You are on page 1of 41

Bát quái chưởng

Bát quái Chưởng là một trong các loại quyền thuật lấy các chiêu thuật công, phòng và
phương pháp dẫn đạo dung hợp với cách bước chuẩn theo đường tròn. Vốn có tên cũ
là "chưởng xoay" ("chuyển chưởng") về sau gọi là "Bát Quái chưởng" còn được gọi
là "Bát quái chuyển chưởng" (chưởng xoay bát quái), "du thân Bát quái chưởng" (Bát
quái chưởng đưa mình), "nhu thân Bát quái chưởng" (Bát quái chưởng mềm thân),
"Âm dương bát quái chưởng" (Bát quái chưởng âm dương) và "Bát quái liên hoàn
chưởng"(chưởng liên hoàn bát quái). Những người dạy tập đời sau phần lớn lấy được
vòng tròn trong xoay chưởng giống đường nối liền tám phương vị trong bát quái. Kỳ
thực phép Bát quái chưởng bước chú trọng ngang dọc cắt nhau, theo bước theo biến
(tùy bước tùy biến), phép đánh của Bát quái chưởng chú trọng gặp thời cơ thì ứng
biến, lấy biến ứng với biến, hợp với (Chu Dịch từng nói : "Cứng mềm mài nhau, bát
quái vẫy động" tức là luôn vận động không ngơi, biến hóa không ngừng mới là đạo
lý, và cũng chính vì vậy mới gọi là bát quái chưởng).
Bát quái chưởng
Về nguồn gốc sản sinh ra bát quái chưởng thì truyền thuyết cũng khác nhau. Từ xưa
tới nay cũng chưa hề có một thứ ghi chép gì bằng chữ nghĩa tương đối có hệ thống và
có thể tin được. Gần đây lại càng lắm thuyết rắc rối như đã thấy. Có thuyết cho là do
đạo nhân Bích Vân, Thanh Vân một giải núi Nga Mi ở Tứ Xuyên truyền lại. Cũng có
thuyết tiền thân của Bát Quái chưởng là "âm dương bát quái chưởng" từng lưu truyền
một dải Giang Nam. Có người lại suy đoán từ "Lam di ngoại sử - Tỉnh biên ký" có
ghi: "Gia Khánh Đinh Tỵ (năm 1797 đời vua Thanh Nhân Tôn tức ái Tân Giác
La(họ) Ngưỡng, làm vua từ 1796 - 1821) có người ở Tế Ninh tỉnh Sơn Đông là
Vương Tương dạy Mã Khắc Thiện quyền pháp" mà quyền đó là tiền thân của bát quái
chưởng. Theo khảo chứng là đời nhà Thanh hoặc cùng đồng thời do Đổng Hải Xuyên
ở Châu gia Vụ thành Văn An tỉnh Hà Bắc sáng tác ra. Hệ quyền này cực giống thuật
đạo dẫn chạy quanh vòng tròn "chuyển thiên tôn" của Đạo Giáo với phương pháp
công, phòng trong võ thuật dung hợp thành hình thức vận động cơ bản, chọn dùng
"Dịch lý" để luận thuật về quy luật vận động của quyền thuật, hình thành nên lý luận
cơ bản của quyền thuật này là: "Lấy động làm gốc, lấy biến làm phép". Khoảng năm
1866 Đổng Hải Xuyên ở phủ Túc vương tỉnh Bắc kinh truyền ra Bát quái chưởng thì
môn này rất mau truyền ra khắp Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, đồng thời không
ngừng truyền đi khắp mọi nơi. Thể hệ ký luận và kỹ thuật Bát quái chưởng cũng vì
thế mà phát triển mau lẹ.
Đặc điểm vận động của bát quái chưởng là thân nhanh bước linh, tùy bước tùy biến,
khi giáo đấu cùng đối thủ thân hình nhô, hụp, vặn, xoay mau lẹ đa biến. Quyền phổ
ghi là: "Hình như rồng lượn, nhìn như vượn giữ, ngồi như hổ ngồi, chuyển như ưng
liệng". Lấy trạm trang và bước đi là cơ bản công, lấy bước xoay chạy vòng tròn làm
hình thức vận động cơ bản. Đường di chuyển của vết chận bước xoay chia ra chạy
theo hình cá âm dương, chạy theo hình vẽ bát quái ( có hai kiểu vẽ bát quái là tiên
thiên bát quái đồ của Phục Hy và hậu thiên bát quái của Chu Văn Vương), chạy theo
cửu cung v.v... Thân mình yêu cầu vươn đầu, thẳng cổ, đứng hông hạ mông, lỏng vai
xuôi khuỷu, giữ nguyên bụng, co háng, nâng bụng dưới. Yêu cầu bộ pháp lên xuống
phải vững vàng, khép mở rõ ràng, thực hư rành rọt. Khi bước vòng tròng, chân trong
tiến thảng chân ngoài khép vào trong, hai đàu gối ôn nhau không được mở hạ bộ.
Thân pháp coi trọng vặn, xoay, chuyển, lật tròn vòng không ngắc ngứ. Về hình tay thì
có long trảo chưởng (chưởng móng rồng), ngưu thiệt chưởng (chưởng lưỡi trâu) v.v...
Thủ pháp chủ yếu thì có đẩy, nâng, kéo, dẫn, dời, ngăn, cắt, khép, bắt, tóm, móc,
đánh, gói, đóng, né... mười sáu phép. Yêu cầu là có thể tiến lui, có thể hóa (giải), có
thể sinh, kết hợp hư thực, biến hóa không cùng, lấy động chế tĩnh, né thẳng đánh
chéo, lấy chính đuổi tà ... làm yếu quyết giao đấu. Mỗi chưởng phát ra đều phải lây
hông làm trục (xoay), toàn thân là một thể, nội ngoại hợp nhau, ngoài trú trọng: tay,
mắt, thân, bộ pháp, trong tu dưỡng: tâm, thần, ý, khí, lực.
Luyện tập bát quái chưởng chia ra làm ba bước công phu: Định giá tử (dàn giá
chuyển chưởng), hoạt giá tử (sử dụng linh hoạt dàn giá) và biến (hóa) tử. Định giá tử
là một công phu cơ bản yêu cầu một chiêu một thức cần phải thật quy củ, quen chậm
chứ không quen nhanh, côt sao tư thế chính xác, trang bộ kiên cố, bước đi vững vàng,
thiết thực, làm cho được "chín yêu cầu nhập môn" tức là:
1. Tạ (xệ, xệ hông).
2. Khấu (khép, hóp ngực lại).
3. Đế (nâng lên; nâng huyệt vĩ lư; nâng trong cốc đạo: Vĩ lư là huyệt nằm dưới thắt
lưng, trên xương cùng, nơi tập trung nội lực; cốc đạo là đường tiêu hóa kể từ hậu môn
trở lên).
4. Đỉnh (đẩy lên; đẩy đầu lên chỏm, đẩy lưỡi lên vòm họng, đẩy tay ra trước).
5. Khỏa (quấn tròn, quấn tay).
6. Tùng (thả lỏng; lỏng vai, trầm khí xuống).
7. Thùy (xuôi, xuôi khuỷu tay).
8. Xúc (co; co khớp háng, co trong bả vai).
9. Khởi toản lạc phan (lên dùi xuống lật); nghiêm cấm ưỡn ngực phưỡn bụng, nổi
dận, thô lỗ vụng về được gọi là "ba bệnh lớn".
Hoạt giá tử chủ yếu luyện tập động tác phối hợp hợp điệu kiến các yếu lĩnh cơ bản
trong khi chuyển chạy biến hóa vận dụng thành thạo. Biết giá tử yêu cầu nội, ngoại
phải thống nhất, ý dẫn thân theo , biến đổi tự nhiên, theo ý vào sâu không bị hạn chế
bởi tiết tấu thứ tự của bài bản, làm sao để nhẹ như lông ngỗng, biếnnhu điện chớp,
vững như bàn thạch.
Nội dung cơ bản của Bát quái chưởng là Bát mẫu chưởng (tám chưởng mẹ) còn gọi là
Lão Bát chưởng (Tám chưởng già) nhưng các nơi lưu truyền nội dung không giống
nhau tức là lấy tám hình đại biểu là sư tử (sư), hiêu (lộc), rắn (xà), diều hâu (dao),
rồng (long), phượng, khỉ (hầu), gấu (hùng), cũng dùng cả Song chàng chưởng
(chưởng đâm cả hai tay), Dao thân chưởng (chưởng lắc thân), Xuyên chưởng
(chưởng xuyên), Khiêu chưởng (chưởng kều) v.v... là nội dung cơ bản của tám
chưởng. Tuy vậy mỗi chưởng kể trên đều biến hóa ra rất nhiều chưởng pháp, theo
kiểu cứ một chưởng lại sinh ra tám chưởng thì tám lần tám sáu mươi tư chưởng. Bát
quái chưởng có đơn luyện, đối luyện và tán đả dấu lôi đài. Căn cứ quyền phổ cũ ghi
lại thì hệ quyền của Bát quái chưởng thường có 18 đường La Hán thủ, 72 ám cước
(đòn đá ngầm), 72 tiệt thoái (chặt chân), nhưng hiện nay rất ít thấy truyền lại tập
luyện. Hệ khí giới của bát quái chưởng có Tý Ngọ uyên ương việt (bbuas uyên ương
Tý Ngọ), kê trảo âm dương nhuệ (vuốt chân gà âm dương), bánh xe gió lửa (phong
hỏa luân), phán quan bút v.v... là các loại binh khí đôi ngắn, nhỏ; cả đến gậy thất tinh
trong có đổ thủy ngân (cho nặng và sử dụng linh hoạt) cùng các khí giới lớn nặng như
bát quái đao, bát quái thương, bát quái kiếm.
Bát quái chưởng không phải chỉ là môn võ thuật đánh nhau mà còn là môn võ luyện
khỏe thân thể. Qua nghiên cứu thấy rõ thường xuyên luyên tập bát quái chưởng có thể
nâng cao và cải thiện cơ năng của các hệ thống trong cơ thể, tăng cường sự trao đổi
chất, cải thiện tố chất con người kiến sức lực con người càng thêm khỏe mạnh, sống
lâu, đẹp đẽ.
一 . 无 极 式
1- Vô cực thức
(Hình ảnh của Đại sư Tôn Lộc Đường)
Vô cực thức
Bắt đầu, mặt thẳng, thân đứng thẳng, 2 tay xuôi xuống, 2 chântạo thành 90 độ. Mũi
chân không quay vào trong, 2 gót chân không xoay ra. 2 chân như đưng trên đất ’
không hư’. động tĩnh bất năng tự tri vậy. Tĩnh vi vô cực thể, động vi vô cực dụng.
Như nói về tĩnh, thì hung trung không không đồng đồng. Ý hướng tư tưởng vô sở
hữu, lưỡng mục đem thần định lại. Nội vô sở quan, ngoại vô sở thị vậy; Như tín kỳ
động, tắc thuận kỳ thiên nhiên chi tính, du chuyển bất kỷ, cũng vô ý tường co duỗi,
qua lại. Nhiên hung trung không không đồng đồng, vô ý hướng tư tưởng chi lý,
nhưng phúc nội xác hữuđến hư vô chi căn., mà năng sinh vô cực chi khí vậy. Kỳ khí
tựa không, hắc bạch bất biện, hình như nước xiết, thanh đục bất phân. Hình chưa
định, là vô cực hình thức. Lý này tinh vi, nhưng tâm tưởng hội ngộ, thân thể lực hành
đến cực tự năng tri kỳ nhiên.

二 . 太 极 式
Thái cực thức
Khởi điểm, đem eo chìm xuống. Thân hướng bên trái chuyển 45 độ, mũi chân phải
hơi nhấc lên, lấy gót chân làm trụ, tuỳ theo thân mà quay sang trái. Bước chân phải về
phía trước, hạ xuống 2 chân thành đường chéo, 2 chân quay vào no tròn, không được
cong cứng, 2 gót xoay ra, 2 chân như kỵ mã thức, cùng có ý tăng kình, khong được lộ
hình thức cong ra ngoài. Hình thức 2 chân khi chưa chuyển, hông và gối cùng gốc
tương tế; khi di chuyển, đầu hông quay tới đường tròn trung gian ngón tay trước làm
chuẩn. Hình thức chân phải, gối với gốc hậu căn thượng hạ như 1 đường tương tế, rồi
đem tay phải thuận theo gốc chân phải tạo thành hình góc nhọn, tay duỗi thẳng như
vẽ nửa đường tròn, đưa lên đến khi hổ khẩu ngang mắt thì dừng. 2 vai cần lỏng mở, 2
chỏ cần có kình xoay vào, xoay đến khi mũi chỏ chiếu xuống. Ngón tay mở ra, không
được lõm, 2 cổ tay đều cần vặn hết sức ra ngoài
三 . 两 仪 式 : 单 换 掌
Lưỡng nghi thức: Đơn hoán chưởng

1 2 3

4 5 6
7 8 9

10 11 12

13 14 15 16
Thức thứ nhất: CHÀNG CHƯỞNG
(Lòng bàn tay đụng, giao nhau)
1. Chân phải địch bước tới, tay phải tấn công thượng bàn ta bằng chưởng mở rộng.
Ta lui chân phải ra sau (hoặc bước chân phải tới, tuỳ hoàn cảnh) tay phải dụng
chưởng gạt sang trái chân đứng thế công của địch (H1).
kế đến tay trái từ dưới cánh tay phải đưa lên, chưởng giữ lấy phần trong cánh tay phải
địch, chưởng phải gạt ra cổ tay địch rồi (H2)

3. Trong lúc địch chưa kịp thu tay về thì tay trá

[b]4. Địch dùng tay trái từ trên cao gạt xuống để đỡ đòn cùi trỏ của ta đồng thời áp
chưởng trái vào mặt ta, ta rút chân trước về thành trảo mã đồng thời tay phải duỗi ra
thành chưởng đâm tới cổ họng của định, lòng bàn tay ngửa lên trời. (H4)
[b]5. Rồi đảo chưởng vòng xuống qua phải đẩy cùi chỏ trái địch sang phải (tay phải
giữ cùi chỏ địch) đồng thời tay trái ta rút về (H5)

[b]6. Chân trái địch bước lên với ý định sẽ công ta bằng tay phải, tay phải ta nâng
cánh tay địch lên (hơi xéo về bên phải) (H6

[b]7. Đồng thời ta bước chân trái tới chưởng trái in giữa ngực địch làm hắn bật ngửa
là kết thúc Thức thứ nhất (H7)
Thức thứ 2: DỊCH CHƯỞNG
(Xoay chuyển chưởng quanh tay địch)
1. Chân phải ta tiến lên, chưởng phải ta công tới địch, địch nhân hấp hung (thóp
ngực) không lùi bước để tránh đòn (h8).

[b]2. Địch vặn người sang bên ngoài cánh tay phải của ta đồng thời song chưởng hợp
lại bắt giữ cánh tay ta như hình (h9)

[b]3. Ta bèn đưa mạnh cánh tay phải hướng lên 45 độ về bên trái lôi theo cả hai tay
địch (h10).
[b]4. Rồi cánh tay ta lại đưa thẳng lên trời để ngự lại sức mạnh của hai tay địch (cách
đưa tay theo đường xoắn ốc) (h11)
5. Kế hạ cánh tay phải xuống bên phải lôi theo sức mạnh cùng hai cánh tay địch,
trong lúc chưởng trái ta giữ lấy phía sau cùi cho phải địch (H.12).
6. Ngửa chưởng phải lên trời đồng thời co chân phải lên tức là rút tay ra khỏi tay địch
rồi (H.13)
7. Dồn sức vào tiền bộ (chân trái) hạ xuống trước, chưởng trái giữ cùi chỏ phải địch,
chưởng phải chiếu tâm địch (H.14)
8. Buông lỏng vai trong lúc mã bộ dồn tới trước, hữu chưởng in vào ngực địch là hết
chiêu thứ hai (H.15).
Thức thứ 3: Bạch viên chi ban
(Vượn trắng vác cành)
1. Ta dùng hữu chưởng tấn công vào ngực định, địch thóp ngực tránh đòn đồng thời
tay phải địch đưa lên gài cổ tay phải ta. (H.16)
2. Tay phải địch khẩu (móc, gài không cho sẩy) cổ tay phải ta trong lúc chưởng trái
địch bắt lấy cùi trỏ ta (H.17)
3. Ta chuyển chưởng cắm xuống phía gối trái địch (H.18)
4. Xay cánh tay phải bằng ngang sang hướng ngoài bên phải kéo theo 2 tay địch thủ
(H.19)
5. Chân trái hạ thấp sau chân phải, rún thấp bộ và xoay mặt về bên phải, trong lúc tay
trái nâng cánh tay phải địch lên, chân phải ta đứng (H.20)
6. Xoay mặt về hướng sau lưng ta (Từ hướng tiến của địch), đương nhiên cánh tay
địch nằm trên vai trái ta (H.21)
7. Tay trái ta giữ chắc cổ tay phải địch (lòng bàn tay ngửa lên trời), rồi eo lưng ta chỉ
khẽ lắc mạnh, thế là thân địch thủ bay qua đầu ta mà té sấp xuống trước để kết thúc
thức thứ ba vậy. (H.22)
Thức thứ tư: Khổn thân Đại Triền
(Khổn: trói buộc, Triển: cuốn)
1. Địch tấn công ta bằng chưởng phải (chân phải trước), ta thóp ngực tránh đòn rồi
chưởng phải thò ra giữ lấy cổ tay địch, cánh tay trái ta nắm trên cánh tay phải địch
(H.23), chân phải ta,mũi bàn chân mở ngang sang phải, trong lúc địch cố tháo gỡ tay
bị nắm.
2. Chân phải ta mở ngang, bàn chân co lên ép đùi phải địch đồng thời dùng cùi chỏ
tránh đánh xuống cánh tay bị kẹp của địch, tất nhiên cánh tay của địch gãy lìa (H.24)
3. Tay trái của ta từ dưới nách choàng ra sau lưng địch để bấu vào hông trái của
địch,chân trái ta xuống tân mã bộ sau chân địch. Tay trái lôi địch ngã về phía sau, tay
phải ta đồng thời đưa cao khỏi đầu hoặc để trước ngực yểm tâm cũng có thể công
thẳng vào mặt địch đồng thời với cái lôi của tay trái, địch thủ bị té chỏng cẳng vô
phương chống đỡ (H.25)

Thức thứ năm: Tiệt thối


(Tiệt: chặt đứt, thối: chân)
1. Ta đánh địch bằng chưởng phải bị địch dùng tay phải khấu cổ tay ta, tay trái nắm
cách chỏ ta kéo xuống về hướng bên phải của địch, chủ định làm ta té sấp như con
rùa sải chân (H.26)
2. Nhanh như cắt ta dùng chân sau (trái) đạp ngay đầu gối trước của địch làm hắn
không kéo ta té được nữa (H.27)
3. Địch cũng rất giỏi, hắn co chân trướclên tránh cái đạp của ta làm chân ta đạp vào
khoảng không, địch còn chưa kịp bẻ tay ta, ta đã dùng tay trái xỉa thẳng vào mặt hắn
rồi, trong lúc chân đã đặt an toàn trên đất định (H.28)
4. Địch bắt buộc phải bỏ tay phải ta ra để thoái bộ hay biến chiêu, nhưng nhanh hơn
địch, ta bỏ chân sau (phải) tới ngáng chân địch (ta ở mã bộ) làm hắn tiến thối lưỡng
nan vì tay phải ta đưa thẳng ra, lòng bàn tay ngửa lên trời, hắn bị kẹp vào thế bí rồi.
Thế là ta chỉ xoay cánh tay phải, vận dụng ngũ hành gạt ra sau một cái

Thức thứ 6: XẢO ĐẢO NGÂN BÌNH


(Ôm bình bằng bạc nhào lộn một cách khéo)
1. Dùng phép đứng khi giao đấu với địch là thuận bộ thì tay trái ở trên,bàn tay xung
thiên (đưa thẳng lên trời, xem hình), bàn tay phải hướng xuống đất lòng bàn tay úp
xuống (thức nầy gọi là Sư tử đại trương chuy, nghĩa là Sư tử há miệng), hai mắt nhìn
đầu và vai địch. Nếu địch dùng chân phải đá ta lập tức dùng tay phải gạt chân địch
sang bên, chân trước co về trảo mã bộ (H.30).
2. Tay phải gạt chân địch sang bên đồng thời niêm (giữ) chân địch,chân trái ta bước
tới sau chân trái địch thành mã bộ chận chân không cho địch lùi, trong lúc tay phải
nâng cao chân địch lên, tay trái dùng chưởng đập vào bụng dưới hay vỗ vào hạ nang
tất là địch vừa ngã ngửa lại bị vỡ bọng đái, dập của quý. Tới đây đương nhiên chấm
dứt thức số sáu. (H.31)

Thứ thứ bảy: SONG HOÁN CHƯỞNG


(thay đổi chưởng)
1. Địch dùng chưởng trái đánh vào mặt ta, ta dùng cổ tay phải (phần ngoài) đỡ cánh
tay địch (H.32).
2. Nhanh như cắt chân trái ta tiến lên đất địch, tay trái đồng thời phát chưởng xung
thiên yểm ngoài cánh tay trái địch trong lúc tay phải ta rút về bên hông phải (H.33)
3. Xoay lòng chưởng trái qua trái, chưởng phải ta đập vào hông trái địch một phát
(h.34).
4. Địch không dỏ, hắn xoay hông đi thành đinh bộ là tránh được phát chưởng của ta
rồi đồng thời rút tay trái về, tay phải đẩy chưởng vào hông trái ta. Ta hấp thân lại
tránh chưởng địch đồng thời tay trái từ trên cao lật xuống gạt ra phía ngoài đỡ cánh
tay phát chưởng của địch (lòng bàn tay ta ngửa sang bên trái). (H.35)
5. Liền theo tay đỡ thân mình ta rùn thấp xuống, tay tría khoác từ dưới lên thành vòng
cung đưa tay phải địch lên cao khỏi đầu ta, chưởng phải đưa lên bên ngoài cùi trỏ
địch (để ngửa) (H.36)
6. Tay phải ta dụng chưởng xung thiên yểm ngoài cùi chỏ phải địch đồng thời rút tay
trái về bên hông trái. (H.37)
7. Nhanh như điện, chưởng trái đẩy ra nhằm ngay ngực phải địch, thế là hắn thọ
thương rồi không tránh kịp nữa, và thức thứ bảy cũng chấm dứt luôn. (H.38)
Thức thứ tám: HỒI THÂN ĐỘT CHÀNG
(hồi bộ phản công)
1. Ta dùng tả quyền (nắm tay trái) đánh trước ngực địch, địch hấp thân qua phải và
địch dùng cổ tay trái câu cổ tay ta ra ngoài, chưởng phải hắn đập vào vai ta nặng như
búa tạ. (H.39)
2. Ta lập tức xoay lưng lại hướng địch là tự nhiên thoát đòn hiểm rồi (H.40)
3. Dồn sức vào chân trái, co chân phải lên (H.41)
4. Xoay người lại chân phải bỏ tới trước hư bộ nhẹ nhàng, chưởng trái giữ cổ tay phải
đưa cao ngang mắt để ngáng tay trái địch (H.42)
5. Chân phải dồn sức tới trước, cánh tay phải (lăn) đưa xuống hông địch (hông địch
tiếp xúc toàn cánh tay phía ngoài), chưởng trái thổ kình (nhả sức mạnh ra) là địch bật
ngửa hoặc bay ra sau không 5 cũng 7 thước tây. (H43), nếu không phải là người có
công phu thì có khi bị té gẫy cổ nữa là khác
Thức thứ 9: TẢ HỮU PHA THỐI
(quét chân địch bên trái, bên phải)
1. Địch dùng quyền phải đánh vào ngực ta, ta bèn lách mình qua bên trái địch, chân
phải hư bộ (sức nặng dồn chân sau không ở chân trước), tay phải ta từ dưới cổ tay
địch gài lên, (H.44).
2. Gạt cho tay phải địch sang trái, chân phải lui về trước chân trái, chân trái co lên
chuẩn bị đá (H.45).
3. Chân trái quét chân trước địch trong khi tay trái từ trên đưa xuống ngực địch gạt
sang trái (nếu địch không kịp phản ứng sẽ ngã ngửa), tay phải chưởng xung thiên
(H.46).
4. Địch nhanh nhẹn rút tay phải về đồng thời chân phải cũng rút về, đoạn bỏ ra ngoài
chân trước ta, thế là thế ta bị hỏng rồi (H.47).
5. Ta bước chân trái về trước chân phải đoạn co chân phải lên, chưởng trái chọp bắt
cổ tay quyền trái của địch, quyền phải đưa trước mặt địch trên cánh tay trái của địch
(H.48).
6. Chân phải đá quét chân trước địch cho địch trượt chân tới hướng ta đồng thời
quyền phải ta mở ngửa thành chưởng sẵn sàng chụp vào cổ địch. Thế là địch thua rồi
(H.49)
Thức thứ 10: XẢO KHÓA HOA LAM
1. Địch dùng chưởng phải tiến đến đánh vào ngực ta, ta thóp ngực tránh đòn, song
chưởng xung thiên. (H.50).

2. Dùng chưởng trái khâu (câu) cổ tay địch, xong đánh cùi chỏ phải vào cánh tay địch
(H.51),chưởng phải xung thiên.
3. Chân phải bước lên ngáng chân trái địch, chưởng phải lật nghiêng sang phải đâm
vào mắt địch. (H.52)
4. Địch dùng chưởng trái đánh vào mặt ta để giải cứu đòn độc, ta lách cánh tay phải
sang phải đồng thời cũng gạt mạnh tay trái sang trái là đòn địch vô hiệu (H.53).
5. Ta rùn thấp bộ và chưởng trái đạp vào vai phải của địch (H.54)
6. Chồm người tới trước song chưởng phát kình đẩy bắn địch thủ bay lộn mèo ra sau
mấy vòng (H.55).
Thức thứ 11: SƯU ĐỔ CHƯỞNG
1. Ta dùng chưởng phải đánh vào ngực địch (H.56)
2. Địch dùng tay phải bắt lấy cổ tay phải ta trầm xuống và chưởng trái đập vào mặt ta
(H.57).
3. Ta co chân sau lên đồng thời xoay lưng về phía địch, thế là tự nhiên thoát hiểm
(H.58).
4. Chân trái bước tới trước đinh bộ, chưởng phải xung thiên, chưởng trái đập xuống
hạ nang địch, mắt nhìn thấy mắt địch (H.59).
5. Địch co chân phải lên che hạ bộ, chưởng trái án nơi cùi chỏ trái ta phá hư đòn công
của ta, đồng thời chiếu theo bộ vị cánh tay ta làm địch tung chưởng đánh vào nách ta,
ta co chân phải (sau) về sát chân trái và xuống bộ thấp, chưởng trái hướng thiên
phòng địch (H.60).
6. Địch vừa đặt chân xuống là ta bỏ chân phải về vị trí cũ thành mã bộ, câu thủ phải
đập vào hạ bộ địch (bằng phần ngoài câu thủ) (H.61). Địch thủ trúng đòn đau đớn
không thể tả được và thức 11 cũng kết thúc.
Thức thứ 12: THÁI CÔNG ĐIẾU NGƯ
(Thái công câu cá)
1. Địch dùng quyền trái đánh vào mặt ta, ta lập tức dùng cánh tay phải yểm cánh tay
địch (H.62).
2. Xoay lưng về phía địch đồng thời co chân trái lên, chưởng trái từ bên hông đâm
ngửa về sau (H.63).
3. Lập tức bỏ chân trái xuống bên trái địch tấn mã bộ, tay trái từ trước ngực địch
xuyên đi qua bên phải của địch, tay phải chưởng chụp vào mặt địch (H.64).
4. Đoạn hai tay cùng xô về bên phải ta làm địch bật ngã ngửa chổng cẳng không
gượng được (H.65).
Thức thứ 13: HOẠT BỘ LIÊU ÂM PHÁO
1. Địch dùng chưởng phải đánh vào mặt ta, ta dùng cánh tay phải yểm cánh tay địch,
thuận đà đập lưng nắm tay vào mặt địch (H.66).
2. Địch dùng chưởng trái kéo tay ta xuống và hơi ngửa đầu ra sau tránh thoát, ta
thuận đà biền quyền thành chưởng lộn ngược (phần chưởng) vỗ vào hạ bộ địch
(H.67)
3. Địch lùi chân phải ra sau tránh thoát, ta tiến chân trái lên thành cung tiễn bộ, quyền
trái đập vào mặt địch (H.68)
4. Địch cũng hay lắm, dùng chưởng phải nâng cùi chỏ trái ta làm hư đòn rồi, ta ben
lộn cánh tay trở xuống biến thành chưởng vỗ vào hạ nang hắn (H.69).
5. Địch lùi chân phải ra sau, đồng thời tay trái chưởng xô nhẹ nơi cùi chỏ ta là giải
được thế công rồi, ta cũng hay lắm bèn bước chân phải theo liền chân hắn, quyền phải
đập ngược vào mặt hắn, thế là địch không còn đỡ kịp nữa (H.70).

Thức thứ 14: ĐẢO ĐỀ KIM LƯ


1. Địch dùng chưởng phải định chém xuống đầu ta, ta toạ thân dùng chưởng phải đưa
lên xung thiên đỡ cú chém (H.71).
2. Liền theo tay phải tay trái ta dùng chưởng chọp cùi chỏ địch đẩy lên, trong lúc
chân trái bước lên giữa hai chân địch (H.72).
3. Kế chuyển thân theo chiều kim đồng hồ, xoay lưng về hướng địch, tay phải nắm
lấy đùi địch, đồng thời xuống bộ thấp (ngồi xuống) (H.73).
4. Chưởng trái kéo tới trước, đầu ta hơi cúi xuống, mông hất mạnh nhờ eo lưng và vai
phụ trợ, địch nhân bay lộn tới trước, nếu không bị cắm đầu nằm sãi tay (H.74)

Thức thứ 15: CỔN TÝ CHÙY


1. Địch dùng quyền trái đánh vào ngực ta, ta yểm ngay bằng chưởng phải từ bên
ngoài vào (H.75).
2. Đồng thời nghiêng vai phải, chuyển thân song song với địch (bây giờ phần ngoài
của cổ tay ta tiếp xúc tay địch) (H.76).
3. Kế biến chưởng thành quyền dùng lưng nắm (tay) đập vào bụng hay háng địch
nhân (H.77).
4. Trong lúc địch gập người xuống hộ thân thì ta dùng sức vai và chân đồng phát lực
một lúc hất địch về sau tất địch không chịu nổi phải bật ngửa (H.78).
Thức thứ 16: TRƯU THÂN ĐIỂM LẶC
1. Địch đánh quyền phải vào mặt ta, ta khẽ nghiêng thân qua bên phải tránh đòn
(H.79)
2. Rồi chân trái ta bước lên trước chân trước địch, tay trái ta mở chưởng đưa ra đỡ lấy
cùi chỏ phải địch cấp kỳ trong lúc cổ tay ngoài của cánh tay phải ta câu cổ tay quyền
của địch rồi.. (H.80)
3. Xuống tấn thấp, tay phải ta nắm cổ tay quyền phải của địch kéo về sau (tức hướng
tiến lên của địch), chưởng trái ta theo cánh tay trái địch chiếu thẳng hông địch (H.81)
4. Dùng chỉ (tứ chỉ: 4 đầu ngón tay) điểm thẳng vào nách địch, chân không động mà
người đã dồn tới bằng cách vận dụng sức ở hông (H.82). Địch bị điểm ngay huyệt kỳ
môn hoặc Tiếp cân chắc là đại bại rồi, ấy là kết thúc Thức thứ 16 vậy.
Thúc thứ 17: KIM CÂU QUẢI HOÀN
(quải: treo, hoàn: tròn)
1. Địch dùng quyền phải đánh thẳng xuống mặt ta, ta nghiêng đầu tránh sang bên phải
địch, đồng thời tay trái ta phát chưởng đỡ sang phải nhằm ngang cùi chỏ địch, trong
lúc chưởng phải đưa ngay trước ngực địch như sắp đấm tới vậy (H.83).
2. Ta bước chân trái lên bên ngoài chân phải địch, tay phải câu cổ tay phải địch,
chưởng trái biến thành quyền đưa xuống bên đùi (H.84).
3. Liền theo động tác trên quyền trái ta đập vào tai địch bằng lưng quyền, mắt ta nhìn
vai phải địch (H.85).
4. Địch nhân bị đập ngang tai, tay phải bị giữ thì nhất định lắc đầu hoặc lay động thân
trên để tránh, thế là tay phải ta kéo về sau (hướng tiến lên của địch) kéo chúi xuống
đất, đồng thời chân phải ta tiến lên đá quét chân địch làm địch mất thăng bằng bổ
chúi tới trước sãi dài trên mặt đất trông rất thảm hại. Địch nhân đành thua vậy (H.86)
Thức thứ 18: KIM KÊ ĐẨU LINH
(đẩu: xòe (cánh), linh: nhanh nhẹn)
1. Trong lúc ta giao đấu với địch thì bất ngờ có kẻ thứ hai bên trái ta xông vào chọp
cổ ta bằng tay phải. (H.87).
2. Ta hạ thấp tấn và cúi đầu xuống phía trước. (H.88)
3. Rồi đưa vai trái hạ thấp đoạn lộn lên qua khỏi cổ tay địch nhân (H.89).
4. Kế dùng vai trái hất mạnh tới cổ tay địch là thoát được ngay (H.90).
5. Lập tức chưởng trái ta vỗ mạnh vào háng địch, hắn vô phương tránh né. Thức thứ
18 kết thúc tại đây (H.91).
Thức thứ 19: SONG BẢO CHƯỞNG
(bảo: ôm)
1. Địch dùng chưởng phải công vào ngực ta, ta phát chưởng phải yểm cổ tay địch,
chưởng trái từ dưới đưa lên trên cánh tay phải của địch (H.92).
2. Kế lật song chưởng thẳng đứng (các ngón tay thẳng đứng lên trời, lòng bàn tay
chiếu thẳng tới hướng địch), hai cùi chỏ hơi khép lại, cánh tay phải của địch giờ đã bị
hai tay ta đè lên (H.93).
3. Chưởng trái giữ (nắm; bảo) vai phải địch, tay phải phát lực đẩy tới giữa ngực địch
(H.94)
Thức thứ 20: KIM THIỀN THOÁT XÁC
(kim thiền: con ve sầu vàng)
1. Địch dùng chưởng phải bổ tới mặt ta, ta đưa cánh tay phải xéo lên yểm cổ tay địch
(H.95)
2. Chưởng phải biến thành câu vừa móc vừa đè cánh tay phải địch xuống, đồng thời
chưởng trái thọc ra hợp với tay phải kẹp cổ tay địch vào giữa, lòng bàn tay trái úp.
(H.96).
3. Địch sẽ bật tay ta lên để rút tay phải về, câu phải vẫn theo bám sát cổ tay địch
(trong trường hợp địch không bật tay lên thì câu trái ta cũng lôi cổ tay phải hắn lên),
tay trái vẫn đưa xuống không thay đổi (H.97).
4. Chân trái ta co lên bước lên trước đường đất địch, đồng thời hạ tấn thấp xoay mặt
về hướng tiến lên của địch (nhưng vẫn liếc nhìn mắt địch) thành tay phải địch nằm
ngửa trên vai ta rồi, vế ta sát vế địch (khóa ngựa), chưởng trái vỗ hạ nang địch làm
hắn thóp bụng sợ hãi (khi hắn giật mình thì trọng lực của hắn sẽ lên cao (H.98).
5. Cánh tay phải ta lôi cổ tay phải hắn tới trước trong lúc chân ta chuyển bộ chồm
người tới trước, eo lưng lắc mạnh một cái địch thủ bay lướt qua đầu ta. (H.99)
6. Buông tay trái lẫn tay phải, rùn bộ thấp nhường cho thân thể địch bay qua rơi bịch
xuống đất nằm sắp sãi tay như con rùa đen (H.100). Thế là kết thúc Thức thứ 20.
Thức thứ 21: TRÍCH LẶC ĐẢ
1. Ta dùng chưởng phải tấn công ngay ngực địch, hắn thóp ngực co lưng tránh liền
(H.101)
2. Hắn bắt lấy cổ tay phải ta bằng tay phải, chưởng trái hắn nâng cùi chỏ ta lên.
(H.102)
3.Ta bèn co cánh tay phải lên, chưởng xung thiên, lòng chưởng úp vào phía mặt ta,
đồng thời chân trái ta bước lên (đổi bộ) gài giữa chân địch, thế là tay phải ta đã thoát
tay địch rồi, cũng cùng một tác động thời gian đó tay trái ta nắm lấy cổ tay địch
(H.103).
4. Chân phải ta bước lên ngáng giữa đường đất địch (đổi bộ), tay trái nâng lên cao lột
cánh tay trái địch qua bên phải hắn, chưởng phải ta co ngang trong thế sẵn sàng tấn
công ngang (H.104).
5. Chân ta chuyển thành mã bộ, tay trái buông cổ tay trái địch đồng thời tay phải đánh
ngang một quyền vào ngực địch làm hắn bật ngửa, vì trong lúc ta đổi bộ hắn cũng đổi
bộ nên chân hắn bị chân ta gài (khóa) không thể rút ra thoát chạy được nữa. (H.105).
Thức thứ 22: ĐẢO BỘI KIM NHÂN
(xoay lưng vác vai người sắt)
1. Địch thủ dùng hai tay bắt lấy hai cổ tay ta không chịu buông ra. (H.106).
2. Tay phải ta co vào dưới cánh tay trái, lòng bàn tay úp vào bụng thế là thoát rồi, tay
trái co vào trên tay phải và cùng thoát ra như tay phải (hai tay làm cùng lúc). (H.107).
3. Nhưng khi gần thoát ra tay ta lại nắm giữ hai cổ tay địch như lúc địch bắt cổ tay ta
vậy. (H.108).
4. Ngay khi bắt được tay địch ta gài tay trái địch vào dưới nách phải của hắn, chân
phải ta bỏ qua bên phải chân trước của hắn (chân phải), (H.109).
5. Ta hạ thấp đồng thời xoay người nghịch chiều kim đồng hồ về hướng tiến của hắn,
buông cánh tay trái của địch ra và hai tay giữ lấy cổ tay phải của địch gánh lên vai
(trong lúc gánh cánh tay địch phải xoay cho lòng bàn tay của địch quay lên trời để khi
bẻ tay hắn mới đau). (H.110)
6. Hai tay ta kéo cổ tay địch tới trước (theo đường chỉ địa), đầu ta cúi xuống, mông
bật mạnh lên làm địch bay lộn vèo qua vai ta té ngửa trước mặt ta. (H.111).

Thức thứ 23: LIÊN CHÂU TIỄN


(còn gọi là Băng Quyền Tam Tấn)

1. Ta dùng quyền phải đấm vào ngực địch (H.112), địch đưa tay phải đỡ.
2. Ta lại đấm tiếp quyền trái ra, hắn lại đưa cổ tay phải đỡ (H.113).
3. Ta đấm tiếp theo quyền phải tất hắn không đỡ kịp nữa. (H.114)
Chú ý: Lúc thực hành thì ba quyền xung ra nhanh như một thì dù địch nhân có lanh
tay đến đâu cũng khó bề đỡ kịp hết được, và có thể đánh 4 hay 5 quyền liên tiếp.
Nhưng chính ta gặp phải đối thủ có tay quyền nhanh như điện này thì tốt hơn nên hóp
ngực tránh đòn và lách mình sang bên phản công. Cái đó gọi là lấy công làm thủ đó.

Thức thứ 24: TÀ THÂN SONG DỊCH CHƯỞNG


1. Địch dùng chưởng phải, bước chân trái tới chém bổ xuống đầu ta. (H.115)
2. Ta xử chưởng xung thiên nhưng chỉ xéo lên phía ngoài cánh tay địch ngay cùi chỏ
hắn là đòn hắn vô hiệu rồi (H.116).
3. Ta đảo bộ chân trái bước sang bên phải địch phòng địch tấn công, trong lúc tứ chi
(4 đầu ngón tay) trái đâm nhẹ vào bẹ sườn non bên phải của địch (H.117).
4. Đâm vào sườn non và bấu vào bẹ sườn như chim ưng bắt mồi vậy làm địch đau
chịu không nổi phải thóp bụng nhảy tưng lên (H.118).
5. Thế là ta gia tăng kình lực vào hai bàn tay, thân trên chồm tới đẩy bay địch ra sau
mấy thước tây mà phần bên ngực hắn đã bị trọng thương rồi vậy. Kết thúc chiêu thứ
24 (H.119).
Thức thứ 25: HIỆP KIÊN SƯU ĐỔ CHƯỞNG
(Vai hông chưởng hợp nhất)

1. Địch dùng tay phải nắm cổ tay phải ta, hắn định đè xuống để chưởng trái chụp vào
mặt ta (H.120).
2. Ta bước chân sau lên ngoài chân trước của hắn đồng thời đưa tay phải thành vòng
tròn từ dưới lên trên (từ phải qua trái), khi tay phải đưa cổ tay ngang vai trái thì tay
địch không giữ nổi cổ tay ta nên ngay khi ấy chưởng ta câu lại bắt giữ cổ tay đối thủ
khi hai cổ tay ta và địch trở về vị trí xuất phát (H.121).
3. Tay phải ta kéo tay địch về hướng bên phải ta đồng thời tay trái ta đánh vào bụng
địch hoặc hạ bộ bằng lưng nắm tay (H.122); muốn kéo được địch chúi về bên phải ta
thì trước khi kéo, tích tắc đồng hồ ta dùng vai trái đánh vào vai phải của địch, cái lắc
vai phải theo nguyên tắc vòng tròn xoay, có dạy trong sách Bát Quái Quyền Chưởng.
4. Đánh vai trái vào vai phải địch, tay trái câu thủ của ta đưa ra sau lưng… H.123
5. Thả tay phải đồng thời câu thủ trái của ta (dùng lưng) đánh vào biếu địch làm hắn
tức tối chịu không nổi (H.124).
Thức thứ 26: HỒI THÂN TIÊU LẶC CHƯỞNG
1. Địch với ta giao thủ, ta dùng chưởng phải án vào ngực địch .. (H.125).
2. Địch co chân trước lên thành tấn một chân, thóp bụng tránh đòn đồng thời xoay cổ
tay đập mu bàn tay lên cổ tay ta áp xuống để bắt cổ tay ta. (H.126).
3. Hắm niệm tay ta nên khi thấy ta hơi động thì hắn chuyển tay nhanh như cắt tát vào
mặt ta (H.127).
4. Ta đưa nắm tay trái lên đỡ cú chưởng của địch đánh tới đẩy tay hắn vọt lên cao
khỏi đầu (H.128).
5. Rút cổ rùn đầu thấp xuống, chưởng phải yểm chỏ địch đồng thời bỏ chân trái lên
một bước tức là lăn qua cánh tay địch rồi, kế buông tay phải địch, chân phải co lên
thành độc tấn, chưởng phải phát vào hông địch (H.129).
Thức thứ 27: Xảo phá triền yêu tác
(khéo léo quấn quít bên hông địch)

1. Ta đang chiến đấu bất thình lình có người thứ ba từ sau lưng nhảy vào ôm ngang
lưng ta (ôm dưới hai tay). Ta dùng ngón tay cái bấm vào hố khẩu (khoảng giữa ngón
cái và ngón trỏ, chỗ bóp thấy thịt mềm) của hắn thì hắn buông ta ra ngay (H.130).
2. Kế bàn tay phải bao lấy nắm tay trái thúc mạnh cùi chỏ ra sau vào cổ họng địch
(H.131) hoặc ngực hắn.
3. Xong quyền trái biến thành câu thủ gạt ra sau phòng chân địch đá tới, đồng thời cúi
người xuống dùng chưởng phải nắm cổ chân địch (giữa hai chân ta) mà lôi lên (lúc
kéo chân đối thủ vẫn tọa bộ) địch sẽ bị té ngửa ngay (H.132). Nếu là ác chiến thì có
thể dùng chân trái móc gót lên hạ bộ đối thủ, hắn ngã quỵ ngay.
4. Nếu địch ôm cả tay lẫn eo lưng, ta xuống tấn thấp xoài người tới trước đồng thời
hai tay bung mạnh chỏ ra chắc chắn địch chịu không nổi phải bỏ cuộc (H.133).
5. Tay trái phát chưởng tới trước đỉnh đầu, chuyển thân thuận theo chiều kim đồng
hồ, chưởng phải cùng lúc từ ngang vai đập vào hạ bộ địch thủ, hắn sẽ dội ngược mà
bỏ trận đấu. (H.134).
Thức thứ 28: PHIÊN THÂN LA HÁN CHƯỞNG
(Phiên thân: lộn ngược lại, quay mặt lại)

1. Địch dùng chưởng phải công vào ngực ta, ta dùng tay phải câu cổ tay địch đồng
thời chưởng trái đánh tới mặt hắn. (H. 135).
2. Địch phát chưởng xung thiên phong tỏa thế công tay trái của ta thì ta cũng rút
chưởng phải về (H.136).
3. Chưởng phải chiếu thẳng ngực định đánh tới thế là tự nhiên rút được chưởng trái
về rồi. (H.137).
4. Ta bước chân trái lên ngáng chân trước địch mới vừa lùi vì phát chưởng của ta, liền
theo chân bước tay trái phát chưởng đạp vào bụng dưới của địch, nếu trúng mạnh
địch vỡ (bể) bọng đái mà chết một cách thảm thiết. (H.138).
5. Địch cũng rất hay, hắn trầm chỏ trái xuống đánh cùi chỏ ta bật ra ngoài (sang
bên),nhưng nhanh như cắt ta chuyển thân trái bằng cách xoay vai đồng thời chưởng
phải từ trên cao đập xuống vị trí đã định. Thế là hắn không tài nào né tránh được, trừ
phi hắn thóp bụng rùn bộ tháo lui nhanh như điện thì chưởng của ta mới không gia
hại hắn được mà thôi.(H.139). Nhưng như thế cũng nhất định là chấm dứt thức thứ 28
nầy rồi.
Thức thứ 29: THUẬN THỦY THÔI CHÂU
(thuận theo dòng mà đẩy thuyền)

1. Địch dùng quyền phải đánh vào ngực ta (H.140).


2. Ta lập tức đưa chưởng phải xéo qua xung thiên đỡ tay địch ngay trong lúc co chân
trước (phải) lên (H.141)
3. Tay phải bắt (câu) lấy cổ tay địch (H.142).
4. Địch định rút tay về nhưng ta dùng chưởng trái nâng khuỷu tay địch lên đồng thời
ta phải ta thuận đường đưa lên bóp cổ địch trong lúc chân phải ta bỏ ngoài chân trước
địch,(H.143).
5. Chuyển chân tấn thân dồn sức tới trước đồng thời cánh tay phải đẩy mạnh vào cổ
địch nhân tất hắn ngã ngửa (H.144).
Thức thứ 30: ĐẢO DỊCH TỬ KIM QUÁN
1. Ta dùng chưởng trái đánh vào vai phải địch, địch dùng chưởng trái câu lấy cổ tay
trái ta và dùng tay phải nâng cùi chỏ ta lên (H.145).
2. Ta xoay mình theo chiều kim đồng hồ chân phải co lên, coi như cánh tay ta bị địch
bắt rồi (H.146).
3. Chân phải đá ngược ra sau nhằm bụng dưới hay hạ nang của địch thì địch không
còn chỗ dung thân, (H.147). Dù thế nhưng người hiểu võ bao giờ cũng chừa cho đối
thủ của mình một sinh lộ, những đòn độc thường được thận trọng khi xử dụng.

Thức thứ 31: THƯỢNG BỘ HOÀNH XUNG CHƯỞNG


1. Địch dùng chưởng phải đánh ngực ta, ta bèn thóp bụng để ngự, đồng thời xoay
thân từ trái qua phải dùng cánh tay phải thò xuống phía vế địch mà đỡ cánh tay địch.
(H.148).
2. Lướt cánh tay phải theo hướng đánh của địch để hóa giải sức mạnh của địch, đồng
thời chân trái bước tới ngáng chân trước địch đứng hư bộ, chưởng trái đưa lên ngang
địch mà phòng ngự (H.149).
3. Đợi khi địch rút tay phải về thì đồng nhất ta chuyển thân tới chân tấn thực mạnh
hai tay phát lực mười phần dùng chưởng xô tới tất địch bắn đi 5-6 thước (H.150).

Thức thứ 32: THUẬN THỦ KHIÊN DƯƠNG


1. Địch tiến chân trái dùng tay phải phát chưởng đánh vào mặt ta, ta đưa chưởng lên
từ bên ngoài cánh tay của địch đẩy xéo lên, cho đòn địch lướt qua bên phải ta
(H.151).
2. Rồi tay phải ta trượt theo cánh tay địch từ cùi chỏ đến cổ tay thì chưởng ta câu cổ
tay địch mà kéo về bên phải ta, chưởng trái ta nắm cánh tay trong (trong cùi chỏ) đưa
về bên phải phụ tay phải đồng thời cũng đề phòng cùi chỏ của địch (H.152).
3. Địch vì cố lao tới phần bị ta kéo đi nên mất đà đành phải lao tới,cùng lúc với đà
kéo chân phải ta quét lên làm ngáng (cản) chân cho địch hòng chân té sấp xuống đất,
ngay khi ấy ta buông tay địch ra cho địch tự nhiên nằm xuống (H.153).

Thứ thứ 33: XÀ HÌNH CHƯỞNG


(Chưởng hình như động tác tấn công của rắn)

1. Địch dùng chưởng phải công ngay ngực ta, ta bèn đưa tay phải từ trên xuống phía
ngoài cánh tay phải địch gạt cuốn qua, ngay khi chạm tay địch, cánh tay ta mượn
cánh tay địch làm chuẩn đâm bốn đầu ngón tay vào nách địch (H.154). Khi tay ta
chạm tay địch thì chân trước xuống tân vững chân trước (thực bộ), còn lúc đứng vờn
nhau thì chân trước bao giờ cũng nhẹ nhàng gọi là hư bộ.
2. Địch rút chân trước về một tí thóp ngực tránh đòn, ta theo ngay chân trái bước lên
chưởng trái lật ngửa chưởng tâm lên trời và đâm vào mắt phải của địch, trong lúc tay
trái có thể biến thành câu để ngự cổ tay phải địch (H.155).
3. Địch không dở, hắn chỉ lắc nhẹ đầu sang bên là tránh đòn ta rồi, ngay khi ấy ta
nhấc chân phải lên chân trái làm trụ xoay vòng theo chiều kim đồng hồ, xoay lưng về
phía địch đồng thời trong đà xoay chớp nhoáng ấy tứ chỉ của tay phải cuốn qua vai
(chưởng ngửa lên) đâm vào mắt địch, chưởng trái phất về bên đùi trái phòng ngự
(H.156). Trong lúc chưởng đâm thì chân phải vẫn co, mắt ta ngoẻo nhìn mắt địch.
4. Địch thật là hay, hắn thò chưởng phải nâng cùi chỏ phải ta lên tránh thoát đòn độc
dễ dàng, nhưng nhanh như cắt chân phải ta đặt xuống bên chân trước địch thành mặt
đối mặt địch, chưởng trái ta lại yểm cổ tay phải địch còn đang giữ cùi chỏ ta, tay phải
y vị chỉ ngửa biến thành chỉ úp sấp vẫn đâm vào mắt địch. Thế là hắn lãnh đủ rồi
không tài nào tránh được, diễn tả động tác thì chậm mà việc xảy ra thì như điện xẹt,
(H.157).
5. Nhưng như đã nói địch không phải tầm thường, hắn vẫn nâng cùi chỏ ta kịp thời
thế là đòn biến đó hỏng mất, không để địch kịp suy tư ta dùng chân trái móc chân
phải địch từ phía ngoài, chưởng trái cuốn từ trên xuống vòng lên trên chênh chếch
thành chưởng xung thiên, lòng chưởng mà trấn được hai tay địch rồi, chưởng phải
theo liền chưởng trái đẩy thẳng tới giữa ngực địch một chưởng tối hậu. Chưởng nầy
nhất địch là địch không kịp trở tay rồi, thế là kết thúc thức thứ 33 tại đây. (H.158).
Lúc phát chưởng phải dồn sức vào chân trước thì lực mới đả thương địch mười phần.
Thức thứ 34: TIẾN THAM PHỐI
1. Địch dùng tay trái phát chưởng công vào bụng ta, ta lưu chưởng trai ra bắt lấy
chưởng địch (bắt cổ tay) đẩy sang bên trái, đồng thời chân phải co lên (H.159).
2. Khi tay địch vừa lệch sang bên thì chân phải ta phóng tới hông địch một bước. Thế
là trúng rồi còn chạy đi đâu nữa. Kết thúc thức 34 một cách hết sức mau chóng và dễ
dàng (H.160).

LỜI KẾT
Lời nói nghe ra thật quá dễ dàng mà sự đời đâu dễ như vậy, tưởng nên nhắclaij một
lời cùng chư hiền là phàm người hiểu võ tất năng luyện tập thường xuyên, tâm để
thanh tịnh mới tránh khỏi nhiều chuyện không hay. Nhược bất đắc dĩ phải ra tay
chống chế qua loa mà thôi chớ nên ỷ sức dụng công làm hại kẻ yếu mà mất âm đức.
Bằng vì chỗ công bình đạo lý mà dụng võ thì chiêu thức nào cũng tốt miễn là giúp ta
đem lại được công đạo mà thôi.
MỘT SỐ ĐẮCTRƯNG CỦA BÁT QUÁI CHƯỞNG
A) Về cơ thể con người: trong Bát quái có 8 chữ: càn, khôn, chấn, tốn, khảm, ly, cấn,
đoài.

Đầu, tượng trưng Càn.


Bụng, tượng trưng Khôn.
Chân, , tượng trưng Chấn
Bắp vế, tượng trưng Tốn
Tai, tượng trưng Khảm
Mắt, tượng trưng Ly
Tay, tượng trưng Cấn
Miệng, tượng trưng Đoài.

B) Về quyền thuật: trong quyền thuật tượng trưng Đầu là Càn, Bụng là Khôn, Thận là
Khảm, Trên là Ly, đốt thứ nhất của xương cùng cho đến đốt thứ bảy của cột xương
sống là Tốn, cột xương ở cổ là Cấn, bên trái bụng là Chấn, bên phải bụng là Đoài. Đó
là danh xưng của Bát quái trong thân thể. Kể từ tứ chi trở xuống mà nói, thờI bụng là
vô cực, rốn là thái cực, hai quả thận là lưỡng nghi, hai cánh tay và hai chân là tứ
tượng, hai tay và hai chân mỗi cái có 2 đốt, hợp lại thành Bát Quái.
Hai bàn tay và hai bàn chân có 20 ngón, tổng 4 ngón tay cái, chân cái chỉ mỗI ngón
có 2 đốt, cả thảy 8 đốt. Còn lạI 16 ngón tay chân, mỗI ngón có 3 đốt, cả thảy là 48
đốt. Hợp 8 đốt chân tay, 8 đốt xương ngón chân cái, ngón tay cái và 48 đốt xương
ngón ta, ta có đủ 64 đốt phù hợp vớI con số 64 trong Dịch Lý.
Ý niệm về những con số trên gọI là: vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi,
lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái và 8*8 thành 64, biến thành một cấp
số nhân với công bội là 2.
Hình tượng ở các loài vật: Càn là Ngựa, Khôn là Trâu, Chấn là Rồng, Tốn là Gà,
Khảm là Heo, Ly là chim Trĩ, Cấn là Chó, Đoài là Dê. Áp dụng trong quyền thuật là:

- Càn là Sư tử
- Khôn là Lân
- Chấn là Long
- Tốn là Phượng
- Khảm là Xà
- Ly là Kê
- Cấn là Hùng (gấu)
- Đoài là Hầu (khỉ)

Ứng dụng vào dịch học, lấy bát quái trong thân thể là cái gốc ở bên trong, lấy bát quái
qua tứ chi là cái dụng ở bên ngoài. Sách NộI kinh có ghi:”thân thể con ngườI có đủ
cái gốc tiên thiên và hậu thiên; Chấn là gốc của tiên thiên, Tỳ là gốc của hậu thiên.
Gốc tức là cộI rễ, là nguồn.”
Đặc điểm vận động của Bát quái chưởng là thân nhanh bước linh, tùy bước tuỳ biến,
khi giao đấu cùng đấu thủ thì thân hình nhô, hụp, vặn, xoay mau lẹ đa biến. Quyền
phổ Bát Quái ghi là:”Hình như rồng lượn, nhìn như vượn giữ, ngồI như hổ ngồI,
chuyển như ưng liệng”. Lấy trạm trang và bước đi là cơ bản công, lấy bước xoay
chạy vòng tròn làm hình thức vận động cơ bản. Đường di chuyển của vết chân bước
xoay chia ra chạy theo hình cá âm dương, chạy theo hình vẽ bát quái (có 2 hình vẽ
kiểu Bát quái là Tiên thiên Bát quái của Phục Hy và hậu thiên bát quái của Chu Văn
Vương), chạy theo cửu cung v.v… Thân hình yêu cầu vươn đầu, thẳng cổ, đứng
hông, hạ mông, lỏng vai xuôi khuỷu, giữ nguyên bụng, thoảI mái ngực, co háng, nâng
bụng dưới. Yêu cầu bộ pháp lên xuống vững vàng, khép mở rõ ràng, thực hư rành rọt.
Khi bước tròn, chân trong tiến thẳng chân ngoài khép vào trong, hai đầu gốI ôm nhau,
không được mở hạ bộ. Thân pháp coi trọng vặn, xoay, chuyển, lật tròn vòng không
ngắc ngứ. Về hình tay thì có long trảo chưởng (chưởng móng rồng), ngưu thiệt
chưởng (chưởng lưỡI trâu) v.v… Thủ pháp chủ yếu thì có đẩy, nâng, kéo, dẫn, dờI,
ngăn, cắt, khép, bắt, tóm, móc, đánh, gói, đóng, né… mườI sáu phép. Yêu cầu là có
thể tiến có thể lui, có thể hóa có thể sinh, kết hợp hư thục, biến hóa không cùng, lấy
động chế tĩnh, né thẳng đánh chéo, lấy chính đuổI tà làm yếu quyềt giao đấu. MỗI
chưởng phát ra đều phảI lấy hông làm trục, toàn thân là một thể, nộI ngoạI hợp nhau,
ngoài chú trọng: tay, mắt, thân, bộ pháp, trong tu dưỡng: tâm, thần, ý, khí, lực.
Luyện tập Bát quái chưởng chia ra 3 bước công phu: định giá tử, hoạt giá tử và biến
giá tử. Định giá tử là công phu cơ bản yêu cầu một chiêu một thức đều phảI thật quy
củ, quen chậm chứ không quen nhanh, cốt sao tư thế chính xác, trang bộ kiên cố,
bước đi vững vàng, thiết thực, làm cho được 9 yêu cầu nhập môn là: Tạ, Khấu, Đế,
Đỉnh, Khỏa, Tùng, Thùy, Xúc, KhởI toản lạc phan. Hoạt giá tử chủ yếu luyện động
tác phốI hợp vớI bộ pháp khiến các yếu lĩnh cơ bản trong khi chuyển chạy biến hoá
phảI vận dụng thành thạo. Biến giá tử yêu cầu nộI, ngoạI phảI thống nhất, ý dẫn thân
theo, biến đổI tự nhiên, theo ý vào sâu không bị hạn chế bởI tiết tấu thứ tự bài bản,
làm sao để nhẹ như lông ngỗng, biến như điện chớp, vững như bàn thạch.
Nội dung cơ bản của Bát quái chưởng là Bát mẫu chưởng (8 chưởng mẹ) còn gọi là
Lão bát chưởng (8 chưởng già), biến hoá phốI hợp nhau thành 64 chưởng. Bát quái
chưởng có đơn luyện, đốI luyện, và tán đả đấu lôi đài. Hệ quyền của bát quái chưởng
có 18 đường La Hán thủ, 72 ám cước (đòn đá ngầm), 72 tiệt thoái (chặt chân). Hệ khí
giớI của Bát quái chưởng có Tý ngọ uyên ương việt (búa), kê trảo âm dương nhuệ,
phong hỏa luân, phán quan bút,v.v… là các loạI binh khí đôi ngắn, nhỏ; cả đến gậy
thất tinh trong có đổ thủy ngân cho nặng và biến hoá sử dụng linh hoạt cùng các khí
giớI lớn nặng như bát quái đao, bát quái thương, bát quái kiếm.
Bát quái chưởng không chỉ là môn võ thuật đánh nhau mà còn là môn võ rèn luyện
thân thể. Qua nghiên cứu, thấy rõ thường xuyên luyện tập bát quái chưởng có thể
nâng cao và cảI thiện cơ nă ng của các hệ thống trong cơ thể, tăng cường sự trao đổI
chất, cảI thiện tố chất con ngườI khiến sứa lực con ngườI càng thêm sống lâu, mạnh
mẽ.
Để kết luận, tôi xin lấy một câu trong Chu dịch:”Cứng mềm mài nhau, bát quái vẫy
động” tức là luôn vận động không ngơi, biến hoá không ngừng mớI là đạo lý, và cũng
chính vì vậy mớI gọi là bát quái chưởng.

You might also like