You are on page 1of 10

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ

2007-08

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ


Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian đọc đề bài)

Bạn có 10 phút để đọc đề bài, và có thể tham chiếu 02 tờ giấy khổ A4 ghi chép tóm
tắt nội dung môn học. Có tất cả 6 câu hỏi phải hoàn thành. Hãy phân bổ và tận dụng thời
gian một cách hợp lý và hiệu quả.

Chúc may mắn!

Châu Văn Thành 1


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Câu 1: Yêu cầu chọn Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn ( 30 điểm)

a. Tổng sản phẩm trong nước GDP và tổng thu nhập quốc dân GNI khác nhau ở
khoản mục thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài NFP.

Đúng.
GNI = GDP + NFP

b. Chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator, hay chỉ số giảm phát GDP, hay chỉ số
điều chỉnh GDP) đo lường cả giá cả của nhóm hàng hoá nhập khẩu.

Sai.
Từ khái niệm ta thấy GDP đã loại trừ hàng hoá nhập khẩu. Do vậy GDP deflator
đo lường giá cả GDP sẽ không bao gồm giá cả của nhóm hàng hoá này.

c. CPI (hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng) là loại chỉ số Laspeyres được tính toán
dựa vào rổ hàng hoá năm gốc.

Đúng.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI dựa vào rổ hàng hoá năm gốc để so sánh việc mua cùng
một rổ hàng tiêu dùng thiết yếu với giá cả khác nhau theo thời gian.

d. GDP được định nghĩa là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra (hay được tạo ra) trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Đúng.
Đây là một khái niệm đầy đủ về chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản
phẩm quốc nội.

e. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, hay còn gọi là thâm hụt Cán cân thương mại
(NX<0 hay TB<0) là nguyên nhân gây ra sự thâm hụt của Cán cân thanh toán
(BOP).

Sai.
Cán cân thanh toán BOP ghi chép 2 loại giao dịch quốc tế của một quốc gia. Cán
cân thương mại thuộc về giao dịch hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra, còn có giao
dịch vốn. Cân bằng của cán cân thanh toán phải kể đến kết quả của cả 2 giao dịch
này.

f. Nếu hiện tại chỉ số giá của Việt Nam là 114 và của Thái Lan là 128, có nghĩa là tỷ
lệ lạm phát ở Thái Lan cao hơn tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam.

Châu Văn Thành 2


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Sai.
Không có đủ thông tin để kết luận.

(Đúng.
Khi hai nước có chỉ số giá của năm trước đó thỏa mãn: PVt PTt-1 < PTt PVt-1, hay
114 PTt-1 < 128 PVt-1)

g. Chỉ số khử lạm phát GDP (hay GDP deflator) là một loại chỉ số giá (P) được tính
bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực.

Đúng.
Vì đây là công thức tính của chỉ số này.

h. Định luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tình
trạng thất nghiệp.

Sai.
Định luật OKUN thể hiện quan hệ nghịch biến giữa GDP thực (không phải danh
nghĩa) với tỷ lệ thất nghiệp.

i. Theo phương pháp chi tiêu, GDP bao gồm chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân,
chi tiêu đầu tư ròng, khấu hao, chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ, và
xuất khẩu ròng.

Đúng.
GDP = Y = C + I + G + NX. trong đó I là đầu tư gộp bao gồm đầu tư ròng công
với khấu hao.

j. Thuyết số lượng tiền cũng chính là Phương trình số lượng (M.V=P.Y) khi giả
định %∆V = 0 (hay vòng quay của tiền không đổi).

Sai.
Thuyết số lượng tiền căn cứ vào phương trình số lượng với giả định V không đổi,
trong dài hạn Y ở mức tiềm năng, và như vậy tốc độ tăng cung tiền quy định tốc
độ tăng của mức giá theo tỷ lệ 1:1.

k. Hiệu ứng Fisher giải thích mối quan hệ theo tỷ lệ 1:1 giữa tăng trưởng cung tiền
và sự thay đổi của mức giá.

Sai.
Hiệu ứng Fisher: i = r + πe giải thích mối quan hệ giữa i và πe theo tỷ lệ 1:1. Trên
thị trường vốn vay, người cho vay và người đi vay muốn duy trì mức lãi suất thực
r nên mọi sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát sẽ được chuyển vào mức lãi suất danh
nghĩa theo tỷ lệ 1:1.

Châu Văn Thành 3


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

l. Ba (03) công cụ tiền tệ chủ yếu mà ngân hàng nhà nước thường sử dụng để tác
động vào khối tiền M của nền kinh tế là: (1) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; (2) Nghiệp vụ
điều hành hoạt động trên thị trường mở; và (3) Lãi suất trái phiếu chính phủ.

Sai.
Ba (03) công cụ tiền tệ chủ yếu mà ngân hàng nhà nước thường sử dụng để tác
động vào khối tiền M của nền kinh tế là: (1) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; (2) Nghiệp vụ
điều hành hoạt động trên thị trường mở; và (3) Lãi suất chiết khấu.

m. Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC bao giờ cũng có giá trị lớn hơn 1.

Sai.
MPC = ∆C/∆(Y-T). Mà (Y-T) = C + S do vậy 0<MPC<1.

n. Nếu có sự cải thiện công nghệ liên tục, thì y (sản lượng trên mỗi lao động, hay
còn có thể hiểu là thu nhập bình quân đầu người) và k (mức vốn trên mỗi lao
động) sẽ tăng lên liên tục ngay cả ở trạng thái dừng.

Đúng.
Tại trạng thái dừng khi xét đến tiến bộ công nghệ liên tục ở tốc độ g (giả sử theo
mô hình tiến bộ công nghệ tăng cường hiệu quả lao động) thì: gy=gk=g.

o. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá được công bố ở các ngân hàng, tỷ giá hối đoái
thực là tỷ giá được giao dịch thực tế trên thị trường “chợ đen”.

Sai.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ lệ trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia hay giá tương đối
của hàng hoá 2 nước, được tính theo công thức: ε = e.P*/P.

Câu 2: ( 9 điểm)
Hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay bột
(M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 500 và bột mì từ M với giá là
50 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M với giá
250 để làm ra bánh mì. Giả sử M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác.

Cả hai B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản
bao gồm: 150 cho thuê lao động và 100 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh toán cho
H các khoản bao gồm: 180 cho chi phí thuê lao động và 120 cho thuê vốn.

Hãy tính GDP của nền kinh tế này theo 3 phương pháp khác nhau. Nhận xét về kết quả
tính toán được của bạn?

Châu Văn Thành 4


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Chi mua bột


mì 250
M B

Chi mua bột Chi mua bánh


mì 50 mì 500

Chi thuê lao động 180, Chi thuê lao động 150,
vốn 120 vốn 100
H

Gợi ý:

GDP theo phương pháp:


• Chi tiêu: 50 + 500 = 550
• Thu nhập: (150 + 180) + (100 + 120) = 550
• Giá trị gia tăng: (250 +50) + (500 – 250) = 550

Cả 3 phương pháp đều cho kết quả như nhau = 550

Câu 3: ( 10 điểm)
Từ mô hình cổ điển trong dài hạn, xét một nền kinh tế đóng, ta có:
Điều kiện cần bằng được viết dưới dạng:
Y = C( Y - T ) + I(r) + G hay S = I(r)
với S = Y - C( Y - T ) - G
r là biến nội sinh, chính vì thế r sẽ điều chỉnh nhằm tái lập cân bằng.
Các kết luận sau đây là đúng hay sai? Giải thích thật ngắn gọn cho câu trả lời của bạn.
a. Giảm G sẽ kéo theo tăng S, kết quả là r giảm và vì vậy I tăng.

Đúng.
Từ các phương trình cân bằng đã cho ở trên, ta thấy: G giảm, tiết kiệm Sg tăng,
Sp không đổi, tổng tiết kiệm S tăng. Cân bằng S = I(r) cho thấy I tăng. Để điều
này có thể xảy ra thì r giảm.

b. Tăng T sẽ kéo theo tăng S, kết quả là r giảm và vì vậy I tăng.

Đúng.
Cũng từ các phương trình cân bằng đã cho ở trên, ta thấy: T tăng, tiết kiệm Sg
tăng, hơn nữa từ phương trình S = Y - C( Y - T ) - G , tổng tiết kiệm S sẽ tăng.
Cân bằng S = I(r) cho thấy I tăng. Để điều này có thể xảy ra thì r giảm.

Châu Văn Thành 5


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Câu 4: ( 15 điểm)
Sử dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Robert Solow, bằng lập luận và chứng minh
phù hợp nhất, hãy giúp bác bỏ kết luận sau đây: “Tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ có vai
trò như nhau trong việc góp phần tạo ra sự tăng lên liên tục của mức sống“.

Gợi ý:

Mô hình Robert Solow đã giúp chứng minh rằng tích luỹ vốn giúp tăng mức vốn trên mỗi
lao động và sẽ giúp nền kinh tế đạt trạng thái dừng cao hơn tại đó mức thu nhập trên mỗi
lao động cao hơn. Tiến bộ công nghệ liên tục sẽ giúp nền kinh tế duy trì tốc độ tăng thu
nhập bình quân đầu người (đo lường mức sống), ngay cả ở trạng thái dừng, bằng với tốc
độ cải thiện công nghệ, hay có thể giúp cải thiện mức sống liên tục và kéo dài.

Phân tích toán học đi đến cùng kết luận:

a. Vai trò của tích lũy vốn từ tiết kiệm và gia tăng tỷ lệ tiết kiệm đối với tăng trưởng:

Trong mô hình tăng trưởng của Robert Solow, một tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn
đến một mức vốn trên mỗi lao động ở trạng thái dừng lớn hơn và kết quả là mức
thu nhập trên mỗi lao động cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn này chỉ
ảnh hưởng đến thu nhập trên mỗi lao động mang tính tạm thời vì nền kinh tế sẽ
đạt một trạng thái dừng mới cao hơn. Tại trạng thái dừng mới này tốc độ tăng của
thu nhập trên mỗi lao động lại bằng không (nếu không có tiến bộ công nghệ,
g=0).

Tại trạng thái dừng (không có tiến bộ công nghệ):

Biến số Tốc độ tăng tại trạng thái dừng


K n
k 0
Y n
y 0

y = Y/L => gy = gY - gL = gY - n
k = K/L => gk = gK - gL = gK - n

Trạng thái dừng:


gy = gY - gL = gY - n = 0 => gY = n
gk = gK - gL = gK - n = 0 => gK = n

b. Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng:

Khác với vai trò của s, tiến bộ công nghệ có tác động không chỉ làm tăng thu nhập
trên mỗi lao động mà còn duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi lao động
một cách liên tục, vì ngay cả tại trạng thái dừng thì gy= g.

Châu Văn Thành 6


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Tại trạng thái dừng (có tiến bộ công nghệ):


Biến số Tốc độ tăng tại trạng thái dừng
K n+g
k g
~ 0
k
Y n + g
y g
~
y 0

y = Y/L => gy = gY - gL = gY - n
~
y = Y/L.E => g ~
y = gY - ( n + g)
k = K/L => gk = gK - gL = gK - n
~ ~
k =K/L.E => g k = gK - (n + g)

Trạng thái dừng:


g~y = 0 => gY - (n + g) = 0 => gY = n + g và gy = g
~
g k = 0 => gK - (n + g) = 0 => gK = n + g và gk = g

Câu 5: ( 12 điểm)
Cân bằng trên thị trường tiền tệ được thể hiện qua công thức:
M 
  = L(i, Y )
 P
Trong đó: M/P là cân bằng tiền thực, L(i, Y) là ký hiệu của hàm cầu tiền phụ thuộc vào
lãi suất danh nghĩa i và thu nhập Y. Từ hiệu ứng Fisher, ta có i = r + πe, với r là lãi suất
thực, πe là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng

Xét một chính sách mở rộng tiền tệ và mối quan hệ với lạm phát trong dài hạn, trong
trường hợp nào thì thuyết số lượng tiền có thể không còn đúng hoàn toàn?

Gợi ý:

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn nghĩa là Y đạt mức sản lượng tiềm năng và
%∆Y = 0 trong phân tích này.

Thuyết số lượng tiền vẫn đúng nếu tăng M (%∆M) không ảnh hưởng đến πe: Nếu tăng M
(%∆M) không ảnh hưởng đến πe (và do vậy không ảnh hưởng đến i) và %∆Y = 0, suy ra
vế bên phải của phương trình trên không đổi. Do vậy, vế bên trái phải không đổi => P
phải tăng theo cùng tỷ lệ với tăng M (%∆M = %∆P: đúng như thuyết số lượng tiền, phần
trăm thay đổi cung tiền và phần trăm thay đổi của mức giá theo tỷ lệ 1:1)

Thuyết số lượng tiền sẽ không còn đúng nếu tăng M kéo theo tăng πe : Nếu tăng M kéo
theo tăng πe do vậy tăng i, và %∆Y = 0, vế bên phải của phương trình trên (cầu tiền L)
giảm, do vậy vế bên trái phải giảm => P phải tăng với tỷ lệ lớn hơn so M tăng ((%∆M <
%∆P: thuyết số lượng tiền không còn đúng).

Châu Văn Thành 7


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Hạn chế hay ngăn ngừa lạm phát kỳ vọng là một bài học quan trọng về chính sách cần
được áp dụng: Lạm phát kỳ vọng (πe) đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc ảnh
hưởng đến tình hình lạm phát hiện tại. Cần có những phương cách nhằm hạn chế kỳ vọng
này, cũng là một chính sách góp phần hạn chế lạm phát.

Câu 6: (24 điểm)


Tính toán các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Việt Nam. (Xem các tính toán trong bảng)
a. Thâm hụt cán cân thương mại (theo %GDP) qua các năm 2002, 2003, 2004?

Thâm hụt lớn hơn 5% so GDP qua các năm.

b. Chuyển nhượng ròng khu vực tư nhân từ nước ngoài (theo % GDP) qua các năm
2002, 2003, 2004?

Khoản chuyển nhượng ròng từ khu vực tư nhân vượt 5% so GDP.

c. Tính và so sánh GDP, GNI, và GNDI qua các năm 2002, 2003, 2004?

GDP>GNI và GNDI>GDP.

d. Tính số nhân tiền, và tổng tín dụng ròng trong nước so GDP qua các năm 2002,
2003, 2004?

Số nhân có xu hướng tăng theo thời gian.


M2 = Tài sản nước ngoài ròng + Tổng tín dụng ròng trong nước.

e. Tình trạng cán cân thanh toán BOP của Việt Nam qua các năm 2002, 2003, 2004?

Tài khoản vốn thặng dư lớn hơn tài khoản vãng lai thâm hụt, kết quả là BOP
thặng dư và dự trữ ngoại hối gia tăng.

f. Xu hướng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ (so với GDP) qua các năm?

Cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP gần như không thay đổi trong giai đoạn này.

g. Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số khử lạm phát GDP các năm 2002, 2003,
2004 (2001 được chọn là năm gốc)?

Xem tính toán trong bảng.

h. Xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái thực và nhận xét tác động của sự thay đổi
này?

Tăng nhẹ, sau đó giảm mạnh năm 2004.

Châu Văn Thành 8


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Việt Nam: Các chỉ số kinh tế cơ bản (Vietnam: Basic Economic Indicators)
(Theo % GDP, ngoại trừ các chỉ tiêu khác theo đơn vị chỉ định)
Nguồn: IMF, ADO (Source: IMF, ADO)

Năm (Year) 2001 2002 2003 2004


Hạch toán quốc gia (National Accounts)
GDP 100 100 100
Chi tiêu tiêu dùng (Consumption Expenditures) 71.3 72.6 71.5
Tư nhân (Private) 65.1 66.3 65.1
Chính phủ (Government) 6.2 6.3 6.4
Tổng đầu tư (Gross Investment) 33.2 35.4 35.5
Xuất khẩu (Exports) 56.8 59.3 65.7
Nhập khẩu (Imports) 62 67.7 73.3
Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income) 97.8 97.9 98.1
Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (Net Factor Income from Abroad) -2.2 -2.1 -1.9
Tổng thu nhập khả dụng quốc gia (Gross National Disposable Income) 103.3 103.5 104.2
Chuyển nhượng ròng tư nhân từ nước ngoài (Net Private Transfers from Abroad) 5.1 5.2 5.7
Chuyển nhượng ròng chính thức từ nước ngoài (Net Official Transfers from
Abroad) 0.4 0.4 0.4
Khảo sát về tiền tệ (Monetary Survey)
Tăng trưởng M2 (% năm) [M2 Growth (% per year)] 17.6 24.9 29.5
Tăng trưởng tín dụng trong nước (% năm) [Domestic Credit Growth (% per year)] 22.2 28.4 41.6
M2 61.4 67 74.4
H (Cơ sở tiền, Tiền mạnh) 18.1 19.7 19.6
Số nhân tiền 3.39 3.4 3.8
Tài sản nước ngoài ròng (Net Foreign Assets) 21.9 21.4 20.4
Tổng tín dụng ròng trong nước (Total Net Domestic Credit) 39.5 45.6 54
Tài chính chính phủ (Government Finance)
Thu nhập của chính phủ (gồm cả viện trợ) [Government Revenue (including
Grants)] 21.6 22.7 24.9 26.7
Thu nhập của chính phủ (Government Revenue) 21.2 22.3 24.4 26.3
Tổng thu nhập từ thuế (Gross Tax Revenue) 11.6 13 13.8 13.6
Các khoản viện trợ chính thức (Official Grants) 0.4 0.4 0.5 0.4
Chi tiêu chính phủ (Government Expenditure) 24.4 24.2 26.1 25.8
Tiêu dùng (Consumption) [current expenditure] 16 15.7 16.7 16.9
Đầu tư (Investment) [capital expenditure] 8.4 8.4 9.4 8.9
Cân bằng tài khoá (Fiscal Balance) [official budget balance] -2.8 -1.5 -1.2 0.9
Đầu tư và cho vay ròng ngoài dự toán (Off-budget investment and net-lending) 2.2 3.3 5.2 3.7
Cân bằng tài khoá tổng quát (Overall Fiscal Balance) -5 -4.7 -6.4 -2.8
Tài trợ thâm hụt (Deficit Financing): 5 4.7 6.4 2.8
Trong nước (Domestic) 2.9 2.9 4.2 0.9
Vay nước ngoài ròng (Net Foreign Borrowing) 2 1.9 2.3 1.9

Châu Văn Thành 9


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài thi giữa kỳ
2007-08

Cán cân thanh toán (BOP Accounts)


Tài khoản vãng lai (Current Account) -1.9 -4.9 -3.4
Cán cân thương mại (Merchandise and Service Trade Balance) -5.2 -8.4 -7.6
Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (Net Factor Income from ROW) -2.2 -2.1 -1.9
Chuyển nhượng ròng từ nước ngoài (Net Transfers from ROW) 5.5 5.6 6.1
Tài khoản vốn (Capital Account) 3.2 10.4 5.3
Dự trữ (số tháng nhập khẩu) [Gross Official Reserves (months of import coverage) 7.2 8.7 8.5
Các khoản Nợ (Debt Variables)
Nợ nước ngoài (Foreign Debt) 35 33.8 33.9
Dịch vụ nợ (Debt Service) 4.7 4.4 3.9
Dịch vụ nợ (theo % của xuất khẩu) [Debt Service (as % of Exports of GNFS)] 8.3 7.5 6
Cấu trúc nền kinh tế (Structure of the Economy)
Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp (Value Added in Agriculture) 23.2 23 22.5 21.8
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp (Value Added in Industry) 38.1 38.5 39.5 40.2
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ (Value Added in Services) 38.6 38.5 38 38
Dân số nông thôn (% tổng dân số) [Rural Population (% of Total pop.)] 75.3 74.9 74.2 73.5
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%) 6.3 6 5.8 5.6
Tăng trưởng GDP thực (Growth Rate of GDP) 6.9 7.1 7.3 7.8
Mức Giá, tỷ giá hối đoái và lãi suất (Prices, Exchange Rates, and Interest Rates)
Tỷ lệ lạm phát theo CPI (Inflation Rates) - Trung bình (period average) -0.4 4 3.2 7.7
Tỷ lệ lạm phát theo GDP deflator (Inflation Rates) - Trung bình (period average) 1.9 4 6.7 8.2
CPI (Năm gốc = 2001) 100 104 107.3 115.6
GDP Deflator (Năm gốc = 2001) 100 104 111 120.1
Chỉ số giá nước ngoài (Foreign Price Index) (Giả sử lạm phát 2% năm) 100 102 104 106
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal ER) Cuối kỳ (End of period) 15070 15368 15608 15739
Chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal ER Index) (Năm gốc =2001) 100 102 103.6 104.4
Chỉ số tỷ giá hối đoái thực (Real ER Index) 100 100 100.4 95.7
Năm (Year) 2001 2002 2003 2004

Châu Văn Thành 10

You might also like