You are on page 1of 8

Hôm nay tui xin gửi tới bà con trong diễn đàn cách thức Việt hóa

một phần mềm, đặc biệt là gửi tới những thành viên mới bước chân
vào lĩnh vực này.
Nếu Việt hóa bằng file lang có sẵn thì không nói làm gì rùi, ở đây
nói tới Việt hóa không có file lang nên bắt buộc chúng ta phải
“thịt” nó.........................

Phần một:

Giới thiệu cơ bản cách Việt hóa một chương trình


bằng reshacker

Vào đề:
Để Việt hóa một chương trình nào đó, chúng ta nhất thiết phải
dùng một công cụ nào đó để có thể xem và chỉnh sửa được
Resource trong file *.EXE (xem được thì mới Việt hóa được). Vậy
công cụ dùng cho mục đích này thì gồm những gì? Xin thưa đó là
những chương trình cho phép chúng ta chỉnh sửa file *.EXE như:
[1] Reshack đây là chương trình Freeware phiên bản hiện tại là
3.4.0.79
(chương trình cơ bản cho những ai mới bước chân vào lĩnh vực
này)
[2] Restorator Shareware –phiên bản hiện tại là 3.70 build 1709
[3] Passolo Shareware – tính năng rất chuyên nghiệp (nên
dùng)
[4] ResScope Shareware – phiên bản hiện tại là 1.96 (giống
Reshack..)
[5] PE Explorer Shareware -- =========================
[6] ResEdit cũng hay...
Ngoài ra còn nữa nhưng tui không biết hết.

Các bước tiến hành “mổ xẻ” chương trình để Việt hóa
Bây giờ tui xin lấy một chương trình để thực hiện thao tác Việt hóa
này
Chương trình dùng để Việt hóa: ResHack ( các bạn có thể tải trực
tiếp Reshacker [tại đây])
Nạn nhân được Việt hóa : Flash Memory Toolkit 2.0
Công cụ trợ giúp cho Việt hóa : Unikey, Từ điển,...

Đây là giao diện chính khi chưa bị Việt hóa

H.1
Bước một:
Chạy chương trình Reshack --> Open[Mở] hay Ctrl+O --> Chọn
tập tin cần Việt hóa.
H.2
Cửa sổ giao diện chính của ResHack:

H.3
Nhấn vào dấu + để xổ xuống những mục cần Việt hóa. Đầu tiên tui
sẽ Việt hóa cái Menu trước -->
H.4
Các bác nhớ là khi Chỉnh sửa đoạn/mục nào xong thì làm ơn nhấn
giùm em cái nút Compile Script [Biên dịch] nhá.
Làm tương tự những phần còn lại ( Dialog, String Table)

Chú ý đặc biệt: nhìn H.5)


H.5
Thường thì mặc định chương trình sẽ dùng kiểu chữ MS Sans Serif
nhưng kiểu chữ này thì lại không hiển thị tiếng Việt tốt dù có thiết
lập tiếng Việt cho Win XP đi chăng nữa, cho nên khi nào mà gặp
kiểu phông chữ này các bác phải đổi ngay cho tui thành phông chữ
mà có hỗ trợ tốt Unicode như Tahoma hay Arial , MS Shell Dlg
(tui hay dùng Tahoma) --->

......
Cứ làm như trên rùi từ từ sẽ có kinh nghiệm để việt hóa những
chương trình lớn lao

Đây là thành quả


Chú ý:
1. Khi Việt hóa bất cứ chương trình nào mà phông chữ mặc
định là MS sans Serif thì hãy đồi sang phông chữ khác
(phông chữ được đổi phải hỗ trợ tốt Unicode thì mới hiện thị
tốt tiếng Việt)
2. Chỉ chỉnh sửa những ký tự trong ngoặc kép (“.”) không được
chỉnh sửa những chỗ khác (biết mới làm à nha)..
3. Tùy thuộc vào loại soft được viết bằng ngôn ngữ nào thì dùng
công cụ thích hợp (theo đánh giá của tui ResHack là tốt tốt..
bởi cái chương trình nào nó cũng xơi được tuy nhiên nhiều
khi nó gây lỗi cho chương trình)
Ví dụ: Chương trình nào mà viết bằng ngôn ngữ Borland
Delphi thì chuyên nghiệp như Passolo cũng chả có dùng
được bởi đâu có đọc được RCData (Việt hóa chủ yếu là thằng
này) đâu mà Việt hóa
4. Nhiều Soft khi tung ra thị trường hay bị Pack lại (tránh bị
Crack, làm cho kích thước nhỏ lại....) nhưng chính vì bị Pack
mà làm cho một số bác nản chí không biết tại sao lại không
thể xem được Resource dù đã dùng đủ mọi chương trình. Cho
nên khi mà bị Pack thì đầu tiên sẽ phải Unpack cái soft đó để
Việt hóa...Vấn đề Unpack thì sau đây tui sẽ trình bày ở phần
hai
5. Sau khi tiến hành Việt hóa xong, các bác nên chạy thử
chương trình xem nó có chạy không hay là báo lỗi (nếu báo
lỗi là uổng công). Một việc rất quan trọng nhưng hay bị phớt
lờ đi, đó là sao lưu dự phòng chương trình mà ta sắp tiến
hành “thịt” nó. Nguyên tắc khi Việt hóa một chương trình
nào đó thì trước hết phải sao lưu dự phòng trước....còn làm
sao phải sao lưu thì kinh nghiệm sẽ cho bác biết....Hết
http://Coc.locninh.us
http://vathi.my5gb.com

You might also like