You are on page 1of 3

KỂ TRUYỆN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Lê Trần Thúc Nguyễn, Hồ Tuệ Đan Thanh, Đặng Đức Nhân,


Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Minh Thuận, Nguyễn Thị Trúc Ngân
Bắt đầu: Trong lòng tất cả người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng tươi sáng
của đạo đức cách mạng - một người đã hy sinh và cống hiến cả cuộc đời để phục vụ cách mạng,
quê hương và nhân dân.
Bác Hồ luôn quan tâm đến trẻ em và thanh niên, đặc biệt là những đứa trẻ không may mắn. Câu
chuyện dưới đây là về tình yêu của Bác Hồ đối với trẻ em. Tên của nó là:
BÁC HỒ VÀ CÁC TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRẠI TRẺ KIM ĐỒNG
KỂ TRUYỆN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Lê Trần Thúc Nguyễn, Hồ Tuệ Đan Thanh, Đặng Đức Nhân,
Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Minh Thuận, Nguyễn Thị Trúc Ngân-Class: 9a3
BÁC HỒ VÀ CÁC TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRẠI TRẺ KIM ĐỒNG
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ
phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhói.
Nói chuyện với các đồng chí cán bộ trại, giọng bác nhẹ nhàng nhưng vô cùng thấm thía:
- “Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng sao các cô, các chú
lại đây thép gai như một nhà tù thế này ?”.
Một đồng chí cán bộ phụ trách thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ !
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ
nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.
Rồi Bác đi thăm phòng ăn , phòng ngủ, phòng học tập, phòng các cháu vui chơi. Bác khen :
“Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn thế nào các cô, các chú có biết không ?
Mọi người vừa xúc động , vừa lúng túng chú đồng chí phụ trách đáp:
- Thưa Bác các cháu ở trại còn chật chội ạ !
Bác mỉm cười và nói :
- Chú mới nói đúng có một phần nhỏ thôi.
Đối với các cháu mồ côi, cái lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không con bố,
mẹ thì các cô chú là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy phải đem cả tấm lòng của
người làm cha, làm mẹ mà cư xử, mà săn sóc, dạy bảo các cháu. Bác thấy ở đây đối với các cháu
còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống
có kỷ luật, trật tự là đúng, nhưng không để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi thoải mái.
Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy trại
trẻ Kim Đồng này là gia đình, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu
vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu ?
Rồi Bác hỏi một đồng chí phụ trách
- Những cháu kém có nhiều không ?
Thưa Bác còn nhiều lắm ạ !
- Nhiều là bao nhiêu ?
đồng chí phụ trách hơi bối rối, Bác nhắc nhở ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái
hay của mỏi đứa. Có như vậy mới có kết quả tốt được
và Bác lại hỏi chú Thuận đứng bên :
Kết thúc: Thưa giáo viên và bạn bè! Câu chuyện tôi đã đề cập ở trên đã xảy ra một thời gian dài
trước đây. Nhưng tình yêu của Bác vẫn bao trùm cả nước và vẫn còn ấm lòng của người dân.
Tình yêu của Bác Hồ đối với trẻ em và thanh thiếu niên trong câu chuyện rất xúc động đến trái
tim chúng ta. Bác Hồ là một người cha yêu dấu trong một gia đình lớn. Mỗi câu Bác được dạy
trong câu chuyện là những bài học quý giá trong việc bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ: dạy trẻ em
yêu thương, dạy dỗ tâm huyết, chia sẻ và thông cảm với những mất mát của trẻ. Dạy trẻ tạo môi
trường giáo dục thân thiện để giúp trẻ phát triển tự nhiên, thoải mái và toàn diện, sự rộng lượng
của Bác trong thực tế là một ví dụ về đạo đức sáng láng. Bác là một tiêu chuẩn để trẻ học và làm
theo. Mỗi câu chuyện về Bác nhắc nhở chúng ta đừng cố gắng để học hỏi để trở thành những
người hữu ích cho xã hội xứng đáng là một phần tốt trong thế hệ mình.

You might also like