You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN

A. TỰ LUẬN:

1) Viết cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tố mà nguyên tử


của chúng có đặc điểm sau đây:
a) Phân lớp có mức năng lượng cao nhất là: 3p5, 4s2, 3d8, 5s1
b) Phân lớp e ngoài cùng là: 3p1, 4s1, 4p3
c) Nguyên tử có tổng số e s là 8
d) Nguyên tử có tổng số e p là 16
2) Nguyên tử của nguyên tố R nằm ở ô thứ 26 trong bảng tuần
hoàn, có số khối bằng 56.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R, xác định vị
trí của R trong bảng tuần hoàn.
b) Xác định số proton, số nơtron, số electron của R
c) Viết cấu hình electron của ion R2+, R3+
d) Xác định số proton, số nơtron, số electron của R2+, R3+
3) Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng
là: 3s23p6
a) Xác định vị trí của R trong HTTH, gọi tên R
b) Cation M3+ và anion X2- có cấu hình electron giống cấu hình
electron của R. Hãy suy ra cấu hình electron của nguyên tố X, M
c) X, M là kim loại hay phi kim, viết công thức oxit cao nhất,
hiđroxit tương ứng của X và M
4)Cho các ion A+ và B2-, đều có cấu hình electron là 2s22p6.
a. Viết cấu hình electron của A và B, viết phương trình phản ứng
của A với B, gọi tên sản phẩm C, D tạo thành.
b. Cho C, D tác dụng với nước dư thu được dung dịch X, khí Y.
* Dung dịch X tác dụng vừa đủ 600ml dung dịch HCl 0,5M.
* Khí Y tác dụng đủ hết 448ml C2H2 (đktc). Tính lượng C, D đã
dùng.
Đề thi Olympic PTTH Lê Quý Đôn Tp HCM
5) Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n
= 3) tương ứng là ns1, ns2np1, ns2np5.
* Hãy xác định vị trí của A, M, X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
* Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
A(OH)m + MXy  → A1 ↓ +…
A1 ↓ + A(OH)m  → A2(tan) +…
A2 + HX + H2O  → A1 ↓ +…
A1 + HX  → A3 (tan) +…
6) Hai nguyên tố A và B thuộc hai ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
Tổng số hạt mang điện tích trong hai nguyên tử A và B là 66.
a) Tính điện tích hạt nhân của A và B
b) Viết cấu hình electron của A và B. Mỗi nguyên tử có bao nhiêu
electron độc thân ở trạng thái cơ bản
c) Khi chuyển sang trạng thái kích thích, số electron độc thân
trong nguyên tử mỗi nguyên tố bằng bao nhiêu?
7) Có 2 nguyên tố A và B đều thuộc nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp
nhau trong bảng tuần hoàn ( STT của nguyên tố A bé hơn STT của
nguyên tố B). Số electron ở lớp ngoài cùng của B bằng số lớp
electron của A. Số electron ở lớp ngoài cùng của A gấp đôi số lớp
electron của B. Tổng số electron ngoài cùng của A và B bằng 8. Hãy
xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn?
8) Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm A liên tiếp nhau. Trong bảng
tuần hoàn B thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất A, B không phản
ứng với nhau. Tổng số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử của
A và B là 25. Viết cấu hình của A và B.
9) A, B, C là 3 nguyên tố thuộc chu kì 3 có tổng số hiệu nguyên tử
bằng 48. Số hiệu nguyên tử của B bằng trung bình cộng số hiệu
nguyên tử của A và C. Gọi tên A, B, C biết cả 3 nguyên tố trên đều
tạo hợp chất khí với hiđro.
10) Hai nguyên tố A và B thuộc hai chu kì liên tiếp đều có thể tạo
thành các ion A2- cả B2- có cấu hình electron bền. Điện tích hạt nhân
của A và B hơn kém nhau 18 đơn vị. Cho biết hai nguyên tố đó thuộc
nhóm nào, chu kì nào?
11) A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì
liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện trong
nguyên tử A và B là 24.
C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì.
Tổng số khối trong nguyên tử C và D là 51. Số nơtron của D lớn hơn
của C là 2. Số electron của C bằng số nơtron của nó.
a) Xác định các nguyên tố trên , viết cấu hình electron nguyên tử
của chúng.
b) Định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
12) Hai nguyên tố A , B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì. Tổng số
hiệu nguyên tử của A và B là 31
a) Xác định hai nguyên tố A , B
b) Định vị trí A, B trong bảng tuần hoàn và so sánh các tính chất
hoá học cơ bản của chúng.
c) Viết công thức hợp chất khí với hiđro, oxit cao nhất và hiđroxit
tương ứng của A, B.
13) Cho các nguyên tố 15P, 16S, 17Cl, 14Si. Dựa vào vị trí của chúng
trong bảng tuần hoàn.
a) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự giảm dần tính phi kim.
b) VIết công thức của oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng và hợp
chất với hiđro của các nguyên tố trên.
c) So sánh tính axít của các hợp chất trên với nhau.
14) Xét các nguyên tố sau:
a. Cs, Ca, Mg, K, Be
b. Rb, Al, Mg, Ca, K
c. Sr, Ca, Cs, Al, Rb
d. Mg, Rb, Al, K, Cs
Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều:
- Tính kim loại giảm dần của câu a, b
- Tính phi kim tăng dần của câu c, d
- Tinh bazơ tăng dần của oxít cao nhất và hiđroxit tương ứng
của câu a, b, c, d
- Bán kính nguyên tử giảm dần của câu d
15) Cho biết cấu hình electron của hai nguyên tố sau:
X: 1s22s22p63s23p1
Y: 1s22s22p63s23p5
a) Xác định tên, vị trí nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn
b) Hạt nhân nguyên tử X có 14 nơtron, hạt nhân nguyên tử Y có
18 nơtron. Viết ký hiệu nguyên tử của X, Y.
c) Viết công thức oxít cao nhất của X, Y
d) Viết phản ứng giữa X và Y; giữa oxít cao nhất của X và hợp
chất khí với hiđro của Y.
16) Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo
được hợp chất khí với hiđro và công thức oxít cao nhất là YO3.
Nguyên tố Y tạo với kim loại M một hợp chất có công thức MY2, trong
đó, M chiếm 46,67% về khối lượng. Định tên kim loại M
14) Nguyên tố R có 6 electron lớp ngoài cùng. R tạo với hiđro một
hợp chất khí có tỉ khối hơi so với heli là 8,5. Xác định R.
17) X là hợp chất của A với hiđro có chứa 98,561% A về khối lượng.
Cho 5,07 (g) hợp chất Y tạo bởi A và lưu huỳnh tác dụng với 20,95
(g) dung dịch axit HCl 12,196% thu được dung dịch D và V(l) khí H2S
(đkc).
a) Xác định MA và vị trí A trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của X, Y.
c) Tính giá trị V và khối lượng dung dịch D.
18) Hoà tan 5,55 gam một kim loại kiềm vào thì giải phóng một khí
A, cho khí này đi qua đồng (II) oxít đun nóng thì thấy tạo ra 25,6 gam
đồng kim loại. Gọi tên kim loại kiềm.
19) Hoà tan hết 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B vào 100 gam
nước, thu 2,24 lít khí H2 (đktc) và dd C.
a) Xác định A và B. Biết chúng thuộc hai chu kì kế tiếp trong bảng
tuần hoàn.
b) TÍnh % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
c) Tính C% cua mỗi chất trong dd C.
d) Tính thể tích dd HCl 10% ( D = 1,047 g/ml ) vừa đủ dùng để
trung hoà dd C
20) Đốt cháy hoàn toàn một lượng kim loại kiềm cần dùng 4,8 g oxi
và thu được 18,6 g một chất rắn. Xác định tên và lượng kim loại kiềm
đã dùng.
21) Cho 3g hỗn hợp kim loại kiềm A và Natri tác dụng với nước. Để
trung hoà dd thu được cần 0,2 mol axít HCl. Xác định tên và lượng
kim loại kiềm A đã dùng.
22) Xét một hỗn hợp X gồm 2 muối clorua của hai kim loại kiềm A và
B biết khối lượng nguyên tử của A nhỏ hơn B. A và B ở 2 chu kì liên
tiếp. Cho 19,15 g hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 300 g dd AgNO3
sau phản ứng ta thu được 43,05 g kết tủa và một dd D.
a) Xác định nồng độ % của dd AgNO3
b) Cô cạn dd D ta thu được bao nhiêu gam muối khan
c) Định tên và khối lượng các muối clorua trong hỗn hợp X.
23) Hoà tan 28,4 g một hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại
hóa trị (II) bằng dung dịch HCl dư, thu được 6.72 lít khí ở đkc và 1 dd
A.
a) Tính tổng số gam của hai muối clorua có trong ddA.
b) Xác định tên của 2 kim loại nếu 2 kim loại đó thuộc 2 chu kì liên
tiếp của phân nhóm chính nhóm II.
c) Tính phấn trăm của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
d) Nếu dẫn toàn bộ khí CO2 cho hấp thụ hoàn toàn vào 1.25 l dd
Ba(OH)2 để thu được 39.4 g kết tủa thì nồng độ mol/lit của dd
Ba(OH)2 là bao nhiêu?
A. TRẮC NGHIỆM:
1) Trong nguyên tử, số electron tối đa của lớp thứ n là:
A. n2 B. 2n2 + 1 C. 2n2 D. 2n2 - 1
2) Ion nào sau đây có tổng số proton bằng 48
A. PO43- B. SO32- C. SO42- D. NO3¯
3) Nguyên tử X có cấu hình electron hoá trị là (n-1)d5ns1 (n≥4). Vị trí
của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì n, nhóm IA
B. Chu kì n, nhóm IB
C. Chu kì n, nhóm VIA
D. Chu kì n, nhóm VIB
4) Nguyên tử hay ion nào sau đây có electron độc thân ở obitan s
A. 26Fe B. 26Fe2+ C. 26Fe3+ D. 24Cr
5) Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy
nguyên tử M có cấu hình:
A. 1s22s22p63s23p63d64s2
B. 1s22s22p63s23p64s23d8
C. 1s22s22p63s23p63d8
D. 1s22s22p63s23p63d54s24p1
6) Cấu hình electron của ion có lớp ngoài cùng là 2s22p6 . Cấu hình
electron của nguyên tử tạo ra ion đó là:
A. 1s22s22p63s1
B. 1s22s22p63s2
C. 1s22s22p5
D. Tất cả cấu hình trên đều có thể đúng
7) Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố thứ hai của chu kì thứ n có cấu
hình lớp electron hoá trị là:
A. ns B. np C. nd D. nf
8) Tính chất hoặc đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn:
A. số lớp electron
B. Số electron lớp ngoài cùng
C. Khối lượng nguyên tử
D. Điện tích hạt nhân
9) Các ion A2¯ và B2¯ đều có cấu hình bền của khí hiếm. Số hiệu
nguyên tử hơn kém nhau 8 đơn vị, thuộc hai chu kì liên tiếp, A,B là:
A. C và Si B. N và P C. S và Se D. O và S
10) Nguyên tố X tạo hợp chất với iot là XI3. Công thức oxít nào của
X ở đây viết đúng:
A. X3O2 B. X2O3 C. XO D. XO3
11) Một nguyên tố ở nhóm VIA có cấu hình electron nguyên tử ở
trạng thái kích thích ứng với số oxi hoá + 6 là:
A. 1s22s22p63s23p4
B. 1s22s22p63s13p5
C. 1s22s22p63s13p33d2
D. 1s22s22p63s23p33d1
12) Dãy nào sau đây xếp theo chiều giảm dần bán kính của các ion:
A. S2-, Cl¯, K+, Ca2+ B. S2-, K+, Cl¯, Ca2+
C. Ca2+, K+, Cl¯, S2- D. Ca2+, S2-, K+, Cl¯
13) Dãy nào sau đây xếp theo chiều tăng dần bán kính của các ion:
A. O2-, F¯, Na+, Mg2+, Al3+
B. Al3+, Mg2+, Na+, F¯, O2-
C. Na+, O2-, Al3+, F¯, Mg2+
D. F¯, Na+, O2-, Mg2+, Al3+
14) Ion M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d9. Vị trí
của M trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIIB
B. Chu kì 4, nhóm IA
C. Chu kì 4, nhóm IB
D. Chu kì 4, nhóm IIB
15) Trong 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn, số nguyên tố
có nguyên tử với hai electron độc thân ở trạng thái cơ bản là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hai nguyên tử của nguyên tố A và B có cấu hình electron ở lớp ngoài
cùng là 4px và 4sy. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của A
và B là 7. Biết A không phải là khí hiếm. Vậy A và B là:
a) K và Br b) Ca và Se c) Br và Ca
d) Sc và Br
16) Anion X- và Cation Y+ có cấu hình electron tương tự nhâu, điều
kết luận nào sau đây là đúng:
b) Nguyên tố X và Y phải nằm cùng chu kỳ trong
bảng HTTH
c) Số electron trong lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố
Y nhiều hơn trong lớp vỏ của nguyên tử X là 2e.
d) Số electron trong lớp vỏ ngoài cùng của nguyên
tử Y nhiều hơn số electron trong lớp vỏ ngoài
cùng của nguyên tử X là 2e.
e) Số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y như
nhau.

You might also like