You are on page 1of 60

MINH HỌA THÊM TBCT BÌNH CHÚ CHƯƠNG 13

1- LUẬN THẬP CAN, THẬP NHỊ CHI


( bàn về 10 can và 12 chi )

Khi trời Đất vốn dĩ là 1 mà thôi, do bởi có động tĩnh mà phân âm dương, do có thái quá hoặc bất cập
( lão thiếu ) mà phân chia ra tứ tượng. Lão là lúc cực động hay cực tĩnh mà thành Thái Âm, Thái
Dương. Thiếu là ở lúc ban đầu của tĩnh hay động mà thành thiếu dương hay thiếu âm. Thành ra tứ
tượng, thì ngũ hành cũng đều có đầy đủ ở trong đó.
Thủy tức là Thái âm; hỏa tức là thái dương, môc tức là thiêu dương;
Kim tức là thiêu âm; thô tức là sự kêt tụ của các xung khi,âm dương lao thiêu, môc hỏa kim thủy mà
thành.Thuyêt âm dương tuy bi các nhà khoa hoc chi trich, nhưng Trơi Đât Nhật Nguyệt nong lanh, nam
nư ngày đêm, co cái gì mà không phải là Âm Dương? Nhỏ đên ( vi tê ) như điện tư cung chia ra âm
dương. Bơi co âm dương mà thành Tứ Tương, môc hỏa kim thủy, nên khi là đai biêu của bôn mua
xuân ha thu đông.
Trong đât co tàng nươc và các khoáng chât kim loai, cái gì tao thành chúng? Van vật nảy mầm, cái gì
xui khiến chúng?
Khoa hoc van năng co thê phân tich nguyên chât tao thành chủng tư nhưng không thê khiên chúng nảy
mầm đươc, đông lực của việc nảy mầm này chinh là Môc vậy. Nên noi kim Môc Thủy Hỏa là chât tự
nhiên trong trơi đât vậy.
Van vật thành ơ Thô rôi lai quay vê Thô, nên lai noi chât Kim Môc Thủy Hỏa chinh là Thô
Con ngươi doKhi trơi đât sinh ra:khi âm là Hỏa, chât lỏng là Thủy, chât sắt cứng là Kim
khi huyêt lưu hành là môc. Vận dụng nhưng chât Kim Môc Thủy Hỏa đo trong thân thê côt nhục của
con người chính là Thổ, Con người bẩm thụ nhũng khí đó mà thành hình
không có gì là không tự nhiên, tự mình không thể không tùy theo những khí tự nhiên đó mà chuyển
dời.
Đa co ngu hành, sao lai còn co Thập Can và Thập Nhi Chi? Do Co âm dương mà sinh ra ngu hành.
Trong ngu hành đêu co âm dương.
Lây Môc mà luận, Giáp Ất là Âm Dương của Môc. Giáp là khi của ât; Ất là chât của Giáp. Giáp là khi
trên trơi, lưu hành ơ van vật,
Ất là van vật ơ dươi đât tiêp nhận cái sanh khi đo.
Phân tích kỹ hơn, nếu sự phân bô sinh khi là Giáp của Giáp, sanh khi ngưng tụ hình thành là tinh Ất
của Giáp.
Cây cỏ nhờ khí Giáp của Ất mà sinh ra cành lá . Cành lá xum xuê là khí của Ất vậy o
Ất nhờ Giáp mà được đủ khí ; Giáp nhờ Ất mà tính chất của Giáp được cứng cáp.
Có Giáp Ất rồi thì Âm Dương của Mộc cũng có đầy đủ vậy.
Như môc cung co chia ra âm dương giáp ât như vậy.
Ngu hành đêu co phân ra âm dương mà co can chi vậy. Thiên can tức là khi của ngu hành lưu hành trên
trơi;
Đia chi là 4 mua tuần tự lưu hành. xem hình dươi đây trong “Mệnh ly tầm nguyên”
Như giáp ât ơ Dần Mao cung co chia ra âm dương Thiên Đia.
Như Giáp Ất mà phân âm dương thì Giáp là dương, Ất là Âm, tức sự lưu hành trên trơi của Môc mà
làm Âm Dương vậy.
Nếu lấy Dần Mão mà phân Âm Dương thì Dần là Dương, Mão là Âm, tức lấy sự tồn tại của Mộc dưới
đất mà làm Âm Dương.
Nếu lấy chung Giáp Ất Dần Mão mà phân Âm Dương thì Giáp Ất là Dương, Dần Mão là Âm,
Môc ơ trên trơi thì thành tương, ơ dươi đât thì thành hình.
Giáp Ất hô trên trời thì Dần Mão thụ lệnh, Dần Mão hô dưới đất thì Giáp Ất trên trời thi hành
Nên Giáp Ất như Quan trương, Dần Mao như cai quản đia phương.
Giáp lôc ơ Dần, Ất Lôc ơ Mao Như phủ quan tai Quận, Huyện quan đi đên âp, mà các quan nắm lệnh
trong 1 tháng.
Giáp ât cung môt gôc, đêu là khi trên trơi. Giáp là khi dương mơi chuyên, thê đang lơn manh;
Ất là khi âm của sự sông, như cây cỏ mơi nảy mầm. Tuy cung là Môc nhưng tinh chât co khác nhau.
Giáp ât là khi lưu hành, nên goi là khi ơ trên trơi; Dần Mao tuần tự nắm thơi lệnh trong 4 mua, dươi
đât.
Khi lưu hành theo thơi lệnh mà thay đôi, nên Giáp Ất lây Dần mao làm gôc, thì Hơi Mui Thìn cung là
gôc vậy. (Hợi Mùi Thìn là Mộc phương).
(xem thêm chương sanh tư). Như găp thiên can thông căn Nguyệt lệnh ( nghĩa là Can Ngày có gốc tại
Tháng. Thí dụ như Can ngày là Giáp, tháng Dần, gọi là có gốc hay gọi là Thông căn Nguyệt lệnh), khi
đang vương găp thơi đắc dụng thì rât hiên hách, như chăng đươc vương thì tuy đắc dụng mà lực chăng
đủ, như Quan Phủ Quan Huyện chăng đắc thơi đắc đia thì không thê ra lệnh thi hành đươc, tài ây chăng
̣đươc thi triên ra.
Thập can tức là ngu hành mà phân ra âm dương vậy, khiluận vê công dụng thì can dương can âm co
chô khác biệt. Trich thiên tủy noi “ Ngu dương tòng khi bât tòng thê”, ngu âm tòng thê vô tình
nghia”."Ngu dương thuận theo khi không tòng theo Thê, ngu âm theo thê không co tình nghia".
Can dương như quân tư, tinh dương cương, chi cần tứ trụ hơi co gôc, hoăc Ấn co căn.thì nhươc quy vê
nhược mà không thể theo
Ngu âm thì không như vậy, du găp trụ hơi co căn, hoăc ân co căn thì vân không tòng nôi, nhươc vân
hoàn nhươc, như găp lai trụ tài quan thinh tât tòng theo Tài Quan, tức khiên cho Nhật Nguyên co chút
gôc rễ, hoăc khi thông Nguyệt lệnh cung không thê luận đươc.
Như găp Ấn thu co căn, thì chẳng sợ thân nhược, chẳng sợ chê.
Nên tinh chât của can dương can âm co khác biệt vậy.
“ câu Ấn thu co căn, thì chẳng sợ thân nhược câu này có lẽ nên đổi lại là Thân nhược mừng gặp Ấn
có gốc (căn) thì đúng hơn. Vì Ấn có gốc hay Ấn vượng sinh thân nhược là hợp lý rồi. Thân nhược có
Ấn vượng thì cũng giống như đang khốn khổ mà gặp Quý nhân có đủ quyền hành và tiền bạc giúp đỡ.
Còn thân nhược mà gặp Ấn không có gốc hay Ấn không có lực thì cũng như đang khốn khổ mà gặp
người có lòng giúp đỡ mà không có khả năng như : của ít lòng nhiều” thì cũng đâu thể vực ta đậy
được. xem thêm ví dụ số của PHỔ NGHI Hoàng Đế cuối cùng bên dưới. Thân nhược có Ấn không
vượng”

Như trụ của ngu Đình Phương: Nhâm Dần, Đinh Mui, ky Mao, Ất Hơi.

Ky thô tuy thông căn Nguyệt lệnh, găp Môc thê thinh, ( Hợi Mão Mùi là Mộc cục và Dần cũng là Mộc
nên gọi là thế Mộc thịnh) lập tức tòng theo môc, tòng như thê goi là vô tình nghia vậy. (xem thêm
chương dụng thần).

Lai như Diêm Tich San: Quy Mui, Tân Dậu, Ất Dậu, Đinh Hơi.
Ất Môc may găp Ấn thông căn ( Ấn Quý có gốc tại Hợi là Đế Vượng, hoặc Nhâm Ấncó gốc ở giờ Hợi
là Lộc), chăng sơ thân nhươc (trụ này thân nhược, Ngày Tuyệt, tháng Tuyệt, can chi toàn là Tài sát
Thực làm suy yếu Nhật Nguyên, may có Quý Ấn có Gốc tại Hợi, gọi là Ấn thông căn tại Hợi), Sát thâu
co chê, ( Sát lộ lên Thiên Can gặp Thực cũng lộ lên chế Sát ) tức là quy cách.

Lai mhư Hứa Thê Anh: Quy Dậu, Tân Dậu, Ất Sưu, Tân Ty,

găp vận 19 tuôi tòng (theo) sát ( tiểu vận 19 tuổi là Tân Mão tức là Sát vận, Tháng và Giờ đều là Tân
Sát, nên nói theo Sát ),
thân nhươc chăng biêt Ấn thụ co căn, (trụ này toàn là Tuyệt, Suy, Mộc Dục. can chi toàn là Sát,
Thương nên là Thân Nhược )
nhưng mưng găp đươc vận chê sát. ( chỗ này hơi khó hiểu, tiểu vận có Sát Đại Vận chắc chắn là Tài
thì chế Sát làm sao? Mệnh này thân nhược sát vượng lại nhiều, nên dùng Ấn hóa Sát. Nói vậy thì hoa
mỹ quá, có thể nói là Thân nhược Sát vượng khắc thân ( Nhật Nguyên), dùng Ấn để tiết khí Sát hay Sát
sinh Ấn, Ấn sinh Nhật Nguyên nhược. Ấn có căn ở đây là Quan Đới chưa phải là mạnh lắm đâu )
Đăc điêm can âm là như vậy. (Xem thêm phần cách cục chương cao thâp).
Can dương thì không như vậy

Như trụ cuả Ngu Hoà Đức: Đinh mao, Binh ngo, Canh Ngo, ky Mao.
Canh kim tuy nhươc, du thâu ( lô lên ) Ấn co gôc ( Ấn Kỷ có Lộc tại Ngọ là Ấn có gốc ), vân không thê
tòng, thân nhươc vân hoàn nhươc, đên vận phò thân tự nhiên phú quy, hêt moi lao khô.
Đây là điêm bât đông. Nhưng can dương chăng phải tuyệt đôi không thê tòng.

- Như trụ của: Thanh Tuyên Thống ( PHỔ NGHI Hoàng Đế cuối cùng: ( 1906 – 1967 ) Tại vị từ 1908
(Mậu Thân) – 1911.( Tân Hợi )

-Bính Ngọ,Canh Dần, Nhâm Ngọ, Nhâm Dần,

Ấn, Tỷ đều không có gốc thì không thể không tòng ( Mệnh Nhược mong có Ấn, Tỷ trợ giúp, khổ thay
Ấn Tỷ đều không có gốc nên chẳng có lực, chẳng trách nào cuộc đời ông long đong)
-Ngày 12 tháng 2 năm 1912 Nhâm Tý Phổ Nghi tuyên bố thoái vị
-Tháng 7 năm 1917 Đinh Tỵ, Trương Huân, Khang Hữu Vi và đảng Bảo Hoàng tuyên bố Phổ Nghi lấy
lại ngôi vua.
-Tháng 12- 1917 Đinh Tỵ Phổ Nghi tuyên bố chống lại tuyên cáo thoái vị
-Tháng 11- 1924 Giáp Tý Phùng Ngọc Tường phái người vào cung bức Phổ Nghi dời cung, sau đó bị
người Nhật hộ tống sang Thiên Tân.
-Tháng 3 – 1934 Giáp TuấtNhật Bản dựng Phổ Nghi làm vua bù nhìn Mãn Châu quốc, sau đó xưng là
Hoàng Đế.
-Tháng 8- 1945 Ất Dậu bị bắt làm tù binh chiến tranh đem về Liên Xô.
-Tháng 3 – 1950 Canh Dần bị áp giải về nước vào trại quản lý tội phạm chiến tranh Phủ Thuận để học
tập cải tạo
-Tháng 12 – 1959 Kỷ Hợi được đặc xá.
-Tháng 3- 1960 Canh Tý được phân vào công tác ở vườn thực vật Bắc Kinh, sau đó làm chuyên viên
nghiên cứu văn sử.
-1967 Đinh Mùi bị bệnh chết.
Phổ Nghi là là Hoàng Đế bấtt hạnh nhấtt trong các Hoàng Đế giai đoạn cuối của lịch sử Trung Quốc.

Điều này gọi là tòng khí chứ không tòng thế vậy, lý ấy rất sâu, không thể nói hết được , người học xem
nhiều bát tự, lâu Dần tích lũy kinh nghiệm, tự nhiên hội ngộ, không có văn tự nào nói hết được.
(căn cứ theo chương này để luận tính chất các can chi tuy sơ bộ mà thật rất sâu xa; điểm tinh tế của
mệnh lý tức sự khác biệt của tính chất can chi âm dương tính , như người đi học thì phải ngồi ngay
ngắn trước rồi mới tập viết, sau khi đã thạo phần nhập môn, sẽ tự biết chỗ trọng yếu vậy).
Giáp Ất ở thiên can, hễ động thì không yên. gặp tháng Dần là Giáp đương quyền (đương lệnh )? Gặp
tháng Mão, là Ất đương lệnh ?
Dần Mão tại địa chi, nên dừng lại mà chẳng dời đi. Tháng Dần hoán đổi được với Giáp; Tháng Mão
hoán đổi được với Ất;
Luận về khí, thì Giáp vượng ở Ất;
Luận về chất, Ất bền chặt ở Giáp; Nguyệt gặp Mão hoán đổi được với Ất; Luận về khí, Giáp vượng ở
Ất; Luận về chất, Ất bền chặt ở Giáp. ( nghĩa là Giáp Lộc ở Dần, Ất Lộc ở Mão )
Như tục thư luận xằng bậy, rằng Giáp là rừng lớn dày đặc nên chẳng sợ bị chặt,
Ất như mầm non, yếu mà chẳng gẫy, thực là chẳng biết lý âm dương vậy.
Lấy 1 loại hành mộc như trên thôi, ta có thể biết, chỉ có Thổ là xung khí của Mộc Hỏa kim Thủy, nên
vượng ở tứ thời mà cái lý của khí chất Âm Dương cũng luận như thế. Muốn học mệnh lý Người học
trước phải biết rành thuyết can chi, rồi sau đó mới có thể nhập môn.
Thiên can động mà không yên, như năm Giáp Kỷ lấy Bính Dần làm tháng giêng
Năm Ất Canh lấy dần làm tháng Giêng
Địa chi dừng lại mà chẳng dời, tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão
Luận vê khi Giáp vương ơ Ất, luận vê chât Ất bên chăt ơ Giáp, Giáp Môc là tinh dương cương, Ất là
chât nhu hòa, muôn phân biệt ky xin xem thêm phần phụ lục của tiêt luận thiên can nghi ky trong trich
thiên tủy dươi đây.
Phần này không cần minh họa, quý vị có thể tham khảo thêm ở bản gốc Tử Bình Chân Thuyên Bình
Chú của Bác LePhan

PHỤ LUẬN “TỨ THỜI NGŨ HÀNH NGHI KỴ “

( Tiết lục cùng thông bửu giám )


( Phụ luận NGŨ HÀNH tốt xấu của bốn mùa )
Người mới học sẽ chẳng ai chú ý đến chương Ngũ hành nghi kỵ của bốn mùa này, nhất là những người
đã biết sơ qua về ngũ hành sanh khắc. Nhưng không ngờ đây lại là khái niệm căn bản về sanh khắc ngũ
hành để tìm dụng thần của khoa Tử Bình.
Mỗi môn toán số có cách lý luận về biện chứng ngũ hành riêng, không thể lấy cách của khoa này áp
dụng cho khoa kia được. Nên có người không hiểu nói “ cách nói quá văn vẻ như một lối bí ngữ cốt đề
cao khoa Tử Bình”.
Cách nói của chương này hơi mập mờ, có vẻ viết cho người đã biết. Thật ra đúng là hơi khó hiểu vì
Tác giả luận về ngũ hành trong chương này, chỉ nói Ngũ hành ở đây một cách chung chung mà khi
luận thì lại ám chỉ về Nhật Nguyên và sự sanh khắc chế hóa ngũ hành dựa vào Thời tiết của 4 mùa là
chính. Nên ít ai để ý biện chứng của khoa này. Với chương này nếu để ý thì có thể biết cách lấy dụng
thần theo Điều Hậu một cách dễ dàng.

MỘC
Mộc mùa xuân, ( ngày Mộc tháng Dần Mão Thìn, Mộc nắm lệnh “ Đương quyền” ) khí lạnh của mùa
đông vẫn còn sót lại, mừng có Hỏa sưởi ấm (Thần Điều Hậu), tất khỏi bị họa bàn khuất, (quá mát lạnh)
nhờ có Thủy (Ấn) phò giúp, mà co cái hay của sự thư thái dễ chiu. Nhưng đầu mua xuân không nên
Thủy (Ấn) thịnh, nếu quá ẩm ướt thì rễ úng mà cành khô.
Lại không thể không có Thủy (Ấn). Sợ là dương khí (Hỏa quá thịnh thì khô hạn làm rễ cây bị khô lá bị
héo úa. Nên Thủy Hỏa (Ấn, Thương, Thực) chỉ cần vừa đủ là đẹp nhất.
Thổ (Tài) nhiêu thì tôn lực, Thô mỏng (it, nhươc) thì đươc tôt tươi.
kỵ gặp kim (Quan, Sát) vượng khắc phạt thương tàn (tàn phá cỏ cây) ;ví như Mộc vượng, (Tỷ, Kiếp).
được kim thì đẹp.
Mộc mùa hạ, ( ngày Mộc tháng Tỵ Ngọ Mùi, Hỏa Đương quyền ) cây rễ bị khô lá thì héo úa, mong có
thủy (Ấn) thịnh, thì có công cứu cỏ cây đang héo úa được tươi trở lại, (Thần Điều Hậu),
kỵ nhất là hỏa (Thương, Thực) vượng thì vời cái họa tự thiêu (cháy) đến. (ý là tự hại mình)
Thổ (Tài) nên mỏng(nhược), không nên dày nặng (vượng), dày nặng ngược lại trở thành tai họa.
Kim (Quan, Sát) thì sợ nhiều nhưng không thể thiếu, thiếu thì không thể (chặt) tỉa bớt.
Mộc (Tỷ, Kiếp) nhiều thì thành rừng, hoa nhiều thì chẳng kết nổi quả.
Mộc mùa thu, ( ngày Mộc tháng Thân Dậu Tuất, Kim Đương quyền ) khí từ từ sơ xác. Đầu mùa thu khí
Hỏa chưa hết hẳn, nên mừng có Thủy(Ấn) Thổ (Tài) vun bồi;
giữa thuthì trái cây đã chín, mong được kim cứng (Quan, Sát vượng) để gọt sửa lại.
Sau Tiết Sương Giáng không nên có Thủy (Ấn) thịnh ,Thủy thịnh thì mộc bị trôi nổi;
Sau Tiết Hàn lộ lại mừng có Hỏa nóng (vượng) (Thương, Thực), Hỏa nóng thì Mộc cứng chắc. Mộc
thịnh ( cây cứng cáp ) thì đẹp có nhiều chỗ dụng, thổ dày (Tài nhiều) thì không gánh nổi tài (ý nói Thổ
vượng hay nhiều tức là Tài nhiều là cho thân bị nhược nên không gánh nổi Tài cũng giống như người
phước ít mà trúng số độc đắc cũng không được hưởng hay lại gặp nhiều tai họa. Trong đời thường
cũng có rất nhiều người gặp trường hợp như vậy)
Mộc mùa đông, ( ngày Mộc tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy Đương quyền ) ẩn trong lòng đất, mong Thổ
(Tài) nhiêu đê vun trông nuôi nâng, ghét Thủy (Ấn) thịnh thì mất hình ( cây bị héo úa không còn tươi
đẹp ).
Nêu mà găp nhiêu kim (Quan, Sát) khắc phat thì cung chăng hai;
Hoả lô nhiêu, thì co công làm âm lai. Là lúc quay vê mệnh gôc, , (Thần Điều Hậu),
Mộc bệnh muốn yên nên được giúp đỡ; chỉ sợ gặp đất Tử Tuyệt chỉ nên gặp đất Sanh Vượng.

HỎA
Hỏa Mùa xuân, ( ngày Hỏa tháng Dần Mão Thìn, Mộc“ Đương quyền” ) mẹ vượng con tướng, thế lực
ngang nhau, mừng có Mộc (Ấn) sanh phò, không nên quá vượng, vượng thì hỏa viêm (nóng) ; cần
Thủy (Quan, Sát) vừa đủ, không nên quá nhiều, nhiều thì Hỏa diệt. Thổ (Thương, Thực), nhiều thì làm
tối lửa, Hỏa (Tỷ, Kiếp) thịnh thì khô cháy.
gặp kim (Tài) có thể thành công “Thi công”, gặp được nhiều“ Kim, Tài”thì tiền bạc đều vừa ý.
Hỏa mùa hạ, ( ngày Hỏa tháng Tỵ Ngọ Mùi, Hỏa đương quyền ) Hỏa thừavượng nắm quyền.
Gặp thủy (Quan, Sát)chế cũng chẳng sợ bị dập tắt, “Vì Hỏa mủa Hạ là hỏa cực vượng, THủy suy thì
không thể khắc được Hỏa vượng”
Thêm Mộc (Ấn) sinh trợ nữa tất có cái lo về chết sớm ( nghĩa là Hỏa vượng lại thêm Mộc sinh trợ nữa
thì thành Hỏa quá vượng).
Gặp Kim (Tài) tất làm nên đồ vật đẹp,
được Thổ (Thương, Thực), thì liền thành Giá Sắc “gặt lúa”.
Có kim (Tài) Thổ (Thương, Thựctuy tốt đẹp, không thủy (Quan, Sát) thì kim (Tài) khô Thổ (Thương,
Thực), cháy, lại thêm Mộc (Ấn) trợ giúp, thì nhiều hiểm nguy. ( nghĩa là Ngày Hỏa, tháng Hỏa tức là
Nguyệt lệnh Hỏa quá vượng, có kim và Thổ đều bị Hỏa vượng thiêu cháy cả Kim và Thổ nữa. lại thêm
Mộc là Ấn sinh trợ nữa thì thành thái quá nên nói là nhiều hiểm nguy. Giống như số của Nữ Minh tinh
lâm Đại Ngày Hỏa, tháng Hỏa, can giờ và năm đều là Mộc Ấn,giờ Ngọ, ngày Hỏa, gặp Đại Hạn Giáp
Tuất Mộc Hỏa,vì Trụ toàn là Hỏa, Mộc nên tính tình nóng nảy thành ra tự hại mình, nên vì giận chồng
mà tự tử chết )
Hỏa mùa thu, : ( ngày Hỏa tháng Thân Dậu Tuất. Kim đương quyền )”tinh thần và thể xác đều mệt
mỏi” hình thể” mệt mỏi. Được Mộc (Ấn) sanh thì mừng được sáng trở lại,
Gặp thủy (Quan, Sát) khắc khó tránh cái họa bị tổn diệt.
Thổ (Thương, Thực) dày (vượng, nhiều ) thì che mất ánh sáng của Hỏa,
kim (Tài) nhiều tất bị tổn thương thế của Hỏa.
Hỏa gặp Mộc (Ấn) thìthêm rực rỡ chói lọi, gặp được nhiều càng có lợi.
Hỏa mùa Đông, ( ngày Hỏa tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy đương quyền ) thê tuyệt hình mât ( ánh sáng
chẳng còn)
Có Mộc (Ấn) sanh mừng được cứu, gặp Thủy (Quan, Sát)khắc là tai họa. ( vì Hỏa mùa đông là Hỏa
nhược,Thủy mùa Đông là Thủy vượng, nếu bị Thủy khắc nữa thì Hỏa bị tắt ngấm ). Mong có Thổ
(Thương, Thực) chế Thủy (Quan, Sát) thì lành ( tươi tốt, vinh hoa ), thích có Hỏa (Tỷ, Kiếp, trợ Hỏa
Nhược mùa Đông ) thêm thì cùng có lợi.
Gặp kim (Tài) thìkho gánh nôi tài, không co kim thì chăng găp gian nan khôn khô.

THỔ
Thổ mùa xuân:( ngày Thổ tháng Dần Mão Thìn, Mộc “ Đương quyền” ) thê trơ troi hư không (cô đôc
không co chô dựa). mưng co Hỏa (Ấn) sanh phò, ghét mộc thái quá;
Kỵ thủy nhiều (Tài nhiều) nước dângtràn mênh mông, mừng có Thổ (Tỷ, Kiếp) trợ giúp.
Được kim(Thương, Thực) chế Mộc (Quan, Sát) là phúc lành, nhưng nhiều kim (Thương, Thực) thì rút
mất thổ khí. ( nhiều kim Thương, Thực, thì Nhật Nguyên Thô bị tiết khí sinh Kim làm suy yếu Nhật
Nguyên)
Thổ mùa Hạ: ( ngày Thổ tháng Tỵ Ngọ Mùi, Hỏa Đương Quyền) thế của nó khô cháy. Được thủy (Tài)
tư nhuận “ làm diu cái nong của Hỏa “ thì thành công,
ky găp Hỏa (Ấn) , co Hoả thì “ trui ren trong lưả đỏ”. Thô bi nung nong khô nứt ( ý nói Thổ tháng TỴ
NGỌ Hỏa vượng, nên đất bị khô hạn nứt nẻ như đất bị nung )
Mộc (Quan, Sát) trợ Hỏa (Ấn) càng thêm nóng, sinh khắc (ngày Thổ) chăng cần, (vì sao? Vì Sinh Nhật
Nguyên Thô là Ân Hoa, mà Thang Ha Hoa đang vương, mà cung là Nguyêt lênh Hoa đươc Ân sanh thì
càng thêm vương nong là không tôt. Khăc, là Nhật Nguyên bị Môc khăc, mà Môc lai sinh Nguyêt lênh
Hoa cung càng thêm nong thì cung không tôt. “ câu sinh khăc chăng cân, trong trương hơp này co thê
noi lai là Quan Ân chăng cân thì dê hiêu hơn )
kim sanh Thủy (là Thương Thực sanh Tài) tràn lan, thì thê tài có ích. (vì Tài có nguồni)
Găp Ty (Thô) giúp thì trì trệ chẳng thông, như Thổ (Tỷ, Kiếp) nhiều qúa thì lại nên có Mộc.
Thổ mùa thu: ( ngày Thô Thân Dậu Tuất, Kim đương quyền ) con vượng mẹ suy.
Kim (Thương, Thực ) nhiều thì hao tổn khí của Thổ (vì Thổ sinh Thương Thực).
Mộc (Quan, Sát) thịnh được chế phục thì thuần lương (hiền lành ).
Hỏa (Ấn) nhiều thì không đẹp,
Thủy (Tài nhiều) tràn lan thì chẳng lành. Được Tỷ Kiên thì có trợ giúp (Thổ mùa Thu có Thủy Tài
nhiều thì nên có Tỷ Kiếp trợ giúp lại vừa khắc bớt Tài nhiều), Tiêt sương giáng không co Ty kiên
(Thô) giúp sức thì không hại, (trở ngại).
Thổ mùa đông: (ngày Thổ, tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy đương quyền), ngoài rét trong ấm.
Thủy vượng (tức là Tài vượng) thìtiền bạc nhiều,
kim nhiều (Thương, Thực nhiều ) thì con đẹp.
Hỏa thịnh (là Ấn vượng ) thì vẻ vang (vinh hoa), (Mùa Đông Thổ lạnh đông cứng, cây cỏ cũng chẳng
nảy mầm được.Do đó cần có Hỏa sưởi ấm thì cây cỏ mới mọc được nên Thổ mùa Đông thì Hỏa là
Thần Điều Hậu vậy. xem thí dụ về trụ của Tiền Thanh Bành Cương Trực Công Ngọc Lân, chương
Luận Dụng Thần phối khí hậu đắc thất )
Mộc (Quan, Sát) nhiều thìchẳng xấu. Lại thêm Tỷ (Thô) giúp thì tốt đẹp, càng mừng hơn nữa nếu Thân
cường thì được thêm thọ.

KIM
Kim mùa xuân: (Ngày Kim tháng Dần Mão Thìn, Mộc“ Đương quyền”) cái khí lạnhchưa hết đáng
quý ở chỗ có khí Hỏa (Thương, Thực ) thì vinh, thể yếu tính mềm(Ngày Kim Tháng Mộc Mùa Xuân thì
Nhật Nguyên nhươc, nên nói là thể yếu tính mềm), nên được Thổ dày (là Ấn vượng ) phụ trợ (giúp).
Có Thủy thịnh (Thương, Thực vượng ) thì càng thêm lạnh. mất đi thế sắc bén của Kim.
Mộc vượng (Tài vượng)thì tổn lực, có cái nguy của sự cùn nhụt ngu độn.
Kim (Tỷ, Kiếp) lại trợ giúp, phò trì thì rất tốt, nhưng nếu không có Hỏa (Quan, Sát) thì lại là hạng bất
lương. (nghĩa là Ngày Kim có Tỷ, Kiếp trợ mà không Hỏa là Quan, Sát)
Kim mùa hạ: ( ngày kim tháng Tỵ, Ngọ Mùi, Hỏa đương quyền, thì Ngày Kim nhược ) càng thêm mềm
yếu ( nhu nhược ), hình chất chẳng đủ. Càng sợ Tử Tuyệt. (nghĩa là Kim nhược )
Hỏa (Quan, Sát) nhiều thì chẳng đẹp (vì Ngày Kim đã nhược lại bị nhiều Quan Sát khắc), có Thủy
nhuận (Thương, Thực ) thì tốt lành(QuanSát nhiều khắc thân, có Thương Thực là cứu thần khắc Quan
Sát của Nhật Nguyên). Gặp Mộc (Tài)trợ Quan tổn thương đến thân (nghĩa là Tài sinh Quan Sát là
Quỷ khắc thân ).
Gặp kim (Tỷ, Kiếp) phò trì ( Nhật chủ ) thì khỏe mạnh. Thổ mỏng (là Ấn nhược )rất có dụng. (vì đã có
Tỷ Kiếp phò trợ thì Ấn không cần vượng, hay là Thổ mỏng )Thổ (Ấn nhiều ) dày thì kim bị chôn vùi
mất đi cái cái sáng đẹp của kim.
Kim mùa Thu: (Ngày Kim tháng Thân Dậu Tuất, Kim Đương quyền) Kimnắm lệnh đương quyền,
Hỏa (Quan, Sát) đến thì Kim được tôi luyện ( trui rèn ) chế thành chuông đảnh. (vì Ngày Kim tháng
Kim hay Nguyệt lệnh Kim nên Ngày Kim vượng, nên cần có Quan Sát khắc chế)
Thổ (Ấn) nhiều bồi dưỡng. trở thành khí đục (trọc) (vì Ngày đã vượng không cần Ấn sinh), Gặp thủy
(Thương, Thực ) tinh thần sáng láng (nghĩa là Kim mùa Thu có nhiều Ấn Thổ sinh Nhật chủ thì cần có
Thủy là (Thương, Thực để tiết khí Kim Nhật chủ và Ấn Thổ nhiều sẽ Tham Khắc mà không sinh Nhật
chủ Kim nữa. tức là Thủy là cứu thần của Kim vượng )
Gặp Mộc (Tài)thì chặt vót ra uy. (nghĩa là Ngày Kim có nhiều Ấn sinh thì có Tài khắc Ấn thì để Ấn
không sinh Nhật Nguyên đã vượng nữa)
Có Kim (Tỷ, Kiếp) trợgiúp thì (Kim Nhật chủ) càng thêm cứng. cứng quá thì gãy, khí nặng thì càng
thêm vượng. vượng quá thì sẽ suy.
Kim mùa đông: (ngày Kim, tháng Hợi, Tý Sửu, Thủy Đương quyền ). Khí hậu lạnh lẽo, Mộc
(Tài)nhiều khó chặt đục nổi, Thủy (Thương, Thực) thịnh khó tránh họa chìm sâu (chết đuối).
Thổ (Ấn) có thể chế Thủy(Thương, Thực)thể của kim chẳng lạnh,
Hỏa (Quan, Sát) lại sanh thổ (Ấn) ( Kim mùa Đông thì Hỏa là thần Điều Hậu)mẹ con đều thành công
Mừng có khí Tỷ Kiên cùng hội họp trợ giúp, mong Quan (Hỏa)ấm Ấn (Thổ) nuôi thì lợi. ( nghĩa là
Kim mùa đông thì lạnh, có Hỏa Quan thì Ấm là dùng Hỏa để Điều Hậu, Ấn Thổ thì sinh (nuôi) Nhật
Nguyên.

THỦY
Thủy mùa xuân: ( ngày Thủy, tháng Dần Mão Thìn, Mộc“ Đương quyền” )tánh tham dâm vô độ, lại
Gặp thêm Thủy (Tỷ, Kiếp) giúp, tất có thế mạnh vở đê, nếu như thêm Thổ (Quan, Sát) thịnh, thì hết cái
lo sợ hết sợ thủy tràn lan mênh mông (vì ngày Thủy, thêm Tỷ Kiếp trợ thì Ngày Thủy quá vượng, nên
cần có Thổ là Quan Sát chế).
Mừng có kim (Ấn) sanh phò nhưng kim (Ấn) chẳng nên thịnh ( vượng ). Chỉ cần Hỏa (Tài)vừa đủ,
không nên Hỏa quá nóng.
Gặp Mộc (Thương, Thực)có công, nhưng không có Thổ (Quan, Sát) thì vẫn có nỗi buồn man mác.
Thủy mùa hạ: ( ngày Thủy tháng Tỵ Ngọ Mùi: Hỏa Đương quyền )
bốc hơi về nguồn, đương lúc vừa khô cạn, (ngày Thủy gặp tháng Tỵ Ngọ, Mùi thuộc Hỏa nóng làm
Thủy bốc hơi, mà ngày Thủy ThángHỏa là Ngày suy) muốn đựơc Tỷ Kiên trợ giúp,
Mừng được kim (Ấn) sanh trợ giúp ( ngày Thủy, gặp tháng Hỏa là Tài làm cho Ngày Thủy bốc hơi tổn
lực, nên mong có Tỷ Kiếp là Thủy trợ giúp)
kỵ có Hỏa (Tài)vượng (nóng) thái qúa,
Mộc (Thương, Thực)thịnh thì có thể tiết bớt khí của Nhật chủ ( Vì Ngày vượng đang được Ấn Tỷ sinh
phò nên cần Thương, Thực Tiết khí )
Thổ vượng thì có thể chế ngự được dòng nước chảy
( đoạn này nghĩa là: (ngày Thủy gặp tháng Tỵ Ngọ, Mùi thuộc Hỏa nóng làm Thủy bốc hơi,”tức là
tháng Hỏa Tài làm cho Ngày Thủy suy yếu” cần có Ấn Tỷ sinh phò Thủy, mà nếu có cả Ấn và Tỷ thì lại
thành mạnh thái quá, nên lại cần có Mộc (Thương, Thực)Tiết khí Thủy đang mạnh )
Thủy mùa thu: ( ngày Thủy tháng mùa Thu, Thân, Dậu, Tuất, Kim Đương quyền ), mẹ vượng con
tướng. ( tức là Ngày được Tháng Kim là Ấn sinh tức là Ngày vượng),
Có kim (Ấn) trợ giúp thì trong trẻo, gặp Thổ (Quan, Sát) vượng thì bị đục bẩn.
Hỏa (Tài)nhiều thì tiền bạc dồi dào (thịnh) ,
Mộc trọng (Thương, Thực vượng)thì thân được vẻ vang (vinh) ( ý nói Ngày Thủy, gặp Tháng mùa Thu,
hay Nguyệt lệnh là Kim (Ấn) sinh là Nhật Nguyên vượng thì có nhiều Tài khắc Ấn vượng hay cái khí
đang vượng của Nhật chủ thì giàu có; mà nếu không có Tài mà có Thương Thực thì tiết khí Nhật chủ
đang vượng thì thân được vẻ vang vinh hoa ).
Gặp nhiều Thủy thì càng thêm lo về cái họa giam cầm.
Gặp Thổ chồng chất ( nhiều Thổ khắc Thủy ) thì mới được cái vui thanh bình.
Thủy mùa đông: ( ngày Thủy tháng mùa Đông Thủy, Hợi, Tý Sửu Thủy Đương quyền ) Nguyệt lệnh
( Thủy ) đương quyền,
Gặp Hỏa (Tài)sưởi ấm trừ cái lạnh (hàn) mùa đông. ( đây là Thần Điều Hậu của Ngày Thủy Tháng
mùa Đông )
Gặp Thổ (Quan, Sát) thì thành tàng chứa lại.
Kim (Ấn) nhiều thì bất nghĩa. ( vì Ngày Thủy, Nguyệt lệnh Thủy là quá vượng, lại thêm Ấn Kim sinh thì
bất nghĩa)
Mộc (Thương, Thực)thịnh thì có tình ( nghĩa là Ngày quá vượng thì Mộc sẽ tiết khí Ngày vượng và
Mộc chủ về Nhân là lòng thương người, hay là người có lòng nhân nên nói là có tình )
Thủy chảy tràn ngập ( nhiều Thủy ), thì nhờ Thổ (Quan, Sát) bảo vệ bờ đê.
Thổ dầy cao (Quan, Sát vượng) che chở, trở thành tài giỏi hơn người. ( Ngày Thủy, Tháng mùa Đông
là Thủy nắm lệnh, hay ngày được Nguyệt lệnh là vượng, lại có Quan, Sát vương khắc chế thì mệnh tốt
có uy quyền địa vị, nên nói tài giỏi hơn người đó là điều hợp lý,).
( Hãy tham khảo thêm chương Luận Dụng Thần phối khí hậu đắc thất }

PHẦN LUẬN NGŨ HÀNH SANH KHẮC CHẾ HÓA NGHI KỴ ( Lục từ đại thăng)
Vận của 4 mùa , tương sanh mà thành , nên Mộc sanh Hỏa , Hỏa sanh Thổ , Thổ sanh kim , kim sanh
Thủy. thủy lại sanh mộc , tức là theo thứ tự tương sanh , tuần hoàn xoay vần , đi hòai chẳng hết.
Như đã có sanh tất phải có khắc , có sanh mà không có khắc , thì 4 mùa cũng chẳng thành vậy o
Khắc: cho nên kiềm chế mà dừng lại, khiến thu liễm lại, để chuyển động sự phát tiết.
Có câu " Trời Đất có tiết chế thì 4 mùa mới thành “Tức lấy mộc mà luận. , mộc thịnh ở mùa hạ , sát ở
mùa thu. nhờ có sát, bên ngòai thì khiến phát tiết, bên trong thì tàng thu lại , ấy là lấy chánh sát làm
sanh vậy ,

SANH
Kim nhờ thổ sanh, thổ nhiều kim lấp
Thổ nhờ hỏa sanh, hỏa nhiều thổ cháy
Hỏa nhờ mộc sanh, mộc nhiều hỏa tắt,
Mộc nhờ thủy sanh, thủy nhiều mộc trôi
Thùy nhờ kim sanh, kim nhiều thủy đục.
Kim sanh thủy, thủy nhiều kim chìm.
Thủy sanh mộc, mộc nhiều thủy cạn
Mộc sanh hỏa, hỏa nhiều mộc cháy rụi.
Hỏa sanh thổ, thổ nhiều hỏa tối.
Thổ sanh kim, kim nhiều thổ yếu.

KHẮC
Kim khắc mộc, mộc cứng thì kim mẻ
Mộc khắc thổ, thổ dày mộc gãy.
Thổ khắc thủy, thủy nhiều thổ trôi
Thủy khắc hỏa, hỏa nóng thủy bốc hơi.
Hỏa khắc kim, kim nhiều hỏa tắt.
SUY
Kim suy gặp hỏa, tất bị chảy tan
Hỏa nhược gặp thủy, tất bị dập tắt
Thủy nhược gặp thổ, tất bị ngăn chặn
Thổ suy gặp mộc, tất bị nghiêng đổ
Mộc nhược gặp kim, tất bị chặt gãy.

CƯỜNG

Cường kim đắc thủy, mới hình thành mũi nhọn.


Cường thủy đắc mộc, mới chảy thong thả
Cường mộc đắc hỏa, mới lộ cái vẻ sang đẹp
Cường hỏa đắc thổ, mới gom ánh lửa lại
Cường thổ đắc kim, mới hóa cứng cỏi.

“Cùng Thông Bảo giám” và Đại Từ Thăng Luận 2 tiết về ngũ hành sanhkhắc và tứ thời nghi kỵ, lời tuy
ít, lý rất sâu, thí dụ như phép tính cộng trừ nhân chia tuy sơ học, mà học cao lên phương trình là phần
tích phân, cũng chẳng ngoài lẽ ấy. muốn biết rõ lẽ mầu nhiệm của mệnh lý, mà không thể không biết lý
lẽ Ngũ Hành của bốn mùa, Sanh khắc chế hóa, suy thuận nghịch người mới học khó lòng hiểu rõ, học
tập lâu dần thì tự có thể hiểu rõ, ứng dụng vô cùng, biến khôn lường, chớ cho là lời lẽ nông cạn mà coi
thường

13- LUẬN DỤNG THẦN NHÂN THÀNH ĐẮC BẠI, NHÂN BẠI ĐẮC THÀNH.

Trong Bát tự biến hóa bất nhất, mới phân thành bại; mà trong thành bại, lại cũng biến hóa khó lường,
có khi nhân thành mà bại, có khi bại mà thành.
Bát tự trong thành có bại, tất là mang sẵn Kỵ thần, Kỵ thần hóa ra hỷ, thì nhân bại mà được thành vậy.
Trong bại có thành toàn là dựa vào cứu ứng, cứu ứng hóa ra Kỵ thần, thì nhân thành mà bị bại vậy.
Biến hóa khởi ( bắt đầu ) ở hội hợp, nên xem kỹ hội hợp có thay đổi cái khí lúc đầu không, kế đến là
coi cốt yếu có hợp Nhật Nguyên không, thì mới có thể đoán là thành hay bại.
- Thế nên hóa Thương thành Tài, là thành cách vậy,
Như Tân sanh tháng Hợi, lộ lên Đinh là Dụng, vốn là Kim thủy Thương Quan, mừng gặp Quan Sát
vậy,
Chi gặp phải Hợi Mão Mùi hợp thì biến ra thành Tài cục theo Sát vậy.
Mão Mùi hội Tài cục, vì thế theo Sát, nhân thành mà bại vậy.

Hóa Thương ra Tài là, như tháng là Thương Quan, nhân hội hợp mà hóa Thương ra tài, nhân đó mà
thành cách vậy.

- Ấn dụng Thất Sát , cách thành vậy,


Như quý sanh tháng thân, thu kim trùng trùng,
lấy Tài để tổn cái thái quá, gặp Sát thì Sát Ấn là Kỵ của Tài, nhân thành mà bị bại vậy.
Các loại như thế, không thể thắng số, đều là ví dụ nhân thành mà bại vậy.
-Như ngày Quý sanh tháng Thân, thu Kim trùng trùng, gặp được Tài thì lấy Tài tổn ( phá ) Ấn làm
dụng thần,
-bớt cái thái quá, như gặp thêm Sát thì Tài đi sanh Sát, Sát sanh vượng Ấn, tức là nhân thành mà bại.
Thế nên xem kỹ vị trí thế nào, không thể cứ theo quy lệ, tùy bộ mà thay đổi, thế mới có thể loại suy.
-Ấn dùng Thất Sát là, thân nhược, dùng Ấn để hóa Sát, gặp Tài thì Tài phá Ấn theo Sát, vốn là Kỵ
thần.

-Quan Ấn gặp Thương, đó là cách bại vậy,


-Như ngày Tân sanh tháng Mậu Tuất, năm Bính giờ Nhâm, Nhâm không thể vượt qua Mậu đi khắc
Bính, mà có thể ngược trở lại tiết thân cho đẹp, ấy là
nhân bại mà thành vậy

-Quan Ấn cách lấy Quan sanh Ấn làm dụng,


-Gặp Thương Quan thì là phá cách, như ngày Tân sanh tháng Mậu, năm Bính giờ Nhâm,
-Thì can năm Bính hỏa, sanh can tháng Mậu thổ là Ấn, Ấn sanh Nhật Nguyên, Nhật Nguyên tiết khí ở
Nhâm, Thiên can một mạch tương sanh;
-Nhâm Bính cách nhau bởi Mậu Thổ, Nhâm không khắc Bính hỏa, Mậu không khắc Nhâm thủy, Bính
hỏa cũng không thể vượt qua Mậu mà đi hợp Tân Kim, vì có tương sanh tiết khí thân thành tốt đẹp, nên
trái lại nhờ Thương Quan kỵ thần mà thành cách vậy.

-Sát gặp Nhận Thực, đó là cách bại vậy,


Như ngày Canh sanh tháng Dậu, Năm Bính Tháng Đinh,
trên can giờ gặp Nhâm, thì Thực Thần hợp Quan lưu Sát, nên Quan Sát không tạp, Sát Nhận cục thanh,
là nhân bại mà thành vậy.

Các loại như thế cũng không thể thắng số, đều là ví dụ nhân bại mà thành vậy.
-Sát Nhận cách lấy Sát chế Nhận làm dụng, gặp Thực Thần chế Sát thì là phá cách,
-Như cách trên: Ngày Canh sanh tháng Dậu, năm Bính tháng Đinh, trên can giờ gặp Nhâm, thì Nhâm
Thủy Thực Thần hợp Quan mà không chế Sát, ( hợp Quan lưu Sát, mà Quan Sát chẳng tạp ) Sát Nhận
cục trong ( thanh), là ngược trở lại nhân Thực Thần Kỵ thần mà thành cách vậy. Ấy là ví dụ nhân bại
đắc thành vậy.

Cái cách kỳ lạ ấy, biến ảo vô cùng, chỉ lấy lý mà cân nhắc, tùy theo ở lý, nhân giờ vận hóa, do những
kỳ lạ ấy, mà đi từ loại này đến loại khác mà luận được cái bất dịch ở trong. xem mệnh không nên cứng
nhắc một lẽ mà chẳng hóa, nếu không sẽ huyễn hoặc mà không có chủ, chấp thì không hóa vậy. Nhân
thành mà bại, nhân bại mà thành , quy lệ bất nhất, xin dẫn 2 Trụ làm chứng như:
Thí dụ 1: Trụ của Nam Thông Trương Quý Trực.
Quý Sửu, Mậu Ngọ, Kỷ Tỵ, Đinh Mão.

Hỏa viêm thổ táo, nhờ Quý Thủy tư nhuận,


Mậu Quý hợp nhất, mất Tài là bại;
Nhưng vì Mậu Quý hợp hóa Hỏa, thành cách chuyên vượng, thế là nhân bại mà thành vậy.

Thí dụ 2:
Bính Tý, Mậu Tuất, Nhâm Tý, Canh Tý.

Nguyệt lệnh Thất Sát,


địa chi Dương Nhận, Sát Nhận cách thành vậy.
Vì can lộ lên Canh, nên Thiên Ấn hóa Sát, hóa Sát vốn là việc tốt, nhưng vì Sát Nhận cách, cần (cốt
yếu) lấy Sát ức chế Nhận, thì Ấn là phá cách, nhân thành mà bại vậy.

Xem thêm 2 số của khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

1- Khang Hữu Vi
Khang Hữu Vi cũng biết xem Tử Bình, chẳng biết số mình phát quý ở chỗ nào mà cuộc đời gặp toàn là
thất vọng, cứ thở vắn than dài mãi.
Cái lầm của Khang là : số mình tốt đúng là quý cách, chẳng lẽ lại không thể toại nguyện trên đường
công danh. Số mình phải là số nắm chính quyền, ấy thế mà lại không được thì phi lý lắm!
Đấy là cái lầm của Khang Hữu Vi, nhưng vẫn không làm sao tìm được một lời gải thích rõ ràng. Cho
đến khi về quê gặp được Thiều Vân Đại Sư tại ngôi chùa cổ kim Sơn.
Dưới đây là giải đoán của Thiều Vân đại sư tại chùa Kim Sơn.
-Thủy Hỏa thừa vượng, chân Thương Quan cách! Đúng là cái số được thừa hưởng tiếng thơm để đời…
điều đáng tiếc là ở chỗ “ niên can thấu Thất Sát, bị Thương Quan ức chế, khiến Thất Sát bị ức chế,
không thể phát triển uy lực, cho nên không thể chấp chưởng chính quyền được!
-Năm Dân quốc thứ 17 Mậu Thìn, khang Hữu Vi mất thọ 71 tuổi., đó là đại hạn Nhâm Tuất tương
xung mà ra.
-Sau cuộc thoát hiểm chính biến năm Mậu Tuất. Khang Hữu Vi không còn có cơ hội tốt trên hoạn lộ
nữa.

Nữ sĩ Trần Tiểu Thúy phê là : Thân nhược có Ấn, tuyệt đỉnh thông minh, phi thiên lộc mã Tuế Đinh
Mão, hồng lô hỏa, rất kỵ với Tân Hợi. chết, lại phê là nhu kim sợ mộc.

2- Lương Khải Siêu sanh năm 1873, âm lịch ngày 26 tháng giêng giờ Tỵ.

Mệnh tại cung Dậu, Tiên thiên thai nguyên Ất Tỵ, Hậu Thiên tức nguyên Tân Mùi.
Nhật nguyên Bính Hỏa, gặp Nguyệt lệnh Dần, Giáp Mộc đương quyền, lại được Lộc, nên gọi là “ Mộc
Hỏa thông minh”
Hơn nữa ngày tọa Dương Nhận, còn giờ thì quy về Lộc, Nhật Nguyên cường vượng, cho nên văn
chương hiển đạt lừng danh một thời.
Mừng thấy Tân (Tài) sinh phò Quý Thủy ( Quan ) tinh, đúng là mệnh thanh quý.
Hai vận Quý Sửu, hợp thành Tỵ Dậu Sửu Kim cục thành Kim dung, cho nên công danh sớm đạt khi
còn nhỏ tuổi.
Năm Mậu Tuất chính biến 26 tuổi, nhằm vào Tý vận, Tý Ngọ tương xung Nhận, Dương Nhận tối kỵ
xung phá, năm đó Lương Khải Siêu đã nhanh chân bỏ trốn, nếu không thì khó sống.
Vận Tân Hợi, Canh Tuất, Hợi Tân Kim nên được Hỷ thần. 2 vận có hơi hiềm xung Lộc.
Vận Tuất hội Hỏa cục, cho nên trong vận lúc cát lúc hung lẫn lộn, thăng trầm bất định.
Nếu xét kỹ, ta thấy có Canh Tân Kim phủ đầu , mừng được Kim dung (nấu chảy), cho nên Lương Khải
Siêu được 2 lần giữ chức Tổng trưởng.
Năm Dân Quốc thứ 2 làm Tổng trưởng Tư pháp bắc chính phủ.
Năm Dân Quốc thứ 4 Viên Thế Khải xưng đế, Lương Khải Siêu cùng học trò là Tướng Quân Thái
Ngạc khởi binh đánh Viên Thế Khải.
Năm Dân Quốc thứ 5 giữ chứ Đô Tham Mưu
Năm Dân Quốc thứ 6 Lương Khải Siêu giúp Đoàn Hợp Phì đánh tan quân Trương Huân do Thầy mình
Khang Hữu vi phò giúp. Lên chức Tổng Trưởng Tài chánh.
Sau khi Đoàn Hợp Phì sụp đổ, Lương Khải Siêu chán ngán không còn thiết tha tới danh lợi nữa, nên
quay về đường văn hóa, nhận chức giáo vụ giáo sư trường Đại Học Yên Kinh tại Bắc kinh.
Năm Dân Quốc thứ 8, Kỷ Mùi, bị Thương Quan kiến Quan, nên cuộc đời xuống dốc, không còn cách
gì quay về hoạn lộc được nữa., mà chỉ còn chiếm một địa vị quan trọng trong học giới mà thôi!
Năm thứ 18 Dân Quốc, gặp năm Kỷ Tỵ, lại bị Thương Quan, năm đó bị Tiểu ra máu mất 57 tuổi.
“ trích từ cuốn Thanh cung 13 Triều trang 1406 – 1408 )

************************

Trong Tử Bình lấy Dụng thần rất rắc rối. trong các sách thường lập sẵn cách tìm Dụng thần, nhưng thật
ra cũng không thể áp dụng một cách máy móc được.
vì các sách Tử Bình không được dịch ra việt ngữ, hay nếu có dịch thì cũng rất ít, nên khi bị bí không
biết tham cứu ở đâu để “ Thông quan “. Hoặc người biết không phổ biến nên người học không mờ mịt
không hiểu được.
Cách lấy Dụng thần trong Tử Bình được ngầm hiểu lấy theo 4 loại.
1-Chọn Dụng thần căn cứ vào sự vượng suy của Nhật chủ. Trong nhiều sách thường lập sẵn các cách
lấy Dụng thần. nhưng thật ra cách này chỉ lấy được những trụ quá vương hay quá nhược, hay những
cách thuần không hợp thành cục mà thôi.
2-Những trụ đã hợp thành cách cục mà có Kỵ thần và tìm cách háo giải kỵ thần. lấy theo cách này
thường được gọi là Bệnh Dược. Kỵ thần của cách cục là bệnh, lấy thần hóa giải Kỵ thần chính là dược.
3-Lấy Dụng thần phải thích nghi với khí hậu. nếu không được khí hậu thì dù số có tốt thì cũng không
quý hiển được.
4-Lấy theo Tòng cách và Hóa Hợp cách. Cách này thì dễ vì các sách đều lập sẵn. như Tử Bình Nhập
Môn của cụ Lâm Thế Đức hay Tứ Trụ của Thiệu Vĩ Hoa. Cuốn in sau này.
Tôi thấy cuốn Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú rất hay có thể gọi là Tử Bình căn bản. nên tôi đã căn cứ
vào nguyên bản và bản dịch của Bác LePhan mà sửa lại và làm minh họa để người mới học được dễ
dàng hơn. Phần này tôi đã sửa lại nhiều lần nhưng chắc chắn còn nhiều khuyết điểm, xin quý vị lượng
thứ cho. Tiếp thu được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu thôi. Xin hãy hiểu ý vậy. nhân đây tôi cũng thành
thật cám ơn Bác LePhan đã cho phổ biến bản dịch của Bác
Trong phần này là chương 14 lấy Dụng thần theo khí hậu tức là loại thứ 3 mà tôi đã nói ở trên.

14- LUẬN DỤNG THẦN PHỐI KHÍ HẬU ĐẮC THẤT


( Bàn về Dụng thần phối hợp với khí hậu được mất )
Luận mệnh duy chỉ lấy Nguyệt lệnh dụng thần làm chủ, nhưng cũng nên xem phối hợp với khí hậu mà
tham khảo. ví như anh hùng hào kiệt, sanh Đắc thời thì tự nhiên việc làm có 1 nửa mà thành công tăng
gấp bội, nếu không gặp thời thì dù có tài giỏi mấy cũng không dễ thành công.
Dụng thần nên được ( thời ) khí Hậu , thí dụ như áo thun mùa hạ, áo lông cừu mùa đông, được thời thì
quý.
Nhưng lại có khi dụng thần tuy được vượng khí mà chẳng quý, là do chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Nên cách lấy dụng thần ngoài phò trợ hay ức chế, thì nên xem thêm có hợp khí hậu hay không, tức là
phép Điều hậu vậy.
Vì thế Ấn thụ gặp Quan, gọi là Quan Ấn song toàn, không ai là không quý
mà Mộc gặp thủy ( Ấn ) mùa Đông, tuy lộ lên Quan tinh (kim), cũng khó mà thành quý (hiển), vì Kim
lạnh (hàn) mà Thủy đông cứng , Thủy đông cứng (nước đá) không thể sanh Mộc, đó là lý tự nhiên vậy.
Thân, Ấn cả hai đều vượng, lộ Thực thì quý, phàm Ấn cách đều như thế.
Nhưng dùng Mộc mùa đông vốn là tú khí, ( Hỏa chẳng thể giảm bớt khí của Thân nhưng lại có thể
điều hòa khí hậu ( thích hợp ) lấy Mộc mùa đông gặp hỏa, không chỉ có thể tiết khí thân, mà tức là
Điều Hậu vậy.
Mộc sanh vào mùa đông, Nguyệt lệnh Ấn thụ, thì nước đá không thể sanh Mộc,

1-

2- lộ Quan tinh thì Kim sẽ theo thế Thủy, càng thêm lạnh;

3- lộ Tài tinh, thì Thủy lạnh Thổ đóng băng, không chút sự sống nào, nên Tài Quan đều không có
dụng.

Mộc lạnh cần nắng ấm mặt trời, chỉ có gặp Bính Đinh Thực Thương thì quý. P196
4- Như trụ của một vị Thương Thư thời tiền nhà Thanh
Năm Canh Dần, tháng Mậu tý, ngày Giáp Dần, giờ Bính Dần.

Tài Quan đều là nhàn thần, không có chỗ dụng,


Trên trụ giờ Bính Hỏa thanh thuần, lấy tiết thân điều hậu làm dụng thần, cái chỗ dụng của Mộc mùa
đông, càng thêm đẹp.

5- Thêm một thí dụ nữa giống như trên của Tông Tông Nguyễn văn Thiệu.

Chánh Ấn cách dụng Thực.

Trụ này có cái đẹp là có Bính Hỏa Điều Hậu và Bính Hỏa Thực Thần lại hợp lý, vì nhiều Ấn Tỷ có
Thực tiết khí thân.
Và trong Tứ trụ còn có 1 cách đẹp nữa là: chỉ có 1 loại chi, trong Tử Bình chỉ có 1 loại chi là quý cục,
người có cách này là mệnh quý.
Theo sự ghi chép của Ngô Tăng thời Tống thì có 2 Tể tướng có cách này.
- Tể Tướng tăng Bố đời Tống có Tứ trụ như sau:
Ất Hợi, Đinh Hợi, Tân Hợi, Ất Hợi.
-Tể Tướng Tiêu Chú là :
Quý Sửu, Ất Sửu, Đinh Sửu, Tân Sửu.

Thế nên không chỉ có Mộc mùa đông, mà Thổ mùa đông cũng nên điều hậu, nên nói Thổ kim Thương
Quan sanh ở đông lệnh, tất nên đeo Ấn vậy.

Như trụ của Tiền Thanh Bành Cương Trực Công Ngọc Lân,
6- Năm Bính Tý,tháng Tân Sửu, ngày Mậu Tý, giờ Qúy Sửu.
Quý Tân trong Sửu lộ lên ( Thương Quan ) là quý,
nhưng mùa đông Thổ đông cứng, không có Bính Hỏa sưởi ấm, thì dụng chẳng hiển lộ.
Mừng được trụ năm Bính Hỏa hợp mà không hóa ( tháng Sửu Bính Tân không hóa Thủy, nên nói hợp
mà không hóa ),
đến đại vận hành phương nam, Bính Hỏa đắc địa, mà Mậu Thổ Tân Quý, đều được hiển dụng, cũng là
điều hoà khí hậu vậy.
( Trụ trên “ Mệnh Giám “ phê rằng, dễ lầm với đảo xung cách, nếu như hiểu được, thì nhân đó mà hiểu
cách cục kỳ dị xưa nay, phần nhiều như thế. Biết thêm như vậy, đến cả cái lỗi của mình ).

Thương Quan gặp Quan, là họa trăm mối (Thương Quan kiến Quan, vi họa bá đoan ) mà Kim Thủy
gặp được, trái lại là thành tốt đẹp.
Không có Quan nào mà không sợ Thương, nhưng Điều Hậu là điều cần gấp, phải tạm dùng vậy.
Thương Quan đới Sát, tùy thời có thể dùng, mà Kim mùa đông dùng nó (Sát), thì đẹp gấp trăm lần. Ấy
là nói Kim Thủy Thương Quan vậy.
Nguyệt lệnh Thương Quan, vốn lấy Quan Sát làm kỵ,
Chỉ có Kim Thủy Thương Quan, sanh mùa đông, kim lạnh Thủy đông cứng, lấy Hỏa làm đẹp, chẳng
luận Quan Sát vậy.
Càng nên có thêm thân Ấn cả hai đều vượng, Tài Quan thông căn (có gốc), mới thành quý cách.
7- Như Giáp Thân,Bính Tý, Canh Thìn, Giáp Thân,

Mộc Hỏa không có gốc ( Giáp Mộc tại Thân đều là Thai địa, Bính Hỏa tại Tý là Thai địa, không có
Nhận hay Lộc nên gọi là không có gốc ),
Tuy tiểu phú nhưng mà chẳng quý, ( Như trên đã nói thân Ấn cả hai đều vượng, Tài Quan thông căn,
mới thành quý cách, nên ở đây mới nói tiểu phú nhưng mà chẳng quý là vậy) vả lại không thể dùng Tài
Quan,
Thân vượng lấy Thương Quan tiết khí làm dung thần,
riêng Bính Hỏa (là Sát ) Điều hậu, giúp phối hợp không thể thiếu được, như không có thì là trụ nghèo
hèn vậy.
( Theo cụ Lâm Thế Đức thì cách Thương Quan là cách khó coi nhất cụ đã lấy 5 thí dụ về Thương
Quan cách trong sách Tử Bình Nhập Môn quý vị cũng nên tham khảo thêm. )

Có khi tuy được Điều Hậu mà thân nhược như:


8- Đinh Tỵ, Nhâm Tý, Tân Tỵ, Đinh Dậu.

Đinh Hỏa tuy thông căn ( Đinh có Nhận tại Tỵ ),


nhưng Nhật Nguyên tiết khí quá, ( Nguyệt lệnh Thực, lộ lên Thương, Thiên can Địa chi toàn là Sát
Thương Thực là Thân Nhược)
nên lấy Dậu Kim phò Thân làm dụng thần, cũng là quý cách.
Tùy nghi phối trí (linh động mà phối trí), đều không nhất định,
đặc biệt Kim Thủy mùa đông không thể thiếu Hỏa, không phải định sẵn làm dụng thần vậy .
Thương Quan đeo Ấn, tùy thời sử dụng, nhưng dùng Mộc mùa hạ, thì đẹp gấp trăm lần, Thủy giúp
Hỏa, Hỏa giúp Thủy vậy. Như thế cũng là ý điều Hậu vậy.
Phàm đeo Ấn tất nương theo thân nhược,
mà Mộc Hỏa Thương Quan, sanh mùa hạ Thủy là đeo Ấn, nhuận Thổ sanh Mộc, được trung hòa là tốt
đẹp. ( xem minh họa bên dưới )

9- Như Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thìn, Đinh Mão.

Mộc mùa hạ Đinh Hỏa như nở hoa,


ngày Thìn giờ Mão, thân không phải là nhược, nên mừng Nhâm Thủy (Ấn ) thấm nhuần tươi mát,
thêm được Canh Kim sanh Ấn (Sát là Nguyên thần của Ấn, là Nguồn của Ấn Dụng Thần )( chỗ này
nói vô lý quá,thân không phải nhược tức là thân vượng, mà thân vượng thì mừng gặp Ấn làm gì? Đã
vượng mà gặp Ấn tức là kỵ thần rồi.ở đây ý nói là vượng nhờ Ấn được một mạch tương sinh. Xem tiếp
bên dưới. trụ này rõ ràng là thân nhược. dù vượng hay nhược đều phải dùng Nhâm Ấn để điều Hậu) ,
2 Thìn (Thổ ) tiết cái khô của Hỏa, sanh kim nuôi thủy , phối trí trung hòa , làm thanh trong sạch quan
sát vậy.
( Thương ) (2 Thìn Tiết cái khô của Hỏa sanh Kim Thủy nuôi thủy nghĩa là Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh
Kim, Kim sanh Thủy. nói cách khác là: Đinh Thương sanh Thìn Mậu Tài, Mậu Tài sanh Canh Kim là
Sát, Sát sanh Ấn là nuôi Thủy ) ,
Nhưng mà Mão, Giáp Dần tọa Lộc, giờ gặp Mão Mộc (Nhận), nên Nhật Nguyên đã vượng, không thể
đeo Ấn, nên chỉ quý ít, mà chẳng đẹp bằng đeo Ấn.
Không như ngày là Kim Thủy thì tất nên gặp Hỏa vậy.
( nghĩa là ngày Kim sinh tháng Thủy mùa đông là Kim lạnh Thủy đông cứng,mừng gặp Hỏa là Điều
Hậu vậy )
Thương Quan dùng Tài, vốn là quý cách,
mà dùng Thủy mùa đông, dù được tiểu phú, cũng phần nhiều chẳng quý, vì nước đá ( nước đông
cứng ) không thể sanh mộc vậy.
Tiếp đoạn trên nói về Kim Thủy Thương Quan.
Kim Thủy Thương Quan lấy Mộc làm Tài, Thương Quan sanh Tài, vốn là cách đẹp, nhưng mùa đông (
Đông lệnh ) không có Hỏa, thấy Tài cũng vô dụng, vì ( nước đông cứng ) nước đá không thể sanh Mộc
vậy.

10-

Nếu là Thủy Mộc Thương Quan, thì gặp Tài rất tốt đẹp,
11- vì Tài tức là Hỏa vậy. Tóm lại lấy Điều Hậu là điều cần thiết.

12- Như: Giáp Tý, Bính Tý,Quý Hợi Ất Mão

Thủy Mộc gặp giả Thương Quan dùng Tài(水木假伤官用财)danh lợi đều toàn vẹn;
(ngày Hợi giờ Mão bán hợp Mộc cục tức là Thương Quan giả) ( Ngày Thủy mùa đông thì thủy càng
đông cứng, nên dùng Hỏa khí nóng của Bính Hỏa để điều hậu vậy. cách này dù không phải là Thương
Quan giả hay Thương Quan thật đều phải dùng Tài Bính để Điều Hậu )
Như trụ của Uông Đại Phát:
13- Kỷ Mùi, Ất Mùi, Quý hợi, Bính Thìn,

dùng Tài Bính Hỏa, cũng là ý Điều Hậu vậy. (giống như ý trên)
( trụ này có Sát Nhận có Thực chế Sát cũng không luận mà chỉ luận điều Hậu vì đó là điều cần thiết
nhất. Điều đó cho thấy Điều Hậu còn quan trọng hơn cả cách cục nữa )
Sách có câu, “chỉ có Thủy Mộc Thương Quan cách, gặp Tài Quan mới là mừng”
thật ra không phải vậy:
Thủy Mộc mừng gặp Tài
Kim Thủy mừng gặp Quan

14- (Tài hay Quan đều là Hỏa để Điều Hậu mà thôi), xem minh họa bên dưới:

( Ngày Kim thì Thủy là Thương, Hỏa là Quan. Tại sao Thương Quan Thủy mừng gặp Quan? Vì Ngày
Kim thì lạnh, tháng Thủy thì đông cứng, nên phải dùng Hỏa điều hầu, mà hỏa chính là Quan, nhưng
Thương Quan Kỵ Quan mà ở đây dùng Hỏa để điều hậu thì tốt, nên nói Kim Thủy mừng gặp Quan).
Nên phân biệt cho rõ.

Thương Quan dùng Tài, là đẹp (tức là tú khí)


Như ngày Mộc mùa hạ dùng nó , ( tức là Tài là Mậu,Kỷ ) thì tuyquý mà lại càng không đẹp, vì khô
Thổ thì lại càng không được hay (không được linh tú).
15- ( vì không phải là Điều Hậu) xem minh họa bên dưới:

Tiếp đoạn trên nói về Mộc Thủy Thương Quan.


Mộc mùa hạ dùng Tài, ( Mộc dùng Tài là ngày Mộc Tài là Mậu Kỷ )
như:
16- Mậu Tuất, Đinh Tỵ, Giáp Dần, Kỷ Tỵ,
Hỏa vượng Mộc bị đốt cháy, mà tứ trụ không có Ấn (vì nóng quá Ấn chính là Thủy Để Điều Hậu ), bất
đắc dĩ lấy Thổ tiết khí của Hỏa (Thương),
Hành Vận Ân ( Thủy ) bị Thổ quay trở lại khắc, chẳng những không quý mà cũng khó giàu nổi.
Ngày Mộc mùa xuân gặp Hỏa, thì gọi là Mộc thông minh,
nhưng ngày Mộc mùa hạ không thể bàn như thế.
Ngày Kim mùa thu gặp Thủy (Thương), thì là Kim Thủy tương hàm ( chịu đựng nhau ), nhưng kim
mùa đông không thể bàn như thế.
Khí có suy vượng, nên cách lấy dụng thần cũng khác nhau vậy.
Xuân Mộc gặp Hỏa , gọi là Mộc Hỏa thông minh, gặp Quan bất lợi;
17- Xem minh họa bên dưới:

Nhưng Kim mùa thu gặp Thủy (Thương), Kim Thủy tương hàm ( chịu đựng nhau ), gặp Quan không
trở ngại.
Ví dụ như ngày Canh sanh tháng Thân,
mà chi có Tý hoặc Thìn, hội thành Thủy cục, (Tức là cục giả Thương Quan )
Thiên can. lộ lên Đinh, lấy làm Quan tinh,
chỉ cần Nhâm Quý không nên lộ can đầu thì mới thành quý cách. ( nghĩa là có Chính Quan lộ lên rồi
thì không nên có Thương, Thực lộ lên,vì Nhâm Quý chính là Thương Thực ,mà Thương Thực khắc
Quan ).
Nhâm quý thấu lộ thì hại Quan tinh, bất luận thu đông, cũng đều là kỵ.
( hình minh họa bên dưới là có Quan lộ.
Nhưng nếu có Nhâm hay Quý lộ thì hỏng vì Thương Thực là Kỵ thần của Chính Quan, cùng lộ lên là
phá cách vì không cần phải dùng phép điều Hậu thì Quan gặp Thương là Kỵ là phá)
18-

Và cái thuyết Thực Thần Thương Quan mừng gặp Quan (điều Hậu), cũng là đạo Điều Hậu vậy.

Ngày Mộc, Mùa Xuân gặp Hỏa, gọi là Mộc Hỏa thông minh;
Ngày Mộc, mùa hạ gặp Hỏa, hỏa vượng Mộc thiêu;
Ngày Kim, mùa thu gặp Thủy, kim thủy tương hàm, ( chịu đựng nhau )
Ngày Kim, mùa đông gặpThủy, thủy ngập kim chìm.
Ấy là vì khí hậu suy vượng khá nhau, không thể cứ luận theo 1 kiểu.
Mộc mùa hạ Kim mùa đông, là chân ( thật )Thương Quan vậy.
Ngày Mộc, mùa hạ gặp Hỏa, hỏa vượng Mộc thiêu (đốt). Xem minh họa bên dưới

19-

20- Ngày Kim, mùa đông gặp Thủy, thủy ngập kim chìm

(ngược lại nếu gặp quan thìchẳng đẹp bằng giả Thương Quan vậy.)
( vì đã có Quan lộ lên rồi thì Thương không nên lộ lên nữa,vì Thương khắc Quan. nên có Giả Thương
Quan thì tốt hơn, giả Thương Quan là địa chi Tam hợp cục thành Thương nên không lộ lên khắc Quan
được.)

Mộc mùa xuân gặp Hỏa thấy Quan


21- Như: Giáp Thân, Bính dần, Giáp Thân, Canh Ngọ.
Mộc non Kim cứng, Canh kim thông căn ở Thân (có gốc Lộc ở Thân), Tất nên lấy Bính Hỏa chế Canh
làm dụng, ( vì Sát vượng nên dùng Thực chế)
Là con có thể cứu mẹ.

Như Canh Kim khinh mà lại không có căn, tất bỏ đi không thể dùng,
22- Như : Mậu Dần, Giáp Dần, Giáp Dần, Canh Ngọ,

( trụ này Toàn Lộc là quá vượng. Có sát lộ lên ức chế Nhật Nguyên là tốt.
Nhưng Sát Kim nhược không có gốc nên không có lực khắc chế Nhật Nguyên vượng, nên nói bỏ đi
không thể dùng. Nghĩa là Mộc sinh tháng Dần là Mộc non, Kim thì không cứng vì không có gốc nên
không có lực khắc chế))
trái lại có thể thành quý. Nghĩa là Sát có gốc thì mới quý
Canh sanh tháng Thân mà hợp Thủy cục, là Kim thủy Thương Quan giả,
(Thân Tý Thìn Hợp thành Thủy cục là cục Thương Quan. vì không có lộ lên Thiên can nên gọi là
Thương Quan giả. Nếu lộ lên là không tốt vì sẽ khắc Quan )

23-Minh họa về Giả Thương Quan

Mừng thấy Quan tinh, cũng giống như Kim mùa đông là Thương Quan thật vậy.

Nếu có Nhâm quý lộ lên thì thương (tổn hại) hại đến Quan tinh, bất luận thu đông, cũng đều là kỵ.
24- Minh họa mùa thu và mùa đông đều kỵ
Thực Thần tuy gặp Chánh Ấn, cũng gọi là đoạt Thực,
Nhưng Mộc mùa hạ hỏa thịnh, khinh dụng thì cũng đẹp mà lại quý ( nghĩa là Thương Thực không có
gốc hay không có lực để khắc Quan ).

Cũng luận giống như Mộc Hỏa Thương Quan mừng gặp Thủy, cũng gọi là Điều Hậu vậy.
Thực Thần Thương Quan cùng loại thì vốn có thể đoạt Thực, Thiên Ấn thì có thể chế Thương
Chỉ cần Can chi không xung đột nhau ( chỉ yếu can đầu chi hạ bất tương xung đột), thì tất cả đều đắc
dụng. Bát tự như thế nên quý ở chỗ phối trí thích nghi vậy.
25-Như trụ này Giáp Dần, Canh Ngọ, Ất Mão, Bính Tý.

( Ngày Ất không có Đinh mà có Bính lộ lên là Thương Quan cách)


Thực Thần khinh (nhẹ) bị Ấn xung, (Tý xung Ngọ)
Quan khinh không có Tài, ( Quan Canh tại Ngọ là Mộc Dục nên nói là Quan đã không có gốc mà
Quan lại không có Nguyên thần Tài sinh vì Tài là Nguồn của Quan. Nếu có Tài sinh thì Quan mới
vượng trở lại)
lại bị Bính ( Thương Quan ) khắc, là số mệnh ăn mày vậy. (nghĩa là Quan yếu không có gốc, hay Quan
gặp Thương Khắc mà không có Tài lộ lên để Thông Quan hóa giải)
Những loại như thế rất nhiều , không cần kể hết, học giả coi nhiều, sẽ tự nhiên hiểu mà thôi.
Xem cách biến hóa ở trên có thể biết dụng thần cho đến thần trợ giúp (phụ tá) , quan trọng nhất là nhật
chủ có cần hợp hay không?
Như nhu cầu cần hợp, thì gặp Thương Quan chẳng (hại) ngại;
Nếu không cần hợp, Tài Quan đều là vật có hại. ( nghĩa là Quan gặp Thương là Kỵ Thần thì Thường
cần phải hợp thì Quan gặp Thương chẳng ngại. nếu cách cục chính bị hợp đi là bị phá cục phá cách
dù gặp Tài Quan cũng là có hại )
Còn có 2 thần thành tượng *, như Thủy Hỏa đối nhau, không thể không lấy Mộc để Điều hòa,
như tứ trụ không Mộc, thì cũng phải đợi vận Mộc, bù đắp chỗ thiếu (khuyết), thì mới có thể lập được
sự nghiệp.
Do nhu cầu cần Mộc như vậy, nên gọi là Thông Quan vậy.
LƯỠNG THẦN THÀNH TƯỢNG LÀ GÌ?:
Sách Tân Mệnh Lý Thám Nguyên trang 215 giải thích như sau: hai thần thành tượng là Bát Tự từng
đôi, hai hành lại tương đình như tương sinh tức là:
kim Thủy phân đôi không gặp Hỏa Thổ lẫn vào. Thí dụ: kim Hỏa Thủy Thổ
Mộc Hỏa phân đôi không gặp Kim Thủy lẫn vào. Mộc Kim Hỏa Thủy
Hỏa Kim chia đôi không gặp Thủy lẫn vào. Hỏa Thủy Kim
Chỉ là hai thần trong sáng, nhân đó có thể lấy.
Nếu có một chữ chẳng quân bình tức là nghiêng về một mà chẳng nhập cách.
Như vậy trong tứ trụ không thiếu gì lối nghiêng về một phía, nên phải tường tận xét cái không nghiêng
về bên nào, vô hỗn phương thủ.
Lại còn theo tình lý vô hình xung, hành vận cùng được nhất loạt trong sáng mới là diệu. chớ thấy trụ có
hai thần mà đã cho là thượng cách.
như vậy 2 THẦN THÀNH TƯỢNG LÀ 2 hành hợp lại thành tương sinh không có hành khắc xen vào.
Nếu 2 hành tương khắc thì dùng 1 hành để hóa giải cái khắc của 2 bên hay còn gọi là Thông Quan.

Lưỡng Thần thành tượng


Xin trích dẫn thêm theo sách Dự báo Tử Bình của Trần Khang Ninh giải thích như sau:
Gọi là Lưỡng Thần Thành Tượng, là 2 hành đều chiếm 2 can chi, lại có tương sinh và tương thành.
Thí dụ:

Ngũ hành của Mệnh đều chiếm 2 can chi, thuần thanh không tạp, tương sinh cho nhau, như Thủy Mộc,
gọi là Thủy Mộc tương sinh cách,
Nếu trong Tứ Trụ mệnh cục mà ngũ hành ở hai trụ lại tương khắc thì gọi là Tương thành.
Thí dụ:

Do tứ trụ Thổ Mộc đều chiếm hai Can chi tương khắc mà lại Tương thành, cho nên gọi là Thổ Mộc
Tương Thành cách. v.v… các cách tương khắc khác cũng như vậy.

Chọn dụng thần ở bên ngoài Tứ trụ, lại rất là kỳ lạ.


Phàm Bát tự tất lấy trung hòa làm quý, một bên nghiêng về vượng, mà không có thần nào
Điều tiết , tuy thành cách cục, cũng không được tốt đẹp.
26- Như: Mậu Tuất, Kỷ Mùi, Mậu Tuất, Bính Thìn,

( ngày Mậu Kỷ sinh tháng tứ quý Thìn Tuất Sửu Mùi không có Giáp Ất Dần Mão khắc Thổ gọi là giá
sắc cách, sách Tử Bình Nhập môn gọi là Gia Thích cách )
là Giá sắc cách, tiếc là Thìn Tuất bị xung,
Hỏa Thổ nghiêng về táo (khô), khí chẳng trung hòa,
Tân Kim ( Thương thực ) trong Tuất không thể lộ (dẫn xuất) ( vì bị xung mất ), chẳng những con cái
Nối dõi cũng khó khăn, mà không thể phú quý nữa.
Vận lấy đất Kim ( Thương thực ) là tốt đẹp,
vận tới đất Tài ( Thủy ), nguyên cục không có Thực Thương để hóa Kiếpnên, nhiều Kiếp tranh Tài,
không có lộc. ( nghĩa là Tỷ Kiếp nhiều, không có Mộc là Quan để khắc chế Tỷ Kiếp cứu Tài thì phải
tiết khí Tỷ Kiếp, tiết khí Tỷ Kiếp tức là Tỷ Kiếp sinh Thương Thực. tức là dùng Thương để hóa Tỷ Kiếp
Là trụ của đứa cháu của tôi, có thể thấy sự quan trọng của Điều Hậu vậy.

PHỤ LUẬN “TỨ THỜI NGŨ HÀNH NGHI KỴ “


( Tiết lục cùng thông bửu giám )

Tứ , luận thập can phối hợp tính tình


………………………………………..
Trích “ Mệnh lý tầm nguyên”

Tính tình là sao ? Đã có phối hợp , tất có mặt trái của nó. Như:
Giáp lấy Tân làm Quan , (thấu) lộ lên Bính thì Bính hợp với Tân, thì Quan không còn là Quan nữa.
Giáp lấy Quý làm Ấn , (thấu) Lộ lên Mậu thì mậu hợp với Quý, Ấn không còn là Ấn nữa.
Giáp lấy kỷ làm Tài , kỷ tách riêng ra cùng Giáp tác hợp , thì Tài ấy không còn là Tài nữa.
Như năm kỷ tháng Giáp , Tài là (Kỷ) năm, bị tháng Giáp hợp mất, thì dù Giáp Ất là Ngày chủ thì cũng
chẳng tách ra nổi.
1-

( vì Năm Kỷ tháng Giáp ở gần, Ngày Giáp thì ở xa nên không hợp được )

Năm Giáp tháng kỷ , tháng là (Kỷ) tài , bị năm (Giáp) hợp mất, thì Giáp Ất ngày chủ không giống
như vậy.
2-

( vì Ngày Giáp Tháng kỷ thì thành Hợp cách Hóa Thổ cách, còn Giáp Năm ở xa nên không hợp được )

Giáp lấy Bính làm Thực, Bính Tân tác hợp, thì Thực ấy không còn là Thực nữa, ấy là 4 hỉ thần
bị hợp mà thành vô dụng vậy o
Mới học bát tự , trước nên chú ý can chi hội hợp, thiên biến vạn hóa , đều từ đấy mà ra
Thập can cùng phối hợp, có chia ra có thể hợp và không thể hợp, sau khi đã hợp rồi lại phân biệt ra có
thể hóa và không thể hóa.
Chương này chuyên luận về hợp: Quan bị hợp thì chẳng còn là Quan nữa, nên chẳng thể lấy Quan mà
luận. sau khi đã hợp rồi , dù hóa hay không hóa, thì tình ấy cũng chẳng còn hướng về ngày chủ nữa.
nên không thể lấy Quan để luận nữa.
( ở đây chỉ nói đến can chi Năm Tháng tương hợp với nhau , hoặc can Năm Tháng hợp với can Giờ ).
Nếu như hợp với Ngày chủ, Thì không luận như vậy được. xem kỹ tiết hợp hay không hợp ở dưới đây).
Ngày Giáp Môc, can Tháng (thâu) Lô lên Tân là Quan , can Năm (thâu) Lô lên Binh , Binh Tân tương
hợp , Quan với Thực Thần
3-
Giáp lấy Quý làm Ấn, (thấu) Lộ lên Mậu hợp với Quý , Tài Ấn cả 2 đều mất tác dụng. ( Vì Tài thì phá
Ấn, nhưng Tài và Ấn là Mậu Quý tương hợp thì Hóa, nên không còn là Tài phá Ấn nữa mà cả 2 đều
hóa nên nói Tài, Ấn cả 2 đều mất tác dụng).

4-
Năm kỷ tháng giáp , can năm là Kỷ, trước tiên bị can Tháng là Giáp hợp mất.

5-

Năm Giáp Tháng kỷ, thì trước tiên bị can năm Giáp Mộc hợp mất, dù ngày chủ là Giáp cũng chẳng
tách ra được.

6-

Thứ tự Có trước có sau, không thể lấy ghen hợp tranh hợp mà luận được. Xem kỹ tiết hợp hay không
hợp dưới đây.
Lại như Giáp gặp Canh là Sát , thì Canh cùng Ất tác hợp, thì Sát chẳng khắc thân,

7-

Ngày Giáp gặp Ất là kiếp Tài,


Ngày Giáp gặp Đinh là Thương Quan, Đinh cùng hợp với Nhâm, thì Đinh chẳng còn là Thương Quan.
Ngày Giáp gặp Nhâm là Kiêu Ấn, thì Đinh và Nhâm Hợp, thì Nhâm chẳng còn đoạt Thực( Khắc
Thương). (chỗ này Tác giả lấy ví dụ sai vì Đinh là Thương chứ không phải là Thực, chỉ nên hiểu ý của
Tác giả. )

8-

Đó là 4 kị thần nhân hợp mà hóa cát vậy.


Hỉ thần nhân hợp mà hết cát, kỵ thần cũng nhân hợp mà hết hung. cái lý là vậy.
Nhưng cũng phải xem địa chi phối hợp như thế nào đã.
Như địa chi thông căn, thì tuy hợp mà không bị mất tác dụng của nó.
Hỷ kỵ vẫn không mất. xin cử ra ví dụ như dưới đây:
9-
1-
Bính Tân tương hợp , mà Quan vượng thông căn ( Quan có gốc tại Dậu ).
Đây là nhiều Quan cùng với Sát , lấy Bính Hỏa chế Quan làm dụng thần.
( ví dụ này Nhật Nguyên nhược có nhiều Quan Sát khắc thân. Nhưng Quan Tân có gốc tại Dậu dù bị
Bính Thực hợp mà Quan vẫn không bị Hóa mất Quan, mà Quan vẫn khắc Nhật Nguyên, nên phải dùng
Bính Thực để khắc chế )

10-
2-Trụ của nhà giàu buôn xà bông Quan sinh

Mậu Quý tương hợp , mà Quý Thủy thông căn,


Nhật nguyên bị tiết khí quá nhiều, lấy Mậu Thổ ( Ấn )( sinh ) phò thân chế Thương Quan làm dụng
thần.
( ví dụ này thì Nhật Nguyên nhược, có Thương lộ lên tại Tháng có gốc tại Năm Tý, có (Nhận) Đế
Vượng tại Hợi, nên càng làm cho Nhật Nguyên bị Tiết khí càng thêm nhược. vì Quý có gốc nên dù bị
Năm Mậu Hợp mà vẫn không hóa mất tác dụng, nên dùng Ấn để khắc Thương mà lại có thể sinh Nhật
Nguyên).
Như thế nào là hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng, Xem thêm ví dụ sau thì rõ

11-

Bính Tân hợp mà chẳng hóa , không có Bính ( Ấn ) thì có thể dùng Tân ( Thương)để chế Giáp ( Sát),
không có Tân thì có thể dùng để Bính hóa Giáp.
( nghĩa là Sát (Giáp) Vượng khắc Nhật Nguyên, có 2 cách để hóa giải Sát vượng là:
1- lấy Ấn để tiết khí Sát vượng, tức là Sát sinh Ấn, hay còn gọi là Ấn hóa Sát
2- lấy Thương là Tân để khắc chế Sát )
cả 2 đều có dụng , tiếc là nhân bị hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng
3- Trụ của ông cố của Trương Thiệu

12-

Năm kỷ tháng Giáp , vốn là vô dụng, nhân hợp mà khiến cả 2 mất tác dụng.
cách cục trở lại thành trong thanh sạch.
Tức là lấy lục thân mà nói thì đã có hợp thì tất có kỵ,
gặp cát chẳng phải là cát , gặp hung chẳng phải là hung.
Như nam lấy Tài làm vợ , Tài bị can khác hợp mất, thì Tài (vợ) ấy làm sao có thể yêu chồng chứ?
Nữ lấy Quan làm chồng , Quan bị can khác hợp mất, thì Quan (chồng) ấy làm sao có thể yêu vợ chứ ?
( Chô này cung con tuy: Nếu lấy vơ hay chông là Tai gia thì không ưng nghiêm, vì chông hay vơ trươc
đa đô vơ nên bo đi lấy ngươi khac, Nên mơi tai gia.
Co trương hơp co cô luc mơi lơn co ngươi quan hê trươc co con bị ngươi tình Quất ngựa truy phong,
nên khi tai gia thì chi ưng ơ chô đa 1 lân dang dơ thôi, chư đưng nghi là ngươi đo se con ngoai tình
mà tôi nghiêp cho ngươi ta.)
Đây gọi là tính tình phối hợp? vì quay lưng mà tuyệt tình vậy.
Can chi phối hợp , Quan hệ rất lớn, tưởng hung mà chẳng hung, nên là việc tốt, mà như cát mà lại
không cát, thì Quan hệ rât trong, co Quan trong mà dung, bi hơp thì cách cục ây bi thay đôi (biên). co
thần cứu hộ bị mà bị hợp thì mất tác dụng của thần cứu hộ, nên hung thần sẽ mặc sức hòanh hòanh,
không thể không xét tới vậy.
Thí dụ như sau:

13-

Vốn là Thủy mộc Thương Quan dùng tài, ( Ở đây ngày Nhâm Thủy mùa đông, thủy đông cứng dùng
Đinh Tài để Điều Hậu ) không ngơ Đinh Tài bi Nhâm hơp mât,
Hỏa mất lửa , thủy vượng mộc trôi.
Chi co thê thuận theo thê vương mà chơ đênvận kim thủy vậy. ( xem tiêt dụng thần )

14-

Vôn là cách cục “Hỏa luyện chân kim” (Kim thật đươc Hoả trui ren),
Ất Canh tương hơp , Ấn bi Tài phá
Tuy sanh nhà giàu co , nhưng bẩm sanh bi câm , suôt đơi bi tàn phê vậy.
Nguyên cục 10 can phối hợp , Quan hệ rất Quan trọng như sau:
Mà đên Đai vận găp hơp, thì trong Quan hệ ngu hành ây, thì cung chăng xêp sau nguyên cục( nghia là
can vận hơp mất Hy Thân hay Ky thân thì lam thay đôi ca nguyên cuc, thí du cach cuc mà co Ky thân
pha thì găp vận hơp mất ky thân thì se phu quy ngay,nếu găp vận hơp mất Dung thân hay cưu thân thì
tai hoa se đến ngay v.v... )
Thi dụ như ngày Giáp lây Tân làm Quan, Quy Đinh đêu lô, (thâu), ngày Môc lây Ấn Quy chê Thương
bảo vệ Quan làm Dụng thần,

15-

mà đi vận găp Mậu, hơp mât Quy Thủy, thì Đinh Hỏa khắc (tôn) Thương đuơc Quan tinh vậy
Hoặc Ngày Giáp lấy Tân làm Quan, (thấu) lộ lên Đinh là Thương Quan, đi vận gặp Nhâm, hợp mất
Đinh là Thương Quan thì Quan tinh sẽ đắc dụng ( Quan Tinh được cứu, hạn Nhâm là cứu thần của
Quan ).
Là hy hay ky ( xấu hay tôt ), hoàn toàn là do ơ chô phôi hơp, du là hoa hay không hoa. ( xem hành vận
tiết sẽ rõ).
Vận can vơi Nguyên cục phôi hơp, hoa hay không hoa, đêu coi ơ chô đong tai đia chi co đươc tương
trơ hay không, vàco hơp thành Nguyên cục hay không , cách xem cung giông nhau.

5- LUẬN THẬP CAN HỢP MÀ BẤT HỢP


Bàn về 10 can hợp mà không hợp.

Ý nghĩa 10 can hóa hợp , thiên trước có nói rõ , nhưng mà cũng có hợp mà không hợp là tại sao ?
Thập can cùng phối hợp , không phải đều là hợp cả sao; sau khi đã hợp rồi, không phải đều có thể hóa
cả sao. Thiên trước đã bàn về 10 can cùng phối hợp mà hợp, chương này bàn về 10 can phối mà không
hợp.
Học giả nên xem xét cho kỹ. hiểu rõ ý nghĩa biến hóa riêng. Ở giữa có cái khác ngăn cách , thí dụ như
2 người giao hảo tốt với nhau, mà 1 người nghiêng theo người ở giữa, thì sự giao hảo đó không thể
(thành) lâu bền được.
Thí dụ như Giáp và kỷ hợp , mà ở giữa Giáp kỷ, có Canh chia cách , thì Giáp sao có thể vượt qua được
Canh khắc (đang khắc Giáp) mà đến hợp với kỷ chứ ?
1-

Phép này đã như vậy , hợp mà chẳng dám hợp, có cũng như không.
Bị chia cách, thì không thể luận hợp được, nhưng bị chia cách chưa chắc là khắc chế ,
Thí dụ như: Trụ của Tân cương Dương Tăng Tân Đô Đốc

2-

Giáp kỷ hợp mà có Đinh ở giữa , thì Giáp Mộc sanh Hỏa rồi Hỏa sanh Thổ,
bởi vậy gọi là lấy Ấn hóa Quan.
Thí dụ trụ của Chu Hữu Khanh, Cục Trưởng công lộ Triết Giang.

3-

Mậu Quý hợp mà có Ất ngăn cách, ấy là không hợp nổi, vậy nên Tài cục có thể dùng Ấn.
(ở đây Nhật Nguyên Nhược nên lấy Dụng thần là Ấn)
Lại có cách ngôi vị quá xa , như Giáp ở can năm , kỷ ở can giờ ,

4-

Tâm ý tuy hợp nhau , mà ngôi vị thì xa cách, người ở trời nam kẻ ở đất bắc, không thể hợp lại một chỗ
với nhau được,
nhưng đã bị khắc chế mà chẳng dám đến hợp. có khác nhau chút ít, hợp mà không thể hợp, là bán hợp
vậy, họa hay phúc thì mười phần chỉ được hai ba mà thôi.
Cách ngôi vị quá xa, thì hiệu dụng của hợp giảm thiểu.
Có lúc lực ban đầu bị mất là hỷ,
Cũng có lúc lực ban đầu không bị mất là hỷ. Hoặc tuy xa cách nhưng vẫn luận là hợp.
Tất cả đều lấy theo cách cục phối hợp mà thôi.
Như trụ của Long Tế Quang.
5-

Sát Nhận cách , lấy Sát chế Nhận làm dụng thần. (Ngày Bính tháng Ngọ lộ lên Đinh là Dương Nhận
cách, cục Sát Nhận )
Đinh Nhâm tương hợp, vì xa cách , Nhâm Sát chẳng mất tác dụng. nên thành cách Sát Nhận.
Thí dụtrụ của Trương Diệu Tằng.

6-

Ất Canh tương hợp, khí (hóa Kim) thông Nguyệt lệnh(Thân), tuy xa cách nhưng vẫn hợp.
lấy Canh (Tài) bổ (chặt) (phá) Giáp (Ấn) dẫn Đinh làm dụng thần.
( Xem trụ này ở giữa Ất Canh có Đinh Hỏa ngăn cách , nên xem lại thêm tiết trước).

Lại có hợp mà không bị Thương khắc, là tại sao ?


Như Giáp sanh tháng Dần, Mão, tháng Tân giờ Tân thấu 2 Tân Quan. lấy năm Bính hợp tháng Tân, thì
là hợp mất 1 lưu lại 1 , Quan tinh trở thành nhẹ (khinh).

7-

Hay như Giáp gặp Nhận ở tháng, Canh Tân đều thấu,Bính với Tân hợp ,
Là vì hợp mất Quan lưu lại Sát,
nên Sát Nhận vẫn thành cách , đều là hợp mà không bị Thương khắc. ( xem minh họa bên dưới )

8-

2 Quan đều thấu , gọi là trọng Quan ; 2 Sát đều thấu , gọi là trọng Sát.
Hợp 1 lưu lại 1 , ngược lại mà thành cách.
Như Quan Sát đều thấu tức là hỗn tạp , hợp mất Quan lưu lại Sát.
hoặc hợp mất Sát lưu lại Quan , ngược lại thành thanh ( trong sạch ).
Như trụ của lãnh tụ Bắc Dương, Vương Sĩ Trân.

9-

Tân hợp Bính Sát , hợp 1 lưu 1 , thì vẫn thành cách Sát Nhận
( Ngày Canh tháng Thân là Kiến Lộc cách. Nhưng Sát lộ lên có Nhận nên chuyển thành cách Sát Nhận
hãy nên lưu ý về điểm này)
Trụ này hợp Quan lưu Sát theo Tam mệnh Thông Hội.

10-

Lấy hợp làm lưu , bị khắc làm mất ,


như trụ này có can Mậu khắc Nhâm hợp Qúy.
gọi là khứ sát lưu Quan , các nhà giải thích khác nhau.
Cứ như hợp mà không bị Thương khắc ở hợp, bỏ 1 giữ lại 1, , hoặc khắc mà mất đi , hoặc hợp mà mất
đi. các ý ấy đều như nhau.
Như trụ của Chủ Tịch Lâm Sâm : Mậu Thìn , Giáp Dần , Đinh Mão , Mậu Thân

11-

Mậu Thổ Thương Quan , năm giờ đều Lộ.


dùng Giáp khắc mất Thương Quan ở năm, mà giữ lại Thương Quan ở giờ, để sanh Tài tổn Ấn, cách
cục trở thành trong sạch , các ý đó đều là một.
Không có Thực Thương thì Tài không có gốc , như hai Thương đều lộ thì chê là nhiều, bỏ 1 giữ lại 1,
vừa đúng thành cách.
Lại có khi hợp mà không luận hợp , là tại sao ?
5 can dương gặp Tài , 5 can âm gặp Quan , đều là Hợp,
duy chỉ có bản Thân Hợp với thập can, không phải là bị hợp mất. ( chỗ này thì Ngày hợp với giờ hay
tháng thành Hợp cục )
Ví dụ như Ất lấy Canh làm Quan , ngày can là Ất , cùng Canh tác hợp, là Quan của ta, là ta hợp với
Quan. (thành Hóa Kim cục)

12-

Hợp mất là thế nào?Nếu can Canh tại năm , can Ất tại tháng,
thì can Ất tại tháng, trước tiên sẽ hợp mất Canh,
mà can ngày ngược lại thì không thể hợp được, là vì hợp mất.
Lại như nữ lấy Quan là chồng , ngày Đinh gặp Nhâm,
tức là chồng của ta, ta hợp với chồng, đúng là chồng vợ tương Thân, tình vợ chồng càng thêm mặn
nồng.
Xem minh họa bên dưới

13-

Chỉ có Nhâm tại tháng trước cùng với năm Đinh hợp nhau,
can ngày là Đinh thì cũng không thể hợp được. ( lưu ý chỗ này năm Đinh hợp với Tháng trước, còn
ngày thì ở sau )

14-

tức là (phu tinh) chồng của mình bị chị em hợp mất, phu tinh tuy lộ ( có ) mà cũng như không.
Bản Thân Nhật nguyên thì, can của Nhật nguyên tương hợp, thì trừ hợp mà hóa ra, càng làm cho tính
chất bên ngoài thay đổi, đều không thể luận là hợp. bởi vậy Hợp và không hợp, tác dụng của nó giống
nhau, mà hợp thì càng thêm Nồng nàn. thí dụ như:

15-

Nguyệt lệnh Thiên Tài sanh Quan , kiếp Tài trùng trùng,
Mừng được Giáp kỷ tương hợp, tình của Quan tinh, chuyên hướng về Nhật chủ, , chế ngự Tỉ kiếp ,
khiến chúng không thể tranh Tài.
như vậy gọi là dùng Quan chế kiếp hộ ( bảo vệ ) Tài vậy o Xem thêm tiết bàn về tinh thần.

16-

Ngày Giáp lấy kỷ làm Tài ; Giáp kỷ tương hợp.


Tài là Kỷ Thổ, chuyên hướng về Nhật chủ vậy.
Xem thêm tiết tinh thần
Bị hợp (mất) hay được hợp, các nhà giải thích khác nhau. Sách " Tam mệnh thông hội " viết: Nhàn
thần can năm, tháng, giờ có câu, Hợp Quan thì mất quý, hợp Sát thì mất tiện. Nếu Ngày chủ tương hợp,
thì hợp Quan là hết Quý “ sang “, Hợp Sát là hết Tiện “ hèn”
Riêng như nhàn thần tương hợp cũng có sự khác biệt hợp mất và hợp mà không mất.
Thí dụ:
Ngày Giáp lấy Tân làm Quan , lộ lên Bính tương hợp, thì gọi là bị hợp mất, (Hợp Quan thì mất quý)
Ngày Giáp lấy Canh làm Sát , lộ lên Ất thì Ất Canh tương hợp.

17-

thì tuy hợp mà chẳng mất. Sách có câu: " Giáp nhờ có em gái là Ất (Kiếp) làm vợ Canh (Sát khắc thân
là hung, nhờ có Ất (Kiếp) hợp mất Sát nên Nhật Nguyên được cứu ), tuy hung mà là điềm lành ( tưởng
là hung hóa cát ). (vì Ất Canh tương Hợp) Tương hợp thì Sát chẳng tấn công Thân, chẳng phải hợp mất
cái xấu là gì.
Ngày Ất lấy Tân làm Sát, lộ lên Bính thì Sát bị hợp mất. (Thương Quan hợp Sát))

18-

Ngày Ất lấy Canh làm Quan , can tháng lại lộ lên Ất tương hợp với Canh Quan, thì Quan vẫn còn, đều
không phải là hợp mất.

19-

Duy nếu Quan là Dụng thần , thì tình của Dụng thần bị chia sẻ, không chuyên hướng
về Nhật chủ.
Như nữ mệnh lấy Quan làm chồng, thì là phu tinh chẳng chuyên nhất (chồng chạy theo người khác), có
Quan (chồng) có lộ cũng như không.
Lại như bản Thân Nhật chủ tương hợp, cái lý thì không bị hợp mất, nhưng vì không thể bị hợp mất,
cũng có phân biệt trước sau. Nay xin cử một ví dụ như sau:

20-
1 Bính hợp 2 Tân , Quan tinh tuy không bị hợp mất, nhưng tình của dụng thần thì không chuyên vậy.

21-
CHÁNH TÀI CÁCH

Bính Hỏa điều hậu là dụng thần, tiếc là Mậu tương hợp trọn với Quý,
Tình của Nhật chủ hướng về Tài chẳng hướng về Ấn.
Quý Thủy tuy không thể vượt qua Mậu đến khắc Bính, mà tình của Nhật chủ hướng Dụng thần thì
chẳng chuyên.

Tình của Dụng thần mà chẳng hướng về Nhật chủ,


hoặc tình của (ngày) Nhật chủ không hướng về Dụng thần, đều là điềm chẳng tốt.
nhưng lại có thuyết tranh hợp ghen hợp là sao ?
Đại khái như 2 Tân hợp Bính , 2 Đinh hợp Nhâm.
Một trai chẳng lấy 2 vợ, 1 gái chẳng lấy 2 chồng. cho nên mới có thuyết tranh hợp, ghen hợp.
Nhưng rốt cục chỉ có hợp ý, mà tình không chuyên vậy.
Nhưng nếu 2 hợp 1 mà cách ngôi, thì không thể tranh ghen được.
Như trụ này là của Cao Thái Úy: Năm Canh Ngọ tháng Ất Dậu, ngày Giáp Tý, giờ Ất Hợi.22-

Nhưng hợp mất Sát ( Trên can Năm ) giữ lại Quan ( tàng tại Nguyệt lệnh ) , mà không bị giảm phúc
vậy.
Lây hai hơp môt , thì tình của dụng thần chăng chuyên. xem vi dụ trên, nêu như cách ngôi thì chăng
phải ngại.
Như: trụ của Chu Gia Bảo.

23-

Hai Ất hơp Canh nhưng ngăn cách bơi Quy, đo là y không tranh ghen, cung chăng co thoi không
chuyên.
Trụ của Chu gia là Ấn cách dùng Thực, đều không bị giảm phúc trạch.
Trụ của Cao thái úy ở trên là hợp mất Sát mà giữ lại Quan, hóa khí trợ Quan (nghia là Ât Canh Hơp
hoa thành Kim trơ Kim Tân Quan)

24- Trụ của nhà Đai Thương gia ho Vương.

Hai Quy hơp Mậu , tuy không thê luận hơp, nhưng rôt cục là co y hơp,
Là Tài cách dụng Lộc Tỷ, ( Ngay Mậu Lôc taị Ty )Tài hướng về ngày chủ , nên là phú cách.
Cũng không tranh ghen và thói xấu chẳng chuyên vậy.
Là trụ của Đai Thương gia ho Vương.
Vậy thì thê nào tranh hơp ghen (đô ky) hơp. Hay nên xét ky ngôi vi.

25- Như: Trụ của Cố Trúc Hiên.

Hai Nhâm kem căp ơ 2 bên Đinh , tức là tranh hơp ghenhơp. đo là trụ cuả Cô Trúc Hiên vậy.
26-

Ba Binh tranh hơp môt Tân, lai không thê hoa, Là tương nhiêu chông , mệnh nư rât ky(Kỵ nhất).

Ngươi thơi nay chăng biêt mệnh ly , cứ lây cái hơp của bản Thân mà bàn (vong luận đăc thất ) được
mất tầm bậy; thật là buồn cười.
sách có câu " hợp Quan chẳng phải là Quý " cứ thế mà luận, hoặc lấy cái hợp của bản Thân làm hợp,
thậm chi lây hơp của chi khác làm hơp,
như Thìn và Dậu hơp , Mao vàTuât hơp, đêu cho là hơp Quan. Nhưng thứ truyện Tư Bình xằng bậy
này nênquét sach.
Hơp Quan chăng Quy , " Tam Mệnh thông hôi " luận rât rõ. Cái goi là nhàn thần tương hơp , thì hơp
Quan vong Quý ( Hợp Quan thì mất Quý ). hợp sát vong tiện ( Hơp Sat thì hết hen )
Còn như ( ngày chủ )Nhật chủ tương hợp. thì hợp Quan là Quý , hợp Sát là tiện ( Nhật chủ không hợp
sát ) lý ấy rất rõ.
Ngươi thơi nay không chiu nghiên cứu cẩn thận , noi bậy đắc thât, chăng trách gì sai lầm quá mức vậy.
Thập can phối hợp , có hợp hóa, có hợp không hóa , sách này chưa bàn về hợp hóa. ở đây xin ghi phụ
thêm.
Vì sao gọi là có thể hóa? Như gặp địa chi thông căn thừa vượng vậy. Như trụ của Chu Gia Bảo ở trên ,

27-

Ất Canh tương hợp Địa chi có Thân Dậu. tức là hóa kim (tức là Hóa Ấn sinh Nhật Nguyên);
Nhật nguyên vốn nhược, được Ấn trợ (Ấn Canh Vượng, có gốc Lộc tai Thân), mới có thể lấy (Ất) trụ
giờ Ất Mão phát tiết cho đẹp (tiết tú) làm dụng thần.
Gọi là Ấn cách dụng Thực vậy.
Lại như trụ của một người câm.
28-

cũng là hóa kim (tức là Hóa Tài), nhưng vì hợp hóa mà Ấn bị Tài phá vậy (Tài vượng có gốc tại Thân,
Ấn nhược) ( xem chương tính tình ở trên ).

29-

Đinh Nhâm tương hợp , chi lâm Dần hợi, tất nhiên hóa Mộc , lấy Ấn mà luận

30-
( Ngày Bính tháng Ngọ dù lộ Kỷ hay không cũng là Thương Quan cách, Nếu lộ Đinh là Dương Nhận
cách “Ngoại cách”).
Mậu Quý tương hợp , chi lâm Tỵ ngọ , tất nhiên hóa Hỏa , lấy kiếp mà luận.
Hai trụ trên trích từ " Trích thiên tủy chinh nghĩa " tiết huynh đệ.
Ngày can tương hợp thì hóa , tức là cách cục hóa khí o Ví dụ như sau.
31-

Đinh Nhâm tương hợp , sanh tháng Mão , Mộc vượng nắm lệnh, gặp giờ Thìn.
Nguyên thần của Mộc lộ ra , đây là cách Đinh Nhâm hóa Mộc.

32-

Giáp kỷ tương hợp, , sanh tháng Tuất Thổ vượng cầm quyền , dư sức hóa khí.
Năm được Mậu Thìn , Nguyên thần thấu (lộ) ra, là cách Giáp kỷ hóa Thổ . Trích từ " Trích thiên tủy
chinh nghĩa "
Hóa khí có chân có giả, Hai trụ trên hóa khí là thật, dư sức hóa khí.
còn như ngày gốc có mầm của kiếp Ấn, có ngày chủ (Nhật chủ) không có căn , thì hóa thần bất túc
(chẳng đủ) vậy.
Lại có khi hợp hóa tuy hóa thật , nhưng khi gặp nhàn thần làm tổn Thương hóa khí , đều là hóa giả.

33-

Hai Giáp hai Kỷ, đều tự phối hợp , Mão Mộc hợp Tuất Thổ.
Cũng còn không ngại , hiềm vì Giáp Mộc đóng ở Ấn, gọi là giả hóa.
34-

Đinh Nhâm tương hợp , khí thông Nguyệt lệnh, ( Đinh Nhâm Hóa Mộc, tháng Mão là khí thông
Nguyệt lệnh ) đúng là hóa thần thật.
hiềm vì giờ thấu (lộ ra) Tân kim , đến khắc làm tổn Thương hóa khí ( phá cách hóa hợp Đinh Nhâm ).
may mà Tân kim không có căn , nên gọi là hóa giả.
Trích lục " trích thiên tủy chinh nghĩa.
Hóa thật hay Hóa giả , đều nên cần Đại vận trợ giúp, cách hóa giả, có thể nhờ vận khử mất Kỵ thần
(cái bệnh), nên cũng như hóa thật.
Hóa thật nếu không được vận vượng trợ giúp, thì cũng không thể phát triển được.
Nếu như muốn nghiên cứu thêm một bước. thì xem " đính chánh trích thiên tủy chinh nghĩa ".
Lại như cách cục hóa khí chỉ lấy 2 can hóa hợp để mà luận Hóa khí, ngòai can chi ra , đều chẳng hóa.
Như gần đây người ta chẳng chịu xem xét kỹ, mà câu chấp ở các thuyết hóa khí “thập đoạn cẩm” mà
lấy Can chi tứ trụ cho đến Can chi Đại vận đều lấy Hóa mà luận, thật là sai lầm.
Đặc biệt hóa thần, mừng đến vận vượng địa, Ấn Tỷ thì tốt đẹp,
gặp khắc hay bị tiết khí đều là kỵ.
Ghi chú thêm chỗ này ,để tránh khỏi hồ nghi sai lầm.
Thiên can ngũ hợp, nên được đia chi trợ giúp thì mới có thể hóa khí.
Đia chi tam hợp hay lục hợp thì cũng nên được Thiên can trợ giúp, thì mới có thể hội hợp mà hóa vậy.
Tóm lại là theo khí hậu tháng , nên rất là quan trọng, mà phối hợp can chi tứ trụ, càng nên tham khảo
thêm vậy.
Nay đưa thêm 2 ví dụ nữa như sau.

35-

Tý Sửu tương hợp, can lộ lên Mậu kỷ Đinh Hỏa,


Tý Sửu hóa Thổ là hóa thật mới thành cách “ Giá sắc cách” (cách gặt lúa). ( Ngày can Mậu kỷ, hoặc
Mậu Quý ( hóa Hỏa sinh Thổ ) sinh tại các tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, đia chi cũng có 3 hoặc 4 chi đó.
4 can chi toàn là Thổ, rất sinh vượng, không có Giáp Ất Dần Mão khắc Thổ là thành cách Giá sắc
cách ).
36-

Tý Sửu tương hợp , can thấu Nhâm Quý, chẳng thể luận hóa Thổ.
Là tượng sát vượng Thân suy.

Bảng can chi hội hợp ( trích tử bình " tứ ngôn tập dịch

Tháng giêng
Đinh Nhâm hóa Mộc ( chánh hoá )
Mậu Qúy hóa Hỏa ( thứ hóa ) Ất quy Giáp bất hóa )
Bính Tân không hóa Thủy ( vì bệnh tại Dần. Nếu trụ có Thân Tý Thìn thì có thể hóa )
Giáp kỷ bất hóa vì Kỷ Thổ Tử địa tại Dần ( Mộc thịnh nên không hóa )
Ất Canh hóa kim ( nhất vân Ất quy Giáp bất hóa )
Dần ngọ Tuất hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi hóa Mộc
Thân Tý Thìn bất hóa
Tỵ Dậu Sửu phá tướng
Thìn Tuất Sửu Mùi thất địa
Tháng hai.
Đinh Nhâm hóa Mộc (hóa Hỏa)
Mậu Quý hóa Hỏa
Ất Canh hóa kim ( bất hóa dĩ Ất quy Giáp )
Bính Tân Thủy khí bất hóa Thủy
Giáp kỷ bất hóa Thổ.
Dần ngọ TUấT hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi hóa Mộc
Thân Tý Thìn bất hóa
Tỵ Dậu Sửu thành hình
Thìn Tuất Sửu Mùi tiểu thất (thẤt địa)
Tháng ba.
Đinh Nhâm bất hóa ( Mộc khí đã qua nên không hóa ).
Mậu Quý hóa Hỏa ( tiệm nhập Hỏa hương khả hóa, đang từ từ nhập Hỏa phương có thể hóa )
Ất Canh thành hình ( Thìn Thổ sanh kim nên hóa nghĩa là có nhiều Canh Tân Thân Dậu hóa Kim ).
Bính Tân hóa Thủy ( Thìn là Thủy kho nên hóa )
Giáp kỷ ám tú ( chánh hóa ) Hóa Thổ.
Dần ngọ Tuất hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi bất hóa
Thân Tý Thìn hóa Thủy
Tỵ Dậu Sửu thành hình
Thìn Tuất Sửu Mùi vô tín
Tháng tư
Đinh Nhâm hóa Hỏa ( đặc biệt vì tháng tư Hỏa vượng, Thủy Tuyệt )
Mậu Quý hóa Hỏa ( chánh hóa )
Ất Canh kim tú ( tháng 4 kim sanh có thể hóa )
Bính Tân hóa Hỏa ( không hóa Thủy đặc biệt vì tháng tư Hỏa vượng, Thủy Tuyệt )
Giáp kỷ vô vị không hóa.
Dần ngọ Tuất hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi bất hóa
Thân Tý Thìn thành hình
Tỵ Dậu Sửu hóa Kim thành khí.
Thìn Tuất Sửu Mùi nghèo túng.
Tháng Năm
Đinh Nhâm hóa Hỏa ( đặc biệt vì tháng 5 Hỏa vượng )
Mậu Quý ( hóa Hỏa ) phát Quý.
Ất Canh vô vị không phát.
Bính Tân đoan chánh ( bất hóa )
Giáp Ất bất hóa Thổ.
Dần ngọ Tuất hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi thẤt địa
Thân Tý Thìn hóa dung ( hóa khách, ở đậu )
Tỵ Dậu Sửu Tân khổ hóa Kim
Thìn TUấT Sửu Mùi bần tiện.
Tháng sáu
Đinh Nhâm hóa Mộc ( vì là Mộc khố nên có thể hóa )
Mậu Quý không hóa Hỏa ( Hỏa khí đã qua nên không thể hóa )
Ất Canh không hóa ( kim khí đang phục nên không hóa )
Bính Tân không hóa ( Thủy khí chánh suy nên không hóa)
Giáp kỷ không hóa ( kỷ Thổ là nhà nên không hóa )
Dần ngọ Tuất không hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi không hóa Mộc
Thân Tý Thìn không hóa Thủy
Tỵ Dậu Sửu hóa kim
Thìn Tuất Sửu Mùi hóa Thổ
Tháng bẩy
Đinh Nhâm hóa Mộc
Mậu Quý hóa Hỏa (hóa Thủy đặc biệt )
Ất Canh hóa kim ( chánh hóa )
Bính Tân tiến tú học đường(hóa Thủy)
Giáp kỷ hóa Thổ
Dần ngọ Tuất bất hóa
Hợi Mão Mùi thành hình
Thân Tý Thìn đại Quý
Tỵ Dậu Sửu vũ dũng
Thìn Tuất Sửu Mùi cũng Quý (Quý cách)

Tháng Tám
Đinh Nhâm bất hóa
Mậu Quý Hóa Hỏa ( nhưng rất yếu )
Ất Canh tiến tú Hóa Kim
Bính Tân tựu thê Hóa Thủy
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ Tuất phá gia bại sản
Hợi Mão Mùi vô vị
Thân Tý Thìn thanh cao
Tỵ Dậu Sửu nhập hóa ( hóa Kim )
Thìn Tuất Sửu Mùi tiết khí ( chánh vị )
Đinh Nhâm hóa Hỏa
Tháng chín
Đinh Nhâm hóa Hỏa ( vì Tuất là Hỏa Khố )
Mậu Quý hóa Hỏa (vì Tuất là Hỏa Khố)
Ất Canh bất hóa
Bính Tân bất hóa
Giáp kỷ hóa Thổ ( chánh hóa )
Dần ngọ Tuất hóa Hỏa
Hợi Mão Mùi bất hóa
Thân Tý Thìn bất hóa
Tỵ Dậu Sửu bất hóa
Thìn Tuất Sửu Mùi chánh vị Thổ cục.
Tháng mười
Đinh Nhâm hóa Mộc ( trong Hợi có Mộc )
Mậu Quý là Thủy ( hóa Thủy đặc biệt )
Ất Canh hóa Mộc ( đặc biệt )
Bính Tân hóa Thủy
Giáp kỷ hóa Mộc ( đặc biệt )
Dần ngọ Tuất bất hóa
Hợi Mão Mùi thành Tài ( hóa Mộc )
Thân Tý Thìn hóa Thủy
Tỵ Dậu Sửu phá tượng ( phá tướng )
Thìn Tuất Sửu Mùi không hóa Thổ
Tháng mười một
Đinh Nhâm hóa Mộc
Mậu Quý hóa Thủy ( đặc biệt )
Ất Canh hóa Mộc ( đặc biệt )
Bính Tân hóa tú ( chánh hóa, Hóa Thủy )
Giáp kỷ hóa Thổ ( tháng 11 Thổ vượng nên có thể hóa )
Dần ngọ Tuất bất hóa
Hợi Mão Mùi hóa Mộc
Thân Tý Thìn hóa Thủy
Tỵ Dậu Sửu hóa kim
Thìn Tuất Sửu Mùi không hóa Thổ
Tháng mười hai
Đinh Nhâm bất hóa Mộc
Mậu Quý hóa Hỏa
Ất Canh hóa kim ( thứ hóa )
Bính Tân bất hóa Thủy
Giáp kỷ hóa Thổ ( chánh hóa
Dần ngọ Tuất bất hóa Hỏa

Hợi Mão Mùi bất hóa Mộc


Thân Tý Thìn bất hóa Thủy
Tỵ Dậu Sửu bất hóa Kim
Thìn Tuất Sửu Mùi hóa Thổ chánh vị
6- LUẬN THẬP CAN ĐẮC THỜI BẤT VƯỢNG THẤT THỜI BẤT NHƯỢC
( Bàn về Mười can đắc thời mà chẳng vượng, Thất thời mà chẳng nhược )

Sách có câu: Đắc thời đều luận là vượng, thất thời bèn cho là suy, tuy lý là như vậy, cũng chỉ là cái
phép cứng nhắc (Tử pháp ). Nhưng cũng nên xem xét linh hoạt một chút. Phàm cái khí của ngũ hành,
lưu hành ở bốn mùa, tùy các can ngày đều có chuyên lệnh khác nhau, mà thật ra trong cái chuyên lệnh
ấy cũng đều cùng tồn tại.
Như mùa xuân Mộc nắm lệnh, Giáp Ất tuy vượng, mà Mậu Kỷ thì hưu tù, sao còn đẹp nổi, riêng đang
gặp lúc thoái tránh, thì không thể tranh trước, mà thật ra mùa xuân có bao giờ chẳng sanh vạn vật đâu?
Mùa đông mặt trời có bao giờ không chiếu sáng khắp nơi đâu ?
Khí của ngũ hành trong 4 mùa chẳng lúc nào mà không có sẵn, chỉ khác nhau ở vượng tướng hưu tù
mà thôi. Thí dụ như:
Mộc vượng ở mùa xuân, mà Kim Thủy hỏa Thổ cũng chẳng (mất dấu) tuyệt tích, chỉ không đắc thời
mà thôi.
Mà trong cái không đắc thời lại có sự phân biệt.
Như Hỏa được sanh khí, tuy hãy còn đang tiềm phục, đã có dáng vẻ bừng bừng, nên gọi là Tướng.
Kim Thủy tuy tuyệt, nhưng cũng là khí của tương lai
Thủy là khí cương thoái, đang lúc nghỉ ngơi ( xem hình Âm Dương thuận nghịch sanh vượng Tử Tuyệt
), tuy chẳng phải là đương lệnh, nhưng tác dụng của nó đâu đã mất hết. ví như quân nhân giải ngũ, vẫn
thuộc về biên chế dự bị , tuy lui về ruộng vườn, nhưng cái năng lực của nó vẫn còn, nếu một khi tập
họp lại thì tác dụng của nó cũng không khác, nên dù thất thời cũng chẳng thể bỏ qua mà không bàn
đến. huống chi bát Tự tuy lấy Nguyệt lệnh làm trọng, mà vượng Tướng Hưu Tù, Năm tháng ngày giờ,
cũng có thể thêm bớt, cho nên tháng sanh không được Nguyệt lệnh, nhưng mà Năm và giờ gặp Lộc
vượng, thì nhược sao được?
không nên chấp nhất mà luận.
Giống như Mộc mùa xuân tuy cường, gặp Kim quá nhiều (quá vượng) thì Mộc cũng nguy. P97
Canh Tân mà thêm chi Dậu Sửu, không có Hỏa chế thì giàu sao nổi, gặp thêm Thổ sanh ắt là chết yểu (
Canh Tân thêm Dậu Sửu là bán kim cục thì Kim càng vượng, lại được Thổ là Kỵ thần sanh nữa thì
nguy ) .Vì thế đắc thời mà chẳng vượng vậy.
- Mộc Mùa Thu tuy nhược, nhưng Mộc có gốc sâu thì Mộc cũng cường.
can Giáp Ất thêm chi Dần Mão, gặp Quan ( Kim ) lộ lên thì cũng chịu nổi ( nghĩa là mùa Thu là Mộc
nhược mà Mộc có gốc như Giáp có Lộc tại Dần, Ất có Lộc tại Mão là có gốc, dù có Quan là Kim lộ
lên khắc thì cũng có thể chống lại được. Nếu lại Được Thủy Ấn sanh nữa thì tuy thất thời mà cũng
chẳng phải là nhược),
gặp Thủy (Ấn ) sanh mà thái quá là thất thời thì cũng chẳng phải là nhược vậy.
- 4 chữ vượng suy cường nhược, người xưa thường luận mệnh hỗ dụng lung tung, khi xem chẳng biết
phân biệt. suy cho cùng thì đắc thời là vượng, thất thời là suy, bè phái nhiều thì cường, ít được trợ giúp
là nhược,nên cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường, xem xét cho kỹ thì sẽ tự hiểu lý ấy.
- Mùa Xuân Mộc, mùa Hạ Hỏa, mùa Thu Kim, mùa Đông Thủy là đắc thời, Tỷ Kiếp, Ấn thụ có gốc
phò trợ thì phe đảng nhiều.
Ngày Giáp Ất Mộc sinh ở tháng Dần Mão là vượng mà đắc thời.
Gặp Can Canh Tân, thêm chi Dậu Sửu thì phe đảng của Kim nhiều, mà Mộc cô thế ít được trợ giúp.
Ngày Giáp Ất sinh ở tháng Dần Mão là đắc thời mà vượng , gặp Can Bính Đinh mà thêm chi Tỵ Ngọ,
thì phe đảng của Hỏa nhiều, Mộc tiết khí quá nhiều, tuy nắm lệnh mà chẳng phải là cường.
Ngày Giáp Ất sanh ở tháng Thân Dậu, là thất thời thì suy.
Nếu có nhiều Tỷ Ấn ( Ấn Tỷ trùng điệp ) chi Năm và chi giờ thông căn Tỷ Ấn ( nghĩa là trừ ngày và
tháng ra thì còn 2 chi là chi Năm và chi giờ tức là bản khí có Ấn sinh và Tỷ trợ giúp ) , tức là phe đảng
nhiều, tuy không được thời mà cũng chẳng nhược.
không riêng gì ngày chủ ( Nhật Nguyên ) như thế mà Hỷ thần, Dụng thần, Kỵ thần cũng luận như thế.
Vì thế dù Thập can có hưu tù ở Nguyệt lệnh đi nữa, thì chỉ cần tứ trụ có gốc thì cũng có thể chịu đựng
được Tài Quan Thực Thần hay đương đầu với Thương Quan Thất Sát.
Tứ trụ Có Trường sanh, Lộc ( Lâm Quan ) Vượng thì căn trọng ( có gốc ),
Mộ Khố dư khí thì căn nhẹ vậy. (Bính Mậu mộ tại Tuất, Nhâm Mộ tại Thìn, đó là Mộ khố của Bính và
Nhâm,Giáp Mộ tại Mùi, Canh Mộ tại Sửu. chỉ có Can Dương mới gọi là Mộ khố. Can Âm gặp Mộ thì
không phải là Mộ khố. nên Đinh Kỷ Mộ tại Sửu, Quý Mộ tại Mùi không phải là Mộ khố ).
-Được 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi Mộ khố: như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất v.v…
-Giáp gặp Tuất, Đinh gặp Sửu thì không thể luận như vậy được. vì trong Tuất không tàng Mộc, trong
Sửu không tàng Hỏa.
-Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 dư khí :( can tàng là dư khí ) nhữ Ất tại Thìn, Đinh tại Mùi v.v…
-Được 3 Tỷ Kiên không bằng được 1Trường Sinh, Lộc, Nhận: như Giáp gặp Hợi, Tý, Dần, Mão v.v…(
Giáp Trường Sinh tại Hợi, Tý là Mộc Dục, Dần là Lộc, Mão là Nhận v.v…)
Nhưng Âm Trường sinh thì không thể luận như vậy được, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu v.v… nhưng
cũng là có căn như được 1 dư khí.
- Có Tỷ kiếp cũng giống như được bạn bè giúp đỡ, thông căn giống như vợ chồng. - Can nhiều không
bằng căn trọng ( có gốc như Lộc, Nhận, Trường sinh là thứ 3, còn Quan Đới thì chung chung chẳng
quá vượng mà cũng chẳng phải là nhược, nếu gặp nhiều Quan Sát Thương Thực thì dù Nguyệt lệnh,
Nhật Nguyên Quan Đới đi nữa thì cũng chuyển thành nhược ) lý cố nhiên là như vậy.
Tiết này đã luận rõ, Mộ khố là khố (kho) của bản thân: Như Giáp thì Mùi là Mộc khố , Bính thì Tuất là
Hỏa khố, Nhâm thì Thìn là Thủy khố , Canh thì Sửu là kim khố.
Không thể dùng chung và giống như Trường sanh, Lộc, Vượng ( Nhận) , dư khí cũng vậy.
Thìn là dư khí của Mộc , Mùi là dư khí của hỏa , Tuất là dư khí của kim , Sửu là dư khí của Thủy
( Xem chương luận âm dương sanh tử bảng nhân nguyên tư lệnh ).
sau thanh minh 9 ngày , do Ất Mộc nắm lệnh , khinh mà chẳng khinh, gặp Thổ vượng lại dày , thì là
khinh, nhưng cũng nên có thêm 1 tỉ kiếp nữa.
nếu Ất gặp Tuất(Mộ) , Đinh gặp Sửu(Mộ) , ( vì trong Sửu Tuất không tàng chứa Mộc ) khố chẳng có
Mộc dư khí , thì không thể luận thông căn được.
cho đến như Âm gặp Trường sanh , không luận như thế được,
Lại như có căn hay có 1 dư khí v.v… Nếu như chưa thật rõ được lý sanh vượng mộ tuyệt , sẽ chẳng
tránh khỏi mâu thuẫn.
Mộc tới Ngọ , Hỏa tới Dậu , đều là tử địa , sao là có căn được ? ( xem chương luận âm dương sanh tử )
không nên Cứ câu nệ vào tục thuyết là không đúng vậy. Tỉ kiếp như bạn bè , thông căn như vợ chồng ,
dù có tỉ kiếp trợ giúp mà không có gốc (thông căn) thì đó là sự trợ giúp hão mà chẳng thật.
Thí dụ như 4 Tân Mão , kim chẳng có gốc ,
4 Bính thân , Hỏa chẳng có gốc (thông căn), tuy Thiên Nguyên khí , nhưng vẫn luận là nhược.
Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, mà trong thông căn, lại lấy chi của Nguyệt lệnh là quan trọng
nhất vậy.
Người thời nay chẳng biết mệnh lý gặp Thủy mùa Hạ Hỏa mùa đông , chẳng cần biết có gốc hay không
đã cho là nhược.
Lại có can dương gặp Mộ khố , như Nhâm gặp Thìn , Bính gặp Tuất v.v… chẳng cho là thủy hỏa
(thông căn) có gốc, khố của bản thân. thậm chí còn cầu được hình hay xung khai nó (Mộ). Những thứ
luận sằng bậy ấy tất cả đều nên nhất thiết quét sạch đi.
xưa nay bàn về mệnh lý có 5 môn : Lục Nhâm , kỳ Môn , Thái Ất , Hà Lạc , Tử vi đẩu sổ v.v… nhưng
khi dùng nạp âm, (tinh thần cung độ) phép tắc , lý quẻ có khác nhau. Tử bình dùng ngũ hành để luận
mệnh , cũng đều như vậy mà thôi. Nhà Thuật số chẳng biết nguồn gốc , chắp vá gượng ép, hiểu sai
truyền sai nên cũng chẳng lấy làm lạ.
nhưng Tử Bình đã lấy ngũ hành làm căn cứ để luận mệnh thì dù biến hóa thế nào cũng chẳng lìa gốc là
lý ngũ hành vậy. Lấy lý mà cân nhắc, thì những sách lý luận tầm bậy tự nó không còn đứng vững được.

CAN TÀNG NHÂN NGUYÊN


Phần này nằm trong chương 3 luận về Âm Dương sanh Tử
Phụ lục thêm Thập nhị nguyệt lệnh nhân nguyên tư lệnh phân dã biểu nay cho vào đây để tham khảo.
NHÂN NGUYÊN:
Các Thiên can ẩn tàng trong 12 chi , hành quyền ( nắm Quyền) trong 12 tháng.

THÁNG NHÂN NGUYÊN HÀNH QUYỀN


DầnGiêng Sau tiết Lập xuân, Mậu 7 ngày, Bính 7 ngày, Giáp 16

Mão 2 Sau Tiết Kinh Trực Giáp 10 ngày, Ất 20 ngày


Thìn 3 Sau tiết Thanh Minh Ất 9 ngày,Quý 3 ngày, Mậu 18 ngày
Tháng 4 Sau tiết Lập Hạ Mậu 5 ngày, Canh 9 ngày, Bính 16 ngày
Ngọ 5 Sau tiết Mang chủng Bính 10 ngày,Kỷ 9 ngày, Đinh 11 n

Mùi 6 Sau tiết Tiểu Thử Đinh 9 ngày. Ất 3 ngày, Kỷ 18 ngày


Thân 7 Sau lập Thu Mậu & Kỷ 10 ngày, Nhâm 3 ngày, canh 17
Dậu 8 Sau tiết bạch Lộ Canh 10 ngày, tân 20 ngày
Tuất 9 Sau tiết Hàn Lộ Tân 9 ngày, _Đinh 3 ngày, Mậu 18 ngày
Hợi 10 Sau tiết lập Đông mậu 7 ngày, Giáp 5 ngày, Nhâm 18

Tý 11 Sau tiết Đại Tuyết Nhâm 10 ngày, Quý 20 ngày


Sửu 12 Sau tiết Tiểu Hàn, Quý 9 ngày, Tân 3 ngày, Kỷ 18 ngày.

THAM KHẢO THÊM PHẦN GIẢI THÍCH CỦA CỤ LÂM THẾ ĐỨC

Sau khi xuất bản cuốn TỬ BÌNH NHẬP MÔN của cụ Lâm Thế Đức, có nhiều người còn thắc mắc nên
Bác Trần Việt Sơn “ Báo GP.KHHB” đã xin cụ Lâm Thế Đức giải thích thêm, nay tôi xin chép ra để
mọi người tham khảo thêm.

-Giải thích 2 chữ “Lộ lên”: lộ là hiện ra, cho thấy, Lên là ở trên.
-Hai chữ này đi đôi với nhau, nghĩa là có thấy một chữ nào hiện ra ở trên hàng Can. Nhưng chỉ chú
trọng về Địa chi của Tháng.
Thí dụ: Nhật Nguyên can Canh, sinh tháng Thìn, trong Thìn có ẩn tàng 3 Thiên Can là Mậu Ất Quý.
Bản khí của Thìn là Mậu, nếu trên hàng can bất cứ tại Năm, tháng hay giờ, nếu có hiện ra chữ Mậu là
Phiến Ấn cách ( Thiên Ấn, Kiêu Ấn ), nếu không có Mậu mà có Kỷ thì cũng gọi là Chánh Ấn cách. nếu
2 chữ không có tức là bản khí của Thìn đã bị yếu đi, thì xem có hiện ra chữ Ất hay không? Vì Thìn là
dư khí của Mộc, nếu trên 2 can Năm và giờ có Chữ Ất thì là Chánh Tài cách. vì ở trên can tháng không
thể đặt chữ Ất, bởi Ất là Âm can mà Thìn lại là Dương chi, can chi gia lên Ất Thìn là không được.
Nếu Dư khí Ất không có hiển lộ mà có chữ Giáp ( Dương Mộc ) cũng được thành Phiến Tài ( Thiên
Tài ) cách vì Giáp Ất đồng loại chỉ phân Âm Dương mà thôi.
Nếu Giáp Ất đều không có tức là Dư khí cũng không còn, nên coi có chữ Quý hiện ra hay không.
Thìn là Mộ của hành Thủy, Nếu có chữ Quý hay chữ Nhâm hiện ra, tức là Thương Quan hay Thực
Thần cách.
Như vậy; chi Tháng là Thìn chỉ có hành Thủy biểu tượng cho cách cục, nhưng cũng nên coi ngày sinh
ở khoảng nào, Hành Quyền (nắm quyền) là Can nào mới biết trọng điểm ở đâu.
Trong bài nhân Nguyên có ghi rõ: Tháng Thìn sau tiết Thanh Minh, Ất chiếm 9 ngày, Quý chiếm 3
ngày, Mậu chiếm 18 ngày, nên theo thứ tự mà đếm.
-Thí dụ: Ngày Canh (kim) sinh tháng Thìn, sinh ngày 16 tháng 3. Tiết Thanh Minh ngày 11 giao, thì số
này bắt đầu từ ngày 12,13,14,15,16, đếm được 5 ngày, tức là số này là Canh kim sinh tháng Thì qua
Tiết Thanh Minh được 5 ngày, đó là thuộc về hành Quyền của Can Ất Mộc, tức là Dụng thần có sức
lực, phát cũng dễ hơn.
-Nếu sinh ngày 20 tháng 3, từ 12 đến 20 là 9 ngày thì cũng thuộc hành quyền của Ất vậy.
-Nếu sinh ngày 21 tháng 3 là đã qua 10 ngày thì Ất Mộc không có Quyền nữa, lúc này Quý Thủy hành
quyền. Nếu Nguyên cục Quý Thủy là Kỵ thần, số này chắc xấu khi đến hạn hành Thủy.
-Nếu sinh ngày 25 tháng 3, khi ấy Mậu hành Quyền, Ất Quý không có quyền, chỉ chú trọng hành Thổ
mà thôi.
Phân chia Nhân Nguyên chú trọng Tiết là bí quyết của Khoa Tử Bình, mong quý vị tìm tòi thật tỉ mỉ
khi đoán số chắc ít sai.
Nay lất chi Thìn làm thí dụ, còn lại 2 chi khác, khi đoán số cũng nên coi bản hành quyền là đoán đúng
nhất.
Nay xin giải thích thêm chữ Lộ Lên. Khi sinh tháng Thìn, nếu 3 chữ Mậu Ất Quý đều không có mặt
trên Thiên Can mà chỉ có kỷ, Giáp Nhâm thì cũng được lấy làm tên cách cục. Nếu cả 6 chữ này đều
không có mặt, ấy là mệnh vô chính diệu như khoa Tử Vi vậy.
Tuy không có chữ nào liên quan lộ lên, cũng chiếu theo Nhân Nguyên hành Quyền mà đặt tên cách
cục. chỉ coi ngày sinh qua Tiết Thanh Minh mấy ngày, hành quyền bởi can nào, cứ theo đó mà đặt tên
Cách cục thì được một danh từ rõ ràng để tìm Dụng thần là xong.
Nhưng có một điều, Bản khí chữ Thìn là Mậu, ảnh hưởng Nguyên cục rất mạnh. Tuy hành quyền bởi
Ất hay Quý, chữ Mậu Thổ, cũng có phần ám lực, không nên bỏ qua mà kể như không có, vì bản khí rất
quan trọng và cần thiết.
Nay đưa ra một lá số như sau để quý vị thất rõ ràng hơn.
Dương nam, sinh ngày 11 tháng 3, năm Bính Thìn (1946), giờ Thân.

Tiết khí: năm Bính Tuất, 1946, Tiết Thanh Minh mồng 4 giờ Dậu giao.
Bắt đầu đếm từ 4,5,6,7,8,9,10,11 là 7 ngày, tức là số này sinh qua Tiết Thanh Minh 7 ngày, hành quyền
do Ất Mộc làm chủ.
LUẬN SỐ:
Nhật Nguyên can Bính, Dương Hỏa, sinh tháng Thìn, có lộ lên chữ Nhâm là Thất Sát cách.
Nhật Nguyên có 2 chữ Bính là Tỷ trợ giúp, được 2 Thì là Quan Đới địa, người nghiên cứu khoa Tử
Bình chắc đoán là Nhật Nguyên mạnh, nên lấy Tài làm Dụng thần, ấy là sai.
Nay chúng tôi luận như sau:
-Bính Hỏa sinh tháng Thìn, ấy là Thất Sát cách, tuy có 2 chữ Bính là Tỷ lộ lên Thiên Can và giờ trợ
giúp cho Nhật Nguyên.
-Nhưmng tháng Thìn, ngày Thìn, năm Tuất mà bản khí là Mậu Thổ ( Thực ). Bính gặp Mậu Thổ
( Thực Thần) chắc sẽ ra sức sinh Thổ ( Thực Thần ), bản chất của hành Hỏa yếu đi.
-Có giờ Thân bản khí là Canh ( Dương Kim , là Tài ), Bính gặp Canh ( Thiên Tài ) thì khắc cũng mất
đi sức lực.
Như vậy: , Những chữ Thìn, Tuất ( Thương, Thực ) Thân ( Thiên Tài ) đều làm cho Bính Hỏa hao mòn
đi sức khỏe, lại thêm chữ Nhâm là Thất Sát bên cạnh chữ Bính ( Nhật Nguyên ) khắc hãm làm cho
hành Hỏa muốn bị dập tắt, thật là nguy khốn.
Tuy có 2 chữ Bính trợ giúp, 1 Bính Trên Tuất là Mộ, 1 Bính trên Thân là Bệnh, bản thân đã yếu làm
sao cò sức để giúp cho Nhật Nguyên. Có như vậy, phải gọi là yếu ( đã được Quan Đới Địa cũng không
trợ giúp được ).
-Xét lại, sinh qua Tiết Thanh Minh 7 ngày, do Ất Mộc hành quyền (nắm quyền ), thì Bính được Chánh
Ấn của Ất nắm quyền giúp chuyển sáng lại, Dụng Thần nên lấy là Ấn
Đươc lập thành Thất Sát cách, Nhật Nguyên yếu. NHật Nguyên yếu Dụng thần là Ấn (Ất Mộc), như
vậy thật đúng cho bản số.
-Hạn năm Nhâm Quý ( Quan, Sát )Giáp Ất, Dần Mão ( Ấn ) , Tý là Tốt.
-Kỵ gặ năm Canh Tân Thân Dậu phá Ấn (Ất Mộc) Dụng thần là xấu.
-Nếu gặp Bính Đinh Tỵ Ngọ ( Tỷ Kiếp ) thì cũng được Bình hòa.
-Nếu gặp Thìn Tuất Sửu Mùi ( Thổ Thương Thực ) Dụng thần tuy khắc chế cũng phải tốn sức nên xấu
xa.

Còn 1 điều đáng nói nữa là Hiện nay các phần mềm Lịch vạn niên không có ghi rõ giờ giao Tiết khí.
Chỉ có phần mềm VN Cal Vietnamese lunar calendar của Hồ Ngọc Đức có ưu điểm nhất là có ghi tiết
khí, nhưng lại không có ghi giờ giao Tiết, đấy cũng là 1 trở ngại cho người học Tử Bình. Thí dụ như
nếu có người sinh đúng vào ngày giaoTiết, nếu không biết giờ giao thì sẽ khó xác định là thuộc tháng
này hay tháng tới coi bộ cũng rắc rối không kém. Thí dụ như ngày sinh của Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
ngày 8 tháng 9 năm 1930 đổi ra ngày Âm lịch là ngày 16 tháng 7 năm 1930, đúng vào ngày giao Tiết
Bạch lộ tức là tháng 8. nếu chỉ căn cứ vào các phần mềm lập sẵn thì chắc chắn là sẽ lấy tháng 8 Dậu.
như vậy thì số sẽ sai. Nếu lật sách Vạn niên lịch ra tra cứu thì Tiết Bạch Lộ giờ Dậu mới giao. Mà
Tướng Nguyễn Cao Kỳ sinh vào giờ Dần thì vẫn thuộc tháng 7 Thân.
Bát tự như sau:
Năm Canh Ngọ, tháng Giáp Thân, Ngày Tân Dậu, giờ Canh Dần.
Thành ra Nhật Nguyên vượng, Nguyên cục có Nhận, Sát thành ra Tướng Kỳ mới hung hăng như vậy.
Nếu không có quyển vạn Niên Lịch thì chắc sẽ lấy tháng Thân. Đấy coi bộ cái quyển vạn Niên Lịch
vẫn chưa vất đi được.

7- LUẬN HÌNH XUNG HỘI HỢP GIẢI PHÁP


Bàn về giải pháp Hình Xung Hội Hợp.

Hình tức là Tam hình: Tý Mão Tỵ Thân Dần


Xung tức là Lục xung: Tý Ngọ Mão Dậu v.v…
Hội tức là Tam hội như Thân Tý Thìn v.v…
Hợp tức là Lục Hợp , Tý với Sửu hợp v.v…đều lấy địa chi mà phân ra thành đối nhau.
Tam phương hội là ý của bạn bè, cùng với nhau gọi là hợp, như láng giềng vậy.
Cho đến Tam hình, như chị dâu em chồng ( thiếu Thân thiện ), tuy chẳng hiểu vì sao như vậy, với
mệnh lý cũng vô hại.
Tam hình có , Tý Mão tương hình, Dần hình Tỵ hình Thân tương hình, Sửu hình Tuất hình Mùi tương
hình , Thìn Ngọ Dậu Hợi là tự hình.
Hình tức là số đến cực điểm thì tổn bớt. Âm phù kinh có câu: Tam hình sanh ở Tam hội, do Lục Hợp
mà sanh ở Lục Hại. ( xem lại quyển đầu ).
Thân Tý ThìnTam hợp đối nhau cùng phương Tỵ Ngọ Mùi , thì Tỵ hình Dần , Ngọ gặp Ngọ tự hình,
Tuất hình Mùi, Tỵ Dậu Sửu Tam hợp đối nhau cùng Thân Dậu Tuất, thì Tỵ hình Thân , Dậu gặp Dậu
tự hình , Sửu hình Tuất.
Hợi Mão Mùi Tam hợp đối nhau cùng Hợi Tý Sửu, thì Hợi gặp Hợi tự hình , Mùi khinh lờn Sửu
Các nhà giải thích bất nhất , duy theo thuyết này là xác đáng nhất.
Lục xung là cung đối nghịch với mình , như Tý và Ngọ , Sửu và Mùi , Mão Thìn với Dậu Tuất ,
Dần Tỵ với Thân Hợi. Thiên can cách 7 ngôi tất là sát ( nghĩa là Thiên can ngôi thứ 7 là khắc ngôi thứ
1. thí dụ 1 là Giáp, 2 là Ất… đến ngôi thứ 7 là Canh, Canh thì khắc Giáp ngôi thứ 1 nên gọi là Sát ),
địa chi cách 7 ngôi thì là xung ( đối diện với ngôi thứ 1 là xung ). Xung là khắc vậy
Lục Hợp là , như Tý Sửu hợp v.v. như ngày tháng tương hợp.
Mặt trời mọc từ trái sang phải , mặt trăng hiện từ phải sang trái, thuận nghịch gặp nhau mà sanh ra Lục
Hợp.
Tam hợp lấy tứ chính làm chủ. Tứ chính là Tý Ngọ Mão Dậu tức là khảm ly Chấn Đoài tranh nhau.
Địa chi 4 góc theo 4 hướng chánh mà lập ra cục như Mộc sanh ở Hợi , vượng ở Mão , Mộ ở Mùi ,
Nên gọi là Hợi Mão Mùi hội Mộc cục o Hỏa sanh ở Dần , vượng ở Ngọ Mộ ở Tuất , gọi là Dần Ngọ
Tuất hội hỏa cục.
Kim sanh ở Tỵ , vượng ở Dậu , Mộ ở Sửu , gọi là Tỵ Dậu Sửu hội kim cục.
Thủy sanh ở Thân, vượng ở Tý , Mộ ở Thìn , gọi là Thân Tý Thìnhội thủy cục. (Xem lại quyển 6 phần
nhập môn).
Tam hình , lục xung , lục hại , ngũ hợp , Lục Hợp , Tam hợp , nói chung hình và hại ít quan trọng hơn.
Còn như thiên can ngũ hợp , địa chi Lục Hợp , Tam hợp cho đến lục xung , rất quan trọng.
Bát tự biến hóa đều từ đó mà ra , càng phải nên tường tận.
Tam hợp lấy đủ 3 chi mới thành cục.
Như có Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất là bán hỏa cục , Thân Tý hoặc Tý Thìn là bán là thủy cục.
Còn như chỉ có Dần Tuất hoặc Thân Thìn , thì chẳng thành cục. ( nghĩa là muốn hợp thành cục gì thì
bán hợp phải có chi đó. Thí dụ như bán hợp Thủy cục thì phải có Tý như Thân Tý hoặc Tý Thìn mới
thành thủy cục v.v…)
Tam hợp lấy 4 hướng chính làm chủ.
Nếu như chi Dần Tuất mà can Bính Đinh , chi Thân Thìn mà can Nhâm Quý , thì vẫn có thể thành
cục.vì Bính Đinh tức là Ngọ , Nhâm Quý tức là Tý vậy.
Lại như Dần Tuất hội , không Ngọ nhưng có Tỵ. Thân Thìn hội , không Tý nhưng có Hợi, , cũng có cái
ý hội hợp. Vì Tỵ là Lộc của hỏa ( Bính ) , Hợi là Lộc của thủy( Nhâm )

và Ngọ Tý khử đi 1. v.v… Kim Mộc cũng thế mà luận. Đó là những biến thể của hội cục vậy.
Lại như Giáp Tý , kỷ Sửu là thiên địa hợp, tức lấy Giáp hợp kỷ , Tý hợp Sửu vậy.
Như Bính Thân , Tân Mão , cũng có thể gọi là thiên địa hợp , vì Thân tức là Canh , Mão tức ất , ất
Canh hợp vậy.
Lại như Giáp Ngọ , Nhâm Ngọ , trong Ngọ tàng kỷ, có thể hợp Giáp, trong Ngọ tàng Đinh , có thể hợp
Nhâm.
Tân Tỵ , Quý Tỵ , trong Tỵ tàng Bính mậu , có thể hợp Tân Quý , đó là trên dưới tương hợp.
Lại như tháng Tân Hợi ngày Đinh Tỵ, trong Hợi có Nhâm , có thể lấy hợp Đinh , trong Tỵ có Bính , có
thể hợp Tân.
đó gọi là tương hợp qua lại vậy o Đây là những biến thể của Lục Hợp.
( Xem đính chánh " Trích Thiên Tủy chinh nghĩa " tiết Thiên địa hợp ).
Trong Bát Tự có Hình Xung đều không tốt , mà Tam hợp Lục Hợp có thể giải được xung.
Ví dụ như Giáp sanh tháng Dậu , gặp Mão thì xung, mà địa chi có chi Tuất, thì Mão và Tuất hợp tham
hợp mà chẳng xung ( gọi là Tham Hợp quên ( không ) xung ).
có Thìn , thì Dậu Thìn hợp mà không xung ;
có Hợi và Mùi, thì Mão cùng Hợi Mùi hợp mà không xung.
có Tỵ và Sửu , thì Dậu với Tỵ Sửu hội mà khôngxung. là hội hợp mà có thể giải được xung vậy.
Lại như Bính sanh tháng Tý , gặp Mão thì hình , mà trong chi có Tuất , thì Mão cùng Tuất (tham) hợp
mà (quên) không hình.

1-

Có Sữu thì Tý cùng Sửu hợp mà không hình.


Có Hợi và Mùi thì Mão cùng Hợi Mùi hội mà không hình
Có Thân và Thìn , thì Tý và Thân Thìn hội mà quên ( không ) hình. Là hội hợp mà có thể giải được
hình vậy.
Hội hợp có thể giải được Hình Xung , Hình Xung cũng có thể giải được hội hợp.
Vậy nên xem xét kỹ địa vị cùng tính chất của nó như thế nào mà đoán,
xung mà không có lực, thì cũng như không xung.
cách dùng nên linh động, không nhất định xem Một cách máy móc.
Lại như xung hay khắc.
Gần kề bên là khắc, ở xa là xung , như chi năm và chi giờ là xung.
Ví dụ như trụ của con trai chủ Tịch Thiểm Tây Thiệu Lực.
Năm Nhâm Ngọ, tháng Nhâm Tý, ngày Canh Thìn, giờ Giáp Thân

2-

Nhờ Thân Tý Thìn Hội mà giải được Tý Ngọ xung


Trụ của Dương Thiện Đức, Triết Giang Đốc quân.
Năm Đinh Tỵ, tháng Kỷ Dậu, ngày Quý Mão, giờ Đinh Tỵ.

3-
Nhờ Mão Dậu xung mà giải mất Hội Tỵ Dậu . (bán hội)

Trụ của Lục Vinh Đình: Măm Mậu Ngọ, tháng Tân Dậu, ngày Ất Mão, giờ Bính Tuất.

4-
Nhờ Mão Tuất hợp mà giải Mão Dậu xung.
Trụ của nhà buôn muối ở Triết Giang: Chu Tương Linh.
Năm Giáp Tý, tháng Bính Tý, ngày Bính Dần, giờ Bính Thân
5-

Vì Dần Thân xung mà giải tan bán hội Tý Thân

Lại có khi nhờ giải mà ngược lại trở thành Hình Xung là tại sao?
Ví dụ như ngày Giáp sanh tháng Tý, chi cùng gặp 2 Mão,

6-

2 Mão chẳng Hình 1 Tý, chi lại gặp thêm Tuất, thì Tuất và Mão hợp.
vốn là giải Hình, nhưng mà hợp mất 1, thì 1 hợp mà 1 Hình vậy, là nhân giải mà ngược trở lại thành
Hình Xung.
nhân giải mà ngược trở lại thành Hình Xung.

Tứ trụ có thể không bị xung. nhân hội hợp mà dẫn khởi ( làm cho ) thành Hình Xung .
Không có lệ nhất định :

Trụ của Trương Quốc Cam


Năm Bính Tý, tháng Giáp Ngọ, ngày Bính Ngọ, giờ Canh Dần.

7-

1 Tý chẳng xung 2 Ngọ, nhân vì Dần Ngọ Hội, nên dẫn khởi (khiến cho ) Tý Ngọ xung.

Trụ của Trương Kế


Năm Canh Dần, tháng Nhâm Ngọ, ngày Mậu Thân, giờ Nhâm Dần
8-

Nhân Năm Dần, giờ Dần, tháng Ngọ hội, khiến cho ngày và giờ xung nhau,
Dần Ngọ xa cách, vốn lý là không thể hội hợp được, nhưng gặp xung khiến cho có thể hội hợp được.

Trụ của Mao Tổ Quyền


Năm Quý Mùi, tháng Nhâm Tuất, ngày Canh Tuất, giờ Canh Thìn.

9-

1 Mùi không hình 2 Tuất, vốn không luận là Hình,


Nhân vì Thìn xung Tuất mà dẫn khởi Tuất Mùi trở thành Hình.

Trụ của Triệu Quan Đào


Năm Nhâm Thìn , tháng Quý Mão, ngày Đinh Dậu, giờ Kỷ Dậu.

10-

1 Mão không xung 2 Dậu, vì Thìn hợp Dậu mà dẫn khởi Mão Dậu trở thành xung
Giống như trụ của Trương Kế ở trên.

Lại có khi Hình Xung mà hội hợp không thể giải nổi là tại sao ?
Ví dụ như năm Tý, tháng Ngọ, ngày Sửu,
11-

Sửu với Tý hợp , có thể giải được xung ,


mà giờ gặp Tỵ hoặc Dậu , thì Sửu cùng Tỵ Dậu hội làm cho Tý trở lại xung Ngọ.

Năm Tý tháng Mão , ngày đóng ở Tuất ,

12-

Tuất Mão hợp vốn có thể giải được hình , nhưng giờ gặp Dần hoặc Ngọ. thì Tuất cùng Dần Ngọ hội
(bán hợp) , khiến cho Mão trở lại hình Tý.
Như thế là Hội hợp không thể giải được Hình Xung vậy.
Hình Xung mà hội hợp không giải nổi, vốn là có hội hợp có thể giải được Hình Xung, nhưng vì hội
hợp bị tách ra mà dẫn khởi Hình Xung trở lại.
hoặc nhân 1 Hình Xung thứ hai mà làm cho Hình Xung thứ nhất. cũng không có lệ nhất định.

Trụ của Triệu Thiết Kiều. (Đốc Biện Chiêu Thương)


Năm Đinh Hợi, tháng Ất Tỵ, ngày Đinh Dậu, giờ Giáp Thìn.

13-

Thìn Dậu hợp , làm cho Tỵ Hợi xung.

Trụ của Lục Tông Dư.


Năm Bính Tý, tháng Giáp Ngọ, ngày Giáp Tuất, giờ Mậu Thìn.

14-
Ngọ Tuất hội ( bán hợp ) có thể giải Tý Ngọ xung.
nhưng vì Thìn Tuất xung nhau , làm cho Tý Ngọ xung trở lại.
Trụ của Tề Diệu Lâm.

15-

Ngọ Mùi hợp vốn là có thể giải được Sửu Mùi xung.
nhân vì Tý Ngọ xung nhau , làm cho Sửu Mùi xung trở lại.

Lại có khi Hình Xung giải được hình là tại sao ?


Trong Tứ trụ gặp Hình Xung đều chẳng phải là tốt. mà Dụng thần bị Hình Xung thì càng lại là phá
cách. chẳng như Hình Xung bị xé lẻ thì có thể giải được Nguyệt Lệnh Hình Xung.
Ví dụ như ngày Bính sanh tháng Tý ,

16-

Mão hình Tý, mà chi lại gặp Dậu , thì Mão lại cùng Dậu xung mà không hình Quan (Tý) ở Nguyệt
Lệnh nữa
Giáp sanh tháng Dậu , ngày Mão xung tháng Dậu,
mà gặp giờ gặp Tý, thì Mão và Tý hình , nên Nguyệt Lệnh quan tinh, tuy bị xung mà không có lực

17-

( thí dụ này không đúng vì ngày Giáp tháng Dậu thì Nguyệt Lệnh là Quan, giờ Tý mà ngày Mão thì
cũng được, nhưng ngày Giáp thì không thể có ngày Mão.vì vậy Ngày Giáp thì không thể có Nguyệt
Lệnh là Quan.Ở đây nói Nguyệt Lệnh bị xung phải hiểu là Quan là bản khí tàng dưới địa chi. Nên khi
địa chi bị xung tức là bản khí của Thần tàng dưới địa chi bị xung. Qua thí dụ này ta chỉ có thể hiểu ý
tác giả là Nguyệt Lệnh Dậu bị Mão xung, nhưng giờ Tý chính là cứu thần đi Hình Mão nên Mão không
có lực xung Dậu )
tuy (thoát được) Hình Xung , nhưng chẳng tránh khỏi hình khắc lục Thân , chỉ giữ được Quan ở tháng,
nên cách cục không bị phá.
Đó gọi là lấy Hình Xung để giải Hình Xung vậy. Chỉ riêng lấy Hình Xung để giải Nguyệt Lệnh bị Hình
Xung. có khi lấy xung mà giải , cũng có khi lấy hội mà giải , không có lệ nhất định.

Trụ của ông bạn họ Trần.


18-

Nhân Tý Mão hình , mà giải được Tý Ngọ xung vậy


(chỗ này chắc Bác Lephan trong lúc sửa đã save không để ý nên chữ Hán và Việt chồng lên nhau và 2
trụ gần nhau nên chẳng biết đâu mà lần. vì trong trụ này nói có Tý mà lại không có Tý Trụ này đã in
sai không có Tý, nên chẳng biết giờ Giáp Tý hay Canh Tý mà lại chẳng có bản khác để đối chiếu. đành
chịu, xin Quý vị hiểu ý thôi” Có thể giờ Tuất là giờ Tý” )
丁 卯 Ngày Đinh Mão
Đ 甲 inh 戌 Mão giờ???
庚子
Giáp Tuất
丙 anh 子 Tý

Trụ của Tổng Trưởng Hải Quân Đỗ Tích Khuê

19-

Nhân vì Mão Tuất hợp , mà giải được Tý Mão hình.

Đại khái là như vậy , do người biến hóa mà thôi.


Mệnh lý biến hóa , không ngoài can chi hội hợp Hình Xung
học giả theo đó mà xét rõ , người mới học, chưa thể thoát khỏi hình thức, những cách biến hóa ở trên
hãy còn chưa đủ, nay xin cử Một số ví dụ như sau:
Trụ này là của viện phó viện hành chánh Khổng Tường Hi.
20-

Mão Dậu xung , dường như giải Thìn Dậu hợp, không biết trong Thân tàng Canh và Ất tàng trong Mão
ám hợp, nhân ám hợp mà giải xung, toại nên thành Quý cách.

Ngoài ra Có khi cùng ngôi vị , nhân vì tính chất địa chi khác nhau , mà có khi giải được có khi không
giải được. như:

21-

Dậu Tỵ hội ( bán hợp Kim cục ), nhân vì bị Dần Mộc ngăn cách nên không thành cục.
( nghĩa là Dậu và Tỵ hợp thành bán hội cục, nhưng vì bị Dần ngăn cách nên bán hội kim cục không
thành )
Dần Thân xung , cung nhân vì bi Ty ngăn cách nên không thành (bi) xung;
Vả lại Tỵ Thân vừa hình lại vừa hợp , loại ( khử ) bỏ Canh kim ( tàng )trong Thân , khiến không khắc
thương được Dần Mộc, ( nghĩa là chính vì Tỵ và Thân Hình nhau nên Canh tàng trong Thân khắc Dần
cũng bị loại bỏ nên không khắc được Dần ).
công dụng của tài quan không bị thương tổn , nên thành Quý cách. trụ này Trích từ " thần phong thông
khảo
Trụ của Quang Tự Hoàng đế nhà Thanh Đời vuathứ 11 ( 1871 – 1908 ) tại vị từ 1875 – 1908 ngày 7
tháng 2 1887 Quang Tự bắt đầu tham chính. 1900 liên minh bát quốc tiến vào Bắc Kinh. Quang Tự bị
ép chạy đến Tây An.
1902 lại bị bắt về Bắc Kinh và bị giam vào Doanh Đài.
Ngày 14-11- 1908 Quang Tự chết.
22-

Hợi Mùi cách Thân , không thể thành cục ( bán hợp Mộc cục )
Dần Hợi hợp, dường như có thể giải cái xung của Dần Thân.
chẳng may ( Nguyệt Lệnh ) Thân kim nắm lệnh, Nhâm Giáp tàng trong Hợi hưu tù, không thể giải kim
Mộc tranh nhau,
Dù Đinh Nhâm Dần Hợi thiên hợp địa hợp chỉ là giả hóa, ( vì Đinh Nhâm có Kim nên không thể Hóa
Mộc nên gọi là giả hóa )
vượng kim ( Nguyệt Lệnh ) khắcthương Mộc , hóa khí phá cách. ( nghĩa là hóa mà bị Nguyệt Lệnh Kim
khắc nên cách bị phá. Nói hơi dài dòng ngày Đinh giờ Nhâm là hóa Mộc cách, nhưng trong tứ trụ có
Kim nên không thành cách )
Lại nói trong tứ trụ có Hình Xung đều không phải là đẹp. điều này cũng chưa hẳn là thế.
Hỉ thần Dụng thần bị xung , thì chẳng phải là việc tốt , Kỵ thần bị xung , thì thành cách
1 lời không thể nói hết xin đưa ra ví dụ sau.
Trụ của Vua Càn Long Hoàng Đế nhà Thanh.

23-
Sát Nhận cách, Thiên can Đinh Hỏa ( Quan ) chế Tân ( Kiếp ) Sát Vượng Kiếp (nhẹ) khinh,
mừng có Tý xung Ngọ, khiến Hỏa không khắc thương tổn được Kim.
Dậu xung Mão , khiến Mộc không trợ sát.
nhờ 2 xung này mà rất đắc dụng.
Trụ của Chủ Tịch Quốc Phủ Lâm Sâm

24-

Dần Mão Thìn khí tụ đông phương ( hội Mộc phương là Ấn )


thêm thấu Giáp ( lộ lên Giáp Ấn ), Ấn tinh quá vượng ,
may giờ Dậu xung Mão. ( nên Mộc Phương bị phá mà không thành Mộc phương ) bớt chổ dư , bớt chỗ
thái quá , vừa đủ thành tốt.
hoặc gặp giờ mậu Thân, thì cũng không luận Thân hay Dậu , dụng thần đều là lấy tài tổn ấn.
riêng mượn ví dụ này để làm rõ cái lý Hình Xung hội hợp mà thôi.

Tham khảo thêm về Thiên Can tương khắc trong sách Tử Bình Nhập Môn trang 101.

Thiên Can tương khắc, là Ngũ hành chiến đấu.


Ảnh hưởng của Thiên Can Tương khắc.
Canh gặp Giáp, Canh là chủ động đi khắc Giáp, Giáp bị khắc thì bại trận, nhưng Canh cũng phải tổn
sức, 2 hành này bị sức mẻ.
Nếu niên can là Canh, Nguyệt can là Giáp, 2 hành này khắc nhau, mới bị kể là sức mẻ.

25-

Nhưng nếu:
-Giáp là Hỷ thần của Nguyên cục, ấy là có hại cho Nguyên cục.
-Giáp là Kỵ thần của Nguyên cục, là tốt đẹp lắm.
Hàng can khắc có nặng, có nhẹ, nên được phân biệt như sau:

1-Niên can là Canh, khắc Nguyệt can Giáp là nặng. ( như hình minh họa trên )
2-Canh có chữ Thân làm gốc, Giáp có chữ Dần làm gốc, ấy gọi là Thiên Khắc Địa xung, thật là quá
nặng.
3-2 Canh khắc 1 Giáp, nguyên lai là 1 Giáp đã thua cho 1 Canh, nay có 2 Canh, cũng như đẩy cây mục
vậy, khắc nầy là khắc nhẹ.
4-2 Giáp 1 Canh, Canh phải tổn sức.
5-Niên Canh khắc giờ can Giáp, ấy là nhẹ vì ở xa.

26-

6-Niên Canh Canh, Nguyệt can Nhâm, giờ can Giáp, ấy là kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, không
Được gọi là khắc.

27-

7-Niên Canh Canh, Nguyệt can Bính, Giờ can Giáp, chữ Bính ở giữa, có Bính hộ Giáp, chuyển thành
Bính Canh tương khắc, Canh không còn khắc Giáp nữa.

28-

8-Niên Canh Canh, Nguyệt can Giáp, giờ can Nhâm, Thủy sinh Mộc, Canh khắc Giáp, cũng vẫn là
tương khắc.
29-

9-Niên Canh Canh, Nguyệt can Giáp, giờ can Bính, Canh khắc Giáp, Bính không giúp Giáp được.

30-

10-Dương gặp Dương tương khắc: như Canh Giáp, Giáp Mậu, Mậu Nhâm, Nhâm Bính, Bính Canh.
11- Nếu Dương gặp Âm hay Âm gặp Dương thì tương hợp chứ không được gọi là tương khắc: như
Canh gặp Ất, Giáp gặp Kỷ, Bính gặp Tân, Nhâm gặp Đinh, Mậu gặp Quý. 2 hành Âm Dương cũng
như vợ chồng vậy.
12-Âm gặp Âm cũng khắc, nhưng khắc rất nhẹ, vì Âm khí mềm dẻ.
13-Âm gặp Dương, không tương hợp: như Tân gặp Giáp, Đinh gặp Canh, Quý gặp Bính, Ất gặp Mậu,
Kỷ gặp Nhâm. Âm yếu Dương mạnh khắc cũng nhẹ lắm.

You might also like