You are on page 1of 14

CHƯƠNG VI - KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

VI.1. NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM:


Về phương diện sản xuất và sử dụng thì nhôm và hợp kim của nó chiếm vị
trí thứ hai sau thép. Vật liệu này có các tính chất rất phù hợp với nhiều
công dụng khác nhau, trong một số trường hợp đem lại hiệu quả kinh tế lớn
và không thể thay thế được.
1) Khái niệm và phân loại:
a- Nhôm nguyên chất:
Nhôm là nguyên tố có mạng tinh thể lập phương tâm mặt, có màu sáng bạc.
Nhôm có các đặc điểm sau:
 Khối lượng riêng nhỏ (2,70 g/cm3), chỉ bằng khoảng 1/3 thép.
 Có tính chống ăn mòn nhất định trong khí quyển do luôn có lớp
màng ôxyt (Al2O3) sít chặt trên bề mặt có tính bảo vệ cao.
 Có tính dẫn điện cao: tính dẫn điện kém hơn vàng, bạc, đồng.
 Tính dẻo rất cao: rất dễ biến dạng dẻo khi kéo sợi, dây, dát thành
tấm, băng, lá, màng, ép thành các thanh dài có biên dạng phức tạp.
 Nhiệt độ nóng chảy thấp (6570C).
 Độ bền, độ cứng thấp.
b- Hợp kim nhôm:
Trong kỹ thuật hầu như không sử dụng nhôm nguyên chất mà chủ yểu dụng
hợp kim nhôm. Hợp kim nhôm được phân ra làm hai nhóm: hợp kim nhôm
đúc và hợp kim nhôm biến dạng (hình VI.1).
i) Hợp kim nhôm biến dạng:
Hợp kim nhôm biến dạng là các hợp kim chứa một lượng ít các nguyên tố
hợp kim có thành phần nằm bên trái điểm C trên giản đồ pha. Để sản xuất
các sản phẩm từ nhóm hợp kim này người ta dùng phương pháp biến dạng.
Chúng được chia ra làm hai phân nhóm nhỏ: không hóa bền được bằng
nhiệt luyện và hóa bền được bằng nhiệt luyện.
 Hợp kim nhôm biến dạng không hóa bền được bằng nhiệt luyện:
gồm các hợp kim có thành phần nằm bên trái điểm F. Các hợp kim
này có tổ chức là dung dịch rắn ở mọi nhiệt độ, không có chuyển
biến pha nên không thể hóa bền được bằng nhiệt luyện. Muốn hóa
bền chúng chỉ duy nhất bằng biến dạng nguội.
 Hợp kim nhôm biến dạng hóa bền được bằng nhiệt luyện: gồm các
hợp kim có thành phần nằm trong khoảng CF, ở nhiệt độ thường có
tổ chức hai pha là dung dịch rắn và pha thứ hai. Khi nung nóng đến
nhiệt độ cao hơn giới hạn bảo hòa, pha thứ hai hòa tan hết vào dung
dịch rắn (có chuyển biến pha) nên có thê hóa bền được bằng nhiệt
luyện.

Trang 130
ii) Hợp kim nhôm đúc:
Hợp kim nhôm đúc gồm các hợp kim chứa khá nhiều các nguyên tố hợp
kim, có thành phần nằm bên phải điểm C trên giản đồ pha. Các hợp kim
này có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, có tổ chức cùng tinh nên tính đúc cao.
Do chứa nhiều pha thứ hai (chủ yếu là hợp chất hóa học) nên khá giòn,
không thể biến dạng dẻo được, khả năng hóa bền bằng nhiệt luyện không
đáng kể. Chế tạo sản phẩm chủ yếu bằng phương pháp đúc.
Ngoài hai loại hợp kim nhôm thông dụng trên còn có loại hợp kim nhôm
thiêu kết được chế tạo bằng cách pha nguyên liệu dưới dạng bột theo thành
phần quy định và thiêu kết thành sản phẩm.
c- Hệ thống ký hiệu cho hợp kim nhôm:
Theo TCVN 1659-75, cách ký hiệu hợp kim nhôm được bắt đầu bằng chữ
Al (nhôm), tiếp sau là ký hiệu các nguyên tố hợp kim, các số đứng sau
nguyên tố hợp kim chỉ lượng chứa của chúng theo phần trăm. Nếu là hợp
kim đúc thì sau cùng có chữ Đ.
Ví dụ:
AlCu4Mg là hợp kim nhôm chứa ~4%Cu, ~1%Mg; còn lại là Al
AlCu4,4Mg0,5Mn0,8: 4,4%Cu; 0,5%Mg; 0,8%Mn; còn lại là Al
AlCu5Mg1Ni3Mn0,2Đ: hợp kim nhôm đúc có 5%Cu; 1%Mg; 3%Ni;
0,2%Ni, còn lại là Al

Trang 131
Các loại nhôm sạch được ký hiệu bằng chữ Al (nhôm), sau đó là số chỉ
phần trăm của nó.
Ví dụ: Al 99,999 chứa 9,999%Al, Al 99,98 chứa 99,98%Al.
Bên cạnh hệ thống ký hiệu theo TCVN 1659-75, hiện nay cũng được sử
dụng hệ thống ký hiệu theo AA (Aluminum Association) của Mỹ bằng
xxxx cho loại biến dạng và xxx.x cho loại đúc, trong đó:
- Số đầu tiên có các ý nghĩa sau:

Loại biến dạng Loại đúc


1xxx - nhôm sạch (≥ 99,0%) 1xx.x - nhôm thỏi sạch thương phẩm
2xxx - Al - Cu, Al - Cu – Mg 2xx.x - Al – Cu
3xxx - Al – Mn 3xx.x - Al - Si - Mg, Al - Si - Cu,
4xxx - Al - Si 4xx.x - Al - Si
5xxx - Al - Mg 5xx.x - Al - Mg,
6xxx - Al - Mg - Si 6xx.x - không có
7xxx - Al - Zn - Mg, 7xx.x - Al – Zn
Al - Zn - Mg - Cu
8xxx - Al - các nguyên tố khác 8xx.x - Al - Sn.
- Ba số tiếp theo được tra theo bảng trong các tiêu chuẩn cụ thể.
2) Hợp kim nhôm biến dạng không hóa bền được bằng nhiệt luyện:
a- Nhôm sạch:
Nhôm sạch hay chính xác hơn là nhôm thương phẩm có ít nhất 99,0%Al. ở
trạng thái ủ có độ bền thấp, mềm nhưng rất dẻo, dễ biến dạng nguội, nhờ đó
giới hạn chảy tăng lên rất mạnh (2 đến 4 lần) và cứng lên nhiều. Nhờ có
tính chống ăn mòn nhất định (do độ sạch cao), chúng được dùng trong công
nghiệp hóa học, thực phẩm, đông lạnh, làm thùng chứa, tấm ốp trong xây
dựng. Tạp chất có hại của nhôm nguyên chất là Fe và Si (khi có mặt cùng
với Fe) do tạo nên các pha giòn FeAl3, các pha α, β là hợp chất giữa Fe, Si
(với công thức khác nhau).
b- Hợp kim Al – Mn:
Theo giản đồ pha Al - Mn (hình VI..2), giới hạn hòa tan cao nhất của Mn
trong Al (dung dịch rắn α) là 1,8% ở 6590C và giảm nhanh theo nhiệt độ,
khi vượt quá giới hạn hòa tan, hai nguyên tố trên kết hợp với nhau thành
Al6Mn. Với thành phần α như vậy và khi dùng với 1,0 ÷ 1,6% Mn đáng lẽ
nó phải thuộc hệ hóa bền được bằng nhiệt luyện, song trong thực tế do các

Trang 132
tạp chất thường có Fe, Si độ
hòa tan của Mn trong α giảm
rất nhanh (ví dụ với 0,1%Fe và
0,65%Si ở 5000C nhôm chỉ
hòa tan được 0,05%Mn), hầu
như không có biến đổi giới hạn
hòa tan mangan theo nhiệt độ,
nên hệ này chỉ có thể hóa bền
được bằng biến dạng nguội.
Về cơ tính, hợp kim biến dạng
hệ Al - Mn rất nhạy cảm với
biến dạng nguội (giới hạn chảy tăng 2 ÷ 4 lần) và có nhiệt độ kết tinh lại
tăng lên. Hợp kim Al - Mn dễ biến dạng dẻo, được cung cấp dưới dạng các
bán thành phẩm khác nhau (lá mỏng, thanh, dây, hình, ống...), chống ăn
mòn tốt trong khí quyển và dễ hàn.
c- Hợp kim Al – Mg:
Như đã thấy từ giản đồ pha Al
- Mg (hình VI.3), giới hạn hòa
tan của Mg trong Al thay đổi
mạnh theo nhiệt độ: 15% ở
4510C, không đáng kể ở nhiệt
độ thường. Khi vượt quá giới
hạn hòa tan hai nguyên tố này
kết hợp với nhau thành Mg2Al3
(pha β trên giản đồ) song lại
phân bố ở biên giới hạt với
dạng liên tục, tác hại mạnh đến tính chống ăn mòn (gây ăn mòn tinh giới và
ăn mòn dới ứng suất). Vì vậy sau khi biến dạng nguội hợp kim được ủ ổn
định hóa ở xấp xỉ 3000C để tránh sự kết tụ của hợp chất trên tại biên giới.
Để tránh tạo nên lưới Mg2Al3 người ta thường chỉ dùng < 4%Mg (trong
một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 6 ÷ 7%, tuy đạt độ bền cao hơn
nhưng dễ bị ăn mòn hơn) với các mác điển hình AA 5050, AA 5052, AA
5454. Đặc tính của các mác này là:
 Nhẹ nhất trong số các hợp kim nhôm và có độ bền khá, có thể cải
thiện bằng biến dạng nguội,
 Khả năng biến dạng nóng, nguội và hàn đều tốt,
 Tính chống ăn mòn tốt và có thể cải thiện bằng anod hóa.
3) Hợp kim nhôm biến dạng hóa bền được bằng nhiệt luyện:
Đây là phân nhóm hợp kim nhôm quan trọng nhất, có cơ tính cao không
thua kém gì thép cacbon.

Trang 133
a- Hệ Al - Cu và Al - Cu – Mg:
i) Hợp kim AlCu4 và nhiệt luyện hóa bền:
Để xét nhiệt luyện hóa bền của hệ
Al - Cu nói riêng và của các hệ
hợp kim nhôm khác nói chung,
hãy xét cơ chế hóa bền khi nhiệt
luyện hợp kim Al chứa 4%Cu.
Từ giản đồ pha Al - Cu (hình
VI.4) thấy rằng Cu hòa tan đáng
kể ở trong Al ở nhiệt độ cao (cực
đại là 5,65% ở 5480C), song lại
giảm mạnh khi hạ nhiệt độ (còn
0,5% ở nhiệt độ thường). Khi vượt quá giới hạn hòa tan lượng Cu thừa
được tiết ra ở dạng CuAl2II (trong đó II là để chỉ pha này được tiết ra từ
trạng thái rắn như Fe3CII trong thép sau cùng tích). Như vậy hợp kim
AlCu4:
 Lúc đầu ở nhiệt độ thường và ở trạng thái cân bằng (ủ) có tổ chức
gồm dung dịch rắn α - Al (0,5%Cu) và một lượng (khoảng 7%) là
pha CuAl2II, có độ cứng và độ bền thấp nhất (σb = 200MPa),
 Khi nung nóng lên quá đường giới hạn hòa tan (5200C), các phần tử
CuAl2II hòa tan hết vào α và chỉ có tổ chức một pha α là Al(4%Cu)
và khi làm nguội nhanh tiếp theo (tôi) CuAl2II không kịp tiết ra, tổ
chức α giàu Cu được cố định lại ở nhiệt độ thường,
Sau khi tôi, ở nhiệt độ thường hợp kim có tổ chức khác hẳn lúc đầu, là
dung dịch rắn quá bão hòa (với giới hạn hòa tan là 0,5% Cu thì 4% Cu là
quá bão hòa) với độ bền tăng lên đôi chút (do mạng bị xô lệch nhất định),
σb = 250 ÷ 300 MPa và vẫn còn khá dẻo (có thể sửa, nắn được). Song lại
thấy hiện tượng đặc biệt khác thép: sau khi tôi, theo thời gian, độ bền, độ
cứng tăng lên dần và đạt đến giá trị cực đại sau 5 ÷ 7 ngày, σb = 400 Mpa,
tức đã tăng gấp đôi so với trạng thái ủ (hình VI.5). Quá trình nhiệt luyện
hóa bền như vậy được gọi là tôi + hóa già tự nhiên.
ii) Cơ chế hóa bền khi tôi + hóa già:
Cơ chế giải thích sự hóa bền của hợp kim nhôm khi tôi + hóa già do Gunier
và Preston đưa ra một cách độc lập nhau từ đầu thế kỷ 20 sau đó đã được
chứng minh bằng phân tích tia X là đúng. Có thể giải thích sự hóa bền đó
như sau:
Dung dịch rắn quá bão hòa tạo thành sau khi tôi là không ổn định, luôn có
khuynh hướng trở về trạng thái cân bằng, bằng cách tiết ra Cu và tập trung
lại dưới dạng CuAl2. Sự trở về trạng thái cân bằng này xảy ra khá chậm ở
nhiệt độ thường và càng nhanh ở nhiệt độ cao hơn với các giai đoạn:

Trang 134
 Giai đoạn I: khi
lượng Cu tập trung quá
4% ở một số vùng gọi là
vùng G.P có kích thước
rất bé (hình đĩa bán kính
khoảng 5nm) với sự xô
lệch mạng cao nên có độ
cứng cao, nhờ đó nâng
cao độ bền, độ cứng.
 Giai đoạn II: các
nguyên tử Cu trong vùng
G.P tiếp tục tập trung và dần dần đạt đến mức 1Cu - 2Al và vùng
G.P to lên tạo nên pha ϑ" (kích thước 10nm, khoảng cách các pha
20nm) rồi ϑ' (với kích thước lớn hơn). Độ bền đạt được giá trị cao
nhất là ứng với sự tạo nên pha ϑ", khi tạo nên pha ϑ' độ bền bắt đầu
giảm đi. Ở nhiệt độ thường quá trình kết thúc bằng sự tạo thành pha
ϑ" và đạt độ bền cực đại sau 5 ÷ 7 ngày và duy trì trạng thái này
mãi mãi (xem đường hóa già tự nhiên - 200C - trên hình VI.5).
 Giai đoạn III: ở nhiệt độ cao hơn, 50÷1000C hay hơn, pha ϑ' chuyển
biến thành ϑ với cấu trúc đúng với CuAl2 như trên giản đồ pha. Do
ở trạng thái cân bằng và pha ϑ có kích thước lớn hơn nên độ bền
giảm đến mức thấp nhất (xem đường hóa già nhân tạo ở 100, 2000C
trên hình VI.5). Có thể coi ϑ” và ϑ’ là các tiền pha của ϑ - CuAl2.
Nhận xét:
 Pha CuAl2 có vai trò rất lớn đối với hóa bền hợp kim nhôm: hòa tan
vào dung dịch rắn khi nung nóng, tạo nên dung dịch rắn quá bão
hòa khi làm nguội và chuẩn bị tiết ra lại ở dạng rất phân tán khi hóa
già. Không có nó hợp kim không thể hóa bền được, nên người ta
gọi nó là pha hóa bền.
 Nhiệt luyện hóa bền bằng cách tôi rồi tiếp theo sau là hóa già tự
nhiên bằng cách bảo quản ở nhiệt độ thường trong 5 ÷ 7 ngày, hoặc
co thể hóa già nhân tạo bằng cách nung nóng ở 100 ÷ 2000C trong
thời gian thích hợp (chừng vài chục giờ tùy theo từng nhiệt độ cụ
thể) để đạt đến độ bền cao nhất.
iii) Họ Đura (nhôm cứng):
Đura là hợp kim hệ Al – Cu - Mg với xấp xỉ 4% Cu và 0,5  1,5% Mg.
Tên gọi đura có nguồn gốc từ tiếng Pháp là duraluminium - nhôm bền,
cứng. Nguyên tố hợp kim magiê làm tăng mạnh hiệu quả nhiệt luyện tôi và
hóa già. Ngoài ra trong thành phần của đura thường có thêm Fe, Si và Mn.
Fe và Si là tạp chất thường gặp trong nhôm mà không thể khử bỏ hết được,
còn mangan đưa vào với lượng nhỏ để tăng tính chống ăn mòn.

Trang 135
Các mác AA 2014 và AA 2024 được dùng nhiều trong kết cấu máy bay,
dầm khung chịu lực xe tải, sườn tàu biển, dụng cụ thể thao, ...
Hai đặc điểm nổi bật của đura là:
 Độ bền cao (σb = 450 ÷ 480MPa), khối lượngriêng nhỏ (γ ≈
2,7g/cm3) nên có độ bền riêng (được xác định bằng tỷ số σb / γ với
thứ nguyên là chiều dài) cao, tới 15 ÷ 16 (km), trong khi đó CT51 là
6,0 ÷ 6,5, gang: 1,5 ÷ 6,0.
 Tính chống ăn mòn kém do có nhiều pha với điện thế điện cực khác
nhau, nhưng người ta có thể hoàn toàn khắc phục được bằng cách
phủ các lớp nhôm nguyên chất mỏng (~ 4% chiều dày tấm) lên bề
mặt khi cán nóng, nên có tính chống ăn mòn không khác gì nhôm
sạch.
b- Hệ Al - Mg - Si và Al - Zn – Mg:
Nhóm hợp kim hệ Al - Mg - Si với pha hóa bền Mg2Si có các đặc tính:
 Có độ bền kém đura (σb = 400MPa), nhưng
 Có tính dẻo cao hơn ở trạng thái nóng lẫn trạng thái nguội và có
tính hàn cao.
Các mác AA 6061 và AA 6070 được dùng rộng rãi để ép chảy thành các
khung nhôm qua anod hóa (với chiều dày hàng chục μm) có tác dụng bảo
vệ tốt, chống ăn mòn trong khí quyển, có nhiều màu sắc và một phần chống
mài mòn làm các kết cấu có tính mỹ thuật, trang trí rất đa dạng từ khung
(cửa các loại, tường, vách ngăn trang trí, tủ, hộp...), ống cho đến bản in.
Nhóm hợp kim hệ Al - Zn- Mg: và có thể có thêm Cu và là loại sau nhiệt
luyện có độ bền cao nhất (σb > 550 MPa). Thường dùng Zn trong khoảng từ
4 ÷ 8%, Mg – 1 ÷ 3%. Hóa bền tổ chức chủ yếu là tạo nên vùng G.P của
MgZn2 và Al2Mg3Zn3. Khi đưa thêm Cu (tới 2%) nó sẽ hòa tan vào dung
dịch rắn và hóa bền thêm pha này. Ngoài có độ bền cao nhất, họ AA 7xxx
còn có các đặc tính là nhiệt luyện dễ (khoảng tôi rộng, 350 ữ 500oC), tốc
độ tôi tới hạn nhỏ (có thể nguội trong không khí). Đây là hợp kim nhôm có
nhiều tiềm năng đang được khai thác, sử dụng trong hàng không, chế tạo
vũ khí, dụng cụ thể thao.
4) Hợp kim nhôm đúc:
a- Đặc điểm:
Trong hợp kim nhôm đúc, tổ chức chủ yếu là cùng tinh và do đó chứa
nhiều hợp kim hơn. Trong các hệ Al - nguyên tố hợp kim chỉ có hệ Al - Si
có cùng tinh với thành phần hợp kim ít nhất (11,3%Si), nên có hía thành rẻ,
thường dùng để đúc; còn ở các hệ khác cùng tinh có lượng chứa hợp kim
cao hơn nhiều như Al- Cu với 33%Cu, Al - Mg với 34,5%Mg nên đắt và bị
hạn chế sử dụng.

Trang 136
Cơ tính của hợp kim nhôm đúc phụ thuộc nhiều vào tốc độ nguội và biến
tính. Đúc trong khuôn kim loại (ly tâm, áp lực) do nguội nhanh hơn nhiều
trong khuôn cát nên tổ chức nhận được nhỏ mịn hơn, cải thiện mạnh cơ
tính. Biến tính có tác dụng mạnh đến tổ chức và cơ tính của hợp kim Al- Si.
b- Hợp kim nhôm - silic (silumin):
i) Biến tính:
Hợp kim nhôm - silic đúc đơn giản
chỉ gồm hai cấu tử với 10 ÷ 13% Si.
Theo giản đồ pha Al - Si (hình VI.6)
với thành phần như vậy hợp kim có
nhiệt độ chảy thấp nhất, tổ chức hầu
như là cùng tinh với tính đúc tốt nhất.
Tuy vậy khi đúc thông thường dễ bị
tổ chức cùng tinh thô và tinh thể silic
thứ nhất (trước cùng tinh) như biểu
thị ở hình VI.7a, trong đó Si thứ nhất
thô to và Si cùng tinh ở dạng kim như
là vết nứt bên trong trong lòng dung
dịch rắn α (thực chất là nhôm nguyên chất với cơ tính rất thấp, σb =
130MPa, δ = 3%). Nếu qua biến tính bằng muối Na (2/3NaF + 1/3NaCl)
với tỷ lệ 0,05 ÷ 0,08%, điểm cùng tinh sẽ hạ thấp xuống khoảng 10 ÷ 200C
và dịch sang phải, như vậy hợp kim luôn luôn là trước cùng tinh với tổ
chức α và cùng tinh (α + Si), trong đó nhờ kết tinh với độ quá nguội lớn
hơn nên Si trong cùng tinh rất nhỏ mịn (hạt tròn, nhỏ) như trên hình VI.7b,
làm cải thiện mạnh cơ tính, σb = 180 MPa, δ = 8%.

Tuy nhiên ngay với cơ tính như vậy cũng không đáp ứng được yêu cầu
thực tế nên thường ít sử dụng. Trong thực tế thường sử dụng các silumin
phức tạp, tức ngoài Si ra còn có thêm Mg hoặc Cu.

Trang 137
ii) Các hợp kim Al - Si - Mg(Cu):
Là các hợp kim với khoảng Si rộng hơn (5 đến 20%) và có thêm Mg (0,3 ÷
0,5%) để tạo ra pha hóa bền Mg2Si nên hệ Al - Si - Mg (ví dụ mác
AA356.0) phải qua nhiệt luyện hóa bền. Cho thêm Cu (3 ữ 5%) vào hệ Al -
Si - Mg kể trên cải thiện thêm cơ tính và có tính đúc tốt (do có thành phần
gần với cùng tinh Al - Si - Cu) nên được dùng nhiều trong đúc piston, nắp
máy của động cơ đốt trong.
Hợp kim nhôm còn được dùng làm ổ trượt. Trong những năm gần đây đã
bắt đầu đưa vào sử dụng hợp kim nguội nhanh và hợp kim bột thiêu kết.
VI.2. ĐỒNG VÀ HỢP KIM ĐỒNG
1) Đồng nguyên chất:
Đồng là kim loại có kiểu mạng lập phương tâm mặt, không có đa hình.
Đồng nguyên chất có màu đỏ nên còn gọi là đồng đỏ. Đồng có các đặc
điểm sau:
 Tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Tính dẫn điện chỉ sau vàng và bạc.
 Chống ăn mòn tốt trong khí quyển, nước, nước biển hay kiềm, axit
hữu cơ do có lớp ôxyt Cu2O trên bề mặt.
 Tính dẻo rất cao, dễ biến dạng nóng, nguội, dễ chế tạo thành các
bán thành phẩm.
 Độ bền không cao lắm (B = 220 MPa ) nhưng sau biến dạng dẻo
tăng lên đáng kể (B = 425 MPa).
 Tính hàn khá tốt nhưng giảm đi mạnh khi chứa nhiều tạp chất (đặc
biệt là ôxy).
Tuy nhiên đồng cũng có một số nhược điểm:
 Khối lượng riêng lớn ( = 8,94 g/cm3).
 Tính gia công cắt gọt kém do phoi quá dẻo, không gãy. Để cải thiện
thường cho thêm chì vào.
 Nhiệt độ nóng chảy cao 1.0830C, nhưng tính đúc kém, độ chảy
loãng nhỏ.
Theo TCVN 1659-75 đồng nguyên chất được ký hiệu là Cu và các số chỉ
lượng chứa của nó trong đó.
Ví dụ: Cu 99,99 có 99,99%Cu Cu 99,80 có 99,80%Cu
2) Hợp kim đồng:
Trong kỹ thuật ít sử dụng đồng nguyên chất mà chủ yếu sử dụng hợp kim
đồng. Hợp kim đồng được chia ra làm hai nhóm: latông và brông. Latông
(đồng thau) là hợp kim của đồng với nguyên tố chủ yếu là kẽm. Brông
(đồng thanh) là hợp kim của đồng với các nguyên tố khác trừ kẽm.

Trang 138
a- Latông:
Latông được chia làm hai loại: latông đơn giản (chỉ có đồng và kẽm) và
latông phức tạp (có thêm một số nguyên tố khác).
Theo TCVN 1659-75 quy định ký hiệu latông như sau: đầu tiên là chữ L
(chỉ latông), tiếp sau là ký hiệu Cu và các nguyên tố hợp kim. Số đứng sau
các nguyên tố hợp kim chỉ hàm lượng của chúng theo phần trăm.
Ví dụ: LCuZn30: latông có 30%Zn, 70%Cu.
LCuZn38Al1Fe1: latông có38%Zn, 1%Al, 1%Fe, còn lại là Cu.
i) Latông đơn giản:
Trong thực tế dùng loại chứa ít
hơn 45% Zn nên tổ chức của nó
chỉ có dung dịch rắn  và pha
điện tử .
 là dung dịch rắn của kẽm
trong đồng có mạng A1 chứa
đến 39%Zn ở 4540C. Đây là pha
chủ yếu quyết định tính chất của
latông. Khi hòa tan vào đồng,
kẽm làm tăng độ bền khá mạnh,
nhưng không làm giảm nhiều độ
dẻo của hợp kim. Độ dẻo cao
nhất ứng với 30%Zn.
 là pha điện tử ứng với công thức CuZn ( N = 3/2), là pha cứng và giòn
hóa bền cho latông. Do vậy không dùng latông chứa cao hơn 45% Zn vì lúc
này tổ chức chỉ toàn là  nên rất giòn. Trong thực tế chỉ sử dụng dưới 40%
Zn với hai loại là latông một pha và latông hai pha.
Latông một pha: thường chứa ít hơn 35% Zn (LCuZn10) có tính dẻo cao,
được cán nguội thành bán thành phẩm làm chi tiết máy qua dập sâu. Latông
với lượng kẽm nhỏ từ 5  12% có màu đỏ nhạt dùng để làm tiền xu, huy
chương, khuy áo quần, dây kéo, ... Latông chứa 20% Zn (LCuZn80) có
màu vàng giống như vàng nên thường làm trang sức. Latông chứa khoảng
30% Zn (LCuZn30) có độ dẻo cao dùng làm vỏ đạn các loại. Các latông
một pha bền và rất dẻo nên thường pha thêm 0,4  3%Pb để dễ cắt gọt.
Latông hai pha: thường chứa 40% Zn có tổ chức hai pha ( + ) có pha
thêm chì để tăng tính gia công cắt. Latông hai pha cứng, bền và ít dẻo hơn
so với loại một pha, được cung cấp dưới dạng băng, ống, tấm để làm các
chi tiết máy cần độ bền cao.

Trang 139
ii) Latông phức tạp:
Ngoài Cu và Zn ra còn cho thêm các nguyên tố Pb (để tăng tính cắt gọt), Sn
(tăng chống ăn mòn trong nước biển), Al và Ni (để nâng cao giới hạn bền)
như LCuZn36Al3Ni2; LCuZn30Sn1; LCuZn40Pb1.
Latông phức tạp dùng làm các chi tiết máy yêu cầu độ bền cao hơn, làm
việc trong nước biển, ...
b- Brông:
Brông là hợp kim của đồng với các nguyên tố chủ yếu không phải là kẽm
như Sn, Al, Be, ... Theo TCVN 1659-75 chúng được ký hiệu giống như
latông, nhưng thay chữ L ở đầu ký hiệu bằng chữ B (chỉ brông).
i) Brông thiếc:
Brông thiếc là hợp kim đồng với
nguyên tố chủ yếu là thiếc, là hợp
kim đồng được sử dụng đầu tiên.
Giản đồ pha Cu – Sn rất phức tạp
và có nhiều pha. Hợp kim này khi
đúc thiên tích rất mạnh vì vậy
thường dùng ít hơn 15%Sn nên chỉ
có hai pha: dung dịch rắn  và pha
điện tử . Chúng gồm hai loại:
brông thiếc biến dạng và đúc. Đặc
điểm của brông thiếc là:
 Độ bền cao, độ dẻo tốt nên
thường dùng với lượng chứa từ 8  12 %Sn.
 Tính đúc tốt: ít co (độ co < 1%), điền đầy khuôn cao.
 Chống ăn mòn cao, đặc biệt trong khí quyển ẩm biển:
0,001mm/năm.
Brông thiếc biến dạng: thường chứa ít hơn 8%Sn, tổ chức là dung dịch rắn
 và hợp kim hóa thêm P, Zn, Pb để nâng cao cơ tính, giảm ma sát và tăng
tính gia công cắt.
Công dụng: làm bạc lót, bánh răng (BCuSn4Zn4Pb4; BCuSn5Zn2Pb5).
Brông thiếc đúc: là loại chứa nhiều hơn 10%Sn hay với tổng lượng các
nguyên tố hợp kim lớn hơn 12%. Thường dùng các loại sau: BCuSn10Zn2;
BCuSn5Zn5Pb5.
Công dụng: làm các tượng đài, chuông, phù điêu, họa tiết trang trí, ...
ii) Brông nhôm:
Là hợp kim của đồng với nhôm là chủ yếu. Từ giản đồ pha Cu - Al ta thấy
nhôm có thể hòa tan tối đa vào đồng gần 10%. Tổ chức của nó chủ yếu là

Trang 140
dung dịch rắn thay thế của Al trong Cu có độ dẻo và khá bền. Khả năng
chống ăn mòn cao trong nước biển và khí quyển công nghiệp.
Brông nhôm một pha (chứa 5  9%
Al): BCuAl5, BCuAl7, BCuAl9Fe4
dùng làm bộ ngưng hơi, hệ thống
trao đổi nhiệt, ...
Brông nhôm hai pha (chứa lớn hơn
9,4% Al): có tổ chức là  +  có độ
bền độ cứng cao hơn và có thể nhiệt
luyện được như BCuAl10Fe4Ni4
dùng làm bạc lót trục.
Brông berili: là hợp kim của Cu với
2% Be (BCuBe2) có giới hạn đàn
hồi cao không thua kém thép đàn
hồi (đh = 1.000 MPa), có độ cứng
và tính chống ăn mòn cao làm việc đến 300  3400C. Nó không phát ra tia
lửa khi va đập nên rất thuận tiện trong công nghiệp khai thác mỏ, làm các
thiết bị điện ở nhiệt độ cao, ...
VI.3. HỢP KIM LÀM Ổ TRƯỢT:
Mặc dù ổ lăn được sử dụng rất rộng rãi, nhưng ngày nay các loại ổ trượt
vẫn có vị trí đáng kể trong máy móc và thiết bị vì chúng có một số ưu điểm
nhất định: dễ chế tạo, dễ thay thế, giá thành thấp và trong một số trường
hợp chỉ có ổ trượt mới lắp ghép được (trục khuỷu) hay chịu được va đập và
tải trọng lớn (tua bin, trục xe lửa, ...).
1) Yêu cầu đối với hợp kim làm ổ trượt:
 Có hệ số ma sát nhỏ với bề mặt trục thép:
Đây là yêu cầu quan trọng
nhất đối với hợp kim làm ổ
trượt. Do vậy tổ chức của
nó phải tạo ra diện tích tiếp
xúc với bề mặt trục thép là
nhỏ nhất và có khe hở để
chứa dầu bôi trơn. Hợp kim
được chế tạo theo nguyên lý
hạt cứng (khoảng 5%) phân
bố trên nền mềm. Đây là
loại thông dụng nhất. Ngoài ra có thể dùng nguyên lý nền cứng hạt mềm có
hệ số ma sát lớn hơn. Trong quá trình làm việc phần mềm bị mòn đi và tạo
thành rãnh chứa dầu bôi trơn.
 Ít làm mòn trục thép và chịu được áp lực cao:

Trang 141
Để ít làm mòn trục thép, ổ trượt được làm từ hợp kim của các kim loại
mềm như Sn, Pb, Al, Cu, ... Để chịu được áp lực cao và tiết kiệm kim loại
màu các hợp kim ổ trượt được tráng lên máng bằng thép C08s.
 Có tính công nghệ tốt, dễ đúc, gia công và bám dính vào máng thép
cao.
 Giá thành rẻ.
Các hợp kim làm ổ trượt được phân làm hai nhóm: nhóm có nhiệt độ nóng
chảy thấp và nhóm có nhiệt độ nóng chảy cao.
2) Hợp kim làm ổ trượt có nhiệt độ chảy thấp (babit):
Các hợp kim làm ổ trượt trên cơ sở các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp
như Sn, Pb, Zn, ... có tên gọi là babit (lấy tên của nhà vật liệu học người
Anh tìm ra hợp kim này đầu tiên là Babit). Đặc tính chung của babit là rất
mềm, ít làm mòn trục thép, hệ số ma sát nhỏ, giữ dầu tốt nhưng không chịu
được áp suất và nhiệt độ cao.
a- Babit thiếc:
Là loại ổ trượt được sử dụng đầu
tiên có sự kết hợp tương đối tốt
giữa cơ tính, tính ma sát và tính
chống ăn mòn nhưng quá đắt vì
chứa nhiều thiếc. Chúng được dùng
làm các ổ trượt quan trọng với tốc
độ lớn và trung bình như tua bin,
động cơ điêden, ...
Thông dụng nhất là hai loại
SnSb11Cu6 (Б83) và SnSb8Cu3
(Б89). Có thể xem chúng gồm hai
cấu tử chính là Sn và Sb. Từ giản đồ pha Sn - Sb (hình VI.12), hợp kim
SnSb11Cu6 có tổ chức gồm dung dịch rắn α-Sn(Sb) là nền mềm (phần tối),
β' - hợp chất SnSb là hạt cứng (phần sáng đa cạnh) như trên hình VI.13.
Ngoài Sb ra, hợp kim còn chứa một
lượng Cu (3 ÷ 6%) để tạo Cu3Sn (hay
Cu6Sn5) ở dạng kim, sao cũng là các hạt
cứng. Song tác dụng chính của Cu là
tránh thiên tích (SnSb là pha kết tinh
trước, nặng và có xu hướng chìm xuống
dưới, nhưng do Cu3Sn kết tinh sớm hơn
lại phân bố đều trong thể tích pha lỏng
do khối lượng riêng của chúng xấp xỉ
nhau nên ngăn cản được SnSb chìm
xuống, tránh hiện tượng thiên tích).

Trang 142
Hợp kim SnSb8Cu3 với nhiều Sn, ít Sb hơn nên trong tổ chức hầu như
không có SnSb, vai trò hạt cứng chỉ do Cu3Sn dạng kim, sao đảm nhiệm.
b- Babít chì:
Là hợp kim trên cơ sở chì với 6  16% Sn, 6  16% Sb và 1% Cu. Tổ chức
của nó gồm nền mềm là cùng tinh (Pb+Sb), hạt cứng là SnSb và Cu3Sn.
Hiện tại sử dụng phổ biến PbSn6Sb6Cu1 (Б6) và PbSn16Sb16Cu1 (Б16)
dùng làm ổ trượt trong các động cơ xăng thay cho babit thiếc. Loại chứa
6% Sb chịu va đập, loại 16% Sb do có nhiều hạt cứng hơn nên không chịu
va đập.
c- Babít nhôm:
Là hợp kim trên cơ sở nhôm, đây là loại hợp kim ổ trượt có nhiều triển
vọng nhất vì hệ số ma sát nhỏ, nhẹ, tính dẫn nhiệt cao, chống ăn mòn cao
trong dầu, cơ tính cao, tuy nhiên tính công nghệ kém (khó dính bám vào
máng thép). Thông dụng nhất là hệ Al - Sn với lượng thiếc từ 3  20%,
ngoài ra có thêm một lương nhỏ Cu, Ni, Si. Tổ chức của nó gồm nền mềm
là dung dịch rắn trên cơ sở Al và hạt cứng là các hợp chất hóa học trong
dung dịch rắn. Các số hiệu: AlSn9Cu1, AlSn20Cu1, AlSn3Cu1, ... dùng
trong các động cơ điêden. Chúng có đặc điểm là chịu được áp lực cao (200
 300kG/cm2) và tốc độ vòng lớn (1  20m/s)
3) Hợp kim làm ổ trượt có nhiệt độ chảy cao:
Nhóm này có đặc điểm chung là chịu được áp lực cao và có độ bền lớn. Tổ
chức của chúng thường là nền cứng hạt mềm hay nền dai hạt mềm, hệ số
ma sát lớn hơn.
a- Brông thiếc:
Thường dùng hai loại BCuSn5Zn5Pb5 và BCuSn4Zn4Pb4, trong đó Pb
đóng vai trò hạt mềm, nền cứng là dung dịch rắn của Cu với Sn, Zn.
b- Brông chì:
Thông dụng nhất là BCuPb30 với các phần tử chì không tan là các hạt
mềm, Cu là nền dai (cứng). Do nhiều chì nên cơ tính thấp do vậy phải tráng
lên máng thép. Để nâng cao cơ tính thường dùng ít chì (8  10%) và pha
thêm thiếc: BCuSn12Pb8, CuSn10Pb10. Chúng được dùng làm các ổ trượt
quan trọng: tua bin công suất lớn.
c- Gang xám, dẻo, cầu:
Có thể dùng các loại gang xám, dẻo, cầu nền peclit để làm các ổ trượt.
Trong đó graphit là các hạt mềm, peclit là nền cứng. Chúng được dùng làm
các ổ trượt không quan trọng do hệ số ma sát lớn, không cần bôi trơn (vì đã
có graphit). Theo tiêu chuẩn Nga có các số hiệu sau: AЧC-1, AЧC-2, AЧB-
1, AЧB-2, AЧK-1, AЧK-2.

Trang 143

You might also like