You are on page 1of 12

Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

Bài tập KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ


Kí hiệu nguyên tử : AZ X

Trong đó: X: kí hiệu nguyên tố.


A: số khối.
Z: số hiệu nguyên tử.
Bài tập áp dụng:
Bài 1: Hãy tính số khối của các nguyên tử sau:
a. S: có 16p, 16n d. Mg: có 12e, 12n
b. Na: có 11p, 20n e. Br: có số đv ĐTHN là 35, số nơtron là 44.
c. K: có số hiệu nguyên tử Z= 19, số nơtron N=20
Bài 2: Hãy tìm số nơtron của các nguyên tố sau:
a. Cu: số khối A=63, có 29p. c. P: có A= 31, Z= 15
b. Ag: có A= 107, có số hiệu nguyên tử Z= 47 d. O: có A= 16, có 8e.
Bài 3: Tìm số proton của các nguyên tử sau:
a. Al: A= 27, N= 14
b. Zn: A= 64, N = 34
c. C: A= 12, N =6
Bài 4: Hãy viết kí hiệu nguyên tử các nguyên tố sau:
a. S: A= 32, Z= 16 e. Ag: Z= 47 N=60
b. P: A= 31 Z= 15 f. K: Z= 19 N=20
c. Al: A=27 Z=13 g. O: A=16 N=8
d. Mg: Z= 12 N= 12 h. Ca: A= 40 N= 20
k. Cl: A=35 N=28
Bài 5: trong các nguyên tử sau, những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
1 2 16 23 35 12 37 39 13
1A, 1B, 8D, 11E, 17F, 6G, 17M, 19R, 6L
Bài 6: Hãy xác định số điện tích hạt nhân, số ĐV ĐTHN, số p, số n, số e, nguyên tử khối các nguyên tử
sau:

a. 40
20Ca
35
d. 17 Cl

b. 35
25Mn
31
e. 15 P
50 f. 40
c. 24Cr 18 Ar
Bài 7: Xác định điện tích hạt nhân, số p, số n, số e, khối lượng nguyên tử của nguyên tố có kí hiệu nguyên
7 19 23 40 32 79
tử sau: 3 Li; 9 F; 11 Na; 20 Ca; 16 S; 35 Br
Bài 8: Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố sau, biết:

a) Silic có điện tích hạt nhân là 14 +, số nơtron là 14.


b) Kẽm có 30e và 35n.
c) Kali có 19p và 20n.
d) Neon có số khối là 20, số p bằng số n.

Bài 9: Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X, biết:

a) X có 6p và 8n.
b) X có số khối là 27 và 14n.
c) X có số khối là 35 và số p kém số n là 1 hạt.
d) X có số khối là 39 và số n bằng 1,053 lần số p.

TOÁN TỔNG SỐ
HẠT

Nhận dạng: Đề bài có cho TỔNG SỐ HẠT của nguyên tử nguyên tố X là S.

Dạng Đủ dữ kiện, lập hệ phương trình giải


1:

Phương pháp:
B1: Đặt ẩn số
- Gọi Z, N, E lần lượt là số proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X.
B2: lập hệ phương trình
tổng số hạt: Z+N+E = S
nguyên tử trung hòa về điện: Z=E
2Z + N = S
dựa vào đề bài lập thêm 1 phương trình nữa
B3: giải hệ phương trình tìm Z, N.
B4: làm theo yêu cầu đề.

Lưu ý: Số hạt mang điện âm: E


Số hạt mang điện dương: Z
Số hạt không mang điện: N
Số hạt mang điện: Z + E = 2Z
Bài tập áp dụng:
Bài 10: Tổng số hạt của một nguyên tử nguyên tố X là 58 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 18 hạt. Tìm số proton, nơtron, electron của nguyên tử X.
Bài 11: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 115. Số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt mang điện là 25 hạt. Xác định số hạt proton và số khối của nguyên tử nguyên tố X.
Bài 12: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đối số hạt
không mang điện. Xác định số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử X.
Bài 13: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tố X.
56
Đáp số: Z = 26 ; A= 56 ; kí hiệu 26 Fe

Bài 14: Tổng số hạt của một nguyên tử nguyên tố X là 34. Trong đó số hạt mang điện dương ít hơn số hạt
không mang điện là 1 hạt. Viết kí hiệu nguyên tố X.
Bài 15: Tổng số hạt proton, nơtron, electron nguyên tử một nguyên tố X là 49 trong đó, số hạt không
mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhân, số khối. Viết kí hiệu nguyên tử
nguyên tố đó.
Bài 16: một nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt trong nguyên tử là 52 và có số khối là 35. Số
hiệu nguyên tử nguyên tố X là: (CĐ -2009)
A. 18 B. 23 C. 17 D. 15

Dạng Thiếu dữ kiện, giải bất phương trình


2:

Phương pháp:
B1: Đặt ẩn số
- Gọi Z, N, E lần lượt là số proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X.
B2: lập phương trình tổng số hạt
Z + N + E = tổng số hạt = S
Vì nguyên tử trung hòa điện: Z=E
2Z + N = S
N = S – 2Z
B3: giải bất phương trình

B4: làm theo yêu cầu bài toán.

Bài tập áp dụng:


Bài 17: tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố X là 13. Hãy xác định số khối,
số hiệu nguyên tử, và viết kí hiệu hóa học của X.
Bài 18: tổng số hạt proton, nơtron,electron của nguyên tử nguyên tố X là 58 và số khối của X < 40. Viết
kí hiệu nguyên tố X.
Bài 19: tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử một nguyên tố M là 18. Hãy xác định số hiệu
nguyên tử, số khối, và viết kí hiệu nguyên tử M.
Bài 20: nguyên tử X có tổng số hạt bằng 58, số proton gần bằng số nơtron. Tìm Z và A. Viết kí hiệu
nguyên tử X.
TOÁN ĐỒNG VỊ

Công thức tính nguyên tử khối trung bình

A1.x1+A 2.x2+...+A n.xn


AX =
x1+x2+...+xn

Trong đó: A là nguyên tử khối trung bình


A1, A2..: là số khối mỗi đồng vị.
Nếu x1, x2…: là phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị => x1 +x2 + ..+ xn = 100%
Nếu x1, x2 …: là số nguyên tử mỗi đồng vị => x1 +x2 + ..+ xn = tổng số nguyên tử.
 Dạng 1: Tìm nguyên tử khối trung bình

PP: Tìm số khối A và x của mỗi đồng vị


- Thay vào công thức =>

Bài 21: Tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố sau, biết trong tự nhiên chúng có các đồng vị
là:

Cl ( 75,8%) và 17 Cl ( 24,2%)
35 37
a) 17

b) 126C ( 98,9%) và 136 C

32 33 34
c) 16 S ( 95%) và 16 S ( 0,8%) còn lại là 16 S
Bài 22: Tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố sau, biết trong tự nhiên chúng có các đồng vị
là:

a) 58 60 61 62
28 Ni(67,76%); 28 Ni(26,16%); 28 Ni(2,42%); 28 Ni(3,66%)
b) 168 O(99,757%); 178 O(0,039%); 188 O(0,204%)
55 56
c) 26 Fe(5,84%); 26 Fe(91,68%); 57 58
26 Fe(2,17%); 26 Fe(0,31%)
d ) 204 206 207 208
82 Pb(2,5%); 82 Pb(23,7%); 82 Pb(22, 4%); 82 Pb(51,4%)

ĐS: a) 58,74 ; b) 16,00 ; c) 55,97 ; d) 207,20

Bài 23: Cacbon có 2 đồng vị bền. Đồng vị thứ nhất có 6proton, 7nơtron, chiếm 1,11%. Đồng vị thứ hai có
ít hơn đồng vị thứ nhất 1nơtron.
a. Viết kí hiệu nguyên tử C. b. Tính nguyên tử khối trung bình của C.
Bài 24: Đồng có hai đồng vị bền. Đồng vị thứ 1 có 29p và 36n, chiếm 30,8%. Đồng vị thứ 2 có ít hơn
đồng vị thứ nhất 2n. Tính nguyên tử khối trung bình của đồng.
Bài 25: a. Nguyên tố X có 2 đồng vị . đồng vị X1 có tổng hạt là 92 trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt
không mang điện là 24. Tính số hiệu nguyên tử và số khối của đồng vị này
b. Đồng vị X2 có số khối nhiếu X1 là 2 nơtron . Viết ký hiệu của đồng vị X2. Trong tự nhiên X1
chiếm 73%. Tính nguyên tử khối trung bình của X
35 37
Bài 26: Clo có hai đồng vị là Cl ; 17
17 Cl . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 3 : 1. Tính nguyên tử

lượng trung bình của Clo. ĐS: 35,5


79
Bài 27: Brom có hai đồng vị là 35 Br ; 3581Br . Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 27 : 23. Tính nguyên

tử lượng trung bình của Brom. ĐS: 79,91

27
Bài 28: Môt nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là . Hạt nhân nguyên tử X có 35
23
proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ
hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X .Đáp số
: 79,92.
Bài 29: Nguyên tố A có hai đồng vị X và Y. Tỉ lệ số nguyên tử của X : Y là 45 : 455. Tổng số hạt trong
nguyên tử của X bằng 32. X nhiều hơn Y là 2 nơtron. Trong Y số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không
mang điện. Tính nguyên tử lượng trung bình của A.ĐS: 20,18

Dạng 2: Cho A , số khối => x1, x2…

PP: - Đặt ẩn số
lập phương trình theo
lập thêm phương trình nữa x1+x2 = 100 ( hoặc bằng số nguyên tử )
giải hệ pt.
làm theo yêu cầu bài toán.

Bài 30: Tính % số nguyên tử mỗi đồng vị của các nguyên tố sau:

35 37
a. 17 Cl và 17 Cl , A Cl = 35, 45

63 65
b. 29Cu và 29Cu , A Cu = 63,54

c. 12 13
6C và 6C , và A C = 12,01

Bài 31: Clo có hai đồng vị bền. Đồng vị thứ nhất có 17p, 18n. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ

nhất 2n. Tính % số nguyên tử mỗi đồng vị biết rằng A Cl = 35, 45

Bài 32: Bo có hai đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron.
Đồng vị thứ hai có số nơtron bằng 1,2 lần số proton. Biết nguyên tử lượng trung bình của B là 10,812.
Tìm % mỗi đồng vị.( ĐS: 18,89% ; 81,11% )

Bài 33: Đồng có hai đồng vị có số khối là 63 và 65. Hãy tính xem ứng với 27 đồng vị có số khối là 65 thì

có bao nhiêu đồng vị có số khối là 63? Biết A Cu = 63,54 . (ĐS: 73)


Bài 34: Neon có hai đồng vị là 20Ne và 22Ne. Hãy tính xem ứng với 18 nguyên tử 22Ne thì có bao nhiêu

nguyên tử 20Ne? Biết A Ne = 20,18 .(ĐS: 182)

Dạng3:3:
Dạng Tìm
Tìm sốsố khối
khối đồng
đồng vị còn
vị còn lại lại.

PP: - Đặt ẩn số
Tìm số khối Ai và xi của các đồng vị.
Lập pt dựa vào
Giải pt và làm theo yêu cầu bài toán.

Bài 35: Tính số khối đồng vị còn lại của các nguyên tố sau biết mỗi nguyên tố có hai đồng vị bền:

65
a. 29Cu ( 27% ), A Cu = 63,54

35
b. 17 Cl ( 75,8 % ) , A Cl = 35, 45

Bài 36: Clo có 2 đồng vị bền. Đồng vị thứ nhất có số khối là 37, có 17p, chiếm 25%. Nguyên tử khối
trung bình clo là 35,54. Viết kí hiệu nguyên tử của hai đồng vị clo.

Bài 37: Đồng có hai đồng vị bền. Đồng vị thứ nhất có 29p, 36n, chiếm 30,8%. Nguyên tử khối trung bình
Cu là 63,54. Viết kí hiệu nguyên tử hai đồng vị của đồng.

Bài 38: Brom có hai đồng vị, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Xác định số khối đồng vị còn lại, biết

A Br = 79,91 . ( ĐS: 81 )

Dạng 4: Xác định số phân tử

Bài 39: Có bao nhiêu phân tử đồng (II) oxit khác nhau biết rằng Cu và O có các đồng vị sau:
65 63 16 17 18
29Cu, 29Cu, 8O, 8O, 8O
Bài 40: Có bao nhiêu loại phân tử cacbon oxit khác nhau biết rằng C và O có các đồng vị sau:
12 13 16 17 18
6C, 6C, 8O, 8O, 8O
Bài 41: Có bao nhiêu loại phân tử cacbon đioxit khác nhau biết rằng C và O có các đồng vị sau:
12 13 16 17 18
6C, 6C, 8O, 8O, 8O
Dạng 2: toán đồng vị bền
BÀI TẬP LUYỆN TẬP

1) Nêu thành phần cấu tạo của nguyên tử ? So sánh điện tích và khối lượng của p, n, e?
2) a) Hãy tính khối lượng nguyên tử của các nguyên tử sau:
Nguyên tử C (6e, 6p, 6n).
Nguyên tử Na (11e, 11p, 12n).
Nguyên tử Al (13e, 13p, 14n).
b) Tính tỉ số khối lượng nguyên tử so với khối lượng hạt nhân?
c) Từ đó có thể coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không?
ĐS: 20,1.10-27 (kg) ; 38,51.10-27 (kg) ; 45,21.10-27 (kg)

3) Cho biết 1 nguyên tử Mg có 12e, 12p, 12n.


a) Tính khối lượng 1 nguyên tử Mg?
b) 1 (mol) nguyên tử Mg nặng 24,305 (g). Tính số nguyên tử Mg có trong 1 (mol) Mg?
ĐS: a) 40,18.10-24 (g) ; b) 6,049.1023 nguyên tử
4) Tính khối lượng của:
a) 2,5.1024 nguyên tử Na
b) 1025 nguyên tử Br
ĐS: a) 95,47 (g) ; b) 1328,24 (g)
II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ – NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ

1) Định nghĩa nguyên tố hóa học? Vì sao số hiệu nguyên tử lại đặc trưng cho một nguyên tố hóa học?

2) Nguyên tử là gì ? Phân tử là gì ? Phân tử của đơn chất và hợp chất khác nhau chỗ nào ?

3) Nêu sự khác nhau giữa điện tích hạt nhân và số khối? Định nghĩa đồng vị?

4) Hãy phân biệt các khái niệm: số khối, nguyên tử khối, khối lượng nguyên tử, khối lượng mol.
5) Xác định điện tích hạt nhân, số p, số n, số e, khối lượng nguyên tử của nguyên tố có kí hiệu nguyên tử
7 19 23 40 32 79
sau: 3 Li; 9 F; 11 Na; 20 Ca; 16 S; 35 Br

6) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố sau, biết:

a) Silic có điện tích hạt nhân là 14 +, số nơtron là 14.


b) Kẽm có 30e và 35n.
c) Kali có 19p và 20n.
d) Neon có số khối là 20, số p bằng số n.

7) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X, biết:


a) X có 6p và 8n.
b) X có số khối là 27 và 14n.
c) X có số khối là 35 và số p kém số n là 1 hạt.
d) X có số khối là 39 và số n bằng 1,053 lần số p.

8) Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
b) Tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
c) Tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.
d) Tổng số hạt cơ bản là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.
e) Tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm.
f) Tổng số hạt cơ bản là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.
80 65 27 24 35 33
ĐS: a ) 35 X ; b) 30 X ; c) 13 X ; d ) 12 X ; e) 17 X ; f ) 16 X

9) Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 13.


b) Tổng số hạt cơ bản là 18.
c) Tổng số hạt cơ bản là 52, số p lớn hơn 16.
d) Tổng số hạt cơ bản là 58, số khối nhỏ hơn 40.
9 12 35 39
ĐS: a ) 4 X ; b) 6 X ; c) 17 X ; d ) 19 X

10) Neon có hai đồng vị là 20Ne và 22Ne. Hãy tính xem ứng với 18 nguyên tử 22Ne thì có bao nhiêu

nguyên tử 20Ne? Biết M Ne = 20,18 .

ĐS: 182

11) Cho nguyên tử lượng trung bình của Magie là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24 , 25 và A3.
Phần trăm số nguyên tử tương ứng của A1 và A2 là 78,6% và 10,9%. Tìm A3.

ĐS: 26

12) Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 , X2 , M X = 24,8 . Đồng vị X2 có nhiều hơn đồng vị X1 là 2 nơtron.
Tính số khối và tỉ lệ phần trăm của mỗi đồng vị , biết tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là X 1 : X2 = 3 :
2.

ĐS: 24 (60%) ; 26 (40%)

8
13) Nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 46. Số hạt không mang điện bằng số hạt
15
mang điện.
a) Xác định tên R.
b) Y là đồng vị của X. Y có ít hơn X là 1 nơtron và Y chiếm 4% về số nguyên tử của R. Tính
nguyên tử lượng trung bình của R.
ĐS: a) P ; b) 30,96

14) Khối lượng nguyên tử của B bằng 10,81. B trong tự nhiên gồm hai đồng vị 10B và 11B. Hỏi có bao
nhiêu phần trăm 11B trong axit boric H3BO3. Cho H3BO3 =61,81.

III . VỎ NGUYÊN TỬ

1) Dựa vào đâu để sắp xếp các e theo từng lớp trong vỏ nguyên tử? Trong nguyên tử, e thuộc lớp nào
liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất? Trong nguyên tử, e nào quyết định tính chất hóa học của
nguyên tố?

2) Viết cấu hình e của nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 20. Nhận xét về sự biến đổi số e lớp
ngoài cùng? Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm? Vì sao?

3) Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 13. Xác định khối lượng nguyên tử của X và viết cấu hình e.

4) Cho biết cấu hình e của các nguyên tố sau:

1s2 2s2 2p6 3s1


1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a) Gọi tên các nguyên tố.
b) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
c) Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất?
d) Có thể xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó được không? Vì sao?

5) Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3p1 ; 3d5 ; 4p3 ; 5s2 ; 4p6.

a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử.


b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu?
c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích?

6) Cho các nguyên tử sau:

A có điện tích hạt nhân là 36+.


B có số hiệu nguyên tử là 20.
C có 3 lớp e, lớp M chứa 6 e.
D có tổng số e trên phân lớp p là 9.
a) Viết cấu hình e của A, B, C, D.
b) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
c) Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?

7) Cho các nguyên tử và ion sau:

Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p.


Ion B2+ có 10 e.
Ion C1- có 8 e ngoài cùng ở lớp N.
Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 6s1.
1
Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e
2
trên phân lớp p là 6 hạt.
a) Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E.
b) Biểu diễn cấu tạo nguyên tử.
c) Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?
d) Tính chất hóa học cơ bản của chúng?
8) Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy
viết cấu hình e và cho biết tên của chúng.

ĐS: 16 S, 17 Cl, 18 Ar

9) Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của hai phân lớp là 5
và hiệu số e của hai phân lớp là 3.

a) Viết cấu hình e của chúng, xác định số hiệu nguyên tử, tìm tên nguyên tố.
b) Hai nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvC. Tính số
n và số khối mỗi nguyên tử.
32
ĐS: 16 S ; 1939 K

10) a) Các ion X+ , Y- và nguyên tử Z nào có cấu hình e là 1s2 2s2 2p6 ?

b) Viết cấu hình e của các nguyên tử trung hòa X và Y. Ứng với mỗi nguyên tử, hãy nêu một tính
chất hoá học đặc trưng và một phản ứng minh họa.

11) Tổng số hạt trong ion R+ là 57. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 18 hạt.

a) Tìm số p, n, e của R.
b) Viết cấu hình e của R, R+.
ĐS: 19e, 19p, 20n

12) Một hợp chất có công thức MX3 . Cho biết:


Tổng số hạt p, n, e của MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 60.
Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8.
Tổng ba loại hạt trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
a) Xác định M và X thuộc đồng vị nào của hai nguyên tố đó?
b) Viết cấu hình e của M và X.
c) Viết phương trình phản ứng tạo thành MX3 từ các đơn chất.
27
ĐS: 13 M ; 1735 X

13) Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 21.
a) Hãy xác định tên nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
c) Tính tổng số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó.

You might also like