You are on page 1of 5

I.

CÁCH TÍNH NGUYÊN TỬ (PHÂN TỬ ) LƯỢNG TRUNG BÌNH:

1 Tương tự như cách tính nguyên tử (phân tử) lượng trung bình:
CÔNG THỨC:
m
M =
n (*)
Với m: khối lượng hỗn hợp
n: số phân tử gam
VD: Trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất cứ 16g hỗn hợp khí A gồm: N2, H2
chiếm thể tích gấp đôi thể tích của 3,2g O2. Tính khối lượng trung bình của hỗn hợp khí
A.
Giải : Áp dụng định luật Avogadro ta có VA=2VO2
=> nA = 2nO2 = 2( 3,2 : 32 ) = 0,2 mol
Vậy khối lượng trung bình của hỗn hợp khí A là:

m 8 40
M = = =
n 0,2

2. Dựa vào tỉ khối hơi:

MA
d A/B =

MB (* *)
Với MA là phân tử khối (nguyên tử khối) của A
MB là phân tử khối (nguyên tử khối) của B
VD: Hỗn hợp khí A gồm N2, O2 có tỉ khối hơi so với không khí gấp 1,5 lần, tính
phân tử lượng trung bình của hỗn hợp khí A.
Giải: Theo đề bài ta có :
1,5 = MA : 29
=> MA = 1,5 . 29 = 43,5
II. PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ TRUNG BÌNH:

• NGUYÊN TẮC: Khi bài toán có nhiều chất cùng phản ứng với 1 chất với
cùng hiệu suất thì ta thay hỗn hợp nhiều chất thành một chất. Lúc đó sử dụng công thức
(*) để tính khối lượng phân tử trung bình.
• Thường áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Các kim loại cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn, hoặc các kim loại cùng hoá
trị, các hợp chất của kim loại này tác dụng với axit, bazo, muối.
Vd: 1. Cho 12,1 g hỗn hợp 2 kim loại A, B liên tiếp trong nhóm II A tác dụng với
dung dịch HCl tạo 0,2 mol H2. Xác định 2 kim loại đó.

Giải: Gọi M là nguyên tử trung bình của A, B.


PTPU: M + 2 HCl → MCl2 + H2 (a)
Từ (a) => nM = nH2 = 0,2 mol
MM = 12,1 : 0.2 = 6O,2
Ta có : MA < MM < MB
A, B thuộc nhóm IIA
Vậy => A : Ca
B : Sr
Ví dụ 2. Cho hỗn hợp 2 muối ACO3, BCO3 tan trong dung dịch HCl dư thấy
thoát ra 448 ml khí (đktc). Số mol HCl tiêu tốn và số mol 2 muối dùng là bao mhiêu?

Giải: Gọi MCO3 là phân tử khối trung bình của hỗn hợp 2 muối.
PTPU: MCO3 + 2 HCl → MCl2 + CO2 + H2O (b)
n CO2 = 0.448 : 22,4 = 0,02 (mol)
Từ (b) n HCl = 2 nCO2 = 2 . 0,02 = 0,04 (mol)
nMCO3 = nCO2 = 0,02 (mol)
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1:
Cho 8,8g một hỗn hợp gồm hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc
nhóm IIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa
vào bảng tuần hoàn cho biềt tên hai kim loại đó.
Đs: Al và Ga

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong Vlít khí oxi (điều kiện tiêu
chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi với oxi là 1.25.
a. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b. Tính m và V. Biết rằng khi dẩn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư tạo thành 6g kết tủa trắng.
Đs:
* Trường hợp 1: Nếu oxi không dư:
a. %CO2=66,67%, %O2=33,33%
b. m = 0,72g, V=2,016 lít
* Trường hợp 2: Nếu oxi không dư:
a. %CO2=98,4%, %O2=1,56%
b. m = 0,732g, V=1,336 lít

Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối hơi đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp
khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B so với hđro là 3,6.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b. Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí
B . Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Đs: a. %O2=60%, %O3=40%
%H2=80%, %CO=20%
b. 0,416 mol
Câu 4: Cho 4,4g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc
nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 3,36 dm3 khí hiđro ở
đktc. Hãy xác địng hai kim loại.
Đs: Mg và Ca

Câu 5: Cho 3,1 g hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác
dụng hết với nước thu được dung dịch kiềm và 1,12 lít khí H2. (đktc).
a. Xác dịnh tên 2 kim loại kiềm và tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp.
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hoà dung dịch kiềm nói trên và
khối lượng muối clorua tạo thành.
Đs: Na: 37,09%; K:62,91%
V= 0.05 lít; m=6,65g.
Câu 6: Cho 6,2 g hỗn ợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lit
(đktc) khí bay ra. Cô cạn dung dịch thỉ khố lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu:
A. 9,4 g B. 9,5 g C. 9,6 g D. 9,7 g
ĐS: C
Câu 7: Cho 18,4 g hỗn hợp của 2 muối cacbonat của 2 kim loai nhóm IIA ở 2 chu
kì kiên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phgản ứng thu
được 20,6 g muối khan. Hai kim loai đó là:
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 4 g hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl thấy
thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn được 5,1 g muối khan. Gía tri
của V là:
A. 1,12 B. 1,68 C. 2,24 D. 3,36
Đs: C
Câu 8: Sục khí clo vừa đủ vào dung dịch hỗn hợp chứa NaBr và NaI đến phản ứng
hgoàn toàn thì tạo ra 1,17 g NaCl. Tổng số mol NaBr và NaI trong dung dịch ban đầu là:
A. 0,02 B. 0,03 C. 0,04 D.0,05
Đs: A
Câu 9:
Hoà tan hoàn toàn 0,5 g hỗn hợp Fe và một kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl
thu được 1,12 lit H2. Kim loại hoá ttrị II đó là :
A. Mg B. Ca C.Zn D. Be
Đs: D
Câu 10: Cho 3,1g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần
hoàn tác dụng hết với H2O thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.
a. Xác định tên 2 kim loai đó và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loai.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch kiềm và khối
lượng hỗn hợp muối clorua thu được.
Đs: a. Na: 37,1%; K:62,9%
b. 6,64 lít.

You might also like