD.
➢ Nhóm hàng nông lâm thủy sản
Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã
tăng lên gần gấp 3 lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị
trường thế giới. Trong những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế
giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất
chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2007, do
tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần
giảm hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so
với năm 2006. Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá.
Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá
hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong
vòng chưa đầy hai năm.
*Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn
tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những
năm qua có xu hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia
tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có xu hướng tăng lên. Việc gia nhập
WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước những thời cơ và
thách thức mới. Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất
khẩu Việt Nam, về lâu dài cần phát triển theo hướng: nâng cao dần chất
lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt động xây dựng
và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý.
➢ Nhóm hàng chế biến: Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu
chủ lực như: dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm
nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể phân chia các mặt hàng này
thành hai nhóm:
 Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực
phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật
liệu xây dựng, sản phẩm gỗ
 Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm
 Dệt may, da giày:
Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn
ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày
là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động,
phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế của các
ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60%-
70%), hao phí điện năng lớn.
 Sản phẩm gỗ
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong
giai đoạn 2001-2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần.
Năm 2004 có tốc độ tăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm
hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Gia nhập WTO mở ra những
thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
 Máy tính và linh kiện điện tử:
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng
có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như
không tính năm 2002 xuất khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của
mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt
hàng chủ lực
*Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da
giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất
khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết
các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công.
1.3 Trị giá xuất khẩu phân theo khối nước:

Ngày 14/11/1998, các thành viên của APEC đã thông qua việc kết nạp
Việt Nam làm thành viên chính thức của APEC; đánh dấu bước đi quan trọng
trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của nước ta. Giai đoạn từ
năm 2000 tới 2008, trị giá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường APEC
tăng mạnh mẽ. Thị trường APEC cũng có tiềm năng rất lớn đối với Việt
Nam, chiếm trên 80% kim ngạch buôn bán, 75% vốn đầu tư nước ngoài và
trên 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA). Xuất khẩu của Việt Nam vào các
nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC khá lớn. Năm 2005 đã chiếm 71,6% tổng
kim ngạch xuất khẩu sang tất cả các nước trên thế giới. Như vậy đây là một
thị trường tiềm năng của Việt Nam cần quan tâm tới.
Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu sang các nước EU cũng đạt
được nhiều kết quả to lớn. Năm 2000, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (28-11-1990 - 28-11-
2000) và 5 năm ngày ký Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU (17-7-
1995 - 17-7-2000). Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và
EU đã đạt được những kết quả lớn, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp
theo. Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU phát triển rất khả quan.
Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4.500 triệu
USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120
triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt
khoảng 1.400 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang
EU bao gồm hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà-phê, thủ công mỹ nghệ...
Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, hóa
chất, tân dược, thực phẩm chế biến... Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế
độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ
Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu
hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt từ cuối năm 1999 đến tha nhs 10/2000,
EU đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào
danh sách 1, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất
vào thị trường EU mà không bị kiểm tra thường xuyên. Đây là một lợi thế
quan trọng đối với các hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các doanh
nghiệp chưa được công nhận vào danh sách 1 cần tiếp tục phấn đấu để đạt
được tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh mà EC quy định.
Năm 2000, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam, trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam
chỉ chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của họ. Do đó, việc nhập siêu
đối với thị trường Việt Nam không có ảnh hưởng gì đối với quan hệ buôn
bán - thương mại của EU nói chung. Tuy vậy, về lâu dài lúc nền kinh tế Việt
Nam đã phát triển ổn định và có tích lũy khá, chúng ta cũng cần tranh thủ
nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao từ khu
vực Tây - Bắc Âu.
Đầu năm 2007, thời gian khi Việt Nam gia nhập WTO , xuất khẩu của
Việt Nam qua trị trường EU đã tăng 28% so với cùng kì năm 2006. Các
nhóm hàng đứng đầu về giá trị xuất khẩu trong 7 tháng qua chủ yếu vẫn gồm
các mặt hàng truyền thống là thủy hải sản (tăng hơn 26%), dệt may (tăng
16%), các sản phẩm gỗ (tăng 16%) và giày dép (tăng 10%)

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU đạt 15,2 tỷ
USD, giảm 6,67% so với năm 2008, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào
EU đạt 9,38 tỷ USD, giảm 13,57%, nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 5,83
tỷ USD, tăng 7,07% so với kim ngạch năm 2008.Theo đó, Đức, Anh, Pháp
và Hà Lan luôn là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong
khối EU với tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Tuy vậy, hiện nay các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước những “rào cản” lớn
khi “bước sang” thị trường EU.

Khó khăn thứ nhất đó là thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn
hóa kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hóa
vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo
ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với
26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Bởi nếu không thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chuyển từng lô
hàng nhỏ vào để thích ứng với từng vùng, miền, quốc gia hay nhóm tiêu
dùng. Như vậy thì hiệu quả quy mô kinh tế sẽ không cao.

Khó khăn thứ 2 mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải hiện nay đó là thị
trường EU là thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục
đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững...Và vị vậy không thể doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được các
tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật này. Cụ thể, năm 2009, Luật Hóa chất Reach đã
có hiệu lực, việc sử dụng bất kỳ hóa chất nào đều phải đăng ký và nghiên
cứu tác động của hóa chất. Tuy doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu hóa
chất nhưng lại sử dụng hóa chất cho hàng hóa khác, do vậy doanh nghiệp
phải mua hóa chất có nguồn gốc và phải nghiên cứu tác động nên chi phí gia
tăng. Đồng thời quy định về IUU (chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không
khai báo và không quản lý) cũng đã được áp dụng từ tháng 6/2009, yêu cầu
giấy phép đánh bắt với các sản phẩm hải sản, tạo thêm thủ tục hành chính
cho việc xuất khẩu.

Cùng với việc áp dụng các quy định mới trong năm 2009 vừa qua, Ủy
ban Châu Âu (EC) cũng đẩy mạnh việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
vào nhóm hàng thủy sản, nông sản, mật ong, kiểm tra xuất sứ hàng Việt
Nam, điều tra gian lận thương mại...EU hiện tại vẫn đang cố gắng duy trì
chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh
vào đây cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến
hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một trong những
khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp vừa phải tìm cách
tăng cường xâm nhập thị trường và vừa phải tính ở mức độ thế nào để không
phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, chủ nghĩa bảo
hộ càng gia tăng tại EU. Hiện tại, một số sản phẩm của Việt Nam như giày
mũ da, xe đạp, chốt cài inox vẫn bị áp thuế chống bán phá giá cao trên thị
trường châu Âu. Tháng 12/2009, trước sức ép bảo hộ sản xuất nội khối, EC
đã công bố gia hạn thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam với
mức thuế 10% trong vòng 15 tháng kể từ tháng 1/2010. Cà phê là một trong
những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Năm 2009 xuất khẩu
cà phê của Việt Nam vào EU giảm 18%.EU là thị trường xuất khẩu mục tiêu
không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước khác.

Năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, khi nhu cầu tiêu
thụ giảm, nhưng nhiều nước lại chọn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu để vượt
qua khủng hoảng khiến cạnh tranh tại EU ngày càng gay gắt, nhất là cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong khối EU mà mạnh mẽ nhất là doanh nghiệp
các nước Đông Âu mới gia nhập EU. Những nước Đông Âu này có một số
ngành hàng khá tương đồng với nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
khi lại được hưởng cơ chế ưu đãi thương mại nội khối. Như vậy để thúc đẩy
hơn nữa quan hệ thương mại với EU (trước hết là với các nước thành viên
quan trọng như Đức, Pháp, Anh, Italy), doanh nghiệp Việt Nam cần phải
năng động hơn, đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng, tìm hiểu luật lệ của
EC, nắm bắt cơ hội và phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong quan hệ
buôn bán với EU.

1.4 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

➢ Dầu thô.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Sản 15423.5 16731.6 16876.0 17142.5 19500.6 17966.6 16442.0 15062.0 13752.3
lượng
Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác
20,86 triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện
trong năm 2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu
thô quy đổi. Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên.
Dự kiến đến năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 30 đến 32
triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất
công nghiệp của cả nước.
Theo số liệu của tổng Cục Thống Kê:

Biểu đồ giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam qua các năm 2004-2008

Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu
Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia,
Thái Lan, Nhật Bản... Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập
đoàn dầu khí lớn trên thế giới như: Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil,
Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem... (Trung Quốc); Sumitomo,
Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)... Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền
thống, Petechim cùng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang thiết lập
các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới trong và
ngoài khu vực.
➢ Dệt may

Dệt may là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
trong những năm gần đây bên cạnh dầu mỏ, thủy sản…. Hiện nay ngành dệt
may đã và đang tạo ra hơn 2 triệu việc làm trên cả nước, số lượng lao động
này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Việt Nam với thị trường rộng lớn, lực
lượng lao động sẵn có với giá rẻ, đặc biệt sau khi chúng ta đã gia nhập WTO
rào cản về hạn ngạch được xóa bỏ thì xúât khẩu dệt may được xem là mục
tiêu trọng tâm phát triển trong thờI kỳ mới.
Về xuất khẩu, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2006 đạt 5,8 tỉ
USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm trên 1,7 tỉ USD.
Nhưng do chủ yếu làm gia công hoặc làm hàng FOB sử dụng nguyên phụ
liệu nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may cũng... xấp xỉ
kim ngạch xuất khẩu (khoảng 5,65 tỉ USD). Trong đó, nhập vải 52%, nguyên
phụ liệu 34%, sợi 10%, bông xơ 4%. Hiện Việt Nam đang được xếp hạng
16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Mục tiêu hướng đến là đưa Việt
Nam lên top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị : Triệu USD
Năm Kim ngạch
2000 1.892
2001 1.975
2002 2.752
2003 3.689
2004 4.386
2005 4.806
2006 5.800

Năm 2005, ngành Dệt may Việt Nam đã duy trì, phát triển sản xuất với
mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp
thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam đạt hơn 9.780 tỷ đồng, tăng 13% so
với năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,14 tỷ USD.
Mặc dù kết quả xuất khẩu của ngành dệt may đầu năm 2007 không như
mong đợi, bởi sự lo ngại cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, nhưng niềm tin tăng
trưởng cao về kim ngạch của ngành dệt may sẽ vẫn được giữ vững, thậm chí
sẽ vượt qua dầu khí để trở thành ngành xuất khẩu số một Việt Nam.
Xuất khẩu dệt may trong sáu tháng đầu năm 2007 đạt 3,43 tỷ USD,
tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không vì các nhà nhập khẩu Hoa
Kỳ lo ngại cơ chế giám sát của Bộ Thương mại nước này thì tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu không thể thấp hơn 30%.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống
chế theo hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ thì nay đã được phép xuất theo
năng lực và nhu cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các
DN được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng. Thuế nhập khẩu dệt may
Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
Việt Nam thâm nhập các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư nước
ngoài vào dệt may Việt Nam sẽ tăng đáng kể, nhất là đầu tư vào hạ tầng của
ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho DN sản xuất chủ động, hạ giá thành...
đẩy mạnh xuất khẩu.
➢ Gạo

Ngành sản xuất lúa gạo nước ta trong những năm vừa qua đã có những
bước chuyển tích cực. Nó đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
đất nước. Hàng năm, ngành lúa gạo đã đóng góp từ 12 – 13% trong tổng
GDP. Giá xuất khẩu gạo của chúng ta đã không thua kém nhiều so với Thái
Lan. Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 5, lúa gạo đã đem về cho đất
nước mỗi năm từ 600 – 800 triệu USD. Không những thế nó còn có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Đứng
thứ 2 về xuất khẩu gạo, nước ta mỗi năm góp từ 13 – 17% lượng gạo xuất
khẩu trên toàn thế giới.

Xuất khẩu gạo qua các năm

Năm Sản lượng Trị giá


(Triệu tấn) (Triệu USD)
2000 3,37 610
2001 3,53 545
2002 3,24 608
2003 3,90 693
2004 4,06 859
2005 4,99 1.330
2006 4,70 1.310
Nguồn: Vinanet

Năm 2005 là năm năm đầu tiên sau 17 năm có mặt ở thị trường gạo thế
giới, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam vượt ngưỡng 1,3 tỷ USD. Cũng là
lần đầu tiên khi giá gạo thế giới xuống, cả Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn lẫn Hiệp hội Lương thực Việt nam đã đề nghị nông
dân giữ lúa gạo lại, chờ được giá mới bán.
Nhờ nguồn hàng trong nước dồi dào, Hiệp hội lương thực Việt Nam và
Tổng công ty Lương thực Miền nan bước đầu chủ động trong việc xuất khẩu
và lựa chọn bạn hàng. Chủ động tham gia đấu thầu và thắng thầu nhờ chất
lượng và giá cả cạnh tranh. Giá gạo xuất khẩu ở mức cao và ổn định trong
một thời gian dài, do đó, đã khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh tăng
năng suất. Mặc dù, giá các loại đầu vào tăng, song tính chung thì người nông
dân vẫn có lãi cao trong sản xuất lúa. Tính bình quân người sản xuất có lãi
hơn 75% đối với nông dân DBSH, và hơn 95% đối với nông dân ĐBSCL.
Riệng trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1.1 tỷ USD
tăng 12.2% so vớI cùng kỳ năm trước.
Kết quả xuất khẩu gạo trong năm 2008 đạt 4.679.050 tấn, trị giá FOB
2,663 tỷ USD. Xuất khẩu trong 7 ngày đầu tháng 1/2009 đạt 73.140 tấn, trị
giá 30,113 triệu USD.
Hiện nay át chủ bài của Việt Nam trên thị trường chính là gạo giá rẻ,
mà giá rẻ thì phải lấy mục tiêu số lượng làm chính, làm thế nào để xuất khẩu
được ngay cả những sản phẩm gạo chất lượng thấp nhất, đó là 1 chiến lược
cần phải làm.

➢ Đồ gỗ.

Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng
với tốc độ nhanh, vươn lên là một trong 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, đưa nước ta trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế
biến lớn nhất khu vực Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Hiện nay cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực
chế biến 2,2 -2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài
trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất), thuộc nhiều thành phần kinh tế,
thu hút khoảng 170.000 lao động.
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các
công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do
chính sách đầu tư nước ngoài mở cửa của Chính phủ, đến nay đã có 49 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy,
Trung Quốc, Thụy Điển... đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế
biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105
triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung
chủ yếu ở các tỉnh miền miền Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...),
các tỉnh miền Trung và Tây nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc...), một số
công ty thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập
trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc
Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc...
Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các
xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh
nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về
các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ
phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc
hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường
yêu cầu chất lượng cao…

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2001-2005
(Đvt: triệu USD)
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng 311,9 460,2 688,9 1.101,7 1.562,5
EU 93,093 99,464 160,747 - 456,868
Mỹ 16,124 51,265 120,350 - 566,968
Nhật Bản 96,074 117,663 136,349 - 240,873
Các nước khác 106,61 191,81 271,45 - 297,79
Nguồn:Niên giám thống kê 2005, Bộ Thương mại

Bảng: Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 2001-2005
(Đvt: Triệu USD)

2001 2002 2003 2004 2005


Tổng 163,945 255,343 357,012 542,291 -
Malaysia 30,554 - 101,010 150,906 135,088
Lào 34,788 - 52,850 59,042 69,515
Campuchia 17,580 - 34,246 44,247 57,680
Trung Quốc 1,622 - 7,967 25,555 5,808
Mỹ 5,172 - 14,655 30,721 39,339
Thái Lan 5,866 - 11,292 21,885 36,481
Đài Loan 6,932 - 16,490 29,352 31,069
Myanma 2,297 - 5,729 7,985 30,073
New Zealand 4,168 - 13,098 19,040 25,157
Brazil 1,652 - 10,556 17,812 24,303
Nguồn: Bộ Thương mại

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ qua các năm (ĐVT: Triệu USD)

Năm 2003 2004 2005 2006


Kim ngạch xuất 567 1.100 1.600 1.920
khẩu
Nguồn: Vinanet

Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ đạt
được 1.5 tỷ USD tăng 23.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mặt hàng đã
khẳng định được vị trí tương đối vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2004 với kim
ngạch xuất khẩu vượt mức 1 tỷ USD và tăng trưởng bình quân đạt gần
40%/năm trong vòng 5 năm qua. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu đặt ra cho
mặt hàng này là đến năm 2010 xuất khẩu đạt giá trị 5,5 tỷ USD, tăng bình
quân 28,9%/năm.
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng
Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và
sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển
mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung
chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... để tái xuất khẩu sang một
nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người
tiêu dùng.
Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng
trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời... đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim
ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ
được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu
USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến 431 triệu USD, năm 2003 đạt
567 triệu USD và năm 2004 đánh dấu thành công của ngành chế biến gỗ Việt
Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,05 tỉ USD, tăng 86% so với năm 2003.
Theo Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước trong 9
tháng đầu năm đã vượt ngưỡng 1,5 tỷ USD. Trong đó mặt hàng gỗ nội thất
phòng ngủ chiếm 28,8%; nội thất phòng khách 22,7%; nội thất văn phòng
12,6%; thấp nhất là các loại sản phẩm gỗ trang trí (2,1%); nội thất nhà bếp
2,9%.
EU, Nhật Bản, Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm
gỗ của Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của
Việt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24% và Mỹ
chiếm hơn 20%. Đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn là một trong
những sản phẩm nội thất được tiêu thụ nhiều nhất trên các thị trường. Đồ nội
thất dùng trong phòng khách, phòng ăn của Việt Nam ngày càng có mặt tại
các thị trường chính như Mỹ, EU và Nhật Bản và tiềm năng cho xuất khẩu
sản phẩm gỗ loại này còn rất lớn cho các doanh nghiệp.
Về lâu dài để giải quyết nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế
biến gỗ cần tiến hành quy hoạch đất trồng rừng hợp lý trên cơ sở chọn một số
chủng loại cây phục vụ thiết thực cho công nghiệp chế biến, có hiệu quả kinh
tế. Nhà nước có chính sách đầu tư tín dụng dài hạn trên 10 năm phù hợp với
chu trình trồng rừng.

➢ Giày da
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được
xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam
phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là
một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt
Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất
lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối
mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính
sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước
ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị
trường quốc tế.
Hiện ngành giày da Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu
lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90 %
sản phẩm của giày da Việt Nam là hàng gia công. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành da giày vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, theo
các chuyên gia, hiện ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về
thương hiệu, chiến lược phát triển và đang mất dần lợi thế. Các doanh nghiệp
nội địa ngành da giày Việt Nam có 3 bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động
được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp
nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Thứ hai, công nghệ yếu
nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các
công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính. Và cuối cùng là do
công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất
làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực
mạnh của ngành da giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan,
Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động,
môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ...vv của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là
công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Do đó những doanh nghiệp
này phụ thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ,
thiết kế sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường.
Theo bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da
thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt
động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có
thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội
địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được
xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để
sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230
triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan,
Đài Loan và Hàn Quốc.
Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày
lại có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành này
mang lại không lớn. Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ
sức làm hàng dạng FOB. Doanh số xuất khẩu của ngành da giày tập trung
chủ yếu ở những công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen,
Pouyuen...Giày vải, mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng bị hàng
của Trung Quốc chiếm chỗ và Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng thể
thao, giày dép, hài đi trong nhà.
Việt Nam chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về xuất khẩu hàng giày dép
sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, với kim ngạch xuất khẩu qua các năm

Giá trị xuất khẩu da giày Việt Nam 2001-2006


Đơn vị: Triệu USD
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1.500 1.600 1.800 2.250 2.700 3.039 3.550
Trong 8 tháng đầu năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu của hàng giày da
đạt 2.72 tỷ USD vớI mức tăng trưởng 14.3% so vớI cùng kỳ năm 2006. Tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao.
Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giày
dép. Trong đó, 20% lượng giày dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm
tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm
2002, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
Đông Âu là vùng đất còn tiềm năng để da giày Việt Nam tiếp tục mở
rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển
ngành da giày, tuy nhiên con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó nhất. Một
trong những yếu tố của chất lượng, theo các doanh nghiệp da giày, đó là mẫu
mã. Việt Nam cần chú trọng đặc biệt đến thiết kế mẫu mã hơn nữa.

➢ Thủy sản.

Thủy sản là một trong những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, đóng
góp không nhỏ vào GDP quốc gia. Theo Bộ Thủy sản, hàng thuỷ sản Việt
Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản trong năm 2004 đạt 2,397 tỷ USD, qua năm 2005 đạt khoảng 2,6 tỷ
USD. Qua năm 2006, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoàn thành rất sớm kế
hoạch, nhờ xuất khẩu tới hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng trưởng cao,
đặc biệt là các thị trường khu vực EU và Đông Âu, với sự tăng trưởng mạnh
mẽ trong xuất khẩu cá tra và basa. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng
11/2006 ước đạt 320 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11
tháng đầu năm lên gần 739 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt giá trị 3,1 tỷ
USD, vượt 10% so với kế hoạch, tăng 29,2% khối lượng và 23,4% giá trị so
với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những con số tốt hơn cả dự báo do VASEP
đưa ra từ đầu năm . Và cho dù mức 3 tỷ USD đưa ra từ đầu năm vốn vẫn bị
coi là lạc quan, nhất là khi so với chỉ tiêu đặt ra cho toàn ngành, nhưng thực
tế thì thủy sản đã cán đích 3 tỷ ngay trong tháng 11.
2007
2005 2006 (8 tháng
đầu năm)
Số lượng(nghìn tấn) 634 821 527
Triệu USD 2.736 3.357 2.104
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005, 2006 và 8 tháng đầu năm 2007

Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới rất ấn tượng với con tôm và cá
ba sa của Việt Nam. Nếu so sánh con tôm Việt Nam với con tôm các nước
khác, Việt Nam có lợi thế hơn rất nhiều từ những yếu tố khác nhau của điều
kiện nuôi. Đã có nhiều nhà xuất khẩu “tôm sạch” từ Việt Nam sang thị
trường Liên minh Châu Âu (EU). Việt Nam có thể nuôi được tôm sú cỡ lớn
dành cho những thị trường hàng đầu trong khi những quốc gia khác như Thái
Lan và Indonesia đang chuyển đổi sang nuôi con tôm chân trắng. Sự tăng
trưởng của nhóm mặt hàng cá đông lạnh nói chung và cá tra, basa nói riêng
và là nhân tố quyết định đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản của toàn ngành vượt
ngưỡng 3 tỷ USD. Trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu cá đông lạnh xuất
khẩu tăng mạnh cả về khối lượng, trong đó riêng nhóm mặt hàng cá tra, basa,
theo thống kê đã tăng hơn gấp đôi cả về khối lượng và giá trị. Tỷ trọng nhập
khẩu thủy sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của
một số thị trường chính tăng lên khá nhanh trong những năm vừa qua và đã
khẳng định được vị trí của Việt Nam trong việc cung cấp thủy sản cho các thị
trường này.
Năm 2004, giá trị xuất khẩu cá sang thị trường EU đạt 110 triệu USD,
gấp 3 lần so với năm trước, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản
sang thị trường này. Mặt
hàng cá xuất sang EU đã vượt trên Nhật Bản (66 triệu USD), chỉ xếp
sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt
Nam (552 triệu USD).
Năm 2006, trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, thì thị trường Nga có bước
nhảy vọt mạnh mẽ, tăng 274,6%, trong đó chủ yếu là các sản phẩm cá đông
lạnh. Các thị trường Đông Âu như đã được dự báo, đang trở thành khu vực
tăng trưởng mạnh mẽ của cá nước ngọt Việt Nam.
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, các thị
trường đáng lưu ý bao gồm: Nhật Bản, Mỷ và EU. Nhật Bản: Thị trường
hàng đầu của thủy sản Việt Nam vẫn là Nhật Bản. Theo thống kê của
VASEP, 11 tháng đầu năm 2006, tổng giá trị thủy sản xuất sang Nhật Bản
đạt 775 triệu USD, song đáng chú ý là tỉ lệ tăng trưởng chỉ có 2,8%.
Mỹ: Người tiêu dùng ở Mỹ thuộc nhiều tầng lớp rất phân biệt về văn
hóa và thu nhập nên các sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng. Hệ
thống các quy định, luật lệ điều tiết nhập khẩu khá nhiều và phức tạp, việc
tranh chấp thương mại giữa các nước đang phát triển với phía Mỹ về xuất
khẩu thủy sản vào Mỹ thường xảy ra. Tuy nhiên các quy định môi trường của
Mỹ không khắt khe như thị trường EU.

➢ Cà phê

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, khí hậu rất thích
hợp với việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một
hương vị rất riêng. Đặc biệt là ở phía Nam nơi gần xích đạo, khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm thích hợp với cây cà phê Robusta trong đó tập trung ở vùng Tây
nguyên mà tỉnh Đắc Lắc đã chiếm hơn 50% sản lượng của cả nước, còn miền
Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn thích hợp vớI cà phê Arabica.
Cà phê vối (C.Canephora Robusta) của Việt Nam nổi tiếng trên thế
giới, đó là sản phẩm bắt nguồn từ chủng cà phê Robusta đã được chọn lọc
qua nhiều thập kỷ. Do được sản xuất tập trung trên những vùng đất tốt, có
khí hậu thích hợp, thâm canh cao, đặc biệt phần lớn trồng ở độ cao 400 m trở
lên, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn nên vừa có năng suất cao vừa có
hương vị thơm ngon được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Cà phê Việt
Nam đã phát triển nhanh chóng, năm 1975 cả nước có 13.000 ha cà phê, sản
lượng trên 6.000 tấn, thì đến nay đã có trên dưới 500.000 ha với sản lượng
trên 700.000 tấn/năm. Trong các mặt hàng nông sản Việt Nam, cà phê là mặt
hàng có vị trí khá quan trọng, cà phê đem lại hàng năm một lượng kim ngạch
xuất khẩu trên 500 triệu USD, chiếm vị trí thứ nhì sau lúa gạo.

Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng thì số lương và kim ngạch xuất
khẩu cà phê của Việt nam tăng lên không ngừng, niên vụ 1992 – 1993 Việt
Nam xuất khẩu 116.000 tấn đến niên vụ 2002 – 2003 Việt Nam đã xuất khẩu
691.421 tấn, niên vụ xuất khẩu cao nhất là niên vụ 2000 – 2001 là 847.670
tấn. Như vậy tính đến niên vụ cà phê 2002 – 2003 Việt Nam vẫn là nước xuất
khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Braxin. Mặt hàng cà phê Việt Nam đước
đánh giá là một trong hai mươi mặt hàng cạnh tranh của Việt Nam.

Xin giới thiệu các số liệu thống kê qua các bảng và đồ thị sau , chúng ta
có thể nói: đến nay ngành cà phê Việt Nam đã phát triển đạt đến mức ngưỡng
của nó, ngành cà phê Việt Nam nên dừng mở rộng mà đi vào thời kỳ kiện
toàn, theo hướng phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm Diện tích (ha) Khối lượng Giá trị ( USD) Đơn giá bình
xuất khẩu (MT) quân (USD/T)
2000 535.000 705.300 464.342.000 658,36
2001 535.000 844.452 338.094.000 400,37
2002 522.200 702.018 300.330.686 427,81
2003 509.937 693.863 446.547.298 643,57
2004 503.241 889.705 576.087.360 647,53
2005 491.400 803.647 634.230.772 789,20
2006 488.700 822.299 976.919.435 1188,00
2007 506.000 1.074.709 1.643.457.644 1529,2
Diễn biến bình quân của đơn giá xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu
trong 17 năm từ 1991- 2007

Năm 2004 cả nước xuất khẩu được 889.705 tấn cà phê, đạt giá trị
576.087.360 USD, giá bình quân là 647,5 USD/tấn. Đến cuối năm 2005 cả
nước xuất khẩu được hơn 892 nghìn tấn với trị giá 735,5 triệu USD. Năm
2006 cà phê có kim ngạch xuất khẩu là 1.1 tỷ USD tăng gần 50% so vớI năm
2005. Tính đến tháng 8 năm 2007, chúng ta đã xuất khẩu được khoảng
900.000 tấn cà phê, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 90.7% so vớI cùng kỳ
năm 2006.

Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan, tháng 4/2009
xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 10,51% về lượng và 10,65% về kim
ngạch so với tháng 3/2009, nhưng so với cùng kỳ năm 2008 lại tăng 72,86%
về lượng và tăng 13,16% về kim ngạch, đạt 125,887 nghìn tấn, kim ngạch
trên 183 triệu USD. Tính đến hết tháng 4 năm 2009, cả nước xuất khẩu được
trên 555 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 832 triệu USD, giảm nhẹ 2,4%
về kim ngạch nhưng lại tăng 31,4% về lượng so với 4 tháng năm 2008. Về
chủng loại xuất khẩu: Tháng 4/2009, chủng loại xuất khẩu cà phê lớn nhất
vẫn là robusta, đạt trên 116 ngàn tấn, kim ngạch gần 166,8 triệu USD, đều
giảm nhẹ 3,07% về lượng và 3,46% về trị giá so với tháng trước, nhưng lại
tăng 64,44% về lượng và 6,43% về trị giá so với tháng 4/2008.

Đức vẫn là một trong những thị trường truyền thống của nước ta.
Lượng cà phê xuất khẩu sang đây trong tháng 4/2009 đạt trên 12 nghìn tấn
giảm nhẹ 3,85% so với tháng trước nhưng lại tăng 100,85% so với tháng
4/2008, đạt kim ngạch trên 17,5 triệu USD giảm 4,41% so với tháng 3/2009
và giảm 29,04% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên so với tổng 4 tháng
cùng kỳ năm 2008, thì giảm 22,94% về kim ngạch và tăng 5,42% về lượng
đạt gần 60,4 nghìn tấn; kim ngạch đạt trên 91,7 triệu USD.

Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ
đạt 345 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu
USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD; rong đó, phần trị giá
giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39
triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.

➢ Điện tử.

Từ năm 1987 đến nay, công nghiệp sản xuất máy tính và linh kiện điện
tử Việt Nam bước đầu hình thành và phát triển, tốc độ phát triển hàng năm
đạt khá cao, đặc biệt trong thời gian vừa qua. Cùng với sự tăng trưởng mạnh
mẽ của xuất khẩu cả nước, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử cũng đã
liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao trong thời gian qua, đạt 13%/năm
trong giai đoạn 2000-2005. Năm 1995 tổng kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt
13,45 triệu USD thì đến năm 2000 đạt 595,6 triệu USD và năm 2005 đạt
1,427 tỷ USD; năm 2006 đạt 1,770 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005; 5
tháng đầu năm 2007 đạt 744 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm
2006. Dự báo trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt
hàng này đạt 26,7%/năm và đạt 4,651 tỷ USD vào năm 2010.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng máy tính và linh kiện
điện tử Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2005 rất
cao, đạt 153,22%/năm, tuy nhiên không đều qua từng năm, thể hiện: năm
2002 tăng 33,3% so với năm 2001 và tăng đột biến trong năm 2003, đạt tới
486,1% so với năm 2002 và năm 2004 lại giảm rất mạnh chỉ đạt 2,4%, tiếp
đó lại tăng tới 245,4% năm 2005 sau đó lại đạt giá trị âm 1,1% vào năm
2006.
Ngành hàng điện tử - CNTT nước ta lại còn rất non trẻ, cả nước mới chỉ
có gần 200 nhà sản xuất, còn phần lớn các doanh nghiệp khác hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Phần lớn các doanh nghiệp của ta đều là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, công nghệ không cao; chỉ có số ít
doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Fujitsu,
Canon...). Chính vì vậy, các doanh nghiệp điện tử - CNTT đã đi tìm những
"thị trường khe", "thị trường ngách" là những thị trường và các sản phẩm mà
các công ty đa quốc gia ít quan tâm hoặc bỏ không làm.
Thái Lan luôn là thị trường lớn nhất về xuất khẩu với kim ngạch trong
tháng 7/2007 đạt 32,2 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng trước và đã chiếm
25,5% kim ngạch xuất khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị
trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này từ đầu năm 2007 đến
hết tháng 7 đạt 178,5 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường
Thái Lan là bảng mạch các loại (28,2 triệu USD) và linh kiện vi tính (3,8
triệu USD). Thị trường Hà Lan: trong tháng 7/2007, xuất khẩu tới Hà Lan đạt
18,6 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng trước và đã chiếm 14,7% kim ngạch
xuất khẩu thiết bị tin học trong tháng sang tất cả các thị trường. Mặt hàng
chủ yếu xuất sang thị trường này là máy in (18,1 triệu USD) và đã chiếm
97,3% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Thị trường Mỹ: xuất khẩu trong tháng 7/2007 sang Mỹ đạt 16,8 triệu
USD, tăng 34,4% so với tháng trước nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị
tin học sang thị trường này 7 tháng đầu năm đạt 116,5 triệu USD. Mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là máy in (15,1 triệu USD) và đã
chiếm 89,9% kim ngạch.

➢ Cao su

Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 500.000 ha cao su được trồng tập
trung ở Đông Nam bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung bộ
(41.500 ha) và Duyên Hải Nam Trung bộ (6.500 ha). Thấy được tiềm năng
của thị trường cao su thế giới và lợi ích của việc phát triển cây cao su, Chính
phủ đã lên kế hoạch mở rộng diện tích trồng cao su lên 600.000 ha vào năm
2015 và đầu tư phát triển 200.000 ha cao su tại Lào và Campuchia.
Với việc tăng diện tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt
1,5 triệu tấn cao su thiên nhiên và hơn 1,5 triệu m3 gỗ cao su (gỗ tròn) trước
năm 2020. Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, Tây Nguyên được xác định
là vùng trọng điểm cao su của cả nước (cùng với vùng Đông Nam bộ) vì có
lợi thế nhất về tiềm năng đất đai để mở rộng diện tích cao su. Hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các công ty cao su khu vực Tây Nguyên trong những
năm qua cho thấy, việc mở rộng diện tích trồng cây cao su khu vực này là
đúng đắn.
Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện cao su là mặt hàng nông sản
có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau gạo). Riêng năm 2006,
cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm cả nguồn cao su thiên
nhiên nhập khẩu từ các nước láng giềng), đã đạt sản lượng gần 708.000 tấn,
với tổng giá trị xấp xỉ 1,3 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 8, cả nước ta xuất khẩu được 419 ngàn tấn cao su
các loại đạt kim ngạch 793 triệu USD, giảm 0,84% về lượng và giảm 1,19%
về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2006. Trong tháng 8, giá xuất khẩu trung
bình cao su sang một số thị trường giảm nhẹ. Cao su SVR10, giảm 49
USD/tấn, xuống còn 1.841 USD/tấn, trong đó giá xuất sang Trung Quốc đạt
1.769 USD/tấn, giảm 56 USD/tấn; sang Đài Loan đạt 1.852 USD/tấn, giảm
146 USD/tấn; sang Malaysia đạt 1.906 USD/tấn, giảm 95 USD/tấn so với giá
xuất khẩu trung bình tháng trước.

Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt nam qua các năm ( triệu USD):

2003 280
2004 579
2005 610
2006 1300
8 tháng đầu năm 2007 799

Số liệu xuất khẩu cao su sang các thị trường tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2007

Tên nước Tháng 7/2007 7 tháng 2007


Lượng (tấn)Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
(tấn)
Achentina 258 541.451 1.549 3.293.761
Ấn Độ 423 761.339 2.732 4.840.852
Anh 460 704.713 1.599 2.562.791
Ba Lan 101 220.834 524 1.094.432
Bỉ 804 1.204.292 5.720 8.166.950
Bồ Đào Nha 191 361.300
Braxin 435 824.539 2.149 3.993.432
Tiểu vương 105 220.500
quốc Arập
thống nhất
Campuchia 163 312.865 420 831.835
Canađa 121 257.728 1.068 2.190.761
Đài Loan 3.893 7.179.928 16.677 33.995.721
CHLB Đức 2.693 5.777.671 14.899 29.905.223
Hà Lan 63 144.571 415 735.221
Hàn QUốc 2.697 4.811.732 17.524 30.544.900
Hồng Kông 181 343.024 1.528 2.962.761
Indonêsia 475 634.525 2.919 3.487.891
Italia 1.054 1.762.185 3.882 7.103.881
Malaysia 4.591 8.969.917 17.720 34.848.739
Mỹ 3.357 5.886.950 10.489 17.121.581
CH Nam Phi 20 38.304 121 264.911
New Zealand 313 396.094 395 557.481
Liên Bang Nga 2.016 3.898.154 8.237 16.637.492
Nhật bản 953 2.134.110 6.783 15.061.233
Phần Lan 181 414.372 1.230 2.572.431
Pháp 936 2.056.596 3.233 6.783.671
CH Séc 40 82.333 340 740.672
Singapo 257 569.601 1.319 2.716.445
Slôvakia 241 492.084 1.304 2.611.551
Tây Ban Nha 853 1.760.362 4.066 7.960.421
Thái Lan 54 103.966 267 572.801
Thổ Nhĩ Kỳ 1.065 1.974.069 4.803 8.899.007
Thụy Điển 142 286.770 586 1.166.793
Trung Quốc 38.010 71.803.336 211.263 398.000.521
Ucraina 200 374.000 722 1.439.136

Theo số liệu năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam
đứng thứ 4, chiếm 6- 7% thị phần xuất khẩu của thế giới, sau Thái Lan (35-
40%), Indonesia (27%), Malaysia (15%). Có khoảng 50 nước/ vùng lãnh thổ
nhập khẩu cao su của Việt Nam, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (40%),
tiếp đến là Đức (20%), Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản,
Malaysia.

➢ Ngành hàng tiêu điều.

 TIÊU

Theo Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá xuất khẩu hạt tiêu của
Việt Nam hiện đạt khoảng 2.600 USD/tấn, tăng cao so với giá trung bình
1.600 USD/tấn của tháng 9, 10/2006 nhờ chất lượng tăng và sản lượng hạt
tiêu thế giới giảm. Hiện hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí số 1 trên thị
trường quốc tế với việc có mặt tại gần 80 nước và vùng lãnh thổ, chiếm 50%
sản lượng xuất khẩu toàn cầu.

Bảng : Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam
giai đoạn 2003 – 2006
2003 2004 2005 2006
Trị giá Số Trị giá Số Trị giá Số Trị giá Số
St (ngàn lượng (ngàn lượng (ngàn lượng (ngàn lượng
t Quốc gia USD) (tấn) USD) (tấn) USD) ) (tấn) USD) (tấn)
11.43 13.89 21.18
Châu Mỹ 17.379 4 18.925 2 31.624 6 33.552 19.429
10.50 12.67 20.05
1 Hoa Kỳ 15.916 5 17.254 9 29.582 8 29.938 18.122
2 Canada 1.068 649 1.150 813 1.453 931 1.671 850
3 Argentina 0 0 16 14 189 98 1.671 255
4 Khác 395 280 505 386 400 100 272 202
25.96 35.84 40.65
Châu Âu 38.005 6 49.448 4 57.286 1 75.773 44.498
5 Đức 7.073 4.910 8.370 6.266 9.331 6.803 19.021 10.957
6 Hà Lan 8.893 5.260 11.101 7.578 11.310 7.156 14.898 8.932
7 Nga 4.102 3.185 5.530 4.170 7.179 5.229 6.854 4.772
8 Ba lan 2.771 1.981 4.195 2.931 4.454 3.201 5.634 3.872
Tây Ban
9 Nha 1.920 1.201 3.262 2.284 4.073 3.201 5.402 3.422
Thổ Nhĩ
10 Kỳ 3.085 2.390 3.530 2.625 3.071 2.367 3.601 2.450
11 Ukcraina 1.624 1.360 2.590 2.009 3.555 2.788 3.144 2.267
12 Pháp 2.944 2.024 1.734 1.256 2.945 2.169 3.044 2.159
13 Anh 530 295 1.695 1.269 2.485 1.507 3.394 2.007
14 Ý 1.499 1.086 2.782 1.989 2.465 1.707 2.882 1.681
15 Hy Lạp 681 525 1.563 1.223 1.366 1.019 2.345 1.223
16 Bỉ 411 233 615 409 1.198 825 1.715 829
Thụy
17 Điển 86 50 92 57 618 365 1.126 556
18 Isarel 391 277 1.001 744 1.104 720 954 463
19 Rumani 515 399 215 172 725 546 570 313
20 Slovakia 36 27 174 117 178 140 462 247
Đan
21 Mạch 68 52 278 216 304 317 280 213
22 Bungary 389 284 348 262 352 268 274 142
23 Khác 987 597 373 267 576 322 173 124
30.21 40.84 26.90
Châu Á 41.277 7 54.864 5 37.781 8 58.549 31.103
24 Arab 11.870 8.754 11.396 8.630 11.051 7.511 13.578 8,934
25 Ấn Độ 6.633 5.305 12.485 8.990 9.434 7.520 11.066 7,843
26 Pakistan 4.545 3.444 11.888 8.899 3.745 2.692 9.297 6,509
27 Singapore 8.034 5.687 6.597 5.124 3.455 2.039 9.637 6,032
28 Malaysia 709 418 2.408 1.700 2.656 1.705 4.530 2,391
29 Hàn Quốc 1.203 824 1.289 989 1.523 1.097 2.668 1,366
30 Philippine 1.398 1.108 2.221 1.734 1.915 1.481 1.238 1,052
31 Banglades 442 336 418 335 567 459 1.172 699
32 Nhật Bản 324 232 757 584 659 473 1.310 769
33 Úc 1.202 627 1.317 815 983 518 1.178 652
34 Indonesia 779 568 1.202 960 591 424 513 377
35 Kazatand 209 144 152 120 408 308 486 393
36 Trung Quốc 712 510 166 136 77 79 528 321
37 Jordan 262 201 450 340 405 328 211 135
38 Kuwait 109 85 96 70 126 118 166 102
39 Khc 2.846 1.974 2.022 1.419 186 155 971 650
Châu Phi 8.552 6.418 10.488 7.823 11.453 7.434 15.926 10.970
40 Ai Cập 5.182 3.998 6.340 4.852 6.751 4.376 7.119 4,991
41 Angeri 1.314 1.010 1.180 924 1.217 846 2.276 1,676
42 Nam Phi 225 153 613 435 986 507 2.133 1,061
43 Yemen 149 175 112 150 803 521 1.086 874
44 Senegal 475 340 176 153 548 420 1.197 856
45 Sudan 422 296 354 281 603 435 1.081 698
47 Khác 785 646 1.713 1.118 545 339 1.034 814
105.21 74.60 133.72 98.49 138.14 96.17 183.80 106.00
Tổng 3 5 5 4 3 9 0 0
“Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam”

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã
có mặt trên 80 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu hạt
tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 20% tổng lượng xuất khẩu của Việt
Nam. Tiếp đến là Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Singapore, Nga, và Trung Đông.

Hoa Kỳ hiện đang là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Năm
2006 Hoa Kỳ đã nhập khẩu 70.540 tấn, trị giá 135,5 triệu USD từ các nguồn
hàng trên thế giới, bao gồm 55.500 tấn tiêu đen, 7.800 tấn tiêu trắng và 7.240
tấn tiêu xay, chiếm 22% tổng lượng tiêu nhập khẩu của thế giới. Lượng nhập
khẩu của năm 2006 đã tăng 5% so với 66.890 tấn của năm 2005, trong đó
tiêu đen tăng 6%, tiêu trắng tăng 8% trong khi tiêu xay giảm 3%. Thâm nhập
vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam
vào thị trường này đã tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1997, trị giá hạt tiêu
Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ mới chỉ đạt 2,1 triệu USD thì đến năm 2002 đã
lên 16,947 triệu USD, năm 2005 đạt 29,582 triệu USD, và năm 2006 đạt
33,552 triệu USD. Sự tăng vọt này là do các thương nhân Hoa Kỳ ngày càng
tăng cường nhập hạt tiêu thẳng từ Việt Nam và giảm nhập qua các công ty
trung gian nước ngoài.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam và Ấn Độ sang Hoa Kỳ


giai đoạn 2000-2006
Đơn vị: tấn
Năm 2006
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Việt Nam 19.42
1.763 3.160 11.000 11.434 13.892 21.186
9
Ấn Độ 11.035 8.121 7.591 5.105 2.196 3.828 3.904
“Nguồn:Trung tâm thương mại quốc tế - ITC ”

Hà Lan là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau
Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 2001-2006 Hà Lan luôn giữ vị trí là một trong
những nhà nhập khẩu tiêu hàng đầu của Việt Nam với mức tăng trưởng cao.
Từ năm 2001 lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, với 5.108
tấn, trị giá 8,164 triệu USD. Tuy nhiên lượng hạt tiêu nhập khẩu của Hà Lan
từ Việt Nam trong giai đoạn này dao động không nhiều (Xem bảng 2.3).
Năm 2006 Hà Lan nhập khẩu 8.932 tấn tiêu từ Việt Nam với giá trị 14,898
triệu USD.

Hạt tiêu là một trong những gia vị được ưa thích nhất của người Đức
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 2006, Đức nhập khẩu 26.030 tấn hạt
tiêu, trị giá 48,3 triệu euro, gồm 23.450 tấn tiêu hột và 2.580 tấn tiêu xay,
chiếm gần 30% tổng giá trị các loại gia vị nhập khẩu khác (năm 2005 là
25%). Lượng nhập khẩu của Đức năm 2006 tăng 15% so với mức nhập khẩu
22.730 tấn năm 2005. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu các loại gia vị của
Đức (không kể những loại gia vị đã pha trộn) trị giá 161 triệu euro. Theo số
liệu thống kê, hiện Việt Nam đứng đầu trong số các nước cung cấp hạt tiêu
cho thị trường Đức. Lượng hạt tiêu Đức nhập từ Việt Nam chiếm 35% thị
phần, tiếp đến là từ Braxin 19% và Indonesia 17%.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang thị trường Đức tăng rất mạnh trong
giai đoạn 2001-2006. Năm 2001 Việt Nam mới chỉ xuất 1.617 tấn hạt tiêu
sang Đức, trị giá 2,528 triệu USD thì năm 2006 đã tăng lên 10.957 tấn, trị giá
19.021 triệu USD. Nếu năm 2001, Đức mới chỉ là thị trường xuất khẩu hạt
tiêu đứng thứ 10 của Việt Nam, sau Singapore, Các tiểu Vương quốc Ả-rập
Thống nhất, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ai Cập, Pakistan và
Indonesia thì năm 2006, Đức đã là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về
xuất khẩu hạt tiêu. Thời gian gần đây, số lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt
tiêu của Việt nam sang Đức tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục, hứa hẹn một thị
trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho mặt hàng tiêu Việt Nam.

Lượng tiêu mà Ấn Độ nhập từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai
đoạn 2001-2006. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 4.228 tấn, trị
giá 6,451 triệu USD và năm 2006, con số này đã tăng lên 7.843 tấn, trị giá
11.066 triệu USD. Các công ty Ấn Độ đã nhập khẩu tiêu của Việt Nam, sau
đó tái xuất và thu được lợi nhuận khá cao. Đây cũng là vấn đề mà các doanh
nghiệp Việt Nam cần quan tâm.

Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1
của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore luôn duy trì chính sách thương
mại mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị
trường Singapore không phải chịu thuế. Nhiều năm qua Singapore được coi
là thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam với thế giới vì đây là nơi chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu
vực ASEAN. Singapore cũng đã từng là một trong những nước nhập khẩu
hạt tiêu lớn của Việt Nam song trong những năm gần đây, lượng tiêu xuất
khẩu sang thị trường này giảm khá mạnh. Nếu như năm 2001 Singapore nhập
từ Việt Nam 12.266 tấn tiêu, trị giá 19,832 triệu USD thì năm 2005 con số
tương ứng chỉ còn 2.039 tấn (trong tổng nhập khẩu 12.782 tấn) và 3,455 triệu
USD. Năm 2006, nhập khẩu hạt tiêu của Singapore từ các nước trên thế giới
đạt 15.702 tấn, gồm 8.457 tấn tiêu đen và 7.245 tấn tiêu trắng, tăng 23% so
với năm 2005. Lượng nhập khẩu của Singapore từ Việt Nam năm 2006 tăng
mạnh so với năm 2005, đạt 6.032 tấn, trị giá 9.637 USD. Singapore thuộc
khối ASEAN, có vị trí địa lý gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, do đó
các doanh nghiệp xuất khẩu cần khai thác tiềm năng và cần tìm hiểu rõ
nguyên nhân để có biện pháp khôi phục xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu sang thị
trường này.

Bảng 2.4 Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra một số thị trường quan
trọng trên thế giới

Đơn vị tính: %

2003 2004 2005 2006


Thị trường Giá Số Giá Số Giá Số Giá Số
chính trị lượng trị lượng trị lượng trị lượng
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100

Châu Mỹ 16.5 15.4 14.2 14.1 22.9 22.0 18.3 18.3


Châu Âu 36.1 35.1 37.0 36.4 41.5 42.3 41.2 42.0
Châu Á 39.2 40.8 41.0 41.5 27.3 28.0 31.9 29.3
Châu Phi 8.1 8.7 7.8 7.9 8.3 7.7 8.7 10.3
Tỷ trọng xuất sang một số nước (%)
Hoa Kỳ 15.1 14.2 12.9 12.9 21.4 20.9 16.3 17.1
Hà Lan 8.5 7.1 8.3 7.7 8.2 7.4 8.1 8.4
Đức 6.7 6.6 6.3 6.4 6.8 7.1 10.3 10.3
Ấn Độ 6.3 7.2 9.3 9.1 6.8 7.8 6.0 7.4
Singapore 7.6 7.7 4.9 5.2 2.5 2.1 5.2 5.7
“Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam”

 Điều
Xuất khẩu điều nhân của nước ta năm 2004 ước đạt trên 105.000 tấn,
đạt trị giá 430 triệu USD, tăng 23% về lượng và 52% về trị giá so với năm
2003 và đứng thứ 3 thế giới sau Brazil và Ấn Độ. Như vậy, kim ngạch xuất
khẩu điều năm 2004 tăng mạnh phần lớn là do giá nhân điều thế giới tăng
cao. Giá xuất khẩu trung bình cả năm đạt 4.100 USD/tấn, cao hơn 700
USD/tấn so với mức giá bình quân năm 2003
Năm 2005, do giá điều thế giới tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng
10,3%, đạt 418 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều thứ
2 thế giới, sau Ấn Độ. Từ đầu năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp trong
nước đã xuất khẩu được trên 21.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 85 triệu
USD.
Mặc dù sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng 14% nhưng giá trị kim ngạch
xuất khẩu lại giảm 3%. Bình quân giá điều xuất khẩu chỉ đạt 4.079 USD/tấn,
giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Những thị trường chính tiêu thụ điều
nhân xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ (41%), Trung Quốc (22%) và châu Âu
(21%).
Trước đây, điều Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc nhưng hiện nay, đầu ra cho hạt điều đã được mở rộng, ngoài các
thị trường truyền thống nêu trên, điều Việt Nam đã có mặt tại hơn 20 nước
và khu vực trên thế giới. Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường tiêu thụ điều
Việt nam mạnh nhất chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Hà Lan cũng dần chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam, ngoài ra các thị trường như Nhật Bản, Trung Đông cũng đã nhập
khẩu điều Việt Nam khá mạnh.

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
nhập khẩu:
2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ năm 2000 đến 2009
Tình hình nhập khẩu của nước ta từ năm 2000 cho đến năm 2009 cũng
có nhiều biến động qua từng giai đoạn nhưng nhìn chung xu hướng tăng vẫn
phát triển đều.
Có 2 giai đoạn đáng lưu ý đó là:
➢ Giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2000 - 2006):
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn
định. Năm 2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh
tế - chính trị thế giới biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002,
và bứt phá trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm
2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức cao, Nhập siêu xảy ra liên
tục trong cả giai đoạn 2001-2006. Ngoại trừ năm 2005 có giá trị nhập siêu
giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục.
Từ năm 2000 đến 2003, tỉ lệ nhập siêu của nước ta liên tục gia tăng, từ
8% lên đến 25.3%, sau đó giảm dần còn 10.41% năm 2006.

Năm Tỉ lệ nhập siêu (%)


2000 8,00
2001 7,90
2002 18,20
2003 25,30
2004 20,60
2005 14,40
2006 10,41

Nhập siêu đang gia tăng mạnh, nếu năm 2000 nhập siêu là 1154 triệu
USD thì năm 2002 là 3040 triệu USD, năm 2003 đã lên tới 5051 triệu USD,
năm 2004 là 5520 triệu USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng nhập siêu là do VN thiếu ngành
công nghiệp phụ trợ. Vì trong cơ cấu nhập khẩu, nguyên vật liệu sản xuất
chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ... phải
nhập nguyên phụ liệu từ 70%-90%.
➢ Giai đoạn sau khi gia nhập WTO ( 2007 đến nay):

Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 28,9%, cao nhất trong 7 năm của giai
đoạn 2001–2007. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.217 triệu
USD, gấp 3,5 lần so với 31.247 triệu USD của năm 2001.
Sang năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 80,71 tỷ USD, xét về
số tuyệt đối tăng 18,03 tỷ USD và số tương đối tăng 29,1% so với năm 2007 và
hoàn thành vượt 6,2% mức kế hoạch năm. Cả nước có 12 nhóm mặt hàng có kim
ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó nhóm mặt hàng xăng dầu các loại và máy móc thiết
bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu trên 10 tỷ USD.
Tháng 12 năm 2009, kim ngạch nhập khẩu (7,4 tỷ USD) đạt mức cao nhất
trong năm, nâng kim ngạch nhập khẩu cả năm là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so
với năm 2008. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là
127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm
hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu hầu hết đều giảm so với năm trước là
năm 2008

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: tổng kim ngạch nhập khẩu
năm 2009 lên 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008.

- Xăng dầu: hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng
dầu các loại, giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm
hàng này giảm mạnh (41,8%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu
là gần 6,3 tỷ USD, giảm tới 43%.

- Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày:nhập khẩu nguyên
phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so
với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008.

- Sắt thép các loại: Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu
có xuất xứ từ Nga: 1,74 triệu tấn, tăng 179%; Nhật Bản: 1,46 triệu tấn, tăng
11,5%; Trung Quốc: 1,3 triệu tấn, giảm 57,6%; Hàn Quốc: gần 1,3 triệu tấn,
tăng 105%; Đài Loan: 1,17 triệu tấn, tăng 32%; Malaixia: 726 nghìn tấn, tăng
98% so với năm 2008;…

- Chất dẻo nguyên liệu: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là hơn
188 nghìn tấn, giảm 2,5% so với tháng trước, trị giá đạt 274 triệu USD. Hết
12 tháng, lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu là 2,2 triệu tấn, tăng 25,2%
so với năm 2008, trị giá đạt 2,8 tỷ USD. Nhóm hàng này nhập khẩu trong
năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 404 nghìn tấn, tăng 40,6%; Đài
Loan: 329 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 283 nghìn tấn, tăng 7,2%;….

- Phân bón: nhập khẩu phân bón trong tháng là 534 nghìn tấn, tăng
76,3% so với tháng 11. Hết tháng 12/2009, tổng lượng phân bón các loại
nhập khẩu vào Việt Nam là 4,5 triệu tấn, tăng 48,9% so với năm 2008.

- Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: trong tháng,
lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là gần 11,3 nghìn chiếc, giảm 2,1% so với
tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên 80,6 nghìn chiếc, trong đó xe
dưới 9 chỗ là 47,1 nghìn chiếc chiếm 58,4% lượng ô tô nguyên chiếc nhập
khẩu của cả nước.

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: tổng trị giá nhập khẩu
nhóm hàng này trong năm 2009 lên 3,95 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm
2008.

Về vấn đề nhập siêu ở giai đoạn sau năm 2007

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.217 triệu USD, gấp
3,5 lần so với 31.247 triệu USD của năm 2001 và nhập siêu trong năm này
tiếp tục tăng.

Năm 2008: Theo báo cáo cập nhật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhập
siêu năm 2008 của Việt Nam khoảng 17 tỷ USD, bằng 27% tổng kim ngạch
xuất khẩu, cao hơn năm 2007 cả về giá trị và tỷ lệ so với tổng kim ngạch
xuất khẩu.
Năm 2009: Nhập siêu năm 2009 dừng ở con số 12,2 tỷ USD, giảm
32,2% so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu không kể tái xuất vàng trong quý I
và nhập khẩu vàng tháng 11 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sẽ là 54 tỷ USD
giảm 14%, nhập khẩu 68,6 tỷ USD giảm 15,1% và nhập siêu là 14,5 tỷ USD,
giảm 19,4% so với năm 2008, nhưng vẫn lớn hơn mức nhập siêu năm 2007.
Như vậy, nhập siêu đã vượt dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (11,5 tỷ
USD), và cũng đã cao hơn mục tiêu đề ra (dưới 20% kim ngạch xuất khẩu).
2.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
➢ Chia theo hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất

Tổng giá trị nhập khẩu cả nước giai đoạn 2000 đền 2009 nhìn chung có
xu hướng tăng ngoại trừ một sự sụt giảm trong năm 2009. Tuy nhiên, cơ cấu
nhập khẩu giữa hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất vẫn có sự thay đổi và biến
động trong giai đoạn này.
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng thấy được những điểm nổi bật
sau đây:
– Chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất của nước ta vẫn là tư liệu
sản xuất với số liệu hàng năm cho thấy trong suốt giai đoạn này tỷ trọng của
tư liệu sản xuất chưa bao giờ thấp hơn 91%.
– Chúng ta thấy rõ một xu hướng tăng nhẹ trong tỷ trọng tư liệu
sản xuất từ năm 2005 đến 2009. Nó chỉ ra được tốc độ gia tăng nhập khẩu
của khu vực này đang tăng. Điều này được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ bên
dưới

Sự thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng tư liệu sản xuất và giảm tỷ
trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng nói lên một xu hướng tích cực trong nhập
khẩu nước ta hiện nay. Đúng với chủ trương của đất nước là nhằm đổi mới
trang thiết bị, cải tiến nền sản xuất của đất nước.
➢ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

So với các thời kỳ trước ( giai đoạn trước năm 2000), mức độ
nhập khẩu các nguyên liệu, hàng hóa chủ yếu thời kỳ này(2000 đến
2009) ( chiếm khoảng 45-50% giá trị nhập khẩu) phần nào thể hiện sự
phát triển nhanh chóng của sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Với những hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp như xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên liệu cho
ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là ô tô, sắt thép, vải ,
chất dẻo và xăng dầu
Một số mặt hàng nhập
Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
khẩu chủ yếu
Ô tô nguyên chiếc Chiếc 16362 28269 29355 21355 24961 21279 12496 30471 51059
Linh kiện điện tử, máy
Triệu 1014.
tính nguyên chiếc và linh 892.8 710.1 701.2 1349.5 1638.6 1869.7 2958.4 3714.3
đôla Mỹ 1
kiện
8747. 9083. 9970. 9936. 11047. 11477. 11224. 13195. 12963.
Xăng, dầu các loại Nghìn tấn
3 0 5 4 8 8 6 0 9
3971. 3288. 3820. 4135.
Phân bón Nghìn tấn 4064.8 2915.0 3107.1 3800.1 3034.8
3 2 2 1
Triệu
Chất dẻo 530.6 551.0 613.5 829.0 1251.5 1516.9 1886.2 2528.7 2945.1
đôla Mỹ
Nguyên, phụ liệu giày
" 504.2 553.4 641.5 768.7 809.3 843.3 827.5 928.3 2355.1
dép
1036. 1069. 1264.
Phụ liệu may " 917.4 1443.7 1438.7 1123.9 1224.0 2879.2
2 3 9
1523. 1805.
Vải các loại " 761.3 880.2 2066.6 2474.2 2947.0 3990.5 4457.8
1 4
2845. 3870. 4945. 4622.
Sắt, thép " 0 1 9 8 5152.0 5495.1 5667.0 8115.5 8263.6

Giai đoạn này có thể chia thành 3 xu hướng phát triển nhập khẩu khác nhau gồm:
✔ Nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh ( đơn vị: triệu đôla Mỹ)
Nhập khẩu Sắt thép trong giai đoạn này tuy có xu hướng chung là đi lên
nhưng nó cũng đã chứng kiến một giai đọan đầy biến động. Ngoại trừ một
sự sụt giảm nhập khẩu trong năm 2002 thì tất cả những năm còn lại đều có
lượng nhập khẩu tăng lên với tốc độ nhanh nhất là vào giai đoạn 2006-2007
và bắt đầm giảm lại vào năm 2008 dừng ở mức giá trị nhập khẩu là 8263.6
triệu đôla Mỹ. Sang năm 2009, mức nhập khẩu chỉ tăng nhẹ so với năm
2008

Trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam
trong lĩnh vực dệt may giày dép vẫn còn cần nhập rất nhiều nguyên phụ liệu
từ bên ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngành công nghiệp phụ trợ
trong nước vẫn chưa phát triễn, hầu hết nguyên liệu đều nhập từ nước ngoài.
Tuy nhiên biểu đồ thống kê dưới đây ta có thấy một điểm đáng lưu ý đó
chính là các loại vải nhập khẩu mặc dù đà tăng vẫn cao nhưng tốc độ đang
giảm dần, đó là một dấu hiệu đáng mừng. Từ đây ta có thể thấy một xu
hướng tích cực trong dài hạn. Riêng việc nhập khẩu các Nguyên, phụ liệu
vẫn đang gia tăng một cách đáng kể với một bước nhảy vọt trong năm 2008
và dừng lần lượt ở 2979.2(Phụ liệu may) và 2355.1 (nguyên phụ liệu giày
dép)

Sắt thép, vải, nguyên phụ liệu dệt may và giày dép chính là những mặt
hàng nhập khẩu nhiều nhất và cũng chính là nguyên nhân chính của tình
trạng nhập siêu trong giai đoạn này
✔ Nhóm có tốc độ tăng trưởng trung bình
(Chất dẻo đơn vị: nghìn tấn, Linh kiện đơn vị: triệu đôla Mỹ)

✔ Nhóm hàng nhập khẩu có xu hướng tăng trưởng không đều và nhiều
biến động.
Do công nghệ tinh chế xăng dầu thành phẩm của Việt Nam chưa
phát triễn nên việc phải nhập khẩu nhiều xăng dầu là điều dễ hiểu. Xăng
dầu chiếm một lượng lớn trong nhập khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn
này nhập khẩu xăng cũng có nhiều biến động, nguyên nhân phần nhiều là
do ảnh hưởng của biến động từ phía thế giới
Đối với nhập khẩu ô tô cũng có nhiều biến động nhưng từ năm 2006
trở đi thì có một sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu ô tô. Vào năm 2008
là đỉnh điểm với gần 51059 chiếc được nhập vào Việt Nam và đến hết
tháng 10 nam 2009 lượng ô tô nguyên chiếc đã đạt gần 57000 chiếc, báo
hiệu một xu hướng tăng tới cuối năm. Đây là một dấu hiệu không tốt khi ô
tô nằm trong diện cần hạn chế nhập khẩu của nhà nước.
(Xăng, dầu đơn vị: nghìn tấn, Ô tô đơn vị: chiếc)
2.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Hàng hóa của nước ta được nhập khẩu từ khoảng trên 200 nước. So với
30 thị trường nhập khẩu trước khi mở cửa, tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á
tăng nhanh
Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Châu Á
Thái Bình Dương gồm: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến
73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là
76,3%. Ngoài ý nghĩa mở rộng giao lưu buôn bán, cơ cấu thị trường cũng
phần nào thể hiện sự tính toán hiệu quả nhập khẩu phù hợp với đặc điểm tiêu
dùng và khả năng đầu tư, năng lực vận tải còn hạn chế của sản xuất và tiêu
dùng trong nước ta.
Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng
đề ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào
năm 2010. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề
cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như
Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có
thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả thi.
2.2 Chủ thể tham gia nhập khẩu
Nhìn vào 2 biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy được cơ cấu nhập khẩu
xét về khu vực kinh tế. từ năm 1995 đến nay. Trước năm 2000 thì khu vực
kinh tế trong nước chiếm đến hơn 70% lượng nhập khẩu từ nước ngoài. Sau
năm 2000, tỷ lệ này có sự thay đổi lớn khi khu vực kinh tế trong nước chỉ
còn chiếm khoảng 65% tỷ lệ nhập khẩu vào trong nước. Các doanh nghiệp
FDI xuất hiện ngày càng nhiều do sự hội nhập của Việt Nam với quốc tế đã
dẫn đến sự thay đổi rõ nét này.
1. Nhận định chung về kết quả đạt được(thành tựu,
hạn chế)
3.1 Thành tựu:
Trong vòng 10 năm giai đoạn 2000 đến nay, hoạt động ngoại thương
của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Việt Nam chính thức trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế Giới vào năm
2007. Đây trở thành cột mốc quan trọng đối với hoạt động thương mại của
Việt Nam.
➢ Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua tăng cao.
Năm 2000, tổng giá trị xuất nhập khẩu mới chỉ là 30 tỷ USD (Xuất
khẩu: 14,5 tỷ USD) thì đến hết năm 2009, con số này đã lên tới 125
tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 56 tỷ USD).
➢ Có rất nhiều mặt hàng đã đạt được con số trên 1 tỷ USD như: gạo,
quần áo, giày dép, dầu thô, than đá, thủy sản, cà phê, cao su, đồ gỗ…
➢ Những thị trường mà Việt Nam có giao dịch ngày càng mở rộng, thể
hiện rõ xu hướng tìm kiếm thị trường mới của các doanh nghiệp Việt
Nam.
➢ Hệ thống các cửa khẩu quốc tế ngày cảng được mở rộng và hoàn
thiện. Tạo điều kiện tích cực trong quá trình xuất nhập khẩu. Hệ
thống cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện.
Việc quản lý xuất nhập khẩu đã có những tiến bộ nhất định (tuy
vẫn còn nhiều điểm hạn chế). Đặc biệt, hiện nay đã áp dụng công nghệ
thông tin vào việc quản lý hải quan, giúp giảm thời gian và nâng cao
hiệu quả việc lưu thông hàng hóa.
3.1 Hạn chế:
Tuy trong giai đoạn 2000 đến nay, hoạt động ngoại thương của Việt
Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể, nhưng không thể không kể đến những
hạn chế. Nếu không được giải quyết kịp thời, những hạn chế này có thể làm
chậm, thậm chí kìm hãm tốc độ tăng trưởng cũng như sự hội nhập kinh tế
Thế giới của Việt Nam.
a) Những hạn chế từ phía Nhà nước và chính sách:
Những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang gặp
khá nhiều vấn đề về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cụ thể,
chiến lược cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều mang
tính thụ động, dựa vào các lợi thế có sẵn hay lợi thế "trời cho" như lao
động, tài nguyên, vị trí địa lý, vị trí độc quyền, trợ cấp riêng rẽ, lãi suất
ưu đãi… Rất ít doanh nghiệp dám theo đuổi một chiến lược chủ động.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một trong
những nguyên nhân cơ bản là nhiều chính sách ở tầm vĩ mô đã góp phần
tạo nên tâm lý thụ động và ỷ lại ở nhiều doanh nghiệp. Rõ ràng là không
thể nói đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh khi
môi trường kinh doanh do chính sách vĩ mô tạo ra không có được những
tiền đề thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Tài liệu tổng quan về cạnh tranh
công nghiệp Việt Nam do UNIDO phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
soạn thảo đã chỉ ra rất đúng rằng môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt
Nam là "một môi trường kinh doanh manh mún và kém phát triển, một
cơ cấu kích thích bị bóp méo, sự hỗ trợ và bảo hộ tràn lan của Chính
phủ đối với nhiều doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh hạn chế".
➢ Mọi biện pháp đều nhắm vào đẩy mạnh xuất khẩu:
Dường như đang phổ biến quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh
tế tỷ lệ thuận với tăng trưởng xuất khẩu, và để đạt tăng trưởng cao thì
cần thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, thực trạng xuất
khẩu của ta vẫn chưa đóng góp thật sự và có chất lượng vào tăng
trưởng bền vững:
 Bằng chứng thứ nhất nằm ở cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của
ta. Xuất khẩu đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ sau đổi
mới, trung bình là 19%/năm. Nhưng cơ cấu xuất khẩu lại hầu
như không có thay đổi quan trọng trong suốt thời gian đó, và chỉ
thiên về sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến (như lúa gạo, cà
phê, thủy sản) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô). Những mặt
hàng nông nghiệp và khoáng sản thô này luôn có mặt trong
nhóm mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, và chiếm đến
trên 50% tổng giá trị xuất khẩu hơn 20 năm qua. Hàng công
nghiệp chế biến lọt vào trong danh sách này là ba sản phẩm may,
dệt, và giày dép, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu. Cần lưu
ý là các mặt hàng công nghiệp chế biến này có hàm lượng giá trị
gia tăng rất thấp. Các mặt hàng chủ yếu khác nằm ngoài tốp 10
này cũng lại là các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến (như hạt
điều, chè, cao su) và than. Tóm lại, cơ cấu xuất khẩu vẫn dựa
chủ yếu vào khoáng sản, hàng nông nghiệp chưa chế biến, và
hàng công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng thấp, mặc dù có
một số biến chuyển nhưng không đáng kể, đặc biệt là so với các
nước Đông Á trong giai đoạn phát triển ban đầu của họ vào thập
kỷ 1970 và 1980.
 Lý do thứ hai ngăn cản xuất khẩu đóng góp tích cực vào tăng
trưởng là các mối liên hệ ngược trở lại (backward linkages)
giữa khu vực xuất khẩu với phần còn lại của nền kinh tế còn
rất yếu ở nước ta. Trước tiên, cần thấy rằng ta đã thất bại trong
việc xây dựng mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ
trực tiếp cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Một thí dụ dễ
thấy về tình trạng này là trong ngành lúa gạo. Do sự yếu kém của
công nghiệp xay xát, chế biến, một tỷ trọng lớn gạo
Việt Nam xuất đi không được xử lý thích hợp nên giá gạo
ViệtNam bao giờ cũng thấp hơn giá gạo Thái-lan từ 15-20%.
Trong các ngành khác như cà phê, rau quả, thủy sản, tình hình
cũng tương tự. Giá xuất khẩu thấp hơn có nghĩa là ta phải
chịu thiệt thòi nhiều hơn cho cùng một lượng các nguồn lực
khan hiếm dùng trong quá trình sản xuất so với đối thủ.
Hơn nữa, cần phải tỉnh táo nhìn nhận lại con số tăng
trưởng ngoạn mục của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong
thời gian qua. Hầu như các nhà làm chính sách đều bỏ qua hoặc
xem nhẹ thực tế là những mặt hàng xuất khẩu này, như da giày,
may mặc, đều có giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu nằm ở tiền
công gia công, vốn đã ở mức rẻ nhất trong khu vực. Có một phân
tích cho thấy, Việt Nam chỉ được hưởng tổng cộng khoảng 5%
lợi nhuận của một cái áo sơ mi xuất khẩu. Như vậy, nếu xét đến
giá trị gia tăng thì đóng góp từ tăng trưởng xuất khẩu lên tăng
trưởng kinh tế trên thực tế sẽ nhỏ hơn nhiều so với những gì vẫn
tưởng nếu chỉ dựa vào doanh số xuất khẩu danh nghĩa. Và điều
quan trọng hơn ở đây là, vì tỷ lệ giá trị gia tăng thấp nên
Việt Nam buộc phải duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh các mặt
hàng này nhằm tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của chúng góp vào
GDP. Mà điều này có nghĩa là ta phải xuất khẩu ồ ạt (bằng các
biện pháp trợ cấp xuất khẩu chẳng hạn) các mặt hàng giày dép,
quần áo vào các thị trường chính quốc tế như Mỹ và EU, và tức
là sẽ luôn phải đối mặt với hàng rào tự vệ thương mại do các
nước này dựng lên, như các mức thuế trừng phạt mà EU đang
tiến hành hiện nay.
 Lý do thứ ba nằm ở mối quan hệ lỏng lẻo giữa chủ trương
khuyến khích xuất khẩu và chủ trương công nghiệp hóa ở
Việt Nam. Không giống như các nước Đông Á khác, nơi mà tăng
trưởng kinh tế gắn liền với và được kéo đồng thời bởi cả hai quá
trình tăng trưởng xuất khẩu và công nghiệp hóa, quá trình công
nghiệp hóa nền kinh tế Việt Nam diễn ra rất chậm chạp. Mặc dù
con số thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng công nghiệp là khá
cao, nhưng cần lưu ý rằng nó bị “kéo” chủ yếu bởi tốc độ tăng
trưởng của ngành khai khoáng (chủ yếu là dầu thô). Cần lưu ý
thêm rằng chiến lược công nghiệp hóa dựa quá nhiều vào khai
thác dầu thường không thành công, mà thí dụ điển hình là hai
nước xuất khẩu dầu lửa lớn Nigeria và Venezuela.
Bên cạnh đó, các ngành dệt may, da giày, chế biến lương
thực và thực phẩm đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các
ngành công nghiệp chế biến khác. Tuy nhiên, những ngành này
sử dụng phần nhiều là lao động phổ thông từ nông thôn, thường
chỉ được học nghề tại chỗ trong nhà máy trong một thời gian
ngắn. Máy móc và thiết bị thường rất cũ kỹ, lạc hậu (thí dụ trong
ngành chế biến lương thực), với quy mô sản xuất nhỏ bé. Vì vậy,
chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề trong những ngành này, và
vì thế khó mà thuyết phục được rằng tăng trưởng nhanh của
những ngành này đã đóng góp quan trọng vào tốc độ công
nghiệp hóa ở ta.
 Lý do cuối cùng nằm ở việc phân bổ không hợp lý các nguồn
lực khan hiếm sang cho khu vực sản xuất để xuất khẩu. Như
đã nói, vai trò của xuất khẩu dường như đã được đánh giá cao
quá mức ở nước ta, thể hiện qua các mục tiêu tăng trưởng xuất
khẩu, năm sau thường phải cao hơn năm trước, được thực hiện
bằng tất cả các biện pháp khuyến khích có thể có, mà bỏ quên
việc phân tích lợi - hại đi kèm với quá trình khuyến khích xuất
khẩu. Chính việc khuyến khích và trợ cấp xuất khẩu như vậy đã
bóp méo giá cả là yếu tố phản ánh mức độ khan hiếm tương đối
của các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất để xuất khẩu ở
những ngành Việt Nam không hoàn toàn có lợi thế, dẫn đến làm
giảm tổng phúc lợi trong xã hội vì các nguồn lực đã bị sử
dụng không hiệu quả.
Nói tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương đúng đắn.
Tuy nhiên, Nhà nước cần có các biện pháp đi kèm để đảm bảo việc
xuất khẩu tận dụng tối đa và không gây lãng phí nguồn lực của xã
hội, đồng thời hỗ trợ các ngành nghề trực tiếp, gián tiếp liên quan
đến quá trình xuất khẩu được phát triển. Có như vậy, tăng trưởng
xuất khẩu mới có đầy đủ ý nghĩa nhất.
➢ Về chính sách tiền tệ và tỷ giá của nước ta:
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm trợ giúp vốn đồng
thời hỗ trợ rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Sự hỗ trợ
trong việc đảm bảo tài chính tín dụng được thể hiện qua các hình
thức:
○ Thực hiện biện pháp cấp tín dụng xuất khẩu: Vốn bỏ ra
cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu thường rất lớn.
Người xuất khẩu phải có vốn trước và sau khi giao hàng
để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi người xuất
khẩu cần phải có vốn để kéo dài khoản tín dụng ngắn hạn
dành cho khách hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ vấn đề vốn đang là vấn đề rất khó khăn nên
cần có sự cung cấp tín dụng của nhà nước với lãi suất ưu
đãi. Cấp tín dụng trực tiếp cho SME không chỉ đơn thuần
là trợ giúp để thực hiện xuất khẩu mà còn giúp đỡ doanh
nghiệp giảm chi phí về vốn cho hàng xuất khẩu và giảm
giá thành xuất khẩu
○ Biện pháp bảo lãnh tín dụng: Trong điều kiện cho phép,
để chiếm lĩnh thị trường một số doanh nghiệp đã thực
hiện bán chịu - trả chậm cho nước ngoài. Việc bán chịu
như vậy thường có rủi ro dẫn đến mất vốn. Trong trường
hợp này, để hỗ trợ xuất khẩu, Nhà nước cần phải phát huy
cao hơn hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu nhằm
thực hiện đền bù vốn đã mất của doanh để họ yên tâm
hoạt động và giảm được rủi ro.
Mục tiêu chính của chính sách tỷ giá ở nước ta là điều
hành tỷ giá một cách linh hoạt theo tình hình trong nước và quốc
tế nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và tăng
dự trữ ngoại tệ. Từ 1997 đến nay là giai đoạn Nhà nước điều
hành tỷ giá linh hoạt có sự điêu tiết của nhà nước.
Tuy nhiên,có một số yếu tố tác động không có lợi cho
hoạt động xuất khẩu vẫn tiếp tục tồn tại là:
○ Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố
quyết định sự thành công của xuất khẩu, thế nhưng ở
nước ta việc cung cấp các tín dụng này, đặc biệt là cung
cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu gặp nhiều trở
ngại. Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay
vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp, nhất là
trong điều kiện thị trường bất động sản hoạt động rất kém,
sự phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp, và
chưa có cơ chế tái chiết khấu các thương phiếu...
○ Còn có một số nước chúng ta chưa ký hiệp định về công
nhận thanh toán hoặc đồng tiền của nước nhập khẩu chưa
chuyển đổi được nên doanh nghiệp phải nhập khẩu hàng
hóa theo phương thức hàng đổi hàng hoặc phải quy đổi ra
ngoại tệ mạnh.
○ Lãi suất trần đối với vốn lưu động do ngân hàng nhà nước
quy định còn cao hơn so với các nước khác.
○ Nhìn chung ngân hàng Nhà nước chỉ chấp thuận cho các
doanh nghiệp nhà nước vay.
○ Việc quy định bắt buộc doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải
bán ngoại tệ cho ngân hàng Nhà nước trong điều kiện tỷ
giá hối đoái biến động đã không kích thích được doanh
nghiệp.
○ Tỷ giá giữa đồng VN với USD và các đồng tiền khác tuy
đã được nhiều lần điều chỉnh kể từ 1996, nhưng hiện vẫn
còn cao. Theo một số chuyên gia nước ngoài, mức cao
này khoảng trên 10%, và đã tác động tiêu cực đến hàng
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN, Nhật
Bản và Liên minh châu Âu, trừ Trung Quốc và Mỹ. Đồng
tiền Việt Nam cho đến nay, chưa có thể chuyển đổi tự do.
Trong khi tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta đã bằng
160% GDP (số liệu 2008), thì đây là một vấn đề rất bất
lợi. Buôn bán quốc tế lớn đến thế, mà đồng tiền không
chuyển đổi tự do được, có nghĩa là các nhà kinh doanh
xuất nhập khẩu của ta phải chịu các chi phí chuyển đổi
tiền với thủ tục phiền hà và tốn kém thời gian. Đã thế họ
còn phải chịu thiệt do quy định về kết hối ngoại tệ, tiền
của họ thu được do xuất khẩu, khi nhập khẩu cần ngoại tệ
lại phải xin phép ngân hàng cấp…
➢ Về cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan:
 Cơ sở hạ tầng:
Các cơ sở hạ tầng cần cho hoạt động kinh tế đối ngoại là
các cảng biển, đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế, sân bay
quốc tế, các đường cao tốc nối từ các trung tâm kinh tế đến sân
bay và cảng biển, hệ thống liên lạc, viễn thông, cung cấp điện,...
Về cảng biển, theo các chuyên gia nước ngoài, hiệu suất
cảng biển Việt Nam được xếp thứ bảy trong số 9 nước Đông Á
mà họ đánh giá, Việt Nam xếp sau Xingapo, Hồng Kông, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, chỉ xếp trên Trung Quốc và
Inđônêxia. Phải nói thêm là phần lớn hàng xuất khẩu của Trung
Quốc đều qua cảng Hồng Kông, nên Việt Nam chỉ hơn
Inđônêxia. Các hãng vận tải biển nước ngoài xếp cảng Việt Nam
vào nhóm độc quyền kiểu "Cácten" vì tất cả các cảng do nhà
nước sở hữu và vận hành. Nước ta chưa có cảng trung chuyển
quốc tế, nên hàng xuất khẩu của ta phải trung chuyển qua các
cảng Hồng Kông, Xingapo, làm tăng thêm chi phí khoảng 20 -
30%. Phí cảng của ta do Ban vật giá chính phủ định hiện là rất
cao, trong khi công nghệ bốc dỡ kém, quản lý lạc hậu, thời gian
giải phóng tàu lâu, càng làm tăng thêm chi phí cho người xuất
khẩu.
Về hàng không, ta có 2 sân bay quốc tế ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đều kém các sân bay quốc tế
trong khu vực. Theo quy định hiện nay các hãng hàng không
nước ngoài không được phép có "quyền tự do thứ năm" trong
việc mang hàng vào và ra khỏi Việt Nam từ các điểm trung
chuyển như Băng Cốc, Hồng Kông, do vậy công suất đều thừa,
không sử dụng hết. Giá vé máy bay của ta hiện còn cao so với
khu vực, cùng với tình trạng luôn phải chậm giờ bay, hoãn
chuyến càng làm giảm sức hấp dẫn của hàng không Việt Nam.
Về đường cao tốc, nước ta mới có được vài trăm km
đường cao tốc - một con số quá bé nhỏ so với các quốc gia trong
khu vực. Số lượng đường cao tốc ít ỏi đã làm cho hàng hoá chậm
đến cảng và sân bay quốc tế, làm tăng thêm chi phí và thời gian.
Về cung cấp điện, tiêu dùng điện theo đầu người ở nước ta
hiện vào khoảng 232 Kwh, dưới mức trung bình của các nước có
thu nhập thấp 363 Kwh, dưới xa mức trung bình của các nước
khu vực châu Á - Thái Bình Dương - 787 Kwh. Tình trạng bị cắt
điện và tăng giảm điện áp đã gây thiệt hại đáng kể cho các nhà
máy sản xuất hàng xuất khẩu. Giá điện của Việt Nam bán cho
các nhà sản xuất được xếp vào loại cao so với khu vực.
Về liên lạc, viễn thông, tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng còn
những hạn chế sau: giá dịch vụ viễn thông đắt so với khu vực;
giá thuê bao đường truyền được quốc tế đánh giá là cao với
nhiều thủ tục phiền hà; tốc độ truy cập Internet còn chậm;
thương mại điện tử không phát triển. Gần đây các yếu tố trên đã
dần được cải thiện.
Mặc dù Nhà nước đã đầu tư nhiều cho phát triển cơ sở hạ
tầng nhằm phục vụ cho tập trung kinh tế và hoạt động xuất khẩu
nhưng cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém, chỉ ở mức trung bình
của các nước có thu nhập thấp. Trong một cuộc điều tra, có tới
87,8% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong
nước được hỏi cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng là kém và rất
kém. Cơ sở hạ tầng yếu kém làm chi phí vận chuyển hàng hóa
tăng cao gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
 Thủ tục hải quan:
Một số vấn đề tồn tại liên quan đến công tác hải quan tại
cửa khẩu như sau:
○ Biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta còn quy
định chưa rõ ràng nên hải quan còn chi phí nhiều thời
gian để xem xét và áp mã thuế.
○ Quy định giá tối thiểu để làm cơ sở cho việc áp mức thuế
không phù hợp với thông lệ quốc tế và không phù hợp với
giá trị trong hợp đồng.
○ Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, ở nhiều cửa khẩu
chưa được nối mạng máy tính với Tổng cục Hải quan,
thiếu các phương tiện hiện đại để kiểm tra nên phải sử
dụng lao động thủ công làm kéo dài thời gian và tăng chi
phí cho doanh nghiệp.
○ Các dịch vụ khai thuê Hải quan chưa phát triển.
○ Chi phí lưu kho, bãi để làm thủ tục hải quan còn cao.
Để xuất một container hàng, doanh nghiệp phải có sáu
loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD. Trong khi đó, Trung
Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21 ngày
nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD.
Tương tự để nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8
loại hồ sơ, mất 23 ngày và 881 USD.
Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước
trong khu vực đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam.
a) Những hạn chế từ khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp:
Khả năng cạnh tranh(competitiveness) là thuật ngữ được dùng để
nói đến các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả
với các hãng khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ và
kỹ thuật trong so sánh quốc tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi
doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài
chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà
cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên
cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm
mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông
qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ
sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh
nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi
thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách
hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt
Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hoá đã
và đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên
nó cũng mang đến nhiều đe doạ và thách thức.
Các doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém:
➢ Thứ nhất: Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu
kém so với Thế giới.
Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý.
Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào
tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế -
xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực
kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các DN
hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược,
thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược
cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ
thông tin. Một số chủ DN mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và
thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh
doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.
➢ Thứ hai: Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh
của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động
Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi,
khéo tay, nhanh trí... Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí
lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và
thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao
động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt
Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là
điểm yếu của Việt Nam.

Nếu xét chi phí lao động thì chi phí lao động của
Việt Nam cao hơn nhiều so với Inđônêxia, nếu xét tới lao động có
trình độ kỹ thuật và có năng suất cao thì lao động Việt Nam lại
không thể so sánh với Thái Lan, Malaixia, Singapo. Thêm nữa,
phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao
động (chiếm 85,06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua
hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào
tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật
của lao động thấp. Trong một khảo sát về lĩnh vực này, tỷ lệ đào
tạo giữa Đại học, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật là 110,8310,6.
Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt
ra là sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao
động Việt Nam được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ
không phải chỉ vì "giá rẻ", thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh
so với các nước trong khu vực.

➢ Thứ ba: Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém.

Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu
và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu
quả, vừa thiếu tính bền vững. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho
thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp
thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy
đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các
doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa
quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà
nước chiếm 59,0/% tổng vấn của doanh nghiệp cả nước
(1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vấn đầu tư nước
ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788
tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh
nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95
tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có
18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp),
doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh
nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến
5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh
nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm
7,63%), số doanh nghiệp có số vốn từ 10 đến 50 tỷ là 6.648 doanh
nghiệp (chiếm 9,23%), số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200
tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46%), số doanh nghiệp có
vốn từ 200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm O,81%),
số doanh nghiệp cọ vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp
(chiếm 0,48% tổng số).

Như vậy, có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt
động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là
điều đáng lo khi các chính sách - bảo hộ của Nhà nước đến năm
2010 hầu như không còn nữa vì theo lịch trình giảm thuế quan cho
khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA và tổ chức thương mại
Thế giới WTO. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị
các tập đoàn lớn đánh bại.

➢ Thứ tư: sự yếu kém trong công tác nghiên cứu và lựa chọn thị
trường xuất khẩu mục tiêu:

Về hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu của các doanh
nghiệp: theo một điều tra với 175 doanh nghiệp, có 16% số doanh
nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên,
84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị
trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành
nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ
chưa đầy 10% số doanh nghiệp là thường xuyên thăm thị trường
nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
Nhà nước, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đì
thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt
chân lên thị trường ngoài nước. Các doanh nghiệp nhỏ và các
doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước
ngoài hầu như không có.

Về việc xác định thị trường mục tiêu: các doanh nghiệp
thường lựa chọn thị trường mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị
trường, thấy cơ hội của đoạn thị trường nào hấp dẫn thì tập trung
vào đoạn thị trường đó. Chẳng hạn, khi hạn hán mất mùa ở
Inđônêxia làm xuất hiện nhu cầu nhập khẩu gạo thì họ tập trung
vào đó. Cũng tương tự như với thị trường Irắc về đổi lương thực
lấy dầu và trả nợ thì các doanh nghiệp lại tập trung vào đoạn thị
trường này. Tình trạng phổ biến diễn ra là các doanh nghiệp
không chủ động tiếp cận với thị trường để chọn ra cho mình một
thị trường mục tiêu, để từ đó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững
hay mở rộng thị trường.

Sự hiểu biết về thị trường ngoài còn hạn chế. Đa phần các
doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tự tìm kiếm thị trường xuất
khẩu. Trong khi đó, Nhà nước chưa cung cấp được thông tin đầy
đủ cho các doanh nghiệp. Bộ thương mại mới bắt đầu hình thành
một hệ thống xúc tiến thương mại hoàn chỉnh, mang tính quốc gia
để hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu nghiên cứu phong tục, tập quán
kinh doanh đến việc xúc tiến bán hàng tại các thị trường trên thế
giới. Hệ thống chuyên cung cấp thông tin về thị trường trong và
ngoài nước phục vụ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu do
Nhà nước cung cấp hiện nay còn mang tính chất rời rạc, không
đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

➢ Thứ năm: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp còn quá phụ
thuộc.

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa
xây dựng được chiến lược phát triển kinh doanh, cách ứng xử
trong kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu nhằm vào
các mục tiêu ngắn hạn, trước mắt. Đặc biệt chiến lược kinh doanh
còn quá phụ thuộc vào thị trương đầu vào cũng như đầu ra.

 Yếu tố đầu vào:


Tuy tốc độ gia tăng thương mại là khá cao nhưng
tỷ trọng hàng thô và sơ chế biến trong khâu xuất khẩu còn
khá cao. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu có sự tăng
trưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da
giày, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản phẩm thép và
kim loại màu... cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên
liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Tỷ trọng sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ. Ví dụ về
tỷ lệ gia công của hàng dệt may: Hàng dệt may luôn nằm
trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng
giá trị mang lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 35% so với
kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu "ước đoán", hàng FOB
xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, còn lại là gia
công. Ngành dệt may VN hiện đứng vị trí thứ 9 trong top
10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, nhưng
so với nhiều nước ở châu Á, tốc độ tăng trưởng của hàng
dệt may VN vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20% - 30%. Trong
khi đó, Trung Quốc đạt tăng trưởng 80%, Indonesia 48%
… Nguyên nhân là do gia công còn chiếm tỷ lệ lớn (70%
- 80%).
 Thị trường đầu ra:
Như ở trên đã chỉ ra, các doanh nghiệp của Việt
Nam không tiến hành tổ chức nghiên cứu tìm hiểu thị
trường một cách kỹ lưỡng. Vì vậy, các mặt hàng xuất
khẩu của ta thường chú trọng vào những thị trường xuất
khẩu nổi trội: Mỹ, Nhật Bản, EU,… Tuy nhiên, các thị
trường này thường có những hàng rào thương mại tương
đối nghiêm ngặt. Ví dụ ở Mỹ có đến 37 tiêu chí để áp
dụng rào cản thương mại, rất nhiều trong số đó các doanh
nghiệp VN không đáp ứng được như: an toàn thực phẩm,
môi trường, bán phá giá… Chỉ cần bị rào cản thương mại
và mất thị trương thì ngay lập tức, các doanh nghiệp rơi
vào tình trạng lúng túng vì năng lực cạnh tranh yếu kém
không thể đáp ứng mà lại không có nhiều thị trường để
phân tán rủi ro.
Tóm lại, vì năng lực cạnh tranh còn quá yếu, nên
các doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương khi có một sự kiện
ảnh hưởng mà cụ thể là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008. Gần như tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của ta đều giảm cả về số lượng và giá trị trong năm 2009.
CHƯƠNG IV
PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM PHÁT TRIỂN
1. Vấn đề bảo hộ mậu dịch và phát triển kinh tế đối ngoại
Có quan điểm cho rằng có thể thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch,
đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Thực
tế thế giới hiện nay không cho phép các quốc gia thực hiện chính sách này.
Một nguyên tắc gần như phổ biến trong các quan hệ quốc tế hiện nay là:
một quốc gia muốn mở cửa thị trường nước khác thì đồng thời phải mở cửa
thị trường nước mình. Các nước phát triển đến cuối thập kỷ 1990 đã mở cửa
nền kinh tế của họ ở mức rất cao: thuế quan trung bình chỉ còn khoảng 2 -
4%, hàng rào phi thuế quan bị bãi bỏ về cơ bản. Nếu một nước nào đó
muốn đặt mức thuế quan cao cho một sản phẩm nhập khẩu, lập tức sẽ bị các
nước đối tác kiện ra WTO và có thể bị trả đũa. Việc Mỹ năm 2002 đơn
phương tăng thuế nhập khẩu thép lên 30% là một ví dụ.
Bảo hộ mậu dịch trên thực tế đã có hại cho sự phát triển kinh tế đối
ngoại: việc tăng giá các sản phẩm trong nước đã làm tăng chi phí đối với cả
sản xuất xuất khẩu cũng như phục vụ nhu cầu trong nước; che chở cho các
doanh nghiệp trong nước sản xuất kém hiệu quả mở rộng sản xuất - chống
lại các giải pháp hội nhập quốc tế; khuyến khích xu hướng thay thế nhập
khẩu - giảm thiểu cơ hội mở rộng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài...
Song có quan điểm cho rằng các nước kém phát triển cần một lộ trình
bảo hộ mậu dịch để tham gia có hiệu quả vào hội nhập quốc tế; lộ trình này
càng dài càng tốt, vì các doanh nghiệp trong nước càng có nhiều thời gian
trưởng thành để đua tranh trên thương trường quốc tế. Đúng là các nước
kém phát triển cần có một lộ trình hội nhập quốc tế, nhưng lộ trình này
không phải là một lộ trình gia tăng chính sách bảo hộ mậu dịch để rồi xoá
bỏ nó, mà là một lộ trình bãi bỏ dần các hàng rào bảo hộ.
Thường lộ trình này kéo dài 2 - 5 năm, tuỳ theo từng ngành kinh tế kỹ
thuật. Xét về hiệu quả kinh tế thuần tuý, thì không cần đến lộ trình này, lý
thuyết kinh tế học hiện đại và thực tế hàng chục năm qua đã chứng minh
cho luận điểm này. Nhưng xét về mặt chính trị và xã hội, thì lại cần có một
lộ trình như vậy để đổi mới cơ cấu sản xuất, giải quyết tình trạng thất
nghiệp, đào tạo lại nghề nghiệp, giữ ổn định xã hội... Một nhà nước càng có
năng lực giải quyết tốt các vấn đề trên, thì lộ trình hội nhập quốc tế càng
được rút ngắn và ngược lại.
Dựa vào những phân tích trên đây, nước ta cần có một lộ trình hội
nhập quốc tế chủ động và tích cực phù hợp với thực tế. Lộ trình này một
mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tự vươn lên, mặt khác
dùng sức ép của việc giảm dần hàng rào bảo hộ để buộc các doanh nghiệp
phải vươn lên, nếu không sẽ bị đào thải. Thực tế lịch sử cho thấy các doanh
nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân, không mấy khi tự đổi mới để vươn lên,
mà thường chỉ đổi mới khi có sức ép bên ngoài đặt họ trước sự lựa chọn -
hoặc phải phá sản hoặc phải đổi mới. Một lộ trình hội nhập quốc tế tích cực,
giảm hàng rào bảo hộ chính là sức ép cần thiết bên ngoài đó.

Khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và khuyến khích đầu tư sản xuất
hàng xuất khẩu mới chỉ nhìn đến các doanh nghiệp có sản xuất trực tiếp
hàng xuất khẩu. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm
nhiệm vụ cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm và các
cơ sở này cũng cần được hưởng ưu đãi về thuế và vốn đầu tư để góp phần
làm hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Việc tạo điều kiện cho phát triển của
một ngành hàng xuất khẩu nào đó sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
khác theo hướng vừa đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có trị giá gia tăng
(không phải nhập nguyên liệu, xuất thành phẩm theo kiểu gia công), vừa tạo
điều kiện thu hút được các nguồn nhân lực và vật lực của đất nước vào lĩnh
vực kinh tế có hiệu quả.
2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tiếp cận và mở rộng
thị trường.
Đàm phán thương mại (song phương và đa phương) bao gồm đàm
phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với
những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất
hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các
hàng rào phi quan thuế là sự hỗ trợ rất quan trọng của Nhà nước đối với
doanh nghiệp.
Trong thời gian tới cần tổ chức lại hệ thống thông tin về thị trường thế
giới có ở nhiều Bộ, ngành. Tăng cường mạnh mẽ công tác thu thập và phổ
biến thông tin về thị trường ngoài, từ tình hình chung cho tới các cơ chế
chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung - cầu hàng hoá và
dịch vụ … Để thông tin có thể đến với mọi doanh nghiệp quan tâm theo con
đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất, Bộ Thương mại cần tiếp tục hoàn thiện hệ
thống cơ sở dữ liệu và trang chủ (trang Web) của Bộ, tăng cường phát hành
các tài liệu theo chuyên đề.
Khi đã có sản phẩm hàng hoá, thì việc tổ chức thị trường và hoạt động
xúc tiến cụ thể là rất quan trọng. Thông qua hai khâu này sản phẩm xuất
khẩu mới đến được thị trường nhập khẩu, đến với người tiêu dùng. Vì vậy,
tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại phải trở thành một chức năng
quan trọng của Bộ Thương mại và tham tán thương mại. Tại thị trường
ngoài, các tham tán phải là tác nhân gắn kết doanh nghiệp trong nước với
các doanh nghiệp trên thị trường mà tham tán hoạt động.
Nhà nước có thể hỗ trợ việc thâm nhập và mở rộng thị trường thông
qua việc khuyến khích thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và
của các nhà sản xuất "chìa khoá trao tay". Đây là một giải pháp cần chú
trọng bởi lẽ các tập đoàn xuyên quốc gia là những người đi đầu trong lĩnh
vực chuyên môn hoá và hợp tác hoá. Các sản phẩm sản xuất ra tại một nước
thường nằm trong một dây chuyển sản xuất, tiêu thụ mang tính toàn cầu.
Vì vậy, thông qua thu hút đầu tư của các tập đoàn này sẽ đảm bảo được
thị trường xuất khẩu qua hệ thống phân phối toàn cầu. Ngoài ra, cần tăng
cường thu hút đầu tư của các nhà sản xuất "chìa khoá trao tay" (đặc biệt là
trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin) để góp phần chuẩn bị tiền đề
cho thời kỳ sau là thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng
chất xám và hàm lượng công nghệ cao.
3. Tiếp tục đổi mới các chính sách tiền tệ, tài chính, tín dụng.
➢ Một trong những biện pháp có tác động trực tiếp và nhanh chóng đối với
hoạt động xuất khẩu là chính sách tỷ giá hối đoái giữa VND và USD. Các
nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới đã chủ động thay đổi tỷ giá
giữa đồng nội tệ với ngoại tệ mạnh như USD. Vì vậy, Nhà nước cần áp
dụng chế độ giá linh hoạt hơn với mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của các doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
➢ Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng với mục đích trợ giúp các doanh nghiệp
có tiềm năng phát triển xuất khẩu nhưng không có điều kiện tiếp cận
nguồn vốn của ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Quỹ sẽ đứng ra bảo
lãnh các khoản vay, cùng chia sẻ thành công với doanh nghiệp và rủi ro với
ngân hàng. Các khoản mục sau đây có thể đưa vào danh mục bảo lãnh:
 Bảo lãnh tiền vay mua máy móc, vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất
khẩu.
 Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có thể rút hàng về ngay khi hàng về đến cảng để triển khai
sản xuất.
 Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng (trong trường hợp khách hàng
nước ngoài yêu cầu mở Performance Bond thì quỹ sẽ đứng ra bảo
lãnh). Nguồn để thành lập quỹ này có thể một phần từ Ngân sách nhà
nước, nguồn thu từ đấu thầu hạn ngạch dệt may, phí thành lập văn
phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
➢ Khuyến khích các hiệp hội ngành hàng thành lập các quỹ bảo hiểm phòng
ngừa rủi ro xuất khẩu cho ngành mình, nhất là trong những ngành quan
trọng, có khối lượng xuất khẩu tương đối lớn như gạo, cà phê, cao su…
Quỹ bảo hiểm có nhiệm vụ trợ giúp các thành viên hiệp hội khi giá cả thị
trường biến động thất thường. Cơ chế hoạt động sẽ do từng hiệp hội tự xác
định nhưng nhìn chung nên đặt ra một mức giá bảo hiểm đảm bảo cho
người sản xuất thu hồi được vốn đầu tư, trang trải được chi phí và có lợi
nhuận thỏa đáng. Khi thị trường thế giới thuận lợi, có thể xuất khẩu với giá
cao hơn mức bảo hiểm thì hiệp hội áp dụng biện pháp thu một phần chênh
lệch đưa vào quỹ bảo hiểm (chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bảo
hiểm); ngược lại khi thị trường thế giới biến động không thuận lợi, giá xuất
khẩu thấp hơn giá bảo hiểm thì trích quỹ để hỗ trợ lại cho các thành viên.
➢ Về tín dụng: xoá bỏ cơ chế kết hối ngoại tệ, áp dụng tỷ giá thanh toán cho
hàng xuất khẩu phù hợp với biến động thực tế trên thị trường. Thực hiện
chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ, nhưng thủ tục hành chính phải thuận lợi
và nhanh chóng, không gây phiền hà cho xuất khẩu.
1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và cải cách thủ tục hành chính.
➢ Hiện nay các doanh nghiệp rất thiếu thông tin về các quy định của nhà nước
liên quan đến công việc kinh doanh của họ, kể cả các định chế trong nước
cũng như các định chế của nước ngoài. Bộ thương mại, ngoài việc công
khai hoá các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động xuất khẩu còn có
trách nhiệm tổ chức hướng dẫn toàn bộ các doanh nghiệp thực hiện các quy
định của pháp luật (trừ những trường hợp không thể công khai hoá). Những
thông tin về chính sách và văn bản pháp luật (đặc biệt là văn bản hướng dẫn
thực hiện của các Bộ, ngành) cần phải được công khai hóa trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, cần khai thác mạng thông tin Internet,
cho phép các doanh nghiệp được kết nối với mạng thông tin này để tìm hiểu
các văn bản pháp quy và thông tin về thị trường. Từng bước thừa nhận các
văn bản báo cáo và các thông tin lấy từ mạng cũng có tính pháp lý như
những văn bản thông thường khác. Cải cách thủ tục hải quan, chấp nhận
quy chế của WTO về giá tính thuế theo hợp đồng thương mại, đơn giản hoá
thủ tục hải quan, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp
xuất và nhập khẩu hàng hóa, tập trung giải quyết khâu kiểm hoá và tính
thuế hải quan.
➢ Đối với kiểm hoá, Tổng cục hải quan cần rà soát các cơ quan đã được cấp
phép, lựa chọn những cơ quan không có sai sót trong việc cấp giấy chứng
nhận đê ban hành danh mục các cơ quan kiểm hoá được thừa nhận đảm bảo
chất lượng. Khi đã có xác nhận của cơ quan thuộc danh mục này thì hải
quan cửa khẩu chấp nhận để hoàn thành thủ tục, tránh tình trạng doanh
nghiệp phải đưa đi nhiều nơi để kiểm hoá. Những kết luận sai của Hải quan
gây ách tắc cho khâu thông quan và tăng chi phí của doanh nghiệp thì Hải
quan phải có trách nhiệm bồi thường.
➢ Đối với những mặt hàng xuất khẩu yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất
xứ để hưởng ưu đãi thuế của nước nhập khẩu như may mặc, giầy dép.. thì
cần xem xét rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ và mức phí
thích hợp. Xây dựng và áp dụng nguyên tắc xuất xứ đối với hàng nhập khẩu
từ những nước được hưởng ưu đãi thuế quan.
➢ So với các nước trong khu vực (ví dụ Thái Lan) thủ tục xuất nhập cảnh còn
chưa thuận tiện. Bộ công an và các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục đơn
giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh mà vẫn đảm bảo yếu cầu về an ninh. Việc
đơn giản hoá thủ tục và phân cấp hợp lý việc cấp Visa sẽ làm giảm chi phí
thực tế về Visa.
➢ Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế
của nước ta cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tương thích với thông lệ quốc tế. Đồng thời tiếp tục thực hiện chủ
trương của Nhà nước về Cải cách hành chính nhằm tạo ra bộ máy quản lý
Nhà nước gọn nhẹ và có hiệu quả, giảm bớt các khâu phiền hà và giảm chi
phí về thời gian và vật chất cho doanh nghiệp. Quản lý hành chính phải
chuyển sang và tập trung chủ yếu vào các khâu định hướng và hướng dẫn
cho doanh nghiệp là chính, khâu kiểm tra và xử lý vi phạm là cần thiết
nhưng không thể xem đó là nhiệm vụ chính của quản lý Nhà nước về kinh
tế nói chung và về hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
1. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng của kinh tế đối ngoại có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Người ta đã tính rằng có đến
trên 70% những khác biệt về giá trị xuất khẩu trên đầu người là phụ thuộc
vào trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng. Nếu không có đủ cảng, sân bay
quốc tế, điện, đường... thì có nghĩa là chỉ có một bộ phận dân cư tham gia
kinh tế đối ngoại.
Những yếu tố của cơ sở hạ tầng không những phải được xây dựng
hiện đại mà còn phải đồng bộ, và trong một thời hạn càng ngắn càng tốt.
Chỉ cần một trong các yếu tố trên khiếm khuyết cũng đủ gây tổn hại cho các
hoạt động kinh tế đối ngoại. Và nếu chúng được xây dựng với một thời hạn
quá dài hàng chục năm, trong khi các cam kết hội nhập quốc tế của ta có
thời hạn ngắn hơn, thì như vậy chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ tận dụng những lợi
thế do các cam kết quốc tế mang lại.
Do vậy, trong thời gian trước mắt, ta phải tập trung đầu tư xây dựng
các cơ sở hạ tầng cần thiết cho kinh tế đối ngoại như: phát triển hệ thống
thông tin liên lạc, hiện đại hoá các sân bay quốc tế; mở rộng các đường cao
tốc ở các vùng trọng điểm; tăng cường việc xây dựng các nhà máy điện và
hiện đại hoá hệ thống truyền dẫn, giảm tiêu hao thất thoát điện; gia tăng các
cơ sở sản xuất nước và hiện đại hoá hệ thống cung cấp nước...
Cần phải có hàng chục tỷ USD để xây dựng những cơ sở hạ tầng trên
đây. Vốn ngân sách nhà nước, kể cả nguồn vốn ODA cũng không thể đủ
đáp ứng các nhu cầu to lớn này. Do vậy cần phải có quy hoạch tổng thể về
cơ sở hạ tầng, nhà nước có thể tạm thời chuyển vốn đầu tư xây dựng các
nhà máy sản xuất công nghiệp sang xây dựng cơ sở hạ tầng. Mở rộng các
hình thức huy động vốn đa dạng, cần có chính sách để mọi thành phần kinh
tế có thể tham gia kinh doanh cơ sở hạ tầng. Ngay những nước giàu như
Mỹ, Nhật, nhà nước cũng không đủ tiền xây dựng các cơ sở hạ tầng, mà
phải huy động các thành phần kinh tế khác. Nước ta nghèo hơn nên càng
phải sử dụng các thành phần ngoài nhà nước.
Kinh doanh cơ sở hạ tầng trong nhiều năm trước đây thường do các
công ty nhà nước độc quyền đảm nhận, kể cả ở các nước phương Tây.
Nhưng thực tế cho thấy tình trạng độc quyền của các công ty nhà nước đã
dẫn tới những hậu quả tiêu cực - chi phí cao, phiền hà, lãng phí, tham
nhũng... Do vậy trong những năm gần đây, xu hướng cho phép khu vực tư
nhân tham gia kinh doanh hạ tầng cơ sở đã ngày càng phổ biến ở nhiều
nước. Và nước ta cũng không thể tránh được xu hướng này.
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam:
a) Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán
bộ quản lý trong các doanh nghiệp
Do đặc điểm nước ta mới thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý nền
kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, trong bối cảnh chung
như vậy năng lực quản lý kinh doanh của các cấp quản lý còn yếu, kinh
nghiệm thực tế chưa nhiều. Các doanh nghiêp thương mại cần có chính
sách ưu tiên cho công tác đào tạo, cần tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài
chính của Nhà nước và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế cho
công tác đào tạo để có được những chuyên gia giỏi đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao cần kết hợp cả đào tạo
ở những nước tiên tiến với đào tạo và thực tập ở những nước tiêu thụ
sản phẩm xuất khẩu.
b) Nâng cao trình độ nguồn nhân lực:
Song song với việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ
quản lý kinh doanh của các cấp quản lý, các doanh nghiệp thương mại
cũng cần phải có chính sách đào tạo tương ứng cho nguồn nhân lực
hiện có và cho tương lai. Cần kết hợp đào tạo cả kỹ năng, xảo, trình độ
tay nghề với nâng cao thể lực, và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của
họ.
c) Tăng cường năng lực tài chính của các doanh nghiệp:
Vốn là một trong những vấn đề hết sức nan giải của các doanh
nghiệp Việt Nam. Đại đa số các doanh nghiệp của ta trong tình trạng ít
vốn và thiếu vốn trầm trọng. Tuy đã có những nỗ lực của Chính phủ và
các ngân hàng nhằm tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong việc cho doanh nghiệp vay vốn để sản xuất và kinh doanh nhưng
cho đến nay vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để.
Vì vậy để có vốn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh
nghiệp thương mại cần chủ động tích cực dưới mọi hình thức để huy
động mọi nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế.
d) Xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ: phát triển sản
phẩm mới, khắc phục tình trạng chất lượng sản phẩm thấp, không ổn
định và giá thành cao, khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc
lựa chọn mặt hàng kinh doanh và cạnh tranh bằng giá.
e) Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại: nghiên cứu
thị trường, kể cả các quy định pháp luật của từng thị trường cụ thể.
f) Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp thương mại
với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu:
Như đã nêu, thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có
qui mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý còn hạn chế...,
lại thiếu kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy để
tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, rất cần có sự
liên doanh, liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thương mại
thực hiện xuất khẩu với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Các
doanh nghiệp thương mại ngoài thực hiện tiêu thụ hàng xuất khẩu cần
có trách nhiệm: thông tin, hướng dẫn, định hướng cho các nhà sản xuất
về mặt hàng cũng như thị trường xuất khẩu; thực hiện liên doanh, liên
kết với các nhà sản xuất dưới các hình thức hỗ trợ về tài chính, đầu tư
để mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật công nghệ, giúp đào tạo kỹ năng
quản lý, đào tạo nguồn nhân lực...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Hoàng Vĩnh Long (chủ biên), Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn
Văn Trình (2007) – Kinh tế học quốc tế - NXB ĐHQG TP.HCM.
2) Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2007) – giáo trình kinh tế ngoại thương –
NXB Lao động xã hội.
3) Số liệu từ Website tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn
4) Số liệu từ Website hải quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn
5) Số liệu từ Website báo kinh tế Việt Nam: http://www.ven.vn
6) Ngô Ánh Ngọc – Đề tài: “Thực trạng và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế
đối ngoại Việt Nam đến năm 2010”.
7) Nguyễn Trọng Cường – Đề tài: “Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam trong những năm tới”
8) Nguyễn Đình Trực Giao – Đề tài: “Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam
đối với việc thúc đẩy CNH, HĐH”
9) Dương Hoàng Dũng, Trần Thành Thảo, Lưu Thanh Tùng (2007) – Đề tài: “Các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam”.
10)Phạm Thị Bích Thủy – Đề tài: “Thực trạng hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và giải pháp phát triển”
11)World bank – Doing business in Vietnam 2010.
12)PGS. TSKH. Võ Đại Lược - Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay: tình hình và
các giải pháp - http://www.tapchithoidai.org/200401_VDLuoc.htm
13)Bộ kế hoạch và đầu tư – Lợi thế so sánh của Việt Nam -
http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?TabID=0&aID=5&ctl=Article.
14)TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO SỐ 12 (452) THÁNG 6 NĂM 2009 – Hoạt
động ngoại thương Việt Nam sau gia nhập WTO -
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/07/15/3312/
15)Theo website asean2010.vn - Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế -
http://asean2010.vn/asean_vn/news/21/2DA7AC/Ngoai-thuong-va-hoi-nhap-
kinh-te-quoc-te
16)Theo DN24g – Tình hình XNK VN ngày 21/11 - http://www.vn-seo.com/tinh-
hinh-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-ngay-2111/
17)Bộ ngoại thương - Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/cs/ns040823163300#B6F9ruKrpvM1
18)Trần Văn Thọ - Phương hướng chiến lược cho Việt Nam -
http://vietbao.vn/Van-hoa/Chuong-8-Phuong-huong-chien-luoc-cho-Viet-
Nam/40166348/184/
19)Theo SGGP – Gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có giá -
http://vietbao.vn/Van-hoa/Chuong-8-Phuong-huong-chien-luoc-cho-Viet-
Nam/40166348/184/
20)Thep TBKTSG – Xuất khẩu dầu thô đạt hơn 2 tỷ USD -
http://www.ckt.gov.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=172
21)Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam/vietnam-wto - Ngành cà phê Việt Nam
trước yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế sau 2 năm gia
nhập WTO -
http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/141/ContentID/6307
0/Default.aspx
22)PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA – Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế -
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/05/31/2978/
23) CAO SỸ KIÊM, Tạp chí Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, 9-2006 - Nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta sau khi gia nhập tổ chức thương
mại thế giới -
http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?
co_id=30568&cn_id=149988#zRuIi1NeIx23
24)THÙY TRANG - Môi trường kinh doanh: Việt Nam nhìn từ 10 tiêu chí -
http://vneconomy.vn/66058P0C10/moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-nhin-tu-
10-tieu-chi.htm
25)Đỗ Lương Trường - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ khi gia nhập WTO - http://www.saga.vn/view.aspx?id=9736
26)Hà Phạm – Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt -
http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Chien-luoc-
360/Xay_dung_nang_luc_canh_tranh_cho_doanh_nghiep_Viet/
27)Theo website đại sứ quán VN tại Hoa Kỳ http://vietnamembassy.us - Một số
thành tưụ hội nhập kinh tế của Việt Nam -
http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20020508105230
28)Thu Hường - Chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020: hội nhập kinh tế quốc
tế - http://dddn.com.vn/2008082205535668cat122/chien-luoc-doi-ngoai-viet-
nam-den-2020-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te.htm
29)Theo website thủ tướng chính phủ - Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ
sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của
WTO giai doạn đến năm 2020 - http://www.chinhphu.vn/portal/page?
_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=81270
30)Biểu thuế XNK ưu đãi và ưu đãi đặc biệt -
http://www.webkinhte.com/forum/showthread.php?t=18

You might also like