You are on page 1of 9

Sơ Lược Về Phương Trình Bậc Cao

Nguyễn Thành Luân, K33, SP Toán, ðại Học Cần Thơ


Mai Quốc Tuấn, Tống Hoàng Nguyên, Võ Minh Nhật, lớp 10T1
THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

1. Lời giới thiệu


Con người ñã biết về phương trình và các cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai khá sớm
(khoảng 2000 TCN ) nhưng mãi ñến ñến thế kỷ thứ XVI, các nhà toán học La Mã là Tartlia ( 1500 -
1557), Cardano (1501 - 1576) và nhà toán học Ferrari (1522 - 1565) mới giải ñược các phương trình
bậc ba và bậc bốn dạng tổng quát.
ðến tận ñầu thế kỷ XIX, nhà toán học người Na Uy Henrik Abel chứng minh ñược rằng không có
cách giải phương trình tổng quát bậc lớn hơn bốn bằng các phương toán học thông thường của ñại số.
Không lâu sau ñó, nhà toán học người Pháp Évariste Galois ñã hoàn tất công trình lý thuyết về phương
trình ñại số của loài người.
Chính vì vậy, trong chuyên ñề kì này chúng ta sẽ tìm hiểu kỉ hơn về cách giải các phương trình
trên, kèm theo ñó là một số ví dụ cụ thể về các phương trình dạng ñặc biệt hơn.
2. Phương Trình Bậc 3
2.1 Phương trình bậc 3 có dạng
AX 3 + BX 2 + CX + D = 0 ( A ≠ 0) (1)
Vào năm 1545, Cardano ñã công bố cách giải phương trình (1)
Trước hết do A ≠ 0 nên chia hai vế của (1) cho A , ta ñược phương trình dạng
X 3 + mX 2 + nX + c = 0 (2)
m
Bằng cách ñặt X = x − , ta ñưa (2) về phương trình bậc 3 thiếu
3
m2 2m3 mn
x3 + ax + b = 0 (3) , với a = n − và b = c + −
3 27 3
ðặt x = u + v . Như thế v có thể chọn giá trị tùy ý. Thay vào (3) ta có
(u + v)3 + a (u + v ) + b = 0 ⇔ (u 3 + v3 + b) + (u + v)(3uv + a ) = 0
Chọn v sao cho 3uv + a = 0 , bài toán quy về hệ phương trình

u 3 + v 3 = −b u 3 + v 3 = −b


 

 −a hay  3 3 −a3

 uv = 
 uv =

 3 

 27
a3
Như vậy u 3 , v 3 là nghiệm của phương trình t 2 + bt − = 0 (4)
27
4a 3
ðặt ∆ = b 2 + . Nếu ∆ > 0 thì phương trình (4) có hai nghiệm phân biệt
27
−b − ∆ 3 −b + ∆
v3 = ,u =
2 2
Do ñó công thức nghiệm tồng quát của phương trình (3) là :
−b + ∆ 3 −b − ∆ 4a 3
x= 3 + với ∆ = b 2 +
2 2 27
Vậy công thức nghiệm tổng quát của phương trình (1) là

1
−b + ∆ 3 −b − ∆ m
X=3 + −
2 2 3
Với trường hợp ∆ ≤ 0 thì cũng có thể sử dụng công thức Cardano nhưng khi ∆ < 0 phải biết khai
căn bậc ba của số phức, ñó là một vấn ñề rất phức tạp. Sau ñây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn
phương pháp lượng giác sử dụng khi ∆ ≤ 0 .
Trong x3 + ax + b = 0 ⇔ x3 + ax = −b . Ta ñặt x = k cos y thì k 3 cos3 y + ak cos y = −b (5)
4a
ðặt k 2 = − (vì ∆ ≤ 0 thì p ≤ 0 ) thì phương trình (5) trở thành
3
3b 3b 3
4 cos3 y − 3cos y = = .
ka a −4a

4a 3 3b 3b 3 3b
Nhưng ∆ = b 2 + ≤0⇔ = ≤ 1 . ðặt = cos G , thì 4 cos 2 y − 3cos y = cos G .
27 ka a −4a ka

Suy ra nghiệm của phương trình x3 + ax + b = 0 là


G  G + 2π   G + 4π 
x1 = k cos ; x2 = k cos  
 ; x3 = k cos  .
3  3   3 
Do ñó nghiệm tổng quát của phương trình (1) khi ∆ ≤ 0 là
G m  G + 2π  m  G + 4π  m
X 1 = k cos − , X 2 = k cos   − , X 3 = k cos  − .
3 3 
 3  3  3  3
Nhận xét.
∆ > 0 thì phương trình (1) có 1 nghiệm ñơn.
∆ = 0 thì phương trình (1) có 2 nghiệm, trong ñó có 1 nghiệm kép.
∆ < 0 thì phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt.
Một số trường hợp ñặc biệt:
Nếu a + b + c + d = 0 thì (1) có nghiệm x = 1 . Nếu a − b + c − d = 0 thì (1) có nghiệm x = −1 .
p
Nếu a, b, c, d ∈ ℤ thì (1) thì có nghiệm hữu tỉ thì p, q theo thứ tự là ước của d và a .
q
c
Nếu ac 3 = db3 (a, d ≠ 0) thì (1) có nghiệm x = −
b
3 2
Ví dụ. Giải phương trình x + x − 2 x − 2 2 = 0 .
Lời giải.
3 c
( )
Nhận xét. Vì ac 3 = 1. − 2 = db3 = −2 2 nên phương trình có nghiệm x = − = 2 . Biến ñổi
b
x− 2 = 0

( )( ( )
phương trình về dạng x − 2 x 2 − 2 + 1 x + 2 = 0 ⇔  2 ) ⇔ x= 2 .
(
 x − 2 +1 x + 2 = 0
 )
2.2 Một số ví dụ
Ví dụ 1. Giải phương trình y 3 + 3 y 2 + 12 y −16 = 0 .
3 2
Lời giải. ðặt y = x −1 , ta có ( x −1) + 3( x −1) +12 ( x −1) −16 = 0 ⇔ x 3 + 9 x − 26 = 0 . Ta có

4a 3 4.(9)3
∆ = b2 + = (−26) 2 + = 784 > 0 ,
27 27
−b + ∆ 26 + 784
u3 = = = 27 ⇒ u = 3 ⇒ v = −1 .
2 2

2
Vì phương trình x3 +9x−26 =0 có nghiệm x=3−1=2 nên phương trình ñã cho có một nghiệm y =1.
7 11
Ví dụ 2. Giải phương trình y 3 + 5 y 2 + y− = 0 .
3 9
3 2
5  x − 5  + 5  x − 5  + 7  x − 5  − 11 = 0 ⇔ x 3 − 6 x + 4 = 0
     
Lời giải. ðặt y = x − , ta có
3  3   3  3  3  9
4a 3 4.(−6)3 −4a
∆ = b2 + = 42 + = −16 < 0, k 2 = =8⇒k = 2 2
27 27 3
3b 3.4 −1
Suy ra cos G = = = ⇒ G = 135° . Do ñó :
ak −6.2 2 2
135° 1
x1 = 2 2.cos. = 2 2. =2,
3 2
135° + 360°
x2 = 2 2.cos.
3
= 2 2 cos165° = −2 2 cos15° = − ( )
3 −1 ,

135° + 720°
x3 = 2 2.cos = 2 2.cos 285° = 2 2. cos 75° = 3 −1 .
3
Do ñó phương trình ñã cho có nghiệm là
5 1 5 −3 3 − 8 5 3 3 −8
y1 = 2 − = , y2 = − 3 + 1 − =
3 3 3
( 3
)
và y3 = 3 −1− =
3 3
.

2.3 ðịnh lí Viète của phương trình bậc ba


Nếu phương trình bậc ba Ax 3 + Bx 2 + Cx + D = 0 ( A ≠ 0) có 3 nghiệm x1 , x2 , x3 thì

 −B

 x1 + x2 + x3 =

 A

 C

 x1 x2 + x1 x3 + x2 x3 = .

 A


 − D
 x1 x2 x3 =


 A
Bài tập áp dụng. Giả sử phương trình x3 + ax 2 + bx + c = 0 có ba nghiệm x1 , x2 , x3 . Hãy tìm mối
liên hệ giữa a, b, c khi x1 x3 = x22 .
 x1 + x2 + x3 = −a (6)



Lời giải. Theo ñịnh lí Viét, ta có x1 x2 + x1 x3 + x2 x 3 = b (7) . Giả sử x1 x3 = x22 . Có 2 khả năng xảy ra


 x1 x2 x3 = −c (8)


* x2 = 0 ⇒ x1 = 0 hoặc x3 = 0 ⇒ b = c = 0
x1 x2
* x2 ≠ 0 . Lúc này ta có thể viết hệ thức ñã cho là = = t. Từ ñó có thể tính ñược x1 , x3 theo
x2 x3
x2
t và x2 : x1 = tx2 và x3 = . Thay vào (6), (7) và (8), ta thu ñược
t

t + 1 + 1 x2 = −a, t + 1 + 1 x22 = b, x23 = −c .


   
 t   t 
3
1 b  −b 
Chú ý rằng t + +1 ≠ 0 , ta suy ra hệ thức x2 = − ⇒ x23 =   = −c ⇒ b3 = a 3c .
t a  a 
Hệ thức này vẫn ñúng khi b = c = 0 . Vậy b3 = a 3c là hệ thức cần tìm.

3
3. Phương trình bậc 4
Phương trình bậc bốn là phương trình có dạng
Ax 4 + Bx 3 + Cx 2 + Dx + E = 0 ,
trong ñó x là ẩn số còn A, B, C , D, E là các hệ số với a ≠ 0 .
Trước hết ta hãy xét một số dạng phương trình bậc bốn mà qua phép biến ñổi hoặc ñặt ẩn phụ ta
có thể quy về việc giải một phương trình bậc hai
3.1 Phương trình trùng phương

ay 2 + by + c = 0
Phương trình có dạng ax 4 + bx 2 + c = 0 . ðặt y = x 2 ≥ 0 ta ñưa về việc giải 
 .


 y≥0
4 4
3.2 Phương trình dạng ( x + a ) + ( x + b) = c .
a +b a +b
Có thể ñưa về phương trình trùng phương nhờ phép ñặt ẩn phụ y = x + ⇒ x = y− .
2 2
4 4 4 4
4 4 a +b   a −b   a − b   b − a 
Khi ñó ( x + a) + ( x + b) =  y − + a +  y + + b =  y +  +  y + 
 2    2    2   2 
a −b 4 4
ðặt k = . Ta có ( y + k ) + ( y − k ) = 2 y 4 + 12 y 2 k 2 + 2k 4 = c .
2
a −b
Vậy ta có phương trình trùng phương 2 y 4 + 12 y 2 k 2 + 2k 4 − c = 0 với k =
2
4 4
Ví dụ. Giải phương trình ( x −1) + ( x + 3) = 256 (1)
Lời giải. ðặt y = x + 1 . Khi ñó
4 4
(1) ⇔ ( y − 2) + ( y + 2) = 256 ⇔ 2 y 4 + 48 y 2 −112 = 0
 t=4
ðặt t = y 2 ≥ 0 , ta ñược 2t 2 + 48t 2 − 224 = 0 ⇔  .
t = −28
Vì t ≥ 0 nên t = 4 ⇒ y = ±2 ⇒ x = 1 hoặc x = 3 .
*Chú ý. Nếu cần kiểm tra phương trình bậc bốn dạng tổng quát ax 4 + bx 3 + cx 2 + dx + e = 0 ,
b
(a ≠ 0) có trùng phương hay không ,ta chỉ cần ñặt ẩn phụ t = x + .
4a
Nếu sau khi thay vào phương trình ñã cho ta không ñược phương trình trùng phương theo biến t thì
phương trình ñã cho không thuộc thuộc dạng trùng phương.
3.3 Phương trình dạng ( x + a)( x + b)( x + c )( x + d ) = m với a + b = c + d .

Viết phương trình ñã cho dưới dạng  x 2 + (a + b) x + ab  x 2 + (c + d ) x + cd  = m
ðặt t = x 2 + (a + b) x + ab ñưa về phương trình bậc hai theo t .
Ví dụ. Giải phương trình ( x + 1)( x + 2)( x + 3)( x + 4) = 3 (1)
Lời giải. Nhận xét 1 + 4 = 2 + 3 nên phương trình ñã cho tương ñương với
( x 2 + 5x + 4)( x 2 + 5x + 6) = 3
ðặt t = x 2 + 5 x + 4 . Ta có (1) ⇔ t (t + 2) = 3 ⇔ t 2 + 2t − 3 = 0 ⇔ t = 1 ∨ t = −3
−5 ± 13
Khi t = 1 ⇒ x 2 + 5 x + 4 = 1 ⇔ x 2 + 5 x + 3 − 0 ⇔ x = .
2
Khi t = −3 ⇔ x 2 + 5 x + 4 = −3 ⇔ x 2 + 5 x + 7 = 0 phương trình vô nghiệm
−5 + 13 −5 − 13
Vậy phương trình (1) có 2 nghiệm x1 = , x2 =
2 2
4
Chú ý. Phương trình trên mở rộng thành
(a1 x + a2 )(b1 x + b2 )(c1 x + c2 )(d1 x + d 2 ) = m ,
với ñiều kiện a1b1 = c1d1 và a1b2 + a2b1 = c1d 2 + c2 d1 . Khi ñó ta ñặt t = (a1 x + a2 )(b1 x + b2 )
Ví dụ. Giải phương trình (2 x −1)( x −1)( x − 3)(2 x + 3) = −9
Lời giải. Phương trình viết lại dưới dạng (2 x 2 − 3 x + 1)(2 x 2 − 3 x − 9) = −9 .
ðặt t = 2 x 2 − 3x +1 . Ta có phương trình t (t −10) = −9 ⇔ t 2 −10t + 9 = 0 ⇔ t = 1∨ t = 9 .
3
Với t = 1 ⇒ 2 x 2 − 3x +1 = 1 ⇔ 2 x 2 − 3x = 0 ⇔ x = 0 ∨ x = .
2
3 ± 73
Với t = 9 ⇔ 2 x 2 − 3x +1 = 9 ⇔ 2 x 2 − 3x − 8 = 0 ⇔ x = .
4
3 3 + 73 3 − 73
Vậy phương trình có 4 nghiệm x1 = 0, x2 = , x3 = , x4 = .
2 4 4
3.4 Phương trình ñối xứng bậc bốn (Phương trình hối quy)
Phương trình ñối xứng bậc bốn là phương trình có dạng ax 4 + bx 3 + cx 2 + bx + a = 0 ( a ≠ 0 )
Cách giải.
Bước 1. Kiểm tra x = 0 có là nghiệm của phương trình hay không?
Bước 2. Tìm nghiệm x ≠ 0 .
Chia cả hai vế của phương trình cho x 2 ta ñược
b a  1  1
ax 2 + bx + c + + 2 = 0 ⇔ a  x 2 + 2  + b  x +  + c = 0 (2)
x x  x   x
1 1
ðặt t = x + ⇒ x 2 + 2 = t 2 − 2 . Khi ñó phương trình (2) trở thành
x x
a (t 2 − 2) + bt + c = 0 ⇔ at 2 + bt + c = 0
1
Với cách ñặt t = x + , sử dụng bất ñẳng thức AM – GM, ta có
x
1 x 2 + 1 x 2 +1 1
t = x+ = = = x + ≥2.
x x x x
Như vậy từ phương trình ñối xứng bậc 4 ta chuyển về phương trình bậc 2 theo biến t với t ≥ 2 .
Ví dụ. Giải phương trình x 4 + 2 x 3 + x 2 + 2 x + 1 = 0 .
Lời giải. Vì x = 0 không là nghiệm của phương trình, chia hai vế cho x 2 , ta ñược
2 1  1  1
x 2 + 2 x + 1 + + 2 = 0 ⇔  x 2 + 2  + 2. x +  + 1 = 0 .
x x  x   x
1
ðặt t = + x , ta có t 2 − 2 + 2t +1 = 0 ⇔ t = −1 ± 2 .
x
Vì t ≥ 2 nên t = −1 + 2 . Suy ra

1 −1− 2 ± 2 2 −1
x
( )
x + = −1− 2 ⇔ x 2 + x 1 + 2 + 1 = 0 ⇔ x =
2
.

Chú ý. ðối với phương trình bậc 4 có hệ số ñối xứng lệch (phương trình phản hồi quy), dạng
ax 4 + bx3 + cx 2 − bx + a = 0 (a ≠ 0) thì ta vẫn có cách tương tự và ñưa phương trình ñã cho về dạng
at 2 + bt + c + 2a = 0 .

5
3.5 Phương trình bậc 4 có hệ số ñối xứng tỉ lệ (phương trình phản hồi)
Phương trình phản hồi là phương trình có dạng ax 4 + bx 3 + cx 2 + bkx + ak 2 = 0(a ≠ 0, k ≠ 0) .
Cách giải. Tương tự như cách giải các phương trình trên hồi quy và phản hồi quy, bằng cách chia
k
hai vế cho x 2 (nếu x = 0 không là nghiệm ), và ñặt ẩn phụ t = + x , ta ñược phương trình
x
at 2 + bt + c − 2ak = 0 .
Ví dụ. Giải phương trình 2 x 4 − 21x3 + 34 x 2 + 105 x + 50 = 0 .
Lời giải. Ta có x = 0 không là nghiệm của phương trình, chia hai vế của phương trình cho x 2 .
105 50  25   5
2 x 2 − 21x + 34 + + 2 = 0 ⇔ 2  x 2 + 2  − 21 x −  + 34 = 0
x x  x   x
5 25
ðặt x − = t ⇒ x 2 + 2 = t 2 + 10 , ta ñược 2 (t 2 + 10) − 21t + 34 = 0 ⇔ t = 6 ∨ t = 9 2 .
x x
5
* Trường hợp 1. t = 6 ⇒ x − = 6 , ta có x 2 − 6 x − 5 = 0 ⇔ x = 3 ± 14 .
x
9 5 9 9 ± 161
* Trường hợp 2. t = ⇒ x − = , ta có 2 x 2 − 9 x −10 = 0 ⇔ x = .
2 x 2 4
3.6 Cách giải tổng quát phương trình bậc 4
Không mất tính tổng quát (bằng cách chia hai vế của phương trình cho hệ số của x 4 ) ta ñưa phương
trình về dạng
x 4 + ax 3 + bx 2 + cx + d = 0 ⇔ x 4 + ax 3 = −bx 2 − cx − d
a2 x2  2  2 
Thêm vào cả hai vế, ta ñược  x 2 + ax  = x 2 . a − b − cx − d .
4  2   4 
 ax  y2
Cộng vào hai vế của phương trình này cho tam thức  x 2 +  y + với y là hằng số
 2 4
 2  2     2 
 x 2 + ax + y  =  a − b − y.x 2 +  ay − c x +  y − d (1)
 2 2   4 
  2   4 

Chọn y sao cho tam thức bậc hai ở vế phải có nghiệm kép, hay
 ay 2  a2  ay 2 
∆ =  − c − 4  − b + y  − d  = 0 ⇔ y 3 − by 2 + (ac − 4d ) y − d (c 2 − 4b) − c 2 = 0 (2)
 2   4  4 
ðây là một phương trình bậc ba và ta ñã biết cách giải. ðặt
 2   2 
 a − b + y .x 2 +  ay − c x +  y − d  = ( Ax + B )2
 
 4   2   4 
Giả sử y0 là một nghiệm của phương trình (2). Khi ñó thay y0 vào ta ñược phương trình (1) có dạng
2
 2 ax y    
 x + +  = ( Ax + B )2 ⇔  x 2 + ax + y + Ax + B. x 2 + ax + y − Ax − B = 0
 
2 2  2 2 
  2 2 

ax y ax y
⇔ x2 +
+ + Ax + B = 0 ∨ x 2 + + − Ax − B = 0 .
2 2 2 2
Như vậy việc giải phương trình bậc bốn qui về việc giải hai phương trình bậc hai và một phương
trình bậc ba.
Ví dụ. Giải phương trình x 4 + 8 x 3 + 15 x 2 − 4 x − 2 = 0 .
Lời giải. Ta có
6
2
x 4 + 8 x 3 + 15 x 2 − 4 x − 2 = 0 ⇔ x 4 + 8 x3 = 4 x + 2 −15 x 2 ⇔ ( x 2 + 4 x) = x 2 + 4 x + 2 .

y2
Cộng hai vế của phương trình trên cho ( x 2 + 4 x) y + , ta ñược
4
 2  2 
 x 2 + 4 x + y  = (1 + y ) x 2 + (4 + 4 y ) x +  y + 2 (3).
 2   4 

Lưu ý chọn y sao cho vế phải là một bình phương, muốn vậy, biệt số ∆ của tam thức bậc hai ñối
với x phải bằng 0 ,
 y2 
∆ = (4 + 4 y ) − 4 (1 + y ) + 2 = 0 ⇔ (1 + y ) 16.(1 + y ) − ( y 2 + 8) = 0 .
2

 4   

Ta có ngay giá trị y = −1 . Thay vào (3) phương trình trở thành
 2 1 3
2  x + 4x − =  x = −2 ± 3
 x 2 + 4 x − 1  = 9 ⇔ 
  2 2 
⇔  .
 2  4  2 1 3  x = − 2 ± 6
 x + 4x − = − 
 2 2
3.7 ðịnh lí Viète cho phương trình bậc 4
Nếu phương trình bậc bốn ax 4 + bx 3 + cx 2 + d + e = 0 (a ≠ 0) có bốn nghiệm thì

 b

 x1 + x2 + x3 + x4 = −

 a

 c

 x1 x2 + x2 x3 + x3 x4 + x1 x3 + x1 x4 + x2 x4 =

 a


 d
 x1 x2 x3 + x1 x2 x4 + x2 x3 x4 + x1 x3 x4 = −

 a


 e

 x1 x2 x3 x4 =

 a
Ví dụ. Cho phương trình x 4 − 8 x 3 + 19 x 2 + ax + 2 = 0 . Biết rằng phương trình có bốn nghiệm
x1 , x2 , x3 , x4 thoả mãn ñiều kiện x1 + x2 = x3 + x4 . Hãy tìm a và giải phương trình ñã cho.
Lời giải. Theo ñịnh lí Viète, ta có x1 + x2 + x3 + x4 = 8 ⇒ x1 + x2 = x3 + x4 = 4 .
Mặt khác x1 x2 + x2 x3 + x3 x4 + x1 x3 + x1 x4 + x2 x4 = x1.x2 + x3 .x4 + x1.( x3 + x4 ) + x2 ( x3 + x4 )
= x1.x2 + x3 .x4 + ( x1 + x2 )( x3 + x4 ) = 19 .
Do ñó x1.x2 + x3 .x4 = 3 .
Ta lại có x1.x2 .x3 .x4 = 2 , suy ra x1 x2 = 1, x3 x4 = 2 hoặc x1 x2 = 2, x3 x4 = 1
Nếu x1.x2 = 1 thì x3 .x4 = 2 . Khi ñó x1.x2 x3 + x1.x2 x4 + x1.x3 x4 + x2 .x3 x4 = x3 + x4 + 2 ( x1 + x2 ) = 12 .

 x + x2 = 4
  x3 + x4 = 4
 
 x1,2 = 2 ± 3
Vậy a = −12 . Vì  1 và 
 nên suy ra 
 .
 x1.x2 = 1

  x3 .x4 = 2

 

 x
 3,4 = 2 ± 2
Trường hợp x3 x4 = 1 cũng làm tương tự nhưng hoán ñổi vai trò của x1 , x2 với x3 , x4 .
4. Phương trình ñối xứng bậc n
Phương trình ñối xứng bậc n là phương trình có dạng
a0 x n + a1 x n−1 + ... + an−1 x + an = 0
Trong ñó dãy các hệ số là ñối xứng, nghĩa là a0 = an ≠ 0 , a1 = an−1 …

7
Cách giải
- ðối với phương trình ñối xứng bậc chẵn, giả sử bậc của phương trình là n = 2m . Do x = 0
không thể là nghiệm nên ta có thể chia cả hai vế của phương trình cho x m . Sau ñó bằng cách nhóm
1
thích hợp, vế trái của phương trình có thể ñưa về dạng x k + k . Chúng ñều là các biểu thức ñối xứng
x
1 1
với x và . Do ñó, nếu ta biết ñặt t = x + thì sẽ ñưa ñến phương trình bậc k ñối với t .
x x
- ðối với phương trình ñối xứng bậc lẻ, ta dễ dàng thử lại rằng phương trình luôn nhận x = −1 là 1
nghiệm. Do vậy, với giả thiết x +1 ≠ 0 sao cho khi chia hai vế cho x +1 , ta sẽ ñược 1 phương trình
ñối xứng bậc chẵn.
Ví dụ 1. Giải phương trình x 6 − 3 x5 + 6 x 4 − 7 x 3 + 6 x 2 − 3 x + 1 = 0 .
Lời giải. Chia cả hai vế cho x3 , ta ñược
6 3 1  1  1  1
x3 − 3 x 2 + 6 x − 7 + − 2 + 3 = 0 ⇔  x3 + 3  − 3 x 2 + 2  + 6  x +  − 7 = 0 .
x x x  x   x   x
1 1 1
ðặt t = x + , ta có x3 + 3 = t 3 − 3t ; x 2 + 2 = t 2 − 2 . Bởi vậy ta ñược phương trình
x x x
t 3 − 3t 2 + 3t −1 = 0 ⇔ (t −1)3 = 0 ⇔ t = 1 .
1
Từ ñó phương trình ban ñầu tương ñương với phương trình x + = 1 ⇔ x 2 − x +1 = 0 .
x
Dễ thấy phương trình trên vô nghiệm. Vậy phương trình ñã cho vô nghiệm.
Ví dụ 2. Giải phương trình 2 x 7 − 5 x 6 − x 5 − 8 x 4 − 8 x3 − 5 x + 2 = 0 (Xem như bài tập)
Một số bài tập tham khảo
Bài 1. Giải các phương trình
a) x3 − 3 x 2 + x + 1 = 0 b) x3 − 5 x 2 + x + 7 = 0 c) x3 + 2 x − 5 3 = 0
1
d) x3 − x − 2 = 0 e) x3 − 3 x 2 + 9 x − 9 = 0 f) x3 − x 2 − x =
3
g) x3 = 6 x 2 + 1 h) 8 x 3 − 2 x 2 − x + 1 = 0
Bài 2. Cho phương trình x3 − x + 1 = 0 có ba nghiệm phân biệt x1 , x2 , x3 . Tính S = x18 + x28 + x38 .
Bài 3. Biết rằng phương trình x3 + px + q = 0 có ba nghiệm. Chứng minh x13 + x23 + x33 = 3x1 x2 x3 .
Bài 4. Giải và biện luận phương trình ( a, b là tham số) x3 − 3abx + a 3 + b3 = 0 .
Bài 5. Giải các phương trình sau
a) 2 x 4 + 5 x 3 + x 2 + 5 x + 2 = 0 c) x 4 + ( x −1) ( x 2 − 2 x + 2) = 0
b) x 4 − 2 x 3 + 8 x 2 − 2 x + 1 = 0 d) x 4 + 3 x3 − 2 x 2 − 6 x + 4 = 0
Bài 6. Cho phương trình x 4 + px 3 + qx 2 + rx + s = 0 . Tìm ñiều kiện ñể phương trình có hai
nghiệm thỏa ñiều kiện x1 + x2 = 0 .

8
5. Phương trình bậc lớn hơn 4 và một số tính chất
5.1 Xét phương trình bậc năm dạng x5 + ax + b = 0 , a, b ∈ ℤ .
ðịnh lý 1. Nếu a ≡ b ≡ 1(mod 2) thì phương trình không giải ñược bằng căn thức
ðịnh lý 2. Nếu a là số nguyên tố, a ≡ 1(mod 5) và (a, b) = 1 thì phương trình (1) không giải ñược
bằng căn thức.
Ta thừa nhận các tính chất trên. Tổng quát hơn ta có ñịnh lý sau (và cũng ñược thừa nhận)
5.2 ðịnh lý. Xét phương trình f ( x) = 0 , trong ñó f ( x ) là ña thức hệ số nguyên có bậc lớn hơn hoặc
bằng 5. Nếu f là ña thức bất khả quy trên ℚ và có ñúng 2 nghiệm phức trong ℂ thì phương trình
f ( x) = 0 không giải ñược bằng căn thức.
ðể minh họa cho ñịnh lý trên, ta xét ví dụ sau. “Phương trình f ( x ) = x 5 − 6 x + 3 = 0 không giải
ñược bằng căn thức”.
Thật vậy, theo tiêu chuẩn Eisenstein, ña thức f ( x ) = x 5 − 6 x + 3 là ña thức bất khả trên ℚ . Do ñó,
ta chỉ cần chứng minh phương trình có ñúng 2 nghiệm phức hay chứng minh phương trình có ñúng 3
nghiệm thực.
ðể chứng minh ñiều này ta cần sử dụng một kết quả rất quan trọng trong giải tích, thường ñược gọi
là ñịnh lý Rolle
“Nếu hàm f ( x) liên tục trên ñoạn [ a, b ] , khả vi trong khoảng (a, b) và f (a) = f (b) thì tồn tại
một ñiểm c ∈ (a, b) sao cho f '(c ) = 0 ”.

Với f ( x ) = x 5 − 6 x + 3 , ta có f '( x) = 5 x 4 − 6 . Dễ thấy rằng f ' có hai nghiệm là ± 4 65 . Sử dụng


ñịnh lý Rolle, ta nhận thấy f chỉ có thể có tối ña 3 nghiệm thực.
Mặt khác, ta lại có f (−2) = −17, f (−1) = 8, f (1) = −2, f (2) = 23 , và f là hàm liên tục nên chỉ
có thể ñổi dấu mỗi khi ñồ thị của nó cắt trục hoành, nên f có ít nhất 3 nghiệm thực.
Vậy f có ñúng 3 nghiệm thực. Suy ra ñiều phải chứng minh.
Bài tập. Chứng minh rằng các phương trình sau ñây không giải ñược bằng căn thức
a) x5 − 4 x + 2 = 0 b) x5 − 4 x 2 + 2 = 0 c) x5 − 6 x 2 + 3 = 0 d) x 7 −10 x5 + 15 x + 5 = 0

Tài liệu tham khảo


[1] Vũ Hữu Bình, “Nâng cao và phát triển toán 9 (tập 2)”, NXBGD, 2007.
[2] ðặng Hùng Thắng, “Phương trình bất phương trình và hệ phương trình”, NXBGD, 1999.
[3] Nguyễn Trường Chấng, “Phương trình bậc 3, bậc 4, bậc n ”.
[4] Nguyễn Văn Mậu, “Phương pháp giải phương trình, bất phương trình”, NXBGD, 1996.
[5] Hoàng Kỳ, Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn ðức Thuận, “ðại số sơ cấp (Tập 2)”, NXBGD, 1979.
[6] Bùi Xuân Hải, “Lý thuyết trường và Galois” (Lưu hành nội bộ), 2005.
[7] Blair K. Spearman, Kenneth S. Williams. “Conditions for the Insolvability of the quintic
equation x5 + ax + b = 0 ” .

You might also like