You are on page 1of 8

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta
…..
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Dàn ý:
Mở bài
- Tố hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của nền thơ ca cách
mạng Việt Nam. Nói đến thơ Tố Hữu là nói đến một hồn thơ trữ tình –
chính trị tiêu biểu, nhất quán trong suốt cuộc đời cầm bút. Con đường thơ
của Tố Hữu luôn luôn song hành cùng con đường cách mạng.
- Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống
Pháp nói chung, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính trị của ông.
Đoạn thơ trên được trích từ bài Việt Bắc là đoạn thơ hay và hấp dẫn người
đọc bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, đồng thời chứa
đựng rất nhiều tâm tình của tác giả.
Thân bài
1. Khái quát chung
- Biệt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940, là
nơi cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc đã có mười lăm năm gắn bó keo
sơn, nghĩa tình. Tháng 10-1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ cùng
cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội, bài thơ được
ra đời. Việt Bắc là tiếng hát ân tình, ân nghĩa, thuỷ chung của đồng bào
Việt Bắc và cán bộ chiến sỹ cách mạng. Đây là cuộc chia ly của những
người từng sống và gắn bó suốt mười năm năm, cùng sẻ chia đắng cay
ngọt bùi trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Khức hát ân tình ân nghĩa
ấy là truyền thống đạo lý của dân tộc.
2. Nội dung
a. Hai câu thơ đầu toát lên âm hưởng chung và tạo mạch cảm xúc chủ đạo
cho toàn đoạn thơ – nỗi nhớ da tiết của nhà thơ nói riêng và những người
cách mạng về xuôi nói chung đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc:
- Cuộc chia tay giữa những người khkangs chiến và Việt Bắc, giữa miền
ngược và miền xuôi đã trở thành cuộc chia tay giữa những người yêu
nhau với lối hát giao duyên, với cách xưng hô “mình”- “ta” thân thiết, trìu
mến. Đây cũng chính là sự tiếp nối giọng điệu trữ tình thống nhất trong
toàn bài. Cách điệp từ “ta về” ở đầu câu đã tạo ra một sự đăng đối rất tinh
tế. Câu trên là hỏi người, câu dưới lại giãi bày lòng mình với một giọng
điệu chân tình, ngọt ngào, tha thiết. Đặt câu hỏi trước khi giãi bày tâm sự,
tác giả Tố Hữu đã khiến cho tình cảm của kẻ ở, người đi có quan hệ hai
chiều và nhờ đó mà quấn quýt, khăng khít, khiến cho lòng người vương
vấn nhiều hơn.
- Nối nhớ về những tháng ngày gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ dần
hiện lên trong tâm trí người đi: nhớ trước nhất là “hoa cùng người”. từ
“cùng” được sử dụng không chỉ biểu hiện sự phong phú của vẻ đẹp miền
đất này mà còn gợi lên một cảm giác giao hoà, đăng đối. Hoa và người
cùng hoà quyện, cùng sóng đoi trong nỗi nhớ cũng như cái đẹp thiên
nhiên Việt Bắc không thể tách rời vẻ đẹp của con người nơi đây.
b. Hai câu tiếp: Bức trinh mùa đông mở ra thiên nhiên núi rừng Việt Bắc
đầy sức sống:
- Câu thơ “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” miêu tả mùa đông nơi núi rừng
Việt Bắc nhưng không gợi lên cái lạnh lẽo, hoang vu, thê lương mà thể
hiện ấn tượng về một cuộc sống đang hồi sinh trên quê hương cách mạng.
Trên cía nền xanh mênh mông của núi rừng Việt Bắc bỗng tràn ngập một
gam màu rực rỡ, ấm nóng với hình ảnh của hoa chuối rừng. Điều đó làm
cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức
sống, xua đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng.
- Bức tranh mùa đông vàng sống động hơn bởi sự xuất hiện của con
người, ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy
sản xuất lương thực cung cấp cho kháng chiến. Cong người toả sáng trong
từng câu chữ, như một điểm hội tụ của ánh sáng, xuất hiện ở một vị trí,
một tư thế đẹp nhất, kiêu hãnh và vững chãi – “đèo cao”. Có thể nói, giữa
hoang sơ tráng lệ, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang, con
người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.
c. Hai câu tiếp: Bức tranh mùa xuân lan toản và bừng sáng một sức sống
hoang dại và mãnh liệt của hoa mơ:
- Nếu như phương Nam nắng gió nổi tiếng với sắc vàng của hoa mai thì
Việt Bắc có đặc trưng riêng bởi màu trắng của hoa mơ. Bao trùm lên cảnh
vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết bừng sáng cả
không gian, bừng sáng cả đất trời, bừng sáng cả bức tranh thơ.
- Dưới bóng hoa mơ dịu mát, thấp thoáng hình ảnh con người lao động
với hoạt động “chuốt từng sợi giang”. Từ “chuốt” và hình ảnh thơ đã nói
lên được bàn tay và phẩm chất của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn,
khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút. Người Việt Bắc đẹp tự nhiên
trong những công việc hàng ngày mang nét truyền thống.
d. Hai câu tiếp: Bức tranh mùa hạ Việt Bắc óng vàng tựa như một bức
tranh sơn mài vừa đậm chất cổ điển vừa mang những đường nét hiện đại:
- Câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” có hai hình ảnh: Tiếng ve và hoa
phách. Tiếng ve, hoa phách là đặc trưng của mùa hạ Việt Bắc. Những
ngày cuối xuân, rừng phách tràn ngập một màu xanh nhưng kỳ diệu thay
những nụ hoa vàng đã núp mình trong kẽ lá. Khi hè sang, chúng nhất loạt
trổ hoa. Chỉ vài ba ngày, cả rừng phách như được nhuộm một sắc vàng kỳ
ảo. Nhà thơ dùng chữ “đổ” thật hay. Dường như sắc vàng của rừng phách
đã gọi dậy những tiếng ve. Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ bằng
hoài niệm, nên nó trở nên lung linh ánh sáng, sắc màu và rộn rã âm thanh.
- Hiện lên trong cái thiên nhiên óng và rộn rã ấy là hình ảnh cô gái áo
chàm cần mẫn đi hái măng: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Trong
thơ Tố Hữu, người em xuất hiện rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi, thân
thương. Hai chữ “Một mình” mà vẫn không gợi lên cái cô đơn hiu hắt bởi
cô đang làm bạn với thiên nhiên tươi đẹp, đang làm chủ lao động, làm chủ
tự do. Ba chữ “Măng – một – mình” đi liền với nhau tạo nên nhạc tính
làm giọng thơ trở nên da diết bâng khuâng. Người đi rồi mà dường như
hồn còn lạc giữa bạt ngàn hoa phách.
e. Hai câu cuối: Bức tranh mùa thu khép lại bằng tiếng hát chia tay giã
bạn để lại âm vang tình nghĩa khàng chiến:
- Cuối cùng, sau những gam màu rực rỡ, tươi vui, Tố Hữu đem đến cho
người đọc cảm giác mênh mông, êm ái, có màu vàng dịu mát của ánh
trăng huyền diệu toả xuống cánh rừng trong một đêm thu. Điều kỳ diệu là
rừng ấy, trăng ấy lại hiện lên trong nỗi nhớ nên nó càng lung linh, thơ
mộng. Từ “Rọi” dùng rất hay, nó diễn tả được ánh trăng ngập tràn cả
không gian bao la. Đó là ánh trăng của tự do, của hoà bình rọi sáng niềm
vui lên từng cánh rừng, từng bản làng Việt Bắc.
- Giữa bao la ánh trăng và dịu ấy lại vang lên tiếng hát. Đó là tiếng hát
trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thuỷ chung ân tình.
Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc, của núi rừng, của tình cảm
mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.
3. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, tình cảm, mang phong vị ca dao,
dân ca đậm đà hồn dân tộc.
- Cách miêu tả giàu hình ảnh, giàu biểu cảm
- Điệp từ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn cùng cách xưng hô gần
gũi tạo sự hấp dẫn.
Kết bài
- Đoạn thơ vẽ nên bức tranh về cảnh vật và con người Việt Bắc với lời thơ
bình dị, trang nhã. Cảnh vừa như thực, vừa như mơ, vừa như một cuộn
phim lại vừa nhịp nhàng thanh thoát như một bức tranh tả cảnh.
- Khẳng định nét tài hoa của Tố Hữu với những tứ thơ nên nhạc, nên tình
làm xôn xao tâm hồn người đọc: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến
trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu).
Đề: Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh
chị cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua
hình tượng này.
Mở bài
- Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, trân thành, khao
khát tình yêu, biết trân trọng nâng nịu hạnh phúc đời thường, bình dị.
- Sóng là một bài thơ đặc sắc rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu
của Xuân Quỳnh.
- Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng Sóng qua đó thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
Thân bài
1. Khái quát
- Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm
1967, sau được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng
của những con sóng biển và những con sóng lòng đang khao khát tình
yêu.
- Bài thơ có hai hình tượng cùng song hành và hoà điệu, đó là “sóng” và
“em”, trong đó “sóng” là hình tượng trung tâm của bài thơ và là một hình
tượng ẩn dụ. Cùng với hình tượng “em”, “sóng” thể hiện những trạng thái,
quy luật riêng của tình yêu cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ rất truyền
thống mà vẫn ẩn chứa nét hiện đại.
2. Phân tích
a. Sóng có nhiều đối cực như tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và
như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất:
- Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng
của bài thơ với thể thơ 5 chữ.
- Hai câu đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội” – “Dịu êm”, “Ồn ào” – “Lặng
lẽ” đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực.
Những lúc biến động, bão tố, phong ba thì biển dữ dội, ồn ào. Sóng gió
qua đi, biển lại trở lại dịu êm , lặng lẽ. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để
thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn
lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biến động, khát
khao.
b. Hành trình của sóng tìm đến biển khơi như hành trình của tình yêu
hướng về cái vô biên, tuyệt đích, như tâm hồn người phụ nữ không chịu
chấp nhật sự chật hẹp, tù túng:
- Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” là những chi tiết bổ sung cho nhau:
“sông” và “bể” làm nên đời “sóng”, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng
khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt
phá không gian chật hẹp, khao khát một không gian bao la rộng lớn. Hành
trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị
tuyệt đích của chính mình. Sóng không cam chịu cuộc sống trong sông
chật hẹp tù túng nên nó bắt đầu hành trình ra biển khơi để thoả sức vẫy
vùng.
- Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng không thể đứng yên trong một tình yêu
nhỏ hẹp mà phải vươn lên trên tất cả sự nhỏ hẹp tầm thường để được
sống với những tình yêu cao cả, rộng lớn, bao dung.
c. Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng giống điểm khởi đầu và sự nhiệm màu,
khó nắm bắt của tình yêu:
- Tình yêu là sóng, là gió, và qua sóng, gió ấy, nhà thơ đã nói lên thật dễ
thương cái nhu cầu tự nhận thức, tự phân tích, lý giải nhưng lại không thể
cắt nghĩa nổi của tình yêu. Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của
tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lý
giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu.
- Lý giải về cuội nguồn của sóng thì dễ nhưng để hiểu “gió bắt đầu từ
đâu” thì nhà thơ lại ấp úng “em cũng không biết nữa”. Đó như một cái lắc
đầu nhẹ đầy bâng khuâng. Nhưng cũng chính vì không thể lý giải rõ ngọn
ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho muôn
người đi tìm và khám phá.
d. Sóng luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khao khát, trăn trở
không yên, như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào
ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thuỷ.
- Tình yêu gắn liền với nối nhớ. Sóng và em đan quyện vào nhau để thì
thầm những nỗi niềm, những tâm tư. Hai câu thơ “Con sóng …. mặt
nước” với hình thức lặp cấu trúc quyện hoà cùng nghệ thuật đối tạo nên
sự trùng điệp của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau. Cũng
như sóng, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ,
êm đềm, khi nồng nàn, dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em,
vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt.
- Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ, có khi nào chẳng cồn cào, có
khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở. Sóng
chẳng còn là sóng nếu tĩnh yên, lặng lẽ nhưng dù dưới lòng biển sâu hay
trên mặt đại dương thì ngàn đời sóng vẫn khao khát tìm về bến bờ tĩnh tại.
Và nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời
gian được ý thức mà còn được gắn với tiềm thức – thời gian trong mơ.
- Thế giới của em và anh không giới hạn chiều dài Bắc – Nam, bởi nỗi
nhớ tình yêu luôn thường trực vĩnh viễn. Cách nói ngược “xuôi Bắc,
ngược Nam” tưởng như là tình yêu đã làm cho con người bị đảo lộn
phương hướng, nhưng chính nó lại khẳng định thêm rằng: có một phương
mà em không thể nào lẫn lộn, không thể nào nguôi nhớ đó là “phương
anh”. Thực ra, “hướng về anh” thì có thể thay đổi nhưng lời khẳng định
chắc nịch “một phương” thì nơi em hướng về là bất di bất dịch. Anh trở
thành “hệ quy chiếu” của đời em.
- “Ở ngoài kia” như cánh tay đang chỉ về khơi xa nơi trăm ngàn con sóng
ngày đêm không biết mệt mỏi đang vượt qua giới hạn không gian muôn
vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi nhớ thương. Cũng như em muốn
được gần anh, hoà nhịp với anh trong tình yêu. Tình yêu của người con
gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ
cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống
trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi. Lời thơ ít nhiều chứa đựng nỗi âu
lo, nhưng thi nhân vẫn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân
thành của mình sẽ vượt qua tất cả.
e. Sóng là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu như tình yêu là khát vọng
muôn đời của con người, của người phụ nữ muốn dâng hiến cả cuộc đời
cho một tình yêu đích thực.
- Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao
khát hoà tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu- tình yêu
bao la rộng lớn – để sống hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá
thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. Đúng vậy, tình yêu chỉ có thể
vĩnh hằng khi tình yêu đó hoà vào bể lớn của tình yêu nhân loại.
3. Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hình tượng sóng
- Trước hết, hình tượng sóng cho ta thấy những nét đẹp truyền thống của
người phụ nữ trong tình mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ hạnh
phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững
tin vào sức mạnh của tình yêu.
Kết bài
- Sóng là bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và
thơ Việt Nam hiện đại nói chung.
- Khẳng định phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh cũng như cách khai
thác hình tượng mang sức chứa của ẩn dụ mới mẻ, độc đáo, có thể giãi
bày được tình yêu dịu dàng mà mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở,
phóng khoáng của người phụ nữ.

You might also like