You are on page 1of 87

TỔNG C.

TY ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------ -------------------------
Số: 623/ĐVN/KTNĐ Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1997

QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

-Căn cứ Nghị định 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ về
việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ Tổng Công
ty.
-Căn cứ vào nhu cầu công tác quản lý kỹ thuật của Tổng Công ty.
-Xét đề nghị của Ông Trưởng Ban KT nguồn và Ban KT lưới điện.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy trình vậnn hành và
sửa chữa máy biến áp”.

Điều 2: Quy trình này áp dụng cho các Nhà máy điện, các Công ty Điện
lực, Truyền tải điện và các Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty.

Điều 3: Quy trình này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các Ông Giám đốc
Nhà máy điện, các Công ty, các Xí nghiệp trực thuộc và các Ông Trưởng Ban
của Tổng Công ty có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện này.

KT TỔNG GIÁM ĐỐC


TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Bùi Thức Khiết (Đã ký)

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


QUI TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP
(Ban hành theo quyết định số 623/ĐVN/KTNĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam)

Chương I
NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP
Điều 1:
Quy trình này áp dụng cho tất cả các máy biến áp lực, biến áp tự ngẫu và
cuộn điện kháng có dầu (sau đây gọi chung là máy biến áp) với mọi công suất,
đặt trong nhà hay ngoài trời ở các nhà máy điện và trạm biến áp có cấp điện áp
đến 500kV. Đây là quy trình mẫu, từng cơ sở căn cứ vào hướng dẫn của nhà chế
tạo kết hợp với quy trình này soạn thành quy trình cụ thể.
Điều 2:
Máy biến áp phải có bảo vệ rơ le và bảo vệ quá điện áp theo đúng quy trình
“Bảo vệ rơ le và tự động điện” và quy trình “Bảo vệ quá điện áp”.
Điều 3:
Vỏ máy biến áp phải được nối đất theo đúng quy trình “Nối đất các thiết bị
điện”.
Điều 4:
Các cuộn dây hạ áp hoặc trung áp không sử dụng đến của máy biến áp ba
pha phải được đấu sao hoặc đấu tam giác và bảo vệ chống quá áp.
Bảo vệ cuộn hạ áp không dùng đến bố trí ở giữa các cuộn dây có cấp điện
áp cao hơn, thực hiện bằng chống sét van đấu vào đầu ra của mỗi pha.
Bảo vệ cuộn dây trung áp hoặc hạ áp không dùng đến trong các trường hợp
khác thực hiện bằng cách nối đất điểm trung tính hoặc bằng cách dùng cái chống
sét đấu vào đầu ra của mỗi pha.
Ở các máy biến áp mà trung tính có mức cách điện thấp hơn các đầu vào,
việc bảo vệ điểm trung tính được thực hiện bằng cách nối đất trực tiếp hoặc qua
chống sét van tuỳ theo yêu cầu của lưới.
Điều 5:
Máy biến áp công suất từ 100 kVA trở lên phải có Ampemét để kiểm tra
phụ tải của máy.
Đối với những máy biến áp công suất nhỏ hơn có thể không đặt Ampemét.
Điều 6:
Máy biến áp hai cuộn dây chỉ cần đặt Ampemét ở một phía cao hơn hoặc hạ
áp, nếu là máy ba cuộn dây thì mỗi phía đều phải đặt Ampemét.
Điều 7:
Máy biến áp có trung tính nối đất trực tiếp vào dây trung tính có dòng điện
phụ tải, hoặc điểm trung tính không nối đất nhưng phụ tải ở ba pha không cân
bằng thì cả ba pha đều phải đặt ămpemét.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trên mặt Ampemét phải có vạch chia độ đủ để đọc chỉ số khi máy biến áp
quá tải và chỉ số ứng với dòng điện định mức phải kẻ vạch đỏ.
Điều 8:
Việc đặt các loại đồng hồ đo điện khác (vôn mét, oát mét, var- mét...) tuỳ
theo yêu cầu vận hành.
Điều 9:
Máy biến áp dầu phải có nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lớp dầu trên cùng
bên trong máy.
Máy biến áp nạp xốp- tôn phải có đồng hồ áp kế- chân không để kiểm tra
áp lực trong vỏ máy và rơ le áp lực tác động khi áp lực trong vỏ máy vượt quá
giá trị quy định. Rất hạn chế dùng biến áp loại này vì dầu Xốp- tôn rất độc.
Điều 10:
Đối với máy biến áp đặt trong nhà, cửa phòng đặt máy phải làm bằng vật
liệu không cháy, cánh cửa phải mở ra phía ngoài và phải có khoá.
Điều 11:
Các lỗ thông hơi, lỗ luồn cáp ra vào buồng đặt máy biến áp... đều phải được
bảo vệ chống các loại động vật (chim, chuột, rắn...) chui vào.
Điều 12:
Trên vỏ máy biến áp đặt ngoài trời hoặc trên tường buồng đặt máy biến áp
trong nhà phải ghi rõ số hiệu của nhà máy, của trạm, tên gọi thống nhất theo quy
định của điều độ: công suất, điện áp. Ngoài cửa khu vực đặt máy biến áp phải
treo biển “Dừng lại điện cao áp, nguy hiểm chết người”. Trên vỏ máy biến áp
một pha phải có ký hiệu màu sơn của pha tương ứng.
Máy biến áp đặt ngoài trời phải sơn màu sáng bằng sơn không pha phụ gia
kim loại, chịu được tác dụng của khí quyển và tác dụng của dầu.
Điều 13:
Máy biến áp đặt trong nhà phải được bố trí thế nào để những sứ phía cao áp
quay vào phía tường đối diện với lối ra hoặc quay vào phía tường bên cạnh.
Điều 14:
Trong các buồng đặt máy biến áp khoảng cách từ vỏ máy đến tường và cửa
ra vào không được nhỏ hơn những trị số quy định trong bảng dưới đây (bảng1).
Bảng 1:
Công suất máy biến áp Khoảng cách tính từ vỏ máy biến áp (m)
(kVA) Đến tường Đến cửa ra vào
Từ 320 trở xuống 0,3 0,6
Trên 320 đến 1000 0,6 0,8
Trên 1000 0,6 1,0
Khoảng cách được tính từ phần nhô ra nhiều nhất của máy.
Điều 15:
Khi đặt máy biến áp phải bố trí ống phòng nổ hoặc van an toàn sao cho khi
sự cố không phun vào đầu cáp, vào thanh cái, vào máy biến áp hoặc thiết bị khác

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


gần đó. Nếu cần phải có tường hoặc vách ngăn. Đỉnh ống phòng nổ phải được
nối với phần trên của bình dầu phụ.
Điều 16:
Phòng đặt máy biến áp phải có thông gió tự nhiên đảm bảo máy biến áp vận
hành với phụ tải định mức ở bất kỳ thời gian nào trong năm.
Nếu máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức thì hệ thống này phải
được cấp điện từ hai nguồn và phải có bộ phận báo tín hiệu sự cố hoặc đóng
nguồn dự phòng tự động.
Điều 17:
Tại nơi đặt máy biến áp có dầu phải có những trang bị phòng, chữa cháy
theo đúng quy trình “Phòng, chữa cháy cho các thiết bị điện”.
Điều 18:
Buồng đặt máy biến áp có dầu và trạm biến áp ngoài trời phải có hố xả dầu
sự cố.
Riêng những máy biến áp từ 320 kVA trở xuống đặt riêng rẽ ở xa khu vực
sản xuất, xa khu vực nhà ở và những máy biến áp đặt trong lưới điện từ 10kV trở
xuống thì có thể không cần xây hố xả dầu sự cố, nhưng phải có rãnh hoặc ống
thoát dầu.
Máy biến áp ngoài trời có chứa 600kg dầu trở lên thì dưới máy biến áp phải
đổ đá sỏi với bề dầy lớp đá tối thiểu 250mm và đổ rộng ra 1m ở xung quanh
máy.
Điều 19:
Trang bị chiếu sáng và các công tắc đèn trong buồng đặt máy biến áp phải
bố trí thế nào để đủ ánh sáng cần thiết và bảo đảm an toàn cho người công tác.
Điều 20:
Phải bảo đảm điều kiện dễ dàng, thuận tiện, an toàn cho việc theo dõi mức
dầu trong máy, trong các sứ có dầu, kiểm tra rơ le ga, lấy mẫu dầu... Các bộ phận
bố trí trên cao (từ 3m trở lên) của máy biến áp đang làm việc khi quan sát phải
có thang đặt cố định.
Những dây dẫn trong mạch bảo vệ, đo lường, tín hiệu, tự động bố trí trên
máy biến áp có dầu phải là loại dây có cách điện chịu được dầu biến áp.
Điều 21:
Máy biến áp công suất từ 4.000 kVA trở kên phải đặt trang bị tái sinh dầu
trong vận hành (bình lọc hấp thụ, xi phông nhiệt). Dầu trong bình dầu phụ của
máy biến áp phải được bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí xung quanh.
Trên bình dầu phụ phải có ống chỉ mức dầu được đánh dấu với +5, +25 và +400
C hoặc đồng hồ báo mức dầu.
Máy biến áp có trang bị bộ phận chuyên dùng để chống nhiễm ẩm dầu phải
được vận hành cùng với sự làm việc của máy biến áp.
Các bộ phận kể trên phải được vận hành theo quy trình của nhà chế tạo.
Dầu trong các sứ cách điện có dầu phải được bảo vệ chống ôxy hoá và
chống nhiễm ẩm.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Điều 22:
Các máy biến áp có trang bị rơ le hơi phải đảm bảo ống dẫn dầu từ máy lên
bình dầu phụ có độ nghiêng không dưới 2 - 4%. Các máy biến áp kiểu hở phải hố
trí cho mặt máy nghiêng về phía rơ le hơi không dưới 1 - 1,5%. Một số máy biến
áp loại mới có thể không cần áp dụng quy định này nếu nhà chế tạo máy biến áp
cho phép.
Điều 23:
Những máy biến áp lắp mới phải được xem xét ruột máy (bằng cách rút vỏ,
rút ruột, mở cửa thăm...) trước khi đưa vào vận hành, trừ trường hợp có sự quy
định đặc biệt của nhà chế tạo hoặc máy biến áp kiểu kín.
Điều 24:
Mỗi máy biến áp phải có những tài liệu kỹ thuật sau đây mới được đưa vào
vận hành.
a. Lý lịch kỹ thuật của nhà chế tạo đi kèm theo máy.
b. Các biên bản thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao...
c. Sổ ghi chép những công việc sửa chữa, cải tiến, thí nghiệm định kỳ đã
thực hiện trong quá trình quản lý.
d. Sổ nhật ký vận hành của máy biến áp (phụ tải, điện áp, dòng điện, nấc
điện áp, nhiệt độ dầu v.v...) để tại chỗ đặt máy biến áp hoặc ở chỗ làm việc của
nhân viên trực ca.
Chương II
CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CHO PHÉP CỦA MÁY BIẾN ÁP
Điều 25:
Trong điều kiện làm mát quy định máy biến áp có thể vận hành với những
tham số ghi trên nhãn máy.
Điều 26:
Máy biến áp dầu làm mát bằng quạt gió (QG) cho phép ngừng quạt gió
trong trường hợp phụ tải dưới định mức và nhiệt độ lớp dầu phía trên không quá
450C.
Hệ thống quạt gió phải được tự động đóng khi nhiệt độ dầu đạt tới 550C
hoặc khi phụ tải đạt tới định mức không phụ thuộc vào nhiệt độ dầu.
Điều 27:
Ở phụ tải định mức nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt dầu ở
lớp trên không được cao qúa:
a. 750C đối với máy biến áp làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức- quạt
gió cưỡng bức (KD).
b. 900C đối với máy biến áp làm mát tự nhiên bằng dầu (D) và đối với máy
biến áp làm mát theo kiểu (QD).
c. 700C đối với nhiệt dộ dầu ở trước bình làm mát dầu của các máy biến áp
làm mát kiểu dầu tuần hoàn cưỡng bức nước làm mát cưỡng bức (ND).
Điều 28:

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đối với máy biến áp có hệ thống làm mát cưỡng bức cho phép các chế độ
làm việc sự cố khi ngừng tuần hoàn nước hoặc ngừng quạt gió. Thời gian làm
việc ở các chế độ này xác định như sau:
1 . Máy biến áp làm mát theo kiểu QG khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự
cố được phép làm việc với phụ tải định mức tuỳ theo nhiệt độ không khí xung
quanh trong thời gian như sau:

Nhiệt độ không khí xung


0 10 20 30
quanh oC
Thời gian cho phép, giờ 16 10 6 4

2. Máy biến áp làm mát theo kiểu KD và ND được phép:


a. Làm việc với phụ tải định mức trong thời gian 10 phút hoặc làm việc ở
chế độ không tải trong thời gian 30 phút kể từ khi ngừng làm mát cưỡng bức
nhưng vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Nếu hết thời gian kể trên nhiệt độ dầu ở lớp
trên cùng chưa tới 800C- đối với máy biến áp công suất từ 250 MVA trở xuống;
750C- đối với máy biến áp trên 250 MVA thì cho phép tiếp tục làm việc với phụ
tải định mức cho đến khi đạt đến nhiệt độ kể trên nhưng không được kéo dài quá
một giờ.
b. Làm việc lâu dài với phụ tải giảm bớt khi nhiệt độ dầu ở lớp trên cùng
không quá 450C khi ngừng toàn bộ hoặc một phần quạt gió, hoặc ngừng nước
tuần hoàn nhng vẫn duy trì tuần hoàn dầu. Máy biến áp loại tuần hoàn dầu định
hướng trong các cuộn dây phải vận hành theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế
tạo.
Điều 29:
Cho phép máy biến áp được vận hành với điện áp cao hơn định mức của
nấc biến áp đang vận hành.
a. Lâu dài 5% khi phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0,25 phụ
tải định mức.
b. Ngắn hạn 10% (dưới 6 giờ một ngày) với phụ tải không quá định mức.
Điều 30:
Các máy biến áp lực cho phép quá tải bình thường, thời gian và mức độ quá
tải phụ thuộc vào đồ thị phụ tải ngày, nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ
non tải khi thấp điểm. Có thể căn cứ vào các bảng 2 và 3 để đánh giá mức độ quá
tải cho phép.
Bảng 2:
Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QG
Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của
Bội số quá tải theo lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi
định mức quá tải, 0C
13,5 18 22,5 27 31,5 36
1,05 Lâu dài

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10
1,15 2-50 2-25 1-50 0-20 0-35 -
1,20 2-05 1-40 1-5 0-45 - -
1,25 1-35 1-5 0 0-50 0-25 - -
1,30 1-10 0-50 0-30 - - -
1,35 0-55 0-35 0-15 - - -
1,40 0-40 0-25 - - - -
1,45 0-25 0-10 - - --
1,50 0-15 - - - - -

Bảng 3:
Thời gian quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu KD và ND.
Thời gian quá tải (giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của
Bội số quá tải theo lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi
định mức quá tải, 0C
18 24 30 36 42 48
1,05 Lâu dài
1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10
1,15 2-50 2-25 1-50 0-20 0-35 -
1,20 2-05 1-40 1-15 0-45 - -
1,25 1-35 1-5 0 0-50 0-25 - -
1,30 1-10 0-50 0-30 - - -
1,35 0-55 0-35 0-15 - - -
1,40 0-40 0-25 - - - -
1,45 0-25 0-10 - - - -
1,50 0-15 - - - - -

Điều 31 :
Các máy biến áp với mọi kiểu làm mát không phụ thuộc thời gian và trị số
của phụ tải trước khi sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường làm mát, khi
sự cố đều được phép quá tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định mức theo các giới
hạn sau đây, (xem bảng 4 và 5).
Bảng 4:
Đối với máy biến áp dầu.
Quá tải theo dòng điện, % 30 45 60 75 100
Thời gian quá tải, phút 120 80 45 20 10

Bảng 5:
Đối với máy biến áp khô.
Quá tải theo dòng điện, % 20 30 40 50 60
Thời gian quá tải, phút 60 45 32 18 50

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các máy biến áp đều được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới
40% với tổng số thời gian không quá 6 giờ trong một ngày đêm trong 5 ngày liên
tiếp, với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93 (khi đó phải tận dụng
hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp).
Điều 32:
Các máy biến áp phải chịu được dòng ngắn mạch có trị số không quá 25 lần
dòng định mức mà không hư hại hoặc biến dạng. Thời gian cho phép dòng ngắn
mạch chạy qua tính bằng giây không được lớn hơn tk xác định theo biểu thức.
tk =1500/K2

Trong đó: K là bội số tính toán của dòng ngắn mạch đối với nấc điện áp chính.
 
 100 
K = 
Sdm
 Uk + 100 
 Sk 

Trong đó:
Uk là điện áp ngắn mạch của máy biến áp, %
Sdm là công suất máy biến áp.
Sk là dung lượng ngắn mạch của lưới.
Trường hợp máy biến áp được cấp nguồn từ lưới có công suất vô hạn ta có
thể xem bảng 6:
Bảng 6:
Thời gian cho phép dòng ngắn mạch máy biến áp.
Bội số dòng ngắn mạch Thời gian cho phép dòng
Uk%
ổn định ngắn mạch (giây)
4 25 2,4
5 20 3,7
5,5 18 4
6,5 Trở lên 15,5 4

Đối với máy biến áp từ 35kV trở xuống.


tk = 4 giây.
Đối với máy biến áp từ 35kV trở lên:
tk = 3 giây.
Điều 33:
Để cân bằng phụ tải giữa các máy biến áp đang làm việc song song có điện
áp ngắn mạch khác nhau, cho phép thay đổi tỷ số biến áp trong giới hạn nhỏ
bằng cách thay đổi nấc điện áp với điều kiện khi đó không có máy biến áp nào
quá tải.
Điều 34:

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đối với máy biến áp có các cuộn dây đấu theo sơ đồ “sao- sao” phía điện áp
thấp có điểm trung tính kéo ra ngoài, dòng điện qua điểm trung tính không được
vượt quá 25% dòng điện pha định mức.
Điều 35:
Điểm trung tính của cuộn dây từ 110 kV của máy biến áp tự ngẫu phải làm
việc ở chế độ nối đất trực tiếp. Các máy biến áp 110 và 220 kV với điện áp thí
nghiệm điểm trung tính tương ứng bằng 100 và 200kV có thể làm việc với điểm
trung tính không nối đất với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng
chống sét van. Sau khi tiến hành những tính toán có căn cứ cho phép máy biến
áp 110kV có diện áp thí nghiệm điểm trung tính bằng 85kV được làm việc với
trung tính không nối đất với điều kiện điểm trung tính đó được bảo vệ bằng
chống sét van.

Chương III
KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP
TRONG VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG
Điều 36:
Để bảo đảm máy biến áp làm việc lâu dài và an toàn cần:
- Giám sát nhiệt độ, phụ tải và mức điện áp.
- Giám sát nghiêm ngặt tiêu chuẩn về chất lượng dầu và đặc tính cách điện.
- Bảo quản tốt các thiết bị làm mát, điều chỉnh điện áp, bảo vệ dầu và các
trang bị khác.
Điều 37:
Khi xem xét máy biến áp đang vận hành, nhân viên trực nhật phải đứng ở
ngưỡng cửa phòng đặt máy phía trước rào chắn. Có thể được phép vượt qua rào
chắn với điều kiện là các mặt bích phía dưới các sứ trên nắp máy biến áp và
những bộ phận có điện trên lối đi không có rào che phải ở độ cao tối thiểu là:
- 2,5m đối với điện áp từ 10kV trở xuống.
- 2,75m đối với điện áp 35kV.
- 3,5m đối với điện áp 110kV.
Điều 38:
Đối với các máy biến áp của nhà máy điện hoặc trạm có người trực phải
căn cứ vào các đồng hồ đo lường của bảng điện để kiểm tra vận hành. Mỗi giờ
phải ghi thông số của các đồng hồ (trong đó có cả nhiệt độ dầu máy biến áp) một
lần. Nếu máy vận hành quá tải thì nửa giờ ghi thông số một lần.
Đối với các máy biến áp không có người trực mỗi lần đi kiểm tra phải ghi
điện áp, dòng điện và nhiệt độ dầu vào sổ vận hành. Đối với các máy biến áp
phân phối phải kiểm tra phụ tải ba pha vào giờ cao điểm xem có cân bằng không,
nếu cần phải có biện pháp phân bố lại phụ tải.
Điều 39:

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Xem xét, kiểm tra (không cắt điện) máy biến áp phải tiến hành theo định kỳ
sau:
a) Ở nơi có người trực thường xuyên ít nhất mỗi ca một lần đối với các máy
biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng làm
việc và dự phòng, các cuộn điện kháng. Ba ngày một lần đối với các máy biến áp
khác.
b) Ở nơi không có người trực thường xuyên: Đối với những máy biến áp từ
1000kVA trở lên 15 ngày một lần; những máy biến áp khác 3 tháng một lần, tuỳ
theo yêu cầu cụ thể.
Kiểm tra bất thường máy biến áp phải được tiến hành khi:
a. Nhiệt độ máy đột ngột thay đổi.
b. Khi máy bị cắt bởi rơ le hơi hoặc so lệch.
Điều 40:
Nội dung công việc kiểm tra, xem xét bên ngoài các máy biến áp bao gồm:
1 . Kiểm tra bề mặt các sứ cách điện, sứ đầu vào (có rạn nứt, bẩn, chảy dầu).
2. Kiểm tra vỏ máy biến áp có nguyên vẹn và có bị rỉ dầu không.
3. Kiểm tra mầu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu trong bình dầu phụ và
các sứ có dầu, áp lực dầu trong các sứ áp lực.
4. Kiểm tra trị số của nhiệt kế, áp kế.
5. Kiểm tra các trang bị làm mát và các trang bị tái sinh dầu liên tục.
6. Kiểm tra rơ le hơi, van an toàn, mặt kính ống phòng nổ, vị trí của van giữa
rơle và bình dầu phụ.
7. Kiểm tra các thiết bị báo tín hiệu
8. Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm nối xem tiếp xúc có bị phát
nóng không.
9. Kiểm tra hệ thống nối đất.
10.Kiểm tra tiếng kêu của biến áp có bình thường không.
11.Kiểm tra màu sắc của hạt hút ẩm trong bình thở.
12.Kiểm tra tình trạng buồng biến áp: cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đèn
chiếu sáng, lưới chắn...
13. Kiểm tra các trang bị phòng, chữa cháy.
Điều 41 :
Dầu trong các máy biến áp làm mát cưỡng bức phải được tuần hoàn liên tục
không phụ thuộc mức phụ tải. Không được phép vận hành máy biến áp làm mát
cưỡng bức nếu không đồng thời đưa vào làm việc các bộ báo tín hiệu ngừng dầu
tuần hoàn, ngừng tuần hoàn nước làm mát hoặc ngừng quạt gió.
Trong các máy biến áp có hệ thống làm mát dầu bằng nước, áp suất dầu
phải cao hơn áp suất nước làm mát ít nhất 0,2 KG/cm2 . Phải cho tuần hoàn nước
sau khi chạy bơm dầu, khi ngừng chỉ cắt bơm dầu sau khi đã ngừng bơm nước.
Điều 42:
Các trang bị phòng chống cháy đặt cố định, trang bị thu gom dầu dưới máy
biến áp và ống xả dầu từ đó ra phải được bảo quản trong trạng thái sẵn sàng làm
việc.
10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Điều 43:
Mức dầu trong các máy biến áp đang làm việc phải ngang vạch dấu tương
ứng với nhiệt độ dầu trong máy hoặc đồng hồ báo mức dầu báo đúng nhiệt độ
dầu máy.
Điều 44:
Việc đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành theo trình tự sau:
1 . Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết
các dây nối đất, xem lại biển báo, rào ngăn tạm thời. Các phiếu công tác cho
phép làm việc phải thu hồi.
2. Nếu từ lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng
thì phải tiến hành đo điện trở cách điện, tăng góc tổn thất điện môi (đối với cấp
điện áp cao hơn 35kV), lấy mẫu dầu phân tích giản đơn theo các mục từ 1,6,10
(xem phụ lục 1). Riêng đối với các máy biến áp có nạp ni tơ hoặc có màng chất
dẻo bảo vệ dầu thì thử thêm mục 11.
Nếu máy biến áp nối với dây cáp ngầm không qua dao cách ly thì có thể đo
điện trở cách điện máy biến áp cùng với cáp nhưng khi đo phải cắt máy biến áp
đo lường (nếu có).
3. Kiểm tra trị số các nhiệt kế, áp kế, kiểm tra mức dầu.
4. Kiểm tra xem trong rơ le có khí không, van cắt nhanh, các van đường ống
dẫn dầu, van hệ thống làm mát van lên rơ le hơi có mở không.
Kiểm tra vị trí nấc bộ điều chỉnh điện áp xem có đúng với phiếu chỉnh định
không.
Kiểm tra xem trên máy biến áp có dị vật không.
5. Kiểm tra nối đất vỏ máy và có vết chảy dầu trên máy không.
6. Kiểm tra xem các đầu ra và trung tính của máy biến áp có được đấu vào
chống sét van nằm trong sơ đồ bảo vệ máy không.
7. Đóng điện vào máy biến áp theo các quy định tại điều 46.
Điều 45:
Việc đóng điện xung kích vào các máy biến áp sau lắp đặt, sửa chữa tiến
hành theo trình tự sau:
1 . Tiến hành tất cả các mục như điều 44 mục 1 -6.
2. Kiểm tra sự tác động của toàn bộ hệ thống rơ le bảo vệ máy. Sau khi kiểm
tra xong phải có biên bản xác nhận.
Tiếp điểm rơ le hơi chuyển sang vị trí cắt, rơ le quá dòng đặt thời gian 0
giây.
3. Kiểm tra sự tác động của tất cả các máy cắt theo tất cả các bảo vệ.
4. Máy biến áp đóng diện khi tất cả các bảo vệ đều được đưa vào làm việc.
5. Việc đóng điện máy biến áp chỉ tiến hành ít nhất là sau 12 giờ kể từ lần bổ
sung dầu cuối cùng.
6. Có thể đóng điện máy biến áp từ một trong các phía cao, trung, hạ áp.
Nếu có điều kiện thì nâng điện áp từ từ lên định mức, nếu không có điều kiện
thì đóng điện định mức ít nhất 30 phút để nghe và quan sát trạng thái máy biến
áp.
11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trong thời gian này cho phép cắt các quạt gió cưỡng bức của máy biến áp
kiểu QG và KD nhưng nhiệt độ lớp dầu trên cũng không được vượt quá 600C.
7. Tiến hành đóng xung kích máy biến áp ở điện áp định mức để kiểm tra xem
các bảo vệ chỉnh định có đúng không (không tác động khi xung động dòng điện
từ hoá).
8. Nếu kết quả xung kích tốt máy được phép mang tải vào đưa vào vận hành.
Điều 46:
Khi thao tác đóng và cắt máy biến áp cần theo các quy định dưới đây:
1 . Đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành từ phía cung cấp điện đến có
trang bị bảo vệ ở tình trạng sẵn sàng cắt khi máy biến áp sự cố.
2. Nếu có máy cắt phải dùng máy cắt để đóng hoặc cắt.
3. Hiện nay hầu hết các trạm đều thực hiện đóng điện vào MBT bằng máy
cắt.
Nếu không có máy cắt có thể dùng dao cách ly 3 pha có bộ truyền động cơ
khí hoặc bộ truyền động điện để đóng cắt dòng diện không tải các máy biến áp
theo bảng 7. Các dao cách ly 3 pha thông dụng kiểu trong nhà hoặc ngoài trời
cấp điện áp từ 10kV trở xuống cho phép đóng cắt không tải máy biến áp theo
bảng 7. Các dao cách ly 3 pha thông dụng kiểu trong nhà hoặc ngoài trời cấp
điện áp từ 10kV trở xuống cho phép đóng cắt không tải máy biến áp từ 1 000
kVA trở xuống.
Dòng từ hoá tối đa cho phép đóng cắt của máy biến áp được xác định dựa
trên điều kiện quá áp cho phép vận hành đến 105% điện áp ứng với nấc điện áp
tương ứng và khi đó dòng diện từ hoá biến áp tăng lên 1,5 lần so với định mức.
Bảng 7:
Điện áp định mức dao cách ly
Thông số 35kV 110kV
Dao chém Dao quay
Dao chém dọc Dao quay ngang
dọc ngang
Khoảng cách
tối thiểu giữa 1-1,2 1,6 1-1,2 2 2 2,5 3 2,5 3 3,5
các pha, m
Dòng từ hoá
tối đa của
biến áp ở 2,3 11 2,3 11 2 10 14,5 2 10 14,5
điện áp 105%
định mức, A
Công suất tối
đa của máy
1800 20000 1800 20000 5600 31500 40000 5600 31500 40000
biến áp, kVA

4. Việc cắt dòng điện không tải của máy biến áp có cuộn dập hồ quang ở
trung tính chỉ được tiến hành sau khi cắt các cuộn dập hồ quang này.

12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5. Đối với những máy biến áp đấu theo sơ đồ khối “máy phát- biến áp” khi
đóng vào vận hành nên dùng máy phát điện tăng điện áp lên dần dần đến điện
áp định mức.
6. Đối với các máy biến áp có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (ĐAT) sau khi
cắt các phụ tải phía hộ tiêu thụ thì nên tăng hệ số biến áp trước khi dùng dao
cách ly cắt phía nguồn cung cấp.
Điều 47:
Tất cả các máy biến áp dự phòng đều phải đủ điều kiện sẵn sàng để đóng
điện bất cứ lúc nào.
Đối với những máy biến áp dự phòng mà thời gian ngừng vận
hành kéo dài thì phải quy định thời gian đóng điện để sấy.
Rơ le của máy biến áp dự phòng vẫn phải để ở vị trí phát tín hiệu
để kịp thời phát hiện mức dầu hạ thấp.
Điều 48:
Đối với những máy biến áp không có bộ ĐAT, trước khi thay đổi nấc phải
cắt điện và phải tiến hành theo phiếu công tác.
Đối với những máy biến áp từ 1000 kVA trở lên sau khi chuyển nấc cần
kiểm tra lại điện trở một chiều các cuộn dây. Đối với những máy biến áp dưới
1000kVA sau khi chuyển nấc cần kiểm tra thông mạch.
Điều 49:
Đối với những máy biến áp có bộ ĐAT cần duy trì thường xuyên sự tương
ứng giữa điện áp lưới và điện áp nấc điều chỉnh.
Không được vận hành lâu dài máy biến áp với bộ ĐAT không làm việc.
Điều 50:
Bộ ĐAT của máy biến áp phải được vận hành theo đúng quy định của nhà
chế tạo. Tình hình thay đổi nấc điện áp phải được ghi vào nhật ký vận hành.
Không được phép chuyển nấc điều chỉnh trong trường hợp máy
biến áp đang quá tải nếu dòng phụ tải vượt quá dòng định mức của bộ
ĐAT.
Điều 51:
Ở từng nơi, phải xác định số lượng máy biến áp làm việc đồng thời tuỳ theo
biểu đồ phụ tải có xét đến độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ dùng điện.
Ở các lưới phân phối điện áp 15kV trở xuống, phải tiến hành đo phụ tải và
điện áp của các máy biến áp mỗi quý ít nhất một lần vào thời kỳ phụ tải cao nhất
và thấp nhất.
Điều 52:
Máy biến áp được phép làm việc song song với các điều kiện sau:
a. Tổ đấu dây giống nhau.
b. Tỷ số biến áp bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0,5%
c. Điện áp ngắn mạch chênh lệch không quá ± 10%.
d. Hoàn toàn đồng vị pha.

13

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Điều 53:
Đối với máy biến áp sau khi lắp xong hoặc sau khi tiến hành những công
việc có thể làm thay đổi vị trí pha thì trước khi đưa vào vận hành trở lại phải thử
đồng pha với lưới hoặc với máy biến áp khác sẽ làm việc song song.
Điều 54:
Khi mức dầu trong máy biến áp lên cao quá mức quy định phải tìm ra
nguyên nhân. Khi chưa tách rời mạch cắt của rơ le hơi thì không được mở các
van tháo dầu và van xả khí, không được làm những thao tác khác để tránh rơ le
hơi tác động nhầm.

Chương IV
XỬ LÝ MÁY BIẾN ÁP VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ SỰ CỐ
Điều 55:
Trong khi vận hành nếu thấy máy biến áp có những hiện tượng khác thường
như chảy dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát
nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ ĐAT hoạt động không bình thường... phải tìm mọi
biện pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo với cấp trên và ghi những hiện tượng,
nguyên nhân đó vào sổ nhật ký vận hành.
Điều 56:
Máy biến áp phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau đây:
1 . Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng diện bên cạnh máy.
2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liêu tục trong điều kiện làm
mát bình thường, phụ tải định mức.
3. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun
ra qua van an toàn.
4. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
5. Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín
không nằm trong quy định của nhà chế tạo. Đầu cốt bị nóng đỏ.
7. Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn của phụ
lục1, hoặc khi độ chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước.
Điều 57:
Khi máy biến áp quá tải cao hơn định mức quy định, nhân viên trực ca phải
tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy.
Điều 58:
Khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp tăng lên quá mức giới hạn, nhân viên
trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng cách:
1 . Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi trường làm mát.
2. Kiểm tra thiết bị làm mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy.
Nếu nhiệt độ của máy biến áp lên cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có
điều kiện cắt máy để sửa chữa thì nên cắt máy để sửa chữa, khi điều kiện vận
hành không cho phép cắt máy hoặc khi không cần cắt máy vẫn có thể sửa chữa

14

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


được thì chỉ cần ngừng riêng thiết bị làm mát, đồng thời nhân viên trực ca phải
điều chỉnh giảm bớt phụ tải cho phù hợp với công suất của máy biến áp trong
điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát.
Điều 59:
Nếu mức dầu hạ thấp mức quy định thì phải bổ sung dầu. Trước khi bổ
sung dầu phải sửa chữa những chỗ rò, bị chảy dầu.
Nếu vì nhiệt độ tăng cao mà mức dầu trong máy biến áp lên cao quá vạch
quy định thì phải tháo bớt dầu khỏi máy.
Nếu mức dầu trong các sứ có dầu hạ thấp gần hết ống thuỷ chỉ mức dầu
hoặc khi áp lực dầu trong các sứ kiểu kín thấp dưới mức quy định thì phải nạp bổ
sung dầu và tìm nguyên nhân để khắc phục. Khi bổ sung dầu phải theo đúng quy
định của nhà chế tạo để tránh lọt khí vào sứ.
Điều 60:
Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu phải xem xét bên ngoài máy biến áp, lấy
mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của khí.
Nếu khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân huỷ
chất cách điện phải nhanh chóng cắt máy biến áp. Trường hợp chất khí không
sắc, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thể để máy biến áp tiếp tục vận
hành.
Rơ le hơi có thể phát tín hiệu nhầm do các lý do sau:
1 . Lọt khí vào máy biến áp do có sơ hở trong hệ thống làm mát cưỡng bức
hoặc không khí vào theo dầu khi lọc dầu hoặc bơm dầu mới chưa khử khí.
2. Thiếu dầu, mức dầu hạ quá thấp.
3. Xung động do ngắn mạch trên lưới làm dầu bị đẩy ng ược lên bình dầu
phụ.
4. Chênh lệch áp suất trong bình dầu phụ và ống phòng nổ.
5. Sự cố, chạm chập mạch nhị thứ.
Điều 61 :
Khi kiểm tra chất khí có thể cháy được hay không phải hết sức thận trọng,
không được đưa lửa quá gần van xả khí của rơ le hơi mà phải để cách 5-6 cm và
hơi chếch sang một phía.
Điều 62:
Nếu nguyên nhân rơ le hơi tác động không phải là do không khí lọt vào
máy biến áp thì phải kiểm tra nhiệt độ chớp cháy của dầu và nếu nhiệt độ chớp
cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước thì phải tách máy ra khỏi vận
hành.
Nếu nguyên nhân rơ le hơi tác động là do không khí ở trong dầu thoát ra thì
phải xả hết không khí trong rơ le hơi. Trường hợp xả nhiều lần không hết không
khí thì cho phép chuyển rơ le hơi sang vị trí báo tín hiệu và báo cáo ngay với cấp
trên.
Điều 63:

15

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Căn cứ theo mầu sắc và tính chất của khí tích luỹ trong rơ le hơi có thể sơ
bộ xác định tính chất sự cố như sau:

Tích chất của khí Tính chất sự cố


Mầu vàng, không đốt cháy được Gỗ bị cháy
Mầu tro nhạt, mùi hôi, đốt cháy được Giấy, các tông cách điện bị cháy
Mầu đỏ, mầu đen dễ cháy Dầu bị cháy, phân huỷ

Điều 64:
Khi máy biến áp bị cắt do rơ le hơi hoặc rơ le so lệch thì chỉ được đưa máy
trở lại vận hành sau khi đã xem xét, thử nghiệm, phân tích mẫu khí và khắc phục
những điểm bất thường.
Nếu việc cắt máy biến áp dẫn đến việc ngừng cấp điện cho những
hộ sử dụng điện quan trọng, cho phép dùng máy cắt đóng lại một lần
nếu máy biến áp đó có cả bảo vệ so lệch và bảo vệ hơi nhưng chỉ bị cắt
bởi một trong hai bảo vệ đó và không thấy rõ dấu hiệu bên ngoài
chứng tỏ máy hư hỏng.
Trường hợp máy biến áp bị cắt do các bảo vệ khác ngoài so lệch
và rơ le hơi có thể đóng máy biến áp trở lại làm việc không cần kiểm
tra.
Điều 65:
Khi máy biến áp bị cháy cần phải cắt hoàn toàn điện áp khỏi máy, báo công
an cứu hoả , cấp trên và tiến hành dập lửa theo quy trình phòng chống cháy nổ.
Phải tiến hành xả dầu ở van xả dầu sự cố tại đáy máy nếu điều
kiện cho phép.
Đặc biệt chú ý không để lửa lan đến các máy biến áp và các thiết
bị điện khác ở xung quanh.

Chương V
QUẢN LÝ DẦU MÁY BIẾN ÁP
Điều 66:
Đối với những máy biến áp mới đưa vào vận hành cần lấy mẫu thử nghiệm
theo các thời hạn sau:
- Với máy biến áp 110 kV, sau khi đóng điện 10 ngày, 1 tháng, tiếp theo như
điều 68 của quy trình này.
- Với máy biến áp từ 220 kV trở lên, sau khi đóng điện 10 ngày, 1 tháng,
3tháng, tiếp theo như điều 68 của quy trình này.
Mẫu dầu được thử theo các mục từ 1 đến 6 và mục 10 của phụ lục I. Riêng
với các máy biến áp có bảo vệ dầu bằng ni tơ hoặc màng chất dẻo cần thử bổ
sung thêm mục 11 .
16

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Điều 67:
Trong giai đoạn đầu mới vận hành cần tiến hành phân tích sắc tố khí hoà
tan trong dầu trong thời hạn sau:
- Sau 6 tháng với máy biến áp 110 kV công suất d ưới 60.000 kVA.
- Sau 3 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng với máy biến áp 110 kV công suất từ
60.000 kVA trở lên và tất cả các máy biến áp 220-500 kV.
Điều 68:
Dầu biến áp trong vận hành phải được lấy từ mẫu thử mỗi năm một lần.
Ngoài ra sau các lần đại tu, sau khi phát hiện tình trạng bất thường
cần phải thử mẫu dầu đột xuất.
Nếu xuất hiện khí cháy được trong rơ le hơi thì cần xác định lại
điểm chớp cháy của dầu.
Dầu phải đạt các tiêu chuẩn theo phụ lục I.
Điều 69:
Việc lọc dầu và lấy mẫu dầu có thể tiến hành khi máy biến áp đã được cắt
điện hoặc khi máy đang vận hành. Những việc đó do nhân viên trực ca làm hoặc
do những nhân viên khác làm (tối thiểu là hai người) dưới sự giám sát của nhân
viên trực ca. Với điều kiện là lúc đó trong lưới với điểm trung tính cách điện
không có chạm đất.
Khi lọc dầu máy biến áp đang làm việc thì rơ le hơi chỉ để ở vị trí
“phát tín hiệu”, còn bảo vệ rơ le khác thì vấn phải để ở vị trí sẵn sàng
cắt máy biến áp đó.
Điều 70:
Để kéo dài thời hạn sử dụng dầu máy biến áp cần chú ý thay thế
hạt hấp phụ trong các bình xi phông nhiệt và hạt hút ẩm trong bình thở
của máy.
Lần thay hạt hấp phụ đầu tiên tiến hành một năm sau khi đưa máy
vào vận hành và sau đó cần phải thay khi trị số a xít trong dầu đạt tới
0,1 mgKOH trên gram dầu hoặc khi hàm lượng a xít hoà tan trong
nước lớn hơn 0,014mgKOH.
Hạt hút ẩm trong bình thở máy biến áp cần phải thay khi màu chỉ
thị đổi từ xanh sang hồng nhưng ít nhất cũng phải thay 6 tháng một
lần.
Độ ẩm của hạt hấp phụ trước khi nạp vào bình lọc không vượt quá
5%.
Điều 71 :
Trường hợp cần bổ sung dầu biến áp mà không rõ gốc dầu trong máy hoặc
không có loại dầu cùng gốc thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1 . Đối với những máy biến áp có công suất dưới 1000 kVA, điện áp từ 10kV
trở xuống được phép bổ sung bằng dầu gốc bất kỳ, với điều kiện dầu bổ sung
17

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


phải đạt mọi tiêu chuẩn thí nghiệm theo phụ lục I và tổng lượng dầu bổ sung
trong suốt quá trình vận hành không vượt quá 10% lượng dầu trong máy.
2. Đối với những máy biến áp có công suất 6.300 kVA và cấp điện áp từ 35kV
trở xuống được phép bổ sung dầu khác gốc với điều kiện:
a. Dầu bổ sung đạt mọi tiêu chuẩn thí nghiệm theo phụ lục I.
b. Hỗn hợp dầu bổ sung và dầu trong máy được thử kháng ô xy hoá và đạt
tiêu chuẩn theo phụ lục I. Tỷ lệ pha trộn khi thử kháng ôxy hoá bằng tỷ lệ bổ
sung dầu trong thực tế.
c. Hỗn hợp dầu bổ sung và dầu trong máy phải có trị số tgδ thấp hơn và độ
ổn định kháng ôxy hoá tốt hơn so với các trị số tương ứng của một loại dầu
thành phần xấu nhất khi chưa pha trộn.
3. Đối với những máy biến áp có cấp điện áp 110kV trở lên việc trộn dầu
biến áp do cấp trên quyết định.
Chương VI
SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP
Điều 72:
Tuỳ theo khối lượng công việc thực hiện, công tác sửa chữa được chia ra
các cấp như sau:
- Tiểu tu: Tu sửa chữa máy biến áp có cắt điện nhưng không tháo dầu và
không mở ruột máy.
- Đại tu định kỳ: Rút bỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ. Kiểm tra sửa
chữa toàn diện máy. Có thể bao gồm cả sấy máy.
- Đại tu phục hồi: Tuỳ theo tình trạng cuộn dây có thể thay thế hoàn toàn
quấn lại một phần hay sửa chữa cục bộ. Cũng có thể bao gồm cả sửa chữa lõi
tôn, phục hồi cách điện các lá tôn.
Điều 73:
Định kỳ sửa chữa đối với các máy biến áp như sau:
1 . Tiểu tu máy biến áp tiến hành theo các định kỳ sau:
- Đối với các máy biến áp có độ ĐAT: mỗi năm một lần.
- Đối với các máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các
máy biến áp tự dùng ít nhất một lần trong một năm.
- Đối với các máy biến áp đặt ở nơi có nhiều bụi bẩn thì thuỳ theo điều kiện
cụ thể mà có quy định riêng.
- Đối với tất cả các máy biến áp khác ít nhất một lần trong 2 năm.
Việc tiểu tu các bộ ĐAT thực hiện sau một số lần chuyển mạch theo quy
trình của nhà chế tạo. Tiểu tu các hệ thống làm mát dạng QG, KD, ND phải tiến
hành hàng năm. Đồng thời với tiểu tu máy biến áp phải tiến hành tiểu tu các sứ
đầu vào.
2. Đại tu định kỳ máy biến áp tiến hành:
Đối với tất cả các máy biến áp: Tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình
trạng máy.

18

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3 . Đại tu phục hồi tiến hành sau khi các máy biến áp bị sự cố cuộn dây
hoặc lõi tôn hoặc khi có nhu cầu cải tạo máy biến áp.
Điều 74:
Đối với các máy biến áp lắp đặt mới được vận chuyển không dầu bảo quản
bằng ni- tơ cần có biện pháp đẩy hết ni-tơ ra khỏi máy trước khi cho người chui
vào. Việc đẩy ni-tơ tiến hành theo các cách sau:
1 . Bơm dầu biến áp đủ tiêu chuẩn theo phụ lục I vào máy qua van đáy cho
tới khi đẩy hết nitơ ra ngoài.
2. Đối với các máy biến áp có vỏ chịu được chân không tuyệt đối thì dùng
bơm chân không rút chân không trong máy đến 660mmHg rồi xả khí qua bình
silicagen vào máy. Lượng silicagen trong bình không được ít hơn 5kg.
3. Thông thổi ruột máy bằng không khí khô và sạch hoặc mở các cửa người
chui để thông gió tự nhiên. Trong trường hợp này cần chấp hành nghiêm chỉnh
các yêu cầu về mở ruột máy để tránh nhiễm ẩm. Chỉ cho phép bắt dầu làm việc
khi hàm lượng ô-xy trong máy vượt quá 18%.
Điều 75:
Các công việc dễ gây cháy như hàn hồ quang... phải tiến hành cách ruột
máy ít nhất là 5m.
Điều 76:
Phải có phương án phòng chống cháy nổ tại khu vực sửa chữa. Phương án
này phải phù hợp với quy trình phòng chữa cháy cho các thiết bị điện.
Điều 77:
Nếu cần phải tiến hành hàn vỏ máy biến áp thì mức dầu trong máy phải cao
hơn điểm hàn ít nhất 200-250mm.
Điều 78:
Để tránh xuất hiện điện tích tĩnh điện khi bơm dầu hoặc bơm ra khỏi máy
cần tiếp địa các cuộn dây và vỏ máy biến áp.
Điều 79:
Trước khi tiến hành công tác sửa chữa cần phải tiến hành công tác chuẩn bị
bao gồm:
1 . Chuẩn bị mặt bằng sửa chữa đủ để bố trí các thiết bị thi công, các dung
tích chứa dầu và khi cần thiết phải có mặt bằng để rút ruột hoặc rút vỏ máy.
2. Xác định khả năng và phương pháp xử lý lượng dầu cần thiết.
3. Chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề, nguyên vật liệu, thiết bị, thiết bị công nghệ,
kích kéo, cầu trục...
4. Xác định khối lượng và trình tự thực hiện các thao tác sửa chữa, thí
nghiệm, hiệu chỉnh cần tiến hành.
5. Lập tiến độ cho các bước công nghệ, xác định số lượng, thành phần, tay
nghề cần thiết của đội sửa chữa.
6. Chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước thi công căn cứ vào nhu cầu của các
thiết bị công nghệ và nhu cầu sấy máy biến áp.

19

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


7. Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, các mẫu biên bản sửa chữa và biên bản
thí nghiệm cần thiết để thực hiện công việc cũng như để bàn giao sau này.
8. Chuẩn bị phương án phòng chống cháy nổ, phổ biến phương án này và
các quy trình đại tu, quy trình kỹ thuật an toàn cho toàn thể đội sửa chữa.
Điều 80:
Tuỳ thuộc kích thước vỏ và trọng lượng máy biến áp có thể được chuyên
chở theo các cách sau:
1 . Được lắp đầy đủ bình dầu phụ, cánh tản nhiệt, đổ đầy dầu đến mức vận
hành.
Cách này chủ yếu dùng cho các máy biến áp đến 35kV, công suất dưới
10.000 kVA, làm mát bằng tuần hoàn dầu tự nhiên.
2. Tháo dời bình dầu phụ, cách làm mát, được đổ dầu đến cách mặt máy
200- 250mm.
Cách chuyên chở này áp dụng cho các máy biến áp công suất từ
16.000 kVA trở lên hoặc điện áp 110 kV trở lên.
3. Chuyên chở không dầu, có thiết bị phụ nạp ni tơ trên đường. Thiết bị này
bảo đảm duy trì áp lực ni-tơ 0,4 KG/cm2trong vòng 30 ngày.
Cách chuyên chở này áp dụng cho các máy có công suất lớn. Nếu
thời gian chuyên chở lớn hơn 30 ngày thì phải thay thế các bình ni-tơ.
Điều 81:
Đối với các máy biến áp mới và lắp ngay sau khi máy được chuyên chở đến
vị trí lắp đặt cần kiểm tra.
1 . Tình trạng chằng buộc máy trên phương tiện vận chuyển. Các vệt sơn
đánh dấu trên vỏ máy và và trên sàn xe phải trùng nhau.
2. Nếu máy được chuyên chở không dầu có phụ nạp ni-tơ thì áp lực trong
máy phải trong khoảng 0,4KG/cm2.
3. Tình trạng vỏ máy, các kẹp chì niêm phong, các gioăng, các van trên
máy, tất cả phải còn nguyên vẹn, trên vỏ máy và trên sàn xe không được có vết
chảy dầu.
4. Tình trạng của các sứ đầu vào và các phụ kiện tháo rời khác của máy.
Các chi tiết này không được có các hư hại cơ học. Khi phát hiện tình trạng bất
thường cần lập biên bản với đơn vị vận chuyển máy biến áp.
5. Kiểm tra chốt định vị không suy chuyển.
Điều 82:
Việc cẩu hạ máy biến áp được thực hiện bằng cần trục có sức nặng phù
hợp. Vị trí móc cáp phải đúng nơi quy định của nhà chế tạo. Tuyệt đối tránh để
cáp cẩu tỳ vào sứ cách điện của máy.
Đối với các máy biến áp cỡ lớn việc hạ máy từ phương tiện vận chuyển
xuống được thực hiện bằng cách dùng tời hoặc xe kéo máy trượt trên các thanh
ray đặt dưới đáy máy trên các lớp tà-vẹt. Các thanh ray này phải đặt cạnh sống
chịu lực của đáy máy và có số lượng như sau:
- Ít nhất là 2 thành với trọng lượng máy dưới 60 tấn
20

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Ít nhất là 3 thanh với trọng lượng máy dưới 120 tấn
- Ít nhất là 4 thanh với trọng lượng máy dưới 220 tấn
- Ít nhất là 6 thanh với trọng lượng máy vượt quá 220 tấn.
Việc nâng máy biến áp cỡ lớn được thực hiện bằng các kích thuỷ
lực. Kích phải đặt đúng vị trí do nhà chế tạo quy định. Khi nâng dần
đầu máy phải bảo đảm độ nghiêng của máy biến áp không quá 3%.
Nếu máy đã được lắp bánh xe có thể kéo máy di chuyển bằng tời hoặc
palăng. Tốc độ kéo không được quá 8m/phút trên những đoạn đường bằng phẳng
có độ uốn không quá 2mm trên 1 mét chiều dài. Cho phép kéo cả hai chiều dọc
và ngang đối với những máy biến áp có 4 bánh xe và cho phép kéo theo chiều
ngang với những máy có trên 4 bánh xe trên những đoạn đường dốc không quá
2%.
Điều 83:
Không quá 10 ngày kể từ khi nhận được máy biến áp cần phải đánh giá sơ
bộ tình trạng cách điện của máy như sau:
1 . Đối với các máy biến áp cỡ nhỏ được chuyên chở với bình dầu phụ lắp
sẵn và đổ đầy dầu kiểm tra:
- Mức dầu trong bình dầu phụ.
- Điện áp chọc thủng của dầu. Các thông số của dầu phải phù hợp với phụ
lụcI.
2. Đối với các máy biến áp được vận chuyển với bình dầu phụ tháo dời và
đổ dầu cách mặt máy 200-250mm cần kiểm tra:
- Xem xét bên ngoài máy.
- Kiểm tra xem trong máy có áp lực dư hoặc chân không hay không bằng
cách hé mở một bích trên mặt máy xem có tiếng không khí rít không.
- Kiểm tra điện áp chọc thủng của dầu trong máy và trong khoang tiếp
điểm dập lửa của bộ ĐAT (nếu có) đối với các máy biến áp từ 110 kV trở lên.
Các thông số của dầu phải phù hợp với phụ lục I. Nếu trong máy không có áp
lực dư hoặc chân không thì cần tạo áp lực dư 0,25 KG/cm2 bằng cách sau:
- Hoặc nạp ni- tơ dưới dạng khí.
- Hoặc dùng máy nén khí bơm qua bình silicagen.
- Hoặc bơm dầu đạt tiêu chuẩn theo phụ lục I vào đáy máy.
Duy trì áp lực kế trên trong 3 giờ, nếu áp lực này tụt xuống không dưới 0,23
KG/cm2 thì máy biến áp được coi là kín. Trường hợp ngược lại phải tìm cách
khôi phục lại độ kín của máy.
3. Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu có phụ nạp ni-tơ
cần kiểm tra.
- Xem xét bên ngoài máy.
- Kiểm tra áp lực trong máy phải dương theo đồng hồ áp lực của máy.
- Kiểm tra áp lực chọc thủng của dầu đọng tại đáy máy và trong khoang
tiếp điểm dập lửa của bộ ĐAT.

21

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Kiểm tra tang góc tổn thất điện môi và hàm lượng nước của dầu tại đáy
máy và trong khoang tiếp điểm của bộ ĐAT (nếu có) đối với các máy biến áp từ
110kV trở lên. Các thông số của dầu phải đạt các tiêu chuẩn theo phụ lục I.
Nếu trong máy không áp lực dương thì phải tiến hành các thao tác
như điều 83 mục 2 quy định.
Điều 84:
Nếu các máy biến áp mới nhận không được đưa ngay vào lắp đặt thì không
được phép bảo quản máy trong trạng thái chuyên chở quá 3 tháng kể từ ngày
đến. Đối với các máy biến áp được vận chuyển không dầu, trong 10 ngày đầu
tiên mỗi ngày kiểm tra áp lực ni-tơ một lần, sau đó cứ một tháng kiểm tra một
lần. Khi thời gian bảo quản quá 3 tháng cần lắp bình dầu phụ và bơm dầu đạt
tiêu chuẩn của phụ lục I vào đầy máy. Dầu bơm qua van đáy máy phải có nhiệt
độ không sai khác quá 50 C so với nhiệt độ ruột máy và khi bơm không cần tạo
chân không trong máy, bình dầu phụ của máy có bình hô hấp. Đối với các máy
biến áp có bảo vệ dầu bằng ni-tơ hoặc màng chất dẻo cho phép không đưa các
bảo vệ này vào làm việc mà chỉ dùng một bình hô hấp chứa trên 5kg silicagen
nếu thời gian bảo quản dưới 6 tháng.
Cứ 3 tháng một lần phải lấy mẫu dầu trong các máy biến áp ở
trạng thái bảo quản để phân tích giản đơn như các mục 1 đến 3 của
phụ lục I.
Điều 85:
Tiểu tu máy biến áp bao gồm: các hạng mục sau:
1 . Xem xét bên ngoài và sửa chữa các hư hỏng nhỏ có thể khắc phục được
ngay.
2. Vệ sinh vỏ máy và các sứ dầu vào.
3. Xả cặn bẩn của bình dầu phụ, bổ sung dầu bình dầu phụ, thông rửa ống
thuỷ, kiểm tra đồng hồ mức dầu.
4. Thay silicagen trong các bình xi-phông nhiệt và bình hô hấp.
5. Kiểm tra các van và các gioăng.
6. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống làm mát, kiểm tra, thay thế, bổ sung mỡ các
vòng bi động cơ của hệ thống làm mát.
7. Kiểm tra các bảo vệ và chống sét.
8. Kiểm tra màng phòng nổ của máy và của bộ ĐAT (nếu có).
9. Kiểm tra các sứ đầu vào. Đối với các sứ đầu vào có dầu kiểu hở thì thay
dầu trong các vách ngăn dầu, thay silicagen bình hô hấp (nếu có).
10.Lấy mẫu dầu máy để thí nghiệm theo các mục 1 đến 6; 10 của phụ lục I.
11 .Kiểm tra các trang bị bảo vệ dầu chống l ão hoá và ô-xy hoá (màng
chất dẻo...).
12.Thí nghiệm máy biến áp.
13.Đối với các máy biến áp có bộ ĐAT thì sửa chữa ngoài định kỳ bộ này
theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
Điều 86:
22

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đại tu định kỳ máy biến áp bao gồm các hạng mục sau:
1 . Rút vỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ.
2. Kiểm tra và sửa chữa ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều áp không
tải và có tải.
3. Sửa chữa vỏ máy, bình dầu phụ, ống phòng nổ, các dàn ống làm mát, các
van, sứ đầu vào.
4. Sửa chữa các thiết bị làm mát, bình lọc xi-phông nhiệt, bình hút ẩm.
5. Vệ sinh và sơn lại vỏ máy (nếu cần).
6. Kiểm tra các đồng hồ đo lường, trang bị báo hiệu, rơ le bảo vệ các mạch
nhị thứ.
7. Sửa chữa các thiết bị nối với máy biến áp như cáp điện lực, máy cắt
điện, dao cách ly, máy biến dòng diện, máy biến áp đo lường, chống sét...
8. Lọc lại dầu hoặc thay dầu mới.
9. Sấy lại ruột máy (nếu cần).
1 0.Lắp lại máy biến áp.
11 . Thí nghiệm máy biến áp.
Nội dung cụ thể các hạng mục 1 và 2 xem trong phụ lục số 3.
Nội dung cụ thể các hạng mục 3 và 4 xem trong phụ lục số 5.
Nội dung cụ thể các hạng mục 8 xem trong phụ lục số 1
Nội dung cụ thể các hạng mục 9 xem trong phụ lục số 6
Nội dung cụ thể các hạng mục 10 xem trong phụ lục số 7
Nội dung cụ thể các hạng mục 11 xem trong phụ lục số 2
Điều 87:
Khi đưa máy vào đại tu định kỳ phải lập biên bản bàn giao giữa đơn vị sửa
chữa và đơn vị quản lý vận hành.
Máy biến áp được bàn giao cho bên sửa chữa với đầy đủ tài liệu
kỹ thuật, lý lịch vận hành, nội dung và biên bản của các lần sửa chữa
trước đây.
Điều 88:
Máy biến áp sau đại tu được bàn giao cho bên vận hành bằng biên bản bàn
giao kèm theo nhật ký sưả chữa và các biên bản thử nghiệm.
Điều 89:
Trước khi đại tu máy biến áp phải tiến hành thí nghiệm toàn máy để so sánh
với số liệu sau đại tu.
Điều 90:
Đại tu phục hồi máy biến áp bao gồm các hạng mục như khi đại tu định kỳ
nhưng tuỳ theo tình trạng ruột máy mà tiến hành sửa chữa cục bộ, thay thế hoặc
quấn lại một phần hay toàn bộ cuộn dây, phục hồi tính chất cách điện của các lá
tôn, thay thế các chi tiết cách điện của ruột máy...
Việc sấy máy biến áp sau đại tu phục hồi là bắt buộc bất kể số liệu
thí nghiệm kiểm tra ruột máy ra sao.

23

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nội dung cụ thể việc sửa chữa ruột máy xem phụ lục số 4.
Các phụ lục kèm theo:
1 . Tiêu chuẩn thí nghiệm dầu cách điện dùng cho các máy biến áp. Lọc dầu
biến áp. Bơm dầu biến áp vào máy không hút chân không và có hút chân không.
2. Thời hạn, khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm máy biến áp. Phương pháp
thử.
3. Kiểm tra và sửa chữa nhỏ ruột máy, rút ruột hoặc rút nắp chuông máy
biến áp.
4. Sửa chữa phục hồi ruột máy biến áp có thay thế một phần hoặc hoàn toàn
cuộn dây.
5. Sửa chữa các phụ kiện máy biến áp
6. Sấy và phụ sấy máy biến áp.
7. Lắp ráp máy biến áp mới hoặc sau đại tu đối với máy biến áp có điện áp
110kV trở lên.
8. Một số tiêu chuẩn công nghệ trong sửa chữa máy biến áp.
9. Sửa chữa và hiệu chỉnh các bộ điều chỉnh điện áp.
Phụ lục 1
Phần 1 – Tiêu chuẩn dầu biến áp
Phần 2 – Phân tích mẫu dầu trong MBA lực
Phần 3 – Lọc dầu biến áp
Phần 4 – Bơm dầu vào MBA có chân không và không có chân không
Phần 1. TIÊU CHUẨN DẦU BIẾN ÁP
No Hạng mục thí nghiệm Dầu mới trong máy Dầu trong vận hành
1 Điện áp chọc thủng, KV
Dưới 15KV 30 25
15 đến 35KV 35 30
Dưới 110 KV 45 40
110 đến 220 KV 60 55
500 KV 70 60
2 Tang góc tổn thất điện
môi không quá , %
ở 200C 0,2 1
0
ở 90 C 2,2 7
3 Trị số axit mg KOH
0,02 0,25
trong 1g dầu không quá
4 Hàm lượng axit và kiềm
Không có 0,1 mg KOH
hoà tan trong nước
5 Hàm lượng tạp chất cơ học
theo khối lượng không quá, Không có Không có
%
6 Nhiệt độ chớp cháy kín Giảm không quá 50C so
0 135
C không thấp hơn với lần phân tích trước.

24

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


7 Khối lượng cặn không 0,01 Không thử
quá,%
- Trị số axít dầu sau ôxy 0,10 Không thử
hoá mg KOH trên 1g dầu
không quá
8 Chỉ số natri không quá 0,4 Không thử
9 Độ nhớt động m3/s không
lớn hơn
ở 200C 28 Không thử
ở 500C 9,0 Không thử
10 Hàm lượng nước theo
khối lượng không quá , 0,001 0,0025
%
11 Hàm lượng khí hoà tan
không quá, %
220 đến 330KV 1,0 2,0
500KV 0,5 2,0

Ghi chú:
1. Mục 11 chỉ tiến hành đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất
dẻo hoặc ni-tơ. Trong trường hợp có các thiết bị khử khí dầu đạt tới chân không
trên 759mmHg trong khoang chân không thì không cần kiểm tra hạng mục này.
2. Mục 10 chỉ kiểm tra đối với các máy biến áp có bảo vệ bằng màng chất
dẻo. Đối với các máy biến áp không có bảo vệ bằng màng chất dẻo, cấp điện áp
từ 100-150KV cũng nên kiểm tra hàm lượng nước. Đối với các máy loại này
hàm lượng nước cho phép không quá 0,002% (20g/tấn).
3. Mục 2 chỉ bắt buộc đối với máy biến áp từ 110KV trở lên.
4. Việc kiểm tra giản đơn dầu cách điện chỉ bao gồm các mục 1,3,4,5 và 6.
5. Đối với dầu biến áp Tây Âu khi đưa vào vận hành:
tgδ góc tổn thất điện môi ở 900C.
- Điện á p ≤ 110KV: tgδ ≤ 1,5%
- Điện á p > 110 KV: tgδ ≤ 1%.

Phần 2. PHÂN TÍCH MẪU DẦU TRONG MÁY BIẾN ÁP LỰC

I. Các giới hạn cho phép của chất lượng dầu và một số lời khuyên:
1. Các khí hoà tan trong dầu:
Cần lưu ý rằng các mức độ khí liệt kê dới đây đối với dầu trong máy biến
áp lực chỉ là các giá trị mong muốn. Sự chênh lệch lớn hơn các giá trị này cũng
có thể thu được. Đối với các trường hợp này tốc độ thay đổi các khí theo thời
gian là một tiêu chuẩn quan trọng để xác định lượng của dầu.

25

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các giá trị an toàn của các khí hoà tan như là một hàm số của thời gian
vận hành (hàm lượng khí tính bằng ppm ở 200 C).
Thời gian vận hành (năm)
0-3 3-6 6-12 12-15 Lớn hơn 15
Hydrogen(H2) 50 150 250 300 500
Methane(CH4) 50 100 100 100 150
Ethane(C2H6) 100 100 100 100 100
Ethylene(C2H4) 100 150 150 150 200
Acetylene(C2H2) 15 60 150 150 150
CarbonMonoxide(CO) 300 1000 1000 1000 1.500
Carbondioxide(CO2) 3000 5000 10.000 10.000 15.000

H2 và C2H2 có thể thu được với mức độ lớn ở dầu bộ điều chỉnh điện áp
dưới tải của máy biến áp. Khi tiến hành phân tích các khí hoà tan trong dầu, nếu
hàm lượng các khí H2 và C2H2 vượt quá các giá trị cho phép cần lưu ý đến hiện
tượng rò dầu từ buồng chứa tiếp điểm dập hồ quang của bộ điều chỉnh diện áp
dưới tải đến thùng dầu chính.
Bảng dưới đây đưa ra một số hướng dẫn cho trường hợp này.

Tốc độ thay đổi các khí hoà tan sau 24 giờ.

Tên
Trường hợp bình thường Trường hợp nghiêm trọng
Trị số axits mg KOH/gram
Hydrogen(H2) <5 > 100
Methane(CH4) <2 > 300
Ethane(C2H6) <2 > 300
Ethylene(C2H4) <2 > 300
Acetylene(C2H2) <2 > 50
CarbonMonoxide(CO) < 100 > 500
Carbondioxide(CO2) < 300 > 1000

Bảng dưới đây có tác dụng như một công cụ để chuẩn bị đoán và đưa ra
khí chủ yếu để phân loại sự cố.
Hydrogen Methane Ethane Ethylene Acetykene
(H2) (CH4) (C2H6) (C2H4) (C2H2)
Phóng điện có cục bộ X S L
- Có hồ quang X S L X
-Điểm nóng:
+ Nhiệt độ thấp S X S
+ Nhiệt độ cao S X

26

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ghi chú:
- X: Khí chính
- L: Khí sinh ra đồng thời với số lượng lớn
- S: Khí sinh ra đồng thời với số lượng nhỏ.

2. Hàm lượng ẩm:


Giá trị có thể chấp nhận được mức độ ẩm của dầu máy biến áp được chỉ ra
ở đồ thị kèm theo trọng lượng hàm lượng ẩm của giấy cách điện trong máy biến
áp.
Tỷ lệ % ẩm theo trọng lượng
Công việc phải thực hiện
của giấy cách điện
< 1,5% Không cần xử lý
Thông thường xử lý gia nhiệt hoặc chân không
1,5% - 3,5%
dầu bằng cách nâng nhiệt độ cuộn dây
Nhanh tróng sấy khô cuộn dây bằng nhiệt hoặc
Trên 3,5%
chân không tới giá trị mong muốn

3. Trị số axít và sức căng bề mặt.

Trị số axít Công việc phải thực


Sức căng bề mặt
mgKOH/gram hiện
< 0,1 Và /hoặc > 25 Không cần xử lý
0,1- 0,2 Và /hoặc 20-25 Yêu cầu xử lý dầu
Có thể yêu cầu thay thế
> 0,2 Và /hoặc < 20 hoặc tăng cường xử lý
dầu

Tổng lượng khí cháy (TCG)


TCG (µL/L) Dạng sự cố
0-500 20
501 - 1000 21
100 - 2500 22
>2500 23

Phương pháp hệ số ROGER


Các hệ số được tính khi có 2 khí vượt quá giới hạn cho phép
(Loại trừ CO và CO2 ).
Bảng một Bảng hai
Dạng
CH4 C2H6 C2H4 C2H2 CH4 C2H6 C2H4 C2H2
sự cố
H2 CH4 C2H6 C2H4 H2 CH4 C2H6 C2H4
27

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


0 0 0 0 >0,01
0 0 0 0 <0,1 <1,0 <1,0 <0,5 1
0 0 0 0 <0,1 <1,0 <1,0 <0,5 2
1 0 0 0 >0,1 <1,0 <1,0 <0,5 3
1 1 0 0 >0,1 <1,0 <1,0 <0,5 4
0 1 0 0 >0,1 <1,0 <1,0 <0,5 5
0 0 0 0 <1,0
0 0 1 0 >0,1 <1,0 >1,0 <0,5 6
0 0 0 0 1,0 0 <3,0
1 0 1 0 >0,1 <,0 >,0 <0,5 7
3,0 <3,0
1 0 1 0 >0,1 <1,0 <3,0 <0,5 8
0 0 0 0 3,0 0 >3,0
0 0 0 1 >0,1 <1,0 <1,0 >0,5 9
0 0 0 0 1,0 0 0 <3,0
0 0 1 0 or 1 >0,1 <1,0 >1,0 >0,5 10
0 0 0 0 1,0
0 0 1 1 >0,1 <1,0 >3,0 >3,0 11
0 0 0 0 1,0
0 0 0 0 or 1 0,1 <1,0 <1,0 >0,5 12

Trạng thái cân bằng của độ ẩm trong không khí , 1 0C dầu và giấy cách điện
(A A2D và A G C)

DIỄN GIẢI CÁC KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM DẦU

Khí chính: Acetylene (C2H2 chiếm 30%), khí H2


chiếm 60% CÓ HỒ QUANG TRONG DẦU
Hiện tượng không mong muốn được tìm ra, Dấu
hiệu này luôn chỉ ra rằng có hiện tượng phóng điện
hồ quang trong dầu

Khí chính Hydrogen (H2 chiếm 86%) CÓ VẦNG QUANG TRONG DẦU
Tập trung một số lượng lớn với vầng quang Phóng điện
cục bộ trong dầu.
Khí chính Ethylen (C2 H4 chiếm 63%) DẦU BỊ QUÁ NHIỆT
Sự giảm chất lượng do nhiệt của dầu sẽ sinh ra khí
này.
Khí chính: Cambonmonoxide (CO chiếm 92%) VẬT LIỆU BẰNG CELLULOSE
BỊ QUÁ NHIỆT
Sự già hoá do nhiệt của giấy cách điện sẽ sinh ra khí
này.

28

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các khí sinh ra từ dầu do nhiệt,
vầng quang và hồ quang
Vầng Hồ
Nhiệt độ 200 300 400 500 600
quang quang
CO2 * * 0 + + +
CO # # + + + +
H2 0 0 0 * *
CH4 * * * + +
C2 H6 0 0 0 0 +
C2 H4 + + 0 +
C2 H2 # #
Ghi chú:
+: 0 - 5 (%) của tổng lượng khí cháy
0: 6 - 1 0 (%) của tổng lượng khí cháy
#: 11 - 22 (%) của tổng lượng khí cháy
*51 -100 (%) của tổng lượng khí cháy.
Dạng các sự cố theo kết quả phân tích dầu
Mã số Hiện tượng
1 Giảm chất lượng dầu thông thường (già hoá )
2 Phóng điện cục bộ với năng lượng nhỏ trong những bọt khí của dầu cách
điện
3 Điểm nóng: Quá nhiệt ở mức độ thấp (1500)
4 Điểm nóng: Quá nhiệt (150-2000C)
5 Điểm nóng: Quá nhiệt (200-3000C)
6 Quá nhiệt dây dẫn nói chung
7 Xuất hiện dòng điện chạy quẩn trong cuộn dây
8 Quá nhiệt ở chỗ nối/tiếp xúc: có dòng điện chạy quẩn giữa lõi và vỏ máy
9 Đánh thủng lớp cách điện không có dòng xuất hiện liên tục
10 Có hồ quang với dòng xuất hiện liên tục
11 Phóng điện liên tục (điện áp bị dao động)
12 Phóng điện cục bộ với năng lượng nhỏ trong những bọt khí kèm theo vết
(lưu ý carbon dioxide)
13 Hàm lượng độ khí hydrogien đã tì m thấy chỉ ra sự xuất hiện phóng điện cục
bộ
14 Hàm lượng khí carbin monoxide đã tìm thấy chỉ ra sự quá nhiệt trong vật
liệu cách điện bằng Cellulose
15 Hàm lượng khí ethylene đã tìm thấy chỉ ra sự xuất hiện phóng điện cung lửa
16 Hàm lượng khí acetylene đã tìm thấy chỉ ra sự xuất hiện phóng điện cung
lửa
17 Trong kết quả kiểm tra (*) chỉ thị sự vượt quá giới hạn
18 áp dụng phương pháp hệ số ROGER, các sự cố sau đây sẽđược chỉ thị
19 Tổng hàm lượng khí nằm dới giới hạn đã quy định

29

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


20 Tổng số khí cháy là bình thường
21 Tổng số khí cháy chỉ thị rằng cần tiến hành phân tích dầu.thường xuyên hơn
22 Tổng số khí cháy chỉ thị có một sự phân huỷ lớn
23 Tổng số khí cháy chỉ thị có một phân huỷ trong dầu
24 Hàm lượng nước nằm dới giới hạn đã quy định
25 Hàm lượng nước nằm ngoài giới hạn đã quy định
26 Hàm lượng nước và chất lượng dầu năm trong giới hạn quy định
27 Chất lượng dầu trong giới hạn của dụng cụ
28 Chất lượng dầu ngoài giới hạn đã quy định. Xem xét các kết quả kiểm tra
phần điện
29 MM= chất lượng máy tồi- cần phải lấy mẫu lại.

Phần 3: LỌC DẦU TRONG MÁY BIẾN ÁP


Dầu máy biến áp có thể lọc tại trạm lọc dầu hoặc lọc tại nơi sử dụng.
Thông thường với lượng dầu dưới 10 tấn nên lọc tại xưởng rồi chở trong các xtéc
kim loại đến nơi cần sử dụng. Các xtéc chứa dầu đều phải có bình thở để tránh
cho dầu bị nhiểm ẩm trở lại. Trước khi tiến hành lọc dầu cần phải vệ sinh thật kỹ
và kiểm tra độ kín của các xtéc chứa dầu cũng như hệ thống đường ống dẫn dầu.
Nên tổ chức lọc dầu từ Xtéc này sang xtéc khác, không nên lọc tuần hoàn trong
một xtéc để tránh kéo dài thời gian. Các phương pháp lọc dầu cơ bản như sau:
a. lọc dầu bằng máy ly tâm
Các máy ly tâm có thể tách khỏi dầu các tạp chất cơ học có tỷ trọng cao
hơn dầu và nước trong trạng thái nhũ tương. Phương pháp ly tâm không thể tách
khỏi dầu các loại khí và nước ở dạng hoà tan, các tạp chất cơ học dạng sợi... nên
chỉ được dùng để lọc dầu cách điện đến cấp điện áp 35KV hoặc dùng để xử lý sơ
bộ dầu cách điện trước khi sử dụng các biện pháp cao hơn. Cần lưu ý là việc
dùng máy ly tâm lọc dầu quá kéo dài có thể dẫn đến hỏng dầu vì một phần phụ
gia kháng hoá có thể bị tách ra.
b. Lọc dầu bằng phin lọc ép:
Lọc dầu bằng phin lọc ép thực chất là bơm dầu qua các vách ngăn xốp có
khả năng giữ lại các tạp chất cơ học trong dầu. Các phin lọc có thể được làm từ
các tông, giấy hoặc vải. Phin lọc ép có nhược điểm là tiếp xúc với không khí và
thường xuyên phải thay phin.
c. Lọc dầu bằng hấp thụ:
Phương pháp này dùng các chất hấp phụ khác nhau để tách nước và các
tạp chất khác hoà tan trong dầu. Để tách nước người ta dùng Zeolit. Loại chất
hấp phụ này có khả năng hấp phụ cao gấp vài lần silicagen và có thể khử nước
trong dầu xuống dưới 10g/tấn.
Khi Zeolit đã hút no nước cần phải sấy ở 4000C trong 8-9 giờ đối với hạt
mới và 10-12 giờ đối với hạt đã ngâm dầu. Không nên sử dụng phương pháp này
để lọc dầu có lẫn nước không hoà tan hoặc dầu có điện áp chọc thủng dưới
20KV.

30

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trong trường hợp cần tách các tạp chất như hắc-ín, xà phòng... ra khỏi dầu
người ta dùng silicagen hoặc cao lanh.
d. Lọc dầu bằng các thiết bị chân không
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc làm bay hơi nước và khí hoà tan
trong chân không ở nhiệt độ dầu cao (80-850 C). Phương pháp lọc dầu này bảo
đảm khử nước xuống còn 10g/tấn và khí hoà tan xuống còn 0,1% thể tích nếu
khoang chân không đạt tới độ chân không trên 759mmHg.

Phần 4 BƠM DẦU VÀO MÁY BIẾN ÁP CÓ HÚT CHÂN KHÔNG VÀ


KHÔNG HÚT CHÂN KHÔNG
1. Bơm dầu vào máy biến áp chân không: Các máy biến áp có cấp điện áp từ
110 kV trở xuống có thể bơm dầu không cần tạo chân không trong máy. trong
trường hợp này cần lưu ý không để nhiệt độ dầu cao hơn nhiệt độ ruột máy. Tốt
nhất là bơm dầu vào ruột máy bằng thiết bị lọc dầu được đấu vào van đáy máy
biến áp. Tất cả các nút xả khí phía trên mặt máy đều phải mở hết. Bơm dầu vào
với tốc độ không quá 3 tấn / giờ cho tới khi dầu xuất hiện ở các điểm xả khí thì
đậy các nút xả khí lại. Khi mức dầu trong bình dầu phụ cao hơn mức vận hành từ
30 – 40 mm thì ngừng bơm dầu vào máy. Để dầu trong máy ổn định trong 12 giờ
sau đó lại tiến hành xả khí một lần nữa.
2. Bơm dầu vào máy có hút chân không hoàn toàn:
Các máy biến áp dưới 220 kV có vỏ máy không chịu được chân không
tuyệt đối. Việc bơm dầu vào các máy biến áp này thực hiện như sau:
- Đấu bơm chân không vào một mặt bích trên máy. Đề phòng trường hợp
dầu chân không từ bơm chân không phun ngược vào ruột máy biến áp khi ngừng
bơm chân hông ự cố và đồng thời để ngăn không cho dầu biến áp bị hút theo
không khí ra ngoài cần đặt một bình trung gian ở giữa máy biến áp và bơm chân
không.
- Bình đầu phụ và ống phòng nổ không đấu vào máy biến áp. Các mặtbích
này phải được đậy kín bằng bích công nghệ.
- Dầu được bơm vào từ phía trên của máy biến áp để khi phun vào ruột
máy sẽ tạo thành các dòng dầu nhỏ tạo thuậnlợi cho các khí và hơi nước thoát ra
ngoài trong chân không.
- Kiểm tra độ kín vỏ máy bằng cách tạo chân không 350mmHg và đóng
van để trong 1 giờ. Máy được coi là kín nếu chân không không giảm quá 30
mmHg.
- Không sử dụng máy lọc ép hoặc lọc ly tâm không có chân không để bơm
dầu vào máy vì các loại máy này có thể đưa không khí vào máy biến áp. Đường
ống dẫn dầu phải chịu được chân không.
- Mức dầu trong máy được quan sát bằng một ống thuỷ công nghệ có hai
đầu đấu vào điểm trên và dưới máy biến áp nhờ ống cao su chịu áp lực hoặc
bằng cách lắp hai đồng hồ áp kế chân không vào điểm trên và dưới máy biến áp

31

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


rồi tính chiều cao cột dầu nhờ biết độ chênh lệch giữa chỉ số của hai đồng hồ kể
trên.
- Bơm dầu vào máy thực hiện thành 3 giai đoạn. Đầu tiên hút chân không
ruột máy trong 2 giờ ở mức 350 mmHg. Sau đó bơm dầu vào máy với tốc độ
không quá 3 tấn/giờ cho tới khi dầu cách mặt máy 150 –200 mm thì dừng lại, hút
chân không mặt thoáng dầu trong 2 giờ ở 350 mmHg.
Lượng dầu còn lại bổ sung vào máy thông qua bình dầu phụ cho đến khi
đạt mức vận hành. Sau khi bơm dầu vào máy 12 giờ cần mở các điểm xả khi còn
sót lại.
3- Bơm dầu vào máy biến áp trong chân không tuyệt đối:
Thông thường các máy biến áp từ 220 kV trở lên có vỏ chịu được chân
không tuyệt đối.Việc bơm dầu vào các máy loại này được phân biệt ra hai cách:
Bơm dầu vào các máy có màng chất dẻo bảo vệ dầu và bơm dầu vào các máy
không có màng chất dẻo.
a)Bơm dầu vào máy không có màng chất dẻo:
- Các phần việc thực hiện tương tự như ở mục 2: Lắp ống dầu công nghệ
hoặc 2 áp kế chân khôg để báo mức dầu,lắp bình trung gian và bơm chân không,
đấu ống dẫn dầu vào phía trên mặt máy.
Đối với các bộ điều áp dưới tải cần nhớ đấu ống hút chân không vào cả hai phía
trên và dưới ống phòng nổ của khoang dập lửa.
- Tạo chân không 755 mmHg trong máy rồi đóng van lại. Máy được coi là
kín nếu sau 1 giờ chân lhông trong máy không giảm xuông quá 750 mmHg.
- Hút chân không máy trong 20 giờ ở 755 mmHg.
- Bơm dầu vào máy với tốc độ không quá 5 tấn/giờ nếu la dầu chưa khử
khí và không hạn chế tốc độ nếu bơm dầu bằng thiết bị khử khí chân không.
Nhiệt độ dầu bơm vào máy là 40 – 50 0C.
- Ngừng bơm khi dầu đã ngập ruột máy. Hút chân không mặt thoáng dầu
đến 755 mmHg trong 10 giờ nếu là dầu chưa khử khí và 2 giờ nếu là dầu đã khử
khí.
- Ngừng bơm chân không, phá chân không mặt thoáng dầu qua bình
Silicagen.
- Lắp bình dầu phụ, ống phòng nổ... và bổ sung dầu đến mức vận hành qau
đường bình dầu phụ.
- Sau 12 giờ tiến hànhlấy mẫu dầu và xả khí đọng qua các nút xả khí trên
máy.
b)Bơm dầu vào máy có màng chất dẻo bảo vệ dầu:
- Đường ống hút chân không đấu vào vị trí rơ le ga của máy.
- Các phần việc tiến hành tương tự như ở mục a.
- Hút chân không máy trong 20 giờ ở 755 mmHg.
- Bơm dầu vào máy qua van xả dầu ở đáy máy. Dầu bơm vào máy bắt
buộc phải qua thiết bị khử khí chân không, tốc độ bơm dầu không hạn chế.
- Hút chân không mặt thoáng dầu trong 2 giờ ở 755 mmHg.

32

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Lắp bình dầu phụ có màng chất dẻo bên trong, lắp rơ le ga và các đoạn
ống nối.
- Bơm dầu vào bình dầu phụ đến mức tối đa.
- Mở van liên thông giữa bình dầu phụ và rơ le ga. Mở nút xả khí của rơ le
ga xả hết khí đọng.
- Mở van liê thông giữa rơ le ga và thùng máy để dầu từ bình dầu phụ
xuống đầy máy.
- Bơm dầu vào bình dầu phụ đến mức vận hành.
- Sau 12 giờ xả khí đọng tại các nút xả và lấy mẫu dầu để kiểm tra.

Phụ lục 2
THỜI HẠN KHỐI LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM
MÁY BIẾN ÁP
Một vài lưu ý trong thí nghiệm
Sau khi các máy biến áp đã lắp xong và bổ sung đủ dầu cần để ổn định
một thời gian trước khi tiến hành thí nghiệm. Thời gian ổn định dầu tính từ lần
bổ sung dầu sau cùng đối với cấp điện áp từ 10KV trở xuống là 5-6 giờ, đối với
cấp điện áp trên 10KV là 12 giờ.
Trong trường hợp khẩn cấp cần phải khôi phục lại lưới điện ngay, cho
phép tiến hành thí nghiệm để đóng điện máy biến áp lực điện áp trên 10KV sau 3
giờ kể từ khi kết thúc bổ sung dầu nếu thoả m ãn các điều kiện sau:
- Máy biến áp đang vận hành bình thường.
- Dầu nạp vào máy biến áp được xử lý bằng thiết bị có bộ phận tạo chân
không.
- 1 giờ sau khi kết thúc nạp dầu phải xả khí.
1 . Đo điện trở một chiều cuộn dây máy biến áp Có thể tiến hành bằng cầu đo
hoặc theo phương pháp Vôn- Ampe. Trong trường hợp sau nguồn điện nên chọn
các ắc quy có điện áp d ưới 24V và có dòng đo dưới 10A nhưng dòng diện đo
không được cao hơn 20% dòng định mức cuộn dây. Các đồng hồ Vôn-Ampe đều
phải là loại có cấp chính xác ít nhất là 0,5. Biến trở đo nên chọn có giá trị bằng
8-10 lần điện trở cuộn dây cần đo.
Kết quả đo được ở nhiệt độ t0 cần quy đổi về nhiệt độ t do nhà chế tạo thực
hiện ghi trong lý lịch máy theo công thức:
Rx = R0 (235 +tx )/(235+t0 ).
Rx - điện trở cuộn dây do nhà chế tạo đo ở nhiệt độ tx .
R0 - Điện trở cuộn dây đo ở nhiệt độ t0 , Ω
tx và t0 tính bằng 0C.
2. Kiểm tra tổ dấu dây máy biến áp 3 pha: thực hiện bằng phương pháp 2 vôn
mét như sau:
Nối tắt A-a; đưa vào A.B.C điện áp 3 pha 220-380V điện áp này đo bằng
vôn mét V1 và gọi là V1 . Dùng vôn mét V2 đo các điện áp B-b; B-c; C-b.
Kết quả đo được so sánh với U1 và theo bảng A để xác định tổ đấu dây.

33

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Bảng A:

Tổ đấu dây 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Góc lệch pha độ 0 30 60 90 120 150 180 210 240 270 300 330
So sánh B-b n n n = l l l l l = n n
điện áp đo B-c n = l l l l l = n n n n
được với
điện áp C-c n n n = l l l l l = n n
U1(A-a) C-b n n n n n = l l l l l =

Ghi chú: n là nhỏ hơn; l là lớn hơn; = là bằng nhau.


3. Đo điện trở cách điện các cuộn dây R60 và tỷ số hấp phụ R60/R 15: Để
đảm bảo kết quả đo được chính xác cần tuân theo các điều kiện sau:
a. Thao tác đo chỉ tiến hành ở nhiệt độ trên 100C đối với các máy biến áp
từ 150KV trở xuống và trên 300C đối với các máy biến áp từ 220 KV trở lên.
b. Đối với các máy biến áp 110 KV, công suất 80.000 KVA trở lên hoặc
điện áp
220 KV trở lên nên đo cách điện ở nhiệt độ sai khác không quá ±50C so
với nhiệt độ khi nhà chế tạo đo điện trở cách điện này. Đối với các máy biến áp
dưới 150KV công suất dưới 80.000 KVA sai khác nhiệt độ trên không quá 100C.
Nếu nhiệt độ đo tại hiện trường dù sao cũng sai khác so với nhà chế tạo
thì cần quy đổi kết quả về cùng một nhiệt độ thông quá hệ số K1 trong bảng B.
Bảng B:
Chênh lệch 1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
nhiệt độ, 0C
Hệ số quy đổi 1,04 1,08 1,13 1,17 1,22 1,50 1,84 2,25 2,75 3,40
K1
Trong trường hợp chênh lệch nhiệt độ không có trong bảng trên thì ta có
thể tính ra bằng cách nhân các hệ số tương ứng.
Ví dụ: Chênh lệch nhiệt độ 900C không có trong bảng.
K9 = K5 x K4 = 1,22 x 1,17 = 1,42.
c. Nhiệt độ cuộn dây đối với các máy biến áp từ 35KV trở xuống được coi
là bằng nhiệt độ lớp dầu trên cùng, nhiệt độ cuộn dây đối với các máy biến áp
trên 35KV được coi là nhiệt độ cuộn dây cao áp pha “B” xác định bằng phương
pháp điện trở một chiều theo công thức sau:
Rx
tx = (235 − t 0 ) − 235
R0
R0 - Điện trở cuộn dây đo ở nhà chế tạo ở nhiệt độ t0
Rx - Điện trở cuộn dây đo ở nhiệt độ tx
d. Đối với các máy biến áp 110 KV trở lên trước khi đo điện trở cách điện
cần tiếp địa cuộn dây cần đo không dưới 120 giây. Nếu kết quả cần kiểm tra lại
thì trước khi đo lần tiếp theo cần tiếp địa lại xuộn dây cần đo không dưới 300
giây.
34

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Hệ số hấp phụ được đo cùng lúc với điện trở cách điện và giống như điện
trở cách điện không tiêu chuẩn hoá.
Tuy nhiên trong khoảng 10-300C hệ số này đối với các máy đãđược sấy
tốt dao động trong khoảng từ 1,3 đến 2,0. Nếu không có số liệu của nhà chế tạo
để so sánh thì có thể tham khảo giá trị tối thiểu cho phép của điện trở cách điện,
theo MΩ bảng 2-1 .
Bảng 2-1 giá trị điện trở cách điện , MΩ.
Cấp điện áp cuộn cao Nhiệt độ cuộn dây, 0C
áp 10 20 30 40 50 60 70
Từ 35kV trở xuống và
công suất dưới 10.000 450 300 200 130 90 60 40
kVA

Từ 35kV và công suất


1 0.000 kVA trở lên và 900 600 400 260 180 120 80
110 kV trở lên không
phụ thuộc công
suất
Nếu máy chưa đổ đầy dầu thì cho phép tiến hành đo R khi mức dầu cách
mặt máy 150-200mm, với điều kiện các chi tiết cách điện chính của máy ngâm
hoàn toàn
trong dầu.
4. Xác định các tỷ số C2/C50 và ∆C/C
Phương pháp đo C2/C50 dùng để đánh giá độ ẩm cách điện của máy biến
áp đã được đổ dầu, chủ yếu áp dụng cho cấp điện áp từ 35 KV trở xuống. Kết
quả đo được so sánh với số liệu nhà chế tạo hoặc so với giá trị tối đã cho phép tại
bảng 2-2.
Bảng 2-2: Giá trị C2/C50
Cấp điện áp cuộn cao áp Nhiệt độ cuộn dây, 0C
10 20 30 40 50
Từ 35kV trở xuống và công suất dưới 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6
10.000 KVA
Từ 35kV và công suất 10.000 KVA trở 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5
lên và 110kV trở lên không phụ thuộc
công suất

Đánh giá độ ẩm cách điện máy biến áp bằng phương pháp đo ∆C/C chủ
yếu áp dụng cho các máy từ 110KV trở lên. Do phương pháp này chịu ảnh
hưởng đáng kể của dầu và nhiệt độ môi trường nên chỉ dùng để đo cách điện
máy không có dầu và phải hiệu chỉnh theo nhiệt độ. Giá trị AC/C tối đãcho phép
xem bảng 2-3.
Bảng 2-3: Giá trị ∆C/C
Cấp điện áp cuộn cao áp Nhiệt độ cuộn dây, 0 C
10 20 30 40 50

35

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Từ 35kV trở xuống và công suất dưới 4 6 9 13,5 22
10.000 KVA
Từ 35kV và công suất 10.000 KVA trở 3 4 5 8,5 13
lên và 110 kV trở lên không phụ thuộc
công suất

5. Đo tgδ các cuộn dây máy biến áp:


Để đảm bảo kết quả chính xác cần theo các lưu ý a.b.c của mục 3. Cũng
giống như R60 trị số của tgδ không tiêu chuẩn hoá mà so sánh với số liệu xuất
xưởng hoặc so với lần thí nghiệm trước. Tuy nhiên khi không có các số liệu này
có thể tham khảo giá trị tối đa cho phép của tgδ, %, cuộn dây máy biến áp tại
bảng 2-4
Bảng 2-4: Giá trị tgδ % cuộn dây máy biến áp
Cấp điện áp cuộn cao áp Nhiệt độ cuộn dây, 0 C
10 20 30 40 50 60 70
Từ 35kV trở xuống và công suất 1,2 1,5 2,0 2,6 3,4 4,5 6,0
dưới 10.000KVA
Từ 35kV và công suất 10.000KVA 0,8 1,0 1,3 1,7 2,3 3,0 4,0
trở lên và 110kV trở lên không phụ
thuộc công suất.

Trường hợp nhiệt độ khi đo sai khác với nhiệt độ nhà chế tạo đo lúc xuất
xưởng, ta cần quy đổi về cùng một nhiệt độ nhờ hệ số K2 trong bảng sau:

Chênh lệch nhiệt độ 0C 1 2 3 4 5 10 15 16


Hệ số quy đổi K2 1,05 1,10 1,15 1,20 1,25 1,55 1,95 2,4

Nếu chênh lệch nằm ngoài bảng trên ta có thể tính ra bằng cách nhân các
hệ số tương ứng như trong trường hợp với R60 ở mục 3 phần b.
So tgδ cách điện nguồn dây chịu ảnh hưởng của dầu cách điện trong máy
nên để đánh giá đúng mức cách điện cuộn dây so sánh với nhà chế tạo cần loại
trừ ảnh hưởng của dầu cách điện.
tgδ máy = tgδ đo – K (tgδ dầu 2 - tgδ dầu 1 ).
tgδ máy là tgδ thực tế của cuộn dây máy biến áp lực.
tgδ đo là giá trị đo được trong quá trình thí nghiệm,
tgδ dầu 1 là tgδ dầu cách điện trong máy khi xuất xưởng được quy đổi về
nhiệt độ đo.
tgδ dầu 2 là dầu được đổ vào máy tại hiện trường được quy đổi về nhiệt
độ đo.
K- hệ số quy đổi phụ thuộc vào kết cấu máy có giá trị gần bằng b.
Việc quy đổi giá trị tgδ dầu theo nhiệt độ thực hiện nhờ hệ số K3
Chênh lệch 1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
Nhiệt độ, 0C

36

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Hệ số quy đổi 1,03 1,06 1,09 1,12 1,15 1,31 1,51 1,75 2,0 2,3
k3
Bất kể tgδ các cuộn dây đo được khi xuất xưởng là bao nhiêu nếu tgδ đo
tại hiện trường nhỏ hơn hoặc bằng 1 % đều được coi là đạt tiêu chuẩn.
6. Kiểm tra các sứ đầu vào:
Việc kiểm tra các sứ đầu vào điện áp 110 KV trở lên tiến hành bằng cách
đo tgδ
sứ; đối với các sứ đầu vào 35KV trở xuống tiến hành bằng cách thử cao áp.
Trị số cho phép lớn nhất tgδ của cách điện chính và cách điện của các tụ đo
lường của các sứ đầu vào ở nhiệt độ +200C xem tại bảng 2-5.
Bảng 2-5: Giá trị tgδ % sứ đầu vào máy biến áp
Dạng vật liệu tgδ % ở điện áp định mức, kV
Cách điện 3-15 20-35 60-110 150-220 330 500 750
M VH M VH M VH M VH M VH M VH M VH
Sứ dầu có
- - - - 2 5 2 4 - - 1 2 - -
màng chắn dầu
Sứ cách điện
- - - - 0,8 1,5 0,6 1,2 0,6 1 0,6 1 0,6 0,8
kiểu giấy dầu
Sứ cách điện
bằng bakêlít
3 12 3 7 2 5 - - - - - - - -
(kể cả loại
chứa dầu)
Sứ cách điện
kiểu giấy êpôxi
- - - - 0,9 1,5 - - - - - - - -
(sứ cách điện
cứng 110kV)
Ghi chú: M: sứ mới, VH: sứ đã vận hành
Các sứ đầu vào điện áp 35KV trở xuống bắt buộc phải thử cao áp với giá
trị trong bảng 2-6
Bảng 2-6:
Cấp điện áp,KV 3 6 10 15 20 24 27 35
Điện áp thử
24 32 42 55 65 75 80 95
nghiệm, KV
Thời gian thử 1 phút. Cũng có thể thử các sứ này cùng với cuộn dây máy
biến áp. Nếu thử sứ riêng rẽ thì phần dưới của sứ phải ngâm trong dầu và mặt
bích công nghệ của sứ phải tiếp địa. Phần bên trong của các sứ 15-35 KV khi thử
phải có đầy dầu cách điện có điện áp chọc thủng không dưới 35 KV (chú ý xả
khí đỉnh sứ).
7. Thí nghiệm ngắn mạch được tiến hành với dòng điện không nhỏ hơn 25%
dòng định mức I. Các giá trị U’k và P’k đo được cần quy đổi về dòng điện định
mức theo công thức.

37

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


U K' .I dm PK' .I dm
Uk = % Pk = ,w
I do I do
PK' 310
Pk 75 = ,w
(235 + t 0 )

Ngoài ra U và P còn phải quy đổi về giá trị tương ứng ở 750C.
Pk 2 310 2
Uk75 = U k2 + ( ) ( ) −1 , %
10 Pdm 235 + t 0
t0 - nhiệt độ khi đo, 0C.
8. Thí nghiệm không tải có thể tiến hành ở điện áp định mức (đối với các máy
biến áp phân phối cỡ nhở) hoặc ở điện áp thấp (5-1 0% định mức) rồi tính toán
quy đổi hoặc không quy đổi mà so sánh với số liệu xuất xưởng (đối với các máy
biến áp có điện áp 10 KV trở lên, dung lượng lớn).
Trong trường hợp thí nghiệm không tải tiến hành ở 5-10% điện áp định
mức ta cần lưu ý rằng trước khi làm thí nghiệm này không được đưa dòng một
chiều vào cuộn dây máy biến áp (đo điện trở một chiều, đo điện trở cách điện
cuộn dây, gia nhiệt ruột máy bằng dòng một chiều...). Sau khi đã làm ngắn mạch
lần lượt các pha A hoặc a, pha B hoặc b, pha C hoặc c ta đưa điện áp phù hợp
vào hai pha còn lại. Trị số dòng điện và công suất đo được khi làm ngắn mạch
các pha A hoặc a, pha C hoặc c không được sai khác nhau 5%.
Cộng kết quả ba lần đo lại và chia đôi ta được công suất P0 ở điện áp thấp:
P0 được tính đổi về điện áp định mức như sau:
P0y = P0 (1,16Udm/U) n
đối với cuộn dây đấu sao.
P0∆ = P0 (Udm/U) n
đối với cuộn dây đấu tam giác.
P0- Tổn hao không tải ở điện áp định mức.
Udm - Điện áp dây định mức của cuộn dây, V
U- Điện áp đo, V
n- Số mũ bằng 1,8 đối với tôn cán nóng và bằng 1,9 đối với tôn cán lạnh.
9. Thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp đối với cách điện chính máy
biến áp.
Cách điện chính của cuộn dây máy biến áp được thử cao áp tại nhà chế tạo
theo các giá trị trong bảng 2-7.
Bảng 2-7:
Cấp điện áp, kV 0,5 3 6 10 15 20 35 110
Điện áp thử, kV 5 18 25 35 45 55 85 200
Khi thử tại hiện trường đối với máy biến áp lắp đặt hoặc với máy sửa chữa
có thay cuộn dây ta lấy bằng 90% giá trị kể trên, còn đối với máy sau sửa chữa
không thay hoặc chỉ thay một phần cuộn dây thì lấy bằng 85%. Nếu máy biến áp

38

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


có trung tính cách điện không hoàn thì chỉ thử cao áp theo điện áp định mức của
trung tính còn toàn bộ cuộn dây sẽ được thử bằng điện áp tăng cao cảm ứng.
Nguồn cao áp để thử cần có dung lượng (KVA):
P = 314.C.U2.10-9
C- Điện dung của cuộn dây, pF
U- Điện áp thử, KV
Thông thường theo kinh nghiệm mỗi 10KV điện áp thử cần 10KVA dung
lượng máy cao áp (để tạo 100KV cần 10 KVA). Việc thử cao áp chỉ tiến hành
sau khi đã đủ thời gian ổn định dầu; trước và sau khi thử phải kiểm tra điện trở
cách điện cuộn dây.
Sau khi thử phải tiến hành thí nghiệm không tải ở điện áp định mức không
phụ thuộc vào việc trước đó đã tiến hành thí nghiệm này hay chưa.

Phụ lục 2-1


TIÊU CHUẨN VÀ KHỐI LƯỢNG THÍ NGHIỆM
MÁY BIẾN ÁP MỚI LẮP ĐẶT VÀ SAU SỬA CHỮA

Đối tượng thí nghiệm


Hạng Máy mới Máy sau Đại tu
Tiêu chuẩn thí
mục thí lắp đặt sửa chữa định kỳ Ghi chú
nghiệm
nghiệm có thay
cuộn dây
1 2 3 4 5 6
1.Đo điện Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Điện trở không được giảm thấp Có thể thay thế đo
trở cách hơn 50% so với số liệu xuất điện trở cách điện
điện của xưởng bằng thử, điện áp
các của nhà chế tạo. Nếu không có tăng
Bulông số liệu của nhà chế tạo thì cao tần số
ép lõi không công nghiệp
thép và được thấp hơn 2mêgaôm 1000-2000
các xà ép trong 1 phút
tôn Bằng
megaôm
mét
2500V

-Đo điển Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Chênh lệch điện trở các nấc
trở một tương ứng của các pha và so
chiều ở sánh với số liệu xuất xưởng của
tất cả các nhà chế tạo, số liệu thí nghiệm
nấc định kỳ không được chênh
lệch quá 2% nếu như không có
lý do đặc biệt ghi rõ trong lý
lịch máy

39

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. Đo tỷ Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Tỷ số biến áp đo được ở các
số biến nấc tương ứng của các pha
áp ở tất không được sai lệch nhau quá
cả các 2%. Đối với các máy biến áp có
nấc phân ĐAT sai lệch không được vượt
áp quá trị số của một nấc điều
chỉnh. Tỷ số biến áp được so
với số liệu của nhà chế tạo
không được sai lệch quá ±
0,5%
3. Kiểm Bắt buộc Không Không Tổ đấu dây phải phù hợp với
tra tổ Bắt buộc Bắt buộc số liệu của nhà chế tạo và với
đấu dây ký hiệu
máy biến trên nhãn máy.
áp 3 pha
và cực
tính máy
biến áp
một pha
4. Đo Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Điện trở cách điện các cuộn Đối với các máy
điện trở dây không tiêu chuẩn hoá và biến áp
cách điện sau khi quy đổi về cùng một từ 150 KV trở
các cuộn nhiệt độ thì không được giảm xuống đo ở nhiệt
dây R60 quá 30% so với số liệu của nhà độ trên 100C. Đối
chế tạo hoặc so với lần thí với
nghiệm trước. Trường hợp các máy biến áp từ
không có các số liệu trên để so 220 KV
sánh có thể tham khảo giới hạn trở lên đo ở nhiệt
tối thiểu cho phép của R60 theo độ trên 300C.
bảng 2-1
5. Xác Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Tỷ số hấp phụ không tiêu Nếu nhiệt độ cao
định tỷ số chuẩn hoá. Thông hoặc thấp hơn
0
hấp thụ thường trong khoảng 10-30 C. khoảng trên tỷ số
=R60/R Tỷ số này không thấp hơn 1,3 hấp phụ
15 đối với các máy biến có thể giảm thấp
áp có cách điện không bị nhiễm
ẩm
6. Xác Không Không Không Tỷ số C2/C50không Tỷ số C2/C50
định tỷ số bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc được tăng quá 15% so với số chủ yếu
điện liệu xuất xưởng của nhà chế dùng cho
dungC2/ tạo. máy biến áp 35KV.
C50 và Trường hợp không có số liệu Tỷ số
∆C/C này thì tham khảo giá trị tối đa ∆C/C chủ
cho phép tại bảng 2-2. yếu dùng
Tỷ số ∆C/C tương tự như vậy, cho máy
giá trị tối đa cho phép xem tại biến áp 110KV trở
bảng 2-3 lên.

40

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


7. Đo Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Trị số tgδkhông tiêu chuẩn Đối với các máy
tgδgóc đối với đối với cấp đối với hoá. biến áp
tổn cấp điện điện áp từ cấp điện Khi quy đổi về cùng một nhiệt từ 150 kV
thất điện áp từ 110 KV áp từ 110 độ trị số này không được tăng trở xuống đo ở
môi của 110KV trở lên KV trở quá nhiệt độ trên 100C.
các cuộn trở lên lên 30% so với số liệu Đối với các máy
dây xuất xưởng của nhà chế tạo biến áp
hoặc so với số liệu thí nghiệm từ 220 kV
định kỳ. trở lên đo ở nhiệt
0
Trường hợp không có số liệu độ trên 30 C.
này có thể tham khảo trị số tối
đa cho phép theo bảng 2-4
Trong mọi trường hợp tgδ1%
được coi là đạt yêu cầu
Đo Bắt Bắt buộc Bắt buộc tgδcác sứ đầu vào có dầu Đối với các máy
tgδcác sứ buộc không được cao hơn các trị số biến áp
ầu vào có trong bảng 2-5. từ 35KV trở xuống
dầu Các sứ khác phải thử điện áp các sứ đầu vào
à thử tăng cao tần số công nghiệp được thí nghiệm
điện áp theo bảng điện áp tăng cao
oay chiều 2-6. tần số công nghiệp
tăng Dầu trong sứ phải đạt các tiêu cùng với
ao đối chuẩn như trong phụ lục 1 cuộn dây.
với sự
hác. Thí
nghiệm
ầu trong
sứ
0. Thí Bắt Bắt buộc Không Điện áp ngắn mạch không
nghiệm buộc Bắt buộc được sai lệch quá 10% và tổn
gắn mạch thất ngắn mạch không được
tăng lên quá 10%
so với số liệu tính toán (số liệu
trong lý lịch xuất xưởng)

41

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


11. Thí Bắt buộc Bắt buộc Không Dòng không tải không được sai Có thể thí
nghiệm Bắt buộc lệch quá 30% so với số liệu nghiệm trực tiếp ở
không tải tính toán (số liệu xuất xưởng) điện áp
Tổn thất không tải của các máy định mức
biến áp 3 pha dưới 110KV trở hoặc có thể thí
lên không được sai lệch quá nghiệm ở
10% so vơí số liệu xuất x ưởng. điện áp thấp (5-
Tổn thất không tải của các máy 10% định
biến áp 3 pha điện áp 110 KV mức) rồi tính toán
trở lên quy đổi
không được sai lệch quá 5% so hoặc không
với số liệu xuất xưởng. Tổn quy đổi . Nếu tiến
thất và dòng không tải của 2 hành thí
pha A và C đối với các máy nghiệm ở
biến áp 3 pha điện áp thấp thì cần
không được sai lệch nhau quá tiến
5% hành trước khi đo
điện trở một chiều.
12. Thí Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Trị số điện áp thí Đối với các máy
nghiệm nghiệm đối với các máy mới có cấp điện áp từ
điện áp lắp đặt và các máy sau sửa 110KV trở lên
tăng cao chữa có thay thế hoàn toàn hạng mục này chỉ
tần số cuộn dây lấy bằng 90% điện áp tiến hành khi có
công thử của nhà chế tạo khi xuất nguồn điện áp phù
nghiệp xưởng hoặc bằng 90% số liệu hợp.
đối với của bảng 2-7. Đối với các máy Nếu máy biến áp
cách điện biến áp sau sửa chữa có thay có trung
chính thế một phần cuộn dây hoặc tính cách điện
một phần cách điện thì thử không hoàn toàn
bằng 85% của nhà chế tạo hoặc thì TN điện áp
của bảng 2-7 tăng cao chỉ tiến
hành riêng với
trung tính.
13. Thí Không Không Không Điện áp thử bằng 1,3 điện áp Nếu không có đièu
nghiệm Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc định mức ở tần số công nghiệp kiện
điện áp hoặc bằng 2 lần điện áp định có thể bỏ
tăng cao mức ở 1 00 Hz... hạng mục
giữa các thời gian thử 3 phút này
vòng dây

14. Thí Bắt Bắt buộc Bắt buộc Xem phụ lục 1
nghiệm buộc
mẫu dầu
trong
máy
15. Thí Bắt Bắt buộc Bắt buộc Theo hướng dẫn của nhà chế
nghiệm buộc tạo. Có thể tham khảo phụ lục
bộ ĐAT 9

42

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


16. Thí Bắt Bắt buộc Bắt buộc Theo tiêu chuẩn thí nghiệm
nghiệm buộc biến dòng đo lường
các máy
biến áp
dòng
nằm
trong
máy
17. Thí Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Đối với các máy biến áp có bảo
nghiệm vệ bằng màng chất do tạo áp
độ kín vỏ lực không khí 0,1
máy kg/cm2 trong túi khí. Đối với
các máy biến
áp khác tạp áp lực không khí
khô 0,1kg/cm2 trên mặt thoáng
dầu hoặc thử bằng cột dầu cao
0,6m (cho các máy có bộ làm
mát hình ống hoặc mặt phẳng)
và 0,3m
(cho các máy có bộ
làm mát dạng làm mát hình ống
hoặc mặt phẳng) và 0,3m (cho
các máy có bộ làm mát dạng
sóng). Chiều
cao cột dầu tính từ mặt thoáng
dầu nhưng không thấp hơn
đỉnh sứ đầu vào. Thời gian thử
ít nhất 3 giờ.
18. Đóng Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Không được có gì khác lạ
điện áp chứng tỏ máy biến áp không
nh mức đạt yêu cầu
3-5 lần
ào máy
19. Kiểm Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Theo hướng dẫn của nhà chế
tra thiết tạo
làm mát
20. Kiểm Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc Theo hướng dẫn của nhà chế
tra sự tạo
hoạt
động của
rơ le gas
21 . Bắt Bắt buộc Bắt buộc Theo hướng dẫn
Kiểm tra buộc của nhà chế tạo
độ chính
xác của
các đồng
hồ đo
nhiệt độ

43

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Phụ lục 2-2

THỜI HẠN THÍ NGHIỆM DỰ PHÒNG MÁY BIẾN ÁP

Thời hạn thí nghiệm dự phòng máy biến áp, nói chung xác định theo thời
hạnn tiến hành đại tiểu tu máy biến áp quy định trong qui phạm Kỹ thuật vận
hành nhà máy và lưới điện. Cụ thể như sau:
a)Máy biến áp có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải (ĐAT) mỗi năm một lần.
Thí nghiệm đột xuất ĐAT tiến hành theo số lần chuyển mạch phù hợp với hướng
dẫn của nhà chế tạo.
b)Máy biến áp không có ĐAT và cuộn kháng điện:
- Máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, máy biến áp tự
dùng làm việc và dự phòng, cuộn kháng điện: ít nhất 2 năm một lần.
- Máy biến áp đặt ở nơi nhiều bụi bẩn: theo qui định riêng của từng sở.
- Máy biến áp khác: theo mức độ cần thiết, nhưng ít nhất 4 năm một lần.

Phụ lục 2-3


KIỂM TRA TÌNH TRẠNG CÁCH ĐIỆN
CỦA MÁY BIẾN ÁP SAU ĐẠI TU

Phụ lục này để tham khảo thêm khi xét điều kiện đóng điện máy biến áp sau
đại tu.
- Máy biến áp khi đại tu có thay một phần hoặc toàn bộ cuộn dây thì bắt buộc
phải sấy máy không phụ thuộc vào kết quả đó.
- Máy biến áp khi đại tu định kỳ không sửa chữa lớn hoặc không thay cuộn
dây, có thể đưa vào vận hành không phải sấy hoặc phụ sấy khi tuân theo được
các yêu cầu về để ruột maý biến áp hở ra không khí theo phụ lục 3 cũng như khi
đáp ứng được các tiêu chuẩn về dầu và cách điện của cuộn dây theo yêu cầu của
bảng dưới đây.
Bảng thể lệ và khối lượng kiểm tra cách điện của cuộn dây máy biến áp sau
đại tu và đã nạp dầu
Điện áp và Khối lượng Tiêu chuẩn dầu và Phối hợp các điều kiện
công suất máy kiểm tra cách điện cuộn dây ở cột 3 để cho phép
đóng điện
1 2 3 4
Từ 35kV và a. Lấy mẫu a. Đặc tính của dầu khối 1.Với máy đến 1000
công suất dầu. lượng phân tích giản kVA, đạt được một
10.000kVA đơn) đạt tiêu chuẩn. trong các điều kiện
trở xuống b. Trị số điện trở cách phối hợp
điện R60 sau thời gian a,b
sửa chữa giảm không a,b

44

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b. Đo điện
qúa 40% so với trước sửa
trở cáchchữa 2. với các máy trên
điện c. Xác định tỷ số 1000 kVA đến
R60/R15 10.000kVA đạt được
c. Trị số điện trở cách một trong các điều
điện R60 không được kiện phối hợp
nhỏ hơn yêu cầu ở a,b,d
bảng 2-1 a,c,d
d. Tỷ số R60/R15 ở nhiệt
độ 10-300C không nhỏ
hơn 1,3
Từ 35kV và a. Đo tỷ số a. Đặc tính của dầu đạt 1 . Với máy 35kV
trên ∆C/C * tiêu chuẩn công suất 10.000kVA
10.000kVA b. Lấy mẫu b. Trị số điện trở cách đạt được các điều kiện
trở lên và 110 dầu điện R60 sau thời gian phối hợp:
kV không phụ c. Đo điện sửa chữa giảm không quá a.c.d,f
thuộc vào trở cách 30% so với trước
công suất điện R60 sửa chữa.
d. Xác định c. Trị số điện trở cách 2. Với máy từ 110 kV
tỷ số điện R60 không được trở lên đạt được các
R60/R15 nhỏ hơn yêu cầu ở điều kiện phối hợp.
e. Đo tgδ bảng 2-1 **
hoặc d. Tỷ số R60/R15 ở a,b,c,d,e,f
C2/C50 nhiệt độ 10-300C không
ở máy 11 nhỏ hơn 1,3
0-1 50 KV e. Trị số tgδ hoặc
và tgδ ở C2/C50 sau thời gian sửa
máy từ chữa tăng tương ứng
220KV trở không quá 30% và 20%
lên f. Trí số tgδ hoặc C2/C50
không được cao hơn yêu
cầu ở bảng 2-4 và 2-2
g. Tỷ số ∆C/C không
được cao hơn yêu cầu ở
bảng 2-3

Ghi chú: * Không bắt buộc đối với máy 35kV trở xuống. Đo ở máy từ 110kV
trở lên trước và sau sửa chữa khi máy không có dầu.
** Đối với máy có điện áp đến 110 kV. Đối với máy có điện áp trên 110
kV thì không quy định trị số điện trở cách điện cho phép nh ưng phải xét đến khi xem
xéttổng hợp các kết quả đo.

45

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Phụ lục 3
RÚT RUỘT HOẶC RÚT VỎ MÁY BIẾN ÁP KIỂM TRA
XEM XÉT VÀ SỬA CHỮA RUỘT MÁY BIẾN ÁP.

Việc kiểm tra ruột máy nên tiến hành trong nhà xưởng hoặc tại nơi sạch
sẽ, kho ráo tránh bụi, hơi ẩm, mưa, sương... có thể rơi vào ruột máy.
Để tránh phải sấy máy, để hơi ẩm không ngưng đọng trong ruột máy khi
hở máy (rút toàn bộ dầu) nhiệt độ ruột máy phải cao hơn nhiệt độ điểm sương
của không khí xung quanh ít nhất là 50C và trong mọi trường hợp nhiệt độ ruột
máy phải trên 100C. Độ ẩm không khí không được cao hơn 85%; trong trường
hợp độ ẩm ccao hơn không được tiến hành công việc. Khi đã tuân theo các điều
kiện kể trên, thời gian để hở máy không được cao hơn:
+Đối với máy điện áp đến 35kV:
24 giờ khi độ ẩm tương đối đến 75%
16 giờ khi độ ẩm tương đối đến 85%
+Đối với máy điện áp 110kV- 500kV:
16 giờ khi độ ẩm tương đối đến 75%
10 giờ khi độ ẩm tương đối đến 85%
Nừu thời gian để hở máy cao hơn quy định trên nhưng không quá 2 lần thì
máy cần phải được phụ sấy; Nừu quá 2 lần thì phải sấy. Nhiệt độ ruột máy có thể
đo bằng bất cứ nhiệt kế kiểu gì (ngoại trừ nhiệt kế thuỷ ngân) để tại xà tôn trên
của máy.
Lần lượt tháo thanh cái hoặc đầu cáp lực khỏi sứ máy biến áp. Tháo và
đánh dấu cẩn thận cáp điều khiển, tín hiệu, cáp quạt gió trên vỏ máy.
Thí nghiệm cách điện máy để có số liệu so sánh sau sửa chữa.
Rút dầu đến mức 150-200 mm cách mặt máy đồng thời kiểm tra sự hoạt
động của ống thuỷ nhìn dầu, đồng hồ mức dầu, rơ le ga.
Tháo các thiết bị phụ của máy như bình dầu phụ, ông phòng nổ, đường
ống dẫn khi, cánh làm mát....
Đặt máy thật thăng bằng (độ nghiêng cho phép khôgn quá 1mm/1m).
Nừu cần thiết thì gia nhiệt ruột máy bằng phương pháp dùng dòng điện
một chiều, tuần hoàn dầu nóng hoặc bằng bất kỳ phương pháp nào cho đến khi
nhiệt độ lớp dầu trên cùng không vượt quá 60-800C.
Rút hoàn toàn dầu ra khỏi máy đồng thời cho không khí vào qua bình
silicagen.
Đanh dấu vị trí và tháo các trục dẫn động của bộ ĐAT; trục cách điện của
bộ điều chỉnh không điện nếu chúng cản trở việc rút ruột, rút vỏ máy.
Các bộ ĐAT kiểu nămg trong thùng máy biến áp cần được ạh xuống
khung đỡ sau khi đã tách các bulông ghép nối với mặt máy.
Tháo các sứ 110kV và đậy kín lỗ chân sứ bằng bích công nghệ.
Nếu máy biến áp thuộc loại mở mặt máy hoặc rút vỏ thì tháo nốt các sứ từ
35kV trở xuống. Nừu biến áp thuộc loại ruột may gắn liền với mặt máy thì các
sứ này chỉ tháo sau khi rút ruột máy.
46

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nới lỏng hoặc tháo các định vị mặt máy.
Tháo đều theo chu vi các bulông mặt máy.
Nhấc ruột máy đặt lên tấm ke bằng gỗ sau khi đã nhấc mặt máy ra hoặc
nhấc lên cùng với mặt máy nếu cả hai thứ gắn liền với nhau. Bên dưới ruột máy
cần có khay hứng dầu bằng tôn.
Đối với loại máy rút vỏ thì nhấc vỏ máy đặt ra ngoài trên các thanh tà vẹt.
Khi rút ruột hoặc vỏ máy cần phải:
- Cáp cẩu phải móc đúng vị trí quy định. Góc của cáp hợp thành tại móc
cẩu phải đúng như bản vẽ của nhà chế tạo, thông thường góc này khôgn nên lớn
hơn 300.
-Trước khi nhấc hẳn ra ngoài cần nhấc thử lên độ cao 100 - 200mm để
kiểm tra xem cáp móc đã cân chưa, phanh của cẩu có hoạt động tốt không.
-Khi nhấc lên phải chú ý sao cho khe hở giữa ruột máy và vỏ đều nhau
theo suốt chu vi máy. ở bốn góc vỏ máy nên buộc thừng để người kéo, điều
chỉnh cho thật cân.
-Cần cẩu phải hoạt động thật nhẹ nhàng, tránh lắc, giật.
Để kiểm tra ruột các máy biến áp lớn cần làm các dàn giáo tạm thời dọc
theo hai bên máy. Trong quá trình làm việc nghiêm cấm dẫm chân lên các đầu
dây, các thanh nẹp gỗ, các chi tiết cách điện,......
Nếu có điều kiện, đo tỷ số ∆C/C ruột máy không có dầu.
Kiểm tra các bulông, gugiông, băngđa, ép xà, trụ tôn, các nẹp đầu dây lên
sứ, các màn tĩnh điện, các chi tiết của bộ chuyển nấc. Xiết lại những chỗ bị lỏng
lẻo, tìm đủ các êcu, long đen bị rơi ra để lắp lại cho đủ..
Kiểm tra các bulông ép cuộn dây. Nừu các bulông ép cuộn dây ngoài cản
trở thì có thể tạm thời tháo ra để xiết ép các cuộn dây bên trong trướcc rồi lắp lại
sau. Lực ép các cuộn dây phải được tính toàn cho phù hợp với số liệu của nhà
chế tạo, tốt nhất là dùng các cờlê có đồng hồ lực. Đối với các máy biến áp có
dung lượng từ 80.000kVA trở lên bắt buộc phải dùng kích thuỷ lực để ép cuôn
dây. Việc nén ép cuộn dây phải làm đều đặn theo cả chu vi cuộn dây. Sau khi
nén ép xong phải xiết chặt các êcu công.
Kiểm tra trạng thái lõi tôn xem có chỗ nào bị quá nhiệt, quăn gãy, đọng
bùn không. Nừu các gugiông ép trụ bị mất cách điện thì phải khôi phục lại cách
điện. Chỗ nào tôn silích bị hỏng cách điện thì dùng nhựa bakêlít để phục hồi
cách điện. Nắn lại những mép tôn quăn nếu có thể.
Kiểm tra cách điện cuôn dây đầu lên sứ, các ống lồng cao thế... Trong thực
tế cách điện phân ra 4 hạng:
Loại 1: Cách điện tốt. Bìa cách điện khôgn bị ròn, khi gấp đôi khôgn gãy,
rạn, ấn tay lên giấy cách điện của dây dẫn không bị rạn nứt, dùng móng tay cào
không long.
Loại 2: Cách điện đạt yêu cầu. Bìa cách không ròn, khi gấp một góc nào
đó, không gẫy nhưng khi gấp đôi thì rạn nứt. Cách điện dây dãn ra, hki ấn tay
không rạn nứt nhưng nếu bóc một mảnh và gấp đôi thì có vết rạn nhỏ.

47

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Loại 3: Cách điện tạm dùng được. Bìa cách điện khi ggấp đôi bị gãy, ấn
tay vào giấy cách điện của dây dẫn thấy rạn nứt hoặc biến dạng.
Loại 4: Cách điện xấu. Bìa cách điện khi gấp thành góc vuông đã bị gãy,
ấn tay vào giấy cách điện dây dẫn bị gãy, vỡ.
Màu sắc cách điện nhìn chung không quan trọng vì còn phụ thuộc vào loại
sơn cách điện, chế độ sấy, chất lượng dầu cách điện,... nhưng phần lớn trường
hợp cho thấy màu sáng tốt hơn màu tối đen.
Nếu thấy cách điện ruột máy bị hư hỏng cục bộ cần phải khắc phục băng
bó lại. Chèn lại các căn đệm bị hỏng rơi ra, đặt các chỗ vòng dây bị xô lệch.
Kiểm tra trạng thái tiếp xúc của các bộ điều chỉnh điện áp, đánh sạch tiếp xúc
hay thay thế tiếp điểm.
Việc khôi phục cách điện của một vài vòng dây bị xây xước nhỏ thực hiện
như sau:
Dùng nêm tre mỏng đóng vào để kéo căng, tách những vòng bị róc cách
điện ra. Cạo sạch chỗ bị hỏng cách điện rồi dùng băng lụa vàng hoặc giấy cách
điện mỏng (giấy cáp, giấy điện thoại...) băng bán điệp theo đúng chiều dày của
nhà chế tạo. Băng trùm ra ngoài chỗ bị hỏng 10mm về cả hai phía. Tẩm nhựa
bakêlít vào chỗ mới băng, đặt lại các vòng dây vào vị trí cũ và phủ sơn cách điện
lên trên. Nừu chỗ hỏng cách điện ở sâu bên trong không băng được thhì tìm cách
nhét vào giữa các vòng dây một bìa cách điện 0,3 - 0,5mm.
Nếu đầu dây lên sứ bị hỏng cách điện ở mộ vài điểm cách khắc phục như
sau: Gọt cách điện từ hai phía của điểm cần sửa chữa thành hình nón, chiều dài
của mỗi hình nón ít nhất phải bằng 10 lần chiều dày cách điện. Cắt băng lụa
thành từng dải rộng 30 mm. Cắt theo chiều nghiêng 450 so với khổ vải, sấy ở 80
– 900C trong 10 giờ. Băng bán điệp chỗ hư hỏng cho đến khi đạt chiều dày cách
điện cần thiết.
Kiểm tra tiếp địa ruột máy theo bản vẽ và đo lại cách điện của các
gugiông, băng đa và nửa băng đa so với lõi tôn, cách điện của các màn chắn tĩnh
điện với lõi tôn và xà ép (nếu có màn chắn). Kiểm tra xem tiếp địa của các màn
chắn tĩnh điện có liền mạch không.
Đo lại tỷ số ∆C/C trước khi hạ ruột máy vào vỏ hoặc đậy lại vỏ.
Dùng dầu nóng rửa sạch ruột máy, dầu này phải đạt các têu chuẩn của phụ
lục 1. áp lực dùng dầu từ 0,1 – 1kg/cm2.
Xả hết dầu đọng ở đáy máy và lau khô, vệ sinh sạch sẽ vỏ máy. Thả ruột
máy vào vỏ máy, đậy lại mặt máy hoặc vỏ máy.
Tiếp địa lại ruột máy với vỏ (nếu trong kết cấu máy có tiếp địa này).
Trước khi đậy mặt máy hay vỏ máy nên dùng keo dán gioăng mặt máy
vào đúng vị trí. Điểm nối của gioăng phải nằm đối diện với một bulông mặt máy.
Khi xiết các bulông mặt máy phải xiết đều theo chhu vi. Xiết ép đến khi nào
gioăng mặt máy bị nén còn 2/3 chiều dày ban đầu thì thôi.
Lắp ráp lại máy biến áp theo hướng dẫn của phụ lục 7.
Bơm dầu vào máy biến áp theo hướng dẫn của phụ lục 1.

48

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thí nghiệm toàn máy theo hướng dẫn của phụ lục 2.
Đồng thời với việc kiểm tra ruột máy tiến hành sửa chữa các phụ kiện của
máy biến áp theo hướng dẫn của phụ lục 5.

Bảng xác định nhiệt độ điểm sương của không khí, 0C theo nhiệt độ và độ ẩm
tương đối của không khí.

§é Èm t­¬ng ®èi , %
Nhiệt độ
không
khí 0C 90 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25 20
0 -1,0 -2,0 -3,0 -3,5 -4,4 -5,0 -6,8 -7,5 -8,5 -9,8 -11,0 -12,8 -14,5 -16,5 -19,0
5 3,5 2,5 1,8 0,8 -0,2 -0,1 -0,2 -3,8 -4,3 -5,5 -7,0 -9,0 -10,5 -13,0 -15,3
10 8,5 7,5 6,5 5,8 4,5 3,4 2,8 1,0 0,5 -1,8 -3,8 -4,5 -6,5 -9,0 -11,8
15 13,3 12,4 11,0 10,2 9,5 8,3 7,,0 5,7 4,4 2,5 1,0 -1,0 -3,0 -4,8 -8,0
16 14,3 13,3 12,2 11,3 10,3 9,0 8,0 6,5 5,0 3,5 1,8 -0,3 -0,2 -4,3 -7,0
17 15,7 14,3 13,2 12,2 11,0 10,0 8,6 7,5 6,0 4,5 2,4 0,8 -1,5 -3,5 -6,5
18 16,4 15,2 14,3 13,3 12,0 10,9 9,8 8,3 6,8 5,8 3,5 1,5 -0,5 -3,0 -5,5
19 17,3 16,4 15,2 14,3 13,0 11,8 10,5 9,8 7,8 6,1 4,4 2,4 0,5 -2,3 -4,8
20 18,2 17,3 16,1 15,3 14,0 12,7 11,5 10,2 8,6 7,0 5,3 3,3 1,0 -1,5 -4,3
21 19,2 18,3 17,2 16,3 15,0 13,8 12,4 11,0 9,5 8,0 6,3 4,3 2,0 -0,7 -3,5
22 20,3 19,3 18,3 17,2 16,0 14,8 13,4 11,8 10,5 8,8 7,0 5,0 3,0 0,0 -3,0
23 21,2 20,3 19,3 18,3 17,0 15,7 14,4 13,0 11,5 9,7 8,0 6,0 3,5 1,0 -2,0
24 22,1 20,9 20,3 19,3 17,8 16,6 15,4 13,9 12,4 10,6 8,9 6,9 4,5 1,8 -1,2
25 23,3 22,2 21,1 20,2 19,0 17,7 16,4 14,8 13,2 11,5 9,8 7,6 5,5 2,5 -0,2
26 24,2 23,1 22,1 21,0 20,1 18,7 17,3 15,8 14,3 12,4 10,5 8,5 6,3 3,5 0
27 25,4 24,2 22,8 20,0 20,8 19,6 18,2 16,8 15,4 13,3 11,5 9,5 7,0 4,3 1,0
28 26,0 25,0 23,2 22,8 21,8 20,3 19,1 17,0 16,0 14,3 12,2 10,3 8,0 5,0 2,0
29 27,1 25,8 24,9 23,8 22,6 21,3 20,1 18,6 17,0 15,2 13,3 11,0 8,0 6,0 2,5
30 28,2 27,0 25,3 24,8 23,8 22,3 21,3 19,7 17,9 16,1 14,2 11,8 9,5 6,9 3,0
31 29,4 28,2 27,0 26,0 24,5 23,2 22,4 20,5 19,3 17,0 15,3 13,3 10,3 7,6 4,5
32 30,1 29,1 28,0 26,8 25,5 24,2 22,8 21,4 19,8 18,0 16,0 13,5 11,0 8,5 5,0
33 31,0 29,8 29,0 27,8 26,5 25,3 23,7 22,3 20,7 18,9 17,2 14,8 12,0 9,3 6,0
34 31,8 30,9 29,8 28,6 27,3 26,1 24,6 23,4 21,5 19,8 17,9 15,5 13,3 10,0 6,5
35 33,0 31,7 30,5 29,5 28,3 26,8 25,4 23,9 22,3 20,5 18,5 16,3 13,8 10,7 7,3

Phụ lục 4
SỬA CHỮA PHỤC HỒI MÁY BIẾN ÁP
CÓ THAY THẾ MỘT PHẦN HOẶC HOÀN TOÀN CUỘN DÂY
Trước khi tiến hành tháo dỡ và kiểm tra máy biến áp cần tìm hiểu các vấn đề
sau:
1. Công dụng của máy.
2. Điều kiện làm việc.
3. Các yêu cầu đặt biệt.
4. Các khuyết tật đã quan sát thấy trong quá trình vận hành.
5. Các dạng sửa chữa hoặc cải tạo mà máy đã trải qua.
Sau đó cần phải nghiên cứu kỹ l ưỡng các tài liệu sau:
a. Lý lịch máy biến áp.
b. Các biên bản sự cố.
c. Nhật ký các lần sửa chữa trước đó.
d. Các biên bản thí nghiệm máy và dầu.

49

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trên cơ sở số liệu kể trên có thể phân tích và đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng
máy, lập phương án sửa chữa.
Kiểm tra bên ngoài, xem xét kỹ và phụ kiện; các chi tiết bị thiếu hoặc các
khuyết tật cần ghi rõ vào biên bản đại tu.
Tiến hành tháo các phụ kiện, rút dầu , mở ruột máy nh ư trong phụ lục 3.
Kiểm tra bằng mắt tình trạng ruột máy.
Tiến hành đo đạc các kích thước cơ bản của ruột máy.
1 . Khoảng cách MO giữa tâm của hai trụ tôn:
MO = (L - a)/2 (mm)
Trong đó: L- chiều dài xà tôn: a- chiều rộng tập tông giữa chiều cao H0 của
cửa sổ đo từ mặt dưới xà dưới đến mặt trên xà dưới.
Đường kính trụ tôn D0 đo bằng đường chéo của tập tôn giữa.
Đo chiều dày và chiều rộng của từng tập tôn, chiều rộng của các kênh làm
mát và các cân đệm giữa các tập tôn.
Kiểm tra lại các số đo trên bằng cách:
- Cộng chiều cao cửa sổ với hai lần xà tôn phải bằng chiều cao của trụ tôn.
- Tổng chiều dày của các trụ tập tôn cộng với căn đệm và kêm làm mát phải bằng
chiều dày trụ tôn.
- Hai lần khoảng MO cộng chiều rộng tập tôn giữa bằng chiều dài xà tôn.
2. Xác định các kích thước cơ bản của các cuộn dây và bối dây; các khoảng
cách điện cơ bản; khoảng cách điền đầy hướng kính của cuộn dây trong cửa sổ;
kích thước ống lồng cao áp....
Sau khi đã rút ruột dây của một pha ra xác định tiếp số vòng trong bối dây,
cuộn dây, kết cấu và tình trạng cách điện bên trong (từ cuộn dây ngoài đến cuộn
dây trong và trụ tôn).
Đo chính xác kích thước dây dẫn có cách điện và không có cách điện. So
sánh số đo này với bảng tiêu chuẩn dây điện từ.
Sau khi đã đo xong các số liệu cần thiết cần kiểm tra sơ bộ bằng cách tiến
hành một số tính toán nh ư sau:
1 . Tính mặt cắt tích cực của trụ tôn theo đường kính trụ có tính đến hệ số
điền đầy và loại trừ cách điện lá tôn. So số liệu này với số liệu tính toán mặt cắt
tích cực của trụ tôn theo tổng diện tích mặt cắt các tập tôn.
2. Tính toán từ thông trong trụ và xà tôn; so sánh với từ thông cho phép đối
với tôn cán nóng (không quá 1,48) hay tôn cán lạnh (không quá 1,65).
3. So sánh số đo khoảng cách từ cuộn dây đến trụ tôn, giữa các cuộn dây,
giữa các pha, từ cuộn dây đến xà tôn và các phần tiếp đất khác... với khoảng cách
tối thiểu cho phép theo tiêu chuẩn của cấp điện áp tương ứng.
4. Tính toán điền đầy cửa sổ lõi tôn cả theo h ướng kính, cả theo chiều cao
cửa sổ. So với kết quả đo thực tế.
5. Tính toán kích thước cuộn dây và so sánh với số đo thực tế.
6. Tính toán mật độ dòng điện và so với các số liệu thực tế cũng như so với
định mức cho phép.

50

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nếu như kết quả so sánh và tính toán cho thấy phù hợp với kết quả đo trực
tiếp; nếu như các số liệu này đều nằm trong giới hạn cho phép và tương tự với
các máy cùng loại thì có thể coi như hoàn thành công tác chuẩn bị số liệu.
Công việc tiếp theo là tháo dỡ xà tôn trên của máy biến áp. Đối với các máy
lớn để làm được việc này cần dựng dàn giáo hai bên máy nới lỏng các gugiông
và băng đa xà ép tôn. Dùng các móc chữ U bằng thép dày 5-6mm bản rộng 50-
60mm cài so le vào xà tôn để giữ cho tôn không bị xổ tung. Tháo dỡ các xà ép
của tôn trên. Sơ tôn từ hai bên vào giữa, mỗi lần tút từ 2 đén 3 lá tôn. Các lá tôn
được xếp đúng thứ tự vào các hàm gỗ hoặc xếp trên các tấm thép lá và được che
kín bằng giấy xi măng.
Phải rất nhẹ nhàng khi làm việc với tôn silích; không ném, bẻ, gõ, đập,.... Các
va đập có thể làm thay đổi đặc tính của tôn, làm tăng tổn thất không tải lên hơn
2% so với ban đầu.
Các lá tôn bị hỏng cần xếp riêng để xử lý. Với các lá tôn bị hỏng cách điện có
thể dùng giấy tụ dán lên để khắc phục. Mép của giấy phải rộng hơn mép vết cách
điện hỏng ít nhất 10mm. Cho phép loại bỏ 1% số lá tôn nếu số lá này bị hỏng
quá nặng.
Các mép tôn bị quăn có thể nắn lại hoặc cắt bỏ.. Vết cắt cho phép dài không
quá 15mm, sâu quá 1,5mm.
Đầu các lá tôn của các trụ, sau khi đãdỡ xong xà trên, cần dùng thừng buộc
lại để khỏi bị xổ ra.
Nhấc các vành ép cuộn dây, căn đầu, căn guốc... ra khỏi trụ tôn.
Dùng máy hàn hoặc đục để phá bỏ các mối hàn của cuộn dây.
Đóng nêm thép đều các phía trên dưới cuộn dây để tạo khe hở móc vam.
Dùng vam có hai móc nếu đường kính cuộn dây d ưới 600 mm, có 3 móc nếu
đường kính cuộn dây trên 600mm.
Các mỏ của vam phải móc đúng vào các chồng căn mang cá của cuộn dây và
không được chạm vào cuộn dây bên trong. Quấn dây thừng dọc theo chiều cao
cuộn dây để cố định các chân vam.
Móc cẩu phải đặt đúng tâm cuộn dây, khi rút lên cuộn dây phải thật cân bằng
không nghiêng ngả, không kéo theo cuộn dây bên trong. Đưa cuộn dây vào
xưởng để cuốn lại một phần hoặc quấn mới hoàn toàn. Cuộn dây sau khi dỡ khỏi
khuôn quấn cần được nén, ép, sây khô cho đến khi đạt được các kích th ước cần
thiết.
Các chi tiết cách điện nếu bị hư hỏng cần chế tạo lại. Cách điện chính của
máy cần dùng loại các tôn cách điện có các đặc tính: mềm dẻo, chịu uốn, có khả
năng chịu phóng điện bề mặt cao.
Cách điện dọc của cuộn dây dùng loại các tông cách điện cứng, ít chịu nén.
Các chi tiết cách điện được chế tạo bằng cách dán nhiều lớp các tông thì dùng
loại các tông cách điện ít bị long, phồng rộp. Các căn mang cá có thể dập bằng
máy đột dập từ các tông cách điện 2mm.

51

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các căn dọc chế tạo bằng cách dán nhiều lớp bìa các tông bằng keo dán
bakêlít sau đó nép ép đến áp suất 40-50kg/cm2 và sấy ở 125-1400C.
Các vành cách điện tốt nhất là cắt từ phíp tấm trên máy tiện.
Đặc biệt lưu ý không dùng bút chì viết lên các chi tiết cách điện.
Cuộn dây mới chế tạo được chở đến hiện trường, trước khi lắp cần dùng gió
nóng sấy ở 70-800C và ép lại cho đúng kích th ước cần thiết.
Để chuẩn bị cho công tác lắp ráp trước tiên cần kiểm tra lõi tôn.
- Các vết ghép của trụ với xà dưới.
- Các kênh thông dầu trong lõi tôn.
- Các trụ tôn có bị sóng không.
- Dùng lưỡi dao hoặc dơ đỡ căn kiểm tra độ nén, ép của lõi tôn.
- Kiểm tra cách điện của tất cả các chi tiết có nhiệm vụ nén ép lõi tôn, điện trở
cách điện của chúng không được nhỏ hơn 2MΩ.
- Kiểm tra cách điện lá tôn trong lõi tôn.
Có nhiều cách kiểm tra cách điện lá tôn, song dễ thực hiện nhất là đo bằng
điện một chiều:
a.Chuẩn bị nguồn ắc quy 6-12V, dòng 0,25-2,5A.
b. Biến trở tr ượt 10 Ω.
c. Ampemét một chiều 5A và vôn mét một chiều 25V.
d. Hai điện cực đồng rộng 100-150mm2, dày 3-4mm, mép được mài sắc. Cắm
hai điện cực vào sâu trong xà tôn từ 30-40mm, tạo dòng điện 2-2,5A. Đo điện trở
từng tập tôn và cả lõi tôn.
Kết quả đánh giá như sau:
1 . Điện trở của lõi tôn tính bằng ôm không được nhỏ hơn:
0,8 đối với máy biến áp dưới 20.000KVA một pha;
1,1 đối với máy biến áp trên 20.000 Kva một pha;
1,2 đối với máy biến áp dưới 16.000 KVA ba pha;
1,6 đối với máy biến áp trên 16.000 KVA ba pha.
2. Điện trở cách điện của các tập tôn đối xứng không lệch nhau quá 1,5lần.
3. Cộng điện trở của từng tập so với điện trở cả lõi tôn sai khác không quá 3%.
4. Điện trở riêng = RF/n phải lớn hơn 50-60 Ω.cm2 ở đây:
R- điện trở tập tôn Ω
F- diện tích lá tôn cm2
n- số lá tôn trong tập tôn
Rửa sạch lõi tôn bằng chổi lông mềm nhúng trong dầu biến áp.
Việc ráp lại một máy tiến hành theo thứ tự sau:
- Đặt các chi tiết cách điện dầu dưới cuộn dây.
- Lắp ống lồng cách điện hoặc quấn các tông cách điện của trụ tôn.
- Lắp cuộn dây bên trong.
- Lắp ống lồng cách điện hoặc quấn các tông cách điện giữa các cuộn dây.
- Lắp các cuộn dây bên ngoài.
- Đặt cách điện đầu cuộn dây.

52

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Lắp lại xà tôn trên.
- Nén ép cuộn dây bằng 30% lực ép định mức của nhà chế tạo.
- Hàn các đầu dây, thực hiện các đầu lên sứ.
Đối với các máy biến áp từ 10KV trở lên, người ta không dùng ống lồng cao
áp mà dùng các tông cách điện dày 1,5-2mm quấn nhiều lớp. Khi quấn cần chú ý
xếp mép của lớp nọ phải trùm lên mép của lớp kia ít nhất là 100mm và khoảng
chồng phải nằm ở giữa các căn dọc cuộn dây. Có thể dùng dây thừng và một
chiếc tời đặc biệt để xiết chặt các lớp bìa cách điện lại. Bên ngoài cùng các lớp
các tông dùng băng vải trắng quấn cố định.
Cách thức lắp ráp cuộn dây như sau:
- Kiểm tra lại kích th ước và tình trạng cuộn dây.
- Dùng mêgaômmét 500V hay bóng đèn ắc quy 12V, 15W kiểm tra xem các
sợi dây song song có bị chạm chập và có liền mạch không.
- Đánh lệch các cân mang cá sang hai bên tại 2-3 điểm để khoá chặt các căn
dọc.
- Dùng các tông 1 mm bọc các đầu trụ tôn để tránh xây xước cuộn dây. Sau
khi cuộn dây đãvào được một phần phải rút các tấm các tông này ra.
- Móc vam vào cuộn dây, mỏ vam phải nằm đúng vị trí các căn dọc của cuộn
dây và tốt nhất là được lót một lớp các tông cách điện. Bôi paraphin lên các căn
dọc của cuộn dây,
- Nhấn thử cuộn dây vài lần, cân chỉnh sao cho thật thăng bằng.
- Đưa cuộn dây lên trên trụ tôn, chỉnh sao cho tâm cuộn dây trùng với tâm trụ
tôn, các đầu ra của cuộn dây nằm đúng vị trí.
- Vừa thả từ từ cuộn dây vào trụ tôn vừa quan sát và điều chỉnh sao cho các lá
tôn không làm thương tổn cách điện, các căn dọc phải trùng khớp với các căn
guốc đầu cuộn dây. Cuộn dây phải tụt xuống bằng sức mạnh bản thân; trường
hợp cần thiết có thể đặt một vật nặng lên trên cuộn dây để xuốngdễ dàng hơn.
- Khi cuộn dây xuống còn 100mm thì đặt gỗ kê để rút vam ra. Bẻ, uốn, định
vị các đầu dưới của cuộn dây. Đánh bật gỗ kê để cuộn dây xuống hoàn toàn.
- Khe hở giữa căn dọc với ống lồng phải nhỏ hơn 2mm (tốt nhất là 1mm) và
không dài quá 1/4 cuộn dây và tôn được có quá 1/3 số căn dọc bị hở như trên.
Đồng thời khe hở như trên không được có ở hai căn dọc liên tiếp.
Xà tôn trên được lắp ngược với khi tháo: từ giữa ra hai bên, nhưng trình tự
các lá tôn phải bảo đảm đúng. Khi lắp cần chú ý khe hở mạch ở giữa trụ và xà
tôn phải nhỏ hơn 5mm (tốt nhất là 2mm), số lá tôn ghép hở 5mm phải nhỏ hơn
1,5%. Đối với các lọi tôn kiểu “Khung ảnh” (vết ghép chéo 45 0) khe hở này
không định mức.
Trong quá trình lắp xà dùng các móc chữ U giữa các lá tôn cho khỏi xổ ra.
Dùng búa có kê gỗ vỗ cho các lá tôn đều nhau. Nếu số lá tôn bị nhấp nhô dưới
10% thì độ nhấp nhô cho phép là 2mm, còn nếu số lá này d ưới 5% độ nhấp nhô
cho phép tới 2,5mm. Lắp xà ép và các băng đa, gulông ép xà tôn. Rút các móc
chữ U ra. Nén ép xà tôn đến kích thước cần thiết.

53

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Kiểm tra độ lượn sóng của xà tôn: số khe không quá 4, mỗi khe rộng không quá
5mm, dài không quá 250mm. Nếu khe hẹp hơn 1,5mm, ngắn hơn 150mm thì số
lượng khe không định mức.
Tiếp đất của lõi tôn thực hiện bằng hai lá đồng mỏng chập lại, mỗi lá dày
0,3mm rộng 40mm, được mạ thiếc. Một đầu băng tiếp địa cài vào xà tôn sâu
75mm, một đầu đấu ra ngoài. Nếu cần thiết phải cài hai tiếp địa ở cả xà trên lẫn
xà dưới thì chúng phải đặt trùng nhau, có cùng khoảng cách từ mép xà vào đến
điểm cài để tránh tăng tổn thất không tải.
Các đầu lên sứ của cuộn dây 110KV trở kên được cách điện bằng giấy cáp
hoặc giấy cách điện nhẵn hoặc bằng lụa. Băng đầu ra thành hình nón có chiều dài
ít nhất bằng 10 lần chiều dày cách điện. Các đầu lên sứ 6-35KV được cách điện
bằng ống lồng giấy tẩm bakêlít. Điểm nối của các ống lồng này phải băng kín
bằng giấy cách điện và phải nằm cách xa các nẹp gỗ định vị.
Các đầu dây lên sứ và các đầu nối giữa các pha được hàn bằng đồng trên máy
hàn điện cực than hay hàn hơi. Khi hàn dây dẫn để chồng lên nhau ít nhất 1,5-2
lần chiều rộng của dây. Dây phải được giũa mỏng bớt để khỏi cộn lên khi chồng
nhau. Cách hai phía của mối hàn cần quấn tết amiăng dày 30mm, dài ít nhất
100mm và tưới nước ướt. Dùng bìa amiăng che chắn xung quanh vị trí hàn. Sau
khi hàn xong dùng búa gõ vào mối hàn để kiểm tra, dùng mắt xem chất hàn
đãvào đầy trong khe hở tiếp xúc chưa, vết hàn có rạn nứt không.
Sau khi lắp ráp xong, trước khi đưa vào sấy đối với các máy biến áp từ
110KV trở lên người ta tiến hành một số thí nghiệm kiểm tra.
1 . Đưa điện áp bằng 5-1 0% định mức vào một pha hạ thế, sau đó thỉnh thoảng
lại cắt điện và dùng tay kiểm tra xem cuộn dây có phát nhiệt ở điểm nào không.
2. Kiểm tra tỷ số biến áp và đo điện trở một chiều của riêng từng pha.
3. Thí nghiệm không tải ở điện áp thấp (5-10 định mức).

Phụ lục 5
SỬA CHỮA CÁC PHỤ KIỆN MÁY BIẾN ÁP
Song song với việc sửa chữa ruột máy cần tiến hành kiểm tra, sửa chữa các
phụ kiện của máy.
1. Vỏ máy: Bắt đầu từ việc kiểm tra xác định chỗ chảy dầu trên vỏ máy, đánh
giá chất lượng các đường hàn vỏ máy. Để xác định chỗ chảy dầu cần dùng xăng
tẩy sạch điểm nghi ngờ, sau đó bôi phấn lên một mặt còn mặt kia bôi dầu hoả.
Điểm chảy dầu khắc phục bằng cách hàn hồ quang. Đối với các máy biến áp từ
220 KV trở lên, vỏ máy có nhiều chỗ làm bằng vật liệu phi từ tính. Trường hợp
này phải dùng que hàn thép không gỉ.
Nếu ruột máy còn nằm trong vỏ thì phải hàn khi đãbơm dầu ngập chỗ hàn ít
nhất 200-250mm để tránh hoả hoạn.
Cũng có thể khắc phục vết rạn nứt trên vỏ máy bằng cách dán keo epôxi. Để
tăng độ bền, giảm co ngót và giảm sự chênh lệch của hệ số gi ãn nở nhiệt, cần
trộn lẫn vào epôxi bột kim loại cùng bản chất với kim loại vỏ máy. Chỗ cần gắn

54

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


epôxi phải được đánh sạch, tẩy hết dầu mỡ bằng xăng hay axêtôn. Nếu trong vỏ
máy có dầu thì cần tạo chân không không sâu lắm trong máy để dầu ngừng chảy.
Tr ước khi gắn, điểm chảy dầu nên được đốt nóng đến 50-600C bằng đèn sấy.
Thời gian đông cứng của epôxi ước tính 24 giờ.
Nắn lại các chỗ cong vênh, lồi lõm trên vỏ máy. Vệ sinh sạch sẽ bằng xăng

lau khô. Bên trong vỏ máy sơn bằng sơn men đặc biệt chịu dầu, bên ngoài sơn
bằng sơn chịu tác động của khí quyển màu sáng. Ta-rô lại ren của các lỗ tren vỏ
máy. Thay toàn bộ các gioăng của các mặt bích.
2. Thùng dầu phụ: Nếu thùng dầu phụ có cửa người chui vào thì mở ra để chui
vào cạo gỉ hoặc dùng hàn hơi khoan một lỗ người chui trên thùng dầu phụ. Để
tiện cạo gỉ và vệ sinh dùng bàn chải sắt và xăng đánh sạch bên trong. Sơn thùng
dầu phụ như sơn vỏ máy. Nếu dùng dầu phụ có túi chất dẻo thì kiểm tra độ kín
của túi này. Trường hợp túi bị chân kim thì đặt gioăng cao su từ hai phía rồi xỏ
bulông qua bắt chặt lại. Thông rửa , vệ sinh ống thuỷ nhìn dầu hoặc kiểm tra
đồng hồ mức dầu. Sau khi đã lắp ráp lại các chi tiết tiến hành thử độ kín thùng
dầu phụ bằng cột dầu cao 1,5m trong vòng 20 phút.
3. Ống phòng nổ: Cần được vệ sinh , sơn lại. Thay gioăng, thay kính nếu vỡ.
Gioăng phải được bôi nhựa bakêlít khi đặt vào nếu không có kính đúng tiêu
chuẩn có thể thay bằng lá đồng mỏng 0,1-0,25mm, ống phòng nổ được thử độ
kín bằng cách lộn ngược lại và đổ đầy dầu, để trong một giờ.
4. Van an toàn -Van cắt nhanh: Tháo ra kiểm tra, vệ sinh, lau khô, thay gioăng
nếu cần. Van an toàn cần kiểm tra lại, lực tác động bằng lực kế, van cắt nhanh
kiểm tra tác động theo tín hiện điện.
5. Dàn cánh làm mát kiển QG và D: Xem xét bên ngoài dàn cách, kiểm tra các
mối hàn, gioăng, lớp sơn phủ, các van cách, các nút xả... Lớp chất cáu bẩn ngoài
dàn cánh có thể làm sạch bằng cách cạo sạch hoặc ngâm vào dung dịch 10-15%
xút nóng 60-700C rồi rửa nước sạch. Bên trong dàn cánh rửa bằng dầu nóng 60-
700C trong 1-1,5 giờ. Dàn cánh khi tráng rửa được treo dựng đứng, dầu tuần
hoàn trong cánh bằng cách bơm qua máy lọc ép. Kiểm tra giấy lọc nếu không
còn bết bẩn là đạt. Nếu cách làm mát bị chảy dầu ta có thể hàn lại bằng hàn hồ
quang hoặc bằng keo epôxi như đối với vỏ máy biến áp. Cánh làm mát được thử
độ kín bằng cột dầu có độ cao bằng khoảng cách từ điểm dưới cùng của dàn cánh
trong trạng thái làm việc đến điểm trên cùng của bình dầu phụ cộng thêm 0,5m
hoặc dùng bơm dầu tay tạo áp suất dầu tương đương trong vòng 15 phút. Sau khi
thử độ kín xong cần dùng mặt bích đẩy kín cánh làm mát lại. Để chèn kín dầu ở
các nút xả có thể sử dụng tết gai hoặc tết amiăng tẩm nhựa bakêlít phơi khô.
Kiểm tra các van cánh thay gioăng, thay tết van.
Kiểm tra các động cơ quạt gió.
Kiểm tra độ cân bằng của các cánh quạt làm mát như sau:
Bắt vào trục cánh quạt 1 êcu đặc biệt, ê cu này có thể giữ được một mũi kim
chỉ hướng. Chỉnh định sao cho mũi kim chỉ dọc theo một trong các cánh quạt gá

55

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


vào gioăng cánh một công- sơn mà ở đầu của nó có ốc điều chỉnh. Cần phải làm
sao để giữ mũi kim và đầu ốc điều chỉnh có khe hở 0,1 mm. Đóng điện động cơ
và kiểm tra xem mũi kim có quệt vào ống chính không. Nếu không thì chuyển
sang kiểm tra cánh khác. Nếu có thì ở hướng ngược với mũi kim đổ một miếng
nến sáp. Khối lượng miếng nến điều chỉnh sao cho sự va quệt phải chấm dứt.
Chuyển sang kiểm tra cánh khác lần l ượt cứ như vậy cho đến hết.
Tháo cánh đã được cân bằng ra và hàn một miếng kim loại có khối lượng
tương đương thay cho miếng nến.
Bộ làm mát kiểu KD: Mở các hộp ống ghép của dàn cánh và dùng que có
quấn dây thép thông rửa các ống làm mát. Xử lý các ống bị chảy dầu. Thử áp lực
các cánh làm mát bằng dầu biến áp ở 2-3kg/cm2. Dùng máy lọc dầu tuần hoàn
dẫn qua cánh để tráng rửa, khi nào dầu đạt tới độ cách điện 45KV thì có thể
ngừng rửa cánh. Tuyệt đối không dùng bơm tuần hoàn của máy biến áp để tráng
rửa các cánh làm mát.
Bộ làm mát kiểu ND: Loại làm mát bằng nước này được sử dụng chủ yếu
cho các máy biến áp lò và biến áp lực cỡ lớn đặt trong phòng kín nơi mà các
phương pháp làm mát khác không thể sử dụng được. Để đủ công suất làm mát
cần có 4-5 lít dầu đi qua bình mát dầu trong một phút đối với 1KW tổn thất.
Nhiệt độ dầu vào và ra chênh lệch nhau cỡ 100C. Thông thường người ta đặt vài
bình mát dầu hoạt động song song để dự phòng nóng hoặc dự phòng nguội.
Trước đây người ta dùng các bình mát đặt dựng đứng, ngày nay phần lớn các
bình mát dầu thuộc loại nằm ngang. Loại sau này có ưu điểm hơn hẳn ở chỗ để
kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa các ống làm mát người ta không cần phải tháo các
bình mát dầu hoàn toàn mà chỉ cần xả hết nước và mở nắp bình.
Các bơm dầu của hộ thống ND hiện đại đều là loại bơm ly tâm kín, không
phớt. Do làm việc trực tiếp trong dầu biến áp nên bơm rất nhỏ, gọn và đặc biệt là
không chảy dầu. Việc sửa chữa hệ thống ND về cơ bản giống như hệ thống sửa
chữa KD, nghĩa là sửa chữa, vệ sinh các ống làm mát , các ống dẫn dầu, phin lọc,
thay gioăng, thay silicagen trong bình hấp phụ, kiểm tra bơm, động cơ, khắc
phục các chỗ rò rỉ dầu, nước...
6. Các sứ đầu vào:
+ Các sứ đầu vào từ 35KV trở xuống.
Kiểm tra xem xứ có bị nứt không như sau:
- Thả sứ vào trong dầu biến áp vài giờ.
- Lau sạch sứ và rắc bột phấn lên.
- Sấy sứ ở 40-500C.
- Các vết nứt hiện rõ trên lớp phấn.
Nếu sứ nứt phải loại bỏ. Trường hợp sứ chỉ bị xước men và diện tích các vết
xước không quá 0,05-0,075% tổng diện tích bề mặt sứ đồng thời trên một đường
thẳng đứng không được có quá 2 vết nứt thì có thể khắc phục. Rửa sạch vết xước
bằng axêtôn sau đó dùng chổi lông quét ít nhất 3 lớp epôxi lên, mỗi lớp đều phải
sấy khô rồi mới quét lớp tiếp theo.

56

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


+ Các sứ đầu vào 110 KV trở lên:
Đối với các sứ cách điện rắn 110 KV việc sửa chữa chỉ có thể ở mức khắc
phục các vết xước như đôí với các sứ từ 35KV trở xuống hoặc sấy chuối sứ bằng
bakêlít nh ư đối với các chi tiết cách điện phíp. Việc thay dầu sứ không thể thực
hiện được.
Các sứ có dầu kiểu hở (sử dụng trong các máy biến áp cũ) có thể tháo rời
từng
bộ phận để thay gioăng, sấy lõi sứ bằng giấy trong lò chân không, vệ sinh vỏ
sứ...
Sau khi đã lắp lại và đổ dầu cần nhớ rút chân không ở đỉnh sứ để các bọt khí ra
hết, dầu ngấm hoàn toàn vào lõi giấy cách điện. Thời gian rút chân không như
sau: 2 giờ đối với 110 KV; 6 giờ đối với 220 KV; 10 giờ đối với 500 KV chân
không cần thiết là 750 mmHg. Các sứ có dầu kiểu kín (sứ áp lực) trong điều kiện
sửa chữa tại hiện trường có thể làm các hạng mục sau:
- Thay gioăng đỉnh sứ và đáy sứ.
- Thay đồng hồ áp lực
- Xả bớt dầu hoặc nạp bổ sung.
Dầu nạp bổ sung phải đạt các tiêu chuẩn của phụ lục 1 và được hút chân không
755 mmHg trong 4 giờ đối với moõi 50 lít dầu. Khi nạp dầu bổ sung phải có các
biện pháp đề phòng không khí lọt vào sứ, áp xuất trong sứ duy trì theo biểu đồ
của nhà chế tạo với sai số ±10%.
Trường hợp tδ của sứ cao thế tiến hành thay dầu sứ và tuần hoàn nóng để sấy sứ
nh ưng phải tiến hành tại cơ x ưởng trong các điều kiện đặc biệt.
7. Các bình tái sinh dầu, đường ống, các van; bình hô hấp:
Các bình xiphông nhiệt và bình hấp phụ được vệ sinh sạch kiểm tra độ kín ở
2kg/cm2 bằng dầu nóng 600C rồi nạp hạt phụ mới.
Đường ống được thông rửa áp lực dầu 3kg/cm2 , tuần hoàn dầu nóng 600C trong
vòng 1 giờ.
Các van được vệ sinh, thay gioăng, thay tết rà lại mặt van và thử áp lực dầu
3kg/cm2 .
Bình hô hấp được vệ sinh sạch, đổ silicagen mới. Vách ngăn dầu phải được
đổ
đầy dầu.
Phụ lục 6
SẤY VÀ PHỤ XẤY MÁY BIẾN ÁP
Tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm ẩm của máy biến áp mà quyết định tiến hành
sấy hoặc phụ sấy máy biến áp. Trong các tr ường hợp sau chỉ cần phụ sấy:
1 . Nếu thời gian bảo quản máy trong trạng thái vận chuyển vượt quá quy
định của nhà chế tạo nhưng không quá 1 năm.
2. Vỏ máy có hiện tượng mất độ kín dầu máy đã bị nhiễm ẩm.
3. Thời gian rút ruột kiểm tra vượt quá mức độ tối đa cho phép nhưng không
quá hai lần.

57

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4. Các thông số cách điện của máy không đạt yêu cầu.
Trong các trường hợp sau phải sấy máy biến áp:
1 . Sau đại tu phục hồi.
2. Có nước trên ruột máy hoặc cách điện bị nhiễm ẩm nặng.
3. Thời gian rút ruột kiểm tra vượt quá giới hạn hai lần cho phép.
4. Máy ở trong trạng thái bảo quản ở quá 1 năm.
5. Phụ sấy không có kết quả.

Phụ sấy máy biến áp: Quá trình phụ sấy chỉ cho phép tách hơi ẩm do lớp cách
điện bề mặt đã hấp thụ.
Sau khi đã bơm dầu lên cách mặt máy 150-200mm người ta gia nhiệt ruột
máy bằng dòng điện 1 chiều, dòng ngắn mạch hay bằng một phương pháp nào
khác cho đến khi nhiệt độ lớp dầu trên cùng đạt tới 800C. Tốc độ tăng nhiệt độ
như sau: 8-50C/giờ khi dưới 200C; 5 -30C/giờ ở khoảng 20-500C; 3-20C/ giờ ở
50-800C.
Duy trì nhiệt dộ dầu như trên trong thời gian:
- 48 giờ với điện áp 35KV và 110 KV công suất d ưới 80000KVA.
- 54 giờ đối với 11 0-1 50 KV công suất từ 80000kVAđến 400000KVA; 220
KV công suất d ưới 200000KVA.
- 72 giờ đối với 110-150KV công suất từ 400000kVA trở lên; 220 KV công
suất từ 200000KVA trở lên và 500 KV mọi cấp công suất.
Trong khi gia nhiệt đối với các máy từ 35KV trở xuống không cần tạo chân
không và cứ 12 giờ lại tạo tuần hoàn dầu 4 giờ bằng bơm bánh răng có lưu lượng
không dưới 4m3/giờ.
Đối với các máy từ 110 KV trở lên cần tạo chân không tối đa cho phép và
liên
tục tuần hoàn dầu bằng loại bơm không phớt (bơm kín hoàn toàn) theo sơ đồ từ
dưới lên trên.
Kết thúc thời gian gia nhiệt kể trên cần cắt nguồn điện và rút toàn bộ dầu ra
khỏi máy. Đối với máy biến áp từ 35KV trở xuống cần để nguội tự nhiên đến
nhiệt độ môi trường.
Đối với máy biến áp từ 110 KV trở lên cần duy trì chân không tối đa cho
phép trong vòng 20 giờ.
Bơm dầu vào máy nh ư trong phụ lục 1 đã hướng dẫn. Kết thúc chu trình phụ
sấy.
Sấy máy biến áp: Hiện nay máy biến áp thường được sấy bằng các phương
pháp sau:
1 . Sấy bằng lò sấy có hoặc không có chân không.
2 . Sấy bằng phương pháp tổn thất cảm ứng trong vỏ máy có và không có
chân không.
3. Sấy bằng gió nóng.
4. Sấy bằng dòng điện thứ tự không.

58

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5. Sấy bằng bẫy hơi nước ở nhiệt độ siêu lạnh kết hợp phun dầu nóng.
Việc sấy ruột máy trong lò thường được thực hiện ở nhà chế tạo hoặc xưởng
sửa chữa lớn. Nhiệt độ sấy khi xuất xưởng máy mới thường ở 105-1100C, cao
hơn nhiệt độ tại hiện trường. Điều này giải thích là khi máy đang ngấm dầu nhiệt
độ trên 950C sẽ làm dầu trong cách điện máy phân huỷ làm tăng tδ của máy.
Phương pháp thổi gió nóng hiện không phổ cập vì kém hiệu quả và nguy hiểm dễ
gây cháy. Phương pháp này hiện chỉ còn tác dụng phụ trợ sấy đáy máy hoặc
dùng để sấy các cuộn dây trước khi lắp vào trụ tôn.
Hiện tại các nước công nghiệp tiên tiến đều áp dụng phương pháp sấy bằng
bẫy hơi nước ở nhiệt độ siêu lạnh, chân không trung bình cho việc sấy các máy
biến áp từ 220 KV trở lên. Phương pháp này phải sử dụng các thiết bị đặc biệt
tiêu hao vật tư đắt tiền (nitơ lỏng, dầu cách điện) nên khó sử dụng một cách phổ
thông. ở đây chỉ giới thiệu hai phương pháp thông dụng, thích hợp với hoàn cảnh
sửa chữa của ta đó là:
- Sấy bằng tổn thất cảm ứng.
- Sấy bằng dòng điện thứ tự không.
A. SẤY BẰNG TỔN THẤT CẢM ỨNG
Phương pháp này dựa vào nguyên lý biến áp, nghĩa là các vòng dây từ hoá
được quấn xung quanh vỏ máy khi đưa dòng điện xoay chiều vào các vòng dây
từ hoá đó sẽ tạo ra một từ thông biến đổi và do đó có một sức điện động cảm ứng
ở vỏ máy, sức điện động này sinh ra dòng diện xoáy làm nóng vỏ và do đó phát
nhiệt vào ruột máy đặt ở trong. Số vòng cuộn từ hoá, công suất để sấy máy đều
phụ thuộc vào kích thước vỏ máy, khoảng cách từ dây quấn đến vỏ máy. Nhiệt
độ môi trường chất lượng cách nhiệt...
Đối với máy dưới 560 KVA nên chọn P = 0,5-1 /W/m2.
Đối với máy từ 560-5600 KVA ta chọn P=1 -2 KW
Đối với máy biến áp từ 1 0000 KVA trở lên tham khảo bảng sau:
Chu vi máy, m D ưới 10 11 -15 16-20 21 -26
Công suất riêng ∆P, KW/m2 D ưới 1,9 2,0-2,8 2,9-3,6 3,7-4,0

Khi chọn được σP theo bảng sau tìm hệ số A.


∆P 0,5 0,75 1 1,25 1,5 1,75 2
A 2,5 2,3 2,02 1,81 1,68 1,61 1,54
∆P 2,2 2,4 2,6 2,8 3,0 3,5 4,0
A 1,49 1,44 1,41 1,38 1,34 1,28 1,22

Các trường hợp không có trong bảng ta có thể tính A theo công thức kinh
nghiệm sau:

A = (83/d) 1 / a . ∆ p

59

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


d- Khoảng cách từ vòng dây đến vỏ máy, cm
a- chiều dày vỏ máy. cm
∆P- KW/m2.
Công suất cần thiết để sấy sẽ là: P=∆P.h.l (kW)
h- chiều cao phần vỏ máy quấn cuộn dây từ hoá lấy gần bằng chiều cao vỏ
máy, m.
l- chu vi vỏ máy (m)
Số vòng quấn khi sấy bằng điện áp 1 pha sẽ là:
W=A.U/l
U- Điện áp sấy (V)
l- Chu vi máy (m)
Dòng điện trong cuộn dây sấy:

P . 10 3
I = ( A)
U . cos ϕ

Coϕ lấy bằng 0,4-0,6 (khi d ≤ 100mm coϕ= 0,6)


Tiết diện dây quấn:
I
S= (mm2)
δ
δ - Mật độ dòng điện bằng 3-6a/mm2 đối với dây đồng 2-5a/mm2 với dây nhôm.
Để giảm bớt phụ tải lưới nếu cần thiết có thể đấu song song với cuộn dây
từ hoá 1 tụ điện bù. Trị số điện dung bù đối với cuộn dây 1 pha.
P0 tgϕ .10 9
C= 2
(mm2)
314.U
P - Công suất sấy (KW)
U- Điện áp sấy (V)
Nếu cuộn dây từ hoá 3 pha đấu hình sao thì số vòng được xác định như sau:
A.U fa
WA = WC = ; WB =0,4 WA
l
Wa; Wc các cuộn dây quấn ở phần trên và phần dưới, WB cuộn dây quấn ở phần
giữa thùng.
Điện áp pha (V)
Chiều của dòng điện của cuộn giữa WB phải ng ược với chiều của dòng điện

hai cuộn kia.
Trị số dòng điện đi qua từng pha của từng cuộn dây từ hoá:

60

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


P.10 3
I= (A)
3.U . cos ϕ
U- Điện áp dây (V)
Tụ điện đấu cho tr ường hợp này là:
P0 tgϕ .10 9
C= (mF)
3 x314.U 2
Các số liệu tính toán sẽ kiểm tra và hiệu chỉnh lại trên thực tế. Nếu nhiệt
lượng phát ra không đủ sấy thì cần thiết phải giảm số vòng dây.
Dây quấn sấy có thể dùng dây đồng hoặc nhôm có bọc cách điện hoặc không.
Dây có bọc cách điện phải cuốn với bước tối thiểu 5-6mm, dây không bọc
cách điện quấn với bước 20. Vỏ máy bảo ôn bằng amiăng tấm dầy 5-6mm; nắp
máy bảo ôn dầy gấp 2 lần. Dây quấn trên có nẹp gỗ dầy 20-25mm rộng 50-
60mm, dây buộc tấm bảo ôn và nẹp gỗ vào thùng phải là dây vải hoặc dây thừng,
tuyệt đối không dùng dây kim loại. Để bảo đảm nhiệt độ phân bố đều trong vỏ
máy khi quấn cuộn dây sấy 1 pha cần phân bố 60-70% số vòng ở phái dưới của
vỏ máy với bước quấn mau hơn.
Xả hết dầu đọng ra khỏi máy, lau khô đáy máy. Nếu sấy máy có chân không thì
phải bịt kín tất cả các lỗ ở nắp và thành vỏ máy không sử dụng để thông gió. Đáy máy
trong thời gian sấy cần gia nhiệt bằng quạt gió nóng hay lò điện trở kín có nhiệt độ
250-3000C đặt cách đáy máy 0,6-0,8. Công suất sấy đáy máy chọn lựa theo chu vi máy
như bảng sau:

Chu vi máy, m Dưới 10 11 -15 16-20 21-26


2
C. suất riêng P, KW/m D ưới 0,8 0,9-1,4 1,5-1,8 1,9-2,2
Nếu việc sấy máy tiến hành ngoài trời cần căng bạt che thành một cái lều
trùm kín máy. Lều cần phải có ít nhất hai cửa đối diện nhau. Khoảng cách từ vỏ
máy đến vách lều phải trên 3m và từ mặt máy đến nóc lền phải trên 1,8m.
Bơm chân không, máy lọc dầu không được phép để trong lều mà phải có chỗ
bố trí riêng.
Nơi sấy máy phải có rào chắn. máy phải được đặt nghiêng 2 độ về phái nút
xả
dầu máy. Tuyệt đối không sấy ruột máy khi chưa vệ sinh sạch sẽ. Nếu sấy máy
không có chân không thì cần bố trí ở một lỗ trên mặt máy ống thoát khí dài 1 -
2m đường kính 25-75mm để thông gió, ống phải được bảo ôn, phần cuối của ống
phải nằm trong vỏ máy, cách mặt máy 2mm, phái dưới ống, bên trong máy phải
có bình hướng nước đọng. ở máy có ống phòng nổ thì dùng ống này làm ống
thoát khí. ở đáy hay phần dưới vỏ máy đối diện với ống thoát khi bố trí đường
gió vào (có thể dùng lỗ dầu xả, van đấy máy, van cánh làm mát...).
Đấu vào lỗ này một đoạn ống thép trên có cuốn dây điện trở đốt nóng đầu kia
nối với một bình hô hấp có chữa ít nhất 5kg chất hút ẩm. Các đầu ra của cuộn
dây phải đấu tắt ba pha với nhau và được đưa ra ngoài để kiểm tra cách điện.
Dây dẫn để đo cần cách các chi tiết tiếp đất của máy và các thanh dẫn ít nhất 50-

61

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


100mm. Cũng có thể dùng quạt hút để thay thế cho ống thoát khí. Trong trường
hợp sấy có chân không cần phải bố trí giữa bơm chân không và máy biến áp một
bình ngưng đọng hơi nước có bề mặt làm mát cơc 4-8m2, chịu được chân không
tuyệt đối. Bình này được làm mát bằng nước và có hai công dụng.
- Ngưng đọng hơi ẩm trong máy thoát ra, cho ta khái niệm về hiệu quả sấy.
- Bảo vệ dầu trong bơm chân không khỏi bị nhũ hoá.
Bình ngưng được nối với vỏ máy qua van một chiều để tránh nước hoặc dầu
chân không khỏi bị hút vào máy khi bị mất điện hay ngừng bơm sự cố.
Cần đặt các bộ phận cảm biến nhiệt để kiểm tra nhiệt độ tại vị trí sau:
Trong kênh dầu làm mát của xà tôn trên, trụ giữa đối với máy biến áp ba pha
hoặc bất kỳ trụ nào đối với máy một pha. (Nếu có khó khăn thì có thể cắm thêm
vào khe hở giữa ống lồng cách điện và trụ tôn). Chiều sâu cắm vào là 250mm.
Số lượng 2 cái.
- Xà tôn dưới, giữa các pha 1 cái
- Gần ống gió nóng vào tại đáy máy, trên các chi tiết cách điện 1 cái.
- Tại khoảng không gian giữa ruột máy và vỏ máy 2 cái.
- Tại các cuộn dây phía ngoài ở khoảng giữa theo chiều cao cuộn dây 3 cái.
- Trên chi tiết cách điện gần vỏ máy nhất, 1 cái.
- Tại các ống lồng chân sứ (nếu có), mỗi nơi một cái.
Bên ngoài vỏ máy cần nắm nhiệt kế đo nhiệt độ tại:
- Trên thành máy biến áp
- Trên mặt máy dưới lớp bảo ôn.
- Ở đáy máy gần các lò điện trở
- Ở các sống tăng cường góc máy
- Ở điểm nóng nhất của vỏ máy (được xác định bằng các thử nghiệm vài nơi).
Các dây dẫn của bộ đo nhiệt độ phải nằm cách phần dẫn điện của ruột máy ít
nhất 350mm, được luồn qua hai lớp gioăng cao su của một mặt bích trên máy và
không được làm mất chân không máy.
Trong nhật ký sấy máy cần ghi rõ:
- Sơ đồ bố trí các bộ đo nhiệt độ và số thứ tự.
- Sơ đồ đấu các cuộn dây máy để đo lượng.
- Sơ đồ đấu nối thiết bị công nghệ
Trong khí sấy máy cần theo dõi , ghi sổ thông số sau:
- Mỗi giờ 1 lần: nhiệt độ ở các điểm trên máy, chân không trong máy, dòng điện
sấy.
- Bốn giờ một lần, R cách điện, tgδ ∆C/C (nếu có điều kiện) lượng nước ngưng
đọng.
- Việc thao tác trên các thiết bị công nghệ và các hiện tượng bất thường khác.
Khi giao nhận ca phải có ký nhận trong nhật ký. Cán bộ kỹ thuật phụ trách sấy
máy phải kiểm tra nhật lý sấy hàng ngày và ghi nhận xét.
+ Sấy máy có chân không.

62

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Đóng điện vào cuộn dây từ hoá với số vòng lớn nhất và trong vòng ít nhất là
24 giờ nâng nhiệt độ trong vỏ máy lên 1000C. Nhiệt độ này kiểm tra theo các bộ
cảm biến nhiệt độ ở khoảng giữa ruột và vỏ máy. Tốc độ tăng nhiệt máy không
vượt quá 4-60C/giờ. Trong quá trình này cần kiểm tra sự làm việc của cuộn dây
từ hoá bằng cách đo dòng điện ở 3 pha xem có cân bằng không, nếu cần thiết thì
phân bố lại số vòng dây , tăng hoặc giảm để đạt được dòng điện và nhiệt độ cần
thiết. Cho phép nhiệt độ vỏ máy ở các điểm chênh lệch nhau không quá 15-200C.
ở điểm máy nóng nhất cần có riêng biệt một nhiệt kế để theo dõi. Nhiệt độ vỏ
máy không được phép vượt quá 100-1100C, nhiệt độ các ống chịu lực không quá
1200C, ở các điểm bị quá nhiệt cục bộ cần giảm bớt lớp bảo ôn và đưa vòng dây
ra xa.
- Gia nhiệt ruột máy đến nhiệt độ cần thiết trụ tôn 900C, cuộn dây và các chi
tiết cách điện 85-950C, vỏ máy 1000C. Trong thời gian gia nhiệt máy cứ hai giờ
một lần chạy bơm chân không trong 30 phút đồng thời mở gió nóng vào đáy máy
để duy trì chân không 200mmHg. Thời gian gia nhiệt ruột máy tối thiểu là:
500kV mọi công suất 160 giờ
và 220 kV-330kV trên 200.000 KVA
220-330 kV đến 200.000 KVA 120 giờ
và 110-150 kV trên 80.000 KVA
110 kV từ 16.000 đến 80.000 KVA 70 giờ
110 kV từ 6.300 đến 1 6.000 KVA 60 giờ
110 kV dưới 6.300 KVA và 35 KV 50 giờ

- Sau khi đã gia nhiệt ruột máy đủ thời gian quy định thì tiến hành sấy máy
trong chân không. Nhiệt độ không khí trong máy 90-950C, cuộn dây 90-950C, vỏ
máy1000C. Chân không được tạo dần dần cứ 15 phút lại nâng lên thêm
100mmHg cho đến giới hạn cho phép. Đối với máy 220 KV trở lên và các máy
110 KV có vỏ chịu được chân không tuyệt đối cần đạt đến 750 mmHg; đối với
các máy 110 KV còn lại cần đạt được 350 mmHg; đối với các máy vỏ múi khế
hoặc ống làm mát hàn trực tiếp vào vỏ máy- 200 mmHg. Để duy chì chân không
cần thiết cần điều chỉnh van gió nóng ở đáy máy cho phù hợp với lưu lượng bơm
chân không. Việc đo điện trở cách điện cuộn dây phải tiến hành khi đã cắt sấy,
tgδ cuộn dây đo ở 220 V; công tác đo lượng phải tiến hành ở một nhiệt độ và
chân không cố định.
Quá trình sấy trong chân không tiến hành cho đến khi không còn nước ngưng
ở bình ngưng đọng và thông số R60, tgδ; ∆C/C ổn định trong 48 giờ liên đối với
máy từ 110 KV trở lên, 5-6 giờ đối với máy d ưới 110 KV nhưng thời gian sấy
tính từ khi đủ chân không cần thiết không được ít hơn:
Với máy 500 kV 12 ngày
220 kV và 110 kV có vỏ chịu chân không tuyệt đối 10 ngày
Với máy 110 kV 9 ngày
0
- Để ruột máy nguội trong chân không tới 65-85 C.

63

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Bơm dầu sạch vào rửa đáy máy. Đối với máy biến áp 110 KV trở lên ít nhất
phải dùng 1 tấn dầu sạch để rửa đáy máy và sau đó xả qua điểm xả đáy máy ra
ngoài.
- Bơm dầu vào máy trong chân không (Xem phụ lục 1 ) cho tới khi ngập hoàn
toàn ruột máy và cách mặt máy 150 đến 200 mm. Dầu phải đạt các tiêu chuẩn
của phụ lục 1 và có nhiệt độ 50-600C.
- Duy trì chân không trên mặt thoáng dầu trong 10 giờ đối với máy 11 0KV, và
20 giờ đối với máy 220 KV trở lên.
- Ngừng bơm chân không đưa không khí vào máy qua bình thở có ít nhất 5kg
silicagen khô, sánh. Duy trì ở áp suất khí quyển 12 giờ đối với máy 110 KV và
2giờ đối với máy 220 KV trở lên.
- Bơm dầu ra khỏi máy. Rút ruột hoặc rút nắp chuông máy để kiểm tra và tháo
gỡ các bộ cảm nhiệt.
Cách tiến hành xem phụ lục 3:
+ Sấy máy không có chân không.
- Đóng điện vào cuộn dây từ hoá, nâng nhiệt độ không khí trong máy đến 1000C.
- Gia nhiệt ruột máy đến nhiệt độ cần thiết (nhiệt độ tối đa khống chế như khi
sấy có chân không). Trong khi gia nhiệt ruột máy đến 70-800C cần đậy kín các lò
thông gió lại. Sau khi đạt tới nhiệt độ này mởi mở đường thông gió hoặc chạy
quạt hút gió. Thời gian gia nhiệt ruột máy tối thiểu là:
Đối với máy 35KV trở xuống:
3 giờ : Công suất dưới 100KVA.
5-8 giờ : Từ 100 đến 6.300 KVA
1 0-25 giờ : Trên 6.300 KVA
Đối với máy trên 35KV:
25 giờ : Công suất d ưới 6.300 KVA
30 giờ : Từ 6.300 đến 16.000 KVA.
35 giờ : Trên 16.000 đến 80.000 KVA
60 giờ : Trên 80.000 KVA trở lên
- Sấy máy ở áp suất khí quyển có thông gió nóng từ đáy máy vào. Nhiệt
độ sấy máy khống chế như sau: Không khí trong máy 90-950C, cuộn dây 90-
950C, lõi tôn 900C, vỏ máy 1000C, không khí vào máy 1000C. Không khí nóng
được đưa vào máy qua phin lọc silicagen từ d ưới đáy hoặc dùng quạt gió nóng
thổi vào. Lượng khí luân chuyển phải bằng 0,5-1 lần thể tích vỏ máy trong một
giờ. Để tăng nhanh quá trình sấy ta cần thực hiện khuyếch tán nhiệt; sau khi ruột
máy đạt đủ nhiệt độ thì cắt sấy và thổi gió lạnh để nhiệt độ của các lớp cách điện
hạ xuống còn 40-500C; lõi tôn còn 60-700C sau đó đóng sấy nâng lại nhiệt độ
như cũ. Tiến hành nhiều chu kỳ như vậy. Quá trình sấy được coi là hoàn thành
khi các số liệu điện trở cách điện và t cuộn dây của máy ổn định trong 5-6 giờ
đối với máy từ 35KV trở xuống và 48 giờ đối với máy từ 110 KV trở kên ở cùng
một nhiệt độ.

64

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Cắt sấy, để ruột máy nguội xuống còn 70-850C thì tiến hành rửa đáy máy
và bơm dầu nóng 50-600C vào ngập ruột máy. Để ruột máy ngâm trong dầu ở áp
suất khí quyển 3 giờ đối với máy 35KV trở xuống, 12 giờ đối với máy trên
35kV.
- Bơm dầu ra khỏi máy, rút ruột hoặc rút chuông máy để kiểm tra. Xem
phụ lục3.
+ Cần l ưu ý khi sấy máy áp có ĐAT.
- Đối với bộ ĐAT đặt trong vỏ máy phải tháo xả dầu khoang dập lửa.
Khoang dập phải được đấu bằng ống thép có đường kính trên 25mm với
khoang máy trong suốt thời gian tạo chân không, trên thành thùng bakêlit của
khoang dập lửa cần đặt bộ cảm biến để đo nhiệt độ. Nhiệt độ tại bộ ĐAT không
được vượt quá 85- 900C. Sau khi sấy xong phải đổ đầy dầu sạch vào khoang dập
lửa.
- Đối với bộ ĐAT được ghép bên ngoài vỏ máy thì cần tháo bộ phận này ra

dùng bích công nghệ bịt kín vỏ maý lại. Làm đường ống chân không đường kính
không d ưới 25mm nối khoảng không giữa tấm cách điện trung gian và bích
công nghệ với vỏ máy biến áp. Nới lỏng êcu gá tấm cách điện trung gian. Đặt
cảm biến nhiệt ở cả hai phía của tấm cách điện trung gian và đặt nhiệt kế ở bích
công nghệ tại điểm nóng nhất.
B – SẤY BẰNG DÒNG ĐIỆN THỨ TỰ KHÔNG
Việc sấy bằng dòng điện thứ tự không dựa vào việc phát nóng của phần ruột
máy biến áp do có tổn thất công suất vì dòng điện xoáy sinh ra ở phần lõi thép và
thùng máy biến áp khi bị từ hoá.
Đường sức của từ trường sẽ tạo thành một mạch kín từ lõi thép qua không
khí,
qua thùng rồi lại về lõi thép. Khi sấy bằng dòng thứ tự không thì cuộn dây của
máy biến áp phải sấy sao cho từ thông sinh ra ở các trụ đều có cùng trị số và
cùng chiều. Cách sấy này chỉ có thể áp dụng cho các máy biến áp kiểu lõi, những
máy kiểu bọc và những máy có mạch từ phân nhánh không thể sấy được bằng
phương pháp này.
Nếu là máy biến áp ba pha kiểu sao- sao thì đấu tắt ba đầu dây của một cuộn
lại (Cao hoặc hạ áp) và đưa điện áp vào điểm trung tính và điểm vừa nối tắt.
Cuộn dây còn lại để hở mạch. Nếu đầu ra của trung tính không có thì phải làm
dây trung tính tạm thời.
Nếu là máy biến áp ba pha kiểu sao- tam giác ta cần tháo hở mạch cuộn tam
giác và đặt điện áp thích hợp vào đó, còn cuộn đấu sao để hở hoặc là tháo hở
mạch cuộn tam giác còn cuộn sau thì nối tắt 3 pha lại và đưa điện áp thích hợp
vào điểm trung tính và điểm nối tắt.
Xác định thông số sấy thứ tự không tiến hành theo trình tự sau:
- Đưa vào hai cực của sơ đồ điện áp U chừng 60-100 V của một máy hàn nào đó.
Nhờ có vôn mét, ampe mét, oát mét. Ta có thể xác định U,l, P.

65

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Khi đó:
Z0 = U/lΩ; cosϕ= P/Ul
- Công thức cần thiết để sấy tính theo công thức
P = 5 .S . (100 - tmôi trường) , (W)
S- tổng diện tích vỏ, mặt máy (m2)
tmôi trường - Nhiệt độ môi trường 0C)
Công thức đúng cho mọi trường hợp vỏ máy có bọc cách nhiệt. Thông thường có
thể xác định P một cách đơn giản hơn nh ư sau:
P = P0 .F.b (kW)
P0 - Công suất riêng cho m2vỏ máy (KW/m2)
F- chu vi vỏ máy (m)
b- chiều cao vỏ máy (m)
P0 lấy bằng 0,8-1 ,5 KW/m2 ; số lớn tương ứng với máy biến áp công suất lớn
- Xác định điện áp thứ tự không:
U = PZ / cos ϕ , V
- Chọn điện áp V’ tại hiện trường gần với giá trị V cần thiết và sau đó xác định
lại:
l’ = U’/Z,(A)
S’ = U’.l’,(VA)
Vỏ máy cần vệ sinh sạch sẽ và bọc cách nhiệt. Trong quá trình sấy cần đặt bộ
cảm biến nhiệt để theo dõi nhiệt độ tại các điểm sau:
1. Xà tôn trên
2. Cách điện đầu trên và dưới cuộn dây
3. Xà tôn dưới
4. Các vành ép cuộn dây.
5. Trên cuộn dây ở khoảng 1 /3 từ trên xuống dưới lên tại vị trí gần pha, bên
cạnh nhất.
6. Tại điểm nóng nhất trong kết cấu ruột máy.
Nhiệt độ tối đa cho phép của các chi tiết thuộc kết cấu ruột máy không được
quá 1200C, tại các vị trí xà tôn và cuộn dây trong khoảng 90-950C.
Công tác chuẩn bị cho sấy bằng dòng điện thứ tự không cũng giống như cho
sấy bằng tổn thất cảm ứng. Quy trình sấy cũng tương tự như vậy. Điều kiện để
coi việc sấy là hoàn thành cũng giống như phương pháp sấy bằng tổn thất cảm
ứng.
Phương pháp sấy bằng dòng điện thứ tự không có ưu điểm là tốn ít công
chuẩn bị, tiết kiệm điện năng nhưng lại có nhược điểm là đòi hỏi phải có nguồn
điện áp phi tiêu chuẩn dẫn đến cần có máy biến áp điều chỉnh đặc biệt. Nếu máy
biến áp được đấu sao không có trung tính đưa ra ngoài hoặc đấu tam giác hàn
liền trong máy thì phương pháp này khó thực hiện. Ngoài ra việc theo dõi nhiệt
độ ruột máy phải hết sức thận trọng vì có nguy cơ quá nhiệt cục bộ một số chi
tiết riêng rẽ của ruột máy. Thông thường phương pháp này được áp dụng để sấy
không có chân không các máy biến áp cỡ nhỏ.

66

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


C –BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SẤY MÁY
1. Trong khu vực sấy máy cấm hút thuốc và làm các công việc có lửa (hàn
điện, hơi...)
2. Gần máy biến áp đang được sấy phải có đầy đủ phương tiện phòng hoả.
3. Phải dọn sạch rác các vật liệu dễ cháy.
4. Tất cả các thiết bị điện và vỏ máy biến áp phải tiếp địa cầu dao, cầu chì
phải đặt trong hộp kín.
5. Sơn, dầu, xăng... phải đựng trong bình kín cách xa nơi sấy máy.
6. Hệ thống thông gió của gian lò sấy phải hoạt động tốt.
7. Các thí nghiệm đo đạc cách điện đều phải tiến hành khi đãcắt điện sấy.
8. Các đèn soi phải dùng điện 24V
9. Các thao tác đóng cắt điện phải thực hiện theo đúng quy trình an toàn.
10. Khi xuất hiện cháy, công nhân trực phải nhanh chóng cắt điện, báo động
và dập lửa bằng cát hoặc bình bọt. Nghiêm cấm dùng nước để dập lửa.
11. Các công nhân trực sấy đều phải được kiểm tra quy trình an toàn.
12. Khu vực sấy máy phải được rào chắn và treo biển báo nguy hiểm.
Phụ lục 7
LẮP ĐẶT MỚI HOẶC SAU ĐẠI TU
CÁC MÁY BIẾN ÁP TỪ 110 KV TRỞ LÊN
Các máy biến áp sau đại tu được sấy và tẩm dầu xong phải lắp ráp lại các chi
tiết, bộ phận. Đối với các máy biến áp từ 110 KV trở kên cần phải có một số lưu
ý riêng. Các máy loại này được lắp ráp, hoàn chỉnh theo trình tự sau:
1 . Trước khi tiến hành công việc cần:
- Đọc kỹ lý lịch máy.
- Xác định khối lượng và trình tự công việc.
- Lập tiến độ.
2. Chuẩn bị phương tiện cẩu, chuyển có sức nâng cần thiết.
3. Chuẩn bị các dàn giáo quanh máy.
4. Chuẩn bị dụng cụ cơ khí, máy hàn, kích...
5. Chuẩn bị giá sứ có kích th ước cần thiết.
6. Dầu biến áp phải có đủ lượng để bơm đầy máy đến mức vận hành cộng thêm
10% dùng cho nhu cầu công nghệ. Dầu phải đạt tiêu chuẩn phụ lục 1 .
7. Các xtéc chứa sạch để đựng dầu có trang bị ống báo dầu và bình hô hấp.
8. Máy lọc dầu phải đảm bảo xử lý dầu theo yêu cầu của cấp điện áp.
9. Phải có đủ phương tiện, hoá phẩm để thí nghiệm dầu cách điện.
10. Bơm dùng để rút ra khỏi máy cần thiết có lưu lượng 10-20m3/giờ; bơm để
nạp dầu cần có lưu lượng đến 10m3/giờ. Cần có các bộ gia nhiệt dầu đủ công
suất.
11 . Hệ thống đường ống và bơm chân không phải bảo đảm hút chân không máy
đến yêu cầu cần thiết. Để kiểm tra chân không cần phải có các đồng hồ chân
không.
12. Chuẩn bị máy gia nhiệt ruột máy bằng dòng điện một chiều.

67

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


13. Chuẩn bị quần áo bảo hộ sạch sẽ, cồn gián gioăng, vải lau sạch...
14. Chuẩn bị các ph ương tiện phòng cháy, chữa cháy.
15. Chuẩn bị các sứ đầu vào từ 66-500 KV theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
16. Thử cao áp sứ rời 6-35KV (xem phụ lục 2)
17. Chuẩn bị các máy biến dòng trong máy biến áp (nếu đã tháo dời), bình lọc
xiphông, lọc hấp thụ, các bộ ĐAT, các hệ thống làm mát, rơ le hơi, van cắt
nhanh, đồng hồ mức dầu, van an toàn... theo quy định của nhà chế tạo.
18. Chuẩn bị bình dầu phụ, ống phòng nổ, ống dẫn khí.
- Rửa sạch bình dầu phụ, ống phòng nổ bằng dầu khô, sạch. Đổ đầy dầu để thử
độ kín.
- Rửa và nén áp lực dầu hệ thống đường ống giống như làm với hệ thống làm
mát.
19. Lắp hệ thống bảo vệ dầu theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
20. Nếu các chi tiết cách điện hoặc ống lồng cao áp được vận chuyển bên ngoài
máy và bị nhiễm ẩm thì cần phải sấy ở 95-1 000C trong 120 giờ không có chân
không hoặc 60 giờ ở 750-755mmHg chân không.
21. Các tấm bìa mẫu cách điện đặt trong máy được dùng để đánh giá độ nhiễm
ẩm của cách điện trong quá trình chuyên chở, bảo quản, lắp đặt và vận hành.
Khi đánh giá sơ bộ độ nhiễm ẩm của cách điện thì thử độ ẩm của mẫu dầy
3mm.
Khi đánh giá kết quả phụ sấy thử độ ẩm phụ sấy của mẫu 1 mm.
Khi đánh giá kết quả sấy thử độ ẩm của mẫu tất cả các độ dày.
22. Khi mở máy để lắp các chi tiết phụ kiện cần phải có các biện pháp bảo vệ
máy khỏi nhiễm ẩm.
Bắt đầu mở máy được tính từ khi mở một mặt bích bất kỳ trên máy cho
không
khí lọt. Kết thúc mở máy được tính vào lúc đậy xong tất cả các bích trên máy.
Thời gian mở máy và điều kiện trên máy không được sai khác với những điều
đã ghi ở phụ lục 3.
23. Kiểm tra các chỗ lắp ghép trên ruột máy có thể kiểm tra được, xem xét bên
ngoài các cơ cấu cơ khí và tiếp điểm của ĐAT. Để kiểm tra trạng thái của ĐAT
cần phải tiến hành ít nhất một chu trình chuyển nấc.
24. Chỉ có cán bộ kỹ thuật công nhân bậc cao mới được chui vào kiểm tra ruột
máy. Quần áo để làm việc trong máy phải sạch sẽ và không có khoá, móc bằng
kim loại. Túi quần, áo phải được kiểm tra và không chứa vật gì. Khi ở trong máy
không được dẫm chân lên các chi tiết cách điện. Số lượng dụng cụ trước và sau
khi đưa vào máy phải được kiểm kê.
25. Các sứ đầu vào 220-500 kV cũng như các sứ 150 KV của máy biến áp có
công suất trên 125.000 KVA phải lắp vào máy khi đã rút hết dầu trong máy nếu
nhà chế tạo không có chỉ dẫn khác.
Đối với các máy biến áp này nếu có ống lồng đuôi sứ đãlắp sẵn trong máy
cho phép lắp các sứ đầu vào mà không cần rút dầu ra khỏi máy. Tuy nhiên sau

68

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


khi lắp xong sứ đầu vào cần rút hết dầu để kiểm tra việc lắp đặt có hoàn chỉnh
hay không.
Các sứ đầu vào 110 KV cũng nh ư các sứ 150 KV của các máy biến áp có
công suất d ưới 125.000 KVA khi lắp không cần rút dầu ra khỏi máy.
26. Sau khi lắp xong sứ dầu vào và đấu xong đầu dây lên sứ cần kiểm tra các
khoảng cách cách điện sau:
Vành điện trường của sứ- các chi tiết ruột máy (Cuộn dây, vách ngăn dầu,
kẹp đầu dây).
Vành điện trường của sứ- ống lồng cao áp của sứ, các khoảng cách này phải
không dưới 20mm đối với sứ 150-330KV, không dưới 30mm đối với sứ 400-500
KV.
Ống lồng cao áp của sứ không được kéo quá căng.
27. Việc lắp đặt các sứ nghiêng phải tiến hành bằng các bộ xà néo đặt biệt có
các bộ cáp có thể điều chỉnh được độ dài.
28. Lắp ráp các thiết bị ĐAT theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
29. Lắp các van an toàn theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
30. Lắp các đường ống dẫn khí và đường ống lên bình dầu phụ.
31. Khi lắp ráp các chi tiết cần lưu ý đến mã số của chúng.
32. Đậy kín máy và kiểm tra kín khí.
33. Hút chân không và bơm dầu vào máy theo phụ lục 1 .
34. Lắp bình dầu phụ, van cắt nhanh, rơ le hơi, ống phòng nổ, bình hô hấp...
Đối với máy biến áp có bảo vệ dầu bằng màng chất dẻo cần lưu ý làm đúng
hướng dẫn của nhà chế tạo, sau khi lắp xong cần rút bớt dầu trong bình dầu phụ
để kiểm tra hoạt động của đồng hồ mức dầu.
35. Bổ sung dầu đến mức vận hành theo hướng dẫn của phụ lục 1 .
36. Các hệ thống làm mát có thể lắp, rút chân không, nạp dầu cùng với thân máy
biến áp.
37. Lắp đặt các đồng hồ nhiệt độ, các tuyến cáp lực, cáp tín hiệu, kiểm tra và các
phần khác có trong kết cấu máy. Lỗ cắm nhiệt kế phải được đổ đầy dầu biến áp.
38. Thí nghiệm kiểm tra máy theo phụ lục 2 trước khi đưa vào vận hành.
Phụ lục 8
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CÔNG NGHỆ TRONG SỬA CHỮA
MÁY BIẾN ÁP CÔNG SUẤT VỪA VÀ NHỎ
Các tiêu chuẩn được nêu ở đây chỉ sử dụng trong quá trình công nghệ sửa
chữa máy, không mang tính pháp quy mà chỉ nhằm mục đích h ướng dẫn để
tham khảo.
I. Các khoảng cách cách điện trong máy biến áp
1. Khoảng cách cách điện tối thiểu cho phép đối với cuộn hạ áp trong máy
biến áp dầu có cuộn dây đồng tâm:
Điện áp cuộn dây, KV Cách điện với trụ tôn Cách điện với xà tôn
U U Khoảng Khoảng Khoảng Dạng
định mức Thử nghiệm cách trong cách điện cách trong cách điện

69

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


dầu, mm dầu, mm
<1,0 5,0 5,0 Khe hở dầu Bằng Căn đệm
3-6 18-25 12 Khe hở dầu khoảng đầu bằng
10 35 18 cùng vách cách của các tông
15 45 20 ngăn bằng cuộn dây cách điện
20 55 25 ống lồng cao áp tới
35 85 30 Bakêlít xà tôn
dày 3- 6mm

2. Khoảng cách cách điện cho phép đối với cuộn dây cao áp trong máy biến
áp dầu có cuộn dây đồng tâm:

Điện áp cuộn dây, kV Cách điện


Cuộn cao- cuộn hạ Cuộn cao- lõi tôn
Định mức Thử nghiệm Khoảng Dạng cách Khoảng Dạng cách
cách, mm điện khe cách mm điện
6 25 8,5 dầu cùng 20 Căn đệm
10 35 12 vạch ngăn 30 dầu bằng
35 85 27 bằng ống 75 các tông
đồng cách điện
bakêlít dày
2- 6mm
Pha- pha cao thế Pha cao thế với vỏ máy
6 25 10 Khe dầu 25 Khe hở
10 35 14 cùng vách 30 dầu
35 85 30 ngăn bằng 75
bìa các
tông dày
2-6mm

3. Cách điện giữa các lớp dây của cuộn dây hình trụ.
Tổng điện áp giữa hai lớp Số lớp giấy cáp Đệm dầu một phía, mm
(kV) 0,12mm
D ưới 1,0 2 10
1,0-2,0 3 16
2,0-3,0 4 16
3,0-3,5 5 16
3,5-4,0 6 22
4,0-4,5 7 22
4,5-5,0 8 22
5,0-5,5 9 22

70

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4. Phần ống lồng cao áp nhô ra khỏi cuộn dây
Cấp điện, kV 6 10 15 20 35
Phần nhô ra, mm 10 16 22 30 35
5. Khoảng cách điện tối thiểu pha- pha cho phép không đặt vách ngăn.
Khoảng cách pha đối với các công suất mm
Khoảng cách điện Cao áp, kV
5-100 KVA 5-100 KVA 750 và cao hơn
3-6 15 17 22
10 18 20 25

6. Khe hở đầu giữa các phân đoạn của cuộn dây tại vùng có các đầu điều
chỉnh.
Cấp cách điện Cuộn dây, Khe hở dầu, mm Ghi chú
KV
6 8-12 Trị số lớn dành Cho công
10 10-18 suất Cao và ngược lại
35 12-25

7. Khoảng cách cách điện giữa các đầu ra của các nấc phân áp.

Cấp Chiều dày cách Khoảng các cách điện với đồng, mm
cách điện về một phía Trong dầu Trong Theo gỗ Theo gỗ
điện của đầu ra các đến phần dầu đến đến đầu ra đến các
KV nấc phân áp, mm tiếp đất có thành máy của cuộn phần kim
hình nhọn pha khác loại tiếp
đất
3-6 2 15 20 25 30
10 2 17 20 25 40
35 4 42 40 70 100
- 6 40 35 50 80
Khi đi qua gỗ đầu ra của nấc phân áp phải được bọc bìa cách điện 1mm.
8.Khoảng cách cách điện trong khí quyển:
Khoảng cách từ sứ cao áp đến bình dầu phụ:
L= 0,38 Ut, cm
Khoảng cách giữa hai sứ khác pha:
L1 > 1/3L, cm
Ut : Điện áp thử nghiệm, KV
Một vài điều cần chú ý:
Ở cấp điện áp 3-10 KV cho phép dùng can dọc bằng gỗ giữa cuộn cao với
cuộn hạ và giữa cuộn hạ với trụ tôn nhưng phải bọc bìa cách điện ngoại can.
Khoảng cách giữa cuộn dây cao và hạ có thể cao hơn bảng tra ở trên vì điều kiện
làm mát hoặc để đạt được Uk% cần thiết.
71

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Khoảng cách từ cuộn cao tới xà tôn có thể phải tăng thêm để lấy chỗ cho đầu ra
cuộn hạ thế.
Cho phép chiều cao hiệu quả của hai cuộn cao- hạ chỉ chênh lệch nhau ở hai
trường hợp công suất máy d ưới 100 KVA.
Chiều dày ống lồng thực tế cao hơn số liệu tại bảng trên để bảo đảm bền cơ
học.
Cuộn dây nhiều lớp hình trụ nếu đưa đầu ra cao áp vào lớp bên trong và đấu
hình sao có thể giảm khoảng cách pha- pha 30%.
Cuộn dây cần có khe hở đầu giữa các phân đoạn tại vùng có đầu điều chỉnh khi các
đầu điều chỉnh này nằm ở giữa cuộn dây về mặt hình học và nằm ở cuối cuộn dây về
mặt điện.
II- Quy cách dây dẫn đồng, mật độ dòng điện.
1. Dây tròn có các loại đường kính tiêu chuẩn sau: (mm)
0,55 0,83 1,25 1,88
0,57 0,86 1,30 1,95
0,59 0,90 1,35 2,02
0,62 0,93 1,40 2,10
0,64 0,96 1,45 2,26
0,67 1,00 1,50 2,44
0,69 1,04 1,56 2,63
0,72 1,08 1,62 2,83
0,74 1,12 1,68 3,05
0,77 1,16 1,74 3,28
0,80 1,20 1,81 3,53

Tiết diện dây tròn: S = 0,785 d2


2. Dây dẹt có các loại với chiều dày và rộng sau (mm)
1,25 1,35 1,45 1,56 1,68 1,81
1,95 2,10 2,26 2,44 2,63 2,83
Dày
3,05 3,28 3,53 3,80 4,10 4,40
4,70 5,10 5,50 - - -
2,10 2,26 2,43 2,63 2,83 3,05
3,28 3,53 3,80 4,10 4,40 4,70
Rộng 5,10 5,50 5,90 6,40 6,90 7,40
8,00 8,60 9,30 10,00 10,80 11,60
12,50 13,50 14,50 - - -
2
Tiết diện dây dẹt: (0,97- 0,98) x dầy x rộng (mm ).
Dây tròn được dùng để quấn máy khi tiết diện đòi hỏi dưới 10mm2 ; nếu cần
tiết diện lớn hơn thì dùng dây dẹt.
3. Mật độ dòng điện trong dây dẫn có thể tham khảo bảng sau:
Mật độ dòng điện A/mm2
Hệ thống làm mát
D ưới 500 KVA Dưới 1000 KVA

72

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Làm mát bằng không
1,2-1,8
khí tự nhiên
Làm mát bằng dầu tuần
hoàn tự nhiên
Cuộn dây một lớp 1,8-2,7 3,0-4,2
Cuộn dây nhiều lớp 1,5-2,0 1,7-2,8
4. Mật độ dòng điện cho phép đối với đầu lên sứ của cuộn dây:
Đầu lên sứ của cuộn dây dùng đồng tròn nếu đường kính dưới 12mm và dùng
thanh dẫn nếu cần kích thước lớn hơn.
Nếu đường kính đầu ra dưới 4mm cho phép khuyên tròn và láng thiếc, nếu
lớn hơn 4mm thì phải hàn lá đồng và đột lỗ.
Mật độ cho phép đối với đồng cỡ 4A/mm2; với nhôm 2A/mm2.
Cụ thể xem các bảng sau dùng cho các đầu ra bằng đồng:
Mật độ dòng điện đối với đầu lên sứ có cách điện:
Đường kính Đường kính Chiều dày ống cách điện Dòng điện cho
đầu lên sứ, trong ống cách hoặc quấn giấy,mm phép, A
mm điện, mm
3,05 6 2 35
4,10 6 2 65
4,80 6 2 85
5,50 8 2 115
6,50 8 4 130
8,00 10 4 170
10,00 12 4 230
12,00 14 4 290

Mật độ dòng điện đối với đầu lên sứ trần không cách điện.
Trong dầu Trong không khí
Kích Thiết Dòng Kích Thiết Dòng Kích Thiết Dòng
thước, diện, điện, thước, diện, điện, thước, diện, điện,
2 2 2
mm mm A mm mm A mm mm A
4,1 13,2 50 3x30 90 375 6x40 240 550
5,1 20,4 80 5x25 125 500 6x50 300 650
5,9 27,3 110 5x30 150 600 6x60 360 800
6,6 37,3 150 5x40 200 800 6x80 480 1100
8,0 50,0 200 6x50 300 1200 8x80 640 1350
9,3 68,0 275 6x60 360 1500 10x80 800 1550
10,8 91,5 375 6x80 480 2000 10x100 1000 1850
12,5 123,0 500 8x80 640 2600 12x100 1200 2100
5. Mật độ dòng điện cho phép đối với các điểm tiếp xúc qua ren bulông - ê cu
(A/cm2).
Điều kiện làm việc Dòng điện đến 500 A Dòng điện trên 500 A
73

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trong dầu 60 30
Trong khí quyển 30 15

6. Quy cách ty sứ:


Dòng điện Đường kính ty sứ Vật liệu
Hệ răng
định mức A Phân Anh mm Ty sứ Êcu-đầu cốt
Dưới 50 1/2 12 Răng Đồng vàng Đồng vàng
Từ 50-160 1/2 12 Anh Đồng đỏ Đồng vàng
161-275 1/2 12 hoặc Đồng đỏ Đồng vàng
276-400 5/8 16 răng Đồng đỏ Đồng vàng
401-600 3/4 20 hệ mét Đồng đỏ Đồng vàng

Chiều dài phần có răng của ty sứ phải bằng bốn lần đường kính ty sứ.
Khi dòng điện trên 600 A trở lên thì phải dùng đầu cốt.
III – Sai số cho phép khi lắp ghép tôn cán lạnh (mm)
Khe hở ở mối lắp ghép và độ nhấp nhô của các lá tôn lớn nhất là 1,5
Dung sai chiều dày lõi tôn: -2,0
Dung sai đường kính lõi tôn: +3,0
Dung sai chiều dầy cấp giữa: +2,0
Sai lệch trục của trụ tôn so với phương thẳng đứng trên 1m chiều 1,5
cao
IV – Các phụ kiện của máy biến áp.
1. Thùng dầu phụ:
Đường kính Từ đáy thùng Từ đáy đến Từ đáy đến Từ đáy đến
thùng dầu đến đầu dưới mức dầu mức dầu mức đầu +400
phụ, mm ống thuỷ,mm +450Cmm +150Cmm C mm
200 30 50 100 115
250 120 150
310 150 190
470 50 80 230 290
690 100 335 430
940 460 590
1260 610 800
1570 760 1005

2. Ống phòng nổ (mm)


Đường kính ống phòng nổ,mm 50 100 250
Chiều dầy kính phòng nổ, mm 2,5 3,0 4,0

3. Ống thuỷ:

74

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đường kính 220 250 310 470 690 940 1260
thùng dầu phụ,
mm
Chiều dày ống 120 165 165 406 672 875 1192
thuỷ, mm

4. Bình lọc hấp thụ tái sinh dầu liên tục trong vận hành:
Kích thước bình, mm
Lượng dầu trong Lượng
Đường Khoảng cách từ tâm ống
máy biến áp, kg Silicagen, kg
kính vào đến tâm ống ra
800-1600 16 26 760
1600-2500 25 262 1200
2500-4000 40 360 1206
4000-6300 63 360 1450
6300-10000 100 585 1100
10000-16000 160 585 1440

Nếu lượng dầu trong máy trên 16 tấn thì bố trí hai bình lọc nh ư nhau có chứa
lượng silicagen tổng cộng bằng 1% lượng dầu trong máy.

Phụ lục 9
SỬA CHỮA HIỆU CHỈNH CÁC BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP DƯỚI TẢI

Các thiết bị điều chỉnh điện áp được phân loại theo nguyên tắc hoạt động, hệ
thống và sơ đồ điều chỉnh, công suất phương pháp dập hồ quang.
Theo nguyên tắc hoạt động có thể chia ra điều chỉnh điện áp không điện và
điều chỉnh điện áp dưới tải.
Các bộ điều chỉnh điện áp d ưới tải (ĐAT) có nhiều cách dập hồ quang khác
nhau: trong dầu, trong tiếp điểm chân không, bằng bán dẫn... tuy nhiên, trong các
ĐAT tác động nhanh, đang được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay, việc dập
hồ quang được tiến hành nhờ tốc độ đóng cắt dao của các tiếp điểm trong dầu
làm cho hồ quang tắt khi dòng điện đi qua điểm không đầu tiên, tức là trong thời
gian không lớn hơn 0,01 giây. Việc rút ngắn thời gian này hơn nữa có thể gây
quá áp nội bộ. Các bộ ĐAT có 2 cách hạn chế dòng điện: bằng thuần trở hoặc
bằng cuộn trở kháng.
Các bộ ĐAT phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Phải làm việc bình thường khi nhiệt độ không khí từ -450C đến 400C và nhiệt
độ dầu máy đến 1000C hoặc hạ xuống 250C.
- Chịu được quá tải như máy biến áp đồng thời cho phép điều chỉnh điện áp ngay
cả khi dòng và áp bằng 200% định mức với hệ số công suất bằng 1 nếu là ĐAT
với thuần trở và bằng 0 nếu là ĐAT với trở kháng.
- Độ bền cơ khí không có phụ tải điện là 500.000 lần đóng cắt.

75

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Độ bền điện là 60.000 lần đóng cắt khi cắt dòng định mức đến 100 A và 25.000
lần đóng cắt nếu cắt dòng định mức trên 1 000A. Nghĩa là bộ ĐAT phải đạt được
số lần đóng cắt trên ở tải định mức mà không cần thay tiếp điểm.
- Kết cấu thiết bị phải cho phép lấy mẫu và thay dầu thường xuyên.
- Thời gian chuyển nấc không được vượt quá 10 giây với sai số không qúa 20%.
- Bộ dẫn động phải hoạt động bình thường với điện áp từ 0,85 đến 1,1 định mức,
phải cho phép điều khiển tại chỗ, từ xa và tự động.
- Khi chuyển động bằng tay lực quay tay không được lớn hơn 200N.
- Với tín hiệu điều chỉnh có độ dài bất kỳ chỉ tác động có một lần với chuyển có
một nấc.
Khối lượng thử nghiệm đầy đủ một thiết bị ĐAT bao gồm:
- Xem xét bằng mắt thường.
- Đo độ nén tiếp điểm
- Đo độ men quay
- Đo thời gian đóng cắt tiếp điểm dập hồ quang (tiếp điểm K) (chụp sóng).
- Đo điện trở một chiều toàn mạch ở hai vị trí của tiếp điểm đảo chiều (tiếp điểm
P).
- Kiểm tra độ bền điện.
- Kiểm tra độ kín dầu.
- Kiểm tra trình tự hoạt động của các tiếp điểm (lấy đồ thị vòng).
- Chảy thử 10 vòng không tải, khối lượng này phải thực hiện nếu vì một lý do
nào đó ta tháo dời các chi tiết của ĐAT. Trong điều kiện vận hành khi đại tu
ĐAT chỉ thực hiện các mục sau:
- Đo độ nén tiếp điểm.
- Đo mô men quay.
- Đo điện trở một chiều của thuần trở hoặc cuộn kháng.
- Lấy đồ thị vòng và chụp sóng.
- Kiểm tra độ bền điện.
Trong trường hợp đại tu biến áp mà không đại tu ĐAT thì chỉ cần thực hiện các
mục: lấy đồ thị vòng và chụp sóng.
Đo độ nén tiếp điểm:
Độ nén được đo ở vị trí làm việc của các tiếp điểm lò xo. Nếu tiếp điểm là một bộ
nhiều tiếp điểm song song thì cần kiểm tra cho nhiều tiếp điểm riêng lẻ. Nếu trong quá
trình đại tu không tiến hành tháo dỡ các tiếp điểm thì chỉ cần đo xác suất cho vài tiếp
điểm. Nếu khi đó dù chỉ một trong số này không đạt yêu cầu thì phải đo cho tất cả các
tiếp điểm còn lại. Lực nén của tiếp điểm đo bằng lực kế có sai số không quá 5%.
Phương của lực tác động để tách tiếp điểm hoặc nén lò xo phải trùng với phương
ép của tiếp điểm và có hướng ngược lại. Lực nén tiếp điểm được xác định là lực
tối thiểu cần thiết để tiếp điểm phải nhả ra. Thời điểm này xác định bằng cách
đấu một bóng tín hiệu nối tiếp vào mạch của tiếp điểm thử hoặc nhét lá cản 0,1
mm vào khe hở tiếp xúc.
Nếu tiếp điểm đặt của lực kế khác với điểm tiếp xúc của tiếp điểm thì phải
tính quy đổi.
76

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b
FTiếp điểm = FLực kế .
a
Ftiếp điểm -Lực nén thực hiện tiếp điểm.
Flực kế - Trị số của lực kế vào thời điểm tiếp điểm tách ra.
a- Khoảng cách từ điểm tiếp xúc đến điểm tựa (mm).
b- Khoảng cách từ điểm móc lực kế đến điểm tựa (mm).
Khi đo cần tiến hành 3 lần và lấy trung bình cộng. Độ nén của tiếp điểm phải
phù hợp với tài liệu xuất xưởng không nhỏ hơn song cũng không lớn hơn giới
hạn cho phép.
Đo mô men quay:
Ở trên trục quay hoặc trên tay quay của bộ dẫn động. Trước khi đo cần bôi trơn
các chi tiết cơ khí. Mô men quay được xác định bằng tích số của lực đặt vào tay
quay nhân với chiều dài tay đòn. Lực quay phải phù hợp với tài liệu xuất xưởng
và không lớn hơn 200N.
Điện trở một chiều toàn mạch hoặc điện trở một chiều của thuần trở, cuộn
kháng đo bằng phương pháp vôn am-pe hay cầu đo. Các số liệu đo được không
được sai khác với số liệu xuất xưởng hoặc sai khác với nhau quá 2%.
Khi đo các thuần trở hạn chế dòng điện nên tiến hành đo từng điện trở riêng
rẽ vì các điện trở này được nối với nhau qua các bu lông có độ tin cậy không cao
lắm.
Điện trở tiếp xúc qua các tiếp điểm đo bằng phương pháp vôn am-pe hay
bằng
µΩ mét.
Kiểm tra trình tự tác động của các tiếp điểm (đồ thị vòng):
Bao gồm việc lấy đặc tuyến thời điểm tác động của các tiếp điểm chọn (tiếp
điểm I), tiếp điểm P và tiếp điểm K phụ thuộc vào góc quay của trụ của bộ dẫn
động hoặc trục vào của bộ ĐAT.
Đồ thị này lấy một lần theo cả hai chiều quay ở những nấc có ghi trong tài
liệu xuất xưởng của máy. Phần lớn các độ ĐAT đang được sử dụng trên lưới đều
bắt buộc phải lấy đồ thị vòng khi các tiếp điểm ngâm trong dầu. Công việc kiểm
tra đồ thị vòng chỉ tiến hành sau khi đãkiểm tra tỷ số biến và đo điện trở một
chiều ở tất cả các nấc phân áp. Góc quay của trục theo dõi bằng mắt, sự tác động
của các tiếp điểm I theo dõi bằng đèn tín hiệu.
Do cơ cấu truyền động có độ dơ nhất định lên đồ thị vòng lấy theo chiều xuôi
và chiều ngược có sai khác nhau một góc dơ nhất định.
Đồ thị thời gian của tiếp điểm K được lấy bằng cách chụp sóng.
Việc chụp sóng bao giờ cũng phải thực hiện khi khoang tiếp điểm K đổ đầy
dầu. Biên độ và trường độ dao động của các tiếp điểm khi đóng cắt phải phù hợp
với số liệu xuất xưởng cụ thể cho từng bộ ĐAT. Tần số của điện kế khi chụp
sóng phải đạt ít nhất 500 Hz. Trước khi chụp sóng cần cho tiếp điểm K hoạt
động ít nhất 5 lần.

77

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thử độ bền điện chỉ tiến hành tại cơ xưởng sau khi sửa chữa các ĐAT bị hư
hại nặng. Thiết bị cần được ngâm trong thùng dầu có độ cách điện không dưới
30KV, sau khi ngâm được ít nhất một giờ mới tiến hành thử. Thử điện áp xoay
chiều tăng cao 50Hz theo các sơ đồ sau:
a. Giữa các tiếp điểm tĩnh liên tiếp.
b. Giữa các tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động khi đã mở hoàn toàn.
c. Giữa hai nửa của tiếp điểm I.
d. Giữa hệ tiếp điểm và phần tiếp đất.
e. Giữa các pha và các nhánh song song (nếu có).
Ngoài ra cần kiểm tra sự hoạt động của bộ dẫn động ĐAT như sau:
- Kiểm tra chỉ thị số ở tất cả các nấc phân áp theo cả hai chiều xem có phù hợp
không. Nếu là nhóm ĐAT của 3 pha thì chỉ thị số ở các pha phải khớp nhau.
- Kiểm tra sự tác động của tất cả các liên động điện và liên động cơ khí,
- Kiểm tra các tín hiệu của dẫn động.
- Thử cho bộ dẫn động làm việc ở 85, 100 và 110% điện áp định mức.
A –BỘ ĐAT TÁC ĐỘNG NHANH CÓ THUẦN TRỞ HẠN CHẾ DÒNG ĐIỆN
Các bộ điều chỉnh tác động nhanh được dùng phổ biến ở các nước Châu Âu và
dùng cho các MBA do nhà máy Zapôrôgie (ucraina) MR (Đức) sản xuất. So với
ĐAT dùng cuộn kháng chúng có ưu điểm:
1 . Kích thước gọn, nhỏ hơn.
2. Điều kiện dập hồ quang thuận lợi.
3. Có thể dùng cho các cấp điện áp cao và siêu cao, trong khi đó việc chế tạo các
cuộn kháng có cấp cách điện cao rất khó khăn.
Tuy nhiên do đòi hỏi thời gian tác động nhanh, độ chính xác cơ khí cao nên
độ tin cậy không thể cao như các bộ ĐAT tác động chậm. Các bộ ĐAT tác động
nhanh có 2 sơ đồ chính. Loại kiểu rẻ quạt (PC-3; PC-4; PC-9 của Bungari) và
loại kiểu tay đòn (PHOA của Liên Xô). Thời gian ở vị trí “Cầu” của các ĐAT
này đều không dưới 0,002 giây. Việc chụp sóng các tiếp điểm K nên tiến hành
sau 40.000-50.000 lần tác động để đánh giá độ mòn của tiếp điểm phụ. Cứ 5.000
lần tác động lại lấy mẫu dầu, nếu độ cách điện của dầu thấp hơn 25-30KV thì
phải thay dầu.
Đối với các ĐAT kiểu “rẻ quạt” khi sửa chữa cần kiểm tra hành trình tiếp
điểm chủ yếu là tổng hành trình của các tiếp điểm động và tĩnh. Hành trình của
tiếp điểm phụ so với tiểu điểm chính: là hành trình tiếp điểm phụ từ khi bắt đầu
tiếp xúc cho đến khi ngang bằng với tiếp điểm làm việc; nếu khoảng này dưới
0,3mm thì cần tăng lên 2,5mm.
Hành trình của tiếp điểm phụ so với tiếp điểm phụ khác; bằng hành trình từ
khi tiếp điểm phụ này tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh của mình cho đến khi tiếp điểm
phụ khác cũng tiếp xúc; nếu khoảng này dưới 0,6 mm thì phải tăng lên 5mm.
Để điều chỉnh được các tiếp điểm đầu tiên cần tháo lò xo chính của tiếp điểm
K và đầu bóng đèn nối tiếp với các tiếp điểm cần kiểm tra. Quay các khối “rẻ
quạt” và căn cứ vào bóng đèn để xác định thời điểm tiếp xúc. Việc điều chỉnh

78

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


các tiếp điểm chính được thực hiện một lần bằng cách, giữa các tiếp điểm chính
được thực hiện một lần bằng cách, giữa các tiếp điểm tĩnh chính, phụ đến khoảng
cách cần thiết và kê các điểm tĩnh lên bằng khoảng các đã giũa. Việc điều chỉnh
các tiếp điểm phụ thực hiện bằng cách chỉnh các ê-cu hãm và căn lại các lò xo
bằng rông-đen có chiều dày bằng đúng khoảng đã chỉnh.
Đối với các ĐAT kiểu “tay đòn” khi sửa chữa cần kiêm tra khe hở giữa các
tiếp điểm chính và phụ đang mở khí các tiếp điểm dập lưả ở thời điểm đóng
(hoặc mở) và ở vị trí “cầu”. Các khe hở này được điều chỉnh bằng cách thay đổi
vị trí của các tiếp điểm động. Các bề mặt tiếp xúc phải được kiểm tra, đánh sạch
bằng giấy ráp. Các tiếp điểm bị cháy nặng quá thì phải thay. Sau khi kiểm tra cần
chụp sóng rồi mới rửa sạch bằng dầu nóng và đậy kín lại.
Khi mở máy kiểm tra một MBA cần phối hợp kiểm tra các tiếp điểm chọn.
Khối lượng kiểm tra gồm:
1 . Kiểm tra trạng thái các nẹp, thanh, ống cách điện.
2. Xác định sự hao mòn của tiếp điểm.
3. Đo lực ép của tiếp điểm.
4. Xem bề mặt tiếp xúc.
5. Kiểm tra các mối nối của các đầu ra cuộn dây với các tiếp điểm chọn.
6. Kiểm tra sự hoạt động của dao chọn.
Các chi tiết của bộ ĐAT với thuần trở không được phép để ngoài không khí
ẩm quá 75% trên 8 giờ. Thông th ường nếu cách điện của các phần tử dẫn điện
với đất dưới 800 MΩ thì phải sấy.
Việc sấy bộ ĐAT thuần trở có thể tiến hành theo nhiều cách:
a. Tuần hoàn dầu nóng 70-750C có độ bền điện trên 50KV bằng máy lọc dầu.
Nước trong các chi tiết cách điện sẽ khuyếch tán vào trong dầu.
b. Sấy bằng gia nhiệt trong chân không có thể trong lò chân không cũng có thể sấy
cùng với ruột máy biến áp. Khi sấy trong lò chân không cần theo chỉ dẫn dành
riêng cho mỗi loại nhưng cần nhớ là không được thực hiện quá trình sấy quá vội
vàng để tránh phồng rộp các lớp giấy phíp. Quá trình sấy trong máy biến áp
diễn ra lâu hơn do chân không không thể tạo được sâu như trong lò sấy.
Sau khi sấy xong cần xiết lại tất cả các mối nối, các điểm tiếp xúc bằng bu
lông. Kết thúc cần thử độ kín khoang ĐAT bằng dầu với áp suất 0,1 KG/cm2.
Sau đây ta xét qua việc sửa chữa và hiệu chỉnh một số loại ĐAT tác động
nhanh phổ thông nhất.
1 . Bộ ĐAT kiểu PC.
Loại này do Bungari chế tạo theo bản quyền của hàng MR (CHLB Đức) nên có
cấu tạo giống loại ĐAT sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Các bộ PC thông dụng có
ký hiệu từ PC-4 đén PC-9 đều được cải tiến từ các loại PC-3. Loại ĐAT này
được gá vào mặt bích trên mặt máy qua các ê-cu kiểu chụp. Khi cần rút nắp
chuông hoặc rút ruột máy biến áp cần nhớ tháo các ê- cu này và dùng tời hạ
ĐAT xuống hai công sơn đỡ được gắn liền vào xà trên của ruột máy.

79

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Việc kiểm tra, sửa chữa ĐAT được tiến hành sau 100.000 đóng cắt (nếu
l=630A thì sau 50.000 lần) hoặc sau rơ le dòng dầu hay màng phòng nổ tác
động. Dầu của khoang tiếp điểm K được thay sau 50.000 lần tác động hoặc khi
độ bền điện dưới 25KV. Mẫu dầu thử mỗi năm một lần. Trước khi tiến hành xả
dầu ra khỏi khoang tiếp điểm K cần xả khí ở trên nắp của khoang này. Để tháo
các tiếp điểm K cần dùng các cờ lê tuýp chuyên dụng cỡ 14 tháo các bu lông
không rời ở vòng quanh và dùng tời kéo bộ tiếp điểm lên. Nếu việc sửa chữa kéo
dài thì có thể cho máy biến áp hoạt động sau khi đã đấu tắt các điểm 31 X,Y,Z
hoặc 32 X,Y,Z. Cần dùng ôm mét đo các điện trở của bộ hạn chế dòng điện xem
có đúng trị số của nhà chế tạo không. Tuyệt đối không cho tiếp điểm K hoạt
động khi không có dầu. Nếu cần cho tiếp điểm chuyển động để kiểm tra thì cần
tháo lò xo chuyển động ra tr ước đã. Sau khi rửa sạch và lắp lại toàn bộ tiếp điểm
K cần đổ đầy dầu và tiến hành chụp sóng.
Để kiểm tra xem trục dẫn động đấu có đúng không cần quay tay vài lần điều
áp. Đầu tiên quay về chiều tăng và điếm số vòng tay quay cho đến hết chu trình
sau đó thực hiện nh ư vậy theo chiều giảm.
Số vòng quay đếm được về cả hai phía phải như nhau. Số vòng quay đến tác
động của tiếp điểm K phải nằm trong phạm vi tài liệu xuất x ưởng của nhà chế
tạo quy định nếu có sai lệch thì phải tách nối trục và tay quay theo chiều có số
vòng lớn hơn cho đến khi trục quay được số vòng bằng nửa hiệu số của số vòng
tính theo hai chiều.
Bộ ĐAT có thể được sấy cùng máy biến áp trong lò sấy như sau:
1 . Gia nhiệt bằng không khí nóng tời 1100C với tốc độ tăng nhiệt độ 150C/giờ.
2. Sấy ở 1100C trong 12 giờ.
3. Sấy ở chân không 755mmHg và 1100C trong 72 giờ.
4. Để nguộn xuống 500C.
5. Tẩm dầu biến áp sạch trong chân không.
Nếu ĐAT sấy cùng MBA thì chân không duy trì theo khả năng của vói máy
chịu được và như vậy thời gian sấy sẽ kéo dài hơn.
2. Bộ ĐAT kiểu PHOA:
Các ĐAT kiểu này do Liên Xô sản xuất để sử dụng trên các máy biến áp siêu
cao áp. Chúng có dòng định mức đến 2.000A, công tắc K có kết cấu kiểu tay đòn
và có thể có cấu tạo đơn hoặc kép. Ở Việt Nam loại này sử dụng cho các MBA
220 KV công suất 125.000 KVA. Khi máy biến áp mới lắp đặt cần kiểm tra bộ
PHOA như sau:
- Kiểm tra bên ngoài xem có chảy dầu, sây sát, bẹp móp không.
- Kiểm tra các chi tiết cách điện còn nguyên vẹn, các đầu dây nối mềm có bị
căng cứng không.
- Kiểm tra mẫu dầu trong công tắc K:
•Hàm lượng nước không quá 25g/tấn
•Điện áp chọc thủng không dưới 45KV
•Tạp chất cơ giới không quá 0,01%

80

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


•Tgδ ở 700C không quá 5%.
Nếu dầu không đạt yêu cầu thì phải thay mới, nếu hàm lượng nước lớn hơn
25g/tấn thì sấy lại bộ PHOA bằng dầu nóng. Mặt bích vận chuyển của màng
phòng nổ chỉ dỡ bỏ sau khi đã rút chân không khoang công tắc K cùng với máy
biến áp xong.
Trước khi đóng điện cần kiểm tra:
- Quay tay bộ ĐAT trên tất cả cá nấc. Khi vượt qua nấc cuối cùng 15-24 độ thì
không thể quay tiếp được do vướng chốt.
- Kiểm tra đồng bộ của bộ dẫn động với ĐAT.
Theo dõi chỉ thị nấc của ĐAT và dẫn động phải trùng khớp trên tất cả các
nấc.
Theo dõi góc tác động của công tắc K có khớp với lý lịch không (lấy đồ thị
vòng không đầy đủ). Trong trường hợp vận chuyển, bảo quản sai, rút ruột công
tắc K để kiểm tra hoặc làm xê dịch các khớp nối của ĐAT với dẫn động thì phải
lấy đồ thị vòng đầy đủ và chụp sóng.
- Kiểm tra mô men quay lớn nhất không vượt quá 30 Nm.
- Kiểm tra mẫu dầu trong công tắc K.
- Chạy thử dẫn động điện.
Nếu cần thiết phải xem xét các chi tiết của ĐAT bên ngoài MBA thì cần chú ý
rằng không được kéo dài thời gian ngoài không khí quá 4 giờ ở độ ẩm dưới 75%.
Trong thời gian vận hành cứ sau một năm hoặc sau 5000 lần chuyển mạch
lần lấy mẫu dầu ở công tắc K thử một lần. Các tiếp điểm của công tắc K của bộ
PHOA có thể chịu đựng được số lần đóng cắt m = 60.000.
Việc rút ruột công tắc K tiến hành như sau:
- Đóng các van đường ống xuống công tắc K, xả bớt dầu.
- Đóng chốt định vị bộ dẫn động.
- Mở nắp công tác K cài nêm định vị truyền động.
- Tháo các nêm cài giữa ruột công tắc K.
- Dùng pa lăng hoặc tời nhẹ nhàng rút ruột bộ này.
- Sau khi thay xong tiếp điểm, căn chỉnh đặt ruột công tác K vào vị trí cũ.
- Tháo các định bị bộ dẫn động và nêm định vị truyền động.
- Lấy đồ thị vòng, chụp sóng.
- Đậy lại nắp công tắc K, đổ đầy dầu, mở van đường xi phông xả đi từ 1 0-15
lít dầu.
-Tổng thời gian ruột công tắc k ở ngoài không khí không được v ượt quá:
Độ ẩm tương đối D ưới 65 65-75 75-85
Thời gian (giờ) 24 16 10

Khi thay tiếp điểm tiến hành theo trình tự sau:


- Rút ruột công tắc K.
- Tháo ống lồng với mặt bích trên các điện trở.

81

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Dùng tay từ từ đưa công tắc K ra khỏi vị trí tĩnh cho đến khi đóng tiếp điểm
phụ.
- Do khe hở giữa tiếp điểm chính a. Nếu nhỏ hơn 1 mm thì cần thay tiếp điểm
phụ và dập lửa.
- Sau khi thay xong cần rà lại tiếp điểm phụ và dập lửa sau cho lá căn 0,05 không
thể lọt qua má tiếp điểm đóng.
- Đánh sạch tiếp điểm chính.
- Kiểm tra hành trình tiếp điểm chính phải bằng 2 ± 2 mm.
- Khe hở a=3mm
- Khoảng cách giữa tiếp điểm dập lửa và hành trình tiếp điểm = 12 ± 4mm.
- áp suất tiếp xúc ở các tiếp điểm phải bằng
Tiếp điểm chính 20-24kg/cm2
Tiếp điểm phụ 18-22 kg/cm2
Tiếp điểm dập lửa 8-10kg/cm2

- Đo lại các điện trở hạn chế dòng điện.


- Lắp ruột công tắc K như ban đầu. Nếu ĐAT ở ngoài không khí lâu hơn thời
gian cho phép nh ưng không quá hai lần thì phải sấy bằng dầu nóng nh ư sau:
- Đổ dầu nóng vào thùng chứa bộ ĐAT. Dầu có nhiệt độ 60-700C, điện áp chọc
thủng trên 50KV, Tgδ ở 200C = 0,3%; ở 700C =2%. Ngâm trong 5 giờ sau đó xả
dầu cũ, thay dầu mới.
- Lấy mẫu dầu trước và sau khi ngâm 5 giờ để do điện áp chọc thủng và tgδ.
Nếu các số liệu này không đổi thì việc sấy coi như hoàn thành.
Trường hợp sấy bằng dầu nóng không đạt kết quả thì cần sấy trong lò có hoặc
không chân không.
* Sấy không chân không.
- Nâng nhiệt độ không khí đến 95-1000C với tốc độ 100C/giờ.
- Sấy ở 90-1000C trong 40 giờ.
- Hạ nhiệt độ xuống 600C.
- Sau khi kiểm tra xem có hư hại gì không ngâm bộ ĐAT vào dầu biến áp có
điện áp chọc thủng trên 50KV trong 5 giờ.
* Sấy có chân không:
Nâng nhiệt độ không khí lên 95-1000C với tốc độ 100C/giờ.
- Duy trì trong 4 giờ.
-Tạo chân không tối đa nhưng không dưới 730mmHg. Chân không nâng theo
cấp từ 150-300-450-600... với tốc độ 100-150 mmHg trong 15 phút tại mỗi cấp
duy trì 1 giờ.
- Duy trì chân không 15 giờ
- Phía chân không, hạ nhiệt độ xuống còn 600C.
- Ngâm trong dầu biến áp có điện áp chọc thủng trên 50KV trong 5 giờ.
3. Bộ điều áp dưới tải của hãng MR.

82

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của hàng MR bao gồm các loại : A, V, MS, M,
T, G. Khối mô tơ điều khiển bao gồm các loại MA7, MA9.
Hồ quang tại tiếp điểm của bộ dập hồ quang và bộ lựa chọn dây ra sự mài
mòn tiếp điểm các các bon hoá dầu trong bộ dập hồ quang. Mức độ nhiễm bẩn
của dầu phụ thuộc vào dòng điện làm việc, số lần thao tác và chất lượng của dầu
trong bộ chuyển nấc.
Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào từng loại của bộ điều chỉnh điện áp, dòng
điện định mức và điều kiện làm việc. Thông thường sau 40.000 đến 100.000 lần
thao tác và 150.000 lần thao tác đối với loại có thiết bị lọc dầu. Chu kỳ bảo
dưỡng cần thiết cho từng loại điều chỉnh điện áp được hướng dẫn cụ thể trong tài
liệu hướng dẫn sử dụng và kiểm tra. Trong mục này chỉ đề cập đến những giá trị
tiêu chuẩn cho dầu trong bộ chuyển nấc ở hai hạng mục điện áp phòng điện và
hàm lượng nước trong dầu.
Độc lập với số lần thao tác, việc bảo dưỡng cần thực hiện sau 5-7 năm làm
việc hay sau 4 năm làm việc đối với bộ điều chỉnh điện áp có điện áp làm việc là
220 KV và cao hơn. Đối với bộ điều chỉnh điện áp có điện áp dùng trong cuộn
dây máy biến thế nối tam giác và ở đầu cuối của máy biến thế tự ngẫu thì việc
kiểm tra lần đầu sẽ tiến hành sau 1 đến 2 năm vận hành.
Một vài trường hợp kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp trong khi đóng điện máy
biến áp do một số nguyên nhân như nước lọt vào thùng dầu của bộ dập hồ quang
trong quá trình vận chuyển, thời gian cất giữ trong kho quá lâu, hư hỏng các
gioăng của thùng dầu...
Công việc bảo dưỡng bộ điều chỉnh điện áp được giới hạn ở những phần có
thể rút ra dễ dàng của bộ dập hồ quang và bộ lựa chọn, những phần bên trong
buồng dập hồ quang và những phần bên ngoài như mô tơ điều khiển, trục truyền
đồng và rơ le bảo vệ thiết bị nâng gắn vào nắp máy biến áp hay đầu của bộ
chuyển nấc. Kích thước và khối lượng của từng bộ dập hồ quang và bộ khoá lựa
chọn sẽ được ghi cụ thể trong tài liệu h ướng dẫn vận hành.
Sau khi vệ sinh, kiểm tra bộ dập hồ quang và bộ khoá lựa chọn, đo giá trị
điện trở và độ dày của tiếp điểm dập hồ quang. Chỉ được dùng dầu biến thế sạch
để làm vệ sinh các tiếp điểm.
Sau khi lắp lại những phần đã tháo, nạp đầy dầu mới và đãđược kiểm tra đạt
tiêu chuẩn và thùng dầu. Kiểm tra các chức năng của bộ chuyển nấc bằng động
cơ ở tất cả các vị trí. Việc kiểm tra rơ le bảo vệ bộ chuyển nấc cần thực hiện với
máy cắt bảo vệ máy biến thế.
Sau khi bảo dưỡng các số liệu thí nghiệm phải ghi vào biên bản theo các hạng
mục sau:
- Các số liệu của máy biến thế: số giờ vận hành, các điều kiện tải, phạm vi
chuyển mạch thông thường.
- Các số liệu của bộ chuyển nấc: Tổng số lần chuyển mạch từ khi đưa vào
vận hành và sau lần bảo dưỡng gần nhất. Các số liệu liên quan đến sự các bon

83

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


hoá và loại dầu. Mức độ hao mòn tiếp điểm, tình trạng cách điện, điện trở
chuyển tiếp, tình trạng của phần thao tác cơ khí.
Việc bảo dưỡng bộ chuyển nấc có thể tóm tắt như sau:
- Việc bảo dưỡng sẽ được hoàn thành sau một vài giờ nếu được thực hiện bởi các
nhân viên có kinh nghiệm có kế hoạch và tổ chức công việc tốt.
Trong phần lớn các trường hợp tuổi thọ của tiếp điểm dập hồ quang cao hơn
tuổi thọ của máy biến áp.
- Giá trị của điện trở chuyển tiếp không thay đổi ngay cả tần số chuyển mạch cao
nhất.
- Các bon bị lắng đọng trên bề mặt của vật liệu cách điện trong thùng dầu và nó
có thể làm sạch khá dễ dàng. Điều này ảnh hưởng không đáng kể đến độ bền
điện môi nếu không có sự nhiễm bẩn vào trong thùng dầu và điều kiện vận hành
của lưới là bình th ường.
Điện áp phóng điện của dầu vẫn giữ ở mức độ cao không phụ thuộc vào số
lần và thời gian thao tác nếu hàm lượng nước của dầu nhỏ.
Phải thay thế hay lọc lại dầu trong bộ chuyển nấc nếu điện áp phóng điện
dưới 30 KV và hàm lượng nước lớn hơn 40 ppm. Đối với máy biến thế một pha
và bộ điều chỉnh nối vào cuộn tam giác làm việc ở điện áp cao thì điện áp phóng
điện không nhỏ hơn 40KV và hàm lượng nước nhỏ hơn 30 ppm.
4. Bộ điều áp dưới tải của hãng ABB.
Bộ điều áp dưới tải của hãng ABB có nhiều loại UZE, UZF, UBB, UCG, UCL,
UCD, UCC,... đã được chế tạo và đưa vào vận hành từ nhiều năm. Các bộ OLTC
này có độ tin cậy cao. Nó được thiết kế đơn giản và có tuổi thọ của máy biến áp.
Các bộ OLTC này không đòi hỏi phải bảo d ưỡng nhiều. Chỉ có một số bộ phận
cần bảo dưỡng là các tiếp điểm, dầu cách điện trong thùng chứa tiếp điểm dập hồ
quang, động cơ điều khiển bộ truyền động. Các tiếp điểm này có thể phải thay
thế trong thời gian vận hành.
Thiết kế đơn giản cho phép thâm nhập vào tất cả các bộ phận dễ dàng làm
cho việc kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết nhanh chóng và đơn giản.
Các bộ phận chính quả OLTC là buồng tiếp điểm dập hồ quang và bộ lựa
chọn. Để bảo dưỡng tiếp điểm dập hồ quang phải rút cả cụm tiếp điểm ra khỏi
thùng, quan sát các tiếp điểm về kiểm tra sự mài mòn của chúng. Không nên
tháo trục truyền động khi nâng cụm tiếp điểm ra khỏi thùng. Nói chung không
cần bảo dưỡng các phần khác của bộ OLTC nằm trong thùng dầu chính của máy
biến áp. Tuy nhiên nếu bộ OLTC nằm trong thùng dầu chính của máy biến áp.
Tuy nhiên nếu bộ OLTC đã thao tác đến 1 .1 06 lần thì việc kiểm tra bộ lựa chọn
là cần thiết.
Cụm tiếp điểm dập hồ quang nằm trong buồng riêng cách ly với thùng dầu
chính. Điều này ngăn ngừa sự nhiễm bẩn vào thùng dầu chính khi bộ chuyển nấc
làm việc. Dầu trong buồng này cần phải được kiểm tra và lọc thường xuyên để
duy trì chất lượng dầu và phòng ngừa ăn mòn cơ khí.
Các bộ phận chính của buồng tiếp điểm dập hồ quang là:

84

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Tiếp điểm tĩnh chính
- Tiếp điểm động chính
- Tiếp điểm tĩnh chuyển tiếp
- Tiếp điểm động chuyển tiếp
- Điện trở chuyển tiếp
- Hệ thống liên kết đa giác dẫn động bằng lò xo.
Công việc bải d ưỡng bao gồm: Kiểm tra và làm sạch các tiếp điểm, các phần
cách điện của bộ dập hồ quang và vệ sinh bên trong buồng chứa tiếp điểm.
Bên cạnh việc bảo dưỡng tiếp điểm và làm sạch dầu thì phải kiểm tra và bôi
trơn bộ truyền động cơ khí, rơ le áp lực, thiết bị bảo vệ máy biến áp khỏi hư hại
do quá áp lực trong buồng tiếp điểm cũng phải kiểm tra.

A- DANH MỤC BẢO DƯỠNG BAO GỒM


- Kiểm tra.
- Đại tu.
- Thay thế tiếp điểm.
a. Kiểm tra:
Việc kiểm tra tiến hành một năm một lần. Về nguyên tắc, việc kiểm tra liên
quan đến động cơ điều khiển bộ truyền động và thường là kiểm tra bằng mắt bên
trong hộp chứa động cơ để xem có gì bị mất mát không, kiểm tra chức năng của
bộ sấy, các khởi động từ.
Trong hộp của động cơ điều khiển bộ truyền động cơ lắp bộ đếm số lần thao
tác. Kiểm tra sự làm việc của bộ đếm. Nếu có thể kiểm tra động cơ và bộ đếm
bằng cách thao tác từng nấc theo chiều tăng và giảm.
Nếu OLTC có bình dầu phụ riêng thì phải kiểm tra bình hô hấp và chỉ thị
mức dầu. Việc kiểm tra được thực hiện khi trong máy biến áp đang vận hành.
b. Đại tu:
Tuổi thọ của tiếp điểm và tần số thao tác sẽ xác định khoảng thời gian giữa
các lần đại tu.
Số lần thao tác của OLTC được ghi bằng bộ đếm. Cần phải ghi lại số lần thao
tác của bộ đếm khi kiểm tra và đại tu. Bộ OLTC cần được đại tu đều đặn trong
khoảng thời gian 1/5 tuổi thọ ước tính của tiếp điểm. Khi đại tu cần quan sát sự
mài mòn của tiếp điểm, nếu cần phải thay thế tiếp điểm mới.
Nếu bộ OLTC làm việc không liên tục và do đó thời gian để đạt được 1/5 tuổi
thọ tiếp điểm sẽ rất lâu. Trong trường hợp này việc đại tu nên giới hạn 7 năm
một lần.
c. Thay thế tiếp điểm.
Trên nhãn của OLTC có ghi tuổi thọ tính toán của tiếp điểm. Đối với máy
biến áp lực thông thường số lần thao tác của tiếp điểm dập lửa khoảng 20 lần
trong một ngày tức là việc thay thế tiếp điểm là không cần thiết so với tuổi thọ
của máy biến áp (đối với máy biến áp lò số lần thao tác có thể lớn hơn).

85

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ghi chú: Số lần thao tác không nên v ượt quá 500.000 lần vì áp lực nén tiếp
điểm bằng lò xo có thể bị yếu đi.
B – KIỂM TRA DẦU TRONG OLTC
- Giá trị điện áp phóng điện của dầu trong buồng tiếp điểm dập hồ quang không
được nhỏ hơn 30 KV/2,5mm đối với OLTC đang vận hành.
- Sau khi tiến hành đại tu bộ OLTC phải nạp dầu mới vào buồng chứa tiếp điểm
dập hồ quang bằng dầu mới có điện áp phóng điện nhỏ nhất là 40KV/2,5mm.
5. Bộ ĐAT kiểu SDV.
Do Đông Đức chế tạo có cấu tạo tương tự loại PHOA của Liên Xô. bên trong
thùng công tắc K có 3 cơ cấu chuyển mạch cho 3 pha. Các tiếp điểm chọn cũng
chia làm hai bên chẵn lẻ và 3 pha chồng lên nhau.
Mô men tối đa trên trục quay lên tới 98Nm. Việc sửa chữa, hiệu chỉnh các bộ
ĐAT kiểu SDV tiến hành giống như với loại PHOA đã nói ở trên, duy nhất có
khác biệt là để lấy đồ thị vòng và chụp sóng loại này cần phải chui vào ruột máy
biến áp vì vậy khi không thật cần thiết người ta không tiến hành các thí nghiệm
này.
B- BỘ ĐIỀU ÁP CÓ CUỘN ĐIỆN KHÁNG
Các ĐAT dùng cuộn kháng cho đến nay vẫn được dùng rộng rãi ở Hoa Kỳ.
Loại ĐAT này tác động chậm vì có sử dụng cuộn kháng nên có độ tin cậy rất cao
và yêu cầu đặt ra không quá khắt khe. Tuy nhiên do kích thước cồng kềnh và khó
bảo đảm được cách điện của cuộn kháng nên ĐAT loại này ít được sử dụng ở
điện áp siêu cao. Nhìn chung khi MBA đưa vào sửa chữa thì các ĐAT với cuộn
kháng đều còn tốt. Tuy nhiên rất có thể các chi tiết còn tốt mà cả bộ ĐAT không
thể hoạt động được do khi lắp ráp, căn chỉnh có sai lệch hoặc do độ dơ lớn của
các chi tiếp cộng lại làm sai khác tương quan thời gian hoạt động. Các sai khác
này có thể phát hiện được khi lấy đồ thị vòng để kiểm tra. Người ta thường kiểm
tra các tham số sau:
1 . Góc α là góc quay của trục từ vị trí bình thường đến khi mở cặp tiếp điểm
chính của công tắc K hoặc từ khi đóng cặp tiếp điểm này đến vị trí bình thường.
Góc này quá nhỏ có thể làm cho các tiếp điểm K tiếp xúc xấu.
2. Góc β là góc quay từ tiếp điểm chính của công tắc K cắt cho đến khi các tiếp
điểm dập lửa cắt hoặc góc quay giữa các thời điểm đóng của các tiếp điểm này.
nếu góc này do tiếp điểm bị hao mòn về điện hoặc cơ khí trở nên quá nhỏ thì có
thể dẫn tiếp điểm chính đóng mở đồng thời với tiếp điểm dập lửa.
3. Góc γ là góc quay từ khi các tiếp điểm dập lửa của công tắc K cắt cho đến khi
các tiếp điểm chọn cắt hoặc góc quay giữa các thời điểm đóng của các tiếp điểm
này. Góc này phải đủ lớn để hồ quang không phát sinh trên các tiếp điểm chọn.
4. Góc δ là góc quay giữa các thời điểm đóng hoặc cắt của tiếp điểm chọn và
tiếp điểm đảo chiều. Tác dụng như gócγ.
5. Góc A là tổng số trạng thái đóng hoặc cắt của các tiếp điểm và phụ thuộc vào
sơ đồ động ĐAT. Người ta theo dõi sự thay đổi của góc A để đánh giá độ hao
mòn của các chi tiết trong sơ đồ động.

86

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đồ thị vòng được lấy theo hai chiều thuận nghịch góc θ là hiệu số của các
góc cùng tên khi quay theo chiều khác nhau và biểu thị cho độ dơ của ĐAT.
Độ dơ tối đa cho phép và một tiêu chuẩn khi đánh giá ĐAT.
Nếu các góc α, β, γvà θ nằm trong giới hạn cho phép thì ĐAT chỉ cần vệ sinh
sạch sẽ, tu sửa nhỏ là đủ. Khi tháo ra cần nhất là không làm mất dấu để có thể
lắp lại đúng như cũ. Nếu các góc trên ra khỏi giới hạn cho phép thì cần tìm
nguyên nhân để khắc phục. Thông thường đó là do có độ dơ rão quá lớn ở các
khớp nối, các bản lề của tay đòn, các cam truyền động, các bánh răng....
Nếu các tiếp điểm của công tắc K bị cháy, mòn quá mức (chiều dày tiếp điểm
dưới 7mm) thì cần thay mới. Các tiếp điểm cùng loại phải có chiều dày giống
nhau cho nên nếu chỉ thay một số tiếp điểm thì phải hiệu chỉnh lại cấc tiếp điểm
khác. Không phải cứ công tắc K hoạt động sai các tiếp điểm mới bị cháy.
Nguyên nhân rất có thể là do chất lượng dầu xấu hoặc do không dùng dẫn động
điện mà chỉ quay tay rất chậm dẫn đến duy trì hồ quang trên các tiếp điểm dập
lửa. Nói chung khi sửa chữa ĐAT với cuộn kháng người ta không tháo thùng
công tắc K ra khỏi biến áp và không rút công tắc K ra khỏi thùng mà chỉ vệ sinh
bằng dầu nóng và đánh sạch tiếp điểm. Việc kiểm tra bộ dẫn động cần làm rất
cẩn thận, phần lớn nguyên nhân hư hỏng là ở đây. Khi xem xét độ dơ của truyền
động, ngoài việc để ý đến kích thước khe hở còn phải xem vị trí tương hỗ giữa
các chi tiếp chủ động với các chi tiết bị động ở trạng thái bình thường có nằm ở
giữa khe hở không. Điều này bảo đảm cho ĐAT làm việc bình th ường theo cả
hai chiều. Các chi tiết quá hao mòn cần phục hồi hoặc thay thế.
Cần chú ý đến trạng thái của cuộn kháng. Hư hỏng chủ yếu của nó là các mối
ép lõi tôn bị lỏng dẫn đến tiếng kêu lớn, đặc biệt khi chuyển mạch. Để khắc phục
cần xiết ép lại cuộn dây và lõi tôn. Nếu cần thiết phải tháo lõi tôn của cuộn
kháng thì cần phải lưu ý để bảo đảm kích thước khi lắp lại.
Việc làm thay đổi kích thước lõi tôn sẽ dẫn đến thay đổi trở kháng và làm cho
dòng tuần hoàn ở vị trí “cầu” tăng lên hoặc gây ra tụt áp quá mức trên cuộn
kháng. Cuộn kháng cần được thí nghiệm như với một máy biến áp thông thường.
Khi tiến hành sửa chữa cần lưu ý không để các chi tiết của ĐAT ngoài không
khí quá 16 giờ khi độ ẩm tương tối của không khí không quá 75%. Trong trường
hợp ngược lại sau đó cần phải tiến hành sấy. Thông thường người ta sấy bộ ĐAT
này cùng với máy biến áp. Nếu cần sấy riêng thì chế độ sấy cũng tương tự như
đối với các ĐAT kiểu thuần trở đã nói ở trên.

-------------------------------------------------------------------

87

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

You might also like