You are on page 1of 2

Rs và Cs là thành phần của mạch snubber, có tác dụng bảo vệ quá áp cho

triac, đồng thời cũng giúp giải phóng điện tích trong lớp tiếp giáp, làm cho
quá trình đóng cắt triac thuận lợi hơn.

R1 là điện trở hạn dòng vốn có trong mạch kích triac dùng MOC30xx.

Khi tải là thuần trở thì R2 và C1 là không cần thiết.

Khi tải có tính cảm, ví dụ thường là động cơ, thì cần có R2 và C1 nhằm giảm
thiểu độ biến động điện áp quá lớn (dv/dt) khi cắt tải khỏi lưới. MOC30xx chỉ
có thể chịu được tốc độ biến thiên điện áp tối đa khoảng hơn một chục
Volt/micro giây. Nếu quá ngưỡng đó thì sẽ không ổn. Khi tải là thuần trở, sự
biến thiên của điện áp chỉ đơn thuần là sự thay đổi hình sin của điện áp lưới
với tần số 50/60Hz, dv/dt trong trường hợp này là nhỏ, không cần R2 và C1 là
vì thế. Khi tải có tính cảm, sự biến thiên điện áp đặc biệt lớn khi cắt tải khỏi
lưới, dv/dt vì thế có thể rất lớn, phải dùng mạch lọc R2C1 để hạn chế, đảm
bảo trong dải cho phép của linh kiện.

Lưu ý trong các trường hợp tải cảm nhưng dùng các triac có dòng kích nhạy
khác nhau. Người ta phân ra làm hai loại triac khi dùng MOC để kích. Loại
thứ nhất là loại Sensitive Gate Triac (dòng kích mở chỉ cần dưới 15mA) và
loại thứ hai là loại Non-Sensitive Gate Triac (dòng kích mở cần từ 15 đến
50mA). Với mỗi loại, để đảm bảo đủ dòng kích thì người ta thay đổi giá trị
điện trở R2, tuy nhiên cũng phải thay đổi giá trị C2 để giữ nguyên hằng số
thời gian T = RC, đảm bảo chức năng kiểm soát dv/dt. Hằng số thời gian T
được khuyến cáo là = 0.00024.

Nói chung dùng MOC chỉ hiệu quả với các ứng dụng công suất nhỏ.

You might also like