You are on page 1of 5

1

Phân biệt Types (kiểu) và Instances (cá thể) của mô


hình thư viện (Family).
Bài đăng trên revitzone.com, tác giả: revit.biz Friday, 12 February 2010

Không phải ai cũng hiểu đầy đủ mối tương quan trong mô hình thư viện hai khái niệm
Family Types (kiểu) và Instances (cá thể). Tốt nhất là tôi mô tả các khía niệm này
bằng ví dụ và hình ảnh cụ thể.

Mới đầu chúng ta tạo ra một hình khối bất kỳ (mô hình thư viện mới), trong ví dụ này là
hình hộp chữ nhật.

Bây giờ chúng ta định nghĩa 3 tham số cho mô hình thư viện mới này. 2 tham số là
kích thước dài và rộng và tham số thứ 3 là vật liệu. Các tham số đó được xác định
trong hộp thoại như hình dưới.

Điều quan trọng bây giờ là chúng ta gán tham số nào cho Type và tham số nào cho
Instance trong hộp thoại dưới đây?
2

Tôi chọn hai tham số "Width" và "Material" là Instance Parameters, chọn “Length” là
Type Parameter.

Tiếp theo cho giá trị của 3 tham số mặc định của các kiểu khác nhau cho mô hình như
hình dưới.

Như vậy chúng ta đã có 3 kiểu và được biểu diễn bằng hình ảnh như hình dưới.
3

Bây giờ khi đưa mô hình vào bản vẽ, chúng ta chọn kiểu và đưa vào như hình dưới.
Như vậy cá thể 1 và 4 cùng kiểu A, 2 và 5 cùng kiểu C, 3 kiểu B.

Bây giờ tôi thay đổi Type Parameter (tham số của kiểu) cho kiểu A có độ dài 1000, kết
quả như hình dưới.
4

Như vậy chỉ có cá thể nào mang kiểu A là thay đổi chiều dài còn các kiểu khác không
thay đổi.

Bây giờ tôi thay đổi Instance Parameter (tham số của cá thể). Tôi cho cá thể số 3 có
vật liệu là gạch nung.

Ta thấy chỉ có cá thể 3 là đổi vật liệu còn các cá thể khác và kiểu B cũng không đổi vật
liệu.

Còn nếu quay lại sửa mô hình thư viện ví dụ tôi cho chiều cao của mô hình cao lên là
750 như hình dưới. Đại lượng này không phải là tham số được gán.
5

Bây giờ gọi lại mô hình thư viện này vào bản thiết kế, tất cả các kiểu và các cá thể đều
cao lên thành 750mm (trước kia là 250mm).

Với ví dụ này, tôi hy vọng các bạn có thể hiểu tường tận hơn hai khái niệm nói trên
trong Revit.

You might also like