You are on page 1of 20

3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

vietmessenger.com 

Du Tử Lê

Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 1/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

MỤC LỤC 

  những điều không người nào (dù cao hứng) có thể tặng cho tôi
  thư gửi tác giả The Color Purple
  bài thơ tình ngắn nhất nhân loại, gửi yêu dấu
  cuộc đối thoại đâu chừng một phút giữa thánh phê rô và thi sĩ
  những dấu vết thời đồ đá
  game màu chính của thế kỷ 21
  câu hỏi (có thể khó hiểu với ai đó) của một người tỵ nạn
  từ A tới Z
  thư dặn dò con chưa có mặt
  thất thố
  khi trở về tôi sẽ hóa E.T
  điều duy nhất cuối đời /em nên biết/
  ai di truyền gene nhớ ấy cho ta
  và tôi, và tình yêu, và robot

  Bài Nói Chuyện Về Một Vài Nổ Lực Cách Tân Thể Lục Bát và Quan Niệm Hoán Vị

những điều không người nào (dù cao hứng) có thể tặng cho tôi

người đàn ông trung niên, da trắng
đứng ngã tư đường Westminster và Magnolia 
hờ hững ôm miếng cạc tông ấp vào ngực
trên miếng giấy viết nguệch ngoạc mấy chữ,
không cần văn phạm
I’m Vietnamese veteran 
No job. Need help
tôi dừng xe/hân hoan/biếu ông đồng dollar cuối cùng
/sót lại/ 

không hề là một tay chơi hào phóng
chẳng qua tôi nghĩ
có giữ lại đồng bạc kia thì cũng chẳng làm được việc gì
bởi ngoài dollars
tôi cần nhiều thứ khác
những điều không ai có thể đem cho
­ tỉ như…?
­ quê hương và, tổ quốc. 
http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 2/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

(1.97)

thư gửi tác giả The Color Purple

1.
đừng rầu rĩ quá thế chứ /Alice/
dù không có ngôn ngữ riêng
(dẫu đen)
bề gì cô cũng còn
tiếng hát
những âm thanh kim cương đen ngất ấy.  

2.
đừng rầu rĩ quá thế chứ /Alice/
dù không có ngôn ngữ riêng
bề gì cô cũng còn
thể thao
(dẫu đen)
vẫn là tốc độ /chiều cao /mức xa/banh đủ loại/
và, cú đấm… vàng khối. 

3.
đừng rầu rĩ quá thế chứ /Alice/
dù không có ngôn ngữ riêng
(dẫu đen)
trên tất cả
cô vẫn còn nhạc jazz
niềm hãnh diện nhọc nhằn nuốt xuống của nước Mỹ. 

4.
chẳng hơn
có ngôn ngữ riêng như tôi
để làm gì
một khi nói ra
chính cô cũng còn không hiểu. 

(9­Jan., 97)

bài thơ tình ngắn nhất nhân loại, gửi yêu dấu

ôi….(!??!) 

(26­2­97)

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 3/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

cuộc đối thoại đâu chừng một phút giữa thánh phê rô và thi sĩ

­ lành thay con đã tới cửa thiên đàng
trước khi tra chiếc chìa khóa này vào ổ khóa
ta cần hỏi con vài câu gọi là, chiếu lệ
­ vâng thưa ngài. lành thay cho những kẻ chính trực
­ nơi dương gian con thuộc sắc dân nào?
­ Việt Nam, ngài có bao giờ nghe tới? 
­ thế à….! nghề nghiệp sau cùng?
­ thi sĩ.
­ tốt! tốt! ta nghĩ con nên quay về
­ sao vậy, thưa ngài? 
­ thiên đường không có chỗ cho những hạt giống có tới
hai mầm:
dối gian, và buồn bã
như hạt giống Việt Nam, Thi sĩ. 
bảy giờ ba phút sáng thứ hai
tôi ngạc nhiên thấy mình vẫn còn xếp hàng ngoài
cửa văn phòng INS. 

(2­97)

những dấu vết thời đồ đá

nhân loại hồ hởi tiến về năm 2000
chỉ thiểu số nào thôi!
Phi châu /Ấn độ /… /
vẫn còn những đứa trẻ chết đói. 

nhân loại hồ hởi tiến về năm 2000
chỉ thiểu số nào thôi!
tôi vẫn tìm thấy trong mắt em
rẫy đầy /dấu vết/ thời đồ đá. 

(2­97)

game màu chính của thế kỷ 21

người ta nói với tôi
linh hồn
không có màu đen/ vàng/ trắng/
hoặc, mix. 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 4/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

họ nhãng quên rằng
trước khi nói,
chính họ trước nhất
đã phân biệt:
trắng /vàng /đen/
hoặc, mix.

câu hỏi (có thể khó hiểu với ai đó) của một người tỵ nạn

nắng sẽ lau khô
những giọt lệ thời tiết.
gió sẽ đem đi
những chiếc lá (cảm thấy ô nhục làm sao
trên cành văn minh học đòi/ nâng cấp/)
đêm sẽ làm dịu, nguội
mức sôi sục /điên tiết/ của dục vọng;
bằng những ngón tay thủ dâm
theo cách của nó. 

cớ sao tôi không thể lau khô
những giọt lệ
nơi đôi mắt tôi ráo, hoảnh? 

(2.97)

từ A tới Z

khi em click con chuột của em
nơi hàng chữ internet
em sẽ có thế giới
từ A tới Z. 

khi tôi click con chuột của tôi
nơi hàng chữ dutule
tôi cũng có
từ A tới Z:
nỗi muộn phiền và những khoảng tối!

thư dặn dò con chưa có mặt

1.
đừng ngó lui /đừng tìm hiểu /nghe con
đời sống bố những ngày đầu tỵ nạn
(cách gì cũng đã trên hai mươi năm!)
bố không muốn con mất tinh thần.
http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 5/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

con sẽ đặt lại vấn đề:
­ màu da của Thượng Đế! 

bố chỉ cần con nhớ
những lúc quá bơ vơ
đừng quên
dù sao,
con cũng còn có được một nơi để trở về
đó là Việt Nam. 
quê hương nguyên gốc
niềm hãnh diện ngậm ngùi duy nhất
bố để lại cho con
mà, không sợ ai tranh, cướp mất. 

2.
đừng ngó lui /đừng tìm hiểu /nghe con
đời sống ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, chị, em của con
những ngày đầu tỵ nạn
(cách gì cũng đã trên hai mươi năm)
biết bao ngưỡi đã biến mất
và thịt, xương họ
không được quan tâm ngang bằng cát, bụi.
bố không muốn con mất tinh thần.
con sẽ đặt lại vấn đề :
­ tại sao/vì đâu/cuộc di tản đó ? 

bố chỉ cần con nhớ
những lúc quá khổ, đau
đừng quên
dù sao, 
con cũng còn có được một nơi để trở về
đó là Việt Nam. 
quê hương nguyên gốc
niềm hãnh diện ngậm ngùi duy nhất
bố để lại cho con
mà, không sợ ai tranh, cướp mất. 

3.
đừng ngó lui /đừng tìm hiểu /nghe con
quá khứ những mở đường
(cách gì cũng đã trên hai mươi năm!)
bố chỉ cần con nhớ
dù có được sinh ra trên mảnh đất này
con vẫn là công dân hạng hai

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 6/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

và, một khi bị đẩy dạt qua bên lề xã hội
đừng quên
dù sao, 
con cũng còn có được một nơi để trở về
đó là Việt Nam. 
quê hương nguyên gốc
niềm hãnh diện ngậm ngùi duy nhất
bố để lại cho con
mà, không sợ ai tranh, cướp mất.

4.
đừng ngó lui /đừng tìm hiểu /nghe con
đời sống bố những ngày đầu tỵ nạn
(cách gì cũng đã trên hai mươi năm!)
bố sợ con mất tinh thần
con sẽ đặt lại vấn đề:
­ thực chăng con người tuyệt đối bình đẳng
lúc sinh ra và lúc nằm xuống?
một khi,
ngay lúc sinh ra và nằm xuống
cũng đã có biết bao khác biệt
do màu da, nguồn gốc và, nơi chốn. 

bố chỉ cần con nhớ
dù sao, 
con cũng còn có được một nơi để trở về
đó là Việt Nam. 
quê hương nguyên gốc
niềm hãnh diện ngậm ngùi duy nhất
bố để lại cho con
mà, không sợ một ai tranh, cướp mất. 

5.
đừng ngó lui /đừng tìm hiểu /nghe con
đời sống đồng bào con những ngày đầu tỵ nạn
(cách gì cũng đã trên hai mươi năm!)
bố chỉ cần con nhớ
một mai vào đời
nếu không chịu đựng nổi ánh mắt khi dễ
của đám đông quanh con
đừng quên
dù sao,
con cũng còn có được một nơi để trở về
đó là Việt Nam. 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 7/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

quê hương nguyên gốc
niềm hãnh diện ngậm ngùi duy nhất
bố để lại cho con
mà, không sợ ai tranh, cướp mất. 

đó cũng là điều
bố được tự do chọn lấy cho mình
ngay những ngày đầu tỵ nạn
giữa khi còn rất trẻ. 

(1997.)

thất thố

nắng kinh nguyệt thất thường khô mắt gió
sóng ân cần gửi ký ức cho chim
đất thởø tiếp giấc mơ cây thất thố
rừng trôi đi. Mưa đứng lại soi, tìm.

khi trở về tôi sẽ hóa E.T

mây kiệt sức kéo chiều lên đỉnh núi
mặt trời rơi, hẫng, nhớ nhung /đen/
cát xúc động xô sông về / mắt/ cuối/
sóng lênh đênh /oải/ muộn/ lãng quên, quen. 

dẫu điểm đứng chỗ nào trong vũ trụ
em cách gì một lúc ở hai nơi!?!
chỉ tôi biết tôi vô cùng loãng, nhẹ
sống phâân thân từng miểng / mụn/hơi /mùi. 

búp nghi hoặc có chăng đời lá chết?
hoa nào tin quả đắng đến không ngờ!
sớm mai hực/ em/ hừng đông / thảm, thiết
tay đui, mù, ngón, ngón /thở /khe sâu. 

dẫu điểm đứng chỗ nào trên mặt đất
cũng không hề nam, bắc, gặp tây, đông 
người sao Hỏa, tôi tìm tôi sao Mộc
bao phi thuyền thất lạc giữa hư, không. 

ngoài khí quyển: con người không phái tính?
họ thai sinh từ những giấc mơ.
tôi may mắn được nằm trong bụng mẹ
và hậu thân trở lại bụng em /chờ/ 
http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 8/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

mây kiệt sức kéo tôi lên đỉnh núi
tuột tay rơi: xương, thịt nát theo chiều
chưa ai rủ tôi đi mà đã hiểu
khi trở về tôi sẽ hóa E.T. * 

1996. 

* Extra Terrestrial, Steven Spielberg’s film.

điều duy nhất cuối đời /em nên biết/

1.
khi em tới, băng ghế này đã có người ngồi.
phố thay da và, cây áo mới.
dù rất muốn, những con chim bồ câu già, lười chẩy thây
cũng chẳng thể nói gì với em
về kỷ niệm sót, rớt của đôi ta
hạnh phúc: ­ những cọng rác chứng gian, mục trong 
tổ ấm hoác. 

chỉ riêng trái tim ta còn băng ghế trống.
em có thể trở lại bất cứ lúc nào
điều duy nhất /cuối đời /em nên biết/ 

2.
khi em tới, ngôi quán kia đã treo bảng closed
sorry we’re closed.
vĩnh viễn closed.
nghe đâu vợ chồng chủ nhân ly dị
những món ăn hợp với khẩu vị và, sự kiêng khem của em
(thí dụ: ít đường, muối và, mỡ…)
đã theo họ (mỗi người) về một nơi chốn khác.
dù rất muốn, đám bàn, ghế thất nghiệp
cũng không thể kể cho em nghe
những lần một mình anh tìm đến. 

chỉ riêng trái tim ta
có ngôi quán
mở cho những người có khẩu vị và, sự kiêng khem như em
(thí dụ: ít đường, muối và, mỡ…)
chẳng bao giờ đóng cửa.
em có thể trở lại bất cứ lúc nào
điều duy nhất /cuối đời /em nên biết/ 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 9/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

3
khi em tới, ngôi nhà kia đã có chủ mới.
viên gạch rêu dưới vòi nước rỉ còn đấy. 
chỉ những con dế cư ngụ nơi hàng rào xi măng bị bệnh đậu
mùa
(ca hát suốt bao nhiêu mùa hè của tình yêu ta!)
là không còn .
chúng đã chết.
dường chỉ ít ngày
trước khi con mèo tam thể của ông bà Smith
hàng xóm ta
bị tai biến mạch máu não.
(ngay giò lan treo dưới mái hiên xám
cũng còn không sống nổi giữa đợi, chờ bặt, bặt
nói chi tình yêu!) 

chỉ riêng trái tim ta
còn nguyên ngôi nhà, xưa;
còn nguyên mưa, nắng, cũ.
chẳng một ổ khóa nào bị thay
dù thời gian có thể đã rỉ cứt sắt trong chúng.
em có thể trở lại bất cứ lúc nào
điều duy nhất /cuối đời /em nên biết. 

4
khi em tới thành phố này đã đổi thay nhiều quá.
em có thể đi lạc.
em có thể không tìm ra cái ngã ba, ngã tư
(nơi chúng ta giận nhau /hôn nhau /chửi nhau / đánh nhau…
và khóc…/)
dù rất muốn, nhưng không một ai đủ kiên nhẫn nán chờ
để kể em nghe
chuyện một người (rất giống anh)
đã sống thêm nhiều năm ở đây. 
nhưng, tiếc thay
chính ông ta lại là người bỏ đi… trước nhất! 

chỉ với riêng trái tim ta:
thành phố không bao giờ thay đổi
(nên chẳng ai bị đi…lạc bao giờ!)
em có thể yên tâm trở lại lúc nào em thích
điều duy nhất /cuối đời /em nên biết/ 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 10/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

khi em tới 
bất cứ nơi nào,
nhớ cất trong xắc tay
hay trong túi đeo vai
những chiếc khăn giấy rút ra từ hộp tình yêu ta
bất hạnh. 

điều duy nhất /cuối đời /em nên nhớ/
giống như ta? – chẳng có được bao người!?!! 

6.96.

ai di truyền gene nhớ ấy cho ta

và, chiếc lá trả xanh về cho đất
ta trả ta về thơ ấu đêm / em
hồn đơn /biếc búp đau/ mà chẳng thể
tự bào phân (như Thượng Đế khi buồn!) 

và, vũ trụ trả sương về mắt tối
ta trả ta về hạt lệ em/ rơi
vai nào cũng giăng ngang lời khấn, dối
chỉ riêng ta tự biết: ­ đủ rồi. 

và, tay biển trả sông về trán suối
ta trả ta về nơi khởi sự tình yêu.
giếng tinh khiết (tưởng nguồn thiêng bất tận)
đã thịt, xương hữu hạn: chia, lìa! 

và, ký ức trả thơm về ngọn nhớ
ta trả ta về chỗ kín, em /nâu
ngay tự thuở thiên đàng chưa tiếng khóc
ai di truyền gene nhớ ấy cho ta? 

và, buổi sáng chia chỗ ngồi với kiến
kiến ăn nham nhở nốt nửa thiên đàng
sâu /tiền kiếp /con chim nào hót thảm?
http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 11/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

khiến nay ta lem luốc cả linh hồn. 

8­96.

và tôi, và tình yêu, và robot

trên xa lộ thông tin người hớn hở/
mắt lồi ra. Đầu bé, nhỏ, kim, đâm/
môi thừa thãi không dùng cho tiếng nói/
ngay trái tim cũng vứt bỏ bên đường. 

trên xa lộ thông tin tôi gặp lại
tình yêu tôi trong một Robot. 

3.97 

Bài Nói Chuyện Về Một Vài Nổ Lực Cách Tân Thể Lục Bát và Quan Niệm Hoán Vị

(Bài nói chuyện tại Đại học UCLA ngày 25 tháng 5, 1996, và tại Đại học UCI ngày 26 tháng 11, 1997)  

I. CĂN BẢN. 

Nhìn lại tiến trình phát triển của ngôn ngữ nhân loại, ta có thể tóm lược như sau: 

A. NGÔN NGỮ KHỞI NGUỒN 

Thoạt tiên, ngôn ngữ dù của dân tộc nào, cũng đều mang tính Đơn Âm. 

Nó là những tiếng kêu, thét thảng thốt, như những phản ứng tự nhiên của con người, bày tỏ sự sợ hãi, kinh ngạc, hốt hoảng trước những biến chuyển đột ngột
của thiên nhiên như sấm, sét, mưa, bão, động đất, núi lửa... Nói chung là thiên tai. 

Đó là những Thán Từ (Interjection) Đơn Âm, đột ngột phát ra, không do một sắp xếp, chuẩn bị. Nói cách khác, nó không mang một ý nghĩa biểu tính của một loại
ngôn ngữ nào hết. Tự thân nó chỉ là những tiếng kêu, thét. 

Thí dụ: Ô! Oh! Ôi! Outch! A! Á! Ao!... 

B. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN I 

Vì tính Lưỡng Cực hay hai mặt của đời sống tự nhiên mà, sau này (cũng có thể cùng lúc,) con người cũng xử dụng những Thán tự/ Interjection Đơn Âm kia, để
diễn tả nỗi mừng rỡ, hân hoan... nữa. 
http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 12/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

C. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN II 

Do nhu cầu chống lại những đe dọa của thiên tai mang đầy tính thần bí, con người tiến từ đời sống đơn độc tới đời sống hợp quần. Họ tụ tập từng thành nhóm
nhỏ, trước khi tiến dần tới giai đoạn quần tụ thành Bộ Lạc. 

Theo một số nhà nhân chủng học thì ý niệm sống quần tụ của con người thời sơ khai, có thể được gợi ý từ hình ảnh thú vật sống thành bày, đoàn..  

Dù sự quần tụ của con người cổ xưa thành hình từ nguyên nhân nào, thì, khi có nhiều người chung sống với nhau, nhu cầu diễn đạt tình cảm thuận/nghịch, phân
chia quyền lợi..., đã tự động nẩy sinh. 

Khi con người có nhu cầu diễn đạt mới để thích ứng với giai đoạn quần tụ, sự sống của ngôn ngữ cũng đương nhiên sinh nở, phát triển theo. 

Từ đó, tùy theo vùng đất (cao, thấp,...,) khí hậu (nóng, lạnh,...,) mức độ tiến hóa của từng nhóm người mà, ngôn ngữ phát triển theo một trong hai khuynh hướng
sau đây: Đơn Âm (Monosylabic) hoặc Đa Âm Polysylabic.) 

D. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN III

1­/ Hình thái sống quần tụ nêu trên đưa con người tới chỗ: 

a­ Có sức mạnh của tập thể. 

b­ Nhưng tập thể hay bộ lạc không nhất thiết có số lượng người bằng nhau. Có nhóm lớn, nhóm nhỏ. 

c­ Sự kiện này, tự động hình thành luật: Mạnh được; yếu thua. Kết quả:  

Nhóm mạnh không chỉ đàn áp, thôn tính và coi nhóm yếu: 

­ Như một thứ chiến lợi phẩm (người và của cải, gia súc;) (mà còn) 

­ Ảnh hưởng, chi phối nhóm yếu cả về phương diện tiếng nói nữa. 

2­/ Từ đó, với thời gian, ngôn ngữ của nhân loại dần dần quy vào hai gốc chính: 

­ Dòng ngôn ngữ lấy hình vẽ làm nguồn gốc. Ta gọi là chữ tượng hình (Hieroglyphic Script.) 

­ Dòng ngôn ngữ lấy mẫu tự La Tinh (Roman Alphabet,) làm chuẩn. 

E. NGÔN NGỮ BIẾN CHUYỂN: GIAI ĐOẠN IV.  

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 13/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

Khi ngôn ngữ của nhân loại quy về một trong hai mối chính, kể trên, cũng là lúc con người tiến từ giai đoạn bộ lạc hiểu theo nghĩa Du Mục, bước qua giai đoạn
định cư. Giai đoạn định cư này, là bước khởi đầu để con người tiến dần tới sự hình thành lãnh thổ, quốc gia.  

Để thích ứng với giai đoạn định cư, tiền thân của giai đoạn định hình lãnh thổ, quốc gia, ngôn ngữ của nhân loại cũng tiến dần từ giai đoạn đơn sơ tới phức tạp. 

Ngôn ngữ như đời sống, một khi trở nên phong phú, phức tạp thì, tự thân cũng đòi hỏi những luật lệ căn bản, hầu bảo đảm cho sự dễ dàng, chính xác của nhu
cầu diễn tả. Bởi thế, con người phải đặt ra những luật lệ cho ngôn ngữ. Từ đây, chúng ta văn phạm.  

(Xin nhấn mạnh, Văn Phạm do con người đặt ra. Nghĩa là con người có thể thay đổi, bổ khuyết, hầu phù hợp với thời đại của mình.) 

II. QUAN NIỆM VỀ CHỮ VÀ NGHĨA 

A­ Trên căn bản: hai vật­tượng (sự vật, hiện tượng) đặt / đứng / ở / cạnh nhau thì, chúng hỗ tương nhau làm thành vật thứ ba, hoặc cho ta liên tưởng tới vật thứ
ba. 

Thí dụ (1): Cục đá đặt trên một khối đất, cho ta liên tưởng tới một pho tượng. 

Thí dụ (2): Những chiếc ghế kê quanh một cái bàn, cho ta liên tưởng tới một gia đình, một bữa cơm; hay những người vắng mặt, Vân vân... 

B­ (Cũng thế) Hai chữ đặt cạnh nhau, cho ta một nghĩa khác. 

Thí dụ: ­ Quả / Trái cho ta ý niệm hay hình ảnh quả / trái sinh ra bởi cây.  

­ Nhưng khi ta thêm chữ Cam, hay chữ Mít 

sau chữ Quả / Trái, lập tức ta biết ngay, quả cam không phải là trái mít, và ngược lại.  

C­ (Nhưng) Nếu nhiều hơn hai chữ đặt cạnh hay đi liền với nhau, đương nhiên nó sẽ làm thành một nghĩa khác (hay nhiều nghĩa khác.) 

D­ (Bây giờ) Ta thử hình dung một xâu, chuỗi nguyên ngữ đi liền nhau, nó sẽ giống một dòng nước, mà:  

1­/ Dòng nước (gồm nhiều hạt nước nhỏ) xô đẩy (pushing) nhau chảy theo một hướng nhất định (the specific direction):Hướng thấp, trũng. 

2­/ Giọt thứ hai xô đẩy giọt thứ nhất. Giọt thứ ba, xô đẩy giọt thứ hai.... Trình tự này, bất biến. 

Nói cách khác, giọt thứ nhất không thể xô đẩy ngược giọt thứ hai. Giọt thứ hai không thể xô đẩy ngược giọt thứ ba. Đơn giản hơn, một dòng nước không thể vừa

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 14/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

chảy xuôi, vừa chảy ngược. Dòng nước có thể chảy ngược, nếu có sự tham dự của bàn tay con người. Ta đậy kín nấp bình nước. Dốc ngược bình lên, khoét một
lỗ ở đáy bình. Nước sẽ chảy ra. Nhưng rốt cuộc vẫn theo chiều từ cao xuống thấp. 

3­/ Những xô đẩy liên tục theo một hướng nhất định tạo thành Sự Chuyển Động (mobility) của một dòng nước. Định luật này, cũng là định luật của một xâu chuỗi
ngôn ngữ đi liền nhau. 

4­/ Tóm lại: 

a­ Giọt nước đầu tiên cũng là hướng tiến của cả dòng nước, do sự xô đẩy của giọt nước kế cận, trước nó. Nhưng những giọt nước này, tự thân chúng không thể
tách biệt (self separated) nó khỏi giọt trước, và, giọt sau nó để mà, xô đẩy, hay bị xô đẩy. Nó dính liền, trộn lẫn (link, mix.) Nó là một khối nguyên vẹn, bất khả
phân (a completed block, which couldn't divide.) 

b­ Một nhóm chữ cũng vậy. Chữ thứ hai chỉ có thể xô đẩy chữ thứ nhất, theo hướng đi theo một chiều nhất định nào đó. Ta không thể bứt / nhặt / lóc / chúng khỏi
cái nguyên khối bất khả phân của chúng. 

Ta gọi đó là những mệnh đề độc lập.  

c­ Tuy nhiên, khác hơn một dòng nước, một nhóm chữ khi được nói ra nó phải phù hợp với nhịp thở của con người. Bởi vì con người không thể vừa thở vào (hít
vào) vừa nói ra. Chúng ta chỉ có thể nói cùng lúc với hơi thở ra mà thôi. Bởi thế chúng ta có chữ Nói Ra / Speak Out. 

Khi nói một câu nói dài, bao giờ con người cũng cần có những giây ngưng lại để thở, trước khi nói tiếng kế tiếp. Nên trong câu văn, người ta dùng những dấu như:
phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm than, để ngắt nhịp cho câu văn. (Nó cũng tựa như những dấu ngắt, hay dấu lặng trong âm nhạc.) Ở đây, ta không kể tới dấu
chấm vì dấu chấm khi được dùng đến, thì câu văn đã đầy đủ ý nghĩa. Như một câu nói đã hoàn tất. Ta gọi một câu văn tự nó đã đủ nghĩa và, chấm dứt bằng dấu
chấm là một Mệnh đề độc lập / An Independent sentence. 

d­ Trường hợp có tới hai mệnh đề độc lập, muốn nối vào nhau, người ta phải dùng tới Liên Tự hay Conjunction. (Liên tự, tất nhiên, cũng còn được dùng để nối
liền 2 danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ,...) Liên tự / Conjunction như chúng ta biết là chữ nối liền hai mệnh đề độc lập, một khi ta không muốn dùng dấu chấm
câu. Nó như chiếc cầu nối liền hai bờ sông, ống thông thương cân bằng hai mực nước, vân vân... 

III. QUAN NIỆM HOÁN VỊ , TẠI SAO / BỞI ĐÂU/ 

­ Khởi tự căn bản, như tôi đã trình bày ở trên, qua thí dụ của một dòng nước, thủy chung văn chương của nhân loại, tới ngày hôm nay, vẫn còn cho thấy:  

1­/ Chữ thứ nhất bị xô đẩy bởi chữ thứ hai, theo một hướng tiến tới nhất định (trước khi rơi xuống do hấp lực của trái đất.) Nó không thể xô đẩy ngược lại. Và,
càng không thể vắt ngược lại chữ đầu tiên, cùng như con rắn có thể mang cái đuôi của nó ngược lên đầu, hay ngược lại. 

2­/ Giữa các chữ nằm trong một câu nói / câu văn không thể xô đẩy hai chiều / Two way directions.  

­ Từ ngày nhân loại có chữ viết và, hình thành một nền văn phạm như ta đã biết, trước sau không có một đổi thay nào, dù đã hàng nghìn năm. Trong khi về
phương diện vật lý, toán học, bao nhiêu quan niệm cũ đã bị đảo lộn bởi những lý thuyết, định luật mới mẻ. Từ định luật về hình học không gian, toán không gian,
qua tới những định luật vật lý mới về vũ trụ. Gần đây nhất là thuyết Quantum / Fragment của Heidenberg, nói về ảnh hưởng giây chuyền, chuyển động qua không
gian... Vì thế, tôi chủ trương: 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 15/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

1­/ Ngắt lại nhịp đi (repunctuation) của câu thơ / văn. 

2­/ Cởi bỏ sự trói buộc, tính một chiều, đi tới của câu thơ / văn, để chúng có thể có được cái tự do chuyển động: 

a­ Hai chiều. 

b­ Hoán vị / conversion hay đơn giản hơn, thay đổi vị trí trước đấy vốn cố định (fix) của chúng. 

Ở quan niệm thứ hai, quan niệm Hoán Vị / Conversion, còn mang ý nghĩa giúp cho người đọc THỰC SỰ trở thành độc giả thứ hai. Nghĩa là họ có quyền sắp xếp
lại câu thơ / văn của chúng ta theo ý họ. Họ không bị đặt trước một bữa ăn đã hoàn tất / a ready meal, hay một ngôi nhà tiền chế mà, họ chỉ có quyền chấp nhận
hay từ chối. 

A. CHỦ TRƯƠNG NGẮT LẠI NHỊP ĐI CỦA CÂU THƠ / VĂN VÀ, CÁCH TÂN THỂ LỤC BÁT. 

1./ Xử Dụng Các Dấu Có Sẵn, Như Phẩy, Chấm...  

Tôi đã áp dụng chủ trương này từ những bài thơ viết năm 1966. Thí dụ bài thơ có nhan đề BÀI CUỐI, 66 đăng trên Tạp chí Văn, năm 1966, ở Saigòn. Bài này, Hai
ông Phan Canh và Nguyễn Tấn Long có trích đăng lại (nguyên bài) trong phần Thi Tuyển, của cuốn Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại (Thế Hệ 54­73); Quyển I, Nhà
Sống Mới, Saigon xuất bản năm 1974. 

Căn bản, tôi chia lại nhịp đi thể lục bát của ta. 

Thay vì giữ lại cho nó nhịp: 2 / 2 / 2 (câu sáu ­ nhịp chẵn.) Và nhịp: 2 /2 /2 /2 (câu tám ­ nhịp chẵn.) Hoặc nhịp: 3 / 3 (câu sáu ­ nhịp cân bằng.) Và nhịp: 4 / 4 (câu
tám ­ nhịp cân bằng...) Tôi dùng nhịp lẻ (như nhịp chỏi/ syncope của âm nhạc.) 

Thí dụ: 

phố cao, gió nổi, bóng mờ (nhịp 2/2/2)
đêm lu, trời nặng, tôi gù lưng, đi (nhịp 2/2/3/1) 

(Đọc thêm Phan Canh & Nguyễn Tấn Long: Thi Nhân Việt Nam Thế Hệ 54­73, Sống Mới, Saigòn, 1974. Từ trang 221 tới 284.)  

Về mặt nhân sinh quan, tôi chủ trương cắt vụn một câu văn / thơ của mình, vì, tôi nghĩ đời sống hiện tại của chúng ta, đầy bất trắc, xáo trộn. Nó không hề là một
dòng sông êm ả chảy như thời tổ tiên của chúng ta xa xưa nữa. Không ai có thể đoan chắc được điều gì sẽ xẩy tới trong đời sống ta, đời sống những người chung
quanh ta, ngày tới, giờ tới. Đời sống hiện tại, theo tôi là những mảnh vụn (như những mảnh puzzle vậy.) 

Tôi đã bị chống đối rất nhiều, lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm vào năm 1966. 

Sau đó chỉ ít năm, số người làm thơ Lục bát chia lại nhịp để Lục Bát có nhịp lẻ, nhất là ở những câu 8 chữ, đã gia tăng, mỗi ngày mỗi nhiều. Tuy nhiên, mãi tới
năm 1992, tình cờ một người quen cho tôi mượn cuốn Nghĩ Về Thơ của Nguyễn Hưng Quốc, (hà Văn Nghệ, Californiaxuất bản, 1991,) nỗ lực cách tân của tôi, lần
đầu tiên được nhìn nhận bởi tác giả này.  

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 16/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

Bây giờ thì, trong nước cũng như hải ngoại, số lục bát có nhịp lẻ, là chuyện đương nhiên. Không còn ai thấy nó dị dạng, ngu xuẩn hay lập dị nữa. 

2./ Chẻ Chữ Để Thêm Nghĩa 

­ Căn bản ngôn ngữ Việt Nam thuộc loại đơn âm. Nhưng một mặt nào khác, nó cũng mang tính đa âm nhờ có nhiều từ kép. Thí dụ: oang oang, ầm ầm, ồn ào,
buồn rầu, đau khổ, v.v...  

­ Không kể những từ có âm lập lại chính nó / Take after itself, chữ Việt Nam có rất nhiều từ kép. Nếu chúng ta chẻ đôi nó ra, chúng ta sẽ:  

a­ Thấy rõ hơn ý nghĩa liên tục hay ảnh hưởng hỗ tương về ý nghĩa của hai từ ghép lại đó. 

Thí dụ: với Tĩnh từ /Adjective: "Đau Khổ," nếu ta chẻ chữ này làm đôi bằng một dấu phẩy, ta sẽ có "Đau," "Khổ," hay "Đau" và "Khổ."  

Từ đó, ta hiểu rõ ý nghĩa giây truyền của tĩnh từ này là: Có bị đau đớn rồi mới tới trạng thái khổ sở. 

b­ Từ suy nghiệm này, tôi đã chẻ đôi những từ kép của ngôn ngữ Việt. Thử nghiệm ấy bắt đầu từ đầu năm 1990. 

Những bài thơ đầu tiên tôi thử nghiệm cái mà tôi gọi là "Chẻ Chữ Để Thêm Nghĩa," đã được gom lại, in trong tập "Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra" in năm 1993.

Thí dụ: 

sương, trần thân mây chia, ly
nhập chung nỗi chết: sầu khô, héo về 

(Trích bài "Khúc 19 tháng 9," trang 50 "Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra.") 

Tôi cố tình dùng dấu phẩy / phết giữa hai chữ Chia và Ly, để cho rõ nghĩa rằng: chia đôi xong rồi mới tới ly biệt đôi ngả. Cũng như khô rồi mới héo.  

3./ Bỏ âm Trắc bắt buộc nơi chữ thứ 4 của những câu sáu chữ trong thể lúc bát cũ.  

Cũng với hai câu thơ dùng thí dụ vừa nêu, những người có kinh nghiệm làm thơ Lục bát sẽ nhận thấy ngay rằng, tôi đã cố tình bỏ âm trắc bắt buộc nơi chữ thứ 4
của mỗi câu 6 trong thể Lục bát. 

Khi bỏ đi âm trắc bắt buộc này, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc diễn tả những tâm trạng buồn bã, tuyệt vọng, rời rã... cực độ. Chúng ta cũng dễ dàng có một
hình ảnh toàn khối mà, không cần phải giảng giải như ở dạng văn xuôi. 

Một thí dụ khác: Nhờ bỏ đi âm trắc bắt buộc ở chữ thứ 4, tôi có thể viết một câu thơ trong bài thơ "Tôi Nào," mà, đôi người sau này, thường nhắc nhở. Câu thơ đó
là: 

tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào? 

(Trích trong Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà/ Your Scented Garden, My Nostalgia, trang 112.) 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 17/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

Cấu trúc của câu thơ còn cho thấy rất rõ sự khác biệt văn phạm giữa văn xuôi và thơ. 

B. QUAN NIỆM VỀ HOÁN VỊ. 

1­/ Nhân loại trải qua nhiều nền văn minh khác nhau. Tựu trung người ta có thể dễ dàng đồng ý với nhau rằng, chúng ta có 4 nền văn minh chính. Văn minh Nông
Nghiệp, văn minh Công Nghiệp, văn minh Cơ Khí và, văn minh Điện Toán...  

(Xin xem thêm phụ bản /chart 1) 

Nền văn minh Điện toán mang lại cho chúng ta một số ký hiệu / symbol mà từ trước chúng ta không có. Một trong những ký hiệu đó là dấu Back Slash (/) Gạch
Chéo. 

2­/ Muốn cho người đọc hiểu điều ta muốn nói hay, thông cảm hoặc chia xẻ với ta, dĩ nhiên, ta phải dùng một ký hiệu nào đó, để biểu thị điều ta muốn trình bày. 

Tôi đã lợi dụng ký hiệu Slash / Gạch Chéo để minh thị cùng người đọc những điểm sau đây: 

a­ Khi một dấu gạch chéo được đặt sau một chữ nào đó, điều ấy, có nghĩa chữ đó có thể di chuyển theo hai chiều thuận nghịch ( Freely two way directions.) Và nó
cũng có nghĩa chữ này tuy ở vị trí bị kẹt giữa hai chữ khác, nhưng nó vẫn có nhiệm vụ (hay tự do) xô đẩy chữ đứng trước nó và luôn cả chữ đứng sau nó nữa. 

b­ Khi một chữ hay nhiều chữ bị đặt giữa hai dấu slash / gạch chéo, điều đó có nghĩa người đọc có thể di chuyển MỘT CHỮ, MỘT NHÓM CHỮ theo bất cứ chiều
nào họ muốn. 

Nói khác đi, người đọc có thể thay đổi vị trí đầu tiên của chữ (hay nhóm chữ) đó, theo ý thích của họ. 

c­ Thay thế Giới Tự / Preposition Như / As: Căn bản, về phương diện kỹ thuật: văn chương, nghệ thuật được xây dựng trên thể Tỷ giảo (Comparison) và Liên
Tưởng (Associate or Connection in thought.) 

Nhà văn khi trông thấy (nghĩ tới, nhớ lại) một vật tượng không chỉ thấy như nó là (as is) mà, so sánh, liên tưởng nó với / tới một vật tượng nào khác. Vì thế mà,
nhân loại có cái gọi là văn học nghệ thuật. 

Thử nghiệm này tôi bắt đầu từ năm 1992. 

Những bài thơ thử nghiệm đầu tiên và kế tiếp, sau đó, được in lại trong cuốn thơ "hấm Dứt Luân Hồi Em Bước Ra / End Of Karma: You Walked Out" ­ bản dịch
Anh ngữ của Phạm Trọng Lệ. (Tủ sách Văn Học Nhân Chứng, Calif., 1993.)  

Xin đưa một thí dụ mà nhiều người quen thuộc, trích từ cuốn "Nhà Văn Nói Chuyện Với Chúng Ta," do Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh phỏng vấn tôi, năm 1994.  

1­/ Rừng /tôi/ sâu/ thở/ nốt chân trời (nguyên văn.) 

Trong câu thơ này, những chữ TÔI, SÂU, THỞ có thể thay đổi vị trí tiên khởi, để có một vị trí khác, mang âm hưởng và ý nghĩa khác, tùy theo suy nghĩ, ý tưởng
của mỗi người đọc. 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 18/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

Dưới đây 3 câu thơ khác, của một câu thơ ấy: 

2­/ tôi rừng sâu thở nốt chân trời (câu hoán vị thứ nhất.) 

3­/ sâu rừng tôi thở nốt chân trời (câu hoán vị thứ hai.) 

4­/ thở nốt chân trời rừng tôi sâu (câu hoán vị thứ ba.) 

(Nguyên bài thơ này, đăng lại trong tập "Chấm Dứt Luân Hồi Em Bước Ra.")  

Về mặt nhân sinh, tôi quan niệm, đời sống của chúng ta hiện nay là những mảnh puzzle. Mọi người ai cũng có quyền sắp xếp lại những mảnh vụn đó, theo ý
mình. Thậm chí, có thể làm cho nó vụn, nát hơn, cũng được. 

C. HAI CÁCH HOÁN VỊ KHÁC NHAU. 

1­/ Cách Thứ Nhất: Như tôi vừa trình bày ở trên. Hoán vị / Conversion, dựa trên sự đổi chỗ (replace position) của từng con chữ hay một nhóm chữ. 

2­/ Cách Thứ Hai: Hoán đổi vị trí của Chủ thể (Subject) ngắm nhìn Khách Thể (Object.) 

3­/ Quan Niệm: Văn học nghệ thuật của nhân loại (nói chung cho tất cả mọi bộ môn, từ văn chương tới hội họa, điêu khắc, âm nhạc...) từ nghìn xưa tới nay, xây
dựng trên: 

Chủ thể: quan sát / cảm nhận / suy luận / liên tưởng / rồi đi tới kết luận chủ quan về những gì chúng ta thâu nhận được bằng ngũ quan và bằng trí não. 

Cách khác, chúng ta quan sát, cảm nhận, đánh giá, liên tưởng về vật, tượng rồi sau đó, chúng ta cho nó một kết luận của chúng ta về nó. 

Thí dụ: Buổi chiều buồn vì có mưa hiu hắt. 

Ta (Chủ thể / Subject) quan sát (khách thể / Object) buổi chiều và mưa. Sau đó, ta viết xuống (nói ra) ­ tức chúng ta gán ghép cho buổi chiều thì...buồn; và mưa
thì hiu hắt. 

Một người khác cũng đứng trước một vật / tượng như vậy, có thể gắn cho vật / tượng này cái ghi nhận chủ quan của riêng mình:  

Thí dụ: Buổi chiều vì có mưa réo rắc. 

Vấn đề với tôi, không phải là trả lại sự vật tính khách quan / objective reality căn bản của nó, như phong trào văn chương mới / The New Romance (khởi đầu ở Âu
châu đầu thập niên 50,) trong quá khứ xa, đã đòi hỏi mà, tôi muốn hoán vị / converse vị trí của SUBJECT thành OBJECT và OBJECT thành SUBJECT.  

(Xin coi thêm phụ bản / chart 2.) 

Tôi đã thử nghiệm cách Hoán Vị Hai này, qua một số bài thơ, in trong tập: "Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà / Your Scented Garden, My Nostalgia." Tủ Sách
Văn Học Nhân Chứng, Calif., 1996.) Rõ nhất như bài: Hoán Vị, viết năm 1994: 

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 19/20
3/16/2018 Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi

tình yêu / đường xá / ghế, bàn /ngọn đèn /đêm tối:
hát cho tôi nghe
bởi chúng thấy tôi
vật lãng quên, lớn nhất. 

(sdd, trang 83.) 

Hay các bài "Phác Họa 95/2," "Phác Họa 95/3," viết hồi tháng 2 và tháng 3 năm 1995: 

tại sao cứ phải vì ai /cho ai/
khi vạn vật vốn một
khi chúng cũng có thể nhìn/ nói/ về ta
hệt như
ta nói hoài hủy (mấy nghìn năm)
về cây cỏ /thiên nhiên/ đồng loại
nhưng chúng im lặng... 

(sdd, phác Họa 95/2, trang 132.) 

Những nỗ lực cách tân thể Lục bát cũng như việc xử dụng thêm một dấu mới của tôi, được Nhà văn Bùi Bảo Trúc nhìn thấy, khuyến khích sớm nhất, trong những
phát biểu, bài viết của ông. 

Tôi vẫn nghĩ, Văn học và Nghệ thuật vốn không phân biệt mầu da, tiếng nói, lãnh thổ, biên cương; nó là một thứ tài sản chung (The Common Mankind Heritage)
của nhân loại. Vì, mục đích tối hậu của Văn Học Nghệ Thuật là mang cái đẹp, cái mới đến cho mọi người. Nhờ đó, nhân phẩm của con người được nâng lên cao
hơn; khiến cho sự khác biệt giữa con người và thú vật ngày một thêm cách biệt. 

Trong tinh thần ấy, tôi trân trọng kêu gọi mọi người, bất cứ ai, đã, đang, sẽ trằn trọc, thao thức với nhu cầu cách tân văn học nghệ thuật hãy tiếp tay tôi, bổ khuyết,
hoàn chỉnh công việc khó khăn này. Cá nhân, tôi xin tình nguyện làm vật thử nghiệm, trong bước đầu của những đổi mới ấy.  

(Calif., Nov., 10, 1995.)

http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=chinhumatkhactamguongsoi&page=all&prev=1 20/20

You might also like