You are on page 1of 2

Thế mạnh lớn nhất của ĐHNN là giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, với

đội ngũ giảng


viên có trình độ, có chuyên môn giảng dạy, nghiên cứu 9 ngoại ngữ. Lực lượng giảng viên trẻ,
giàu nhiệt huyết, được đào tạo bài bản về lý thuyết và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, có
đủ năng lực để áp dụng các kĩ thuật giảng dạy tiên tiến vào giảng dạy ngoại ngữ. Mặt khác,
ĐHNN có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với nhiều đối tác trên thế giới trên cả 5 châu lục, với
minh chứng là rất nhiều khóa học từng tổ chức thành công cho học viên các nước từ Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cho tới Đức, Pháp, Mỹ v.v Năm 2017, ĐHNN tăng cường mạnh mẽ
cơ sở vật chất, toàn bộ các phòng học được lắp máy chiếu, cảnh quan các giảng đường, trong
khuôn viên trường được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, cần nhìn nhận rõ ràng những điểm yếu của ĐHNN. Trước hết, điểm yếu đến từ
giảng viên có trình độ ngoại ngữ nhưng thiếu và yếu về kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt, kĩ
năng sư phạm đối với người nước ngoài. Những giảng viên cốt cán có kinh nghiệm đều do tự
đào tạo, chưa trải qua trường lớp. Đối với giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ Văn hóa Việt Nam,
tuy có kiến thức vững chắc về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, nhưng chưa mạnh về ngoại ngữ,
cũng như không được đào tạo bài bản về giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Mặt khác,
các giáo trình sử dụng cho chương trình dạy tiếng Việt hiện nay chủ yếu là một số giáo trình
như “Tiếng Việt trình độ A/B/C” (Đoàn Thiện Thuật), “Tiếng Việt cơ sở/nâng cao” (Nguyễn
Việt Hương), còn thiên về tính chất dạy kĩ năng tổng hợp, chưa phù hợp với các đối tượng mục
tiêu. Một số tài liệu lưu hành nội bộ đều do cá nhân giảng viên đứng lớp giảng dạy biên soạn,
không tránh khỏi một số sai sót hoặc đơn điệu, nhàm chán về nội dung và hình thức. Ngoài ra,
cơ sở hạ tầng mạng, kí túc xá, phòng tự học cho sinh viên quốc tế còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa
đạt đến trình độ khang trang, số lượng phòng cũng còn hạn chế. Lượng chuyên viên được phân
công phụ trách sinh viên quốc tế còn mỏng, chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của sinh
viên hiện tại. Cuối cùng, công tác truyền thông còn bỏ ngỏ những năm qua, website tiếng Anh
của Trường còn chưa có tính thu hút và cung cấp đủ thông tin cho sinh viên quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của
sinh viên quốc tế từ các nước Âu - Mĩ cũng như sinh viên các nước châu Á do học phí rẻ, văn
hóa bản địa đặc sắc, an toàn, tình hình chính trị - trị an ổn định. Trường ĐHNN cũng không
ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới, và trong các chương trình
hợp tác, các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về tiếng Việt tại trường được quan tâm hàng đầu, do có
tính khả thi cao, dễ thu hút được nhiều sinh viên quốc tế quan tâm.
Bối cảnh đó cũng đồng thời đưa đến nhiều cạnh tranh từ các trường ĐH có đào tạo ngoại ngữ
như ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm HN, cạnh tranh từ các trung tâm ngoại ngữ, công ty tư nhân hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục. Sự thông thoáng về chính sách, về thủ tục hành chính tạo điều
kiện cho các đơn vị này có khả năng thích ứng linh hoạt với yêu cầu của người học, từ đó hình
thành những áp lực đáng kể đối với nhà trường.

You might also like