You are on page 1of 192

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AOF Afrique occidentale francaise

Tây Phi thuộc Pháp

AFHQ Allied Forces Headquarter

Tổng hành dinh Lực lượng Đồng minh

ANZUS Australia - New Zealand - United States

Hiệp ước giữa Australia - New Zealand và Mỹ

BIRD Banque internationale pour la Reconstruction et le

Développement

Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển

BPC Bataillon de Parachutistes Coloniaux

Tiểu đoàn dù thuộc địa

BVN Bataillon du Viet Nam

Tiểu đoàn Việt Nam

CATO Combat Arms Training Organization

Tổ chức huấn luyện vũ khí chiến đấu

CCS Combined Chiefs of Staff

Ban tham mưu trưởng Đồng minh (Mỹ - Anh)

CEFEO Corps expéditionnaire francais en Extrême - Orient

Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

CIA Central Intelligence Agency

Cục tình báo trung ương Mỹ

COMININDO Comité interministériel pour l’ Indochine

8
Ủy ban liên bộ về Đông Dương

D.C. District of Columbia

Đặc khu Columbia

DGER Direction générale d'études et de recherches

Tổng nha tình báo Pháp

DIC Division d'Infanterie coloniale

Sư đoàn bộ binh thuộc địa

FEFEO Forces expéditionnaires francaises en Extrême Orient

Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông

FNL Front National de Libération

Mặt trận dân tộc giải phóng [Algérie]

JSC Joint Chieís of Staff

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ

MAAG Military Assistance Advisory Group

Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ

M5 Mission 5

Phái bộ quân sự Pháp ở Côn Minh, Trung Hoa

NATO North Atlantic Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương

Nnk Nhiều người khác

NSC National Security Council

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ

NXB Nhà xuất bản

OSS Offìce of Strategic Services

Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ

9
PPS Policy Planning Staff

Ban tham mưu hoạch định chính sách (của Bộ ngoại giao Mỹ)

PWC Pacific War Council

Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương

RIC Régiment d'Infanterie coloniale

Trung đoàn bộ binh thuộc địa

Sđd Sách đã dẫn

SEAC Southeast Asian Command

Bộ tư lệnh [chiến trường] Đông Nam Á

SEAT Southeast Asian Theater

Chiến trường Đông Nam Á

SEATO Southeast Asian Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

SMM Saigon Militairy Misson

Phái bộ quân sự Sài Gòn (tổ chức tình báo Mỹ)

TERM Temporary Equipment Recovery Mission

Phái đoàn tạm thời thu hồi trang bị

TRIM Training Relations and Instruction Mission

Phái bộ liên lạc về huấn luyện và đào tạo

VOA Voice of America

Đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ

10
CHƯƠNG 1: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (từ giữa năm 1940 đến giữa
năm 1945)

Trước 1940, Mỹ đã để ý đến Việt Nam. Hai mươi năm sau khi chiến tranh giành độc
lập kết thúc với Hiệp ước Versailles 3-9-1783, lúc lãnh thổ Mỹ chỉ rộng 891.364 dặm vuông
(tức chỉ bằng 1/4 diện tích hiện nay) với dân số khoảng 5.310.000 người (tức chỉ bằng 1/52
dân số hiện nay), tàu Fame dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Briggs từ Salem thuộc bang
Massachusetts cập bến Việt Nam năm 1803 [99, 4].

Lúc ấy, vua Gia Long vừa lên ngôi ở Huế. Từng tiếp xúc với người phương Tây trong
thời gian dài, ông hiểu rõ ý đồ thực dân của họ nên luôn cảnh giác, tìm cách ngăn chặn nạn
ngoại xâm từ xa. Do đó, ông - cũng như các vua đầu triều Nguyễn khác - chủ trương không
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và không ký kết hiệp ước thương mại với bất kỳ
nước phương Tây nào. Tuy nhiên, vì phải nhập khẩu một số mặt hàng cần thiết cho quốc
phòng (vũ khí, thuốc súng...) hay cho tiêu dùng xa xỉ của vua quan (tơ lụa, sành sứ, thuốc
men...) cũng như phải xuất khẩu những hàng hoa do triều đình độc quyền kinh doanh, nên
Gia Long cho mở cửa biển Đà Nang để tàu thuyền phương Tây đến buôn bán (năm 1818
cho mở thêm hai cửa biển Thuận An và Gia Định, nhưng đến thời Minh Mạng, hai cửa biển
này bị đóng, vì Thuận An quá gần kinh đô, sợ người phương Tây nhòm ngó, còn Gia Định
lại quá xa, triều đình khó kiểm soát).

Sau một thời gian neo đậu ở vịnh Turan (tức Đà Nẵng), Briggs được đưa đến Huế,
được Gia Long tiếp kiến và được nhà vua cho phép buôn bán ở Việt Nam. Tuy nhiên với ý
thức "đề phòng từ lúc việc còn nhỏ", Gia Long từ chối mọi đề nghị của các nước phương
Tây muốn đặt cơ sở kinh doanh ở cảng Đà Nẵng, vì theo lời của ông, "bờ biển ấy rất quan
yếu, lẽ nào cho người nước ngoài đến dùng". Cho nên đối với thương nhân phương Tây,
ông chỉ "ban cho ưu hậu mà khiến về"không cho ở lại" [30,XXIV,86].

Năm 1819 - tức 16 năm sau tàu Fame - hai tàu Marmion (do Oliver Blanchard làm
thuyền trưởng) và tàu Franklin (do đại uy hải quân John White chỉ huy) cũng từ Salem
(bang Massachusetts) sang Việt Nam.

24
Rời Mỹ ngày 2-1-1819, hơn năm tháng sau tàu Franklin lần lượt cập bến Côn Đảo,
Cần Giờ và Vũng Tàu. Được biết triều đình Việt Nam đóng ở Huế, John White cho tàu đi
tiếp ra miền Trung (13-6-1819), bỏ neo trong vịnh Đà -Nẵng - mà J. White ca ngợi là "một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới; thuyền bè đậu trong cù lao Chàm hoặc đảo Đà Nang
được che chở hoàn toàn khỏi gió bão trong một hải cảng tuyệt vời" [125,81].

Sau đó, J. White sang Philippines và gặp o. Blanchard ở đây. Trong thời gian đó, hai
tàu Mỹ khác - tàu Aurora của thuyền trưởng Robert Gould và tàu Beverly của thuyền
trưởng John Gardner - cũng sang Việt Nam.

Ngày 6-9-1819, hai tàu Franklin và Marmion quay trở lại Việt Nam.

Sau khi ngược sông Lòng Tàu, ngày 7-10. J. White tới Sài Gòn và được viên tổng trấn
thành Gia Định tiếp. J. White ngỏ ý muốn thiết lập quan hệ ngoại thương với Việt Nam. Lời
đề. nghị này được chuyển về Huế để triều đình quyết định. Song lúc đó vua Gia Long bệnh
nặng, triều đình đang bối rối nên đề nghị của J. White không có dịp được xem xét đến. Ngày
3-2-1820, đúng vào ngày vua băng hà, hai tàu Mỹ rời Vũng Tàu.

Trong hơn ba tháng ở Sài Gòn, J. White tìm hiểu những hoạt động kinh tế ở đây.

Điều mà J. White đặc biệt quan tâm là "giá sinh hoạt cực rẻ " (the extreme cheapness
of living in Saigon) [125,228].Ông cẩn thận ghi chép giá cả một số mặt hàng, từ thịt heo, bò,
gà, vịt... đến gạo, cam, chuối, dừa... Ồng cũng ghi nhận việc người nước ngoài đến mua bán,
làm ăn ở Việt Nam: trong số 18 vạn dân ở Sài Gòn, có tới 1 vạn người Hoa [125,232] và
"trong thời gian tôi ở Sài Gòn, có hai tàu Pháp đến Đà Nang và Huế" [125,259]...

Về nước, John White viết cuốn hồi ký dày 372 trang nhan đề "History of a Voyage to
the China Sea" (Câu chuyện về một chuyên đi sang Biển Đông) do nhà xuất bản Wells and
Lilly ở Boston ấn hành năm 1823. Cuốn sách được công chúng hoan nghênh nên năm sau,
1824. được tái bản ở London (Anh) dưới nhan đề "A Voyage to Cochinchina" (Một chuyên
đi sang Việt Nam).

Cuốn sách khiến những người cầm quyền ở Mỹ - đặc biệt là Andrew Jackson, làm
tổng thống từ 1829 đến 1836 - quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn.

Năm 1831, Andrew Jackson là tổng thống Mỹ đầu tiên gửi một phái đoàn chính thức
sang Việt Nam đề nghị triều đình Huế cho Mỹ mở sứ quán do Shilluber làm lãnh sự. Biết
rằng vua Minh Mạng đã từng khước từ lời xin lập cơ quan ngoại giao của hai chính phủ

25
Pháp và Anh, Shilluber nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng đề nghị của Mỹ chỉ là "công
việc mang tính chất hoa bình và thuần tuy thương mại, khác hẳn nước Pháp hay nước Anh
khi bị khước từ thì sẩn sàng dùng vũ lực để ép buộc" (theo thư của Eugène Chaigneau viết
tại Paris ngày 20-6-1832 gửi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp ) [153,1,319]. Tuy tự tuyên
truyền cho mình và gièm pha hai nước đối thủ (Anh và Pháp) song cuối cùng Shilluber cũng
phải ra về tay không.

Không ngã lòng, cuối năm sau (1832), tổng thống Andrew Jackson cử một phái đoàn
khác do Edmund Roberts (Đại Nam thực lục chính biên phiên âm là Nghĩa-đức-môn La-
bách) làm trưởng đoàn, có đại uy George Thompson (Đức-giai Tâm-gia) trợ lý. Phái đoàn
Mỹ cho tàu Peacock bỏ neo ở Vũng Lấm (tỉnh Phú Yên), nhờ các quan địa phương chuyển
lên vua Việt Nam một thư viết tay của tổng thống Mỹ xin thiết lập bang giao. Viện cớ thư
của phía Mỹ không hợp thể thức ngoại giao (không ghi tên và chức vụ người nhận), vua
Minh Mạng chỉ thị cho các quan không cần chuyển thư về Huế, phái viên ngoại lang
Nguyễn Tri Phương và tư vụ Lý Văn Phức cùng tỉnh thần tỉnh Phú Yên đến trả lời với phái
đoàn Mỹ rằng triều đình không ngăn trở việc giao thương với Mỹ, nhưng phía Mỹ phải tuân
theo luật lệ sẵn có của Việt Nam, tàu buôn Mỹ phải đậu ở vịnh Trà Sơn (Đà Nẵng) và người
Mỹ không được lên bờ làm nhà [30, LXXXVI, 231].

Bốn năm sau, 1836, tổng thống Andrew Jackson lại cử Edmund Roberts cầm đầu một
phái đoàn, cùng chuẩn tướng hải quân E. p. Kennedy mang theo quốc thư đề nghị triều đình
Huế ký hiệp ước. Ngày 14-5-1836, tàu cập bến Trà Sơn (Đà Nẵng). Vua Minh Mạng cử thị
lang bộ Hộ Đào Trí Phú và thị lang bộ Lại Lê Bá Tú đến gặp [30, CLXVIII, 109-110].
Nhưng E. Roberts ngã bệnh, không tiếp được các đại diện của triều đình Việt Nam (đến 12-
6 năm đó thì chết ở Macao, Trung Hoa). Do đó, việc thương thuyết không thành. Tuy nhiên,
E. Roberts để lại một cuốn hồi ký nhan đề "Embassy to the Eastern Courts of Cochinchina,
Siam and Muscat" (Sứ bộ sang các triều đình phương Đông ở Việt Nam, Xiêm và Muscat),
được xuất bản ở New York một năm sau khi tác giả qua đời.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tại nước Mỹ (từ 1837 đến 1843) làm gián đoạn sự quan tâm
của nhà cầm quyền Mỹ đối với Việt Nam.

Năm 1850, tổng thống thứ 13 của Mỹ, Millard Fillmore cử Ba-ly-chì (tên được phiên
âm trong Đại Nam thực lục chính biên, có lẽ là Balestier, nguyên lãnh sự Mỹ ở Singapore)
mang quốc thư đến Đà Nấng. Hậu quân đô thống Tôn Thất Bật, tổng đốc tỉnh Quảng Nam,

26
xin chỉ thị của triều đình. Vì trước đó ba năm (tháng 4-1847) xảy ra vụ Lapierre và Rigault
đe Genouilly (Pháp) bắn chìm năm chiếc thuyền đồng của ta ở cảng Đà Nẵng nên vua Tự
Đức ngày càng ác cảm và nghi kỵ đối với các nước phương Tây, ra lệnh không nhận quốc
thư của Mỹ [30, XXVII, 215].

Sau nhiều lần cố gắng đặt mối quan hệ ngoại giao và ngoại thương với vương quốc
Việt Nam nhưng đều thất bại, Mỹ quay sang những hướng khác ở châu Á: buộc triều đình
Trung Hoa ký hiệp ước Vọng Hạ (7-1844), ép tướng quân Nhật Bản phải mở cửa cho tàu
Mỹ vào (các hiệp ước 1854, 1858), ký hiệp ước 1856 với quốc vương Xiêm Rama IV ...

Cho đến cuối thế kỷ XIX, Mỹ bắc xong "cây cầu" xuyên Thái Bình Dương gồm
khoảng 50 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong đại dương này với những "trạm" chính - tính
từ đông sang tây - như Hawaii, Midway, Wake, Guam và Philippines.

Sau khi Mỹ giành lấy thuộc địa Philippines từ tay thực dân Tây Ban Nha (1898),
thượng nghị sĩ Mỹ Albert Beveridge tuyên bố trước Thượng viện ngày 9-1-1900: "Cường
quốc nào thống trị được Thái Bình Dương sẽ thống trị được thế giới. Với Philippines [trong
tay], cường quốc ấy là và mãi mãi sẽ là nước Cộng hoa Mỹ [74,1] Philippines vĩnh viễn
thuộc về chúng ta. Và Trung Hoa đang mở ra cho chúng ta. Chúng ta sẽ khôns bỏ rơi những
thị trường ấy" [81,85]. Chủ tịch Liên đoàn công dân toàn quốc Mark Hanna xem Philippines
là "một điểm chiến lược" (a strategic point) mà Mỹ sẽ dùng làm "chỗ đặt chân" (afoothold)
để tiến vào lục địa châu Á [122, 543].

Theo lời hạ nghị sĩ Nhật Kashiwabara Buntaro trình bày với nhà cầm quyền Nhật ngày
29-4-1909, Mỹ "muốn đưa tay với tới lục địa châu Á. Trước đó, họ muốn dùng Hồng Kông
làm căn cứ để tiến hành ý muốn của mình,, nhưng trong khi thương thuyết, họ không được
nước Anh đồng ý và cuối cùng họ không thể thực hiện mục đích của mình. Cho nên, nhân
cơ hội nước Pháp có chia rẽ, Mỹ từ căn cứ ở Philippines trước tiên sẽ tới Việt Nam ngay để
thực hiện tham vọng đã có từ trước" [163, 41]. Nhưng Mỹ đã chậm chân.

Gần nửa thế kỷ trước, Pháp đã liên minh với Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng (1-9-1858),
chiếm Gia Định (17-2-1859). Lần lượt Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ rơi vào tay Pháp. Việt
Nam trở thành một nước "có chủ" - theo cách nói của V. I. Lê-nin [15, XXVII, 474].

"Ông chủ" Pháp dùng mọi biện pháp để bảo vệ độc quyền khai thác nguyên liệu và
mua bán với Việt Nam nói riêng và với Đông Dương thuộc Pháp nói chung, đúng như nhận
định của Tài liệu Lầu Năm Góc: "Đông Dương hầu như là một khu vực kinh tế dành riêng

27
cho Pháp (a French economic preserve)" [102,1, 29]. Nhà sử học Mỹ George McT. Kahin
cho biết thêm: "Việc đầu tư tư bản và buôn bán của Mỹ hầu như bị loại hoàn toàn khỏi nơi
đó" [82,30]. Do đó, tỉ trọng của Mỹ trong nền ngoại thương của Đông Dương thuộc Pháp rất
thấp: 2,6% trong thời kỳ 1925-1929, tụt xuống còn 2,3% trong những năm 1930-1934 [22,
18].

Để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất và doanh nghiệp Pháp, Pháp chỉ cho phép
Mỹ nhập vào Đông Dương một số mặt hàng nhất định (như bông, máy móc, ô-tô...) "với số
lượng hạn chế" và "không cho Mỹ đặt đại lý" tại Đông Dương [22, 18]. Một nhà nghiên cứu
Mỹ viết: "Các viên chức lãnh sự Mỹ chỉ ra rằng những yếu tố như thuế nhập khẩu và thuế
quá cảnh mang tính phân biệt đối xử [của Pháp] nhằm làm các doanh nhân Mỹ nản lòng
không muốn buôn bán ở Đông Dương" [115, 8]. Do đó trong việc mua bán giữa Mỹ với
Đông Dương, giá trị hàng hoa xuất khẩu từ Đông Dương sang Mỹ luôn gấp nhiều lần giá trị
hàng hoa nhập khẩu từ Mỹ vào Đông Dương. Ví dụ: trong thời gian giữa hai thế chiến, Mỹ
chiếm 8.4% tổng giá trị xuất khẩu của Đông Dương nhưng chỉ chiếm 3,8% tổng giá trị nhập
khẩu của Đông Dương [159,31].

So với Pháp, Mỹ chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng sản lượng nhập khẩu
của Việt Nam: năm 1939, con số của Mỹ là 4,2% so với 55,7% của Pháp (Tôn Thất Thiện,
Economic Development in South Viet Nam 1954-1960, trích dẫn trong [137, 42]. Từ sau
Chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù Mỹ viện trợ cho Pháp một cách hào phóng, vị trí của Mỹ
trong cán cân thương mại ở Việt Nam vẫn còn khiêm nhường: Năm 1953, tổng giá trị hàng
hoa của Mỹ nhập vào Việt Nam chỉ có 479 triệu đồng, chiếm 4,5% (so với Pháp là 8 tỉ 394
triệu đồng, chiếm đến 79%) [141, 224]. Một tác giả Mỹ, Ronald H. Spector, nhận định:
"Buôn bán của Mỹ với Đông Dương không bao giờ là một khoản có ý nghĩa trong toàn bộ
xuất khẩu của Mỹ" [115, 7] . Thậm chí, có lúc, Đông Dương "hầu như cắt đứt khỏi Mỹ về
mặt thương mãi" như nhận xét của viên lãnh sự Mỹ ở Đông Dương năm 1923 [115,7].

Tình trạng bất công về mặt kinh tế đó chỉ chấm dứt khi Pháp không còn "làm chủ"
Việt Nam nữa. Điều đó xảy ra tron2 năm 1940. Đây là cơ hội để Mỹ lật ngược thế cờ.

1.1. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - NHẬT:

1.1.1. MỸ MƯỢN TAY NHẬT ĐỂ LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM.

Sau hai cuộc chiến tranh với Trung Hoa (1894-1895) và Nga (1904-1905), Nhật Bản
trở thành một đế quốc ở Á Đông. Mỹ muốn xem Nhật như một "đối trọng" với các đế quốc

28
Tây Âu trên địa bàn châu Á. Sau Điều ước giao thương và hàng hải Mỹ-Nhật (ký năm
1894), năm 1908 ngoại trưởng Mỹ Elihu Root ký với người đồng nhiệm Nhật Bản Takahira
một hiệp ước, theo đó Mỹ công nhận "những quyền lợi đặc biệt" (special interests) của Nhật
Bản trong các vấn đề châu Á [85, 40], thực chất là công nhận việc Nhật Bản chiếm Đài
Loan làm thuộc địa, chiếm Triều Tiên làm nước bảo hộ, chiếm Lữ Thuận và Đại Liên làm
nhượng địa, làm chủ đường xe lửa Nam Mãn Châu v.v... Chín năm sau, trong một hiệp ước
khác ký giữa hai ngoại trưởng Robert Lansing (Mỹ) và Ishii (Nhật Bản), "Mỹ tiến thêm một
bước xa hơn khi công nhận những "quyền lợi đặc biệt" của Nhật ở Trung Hoa" [85, 40].
Được thể, Nhật ngày càng hung hãn.

Năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu của Trung Hoa, lập chính quyền bù nhìn Mãn Châu
Quốc (Mandchoukouo).

Từ 7-7-1937, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Hoa, chiếm nhiều thành phố
lớn (như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh, Hán Khẩu, Quảng Châu...), nhiều
vùng đồng bằng ven biển và những trục giao thông chính.

Mỹ không phản đối. Thậm chí khi máy bay Nhật bắn chìm tàu chiến Panay của Mỹ
trên sông Dương Tử (12-1937), chỉ cần Nhật ngỏ lời xin lỗi và bồi thường thiệt hại thì Mỹ
sẵn sàng bỏ qua và "tiếp tục bán cho Nhật một lượng lớn sắt thép vụn, đồng, dầu, chì và
máy móc" [77, 783].

"Ngay từ 1937, Đông Dương là một trong những mục tiêu chính của Tokyo [vì Đông
Dương là] chìa khoa chiến lược của toàn Đông Nam Á, xứ sản xuất lúa gạo và các nguyên
liệu" [139, 77].

Biết được ý đồ của Nhật, Pháp và Anh ba lần (vào các năm 1931, 1934 và 1937) mời
Mỹ tham gia vào "liên minh chống Nhật" [173,118] để bảo vệ các thuộc địa của ba đế quốc
này ở Đông Nam Á, nhưng Mỹ từ chối.

Lý do Mỹ khôngjnuốn giúp Pháp thoát khỏi nạn xâm lấn của Nhật được tướng Mỹ
Claire L. Chennault tiết lộ: "Chính phủ Mỹ mong muốn thấy Pháp bị loại khỏi Đông Dương
để vấn đề tách họ ra khỏi thuộc địa này sau chiến tranh được dễ dàng hơn" [49, 342].

Tháng 3-1939, Nhật chiếm quần đảo Hoàng Sa của Đông Dương thuộc Pháp. Pháp
họp với Anh (tháng 6-1939) và sau đó với Hà Lan để bàn cách phối hợp hành động chống
Nhật. Pháp mua của Mỹ 120 máy bay khu trục và các thiết bị phòng không. Mặc dù Pháp đã

29
thanh toán tiền bạc sòng phẳng cho Mỹ từ lâu [173,120] nhưng Mỹ cứ chần chừ trong việc
giao máy bay (vốn rất cần thiết cho việc phòng thủ Đông Dương). Sau khi Nhật vào Đông
Dương, Mỹ dứt khoát từ chối giao hàng cho Pháp. Ngược lại, Mỹ vẫn tiếp tục bán cho Nhật
nhiều mặt hàng chiến lược. Năm 1938. Mỹ cung cấp cho Nhật 90% lượng kim loại và đồng
vụn, 66% lượng xăng dầu [122, 729]. Bước sang "năm 1940, Mỹ vẫn tiếp tục giúp Nhật
tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự. Gang, thép, xăng dầu, động cơ máy bay, ô-tô và các
phụ tùng thay thế của Mỹ vẫn tiếp tục được nhập vào Nhật với số lượng ngày càng nhiều"
[27, 12].

Khi quân Đức quốc xã hùng hổ tiến về thủ đô Paris, "ưong giờ phút nước Pháp gặp
hoạn nạn, thủ tướng Paul Reynaud ngày 14-6-1940 kêu gọi Roosevelt gửi quân Mỹ sang
châu Âu nhưng Roosevelt đã từ chối" [40, 6]. Paris lọt vào tay quân Đức và sau đó Pháp ký
hiệp ước đầu hàng Đức (22-6-1940).

Lợi dụng tình hình đó, ngày 19-6, quân phiệt Nhật - đồng minh của Đức trong phe
Trục Berlin-Roma-Tokyo - gửi tối hậu thư đòi chính quyền Pháp ở Đông Dương đóng cửa
biên giới Việt - Trung, ngưng ngay việc chở vũ khí và xăng dầu cho chính phủ Trùng Khánh
trên tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh, và - nghiêm trọng hơn - -đòi đưa một phái
đoàn quân sự Nhật vào Đông Dương để kiểm tra những việc trên.

Nhận được tối hậu thư của Nhật, Pháp hết sức bối rối, chỉ biết cầu cứu Mỹ. Ngày 20-6,
thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Sumner Welles trả lời đại sứ Pháp ở Washington: "Xem xét
tình hình chung, chính phủ Mỹ không nghĩ rằng Mỹ có thể xung đột với Nhật và rằng Mỹ sẽ
không phản đối nếu Nhật tấn công Đông Dương" [173, 119]. Không được Mỹ giúp đỡ, đại
tướng Georges Catroux, toàn quyền Đông Dương, đành phải làm theo yêu sách của Nhật.

Biết được phản ứng tiêu cực của Mỹ, Nhật càng lấn tới. Ngày 2-8, Nhật đòi Pháp để
cho quân Nhật tự do di chuyển qua Bắc Đông Dương và có quyền sử dụng các sân bay ở đó,

Một lần nữa, Pháp lại cầu cứu Mỹ. Ngày. 22-8, Sumner Welles trả lời không úp mở
với đại sứ Pháp ở Washington rằng Mỹ không thể giúp Pháp được, Mỹ "hiểu rõ những khó
khăn mà chính phủ Pháp đang phải đối đầu và nghĩ rằng trách cứ Pháp sẽ là không đúng nếu
Pháp dành cho Nhật một số tiện nghi quân sự [ở Đông Dương]" [173, 121]. Vô kế khả thi,
ngày 30-8, chính phủ Vichy của thống chế Pétain đành phải ký với Nhật hiệp ước công nhận
"vị thế ưu việt" (preeminent position) của Nhật ở Đông Dương, chấp thuận cho Nhật sử
dụng một số tiện nghi quá cảnh ở Bắc Đông Dương.

30
Từ ngày 5-9, tướng Maurice-Pierre Martin (Pháp) và tướng Issaku Nishihara (Nhật)
bàn cách triển khai hiệp ước trên. Trong bụng vẫn còn tiếc rẻ, Martin bí mật kêu gọi tư lệnh
Hải quân Mỹ ở Philippines mở một cuộc biểu đương lực lượng trong vịnh Bắc Kỳ hòng
buộc Nhật giảm bớt các yêu sách. Hy vọng Mỹ sẽ đáp ứng lời kêu gọi đó, Martin tìm cách
kéo dài cuộc đàm phán với Nishihara. Thế nhưng một lần nữa Mỹ từ chối, còn Nhật bực
mình trước thái độ dây dưa của Pháp bèn cho quân từ Quảng Đông và Quảng Tây ngày 22-9
tấn công các đồn biên phòng của Pháp ở Lạng Sơn và Đồng Đăng, hai ngày sau lại cho máy
bay ném bom xuống Hải Phòng. Chỉ trong mấy ngày, 800 lính Pháp bỏ mạng. Chính phủ
Vichy phải chỉ thị cho đô đốc Jean Decoux (mới thay Catroux làm toàn quyền Đông
Dương) chấp nhận Nhật có quyền sử dụng 3 sân bay ở Hà Nội, Hải Phòng và Phủ Lạng
Thương, bố trí một lực lượng thường trực gồm 6.000 quân ở Bắc Kỳ và có thể chuyển quân
(lên tới 25.000 người) qua Bắc Đông Dương.

Biết Mỹ không muốn giúp Pháp, Nhật ngày càng leo thang trong các yêu sách của
mình. Trước sức ép của Nhật, ngày 29-7-1941, đô đốc Francois Darlan - trợ lý của Pétain -
phải ký với Kato bản Hiệp ước phòng thủ chung, đặt Đông Dương trong hệ thống quân sự
của Nhật, chấp thuận Nhật đổ quân vào Nam Đông Dương, sử dụng đường bộ, đường sắt ở
đó cùng các hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn và các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang,
Kompong Chàm, Xiêm Riệp cho các mục đích quân sự.

Ngay từ ngày 30-7, lần lượt gần 50.000 quân Nhật tiến vào Nam Đông Dương.

Do còn bận thành lập "Đại Đông Á cộng vinh khuyên" (Daitoa Kyoeiken, thường gọi
là Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á), Nhật vẫn duy trì guồng máy hành chính - quân
sự của Pháp ở Đông Dương để, một mặt, phụ trách việc trị an, đối phó với những cuộc đấu
tranh của dân bản xứ, và mặt khác, cung ứng mọi nhu cầu cho hoạt động chiến tranh của
Nhật ở Đông Nam Á. Toàn quyền Đông Dương Decoux thừa nhận Đông Dương trở thành
"một Mãn Châu Quốc mới" (un nouveau Mandchoukouo) [133bis, 97], còn nhà sử học
Bernard B. Fall nhận định: "Rõ ràng chủ quyền của Pháp ở Đông Dương thành một trò hề"
[173, 122].

1.1.2. MỸ MUỐN TRUNG LẬP HÓA VIỆT NAM.

Thấy "người chủ" cũ của Đông Dương bị nạn, Mỹ tìm cách nói chuyện với "người
chủ" mới. Cuộc đàm phán Mỹ - Nhật diễn ra tại thủ đô Washington, D.C. để bàn một số vấn
đề mà hai bên quan tâm, "trong đó Đông Dương là một trong những chủ đề chính" [25, 14].

31
Để tránh sự phản đối của Pháp và các đế quốc Tây Âu khác có thuộc địa tại châu Á, cuộc
đàm phán diễn ra trong vòng bí mật hoàn toàn.

Ngày 11-2-1941, đô đốc Kichisaburo Nomura, nguyên bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật,
được cử sang Mỹ với danh nghĩa đại sứ, nhưng thực chất là làm trưởng phái đoàn Nhật để
cùng với phái đoàn Mỹ, do ngoại trưởng Cordell Hull cầm đầu, mở cuộc thương thuyết từ
tháng 3-1941 trở đi.

Do hai bên theo đuổi những tham vọng ưái ngược nhau nên cuộc đàm phán dậm chân
tại chỗ. Tuy vậy phía Mỹ vẫn không nản chí. Có lúc đích thân tổng thống Mỹ Franklin D.
Roosevelt gặp Nomura để trực tiếp thảo luận, hy vọng thuyết phục được Nhật. Trong cuộc
gặp sờ ngày 24-7, Roosevelt đề nghị trung lập hóa Đông Dương, để Mỹ có cơ hội chen chân
vào nơi ấy, bù lại Mỹ bảo đảm là Nhật có "quyền có mọi nguồn cung cấp và nguyên liệu từ
Đông Dương trên cơ sở ngang bằng" [113, 85].

Tham vọng của Nhật - một nước đông dân nhưng nghèo tài nguyên thiên nhiên - là
độc chiếm các nước Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và cả Australia, New Zealand, lập ra
"Đại Đông Á cộng vinh khuyển" do Nhật Bản làm chủ để biến các nước này thành thị
trường cho hàns hoa của Nhật, đồng thời khai thác ở đó những nguyên liệu và sản phẩm mà
Nhật đang thiếu (từ lúa gạo, cao su, dầu khí... đến than đá, quặng sắt, thiếc, bau-xit...). Đông
Dương chưa phải là bước cuối cùng trong kế hoạch "Nam tiến" (Nanshin) đầy tham vọng
của Nhật nên Tokyo không sẵn sàng san sẻ Đông Dương cho Mỹ.

Để gây sức ép, ngày 26-7 Roosevelt "ra lệnh cho đóng băng (freezing) mọi tài sản của
Nhật tại Mỹ và cấm xuất khẩu dầu lửa sang Nhật" [173, 122]. Không chút sợ sệt, Nhật vẫn
tiến tới, buộc Pháp ký Hiệp ước phòng thủ chung (29-7). Ngày 25-9, Roosevelt mở rộng
cấm vận đến mặt hàng sắt và thép vụn [75, 784].

Mỹ vừa đánh vừa xoa. Ngày 17-11, cả Roosevelt lẫn Hun trực tiếp đến gặp Nomura để
thuyết phục Nhật chấp nhận đề nghị trung lập hoa Đông Dương, nhưng thất bại. Không nản
chí, ngày 26-11, Hull trao cho Nomura một công hàm đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế
gồm Mỹ, Nhật, Anh, Hà Lan, Trung Hoa và Thái Lan nhằm "bảo đảm cho nền trung lập của
Đông Dương", sáu nước được quyền ngang nhau trong việc ưao đổi mua bán hàng hoa với
Đông Dương. Điều đáng nói là Mỹ hoàn toàn không đả động tới việc mời Pháp tham dự hội
nghị này, mặc dù trên danh nghĩa Đông Dương vẫn còn thuộc Pháp và chính phủ
Washington còn duy trì quan hệ ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với chính phủ Vichy!

32
Nhận thấy mâu thuẫn về quyền lợi giữa Mỹ và Nhật ở khu vực châu Á -Thái Bình
Dương quá sâu rộng và không thể điều hoa được, nên ngày 6-9, những người cầm đầu nước
Nhật quyết định: nếu đến giữa tháng 10 mà Nhật và Mỹ không đạt được thỏa thuận trong
vấn đề Đông Dương thì chiến tranh giữa hai nước có thể nổ ra. Hội nghị ngự tiền (gozen
kaigi - có Nhật hoàng Hirohito tham dự) ngày 1-12 quyết định sẽ khai chiến với Mỹ ngày 8-
12 (tức ngày 7-12 theo giờ Mỹ).

Để đánh lạc hướng phía Mỹ, Nhật không những không chấm dứt cuộc mật đàm mà
ngày 15-11 còn gửi thêm nhà ngoại giao Saburo Kurusu, nguyên đại sứ Nhật tại Berlin, qua
Mỹ để tăng cường cho phái đoàn đàm phán của Nhật.

Ngày 3-12, Kurusu đề nghị với Bernard M. Baruch cho ông gặp riêng Roosevelt mà
không có mặt Hull (vì theo Kurusu, tổng thống Mỹ tỏ ra mềm mỏng trong quan hệ với Nhật
hơn ngoại trưởng của ông ta) để Kurusu đưa ra một số "đề nghị có thể chấp nhận được"
(acceptable proposals). Kurusu cũng gợi ý là Roosevelt nên gửi một thông điệp đến Nhật
hoàng Hirohito.

Vẫn nuôi hy vọng Nhật có thể thay đổi lập trường, ngày 6-12 Roosevelt làm theo lời
khuyên của Kurusu, gửi cho Nhật hoàng một thông điệp đề nghị Nhật rút khỏi Đông Dương,
để cho Đông Dương được trung lập, hai nước Mỹ và Nhật bảo đảm không xâm lược lẫn
nhau.

1.1.3. VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP DẪN
ĐẾN CHIẾN TRANH MỸ - NHẬT.

Chủ nhật, 7-12, theo yêu cầu của phía Nhật, hai bên gặp nhau lúc 14g20. Nomura trao
cho Hull công hàm của chính phủ Nhật chính thức bác bỏ đề nghị "trung lập hoa Đông
Dương" của Mỹ, tuyên bố chấm dứt cuộc mật đàm kéo dài 10 tháng trời mà không mang lại
kết quả nào.

Một tiếng đồng hồ trước đó, máy bay Nhật cất cánh từ sáu hàng không mẫu hạm, ném
bom dữ dội xuống các tàu chiến và các sân bay của Mỹ ở cảng Trân Châu (Pearl Harbor)
trên quần đảo Hawaii. Sau gần hai giờ bị tấn công bất ngờ, Mỹ có 2.334 người chết, 1.341
người bị thương, 19 tàu chiến chìm hay hư hỏng nặng, 250 máy bay bị phá hủy.

Chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương mở màn. Có ý kiến cho rằng: "Nếu Đông
Dương không phải là nguyên nhân độc nhất của cuộc Mỹ - Nhật xung đột bằng vũ khí thì ít

33
ra nó cũng là một trong các nguyên nhân chính" [24, 132]. Cho đến mùa hè 1942, Nhật
chiếm trọn vùng Đông Nam Á và tây nam Thái Bình Dương, bao gồm các thuộc địa của Mỹ
(các đảo Guam, Wake, Attu, Kiska, quần đảo Philippines), của Anh (Singapore, Mã Lai,
Miến Điện), của Hà Lan (Đông Ấn thuộc Hà Lan, tức Indonesia ngày nay)...

Từ 22-1-1942, từ các sân bay ở miền nam Trung Hoa, các máy bay thuộc Lực lượng
không quân số 14 của Mỹ (từ 12-5-1942 có thêm máy bay của Trung Hoa) tiến hành các
cuộc ném bom xuống các cơ sở quân sự, các tuyến đường giao thông chiến lược của Nhật
trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Nhiều người Việt Nam chết và bị thương.

Ngày 17-10-1944, Roosevelt ra lệnh cho Ban kế hoạch tham mưu liên quân soạn thảo
một kế hoạch tấn công quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam từ Philippines (lúc đó vẫn còn nằm
trong tay quân Nhật). Ban kế hoạch đã gửi cho Roosevelt một dự thảo kế hoạch ngày 21-10
và một kế hoạch hoàn chỉnh ngày 31-10 với lời khuyến cáo: "Cuộc tấn côns miền Bắc Việt
Nam được dự kiến không chậm hơn đầu tháng 3-1945 nhằm tránh gió mùa" [116,171]. Tuy
nhiên, sau khi chiếm lại Manila (thủ đô của Philippines) ngày 25-2-1945, Mỹ thay đổi kế
hoạch: thay vì tấn công quân Nhật ở Việt Nam, ở Đài Loan Mỹ chủ trương đánh thẳng vào
lãnh thổ Nhật để tiết kiệm xương máu binh lính Mỹ và tiết kiệm thời gian. Mỹ bỏ kế hoạch
tấn công miền Bắc Việt Nam, vì "những cuộc hành quân ở Đông Dương sẽ làm cho cuộc tấn
công vào chính nước Nhật chậm đi ít nhất 6 tháng" [116,169]. Lần lượt, Mỹ chiếm đảo Iwo
Jima (27-3-1945), Okinawa (2-7-1945), đưa chiến tranh đến sát đất Nhật...

Ngày 12-6-1945, Mỹ ném bom dữ dội xuống Sài Gòn, khiến 222 người chết, hai máy
bay B.24 của Mỹ bị súng phòng không của Nhật bắn hạ, 2 phi công Mỹ bị Nhật bắt [34,7].

1.2. VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MỸ - PHÁP.

Giữa lúc khói lửa đang lan tràn khắp thế giới, Mỹ cùng một lúc phải đánh nhau với
Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương và đối đầu với Đức - Ý tại châu Âu, vấn đề Đông Dương
luôn ám ảnh tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt như ông có lần tâm sự: "Trong suốt hai
năm qua, tôi ưu tư khủng khiếp về Đông Dương" (I have been terribly worried about
Indochina) [107, 562] đến độ một nhà sử học Mỹ nói "Roosevelt bị Đông Dương thôi miên"
(the Roosevelt fascination with Indochina) [74, 214].

Roosevelt " ưu tư khủng khiếp" vì ở Đông Dương ông có những hai đối thủ - Nhật và
Pháp -, vì ông không chỉ lo tiến hành chiến tranh chống Nhật mà còn tìm mọi cách loại Pháp
ra khỏi Đông Dương sau khi Thế chiến kết thúc. Theo nhà sử học Mỹ Mark P. Bradley,

34
"ông nhắc đi nhắc lại niềm tin của ông là Mỹ sẽ giữ vai trò trung tâm trong tương lai của
nước Việt Nam hậu chiến" [44, 102]. Ông chỉ thị cho đô đốc William D. Leahy, đại sứ của
Mỹ ở Pháp, chuyển đến thống chế Pétain và đô đốc Darlan - hai nhân vật đứng đầu chế độ
Vichy - thông điệp của ông về tương lai của Đông Dương: "Nếu Nhật thắng, Nhật sẽ tiếp
quản Đông Dương thuộc Pháp, và nếu Đồng minh thắng, chúng tôi [tức Mỹ] sẽ tiếp quản"
[92, 44]. Trên đường đi Casablanca (Maroc) để hội đàm với Winston Churchill thán? 1-
1943, ông tâm sự với con trai Elliott: Đông Dương "được giải phóng phần lớn bởi vũ khí và
quân đội Mỹ, sẽ không bao giờ được giao lại cho Pháp" [148, 296].

Để có cớ loại Pháp khỏi Đông Dương sau chiến tranh, Roosevelt không ngớt lên án
chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương (xem trích dẫn trong Kết luận ở cuối Luận án).

Theo ngoại trưởng Mỹ Cordell Hun kể lại. Roosevelt còn trách cứ Pháp "cho Nhật
đóng quân ở đó [tức Đông Dương] mà không hỏi ý kiến của chúng ta [tức Mỹ] song lại cố
làm cho thế giới tường rằng chúng ta [tức Mỹ] đã đồng ý" và điều đó giúp Nhật dùng Đông
Dương "làm bàn đạp (spring board) để tấn công Philippines, Mã Lai và ĐôngẤn thuộc Hà
Lan" [78, li, 1595]. Lời trách này có nhiều điều không chính xác: Pháp có cầu cứu Mỹ
nhưng Mỹ không những không giúp Pháp lại còn khuyên Pháp chấp nhận yêu sách Nhật và
hứa "không trách Pháp nếu Pháp dành cho Nhật một số tiện nghi quân sự " ở Đông Dương;
mặt khác Nhật không dùng Đông Dương để tấn công Philippines và Đông Ấn thuộc Hà Lan
(chỉ có máy bay Nhật cất cánh từ Sài Gòn tham gia trận tấn công Mã Lai mà thôi).

Trách đúng hay sai, điều đó không quan trọng đối với Mỹ , chẳng qua đó chỉ là cái cớ
để Mỹ loại Pháp khỏi Đông Dươns sau chiến tranh.

1.2.1. MỸ TÌM MỌI CÁCH LOẠI PHÁP KHỎI VIỆT NAM.

1.2.1.1. MỸ NGĂN CẢN PHÁP CÓ TIẾNG NÓI TẠI CÁC DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ.

Mặc dù tướng De Gaulle ngay từ 18-6-1940 đã hô hào kháng chiến chống Đức - Ý,
thành lập Uy ban giải phóng dân tộc Pháp (Comité francais de libération nationale, 3-6-
1943 - chuyển thành Chính phủ lâm thời Pháp từ 2-6-1944), nhưng "nước Pháp tự do" (La
France Libre, thành lập 18-6-1940 -đổi thành "nước Pháp chiến đấu" (La France
Combattante) từ 13-6-1942) vẫn không được mời tham dự các hội nghị quốc tế giữa các
cường quốc Mỹ - Anh - Liên Xô (tại Mockba từ 29-9 đến 1-10-1941 và từ 19-10 đến 3-11-
1943 [cấp ngoại trưởng], tại Teheran từ 28-11 đến 1-12-1943 [cấp nguyên thủ]) để bàn việc
phối hợp hành động chống phe Trục phát-xít. Pháp cũng không có mặt trong số 26 nước ký

35
bản Tuyên bố của Các quốc gia liên hiệp ngày 1-1-1942 tại Washington, D.c. cam kết tiếp
tục các nỗ lực chiến tranh và không ký hoa ước riêng rẻ với các nước phe Trục. Thâm ý của
Mỹ là không cho Pháp chính thức tham gia Đồng minh chống phát-xít để Pháp không có cớ
quay trở lại Đông Dương sau chiến tranh!

Ngày 25-8-1944, Paris được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã. Chính
phủ De Gaulle trở về Paris, cải tổ (9-9-1944) và được Mỹ công nhận (10-1944). Tuy vậy,
Pháp cũng không được mời tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Yalta (Liên Xô) từ 4 đến
11-2-1945 và ở Potsdam (Đức) từ 17-7 đến 2-8-1945 với Mỹ, Anh, Liên Xô để bàn việc
thiết lập một trật tự mới trên thế giới sau chiến tranh, thực chất là phân chia quyền lợi giữa
các cường quốc với nhau. Do đó, mãi gần đến ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, De Gaulle
mới biết Hội nghị Potsdam đã quyết định loại Pháp ra khỏi việc giải giới và hồi hương quân
Nhật ở Đông Dương!

1.2.1.2. MỸ NGĂN CẢN PHÁP THAM CHIẾN Ở ĐÔNG DƯƠNG

Biết Mỹ muốn gạt Pháp ra khỏi Đông Dương, phe De Gaulle tìm mọi cách tham gia
đánh Nhật ở đó đặng "vấy máu ăn phần". De Gaulle viết: "Biết được ác ý của các đồng
minh, nhất là Mỹ, đối với địa vị của chúng ta ở Viễn Đông, tôi cho là cốt yếu rằng cuộc
chiến ở đó không được kết thúc mà chúng ta không trở thành những người tham chiến (...)
Nếu chúng ta tham chiến (...) thì máu của người Pháp đổ xuống mảnh đất Đông Dương sẽ là
một danh nghĩa vĩ đại cho chúng ta. Vì vậy tôi muốn rằng quân đội của chúng ta chiến đấu
[ở Đông Dương], mặc dù tình trạng của họ là vô vọng" [138, III, 195].

Tháng 9-1943, De Gaulle lập Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông CEFEO (từ 1-1-
1944 đổi tên thành Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông FEFEO) do tướng Roger C.
Blaizot chỉ huy. Nhưng De Gaulle "lực bất tòng tâm" không tìm đâu ra vũ khí và tàu bè để
ưang bị và chở quân qua Đông Dương nên tháng 10-1943 đề nghị Tổng hành dinh Lực
lượng Đồng minh AFHQ giúp đỡ. Lời đề nghị đó bị Mỹ thẳng thừng khước từ.

Cũng trong tháng 10-1943, trung tướng Pháp Émile-Marie Béthouart xin đại tướng Mỹ
George Marshall cho Pháp tham gia Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương PWC, nhưng
Mỹ không chấp thuận.

Sau ngày Paris được giải phóng, Chính phủ lâm thời Pháp do tướng De Gaulle đứng
đầu đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị tái chiếm Đông Dương, vì "sự thu hồi ngay lãnh thổ
đẹp đẽ này có thể sẽ tạo ra một món tiền bổ sung đáng kể cho việc phục hưng kinh tế của

36
nước Pháp" [151, 49]. Chính phủ lâm thời thành lập Uỷ ban hành động dải phóng Đông
Dương (Comité d'action pour la libération de l’ Indochine) do bộ trưởng Bộ thuộc địa René
Pleven cầm đầu. Đến 21-2-1945, Uỷ ban này được nâng lên thành Uỷ ban liên bộ về Đông
Dương(Comité interministériel pour l’ Indochine, viết tắt COMININDO) gồm đại diện các
Bộ thuộc địa, ngoại giao, quốc phòng, Bộ tổng tham mưu quốc phòng, Tổng nha tình báo
DGER, do chính De Gaulle trực tiếp chỉ đạo.

Trước đó, ngày 13-9-1944, FEFEO được củng cố, gồm 2 sư đoàn, vẫn do tướng
Blaizot chỉ huy. Nhưng nước Pháp vừa thoát khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã, phải
đối phó với muôn vàn khó khăn về kinh tế, xã hội (xem [138, 111, 3, 117, 235, 403, 407,
424, 449, 451]). FEFEO thiếu thốn mọi bề, từ súng ống đạn dược đến tàu thuyền. De Gaulle
bay sang Washington xin Roosevelt giúp đỡ. Ngày 10-1-1945, Ban tham mưu trưởng Đồng
minh (Combined Chiefs of Staff) từ chối, viện cớ không có tàu [134.146]. Gặp Stalin ngày
8-2-1945 tại điện Livadia, Roosevelt kể: "Tướng De Gaulle xin tàu để chở lực lượn2 Pháp
sang Đông Dương (...) nhưng cho đến nay [tôi] không có thể tìm đâu ra tàu" [119,770].

Không nhờ được Mỹ, De Gaulle quay sang nhờ Anh. Đêm 4 rạng 5-7-1944, một máy
bay Anh cất cánh từ Côn Minh (Vân Nam) chở thiếu tá Pháp De Langlade nhảy dù xuống
Đông Dương, mang theo một lá thư viết tay của De Gaulle gửi tướng Eugène Mordant (tổng
chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương từ 1940, nhưng đã ngả theo De Gaulle từ cuối 1943). Biết
được chuyện ấy, Mỹ đã phản đối đô đốc Anh Louis Mounbatten vì mọi hoạt động của máy
bay cất cánh từ Trung Hoa phải được tướng Mỹ Claire L. Chennault chấp thuận trước.

Ngày 12-9-1944, De Gaulle chỉ định tướng Mordant (đã xin nghỉ hưu từ 23-7-1944)
làm tổng đại diện của chính phủ Paris tại Đông Dương, cầm đầu mạng lưới kháng chiến bí
mật chống Nhật ở thuộc địa này. Ngày 16-10, Roosevelt chỉ thị ngoại trưởng Cordell Hull:
''Chúng ta không được làm gì cho các nhóm kháng chiến [của Pháp ở Đông Dương]"
[137,73].

Tháng 10-1944, thủ tướng Anh Winston Churchill đồng ý cho Pháp lập ở Kandy (trên
thuộc địa Ceylon của Anh) một phái bộ quân sự do tướng Blaizot, tư lệnh FEFEO, cầm đầu
[74, 123].

Một mặt, Roosevelt chỉ thị cho các cấp chỉ huy quân Mỹ ở châu Á không được tán
thành sự có mặt của phái bộ quân sự Pháp nói trên (3-11-1944); mặt khác, phản đối Anh
hành động mà không hỏi ý kiến của Mỹ. Mỹ lưu Ý Anh: phái bộ quân sự Pháp chỉ được

37
hoạt động tron 2 phạm vi Chiến trường Đông Nam Á (The Southeast Asian Theater, do
Louis Mounbatten làm tư lệnh) chứ không được hoạt động ở Đông Dương, vì Đông Dương
nằm trong Chiến trường Trung Hoa (The China Theater, do Tưởng Giới Thạch làm tư lệnh
và một tướng Mỹ làm tham mưu trưởng kiêm cố vấn quân sự cho Tưởng) [44, 103].

Bị phản đối, Mounbatten chống chế: việc thành lập phái bộ quân sự Pháp đã được cả
Churchill lẫn Roosevelt đồng ý miệng với nhau. Ngày 24-11, Roosevelt trả lời: "Cần lưu ý
các bạn Anh của chúng tôi rằng ông Churchill và tôi không hề chính-thức thừa nhận phái bộ
quân sự Pháp tại Bộ tư lệnh Đông Nam Á" [74, 130].

Ngày 4-1-1945, đại sứ Anh tại Mỹ Haliíax đề nghị với Roosevelt sử dụng một số quân
Pháp vào việc phá hoại hệ thống giao thông của Nhật ở Đông Dương, nhưng Roosevelt
không đồng ý.

Tháng 3-1945, Pháp xin Mỹ cho tướng Blaizot, tư lệnh FEFEO, sang làm việc tại
Trùng Khánh. Ngày 13-3, tướng Albert C. Wedemever, tư lệnh quân Mỹ ở Trung Hoa kiêm
tham mưu trưởng Chiến trường Trung Hoa, trả lời rằng "ông ta không nghĩ cần thiết cho
ông ta có tướng Blaizot tại tổng hành dinh của ông ta" [116, 259].

Đầu tháng 4-1945, Pháp cử thiếu tá Jean Sainteny sang Côn Minh (Vân Nam) cầm đầu
Phái bộ quân sự Pháp (mang mật danh M5) thuộc Tổng nha tình báo Pháp (DGER). Phía
Mỹ đòi "các đơn vị [của M5] phải đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan tình báo chiến lược
Mỹ OSS; mỗi đơn vị có một sĩ quan cao cấp Mỹ chỉ huy; chỉ dùng mật mã vô tuyến điện
của OSS; mỗi đơn vị chỉ hoạt động trong những sứ mệnh do oss đỡ đầu nhằm chống lại các
mục tiêu của Nhật" [105, 109-110]. Lẽ dĩ nhiên là phía Pháp không chấp nhận những điều
kiện khe khắt đó.

Được sự đồng ý của Anh, ngày 13-5-1945 Pháp gửi Đội khinh binh can thiệp (Corps
léger d' intervention - sau đổi tên thành Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 5 [5è RIC]) sang
P P

Ceylon thuộc Anh. BỊ Mỹ ngăn cản, Đội khinh binh can thiệp không đi tiếp đến Đông
Dương để tham chiến được. Jean Sainteny viết trong hồi ký: "Đội khinh binh can thiệp của
chúng ta chỉ được sử dụng tới kể từ tháng 9-1945" [151, 49] nghĩa là sau khi Nhật.đã đầu
hàng, chiến tranh đã kết thúc !

Ngày 18-5-1945, De Gaulle phái ngoại trưởng Georges Bidault sang Washington gặp
tổng thống mới của Mỹ Harry S. Truman. Truman thuật lại cuộc gặp gỡ ấy trong hồi ký:
"Viên ngoại trưởng Pháp nêu vấn đề Pháp tham chiến chống Nhật" ở Đông Dương và đề

38
nghị Mỹ "giúp chuyên chở quân Pháp sang Thái Bình Dương". Truman trả lời: "Vấn đề
chuyến chở lệ thuộc hoàn toàn vào việc bố trí chiến lược các đạo quân dưới quyền viên
tướng tư lệnh của Mỹ [Arthur MacArthur] và vào khả năng của chúng tôi tìm được phương
tiện và nguồn dự trữ cho việc chở quân". Truman còn đặt điều kiện: "Nếu quân Pháp được
sử dụng, chúng tôi phải được Pháp đồng ý trước rằng họ phải đặt dưới sự chỉ huy của chúng
tôi", rằng họ "phải tuân theo mệnh lệnh của viên tướng tư lệnh của chúng tôi". Truman kết
luận: "Trừ phi Pháp đưa ra lời cam kết (...) và trữ phi quân Pháp được chỉ thị để tuân theo
mệnh lệnh của viên tướng mà họ phục vụ, chúng tôi có lẽ không thể cung cấp việc chuyên
chở, trang bị, máy bay và những vật tư khác để họ dùng" [117, I, 268-269].

Tuy điều kiện mà Truman đưa ra quá nghiệt ngã, nhưng nếu Pháp không tham chiến ở
Đông Dương thì sẽ không có cơ hội trở lại thuộc địa này, nên ngày 26-5, Pháp đồng ý đặt
hai sư đoàn của mình dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương [134,
147]. Để Mỹ dễ đồng ý, ngoại trưởng Pháp Bidault còn nói: "các sư đoàn ấy có thể được sử
dụng ở bất cứ nơi nào tại Viễn Đông", chứ không nhất thiết chỉ ở Đông Dương" [105, 118].

Dù cho Pháp đã tự hạ mình đến thế, ngày 21-7, Ban tham mưu trưởng đồng minh viện
cớ Mỹ đang gặp khó khăn về tàu bè, đề nghị Pháp chờ thêm vài tháng nữa Mỹ mới có thể
chở các sư đoàn Pháp sang Viễn Đông [134,148].

Nhưng tình hình chiến trường châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 8-1945 chuyển
biến nhanh chóng. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống . Hiroshima (6-8) và Nagasaki (9-
8). Trong hơn mười ngày (từ 8 đến 20-8), Hồng quân Liên Xô diệt và bắt sống hơn một
triệu quân tình nhuệ Nhật trong đạo quân Quan Đông. Chính phủ Nhật chính thức xin đầu
hàng không điều kiện (14-8). Thế là Pháp không còn cơ hội nào để "vấy máu ăn phần" ở
Đông Dương nữa!

De Gaulle nhận định: "Mặc dù chính phủ Pháp không ngừng chạy chọt, Washington
luôn đưa ra nhiều cớ khác nhau để chống lại việc chuyên chở sang Viễn Đông đạo quân mà
chúng ta đã có sẩn ở châu Phi và Madagascar" [138, III, 195]. Jean Sainteny cũng viết:
"Trong khi người Anh chiến đấu ở Miến Điện, đối đầu với chiến trường cực tây của bọn
bành trướng Nhật thì nước Pháp lại vắng mặt. Nước Pháp vắng mặt (hiểu theo nghĩa vật
chất) do đồng minh có ý đồ xấu hay không thông hiểu, đã từ chối giúp chúng ta các phương
tiện chuyên chở" [151,48].

39
1.2.1.3. MỸ KHÔNG CỨU PHÁP KHI BỊ NHẬT ĐẢO CHÍNH:

Sợ Pháp ở Đông Dương có thể hoạt động phối hợp với Mỹ một khi Mỹ cho quân đổ bộ
len bán đảo này, Nhật ra tay trước, lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương trong đêm 9-3-1945.
Toàn bộ viên chức Pháp các cấp, dân sự lẫn quân sự, kể cả toàn quyền, thống đốc, thống sứ,
khâm sứ, tướng tá..., đều bị bắt giam. Một số ít lính Pháp trong thành Lạng Sơn kháng cự
một cách tuyệt vọng. Họ đánh điện kêu cứu: "Còn giữ ba phần tư thành. Không có nước.
Xin yểm trợ bằng máy bay và thả dù đồ tiếp tế. Người Mỹ ở đâu?" [173, 131]. Lúc đó, quân
Mỹ đang có mặt ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cách Lạng Sơn không xa, nhưng bị
Washington ra lệnh án binh bất động. Kết quả: toàn bộ lính Pháp ở thành Lạng Sơn bị Nhật
tàn sát.

Tướng Gabriel Sabattier trốn khỏi Hà Nội, chạy lên Lai Châu. Tướng Alessandri cùng
vài ngàn tính Pháp đóng ở Thông (Sơn Tây) cũng thoát lên được Lai Châu và Sơn La. Một
mặt, De Gaulle cử đại tá Passy và thiếu tá De Langlade bí mật tới Điện Biên Phủ để yêu cầu
hai tướng Sabattier và Alessandri ở lại Đông Dương bằng mọi giá nhằm tổ chức cuộc kháng
chiến chống Nhật. Mặt khác, trong diễn văn trên đài phát thanh ngày 14-3-1945, ông chính
thức kêu gọi Mỹ cung cấp súng đạn và đồ tiếp tế để giúp người Pháp ở Đông Dương đánh
Nhật. ông còn gặp đại sứ Mỹ tại Pháp Jefferson Caffery khẳng định người Pháp ở Đông
Dương đang tiến hành "một cuộc chiến đấu thực sự" (a real fight) [105, 101] và đề nghị Mỹ
giúp. ở Washington, đại sứ Pháp Henri Bonnet cũng nhấn mạnh điều tương tự với Cordell
Hull, nhưng ngoại trưởng Mỹ đã trả lời một cách lạnh lùng: "ở Đông Dương chẳng có quân
kháng chiến nào cả" [105, 101].

Tướng Albert C. Wedemeyer lúc đó đang có mặt ở Washington, D.C. đến gặp
Roosevelt. Wedemeyer kể: "Ông ấy bảo tôi không được cung cấp bất cứ tiếp viện nào cho
các lực lượng Pháp hoạt động trong vùng" [173, 132]. Tướng Claire L. Chennault, tư lệnh
Lực lượng không quân số 14 của Mỹ ở Trung Hoa, viết trong hồi ký: "Lệnh từ Tổng hành
dinh Chiến trường [Trung Hoa] nói rằng không được cung cấp vũ khí đạn dược cho quân
Pháp trong bất kỳ trường hợp nào. Tôi được phép tiến hành hoạt động "bình thường" chống
lại .Nhật ở Đông Dương miễn là hành động ấy không dính dáng tới việc tiếp tế cho quân
Pháp. Lệnh không được giúp đỡ người Pháp của tướng Wedemeyer được ban hành trực tiếp
từ Bộ chiến tranh [Mỹ]" [49, 342]. Tướng De Gaulle ghi nhận điều tương tự trong hồi ký
của mình: "Ngay cả không quân Mỹ đóng tại Trung Hoa nằm trong tầm trực tiếp với binh

40
đoàn của Alessandri, cũng không giúp đỡ binh đoàn này. Tướng Sabattier (...) tiếp xúc với
Bộ tư lệnh Mỹ ở Trung Hoa, bị từ chối mọi yểm trợ" [138,III,195].

Không những không cứu Pháp, Mỹ còn chống lại việc Anh giúp đỡ lính Pháp ở Đông
Dương. Giữa tháng 5-1945, đô đốc Anh Mounbatten, tư lệnh Chiến trường Đông Nam Á,
cho máy bay thả đồ tiếp tế xuống Đông Dương. Hay tin, ngày 25-5, tướng Wedemeyer kịch
liệt phản đối việc Mounbatten xâm phạm ranh giới của Chiến trường Trung Hoa (vì Đông
Dương thuộc lãnh thổ của Chiến trường này) và báo cáo sự việc lên Hội đồng tham mứu
trưởng liên quân Mỹ [105, 122].

Không được cứu giúp, Sabattier và Alessandri không còn cách nào khác hơn là dẫn
đám tàn binh băng rừng lội suối, vượt 800 dặm đường, chạy sang Trung Hoa. "Washington
ra lệnh nghiêm cấm việc yểm trợ bằng máy bay cho các toán quân Pháp đang rút lui về
hướng bắc trong một cố gắng tuyệt vọng chạy trốn quân Nhật" [90, 268]. Theo De Gaulle,
200 sĩ quan và 4000 binh sĩ đã bỏ mạng trên đường tháo chạy, chỉ còn 320 sĩ quan và 5450
binh sĩ tới được Vân Nam.

De Gaulle đề nghị Mỹ vũ trang lại cho họ và giúp họ tham chiến dọc biên giới Việt-
Trung cũng như trên lãnh thổ Bắc Kỳ để chống lại kẻ thù chung là phát-xít Nhật. Nhưng
chấp hành chỉ thị của Washington, tướng Wedemeyer ra lệnh tước vũ khí của họ ngay khi
họ vừa đặt chân lên đất Trung Hoa, giam lỏng họ ở Vân Nam, đặt họ dưới sự kiểm soát của
Mỹ và Trung Hoa. Để đưa họ tới một nơi càng xa Đông Dương càng tốt, Wedemeyer đề
nghị họ tham gia đánh Nhật ở vùng đông bắc Trung Hoa. Biết được thâm ý của Mỹ, họ từ
chối, viện lý do còn mệt mỏi sau chuyên trốn chạy. Vì vậy, họ không được hoạt động gì cho
đến khi chiến tranh kết thúc.

Tướng Mỹ Chennault nhận định: "Rõ ràng chính sách của Mỹ lúc đó là sẽ không trao
Đông Dương thuộc Pháp lại cho Pháp" [49, 342]. Nhà sử học Mỹ gốc Pháp, tiến sĩ Bemard
B. Fall, cũng có ý kiến tương tự: Mỹ quyết "loại bỏ Pháp ra khỏi Đông Dương bằng mọi
giá" [173, 133].

1.2.1.4. MỸ NGĂN CẢN PHÁP TRỞ LẠI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH:

Vào giai đoạn cuối của thế chiến, Mỹ tập trung lực lượng để đổ bộ lên lãnh thổ Nhật,
giành độc quyền chiếm đóng quần đảo này, do đó Mỹ không những bỏ kế hoạch tấn công
Bắc Việt Nam mà còn quyết định không tham gia vào việc tước vũ khí và hồi hương quân
Nhật ở Đông Dương. Tại hội nghị Potsdam (từ 17-7 đến 2-8-1945), công việc này được giao

41
cho Trung Hoa (đối với phần phía bắc vĩ tuyến 16°) và cho Anh (đối với phần phía nam vĩ
tuyến 16°). Pháp bị loại ra khỏi Đông Dương sau chiến tranh.

Tuy vậy, hay tin Nhật đầu hàng (14-8-1945), Pháp vội tìm cách trở lại Đông Dương
càng sớm càng tốt.

Trong hai ngày 16 và 17-8, De Gaulle bổ nhiệm tướng Leclerc làm tư lệnh tối cao các
lực lượng trên bộ ở Đông Dương và đô đốc Georges Thieưy d'Argenlieu làm cao uy Pháp ở
Đông Dương kiêm tổng tư lệnh các lực lượng hải lục không quân Pháp ở Viễn Đông.
FEFEO được lệnh sẵn sàng lên đường sang Đông Dương.

Các sĩ quan Pháp ở Trung Quốc cũng nôn nóng trở lại Đông Dương. Nhưng trong
cảnh ăn nhờ ở đậu, việc di chuyển của họ tuy thuộc hoàn toàn vào quyết định của Mỹ và
Trung Hoa.

Thiếu tá Jean Sainteny, trưởng Phái bộ quân sự Pháp (M5), xin đi Hà Nội, nhưng tổng
hành dinh của tướng Wedemeyer không cho phép. Thiếu tá Mỹ Archimedes L.A. Patti giải
thích: "Hiệp định Potsdam không hề ghi nhận chủ quyền của Pháp đối với Việt Nam, do đó
người Pháp không còn quyền can thiệp vào những việc không còn quan hệ với họ nữa"
[151, 124].

Một chiếc máy bay C.47 của Pháp từ Calcutta (Ấn Độ) đến. Sainteny định dùng máy
bay ấy đi Hà Nội. Biết được điều đó, tướng Wedemeyer ra lệnh: "mọi máy bay, không kể
nguồn gốc hay quốc tịch nào, đều không được cất cánh bay sang Đông Dương thuộc Pháp
cho đến khi có lệnh mới" [105, 145]. Để đánh lừa Mỹ, Sainteny tuyên bố là bay đi Ấn Độ,
sau đó sẽ giả vờ bay lạc sang Việt Nam, khi đến bầu trời Hà Nội Sainteny và đồng đội sẽ
nhảy dù xuống còn máy bay tiếp tục bay đi Ấn Độ. Đoán được mưu mô của Sainteny, tướng
Wedemeyer cho lính bao vây máy bay, cấm mọi người lại gần.

Sainteny tiếp tục vận động nên cuối cùng được phép đi nhờ trên một máy bay Dakota
của Mỹ chở phái đoàn của Patti sang Hà Nội ngày 22-8 với điều kiện Sainteny và 4 đồng
đội của ông ta "bị đặt dưới sự chỉ huy hoàn toàn của Mỹ" và "không được dùng cờ Pháp"
[105, 146].

Tướng Alessandri, đại tá Le Porz, Léon Pignon ... xin đi nhờ máy bay sang Hà Nội,
nhưng tướng Gallager (Mỹ) và tướng Wang (Trung Hoa) trả lời rằng "vấn đề Pháp trở lại
Đông Dương đang đựơc thảo luận tại Hội nghị năm cường quốc ở London và giữa [ngoại

42
trưởng Pháp] Georges Bidault với [thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Hoa] Tống Tử Văn
ở Paris, do đó họ [Gallager và Wang] không muốn chuốc lấy trách nhiệm trong việc chở các
đại biểu của Pháp tới Hà Nội" [151, 124]. Mãi đến 19-9, Alessandri và đồng đội của ông
mới đặt chân lên Hà Nội.

Trong báo cáo ngày 28-8 gửi lên cấp trên của mình, Sainteny viết: "Chúng ta đang
đứng trước một thủ đoạn liên kết của các nước đồng minh [ám chỉ Mỹ và Trung Hoa] nhằm
loại Pháp ra khỏi Đông Dương "[151,91].

1.2.2. MỸ CHỦ TRƯƠNG ĐẶT VIỆT NAM DƯỚI SỰ ỦY TRỊ QUỐC TẾ.

1.2.2.1. ỦY TRỊ QUỐC TẾ (TRONG THỰC TẾ, ỦY TRỊ MỸ - TRUNG HOA).

Mỹ quyết tâm loại Pháp ra khỏi Đông Dương sau chiến tranh, nhưng liệu Mỹ sẽ để cho
các dân tộc Đông Dương được hưởng độc lập tự do? Hay Mỹ sẽ thay thế Pháp cai trị Đông
Dương như nửa thế kỷ trước Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philippines? "Họ [người
Đông Dương] sẽ không được cho độc lập ngay lập tức", Roosevelt đã khẳng định như vậy
tại Nhà Trắng ngày 21-7-1943 trước các thành viên Hội đồng chiến tranh Thái Bình Dương.
Lý do: người Đông Dương vào giữa thế kỷ XX giống người Philippines khi Mỹ giành lại
quần đảo này từ tay thực dân Tây Ban Nha: "Năm 1900, người Philippines không sẩn sàng
để được hưởng độc lập và không thể xác định ngày nào họ mới sẩn sàng" [44, 76]. Một lần
khác, ngày 23-2-1945, trên đường về nước sau khi dự Hội nghị Yalta, ông nói với các nhà
báo: "Tinh hình ở đó [ở Đông Dương] rất giống [tình hình] ở Philippines năm 1898. Chúng
tôi phải mất 50 năm để dạy họ [người Philippines] tự quản trị họ" [44, 78].

Mặc dù Roosevelt muốn "Mỹ sẽ giữ vai ưò trung tâm trong tương lai của nước Việt
Nam hậu chiến" [44,102] và đô đốc Leahy đã nói thẳng với những người đứng đầu nước
Pháp: "nếu Đồng minh thắng, chúng tôi [tức Mỹ] sẽ tiếp quản Đông Dương" [92, 44],
nhưng chắc chắn Mỹ sẽ gặp sự chống đối từ nhiều nước, nhất là Pháp và Anh, nếu họ cai trị
Đông Dương một cách trực tiếp như họ đã cai trị Philippines. Do đó, Roosevelt chủ trương
đặt Đông Dương sau chiến tranh dưới sự uy trị quốc tế (international trusteeship) hay sự uy
trị của Liên hiệp quốc. Ông giải thích ngày 16-12-1943 với các nhà ngoại giao Liên Xô,
Anh, Trung Hoa, Iran, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ: "Vì người Đông Dương không được chuẩn bị
để tự quản trị, nên xứ này sẽ phải đặt dưới sự ủy trị của Liên hiệp quốc để phát triển xứ ấy
theo đường lối ở Philippines" [74, 89]. Gặp nguyên soái Stalin ở Hội nghị Teheran ngày 28-

43
11-1943, Roosevelt trình bày: "[Chế độ ủy trị] có nhiệm vụ chuẩn bị cho dân [Đông Dương]
hưởng độc lập sau một quãng thời gian được ấn định, có lẽ từ 20 đến 30 năm" [74,81].

Theo nhà sử học Mark p. Bradley, Roosevelt có ý định đặt Đông Dương dưới chế độ
uy trị quốc tế từ đầu năm 1942, chỉ ít lâu sau khi cuộc mật đàm Mỹ-Nhật tan vỡ [44, 74].

Sẽ có vài nước tham gia chế độ uy trị ấy, song nước giữ vai trò chủ chốt phải là Mỹ.
Nhưng lúc đó Mỹ đang lo đối phó với diễn biến phức tạp của chiến tranh thế giới ở cả châu
Âu lẫn châu Á - Thái Bình Dương nên Mỹ cần đến một đồng minh mà Mỹ tin cậy nhất để
giữ vai trò thứ hai sau Mỹ: đó là Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch. Vì vậy, nhà
sử học Pháp Philippe Devillers cho rằng "uy trị quốc tế, trong thực tế là uy trị Mỹ - Trung
Hoa" (une tutelle internationale, en fait sino-américaine) [134, 116]. Nhà sử học Mỹ Walter
LaFeber nhận định: "Kế hoạch của Roosevelt về giải pháp uỷ trị cho Đông Dương đặt cơ sở
trên việc Mỹ cho rằng Trung Hoa có thể thay Pháp làm một đại cường quốc ở châu Á" [179,
116].

Trong những năm Thế chiến thứ hai, Mỹ tìm cách nâng Trung Hoa từ một nước nghèo
yếu bị liệt cường xâu xé và đang bị Nhật chiếm đóng một phần lãnh thổ, thành "một nước
Trung Hoa hùng mạnh và thân Mỹ" [69, 46] sau khi chiến tranh kết thúc. Ngoại trưởng Mỹ
Edward Stettinius giải thích: "Chính sách của chúng tôi căn cứ trên niềm tin tưởng rằng, dù
cho Trung Hoa nhất thời còn yếu và cách mạng cũng như nội chiến có thể xảy ra, 450 triệu
người Trung Hoa một ngày kia sẽ đoàn kết lại, được hiện đại hoa và trở thành yếu tố quan
trọng nhất ở Viễn Đông. Một ngày kia Trung Hoa sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo khu vực ấy,
khu vực mà Nhật toan chiếm lấy" [74, 125].

Để đề cao vai trò của Trung Hoa trên trường quốc tế, Mỹ mời các viên chức cao cấp
của chính phủ Trùng Khánh dự các hội nghị quốc tế như Hội nghị Québec (Canada, tháng
8-1943), Hội nghị Cairo (Ai Cập, 11-1943)... Tại hội nghị thượng đỉnh Teheran (Iran, 11-
12-1943), Roosevelt đề nghị Trung Hoa là một trong tứ cường (Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung
Hoa) có chân trong Cơ quan cảnh sát của Liên hiệp quốc và là một trong mười nước có đại
biểu trong Ban chấp hành của tổ chức quốc tế này (sẽ thành lập sau khi Thế chiến kết thúc),
nhưng hoàn toàn không đề cập đến vị trí của Pháp.

Trong những năm đầu thập niên 40, Mỹ viện trợ đô-la và súng đạn cho Trung Hoa một
cách dồi dào, cử phó tổng thống Henry A. Wallace sang tận Trùng Khánh gặp Tưởng Giới

44
Thạch, cử các tướng Joseph W. Stihvell rồi Albert C. Wedemeyer sang làm cố vấn quân sự
kiêm tham mưu trưởng cho Tưởng Giới Thạch.

Wallace đã thông báo cho Tưởng Giới Thạch ý kiến của Roosevelt muốn "trao cả
Hồng Kông lẫn Đông Dương lại cho Trung Hoa" [123, 97].

Tại Hội nghị Québec (8-1943), Roosevelt đưa Đông Dương vào phạm vi "Chiến
trường Trung Hoa" (the China Theater) do Tưởng Giới Thạch làm tư lệnh. Tháng 11 năm
ấy, tại Cairo, Roosevelt bàn bạc với Tưởng Giới Thạch về việc đặt Đông Dương dưới sự uy
trị quốc tế. Tưởng Giới Thạch tán thành ý kiến của Roosevelt vì chủ trương đó phù hợp với
tham vọng bành trướng của Tưởng Giới Thạch, người luôn xem Việt Nam như là một thuộc
quốc của thiên triều bị rơi vào tay Pháp từ 1885. Philippe Devillers kể: trên một bản đồ treo
tại Trường quân sự Thành Đô lúc đó, Bắc Việt Nam được vẽ nằm trong biên giới của Trung
Hoa và thành phố Hà Nội được đánh dấu bằng một lá cờ Trung Hoa [134, 116]. Trùng
Khánh lên ngay kế hoạch "Hoa quân nhập Việt", lập "Việt Nam chỉ đạo thất" (do trang
tướng Tiêu Văn làm chủ nhiệm) để chỉ đạo việc "thành lập ở Việt Nam một quốc gia "độc
lập" nhưng trong thực tế là một nước chư hầu của Trung Hoa" [134, 109].

1.2.2.2. PHÁP, ANH PHẢN ĐỐI CHỦ TRƯƠNG ĐẶT ĐÔNG DƯƠNG DƯỚI SỰ UỶ
TRỊ QUỐC TẾ.

Lẽ dĩ nhiên Pháp phản đối kịch liệt chủ trương nói trên của Mỹ.

Tại hội nghị bàn về vấn đề thuộc địa tổ. chức ở Brazzaville (Congo thuộc Pháp) từ 30-
1 đến 8-2-1944, uy viên thuộc địa René Pleven tuyên bố: "Trong khuôn khổ đế quốc Pháp,
không hề có vấn đề các dân tộc để giải phóng, cũng như không hề có vấn đề phân biệt
chủng tộc để thủ tiêu (...). Các dân tộc ở hải ngoại [tức nhân dân các thuộc địa của Pháp]
đều nên biết rằng không có vấn đề độc lập nào khác, mà chỉ có vấn đề độc lập của nước
Pháp mà thôi". Hội nghị cũng nhấn mạnh: "Các mục đích của sự nghiệp thực dân mà nước
Pháp thực hiện tại các thuộc địa đã loại bỏ ý định tự trị, mọi khả năng tiến hoa ngoài khuôn
khổ đế quốc Pháp. Cơ cấu một chính trị tự trị có thể có tại các thuộc địa, dù cho còn lâu mới
được thực hiện, phải bị loại trừ" [150, 73-74].

Không chỉ Pháp, mà cả Anh cũng phản đối. Trong tuyên bố ngày 8-9-1944, Bộ ngoại
giao Anh khẳng định: "Mọi ý đồ can thiệp đến chủ quyền của Pháp ở Đông Dương ... sẽ bị
Pháp kịch liệt bất bình và có những hậu quả khôn lường không chỉ ở Viễn Đông mà còn ở
châu Âu nữa ... Nó cũng sẽ đặt lại vấn đề tương lai của các thuộc địa khác ở Viễn Đông bị

45
Nhật giày xéo" [74, 110]. Một viên chức Bộ ngoại giao Anh, Geoffrey Hudson, còn nói
thẳng rằng "Kế -hoạch uy trị không thể thực hiện được, nó sẽ dẫn đến việc Trung Hoa gây
ảnh hưởng và cuối cùng thống trị [Đông Dương]" [74, 78].

Trong thư gửi ngoại trưởng Cordell Hull ngày 24-1-1944, Roosevelt giải thích phản
ứng của Anh: "Lý do duy nhất khiến họ [chính phủ Anh] dường như phản đối nó [tức chủ
trương uy trị quốc tế] là họ sợ tác động của nó đối với những thuộc địa của họ và của Hà
Lan [ở châu Á]" [102, ì, 10]. Roosevelt cũng phân tích tương tự với con trai Elliott: Giữa
các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan ở Nam Á và Đông Nam Á, "có mối quan hệ lệ thuộc
lẫn nhau" (rapport d'interdépendance). Nếu nước này giành được độc lập thì các nước khác
có thể cũng sẽ đòi được như vậy". Cho nên "Winnie [tức Winston Churchill] là người bảo
vệ nguyên trạng (statu quo) ... Người Anh muốn giữ các thuộc địa của họ [nên] họ cũng
muốn giúp Pháp giữ các thuộc địa của Pháp". Roosevelt gọi đó là sự trùng hợp quyền lợi"
(coincidence d'intérêts) [148, 96,97].

1.2.2.3. MỸ ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG UỶ TRỊ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG DƯƠNG.

Sau khi đánh đuổi quân Đức quốc xã ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, từ tháng 7-1944, Hồng
quân tiến về phía tây, phối hợp với lực lượng kháng chiến của Ba Lan, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri,
Nam Tư, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Hung-ga-ri giải phóng các quốc gia Đông Âu này khỏi ách
thống trị của Đức và tay sai, sau đó tiến thẳng về Berlin, hang ổ cuối cùng của tập đoàn
Hitler. Ngày 1-5-1945, quốc kỳ Liên Xô tung bay trên nóc toa nhà Quốc hội Đức. Hitler tự
sát, Đức quốc xã đầu hàng không điều kiện.

Một văn kiện của Mỹ nhận định: "Chiến tranh đã phá vỡ sự cân bằng lực lượng ở châu
Âu, và Liên Xô trở thành đại cường quốc duy nhất trên châu lục đó" [26, 215]. Sau khi kẻ
thù Quốc xã bị đánh quỵ, Mỹ xem Liên Xô là nguy cơ chính trước mắt.

Các viên chức Vụ châu Âu Bộ ngoại giao Mỹ khuyên cáo: "Mỹ phải cổ vũ cho tình
đoàn kết của phương Tây để làm cho châu Âu vững vàng, chống lại ảnh hưởng của Liên
Xô" [74,125].

Đầu năm 1945, Cơ quan tình báo Mỹ oss (tiền thân của CIA) lập luận: "Quyền lợi của
Mỹ đòi hỏi phải duy trì các cường quốc châu Âu ở châu Á; nếu không thì Liên Xô sẽ bành
trướng ảnh hưởng của họ có hại cho phương Tây" [74,125]. Ngày 2-4-1945, cơ quan này ra
một giác thư nhan đề Những vấn đề và những mục tiêu của chính sách đối ngoại Mỹ: "Lúc
này, chúng ta không có lợi lộc gì trong việc làm suy yếu hay thủ tiêu các đế quốc này [tức

46
Pháp, Anh, Hà Lan ...] hay đấu tranh cho các kế hoạch uy trị quốc tế, các kế hoạch này có
thể gây ra sự xáo trộn và dẫn đến sự tan rã của các thuộc địa và đồng thời có thể khiến các
nước châu Âu xa lánh chúng ta trong khi chúng ta cần sự giúp đỡ của họ để làm cân bằng
với sức mạnh của Liên Xô... Chúng ta phải tránh bất kỳ chính sách nào có thể làm suy yếu
vị thế của Anh, Pháp hay Hà Lan ở Nam Á hay tây nam Thái Bình Dương ... Không có
cường quốc châu Âu nào có một vị thế mạnh ở Viễn Đông. Điều tối thiểu mà chúng ta có
thể làm là tránh mọi hành động làm cho họ yếu hơn nữa; quyền lợi của chúng ta trong việc
triển khai một sự cân bằng với Nga khiến chúng ta phải hành động theo chiều ngược lại"
[74,125-126].

Ngoài những khuyến cáo từ trong nội bộ, Roosevelt còn gặp những sức ép từ bên
ngoài.

Trong một lần gặp đại sứ Mỹ ở Pháp Jefferson Caffery tháng 3-1945, chủ tịch Chính
phủ lâm thời Cộng hoa Pháp De Gaulle trách Mỹ: "Như các anh biết rõ, Nga đang tiến
nhanh... Chúng tôi không hiểu chính sách của các anh. Các anh đang nhằm cái gì? Các anh
có muốn chúng tôi trở thành, chẳng hạn, một trong những bang liên hiệp dưới sự bảo hộ của
Nga? ... Nếu công chúng ở đây [ở Pháp] hiểu được rằng các anh đang chống lại chúng tôi ở
Đông Dương, họ sẽ thất vọng khủng khiếp và không ai biết điều đó sẽ dẫn tới cái gì. Chúng
tôi không muốn trở thành cộng sản; chúng tôi không muốn rơi vào quỹ đạo của Nga, nhưng
tôi hy vọng các anh không đẩy chúng tôi vào chỗ đó" [116, 259; 103, II, 7].

Trước đó mấy tháng (cuối tháng 11 - đầu tháng 12-1944), de Gaulle đã sang Mockba
và ký với Liên Xô Hiệp ước liên minh và tương trợ.

Về phía Anh, trong một văn kiện về chính sách đối ngoại, Bộ ngoại giao Anh cũng
cảnh báo: "Việc mất Đông Dương sẽ tàn phá nền kinh tế cũng như tinh thần dân tộc của
Pháp, có thể dẫn họ đến chỗ liên kết với Nga để chống lại Mỹ và Anh [74, 143].

Trước tình hình đó, Roosevelt buộc phải điều chỉnh chủ trương uy trị quốc tế ở Đông
Dương của ông ta.

Ngày 23-2-1945, nói chuyện với các nhà báo, Roosevelt cho biết ông sẽ mở rộng
thành phần tham gia uy trị quốc tế ở Đông Dương, không chỉ có Mỹ và Trung Hoa, mà còn
có cả Pháp, Philippines v.v...

47
Hai ngày sau khi nhận được báo cáo (đề ngày 13-3-1945) của đại sứ Mỹ tại Pháp gửi
ngoại trưởng Mỹ (trong đó trích lời của De Gaulle nói với Caffery như đã dẫn ở trên),
Roosevelt nói với Charles Taussig, cố vấn của tổng thống: "Nếu chúng ta được chính nước
Pháp cam kết tự mình gánh vác mọi nghĩa vụ của sự uy trị thì lúc đó tôi sẽ đồng ý để cho
Pháp giữ lại những thuộc địa này [tức Đông Dương và Nouvelle Calédonie]" [116, 259].

Ngày 3-4, được sự đồng ý của Roosevelt, ngoại trưởng Stettinius tuyên bố: "Cơ cấu về
sự uy trị... phải được xác định như thế nào để cho phép đặt dưới sự uy trị những lãnh thổ lấy
từ kẻ thù trong cuộc chiến tranh này ... và những lãnh thổ khác tự nguyện đặt dưới chế độ uy
trị" [105, 119].

Khi tuyên bố như thế, người đứng đầu Bộ ngoại giao nước Mỹ biết chắc rằng Pháp
không bao giờ có ý định tự nguyện đặt thuộc địa Đông Dương của họ dưới chế độ uy trị. Do
đó, chủ trương đặt Đông Dương dưới sự uy trị quốc tế đã bị người cha đẻ của nó - tổng
thống Franklin D. Roosevelt - khai tử 9 ngày trước khi ông ta chết một cách đột ngột vì
bệnh xuất huyết não vào lúc 15 giờ rưỡi chiều 12-4-1945.

Phó tổng thống Harry S. Truman lên thay, có lập trường chống Liên Xô còn gay gắt
hơn người tiền nhiệm. Vừa mới bước chân vào Nhà Trắng, ngày 23-4, Truman đã tuyên bố:
"Tôi chủ trương phải có sự cứng rắn trong chính sách của mình đối với nước Nga" [26,
215]. Do đó, ông ta tỏ ra hoa hoãn với các nước đế quốc Tây Âu nhằm tranh thủ sự ủng hộ
của họ đối với chính sách chống Cộng sản của Mỹ.

Quan hệ giữa Mỹ với Pháp trở nên đầm ấm hơn trước.

Gặp ngoại trưởng Pháp Georges Bidault tại hội nghị Liên hiệp quốc ở San Francisco
(25-4 - 26-6-1945), ngoại trưởng Mỹ Stettinius muốn chối bỏ chủ trương của Mỹ đối với
Pháp dưới thời Roosevelt nên tuyên bố một cách quả quyết rằng "Mỹ chưa bao giờ đặt
thành vấn đề - kể cả có ngụ ý - về chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương" [119,VI,307].

Giữa tháng 5-1945, Bidault tới Washington, D.C., được Truman và Stettinius đón một
cách nồng nhiệt, trong khi đô đốc William D. Leahy (cố vấn quân sự của Truman) và đại
tướng George C. Marshall (tham mưu trưởng Lục quân Mỹ) niềm nở tiếp đại tướng
Alphonse Juin (tổng tham mưu trưởng Bộ quốc phòng Pháp).

Ngày 7-6-1945, Truman "quyết định tán thành việc Pháp quay trở lại Đông Dương"
sau chiến tranh [116, 257].

48
Ngày 22-6, được sự chuẩn y của tổng thống, Bộ ngoại giao Mỹ chính thức ra tuyên bố:
"Mỹ công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương" [116,274].

Tuy nhiên, sợ phản ứng của các viên chức và tướng tá Mỹ ở Trung Hoa, Truman giữ
thái độ lập lờ, "cẩn thận tránh thừa nhận có thay đổi hay vẫn tiếp tục chính sách" [116, 273]
về Đông Dương của người tiền nhiệm. Trong thư gửi đại sứ Mỹ tại Trung Hoa, thiếu tướng
Patrick J. Hurley, quyền ngoại trưởng Joseph Grew viết: "Tổng thống yêu cầu tôi nói rằng
không có thay đổi căn bản nào trong chính sách" của Mỹ đối với Đông Dương [116, 273].
Vì vậy; các viên chức chính trị và quân sự của Mỹ ở Viễn Đông như "Wedemeyer và
Hurley vẫn tiếp tục nỗ lực thi hành chính sách của Roosevelt một thời gian dài sau khi
Washington đã bỏ rơi nó" [115,50].

TIỂU KẾT

Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp
hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) và Luận cương chính trị trình bày tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ li của Đảng (2-1951) nhận xét: Pháp muốn "biến Việt Nam (...) thành
thị trường riêng của tư bản Pháp" [8,XII,67], "chiếm hẳn độc quyền cơ hội làm giàu cho bọn
tư bản Pháp" [8,VII,103]. Mỹ không có bao nhiêu cơ hội làm ăn ở Việt Nam. Do đó, khi
Nhật tiến vào Việt Nam, Mỹ từ chối lời kêu cứu của Pháp, đề nghị Nhật "trung lập hoa"
Đông Dương để Mỹ có dịp chen chân vào Việt Nam. Nhật không đồng ý. Thế là chiến tranh
diễn ra giữa hai nước. Mỹ vừa đánh Nhật, vừa tìm cách loại Pháp ra khỏi Việt Nam bằng
chủ trương "uy trị quốc tế". Anh và Pháp chống lại chủ trương đó.

Nghĩ rằng "trong cuộc chiến đấu giải phóng cho ta, cố nhiên là phải kiếm bạn đồng
minh, dẫu rằng tạm thời, bấp bênh, có điều kiện" [8,VII,244], Đảng quyết định "lợi dụng sự
mâu thuẫn của [một bên là] Trung Quốc - Mỹ và [bên kia là] Anh - Pháp Đờ Gôn để tranh
thủ ngoại viện, ký hiệp ước với các nước Đồng minh [chống phát-xít] và để họ thừa nhận
nền độc lập của dân tộc ta" [8,VII,390]. Đối với Mỹ, Đảng chủ trương "cần tranh thủ sự
đồng tình của (...) Mỹ chống lại mưu mô của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông Dương"
[8,VII,427]. Mỹ lúc nào cũng hành động theo quyền lợi ích kỷ của họ, nên Đảng nêu hai
khả năng:

Một là "nếu họ chịu giúp cách mạng Đông Dương thì ta có thể nhận cho họ hưởng một
phần quyền lợi ở Đông Dương";

49
Hai là "nếu họ giúp cho bọn Đờ Gòn, Catờru khôi phục lại chính quyền của đế quốc
Pháp ở Đông Dương, chúng ta phải cương quyết cự tuyệt và tiếp tục chiến đấu giành quyền
độc lập" [8,VII,243-244].

Trong thực tế, có một thời gian ngắn ta hợp tác với Mỹ để chống lại kẻ thù chung là
phát-xít Nhật. Nhưng khi Nhật đầu hàng, Mỹ quay sang chống Liên Xô, lôi kéo Pháp vào
phe chống Cộng sản. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945) nhận định: "Sự mâu thuẫn giữa
[một bên là] Anh, Mỹ, Pháp và [bên kia là] Liên Xô có thể làm cho Anh, Mỹ nhân nhượng
với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương" [8,VII,427]. Đúng như dự đoán của Hội nghị,
Mỹ từ bỏ chủ trương loại Pháp ra khỏi Việt Nam, ngược lại công nhận "chủ quyền" của
Pháp ở Việt Nam.

50
CHƯƠNG 2: MỸ GIÚP PHÁP ĐẶT LẠI ÁCH THỐNG TRỊ Ở VIỆT
NAM (từ giữa năm 1945 đến cuối năm 1952)

Đúng 23 giờ đêm 14-8-1945 (giờ Tokyo), Chính phủ Nhật gửi đến các chính phủ Liên
Xô, Mỹ, Anh, Trung Hoa bản thông cáo xin đầu hàng không điều kiện.

Hơn nửa tháng sau, sáng 2-9, lễ ký kết văn bản đầu hàng được tổ chức trên thiết giáp
hạm Missouri của Mỹ thả neo trong vịnh Tokyo. Chiến tranh thế giới lần thứ li kết thúc.

Trong khi hầu hết các nước trên thế giới bị thiệt hại vô cùng nặng nề về nhân mạng và
vật chất, thì nước Mỹ - nằm giữa hai đại dương -lại an toàn: "Mảnh đất Hoa Kỳ không hề bị
cuộc chiến đụng đến" [6,7], "không có lấy một quả bom rơi trên đất Mỹ. Không một viên
đại bác nào bắn vào các thành phố của Mỹ" [11, III, 381]. Mỹ có 407.316 người chết, chỉ
bằng 0,8% trong tổng số 50 triệu người chết trên toàn thế giới.

Ngược lại, nhờ chiến tranh, "tổng sản lượng [của Mỹ] tăng gấp 3 lần [6,7]. Đặc biệt,
Mỹ trở thành tay lái súng giàu sụ, thu được 114 tỷ đô-la lợi nhuận nhờ bán vũ khí và các
phương tiện chiến tranh cho các nước tham chiến [33, 155]. "Vào lúc [Thế chiến] kết thúc,
Mỹ có 20 tỷ đô-la vàng dự trữ, gần bằng 2/3 tổng số vàng dự trữ của thế giới là 33 tỷ. Mỹ
còn sản xuất ra 1/3 sản lượng hàng hóa các loại trên thế giới. Điều này làm cho Mỹ trở
thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất khi chấm dứt chiến tranh" [14, 89].

Mỹ giàu lên trong chiến tranh, Mỹ tiếp tục giàu thêm sau chiến tranh. Các nước tư bản
chủ nghĩa - cả những nước thắng trận (như Anh, Pháp...) lẫn những nước bại trận (như Đức,
Ý, Nhật..) - đều kiệt quệ, đành phải mua lương thực và hấiíg"cống nghiệp của Mỹ. Nhờ vậy,
nền sản xuất Mỹ phát triển ngày càng cao, sản lượng công nghiệp chiếm 2/3 tổng sản lượng
công nghiệp của các nước tư bản chủ nghĩa, sản lượng nông nghiệp gấp hai lần sản lượng
nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Cộng hoa liên bang Đức, Ý và Nhật cộng lại. Hàng
xuất khẩu của Mỹ chiếm 1/3 số hàng xuất khẩu của thế giới [14, 89]. Đến năm 1949, khối
lượng vàng dự trữ của Mỹ lên tới gần 25 tỷ đô-la, bằng 73% khối lượng vàng dự trữ của các
nước tư bản chủ nghĩa, số vốn Mỹ đầu tư ra nước ngoài vượt rất xa tổng số vốn đầu tư của
các nước khác. Mỹ trở thành nước chủ nợ lớn nhất thế giới, ngay cả Anh, Pháp cũng trở
thành con nợ của Mỹ.

51
Không chỉ giàu về kinh tế - tài chính, MỸ còn mạnh về quân sự. "Vào cuối cuộc chiến
"tranh, Mỹ kiểm soát 12,5 triệu quân, kể cả 7,5 triệu quân ở hải ngoại (...)• Hải quân Mỹ
không thua ai với hạm đội gồm 1.200 tàu chiến loại lớn. về không quân, Mỹ có trên 2.000
máy bay đã ném bom xuống quân đội Hitler ở châu Âu và 1.000 B.29 đã tàn phá các thành
phố Nhật Bản ra tro, -ngoài ra còn được phụ thêm bằng máy bay ném bom chiến lược B.36"
[14, 90].

Đặc biệt Mỹ đang nắm độc quyền về vũ khí hạt nhân. Ngày 25-4-1945, tức hơn 2
tháng rưỡi trước khi Mỹ thí nghiệm thành công bom nguyên tử (16-7-1945) và hơn 3 tháng
rưỡi trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh (15-8-1945), Truman đã ví vũ khí mới này như
"một cây gậy để chống lại nước Nga" [26, 215]. Ngoại trưởng Mỹ James Byrnes nói bom
nguyên tử "sẽ làm cho Liên Xô trở nên dễ bảo hơn ở châu Âu" [26, 216]. Sau khi ném hai
quả bom A xuống Hiroshima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945) giết li vạn rưỡi người và
làm cho hàng chục vạn người khác bị thương, Truman tuyên bố: "Hiện nay, chúng tôi đang
có một vũ khí không những có thể cách mạng hoá chiến tranh mà còn có thể làm thay đổi cả
tiến trình của lịch sử và văn minh" [112, 1,415].

Việc nước Mỹ sau chiến tranh ưở thành một nước hết sức giàu mạnh và độc quyền
bom nguyên tử đã kích thích những người cầm quyền nước này có tham vọng chiếm địa vị
ưu thế tuyệt đối trên toàn cầu, áp đặt "Pax Americana” (hoa bình theo kiểu Mỹ) lên mọi dân
tộc.

Truman không che dấu tham vọng đó: "Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa
nhận rằng chiến thắng mà chúng ta vừa đạt được đã đặt lên vai nhân dân Mỹ gánh nặng tiếp
tục trách nhiệm lãnh đạo thế giới" [65, 611]. Một lần khác, ông ta nói: "Nước Mỹ sẽ nắm
quyền lãnh đạo bằng cách chỉ huy thế giới theo một cách mà thế giới phải được chỉ huy"
[120, 166]. Ngày 6-4-1946 tại Chicago, ông ta tuyên bố: "Nước Mỹ ngày nay đã là một
quốc gia hùng mạnh. Không có một quốc gia nào có thể hùng mạnh hơn chúng ta ... Điều đó
có nghĩa là, với một lực lượng như thế, chúng ta có quyền lãnh đạo việc tổ chức thế giới, và
đó là một đặc quyền, một trọng trách mà Đức Chúa Trời đã phó thác cho nước Mỹ" [32,
96]. Tháng 3 năm sau, tại trường đại học Baylor, Truman nói: "Cả thế giới phải theo hệ
thống của Mỹ" [66, 436] v.v...

Nhưng tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ vấp phải sự ra đời của khối xã hội chủ
nghĩa mà Liên Xô là trung tâm.

52
Những chiến công oanh liệt của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát-xít không
chỉ bảo vệ được nền độc lập và những thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên đất nước mình, mà còn góp phần giải phóng và tạo điều kiện cho cách mạng thắng lợi ở
một loạt nước Đông Âu (An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Nam Tư, Ru-ma-ni và
Tiệp Khắc). Chủ nghĩa xã hội vượt khỏi phạm vi một nước để trở thành một hệ thống thế
giới.

Mặt khác, ở phần còn lại của châu Âu, do những người cộng sẩn clã"chiến đấu ngoan
cường chống chủ nghĩa phát xít, nên sau khi chiến tranh kết thúc, các Đảng cộng sản ở
Pháp, Ý, Luxembourg, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Băng Đảo, Áo... có uy tín cao và
ảnh hưởng rộng trong quần chúng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của đất
nước. Nhiều cán bộ của Đảng được bầu vào các nghị viện, tham gia các chính phủ liên hiệp,
lãnh đạo các tổ chức quần chúng...

Ảnh hưởng ngày càng lan tỏa của chủ nghĩa xã hội trở thành một thách thức, một nguy
cơ đối với Mỹ. Do đó, Truman đề ra "chính sách ngăn chặn Cộng sản" (the Policy of
Containing Communism - thường gọi tắt là "chính sách ngăn chặn", the Containment
Policy). Chính sách này chi phối mọi chủ trương, đường lối đối nội và đối ngoại của Mỹ
trong gần nửa thế kỷ sau Thế chiến thứ hai, như lời giải thích của George K. Kennan, một
viên chức cao cấp của Bộ ngoại giao Mỹ: "Yếu tố chính của bất cứ chính sách nào của Mỹ
đối với Liên Xô đều phải là chính sách ngăn chặn những xu hướng bành trướng của Nga
một cách lâu dài, kiên trì nhưng cương quyết và cẩn mật" [169, 566].

Để thực hiện chính sách ngăn chặn đó, Truman tung ra học thuyết mang tên ông ta (the
Truman Doctrine): "Các dân tộc tự đo trên thế giới trông cậy vào chúng ta giúp đỡ để duy
trì nền tự do của họ. Nếu chúng ta nao núng trong sự lãnh đạo của chúng ta, chúng ta có thể
gây nguy hiểm cho nền hoa bình thế giới và chắc chắn chúng ta sẽ gây nguy hiểm cho hạnh
phúc của chính đất nước chúng ta" [109, 137]. Núp dưới chiêu bài "bảo vệ thế giới tự do,
chống chủ nghĩa cộng sản", Mỹ tự gán cho mình vai trò "cảnh sát của thế giới" (the world's
policeman) có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào trên thế giới.

Như đã ưình bày ở trước, lúc này chủ nghĩa xã hội đang phát triển ảnh hưởng mạnh ở
nhiều nước châu Âu. Do đó, Truman đưa ra chủ trương "Châu Âu trước hết" (Europefirst),
xem châu Âu là khu vực ưu tiên số một để thực hiện chính sách ngăn chặn.

53
Trong Thế chiến thứ hai, châu Âu là một bãi chiến trường. Do đó, sau chiến tranh, các
nước châu Âu, dù chiến thắng hay bại trận, đều bị tàn phá nặng nề, kinh tế tiêu điều, tài
chính kiệt quệ. Tài liệu Lầu Năm Góc nhận định: "Tình trạng đình đốn sau chiến tranh
khuyên khích những xu thế chính trị thiên tả rõ rệt" [102, I, 35]. Vì vậy, Mỹ đề ra "Kế
hoạch phục hồi châu Âu" (the European Recovery Plan) - thường soi "Kế hoạch Marshall"
(the Marshall Plan) theo tên của ngoại trưởng Mỹ George C. Marshall - chi 12 tỷ đô-la
trong vòng 4 năm cho một số nước châu Âu. Để nhận viện trợ, các nước đó phải để cho Mỹ
có quyền can thiệp vào nội tình kinh tế, chính trị... Chẳng hạn, bộ trưởng tài chính Mỹ Fred
Vinson đã gặp Léon Blum, thủ lĩnh Đảng xã hội Pháp, yêu cầu đảng này phải tham gia liên
minh chống Cộng sản và loại bỏ những bộ trưởng cộng sản ra khỏi chính phủ liên hiệp của
Pháp lúc đó (J. Davidson, Correspondant à Washington 1945-1953, Paris, 1954, tr. 18, dẫn
trong [139, III, 318]). Ngày 4-5-1947, đại sứ Mỹ ở Paris gọi điện cho thủ tướng Pháp Paul
Ramadier nhắc lại yêu cầu trên: "Quan hệ Mỹ - Pháp sẽ dễ dàng hơn nếu những đảng viên
cộng sản không còn ở ương chính phủ nữa". Ngày hôm sau, Ramadier vội vã cách chức các
bộ trưởng cộng sản (G. Elgey, La République des illusions 1945-1951 ou La vie secrète de
la IVè République, Paris, 1963, tr.278, dẫn trong [139, III, 335]). Cũng trong tháng 5-1947,
P P

thủ tướng Ý phải gạt các bộ trưởng cộng sản ra khỏi chính phủ liên hiệp của nước này v.v...
Nhà sử học Mỹ Gary R. Hess nhận xét: "Kế hoạch phục hồi kinh tế châu Âu mang tên
Marshall được biện minh chủ yếu như một phương tiện để ngăn chặn sự bành trướng của
Liên Xô [ở châu Âu]" [72, 340].

Dưới chiêu bài "an ninh tập thể" (collective security) theo đó an ninh của Mỹ và của
châu Âu quan hệ chặt chẽ với nhau, Mỹ tập họp mười nước châu Âu (Pháp, Anh,
Luxembourg, Ý, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Băng Đảo) và một nước Bắc
Mỹ (Canada) vào "Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương" (NATO) để thực hiện chính sách
ngăn chặn Cộng sản bằng quân sự. NATO có lực lượng vũ trang riêng (trong đó có 6 sư
đoàn Mỹ) do đại tướng Dwight D. Eisenhower - nguyên tham mưu trưởng Lục quân Mỹ -
làm tổng chỉ huy tối cao.

Đến đây, với kế hoạch Marshall và tổ chức NATO, Mỹ "bắt đầu một kỷ nguyên thống
trị về quân sự, chính trị và kinh tế của Mỹ tại châu Âu" [40, 103] như nhận xét của tiến sĩ sử
học Mỹ Stephen A. Ambrose.

54
2.1. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM

2.1.1.MỸ MUỐN LOẠI BỎ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Trong con mắt những người cầm đầu nước Mỹ sau Thế chiến thứ hai, "Việt Nam sắp
sửa trở thành một con tốt trên bàn cờ lớn toàn cầu của cuộc chiến tranh lạnh mới phát sinh
giữa hai khối Đông và Tây" [97, 65].

Chỉ một tuần sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 21-8-1949, chủ tịch Chính phủ lâm
thời Pháp De Gaulle cùng ngoại trưởng Georges Bidault bay sang Washington, D.C. gặp
tổng thống Mỹ Truman và ngoại trưởng James F. Byrnes.

Khác với thái độ lạnh lùng và nghi kỵ thời Roosevelt, trong cuộc hội đàm ngày 24-8,
Truman "cho rằng từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt
lên trên tất cả. Vì vậy, điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản
chủ nghĩa] với nhau và những xáo động cách mạng để tất cả những gì không phải là cộng
sản không trở thành cộng sản" [131, III, 245].

Rõ ràng Mỹ muốn lôi kéo Pháp tham gia vào một liên minh chống Cộng -đo Mỹ cầm
đầu - nhằm ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu, như một tuyên bố
sau này của Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định: "Chúng ta sẽ có lợi khi duy trì ở vị trí cầm quyền
một chính phủ Pháp hữu nghị [với Mỹ] để giúp chúng ta trong việc xúc tiến những mục đích
của chúng ta ở châu Âu" [72, 321].

Nửa thế kỷ sau, Robert McNamara cũng thừa nhận: lúc đó Mỹ "sợ rằng một sự rạn nứt
trong quan hệ Mỹ - Pháp có thể làm cho việc ngăn chặn Liên Xô bành trướng ở châu Âu trở
nên khó khăn hơn" [19,31]-

Hơn nữa, lúc đó, "một sự tiếp quản [chính quyền] của Cộng sản ở Pháp là một khả
năng thực sự", như nhận định của Tài liệu Lầu Năm Góc [102, I, 76]. Đảng cộng sản Pháp
đã tích cực tham gia cuộc kháng chiến giải phóng nước Pháp khỏi ách chiếm đóng của Đức
quốc xã, 75000 đảìig viên hy sinh, trong đó hàng vạn người bị xử bắn, nên Đảng cộng sản
Pháp được mệnh danh là "Đảng của những người bị xử bắn" (le Parti des fusillés)
[146,111,295]. Vì vậy, trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến ngày 21-10-1945, Đảng được
cử tri Pháp tin tưởng, dồn nhiều phiếu nhất (hơn 5 triệu phiếu), trở thành "chính đảng lớn
nhất trong nước" như Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận [102, I, 76]. Nhiều cán bộ của Đảng
giữ các ghế bộ trưởng trong các chính phủ liên hiệp của De Gaulle, Félix Gouin, Georges

55
Bidault, Paul Ramadier; tổng bí thư của Đảng Maurice Thorez có lúc làm phó thủ tướng.
Robert S. McNamara viết: "Đối với những người vạch ra chính sách ở Washington, bao
gồm cả tổng thống Truman (...), nước Pháp vừa được giải phóng có thể gặp nguy cơ bị
Cộng sản tiếp quản bằng các cuộc bầu cử hay các biện pháp khác” [97, 64]. Nhà sử học Mỹ
gốc Pháp Bernard B. Fall nhận xét tương tự: "Trong số các cường quốc thực dân ở Viễn
Đông (Anh, Hà Lan, Mỹ và Pháp), Pháp là nước duy nhất có thể rơi vào sự kiểm soát của
cộng sản. Đế quốc thực dân của Pháp khi đó sẽ đi theo chính quốc và gia nhập khối Xô-
viết" [137, 228].

Trong khi đó, ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt
trận Việt Minh do Hồ Chí Minh đúng đầu, Cách mạng tháng Tám thành công. Mặc dù biết
"Hồ Chí Minh - dưới bĩ đanh Licius - đã cung cấp cho tổ chức tình báo Mỹ oss những tin
tức tình báo về lực lượng Nhật Bản và (...) các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi
công Mỹ bị bắn hạ" [190, 22], đại sứ Mỹ ở Trung Hoa Patrick J. Hurley "tỏ ra không vừa
lòng với Hồ Chí Minh và việc cộng sản nắm chính quyền ở Việt Nam" [105, 265] vì -theo
ông - Việt Minh là "một ổ Cộng sản" [105, 232], là "sự mở rộng của mối đe doa đỏ ở
phương Đông của Mao Trạch Đông" [105, 238]. Tuy Chính phủ lâm thời nước Việt Nam
dân chủ cộng hoa bao gồm các nhà yêu nước thuộc nhiều khuynh hướng chính trị khác
nhau, giám đốc tổ chức tình báo Mỹ oss William J. Donovan cho rằng "các lãnh tụ của
Chính phủ lâm thời An Nam [sic] bị các phần tử cộng sản làm cho chệch lối" [44, 142].
Cuối cùng, "Bộ ngoại giao [Mỹ] kết luận rằng một chính phủ ở Đông Dương bị Việt Minh
thống trị có thể có hại cho quyền lợi của Mỹ" [74, 207].

Cuối tháng 11-1946, đại sứ Mỹ ở Pháp Jefferson Caffery thông báo với Bộ ngoại giao
Mỹ rằng người Pháp có "chứng cứ rõ ràng rằng Hồ Chí Minh liên lạc trực tiếp với Mockba,
nhận những lời khuyên cáo và chỉ thị của Liên Xô" [44, 145].

Đầu tháng 12 năm đó, Bộ ngoại giao Mỹ cử Abbott L. Moffat, vụ trưởng Vụ Đông
Nam Á, sang Đông Dương để tìm hiểu tại chỗ. Ngày 3-12, ông đến Sài Gòn, tiếp xúc với
các viên chức Pháp. Ngày 5-12, từ-Washington, D.C., thứ trưởng Bộ ngoại giao Dean
Acheson gửi điện sang nhắc nhở ông phải "lưu ý: lý lịch rõ ràng của Hồ Chí Minh như là
một tay sai của Cộng sản quốc tế, không có bằng chứng hiển nhiên nào về việc ông Hồ công
khai từ bỏ những mối liên kết với Mockba, tình hình chính trị lộn xộn ở Pháp và sự ủng hộ
của Đảng cộng sản đối với ông Hồ". Acheson nhấn mạnh: "Việc thiết lập một Nhà nước ở

56
Đông Dương bị cộng sản thống trị và định hướng theo Mockba là tình huống không đáng
mong ước nhất" [102, I, 20-21].

Trong báo cáo ngày 15-12 gửi về Washington, "Moffat cho rằng Việt Minh là một tay
sai của Liên Xô (...), nước Việt Nam dân chủ cộng hoa bị một nhóm nhỏ cộng sản kiểm
soát, nhóm này có thể có liên lạc trực tiếp với Liên Xô và Trung Cộng, và có lẽ đang tìm
cách thành lập một quốc gia cộng sản ở Việt Nam" [74,203]. Moffat đề nghị: "Cần phải duy
trì người Pháp để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Cộng ở Đông Nam Á" [74,
205].

Về nước, Moffat phát biểu trước uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ: Hồ Chí Minh
"là một người cộng sản tin tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ mang lại niềm hy vọng tốt đẹp
nhất cho dân tộc Việt Nam" [103, II, 7].

Chỉ thị ngày 3-2-1947 của ngoại trưởng Mỹ George C. Marshall gửi đại sứ J. Caffery
viết: "Chúng ta phải thấy rằng Hồ Chí Minh có liên hệ trực tiếp với cộng sản và rõ ràng rằng
chúng ta không thích thú gì khi thấy chính quyền của đế quốc thực dân [Pháp] bị thay thế
bởi triết lý và những tổ chức chính trị bắt nguồn từ Kremlin và bị Kremlin kiểm soát" [102,
I, 4].

Tháng 7-1947, lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn Charles S. Reed báo cáo: "Không có bằng cớ
cho thấy Hồ Chí Minh đã từ bỏ sự đào tạo cộng sản của ông", do đó "sự lãnh đạo sinh động
của ông có thể đưa đến sự ra đời của một quốc gia cộng sản ở Việt Nam đối kháng với
quyền lợi của Mỹ" [44, 167].

Tháng 6-1948, tại một hội nghị ở Bangkok (Thái Lan), tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn
George Abbott nói: "Xung quanh Hồ Chí Minh là một nhóm những người cộng sản An
Nam [sic] tuy ít nhưng có năng lực. Ông Hồ cùng với họ kiểm soát một cách có hiệu quả
chính phủ và quân đội Việt Minh" [44, 172].

Tháng 7-1948, một tài liệu của Bộ ngoại giao Mỹ viết: "Hồ Chí Minh là cộng sản. Hồ
sơ trong một thời gian dài và được nhiều người biết đến của ông tại Quốc tế cộng sản trong
những thập niên 30 và 40, việc tờ báo L’Humanité của Đảng cộng sản Pháp từ 1945 liên tục
ủng hộ ông, việc Đài phát thanh Mockba ca ngợi ông (trong 6 tháng qua đài này ngày càng
chú ý tới Đông Dương) và việc sách báo ở Nga gần đây cũng như tờ báo Daily Worker [của
Đảng cộng sản Anh] gọi ông là "người cộng sản hàng đầu" khiến cho bất cứ kết luận nào

57
khác [với kết luận "Hồ Chí Minh là cộng sản"] chỉ là chuyện lấy ước mơ làm sự thật" [102,
I, 4-5].

Với nhận định như thế, phía Mỹ không trả lời ít nhất 8 thông điệp mà Hồ Chí Minh đã
gửi cho tổng thống hay ngoại trưởng Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 10-1945 đến tháng
2-1946 đề nghị Mỹ can thiệp để ngăn chặn bàn tay xâm lược của Pháp và giúp đỡ nhân dân
Việt Nam bảo vệ nền độc lập.

Tuyên bố ngày 27-9-1948 của Bộ ngoại giao Mỹ đi đến kết luận: chính sách của Mỹ là
"loại trừ càng xa càng tốt ảnh hưởng của Cộng sản ở Đông Dương" [44, 172].

Robert McNamara viết trong hồi ký: "Mỹ coi Đông Dương là một bộ phận cần thiết
ương chính sách ngăn chặn của chúng ta, một bức tường thành quan trọng trong chiến tranh
lạnh" [19, 43]. Trước mắt, Mỹ đang tập trung lực lượng và chú ý cho việc ngăn chặn Cộng
sản ở châu Âu - khu vực ưu tiên số một theo chủ trương "Châu Âu trước hết" - nên Mỹ
quyết định giúp Pháp chiếm lại và giữ lây "bức tường thành" ấy, để duy trì Việt Nam trong
vùng ảnh hưởng của Mỹ.

2.1.2. MỸ GIÚP PHÁP TÁI CHIẾM VIỆT NAM

Trong cuộc hội đàm ngày 24-8-1945 tại Washington, D.C. với De Gaulle và Georges
Bidault, tổng thống Mỹ Truman hứa: "Trong mọi trường hợp, đối với Đông Dương, chính
phủ tôi không chống lại việc chính quyền và quân đội Pháp quay ữở lại xứ ấy" [138, III,
249-250].

Được Truman "bật đèn xanh" nên ngay ngày hôm sau, tại chính thủ đô của nước Mỹ,
De Gaulle tuyên bố: "Lập trường của Pháp về Đông Dương rất đơn giản: Pháp có ý định thu
hồi chủ quyền của mình trên toàn Đông Dương. Dĩ nhiên là sự khôi phục đó sẽ kéo theo một
thể chế mới, nhưng đối với chúng tôi, chủ quyền của Pháp là vấn đề hàng đầu" [143, 74].

Về mặt pháp lý, nghị quyết Hội nghị Potsdam không giao cho Pháp mà lại giao cho
Anh và Trung Hoa dân quốc tiếp quản miền nam và miền bắc của Đông Dương từ tay Nhật
Bản, do đó Pháp phải nói chuyện với hai nước này.

Với Anh, việc thương lượng không khó, vì lâu nay Anh vẫn tích cực ủng hộ việc Pháp
tái chiếm Đông Dương, do sợ phong trào đòi độc lập ở đây lây lan sang các thuộc địa của
Anh ở Nam Á và Đông Nam Á. Ngày 24-8-1945, Pháp và Anh đạt -được một thoa ước theo
đó Anh công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Một tháng rưỡi sau, ngày 9-10, Anh

58
ký với Pháp một thoa ước khác, đồng ý nhường mọi quyền theo Hiệp định Potsdam ở miền
nam Đông Dương (từ vĩ tuyến 16° trở xuống) cho Pháp.

Với Trung Hoa dân quốc, dù De Gaulle đã hai lần gặp thủ tướng kiêm ngoại trưởng
Tống Tử Văn (một lần hồi tháng 8-1945 ở Washington, lần sau ngày 19-9 tại Paris), việc
thương lượng chưa có kết quả.

Ngày 2-9-1945, giữa lúc nhân dân Việt Nam vui mừng cử hành lễ tuyên bố nền độc
lập, tướng MacArthur và tướng Leclerc gặp nhau tại Tokyo khi họ đến đây để thay mặt
chính phủ hai nước Mỹ và Pháp dự buổi ký văn bản đầu hàng của Nhật. MacArthur đã nói
riêng với Leclerc: "Nếu tôi có điều gì để khuyên anh thì lời khuyên đó là: Anh hãy mang
quân sang [Việt Nam], mang thêm nhiều quân hơn nữa, nhiều chừng nào mà anh có thể làm
được" [134, 150].

Pháp đã chuẩn bị quân viễn chinh từ lâu, nhưng thiếu nghiêm trọng tàu bè để chở số
quân ấy sang tái chiếm Việt Nam. Do đó, trong tháng 10-1945, Truman cấp 7 tàu chiến để
chở hơn 13.000 lính Pháp đến Sài Gòn. Đến tháng 12, Truman lại cấp thêm 8 tàu chiến nữa
để chở Sư đoàn Bộ binh thuộc địa số 9 (9ème DIC) và một tiểu đoàn dù gồm 5.000 quân sang
P P

Sài Gòn [37ter, I, 75]. Ngoài ra "Washington còn cung cấp tiền bạc cho Paris để giúp Pháp
mua 75 tàu chở quân của Mỹ" [82,8]. Nhà báo Mỹ Harold Isaacs - có mặt ở Sài Gòn lúc đó -
kể lại: "Một loạt tàu của Mỹ, treo cờ Mỹ, do thủy thủ Mỹ điều khiển. Từ những tàu này, lính
Pháp lên bờ, mặc quân phục do Mỹ sản xuất, mở các cuộc tiến công đầu tiên với vũ khí, xe
tăng, xe vận tải và xe jeep do Mỹ cho thuê cho mượn" [80, lói]. Để tránh tiếng, ngày 15-1-
1946 Bộ ngoại giao Mỹ khuyên cáo Bộ chiến tranh Mỹ không nên "dùng tàu thủy hay máy
bay mang cờ Mỹ để chở quân của bất cứ quốc tịch nào đến hay đi từ (...) Đông Dương thuộc
Pháp" [102, I, 17]. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: "Việc Mỹ giúp tàu bè
chuyên chở khiến cho Pháp có đủ quân lính tới Sài Gòn để đánh bại cuộc cách mạng trong
Nam" [46, 343]. Sau khi chiếm Sài Gòn trong đêm 22 rạng 23-9-1945, Pháp đánh nống ra
các tỉnh Nam Bộ, nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tham vọng của Pháp không dừng lại ở vĩ tuyến 16°. Họ muốn chiếm toàn bộ Việt
Nam. Tham vọng đó được Mỹ ủng hộ. Theo giáo sư Mỹ George McTurnan Kahin, "ít ra là
từ cuối tháng 9-1945, Mỹ đã kêu gọi Trung Hoa để cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực [ở
Việt Nam]. Lúc đó, [tướng Mỹ Philip E. Gallagher] cam kết sẽ thúc đẩy [tướng Trung Hoa]
Lư Hán giúp Pháp lấy lại quyền kiểm soát nửa phía bắc của Việt Nam" [82, 19]. Được Mỹ

59
tán trợ, Pháp gửi nhiều nhân vật có thẩm quyền sang Trùng Khánh để thương lượng việc
quân Pháp thay quân Trung Hoa chiếm đóng miền Bắc Việt Nam: d'Argenlieu gặp Tưởng
Giới Thạch từ 10 đến 12-10-1945, Raoul Salan gặp Tseng Kai-min từ 8-1-1946 ... Kết quả:
ngày 28-2-1946, ngoại trưởng'Trung Hoa Wang Shih Chieh và đại sứ Pháp Jacques Meyrier
ký hiệp ước, theo đó Pháp được đưa quân ra bắc vĩ tuyến 16° thay cho quân Trung Hoa, bù
lại Pháp phải dành cho Trung Hoa một số quyền lợi kinh tế.

Nhưng, như giáo sư Kahin nhận định, "nước Pháp hậu chiến bị tàn phá nặng nề không
có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính để có thể tiến hành một nỗ lực quân sự lớn ở
Đông Dương" [82, 7]. Do đó, có được Mỹ giúp, Pháp mới chiếm lại Đông Dương được.

Trong cuộc hội đàm cuối tháng 8-1945 ở Washington, Truman đồng ý cho De Gaulle
vay dài hạn 650 triệu đô-la [138, IU, 249]. Tháng 12 năm ấy, Pháp nhận được khoản tiền
550 triệu đô-la do Ngân hàng xuất-nhập khẩu ựmport-Export Banh) của Mỹ cho vay "để tài
trợ cho phần bổ sung đặt hàng được thông qua với danh nghĩa cho thuê - cho mượn" [131,
III, 156]. Tháng 5-1946, Mỹ xoa món nợ Ì tỷ 800 triệu đô-la của Pháp trong thời gian chiến
tranh, đồng thời cho Pháp vay thêm 500 triệu đô-la thông qua Ngân hàng quốc tế tái thiết và
phát triển BIRD [131,111,157]. "Năm 1947, Truman cho Pháp vay 160 triệu đô-la mua xe
cộ và phụ tùng liên quan để dùng ở Đông Dương" [102,1, 51].

Theo Peter A. Poole, từ tháng 7-1945 đến tháng 7-1948rMỹ viện trợ cho Pháp 1,2 tỉ
đô-la [25, 28], trong đó có những khoản tiền của Kế hoạch Marshall dành cho việc phục hồi
kinh tế của Pháp. Nhưng ưong thực tế, "một phần đáng kể số tiền [của Mỹ] bơm vào nước
Pháp để phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh làm tiêu tan, lại bị bơm ra [ngoài nước Pháp] để
duy trì đạo quân viễn chinh ỏ Đông Dương" [82, 8]. Nhà báo Mỹ Ellen J. Hammer viết:
"Những đồng đô-la của Kế hoạch Marshall đã nhả ra những đồng phrăng để chi dùng trong
chiến tranh Việt Nam" [166, 260].

Graham Martin, cố vấn Tòa đại sứ Mỹ ở Pháp sau Thế chiến thứ II (ba mươi năm sau
là đại sứ Mỹ cuối cùng ở Miền Nam Việt Nam tháo chạy khỏi Sài Gòn rạng sáng 30-4-
1975) nhận xét: "Quả thật, Pháp đã chi hết ở Việt Nam những gì chúng ta đã cho họ qua kế
hoạch viện trợ và tái thiết Marshall. Có thể nói một cách khác rằng chúng ta đã chi cho
chiến tranh của Pháp tại Đông Dương" [91, 39].

Không chỉ cung cấp đô-la, Mỹ còn cung cấp súng đạn và phương tiện chiến tranh. "Mỹ
cung cấp cho Paris một lượng lớn vũ khí hiện đại - bề ngoài nói là để bảo vệ nước Pháp và

60
Tây Âu, nhưng với thoa thuận rằng một phần quan trọng [vũ khí ấy] có thể được dùng cho
chiến dịch quân sự ở Đông Dương" [82, 8].

Để không mang tiếng "giúp thực dân Pháp tái chiếm thuộc địa", chính phủ Mỹ tuyên
bố không bán vũ khí cho Pháp "trong những trường hợp có vẻ liên quan tới Đông Dương"
[82, 8], nhưng trong thực tế, "nhiều vũ khí của Mỹ gửi sang Pháp lại được chuyển hướng
sang Việt Nam" [82, 8].

Giữa tháng 3-1946, Anh rút quân, chuyển miền Nam vĩ tuyến 16° lại cho Pháp. Anh
giao cho Pháp nhiều trang bị quân sự trị giá hơn 70 triệu đô-la [193], ương đó có khoảng
800 xe jeep và xe vận tải quân sự mà Mỹ cung cấp chcrAnỉrtheo Đạo luật cho mượn - cho
thuê (Lend-lease Act) trong thời kỳ Thế chiến thứ II [118, I, A-24]. "Tổng thống Truman
đồng ý cách giải quyết đó, lấy cớ rằng không thể thực hiện được việc di chuyển các trang bị
này [ra khỏi Việt Nam]" [102, I, 18]. Để tránh tiếng, ngoại trưởng Mỹ James Byrnes yêu
cầu Pháp xóa đi các đấu hiệu của Mỹ vẽ trên các trang bị quân sự đó [82, 7].

Trước việc thực dân Pháp muốn áp đặt ách thống trị lên Việt Nam một lần nữa, người
Việt Nam phải cầm súng bảo vệ nền độc lập mới giành được. Chính phủ Mỹ một mặt lên án
những người kháng chiến: "Chúng tôi nhận thức rằng Việt Nam đã bắt đầu cuộc chiến hiện
nay ở Đông Dương ngày 19-12 [-1946] và rằng hành động này khiến cho Pháp càng khó
chấp nhận một thái độ rộng lượng và hoa giải" [102, I, 31], mặt khác ủng hộ cả về vật chất
lẫn tinh thần cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, vì trong quan điểm của họ, "cuộc viễn
chinh mang tính thực dân được chỉ huy từ Paris đã được đổi thành cuộc thập tự chinh chống
Cộng sản của cả Pháp lẫn Mỹ (a Franco - American anti-Communist crusade) "[51, 22].

Nhiều lần, chính phủ Hồ Chí Minh đề nghị Pháp mở cuộc đàm phán để sớm chấm dứt
cuộc đổ máu. Trong công văn ngày 30-6-1948 gửi Bộ ngoại giao Mỹ, tổng lãnh sự Mỹ ở Sài
Gòn George Abbot viết: nếu Pháp ngưng bắn với Hồ Chí Minh thì "những phần tử không
Cộng sản [chỉ những người Việt Nam không tham gia chống Pháp] sẽ bị nuốt chửng theo
kiểu Tiệp Khắc" [HO, 92]. Ngày 27-9-1948, Bộ ngoại giao Mỹ ra tuyên bố: "Chúng ta
không yêu cầu Pháp thương thuyết trực tiếp với Hồ Chí Minh, ngay cả dù hiện nay có lẽ
ông được một đa số đáng kể dân chúng Việt Nam ủng hộ, bởi vì lý lịch của ông như một
người cộng sản và quá trình cộng sản của nhiều nhân vật có thế lực trong và xung quanh
chính phủ của ông" [44,173].

61
Mỹ mong muốn thực dân Pháp chiến thắng nên 5 ngày sau khi kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, trong giác thư ngày 24-12-1946 gửi cho thứ trưởng Bộ ngoại giao Dean Acheson,
vụ trưởng Vụ Viễn Đông John Carter Vincent bày tỏ mối lo lắng giùm cho Pháp: "Họ [tức
Pháp] thiếu sức mạnh quân sự để tái chiếm Việt Nam, thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ của công
chúng cho một tiến trình như vậy và bị bất lợi vì chính phủ ở Paris yếu ớt và chia rẻ. Trong
trường hợp như thế, chiến tranh đu kích có thể kéo dài bất tận" [110, 83].

2.1.3. MỸ KHUYẾN CÁO DÙNG "GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI".

Đúng như lo lắng của John C. Vincent, chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Pháp ở
Việt Nam thất bại, Pháp đứng trước nguy cơ ngày càng lún sâu trong vũng lầy chiến tranh.
Trước tình hình đó, "Mỹ tỏ ra quan tâm ngày càng tăng đến cuộc xung đột ở Việt Nam"
[102, ì, 28]. Không chỉ quan tâm, Mỹ còn phê phán Pháp. Trong bức điện gửi cho đại sứ Mỹ
ở Paris tháng 2-1947, ngoại trưởng George C. Marshall viết: "Các báo cáo của chúng ta chỉ
ra rằng Pháp thiếu am hiểu phía bên kia [tức những người kháng chiến Việt Nam], ở Sài
Gòn thiếu nhiều hơn ở Paris, và tiếp tục có quan điểm và phương pháp thực dân đã lỗi thời
một cách nguy hiểm ở khu vực đó" [101, 7-8].

Lỗi thời vì Pháp chỉ sử dụng biện pháp quân sự đơn thuần hòng lập lại ách thống trị
thực dân ở Việt Nam.

Nguy hiểm vì thất bại của Pháp sẽ dẫn tới việc thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ do
Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

Trong khi đó, ngày 4-7-1946 Mỹ đã trao trả độc lập cho thuộc địa Philippines. Với
Manuel Roxas - một người thân Mỹ, chống Cộng, có thành tích "ủng hộ chính phủ do Nhật
Bản bảo trợ trong Thế chiến thứ hai" [45, 1548] và với những hiệp ước mà Mỹ ký với ôữg
ta, Mỹ "vẫn có thể duy trì vị trí kinh tế ưu ữĩế" [127, 397] và sự hiện diện quân sự của họ ở
Philippines như trước. Hiệp ước thương mại Mỹ - Philippines bảo đảm việc buôn bán giữa
hai nước được miễn thuế nhập khẩu (trong khi hàng hoa Philippines nhập khẩu vào Mỹ
không đáng kể thì hàng hoa Mỹ tràn vào Philippines một cách tự do, không bị đánh thuế,
chi phối mạnh mẽ thị trường nước cộng hoa non trẻ này). Hiệp ước phòng thủ chung (14-3-
1947) cho phép Mỹ có 23 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines trong 99 năm, nhân viên
quân sự Mỹ thuộc các căn cứ ấy được hưởng đặc quyền ngoại giao [129, 321], nằm ngoài
thẩm quyền xét xử của luật pháp Philippines. Hiệp ước viện trợ quân sự (21-3-1947) giao
cho các cố vấn Mỹ trách nhiệm đào tạo và huấn luyện quân đội Philippines. Chính phủ

62
Roxas cộng tác chặt chẽ với Mỹ, cấm Đảng cộng sản, Liên minh nông dân toàn quốc và Đại
hội các tổ chức công nhân Philippines hoạt động, đàn áp thẳng tay phong trào Hukbalahap
(ra đời từ 1942 trong cuộc kháng chiến chống phát-xít Nhật)...

Mỹ xem "giải pháp Roxas" là khôn ngoan, vừa có tiếng (được tiếng "không thực
dân"), vừa"có miếng (duy trì mọi quyền lợi như trước) và muốn Pháp áp dụng một giải pháp
tương tự ở Việt Nam. Ngày 17-6-1947, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố: "Mỹ
mong muốn một cách sâu sắc rằng một giải pháp ôn hòa sẽ được tìm thấy ở Đông Dương"
[127, 393].

Không chỉ mong muốn, Mỹ còn nhập cuộc một cách tích cực. Truman cử nhà ngoại
giao kỳ cựu William c. Bullitt - từng làm đại sứ tại Liên Xô trong thập niên 30 và tại Pháp
trước Thế chiến thứ hai - sang Việt Nam.

Sau khi nghiên cứu tình hình tại chỗ, Bullitt viết trên tạp chí Lỉfe ra ngày 26-12-1947:
"Trong một trăm người Việt Nam, chưa có tới một người theo Cộng sản". Thế nhưng "hiện
nay, hàng triệu người Việt Nam đang đi theo Hồ Chí Minh vì ông là biểu tượng của cuộc
kháng chiến chống Pháp". Theo Bullitt, "cuộc kháng chiến của họ là một tấn bi kịch đen tối,
bởi vì Cộng sản đã nắm lấy quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập của họ". Do đó,
"điểm trọng yếu trong vấn đề Việt Nam là phải thiết lập cho được sự cộng tác giữa người
Pháp và những người quốc gia Việt Nam để loại trừ Cộng sản". Bullitt khuyên Pháp "cho
phép những người Việt Nam quốc gia, không cộng sản chuẩn bị những tổ chức chính trị,
kinh tế và quân sự hoàn chỉnh để kiểm soát đất nước, (...) giao cho những người Việt Nam
quốc gia nhiệm vụ lôi kéo những phần tử quốc gia - đang chiếm hai phần ba lực lượng của
Hồ Chí Minh - và cộng tác với những lực lượng quốc gia để nghiền nát những người cộng
sản không thể hoa giải được". Bullitt tin tưởng rằng, nếu Pháp làm theo lời khuyên đó, "họ
vẫn có thể duy trì tất cả những quyền lợi đích thực của họ ở Việt Nam" và người quốc gia
Việt Nam có thể sẽ "cấp cho Pháp một căn cứ quân sự và hải quân, có thể là ở vịnh Cam
Ranh" [162, 64-69].

Nhận định của Bullitt được chính phủ Washington tán thành. Bản Tuyên bố về chính
sách ở Đông Dương ngày 27-9-1948 của Bộ ngoại giao Mỹ viết: "Trong khi phong trào dân
tộc ở Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ) đang lên mạnh và mặc dù đại đa số người
Việt Nam không phải căn bản là cộng sản, yếu tố năng động nhất trong cuộc kháng chiến
chống Pháp của các dân tộc bản xứ là một nhóm cộng sản do Hồ Chí Minh đứng đầu (...)

63
Nhóm này đã thành công trong việc bành ưướng ảnh hưởng để bao gồm hầu như tất cả các
lực lượng vũ trang hiện đang đánh Pháp và do đó đã kiểm soát phong trào dân tộc ... Người
cộng sản Hồ Chí Minh là nhân vật mạnh nhất và có lẽ có nang lực nhất ở Đông Dương ...
đang được đa số đáng kể nhân dân Việt Nam ủng hộ" [118, VIII, 143-149].

Do đó, chính phủ Truman chỉ thị cho các nhà ngoại giao Mỹ ở Paris gây sức ép để
Pháp "đạt tới một giải pháp không cộng sản (non-communist solution) ở Đông Dương xây
dựng trên sự hợp tác với những người quốc gia chân chính của xứ ấy" [102, I, 4].

Rõ ràng Mỹ muốn biến cuộc chiến tranh thực dân (a colonial war) nhằm tái chiếm
thuộc địa của Pháp thành một cuộc nội chiến (a civil war) giữa những người Việt kháng
chiến chống Pháp và những người Việt "quốc gia" theo Pháp, dùng người Việt đánh người
Việt. Nói một cách khác, Mỹ muốn "Việt Nam hóa" cuộc chiến tranh của Pháp.

Mỹ chọn Bảo Đại làm lãnh tụ của những người Việt "quốc gia" ấy.

Tháng 3-1946, Bảo Đại được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa cử đi theo một
phái đoàn ngoại giao sang Trùng Khánh. Tại đây, "sau khi hội thảo với Tưởng, ông ta nhận
được lời mời đến gặp viên đại sứ toàn quyền của Mỹ ở Trung Hoa, tướng George C.
Marshall, người sẽ trở thành ngoại trưởng mười tháng sau đó (...). Bảo Đại quyết định
không quay trở lại Hà Nội" [82, 25], lưu lại Trùng Khánh một thời gian rồi sang Hồng
Kông.

Mỹ chọn Bảo Đại trước hết vì Bảo Đại không bao giờ có thể trở thành cộng sản. Mặc
dù trong và sau Cách mạng tháng Tám 1945, được chính quyền cách mạng đối xử một cách
nhân đạo (không phải mất mạng như Louis XVI ở Pháp và Nicholas II ở Nga) và tạo điều
kiện để phục vụ đất nước (cử làm cố vấn tối cao của Chính phủ), Bảo Đại đã đào ngũ và
sống lưu vong.

Hơn nữa, Bảo Đại - theo nhận xét của Philippe Devillers - là một người "nhu nhược,
không có ý chí, mềm mỏng và dễ sai khiến" [134, 397], từng làm tay sai cho Pháp, rồi làm
bù nhìn cho Nhật, và ương tương lai có thể trở thành một con cờ của Mỹ nếu cần.

Chính phủ Truman giao cho Bullitt làm nhiệm vụ móc nối giữa Bảo Đại và Pháp nhằm
thực hiện "giải pháp Bảo Đại" (the Bao Dai solution).

64
Tháng 8-1947, Bullitt sang Hồng Kông khuyên Bảo Đại về nước để đứng đầu phe
quốc gia chống cộng, cam kết Mỹ sẽ hết lòng ủng hộ Bảo Đại như họ -đang ủng hộ Manuel
Roxas ở Philippines.

Bảo Đại đồng ý, cử Trần Văn Tuyên về nước. Ngày 22-8 tại Sài Gòn, Trần Văn Tuyên
tuyên bố: "Ngài Bảo Đại không xem mình là cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh nữa
... Cựu hoàng có thể sẽ lập một chính phủ. Việt Minh bị xem là bọn phiến loạn, sẽ bị đánh
tan. Ngài tin rằng việc tuyên bố độc lập và thống nhất sẽ gây ra những vụ đào ngũ quan
trọng trong hàng ngũ Việt Minh vì nhân dân ba kỳ không còn lý do gì để tiếp tục chiến đấu
nữa" [134,193].

Thuyết phục được Bảo Đại, ngày 22-9, Bullitt đến Sài Gòn hội đàm với cao uy Pháp
Emile Bollaert rồi bay sang Paris sạp những đại diện cao cấp của chính phủ Pháp để khuyên
Pháp chấp nhận "giải pháp Bảo Đại".

Tài liệu Lầu Năm Góc nhận định: "Mỹ đã dính líu vào Đông Dương như một bên của
cái tam giác rối loạn, cùng với Pháp và chế độ Bảo Đại. Quả thật, Mỹ đã có một vai trò
trong cái "giải pháp Bảo Đại" ngay từ đầu" [102,1,62].

Về phía Pháp, sau khi cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thu - đông 1947 thất bại, chiến
lược chiến tranh chớp nhoáng bị phá sản, Pháp cảm thấy bị sa lầy trong cuộc chiến tranh
hao người tốn của ở Đông Dương. Chi phí chiến tranh Đông Dương leo thang liên tục: từ 3
tỷ phrăng (1945) tăng vọt lên 27 tỷ (1946) rồi 53 tỷ (1947), trở thành gánh nặng quá sức
chịu đựng đối với nền kinh tế - tài chính kiệt quệ của nước Pháp sau Thế chiến thứ hai. Đó
cũng là nguyên nhân dẫn tới phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp. Ngày 25-
3-1947, hàng triệu người Pháp xuống đường đòi chấm dứt chiến tranh, giảm ngân sách quân
sự để cải thiện đời sống nhân dân. Hoa cùng tiếng súng kháng chiến của nhân dân ba nước
Đông Dương, nhân dân các thuộc địa Pháp ở châu Phi cũng đứng lên đòi độc lập:
Madagascar (30-3-1947), Maroc (7-4-1947), Algérie (8-4-1947), Tây Phi thuộc Pháp AOF
(19-4-1947)...

Do đó, Pháp cũng muốn sử dụng "lá bài Bảo Đại" (la carte Bao Dai) trong âm mưu
"dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" hòng đánh bại cuộc
kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo, duy trì những quyền lợi thực dân ở Việt Nam. Song
Pháp lại sợ Bảo Đại vuột khỏi tay mình và rơi vào quỹ đạo của Mỹ - vốn giàu hơn, mạnh
hơn Pháp nên hấp dẫn Bảo Đại nhiều hơn. Một nhà ngoại giao Mỹ nói: "Pháp không vui vẻ

65
gì khi thấy người Mỹ chúng ta có những quan hệ tốt với Bảo Đại" [102, I, 60] vì "Pháp
không muốn cho Mỹ cơ hội có được ảnh hưởng chính trị đối với Bảo Đại" [82, .66].

Vì vậy, những cuộc hội đàm với Bảo Đại của cao uy Bollaert tại vịnh Hạ Long (trong
hai ngày 6 và 7-12-1947) và tại Genève (năm lần trong khoảng thời gian từ 7 đến 13-1-
1948) cũng như của các đại diện cấp cao Chính phủ Pháp tại Paris (trong tháng 2-1948) đều
tiến triển rất chậm.

Trước sức ép của Mỹ, Bollaert ký với Nguyễn Văn Xuân (thiếu tướng trong Quân đội
Pháp, thủ tướng Chính phủ trung ương lâm thời) - trước mặt Bảo Đại - Hiệp định Vịnh Hạ
Long ngày 5-6-1948 "long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam". Nhưng trong thực
tế, như Tài liệu Lầu Năm Góc nhận xét, "Pháp chẳng chuyển giao quyền lực chính trị có ý
nghĩa nào cho phía Việt Nam" [102, I, 27]. Chính phủ Nguyễn Văn Xuân "không thể cai trị
được [vì] không có nguồn tài chính riêng, không có quân đội, không có cảnh sát" trong khi
"các công chức Pháp vẫn ở nguyên vị trí" [134, 442]. Một kiểu "độc lập bánh vẽ" không hơn
không kém.

Thấy Pháp không nhiệt tình với "giải pháp Bảo Đại", Truman bắt đầu sốt ruột. Một
mặt ông cử Bullitt đi gặp Bảo Đại (lúc này đang có mặt ở Thụy Sĩ) vào cuối tháng 9-1948,
khẳng định một lần nữa sự ủng hộ của Mỹ đối với "giải pháp Bảo Đại"; mặt khác chỉ thị cho
đại sứ Caffery báo cho chính phủ Pháp rằng Mỹ muốn thấy Pháp áp dụng ở Việt Nam "một
chính sách rộng rãi hơn" [134,443].

Trên tờ The New York Tỉmes ngày 25-1-1949, Mỹ đánh giá Bảo Đại là "lãnh tụ quốc
gia có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Cộng sản từ phương Bắc", là "niềm hy vọng duy nhất
[đem lại] sự ổn định ở cái góc bị suy yếu về chiến lược và kinh tế đó của châu Á" [194].

Trước sức ép mới của Mỹ, một lần nữa Pháp lại "long trọng công nhận nền độc lập của
Việt Nam" bằng một hiệp định mới, Hiệp định Élysée, giữa tọng thống Pháp Vincent Auriol
và Bảo Đại ngày 8-3-1949. So với Hiệp định Vịnh Hạ Long, Hiệp định Élysée chẳng hơn gì.
Tài liệu Lầu Năm Góc nhận xét: "Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát lực lượng vũ ưang và quan
hệ đối ngoại của Việt Nam. Còn ưu thế kinh tế và quân sự của Pháp chẳng thay đổi gì,, ngay
cả về nguyên tắc" [102, ì, 27]. Hai nhà sử học Mỹ George McT. Kahin và John W. Levvis
viết: "Hiệp ước Élysée nếu được thực thi thì cũng chỉ ban cho một sự tự trị có giới hạn, chứ
không phải một nền độc lập thực sự" [83, 28] vì chính phủ Việt Nam "không có quyền điều

66
khiển ngân quỹ, kế hoạch kinh tế, ngoại thương, thuế quan và giao thông của chính họ" [83,
29].

Tuy vậy, đây là lần đầu tiên người cầm đầu cao nhất của nước Pháp chịu ký một hiệp
định với Bảo Đại. Như thế, từ nay Pháp không thể rút lui khỏi lộ trình thực hiện "giải pháp
Bảo Đại". Do đó, ngay ngày Hiệp định được chính thức công bố (21-6-1949), Bộ ngoại giao
Mỹ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" lên tiếng tán thành: "Chính phủ Mỹ hy vọng rằng Hiệp
định ngày 8-3[-1949] giữa tổng thống Auriol và Bảo Đại - người có những cố gắng chân
thành để thống nhất mọi phần tử quốc gia chân chính ở Việt Nam - sẽ tạo ra cơ sở cho việc
thực hiện ngày càng tiến tới những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam" [174,
75]. Chính phủ Mỹ "cường điệu biện pháp tự trị mà Paris ban cho (...) Việt Nam, trình bày
những việc Pháp định làm này như những đảm bảo thực tế rằng Pháp đã từ bỏ mọi tham
vọng đế quốc" [84,55].

Trước đó, ngày 10-5-1949, Bộ ngoại giao Mỹ điện cho tòa lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn,
nhấn mạnh: "Giải pháp Bảo Đại là phương tiện duy nhất để bảo vệ Việt Nam thoát khỏi
những ý đồ xâm lược của Trung Cộng" [102, ì, 63] (mặc đù mãi đến 1-10-1949, tức gần 5
tháng sau, cách mạng Trung Quốc mới thành công!) và dự kiến: "Vào thời điểm thích hợp
và trong những hoàn cảnh thích hợp, Bộ ngoại giao sẽ sẩn sàng làm phần việc của mình
bằng cách công nhận chính phủ Bảo Đại và đồng ý với bất cứ yêu cầu viện trợ kinh tế và vũ
khí của chính phủ ấy" [102, I, 63].

Ngày 1-7-1949, Quốc gia Việt Nam (État du Viêtnam) ra đời, do Bảo Đại làm quốc
trưởng kiếm thủ tướng. Tuy Pháp "không trao cho Việt Nam quyền hạn và thế lực thực sự,
Quốc gia Việt Nam trở thành một vật để nguy trang cho việc Pháp tiếp tục cai trị ở Đông
Dương" [102, I, 59] như Tài liệu Lầu Năm Góc nhận định, Truman vẫn gửi tới Bảo Đại một
thông điệp nhiệt liệt chào mừng việc thành lập của Quốc gia Việt Nam. Báo The New York
Times viết: Mỹ "hy vọng rằng Quốc gia mới do Bảo Đại cầm đầu sẽ trở thành một pháo đài
chống Cộng" ở Đông Nam Á [50, 86].

Tuy nhiên, Quốc hội Pháp chưa chịu phê chuẩn Hiệp định Élysée. Truman cảm thấy
khó chịu trước sự chần chừ của Pháp, cử ngoại trưởng Dean Acheson sang Paris (tháng 9-
1949). "Cuộc trao đổi đầu tiên của ông ta với bộ trưởng ngoại giao Pháp R. Schuman là vấn
đề Đông Dương" [25, 29]. Acheson yếu cầu chính phủ Pháp tìm mọi cách hối thúc Quốc hội
Pháp nhanh chóng phê chuẩn Hiệp định Élysée để chính phủ Bảo Đại có cơ sở pháp lý. Mặc

67
dù đang nhận viện trợ tiền bạc và vũ khí Mỹ để tiến hành chiến tranh ở Đông Dương,
"Schuman rất thận trọng trong khi bàn luận tình hình Đông Nam Á và không tỏ thái độ hoan
nghênh đối với sự quan tâm của Mỹ" [25, 29].

Mười một tháng sau khi ký, Hiệp định Élysée mới được Quốc hội Pháp phê chuẩn
ngày 2-2-1950. Đại sứ lưu động Philip c Jessup (đang có mặt tại Việt Nam) thay mặt Chính
phủ Mỹ "bày tỏ đến Hoàng đế [sic] Bảo Đại những lời chúc mưng tốt đẹp nhất của chúng
tôi vì sự phồn vinh và ổn định ở nước Việt Nam và hy vọng những quan hệ gần gũi hơn sẽ
được thiết lập giữa Việt Nam và Mỹ" [102, I, 41]. Ngày 7-2, Mỹ là một trong những nước
đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo
Đại. Hơn thế nữa, "chính quyền Truman còn gây sức ép để các nước mới giành được độc
lập trong vùng [châu Á] công nhận chính phủ Bảo Đại" [44, 181] nhưng phân lớn những
nước này (như An Độ, Miên Điện, Thái Lan, Indonesia...) đều từ chối, vì họ cho rằng "chính
phủ Bảo Đại chỉ là bù nhìn, không được nhân dân Việt Nam ủng hộ" [72, 330]. Điều đó làm
cho ngoại trưởng Acheson nổi giận, ông nói: "Sự thờ ơ hoặc thiếu hiểu biết này có thể tỏ ra
tai hại cho những nước này bởi vì chủ nghĩa cộng sản vẫn tiến lên không hề nao núng" [44,
181].

Thế là sau hơn hai năm rưỡi liên tục vận động của Mỹ (kể từ chuyến đi của William c.
Bullitt sang Hồng Rộng gặp Bảo Đại tháng 8-1947), "giải pháp Bảo Đại" trở thành hiện
thực. Tuy nhiên quan điểm của Mỹ và Pháp về giải pháp ấy không phải hoàn toàn giống
nhau. Pháp chỉ muốn Quốc gia Việt Nam là "một nước độc lập trên danh nghĩa" [44, 178],
bị ràng buộc trong hai khuôn khổ "Các quốc gia liên kết" (États associés) và "Liên hiệp
Pháp" (Union frangaise) dưới chiếc gậy chỉ huy của Paris, còn Bảo Đại chỉ là một bù nhìn
không hơn không kém. Ngược lại, Mỹ đòi Pháp trao cho Quốc gia Việt Nam càng nhiều
quyền hạn càng tốt - như Mỹ đã làm ở Philippines năm 1946 - để trước mắt, chính phủ Bảo
Đại có thể ngăn chặn Cộng sản ở Việt Nam một cách hữu hiệu - như chính phủ Manuel
Roxas chống phong trào Hukbalahap - và về lâu dài, Quốc gia Việt Nam thoát khỏi vòng
kiểm soát của Pháp để nằm trong quỹ đạo của Mỹ.

Đồng thời với việc công nhận chính phủ Bảo Đại, Mỹ nâng tòa tổng lãnh sự ở Sài Gòn
lên thành toa công sứ và đến tháng 7-1952 nâng tiếp lên thành toa đại sứ. Đổi lại, chính phủ
Bảo Đại được mở một tòa đại sứ tại Washington, D.c. Các nhà nghiên cứu Mỹ Marvin Kalb
và Elie Abel nhận xét: "Bức thông điệp ngoại giao [của Mỹ] thật rõ ràng: một quốc gia có
chủ quyền bang giao với một quốc gia [có chủ quyền] khác. Ở Paris người ta tức giận khi

68
đọc bức thông điệp ấy, xem đó là một trường hợp nữa Mỹ can thiệp vào công việc của
Pháp" [85, 70].

Nằm trong ý đồ "nâng cấp quy chế ngoại giao" [85, 68] cho chính phủ Bảo Đại, ngày
8-9-1951 chính phủ Mỹ mời Trần Văn Hữu, thủ tướng kiêm ngoại trưởng của Bảo Đại, sang
San Francisco dự lễ ký Hiệp định hoa bình với Nhật Bản. Đích thân ngoại trưởng Acheson
tiếp đón Hữu.

Từ tháng 9-1950, Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" (VOA) bắt đầu chương trình phát thanh
bằng tiếng Việt.

Để nắm lấy Quốc gia Việt Nam, chính phủ Mỹ quyết định viện trợ kinh tế và quân sự
trực tiếp cho chính phủ Bảo Đại, thay vì thông qua Pháp như trước kia, theo đúng nguyên
tắc "Ai chi tiền thì sẽ chỉ huy" (Qui paye, gouverne) của thế giới tư bản chủ nghĩa. Quyết
định này được Jessup chính thức thông báo tại Hội nghị các nhà ngoại giao Mỹ ở các nước
Viễn Đông, tổ chức tại Bangkok từ 13 đến 15-2-1950

Mỹ định ký Hiệp ước hợp tác kinh tế với chính phủ Bảo Đại vào ngày 20-6-1951. Các
viên chức Pháp ở Việt Nam "cảm thấy tức giận trước sự xâm nhập (intrusion) của Mỹ" vào
Việt Nam, "xem viện trợ kinh tế của Mỹ [cho Bảo Đại] là đặc biệt độc hại (especially
pernicious)" [102, I, 72] nên tìm cách ngăn cản, viện cớ: theo Hiệp định Élysée ngày 8-3-
1949, Quốc gia Việt Nam là một thành viên của Liên hiệp Pháp, do đó một hành động như
thế phải được sự thỏa thuận trước của Thượng hội đồng Liên hiệp Pháp. Hơn 2 tháng rưỡi
sau, ngày 7-9-1951 Hiệp ước nói trên mới được ký. Cũng trong năm 1951, Mỹ thành lập ở
Đông Dương một "Cơ quan quản lý hợp tác kinh tế" (Economic co-operation
Administration) để chỉ đạo việc viện trợ kinh tế cho Pháp, Việt Nam, Lào và Cambodge.
"Theo một báo cáo mật của Mỹ, Bảo Đại nhận được mỗi năm hơn 4 triệu đô-la" [140. 103].

Tiến thêm một bước nữa, Mỹ định viện trợ quân sự trực tiếp cho chính phủ Bảo Đại.
Pháp kịch liệt phản đối. "Họ nhấn mạnh rằng nếu viện trợ kinh tế của Mỹ được giao trực
tiếp cho Việt Nam thì ít ra viện trợ quân sự của Mỹ chỉ nên trao cho Pháp" [71, 81]. Ngày 7-
3-1950, tướng Marcel Carpentier, tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương, doa:
"Tôi sẽ chẳng bao giờ đồng ý để cho trang bị [của Mỹ] được trao trực tiếp cho người Việt
Nam. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ từ chức trong vòng 24 tiếng đồng hồ". Theo viên tướng
Pháp này, "người Việt Nam không có tướng tá, không có tổ chức quân sự để có thể sử dụng

69
trang bị đó một cách hữu hiệu. Trang bị đó sẽ bị lãng phí và, ở Trung Hoa, Mỹ từng chán
ngấy chuyện đó" [195].

Ngày 14-9-1950, chính phủ Bảo Đại lập một phái đoàn - do tổng trưởng quân lực Trần
Quang Vinh cầm đầu - để tiếp nhận và sử dụng viện trợ quân sự Mỹ [34, 77].

Được Mỹ viện trợ, Bảo Đại và một số tay sai khác của Pháp bắt đầu trở mặt. "Bảo Đại
nhiều lần phê phán Pháp không chịu thực hiện những cải cách mà họ đã hứa" [72, 352].
Trong hồi ký của mình, Acheson trích dẫn lời phàn nàn của Bảo Đại, theo đó "Pháp chần
chừ và keo kiệt trong việc để ông ta tạo ra những yếu tố cần thiết của một quốc gia độc lập"
[38, 859]. Nguyễn Phan Long (ngoại trưởng trong chính phủ Quốc gia Việt Nam đầu tiến,
sau đó làm thủ tướng) lên tiếng "yêu cầu viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế của Mỹ phải
được trao cho Việt Nam không qua trung gian của Pháp". Theo Long, "viện trợ trực tiếp và
đầy đủ của Mỹ cho chính phủ của ông ta sẽ giúp ông ta có thể đánh bại Việt Minh trong
vòng sáu tháng" [46, 729]. Trần Văn Hữu (thay Long làm thủ tướng) kêu gọi Mỹ "gây sức
ép với Pháp để Pháp kiện toàn tự do dân chủ" cho Quốc gia Việt Nam [102, I, 6] v.v...

Các viên chức Pháp lo lắng trước việc Mỹ lợi dụng viện trợ để lôi kéo tay sai của Pháp
sang làm tay sai cho Mỹ. Cao Uỷ Pignon nói: "Một số người Mỹ đến Việt Nam có lẽ đã dụ
dỗ được một số nhân vật chính trị của Việt Nam, làm cho tầm mắt của những người này rời
bỏ Paris mà hướng về Washington. Chúng ta không thể che giấu một sự thật là nếu chúng ta
không lo trước thì việc người Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều sẽ làm tăng thêm khó khăn cho
chúng ta hơn nữa". Pignon đòi viện trợ Mỹ phải giao trực tiếp cho người Pháp và để cho
"người Pháp một mình phụ trách" [152, 35].

Điều Pháp lo sợ hơn nữa là quân đội Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại có thể vuột khỏi
sự kiểm soát của Pháp và rơi vào tay Mỹ. Vì vậy, tướng De Lattre ngăn cản việc cố vấn
quân sự Mỹ tiếp xúc với sĩ quan và binh lính của Bảo Đại, buộc mọi việc phải thông qua
người Pháp [102, I, 68]. "Khi Mỹ đề nghị gửi những huấn luyện viên [Mỹ] có kinh nghiệm
từ [Nam] Triều Tiên sang Việt Nam để huấn luyện sĩ quan Việt Nam, Pháp từ chối một cách
thẳng thừng và xem đề nghị ấy là một sự lăng nhục đối với Pháp" [82, 69].

Ngoại trưởng Acheson kể trong hồi ký của ông ta: có lần gặp ngoại trưởng Pháp
Robẹrt Schuman, "chúng tôi đề nghị viện trợ vũ khí, quân dụng và giúp huấn luyện quân đội
Việt Nam, nhưng ông ta chỉ chấp nhận điều thứ nhất, lo ngại những động cơ của chúng ta
khi đề nghị điều thứ hai" [38, 843].

70
2.2. MỸ GIÚP PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH CHỐNG VIỆT NAM

2.2.1. SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC

Trong số những sự kiện quan trọng nhất xảy ra trên thế giới trong năm 1949 được nhắc
lại trong hồi ký Argument Without End (Cuộc tranh cãi không hồi kết) xuất bản nửa thế kỷ
sau, Robert s. McNamara nhấn mạnh hai sự kiện: "Liên Xô thí nghiệm thành công quả bom
nguyên tử đầu tiên của họ và những người cộng sản của Mao Trạch Đông chiến thắng ở
Trung Quốc" [97,93].

Sự kiện thứ nhất - xảy ra ngày 3-9-1949 - đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân
của Mỹ lúc đó. Hay tin ấy, thượng nghị sĩ Arthur Vandenberg, chủ tịch Uỷ ban đối ngoại
của Thượng viện Mỹ, thảng thốt nói: "Bây giờ đã là một thế giới khác rồi!" [40, 108]. Một
nhà ngoại eiao cao cấp Mỹ, John Foster Dulles, giải thích: "Bằng cách chấm dứt một cách
nhanh chóng độc quyền của chúng ta, Liên Xô đã làm thay đổi một cách triệt để tình thế
chiến lược có lợi cho họ. Khả năng của Mỹ ném bom nước Nga bây giờ đã bị trung hoa một
cách lớn lao bởi khả năng của Liên Xô ném bom nguyên tử xuống Mỹ và Tây Âu. Có lẽ tình
hình còn hơn là bị trung hoa nữa, vì nền kinh tế của chúng ta có lẽ dễ bị thương tổn bởi một
cuộc tấn công bằng vù khí nguyên tử hơn nền kinh tế của Liên Xô"[60, 151].

Trong vòng một năm, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới có thêm 3 nước thành viên
mới: Cộng hoa dân chủ nhân dân Triều Tiên (9-9-1948), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1-
10-1949) và Cộng hòa dân chủ Đức (7-10-1949). Đặc biệt, thắng lợi vang dội của cách
mạng Trung Quốc - một quốc gia rộng lổn với dân số bằng 1/4 nhân loại - là một đòn nặng
nề giáng xuống chính sách ngăn chặn Cộng sản của Mỹ. Được Washington ủng hộ và giúp
đỡ nhưng chế độ Quốc dân đảng Trung Hoa không tránh khỏi sụp đổ tan tành. Tưởng Giới
Thạch phải dẫn tàn quân tháo chạy ra đảo Đài Loan, núp dưới cái ô quân sự của Mỹ.

Mặc dù từ 1945 đến 1949, Mỹ viện trợ cho chế độ Tưởng Giới Thạch hơn, 3 tỷ đô-la
[122, 757] nhưng nhiều chính khách Mỹ - nhất là những người thuộc Đảng cộng hoa đối lập
- vẫn lớn tiếng chỉ trích chủ trượng "Châu Âu trước hết", phê phán chính phủ Truman quá
chú ương phòng thủ châu Âu mà không quan tâm đúng mức việc ngăn chặn Cộng sản ở
châu Á.

Do đó, Truman quyết định xem xét lại toàn bộ chính sách của Mỹ đối với châu Á,
trong đó có chính sách đối với Đông Dương.

71
Khi chỉ mới hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc nằm ở phía bắc sông Trường Giang
được giải phóng, Bộ ngoại giao Mỹ đã chỉ đạo cho Ban tham mưu hoạch định chính sách
(Policy Planning Staff, viết tắt PPS) nghiên cứu tình hình Đông Nam Á để đề xuất với chính
phủ một chính sách phù hợp. Văn kiện PPS.51 dày 39 trang nhan đề Chính sách Mỹ đối với
Đông Nam Á được thông qua ngày 29-3-1949 đánh giá cao tầm quan trọng của Đông Nam
Á về mặt chiến lược ("Đông Nam Á là một cung đoạn quan trọng sống còn trên tuyến
đường ngăn chặn [Cộng sản] trải dài từ Nhật Bản xuống phía nam đến tận bán đảo Ân Độ")
cũng như về mặt kinh tế ("Đông Nam Á quan trọng đối với thế giới tự do vì đây là một
nguồn nguyên liệu, kể cả cao su, thiếc, dầu lửa, và là một giao điểm của các đường giao
thông thế giới từ đông sang tây, từ bắc xuống nam"), do đó "sự bành trướng của thế lực
cộng sản ở Trung Quốc biểu hiện một thất bại chính trị nghiêm trọng đối với chúng ta. Nếu
Đông Nam Á cũng bị Cộng sản lấy đi, chúng ta sè gặp một thảm bại chính trị to lớn, ảnh
hưởng của thảm bại này sẽ được nhận thấy ở phần còn lại của thế giới, đặc biệt là ở Trung
Đông và ở Australia lúc đó sẽ bị phơi bày một cách nguy hiểm" [74,335-336].

Ba tháng sau, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (National Securiry Council, viết tắt NSC)
đưa ra văn kiện NSC.48/1 nhấn mạnh: "Bây giờ rõ ràng rằng Đông Nam Á là mục tiêu của
một cuộc tấn công phối hợp do Kremlin chỉ huy ... Cuộc xung đột hiện nay giữa chủ nghĩa
thực dân và nền độc lập của người bản xứ là yếu tố chính trị quan trọng nhất tại Đông Nam
Á .,. Trong bất kỳ trường hợp nào, xung đột giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc
tạo ra mảnh đất màu mỡ cho Cộng sản hoạt động phá hoại... Mỹ phải tiếp tục dùng ảnh
hưởng của mình tìm cách giải quyết xung đột giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc
sao cho thỏa mãn được nhơn2 yêu cầu cơ bản của cuộc xung đột này, đặt cơ sở cho sự ổn
định về chính trị và cho công cuộc chống Cộng và tránh làm suy yếu các cường quốc thực
dân vốn là đồng minh phương Tây của chúng ta" [102, ì, 37-38].

Ngày 6-10-1949, hai Viện của Quốc hội Mỹ phê chuẩn Đạo luật viện trợ phòng thủ hỗ
tương (Mutual Defense Assistance Act) lập ra chương trình "cung cấp vũ khí, trang bị quân
sự và giúp huấn luyện nhằm phòng thủ tập thể (collective defense) trên quy mô toàn thế
giới" [102, I, 36], không chỉ ở châu Âu mà cả châu Á và những nơi khác nữa.

Để thành lập "tuyến đường ngăn chặn" (line of containmeni), Mỹ ký với các chính phủ
một số nước châu Á - Thái Bình Dương một loạt hiệp ước phòng thủ hỗ tương tay đôi hay
tay ba (như Mỹ-Đài Loan, 6-1950; Mỹ-Thái Lan, 17-10-1950; Mỹ-Philippines, 31-8-1951;

72
Mỹ-Australia-New Zealand, 1- 9-1951, Mỹ-Nhật, 18-9-1951 ...) cho phép Mỹ lập căn cứ
quân sự và đóng quân trên lãnh thổ những nước ấy.

ơ Việt Nam, mặc dù Mỹ viện trợ Pháp một cách dôi dào qua "Kê hoạch Marshall",
theo ngoại trưởng Mỹ Acheson "tình hình quân sự trở nên xấu hơn (...) Năm 1949, chế độ
Việt Minh của Hồ [Chí Minh] thi hành quyền lực trên một phần lớn của đất nước" [38, 859].
Một tác giả Mỹ viết: "Theo các đánh giá chính thức vào cuối năm 1949, nếu thiếu viện trợ
Mỹ thì lực lượng của Pháp ở Bắc Kỳ chỉ [có thể cầm cự] từ 6 đến 9 tháng nữa thôi" [83].

Vì vậy, đích thân Truman chủ tọa phiền họp ngày 30-12-1949 của Hội đồng an ninh
quốc gia NSC để thông qua văn kiện NSC.48/2: "Phải đặc biệt chú ý đến vấn đề Đông
Dương thuộc Pháp" [102, I. 39].

Gần hai tháng sau, NSC đưa ra văn kiện NSC.64 ngày 27-2-1950. Đây là văn kiện đầu
tiên của NSC dành riêng cho vấn đề Đông Dương: "Đông Dương là một khu vực then chốt
và đang bị trực tiếp đe dọa ... Việc Cộng sản đe dọa xâm lăng Đông Dương chỉ là một phần
trong kế hoạch đã định trước của Cộng sản nhằm kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á ... Do đó
Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng phải ưu tiên chuẩn bị một chương trình gồm những biện
pháp thực tế nhằm bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Dương" [102, I, 361]. Lần đầu
tiên, NSC nêu lên điều mà sau này được gọi là "nguyên lý đô-mi-nô" (the domino
principle): "Nếu Đông Dương bị một chính phủ cộng sản kiểm soát, các nước láng giềng
như Thái Lan và Miến Điện có thể rơi vào ách thống trị của Cộng sản" [102,1,361]. Nguyên
lý này được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nhắc lại trong một giác thư gửi Bộ trưởng
quốc phòng Mỹ: "Không còn nghi ngờ gì nữa sự sụp đổ của Đông Dương sẽ dẫn tới sự sụp
đổ của những quốc gia khác ở lục địa Đông Nam Á" [102, I, 187]. Để nắm tình hình tại chỗ,
trong nửa đầu năm 1950, Truman liên tiếp cử 3 phái đoàn (do Philip C. Jessup, R. Allen
Griffin và Robert Blum cầm đầu) sang Việt Nam, chưa kể chuyên đi của Kenneth P.
Landon, vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao Mỹ vào tháng 4-1950.

Để đòi Mỹ tăng viện trợ cho chiến tranh Đông Dương, Pháp lờ đi bản chất xâm lược
của cuộc chiến mà chỉ nhấn mạnh mục đích "ngăn chặn Cộng sản". Ngày 29-1-1950,
Frédéric Dupont tuyên bố trước Hạ viện Pháp: "Chiến tranh Đông Dương luôn luôn là một
cuộc trắc nghiệm của Liên hiệp Pháp trước Cộng sản quốc tế. Nhưng từ khi Trung Cộng
tiến đến biên giới Bắc Kỳ, Đông Dương trở thành biên giới của nền văn minh phương Tây
và chiến tranh Đông Dương hoa nhập vào chiến tranh lạnh" [102, I, 64].

73
Gặp Dean Acheson tại Hội nghị ngoại trưởns Mỹ-Pháp-Anh tổ chức ở Washington,
D.c. vào đầu tháng 9-1949, Robert Schuman than thở: "Nước Pháp đã chi phí cho chiến
tranh Đông Dương mỗi năm gần 500 triệu đô-la, tức một nửa tổng ngân sách quân sự của
mình" [133. loi]. Ông nói tiếp: "Quân Pháp đang ngăn chặn Cộng sản bành trướng ở Đông
Nam Á, do đó Mỹ cần phải viện trợ quân sự nhiều hơn nữa cho Pháp và 3 nước Đông
Dương" [72, 326].

Ngày 16-2-1950, đại sứ Mỹ tại Paris được mời đến trụ sở Bộ ngoại giao Pháp để nghe
trình bày "tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Đông Dương". "Nước Pháp không thể tiếp tục
vô thời hạn một mình đảm đương gánh nặng này". Phía Pháp doa: nếu Mỹ không tăng thêm
viện trợ thì "Pháp có thể bị buộc phải xem xét lại toàn bộ chính sách của mình và có thể dự
kiến rút lui khỏi Đông Dương" [194]. Thậm chí một viên chức Pháp còn nói thẳng ra rằng,
thiếu viện trợ của Mỹ, Pháp có thể "để Đông Dương rơi vào tay Mockba" [133, 101].

Ngày 8-5-1950, sau khi hội đàm với R. Schuman ở Paris, Acheson cho biết: "Ngoại
trưởng [Pháp] và tôi vừa trao đổi ý kiến về tình hình Đông Dương và nhất trí với nhau về
tính chất khẩn cấp của tình hình ở khu vực đó cũng như sự cần thiết phải có hành động cứu
chữa”[176].

Cùng ngày hôm đó, tại Washington, Truman thông báo chương trình viện trợ cho Pháp
ở Đông Dương, bắt đầu bằng khoản tiền 10 triệu đô-la.

2.2.2. SAU KHI CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN BÙNG NỔ

Ngày 25-6-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.

Tại cuộc họp chung của Ủy ban quân vụ và Uỷ ban đối ngoại (thuộc Thượng viện
Mỹ), đại tướng Georơe C. Marshall, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nhận định: "Tôi nghĩ có
một mối quan hệ rất trực tiếp" giữa Chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương
[84,43] vì phía sau hai cuộc chiến ấy đều có bóng dáng của nước Trung Hoa mới. "Triều
Tiên và Đông Dương được xem là hai trận đánh sinh đôi (twin battles) trong cùng một nỗ
lực của Cộng sản quốc tế nhằm chiếm châu Á" [51, 23], cho nên đối với Mỹ, "Việt Nam và
Triều Tiên (...) được xem là hai đoạn phụ thuộc lẫn nhau của cùng một con đê chống lại sự
bành trướng của Trung Cộng" [80, 38], nói một cách khác, "các cuộc chiến tranh ở Triều
Tiên và Đông Dương được xem như hai mặt của cùng một cuộc chiến chống lại Cộng sản"
[72, 362-363].

74
Theo tướng Marshall, "tiêu diệt quân Trung Cộng trong các cuộc hành quân ở Triều
Tiên có thể hạn chế hành động của các lực lượng Trung Cộng trên biên giới Đông Dương
[84,43], bù lại, "nỗ lực quân sự [của Pháp] ở Việt Nam lúc này làm nhẹ bớt gánh nặng của
Mỹ ở Triều Tiên" [130, 279]. Vì - vậy, tổng thống Mỹ Truman cho rằng cuộc chiến tranh
của Pháp ở Đông Dương "cũng là một cuộc chiến đấu cho tự do" [84, 43] giống như cuộc
chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên.

Cho nên, ngày 27-6, tức chỉ hai ngày sau khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, Truman
tuyên bố "đã chỉ thị đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ quân sự cho các lực lượng của Pháp
và các Quốc gia liên kết ở Đông Dương". Đặc biệt, ông quyết định "gửi [sang Đông Dương]
một phái đoàn quân sự để có những mối quan hệ cộng tác mật thiết với các lực lượng này
[của Pháp và các nước Đông Dương]" [112, II, 386].

Thi hành quyết định của Tru man, 35 cố vấn quân sự Mỹ trong Phái đoàn cố vấn viện
trợ quân sự" (Military Assistance Advisory Group, viết tắt MAAG) dặt chân lên Việt Nam.
Đây là những quân nhân Mỹ đầu tiên hoạt động tại Việt Nam, mở đầu cho sự hiện diện quân
sự của Mỹ trên đất nước này. Gần hai thập niên sau, số lính Mỹ ở Việt Nam tăng lên tới hơn
nửa triệu. Nhà sử học Mỹ Theodore Draper nhận định việc cử phái đoàn cố vấn này sang
Việt Nam là "bước ngoặt thứ nhất" (turnỉng point number Ị) [57,24] trong quá trình dính líu
của Mỹ vào Việt Nam. Sự dính líu càng sâu đòi hỏi số quân Mỹ ở Việt Nam càng đông, số
thương vong do đó cũng càng nhiều. Vì vậy, các tác giả cuốn Roots of Involvment (Nguồn
gốc của sự dính líu) gọi quyết định của Truman trong ngày 27-6-1950 là "một quyết định
gây tai hoa" [82, 62].

Tuy đang bận chiến tranh Đông Dương nhưng để đáp lễ, chính phủ Pháp vẫn gửi một
tiểu đoàn sang Triều Tiên "sáp nhập vào Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ, tham dự các trận
đánh ở Chipyong-ni, Wonju, núi Trọc ..." [136,129].

Ngày 10-10, thiếu tướng Francis G. Brink được cử sang Việt Nam cầm đầu MAAG,
trụ sở đặt tại Sài Gòn.

Trước đó, ngày 15-7, Truman cử một phái đoàn do thiếu tướng Graves B. Erskine (đại
diện Bộ quốc phòng) và John Melby (đại diện Bộ ngoại giao) để nghiên cứu cách viện trợ
quân sự cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác nhằm "ngăn chặn bước tiến của
Cộng sản ở khu vực này" [72, 353].

75
Ngay từ khi Pháp bắt đầu tiến hành việc tái chiếm Việt Nam (1945), Mỹ không ngừng
chi viện cho các nỗ lực chiến tranh của Pháp. Tuy nhiên, để tránh tiếng, Mỹ viện trợ một
cách gián tiếp thông qua Paris (indirect assistance via Paris): vũ khí và dụng cụ chiến tranh
được chở sang Pháp rồi Pháp chuyển sang Việt Nam. Song từ nay, hàng viện trợ của Mỹ
được giao ngay tại Việt Nam, vừa đỡ tốn kém tiền bạc và mất thì giờ, vừa tránh được những
cuộc bãi công phản đối cuộc "chiến tranh nhơ bẩn" (la sale guerre) ở Đông Dương của công
nhân các bốn cáng Pháp. Ngày 30-6-1950, chuyến tàu đầu tiên từ Mỹ vượt Thái Bình
Dương sang thẳng Việt Nam cập cảng Sài Gòn, chở 48 máy bay chiến đấu Hellcat, 8 máy
bay vận tải C.47, 36 tàu LCVP có thể di chuyển trên kênh lạch, một lượng vũ khí, quân
trang, quân dụng đủ để trang bị cho 12 tiểu đoàn Quân đội quốc gia của Bảo Đại.

Ngày 16-9, bộ đội Việt Nam tấn công cụm cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch
Biên giới. Sau hơn một tháng (16-9 - 22-10-1950), theo một tác giả Mỹ gốc Pháp, "quân
Pháp mất hơn 7000 người, 13 đại bác, 123 súng cối, 450 xe, 3 đội thiết giáp, 940 súng liên
thanh, 1200 súng trung liên và hơn 8000 súng" [136, 34].

Trong một giác thư khẩn cấp gửi ngoại trưởng Acheson, Livingston Merchant - một
chuyên viên Mỹ về những vấn đề quân sự của Pháp - nhấn mạnh: "Tinh hình quân sự ở Việt
Nam là cực kỳ nghiêm trọng", đề nghị "viện trợ quân sự [của Mỹ cho Pháp] phải được ưu
tiên cao nhất", gợi ý "chúng ta [tức Mỹ] phải tăng cường một tuyến phòng thủ thứ hai ở
Thái Lan, Mã Lai, Lào, Cam-Bốt, Philippines và Indonesia" [38, 858-859].

Acheson "đồng ý tăng nhiều viện trợ quân sự [che Pháp]" [38, 859]. Súng đạn, phương
tiện chiến tranh các loại được chở tới tấp sang Việt Nam:

28-10-1950 : 40 máy bay Heỉlcat

5-11 : 11 máy bay Privateer

24-12 : 30 máy bay B.26

1-2-1951 : 40 máy bay Beercat

2-3 : 1 tàu công binh xưởng và 6 tàu tuần tiễu 26-3 : 46 máy bay Beercat

v.v... [34, tr.79,80,83,86,88,89]

Ngày 23-12-1950, Mỹ ký Hiệp ước viện trợ phòng thủ hỗ tương (Mutual Defense
Assistance Agreemeni) với Pháp và ba nước Đông Dương. Theo lời Acheson "viện trợ quân

76
sự của chúng ta trong năm 1951 đạt đến hơn nửa tỷ đô-la" [38,859] và sang năm 1952
"chúng ta đóng góp hơn Ì phần 3 chi phí chiến tranh ở Đông Dương" [38, 861].

Theo một tác giả Mỹ, từ giữa năm 1950 đến cuối 1952 (lúc Truman rời Nhà Trắng),
Mỹ đã cung cấp cho Pháp 539.847 tấn trang thiết bị quân sự (trị giá 334,7 triệu đô-la) qua
các cảng Sài Gòn và Hải Phòng [82, 37].

Ngoài viện trợ vũ khí và đô-la, Mỹ còn đặt ra chương trình cho Pháp mượn trang thiết
bị quân sự để dùng trong chiến tranh Việt Nam. Chẳng hạn, tháng 1-1951 MỸ cho Pháp
mượn chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên; năm sau, cho mượn 54 máy bay vận tải C.47 và
28 lính cơ khí của Không quân Mỹ để bảo trì và sửa chữa số máy bay này. Mỹ cũn£ thường
xuyên cung cấp các máy bay chiến đấu F.6F và F.8F để thay thế những máy bay cùng loại
bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, giúp Pháp luôn luôn có được 4 phi đội máy bay chiến
đấu ở Đông Dương [82, 37].

Từ đầu 1952, Mỹ lập thêm "Chương trình Lisbon" (Lisbon Program) nhằm cung cấp
đô-la cho Pháp mua trang bị chiến tranh do các nhà máy của Pháp sản xuất rồi đưa sang sử
dụng trong chiến tranh Đông Dương. Kinh phí của chương trình này trong năm 1952 là 200
triệu đô-la (và tăng lên 500, rồi 785 triệu đô-la trong các năm sau đó) [82, 37].

Càng lún sâu vào chiến tranh Triệu Tiên, Mỹ càng cần có Pháp ở Đông Dương để
"chia lửa". Vì vậy, một thông cáo của Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng Pháp đang có một "vai trò
hàng đầu ở Đông Dương" giống như vai trò mà Mỹ đảm nhận ở Triều Tiên, rằng chiến tranh
ở Đông Dương là một bộ phận của cuộc chiến đấu trôn toàn thế giới chốn ạ lại "những mưu
đồ chinh phục và phá hoại của Cộng sản" [177, 1010]. Đối với Mỹ, "duy trì một Đông
Dương không cộng sản là một điêu quan trọng sống còn cho quyền lợi của phương Tây, đặc
biệt là của Mỹ" [102,I,78].

Pháp lợi dụng thời cơ này để vòi tiền của Mỹ. Trong chuyên sang Mỹ từ 7 đến 21-9-
1951, tướng De Lattre de Tassigny, cao uy kiêm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương
tuyên bố: "Chiến tranh Đông Dương không phải là một cuộc chiến tranh thuộc địa, vì Đông
Dương không còn là một thuộc địa nữa. Cũng như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông
Dương ỉa một cuộc chiến đấu chống lại chuyên chính cộng sản" [46,11,809]. De Lattre kể
công: "Pháp đã đảm nhiệm công cuộc chiến đấu ở Đông Dương với một sự tốn kém kinh
khủng về nhân mạng cũng như về tài sản [46, 11,809]. De Lattre doa: Nếu Mỹ không tăng
viện trợ, Bắc Kỳ có thể thất thủ. "Việc Bắc Kỳ thất thủ sẽ mở cửa phần còn lại của Đông

77
Nam Á cho Cộng sản, sau đó họ sẽ chiếm Trung Đông, Bắc Phi và tràn ngập châu Âu từ
phía nam" [140,107]. Không những thế "nước Pháp lúc nào cũng có thể dọa chấm dứt chiến
tranh và rút khỏi Đông Dương" [102,1,78]. Do đó, Mỹ phải đáp ứng một cách rộng rãi
những yêu cầu tăng viện trợ của Pháp, vì trong con mắt chính quyền Truman, "Đông Dương
đã trở thành một vấn đề quân sự, do đó [Mỹ] giám quan tâm tới chính sách thuộc địa của
Pháp" [72,331].

TIỂU KẾT

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở nên giàu và mạnh hơn, "chỉ một minh Mỹ có
bom nguyên tử, động một chút là chúng đưa bom nguyên tử ra doa thế giới" [8,XII, 606-
607]. Mỹ có tham vọng làm bá chủ hoàn cầu nhưng lúc này hệ thống xã hội chủ nghĩa thế
giới ra đời, phong trào giải phóng dân tộc phát điển ở các nước chuộc địa, (le (lo;.! quyền
lợi của phe đố quốc lu' bản chủ nghĩa. Do đó, Mỹ "giúp tiền và vũ khí cho các đế quốc Anh,
Pháp, Hà [Lan] và bù nhìn, dùng những bọn đó đàn áp phong trào dân tộc giải phóng" [8,
XII, 56]. Để giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của "thế giới tự do" do Mỹ chỉ huy, Mỹ viện
trợ cho Pháp ngày càng nhiều nhằm "lợi dụng quân đội Pháp làm chiến tranh cho chúng" [8,
XII, 72], "dùng xương máu của người làm chiến tranh cho mình" [7, XIV, 40]. Vì vậy dần
dần "thực dân Pháp đã biến thành tay sai của đế quốc Mỹ và đánh thuê cho Mỹ" [8, XII,
101].

Nhưng càng đeo đuổi chiến tranh ở Việt Nam, "quân đội Pháp ngày càng hao mòn. tài
chính Pháp ngày càng kiệt quệ, phong trào chống chiến tranh ngày càng lan rộng trong nhân
dân Pháp (...). Thực dân Pháp đã phải công khai thú nhận rằng chúng đã kiệt quệ rồi, chúng
không thể kéo dài chiến tranh nữa nếu không có Mỹ giúp" [17, VI, 81].

Sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949) và chiến tranh Triều Tiên bùng
nổ (6-1950) "Mỹ tiến lên một bước: trực tiếp can thiệp vào Việt Nam" [17, VI, 81], "chở
thẳng vũ khí [từ Mỹ] vào Việt Nam" [8, XI, 441] và cử Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự M
AAG sam:;. "Thế là ngày nay, ta đã có một kẻ địch chính lá giặc Pháp, lại thêm một kẻ địch
nữa là bọn can thiệp Mỹ" [17, VI, 81]. "Cho nên, muôn được hoàn toàn giải phóng, các dân
tộc Đông Dương không những phải dẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà
còn phải chống chính sách .can thiệp của đế quốc Mỹ (...). Không tích cực chống bọn can
thiệp Mỹ thì không thể hoàn toàn tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược. Trái lại, không kiên

78
quyết chống thực dân Pháp xâm lược thì không thể phá tan chính sách can thiệp của đế quốc
Mỹ ở Đông Dương" [8, XI, 442].

Mỹ "bắt cá hai tay" [17, VI, 664]: vừa "dùng quân đội Pháp đánh thêu cho chúng" [8,
XI, 442], vừa buộc Pháp thi hành "giải pháp Bảo Đại". Đây là một "chính sách thâm độc,
dùng người Việt hại người Việt, chia để trị" [8, XII, 118], "chia rẽ dân tộc ta hòng làm yếu
lực lượng kháng chiến của ta để cướp nước ta" [8, XII, 118]. Mỹ "lôi kéo bù nhìn, võ trang
cho nguy quân, đặt cố vấn, tổ chức gián điệp, tuyên truyền về chính trị và văn hoa" [8, XII,
101], "bày trò độc lập thống nhất giả hiệu định lừa gạt dân ta" [8, XII, 111]. Để "gây thế lực
ở Việt Nam" [8, XII, 101], Mỹ tìm cách "mua chuộc bọn thân Pháp, biến dần tay sai của
Pháp thành tay sai của Mỹ (...). Mỹ giục Pháp đề cao bù nhìn (...) và xây dựng nguy quân để
Mỹ dần dần nắm thẳng bù nhìn và nguy quân" [8, XIV, 40], dự phòng "nếu thực dân Pháp
bại thì chúng nắm thẳng lấy nguy quyền và nguy quân, nhảy vào Đông Dương tiếp tục đánh
chiếm Việt Nam" [8, XII, 101].

Không phải Pháp không thấy dã tâm đó của Mỹ, "Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tuy
có mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, nhưng nhất trí về chủ trương nô dịch Việt Nam" [8,
XII, 101], vả lại, mỗi khi Pháp lên tiếng phàn nàn "thì Mỹ giật cái dây thòng lọng "viện trợ"
ở cổ thực dân Pháp, khiến cho thực dân Pháp lại phải im miệng" [8, XIV, 40].

79
CHƯƠNG 3: MỸ CHỦ TRƯƠNG KÉO DÀI CHIẾN TRANH Ở
VIỆT NAM (từ đầu năm 1953 đến giữa năm 1954)

Trong cuộc bầu cử cuối năm 1952, Đảng Cộng hòa đưa liên danh Dwight D.
Eisenhower - Richard M. Nixon ra tranh chức tổng thống với hai ứng cử viên của Đảng Dân
chủ là Adlai E. Stcvcnson và John Spaark.

Trong nhiều năm qua, Đảng Cộng hòa vẫn ủng hộ các chủ trương chính sách của chính
phủ Truman, từ "chiến tranh lạnh" chống phe xã hội chủ nghĩa đến chiến tranh ở Triều Tiên.
Chẳng hạn, đầu năm 1952, John F. Dulles còn ca ngợi chính quyền Tru man: "Năm-, năm
qua được đánh dấu bằng những thành công" [121, 68]. Bản thân Eisenhovver từng phục vụ
liên tục nhiều năm dưới quyền của Truman. Sau Thế chiến thứ hai, Eisenhovver được
Truman cử làm tham mưu trưởng Lục quân Mỹ (ỉ945-48). Trên cương vị đó, tháng 10-1945,
ông tham gia soạn thảo một kế hoạch dự kiến ném 20 quả bom nguyên tử xuống 20 thành
phố của Liên Xô [178, 84]. Eisenhower từng khuyên Truman lập ra một hệ thống căn cứ
quân sự ở khắp nơi trên thế giới để bao vây các quốc gia cộng sản [96, 157]. Ông tích cực
góp phần thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO và được Truman cử làm
tư lệnh tối cao đầu tiên Các lực lượng vũ trang của khối quân sự này (1950-1952).

Thế nhưng trong suốt cuộc vận động tranh cử, Đảng Cộng hòa tìm cách khai thác khát
vọng hoa bình của cử tri Mỹ, lên án Đảng Dân chủ đã gây ra chiến tranh Triều Tiên, gọi
đảng này là "đảng của chiến tranh" (the party of war). Eisenhower hứa hẹn: nếu đắc cử, sẽ
"đi tới Triều Tiên và cố gắng chấm dứt chiến tranh" [122, 790]. Nhờ vậy, các ứng viên của
Đảng Cộng hòa đã thắng cử, chấm dứt 20 năm cầm quyền liên tục (1933-1952) của Đảng
Dân chủ.

Tuy nhiên, "chẳng có sự khác nhau cơ bản nào giữa chính sách đối ngoại của họ
[Eisenhower - Dulles] và của Tru man - Acheson" [40, 134], do đó "việc thay đổi quyền lực
ở Washington không làm dịu bớt những sự căng thẳng của chiến tranh lạnh" [116, 790],
thậm chí còn làm tăng thêm.

Trong diễn văn nhậm chức tổng thống ngày 20-1-1953, Eisenhower không cần che đậy
tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ: "Định mệnh đã đặt lên đất nước chúng ta trách nhiệm
lãnh đạo thế giới tự do" [185].

80
Mặc dù Mỹ đã mất độc quyền về vũ khí hạt nhân (Liên Xô thử nghiệm thành công
bom nguyên tử tháng 9-1949 và bom khinh khí tháng 8-1953), nhưng dựa vào ưu thế về số
lượng và chất lượng của vũ khí hạt nhân cũng như về phương tiện chuyên chở và ném bom
hạt nhân (như máy bay ném bom chiến lược B.29, siêu pháo đài bay B.52 v.v...),
Eisenhower tuyên bố: "Chúng ta sẽ không nhượng bộ trước sự đe doa nào và khống tự hạn
chế chúng ta trong việc dùng các loại vũ khí khi cần thiết" [12, 12]. Chính phủ Eisenhower
chủ trương đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang để tạo ra "một khả năng to lớn nhằm trả đũa
ngay lập tức bằn? những phương tiện và tại những địa điểm do chính chúng ta lựa chọn"
[42, II], nhiều lần đẩy loài người đến trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới mới:
"Có người nói chúng ta bị đưa đến miệng hố của chiến tranh ... Nếu anh sợ đi đến miệng hố,
anh sẽ thua ... Chúng ta phải đi đến miệng hố, nhìn trực diện chiến tranh, có hành động
mạnh" [40,138-139]. Đó là cơ sở của cái gọi là "chiến lược trả đũa ồ ạt" (massive retaliation
strategy) và "chính sách bên miệng hố chiến tranh" (brink ofwar policy hay policy of
brinkmanship) của chính phủ Eisenhower.

Eisenhower - Dulles phô phán chính sách ngăn chặn Cộng sản (containment policy hay
policy of containing Communism) của chính phủ tiền nhiệm, cho rằng chính sách đó mang
tính chất phòng ngự (defensive), thụ động (passive) và không hiệu quả (Ineffective): "Chính
sách đó cuối cùng không nhằm giành thắng lợi... Tốt nhất, có lẽ nó cũng chỉ có thể giữ cho
chúng ta ở yên một chỗ cho đến khi chúng ta gục xuống vì kiệt sức" [40, 133]. Thay vào đó,
Eiserthower - Dulles chủ trương chính sách đẩy lùi Cộng sản (policy of rolling back
Communism) nhằm "giải phóng" (liberation) các nước xã hội chủ nghĩa, một chính sách mà
họ ca ngợi là năm; độn ụ (dynamic) và chủ động (active) hơn.

Eisenhoxver - Dulles cũng đả kích chủ trương "Châu Âu trước hết" (Europe Ịlrst) của
Truman mà họ quy cho trách nhiệm làm thất thủ Trung Hoa vào tay Cộng sản: "Chúng tôi
không cọ ý định hy sinh phương Đông [châu Á] để có được thời gian cho phương Tây [châu
Âu]" [40, 133]. Chính sách đẩy lùi Cộng sản sẽ được thực hiện không chỉ với Đông Âu mà
cả với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên...

Trước viễn tượng thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương,
Eisenhower tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954: "Châu Á đã mất đến 450 triệu dân
trong vòng chuyên chính cộng sản rồi, nên Mỹ không thể để cho mất thêm nữa" [120, 390].
Hơn một tuần sau, 16-4, Nixon khẳng định: "Là lãnh tụ của thế giới tự do, Mỹ không thể
chịu lùi bước xa hơn nữa ở châu Á" [200]. Sau đó, 23-4-1954, tại Paris, Dulles cũng nói:

81
"Chúng tôi không chấp nhận cho Cộng sản tiến thêm một bước nhỏ nào ở Đông Nam Á ...
Nếu chúng ta không ngân chặn ngay lập tức bằng mọi phương tiện, chúng ta sẽ bị quét
sạch" [147, 48-49].

Trong bối cảnh đó, Đông Dương "có lẽ chiếm ưa tiên số một trong chính sách đối
ngoại, vì trên một số mặt, Đông Dương còn quan trọng hơn cả Triều Tiên" (John F. Dulles)
[127, 133] vì "Đông Dương có tầm quan trọng chiến lược rõ ràng" (Eisenhovver) [Ố4, 403].
Theo Eisenhovver, "nếu Đông Dương sụp đổ, thì không chỉ Thái Lan, mà cả Miến Điện và
Mã Lai cũng sẽ bị đe dọa, và Đông Pakistan cùng Nam Á cũng như Indonesia sẽ gặp thêm
nhiều nguy hiểm" [64, 2]. Chính Eisenhower là người đầu tiên đặt cho lối lập luận đó cái tên
"thuyết đô-mi-nô" (the domino theory): "Việc thất thủ Đông Đương sẽ gây ra sự sụp đổ của
Đông Nam Á giống như trò xếp cờ đô-mi-nô" (Eisenhower) [199], "lúc đó Mỹ có thổ bị đẩy
lùi tới Hawaii như trước Thế chiến thứ hai" (John F. Dulles) [180,32], "có những hậu quả
không sao lường trước được đối với thế giới tự do" (Eisenhower) [120,390] v.v..., vì vậy,
trước nguy cơ thất thủ Việt Nam, Eisenhower nhấn mạnh :"Với tư cách là một dân tộc,
chúng ta không thể đứng bàng quan." [64, 217].

Mỹ không thể đứng bàng quan, nhưng Mỹ chưa thể trực tiếp dính líu vào Đông
Dương. Khi Eisenhower bước vào Nhà Trắng, cuộc chiến tranh hao người tốn của của Mỹ ở
Triều Tiên đã kéo dài hai năm rưỡi. "Nhân dân [Mỹ] bắt đầu tự hỏi tại sao mạng sống của
người Mỹ lại bị hy sinh ở cái xứ sở xa xôi đó" [122, 788]. Đảng Dân chủ của Tru man thất
bại trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 1952 một phần cũng do khôn!; trả lời được câu
hỏi đó. Vì thế, Eisenhower không thể liều lĩnh đưa nước Mỹ dính dáng vào một cuộc phiêu
lưu quân sự khác ở Đông Dương.

Trước mắt, Mỹ chỉ có thể can thiệp vào Việt Nam một cách gián tiếp.

Mỹ rất muốn mượn tay nguy quân và nguy quyền của Bảo Đại, nhưng thấy không
được. Eisenhower nhận xét: "Trong khi trên danh nghĩa là quốc trưởng, ông ta [tức Bảo
Đại] lại dành phần rất lớn thời gian để sống ở những nơi có suối nước khoáng bên châu Âu
hơn là ở tại đất nước của ông ta đặng lãnh đạo quân đội của mình chống lại Quân đội cộng
sản" [64, 409]. Nixon cũng cho rằng chính phủ và quân đội quốc gia của Bảo Đại "thiếu khả
năng để tự điều khiển cuộc chiến hay tự quản lý chính họ. Nếu Pháp rút lui, Đông Dương sẽ
bị Cộng sản thống trị trong vòng một tháng" [200].

82
Do đó, Mỹ đành phải tiếp tục dùng Pháp làm "viên cảnh sát khu vực" để canh giữ
quyền lợi của chủ nghĩa tư bản phương Tây ở Đông Dương.

Hai tháng sau khi lên làm tổng thống, Eisenhower cử tướng Mark W. Clark, tư lệnh
quân dội Mỹ ở Viễn Đông, sang Sài Gòn ngày 19-3-1953. Clark có những buổi thảo luận
với đại tướng Raoul Salan, tổng chỉ huy auân Pháp ở Đông Dương và với "quốc trưởng"
Bảo Đại rồi bay ra Hà Nội ngày 23-3 để nghiên cứu tình hình Bắc Bộ - chiến trường then
chốt của Đông Dương.

Hơn một tháng sau, ngày 25-4, Eisẹnhovver cử tiếp một viên chức quân sự có cấp bậc
cao hơn là đô đốc Arthur w. Radíòrd, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ,
sang Sài Gòn để đánh giá tại chỗ diễn biến cuộc chiến.

Nhận được các báo cáo không lấy gì làm lạc quan của Clark và Radford, Eisenhower
nghĩ rằng: "Nếu không được ngăn chặn một cách kiên quyết và nhanh chóng, tình hình có
thể trở nên thực sự báo động" [64, 216].

Trong thông điệp gửi cho Quốc hội Mỹ ngày 5-5, Eisenhower nhấn mạnh "cần phải
cung cấp cho Pháp và các Quốc gia liên kết [ở Đông Dương] những tiềm lực lớn hơn để
chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản. Điều đó nằm trong lợi ích của chúng ta" [64, 217].
Vài ngày sau, tướng Walter B. Smith, thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ, cũng nhận định: "Giúp
đỡ thật sự cho Pháp đã trở thành một điều cần thiết cho quốc gia chúng ta" [64, 218].

Nhưng viện trợ hào phóng của Mỹ - lúc đó vượt hơn 1/3 chiến phí ở Đông Dương [38,
861] - không ngăn được những tổn thất to lớn của Pháp. Theo một tác giả Mỹ, chỉ trong sáu
năm (đầu 1947-cuối 1952), có đến hơn 9 vạn lính viễn chinh Pháp chết, bị thương, bị bắt và
mất tích" [133, 108]. Eisenhoxver cũng thừa nhận "năm 1952, Pháp mất [ở Đông Dương]
nhiều sĩ quan hơn là số tốt nghiệp Học viện quân sự Saint-Cyr trong cùng năm đó" [64,
215]. Về tiền bạc, vẫn theo Eisenhower, "để theo đuổi chiến tranh, Pháp đã tiêu hơn 3,5 tỷ
đô-la của nền kinh tế bị chiến tranh [thế giới thứ hai] tàn phá của họ" [64, 215]. Như thế,
chiến phí ở Đông Dương nhiều gấp hai lần số tiền mà Pháp nhận được từ Kế hoạch
Marshall của Mỹ [133, 108]. "Chi tiêu cho chiến trường [Đông Dương] không chỉ là một
gánh nạ nạ; cho người dân Pháp phải đóng thuế, mà còn là lý do chính khiến cho nền kinh tế
sau Thế chiến thứ hai của nước Pháp phục hồi rất chậm so với nước Đức bại trận" [46, II,
798].

83
Trong hai tháng cuối năm 1952, Pháp mất quyền kiểm soát một vùng đất rộng 28.500
cây số vuông nằm giữa sông Thao và biên giới Việt-Lào. Sau đó, trong chưa đầy một tháng,
lại mất thêm mấy tỉnh ở Thượng Lào. Vào tháng 5-1953, Pháp chỉ còn kiểm soát 1.803 làng
và thị xã (31,14%) so với 2.143 làng và thị xã (37,01%) do Việt Minh kiểm soát; 1.843 làng
và thị xã (31,83%) còn lại được xem là "mất an ninh" [63, 281]. Một năm sau, "Việt Minh
hầu như làm chủ trên hơn 3/4 Việt Nam và sẵn sàng tràn ngập nhiều hơn nữa. Ở Bắc Bộ,
Pháp chỉ kiểm soát không nhiều hơn các thành phố Hà Nội và Hải Phòng, hầu hết các làng
mạc ở châu thổ sông Hồng đều do Việt Minh thực sự kiểm soát" [81,47].

Tháng 2-1954, chính phủ Pháp cử sang Đông Dương một phái đoàn quân sự cao cấp,
gồm bộ trưởng Quốc phòng René Pleven, tổng tham mưu trưởng Quân đội Paul Ély, tham
mưu trưởng Lục quân Blanc và tham mưu trưởng Không quân Fay. Sau khi thị sát tình hình,
phái đoàn đưa ra một nhận định bi quan: "Một sự tăng cường, dù lớn đến đâu, cho đạo quân
viễn chinh cũng không thể làm thay đổi được tình hình. Vả lại, cố gắng quân sự của chính
quốc đã tới giới hạn cuối cùng" [137, 62].

Có nhiều quan chức Pháp không còn tin tưởng ở khả năng giành được thắng lợi. Một
số tìm cách rút ra khỏi vũníĩ lầv chiến tranh Đông Dương. Điều mà những người cầm đầu
chính phủ Mỹ lo sợ, điều mà William C. Bullitt gọi là "thảm họa tệ hại nhất có thể xảy ra
(...), đó là Pháp, trong khi mệt mỏi, đầu hàng Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản của
ông" [169], điều đó có khả năng trở thành hiện thực. Thượng nghị sĩ Mỹ Alexander Wiley
không dấu nỗi lo lắng: "Chúng ta sẽ rơi vào chỗ bế tắc khủng khiếp nếu Pháp không tiếp tục
theo đuổi chiến tranh nữa" [194].

Để ngăn chặn "chỗ bế tắc" này xảy ra, chính phủ Mỹ "đã làm áp lực rất mạnh đối với
Pháp để họ tiếp tục chiến đấu ở Đông Dương" [187]. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đề nghị
Eisenhower "thông báo cho Paris biết rằng việc Pháp bằng lòng để cho Cộng sản tiếp quản
Đông Dương sẽ liên hệ tới địa vị của Pháp như là một trong ba cường quốc" của phe tư bản
chủ nghĩa (Mỹ, Anh, Pháp) và trong trường hợp đó "viện trợ của Mỹ dành cho Pháp sẽ tự
động ngưng" 1971.

Đi kèm với những lời đe dọa nói trên là những câu ca ngợi "cuộc thập tự chinh chống
Cộng sản ở Đông Dương" của những người cầm đầu chính phủ Mỹ nhằm động viên đội
quân viễn chinh Pháp đang sa sút tinh thần:

84
"Cuộc chiến đấu ở vùng đất bất hạnh đó không nhằm mục đích lập lại ách thống trị của
Pháp ... Cuộc đấu tranh dẫn dần bắt đầu mang tính chất thực sự của một cuộc đấu tranh giữa
Cộng sản và các lực lượng không cộng sản, hơn là giữa một cường quốc thực dân và những
người dân thuộc địa đeo đuổi công cuộc đạt tới độc lập" (Eisenhower) [64, 215,218].

"Con đường duy nhất để [các nước Đông Dương] có thể đảm bảo nền độc lập của họ,
con đường duy nhất để họ có thể bảo vệ nền độc lập của họ, đó là tiếp tục cuộc chiến đấu
bẽn cạnh những người bạn của họ trong Liên hiệp Pháp chông lại các lực lượng thực dân
cộng sản muốn nô dịch họ ... Thế giới phải biết ơn Pháp và các lực lượng của những Quốc
gia liên kết về những hy sinh to lớn của họ cho chính nghĩa tự do chống lại xâm lăng của
Cộng sản ở Đông Dương" (Nixon) [179, 12].

"Bằng nhiều cách, Mỹ đã bày tỏ thiện cảm của mình đối với cuộc chiến đấu hào hùng
mà lực lượng Pháp và các Quốc gia liên kết đang tiến hành ở Đông Dương" (Dulles) Ị180,
540].

"Các lực lượng Liên hiệp Pháp là các lực lượng của tự do" (Walter B. Smith).

v.v... và v.v...

Chỉ mới nghe thủ tướng Pháp ioseph Laniel hứa sẽ "kiện toàn nền độc lập và chủ
quyền của các Quốc gia liên kết ở Đông Dương trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp" (3-7-
1953) thì J.F. Dulles, trong cuộc họp báo li ngày sau đó, đã vội vã khen ngợi chính phủ
Pháp "ban cho các nước Đông Dương độc lập và chủ quyền hoàn toàn" [46, II, 1077]. Cũng
trong tháng đó, Dulles hết lời ca tụng Liên hiệp Pháp đã "tạo ra khả năng liên kết tự do giữa
các dân tộc hoàn toàn độc lập và có chủ quyền" [178, 100].

Ngoài việc vừa gây sức ép, vừa mơn trớn vuốt ve để Pháp không bỏ cuộc ở Đông
Dương, Mỹ còn một biện pháp thứ ba, hữu hiệu hơn, để Pháp tiếp tục theo đuổi chiến tranh:
đó là gia tăng viện trợ. Nói chuyện với các thống đốc các bang trong toàn nước Mỹ ngày 4-
8-1953, Eisenhovver cho rằng: "Khi bỏ phiếu thông qua 400 triệu đô-la cho chiến tranh
Đông Dương, chúng ta đã bỏ phiếu một cách kinh tế nhất để ngăn chặn các sự kiện có thể
gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước Mỹ". Một trong những sự kiện đó - theo
Jules Roy - là: "Nếu đạo quân viễn chinh [Pháp] rút lui, Mỹ sẽ phải đương đầu với những
nhiệm vụ của nó và một cuộc chiến tranh mới sẽ xảy ra chỉ một thời gian ngắn sau vụ đình
chiến ở Triều Tiên" [104, 76].

85
Pháp bắt bí Mỹ, đòi Mỹ chi thêm tiền mới chịu tiếp tục chiến tranh, đến độ một tờ báo
Pháp viết: "Chiến tranh Đông Dương dã trở thành món hàng xuất khẩu chính của Pháp"
[137,148]. Jules Roy chua chát nhận xét: "Nếu Mỹ đưa ra những đồng đô-la, đó là để trả cho
việc [thanh niên] Pháp phải đổ máu" ở Đông Dương [104, 35].

3.1. MỸ VÀ "KẾ HOẠCH NAVARRE ".

Ngày 7-5-1953, Pháp chọn đại tướng Henri Navarre, nguyên tham mưu trưởng tại Bộ
tư lệnh Các lực lượng đồng minh ở Trung Âu, một viên tướng được Mỹ tín nhiệm, sang
Đông Dương làm tổng chỉ huy quân Pháp.

Ngay sau đó, 1-6, Eiscnhower cử một phái đoàn quân sự do trung; tướng John W.
CVDanicl, tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dươnq, dẫn đầu, gồm Philip W. Bonsal, vụ trưởng
Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao, tướng Russel, tướng Carty, cùng 10 sĩ quan tham
mưu Hải, Lục, Không quân Mỹ sang Sài Gòn để - theo lời của Eisenhower - "tăng cường sự
hữu hiệu của các nỗ lực quân sự của những người bạn [Pháp] của chúng ta" [64, 218].

Được Mỹ hứa giúp đỡ mọi mặt, tướng Navarre soạn ra một kế hoạch đầy tham vọng
hòng giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương, chuyển bại thành
thắng trong vòng 18 tháng.

Nhưng "để đạt được tối đa cơ may mà Kế hoạch Navarre mang lại, Pháp phải có dược
cả trăm tỷ írancs mà kế hoạch này tiêu tốn. Không có viện trợ của Mỹ, Pháp đành rút lui"
[109,76]. Do đó, đầu tháng 7-1953, ngoại trưởng Georges Bidault được cử sang
WashiniTton, mang theo Kế hoạch Navarre để xin những người cầm đầu nước Mỹ tăng viện
trợ.

Chính phủ Mỹ vui mừng thấy Pháp quyết tâm theo đuổi chiến tranh ở Đông Dương và
không còn ý định bỏ cuộc nửa chừng.

Eisenhower tính toán: "Theo dự kiến, lực lượng; Liên hiệp Pháp vào cuối năm 1954 sẽ
lên tới 55 vạn quân. Lực lượng của Việt Minh ước đoán không quá 40 vạn quân. Do đó, nếu
Liên hiệp Pháp có thể nhử được Việt Minh chiến đấu một cách công khai thì Liên hiệp Pháp
có thể dành gục lực lượng chính quy của Việt Minh vào cuối thời gian có nhiều trận đánh
của năm 1955, biến cuộc chiến ở Đông Dương thành những, cuộc hành quan càn quét mà
phần lớn có thể do quân đội bản xứ tiến hành" [64, 410]. Trong bức điện gửi Dulles,

86
Eisenhower bày tỏ niềm tin rằng kế hoạch Navarre "đã hình dung một chiến thắng quan
trọng vào mùa hò 1955" [64, 60].

Đốn lượt Dulles tuyên bố trước mội tiểu ban của Thượng viện Mỹ rằng Kế hoạch
Navarre có mục đích "bỏ gãy tổ chức của cuộc xâm lăng cộng sản vào cuối mùa chiến đấu
năm 1955 và do đó biến chiến tranh thành một cuộc du kích chiến. Đến năm 1956, các lực
lượng bản xứ của ba Quốc gia liên kết -Việt Nam, Lào và Cam-bốt - có thể sẽ đương đầu
phần lớn cuộc chiến tranh du kích này" [61,69].

Niềm lạc quan lan sang giới quân sự. Trước Tiểu ban quan hệ đối ngoại của Hạ viện,
đô đốc Radford ca ngợi Kế hoạch Navarre là "một khái niệm chiến lược rộng rãi sẽ đảm bảo
một bước ngoặt thuận lợi trong tiến trình chiến tranh trong vài tháng nữa" [102, I, 96]. Còn
trung tướng O’Daniel đang có mặt ở Việt Nam tin rằng kế hoạch Navarre "có thể làm thay
đổi chiều hướng [của chiến tranh] và dẫn đến thắng lợi quyết định đối với Việt Minh"
[102,1,77]. Ông không quên nhắc khéo chính phủ Mỹ: "Một chiến thắng của Pháp có thể
xảy ra nếu Mỹ sẵn sàng yểm trợ về mặt vật chất" [102, I, 96].

Eisenhower cho thành lập "ưỷ ban đặc biệt về Đông Dương" (The Special Committee
on Indochinci) gồm thứ trưởng Bộ ngoại giao Walter B. Smith (làm trưởng ban), thứ trưởng
Bộ quốc phòng Roger M. Kyes, các tham mứu trưởng ba quân chủng và giám đốc Cơ quan
tình báo trung ương (GIA) Allen Dulles, để - theo lời của Eisenhovver - "nghiên cứu nhiều
biện pháp khả thi hơn nữa đặng ủng hộ Kế hoạch Navarre" [64, 413]. ông cũng ra lệnh lập
"Nhóm công tác đặc biệt về Đông Dương" (The Special Working Group on Indochina) do
tướng hồi hưu Graves B. Erskine cầm đầu để "đánh giá nỗ lực quân sự của Pháp, đưa ra các
khuyên cáo liên quan đến những đóng góp trong tương lai của Mỹ cho cố gắng đó, và lưu ý
tới những tình huống bất ngờ nếu Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh" [102, I, 90].

Cuối tháng 10 - đầu tháng 11-1953, Eiscnhovvcr cử phó tổng thống Nixon sang Việt
Nam để nắm tình hình triển khai Kế hoạch Navarre. Đây là lần đầu tiên một viên chức ở cấp
cao như thế troníỊ bộ máy cẩm quyền của Mỹ đích thân đến Việt Nam. Sau các cuộc thảo
luận với tổng uy viên Maurice Dejean và tổng chỉ huy Henri Navarre (ở Sài Gòn) và với
"quốc trưởng" Bảo Đại (ở Đà Lạt), Nixon đến tận Ghềnh (Ninh Bình) để quan sát tận mắt
cuộc hành quân Hải âu (opération Mouette) đang diễn ra ở đó. về lại Mỹ, Nixon tuyên bố
trước Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ: "Chúng ta phải chọn lựa: hoặc là giúp đỡ Pháp bây

87
giờ, hoặc là sau này phải gánh lấy gánh nặng để ngăn ngừa một sự tiếp quản của Cộng sản "
[100, 30].

Lẽ dĩ nhiên chính phủ MỸ chọn giải pháp thứ nhất. Chính phủ đề nghị viện trợ quân
sự cho Pháp 460 triệu đô-la, nhưng ngày 30-7-1953 Quốc hội cắt bớt 60 triệu đô-la, chỉ
chấp thuận số tiền 400 triệu [34, 132]. Nhưng hơn một tháng sau, ngày 9-9, chính phủ Mỹ
cấp thêm 385 triệu đô-la nữa [102, I, 77] để, theo lời Eisenhower, "tiếp tế và trang bị cho
các lực lượng bổ sung của Pháp và bản xứ trong giai đoạn xây dựng" [64, 410]. Trước đó
mấy ngày, ngày 5-9, Mỹ cho Pháp thuê hai bàng không mẫu hạm Beỉỉeau Wood và Langley
(đổi tên lại thành La Fayette) [80? 446-447].

Mỹ không cho không ai bao giờ, ngược lại, "viện trợ Mỹ, cả về kinh tế lẫn về quân sự,
đều kèm theo những điều kiện" [93, 27]: đó là Pháp phải "tạo điều kiện dễ dàng cho việc
trao đổi thông tin với các quan chức quân sự Mỹ và lưu tâm tới những quan điểm của những
quan chức đó trong khi triển khai và tiến hành các kế hoạch quân sự của Pháp ở Đông
Dương" [102, I, 78].

Ngày 1-4-1953, Adlai E. Stevenson đã tuyên bố không úp mở: "Mỹ đã gánh chịu gánh
nặng chiến tranh ngày một nặng nề hơn, do đó Pháp và Việt Nam [Bảo Đại] phải chấp nhận
cho Mỹ tham gia nhiều hơn nữa vào việc điều khiển cuộc chiến" [126, 14].

Trong phiên họp ngày 29-1-1954 của Ủy ban đặc biệt về Đông Dương, thứ trưởng Bộ
quốc phòng Kyes đặt điều kiện cho việc viện trợ: "Nếu chúng ta đáp ứng những yêu cầu
khẩn cấp của Pháp thì Pháp phải bị ràng buộc bởi hai điều: một là phải thực hiện sự hợp tác
tối đa [giữa Mỹ] với Pháp trong việc huấn luyện [quân Bảo Đại] và trong chiến lược; hai là
phải tăng cường hoạt động của tướng O'Daniel bằng mọi cách có thể có được" [97, 34].

Trung tướng O'Daniel - được Eisenhower cử sang Việt Nam từ 1-6-1953 (như đã trình
bày ở trước) - được giữ ở lại Việt Nam làm chỉ huy MAAG (từ tháng 2-1954) thay thiếu
tướng Thomas Trapnell. Việc cử một trung tướng cầm đầu MAAG cho thấy chính phủ Mỹ
muốn nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của phái bộ quân sự này.

Tuy phải ngửa tay xin đô-la và súng đạn của Mỹ, đại tướng Navarre, tổng chỉ huy
quân Pháp ở Đông Dương, cũng như các viên chức quân sự và chính trị cao cấp khác của
Pháp cảm thấy khó chịu trước việc Mỹ ngày càng tìm cách "xâm nhập ảnh hưởng của họ
vào công việc của chúng ta [của Pháp]" [147,28]. Navarre viết: "Đổi lại sự gia tăng viện trợ
mà chúng ta phải xin họ, Mỹ - thông qua tướng O'Daniel - quyết định làm cho những quan

88
niệm của họ chiếm tru thế trên mọi phương diện ... Lợi dụng quyền điều tra kiểm soát việc
sử dụng các kinh phí và vật dụng do Mỹ cung cấp, ông ta tìm cách áp đặt quan điểm của
ông ta trong mọi lãnh vực ... Nếu chúng ta không phản ứng, địa vị của chúng ta ngày càng
tiến đến chỗ làm những tên lính đánh thuê đơn thuần. Tôi buộc phải báo cho Paris biết càng
ngày tôi càng có cảm tưởng người chủ thực sự ở Đông Dương là viên chỉ huy MAAG "
[147, 137].

Dưới sức ép của O'Daniel, Navarre "phải đồng ý để cho Mỹ đặt các sĩ quan liên .lạc tại
Tổng hành dinh của Navarre và bộ chỉ huy huấn luyện" [97, 34].

3.2. MỸ VỚI CHIẾN CUỘC ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Dựa vào đô-la, vũ khí và trang bị quân sự Mỹ, Navarre quyết định chiếm Điện Biên
Phủ với ý định lôi kéo bộ đội chủ lực Việt Nam đến đó để "nghiền nát". Mỹ tán thành quyết
định đó.

Vào lúc 10g30 sáng 20-11-1953, 64 máy bay vận tải quân sự C.47 do Mỹ chế tạo thả
dù 800 lính thuộc Tiểu đoàn dù thuộc địa số I (ler BPC) xuống cánh đồng Mường Thanh.
P P

Điện Biên Phủ được xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với hơn
16.000 quân đồn trú.

Chính phủ Mỹ cử đến Điện Biên Phủ "một ủy ban thanh tra, gồm nhiều chuyên viên
có đầy kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên, tự xưng là biết những khả năng chiến
thuật của súng đại bác phòng không của Nga". Sau khi kiểm tra toàn bộ tập đoàn cứ điểm,
uỷ ban Mỹ "khẳng định rằng các vị trí của Pháp cùng những liên lạc bằng đường không sẽ
không bị phòng không đối phương quấy rối nghiêm trọng. Uỷ ban Mỹ tuyên bố rằng, dù thế
nào đi nữa, pháo binh và máy bay bắn trả, cùng toàn bộ những; nơi thả dù được lựa chọn
một cách chính xác, tất cả sẽ cho phép duy trì việc tiếp tế tập đoàn cứ điểm mà không phải
sợ bị tổn thất quá nghiêm trọng (...) Trong trường hợp xấu nhất, luôn luôn có thể tiếp tế tập
đoàn cứ điểm bằng cách thả dù vào ban đêm" [136,331].

Nhiều tướng lãnh Mỹ - như trung tướng John O'Daniel, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái
Bình Dương, thiếu tướng Thomas J.H. Trapnell, chỉ huy MAAG v.v... - nhiều lần đến tận
Điện Biên Phủ để kiểm tra tính chất kiên cố của "pháo đài bất khả xâm phạm" này. Ba sĩ
quan Mỹ - trung tá Richard F. Hen, trung tá John M. VVohncr và dại uy Robcrl M. Lloyd -
được cử ở lại Điện Biên Phủ để giúp bộ chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Theo lời khai của
thiếu uy Pháp Jacques (bị bộ đội Việt Nam bắt trước khi trận đánh bắt đầu), trung tâm đề

89
kháng Him Lam "do một cố vấn Mỹ ở Triều Tiên sang thiết kế và trực tiếp đôn đốc thi
công" [31, 33].

Ngày 20-2-1954, Mỹ viện trợ thêm cho Pháp 40 máy bay các loại, từ máy bay ném
bom B.26 đến máy bay vận tải C.47, C.119 ... Cũng trong tháng 2, Mỹ gửi sang Việt Nam
200 lính kỹ thuật thuộc Đơn vị phục vụ không quân số 81 (81st Air Service Unit) để giúp
P P

Pháp bảo trì và sửa chữa các loại máy bay mà Mỹ đã cung cấp. "Năm trong số những người
này bị tuyên bố là mất tích ngày 18-6-1954" [182, 307].

Ngày 13-3-1954, bộ đội Việt Nam bắt đầu nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chỉ trong
4 ngày (13 - 17-3), hệ thống phòng ngự của Phân khu Bắc và một trung tâm đề kháng của
Phân khu trung tâm sụp đổ, hai tiểu đoàn tinh nhuệ của Pháp bị diệt gọn, một tiểu đoàn khác
tan rã. Nhà sử học Mỹ Joseph Buttinger nhận định: "Sau ngày 18-3, Pháp hiểu rằng Việt
Minh có đủ sức mạnh để giành được chiến thắng ở Điện Biên Phủ mà không cần có sự can
thiệp trực tiếp của Trung Quốc" [46, II, 818]. Ngay cả thủ tướng Pháp Joseph Lanicl, chỉ vài
tuần trước còn lạc quan tin tưởng ở (hắng lợi của Kế hoạch Navarre, nay cũng phải thú
nhận: Bộ đội Việt Minh "đã giành được những ưu thế có tính chất quyết định đến mức
không còn ai tin vào khả năng phòng thủ vị trí cũng như kết quả cuối cùng của trận đánh"
[145, 170].

Ở Washington, những người câm đâu nước Mỹ theo dõi tình hình Điện Biên Phủ với
nỗi lo âu sâu sắc. Không đánh giá quá thấp bộ đội Việt Nam như trước nữa, họ thú nhận:
Điện Biên Phủ có thể thất thủ, "có khả năng Pháp sẽ thương lượng tại Genève để thoát khỏi
một cuộc chiến tranh thất nhân tâm" [198], Việt Minh sẽ thắng và Mỹ sợ mãi mãi mất ảnh
hưởng tại Việt Nam.

Trước mắt, Mỹ khẩn cấp viện trợ thêm cho Pháp gần 100 máy bay ném bom và chiến
đấu, gần 50 máy bay vận tải. Mỹ còn cho Pháp mượn 29 máy bay vận tải cỡ lớn C.119
"Flying Boxcar" do các phi công Mỹ lái, để lập cầu hàng không giữa Hà Nội và Điện Biên
Phủ. "Mỗi ngày, gần 100 máy bay vận tải DC.3 đã hạ cánh xuống sân bay trong tầm súng
cối của Cộng sản, vận chuyển từ 200 đến 300 tấn hàng tiếp tế. Thêm vào đó là 30 máy bay
vận tải cỡ lớn C.J 19 mỗi sáng thả dù từ 100 đến 150 tấn hàn", tiếp tế khác. Tất cả các máy
bay của cầu hàng không đều do Mỹ giúp" [202bis]. Không chỉ cung cấp máy bay, Mỹ còn
cung cấp cả người lái. Một số phi công Mỹ tham gia cầu hàng không này thừa nhận "hỏa lực
phòng không của Việt Minh dày đặc giống như ở vùng Ruhr trong Thế chiến thứ hai" [171,

90
37]. Chính trong một phi vụ chở vũ khí đạn dược cho Điện Biên Phủ ngày 6-5-1954, một
chiếc máy bay "Packet" của Mỹ bị súng phòng không Việt Nam bắn và nổ tung. Đại úy
James B. McGovern và phi công Wallace Buford chết [133, 167].

Nhưng chỉ tăng viện không thôi thì không cứu được Điện Biên Phủ đang bị bao vây
ngày càng chặt, nên "chính quyền Eisenhower cảm thấy sự can thiệp [của Mỹ] là cần thiết"
[198]. Do đó, trong nửa cuối tháng 3-1954, "khả năng Mỹ can thiệp [ở Điện Biên Phủ] trở
thành đồ tài bàn cãi nghiêm chỉnh trong chính phủ" [55, 262].

Kế hoạch can thiệp quân sư trực tiếp vào Việt Nam mang mật danh "Cuộc hành quân
Chim kên kên" (Operation Vulture) do chính đô đốc Arthur w. Radford, chủ tịch Hội đồng
tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, soạn thảo và được Eisenhower chấp thuận [165, 139], theo
đó: 60 máy bay B.29 "Superfort" - loại máy bay ném bom lớn nhất của Mỹ lúc đó, mỗi
chiếc có thể chở 8 tấn bom [109,302] - cất cánh từ hai căn cứ không quân của Mỹ Clark
Field (ở Philippines) và Okinawa (ở Nhật Bản) - được hộ tống bởi 150 máy bay chiến đấu
của các hàng không mẫu hạm thuộc Hạm đội số 7 của Mỹ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ - sẽ
ném bom rải thảm, mỗi đợt khoảng 450 tấn bom, xuống các trận địa pháo, các nơi đóng
quân của Việt Minh và các con đường tiếp tế dẫn tới Điện Biên Phủ.

Để không bị nhân dân Mỹ phản đối và dư luận thế giới lên án, những cuộc ném bom
ấy sẽ diễn ra vào ban đêm, phù hiệu của Không quân Mỹ trên các máy bay sẽ bị xóa đi (theo
lời Radford, làm như vậy để "không ai biết máy bay đó là của ai và từ đâu đến" [81,447])
hoặc thay bằng phù hiệu của Không quân Pháp [129, 320]. Để che dấu bàn tay can thiệp của
Mỹ, Radford còn đề nghị lập một Phi đoàn tình nguyện quốc tế (International Volunteer Air
Corps) gồm phi công nhiều quốc tịch khác nhau [197, 13].

Ngoài loại bom thông thường (mỗi quả nặng 2 tấn [147, 50]), Radford còn đề nghị sử
dụng 3 quả bom nguyên tử chiến thuật loại nhỏ (smali tactical atomic bombs) [100, 30].
Tuy sợi là "nhỏ" song bom nguyên tử chiến thuật đó "lớn hơn nhiều so với những quả bom
đã ném xuống Nhật Bản" [40, 149]. Một nhóm nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho rằng "chỉ
cần 3 quả bom nguyên tử chiến thuật cũng đủ nghiền nát các lực lượng Việt Minh ở Điện
Biên Phủ" [133, 114]. Tướng Nathan F. Twining, tham mưu trưởng Không quân Mỹ, đoán
chắc rằng 3 quả bom nguyên tử chiến thuật "sẽ xóa sạch quân Cộng sản ở đó, dàn nhạc có
thể chơi bài Marseillaise và quân Pháp [bị bao vây ở Điện Biên Phủ] có thể diễu hành ra
khỏi nơi ấy một cách chỉnh tề" [40, 143]. Ngày 23-4-1954, gặp ngoại trưởng Pháp Bidault

91
tại Paris, Dulles gợi ý: "Và nếu chúng tôi cho các anh hai quả bom nguyên tử để cứu Điện
Biên Phủ thì sao?" [147, 48]. Ngoài hai quả bom nguyên tử ném xuống Điện Biên Phủ,
Dulles còn đề nghị với Bidault "dùng một hay nhiều bom hạt nhân khác ném xuống các
đường tiếp tế gần biên giới Trung Hoa" [57, 26j.

Nixon đồng ý với kế hoạch của Radford, nhưng cho rằng chỉ ném bom không thôi là
chưa đủ. Ngày 16-4, trước Hội nghị các chủ báo Mỹ, Nixon tuyên bố: "Nếu để ngăn Cộng
sản bành trướng rộng hơn nữa ở châu Á và Đông Dương, chúng ta phải mạo hiểm gửi thanh
niên chúng ta sang đó bây giờ [64, 427] ". Theo chuẩn tướng James M. Gavin, tham mưu
phó Lục quân Mỹ phụ trách kế hoạch, Mỹ có thể đưa sang Bắc Bộ "8 sư đoàn chiến đấu, 35
tiểu đoàn công binh cùng với pháo binh và yểm trợ hậu cần" [163, 285].

Ý kiến của Eisenhower như thế nào?

Với tư cách là tổng thống kiêm tổng tư lệnh Quân đội Mỹ, ông ta tán thành kế hoạch
"Cuộc hành quân Chim kên kên" vì, theo ông ta, "hiệu quả tâm lý của một cuộc ném bom
bằng không quân sẽ nâng cao tinh thần của Pháp và Việt Nam [tức Bảo Đại] và sẽ cải thiện
toàn bộ tình hình, ít ra là tạm thời" [64, 428]. về ý kiến của Nixon gửi bộ binh Mỹ sang trực
tiếp tham chiến ở Việt Nam, Eisenhower không bác bỏ ngay mà cho rằng: "Lẽ dĩ nhiên, đó
luôn luôn là một khả năng; vấn đề đó lúc nào cũng được nghiên cứu đến" [64, 427]

Ngày 20-3-1954, đại tướng Paul Ély, tổng tham mứu trưởng Quân đội Pháp, bay thẳng
từ Việt Nam sang Mỹ cầu cứu. Sau khi tiếp Ély, đô đốc Radford báo cáo với Eisenhower:
Thất bại của Pháp ở Việt Nam có thể "dẫn đến việc toàn bộ Đông Nam Á mất vào tay Cộng
sản thống trị", do đó Mỹ "phải chuẩn bị hành động nhanh chóng và mạnh mẽ theo lời Pháp
yêu cầu Mỹ can thiệp" [80, 448].

Tình hình quân sự của Pháp ở Việt Nam ngày càng xấu đi không phải là nguyên nhân
duy nhất thúc đẩy chính quyền Eisenhower muốn can thiệp vào cuộc chiến tranh ở đó. Bất
chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ, ngày 18-2-1954, chính phủ Pháp dồng ý sẽ ngồi vào
bàn Hội nghị Gcnòve để bàn bạc với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa về vấn đề kết
thúc chiến tranh và lập lại hoa bình ở Việt Nam. Do đó, Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam
trước khi Hội nghị Genève khai mạc chính là "nhằm tránh việc Pháp bán rẻ (sell out)" Việt
Nam [102, I, 35] bằng con đường thương thuyết, thậm chí còn làm cho Hội nghị thất bại
ngay trước khi nó bắt đầu.

92
Trong lúc những người cầm đầu nước Mỹ đang tạo ra một "bầu không khí chuẩn bị
chiến tranh" [81, 38] rộn ràng thi đông đảo nhân dân, nhiều nghị sĩ và cả một số tướng lãnh
Mỹ phản đối kế hoạch phiêu lưu quân sự của họ.

Hơn 3 năm trước, chính phủ Truman đưa nước Mỹ vào chiến tranh Triều Tiên, khiến
hơn 14 vạn thanh niên Mỹ chết và bị thương, tốn hết 21 tỷ đô-la. Trong cuộc vận động tranh
cử tổng thống cuối năm 1952, Eisenhower đã từng lên án Đảng Dân chủ Mỹ là "đảng của
chiến tranh" (the party ofwar), đưa ra khẩu hiệu "Hoa bình ở Triều Tiên" (Peace in Korea)
nhằm thu phiếu của cử tri. Chiến tranh Triều Tiên mới kết thúc hơn nửa năm, nên "dư luận
quần chúng không bao giờ sấn sàng chấp nhận một cuộc can thiệp" [55,267] khác vào một
nơi cách xa nước Mỹ chín nghìn dặm. Đầu tháng 2-1954, Eiscnhowcr gửi sang Việt Nam
200 lính kỹ thuật để bảo tò và sửa chữa máy bay, chứ không trực tiếp tham chiến, nhưng
"ông ta đã gặp đủ chuyện phiền hà để thuyết phục các thượng nghị sĩ" [102, I, 101]. Nếu
như lần này Eisenhower đưa quân đội (Không quân, Hải quân và có thể cả Lục quân nữa)
can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, phản ứng sẽ mãnh liệt hơn nhiều. Tài liệu Lầu
Năm Góc viết: "Kinh nghiệm còn mối mẻ của chiến tranh Triều Tiên khiến [người Mỹ]
mạnh mẽ chống lại một sự dính líu khác của Mỹ vào một cuộc chiến tranh trên bộ ở châu
Á" [ỉ02, ì, 95]. Một người cùng Đảng Cộng hoa với Eisenhovver, thượng nghị sĩ WiUiam F.
Knowland, đang là thủ lĩnh phe đa số ở Thượng viện, khuyên Bisenhovver: "Tôi tin rằng,
trước khi đưa bất cứ lực lượng vũ trang nào - Hải, Lục hay Không quân - tham chiến [ở Việt
Nam], tổng thống nên và phải đến Quốc hội, đặt và trình bày vấn đề" [61, 16].

Nghe lời khuyên ấy, Eisenhower ủy quyền cho Dulles và Radford gặp 8 nghị sĩ có thế
lực nhất của Thượng viện và Hạ viện - gồm 3 của Đảng Cộng hòa (đang cầm quyền) và 5
của Đảng Dân chủ (đối lập) vào sáng thứ bảy 3-4-1954. Đó là:

- Thượng nghị sĩ William F. Knowland (Đảng Cộng hòa, thủ lĩnh phe đa số ở Thượng
viện)

- Thương nghị sĩ Lyndon B. Johnson (Đảng Dân chủ, thủ lĩnh phe thiểu số ở Thượng
viện)

- Thượng nghị sĩ Eugene Millikin (Đảng Cộng hòa)

- Thượng nghị sĩ Richard B. Russel (Đảng Dân chủ)

- Thượng nghị sĩ Earle C. Clements (Đảng Dân chủ)

93
- Hạ nghị sĩ Joseph Martin (Đảng Cộng hoà,chủ tịch Hạ viện)

- Hạ nghị sĩ John W. McCormack (Đảng Dân chủ, thủ lĩnh phe thiểu số ở Hạ viện)

- Hạ nghị sĩ J. Percy Priest (Đảng Dân chủ).

Ngoài Dulles và Radíòrd, còn có bộ trưởng Hải quân Robert A. Anderson, thứ trưởng
quốc phòng Roger Kyes (thành viên Ưỷ ban đặc biệt về Đông Dương) và Thruston B.
Morton (trợ lý của Dulles phụ trách các liên hệ với Quốc hội) tham dự buổi gặp mặt.

Sau khi Radíbrd trình bày những nét chính của kế hoạch ném bom xuống Điện Biên
Phủ, Dulles rút từ trong cặp ra bản dự thảo Nghị quyết chung của hai Viện của Quốc hội
(nhưng do chính phủ soạn sẵn) cho phép tổng thống có quyền - từ nay cho đến 30-6-1955 -
"sử dụng Hải quân và Không quân của nước Mỹ giúp đỡ các lực lượng đang chống lại xâm
lược ở Đông Nam Á nhằm ngăn ngừa sự mở rộng và sự bành trướng của xâm lược ấy và
nhằm bảo vệ và phòng thủ sự an toàn và nền an ninh của nước Mỹ" [80, 48] rồi kêu gọi các
nghị sĩ của hai Đảng ở hai Viện của Quốc hội thông qua dự thảo ấy.

Các nghị sĩ thận trọng nêu lên nhiều câu hỏi, như: Nếu các cuộc ném bom không mang
lại kết quả, liệu Mỹ có đưa Lục quân vào cuộc không? Vì Điện Biên Phủ gần biên giới
Trung Quốc, liệu Bắc Kinh có đưa quân chí nguyện sang Việt Nam (như quân chí nguyện
"kháng Mỹ viện Triều" mấy năm trước) và liệu Việt Nam có trở thành thành một "Triều
Tiên thứ hai" không? v.v...

Sau hơn hai tiếng đồng hồ thảo luận, các nghị sĩ đặt ra điều kiện tiên quyết là chính
phủ Eisenhower phải tranh thủ cho được các nước đồng minh của Mỹ - đặc biệt là Anh - có
"hành động thống nhất" (united action) với Mỹ, nói một cách khác, phải "quốc tế hóa" sự
can thiệp quân sự vào Việt Nam - như trước đây Mỹ đã lôi kéo 15 nước khác tham gia chiến
tranh Triều Tiên. Eisenhovver viết trong hồi ký: Mặc dù "gánh nặng của cuộc hành quân [ở
Việt Nam] sẽ do Mỹ đảm trách, các lực lượng tượng trưng do các nước khác cung cấp sẽ -
cũng như ở Triều Tiên - làm cho cuộc mạo hiểm [của Mỹ] có thêm một tư thế tinh thần thực
sự; nếu không, cuộc mạo hiểm đó sẽ có vẻ như một điển hình thô bạo của chủ nghĩa đố
quốc" [64, 412].

Tuy chính quyền Eisenhower đã tổ chức buổi họp ngày 3-4 nói trên nhằm vận động
các nghị sĩ chủ chốt đồng ý với chính phủ, song trong phiên họp ngày 6-4, "tuyệt đại đa số

94
thượng nghị sĩ của hai Đảng đều chống lại việc Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Dương"
[130, 263-264].

Chẳng hạn, thượng nghị sĩ John F. Kennedy (Đảng Dân chủ) tuyên bố: "Đổ tiền bạc,
vật liệu và con người vào rừng rậm Đông Dương mà không có chút viễn ảnh chiến thắng
nào thì thật phù phiếm một cách nguy hiểm và tự huy hoại. Tôi thành thật tin rằng không có
viện trợ quân sự nào của Mỹ cho Đông Dương có thể thắng được một kẻ thù có mặt ở khắp
nơi (everywhere) nhưng đồng thời chẳng thấy ở đâu cả (nowhere), "một kẻ thù của nhân
dân" nhưng lại được nhân dân thương mến và che chở ... Đối với nước Mỹ, đơn phương can
thiệp và gửi quân đến mảnh đất khó khăn nhất thế giới ấy ... có nghĩa là chúng ta sẽ phải dối
đầu với một tình thế còn khó khăn hơn rất nhiều so với tình thế mà chúng ta đã gặp phải ở
Triều Tiên" [84, 59; 106, 301].

Thượng nghị sĩ Edwin c. Johhson (Đảng Dân chủ) cũng nói: Tôi "chống lại việc gửi
lính Mỹ đến nơi bùn lầy rác rưởi ở Đông Dương để tham gia một cuộc đổ máu nhằm duy tò
mãi mãi chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột của người da trắng ở châu Á" [165, 140].

Ngay cả thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hoa đang cầm quyền như Alexander Wiley
cũng phản đối: "Nếu chiến tranh xảy ra dưới chính quyền này thì đó có thể là ngày tận số
của Đảng Cộng hoa" [165, 140].

Các thượng nghị sĩ khác nhưMike Mansfield, Richard B. Russell, John C. Stennis,
Everett Dirksen ... cũng lên tiếng phản đối, vì họ "sợ những rắc rối xảy ra trong nước cũng
như trên thế giới" [51,19].

Từ góc độ thuẫn tuy quân sự, một số tướng lãnh Mỹ cũng không đồng tình với việc
can thiệp vào Việt Nam. Chẳng hạn tướng Matthew B. Ridgway, tham mưu trưởng Lục
quân Mỹ, nguyên tư lệnh quân Mỹ và quân các đồng minh của Mỹ tham chiến ở Triều Tiên,
phát biểu: "Tại Triều Tiên, chúng ta đã biết rằng chỉ có lực lượng Không quân và Hải quân
mà thôi thì không thể chiến thắng, rằng lực lượng Lục quân mà không đầy đủ thì cũng
không thể chiến thắng (...) Ngay cả khi dùng đến vũ khí nguyên tử thì cũng cần tới không
dưới 7 sư đoàn chiến đấu Mỹ và - nếu Trung Quốc can thiệp - thì phải có 12 sư đoàn" [133,
114]. "Với kinh nghiệm Triều Tiên còn rõ nét trong trí nhớ, Ridgway phản đối việc sa lầy
vào một chiến tranh trôn bộ với Trung Quốc" [163, 285]. Vì vậy, theo Ridgway, nếu Mỹ can
thiệp quân sự vào Việt Nam thì cái giá về người và của mà Mỹ sẽ phải trả "cao bằng, hay
cao hơn, cái giá mà chúng ta đã trả ở Triều Tiên" [165, 139].

95
Bỏ ngoài tai những ý kiến phản đối, chính phủ Eisenhower một mặt lao vào việc chuẩn
bị triển khai kế hoạch "Cuộc hành quân Chim kên kên", mặt khác ra sức vận động các đồng
minh của Mỹ - đặc biệt là Anh - cùng Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam trong một "hành
động thống nhất".

Hy sinh dịp nghỉ cuối tuần, bộ ba Eisenhovver - Dulles - Radford họp tại phòng làm
việc trên tầng lầu của Nhà Trắng vào tối chủ nhật 4-4-1954 để thảo luận những việc cần
phải làm cho kế hoạch "Cuộc hành quân Chim kên kên".

Ngày 14-4, Eisenhovver cử-tướng Partridge, tư lệnh Không quân Mỹ ở Đông Nam Á
sang Việt Nam. Gặp tướng Navarre (tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương) và tướng
Cogny (chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ) tại Hà Nội, tướng Partridge cam kết: "Tôi là người hỗ
trợ chắc chắn cho các ông. Các ông hãy chỉ cho tôi các mục tiêu. Tôi có sẵn 90 máy bay
ném bom B.29".

Một tuần sau, 22-4, Eisenhowcr lại chỉ thị cho tướng Caldara, người chỉ huy máy bay
ném bom của Không lực Mỹ tại Viễn Đông, đến Sài Gòn. Tướng Caldara bảo đảm với tổng
ủy viên Dejean: "Cuộc hành quân [Chim kên kên] có thể thực hiện trong mọi thời tiết mà
không cần đặt thiết bị hướng dẫn bằng rađiô trên đất đối phương" [104, 301]. Sau đó, tướng
Caldara bay trên bầu trời Điện Biên Phủ để quan sát tập đoàn cứ điểm.

Trước đó, ngày 19-4, Eisenhovver hạ lệnh cho hai hàng không mẫu hạm Essex và
Boxer trọng tải 31.000 tấn, trang bị vũ khí nguyên tử , thuộc Hạm đội số 7 của Hải quân
Mỹ, tiến vào vịnh Bắc Bộ, làm ra vẻ "đang làm nhiệm vụ tập luyện" [41, 211]. Đô đốc
Hopvvood, tham mưu trưởng Hạm đội số 7, cũng được cử đến Việt Nam để trao đổi với
tướng Navarre và đô đốc Auboyneau.

Sau đó, một số sĩ quan Pháp được Mỹ mời sang căn cứ Clark Field (ở Philippines) để
bàn cách phối hợp hành động.

Trong khi các tướng lĩnh được lệnh khẩn trương chuẩn bị cho việc triển khai kế hoạch
quân sự thì Eisenhower và Dulles lao vào việc vận động các nước đồng minh của Mỹ.

Ngày 4-4, dù là ngày chủ nhật, Eisenhovver vẫn ngồi vào bàn giấy, viết thư cho thủ
tướng Anh Winston Churchill. Eisenhower mở đầu bức thư bằng lời dự báo một viễn tượng
không lấy gì làm sáng sủa: "Nếu Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, hậu quả cuối cùng sẽ
tai hại cho thế chiến lược toàn cầu của các Ngài và của chúng tôi với hậu quả là sự đổi thay

96
trong cán cân lực lượng trên toàn châu Á và Thái Bình Dương, và tôi biết đó là điều mà cả
Ngài lẫn tôi đều không thể chấp nhận". Eisenhower kêu gọi Anh cùng với Mỹ và "những
nước có lợi ích sống còn trong việc ngăn chặn cộng sản bành trướng trong khu vực" châu Á
- Thái Bình Dương hãy "thành lập một sự tập hợp hay liên minh mới, đặc biệt". Eisenhowcr
nhấn mạnh: "Điều quan trọng là liên minh đó phải mạnh và sẵn sàng tham gia chiến đấu khi
cần" [64, 419-420].

Nhưng điều mà Mỹ không mong đợi lại xảy ra: Churchill đã thẳng thừng từ chối lời đề
nghị của Eisenhower: "Nước Anh không sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương trước khi Hội
nghị Genève có kết quả" [133, 114].

Sợ thư từ không diễn tả được đầy đủ các ý, Eisenhower cử Dulles thay mình bay sang
London để đích thân thuyết phục Churchill và Anthony Eden (10-4). Song lập trường của
thủ tướng và ngoại trưởng Anh không thay đổi.

Chuyến du thuyết thất bại. Tuy vậy, sau khi về lại Washington, ngày 15-4, Dulles vẫn
gửi thư mời đại sứ chín nước Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Philippines, Thái Lan và
ba Quốc gia liên kết Đông Dương đến dự một cuộc họp vào ngày 20-4 để thảo luận việc
thành lập một liên minh phòng thủ cho vùng Đông Nam Á. Nhận được thư mời, đại sứ Anh
Roger M. Makins điện ngay về London xin chỉ thị. Eden "rất tức giận trước sự "hiểu lầm"
có dụng ý của Dulles về lập trường của chính phủ Anh" [25, 46], ra lệnh cho Makins không
tham dự. Dulles đành phải thay đổi chủ đề của cuộc họp - bàn về Triều Tiên thay vì về
Đông Dương! Lúc đó chính phủ London mới cho phép đại sứ của mình đến dự, nhưng chỉ
nghe chứ không được tham gia thảo luận.

Ngày 23-4, ngoại trưởng ba nước Mỹ, Anh, Pháp có cuộc họp tại Paris. Bidault cho
biết tình hình ở Điện Biên Phủ hết sức nguy kịch. Dulles vội vàng điện cho Eisenhower.
Eisenhovver tức tốc phái đô đốc Radford bay sang Paris ngày hôm sau 24-4 để cùng Dulles
thuyết phục Eden một lần nữa. Dulles năn nỉ: "Chỉ cần nước Anh tham gia với một máy bay
duy nhất , chiếc máy bay tượng trưng cho tình đoàn kết" [147, 55]. Duiles nói thêm: nếu
chính phủ Anh tán thành việc can thiệp quân sự vào Việt Nam thì mọi việc sẽ diễn ra tuần
tự theo thời khóa biểu như sau:

❖Sáng thứ hai 26-4 (đúng vào ngày Hội nghị Genève khai mạc tại Cung điện các dân
tộc (Palais des Nations) để bàn về một giải pháp hoa bình cho vấn đề Triều Tiên),
Eisenhovver sẽ ra trước Quốc hội Mỹ để yêu cầu các nghị sĩ hai Viện thông qua Nghị quyết

97
chung (mà chính phủ Mỹ đã soạn sẩn) cho phép quân Mỹ can thiệp trực tiếp vào chiến tranh
Việt Nam.

❖Chiều ngày 26 và cả ngày 27-4: Mỹ sẽ mời đại sứ các nước đồng minh của Mỹ ký
tên vào một Tuyên bố chung (mà Bộ ngoại giao Mỹ đã thảo sẩn) về "hành động thống nhất"
ở Việt Nam.

❖Từ 28-4 trở đi, hàng trăm máy bay (chủ yếu là của Mỹ) bắt đầu thực hiện các phi vụ
ném bom xuống Điện Biên Phủ theo kế hoạch "Chim kên kên" (mà Hội đồng tham mím
trưởng Liên quân Mỹ đã vạch).

Trước một vấn đề hệ trọng như thế, Eden nói ông không thể quyết định ngay mà sẽ
quay về London tròng chiều 24-4 để đưa ra trước buổi họp sáng ngày hôm sau của Nội các
Anh.

Cũng trong ngày 24-4, ở Paris, Dulles gợi ý với Bidault thuyết phục chính phủ Anh tán
thành việc can thiệp quân sự ở Việt Nam, còn tại bang Kentucky (Mỹ), Eisenhower nói với
đại sứ Pháp Henri Bonnet rằng Mỹ chỉ có thể tham chiến trong khuôn khổ một hành động
tập thể, nếu không Mỹ sẽ mang tiếng là đế quốc [147, 54]. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ
Walter B. Smith cũng đề nghị Bonnet nên khuyên chính phủ Pháp tác động với Churchill và
Eden. Smith nhấn mạnh: "Kết quả tuy thuộc ở việc London có chấp thuận hay không"
[147,55].

Theo gợi ý của Mỹ, chính phủ Pháp đã chỉ thị cho đại sứ René Massigli thay mặt thủ
tướng Laniel đến gặp Churchill và Eclen: "Nếu Anh không lên tiếng phán đối, máy bay của
Hải quân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống [Điện Biên Phủ] vào ngày 28-4" [104, 300].

Ngày 25-4, Radford - với tư cách là phái viên riêng (personal envoy) của tổng thống
Mỹ - bay sang London để một lần nữa thuyết phục Churchill.

Bất chấp là ngày chủ nhật, nội các Anh được triệu tập đến dự phiên họp khẩn cấp bất
thường kéo dài từ sáng đến chiều 25-4. Churchill tuyên bố: "Điều mà người ta yêu cầu
chúng ta làm là giúp vào việc đánh lừa Quốc hội [Mỹ] để phê chuẩn một cuộc hành quân;
cuộc hành quân ấy sẽ không có hiệu quả, nhưng có thể dẫn thế giới đến bên bờ một cuộc
chiến tranh lớn". Sau một ngày thảo luận sôi nổi, toàn thổ nội các Anh tán thành lập trường
của Churchill, quyết định nước Anh sẽ không tham gia bất cứ kế hoạch can thiệp vũ trang

98
nào của Mỹ vào Việt Nam trước khi Hội nghị Genève có kết quả. Theo lời giải thích của
Eden, quyết định đó được căn cứ trên 3 lý do sau:

"Một là chúng ta hiểu rằng chỉ có hoạt động của Không quân không thôi sẽ không thể
có hiệu quả;

Hai là một sự can thiệp quân sự như thế có thể sẽ phá hoại mọi cơ may đạt được một
cuộc dàn xếp ở Genève;

Ba là điều đó có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn diện ở châu Á" [167,434].

Gặp Radford, "Churchill đã nói một cách thẳng thừng với viên đô đốc Mỹ rằng nếu
người Anh đã không muốn chiến đấu để ở lại Ân Độ thì ông ta thây không có lý do nào lại
khiến cho người Anh phải chiến đấu để giúp người Pháp ở lại Đông Dương" [100, 30].

Trả lời đại sứ Pháp Massigii, Eden nói: việc Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam sỗ
"dẫn tới một cuộc phiêu lưu mà chúno; ta không thể lường trước được mọi sự phát triển của
nó. Chỉ có một chính sách có thể mang lại kết quả tốt đẹp, dó là tìm kiếm một cuộc ngưni*
bắn ở [Hội nghị] Gcnèvc" [147, 56].

Không thuyết phục được Anh, Mỹ quay sang lôi kéo Australia và New Zealand, hai
nước đã ký Hiệp ước an ninh ANZUS với Mỹ ngày ỉ-9-1951 tại San Francisco, Mỹ. Mỹ đề
nchị hai nước cùng Mỹ can thiệp vào Việt Nam, nhưng noi gương chính phủ London, hai
nước - vốn. là thành viên của Liên hiệp Anh (the Commonwealth) - nhanh chóng khước từ
lời đề nghị của Mỹ.

Trong khi đó, ở Điện Biên Phủ từ ngày 1-5-1954 Quân đội nhân dân Việt Nam mở đợt
tiến công thứ ba, ngày càng siết chặt vòng vây. Giờ tận số của quân viễn chinh Pháp trong
tập đoàn cứ điểm đôn gần, "các nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ nghĩ rằng đã quá trễ để có thể
cứu vãn Điện Biên Phủ" [171, 34]. Là một tướng lãnh, Eisenhower cũng thừa nhận: "Trong
suy nghĩ của tôi, tôi thấy rất nghi ngờ về hiệu quả của những cuộc ném bom bằng Không
quân xuống những đạo quân được triển khai ở nơi có nhiều chỗ che chắn tốt" [64, 413].

Đúng 17 giờ 30 ngày 7-5-1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của bộ đội Việt Nam
tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Thiếu tướng De Castries và toàn bộ sĩ
quan, binh sĩ của ông ta đều bị bắt sống ...

"Chim kên kên" của Mỹ chưa kịp bay lên thì đã gãy cánh.

99
Tuy vậy, trong gần hai tháng trời, ba quả bom nguyên tử chiến thuật gắn dưới cánh
con chim ấy đã làm cả thố giới lo lắng về nguy cơ mở rộng chiến tranh: ba quả bom ấy nổ
gần biên giới Việt - Trung có thể khiến Trung Quốc vào cuộc, lôi cuốn Liên Xô, Anh và các
nước khác trong hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cùng tham chiến ... Điện Biên
Phủ là một trường hợp điển hình của chính sách "Bên miệng hố chiến tranh" (Policy of
brinkmanship) của Mỹ.

3.3. MỸ PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ GENÈVE 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG.

3.3.1. MỸ CHỐNG GIẢI PHÁP THƯƠNG THUYẾT ĐỂ CHẤM DỨT CHIẾN


TRANH

Sau hai năm thương thuyết (10-7-1951 - 27-7-1953), cuối cùng Hội nghị Panmunjum
(Bàn Môn Điếm) đạt tới một Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên. Ngày càng có nhiều người
Pháp thuộc đủ mọi giới lên tiếng đòi hỏi kết thúc cuộc chiến tranh hao người tốn của ở
Đông Dương bằng con đường tương tự.

Từ 23 đến 27-10-1953, tại diễn đàn Quốc hội, nhiều nghị sĩ Pháp yêu cầu chính phủ
Laniel phải thương thuyết với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa để sớm chấm dứt cuộc
đổ máu.

Trước sức ép của dư luận, ngày 12-11, thủ tướng Joseph Laniel phải tuyên bố: "Nếu
một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa phương hay quốc tế, nước Pháp sẽ
vui lòng đón nhận một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, như nước Mỹ [đã làm] ở
Triều Tiên" [80, 40].

Hai tuần sau, ngày 26-11, trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Thụy Điển Sven Lốígren
của báo Expressen, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nếu chính phủ Pháp (...) muốn đi đến đình
chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình,
thì nhân dân và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó" [17].

Trong khi cả thế giới hân hoan nghĩ đến viễn cảnh hòa bình sẽ được lập lại ở Việt Nam
sau chín năm khói lửa, thì những người cầm đầu nước Mỹ lại lo sợ rằng Pháp - vì đang gặp
khó khăn mọi mặt ở cả Đông Dương lẫn ở chính quốc - có thể chấp nhận quá nhiều nhân
nhượng trước Việt Minh khiến cho Mỹ không còn cơ hội vào Việt Nam sau này. Do đó, Hội
đồng an ninh quốc gia Mỹ cho rằng "Trong điều kiện hiện nay, mọi giải pháp bằng thương

100
lượng đều có nghĩa là cuối cùng để mất vào tay Cộng sản không chỉ Đông Dương mà cả
Đông Nam Á. Việc thất thủ Đông Dương sẽ nguy kịch cho nền an ninh của Mỹ" [97, 10].

Eisenhower cử ngay phó tổng thống Nixon sang Việt Nam để một mặt động viên Pháp
tiếp tục tham chiến, mặt khác ngăn chặn Pháp thương thuyết với Việt Minh. Trước các sĩ
quan của Pháp và của Bảo Đại ngày 4-11-1953 tại Hà Nội, Nixon nói: "Một cuộc dàn xếp
hoa bình sẽ đặt nhân dân [Việt Nam] dưới ách nô lệ của Cộng sản" [94,40] do đó "không thể
hạ vũ khí cho đến khi đạt được chiến thắng hoàn toàn" [94,40]. Ông kết luận: "Trong bất cứ
trường hợp nào cũng không có vấn đề thương thuyết" [186].

Trong khi đó, Dulles đi gặp các quan chức Pháp, thúc giục họ hãy (lẩy mạnh các nỗ
lực chiến tranh thêm vài năm nữa cho đến khi tình hình quân sự ở Việt Nam được cải thiện,
lúc đó Pháp sẽ ngồi vào bàn Hội nghị trong tư thế mạnh [102, I, 80]. Trong thời gian ấy Mỹ
sẽ ra sức củng cố quân đội của Bảo Đại để tiếp tục cuộc chiến tranh bên cạnh quân viễn
chinh Pháp hoặc - trong trường hợp Pháp bỏ cuộc - chiến đấu một mình với sự giúp đỡ của
Mỹ.

Từ ngày 25-1-1954, ngoại trưởng bốn nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Pháp và Anh) họp tại
Berlin (Đức). Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov đề nghị triệu tập một hội nghị
quốc tế nhằm tìm cách làm giảm căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, trong đó có vấn
dề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương.

Pháp và Anh tán thành ý kiến của Liên Xô nhưng Mỹ phản đối kịch liệt. Trong chỉ thị
ngày 10-2 gửi cho Dulles (lúc đó đang dự họp tại Berlin), Eisenhovver nối kết việc "Pháp sẽ
hành động một cách toàn diện và mạnh mẽ để tiếp tục chiến tranh" với việc "Mỹ cung cấp
thêm tiền bạc và trang bị" cho Pháp [64, 416]. Duỉỉcs gặp riêng Biđauk, hứa viện trợ thòm
500 triệu đô-la [133, 111] với hai điều kiện: Pháp phải tiếp tục triển khai Kế hoạch Navarre
và bỏ ngay ý định thương thuyết với Việt Minh. Pháp nhận tiền nhưng chỉ thi hành điều
kiện thứ nhất.

Trước sự nhất trí của ba trong bốn nước tham dự Hội nghị Berlin, Mỹ trở thành thiểu
số.

Ngày 18-2, Hội nghị thông qua quyết định triệu tập một Hội nghị quốc tế ở Genève từ
26-4 để lần lượt bàn hai vấn đề:

❖giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên

101
❖lập lại hòa bình ở Đông Dương

3.3.2. MỸ TÌM CÁCH LÀM CHO HỘI NGHỊ GENÈVE KHÔNG DIỄN RA (18-2-7-5-
1954)

Việc triệu tập Hội nghị Genève hoàn toàn đi ngược lại chính sách của Mỹ về vấn đề
Đông Dương.

Trong báo cáo ngày 5-4-1954, Ưỷ ban đặc biệt về Đông Dương khuyến cáo chính phủ
Mỹ:

"1. Chính sách của Mỹ là không chấp nhận bất cứ điều gì ngoài một thắng lợi quân sự
ở Đông Dương.

2.Lập trường của Mỹ là tranh thủ sự ủng hộ của Pháp đối với chính sách đó, và nếu
không được như vậy thì Mỹ sẽ kiên quyết phản đối mọi giải pháp thương lượng về Đông
Dương ở Genève.

3.Trong trường hợp không thực hiện được điều 2 nói trên, lập trường của Mỹ là đề ra
những biện pháp khẩn cấp với chính phủ Các quốc gia liên kết [ở Đông Dương] nhằm tiếp
tục chiến tranh Đông Dương với sự tham gia tích cực của Mỹ và - nếu cần - không có sự
ủng hộ của Pháp".

Uỷ ban đề nghị chính phủ Mỹ "đảm bảo rằng sẽ không đặt ra vấn đề ngưng bắn ở
Đông Dương trước khi giành được thắng lợi bằng hành động quân sự hoặc bằng việc Cộng
sản thừa nhận thất bại một cách rõ ràng". Ủy ban cho rằng chính phủ Mỹ "cần phải gây sức
ép về chính trị và kinh tế đối với Pháp, coi đó là cách hành động đầu tiên để tăng cường ý
chí tiếp tục hoạt động của Pháp ở Đông Dương" [101, 36-37].

Cũng trong tháng 4, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đề xuất với chính phủ Mỹ "báo
cho Paris biết rằng việc Pháp ưng thuận cho Cộng sản tiếp quản Đông Dương sẽ ảnh hưởng
tới địa vị của Pháp như là một trong ba nước lớn [của phe tư bản chủ nghĩa]" và rằng "viện
trợ của Mỹ cho Pháp sẽ mặc nhiên chấm dứt" [101, 11].

Trong hơn hai tháng rưỡi (từ quyết định ngày 18-2 của Hội nghị Berlin đến trước khi
Hội nghị Genève khai mạc 8-5-1954) chính phủ Mỹ không hề nói tới việc lập lại hoa bình,
ngược lại luôn tìm cách kéo dài và đẩy mạnh chiến tranh. Vạch ra kế hoạch "Cuộc hành
quân Chim kên kên" nhằm can thiệp quân sự trực tiếp với quy mô lớn, hô hào các nước
đồng minh của Mỹ tham gia một "hành động thống nhất" ở Việt Nam, làm ầm ĩ khả năng

102
Mỹ ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ..., tất cả những điều ấy có thể khiến các
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Liên Xô và Trung Quốc bất bình và rút lui khỏi Hội
nghị Genève, và như thế hội nghị này sẽ tan vỡ ngay trước khi bắt đầu.

Ngày 27-4, một ngày sau khi Hội nghị Genève về Triều Tiên khai mạc, Dulles nhấn
mạnh với Bidault: "Điều cần phải làm, đó là chuẩn bị cuộc phản công từ hai vùng châu thổ
[sông Hồng và sông Cửu Long]" [136, 264]. Một tuần sau, ngày 3-5, Duỉles nhấc lại ý đó
với đại sứ Pháp Jean Chauvel, phó trưởng đoàn Pháp tại Hội nghị Genève: "Trước hết phải
giữ cho được hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long để chuẩn bị cuộc phản công
trong vòng hai năm tới" [137, 141].

Bất chấp ý đồ ngăn cản của Mỹ, Hội nghị Genève về Đông Dương vẫn được triệu tập
tại Cung điện Các dân tộc vào lúc 16 giờ chiều thứ bảy 8-5, một ngày sau khi tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ sụp đổ, "trong tâm trạng buồn rầu sâu sắc nhất của Mỹ" như lời tường
thuật của nhà báo Mỹ Chalmers M. Roberts[171,31].

3.3.3. MỸ TÌM CÁCH PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ GENÈVE (8-5 - 20-7-1954)

Tuy phải miễn cưỡng ngồi vào bàn thương thuyết, "Mỹ không muốn bị liên đới về bất
cứ phương diện nào" với kết quả của Hội nghị và Dulles cho biết Mỹ có thể "xem xét khả
năng đơn phương rút khỏi Hội nghị" [102, I, 145].

Do đó, Eisenhowcr quyết định "hạ thấp phái đoàn Mỹ xuống thành một phái bộ quan
sát" [164, 23J, chỉ thị cho Dulles về Mỹ ngày 5-5-1954 (ba ngày trước khi Hội nghị Genève
về Đông Dương khai mạc). Trong khi những người cầm đầu các phái đoàn tham dự Hội
nghị đều là các ngoại trưởng, chỉ có trưởng phái đoàn Mỹ là một thứ trưởng Bộ ngoại giao -
tướng Walter Bedell Smith, nguyên cục trưởng Cục tình báo trung ương CIA. Smith tạm trú
tại một khách sạn ở Genève "như một khách vãng lai, phái đoàn của ông ta lúc nào cũng sẵn
sàng ra đi" [137, 112].

Hai ngày sau khi Hội nghị khai mạc, ngày 10-5-1954 chính phủ Laniel lo sợ các đại
đoàn chủ lực Việt Minh từ Điện Biên Phủ thừa thắng tiến xuống đồng bằng sông Hồng, lại
kêu cứu Mỹ.

Eisenhovver chộp ngay cơ hội ấy. Tối hôm đó, ông ta triệu tập Dulles, đô đốc Radford
và bộ trưởng quốc phòng Charles E. Wilson đến Nhà Trắng, phân công cho Radford và

103
Wilson soạn thảo một kế hoạch mới nhằm can thiệp quán sự vào Việt Nam và yêu cầu
Dulỉcs vận động Quốc hội ủng hộ kế hoạch ấy.

Nửa tháng sau, kế hoạch được soạn xong (26-5) và đệ trình lên tổng thống (28-5).
Theo kế hoạch, Hải quân và Không quân Mỹ cùng với Lục quân Philippincs và Thái Lan
được gửi sang Việt Nam tăng cường cho quân Pháp và quân Bảo Đại nhằm "tiến hành
những hoạt động phối hợp Hải-Lục-Không quân để tiêu diệt các lực lượng của địch" [97,
46]. Lực lượng can thiệp sẽ gồm "8 sư đoàn tác chiến, được yểm trợ bởi 35 tiểu đoàn công
binh cùng pháo binh và hậu cần mà một công việc khổng lồ như thế đòi hỏi" [70bis, 47,48].
Kế hoạch đó không loại trừ việc "sử dụng vũ khí nguyên tử bất cứ lúc nào điều đó phục vụ
cho lợi ích quân sự của chúm; ta" [102, I, 127]. Nhân dịp này, Hội đồng tham mưu trưởng
Liên quân của Radíord đề nghị tăng quân số MAAG ở Đông Dương từ 150 lên 2.250 người,
tức là tăng 15 lần [102, I, 127].

"Tổng thống đã duyệt y những phương hướng lớn" của kế hoạch [13, 197].

Trong khi đó, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội Việt Nam liên tiếp mở thêm
nhiều đợt tiến công. Đại sứ Jean Chauvel phải thừa nhận: "Chúng ta khó giữ được Hà Nội.
Bộ chỉ huy cho biết gửi thêm hai sư đoàn nữa cũng không giữ được thủ phủ Bắc Kỳ"
[149,146].

Một lần nữa, kế hoạch can thiệp quân sự của Mỹ bị phá sản ngay trước khi triển khai
vì "tình hình quân sự ở châu thổ sông Hồng gần Hà Nội vào cuối tháng 5 - đầu tháng 6 đã
xấu đi đến mức Washington cảm thấy bây giờ có can thiệp thi cũng vô ích" [101,13].

Tại Genève, phái đoàn Pháp - do ngoại trưởng Georges Bidault cầm đầu - "chỉ tìm
kiếm một cuộc ngưng bắn, hy vọng chấm dứt các trận đánh [để] xoa dịu dư luận Pháp và
cứu chính phủ Laniel đang lung lay, hoãn việc thỏa hiệp chính trị lại một thời gian sau"
[86,75]. Thái độ tiêu cực của chính phủ Laniel đẩy Hội nghị Genève vào thế bế tắc, có thể
thất bại. Những người yêu chuộng hoa bình ở Pháp rất bất bình. Ngày 12-6, Quốc hội Pháp
bỏ phiếu không tín nhiệm Laniel, cử thủ lĩnh 47 tuổi của Đảng xã hội cấp tiến Pierre
Mendès France lập chính phủ mới.

Nhậm chức ngày 19-6, viên thủ tướng mới long trọng hứa sẽ từ chức nếu không đạt
được một cuộc ngưng bắn ở Đông Dương trong vòng một tháng, lấy ngày 20-7-1954 làm
hạn chót. Để thực hiện lời hứa đó, ông kiêm nhiệm hai chức vụ ngoại trưởng và trưởng
Đoàn đại biểu chính phủ Pháp tại Hội nghị Genève.

104
Trước quyết tâm của P.-M. France, chính phủ Mỹ không khỏi lo sợ Dulles tâm sự với
Douglas Dillon, đại sứ Mỹ ở Paris: "Chúng ta biết rất ít những gì mà các nhà lãnh đạo Pháp
thực sự nghĩ trong đầu ... Chúng ta sợ rằng người Pháp chấp nhận một sự dàn xếp mà không
tham khảo trước ý kiến của chúng ta khiến cho Đông Dương hầu như chắc chắn sẽ rơi vào
tay Cộng sản chỉ trong vòng vài tháng" [133, 117]. Do đó, Mỹ "quyết định rằng tốt hơn hết
đối với Mỹ là ngưng tham gia nhiều vào Hội nghị Genève" [64, 442]. Trưởng phái đoàn Mỹ
Walter B. Smith nhận được chỉ thị bỏ Hội nghị về nước (21-6), giao phái đoàn lại cho đại sứ
U. Alexis Johnson. Một lần nữa, phái đoàn Mỹ lại bị giáng cấp (downgradeđ). Ngày 10-7,
Duiles tuyên bố rằng Mỹ "không muôn tham dự một cách đầy đủ về mặt ngoại giao tại một
hội nghị mà Mỹ không thể tán thành kết quả của hội nghị đó" [64, 446]. Dulles còn "tính
đến việc rút phái đoàn Mỹ khỏi Genòve", tẩy chay Hội nghị, để sau này có cớ không phải
thi hành những hiệp ước của hội nghị.

Tại Hội nghị Genève, có nhiều ý kiến cho rằng nôn giải quyết chiến tranh ở Việt Nam
bằng cách chia cắt lãnh thổ như trường hợp Triều Tiên. Mỹ cực lực phản đối đề nghị đó.
Sau khi "mất" Trung Hoa 5 năm trước đó, Mỹ không muốn "mất" thêm Bắc Việt Nam như
một hiệu ứng của "thuyết đô-mi-nô". Dulles chở rằng "việc Cộng sản [Việt Nam] kiểm soát
dù chỉ một phần của Đông Dương sẽ là sự kiện mở đầu chợ việc [họ] thống trị toàn bộ vùng
này" [142].

Tuy nhiên, khi giải pháp chia cắt được nhiều nước tham dự Hội nghị Genève - trong
đó có Pháp và Việt Nam dân chủ cộng hoa - tán thành, Mỹ đành chấp nhận, yêu cầu đường
phân chia phải nằm ở phía trên vĩ tuyến 20° (tức giữa Bắc Bộ và Trung Bộ). Sau khi gặp
Churchill và Eden, Eisenhower và Dulles hạ thấp yêu cầu, chỉ đòi đường phân chia không
được nằm quá xa ở phía nam của đường kẻ từ Đồng Hổi chạy về hướng tây (điểm 2 của
Tuyên bố chung Mỹ - Anh ngày 29-6-1954), tức khoảng vĩ tuyến 17°30. Cuối cùng, Hiệp
định Genève 1954 về Việt Nam quyết định giới tuyến quân sự tạm thời nằm ở vĩ tuyến 17°.

Khi chấp nhận "mất" Miền Bắc Việt Nam, Mỹ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu đài
thành hai nước riêng biệt (như trường hợp hai nước Triều Tiên) và muốn Hội nghị Genève -
theo vết Hội nghị Bàn Môn Điếm một năm trước đó - dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề
thuần tuy quân sự (đình chiến, tập kết quân đội, chia đôi lãnh thổ ...) mà thôi. Điểm 4 của
Tuyên bố chung Mỹ - Anh ngàv 29-6-1954 viết: Hiệu định Genèvc phải "không có những
điều khoản chính trị có thể dẫn tới việc mất các khu vực còn lại [Miền Nam Việt Nam, Lào,
Cam-bốt] vào tay Cộng sản kiểm soát" [60, 133].

105
Thế nhưng, phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đấu tranh để Hội nghị chấp nhận
rằng: việc phân chia lãnh thổ Việt Nam thành hai vùng tập kết của hai quân đội - Quân đội
nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp - chỉ nhằm mục đích trước mắt là tách rời
hai quân đội ấy ra để "tránh những việc xung đột có thể làm cho chiến sự xảy trở lại" (điều
I, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam), vĩ tuyến 17° là "giới tuyến quân sự chỉ có tính
chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ" (Tuyên
bố cuối cùng của Hội nghị Genève), một cuộc tổng tuyển cử bằng phiếu kín sẽ tổ chức vào
tháng 7-1956 để nhân dân hai miền Nam Bắc tự do quyết định tương lai chính trị của nước
Việt Nam thống nhất.

Mỹ không chấp nhận giải pháp đó. Ngày 13-7, Dulles và P.-M. France gặp nhau tại
điện Matignon ở Paris, lần đầu tiên kể từ khi P.-M. Prance giữ chức thủ tướng Pháp. P.-M.
France đề nghị ngoại trưởng Dulles hay thứ trưởng Smith trở lại Genève cầm đầu phái đoàn
Mỹ, vì chỉ còn một tuần nữa là đến hạn cuối cùng P.-M. France phải đạt được ngưng bắn
hay phải từ chức. Dulles trả lời một cách lạnh lùng: "Thế nào đi nữa, điều mà các anh sẽ ký
kết ở Genève là xấu. Chúng tôi không muốn, bằng sự có mặt của chúng tôi, tán trợ cho một
Yalta mới" [136, 245]. Theo lời kể của một viên chức Bộ ngoại giao Pháp, cuộc gặp gỡ đầu
tiên giữa ngoại trưởng hai nước Mỹ - Pháp kết thúc trong sự bất đồng ý kiến sâu sắc:
"Dulles đập bàn. Mendès France cũng đập bàn ... Dulles bỏ đi một cách giận dữ" [4, 265].

Ngày 16-7, Eisenhower chỉ thị cho Smith trở lại Genève, không phải để góp phần vào
thành công của Hội nghị, mà để "tìm hết cách ngăn cản việc đi đến một hiệp định" [5, 47].

Ngày 19-7, một ngày trước khi Hiệp định Genève được ký kết, "được thông báo về
những dự thảo cuối cùng của Hiệp định, J.F. Dulles nổi giận đùng đùng, tuyên bố rằng
những dự thảo đó ít phù hợp với "Bảy điểm" [của Tuyên bố chung Mỹ - Anh] ngày 29-6"
[136, 253]. "Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn cản một giải pháp trước nửa đêm 20 tháng
7" [5, 47]. Trong trường hợp đó - theo tính toán của Mỹ - P.-M. France sẽ từ chức theo lời
hứa, một chính phủ khác lên nắm quyền ở Paris sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với Việt
Minh, quyết tâm tiếp tục chiến tranh Đông Dương tới khi đạt được một chiến thắng quân sự.

"Suốt trong ngày 20 tháng 7, hoạt động ngoại giao rất sôi nổi, những dự thảo Hiệp
định được luân chuyển giữa các phái đoàn. Nhiều thì giờ quý đã bị mất đi vì W,B. Smith
không chịu hợp tác trong bất kỳ công việc nào, nằm khoèo tại buồng khách sạn và mọi dự
thảo đều phải gửi đến đó" [4, 267].

106
Bất chấp những cản trở mà Mỹ cố tình dựng lên, Hội nghị Genève cuối cùng vẫn đạt
tới những Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Đông Dương trong đêm 20 rạng sáng ngày
21-7-1954.

Trước đó, trong điện gửi cho Smith, Dulies chỉ thị: "Mỹ sẽ không cùng ký với Cộng
sản bất cứ tuyên bố nào" và yêu cầu Smith "đưa ra một tuyên bố đơn phương hay, nếu có
thể, một tuyên bố đa phương" [102, I, 152]. Do đó, khi trưởng phái đoàn các nước tham dự
Hội nghị nhất trí thông qua Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị, thì Smith phát biểu một
cách lạc lõng: "Chính phủ [Mỹ] không sẵn sàng tham gia vào bản Tuyên bố của Hội nghị
như đã được đệ trình" [181] và đưa ra một bản Tuyên bố đơn phương của riêng Mỹ.

Mỹ từ chối ký kết vì "Mỹ không muốn bị ràng buộc vào bất cứ văn kiện nào" [13, 303]
của Hội nghị nhằm sau này rảnh tay dể vi phạm.

Hành động cuối cùng này của Mỹ nhằm phá hoại Hội nghị Genève chính là bước
chuẩn bị đầu tiên để phá hoại Hiệp định Genève...

TIỂU KẾT

Tuy được Mỹ giúp, Pháp càne: đánh càng thua. "Trước những thất bại nặng nề và liên
tiếp của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ rất lo ngại" [8, XV, 30], sợ Pháp thương thuyết với Việt
Nam dãn chủ cộng hòa khiến Mỹ không còn cơ hội vào Việt Nam. Đo đó, Mỹ tăng thêm
viện trợ và "cử O'Daniel làm trưởng Đoàn cố vấn quân sự Mỹ ở Đông Dương" [8, XV, 75]
để "thúc đẩy thực dân Pháp tiếp tục chiến tranh, không cho Pháp lùi bước" [8, XV, 30].

Thông tư ngày 27-12-1953 của Ban bí thư Trung ương Đảng vạch rõ:"Dã tâm thâm
độc của đế quốc Mỹ : giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, dùng thanh niên
Pháp đánh nhân dân Việt Nam, dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, để cho Mỹ
hưởng lợi" [8, XIV, 554].

Được Mỹ chi thêm đô-la và vũ khí, Pháp đề ra Kế hoạch quân sự Navarre. Do đó, Ban
bí thư ra chỉ thị: "Đánh mạnh vào Kế hoạch quân sự Nava tức là đánh mạnh vào kế hoạch
tiếp tục chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp -Mỹ" [8, XV, 55].

Khi bộ đội Việt Nam bao vây Điện Biên Phủ, Mỹ "đã đưa thêm sang Đông Dương một
số máy bay B.29, cho phi công Mỹ lái máy bay tiếp cứu cho Pháp ở Điện Biên Phủ" [8, XV,
75]. Trước nguy cơ quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm này bị tiêu diệt, "Mỹ lại chủ trương "liên
hiệp hành động" [với Anh và các nước khác] để cứu Pháp ở Điện Biên Phủ, nhưng Anh

107
không chịu và các nước khác cũng không chịu, Mỹ lại thất bại" [8, XV, 154]. Cuối cùng
Điện Biên Phủ thất thủ.

Trong chỉ thị ngày 11-5-1954, Ban bí thư nhận định: "Thất bại thảm hại của địch ở
Điện Biên Phủ cũng như ở các chiến trường khác là một thất bại chiến lược, vì giữa lúc đế
quốc Pháp - Mỹ đẩy mạnh chiến tranh mưu giành lại thế chủ động thì kế hoạch của chúng
đà bị ta phá tan, Kế hoạch Nava bị thất bại về cơ bản" [8, XV, 100].

Tuy Mỹ không muốn nhưng cuối cùng vẫn phải cùng Pháp, Anh ngồi vào bàn Hội
nghị Genève để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Ban bí thư xem đó
"là một thắng lợi của ta (...) vì bọn đế quốc đã phải nhận bàn với đại biểu của chính phủ ta
mà trước đây chúng vẫn tỏ ra không chịu" [8, XV, 106].

Mỹ ỆỊ Pháp vì thua trên chiến trường mà phải nhượng bộ trên bàn đàm phán, nên Mỹ
"ráo riết hoạt động phá hoại Hội nghị Giơnevơ" nhằm "phá hoại việc lập lại hoa bình ở
Đông Dương" [8, XV, 10, 111].

Hành động phá hoại đầu tiên của Mỹ là hạ thấp vai trò của đoàn đại biểu chính phủ
Mỹ tại Hội nghị. "Bộ trướng ngoại giao Mỹ (John F. Dulles) họp mấy ngày [để bàn vấn đề
Triều Tiên] rồi chuồn [về Mỹ]. Nhưng các đại biểu khác cứ tiếp tục họp như thường và đưa
Hội nghị Giơnevơ đến một số kết quả" [8, XV, 164].

Chính phủ hiếu chiến Laniel - Bidault thiếu thiện chí trong đàm phán nên bị Quốc hội
Pháp bỏ phiếu không tín nhiệm. Từ 19-6-1954, "chính phủ Pháp do phe chủ hoa [đứng đầu
là Mendès France] nắm (...) và đang nói chuyện với ta" ở Hội nghị Genève [8, XV, 166-
167]. Mỹ sợ Mendès France nhượng bộ ta nên "dùng áp lực đối với chính phủ" này [8, XV,
184]. Đồng thời Mỹ "chuẩn bị, nếu đàm phán đạt được hiệp định đình chiến, thì phá việc thi
hành hiệp định đó" [8, XV, 185] "hòng gây lại chiến tranh" [8, XV, 187].

Bất chấp những hành động phá hoại của Mỹ, Hiệp định Genève được ký kết, kết thúc
chiến tranh Đông Dương. Nửa nước Việt Nam được giải phóng, hai miền Nam - Bắc sẽ
thống nhất sau 2 năm tạm thời chia cắt. Đó là những điều nằm ngoài mong đợi của Mỹ.

108
CHƯƠNG 4: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH
BÀNH TRƯỚNG THẾ LỰC CỦA MỸ (từ giữa năm 1954 đến cuối
năm 1956)

4.1.MỸ THAY ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP BANG THẾ LỰC CỦA MỸ

Trong chín năm sau Thế chiến thứ hai (1945-1954), Mỹ tích cực giúp Pháp để Pháp
làm một "cảnh sát khu vực" (regional policeman) có nhiệm vụ thực hiện "chính sách ngăn
chặn" của Mỹ ở Đông Dương.

Thế nhưng, bất chấp Mỹ ngăn cản, Pháp vẫn ngồi vào bàn thương lượng với Đoàn đại
biểu chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa (từ 8-5-1954), sau đó ký Hiệp định Genève
ngày 20-7-1954 giao Miền Bắc Việt Nam cho Việt Minh và cam kết tổ chức vào tháng 7-
1956 một cuộc tổng tuyển cử mà, theo lời của Dulles, "cuối cùng sẽ dẫn tới sự thống nhất
nước Việt Nam dưới quyền của Hồ Chí Minh" [101, 46]. Như thế, Pháp đã không làm tròn
nhiệm vụ một "cảnh sát khu vực" cho Mỹ nên phải bị gạt khỏi Miền Nam Việt Nam.

"Những ngày Mỹ và Pháp có chung một chính sách đã trôi qua; từ nay Mỹ muốn hành
động một cách độc lập với Pháp ở Việt Nam" [183].

Ngay từ đầu tháng 8-1954, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã "kêu gọi
Pháp rút hoàn toàn ra khỏi [Miền Nam Việt Nam]" [102, I, 215]. Dulles thận trọng hơn, sợ
việc rút ngay và rút hết quân Pháp có thể tạo ra một khoảng trống quân sự mà những người
yêu nước Việt Nam có thể tận dụng, nên trong thư ngày 18-8-1954 gửi bộ trưởng Quốc
phòng Charles Wilson, Dulles đề nghị: "Mỹ thực hiện một chương trình huấn luyện [quân
đội của Ngô Đình Diệm] đồng thời với việc Pháp bắt đầu rút dần khỏi chiến trường [Miền
Nam Việt Nam]" [102, I, 216].

4.1.1. MỸ GẠT PHÁP RA KHỎI MIỀN NAM VIỆT NAM.

4.1.1.1. MỸ THAY THẾ DẦN CÁC TAY CHÂN CỦA PHÁP BẰNG NHỮNG PHẦN
TỬ THÂN MỸ

Muốn gạt Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam, trước hết phải thay thế dần tay chân của
Pháp bằng những phần tử thân Mỹ.

109
Vị trí đầu tiên mà Mỹ muốn đưa người của mình vào là chức thủ tướng Chính phủ
Quốc gia Việt Nam. Để thay thế Bửu Lộc, Mỹ chọn Ngô Đình Diệm, một chính khách hội
đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một con cờ của Mỹ: chống Cộng, ghét Pháp và
thân Mỹ.

Không phải đến lúc đó Ngô Đình Diệm mới chống Cộng, mà đã từng chống Cộng từ
giữa những năm 20, khi tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam mới ra đời. Khi ấy
ông ta phục vụ trong bộ máy quan lại Nam triều dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. "Năm
1925, ông ta bắt đầu nhận thấy Cộng sản hoạt động trong vùng của ông ta và cho đến 1929,
ông ta tìm cách chống lại ảnh hưởng của những hoạt động đó. Năm 1929, ông ta bắt những
lãnh tụ Cộng sản và gửi một báo cáo lên cấp trôn người Pháp" [46,11,1254]. Theo lời ông ta
kể, "công việc chính [của ông ta lúc đó] là cùng với trưởng đồn người Pháp đi thanh sát ở
làng quê, hoặc khám phá và lùng bắt những tổ Cộng sản thời 1929-30" [18, 25]. Từ tháng 4-
1930 đến tháng 4-1933, lúc làm quản đạo Ninh Thuận rồi tuần vũ Bình Thuận, "ông đã giúp
Pháp đè bẹp những cuộc nổi dậy đầu tiên của nông dân do Đảng [cộng sản] phát động trong
những năm ấy” [28, 235].

Nhờ tích cực đàn áp phong trào yêu nước và cách mạng chống thực dân Pháp, Diệm
tiến rất nhanh trên con đường làm quan. Chỉ sau 12 năm (1921-1933), ông ta được bổ làm
thượng thư Bộ lại, sung Cơ mật viện đại thần khi mới 32 tuổi.

Leo tới đỉnh cao nhất trong hệ thống quan lại Nam Triều chẳng được bao lâu, trong
cuộc tranh giành quyền lực với Phạm Quỳnh, ông không được Pháp ủng hộ. Bất mãn, ông
từ chức. "Pháp lấy lại các tước vị và huy chương đã ban cho ông" [140, 122]. Vì vậy, theo
nhà ngoại giao Mỹ ở Sài Gòn, Diệm "thù ghét Pháp một cách mù quáng" [80, 78], còn Tài
liệu Lầu Năm Góc gọi Diệm là "một người ghét Pháp hạng nhất" [102, I, 210]. "Diệm quay
sang Nhật Bản khi Nhật chiếm Việt Nam năm 1940" [110, 14]. Pháp thường xuyên theo dõi
Diệm [140, 122]. Năm 1942, Pháp cách chức Ngô Đình Khôi (anh cả của Diệm, làm tổng
đốc Quảng Nam) "về tội âm mưu câu kết với Nhật chống lại họ" [28, 229]. Tháng 7-1944,
Pháp định bắt Diệm, ông ta phải nhờ Tổng hành dinh Quân đội Nhật ở Sài Gòn che chở
[137, 276]. Sau đó, Nhật đưa Diệm sang lánh tại Bangkok và Singapore.

Nhật đầu hàng, Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam, Diệm "cố thử một lần nữa với Pháp,
và khi thấy điều đó tỏ ra ít hứa hẹn, ông ta quay sang Mỹ" [105, 14].

110
Tháng 8-1950, Diệm sang Mỹ. Hồng y Francis Joseph Spellman - người nổi tiếng
chống Cộng, từng "công khai ủng hộ thượng nghị sĩ Joseph McCarthy" [81, 36] -nhận đỡ
đầu Diệm, cho Diệm ăn ở trong các tu viện Maryknoll của dòng Tên ở Lakewood (bang
New Jersey) và ở Ossining (bang New York). Một viên chức cao cấp của Cục tình báo trung
ương OA, Wesley Fishel (giáo sư Khoa chính trị Trường đại học bang Michigan) ra sức đào
tạo Diệm thành một con cờ trong tương lai của Mỹ và giới thiệu Diệm với nhiều nhân vật có
thế lực trong chính ííiới Mỹ, của Đảng dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa, như chánh án Tòa án tối
cao William O. Douglas, các nghị sĩ Mike Mansfielđ, John F. Kennedy, Hubert H.
Humphrey, Richard M. Nixon, William F. Knowland, Walter H. Juđđ ... Nhà sử học Mỹ
Stanley Karnow nhận định: "Diệm là công cụ của Mỹ ở Việt Nam, thông qua ông ta mà Mỹ
tiến sâu hơn vào Đông Nam Á" [86,21].

Tháng 5-1954, khi các bên tham dự Hội nghị Genève đang thương lượng một giải
pháp cho chiến tranh Việt Nam (tạm thời chia đôi lãnh thổ trong khi chờ đợi một cuộc tổng
tuyển cử để tái thống nhất đất nước), Mỹ chọn Ngô Đình Diệm vì "rõ ràng Diệm rất thích
hợp với mục tiêu của chính quyền [Mỹ] muốn ngăn ngừa khả năng tái thống nhất Miền Nam
với Miền Bắc cộng sản" [80, 82].

Dulles bay sang Paris gặp Bảo Đại, khuyên Bảo Đại chọn Diệm làm thủ tướng chính
phủ Quốc gia Việt Nam [53, 127], nhưng bị chính phủ Laniel phản đối vì họ không tin ở
lòng trung thành của một người đã từng theo Nhật và nay thân Mỹ. Nhân khi chính phủ
Laniel bị đổ từ 12-6, nhưng mãi đến 19-6 P.-M. France mới lập được chính phủ mới, Mỹ lợi
dụng cuộc khủng hoảng nội các này, gây sức ép để Pháp và Bảo Đại cử Ngô Đinh Diệm làm
thủ tướng thay hoàng thân Bửu Lộc, giao cho Diệm toàn quyền về quân sự lẫn dân sự (sắc
lệnh số 38-QT ngày 16-6-1954 của Bảo Đại).

Ngày 7-7, chính phủ Ngô Đình Diệm được thành lập, chỉ gồm 9 bộ, do những phần tử
chống Cộng và thân Mỹ đứng đầu, riêng Diệm cùng một lúc giữ ba chức vụ chủ chốt: thủ
tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng kiêm tổng trưởng nội vụ. Những chính khách thân
Pháp đều bị loại khỏi nội các.

Tuy nhiên, nhóm tướng tá thân Pháp vẫn còn nắm quân đội (với trung tướng Nguyễn
Văn Hình làm tổng tham mưu trưởng) và cảnh sát (với Lại Văn Sang làm tổng giám đốc).

Ngày 10-9, Diệm cử Nguyễn Văn Hình sang Pháp công tác trong sáu tháng. Thấy
được thâm ý của Diệm muôn "điệu hổ ly sơn", Hình không chịu đi, viện cớ thủ tướng không

111
có quyền điều động tổng tham mưu trưởng. Một tháng sau, ngày 9-10, lấy cớ Hình có quốc
tịch Pháp, Diệm cách chức của Hình. Hình không tuân lệnh Diệm vì cho rằng chức tổng
tham mưu trưởng của Hình do quốc trưởng phong nên chỉ có Bảo Đại mới đủ thẩm quyền
cách chức Hình. Hình cùng một nhóm tướng tá thân Pháp chuẩn bị lật đổ Diệm. Theo đại sứ
Mỹ ở Sài Gòn Donald Heath, nhóm của Hình được Pháp - ở Sài Gòn cũng như ở Paris -
"kín đáo khuyến khích, nếu không phải là ủng hộ một cách không chính thức" [102, I, 219].

Đại tá tình báo Mỹ Edward G. Lansdale, chỉ huy Phái bộ quân sự Sài Gòn (Saigon
Mllitary Mission, SMM) được cử đến gặp Hinh, nói thẳng với Hinh rằng Mỹ sẽ ngửng ủng
hộ Quân đội nếu Quân đội chống lại Diệm [101, 59]. Ngày 15-10, trước Uỷ ban đối ngoại
của Thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Mike Mansfield đề nghị: trong trường hợp Pháp giúp
Hinh lật đổ Diệm, "chính phủ Mỹ sẽ xem xét việc ngưng ngay tức khắc mọi viện trợ cho các
lực lượng [vũ trang] Việt Nam và Liên hiệp Pháp ở đó" [83, 68]. Ngày 23-10, tại Paris,
Dulles nói với P.-M. Prance: "Nếu Pháp không ủng hộ Diệm, Mỹ sẽ xét lại vấn đồ viện trợ
cho Pháp".

Ngày 24-10, Eisenhower gửi thư cho Diệm, hứa sẽ viện trợ trực tiếp cho Diệm, không
qua trung gian của Pháp nữa, nhằm xây dựng ở Miền Nam Việt Nam một chính phủ mạnh
và ổn định. "Lá thư này có tầm quan trọng to lớn đối với Diệm, vì nó báo cho các đối thủ
hiện nay của Diệm ở Miền Nam Việt Nam biết rằng Diệm đã được chọn làm công cụ của
chính sách của Mỹ" [25, 60].

Ngày 8-11, Eisenhower cử tướng J. Lawton Collins, nguyên tham mưu trưởng Lục
quân Mỹ, làm đại sứ đặc biệt của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, đồng thời là đại diện riêng
của Eisenhower bên cạnh chính phủ Diệm. Vừa đặt chân tới Sài Gòn, Collins đã nhấn mạnh:
Mỹ sẽ cung cấp "mọi viện trợ có thể có được cho chính phủ Diệm và chỉ cho chính phủ
Diệm mà thôi", rồi răn đe nhóm tướng tá thân Pháp rằng Mỹ sẽ ngưng "huấn luyện và viện
trợ cho quân đội Việt Nam nếu quân đội đó không tuân lệnh thủ tướng một cách hoàn toàn
và tuyệt đối" [81, 68].

Trước sức ép của Mỹ, Pháp - Bảo Đại phải nhượng bộ. Ngày 20-11, Hình bị trục xuất
sang Pháp. Sau đó, một loạt sĩ quan thân Pháp cũng bị sa thải khỏi quân đội, một số bị buộc
phải rời khỏi Miền Nam Việt Nam (như thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ, thiếu tướng Nguyễn
Văn Vận, trung tá Trần Đình Lan, thiếu tá Quách Sến...).

112
Ngày 1-12, Diệm chọn thiếu tướng Lê Văn Tỵ, một sĩ quan do Phấp đào tạo nhưng đã
ngã theo Mỹ, làm tổng tham mưu trưởng thay Hình.

vSau quân dội, Mỹ - Diệm cố giành quyền kiếm soát ngành cảnh sát đang còn nằm
trong tay tổ chức Bình Xuyên thân Pháp.

Ngày 26-3-1955, Diệm lập sở cảnh sát đô thành Sài Gòn trực thuộc đô trưởng Sài
Gòn, chứ không thuộc tổng giám đốc cảnh sát Lại Văn Sang (một nhân vật có thế lực của
nhóm Bình Xuyên thân Pháp). Rạng sáng 28-3, Diệm cho một đại đội lính dù tấn công tổng
hành dinh cảnh sát của Lại Văn Sang.

Quân Bình Xuyên trả đũa, nã pháo vào Dinh Độc Lập (nơi Diệm ở và làm việc), nổ
súng vào trụ sở Sở cảnh sát đô thành Sài Gòn, Bộ tổng tham mưu Quân đội của Diệm. Đêm
29 rạng 30-3, quân của Diệm mở cuộc tấn công thứ hai vào quân Bình Xuyên, nhưng "các sĩ
quan Pháp đã cắt nguồn tiếp tế khí đốt và vũ khí trong một lúc nhằm giữ Quân đội quốc gia
ở thế phòng vệ" [102, I, 231]. "Tướng Ély phản đối một cuộc tấn công của quân đội quốc
gia vào tổng hành dinh cảnh sát [của Bình Xuyên]" [102, 1, 231]. Theo lời kể của Lansdale,
"Pháp nói với Diệm rằng nếu ông ta cố chiếm tổng hành dinh Cảnh sát - lúc dó nằm trong
khu vực của Pháp, lính Pháp sẽ nổ súng vào quân đội Việt Nam [của Diệm]" [102, I, 232].

Một tháng sau, ngày 25-4, Diệm tiến thêm một bước nữa, cách chức Lại Văn Sang, cử
đại tá Nguyễn Ngọc Lễ làm tổng giám đốc Cảnh sát.

Ngay ngày hôm sau, tướng Lê Văn Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, ra lệnh cho quân Bình
Xuyên nả súng vào Dinh Độc Lập, vào trụ sở Tổng nha cảnh sát của Nguyễn Ngọc Lễ và
Bộ tổng tham mưu của Lô Ván Tỵ.

"Pháp công khai ủng hộ Bình Xuyên, cung cấp tin tức cho Bình Xuyên và chặn đường
quân đội của Diệm" [140, 127]. Trong khi đó, "cùng với quyền giám đốc CIA [tại Miền
Nam Việt Nam], đại tá Lansdale thành lập một toán giúp tiến hành các hoạt động chống lại
Binh Xuyên" [101, 20].

Được Mỹ giúp phương liên "đầy đủ, quân của Diệm đánh sang tổng hành dinh Bình
Xuyên ở bên kia cầu Chữ Y. Núng thế, quân Bình Xuyên phải rút ra Rừng Sác. Từ 21-9 đến
21-10, Diệm mở Chiến dịch Hoàng Diệu tấn công vào Rừng Sác. Quân Bình Xuyên tan rã.
Lê Văn Viễn, Lại Văn Sang và Lại Hữu Tài lánh sang Pháp, bị Diệm truy tố vắng mặt trước

113
tòa án quân sự (21-5) và tuyên án tử hình, tịch thu tài sản. Một số thủ lĩnh khác của Bình
Xuyên bị đày ra Côn Đảo.

Tham dự Hội nghị ngoại trưởng ba nước Mỹ-Anh-Pháp tại Paris đầu tháng 5-1955,
Dulles bình luận: "Chúng tôi không xem Bình Xuyên là một giáo phái và chúng tôi tin rằng
Bình Xuyên phải bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, rằng chính phủ Diệm cần phải được sự ủng
hộ đầy đủ để nắm lấy quyền kiểm soát ngành cảnh sát quốc gia" [127, 183].

Ở Miền Nam Việt Nam lúc đó, ngoài Bình Xuyên, còn hai nhóm thân Pháp khác là
Cao Đài Tây Ninh và Hoa Hảo.

Bản thân các nhóm này không thuần nhất (Cao Đài Tây Ninh có các nhóm Phạm Công
Tắc, Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế Hòa Hảo có các nhóm Trần Văn Soái, Lê
Quang Vinh, Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ ...) nên Mỹ dùng đô-la và địa vị để lối
kéo người cầm đầu mỗi nhóm về với Mỹ. Theo nhà sử học Bernard B.Pall, Mỹ đã chi 3,6
triệu đô-la để mua Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) và 3 triệu đô-la để mua Trần Văn Soái
(Hoa Hảo) [130, 282], cho hai nhân vật này giữ chức quốc vụ khanh kiêm ủy viên Quốc
phòng trong chính phủ cải tổ ngày 24-9-1954; chi 2 triệu đô-la để mua Trình Minh Thế [63,
145], phong cho Thế hàm thiếu tướng (13-2-1955); chi hơn 12 triệu đô-la trong hai tháng 3
và 4-1955 để mua các tướng tá Cao Đài và Hòa Hảo khác [81, 70], phong hàm thiếu tướng
cho Nguyễn Giác Ngộ (Hòa Hảo, 13-8-1954), Lâm Thành Nguyên (Hòa Hảo, 24-9-1954),
Văn Thành Cao (Cao Đài, 13-5-1955) v.v..., cho 6 nhân vật (3 Hòa Hảo và 3 Cao Đài) giữ
các chức vụ tổng trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ cải tổ ngày 24-9-1954 v.v...

Với những nhóm Bình Xuyên, Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo khác không theo Mỹ, Ngô
Đình Diệm tìm cách cô lập và đàn áp. Vì vậy, ngày 22-2-1955, các nhóm này tập họp lại
thành Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia. Được Mỹ giúp đỡ, Diệm thẳng tay tiêu diệt các
nhóm này. Lê Quang Vinh (Hòa Hảo) bị bắt (13-4-1956) và bị chém đầu (13-7-1956);
Nguyễn Văn Thành (Cao Đài) cũng bị bắt và bị kết án tử hình (13-8-1957) v.v... Trước đó,
Phạm Công Tắc (hộ pháp Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh) phải trốn sang Căm-pu-chia (16-2-
1956) và chết ở đó (17-5-1959).

Trước Uỷ ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ, Dulles tổng kết việc loại bỏ các phe
nhóm chính trị - quân sự thân Pháp ở Miền Nam Việt Nam: "Diệm đã làm được một chuyện
kỳ diệu trong việc quét sạch quân đội các phe nhóm, lẽ dĩ nhiên là với sự giúp đỡ của chúng
ta (...) Giờ đây, tất cả bọn chúng đều đã bị thanh toán, ít ra là trong chừng mực có liên quan

114
đến quân đội hay cảnh sát riêng của chúng, chỉ còn phải tiến hành những cuộc hành quân
càn quét nhỏ nữa thôi (...) Bây giờ, uy quyền của Diệm trên cả khu vực đã được thừa nhận.
Như tôi đã nói, điều ấy được thực hiện với sự giúp đỡ to lớn của Mỹ trong việc huấn luyện
và trang bị cho các lực lượng quốc gia" [115, 159-160].

Pháp bất bình thấy những phe nhóm thân Pháp ở Miền Nam Việt Nam bị loại dần.
Ngày 29-4-1955, thủ tướng mới của Pháp Edgar Faure lên tiếng đả kích Diệm đã "tập trung
sự thù địch của mọi người vào Pháp" [102, I, 237], cho rằng Diệm "không chỉ không có
năng lực mà còn điên rồ nữa" [133, 125] và kết luận: "Diệm không còn phù hợp để lãnh đạo
Miền Nam Việt Nam" [25, 66]. Ngày 11-5, Faure yêu cầu Dulles rằng "việc tuyên truyền
chống Pháp phải chấm dứt, Bảo Đại phải được giữ ở cương vị quốc trưởng"; những người
làm mất sự hoa thuận giữa Pháp và Mỹ (như Lansdale chẳng hạn) phải đưa ra khỏi Việt
Nam [102, I, 238].

Ngày 21-4, tại lâu đài Thorenc ở Cannes (miền nam nước Pháp), Bảo Đại tuyên bố
ông có ý định cách chức Ngô Đình Diệm và cử Phan Huy Quát làm thủ tướng. Một tuần
sau, ngày 28-4, Bảo Đại gửi về Sài Gòn hai bức điện: bức thứ nhất cử thiếu tướng Nguyễn
Văn Vỹ làm tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam và cử tướng Nguyễn Văn
Hĩnh về nước điều tra tình hình; bức thứ hai triệu tập Diệm và tướng Lê Văn Tỵ sang Pháp
gặp Bảo Đại.

Rõ ràng Pháp - Bảo Đại muốn thực hiện một cuộc đảo chính mà không cần nổ súng.

Đến đây, như nhận định của Tài liệu Lầu Năm Góc, "mối bất đồng giữa hai nước [Mỹ
và Pháp] trở nên cơ bản hơn bất cứ lúc nào trong quá khứ" [102, I, 236], nên Mỹ thấy đã
đến lúc thực hiện điều mà Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã quyết định từ 20-8-1954 trong
bị vong lục số 5429/2: "truất phế Bảo Đại bằng con đường hợp pháp" (legaliy dethrone Bao
Dai) [102, I, 204].

Tại Washington, thượng nghị sĩ Hubert H. Humphrey tuyên bố: "Thủ tướng Diệm là
niềm hy vọng tốt đẹp nhất mà chúng ta có được ở Miền Nam Việt Nam. Ông ta là vị lãnh tụ
của dân tộc. Ông ta xứng đáng và phải được sự ủng hộ toàn tâm toàn ý của chính phủ và
chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây không phải là lúc để có những biện pháp nửa vời hay do
dự ... Trên chân trời chính trị của Việt Nam, ông ta là người duy nhất có thể tập hợp được ở
một mức độ quan trọng sự ủng hộ của nhân dân ... Nếu như chúng ta có điều chỉ trích nào về
sự lãnh đạo ở Việt Nam thì người bị chỉ trích chính là Bảo Đại. Đã đến lúc chúng ta cắt đứt

115
mọi quan hệ với Bảo Đại, chứ không phải với Diệm. Nếu chính phủ Miền Nam Việt Nam
không đủ chỗ cho cả hai người này thì chính Bảo Đại phải ra đi" [81, 71]. Thượng nghị sĩ
Mike Mansíield khẳng định: "Quốc hội [Mỹ] không sẵn lòng dành kinh phí cho một nước
Việt Nam không có Diệm" [102,1, 232]. Chính phủ Mỹ cũng cảnh báo: "Diệm phải được
giữ lại làm thủ tướng, nếu không Mỹ sẽ chấm dứt việc ủng hộ tài chính" [80, 82].

Tại Paris, Dulles công khai bày tỏ lập trường của chính phủ Mỹ: "Chúng tôi tin rằng
Diệm tượng trưng cho niềm hy vọng tốt đẹp nhất của một sự tiến triển ôn hoa, có thể chịu
được và chống Cộng sản (...) Chúng tôi tin rằng cơ may tốt nhất và có lẽ duy nhất, đó là ủng
hộ Diệm một cách vô điều kiện". Đề cập đến số phận của Bảo Đại trong những ngày sắp tới,
Dulles nói: "Chúng tôi tin rằng mối quan hệ giữa Bảo Đại với Việt Nam phải được giải
quyết bởi chính người Việt Nam" [127, 183].

Ở Sài Gòn, nghe theo lời khuyên của cố vấn Lansdale, Diệm không thi hành những
mệnh lệnh của Bảo Đại: Diệm và Ty sẽ không qua Pháp; không cho phép Hình về lại Việt
Nam; không công nhận Vỹ là tổng tham mưu trưởng. Hơn thế nữa, để làm bẽ mặt Bảo Đại,
ngày 21-5-1955, Diệm truy tố Vỹ ra Tòa án quân sự: Vỹ bị tuyên án tử hình, tước binh
quyền và tịch thu gia sản (13-1-1956).

Để tiến hành việc "truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp" theo chủ trương của
Washington, Lansdale bày mứu tính kế với Diệm: "Cách duy nhất để ông có thể ở lại [chức
vụ thủ tướng] là để cho nhân dân yêu cầu ông ở lại qua một cuộc trưng cầu ý dân" [91,71].

Dưới sự sắp đặt của Lansdale, một tổ chức mang tên Hội đồng nhân dân cách mạng
được thành lập ngày 29-4 và ra tuyên bố đòi truất phế Bảo Đại trong buổi họp ngày hôm sau
tại Tòa đô chính Sài Gòn. Bộ trưởng Pháp La Forest đã phản đối với Dulles (đang có mặt tại
Paris trong tháng 5-1955) về hoạt động của Hội đồng này: "Có một chiến dịch dữ dội chống
lại người Pháp và đạo quân viễn chinh Pháp" và cảnh báo Mỹ: "Cán bộ Việt Minh lợi dụng
Hội đồng này" [102, I, 237].

Sau hơn 5 tháng chuẩn bị, ngày 6-10, Ngô Đình Diệm loan báo giao cho Bộ nội vụ tổ
chức cuộc trưng cầu ý dân mà Lansdale gợi ý.

Ngày 18-10, Bảo Đại phản ứng bằng cách cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.
Nhưng đã quá muộn: nhờ Mỹ, Diệm đã nắm chắc trong tay chính phủ, quân đội và cảnh sát.

116
Ngày 23-10, "với sự giúp đỡ của Lansdale và những người Mỹ khác, Diệm tổ chức
cuộc trưng cầu ý dân nhằm truất phế Bảo Đại và bầu ông ta cầm đầu Nhà nước" [133, 128].

Theo nhà sử học Stanley Karnow, Lansdale trước kia làm nghề quảng cáo, nên ông ta
áp dụng các phương pháp quảng cáo vào cuộc trưng cầu ý dân, như lựa chọn màu sắc các
phiếu bầu (màu đỏ cho Diệm, màu xanh cho Bảo Đại) để gây ấn tượng cho cử tri [133, 128],
đưa ra những khẩu hiệu ngắn gọn, có vần dễ nhớ: "Phiếu xanh bỏ giỏ, phiếu đỏ bỏ bì" v.v...

Theo lời của Lansdale, Ngô Đình Nhu - em trai và là cố vấn chính trị của Diệm - "đã
ra lệnh cho tổ chức của ông ta nhét thêm (stuff) các lá phiếu [của Diệm] vào một số thùng
phiếu và phá huy những thùng phiếu khác" [91, 71]. Nhà sử học Bernard Fall cho biết:
"Chẳng hạn tại khu vực Sài Gòn - Chợ Lổn, có 450.000 cử tri đăng ký nhưng có đến
605.025 lá phiếu bầu" [130, 296]. Một phần tư thế kỷ trước, năm 1930, một con cờ khác của
Mỹ là Rafael Leonidas Trujillo Molina cũng dùng thủ đoạn gian lận tương tự nên "có được
số phiếu nhiều hơn số cử tri đăng ký" và trở thành tổng thống Cộng hòa Dominicana
[81,111].

Nhờ vậy, kết quả cuối cùng (công bố ngày 26-10) là Diệm đã đắc cử với 98,2% số
phiếu, một tỷ lệ mà Tài liệu Lầu Năm Góc gọi là "quá ư vang dội" [101, 21], còn Nixon thì
cho là "phi lý, lố bịch" [100, 40].

Các nhà sử học Mỹ có những nhận định giốns nhau: đây là "một cuộc bầu cử gian lận
một cách thô bỉ" [81, 71], "một cuộc trưng cầu ý dân gian dối" [63, 77], "gian lận hơn phần
lớn các cuộc bầu cử được tổ chức trong các nước độc tài khác" [130, 296].

Tuy vậy, những người cầm đầu chính phủ Mỹ vô cùng hân hoan trước kết quả cuộc
trưng cầu ý dân, vì với việc truất phế Bảo Đại, Pháp mất đi tay chân cao cấp nhất và cuối
cùng ở Miền Nam Việt Nam. Dulles tuyên bố trước Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ:
"Bảo Đại bị loại trừ, và điều đó là một cơ hội để thực sự xây dựng một chế độ chống Cộng
vững mạnh và hữu hiệu tại một nơi mà, trong một thời gian dường như chế độ đó có thể bị
quét sạch sau thất bại của Pháp ở vùng Hà Nội và nhất là ở Điện Biên Phủ, cũng như do
những điều khoản đình chiến không thuận lợi" [115, 159-160].

Đến đây, "lá bài Bảo Đại" đã được thay bằng "lá bài Ngô Đình Diệm".

4.1.1.2. MỸ LOẠI PHÁP RA KHỎI MIỀN NAM VỆT NAM.

• Mỹ viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm:

117
Từ năm 1950 trở đi, trong tổng số viện trợ của Mỹ cho Đông Dương, Mỹ dành một
phần cho chính phủ Bảo Đại. Tuy nhiên Mỹ trao tất cả viện trợ đó cho Pháp rồi Pháp
chuyển lại một phần cho chính phủ Bảo Đại.

Sâu khi Pháp không làm tròn nhiệm vụ "cảnh sát khu vực" ở Đông Dương cho Mỹ,
Mỹ quyết định thay đổi cách viện trợ.

Ngày 20-8-1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ trong văn kiện số NSC 5429/2
khuyên nghị chính phủ Mỹ "cấp viện trợ trực tiếp cho Việt Nam (tức chính phủ Diệm),
không thông qua Pháp nữa" [101, 15]. Việc thay đổi này nhằm một mặt loại bỏ ảnh hưởng
của Pháp, mặt khác tăng cường ảnh hưởng của Mỹ đối với chính phủ Diệm.

Khuyên nghị đó được chính phủ Mỹ chấp thuận.

Trong thư ngày 23-10 gửi Diệm, Eisenhower chính thức thông báo: "Tôi đã chỉ thị cho
đại sứ Mỹ tại Việt Nam cùng ông - với tư cách là người đứng đầu chính phủ - xem xét một
chương trình viện trợ Mỹ cấp trực tiếp cho chính phủ của ông có thể giúp như thế nào cho
Việt Nam trong giờ phút thử thách hiện nay" [69, 204].

Ngày 29-10, Dulles nói thẳng điều đó cho P.-M. France biết.

Lúc đầu, "Pháp kịch liệt phản đối ý tưởng Mỹ viện trợ trực tiếp cho [Miền Nam] Việt
Nam", viện cớ Miền Nam Việt Nam còn là một nước hội viên của Liến hiệp Pháp nên "việc
Pháp giám sát viện trợ là thiết yếu"[102, I, 221]. Nhưng lý lẽ của P.-M. France không làm
thay đổi quyết định của Mỹ.

Mỹ bắt đầu trao viện trợ trực tiếp cho Diệm từ tháng 1-1955.

• Mỹ buộc Pháp rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.

Vừa bước ra khỏi chiến tranh Việt Nam với thương tích đầy mình, nước Pháp lại phải
đương đầu với các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của các dân tộc Bắc Phi.

Ngày 1-11-1954, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng dân tộc FNL, nhân dân
Algérie vùng lên chống Pháp. Algérie rộng 2,38 triệu cây số vuông (hơn 4 lần diện tích
nước Pháp), cách nước Pháp không xa lắm, có đến 984.000 người Pháp định cư (thống kê
năm 1954), là một thuộc địa có tầm quan trọng lớn đối với nước Pháp. Do đó, "chiến tranh
Algérie trở thành vấn đề ưu tiên cơ bản của chính phủ [Pháp] và nhữne lãnh vực chính trị
khác đều phụ thuộc vào vấn đề Algérie" [124, 272-273]. Lúc đó, ở Paris, người ta thường

118
nhắc lại lời khuyên trước kia của Onésime Reclus: "Hãy bỏ châu Á và giữ châu Phi" [147,
86].

Ngày 17-11, thủ tướng Pháp Pierre-Mendès France bay sang Washington. "Phần lớn
chuyến đi thăm của P.-M. France được dành để bàn đến vấn đề Mỹ viện trợ cho các lực
lượng quân Pháp ở Bắc Phi" [25, 62].

Ngày 20-11, Dulles báo cáo với Eisenhower về cuộc hội đàm với P.-M. France: "Ông
ta muốn lôi kéo chúng ta vào tình hình Bắc Phi... Ông ta muốn chúng ta dính líu vào" [80,
453].

Đây là dịp để Mỹ bắt bí Pháp: muốn được Mỹ giúp đỡ ở Bắc Phi, Pháp phải rút quân
khỏi Miền Nam Việt Nam, trao việc huấn luyện quân đội của Diệm lại cho Mỹ. Trong thế
bế tắc, P.-M. France đành phải nhượng bộ.

Mặt khác, để đẩy nhanh việc rút quân Pháp khỏi Việt Nam, Mỹ chỉ viện trợ cho Pháp
100 triệu đô-la trong năm 1955, tức là cắt giảm hơn 2/3 số..tiền Pháp đề nghị là 330 triệu
đô-la [102, I, 217,224].

Vì vậy, Pháp đành phải tập trung quân vào một số khu vực để lần lượt xuống tàu về
nước hay sang tham chiến ở Bắc Phi.

4.1.2. MỸ BIẾN MIỀN NAM VIỆT NAM THÀNH MỘT "KHU VỰC ẢNH HƯỞNG
" (zone of influence) CỦA MỸ.

Song song với việc loại Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam, Mỹ củng cố ảnh hưởng của
mình tại đây.

4.1.2.1. MỸ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ QUÂN ĐỘI THÂN MỸ Ở MIỀN NAM
VIỆT NAM:

Ngày 20-8-1954, chỉ 1 tháng sau Hiệp định Genève, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ra
văn kiện NSC 5429/2 đề ra những việc cần làm tại Miền Nam Việt Nam trong thời gian
trước mắt, trong đó có hai việc:

- thành lập "một chính quyền bản xứ hùng mạnh"

- "xây dựng một lực lượng quân sự bản xứ có khả năng bảo đảm an ninh trong nước"
[102,1,204].

119
"Sống lưu vong 4 năm tại Mỹ và châu Âu, Diệm ít được nhân dân Việt Nam biết tới"
[103, li, 13]. Hơn thế nữa, theo tạp chí Eastern World xuất bản ở Anh, "một nửa dân số
[Miền Nam Việt Nam] chống lại Diệm" [192]. Một tờ báo khác của phương Tây, tờ Paris-
Presse xuất bản ở Pháp, nhận xét tương tự: "Đại đa số dân chúng [Miền Nam] chống Diệm,
nhấtnông dân" [207]. Do đó, tuy được Mỹ đặt lên ghế thủ tướng Quốc gia Việt Nam, theo
lời của NVilliam Colby (sau này là người chỉ huy cơ quan CIA ở Miền Nam Việt Nam),
"ông ta chỉ kiểm soát không hơn cái dinh của ông ta" [91, 70]. Một tác giả khác cũng đồng ý
với nhận định đó của Colby: "Quyền lực của ông ta năm 1954 chỉ trải rộng trên không quá
một tá khối nhà ở trung tâm Sài Gòn" [51, 29]. Trong thư ngày 18-8-1954 gửi Bộ trưởng
quốc phòng Charles Wilson, Dulles thừa nhận: chính phủ của Diệm "còn lâu mới mạnh hay
ổn định", vì vậy cần phải: "một là củng cố chính phủ ấy bằng những phương tiện thuộc tính
chất chính trị và kinh tế; hai là ủng hộ chính phủ ấy bằng cách củng cố quân đội chống đỡ
chính phủ ấy". [102, I, 216]

Vì vậy, Mỹ phải bỏ nhiều công sức và tiền của để giúp đỡ Diệm, vì - như Tài liệu Lầu
Năm Góc nhận xét - "không có sự giúp đỡ của Mỹ, hầu như chắc -chắn là Diệm không thể
củng cố được chỗ đứng của mình ở Miền Nam trong thời gian 1955-1956" [101, 25].

Trước khi Diệm về tới Sài Gòn, chính phủ MỸ cử đại tá tình báo Edward G. Lansdale
- người từng giúp Ramon Magsaysay ở Philippines - sang Miền Nam Việt Nam, lập ra một
tổ chức bí mật mang tên "Phái bộ quân sự Sài Gòn" (SMM). Khi Lansdale sắp lên đường,
Dulles đã tóm tắt nhiệm vụ của viên sĩ quan tình báo này ở Miền Nam Việt Nam là "Làm
những gì mà anh đã làm ở Philippines" [28, 181]. Lansdale được chính phủ Mỹ trao cho
quyền hạn rộng rãi: "Ông sẽ hợp tác nhưng độc lập với vị đại sứ Hoa Kỳ và vị tướng đang
phụ trách Cơ quan viện trợ quân sự của Mỹ cho Nam Việt Nam. Ông sẽ báo cáo trực tiếp về
Washington, thông qua các kênh liên lạc của OA" [28, 181].

Lansdale trở thành quân sư chính của Diệm, hầu như .ngày nào cũng vào Dinh Độc
Lập để bày mưu tính kế với Diệm [91, 70].

Từ 8-11-1954, đặc sứ J. Lawton Collins được tăng cường sang Miền Nam với nhiệm
vụ "phối hợp và điều khiển một chương trình ủng hộ chính phủ [của Diệm] nhằm làm cho
chính phủ ấy có thể:

(a) đẩy mạnh an ninh trong nước, ổn định chính trị và kinh tế;

(b) xác lập và duy trì sự kiểm soát trên toàn lĩnh thổ;

120
căng thẳng gia tăng, hầu như đêm nào, chúng tôi cũng gặp [Diệm], mỗi buổi làm việc
của chúng tôi với ông ta kéo dài nhiều tiếng đồng hồ" [101, 20].

Chính phủ Diệm "còn lâu mới mạnh hay ổn định nên tổ chức và huấn luyện lại quân
đội của Diệm là "một trong những biện pháp hữu hiệu nhất làm cho chính phủ Việt Nam có
thể trở nên mạnh” [102, I, 216].

Ngày 17-11-1954, tướng J. Lawton Collins tuyên bố ông sẽ giành lại từ tay Pháp
quyền "huấn luyện Quân đội Việt Nam theo đúng những phương pháp đặc biệt của Mỹ,
những phương pháp này đã tỏ ra hữu hiệu tại Nam Triều Tiên, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và ở
nhiều nơi khác trên thế giới" [41, 231]. Tướng Collins - mà Tài liệu Lầu Năm Góc "xem
như người tiên phong (precursor) cho việc Mỹ tiếp quản hoàn toàn Đông Dương" [102, I,
224] - đến gặp tướng Paul Ély (tổng ủy kiêm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương) và
"trao cho Ély bản dự thảo hiệp định theo đó Pháp sẽ trao lại cho Mỹ hầu hết trách nhiệm về
mặt quân sự còn tồn tại ở Đông Dương. Mặc dù Ély đã biết Mỹ có ý đồ tiến hành những
hoạt động như vậy, song ông ta vẫn bị choáng váng trước tốc độ mà Washington đề ra nhằm
thanh toán sự có mặt về quân sự của Pháp" ở Đông Dương [25,62].

Cuối năm 1954, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lên kế hoạch xây dựng lại
quân đội của Diệm. Theo dự kiến của Hội đồng này, quân đội của Diệm gồm 234.000
người, gồm đủ ba quân chủng: Hải, Lục, Không quân. Hội đồng cũng đề nghị chính phủ Mỹ
chi 420 triệu đô-la để huấn luyện và duy trì đạo quân này, chưa kể số tiền 23,5 triệu đô-la để
huấn luyện và trang bị cho Hải quân và Không quân của Diệm vốn còn rất yếu so với Lục
quân [102, I, 216]. Tuy nhiên Dulles cho quân số như thế là quá đông, vĩ theo ông ta,
"nhiệm vụ của Quân đội quốc gia Việt Nam là bảo đảm an ninh nội bộ" [102, I, 217], còn
việc chống xâm lăng từ bên ngoài đến sẽ do quân Mỹ và quân các nước khác trong SEATO
đảm trách. Vì vậy, trong các ngày 19 và 20-1-1955, chính phủ Mỹ quyết định giảm quân số
của Diệm xuống còn 100.000 người vào tháng 12-1955 và dành cho đạo quân này số tiền
viện trợ 214,5 triệu đô-la [102, I, 225]. Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ dường
như không hài lòng với quyết định ấy, ngày 11-5 nhận định: "Quân đội quốc gia Việt Nam
được xem là không có khả năng duy trì an ninh nội bộ, lại càng kém khả năng hơn trong
việc chống lại xâm lăng từ bên ngoài tới nếu không có sự giúp đỡ quân sự từ ngoài (...)

• Quân đội quốc gia Việt Nam sẽ tan rã nếu không có sự yểm trợ về tinh thần và về vật
chất" [102, I, 2S8].

121
Ngày 13-12-1954, Collins ký với Paul Ély biên bản thỏa thuận theo đó từ đầu năm
1955, việc huấn luyện quân đội của Diệm sẽ do Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Mỹ
(MAAG) đảm trách, trên danh nghĩa vẫn đặt dưới sự "giám sát tổng quát" (general
supervỉsỉon) của đại tướng Paul Ély (Pháp), nhưng trong thực tế do tướng O'Daniel (chỉ huy
MAAG) toàn quyền chỉ đạo.

Ngày 20-1-1955, Phái đoàn liên lạc về huấn luyện và đào tạo TRIM được thành lập để
"huấn luyện và tổ chức lại quân đội của Diệm theo đường lối của Mỹ" [102, I, 206]. Sách
Quân sử (tức lịch sử quân đội của Diệm) viết: "Phái bộ này ra đời do sự thỏa thuận của Mỹ -
Pháp, thực ra do Mỹ [chỉ huy], nhưng [vì] còn sự hiện diện của Pháp nên có Pháp [tham dự]
(...) ở cấp trung ương có một Bộ tham mưu hỗn hợp [Mỹ - Pháp]; ở các cấp địa phương và
đơn vị có các toán cố vấn TRIM toàn là người Mỹ" [7,212]. Ban đầu, Mỹ sử dụng một số sĩ
quan Pháp làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, nhưng số huấn luyện viên Pháp ngày càng
giảm dần. Thay vào đó, các cố vấn của MAAG đảm" nhiệm mọi việc, từ tổ chức, huấn
luyện, cố vấn đến trang bị, trả lương cho quân đội của Diệm.

TEM bắt đầu hoạt động từ 12-2-1955 [102, I, 25], đến khi quân viễn chinh Pháp rút
khỏi Miền Nam Việt Nam, TRIM bị thay thế bằng Tổ chức huấn luyện vũ khí chiến đấu
CATO gồm toàn cố vấn Mỹ.

Theo sách Quân sử nói trên, "Ngày 1-6-1955, việc huấn luyện theo lối Mỹ trong quân
đội được bắt đầu (...) Ngày 29-9-1955, các sĩ quan Việt đầu tiên du học Hoa Kỳ được gửi tới
Trường Fort Benning theo học các lớp cơ giới, xa vận bộ binh và hoàn bị sĩ quan. Ngoài ra
cũng trong năm này, một số sĩ quan khác được gửi đi Philippines theo học các khóa về điện
ảnh, tin tức, y tế, công binh và quân nhu, và tới Hawaii để quan sát các tổ chức quân sự cửa
Mỹ" [7, 213].

Từ 1954 trở về trước, Quân đội quốc gia Việt Nam chỉ có những đơn vị từ cấp tiểu
đoàn (gọi là BVN) trở xuống. Nay Mỹ muốn quân đội của Diệm phải thành lập những sư
đoàn theo mô hình của Mỹ. Ngày 22-3-1955, O'Daniel nói: "Điều cần phải làm bây giờ và
cũng là điều khó khăn nhất, đó là lập những đơn vị lớn từ những đơn vị cấp tiểu đoàn.
Nhiều đơn vị này đã tác chiến tốt với tư cách la tiểu đoàn riêng rẻ. Thế nhưng nay phải xây
dựng những đơn vị mẫu, nghĩa là sư đoàn, vì chỉ có sư đoàn mới đáp ứng được những đòi
hỏi của chiến lược hiện đại, dù cho chiến đấu tập trung hay chiến đấu bằng những tiểu đoàn
phân tán" [161].

122
Theo kế hoạch giảm quân số của Mỹ, trong bốn tháng (từ tháng 3 đến tháng 6-1955),
58.445 quân bị giải ngũ. Vào giữa năm 1955, do phải đối phó với sự chống đối từ nhiều
phía (Bình Xuyên, Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo ...) neo việc giải ngũ phải tạm ngưng. Quân
số của Diệm vào ngày 1-7-1955 là 155.677 người [7, 213], gồm:

- 10 sư đoàn và 19 trung đoàn bộ binh

- 1 liên đoàn dù

- 4 trung đoàn thiết giáp

- 11 tiểu đoàn pháo binh

cùng một số đơn vị Không quân và Hải quân đang xây dựng. Ngoài lực lượng chính
quy nói trên, Mỹ còn giúp xây dựng Bảo an đoàn (8-4-1955) và Dân vệ đoàn (28-8-1955)
thành những lực lượng lĩnh thổ để từng bước đưa quân chủ lực làm nhiệm vụ cơ động [37,
674].

Quân đội của Diệm được cải tổ toàn diện, từ hình thức đến nội dung, theo kiểu mẫu
của Mỹ. Các vết tích của một thời chịu ảnh hưởng Pháp bị xóa bỏ triệt để. Ngày 26-10-
1955, tên gọi "Quân đội quốc gia Việt Nam" cũng bị đổi thành "Quân đội Việt Nam cộng
hoa ".

Tướng Collins cho biết: "Mỹ định cung cấp 2 tỷ đô-la cho việc trang bị và cố vấn lực
lượng vũ trang Miền Nam Việt Nam" [51,25]. "Mục tiêu chính của viện trợ này là củng cố
uy quyền của Diệm bằng cách cung cấp cho ông ta lực lượng vũ trang được trang bị tốt và
những đơn vị cơ động của cảnh sát quân sự" [204].

Tài liệu Lầu Năm Góc kết luận: "Không có viện trợ của Mỹ trong những năm sau đó,
chắc chắn là chế độ Diệm (...) không thể sống sót được (...). về cơ bản, [chế độ] Miền Nam
Việt Nam là một sản phẩm do Mỹ tạo ra" [101, 25].

4.1.2.2. MỸ TĂNG QUÂN VÀ ĐỔ VŨ KHÍ VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM.

Lúc Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam được ký, ở Việt Nam có 342 quân nhân Mỹ
thuộc Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự MAAG.

Điều 16 của Hiệp định Genève "cấm tăng thêm vào Việt Nam mọi bộ đội và nhân viên
quân sự". Giác thư ngày 22-9-1954 của Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ gọi Hiệp

123
định Genève là "một trở ngại lớn cho việc đưa [vào Miền Nam Việt Nam] đủ số nhân viên
của MAAG và vũ khí cùng trang bị bổ sung" [102,1,216].

Ngay sau khi Hiệp định được ký, O'Daniel - chỉ huy MAAG - đề nghị tăng nhanh số
cố vấn quân sự của MAAG trước ngày 11-8-1954, nhưng đề nghị này không được thực
hiện, vì ngày 11-8-1954 là ngày lệnh ngưng bắn có hiệu lực ở Nam Bộ, trong khi điều 16
cũng như các điều khoản khác của Hiệp định đã có hiệu lực từ 24 giờ ngày 22-7-1954 (giờ
Genève).

Cơ hội để Mỹ tăng gấp đôi số quân nhân Mỹ ở Miền Nam Việt Nam là vào tháng 6-
1956. lúc quân Pháp rút hết khỏi nơi đó. Viện cớ "giúp Việt Nam thu hồi và phân phối lại
những trang bị do Pháp bỏ lại" [101,23], Mỹ gửi tới Sài Gòn khoảng "400 sĩ quan, trong đó
có 80 sĩ quan cao cấp" [192] núp dưới danh nghĩa "Phái đoàn tạm thời thu hồi trang bị"
(Temporary Equipment Recoven Mission. viết tắt TERM). Thực ra, nhiệm vụ và tính chất
của phái đoàn nàv không đúng như tên gọi của nó, mà - như Tài liệu Lầu Năm Góc thừa
nhận - nó sẽ "đóng lại [Miền Nam Việt Nam] như một bộ phận vĩnh viễn của MAAG để
giúp vào công tác tình báo và hành chính" [101,23]. Tài liệu Lầu Năm Góc sợi hành động
trên của Mỹ chỉ là "một thủ đoạn được nguy trang để tăng thêm số người Mỹ ở [Miền Nam]
Việt Nam" mà thôi [101, 23].

Sau một chuyến qua Miền Nam Việt Nam, nghị sĩ người Anh William Warbey cho
biết: "khoảng 2000 sĩ quan Quân đội Mỹ hiện đang có mặt ở Miền Nam Việt Nam dưới cái
lốt của nửa tá tổ chức khác nhau như MAAG, TRIM, CATO, TERM..." [192].

Bất chấp điều 17 Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam "cấm tăng viện vào Việt Nam
mọi thứ vũ khí, đạn dược và những dụng cụ chiến tranh khác", Mỹ vẫn bí mật trang bị cho
quân đội Diệm những vũ khí và chiến cụ mới. Chẳng hạn, ngày 23-9-1956, tàu Presỉdent
Pỉerce của Mỹ chở 5.000 tấn vũ khí đã cập bến Sài Gòn [135,40].

4.2. MỸ NÚP DƯỚI BÓNG SEATO ĐỂ CAN THIỆP QUÂN SỰ TRỰC TIẾP
VÀO VIỆT NAM

4.2.1. MỸ ÂM MƯU QUỐC TẾ HÓA SỰ CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO VIỆT NAM

Trước nguy cơ Pháp thua ngày càng đến gần, chính phủ Eisenhower rất muốn đưa
quân Mỹ sang để ngăn chặn việc Việt Nam "rơi vào tay Cộng sản".

124
Tuy nhiên, Mỹ không dám can thiệp một mình vì sợ dư luận thế giới lên án là đế quốc,
thực dân. Eisenhower nói với đại sứ Pháp Henri Bonnet ngày 24-4-1954 tại bang Kentucky:
"Nếu bây giờ tung ra một hành động quân sự, Mỹ sẽ có vẻ như là những tên đế quốc. Để
vào cuộc, sự can thiệp của Mỹ phải nằm trong một công cuộc tập thể" [154,54]. Vào cuối
tháng 4 năm đó, trong thư gửi tướng Alfred M. Gruenther, tư lệnh Các lực lượng vũ trang
NATO, Eisenhower cũng viết: "Không một cường quốc phương Tây nào có thể can thiệp
quân sự vào châu Á, trừ phi với tư cách là thành viên của một sự phối hợp siữa các cường
quốc. Sự phối hợp đó phải bao gồm các dân tộc bản xứ ở châu Á. Dự tính một điều gì khác
là chúng-ta tự để cho mình có thể bị buộc tội là đế quốc hay thực dân, hay chí ít là gia
trưởng, có thể bị phản đối" [64,426]. Do đó, khi nói chuyện với Dulles và tướng Robert
Cutler (trợ lý đặc biệt của tổng thống Mỹ), Eisenhower đi đến quyết định: "Mỹ sẽ không
bao giờ can thiệp một mình ... Phải có một loại hành động tập thể và mang tính khu vực"
[101,42].

Mỹ từng có kinh nghiệm về quốc tế hóa sự can thiệp quân sự của mình trong chiến
tranh Triều Tiên đầu thập niên 50. Hồi đó, Mỹ núp dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc để lôi kéo 15
nước đồng minh, gồm 6 nước châu Âu (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Hy Lạp), 3
nước châu Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Philippines), 2 nước châu Mỹ (Canada, Colombia), 2
nước châu Phi (Ethiopia, Nam Phi) và 2 nước châu Đại Dương (Australia, New Zealanđ),
gửi quân - dù với số lượng tượng trưng - sang Triều Tiên tham chiến bên cạnh quân Mỹ.

Lần này, Mỹ cũng muốn quốc tế hóa sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam để
"có thể chứng tỏ rằng hành động ở Việt Nam không phải chỉ là công việc của Mỹ mà còn
được sự ỏng hộ của các nước có liên quan khác" [1, 47].

Mỹ gọi đó là thuyết an ninh tập thể (theory of collective security), Ngày 19-5,
Eisenhower giải thích: "Chính nhờ một hệ thống an ninh tập thể mới có thể thiết lập những
nền tảng chính trị cần thiết để chống lại sự xâm lăng của Cộng sản" [137, 180].

4.2.2. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN SEATO

Tháng 4-1953, tức bốn tháng sau khi bước vào Nhà Trắng, Eisenhower lôi kéo được
bốn nước - gồm hai nước thành viên của NATO (Anh và Pháp) và hai nước thành viên của
ANZUS (Australia và New Zealand) - đến cảng Trân Châu (Pearl Harbor) trên quần đảo
Hawaii để lập ra "Cơ quan tham mưu của năm cường quốc" (Five Power Staff Agency) với
mục đích "đảm bảo việc tiếp xúc thường xuyên giữa các thủ đô có liên quan cũng như phối

125
hợp các nỗ lực quân sự ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương" [13, 61]. Trụ sở của Cơ
quan này đặt tại Singapore, thuộc địa của Anh. Cơ quan này đã nhiều lần hội họp, khi thì tại
cảng Trân Châu (15 đến 30-6-1953, 21-9 đến 2-10-1953), khi thì tại Singapore (2-1954)
v.v...

Nhưng vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4-1954, khi Điện Biên Phủ bị bộ đội Việt Nam
bao vây và có nguy cơ thất thủ, thì 5 "cường quốc" nói trên lại không đạt tới "hành động
thống nhất" như Mỹ mong muốn.

Ngày 4-4-1954, Eisenhower viết thư đề nghị thủ tướng Anh Winston Churchill "thành
lập một nhóm hay Hên minh mới, đặc biệt, bao gồm những quốc gia có mối quan tâm sống
còn đến việc ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản trong khu vực [Đông Nam Á] (...)
Điều quan trọng là liên minh đó phải mạnh và nó phải sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến đấu
khi cần" [64, 419,420].

Nhưng Anh quyết định "sẽ không làm gì cả cho đến sau Hội nghị Genève" [171, 33].
Australia và New Zealand ban đầu định nghe lời Mỹ, nhưng sau khi thấy Anh không tán
thành chủ trương của Mỹ, hai nước châu Đại Dương này chuyển theo lập trường của
London.

Ngay cả chính phủ Pháp, tuy đã từng nhiều lần tha thiết đề nghị Mỹ can thiệp quân sự
vào Việt Nam để cứu vãn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng không muốn "quốc tế
hóa" chiến tranh Đông Dương. Như lời thuật của tướng Robert Cutler ngày 7-5-1954, "trong
một thời gian dài, [Mỹ] đã cố gắng làm cho Pháp "quốc tế hóa" vấn đề [chiến tranh Đông
Dương], nhưng Pháp không sẩn sàng làm như vậy" [101, 42]. Theo lời Dulles giải thích với
các lãnh tụ Quốc hội Mỹ ngày 5-5, "một số người Pháp nghĩ rằng quốc tế hóa [chiến tranh
Đông Dương] chẳng qua chỉ là một âm mưu [của Mỹ] nhằm [làm cho] Pháp mất ảnh
hưởng" ở Đông Dương [127, 101], nói một cách khác, Pháp sẽ mất đi vai trò độc quyền điều
khiển cuộc chiến tranh ở đó nhằm phục vụ lợi ích của mình mà sẽ lệ thuộc ngày càng sâu
vào Mỹ và cuối cùng trở thành một thứ "lính đánh thuê" không hơn không kém để phục vụ
chính sách ngăn chặn Cộng sản của Mỹ. Do đó, như nhận xét của Eisenhower, "một số cố
vấn của tôi cảm thấy rằng Pháp hiện nay đi tới chỗ họ chẳng thà bỏ Đông Dương hoặc mất
Đông Dương như hậu quả của một thất bại quân sự, còn hơn là cứu Đông Dương bằng một
cuộc can thiệp quốc tế" [64, 418].

126
Thất bại trong việc vận động các nước đồng minh của Mỹ tham gia một "hành động
thống nhất" (unỉted action) để cứu Điện Biên Phủ khỏi sụp đổ, cuối tháng 6-1954 Mỹ đề
nghị thành lập một "mặt trận thống nhất" (united front) để che đậy bàn tay can thiệp của Mỹ
vào Việt Nam và các nước khác vùng Đông Nam Á.

Sau cuộc gặp cấp cao Mỹ - Anh tại Washington từ 25 đến 29-6, thái độ của Churchili
có phần mềm mỏng hơn. Nếu đầu tháng 4 Anh thẳng thừng bác bỏ đề nghị "hành động
thống nhất" của Mỹ thì ba tháng sau Anh đồng ý cử người cùng Mỹ chuẩn bị cho việc thành
lập một "mặt trận thống nhất", song với điều kiện: mặt trận ấy chỉ ra đời sau khi Hội nghị
Genève kết thúc - dù thành công hay thất bại. Ngày 12-7, trước Hạ viện Anh, Churchill giải
thích: "Anh sẽ tiếp tục côns việc chuẩn bị cho sự phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á, dù cho
một hiệp định có đạt được ở Genève hay không; bản chất của sự chuẩn bị này sẽ tuy thuộc
vào kết quả của Hội nghị. Khái niệm về một hệ thống phòng thủ tập thể không xung khắc
với việc giải quyết mà chúng ta mong đợi ở Genève" [176].

Trong khi đó, ở Pháp, sau khi chính phủ hiếu chiến Laniel - Bidault sụp đổ, thủ tướng
mới Pierre-Mendès France quyết tâm đạt cho kỳ được một cuộc ngưng bắn ở Đông Dương
trước ngày 20-7. Trong hai ngày 12 và 13-7, ngoại trưởng ba nước Mỹ, Pháp, Anh họp tại
Paris. Theo lời thuật lại của một viên chức Bộ ngoại giao Pháp, "Dulles khăng khăng đòi
thành lập ngay tổ chức SEATO và can thiệp ngay vào Đông Dương. Mendès France trả lời
không tán thành" [4,625].

Ngày 20-7, Hiệp định Genève được ký kết, chấm dứt chiến tranh trên ba nước Đông
Dương. Nhưng "đối với chính quyền Eisenhower, Hiệp định Genève (...) thường được xem
như là một tai hoa tiềm tàng" [81, 58-59]. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ xem Hiệp định
Genève là "một thảm họa" vì nó không chỉ "đã hoàn thành một bước tiến quan trọng của
Cộng sản" với việc Miền Bắc Việt Nam được giải phóng, mà theo lập luận của thuyết đô-
mi-nô, nó còn "có-thể đẫn tới việc mất cả Đông Nam Á" [loi, 14]. Vì vậy, trong cuộc họp
báo ngày 21-7, khi chữ ký trên các văn kiện của Hội nghị Genève chưa ráo mực,
Eisenhower thông báo: "Mỹ sẽ tích cực tiếp tục thảo luận với các nước tự do khác nhằm
thành lập một tổ chức phòng vệ tập thể ở Đông Nam Á để ngăn ngừa Cộng sản xâm lăng
thêm nữa" [64,176].

Hai ngày sau, 23-7, Dulles lặp lại ý đó trong một cuộc họp báo khác: "Trong hơn một
năm trời, Mỹ chủ trương phải có hành động thống nhất trong khu vực [Đông Nam Á],

127
nhưng trong những điều kiện trước đây, điều đó tỏ ra không thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi
tin rằng hiện nay sẽ là thực tế để tiến hành dàn xếp chung nhằm tăng cường an ninh của các
dân tộc tự do ở Đông Nam Á. Cần bước những bước nhanh chóng theo hướng đó". Dulles
kêu gọi: "Nếu ngày nay, các dân tộc tự do có quyền lợi trong khu vực này cộng tác với nhau
để lợi dụng những cơ hội hiện tại dưới ánh sáng của kinh nghiệm quá khứ thì lúc đó cái mất
hiện nay sẽ dẫn tới cái được trong tương lai" [181, 163-164].

4.2.3. SEATO VÀ VIỆT NAM.

Mỹ không muốn làm sống lại "Cơ quan tham mưu của năm cường quốc" vì hai lý do.

Trước hết, Mỹ muốn thành lập một "tổ chức liên minh phòng thủ" như tổ chức NATO
ra đời 5 năm trước đó, chứ không phải chỉ là một "cơ quan tham mưu" đơn thuần.

Hơn nữa, theo Eisenhower, "Cơ quan tham mưu của năm cường quốc" là "một tổ chức
của người da trắng, lại đi định đoạt các vấn đề của các nước Đông Nam Á" [101. 41], do đó,
Eisenhower muốn có "một liên minh chính trị rộng rãi, bao gồm cả những nước Đông Nam
Á đang cần được bảo vệ" [64,40].

Mỹ tìm cách lôi kéo càng nhiều nước da vàng càng tốt gia nhập vào liên minh phòng
thủ để tổ chức này ít nhiều mang màu sắc địa phương. Tuy nhiên, nhiêu nước quan trọng; ở
châu A như An Độ, Ceylon, Miên Điện, Indonesia cự tuyệt lời mời của Mỹ. Mỹ chỉ lôi kéo
được ba nước da vàng Thái Lan, Philippines và Pakistan - là những nước đã ký hiệp ước
quân sự với Mỹ lần lượt vào các ngày 17-10-1950, 31-8-1951 và 19-5-1954 - cùng năm
nước của Cơ quan tham mưu cũ đến Manila (thủ đô Philippines) ngày 8-9-1954 ký Hiệp
ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (Southeast Asian Collective Defense Treaty), thường
gọi tắt là Hiệp ước Manila (Manila Pact) lập ra Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Southeast
Asian Treaty Organliation, viết tắt là SEATO).

Mặc dù điều 19 Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam cấm hai miền Nam, Bắc Việt
Nam "gia nhập liên minh quân sự", mặc dù Cam-bốt, Lào và Miền Nam Việt Nam không ký
vào Hiệp ước Manila và không phải là thành viên của tổ chức SEATO, song dưới sức ép
của Mỹ, đoạn 3 điều IV của Hiệp ước Manila và bản Nghị định thư đính kèm Hiệp ước này
đã mở rộng các điều khoản của Hiệp ước đến Căm-bốt, Lào, và "lãnh thổ tự do dưới quyền
của Quốc gia Việt Nam" (the free territory under the jurisdiction of the State of Vietnam) và
như thê, tự ý "đặt 3 xứ này dưới cái ô bảo hộ (umbrella of protection)” của SEATO [80, 71].

128
Sự ra đời của SEATO là một trong những bước đầu tiên của Mỹ nhằm xóa bỏ Hiệp
định Genève. "Trong con mắt của Dulles, Hiệp định [Genève] hồi tháng 7 không được kể
tới nữa; hiệp ước Manila ngày 8-9 lập ra SEATO đáp ứng được mọi điều" của Mỹ [136,
357].

Việc Mỹ đặt Miền Nam Việt Nam dưới cái ô bảo hộ của SEATO bị các tác giả cuốn
The United States in Vietnam (Nước Mỹ ở Việt Nam) lên án là "đã vi ' phạm một cách rõ
ràng tinh thần của Hiệp định [Genève]" vì Mỹ tự ý "ban quy chế quốc gia cho một lãnh thổ
mà trong thực tế không là gì khác hơn một trong hai vùng tập kết tạm thời; do đó họ đã phớt
lờ điều khoản quy định rằng đất nước [Việt Nam] sẽ phải được thống nhất trong thời gian
hai năm" [83,63].

Núp dưới bóng SEATO, Mỹ tự cho mình cái quyền can thiệp quân sự trực tiếp vào
Việt Nam, xóa bỏ Hiệp định Genève và nhen lại ngọn lửa chiến tranh ở đó. Dulles không
dấu điếm ý đồ đó khi thừa nhận: "Mục đích chính của SEATO là nhằm cung cấp cho tổng
thống của chúng ta quyền hợp pháp để can thiệp vào Đông Dương" [43, 220] (các từ chính
và hợp pháp in nghiêng trong nguyên văn), "hợp pháp" ở cả trong nước Mỹ lẫn trên trường
quốc tế. Khi Hiệp ước Manila được Quốc hội Mỹ phê chuẩn ngày 19-2-1955, chính phủ
Eisenhovver muốn người dân Mỹ tin rằng "Quốc hội đã cho phép [Chính phủ] can thiệp
quân sự trực tiếp" vào Đông Dương và muốn dư luận thế giới nghĩ rằng "sự dính líu quân sự
của Mỹ ở Đông Dương được quốc tế đồng ý" [80, 72]. Luật gia Mỹ Joseph Amter gọi
"SEATO là một sự giả mạo và lừa dối để làm ra vẻ là Mỹ có sự ủng hộ quốc tế trong hành
động của họ ở Việt Nam" [1,47].

4.3. MỸ PHÁ HOẠI HIỆP ĐỊNH GENÈVE, NHEN LẠI NGỌN LỬA CHIẾN
TRANH Ở VIỆT NAM.

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp lúc đó, Hiệp định Genève không phản ánh đầy đủ
những thắng lợi của quân và dân Việt Nam trên chiến trường. Nhà sử học Mỹ gốc Pháp
Bernard B. Fall nhận xét: "Việt Minh chấp nhận một cuộc ngừng bắn với những điều kiện
rất ít có lợi so với những điều kiện lẽ ra họ có thể có nhờ những chiến thắng của họ (...)
Những điều mà cuối cùng Mendès France đạt được (...) có thể xem là một thắng lợi ngoại
giao trong hoàn cảnh như thế" [130, 265,267]. Chính tướng Walter B. Smith, trưởng Phái
đoàn Mỹ tại Hội nghị Genève, đã tuyên bố khi trở về Mỹ: "Tôi muốn chỉ ra rằng, khi chúng
ta phân tích và thảo luận kết quả của [Hội nghị] Genève, cần nhớ rằng ngoại giao ít khi có

129
thể đạt được ở bàn hội nghị những gì không đạt được hay giữ được trên chiến trường" [53,
255]. Dulles cũng nhận định ngày 22-7-1954: "Các yêu sách của Cộng sản đã chuyển thành
tương đối ôn hòa so với khả năng hiện có của họ" [80, 453]. Cuối cùng Eisenhower phải
thừa nhận: "Nhìn chung, giải pháp mà Liên hiệp Pháp đạt được ở Genève năm 1954 là giải
pháp tốt đẹp nhất mà họ có thể có được trong hoàn cảnh đó" [64, 452].

Nhưng Hiệp định Genève đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. "Mỗi nước tham gia Hội nghị
Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lành thổ của [Việt
Nam, Lào và Cam-bốt] và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó" (điều
12, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève).

Hiệp định Genève đập tan âm mưu kéo dài và đẩy mạnh các nỗ lực chiến tranh của Mỹ
ở Việt Nam. Hiệp định cũng cấm đưa thêm vào Việt Nam quân đội,- nhân viên quân sự
(điều 16), mọi thứ vũ khí, đạn dược và những dụng cụ chiến tranh khác (điều 17), cấm lập
căn cứ quân sự ngoại quốc ở Việt Nam, cấm gia nhập liên minh quân sự (điều 19) v.v... nói
tóm lại, không cho phép Mỹ can thiệp vào Việt Nam trong tương lai.

Vì vậy,-"Hiệp định được chấp thuận ở Genève khác xa khái niệm của Washington về
một eiải pháp có thể chấp nhận được" [83, 58]. Dulles xem Hiệp định Genève là "một bước
giật lùi" (a setback) [84, 157] trong nền ngoại giao Mỹ.

Trong cuộc họp báo ngày 21-7-1954 - một ngày sau khi Hiệp định Genève được ký kết
- Eisenhower không giấu giếm sự bất mãn: "Trong Hiệp định, có những điểm mà chúng tôi
không ưa" [64, 448].

4.3.1. MỸ PHÁ HOẠI TỔNG TUYÊN CỬ ĐỂ TÁI THÔNG NHẤT VIỆT NAM

Một trong nhữns điểm mà tổng thống Mỹ không ưa là cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ
chức vào tháng 7-1956 để tái thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam.

Từ lâu, Mỹ đã thấy uy tín to lớn của nhà cách mạng Hồ Chí Minh và tin chắc rằng nếu
có một cuộc bầu cử hay trưng cầu ý dân thì vị lãnh tụ này chắc chắn sẽ đắc cử:

"Một cuộc trưng cầu ý dân thực sự tiếu biểu sẽ dẫn tới việc mất [Việt Nam] vào tay
kiểm soát của Cộng sản" (Giác thư ngày 17-3-1954 của Hội đồng an ninh quốc gia)
[101,47].

130
"[Tôi] thừa nhận khả năng rằng Hồ [Chí Minh] có thể thắng trong một cuộc trưng cầu
ý dân, nếu như nó được tổ chức hôm nay ở Việt Nam" . (Livingston Merchant, 31-5-1954)
[102, I, 146].

"Hồ Chí Minh đang điều khiển 75% đất nước; trong một cuộc bầu cử tổ chức nay mai,
ông sẽ được 80% số phiếu" (thứ trưởng ngoại giao Bedell W. Smith, 23-6-1954) [101,46].

"Một sự- thật không còn nghi ngờ gì nữa, bầu cử cuối cùng có nghĩa là thống nhất Việt
Nam dưới quyền Hồ Chí Minh" (Dulles, 7-7-1954) [101,46].

"Hồ [Chí Minh] có thể thu 80% số phiếu" (Eisenhower viết trong hồi ký) [64, 449].

"Nếu cuộc tổng tuyển cử trong cả nước dự định tổ chức vào tháng 7-1956, (...) Việt
Minh hầu như chắc chắn sẽ thắng" (Bản ước lượng tình báo của CIA, 3-8-1954) [102, II,
12].

v.v...

Tại Hội nghị Genève, Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộnơ hoa đề nghị tổ
chức tổng tuyển cử 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp định đình chiến. Hay tin ấy, ngày 7-7-1954,
Dulles gửi bức điện mật số 77 cho trưởng Phái đoàn Mỹ Walter B. Smith: "Điều quan trọng
hơn cả là phải trì hoãn cuộc tuyển cử càng lâu càng tốt sau khi ký Hiệp định đình chiến"
[101, 46].

Thấy biện pháp "trì hoãn" không làm thay đổi kết quả cuộc tuyển cử, ngày 3-8-1954,
Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra chủ trương không tổ chức tuyển cử nhằm "ngăn chặn
một thắng lợi của Cộng sản thông qua cuộc tuyển cử trên toàn thể nước Việt Nam" để "duy
trì một Miền Nam Việt Nam thân hữu [với Mỹ], không Cộng sản" [101, 1].

Theo điều 7 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, chính quyền của hai miền
Nam Bắc Việt Nam sẽ gặp nhau vào ngày 20-7-1955 để hiệp thương về việc tổ chức cuộc
tổng tuyển cử.

Tháng 5-1955, tức hai tháng trước ngày hiệp thương, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ
soạn một tài liệu nhan đề Chính sách của Mỹ đối với tuyển cử ở Việt Nam vạch ra những
việc cần làm "để không gây ra ấn tượng [Mỹ] ngăn cản cuộc tuyển cử". Một trong những
việc đó là "cần phải nhấn mạnh tới việc tuyển cử tự do, bằng phiếu kín, với sự giám sát
nghiêm ngặt" [101, 22), xem đó như là những điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức tổng
tuyển cử.

131
Ngày 28-6-1955. Dulles tuyên bố: "Không thể tổ chức tuyển cử nếu không có những
điều kiện tiên quyết thích đáng" [81,81].

Ngày 1-6-1956, trong bài diễn văn đọc trước Hội những người Mỹ bạn của Việt Nam
(The American friends of Vietnam), trợ lý ngoại trưởng Walter S. Robertson tuyên bố: "Điều
khoản về tuyển cử trong Hiệp định Genève là vô nghĩa, trừ phi bảo đảm trước được những
điều kiện loại bỏ sự đe dọa hay sự ép buộc đối với cử tri" [182].

Việc Mỹ đặt ra những điều kiện tiên quyết chẳng qua nhằm đánh lừa dư luận, muốn
mọi người tin rằng sở dĩ Mỹ chống tuyển cử không phải vì sợ Hồ Chí Minh đắc cử, mà chỉ
vì sợ tuyển cử thiếu tự do. Trong thâm tâm, Mỹ sợ cả tuyển cử tự do. Chẳng hạn, trong giác
thư ngày 12-3-1954 gửi bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân
Mỹ viết: "Tin tình báo đang phổ biến hiện nay khiến Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân
tin rằng một sự giải quyết dựa trên bầu cử tự do hầu như chắc chắn sẽ dẫn tới việc mất các
Quốc gia liên kết [Đông Dương] vào tay Cộng sản kiểm soát" [103, II, 12].

Báo cáo ngày 1-2-1955 của Ban nghiên cứu thuộc Bộ ngoại giao cũng viết: "Trên cơ
sở những chiều hướng hiện nay, hầu như bất cứ loại hình bầu cử nào mà người ta có thể tổ
chức ở Việt Nam vào năm 1956, sẽ đem lại cho những người Cộng sản một lợi thế rất có ý
nghĩa nếu không phải là mang tính quyết định". Thậm chí, việc lập ra "những điều kiện về
tự do bầu cử có thể làm cho những người Cộng sản được thuận lợi nhiều hơn là đối thủ của
họ" [80,89].

Các nhà sử học Mỹ nhận định:

"Bởi vì trong những điều kiện hiện nay, chế độ ở Miền Nam không thể sống sót sau
cuộc tổng tuyển cử, do đó có thể đoán trước rằng họ sẽ chống đối việc tổ chức một cuộc
tổng tuyển cử như thế" (Joseph Buttinser) [46, II, 843].

"Họ sợ Việt Minh sẽ đạt được thắng lợi trong cuộc tuyển cử, bất kể là cuộc tuyển cử
đó được chuẩn bị và giám sát cẩn thận như thế nào" (Marvin E. Gettleman) [69, 162].

"Diệm không thể không thấy rõ rằng trong những điều kiện bầu cử tự do, những cơ
may của ông ta sẽ giảm đi một cách mạnh mẽ và rằng cuộc bầu cử được Uỷ ban quốc tế
giám sát rất có thể tạo ra những điều kiện đủ tự do để bảo đảm rằng, ngay tại Miền Nam,
ôns ta cũng sẽ thất bại" (George McT. Kahin và Min W. Lewis) [83, 81-82].

132
Do chủ trương của Mỹ phá hoại cuộc tổng tuyển cử, nên các cuộc hiệp thương (dự
kiến thán2 7-1955) và cuộc tổng tuyển cử (dự kiến tháng 7-1956) đã không diễn ra. Nước
Việt Nam lê ra đã được tái thống nhất hai năm sau Hiệp định Genève, trong thực tế tiếp tục
bị chia cắt trong 21 năm.

4.3.2. MỸ TRẢ THÙ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU
NƯỚC

Ở Miền Nam Việt Nam, đối thủ mà Mỹ cho là nguy hiểm nhất, cần phải tiêu diệt,
không phải là những phần tử và tổ chức thân Pháp, mà là những cá nhân và lực lượng đã
từng kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong suốt chín năm. Chính những
người này sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh một khi cuộc tổng tuyển cử được tổ chức theo quy
định của Hiệp định Genève.

Vì vậy, bất chấp khoản c điều 4 Hiệp định Genève cấm "dùng cách trả thù hay phân
biệt đối xử nào đối với những cá nhân hay tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến
tranh", Mỹ giúp chính quyền Ngô Đình Diệm phát động "chiến dịch tố Cộng" từ 11-4-1955.
Đối tượng của chiến dịch này là những người yêu nước từng chiến đấu cho độc lập tự do.
Một cựu đại tá Mỹ, Art Brandstatter, hiệu trưởng Trường quản trị cảnh sát (School of Polìce
Ảdminisĩration) ở bang Michigan (Mỹ) được cử sang Sài Gòn để giúp tổ chức và huấn
luyện bộ máy cảnh sát, công an và mật vụ cho chế độ Diệm theo mô hình và phương pháp
của Mỹ.

Một sĩ quan cấp tướng từng giữ chức tham mưu trưởng của quân đội Ngô Đình Diệm
thuật lại: "Họ bắt bớ, giam cầm một cách tuy tiện ở những trại tập trung trong thời gian
không hạn định, không có những bảo đảm hay giới hạn về mặt luật pháp, và bắn giết những
người bị nghi là có xu hướng Cộng sản. Việc họ dùng những cuộc bố ráp của cảnh sát và tra
tấn theo kiểu Gestapo được mọi người ở khắp nơi biết đến và chỉ trích" [101, 73].

Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận: "Trong cái gọi là chiến dịch tố Cộng bắt đầu tử mùa
hè 1955, có từ 5 đến lo vạn người bị bắt vào các trại giam" [101, 71]. Một tác giả Mỹ,
Alexander Kendrick, cho biết: "Hơn 50.000 người bị bắt, 75.000 người bị giết" [101, 73].

Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến cho ngọn lửa chiến tranh bùng lên trở
lại.

133
Mỹ đẩy nhanh việc rút quân Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Quân số Pháp giảm
dần: 65.000 (giữa năm 1955), 35.000 (cuối năm 1955), 15.000 (2-1956), 3.000(3-1956)...

Ngày 2-6-1955, đại tướng Paul Ély về Pháp. Thay ông là tướng Pierre Jacquot trong
chức vụ tổng chỉ huy và Henri Hoppenot trong chức vụ cao ủy.

Ngày 10-4-1956. quân Pháp diễu hành lần cuối cùng trên đường phố Sài Gòn.

Nửa tháng sau, 26-4, Bộ tổng chỉ huy Quân viễn chinh Pháp ở Miền Nam Việt Nam
chính thức giải thể. Tướng Pierre Jacquot làm lễ cuốn cờ.

Ngày 30-6, nhữns người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam, chấm dứt gần một thế
kỷ hiện diện quân sự của Pháp trên đất nước này (1858-1956).

Việc Mỹ đẩy quân Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam không chỉ vì muốn loại bỏ ảnh
hưởng của Pháp ở đây mà còn có dụng ý chính trị. Pháp là một bên ký Hiệp định Genève
1954 về Việt Nam, có trách nhiệm thi hành những điều khoản về tổng tuyển cử dự kiến tổ
chức vào tháng 7-1956. Một khi quân Pháp rút hết khỏi Miền Nam Việt Nam trước thời hạn
tháng 7 ấy, Mỹ và chính quyền Diệm có cớ để tuyên bố không có trách nhiệm thi hành Hiệp
định đó. Nhà sử học Mỹ Marvin E. Gettleman, giáo sư Viện đại học bách khoa Brooklyn,
gọi đó là "một trong những thủ đoạn kỳ dị nhất của bọn đế quốc hiện đại" [69, 161].

TIỂU KẾT

Trong chỉ thị ngày 6-9-1954, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng nhạn định:
Sự thành công của Hội nghị Genève chứng tỏ "đế quốc Mỹ thất bại trong việc kéo dài và
mở rộng chiến tranh Đông Dương" [8,XVII,273]. Mỹ không cam chịu thất bại, ngược lại
Mỹ chuyển "từ âm mưu phá hoại Hội nghị Giơnẽvơ đến phá hoại việc thi hành Hiệp định
đình chiến" [8, XV, 412].

Nhằm chuẩn bị cho những âm mưu sắp tới, Mỹ không tham gia vào bản Tuyên bố cuối
cùng của Hội nghị để sau này có cớ nói rằng "chúng không bị chút gì ràng buộc ở Miền
Nam" [8, XV, 148] bởi các quyết định của Hội nghị.

Hành động phá hoại đầu tiên của Mỹ là "phá hoại sự thực hiện thống nhất" Việt Nam
nhằm "chia cắt lâu dài nước ta" [8, XVII, 247], "biến Miền Nam thành một nước riêng hoàn
toàn phụ thuộc Mỹ" [8, XV, 56]. Mỹ giúp Diệm "cắt đứt quan hệ Bắc - Nam"[8, XVII, 221],
"cự tuyệt hiệp thương bàn về tổng tuyển cử thống; nhất nước nhà, tổ chức tuyển cử riêng rẽ
ở Miền Nam" [8, XVII, 60]. "Do sự phá hoại của Mỹ - Diệm, tháng 7-1955 không có hiệp

134
thương, tháng 7-1956 chưa có tổng tuyển cử" [8, XVII, 248]. Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 17-
2-1956 của Ban bí thư nhận xét: "Âm mưu của chúng là cứ ỳ ra, để đến tháng 7-1956 không
có tổng; tuyển cử thì tự nhiên Hiệp nghị Giơnevơ không còn giá trị nữa " [8, XVII, 57].

Bất chấp Hiệp định Genève, Mỹ - Diệm "tiến hành liên tiếp những chiến dịch tố Cộng"
[8, XVII, 221], "đàn áp khủng bố đồng bào Miền Nam, trả thù những người đã tham gia
kháng chiến ở đó" [8, XV, 413]. Đó là nguyên nhân trực tiếp làm bùng lên một lần nữa ngọn
lửa chiến tranh ở Miền Nam.

Để che đậy bàn tay xâm lược của mình, Mỹ chủ trương "quốc tế hoa chiến tranh Đông
Dương" [8, XV, 165] bằng cách lập ra Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SEATO. Đặc biệt
Mỹ muốn "dùng người châu Á đánh người châu Á" [8, XV, 163] nhưng Mỹ chỉ lôi kéo
được ba nước châu Á là Pakistan, Thái Lan và Philippines tham gia tổ chức quân sự này.

Với việc ký Hiệp định Genève, Pháp không giữ được Việt Nam trong quỹ đạo của Mỹ,
do đó Mỹ quyết định "hất cẳng Pháp và bọn thân Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân
sự" [8, XVII, 71] khỏi Miền Nam Việt Nam. Mỹ -Diệm loại bỏ các tay chân Pháp (Nguyễn
Văn Hình, Lê Văn Viễn ...), "tiêu diệt các giáo phái vù trang" Hoa Hảo, Cao Đài Tây Ninh
[8, XVII, 221] và truất phế Bảo Đại. Đồng thời, "Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm là tay sai đắc
lực của Mỹ lên nắm chính quyền bù nhìn" [8, XV, 163]. Để "củng cố địa vị của bù nhìn Ngô
Đình Diệm" [8, XV, 409], Mỹ cử cố vấn sang Miền Nam Việt Nam giúp Diệm "xây dựng
bộ máy đàn áp và thống trị, Đảng cần lao nhân vị, Phong trào cách mạng quốc gia, bộ máy
chính quyền, quân đội, công an" [8, XVII, 222]. Bất chấp sự ngăn cấm của Hiệp định
Genève, Mỹ ''chuyển vũ khí vào Miền Nam, xây dựng căn cứ quân sự" [8, XVII, 221] ở đó.
Trong âm mưu biến Miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới, "Mỹ không đặt quan cai trị
(...), không cho quân chiếm đóng" [8,XVIỊ220-221] như thực dân Pháp trước kia, mà chỉ
dùng hệ thống cố vấn và "dùng chính sách viện trợ để nắm lấy quân đội, chính quyền và
kinh tế của Miền Nam" [8, XVII, 421].

Mỹ "tìm mọi cách chèn ép và nắm dần cơ sở kinh tế Pháp. Các công ty khai thác của
Mỹ đã đặt cơ sở kinh doanh, bỏ vốn vào một số cơ sở của Pháp" [8, XVII, 221]. " Mỹ và
phe Mỹ nhập khẩu hàng hóa, đầu tư (....), biến Miền Nam thành thị trường độc quyền của
Mỹ" [8, XVII, 221].

135
Đồng thời Mỹ dùng nhiều biện pháp chính trị, tài chính để "thúc ép Pháp rút quân
khỏi Miền Nam" [8, XVII, 221]. Cuối cùng "Bộ tổng chỉ huy các lực lượng Liên hiệp Pháp
sẽ giải tán trong vòng tháng.4-1956" [8, XVII, 146] tức 3 tháng trước ngày tổng tuyển cử.

Pháp rút lui, Mỹ - Diệm tuyên bố "không bị ràng buộc" bởi Hiệp định Genève. "Thế là
vấn đề (...) thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước như Hiệp định
Giơnevơ đã quy định sẽ không thực hiện đúng kỳ hạn" [8, XVII, 249]. Nước ta bị chia cắt,
không phải trong 2 năm mà kéo dài đến 21 năm.

136
KẾT LUẬN

1. CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG: BẢN CHẤT CỦA MỸ

Sau khi giành được độc lập, nước Mỹ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Theo V.L
Lê-nin, '*chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát triển nếu [nó] không thường xuyên mở
rộng phạm vi thống trị của nó [và] không khai phá những xứ sở mới" [15,111,766].

Từ 13 bang đầu tiên (original thirteen states) rộng 322.690 dặm vuông nằm ở phía
đông bắc. ven bờ Đại Tây Dương, Mỹ có thêm vùng đất phía đông sông Mississippi sau khi
chiến tranh giành độc lập thắng lợi (1783), diện tích được nới rộng tới 891.364 dặm vuông.
Không thoa mãn với thành tích bành trướng lãnh thổ đó, "trong suốt thế kỷ XIX, Mỹ đưa
mắt nhìn sang phía tây, phía nam và phía bắc" [93,16]. Trong vòng 64 năm, từ 1803 đến
1867, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ tung tiền ra mua lại Louisiana của Pháp, Florida
của Tây Ban Nha, Alaska của Nga... đến xua quân xâm chiếm đất đai của thổ dân Indian
hoặc 3 lần tước đoạt gần 95 vạn dặm vuông của nước Mexico (tức hơn một nửa diện tích
của nước láng giềns phương nam này), Mỹ đưa tổng diện tích lên tới 3.612.299 dặm vuông,
tăng hơn 11 lần so với diện tích 13 bang đầu tiên, thực hiện được tham. vọng "Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương đều là biên giới tự nhiên (natural boundaries) của nước Mỹ"
[122, 280].

Nhà nghiên cứu Jean-Pieưe Fichou nhận xét: "Trong công cuộc chinh phục Miền Tây,
đã thấy lộ ra ý tưởng đế quốc chủ nghĩa, vì cuộc chinh phục ấy thường kết thúc bằng sự sáp
nhập -không kể đất đai của các bộ tộc da đỏ -các lãnh thổ do các cường quốc khác đang
kiểm soát hoặc chiếm đổng. Khi một nước dùng vũ lực, thương lượng hoặc tiền bạc để
chiếm đất đai thuộc một nước khác thì rõ ràng nước đó là nước đế quốc chủ nghĩa" [9, 123]

Các chính phủ Mỹ không giới hạn tham vọng của mình trong việc bành trướng thế lực
ở Bắc Mỹ. Ở đó, "chủ nghĩa tư bản trẻ tuổi và hung hăng đã thắng. Song đối với nó, như
vậy là ít, và nó tham lam chìa bàn tay của mình đến những nơi giàu có trên khắp quả địa
cầu" [67, 317].

Cũng như các đế quốc tư bản chủ nghĩa khác, nước Mỹ tham gia vào cuộc chạy đua
tìm thị trường tiêu thụ cho các hàng hoa của mình và các nguồn nguyên liệu cần thiết cho
nền công nghiệp trong nước. Thượng nghị sĩ Mỹ Albert J. Beveridge dải thích: "Những nhà

137
máy của Mỹ làm ra nhiều hơn là nhân dân Mỹ có thể dùng tới. Đất đai của Mỹ sản xuất
nhiều hơn là nhân dân Mỹ có thể tiêu thụ. Định mệnh đã viết sẩn chính sách của chúng ta.
Mậu dịch của thế giới phải và sẽ là của chúng ta; chúng ta sẽ lập ra ở khắp nơi trên trái đất
những trạm buôn bán để làm những điểm phân phối các sản phẩm Mỹ. Chúng ta sẽ cho đội
tàu buôn của chúng ta đi đầy trên mặt đại dương. Chúng ta sẽ xây dựng một hải quân theo
tầm cỡ sự lớn mạnh của chúng ta. Những thuộc địa lớn sẽ mọc lên xung quanh các trạm
buôn bán của chúng ta, chúng sẽ tự quản trị lấy, treo cờ của chúng ta và giao thương với
chúng ta "[122, 533]

Họ muốn kiểm soát nơi nào trên thế giới thì gán cho vùng đó là "vùng có những lợi ích
sống còn" (zone of vital interests) đối với Mỹ, là nơi "được Thượng đế giao cho để hàng
triệu người chúng ta gia tăng hàng năm tự do phát triển" (allotted by Provìdence for the free
development of our yearly multiplying millions) [122, 280]. Chủ tịch Hạ nghị viện Mỹ
Robert c. Winthrop xem hành động can thiệp của Mỹ vào mọi chuyện ở mọi nơi là "cái
quyền của số phận hiển nhiên của chúng ta" (the right of our manifest destiny) [100, 193].
Trong thông điệp gửi Quốc hội ngày 6-12-1904, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt tuyên
bố: "Mỹ phải đảm nhiệm chức năng là lực lượng cảnh sát quốc tế" (an international police
power) [122, 639].

Như Vi. Lenin nhận xét, Mỹ là "đế quốc tươi trẻ hơn cả, mạnh mẽ hơn cả" nhưng cũng
là đế quốc "cuối cùng hơn cả" [15, XXVIII, 71], đế quốc sinh sau đẻ muộn. Lúc Mỹ bắt đầu
nhòm ngó thế giới bên ngoài thì hầu hết các nước ở châu Mỹ la-tinh, châu Á, châu Phi và
châu Đại Dương đã bị các đế quốc khác-xâm chiếm làm thuộc địa, nhượng địa hay xứ bảo
hộ. Theo cách nói của V.I. Lê-nin. thế giới đã bị phân chia một cách dứt khoát - "dứt khoát
đây không phải hiểu theo ý nghĩa là không thể có một sự phân chia lại; ngược lại vẫn có thể
có và cũng không thể tránh khỏi những sự phân chia lại (...), nghĩa là việc chuyển từ tay
"chủ" này sang tay "chủ" khác" [15, XXVII, 474].

Từ 24-4 đến 10-12-1898, Mỹ bắt tay vào việc "chia lại thế giới đã bị chỉdL"(redivision
of the already divided world) bằng cách tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha, cướp một
số thuộc địa từ tay đế quốc Tây Âu già cỗi này.

"Từ thời Theodore Roosevelt, Hoa Kỳ thường xuyên thò "cây gậy lớn" vẫn giấu trong
tay'" [9, 128] nhưng chiến tranh không phải là cách hay nhất để bành trướng thế lực. Mỹ
thường dùng các biện pháp kinh tế - tài chính (chẳng hạn, Mỹ sử dụng đầu tư tư bản như

138
một "biện pháp để hất cẳng những kẻ thực dân của nước khác, thay thế bằng nsười Mỹ:
Knox thuyết phục các ngân hàng Mỹ đầu tư Vào Honduras để hất cẳng người Anh, điều luật
sửa đổi Platt cho phép ngân hàns National City đầu tư 50 triệu đô-la vào Cuba năm 1878
v.v..." [9, 121]), các biện pháp văn hoa (chẳng hạn, "sự xuất cảng ồ ạt, sự xâm nhập các đĩa
nhạc, các phim truyền hình nhiều tập và các loại thực phẩm, vừa mở rộng thị trường cho
hàng hoa Mỹ, vừa xâm hại đến bản sắc" văn hóa của các nước khác [9, 126]). Đặc biệt, khi
chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đã bị dư luận tiến bộ lên án gay gắt và bị các dân tộc thuộc địa
kiên quyết chống đối, Mỹ phải che đậy các ý đồ đế quốc của mình dưới những chiêu bài
chính trị -ngoại giao hoa mỹ.

2. VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA MỸ TỪ 1940


ĐẾN 1956

Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam không nằm ngoài chủ nghĩa bành trướng.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong một thời gian dài Mỹ không xác
lập được thế lực của họ trên mảnh đất hình chữ s này. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều lần
ý định của các tổng thống Mỹ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và nsoại thương với Việt
Nam bị triều đình nhà Nguyễn khước từ. Trong 8 thập kỷ sau đó, Mỹ không gây được ảnh
hưởng quan trọng nào ở Việt Nam vì vấp phải chủ trương độc quyền của Pháp. Mãi đến
giữa năm 1940, khi Pháp gặp nạn - ở chính quốc lẫn tại thuộc địa Đông Dương - Mỹ mới có
cơ hội nhòm ngó Việt Nam.

Thế nhưng phải chờ 16 năm sau, khi những lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút hết về
nước (30-6-1956) Mỹ mới thật sự đặt Miền Nam Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ, như lời
Ngô Đình Diệm tuyên bố tại Mỹ: "Biên giới nước Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến 17°" (The
borders of the United States extend to the seventeenth parallel) [46, 11, 1010].

Mười sáu năm (6-1940 - 6-1956) không phải khoảng thời gian dài trong lịch sử hàng
trăm năm của Mỹ và hàng nghìn năm của Việt Nam, nhưng trong mười sáu năm ấy, biết bao
sự kiện quan trọng đã diễn ra, lưu lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong mối quan hệ giữa hai nước
và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay.

Ở Việt Nam, giai đoạn lịch sử nàv chưa được nghiên cứu nhiều, ở nước ngoài, đặc biệt
ở MỸ và Pháp, nó được các nhà sử học quan tâm nhiều hơn, song những nhận định của họ
không phải lúc nào cũng có thể chấp nhận được. Hai trong số những nhận định đó - mà
chúng tôi xem là rất cơ bản - cần phải được bàn cho ra lẽ. Đó là:

139
• "Chính sách của Mỹ [ở Việt Nam] từ 1940 đến 1950 là một vấn đề ngộ nhận có ý
nghĩa (significant misunderstanding)" và "có ít chủ định (less purposeful) hơn là điều nhiều
người đã nghĩ" [101, 7]

• Chính sách ấy “được coi là không nhất quán (ambivaience) và thiếu quả quyết
(indecision)" [101, 7].

Trong Luận án "VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ TỪ 1940 ĐẾN 1956"
chúng tôi không nhất trí với các nhận định nói trên.

2.1. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ Đổi VỚI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐÈN 1956 LÀ CÓ CHỦ
ĐỊNH.

Mỹ có tham vọng bành trướng toàn cầu từ lâu, song phải chờ tới Chiến tranh thế giới
lần thứ II mới có cơ hội để thực hiện, như John Foster Dulles tiết lộ ngày 20-10-1939: "Nếu
sau Chiến tranh thế giới lần thứ I kế hoạch bành trướng toàn cầu của nước Mỹ đã không
thực hiện được thì kế hoạch đó chắc chắn sẽ được thực hiện sau cuộc Chiến tranh thế giới
lần này" [154, 28]

Các tổng thống Mỹ che đậy tham vọng bành trướng toàn cầu, bá chủ thế giới dưới
cách gọi "sự chỉ huy" hay "sự lãnh đạo của Mỹ trên thế giới" [83, 13].

Tháng 8-1943, Franklin D. Roosevelt thổ lộ tâm sự với con trai Elliott Roosevelt: ''Mỹ
có sứ mệnh chỉ huy (...) Chúng ta có thể giữ vai trò đó bởi vì chúng ta là một nước lớn,
mạnh và có thể tự túc" [148, 161].

Rủi thay, Roosevelt không sống cho đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ li kết thúc.
Người thay ông ta là Harry s. Truman tiếp tục tin rằng: "Chúng ta có quyền lãnh đạo việc tổ
chức thế giới", cho đó "là một đặc quyền, một trọng trách mà Đức Chúa Trời đã phó thác
cho nước Mỹ” [32, 96].

Dwight D. Eisenhower bước vào Nhà Trắng sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
đã ra đời, nên ông ta chỉ có thể nói: "Định mệnh đã đặt lên đất nước chúng ta trách nhiệm
lãnh đạo thế siới tự do" [196] - chứ không phải toàn thế giới như trước nữa.

Mỹ muốn lãnh đạo thế giới, bắt thế siới phải làm theo chiếc gậy chỉ huy của Mỹ, hay -
theo lời một chính khách Mỹ - "định hình mọi dân tộc theo hình ảnh của chúng ta hoặc theo
hình ảnh mà chúng ta chọn" [19, 317].

140
Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng không nằm ngoài tham vọng đó vì tầm
quan trọng về các mặt kinh tế, quân sự và chính trị của nó.

Đông Dươne - trong đó có Việt Nam - được Tài liệu Lầu Năm Góc gọi là: "bát cơm
của châu Ả" (the rice bowl of Asia) [102, I, 85]. Ngoài cây lúa, Đông Dương còn có nhiều
loại cây côns nghiệp và khoáng sần. Sau khi dẫn đầu một phái đoàn nghiên cứu sang Đông
Dương vào đầu năm 1953, dân biểu Walter Judd viết trong bản báo cáo: "Khu vực Đông
Dương rất giàu có về lúa gạo, cao su, than đá và quặng sắt" [102. I, 85). Theo tác giả Ronald
Spector, "Đông Dương từng xuất khẩu một lượng lớn cao su sang Mỹ" [115, 8]. Có lúc,
Đông Dương bán cho Mỹ 92 nghìn tấn cao su, chiếm 94% tổng giá trị hàng hoa của Đông
Dươne xuất sang Mỹ. Sau cao su là thiếc, chiếm 3% [159, 31].

Tổng thống Eisenhower rất quan tâm đến những thổ sản của Đông Dương. Trong hồi
ký của mình, ông bày tỏ nỗi lo lắng nếu một mai Đông Dương vuột khỏi vòng ảnh hưởng
của Mỹ, điều đó "có nghĩa là mất đi những mỏ thiếc quý giá và những nguồn cung cấp lớn
lao về cao su và lúa gạo" [64, 404]. Tại Hội nghị thống đốc các bang toàn nước Mỹ ở
Seattle (bang Washington) ngày 4-8-1953 và trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, ngoài
thiếc, Eisenhower còn nhắc đến một kịm-loại khác là vôn-phram (hay tungxten): "Nếu
chúng ta mất Đông Dương, vôn-phram và thiếc - những thứ mà chúng ta xem là rất quan
trọng -sẽ không đến với chúng ta từ xứ đó nữa" [132, 196] và "Hai thứ của khu vực đặc biệt
này mà thế giới dùng đến là thiếc và tungxten. Những thứ này rất quan trọng. Dĩ nhiên còn
những thứ khác như các đồn điền cao su v.v..." [120, 390]. Ngày 23-4-1954, Eisenhower
một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của các thổ sản của Đông Dương đối với nền kinh tế
Mỹ, như thiếc, tungxten, cao su... "là những thứ mà chúng ta dùng trong cuộc sống hằng
ngày nhưng chúng ta lại không sản xuất được" [84, 111].

Việt Nam không chỉ có giá trị về phương điện kinh tế mà còn có tầm quan trọng về
mặt chiến lược quân sự cũng như chính trị.

Nằm trên giao điểm của hai con đường từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam (và
ngược lại). Việt Nam là một trong những đầu cầu của vùng Đông Nam Á, là cửa ngõ để tiến
vào đại lục châu Á bao la. Dân biểu Walter Judd (đã nói ở trên) nhận xét: "VỊ trí của Đông
Dương làm cho nó trở thành điểm then chốt có tính chiến lược đối với phần còn lại của châu
Á" [102, I, 85]. Trong hồi ký, Eisenhower cũng nhấn mạnh: "Tầm quan trọng chiến lược
của Đông Dương là rõ ràng" [64, 403].

141
Trong chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam được đô đốc Harold R. Stark,
tư lệnh Hải quân Mỹ dưới thời Roosevelt, đánh giá là "một vùng quan trọng son ít còn"
(vital region) vì ở đó có vịnh Cam Ranh mà ông xem là "điểm xuất phát cho cuộc xâm nhập
của Nhật Bản về phía Nam" [115, 18].

Chiến tranh thế dơi lần thứ li kết thúc, Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám
1945 và, sau đó, cuộc kháng chiến chống Pháp. Mỹ sợ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt
Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là nhà yêu nước Hồ Chí
Minh - thắng lợi. Trong trường hợp đó, không chỉ mất Đông Dương mà hậu quả còn tai hại
hơn nhiều.

Tổng thống Eisenhower giải thích: "Việc thất thủ Đông Dương sẽ gây ra một phản ứng
dây chuyền, dẫn đến việc thất thủ Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và đe dọa Nhật Bản, Đài
Loan, Philippines, Australia và New Zealand" (7-4-1954)[Ì20, 390]. nói một cách khác, nó
đưa đến "sự sụp đổ của Đông Nam Á giống như một trò xếp cờ đô-mi-nô" (9-4-1954) [199].
Ngoại trưởng Dulles còn lo xa hơn: "Hậu quả của việc thất thủ Đông Dương không thể giới
hạn trong một nơi mà sẽ lan ra khắp châu Á và châu Âu nữa" (24-3-1953) [127,133].Trong
thư ngày 4-4-1954 gửi thủ tướng Anh Churchill, Eisenhower viết: Nếu Đông Dương thất
thủ, "hậu quả cuối cùng sẽ tác động đến thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi [Mỹ] và của
các Ngài [Anh], dẫn tới sự thay đổi trong cán cân lực lượng trên toàn châu Á và Thái Bình
Dương: Tinh hình như vậy có thể là rất tai hại" [64, 346]. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ
tháng 8-1953 cũng kết luận rương tự: "Việc thất thủ Đông Dương sẽ nguy kịch cho nền an
ninh của Mỹ" [64, 217].

Như thế, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ 1940 đến 1956 có chủ đích rõ ràng:
đó là bành trướng thế lực của Mỹ vào Việt Nam và, khi chưa thực hiện được mục tiêu đó,
giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của "thế giới tự do" do Mỹ cầm đầu.

2.2. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐẾN 1956 LÀ NHẤT
QUÁN

Tinh hình thực tế trong 16 năm ấy buộc Mỹ phải nhiều lần thay đổi biện pháp:

• Từ giữa 1940 đến giữa 1945: Mỹ tìm mọi cách để ngăn cản Pháp lập lại ách thống
"trị ở Việt Nam sau Thế chiến. Để thực hiện điều đó, Mỹ không phản đối Nhật tiến vào Việt
Nam, từ chối giúp Pháp chống lại Nhật (1940), mật đàm với Nhật để chia chác quyền lợi ở
Việt Nam (1941), đòi đặt nước Việt Nam hậu chiến dưới sự uy trị quốc tế (1942-1945).

142
• Từ giữa 1945 đến giữa 1954: Mỹ công nhận "chủ quyền" của Pháp ở Việt Nam, siúp
Pháp tái chiếm Việt Nam, chống lại cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, chống lại việc kết thúc chiến tranh bằns con đường thương lượng.

• Từ giữa 1954 đến giữa 1956: Mỹ loại Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam, thay thế
ảnh hưởng của Pháp bằng thế lực của Mỹ tại đó, phá hoại Hiệp định Genève một cách có hệ
thống, nhen lại ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam.

Để thực hiện một chính sách nhất quán, Mỹ phải dùng nhiều sách lược khác nhau. Các
tác giả cuốn The Indochina Story (Câu chuyện Đông Dương) gọi những sách lược khác
nhau đó là "các biến thể" (varỉants) của một chính sách [51,XXVI]. Vì không thấy tính nhất
quán đó, tiến sĩ Bernard B. Fall cho rằng trong thời kỳ 1940-1961 Mỹ có nhiều chính sách
khác nhau đối với Việt Nam (danh từ policies để ở số nhiều) và chia vụn thời kỳ đó thành 6
giai đoạn:

1.Chống Vichy( 1940-45)

2.Ủng hộ Việt Minh (1945-46)

3.Không dính líu (1946-6/1950)

4.ủng hộ Pháp (1950-1954)

5.Dính líu không mang tính cách quân sự (1954-11/1961)

6.Dính líu trực tiếp và toàn diện (từ 1961 trở đi) [173, 118]

Một trons nhữns nguyên nhân khiến Bernard B. Fall và một số sử gia phương Tây
khác không nhận ra bản chất đích thực của chính sách Mỹ đối với Việt Nam. Trong thời kỳ
này là vì các nước thực dân - kể cả thực dân cũ lẫn thực dân mới - luôn che đậy ý đồ và
hành động của mình dưới những chiếu bài hoa mỹ.

Chẳng hạn, khi đem quân xâm lược nước ta, thực dân Pháp tuyên bố nhằm "bảo vệ
giáo sĩ và siáo dân", giúp Giáo hội "mở rộng nước Chúa" v.v... mặc dù triều đình Pháp lúc
đó nổi tiếng "chống Thiên Chúa giáo, bài bác giáo sĩ (antireligieiux, anticlérical), trục xuất
hàng ngàn tu sĩ" [36, 119]. Trong lúc họ đàn áp và bóc lột nhân dân ta một cách dã man, chủ
trương ngu dân và đầu độc đồng bào ta bằng rượu cồn và thuốc phiện, thì họ vẫn rêu rao "sứ
mệnh khai hóa" (mission civilisatrice) ở Việt Nam!

143
Huống chi thực dàn mới là thực dân giấu mặt! Không bao giờ những người cầm đầu
chính phủ Mỹ thừa nhận họ có những chủ tâm đế quốc chủ nghĩa đối với các nước khác.
Ngay cả khi họ chiếm Philippines làm thuộc địa trong gần nửa thế kỷ (1899-1946), đàn áp
đẫm máu các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân Philippines, tổng thống Mỹ
William McKinley (1897-1901) vẫn nói một cách rất đạo đức giả: "Quả thực tôi chẳng
muốn Philippines một tí nào, nhưng khi nước này rơi vào tay chúng ta như của trời cho thì
chúng ta không có lựa chọn nào khác là giữ lấy nước đó, dạy dỗ và giúp đỡ nước đó hết
mình" [133, 14].

Ở châu Mỹ la-tinh, Mỹ nêu ra chiêu bài "Châu Mỹ của người Châu Mỹ" (Amerìca for
Americons), thực chất là muốn đóng cửa các nước Mỹ la-tinh đối với các đế quốc châu Âu
và biến các nước đó thành "một khu vực dành riêng của Mỹ" (a preserve of the united
States) [49bis, 9]. Song lúc muốn chen chân một cách muộn màng vào Trung Hoa, Mỹ nêu
chiêu bài ngược lại, "chính sách Cửa mở" (the Open Door policy), để đòi mở cửa thị trường
mênh mông này cho Mỹ-có "cơ hội đồng đều" (equal opportunities) với các đế quốc đã vào
trước.

Từ lâu, Mỹ muốn bành trướng thế lực vào Việt Nam, nhưng vấp phải một trở ngại lớn:
thực dân Pháp đã là "người chủ" Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX. Do đó, để có thể chen
chân vào Việt Nam, Mỹ đề nghị với Nhật "trung lập hoa" Đông Dươns với lời cam kết cả
Mỹ lẫn Nhật đều hưởng "quyền có mọi nguồn cung cấp và nguyên liệu từ Đông Dương trên
cơ sở ngang bằng" [113, 85]. Rõ ràng Mỹ muốn sử dụng lại ở Việt Nam "chính sách Cửa
mở" với nguyên tắc "Cơ hội đồng đều" mà Mỹ từng đề xướng khi muốn đặt chân lên đất
Trung Hoa 4 thập niên trước.

Khi chiêu bài "trung lập hóa" thất bại vì không được Nhật hưởng ứng, Mỹ chuyển
sang chủ trương đặt Đông Dương (trong đó có Việt Nam) sau Thế chiến dưới sự uy trị quốc
tế. Để tạo cớ cho chủ trương mới này, Mỹ đưa ra chiêu bài ''chống thực dân" (anti-
colonlalism). Trong những năm cuối đời mình, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, tổng thống
Franklin D. Roosevelt đều lớn tiếng đả kích chủ nghĩa thực dân Pháp:

• "Người Pháp có mặt tại Đông Dương từ khoảng 1832 [sic] và họ đã làm rất ít để cải
thiện điều kiện [sống] của người bản xứ" (nói tại cuộc họp của Hội đồng chiến tranh Thái
Bình Dương, tháng 12-1942, trước mặt các đại biểu Mỹ, Trung Hoa, Philippines, Australia,
New Zealand và Canada) [72, 71].

144
• "Người bản xứ Đông Dương đã bị chà đạp một cách: trắng trợn đến độ họ tự nghĩ:
Bất cứ điều gì cũng tối hơn là sống dưới sự cai trị thực dân của Pháp" (nói với con trai
Elliott, tháng 1-1943) [141, 115].

• "Người Pháp đã có mặt ở đó gần một trăm năm, tuyệt đối chẳng làm một điều gì
nhầm cải thiện số phận của dân chúng ... Cứ mỗi pound họ đem ra khỏi nơi ấy thì có lẽ họ
chỉ đặt vào đó một shilling [tức 1/12 của pound]... Chúng ta phải giúp đỡ 35 triệu người dân
Đông Dương" (nói ngày 21-7-1943 tại Nhà Trắng trước các thành viên của Hội đồng chiến
tranh Thái Bình Dương) [44, 76].

• "Sau 100 năm Pháp cai trị Đông Dương, người dân [sống] tồi tệ hơn trước đó" (nói
với nguyên soái Liên Xô Stalin ngày 28-11-1943 tại Hội nghị Teheran, Iran) [44,77; 72,81].

• " Pháp có được xứ này - 30 triệu dân - trong gần 100 năm, nhưng người dân [sống]
tồi rê hơn lúc bắt đầu (...). Pháp đã bòn rút xứ này trong 100 năm. Người dân Đông Dương
có quyền [hưởng] một điều gì đó tối hơn thế" (viết trong thư đề ngày 24-1-1944 gửi ngoại
trưởng Mỹ Cordell Hull) [102, I, 10].

• "Dưới sự cai trị của Pháp, Đông Dương chẳng có mội tiến bộ nào" (phát biểu tại Hội
nshị Yalta, Liên Xô, giữa ba cường quốc Liên Xô - Mỹ -Anh, từ 4 đến 12-2-1945).

• 'Tứ khỉ Pháp có thuộc địa này, họ chẳng làm gì để cải thiện người bản xứ" (nói với
nguyên soái Stalin và ngoại trưởng Liên Xô Molotov ngày 8-2-1945 tại điện Livadia) [189].

v.v... và v.v...

Ngày 27-10-1945 tại Central Park (New York), người kế vị Roosevelt là Truman
tuyên bố: ''Chúng tôi tin rằng chủ quyền và sự tự quản sẽ được trao trả lại cho tất cả các dân
tộc đã bị tước đoạt bằng vũ lực.

Chúng tôi tin rằns mọi dân tộc đã được chuẩn bị để tự quản phải được phép lựa chọn
hình thức chính quyền của riêng họ bằng sự lựa chọn tự do, không có sự can thiệp nào từ
bên ngoài. Điều đó đúng ở châu Âu, châu Á, châu Phi cũng như ở Tây bán cầu (...)

Chúng tôi sẽ từ chối thừa nhận bất cứ chính phủ nào do cường quốc bên ngoài dùng vũ
lực áp đặt lên một dân tộc khác" [112, I, 589-560].

Để minh hoa cho tuyên bố nói trên, các tác giả Tài liệu Lầu Năm Góc cố làm cho
người đọc tin rằng Truman cũng "chống chủ nghĩa thực dân" không kém người tiền nhiệm
của mình. Theo các tác giả đó, "chính phủ Truman đã từ chối yêu cầu của Pháp xin Mỹ cấp

145
máy bay và tàu để chở quân Pháp đến Đông Dương, đồng thời cũng bác bỏ các yêu cầu xin
Mỹ cấp vũ khí để giúp Pháp đánh Việt Minh" và "ngay cả khi Pháp thỏa thuận với vua Bảo
Đại cho Việt Nam độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, chính quyền Truman vẫn chưa chịu
ủng hộ việc đó vì sợ Bảo Đại còn quá yếu và nhiễm phải chủ nghĩa thực dân của Pháp" [loi.
5-9] v.v... và v.v...

Trong hồi ký của mình, tổng thống Eisenhower tự đề cao nước Mỹ là "cường quốc
chống chủ nghĩa thực dân mạnh nhất" (the most powerful of the anticolonial powers) [64,
451]. Giải thích vì sao Mỹ không thực hiện âm mưu can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt
Nam trong thời gian trước, trong và sau sự kiện Điện Biên Phủ, Eisenhower viết: "Lý do
mạnh nhất để Mỹ từ chối đáp ứng các lời kêu cứu của Pháp là truyền thống chống chủ nghĩa
thực dân của chúng ta" [64, 451]!

Một số nhà sử học ở Mỹ hay ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 cả tin ở chiêu bài
"chống chủ nghĩa thực dân" của Mỹ. Chẳng hạn Stanley Karnow cho rằng: "Từng chiến đấu
chống lại chủ nghĩa thực dân Anh, lẽ tự.nhiên Mỹ không thích đi nô dịch những dân tộc
khác" [133, 13], hoặc Nguyễn Phương, (trưởng Ban sử học Trường Đại học văn khoa Huế
trước 1975) không tiếc lời ca ngợi "Mỹ là một nước phản thực dân có tiếng". Theo ông,
"Trước kia là thuộc địa Anh, dân tộc Mỹ đã am hiểu nồi khổ thống [sic] của bọn dân bị trị.
Từ khi trở nên một cường quốc, Mỹ vốn bênh vực những quốc gia nhược tiểu", vì vậy,
"chính sách tổng quát của Mỹ là phản đế quốc, phản thực dân" [23, 10-11].

Song chính các nhà sử học Mỹ đã phản bác các ý kiến trên. Peter A. Poole viết: "Chính
là chính sách sức mạnh, chứ không phải là việc chống chủ nghĩa thực dân, đã làm cho
Roosevelt dính líu tới vấn đề Đông Dương vào lúc sắp nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ
hai" [25, 10], còn Neil Sheehan khẳng định: "Lịch sử phổ cập thường nói rằng Hoa Kỳ
chống lại chủ nghĩa thực dân của người Âu ở châu Ả. Đó chỉ là huyền thoại (...). Hoa Kỳ
với tư cách là một nước, qua chính phủ của mình, đã không hề tìm cách tháo dỡ hệ thống
thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu sau Thế chiến thứ hai" [28, 201].

Như thế, những lời tuyên bố "chống chủ nghĩa thực dân" khá hùng hồn của những
người cầm đầu chính phủ Mỹ chỉ nhằm che đậy bản chất thực sự của họ, như chính khách
Mỹ William z. Foster đã chỉ ra: "Nói rằng nước Mỹ chống chủ nghĩa thực dân thì chỉ là lừa
dối người ta mà thôi. Chủ nghĩa thực dân kiểu đặc biệt của Phố U-ôn [Wall Street] ban cho
các nước bị nó chiếm làm thuộc địa một cái bóng độc lập chính trị. Nó là một thứ chủ nghĩa

146
thực dân nhãn hiệu mới nhằm mục đích che mờ yêu sách của nhân dân đòi giải phóng dân
tộc" [10, 507].

Mặt khác, cũng như các khẩu hiệu "Châu Mỹ của người châu Mỹ" và "'chính sách Cửa
mở", chiêu bài "chống chủ nghĩa thực dân" ở Việt Nam trong những năm 1940-1945 và
1954-1956 nằm trong ậm mưu của Mỹ "chia lại thế giới đã bị chia rồi" ựedivision oỊthe
already divided world). Theo nhà sử học Mỹ gốc Pháp Bernard B. Fall, các nhà cầm quyền
Mỹ chỉ trích chủ nghĩa thực dân Pháp "vì Pháp đã cai trị Đông Dương một cách tồi tệ, nên
bước lô-gíc tiếp theo là ngân cản Pháp đòi lại chủ quyền của họ tại xứ này và thay bằng một
chính quyền khác” [173,125] do Mỹ dựng lên. Viên tướng Pháp Henri Navarre cũng chỉ ra:
"Cái gọi là chống chủ nghĩa thực dân mà Mỹ rêu rao chẳng qua chỉ là một chính sách rất
thực dụng với những động cơ rất phức tạp và hoàn toàn vụ lợi. che đậy dưới nhãn hiệu "giải
phóng các dân tộc bị áp bức". Chính sách đó trước hết nhằm xây dựng một đế quốc Mỹ (...)
trên sự đổ nát của các đế quốc châu Âu" [140, 319].

Một số tác giả Việt Nam có cùng suy nghĩ như trên. Theo Võ Việt Quốc, "mối quan
tâm của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không phải là giành độc lập và chủ quyền quốc gia cho
Việt Nam, nhưng là mưu toan loại bỏ ảnh hưởng của Pháp ra khỏi Việt Nam để bành trướng
thế lực của họ", nói một cách khác, để "thay ách thực dân Pháp bằng cái ách của cái gọi là
"thế giới tự do" có lẽ còn nặng nề hơn và khó thoát hơn, vì ách này giàu thế lực hơn Và tinh
vi hơn" [155, 7-8]. Phạm Xanh cũng cho rằng việc Roosevelt đả kích thực dân Pháp "không
phải là thiện ý của ông đối với số phận của Đông Dương, mà chính là một sách lược thể
hiện một âm mưu, một dã tâm của thế lực bành trướng Mỹ muốn có chân tại Đông Dương
mà xưa nay chưa thực hiện được" [158, 28].

Vì "chống chủ nghĩa thực dân" chỉ là chiêu bài không hơn không kém, nên khi nó
không còn phù hợp với tình hình mới, chính phủ Mỹ không ngần ngại vất bỏ nó để thay
bằng chiêu bài khác. Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ không nhữns không chống
chủ nghĩa thực dân mà, ngược lại, còn giúp lập lại chủ nghĩa thực dân - dưới một hình thức
tinh vi hơn, kín đáo hơn - ở Việt Nam đến độ - như John J. Sbrega nhận xét - Mỹ "trở nên
gắn bó chặt chẽ với việc phươns Tây đàn áp những nguyện vọng độc lập chính đáng của
người châu Á" [172, 107]. Trong thư xin từ chức gửi tổng thống Truman ngày 26-11-1945,
đại sứ Mỹ tại Trung Hoa Patrick J. Hurley chỉ trích chính phủ Mỹ "bỏ rơi các lý tưởng của
Hiến chương Đại Tây Dương và bảo đảm một cách rõ ràng cho việc lập lại đế quốc ở châu
Á" [105, 115]. Ngày 13-12-1945, Charles Yost, cố vấn chính trị của Mỹ ở Thái Lan, viết

147
cho ngoại trưởng James F. Byrnes: "Nhân dân Indonesia và Đông Dương cảm thấy vỡ mộng
trước việc Mỹ không ủng hộ yêu sách đòi độc lập của họ. Họ nghĩ rằng Mỹ có ý định chiều
theo Anh, Pháp và Hà Lan" [105, 116].

Bỏ chiêu bài "chống chủ nghĩa thực dân", Mỹ xoay một vòng 180°, công nhận "chủ
quyền" của Pháp ở Việt Nam, ủng hộ và giúp đỡ Pháp lập lại ách thống trị thực dân tại Việt
Nam. Ngoài những lý do liên quan đến chiến tranh lạnh trên trường quốc tế, đến nội tình
chính trị ở Pháp như đã trình bày ở chương 2 của Luận án, theo Noam Chomsky, giáo sư
Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ muốn "buộc Đông Dương phải nằm trong hệ thống toàn
cầu do Mỹ lãnh đạo". Thế nhưng những người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở
Việt Nam "muốn có sự phát triển độc lập", "phát triển bên ngoài ảnh hưởng của Mỹ - một
điều [Mỹ] không thể chấp nhận được". Do đó, "người Việt Nam phải bị trừng phạt vì dám
chống lại sức mạnh của Mỹ". Trong thâm tâm, Mỹ sợ "sự phát triển thành công của Việt
Nam sẽ tạo ra một mẫu hình mới cho các quốc gia khác trong khu vực". Chính vì sợ "con
virút [Việt Nam] sẽ xâm nhập toàn khu vực" nên Mỹ tìm cách "triệt phá nó, sau đó tiêm
kháng sinh để bệnh tật không lan ra được. Đó cũng là chiến lược căn bản của Mỹ đối với thế
giới thứ ba" [6, 50-51].

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh lúc đó, Mỹ xem "phát triển bên nsoài ảnh hưởng của
Mỹ" là theo Cộng sản và chống Mỹ. Do đó, Mỹ chủ trương "loại trừ càng xa càng tốt ảnh
hưởng của Cộng sản ở Đông Dương" [44,172]. Mỹ giương lá cờ "chống Cộng sản, bảo vệ
Thế giới tự do" ở Việt Nam, giúp Pháp tiến hành-cuộc chiến tranh 1945-1954 chống lại
nhân dân ba nước Đông Dương. Mỹ không xem đó là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa
mà là, một bộ phận của cuộc "thánh chiến chống Cộng sản" (the anti-Communist crusade)
do Mỹ phát động trên quy mô toàn cầu. Nhà yêu nước Hồ Chí Minh bị ngoại trưởng Mỹ
Dean Acheson xem như là "kẻ tử thù của nền độc lập bản xứ ở Đông Dương'' (the mortai
enemy of native independence in Indochina) [175, 244]. Ngược lại, Mỹ không tiếc lời ca
ngợi "công trạng" của Pháp ở Đông Dương;

"Thế giới tự do phải biết ơn Pháp và các lực lượng của Các quốc gia liên kết [Đông
Dương] về những hy sinh to lớn của họ cho chính nghĩa tự do, chống lại xâm lăng cộng sản"
(phó tổng thống Nixon, 23-12-1953) [179, 12]

148
"Bằng nhiều cách, Mỹ bày tỏ thiện cảm của mình đối với cuộc chiên đấu hào hùng mà
lực lượng Pháp và Các quốc gia liên kết đang tiến hành ở Đông Dương" (ngoại trưởng
Dulles, 29-3-1954) [180, 540]

Giữa lúc quân viễn chinh Pháp đang hấp hối trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,
đích thân Eisenhower viết thư cho các tướng lĩnh Pháp để "kính chào lòng dũng cảm và sức
chịu đựng của viên chỉ huy [tướng De Castries] và các chiến sĩ đang bảo vệ Điện Biên Phủ",
bày tỏ lòng "ngưỡng mộ sậu sắc nhất đối với cuộc chiến đấu gan dạ và tháo vát mà quân đội
Pháp, [Quốc gia] Việt Nam và các thành viên khác của Liên hiệp Pháp đang tiến hành ở
đó", ca ngợi "những chiến sĩ này, trung thành với những truyền thống vĩ đại của họ, đang
bảo vệ chính nghĩa tự do của con người và đang chứng minh,bằng một cách đúng đắn nhất
những phẩm chất mà sự sống còn của Thế giới tự do tuy thuộc vào đó" [64, 430].

Thực chất của cái "Thế giới tự do" mà những nhà cầm quyền nước Mỹ ra sức bảo vệ là
gì? Một tác giả Mỹ, Neil Sheehan, giải thích: Thế giới đó "gồm những nước được bảo trợ
bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, thừa nhận quyền lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề quốc tế,
và hội nhập vào một trật tự kinh tế trong đó đồng đô-la đóng vai trò đồng tiền trao đổi chủ
yếu và nền kinh doanh Mỹ chiếm ưu thế", vẫn theo Neil Sheehan, tại những nước đó, Mỹ
dựng lên "những chính phủ địa phương ngoan ngoãn tuân theo ý muốn của Mỹ, và nếu có
thể được, sẽ do Mỹ giật dây gián tiếp ở hậu trường. Washington muốn có những chế độ bản
xứ hoạt động như những đại diện cho quyền lực của Mỹ. Mục đích là thống trị các nước
đồns minh và phụ thuộc, thực hiện ý muốn của nước đế quốc trong các vấn đề thế giới mà
không cần đến cấu trúc của chủ nghĩa thuộc địa kiểu cũ" [28, 176-177].

Thay cho cấu trúc của chủ nghĩa thuộc địa kiểu cũ là cấu trúc của chủ nghĩa thực dân
kiểu mới được Henri Navarre mô tả như sau: "Không có toàn quyền, không có côns sứ,
cũng không có cao uy. Chỉ có đại sứ Mỹ, nhưng sẽ không làm 21 được nếu viên đại sứ đó
không đồng ý. Dân các nước được Mỹ viện trợ cứ tưởng rà nơ mình được tự do vì họ được
những người cùng nòi giống với họ cai trị. Họ có biết đâu rằng những người này chỉ là
những con rối dưới bàn tay điều khiển của đại sứ Mỹ" [147, 330-331].

Mỹ muốn Việt Nam trở thành một nước "tự do" như thế. Và khi người Việt Nam
không chấp nhận một nền "tự do" theo kiểu Mỹ, "muốn có sự phát triển độc lập", Mỹ hai
lần "trừng phạt" Việt Nam – như Noam Chomsky đã nói.

149
Lần đầu, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Việt Nam vừa giành
được độc lập tự do thì Mỹ giúp Pháp quay trở lại tái chiếm Việt Nam làm thuộc địa, dẫn đến
chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất 1945-1954.

Lần sau, sau thành công của Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương, một nửa lãnh thổ
Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 17° được giải phóng và hai miền Nam Bắc-chắc chắn sẽ hoa
bình thống nhất 2 năm sau đó, thì Mỹ ra sức phá hoại cuộc tổng tuyển cử (dự kiến tổ chức
trong tháng 7-1956), giúp Ngô Đình Diệm bắt bớ, giam cầm và bắn giết những người yêu
nước trong Nam, làm bùng lên ngọn lửa chiến tranh Việt Nam lần thứ hai 1954-1975.

Hậu quả của 30 năm chiến tranh vô cùng đau thương và tàn khốc mà hơn ai hết, nhân
dân Việt Nam phải gánh chịu:

- 1.100.000 cán bộ và chiến sĩ hy sinh

- 2.000.000 người dân bị sát hại

- 300.000 người mất tích trong chiến đấu

- 600.000 thươne binh (mới tính những người đã xếp hạng thương tật và được hưởng
trợ cấp)

- 2.000.000 người bị tàn tật

- 2.000.000 người bị ảnh hưởng các chất độc hoa học

- 500.000 trẻ em dị dạng [3, 582-583]

Mỹ gieo gió nên phải gặt bão: 58.193 quân nhân Mỹ chết và 153.366 bị thương trên
chiến trường Việt Nam [92, 209], chưa kể số tù binh và bị mất tích. Hơn thế nữa, theo giáo
sư Paul Kennedy (thuộc Viện nghiên cứu cao cấp Princeton và Học viện Alexander Von
Humbold), "đây là cuộc chiến tranh mà rõ ràng [lần] đầu tiên Mỹ đã thua. Cuộc chiến tranh
đó đã làm tiêu tan những kinh nghiệm thắng ứận trong Chiến tranh thế giới lần thứ II và đã
chôn vùi danh tiếng của những tướng lĩnh bốn sao và những trí thức "thông minh nhất và tài
giỏi nhất". Cuộc chiến tranh đó gây ra sự rạn vỡ trong xã hội Mỹ, cộng thêm còn có lạm
phát, các cuộc phản đối chưa từng có của sinh viên, những sự lộn xộn trong thành phố, tiếp
sau là cuộc khủng hoảng Watergate đã làm mất uy tín tổng thống Mỹ trong một thời gian;
nhiều người còn thấy nó mâu thuẫn cay đắns và mỉa mai đối với những lời dạy của các bậc
cha anh lập nước và đã làm cho Mỹ mất lòng dân chúng hầu khắp trên địa cầu" [14, 104-
105]. Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara cũng thừa nhận: "Cuộc chiến

150
tranh đó tàn phá nước Mỹ ghê gớm" cả về kinh tế lẫn về chính trị: "Nền kinh tế của chúng ta
đã bị tàn phá bởi những chi phí cao và bất hợp lý cho cuộc chiến tranh trong nhiều năm liền
và sự thống nhất chính trị của xã hội chúng ta bị tan nát và hàng thập kỷ sau vẫn không khôi
phục được" [19, 12, 313].

Hai mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, McNamara rút ra những bài học từ những
việc làm của các chính phủ Mỹ tại Việt Nam, và phải thốt ra lời thú nhận muộn màng:
"Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp" [19, 12].

Tuy nhiên, căn cứ vào thái độ và hành động ngạo mạn, hiếu chiến của các chính phủ
Mỹ trong những Băm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI (như gây ra các cuộc chiến tranh ác
liệt ở vùng; Vịnh, ở bán đảo Balkan, ở Afghanistan, ở Iraq và đang đe dọa mở chiến tranh
chống lại Iran, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên...), xem ra Mỹ vẫn chưa rút được
điều gì từ bài học Việt Nam. Bản chất của Mỹ vẫn không thay đổi: Mỹ vẫn tiếp tục tham
vọng bành trướng thế lực ra toàn thế giới, tiếp tục ý đồ "định hình mọi dân tộc theo hình ảnh
của chính chúng ta hoặc theo hình ảnh mà chúng ta chọn" (như lời của McNamara ), chà
đạp chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc khác.

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện một đường lối ngoại giao rộng mở. đa phương
hoa và đa dạng hoa các quan hệ đối ngoại trong tinh thần "Việt Nam muốn là bạn với tất cả
các dân tộc trên thế giới".

Riêng đối với Mỹ, sau khi quan hệ giữa hai nước được bình thường hoa hoàn toàn,
Việt Nam đẩy mạnh sự hợp tác với Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, do bản chất bành
trướng chủ nghĩa của Mỹ vẫn chưa thay đổi, chúng ta cần tiếp tục đề cao cảnh giác, buộc
Mỹ phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn
đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng.

Do đó, chúng tôi nghĩ rằng: trong khi mở rộng quan hệ mọi mặt với Mỹ, việc tiếp tục
nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lịch sử, văn hoa, chính trị... của Mỹ - đặc biệt
những gì có liên quan đến Việt Nam - là một điều vô cùng cần thiết để một mặt giúp mọi
người Việt Nam hiểu rõ bản chất thực sự của Mỹ và cảnh giác trước những chiêu bài lừa dối
(như "bảo vệ nhân quyền", "tự do tín neưỡng", "tự do ngôn luận", "đa nguyên đa đảng",
"chống khủng bố" ...) và mặĩ khác góp phần định hướng các chính sách và sách lược ngoại

151
giao đối với Mỹ trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để "khai thác những yếu tố tích cực trons
mối bang giao với Mỹ nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vì mục
tiêu dân giàu nước mạnh, đồng thời vẫn bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trước những âm mưu diễn tiến hoa bình, phá hoại và lật đổ của kẻ thù.

Với ý thức công dân, chúng tôi hy vọng Luận án "VIỆT NAM TRONG CHÍNH
SÁCH CỦA MỸ TỪ 1940 ĐẾN 1956" có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào những công
việc đó.

152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.Những cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với người Mỹ trong những năm
đầu thập niên 40 (tham luận tại Hội thảo khoa học "Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoa lớn" tại Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, 31-3-1990).

2.Dấu ấn Điện Biên Phủ trong hồi ký của một tổng thống Mỹ (tham luận tại Hội nghị
khoa học về Chiến thắng Điện Biên Phủ do Trường Đại học sư phạm, Hội khoa học lịch sử
va Hội cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20-4-1995 tại thành phố Hồ
Chí Minh, đăng lại trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học Việt Nam, số 3 (274),
V-VL 1994, trang 80-86).

3.1945-1946: mội cơ hội bị bỏ lỡ trong quan hệ Việt - Mỹ (tham luận tại Hội thảo
quốc tế "Việt Nam trong thế kỷ XX" do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
và Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, từ 19 đến 21-9-2000).

153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SÁCH

1.1. Tiếng Việt

1.Amter, Joseph (1985),

Lời phán quyết về Việt Nam (bản dịch của Nguyễn Tấn Cưu), NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

2.Nguyễn Thế Anh (1970),

Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Lửa thiêng, Sài Gòn.

3.Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (2000),

Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

4.Burchett, Wilfred (1985), Hồi ký (bản dịch),

NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

5.Burchett, Wilìred (1986),

Tam giác Trung Quốc - Căm-pu-chia - Việt Nam (bản dịch), NXB Thông tin lý luận,
Hà Nội.

6.Chomsky, Noam (1995),

Chú Sam thực sự muốn gì (bản dịch), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.Lê Văn Dương và nnk (1972),

Quân lực Việt Nam cộng hòa trong giai đoạn hình thành 1946-1955, Phòng 5 Bộ tổng
tham mưu xuất bản, Sài Gòn.

8.Đảng cộng sản Việt Nam (2000-2002),

Văn kiện Đảng toàn tập (tập 1-17), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8bis.Trần Hữu Đính - Lê Trung Dũng (1997),

Quan hệ Việt - Mỹ trong Cách mạng tháng Tám, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

154
9.Fichou, Jean-Pierre (1998),

Văn minh Hoa Kỳ (bản dịch), NXB Thế Giới, Hà Nội.

10.Foster, WilliamZ. (1962),

Lịch sử Đảng cộng sản Mỹ (bản dịch), NXB Sự thật. Hà Nội.

11.Giu-cốp, G.K. (1987),

Nhớ lại và suy nghĩ (3 tập) (bản dịch), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12.Khổng Doãn Hợi (1985),

Đế quốc Mỹ sau Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

13.Joyaux, Francois (1981),

Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I - Giơ-ne-vơ
1954 (bản dịch), NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

14.Kennedy,Paul(1992),

Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc (bản dịch), NXB Thông tin lý luận, Hà
Nội.

15.Lê-nin, V.I. (nhiều năm),

Toàn tập (nhiều tập - bản tiếng Việt), NXB Sự thật. Hà Nội.

16.Lưu Văn Lợi - Nguyễn Hồng Thạch (2002),

Pháp tái chiếm Đông Dương và Chiến tranh lạnh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

17.Hồ Chí Minh (nhiều năm),

Toàn tập (10 tập), NXB Sự thật. Hà Nội.

18.Đỗ Mậu (1995),

Việt Nam máu lửa, quê hương tôi, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19.McNamara, Robert s. (1995),

Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (bản dịch), NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20.Nhiều tác giả (1986),

155
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 9-1945 - 7-1954, NXB Sự thật. Hà
Nội.

20bis. Nhiều tác giả (1991),

Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội.

21.Palmer, DaveR. (1987),

Tiếng kèn gọi quân (bản dịch), NXB Thông tin lý luận, Hà Nội.

22.Đặng Phong (1991),

21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả xuất
bản, Hà Nội.

23.Nguyễn Phương (1957),

Liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam, Không ghi nhà và nơi xuất bản.

24.Nguyễn Phương (1957),

Sự quan trọng của Đông Dương trước mặt quốc tế, Không ghi nhà và nơi xuất bản.

25.Poole, Peter A. (1986),

Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon (bản dịch), NXB Thông tin lý luận,
Hà Nội.

26.Lê Văn Quang (2001),

Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27.Nguyễn Huy Quý và nnk (1985),

Sự thất bại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong chiến tranh thể giới thứ hai, NXB Sự
thật. Hà Nội.

28.Sheehan, Neil(1990),

Sự lừa dối hào nhoáng (2 tập - bản dịch), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

29.Vĩnh Sính (1991),

Nhật Bản cận đại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

156
30.Sử quán triều Nguyễn (nhiều năm),

Đại Nam thực lục chính biên (nhiều tập - bản dịch), ..... Viện sử học xuất bản, Hà Nội.

31.Lê Trọng Tấn và nnk (1985),

Bác của chúng ta, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

32.Nguyễn Anh Thái (1985),

Kỷ niệm 40 năm chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33.Nguyễn Anh Thái và nnk (1986),

Lịch sử thế giới hiện đại 1945-1975, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34.Đoàn Thêm (1966),

Hai mươi năm qua, việc từng ngày 1945-1964, Nam Chi tùng thư xuất bản, Sài Gòn.

35.Nghiêm Kế Tổ (1954),

Việt Nam mắn lửa, NXB Mai Lĩnh, Sài Gòn.

36.Nguyễn Văn Trung (1963),

Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam - Thực chất và huyền Thoại, NXB Nam Sơn, Sài
Gòn.

37.Trung tâm từ điển bách khoa quân sự (1996),

Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

37bis. Viện lịch sử quân sư Việt Nam (1994),

Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 (2 tập), NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.

37ter. Viện lịch sử quân sư Việt Nam (1996-2003),

Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1945-1975 (6 tập), NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

1.2. Tiếng Anh

38.Acheson, Dean(1970),

Present at the Creation, NXB The New American Library, New York.

157
39.Men, Douglas - Ngô Vĩnh Long (1991),

Coming to Terms - indochina, the United States and the War, NXB Westview Press,
Colorado.

40.Ambrose, Stephen E. (1991),

Rise to Gioballsm - American Foreign Policy since 1938, NXB Penguin Books, New
York.

41.Ashmore, Harry và William Baggs (1968),

Mission to Hanoi, NXB Putnam’s, New York.

42.Barber, Hollis W. (1961),

The United States in Worỉd Affairs 1955, NXB Harper. New York.

43.Bator, Victor (1965),

Vietnam Diplomatic Tragedy - The Origins of the u.s. involvement, NXB Dobbs Ferry,
New York.

44.Bradley, Mark P. (2000),

Imagining Vietnam and America - The Making of Postcolonial Vietnam 1919-1950,


The University of North Carolina xuất bản, North Carolina.

45.Bridgwater, William (chủ biên) (1964),

The Columbia - Viking Desk Encyclopedia, NXB Đen, New York.

46.Buttinger, Joseph (1967),

Vietnam: A Dragon Embattled (2 volumes), NXB Praeger, New York.

47.Charlton, Michael và Anthony Moncrieff (1978),

Many Reason Why: The American Involvement in Vietnam, NXB Hin and Wang, New
York.

48.Chen, KingC(1969),

Vietnam and China 1938-1945, Princeton University Press xuất bản, New Jersey.

49.Chennault, Claire L. (1949),

Way of a Fighter, NXB G.p. Putnam's Sons, New York.

158
49bis. Chomsky, Noam (1971),

At War with Asia, NXB Fontana/Collins, London.

50.Cole, AllanB (ed.)(1956),

Conflict in Indochina and international Repercussions - A Documentary History 1945-


1955, Cornell University Press xuất bản, New York.

51.Committee of Concerned Asian Scholars (1970),

The Indochina Story, NXB Bantam Books, New York.

52.Cooper, ChesterL. (1970),

The Lost Crusade - America in Vietnam, NXB Dood, Mead & Company, New York.

53.Council on Foreign Relations (1956),

The United States in World Affairs 1954, NXB Harper, New York.

54.Davidson, Phillip B. (1988),

Vietnam at War, The History 1946-1-975, Oxford University Press, New York -
Oxford.

55.Donovan, Robert J. (1956),

Eisenhower - The Inside Story, NXB Harper. New York.

56.Drachman, Edward (1970),

United States Policy toward Vietnam 1940-1945, Associated University Press xuất
bản, New Jersey.

57.Draper, Theodore (1967),

Abuse of Power - United States Foreign Policy from Cuba to Vietnam, NXB The
Viking Press, New York.

58.Drummond, Roscoe và Gaston Coblentz (1960),

Duel at the Brink, New York.

59.Duiker, William J. (1983),

Vietnam, Nation in Revolution, NXB Westview Press, Colorado.

159
60.Dulles, John F. (1957),

War or Peace, NXB The MacMillan Company, New York.

61.Eden, Anthony (1960),

Full Circie, NXB Cassell. London.

62.Effros, William G. (1970),

Quotations Vietnam 1945-1970, NXB Random House, New York.

63.Eggleston, Noel (1977),

The Roots of Commitment - United States Policy toward Vietnam 1945-1950,


University of Georgia xuất bản, Georgia.

64.Eisenhower, Dwight D. (1965),

Mandate for Change - The White House Years 1953-1956, NXB The New American
Library, New York.

65.Fall BernardB. (1966),

Vietnam Witness 1953-1956, NXB Praeger. New York.

66.Fifield, Russel (1973),

Americans in Southeast Asia - The Roots of Commitment, NXB Crowell New York.

67.Foster, William z. (1951),

Outline of Political History ofthe Americas, NXB International Publishers, New York.

68.Fleming, D.F. (1961),

The Cold War and its Origins, NXB Doubleday, New York.

69.Gardén,Lloyd (19.88),

Approaching Vietnam from World War II through Dienbienphu, NXB Norton and
Company, New York.

70.Garfield, Gene J. (1973),

The Genesis of Involvement, Southern Illinois University xuất bản, Illinois.

70bis. Gavin, James (1968),

160
Crisis Now, NXB Doubleday, New York. II. Gettleman, Marvin E. (ed) (1968),
Vỉetnam, NXB Fawcett Publications, Connecticut.

72.Gibbons, William C. (1984),

The U.S. Government and the Vietnam War, part I: 1945-1961, U.S. Government
Printing Office, Washington, D.C.

73.Hammer, Ellen J. (1966),

The Struggle for indochina 1940-1955, Stanford university Press xuất bản, California.

74. Hess,Gary R. (1987),

The United States Emergence as a Southeast Asian Power 1940-1950, Columbia


University Press xuất bản, New York.

75.Historical Division (thuộc Joint Secretariat, Joint Chiefs of Staff) (1971),

History of the Indochina incident 1940- 1954, Washington, D.c.

76.Hixson, Walter L. (2000),

The Roots of the Vietnam War, NXB Garlan, New York.

77.Hofstadter, Richard và nnk (1967),

The United States - The History ofa Republic, NXB Prentice-Hall, New Jersey.

78.Hun, Cordell(1948),

Memoirs, NXB MacMillan, New York.

79.Iriye, Akira(i967),

Across the Pacific: An Inner History of American - East Asian Relations, NXB
Harcourt, Brace and World, New York.

80.Isaacs, Harold (1947),

No Peacef or Asia, NXB Doubleday, New York.

81.Julien, Claude(1971);

America 's Empire, NXB Pantheon Books, NewYork.

82.Kahin, George McT. (1986),

161
Intervention - How America Became Involved In Vietnam, NXB Alfred A. Knopf,
New York.

83.Kahin, George McT. và John W. Lewis (1967),

The United States in Vietnam, NXB The Dial Press, New York.

84.Kail,F.M. (1973),

What Washington Said - Administration Rhetoric and the Vietnam War 1949-1969.
NXB Harper & Row, New York.

85.Kalb, Marvin và Elie Abel (1971),

Roots of Involvement - The United States in Asia 1784-1971, NXB W.W.Norton &
Company, New York.

86.Karnow, Stanley (1987),

Vietnam, A History, NXB Penguin Bokks, New York.

87.Kennedy, John F. (1960),

The Strategy of Peace, NXB Harper & Row, New York.

88.Kennedy, John F. (1962),

To Turn the Tide, NXB Harper & Row, New York.

89.Kimball, JeffreyP. (1990),

To Reason Why: The Debate about the Causes of U.S. Involvement in the Vietnam
War, NXB McGraw-Hill, New York.

90.Lacouture, Jean (1968),

Hô Chi Minh, A Political Biography (bản dịch của Peter Wiles), NXB Vintage Books,
New York.

91.Lansdale, Edward G. (1972),

In the Midst ofWars - An American's Mission to Southeast Asia, NXB Harper & Row,
New York.

92.Leahy, William D. (1950),

I was there, NXB McGrawHill, New York.

162
93.Lens,Sydney (1970),

The Military - industrial Complex, NXB Pilgrim Press, Philadelphia.

94.Maclear, Michael (1984),

Vietnam - The Ten Thousand Day War, NXB Thames Methuen, London.

95.McGeveran Jr., William A. (2002),

The World Almanac and Book of Facts 2002, NXB World Almanac Books, New York.

96.McCann, Kevin (1952),

Man from Abilene, NXB Double Day, New York.

97.McNamara, Robert s. và nnk (1999),

Argument without End - In Search of Answers to the Vietnam Tragedy, NXB Public
Affairs, New York.

98.Mallin, Jay (1965),

Fortress Cuba, NXB Regnery, Chicago.

99.Miller, Robert H. (1990),

The United States and Vietnam 1787-1941, National Defense University Press xuất
bản, Washington, D.C.

100.Morris, Richard B. (1953),

Encyclopedia of American History, NXB Harper. New York.

101.Nhiều tác giả (1971),

The Pentagon Papers (ấn bản.của The New York Times), NXB Bantam Books, New
York.

102.Nhiều tác giả (1971),

The Pentagon Papers (ấn bản của thượng nghị sĩ Gravel) (4 volumes), NXB Beacon
Press, Boston.

103.Nhiều tác giả (1988),

The Lesson ofthe Vietnam War, Center for Social Studies Education xuất bản,
Pennsylvania.

163
104.Nixon, Richard M. (1986),

No more Vietnams, NXB Avon, New York.

105.Patti, Archimedes L.A. (1980),

Why Vietnam? - Prelude to America's Albatross, University of California Press,


Berkeley.

106.Podhoretz. Norman (1982),

Why we were in Vietnam, NXB Simon Se Schuster, New York.

107.Rosenman. Samuel I. (1950),

The Public Papers and Addresses of Franklin D. Roosevelt: Victory and the Threshold
of Peace, NXB Harper & Bros., New York.

108.Rotter, Andrew J. (1987),

The Path to Vietnam: Origins of the American Commitment to the Southeast Asia,
Cornell University Press xuất bản, New York.

109. Roy, Jules (1966),

The Battle of Dienbienphu (bản dịch của Robert Baldick), NXB Pyramid Books, New
York.

110. Scheer, Robert(1965),

How the United States Got Involved in Vietnam, Center for the Study of Democratic
Institutions xuất bản, California.

111. Schlesinger Jr., ArthurM. (1967),

A Thousand Days - John F. Kennedy in the White House, NXB Fawcett Publications,
Connecticut.

112.Shaplen, Robert (1966),

The Lost Revolution - The United States in Vietnam 1946-1966, NXB Harper & Row,
New York.

113.Shigenori. Togo (1956),

The Cause of Japan, NXB Simon & Schuster, New York.

164
114.Snyder, LouisL. (1955),

Fifty Major Documents of the Twentieth Century, NXB Van Nostrand, New Jersey.

115.Spector, RonaldH. (1983),

United States Army in Vietnam: Advice and Support - The Early Yea 1941-1960,
Center of Military History (U.S. Army) xuất bản, Washington, D.C.

116.Tonnesson, Stein (1991),

The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Hô Chi Minh and de Gauile in a


World at War, International Peace Research Institude, Oslo.

117.Truman, Harry S. (1956),

Memoirs (2 vols), -NXB The New American Library, New York.

118.U.S. Department of Defense (1971),

United States - Vietnam Relations 1945-1967, Government Printing Office ấn hành,


Washington, D.C.

119.U.S. Department of State (1970),

Foreign Relations of the United States, Government Printing Office ấn hành,


Washington, D.C.

120.U.S. Government (1958),

Public Papers of the Presidents of the U.S. - Dwight D. Eisenhower, 1954,


Government Printing Office ấn hành, Washington, D.C.

121.U.S. Senate Committee on Foreien Relations (1978),

Executive Sessions oỷthe Senate Foreign Relations Committee, Historical Series (VIII,
1956), Washington, D.C.

122.Wade, Richard C. Và nnk(1966),

A History of the united States, NXB Houghton Mifflin, Bostort.

123.Wallace, Henry A. (1948),

Toward World Peace, NXB Reynal & Hitchcock, New York.

124.Werner, Jayne S. và Lưu Doãn Huynh (eds) (1993),

165
The Vietnam War, NXB M.E. Sharpe, New York.

125.White, John(1823),

History of a Yoyage to the China Sea, NXB Wells and Liliy, Boston.

126.Williams, William A. (1954),

The Tragedy of American Diplomacy, NXB World Publishing Company, Cleveland.

127.Williams, William A. và nnk (1985),

America in Vietnam, NXB Anchor Press / Doubleday, New York.

128.Yakovlev. Alexander (1985),

On the Edge of an Abyss, NXB Progress, Moscow.

1.3. Tiếng Pháp

129.Argenlieu. Thierry d' (1985),

Chronique d' Indochine 1945-1947, NXB Albin Michel.

130.Artaud, Denise và Lawrence Kaplan (eds) (1989),

Diên Biên Phu – L’Alliance atlantique et la défense du Sud-est Asiatique, NXB La


Manufacture, Paris.

131.Berstein, Serge và Pierre Milza (1991),

Histoire de la France au XX6 siècle (3 tomes), NXB Complexe, Paris.

132.Colleoni, Angelo (1988),

Histoire sommaire des agressions des Etats Unis, Thông tấn xã Orbis xuất bản,
Prague.

133.Commission (Tenquête de la République démocratique du Viêt Nam sur les


crimes de guerre des impérialistes américains au Viêt Nam (1968),

chronologie des faits et Documents relatifs à l’agression américaine au ViêtNam


(tome I: 1941-1966),

Association cTamitié Franco - Viêtnamienne xuất bản, Paris.

133bis. Decoux, Jean (1950),

166
A la barre de l’lndochine - Histoire de mon gouvernement général, 1940-1945, NXB
Plon, Paris.

134.Devillers, Philippe (1952),

Histoire du Vietnam de 1940 à 1952, NXB Seuil, Paris.

135.Devillers, Philippe và Jean Lacouture (1969),

Vietnam de la guerre francaise à la guerre américaine, NXB Seuil, Paris.

136.Fall, BernardB. (1962),

Indochine 1946-1962 - Chronique d'une guerre révolutionnaire, NXB Robert Laffont,


Paris.

137.Fall, BernardB. (1967),

Les deux Vietnam, NXB Payot, Paris.

138.Gaulle, Charles de (1959),

Mémoires de guerre (3 tomes), NXB Plon, Paris.

139.Hémery, Daniel (1990),

Hô Chi Minh de rindochine au Vietnam, NXB Gallimard, Paris.

140.Karnow, Stanley (1984),

Vietnam (bản dịch của Jacques Martinache), NXB Presses de la Cité, Paris.

141.Thái Văn Kiểm (1956),

Vietnam d'hier et d'aujourd' hui, NXB Commercial Transworld Editions, Tanger.

142.Nguyễn Kiên (1963),

Le Sud-Vietnam depuis Diên Biên Phu, NXB Francois Maspero, Paris.

143.Lacouture. Jean (1981),

Pierre-Mendès France, NXB Seuil, Paris.

144.Lacouture. Jean và Philippe Devillers (1960),

La Fin d'une guerre - Indochine 1954, NXB Seuil, Paris.

145.Laniel, Joseph (1957),

167
Le Drame indochinois: de Diên Biên Phu au pari de Genève, NXB Plon, Paris.

146.Manfred, A. (chủ biên) (1980),

Histoire de la France (3 tomes), NXB Progrès, Moscou.

147.Navarre, Henri (1957),

Agonie de Vindochine, NXB Plon. Paris.

148.Roosevelt, Elliott (1947),

Mon père ma đít (bản dịch của Nathalie Gara), NXB Flammarion, Paris.

149.Rouanet, Pierre (1965),

Mendès France au pouvoir, NXB Laffout, Paris.

150.Ruscio, Alain(1985),

Les Communistes frangais et la guerre d'indochine 1944-1954, NXB L'Harmattan,


Paris.

151.Sainteny, Jean(1953),

Histoire d'une paix manquée, NXB Amiot - Dumont, Paris.

152.Saurel, Louis (1966),

La guerre d' Indochine, NXB Rouff, Paris.

153.Taboulet, Georges (1955),

La geste francaise en indochine, NXB Adrien - Maisonneuve, Paris.

154.Tournoux, Jean - Raymond (1960),

Secrets d' État, NXB Plon, Paris.

2. BÀI TRONG TẠP CHÍ, TRONG SÁCH

2.1. Tiếng Việt

155.Brigham, Robert K. (1993),

"Những đồng minh thận trọng: Mặt trận Việt Minh - người Mỹ và Cách mạng tháng
Tám", Nghiên cứu lịch sử, (4 [269]), tr. 74-76.

156.Nguyễn Kim Dung (1996),

168
"Quan hệ Việt - Mỹ qua hoạt động của OSSs và SO ở Việt Nam năm 1945", Lịch sử
Đảng. (8), tr. 15-18.

157.Phan Ngọc Liên và Trịnh Vương Hồng (1972),

"Lịch sử nước Mỹ trong tác phẩm của Hồ Chủ tịch", Nghiên cứu lịch sử, (144), tr. 24-
35.

158.Phan Ngọc Liên và Trịnh Vương Hồng (1994),

"Quan hệ Việt - Mỹ trong những năm 1945-1954", Nghiên cứu lịch sử, (2 [273]), tr.
29-35.

159.Huỳnh Lứa (1963),

"Quá trình xâm nhập của đế quốc Mỹ vào nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1954",
Nghiên cứu lịch sử, (46), tr. 30-42,48.

160.Huỳnh Lứa (1965),

"Vài nét về quá trình xâm lược của đế quốc Mỹ ở Viễn Đông và Đông Nam Á", Nghiên
cứu lịch sử, (70), tr. 21-37.

161.Nguyễn Huy Quý (1985),

"Chủ nghĩa đế quốc Mỹ và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai", Nghiên cứu lịch sử, (3
[222]), tr. 22-28.

162.Võ Việt Quốc (1972),

"Diễn tiến cuộc xây dựng và phát triển chính sách thực dân mới của Mỹ tại Việt Nam
từ 1941 đến 1954" (bản dịch của Linh Sơn và Hồng Việt), Đối Diện, (26), tr. 1-38.

163.Shinjiro, Nagaoka (1999),

"Người Việt Nam ở Nhật Bản" (bản dịch của Shiraishi Masaya và Hoàng Ngọc Biên),
Nghiên cứu Huế, (1), tr. 38-53.

164.Nguyễn Thành (1986),

"Quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở
Đông Dương và đối sách của Đảng ta", Lịch sử quân sự, (12), tr. 14-18.

165.Phạm Xanh (1988),

169
"Đông Dương lọt vào mắt xanh của đế quốc Mỹ từ bao giờ?", Lịch sử quân sự, (1
[25]), tr. 25-30.

166.Cứu Quốc, 25-1-1950.

167.Nghiên cứu lịch sử, (1 [214]), 1984.

168.Bản tin Thông tấn xã (Sài Gòn), 23-3-1955.

2.2. Tiếng Anh

169.Bullitt, William C. (1947),

"The Saddest War”, Life, XXIII(26), tr. 64-69.

170.Burchett, Wilfred (1970),

"Pawns and Patriots - The U.S. Fight for Laos", Laos: War and Revolution (nhiều tác
giả), NXB Harper & Row, New York.

171.Fall,BernardB.(1964),

"Dienbienphu: A Battle to Remember", The New York Times Magazine, 3-5-1964, tr.
35-42.

172.Fall, Bernard B. (1965),

"How the French Gót Out of Vietnam", The New York Times Magazine, 2-5-1965, tr.
22:24.

173.Fall, BernardB. (1967),

"U.S. Policies in Indochina 1940-1960", Last Reflection on a War, NXB Doubleday &
Company, New York, tr. 118-148.

174.Hammer, Ellen J. (1951),

"Indochina", The State of Asia: A Contemporary Survey (nhiều tác giả), NXB Alfred
A. Knopf, New York, tr. 240-267.

175.House of Commons,

Parliamentary Debates, 5th Serie, Vol 529, 23-6-1954, Cols 434-435.

176.House of Commons,

170
Parliamentary Debates, 5th Serie, Vol 530, 23-7-1954, Cols 43-44.
P P

177.Kennan, George K. (1947),

"The Sources of Soviet Conduct", Foreign Affairs, (7), tr. 32-35.

178.Krotkov, Boris (1988),

"TwoPolicies” Sputnik, (1), tr. 84-86.

179.LaFeber, Walter (1975),

"Roosevelt, Churchill and Indochina 1942-1945" The American Historical Review,


(80), tr. 115-117.

180.Roberts, Chalmers M. (1954), "The Day We Didn't Go to War", The Reporter,


(31), tr. 31-35.

181.Sbrega, John 1(1980),

"The United States, France and Indochina 1940-1945", French Colonial Historical
Society Proceedings, (5), tr. 100-107.

18lbis. Scheer, Robert và Warren Hinckle (1965),

"The VietnamLobby", Ramparts, (7-1965), tr. 30-34.

182.Scott, Peter Dale (1970),

"Air America: Flying the United States into Laos", Laos: War and Revolution (nhiều
tác giả), NXB Harper & Row, New York.

183.Department of State Bulletin, 18-7-1949.

184.Department of State Bulletin, 13-2-1950.

185.Department of State Bulletin, 22-5-1950.

186.Department of State Bulletin, 30-6-1952.

187.Department of State Bulletin , 27-7-1953.,

188.Department of State Bulletin, 4-1-1954.

189.Department of State Bulletin, 12-4-1954.

190.Department of State Bulletin, 2-8-1954.

171
191.Department of State Bulletin, 11-6-1956.

192.Eastern World, 11-1955.

192bis.Afew Times, 22-12-1986.

193.New York Herald Tribune, 10-3-1947.

194.Nen York Times, 25-1-1949.

195.New York Times, 9-3-1950.

196.New York Times, 21-1-1953.

197.New York Times, 5-11-1953.

198.New York Times, 5-2-1954.

199.New York Times, 10-4-1954.

200.New York Times, 17-4-1954.

201.New York Times, 17-3-1955.

202.Time, 12-9-1969.

202bis. U.S. News and World Report, 15-3-1954.

2.3. Tiếng Pháp

203.Bernard B. Fall (1955),

"La politique américaine au Vietnam", Chronique de polỉtỉque étrangère, XX(3), tr.


299-322.

204.France Observateur, 8-8-1957.

205.Journal de Saigon, 25-8-1947.

206.Le Monde, 30-5-1954.

207.Paris Presse, 6-2-1956.

172
PHỤ LỤC
1.TIỂU LUẬN: VỀ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO PHÁP TRONG THỜI KỲ 1945-
1954

2.MỘT SỐ TƯ LIỆU GÓC

3.MỘT SỐ HÌNH ẢNH

173
l.TIỂU LUẬN:VỀ VIỆN TRỢ CỦA MỸ CHO PHÁP TRONG THỜI KỲ 1945-
1954.

Trả lời các nhà báo về việc Mỹ can thiệp vào Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
"Lâu nay thực dân Pháp làm chiến tranh ở Việt Nam, Miên và Ai Lao là nhờ tiền bạc, súng
đạn Mỹ" [166].

Bốn mươi lăm năm sau, nguyên bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara xác
nhận điều đó: "Thực tế là trong một thập kỷ sau đó [sau khi Thế chiến thứ II kết thúc],
chúng ta [tức Mỹ] đã phải bao cấp cho những hoạt động quân sự của Pháp chống lại các lực
lượng của ông Hồ" [19, 43].

Số tiền mà Mỹ đã viện trợ cho Pháp là bao nhiêu? Cho đến nay các nguồn tư liệu - của
Mỹ, của Pháp và của Việt Nam - không thống nhất với nhau. Chẳng hạn, khoản tiền mà Mỹ
viện trợ cho Pháp ở Đông Dương trong năm cuối cùng của cuộc chiến (1954) là:

- 815 triệu đô-la theo Joseph Buttinger [46, II, 808].

- 905 triệu đô-la theo Francois Joyaux [13, 99].

- 1 tỉ đô-la theo các tác giả cuốn The Indochina Story [51, 23].

- 1,063 tỉ đô-la theo các tác giả Tài liệu Lầu Năm Góc [102, I, 77].

- 1,1 tỉ đô-la theo các tác giả Tài liệu Lầu Năm Góc [101, 10].

- 1,113 tỉ đô-la theo Hồ Chí Minh [17, VII, 89].

- 1,133 tỉ đô-la theo Harold Stassen [82].

- 1,246 tỉ đô-la theo Allan B. Cole [50, 260].

- 1,518 tỉ đô-la theo tạp chí Nghiên cứu lịch sử [160, 58].

- 1,698 tỉ đô-la theo George McT. Kahin [80, 42].

Ban lịch sử (trực thuộc Ban thư ký chung của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân
Mỹ) thừa nhận: "Các con số do các nguồn khác nhau cung cấp tỏ ra mâu thuẫn với nhau một
cách nghiêm trọng" [73, 486n]. Giáo sư G. Katim nhận định: "Thật khó mà thiết lập tổng
giá trị những đóng góp của Mỹ [cho chiến phí của Pháp] (...) một cách chính xác, bởi những
nguồn chính thức khác nhau một cách quan trọng" [80, 446].

174
Con số của G. Kahin gấp đôi con số của J. Buttinger! sở dĩ có sự sai biệt giữa các con
số - theo tiến sĩ F. Joyaux - là "do có sự khác nhau trong phương pháp tính toán, do sự phức
tạp của các thủ tục viện trợ của Mỹ cho nước ngoài" [13, 99]. Điều này khiến những người
làm công việc nghiên cứu cảm thấy bối rối, không biết nên dựa vào số liệu nào.

Có thể chia thời kỳ 1945-1954 làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1945-1949: Mỹ viện trợ cho Pháp, sau đó Pháp trích một phần từ số tiền
viện trợ cùa Mỹ để chi phí cho chiến tranh ở Đông Dương.

- Giai đoạn 1950-giữa 1954: Mỹ chi phí trực tiếp cho chiến tranh của Pháp ở Đông
Dương.

Giai đoạn 1945-1949:

Theo Peter A. Poole, từ tháng 7-1945 đến tháng 7-1948, Mỹ viện trợ cho Pháp 1,2 tỉ
đô-la [28].

Theo A. Manfred và nhiều người khác, từ tháng 4-1948 đến tháng 10-1951, Mỹ viện
trợ cho Pháp 2,458 tỉ đô-la [139, 340]. Con số này gần khớp với con số mà Allan B. Cole
đưa ra: 2,094.284 tỉ đô-la, chia ra như sau:

1948: 400 triệu đô-la 1949:751,428 triệu đô-la 1950:517,142 triệu đô-la 1951: 425,714
triệu đô-la [50, 260].

Trong một tài liệu khác, hai giáo sư Viện nghiên cứu chính trị Paris -Serge Berstein và
Pierre Milza - cho biết: từ mùa xuân 1948 đến đầu năm 1952, Mỹ viện trợ cho Pháp 2,6 tỉ
đô-la, trong đó 85% dưới hình thức "tặng" (don) và 15% dưới hình thức "cho vay" (prêt) với
lãi suất 2,5% trả trong 35 năm kể từ 1956 [124, III, 166].

Cũng về thời gian này, Philippe Devillers đưa ra những khoản tiền tính bằng phờ-răng:

1948: 140 tỉ phờ-răng

1949:263 tỉ phờ-răng

1950: 181 tỉ phờ-răng

1951: 149 tỉ phờ-răng [127, 472].

Giai đoạn 1950 - giữa 1954

175
Về khoản tiền Mỹ viện trợ cho Pháp từng năm trong giai đoạn này, các nguồn tư liệu
đưa ra những con số rất khác biệt nhau (như đã trình bày ở phần đầu phụ lục này). Tuy
nhiên tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Pháp cho suốt giai đoạn này không khác nhau bao nhiêu:

2,354 tỉ đô-la (theo Bernard B.Fall) [130, 134-135]

2,5 tỉ đô-la (theo Stanley Karnow) [133, 82]

2,523 tỉ đô-la (theo tạp chí Nghiên cứu lịch sử của Viện sử học Việt Nam) [160, 58]
hơn 2,6 tỉ đô-la (theo các tác giả The Lessons ofthe Vietnam War) [103,II,8]

2,7 tỉ đô-la (theo các giả Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 9-1945
- 7-1954) [20, 206]

2,763 tỉ đô-la (theo Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ) [73, 487-488] và
(theo George McT. Kahin) [80, 42]

Khoảng cách giữa con số cao nhất (2,763 tỉ đô-la) và con số thấp nhất (2,354 tỉ đô-la)
là 409 triệu đô-la.

B. Fall đưa ra con số thấp nhất vì theo ông, trong số tiền viện trợ Ì,5.tỉ đô-la mà Quốc
hội Mỹ thông qua cho năm 1954, có đến 954 triệu đô-la mãi đến lúc đình chiến mới được
giải ngân [129, 319].

Theo Harold Stassen, phối hợp viên của Chương trình viện trợ nước ngoài của Mỹ,
trong 1,133 tỉ đô-la của năm 1954, chỉ có 800 triệu đô-la viện trợ quân sự, còn 333.000 triệu
đô-la còn lại là viện trợ kinh tế và kỹ thuật [82, 75].

Trong khi đó, G. McT. Kahin đưa ra con số cao nhất vì theo ông, trong năm 1954, Mỹ
viện ượ cho Pháp 1,313 tỉ đô-la, sau viện trợ bổ sung 385 triệu đô-la nữa, nâng tổn 2 số viện
trợ của năm 1954 lên 1,698 tỉ đô-la [80, 42].

Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ phân tích tổng số tiền 2,763 tỉ đô-la viện trợ
cho Pháp như sau:

- Viện trợ quân sự: 1,308 tỉ đô-la

- Yểm trợ tài chính cho ngân sách của Pháp: 1,285 tỉ đô-la

- Chương trình yểm trợ quân sự: 75 triệu đô-la

- Chương trình yểm trợ phòng thủ: 95 triệu đô-la [73,487-488].

176
Ngoài viện trợ cho Pháp, theo Miên B. Cole, từ 5-6-1950 đến 30-6-1954, Mỹ viện trợ
kinh tế trực tiếp cho chính phủ Bảo Đại 96 triệu đô-la [50, 260].

Nếu cộng các con số nói trên, ta có tổng số viện trợ của Mỹ từ tháng 7-1945 đến tháng
7-1954 là 4,714428 tỉ đô-la * . 0F
P P

Mặc dù đưa ra những con số khác nhau, các tài liệu đều nhất trí với nhau rằng viện trợ
Mỹ trang trải ngày càng nhiều chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: 33% năm 1953
và 78% cho năm 1954 [80, 42]. Điều này cho thấy sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh
Đông Dương ngày càng sâu.

*
7-1945-7-1948: 1,2 tỉ đô la
1949 : 0,751428 tỉ đô la [50, 260]
1950-7.1954 : 2.763 tỉ đô la [80, 42]

177
2. MỘT SỐ TƯ LIỆU GỐC

Giác thư ngày 24-1-1944 của Franklin D. Roosevelt gửi ngoại trưởng Cordell
Hull.

Tôi gặp Halifax * tuần qua và nói với ông ta một cách hoàn toàn thẳng thắn rằng thật
1F
P P

sự trong hơn một năm qua, tôi đã bày tỏ ý định rằng Đông Dương sẽ không bị giao lại cho
Pháp và sẽ được cai trị bằng một sự ủy trị quốc tế (...)

Tôi thấy không có lý do nào để bàn bạc với Bộ ngoại giao Anh trong vấn đề này. Lý
do duy nhất mà họ có vẻ chống đối lại điều đó là họ sợ hậu quả có thể có đối với những
thuộc địa của chính họ và của Hà Lan. Họ không bao giờ thích ý nghĩ về ủy trị bởi vì, trong
một số trường hợp, ủy trị nhằm tới độc lập trong tương lai. Điều đó là có thật trong trường
hợp Đông Dương.

Nguồn: Bộ ngoại giao Mỹ, foreign Relations of the united States 1944, Government
Printins Office, Washington, D.C., 1965, tập III, tr. 773.

Tuyên bố của Franklin D. Roosevelt trong cuộc họp báo ngày 23-2-1945.

Trong hai năm trời nay tôi bận tâm kinh khủng về Đông Dương (...). Người Đông
Dương không giống người Trung Hoa (...) sẽ cần một thời gian dài để dạy cho họ tự quản ơi
lấy họ (...). Với ngươi Đông Dương, có cảm tưởng rằng họ phải được độc lập, nhưng họ
không sẵn sàng được như vậy. Lúc đó, tôi gợi ý với Tưởng [Giới Thạch] rằng Đông Dương
phải được đặt dưới chế độ ủy trị (...) để dạy cho họ tự quản trị lấy họ. Chúng ta cần tới năm
mươi năm để làm việc đó ở Philippines.

(...) Trung Hoa thích ý kiến đó. Người Amh lại không thích ý kiến đó. Ý kiến đó có
thể làm phá sản đế quốc của họ, bởi vì nếu người Đông Dương hợp tác với nhau và đạt được
độc lập thì người Miến Điện cũng có thể làm như vậy đối với Anh. Nsười Pháp đã nói về
việc họ mong muốn chiếm lại Đông Dương, nhưng họ không có tàu bè để làm được điều đó
(...)

Nguồn: William A. Williams và nnk (biên tập), America in Vietnam - A Documentary


History, NXB Anchor Press / Doubleday, New York, 1985.

*
Lord Halifax, đại sứ Anh tại Mỹ

178
Ghi chép của Charles Taussig * về buổi hội đàm ngày 15-3-1945 với Franklin D.
2F
P P

Roosevelt.

Tôi hỏi tổng thống rằng ông có thay đổi ý kiến hay không về Đông Dương thuộc Pháp
khi ông phát biểu với chúng tôi tại bữa ăn trưa với Stanley** (...). Ông do dự một lát rồi
nói: nếu chửng ta có thể có được lời cam kết từ phía Pháp rằng họ đảm nhận các nghĩa vụ
của uy trị, tôi sẽ đồng ý cho Pháp giữ các thuộc địa này với điều kiện độc lập sẽ là mục tiêu
cuối cùng.

Nguồn: Bộ ngoại giao Mỹ, Foreign Relations of the united States 1945, Government
Printing Office, Washington, D.C., 1967, tập 1, tr. 124.

Điện ngày 8-5-1945 của ngoại trưởng Echvard R. stettinius, Jr.

Vấn đề Đông Dương được bàn đến trong buổi hội đàm mới đây giữa tôi với
Bidault*** và Bonnet**** . Ồng Bonnet lưu ý rằng rnặc dù chính phủ Pháp hiểu tuyên bố
năm 1942 của ông Welles***** liên quan tới việc lập lại chủ quyền của Pháp tại Đế quốc
Pháp là bao gồm cả Đông Dương, nhưng báo chí cứ tiếp tục hàm ý rằng một quan hệ đặc
biệt sẽ dành cho thuộc địa này. Đã nói rõ với Bidault rằns hoàn toàn không có tuyên bố
chính thức nào của chính phủ này đặt thành vân đề - ngay cả bằng cách ngụ ý - chủ quyền
của Pháp đối với Đông Dương. Bidault có vẻ an tâm và chắc chắn đã đánh điện cho Paris
rằng ông ta đã nhận được lời đảm bảo mới về việc chúng ta công nhận chủ quyền của Pháp
đối với khu vực đó.

Nguồn: Bộ ngoại giao Mỹ, Foreign Relations of the United States 1949, Government
Printing Office, Washington, D.C., 1967, tập VI, tr. 307.

Điện số 657 ngày 30-8-1945 của ngoại trưởng Mỹ James F. Byrnes gửi Max w.
Bishop, thư ký của Ưỷ ban Mỹ tại New Delhi, Ấn Độ.

Mỹ không có ý phản đối việc Pháp lập lại sự kiểm soát của họ ở Đông -Dương và
không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ Mỹ đặt thành vấn đề - ngay cả bằng cách
ngụ ý - chủ quyền của Pháp ở Đông Dương (...)

*
Charles Taussig, cố vấn về những vấn đề Caribbean
** Đại tá Oliver Stanley, bộ trưởng Bộ thuộc địa của Anh. Stanley ăn trưa với Roosevelt và Taussig ngày 16-1-1945
*** Georges Bidault, ngoại trưởng Pháp
**** Henri Bonnet, đại sứ Pháp tại Mỹ
***** Trong thư ngày 13-4-1942 gửi đại sứ Pháp Gaston Henry-Haye, quyền ngoại trưởng Mỹ Sumner Welles viết:
"Chính phủ Mỹ công nhận chủ quyền pháp lý của nhân dân Pháp đối với lãnh thổ Pháp và các thuộc địa của Pháp ở hải
ngoại"

179
Nguồn: Allan W. Cameron (biên tập), Viet-Nam Crisis - A Documentary History,
Cornell Press, Ithaca, 1971, tập I, tr. 51.

Diễn văn ngày 27-6-1950 của Harry S. Truman

(...) Cuộc tấn công Triều Tiên khiến cho rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa rằng Cộng
sản đã vượt qua việc dùng lật đổ để chinh phục cấc nước độc lập và nay dùng xâm lăng vũ
trang và chiến tranh. Họ đã thách thức các mệnh lệnh mà Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc
đưa ra để bảo đảm hoa bình và an ninh quốc tế. Trong trường hợp đó việc các lực lượng
Cộng sản chiếm Đài Loan sẽ là một de doa trực tiếp đến an ninh của vùng Thái Bình Dương
và đến lực lượng Mỹ đang thi hành những chức năng hợp pháp và cần thiết ở vùng đó.

Vì vậy tôi đã ra lệnh cho hạm đội số 7 ngăn ngừa mọi cuộc tấn công Đài Loan (...).

Tôi cũng chỉ thị củng cố lực lượng Mỹ ở Philippines và tăng nhanh hơn viện trợ quân
sự cho chính phủ Philippines.

Tương tự tôi đã chỉ thị đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ quân sự cho lực lượng của
Pháp và Các quốc gia liên kết ở Đông Dương và gửi một phái bộ quân sự [sang Đông
Dương] để có những liên lạc công tác mật thiết với những lực lượng này.

Nguồn: Allan B. Cole (biên tập), Conflict in Indochina and International


Repercussions - A Documentary History 1945-1955, Cornell University Press xuất bản,
New York. 1956.

Thư đề ngày 4-4-1954 của Dwight D. Eisenhower gửi thủ tướng Anh Winston
Churchill.

Tôi tin chắc rằng ngài đang theo dõi với mối quan tâm và lo lắng sâu sắc những báo
cáo hàng ngày về cuộc chiến đấu dũng cảm mà người Pháp đang tiến hành ở Điện Biên Phủ.
Hôm nay tình hình ở đó chưa có vẻ tuyệt vọng.

Nhưng bất chấp kết quả của trận đánh đặc biệt đó, tôi e rằng người Pháp không thể
một mình thấy rõ bản chất của sự việc, mặc dù chúng tôi đã cho họ một sự giúp đỡ rất quan
trọng về tiền bạc và chiến cụ. Chỉ yêu cầu họ tăng cường nỗ lực không thôi thì không giải
quyết được vấn đề. Nếu họ không thấy rỡ bản chất của sự việc và Đông Dương rơi vào tay
của Cộng sản thì hậu quả cuối cùng đối với thế chiến lược toàn cầu của chúng tôi và của các
ngài với sự thay đổi từ đó trong tương quan quyền lực của châu Á và Thái Bình Dương có
thể là thảm khốc và tôi biết, ngài và tôi không thể chấp nhận ... Điều đó dẫn chúng tôi đến

180
kết luận rõ ràng rằng tình hình ở Đông Nam Á đòi hỏi chúng tôi phải khẩn trương có những
quyết định nghiêm trọng và có ảnh hưởng sâu rộng.

Chưa đầy bốn tuần nữa thì đến [Hội nghị] Genève. Căn cứ vào tâm trạng ở Pháp thì ở
Genève Cộng sản có khả năng chia rẽ chúng ta lớn hơn rất nhiều so với ở Berlin. Tôi có thể
hiểu được khát vọng rất tự nhiên của người Pháp là tìm cách kết thúc cuộc chiến tranh này,
cuộc chiến mà đã làm cho họ phải đổ máu trong tám năm. Nhưng việc tìm lối thoát khỏi thế
bế tắc này buộc chúng ta phải đi đến kết luận rằng không có giải pháp đàm phán nào cho
vấn đề Đông Dương mà trong bản chất lại không phải là một cách giữ thể diện nhằm che
đậy sự đầu hàng của Pháp hay sự rút lui của Cộng sản. Khả năng thứ nhất quá nghiêm trọng
trong các mối quan hệ chiến lược rộng rãi của nó nên chúng tôi không thể chấp nhận được.

Bằng cách nào đó chúng ta phải tính toán để dẫn tới khả năng thứ hai. Những dòng suy
nghĩ sơ khởi của chúng tôi được [John] Foster [Dulles] phát thảo trong bài diễn văn của ông
ấy vào tối thứ hai vừa qua [29-3-1954] khi ông ấy nói rằng trong những điều kiện hiện nay
việc áp đặt hệ thống chính trị của Nga Cộng và đồng minh Trung Cộng của họ lên Đông
Nam Á bằng bất cứ phương tiện nào cũng sẽ là một mối đe d ọa nghiêm trọng đối với toàn
bộ cộng đồng tự do, và rằng, theo quan điểm của chúng tôi, khả năng này cần phải được đáp
ứng bằng hành động thống nhất (united actiorì) chứ không phải được chấp nhận một cách
thụ động...

Tôi tin rằng cách tốt nhất để làm cho khái niệm này thực sự có giá trị và mang lại
nguồn yểm trợ lớn hơn về tinh thần và vật chất cho nỗ lực của Pháp là thông qua việc thiết
lập một nhóm hay một liên minh mới, đặc biệt, bao gồm các nước có quan tâm sống còn đến
việc ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản ở khu vực này. Tôi nghĩ rằng, ngoài hai nước
chúng ta, còn có Pháp, Các quốc gia liên kết, Australia, New Zealand, Thái Lan,
Philippines. Chính phủ Mỹ mong sẽ làm tròn phần việc của mình trong một liên minh như
thế...

Điều quan trọng là liên minh phải mạnh và phải sẵn lòng tham gia chiến đấu khi cần.
Tôi không dự tính cần có lực lượng trên bộ đáng kể về phía các ngài cũng như về phía
chúng tôi.

Cho tôi nhắc lại lịch sử: chúng ta đã không thể ngăn chặn Hirohito, Mussolini và
Hitler vì đã không hành động một cách đoàn kết nhất trí và đúng lúc. Điều đó đánh dấu sự

181
bắt đầu của nhiều năm bi kịch nặng nề và thảm hoa tuyệt vọng. Chẳng lẽ các nước chúng ta
chẳng học được điều gì từ bài học đó sao?...

Trân trọng.

Ike.

Nguồn: Dwight D. Eienhower, The White House Years: Mandate for Change, NXB
The New American Library, New York, 1965, tr. 419-420.

182
3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202
203
204
205
206
207
208
209
210
211
212

You might also like