You are on page 1of 5

Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa

a) Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản
xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do
thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta
càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra
những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó
là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là
giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người
khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng
là vật mang giá trị trao đổi.

b) Giá trị hàng hoá:

Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ
về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác
nhau về chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào
đó.

Khi hai sản phẩm khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng, tuy
nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi.
Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Nếu gạt giá trị sử dụng của
sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ
trao đổi. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải hoặc thóc, những
người sản xuất đều phải hao phí lao động. Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng
hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi. Chúng được trao đổi theo
một tỷ lệ nhất định, một số lượng vải ít hơn đổi lấy một lượng thóc nhiều hơn (1 m vải =
10 kg thóc); nhưng lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng là ngang bằng nhau.
Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là cơ sở để trao
đổi.

Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản
xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản
xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
Sau đây là 5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền do Lenin vạch ra và do tôi đánh
máy lại dựa trên những gì tôi hiểu về thời kì độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. Những ai
quan tâm thử đọc rồi cho nhận xét nhé. Thực ra bài viết này mang tính bài giảng nhiều
hơn, để khi nào có thời gian tôi sẽ diễn giải ra sau nhé.

1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền


a. Sự tập trung sản xuất: là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân tán bằng cách
xí nghiệp lớn có đông công nhân và làm ra một khốI lượng sản phẩm lớn. Chính sự tích
tụ và tập trung tư bản đã dẫn tớI sự tích tụ và tập trung sản xuất.
Nguyên nhân cụ thể:
+ Đầu thế kỉ 20 trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt dẫn đến:
- 1 số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kĩ thuật chiến thắng và thôn tính các xí nghiệp nhỏ
- Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần
+ Đầu thế kỉ 20 do KHKT phát triển nên đòi hỏI vốn lớn để ứng dụng được vào sản xuất
+ Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn đủ khả năng tồn tạI
+ Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất

Sự tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các tổ chức
độc quyền – liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 số
loạI hàng hóa nào đó nhằm thu lợI nhuận cao.
Các hình thức tập trung sản xuất: công ti cổ phần và xí nghiệp liên hiệp
b. Các tổ chức độc quyền
Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: cartel, syndicate, trust, consortium

Độc quyền và cạnh tranh là 2 mặt trái ngược nhau song ở các nước đế quốc khi xuất hiện
các tổ chức độc quyền thì không thủ tiêu được cạnh tranh mà lạI làm cạnh tranh gay gắt
hơn

- Sự tồn tạI của các tổ chức độc quyền vẫn dựa trên cơ sở của chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
- Ở các nước đế quốc vẫn còn tồn tạI các xí nghiệp nhỏ chưa bị thôn tính vào các tổ chức
độc quyền
- Trong các nước đế quốc vẫn còn sản xuất hàng hóa của nông dân và thợ thủ công

3 loạI cạnh tranh trong chủ nghĩa đế quốc: giữa các tổ chức độc quyền vớI nhau, giữa các
tổ chức độc quyền vớI các xí nghiệp ngoài độc quyền, và ngay trong nộI bộ từng tổ chức
độc quyền

2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính


a. Vai trò mớI của tư bản ngân hàng
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi trong công nghiệp diễn ra tích tụ và tập
trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư bản, làm hình thành nên
các ngân hàng lớn cạnh tranh vớI nhau – các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Do nắm
được lượng tư bản tiền tệ lớn, các ngân hàng có khả năng chi phốI nhiều họat động kinh
tế-xã hội.

b. Tư bản tài chính

Tư bản tài chính là một loạI tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập lẫn nhau giữa
tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng vớI vai trò và địa vị mớI của
mình, đã cử ngườI tham gia vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử
dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phốI của ngân hàng, các nhà tư bản công nghiệp cũng
can thiệp vào họat động của tư bản ngân hàng bằng cách mua cổ phiếu hoặc thành lập
ngân hàng cho riêng mình. 2 quá trình thâm nhập ấy gắn kết vớI nhau, làm cho tư bản
công nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở nên đồng nhất vớI nhau, hình thành nên tư bản
tài chính. Các nhóm tư bản tài chính có tiềm lực đủ mạnh trở thành các đầu sỏ tài chính
( hay còn gọI là tài phiệt ), thực hiện thao túng đờI sống kinh tê- chính trị ở các nước tư
bản.

3. Xuất khẩu tư bản


a. Xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là thủ đoạn để các nước tư bản tiến hành bóc lột các nước chậm phát
triển thông qua trao đổI không ngang giá
b. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành dướI hình
thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số nguồn lợI khác ở
các nước nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để các tập đoàn tư bản bóc lột các
nước chậm phát triển.
Xuất khẩu tư bản là một tất yếu trong thờI kì chủ nghĩa tư bản độc quyền vì:
Đầu thế kỉ 20 một số nước tư bản đã tích lũy được một lượng vốn khổng lồ mà nếu đầu tư
trong nước thì sẽ thu được lợI nhuận ít hơn so vớI nếu đầu tư ở nước ngoài
Các nước lạc hậu về kinh tế thì thiếu vốn nhưng giá nhân công thấp và nguyên liệu lạI
dồI dào
Các nước tương đốI phát triển có nhu cầu về vốn để đổI mớI trang thiết bị kĩ thuật
Những hình thức xuất khẩu tư bản:
- Xuất khẩu tư bản sản xuất: nước xuất khẩu tư bản đầu tư vốn để xây mớI hoặc mua lạI
xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Xuất khẩu tư bản cho vay: nước xuất khẩu tư bản cho chính phủ hoặc tư nhân vay tiền
hoặc hàng hóa, vật tư

4. Sự phân chia thế giớI về kinh tế


Trong thờI kì tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn. Song đến
thờI chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất đã tăng chóng mặt, làm
nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài nước. Mặt khác, hàng hóa đem bán ở
nước ngoài thu được lợI nhuận lớn hơn so vớI hàng hóa đem bán trong nước. Do tầm
quan trọng của thị trường bên ngoài, giữa các nước đế quốc diễn ra cuộc cạnh tranh gay
gắt để giành giật thị trường thế giớI, hình thành nên những thỏa thuận có tính chất lũng
đoạn giữa các tổ chức độc quyền trong việc sản xuất và tiêu thụ một số loạI hàng hóa, tạo
nên những tổ chức độc quyền quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các
nước để phân chia thị trường thế giớI, độc chiếm nguồn nguyên liệu, quy định quy mô
sản xuất của từng tổ chức, định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợI nhuận độc quyền cao.

5. Sự phân chia thế giớI về lãnh thổ

Sự phân chia thế giớI về mặt lãnh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế giớI về kinh
tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa những nước chậm phát
triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và địa điểm lập căn
cứ quân sự.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không đều; có
những nước tư bản ra đờI sau nhưng kinh tế lạI phát triển vượt bậc, muốn đấu tranh để
phân chia lạI thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến tranh.
Sưu tầm

trong 5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền thì đặc điểm 1: "sự ra đời và
thống trị của các tổ chức độc quyền" là quan trọng nhất vì: đặc điểm chính là đặc điểm
bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó chi phối và là một trong nguyên nhân dẫn
đến các đặc điểm tiếp theo của nó, nói cách khác, các đặc điểm còn lại chỉ là phái sinh từ
đặc điểm này.

Khi các tổ chức độc quyền ra đời một cách phổ biến và trở thành thống trị trong nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa, trước hết là độc quyền trong sản xuất, lưu thông... nó làm cho cơ cấu
sản xuất phình to ra, nhu cầu về, tư liệu sản xuất, sức lao động cũng tăng theo kéo theo
nhu cầu về tư bản tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu tư bản (vôn cho các nhà sản xuất kinh
doanh các ngân hàng nhỏ không còn đáp ứng nổi, đó là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự ra đời của độc quyền ngân hàng, sự dung hợp giữa độc quyền ngân hàng và
độc quyền công nghiệp làm xuất hiện một loại tư bản mới và tầng lớp đại diện cho loại tư
bản mới này - Tư bàn tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. (đặc điểm 2)

Khi tư bản tài chính ra đời, nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ
chức độc quyên tăng lên làm cho nó càng phát triển cả về qui mô, trình độ và trở nên
thống trị thị trường trong nước, nhưng với không gian sử dụng vốn ở trong nước chật hẹp
so với sức phát triển làm xuất hiện một lượng tư bản thừa (tương đố so tham vọng về lợi
nhuận của các tổ chức độc quyền) chính vì vậy xuất hiện Xuất khẩu tư bản - Đặc điểm 3)
để giải quyết lượng tư bản thừa.

Việc xuất khầu tư bản, ban đầu chỉ diễn ra ở một số nước, một số tổ chức độc quyền tư
nhân có tiềm năng lớn nhưng theo đà phát triển nó dần trở thành phổ biến của các nước
tư bản. Khi trên thị trưởng của các nước nhập khẩu tư bản có sự hiện diện của nhiều tổ
chức độc quyền thuộc nhiều quốc gia khác nhau dẫn đến sự đụng độ về lợi ích là không
tránh khỏi - điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền để phân chia lại
thị trường thế giới - Đặc điểm 4.

Khi sự phân chia thị trường thế giới được hoàn tất, nhưng do quy luật phát triển không
đều của chủ nghĩa tư bản, các nước tư bản ra đời sau, đi sau không được hưởng lợi từ sự
phân chia này đã phát động chiến tranh để phân chia lại lãnh thổ thế giới. - đặc điểm 5
Như vậy rõ ràng ta thấy tất cả các nguyên nhân 2 - 5 đều là phái sinh từ nguyên nhân 1.
" đầy là ý kiền và cách phân tích của bản thân tôi thôi nhé, nếu hợp lý bạn có thể tham
khảo"

You might also like