You are on page 1of 5

LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Muốn lập kế hoạch nghiên cứu có giá trị khoa học, có giá trị thực tiễn, có tính khả
thi điều quan trọng trước tiên phải khảo sát các nội dung nghiên cứu sau.
1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các thông tin để xác định vấn đề
- Mức độ phổ biến của vấn đề (tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc mới của vấn đề);
- Thời điểm xảy ra vấn đề (mùa bệnh);
- Phân vùng địa lý của vấn đề;
- Nhóm dân cư bị tác động chủ yếu của vấn đề: Giới , tuổi…
- Nguyên nhân chính gây ra vấn đề, những ý kiến đồng ý và bất đồng về nguyên
nhân đó như thế nào;
- Giải pháp đã và đang thực hiện; Kết quả của những giải pháp đó;
- Những nội dung nào của vấn đề chưa được giải quyết hoặc cần nghiên cứu
thêm;
1.2. Phương pháp thường được sử dụng để xác định vấn đề y tế
Gồm 4 tiêu chuẩn sau:
- Vấn đề đó đã vượt chỉ số trung bình;
- Cộng đồng đã biết vấn đề đó và có phản ứng rõ ràng;
- Các ban, nghành, đoàn thể đã có dự kiến hành động;
- Trong cộng đồng đã có nhóm người thành thạo về vấn đề đó (trừ cán bộ y tế);
1.3. Cách cho điểm
- 3 điểm: Biểu hiện của tiêu chuẩn đó rất rõ ràng;
- 2 điểm: Biểu hiện của tiêu chuẩn đó rõ ràng;
- 1 điểm: Biểu hiện của tiêu chuẩn đó không rõ lắm;
- 0 điểm: Biểu hiện của tiêu chuẩn đó không rõ hoặc có vấn đề đó;
1.4. Đánh giá kết quả
- 9 – 12 điểm: Vấn đề đó được xác định tồn tại;
- Dưới 9 điểm: Vấn đề đó không rõ ràng;
Tiến hành cho điểm với từng vấn đề để xác định 1 danh mục các vấn đề về y tế;
Tiếp theo là chứng minh tầm quan trọng của từng vấn đề để xác định vấn đề y tế ưu tiên.

41
Xác định vấn đề y tế còn được tiến hành theo 7 tiêu chuẩn của Viện Karolinska
(mục 2.2 ).
2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ Y TẾ ƯU TIÊN :
Để lần lượt giải quyết các vấn đề đã được xác định phù hợp với nguồn lực sẵn
có, cần phải xác định vấn đề ưu tiên. Có nhiều cách để xác định vấn đề ưu tiên:
- Dựa vào 6 tiêu chuẩn trong chẩn đoán cộng đồng;
- Dựa vào 7 tiêu chuẩn của viện Karolinska;
- Dựa vào hệ thống cơ bản xác định vấn đề ưu tiên.
2.1. Xác định vấn đề ưu tiên theo 6 tiêu chuẩn
- Mức độ phổ biến của vấn đề (qui mô của vấn đề);
- Mức độ gây tác hại của vấn đề (tổn thất về kinh tế, tử vong, tàn phế…);
- Gây ảnh hưởng đến nhóm người khó khăn trong cộng đồng (mù loà, nghèo, mù
chữ…)
- Đã có phương tiện, kỹ thuật giải quyết;
- Kinh phí chấp nhận được;
- Cộng đồng tham gia;
+ Cách cho điểm: Như phần xác định vấn đề;
+ Đánh giá kết quả: Cộng dồn điểm của từng vấn đề theo 6 tiêu chuẩn trên. Giải
quyết ưu tiên theo kết quả từ cao tới thấp.
2.2. Xác định vấn đề và vấn đề ưu tiên theo 7 tiêu chuẩn của viện Karolinska
- Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề;
- Tính cấp thiết của vấn đề;
- Đủ các nguồn lực để bảo đảm cho nghiên cứu;
- Quan tâm của người nghiên cứu và y đức trong nghiên cứu;
- Tính trùng lặp của vấn đề;
- Sự chấp nhận nghiên cứu;
- Tính ứng dụng sau nghiên cứu;
• Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề được hiểu theo 3 khía cạnh:
- Giải đáp những đòi hỏi sự phát triển xã hội;
- Giải đáp những đòi hỏi của lĩnh vực chuyên môn của ngành hoặc địa phương
mà bộ khoa học trực tiếp phục vụ;

42
- Làm rõ những vấn đề lý thuyết đang còn trống, giải đáp nhu cầu phát triển của
bản thân bộ môn khoa học.
• Vấn đề có tính cấp thiết
Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu thực tiễn liệt kê
trên đây. Việc lựa chọn ưu tiên luôn được đặt ra đối với bất kỳ hoạt động nào trong xã
hội vì người ta không thể dàn trải nguồn lực cho mọi nhu cầu.
• Có đủ những điều kiện nguồn lực bảo đảm cho hoạt động nghiên cứu
Điều kiện nghiên cứu bao gồm:
+ Cơ sở thông tin, tư liệu cho nghiên cứu
+ Kinh phí nghiên cứu
+ Phương tiện thiết bị thí nghiệm (nếu cần phải tiến hành những thí nghiệm);
+ Những người làm công tác nghiên cứu có năng lực và có quỹ thời gian.
• Quan tâm của người nghiên cứu và y đức trong nghiên cứu
Vấn đề đặt ra có vi phạm gì về mặt đạo đức y học hay không. Trong khoa học thì
yếu tố này luôn mang một ý nghĩa quan trọng.
• Tính trùng lặp của vấn đề
Đã có những nghiên cứu nào về vấn đề này? Nghiên cứu đến mức độ nào? Những
gì cần phải được nghiên cứu?
• Tính chấp nhận của đề tài nghiên cứu
Mặc dù đề tài đã đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, song vì các lý do khác nhau
(kinh phí, mức độ ưu tiên, sở thích…) đề tài có thể được chấp nhận hoặc không chấp nhận
tiến hành nghiên cứu.
• Khả năng ứng dụng của kết quả đề tài
Để đánh giá việc lựa chọn 1 vấn đề nghiên cứu dựa vào bảng 1:
Bảng 1. Điểm đánh giá việc lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Đủ
Tiêu Thực Cấp điều Đạo Trùng Chấp Ứng Cộng
chuẩn tiễn thiết kiện đức lặp nhận dụng
Điểm
Mỗi một tiêu chuẩn trên khi đánh giá chia làm 3 mức:
- 1 điểm: Mức độ thấp;
- 2 điểm: Trung bình;
- 3 điểm: Cao;

43
Riêng tiêu chuẩn đạo đức và trùng lặp tính ngược lại:
- 1 điểm: Vi phạm nhiều, trùng lặp;
- 2 điểm: Vi phạm vừa, trùng lặp ít;
- 3 điểm: Không có vấn đề gì về đạo đức, không trùng lặp;
Tổng số đạt từ 15 điểm trở lên là có thể lựa chọn được để tiến hành nghiên cứu. Ưu
tiên theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp.
Khi viết đề cương cần làm rõ lý do lựa chọn vấn đề nhằm mục đích gì, nhằm giải
quyết nhu cầu thực tiễn nào, tính cấp thiết ra sao.
- Phân tích tổng quan lịch sử của vấn đề nghiên cứu để rút ra những vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu.
- Nêu sự lựa chọn của tác giả và nói rõ lý do của sự lựa chọn.
2.3 Hệ thống cơ bản xác định vấn đề ưu tiên (BPRS)
Hệ thống cơ bản xác định vấn đề ưu tiên (BPRS = Basic Prioritizing Rating
System) được tính theo công thức sau: BPRS = (A + 2B) × C, trong đó:
A. Qui mô của vấn đề (tỷ lệ mắc, tử vong);
B. Mức độ gây hại của vấn đề;
C. Ước tính hiệu quả của giải pháp can thiệp;
Dựa vào số điểm tính được để xác định thứ tự ưu tiên. Như vậy, lựa chọn vấn đề
ưu tiên là chứng minh được tầm quan trọng của vấn đề đó. Cách làm đơn giản là hỏi và
trả lời 6 câu hỏi sau:
- Vấn đề nghiên cứu có tính thời sự hay không? Hiện vấn đề đó còn tồn tại
không?
- Vấn đề đó có phổ biến không? Có nhiều nơi, nhiều người bị ảnh hưởng của vấn
đề đó không?
- Vấn đề có ảnh hưởng đến nhóm dân cư đặc biệt không?
- Vấn đề có liên quan đến những hoạt động hiện hành không?
- Vấn đề có liên quan đến vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế không?
- Những ai quan tâm đến vấn đề này? (cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ
ban ngành, cán bộ y tế…).
3. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
3.1. Mục đích phân tích vấn đề
Trong nghiên cứu hệ thống y tế, đôi khi người nghiên cứu được yêu cầu tiến hành
một vấn đề không quen thuộc, cho nên người nghiên cứu họ cần phải phân tích vấn đề đã
được lựa chọn. Phân tích vấn đề nhằm mục đích:

44
- Làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu;
- Xác định những yếu tố có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu;
- Ra những quyết định về những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu.
3.2. Các bước phân tích vấn đề
- Làm sáng tỏ của những người quản lý, cán bộ y tế, cán bộ nghiên cứu về vấn đề
nghiên cứu;
- Xác định vấn đề cốt lõi;
- Xác định những yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu và mối liên quan giữa
chúng.
3.3. Các yếu tố liên quan có thể xếp thành những nhóm lớn
- Các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội;
- Các yếu tố cá nhân;
- Các yếu tố gia đình và cộng đồng ...
4. ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sau khi đã xác định được vấn đề hoặc nội dung nghiên cứu tiếp theo là đặt tên
cho đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu là một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm
người thực hiện.
4.1. Nguyên tắc đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học
- Phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu;
- Tên có ít chữ nhất, đầy đủ nhất;
- Chứa đựng thông tin cao nhất;
4.2. Kết cấu tên đề tài nghiên cứu khoa học:
- Nội dung nghiên cứu;
- Đối tượng nghiên cứu;
- Địa điểm nghiên cứu;
- Thời gian nghiên cứu.

™– ™™™

45

You might also like