You are on page 1of 14

ADSL là gì ?

Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ADSL


Monday, 7. December 2009, 03:23:27

Networking

TỔNG QUAN VỀ ADSL

ADSL là gì ?
Hiểu một cách đơn giản nhất, ADSL là sự thay thế với tốc độ cao cho thiết bị Modem hoặc ISDN giúp truy nhập
Internet với tốc độ cao và nhanh hơn. Các biểu đồ sau chỉ ra các tốc độ cao nhất có thể đạt được giữa các dịch vụ
cung cấp.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p1.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p1.gif" width="285" border="0" height="226"]

ADSL có nghĩa như thế nào?

ADSL là gì ?
ADSL là gì ?

ADSL viết tắt của Asymmetric Digital Subscriber Line - đó là đường thuê bao số không đối xứng, kỹ thuật
truyền được sử dụng trên đường dây từ Modem của thuê bao tới Nhà cung cấp dịch vụ.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p2.gif" width="291" border="0" height="66"]

Asymmetric: Tốc độ truyền không giống nhau ở hai chiều. Tốc độ của chiều xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể
nhanh gấp hơn 10 lần so với tốc độ của chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Ðiều này phù hợp một cách tuyệt vời
cho việc khai thác dịch vụ Internet khi mà chỉ cần nhấn chuột (tương ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao
gửi đi) là có thể nhận được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ Internet.

Digital: Các Modem ADSL hoạt động ở mức bít (0 & 1) và dùng để chuyển thông tin số hoá giữa các thiết bị số
như các máy tính PC. Chính ở khía cạnh này thì ADSL không có gì khác với các Modem thông thường.

Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê bao bình thường nối tới tổng đài nội hạt. Ðường
dây thuê bao này vẫn có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi đi hoặc nghe điện thoại cùng một thời điểm
thông qua thiết bị gọi là "Splitters" có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây.

ỨNG DỤNG CỦA ADSL

ADSL dùng để làm gì ?


ADSL xác lập cách thức dữ liệu được truyền giữa thuê bao (nhà riêng hoặc công sở) và tổng đài thoại nội hạt trên
chính đường dây điện thoại bình thường. Chúng ta vẫn thường gọi các đường dây này là local loop.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p3.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p3.gif" width="290" border="0" height="88"]

Thực chất của ứng dụng ADSL không phải ở việc truyền dữ liệu đi/đến tổng đài điện thoại nội hạt mà là tạo ra khả
năng truy nhập Internet với tốc độ cao. Như vậy, vấn đề nằm ở việc xác lập kết nối dữ liệu tới Nhà cung cấp dịch
vụ Internet.
Mặc dù chúng ta cho rằng ADSL được sử dụng để truyền dữ liệu bằng các giao thức Internet, nhưng trên thực tế
việc thực hiện điều đó như thế nào lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL.
Hiện nay, phần lớn người ta ứng dụng ADSL cho truy nhập Internet tốc độ cao và sử dụng các dịch vụ trên
Internet một cách nhanh hơn.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

ADSL vận hành ra sao?

ADSL tìm cách khai thác phần băng thông tương tự còn chưa được sử dụng trên đường dây nối từ thuê bao tới
tổng đài nội hạt. Ðường dây này được thiết kế để chuyển tải dải phổ tần số (frequency spectrum) chiếm bởi cuộc
thoại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể chuyển tải các tần số cao hơn dải phổ tương đối hạn chế dành cho
thoại. Ðó là dải phổ mà ADSL sử dụng.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p4.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p4.gif" width="218" border="0" height="82"]

Thoại cơ bản sử dụng dải tần số từ 300Hz tới 3,400Hz.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét, thoại và dữ liệu ADSL chia xẻ cùng một đường dây thuê bao ra sao. Trên thực tế,
các Splitter được sử dụng để đảm bảo dữ liệu và thoại không xâm phạm lẫn nhau trên đường truyền.
Các tần số mà mạch vòng có thể chuyển tải, hay nói cách khác là khối lượng dữ liệu có thể chuyển tải sẽ phụ
thuộc vào các nhân tố sau:

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Khoảng cách
từ tổng đài nội hạt.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Kiểu và độ dầy
đường dây.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Kiểu và số
lượng các mối nối trên đường dây.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Mật độ các
đường dây chuyển tải ADSL, ISDN và các tín hiệu phi thoại khác.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Mật độ các
đường dây chuyển tải tín hiệu radio.

ƯU ĐIỂM CỦA ADSL


ADSL: So sánh với PSTN & ISDN

Vậy sự khác nhau cố hữu giữa ADSL với Modem quay số truyền thống và ISDN là như thế nào?

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] PSTN và ISDN là các công
nghệ quay số (Dial-up).

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ADSL là 'liên tục/always-on"
kết nối trực tiếp.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] PSTN và ISDN cho phép
chúng ta sử dụng Fax, dữ liệu, thoại, dữ liệu tới Internet, dữ liệu tới các thiết bị khác.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ADSL chỉ chuyển tải dữ liệu
tới Internet.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] PSTN và ISDN cho phép
chúng ta tuỳ chọn ISP nào mà ta muốn kết nối.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ADSL kết nối chúng ta tới
một ISP định trước.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ISDN chạy ở tốc độ cơ sở
64kbps hoặc 128kbps.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ADSL có thể tải dữ liệu về với
tốc độ tới 8Mbps.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] PSTN ngắt truy nhập tới
Internet khi chúng ta thực hiện cuộc gọi.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ADSL cho phép vừa sử dụng
Internet trong khi vẫn có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] Kết nối Internet qua đường
PSTN và ISDN bằng phương thức quay số có tính cước nội hạt.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/button.gif" width="4" border="0" height="4"] ADSL không tính cước nội hạt.

Ghi chú:

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Mặc dù Modem
ADSL luôn ở chế độ kết nối thường trực, nhưng vẫn có thể cần phải thực hiện lệnh kết nối Internet trên máy
PC.
[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"
src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Các dịch vụ như
Fax và thoại có thể được thực hiện cũng trên kết nối dữ liệu ADSL tới Internet.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Trên thực tế, tốc
độ Download tiêu biểu đối với dịch vụ ADSL gia đình thường đạt tới (up to) 1500 kbps (gói Easy của VNPT)

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Dùng bao nhiêu,
trả bấy nhiêu. Cấu trúc cước theo lưu lượng sử dụng (Hoặc theo thời gian sử dụng).

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Không hạn chế
số người sử dụng khi chia sẻ kết nối Internet trong mạng nội bộ.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA ADSL

Giới thiệu

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p5.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p5.gif" width="289" border="0" height="67"]

Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt mô tả chức năng của từng thành phần của ADSL, bắt đầu từ Modem ADSL
tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Chúng ta cũng xem xét ở phía ISP để lọc ra những thành phần cơ bản mà họ sử dụng để cung cấp dịch vụ ADSL.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p6.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p6.gif" width="284" border="0" height="63"]

Modem ADSL là gì?

Modem ADSL kết nối vào đường dây điện thoại (còn gọi là local loop) và đường dây này nối tới thiết bị tổng đài
nội hạt.
Modem ADSL sử dụng kết hợp một loạt các kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến nhằm đạt được tốc độ băng thông cần
thiết trên đường dây điện thoại thông thường với khoảng cách tới vài km giữa thuê bao và tổng đài nội hạt.

Modem ADSL làm việc như thế nào?

ADSL hoạt động bằng cách vận hành cùng lúc nhiều Modem, trong đó mỗi Modem sử dụng phần băng thông
riêng có thể.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p7.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p7.gif" width="220" border="0" height="84"]

Sơ đồ trên đây chỉ mô phỏng một cách tương đối, nhưng qua đó ta có thể nhận thấy ADSL sử dụng rất nhiều
Modem riêng lẻ hoạt động song song để khai thác băng thông tối đa và cung cấp một tốc độ rất cao.
Mỗi đường kẻ sọc đen ở trên thể hiện một Modem và chúng hoạt động tại các tần số hoàn toàn khác nhau. Trên
thực tế có thể tới 255 Modem hoạt động trên một đường ADSL. Ðiểm đặc biệt ở chỗ ADSL sử dụng dải tần số từ
26kHz tới 1.1MHz trong 10MHz của băng thông thoại. Tất cả 255 Modems này được vận hành chỉ trên một con
chíp đơn.
Lượng dữ liệu mà mỗi Modem có thể truyền tải phụ thuộc vào các đặc điểm của đường dây tại tần số mà Modem
đó chiếm. Một số Modem có thể không làm việc một chút nào vì sự gây nhiễu từ nguồn tín hiệu bên ngoài chẳng
hạn như bởi một đường dây (local loop) khác hoặc nguồn phát vô tuyến nào đó. Các Modem ở tần số cao hơn
thông thường lại truyền tải được ít dữ liệu hơn bởi lý ở tần số càng cao thì sự suy hao càng lớn, đặc biệt là trên
một khoảng cách dài.
Mạch vòng / Local Loop là gì ?

'Local loop' là thuật ngữ dùng để chỉ các đường dây điện thoại bình thường nối từ vị trí người sử dụng tới công ty
điện thoại.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p8.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p8.gif" width="287" border="0" height="78"]

Nguyên nhân xuất hiện thuật ngữ local loop - đó là người nghe (điện thoại) được kết nối vào hai đường dây mà
nếu nhìn từ tổng đài điện thoại thì chúng tạo ra một mạch vòng local loop.

CÁC THÀNH PHẦN ADSL TỪ PHÍA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem các ISP thực hiện cung cấp ADSL như thế nào.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p9.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p9.gif" width="292" border="0" height="152"]

Như chỉ ra trong khối vàng ở trên, phạm vi Nhà cung cấp dịch vụ gồm có ba thành phần quan trọng

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]DSLAM -
DSL Access Multiplexer.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]BAS -
Broadband Access Server.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]ISP - Internet
Service Provider.

DSLAM là gì?

Một thiết bị DSLAM có thể tập hợp nhiều kết nối thuê bao ADSL - có thể nhiều tới hàng trăm thuê bao - và tụ lại
trên một kết nối cáp quang. Sợi cáp quang này thường được nối tới thiết bị gọi là BAS - Broadband Access
Server, nhưng nó cũng có thể không nối trực tiếp tới BAS vì BAS có thể được đặt tại bất cứ đâu.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p10.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p10.gif" width="300" border="0" height="88"]

DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL. Nó chứa vô số các Modem ADSL bố trí về
một phía hướng tới các mạch vòng và phía kia là kết nối cáp quang.

Vậy BAS là gì?

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p11.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p11.gif" width="289" border="0" height="97"]

Broadband Access Server (BAS) là thiết bị đặt giữa DSLAM và POP của ISP. Một thiết bị BAS có thể phục vụ cho
nhiều DSLAM.
Các giao thức truyền thông được đóng gói để truyền dữ liệu thông qua kết nối ADSL, vì vậy mục đích của BAS là
mở gói để hoàn trả lại các giao thức đó trước khi đi vào Internet. Nó cũng đảm bảo cho kết nối của bạn tới ISP
được chính xác giống như khi bạn sử dụng Modem quay số hoặc ISDN.
Như chú giải ở trên, ADSL không chỉ rõ các giao thức được sử dụng để tạo thành kết nối tới Internet. Phương
pháp mà PC và Modem sử dụng bắt buộc phải giống như BAS sử dụng để cho kết nối thực hiện được.
Thông thường ADSL sử dụng hai giao thức chính là :

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]PPPoE -
PPP over Ethernet Protocol.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]PPPoA -
Point to Point Protocol over ATM.

KẾT NỐI MẠNG

Các thành phần kết nối như thế nào?

Dưới đây sẽ trình bày về những giao thức truyền thông được sử dụng trên kết nối ADSL.
Khi kết nối vào Internet, bạn sử dụng các giao thức chạy ở tầng vận chuyển TCP/IP (chẳng hạn như HTTP - giao
thức được sử dụng bởi các Web Browser). Quá trình này là giống nhau với các kiểu truy nhập quay số qua PSTN,
ISDN và ADSL.

Các giao thức được sử dụng giữa Modem và BAS

Khi quay số PSTN/ISDN để truy nhập vào Internet, chúng ta sử dụng giao thức gọi là PPP để vận chuyển dữ liệu
TCP/IP và kiểm tra cũng như xác thực tên và mật khẩu người truy nhập.
Trong ADSL, PPP cũng thường được sử dụng để kiểm tra tên và mật khẩu truy nhập, và ATM thì luôn được sử
dụng ở mức thấp nhất. Kết nối điển hình như dưới đây :

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p12.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p12.gif" width="301" border="0" height="154"]

Vai trò của ATM

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p13.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p13.gif" width="289" border="0" height="137"]

ATM - Asynchronous Transfer Mode - được sử dụng như là công cụ chuyển tải cho ADSL ở mức thấp. Lý do vì đó
là cách thuận tiện và mềm dẻo đối với các công ty thoại muốn kéo dài khoảng cách kết nối từ DSLAM tới BAS
giúp họ có thể đặt BAS ở bất cứ đâu trên mạng.
Các tham số thiết lập cấu hình ATM
Có hai tham số cần phải thiết lập cấu hình một cách chính xác trên Modem ADSL để đảm bảo kết nối thành công
tại mức ATM với DSLAM:

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]VPI - the
Virtual Path Identifier.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]VCI - the
Virtual Channel Identifier.

CẤU TRÚC CỦA ADSL


[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p14.gif"
src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p14.gif" width="280" border="0" height="135"]

Vai trò của PPP

PPP là giao thức dùng để vận chuyển lưu lượng Internet tới ISP dọc theo các kết nối Modem và ISDN. PPP kết
hợp chặt chẽ các yếu tố xác thực - kiểm tra tên/mật khẩu - và đó là lý do chính mà người ta dùng PPP với ADSL.
Mặc dù BAS thực thi giao thức PPP và tiến hành việc xác thực, nhưng thực ra việc đó được thực hiện bằng cách
truy nhập vào các cơ sở dữ liệu khách hàng đặt tại ISP. Bằng cách đó, ISP biết được rằng các kết nối do BAS
định tuyến tới - đã được xác thực thông qua giao dịch với cơ sở dữ liệu riêng của ISP.

MODEM ADSL TRÊN THỰC TẾ

Các loại modem ADSL thông minh và thụ động

Modem ADSL thông minh bản thân nó đã tích hợp sẵn các giao thức truyền thông cần thiết (Như thiết bị Modem
ADSL Router hoặc Modem được sử dụng kết nối qua cổng Card Ethernet 10/100Mb) nên chỉ việc lựa chọn và
khai báo VPI/VCI cho Modem.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p15.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p15.gif" width="401" border="0" height="100"]

Còn Modem ADSL thụ động thì phải hoạt động dựa trên hệ điều hành của máy tính để cung cấp các giao thức cần
thiết. Các loại Modem này bắt buộc phải cài đặt phần mềm điều khiển Modem và thiết lập các giao thức PPP,
VPI/VCI. Việc cấu hình như vậy phức tạp và đòi hỏi thời gian nhiều hơn.
Chỉ có Windows 98SE, Windows ME và Windows 2000/XP là có cài sẵn cơ chế thực thi ATM, vì thế người ta ít sử
dụng các Modem thụ động trên thực tế. Mặc dù các Modem thông minh có hỗ trợ các giao thức cần thiết nhưng
chúng vẫn có thể được dùng cho các hệ điều hành nói trên.
Các Modem thụ động có thể nối với PC thông qua giao diện USB, hoặc có thể được sản xuất dưới dạng PCI Card
để cắm thẳng trên bảng mạch chủ của PC.
Lưu ý là việc khai thác giao thức ATM không có nghĩa là cần phải có Card mạng ATM cho PC - đó chỉ là cơ chế
hỗ trợ bằng phần mềm trong hệ điều hành.

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THOẠI VÀ ADSL

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p16.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p16.gif" width="225" border="0" height="112"]

Thoại và ADSL cùng chung sống ra sao?

ADSL cho phép cùng lúc vừa truy nhập Internet tốc độ cao lại vừa có thể thực hiện cuộc gọi cũng trên đường dây
đó.
Thiết bị chuyên dụng Splitters được sử dụng để tách riêng các tần số cao dùng cho ADSL và các tần số thấp dùng
cho thoại. Như vậy, người ta thường đặt các Splitters tại mỗi đầu của đường dây - phía thuê bao và phía DSLAM.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p17.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p17.gif" width="232" border="0" height="83"]

Tại phía thuê bao, các tần số thấp được chuyển đến máy điện thoại còn các tần số cao đi đến modem ADSL. Tại
các tổng đài, các tần số thấp được chuyển sang mạng thoại PSTN còn các tần số cao đi đến ISP.

Tốc độ đa dạng
Tốc độ của kết nối giữa modem ADSL và DSLAM phụ thuộc vào khoảng cách đường truyền và tốc độ tối đa được
cấu hình sẵn trên cổng của DSLAM.
Còn tốc độ kết nối vào Internet lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như dưới đây :

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p18.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/p18.gif" width="291" border="0" height="108"]

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Số người
dùng kết nối vào cùng một DSLAM và thực tế có bao nhiều người dùng đang khai thác kết nối.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Tốc độ kết
nối giữa DSLAM và BAS.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Bao nhiêu
card DSLAM cùng nối vào một BAS và bao nhiêu người dùng đang khai thác thực tế kết nối.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Tốc độ kết
nối giữa BAS và ISP.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Bao nhiêu
BAS kết nối vào ISP và bao nhiêu người dùng thực tế đang khai thác.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Tốc độ của
kết nối từ ISP tới mạng Internet toàn cầu.

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]Bao nhiêu
thuê bao của ISP đang khai thác (qua các giao tiếp khác nhau như quay số PSTN/ ISDN và ADSL).

[html:img alt="[Image]" ilo-full-src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif"


src="http://www.ptic.com.vn/adsl/images/arrow_green_2.gif" width="19" border="0" height="8"]ISP tổ chức
Caching và Proxy ra sao, liệu thông tin mà bạn cần khai thác đã được lưu trữ trên Cache chưa hay phải tải
về từ Internet. ADSL2+ là gì ?

ADSL2+, gia nhập họ ADSL từ năm 2003, là sự mở rộng của công nghệ ADSL, tăng tốc độ Dowload đến
24Mbps bằng cách tăng gấp đôi dải tần (từ 1.1MHz trong ADSL/ADSL2 lên 2.2MHz). Tốc độ Upload vẫn
được duy trì ở 1Mbps.

Nguồn : tudiencongnghe.com MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET
QUA ADSL

Là một công nghệ mới đối với Việt Nam hiện nay và đang được chuẩn bị cung cấp chính thức trong tháng 7/2003, vì
thế có nhiều câu hỏi được đặt ra khi một khách hàng muốn chuyển đổi dịch vụ truy cập Internet hiện tại của mình
sang hình thức kết nối Internet tốc độ cao này. Chúng tôi đã tập hợp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến công
nghệ này để giúp các ban đọc quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin có được cái nhìn tổng quát hơn về ADSL.

Để sử dụng dịch vụ, tôi có chuyển đổi nhà cung cấp ISP được không? Tôi đã có hợp đồng điện thoại rồi thì
có phải ký thêm một hợp đồng ADSL mới không.

Khách hàng hoàn toàn có thể chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet của mình mà không bị ràng buộc bởi
bất kì điều kiện nào. Hiện nay chỉ có 1 nhà cung cấp dịch vụ ADSL duy nhất ở Việt nam là VNPT với ISP là VDC. Để
sử dụng dịch vụ, bạn chỉ phải ký thêm một phụ lục đính kèm theo hợp đồng sử dụng dịch vụ VNN/Internet gián tiếp
đã có sẵn.
ADSL khác SHDSL thế nào? nên chọn dịch vụ nào?

SHDSL (Symmetric High bit Digital Subscriber Line) có đường tải dữ liệu lên (upload) và đường tải dữ liệu
xuống (download) đối xứng - cùng tốc độ, trong khi đường tải dữ liệu lên/xuống của ADSL là bất đối xứng, đường tải
dữ liệu lên có tốc độ thấp hơn. SHDSL thích hợp cho nhu cầu kết nối mạng LAN/WAN của các tổ chức lớn, tổ chức
kinh doanh trên mạng. Giá SHDSL cao hơn. Người sử dụng cá nhân, các doanh nghiệp và tổ chức có qui mô mạng
vừa phải chỉ cần kết nối ADSL.

ADSL có bảo mật không? Đường DSL có phải là đường riêng không và có thể bị Hacker tấn công không?
Không giống như Cable Modem, công nghệ ADSL truyền số liệu của mỗi người sử dụng trên một đường
riêng. Do vậy số liệu truyền đi của người sử dụng này không bao giờ xuất hiện trên mạng của người sử dụng khác;
Độ bảo mật cao! Tính riêng tư cũng giống như khi bạn truy nhập bằng quay số gián tiếp vậy. Tuy nhiên điều này
không có nghĩa là Hacker không thể tấn công bạn! vì vậy bạn vẫn phải có biện pháp bảo vệ cần thiết để chống
Hacker.

Có thể dùng ADSL trên máy tính xách tay không?


Hoàn toàn có thể. Trường hợp này phải sử dụng giao diện là card PCMCIA có hỗ trợ 10/100 Ethernet hoặc
dùng modem DSL có hỗ trợ cổng USB. Nếu bạn định chạy hệ điều hành khác với Windows, bạn cần chú ý tính tương
thích của các thiết bị trên với hệ điều hành trên máy.
Tôi muốn chạy sever riêng qua đường DSL được không?
Điều này tuỳ thuộc vào điều khoản ký trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên về cơ bản các
Server web, ftp...có thể được người sử dụng tự tổ chức và vận hành trong mạng.
Có thể sử dụng dịch vụ ADSL với cái máy tính cũ của tôi không? Một số máy tính trên thị trường hiện nay có
sẵn một modem DSL bên trong. Có sử dụng được modem này không?
Hoàn toàn có thể sử dụng máy tính cũ của bạn để sử dụng công nghệ này vì bản thân DSL không đòi hỏi cấu
hình máy tính cao, chỉ một số ứng dụng Internet tốc độ cao đòi hỏi tốc độ xử lý cao. Nếu bạn xem VOD bằng máy tính
cũ thì có thể sẽ thấy chậm; Tuy nhiên phần lớn các nội dung trên Internet hiện nay vẫn có thể khai thác bằng các máy
tính cũ.
Gần đây một số máy tính PC được bán kèm bên trong một modem DSL. Modem này thường là chuẩn G.lite
DTM. Chuẩn này hiện nay thường không dùng được trên mạng DSL của các nhà cung cấp dịch vụ.

Kết nối Internet bằng công nghệ ADSL sẽ qua những bước nào? Vì sao có thể sử dụng song song giữa truy
cập Internet và gọi điện thoại hay sử dụng Fax?
- Khi khách hàng bật Modem ADSL, modem sẽ thực hiện kết nối với một thiết bị tập trung tín hiệu từ các thuê
bao có tên gọi DSLAM, khi đó người sử dụng sẽ đăng nhập vào mạng. Tín hiệu tiếp tục được truyền dẫn từ DSLAM
tới trạm BRAS (trạm này có chức năng tập hợp tín hiệu từ nhiều DSLAM khác nhau) và đến mạng Internet của nhà
cung cấp dịch vụ
- Nếu gọi điện thoại, tín hiệu điện thoại truyền qua Modem/router, qua bộ ghép tách Splitter đến DSLAM rồI
đến tổng đài thoạI công cộng (PSTN)
- Nếu truy cập Internet và gọI điện thoạI cùng lúc, Modem/router thực hiện ghép/tách cả hai tín hiệu này
thành gói dữ liệu chung truyền đến DSLAM, tại đây Splitter của DSLAM thực hiện việc tách tín hiệu thoạI ra và truyền
qua mạng PSTN, còn tín hiệu truyền số liệu qua DSLAM đến BRAS ra mạng Internet.
Để có thể sẵn sàng truy cập Internet bằng ADSL, người sử dụng cần chuẩn bị trước những gì?
- Chuẩn bị trước các thiết bị NIC (Network Interface Card) (nếu không dùng USB), dây cáp, modem/router.
- Dự trù trước sẽ nối đường DSL vào đâu: máy server, Hub hay máy tính PC (tham khảo trước các chuyên gia
phụ trách IT)
- Lấy sẵn hợp đồng điện thoại (đã có);
- Chuẩn bị sẵn đầu giắc cắm cho đường điện thoại sẽ được sử dụng để đấu nối DSL.

ADSL so với Cáp modem thế nào?


- ADSL cung cấp dịch vụ truy nhập trên một đường điện thoại riêng cho mỗi người sử dụng. Cáp modem, ngược
lại cung cấp dịch vụ này cho nhiều người trên cùng một đường cáp. Tốc độ tải xuống của đường cáp này có thể
tới 30Mbps tuy nhiên khi nhiều người cùng truy nhập, tốc độ chia cho mỗi người sẽ nhỏ hơn nhiều; Tốc độ đường
lên của cáp modem thấp hơn DSL hoặc do đặc tính kỹ thuật của Modem cáp, hoặc do nhà cung cấp chủ ý dành
phần rất nhỏ băng thông cho đường lên. Do dùng chung 1 sợi cáp, cáp modem độ bảo mật thông tin của Cáp
modem sẽ kém hơn DSL.
- Điểm khác biệt lớn nhất là: khả năng sẵn sàng đường cáp modem tại nhà bạn thấp hơn nhiều so với đường
dây điện thoại. Hiện nay chi có 12 triệu người trên toàn thế giới là đã có sẵn sàng đường cáp modem tại gần nhà
trong khi đó có gấp nhiều số lượng trên có sẵn cáp điện thoại tại nhà.
Gửi Fax qua đường DSL thế nào?
Fax không thể gửi qua kênh truyền số liệu của DSL được. Tuy nhiên bạn vẫn gửi được Fax qua đường điện thoại cũ
nằm chung trong đường DSL. Dĩ nhiên phải cần có máy fax hoặc modem thoại để nối vào giắc dành cho đường điện
thoại

Tại sao đường DSL của tôi lại chậm hơn tốc độ được cung cấp?
Thường thì Internet không bảo đảm chất lượng tuyệt đối. Tốc độ truy cập sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu thây
tốc độ kết nối chậm, bạn phải kiểm tra:
- Hệ điều hành Window và phần cài Registry;
- Website mà bạn truy nhập: Tốc độ truy nhập phụ thuộc lớn nhất vào tốc độ của server và thời điểm truy nhập
trong ngày. Bạn có thể vào một số Website đặc biệt nhanh để thử tốc độ.
- Nếu tất cả các Website đều chậm thì nhà cung cấp DSL sẽ thử đường DSL cho bạn;
- Ngoài ra truy cập Internet bằng ADSL sẽ phụ thuộc vào khoảng cách từ các thuê bao tới các trạm truyền dẫn
DSLAM

DSL (Digital Subscribe Line) hay còn hay được gọi với khái niệm xDSL là chỉ các thuê bao truyền số liệu sử dụng đôi
cáp thuê bao hay nói cách khác là các loại công nghệ được sử dụng để cung cấp các dịch vụ truyền số liệu trong đó có
Internet trên ngay chính đôi dây (điện thoại) đang được sử dụng tại nhà bạn.
HHDSL, G.SHDSL chỉ là 1 thôi bồ.
-SHDSL là một phiên bản tiêu chuẩn hóa theo ETSI (European Telecommunications Standards Institute ) của HDSL
- G.SHDSL là một phiên bản tiêu chuẩn hóa mới theo ITU (International Telecommunication Union) của HDSL.
Tùy vào đối tượng sử dụng, nhà cung cấp sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp về chi phí cũng như đưa ra các lựa chọn
cho bạn phù hợp với từng thời điểm
G.SHDSL Bridge Router, speed up to 2.3Mbps, distance up to 6.7km

Giới thiệu chung


G.SHDSL là một chuẩn quốc tế mới của SDSL (DSL đối xứng) được phát triển bởi Tổ chức Viễn thông quốc tế
(ITU). G.SHDSL là viết tắt của formal single-pair, high-bit-rate digital subscriber line/đường dây thuê bao số, một dây
đôi đối xứng tốc độ cao. G.SHDSL là phiên bản mới nhất của họ công nghệ xDSL, có khả năng cho phép tăng tốc độ
của dữ liệu lên tới 2,3 Mbps. Trong một số điều kiện, tốc độ này có thể đạt tới 4,6Mbps. Với chuẩn này, như đúng tên
gọi của nó, việc truyền - nhận dữ liệu có tính chất đối xứng, điều đó có nghĩa là các thông tin được download/tải
xuống về và upload/tải lên với cùng một tốc độ. Đây là sự khác biệt của G.SHDSL so với ADSL có tốc độ
download/tải xuống nhanh hơn upload/tải lên. Một đặc điểm mới của công nghệ này so với các phiên bản của công
nghệ xDSL trước đây là G.SHDSL có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khoảng cách xa hơn 5 km. Các chuẩn
xDSL trước đây thông thường chỉ cho phép cung cấp dịch vụ ở cự ly dưới 5km.
Theo các nhà phân tích thị trường, công nghệ ADSL sẽ chiếm thị phần các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ là những
người dùng có nhu cầu chủ yếu là tải về dữ liệu hay giải trí trên Internet còn VDSL và G.SHDSL sẽ chiếm thị phần
của các doanh nghiệp lớn và các WEB site cung cấp thông tin hay các Trung tâm dữ liệu trên mạng nơi mà tốc độ tải
lên là một yếu tố cần cân nhắc.
Là một trong các nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực mạng và truyền thông PLANET Technology luôn tung ra các
sản phẩm bám sát các công nghệ mới nhất, sau các sản phẩm VDSL và ADSL đã được giới thiệu trong các số PC
World 04/2002 và PC World 06/2002, hiện tại sản phẩm ứng dụng công nghệ G.SHDSL là G.SHDSL Bridge/Router
GRT-101 cũng đã có mặt trên thị trường.

Chức năng hệ thống


G.SHDSL Bridge/Router, the GRT-101, cung cấp một giao tiếp mạng SHDSL cho tốc độ kết nối từ 192 Kbps đến
2,304 Mbps. Sản phẩm này được thiết kế để tối ưu hoá cả tốc độ truyền trên một đôi dây điện thoại giữa hai điểm và
tích hợp khả năng truyền/bridge và định tuyến/routing các gói dữ liệu. Với tốc độ 2,304Mbps, băng thông của GRT-
101 lớn hơn hẳn các đường T1 tốc độ 1,5Mbps. Nhờ việc sử dụng các đôi dây điện thoại tiêu chuẩn như tất cả các
công nghệ xDSL khác làm môi trường truyền dẫn, chi phí cho việc thiết lập các kết nối G.SHDSL rẻ hơn hẳn so với
các đường T1 hay Frame Relay. Nhờ tích hợp các tính năng truyền/bridge và định tuyến/routing một cặp GRT-101 là
giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng LAN-to-LAN qua một đôi dây điện thoại thông thường với khoảng cách lên đến
6,7km (4,2 mile).
Một số tính năng nổi bất của GRT-101 là:

* Dễ dàng quản lý và thiết lập cấu hình thông qua cổng RS-232 hay giao diện WEB.
* Bridge hay Routing các gói IP hỗ trợ các dịch vụ Internet tốc độ cao.
* Hỗ trợ DHCP server, DNS relay và caching
* PPPoA và PPPoE hỗ trợ xác thực người dùng với PAP/CHAP/MS-CHAP.
* Quản lý SNMP với SNMPv1/SNMPv2 agent và MIB II .
* Cho phép cập nhập Firmware qua Internet .
* Thiết lập các mức tốc độ truyền Nx64Kbps trong đó N=3~36.
Thành phần hệ thống
GRT-101 G.SHDSL Bridge / Router (1 RJ-45, 1 RJ-11)

Chỉ tiêu kỹ thuật


Model GRT-101
WAN
Interface RJ-11
SHDSL ITU-T G.991.2 (Annex A, Annex B)
Encoding Scheme 16-TCPAM
Data Rate N x 64Kbps (N=3~36)
Impedance 135ohms
LAN
Interface RJ-45
Ethernet 10Base-T
Data Rate 10Mbps
Console port RS-232
LED Indicator
General PWR
LAN LNK, ACT
WAN LNK/ACT, 100M
Routing
IP Routing
Static Routing and RIPv1/RIPv2
IP masquerading NAT
DHCP server
DNS relay and caching
Bridging IEEE 802.1D transparent learning bridge
Configuration Local console (RS-232) , Telnet, Web (HTTP), Password control
Network management SNMPv1 / SNMPv2 agent ,MIB II
ATM
Up to 8 PVCs
UBR/CBR traffic shaping
AAL5
OAM F5 loopback
ATM Forum UNI 4.0
AAL5 Encapsulation
VC multiplexing and SNAP/LLC
Ethernet over ATM (RFC 2684/1483)
PPP over ATM (RFC 2364)
Classical IP over ATM (RFC 1577)
PPP
PPP over Ethernet (RFC 2516)
PPP over ATM (RFC 2364)
User authentication with PAP/CHAP/MS-CHAP
Physical/Electrical
Dimensions 187 x 148 x 33 mm (WxDxH)
Power 15V DC
Power consumption 6 watts / 20.5 BTU
Operating Temp. 0 ~ 45 degree C
Storage Temp. -20 ~ 70 degree C
Operating Humidity 0 ~ 95 degree C (non-condensing)
Storage Humidity 0 ~ 95 degree C (non-condensing)
EMC/EMI FCC, CE

Mô hình hệ thống

* Mở rộng khoảng cách kết nối Ethernet


GRT-101 cho phép mở rộng khoảng cách kết nối của các mạng LAN Ethernet qua các đôi dây điện thoại thông
thường. Chỉ với một đôi dây điện thoại AWG-26 thông thường bạn có thể mở rộng khoảng cách kết nối giữa hai mạng
LAN lên đến tối đa 6,7km và tốc độ tối đa 2,3Mbps ở khoảng cách 3,3km. Các gói IP trên mạng có thể được thiết lập
hoạt động theo cơ chế bridge hoặc routing.

* Giải pháp cho các ISP

G.SHDSL là giải pháp tối ưu trong việc cung cấp nhanh chóng với chi phí thấp các đường kết nối Internet tốc độ cao
trên hệ thống hạ tầng mạng điện thoại PSTN sẵn có. Với tốc độ lên tới 2.3 Mbps, các dịch vụ điện thoại IP, hội đàm
video, video theo yêu cầu, web hosting, thương mại điện tử hoàn toàn trở thành hiện thực. Ngoài ra nhà cung cấp dịch
vụ có thể chủ động xác lập tốc độ kết nối cho khách hàng.

Giá của mấy loại modem G.SHDSL khá cao thường trên 500$ config cũng không dễ lắm phải nhờ các ISP hướng
dẫn ,đây là 1 vụ kiếm ăn của dân quản trị mạng đó bạn cứ phải làm việc với bên bán thật tốt và hoá đơn đỏ đầy đủ rất
ít công ty bán các loại thiết bị này mình ở hà nội nên không rõ trong sài gòn nơi nào bán modem G.SHDSL

Bạn có thể dùng các sản phẩm của Planet như VDSL router hay VDSL switch vv...

+G.SHDSL là một chuẩn quốc tế mới của SDSL (DSL đối xứng) được phát triển bởi Tổ chức Viễn thông quốc tế
(ITU). G.SHDSL là viết tắt của formal single-pair, high-bit-rate digital subscriber line/đường dây thuê bao số, một dây
đôi đối xứng tốc độ cao. G.SHDSL là phiên bản mới nhất của họ công nghệ xDSL, có khả năng cho phép tăng tốc độ
của dữ liệu lên tới 2,3 Mbps. Trong một số điều kiện, tốc độ này có thể đạt tới 4,6Mbps. Với chuẩn này, như đúng tên
gọi của nó, việc truyền - nhận dữ liệu có tính chất đối xứng, điều đó có nghĩa là các thông tin được download/tải
xuống về và upload/tải lên với cùng một tốc độ. Đây là sự khác biệt của G.SHDSL so với ADSL có tốc độ
download/tải xuống nhanh hơn upload/tải lên. Một đặc điểm mới của công nghệ này so với các phiên bản của công
nghệ xDSL trước đây là G.SHDSL có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khoảng cách xa hơn 5 km. Các chuẩn
xDSL trước đây thông thường chỉ cho phép cung cấp dịch vụ ở cự ly dưới 5km.

Có 4 yếu tố cho làm cho G.SHDSL được quan tâm là:

+Sự tiêu chuẩn hoá: Nhu cầu của nền công nghiệp đòi hỏi tốc độ truyền dẫn số cao hơn cho ứng dụng thương mại.
HDSL không bao giờ được chấp nhận như một tiêu chuẩn quốc tế. DSL đối xứng được đưa ra kinh doanh vào cuối
những năm 1990 nhưng chưa bao giờ trở thành tiêu chuẩn và gây trở ngại cho dịch vụADSL vì nó không tương thích
với phổ của ADSL (rất nhiễu). G.SHDSL được đưa ra để triển khai Internet và các ứng dụng cơ sở hạ tầng T1/E1 bởi
vì nó là tiêu chuẩn được quốc tế hoá.

+Tốc độ dữ liệu được cải thiện: Chuẩn G.SHDSL cho phép tốc độ truyền dẫn lên tới 2,3Mbit/s (2 dây) và 4,6Mbit/s (4
dây) trong khi HDSL ban đầu chỉ cho phép tốc độ 1,544Mbit/s với 4 dây. G.SHDSL cung cấp tốc độ nhanh xấp xỉ 3
lần, và khi so sánh với các dịch vụ HDSL2 và HDSL4 (1,544Mbit/s qua hai dây hoặc 4 dây), và sử dụng băng tần hiệu
quả hơn.

+Cự ly truyền dẫn được cải thiện: cự ly truyền dẫn của GSHDSL xa hơn HDSL từ 20% đến 30% tại cùng tốc độ
truyền dẫn. Ngoài ra khi kỹ thuật đa liên kết được sử dụng, G.SHDSL cho phép truyền xa gấp hai lần HDSL

+Băng phổ tương thích: GSHDSL có phổ tần tương thích với ADSL, do đó giảm can nhiễu và xuyên âm giữa các sợi
cáp. Do đó các dịch vụ G.SHDSL có thể dùng chung với ADSL trên cùng một đôi cáp mà không có bất kỳ can nhiễu
nào.
<nguồn tổng hợp>

SHDSL là tên gọi chung của chuẩn, từ đó chia làm 3 nhánh phát triển bởi 3 tổ chức khác nhau:

G.SHDSL của ITU gọi là G.991.2 , đây là chuẩn chung toàn cầu.
TS 101-524 SDSL của ETSI, Europe
và T1E1.4/2001-174 G.SHDSL của ANSI, North America
Như vậy khi sử dụng G.SHDSL chính là dùng SHDSL đó.

SHDSL (Symmetric High bit Digital Subscriber Line) có đường tải dữ liệu lên (upload) và đường tải dữ liệu xuống
(download) đối xứng - cùng tốc độ, trong khi đường tải dữ liệu lên/xuống của ADSL là bất đối xứng, đường tải dữ liệu
lên có tốc độ thấp hơn. SHDSL thích hợp cho nhu cầu kết nối mạng LAN/WAN của các tổ chức lớn, tổ chức kinh
doanh trên mạng. Giá SHDSL cao hơn. Người sử dụng cá nhân, các doanh nghiệp và tổ chức có qui mô mạng vừa
phải chỉ cần kết nối ADSL.

G.SHDSL là phiên bản mới nhất của chuẩn công nghệ DSL đối xứng, cho phép tăng tốc độ truyền dữ liệu lên tới 2,3
mbps, thậm chí tới 4,6 mbps. Với chuẩn này, người dùng có thể download và upload với cùng một tốc độ.

Đây là sự khác biệt của G.SHDSL so với các phiên bản khác của công nghệ DSL có tốc độ download dữ liệu nhanh
hơn upload.

G.SHDSL có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khoảng cách hơn 5 km, nhờ sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu.
Các chuẩn DSL thông thường chỉ cho phép cung cấp dịch vụ ở cự ly dưới 5 km do các tín hiệu DSL bị suy yếu ở
khoảng cách xa. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép tăng số lượng thuê bao có thể phục vụ lên rất nhiều so với chuẩn công
nghệ DSL cũ.

Các công nghệ dựa trên chuẩn mới G.SHDSL sẽ là một nhân tố quan trọng trong thị trường viễn thông toàn cầu đang
tăng lên nhanh chóng hiện nay. Nó đặc biệt thích hợp đối với các doanh nghiệp thường xuyên phải tải lên mạng một
lượng dữ liệu lớn trong hoạt động thường nhật của mình.

Theo dự đoán, các dịch vụ G. SHDSL sẽ bắt đầu được thương mại hóa vào đầu năm 2002. Vẫn còn thị trường cho
công nghệ ADSL, vì tuy G.SHDSL là một bước tiến mới, song công nghệ ADSL (DSL không đối xứng) vẫn có thị
trường riêng rộng lớn của mình. Tốc độ upload dữ liệu trong công nghệ ADSL chỉ 0,8 mbps (thấp hơn rất nhiều so với
tốc độ download có thể lên tới 8 mbps) nhưng nó vẫn đang thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng gia đình và
doanh nghiệp nhỏ, vì phần lớn các thông tin upload lên máy chủ của họ là e-mail và các yêu cầu do trình duyệt gửi
lên, chiếm một tỷ lệ băng thông rất nhỏ. Trong khi đó, tốc độ "xuôi dòng" cao của ADSL cho phép người sử dụng có
thể hoàn toàn thỏa mãn trong việc download dữ liệu lớn như các tệp âm thanh, MP3 và đồ họa.

+G.SHDSL là một chuẩn quốc tế mới của SDSL (DSL đối xứng) được phát triển bởi Tổ chức Viễn thông quốc tế
(ITU). G.SHDSL là viết tắt của formal single-pair, high-bit-rate digital subscriber line/đường dây thuê bao số, một dây
đôi đối xứng tốc độ cao. G.SHDSL là phiên bản mới nhất của họ công nghệ xDSL, có khả năng cho phép tăng tốc độ
của dữ liệu lên tới 2,3 Mbps. Trong một số điều kiện, tốc độ này có thể đạt tới 4,6Mbps. Với chuẩn này, như đúng tên
gọi của nó, việc truyền - nhận dữ liệu có tính chất đối xứng, điều đó có nghĩa là các thông tin được download/tải
xuống về và upload/tải lên với cùng một tốc độ. Đây là sự khác biệt của G.SHDSL so với ADSL có tốc độ
download/tải xuống nhanh hơn upload/tải lên. Một đặc điểm mới của công nghệ này so với các phiên bản của công
nghệ xDSL trước đây là G.SHDSL có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở khoảng cách xa hơn 5 km. Các chuẩn
xDSL trước đây thông thường chỉ cho phép cung cấp dịch vụ ở cự ly dưới 5km.

Có 4 yếu tố cho làm cho G.SHDSL được quan tâm là:

+Sự tiêu chuẩn hoá: Nhu cầu của nền công nghiệp đòi hỏi tốc độ truyền dẫn số cao hơn cho ứng dụng thương mại.
HDSL không bao giờ được chấp nhận như một tiêu chuẩn quốc tế. DSL đối xứng được đưa ra kinh doanh vào cuối
những năm 1990 nhưng chưa bao giờ trở thành tiêu chuẩn và gây trở ngại cho dịch vụ ADSL vì nó không tương thích
với phổ của ADSL (rất nhiễu). G.SHDSL được đưa ra để triển khai Internet và các ứng dụng cơ sở hạ tầng T1/E1 bởi
vì nó là tiêu chuẩn được quốc tế hoá.
+Tốc độ dữ liệu được cải thiện: Chuẩn G.SHDSL cho phép tốc độ truyền dẫn lên tới 2,3Mbit/s (2 dây) và 4,6Mbit/s (4
dây) trong khi HDSL ban đầu chỉ cho phép tốc độ 1,544Mbit/s với 4 dây. G.SHDSL cung cấp tốc độ nhanh xấp xỉ 3
lần, và khi so sánh với các dịch vụ HDSL2 và HDSL4 (1,544Mbit/s qua hai dây hoặc 4 dây), và sử dụng băng tần hiệu
quả hơn.

+Cự ly truyền dẫn được cải thiện: cự ly truyền dẫn của GSHDSL xa hơn HDSL từ 20% đến 30% tại cùng tốc độ
truyền dẫn. Ngoài ra khi kỹ thuật đa liên kết được sử dụng, G.SHDSL cho phép truyền xa gấp hai lần HDSL

+Băng phổ tương thích: GSHDSL có phổ tần tương thích với ADSL, do đó giảm can nhiễu và xuyên âm giữa các sợi
cáp. Do đó các dịch vụ G.SHDSL có thể dùng chung với ADSL trên cùng một đôi cáp mà không có bất kỳ can nhiễu
nào.

You might also like