You are on page 1of 6

[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

NHẬN BIẾT
Câu 1: Trong bình kín chứa hỗn hợp khí: SO2 , SO3 , CO2. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết
từng khí.
Câu 2: Phân biệt các lọ riêng biệt đựng các khí sau đây bằng phương pháp hoá học:
a) N2, NH3, CO2, O2 d) N2, CO2, HCl, SO2
b) N2, CO2, H2, CO e) N2, H2S, CO2
c) O3, O2 f) H2S, CO2, SO2
Câu 5: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận biết từng kim
loại.
Câu 6: Cho 4 kim loại A, B, C, D có màu gần giống nhau lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, dd HCl và dd
NaOH ta thu được kết quả sau:
A B C D
HNO3 + +
Dấu + : Có phản ứng
HCl + + +
NaOH + Dấu : Không phản ứng
Hỏi chúng là những kim loại nào trong số những kim loại cho sau đây: Ag, Cu, Mg, Al, Fe. Viết các
phương trình phản ứng (biết kim loại tác dụng HNO3 đặc chỉ cho duy nhất khí màu nâu bay ra)
Câu 7: Có 3 kim loại là Na, Ca và Al Chỉ dùng một thuốc thử làm thế nào để nhận biết được các kim loại
trên?
Câu 8: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 kim loại sau:
a) Mg, Al, Fe, Ag.
b) Al, Zn, Cu, Fe.
Câu 9: Có 3 chất bột màu trắng là Mg, Al và Al2O3. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các chất. Viết
phương trình phản ứng.
Câu 10: Có 3 loại hỗn hợp bột đựng trong 3 lọ riêng biệt gồm:
a) (Fe + FeO), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3).
b) (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3).
Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 11: Có 6 gói bột màu tương tự nhau: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O. Và hỗn hợp Fe + FeO. Chỉ dùng
thêm dung dịch HCl có thể phân biệt được 6 gói bột đó không? Nếu được hãy trình bày cách phân biệt.
Câu 12: Có 4 lọ đựng các oxit kim loại riêng biệt: Na2O, CaO, MgO, Al2O3. Có thể dùng nước và quì tím
để phân biệt được không? Trình bày phương pháp phân biệt.
Câu 13: Bằng phương pháp hoá học hãy chứng tỏ sự có mặt của các ion sau: Na+, NH4+, CO32-, HCO3-.
Câu 14: Bằng phương pháp hoá học hãy chứng tỏ sự có mặt của các ion trong dung dịch: NH 4+, Fe3+, NO3-
.
Câu 15: Có một dung dịch chứa các muối sunfat, sunfit, cabonat của natri. Hãy trình bày phương pháp hoá
học nhận biết từng muối.
Câu 17: Chỉ có H2O, khí CO2 có thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây hay không: BaCO3, BaSO4,
Na2SO4, NaCl, Na2CO3.
Câu 19: Cho 3 bình dung dịch mất nhãn: A gồm KHCO3 và K2CO3 ; B gồm KHCO3 và K2SO4 ; D gồm
K2CO3 và K2SO4, chỉ dùng dd BaCl2 và dd HCl. Hãy nêu cách nhận biết mỗi bình dung dịch mất nhãn trên.
Viết phương trình phản ứng.
Câu 20: Có 6 lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3 ; (NH4)2SO4 ; MgSO4 ; Al2(SO4)3 ;
FeSO4 ; Fe2(SO4)3. Dùng dung dịch xút hãy cho biết lọ nào đựng dung dịch gì?
Câu 21: Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau là NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ được dùng H2O và
các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân v.v...). Hãy trình bày cách nhận biết từng chất trên.
Câu 22: Chỉ dùng dung dịch HCl loãng, hãy phân biệt các dung dịch sau:
NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.
Câu 23: Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaHSO 4, KHCO3, Mg(HCO3)2,
Na2SO3, Ba(HCO3)2. Trình bày cách nhận biết từng dung dịch, chỉ được dùng thêm cách đun nóng.
Câu 24: Dùng Cu và một muối bất kì hãy nhận biết các dung dịch: HCl, HNO3 H2SO4, H3PO4.
Câu 25: Hãy kể tên các thuốc thử có thể dùng để phân biệt các cặp hoá chất trong mỗi trường hợp sau:
a) NaHCO3 và NaHSO4.

1 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

b) Cl2 và SO2.
Viết phương trình phản ứng. Được chọn một trong các thuốc thử trong số các dung dịch sau: NaOH, HCl,
KCl, NH3, Ba(OH)2, Br2, H2SO4, NaBr.
Câu 26: Chỉ dùng một hoá chất hãy phân biệt các dung dịch sau:
a) NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2
b) HCl, HNO3, H3PO4.
c) NH4Cl, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2, FeCl3, Zn(NO3)2.
d) (NH4)2SO4 ; NH4Cl ; Na2SO4 ; NaOH.
e) NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, Al(NO3)3.
Câu 27: a) Nếu dùng sắt sunfua có lẫn sắt kim loại để điều chế hiđro sunfua thì có tạp chất nào trong hiđro
sunfua? Có thể nhận ra chất đó được không? Nếu được hãy trình bày cách nhận biết chất đó.
b) Lưu huỳnh có lẫn trong gang ở dạng muối sắt sunfua, có thể nhận ra lưu huỳnh đó như thế nào bằng
giấy tẩm dung dịch muối chì.
Câu 28: Chỉ dùng thêm quì tím hãy phân biệt các dung dịch sau:
a) HCl, NH4Cl, BaCl2, NaOH, Na2CO3
b) MgCl2, HCl, NaOH, KCl
c) NaOH, NH4Cl, HCl, Na2CO3
d) Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2.

Chương VII
NHẬN BIẾT HOÁ CHẤT VÔ CƠ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Nêu phương pháp nhận biết 3 dung dịch sau đây: Ca(HCO3)2 , Na2CO3 , (NH4)2CO3 .
Câu 2: Bằng phương pháp nào có thể nhận biết được các chất rắn sau: Na2CO3 , MgCO3 , BaCO3 .
Câu 3: Có 4 dung dịch không nhãn đựng 4 dung dịch: MgSO4 ,CaCl2,
Na2CO3 , HNO3. bằng phương pháp nào có thể nhận biết được 4 dung dịch đó.
Câu 4: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các bình khí không nhãn sau:
Cl2 , CO2 , SO2 , H2S , NO2.
Câu 5: Có thể dùng phương pháp nào để phân biệt được các loại quặng Sắt: Hematit và Xiderit.
Câu 6: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các lọ không nhãn chứa các dung dịch hoá chất sau:
Al(NO3)3 , Zn(NO3)2 , NaNO3 , Mg(NO3)2 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 7: Hỗn hợp A chứa các chất ở thể hơi: SO3 , SO2 , CO2 , CO , H2. Viết phương trình phản ứng để nhận
biết các chất trong A.
Câu 8:Nêu phương pháp hoá học phân biệt 4 loại chất bột trắng sau đây:
AgCl , BaSO4 , CaCO3 , Na2CO3 .
Câu 9: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các gói hoá chất mất nhãn sau:
Al, Fe, Al2O3 , Fe2O3.
Câu 10: Hãy tìm cách phân biệt:
a- Dung dịch FeSO4 với dung dịch Fe2(SO4)3.
b- Dung dịch AlCl3 với dung dịch Al(NO3)3.
c- Dung dịch MgCl2 với dung dịch AlCl3.
d- Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2.
e- Dung dịch CaCl2 và dung dịch Ba(NO3)2.
f- Na2SO3 và Na2CO3.
Nêu các hiện tượng và viết các phương trình phản ứng để giải thích.
Câu 11: Có 4 dung dịch đựng trong 4 cốc riêng biệt mất nhãn:K2CO3 , BaCl2 , H2SO4 , HCl. Trình bày
phương pháp hoá học để nhận biết từng chất đó.
Câu 12: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl,
HNO3 , H3PO4.
Câu 13: Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 , MgCl2.
Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi chất. ( các dụng cụ và hoá chất cần thiết coi như có
đủ)

2 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

Câu 14: Có 4 cốc đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, Nước cứng tạm thời, Nước cứng vĩnh
cửu ( có chứa SO42- ) và nước cứng toàn phần ( chứa cả HCO32- và SO42- ). Hãy xác định loại nước nào
đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 15: Có 3 kim loại: Na, Ca, Al. Làm thế nào có thể nhận biết được mỗi kim loại bằng phương pháp hoá
học. Viết các phương trình phản ứng hoá học đã dùng.
Câu 16: Hãy nhận biết các lọ hoá chất mất nhãn sau đây bằng phương pháp hoá học: NaCl, Mg(NO3)2 ,
Cu(NO3)2 , Al2(SO4)3
Câu 17: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 hoá chất sau đây: HCl, HNO3 , dd Ca(OH)2, dd NaOH, dd NH3 . Làm
thế nào nhận ra các lọ hoá chất trên bằng phương pháp hoá học.
Câu 18: Có một dung dịch chứa: Na2SO4 , Na2SO3 , Na2CO3 . Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận
biết từng muối.
Câu 19: Làm thế nào để nhận biết từng khí: H2 , H2S, CO, CO2 trong hỗn hợp của chúng bằng phương
pháp hoá học.
Câu 20: Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí: CO, CO2 , SO2 , SO3 , H2. Trình bày phương pháp hoá học
để nhận biết từng khí trong hỗn hợp.
Câu 21: Trong điều kiện không có không khí, cho Fe cháy trong khí Cl2 được một chất A và nung hỗn hợp
bột ( Fe và S ) được một hỗn hợp chất B. Bằng các phản ứng hoá học, hãy nhận biết thành phần và hoá trị
của các nguyên tố trong A và B.
Câu 22: Làm thế nào để nhận biết sự có mặt đồng thời của các ion sau đây trong một dung dịch: Na + ,
NH4+ , CO32- , HCO3-.
Câu 23: Hoà tan một lượng Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Trình bày phương
pháp hoá học để nhận biết sự có mặt đồng thời của các ion Fe3+ , Fe2+ trong dung dịch A.
Câu 24: Trong một dung dịch có chứa đồng thời các ion sau: NH4+ , SO42-, HCO3-, CO32-.Trình bày
phương pháp hoá học để nhận biết các ion đó.
Câu 25: Bằng phương pháp hoá học hãy chứng tỏ sự có mặt đồng thời của các ion sau đây trong một dung
dịch: NH4+, Fe3+, NO3-.
Câu 26: Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng dùng để nhận biết các ion sau đây trong một dung
dịch: Fe2+, Fe3+, Al3+, AlO2-, Mg2+.
Câu 27: Chỉ dùng quỳ tím, dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2 có thể nhận biết được các ion nào sau
đây trong cùng một dung dịch: Na+, NH4+, HCO3-, CO32-, SO42-
Câu 28: Hãy tìm cách nhận biết các ion trong dung dịch chứa AlCl3 và FeCl3 . Viết các phương trình phản
ứng xảy ra.
Câu 29: Hãy tìm cách nhận biết các ion ( trừ H+ và OH- )có mặt trong dung dịch chứa hỗn hợp các chất
sau bằng phương pháp hoá học: AlCl3 , NH4Cl, BaCl2, MgCl2.
Câu 30: dung dịch A chứa các ion sau đây: Na+, CO32-, SO32-, SO42-. Bằng những phản ứng hoá học nào có
thể nhận biết được các ion đó trong dung dịch.
Câu 31: Có một dung dịch chứa các ion sau:
Al3+, NH4+, Ag+, Xn-
- Xác định Xn- để dung dịch A tồn tại.
- Bằng phương pháp hoá học, chứng minh sự có mặt của các cation trong dung dịch A.
- Cũng bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để tách dung dịch A thành 3 dung dịch mà mỗi dung dịch
chỉ chứa một cation.
Câu 32: Cho các chất có công thức sau:
KCl, NH4NO3 , (NH4)2SO4 , Ca(H2PO4)2
a- Cho biết tên hoá học và cả tên thị trường dùng trong nông nghiệp của các chất đó.
b- Bằng phương pháp nào có thể nhận ra các chất đó.
c- Điều chế các chất đó bằng những axit và bazơ nào?
d- Bằng cách nào nhận biết các axit và bazơ đó.
Câu 33: Cho các chất sau đây:
KOH, Al, (NH4)2SO4 , CaCO3 , NH4HSO3 , H2SO4 , NaCl , FeS
a- Từ các chất trên có thể điều chế được những khí gì?
b- Làm thế nào để nhận biết được các khí đó.

3 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

Câu 34: Có 5 oxit riêng biệt: Na2O, Al2O3 , Fe2O3 , MgO, CuO. Chỉ dùng H2O và axit HCl, làm thế nào để
nhận biết chúng.
Câu 35: Cho hỗn hợp M gồm 5 chất: Fe, Cu, CuO, FeO, Al. Hãy trình bày phương pháp hoá học để chứng
minh sự có mặt của từng chất trong hỗn hợp M.
Câu 36: Chỉ có H2O và khí CO2 có thể phân biệt được 5 chất bột trắng sau đây không khi chúng được đựng
trong các lọ riêng biệt mất nhãn;
Na2CO3 , NaCl, Na2SO4 , BaCO3 , BaSO4
Nếu được hãy trình bày cách phân biệt và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 37: Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt
Na2CO3 , CaCO3 , Na2SO4 , CaSO4.2H2O
làm thế nào có thể nhận biết được từng chất nếu chỉ dùng H2O và dung dịch HCl.
Câu 38: Chỉ dùng dung dịch HCl và H2O hãy nhận biết các chất sau đây đựng riêng biệt trong các lọ mất
nhãn:
Ag2O, BaO, MgO, MnO2 , Al2O3 , FeO, Fe2O3 , CaCO3
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 39: Có các lọ hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau đây: BaSO4 , BaCO3 , KCl,
Na2CO3 , MgCO3. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng chất, với điều kiện chỉ được dùng
thêm Nước cất và thêm một thuốc thử khác.
Câu 40: Cho 3 bình dung dịch mất nhãn là: A gồm KHCO3 & K2CO3 ; B gồm KHCO3 & K2SO4 ; D gồm
K2CO3 & K2SO4. Chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl, nêu cách nhận biết mỗi bình dung dịch
mất nhãn trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 41: Có 3 lọ dung dịch mất nhãn, mỗi lọ chứa hỗn hợp 2 muối tan sau đây:
NaHCO3 & Na2CO3 ; NaHCO3 & Na2SO4 ; Na2CO3 & Na2SO4
Chỉ dùng 2 dung dịch HNO3 và Ba(NO3)2 , hãy nhận biết 3 lọ trên. viết các phương trình phản ứng xảy ra
và giải thích.
Câu 42: Chỉ dùng một axit thông dụng và một bazơ thông dụng, hãy phân biệt 3 hợp kim sau đây:
Cu-Ag, Cu-Al, Cu-Zn
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 43: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết 3 chất sau đây đựng trong 3 lọ mất nhãn: Al, Al2O3 , Mg.
Câu 44: Chỉ được dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây:
HCl, HNO3đặc , AgNO3 , KCl, KOH
Câu 45: Có 6 lọ hoá chất mất nhãn sau:
Na2CO3 , NH4Cl, MgCl2 , AlCl3 , FeSO4 , Fe2(SO4)3
Chỉ được dùng dung dịch NaOH, làm thế nào để nhận biết được lọ nào đựng dung dịch gì? Viết các
phương trình phản ứng.
Câu 46: Trình bày phương pháp và nguyên tắc tiến hành phân biệt 4 chất:
NaCl, BaCO3 , Na2CO3 , BaSO4
với điều kiện chỉ dùng thêm dung dịch HCl loãng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 47: Người ta cho 2 cốc đựng dung dịch ZnSO4 và AlCl3 . Cả 2 dung dịch đều không màu, làm thế nào
để nhận ra mỗi dung dịch nếu chỉ dùng một trong 3 hoá chất sau: dd HNO3 , dd NaOH, dd NH3.
Câu 48: Có 6 gói bột màu tương tự nhau
CuO, FeO, Fe3O4 , MnO2 , Ag2O, hh(Fe & FeO)
Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, có thể phân biệt được 6 gói bột màu đó không? Nếu được hãy trình bày
cách phân biệt.
Câu 49: Có 5 mẫu kim loại tương tự nhau: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ có dung dịch H2SO4 loãng ( không
được dùng thêm bất cứ chất nào khác kể cả quỳ tím và nước nguyên chất ) có thể nhận biết được những
kim loại nào?
Câu 50: Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch hoá chất sau:
NaHSO4 , KHCO3 , Mg(HCO3)2 , Na2SO3 , Ba(HCO3)2
Trình bày cách nhận biết từng dung dịch mà chỉ được dùng cách đun nóng.
Câu 51: Có 5 dung dịch các chất sau:
H2SO4 , HCl , NaOH, KCl, BaCl2
Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch này mà chỉ được dùng quỳ tím làm thuốc thử.

4 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

Câu 52: Nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau


K2CO3 , NaCl, KOH, HNO3
Chỉ được dùng một loại thuốc thử.
Chỉ được một hoá chất, hãy cho biết cách phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 53: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp bột: FeO + Fe2O3 ; Fe + FeO ; Fe + Fe2O3 . Hãy nhận biết hỗn hợp các
chất trong mỗi lọ trên mà chỉ được phép sử dụng một hoá chất.
Câu 54: Hãy tự chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các muối: NH4Cl, (NH4)2SO4 , NaNO3 , MgCl2 ,
FeCl2 , FeCl3 , Al(NO3)3 . Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 55: Hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: AlCl3 , MgCl2 , NaCl , H2SO4 mà
chỉ được phép sử dụng một thuốc thử.
Câu 56: Có các ống nghiệm không nhãn chứa dung dịch của một trong các hoá chất sau: HCl, Na 2SO4 ,
NaOH, NaCl, BaCl2 , AgNO3 . Hãy nhận biết dung dịch trong các ống nghiệm đó bằng cách dùng thêm
quỳ tím.
Câu 57: Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau là:
NaCl, AlCl3 , MgCO3 , BaCO3
Chỉ được dùng H2O và các thiết bị cần thiết, hãy nhận biết từng chất trên.
Câu 58: Chỉ dùng dung dịch Muối ăn có thể phân biệt được các loại hợp kim sau đây không? Hãy nêu cách
tiến hành và hiện tượng hoá học kèm theo ( nếu có ).
Ag-Cu, Fe-C, Au-Ag, Cu-Al
Câu 59: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch : NaOH, KCl, MgCl2 , CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết các dung
dịch trên mà không cần dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 60: Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch không màu là:
Na2SO4 , Na2CO3 , BaCl2 , Ba(NO3)2 , AgNO3 , MgCl2
Bằng phương pháp hoá học và không dùng thêm các chất khác, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch
trên, biết rằng chúng có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan có thể được tạo thành trong dung dịch.
Câu 61: Có 4 ống nghiệm đánh số 1, 2, 3, 4, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau: Na2CO3 , HCl,
FeCl2 , NH4HCO3. Lấy ống 1 đổ vào ống 3 thấy có kết tủa. Lấy ống 3 đổ vào ống 4 thấy có khí bay ra. Hỏi
ống nào đựng dung dịch gì?
Câu 62: Có 5 lọ được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch: Ba(NO 3)2 , Na2CO3 ,
MgCl2 , K2SO4 , Na3PO4 . Xác định lọ nào chứa dung dịch gì, biết rằng:
- Lọ 1 tạo kết tủa trắng với các lọ 3 và 4.
- Lọ 2 tạo kết tủa trắng với lọ 4.
- Lọ 3 tạo tk trắng với các lọ 1 và 5.
- Lọ 4 tạo kết tủa trắng với các lọ 1, 2 và 5.
- Kết tủa sinh ra do lọ 1 tác dụng với lọ 3 phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại. Viết các phương
trình phản ứng minh hoạ.
Câu 63: Cho A, B, C là hợp chất của cùng một kim loại. A tác dụng với B cho ta C. Khi cho C phản ứng
với một ít HCl thì cho ta B và khi phản ứng với lượng dư axit thì cho ta chất D là khí không màu, không
mùi. D phản ứng với A, tuỳ điều kiện sẽ cho ta B hoặc C. Khi điện phân nóng chảy A thu được ở Catot kim
loại có số thứ tự trong bảng HTTH là 19. Cho biết A, B, C là những chất gì?
Câu 64: Cho 4 kim loại A, B, C, D có màu gần giống nhau lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, dung dịch
HCl, dung dịch NaOH thì thu được kết quả như sau:
A B C D
HNO3 - - + +
HCl + + - -
NaOH + - - -
Với kí hiệu dấu ( + ) là có phản ứng, dấu ( - ) là không phản ứng. Hỏi chúng là các kim loại gì trong số
các kim loại sau: Ag, Cu, Mg, Al, Fe. Viết các phương trình phản ứng biết rằng khi kim loại tác dụng với
dung dịch HNO3 có khí màu nâu duy nhất thoát ra.
BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Bài 1: Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí H2, H2S, CO2, CO hãy nhận biết từng khí trong hỗn hợ trên
Bài2: Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí CO2, SO2, SO3, O2 bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết
từng khí

5 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên


[PHIẾU BÀI TẬP HÓA HỌC] Thứ ngày tháng năm 2010

Bài 3: Chỉ dùng thêm một chất hãy nhận biết các chất rắn sau: K2O, ZnO, CuO, CaO
Bài 4: Có sáu gói bột lần lượt chưa: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe, Fe2O3 . Chỉ dùng HCl
và có thể được nung nóng thì có thể nhận biết được những gói nào
Bài 5: Chỉ dùng thêm hai chất hãy nhận biết các axit sau: HCl, HNO3, H2SO4 , H3PO4
Bài 6: Chỉ dùng thêm một chất hãy nhận biết các dung dịch sau:
Na2CO3,NaNO3, HNO3, Mg(NO3)2 , NaHCO3
Bài 7: Có bốn kim loại riêng biệt gồm Mg, Zn, Fe, Ba . Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng ta có thể
nhận biết được các kim loại nào
Bài 8: Cho ba lọ mất nhãn đựng các hỗn hợp sau:
KHCO3 Và K2CO3
KHCO3 Và K2SO4
K2CO3 Và K2SO4
Chỉ dùng thêm HCl và BaCl2 hãy nhận biết các bình trên
Bài 9: Có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
NaOH , KCl, MgCl2 ,CuCl2, AlCl3
Không dùng thêm hoá chất hãy nhận biết các dung dịch đó
Bài 10:Cho 4 dung dịch trong suốt mỗi lọ có chứa 1 ion dương và một ion âm trong các ion sau: Ba2+,Mg2+,
Pb2+,Na+,SO42-, Cl-, CO32- , NO3-
Hãy cho biết các dung dịch trên chứa muối nào
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết bốn dung dịch trên
Bài 12: Nêu phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4 mà chỉ
dùng một trong các thuốc thử sau:
Quỳ tím, Cu, Zn, ddHCl, dd NaOH, dd BaCl2 , AgNO3 , Pb(NO3)2
Bài 13: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các kim loại sau: Al, Zn, Fe, Cu
Bài 14: Chỉ dùng hai hoá chất nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, NH4HCO3, NaNO2, NaNO3
Bài 15: Hãy nhận biết từng chất trong 1 dung dịch đồng thời chứa Mg2+, Al3+,NH+, SO42-,CO32- _
Bài 16: Không dùng hoá chất nào khác hãy nhận biết cácdd sau:
Na2CO3, MgCl2, NaCl, H2SO4, NH4HCO3
Bài17: Cho dung dịch A chứa các ion: Na+, SO42-, SO32-, CO32- hãy nhận biết sự có mặt của từng chất trong
dung dịch sau.

6 Vũ Thế Thuy – THPT Thái Phiên

You might also like