You are on page 1of 2

Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 triệu ha đất hoang hóa ở VN (chiếm 28% diện

tích cả nước) có 4,3 triệu ha đã và đang bị thoái hóa, sa mạc hóa, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của trên 20 triệu người.

Theo số liệu công bố tại hội nghị triển khai Chương trình hành động quốc
gia chống sa mạc hóa sáng nay, 28/6, trong số 4,3 triệu ha đang chịu tác
động sa mạc hoá của Việt Nam thì có tới gần 90% là đất trống, đồi trọc bị
thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử
dụng đất không hợp lý kéo dài trong nhiều năm. Số diện tích này tập trung
tại 4 vùng: duyên hải Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây
Ảnh: TTXVN
Nguyên.

Số còn lại là những đụn cát và bãi cát di động ở các tỉnh ven biển miền Trung; đất khô theo mùa hoặc vĩnh viễn ở Nam
Trung Bộ như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Nam Khánh Hoà); đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên và đất bị nhiễm mặn,
nhiễm phèn ở ĐBSCL.

Mặc dù không có những vùng sa mạc tập trung lớn nhưng đất bị hoang mạc hóa,
thoái hóa lại phân bổ rải rác trên khắp cả nước cùng với sự gia tăng của quá trình
thoái hóa đất, suy giảm nguồn nước đang là những thách thức nghiêm trọng đến hoạt
động phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, nhất là ở
ĐBSCL, Tây Bắc và miền Trung. Các kết quả khảo sát đã ghi lại 51 điểm sụt lở làm
mất hàng năm 350 ha đất với thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng.

Bình Thuận có tỷ lệ đất bị sa mạc Theo dự báo thì số lượng sụt lở còn tiếp tục gia tăng và tổng diện tích đất bị mất có
hóa cao nhất nước, chiếm tới thể lên tới 10.000 ha. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên biển, phát triển nuôi
1/3. Ảnh: Đoàn Loan. trồng thuỷ sản không có sự kiểm soát chặt chẽ ở một số địa phương cũng là yếu tố
gây mất rừng phòng hộ ven biển, làm suy thoái đất đai và nguồn nước.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định, mất rừng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoang mạc hóa, làm suy
thoái môi trường sinh thái, gia tăng thiên tai lũ lụt và hạn hán. Mặc dù hàng năm, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
được đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng song vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu phòng hộ và hạn chế tích cực quá trình
hoang mạc hóa.

Chính vì vậy, việc tiến hành các nhóm giải pháp tổng thể chống sa mạc hóa, thoái hóa đất ở Việt Nam như: trồng rừng
phòng hộ, phát triển hệ thống thủy lợi cải tạo đất cát, đất phèn, đất nhiễm mặn, xây dựng các tuyến đê chống cát bay, cát
di động, tiến hành cảnh báo sớm, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán... là rất cần thiết.

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các dự án liên quan đến chương trình chống sa
mạc hóa với tổng kinh phí 192 triệu USD, các nhà tài trợ cũng đã phê duyệt 3 dự án quản lý bền vững lâm nghiệp, cải tạo
thí điểm đất sa mạc hóa với tổng vốn trên 8,2 triệu USD.

Bước vào thế kỷ XXI, đồng hành với sự phát triển như vũ bảo về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhân loại đang phải đối mặt
với những biến động to lớn về sự thay đổi của môi trường toàn cầu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sóng thần, động đất,
… đã và đang đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của nhân loại.

Hơn bao giờ hết, vấn đề môi trường đang được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và tìm mọi phương pháp để
hạn chế sự suy thoái của môi trường, trong đó vấn đề hoang mạc hóa và thoái hóa đất là một điển hình đặc biệt quan
tâm.

Bản chất của hoang mạc hóa và thoái hoá đất là quá trình làm cho những vùng đất trồng trọt biến thành hoang mạc và
điều đương nhiên là chúng ta sẽ chẳng khai thác được lợi ích gì từ vùng đất đã hoang mạc hóa.

Hiện nay, khoảng 30 phần trăm diện tích bề mặt trái đất là hoang mạc hoặc đang diễn ra quá trình hoang mạc. Vì thế,
việc phòng ngừa và ngăn chặn hoang mạc hóa là vấn đề bức thiết của toàn nhân loại, gắn liền với phát triển bền vững
kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo ở nhiều quốc gia.
Trên thực tế, quá trình diễn ra sa mạc hóa chủ yếu là quá trình thoái hóa của đất khô cằn, bao gồm đất canh tác nông
nghiệp, đất chăn thả gia súc và đất lâm nghiệp.

Hiện tượng thoái hóa đất dẫn đến hệ quả tất yếu là sự suy giảm, thậm chí làm mất đi năng suất sinh học và năng suất
kinh tế của đất sản xuất nông-lâm nghiệp. Thoái hóa đất bắt nguồn từ khí hậu khô hạn, thiếu nước, hạn hán và nếu hạn
hán kéo dài dẫn đến khô kiệt, đất dần dần bị thoái hoá và trở thành hoang mạc hoá.

Tại Việt Nam, quá trình hoang mạc hóa là kết quả của xói mòn đất, đất ong hóa, hạn hán, cát bay-cát chảy, đất nhiễm
mặn, nhiễm phèn. Ở Việt Nam có sa mạc cục bộ.

Trong tổng số 9,34 triệu ha đất hoang hóa, 7,5 triệu ha đang chịu tác động bởi hiện tượng thoái hóa đất và nguy cơ sa
mạc hóa. Ước tính, quá trình sa mạc hóa mỗi năm làm mất khoảng 20 ha đất nông nghiệp do nạn cát bay, cát chảy và
hàng trăm nghìn ha đất tiếp tục bị thoái hóa.

You might also like