You are on page 1of 6

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 7

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Gợi ý lời giải bài tập 7


Ngày phát: 01/11/2007; Ngày nộp: 08/11/2007

Mô hình AS-AD và các chính sách ổn định hoá


Câu 1: (30đ)
Giả sử chúng ta đang xem xét một nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng dài hạn. Hãy
dùng cả hai đồ thị IS-LM và AS-AD giải thích quá trình điều chỉnh đến trạng thái cân
bằng dài hạn mới, trong đó chỉ rõ điều gì xảy ra với mức giá P, GDP thực Y, và lãi suất r
trong ngắn hạn và trong dài hạn khi có thay đổi chính sách sau đây:

Ngân hàng nhà nước quyết định tăng cung tiền.

Ghi chú: để đơn giản ta có thể xem đây là một nền kinh tế đóng)

Gợi ý:

Theo lý thuyết, đường AD được thiết kế dựa trên mô hình IS-LM, nên câu trả lời của
chúng ta phải bảo đảm sự tương thích giữa 2 đồ thị IS-LM và AS-AD.

Ngân hàng nhà nước quyết định tăng cung tiền


Formatted
Đồ thị thể hiện tóm tắt sự tác động của một chính sách tăng cung tiền hay chính sách tiền Formatted
tệ mở rộng như sau: Formatted
Formatted

LM1 LAS Formatted


r P
SRAS2 Formatted
(D) LM3 Formatted
(1) (2)
(1) SRAS1 Formatted
A P4
r1 LM2 D Formatted
C
r3 P3 C Formatted
B Formatted
r2 P1 B
(2) A AD2 Formatted
IS1 Formatted
AD1 Formatted
Formatted
Y1 Y3 Y2 Y Y1 Y3 Y2 Y Formatted
Formatted
Giả sử chúng ta bắt đầu với nền kinh tế đang cân bằng ở mức sản lượng dài hạn Y1. Điểm
A trên hai đồ thị tương ứng với nhau IS-LM: A(Y1, r1); AS-AD: A(Y1, P1); với Pe = P1 . Formatted
Formatted

Châu Văn Thành 1 11/8/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 7
Niên khoá 2007-2008

Tăng cung tiền làm dịch chuyển đường LM sang phải từ LM1 sang LM2 , nền kinh tế
chuyển từ A sang B, Y tăng từ Y1 lên Y2 , và r giảm từ r1 sang r2. Kết quả là đường tổng
cầu AD dịch chuyển sang phải từ AD1 sang AD2, ứng với mức giá P1, Y tăng từ Y1 lên
Y2 (điểm B trên AS-AD). Tuy nhiên, do SRAS có độ dốc dương nên mức giá P tăng lên
đến P3. Sự tăng lên của mức giá làm dịch chuyển LM sang trái trở lại từ LM2 sang LM3.
Bây giờ nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn mới tại C (trên cả 2 mô hình), các
giá trị tương ứng của r, Y và P lần lượt là r3, Y3 và P3.

Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn này nền kinh tế chưa đứng yên, do mức giá thực tế P3 cao
hơn mức giá kỳ vọng Pe = P1 nên theo kỳ vọng Pe sẽ tăng.

Trong dài hạn, Pe sẽ tăng cho đến khi đạt mức P4 như trong hình vẽ. Pe tăng dịch đường
SRAS sang trái từ SRAS1 sang SRAS2. Tương ứng trên đồ thị IS-LM là sự dịch chuyển
sang trái của LM từ LM3 đến LM1. Điểm cân bằng sau cùng là D (IS-LM: D(Y1, r1)
≡A(Y1, r1); AS-AD: D(Y1, P4).

Như vậy, trong dài hạn, tăng cung tiền không có tác động đến các biến số thực [Y, r,
(M/P)]. Nếu quan sát phân tích và hình vẽ chúng ta sẽ thấy tăng cung tiền chỉ làm mức
giá P tăng theo cùng tỷ lệ với tăng cung tiền M.

Chính sách phía cung – Chính sách phía cầu


Câu 2: (15đ)
a. Chu kỳ kinh tế là gì? Kể tên các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế?
b. Chu kỳ kinh tế có thể xảy ra bởi các cú sốc kinh tế bên ngoài. Hãy liệt kê một số
cú sốc phía cầu, cú sốc phía cung từ bên ngoài có thể tác động đến nền kinh tế
Việt Nam?

Gợi ý:

Chu kỳ kinh tế và các giai đoạn:


Chu kỳ kinh tế là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả chiều hướng của hoạt động kinh
tế xoay quanh xu hướng của nó. Xu hướng GDP thực tiềm năng là một chỉ tiêu đại diện.
Sự thay đổi GDP thực thực tế chỉ ra chuổi các đỉnh và đáy dọc theo xu hướng GDP thực
tiềm năng. Các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế bao gồm: Đáy, Phục hồi, Đỉnh và Suy
thoái. Theo một ngữ nghĩa tương tự có thể thấy nền kinh tế có đặc điểm bùng nổ (nóng),
chậm lại, suy thoái và phục hồi.

Các cú sốc kinh tế:


Các chu kỳ có thể xảy ra khác nhau là do: (i) Mức độ biến thiên của các dao động; (ii) Độ
dài thời gian của từng giai đoạn hay của cả chu kỳ.

Có một số nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh tế như là: (1) Chu kỳ tạo ra bởi những thay
đổi bên trong của nền kinh tế hay từ chính sự biến động của sản lượng và giá cả; (2) Chu

Châu Văn Thành 2 11/8/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 7
Niên khoá 2007-2008

kỳ do các cú sốc kinh tế bên ngoài (bao gồm các cú sốc phía cầu và các cú sốc phía
cung).

Các cú sốc phía cầu


ƒ Tình hình tăng trưởng kinh tế và sức cầu của các nước bạn hàng
ƒ Suy thoái kinh tế khu vực hay thế giới
ƒ Khủng hoảng tài chính khu vực hay thế giới
ƒ Chính sách tiền tệ hay lãi suất của các nước lớn thay đổi (Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ quyết định giảm lãi suất vừa qua chẳng hạn)
ƒ Sức khoẻ của các thị trường chứng khoán toàn cầu
ƒ Quyết định đầu tư của các nước lớn ra bên ngoài hay các quyết định đầu tư của
các công ty đa quốc gia toàn cầu có xu hướng hút về một quốc gia hay một khu
vực cụ thể nào đó

Các cú sốc phía cung


ƒ Biến động mạnh của giá cả NNVL thế giới như giá dầu, kim loại và các nguyên
liệu hay nhập lượng chủ yếu quan trọng khác

Câu 3: (10đ)
Khái niệm “Độ trễ” của chính sách kinh tế vĩ mô có nghĩa là gì? Hãy so sánh và giải thích
độ trễ khác nhau của chính sách tiền tệ và chính sách thu chi ngân sách?

(Xem đáp án Câu hỏi Ôn tập, chương 14, câu 1)

Độ trễ trong là thời gian từ khi các nhà hoạch định chính sách nhận ra một cú sốc tác
động đến nền kinh tế cho đến khi những chính sách thích hợp bắt đầu có hiệu lực.
Một khi đã có chính sách thực hiện, độ trễ ngoài là thời gian phải mất để hành động
chính sách đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. Độ trễ này phát sinh bởi vì phải mất thời
gian để các biến số như chi tiêu, thu nhập, và việc làm đáp lại sự thay đổi chính sách.

Chính sách ngân sách có một độ trễ trong dài; ví dụ phải mất nhiều năm kể từ khi một
đề xuất thay đổi thuế trở thành luật. Chính sách tiền tệ có độ trễ trong tương đối ngắn.
Một khi Fed đã quyết định rằng sự thay đổi chính sách nào đó là cần thiết, Fed có thể
thực hiện việc thay đổi đó trong vài ngày hay vài tuần.

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có độ trễ ngoài dài. Sự gia tăng cung tiền ảnh hưởng đến
nền kinh tế thông qua hạ lãi suất, mà lãi suất giảm thì làm tăng đầu tư. Nhưng nhiều
công ty lên kế hoạch đầu tư từ rất lâu trước đó. Như vậy, từ khi NHNN hành động,
phải mất khoảng nhiều tháng (2 quý chẳng hạn) trước khi ảnh hưởng của chính sách
phản ánh kết quả trong GDP thực.

Câu 4: (15đ)
Để góp phần ổn định hoá nền kinh tế và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, các chính sách phía
cầu như là chính sách tiền tệ, chính sách thu chi ngân sách, chính sách tỷ giá hối đoái.
Bên cạnh đó, còn có các chính sách phía cung. Vậy theo anh chị, các chính sách phía
cung có thể là gì và chúng tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Châu Văn Thành 3 11/8/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 7
Niên khoá 2007-2008

Gợi ý:

Các chính sách kiểm soát hay ổn định hoá phía cầu có thể kể đến bao gồm: (1) Chính
sách tiền tệ (MS, i); (2) Chính sách tài khoá (T, G); và (3) Chính sách tỷ giá hối đoái (e).
Bên cạnh đó, các nhà chính sách có thể sử dụng các chính sách tác động vào phía cung
(có tính chiến lược dài hạn) nhằm thúc đẩy và khuyến khích đầu tư, cải cách thị trường
lao động; tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Khi đề cập đến phía cung, người ta thường nhấn mạnh đến các vấn đề như là
• Năng suất, thể chế
• Vốn và khả năng sản xuất của nền kinh tế
• R&D, phát minh sáng chế
• Kỹ năng và vốn nhân lực
• Phát huy hiệu quả thị trường thông qua cạnh tranh
• Tăng trưởng kinh tế dài hạn

Do vậy các chính sách phía cung hướng trọng tâm vào khai thác và phát triển các yếu tố
được liệt kê bên trên nhằm:
• Gia tăng năng suất các yếu tố đầu vào vốn và lao động
• Gia tăng tính linh hoạt và di chuyển lao động, giảm thất nghiệp
• Tăng mức đầu tư vốn, R&D ở các doanh nghiệp
• Thu hút dòng vào của vốn đầu tư nước ngoài
• Tăng hiệu quả kinh doanh thông qua thúc đẩy cạnh tranh
• Thúc đẩy các hoạt động phát minh sáng chế

Đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách

Câu 5: (30đ)
Chính phủ của các quốc gia thường đặt ra các mục tiêu cho các chính sách kinh tế vĩ mô
như là:
• Tăng trưởng kinh tế bền vững và kéo dài.
• Giá cả ổn định và lạm phát có thể kiểm soát được.
• Mức công ăn việc làm cao và tình trạng thất nghiệp thấp.
• Mức sống trung bình được cải thiện và ngày càng gia tăng.
• Cán cân thanh toán ổn định và cân bằng
• Tình hình ngân sách và tài khoá của chính phủ vững mạnh.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu có sự đánh đổi giữa các mục tiêu? Chính sách kinh tế có
thể tốt hơn cho mục tiêu này và xấu đi mục tiêu khác không?

Theo bạn, một cách cụ thể hơn, liệu có sự đánh đổi giữa các mục tiêu sau đây không và
hãy giải thích ngắn gọn lập luận của mình:
a. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
b. Lạm phát và thất nghiệp
c. Tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại

Châu Văn Thành 4 11/8/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 7
Niên khoá 2007-2008

Gợi ý:

Đây là một câu hỏi mở, bạn hoàn toàn có thể đưa ra lập luận của chính mình. Sau đây là
một vài lập luận thường được trao dổi. Trong các lập luận này chúng ta sẽ thấy 2 mặt của
một vấn đề kinh tế 1 :

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát


• Tăng trưởng cao hơn có thể dẫn đến một sự gia tăng của lạm phát
– Nền kinh tế sử dụng gần hết các nguồn lực khan hiếm và đường tổng cung
ngắn hạn SRAS trở nên không co giãn
– Khi SRAS trở nên không co giãn, đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát
trở nên xấu hơn khi xuất hiện một sự gia tăng của AD sẽ có xu hướng làm
tăng giá nhanh hơn là gia tăng sản lượng và việc làm

• Nhưng tăng trưởng kinh tế không nhất thiết dẫn đến tăng lạm phát
– Đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát có thể được loại trừ nếu nền kinh tế
có thể gia tăng sản lượng tiềm năng
– Đường tổng cung dài hạn LRAS có thể tăng thông qua cải thiện năng suất,
ứng dụng phát minh và tiến bộ công nghệ
– LRAS dịch sang bên phải có nghĩa là nền kinh tế có thể đáp ứng mức tổng
cầu cao hơn mà không tạo áp lực gia tăng của mức giá chung

Thất nghiệp và Lạm phát


• Có thể có sự đánh đổi:
– Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm đến mức thấp, sự khan hiếm lao động và nguồn
nhân lực có thể dẫn đến áp lực lương và giá sẽ bắt đầu gia tăng
– Giảm thất nghiệp kéo theo do tăng tổng cầu làm xuất hiện lạm phát cầu
kéo nếu SRAS không co giãn
• Nhưng
– Sự đánh đổi có thể bị loại trừ nếu các chính sách phía cung có hiệu quả
trong việc giảm thất nghiệp

Tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại


• Có thể có sự đánh đổi
– Khi AD tăng cao và các nhà sản xuất trong nước không thể đáp ứng được,
thì cầu hàng nhập khẩu sẽ tăng và kéo theo thâm hụt cán cân thương mại
• Tuy nhiên cũng cần cân nhắc thêm các tác động sau
– Thâm hụt thương mại không hoàn toàn do nguyên nhân chu kỳ mà có thể
được giải thích bởi nguyên nhân cơ cấu sản xuất và ngành của nền kinh tế
– Phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đoái (tình trạng tăng hay giảm giá hay xu
hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái thực) và khả năng cạnh tranh ngoài giá
của ngành sản xuất và của quốc gia đó
– Tỷ lệ tăng trưởng phía cầu của các thị trường bên ngoài cũng là yếu tố tác
động đến sự đánh đổi
1
Tham chiếu Tutor2u

Châu Văn Thành 5 11/8/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 7
Niên khoá 2007-2008

– Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu có thể mang về tăng trưởng GDP mà
không làm xấu đi cán cân thương mại của một nước

Các bài tập khó, khuyến khích suy nghĩ:


(Bạn không cần phải làm và nộp các câu này. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích
bạn suy nghĩ hướng giải quyết để có thể hiểu rõ hơn về kiến thức môn học)

A. Mô hình AS-AD và các chính sách ổn định hoá


Câu 1:
Hãy xem xét việc gia tăng chi tiêu G của chính phủ bằng cách sử dụng đồ thị IS-LM và
AS-AD kết hợp với giải thích ngắn gọn các tình huống sau đây:
(A) Giả sử nền kinh tế đóng và lý thuyết tiền lương cứng nhắc là đúng. Điều gì xảy
ra cho sản lượng Y, lãi suất thực r, và mức giá P:
a. Trong ngắn hạn?
b. Trong dài hạn?
(B) Giả sử nền kinh tế nhỏ và mở, mức giá cố định trong ngắn hạn. Điều gì xảy ra
cho mức sản lượng Y, lãi suất thực r, mức giá P, và tỷ giá hối đoái thực ε:
a. Trong ngắn hạn?
i. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định?
ii. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi?
b. Trong dài hạn?

B. Tranh luận về các chính sách kinh tế vĩ mô


Câu 2:
Những vấn đề nổi lên trong tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô là gì?
(Bạn có thể nhớ lại sơ đồ tóm tắt trong buổi hệ thống sau bài giảng)

Châu Văn Thành 6 11/8/2007

You might also like