You are on page 1of 93

Chúa Yêsu là Đấng Thiên Sai

Bản dịch Việt ngữ


Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn

Theo bản dịch Pháp ngữ của Cathy Brenti


NXB. SOCIETE DES OEUVRES COMMUNAUTAIRES 1989

Nguyên tác của


Cha Emiliano Tardif và José H. Prado Florès

Bản Việt ngữ này lấy theo bản dịch Pháp ngữ của Cathy Brenti. Ed.
tr. se, Société des Oeuvres Communautaires, 1989

Chuẩn ấn của Đức Giám Mục Nicolas de Jesus Lopez


Tổng Giám Mục Santo Domingo (Cộng Hòa Đômi-micana)
Ngày 15/03/1989
Phép của Bề trên Cha Raymond Savard
Giám tỉnh, hội đồng M.S.C (Thừa sai Thánh Tâm)
Ngày 15/03/1989

MỤC LỤC

• Lời nói đầu


• Vào đề
• Chương 1: Ngài có phải là Đấng Trời sai?
• 1. Mù được sáng
• 2. Què được đi
• 3. Điếc được nghe
• 4. Phung hủi được sạch
• 5. Nghèo khó được nghe loan báo Tin Mừng
• Kết luận
• Chương 2: Chữa lành bên trong
• Chương 3: Chúa Yêsu đang sống
• Kết luận
• Chương 4: Phỏng vấn tác giả
• Kết luận
• Chương 5: Cách rao giảng mới về Tin Mừng
• 1. Mới trong sự nhiệt tâm
• 2. Mới trong phương pháp
• 3. Mới trong cách diễn tả
• - Rao giảng Lời
• - Chữa lành các bệnh tật
• 4. Những cách rao truyền mới
• 5. Cách rao truyền mới phải toàn diện
• - Toàn bộ Tin Mừng
• - Cho toàn diện con người
• - Cho tất cả mọi người
• 6. Cách rao giảng mới là công việc của Thánh Thần
• - Nơi người rao giảng
• - Nơi người nghe
• 7. Cần những người rao giảng mới
• cho cách thức rao giảng mới
• - Nicôđêmô
• - Samuen
• - Klêôpha
• 8. Chiến thuật mới
• Kết luận
Lời Nói Đầu

Chúng tôi bắt đầu soạn những trang này vào năm 1985. Chúng tôi không ngừng lựa chọn và xếp
đặt hết sức cẩn thận những chứng tá hay nhất, những lá thư ý nghĩa nhất mà chúng tôi đã nhận
được. Rồi một hôm, tôi được mời đi giảng một loạt tĩnh tâm ở Vênezuala. Ra khỏi nhà, tôi đã thận
trọng mang theo trong xách tay 30 chứng tá rất hay về những việc chữa lành trong những năm
gần đây, định trao lại cho người bạn cùng đi giảng, cũng là người cùng với tôi viết quyển sách
mới này.

Chúng tôi giảng trước tiên một cuộc tĩnh tâm cho linh mục ở Los Tequez, rồi một nữa cho các
người lãnh đạo Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng.

Ngày cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục thành Barquisimeto cho xe hơi chở chúng tôi đến sân vận
động, ở đó đang tụ họ̣p hơn 10.000 người đến nghe Lời Chúa. Chúng tôi đã giảng trong một bầu
không khí rất sốt sắng và trang nghiêm. Lòng tin của dân chúng mạnh mẽ đến nỗi, ngay lúc ấy đã
bắt đầu thấy xảy ra những việc khỏi bệnh, trước cả khi chúng tôi đến phần cầu nguyện cho bệnh
nhân.

Khi cuộc lễ chấm dứt, chúng tôi mệt mỏi nhưng cũng rất hài lòng. ở miền ấy, hình ảnh của người
anh hùng giải phóng Simon Bolivar còn đang sống động trong lòng dân, con người ấy đã có lần
tuyên bố: “Tôi sẽ không ngưng nghỉ, cho đến khi nào dân tôi được giải phóng”.

Ra khỏi sân vận động để về nghỉ ngơi, chúng tôi chợt nhận thấy rằng: kẻ trộm đã mở cửa xe và
lấy cắp hết hành lý của chúng tôi: xách tay của tôi trong đựng những chứng tá, cái ví của tôi với
giấy thông hành và vé máy bay. Tất cả đã không cánh mà bay. Khỏi nói, cái làm chúng tôi đau
nhất là mất tập tài liệu chứa đựng những chứng tá quý báu chừng ấy.

Tôi nói với Chúa: “Chúa ơi, nếu Chúa muốn chúng con viết quyển sách mới, Chúa phải thi hành
nhiều việc chữa lành hơn nữa. Người ta có thể mất những chứng tá ấy, nhưng Chúa, người ta
không thể mất Chúa được”.

Kết quả cụ thể là những trang này, chúng là câu Chúa trả lời cho lời cầu nguyện trên. Chúa đã
làm nhiều phép lạ hơn và chúng tôi lại thu thập được vô số chứng tá mới. Những trang này còn là
bằng chứng, nhất là của những gì Thiên Chúa thực hiện trong thế giới mà Người yêu thương biết
chừng nào!

Người ta đã không mất Chúa, trái lại, hình như các dấu lạ, các kỳ công và phép lạ còn nhân thêm
nhiều, đi kèm theo việc rao giảng cuộc Toàn thắng của Chúa Giêsu Kitô trên tội lỗi và sự chết.
Chúa Giêsu không ngơi nghỉ bao lâu dân Ngài chưa được hoàn toàn tự do: tự do khỏi tội lỗi và sự
chết, tự do khỏi áp bức và tù hãm.

Emiliano Tardif, M.S.C.

Santo Domingo, Cộng hòa Dominisana,

Lễ Truyền tin, 25/3/1989


Vào đề

Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai (trời sai) và chúng ta không còn phải đợi một vị nào khác.

Nơi Ngài đã ứng nghiệm những dấu chỉ các ngôn sứ báo trước, để người ta nhận ra Ngài là
Đấng trời sai đến cứu độ thế giới. Không có một danh nào, một người nào khác được Trời ban
xuống cho loài người, để nhờ Đấng ấy mà họ được cứu thoát.

Không còn có một Đấng Trung Gian nào khác giữa Thiên Chúa và loài người, ngoài Đức Giêsu
Kitô, Đức Chúa, nắm trong tay mọi quyền bính trên trời, dưới đất. Ngài đã được Thiên Chúa sai
đến cho Hội Thánh, để loan báo Tin Mừng cứu độ và thiết lập Nước Thiên Chúa.(*)

Những trang này đem chúng ta trở lại với Tin Mừng, Tin Mừng duy nhất hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một. ở đó cho thấy làm sao Đức Giêsu sống lại không
ngừng, cho những bằng chứng là Ngài đang Sống và Ngài ban sự sống cho những ai tin vào danh Ngài. Cuối cùng, tôi phải tuyên xưng rằng: ở mỗi trang, chúng tôi luôn
muốn quy tất cả về Chúa Giêsu mà thôi, chứ không về bất cứ ai khác.

Chúng tôi cũng đã lãnh được biết bao biểu lộ lòng biết ơn, khiến chúng tôi phải nhấn mạnh như một nguyên tắc điều mà ở đây đó chúng tôi sẽ luôn luôn nhắc đi nhắc lại:
Cha Emilianô Tardif chỉ là con lừa con của Chúa nhật Lễ Lá, chở trên lưng mình Chúa Giêsu đi đây đi đó.

Sứ vụ của cha E. Tardif giống như ngón tay của ông Yoan Tẩy Giả, trỏ cho chúng ta thấy rõ ràng: “Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Đấng khử trừ tội lỗi thế gian”.

Hãy để mắt chăm chú nhìn Đức Giêsu và mình Ngài thôi!

Đừng nhìn Cha E. Tardif, nhưng nhìn về Đấng mà ông ấy nhìn: Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai, Đấng không ngừng biểu thị ra ngày nay những dấu lạ làm người ta nhận ra
Ngài là Đấng Thiên Sai, đã được loan báo từ xưa để cứu thoát thế giới.

Thế giới ngày nay không cần một Tin Mừng mới, song cần một cách thức mới rao truyền Tin Mừng với quyền năng của Thánh Thần, kèm theo những việc chữa lành và
phép lạ, phô bày cuộc Toàn thắng của Đức Giêsu Kitô trên tội lỗi, bệnh tật và cái chết.
Chương Một
Ngài có phải là Đấng Trời sai?

(Lc 7.18-23; Mt 11.2-6)

Theo ngày tháng trôi qua, niềm khao khát được giải phóng của dân Israel càng lớn mạnh. Họ mơ
đến một ngày nào xuất hiện người con của Vua Đavít, có mệnh dẫn dắt dân Ngài sống trong
công lý và tự do.

Chế độ đô hộ của đế quốc Roma đã khiến người dân kêu gào thấu trời, xin cho xuất hiện một
Tân Môsê, sẽ giải phóng dân khỏi nanh vuốt của Con Phượng Hoàng La Mã,(*) mà quân kỳ vẫn
đang phất phới trên Đồn Antônia.(**)

Dân chúng, lòng đầy hy vọng, sẵn sàng cầm ngành lá chào đón “Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

Chính vào thời ấy, một tiếng hùng mạnh gióng lên phá vỡ u tịch miền hoang sơ, cằn cỗi xứ Yuđê:
đó là lời rao giảng của Yoan Tẩy Giả kêu mời dân thống hối và trở về với Thiên Chúa; Yoan Tẩy
Giả trở thành ngôi sao sáng trên sân khấu tôn giáo Israel thời bấy giờ.

Từ thủ đô Yêrusalem, kéo đến bờ sông Yođan nơi Yoan Tẩy Giả rao giảng nào lính tráng, nào ký
lục, nào các viên chức cầm quyền tôn giáo, để nghe ông giảng và nhờ ông làm phép Thanh tẩy
cho. Vai trò của ông mau chóng thu hút quần chúng và trở nên quan trọng, đến nỗi khiến nhiều
lần người ta đặt câu hỏi băn khoăn này:

- Phải chăng, ông này là Đấng Thiên Sai?

Nhưng Yoan tuyên xưng sự thật làm nhiều người thất vọng:

“Phần tôi, tôi thanh tẩy bằng nước, đứng giữa các ông Đấng mà các ông không biết, Đấng đến
sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép Ngài” (Yn 1.26-27).

Một biến cố nữa đến làm cho thêm vỡ mộng, đó là vua Hêrôđê bắt ông Yoan im tiếng, bằng cách
nhốt ông vào ngục tối của lâu đài trong hoàng cung. Một lần nữa, những hy vọng của dân Israel
lại tan thành mây khói. Lại phải chờ, chờ nữa cho tới khi Chúa đến.

- Yoan là tiếng kêu..., thế còn ai sẽ là Lời?

- Yoan là bạn của Tân Lang..., thế khi nào xuất hiện Tân Lang để người dân có thể mừng Tiệc
Hôn Lễ với rượu mới của hoan lạc?

- Yoan là chứng nhân của sự sáng..., thế khi nào mới mọc lên ngày mới không còn hoàng hôn và
đêm tối?

Rất chóng, từ miền Galilê - chính xác hơn từ một thôn nhỏ Nadarét - xuất hiện một người tên là
Giêsu mà dân chúng đi theo và nghe giảng. Ngài làm mọi việc cách hoàn hảo, Ngài không giảng
như các Ký lục(*) và Biệt phái vẫn làm. Ngài hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và Ngài nói
cho mọi người về một Vương quốc công bằng và bình an.
Người ta càng thêm kỳ vọng nơi Ngài. Có người cho Ngài là tiên tri Êlya hay Yêrêmia, hay một
tiên tri nào đó. Kẻ khác nghĩ rằng Thiên Chúa đang thăm viếng dân Người. Yoan vốn là anh em
họ với Đức Giêsu, biết chắc nhiều điều mà dân chúng không hay. Ông nhận ra rằng người anh
em họ này - tức Đức Giêsu - chính là khuôn mặt đã được các lời tiên tri thiên sai loan báo từ
trước.

Ngài là:

- Con Đavít: Chiếu theo lời tiên tri của Nathan: một người con của Đavít sẽ ngự trị đời đời trên
ngai báu của Israel (2 Samuel 7.13-14). Yoan còn biết rằng tổ tiên của Đức Giêsu thuộc dòng họ
hoàng vương của Đavít...

- Sinh bởi một người mẹ đồng trinh: Dấu chỉ mà tiên tri Ysaia đã nêu cho vua Akhaz thời xưa, đó
là một trinh nữ sẽ hạ sinh Đấng có tên gọi “Emmanuel”, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta (x.
Ys 7.14). Người Mẹ đồng trinh ấy chẳng ai khác ngoài cô Maria, thuộc họ hàng với ông.

- Sinh tại Bêlem: Tiên tri Mica đã nói thế (x. Mi 5.1-3). Đang khi mọi người tưởng lầm Đức Giêsu
xuất thân từ Nadarét, do đó họ gọi Ngài là “Người Nadarét”, nhưng Yoan biết dư rằng Ngài sinh
tại Bêlem (x. Lc 2.1-20). Như thế, lời tiên tri xưa đã ứng nghiệm.

- Ngài mệnh danh là “Con Người”, dội lại lời tiên tri của Đanien (x. Đn 7.13-14).

- Tên Ngài là “Giêsu”, phản ánh lý tưởng thời thiên sai do tiên tri Yêrêmia mô tả (x. Yr 23.6).(*)

- Được xức dầu bằng Thần Khí: Việc này Yoan là chứng nhân mắt thấy tai nghe hơn ai hết. Lúc
xảy ra sự việc tại sông Yođan: Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống từ trời trên Đức Giêsu, và đã đổ
tràn nơi Ngài quyền năng, như tiên tri Ysaia đã thoáng thấy từ xưa (x. Ys 11.1-2).

Thế là nơi Đức Giêsu thực hiện mọi lời tiên tri báo trước. Tuy vậy, vẫn còn thiếu một cái gì mà
Yoan không thể thấy được, vì ông đang bị giam trong tù: đó là những dấu lạ mà tiên tri Ysaia đã
loan báo (Ys 35.5-6), đã mô tả như những dấu biểu hiện của thời thiên sai:

“Bấy giờ mắt kẻ mù sẽ mở, tai người điếc sẽ thông. Bấy giờ què quặt sẽ nhảy nhót tợ hươu nai,
lưỡi người câm cũng sẽ reo hò”.

Để thấy rõ hơn, ông Yoan sai hai môn đồ đi để nhận xét tại chỗ. Yoan Tẩy Giả muốn có một lời
đáp dứt khoát cho câu hỏi căn bản của lịch sử, nhưng nhất là ông muốn môn đồ mình chứng kiến
sự thật. Có thể diễn tả ý muốn của Yoan Tiền Hô trong câu quan trọng sau đây: “Đừng tin vì tôi
đã nói cho các người! Hãy đi mà tự mình nhận định!”

Câu hỏi đặt ra cho Đức Giêsu có hai phần:

1. “Ngài có phải là Đấng sẽ đến…?” Nếu phải, cho thấy đi. Đừng cho chúng tôi đi tàu bay giấy! Và
đừng chỉ bằng lời nói suông!

Vì trước Ngài nhiều người đã đến, và nói họ là những người toàn dân mong đợi. Thế rồi nhà cầm
quyền đã bắt giết họ. Thế là hết. Có vài người khác chẳng làm nên trò trống gì về cuộc giải phóng
mà họ rêu rao. Vậy phần Ngài, dấu nào Ngài đưa ra để minh chứng Ngài là Đấng Thiên Sai?
2. “...Hay chúng tôi phải đợi người khác?”. Chúng tôi sẽ cứ là người lữ hành đi mãi mà không bao
giờ tới Đất Hứa? Cứ phải cầu khẩn mãi để trời sai xuống Đấng Cứu tinh trần gian?

Hai câu hỏi trên tóm lược ý tưởng và tâm tình của dân Israel: Chúng tôi đã vượt bao chặng
đường của lịch sử rồi. Người ta đã làm chúng tôi mệt mỏi bằng bao chủ nghĩa cứu tinh giả hiệu.
Chẳng lẽ chúng tôi cứ đợi mãi vô vọng? Chẳng lẽ sẽ cứ còn có những người tự phong cho mình
tước “được Chúa xức dầu”, để đến thiết lập vương quốc công bằng, vui mừng và bình an?
Chẳng lẽ chúng tôi cứ còn phải cầm đèn dầu, chờ đến khi mặt trời công chính mang sức chữa
lành trên cánh tia sáng mọc lên?...

Chúng tôi chán lắm rồi! Biết bao người đã tiếm đoạt cái tước vinh hiển ấy, và chúng tôi đâm ngờ
vực tất cả những ai tự cho mình là Đấng Thiên Sai. Chúng tôi không còn ngây ngô như thế nữa,
bao lâu chúng tôi chưa thấy tận mắt thực hiện những lời sấm của các sứ ngôn, và phô bày
những dấu chỉ cho thấy sự xác thực.

Hãy cho chúng tôi thấy những nét biểu lộ chân tướng của Đấng Thiên Sai, để chúng tôi không
còn chút hoài nghi nào, và như thế chúng tôi có thể tin cậy vào Ngài vô điều kiện. Nếu quả đúng
Ngài là Đấng Thiên Sai, chúng tôi sẽ theo Ngài và hiến trọn cuộc đời cho Ngài.

Đức Giêsu nghe họ nói, Ngài không đáp lại bằng lời, nhưng bằng hoạt động: chữa lành nhiều
người khỏi bịnh hoạn, xua trừ quỷ ám, tẩy sạch người phung cùi, cho kẻ bại liệt chỗi dậy và kẻ
chết sống lại. Rồi Ngài bảo họ: “Các ông hãy đi truyền lại cho Yoan mọi điều để mắt thấy tai
nghe...”

Quả thật, đã thể hiện thời thiên sai đúng như tiên tri Ysaia mô tả:

“Thần Khí Thiên Chúa ở trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi,

Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tấm lòng tan vỡ để tuyên
bố lưu đồ được ân xá và mở tù cho người bị cấm cố để ban bố năm ân xá của Thiên Chúa…”
(Ys 61.1-2)

Đoạn sấm ngôn này đã được Đức Giêsu chọn, để công bố chương trình hoạt động cứu nhân độ
thế của Ngài tại Hội Đường làng Nadarét (x. Lc. 4.18-19). Như thế, Ngài như muốn bảo: “Nếu Ta
có thể thực hiện đoạn tiên tri ấy của Kinh Thánh báo trước, thì Ta hẳn phải là Đấng Thiên Sai...”

Điều đó không chỉ dành cho thời xa xưa ấy của lịch sử dân Israel, nhưng là dành cho hết mọi
người, mọi thời. Nếu ngày nay, Chúa Giêsu cũng vẫn đáp ứng cái khuôn mẫu ấy, điều đó có
nghĩa là Ngài là Đấng Thiên Sai các tiên tri loan báo - Đấng mà mọi dân nước chờ mong và là
Cứu Tinh của thế giới.

Còn phần tôi, vì tôi là môn đồ Ngài, tôi xin làm chứng rằng Chúa Giêsu thật là Đấng Thiên Sai.
Bởi lẽ nơi Ngài thực hiện ngày nay những dấu chỉ cho thấy Ngài thật đúng như thế. Khắp nơi trên
thế giới, Chúa Giêsu tiếp tục bày tỏ Ngài vẫn là Đấng ấy hôm qua, hôm nay và cho đến muôn
đời. Đầy quyền năng của Thánh Thần, Ngài làm hiện tỏ trước mắt mọi người những dấu chỉ,
khiến người ta nhận ra Ngài là Đấng Trời Sai.(*)

Đức Giêsu đã là Đấng Thiên Sai cho dân Israel cách đây 2000 năm, nhưng đối với chúng ta,
những kẻ tin vào Ngài, chúng ta chính là dân Israel của Thiên Chúa. Chính vì thế mà ngày nay,
Ngài vẫn tiếp tục mang đến những bằng chứng của tước vị Thiên Sai của Ngài.
Những dấu chỉ ấy dành cho hết mọi người, mọi thời. Ngày nay, Đức Giêsu hiến cho ta những
bằng chứng rằng: Ngài không chỉ “đã là” Đấng Thiên Sai, song còn “đang là” Đấng ấy, bởi vì
những lời tiên tri xưa báo về Ngài vẫn tiếp tục thực hiện trong thời ta.

Tôi không thể ngưng nói về những gì tôi đã thấy và đã nghe. Tôi cảm thấy bị thúc đẩy chu toàn
cái bài sai mà Đức Giêsu đã trao cho 2 môn đồ của Yoan Tẩy Giả:

“Các ông hãy đi tin lại Yoan mọi điều đã mắt thấy tai nghe. Mù được sáng, què được đi, phung
hủi được sạch, và điếc được nghe, kẻ chết sống lại, nghèo khó được nghe báo tin mừng” (Lc
7.22).

1. Mù được sáng.

Việc chữa lành mang tính chất thiên sai tuyệt hảo, phải kể là việc mở mắt người mù. Đức Giêsu
là sự sáng thế gian (Yn 8.12), và Ngài ban sự sáng ấy cho người mù: đó là dấu sự sáng của
Ngài, đưa ta ra khỏi tối tăm của sai lầm và dối trá. Khi Ngài chữa một người mù bẩm sinh (Yn 9).
Ngài nhắc nhớ ta rằng: Ngài đã chuyển ta “từ tối tăm vào ánh sáng huyền diệu của Ngài” (1P
2.9).

Mỗi khi một người mù được thấy ánh sáng lại, việc đó cho hiểu: Chúa Giêsu là ánh sáng đến
“sáng soi những kẻ ngồi trong tối tăm bóng chết, hầu hướng chân ta đi trên đường bình an” (Lc
1.79). Chứng từ ấy cho thấy Chúa Giêsu là ánh sáng cho người thời nay.

Chúng tôi sắp kết thúc ngày truyền giảng Tin Mừng ở Mbandaka, xứ Zaire.(*) Trong Thánh Lễ bế
mạc có 15.000 người dự, một bé gái 8 tuổi, mù từ khi lọt lòng mẹ, bỗng kêu lớn tiếng: “Con thấy
được! Con thấy được rồi!”. Người ta xúm quanh em. Lúc ấy em cất tiếng hỏi: “Ai là má của con?”,
thế là có hai cánh tay giang ra, đôi mắt đẫm lệ và một nụ cười hiền mẫu đáp lời. Trong vòng tay
mẹ, em gái nhỏ thốt lên lớn tiếng: “Ôi, má của con, má đẹp quá!...”

Đó là phép lạ chữa lành người mù bẩm sinh đầu tiên mà tôi được chứng kiến. Song điều quan
trọng nhất là chúng tôi nhận thức rằng: Đức Giêsu là sự sáng thế gian, có thể soi sáng đời sống
của tất cả những ai thấy cần cứu độ. Khi một người mù bẩm sinh được sáng mắt, chúng ta đứng
trước một dấu chỉ hiển nhiên, về việc Chúa Giêsu có thể làm con người ra khỏi tối tăm, mù mịt
nhất, và Ngài có thể biến đổi cả yếu tố bẩm sinh, mà tội là yếu tố ác ôn và nặng nề nhất.

Chứng tá sau đây, từ Panama gửi đến, cho thấy dấu chỉ được sáng mắt có thể xảy ra nhiều lần
thế nào, nhưng ý nghĩa của nó vẫn mãi mãi y nguyên: Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và vĩnh
viễn muôn đời vẫn là một.

Một thứ bảy nọ, trong Thánh Lễ chữa bệnh, Cha Tardif thông báo rằng: Chúa chữa cho một bà bị
đau mắt nặng.(**) Không ngần ngừ tôi tự nhủ: “Bà ấy chính là tôi”.

Chúa nhật, Cha thông báo sẽ cầu nguyện cho bệnh nhân, và ông bảo ai đau đâu thì đặt tay mình
trên chỗ đó, nếu người ấy muốn xin Chúa chữa lành. Tôi cũng đặt tay trên mắt, và tôi nghe nói
Chúa đã chữa lành nhiều phụ nữ bị bệnh cườm mắt. Tôi thốt lên: “Lạy Chúa, nếu đó là con, thì tạ
ơn Chúa!”

Khi về tới Đavít, một thành phố lân cận, tôi xin nghe một băng ca nhạc, và chúng tôi mở sách ca
nhạc ra. Tôi hết sức kinh ngạc khi thấy mình có thể đọc được rõ chữ. Tôi kêu lên: “Chúa đã chữa
tôi lành, tôi đọc chữ rõ ràng”. Ràn rụa nước mắt sung sướng, tôi nhìn thấy những cành liễu, nhìn
thấy một cây trĩu quả, một bụi chuối, thảm cỏ xanh… Tôi cất tiếng: “Cảm tạ Chúa đã cho con
được chiêm ngắm những tạo vật đẹp đẽ Chúa đã dựng nên trong thiên nhiên”. Tôi cũng thấy cả
con đường được ánh đèn pha xe hơi rọi sáng.

Tôi dự định đi Panama, xin bác sĩ Ruben Orilla đặt cho tôi đôi kính mắt để tôi nhìn rõ hơn, điều ấy
chắc sẽ giúp tôi nhiều, để có thể chăm nom cho con gái tôi sắp sinh cháu bé đầu lòng.

Tôi cảm tạ Chúa vì tình thương và lòng thương xót của Ngài. Ngài tiếp tục thực hiện biết bao kỳ
công giữa dân Ngài. Tôi đưa chứng tá của tôi để mọi người biết Chúa Giêsu đang sống, và Ngài
thực hiện cũng những kỳ công như cách đây 2000 năm.

ở Guadalajara, cô Maria M. Perez, phóng viên của nguyệt san “El Occidental”, thuật lại những sự
kiện sau đây xảy ra ngày 26/3/87:

Chiều thứ ba 24/3, trong thành phố Espiritu Santo, Cha Tardif thông báo nhiều cuộc chữa lành
những bệnh da liễu, cột sống, bả vai, mắt, tai, ung thư, tim, thấp khớp, suyễn, thận và nhiều bệnh
khác. Nhưng chắc chắn, cuộc chữa lành đã đánh động những ai có mặt hơn cả là trường hợp
của một bé trai 11 tuổi, Alejandro Anguiano Contreras, đã đến dự với hai mắt hầu như mù hẳn.

Dù tuổi còn nhỏ, em đã chịu 4 lần mổ tại bệnh viện, và các bác sĩ đã báo cho mẹ em - bà Maria
Contreras - rằng: “Con bà không thể chữa được và tốt nhất là bà nên tìm cho em một trường
mù”. Chiều hôm đó, trong buổi cầu nguyện, em đã mở mắt ra và thấy lại được. Cả hai mẹ con
đều khóc sướt mướt vì cảm động, khi cậu bé lại nhìn thấy màu sắc, hoa và các người đang đứng
chung quanh.

Chứng tá sau đây của bệnh nhân đã được khỏi trước đám đông 40.000 người đến dự Đại Hội
Canh Tân ở Rimini bên Ý, năm 1988. Chứng tá này rất cảm động, vì chính cậu bé trai chưa đầy
12 tuổi kể lại:

“Tôi tên là Luca Pilo và tôi ở Canegratê (Milanô), tôi lên 12 tuổi, đang học phổ thông cấp 2. Từ hai
năm nay, tôi tham dự nhóm Canh Tân trong Thánh Linh. Năm nay, tôi đến dự cuộc đại hội toàn
quốc với dì tôi là Luciana và vài thành viên của nhóm. Điều xảy ra đã vượt quá lòng tôi mong đợi.

Tôi sinh ra đã bị hư thần kinh thị giác, và vì thế không phân biệt được màu sắc. Tôi đã mổ ở một
dưỡng đường ở Varese năm 1984. Vì tôi không thể đi một mình, nên luôn phải có người đi kèm
tôi để đến trường, đến nhà thờ hoặc đến nơi nọ nơi kia.

Cách đây vài hôm, tôi nói với các bạn: “Tôi sẽ đi dự đại hội ở Rimini, và ở đó, hoặc Chúa sẽ chữa
tôi, hoặc Ngài sẽ đưa tôi về thiên đàng. Hôm qua (23/4) tôi đã cầu nguyện cách đặc biệt xin Chúa
chữa tôi”.

Trong khi Cha E. Tardif cầu nguyện cho bệnh nhân, tôi cảm thấy như có ai cầm lấy tay, và tôi
thấy từ mắt tôi rơi xuống như những cái vẩy, làm tôi nhớ đến trường hợp của Thánh Phaolô cũng
xảy ra như vậy khi ông trở lại cùng Chúa. Tôi nói cho dì tôi đang đứng bên cạnh biết. Dì tôi cầm
tay tôi, và vì bà thấy tay tôi lạnh ngắt, dì tôi tưởng tôi bị ngã bệnh. Tôi đáp: “Cháu thấy khỏe
mạnh, cháu muốn bỏ kính đen ra, vì cháu thấy được rồi”.

Tôi kiếm một chiếc khăn tay trắng để biểu lộ đã được lành bệnh. Chính lúc đó, máy phát thanh
loan báo một trẻ em được Chúa chữa khỏi mù. Tôi vô cùng cảm động vì cảm thấy tình Chúa
Giêsu thương tôi khi chữa tôi lành mắt. Tôi đứng dậy và bước ra khỏi các bậc cấp. Cặp kính của
tôi từ hôm qua nằm yên trong sách tay của dì tôi để trong tủ của khách sạn! Cám ơn Chúa
Giêsu!”

Tiên tri Ysaia đã quả quyết về thời thiên sai: “Khi ấy, mù sẽ được sáng”. Nếu Chúa Giêsu ngày
nay mở mắt người mù, điều đó có nghĩa là chúng ta hiện nay đang ở vào “khi ấy” mà vị ngôn sứ
muốn nói đến.

Đúng vậy, chúng ta đang sống ở thời thiên sai!

2. Què được đi.

Mặc dầu còn thắc mắc nhiều trong các dấu chỉ, nhưng dấu chỉ người bất toại đứng dậy đi là cách
thể hiện đặc biệt, để minh chứng Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai Cứu Thế.

Chính Ngài tuyên bố điều đó khi Ngài nói cùng người bất toại:

“Để các ông biết con người có quyền tha tội dưới đất... Ta bảo ngươi: hãy chỗi dậy vác lấy mền
chõng mà về nhà!” (Mc 2.10-11).

Ngày nay, Chúa Giêsu làm rất nhiều dấu chỉ. Chứng tá sau đây thật tuyệt vời. Cô Giovanna kể
cho chúng ta tất cả các quá trình khỏi bệnh của cô kết thúc vào ngày 6/7/86, ở Laureana Cilento,
nước Ý. Đáng để ý nhất là vai trò rao truyền Tin Mừng của một cộng đoàn đã dẫn đưa cô đến
chân Chúa Giêsu.

“Tôi tên là Giovanna Monnzo, 19 tuổi, và tôi muốn thuật lại những điều kỳ diệu mà Chúa Giêsu đã
thực hiện trong đời tôi. Ngài đã cho tôi tái sinh lại, sau 14 năm sống dật dờ trong một cuộc đời vô
vị. Từ lọt lòng mẹ, tôi đã mắc một bệnh lạ trong xương mà ít bác sĩ biết đến, và rất hiếm có bác sĩ
biết chữa trị. Đây là một bệnh di truyền, nó làm cho xương yếu đi, và xương mục dần dần do một
sự mất calci liên tục (Ostéoporose, tức loãng xương). Tôi chỉ mới sanh ra được 40 ngày, thế mà
vì thấy tôi khóc hoài, ba má tôi mới khám phá ra là tôi bị gẫy xương đùi bên phải. Họ đưa tới
bệnh viện, nhưng các bác sĩ không biết cái gì đã xảy ra, lại làm cho bệnh thêm tệ hơn.

Sau 4 cuộc giải phẫu và 4 năm nằm nhà thương, người ta nói với cha mẹ tôi rằng khi tôi tới tuổi
dậy thì, thì một là chết, hai là tôi sẽ bị bại liệt. Nhưng cha mẹ tôi mặc dù nghèo, nhất định không
chịu bó tay, họ đưa tôi tới viện chỉnh hình Rizzdi ở Bologne (Ý). ở̉ đó, người ta bắt đầu một loạt
giải phẫu cho tôi: tổng cộng tôi chịu 18 lần mổ, lần cuối cùng cách đây 5 năm. Khi tôi lên 14 tuổi,
trái tim tôi tràn đầy cay đắng. Những bộ mặt duy nhất mà tôi thấy hoài đó là cha mẹ và những
bác sĩ của nước Ý. Tôi chán nản và tuyệt vọng. Tôi muốn tự hủy mình và hủy diệt cả những
người khác luôn. Tại sao tôi lại bị kết án suốt đời trên chiếc xe lăn này?

Tôi càng điên tiết hơn, khi thấy các bạn trẻ cùng tuổi ở các nhà lân cận chơi đùa ngoài sân, còn
tôi thì chôn chặt trên giường hay đôi khi trên chiếc ghế bành vì một việc gẫy xương mới lại xảy ra.
Hoàn cảnh ấy khiến tôi chọn một giải pháp độc nhất vừa tầm tay tôi: tự sát! Tôi không còn có thể
chịu đựng nổi cuộc sống trống rỗng và khốn nạn này. Tôi muốn người ta chỉ cho tôi thấy Thiên
Chúa, nhưng tôi lại không thể hiểu nổi có một Thiên Chúa tốt lành và toàn năng, phép tắc, mà lại
để tôi phải đau đớn dường này. Đối với tôi, Thiên Chúa chỉ là trò người ta bày vẽ ra. Và nếu
người ta nói với tôi về Thiên Chúa thì tôi trả lời là: nếu ông Thiên Chúa ấy có thật, thì ông là một
Thiên Chúa độc ác.
Suốt kỳ hè 1985, tôi đã thử bằng nhiều cách để chấm dứt cái mà người ta dám nói là cuộc sống.
Một sáng tháng 7, tôi tìm được một cách chắc chắn không ai có thể cứu vãn được để thi hành dự
định: leo qua ban công và gieo mình xuống..., thế là không bao giờ người ta còn có thể cứu tôi
được nữa.

Vậy, tôi từ từ bò tới ban công, và khi chỉ còn cần một chút cố gắng nữa là tôi có thể lao mình
xuống khoảng không, thì Chúa đến can thiệp một cách bất ngờ. Chính khoảnh khắc đó, bà tôi gọi
tôi vì có những người đến muốn làm quen với tôi. Tôi nổi sùng vì thấy rằng muốn chết, tôi cũng
chẳng được tự do mà chết...

Mùa hè năm ấy, cha Miguel Vassallo mở một “Nhà cầu nguyện Thánh Micae”, và đã mời nhiều
bạn trẻ đến dự một tuần tĩnh tâm cầu nguyện và rao truyền Tin Mừng. Rồi họ chia nhau thành
từng nhóm, đi khắp khu phố, mang lời Chúa Giêsu cho người ta. Hai người trong số đó - chị
Rossellina và Sabina - đến nhà tôi vào đúng lúc tôi định tự vẫn!

Tôi ngồi trên xe lăn vào phòng cơm. Như mọi lần, tôi bày tỏ tất cả sự giận dữ và buồn bực. Hai
chị ấy không phản ứng cũng chẳng áp đặt cho tôi điều gì, nhưng họ thông cảm với tôi. Thay vì
cho tôi thấy tôi là một bệnh nhân, thì họ hiến cho tôi một nụ cười và nói với tôi một giọng dịu dàng
và âu yếm, mà tôi chưa từng gặp bao giờ trước đây. Tình thương ấy làm thái độ gây hấn của tôi
dịu xuống, tôi không thể đấu tranh với những người chị em đến không để tấn công tôi!

Sau đó, họ nói rằng họ muốn giới thiệu cho tôi một người bạn. Tôi chờ người bạn ấy bước vào...,
song họ bảo rằng: người bạn ấy tên là Giêsu và họ bắt đầu nói với tôi về Ngài. Tôi hỏi họ tại sao
cái ông Giêsu ấy lại bắt tôi phải đau đớn thế này. Khi họ nói rằng Ngài thương yêu tôi, tôi đáp lại
rằng: nếu bằng cách đau đớn thế này mà Ngài muốn tỏ tình thương với tôi, thì tôi không thèm tình
thương của Ngài. Họ cố gắng trả lời các vấn nạn của tôi với một vẻ nhân từ, rộng lượng và dịu
dàng. Và họ nói đến bi kịch huyền bí của sự đau khổ trong thế gian, dưới ánh sáng của thập tự
giá vừa là bằng chứng của đau khổ, vừa là dấu chỉ toàn thắng trên đau khổ ấy.

Tôi cảm thấy một luồng khí nóng ran trong thân thể mà không hiểu do đâu. Nó như một sự vuốt
ve của tình yêu mà tôi chưa bao giờ có được.

Một mặt, tôi mong họ về đi để tôi có thể trở lại cái ban công và nhảy xuống; mặt khác, tôi mong
họ ban cho tôi làn dầu thơm làm dịu nỗi bi ai của đời tôi. Tôi chấp nhận tình bạn của họ, nhưng
với một điều kiện: đừng nói đến cái ông Giêsu bắt tôi phải chung vai vác thập giá với ông nữa. Họ
đồng ý và ra về với lời hứa sẽ trở lại thăm tôi một ngày khác. Trong thời gian ấy, tôi thỉnh thoảng
tự hỏi mình: “ủa! Cái gì đã xảy ra vậy?”

Họ trở lại ngay chiều hôm đó cùng với 20 người nữa, ai ai cũng có một nụ cười và sự dịu dàng
ấy. Họ dọn một buổi lễ lớn mừng tôi, và cống hiến tất cả thời giờ của họ cho tôi mà không đòi
chút gì đền đáp. Hôm ấy, lần đầu tiên từ 18 năm, tôi mỉm cưởi. Sau khi nói chuyện, chị Rosa
Maria đề nghị chúng tôi tất cả cùng cầu nguyện. Tôi bực mình lắm, vì họ đã lỗi giao hẹn, nhưng
tôi cũng đành phải nhận vì để cảm ơn tất cả những điều họ đã làm cho tôi, chứ không phải tôi
đồng ý với họ.

Trong lúc cầu nguyện, chị Rosa Maria xin Chúa Giêsu nói cho biết Ngài có muốn chữa cho tôi
không. Và chị mở Kinh Thánh ra và lấy đoạn kể chuyện ông bất toại không thể xuống ao một
mình khi thiên sứ khuấy động nước, lúc ấy Chúa Giêsu đến và chữa ông lành (x. Yn 5.1-18). Đọc
đoạn ấy xong, tất cả đều khóc và đến ôm hôn tôi, đoan chắc với tôi rằng Chúa Giêsu sẽ chữa
lành tôi. Tôi tuyệt nhiên chẳng hiểu gì, tôi nghĩ rằng đây là một trò hề mà họ đã bàn nhau trước,
hoặc có lẽ họ muốn đùa bỡn tôi. Tôi cự lại, không muốn hi vọng vào việc chữa lành, vì sợ bị đánh
lừa. Nhưng tôi cũng tự hỏi: cho dù vậy, tại sao họ làm tất cả những điều ấy, đang khi tôi có gì để
đáp lễ lại cho họ đâu?

Vào tháng chín, tôi sắp phải chịu một ca mổ phức tạp, giống ca mổ lần trước suýt nữa làm tôi
vong mạng. Nhưng xét thấy mình chẳng còn gì để mất, nên tôi nhất định nhận chịu mổ: đây là
chuyện trồng lại 10 phân xương ở đùi mà những năm trước họ đã cắt đi của tôi. Và họ định làm
cho nó lớn lên nhờ nuôi dưỡng bằng chất “Calcitar”, nhưng dược liệu này mạnh đến nỗi tôi phải
thôi không dùng vì tránh nạn cấp suy (collapsus).

Khi tôi đến bác sĩ khám lại, chúng tôi thấy bằng chứng Chúa Giêsu đã bắt đầu hoạt động trong
đời tôi. Khúc xương đã lớn lên và vết thương hoàn toàn đóng sẹo.

Tôi trở về nhà, nhưng luôn luôn câu hỏi này ám ảnh tôi: Phải chăng Chúa Giêsu đang săn sóc
tôi?

Mùa hè năm sau, chị Rosellina đến với chị Rosa Maria, cùng với hai bạn trai: Pino và Simon, hai
thiên thần mới cùng với những bạn khác giúp tôi biết Chúa Giêsu.

Pino tỏ ra là người anh lớn tốt lành như tôi chưa từng gặp: anh lưu tâm hết sức đến chuyện của
tôi, anh hiểu tôi cần những việc làm hơn lời nói, và cho biết làm thế nào để yêu mến mà đừng tùy
thuộc vào anh cũng như vào bất cứ người trần nào khác, nhưng chỉ vào một mình Thiên Chúa.

Anh lập một nhóm cầu nguyện, trong đó tôi có dịp được nếm tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa.
Chính ở đó, tôi đã học cách nghe tiếng Chúa Giêsu trong thinh lặng, và biết nói chuyện với Thiên
Chúa như với một người bạn tri kỷ. Lúc ấy, việc khỏi bệnh của tôi, tôi chẳng còn lưu tâm nữa.
Thế là phép lạ đã xảy ra cho tôi: Chúa Giêsu đã ban lại cho tôi hương vị của đời sống: tôi yêu và
được yêu.

Một hôm, Cha Miguel Vassallo rất phấn khởi báo tin cho chúng tôi rằng Cha Emiliano Tardif sắp
đến. Cha đã đi đây đi đó khắp thế giới cầu nguyện chữa lành cho bệnh nhân, và Cha sắp vượt
dãy núi Cilento để đến nói cho chúng tôi về những việc lạ lùng của Thiên Chúa.

Chúng tôi rất vui sướng, vừa cầu nguyện vừa chuẩn bị cuộc tĩnh tâm. Đang khi mỗi bạn đoan
chắc với tôi rằng sắp đến “đại nhật của Chúa cho đời tôi”, thì riêng phần tôi, ngồi trên xe lăn, tôi
dâng các đau đớn cho cuộc tĩnh tâm được thành công. Không chút ngần ngừ, chị Alexandra nói
chắc với tôi rằng: chiếc xe lăn này không bao lâu sẽ chẳng có tôi ngồi trên đó...

Cuối cùng ngày mong đợi đã đến. Tất cả đều tưng bừng, vui vẻ và hi vọng. Từ khắp cả nước Ý,
ngay cả từ những nước khác của Âu Châu, dân chúng ùn ùn kéo đến. Ngày thứ 7, từ lễ đài,
người ta công bố rằng Chúa Giêsu chữa cả tâm hồn lẫn thể xác.

Hôm sau, nhiều người lên làm chứng đã được chữa lành, giữa những tiếng ca ngợi Thiên Chúa
của dân chúng. Một bạn trẻ trong nhóm chúng tôi, thấy đã xảy ra nhiều việc lành bệnh như thế,
liền kêu nài với Chúa: “Hỡi Chúa Giêsu! Chúa đã chữa lành người ta từ Thụy Sĩ đến, Chúa đã
chữa bà kia ở Milanô khỏi điếc, Chúa đã ban phát bao phúc lành cho tứ phương, nhưng ở đây,
nơi chúng con đã chuẩn bị cho Chúa một đại lễ, Chúa lại không chữa ai lành ư? Chúa không thể
tiếp tục như thế... Người ta ở đây sẽ nói sao?”
Chúa nhật, lời giảng nói về Chúa Giêsu có mọi quyền bính trên trời, dưới đất. Trong lúc cầu
nguyện cho bệnh nhân, tôi nghe thấy Cha loan báo Chúa đang chữa lành một người bại liệt, và
người ấy đang cảm thấy một sức nóng như lửa đốt nơi chân, vì Thánh Linh Thiên Chúa đang tác
động nơi người ấy.

Quả thật, tôi cảm thấy một sức nóng như lửa từ từ lan khắp đôi chân tôi, nhưng tôi nghĩ rằng đây
là do cảm động và niềm vui được đến dự buổi đại hội. Cha nói thêm: “Lúc này đây, Chúa thực
hiện một việc chữa lành rất lớn...” Tim tôi đập thình thịch... Sau một lúc - mà tôi tưởng là một thế
kỷ -, Cha thêm: “Chúa Giêsu chữa một người bất toại”. Chị Alexandra ngồi cạnh tôi, kêu lên:
“Chính là em đó, Giovanna!”

Tôi thấy ánh mắt của những người thương yêu quay về phía tôi. Chị Alexandra khóc, nhưng tôi
không thể bước một bước liều trong lòng tin. Lúc ấy, Cha Tardif nói chính xác: “Con đang cảm
thấy một sức nóng ran trong thân thể”. Đúng vậy, tôi đang cảm thấy như thế. Nhưng tôi vẫn còn
phân vân: do khí trời nóng hay biết đâu do cảm động? “Nhân danh Chúa Giêsu, con hãy chỗi
dậy!”, Cha truyền lệnh. Lúc ấy, tôi không còn nghĩ đến mình, nhưng đến Chúa Giêsu, đối với Ngài
chẳng có gì Ngài không thể làm được. Tự mình, tôi đứng dậy và lần đầu tiên trong đời, tôi tiến
đến gần bàn thờ. Các bạn tôi khóc lóc, có người lại cười, mọi người ôm hôn tôi, kẻ khác hôn vào
tóc, vào má. Thật cứ như một nhà thương điên...!

Tôi cảm thấy mình rất nhẹ nhàng, hầu như thân tôi không nặng ký nào cả. Không nhờ ai nâng đỡ,
tôi bước lên các bậc cấp của Lễ đài, đến bên bàn thờ và ở đó tôi tôn vinh Chúa Giêsu về việc
Ngài đã làm cho tôi. Chị Alexandra khóc, các bạn khác hầu như không tin nổi. Có một anh bạn
sững người không nói được đến 5 tiếng đồng hồ, vì thấy tôi bước đi…

Chiếc xe lăn của tôi nay trống không...

Tôi không cần nạng. Từ đấy tôi sống bình thường. Tôi làm trong văn phòng của Cha Miguel. Mỗi
ngày, tôi đều lên xuống bậc thang. Thiên Chúa đã xử tốt lành với tôi. Tính gây hấn của tôi không
còn nữa. Chỉ còn một điều làm tôi bực bội: Lòng cứng tin của những kẻ không biết đến cái trống
rỗng ghê sợ của quãng đời đã qua của tôi. Tôi đem sức khỏe của tôi phục vụ tha nhân, và tôi
khám phá rằng đời tôi có ích và nhiều người cần đến nó.

Chứng tá rất đẹp vừa rồi bao gồm điều cho ta học đòi: Giovanna đã được loan báo Tin Mừng một
cách yêu thương do một cọng đoàn dấn thân phục vụ cô. Cả trước khi chữa lành, cô đã được
giải thoát khỏi những cay đắng trong lòng. Và điểm cuối cùng, cô đã đem sức khỏe phục vụ kẻ
khác.

Khi Chúa chữa lành thể xác, hoạt động của Ngài lan ra trọn vẹn cả con người.

Myriam Lejeune, ở Lyon, nước Pháp, sẽ cho thấy việc chữa lành thể xác đi kèm với sự phục hồi
trọn vẹn cả con người làm sao. Chúa Giêsu không đến để chữa bệnh bất toại, mà chữa người
bất toại, nghĩa là toàn vẹn con người:

Trước khi làm chứng, tôi muốn cảm tạ Chúa Giêsu vì đã bày tỏ cho chúng ta gương mặt thật của
Thiên Chúa - gương mặt trọn vẹn yêu thương. Tôi muốn chúc tụng Người, vì đã ghé mắt nhìn
đến mỗi người chúng ta, bây giờ và hằng giây phút. Riêng tôi, đã cảm thấy cái nhìn ấy trong
chiến dịch rao truyền Tin Mừng ở Genève 1981.
Tôi là con thứ 3 trong 10 anh em. Vì cha mẹ thương con, nên tôi đã được giáo dục trong đức tin
Kitô giáo. Chúng tôi đọc kinh hằng ngày và đều đặn đi lễ nhà thờ.

Tôi sống sung sướng trong thời kỳ là sinh viên y khoa. Bất ngờ, trong một phiên trực đêm ở khu
vực giải phẫu, khi nâng một bệnh nhân lên, tôi đã bị bể một miếng xương nằm giữa hai đốt
xương sống (đĩa gian đốt sống), gây thành bệnh thoát vị đĩa cột sống trầm trọng, với hội chứng
cột xương sống cấp tính, cần phải giải phẫu gấp. Kết quả cuộc chẩn bệnh ấy do bác sĩ trưởng
phòng giải phẫu thần kinh nói ra, nhưng tôi không hiểu vì lý do gì ông lại hoãn cuộc giải phẫu đến
48 tiếng, điều đó gây cho tôi một tật nguyền không thể thay đổi được.

Bất cứ một cử động nhỏ nào cũng đều làm tôi đau đớn. Trên cái thẹo của bệnh thoát vị đĩa cột
sống, bây giờ phát ra một viêm đốt sống làm tê liệt: điều này được bác sĩ khám và rọi quang
tuyến xác nhận.

Đối với tôi, trước mắt là sự bại liệt tuần tự và tiến hóa. Những đau đớn thật khó tả đến nỗi tận
đáy sâu con người tôi rên lên, đòi phải trợ giúp. Trạng thái tâm hồn tôi trải qua những giai đoạn
khủng khiếp: Tôi nổi loạn chống lại Chúa, vì tôi cho Ngài là thủ phạm của sự bại liệt của tôi;
chống lại gia đình, chống lại chính bản thân và nhất là chống lại y khoa. Tôi chẳng thèm hi vọng
gì. Tôi ghét thân thể tôi, nó chẳng ích gì cho tôi ngoài việc nó làm tôi đau đớn liên miên. Hành
trình cứu thoát tôi bắt đầu ở Strasbourg, trong một cộng đoàn Canh Tân gọi là “Giếng Yacob”, và
nhờ các bạn tôi mà tôi mới bằng lòng tha thứ cho y khoa. Khi vượt qua được bước ấy, tôi đã làm
hòa với y khoa và học đến hết khóa. Lúc ấy, tôi sống trong một giai đoạn mà tôi cảm thấy được
Chúa nghe lời tôi thật sự, khi tôi đến quì trước chân Chúa. Sau đó, ở Lyon, tôi gặp những anh em
trong nhóm “Con đường mới”, họ dạy tôi làm sao để Chúa thương mình, nhất là tôi học được tha
thứ là gì.

Các đau đớn của tôi đã làm tôi vẽ ra một gương mặt méo mó của Thiên Chúa quan tòa, dễ sợ và
hay đánh phạt. Tôi xin Người tha thứ, và từ bỏ sự nổi loạn của tôi chống Người và gia đình tôi.
Nhưng còn phải đi một đoạn đường dài nữa tôi mới có thể tha thứ cho chính mình (mới có thể
chấp nhận mình trong tình trạng hiện tại). Tất cả những giai đoạn tha thứ và hòa giải này có tính
quyết định cho đời tôi. Tôi nhận thấy sự tha thứ có sức làm sống dậy rất hiệu quả.

Trong khi đó, các đau đớn vẫn cứ hành hạ tôi mà còn đâm nặng hơn, nhưng tôi đã tập quen chịu
khổ rồi.

Những đau đớn mạnh mẽ đến nỗi tôi phải đứng dậy đi đi lại lại suốt đêm: chỉ có cách đó mới làm
dịu cơn đau hành hạ. Tôi đã đi thăm hỏi những chuyên gia giải phẫu thần kinh có tiếng ở Pháp,
nhưng chẳng kết quả gì. Trong một buổi tĩnh tâm của nhóm “Con đường mới”, một nữ tu hỏi tôi:
“Em đã xin Chúa chữa lành lưng chưa?”

Câu hỏi làm tôi ngạc nhiên. Tôi cứ nghĩ mình chỉ cần sống ơn chữa lành bên trong nội tâm thôi,
nên tôi đáp cách chắc nịch: “Em không xin cho em, nhưng có xin cho người khác”. Chính câu hỏi
ấy đã đưa tôi đến dự chiến dịch rao giảng Tin Mừng ở Genève với Cha E. Tardif. Ba má tôi cùng
đi theo, còn tôi nằm dài trong xe, vì các đau đớn hành tôi dữ quá khiến tôi không thể ngồi nổi. Một
lúc kia, tôi phát khóc kêu van xin Thiên Chúa thương xót. Đau đớn này là một ơn sủng, vì nó làm
tôi thấy nghèo khó trước mặt Chúa, cần phải xin Ngài cứu giúp. Tôi quì xuống trước Chúa, hai
bàn tay trắng mở đón, và Ngài đã tỏ ra cho tôi thấy khuôn mặt thật của tình yêu thương xót của
Ngài.
Trong buổi cầu nguyện, Cha Tardif loan báo: “Một người đang đau cột sống rất nhiều và không
thể cử động được, người ấy đang cảm thấy một luồng nóng từ xương sống dâng lên đến đầu”.
Nghe nói thế, tôi bắt đầu cầu xin cho người anh em nào đó đang được ơn chữa lành ấy. Bất
chợt, tôi sững sốt nghĩ: “ủa, Myriam, ngươi đang cảm thấy gì đây?”

Quả thực, một luồng nóng mạnh mẽ từ cột sống xuyên lên tận đầu. Thật tuyệt diệu! Tôi biết Chúa
thật sự đang chạm vào tôi, và tôi ở yên hưởng cái ơn trong thân mình. Chúa còn đi xa hơn: cạnh
tôi có một cô gái mà tôi không quen, cô nắm tay tôi và nói: “Chiều nay, Chúa đã chạm đến chị,
em chắc vậy!”. Đó là lời xác nhận Chúa đang chữa lành tôi.

Chúng tôi trở về nhà, nhưng lần này tôi ngồi được trong xe. Tôi có một xác tín tuyệt đối trong lòng
rằng: Chúa muốn ban lại sức khỏe cho tôi để tôi chu toàn nhiệm vụ.

Việc chữa lành xảy ra từ từ, trong vòng 6 đến 8 tháng. Dần dần, các đau đớn biến mất, bắt đầu
tôi ngủ yên hai đêm không đau đớn, rồi một tuần và cuối cùng, đau đớn chỉ thỉnh thoảng mới đến,
thành ra tôi ngủ nhiều đêm trọn giấc.

Đó là Chúa đã đáp lại lời tôi xin Ngài: “Lạy Chúa, nếu Chúa cần con làm một bác sĩ, và nếu Chúa
muốn, xin hãy ban lại cho con một thân thể lành mạnh”.

Chúa đã chữa tôi lành!

Như vậy, khi đã chữa thân thể tôi, Chúa còn khiến tôi đi theo một con đường nội tâm nữa. Khi
người ta bắt gặp cái nhìn của Chúa, khi người ta chấp nhận tình yêu Chúa trong đời, thì xảy ra
việc chữa lành thân xác, linh hồn và trí khôn, để đến lượt ta, ta có thể là lời của Chúa, sự vui
mừng và ánh sáng của Ngài.

Sau thời gian dài gớm ghét y khoa, nay tôi sung sướng được làm bác sĩ y khoa. Trước kia tôi
muốn là một bác sĩ Kitô giáo, nhưng sau ơn chữa lành cả xác hồn, tôi là một Kitô hữu (làm) bác
sĩ. Hai cái đó khác nhau lắm!

Trong chức nghiệp, tôi được ơn sờ đụng thấy lòng thương xót của Chúa, và thông truyền cái nhìn
yêu thương cùng sự sống của Ngài mà tôi lãnh nhận hằng ngày. Tôi ưa trưng ra câu này: “Bác sĩ
thì trợ giúp, Chúa Giêsu mới chữa lành và ban sự sống”.

Chúa Giêsu đã chữa tôi lành hoàn toàn, toàn vẹn, vì Ngài đã tha thứ cho tôi trong quãng thời gian
tội lỗi và tối tăm tôi đã sống. Ngài ban cho tôi ánh sáng bên trong, tăng sức để tôi có thể phản
chiếu ánh sáng và sự sống. Ngài đã hoàn lại cho tôi chân tính kẻ làm con cái Thiên Chúa, mà tôi
đã để mờ nhòa, âm ỉ từ khi chịu phép Thanh Tẩy.

Muôn vàn chúc tụng Chúa vì dự phóng vô cùng tốt đẹp của Ngài trên đời sống mỗi người chúng
ta!

Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã chữa người bất toại để minh chứng Con Người có quyền tha tội;
thì ngày nay, khi chữa những người bất toại, Ngài cũng bảo ta phải công bố cũng một chân lý ấy:
Ngài là Đấng Thiên Sai phái đến trong thế gian.

Bất toại là phản ánh của cái chết mà ta đang bị giam giữ trong đó vì đã phạm tội. Đức Giêsu đã
nhiều lần cho những người bất toại chỗi dậy đi, và đã làm cho những người có một chi thể bại liệt
được lành lặn, chính là muốn nói: Ngài cứu loài người ra khỏi cái chết là sự bại liệt, vô dụng cho
đời. Qua cách đó, Ngài biểu lộ quyền năng có thể tha tội của Ngài, vì tha tội là cho người ta chỗi
dậy ra khỏi cái chết im lìm, bất động của linh hồn.

Việc chữa lành mang lại kết quả không những cho người bệnh, mà còn cho cả cộng đoàn của họ,
như chứng tá sau đây xác nhận, do người anh của người được chữa lành kể lại:

José Ramon Rosario Sanchez sinh ở San Victor, thuộc xã Moca, ngày 2/1/1949. Ngay từ mới
sinh, nó đã gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, luôn luôn cần đến bệnh viện để săn sóc,
canh chừng. Trục trặc đầu tiên các bác sĩ khám phá ra là bệnh tiểu đường. Một thời gian dài, các
y sĩ cho rằng nó thiếu chất tụy tinh (insuline), và bắt nó theo một chế độ kiêng khem nhặt, gây hậu
quả tai hại là thiếu máu trong cơ thể mỏng manh của nó. Cái đó đã dẫn đến việc phải cho nó vào
nằm bệnh viện Angelita ở thủ đô. Các nỗ lực của thuốc men tỏ ra chẳng hiệu quả. Việc thiếu máu
mỗi ngày làm hao mòn thân thể đứa bé.

Với thời gian, người ta cần xét lại vấn đề nằm bệnh viện, nhưng bệnh tiểu đường lại biểu lộ
những điều khác thường, làm các bác sĩ phải xem xét lại trường hợp của nó cách cẩn thận hơn.
Đang khi đó, José đang phải chịu sự hành hạ của những cơn đau đớn ghê gớm.

Cuối cùng, người ta kết luận: José bị bệnh thiếu máu tái tạo: các hồng huyết cầu của nó có một
cấu trúc bất bình thường: Các cơn hành xảy ra liên tiếp gây cho nó những đau đớn không tả
được. Các bác sĩ chỉ có thể cho nó những thuốc giảm đau, vì họ đứng trước một căn bệnh cho
đến nay không ai chữa nổi.

Năm 22 tuổi, José được đưa vào bệnh viện Salvador B. Gautier, ở Santo Domingô (Cộng Hòa
Đôminicana). ở đó, trong suốt một năm và 3 tháng, nó cố gắng tập đi, vì bệnh của nó bắt nó liệt
giường lâu quá.

Bác sĩ Gonzales Cano - chuyên gia của bệnh thiếu máu mãn tính (anémie plastique) - quả quyết
José không bao giờ còn có thể đi đứng được nữa, bởi vì tủy xương sống của nó bị hư hoại nặng.
Ông còn nói với cha mẹ chúng tôi rằng: việc bước đi sẽ gây ra sự chảy não. Và bác sĩ khuyên
cha mẹ chúng tôi đem nó về nhà, để chuẩn bị cho nó sống cuộc đời tàn tật. José sống như thế 4
năm trên giường, không đi đứng được. Đối với gia đình chúng tôi, tất cả xem ra tuyệt vọng;
chúng tôi lâm vào nỗi lo lắng, khắc khoải không tả xiết.

Nhưng chúng tôi vẫn có thói quen chạy đến cầu khẩn Đấng Tối Cao, để tìm giải pháp cho những
vấn đề khó khăn. Tất cả chúng tôi đều cầu xin Người chữa lành nó, mặc dầu càng ngày việc đó
xem ra càng xa vời.

Cứ như thế, 3 năm nữa trôi qua, nhưng ngày 17/6/1975 là ngày đáng ghi nhớ cho gia đình chúng
tôi. Sáng hôm đó, không hẹn trước, một nhóm tín hữu là thành viên của phong trào đặc sủng,
cùng với Cha E. Tardif, linh mục người Canada, đến nhà.

Khi vào nhà và nói chuyện với Jose rồi, linh mục cầu nguyện cho nó, kêu cầu Chúa ban ơn chữa
lành nó. Vài phút sau, ông truyền cho em tôi đứng dậy khỏi ghế mà từ 4 năm nay nó ngồi. José
giương mắt ngạc nhiên: Làm sao nó có thể bước đi, khi chính bác sĩ chuyên môn đã nói là nó
không bao giờ còn có thể? Nó làm theo lời linh mục truyền, và đi vài bước. Mồ hôi toát ra đẫm
thân mình nó. Mọi người đều kinh ngạc khi thấy José bước đi. Gia đình chúng tôi còn ngần ngại
chưa dám tin, nhưng hàng xóm láng giềng biết được đã kéo đến đầy nhà. Mọi người sửng sốt,
nhiều người khóc lên vì vui mừng, người khác vỗ tay, mở mắt to kinh ngạc.
Riêng phần tôi, thú thật là tôi như đờ đẫn khi thấy em tôi bước đi. Tôi thấy hình như trong mơ.
Chỉ đến ngày thứ 3, tôi mới chấp nhận sự thật: Em tôi đã khỏi bệnh, và không còn chút đau đớn
nào, mà nhiều năm nay đã khiến nó nằm liệt bất động.

José về lại cuộc sống bình thường như mọi người. Nó đi đây đi đó qua nhiều thành phố như một
người khỏe mạnh. Em tôi đã dành thời giờ để đi nhiều nơi làm chứng về sự khỏi bệnh, và mọi
người có thể nhận thấy qua chứng tá của nó, quyền năng của Thiên Chúa trên bệnh tật của một
người mà y khoa đã hoàn toàn chịu bó tay... Dân chúng ở Moca, từ khi biết phép lạ xảy ra, đã
tăng tiến nhiều thêm trong đức tin. Không ai còn hoài nghi nữa: Thiên Chúa thật có quyền lực
trên thế giới này. Trường hợp của José luôn ghi khắc trong ký ức mọi người.

Ngày nay, 8 năm sau biến cố lạ lùng ấy, người ta vẫn coi tôi là “cậu anh của José, kẻ được phép
lạ chữa lành” hơn là coi tôi là một luật sư - nghề nghiệp tôi làm từ nhiều năm nay.

Ký tên: Me Pedro Rosario Sanchez

Trong thời Đức Giêsu rao truyền Tin Mừng, có một người bất toại được các bạn khiêng trên cái
chõng đến gặp Đức Giêsu: đó cũng là điều xảy ra cho Fernande Gobert ở Cordes, ngày cô được
chữa lành. Hoàn cảnh đôi bên giống nhau, và cũng một Chúa Giêsu.

Tôi là giáo viên, cuộc đời tôi đều đặn trôi theo nhịp vừa lo học hành, vừa lo học sinh. Tôi nghe
thấy tiếng Chúa gọi tôi sống trọn vẹn cho một mình Ngài, và phải vào một tu viện thánh Biển Đức.
Nhưng tháng 7/1975 do bị thoát vị đĩa cột sống gây nên chứng đau dây thần kinh hông mẫn
thống (sciatique hyperalgique), tôi phải vào bệnh viện và bị mổ.

Sau khi hồi sức, tôi vào Tu Viện; nhưng vì cứ đau liên miên và chịu nhiều lần giải phẫu, tôi lại
phải ra khỏi dòng. Tôi làm một nghề đơn sơ thôi.

Mặc dầu đau đớn thường xuyên và do đó gây khó khăn cho tôi khi di chuyển, tôi vẫn cho mình
còn may mắn vì còn cử động được. Tôi không ngờ rằng những điều tệ hơn và đồng thời những
điều tuyệt vời hơn đang chờ đợi tôi.

Nhiều cuộc giải phẫu sau đó làm tôi liệt giường với những đau đớn dữ dội và thường xuyên. Tôi
không còn có thể ngồi, và chỉ đi được mấy bước nhờ chống gậy. Cứ theo y khoa mà nói, thế là
hết hi vọng: tôi bị dồn vào thế nằm liệt giường và chịu đau. Thế là quãng đời còn lại của tôi sẽ chỉ
là nằm bẹp trên chiếc giường đầy đau đớn. Tôi chịu liên tiếp 6 lần mổ nữa mà chẳng thấy bớt
đau đớn, trái lại thì có. Cuối cùng, người ta phải chích móc-phin mỗi ngày hai lần cho tôi, để tôi có
thể chịu đựng nổi những đau đớn dữ dội. Giữa cơn hấp hối ấy, những anh em trong nhóm cầu
nguyện đến bầu bạn với tôi, giúp tôi can đảm cùng với những lời cầu nguyện của họ.

Ngày 16/9/1982, một chị em trong nhóm cầu nguyện đề nghị với tôi một ý định táo bạo là nên đi
đến Cordes, bởi vì, chị nói: “Cha Tardif sắp đến đó dâng Thánh Lễ”. Nhờ ơn Chúa, tôi không nghĩ
đến các đau đớn và khổ sở mà việc đi ấy bắt tôi phải chịu. Tôi chấp nhận, thế là họ đưa xe cứu
thương cho chúng tôi đi. Trong buổi cầu nguyện, Chúa cho tôi nghe chuyện chữa lành Vua Ezê
Kya, nhưng không mấy lưu tâm.

Thánh Lễ bắt đầu. Cha Tardif giảng về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể: hiện
diện ban hiệu lực và ban sự sống. Cha cũng kể một vài chứng tá của những người được lành
bệnh, sau khi đã chịu lễ hay trong lúc kiệu Thánh Thể.
Đến lúc rước lễ, hai bạn khiêng băng ca tôi nằm từ cuối nhà thờ lên tới bàn thờ. Tôi nghĩ đến 4
người kể trong Phúc âm, khiêng người bất toại đến đặt trước mặt Chúa Giêsu nơi Ngài đang
giảng.

Cha Tardif quì xuống để trao Mình Thánh Chúa cho tôi. Sau đó, Cha xin Chúa đang hiện diện
trong hình bánh chữa cho tôi. Cuối cùng, Cha đặt cả bình thánh trên đầu tôi và nói: “Lạy Chúa,
một hôm có người phụ nữ chạm gấu áo Chúa và bà đã được lành. Chúng con biết rằng Chúa
đang hiện diện trong Hình bánh. Xin Chúa hãy chạm đến người con cái Chúa và chữa nó lành,
như đã chữa người phụ nữ bị loạn huyết”.

Khi Cha cầu nguyện xong, Cha bảo tôi phải làm một hành vi tin, và đứng dậy đi. Quả thật, đối với
tôi, đó là lời truyền “Hãy chỗi dậy mà đi!” trong Phúc âm mà Chúa Giêsu nói với tôi. Tôi nắm lấy
tay Cha và chỗi dậy khỏi băng ca. Nhờ Cha nâng đỡ, tôi bắt đầu bước đi.

Rồi Cha buông tay tôi, và tôi đi một mình được năm bước. Tôi không thể làm hơn. Cha nói thêm:
“Chúa đã chữa con lành. Mai con đi 10 bước, mặc dầu cảm thấy đau. Dần dần, con sẽ nghiệm
thấy con được lành...”

Thế rồi thời gian trôi đi, tôi không nghe nói về cô Fernande Gobert. Hai năm sau, tôi nhận được
một bưu ảnh của Lộ Đức, với những lời sau:

5, tháng 9, 1984.

Kính gửi Cha Tardif,

Ngày 16/9/1982 ở Cordes, trong cộng đoàn “Sư tử của Giuđa”, trước mặt Cha, Chúa đã cho con
chỗi dậy khỏi băng ca, bởi quyền năng của Ngài hiện diện trong Phép Thánh Thể.

Hôm nay, con nói cho Cha biết điều mà con đã làm: Để cảm tạ Chúa, chúng con cùng một nhóm
bạn bè, đã đi xe đạp từ nhà đến Lộ Đức: 287 cây số rưỡi! Chúa thật vĩ đại! Alleluia!

Ký tên: Fernande Gobert

Rồi từ đó, Fernande đã lập gia đình và trở lại ghế giáo viên toán. Cô không là nữ tu, song đã hiến
cuộc đời để ca ngợi Thiên Chúa. Những ai nhìn cô không thể nhận ra người thiếu phụ trước đây
yếu đuối bởi bao đau đớn, ngồi bất động trên chiếc xe lăn; song mọi người đều nhìn nhận rằng
quyền năng của Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao!

Tiên tri Ysaia đã hé thấy quang cảnh thời thiên sai huyền diệu, khi đó “què quặt sẽ nhảy nhót tựa
hươu nai”.

Chính điều ấy đã xảy đến ở đảo Maurice tháng 9/1985. Trong giờ cầu nguyện cho bệnh nhân,
Chúa đã làm chỗi dậy và bước đi một người 60 tuổi - ông già chỉ có thể bước đi cách khó khăn
nhờ chống một chiếc gậy. Sau khi được chữa lành, và đã lên nói lời chứng trước 10.000 người
dự, rồi ông bắt đầu chạy. Thế rồi một người nữa cũng vứt chiếc gậy chống, một người nữa đi
được...
Thật là một quang cảnh quá sức tưởng tượng, khi nhìn thấy bao nhiêu người què quặt đứng lên,
đi đứng trên các lối đi: người thì giơ cao đôi nạng nay trở thành vô dụng, người khác không cần
chống gậy nữa...

Thiên Chúa chúng ta thật hào phóng!

ở tiệc cước Cana, chỉ thiếu ít rượu, mà Ngài đã đổi 600 lít nước thành rượu hảo hạng, nhiều đến
nỗi có thể thết đãi một đám tiệc cưới mới.

3. Điếc được nghe.

Khi Chúa mở tai người điếc, điều ấy có nghĩa là Chúa Giêsu làm sống lại sự giao thông giữa mọi
người, trước kia nó đã bị hư hỏng bởi tội lỗi. Trong Chúa Giêsu, mọi chướng ngại cản trở sự hiệp
thông đều bị dẹp tan.

Mở tai người điếc là dấu Chúa giải phóng con người khỏi sự cô độc, co rúm lại trong cá nhân
mình, hay mất khả năng thông thương với người khác. Chúa Giêsu đến tái lập những liên lạc đã
bị cắt đứt, cho chúng ta lặp lại một sự giao thông sâu xa. Ngài làm ta nhạy cảm để nghe lời Thiên
Chúa, đồng thời để nghe tiếng kêu của anh em.

Tháng 5/1986, tôi giảng ở Zaire. Ngày thứ nhì, sau lời nguyện chữa bệnh, một thiếu nữ, bộ mặt
hoảng hốt, thét lên giữa một đám đông 26.000 người họp nhau trong sân vận động ở Mbandaka.
Đó là một em câm điếc từ mới sinh mà bất thình lình tai em mở ra, các lời ca, tiếng hát cùng ngợi
khen của đám đông đã làm em giật mình, nên em vừa la hét vừa bịt tai…

Hôm sau, bình tĩnh và với nụ cười, em đã nói trước đám đông lời chứng về việc được lành, em
nói mấy câu mà em đã học được sáng hôm nay: “Cám ơn, Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Amen,
Alleluia!”.

Tôi hỏi em lên mấy, nhưng em chưa biết cách trả lời. Cô chị đứng cạnh trả lời giúp: “14 tuổi”. Lúc
ấy em lặp lại: “14 tuổi”.

Chứng tá của em gái thật hay, dân chúng tất cả đều cảm động, vì nhìn thấy trước mắt quyền
năng chữa lành của Chúa Giêsu. Một lần nữa, chúng tôi thấy rằng: những lời tiên tri xưa đã được
viết ra cho chúng ta. Điều ngôn sứ Ysaia đã báo tiên tri, nay thực hiện đúng theo nghĩa đen: “Khi
ấy lưỡi người câm sẽ reo hò” (Ys 35.6).

Cũng trong đường hướng ấy, việc lành bệnh lạ lùng nhất là trường hợp của bà Cêlia
Côvarrubias. Lạ lùng khó tin đến mức lần đầu tiên, khi tôi đem kể cho các bạn tôi, họ đều im thin
thít, không ai đưa ra một lời bình luận nào. Mãi sau, có một người đến bên tôi và nghiêm trang
nói: “Cha không nên kể câu chuyện này ra, bởi vì sẽ không ai tin Cha, hơn nữa, Cha sẽ cho
người ta cảm tưởng Cha đang nói những chuyện phi lý và mọi người sẽ cười Cha...”

Nhưng, một năm sau khi lành bệnh, bà Cêlia, tay cầm hồ sơ bệnh lý, lên nói lời chứng sau đây
trong một công trường ở thành phố Mêxicô, trước 15.000 người:

Cách đây 20 năm, tôi bị mủ bên tai trái (cholestéatome), bệnh đâm nặng và làm độc. Năm 1976,
người ta đã phải đục và khoan để khoét đi bộ phận tai bên trong: như thế, tôi chẳng còn có thể
nghe gì được bên tai trái. Rồi, do việc làm độc lan rộng, người ta lại đục khoan một lần nữa, lần
này người ta nạo vét hết cả những chiếc xương bên trong. Từ đó, tôi chẳng còn dám nghĩ đến
chuyện nghe gì nữa, vì tôi đã mất hết cơ quan để nghe, tôi chỉ còn một lo nghĩ là làm sao ngăn
chận sự làm độc lây lan. Tháng giêng 1986, tôi bắt đầu tham dự một khóa học “sống trong Thánh
Linh”, do phong trào Canh Tân tổ chức. Một người bạn nói với tôi rằng: Thiên Chúa cho phép xảy
ra những đau buồn trong đời tôi, là để cho danh Ngài được cả sáng. Tôi đáp lại rằng: phần tôi, tôi
thích làm sáng danh Ngài bằng các lời ngợi khen hơn. Song quả thật, lúc đó đời sống tôi rất gian
nan, gặp khó khăn tứ bề.

Tháng hai năm ấy, tôi đi dự kỳ Đại Hội Canh Tân đặc sủng ở Querétano (Mêxicô), để xin Chúa
chữa trị tâm hồn sầu khổ của tôi đang bị bao đau đớn và hiểu lầm tấn công.

Khi Cha Tardif cầu nguyện chữa bệnh, tôi cầu xin ơn cứu rỗi cho con cái tôi, anh em tôi, bạn bè
tôi.

Hầu như tôi cũng chẳng mấy nhớ đến việc cầu nguyện cho tôi được khỏi điếc, vì tôi đã quen chịu
đựng tật ấy rồi. Tôi biết rằng Thiên Chúa có thể làm những điều không có thể, nhưng tôi không
cầu xin gì vì đã quen nghe bằng một tai rồi. Tôi chỉ nói với Chúa đơn giản thế này: “Chúa ôi! Con
đến đây, Chúa biết con thiếu gì và thừa gì, con phú mình trong tay Chúa”. Có thế thôi, chẳng xin
điều gì cụ thể.

Vừa lúc ấy, trên loa phóng thanh, Cha thông báo rằng có một phụ nữ chừng 38 tuổi được Chúa
chữa lành tai trái. Chính khi ấy, tôi cảm thấy một sức nóng rất mạnh và nghe thấy một tiếng lớn.
Tôi bịt tai phải, song tôi kinh ngạc, vì tôi nghe thấy cái tiếng lớn ấy bằng tai trái, như thể bên cạnh
tôi có một loa phóng thanh to bằng cái tủ. Tôi quay sang người bên cạnh hỏi xem có phải người
ta đã vặn loa to lên không, nhưng bà ấy đáp rằng không. Tôi tự hỏi: “Hay là Chúa đã chữa tôi
chăng?”. Tôi không tin sự ấy, vì tôi có xin Chúa chữa đâu! Nhưng sự thật đã rõ rành rành là tôi
nghe bằng tai trái của tôi, đang khi tất cả y khoa đều đã bó tay đầu hàng.

Sau đó, Cha Tardif về Canada, còn tôi về nhà tôi ở Irapuato, có Chúa cùng đi với tôi. Chúa đã
bao bọc tôi bằng những người sống thân mật với Chúa, và họ đã dạy tôi rất nhiều điều. Ngài đã
đưa tôi đi trên đường của Ngài, và nay tôi là con người khác, hoàn toàn đổi mới.

Suốt đêm, tôi chỉ khóc và cảm tạ cùng ngợi khen Thiên Chúa. Tôi nghe được hết mọi âm thanh.
Tất cả hình như trong suốt.

Nhưng điều trọng nhất là niềm hoan lạc tràn ngập đời tôi, chắc chắn không phải chỉ vì chuyện
được lành bệnh, mà còn vì được bình an với Thiên Chúa và với chính mình. Kể từ đó, đời tôi đổi
hẳn. Thiên Chúa đã biến đổi tôi một cách tuyệt diệu. Trước đây, tôi cảm thấy cô đơn và suy sụp
tinh thần, tuy tôi vẫn tin có Thiên Chúa, song tôi thấy Người xa lạ, không ăn nhằm gì đến các vấn
đề của tôi. Đời tôi lúc đó đầy rẫy các buồn phiền. Có đôi lần, thoáng trong đầu ý nghĩ rằng tôi
không thể tiếp tục sống như vậy. Tuy tôi biết rằng tôi là đền thờ Chúa Thánh Thần, song vì tôi
không cảm nghiệm được điều đó, nên tôi không mấy tin.

Ai thật sự biết Thiên Chúa thì phải theo Người. Người ta không thể cưỡng lại. Tôi không thể giật
lùi nữa. Khi một người có đầy đủ các cơ quan và Thiên Chúa đã chữa họ bởi lời cầu nguyện, thì
chúng ta đang đứng trước một phép lạ. Nhưng nếu người ấy không còn cơ quan để nghe, mà
bây giờ lại bắt đầu được nghe lại, thì đấy không chỉ là một phép lạ, mà còn là một lời mời gọi.
Thiên Chúa đã lái đời sống họ theo một con đường mới. Tôi đã hiểu như vậy.
Khi Thiên Chúa kêu gọi, người ta không thể lấy lý nọ lý kia mà cưỡng lại rằng: “Con không thể,
hoặc con không biết”. Trước kia, tôi sống bị đè nén dưới các vấn đề tài chính, tiền bạc, tôi nghĩ
rằng ngày nào tôi ngưng tay không dệt, tôi sẽ không có gì ăn. Nay, có khi tôi ngưng dệt đến cả
nửa tháng, bởi vì nhiều người đến nhà tôi để xin tôi cầu nguyện cho họ, thế mà tôi không còn lo
lắng tiền bạc như trước kia nữa. Khi người ta nghe thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm trong
đời tôi, có những tâm hồn chai đá cũng mềm ra mà trở lại với Chúa. Có những người khóc lóc,
nhiều người khác được ơn Chúa đánh động và đổi đời sống.

Có cả những linh mục và tu sĩ đến thăm tôi, họ đang đau khổ vì thiếu lòng tin. Tôi nói với các vị
ấy: Đó không phải lỗi các vị, vấn đề là ở chỗ các vị chưa kinh nghiệm được tình yêu của Chúa
Giêsu, và chính vì thế, các vị chưa biết Chúa thật sự.

Trước kia, tôi tự hỏi: không biết cái gì thúc đẩy những người rao truyền Tin Mừng dám nói trước
máy vi âm, và làm thế nào họ dám giảng trước đám đông. Bây giờ, khi đã kinh nghiệm được tình
yêu Chúa và quyền năng của Ngài tôi hiểu rõ hoàn toàn rằng: Người ta không thể không nói điều
họ đã sống.

Có lần, một linh mục đả kích tôi vì cho rằng tôi bày đặt, và chưa bao giờ có chuyện tôi hư tai trái...
Song tôi đáp: “Thưa Cha, có gì là quá khó đối với Thiên Chúa đâu!”. Hai năm trôi qua, từ ngày
Chúa chữa tôi lành, các bác sĩ đã khám đi khám lại tai trái của tôi và thấy tôi đã nghe được, thì họ
không cắt nghĩa nổi tại sao tôi có thể nghe được.

Hiện nay, vấn đề của tôi không phải là nghe, mà là làm sao công bố cho tất cả thế giới nghe rằng:
chúng ta có một Thiên Chúa là Cha mình, và vì Ngài đã ban cho ta chính Con Một của mình, thì
còn điều gì nữa Người sẽ chẳng ban cho ta?…”

Trong việc chữa lành này, Thiên Chúa dạy ta rằng: những kế hoạch của Người thì rộng hơn
những kế hoạch của ta. Không chỉ tai trái của bà Cêlia được Người mở ra, mà tất cả cuộc đời bà
được thay đổi; và bây giờ, chứng tá của bà nói lên rằng: một cuộc sống mới và một sứ mệnh mở
ra cho những ai tin vào quyền năng vô biên của Chúa Giêsu. Nếu bạn gọi điện thoại số “52” (462)
63319, rất có thể bạn sẽ nghe chính bà Cêlia trả lời bạn, và nghe bạn với ống nghe áp bên tai trái
của bà.

Trong tháng 10/88, tôi giảng tại Côte d’Ivoire. Tôi phục vụ một cuộc chữa bệnh cho 4.000 người.
Có một lời thông tri cho tôi rằng: hai người điếc đang được Chúa chữa lành giữa toàn dân. Tôi
xin hai người điếc được khỏi hãy xuất đầu lộ diện và lên làm chứng. Một người đàn ông 30 tuổi
đứng dậy, đầy xúc động và nói rằng: đã từ lâu ông không còn nghe thấy gì, song tai của ông vừa
được thông và nay ông có thể nghe được. Rồi tôi hỏi: còn người kia đâu. Tôi nhắc đi nhắc lại,
song không có ai đáp lời. Lúc ấy, tôi nói: “Chúng ta tiếp tục cầu nguyện!”.

Hôm sau, chúng tôi có một buổi họp với hàng giáo sĩ địa phận. Một linh mục giơ tay và nói: “Thưa
Cha, hôm qua Cha đã làm một điều phản Tin Mừng: Khi Đức Giêsu chữa lành một bệnh nhân,
Ngài cấm họ không được nói phép lạ ra; còn Cha, chiều hôm qua, Cha xin những người đã được
lành lên tiếng công bố cho mọi người nghe”.

Tôi đáp lại: “Nhưng, thưa Cha, Cha không nhớ đấy là vấn đề ‘bí mật thiên sai’ ư? Hồi đầu sứ vụ
công khai của Ngài, Chúa Giêsu không muốn biểu lộ tư cách thiên sai của Ngài cách đột ngột, vì
sợ người ta hiểu lầm theo xu hướng chính trị, như thế có hại cho sứ vụ Ngài, do đó Ngài bảo:
‘Đừng nói với ai!’. Nhưng ngày Ngài sắp thăng thiên, Ngài truyền cho chúng ta phải loan báo Tin
Mừng cho đến tận cùng trái đất. Chính như thế, ‘cái bí mật thiên sai’ ngày trước nay được bày tỏ.
Không những chúng ta biết, mà còn phải loan báo tới tận cùng trái đất rằng Chúa Giêsu là Đấng
Thiên Sai Cứu Độ. Sứ mệnh của Giáo Hội là làm việc đó. Nếu không, Giáo Hội có lý do gì để tồn
tại?”

Vừa lúc ấy, một linh mục khác giơ tay, tôi đoán đây lại là một vấn nạn nữa, nhưng ông nói:

“Thưa Cha, chiều qua, khi Cha loan báo việc Chúa chữa lành hai người điếc, chỉ có một người
lên làm chứng, người kia không ló mặt, người đó là tôi. Tôi nhận thấy cứ đợi đã, xem có thật
không!... Và sáng nay, khi thức dậy, tôi nghe tiếng chim hót lần đầu tiên từ 3 năm nay. Buổi
chiều, tôi đã có thể giải tội suốt một tiếng đồng hồ, hoàn toàn nghe rõ mà không cần có máy đặt
trong tai”.

Lúc linh mục nói lời chứng xong, tất cả vỗ tay mừng. Khi đó, tôi quay lại hỏi linh mục lúc nãy:
“Thế nào, thưa Cha, Cha có nghĩ rằng chúng ta công bố các việc lạ lùng là tôn vinh Thiên Chúa
hơn không?”. Và thế là chấm dứt cuộc bàn cãi.

Mỗi lần xảy ra việc chữa lành, là một dịp chứng tỏ Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai. Mỗi lời chứng
là một tiếng rao lớn Tin Mừng, công bố lên rằng Chúa Giêsu là Đấng cứu thế giới.

4. Phung hủi được sạch.

Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và cho đến đời đời vẫn là một. Điều Ngài đã làm cách đây 2000
năm, ngày nay Ngài lại làm, bởi Ngài vẫn có cùng một quyền phép ấy hôm nay cũng như hôm
qua.

Sau khi tôi đã giảng cấm phòng cho linh mục ở Sagmelime, bên Cameroun, người ta mời tôi đến
cầu nguyện trong một trại cùi của nhà nước, có hơn 300 người mắc bệnh ở. Chúng tôi đến với
đám người đau khổ ấy. Thật cảm động khi đứng trước quang cảnh đau đớn như thế: con sâu
phung hủi đục khoét da thịt con người; có những người đành chịu cưa cụt chân tay để có thể tiếp
tục sống còn; những người khác bị bệnh làm mù mắt; rồi mùi hôi thối do thịt rữa nát xông lên...
Sau khi nói cho họ về quyền năng chữa lành của Chúa, chúng tôi cầu nguyện, xin Ngài chữa lành
những người này.

Ít lâu sau khi về nhà lại, tôi nhận được lá thư của một nữ tu y tá trong trại cùi ấy, báo cho tôi biết
Chúa đã chữa lành 10 người phung. Mười người phung hủi nay đã có thể trở về làng họ sống
cuộc sống bình thường, và làm chứng về quyền năng Chúa!

Tôi hỏi Chúa: “Tại sao lại 10 người được khỏi mà không phải 9 hay 11?”, tôi cảm thấy Chúa trả
lời trong lòng tôi: “Để cho người ta biết rằng: Đấng hôm nay chữa lành cũng chính là Đấng đã
chữa 10 người phung trong Tin Mừng”.

Tôi nghĩ rằng bệnh phung thời đại ta là ung thư:(*) những tiếng đồng nghĩa với vô phương chữa
trị, chỉ còn chờ chết đến. Chính vì vậy, mà tôi sẽ kể cho các bạn thấy Chúa Giêsu chữa phung hủi
ung thư như thế nào.

Đối diện với bệnh tật và sự dữ, chúng ta đứng trước một huyền bí. Có những người đã vấp vào
và ngã, nhưng ai đào sâu mầu nhiệm dưới ánh sáng của thập giá trơ trụi, thì sẽ thấy giá trị của
nó. Đó là điều đã xảy ra cho người phụ nữ này đang trên bờ cái chết.
Tôi tên là Hélène Gaspoz, tôi ở Evolène bên Thụy Sĩ, tôi 43 tuổi, kết bạn đã 21 năm và có 3 con.

Tôi đau ung thư lan rộng, nó bắt đầu ở xương. Năm 1975, người ta đã cắt lấy một mẩu xương,
và sau 3 tuần, bác sĩ báo cho chúng tôi kết quả: khối u ác tính! Ung thư xương! “Tôi không muốn
chết - tôi kêu lên - tôi còn 3 con gái phải dạy dỗ, một trong 3 đứa vừa bị bệnh nặng và chồng nó
vừa bị tai nạn”. Bác sĩ tỏ vẻ nghĩ ngợi, và bảo: “Bao lâu cột sống chưa bị lây, chúng ta còn có thể
làm được một cái gì đó”. Chuyện này làm tôi đau lòng hết chỗ nói.

Bất hạnh, căn bệnh thêm tồi tệ và mau chóng đã lây đến cột sống. Người ta cho rằng đây là thoát
vị đĩa cột sống (hernie discale), nhưng nhờ một bác sĩ khác, tôi biết rằng không thể giải phẫu vì
xương đã bị mục, và bệnh tôi không còn phương chữa chạy.

Suốt thời gian ấy, tinh thần tôi lúc trồi lên lúc trụt xuống, cho đến một hôm, một cơn đau lưng dữ
dội xảy ra và hậu quả là đôi chân tôi bị tê liệt. Tôi phải nằm nhà thương 3 ngày để người ta khám
xét kỹ lưỡng. Người ta cho tôi những thuốc an thần rất mạnh, và tôi phải nằm liệt giường 3 tháng
không thể động cựa ngay cả cái đầu.

Chồng tôi thật tuyệt vời, anh không ngừng nâng đỡ tôi và giúp tôi cầu nguyện. Bệnh này càng
làm chúng tôi kết hợp với nhau hơn, và làm chúng tôi biết để ý hơn đến nhu cầu của nhau. Khi
một người lâm vào bóng của cái chết, lúc ấy, người ta nhận thấy tình yêu thật quan trọng và
người ta không để bỏ lỡ dịp.

Việc lành bệnh của tôi bắt đầu vào thứ bảy 1/6, giữa cuộc họi nhóm với Cha Tardif ở Sion. Khi
Thiên Chúa thông tri cho Cha về trường hợp của tôi, tôi không nhận ra ngay đó là nói về tôi. Tôi
chưa cầu xin được chữa lành: tôi đến họp nhóm để cầu nguyện và giao phó chồng và 3 con tôi
trong tay Chúa, bởi vì những đau đớn không thể chịu được trong mình tôi khiến tôi nghĩ tôi đã đến
bờ sự chết.

Tôi cảm thấy một sức nóng như đốt lan tràn khắp thân thể; các con tôi nói rằng lúc ấy người tôi
đỏ rần! Sau buổi hội nhóm, tôi để ý thấy không còn đau ở lưng, và tôi bước đi không còn loạng
choạng nữa. Bạn hữu đến thăm tôi cùng với con họ và y sĩ nói với tôi: “Chị Hélène, người chị
nóng bỏng”. Tôi đáp: “Chắc đó là sức nóng của Chúa…”

Về đến nhà, tôi bảo chồng tôi rằng: tôi có thể quay đầu, và ban đêm tôi đã có thể trở mình không
khó khăn gì, cái mà đã từ mấy năm nay tôi không thể làm. Quả thật, cứ y như trong mơ. Nhiều
lần, tôi thắp đèn lên để xem xét mình tôi, và tôi hiểu ra rằng Thánh Thần đã chữa tôi lành.

Buổi sáng, thức dậy, tôi là một người đàn bà mới: Tất cả mọi đau đớn biến tan, và miệng tôi
không còn đầy máu như mọi khi. Tôi trở dậy, không cần ai đỡ, cảm thấy mình nhỏ bé và nhẹ
nhàng như chiếc lông chim. Tôi chạy đi đánh thức tất cả gia đình, vừa đi vừa la lên: “Chúa đã
chữa tôi lành!”, đồng thời vừa khóc vừa ca hát. Các bạn thử tưởng tượng nỗi vui mừng của tôi
xem, vì đã 10 năm tôi nằm liệt trên giường bệnh rồi!

Suốt ba tuần sau, tôi sống trong niềm vui phi thường, nay tôi có thể quả quyết rằng: những năm
dài thử thách ấy đã làm đức tin và tình yêu tăng trưởng trong gia đình chúng tôi. Ngày nay, chúng
tôi sống một cách khác, không chỉ nhờ việc chữa lành mà còn nhờ ở bệnh tật đã định cướp đi đời
tôi. Tôi muốn nói với tất cả những ai bị bệnh rằng: nếu gia đình, bạn bè hay bác sĩ có bỏ họ, Chúa
vẫn luôn ở gần.
Cám ơn Chúa, Chúa ơi, Chúa thật tuyệt vời! Người ta không còn có thể nghi ngờ Chúa đã sống
lại. Mỗi ngày, Chúa tỏ cho chúng con bằng chứng Chúa đang sống giữa chúng con. Alleluia!”

Chứng tá sau đây cho ta thấy: khi Chúa chữa lành một người, hoạt động cứu độ của Ngài đi sâu
đến thế nào, và gây nên một phản ứng nơi người ấy làm sao, để cuối cùng, họ được chữa lành
một căn bệnh trầm trọng nhất trong mọi thứ bệnh: tội lỗi.

“Ngày 5/7/1981, tôi giảng tĩnh tâm tại nhà thờ Giáo Hội Cải Chánh ở Mạc-xây. Người ta dẫn đến
để cầu xin chữa bệnh cho một người đàn ông Bỉ còn trẻ, 34 tuổi, bị ung thư đã lan rộng nơi chân
phải, nó phá ra thành hai vết lở loét. Hai bác sĩ ở Mạc-xây, sau 7 tháng chữa trị, đã đi đến quyết
định cưa chân anh. Nhưng anh không muốn và làm hết sức để cưỡng lại. Khi anh F.G. (xin tạm
giấu tên) biết có một buổi cầu nguyện cho bệnh nhân, anh không nghĩ đến cuộc đời tội lỗi của
mình, nên quyết định đi dự. Trong lúc cầu nguyện cho bệnh nhân, anh cảm thấy một luồng khí
nóng như lửa đốt nơi chân phải.

Sau Thánh Lễ, anh về nhà, cảm thấy mình khác trước. Một cái gì đó đã xảy ra chiều hôm ấy, mà
anh chưa cắt nghĩa được là chuyện gì. Lần đầu tiên, từ 7 tháng nay, anh đi ngủ không cần uống
thuốc ngủ và ngủ ngon giấc.

Sáng hôm sau, vừa sung sướng và vừa ngạc nhiên, anh nói với Cha dòng Tên cùng cư trú với
anh: “Lạ quá, sao tôi không thấy đau ở chân nữa! Nào xem cái gì đã xảy ra!” Cùng nhau họ tháo
băng quấn chân ra và ngạc nhiên khám phá ra nó hoàn toàn lành lặn, một lớp da non phủ lên mặt
mấy vết lở loét: Việc lành bệnh được hoàn toàn đến nỗi các tế bào đã được thay mới, và người
ta không còn thấy có gì khác giữa chỗ da bị bệnh và da thường. Anh nhảy dựng lên vì sung
sướng, và lập tức chạy đến dưỡng đường, giơ chân ra cho bác sĩ vẫn điều trị anh xem. Họ tò mò
hỏi anh cái gì đã xảy ra. Việc chữa lành hoàn hảo và nhanh chóng đến nỗi họ không cắt nghĩa
được nhờ đâu. Lúc ấy, anh mới nói: “Chúa đã chữa tôi lành hôm qua trong Thánh Lễ”. Nhưng họ
là người vô thần, không biết Chúa là ai, càng không hiểu Thánh Lễ là gì. Họ đáp: “Phải tìm cách
cắt nghĩa cho ra vụ này...”

Khi anh F.G. điện thoại để kể lại cho tôi tất cả câu chuyện, và nhắc lại lời các bác sĩ ấy nói đang
tìm cách cắt nghĩa vụ này, tôi bảo anh: “Hãy nói với các ông ấy: lời cắt nghĩa ấy, chúng tôi có rồi:
Đó là Chúa Giêsu đang sống và hiện diện trong Phép Thánh Thể. Và vì Ngài đang sống, Ngài có
thể làm thế và vô vàn hơn thế, bởi cũng chính Ngài đã làm ông Ladarô sống lại và chữa lành vô
số người què quặt và thọt chân, vô số người mù và điếc. Chúa Giêsu là sức khỏe của bệnh
nhân!”

Không ngần ngại mà nói, việc chữa lành quan trọng nhất không phải là chữa ung thư, nhưng
chữa ung thư của tâm hồn, gọi là tội lỗi. Quả thật, anh F.G. đã sống một cuộc đời tội lỗi.

Chúa đã ban cho anh sức mạnh để từ bỏ tất cả những cái đó, và bước sang một con đường mới.

Ít lâu sau, anh vào đại chủng viện. Bởi Chúa đã chữa anh đang cử hành Thánh Thể, cho nên anh
muốn đến gần mầu nhiệm ấy hơn, và nhất là một ngày nào đích thân anh được cử hành.

Ít lâu sau, tôi trở lại nước Pháp. Tôi gặp lại anh đã được thụ phong linh mục, trong một tu viện có
đời sống chiêm niệm và cử hành Thánh Lễ; trong đó, chúng ta loan truyền cái chết của Chúa và
công bố sự sống lại của Ngài.
Chúa Giêsu đang sống và Ngài tác động trong bánh và rượu đã được hiến thánh. Nếu ta có đức
tin hơn, và nếu ta để Ngài hoạt động với tất cả sức lực Ngài, ta sẽ không thiếu bằng chứng để
khẳng định sự hiện diện thực sự của Ngài trong Thánh Thể. Chỉ cần để Ngài hoạt động, và chính
Ngài sẽ đảm trách việc minh chứng việc Ngài hiện diện thực sự trong Hình bánh thánh hiến, bằng
những dấu lạ và phép mầu. Lúc ấy, những cuộc cử hành Thánh Thể sẽ biến thành cử hành kỳ
diệu.

Cuối cùng, Đôn Pedro Martinez, người miền Bắc Mêxicô, sẽ thuật lại cho ta, tuy hơi dài, song rất
tốt đẹp, không những cuộc lành bệnh mà nhất là sự đổi đời của ông:

“Cha Emiliano thân mến,

Viết thư cho bạn bè, thường là một trong những thú tiêu khiển thú vị của tôi. Nhưng hôm nay tôi
đâm bối rối, không biết bắt đầu thế nào cho chính lời làm chứng mà người ta xin tôi viết ra.

Trước đây, tôi đi đây đi đó nhiều, và cứ thấy sức lực vạm vỡ của tôi, thì không ai có thể bảo tôi
phải hiến nhiều thời giờ hơn cho gia đình tôi.

Tôi nghĩ - cũng như nhiều người khác - rằng: các tội lỗi của tôi chỉ là chuyện không đáng kể, nếu
cứ xét rằng tôi không giết người, không trộm cướp, và ăn ở “đàng hoàng” với đồng loại, thế là tôi
đủ bổn phận với Thiên Chúa rồi, còn đòi gì hơn. Thực tế, tôi coi mình là một Kitô hữu tử tế. Tuy
nhiên, chỉ có điều tôi đã không rước lễ từ 30 năm nay, tức là từ ngày tôi lấy vợ.

Cách đây 3 năm, do một tai nạn nghề nghiệp, tôi bắt đầu cảm thấy chân phải tôi và ngay cả cánh
tay phải có gì trục trặc, đến nỗi nó hầu như không thể mang được cái túi xách. Dọc theo cột sống
bắt đầu có những đau đớn dễ sợ hầu như không chịu nổi, dầu người ta cho tôi dùng những thuốc
giảm đau rất mạnh. Sau đó, đã đến lúc người ta phải chích cho tôi liên tục những thuốc an thần,
để tránh cho tôi khỏi mất ngủ liên miên.

Chúng tôi đã đi đến khám tại một số các trung tâm y khoa ở Mexicô và Hoa Kỳ. Người ta kẻ thì
nói bệnh do thận, người khác lại bảo do mập phì. Nhưng tất cả đều nhất trí là tôi phải đi mổ tại
Houston. Tôi được đưa vào nằm bệnh viện để mổ hai lần, vì tôi bị liệt không còn cảm giác ở đầu
ngón chân, và vì những đau đớn dữ dội dằn vặt tôi.

Từ lúc đó, tôi phải cậy nhờ mọi chuyện vào sự trợ giúp của các người thân, cách riêng của vợ tôi,
nàng đã dành cho tôi tất cả thời giờ của nàng.

Tôi yếu nhược đến mức, người ta không nhận chở tôi trên đường hàng không bình thường, cho
nên chúng tôi phải cậy nhờ đến chuyến phi cơ cứu thương.

Bác sĩ giải phẫu thần kinh - người đã mổ cho tôi mấy lần trước - nghĩ rằng: lần này cuộc giải phẫu
sẽ rất khó khăn, và ông coi là nguy hiểm cho tính mạng. Vì thế, đêm trước lúc mổ, ông lạnh lùng
nói với tôi: “Đôn Pedro, ông tin Thiên Chúa hả? Vậy ông hãy phú mình cho Chúa, bởi vì sẽ phải
cần đến tất cả sự phù trợ của Người”.

Cuộc giải phẫu chẳng thành công. Tôi còn đau hơn trước: đã không thể cử động được thì chớ,
còn mất cảm giác từ ngực đến đầu ngón chân.
Từ lúc đó, tôi nhận thấy một sự xích lại gần nhau rất rõ giữa các thân nhân cũng như bạn bè, vì
khi mổ lại lần nữa, cột sống của tôi, người ta khám phá ra ung thư đã xâm chiếm xương và nhiếp
hộ tuyến: bệnh viện coi như không còn có thể làm gì cho tôi được nữa, các bác sĩ cho tôi một thời
gian hi vọng sống độ ba tháng nữa.

Nhiều tuần lễ trôi qua, và tôi thấy tôi mất ký cách đáng sợ. Để giảm đau, người ta chích thuốc làm
cho tôi mê man hầu như suốt ngày. Chính như thế mà tôi quyết định bảo vợ tôi: Khi xong buổi
chiếu quang tuyến là tôi sẽ về nhà lại, vì tôi thấy bệnh nặng lắm rồi. Lần về lại thứ hai này, một số
thân nhân và bạn bè không muốn đến thăm tôi, vì thay vì ủy lạo tôi, thì họ ra khỏi nhà với nỗi kinh
ngạc. Vì thấy anh chàng lực lưỡng họ quen mấy tháng trước đây, bây giờ đã từ 105kg sụt xuống
còn 55kg, với một cái án chờ chết. Vợ tôi không thể chấp nhận ý tưởng tôi sẽ ra đi vĩnh viễn để
lại nàng một mình, vì vậy - một cách tuyệt vọng - nàng đôn đáo chạy tìm mọi phương cứu chữa.

Đã quá ba tháng các bác sĩ cho, mà tôi còn sống, nên tôi được đà xin đi tới Monterrey. Các bác sĩ
khám nghiệm tôi lạnh lùng nói với vợ tôi rằng: đừng có ảo tưởng, vì việc vượt quá ba tháng kia
không thể được coi là một lý do, để dựa vào đó mà thoát khỏi việc bất thần có đột biến tử vong.

Trong nhiều tháng, tôi được chữa bằng quang tuyến trị liệu ở Monterrey. Và một hôm, chúng tôi
được một nhóm cầu nguyện đến thăm. Sau buổi đó, chúng tôi cảm thấy cần sự có mặt của họ.

Vào lần thăm thứ ba, họ rao truyền Tin Mừng cho chúng tôi: họ nói về tình yêu của Chúa cách
hay ho như thể tôi chưa từng nghe từ trước đến nay. Tôi nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, và tin nhận
Chúa Giêsu là vị Cứu Chúa vào lòng tôi. Tôi tuyên xưng Ngài là Chúa và là Chủ tất cả đời tôi. Và
họ đã đặt tay cho tôi để tôi lãnh một sự tràn đầy Thánh Linh mới.

Đang lúc tôi chịu Thanh Tẩy trong Thánh Thần, tôi như được thấy một thị kiến: Những bàn tay
giơ về phía tôi, từ đó chiếu ra một luồng sáng chói lọi được bao quanh bởi tuyết dầy đặc. Rồi
những bàn tay ấy nắm lấy bàn tay tôi. Tôi cảm thấy sự hiện diện của một cái gì thần linh rất kỳ lạ,
mà đến bây giờ tôi vẫn không thể tả được, nhưng nó lại làm tôi xúc động rất sâu xa.

Các bạn hữu cho chúng tôi biết rằng Cha - thưa Cha Tardif - sẽ có mặt ở Guadalajara vào tháng
11. Vì chúng tôi rất muốn dự kỳ họp mặt ấy, nên đã xin bạn bè lấy vé cho chúng tôi. Cả nhà đều
hân hoan và tràn trề hi vọng: đó là nỗi hân hoan lây lan cho cả gia đình. Chúng tôi chuẩn bị cuộc
hành trình bằng máy bay ấy và đã đến nơi ngày 22. Để đi như thế, cũng như để xê dịch, tôi dùng
một chiếc xe lăn.

Khi đến nơi, chúng tôi bỡ ngỡ vì thấy hàng ngàn người vây quanh sân vận động, chờ vào, mong
được vào. Thật là quang cảnh một cuộc hành hương thực thụ của người ta vừa trông đợi, vừa ca
hát. Rất nhiều người được đưa tới trên băng ca đủ loại: có từng dãy dài những người tàn tật ngồi
trên xe lăn, những người bất toại phải cõng hay bế trên tay, kẻ khác chống nạng hay chống gậy;
có những người giống như những gánh nặng được mấy người khác tươi cười cặp tay nâng đỡ,
hình như họ không chú ý đến sức nặng, người ta chỉ còn đọc thấy trong đôi mắt cái ước muốn
được nghe Lời Thiên Chúa. Quả thật, với những tâm hồn đơn sơ sao dễ trông cậy đến thế!

Chúng tôi dõi theo tất cả các lễ nghi từ đầu đến cuối. Vừa dự, vừa không khỏi ngỡ ngàng trước
cảnh 60.000 con người say sưa uống nguồn suối Lời Thiên Chúa.

Khi đến lượt Cha - thưa Cha Tardif - cầu nguyện cho người bệnh, chúng tôi kinh ngạc khi thấy
nhãn tiền những việc lành bệnh: một người đi, hai tay giơ bổng cặp nạng lên trời; một người mù
được sáng, v.v...
Cứ thế, thời gian trôi qua cho đến khi Cha bảo chỉ còn năm phút cầu nguyện cho bệnh nhân thôi.
Lúc ấy, vợ tôi cầu xin Chúa rằng: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa hết lòng vì đã cho phép chúng con
được dự buổi họp này. Thời gian dành cho việc chữa bệnh sắp hết, và con không nghe thấy
Chúa lưu ý đến trường hợp bệnh của chồng con. Nhưng nếu trong dịp này, Chúa không ban lại
cho chồng con sức khỏe, thì Chúa biết rõ là vì lý do gì. Con chỉ xin Chúa, lạy Chúa, tiếp tục nâng
đỡ lòng tin của chàng, và nếu không phải là ngày hôm nay cho chàng, thì xin đừng để chàng ngã
lòng và đức tin bị chao đảo”.

Nàng vừa dứt lời cầu nguyện, thì Cha nói: “Lúc này có năm người được chữa lành: 2 phụ nữ và 3
nam nhân”. Khi kể đến mấy nam nhân, Cha chỉ rõ rằng một trong số ấy đang được chữa lành ung
thư xương, người ấy chớ sợ, khi cảm thấy một sức nóng như đốt trong cả thân thể và một nỗi
hoang mang dồn dập... Vợ tôi quay lại nhìn tôi: Tôi đầm đìa mồ hôi, cảm thấy lửa nóng xâm
chiếm toàn thân. Kèm theo là một xúc động và hoang mang khó tả khiến tôi phải rên lên một hồi.
Tôi chắc chắn là Cha nói về tôi, và tôi nói cho vợ tôi hay. Tuy đang bồi hồi xúc động mạnh mẽ
như thế, chúng tôi vẫn nghe thấy Cha bảo rằng: “Người ấy đừng vội lên làm chứng ngay hôm
nay, nhưng đợi 15 ngày nữa”.

Cùng với những người đến gặp chúng tôi sau lúc đó, chúng tôi cảm động và sung sướng dâng
lời ca ngợi Thiên Chúa, bởi vì tôi là người cuối cùng Chúa chữa cho hôm ấy. Trong Thánh Lễ,
chúng tôi cảm tạ Chúa vì những kỳ công Ngài cho phép chúng tôi được chứng kiến.

Ngày 25, chủ nhật, chúng tôi ra phi cảng để về. Vợ tôi bảo: “Em vừa thấy Cha Tardif”. Tôi đáp
không thể được, vì khoảng cách giữa chỗ chúng tôi đứng trong sân vận động hôm đó và chỗ Cha
hành lễ và cầu nguyện thì quá xa, làm sao nàng có thể nhìn thấy Cha được mà biết mặt. Nhưng
nàng tiến đến chỗ Cha đang ngồi, rồi trở lại rất hồi hộp nói: “Chính là Cha Tardif, chính Cha rồi!”,
và nàng bảo tôi đến chỗ ấy chào Cha. Sự phấn khởi của nàng rối rít lên đến nỗi tôi chẳng chờ đợi
gì nữa. Khi nàng tiến đến chỗ Cha đang nói chuyện với mấy người khác, và nàng nói: “Xin lỗi vì
đã ngắt lời, nhưng con muốn biết có phải đây là Cha E. Tardif không?”. Cha hỏi vợ tôi rằng Cha
có thể giúp nàng việc gì không? Nhanh nhẩu, nàng hỏi Cha nếu có thể được, thì dành cho nàng
một phút, vì chúng tôi muốn chào và làm quen Cha, vì đã hơn một năm rưỡi nay chúng tôi chờ
đợi giây phút này. Cha đã không ngồi chờ tôi đến, nhưng Cha đã đến chỗ tôi đang đứng dựa
tường, tay chống gậy.

Thế là tôi bắt đầu thuật vắn tắt tất cả câu chuyện của tôi, và cuối cùng nói với Cha rằng: tôi là
người mắc bệnh ung thư đến giai đoạn cuối cùng. Lúc ấy, Cha đặt tay trên tôi và bắt đầu cầu
nguyện bằng một thứ tiếng lạ mà tôi chưa từng nghe, nhưng nó cho tôi cảm giác là có một sự
thông hiệp sâu xa với Thiên Chúa. Vợ tôi khóc vì xúc động. Cha bảo tôi đừng sợ gì, tôi sẽ được
khỏi, và 15 ngày nữa tôi sẽ làm chứng cho Chúa. Rồi Cha bảo tôi hãy đọc quyển “Chúa Giêsu
đang sống”.(*) Chúng tôi đáp: chúng tôi không thể tìm được sách đó trong sân vận động hay bất
cứ hiệu sách nào của thành phố, nhưng một đôi vợ chồng bạn hữu sẽ gửi cho chúng tôi. Ngay
đúng lúc ấy, giữa đám đông ở đó, một người cầm cuốn sách ấy trong tay bước đến nói: “Đây
quyển sách ấy, tôi tặng bạn!”. Cha cầm lấy sách và bảo tôi: “Chúa ở cùng con!”, rồi Cha chỉ cho
tôi trang sách có ghi lời cầu nguyện cho bệnh nhân. Kể từ lúc ấy, tôi không cần đến xe lăn. Tôi
bước lên xe buýt, nó chở tôi đến cầu thang của máy bay, và không cần ai trợ giúp, tôi bước lên
các bậc thang.

Thưa Cha Tardif,


Mười hôm sau, tôi nhắc điện thoại. Chính là ông bác sĩ thần kinh của chúng tôi ở Reynose, ông
lợi dụng cuộc lưu lại ở Monterrey để chào tôi. Chính đó cũng là lúc tôi có dịp gặp lại những
chuyên gia khác.

Hôm sau, tôi nhận được điện thoại của bác sĩ chuyên môn khoa bức xạ nguyên tử (médecine
nucléaire) báo cho tôi: ông vừa nhận được một hộp thuốc mang chất phóng xạ và mong tôi đến
gặp ông. Lúc ấy, chúng tôi thử đếm nhẩm ngày, thì thấy cái hẹn gặp các bác sĩ ấy trùng hợp với
15 ngày mà Cha đã báo cho chúng tôi trước trong sân vận động…

Ngày 7/12/1984, người ta khám nghiệm các xương tôi nhờ khoa bức xạ nguyên tử, rồi gửi đi
những mẫu mới để xét nghiệm lâm sàng tại phòng thí nghiệm. Buổi chiều, bác sĩ báo tin cho
chúng tôi là ông muốn nắm chắc kết quả của những mẫu ông có trong tay, và ông sẽ gửi chúng
đi một chuyên viên môn khối u (oncologue) để xác nhận kết quả. Trong buổi nói chuyện với bác sĩ
này, ông quan sát kỹ lưỡng các trắc nghiệm, tìm khắp nơi những “điểm nóng” ở xương tôi. Ông
không tìm thấy gì cả. Phải đợi phòng thí nghiệm cho kết quả về xét nghiệm các chất lân toan
(phốt phát), chúng là thông số chỉ rõ tình trạng thật của bệnh tật. Cũng buổi chiều đó, tôi có một
cái hẹn với bác sĩ niệu bệnh học (urologue), và sau khi đã cẩn thận khám tôi, ông kêu lên: “Đôn
Pedro, anh không chỉ khỏe mạnh, anh còn khỏe mạnh tuyệt vời. Chúng ta phải canh chừng!”

Chúng tôi chờ đợi ngày thứ hai đến với nhiều lo âu. Nhưng chúng tôi đã được chuẩn bị, và chắc
chắn mọi sự sẽ ổn thôi. Bác sĩ chuyên môn khoa bức xạ nguyên tử đợi chúng tôi tại văn phòng.
Ông nói đã có kết quả đây, song đợi phòng thí nghiệm xác nhận nữa, vì cái đó không ăn khớp với
những điều người ta đã ghi nhận ở những lần trắc nghiệm trước kia. Mười phút sau, chuông điện
thoại reo. Phòng thí nghiệm trả lời. Ông nghe cách chăm chú rồi mắc máy lại. Sau vài phút im
lặng, ông nói mấy câu đơn giản: “Y khoa là chuyện cần thiết, song không tuyệt đối. Anh đã khỏi
bệnh. Cuộc điều trị bằng phóng xạ đã chấm dứt. Đôn Pedro, tôi chúc mừng anh!”

Khi chúng tôi sắp từ biệt ông ra về, ông nói: “Đừng nghĩ rằng vì hôm nay anh khỏe mạnh, thì luôn
mãi như thế đâu!”. Nhận thức rằng Chúa ở cùng chúng tôi, nên tôi đáp: “Ông dám cá bao nhiêu
nào, nếu tôi cứ khỏe luôn?”. Ông cười đáp: “Được! Đây sẽ là một vụ cá cược mà tôi sẽ vui lòng
thua hơn bao giờ hết. Nhưng thôi, ta tạm dừng nơi đây!”

Thưa Cha Tardif,

Cách đây ba năm, tôi đi Houston để chịu một ca mổ rất khó khăn. Đó là một ngày trời lạnh và
xám xịt. Vài phút trước khi xe cứu thương chuyển bánh, tôi ngoái lại nhìn căn nhà tôi một lần cuối
và tự nhủ: “Chúa ơi, con không biết có còn bao giờ thấy lại mảnh đất này, nhưng con thương nó
lắm, cũng như thương hết mọi người đã yêu thương giúp đỡ con”. Hôm nay, cách xa đã ba năm
trời, tôi muốn nói cho Cha hay: Thiên Chúa đã ban cho tôi biết bao hồng ân! Người đã hạn chế
sức khỏe phần xác tôi đến mức tối thiểu, để dạy dỗ tôi và cho tôi hạ mình xuống, để nhờ đó tôi có
đủ khiêm tốn và đơn sơ mà tập biết đón nhận tình âu yếm, yêu thương và mọi sự tế nhị. Trong ba
năm qua, Chúa đã làm đức tin tôi tăng tiến, và cho tôi được chắc chắn rằng nhờ Chúa, người ta
có thể lãnh được mọi sự.

Tôi đã học được rằng: đời là một sự biến chuyển không ngừng, nên tôi phải tập thích ứng với
cuộc đời mới, và trong trường hợp đích xác này, tập sống không vội vàng. Cố gắng tối đa để rũ
bỏ mọi bận tâm, lo lắng, và mọi chuyện người ta làm mình đau lòng; quên đi những hờn oán và
vứt bỏ những thái độ sai lầm. Đó chính là một đoạn đời khác đẹp tuyệt vời. Tôi chúc tụng Chúa vì
trong tất cả thời gian ấy, Ngài đã thay thế cái ngày xám xịt đã qua ấy bằng mặt trời chói sáng của
hiện tại.
Tôi đã học đừng so sánh mình với ai khác. Tôi không còn tự hỏi mình rằng: tại sao lại không phải
tôi? Tôi biết có một Thiên Chúa yêu thương tôi, và tất cả dĩ vãng đều là một cái lợi cho tôi.

Ôi bệnh tật hồng phúc, qua đó Thiên Chúa đã ban cho tôi ơn cứu rỗi!”

5. Nghèo khó được nghe loan báo Tin Mừng.

Nhờ đi giảng nhiều khắp năm châu bốn bể, vào những chốn hoang sơ cũng như sa mạc Phi
châu, đến những trại cùi và trại giam..., mà tôi nhận định được bất cứ ở đâu cũng một hiện tượng
này: chính những người nghèo - và hầu như luôn luôn những kẻ nghèo nhất trong những người
người nghèo - mới đón nhận Tin Mừng một cách đơn sơ. Chính họ là những kẻ dễ dàng mở lòng
đón nhận, có lẽ vì chính họ là những người cần đến Tin Mừng hơn cả.

Còn khi tôi giảng ở một số nơi bên Âu châu, là cả một cái gì khác hẳn: nào não trạng duy lý của
Descartes, nào phân tích thần học, y học và tâm lý học, đủ thứ...!

Đàng khác, tôi khám phá một sự nghèo nàn khác: nơi những người dư dật của cải vật chất, có
một cái gì chán nản và không mấy lưu tâm đến sự sống. Nhiều khi, họ nghèo nàn hơn những kẻ
khác, bởi vì họ thiếu mất cái quan trọng nhất: tình yêu. Họ sống trong những nhà tù sơn son thếp
vàng, họ có xe hơi, có máy bay, nhưng họ không biết mình đi đâu. Họ có đầy đủ mọi thứ, song
chẳng có gì làm họ mãn nguyện.

Tin Mừng báo những tin vui cho người nghèo khó, nhưng đồng thời cũng kêu gọi chúng ta sống
đời nghèo khó hơn, không nhượng bộ, không ham hố, thong dong không bị kềm tỏa nào, để sống
sung mãn.

Kết luận.

Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai nhất thiết phải đến. Ngài thực hiện những lời tiên tri thiên sai, và
nơi Ngài thể hiện những dấu chỉ làm cho ta nhận biết Ngài là Thiên Sai. Chúng ta không còn phải
trông chờ một vị nào khác. Các lời hứa đã thành sự.

Thời thắp đuốc đi tìm Đấng Thiên Sai đã qua, bởi vì Ngài hiện tỏ chói lọi rồi, và chính Ngài chiếu
rọi chúng ta bằng ánh sáng của Ngài, ánh sáng không hề tàn lụi.

Không còn Danh nào ban xuống cho loài người để nhờ đó ta được cứu rỗi.(*) Đức Giêsu là Cứu
Chúa duy nhất, ngày hôm nay Ngài còn nói lại với chúng ta:

- Để cho các ngươi biết Con Người có quyền tha tội: “hãy chỗi dậy mà đi!”

- Để cho các ngươi biết Ta là sự sáng thế gian: “mắt ngươi hãy mở ra!”

- Để cho các ngươi biết Ta là sự sống lại và sự sống: “hãy ra khỏi” mồ mả tội lỗi!

- Để cho các ngươi biết Ta là Đường: “Hãy bước đi!”

Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai, được các tiên tri loan báo, dân Israel chờ đợi và cả thế giới cần
đến. Ngày nay, Đức Giêsu vẫn là Đấng Thiên Sai.
Vị tiên tri có nói đến cả các kẻ chết sống lại. Tôi tin rằng: việc chữa lành nội tâm là một hình thức
sống lại, vì nó cho ta thông phần sự toàn thắng của Chúa Giêsu Kitô trên sự chết.

Chương sau đây sẽ bàn đến điểm này.


Chương Hai
Chữa Lành Bên Trong

Điều mà tôi cho là tốt đẹp nhất trong Cuộc Canh Tân Đặc Sủng chính là cái gọi là “chữa lành nội
tâm”. Giống như thể xác ta bị nhiều thứ bệnh khác nhau tấn công, cũng vậy, chúng ta có thể bị
mắc phải ở bên trong những chấn thương (traumatismes) mặc cảm, oán cừu và bất ổn đủ loại.
Còn hơn thế, rất nhiều trường hợp bệnh ngoài xác lại chỉ là những triệu chứng bên ngoài của
những mất quân bình tâm lý (bên trong), và khi những cái sau được chữa lành, những cái trước
cũng tan biến theo.

Khi chúng ta bị tổn thương trong tình cảm, chúng ta có thể thấy mình yếu đi. Khi ta nhớ đến kẻ
nào đã phản bội ta, ta cũng đâm quạu quọ với tất cả mọi người. Đôi khi thấy mình bị lừa đảo tình
yêu, từ đó, lòng chúng ta sẽ khép kín trước mọi biểu lộ tình thương của người khác.(*)

Nhưng Đức Yêsu đã đến băng bó những quả tim tan vỡ và hiến cho chúng ta một quả tim mới.
Thật tuyệt vời khi khám phá thấy Tin Mừng thuật lại vô số những việc chữa lành loại ấy. Đức
Yêsu đã chữa lành các môn đồ Ngài khỏi dính bén của cải và lòng ham hố (Mt 19.16-26), khỏi
ham chức quyền, danh vọng (Mt 19.27-30), sợ chết (Mc 4.35-41; Lc 12.4-8), xao xuyến sợ hãi
(Yn 14.1-6), óc câu nệ lề luật (Mt 12.1-8), sợ thất bại (Mc 4.30-32), ghen ghét, giận hờn, oán cừu
(Lc 6.27-31), kiêu ngạo (Lc 18.9-14) và sai lầm (Yn 7.31-33).

Ngài đã chữa ông bách quản khỏi mặc cảm tự ti (Mt 8.8-13), thiếu phụ Samari khỏi kỳ thị chủng
tộc (Yn 4); Ngài đã giải phóng Zakêu khỏi tội lấy của bất công (Lc 19.1-10); người thiếu phụ ngoại
tình khỏi mặc cảm tội lỗi (Yn 8.1-11); cô gái điếm khỏi thói tà dâm (Lc 7.36-50). Và quan trọng
nhất cùng là gốc rễ của mọi sự dữ: Ngài đã chữa lành người bất toại khỏi tội lỗi (Mc 1-12).

Biết bao lần, chúng ta tiến lên, nhưng không thể được! Ý chí ta bại xuội và nhân cách ta không có
sức cự lại các nghịch cảnh.

Nhiều khi khác, ta tin rằng chính những kẻ khác phải sửa đổi, và ta đòi hỏi họ sự ấy, nhưng
chẳng kết quả gì. Trái lại, tình huống lại hình như thêm rắc rối, bi đát... Thực ra, tất cả chúng ta
đều đã bị tổn thương, và chính vì thế, chúng ta không có sức vượt quá những giới hạn của mình.

Bản thân tôi đã được ơn chữa lành bên trong ấy:

Hầu như suốt cuộc đời, tôi luôn bị bấn loạn lên khi thấy máu. Những lúc tôi phải đi xức dầu cho
bệnh nhân hấp hối có máu chảy, đó là một hi sinh lớn, bởi bắt đầu thấy máu là tôi bắt đầu toát
mồ hôi lạnh, và dù tôi có cố gắng thế nào cũng không tự chủ nổi mình.

Một hôm, tôi xem một phim chiến tranh, trong đó có những cảnh đẫm máu. Thế là tôi bắt đầu đổ
mồ hôi lạnh, tôi cúi mắt nhìn xuống..., tôi không thể chịu đựng được nữa..., tôi nghĩ là tôi sắp ngất
xỉu. Tôi cảm thấy khó chịu đến nỗi tôi phải bỏ ra ngoài nửa chừng. Một hôm, Đức Cha Alfonso
Uribê Jaramillo đến giảng tĩnh tâm. Trong Thánh Lễ, Ngài cầu nguyện xin Chúa chữa lành những
vết thương trong ký ức, cứ theo từng giai đoạn một của đời sống.

Đang khi Ngài cầu xin chữa vết thương của thời thơ ấu, tôi sực nhớ đến lúc 5 tuổi, có một lần tôi
giận người anh lên 6 tuổi của tôi lắm. Sẵn con dao nhỏ nơi tay, tôi ném trúng cánh tay anh và
máu chảy ra nhiều. Tôi kinh hãi khi nhìn thấy cánh tay anh đỏ lòm những máu. Rồi từ đó, mặc
dầu tôi đã quên câu chuyện, nhưng luôn tôi bấn loạn lên khi nhìn thấy máu. Trong lúc của Cha
Uribe Jaramillo cầu nguyện, tâm trí tôi lại diễn lại cái cảnh trên lúc tôi 5 tuổi, và tôi xin Chúa chữa
tôi khỏi cái ký ức ấy.

Từ đó, tôi đã đi vào nhiều bệnh viện để thăm các nạn nhân bị thương nặng, song tôi không còn bị
cái bệnh sợ thấy máu nữa. Nhờ ơn chữa lành bên trong, tôi đã được khỏi. Chúa đã chữa tôi khỏi
vết thương của ký ức, và nhờ sự chữa lành những kỷ niệm ấy, bây giờ tôi hiểu hơn tầm quan
trọng của việc chữa lành bên trong. Nếu tôi cảm thấy bấn loạn khi nhìn thấy máu, thì đối với
những người khác, một tổn thương tình cảm cũng làm họ lâm bệnh. Chẳng hạn trước quyền
bính: bởi vì một hôm nào đó hồi xưa, cha, mẹ,̣ hoặc thầy giáo đã xử tàn ác với họ... Nhiều trẻ em
ngỗ nghịch là do những tổn thương tình cảm ấy. Cái nổi loạn của chúng ở đó chỉ cốt như để bảo
vệ chúng chống lại quyền bính.

Tuy nhiên, không cần chúng ta biết rõ nguồn ngọn của vấn đề trục trặc ấy cho bằng biết giải pháp
cho vấn đề: chính một lời cầu chữa lành bên trong sẽ giải thoát chúng ta khỏi.

Một bé trai nọ có những nét mặt thanh tú mịn màng, đến nỗi mọi người đều coi em giống một đứa
con gái. Điều đó gây chấn thương rất mạnh nơi em, khiến em một đàng cố gắng tỏ ra đàn ông
hơn các bạn, đàng khác, cùng một lúc, em bắt đầu xa lánh các bạn hay chọc ghẹo hoặc chế riễu
em.

Lớn lên, cậu thanh niên không muốn ngó ngàng gì đến phụ nữ, vì họ phản chiếu lại hình ảnh của
cái mà cậu không muốn là. Đến tuổi trưởng thành, vấn đề càng thêm trầm trọng, và cậu đâm mắc
chứng đồng tình luyến ái. Một hôm, cậu cầu xin Chúa chữa lành nội tâm, và Chúa đã giải thoát
cậu khỏi vấn đề ấy, đổ tràn trái tim cậu tình yêu mà cậu không có. Nhờ sự chữa lành bên trong và
nhờ sức Chúa, cậu đã bỏ tật đồng tính luyến ái được. Và giờ đây, cậu sống một cuộc đời hoàn
toàn bình thường như mọi người.

Chứng từ sau đây cho thấy tại sao một vết thương tình cảm có thể có những hậu quả trên mặt
thể xác. Một khi bên trong được lành thì những triệu chứng bên ngoài cũng tiêu tan. Chị
Madeleine Đanièle minh chứng điều đó trong lá thư sau đây:

“Lạy Chúa, năm dấu đinh của Chúa đã chữa lành các vết thương của con.

Chúa Yêsu đã đến tìm tôi đang lúc tôi sống nguội lạnh, hơn thế, sống tội lỗi:

Tôi đang trong tình trạng sức khỏe thảm hại: đau lưng, phong thấp ở đầu gối gây ra nặng nề như
đeo đá vào chân, không thể quì trong giờ nguyện ngắm, đau đầu cách hai ba ngày một lần và
một bệnh thoát vị hoành (hernie hiatale). Tôi chẳng còn thích thú nguyện ngắm hay đọc sách
thiêng liêng. Việc xưng tội, tôi cũng dãn thưa dần, và ngay cả Thánh Lễ, nhiều khi tôi cũng bỏ
chẳng dự. Tôi chỉ còn một lời cầu nguyện duy nhất: “Dầu gì chăng nữa, Chúa vẫn biết là con mến
Chúa”.

Chính trong tình huống ấy, Chúa Yêsu đã tỏ nhan Thánh Ngài ra cho tôi:

Ngày 5/7/1981, một chị bạn gọi tôi bảo sẽ đến rủ tôi đi dự buổi cầu nguyện cho bệnh nhân. Tôi
đứng dưới cuối nhà thờ. Một linh mục có giọng nói của người Canada, rất truyền cảm, trình bày
một bài suy niệm đầy đức tin về năm dấu thương của Đức Yêsu mà đến nay tôi vẫn còn nhớ.
Sau đó, Cha bắt đầu tạ ơn Chúa vì đã chữa lành nhiều người. Ông nói: “Đây có một phụ nữ bị
một vết thương lớn trong lòng, và sau nhiều năm, vẫn chưa đóng sẹo. Chúa Yêsu chữa vết
thương ấy và chị sẽ tìm lại được niềm vui, mà không ai có thể cướp mất”.

Đúng lúc ấy, tôi cảm thấy trong tôi một niềm hạnh phúc sâu xa. Cùng một lúc, trong trí nhớ tôi,
hiện lại rõ ràng những hoàn cảnh đã chấn thương tôi. Cuối cùng, linh mục ban phép lành từ bàn
thờ. Tôi không nghĩ ngợi gì, quỳ xuống, và thật đáng ngạc nhiên, tôi tự mình đứng lên được. Lúc
ấy, tôi nghĩ bụng có lẽ chị nữ tu được lành vết thương tình cảm ấy chính là tôi. Nhưng tôi hơi
khựng lại, vì ở trong nhà thờ dự lễ có tới 20 chị nữ tu khác.

Thưa Cha Tardif,

Khi Cha lên xe đi, con tiến lại gần và nói: “Thưa Cha, nếu không chị nào tự nhận đã được khỏi,
thì người nữ tu đó chính là con!”. Cha đã nhìn con trong im lặng và đáp: “Tôi cũng nghĩ vậy!”.
Chính từ lúc ấy khởi sự việc chữa lành.

Một hôm, tôi tự nhủ: “Nếu Chúa đã chữa lành đầu gối tôi, chắc Ngài cũng chữa lành cả chân
nữa...” Tôi liền gỡ những miếng đế chỉnh hình mà tôi đã đặt từ 4 năm nay, và bước đi không đau
đớn gì.

Nhưng điều lạ lùng nhất là đây: Thường khi ai chạm đến vết sẹo của thương tích cũ, thì tôi cứ
nghiền ngẫm mãi cái xúc phạm ấy. Song tôi nhớ lại dụ ngôn hai con nợ: Tôi mắc nợ Chúa một ơn
chữa bệnh lớn thế rồi, sao không đủ can đảm tha thứ một việc gây tổn thương bé nhỏ đó sao?
Tôi liền tha thứ và cảm thấy bình an hoàn toàn.

Lòng sốt sắng khi nguyện ngắm trở lại với tôi. Bệnh nhức đầu biến mất, và tôi là con người mới
phục vụ Chúa.

Khi thấy tất cả những gì Thiên Chúa đã làm trong đời tôi, tôi nghiệm ra rằng: quả thật, mọi sự đều
qui về làm ích cho những ai yêu mến Thiên Chúa, và tôi nói tự đáy lòng: “Chúa ôi, con phải cám
ơn cái người đã làm con bị tổn thương. Xin Chúa hãy đổ tràn tình yêu Chúa cho người ấy”.

Ký tên: Nữ tu Madeleine Danièle”.

Việc chữa lành nội tâm phát sinh hai hiệu quả:

- Giải thoát ta khỏi nguyên cớ làm tổn thương ta.

- Tăng sức ta để kiên bền trong đàng lành.

Những chấn thương ở thời thơ ấu có tiếng dội trên cách cư xử hiện thời của ta. Một người
nghiền rượu không thể ngừng uống, nếu cội gốc của vấn đề của họ không được chữa lành. Họ
sẽ cứ tiếp tục uống; bằng không, thay thế vào đó sẽ có triệu chứng khác cùng một nguồn gốc sẽ
xuất hiện. Chúa đi vào sâu mãi tận cùng trong đời niên thiếu, để xây dựng lại những gì hiện tại
đang gây tổn thương cho ta.

Trong một hội nghị tại Caracas, chúng tôi cầu nguyện xin Chúa chữa lành nội tâm. Một nữ tu
người Canada, thừa sai tại Honduras đến gần bàn thờ. Chị không thể cầu nguyện vì chị luôn ôm
nỗi buồn liên miên. Chúng tôi bắt đầu cầu nguyện cho chị. Ngay đó, một thành viên trong nhóm
thấy một hình ảnh trong trí: hình ảnh một bé gái một mình đang khóc trong cánh rừng ngập tuyết.
Chúng tôi hỏi chị nữ tu xem điều đó có nhắc cho chị chuyện gì không. Thế là chị bật khóc và kể:
“Hồi tôi còn nhỏ, tôi sống ở Canada. Một chiều kia, đang lúc tuyết sa, tôi đi vào rừng một mình.
Tuyết rơi phủ kín các dấu chân, nên tôi đã mất đường về, không biết đi đàng nào nên tôi đi lạc và
thấy bị bỏ rơi. Tôi khóc suốt 2 tiếng đồng hồ, cho đến khi gia đình tìm ra tôi. Chính từ đó, tôi bắt
đầu cảm thấy luôn sợ hãi”.

Chúng tôi đã cầu Chúa như sau: “Chúa ôi, Chúa biết người chị em chúng con đã đau khổ thế
nào. Hãy làm cho chị cảm thấy đang trong bàn tay Chúa, và mắt Chúa không hề rời xa chị bao
giờ, vì Chúa đã coi sóc từng bước đi của chị. Đối với Chúa, không có quá khứ hay tương lai, mọi
sự đều hiện tại trước mặt Chúa. Chúng con đặt trước mặt Chúa biến cố đã xảy ra cho chị trong
rừng, và xin Chúa chữa lành vết thương tình cảm bởi đó gây ra”. Nhiều năm sau, tôi gặp lại chị,
khi đi giảng ở Tegucigalpa, và chị cho tôi biết rằng: đời chị đã đổi thay từ lúc được ơn chữa lành
bên trong ấy.

Đàng khác, một người lành mạnh thì có sức chống mọi cạm bẫy, họ đương đầu với mọi vấn đề
không hề sợ hãi, không e ngại các lời phê bình và không rụt rè trước những “dư luận người ta sẽ
nói sao!”. Ai đã được Chúa chữa lành, sẽ có được một pháo đài bên trong, có khả năng chống trả
các cuộc tấn công. Người ấy có thể cùng hát với thánh vịnh gia rằng: “Cho đi đạo binh dàn trận
đánh tôi, lòng tôi không sợ. Cho đi thiên hạ dấy lên giao chiến với tôi, lúc đó tôi vẫn một niềm cậy
trông” (Tv 27.3).

Chứng từ sau đây cho ta thấy rõ ràng làm sao một người đã được chữa lành, có thể bền đỗ trong
cuộc sống mới:

Tôi sống ở gia đình bố mẹ trong một bầu khí tuân giữ các lề luật và các tập tục Kitô giáo. Tôi đã
theo học một trường trung học danh tiếng do các nữ tu điều khiển, và tôi luôn luôn làm đầy đủ
bổn phận đạo Chúa. Tôi có thể tự hào đã được học hỏi đầy đủ về sự đạo, nhưng chưa hẳn như
thế là tôi đã được huấn luyện trong đời sống đạo; vì tôi chưa hiểu đích thực về vị Thiên Chúa
sống động, và chưa hề bao giờ được cảm nghiệm về sự sống mới mà Chúa Yêsu đem lại cho
thế giới.

Năm 15 tuổi, tôi đi xưng tội, và vị linh mục gây cho tôi một chấn thương nặng nề. Vì thế từ đó, tôi
không bao giờ đến tòa cáo giải. Tại sao tôi lại phải cáo tội mình với một kẻ còn xấu hơn tôi? Đến
cả ngày chịu phép hôn phối, tôi cũng bỏ qua không đến tòa hòa giải.

Như mọi cô gái đã đính hôn khác, tôi đi đến hôn nhân với những ảo tưởng, mường tượng sẽ hiến
tất cả cho chồng và cũng sẽ nhận lại được tất cả. Tôi sinh được mấy đứa con, nhưng dần dà các
ảo tưởng của tôi tan biến... Chúng tôi sống ích kỷ, và tôi thiếu điều độc nhất mà tôi hằng ao ước:
tình yêu. Nhiều giấc mơ đã đổi thành ác mộng, và niềm hoan lạc thiên thai mà tôi chờ đợi ở hôn
nhân đã biến thành hỏa ngục. Hỏa ngục ghê sợ nhất, không phải là những lời kêu gào, hay đánh
đập, ngay cả sự căm ghét, song là vắng bóng tình yêu.

Sau 7 năm chung sống, tôi khát khao tình yêu mà chồng tôi không hiến cho tôi. Và cứ như thế
mỗi lần đẩy tôi càng xa Chúa. Bởi vậy, tôi không đi tìm Chúa, nhưng đã tìm cách đoạt được tình
yêu nơi một người đàn ông có cảm tình muốn giúp đỡ tôi. Tôi tưởng như thế sẽ lấp được nỗi
trống trải của đời tôi cứ mỗi ngày thêm sâu rộng. Vì thế, tôi đã bất trung với chồng tôi.
Điều mà tôi nghĩ là giải đáp, thì chỉ càng khiến cho vấn đề vợ chồng tôi thêm trầm trọng. Vì mỗi
lần như thế, tôi càng xa chồng tôi hơn. Cách cư xử ấy, tôi cũng thấy là tồi tệ, nhưng tôi không làm
thế nào khác được. Tôi lại tái phạm tội ngoại tình và thế là đại họa!

Mặt tình cảm, tôi bị tổn thương tâm hồn: tôi tự ghét mình, khinh bỉ mình, đến nỗi tôi không còn
săn sóc đến thân thể mình nữa. Con người tôi, tôi không thèm để ý đến nữa. Mặt khác, những
gây hấn trong đời sống vợ chồng tăng thêm, và tôi đã đi đến chỗ chán sống. Tôi muốn chết, bởi
vì đời sống trống rỗng, không tình yêu, chẳng còn ý nghĩa gì.

Lỗi tại ai? Cố nhiên tôi tự bào chữa, và đổ lỗi cho chồng tôi, cả tội ngoại tình, tôi cũng cho là
nguyên nhân bởi anh ta: “Nếu anh ấy yêu tôi, tôi đâu có làm chuyện đó”. Có đôi khi tôi còn khoái
chí về sự bất trung ấy, nhưng rút cục tôi thấy tôi khốn khổ hơn. Hai năm ròng rã, tôi sống trong lo
sợ, vừa tự cáo, vừa đổ tội cho mình. Tôi sợ người khác biết tội tôi và chồng tôi khám phá được.
Nhưng họ không biết thì ích gì, bởi vì chính tôi đã biết. Cái đó như gọng kềm xiết chặt tôi trong nỗi
khắc khoải ghê sợ. Càng ngày, tôi càng thấy mình mất dần tính người, mất đi nữ tính.

Họa hiếm tôi mới đi dự Thánh Lễ, tôi cứ lên rước lễ đại đi, mặc kệ lời thánh Phaolô căn dặn: “Ai
ăn uống Mình Máu Chúa cách bất xứng là lãnh vào mình án chết” (1C 11.29).

Thôi thì, đằng nào tôi cũng bị án xử rồi, cay đắng và tồi tệ hơn trước.

Chính trong trạng huống bi thảm ấy, tôi đi dự một khóa tĩnh tâm do Cuộc Canh Tân Đặc Sủng tổ
chức. Và trong kỳ đó, tôi đã được Thanh tẩy trong Thánh Thần.

Trước đó, tôi nghĩ Chúa Thánh Thần không là để cho kẻ tội lỗi,(*) nhưng bây giờ tôi hiểu rằng:
Chúa Thánh Thần cho phép ta đến gần Ngài với lòng thống hối, để xin Thiên Chúa ban ơn tha tội
cho. Chỉ có tôi mới tự kết án mình vì đã phạm tội. Còn Thánh Thần ban cho tôi lòng hối cải và
niềm tin tưởng rằng: Thiên Chúa sẵn lòng tha tội cho tôi.

Trong cuộc tĩnh tâm ấy, Chúa ban cho tôi ơn cầu nguyện trong tiếng lạ. Điều này làm tôi cảm
động hơn cả: Tại sao, tôi, một kẻ tội lỗi như thế, mà Thiên Chúa lại yêu thương tôi đến nỗi ban
cho tôi cái dấu ấy của lòng âu yếm Ngài? Tôi không thể hiểu nổi một tình yêu lớn dường ấy! Mà
đó mới chỉ bắt đầu. Có một linh tính gì bảo tôi rằng: tôi còn thiếu một cái gì tốt hơn.

Chúa nhật sau, tôi đi dự Thánh Lễ, nhưng mặc dầu gắng sức mấy, tôi không thể làm sao lên
rước lễ được. Hóa ra Thiên Chúa ngăn cản tôi đừng làm thêm một lần phạm thánh nữa. Lúc ấy
tôi dốc lòng - một dốc lòng khó khăn - sẽ trở lại xưng tội, khó khăn vì nó gợi đến vết thương hồi
niên thiếu. Nhưng bởi một việc xưng tội mà tôi đã mất đức tin, thì để trở lại đức tin, tôi phải đi qua
cũng một cửa ấy.

Ngày 27/7 - tôi không ngờ hôm ấy là lễ Bà Thánh Maria Mađalêna - tôi đến lại tòa cáo giải sau 15
năm. Tôi rụt rè tiến đến trước vị linh mục, như người phụ nữ tội lỗi xưa, rón rén đến bên chân
Đức Yêsu để lau chân Ngài. Thú thật, lúc ấy nhắc lại những điều làm tôi âu sầu bấy lâu là một
việc làm khủng khiếp. Giống như sống lại cũng một cách mạnh mẽ như thế, tất cả nỗi đau
thương và trống rỗng của tôi. Tuy nhiên, khi bắt tôi phải làm điều ấy, Chúa đã cất gánh nặng mà
tôi không còn có thể vác nổi. Lúc đó, tôi cảm nghiệm được tất cả mức độ lớn lao của tình yêu và
ơn tha thứ của Chúa Yêsu. Linh mục không phải là Cha E. Tardif, nhưng là chính Đức Yêsu Kitô
đang mở rộng vòng tay đón chờ tôi cách âu yếm. Ngài không xua đuổi tôi, không kết án tôi.
Đối với tôi - cũng như thể tình yêu Chúa Yêsu tỏ ra cho đàn bà tội lỗi trong Tin Mừng - Chúa đã
tha thứ cho tôi! Không những tôi được tha tội, mà Chúa lại còn chữa tôi lành vết thương gây cho
tôi bởi lần xưng tội đầu tiên, đồng thời chữa tôi khỏi nỗi thiếu thốn tình yêu và khỏi việc ngoại tình.
Chính việc xưng tội ấy đổ đầy lòng tôi tình yêu mà tôi vẫn mong cầu biết bao. Tôi cảm thấy mình
là người được vững vàng lại, được tái tạo. Chính ở đây nảy nở lại tình yêu đối với chồng tôi. Tôi
quì xuống và hôn chân vị linh mục, nước mắt ràn rụa chảy lên chân ông. Tôi được tràn ngập
trong một sự bình an toàn vẹn không thể tả xiết. Chiều hôm đó, tôi trải qua kinh nghiệm một cuộc
tái sinh, nhưng lần này với hy vọng, hoan lạc và sức mạnh.

Một giờ sau, tôi rước lễ. Không phải tôi rước Chúa, đúng hơn Chúa Yêsu đón tôi, nhận tôi, yêu
tôi và lấp đầy nỗi trống vắng của đời tôi.

Nhờ lần xưng tội hồng phúc ấy, tôi đã nhận được một sức lực mới bồi bổ sự yếu đuối của tôi. Tôi
ý thức hơn bao giờ hết nỗi mỏng giòn của tôi. Nhưng bây giờ, trái tim tôi không còn trống rỗng,
tôi không còn phải đi ăn mày nữa vì tôi đã tìm thấy Viên Ngọc quí.

Trước đây, tôi muốn chết, bởi vì tôi không tìm thấy ý nghĩa của đời sống; bây giờ tôi muốn chết,
để được vui sướng nhìn thấy nhãn tiền Đức Chúa đã có lòng nhân hậu với tôi dường ấy. Được
chữa lành khỏi vết thương xưa, tôi nay là một người phụ nữ đổi mới, đổi mới toàn diện như Maria
Mađalêna.

Nhiều năm sau, tôi gặp lại bà ấy. Tôi hỏi xem kỳ này bà ấy thế nào, bà đáp:

“Rất tuyệt, nhờ ơn Chúa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng đối với con, sống
xa Chúa thì khó hơn là sống dưới quyền năng Chúa tể của Ngài. Tuy vậy, dẫu cho con lại thấy bị
cô đơn hay bị bỏ rơi, con sẽ không bao giờ còn đi tìm kiếm mối tình giả trá để nó phá hoại đời
con nữa”.

Quả thực, sự chữa lành nội tâm là một việc giải phẫu để cắt đi cái ung nhọt, đồng thời là liều
thuốc bổ tăng sức cho đời sống ta. Bản văn thuật truyện hai môn đệ làng Emmau (Lc 24.13-35)
minh họa đầy đủ việc chữa lành nội tâm ấy:

“Và này, cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm họ đang đi tới một làng kia, cách
Yêrusalem 60 dặm, tên là Emmau, và họ chuyện vãn với nhau về mọi điều mới xảy ra.

“Xảy ra là đang lúc họ chuyện vãn và bàn tính với nhau, thì chính Đức Yêsu tiến lại gần bên mà đi
với họ: nhưng mắt họ bị ngăn ngừa sao, làm họ không nhận ra được Ngài. Ngài mới nói cùng họ:
“Chuyện gì làm đề cho các ông vừa đi vừa trao đổi vậy?”. Họ dừng lại, bộ mặt ảo não. Một người
tên là Klêôpha đáp lại: “Duy chỉ có ông ở tại Yêrusalem mà lại chẳng hay biết các việc xảy ra ở
đó mấy ngày hôm nay ư?”. Và Ngài hỏi họ: “Việc gì vậy?”. Họ đáp: “Việc ông Yêsu Nadarét đã
xuất hiện như một vị tiên tri quyền năng trong việc làm và lời nói, trước mặt Thiên Chúa và toàn
dân; làm sao các thượng đế và hàng đầu mục của chúng tôi lại nộp Ngài cho Ngài bị án tử hình,
và người ta đã đóng đinh thập tự giá Ngài. Phần chúng tôi, chúng tôi đã hy vọng rằng chính Ngài
là Đấng sẽ giải thoát Israel. Nhưng với ngần ấy cơ sự, nay đã là ngày thứ ba rồi, kể từ khi các
việc ấy diễn ra! Đã hẳn đã có vài người phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi hoảng
hồn. Tảng sáng, họ đã đến mồ và không gặp thấy xác Ngài, họ về phân phô là họ đã thấy thiên
thần hiện ra nói rằng: Ngài đang sống. Có vài người trong chúng tôi đã đi tới mồ, và cũng gặp
thấy mọi sự y như các phụ nữ đã nói, còn Ngài thì họ không được thấy!”
“Bấy giờ, Ngài mới nói cùng họ: “Hỡi những kẻ ngu độn và trí lòng chậm tin vào mọi điều các tiên
tri đã nói! Thế thì Đức Kitô lại không phải chịu khổ nạn như thế, rồi mới vào vinh quang của Ngài
sao?”. Và khởi từ Môsê và hết thảy các tiên tri, Ngài dẫn giải cho họ các điều đã viết về Ngài
trong toàn bộ Kinh Thánh.

“Khi họ tới gần làng họ phải đến, nhưng Ngài làm như thể còn phải đi xa hơn. Họ cố nài ép Ngài
rằng: “Hãy ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày đã xế!”, nên Ngài vào nhà để ở lại với
họ. Và xảy ra là khi vào bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, chúc tụng, đoạn bẻ ra Ngài trao cho họ,
thì mắt họ mở ra, và họ nhận biết Ngài..., nhưng Ngài đã bỏ họ mà biến đi. Và họ nói cùng nhau:
“Lòng chúng ta lại đã chẳng cháy bừng bừng lúc dọc đàng Ngài ngỏ lời với ta và giải nghĩa Kinh
Thánh cho ta đó sao?”

“Ngay giờ đó, họ chỗi dậy, trở về Yêrusalem, và họ gặp thấy tề tựu cùng nhau có nhóm 11 cùng
các bạn. Các người này nói rằng: “Thực thế, Chúa đã sống lại và đã hiện ra cho Simon!”. Còn họ,
họ thuật lại các việc xảy ra dọc đàng, và làm sao họ đã nhận biết Ngài lúc bẻ bánh”.

Các môn đồ bị tổn thương nặng trong tâm hồn vì Đức Yêsu đã bị kết án tử hình, và như thế tất cả
các hy vọng cũng như ảo tưởng của họ đều tan thành mây khói. Thập giá đối với họ là chuyện
không thể hiểu nổi, và họ cảm thấy mất đi tất cả những ước vọng phục hưng xứ sở.

Vì cái chấn thương ấy, mắt họ không thể thấy rõ thực tại. Họ nói: “Chúng tôi đã hy vọng rằng -
như thể họ không còn hy vọng gì nữa - chính Ngài là Đấng sẽ giải thoát Israel...”. Đức Yêsu bắt
đầu nhắc lại cho họ Kinh Thánh và các tiên tri rằng mọi điều ấy phải xảy ra. Như thế, phần đầu
của cuộc chữa lành họ là do Lời Chúa.

Lời Thiên Chúa tẩy luyện và chữa lành: Đức Yêsu nói với các môn đồ: “Các ngươi đã sạch bởi
lời Ta đã nói với các ngươi” (Yn 15.3). “Quả thật, không phải cây cỏ hay thuốc rịt đã chữa lành
họ, nhưng lạy Chúa, chính Lời của Người là thuốc chữa lành mọi sự” (sách Kng. 16.12).

Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng lời chữa lành của Ngài. Lời Thiên Chúa từ bóng tối đã làm bật
lên ánh sáng soi dẫn ta, và ban sự sống cho ta.

Các môn đồ đã đi 11 cây số mà lãnh ơn chữa lành. Cuộc chữa lành kéo dài suốt quãng đường
ấy, như thể muốn cho họ hiểu rằng: suốt dọc hành trình đời sống, chúng ta cần Lời Chúa chữa
lành, Lời Chúa như ngọn đèn soi.

“Đức Yêsu làm như thể phải đi xa hơn, họ mới nói với Ngài: Hãy ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế
chiều!”. Đức Yêsu vào nhà và ngồi vào bàn ăn với họ. Ngài cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng rồi
bẻ ra mà trao cho họ. Lúc ấy, mắt họ mở ra...”

Thánh Thể, Lời và bánh, mở mắt họ ra để họ có thể hiểu được mầu nhiệm sự đau khổ. Cái chữa
lành ta, không phải là làm mất sự đau khổ đi, song là làm ta hiểu nó. Khi ta đối diện với Đấng chịu
chết trên thập giá, nhưng đã thắng sự chết, khi ấy, ta tìm lại được hi vọng và các vết thương sẽ
lành. Người ta thông phần vào sự sống lại, và như thế người ta tìm lại được sự sống mới.

Chúa Yêsu-Thánh Thể là bí tích chữa lành, hay đúng hơn, sự hiện diện cứu độ của Ngài chữa
lành cả phần xác, nhưng cách đặc biệt phần tâm hồn.
Khi các môn đồ nhận biết Chúa Yêsu, thái độ của họ đổi khác. Khi trước, họ trở về làng cũ, vừa
thất vọng, vừa buồn sầu. Sau khi được chữa lành sâu xa, cái cay đắng ấy tan biến và mắt họ mở
ra.

Chúng tôi đã từng chứng kiến nhiều lần - nhiều lần lắm - cũng một hiện tượng như thế: các vết
thương tình cảm gây ra những xáo trộn thể lý. Những cái thường xảy ra nhất là: mất ngủ, ung
sang, bệnh thần kinh, tê liệt, những trục trặc trong bộ tiêu hóa, và có khi đâm mù nữa. Tuy vậy,
một khi gốc rễ của vấn đề đã được thanh toán, triệu chứng thể lý liền biến tan.

Các môn đồ, từ nay đã được lành, có một não trạng mới, cặp mắt mới, họ nhìn thế giới một cách
khác hẳn. Họ không còn tuyệt vọng hay bị áp chế, nhưng tràn ngập vui mừng, vì họ đã nhìn thấy
Chúa Yêsu sống lại. Họ chỗi dậy mau mắn trở về Giêrusalem, để loan tin mừng cho nhóm 11
đang họp nhau trong phòng Tiệc Ly.

Ai đã được chữa lành bên trong, thì chỗi dậy khỏi sự rũ rượi, sầu thảm. Không thể khác được! Họ
trở thành chứng nhân và loan báo sự phục sinh của Chúa Yêsu.

Có biết bao người bị chấn thương trong ký ức bởi những biến cố dĩ vãng. Họ cầu được chữa
lành, bởi vì cái vết thương sâu đậm ấy phát sinh sự sợ hãi hoặc u buồn. Tôi đã gặp những người
mang trong tim một nỗi niềm cay đắng sâu sắc, làm họ thành người rất khó chịu, và chính họ
cũng từ khước những cử chỉ tình thân. Những người ấy, chúng ta đừng xua đuổi họ! Họ cần
chúng ta cầu nguyện, để họ chặt đứt gốc rễ của các khó khăn của họ. Họ không muốn đau khổ,
mà cũng chẳng muốn làm ai đau khổ; họ bị tổn thương, vì thế, họ tung tóe đau thương trên tất cả
những ai vây quanh họ.

Chúa Yêsu chữa lành các thương tích của con tim khi chúng ta cầu xin Ngài, như ta đọc được
điều đó trong sách của ngôn sứ Malaki: “Trên các ngươi, những kẻ kính sợ danh Ta, sẽ lóe rạng
mặt trời đức nghĩa trong tia sáng mang theo chữa lành” (Mal 3.20).

Chúa Yêsu là mặt trời công chính, và có thể chữa lành những vết thương do bao bất công của
cuộc đời gây nên. Cũng như người ta tắm nắng để chữa những thương tích ở trên da, cũng một
cách như thế, nếu chúng ta phơi mình trong Chúa Yêsu, Ngài chữa ta khỏi những thương tích
tình cảm của cuộc sống.

Cứ theo tiến trình của việc chữa lành, trái tim được giải thoát khỏi tính căm thù, hờn oán hay cay
đắng, rồi chỗ đó được tình yêu chiếm cứ, tình yêu từ trái tim Chúa Yêsu chảy ra cuồn cuộn.
Chúng ta nỗ lực để tự giải thoát khỏi những oán hờn ấy, nhưng đơn độc một mình, ta không
thành công: ta cần đến một quyền lực cao hơn chữa lành ta. Quyền lực ấy, Chúa Yêsu có, Ngài
là Đấng làm mới những con tim bệnh hoạn.

Chứng từ sau đây chứng tỏ việc chữa lành nội tâm không phải cái gì ma thuật, phù phép, nhưng
nó đòi hỏi người bệnh phải cộng tác phần mình vào. Nói một cách nào đó, thì phải trả giá cho việc
ăn năn trở lại, cho dù đó là một ơn tha thứ, hay một cái gì ngăn trở đời sống phát triển đến độ
sung mãn.

Một đôi vợ chồng kia gặp những rắc rối nặng nề. Vợ bỏ nhà ra đi sống với một người đàn ông
khác. Nhưng sau đó ít lâu, chị vợ hối hận vì đã lầm lỡ và muốn trở về. Anh chồng không muốn
đón nhận lại, nhưng vì Cha Sở thôi thúc, anh mở cửa nhà cho chị về..., nhưng không mở cửa
lòng...
Anh không thể nào tha thứ và nối lại niềm tin tưởng nơi vợ anh. Mối tương giao đã bị đứt đoạn,
và trái tim anh bị tổn thương đến mức anh đâm bất lực. Anh đi khám các bác sĩ chuyên môn, họ
điều trị anh bằng nội tiết tố (hormones) và những pha chạy điện, nhưng chẳng có kết quả tích cực
nào.

Trong một buổi cầu nguyện chữa lành bệnh nội tâm, người ta bảo cho anh biết: nguồn gốc của
sự bất lực của anh là do anh không thể tha thứ cho vợ mình. Anh thú nhận là điều ấy anh không
thể. Thế là, việc đầu tiên mà chúng tôi làm là cầu xin Chúa cho anh ta có can đảm để tha thứ.
Cuối cùng, bằng một quyết định của ý chí, anh đã tha thứ. Đó là một nỗ lực quá sức, nên anh ngã
xuống bất tỉnh trong mấy phút. Sau đó, anh chỗi dậy và trở về nhà với một nét mặt đổi khác.

Hôm sau, anh đến bày tỏ: “Chúng tôi như sống trong một tuần trăng mật mới, có khi còn đẹp hơn
tuần trăng mật đầu tiên...”

Người đàn ông ấy không cần thuốc, không cần điều trị để được khỏi bất lực, cái cần cho anh ta là
chữa căn gốc của vấn đề: tha thứ cho vợ. Một khi cầu nguyện cho anh được lành cái bên trong
ấy, và anh đã làm được việc tha thứ, thì vấn đề trục trặc kia biến mất.

Chúa muốn ban cho chúng ta một trái tim hiền lành và khiêm nhường như trái tim Ngài; nhưng để
được như thế, chúng ta cần Ngài chữa lành chúng ta, như Ngài đã chữa lành các môn đệ làng
Emmau trước đó khỏi những buồn sầu, thất vọng.

Thời Đức Yêsu, khi phát hiện người nào bị phung hủi, người ta đưa họ rời xa khỏi cộng đồng, vì
họ trở nên nguy hiểm làm lây bệnh cho người khác. Nhưng Đức Yêsu là sung mãn sự sống, Ngài
sờ đụng người phung hủi mà không bị lây, trái lại còn giải thoát họ khỏi bệnh.

Chí lý thay lời sứ ngôn đã nói:

“Chính các bệnh tật của chúng tôi Ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi Ngài đã vác...,
và nhờ những vết hằn Ngài chịu, chúng tôi có phương được chữa lành” (Ys 53.4-5).

Đó là điều Đức Yêsu ban cho: sự sống, sức khỏe, vui mừng, bình an và hạnh phúc; bởi vì đối với
Ngài, chẳng có gì là không thể được. Nếu bạn bị tổn thương, đừng nói: “Trường hợp thật là tuyệt
vọng”. Không có trường hợp nào tuyệt vọng cả, mà chỉ có những người đàn ông và đàn bà tuyệt
vọng, vì họ không biết Chúa Yêsu. Nhưng từ ngày bạn kinh nghiệm được sự gặp gỡ đích thân
với Ngài, và bạn khám phá được tình yêu chữa lành của Ngài, tất cả sẽ thay đổi.

“Thầy đã chẳng nói với con, nếu con tin, con sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?”
(Đức Yêsu nói với bà Matta như thế) (Yn 11.40). Và bạn sẽ thấy vinh quang ấy chiếu sáng trong
chính đời sống bạn, vì Thiên Chúa sẽ ban cho bạn một trái tim mới, cặp mắt mới, tâm não mới.
Bạn có thể là một người đàn ông - hay một người đàn bà - đang đắng cay, đầy oán hờn, chỉ trích
hết mọi sự, nói xấu mọi việc, và không có gì là vừa ý cả; nhưng trong mức độ Đức Yêsu biến đổi
trái tim bạn, Ngài đổi bạn thành một người đàn ông hay đàn bà có đầy những tâm tình của chính
trái tim Ngài. Khi ấy, bạn có thể là chứng nhân của Nước Thiên Chúa và của quyền năng Người.

Nhiều người kết án kẻ khác rằng: “Thằng ấy thật là đồ xấu xa”. Nhưng thực ra không có người
xấu xa, mà chỉ có những người đàn ông, đàn bà đang vật lộn với những vấn đề khó khăn đang
nghiền nát họ. Chúa Yêsu đã đến bẻ gẫy xiềng xích và ban cho họ tự do.(*) Cái ta cho là xấu, chỉ
là cái cần được Chúa Yêsu chữa lành.
Khi tên trộm cướp cùng bị đóng đinh thập giá van nài: “Xin Ngài nhớ đến tôi, khi Ngài đến trong
Nước của Ngài”; Đức Yêsu không đáp: “Hừ! Ngươi đã rất xấu xa, đã cướp của giết người. Để tao
coi lại đã!”, hoặc Ngài cũng không đáp: “Đợi ngày mai tao bàn chuyện này với Cha tao đã, để
xem Người nghĩ sao về trường hợp của mày”... Nhưng vì “Thiên Chúa đã ban mọi quyền bính
trên trời, dưới đất và trong địa ngục cho Đức Yêsu”, nên Ngài nói chắc chắn với tên trộm cướp:
“Chính hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng làm một với Ta” (x. Lc 23.40-43).

Chính như thế mà Thánh Thần trổ sinh trong đời sống ta những hoa trái của tình yêu Ngài. Có
những người thay đổi hoàn toàn các tâm tình họ đã có trước kia, đến nỗi những người khác đem
bỡ ngỡ hỏi nhau: “Cái gì đã xảy ra cho hắn vậy? Trước kia hắn rầu rĩ, luôn chỉ trích, lúc nào cũng
cay chua; còn bây giờ hắn vui tươi, nhẹ nhàng, hắn không còn lê bước nữa mà phải nói là hắn
chạy, hắn bay, hắn quả quyết là Chúa Thánh Thần đã ban cho hắn những cảm tình có trong trái
tim Chúa Yêsu!”

Ta không thể xét đoán kẻ khác. Họ đã bị tổn thương, và vì thế họ gây đau thương cho kẻ khác.
Thay vì kết án họ, ta phải cầu nguyện cho được lành bệnh con tim. Chúng ta sẽ có những giây
phút ngạc nhiên, thích thú. Bạn sẽ thấy Chúa sẽ dùng bạn thế nào để chữa lành trái tim bị thương
của con bạn, vợ bạn hay chồng bạn. Đây là hai mẫu chuyện về chữa lành bên trong:

- Thiếu phụ Samari: được lành mối kình địch chủng tộc, đã kéo dài từ thời tổ tiên truyền kiếp
hàng thế kỷ giữa người Samari và người Do Thái. Sau khi được chữa lành, chị nhìn nhận Đức
Yêsu là Đấng Thiên Sai, và đi kháo láo với mọi người trong thành Samari: “Tôi đã gặp của Yêsu”,
rồi chị dẫn họ tới Đức Yêsu và Ngài vào trong thành họ lưu lại vài ngày (x. Yn 4).

- Phêrô: được lành vết thương do các lời chối Thầy gây ra (Lc 22.54-62). Người ta thấy được
việc chữa lành Phêrô trong Tin Mừng. Phêrô đã chối Đức Yêsu ba lần ngày thứ năm Tuần
Thánh. Đang khi Thầy bị thẩm vấn bởi ông Đại Tư Tế, thì ngoài sân, các đầy tớ và lính gác đốt
đám lửa và ngồi xung quanh sưởi ấm. Một nữ tỳ hỏi Simon: “Chẳng phải anh cũng là một trong
các môn đồ của ông ấy?”. Phêrô đáp: “Không, không phải tôi”. Sau một chặp, người khác thấy
ông thì nói: “Cả anh nữa, anh cũng thuộc bọn đó!”, nhưng Phêrô nói lại: “Không phải đâu!”. Cách
chừng một giờ sau, một người khác quả quyết: “Tôi có thấy anh ở trong vườn cùng ông ấy!”,
Phêrô chối thêm một lần nữa, và ngay lúc ấy thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn Phêrô, Phêrô sực
nhớ lại lời Chúa Yêsu: “Hôm nay, trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần”. Và ra ngoài, ông khóc
lóc thảm thiết.

Phêrô đã gặp cái nhìn của Chúa Yêsu - cái nhìn dịu dàng, cái nhìn thông cảm và tha thứ, không
chút oán giận hay trách móc. Chính với cái nhìn yêu thương ấy mà việc chữa lành nội tâm Phêrô
bắt đầu.

Sau khi sống lại, lúc Chúa Yêsu hiện ra cho các môn đồ trên bờ hồ Tibêriát, Ngài tự tay đốt lửa
để nướng cá dọn bữa ăn. Rồi Ngài gọi riêng Phêrô ra một nơi mà hỏi ông ba lần: “Simon, con có
mến Thầy không?”, Phêrô đáp lại mỗi lần hỏi bằng câu: “Lạy Chúa, Ngài biết con yêu mến Ngài”.

Vết thương do ba lần chối Thầy, được chữa lành bởi ba lần bày tỏ tình yêu.

Cũng như đống lửa nào cũng nhắc Phêrô không ngừng nhớ tới những lời chối Thầy, thì đống lửa
do Chúa Yêsu đốt lên trên bờ hồ cũng nhắc ông không ngơi nghĩ đến tình yêu của ông đối với
Chúa Yêsu.
Chương Ba
Chúa Yêsu Đang Sống

Năm năm sau khi xuất bản quyển “Đức Yêsu đang sống”,(*) tôi mới thấy rằng nó nằm trong
chương trình của Thiên Chúa, ngay cả trước khi tôi nghĩ sẽ viết nó.

Sau một cuộc tĩnh tâm, tôi nói với Faith Smith: “Tôi cầu nguyện cho rất nhiều người, nhưng rất ít
người cầu nguyện cho tôi. Chị có muốn làm điều đó cho tôi không?”. Chị ấy đã vui vẻ nhận lời.
Chị đặt tay trên tôi và sau khi đã cầu nguyện trong tiếng lạ, chị bật cười. Và lúc ấy chị hỏi tôi:

- Anh đã viết quyển sách nào chưa?

- Chưa. Ngoài vài bức thư gửi loanh quanh cho bạn bè và đôi bài đăng trên vài tập san.

- Tôi thấy một thị kiến, ở đó thấy nhiều người vui cười và hân hoan, đang khi đọc một quyển sách
mà anh đã viết...

Thời gian trôi đi, và một hôm, José Prado xin tôi cho phép anh xuất bản một ít những lời giảng
dạy của tôi đã được thâu băng cát-xét. Tôi đáp:

- Thế tại sao anh không giúp tôi viết một quyển sách? Tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa về 10 năm
làm công tác rao truyền Tin Mừng.

Chúng tôi đã đến La Romana thăm Nagua, đến Pimentel,(*) chúng tôi đã phỏng vấn một ít người
và tôi đã trao lại các tài liệu ấy cho anh. Chúng tôi cùng nhau soạn lại và sáu tháng sau, xuất bản
quyển “Đức Yêsu đang sống”, năm 1984. Tôi hết sức ngạc nhiên thấy nó tức khắc được dịch ra
nhiều thứ tiếng.

Điều kỳ lạ nhất là những ai đã đọc nó, luôn nói với tôi một điều này: “Cha, con vui sướng đọc
quyển sách của Cha. Con đã cười thật nhiều và nó đã cho con nhiều hi vọng”. Có những người
khác nói là đã khóc, và một số khác nói đã được lành bệnh. Tôi nhận được một lời phê bình tuyệt
vời trong lá thư sau đây, đề ngày 27/11/ 1984:

“Cha Emiliano thân mến,

Trước hết, con xin Cha tha lỗi nếu con viết cho Cha với giọng thân tình. Nhưng quả thật, sau khi
đọc quyển “Đức Yêsu đang sống”, con có cảm tưởng tất cả quyển này chỉ là một lá thư dài Cha
viết riêng cho con; bởi vì sứ điệp trong đó thì sáng sủa, và tâm tình thương yêu mà Cha tỏ ra đối
với các anh em của Cha trong Chúa Kitô thì lộ ra rõ ràng, đến nỗi ai ai cũng phải cảm thấy ít nhất
là lòng biết ơn và yêu mến đối với người, mà Chúa Yêsu đã dùng để chuyển sứ điệp này.

Xin Cha nhận nơi đây tâm tình thán phục, tôn trọng và lời chào thắm thiết của một người anh em
của Cha trong Chúa Kitô Yêsu.

Ký tên: Rafael Gutiérrez”

Trong kỳ Đại Hội Nghị Đại Kết ở Kansas City (Hoa Kỳ) với 45.000 người tham dự, nữ tu Briedge
Mekenna cầu nguyện cho tôi và đã xem thấy một thị kiến, chị nói: “Tôi thấy trái đất có những đốm
lửa bắt đầu lập lòe ở nhiều nơi. Cha sẽ được đưa đi rao giảng tình yêu Chúa Yêsu, Đấng chữa
lành, ở nhiều nước trên thế giới”.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là kể từ lúc đó, tôi bắt đầu được mời đến giảng ở nhiều xứ sở của
Châu Mỹ La tinh và nhiều nơi khác nói tiếng Pháp. Sau khi tôi đã làm chứng nhân rao giảng tình
yêu của Chúa Yêsu, Đấng chữa lành, quả có rất nhiều ánh lửa đức tin đã được thắp sáng trong
vô vàn trái tim.

Ngày nay, tôi đã đi khắp hơn 50 nước, và đã chứng kiến tình yêu thương xót của Thiên Chúa
chúng ta. Tuy vậy, nhờ quyển sách (tôi viết), tôi đã đi vào biết bao gia đình mà tôi không quen
biết.

Tôi đã đi đến Hung Gia Lợi bằng cách đó, nơi tôi chưa từng đặt chân đến giảng bao giờ. Tôi
nhận được lá thư này:

“Budaperst, tháng 2/1988

Vào cuối 1987, con đã vui thú đọc bản dịch bằng Hung ngữ quyển sách “Đức Yêsu đang sống”
của

Cha. Quyển sách thuật lại cách đơn sơ, vui vẻ những sự lạ lùng của Thiên Chúa làm, đã đem lại
cho con tràn đầy hy vọng. Nhưng không phải vì thế mà con viết cho Cha, mà vì một cái gì quan
trọng hơn thế. Con đau tay phải, bệnh liệt gân khiến con không thể viết và làm công việc thường
nhật trong gia đình. Một hôm, con phải bỏ hết công việc, vì cầm vật gì là vật ấy rơi khỏi tay. Lúc
ấy, con bắt đầu đọc sách của Cha... Con đọc đến chương Cha nói về Thánh Lễ mà Cha cử hành
cầu cho những độc giả bệnh tật. Con không đọc lời nguyện, song cầu nguyện bằng lời cầu
nguyện đơn sơ viết ở đó. Con cảm thấy được bao bọc bởi sức mạnh của Chúa, và được thúc
đẩy giơ cánh tay lên khi cầu nguyện. Tức khắc, một luồng sức nóng lan khắp cánh tay và ngay
lúc đó, đau đớn biến tan. Không những tay phải con được khỏi, mà bây giờ nó còn mạnh hơn tay
trái.

Ký tên: Eszther Molnar.”

Điều thú vị nhất là chúng tôi không hề biết rằng: quyển sách đã được ấn hành và phân phối sau
bức màn sắt. Những người làm việc đó đã có một ước muốn loan truyền Tin Mừng, đến nỗi họ
cũng chẳng cần xin chúng tôi cho phép xuất bản. Như Thánh Phaolô, tôi nhắc lại: “Miễn là Đức
Kitô được rao truyền, thì tôi vui mừng” (Ph 1.18).

Việc Eszther Molnar được khỏi bệnh là phần thưởng cho tôi, và tôi biết tôi lãnh nó từ tay Chúa.

Có những chứng từ khác cũng đẹp đẽ không kém. Chứng từ thứ nhất đã được chính đương sự
nói trên đài phát thanh dưới hình thức như sau:

“Tên tôi là Augusto César Victoriano Baldera. Tôi là sinh viên sĩ quan trong không lực Cộng hòa
Đominicana. Tôi được 22 tuổi và ở với cha mẹ, đường Club de Leones, 188.

Hôm nay, tôi đến nói lời chứng về điều đã làm tôi xúc động và chứng tỏ rằng Chúa Yêsu đang
sống.
Ngày 8/10/1984, tôi được nhập bệnh viện Ramon de Lara thuộc không lực, vì tôi thấy đau dữ dội
ở lưng và mất hết cảm giác bên chân mặt, và hoàn toàn bại liệt ở thần kinh hông cũng bên chân
ấy. Tôi không thể đi nếu không dựa vào tường, do đó, rất mau chóng, tôi đã phải ngồi xe lăn mới
di chuyển được.

Các bác sĩ khám thấy tôi bị thoát vị đĩa cột sống giữa đốt xương 4 và 5. Sau 15 ngày nằm bệnh
viện, người ta cho tôi về nhà và bảo tôi phải nghỉ 6 tháng.

Chấp nhận bệnh tật ấy, thật là điều vô cùng khó khăn đối với tôi, vì tôi rất muốn lái phi cơ chiến
đấu và nhảy dù, thế mà từ nay lại không đi đứng một mình được! Mộng ước của đời tôi - làm phi
công trong không lực của đất nước tôi - nay sắp thành mây khói.

Khi tôi trở về nhà, má tôi rất lo buồn; song với lòng tin vào Thiên Chúa, bà đưa cho tôi đọc một
quyển sách, tựa đề là “Đức Yêsu đang sống”.

Đêm đó, tôi cầm lấy sách để đọc. Chỉ mới đọc 19 trang thì tôi cảm thấy cần phải cầu nguyện. Sợ
em trai và em họ nghe thấy - vì chúng ngủ cùng phòng với tôi -, tôi bắt đầu cầu nguyện thầm thì.
Rồi không biết thế nào mà tôi bỗng nhiên thấy mình đang ca ngợi lớn tiếng. Cũng cùng lúc ấy,
trên giường bên cạnh, em trai tôi không biết thế nào cũng đang cầu nguyện cho tôi. Đang khi ấy,
tôi cảm nghiệm được một cảm giác bình an và yên tĩnh bên trong, cùng một lúc với một cảm giác
có cái gì nhồn nhột trong tất cả thân mình. Tôi gọi em tôi: “Chali, có chuyện gì xảy đến cho anh
nè! Anh thấy thân mình mềm mại hơn”.

Thế là tôi ngồi dậy, uốn gập mình trên giường. Khi tôi nhận biết là Chúa đã khởi sự tiến trình
chữa lành cả xác cả hồn, tôi gọi em tôi mà bảo: “Chúng ta cầu nguyện và tạ ơn Chúa đi!”

Vào khoảng 1 giờ sáng, em họ tôi thức giấc, và hỏi chuyện gì xảy ra vậy. “Chúa đang chữa bệnh
cho Rudy” - em trai tôi đáp lại cách chắc chắn. Em họ tôi không hề nghi ngờ một giây nào, nó la
lên: “Vinh danh Thiên Chúa!”. Đến 3 giờ sáng, má tôi cũng đến hợp lòng cùng tạ ơn Thiên Chúa.
Thế là đêm ấy, Chúa đã chữa lành tôi.

Các bác sĩ bảo là chuyện ấy không thể tin được, vì họ nói tôi phải cần độ sáu tháng hồi sức.
Nhưng mới chỉ hơn 2 tháng, tôi đã đi đứng được hoàn toàn như thường. Và tôi lại được trở về
đơn vị không lực. Từ khi lành bệnh, tôi đã nhảy dù 6 lần và đã có 15 giờ bay trên chiến đấu cơ
trong thời gian ấy. Tôi có thể chơi thể thao, chạy và làm tất cả mọi việc như một người khỏe
mạnh bình thường. Vinh quang cho Chúa! Tôi là một người mới, thể xác lẫn tinh thần. Nhưng cái
tuyệt diệu nhất không phải là Chúa đã cho tôi vào lại quân đội, mà là Ngài dùng tôi làm nhân
chứng cho Ngài giữa những sinh viên sĩ quan. Giờ đây, tôi thuộc về một đạo quân mới, đạo quân
công bố sự thật: Chúa Yêsu đang sống và Ngài ban sự sống cho thân thuộc Ngài.

Rao truyền Tin Mừng bằng quyển sách thì cũng y như công việc người gieo giống, tuy rải giống
Lời Chúa khắp bốn phương, với lòng tin cậy rằng chính Chúa sẽ làm cho hạt giống mọc lên”.

Chứng từ thứ nhì sau đây cho thấy tất cả chuyện ấy có thể đi đến tận đâu:

“Santiago del Estero (Ác-hen-ti-na), tháng 11/88.

Kính thăm người anh và cũng là mục tử rất thân mến trong Chúa,
Cầu Thiên Chúa chúc lành cho Cha, Cha Emilianô! Tên tôi là José A.C. Mirkin, người Do Thái, đã
chịu phép cắt bì, chắt nội của các Tôn sư. Mặc đầu tôi đã chịu phép Rửa tội bên Công giáo,
nhưng vì tôi không thấy “quyền năng của Thần Khí hoạt động”, nên tôi đã theo Tin Lành, và đã trở
thành nhà truyền đạo. Nhưng Chúa đã đưa tôi trở về “mái ấm gia đình” cách đây ít lâu. Cha là
một trong những người đã có ảnh hưởng nhiều trong cuộc trở lại đại gia đình Công giáo của tôi,
bằng quyển sách “Đức Yêsu đang sống” của Cha.

Đó là quyển sách đưa ra một chứng từ đầy an bình, hiền từ và niềm vui; chứng từ ấy là của
những người đã gặp gỡ sâu xa với Vua trên hết các Vua và là Sư tử họ Yuđa: Đức Yêsu!

Tôi chúc tụng và ngợi khen Chúa vì công trình Ngài thực hiện nơi Cha và qua Cha.

Thân ái trong Chúa Yêsu Kitô và Mẹ Maria.

Ký tên: José A.C. Mirkin”.

Chắc chắn thập giá phải có phần ở đây: nào giờ làm việc tăng lên, giờ ngủ nghỉ bị đảo lộn, mỗi
ngày nhận bao nhiêu thư bằng những tiếng mà mình không biết. Trong trường hợp ấy, tôi đem
chúng đặt trước Nhà Tạm và tôi xin Chúa Yêsu - vì Ngài hiểu các thứ tiếng ấy - trả lời cho những
ý của họ. Tôi thường bị thức giấc bởi những cú điện thoại từ Nhật Bản hay Italia, xin cầu nguyện
cho họ. Những người ở xứ xa xôi ấy gọi tôi ban ngày, còn chính tại đất nước tôi, họ gọi tôi ban
đêm hay tảng sáng.

Một hôm, người ta gọi điện thoại từ ảrập Sao-đi. Tôi chỉ còn biết trả lời “Hừm! Hừm!”... Sau đó, tôi
mới nghĩ thầm: “ừ nhỉ, tại sao người ta tốn bao nhiêu tiền gọi điện thoại liên lục địa, đang khi họ
có Chúa Yêsu ngự ngay trong lòng họ và họ có thể xin Ngài trực tiếp?”

Thực tế, Chúa rất kỳ diệu. Ngài vĩ đại hơn chúng ta có thể tưởng tượng nhiều. Bao lần tôi tự hỏi:
“Làm sao nhiều người có thể tìm lại đức tin, nhiều người thấy lòng trông cậy mình sống lại, và thể
xác được chữa lành, chỉ do đọc quyển sách đơn sơ chừng ấy làm chứng về quyền năng cứu độ
của Chúa Yêsu?”

Tôi mới nhớ lại lời thánh Phaolô: “Chính những điều thế gian coi là điên rồ và yếu đuối..., thì
Thiên Chúa đã chọn để bêu nhuốc hạng khôn ngoan” (1C 1.27). Và nếu tôi nhận định được như
thế, thì tôi chẳng có lẽ gì để vinh quang cho mất công, vì đó là việc của Chúa và tất cả vinh quang
đều thuộc về Ngài.

Tôi rất thích Tin Mừng của Thánh Máccô, và tôi không thấy đâu có trình thuật đơn sơ, hay ho hơn
những trang đầy trong sáng và đơn giản đó. Có những người đọc sách của tôi, còn tôi thích đến
tận nguồn: Tin Mừng!

Thú thật, tôi sẽ khai ra một điều mà người ta có thể cho là ngạo mạn: khi viết quyển sách của
chúng tôi, chúng tôi đã lấy sơ đồ của Tin Mừng Thánh Máccô. Một hôm, tôi ngỏ điều ấy với một
người, thì được người ấy bảo: “Sao ngạo mạn thế, dám viết một cuốn sách tương đương với Tin
Mừng?”. Thế mà điều tôi sợ hơn, đó là tôi ra sức viết một điều gì mà lại không giống với Tin
Mừng.

Đây là chứng từ nữa thuật lại một cái gì hơn các việc chữa lành, vì nó dẫn đến hành động và dấn
thân:
“Santago, Chí Lợi, tháng 9/1986.

Kính gửi Cha Emilianô,

Trước tiên, tất cả chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa vì việc Cha đến xứ sở chúng tôi, việc đó đã tăng
cường đức tin của nhiều người. Sau mỗi buổi nhóm họp với Cha, chúng tôi ra về, trở thành “con
người mới”, và tin chắc Chúa Yêsu đang sống trong lòng chúng tôi. Đây, điều đã thúc đẩy tôi viết
cho Cha:

Tôi làm việc trong một xí nghiệp có chừng 800 nhân viên. Chúng tôi mong muốn truyền bá sứ
điệp của Chúa, nhưng không biết làm cách nào; ngoài chuyện không ai chỉ cách, lại thêm biết
bao vấn đề làm mọi dự định của chúng tôi bất thành.

Nhưng Thiên Chúa là Đấng lớn lao và quyền phép vô cùng, Người có thể vượt qua sự thiếu khả
năng của chúng tôi, và sử dụng một chi tiết nhỏ để làm việc của Người: Số là bác sĩ Ivan Franjic
và Luis Silva biếu mỗi người chúng tôi cuốn sách của Cha: “Đức Yêsu đang sống”. Tôi đọc ít nhất
3 lần, nhờ đó nhận thấy các việc lạ lùng Chúa làm. Đó là cơ hội cho chúng tôi bắt tay vào việc rao
truyền Tin Mừng, trong phân bộ chúng tôi gồm 90 người. Mỗi khi có ai ngã bệnh, chúng tôi đem
sách đến và cầu nguyện cho người ấy. Tuần tự theo thời gian, công việc thiện chí ấy phát triển,
càng ngày càng được biết đến, tuy trong âm thầm. Và một hôm, chúng tôi nhận thấy bó buộc
phải lập một nhà gọi là “Nhà Thánh Maria” cho bệnh nhân. Bây giờ, trong xí nghiệp, mọi người
đều biết sách của Cha, và đó là một quyển sách hay nhất mà họ được đọc. Điều tuyệt vời nhất,
không phải là mọi người đều được khỏi bệnh phần xác, nhưng sách đó dùng để cho một số đông
hơn được ăn năn trở lại.

Trong một kỳ tĩnh tâm ở “Nhà Thánh Catarrina Labouré”, tôi rất sung sướng gặp lại bao nhiêu
bạn đồng nghiệp đang ca hát ngợi khen Chúa. Chính nhờ ơn Chúa mà người ta có thể nhìn
ngắm bao hoa quả Chúa đã làm trổ sinh. Nhóm chúng tôi mỗi ngày thêm đông số và thêm sốt
sắng. Trong những buổi nhóm họp cầu nguyện, chúng tôi cầu nguyện cho Cha và cộng đoàn của
Cha, để xin Chúa tiếp tục đổ đầy ơn Ngài cho Cha cùng các chúc lành nữa, và để ánh sáng Chúa
luôn luôn ở trên Cha, ngõ hầu Cha có thể đem sứ điệp của Chúa Kitô đến mọi nơi trên thế giới.

Muôn đời biết ơn những sự lạ lùng của công việc Chúa Yêsu Kitô, Chúa chúng ta. Amen.

Ký tên: Patricio Ordonez Gonzales”.

Bác sĩ Maréno Ariza viết bài “Vài điều nghĩ suy” đăng trên báo “El Listin” ở Santo Đomingô, ngày
14/4/1983; trong đó, có mấy dòng như sau:

“Chúng tôi đã thưởng thức những trang của cuốn sách rất hay và rất dịu dàng: “Đức Yêsu đang
sống” của Cha. Nó không chỉ là một quyển sách, mà còn là một chứng tá: “Đó là một tiếng kêu
lớn, đem lại hy vọng cho những ai dám tin rằng Đức Yêsu - Đấng đã chết trên thập giá - đã sống
lại và đang sống, và như thế thì mọi sự đều có thể được”.

Xuất từ trái tim của một nhân chứng nhỏ hèn của Chúa Yêsu, chứng tá ấy phải được mọi người
đọc. Linh hồn chúng ta sẽ được tăng thêm niềm trông cậy khi đọc chứng tá rất sáng suốt ấy.

Thưa Cha Tardif, Cha hãy tiếp tục, cho dẫu đôi khi trên đường Cha gặp những ngày Tuần
Thánh...”
ở Cộng Hòa Đômi-nisana, có một phóng sự được đăng trên “Biblioteca”, ngày 13/7/1985. Tác giả
nhấn mạnh rằng: khía cạnh quan trọng nhất không phải là số lượng sách bán ra, nhưng lý do tại
sao người ta đọc sách ấy:

“Người Công giáo - khác với người Tin Lành, hay bất cứ tín đồ của giáo phái Kitô giáo nào khác -
không có thói quen ham mua sách đạo, chỉ trừ những ảnh tượng, áo Đức Bà hay những đồ vật
mà giá trị tôn giáo khá mập mờ...

Thế tại sao quyển “Đức Yêsu đang sống” lại bán chạy như tôm tươi, mà nào nó có kể chuyện gì
khác ngoài những buổi hội họp, hội nghị hay những nhóm cầu nguyện? Cái gì đã xảy ra vậy?

Trong một thế giới rối loạn vì âu sầu, thất vọng vì bị lường gạt và khắc khoải đủ thứ; trong một xã
hội bị xâu xé bởi căm thù, dối trá và những lời tuyên truyền phỉnh phờ; trong một bầu khí mà
người ta hít thở toàn giả hình và nói xấu; sau hết, trong một thế giới - nói cho cùng - bị bệnh hoạn
và khát khao an bình, Cha Tardif làm chứng rằng: Thiên Chúa là giải pháp độc nhất, thiết thực và
hiệu nghiệm cho các vấn đề nhân loại, và bởi đó, là con đường duy nhất để được chữa lành cả
thể xác lẫn tinh thần.

Câu chuyện của niềm tin đó và của cuộc gặp gỡ giữa Cha Tardif với Đức Yêsu Kitô được thuật
lại trong quyển sách này.

Có những người đọc nó vì tò mò, người khác vì nhu cầu làm sống lại niềm hy vọng, nhưng bất cứ
ai đều phải nhận định rằng: Thiên Chúa đang hoạt động trong đời sống chúng ta”.

Kết luận.

Có phải là một quyển sách chữa bệnh không? Hỏi như thế thì cũng như hỏi rằng: Quần áo của
Thánh Phaolô có chữa được bệnh không? Tuyệt đối không! Chỉ Chúa Yêsu, Đấng đang sống, là
Đấng độc nhất có thể ban sự sống. Gán sự chữa bệnh cho một vật, một nơi, một công thức, hay
ngay cả cho một người, thì đó là ta làm một hành vi gần như mê tín, dị đoan ngoại đạo.

Quyển sách này chỉ là ngón tay trỏ cho thấy Chúa Yêsu đang sống ngày hôm nay, và chúng ta
phải đưa mắt đăm đăm nhìn Ngài chứ không nhìn ai khác, hoặc dụng cụ nào khác mà Ngài sử
dụng để chuyển ơn cứu độ của Ngài.

Chương Bốn
Phỏng Vấn Tác Giả

Thu thập những lời phỏng vấn tại nhiều nơi trên thế giới, chúng tôi đã chọn trong số đó những
câu hỏi liên quan đến những vấn đề chúng tôi thấy có vẻ là lý thú nhất. Chúng tôi thuật lại ở đây
kèm theo những câu trả lời của Cha Tardif.

1. Ơn chữa lành hệ tại đích xác cái gì?

Ơn chữa bệnh, cũng như mọi đặc sủng khác, là một sự biểu thị của Chúa Thánh Thần.

Thánh Phaolô quả quyết: “Việc Thần Khí biểu thị ra như vậy được ban xuống cho mỗi người để
mưu ích lợi chung”. Ngay đó, thánh nhân kể ra 9 điều: “Người thì được Thần Khí ban cho lời khôn
ngoan..., người thì lời trí tri, lòng tin, đặc ân chữa bệnh tật..., kỳ công phép lạ, ơn tiên tri, biện
phân các thần khí, ơn nói các thứ ngôn ngữ, ơn diễn giải các ngôn ngữ” (1C 12.7-11).

- Thưa Cha, nhưng người ta nói rằng những đặc sủng phi thường ấy chỉ dành cho thời đầu của
Hội Thánh..., còn ngày nay, chúng không còn nữa...

Nhưng ai nói thế? Nếu vậy, “lòng tin” mà Thánh Phaolô nêu ra trong bản danh sách ấy cũng chỉ
dành cho thời đầu của Hội Thánh thôi ư?

Công đồng Vaticăng II nói về những đặc sủng phi thường ấy như thành phần của đời sống Giáo
Hội ngày nay (xem Hiến Chế “Ánh sáng muôn dân”, số 4 và 12).

Đàng khác, trong quyển “Đàm đạo về đức tin” của Ngài, Đức Hồng Y Ratzinger khẳng định:

“Trong lòng thế giới đã bị một thứ chủ nghĩa hồ nghi, duy lý làm khô cằn, đã nảy sinh một kinh
nghiệm mới về Chúa Thánh Thần; nó đã bành trướng thành một phong trào canh tân có tầm cỡ
quốc tế. Những gì Tân Ước nói về các đặc sủng, vốn xuất hiện như những dấu hiệu thấy được
của Thần Khí, không chỉ thuộc về lịch sử cổ thời, đã lui vào quá khứ: lịch sử ấy lại trở thành
chuyện thời sự nóng hổi ngày hôm nay”.

2. Tại sao Giáo hội Công giáo chưa chấp nhận các đặc sủng như một yếu tố thông dụng,
bình thường trong đời sống tôn giáo, đang khi nhiều Giáo Hội Tin Lành lại chấp nhận?

Tôi xin gợi ra đây vài khía cạnh khác nhau:

· Tôi thấy hình như bởi vì Giáo Hội chúng tôi dạy giáo lý nhiều mà rao truyền Tin Mừng ít. Các
dấu lạ thường đi kèm theo việc rao truyền Chúa Yêsu đang sống, nhưng không xảy ra được bằng
thế khi người ta chỉ dạy các chân lý hay đạo lý của đức tin.

Ngày nào lại sống dậy việc loan báo minh bạch Chúa Yêsu là Cứu Chúa và Chúa Tể, chúng ta sẽ
thấy các điềm thiêng trên trời và các dấu lạ dưới đất. Đối với tôi, vấn đề không phải là thiếu vắng
đặc sủng. Đặc sủng chỉ là hiệu quả của việc loan báo kia.

Gốc rễ của vấn đề là ở chỗ chúng ta đã ngưng loan báo cái chết cứu chuộc và sự sống lại vinh
hiển của Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô.

· Mặt khác, chúng tôi đã sa vào chước cám dỗ của tinh thần duy tự nhiên (pélagiaanisme),(*) chỉ
dùng những phương thế nhân loại và chỉ dựa vào những phương thế tự nhiên, để thực hiện công
việc của Thiên Chúa.

Khi người ta phân tích thực tại, người ta quên cậy vào quyền năng của Đấng đã làm cho Đức
Yêsu sống lại từ kẻ chết. Công việc của Hội Thánh là một sứ vụ bất khả kham, vượt trên tất cả
sức lực loài người. Làm sao thực hiện nó mà không cậy vào quyền năng của Thánh Thần?

Không có khoa học nào, kỹ thuật nào có thể thay thế cho hoạt động của Thần Khí. Ta đừng quên:
“Nếu Chúa không xây nhà, thì thợ nề vất vả cũng là luống công” (Tv 127.1).
· Cách xử sự của Giáo Hội Công giáo nêu trên cũng có thể là một phản ứng, trước những cái thái
quá mà đôi khi người ta đã gặp. Tôi cũng vậy, tôi chống lại những sự méo mó như thế, song
đừng để vì có lẫn cỏ lùng mà ta được phép nhổ cả lúa.

· Người ta thấy sống dậy một cái mà người ta đã chôn vùi, và bây giờ, khi cái ấy xuất hiện lại,
người ta không biết phải làm gì với nó và không biết sử dụng nó thế nào. Nhưng chẳng bao lâu,
cái ấy sẽ thành chuyện bình thường thôi. Tôi hi vọng rằng: chày kíp, sẽ là chuyện bất bình
thường, nếu một ngày kia người ta không thấy phép lạ chữa lành, và người ta sẽ ngạc ngiên vì
sao lúc ấy quyền năng Thiên Chúa không thể thi thố ra được!

· Sau hết, tôi có thể nói đã có nhiều Đức Giám Mục cởi mở chấp nhận những biểu thị của các đặc
sủng ấy. Tôi chỉ xin trích ra 3 trường hợp:

1) Đức Cha Rafael Bello, Tổng Giám Mục Acapulcô, đã viết một thư luân lưu mục vụ về vấn đề
“Cuộc rao truyền Tin Mừng mới của năm 2000”, nhân dịp lễ kỷ niệm 15 năm thành lập phong trào
Canh Tân trong tổng giáo phận của ngài. Cái nét khác biệt với các thư mục vụ khác là ở chỗ
người ta đánh giá nó, đang khi Đức Tổng Giám Mục, trong thư Ngài, thì lại muốn thông chia cái
kết quả mà bản thân Ngài đã nhận được từ cuộc canh tân ấy. Đoạn 54 nói thế này:

Có rất nhiều những vị giảng truyền Tin Mừng hoạt động dưới sức tác động của Chúa Thánh
Thần. Tôi sung sướng kể ra trong số đó có Cha Tardif, đã được khắp thế giới công nhận như
vậy. Vì Cha rất thường đến rao giảng Tin Mừng ở Mêxicô, và cũng chính là người bạn đã giảng
kỳ tĩnh tâm đặc sủng cho linh mục tại Acapulcô năm 1984.

Chủ đề của các bài giảng, của các thư riêng hay luân lưu, cũng như của các cuộc chuyện trò của
Cha là: thật dễ dàng và hiệu quả, nếu rao truyền Tin Mừng có sự trợ giúp của quyền năng Chúa
Thánh Thần! Bao nhiêu nước đã được nghe Cha “nói về những việc lạ lùng của Chúa và ai nấy
đều kinh ngạc” (x. Cv 2,11-12). Cha có đặc sủng chữa bệnh phi thường, điều đó đã lôi cuốn hàng
ngàn vạn người đến nghe, và Cha đã lợi dụng cơ hội ấy mà rao truyền Tin Mừng không biết mỏi
mệt. Cha nghĩ như Phaolô: “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1C 9.16).

Tôi hết sức khuyến khích hãy lấy cuốn sách “Đức Yêsu đang sống” mà học tập trong các nhóm.
Cha Emilianô thuyết phục ta rằng: cuộc Canh Tân là một sức lực rao truyền Tin Mừng, bởi vì nó
khéo léo làm các thành viên biết mở lòng đón nhận quyền lực của Thần Khí, đón nhận các ân
điển và các đặc sủng của Ngài.

Đức Hồng Y Renard thú nhận với Cha Tarrdif rằng: Cuộc Canh Tân đã giúp các linh mục và giám
mục nhìn nhận rõ rằng: sự cứng tin và óc duy lý đã gây chướng ngại cho việc tông đồ gặt được
kết quả phong phú. Đức Hồng Y nói thêm: “Chúng ta đặt đường rầy cho Chúa Thánh Thần để
Ngài phải đi theo, song Ngài bay vọt ra cao xa. Chúa Thánh Thần không theo những chương
trình mục vụ của ta.”

Hiển nhiên là ta cần một chương trình mục vụ, nhưng bất cứ chương trình nào cũng đều phải
mềm dẻo để Thánh Thần có thể sử dụng nó, và ngay cả biến đổi nó. Giáo Hội là một cuộc Hiện
xuống thường xuyên, chứ không phải là một việc suy lý triền miên”.

2) Đức Hồng Y Ratzinger, trong sách đã dẫn trên kia, tuyên bố:

“Có một cái làm dấu hiệu hi vọng trong tất cả Giáo Hội toàn cầu - và ngay chính giữa khủng
hoảng của Giáo Hội trong thế giới Tây phương - đó là sự ra đời những phong trào mới mà trước
đó chẳng có ai đã vạch ra kế hoạch, và cũng chẳng có ai đã mời gọi chúng tới; nhưng đơn giản
chúng đã trổ sinh từ sức sống bên trong của chính lòng tin. Nơi chúng, thấy phác họa - dù rằng
không ồn ào - cái làm ta liên tưởng tới buổi rạng đông của cuộc Hiện Xuống trong Giáo Hội. Tôi
liên tưởng chẳng hạn đến phong trào Đặc sủng, đến tổ chức Tái-Dự-Tòng (néocatéchu-ménat),
đến Cur-sillo, Focolaré, Thông Hiệp và giải phóng, v.v…” (x. Tuần san Công giáo và Dân tộc, số
849, ngày 22-3-92, trang 8, bài của Linh Mục Mai Văn Hùng, có nhắc đến lời này của Đức Hồng
Y - Lời dịch giả).

3) Để kết thúc, những Vị Giáo Chủ gần đây nhất đã nói những điều rất tốt đẹp về cuộc Canh Tân.
Câu tốt đẹp nhất là của Đức Giáo Chủ Phaolô VI, khi Ngài nói về Cuộc Canh Tân như là “một cơ
may cho Giáo Hội và cho thế giới” (19/5/1975).

3. Cha nói đến những thái quá trong các đặc sủng, vậy đó là những chuyện gì?

Vấn đề chính là khi chúng ta tách chúng ta khỏi văn mạch của chúng:

- Trong trình thuật của Máccô, đi trước câu bảo đặt tay cho bệnh nhân để họ được lành, là câu
dạy hãy đi công bố Lời: “Hãy đi khắp thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo!” (16,15-
18); nghĩa là những dấu lạ đi kèm theo việc loan báo Tin Mừng. Các dấu lạ không đứng lẻ loi,
nhưng đi chung với việc loan báo ơn cứu độ trong Đức Yêsu Kitô.

- Về phần Matthêô, ông kết luận lời Đức Yêsu sai đi sứ vụ bằng câu: “...thanh tẩy cho họ nhân
danh Cha và Con và Thánh Thần” (28.18-19); nghĩa là sau khi chữa lành phải có đời sống bí tích
đi theo.

Như vậy là có một thế liên hoàn của 3 chuyện: Lời - chữa lành - Bí tích. Nếu không như thế, nó
sẽ giảm mất hiệu lực.

Hồi đầu tác vụ của tôi, một linh mục đến thăm tôi ở Canada để mời tôi dự Hội Nghị mà ông tổ
chức.

Tôi ngây thơ nhận lời. Nhưng trong suốt hội nghị, ông điều khiển lời nguyện, ca hát, ông giảng
dạy. Ông cử hành Thánh Lễ, giảng Kinh Thánh và cũng kiêm luôn cả việc rao thông cáo... Chỉ
đến cuối ngày, ông mới mời tôi cầu nguyện cho bệnh nhân.

Chính ở đấy tôi học biết: đừng cầu nguyện cho bệnh nhân, khi tôi chưa thể công bố cuộc vinh
thăng của Chúa Yêsu trên thập giá, và cuộc khải hoàn của Ngài sống lại.

4. Làm sao Cha đã nhận định được Cha có đặc sủng chữa lành?

Sau khi tôi đã cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhiều nhóm cầu nguyện. Ngày 18/11/1973,
một bệnh nhân mắc chứng đau khớp xương và rỉ khớp đến xin tôi cầu nguyện cho. Sau khi đã
cầu nguyện, người ấy bắt đầu đi được, bỏ lại cái gậy ông chống. Ông hoàn toàn được khỏi.

Sau đó, tôi nhận thấy Chúa Yêsu chữa lành bệnh nhân càng ngày càng nhiều hơn làm sao. Như
thế đã khởi sự cho tôi cuộc đời đầy những ngạc nhiên: tôi không hề bao giờ nghĩ trước được
rằng Chúa sẽ dẫn tôi đi đến đâu.
Phần khác, tôi tin rằng công vụ của tôi là rao truyền Tin Mừng. Nhưng khi người ta loan báo Chúa
Yêsu, khi người ta công bố lời rao giảng đầu tiên (Kerygme),(*) thì tức khắc các dấu lạ xuất hiện.

5. Một đặc sủng, có phải nhờ học tập mà được không? Có kỹ thuật gì riêng để thực hành?

Tôi không nói là nhờ học tập mà có được đặc sủng, nhưng mà làm nó triển nở. Càng đem nó
phục vụ bệnh nhân, nó càng phát triển. Nhưng bản chất nó vốn là một ơn huệ dưng không, song
nếu người ta không đem sử dụng, nó sẽ không triển nở. Còn nếu người ta đem nó phục vụ các
bệnh nhân, nó sẽ mạnh mẽ thêm và sẽ biểu lộ ra nhiều hơn. Tôi thấy được ngày nay nhiều việc
chữa lành hơn là cách đây 5 năm, dù cũng trong những hoàn cảnh tương tự. Sử dụng đặc sủng
còn làm cho chúng ta tăng tiến trong đức tin, càng được thấy nhiều việc chữa lành bao nhiêu, ta
càng chắc những người khác cũng sẽ được chữa lành bấy nhiêu.

6. Cái gì cản trở các đặc sủng hơn cả?

Tôi cho rằng đó là cái tính sợ mất mặt, mất thể diện. Các đặc sủng là một thập giá, và nhiều
người không sẵn lòng vác lấy. Khi thực hành đặc sủng, ta bị người khác coi mình là khùng, kẻ nọ
người kia cười nhạo ta, nhiều người đánh giá xấu, dèm pha hoặc làm khốn ta. Nếu ta không sẵn
sàng chết cho mình, cho đến cả từ bỏ các đặc quyền, đặc lợi và danh tiếng của mình, ta không
thể lãnh lấy các đặc sủng ấy. Tôi nhớ rõ ràng đến một Cha sở xứ đạo bên cạnh, ông chế diễu
các đặc sủng, và trong các bài giảng Chúa nhật, ông còn khẳng định rằng: có một vài người nói
tiếng lạ, đó là bởi họ thiếu sinh tố...

Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại mà tôi đã thuật ở kỳ tĩnh tâm toàn thế giới cho các linh mục, do
phong trào Canh Tân Đặc Sủng tổ chức tháng 10/1984 ở Rôma: ở đó có chừng 6.500 linh mục,
hơn 80 giám mục và nhiều Hồng Y.

Tôi nói với thính giả: “Sẽ có rất nhiều linh mục được lãnh nhận đặc sủng cao quí, nếu các vị ấy đã
không quá sợ mất danh tiếng, và không quá bận tâm về chức tước, địa vị của mình. Tính nể nang
và sợ dư luận đã khép kín lòng ta trước tác động của Thần Khí. Phải chết cho chính mình, để cho
Thần Khí mới đi ngang qua ta được”. Rồi tôi kể cho họ:

“Một hôm, trong buổi tĩnh tâm, chúng tôi đầy hoan lạc trong Thánh Thần. Tất cả được diễn ra
trong niềm vui lớn, nhưng đồng thời trong bình an do Chúa ban. Để kết thúc buổi tĩnh tâm,
chương trình có hoạch định một Thánh Lễ, do Đức Giám mục địa phận ấy chủ sự. Ngài Giám
mục ấy không thích những bài ca phấn khởi, và không thích các đặc sủng. Ngài đã mạnh mẽ nói
chống lại các việc ấy, hậu quả là giáo dân đâm ra sợ Ngài.

Khi Ngài đến, đàn ghi-ta thôi gẩy, những bài ca ngợi khen im tiếng, những cánh tay đang giơ lên
tức khắc hạ xuống. Thế rồi tất cả mang bầu khí nghiêm nghị và nghi thức.

Đúng lúc Ngài bắt đầu cử hành Thánh Lễ, thì thiết bị âm thanh trục trặc. Mọi người lo lắng cuống
cuồng. Ông Thủ tự soát lại các cầu chì, một người khác bật và tắt micro xem thử, đang lúc một
người khác kiểm tra lại bộ khuếch âm.

Nhà thờ đầy nghẹt người, nóng lòng sốt ruột, chờ đợi trong bầu khí căng thẳng, Đức Giám Mục
nói lớn tiếng:

- Hình như máy phóng thanh bị một trục trặc nhỏ…
- “Và ở cùng Cha” - giáo dân đáp lại.

Vì nghe lầm, mọi người tưởng Đức Giám Mục cử hành Thánh Lễ.

Nhiều người chúng ta cũng bị bận tâm với các máy phóng thanh, mà không để dành chỗ thênh
thang cho Thần Khí tự do hoạt động. Người ta muốn nhốt Ngài vào trong những khuôn đã đúc
sẵn, và không để cho Ngài tự do như gió muốn thổi đâu tùy ý. Những ai quá bận tâm với các máy
phóng thanh, chính là vì họ quá lo lắng sợ dư luận sẽ nói gì.

Nếu chúng ta bớt lo lắng sợ mất danh tiếng, chúng ta sẽ mở đón Chúa Thánh Thần nhiều hơn.
Sợ quê, sợ bị cười sẽ cản trở ta mở đón các đặc sủng của Thần Khí. Đã hẳn các đặc sủng hay
làm ta bị hạ nhục. Chúng dẫn ta tới thập giá. Chính vì thế mà nhiều người sợ chúng, còn những
người khác từ khước chúng. Thế là hết những giờ giấc nghỉ ngơi, giấc ngủ cũng bị rút ngắn.
Đàng khác, danh tiếng không tăng lên, trái lại còn bị dồn dập chê cười, chỉ trích, châm biếm cay
độc... Nhưng tựu trung tất cả đều có thể vượt qua, khi nào người ta không quá bận tâm với các
máy phóng thanh.

7. Một đặc sủng như thế có nguy hiểm không?

- Trước tiên, đó là một ơn huệ, tức là một quà tặng nhưng không của Thiên Chúa. Việc chữa lành
là công việc của riêng mình Thiên Chúa, thi hành qua khí cụ nhân loại.

- Mặt khác, nó là để phục vụ lợi ích chung, chứ không lợi ích của người có đặc sủng ấy.

Thật vô cùng nguy hiểm khi muốn chiếm đoạt vinh quang của Thiên Chúa cho một mình mình.
Còn thấy cả lời kết án kẻ có đặc sủng chữa bệnh:

“Trong ngày ấy, nhiều kẻ sẽ nói với ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, há chúng tôi đã không nhân danh
Người mà nói tiên tri, nhân danh Người mà trừ quỉ, nhân danh Người mà làm nhiều phép lạ đó
sao?’. Và bấy giờ Ta sẽ tuyên bố với chúng rằng: Ta không hề biết các ngươi, hãy xéo đi xa Ta,
hết thảy phường tác quái!” (Mt 7.22-23).

Nếu ta đem nó phục vụ cộng đoàn, nó là ân huệ quí báu. Nếu ta nhìn nhận mình chỉ là một dụng
cụ, ta sẽ được tài bồi.

Nhưng, lợi ích lớn nhất mà tôi thấy được là nó làm tăng tiến đức tin của cộng đoàn, nó thức tỉnh
những kẻ ngủ mê và nó hồi phục sinh khí cho tác vụ rao giảng Tin Mừng, cho thấy Chúa Yêsu
đang sống giữa chúng ta.

8. Thưa Cha, nếu Thánh Phaolô nói rằng điều cốt thiết là đức mến, tại sao Cha lại gán cho
các đặc sủng tầm quan trọng đến thế?

Không phải tôi đã gán tầm quan trọng ấy, mà là chính Đức Yêsu (x. Mt 4, 23t: “Ngài rảo khắp xứ
Galilê, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao truyền Tin Mừng về Nước và chữa lành mọi tật
nguyền, bịnh hoạn trong dân...”). Thánh Phaolô nói rằng: “Các dấu lạ” là đặc trưng của vị tông đồ
chân chính. (x. 2C 12.12). Đúng hơn, phải cho tôi được quyền hỏi: Tại sao có một số người lại
giảm thiểu cái mà - đối với Đức Yêsu - có một ý nghĩa lớn như thế?
Buồn thay, chúng ta đối chọi cái chỉ là phụ thuộc. Không có chuyện tình yêu trừu tượng! Thực
hành một đặc sủng - bất cứ nó loại nào - là một sự phục vụ ích lợi cộng đồng, và vì thế, đó là tình
yêu (x. Yacôbê 2.14-26; 1C 13.4-7).

9. Hầu như luôn luôn, người ta nói về Cha Tardif như một ngôi sao cô đơn. Cha hoạt động
một mình ư?

Không kể tôi thuộc hội dòng “Thừa sai Thánh Tâm”, tôi còn là thành viên của cộng đoàn gọi là “nô
bộc Chúa Kitô đang sống”, gồm 87 thành viên. Bất cứ một tác vụ nào, nếu làm “đơn thương độc
mã” thì nguy hiểm lắm, huống hồ tác vụ này...

Các anh em trong cộng đoàn thương tôi và sửa lỗi cho tôi. Tôi học được nhiều điều nơi họ. Họ
không ngưỡng mộ tôi lắm lắm đâu! Tôi đơn giản chỉ là anh em của họ, và họ cũng nhận phận sự
giúp tôi tiến đến sự thánh thiện.

Tôi rất thích giảng cấm phòng cùng với các người khác - họ có những quan điểm khác về việc
rao Tin Mừng -, ngay cả cùng với những cặp vợ chồng, là những người có thể nói chuyện về các
đề tài gia đình cách đầy đủ hơn tôi. Hiện thời, tôi cùng làm việc với một cộng đoàn giáo dân.

Cộng đoàn chúng tôi ra đời năm 1981-82. Nhờ viện trợ của nhiều ân nhân, chúng tôi đã có thể
tậu được một căn nhà ở thủ đô nước cộng hòa Đôminicana. Đây vốn là trung tâm đào tạo các
người rao truyền Tin Mừng của chúng tôi.

Ngôi nhà ấy đã được khánh thành ngày 19/3/1984, và ngày 25/3, chúng tôi bắt đầu công vụ chầu
Mình Thánh Chúa. Chính từ đó nảy ra ý định gọi nó là “Nhà Truyền Tin”. Mỗi ngày, ở đấy trưng
bày Mình Thánh Chúa, từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Cộng đoàn có nhiều công vụ khác, nhưng cái
chính là chầu hầu Mình Thánh Chúa.

Mỗi chiều, có một linh mục ở đó chỉ để sẵn sàng đón tiếp những ai cần đến một việc linh hướng.
Thêm vào đó, chúng tôi có Thánh Lễ nữa. Trước tiên, nhà ấy là một trung tâm đào luyện những
người rao truyền Tin Mừng, song song với việc chiêm ngắm Chúa Yêsu ngư trong Thánh Thể.

Nhà Truyền Tin rao giảng Tin Mừng bằng những cuộc tĩnh tâm đặc sủng tại thành phố và ở
ngoài, và qua những chương trình truyền hình và truyền thanh.

Mỗi người cứ sống tại gia đình mình, song mỗi tuần, chúng tôi họp nhau lại cầu nguyện, chia sẻ
và tổ chức việc tông đồ của chúng tôi.

Mỗi năm, chúng tôi có hai kỳ cấm phòng để bồi dưỡng đời sống thiêng liêng cách mạnh mẽ hơn.
Các thành viên của cộng đoàn này đều là giáo dân, họ không tuyên lời khấn nào, nhưng có nhận
một vài cam kết làm nền tảng.

10. Có phải chỉ mình Cha, giữa cộng đoàn rao truyền Tin Mừng ấy, có đặc sủng chữa
bệnh?

Nhiều người trong chúng tôi có đặc sủng chữa bệnh thể xác, người khác thì chữa bệnh nội tâm.
Trong số 87 người, có 11 người được đặc sủng nói lời trí tri, nhiều người được ơn nói tiên tri
hoặc ơn giải thoát. Tôi sẽ kể cho bạn một chuyện xảy ra cho một giáo lý viên của nhà chúng tôi:
“Một hôm, một người chống nạng đi đến, hầu như không còn đi nổi nữa, ông tìm gặp Cha Tardif
để xin cầu nguyện cho được lành. Giáo lý viên đón tiếp ông ta, cho ông ấy biết là Cha Tardif vắng
nhà. Người bệnh rất buồn và thất vọng, nhưng thầy giáo nói với ông ta:

- Bạn xem, tôi chẳng có vàng, có bạc, nhưng có gì tôi cho bạn cái nấy. Hãy đến nhà nguyện, ở đó
có trưng bày Mình Thánh Chúa. Chính Ngài sẽ chữa cho bạn.

Người bệnh đến đó. Sau 15 phút cầu nguyện, ông đi ra, hai chân cứng cáp, không cần chống
nạng.

11. Nhiều người coi Cha E. Tardif là ông thánh, Cha nghĩ sao?

Tôi tức cười chứ nghĩ sao. Đôi khi có một mình và sắp đi ngủ, tôi tự nói: “Nếu người ta biết tôi là
thế nào, chắc họ sẽ để cho tôi yên”. Tôi vẫn luôn chỉ là một cha sở ở nhà quê, trong một đảo nhỏ
mất hút giữa biển Caraibes.

Tôi không thể nghĩ tôi là cái gì hơn con lừa của ngày Chúa nhật Lễ Lá đã mang Chúa Yêsu trên
lưng. Tôi biết rằng: khi người ta tới tấp phủ lên trên tôi những lời biết ơn, và khi người ta trải áo
lót đường trước mặt tôi, chính là người ta chúc tụng Chúa Yêsu mà tôi đang mang trên lưng.

Khi tôi đã mang Ngài đến cho họ, họ lại dắt tôi trở về chuồng. Lúc trở về, chẳng còn áo choàng,
chẳng còn hoa lá, chẳng còn lời cám ơn. Tôi vào lại trong thâm cung lòng tôi và tôi nói: “Ôi Chúa!
Chúa thật là vĩ đại!”

Việc con lừa trở về nhà như thế là điều giữ cho chúng tôi khiêm nhường. Sự cô tịch và đối diện
với Chúa Yêsu không cho phép chúng tôi ngộ nhận. Khi tôi quỳ gối và tuyên xưng các kỳ công
của Thiên Chúa qua các lời Thánh vịnh, tôi nghĩ rằng: nếu người ta biết Thiên Chúa hơn, chắc
người ta sẽ bớt chú ý đến tôi.

Cộng đoàn tôi biết rõ tôi không là ông thánh, nhưng tôi ước ao nên thánh. Đó là ơn gọi của bất
cứ ai đã chịu Phép Thanh Tẩy. Nhưng có điều chúng ta hay tưởng tượng ông thánh như một
người, mà người ta có thể đặt tượng ảnh lên bàn thơ,̀ hay làm được các phép lạ. Đối với tôi, nên
thánh là cái gì còn hơn thế: tức là nên như Chúa Yêsu, xem thế ai chẳng muốn nên thánh?

Hơn nữa, từ ngày chịu Phép Rửa tội, bởi vì tôi đã được dìm vào trong sự chết và sống lại của
Chúa Yêsu Kitô, nên tôi mang trong mình mầm giống thánh thiện, bởi việc Thiên Chúa đã ban
dưng không cho tôi Thánh Thần, dù tôi chẳng có công lênh gì.

Ơn chữa bệnh không phải là dấu sự thánh thiện, đó là một ơn ban nhưng không. Nếu tôi đem nó
phục vụ các bệnh nhân với một lòng kiên nhẫn và yêu thương, thì việc đó có thể giúp tôi nên
thánh, bởi vì thánh hóa đơn giản là thực hành yêu thương; tuy vậy, việc ấy cũng nặng nề lắm!

Một hôm, có người nói với tôi: “Emiliano, Cha không sợ người ta phong thánh sống cho Cha, vì
đã làm bao phép lạ sao?”. Tôi đáp: “Thà người ta coi tôi là một ông thánh, tôi thích hơn người ta
coi tôi là một tướng cướp”.

12. Cha có nghĩ là khi giảng cho đám đông, có xảy ra những biểu lộ do chứng loạn thần
kinh tập thể không?
Có những biểu lộ cuồng nhiệt mà tôi không gọi là chứng loạn thần kinh, nhưng là một sự phấn
khích bình thường trước sự hiện diện thi ân cứu độ của Thiên Chúa.

Tỉ dụ, các Thánh vịnh có đầy những lời phấn khởi cỡ đó.

Nhưng phần các Ký lục và Biệt phái lại coi là thái quá những lời hoan hô “Hosana” dành cho Con
Vua Đavít. Tôi tự hỏi: Tại sao ở sân vận động, dân chúng có thể la hò và phấn khởi trước cuộc
thắng trận của đội banh mà họ cổ động, mà lại không thể biểu lộ lòng xúc động của họ trước
Đấng duy nhất đã toàn thắng sự chết? Tại sao người ta có thể khóc vì xúc động trước tài năng
diễn xuất của một nghệ sĩ, mà lại không thể khóc vì hân hoan trước vị Chúa trên các Chúa?

Đành rằng tôi chắc có một vài người đã đi quá mức trong khi biểu lộ xúc cảm, tôi còn nghĩ rằng
có những người khác còn chưa tự do biểu lộ tình cảm của mình.

- Nhưng đôi khi đã có những khích động quá đáng và cảm xúc sướt mướt...

Tôi thích gặp những người phấn khích như thế, còn hơn là gặp những kẻ chết. Người ta có thể
sửa đổi và giáo hóa một kẻ khích động, nhưng kẻ đã chết thì còn làm gì được?

13. Tại sao có một số người được khỏi, còn số khác không? Có những người xét theo bên
ngoài có vẻ có một đức tin rất mạnh, và có thể nói là xứng đáng được khỏi lại không khỏi.
Trái lại, có những trường hợp những người không ai dám ngờ rằng khỏi thì lại được khỏi.

ở đây có hai chuyện phải phân biệt. Chuyện thứ nhất là tại sao người ta được khỏi, và chuyện
thứ hai, tại sao người ta không được khỏi.

- Vấn đề thứ nhất: tôi xin kể cho bạn một việc đã xảy ra cho chúng tôi cách đây khá lâu:

“Trong một cuộc hội thảo, chúng tôi bàn cãi xem lý do căn bản nào khiến Chúa chữa lành chúng
ta. Người thì đưa ra một lập luận Kinh Thánh, người khác căn cứ vào lời hứa của Chúa, và v.v…

ở đó, có một bạn trẻ vẻ bên ngoài hơi lẩn thẩn, muốn góp ý kiến mà không ai để cho anh làm.
Cuối hết, khi chúng tôi đã cạn hết các lý lẽ thâm sâu của chúng tôi trên chủ đề, người bạn trẻ ấy
mới nói với một cung giọng ôn tồn: “Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa chữa lành ta vì ta bị bệnh”. Sau khi
suy nghĩ đủ mọi khía cạnh trong đầu về vấn đề ấy, cuối cùng, tôi cũng đi đến cùng một kết luận:
Thiên Chúa là một người Cha tốt lành, Người cảm thương sự đau đớn của con cái Người”.

- Còn về điều thứ nhì: lý do tại sao có những người khác không được khỏi, tôi không biết tại sao
hết. Nhưng khi nào tôi về trời, đó là điều thứ nhất mà tôi hỏi Thiên Chúa. Một điều chắc là ngay
cả những người ngoại đạo không có đức tin cũng đã được khỏi... Tôi đã từng thấy ở Phi châu và
Ấn Độ.

“Đó là trong một chiến dịch rao truyền Tin Mừng ở Mbandaka thuộc xứ Zaire. Một buổi chiều, có
chừng 20.000 người tụ họp trong sân vận động, để dự Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân. Một em nhỏ
ngoại đạo đi ngang qua đó, rồi hoàn toàn vì tò mò, em bước vào xem người ta đang làm cái gì.
Đúng vào lúc rước lễ.

Sau đó là lúc cầu nguyện chữa lành. Em nhỏ 12 tuổi ấy bị bệnh tim đập nhanh (tachycardie) từ
khi ra khỏi lòng mẹ. Hầu như tức khắc, nó cảm thấy một sức nóng như lửa xâm chiếm cả thân
thể, như thể một luồng điện. Chính là Thần Khí Thiên Chúa hằng sống, đã phục sinh thân thể
Đức Yêsu trong mồ, nay đến tràn đầy trong nó và chữa lành nó.

Sau Thánh Lễ, nó hoàn toàn khỏi bệnh tim. Y sĩ khám nghiệm và xác nhận việc xảy ra không phải
do trí tưởng tượng mà được, song đích thực một sự chữa lành bệnh tim. Ngày bế mạc, đức trẻ
12 tuổi ấy lên nói lời chứng một cách dạn dĩ làm ai cũng ngạc nhiên, và kết luận bằng một lời tạ
ơn Chúa như sau: “Cháu không là người Kitô hữu, nay cháu muốn trở thành Kitô hữu”.

Bạn thấy đó, chúng ta đụng tới một mầu nhiệm của tình thương Thiên Chúa. Nếu quả Chúa chỉ
chữa một số người, thì Ngài hiến cho tất cả mọi người sự chữa lành chung cuộc: đó là sự sống
đời đời. ở đó không còn bệnh tật, tang tóc, khóc lóc (x. Kh 21.4). Chữa lành là một ơn huệ nhưng
không mà ta lãnh được. Nhưng nào ta là ai mà dám hỏi Thiên Chúa: tại sao Ngài lại chữa người
này mà không chữa người nọ? Người ta được chữa lành không vì người ta xứng đáng, đó là một
ơn huệ Thiên Chúa ban cho ai tùy ý.

Bà Josefina Guzman ở Zapotilic (Mêxicô) cho ta thấy Chúa chữa ta “vì ta bị bệnh”, chứ không
phải ta có công nghiệp việc lành phúc đức mà đáng được đâu. Đó là hành vi của tình yêu dưng
không của Chúa:

“Từ vài năm nay, tôi bị một chứng bệnh làm tôi cứ yếu nhược lừ đừ suốt ngày. Tôi như hụt hơi
nên không thể làm việc nội trợ trong nhà. Chồng tôi rất bực bội và la tôi là yểu điệu. Tôi thất vọng
và buồn rầu.

Tôi đi bác sĩ khám, ông chẩn bệnh xong thì bảo tôi bị áp huyết thấp. Ông khuyên tôi nên uống mỗi
sáng một ly nhỏ rượu Cô-nhắc, nhưng vì không có tiền mua Cô-nhắc, tôi uống la-de vậy. Quả
nhiên, tôi thấy mình khỏe hơn. Hôm sau, tôi uống nhiều hơn và tôi thấy khỏe hơn nữa. Ít lâu sau,
tôi uống một ly lúc sáng mới dậy và ly khác đầu buổi chiều. Tôi uống thêm ly thứ ba để đi ngủ.
Không ngờ, tôi đã đâm nghiền rượu. Tôi không muốn là kẻ nghiền rượu, song một trật, tôi không
thể thôi uống.

Một đàng tôi cảm thấy mình yếu nhược, đàng khác, cái bệnh nghiền rượu lại đưa tôi tới gần mồ
chôn. Tôi nhận thấy rõ ràng trong thân xác tôi, tội lỗi hoành hành trên thân thể mình như thế nào.
Tôi vừa bị bệnh thể xác, vừa bị bệnh tâm hồn.

Tôi đến gặp hội “những người nghiện rượu nặc danh”.(*) ở đó, họ bảo tôi rằng: cái làm hại nhất là
ly rượu đầu tiên. Như vậy, tôi ở trong thế kẹt: nếu tôi không uống, tôi không thể làm việc; mà nếu
tôi không làm việc, chồng tôi sẽ đánh tôi.

Tôi chỉ còn trông chờ một phép lạ mới là cái duy nhất đem tôi ra khỏi hố sâu này. Nhưng phép lạ,
đó là chuyện của thời xưa và dành cho người tốt, chứ đâu có cho người nghiện rượu như tôi.
Đang như thế, tôi khởi sự tham dự các buổi họp của một nhóm cầu nguyện của phong trào Canh
Tân, nơi mà tôi nghe nói là Chúa còn làm phép lạ. ở đó, tôi nghe đọc Lời Chúa dạy rằng: tội lỗi là
gốc rễ của mọi sự dữ và bệnh tật. Lúc ấy, tôi mới nhủ mình rằng: tôi cần phải đi xưng tội một lần
hết sức tử tế, và tôi đã đến lãnh Bí Tích hòa giải, nhân dịp năm Thánh toàn xá 1983.

Dần dần, sức khỏe tôi càng xấu đi. Tôi đến nhờ Bác sĩ Ismael Espejo khám, ông rọi kính chẩn
bệnh cho tôi ngày 24/5/1984. Kết quả của trắc nghiệm là: ung thư tử cung đã đến giai đoạn cuối
cùng, nên y khoa đành bó tay để mặc tôi chờ chết. Nếu y khoa đã không thể làm gì được cho tôi
nữa, thì đối với tôi, Chúa là nhất.
Một hôm, người ta bảo cho chúng tôi biết Cha Tardif đến Guadalajara, và Cha sẽ cử hành một
Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân trong Giảng Đường của thành phố. Trong lúc cầu nguyện
cho bệnh nhân, tôi cảm thấy một bàn tay nhẹ nhàng đặt trên vai trái tôi.

Tháng 11 cùng năm ấy, có một cuộc hội nghị nữa ở sân vận động Jalisco. Chúng tôi họp nhau có
đến 60.000 người ở đó, để ngợi khen Chúa vì các sự lạ lùng Người đã làm.

Sau rước lễ, Cha Emilianô bắt đầu cầu nguyện xin Chúa chữa lành, và bảo rằng Chúa Yêsu sẽ
chữa nhiều bệnh nhân, nhưng không phải tất cả. Tôi mới nhủ thầm: “Mày, mày thuộc số những
kẻ không được chữa lành, vì mày nghiện rượu và không đáng được ơn ấy”.

Sau đó, tôi giao phó mình tôi trong tay Đức Trinh Nữ Maria, để Người giới thiệu tôi cho Con cực
thánh Người.

Cha Emilianô nói, nhờ bởi một lời Thiên Chúa thông tri, rằng: 5 người được chữa lành ung thư,
trong số đó một phụ nữ bị ung thư ở bụng. Tôi tin chắc vào Chúa, tôi bèn đứng lên khỏi ghế và la
lớn tiếng: “Chính tôi đây!”. Dân chúng quay lại nhìn tôi, người thì tỏ vẻ hoài nghi, người thì lộ ra
vui mừng. Phần tôi, tôi chắc chắn là Chúa vừa chữa tôi lành.

Ngày 4/2/1985, người ta khám bệnh lại cho tôi. Kết quả thật tuyệt vời! Hết ung thư, không còn
một dấu vết nào! Bác sĩ không biết cắt nghĩa làm sao chuyện đã xảy ra, vì chính ông đã khám phá
một ung thư cấp 5, lan rộng khắp cả vùng xương chậu. Nhưng tôi thật đã được khỏi bệnh hoàn
toàn. Tôi lặp lại cho ông lời Cha Tardif: “Đức Yêsu là Chúa, Ngài có thể làm những điều không có
thể”.(*)

Tôi vẫn còn phải đợi lần khám cuối cùng ngày 10/ 7/86 để xác nhận chung kết.

Tôi không cần rượu nữa. Hết chuyện uống các ly la-de. Bây giờ, tôi tìm lại được sức của thời
thanh xuân. Thành lũy của tôi, chính là Chúa! Ngài là khiên mộc cho tôi! Chúa đã chữa lành hồn
tôi, chữa lành xác tôi! Tôi sẵn sàng đưa hồ sơ xét nghiệm y khoa của tôi cho ai muốn xem. Tôi
bây giờ không cần nó nữa. Đúng hơn, tôi thích dọn mình để ra trước tòa phán xét chung thẩm,
khi Chúa Yêsu sẽ hỏi tôi đã làm gì cho những người nghèo khổ hơn tôi.

14. Cha cảm thấy gì trong lòng khi một người mù được thấy, hay người bất toại chỗi dậy
khỏi băng ca?

Việc ấy làm tôi tràn đầy hân hoan, như thể chính tôi đã được Chúa chữa lành.

Tôi sẽ kể cho anh chỉ hai trường hợp chữa lành, chứng tỏ tình yêu xót thương của Thiên Chúa,
rồi anh sẽ nói cho tôi xem chúng có làm anh tràn đầy vui sướng không:

Tôi giảng một cuộc tĩnh tâm trong tỉnh Québec. Chiều đầu tiên, đang buổi cầu nguyện chữa lành,
tôi nhận được lời thông tri của Chúa báo rằng Ngài đang chữa lành một người điếc tai trái.

Tôi mới hỏi cử tọa: người ấy là ai, và một viên cảnh sát đứng lên, cảm động nói: “Chính tôi. Tôi
không nghe gì bên tai trái, và bây giờ tôi nghe rõ hoàn toàn”.

Chiều thứ nhì, cũng một lời cầu nguyện chữa lành nữa. Lời thông tri cho tôi biết có một người đã
gặp tai nạn và bị đau cột sống dữ dội, bây giờ được chữa lành.
Tôi hỏi thính giả xem ai là người đang cảm thấy một sức nóng như đốt trong lưng: “Bạn ấy hãy
đứng dậy và bạn sẽ nhận thấy rằng đau đớn đã biến tan”. Thế là cũng viên cảnh sát hôm qua
đứng lên. Nước mắt tràn mi, ông nói: “Chính tôi, tôi không còn cảm thấy chút đau đớn nào!”

Chiều thứ ba, một lời thông tri báo: “ở đây có một người đau dưới móng các ngón chân. Bạn sẽ
thấy chân nóng lên, rất nóng, và Chúa chữa lành chân bạn”.

Tôi hỏi người ấy là ai, cũng viên cảnh sát đứng lên lần thứ ba và nói: “Cũng lại chính tôi”. Đó là
lần thứ ba ông được chữa lành. Ông bị bệnh thống phong (goutte), nhưng tôi không biết tên bệnh
ấy lại gọi là thế.

Sau chuyện ấy, dân chúng không muốn viên cảnh sát đến dự ngày thứ tư, sợ rằng ông bao thầu
hết các việc chữa lành của tuần lễ. Tôi bảo họ: “Đừng! Vì về việc chữa lành thì không giống như
chuyện ở đời. Quyền năng của Chúa đủ cho mỗi người. Như ở Cana, Chúa đã biến nước thành
bao nhiêu lít rượu, nhiều đến nỗi người ta có thể mở một tiệc cưới nữa. ở đây, Thiên Chúa đã tỏ
lòng thương xót đặc biệt cho một người anh em chúng ta, để chúng ta thêm lòng trông cậy vào
tình thương của Người. Thiên Chúa chúng ta có sẵn mọi phúc lành cho tất cả các con cái Người”.

Mười lăm ngày sau, chúng tôi giảng một tuần tĩnh tâm ở Montréal; ở đó, viên cảnh sát lên làm
chứng về ba lần được chữa lành: hết điếc, hết đau cột sống và hết thống phong. Ông ấy vốn vẫn
sống xa Chúa, nay sống một đời hoàn toàn biến đổi đến nỗi bây giờ - tôi mới gặp lại ông trong kỳ
giảng ở thành phố ông ở - ông, tên là Lasarre, trở thành một trong những người lãnh đạo phong
trào Canh Tân trong địa phận, và cả hai vợ chồng ông đều tham gia rất tích cực.

Ba lần chữa lành đã đánh động lòng cả gia đình để biến đổi tâm hồn của họ. Đây là chứng tá tốt
đẹp nhất.

Thiên Chúa không hề bủn xỉn. Nhiều khi, người ta đau một loạt đủ thứ bệnh, nhưng chỉ dám xin
Chúa chữa lành một bệnh, làm như thể chữa bệnh là điều khó nhọc lắm đối với Chúa. Phải có
lòng trông cậy hoàn toàn và dám xin tất cả. Thiên Chúa luôn luôn ban cho ta vượt quá lòng ta
trông đợi (x. Ep 4.20).

Một chứng từ khác rất ngộ nghĩnh, cho thấy Thiên Chúa rất hóm hỉnh.(*) Câu chuyện xảy ra ở
Santiago de Estero bên Ác-hen-tina năm 1984, trong một sân vận động đầy nghịt 30.000 người
đến dự một cuộc rao giảng Tin Mừng 5 ngày.

Sau bài giảng, chúng tôi cử hành Thánh lễ. Một bà mẹ dẫn theo đứa con 5 tuổi, bị bại liệt đã 2
năm. Lúc rước lễ, vì biết con mình không thể nhúc nhích, nên bà đã để con ngồi ở ghế và đi lên
rước lễ. Vì đông quá, nên bà phải mất một thời gian khá lâu mới trở về chỗ được. Đến cuối lễ, bà
lên máy phóng thanh khóc lóc, xin ai đã bắt cóc con mình bị liệt ngồi trên ghế đem đi, xin trả lại
cho bà. Có người nào đó nhận ra thằng bé “tưởng đã mất” đang ngồi chơi với mấy đứa nhỏ khác
ở phía sau, và báo cho bà. Chúa đã chữa lành nó trong lúc cầu nguyện chữa lành, và nó đã tụt
khỏi ghế rồi chạy đi chơi với bạn.

15. Và cha cảm thấy thế nào khi dân chúng không ai được lành?

Cái đó làm tôi đầy thương cảm, nhưng tôi không thấy rằng họ đã mất mát một cái gì cả. Tôi xin
nhấn mạnh: Chúa Yêsu không bao giờ nói rằng tất cả mọi bệnh nhân đều sẽ được khỏi, nhưng
nói rằng Ngài sẽ cho chúng ta những dấu chỉ để rao truyền Tin Mừng (cho người ta dễ tin hơn).
Các việc chữa lành là những dấu lạ đi kèm theo việc loan báo Tin Mừng, nên không cần thiết tất
cả mọi người đều được khỏi thì người ta mới tin vào Lời Thiên Chúa.(**)

Có ký giả kia một hôm nói với tôi: “Tôi nghĩ là nên đình chỉ các cuộc hội họp như thế này, bởi vì
có nhiều người đến với hi vọng được chữa lành, lúc ra về vẫn mang bệnh. Bị thất vọng là điều
còn tồi tệ hơn là không bao giờ hi vọng”. Tôi đáp: “Thế thì cũng phải đóng cửa các bệnh viện, bởi
vì rất nhiều người vào đó rồi ra giữa 6 tấm ván đến nghĩa địa”.

Chúng tôi không nhìn vấn đề như thế. Tôi tin rằng: tất cả mọi bệnh nhân đến với các cuộc hội
họp, nếu họ không được lành phần xác, vẫn lãnh được những ơn khác. Sự phục hồi hay chấn
hưng đức tin, đối với nhiều người, là một sự chữa lành còn quan trọng hơn. Cho dù bệnh nhân
không được lành, họ cũng lãnh được một chúc lành của Chúa. Phóng sự sau đây, đề tựa là
“Sống lại”, đã được viết rất linh động do cây bút của José M. Troche, ký giả nhật báo “El Diario”
của tỉnh Assomption ở Paraguay, ngày 22/4/1988:

“Anh ngồi đó, ủ rũ như một đóa hoa vào độ thu tàn. Buồn! Đợi chết! Năm tháng cứ trôi qua, mà
cái chết anh chờ đợi như một sự giải phóng các đau khổ, sao mãi không đến. Anh cảm thấy bị
giam hãm, song đâu có lưới nào bủa giăng để cản trở anh vượt ngục! Thế mà anh đâu có thể
làm được, dù anh có muốn đi nữa. Không có nhà tù nào buồn cho bằng nhà tù của chiếc xe lăn,
ngày ngày chuyên chở một hình hài bất lực, bi đát...

Anh không chịu đựng nổi nữa! Bốn mươi tuổi đời, thế mà bị cột chặt vào chiếc ghế và lệ thuộc
vào gia đình. Họ dẫn anh tới nơi mà anh không muốn: họ đưa anh ra phố đang lúc anh muốn ở
nhà, họ bắt anh đi ngủ đang lúc anh muốn dạo chơi. Chẳng ai dành giờ cho anh. Thử nghĩ xem:
suốt 20 năm, anh đã làm việc như một tên khổ sai, nhặt nhạnh từng xu, cho đến khi mở được
một cửa hàng buôn bán, nhờ đó họ có thể sống không còn phải lo lắng gì. Vậy mà bây giờ anh
không thể điều hành cửa hàng ấy.

Mỗi ngày - kể từ buổi chiều Chúa nhật đó cách đây 5 năm - anh thức giấc cũng với một nỗi khắc
khoải như lần ấy: Anh loay hoay trong đầu xem có thể làm gì để chỗi dậy, nhưng đôi chân anh
không tuân theo lệnh anh nữa. Anh bíu lấy những cái móc mà người ta gắn ở đầu giường, lúc ấy
anh mới chỗi dậy được. Anh nhìn xuống chân: đôi chân to mạnh, đầy bắp thịt rắn chắc của một
lực sĩ, nhưng giờ thì chúng nằm liệt như hai khúc gỗ. Tai nạn xe hơi thật dễ sợ, nhưng may mắn
anh đã sống sót. Người kia - một thiếu niên 17 tuổi - đã chết. “Tại sao tôi không chết thay cho
nó?”, anh than vãn, đau khổ vì thấy mình chẳng khác nào một kẻ dở sống dở chết. Anh chán
ngấy cảnh này rồi! Lần cuối cùng tôi gặp anh, thấy anh còn rã rượi hơn bao giờ. Anh muốn chết,
nhưng không có can đảm tự hủy mình.

Nhưng... có một cái gì đó đã xảy ra, cách đây không lâu. Như mọi Chúa nhật, đứa con trai đầu
lòng đẩy xe lăn của anh tới nhà thờ dự lễ. Tôi gặp anh hết sức tình cờ. Tôi chờ nghe bài Kinh cầu
than vãn đều đều của anh, nhưng đây là một con người khác! Anh tươi cười như bao nhiêu năm
chưa từng mỉm cười. Anh mặc áo sơ mi trắng, và đã bỏ chiếc áo vét xám buồn bã. Người anh
tỏa ra mùi nước hoa của Pháp - dấu hiệu rõ ràng anh đã sống lại, trở về cuộc sống đời thường.
“Tại sao bạn ngẩn mặt ra thế kia, hử ông bạn của tôi?”, anh nói ngay với tôi thế.

Không biết, mặt tôi lúc ấy ngẩn ra như thế nào khi nhìn anh. Chắc chắn không phải cái mặt
thương cảm mọi khi, hay cái gì đó giống vậy. Đúng ra là cái mặt đờ ra, ngạc nhiên... và cặp mắt
tôi chằm chằm nhìn anh, chắc thế, như muốn hỏi cái gì đã xảy ra?
Anh vẫn cười. Một phép lạ, tôi nghĩ bụng. “Phải, một phép lạ, anh bạn thân mến của tôi ơi!” - anh
nói như thể đã đọc thấy câu hỏi trong trí tôi, và anh kể cho tôi tất cả câu chuyện. Thực tình, anh
nghĩ mình đã chết, vì tâm hồn anh đã chết. Không hi vọng, không chấp nhận tình trạng tàn tật của
mình, quên hẳn rằng thân xác còn có những cơ quan khác quan trọng hơn hai chân.

Anh nói: “Phép lạ xảy ra vào một tối kia. Con cái đã dẫn tôi đến sân vận động, thương hại cho tôi,
chúng nghĩ rằng tôi muốn đến xem đá banh như trước kia. Nhưng anh biết là không phải. Bên
ngoài anh thấy tôi vẫn hình như chẳng khác trước. Nhưng tất cả đã biến đổi, từ cái đêm ấy”.

Từ đêm ấy, anh cảm thấy anh là một người có ích, mạnh mẽ, dù anh vẫn không đi được bước
nào, và đầy sức sống. Từ đêm ấy, anh đã sống lại. Đêm ấy, anh hiểu anh không cô đơn và bệnh
liệt bại đôi chân không là gì so với bệnh ung thư của hồn anh. Đêm ấy, anh lành bệnh, bệnh tâm
hồn, bệnh bi quan, và anh chẳng thấy cần khỏi đôi chân nữa”.

16. Làm sao Cha có thể vui vẻ mặc dầu bao nhiêu bệnh nhân chạy theo tìm Cha; có thể sống mỗi
này với ngần ấy đau đớn bao quanh Cha, và Cha như miếng bọt bể thấm hết những đắng cay và
những nỗi cùng khốn của nhân loại? Hay Cha không đau đớn với cái đau của đám dân ấy?

Tôi đau đớn khi thấy tất cả những đau khổ ấy, tuy nhiên, nó không làm cho tôi suy sụp tinh thần.
Chúa cho ta biết cảm thương, là một mức độ yêu thương đối với bệnh nhân... Đàng khác, tôi
chứng kiến tình yêu lớn lao của Thiên Chúa đối với người đau khổ.

Nếu rõ ràng mỗi ngày tôi đụng chạm với đau khổ của người ta, thì cũng rõ ràng không kém là mỗi
ngày tôi sờ đụng thấy quyền năng đầy thương xót của Thiên Chúa. Lúc ấy, tôi cũng nhắc lại với
Thánh Phaolô: “Ai sẽ tách tôi ra khỏi lòng mến của Đức Kitô?”. Chẳng có bệnh tật hay sự chết
nào có thể làm được việc đó!

17. Cái lời thông tri nhờ đó Cha biết Thiên Chúa đang làm gì, cái đó vận dụng ra sao?

Tôi không thấy hay cảm thấy gì cả. Nhưng tôi chắc chắn trong lòng rằng một người nào đó đang
được lành bệnh gì. Sự chắc chắn ấy được xác nhận, khi tôi khẳng quyết rằng người bệnh thực
sự đã được chữa lành.

Đấy là một sự thúc giục bên trong, một thúc đẩy của Thần Khí. Nó cũng giống như đối với Thánh
Phêrô được thúc đẩy nhảy xuống biển để đi trên sóng nước.

Một hôm, Chúa có nói cho một nữ tu thuộc dòng chiêm niệm kia rằng: “Mỗi lần con nói một điều
trí tri, con phải làm một hành vi tin như khi nhìn nhận Ta đang hiện diện trong Bánh Thánh Thể”.
Cái đó cũng giống như khi người ta đi vào một con đường mù sương: bắt đầu, người chỉ thấy cái
gì trước mặt, nhưng càng đi, người ta càng thấy xa hơn.

Chẳng hạn, tôi chắc chắn có một người đang được chữa lành tai. Càng lúc tôi càng nói, thì tôi
thấy ra đó là một phụ nữ, đang cảm thấy một sức nóng và tôi còn nhận thấy cả tuổi họ... Nếu tôi
không chắc rằng cái đó từ Chúa mà đến, tôi sẽ không bao giờ dám nói tuổi của một phụ nữ...

Đây là một chứng từ rất hay mà nữ tu Regina Catteeuw thuật lại, trong thư đề ngày 10/10/1988:

“Kính gửi Cha Tardif,


Thật là một nỗi vui mừng và biết ơn lớn lao khi được viết cho Cha để báo một tin vui: Lucas đã
chào đời. Đó là đứa con đầu lòng của anh con và chị dâu Maria Rosa, kết bạn từ ngày 22/8/1975.

Hôm 14/11, ở Gand, Cha có nói một lời thông tri áp cuối như sau: “ở đây, có một cặp vợ chồng
kết hôn đã 12 năm mà không có con. Sang năm, họ sẽ ẵm bồng một em bé trong tay”.

Ngày 22/8, đúng ngày kỷ niệm 13 năm hôn phối của họ, một bé trai tóc đen chào đời, cân nặng
3,650kg. Khi anh con ẵm đứa bé trong tay, anh đã thốt lên với giọng âu yếm:

“Con đã được ấp ủ lâu năm trong lòng mong đợi và ước mơ của chúng ta. Mỗi năm, mùa xuân
rồi mùa đông về, nhưng con, con không đến với ba má. Nhưng nếu con chưa đến sớm hơn, đó là
bí mật giữa Thiên Chúa và con”.

Lòng tin của cả gia đình đã tăng trưởng. Chị dâu Maria Rosa, anh Luca con và thằng bé Lucas
chào Cha thắm thiết.

Ký tên: Nữ tu Regina Catteeuw”.

Việc thực hành các đặc sủng là một con đường tăng trưởng trong lòng tin: Mỗi lần tôi nói một lời
thông tri, là tôi gieo mình xuống nước, bụng đinh ninh rằng Chúa sẽ không để tôi hụt chân. Nó
cũng là con đường của lòng mến vì nó phục vụ cộng đồng. Mọi đặc sủng đều để phục vụ ích
chung, và vì lý do ấy, chúng là những biểu lộ của một đặc sủng lớn nhất: lòng mến.

Lời trí tri là một hành vi tin, cả về phía người nói lẫn phía người bệnh đang nghe. Và Thiên Chúa,
Đấng ban đức tin, sẽ đáp ứng lòng tin ấy.

18. Cha làm các phép lạ ư?

Một hôm, một ký giả người Côlombi đặt cho tôi một câu hỏi tương tự. Tôi đáp: “Không, hoàn toàn
không phải thế! Đơn giản là thế này: tôi cầu nguyện và Chúa Yêsu chữa lành”. Hôm sau, ông ấy
đăng một bài trên nhật báo với tít đề: “Ông Cha Tardif cầu nguyện và Đức Yêsu chữa lành”. Khi
tôi đọc báo, tôi thốt lên: “Cuối cùng, đã có một ký giả hiểu đúng chuyện!”

Ơn chữa lành là để cho người khác, không cho mình. Có đôi khi tôi ngã bệnh, nếu ơn chữa bệnh
ấy là để cho tôi, tôi sẽ đặt hai tay lên đầu tôi rồi cầu nguyện và tôi sẽ khỏi. Nhưng công chuyện lại
không phải như vậy.

Trong một cuộc tĩnh tâm cuối tuần cho 2.000 người Tây Ban Nha ở Tucson miền Arizona, Chúa
chữa nhiều bệnh nhân, kể cả những người bệnh rất nặng, phần nhiều là bệnh sưng khớp và liệt
bại. Hai giờ chiều ngày Chúa nhật, tôi lên cơn sốt nặng. Tôi bị cảm lạnh và rất khó nhọc mới
giảng được bài cuối cùng. Sau cuộc tĩnh tâm, tôi phải nằm đau mất một ngày rưỡi. Tôi tự nhủ:
“Nếu ơn chữa lành là dành cho tôi, thì tôi sẽ tự đặt tay cho mình và chữa mình ngay một cái là có
thể đứng dậy khỏi giường bệnh”. Nhưng Chúa đã cho tôi thấy một lần nữa là không phải tôi chữa
nhưng chính Ngài.

19. Xin Cha thuật lại một việc chữa lành đã làm Cha chú ý bởi một nét gì đặc biệt.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe nhiều việc chữa lành cho thấy tính hài hước của Thiên Chúa.
Năm 1984, tôi giảng một kỳ tĩnh tâm trong thành phố Monterrey. Trong buổi Thánh Lễ, rất khó
trao Mình Thánh Chúa, vì tất cả mọi lối đi đều tắc nghẽn những người là người. Với sự trợ lực
của vài nhân viên trật tự, tôi đi về phía cuối. Khi tôi đi qua giữa đám đông, có nhiều người muốn
sờ đụng đến tôi, người khác đánh bạo xin tôi cầu nguyện cho họ. Tôi nghĩ: “Nếu đích thân Chúa
Yêsu có thể chữa lành họ, tôi không hiểu tại sao họ lại tìm kiếm ông Cha Tardif làm gì?”. Giữa
đoàn lũ đông đảo ấy, tôi thấy một phụ nữ đang khóc lóc. Bà bế một đứa con trai nhỏ. Đứa bé
nhìn tôi một cách trìu mến. Tôi chợt nhớ đến người bất toại ở đảo Bethesda (Yn 5.) không thể lê
mình xuống ao nước phép lạ, vì không có ai giúp ông.

Tôi tiến đến gần em bé và hôn nó. Nó mỉm cười. Tôi tiếp tục việc trao Mình Thánh Chúa. Bình
thường, tôi không hôn ai đang lúc trao Mình Thánh Chúa, nhưng vào lúc ấy, tôi lại cảm thấy
muốn làm điều đó và tôi đã làm...

Hôm sau, bà mẹ lên máy phóng thanh trước đám đông mà nói: “Hôm qua, lúc cho chịu lễ, Cha
Emilianô đi qua chỗ chúng tôi đứng. Bất thần, Cha quay lại và hôn đứa con trai nhỏ tôi một cái.
Nó lên hai tuổi và hoàn toàn điếc đặc. Tôi muốn dâng lời cảm tạ, vì từ hôm qua, con tôi đã nghe
được. Thiên Chúa đã chữa lành nó. Vinh danh cho Người!”

Từ khi ấy, chuyện đó gây thêm rắc rối cho đời tôi. Ai ai cũng muốn tôi hôn họ. Nhưng tôi nói:
“Không được, hôn chỉ dành cho các em nhỏ. Còn các bà thì chỉ có chồng mới hôn được thôi!”

Tuy vậy, điều dạy dỗ đã mang lại kết quả: tôi không chữa lành ai cả. Nụ hôn tuy là một dấu yêu
thương, cũng không thể chữa dù chỉ là bệnh nhức đầu. Câu chuyện xảy ra là thế này: tôi mang
Mình Thánh Chúa trong tay, và chính Chúa Yêsu đã chữa lành đứa nhỏ điếc. Tôi chỉ là con lừa
mang Chúa Yêsu trên lưng, và vì vậy Ngài tiếp tục chữa các bệnh nhân. Thật tồi tệ nếu người ta
dán mắt nhìn vào con lừa, mà không vào Đấng nó mang trên lưng.

Ngày nào chúng ta nhận thức được mình chỉ là kẻ mang Đức Yêsu Kitô, ngày ấy, tác vụ của
chúng ta sẽ biến đổi: chúng ta sẽ không nói nhiều quá về Chúa Yêsu, tôi sẽ để Ngài hành động
bằng tất cả quyền năng của Ngài.

Cách thức Đức Yêsu chữa lành thì rất “kỳ lạ”, đến nỗi chúng tôi không thể bỏ qua không thuật
điều đã xảy ra ở Montê Maria, nơi tụ họp đến hơn 50.000 người để cử hành Thánh Lễ mỗi Chúa
nhật. Trong dịp ấy, Cha Gilberto Gomez cầu nguyện cho các bệnh nhân.

Có lần kia, cũng trong buổi hành lễ ấy, cán cờ tòa thánh Vaticăng rơi xuống nhằm trúng một
người vốn đã sẵn bị bệnh còng lưng, và đánh người ấy ngã xuống. Thật tội nghiệp! Ai cũng buồn
vì thấy cái cán cờ vừa to vừa nặng như thế lại rơi trúng ngay người đang bị bệnh.

Trước sự kinh ngạc của mọi người, người bệnh ấy tự đứng thẳng dậy. Cán cờ đã chữa thẳng
lưng ông. Đến hôm nay, ông ấy vẫn đi đứng thẳng người như vậy.

Đường lối Thiên Chúa quả thực khôn dò, gây nhiều bất ngờ. Lúc thì Thiên Chúa chữa ta bằng nụ
hôn, lúc khác bằng “cú cán cờ”.

Một việc chữa bệnh khác “rất kỳ cục”, bắt đầu làm tôi bối rối, nhưng sau làm tôi phá lên cười.
Việc ấy xảy ra ở Pérou, năm 1985.

Trong lúc cầu nguyện cho bệnh nhân, lời trí tri hầu hết tôi nhận được và thông báo ra là thế này:
“Giờ đây, Chúa chữa một người bất toại”. Rồi tôi nói thêm bằng một giọng mạnh mẽ: “Nhân danh
Chúa Yêsu, con hãy đứng dậy!”. Không ai trong số những bệnh nhân ngồi xe lăn dám liều một
bước trong đức tin... Rồi tôi nói rõ hơn: “Chúa chữa một người bất toại trong lúc này. Cái dấu để
người đó nhận biết đó là mình, và để cho người ấy biết là chính Chúa chữa lành mình, đó là bạn
nhận thấy một sức nóng nơi đôi chân và run rẩy cả mình. Anh em nào cảm thấy sức nóng ấy, hãy
đứng lên, nhân danh Chúa”... Vẫn không ai nhúc nhích!

Một sự im lặng căng thẳng bao trùm tất cả hội trường. Một lần nữa, tôi nhấn lại, bằng lời nói
chậm và rõ ràng: “Người bất toại nào được Chúa chữa, hãy đứng dậy!”. Chẳng ai đứng dậy cả:
Trước con mắt hoài nghi của những kẻ ngờ vực, xem ra lần này chẳng có gì xảy ra cả.

Lúc ấy, tôi nói: “Thôi được, sau này bạn ấy sẽ lên làm chứng”, và tôi tiếp tục thông báo những lời
trí tri khác. Nhưng câu nói vừa rồi của tôi, trước mắt lắm kẻ, xem như một câu chữa thẹn. Dù các
lời trí tri sau đều được các chứng tá lên xác nhận là xảy ra đúng, nhưng lời đầu tiên kia vẫn còn
như chặn họng tôi.

Để chấm dứt buổi cầu nguyện, tôi loan báo: “Chúa đang mở tai cho một người điếc”. Vào lúc ấy,
một người điếc đang ngồi xe lăn, đứng thẳng dậy và kêu to: “Cha ơi, tôi nghe được! Tôi nghe
được rồi! Trước đây, tôi không nghe được gì cả!” Lúc ấy, tôi công bố: “À thì ra, anh bạn là người
bất toại mà Chúa đã chữa lành lúc nãy. Nhưng vì bạn lại cũng bị điếc nữa, nên bạn đã không
nghe thấy lời bảo đã được Chúa chữa lành bệnh bất toại: nhân danh Chúa, hãy đứng dậy mà
đi!...”

Và người ấy bắt đầu bước đi giữa tiếng vỗ tay, vui cười và hân hoan của đoàn dân...

Sau cùng, tôi nói với họ: “Mỗi ngày, người ta lại học được thêm một chuyện gì nữa. Từ nay trở đi,
tôi sẽ xin Chúa khởi đầu chữa cho người điếc trước, để tránh cho chúng ta những hoàn cảnh bối
rối mà Ngài đặt chúng ta vào...”

20. Xin hỏi Cha, kết quả vào đã gây nơi Cha khi đã gần gũi quyền năng Thiên Chúa như
vậy? Chẳng phải dễ mà làm quen với việc Chúa tự tỏ mình ra hằng ngày như vậy?

Cũng xảy ra một nguy hiểm y hệt cho ai cử hành Thánh Lễ hằng ngày. Cũng như chúng ta có
nguy cơ lãnh đạm, lạnh nhạt lúc cử hành Thánh Thể như thế nào, thì chúng ta cũng có thể lờn
quen với tác vụ này như thế. Lòng tin cứ phải đổi mới mỗi ngày.

May thay, các chứng tá có đó để gây hưng phấn cho chúng tôi. Nếu chúng tôi không được thấy
xác nhận những việc Chúa làm, tôi chắc rằng chúng tôi đã bỏ cuộc từ lâu rồi. Đôi khi có thể chán
nản, nhưng những chứng tá đến tăng sức cho chúng tôi để tiến bước. Chính nhờ thấy niềm vui
của những người được khỏi bệnh, mà tôi tìm lại được can đảm mà cầu nguyện cho bệnh nhân.

21. Phải chăng các việc chữa lành làm người ta quên mất giá trị của sự đau khổ?

Tôi trả lời cho bạn bằng một việc xảy ra đời thường:

Một hôm, phi cơ của tôi có sự chậm trễ và tôi đến chậm trong việc giảng tĩnh tâm. Đức Giám Mục
tiếp đón tôi với vẻ sốt ruột, vì Ngài sắp phải đi có việc, và đã phải chờ đợi tôi để ra một vài chỉ thị
cho tôi.
Thoạt tôi vừa có mặt, Ngài hầu như không kịp chào tôi, và Ngài nói cách nghiêm nghị: “Thưa
Cha, sự đau khổ và bệnh tật cũng có phần trong chương trình Thiên Chúa, chúng ta không được
đánh mất giá trị của đau khổ do bệnh tật gây nên. Tôi xin Cha vui lòng đừng tổ chức việc chữa
lành trong buổi Thánh Lễ”. Rồi, nhìn đồng hồ, Ngài nói thêm: “Xin lỗi Cha vì tôi không ở lại dự bài
giảng của Cha, ông nha sĩ đang đợi tôi từ nửa giờ rồi...”

Tôi chỉ đơn giản đáp lời rằng: “Thưa Đức Cha, thế thì bệnh đau răng của Đức Cha lại chẳng phải
là một đau khổ có giá trị trước Thiên Chúa ư? Vậy tại sao Đức Cha nhờ ông ấy chữa mà không
nhờ Chúa Yêsu?”

Cuối cùng, cho tôi hỏi một câu: Thế giới có thiếu đau khổ không? Trong thế giới quá nhiều đau
khổ này, chúng ta có cần phải thêm thập giá hay quyền lực của thập giá, để đem lại cho chúng ta
tất cả hoa trái của công việc Cứu chuộc không? Chúng ta không được quên lời tiên tri nói về
Chúa Yêsu: “Chính các bệnh tật của chúng tôi, Ngài đã mang; các đau khổ của chúng ta, Ngài đã
vác... Và nhờ những vết hằn Ngài chịu, mà chúng tôi có phương được lành” (Ys 53.4-5).

Trong một đại hội ở Lộ Đức, xảy ra rất nhiều việc chữa lành khiến một linh mục đến bên tôi thì
thầm: “Tôi xem thấy hình như có quá nhiều phép lạ chữa lành”. Tôi khoát tay, trỏ cho ông ấy cả
một hàng dài những người lên nói lời chứng vì đã khỏi bệnh và hỏi: “Ai trong số những người
này, Cha muốn loại ra?”

22. Có phải Cha đã chứng kiến những việc lạ lùng đủ mọi loại?

Tôi nghĩ rằng chúng tôi chưa thấy gì cả. Chúa dành cho chúng tôi những sự ngạc nhiên mỗi ngày
mỗi lạ lùng hơn.

Cuộc Hiện Xuống mới chỉ bắt đầu. Chúng ta sẽ còn được thấy những việc vĩ đại hơn. Một thời kỳ
vinh hiển đã đến, như chưa từng thấy từ xưa đến nay. Thế giới cần đến Chúa Yêsu hơn bao giờ
hết, và Ngài sẽ tỏ mình ra với tất cả quyền năng của Thánh Thần Ngài.

Trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Roma ngày 19/5/1975, ông Ralph Martin (một
người lãnh đạo nổi tiếng của phong trào Canh Tân Đặc Sủng - lời dịch giả) có nói ra một lời tiên
tri:

“Đã đến một thời kỳ rao giảng Tin Mừng như chưa từng thấy trong Giáo Hội chúng ta”.

Tiên tri Yoel đã loan báo những điềm thiêng trên trời và dấu lạ dưới đất (Yô 3.1-5; Cv 2.16-21),
và chúng tôi được thấy:

- Tháng 3/1987, hồi 5 giờ chiều, tôi đang giảng ở Coatzacoalcos, bỗng mặt trời bị che mờ bởi một
đám mây đang di chuyển. Bởi thế, nó có ấn tượng là mặt trời múa. Chúng tôi lúc ấy cả thảy là
15.000 người được thấy. Thiên Chúa thật lớn lao!

- Lễ Chúa Kitô-Vua năm 1984 ở Montê Maria bên Mêxicô, nhiều đám mây họp thành hình thập
giá vĩ đại trên nền trời. Và ngay sau đó tiếp đến hai hình thập giá khác ở hai bên.

- Tại Zaire, tôi giảng bằng tiếng Pháp, một người đàn bà chỉ biết tiếng bản địa Lingala lại hiểu hết
bài giảng ấy.
Thiên Chúa muốn cho chúng ta những dấu lạ chứng tỏ Ngài đang sống và có quyền phép cứu
thế giới. Chúng ta sẽ còn thấy những điều lớn lao hơn nữa.

23. Và nếu một ngày kia không còn xảy ra các việc chữa lành nữa thì sẽ ra sao?

Nếu không còn một việc chữa lành nào nữa, thì tôi sẽ rất băn khoăn, và tôi tự hỏi cái gì trục trặc
trong tôi, bởi vì Chúa không thể ngưng thực hiện các lời hứa của Ngài (x. trong các Tin Mừng).
Mà Ngài đã hứa rằng: dấu lạ và kỳ công sẽ kèm theo lời rao giảng (x. Mc 16.15-20).

24. Có phải Cha cũng đã chịu bắt bớ và từ rẫy?

Phải, tôi đã bị chỉ trích, nhiều khi cách cay chua, ngay cả bởi các linh mục. Những khi khác, tôi bị
chế riễu..., nhưng những cái đó là thành phần của tác vụ của tôi. Còn có những Giám Mục không
cho phép làm tác vụ chữa lành. Các Ngài cho rằng đó là chuyện cuồng tín.

Nhưng, cái đó lại nằm ở trung tâm Tin Mừng, như là dấu chỉ kèm theo việc rao giảng Tin Mừng.
Những chỉ trích không làm cá nhân tôi đau đớn. Cái làm tôi đau, là nhìn thấy con tim người ta
khép kín trước tình yêu hay thương xót của Chúa Yêsu, muốn tỏ mình qua những dấu lạ và kỳ
công.

25. Thưa Cha, tất cả những cái đó có gây vấn đề cho Hội Dòng của Cha không?

Hồi đầu, một anh em trong Dòng đến gặp riêng tôi và khuyên tôi: “Cha hãy ráng tránh ra ngoài tất
cả những cái đó đi! Từ trước đến giờ, dòng chúng ta luôn được coi là một dòng tu nghiêm trang,
đứng đắn. Bây giờ, với tất cả những trò điên rồ của Cha, người ta sẽ cười cho chúng tôi tất cả”.
Tôi đáp: “Tôi không muốn tránh ra ngoài, bởi vì tôi đã mục kích hoa quả biến đổi cuộc đời của biết
bao người. Từ trước đến nay, chưa từng bao giờ chức vụ linh mục của tôi lại phong phú như
thế!”

Kỳ lạ nhất là mới đây không lâu, Bề Trên Giám Tỉnh của tôi cho gọi tôi đến mà bảo: “Chúng tôi có
một cuộc họp các Bề Trên tỉnh của tất cả Âu châu. Và các vị ấy than phiền rằng: Cha giảng nhiều
trong các đất nước ấy, mà chẳng bao giờ xưng là Cha thuộc Dòng các Thừa Sai Thánh Tâm”.
Tôi nói lại: “Tôi không xưng ra như thế, một phần vì nhiều người lấy làm hãnh diện vì tôi có đặc
sủng, và phần khác vì tôi không muốn để người ta nghĩ xấu về Hội Dòng tôi. Điều tôi luôn xưng ra
là tôi thuộc về Thánh Tâm Chúa Yêsu”.

Bề Trên Tổng quyền một hôm khuyên tôi: “Cha Emilianô, tôi không muốn Cha gặp rắc rối với các
Đức Giám Mục”. Tôi mới đáp lại: “Thưa Cha, con không gặp rắc rối với ai cả. Chỉ có những người
khác gây rắc rối cho con”.

Cám ơn Chúa, bây giờ thì người ta đã cho tôi tất cả tự do, để đi giảng bất cứ khi nào trên khắp
thế giới. Sổ tay của tôi ghi đầy những nơi mời giảng, đến nỗi tôi không có thời giờ để ngã bệnh.

26. Khi người ta được chữa lành, điều gì sẽ xảy ra cho họ sau đó?

Người được chữa lành cần được tiếp tục theo dõi trong tiến trình rao giảng Tin Mừng cho họ.
Thật ta sai lầm biết bao, khi không còn săn sóc đến họ sau lúc họ được chữa lành!
Chính việc chữa lành không ban cho họ đức tin, nhưng nó chuẩn bị cho họ một cách tuyệt diệu
để đón nhận Lời Chúa, cái này làm nảy sinh đức tin. Nếu chúng ta không lợi dụng thời gian tối
hảo đó để trình bày Chúa Yêsu cho người được chữa lành, chúng ta đã mất cơ hội tuyệt hảo
nhất để rao giảng Tin Mừng cho họ.

Có nhiều người đã sống kinh nghiệm một việc lành bệnh tốt đẹp, nhưng sau đó không ai đi kèm
họ cả. Họ đã lãnh hạt giống với một niềm vui và hạnh phúc lớn lao. Nhưng nếu hạt giống ấy
không được tưới và bón, nó sẽ hư hỏng vì thiếu săn sóc. Việc chữa lành không thay thế việc rao
giảng Tin Mừng, nhưng đi kèm theo nó.

Tháng 10/1988, tôi đã đi giảng ở 5 nước thuộc Châu Phi với Cha Jo Heglin, M.S.C. Một trong
mấy nước đó là Burkina Faso. Có hơn 400 người lãnh đạo cuộc Canh Tân họp tại đó trong suốt
một tuần lễ... Nhưng mỗi chiều của cuộc Tĩnh Tâm, chúng tôi tất cả đi đến trước nhà thờ chánh
tòa để dự Thánh Lễ lúc 18 giờ, cũng có nhiều người Hồi giáo đến dự. Những người này tin có
Thiên Chúa (Allah), nhưng coi Đức Yêsu Kitô chỉ như một tiên tri mà thôi. Một việc chữa lành
đánh động tôi nhiều đó là trường hợp một phụ nữ Hồi giáo, 45 tuổi, bị liệt nửa mình bên phải. Một
bà bạn đã mời bà đến dự Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân: “Chiều nay, nhiều người bệnh sẽ được
lành. Mời bà đi với chúng tôi!”. Bà ấy đến dự Thánh Lễ của bệnh nhân và trong giờ cầu nguyện,
Chúa đã chữa bà lành.

Hôm lễ bế mạc, bà lên làm chứng trước hàng bao ngàn người: “Các bạn hãy mở lòng cho Chúa
Yêsu, Ngài đang sống. Tôi xin làm chứng: Tôi bị bệnh liệt nửa mình bên phải. Tôi đã nằm nhiều
bệnh viện mà người ta không chữa nổi, nhưng có bà bạn rủ tôi đến dự lễ cầu cho bệnh nhân
chiều thứ ba vừa rồi. Tôi theo Hồi giáo, dầu vậy tôi đã đến, và Chúa Yêsu đã cứu chữa tôi. Tôi
tên là Zenabo, nhưng từ hôm nay, tôi muốn trở thành Kitô hữu và đặt tên là Catarina”.

Chúa Thánh Thần, trong vài phút, đã thuyết phục bà tin rằng: Chúa Yêsu là Đấng Thiên Sai cứu
thế,(*) và không có Danh nào khác được ban xuống cho loài người để nhờ đó mà ta được cứu
thoát.

Những gì xảy đến sau việc lành bệnh luôn luôn rất tuyệt diệu. Cách chung, sự chữa lành là như
một vụ nổ, nó phát sinh một phản ứng dây chuyền để biến đổi không những người được lành, mà
còn cả những người ở chung quanh họ. Đây là bằng chứng được ghi nhận trong chứng tá sau
đây:

“Guadalajara, Jal. 11/10/1984.

Tôi tên là Maria Guadalupe Lopez de Preciado. Chồng tôi, Armando Preciado, là phóng viên nhật
báo “El Occidental”. Chúng tôi lấy nhau đã 13 năm, có hai mặt con, một trai và một gái. Qua
chứng từ này, chúng tôi muốn ngợi khen, chúc tụng và tôn vinh Chúa, vì Ngài đã làm những việc
lạ lùng trong đời chúng tôi, mặc dù chúng tôi đã hầu như quên Ngài.

Ngày 3/7/1984, chúng tôi phải đưa đứa con gái Claudia đi điều trị tại dưỡng đường 14 của Cục
An Ninh xã hội, để giải phẫu cái mà người ta nghĩ là bệnh sa ruột (hernie). Hôm sau, chúng tôi
đến nhà thương sớm để thăm con xem bệnh tình ra sao. Chúng tôi ngạc nhiên vì thấy bảng trên
đầu giường nó, có ghi lời bác sĩ bảo phải rọi quang tuyến để khám nghiệm; cái đó hơi lạ, nhất là
bệnh nhân lại vừa mới bị mổ. Bác sĩ, rất bi quan, nói với chúng tôi rằng: ông thấy hình như cháu
Claudia có ung thư. Họ đã làm cho cháu một cuộc xét nghiệm sinh thiết (biopsie), và chờ tuần
sau sẽ có kết quả. Nếu kết quả cuộc xét nghiệm là xác thực, phải tái giải phẫu ngay lập tức.
Ngày 11, buổi trưa, chúng tôi chờ đợi kết quả trong niềm lo lắng, xót xa. Bác sĩ Barragan xác
nhận với chúng tôi là cháu quả bị một ung thư, nhưng không thể mổ được. Kết quả cuộc xét
nghiệm cho thấy một u nguyên bào thần kinh bụng (neurro-blastome abdominal) giai đoạn III
(không thể mổ được): đó là hai ung sang lấn chiếm hết vùng bụng. Chỉ có phép lạ mới cứu con
chúng tôi được. Chúng tôi cùng nhau đến nhóm cầu nguyện để xin Chúa chữa. Sau đó, cháu
được chuyển sang khu chuyên về khối u (oncologie) của một bệnh viện khác, dưới quyền bác sĩ
Juan Arroyo, ông này cũng xác nhận tình trạng trầm trọng của cơn bệnh. Chúng tôi tiếp tục cầu
nguyện, Chúa cho chúng tôi được phúc dự Thánh Lễ do Cha Tardif dâng ở Giảng Đường ngày
28/6, lúc 17 giờ. Mặc dù bao khó khăn, chúng tôi cũng đã có thể lọt vào được.

Thật là một đại lễ! ở đó, Chúa chữa nhiều anh chị em được khỏi bệnh phần xác hay phần hồn.
Cha rao lên những ai được khỏi bệnh, và chúng tôi thất vọng, vì chẳng thấy đá động gì đến
trường hợp của con chúng tôi cả. Cuối lễ, tôi nói với Cha: “Cha ôi, con gái con bị bệnh ung thư
hầu như hết thuốc chữa. Nếu nó chết, con cũng muốn chết theo. Nó là con gái độc nhất của con”.
Với một giọng ôn tồn và ấm lòng, Cha nói với tôi: “Bà đừng khóc nữa. Nhân danh Chúa, con bà
sẽ được khỏi”. Nói xong Cha đặt tay trên đầu cháu Claudia và cầu nguyện 5 giây. Từ đó đến nay
đã là 3 tháng. Các cuộc điều trị bằng hóa học trị liệu đều đã xong, mà không thấy nơi cháu có
phản ứng gì là còn bị bệnh. Chúng tôi xin đưa cho các bạn xem hồ sơ bệnh lý của cháu. Trong đó
có một tờ đề ngày 12/11, viết rõ ràng: “Các ung độc đã biến tan. Bệnh nhân có thể về nhà”.

Sau phép lạ kỳ diệu ấy của Chúa, đời sống chúng tôi biến đổi. Sự hiệp nhất trong gia đình càng
thêm chặt chẽ. Nhiều bạn hữu chúng tôi gia nhập các nhóm cầu nguyện. Phần chúng tôi, chúng
tôi tham dự phần học hỏi về “cuộc sống trong Thần Khí”.

Chính để ngợi khen và vinh hiển cho Chúa mà chúng tôi nói lời chứng này. Nó là bằng chứng tỏ
tường của sự hiện diện Chúa Kitô - Đấng đang sống, Đấng yêu thương chúng ta, và nhìn đến
chúng ta với đôi mắt đầy cảm thông và thương xót”.

27. Cha có sử dụng một phương pháp nào hay một đường lối nào không?

Phương pháp nào ư? Không! Tôi luôn luôn rao giảng về Đức Yêsu trước tiên, và khuyến khích
lòng tin. Rồi tôi cầu nguyện xin Chúa chữa họ khỏi tội lỗi bởi việc ăn năn trở lại. Và cuối cùng, tôi
cầu nguyện xin chữa bệnh phần xác.

Không một kỳ tĩnh tâm nào mà tôi không chứng kiến những việc chữa lành thấy được sờ sờ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả bệnh nhân đều phải lành. Các phép lạ là những dấu chỉ
của quyền năng Thiên Chúa, chúng cho thấy Chúa Yêsu đang sống, và chúng giúp vào việc tăng
cường đức tin chúng ta. Vì Thiên Chúa không chỉ muốn ta được khỏi bệnh, nhưng toàn diện
được chữa lành: hồn và xác, và ngay cả mối quan hệ của ta với tha nhân.(*)

28. Cha sẽ có lời khuyên gì cho những người cũng làm tác vụ chữa lành này?

Tôi có lời nhắn nhủ này: Đừng cầu nguyện chữa lành mà không rao giảng Tin Mừng! Ta không
nên bắt đầu cầu nguyện chữa lành phần xác ngay, mà không lo lắng đến đời sống thiêng liêng
của bệnh nhân. Nếu người ta cảm thấy đã sống xa Thiên Chúa lắm, chúng ta phải giúp họ ăn năn
hối cải.

Trường hợp kể trong Tin Mừng về người bất toại được Đức Yêsu tha tội trước đã, rồi mới được
chữa lành thể xác (x. Macco 2.1-12) là mẫu điển hình để thực hành tác vụ này.
Nếu ta chỉ cầu cho khỏi bệnh phần xác mà thôi, và không lo lắng gì để người tật bệnh được ăn
năn hoán cải, thì chúng ta đã làm công việc của viên thú y: ông này chỉ lo chữa thể xác mà thôi!

Phải lo lắng cho họ được ơn tha tội và được chũa lành bên trong. Nếu tác vụ chữa lành này chỉ
giản lược vào chuyện chữa thể xác, không màng lo đến sự sống đức tin, thì chẳng bỏ công được
đặc sủng này làm chi!

29. Người ta đồn rằng Cha quen biết những nhân vật quan trọng trong mọi địa hạt: Vua,
Tổng Thống và ngay cả các Hồng Y cũng xin Cha cầu nguyện cho, và mời Cha dâng Thánh
Lễ riêng cho họ. Vậy nhân vật quan trọng nhất nào mà Cha đã quen biết?

Đối với tôi, nhân vật quan trọng nhất là Chúa Yêsu. Còn chúng ta, ai cũng đều quan trọng cả, vì
chúng ta là con cái Thiên Chúa. Chẳng có danh tước nào quan trọng trên đời này cho bằng tước
vị con cái Thiên Chúa.

Mỗi người đều giá trị như thế cả, bởi vì Chúa Yêsu đã hi sinh mạng sống vì họ (x. Rm 8.11-12;
1Phêrô 1.18-19). Chúng ta đã được chuộc bằng giá máu châu báu của Chúa Yêsu Kitô.

Bất cứ ai tôi gặp đều quan trọng, nhưng người quan trọng nhất là Đức Yêsu, Chúa trên hết các
Chúa.

- Đã đành là thế, những người mà chúng tôi muốn nói đây là người đang sống hiện nay…

Đức Yêsu đang sống! Từ khi Ngài sống lại ngày thứ ba khỏi mồ, Ngài đang sống và không bao
giờ chết nữa. Không chỉ từng ấy: Ngài có sự sống ban cho tất cả những ai tin vào danh Ngài.

Bạn cũng có thể gặp Ngài như bất cứ ai khác. Ngài ở đó, và Ngài gõ cửa lòng bạn. Nếu bạn nghe
tiếng Ngài và mở cửa cho Ngài, Ngài sẽ vào và mời bạn dự bàn tiệc của Vương quốc...

30. Sứ điệp của Cha là gì?

Tôi chỉ rao giảng Chúa Yêsu là Đấng duy nhất được trời sai, và chúng ta không phải chờ đợi
người nào khác. Cốt yếu trong lời giảng của tôi là bày tỏ ra Đức Yêsu đang sống ngày hôm nay,
trong Giáo Hội của Ngài.

Tôi tin rằng càng ngày tôi càng không cần nói nhiều nữa, vì tôi nhận định được rằng: cái cốt yếu
là làm chứng nhân về những điều chúng ta mắt thấy tai nghe. Mỗi ngày, tôi lại thêm nhận thức
rằng: điều quan trọng không phải là nói về Chúa Yêsu cho bằng để Ngài hoạt động, với tất cả
quyền năng của Thánh Thần Ngài.

31. Cuối cùng, xét rằng đặc sủng chữa bệnh càng ngày càng trở nên quan trọng, và cũng vậy, số
người đến dự Thánh Lễ - ở đó người ta cầu cho bệnh nhân -; thế thì Thiên Chúa muốn nói gì cho
chúng tôi qua các dấu chỉ ấy?

Qua các dấu chỉ ấy, Chúa muốn bày tỏ cho chúng ta thấy việc toàn thắng của Ngài. Chúa Yêsu
đã đến giải thoát dân Ngài khỏi tội lỗi. Nhưng chưa hết, còn có những hậu quả ác hại của nó là
bệnh tật và sự chết. Nên Chúa Yêsu cho những dấu chỉ về sự toàn thắng trọn vẹn của Ngài trên
tội lỗi, bằng cách chữa lành các bệnh nhân và làm kẻ chết sống lại.
Đức Yêsu đã sống lại vinh hiển ra khỏi mồ: đó chính là các dấu chỉ chung quyết của cuộc toàn
thắng của Ngài. Vì sự chết đã vào trần gian do bởi tội lỗi, như thánh Phaolô đã khẳng định (Rm
5.12; x. Kn 3; Kng 2.24).(*)

Tôi nghiệm thấy mỗi lần chữa lành là một dấu chỉ rõ ràng về cuộc toàn thắng của Chúa Yêsu.
Nhưng đó cũng là một sự bày tỏ tình thương của Thiên Chúa. Phải nhớ lại lời Đức Yêsu đã nói
với người bất toại: “Tội của con đã được tha”. Sau đó, Ngài nói thêm: “Để cho các ông biết Con
Người có quyền tha tội dưới đất, - Ngài quay sang nói với người bất toại - Ta truyền cho con hãy
chỗi dậy, vác chõng mà đi về nhà!” (Mc 2.9-11).

Đối với tôi, đó là câu nói minh bạch nhất để cắt nghĩa lý do việc chữa lành: chứng tỏ sự toàn
thắng của Chúa Yêsu trên tội lỗi: Ngài có quyền tha tội, và do đó, có quyền triệt tiêu các hậu quả
ác hại của nó luôn.

Tất cả những dấu lạ ấy lặp lại một điều này: Chúa Yêsu là Đấng Thiên Sai, cứu thế giới này, và
chúng ta không phải đợi ai khác nữa. Đấng Thiên Sai ấy đang sống ngày nay, và Ngài ban sự
sống cho những ai tin vào danh Ngài.

Kết luận.

Tôi muốn kết thúc chương “Phỏng vấn tác giả”này bằng câu chuyện xảy đến với tôi một hôm kia,
nhân một vụ phỏng vấn.

Một ký giả của Tuần báo Pháp V.S.D. (Thứ sáu, thứ bảy, Chúa nhật) xin gặp tôi để viết một bài
báo, (báo này xuất bản tới 400.000 tờ). Ông ta viết: “Để trả lời cho biết bao câu hỏi của vô số
người không thể gặp ông Cha”, ông đã hóa thành “nhà thám tử để lục lọi khắp trời, đất và biển cả
suốt hai tháng trời, trước khi tìm được chỗ ở của Cha Tardif, và điện thoại xin ông Cha một buổi
nói chuyện ở Santo Đomingô”.

Rồi ông ta kể cuộc hành trình ở Bể Caraibes và cuộc du hành băng qua Sabaneta: “Một cái nhà
thờ quét vôi trắng và một dúm những nhà nhỏ bé màu hồng và màu lam, bên sườn dãy núi
xanh... Và chính bởi vì chốn ấy là nơi bị phụ bạc nhất trên đất, ông Cha Tardif mới thăm nom nó,
để nó không bị mất nước thiên đàng”.

Tiếp theo, ông ta cho in hình Cha Tardif, miệng mỉm cười, ngồi trên lưng lừa đi trên một con
đường của đảo Caraibes; rồi dưới hình, ông viết lòng chữ này: “Trên lưng lừa, Cha Tardif rao
giảng Tin Mừng cho dân quê”.

Không lâu sau khi bài phóng sự ấy ra mắt độc giả, tôi sang Paris, và rất nhiều người nói với tôi
rằng: họ vô cùng ngạc nhiên tại sao tôi lại để cho một tờ báo như thế phỏng vấn. Tờ báo ấy
không phải báo Công giáo, hơn thế, lại thường đăng những chuyện chơi bời trắc nết. Họ lấy làm
gương xấu, khi thấy đăng hình tôi giữa những tên phàm phu tục tử và các bài báo chẳng mấy
đạo đức.

Tôi không đáp lại các lời chỉ trích của họ, nhưng tôi nghĩ: nếu Đức Yêsu ngồi ăn cùng bọn thu
thuế và để cho những gái điếm đi theo Ngài, thì có gì phải sợ cái hoàn cảnh cắc ké của tôi đó.

Một năm sau, tôi giảng ở Strasbourg, và tôi phải đến Dijon sau đó. Anh Roger, thành viên của
cộng đoàn “Giếng Yacob”, mời tôi lên xe anh chở đi. Dọc đường, tôi hỏi anh làm sao anh đã gặp
Chúa, và anh bắt đầu kể cho tôi câu chuyện đời anh, tại sao anh đã sống lâu năm xa đức tin, xa
mọi tiếp xúc với Giáo Hội. Anh nói tiếp:

“Nhưng xảy ra là có một hôm cuối tuần, tôi mua tờ tuần báo V.S.D., tôi đọc thấy một bài viết về
một linh mục, ngẫu nhiên cũng trùng tên là Tardif với Cha!

Tôi thấy bài viết ngồ ngộ, vì ông Cha ấy nói đến một Thiên Chúa tuyệt vời mà tôi không biết. Cái
đó lôi kéo chú ý của tôi, đến nỗi tôi hỏi xem tôi có thể tìm được một nhóm Canh Tân ở đâu không.

Rồi tôi theo một tuần hội học về ‘Sống trong Thần Khí’, trong đó tôi đã được gặp Chúa Yêsu, Ngài
đã biến đổi đời tôi. ở đó, tôi đã gặp vị Thiên Chúa đã yêu thương tôi, và muốn tỏ cho tôi thấy
Người sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi tôi. Tôi ăn năn hối cải và mở lòng đón Chúa đến cứu vớt tất cả
những gì đã mất. Tôi đi xưng tội và từ đó tôi là một người khác”.

Tôi nói với anh:

- Ông Cha Tardif của tờ tuần báo V.S.D. ấy là tôi!

- Sao? Cha là người ở Santo Đomingô à?

- Bằng tâm hồn, phải! Còn tôi sinh tại Canada.

Thế rồi chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa, Người đã sử dụng tất cả mọi phương tiện, ngay đến cả thứ
tuần báo loại đó, để đến gần con cái Người, cho họ kinh nghiệm được tình yêu chân thật, và
không uống dọc đường những giếng nước rạn vỡ, song uống nước nguồn sống chân thật.

Nếu tôi để người ta đăng bài phóng sự kia về tôi trong “Công báo của Bộ Truyền bá đức tin”, thì
Roger chắc không bao giờ gặp được Chúa, đơn giản vì đó không phải là loại báo mà anh mua để
giải trí.(*) Ôi Chúa thật lớn lao! Đường lối của Ngài không phải đường lối của ta, và các tiêu
chuẩn của Ngài không phải như của ta (x. câu phỏng vấn số 19).
Chương Năm

Cách Rao Giảng Mới Về Tin Mừng

Ngày nay, Đức Thánh Cha Yoan Phaolô II nói đi nói lại không mệt mỏi, về cách rao truyền mới về
Tin Mừng. Từ cuộc thăm viếng ở Haiti của Ngài năm 1983 - ở đây, lần đầu tiên Ngài dùng từ ngữ
ấy -, Ngài không ngừng gợi đến đề tài này. Hầu như không có dịp nào mà Ngài không nói về nó.
(*)

Đức Giáo Chủ nêu lên 3 khía cạnh, nhờ đó cách rao giảng Tin Mừng phải đổi mới:

- Mới trong sự nhiệt tâm

- Mới trong phương pháp

- Mới trong cách diễn tả.

Phải lưu ý ngay điều này: Tin Mừng không đổi mới nội dung của nó. Hiển nhiên sự mới mẻ không
thể ở điểm đó. Không có Tin Mừng nào khác ngoài Tin Mừng đã được chính Đức Yêsu loan báo
và được các Tông Đồ lặp lại: Chúa Yêsu là Đấng Cứu Độ độc nhất, không có một Đấng Trung
gian nào khác giữa Thiên Chúa và loài người.

Tin Mừng, chính là con người Đức Yêsu Kitô. Tin Mừng nằm gọn trong câu này: “Thiên Chúa đã
yêu mến thế gian như thế, đến nỗi đã ban Con Một của Người... Không để xử án thế gian, nhưng
để nhờ Ngài mà thế gian được cứu” (Yn 3.16-17).

Tin Mừng không là một vật gì, nhưng là một nhân vật: Đức Yêsu, Đấng đã thí mạng sống mình vì
ta, ngày thứ ba đã sống lại từ trong kẻ chết và đang sống, không còn bao giờ chết nữa.

Như vậy, chính bản thân Ngài là sứ điệp của tình yêu lớn lao của Thiên Chúa đối với chúng ta:
mặc dù chúng ta tội lỗi, Người đã phú nộp Con của Người cho chịu chết, để cho ai tin vào Ngài,
thì được có sự sống đời đời. Tin Mừng là thế này: Sự̣ chết đã bị đánh bại bởi sự phục sinh của
Chúa Yêsu, Tin Mừng ấy thật là niềm hi vọng cho ta, dù ở địa vị nào hay hoàn cảnh nào.

Giả dụ như Đức Yêsu không nói diễn từ nào, hoặc các vị Thánh chép sử không thuật lại một lời
giáo huấn nào của Ngài, thì sứ điệp cốt tủy cũng không bị giảm giá: vì Ngài chính là Lời, và cung
cách sống của Ngài là sứ điệp lớn lao nhất và căn bản nhất rồi. Tin Mừng luôn mãi vẫn là một và
mãi mãi sẽ cứ như thế. Giả tỷ có một thiên thần nào từ trời xuống loan báo một Tin Mừng khác
với Tin Mừng chúng ta đang có, Tin Mừng ấy sẽ là giả và đáng nguyền rủa - Thánh Phaolô nói
đanh thép như thế (Galát 1.7-9).

Vậy chúng ta không cần một Tin Mừng mới, nhưng là một cách rao giảng mới về Tin Mừng.

Bây giờ, chúng ta cùng nhau xem cái mới trong việc rao truyền Tin Mừng nghĩa là thế nào?

1. Mới trong sự nhiệt tâm.


Không ai có thể cảm thấy nhiệt tâm để rao truyền Tin Mừng, nếu trước đó người ấy đã không gặp
gỡ đích thân với Chúa Yêsu sống lại. Lý do thật đơn giản: nhiệt tâm tức là cháy nóng như lửa,
mà chúng ta chỉ có thể cháy nóng như thế, nếu chúng ta được hun đốt bởi lửa của Thần Khí
Chúa Kitô phục sinh. Lòng các môn đệ làng Em-mau đã cháy nóng bừng bừng, khi dọc đàng
Chúa Yêsu giảng giải Kinh Thánh cho họ: chính bởi đó mà ngay giờ ấy họ cấp tốc trở về
Yêrusalem, để làm chứng về điều đã xảy ra với họ dọc đàng (Lc 24.32-35).

Nhiệt tâm với Tin Mừng là yếu tố căn bản trong việc rao giảng Tin Mừng:

- Mong sao lửa nhiệt thành đối với Nhà Chúa nung đốt tâm can ta (Tv 69.10; Yn 2.17).

- Mong sao - như Phêrô và Yoan - chúng ta không thể không nói những gì ta đã nghe và đã thấy
(Cv 4.20).

- Mong sao - như tiên tri Yêrêmia - mồi lửa đã thiêu đốt xương cốt ta, sẽ thúc đẩy ta rao truyền
Tin Mừng lúc thuận cũng như lúc nghịch (Yr 20.9).

Để hun nóng lại lửa nhiệt tâm, ta phải trở về mối “tình mến thuở ban đầu” (Kh 2.4), chính cái tình
mến đã hấp dẫn ta, đã thúc đẩy ta trao hiến mình vô điều kiện cho Chúa Yêsu. Chỉ lúc ấy, chúng
ta mới sẵn sàng chu toàn sứ vụ tiên tri của ta, cho dù nó có vẻ cay đắng hay khó khăn.

Nếu tim ta cháy bừng tình mến Chúa Yêsu Kitô, miệng ta nhất thiết sẽ công bố sứ điệp cứu rỗi
của Ngài, và đời ta sẽ là một phản ánh của đời Ngài.

Người rao giảng phải có Đức Yêsu trong tim, hơn là có những học thuyết hoặc đạo lý về của
Yêsu. Chính vì lý do ấy, Đức Giáo Chủ Phaolô VI nói rằng: thế giới thời nay cần có những chứng
nhân hơn là thầy dạy.

Phải có những vị rao giảng mới, cháy bừng lửa của Thần Khí, những chứng nhân không chỉ lặp
lại những gì họ đã học hay đã đọc, nhưng là những người không thể ngưng thuật lại những gì đã
tai nghe mắt thấy. Phải để cho người ta thấy được rằng họ đầy tràn Thần Khí (Cv 2.33).

Hai chủng sinh đi dự kỳ tĩnh tâm khai tâm vào cuộc Canh Tân Đặc Sủng. Trở về, họ sung sướng
đến nỗi họ đến thẳng phòng Giám Đốc chủng viện, để thuật lại những gì họ đã sống qua. Vị này
nhìn họ với vẻ hoài nghi, nhưng vẫn chăm chú và kính trọng nghe họ kể.

Ngay sau đó, một trong hai - hơi dại dột - nói với vị ấy: “Đức Cha có muốn chúng con cầu nguyện
ngay cho Đức Cha, để được lãnh Chúa Thánh Thần không?”. Ngài hơi ngượng ngùng trả lời:
“Chúa Thánh Thần ư? Ta đã lãnh hồi chịu phép Rửa tội. Người ta đã lại ban Thánh Thần lần nữa
ngày chịu phép Thêm Sức, và rồi ngày Ta chịu chức linh mục nữa...”

Sau vài giây thinh lặng căng thẳng, chủng sinh kia nói: “Vậy thì, thưa Đức Cha, chúng con có thể
cầu nguyện để cho cái đó hiện tỏ ra cho thấy được không?”

Nhiệt tâm đối với Tin Mừng thúc đẩy chúng ta cháy bừng lửa trong việc tông đồ của ta, đến mức,
mặc dù công vụ có mở thêm rộng, thì vẫn có lý do mạnh hơn đưa ta tiến: đó là tình mến!

Cuối năm 1984, sau khi đã giảng một tháng liên tục ở Québec, tôi sang Pháp. Từ đó đến Hòa
Lan, ở đó tôi đã có thể rao giảng Tin Mừng tại Zindhoven và Rotterdam.
Không kể công việc hết sức căng, lại chồng thêm việc thông dịch tại chỗ cũng nặng nề nữa. Tôi
mệt mỏi và thấm lạnh đến độ tôi đâm mơ về cái nhà nhỏ ấm cúng của tôi ở La Romana, đến khí
hậu ấm áp, dễ chịu ở miền bể Caraibes, và cái xứ đạo êm ả ở bờ bể - cộng đoàn thân thương
của tôi, v.v...

Nhưng trong giờ nguyện ngắm buổi sáng riêng mình tôi, Chúa cho tôi đọc một đoạn tự truyện của
Chị Thánh Têrêxa nhỏ nói rằng: “Nếu ngày nào đó, không còn tình yêu nữa, thì các tông đồ sẽ
chẳng ai đi rao giảng Tin Mừng...”

Tôi hiểu lời dạy và nhủ mình: “Hỡi Emilianô, ngươi đừng còn phàn nàn vì bao việc phải làm nữa
nhé!...”

Sau một chiến dịch truyền giảng Tin Mừng ở Paraguay, chúng tôi bế mạc ngày tĩnh tâm cuối cùng
bằng một Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân, trong sân thể thao của Đại chủng viện. Người ta ước tính
có đến hơn 20.000 người dự.

Toàn bộ Thánh Lễ được truyền hình trực tiếp, và không biết bao nhiêu người có thể thấy những
việc chữa lành Chúa đã thực hiện, cũng như có thể nghe những lời làm chứng sống động của
những người vừa được lành bệnh, chẳng hạn như của Bác sĩ Galeano Duarte, thuộc miền
Caacupé: “Trong buổi Thánh Lễ thứ năm vừa rồi, tôi đã giơ cho dân chúng thấy đôi nạng mà từ
đây tôi không cần dùng nữa, vì nay tôi có thể đi đứng không cần chúng... Trước đây, khi người ta
đến bên tôi để cầu nguyện cho tôi được lành, tôi vẫn nói với họ là phải chờ đợi, Thiên Chúa có
định giờ của Người cho mỗi chúng ta. Nhưng ngày thứ năm, đó là giờ của tôi, và Chúa đã chữa
tôi lành. Và kìa tôi thấy mình đi lại được trong các đường phố của tỉnh ‘Assomption’. Tôi cảm thấy
hai chân tôi mỗi lúc một cứng cáp hơn lên. Tôi vô cùng sung sướng vì có thể lại đi đứng được.

“Theo chẩn bệnh của bác sĩ, tôi đáng lẽ phải sống phần còn lại cuộc đời với đôi nạng, và không
thể bước đi mà không có chúng. Thế mà nay, tôi được khỏi. Vinh danh cho Thiên Chúa vì sự ấy!”

Hôm sau, tôi trở về Santo Đomingô, qua ngả Miami, với một người bạn đồng hành truyền giảng.
Lên phi cơ, người ta nhận diện được chúng tôi và mời chúng tôi lên ngồi ghế du lịch hạng nhất,
đang khi vé chúng tôi mua là hạng thường. Chúng tôi nhận lời ngay với lòng biết ơn chân thành,
trước cử chỉ nhã nhặn ấy. Sau khi phi cơ cất cánh thì anh phi công phụ đến gặp tôi, hỏi tôi có cho
phép anh nói và có nhận cầu nguyện cho anh không. Tôi nhận lời và cầu cho anh, tuy làm có hơi
nhanh hơn lệ thường, bởi vì anh phải về với nhiệm vụ, còn tôi cũng muốn nghỉ ngơi một chút...

Nhưng vừa xong, thì viên phụ trách khoang du lịch ấy nói với tôi: “Thưa Cha, hôm qua tôi có nghe
trên truyền hình những chứng tá về các việc chữa lành. Cha có thể cầu nguyện cho tôi được
không?”. Tôi nghĩ thầm: “Mình dám phải làm một cuộc giảng tĩnh tâm ở đây lắm!”. Rồi chúng tôi
nói và cầu nguyện với nhau. Xong rồi, anh đứng dậy và nói: “Thưa Cha, còn các cô tiếp viên
đang ước ao hết sức được nói chuyện với Cha”. Tôi đáp: “Vậy thì mời các cô tới đây!”. Anh ta
nói: “Qui định không cho phép các cô ấy tới đây ngồi nói chuyện ở hạng nhất...” Tôi hỏi: “Thôi
được, thế tôi có thể nói chuyện với các cô ấy ở đâu?”. Anh trả lời: “Nếu Cha đồng ý, Cha có thể
xuống dưới phòng bếp của phi cơ...”

Tôi đứng dậy, rời chiếc ghế êm ái ở hạng nhất, để đi xuống phòng bếp của phi cơ. Người ta khép
màn lại và đưa cho tôi một chiếc ghế đẩu cao cẳng, đến nỗi hai chân tôi thõng xuống đu đưa. Nó
lại bằng sắt cứng và hẹp đến nỗi phải ráng lắm tôi mới ngồi vững trên đó. Cô thứ nhất nói với tôi:
“Chiều qua, con có dự Thánh Lễ của Cha và con rất ước ao được nói chuyện với Cha...” Cô thứ
hai thuật cho tôi cô đã theo dõi Thánh Lễ trên máy truyền hình, và cô mong được một lời hướng
dẫn đàng thiêng liêng. Rồi cứ lần lượt như thế, thay phiên nhau và nhờ nhau làm công tác, các
cô đến với tôi để tôi cầu nguyện cho mỗi người. Tôi không tài nào quen nổi cái ghế đẩu cao, trên
đó tôi ngồi hơn một giờ, đang khi cười thầm trong bụng là đã mắc bẫy, khi nhận chiếc ghế bành
êm ái của hạng nhất.

Cuối cùng, khi được trở về lại ghế ngồi cũ, tôi nói với người bạn đồng hành: “Ta hãy tạ ơn Chúa,
vì may là người phi công trưởng chưa tới xin nói chuyện với ta”.

Khi Chúa Yêsu là niềm đam mê của ta, ta có thể luôn luôn rao giảng Tin Mừng bất cứ ở hoàn
cảnh nào. Nhiều khi, tôi không còn giờ mà nghỉ ngơi nữa. Nhưng nếu Chúa Yêsu là sự nghỉ ngơi
của ta, thì lúc đó ta lại thấy mọi sự khác hẳn.

2. Mới trong phương pháp.

Lời rao giảng đầu tiên là dạy giáo lý.(*)

Phương pháp là một con đường sư phạm để loan báo Tin Mừng. Tin Mừng có một hệ thống tổ
chức thành những giai đoạn xác định, rõ rệt. Trong lịch trình toàn vẹn rao truyền Tin Mừng, chúng
ta có thể và phải phân biệt rõ ràng hai “thì” tiếp tục nhau, và dù chúng có tùy thuộc nhau, chúng
vẫn khác biệt nhau:

- Việc rao giảng đầu tiên, tức là loan báo về con người Đức Yêsu.

- Việc dạy giáo lý tức là truyền lại kho đức tin.

Nếu chúng ta lấy sáu bài diễn từ rao giảng đầu tiên, trong sách Công Vụ các Tông Đồ làm điểm
xuất phát (Cv 2.14-39; 3.12-26; 4.9-12 và 20; 5.29-32; 10.34-43; 13.16-41), chúng ta sẽ nhận
thấy nội dung của lời rao giảng đầu tiên rất khác với nội dung của giáo lý:

Việc rao giảng đầu tiên, nền tảng của đức tin ta, tập trung vào việc công bố về Đức Yêsu, với ba
biến cố quan trọng nhất: sự chết, sự phục sinh và tôn vinh của Ngài,(*) với ba tước hiệu lớn nhất
của Ngài: Đấng Thiên Sai, Cứu Thế và Đức Chúa. Vậy đây không phải là một đạo lý mà người ta
phải hiểu bằng trí khôn, nhưng là một con người mà người ta phải đón nhận cách tự do bằng
lòng tin.

Khi rao giảng đầu tiên, người ta không nói đến một sự vật gì, song đến một ai. Nền tảng không
bao giờ có thể thay đổi của Kitô giáo, chính là Đức Yêsu Kitô. Không có nền tảng ấy, bất cứ sự
gì người ta xây lên trên (dù là giáo lý, luân lý, hay thần học), sẽ là xây trên cát. Một trong những
định nghĩa đầu tiên của Kitô giáo không phải là một triết thuyết, một đạo lý hay một giáo huấn,
nhưng là “Sự Sống” (x. Cv 5.20).

Việc rao giảng đầu tiên dẫn ta đến gặp gỡ đích thân với Đức Kitô phục sinh, và đến kinh nghiệm
ơn cứu độ của Ngài, nó làm ta trở thành những tạo vật mới bởi tin và hoán cải (Xem Thông điệp:
“Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc”, số 44).

Cái lầm lạc lớn của ta về mặt phương pháp mục vụ rao giảng Tin Mừng, là nhấn trên giáo huấn
và giáo lý cho những người chưa được tái sinh lại.
Nhân dịp một cuộc đi giảng tại Ai cập, chúng tôi đã được tham quan những Kim Tự Tháp đồ sộ.
Người ta bảo chúng tôi rằng: để cho người quá cố hành trình sang thế giới bên kia, người ta đã
dọn cho họ những đĩa thức ăn sơn hào hải vị. Nhưng đáng tiếc, những thức ăn quí hiếm ấy bị hư
thối, chỉ vì những người đã chết đâu có thể dùng được.

Đó cũng chính là cái đang xảy ra khi chúng ta ban lương thực quí giá của đạo lý, luân lý, hoặc
chính giáo cho những kẻ còn đang chết, bởi vì họ chưa được kinh nghiệm sự sống dồi dào mà
Chúa Kitô đã đến đem cho thế gian.

Chính vì vậy, khi Đức Yêsu đến nhà ông Yairô, có cô bé 12 tuổi con gái ông vừa chết, thì việc đầu
tiên Ngài làm là phục sinh cô bé, và chỉ sau đó, Ngài mới bảo người ta dọn cho cô bé ăn. Có
những người nghĩ rằng nhờ ăn mà các kẻ chết sống lại. Đâu có phải vậy!

Thường thường, cơ cấu đạo lý của chúng ta rất hoàn chỉnh, nhưng nó giả thiết phải có một cái gì
trước đã, mà cái đó lại chưa có.

Một linh mục kia rất tích cực và năng động, thích tổ chức chu đáo các lễ nghi phụng vụ, và ông đã
để vào đó rất nhiều lo lắng. Nhưng vì cái gì ông cũng muốn tự mình làm lấy cả, cho nên luôn luôn
ông quên sót một cái gì đó.

Một hôm, ông tổ chức một cuộc Kiệu Mình Thánh Chúa. Ông đã chú ý đến hết mọi chi tiết: nào ca
đoàn, các chú bồi lễ, các bài ca ngợi, nến đèn, hương, thứ tự xếp hàng, v.v...

Lễ nghi khởi sự đúng giờ đã định. Đàn phong cầm trổi nhạc, giáo dân ca hát, và mọi người xếp
hàng theo đúng thứ tự, đang khi làn hương trầm nghi ngút bay, tô điểm thêm một vẻ long trọng
và cầm trí sốt sắng. Linh mục chủ sự bận áo choàng lớn đi dưới phương du, do 4 chú bồi lễ ăn
mặc chỉnh tề cầm cán bốn góc, hai tay linh mục nâng cách cung kính mặt nhật hào quang cho
giáo dân thờ lạy, hát mừng. Cuộc kiệu sắp kết thúc, bỗng có một chú bồi lễ lại gần linh mục để
nói với ông điều gì, nhưng ông xua đi vì sợ gây mất trật tự, chia trí, đó là điều ông không muốn.
Nhưng chú bé cứ một mực nài nỉ, cho nên ông hỏi nó chuyện gì xảy ra. “Thưa Cha - chú bé nói -
Cha đã quên đặt Mình Thánh Chúa vào trong mặt nhật hào quang rồi...”

Lúc ấy, vị linh mục mới hạ mặt nhật xuống coi xem sao, thì hỡi ôi, ông nhận ra quả thật ông đã
quên. Không cầm mình được, ông kêu to lên: “Luôn luôn, ta quên một chi tiết nhỏ!”

Nhiều khi, chúng ta tổ chức chu đáo đủ chuyện. Các kế hoạch mục vụ của ta thật đồ sộ, các
chương trình thật hoàn chỉnh. Mọi sự đều hoàn hảo... Nhưng chỉ quên “cái chi tiết nhỏ...” ấy.

Năm 1985, chúng tôi đề cập đến đề tài ấy với một nhóm thừa sai Nhật bản. Một người trong
nhóm phát biểu: “Cái đó là điểm cốt cán để rao giảng Tin Mừng trong đất nước này. Nếu chúng ta
không trình bày trước hết lời rao giảng đầu tiên, chúng ta sẽ nai lưng làm việc để gặt hái kết quả
chẳng đáng bao lăm”. Khi ấy Đức Giám Mục lão thành của giáo phận Fukuoda nhìn nhận: “Chúng
ta đã xây dựng rất cẩn thận các cơ cấu mục vụ, nhưng nhiều khi chúng ta đã quên trình bày
Chúa Yêsu cho người ta”.

Giáo lý phải được đặt đúng vị trí của nó, nếu muốn nó đem lại hoa quả dồi dào: tức là sau khi đã
công bố lời rao giảng đầu tiên. Muốn cho một sự sống lớn lên, thì nó phải sinh ra trước đã. Người
ta sinh ra trong đời sống mới, bởi đáp lời kêu mời của sứ điệp cứu độ bằng lòng tin và sự hoán
cải (Xem Thông Điệp “Sứ vụ Đấng Cứu Chuộc”, số 46-47).
Giáo lý không bao gồm, lại càng không thay thế lời rao giảng đầu tiên. Nó đòi phải rao giảng đầu
tiên trước đã! Dạy giáo lý mà trước đó không truyền đi lời rao giảng đầu tiên, thì đó là quên mất
“cái chi tiết nhỏ” như vị linh mục trên kia.

Làm cho người ta hiểu biết giáo lý chưa đủ, phải để Chúa Thánh Thần nắn tạo hình ảnh Chúa
Kitô trong ta.

Tiếc thay, trong công việc đào tạo Kitô hữu, nhiều khi người ta “quên mất cái chi tiết nhỏ”, vốn là
tảng đá góc của đời sống Kitô giáo. Trong Giáo Hội Công giáo, chúng ta có một kho tàng phong
phú đức tin, giáo huấn của các Tông Đồ, huấn quyền của Giáo Hội, đời sống bí tích, và v.v...
Nhưng tất cả những cái đó đặt trên một nền tảng: bản thân Chúa Yêsu - Đấng đã chết và sống
lại. Đó chính là tảng đá góc, trên đó xây dựng tất cả công trình.

Nếu chúng ta không xây trên tảng đá không thể lay chuyển ấy, thì một cơn bão nhỏ hay một cơn
lốc nhẹ cũng sẽ trốc đổ cả lâu đài, và đổ vỡ sẽ rất lớn.

3. Mới trong cách diễn tả.

Để hiểu điều nói trên, chúng ta phải đưa mắt nhìn vào Chúa Yêsu - vị rao giảng Tin Mừng đầu
tiên và vĩ đại nhất - để nhận định xem Ngài đã rao truyền Tin Mừng cứu độ như thế nào.

Chúa Yêsu trình bày Tin Mừng một cách rất đơn sơ. Thánh Mattthêô toát yếu cách tuyệt diệu
hoạt động của Chúa Yêsu Kitô trong một bản văn rất hay:

“Đức Yêsu rao khắp xứ Galilê, giảng dạy trong các Hội Đường của họ, rao truyền Tin Mừng về
Nước và chữa lành mọi tật nguyền, bệnh hoạn trong dân” (Mt 4,23 và 9.35).

Việc rao truyền Tin Mừng của Đức Yêsu gồm hai khía cạnh căn bản: rao giảng Lời (Tin Mừng về
Nước) và chữa lành các bệnh tật.

· Rao giảng Lời.

Ngày nay, có những người nghĩ rằng: chứng tá đời sống là đủ, chẳng cần rao truyền Lời làm chi.
Nhưng thử hỏi: có chứng tá đời sống nào chân thật cho bằng chứng tá của Đức Yêsu, ấy thế mà
Ngài vẫn rao truyền Lời bằng mọi phương cách, khi Ngài rảo khắp thành thị và làng mạc.

Tông huấn Evangelii Nuntiandi (Tin Mừng cần phải rao truyền) ở số 22, khẳng định rằng: Cho dù
chứng tá đời sống là cách thức đầu tiên để rao truyền Tin Mừng, nó vẫn không đủ, và nó phải
kèm với (việc rao truyền) Lời sự sống.(*) (x. Rm 10.14).

Sẽ không có rao truyền Tin Mừng thực thụ nếu người ta không loan truyền Danh Chúa, đạo lý,
đời sống, các lời hứa, Vương Quốc và mầu nhiệm Chúa Yêsu, Con Thiên Chúa, sứ điệp là chính
bản thân Đức Yêsu vậy.

· Chữa lành các bệnh tật.

Đức Yêsu đã thực hiện những dấu lạ và kỳ công, những cái này lôi cuốn đoàn lũ dân chúng đến
với Ngài, và cho đám dân này, Ngài rao truyền lời cứu rỗi.
Có những người chủ trương rằng: điều quan trọng nhất là loan truyền Lời Chúa, còn những dấu
lạ và kỳ công không cần thiết. Nhưng chúng ta thấy gì? Rất nhiều nhà thờ, nơi cầu nguyện, vắng
như chùa Bà Đanh, tại sao? Tại vì chỉ đến nghe lời Chúa không thôi thì chưa đủ, dân chúng còn
muốn nghiệm thấy hiệu lực của Lời Chúa. Phải có những biểu lộ thấy được, ở đó phô bày sự
toàn thắng của Chúa Yêsu Kitô trên tội lỗi, bệnh tật và sự chết.

Khi ta loan truyền Lời Chúa với những dấu lạ kèm theo, tức khắc dân chúng đông đảo sẽ tụ họp
đến, không chỉ để nghe mà thôi, mà còn để thấy Lời Chúa Yêsu được thực hiện. Lúc ấy, họ sẽ dễ
mở lòng đáp lại sứ điệp cứu rỗi, bằng một hành vi liên kết với bản thân Đức Yêsu Kitô như Cứu
Chúa và Chúa Tể của mình.

Khi chúng tôi rao giảng theo cách ấy, chúng tôi thấy xảy ra những điều như được thuật lại trong
nhật báo “El Diaro” của tỉnh Assomption ở Paraguay, ngày 22/4/1985, trong bài nhan đề: “Lòng
tin đã triệu tập hơn 40.000 tín đồ”:

Dù không có một lời quảng cáo nào cho cuộc viếng thăm của ông linh mục người Canada ấy trên
đất nước chúng ta, thế mà, như bị thúc đẩy bằng một sức mạnh triệu tập lạ lùng, hơn 40.000
người đã tụ họp trong sân vận động của Câu lạc bộ Cerro Porteno.

Chiến dịch loan báo Tin Mừng của phong trào Canh Tân Đặc Sủng qua lời giảng của Cha Tardif,
đã gây ra một quang cảnh vĩ đại của lòng tin nơi Chúa Yêsu Kitô. Chỗ đó quá nhỏ bé, đã không
thể chứa hết đoàn lũ dân chúng muốn tham dự lễ nghi, nhiều người đã phải đứng ngoài hàng rào
của sân vận động. Hàng bao ngàn người khác đã theo dõi buổi lễ trên máy truyền hình.

Người ta có thể nói không ngoa rằng: kênh 13 đã phá kỷ lục của cái người ta gọi là số lượng
khán thính giả, theo như bài bình luận của đài chiều hôm đó cho biết.

Hiện thời, Giáo Hội Công giáo đang thu hút mạnh mẽ các tín đồ, bởi vì không cần ai quảng cáo,
mà toàn đất nước đều đã được nghe sứ điệp và hưởng lời cầu nguyện của linh mục ấy.

Cũng phải nhấn thêm điều này: là vị trí mà phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công giáo đang
chiếm được, trong thời sự hiện tại trong nước và trên thế giới.

Một cách âm thầm, nó không ngừng lan rộng ảnh hưởng thật đáng kinh ngạc. Phong trào này -
giữa lòng Giáo Hội - có phận sự làm sống lại quyền năng của đức tin trong thế giới Kitô giáo.

Các dấu lạ đi kèm theo lời rao giảng đầu tiên; trái lại. chúng tôi hầu như chưa hề thấy dấu lạ kèm
theo những luận án thần học, cho dù chúng cũng bênh vực cùng những lý lẽ như sau. Ngày nay,
khi chúng tôi trở lại với việc rao giảng tiên khởi, chúng tôi thấy những dấu lạ ấy triệu tập không
biết cơ man nào là người, đến nỗi gây thành những vấn đề cần phải được giải quyết cho xong.

Khi lời Chúa được kèm theo bởi những dấu lạ, vấn đề không còn phải là làm sao cho người ta
đến,(*) nhưng đúng hơn là làm gì với những người đã đến.

Chẳng kỳ cục sao, tờ điện báo này gửi cho tôi ngày 4/5/1986, từ thành phố Elizabeth trong bang
New Jersey, Hoa Kỳ, nói rằng:
“Cám ơn vì đã không đến giảng cuộc Đại hội từ ngày 13 đến 18/5/1986. Chúng tôi không thể tìm
được nơi nào rộng đủ, để chứa tất cả khối người muốn nghe Lời Chúa - Xin nhận tấm chân tình
của chúng tôi”.

Ký tên: Cha Roberto Trabold”

Các việc chữa lành và phép lạ không phải là hai mẫu ruột thừa trong việc rao giảng Tin Mừng
đâu, bởi vì qua chúng, hiệu lực của Lời Chúa đã được công bố mới tỏ ra kiến hiệu.

Thời trước đây, người ta nghĩ rằng: các phép lạ có công dụng minh chứng sự xác thực của đạo
lý. Nhưng kỳ thực, chúng có một chức năng còn quan trọng hơn thế nhiều: chúng cho thấy rằng
vị Thiên Chúa mà chúng ta loan báo đang hành động thực sự.

Chính là ơn cứu độ đang hiện hành!

Thành ra, các dấu phép lạ và những việc chữa lành hiến cho ta cơ may tuyệt vời để bày tỏ hoạt
động của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ nói về một Thiên Chúa mà chẳng ai thấy Người làm gì
cả.

Trong một cuộc hội nghị đại kết, một Giám Mục ở Pakistan nói với chúng tôi giọng rất xác tín:

“Từ đó đến nay đã là 25 năm tôi làm việc ở Pakistan. Tôi có thể nói tôi là người đã làm cho nhiều
người Hồi giáo trở lại nhất: khoảng chừng 1.000 người trong suốt thời công vụ.

Đến cuối sự nghiệp, tôi nhận định rằng: nếu chúng ta không rao giảng cho người Hồi giáo một
Tin Mừng kèm theo có dấu lạ và kỳ công, để chứng tỏ đạo ta không phải là một ý thức hệ, nhưng
là một thực tại, chúng ta sẽ mất thời giờ thi hành sứ vụ ở giữa họ, vì họ có một nền văn hóa phản
Kitô giáo chứ không phản Kitô.

Lại có một đại biểu Ái Nhĩ Lan nói thêm: Thời xưa, người ta nhìn lên trời cầu cứu khi gặp các khó
khăn, các vấn đề... Gặp dịch tể, người ta tổ chức một kỳ cầu nguyện. Nếu không mưa, người ta
làm lễ cầu đảo xin Thiên Chúa ban mưa xuống.

Ngày nay, tiêm chủng chích ngừa đã làm quên mất Thiên Chúa. Nhưng cái tồi tệ nhất là người ta
xa cách Thiên Chúa, trong những lãnh vực siêu phàm hơn. Nhiều khi, người ta muốn xây dựng
Nước Thiên Chúa bằng những kỹ thuật và tổ chức. Nếu quả thực những người Hồi giáo cần các
dấu lạ như thế, tôi dám quả quyết rằng: đối với thế giới tây phương và đã phát triển, các dấu lạ
ấy còn cần thiết hơn.

Loài người sống nhờ vào sức lực riêng của mình và họ phải nếm kinh nghiệm này: là có một
quyền năng của Trên Cao, quyền lực của Thánh Thần”

Phần tôi, tin rằng cách diễn tả mới để rao giảng Tin Mừng phải thế này: Lời được kèm theo bằng
những dấu chỉ quyền năng.

Thánh Phaolô không rao giảng cách nào khác (1Th 1-5),(*) ngược lại, phép lạ cũng lại chứng
nhận tính xác thực của sứ vụ tông đồ của ông (x. 2C 12.12).(*) Làm như thể không có các dấu lạ
ấy, thì không thể là vị tông đồ thực thụ!
Tôi nghĩ rằng: Chúa Yêsu không thay đổi đường lối mục vụ, và chính vì vậy mà ngày nay, Ngài
tiếp tục tỏ mình ra với quyền năng trước con người hiện đại. Chúa Yêsu không thay đổi phương
pháp mục vụ, bởi vì phương pháp Ngài dùng là rất hiệu nghiệm.

Ngài không cần các thứ hội nghị Mục Vụ hay những tuần lễ “cập nhật hóa” hoặc “tu nghiệp”, bởi
vì phương pháp của Ngài vẫn kiến hiệu và hợp thời, và chẳng có gì người ta có thể nghĩ ra tốt
hơn để thay thế cho nó. Ngài tiếp tục chữa bệnh, Ngài triệu tập dân chúng, loan báo lời Chúa cho
họ, và ai mở lòng đón nhận đức tin thì ăn năn trở lại.

Ngày 23/12/1987, Cha Paul Pegeaud từ Issia bên Côte d’ Ivoire viết cho tôi lá thư này:

“Cuộc rao truyền Tin Mừng của Cha đã để lại dấu vết sâu đậm nơi xứ đạo. Tôi lấy làm tiếc đã
không mời thêm các người ngoại giáo, vì mỗi một người ngoại giáo được chữa lành đã trở nên
một người dự tòng. Có những việc chữa lành đập vào mắt, như trường hợp em nhỏ gù lưng 4
tuổi. Ba nó, một y sĩ, đang bế nó trên tay. Khi bắt đầu giờ cầu nguyện cho bệnh nhân, em nhỏ ấy
đâm toát mồ hôi ròng ròng. Nó lăn xuống đất và giẫy giụa như thể nằm trong nồi nước sôi. Nó
cảm thấy cái gì kéo đầu và tay, rồi thì nó tự mình đứng dậy.

Lúc ấy, nó nói với cha nó: “Ba ơi, ba là bác sĩ giỏi thật!”

Cha nó cảm động đáp lại: “Nhưng không phải cha đã chữa lành cho con. Chính Chúa Yêsu
Nadarét!”. Khi nó về nhà, cha nó lấy một ly rượu định uống vì ông ghiền, nhưng không hiểu tại
sao miệng ông lại nhổ ra, và thế là ông cũng được giải thoát khỏi bệnh nghiện rượu.

Chúng tôi còn có những trường hợp giải hòa giữa các người trong gia đình và tha thứ rất cảm
động.

Chúng tôi đã thường giảng Chúa Yêsu đã sống lại và ban sự sống, nhưng bây giờ chúng tôi mới
có vô số chứng nhân chứng thực điều ấy.

Chúng tôi đã đọc và đã giảng rất thường xuyên về các việc chữa lành nói trong Tin Mừng. Nhưng
bây giờ, dân chúng mới được thấy tận mắt, Tin Mừng đã tìm lại được một giá trị mới đối với Kitô
hữu, và không ngừng gây ngạc nhiên cho lương dân”.

Có những người chỉ trích những thái quá trong tác vụ chữa lành. Tôi cũng chỉ trích như thế, vì
quả thực chúng có xảy ra đôi khi. Nhưng các người nêu ra những cái thái quá, cũng cần vạch rõ
cả những kẻ thiếu sót thái quá, tức là những kẻ không bao giờ để ý đến khía cạnh ấy của Tin
Mừng. Theo ý tôi, thái độ thiếu sót thái quá này nguy hiểm hơn, vì nó dẫn ta đến sự quên hẳn
quyền năng Thiên Chúa đang thi thố ơn cứu độ cho con người thời đại này.

Đôi khi, vì thiển cận, người ta nghĩ việc chữa lành là tất cả, và người ta không khám phá ra giá trị
của nó. Người ta không đo được tầm mức của dấu lạ ấy: việc chữa lành gây một phản ứng dây
chuyền, trong các lãnh vực khác của đời sống con người và của những ai sống cạnh người đó,
như trường hợp sau đây cho thấy:

ở Santiago de Los Caballeros, thuộc Cộng Hòa Dominicana, mùa thu 1987 đã xảy ra một việc
chữa lành rất quan trọng. Oscar Lana gặp phải một tai nạn xe hơi, do đó anh lâm vào hôn mê
trong vòng hai tháng. Người ta chở anh tới một bệnh viện có tiếng ở Pittsburg bên Hoa Kỳ, và
anh đã ở đó nhiều tuần lễ.
ở đây, khi người ta nhận thấy không còn có thể làm được gì cho anh - trước đó, người ta đã cắt
đi một phần não bộ -, người bèn trả anh về nhà. Nếu anh có thể ra khỏi cơn hôn mê, anh sẽ chỉ
còn sống như cây cỏ, không cảm giác, không có gì là đặc tính con người.

Trong một buổi lễ cầu cho bệnh nhân ở nhà thờ chính tòa của thành Valverde, ba anh mời chúng
tôi về nhà cầu nguyện cho con ông. Chúng tôi - Cha sở nhà thờ chính tòa và tôi - đến. Và trong
vòng 5 đến 8 phút, chúng tôi đã cầu xin Chúa chữa lành anh. Thật thảm hại khi thấy một người
hoàn toàn im lìm, bất động, không có một phản ứng nào, không một cử động nào.

Hôm sau, vào buổi sáng, Oscar gọi cha mẹ. Họ vô cùng cảm động khi nghe tiếng anh nói. Trong
tuần ấy, anh coi chương trình thể thao trên truyền hình, và nhớ lại tên của mọi cầu thủ có tiếng
mà anh biết. Trí nhớ của anh đã trở lại, và dần dà tất cả mọi quan năng khác của trí khôn.

Ít lâu sau, anh chỗi dậy ra khỏi giường; sau cùng, nhờ một cuộc điều trị rất chu đáo và nhờ tập
luyện, anh đã đi lại được.

Hiện nay, Oscar Lama lại làm việc chức nghiệp bình thường.

Việc chữa lành đã là một tiếng mời gọi đến đức tin cho cả gia đình, kể cả một trong những người
bạn thân của anh hay thường xuyên lui tới thăm viếng anh, người bạn này đã đến xưng tội với
tôi. Khi Oscar đến nhà thờ lại được, thì người bạn cũng được rước lễ vỡ lòng bên cạnh anh. Tất
cả gia đình đã được đánh động trong tâm hồn nhờ việc chữa lành ấy.

Cũng một chuyện tương tự đã xảy ra ở tiệc cưới Cana, theo như Thánh Yoan kể: “Đức Yêsu đã
tỏ vinh quang Ngài ra và các môn đồ đã tin vào Ngài” (Yn 2.11). Dấu lạ làm sống dậy đức tin nơi
những người xung quanh Ngài. Sự chữa lành đã trở thành khí cụ rao truyền Tin Mừng vậy.

4. Những cách rao truyền mới.

Chúng ta phải tìm kiếm những phương cách mới để rao giảng Tin Mừng. Cái chúng ta đã làm từ
trước tới nay không đủ. Phải rao giảng tại các sân vận động, sử dụng những phương tiện người
Công giáo còn ít dùng đến, như truyền thanh, truyền hình và báo chí. Óc tưởng tượng phải khiến
ta tìm kiếm những cách thức diễn tả Tin Mừng mới mẻ qua âm nhạc, nghệ thuật, văn hóa.

Chúng ta không còn có thể đợi người ta đến nhà thờ nữa. Chính chúng ta phải ra khỏi đó. Chúa
Yêsu đã truyền: “Hãy đi rao giảng!...” Ngài không bảo “Hãy ngồi đợi người ta đến với chúng
con!”... Những sân vận động, những công trường, những trung tâm thương mại và bất cứ cuộc
hội họp xã hội nào..., đều có thể là những trung tâm rao giảng Tin Mừng.

Cộng đoàn chúng tôi - “nô bộc Chúa Kitô đang sống” - rao giảng bằng truyền hình. Dù đó là một
tác vụ rất tốn kém và chúng tôi không có đủ phương tiện cần thiết, chúng tôi liều bước đi trong
lòng tin... Cũng như Môsê không đợi có đủ vàng bạc để mua lương thực cho cuộc hành trình
xuyên sa mạc, nhưng ông đã liều bước đi trong lòng tin; thì chúng tôi cũng đã liều bước đi như
vậy. Vàng bạc, chúng tôi không có, cái chúng tôi có chúng tôi cho: đó là Đức Yêsu, với cái lợi thế
này: Ngài là Đấng duy nhất người ta cần. Chúng tôi có thể trông cậy vào vị nghệ sĩ tuyệt diệu
nhất trần gian, con người đã biến sự sống và cái chết của mình thành một kiệt tác nghệ thuật.
Thế là đủ cho chúng tôi! Nếu chúng tôi đặt vào đó cái chút ít mà chúng tôi có, các bạn có nghĩ
rằng Chúa sẽ bỏ mặc chúng tôi không?
Chúng tôi bắt đầu một chương trình trên đài địa phương. Đến nay thì chương trình được phát
hình đi trên toàn quốc mỗi ngày. Và từ đó, chúng tôi còn nhận được những chứng từ đủ thứ, đủ
loại:

Một bà kia đang làm việc trong bếp ở nhà mình, vừa làm bà vừa theo dõi chương trình rao giảng
Tin Mừng trên máy truyền hình. Đến chỗ cầu nguyện cho bệnh nhân, bà cũng quỳ xuống cầu xin
cho có một đứa con mà bà đã mong ước từ 10 năm nay, kể từ khi lấy chồng. Ngay lúc ấy, bà
cảm thấy một xúc động mãnh liệt và một sức nóng xâm chiếm toàn thân. Chúa chữa lành nơi bà
cái trục trặc đã làm bà son sẻ bấy lâu.

Thế là ít lâu sau, hai vợ chồng chờ đợi một đứa bé sắp ra đời. Và nó đã sinh ra trong những điều
kiện tốt đẹp, rồi được rửa tội với tên thánh là Em-ma-nu-en.

Khi chúng tôi biết trường hợp ấy, chúng tôi mời cả hai vợ chồng lên đài truyền hình. Đang khi bà
nói lời chứng, thì máy thu hình mặt đứa bé đang nằm gọn trong cánh tay của ba nó. Quả thật, đấy
là một chứng tá hết sức tốt đẹp!

Phải dùng hết mọi phương thế để rao truyền Tin Mừng. Tôi có nghe nói đến một người ở
Santiago de los Caballeros đã được Chúa chữa lành, đang khi nghe trong băng cát-xét những lời
cầu nguyện cho bệnh nhân. Qua phương tiện này, chúng ta có thể truyền đạt tới những người
không biết đọc, hoặc ngay cả những người không ưa thích.

Cả đến điện thoại cũng là phương tiện truyền giảng. Chúng tôi có tổ chức ở Nhà Truyền Tin một
tổ phục vụ điện thoại suốt ngày, để nghe những tiếng gọi của những người đang gặp quẫn bách,
nhiều khi hòng tuyệt vọng, và ngay cả đến bờ của tự sát. Qua điện thoại, chúng tôi rao truyền Tin
Mừng và cầu nguyện cho họ. Chúng tôi gặt hái được những kết quả thật tuyệt vời.(*)

Đây là một lá thư mà tôi đã nhận được:

“Cha đáng kính,

Con không biết tạ ơn Thiên Chúa thế nào, về việc Chúa đã chữa lành đứa con gái của con,
Maria Guadalupe.

Năm 1978, Cha có đến Guadalajara để giảng tĩnh tâm cho linh mục. Vì con không thể nào gặp
được Cha, con đã hỏi thăm chỗ Cha ở và đã để vài lời nhắn lại, xin Cha cầu nguyện cho con gái
con: nó bị khối u hai bên ngực và các bác sĩ đã quyết định giải phẫu cắt đi.

Nó đã bắt đầu điều trị bằng nội tiết tố được 4 ngày khi con nghe nói Cha ở đây. Và như người
đàn bà bị loạn huyết, con đánh bạo hỏi xin Cha, nếu có dư chút thì giờ, đến gặp chúng con và
cầu nguyện cho con gái con.

Cha đã hết sức thương nhận lời. Khi con gái con được nói chuyện với Cha, nó đã khóc vì vui
sướng.

Một tuần lễ chưa trôi qua, mà chúng con đã nhận thấy nó không còn khối u nào nữa.

Từ đó đến nay đã 5 năm, nó không còn có vấn đề gì nữa. Ngay từ đầu, chúng con đã dâng lời
cảm tạ Chúa cho Cha. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Cha vì sự trợ giúp lớn lao Cha đã dành cho
chúng con, mà không bận tâm với nỗi nhọc nhằn Cha chắc chắn phải cảm thấy bởi tất cả các
việc làm ấy.

Thiên Chúa thật lớn lao, đến nỗi Người sử dụng cả phương tiện gọi điện thoại ấy, để ban tràn
đầy hoan lạc cho chúng ta hết thảy.

Ký tên: Ma Dolores S.de Reyes”

Chứng tá sau đây đến từ một phụ nữ, một hôm đã điện thoại cho tôi từ Tây Ban Nha đến Cộng
Hòa Dominicana:

“Đầu năm 1982, sau khi đã tìm kiếm Cha khắp cùng trời đất, con đã may mắn gặp được Cha ở
điện thoại. Sau vài phút chờ đợi, từ bên kia Đại Tây Dương, Cha đã trả lời con. Con đã trình bày
cho Cha nỗi đau buồn của con về bệnh của chồng con. Ngay tại điện thoại, Cha dâng một lời cầu
nguyện ngắn cho anh ấy.

Giờ đây, con đến nói cho Cha biết là chồng con hoàn toàn đã được khỏi bệnh, và con nghiệm ra
rằng: đối với Chúa, khoảng cách chẳng có gì đáng kể...”

Qua cả thư từ, Chúa cũng tỏ mình ra. Vì tôi nhận được không biết bao nhiêu là thư từ xin cầu
nguyện; vì̀ tôi không có đủ giờ để đọc hết, cho nên một nữ tu đảm nhiệm việc trả lời thay tôi, và
chắc chắn với họ rằng: thứ sáu đầu tháng tới, tôi sẽ dâng Thánh Lễ chỉ theo ý những ai nhờ tôi
cầu nguyện cho.

Chính như thế đó, mà cách đây vài tháng, tôi nhận được một lá thư từ Braxin, do một phụ nữ viết
cho tôi như sau:

“Cha Emiliano thân mến,

Đã khá lâu rồi, con có viết thư kể nỗi đau buồn và khổ sở của con cho Cha nghe. Con vô cùng vui
sướng nhận được thư hồi âm của Cha, trong đó Cha hứa sẽ cầu nguyện cho con trong Thánh Lễ
thứ sáu đầu tháng. Thưa Cha, con muốn nói Cha nghe là chính hôm thứ sáu ấy, con đã được
chữa lành hết các tật bệnh. Xin Chúa chúc lành cho Cha trong công vụ của Cha”.

Thực ra tôi đã không có giờ đọc lá thư trên của bà ấy, nhưng có sao đâu, Chúa đã đọc và đã lo
săn sóc cho bà.

Cuối cùng, cách diễn tả mới mẻ không phải là những phương pháp hay những khí cụ, mà ta dùng
để rao truyền Tin Mừng, nhưng là sự cậy nhờ vào quyền năng của Thánh Thần, rồi thì dùng bất
cứ dụng cụ nào trong tầm tay để rao truyền Tin Mừng.

5. Cách rao truyền mới phải toàn diện.

Toàn bộ Tin Mừng là để cho toàn diện con người và cho tất cả mọi người.

· Toàn bộ Tin Mừng.

Tin Mừng là Chúa Yêsu. Không có ai khác. Nhưng ta đừng quên mầu nhiệm thân thể Ngài: Chúa
Yêsu hợp với Giáo Hội thành một thân thể. Chính vì thế, không thể rao truyền toàn bộ Tin Mừng,
nếu chúng ta giảm thiểu Tin Mừng vào việc trình bày chỉ nguyên bản thân Đức Yêsu mà thôi, và
quên hẳn thân mình Ngài là Giáo Hội.

Ngài đã nới rộng sứ vụ Ngài cho các kẻ thân thuộc: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các
con” (Yn 20.21).

Từ đó, ơn cứu độ của Chúa Yêsu được trở thành hiện diện và hiệu lực, qua thừa tác vụ của Giáo
Hội. Chính vì thế mà phân rẽ thân ra khỏi đầu là phản bội Tin Mừng. Bỏ lơ khía cạnh Giáo Hội sẽ
là chia rẽ cặp Chúa Kitô-Giáo Hội.

Khi một ký lục hỏi Đức Yêsu về điều răn trọng nhất, Ngài trả lời: “Giới răn đệ nhất... là yêu mến
Thiên Chúa; còn giới răn thứ hai, yêu mến đồng loại” (x. Mt 22.36-40). Hai giới răn ấy không thể
tách rời. Bởi đó, mối tương quan với Thiên Chúa cũng bao hàm mối tương quan với các thành
phần khác của Thân Thể.

Đàng khác, Tin Mừng toàn bộ cũng bao gồm cả những dấu chỉ quyền năng, chứng tỏ Vương
quốc đang ở giữa chúng ta. Chúng ta không thể lơ bỏ những đặc sủng, kẻo sẽ cưa cụt Tin Mừng.

Một hôm, một vị Giám Mục mời tôi đến giảng tĩnh tâm cho linh mục ở Canada, nhưng với điều
kiện là không có việc cầu nguyện cho bệnh nhân được lành phần xác, và không được đề cập đến
đề tài các đặc sủng, cách riêng đặc sủng chữa bệnh.

Tôi gợi ý cho Ngài là nên mời một Cha giảng khác, ông ấy sẽ không nói đến tác vụ chữa lành;
còn phần tôi, tôi không thể không nói điều tôi đã mắt thấy tai nghe. Lúc ấy, vị Giám Mục bèn nói:
“Hãy đến và giảng cho chúng tôi toàn bộ Tin Mừng!”

Trong bài giảng đầu tiên, tôi lấy đoản văn trong đó Thánh Matthêô toát yếu phương pháp rao
truyền Tin Mừng của Đức Yêsu: “Đức Yêsu rảo khắp xứ Galilê, giảng dạy trong các hội đường
của họ, rao truyền Tin Mừng về Nước và chữa lành mọi tật nguyền bệnh hoạn trong dân” (Mt
4.23).

Rồi tôi nói thêm: “Đức Yêsu không hề thay đổi phương pháp. Chúng ta không thể sáng chế ra
một phương pháp hay hơn được. Tự tiện bỏ đi một yếu tố nào của Tin Mừng, đó là tài khôn mà
cho rằng phương pháp của chúng ta hay hơn phương pháp của Chúa Yêsu. Bỏ đi các việc chữa
lành là phản bội Tin Mừng”.

· Cho toàn diện con người.

Tin Mừng không phải chỉ đạt tới sự biến đổi trái tim, nhưng tới tất cả những gì có liên can tới con
người.

Con người là xác, hồn và trí. Bởi thế, sự cứu độ lan thấu toàn diện hữu thể họ.

Chúa Yêsu không đến cứu linh hồn, nhưng cứu những con người vừa có hồn có xác. Theo kinh
nghiệm riêng của tôi, tôi thấy Thiên Chúa mượn hai con đường:

- Con đường của người bất toại: trước tiên Ngài tha tội rồi sau chữa thể xác người ấy (x. Mc. 2.9-
12).
- Con đường của anh mù bẩm sinh: Ngài khởi sự chữa lành bệnh mù, rồi sau Ngài biến đổi nội
tâm anh (Yn 9).

Chương trình của Thiên Chúa đụng chạm đến con người toàn diện. Bởi thế, việc rao truyền Tin
Mừng cũng phải cứu vớt mọi khía cạnh của đời sống con người, đụng chạm tới tất cả con người:
giải thoát khỏi tội, khỏi u mê và khỏi chết.

Nhưng nó cũng phải thỏa mãn mọi nhu cầu căn bản của con người: lương thực, quần áo, sức
khỏe và nhà ở xứng đáng với kẻ làm con cái Thiên Chúa.

· Cho tất cả mọi người.

Vốn có tính cứu độ, việc rao truyền Tin Mừng phải có năng lực giải phóng: đạt tới mọi cơ cấu của
đời sống nhân loại:

- Đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.

- Cải biến các cơ cấu bất công và vô nhân đạo.

- ảnh hưởng trên các nền văn hóa, thấm nhiễm chúng bằng những tiêu chuẩn và giá trị của Tin
Mừng.

Thiên Chúa đã muốn giải thoát ra, cứu vớt ta không phải chỉ như những cá nhân đơn lẻ, không
liên hệ với nhau, nhưng Ngài đã họp thành một dân tộc.

Vậy Tin Mừng phải biến cải những tương quan giữa các cá nhân và các dân tộc, thiết lập một
nền văn minh của yêu thương: “trời mới và đất mới”.(*)

Quyền lực của Tin Mừng đạt hiệu năng tối đa khi đã biến đổi các cá nhân rồi, thì những người
này có khả năng “ảnh hưởng và hầu như đảo lộn - nhờ sức mạnh của Tin Mừng - những tiêu
chuẩn phán đoán, những giá trị định đoạt, những điểm lôi cuốn lưu ý, những đường nét tư tưởng,
những nguồn suối gợi cảm hứng và những mẫu mực cho đời sống của nhân loại” (Evangelii
Nuntiandi, số 19).

Điều có thể toát yếu tốt hơn cả ý nghĩa của việc rao giảng Tin Mừng toàn diện ấy là đây:

Cách đây vài năm, tôi đến giáo phận của Đức Giám Mục Carlos Talavena, và giảng một cuộc tĩnh
tâm cuối tuần. Có đến hơn 20.000 người mong ước nghe Lời cứu độ và thấy hiệu lực của nó.
Sau khi chúng tôi đã rao truyền lời sự sống và Chúa đã chữa nhiều bệnh nhân, Đức Giám Mục
nói với đám dân khổng lồ ấy:

“Rao giảng Tin Mừng không phải là chỉ nói về Đức Yêsu Kitô, nhưng để cho Ngài hoạt động, ngõ
hầu Ngài có thể đổ tràn ơn cứu độ của Ngài trong thế giới này. Rao giảng Tin Mừng, chính là
gieo rắc hoạt động cứu độ của Chúa Yêsu. Chúng ta nói về Chúa Yêsu: điều ấy không còn đủ
cho thế giới, thế giới cần thấy Ngài hành động. Nếu không, nó sẽ không tin vào Ngài nữa.

“Nếu một đàng, thế giới không thỏa mãn với những lời nói suông mà muốn các việc làm, đàng
khác, chứng tá bản thân ta lại không đủ: thế thì ơn cứu độ của Chúa Yêsu Kitô phải trở thành
hữu hiệu, trong mọi lãnh vực của đời sống nhân loại.
“Chúng ta được kêu gọi để biến đổi những trung tâm lôi cuốn chú ý, những mẫu mực cho cuộc
sống nhân loại, và những giá trị có sức quyết định cách cư xử của con người. Lúc ấy, phải cho
thế gian có thể nhận thấy rằng: Nước Thiên Chúa đã đến, và quả thực Đức Yêsu là Đấng Thiên
Sai đã đến, mang một kiểu sống mới vào giữa lòng nhân loại, giữa các nhóm, giữa các dân tộc.

“Rao truyền Tin Mừng chính là gieo vãi hoạt động cứu độ của Chúa Yêsu Kitô, ngõ hầu hạt giống
ấy tự sức lực của nó mọc và lớn lên, thì thực tại nhân loại được trở nên phì nhiêu, để cho kế đồ
của Thiên Chúa được thực hiện đầy tròn trong thế giới.”

Rao giảng Tin Mừng, chính là cứu vớt tất cả những ai bị cầm hãm trong móng vuốt của Satan, dù
đó là dưới hình thức đạo bí truyền, hay khoa thần bí, hoặc là bằng bất cứ loại tiếp xúc nào, với
những kẻ chữa bệnh bằng phù phép hay với thông thần học.(*) Không cần nói đến bè tế tự Satan
đang càng ngày càng bành trướng.

Hiển nhiên, khí giới chính của kẻ thù là sự dối trá: nó lừa gạt chúng ta bằng cách làm chúng ta tin
rằng: nó chỉ hoạt động ở trong những loại chuyện như thế. Nhưng nó còn hoạt động ngay cả
trong lối sống tiêu thụ quá trớn, trong dục vọng, bất công, chạy đua vũ trang, sách báo dâm đãng,
đồi trụy, phá thai, và nói tắt mọi hình thái hư đốn, băng hoại và tham vọng quá độ.

Kẻ thù có muôn ngàn vạn cách ngoắt ngoéo để đánh lừa ta: ngày nay, có những hệ thống nằm
dưới quyền lực của Satan. Đức quốc xã đã là một bằng chứng. Nhưng còn có những hình thái xã
hội, tư bản chủ nghĩa và những chế độ độc tài, chẳng hạn như lực lượng an ninh quốc gia cực
đoan, trong đó người ta vi phạm đến các quyền lợi của con người, được nắn tạo theo hình ảnh
giống Thiên Chúa: tất cả đều phản-Tin-Mừng.

Tin Mừng không phải là một sự lẩn trốn thực tại, nhưng là men biến đổi đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội, thương mại và Giáo Hội.

Phải, lúc ấy, chúng ta sẽ có thể khẳng định rằng: Nước Thiên Chúa đã đến và chính cái đó chi
phối đời sống của xã hội.

6. Cách rao giảng mới là công việc của Thánh Thần.

Rao truyền Tin Mừng là một công việc tột bực của Thiên Chúa, bởi vì đây là vấn đề thiết lập
Nước Thiên Chúa trong trần gian này, đang khi ở một phương diện khác, sự sống thần linh được
phát sinh trong tâm hồn con người. Và vì thế, chỉ có thể làm được công cuộc đó nhờ sự trợ lực
của hoạt động của Chúa Thánh Thần.(*)

Vai trò của Chúa Thánh Thần tuyệt đối cần thiết vừa nơi người rao giảng Tin Mừng, vừa nơi kẻ
đón nhận.

· Nơi người rao giảng.

Chúa Thánh Thần xức dầu họ bằng quyền năng Ngài, để cho Lời loan báo có thể đánh động con
tim người nghe, như một lời hiệu lực, có khả năng hoán cải. Không phải khoa giảng thuyết, tài
hùng biện hay cái miệng phun châu nhả ngọc của ta có sức thuyết phục người ta.

Đã đành, Chúa Thánh Thần có thể sử dụng tất cả những phương tiện ấy, song tựu trung, tác
nhân chính của rao truyền Tin Mừng vẫn là Ngài.
Rao truyền Tin Mừng, gieo vãi sự sống Thần linh, đó chính là hoạt động đặc thù của Thánh Thần.
Ngài cần đến sự hợp tác của ta, điều ấy đã rõ; nhưng không có Chúa Thánh Thần, nỗ lực và
thiện chí của ta chẳng thể nào biến cải thế giới và lòng người. “Nếu Chúa không xây nhà, thợ nề
vất vả chỉ là luống công” (Tv 127.1).

Phaolô, Apollô hoặc bất cứ người rao truyền nào khác chỉ là những dụng cụ, nhưng Đấng duy
nhất làm cho hạt giống mọc lên, đó là Thiên Chúa. Chúng ta không có khả năng hoán cải bất cứ
một người nào. Việc này là công trình riêng của Chúa Thánh Thần.

Một hôm, một vị giảng thuyết danh tiếng và rất hùng hồn, đang giảng tĩnh tâm mùa chay trong
một đền thờ đầy nghẹt người. Ông rất xúc động và vung tay làm những cử chỉ lớn, miệng thì nói
những lời văn hoa, cẩm tú, và trưng những danh ngôn của những đại tư tưởng gia Kitô giáo.

Sau bài giảng, ông vào phòng mặc áo để nghỉ ngơi. Ông ngồi trong một chiếc ghế bành êm ái và
cởi nút cổ áo cho thoải mái. Vì coi như ông đã vừa đánh một trận thư hùng, ông xả hơi và duỗi
cẳng ra. Ngay đó, một bà già bất chợt đi vào và nói: “Lạy Cha, con sẵn lòng thay đổi cuộc sống,
con ký thác đời con trong tay Chúa Yêsu”.

Với một vẻ mãn nguyện, vì nhận thấy ngay tức thì kết quả của bài giảng hùng hồn của mình, vị
linh mục hỏi bà: “Câu nào trong bài giảng của Cha đã thuyết phục con hoán cải?”. Bà trả lời cách
ngay thật: “Thưa Cha không, chẳng có câu nào trong những gì Cha nói..., nhưng đang lúc nóng
nảy như thế, Cha rút khăn trắng trong túi ra, con suy nghĩ và nhủ thầm: “Madalena hỡi, còn linh
hồn mày thì sao lại đen đủi đến dường ấy...” Và khi Cha hỉ mũi, phát ra một tiếng lớn trong máy
phóng thanh, đến nỗi nó làm con liên tưởng tới kèn đồng thổi ngày phán xét chung, và thế là con
quyết định đi xưng tội ngay...”

Đôi khi, Chúa dùng “kèn đồng của ngày phán xét chung” để đánh động một tâm hồn. Đường lối
của Chúa thật kỳ lạ. Ngài sử dụng mọi hoàn cảnh, mọi chi tiết.

· Nơi người nghe.

Chúa gõ cửa lòng và đồng thời ban ơn để cánh cửa có thể mở ra: khi Phaolô giảng ở Philíp, có
một bà, tên là Lydia, nghe ông cách chăm chú. Nhưng Thánh Luca, khi biên chép chuyện này, thì
nói: “Chúa đã mở lòng bà, cho chú ý vào các điều Phaolô giảng giải” (Cv 16.14). Thiên Chúa ban
ơn để người ta đáp lại tiếng gọi của Người.

Sức mạnh của cuộc Canh Tân Đặc Sủng, là ở chỗ nó ăn sâu vào sự kinh nghiệm về quyền năng
của Thánh Thần. Ta đã rõ công việc Thiên Chúa không tùy vào sức ta, khả năng ta; trái lại, nó
cũng không bị ngừng trệ bởi các giới hạn hay khuyết điểm của ta. Thiên Chúa còn lớn hơn tất cả
mọi yếu đuối khốn cùng của ta.

Cách rao giảng mới có hiệu lực, khi nó được linh hoạt bởi làn cuồng phong của ngày lễ Hiện
Xuống. Đó chính là tảng đá góc của một cuộc rao truyền Tin Mừng có hiệu quả. Bí quyết thành
công của Phêrô khi ông làm cho ba ngàn người trở lại vào buổi sáng vinh quang ấy, là ở cái việc
ông vừa xuống khỏi phòng Tiệc Ly, ở đó ông được tràn đầy Chúa Thánh Thần và các đặc sủng.

Chính vì vậy, Đức Thánh Cha Phaolô VI khẳng định: “Các kỹ thuật rao truyền Tin Mừng đều tốt,
nhưng dù những cái tối tân nhất cũng không thể thay thế tác động âm thầm của Thánh Thần”
(Evangelii Nuntiandi, số 75) “Kerygma” hay lời rao giảng căn bản chỉ đạt được mục tiêu toàn vẹn,
khi người ta kinh nghiệm được quyền lực của Chúa Thánh Thần. Cuộc tái sinh là công trình của
Ngài. Chính vì vậy, nếu không có Ngài, không thể có việc rao truyền Tin Mừng đầy đủ. Chúng ta
đã tưởng rằng có thể thuyết phục được người ta bằng chân lý..., thay vì để cho Thánh Thần làm
việc!

7. Cần những người rao giảng mới cho cách thức rao giảng mới.

Chắc chắn, chúng ta cần một cách thức rao giảng mới mẻ theo chiều hướng ta đã vạch ra trên
kia.

Nhưng không thể có cách thức rao giảng mới nếu không có những người rao giảng mới, truyền
lại cho người khác cái mình đã kinh qua.

D. Dino nói trong Thánh Lễ Bế mạc Đại Hội toàn quốc của Phong trào Canh Tân Italia ở Remini,
trước 40.000 người tham dự, với mục đề: “Hãy đi rao truyền Chúa Kitô đang sống!”:

“Trong Thánh Lễ kết thúc kỳ Đại Hội của chúng ta này, đang khi chúng ta dâng lên Cha lời ca tạ
ơn vì tất cả những gì chúng ta đã chiêm ngắm, và vì những gì tay ta đã sờ đụng được, bây giờ,
chúng ta - cũng như các tông đồ - chỉ còn có việc loan báo cách mạnh mẽ cho thế giới cái kinh
nghiệm tuyệt vời ấy, thuật lại những gì Đức Kitô phục sinh đã làm cho chúng ta.

Từ ngày cô Maria Madalena khóc trước nấm mồ trố́ng - bởi vì cô tưởng người ta đã đánh cắp
mất Đức Yêsu của cô - đã vang lên sứ điệp của thiên thần: “Tại sao các người tìm kiếm Đấng
sống giữa các kẻ chết? Ngài không có ở đây! Ngài đã sống lại!”. Cũng như các tông đồ trước
tiên, rồi đến các Kitô hữu, cho chí chúng ta, chúng ta phải lãnh nhận sứ điệp ấy mà sống, rồi
công bố cho hết mọi người: Đức Kitô đang sống hôm nay, như hôm qua và mãi muôn đời! Đấng
bị chết trên thập giá, đã rời bỏ nấm mồ và đang sống. Từ âm u của nấm mồ ấy đã bừng lên một
ánh sáng chói lọi, soi chiếu cho mọi người để làm phát sinh một tạo thành mới.

Nếu Chúa Yêsu không còn ở trong nấm mồ trống tại Yêrusalem, thì chắc chắn Ngài ở khắp nơi
trong thế giới.

Chúa Yêsu không bảo các tông đồ của Ngài hãy truyền lại những học thuyết hay những ý tưởng
trừu tượng, song làm chứng về những gì thấy tận mắt, nghe tận tai. Việc rao truyền Tin Mừng
phải phát đi từ những ai đã sống cái kinh nghiệm đích thân với Chúa Kitô phục sinh.

Buồn thay! Hình như thường thường chúng ta luôn lo lắng dạy dỗ đạo lý hơn là thông truyền sự
sống. Muốn (làm cho người ta) lớn lên trong sự sống Thiên Chúa, thì trước hết, phải (làm cho
người ta) được đầy quyền năng Chúa Thánh Thần đã. Chúng ta đã nhấn mạnh điều ấy trong
những ngày vừa qua.

Một người rao truyền Tin Mừng, trước hết, là một chứng nhân đã có một kinh nghiệm bản thân về
sự chết và sống lại của Chúa Yêsu Kitô, rồi truyền lại cho người khác không phải một đạo lý cho
bằng một con người sống động, con người ấy đang hiến sự sống dồi dào cho họ.

Chỉ sau đó, và luôn là sau đó, người ta mới dạy giáo lý và chỉ dẫn về luân lý.

Nhiều khi, chúng ta huy động hết sức lực để làm cho người ta tuân giữ các giới răn. Chúng ta
không được quên rằng: Luật chỉ được ban sau khi Thiên Chúa đã hiển linh trên núi Sinai. Kết cục
là không ai có thể trở nên sứ giả thực thụ của Tin Mừng, nếu người đó chưa trải qua kinh nghiệm
về sự sống mới do Chúa Yêsu Kitô ban cho. Khi chúng ta trở thành chứng nhân về những gì
Chúa Yêsu đã làm, lúc ấy tất cả sẽ thay đổi. Việc loan báo, việc rao truyền Tin Mừng của chúng
ta sẽ mau lẹ được kèm theo bằng những dấu lạ và điềm thiêng mà Chúa đã hứa.

Việc loan báo, lời rao giảng không được là một cách nói, cho dù hay ho về Chúa Yêsu, nhưng là
cộng tác và để Chúa sử dụng ta như dụng cụ trong tay Ngài, hầu Ngài có thể hành động với tất
cả quyền lực của Thần Khí Ngài. Cái đó có nghĩa là chúng ta phải loan báo cho tất cả mọi người
tình yêu hay thương xót của Ngài, là chúng ta như những chứng nhân xác tín, phải làm cho
người ta biết rằng Chúa Yêsu yêu họ, mỗi người một cách riêng biệt.

Có ai đó đã nói mới đây rằng: Chúng ta sống lại những điều đã xảy ra cách đây 2000 năm. Đúng,
các ơn sủng của Thần Khí không phải là chuyện cổ xưa. “Thế giới hôm nay - Đức Giáo Chủ
Phaolô VI nói - đã chán chạy theo các ông thầy, họ sẵn lòng đi theo các chứng nhân”. Những
chứng nhân đã sống cái kinh nghiệm sự sống mới do Chúa Yêsu đem lại, nhờ gặp gỡ đích thân
với Đấng đã sống lại.

Anh em thân mến,

Nếu chúng ta muốn thành những người rao truyền Tin Mừng đích thật, chúng ta chỉ còn phải lặp
lại như các tông đồ: “Phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói những gì chúng tôi đã thấy
và đã nghe” (Cv 4.20).

Những gì chúng ta đã thấy và đã nghe thúc đẩy chúng ta. Người rao giảng, nếu không phải là
một chứng nhân đã gặp gỡ bản thân với Chúa Kitô phục sinh, sẽ trở thành một tên tuyên truyền
những học thuyết trừu tượng. Người ấy phải kinh nghiệm ơn cứu độ trong chính xác thịt mình
đã, mới có thể nói chắc chắn với người khác: “Cái gì đã xảy ra cho tôi, cũng có thể xảy ra cho
bạn nữa!”

Vậy, thật chí lý, nếu cách thức rao giảng mới không thể nào thực hiện mà không có một “týp”
người rao giảng mới.

Các môn đồ của Yêsu đã đi rao giảng Tin Mừng (hồi sinh thời của Ngài), ấy thế mà Ngài vẫn
nhấn đến việc họ chưa có: “Các ngươi sẽ chịu ấy quyền lực Thánh Thần đến trên các ngươi. Và
các ngươi sẽ là chứng nhân của ta... cho đến tận cùng mặt đất” (Cv 1.8). Cả chúng ta cũng cần
được đổi mới bởi Thần Khí của Chúa Yêsu.

Cái phân biệt rõ sự khác nhau giữa một người rao giảng thường và một người rao giảng mới là
biến cố Hiện Xuống. Duy mình Chúa Thánh Thần làm chúng ta trở thành chứng nhân của Chúa
Yêsu Kitô phục sinh. Ai đã không có kinh nghiệm bản thân về Chúa Thánh Thần hiện xuống,
không thể rao giảng có mãnh lực, vì không có người phàm nào có thể đánh động trái tim (làm
người ta đổi đời sống cũ), nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Ngài khiến chúng ta công bố
rằng: Đức Yêsu là Chúa và Cứu Thế.

Người rao giảng mới không thể tự cho là đủ vì mình có sự thông thái, vì đã phục vụ, hay vì đã đi
loan báo. Có một cái gì còn sâu xa hơn thế nữa! Ba nhân vật sau đây xem ra rất mẫu mực, tuy
vậy, họ vẫn còn thiếu “cái chi tiết nhỏ”:

· Nicôđêmô.
Nicôđêmô là một hiền nhân, một bậc thầy trong dân Israen, ông thông thạo Luật và mọi người
đến hỏi ý kiến ông về những vấn đề khó khăn nhất. Tuy vậy, mặc dầu thông thái, có các chức
tước và danh tiếng, ông vẫn còn thiếu “cái chi tiết nhỏ” nhưng căn bản: tái sinh. Biết trong đầu là
một chuyện, mà biết bằng kinh nghiệm là chuyện khác. Cũng vậy, người ta có thể là một nhà
thông thái trong những chuyện về Chúa, có chức tước địa vị trong môn học tôn giáo, và ngay cả
giật được bằng tiến sĩ thần học tại một Đại Học danh tiếng, cái đó vẫn không đủ. Cái đó không
phải là xấu, song cũng có thể xảy đến cho mình cái đã đến cho ông linh mục tổ chức rước kiệu
trên kia, ông đã xếp đặt hết mọi việc hoàn chỉnh, nhưng đã quên mất “một chi tiết nhỏ” (nhưng
thiết yếu nhất).

Ai đã từng được tái sinh sẽ thông truyền sự sống mới ấy, nếu không, tất cả sẽ chỉ dồn lại thành
một mớ lý thuyết, hay một mớ đạo lý khô khan, trừu tượng.

· Samuen.

Bà Anna, mẹ cậu, đã hiến dâng cậu cho Chúa lúc mới vừa cai sữa. Lời thánh vịnh là bản nhạc
đầu đời mà cậu được nghe, và các lễ nghi phụng vụ là khung cảnh sinh hoạt trong thời thơ ấu
của cậu. Vì thế, chẳng lạ gì người thấy cậu ở trong Đền Thờ ngay từ niên thiếu, phục vụ bên
cạnh Tư Tế Hêli. Kinh Thánh cho biết cậu phục vụ Chúa trong Cung thánh ngay từ niên thiếu (1S
3.1).

Thế mà, 6 câu sau đó, bản văn lại nói là Samuen chưa biết Chúa. Tức là, mặc dầu cậu đã được
mẹ hiến dâng cho Chúa, và dù đã bao ngày giờ phục vụ và tận tụy lo việc Chúa, cậu vẫn chưa
biết đích thân Đấng cậu phụng sự.

Cũng đáng buồn cho chúng ta! Có thể chúng ta đã được hiến thánh để phục vụ trong Nhà Chúa
mà không biết Chúa. Người ta có thể đã làm việc lâu trong vườn nho Chúa, mà không biết người
chủ vườn nho, hay không hề thương mến người con thừa kế của chủ.

Chúng ta có thể lo mọi sự của Chúa mà vẫn không thuộc về Chúa của mọi sự.(*)

Nhưng từ khi Samuen bắt đầu để tâm nghe không những lời Chúa, mà còn chính Chúa nói với
mình, thì cậu mới trở thành vị ngôn sứ.

Thế nghĩa là chúng ta có thể chu toàn một sự phục vụ (kể cả phục vụ việc rao truyền lời Chúa)
như những người làm công, những chuyên viên của thánh vụ; nhưng chỉ khi ta có một sự gặp gỡ
đích thân với Chúa, lúc ấy ta mới trở thành ngôn sứ.

· Klêôpha.

Đức Yêsu đã thành công làm cho sống dậy các niềm hi vọng giải phóng dân Israen. Với tư cách
là con cháu chính thức của Vua Đavít, Ngài nuôi dưỡng niềm trông đợi phục hưng Vương Quốc
Isaen. Thế nhưng, tất cả đã tan thành mây khói trong ba ngày. Các Thượng Tế và luật sĩ bất ngờ
bắt giữ Ngài, kết án tử hình và xử tử Ngài, để tránh mối họa đang đe dọa các cơ cấu hiện hành.
Và lễ Vượt Qua năm ấy đã vấy máu của một Chiên vô tội chảy tràn núi Canvê.

Nơi những kẻ đã theo Ngài,tiếng gọi khôi phục quốc gia tắt ngúm đi mau lẹ. Chẳng còn làm gì
được nữa! Kẻ thì trốn lánh, kẻ thì di tản và có nhiều người còn đào ngũ, chối phăng mối liên hệ
với người tử tội bị đóng đinh. Lại một lần nữa, giấc mơ giải phóng và công lý cho dân tộc Israen
tàn lụi...
Ngày đầu tuần, hai môn đồ vượt cửa thành lũy Đavít để ruổi theo con đường khô khan của thất
vọng, đang khi mặt trời hấp hối phía tây, để lại cả thế giới trong tang sầu.

Họ vừa đi vừa chuyện vãn với nhau - một cách buồn bã và nét mặt tối sầm - về tất cả những
phép lạ và các việc chữa lành Ngài đã làm: Ngài làm hoàn hảo mọi sự, không hề gây cho ai tổn
thương hay buồn khổ. Họ khâm phục quyền phép lớn lao của Ngài và nhìn nhận có bàn tay Thiên
Chúa nơi Ngài... Nhưng tất cả nay đã hết thật rồi và hi vọng của họ đã tiêu tan.

Chẳng mấy chốc, trên cùng con đường ấy, một khách bộ hành đến nhập bọn với hai môn đồ.
Ông cầm gậy đi đường, chân xủ dép dan và bận một áo chùng trắng nhẹ nhàng. Tiến lại gần và
thấy vẻ khắc khoải của họ, người ấy hỏi: “Các ông nói về chuyện gì thế?”

Ngạc nhiên về người lữ khách mù tịt mọi chuyện, họ dừng lại, bộ mặt ảo não, vì vô tình lữ khách
đã chạm tới vết thương chưa lành miệng. Họ nói: “Duy chỉ mình ông là không hay biết gì về
chuyện đã xảy ra mấy ngày nay sao? Ông chui rúc ở đâu mà chẳng biết chút gì về những việc
động trời đã xảy ra ba hôm nay, mà tất cả Yêrusalem đang còn kháo láo với nhau, và thế giới sẽ
còn bình luận không biết đến bao giờ?”

Lữ khách bí mật nhún vai, trả lời với vẻ ngạc nhiên: “Chuyện gì thế?”. Câu ấy khiến cho Klêôpha
nhớ lại mọi chuyện, và ông bắt đầu kể lại hết những gì ông biết về Đức Yêsu: các phép lạ, những
việc chữa lành và sứ vụ tiên tri của Ngài. Rồi với giọng rầu rầu, ông thêm: “Chúng tôi đã hi vọng
rằng chính Ngài sẽ giải phóng Israen, nhưng... các nhà cầm quyền của chúng tôi đã kết án tử
hình, đã đóng đinh Ngài trên thập giá. Đó! Những chuyện ấy đã xảy ra nay đã là 3 ngày rồi...”
Đúng vậy, Klêôpha đã nghe thấy tiếng gào thét của đám dân đòi xử tử Vua dân Do Thái. Ông có
mặt đâu đó trong lúc người ta điệu đoàn tử tội lên đồi Canvê, và từ chỗ núp, ông đã chứng kiến
hơi thở cuối cùng của Ngài, đã thấy người ta táng liệm và lăn hòn đá lớn lấp cửa nấm mồ. Do đó,
ông kể lại các chi tiết ấy một cách rành rọt.

Cuối cùng, ông cũng kể lại không mấy xác tín, mà lại có vẻ khó chịu là đàng khác... “Có điều là
tảng sáng hôm nay, có mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi hoảng hồn một phen khi hớt ha hớt hải
chạy về báo rằng: họ không thấy xác Ngài đâu, nhưng lại thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Ngài
đang sống... Ôi chao ơi, lời đàn bà nói ấy mà, biết thế nào mà lường được... Tuy vậy, để xem
sao, có mấy người trong nhóm chúng tôi đã đi tới mồ và cũng thấy như thế: tảng đá đã được lăn
sang một bên, còn Ngài thì họ không thấy đâu...”

Klêôpha đã tường thuật không sai một nét, về tất cả những sự gì liên can đến đời sống và sự
chết của Thầy, nhưng đến việc sống lại, thì ông chỉ biết lặp lại những gì các phụ nữ bảo là các
thiên thần đã nói. Ông không có kinh nghiệm bản thân về Chúa Yêsu đang sống, cho nên ông kể
lại điều những người khác nói hay người khác đã nói...

Ai không có kinh nghiệm về Chúa Yêsu phục sinh, sẽ chỉ luôn luôn lặp lại những gì các kẻ khác
đã nói hay đã viết về đó, bởi vì họ chẳng có gì riêng để mà tự mình nói ra.

Nếu chúng ta nhận xét kỹ, diễn từ của Phêrô ngày lễ Hiện Xuống, nhưng với những điểm khác
này:

- Klêôpha nói về sự chết và sống lại của Chúa Yêsu với một giọng buồn sầu. Chuyện kể về các
biến cố bị bao phủ trong một bầu khí thất vọng. Niềm vui của ông đã bị chôn chặt trong nấm mồ
của Đấng bị đóng đinh.
- Phêrô rao truyền một chứng tá về những gì ông đã kinh qua, đang khi Klêôpha lặp lại đơn giản
bằng trí nhớ những gì các kẻ khác nói rằng: những người khác nữa đã nói...

- Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là việc làm chứng của Thánh Thần. Còn trên đường đi Em-
mau, Klêôpha chỉ lặp lại chứng tá của mấy phụ nữ.

- Phêrô có xác tín về những điều ông nói. Klêôpha lặp lại không mấy xác tín.

- Tất cả các điều trên bộc lộ ra một sự khác biệt căn bản: Klêôpha là người tường thuật những gì
các người liên hệ với ông đã kể lại về việc sống lại, đang khi Phêrô làm chứng về những điều ông
đã sống, đã kinh nghiệm.(*)

Phần ta, cũng nên tự hỏi có phải chúng ta chỉ là những phóng viên tường thuật, hay chúng ta là
những người rao truyền Tin Mừng thực thụ? Một phóng viên loan tin tức cho người ta biết nhưng
không hoán cải được ai, đang khi một chứng nhân có sức mạnh của xác tín thuyết phục được
người khác đổi đời sống.

Klêôpha công bố nhiều tin tức, nhưng không phải công bố Tin Mừng. Biết các chân lý và các sự
việc mình loan báo một cách đầy đủ kỹ thuật, như thế không đủ. Phải còn đồng thời là một nhân
chứng, rao truyền Tin Mừng với niềm vui lây lan, một niềm trông cậy vững vàng và một sự tin
chắc của bản thân.

Chính vì thế mà kết quả hiển nhiên: diễn từ của Phêrô - nhân chứng, được xức dầu bằng quyền
năng của Thánh Thần - khiến 3.000 người trở lại. Đang khi với 3.000 diễn từ theo kiểu Klêôpha -
phóng viên -, người ta chẳng làm ai ăn năn trở lại cả.

Nói tóm, thật không đủ, nếu chỉ là những người thông thái như Nicôđêmô, là thợ vườn nho như
Samuen, hay là người giảng thuyết như Klêôpha. Phải trải qua một cuộc gặp gỡ bản thân với
Chúa Yêsu phục sinh. Đó chính là “cái chi tiết nhỏ” song căn bản, khiến chúng ta trở thành những
người rao truyền mới của Tin Mừng Chúa.

Cách thức rao truyền mới chỉ có thể hoàn tnành mỹ mãn bởi những người rao truyền mới, vốn đã
được canh tân bởi Thần Khí Thiên Chúa và được xức dầu bởi quyền năng của Ngài, và họ làm
chứng rằng Chúa Yêsu đang sống.

8. Chiến thuật mới.

Cách rao truyền mới đòi hỏi một chiến thuật mới.

Cách duy nhất để thông truyền toàn bộ Tin Mừng cho toàn diện con người và cho tất cả mọi
người, đó là chúng ta làm việc theo tư cách là thân thể Chúa Kitô.

Sự hiệp nhất tất cả mọi chi thể của Thân Mình Chúa Kitô là một đòi buộc khẩn thiết, để có thể rao
truyền Tin Mừng cho hữu hiệu. Trong bữa tiệc ly, Đức Yêsu đã cầu cho sự ấy trong lời nguyện tế
hiến:

“Lạy Cha, xin cho chúng nên một ngõ hầu thế gian tin...” (Yn 17.21).
Từ bản văn ấy, chúng ta có thể nhận ra rằng: sự hiệp nhất qui về phục vụ lợi ích trực tiếp cho
việc rao truyền Tin Mừng. Đang khi nếu mỗi người làm việc đơn phương độc mã hoặc bên lề các
người khác, người ấy sẽ như một chi thể tách rời thân mình, đánh mất tất cả sức mạnh và hiệu
lực.

Sự hiệp nhất các Phong Trào khác nhau trong Giáo Hội, phải là một tối thượng lệnh vượt trên uy
danh hay sự nhìn nhận phong trào của mình. Cái khiến chúng ta phải để tâm trên hết mọi sự, là
làm sao Tin Mừng đạt tới hết mọi người và mọi cơ cấu nhân loại. Nếu không biết từ bỏ sự khu
biệt của riêng chúng ta - vốn là một hình thức của vị kỷ - chúng ta sẽ không có hiệu lực nào cả
trong việc rao truyền Tin Mừng.

Thánh Luca thuật lại một giai thoại minh họa cách tuyệt diệu kết quả của sự hiệp nhất (x. Lc 5.1-
7). Khi Simon Phêrô đã thâu đêm đánh lưới, mà chẳng bắt được gì và ông nếm thất bại cay chua,
ông rút vào bờ giặt lưới. Nhưng Đức Yêsu bước lên thuyền ông và bảo ông chèo ra nước sâu.
Chúng ta phải đi ra sâu hơn là chỗ chúng ta đang đến bây giờ. Nếu chúng ta không ra tới nước
sâu, hoặc vì thất vọng chúng ta giặt lưới, ta sẽ không bao giờ bắt được mẻ cá nhiều vô kể mà ta
cần.

Khi tất cả đã tới giữa hồ Tibêniát, Ngài bảo họ thả lưới. Mặc dầu điều đó có vẻ không hợp lý với
Phêrô, nhưng ông cũng làm theo, vì có lời Chúa bảo.

Đây là bí quyết của cách Rao Truyền mới: nếu ta làm nhân danh ta, hay nhân danh một nhóm
nào hoặc một phong trào nào, chúng ta sẽ giống Phêrô, cực nhọc thâu êm mà chẳng bắt được gì.

Nhưng khi Phêrô làm nhân danh Chúa, ông bắt được cá nhiều đến nỗi lưới ông hòng vỡ tung và
ông không thể kéo lên nổi nữa.

Bài học sau đó cũng vô cùng phong phú: cứ muốn một mình kéo lưới đầy nhóc cả lên, lưới sẽ
rách tung. Giả sử họ có kéo lên được, thì thuyền cũng sẽ chìm dưới sức nặng và họ có thể cũng
sẽ chết đuối, vì họ đã ra rất xa bờ.

Họ bèn làm hiệu cho các bạn của một thuyền khác đến trợ lực. Khi những bạn này đến, cùng
nhau họ đã kéo được lưới lên, và đổ đầy cả hai thuyền đến mức cả hai hòng chìm.

Một mình, chúng ta không thể kéo lưới lên, vì lưới nặng trì lại. Người ta sẽ làm lưới rách tung và
mất cả chì lẫn chài. Nếu ta muốn chất cá lên thuyền riêng của ta, số cá nhiều vô kể ấy là sẽ làm
thuyền chìm và mất tất cả mẻ cá.

Chiến thuật khôn khéo nhất là xin bạn bè đến gỡ một tay. Khi họ đến, người ta sẽ chung lưng
đấu cật mà làm thành công. Lời Chúa dạy ta rằng: muốn thành công trong việc rao truyền Tin
Mừng, chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không, một là thuyền Phêrô sẽ không có cá, hai là sẽ
chìm.

“Và người ta đã chất hai thuyền đầy ắp những cá”: cả hai thuyền, vậy là ai cũng có cá. Tất cả mọi
thuyền đều đầy ắp, nhưng luôn với một điều kiện này: hợp tác với nhau. Nếu Phêrô đã chỉ muốn
dành tất cả mẻ cá cho mình, thuyền ông sẽ chìm và mất hết; nhưng khi ông quyết định chia sẻ
cùng các bạn ở thuyền khác, ông cũng được đầy cá cho thuyền ông.
Đàng khác, chính khi các bạn ở thuyền kia trước đó đậu gần bờ vì chẳng bắt được cá, quyết định
đến giúp một cách vô vị lợi các người đang đánh được cá, thì chính họ cũng thấy thuyền mình
được đổ đầy cá nữa.

Chúng ta có quá ít thời gian để rao truyền Tin Mừng. Chúng ta không thể chơi sang, xài phí thời
gian ấy trong những cạnh tranh hay ganh tị, chỉ trích... Chúng ta hãy lợi dụng thời gian ấy mà rao
giảng, cùng nhau chia chiến lợi phẩm, các kinh nghiệm và tất cả những giàu có, mà chúng ta đã
thu tích được trong suốt cả thời nhiệm vụ.

Theo tôi, phép lạ lớn nhất không phải là số lượng cá họ bắt được, song là sự hiệp nhất giữa các
người bắt cá.

Số lượng phong phú cá không hẳn là phép lạ, nhưng có thể nói nó là kết quả “lô-gíc” của sự hiệp
nhất các người đánh cá. Khi chúng ta rao truyền Tin Mừng mà hiệp nhất trong thân thể Chúa
Kitô, chúng ta sẽ ngạc nhiên về quyền lực lớn lao chúng ta có được, nếu chúng ta hợp tác với
nhau.

Chính vì thế mà tôi không gọi đoạn văn này bằng tít đề: “Mẻ cá phép lạ”, mà là: “Phép lạ những
người đánh cá hợp nhất”.

Khi nào chúng ta hợp nhất để rao truyền Tin Mừng, thì chứng tá yêu thương mà ta phô bày có
một quyền lực lớn hơn những lời chúng ta giảng dạy. Chính vì thế, Chúa Yêsu mới nói trong lời
nguyện tế hiến:

“Lạy Cha, xin cho chúng nên một như Cha với Con là một, ngõ hầu thế gian tin...” (Yn 17.21).

Thế nghĩa là chứng tá sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu là một dấu chứng tỏ rằng: Nước Chúa đã
đến trong thế gian này, và nó dội ảnh hưởng trực tiếp có lợi lên việc rao truyền Tin Mừng.(*)

Kết luận.

Cách thức rao giảng mới về Tin Mừng là hoa quả của Thần-Khí-mới mà ngôn sứ Ezêkien hứa
trước: “Ta sẽ đặt trong các ngươi một Thần-Khí-mới” (Ez 36.26).

Chỉ có Thánh Thần mới có thể đổi mới lại bộ mặt trái đất, đổi mới tấm lòng của những ai tin vào
Chúa Yêsu như Đấng Cứu Độ mình. Chỉ mình Ngài khiến ta công bố rằng Đức Yêsu là Chúa.

Chúa Thánh Thần, xưa kia đã xức dầu cho Đức Yêsu ở sông Yordan, cũng vẫn là Đấng ban sức
mạnh cho các người rao giảng, để loan báo sự sống lại của Đức Yêsu trong kẻ chết và mở trái
tim người ta, làm người ta sẵn lòng đáp ứng lời kêu gọi ăn năn trở lại.

Cách thức rao truyền mới về Tin Mừng phải toàn diện: toàn bộ Tin Mừng, cho toàn cả con người
và cho tất cả mọi người. Tin Mừng biến đổi trái tim con người với nhau, và thiết lập một kiểu sống
mới, phù hợp với các giá trị và tiêu chuẩn của Tin Mừng. Tắt một lời, nó thiết lập nền văn minh
của tình thương, một Vương quốc công bình, vui tươi và bình an trong Thánh Thần.(*)

Cách rao truyền mới không thể thực hiện, nếu không có những người rao truyền mới; họ không
phải là những phóng viên lặp lại những gì người khác nói, nhưng là những chứng nhân, có đôi
mắt mở rộng, với trái tim phập phồng nồng cháy, vì đã kinh nghiệm được sự Sống Mới và đã sờ
đụng được Đấng Lời sự sống. Những người ấy sẽ rao truyền Tin Mừng, với sức hăng say của kẻ
đã được gặp gỡ bản thân với Đức Yêsu Kitô, và không thể không nói về điều họ đã được kinh
nghiệm sống.(**)

Trong kỳ Đại Hội Quốc Tế của phong trào Canh Tân tổ chức ở Roma năm 1975, Ralph Martin có
nói một lời tiên tri trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, trong đó có mấy câu như sau:
“Sẽ đến một giai đoạn truyền giảng Tin Mừng như chưa từng thấy trong Giáo Hội tôi”.

Bảy năm sau, Đức Giáo Chủ bắt đầu nói đến một cách thức truyền giảng Tin Mừng mới. Cách
rao truyền mới sẽ chẳng là con đường thực hiện lời tiên tri kia đó ư?

Đàng khác, ngay trong lòng Phong trào Canh Tân cũng nảy sinh ra một dự án “Rao truyền Tin
Mừng năm 2000”, với mục đích cổ võ người Công giáo ra đi hoạt động rao giảng Tin Mừng, và
với nỗ lực muốn dâng cho Chúa Yêsu một món quà lớn nhân dịp lễ kỷ niệm hai ngàn năm của
Ngài: một thế giới thấm tinh thần Kitô giáo hơn, không còn chiến tranh, không còn bất công; một
thế giới trong đó ngự trị công lý và hòa bình, liên đới và tình thương.

Chúng ta đang tiến đến gần năm 2000. Nhiều người nói đến viễn tượng đại họa đen tối,(*) nhưng
phần chúng tôi, chúng tôi là những sứ giả đem Tin Mừng này cho thế giới: đó là Thiên Chúa đã
yêu mến thế gian, đến nỗi Người đã sai Con Một của Người đến, không phải để xử án thế gian,
nhưng để cho thế gian được cứu.(**)

Chúng ta đang ở những năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai, nếu quả thực còn có những
vấn đề khó khăn lớn và chúng ta đang đứng trước mối nguy cơ một đại họa nguyên tử,(*) nhưng
cũng không kém chắc chắn rằng: Thiên Chúa yêu thế gian này, và Người muốn cứu vớt nó.(**)

Chúng ta đang ở vào ngày dọn mừng một lễ kỷ niệm: thế là đã 2.000 năm nay, Chúa Yêsu đang
sống và ban sự sống cho những ai tin vào danh Ngài. Và Tin Mừng, thay vì lu mờ, tan biến, đã
lấy lại vẻ huy hoàng mới. Không có một đáp số nào khác cho con người thời nay, ngoài lối sống
và những lời giáo huấn của Chúa Yêsu làng Nadarét.

Chúng ta đến gần năm 2.000, nhưng Chúa Yêsu luôn mãi vẫn là một hôm qua, hôm nay và cho
đến đời đời.

Chúng ta không cần một Tin Mừng nào mới, nhưng cần một cách thức rao truyền mới về Tin
Mừng. Đây chính là giờ để rao truyền Tin Mừng, và rao truyền Tin Mừng trong sự hợp nhất với
nhau.

You might also like