You are on page 1of 22

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

Phòng 3104, Tầng 31, Toà nhà 34T, Phố Hoàng Đạo Thúy, Khu Trung Hòa Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: +84 4 2221 2923 Fax: +84 4 2221 2924
Email: mcd@mcdvietnam.org Web: www.mcdvietnam.org

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ NHANH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
VÙNG LÕI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN SÔNG HỒNG

Người thực hiện:


Minh Hoàng
Vũ Thị Thảo
Thân Thị Hiền

Hà Nội, tháng 6 năm 2009

Biển bạc cho cuộc sống vàng


MỤC LỤC

Phần I: Giới thiệu.........................................................................................................................3


1.1. Tổng quan vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (DTSQSH) .....................3
1.2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp đánh giá .....................................................................4
Phần II: Tóm tắt hiện trạng quản lý vùng lõi khu DTSQSH......................................................4
2.1. Thể chế chính sách chính có liên quan ..............................................................................4
2.2 Cơ cấu quản lý và năng lực của các bên trực tiếp tham gia quản lý....................................8
2.3 Vai trò và sự tham gia của các bên tham gia quản lý vùng lõi khu DTSQSH ....................10
2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý vùng lõi Khu DTSQSH.....................15
Phần III: Đề xuất khuyến nghị cải thiện quản lý vùng lõi khu DTSQSH................................18
3.1 Định hướng quản lý vùng lõi khu DTSQSH.......................................................................18
3.2 Đề xuất các hoạt động quản lý vùng lõi khu DTSQSH.......................................................19

2
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Phần I: Giới thiệu

1.1. Tổng quan vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
(DTSQSH)

Khu DTSQSH là khu vực đất


ngập nước ven biển được quản lý bởi 3
tỉnh ven biển (Nam Định, Thái Bình,
Ninh Bình) nhằm mục tiêu phối hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hoà giữa bảo tồn, phát
triển và văn hoá, tạo ra một mô hình phát
triển bền vững trong khu vực.

Vùng lõi khu DTSQSH có diện


tích 14.167 ha bao gồm Vườn quốc gia
(VQG) Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ,
tỉnh Nam Định và Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước (KBT) Tiền Hải,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Khu vực
này có giá trị đa dạng sinh học cao. Đây
là nơi cư trú của khoảng 200 loài chim,
trong đó một số loài chim quý hiếm và Bản đồ phân vùng chức năng khu
có tầm quan trọng quốc tế, có tên trong DTSQSH
Sách đỏ thế giới như: Cò thìa Platalea
minor, Bồ nông chân xám Larus
saunders, ... Những hệ sinh thái rừng
ngập mặn, đầm lầy, bãi bồi ven biển và
cửa sông nơi đây đã cung cấp sinh cảnh
thuận lợi cho nhiều loài động, thực vật
có giá trị .
Dân số vùng đệm của VQG và KBT chiếm khoảng 62.000 người (trong đó
46.000 người thuộc 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ và 16.000 người thuộc 3 xã
vùng đệm của KBT Tiền Hải). Hoạt động sinh kế chính của người dân ở đây bao
gồm: nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản, thương mại, dịch vụ và gần đây

3
Biển bạc cho cuộc sống vàng
có thêm hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng. Đời sống người dân nhìn chung còn
nhiều khó khăn. Khoảng 60% dân số sống phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lợi ven
biển bằng nghề khai thác hay nuôi trồng thuỷ sản, tạo áp lực khá lớn lên các hệ sinh
thái trong khu vực.

Xuất phát từ bối cảnh trên, rõ ràng công tác quản lý vùng lõi khu DTSQSH là
một nhu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm dung hòa giữa mục tiêu bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho cộng đồng dân cư.

1.2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp đánh giá

Mục tiêu của báo cáo nhằm đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất những
hành động khả thi nhằm tăng cường hiệu quả hơn công tác bảo tồn nguồn lợi và sử
dụng khôn khéo tài nguyên thuộc vùng lõi khu DTSQSH.

Phương pháp đánh giá bao gồm:

• Rà soát chính sách (các văn bản pháp lý, quy định liên quan của các
cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương), phân tích các thuận lợi và khó khăn
trong quản lý vùng lõi khu DTSQSH.

• Tham vấn các bên liên quan (chính quyền, Ban quản lý VQG Xuân
Thuỷ và KBT Tiền Hải, cộng đồng địa phương) về vai trò, sự tham gia của các bên
và xác định các hoạt động và cơ chế phối hợp khả thi nhằm tăng cường hiệu quả
quản lý vùng lõi.

• Tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan quản lý cấp trung ương
về cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động quản lý ở địa phương.

Phần II: Tóm tắt hiện trạng quản lý vùng lõi khu DTSQSH

2.1. Thể chế chính sách chính có liên quan

VQG Xuân Thủy (thành lập theo quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2003
của Thủ tướng chính phủ) và KBT Tiền Hải (phê chuẩn theo quyết định số
4895/KGVX ngày 05/09/1994 của văn phòng Chính Phủ) đều là những khu rừng

4
Biển bạc cho cuộc sống vàng
đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia. Vì thế, việc quản lý VQG và KBT này nằm
trong phạm vi điều chỉnh của nhiều văn bản pháp lý và chính sách của Nhà nước.

Một số văn bản Luật liên quan có quy định về công tác quản lý rừng đặc dụng
như Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo
vệ đa dạng sinh học.

Quyết định số 186/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 14/8/2006
về quy chế quản lý rừng, Vườn quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn Tiền Hải đều
được xếp vào loại rừng đặc dụng với mục đích “bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng,
nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái”. Chính phủ nghiêm
cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan, chăn thả gia súc, gia cầm, săn bắn,
bẫy, bắt các loài động vật hoang dã ….trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của
VQG và KBT. Ngoài ra, vai trò và trách nhiệm của Ban quản lý rừng, UBND cấp
huyện và cấp xã có ranh giới hành chính nằm trong vùng đệm của VQG và KBT
cũng được quy định.

VQG Xuân Thủy và KBT Tiền Hải có hệ sinh thái đặc thù là đất ngập
nước, do đó mục đích sử dụng có thể mở rộng theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP
ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững đất
ngập nước. Đây là một trong những văn bản quan trọng quy định việc quản lý tài
nguyên đất ngập nước theo cách tiếp cận hệ sinh thái, có sự tham gia của các bên
liên quan và theo nguyên tắc khai thác khôn khéo tài nguyên. Nghị định cũng
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng đệm vào hoạt động giám sát
và quản lý các vùng đất ngập nước.

5
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Ngoài ra, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững VQG Xuân Thủy và KBT
Tiền Hải phù hợp với các kế hoạch và chiến lược phát triển của Nhà nước bao gồm
Kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia, Kế hoạch hành động về bảo tồn và
phát triển các vùng đất ngập nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004), Chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,
Chiến lược quản lý hệ thống KBT thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010.

Để tăng cường công tác quản lý rừng, Nhà nước cũng ban hành một số văn
bản pháp lý về việc xử phạt vi phạm liên quan đến các khu rừng đặc dụng: Nghị
định số 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (điều 2- điều 10 có các quy định về bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản ở khu bảo tồn), Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản,...

Như vậy, về cơ bản, công tác quản lý VQG và KBT có một hành lang pháp lý
ở cấp trung ương khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối kết hợp với nhau
.

Bên cạnh những văn bản pháp luật và chính sách chung, mỗi khu vực có
những văn bản pháp lý áp dụng riêng. VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định nằm dưới
sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định có
những văn bản pháp lý liên quan sau:

6
Biển bạc cho cuộc sống vàng
• Quyết định số 872/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định ngày 24
tháng 4 năm 2003 về "Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ”.

• Kế hoạch quản lý VQG do UBND tỉnh Nam Định phê duyệt năm 2006
và UBND tỉnh hô trợ ban hành “quy chế phối hợp” giữa các bên tham
gia quản lý VQG Xuân Thuỷ.

• Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Nam Định, trong đó xác
định việc bảo tồn và phát triển VQG là chủ điểm quan tâm của chiến
lược.

• Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (công
ước RAMSAR): Công ước đưa ra khuyến cáo và các tiêu chí sử dụng
khôn khéo tài nguyên đất ngập nước, đồng thời xem trọng vai trò của
cộng đồng khu vực lân cận. Xuân Thủy là khu vực đầu tiên của Việt
Nam tham gia Công ước RAMSAR, đồng nghĩa với việc chúng ta cần
phải thực hiện tất cả các quy định và cam kết trong công ước này.

Một số thông tin và văn bản pháp lý đối với KBT thiên nhiên Tiền Hải :

• Quyết định số 4895/KGVX ngày 5/9/1994 của văn phòng Chính Phủ
về việc công nhận KBT thiên nhiên Tiền Hải

• Quyết định số 660 KH ngày 4/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về phê duyệt dự án đầu tư KBT
thiên nhiên.

• Quyết định 574/QĐ-UB ngày 25/12/1996 của UBND tỉnh Thái Bình về
phê duyệt dự án vùng đệm KBT

• Quyết định số 271/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình ngày 16/4/2001
về việc thành lập Ban Quản Lý khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, dưới
sự quản lý của UBND huyện Tiền Hải

• Quyết định số 80/QĐ-UB ngày 18/7/1996 của UBND huyện Tiền Hải
về thành lập Ban quản lý dự án Ramsar.

7
Biển bạc cho cuộc sống vàng
2.2 Cơ cấu quản lý và năng lực của các bên trực tiếp tham gia quản lý

Nhìn chung, cơ cấu quản lý của VQG Xuân Thủy và KBT Tiền Hải có sự
không đồng nhất với nhau.

VQG Xuân Thủy

Cơ quan chủ quản được UBND tỉnh Nam Định giao trọng trách trực tiếp
quản lý VQG là Sở NN&PTNT với đơn vị trực thuộc tại cấp huyện là BQL VQG
Xuân Thủy. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia quản lý của các cơ quan khác của cấp
tỉnh, huyện như Sở TNMT, Sở KHCN, UBND huyện Giao Thủy, Đồn biên phòng
84, ..v..v..

Lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động sử dụng và khai
thác tài nguyên trên vùng đất bãi bồi huyện Giao Thủy gồm có:

BQL VQG Xuân Thủy: 18 cán bộ

Hạt kiểm lâm VQG Xuân Thủy: 4 cán bộ

Trạm biên phòng Cồn Lu: 7 chiến sỹ

05 xã vùng đệm: 05 cán bộ địa chính xã

Rừng ngập mặn tại vùng lõi VQG Xuân Thủy


Sơ đồ 1: Cơ cấu quản lý VQG Xuân Thủy

8
Biển bạc cho cuộc sống vàng
UBND tỉnh Nam
Định

Sở TNMT
Bộ chỉ huy biên
Sở KH&CN Sở NN&PTNT
phòng tỉnh
Sở Du lịch

Hạt kiểm lâm


BQL VQG UBND huyện
Đồn biên phòng VQG Xuân
Xuân Thủy Giao Thủy
Thủy

Trạm biên phòng


Cồn Vành UBND 05 xã
vùng đệm

KBT thiên nhiên Tiền Hải

Trọng trách quản lý trực tiếp KBT thiên nhiên Tiền Hải được UBND tỉnh
Thái Bình giao cho không phải là một cơ quan chuyên môn mà là cơ quan quản lý
hành chính Nhà nước, đó là UBND huyện Tiền Hải.

Lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý và bảo vệ vùng đất bãi
bồi huyện Tiền Hải

BQL KBTTN Tiền Hải: 03 cán bộ

Trạm biên phòng Cồn Vành: 14 chiến sỹ

Các xã vùng đệm: 3 cán bộ địa chính xã

Sơ đồ 2: Cơ cấu quản lý KBT thiên nhiên Tiền Hải

9
Biển bạc cho cuộc sống vàng
UBND tỉnh Thái Bình

Bộ chỉ huy biên


Các Sở ban ngành tỉnh phòng tỉnh UBND
huyện Tiền
Đồn biên phòng Hải

Trạm biên phòng UBND các xã


BQL
KBTTN vùng đệm
Tiền Hải

2.3 Vai trò và sự tham gia của các bên tham gia quản lý vùng lõi khu
DTSQSH

Kết quả đánh giá các bên liên quan cho thấy vai trò của các cơ quan quản lý
nhà nước trong đó có chính quyền địa phương (UBND tỉnh/ huyện/xã) và các cơ
quan chuyên môn (Sở/phòng TNMT, Sở NNPTNT/phòng NNPTNT, BQL Vườn
Quốc Gia Xuân Thuỷ và Khu bảo tồn Tiền Hải) đóng vai trò quan trọng. Các cơ
quan quản lý địa phương (cấp huyện) đã có sự phối hợp tuy nhiên chưa được tổ
chức một cách thường xuyên và hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn có mối quan hệ
và tham vấn ý kiến cho các cơ quan quản lý trong việc ra quyết định quản lý và sử
dụng tài nguyên vùng lõi khu DTSQSH (quy hoạch phát triển, kế hoạch quản lý và
bảo vệ VQG).

Ngoài ra các cơ quan quản lý như Hạt kiểm lâm (Giao Thuỷ) và Đồn Biên
Phòng có vai trò chức năng bảo vệ tài nguyên rừng, an ninh biển. Hiện tại ở Tiền
Hải đang chuẩn bị thành lập Hạt kiểm lâm hỗ trợ các lực lượng khác tham gia quản
lý tài nguyên.

Cộng đồng địa phương giữ vai trò khá quan trọng vì họ là người sử dụng
nguồn lợi và chịu tác động bởi các hoạt động quản lý và đồng thời họ cũng là đối
tượng gây tác động đối với việc quản lý. VD: nhóm du lịch sinh thái cộng đồng hay
nhóm khai thác thuỷ sản dựa vào nguồn lợi để phát triển sinh kế. Các nhóm này
được tổ chức và tham gia tích cực trong bảo tồn và phát triển cộng đồng với sự hỗ

10
Biển bạc cho cuộc sống vàng
trợ của các tổ chức trong đó có MCD, CORIN thông qua các dự án phối hợp với địa
phương (dự án DLST cộng đồng tại Giao Xuân – VQG Xuân Thuỷ và Nam Phú –
KBT Tiền Hải) và dự án phát triển sinh kế vùng đệm (nuôi ong, trồng nấm tại các
xã Giao Thiện và Giao An, VQG Xuân Thuỷ).

Báo cáo hiện trạng sử dụng nguồn lợi của MCD cho thấy khoảng hơn 60%
người dân tại vùng lõi khu Dự trữ sinh quyển sống dựa vào nguồn lợi ven biển để
khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Nhu cầu sử dụng nguồn lợi ven biển ngày càng
tăng trong khi nguồn lợi ngày càng suy giảm (đặc biệt các loài thuỷ hải sản), hệ sinh
thái Rừng ngập mặn đã bị tàn phá trong những năm vừa qua đã làm giảm năng suất
của các dịch vụ hệ sinh thái. Các biện pháp và quy chế quản lý tài nguyên đất ngập
nước chưa được thực thi có hiệu quả tại cấp cộng đồng, người dân cần được tổ chức
và nâng cao kỹ năng cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực (trong đó có chính
sách hỗ trợ phát triển sinh kế để phát triển và sử dụng nguồn lợi bền vững).

Các tổ chức xã hội trong đó có Đoàn Thanh Niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh có thể tham gia phối hợp giáo dục nâng cao nhận thức và nhân rộng các hoạt
động trong phạm vi toàn xã. Ngoài ra, Trung Tâm học tập cộng đồng đã được vận
hành có thể điều phối truyền thông giáo dục môi trường cộng đồng và tổ chức tập
huấn năng cao năng lực với cơ sở vật chất khá đầy đủ.

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội NTTS nhuyễn thể Giao Thuỷ, CLB nuôi
ong, CLB trồng nấm, CLB Bảo tồn chim di cư v.v.) đã đi vào hoạt động lôi cuốn sự
tham gia và nâng cao nhận thức của các thành viên cộng đồng phát triển sinh kế và
tham gia bảo vệ rừng ngập mặn và quản lý tài nguyên ven biển.

Uỷ ban con người và sinh quyển quốc gia (MAB) đóng vai trò điều phối và tư
vấn bảo tồn và phát triển khu DTSQ. MCD và các tổ chức quốc tế hô trợ thực hiện
thể chế và lồng ghép các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng ở địa phương.

Bảng 1: Vai trò và mức độ quan trọng các bên liên quan quản lý vùng lõi khu
DTSQSH

11
Biển bạc cho cuộc sống vàng
STT Tên tổ chức/hội nhóm Đặc điểm chính Mức độ quan
trọng/ ảnh hưởng

Cao TB Thấp

1 Chính quyền TW Ban hành các chính sách vĩ x



2 UBND cấp tỉnh (NĐ + TB) Ban hành các quyết định x
và hướng dẫn thực hiện
3 Sở liên quan (NNPTNT, Cơ quan tham mưu cho x
TNMT) UBND tỉnh về chuyên
môn
4 UBND các huyện Giao Tổ chức thực hiện quyết x
Thủy và Tiền Hải định và chính sách cấp trên
5 Phòng ban liên quan Tham mưu cho UBND x
(TNMT và NNPTNT) huyện về chuyên môn
6 UBND xã vùng đệm Tổ chức thực hiện x
7 Các đoàn thể địa phương Thực hiện x
(Hội Phụ nữ, TN, cựu
chiến binh…)
8 Các tổ chức quốc tế, phi Tư vấn, tài trợ x
chính phủ (các ĐSQ, PCP)
9 Các hội nghề nghiệp Thực hiện x
10 Nhóm NTTS Nt x
11 Nhóm KTTS Nt x
12 Nhóm dịch vụ nt x
13 BQL VQG XT + KBT TH Thực hiện quy định quản x
lý + các nhiệm vụ khác (tư
vấn…)

12
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm trong Hội thảo “Tham vấn cộng đồng và
các bên liên quan”, ngày 27/4/2009 tại trụ sở Ban quản lý VQG Xuân Thủy.

Mô hình quản lý vùng lõi khu DTSQ hiện nay bắt đầu hình thành trong đó có
Ban Quản lý liên tỉnh, Ban Thư ký, Ban cố vấn và đang trong quá trình lập kế hoạch
quản lý. Sở Tài nguyên Môi trường của 03 tỉnh sẽ là các đầu mối liên lạc thay cho
UBND 03 tỉnh về các nội dung liên quan đến Khu DTSQ. UBND 03 tỉnh liên quan
sẽ luân phiên giữ vai trò Trưởng ban trong 05 năm. Ở giai đoạn hiện nay, UBND
tỉnh Nam Định đang giữ vai trò là Trưởng ban quản lý và VQG Xuân Thủy là thư
ký thường trực.

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức BQL khu DTSQSH


PHÓ TRƯỞNG BAN TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN
PCT UBND TỈNH PCT UBND TỈNH PCT UBND TỈNH
THÁI BÌNH NAM ĐỊNH NINH BÌNH
(Kiêm nhiệm) (Kiêm nhiệm) (Kiêm nhiệm)

BAN THƯ KÝ
BAN CỐ VẤN
KHU DỰ TRỮ
KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN
SINH QUYỂN
(VQG XT &
(MAB &MCD
KBTTN TH

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP LIÊN HỆ TRỰC TIẾP LIÊN HỆ TRỰC TIẾP


SỞ TN&MT TỈNH THÁI SỞ TN&MT TỈNH NAM SỞ TN&MT TỈNH NINH
BÌNH ĐỊNH BÌNH
(Kiêm nhiệm) (Kiêm nhiệm) (Kiêm nhiệm)

Mặc dù hiện nay đang tồn tại nhiều hoạt đông khai thác tài nguyên trong
vùng lõi của KBT và VQG thuộc khu DTSQSH, việc xác định các vấn đề và ưu tiên
quản lý cần được thực hiện và vai trò của các bên tham gia chính như sau:

Cơ quan quản lý (cấp tỉnh/huyện/xã)

• Xác định rõ ràng ranh giới các khu vực bảo tồn, đặc biệt là các vùng
lõi.

13
Biển bạc cho cuộc sống vàng
• Làm rõ chủ quyền và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành tại các
cấp khác nhau, đăc biệt là cấp xã và huyện.

• Làm rõ khái niệm sử dụng tài nguyên đất ngập nước khôn khéo theo
quan điểm sinh thái và bền vững với sự giúp đỡ của các chuyên gia có trình độ và
thực tiễn Việt Nam (về công nghệ và sinh kế thân thiện môi trường).

• Nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý các vùng đất ngập nước, trong
đó có việc tổng kết các bài học thực tiễn về quản lý đẩt ngập nước tại Việt Nam
cũng như trên thế giới.

• Xây dựng cơ chế phối hợp khả thi trong mô hình đồng quản lý, nên bắt
đầu từ xác định được người chủ thực sự cho các vùng đất ven bờ, chấm dứt tình
trạng di chuyển ngư trường vùng ven bờ, xây dựng quy chế cộng đồng, nhằm chấm
dứt mọi hoạt động khai thác quá mức tài nguyên và làm tổn hại đến sư phục hồi các
hệ sinh thái quan trọng.

Cộng đồng:

• Tham gia giám sát mọi hoạt động tiếp cận và sử dụng tài nguyên phù
hợp. Sử dụng lợi thế tiến hành sản xuất tại thực địa để giám sát thường xuyên liên
tục mọi hành vi tiếp cận tài nguyên và tham gia vào xây dựng các đìều khoản quy
chế sao cho sát với thực tế sản xuất và văn hóa bản địa.

• Tham gia xây dựng các nhóm tự quản cộng đồng và xây dựng quy chế
quản lý tài nguyên vùng bờ..

• Tham gia các hoạt động phát triển sinh kế bền vững gắn với bảo tồn tài
nguyên.

Các cơ quan chức năng (BQL VQG Xuân Thuỷ và KBV Tiền Hải) và
chính quyền các cấp có liên quan:

• Tham gia và hỗ trợ cộng đồng xây dựng quy chế theo đúng luật.

• Hỗ trợ cộng đồng có tổ chức thực hiện quy chế, hỗ trợ họ xử lý nhanh,
kịp thời mọi vi phạm và giải quyết các vấn đề liên quan đến phân chia và bảo vệ tài
nguyên.
14
Biển bạc cho cuộc sống vàng
• Hướng dẫn cộng đồng thực thi luật và quy chế.

• Phối hợp với cộng đồng và các cơ quan có liên quan xây dựng cơ chế
thực thi luật

• Tổ chức quy hoạch vùng và tiểu vùng có sự tham gia của cộng đồng và
sự trợ giúp của khoa học, theo những khuyến cáo RAMSAR.

• Hỗ trợ chuyển giao công nghệ việc làm thân thiên và phù hợp

• Tìm kinh phí nghiên cứu (có thể thông qua RAMSAR quốc tế) và tổng
kết các bài học kinh nghiệm về quản lý và khai thác các vùng đất ngập nước, tiến
đến xây dựng một tài liệu hướng dẫn công tác này

Các tổ chức Phi chính phủ, và các tổ chức quốc tế

• Hỗ trợ tổ chức cộng đồng.

• Làm cầu nối giữa cộng đồng với chính quyền và cơ quan các cấp có
liên quan.

• Tìm các khoản tài trợ, giúp dân xây dựng các mô hình trình diễn khả
thi.

• Tuyên truyền nâng cao nhận thức

• Hỗ trợ đưa các phương thức quản lý và tiếp cận phù hợp(có sự tham
gia của cộng đồng và các bên liên quan)

• Tham gia tác động chính sách

2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý vùng lõi Khu
DTSQSH

2.4.1 Thuận lợi chung:

• Sự thống nhất của cấp lãnh đạo 03 tỉnh liên quan công nhận danh hiệu
Khu DTSQ SH thể hiện sự cam kết tuân thủ với những quy định, nguyên tắc quốc tế
dành cho 01 Khu DTSQ thế giới

15
Biển bạc cho cuộc sống vàng
• Cơ cấu quản lý liên tỉnh với những thành phần nòng cốt đã được xác
định và chính thức ra mắt

• Vùng lõi Khu DTSQSH đều là những khu bảo vệ cấp quốc gia và do
đó đã có sẵn những quy định cụ thể trong chính sách quốc gia về những khu bảo vệ

• Tính chất “liên tỉnh” của Khu DTSQSH thu hút sự quan tâm của các tổ
chức đầu tư phát triển nước ngoài, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư

Thuận lợi riêng:

• Đối với phần vùng lõi bên Tiền Hải, do cơ quan quản lý trực tiếp là
chính quyền huyện nên mọi hoạt động quản lý đều được tập trung về 01 đầu mối
thống nhất, thuận tiện cho việc triển khai các kế hoạch hoạt động cũng như huy
động sự tham gia của các cơ quan chức năng khác ở cấp cơ sở.

• Đối với phần vùng lõi bên Giao Thủy, công tác quản lý trực tiếp được
01 hẳn cơ quan chuyên trách là BQL VQG Xuân Thủy thực hiện, do vậy công tác
triển khai hoạt động quản lý và giám sát được thực thi bài bản và hiệu quả hơn.

2.4.2 Các khó khăn

Khó khăn chung

• Mặc dù đã có cơ cấu quản lý liên tỉnh nhưng chưa được thể chế hóa ở
cấp tỉnh của 3 tỉnh liên quan

• Sự không thống nhất trong cơ chế và tổ chức quản lý cũng như những
chính sách của các tỉnh liên quan

• Quy chế điều phối quản lý Khu DTSQ SH chưa được xây dựng và
chưa được thể chế hóa, do vậy không có sự hướng dẫn cụ thể cho những cơ quan
quản lý có liên quan phối hợp hoạt động

• Nhận thức của nhiều cán bộ quản lý các cấp cũng như người dân địa
phương về vai trò, giá trị của Khu DTSQ SH còn rất hạn chế

Khó khăn riêng:

16
Biển bạc cho cuộc sống vàng
• Phần vùng lõi bên Tiền Hải không được 01 cơ quan chuyên trách đảm
nhiệm quản lý, do vậy dẫn đến việc thiếu nguồn lực (con người, tài chính, thiết bị)
để thực hiện quản lý bảo vệ. Thêm vào đó trong cơ cấu quản lý của địa phương còn
thiếu hẳn lực lượng kiểm lâm, 01 đơn vị quan trọng có chức năng chuyên môn trong
công tác thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

• Phần vùng lõi bên Giao Thủy, mặc dù đã có hẳn 01 cơ quan chuyên
trách nhưng việc thiếu những quy định rõ ràng về phân quyền quản lý cũng như tổ
chức quản lý của cấp có thẩm quyền đã dẫn đến những chồng chéo, xung đột về
chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ VQG của các bên liên quan như BQL VGQ
Xuân Thủy; Hạt kiểm lâm VQG Xuân Thủy; UBND huyện Giao Thủy.

o Hạt kiểm lâm là lực lượng có quyền thực thi pháp luật về bảo vệ tài
nguyên nhưng lại không nằm trong tổ chức bộ máy quản lý của VQG. Hơn nữa hoạt
động của Hạt kiểm lâm còn khá độc lập, thiếu phối hợp với BQL VQG, do vậy hiệu
quả quản lý, bảo vệ toàn diện tài nguyên VQG XT rất khó thực hiện.

o UBND huyện Giao Thủy vẫn giữ quyền về quản lý đất bãi bồi, giao
quyền sử dụng đất cho các hộ dân địa phương nuôi trồng thủy sản ngay trong vùng
lõi của VQG

17
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Phần III: Đề xuất khuyến nghị cải thiện quản lý vùng lõi khu DTSQSH

3.1 Định hướng quản lý vùng lõi khu DTSQSH

Việc 03 tỉnh liên quan (Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình) đồng tham gia
công nhận danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng cũng có nghĩa là
công tác quản lý cần tuân thủ hướng dẫn thực hiện của các công ước quốc tế như đã
cam kết. Những vùng đất ngập nước được đánh giá là hệ sinh thái có năng suất cao
nhưng cũng đồng thời là nơi diễn ra nhiều hoạt động của con người nhất, do đó
cũng chịu nhiều tác động từ những hoạt động đó. Do vậy, công việc quản lý các khu
vực này rất cần có sự điều phối các hoạt động với sự tham gia của cộng đồng người
dân, thể hiện mối quan hệ giữa con người và sinh quyểnVùng lõi Khu DTSQ châu
thổ sông Hồng đều là các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc gia (vườn quốc gia;
khu bảo tồn thiên nhiên) nên nó càng phải tuân theo các qui định của Chính phủ về
quản lý các khu vực này. Trong khi đó, vùng đệm và vùng chuyển tiếp nằm dưới sự
quản lý trực tiếp của chinh quyển địa phương, việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, thay đổi qui hoạch, kế hoach phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với phát
triển bền vững do cơ quan địa phương có thẩm quyền quyết định.

Mặc dù là danh hiệu quốc tế nhưng cơ chế quản lý các Khu DTSQ thế giới lại
hết sức mềm dẻo, tùy thuộc vào chính sách và thể chế của từng địa phương, do đó
mà dấu ấn “địa phương” sẽ được thể hiện rất rõ ràng đối với từng danh hiệu Khu
DTSQ thể giới. Với tính chất đặc thù liên tỉnh, Khu DTSQ SH càng khẳng định tầm
quan trọng của công tác điều phối các hoạt động quản lý - giữa các vùng chức năng,
giữa các bên liên quan và giữa các địa phương với nhau. Các thỏa thuận, quy chế
làm việc hợp tác giữa các bên liên quan 3 tỉnh là những sự khởi đầu cần thiết để
đảm bảo sự điều phối quản lý Khu DTSQ SH có khả năng được thực thi.

Bên cạnh đó, để đáp ứng với những mục tiêu của Khu DTSQ thế giới cũng
đồng thời là khu Ramsar thế giới, áp dụng cách tiếp cận quản lý dựa vào hệ sinh
thái đối với vùng lõi Khu DTSQ SH cũng cần được phối hợp lồng ghép thực hiện.
Cách tiếp cận này sẽ giúp cho các nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc cùng thống
nhất về mục tiêu quản lý chung, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý
vùng lõi Khu DTSQ SH, góp phần vào khả năng đảm bảo cân bằng 3 mục tiêu của
công việc bảo tồn: bảo tồn, sử dụng bền vững và công bằng trong chia sẻ lợi ích

18
Biển bạc cho cuộc sống vàng
khai thác nguồn lợi thiên nhiên. Ngoài ra, cách tiếp cận đồng quản lý liên tỉnh và
khu vực cần được tăng cường nhằm xây dựng các mô hình đồng quản lý và sử dung
tài nguyên bền vững (trong đó xây dựng các quy chế các hoạt động khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản thực hiện tại cấp địa phương. Việc phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, các cấp có liên quan trong quản lý vùng đất ngập nước sẽ có hiệu quả và
khai thác tài nguyên khôn khéo theo Công ước RAMSAR.

3.2 Đề xuất các hoạt động quản lý vùng lõi khu DTSQSH

Nhằm mục tiêu bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học Khu DTSTSH, phát triển
và nâng cao cuộc sống của cộng đồng tại khu vực, các hoạt động quản lý tài nguyên
vùng bờ cần phải được tăng cường và cụ thể. Việc xây dựng một kế hoạch mang
tính thích hợp và khả thi thông qua tham vấn ý kiến của các cấp quản lý và các bên
liên quan là cần thiết. Vai trò của cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ đóng
góp quan trọng thực hiện và huy động nguồn lực. Qua quá trình thảo luận và họp
nhóm cộng đồng và các bên liên quan tại địa phương, các hoạt động chính đề xuất
bao gồm:

• Xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN ven biển vùng lõi
khu DTSQSH có sư tham gia của cộng đồng. Hoàn thiện hệ thống bản đồ rải
thửa cho toàn vùng. Xác định mốc giới VQG và KBT, đặc biệt cho vùng lõi.
• Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đối với các vùng đất
có liên quan đến VQG và KBT. Xây dựng thể chế và cơ chế phối hợp giứa
các bên tham gia quản lý (cấp tỉnh, huyện, xã)
• Quy hoạch phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên đất ngập nước ven biển
có sự tham gia của cộng đồng.
• Xây dựng quy chế cộng đồng quản lý và sử dụng tài nguyên đất ngập nước
ven biển
• Đào tạo kỹ năng quản lý theo luật và quy chế, đồng thời xây dựng cơ chế
phối hợp thực thi luật, đưa cơ chế giám sát thực hiện này vào các chương
trình hoạt động và kế hoạch quản lý tài nguyên cấp địa phương.
• Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên quan về bảo
tồn đa dạng sinh học ĐNN
• Xây dựng các mô hình sinh kế bền vững có sự tham gia của cộng đồng
• Giám sát và đánh giá mô hình quản lý ĐNN châu thổ sông Hồng

19
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Bảng 2. Đề xuất hoạt động quản lý vùng lõi khu DTSQSH

Hoạt động Phương pháp Đối tượng tham Nguồn lực


gia

1. Xây dựng thể Văn bản pháp quy Các cơ quan quản MCD
chế quản lý, cơ chế lý
Quy chế phối hợp Các PCP khác
phối hợp (quản lý
Các nhà khoa học
tài nguyên, tuần  Phương pháp Ngân sách nhà
tra, theo dõi và chuyên gia, họp Cộng đồng nước
đánh giá tác động tham vấn, hội thảo
BQL 2 KBV
môi trường)
1.1. Xây dựng kế Tham gia Hội đồng UBND các cấp và Ngân sách nhà
hoạch sử dụng tài thẩm định ngành nước
nguyên

1.2. Tổ chức tuần Phối hợp tuần tra BQL 2 bên Kinh phí chuyên
tra bảo vệ khu vực bảo vệ hàng quý ngành
1.3. Giám sát về Tham vấn tác động Công an biên Kinh phí chuyên
tác động môi ô nhiễm các khu phòng – UBND xã ngành + nguồn
trường vực lân cận vùng đệm khác
2. Tuyên truyền Phát thanh, truyền Chính quyền các MCD
nâng cao nhận thức thông đại chúng cấp
Các tổ chức quốc
Văn bản, hội nghị, Cơ quan truyền tế và phi chính phủ
hội thảo… thông khác (VPV)

Tham quan học tập Các tổ chức PCP Ngân sách nhà
nước
Cộng đồng

BQL 2 KBV
3. Xây dựng các Khảo sát, thiết kế Cơ quan chuyên MCD và tổ chức
mô hình sinh kế và mô hình môn quốc tế (CORIN)

20
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Hoạt động Phương pháp Đối tượng tham Nguồn lực
gia

đồng quản lý Làm thí điểm Phi chính phủ Ngân sách nhà
nước
Nhân rộng Cộng đồng
Cộng đồng
Giám sát đánh giá BQL 2 KBV
Mô hình DLST Tập huấn kỹ năng Nhóm DLST, BQL MCD, BQL (KBT
cộng đồng cung cấp dịch vụ, VQG+KBT, và VQG), Công ty
họp nhóm cộng UBND xã/huyện, Du lịch
đồng và hội thảo Hội phụ nữ, Công
tham vấn, tài liệu ty DL
hoá các hướng dẫn
thực hành và chia
sẻ kinh nghiệm
Mô hình đồng quản Tập huấn kỹ thuật, Nhóm nòng cốt MCD, BQL (KBT
lý nguồn lợi thuỷ Tham vấn các bên TS, BQL, phòng và VQG), Công ty
sản bền vững liên quan (quy chế NNPTNT huyện, Du lịch, nhóm
cộng đồng), tham UBND xã/huyện, nòng cốt và các cơ
quan học tập, và Hội NTTS quan địa phương
trình diễn xây dựng
mô hình
Mô hình sinh kế Tập huấn kỹ thuật, CLB nuôi CORIN, BQL XT
khác (nuôi ong, tham quan học tập, ong/trồng nấm,
trồng nấm) và thành lập BQL, UBND xã
tổ/nhóm
4. Giám sát, đánh -Pp chuyên gia Cơ quan quản lý Tổ chức NGO,
giá, sơ kết, tổng kết MAB
- Sự tham gia cộng Chuyên gia
đồng Ngân sách nhà
Các PCP
nước
Sử dụng Bộ công

21
Biển bạc cho cuộc sống vàng
Hoạt động Phương pháp Đối tượng tham Nguồn lực
gia

cụ đánh giá Cộng đồng

Hội nghị/hội thảo/ BQL 2 khu bảo vệ


họp…
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm trong Hội thảo “Tham vấn cộng đồng và
các bên liên quan” ngày 27/4/2009 tại trụ sở Ban quản lý VQG Xuân Thủy.

Các đề xuất hoạt động cho thấy nhu cầu và sư tham gia phối hợp của các cơ
quan quản lý và cộng đồng địa phương rất cần thiết đóng góp xây dựng kế hoạch
quản lý khu DTSQSH. Xây dựng kế haọch quản lý sẽ hô trợ thể chế các vấn đề ưu
tiên trong quản lý theo cách tiếp cận hệ sinh thái ĐNN ven biển, đồng thời tăng tính
chủ động và huy động nguồn lực của địa phương. Dự kiến kế hoạch quản lý sẽ được
xây dựng hoàn thiện dựa trên những hoạt động đề xuất và thực hiện trong khoảng
thời gian 3 năm (2009-2011) với sự hỗ trợ của MCD và có sự tham gia của các bên
liên quan bao gồm Ủy ban Con người và Sinh quyển, BQL VQG và KBT, và có sự
tham vấn và đồng thuận của các cơ quan quản lý các cấp (tỉnh, huyện và xã).

22
Biển bạc cho cuộc sống vàng

You might also like