You are on page 1of 9

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Gợi ý lời giải bài tập 5


Ngày phát: 04/10/2007; Ngày nộp: 18/10/2007

Nền kinh tế mở trong dài hạn:

Câu 1: (20đ) (DS, PS6-q1)


Để cứu vãn tình trạng đi xuống của nền kinh tế, một số nước lớn bắt đầu thực hiện chính
sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư (thông qua chính sách ưu đãi thuế chẳng hạn). Hãy
giải thích bằng đồ thị và bằng lời thật ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Điều gì xảy ra đối với cầu đầu tư của thế giới? (Biết cầu đầu tư thế giới là một
hàm theo lãi suất thế giới)

Chính sách ưu đãi đầu tư của các nước lớn sẽ làm tăng cầu đầu tư trước nhất ở các
nước này tăng, và cầu đầu tư thế giới tăng, làm dịch chuyển đường I* sang phải.

Áp dụng mô hình dài hạn ta thấy đường cầu đầu tư I* (phụ thuộc lãi suất thế giới
r*) và cung S* (phụ thuộc thu nhập thế giới trong dài hạn, và là đường dốc đứng
trên toạ độ (S*,r*). Thực chất cả thế giới giao dịch với nhau và giống như một nền
kinh tế đóng.

r*

I*2

I*1 Formatted

S*,I*
b. Điều gì xảy ra cho lãi suất thế giới?

Kết quả là lãi suất thực của thế giới r* tăng

Châu Văn Thành 1 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

c. Điều gì xảy ra cho đầu tư ở một nền kinh tế mở nhỏ?

Lãi suất thế giới r* tăng kéo theo lãi suất các nước nhỏ tăng, và kết quả là cầu đầu
tư ở các nước nhỏ giảm. (Trên hình vẽ là sự di chuyển dọc theo đường cầu đầu tư
I = I(r).

I(r) Formatted

I
d. Điều gì xảy ra cho cán cân thương mại của nền kinh tế mở nhỏ này?

Ở nền kinh tế mở nhỏ trong dài hạn, tiết kiệm trong nước không đổi, lãi suất thế
giới cao hơn, cầu đầu tư trong nước giảm, có nghĩa là cán cân thương mại của
nước nhỏ tăng (cải thiện hay thặng dư nhiều hơn NX>0).

Nhớ lại quan hệ: S – I = NX

r
S
NX>0

I(r) Formatted

e. Điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái thực của nền kinh tế mở nhỏ này?

Châu Văn Thành 2 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

S không đổi, I giảm, NX tăng. Biết NX = NX(ε). Để NX tăng thì tỷ giá hối đoái
thực ε phải tăng. Trên đồ thị ta thấy đường (S-I) dịch sang phải. Sự di chuyển dọc
theo NX là do ε thay đổi.

ε
S-I1 S-I2 Formatted
NX(ε)
Formatted

∆NX

I, S,NX
Câu 2: (20đ)
Xét hai quốc gia A và B là những nền kinh tế mở và theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Lãi suất danh nghĩa ở nước A là 10% năm, và B là 6% năm. Giả sử lãi suất thực là như
nhau tại hai nước, và thoả cân bằng sức mua (PPP).
a. Dùng phương trình Fisher, bạn có suy luận gì về lạm phát dự kiến ở nước A và B?

Phương trình Fisher: i = r + πe, thế vào i bởi các mức lãi suất danh nghĩa của từng
nước, ta có:
Nước A: 10% = r + πe(A)
Nước B: 6% = r + πe(B)

Vì r ngang nhau ở cả 2 nước nên ta có thể suy luận chênh lệch tỷ lệ lạm phát dự
kiến của nước A so nước B là 4%, hay lạm phát dự kiến ở nước A cao hơn lạm
phát dự kiến nước B là 4(%).

b. Bạn có thể suy luận điều gì về sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa dự kiến giữa
đồng tiền nước A và đồng tiền nước B?

Từ biến đổi % thay đổi theo công thức tính tỷ giá hối đoái thực, chúng ta có thể
viết phương trình tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại nước B như sau:
%∆ε = %∆e + πe(A) - πe(B)
%∆e = %∆ε + πe(B) - πe(A)

Vì thoả ngang bằng sức mua, nên %∆ε = 0 hay %∆e = πe(B) - πe(A) = -4(%). Với
định nghĩa tỷ giá danh nghĩa e = ?DC/1FC (bao nhiêu đơn vị tiền nước B đổi lấy 1
đơn vị tiền nước A). Hay tiền nước B lên giá (tiền nước A giảm giá) theo kỳ
vọng.

Châu Văn Thành 3 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

c. Một nhà kinh doanh tiền tệ đề xuất một kế hoạch làm giàu nhanh chóng như sau:
“Vay của ngân hàng nước B với lãi suất 6% năm, rồi gửi tiền vào ngân hàng nước
A với lãi suất 10% năm, và được 4% lợi nhuận”. Bạn hãy tư vấn cho kế hoạch
kinh doanh của nhà đầu tư này?

Trục trặc của kế hoạch kinh doanh này là không tính đến sự thay đổi kỳ vọng của
tỷ giá hối đoái danh nghĩa e. Từ kết quả phân tích ở câu a và b, ta có:
r(A) = i(A) - πe(A)
r(B) = i(B) - πe(B)

Do r(A) = r(B), suy ra:


i(B) – i(A) = πe(B) - πe(A) = %∆e = -4(%) = 6 – 10

Xét tại nước A, ví dụ:


Năm 1: 1$(B) = 1$(A)
Năm 2: 1$(B) = 1,04$(A)

Điều này có nghĩa là nếu người này vay 1$ ở nước B với lãi suất danh nghĩa 6%
năm, và đổi lấy 1$ nước A gửi vào ngân hàng A trong một năm với lãi suất 10%.
Cuối năm người này sẽ có 1,1$(A). Để trả lại khoản tiền vay bao gồm lãi và gốc
là 1,06$(B) ở ngân hàng nước B (theo tỷ giá mới ở năm 2 thì 1,1$(A) # 1,06$(B).
Thực ra, người này chỉ hoà vốn. Nếu phát sinh chi phí giao dịch, anh này còn bị
lỗ.

Câu 3: (10đ)
Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực (ε), và cán cân thương mại (NX hay TB) nếu chính
phủ Việt Nam thực hiện theo đúng cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu
khi hội nhập Asean và WTO?

Gợi ý:

Việc tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu theo đúng cam kết hội nhập của Việt
Nam sẽ có xu hướng tăng nhập khẩu, ảnh hưởng đến NX (giảm). Kết quả của tác động
này làm dịch chuyển đường NX sang trái.

Trong dài hạn, theo hình vẽ ta thấy:


• ε tăng
• Không có thay đổi trong cán cân thương mại (NX=X-M) do nhập khẩu tăng
nhưng bù lại bởi xu hướng tăng sức cạnh tranh của hàng X khi ε tăng

Những hạn định thương mại trong dài hạn không ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì
chúng không ảnh hưởng đến S và I.

Châu Văn Thành 4 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

ε
S-I NX2

NX1

ε2

ε1

NX
Câu 4: (30đ)
Đặt các ký hiệu:
e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
ε: Tỷ giá hối đoái thực
P*: Mức giá nước ngoài
P: Mức giá trong nước

a. Hãy điền vào các ô sau theo yêu cầu của từng câu hỏi trong bảng:

Tỷ giá hối đoái danh Biểu diễn dưới dạng ký hiệu Giải thích ý nghĩa kinh tế
nghĩa: Số đơn vị nội tệ đổi và công thức bằng lời
lấy 1 đơn vị ngoại tệ
(DC/1FC)
Công thức tính ε ε = e.P*/P Tỷ giá hối đoái thực là tỷ
giá mà ở đó hàng hoá của
quốc gia này trao đổi với
hàng hoá của quốc gia
khác.
Mẫu số là giá hàng nước
ngoài đã quy về nội tệ,
mẫu số là giá hàng trong
nước theo nội tệ.
Giả sử NX = NX(ε), dùng + Xuất khẩu ròng NX phụ
dấu +/- thể hiện quan hệ thuộc đồng biến với tỷ giá
của hàm này hối đoái thực ε.
Khi ε tăng thì NX tăng.
Khi ε giảm thì NX giảm.
Một chính sách phá giá sẽ ε tăng kéo theo NX tăng Phá giá sẽ làm tăng e, P và
làm cho ε và NX P* không đổi sẽ làm ε tăng
hay sức cạnh tranh tăng và
NX cải thiện hay tốt hơn.
Biểu hiện quan hệ giữa ε, ?
%Uε = %Ue + (π* - π)
e, P* và P dưới dạng %

Châu Văn Thành 5 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

tương đối
Nếu quy luật một giá là eP * εP P
ε= =1⇒ e = * = Nếu qui luật một giá đúng
đúng thì e sẽ được xác định P P P* thì tỉ giá hối đoái thực
bởi (dựa vào công thức tính
ε) ε phải = 1 , hàng hóa
trong và ngoài nước
được do lường cùng
đơn vị .
Chính vì vậy tỷ giá hối
đoái danh nghĩa sẽ
được xác định bằng
cách chia mức giá
trong nước cho mức
giá bên ngoài (Chú ý:
kết quả dưới dạng chỉ
số)

Hãy thực hành tính toán tỷ giá hối đoái thực cho các trường hợp sau:
Bảng 1: Việt Nam và Trung Quốc
1991 1995
e (CNY/USD) 5,3 8,3
e (VND/USD 9828 11000
e (VND/CNY) 1854 1325
P* (Trung Quốc) 100 191
P (Việt Nam) 100 210
ε 1854 1205
ε (chỉ số) 100 65
e cần điều chỉnh 9828 12094

Bảng 2: Việt Nam và Thế giới (nói chung)


1991 1992 1993 1994 1995
e( VND/USD) 9828 11259 10693 10900 11000
P* (giả sử tăng 3% năm) 1,0 1,03 1,061 1,093 1,126
P 1,0 1,28 1,42 1,62 1,86
ε 9828 9060 7989 7352 6656
ε (chỉ số) 1,0 0,92 0,81 0,75 0,68
e cần điều chỉnh 9828 12213 13155 14570 16242
Ghi chú: Giả sử ở 2 bảng đều sử dụng cùng năm gốc là 1991

b. Xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái thực ε của Việt Nam trong hai bảng này
trong giai đoạn này như thế nào?. Đồng tiền của Việt Nam bị đánh giá cao hay
thấp? Bạn suy luận gì về khả năng cạnh tranh của Việt Nam đối với Trung Quốc
và Thế giới thông qua tỷ giá hối đoái thực ở giai đoạn này?

Châu Văn Thành 6 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

Tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam so Trung Quốc và Thế giới nói chung trong
giai đoạn này có xu hướng giảm, hay đồng tiền Việt Nam đang bị đánh giá quá
cao. Điều này ảnh hưởng không có lợi đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt
Nam so hàng hoá Trung quốc và Thế giới.

c. Nếu muốn giữ ε không đổi, hay để duy trì sức cạnh tranh như cũ thì cần phải điều
chỉnh e như thế nào? (Có nghĩa là điều chỉnh e ở từng năm, sao cho ε trở lại giá trị
ở năm gốc)

Trong trường hợp này, để tái lập sức cạnh tranh như cũ (năm 1991), thì cần điều
chỉnh e theo hướng phá giá (các tính toán trong bảng thể hiện sự thay đổi của e
nhằm tái lập giá trị ε).

Ghi chú: Kết quả tính toán này chỉ có giá trị thực hành, hoàn toàn không mang
hàm ý chính sách.

Mô hình IS-LM
Câu 5: (10đ)
Xét một nền kinh tế đóng. Phương trình tiêu dùng được cho bởi C = 200 + 0,75(Y-T);
đầu tư dự kiến I là 100, chi tiêu tiêu dùng G và thuế T của chính phủ đều là 100
a. Phác hoạ phương trình tổng chi tiêu dự kiến như một hàm số theo thu nhập?

Tổng chi tiêu dự kiến AE = C + I + G


AE = 200 + 0,75(Y-100) + 100 + 100 = 325 + 0,75Y

b. Mức thu nhập ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?

Mức thu nhập ở trạng thái cân bằng được xác định khi Y = AE
Y = 325 + 0,75Y
Y = 1300

c. Nếu chi tiêu của chính phủ G tăng lên đến 125 (Thuế không đổi), thu nhập ở trạng
thái cân bằng mới là bao nhiêu? Số nhân bằng bao nhiêu?

Chi tiêu G tăng thêm 25 sẽ làm thay đổi phương trình tổng chi tiêu dự kiến thành:
AE = 350 + 0,75Y

Sản lượng cân bằng sẽ là:


Y = 350 + 0,75Y
Y = 1400

Số nhân chi tiêu chính phủ: 1/(1-MPC) = 1/(1-0,75) = 4

d. Mức chi tiêu G của chính phủ cần để đạt được mức sản lượng hay thu nhập là
1600 là bao nhiêu?

Châu Văn Thành 7 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

Biết số nhân chi tiêu chính phủ là 4, vậy để sản lượng hay thu nhập tăng thêm 300
(từ 1300 thành 1600) thi chi tiêu chính phủ phải tăng thêm 75 (từ 100 thành 175).

Câu 6: (6đ)
Giả sử một nền kinh tế có hàm cầu tiền có dạng:
d
M 
  = 1000 − 250r
 P
trong đó r là lãi suất thực tính bằng %. Cung tiền là 1000. Mức giá P là 2.
a. Lãi suất ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?

Để tìm lãi suất cân bằng, ta cho số dư cung và cầu tiền thực bằng nhau:
1000/2 = 1000 – 250r
r = 2%

b. Giả sử mức giá là cố định, điều gì xảy ra cho lãi suất cân bằng nếu cung tiền tăng
từ 1000 lên đến 1500?

Mức giá không đổi, cung tiền tăng lên đến 1500 thì cung số dự tiền thực mới là
750. Lãi suất cân bằng mới sẽ là:
1500/2 = 1000 – 250r
r = 1%
Tăng cung tiền đã làm lãi suất cân bằng giảm.

c. Nếu ngân hàng nhà nước muốn tăng lãi suất đến 3%, ngân hàng nhà nước nên ấn
định mức cung tiền là bao nhiêu?

Muốn tăng lãi suất, mức cung tiền sẽ phải giảm. Mức cung tiền cần thiết để lãi
suất lên mức 3% là:
M/2 = 1000 – 250*3
M = 500

Câu 7: (4đ)
Giải thích bằng lời ý nghĩa kinh tế của cân bằng kinh tế vĩ mô được xác định trong mô
hình IS-LM? (Để đơn giản, chúng ta vẫn xem xét trong một nền kinh tế đóng với hai thị
trường hàng hoá và tiền tệ)

Gợi ý:

Cân bằng kinh tế vĩ mô của mô hình IS-LM (kinh tế đóng với 2 thị trường hàng hoá và
tiền tệ) khi khu vực thực (Real sector) và khu vực tài chính (Financial sector) cân bằng
đồng thời, tại đó ta xác định được mức lãi suất r và mức thu nhập Y nơi mà hai đường IS
và LM giao nhau.

Tại điểm cân bằng, mức lãi suất cân bằng (r) là mức mà tại đó ta có chi tiêu mong muốn
(phía cầu) bằng với sản lượng (phía cung). Mức sản lượng này cũng chính là mức thu
nhập (Y) mà cầu tiền bằng với cung tiền và xác lập lãi suất cân bằng bên trên.

Châu Văn Thành 8 10/18/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

Tại kết hợp cân bằng giữa thu nhập và lãi suất, nơi giao nhau giữa IS và LM sẽ không có
xu hướng thay đổi; mọi thành viên trong nền kinh tế tại điểm cân bằng đã phân phối của
cải của họ theo một tỷ lệ bao gồm các loại tài sản khác nhau (assets: money and bonds)
và đồng thời phân phối thu nhập của họ theo các cơ cấu chi tiêu khác nhau (expenditure:
C, I,...).

Châu Văn Thành 9 10/18/2007

You might also like