You are on page 1of 5

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN


1. Những vấn đềchung
- Tiểu luận là một bài tập lớn, trình bày kết quả nghiên cứu về một đề tài nhất định, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.Viết tiểu luận là một hình thức học tập, nhằm rèn luyện khả
năng nghiên cứu khoa học, rèn luyện năng lực tư duy lôgíc, tổng hợp, khả năng trình bày
và luận giải một vấn đề khoa học.Đề tài tiểu luận do giảng viên phụ trách môn học
hướng dẫn.
- Về nội dung, đề tài tiểu luận phải có tính mới (về tư liệu, cách luận giải, cách nhìn nhận
vấn đề, sự vận dụng…), phản ánh trung thực kết quả học tập, nghiên cứu; không được
sao chép lại các đề tài của những người đi trước. Những nội dung kế thừa các công trình
nghiên cứu đã công bố phải ghi chú thích rõ ràng.
- Về bố cục, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
(nếu có), một tiểu luận ít nhất phải có hai chương nội dung. Tùy theo mỗi đề tài mà sự
phân chia các chương, mục có sự khác nhau, nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu.
- Về hình thức: Tiểu luận được in trên một mặt giấy khổ A4; phần nội dung từ 20 đến 30
trang (không kể Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục); được trình bày rõ
ràng, mạch lạc, không được tẩy xóa; có đánh số thứ tự trang, số thứ tự bảng biểu, hình vẽ,
đồ thị, … có đóng bìa.
2. Trình tự một tiểu luận
2.1. BÌA: cần ghi rõ tên cơ sở đào tạo, tên tác giả, tên đề tài, tên cán bộ hướng dẫn (nếu
có), nơi và thời gian hoàn thành (xem Phụ lục Mẫu bìa)
2.2. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT: trình bày theo thứ tự A, B, C…
2.3. MỤC LỤC: ghi rõ tên chương, tiết/mục, tiểu mục và số trang
2.3. MỞ ĐẦU: gồm các nội dung:
- Tính cấp thiết của đề tài: nêu giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, làm
sáng tỏ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề, lý do chọn đề tài.
- Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: (tùy theo tính chất của tiểu luận mà có
thể không trình bày mục này, do người hướng dẫn quyết định), cần làm rõ: 1- Các
công trình nghiên cứu (trong và ngoài nước) có liên quan đến đề tài (có thể chia thành
những nhóm công trình khác nhau theo mức độ liên quan đến đề tài về mặt nội dung),
tóm tắt nội dung chính của mỗi công trình, khẳng định những ván đề mà các nhà khoa
học đã giải quyết được; 2- Nêu rõ những vấn đề mà các công trình chưa làm sáng tỏ (tức
là những khoảng trống cần phải tiếp tục giải quyết về mặt khoa học), và 3- Xác định
những vấn đề mà tiểu luận đi sâu nghiên cứu (có thể là một, một số, hoặc toàn bộ những
vấn đề mà các công trình chưa làm sáng tỏ).
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: xác định mục đích nghiên cứu của đề tài và những
nhiệm vụ cần làm để đạt mục đích. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ đạt hay không đạt
yêu cầu nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Cần trả lời câu hỏi: Để đạt mục đích nghiên cứu cần
nhằm vào những đối tượng nào? Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến
đối tượng nghiên cứu (thời gian, không gian, bối cảnh, điều kiện, hạn chế nội dung vấn
đề nghiên cứu…)
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: nêu rõ về ý nghiã khoa ho ̣c và kế t quả ấ y có thể phu ̣c vu ̣
cho những liñ h vực nào
- Kết cấu của đề tài: giới thiệu bố cục tóm tắt, tên các chương
2.4. Nội dung: tối thiểu gồm 2 chương. Trong mỗi chương có nhiều mục/tiết, tiểu
mục/tiểu tiết… và Tiểu kết chương. Chú ý dùng những kiểu chữ khác nhau để trình bày
tên chương, mục, tiểu mục…
Ví dụ:
Chương 1
(TÊN CHƯƠNG VIẾT CHỮ IN HOA, ĐẬM)
1.1.(Tên mục/tiết viết chữ thường, đậm)
1.1.1. (Tên tiểu mục/tiểu tiết viết chữ thường, nghiêng)
1.1.2.

1.2.
1.2.1.
1.2.2.
Tiểu kết
Chương 2
2.1.
2.2.

Tiểu kết

2.5. KẾT LUẬN:Đây là phần cuối cùng trong nội dung đề tài, viết gọn từ 2 đến 3 trang,
tóm tắt toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài
2.6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.7. PHỤ LỤC (nếu có) bao gồm mẫu biểu, số liệu, tranh ảnh, phiếu điều tra, phiếu thăm
dò,… ở dạng nguyên bản và không dày hơn phần chính của tiểu luận. Phải đánh số thứ tự
cho các phụ lục, ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2… Mỗi phụ lục đều phải ghi rõ tên và chú
thích nguồn.
3. Một số hướng dẫn về soạn thảo văn bản
3.1. Dùng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Winword; mật độ chữ
bình thường, không được nén hoặc kéo giãn; giãn dòng 1,5 lines; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2
cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm; số thứ tự trang đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.
3.2.Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái
của trang (nên hạn chế trình bày theo cách này).
+ Việc đánh số thứ tự bảng biểu, hình vẽ, đồ thị phải gắn với số thứ tự của
chương, ví dụ Hình 2.5 có nghĩa là hình thứ 5 trong Chương 2.
+ Bảng biểu, đồ thị phải ghi chú thích nguồn chính xác. Nguồn trích dẫn phải
được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo.

3.3.Viết tắt:
+ Không lạm dụng việc viết tắt trong tiểu luận.
+ Bảng danh mục viết tắt xếp theo thứ tự ABC và để đầu tiểu luận.
+ Nếu cần viết tắt những thuật ngữ khoa học, tên cơ quan, tổ chức thì được viết tắt
sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Chủ nghĩa
duy vật biện chứng (CNDVBC); Ban chấp hành Trung ương Đảng (BCHTƯĐ)…

- Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:


+ Nếu sử dụng tài liệu của người khác mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu
thì tiểu luận không đạt yêu cầu.
+ Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Nga,
… Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm,
không dịch (có thể thêm phần dịch đi kèm)
+ Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp trong phần “Danh mục tài liệu tham khảo”
theo thứ tự ABC của họ hay tên tác giả theo thông lệ từng nước:
 Tác giả là người nước ngoài: xếp theo họ.
 Tác giả là người Việt Nam: xếp theo tên.
 Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành ấn phẩm, hoặc chữ đầu tiên trong tên tác phẩm.
- Tài liệu tham khảo là sách hay luận án ghi: tên tác giả (năm xuất bản), tên sách (in
nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ: Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt
Nam qua các đời, Thuận Hóa, Huế.
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí ghi: tên tác giả (năm công bố), tên bài
báo (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng), tên tạp chí (in nghiêng), số (trong
ngoặc đơn), các số trang (gạch ngang giữa trang đầu và trang cuối bài báo). Ví dụ:
Đinh Xuân Lâm (1993), “Triều Nguyễn trước âm mưu bành trướng của tư bản
phương Tây 1802-2858”, Nghiên cứu lịch sử, (271), tr.40 – 52.
- Cách đặt trích dẫn trong ngoặc vuông, ví dụ [12, tr.73] có nghĩa là trích dẫn từ
trang 73 của tài liệu theo số thứ tự 12 trong Danh mục tài liệu tham khảo.
- Đối với phần được trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì được đặt độc lập
trong ngoặc vuông nối tiếp nhau, cách nhau bởi dấu phẩy và theo thứ tự tăng dần
của tài liệu. Ví dụ [2, tr.5], [13, tr.44], [26, tr.9]

Phụ lục: Mẫu bìa


Lưu ý: Mỗi học viên phải làm một bài tiểu luận riêng, không chấp nhận làm bài
chung VÀ KHÔNG NỘP BÀI THAY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA . . .

TIỂU LUẬN MÔN…

TÊN ĐỀ TÀI

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:


MSHV:
GVHD:

Tp. Hồ Chí Minh, năm 20 . . .

You might also like