You are on page 1of 2

BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN- CÁC ĐỀ DỰ BỊ TỪ 2002-2009

1. ( Dự bị 1 B-2002).Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy
ABCD và SA=a. Gọi E là truung điểm của CD. Tính theo a khoảng cách từ điểm S đến với đường
thẳng BE.
2. ( Dự bị 1 B-2002). Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Gọi
α , β , γ lần lượt là góc giữa mặt phẳng (ABC) với các mặt (OBC), (OCA), (OAB). Chứng minh
rằng: cos α + cos β + cos γ ≤ 3 .
3. ( Dự bị 2 D-2002). Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a và SA vuông góc với đáy
a 6
ABC. Tính khoảng cách từ a điến mặt phẳng (SBC) theo a, biết rằng SA = .
2
4. ( Dự bị 2 A-2003). Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác cân với AB=AC=a và góc
BAC = 1200 , cạnh bên BB’= a. Gọi I là trung điểm của CC’. CMR tam giác AB’I vuông tại A. Tính
cosin của góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (AB’I).
5. ( Dự bị 1 B-2003). Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Tìm điểm M thuộc AA’ sao cho mặt
phẳng (BD’M) cắt hình lập phương theo một thiết diện có diện tích nhỏ nhất.
6. ( Dự bị 1 D-2003). Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tam giác vuông tại B và AB= a, BC= 2a, cạnh
SA vuông góc với đáy và SA = 2a. Gọi M là trung điểm của SC. CMR tam giác AMB cân tại M và
tính diện tích tam giác AMB theo a.
7. ( Dự bị 2 D-2003). Cho tứ diện ABCD có AD vuông góc với mặt phẳng (ABC) và tam giác ABC
vuông tại A, AD = a, AC = b, AB = c. Tính diện tích S của tam giác BCD theo a,b,c và chứng minh
rằng: 2 s ≥ abc(a + b + c) .
8. ( Dự bị 1 B-2004). Cho hình chóp S.ABC có SA = 3a và vuông góc với đáy ABC, tam giác ABC có
AB = BC =2a, góc ở B bằng 1200 . Tính khoảng cách từ đỉnh A đến mặt phẳng (SBC).
a 3
9. ( Dự bị 1 A-2006). Cho hình hộp đứng ABCD.A ' B'C ' D ' có các cạnh AB = AD = a, AA ' =
2
· o
và góc BAD = 60 . Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh A ' D ' và A ' B '. Chứng minh
AC ' vuông góc với mặt phẳng ( BDMN ) . Tính thể tích khối chóp A.BDMN.
10. ( Dự bị 2 A-2006). Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a, AD = 2a,
cạnh SA vuông góc với đáy, cạnh SB tạo với mặt phẳng đáy một góc 60o. Trên cạnh SA lấy điểm
a 3
M sao cho AM = . Mặt phẳng ( BCM ) cắt cạnh SD tại điểm N . Tính thể tích khối chóp
3
S.BCNM.
11. ( Dự bị 2 B-2006). Cho lăng trụ ABC.A 'B 'C ' có A '.ABC là hình chóp tam giác đều, cạnh đáy
AB = a, cạnh bên A ' A = b. Gọi α là góc giữa hai mặt phẳng ( ABC ) và ( A 'BC ) . Tính tgα và thể
tích của khối chóp A '.BB'C 'C.
12. ( Dự bị 1 D-2006). Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, gọi SH là đường cao của
hình
chóp. Khoảng cách từ trung điểm I của SH đến mặt bên (SBC) bằng b. Tính thể tích của khối chóp
S.ABCD.

Created by Vu Doan Tien -1-


13. ( Dự bị 2 D-2006). Cho hình lập phương ABCD.A ' B'C 'D ' có cạnh bằng a và điểm K thuộc cạnh
2
CC ' sao cho CK = a . Mặt phẳng (α) đi qua A, K và song song với BD chia khối lập phương
3
thành hai khối đa diện. Tính thể tích của hai khối đa diện đó.
14. ( Dự bị 1 A-2007). Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có AB = a, AC = 2a, AA'=2a 5 , góc
∠BAC = 1200 . Gọi M là trung điểm của cạnh CC’. Chứng minh MB vuông góc với MA’ và tính
khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (A’BM).
15. ( Dự bị 2 A-2007). Cho hình chóp S.ABC có góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABC) bằng 600 và
ABC, SBC là các tam giác đều cạnh a. Tính theo a khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SAC).
16. ( Dự bị 1 B-2007). Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, SA vuông góc với
đáy ABCD. Cho AB = a, SA = a 2 . Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A trên SB, SD. CMR
SC ⊥ ( AHK ) và tính thể tích của hình chóp OAHK.
17. ( Dự bị 2 B-2007). Trong mặt phẳng (P) cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R và điểm C thuộc
nửa đường tròn đó sao cho AC= R. Trên đường thẳng vuông góc với (P) tại A lấy điểm S sao cho
góc ∠( SAB, SBC ) = 600 . Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A trên SB, SC. Chứng minh rằng tam
giác AHK vuông và tính thể tích của hình chóp S.ABC.
18. ( Dự bị 1 D-2007). Cho lăng trụ đứng ABC.A1B1C1 có đáy là tam giác vuông, AB =AC=a,
AA1 = a 2 . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của đoạn AA 1 và BC1. Chứng minh MN là đường
vuông góc chung của AA1 và BC1. Tính thể tích hình chóp MA1BC1.
19. ( Dự bị 2 D-2007). Cho lăng trụ đứng ABC.A1B1C1 có tất cả các cạnh bằng a. M là trung điểm của
đoạn AA1. CHứng minh rằng BM ⊥ B1C và tính khoảng cách giữa BM và B1C.
20. ( Dự bị 1 A-2008). Cho hình chóp S.ABC đáy là tam giác ABC vuông tại B. BA =BC =2a, hình
chiếu vuông góc của S trên mặt đáy (ABC) là trung điểm cạnh AB và SE = 2a. Gọi I, I lần lượt là
trung điểm của EC, SC; M là điểm di động trên tia đối của tia BA sao cho góc ∠ECM = α (α < 900 )
và H là hình chiếu vuông góc của S trên CM. Tính thể tích khối tứ diện EHIJ theo a và α . Tìm α
để thể tích đó là lớn nhất.
21. (Dự bị 2 A-2008). Cho hình chóp S.ABC mà mỗi mặt bên là các tam giác vuông, SA= SB = SC =a.
Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC; D là điểm đối xứng của S qua E; I là
giao điểm của AD với mặt phẳng (SMN). Chứng minh rằng AD vuông góc với SI và tính theo a thể
tích khối tứ diện MBSI.
22. (Dự bị 1 B-2008). Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA = a 3 và SA
vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính theo a thể tích khối tứ diện SACD và tính cosin của góc giữa
hai đường thẳng SB, AC.
23. (Dự bị 2 B-2008). Cho tứ diện ABCD có các mặt ABC và ABD là các tam giác đều cạnh a, các mặt
ACD và BCD vuông góc với nhau. Hãy tính theo a thể tích khối tứ diện ABCD và tính số đo góc
giữa hai đường thẳng AD và BC.

Created by Vu Doan Tien -2-

You might also like