You are on page 1of 27

Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 1

THIẾT KẾ KHUÔN - MOLD DESIGN


Các chi tiết sau khi đã thiết kế chúng ta có thể đưa đi gia công trên các máy thông thường
hoặc CNC, đúc (kim loại) hoặc ép (nhựa).
Trong chương này chúng ta nghiên cứu các công cụ thiết kế khuôn đúc hoặc ép nhựa. Các
công cụ thiết kế khuôn trong phần này chỉ có thể tạo ra được hai nửa khuôn ốp vào chi tiết còn
các đồ gá và phụ kiện kèm theo người dùng phải dựa vào chi tiết cụ thể để thiết kế tiếp.
Hình dưới minh hoạ một chi tiết bằng nhựa và khuôn ép.

I.1 KHÁI QUÁT VIỆC THIẾT KẾ KHUÔN


Khuôn gồm hai nửa, nếu chi tiết là tấm mỏng thì khuôn gồm lõi (core) và vỏ ( cavity).
Dùng hình khối chi tiết làm điểm xuất phát, lõi là bản sao mặt trong của hình khối còn vỏ là bản
sao mặt ngoài của hình khối. Đường phân chia là mặt tách hai nửa của khuôn (tách lõi và vỏ).
Hai nửa của khuôn ghép với nhau và kim loại hoặc nhựa lỏng được bơm vào điền đầy
khoang rỗng giữa hai nửa khuôn. Sau khi kim loại hoặc nhựa đông cứng lại, tháo hai nửa khuôn
ta được chi tiết.
Trước khi tạo vỏ và lõi khuôn, chúng ta phải chuẩn bị kiểm tra chi tiết xem chắc chắn là
chi tiết có hình khối thuận tiên cho việc dỡ khuôn hay không.
Việc kiểm tra chi tiết và tạo khuôn được tiến hành theo các công cụ sau:

Draft Analysis - phân tích độ doãng.

Undercut Detection - hướng cắt.

Draft - tạo độ doãng.

Scale - phóng to hình.

Parting Lines - tạo đường phân chia.

Shut-off Surfaces - khoá mặt.

Nguyễn Văn Thiệp


2 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Parting Surfaces - chia mặt.

Tooling Split - công cụ tách.

Core - tạo lõi.

Công cụ tạo khuôn


Thanh công cụ để tạo khuôn:

Trình đơn với các công cụ tạo khuôn: Insert -> Mold ->....

Trong này có một số các lệnh (công cụ) đã được giới thiệu tại sách SolidWorks cơ sở,
tại đây chúng tôi giới thiệu kỹ các lệnh chuyên dùng cho khuôn, còn các lệnh thuộc phần cơ sở
chúng tôi chỉ giới thiệu cách áp dụng vào khuôn trong ví dụ cụ thể.

Chi tiết cần đúc


Để tạo được khuôn, trước hết chúng ta phải tạo ra chi tiết cần gia công bằng đúc hoặc ép
nóng. Chi tiết phải bảo đảm có hình dạng phù hợp cho việc tạo khuôn và dễ dàng tháo khuôn
sau khi hoàn thành gia công.

I.2 KIỂM TRA CHI TIẾT

I.2.1 Phân tích độ doãng các mặt của chi tiết - Draft Analysis
Mục đích của việc phân tích độ doãng các mặt trong, mặt ngoài của chi tiết là bảo đảm
chắc chắn khuôn được tháo ra một cách dễ dàng. Các mặt của chi tiết được phân tích và đưa ra
kết quả đã đủ độ doãng hay chưa, nếu chưa đủ phải tạo góc doãng là bao nhiêu so với hướng
kéo.
KÍCH HOẠT:

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 3

Trình đơn: Tools Draft Analysis

Thanh công cụ:


THỰC HIỆN:
Hộp thoại hiện ra:

1- Hộp thoại Analysis Parameters - thông số phân tích


Tại đây, chúng ta phải làm các việc:
- Chọn mặt phẳng, cạnh mép thẳng hoặc trục (axis) để làm hướng kéo (Direction of
Pull). Nếu chọn các cạnh mép thì vec tơ dọc cạnh mép sẽ là hướng kéo. Nếu chọn mặt
phẳng toạ độ hoặc mặt phẳng của chi tiết thì véc tơ pháp tuyến của các mặt này là hướng
kéo. Hướng này là hướng tháo khuôn nên rất quan trọng. Nếu chọn không đúng sẽ tạo ra
các mặt bị vênh, khuôn bị kẹt.

- Có thể đảo hướng bằng nút .

- Draft Angle: góc doãng. Gõ số. Góc này là góc ối t thiểu


phải có để cho khuôn được thoát khỏi mặt chi tiết một cách dễ dàng. Nếu mặt nào có góc
doãng nhỏ hơn góc này sẽ phải làm doãng ra.
-  Face classification: ON - phân loại các mặt, chọn mặt cơ sở để phân tích.
Lúc này, phương án Find steep faces: tìm độ dốc của các mặt được kích hoạt.
 Find steep faces: ON - tìm các mặt dốc.
- Calculate: tính toán. Nhấn nút này để thực hiện tính toán phân tích và đưa ra kết luận
về các mặt của chi tiết.
2- Hộp thoại Color Settings - chỉ thị màu

Nguyễn Văn Thiệp


4 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Nút chọn màu chỉ thị cho các mặt của chi tiết theo các loại sau:
Positive draft: mặt doãng dương.
Negative draft: mặt doãng âm (thu lại).
Requires draft: mặt cần làm doãng. Mặt cần làm doãng là mặt có độ doãng nhỏ hơn giá
trị góc doãng tối thiểu cho tại ô nhập góc.
Mỗi loại có một màu mặc định. Khi thay đổi màu, không nên đặt màu trùng nhau.
 Gradual transition: ON - dùng độ chuyển màu để chỉ thị giá trị góc doãng. Khi đó
hộp thoại sẽ có thang chỉ thị màu theo giá trị góc doãng (hộp thoại bên phải) với giới hạn là giá

trị góc cho tại ô nhập liệu nói trên.


+ Khi  Face classification được chọn ON, các loại mặt được thêm ký hiệu . Bóng đèn có
màu vàng là mặt đang hiển thị, nhấn chuột, bóng đèn t hành màu xám , mặt tạm ẩn. Chức
năng này giúp cho việc thay đổi độ doãng của các mặt được thuận lợi.
+ Khi  Find steep faces: ON - tìm các mặt dốc. có thêm các loại mặt được hiển thị:
Positive steep faces: mặt dốc dương.
Negative steep faces: mặt dốc âm.
Straddle faces: mặt choãi chân.
Sau khi chọn các phương án, nhấn Calculate, các giá trị góc cần thiết được hiển thị tại
các ô tương ứng.
Nhấn , hộp thoại tiếp theo hiện ra:

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 5

Trong này có dòng nhắc: " Có muốn áp màu đã hiển thị cho các mặt không?". Nhấn Yes,
kết thúc phân tích.
Các mặt được tô màu theo kết quả phân tích. Nếu mặt nào chưa đáp ứng chúng ta phải
dùng lệnh Draft Faces để tạo độ doãng.

I.2.2 Tìm các mặt khuất- Undercut Detection


Trong một số chi tiết có mặt khuất. Mặt khuất trong tạo khuôn của chi tiết được hiểu là
chiếu dọc theo hướng tháo khuôn, nhìn từ trên xuống cũng như nhìn từ dưới lên đều không thấy.
Các mặt này sẽ làm khuôn không tháo ra được. Công cụ Undercut Detection sẽ kiểm tra các
mặt khuất này để chỉ cho người dùng biết và tìm hướng khắc phục.
KÍCH HOẠT:
Trình đơn: Tools  Undercut Detection

Thanh công cụ:


THỰC HIỆN:
Hộp thoại xuất hiện.

1- Hộp thoại Analysis Parameters - thông số phân tích


Tại đây, giống như kiểm tra độ doãng chúng ta phải làm các việc:
Chọn hướng tháo khuôn hoặc chọn đường phân chia hai nửa khuôn.
a. Chọn hướng tháo khuôn
- Chọn mặt phẳng, cạnh mép thẳng hoặc trục (axis) để làm hướng kéo (Direction of
Pull). Nếu chọn các cạnh mép thì vec tơ dọc cạnh mép sẽ là hướng kéo. Nếu chọn
mặt phẳng toạ độ hoặc mặt phẳng của chi tiết thì véc tơ pháp tuyến của các mặt này
là hướng kéo. Hướng này là hướng tháo khuôn nên rất quan trọng. Nếu chọn không
đúng sẽ tạo ra các mặt bị vênh, khuôn bị kẹt.

- Có thể đảo hướng bằng nút .


b. Chọn đường phân chia

Nguyễn Văn Thiệp


6 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

chọn đường phân chia. Nhấn chọn đường phân chia hai nửa khuôn. Nếu chọn
đường phân chia thì không chọn hướng tháo khuôn và ngược lại. Đường phân chia
phải được tạo từ trước trên chi tiết bằng công cụ Parting Line.
c. Chọn hình khối - Body Selection
Trong trường hợp chi tiết gồm từ hai hình khối trở lên, thông số này tự động hiện ra
để chọn hình khối nào cần kiểm tra.
Nhấn nút Calculate. Kết quả, chi tiết được tô màu theo chỉ thị các vùng như trong hộp
thoại Undercut Faces.
2- Hộp thoại Undercut Faces - các mặt khuất
Trong hộp thoại này dùng màu để chỉ thị các loại mặt sau:
Direction1 undercut: mặt khuất theo hướng 1. Các mặt khi nhìn theo hướng kéo từ trên
xuống bị khuất.
Direction 2 undercut: mặt khuất theo hướng 2. Các mặt khi nhìn theo hướng kéo từ dưới
lên bị khuất.
Occluded undercut: mặt bị khuất hoàn toàn. Mặt này khi nhìn từ dưới lên hoặc trên
xuống đều không thấy.
Straddle undercut: mặt choãi chân ra cả hai hướng.
No Undercut: mặt không bị khuất.

Nút , giống như phần kiểm tra mặt doãng.


Nhấn , hộp thoại tiếp theo hiện ra:

Trong này có dòng nhắc: " Có muốn áp màu đã hiển thị cho các mặt không?". Nhấn Yes,
kết thúc phân tích.
Các mặt được tô màu theo kết quả phân tích.
Nếu chỗ nào có hốc lõm, mặt khuất phải bịt lại sau đó mới tạo khuôn được.
Hình dưới minh hoạ mặt hốc bị khuất hoàn toàn.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 7

I.3 HƯỚNG DẪN TẠO KHUÔN


Để phục vụ cho việc tạo khuôn chúng ta lấy ví dụ là chi tiết vỏ máy điện thoại. trong phần
này chúng tôi hướng dẫn các bước và cách sử dụng các công cụ để tạo khuôn ép nhựa chi tiết
này.
Để khuôn tháo được dễ dàng, mô hình phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tất cả các mặt phải được làm doãng liên tục từ đường phân chia tách hai nửa của khuôn
lõi và vỏ.
- Việc thiết kế phải định rõ góc doãng tối thiểu.
- Phía vỏ phải là doãng dương, lõi phải doãng âm.
- Tất cả các mặt phải có góc doãng lớn hơn góc doãng tối thiểu.
- Không có mặt choãi chân về hai phía.

I.3.1 Sử dụng Draft Analysis


1- Mở bản vẽ chi tiết.
2- Ra lệnh Draft Analysis.
3- Sau khi ra lệnh, chọn mặt phẳng Top Plane làm mặt định hướng kéo.

4- Trong hộp thoại Analysis Parameters:


a. Cho góc Draft Angle: 0.5.
b. Nhấn chọn ON Face classification.
c. Nhấn nút Calculate.
Kết quả, chi tiết được tô màu theo chỉ thị các vùng như trong hộp thoại. Mặt ngoài màu
xanh lá cây (doãng dương). Khi xoay hình khối, mặt trong có màu đỏ (doãng âm). Các màu này
là mặc định, nếu chúng ta thay đổi màu, các mặt sẽ có màu như đã chọn.

Hộp thoại Color Settings xuất hiện các tham số kết quả tính toán như hình dưới. Các
giá trị trong các ô là số mặt thuộc nhóm phân loại.

Nguyễn Văn Thiệp


8 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

5- Nhấn nút Front - nhìn chính diện trên thanh Standard Views toolbar để nhìn kiểm
tra mép dưới của chi tiết sau mặt doãng dương như hình dưới.

6- Nhấn Zoom to Area (View toolbar) để phóng to chỗ cần làm doãng.

Trong ví dụ này, những mặt có màu vàng là mặt cần làm doãng vì có độ doãng nhỏ hơn
giá trị cho trước.
7- Nhấn nút , hộp thoại hiện ra, nhấn Yes để gán màu cho các mặt.
Kết thúc lệnh phân tích. Trên chi tiết đã xác định được những mặt cần phải làm doãng.
Tiếp tục dùng lệnh Draft để làm doãng chi tiết. Xem phần "III.2.6.3. Làm lệch mặt hình khối
- Draft" trong sách "SolidWorks - 2006".

I.3.2 Dùng công cụ Draft - làm doãng mặt


Công cụ này nằm trong phần SolidWorks cơ sở.
Theo như kết quả kiểm tra độ doãng, ta thấy có các mặt có màu vàng không bảo đảm độ
doãng tối thiểu. Chúng ta phải dùng công cụ Draft để làm doãng.
1- Ra lệnh Draft.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 9

2- Hộp thoại hiện ra.

Trong các thông số chọn như sau:


Type of Draft - kiểu doãng : chọn Parting Line - theo đường phân chia.
Draft Angle - góc doãng: cho bằng 1.

Direction of Pull: hướng kéo: nhấn mặt phẳng Top. Nhấn nút để đảo hướng.

Tại đây phải phân tích xem hình khối đó sẽ thuộc nửa nào của khuôn để chọn hướng tháo
khuôn cho đúng.
3- Chọn đường phân chia (Parting Lines). Nhấn chọn mép dưới cùng của chi tiết như hình
dưới.

Để chọn nhanh tất cả các cạnh mép nối thành đường khép kín, nhấn phải chuột vào một
đoạn cạnh mép, chọn Select Tangency.
4- Nhấn , các mặt nói trên được làm doãng.
Kiểm tra lại bằng Draft Analysis, các mặt đó đã không còn nhận màu vàng nữa.

I.3.3 Dùng công cụ Scale - phóng to, thu nhỏ hình khối
Công cụ này nằm trong phần SolidWorks cơ sở.
Trong ép nhựa hoặc đúc kim loại, khi vật liệu nóng chảy, làm cho khuôn cũng bị co giãn
do nhiệt. Khi chi tiết nguội đi nó bị co ngót lại. Vì vậy khi tạo khuôn chúng ta phải tính đến hệ
số giãn nở và co ngót của khuôn cũng như của vật liệu chế tạo chi tiết.

Nguyễn Văn Thiệp


10 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Chúng ta dùng lệnh Scale để bù lượng co ngót của kim loại cũng như nhựa khi nguội đi.
Lệnh này chỉ làm to, nhỏ hình khối của chi tiết nhưng không thay đổi các giá trị kích
thước hình phác cũng như giá trị kích thước tạo khối.
1- Ra lệnh Scale trên thanh công cụ Mold Tools toolbar hoặc trên trình đơn Insert ->
Mold -> .

Hộp thoại hiện ra.

2- Nhấn chọn Solid Bodies, nhấn trái chuột chọn vào chi tiết.
3- Scale about - hướng thu phóng: nhấn chọn Centroid - hướng tâm.
4- Nhấn chon ON  Uniform scaling: tăng giảm đều theo mọi hướng.
5- Scale Factor - hệ số thu phóng: gõ 1.05.
6- Nhấn , toàn bộ chi tiết được phóng to lên 1.05 lần đều theo mọi hướng.

I.3.4 Dùng công cụ Parting Line - tạo đường phân chia


Công cụ này nằm trong phần SolidWorks cơ sở.
Sau khi đã có chi tiết đủ tiêu chuẩn để tạo khuôn, chúng ta tạo đường phân chia tách hai
nửa khuôn.
Sau đây là các bước thực hiện.
1- Ra lệnh Parting Lines trên thanh công ục hoặc trên trình đơn Insert -> Mold ->
.
Hộp thoại hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 11

2- Nhấn chọn mặt Top trên trình duyệt để choj hướng kéo. Nếu cần thiết nhấn nút đảo hướng để
mũi tên hướng lên trên như hình bên phải.
3- Draft Angle - góc doãng: cho bằng 0.5.
4- Nhấn nút Draft Analysis để kiểm tra lại. Các hộp thoại tiếp và đường phân chi hiện ra.

Nguyễn Văn Thiệp


12 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Trong hộp thông báo Message, có dòng nhắc: "Đường phân chia đã được xác lập nhưng
chưa thể tách hai nửa khuôn (lõi và vỏ) được. Phải tạo các mặt khoá".
Các màu trong hộp thoại Mold Parameters chỉ thị các loại mặt như sđã giới thiệu tại
các phần trước.
Trong này có lựa chọn mặc định là  Use for Core/Cavity Split: dùng để tách lõi và vỏ.
a- Tạo tự động
Đường phân chia được tự động tạo ra trong các trường hợp:
+Nếu trong chi tiết có các cạnh mép nối liền nhau thành hình khép kín chạy giữa các mặt
doãng dương và các mặt doãng âm (trừ mặt choãi sang hai bên), đường phân chia sẽ cahỵ
dọc theo các mép này.
+ Ngoài ra nếu trong chi tiết có:
- Các mặt choãi chân, chúng ta phải tách chúng ra bằng phương pháp tự động.
Nhấn chọn ON phương án  Split faces: tách các mặt. Tiếp theo nhấn chọn một
trong hai phương án như hình dưới.

- Nhiều đường khép kín, đường dài nhất được chọn. Đường dài nhất chính là cạnh
mép của hình khối lớn nhất mới bảo đảm việc tháo khuôn.
a- Tạo thủ công
Muốn tạo thủ công, trước hết phải có các hình phác phân chia các mặt, tạo thành một
đường phân chia khép kín bảo đảm tháo được khuôn. Nhấn vào hộp thoại Entities To Split.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 13

Chọn hình phác trên chi tiết.


Thường dùng phương pháp tự động hiệu quả hơn vì phần mềm đã tính toán và kiểm tra
cho chúng ta.
5- Xoay và quan sát hình kiểm tra xem có mặt nào chưa đáp ứng được yêu cầu không.
6- Nhấn , đường phân chia được tạo ra.
Trong ví dụ của chúng ta, hiện tại chỉ còn hai màu xanh lá (doãng dương) và đỏ (doãng
âm). Đường phân chia được tự động tạo ra tại mép vòng khép kín có chu vi lớn nhất.

I.3.5 Tạo mặt chặn bịt lỗ thông hai nửa khuôn - Shut-off
Surfaces
Đây là công cụ chuyên dùng cho tạo khuôn nên trong phần này chúng tôi giới thiệu các
thông số của lệnh sau đó là phần áp dụng trong ví dụ đang xét.
Trong chi tiết có những lỗ xuyên qua tất cả các mặt. Nếu để nguyên khi đúc hoặc ép, vật
liệu sẽ nối liền hai nửa khuôn không tháo ra được. Công cụ này giúp chúng ta tự động bịt các lỗ
đó để tách phần lõi và phần vỏ khuôn.

I.3.5.1 Công cụ Shut-off Surfaces


ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU:
Phải có đường phân chia - Partting Line. Nếu không có đường phân chia, phần mềm
không định được ranh giới giữa vỏ và lõi. Nghĩa là lệnh này chỉ thực hiện tốt sau lệnh tạo đường
phân chia.
KÍCH HOẠT:
Trình đơn: Insert  Mold 

Thanh công cụ: Mold 


THỰC HIỆN:
Hộp thoại xuất hiện.

1- Hộp thoại Edges - các cạnh mép


Trong này có danh sách các cạnh mép của lỗ xuyên suốt tự động tìm ra và đưa vào.
Có thể chọn các phương án sau:

Nguyễn Văn Thiệp


14 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

 Knit: nối liền các mặt. ON - nối các mặt bịt lỗ với mặt của lõi hoặc vỏ.
 Filter loops: lọc các mép khép kín. ON - loại những đường bao kín nhưng không phải
là cạnh mép của lỗ.
 Show callouts: cho hiện các chỉ dẫn. ON - hiện các chỉ dẫn (hình dưới bên trái), OFF
- không hiện (hình dưới bên phải).

 Show Preview: cho xem trước. ON - hiện hình để xenm trước.


2- Hộp thoại Reset All Patch Types - chọn kiểu bịt
Nhấn nút chọn một trong các kiểu sau:
All No-Fill: không tạo mặt.
All Contact: nối thẳng. Đây là lựa chọn mặc định.
All Tangent: nối tiếp xúc với mặt lân cận.
Nhấn , các miếng vá được tạo ra.

I.3.5.2 Thực hiện trong ví dụ


1- Ra lệnh Shut-off Surfaces.
2- Trong hộp thoại Edges - các cạnh mép nhấn chọn ON các lực chọn sau:
 Knit,  Filter loops,  Show callouts.
3- Hộp thoại Reset All Patch Types - chọn kiểu bịt mặc định All Contact.
4- Nhấn , các miếng vá được tạo ra. Chi tiết có dạng như hình dưới.

Trong này có 3 mặt:

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 15

Màu xanh lá cây là mặt của vỏ: .

Màu xanh biển là chi tiết: .

Màu đỏ là mặtcủa lõi: .


Trong mặt của lõi và vỏ, các lỗ đã được bịt kín.

I.3.6 Tạo mặt phân chia - Parting Surfaces


Công cụ này nằm trong phần SolidWorks cơ sở.
Sau đây là các bước thực hiện.

1- Ra lệnh Parting Surfaces trên thanh công cụ hoặc trên trình đơn Insert -> Mold ->
Parting Surfaces. Hộp thoại hiện ra.

Trên chi tiết, mặt phẳng lấy hướng kéo và đường phân chia cũng tự động chọn. Dòng chỉ
dẫn trên chi tiết báo cho biết bán kính tối thiểu của đường cong.

Nguyễn Văn Thiệp


16 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

2- Trong hộp thoại Mold Parameters, chọn  Perpendicular to pull.


3- Tham số Parting Surface, cho bề rộng của mặt = 10.
4- Trong hộp thoại Options, chọn  Knit all surfaces và  Show preview.
5- Nhấn nút kết thúc lệnh.
Trên trình duyệt, tên của mặt phân chia được thêm vào, đồng thời tại mục Surfaces
Bodies, cũng có tên mặt phân chia.

I.3.7 Tạo đế khuôn - Tools Split

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 17

Đây là công cụ chuyên dùng cho tạo khuôn nên trong phần này ch úng tôi giới thiệu các
thông số của lệnh sau đó là phần áp dụng trong ví dụ đang xét.

I.3.7.1 Công cụ Tools Split


ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU:
Chi tiết phải được phân tích độ doãng, tạo đường phân chia, tạo mặt lõi, mặt vỏ, tạo mặt
vá lỗ thủng, tạo mặt phân chia nghĩa là có đủ điều kiện để tạo khuôn thì lệnh này mới hiển thị.
Có biên dạng bao quanh chi tiết để tạo hình khối đế khuôn. Nếu chưa có hình phác thì
phải có mặt phẳng để sau khi ra lệnh, môi trường hình phác hiện ra để vẽ biên dạng.
KÍCH HOẠT:

Trình đơn: Insert  Mold  Tools Split

Thanh công cụ: Mold 


THỰC HIỆN:
Khi chưa có biên dạng, hộp thoại xuất hiện.

Trong này thông báo:


- Chọn mặt phẳng, mặt phẳng của chi tiết hoặc cạnh mép có thể làm biên dạng để tạo
khối đế.
hoặc
- Chọn biên dạng đã có để tạo khối đế khuôn.
Như vậy chúng ta phải tạo được biên dạng trước.
Các bước chúng ta phải làm như sau:
- Tạo mặt phẳng phân chia hai đế khuôn để vẽ biên dạng.
- Tạo đế khuôn.
1- Tạo mặt phẳng phân chia hai nửa khuôn
Tại đây chúng ta phải tạo một mặt phẳng phân chia hai nửa khuôn sao cho khi lắp và tháo
khuôn không bị ản hường đến đường phân chia.
Mặt phẳng này phải có trước khi thực hiện lệnh tạo đế - Tools Split.
2- Vẽ biên dạng
a- Sau khi đã có mặ t phẳng, ra lệnh Tools Split. Chọn mặt phẳng vừa tạo để vẽ biên
dạng. Môi trường hình phác hiện ra. Vẽ biên dạng bao quanh chi tiết và ràng buộc kích thước
sao cho cân đối.
b- Kết thúc vẽ biên dạng.
3- Cho thông số

Nguyễn Văn Thiệp


18 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Các hộp thoại tiếp theo hiện ra:

Các hộp thoại Core (lõi), Cavity (vỏ), Parting Surface (mặt phân chia) đều tự động
nhận các đối tượng tương ứng đã được tạo trước đó.
Trong hộp thoại Block Size: kích thước đế của hai nửa khuôn. Cho bề dầy môic nửa vào
các ô nhập liệu tương ứng.
 Interlock Surfaces: mặt khoá.

Mặt này bao quanh mặt phân chia, gần như vuông góc với nhau, thường lệch khoảng 5
độ. Cũng như các mặt khác của chi tiết, nó phải có độ doãng xuất phát từ đường phân
chia. Nó có tác dụng:
- Ngăn không cho chất lỏng chảy ra.
- Định hướng khuôn khi lắp, tháo.
- Giữ cân giữa các đối tượng gia công.
- Ngăn sự trượt khi các mặt không bằng phẳng hoặc bề dầy vách không đúng.
Khi nhấn ON, ô nhập góc doãng hiện ra. Gõ giá trị góc.

Nhấn nút kết thúc lệnh. Hai đế khuôn được tạo ra.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 19

I.3.7.2 Thực hiện trên ví dụ


1- Tạo mặt phẳng phân chia hai đế khuôn
Tại đây dùng các công cụ đã học để tạo mặt phẳng tách hai đế khuôn. Chúng ta phải tạo
mặt phẳng vuông góc với hướng kéo.
1- Ra lệnh Rotate View, xoay cho hiện phần đáy của chi tiết.

2- Ra lệnh Zoom to Area, quan sát các gân hình vuông dưới đáy chi tiết.

3- Nhấn chọn mặt đáy của gân, Ra lệnh Plane (trên thanh công cụ các đối tượng dựng
hình Reference Geometry).

Nguyễn Văn Thiệp


20 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Hộp thoại hiện ra, tại ô nhập liệu : khoảng cách giữa
mặt phẳng mới tạo và mặt đáy gân goc số 20.
5- Nhấn nút kết thúc lệnh, mặt phẳng được tạo ra.

6- Nhấn nút , quan sát chính diện, hình mặt phẳng cách điểm thấp nhất của chi tiết là 20.

2- Tạo đế khuôn
+ Nhấn trái chuột vào tên mặt phẳng vừa tạo tại trình duyệt.

+ Nhấn chọn phương thức nhìn Normal to trên thanh công cụ.

+ Nhấn chọn Hidden Lines Removed trên thanh View toolbar để hình bớt được
các náet khuất.
+ Ra lệnh Tools Split.
+ Môi trường vẽ phác Sketch hiện ra. Vẽ hình chữ nhật và cho kích thước như hình
dưới.

+ Nhấn kết thúc vẽ hình phác.


+ Hộp thoại hiện ra. Trong hộp thoại Block Size cho thông số như hình dưới.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 21

Các hộp thoại khác để như mặc định.

+ Nhấn chọn hướng nhìn Isometric trên thanh công cụ.

+ Nhấn nút kết thúc lệnh. Hai đế khuôn được tạo ra.
3- Sửa đế khuôn
Đế khuôn tạo ra cũng là một đối tượng hình khối đặc. Khi đế khuôn tạo ra không phù hợp
có thể sửa như các đối tượng hình khối đặc khác.
Tên nó được ghi trong trình duyệt là Tooling Split2.

+ Nhấn trái chuột vào dấu +, tên hình phác hiện ra, nhấn phải chuột, chon Edit Sketch
để sửa hình phác.

Nguyễn Văn Thiệp


22 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

+ Nhấn phải chuột vào tên khuôn, chọn Edit feature để sửa các thông số tạo hình khối
đế khuôn.
+ Lưu trữ bản vẽ.
Trong bản vẽ này sẽ có các cá thể (bodies) sau: Chi tiết gốc, nửa khuôn dưới, nửa khuôn
trên.

+ Có thể dùng lệnh Move/Copy Bodies , trên thanh Features để di chuyển hai

nửa khuôn tách xa nhau, dùng lệnh tô màu Edit Color để quan sát.

Đến đây công việc tạo khuôn đã xong. Việc tiếp theo là lưu trữ hai nửa khuôn thành hai
chi tiết khác nhau để gia công và lắp ghép.

I.3.8 Tạo nút bịt hốc bên hông chi tiết - Core
Trong một số chi tiết có các hốc xuyên suốt hoặc không xuyên suốt nằm bên hông cắt
ngang hướng kéo, chúng ta phải làm một nút giống như một mảnh khuôn phụ để bịt các hốc
này.

ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU:


Phải xong công đoạn tạo đế khuôn.
KÍCH HOẠT:

Trình đơn: Insert  Mold  Core

Thanh công cụ: Mold 

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 23

THỰC HIỆN:
Khi chưa có biên dạng, hộp thoại xuất hiện.

Trong này thông báo:


- Chọn mặt phẳng, mặt phẳng của chi tiết có thể vẽ biên dạng khép kín.
hoặc
- Chọn biên dạng đã có để tạo khối nút.
1- Vẽ hình phác
Tại đây nhấn vào mặt phẳng để vẽ biên dạng. Thường chọn mặt bên của phần vỏ ngay
gần hốc, khi chiếu vuông góc thì hình chiếu của hốc nằm trên mặt này.
Hình phác là hình khép kín, nếu chiếu xuống chi tiết phải bao được biên dạng của hốc.
Chúng ta có thể vẽ hình phác trước khi tra lệnh.
2- Tạo nút
Sau khi ra lệnh, khi đã có biên dạng, hộp thoại xuất hiện:

a- Hộp thoại Selections, chọn các đối tượng:


Bounding sketch for core: tên hình phác chứa biên dạng.
Extraction direction: hướng tạo hình khối của nút. Nếu hình phác vẽ trên mặt phẳng ngoài
của đế khuôn thì véc tơ pháp tuyến của mặt đó là hướng tạo khối. Nếu không tự động

Nguyễn Văn Thiệp


24 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

chọn hướng thì người dùng phải chọn hướng thủ công. Hình dạng của hướng là mũi tên
.

Core/Cavity body: tên đế khuôn chứa nút. Nếu hình phác vẽ trên mặt phẳng ngoài của đế
khuôn nào thì khối đó chứa rãnh và nút. Nếu không tự động chọn thì người dùng phải
chọn hướng thủ công.
b- Hộp thoại Parameters, cho các thông số:
Set Draft Angle: cho góc doãng. Nhấn chìm xuống có tạo mặt doãng, ô nhập liệu được
kích hoạt để cho góc doãng. Nổi lên, không tạo mặt doãng.
 Draft On/Off: phương thức doãng mặt của nút. ON - doãng ra, OFF - co vào theo
hướng tạo khối.
Tiếp theo nhấn chọn cách cho chiều dài hình khối của nút theo các hướng. Ô trên là cho
hướng có một mũi tên. Ô dưới là hướng có hai mũi tên.
End Condition: Nếu chọn Blind, cho giá trị độ dài tại ô nhập liệu bên dưới. Nếu
chọn Up to next, hình khối nút sẽ kéo dài đến mặt của lõi.
 Cap ends: ON - bịt mặt cuối của nút bằng mặt của lõi.
Nhấn nút kết thúc lệnhỏaTên đế khuôn rãnh tra nút được tạo ra, nút là một chi tiết
riêng cũng được tạo ra.
Hình dưới minh họa biên dạng, hướng tạo khối nút, kết quả nút và rãnh trên đế khuôn.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 25

I.3.9 Lưu trữ hai nửa khuôn thành các bản vẽ chi tiết riêng
Khi đã tạo xong đế khuôn, tên của chúng được đưa vào danh sách trong trình duyệt như
hình dưới.

+ Nhấn đúp vào tên đế khuôn 1 là Tools Split2[1], gõ đổi thành "Core" hoặc một tên nào
đó tuỳ ý.
+ Nhấn đúp vào tên đế khuôn 2 là Tools Split2[2], hoặc Body-Move/Copy1 (nếu nó đã
dùng lệnh Move để di chuyển) gõ đổi thành "Cavity" hoặc một tên nào đó tuỳ ý.

+ Nhấn phải chuột vào tên từng đế khuôn, chọn Insert into New Part, hộp thoại hiện ra
để đặt tên tệp chứa chi tiết.

Tại File name đã có tên mặc định. Có thể cho tên khác.
Nhấn Save.

Nguyễn Văn Thiệp


26 Solidworks - Tạo khuôn đúc - Mold Design

Hai nửa khuôn sẽ lại là hai hình khối khác nhau.

Có thể đưa vào bản lắp ghép hoặc chuyển sang phần mềm điều khiển máy CNC để gia
công.
Trường hợp có nút - Core.
Tên của nút được ghi trên trình duyệt:

Nút và đế chứa rãnh đều có thể xuất thành bản vẽ chi tiết riêng.
Đối với nút, nhấn
phải chuột vào tên nút
như ình
h ưới,
d chọ n
Insert into New Part.

Hình dưới minh hoạ đế khuôn có rãnh tra nút và nút.

Nguyễn Văn Thiệp


Solidworks - Thiết kế khuôn đúc - Mold Design 27

Hết

Nguyễn Văn Thiệp

You might also like