You are on page 1of 263

Tự Điển Thần Học

Tác giả: M.S. Phạm Xuân Tín

ABA
Từ nầy được Thánh Kinh Tân Ước dùng ba lần. Chúa Giê-xu tại vườn Ghết-
sê-ma-nê, cầu nguyện kêu xin với Đức Chúa Trời và gọi Ngài là Aba, Cha
(Mac Mc 14:36). Thánh Phao-lô dùng hai lần nói về Thánh Linh ở trong
lòng của Cơ-đốc nhân kêu là Aba, Cha (RoRm 8:15, GaGl 4:6). Hy văn
dùng từ Ho-Pater là Cha. Aba là Aram ngữ: Aba. Người ta tưởng Aba có
nghĩa là “Cha tôi!”. Chúng ta dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời Gia - vê vì qua
ơn cứu chuộc bởi sự đổ huyết Chúa Con là Giê-xu Krit mà chúng ta dạn dĩ
xưng Ngài là Aba, Cha. Chỉ người được tái sanh đổi mới bởi quyền năng
Thánh Linh, có uy quyền làm con cái Gia-vê Đức Chúa Trời mới có thể
xưng Ngài là Aba, là Cha tôi (GiGa 3:3,5, 1:12).
A-BA-ĐÔNG
Tên của một ma quỷ, của Sa-tan, vua của đám đông cào cào được tung ra
như một thảm hoạ cho nhân loại. KhKh 9:11 có chép: “Vua cai trị chúng nó
là Thiên sứ của vực sâu thẳm, tên của nó theo tiếng Hê-bơ-rơ là A-ba - đông,
và Hy-lạp ngữ tên nó là A-pô-li-ôn. Cựu Ước có dùng từ ngữ nầy một đôi
lần như một tính từ của Sheol (mồ mả) hoặc Hades (âm ti, âm phủ) có nghĩa
“huỷ diệt” hay “tàn phá”. Abad có nghĩa bị “huỷ diệt”. Thi Tv 88:12 có
chép: “Tình thương yêu Ngài được tuyên bố trong mồ mả không?” (xem
thêm ChCn 15:11, 27:20, Giop G 26:6, 28:22, 31:12). Tân Ước dịch là: âm
phủ, âm ti, địa ngục (Mat Mt 25:22,29, 18:9, Mac Mc 9:43).
ABECEDARIAN (NHÓM)
Một tín hữu của phe phái Cải chánh quá khích, nổi lên giảng dạy rằng sự dạy
dỗ của Thánh Linh tất cả đều cần yếu. Và vì quá khích tin như thế nên kết
cuộc đưa đến sự sai lầm to lớn, tức họ loại bỏ các sự dạy dỗ của loài người,
và không chịu học chịu đọc hoặc viết nữa. Vì vậy nhóm họ được gọi là
nhóm A,B,C,D.
ABÊN
1.“A-bên là người công bình”. Ca-in là anh nhưng vì ganh tị em mà giết em.
Người chép lịch sử nhân loại đã miêu tả thế nào chỉ mớùi vào thế hệ thứ
nhứt mà đã có cuộc đổ máu.
Không phải là gà một nhà bôi mặt đá nhau mà đây là anh em một cha một
mẹ mà lại giết nhau. Duyên cớ chỉ vì của lễ A-bên được Chúa đẹp lòng
nhậm lấy. Còn của lễ của Ca-in thì không. Ca-in tức giận ghen tị mà giết em.
Sự kiện nầy miêu tả thế nào, suốt qua các thời đại, kẻ gian ác bị Đức Chúa
Trời loại bỏ lại xông vào người công bình để huỷ diệt.
Thánh Kinh ghi rất rõ; “kẻ gian ác rình rập, phục kích, theo dõi để giết người
công bình” (Thi Tv 10:9-11)
Đây là một luật phổ thông từ buổi sáng thế đến tận thế là huyết người công
bình đổ ra kêu xin sự báo thù từ Đức Chúa Trời. (SaSt 4:10).
2. A-bên làm hình bóng về Chúa Giê-xu, Đấng Công bình Ngài chẳng những
là Đấng Công bình mà còn là Đấng Chí thánh. Ngài bị dân sự Ngài giết
Ngài, đóng đinh Ngàøi trên câây thập tự. Thánh Kinh Tân Ước có nhắc đến
Mat Mt 25:35: Đức Chúa Trời sẽ đòi huyết bị đổ ra từ A-bên đến Xa-cha-ri
nơi thế hệ nầy, tức Ngài sẽ báo thù.
Những người đòi giết Chúa đã thề rằng: Huyết của Người sẽ đổ lại trên họ
và con cháu họ. Quả thật từ xưa nay huyết vô tội của A-bên kêu lên đòi sự
báo oán, báo thù, nhưng có một dòng huyết khác là huyết của Chúa Giê-xu
lại rửa sạch tội nhân và ban sự cứu rỗi Chúa nhân loại HeDt 12:24). Khi
Ngài sắp trút linh hồn Ngài đã kêu cầu: “Cha ơi! Xin hãy tha tội cho họ!”
(LuLc 23:34). Dòng huyết tuôn đổ từ Chúa chí thánh, công bình từ xưa nay,
hàng tỉ tỉ linh hồn đã bước vào cửa thiên đàng.
ADIAPHORA
Adiaphora, Hy văn có nghĩa là: Trung lập. Những nhà trung lập trong Hội
Thánh có thể dạy một số giáo lý như:
Các hành động nầy hay các việc kia v.v… Trung lập nghĩa là Đức Chúa Trời
không truyền dạy mà cũng không ngăn cấm. Chúng ta có thể làm hay không
làm tùy ý.
Một số nghi thức, nghi lễ trong Giáo hội được Giáo hội công nhận thực thi
hay không thực thi cũng được, tùy tiện.
Một số giáo lý không quan trọng lắm Giáo hội có thể chấp nhận hay không
chấp nhận, có thể đem ra dạy cho tín hữu hay không tùy ý vì không làm hại
cho đức tin thuần tuý. Ví dụ lịch sử Giáo hội Cải chánh đã kinh nghiệm qua
từng trải nầy. Năm 1548, hoàng đế Charles V mời ba nhà thần học danh
tiếng để soạn thảo Hiến chương Augsburg, tức một Hiến chương đem ra
Giáo hội nghị thảo luận và công nhận cho toàn thể Giáo hội ở Đức quốc.
Trong Hiến chương nầy ghi chép các tín lý theo quan điểm của La-mã Giáo
hội như: Biến thể thuyết, bảy bí tích, Nữ đồng trinh Ma-ri-a, thờ lạy các
thánh, các lễ thời Trung cổ và chức nguyên thủ Giáo hội của Giáo hoàng.
Nhóm nhà thần học trung lập nầy muốn làm dịu bớt tín hữu phái Lutherien
về tín lý được xưng công bình bởi đức tin nên cho phép các linh mục cưới
vợ (với sự dè dặt) và cho phép giáo dân uống chén dầu hoàng đế dùng uy
quyền mình ép buộc hội nghị phải công nhận nhưng cả hai phái đoàn Công
giáo và Cải chánh đều kịch liệt chống đối và bác bỏ.
Maurice là Tuyên đế Hầu vương của Saxony bèn xin Mélanchthon soạïn ra
hiến chương Leipzig. Nhưng hiến chương nầy vẫn còn chứa đựng nhiều giáo
lý theo quan điểm của La-mã giáo. Dầu có giữ lại các giáo lý Cải chánh,
Mathias Flacius là một giáo sư ở Wittenberg đã được thiên di qua
Magdeburg chỉ trích. Giáo sư Flacius và các tín đồ Cải chánh công kích
những nhà thần học trung lập ấy, cũng công kích cả ông Mélanchthon nữa.
Mélanchthon rất nhu mì nhận chịu sự sai lầm của mình. Nhưng đồ đệ của
Mélanchthon lại tranh luận kịch liệt với nhóm của Flacius. Tuy nhiên, mọi
người đều nhận Flacius đã có công cứu cuộc Cải chánh khỏi sa lội vào bẫy
của La-mã giáo.
Từ đó người ta gọi chủ thuyết trung lập Adiaphorism dị biệt các nguyên tắc
của Cải chánh giáo và Calvin giáo nữa.
AGAPE
Thư Giu-đe câu 12, IIPhi 2Pr 2:13 đề cập đến Tiệc thương yêu Agape.
Người Giu-đa, người ngoại bang đều tổ chức tiệc Thông công, và tiệc
Huynh đệ nầy. Cơ-đốc nhân Do-thái và ngoại bang cũng theo truyền thống
mà tổ chức tiệc nầy.Từ Agape về sau được dùng gọi là bữa ăn thương yêu.
Sách Công vụ các sứ đồ và ICô-rinh-tô đều có nói đến: lễ Bẻ bánh (Cong Cv
2:42) là bữa ăn chung gồm có bữa ăn Thông công và Tiệc Thánh. (ICo1Cr
11:17-34) tại Trô-ách Phao-lô dự tiệc Thương yêu- (Agape)và Tiệc Thánh
(Cong Cv 20:7). Về sau tiệc nầy được chia ra nhưng kinh Tân Ước không
nói đến. Các Nhà Thần học chủ trương hai bữa tiệc nầy là bữa ăn thương
yêu (Agape) vàTiệc Thánh.
AM HA-ÀRES
Cựu Ước dùng từ nầy để chỉ về “dân bản xứ” như:
a. Dân ở Palestine khác với dân Hê-bơ-rơ (SaSt 23:7,12,13, Dan Ds 14:9).
b. Dân hỗn hợp chống lại sự hồi cư và định cư của dân Giu-đa sau ngày phu
tù (Exo Er 9:1,2, 10:2,11 và NeNe 10:28-31).
c. Toàn thể dân I-xơ-ra-ên (IIVua 2V 15:5, Exe Ed 12:19, 33:2, 39:13).
d. Dân chúng để phân biệt họ với các quan, các công chúa và hoàng tử, Cáùc
thầy tư tế và các tiên tri v.v… Thành phần nầy thuộc hàng thứ dân, dân
thường (IIVua 2V 11:14, Gie Gr 1:18, Exe Ed 7:27, 22:29, 46:3,9).
Trước ngày đi đày làm phu tù ở Ba-bi-lôn thì người I-xơ-ra-ên dùng từ “Am
Ha-Àres” để phân biệt hạng dân không chức tước, địa vị, đất đai gì trong xứ
cả. Thành phần nầy là dân ở xa Giê-ru-sa-lem, nghèo khó, dốt nát, không
học biết luật pháp Mô-se, đạo Đức Chúa Trời nên chẳng biết tuân giữ các
ngày lễ lượt gì cả.
Người Pha-ri-xi rất khinh bỉ thành phần dân nầy, kể họ ở ngoài đạo của
mình.
Hillel đã nói cách khinh khi, cho họ “là người ngu dốt đần độn không thể trở
nên tin kính được”.
Có học giả nói rằng “Người nghèo nàn ở LuLc 6:20 mà Chúa có nói đến
chính là hạng người Am Ha-Àres nầy”. Ở Mat Mt 5:3 cũng có đề cập đến
người nghèo nàn và nhiều học giả tin chính họ là người Am Ha-Àres.
Người Pha-ri-xi rủa sả thành phần nầy rằng: “Nhưng đoàn dân nầy không
biết luật pháp gì cả nên bị rủa sả rồi” (GiGa 7:49). Người Pha-ri-xi cũng rất
căm ghét thành phần dân nầy nên đã nói: “Có thể giết một người Am Ha-
Àres trong ngày Chuộc tội hoặc nhằm ngày Sa-bát”. Nhưng sau khi Bar
Kochba nổi loạn thì sự căm thù nầy biến mất (132-32; SC). Có thể vì Bar
Kochba và nhóm ông thuộc thành phần thứ dân nhưng đã có hành động cách
cao thượng cũng như anh hùng ái quốc chăng?
AMEN
Amen là một tính từ Hy-bá-lai văn có nghĩa là “Đúng, thật, chăn chiên!”.
Động từ “Amen” có nghĩa: ủng hộ, chống đỡ. Hiện tại Amen được dùng với
ý nghĩa “Quả thật vậy”, “Đúng như vậy”. Cuối bài tôn vinh hay ca ngợi Hội
chúng nói; “Amen”, có ý nghĩa “Phải, đúng như vậy” (Thi Tv 41:13, 72:19,
89:52, 106:48 ở ISu1Sb 16:36 và NeNe 8:6) Hội chúng Amen tức công nhận
lời ngợi khen Đức Chúa Trời y như nhà lãnh đạo đã ngợi khen vậy.
Ở IVua 1V 1:36, Gie Gr 11:5 bày tỏ sự vâng lời làm theo của kẻ nghe sắc
lệnh của vua hay mệnh lệnh của nhà cai trị. Khi một Cơ-đốc nhân cầu
nguyện xong bèn nói “Amen” và Hội chúng cùng nói “Amen” tức tỏ sự biểu
lộ đồng tình và lòng mong muốn như vậy. Ở Cựu Ước có chép là Gia-vê là
Đức Chúa Trời Amen! (EsIs 65:16). Còn Tân Ước Chúa Krit xưng mình là
“Đấng Amen” (KhKh 3:14).
Như vậy Đức Chúa Cha cũng như Chúa Con là Đấng nói lên sự thật, tiến
hành chân lý và Lời Ngài là Lẽ thật. Nên Chúa Giê-xu thường dùng từ
“Amen” trước khi phán dạy (Mat Mt 5:18, 18:3 và ở GiGa 1:51, 5:1). Vì
Ngài chẳng những nói lời chắc chắn, chân thật mà là Lời Đức Chúa Trời
nữa.
Tóm lại “Amen”được dùng sau một lời thề hứa long trọng, và người thề
hứa phải chịu trách nhiệm (Dan Ds 5:22). Trong Hội chúng về nghi thức
biểu hiện sự đồng tình trong sự tái lập ước (PhuDnl 27:15-26, NeNe 5:1).
Trong giáo nghi thì các ý nghĩa một người phó mình cho Chúa vì tin tưởng
nơi Đấng có Lời chân thật và quyền năng chắc chắn.
A-NA-BÁP-TÍT (ANABAPTISTS)
A-na-báp-tít xuất hiện ở Đức trước hết rồi lan ra ở các quốc gia khác tại Âu
Châu. Nhiều sử gia cũng như tôn giáo nói rằng phong trào nầy xuất hiện là
do cuộc Cải chánh của nhà đại cải chánh là Martin Luther đã làm rung
chuyển nền móng kinh tế và chánh trị ở Đức quốc lúc bấy giờ.
Mầm mống nổi loạn, chống đối đã có sẵn trong tâm trí nhân dân và chỉ chờ
đợi cơ hội để mọc lên thôi. Vì vậy nhóm A-na-báp-tít nắm lấy thời thế, cơ
hội để nổi dậy và cải tổ tận gốc các tôn giáo, chánh trị và kinh tế.
Về tôn giáo thì phong trào nầy chủ trương Giáo hội Cơ-đốc phải cải tổ tận
gốc về giáo nghi, giáo lễ và giáo lý nữa. Đơn cử một sự thật là làm báp-têm
cho con trẻ khi người cha mẹ đem con đến xin làm báp-têm hay rửa tội.
Phong trào chủ trương con trẻ chưa hiểu gì, chưa nhận biết mình là tội nhân
mà làm lễ báp-têm và rửa tội cho em thì sẽ không linh hiệu. Vậy nên phong
trào nầy đã ly khai Giáo hội lập riêng một hệ phái. Và các nhà lãnh tụ của hệ
phái nầy cũng có chủ trương khác nhau. Ông Conrad Grebel (1498-1528) thì
chủ trương cải tổ tận gốc rễ, khác với ý kiến các ông Baltha Sar Huebmaier
(1486-1528) và ông Hans Denk (1527).
Điểm chánh yếu chung của họ là chỉ cần làm báp-têm cho người lớn thôi.
Yếu tố quan trọng mà các vị nầy nhấn mạnh là người bề trong chớ không
phải bề ngoài. Họ chối sự hư hoại hoàn toàn của con người, chối nguyên tội,
sự lựa chọn Đức Chúa Trời và sự định án đời đời. Họ chủ trương và tin rằn:
con người có sự tự do của ý muốn và có khả năng tương thông tương giao
trực tiếp và thần bí với Đức Chúa Trời.
Hai ông Huebmaier và Denk giảng về sự Cải chánh quá khích nên bị bách
hại. Nhưng ông Menno Simons cũng là nhà lãnh đạo A-na-báp-tít (sau năm
1536) thì giảng dạy rất ôn hoà và đem họ trở lại truyền thống Cơ-đốc giáo
như các nhà đại Cải chánh vậy.
AN-PHA VÀ Ô-MÊ-GA
An-pha và Ô-mê-ga dịch từ “To Alpha Kaito Ô” của Hy văn Tân Ước có
chép ở KhKh 1:8, 4:6, 22:13. Bản Textus Receptus thì ở KhKh 1:11 cũng có
chép nữa. Người I-xơ-ra-ên dùng mẫu tự đầu và mẫu tự cuối cùng của Hy
văn để bày tỏ sự toàn vẹn, toàn bộ một sự vật nào đó. Nhưng khi nói đến câu
nầy cũng có sự liên hệ giữa thời gian tánh nữa, tức đời đời mãi mãi.
Ở sách EsIs 44:6 chép: “Nầy là điều Gia-vê, vua Đấng chuộc I-xơ-ra-ên,
Gia-vê của các cơ binh nói: “Ta là Đầu tiên và Ta là Cuối cùng, ngoài Ta ra
chẳng có Đức Chúa Trời nào nữa”. Chúa là Đấng đời đời.
KhKh 1:8 bày tỏ bản tánh đời đời và toàn năng của Gia-vê Đức Chúa Trời.
KhKh 21:6 nhấn mạnh đến sự khởi thuỷ và sự kết thúc. Còn ở KhKh 22:13
thì đến “Đấng đầu tiên và Đấng cuối cùng”.
Ý nghĩa của hai câu nầy giống nhau. Tất cả các câu Thánh Kinh nầy đều áp
dụng về Chúa Con cả. Lẽ dĩ nhiên câu KhKh 1:8 và KhKh 21:6 chỉ về Chúa
Cha và câu thứ ba chỉ về Chúa Con; còn câu KhKh 22:13 thì có nhiều ý
nghĩa. Tuy nhiên cũng nói lên địa vị của Đức Chúa Trời Ba Ngôi trong lịch
sử nhân loại. Cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời do Lời Ngài; nhưng Chúa
Con và Lời Ngài lại thành nhục thể và bày tỏ sự vinh quang Chúa Cha cho
nhân loại, và Ngài sẽ cai trị thế gian đến kỳ mạc thế.
AN TÁNG, MAI TÁNG
Khi không an táng (mai táng) một xáùc chết thì phải tội khinh bỉ người ấy.
Từ thuở xa xưa, cả trong thời thượng cổ loài người kính trọng kẻ chết nên
làm lễ an táng họ.
Ông Áp-ra-ham phải mua một hang đá và một đám ruộng để an táng bà Xa-
ra (SaSt 23:4). Cách chôn có khác nhau giữa các dân tộc. Xưa người I-xơ-ra-
ên đục mộ ở một vầng đá và đặt kẻ quá cố trong mộ hay hang ấy và dùng
một phiến đá chận cửa hang lại. Thánh Kinh cả Cựu và Tân Ước có ghi lại
cách an táng của người I-xơ-ra-ên (SaSt 50:13, IVua 1V 13:31, GiGa 19:41).
Cũng có khi họ cũng đa huyệt để chôn dưới đất giống như cách phần đông
các dân tộc khác vậy (SaSt 35:8,19).
Trong Thánh Kinh cũng có ghi một vài trường hợp người hỏa thiêu hài cốt
hoặc xác chết ISa1Sm 31:12, AmAm 6:10). Người phạm luật pháp Chúa, có
tội, sau khi bị ném đá chết rồi cũng bị thiêu đi (Gios Gs 7:25).
Người xưa cũng muốn tất cả người thân yêu trong gia đình được chôn trong
hang hay một nghĩa địa (SaSt 49:29, IISa 2Sm 19:37, IISu 2Sb 21:20).
Không ai muốn để các thây, xác chết mãi ngoài trời, nhưng họ lo an táng
hoặc chôn cất (PhuDnl 21:13, IISa 2Sm 21:12-14, IIVua 2V 9:10).
Các Cơ-đốc nhân trong các thế kỷ đầu tiên gọi nghĩa trang là “nhà ngủ nghỉ”
vì chêùt là ngủ, nghỉ khỏi sự lao khổ, bắt bớ chém giết của đời độc ác nầy.
Lễ an táng lúc ban đầu của Cơ-đốc nhân cử hành đơn giản thôi (GiGa
11:17,39, Cong Cv 5:6,10, Dan Ds 19:11 -14).
Người tắm hoặc lau, rửa xác người chết (Cong Cv 9:37) sau đó người ta xức
dầu (IISu 2Sb 16:14, Mat Mt 26:12) kế họ quấn hay liệm bằng một tấm vải,
hàng (GiGa 19:39,40) sau đó đưa đến huyệt, mồ, hang đá. Có thân nhân theo
sau và cũng có những người than khóc thật lâm ly (LuLc 7:12, Cong Cv
8:2).
Ý nghĩa bóng của sự chết, sự an táng hay chôn cũng được Chúa và các sứ đồ
thánh dùng để giảng dạy (Xin xem GiGa 12:24, ICo1Cr 15:35-38, 15:42-49,
RoRm 6:4-6)
ANTILEGOMENA:
Từ thần học do thánh Origen dùng trước hết để chỉ về các sách cần bàn cãi
thêm trước khi Kinh điển vào Tân Ước. Thánh Origen nêu lên các sách ấy
như thư tín Hê-bơ-rơ, IIPhi-e-rơ, II và IIIGiăng, Gia-cơ, Giu-đe và Ba-na-ba.
Người chăn chiên Hét-mác, sách Didache và sách Tin Lành Hê-bơ-rơ. Các
sách nầy khác với các sách đã được chấp nhận toàn diện gọi là
Homologoumena (sách phổ thông công nhận).
Sử gia Eusebius phân chia các sách còn bàn cãi làm hai loại như sau:
1. Loại sách ông chấp nhận.
2. Loại sách ông cho là giả mạo
Loại sách ông chấp nhận gồm có sách Gia-cơ, Giu-đe, IIPhi-e-rơ, II và III
Gi).
Loại sách ông cho là giả mạo gồm có: Công vụ của Phao-lô, Người chăn
chiên Hét-mác, Khải thị của Phi-e-rơ, sách Ba-na-ba và sách Didache.
ANTIỐT (TRƯỜNG PHÁI)
Trước nhất xin độc giả lưu ý có hai An-ti-ốt:
An-ti-ốt ở Xi-ri: Thành phố nầy toạ lạc trên bờ sông Ontores bây giờ gọi là
Antakya ở miền đông nam nước Thổ Nhĩ Kỳ, ước độ 500 cây số phía bắc
Giê-ru-sa-lem. Cóù thể nói Hội Thánh tại thành phố nầy là cái nôi truyền
giáo (Cong Cv 13:1-3).
Chúng tôi không có ý trình bày về công cuộc xây dựng hay lịch sử của hai
thành phố nầy nhưng trình bày về trường phái An-ti-ốt, có liên hệ thần học
và triết học.
Sách Công vụ các sứ đồ thánh có ghi chép người ta bắt đầu xưng các Cơ-đốc
nhân là Cơ-rê-ti-ên (Christianos) khi thánh Phao-lô đến truyền giáo ở đây
(Cong Cv 11:26). Cũng tại Hội Thánh nầy Phao-lô làm căn cứ hay trụ sở
truyền giáo và xuất phát các cuộc hành trình rất có kết quả, lập nhiều Hội
Thánh. Phao-lô và Ba-na-ba cùng các tín hữu của Hội Thánh nầy đã dự hội
nghị đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem, tranh luận vấn đề được xưng công bình bởi
đức tin chớ không phải bởi luật pháp hoặc phép cắt bì. Nhưng chỉ khi vị
giám mục Ignatius ở An-ti-ốt trong thế kỷ II SC đảm nhiệm thánh vụ và cai
quản giáo phận to lớn nầy mới nhấn mạnh đến thần tánh và nhân tánh của
Đấng Krit. Trong bảy thư tín giám mục Ignatius viết cho bảy chi Hội Thánh
chứng minh ông là một nhân vật mạnh mẽ bênh vực Đấng Krit đầy đủ thần
tánh và nhân tánh.
Ông chống chủ thuyết hiện hình (Docetism) (xem bài Hiện hình thuyết trong
tập bài Thánh Kinh Thần học) và giám mục Igatius chủ trương rằng Đức
Chúa Trời thành nhục thể, được sanh ra bởi trinh nữ Ma-ri. Đấng Krit chịu
chết để cứu rỗi nhân loại khỏi sự ngu dại và quyền lực của ma quỷ. Ngài đã
phục sanh từ kẻ chết để cứu chúng ta. Tín nhân (người tin Chúa) không phải
chỉ ở trong Đấng Krit mà còn làNgười Krit. Tiệc thánh là thịt và huyết của
Đấng Krit dầu không chủ trương Biến thể thuyết. Giáo lý tình thương yêu
huynh đệ trong Chúa là một giáo lý quan trọng mà thánh Ignatitius nêu lên.
Cuối thế kỷ thứ II, thánh Theophilus ở An-ti-ốt còn triển khai giáo lý Logos
(Lời) quy kê Logos Prophonikos vào công tác sáng tạo. Gần một thế kỷ sau
thì Paul Samosta lên ngai giáo trưởng ở An-ti-ốt. Ông nhấn mạnh đến nhân
tánh Đấng Krit. Đây là điểm đặc biệt của trường phái An-ti-ốt. Căn cứ theo
chủ thuyết Duy nhất Thần thuyết, ông nhấn mạnh rằng Logos là Thần lực và
là phần tâm trí của Chúa Cha ngự tọa trong Chúa Giê-xu từ ngày Ngài giáng
sanh và Ngài bày tỏ mình như là Energeia.
Ông Paul Samosata cũng dám chủ trương rằng dầu Giê-xu đã mặc lấy Logos
không như thường tình, nhưng không nên thờ lạy Ngài. Sự hiệp nhất của
Ngài với Đức Chúa Trời chỉ vì một mục đích, một ý muốn, một tình thương
yêu. Ông Paul cũng nói đến một phosòpon của Đức Chúa Trời và Logos và
ông dùng từ Homoousios của Đấng Krit và của Chúa Cha, dầu vậy ông cũng
nói Logos của Chúa Cha và Chúa Con không giống nhau. Vì vậy ông bị dứt
phép thông công. Sau khi quân Lamã đế quốc tái chiếm An-ti-ốt ông mất
gần hết uy tín và uy quyền. Phe chống đối ông không nhận từ Homoousos
của Đấng Krit và của Chúa Cha nhưng từ nay lại được dùng là viên đá thử
lửa của trường phái chánh giáo.
Sau khi ông Paul Samosata mất hết ảnh hưởng và quyền hành thì có một
giáo viên xuất hiện. Ông tên là Lucian, ông trở nên danh tiếng. Ông tin nhận
và tôn cao Đấng Krit lên không phải như Paul Samosata chủ trương. Ông
giảng dạy và xưng Chúa Con đồng đẳng đồng quyền với Chúa Cha. Ông
hằng căn cứ trên từ nguyên văn Hy lạp và giảng dạy Thánh Kinh khá bao
quát cả về lịch sử cũng như cả về phê bình.
Những thập niên sau Giáo hội nghị Nicea (Nicée) thì tại An-ti-ốt dấy lên
nhiều ý kiến, nhiều chủ trương đặc biệt đối với giáo thuyết Arius. John
Chrysostom, nhà truyền đạo danh tiếng có “miệng bạc” đã sống và lớn lên
trong bầu không khí ấy. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ân tứ giảng dạy.
Ông đã nhấn mạnh đến giá trị luân lý đạo đức của Cơ-đốc giáo. Ông đã tiếp
tục nhấn mạnh đến lịch sử giải kinh. Một trong các giáo viên của John
Chrysostom là Diodorus, giám mục ở Tạt-sơ, được giáo hội nghị
Constantinople năm 381 công nhận là một nhà thần học chánh đạo. Tuy
nhiên, ông vẫn không thể tìm ra phương thức giải nghĩa sự liên hệ giữa thần
tánh và nhân tánh của Đấng Krit. Ông có quan niệm đây là tính chất kép.
Tiếp theo có ông Theodore, sau làm giám mục Mopsuestia đã giải luận môn
phê bình lịch sử khá sâu rộng. Dầu vậy ông vẫn chưa tìm thấy giáo lý Ba
Ngôi Cựu Ước. Ông Thoedore đã cũng trong phân biệt giáo lý Đức Chúa
Trời và loài người. Logos đã hạ mình trở nên người.
Môn đệ của Theodore là Theodoret (457 SC) tiếp nối các công tác của thầy
mình. Ông giải nghĩa theo lịch sử truyền thống và tập sách của ông về biện
minh học rất rõ ràng và rất đúng phương pháp. Ông nhấn mạnh đến sự khác
biệt quyết định giữa Đức Chúa Trời và loài người.
Về Đấng Krit học thì ông chịu ảnh hưởng của Nestorius rất mạnh. Đến đây
Nestorius đã trở nên một lãnh tụ rất danh tiếng của trường phái An-ti-ốt. Với
tánh tự tin, năng nổ, mãnh liệt cùng chủ quan. Tuy nhiên ông không phải là
một học giả, ông đã bước sâu vào khoa Thần học. Ông nhấn mạnh đến nhân
tánh của Chúa Giê-xu, dầu ý định của ông không phải là tà giáo. ông chủ
trương sự liên hiệp của thần tánh và nhân tánh của Đấng Krit thuộc về tánh
cách tình nguyện. Nhưng điều ấy không nói lên có một prosopon của Ngài.
Ông Nestorius cũng dấy lên phong trào chống lại từ Theotokos (xem bài Mẹ
của Đức Chúa Trời) và áp dụng cho trinh nữ Ma-ri.
Luận về thần tánh và nhân tánh của Chúa Giê-xu ông đã phân chia ra một
cách nguy hiểm táo bạo.
Sắc lệnh của hoàng đế Justinian (543 SC) mang lại một không khí bất lợi
cho trường phái An-ti-ốt, vì đã lên án các văn phẩm của Theodore ở
Mopsuesta và cả của Theodoret nữa. Giáo hội nghị Constantinople năm 553
SN đã định các văn phẩm của trường phái An-ti-ốt.
Sau đó các giám mục của trường phái An-ti-ốt phân rẽ khỏi Giáo hội của
nhà nước Hoàng đế.
Tiếp theo vào năm 637 An-ti-ốt vì sụp đổ lâm vào tay Hồi giáo nên trường
phái An-ti-ốt không còn ảnh hưởng bao nhiêu.
(Học viên xem thêm phần phụ lục ở Thánh Kinh Thần học, luận về hệ phái
Nestorius).
ARCAMI DISCIPLINA
Đây là một từ ngữ Giáo hội đã dùng trong thế kỷ thứ 7 để che giấu một số
nghi lễ hay sự dạy dỗ các kẻ mộ đạo và người chưa tin Chúa hầu ngăn ngừa
họ khỏi hiểu lầm hoặc nhạo báng, chế riễu.
Nhiều sử gia của đông và tây giáo hội đều ghi rằng đây là một thói tục và lần
lần tàn lụi theo sắc lệnh Milan.
Ví dụ khi giảng giải cho người ngoại đạo về sự giáng sanh, sự chết và sự
phục sanh của Giê-xu Krit thì chúng ta giảng giải đầy đủ, rõ ràng, nhưng về
lễ Báp-têm, và lễ Tiệc thánh Và Giáo lý Ba Ngôi thì không.
Ông Thedoret nói: “Chúng ta giảng giải cách tối nghĩa các sự mầu nhiệm
của Chúa vì cớ không quen, không thạo, nhưng khi đã quen và thạo rồi thì
giảng giải toàn vẹn hơn”.
ARIMINIUS (HỆ PHÁI)
Ông Jacop Herman là người Hoà Lan. Ông cũng được gọi là Arminius
(1560-1609). Ông tin nhận giáo lý Cải chánh. Tuy nhiên, về sau khi đã
nghiên cứu kỹ thì ông chống đối một số giáo lý của hệ phái Calvin. Những
môn đệ được gọi là nhóm Arminian còn chủ trương xa hơn sư phụ của họ.
Họ đã sưu tập các ý kiến và chủ thuyết của họ thành sách. Tuy nhiên, chúng
ta có thể tóm tắt sự chủ trương họ trong năm điểm như sau:
(1) Đức Chúa Trời tuyển chọn hoặc loại bỏ trên căn bản của đức tin thấy
trước hoặc là vô tín.
(2) Đấng Krit chết vì tất cả mọi người và cho mỗi một người. Dầu vậy chỉ
Cơ-đốc nhân (những người tin nhận) được cứu thôi.
(3) Con người quá bại hoại nên ân điển (ân sủng) Chúa là điều rất cần thiết
cho đức tin, hoặc cho bất cứ một công việc tốt lành nào.
(4) Ân sủng (ân điển) nầy có thể bị từ khước (từ chối).
(5) Hoặc tất cả mọi người đã được tái sanh thật phải nhẫn nại trong đức tin
là điểm cần phải tra xét lại.
Sau nhiều lần bàn cãi, thảo luận tại giáo hội nghị Synol of Dort năm 1618-
1619 thì các giáo lý của hệ phái nầy bị lên án. Tuy nhiên hệ phái vẫn được
tồn tại và phát triển tại Hoà Lan. Các vị sau đây sốt sắng hoạt động và tuyên
truyền giáo lý của Arminius như: ông H.Uytenbogaert (1557-1644), ông
S.Episcopius (1583-1643), ông S.Cursellaeus (1586-1654), ông Hugo
Grotius (1583-1645). ông Ph.A. Limborch (1633-1712) và nhiều vị khác
nữa.
Dưới sự lãnh đạo của các vị nầy, hệ phái Arminius có nhiều đặc điểm khác
nhau:
(1) Sự hiểu biết của Đức Chúa Trời, các công việc, các hành động tương lai
có trung gian.
(2) Các nguyên chỉ của Đức Chúa Trời căn cứ trên sự biết trước của Ngài
như sự tuyển chọn trên đức tin được biết trước sự đày đọa, hình phạt trên sự
chống trả, từ khước; ân điển được biết trước.
(3) Hình và ảnh của Đức Chúa Trời nằm ở trong sự cai trị của con người trên
các loài thọ tạo thấp hơn.
(4) A-đam được dựng nên trong sự vô tội chớ không trong đức thánh khiết
chân thật đâu.
(5) Giao ước của các công việc bị bãi bỏ sau khi loài người sa ngã.
(6) Tội lỗi bao gồm trong các hành động của ý muốn.
(7) Sự ô uế, bại hoại loài người thừa hưởng từ A-đam, nhưng tội ác của ông
không kể cho dòng dõi ông đâu.
(8) Tình trạng sa đọa, suy đồi do sự sa ngã của A-đam không phải hoàn toàn
đâu.
(9) Loài người không mất hẳn khiếu năng tự quyết định và cũng không mất
khả năng thiên ý muốn mình về các kết cuộc tốt lành.
(10) Sự cứu chuộc không hoàn toàn cần yếu, nhưng chỉ biểu minh một
phương diện là Đức Chúa Trời giữa vòng nhiều người để bày tỏ tình thương
Ngài mà không có thành kiến trước về sự công nghĩa của Ngài.
(11) Sự cứu chuộc đồng đều ban cho tất cả mọi người và mỗi một người, và
chỉ làm cho sự cứu rỗi khả dĩ. Sự cứu rỗi được hữu hiệu cho ai khi người ấy
ăn năn tiếp nhận.
(12) Chẳng có ân điển chung phân biệt khỏi ân điển đặc biệt.
(13) Sự kêu gọi bên ngoài của Tin Lành cặp theo ân điển hữu hiệu, phổ
thông không thể chống cự được.
(14) Sự ăn năn, và đức tin đi trước sự tái sanh.
(15) Ý muốn của con người được xem như một trong các nguyên nhân tái
sanh tội nhân ăn năn.
(16) Đức tin là một công việc tốt lành của con người và là nền tảng tiếp nhận
với Đức Chúa Trời.
(17) Chẳng có sự quy ước công nghĩa của Đấng Krit cho Cơ-đốc nhân.
(18) Trong đời nầy Cơ-đốc nhân có thể đạt tới một địa vị phù hợp với ý
muốn Chúa mà người có thể gọi là toàn vẹn.
(19) Hễ bao lâu Cơ-đốc nhân còn sống thì người còn có thể sa ngã khỏi ân
điển và mất sự cứu rỗi nữa.
(20) Nhiều tín đồ của hệ phái Arminius chủ trương rằng tình yêu thương là
bản tánh của Đức Chúa Trời, là thần thể yếu của bản thể Ngài.
(21) Mục đích của cuộc sáng tạo là sự hạnh phúc cho loài thọ tạo …
(22) Loài người được tạo dựng nên tự nhiên sẽ chết.
(23) Sự cứu chuộc không phải để thay thế và chịu hình phạt nhưng đây chỉ là
một dấu hiệu được hoàn thành để bảo vệ cuộc tể trị của Đức Chúa Trời.
(24) Xác quyết sự cứu rỗi trong đời nầy không thể được ngoại trừ nhận được
sự khải thị đặc biệt và riêng tư.
Hệ phái Arminius Tại Hoà Lan và các xứ khác chịu ảnh hưởng nặng của chủ
thuyết Duy lý của thế kỷ 18. Ngay cả hôm nay nữa hệ phái nầy còn học theo
các sự dạy dỗ của nhóm Pelagius và không tin quyết đến giáo lý Hà hơi và
Ba Ngôi.
Tại Pháp, Thụy sĩ, Đức quốc và Anh quốc, thì hệ phái nầy có ảnh hưởng
mạnh. Có nhiều điểm hệ phái nầy đánh thắng hơn hệ phái Calvin.
Nhóm Wesley của giáo hội Giám Lý theo sát các giáo lý của hệ phái
Arminius.
Chúng ta phải tìm hiểu hệ phái nầy nhiều hơn nữa. Hãy cầu Chúa ban cho ân
tứ biết phân biệt chánh, tà để tín nhận hầu tránh khỏi các tà thuyết đang đầy
dẫy khắp thế gian.
ÁCH
Ách là cây gỗ uốn cong mắc trên vai trâu bò để kéo cày, kéo xe.
Thánh Kinh dùng chữ ách với nhiều nghĩa. Hy văn: Lugós (Mat Mt
11:28,30, Cong Cv 15:10, GaGl 5:1, ITi1Tm 6:1). Ách là một tiêu biểu cho
một nô lệï như Phao-lô đã viết: “Những ai ở dưới ách nô lệ hãy coi các chủ
mình đáng tôn trọng tất cả, hầu cho Danh Đức Chúa Trời và sự dạy dỗ khỏi
bị lộng ngôn” (ITi1Tm 6:1).
Ách nô lệ Thánh Kinh đề cập đến cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. Trong thời
đại xưa chế độ nô lệ thịnh hành nên những kẻ vô phước bị bán làm nô lệ
suốt đời mang ách nô lệ bị bóc lột, bị đày đọa khốn khổ dưới bàn tay các chủ
hung ác. Nhưng cái ách thuộc linh Phao-lô thường đề cập đến là luật pháp
Mô-se. Cơ-đốc nhân ở Ga - la-ti đã được giải phóng khỏi mọi ách tôi mọi
thuộc linh khi tin nhận Chúa Giê-xu nay quay trở lại luật pháp. Họ muốn
mang ách luật pháp. làm nô lệ cho luật pháp (GaGl 5:1, Cong Cv 15:10).
Chúa Giê-xu đã có lần dùng từ nầy theo ý nghĩa thuộc linh hay hình bóng
(Mat Mt 1:26), ách nầy nhẹ nhàng, dễ dàng. Tại sao mang ách Chúa lại nhẹ
nhàng được? Ách luật pháp là ách tin kính theo nguyên tắc, luật lệ sùng kính
của các Ra-bi. Ách Chúa là ách vương quốc Đức Chúa Trời Gia-vê. Ách
Chúa giải phóng kẻ tuân theo, tin nhận sự cứu rỗi, sự tự do, sự sống đời đời,
phước hạnh thiên quốc. Còn ách Torah (Tô-ra), ách của người Pha-ri-xi sanh
ra sự tôi mọi, tội lỗi, sự chết và trầm luân.
ACMAGHÊĐÊÔN
Theo nhiều Từ điển Thần học định nghĩa từ nầy rằng: Ác-ma-gê-đê-ôn,
(Hamaghêđôn) “là địa điểm của trận chiến quyết định vào ngày xét đoán”
Thánh Kinh chỉ dùng một lần trong câu KhKh 16:16 như sau: “Nó tập hợp
chúng nó lại một chỗ gọi theo tiếng Hy-bá-lai là Ác-ma-ghê-đông” (bản sao)
“chúng nhóm họp các vua lại một chỗ, theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là
Harmaghêđôn” (Bản Nhuận chánh in năm 1956 tại Sài Gòn). Nhiều học giả
Thánh Kinh giải nghĩa từ nầy có nghĩa: “Núi của Mê-ghi-đô” Mê-ghi-đô
nằm ở phía nam đồng bằng Gít - trê-ên. Trong Cựu Ước luôn luôn nói địa
điểm nầy là pháo đài quân sự kiên cố nhứt (Gios Gs 12:21, 17:11, Cac Tl
1:27, 5:19, IIVua 2V 9:27, 23:29)
Dầu từ nầy chỉ ghi một lần trong câu Thánh Kinh thôi, nhưng trận chiến cuối
cùng của thời đại nầy được miêu tả cặn kẽ trong các khúc Thánh Kinh Tân
Ước như: KhKh 19:20-21 liên hệ với KhKh 14:14-20, 16:13 - 16 và KhKh
7:8-17).
Thánh Kinh miêu tả trận chiến cuối cùng nầy leo thang đến cực độ và lôi
kéo các nước phương đông tham chiến, các vua chúa xuất hiện vì họ biết
rằng đây là trận chiến chống lại Chiên Con. Họ bị một quyền lực của ma loài
kích động, xô đẩy họ tham chiến để thiêu huỷ bởi hơi thở của Chúa. Cựu
Ước cũng đã dự ngôn về trận chiến cuối cùng nầy như ở Gio Ge 3:9-15, Gie
Gr 51:27-36, SoXp 3:8.
KhKh 19:15 là câu cuối cùng nói lên cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Ba
Ngôi phát lộ ra trước khi cuộc chiến khởi sự. Chúa là Vua các vua, Chúa các
chúa. KhKh 1:5 đã xưng tụng Chúa là Đấng thống trị các vua trên quả đất
nầy. Trong khi thế gian, các vua chúa, các quốc gia trong thế giới tin tưởng
đang hưởng được một giai đoạn hoà bình, yên ổn thì An-ti Krit (kẻ chống lại
Đấng Krit) kích động các nước vùng dậy chống lại Vương quốc Đức Chúa
Trời, tức Cơ-đốc giáo và những kẻ trung thành theo lời dạy của Chúa.
Địa điểm “Harmagedon” nầy có 4 ý nghĩa: Núi Mê-ghi-đô, thành phố Mê-
ghi-đô, Núi của Hội chúng và Đồi sai trái của Ngài. các học giả Thánh Kinh
theo ý nghĩa Harmagedon là núi Mê-ghi-đô đúng hơn hết. Vì họ nói rằng
vào đời Giăng, Mê-ghi-đô cao đến 70 bộ và ở trong vùng của Cát-mên (Gios
Gs 10:40, 11:16) còn các nguồn nước của Mê-ghi-đô (Cac Tl 5:19) và
“đồng bằng của trũng Mê-ghi-đô” (IISu 2Sb 35:22) đã chứng kiến nhiều
trận chiến kinh hồn của Tathanoaes II năm 1468 TC và năm 1917 của Lord
Allenby nữa. Các núi Mê-ghi-đô, cuộc thất trận của Gót như Exe Ed 39:1,4
đã dự triệu. Nhưng cũng có học giả Thánh Kinh nói Exe Ed 38:39 nói về
cuộc đại bại của quân thù nghịch I-xơ-ra-ên mà thôi.
ÂM PHỦ
Haides hoặc Hades (Hy văn), bản Việt ngữ dịch là Âm phủ”. Bản LXX dịch
là “Sheol”.
Từ nầy có liên hệ đến sự chết của Chúa Giê-xu (Cong Cv 27:31 trích từ Thi
Tv 16:10). Chúa Giê-xu đã dùng từ nầy như có chép ở Mat Mt 16:10), Ngài
phán rằng “Cửa âm phủ không thể thắng hơn Hội Thánh Ngài”. EsIs 28:10,
Thi Tv 9:13, 57:18 “Cửa”, “Cổng” nói lên ý nghĩa quyền lực; như vậy quyền
lực âm phủ (sự chết) không thắng nổi Hội Thánh Ngài”. Mat Mt 11:23: “Họ
xuống âm phủ” có nghĩa bóng “những sự sâu thẳm của sự hổ nhục”. Cựu
Ước dùng từ nầy khác nhiều có nghĩa chỉ về nơi cư trú (nơi ở) của người
chết. Còn Tân Ước thì nói về trung tâm, đầu não của sự chống đối Hội
Thánh (Mat Mt 16:18). Lu-ca 16 - 23; đề cập đến Hades (âm phủ) chỉ về địa
điểm sự hình phạt kẻ độc ác.
ẤN, DẤU, TRIỆN
Thánh Kinh có đề cập đến cái ấn 82 lần. Tiếng Hy-bá-lai “Hôtàm” và Hy
văn Sphragis được dịch “Ấn, Dấu hiệu”. Người Ai cập, Ba-bi-lôn, A-xi-ri,
Hê-bơ-rơ đều dùng cái ấn (SaSt 38:18,25). Từ “Ấn, dấu được dùng trong
Thánh Kinh có hai ý nghĩa: đen và bóng.
1. Đây là một con dấu được khắc bằng đá, ngọc, ngà hoặc bằng đất sét, gỗ
v.v… Con dấu thường được làm bằng gỗ, sắt hay đá là thuộc về người
thường dùng. Các vua quan thì bằng thứ đá quý, ngọc ngà v.v… Các dấu, ấn
thường được làm bằng các hình khác nhau nhưng thường là bằng hình trụ,
hình nón, hoặc hình cái chày, hình bọ hung. Khảo cổ học chứng minh đời
các vua dòng Hyksos thì người Ai cập làm dấu ấn theo hình bọ hung.
Về các dấu nhỏ được xem như con tem, thời xa xưa có ba bốn thứ khác nhau
(IVua 1V 21:8, NeNe 9:38, Exo Er 8:2).
Thời xa xưa khi đi khỏi nhà người ta thường đóng cửa và niêm dấu lên. Sáp
được đổ trên một sợi chỉ hay dây giăng qua cửa. Khi sáp còn mềm người ta
bèn in con dấu lên (DaDn 6:17, Mat Mt 27:66).
2. Về hình bóng con dấu xác chứng quyền sở hữu hoặc trách nhiệm (Eph Ep
1:13
IITi 2Tm 2:19) khi một vật được in ấn hay dấu vào thì coi như chắc chắn,
không lạc mất, không ai dám tháo gỡ (Eph Ep 4:30) chắc thật, không giả
mạo (GiGa 3:33).
Một vật có ấn, dấu cũng chứng minh vật ấy là của riêng, hoặc bí mật, người
ngoài cuộc không được tháo gỡ (DaDn 12:4, KhKh 10:4). Vật có in ấn, dấu
vào cũng nói lên vật ấy không phải giả, lậu thuế v.v… mà là chân chánh,
đàng hoàng ICo1Cr 9:2).
ẨN NÁU
Xem Thánh Kinh Phù Dẫn
(EsIs 28:17 mưa đá sẽ phá huỷ X)
(Gie Gr 16:19 Chúa là X của tôi trong ngày gian truân)
ẨN SĨ
Ẩn sĩ từ tạm dùng để dịch từ Anachorèo của Hy văn có nhiều ý nghĩa như:
phân rẽ, rút lui, lui về, rút về, rời bỏ v.v…
Nhưng động từ nầy nói lên hành động hay thái độ của các nhà tu hành khổ
hạnh rút lui khỏi xã hội loài người, sống ẩn dật để đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Họ quyết tâm sống đắc thắng, chống trả lại sự ham muốn xác thịt và sự cám
dỗ của ma quỉ. Họ biệt nhiều thì giờ và cầu nguyện và suy gẫm, đưa tâm hồn
mình đến gần Đức Chúa Trời và sự thánh khiết Ngài.
Nhiều vị ẩn sĩ, tu khổ hạnh cực đoan, hành hại thể xác và không nghĩ đến
bổn phận mình đối với nhân loại và xã hội.
Nhà ẩn sĩ danh tiếng đầu tiên là Anthony ở Ai cập, ước độ vào 251-356 SC
và tiếp theo sau có nhiều vị đã bắt chước ông rút lui khỏi thế gian tội ác và
đi sâu vào nơi vắng vẻ u tịch để ẩn dật và tu hành.
Họ thích vào sa mạc ở Ai cập hoặc các hầm đá, hang động. Theo sử ký Giáo
hội Cơ-đốc thì ở Tây Âu có ít nhà ẩn sĩ xuất hiện chỉ vì thời tiết không cho
phép. Tuy nhiên theo sự nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thì đời sống tu
hành tại các tu viện tập thể được thịnh hành hơn vì có kết quả và ích lợi hơn.
Thánh Pachomius (290-340 SC) là sáng lập ra ít nhứt 9 tu viện tập thể có qui
điều có kỷ luật.
Thánh Pachomius được sanh ra ở Thượng Ai cập và có đi quân dịch một
thời gian. Sau khi xuất ngũ thì tin nhận Chúa và chịu phép Báp-têm. Sau khi
đã tu hành 3 năm theo đúng kỷ luật của nhà ẩn tu Palesma thì lại thành lập
một tu viện ở Tabenmial gần bờ sông Ni-lơ (320 SC). Có nhiều tu sĩ đến gia
nhập tu viện nầy. Trước khi qua đời thánh Pachomius đã thành lập 9 tu viện
tập thể (xem thêm 3 tập lịch sử Giáo hội về Thượng cổ, Trung cổ và Cận đại
để rõ hơn).
BA LẦN THÁNH
Trong giáo nghi, nghi thức, thánh lễ, các buổi thờ phượng, từ “Ba lần thánh”
được dùng giảng dạy hoặc ca hát đều căn cứ ở EsIs 6:3 (xem lại Ngữ vựng
Thần học, từ Trisagion).
Vào giữa thế kỷ thứ V, khi Proclus giữ chức Giáo chủ (434-446) thì có áp
dụng hình thức nầy: “Thánh thay Đức Chúa Trời! Thánh thay và mạnh sức
thay! Thánh thay và bất tử thay Đức Chúa Trời! Xin thương xót chúng tôi!”.
Trong giáo nghi của Galican cũng có câu nầy. Sau đó thì được đưa vào nghi
thức hay giáo nghi của Giáo hội La - mã. Giáo hội nghị Chalcedon chính
thức công nhận năm 451 SC.
Tuy nhiên khi có câu “Là Đấng bị đóng đinh trên cây thập tự giá vì chúng
ta” (xen vào sau từ bất tử), thì có sự tranh cãi giữa nhóm Duy nhứt Tánh
thuyết và nhóm Duy nhứt Thần thuyết. Như vậy gốc tích của từ vựng hay
cụm từ “Ba lần thánh” không được bảo tồn nguyên vẹn.
Tuy nhiên chỉ Hy Lạp Giáo hội và La-mã Giáo hội dùng trong các thánh lễ
và trong các cuộc thờ phượng mình thôi.
Giáo hội Tin Lành có bài thánh ca 40 đề tài là “Ba lần thánh thay!”.
BA NGÔI
Thánh Kinh Tân Cựu Ước không đề cập đến từ thần học: “Ba Ngôi”. Từ nầy
được Giáo phụ Tertullian dùng vào thập kỷ cuối của thế kỷ thứ II. Nhưng
đến thế kỷ thứ IV Giáo hội mới dùng đến từ nầy. Giáo hội dùng từ nầy để
xác nhận đức tin mình và cũng để xác chứng với thế gian Đức Chúa Trời có
một, nhưng có Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh như bài Tín điều các sứ
đồ đã lưu truyền lại. Và lời xưng nhận nầy cũng đã được các Giáo phụ
Tertullian, Athanasius và Augustine truyền rao chứng quyết.
Sự khải thị của Đức Chúa Trời cũng đã minh định:
Như đã trình bày trên Thánh Kinh không hề dùng từ “Ba Ngôi”. Tuy nhiên
khi đọc, học Lời Chúa từ Cựu Ước qua Tân Ước chúng ta nhận thấy sự mạc
khải của Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Trong Kinh Cựu Ước thì giáo lý Ba
Ngôi như ẩn tàng và bước qua Tân Ước thì lại được mạc khải rõ ràng, tường
tận. Khi mới đọc Kinh Cựu Ước thì qua các khúc đoạn câu chúng ta khó
hiểu hoặc quyết định đó là sự mạc khải Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng
đọc đến Tân Ước rồi đem so sánh hoặc phân tích, áp dụng thì rõ ràng giáo lý
Ba Ngôi ẩn tàng trong Cựu Ước và trong Tân Ước minh giải cho. Thánh
Kinh giải nghĩa Thánh Kinh là vậy.
Kinh Cựu Ước
Mở sách Sáng thế ký (Khởi thuỷ) ra và mắt chúng ta vừa đọc đến SaSt 1:2-3
thì tâm trí chúng ta đã suy nghĩ đến Đức Chúa Trời, Thần Đức Chúa Trời và
Lời Chúa phán rồi.
Theo mấy câu nầy Lời Chúa mạc khải cho chúng ta thấy Ê-lô-him Đấng Tạo
Hoá đã dựng nên trời đất vũ trụ bởi Ngôi Lời và Thánh Linh (Thần) Ngài.
SaSt 1:26 Đức Chúa Trời nói rằng: “Chúng ta hãy nắn nên con người như
ảnh tượng của chúng ta và giống như chúng ta”. Tiếp qua câu 27 chép: “Vậy
như ảnh tượng của Ngài Đức Chúa Trời dựng nên con người như ảnh tượng
của Đức Chúa Trời mà Ngài sáng tạo nên con người, Ngài đã sáng tạo nên
họ là người nam và người nữ”. Xin chú ý SaSt 1:26 thì chủ từ “chúng ta” là
đa số; nhưng câu 27 thì chủ từ “Đức Chúa Trời” lại là thiểu số (số ít).
Trường hợp rất nổi bật khiến chúng ta phải suy nghĩ vì chủ ngữ đa số liền
thay đổi ra thiểu số. Trường hợp nầy do Chúa muốn mạc khải sự hiệp một
của Đức Chúa Trời Ba Ngôi vậy. Nhiều câu khúc đoạn khác cũng mạc khải
cho chúng ta về Ba Ngôi Đức Chúa Trời nhưng hiệp một.
EsIs 63:8-20 mạc khải cho tôi con Chúa Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Câu 8
chép “Đức Chúa Trời phán”. Câu 9 chép “Đức Chúa Trời của Gia-vê đi
trước ho”ï chính là Ngôi Hai chưa giáng sinh. Câu 10 nói “Thần (Thánh
Linh) của Đức Chúa Trời buồn rầu vì dân Chúa quên bỏ, bội nghịch Chúa”.
Sự khôn ngoan được nhân cáùch hoá (ChCn 8:2-36 và Giop G 28:23-27).
Vậy sự khôn ngoan nầy là ai? Đây là Ngôi Hai.
Ở XuXh 31:3, Dan Ds 11:25, Cac Tl 3:10 nói đến Thần linh, sự khôn ngoan,
thông sáng v.v…
Ba Ngôi chẳng những được mạc khải trong công tác sáng tạo mà cả trong
công cuộc cứu rỗi nữa. Thiên sứ Gia-vê đã xuất hiện nhiều lần và đã nhậm
của lễ thiêu, sự tôn trọng và sự cảm tạ v.v… (SaSt 16:2,13, 22:1 -16).
Cũng có những trường hợp thiên sứ xuất hiện nhưng không nhận sự thờ
phượng, sự tôn trọng và sự cảm tạ của loài người.
EsIs 7:14, 9:6 lại mạc khải Đấng Mê-xi-a xuất hiện có thần linh và nhân
tánh.
Linh của Đức Chúa Trời cũng đặc biệt có liên hệ với sự mạc khải và sự cứu
chuộc cũng như tuyên bố về thánh chức của Ngôi Hai là Đấng Mê-xi-a và
trình bày sự chuẩn bị của công tác Ngài như có chép ở EsIs 11:2, 42:1, 6:12.
Còn dân sự Ngài thành cần phải có đức tin và vâng lời như các tiên tri đã
khuyến cáo và dự ngôn (Gio Ge 2:28, EsIs 32:15, Exe Ed 36:26-27).
Một bằng chứng rất hiển nhiên nói lên Ba Ngôi Đức Chúa Trời thực hữu
như thiên sứ, sứ giả, thiên sứ Gia-vê đã xuất hiện nhiều lần, là thiên sứ, sứ
giả do Đức Chúa Trời Gia-vê sai phái đến hoàn tất nhiều công tác khi xưa có
liên hệ đến con người và dân thánh. Thiên sứ, sứ giả nầy có khi cảnh cáo,
quở trách, có khi lại ban phước lành, có khi giải cứu dân Chúa.
Dan Ds 6:34 có chép lời chúc phước của A-rôn và được trích lại ở IICo 2Cr
13:13 cũng là một lời chứng rất quan trọng giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Kinh Tân Ước
Thánh Kinh Tân Ước làm chứng rất hùng hồn và mạnh mẽ về giáo lý Ba
Ngôi. Khi nghiên cứu Lời Chúa, sự mạc khải trong Thánh Kinh thì không
nên in trí trước và nghi ngờ, nhưng cần có công tâm và tinh thần chân thật.
Nghĩa là chớ ngờ vực các trước giả (tác giả) 66 sách của Cựu Ước và Tân
Ước đã rập nhau, cấu kết nhau để tạo nên những giáo lý trong Thánh Kinh.
Sáng thế ký (Khởi thuỷ) Beresith trong câu 1, 2, 3 đã mạc khải Ba Ngôi rồi.
Và suốt qua 39 quyển của Cựu Ước thì giáo lý nầy tiệm tiến mạc khải. Vào
thời Tân Ước thì không còn mạc khải bằng lời, ví dụ, tiên tri, dự ngôn nữa
nhưng giáo lý Ba Ngôi đã hoàn toàn ứng nghiệm. Đức Chúa Trời Cha sai
phái Chúa Con và Chúa Cha và Con sai phái Thánh Linh giáng lâm trong
ngày Ngũ tuần.
Kỳ diệu biết bao, kết thúc các sách tiên tri và trong 400 năm yên lặng con
dân của Chúa vẫn ý thức rằng Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Vì sao? Vì họ luôn
luôn mong chờ Mê-xi-a, Đấng chịu xức dầu từ Đức Chúa Trời sớm xuất hiện
cứu chuộc họ. Vừa kết thúc 400 năm yên lặng Đức Chúa Trời sai tiên tri tiền
hô của Ngài đến rao giảng Tin Lành của Chúa và sự ăn năn. Ông làm báp-
têm cho dân sự Chúa bằng nước và tuyên bố rằng: “Tôi làm báp-têm trong
nước cho các ông để ăn năn. Nhưng Đấng đang đến sau tôi, hơn tôi, tôi
không xứng đáng để xách dép Ngài. Ngài sẽ làm báp-têm trong Thánh Linh
và lửa cho các ông” (Mat Mt 3:11-Bản dịch 90). Giáo lý Ba Ngôi đã được
rao lên qua lời giảng dạy và làm Báp-têm của thánh Giăng Báp-tít.
(1) Ba Ngôi Đức Chúa Trời được mạc khải trong lời báo Tin Lành của thiên
sứ cho trinh nữ Ma-ri (LuLc 1:35) “Thánh Linh sẽ giáng trên cô, và quyền
năng của Đấng cao cả che phủ cô. Vậy Con thánh cô sanh ra sẽ được gọi là
con trai của Đức Chúa Trời”. (Bản dịch 90). Đức Chúa Trờiø Cha và Thánh
Linh cộng tác để đưa Chúa con giáng trần, đầu thai và giáng trần qua trinh
nữ Ma-ri.
(2) Trước khi Chúa Con bắt đầu thi hành thánh vụ thì Ngài hạ mình làm theo
luật pháp chịu lễ báp-têm như một người thường. “Khi Giê-xu chịu báp-têm
rồi, tức thì đi lên khỏi nước, thì kìa các từng trời mở ra và Ngài thấy Linh
của Đức Chúa Trời giáng xuống như hình chim bồ câu đậu trên Ngài. Và
nầy có tiếng từ các từng trời nói rằng: “Nầy là Con trai yêu dấu của Ta,
trong Con, Ta hài lòng” (Mat Mt 3:16,17-Bản dịch 90). Ba Ngôi Đức Chúa
Trời đã tỏ ra một lần minh bạch.
(3) Trong khi thi hành thánh chức, Chúa Giê-xu nhiều lần mạc khải Đức
Chúa Trời Ba Ngôi cho dân chúng. Chúa Giê-xu cũng nói đến sự cộng tác
giữa Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh (xin đọc GiGa 14:7,9,10). Chúa
Giê-xu đã nhấn mạnh đến vấn đề Ngài cầu xin Cha và Cha ban một Đấng
dạy dỗ. Đấng Yên ủi sẽ ở luôn luôn mãi mãi với tôi con Chúa. GiGa 24:16-
26 Chúa phân biệt về ngôi vị nhưng đã nói về sự hiệp nhất và giống nhau.
Chúa Cha là Đức Chúa Trời sai phái Chúa Con cũng là Đức Chúa Trời, và
Chúa Con là Đức Chúa Trời lại sai phái Chúa Thánh Linh. Cơ bản của đức
tin Cơ-đốc giáo là hai sự phát xuất của Thánh Linh. Chúa Giê-xu luôn luôn
tuyên bố Ngài không chỉ hậu duệ (thuộc dòng dõi) vua Đa-vít mà thôi,
nhưng từ Đấng hay Nguồn gốc vua Đa-vít được sinh ra (Mat Mt 22:4). Điều
nầy cũng chứng minh thần tánh và sự tiền thực hữu của Ngài nữa.
(4) Mệnh lệnh của Chúa ban cho môn đệ Ngài trước khi Ngài về trời cũng
như xác chứng Ba Ngôi (Mat Mt 28:19,20) “Nhân danh Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Linh mà làm báp-têm”.
(5) Các thư tín và sách Khải thị cũng nói đến giáo lý Ba Ngôi. Chúng ta cần
nói đến giáo lý Ba Ngôi trong sách Công vụ các sứ đồ thánh, Dầu Chúa Giê-
xu nhiều lần đã nói đến sự giáng lâm của Thánh Linh, nhưng trong ngày lễ
Ngũ tuần Chúa Thánh Linh đã ngự xuống và mỗi môn đệ kinh nghiệm sự
đầy tràn của Ngài.
Thánh Phi-e-rơ đã làm chứng: “Giê-xu nầy mà Đức Chúa Trời đã khiến sống
lại mà tất cả chúng tôi là chứng nhân về điều đó. Vậy Ngài đã được tôn cao
lên bên hữu Đức Chúa Trời và nhận được từ Cha lời hứa của Thánh Linh thì
Ngài đã đổ xuống như điều các ông, các anh chị em đã thấy và nghe (Cong
Cv 2:32,33).
Thư tín ICô-rinh-tô có ghi chép các ân tứ của Thánh Linh và cáùc công tác
khác nhau từ Đức Chúa Trời giao phó cho do sự hà hơi và cảm thúc của
Thánh Linh ICo1Cr 12:4-6).
Thánh Phi-e-rơ cũng luận đến sự cứu chuộc phát xuất từ Nguồn gốc Ba Ngôi
(IPhi 1Pr 1:2).
Lời chúc phước của các sứ đồ cũng có Ba Ngôi được ban bố cho Hội chúng
khi buổi thờ phượng được kết thúc (IICo 2Cr 13:13) (các bản dịch khác
thuộc câu 14).
Như vậy, Hội Thánh các sứ đồ được xây dựng trên giáo lý Ba Ngôi. Đức
Chúa Trời Ba Ngôi hiệp một. một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, Tam vị nhứt
thể, Từ lúc ban đầu không có sự nghi ngờ tranh cãi giữa Hội Thánh Ngài và
Hội Thánh vẫn được tiếp tục tăng trưởng, phát triển đến ngày nay.
Tôi con Chúa cần nghiên cứu để quán triệt giáo lý nầy thì nên tra cứu thêm
các bộ Hệ thống Thần học ở tập Thượng đế học vậy.
BA-RA-ĐI (PARADEISOS)
Ba-ra-đi là một từ xuất phát từ BaTư: Parades: Vườn: được Cựu Ước dùng
đến ba lần (Nha Dc 4:13, 2:8, TrGv 2:5).
Hy văn Paradeisos được các triết gia, bác học Xenophon, Philo, Josephus
dùng.
Ở Sáng thế ký nói về vườn Ê-đen (SaSt 2:8,9,10,15,16).
Tân Ước dùng từ Hy văn có đề cập ở trên là Paradeisos ba lần chỉ nơi đầy
phước hạnh (LuLc 23:43) toạ lạc ở tầng trời thứ ba (IICo 2Cr 12:4) là nơi
đầy vinh quang có cây sự sống của Đức Chúa Trời đã hứa (KhKh 2:7).
Căn cứ theo Thánh Kinh thì Ba-ra-đi tại Ê-đen, vườn Phước Hựu ở Ê-đen
đầy dẫy phước lành, ơn huệ của Chúa nên Gahenna tức địa ngục, nơi có
khóc lóc nghiến răng, khốn khổ khác với Ba-ra-đi.
Câu chuyện giảng dạy về La-xa-rơ tin thờ Chúa qua đời được thiên sứ đem
vào lòng Áp-ra-ham, còn người giàu gian ác chết thì đem giam vào trong âm
phủ (âm ti) Hades (LuLc 16:19-31). Lòng Áp-ra-ham cũng là Ba-ra - đi và
âm ti Hades, nay không còn nữa vì sau khi Chúa phục sanh về trời Chúa đã
giải phóng các linh hồn ở âm ti Hades rồi.
Lòng Áp-ra-ham là Ba-ra-đi cho những linh hồn ở trong thời kỳ trước khi
Chúa Giê-xu phục sanh lên trời. Nay người công bình tin Chúa không ở
trong lòng Áp-ra-ham và ở Ba-ra-đi như Chúa hứa với người ăn cướp tin thờ
Chúa (LuLc 23:43).
Vậy xin tóm tắt Ba-ra-đi là thiên đàng, là tầng trời thứ ba Phao-lô đã được
đem lên.
Hades là âm phủ (âm ti) nay không còn nữa (Eph Ep 4:8) nhưng có địa ngục
nơi có khóc lóc nghiến răng là sự hình phạt đời đời.
(Muốn rõ thêm xin đọc Thần học Căn bản Hoặc Hệ thống Thần học của
cùng soạn giả).
BÀN THỜ
Mỗi tôn giáo đều có bàn thờ làm nơi trung tâm dâng của lễ để thờ phượng.
Cựu Ước có nói đến các tổ phụ I-xơ-ra - ên lập bàn thờ. Bàn thờ biểu tượng
sự hiện diện của Chúa hoặc vị thần họ thờ lạy.
Mô-se trao một phân nửa huyết và của tế lễ cho dân sự và một phần nửa trên
bàn thờ. Như vậy dân sự có sự tương thông, tương giao với Đức Chúa Trời.
Ở ICo1Cr 10:18 Phao-lô có nói về ý nghĩa ấy.
1. Kỷ niệm:
Các tổ phụ I-xơ-ra-ên chỉ có ý trước hết lập một trụ bia kỷ niệm sự hiện ra
của Chúa với mình. “Gia-vê hiện ra cùng Áp-ra-ham và nói với ngươi: Ta sẽ
ban xứ nầy cho dòng dõi ngươi”. Ông bèn xây một bàn thờ cho Gia-vê là
Đấng đã hiện ra với ông.(SaSt 12:7). Ngoài ra các tổ phụ cũng dâng tế lễ và
làm lễ quán trên bàn thờ nữa. Khởi thuỷ (Sáng) SaSt 33:20, 35:1-7, Cac Tl
6:24). Ban đầu họ dùng một tảng đá, lần lần dùng đá gạch xây lên. Các con
cháu của các tổ phụ biến các bàn thờ nên chỗ ton sùng cao trọng hơn, chẳng
những là một nơi kỷ niệm, nhớ đến Chúa đã hiện ra mà còn là nơi để hành
hương nữa. Vậy nên dân I-xơ-ra - ên cứ lũ lượt đến Bê-tên (SaSt 35:7), Xi-
chem (SaSt 33:19), Ghinh-ganh (Gios Gs 4:20) rồi đến Giê - ru-sa-lem (Cac
Tl 19:10) để thờ phượng và hành hương.
Khi dân I-xơ-ra-ên vào chiếm đất Ca-na-an thì vì lòng sốt sắùng mà họ phá
huỷ các bàn thờ của dân bản xư thờ lạy hình tượng và các tà thần Ba-anh,
Át-tạt-tê v.v…
Nhưng sau đó họ đã đua nhau dựng bàn thờ ở những chỗ cao. Còn Ma-na-se
và A-cha đã dám dựng bàn thờ kiểu mẫu ngoại bang vào Đền Thờ Gia-vê
(IIVua 2V 16:10-16HYPERLINK "bib:IIVua_21_5"21:5). Các tiên tri đã
quở trách dân sự về vấn đề lập nhiều bàn thờ như thế. Vì đã làm cho Đạo
Chúa suy thoái
(1) Họ quên rằng Bàn thờ chỉ là kỷ niệm để nhớ đến Chúa Gia-vê thôi.
(2) Họ đã biến cuộc thờ phượng Gia-vê như cuộc thờ phượng các tà thần
khác.
2. Tập trung cuộc thờ phượng
Khi dân I-xơ-ra-ên tập trung cuộc thờ phượng thì họ xây dựng một Đền Thờ,
một bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem. Và hằng năm họ đến thờ phượng Chúa Gia-vê
trước bàn thờ nầy. Bàn thờ nầy biểu tượng trong sự hiện diện Gia - vê
(IIVua 2V 23:8, IVua 1V 8:63). Bàn thờ nầy được bọc bằng đồng và họ đã
dâng hàng ngàn, hàng vạn của lễ trên bàn thờ ấy. Những sừng ló ra trên bàn
thờ biểu tượng nơi ẩn náu (IIVua 2V 1:50, 2:28) và theo nghi thức thường
được bôi bằng huyết. Các thầy tư tế có phận sự đứng trước bàn thờ dâng tế
lễ, còn người Lê-vi có trách nhiệm coi sóc bàn thờ (DaDn 3:6-10). Sách Ê-
xê-chi-ên có phác họa kiểu mẫu Đền Thờ tương lai có bàn thờ và các vật
dụng.
Bàn thờ ở Giê-ru-sa-lem đã bị phá huỷ, Đền Thờ tiêu tan. Không Đền Thờ,
không của lễ, không thầy tư tế, dân I - xơ-ra-ên bị phát vãn, tù đày làm nô lệ,
phu tù. Nhưng theo chiếu chỉ của vua Xi-ru, Đa-ri-út v.v… Họ đã trở về xây
dựng lại bàn thờ (Exo Er 3:3). Về thời Mắc-ca-bê cũng vậy, Giu-đa Mắc-ca-
bê đã xây dựng lại bàn thờ (IMcb 4:44-59). Trước giả Thánh thi (Thi) dâng
lòng mình làm bàn thờ phượng Gia-vê (Thi Tv 26:6, 43:4, 84:4, 118:27).
3. Chúa Giê-xu vào bàn thờ.
Chúa Giê-xu trong khi còn tại thế đã nhiều lần đề cập đến bàn thờ (Mat Mt
23:16-21). Khi Chúa Giê-xu đến gần bàn thờ dâng của lễ tức đến gần Chúa
và khi đến gần Chúa thì không thể đến với tấm lòng giận dữ, thù hận ai.
Cuộc thờ phượng xưa chưa tuyên bố chấm dứt. Thân thể Chúa là Đền Thờ
(GiGa 2:21) nhưng không thấy nói đến bàn thờ.
Sách Khải thị (Thần mặc thị) có nói các linh hồn tử vì đạo ở dưới bàn thờ,
có ngọn lửa cháy bùng lên, có mùi thơm bay lên trước sự hiện diện Đức
Chúa Trời, tức là lời cầu nguyện các thánh (KhKh 8:3). Chỉ có một bàn thờ
và một của lễ có mùi thơm cho Đức Chúa Trời thôi (HeDt 10:14); Đấng Krit
là của lễ ở trên bàn thờ ấy.
Thân thể chúng ta là Đền Thờ của Đức Chúa Trời, tâm hồn, lòng dạ chúng ta
là bàn thờ cần được trong sạch để thờ phượng Chúa (RoRm 12:1, Mat Mt
5:8).
BÀI CA TÁN DƯƠNG
Bài tán dương (Manifficat) ghi chép ở LuLc 1:46-55. Nhiều nhà giải kinh
chủ trương Bài tán dương nầy do Ê-li - sa-bét làm chớ không phải bà Ma-ri.
Bài ca tán dương nầy được mô phỏng theo nội dung và hình thức bài ca của
chép ở ISa1Sm 2:1-10 có nêu nhiều ý của các Thi thiên và văn thơ Kinh Cựu
Ước. An-ne Bài tán dương nầy rất linh động, sâu sắc, tóm lược niềm hy
vọng dân sự về sự xuất hiện Mê-xi-a và sự cứu chuộc được thể hiện qua sự
thành nhục thể của Đấng Cứu đời.
Vì Chúa đầu thai trong lòng một trinh nữ ở “địa vị thấp hèn”.
Đặc thù tHy văn và lời tiên tri của dân Do-thái trong đời Cựu Ước là luôn
luôn đề cập đến sự cứu chuộc do Mê-xi - a hoàn thành, và các công tác của
Ngài từ đời xưa nay đã ứng nghiệm đầy đủ.
Dầu các học giả, nhà giải kinh v.v… đã không tán đồng hoặc công nhận
quyền trước tác bài tán dương là của bà Ma-ri, nhưng chúng ta cũng cần chú
ý rằng có nhiều bản Hy văn hay La tinh nhận Ma-ri là trước giả.
Vả lại thiếu nhi Do-thái đã từng học Torah, văn thi Cựu Ước từ khi còn thơ
ấu, nên bà Ma-ri cũng như bà Ê-li-sa - bét chắc có đủ khả năng ân tứ và do
sự cảm thúc của Thánh Linh mà soạn ra bài ca tán dương nầy, vì sự vinh
quang của Đức Chúa Trời.
Đối với Đông giáo hội thì bài ca tán dương Magnificat chỉ được hát trong
buổi lễ sáng Louds.
BÀI TRỪ THÁNH TƯỢNG
Vào thế kỷ thứ 8 Leo III đã dùng từ liệu “Bài trừ thánh tượng” (Iconoclasm).
Từ nầy có nghĩa “người đập bể hình tượng”.
Căn cứ vào Mười Điều Răn của Chúa Gia-vê và Thánh Kinh Tân Ước dạy
dỗ và nghiêm cấm thờ hình tượng hoặc tạo dựng nên hình tượng, nên Giáo
hội nghị tại Constantinople (745 SC) đã phê chuẩn vấn đề bài trừ thánh
tượng. Khi các Hội Thánh Đông phương nhận biết người Do-thái cũng như
người Hồi giáo không thờ ảnh tượng, và coi mình là những người thờ hình
tượng thì cũng tán trợ sự bài trừ thánh tượng.
Nhưng rất tiếc những tôi con Chúa trong thế kỷ ấy dầu sốt sắng tuân giữ Lời
Chúa mà bài trừ việc thờ lạy ảnh tượng, nhưng vẫn còn mê tín dị đoan như
đeo thánh giá và nhờ cậy sự cầu thay các thánh (đã qua đời). Đến thế kỷ thứ
16, khi có cuộc Cải chánh, trước hết các nhà Cải chánh là những người bài
trừ ảnh tượng, sau đó là các Cơ-đốc nhân chân chính cũng hết lòng kính sợ
Chúa bài trừ ảnh tượng. Tuy nhiên, họ còn dùng ảnh tượng như thị cụ để
miêu tả Thánh Kinh cho tín đồ và người ngoại dễ hiểu. Trong các kỳ lễ như
lễ Chúa giáng sanh, Phục sanh, các nhà thờ Tin Lành treo các ảnh Chúa Giê-
xu Krit v.v… làm cho người ngoại hiểu lầm người Tin Lành vẫn thờ ảnh
tượng.
BÁNH
Trong Cựu Ước từ “Lehem” có nghĩa là “Bánh” được nói đến hơn 200 lần.
Trong Tân Ước từ “Artos” có nghĩa “Bánh” thì được đến độ 100 lần. Hai từ
nầy đều có nghĩa bánh hay thức ăn người ta dùng bột mì hoặc lúa mạch để
làm ra. Bánh là một sự ban cho của Chúa Gia-vê (Ru R 1:6, Thi Tv 104:15).
Bánh là sự sống hằng ngày của loài người. Vậy nên Chúa Giê-xu khuyên
dạy môn đệ của Ngài cầu xin Chúa Cha ban cho bánh hằng ngày (Mat Mt
6:11). Vì tội lỗi mà loài người phải đổ mồ hôi ra mới có mà ăn (SaSt 3:19).
Thánh Kinh cũng dùng từ “bánh” trong ý nghĩa bóng nữa như: bánh khổ nạn
(IVua 1V 22:27), bánh của nước mắt hay bánh của khóc lóc (Thi Tv 80:5),
bánh độc ác (ChCn 4:17), bánh của sự biếng nhác (ChCn 31:27), bánh sự
thù địch (EsIs 30:30). Ma-na được gọi là “bánh từ trời” (XuXh 16:4,22).
Chúa Giê-xu xưng mình là “Báùnh sự sống, Bánh thật từ trời” (GiGa
6:32,33).
Trong cuộc thờ phượng tại đền tạm hay Đền Thờ bánh được trưng bày. Bánh
dùng trong lễ Vượt qua và trong cuộc thờ phượng phải không có men. Men
tượng trưng cho sự gian ác và tội lỗi (XuXh 12:15, 23:18, Mat Mt 13:33).
Tuy nhiên cũng được phép trong vài trường hợp (LeLv 7:13, 23:17). Trên
một cái bàn tại đền tạm hay Đền Thờ luôn luôn có trần thiết (bày ra) 12 ổ
bánh. Đây là một loại truyền thống của các dân tin tưởng thần họ cần thức
ăn. Nhưng Gia-vê Đức Chúa Trời thiêng liêng không cần thức ăn, và bánh
trần thiết nầy phản ảnh mối tương thông tương giao của 12 chi phái I-xơ-ra-
ên với Chúa, các thầy tư tế ăn các bánh ấy.
Bánh nầy còn bày tỏ sự dự liệu đầy đủ trọn vẹn thực phẩm thuộc linh và
thuộc thể cho các tôi con Chúa nữa. Nơi Thánh, mỗi ngày Sabát các ổû bánh
ấy được trần thiết trên bàn bọc bằng vàng. Trong gia đình người I-xơ - ra-ên
vào bữa ăn người cha theo truyền thống cầm ổ bánh, dâng lời tạ ơn Gia-vê
Đức Chúa Trời rồi phân phát cho vợ con. Chúa Giê-xu, trong đêm Ngài sắp
bị nộp, khi lập Tiệc thánh đầu tiên Ngài cũng đã cầm bánh tạ ơn Gia-vê, bẻ
ra và phân phát cho các môn đệ (Gie Gr 16:7, Mat Mt 14:19, 15:36,
26:26).Ổ bánh của Tiệc thánh được bẻ ra phân phát cho các môn đệ, phản
ảnh sự hiệp một của Hội Thánh trong Chúa Giê-xu Krit, Đấng đã xả thân vì
tôi con Ngài (ICo1Cr 10:17)
BÁO THÙ
Thánh Kinh có đề cập đến vấn đề báo thù, trả thù là phận sự của người bà
con gần nhứt “Giô-ên” (IVua 1V 9:26, Dan Ds 31:2). Tuy nhiên, luật pháp
Mô-se cũng tìm cách che chở cho những người không cố tâm, không ác ý
giết người, nhưng lỡ tay nên đã xây dựng những thành ẩn náu (PhuDnl
24:16, 19:27).
1. Vả lại giữa người Hê-bơ-rơ họ cũng phải xét xử theo công lý cho các bà
quả phụ như Lu-ca đã chép (LuLc 18:5).
2. Về phương diện Đức Chúa Trời, những kẻ hà hiếp, bách hại tôi con Chúa
và Hội Thánh thì chính Đức Chúa Trời sẽ báo thù huyết họ làm đổ ra (KhKh
6:10).
3. Ngoài ra trong ngày cuối cùng những kẻ độc ác, gian tham, hung dữ, hà
hiếp người lành đều bị kết án, xét xử xứng đáng (ITe1Tx 1:8, LuLc 21:22).
4. Vậy nên thánh Phao-lô cảm bởi Thánh Linh đã chép rằng: “Sự báo thù, trả
thù thuộc về Gia-vê” (RoRm 13:4). Vậy nên Cơ-đốc nhân và Hội Thánh
Chúa hãy nhẫn nại mà phó thác mình trong tay Chúa, “Chúa sẽ báo trả cho
những kẻ đã làm khổ anh em” (KhKh 19:2).
BẢY ĐỨC HẠNH CĂN BẢN
Trong thời Trung cổ Hội Thánh Chúa có nêu lên bảy đức hạnh hay bảy đức
tánh căn bản là: Đức tin, Niềm hy vọng, Tình thương yêu, Đức công bình,
Cẩn trọng, Điều độ, Cương nghị. Tất cả bảy đức tính nầy căn bản vì nó liên
hệ và gắn chặt với nhau. Người ta chia bảy đức tánh nầy ra làm hai loại:
Ba đức tánh (đức hạnh) như Đức tin, Niềm Hy vọng, và Tình thương yêu
thuộc về diện thần học. Phao-lô có nói ở ICo1Cr 12:13, ITi1Tm 1:3, GaGl
5:5,6, CoCl 1:4,5.
Bốn đức tánh (đức hạnh như sau): đức Công bình, Cẩn trọng, Điều độ,
Cương nghị thì thuộc về diện luân lý, đạo đức có gốc gác trong tư tưởng của
nền triết học Hy lạp xưa. Sự sắp xếp 4 diện đức hạnh (đức tánh) nầy do nhà
triết học Plato sắp xếp có liên quan đến sự kết tạo linh hồn loài người (theo
chủ trương của ông). Đức cẩn trọng liên hệ đến trí khôn, sự điều độ, liên hệ
đến sự xúc cảm và tánh cương nghị liên hệ đến ý muốn. Còn đức công bình
là một đức hạnh xã hội điều hoà tất cả các đức tánh kia.
Theo sự chủ trương của các đạo đức gia, thần học gia thì họ không đồng ý
liệt các đức hạnh ngoại đạo làm đức tánh căn bản của Cơ-đốc giáo, nghĩa là
các đức tánh ấy, không thể giữ địa vị căn bản của Cơ-đốc nhân nếu không
được trải qua một sự thay đổi do quyền năng Chúa. Thánh Augustine nói:
đức tánh của Cơ- đốc- nhân sau khi được biến đổi nhằm vào một mục đích
cao quý, mới mẻ, sùng kính Đức Chúa Trời.
Ba đức tánh thuộc về diện thần học như có đức tin, có niềm hy vọng, có tình
thương yêu nằm tận sâu thẳm tâm hồn Cơ-đốc nhân có ảnh hưởng lớn trên
các đức hạnh bên ngoài. Nói cách khác, 3 đức hạnh nầy là nguồn của các
đức hạnh khác. Vậy nên các đức hạnh thuộc về diện luân lý đạo đức có thể
kể là liên hệ với tâm lý học và cũng có thể liên hệ đến thần học nữa. Còn
đức tin liên hệ đến trí tuệ; hy vọng liên kết đến sự mong muốn; còn tình
thương yêu liên kết đến ý muốn. Đức hạnh về phương diện luân lý cao đẹp
hơn hết trong con người bề trong cũng như được tỏ ra trong hành động nữa
đều hướng về Đấng Tạo hoá cả. Một người có những đức tánh căn bản cao
quý như thế luôn luôn quy về Chúa, dâng hiến lên Chúa để phục vụ, tôn
sùng và làm vinh quang Chúa Ba Ngôi.
BẢY TỘI LỖI GIẾT CHẾT CON NGƯỜI
Hội Thánh Cơ- đốc lúc ban đầu có nêu lên bảy tội làm cho tâm hồn con
người chết mất. Bảy tội ấy là: sự kiêu căng, sự tham lam, sự ganh tị, sự dâm
dật, tánh tham ăn, tánh giận dữ và lười biếng. Nhưng nhiều đạo đức gia, thần
học gia kể bảy tội nầy là gốc rễ cho các tội khác chớ chưa phải là tội giết
chết con người.
Bảy tội nầy là những chiều hướng, hay là những gốc rễ cho những hành
động tội lỗi. Đấy là những bản năng, những năng khiếu hay năng hướng cơ
bản trong con người khiến động con người phạm tội.
Các sắp xếp hoặc liệt kê bảy tội lỗi nầy xuất phát từ các tu viện trong thời
Trung cổ và cũng do ảnh hưởng của Gregory đại nhân nữa. Sự dạy dỗ về bảy
đức hạnh căn bản và bảy thứ tội giết chết con người được triển khai trở nên
mẫu mực cho đời đạo đức luân lý của Giáo hội Cơ-đốc trong thời Trung cổ.
Nói cách khác là Hội Thánh Chúa trong thời Trung cổ rất quan tâm chú ý
đến bảy đức hạnh nầy để rèn luyện hầu đẹp lòng Đức Chúa Trời và hết lòng
giữ mình gột bỏ bảy tội như nói trên hầu làm sáng danh Chúa và Hội Thánh.
BẮT BỚ, BÁCH HẠI (Sự)
Khi nói đến sự bắt bớ hay sự bách hại thì Cơ-đốc nhân không xa lạ gì. Trong
quyển lịch sử Cơ-đốc giáo hội từ thế kỷ đầu tiên cho đến nay cũng đã luận
rõ về sự bắt bớ và các cuộc bách hại dã man và kinh khiếp của kẻ ghét đạo
Đức Chúa Trời rồi.
Có nhiều thứ bắt bớ hay bách hại, một Cơ-đốc nhân có thể bị bạn bè, anh chị
em, cha mẹ, bà con bắt bớ và ngăn trở.
Giáo hội từng khu vực, từng xứ, từng quốc gia cũng bị bách hại. Theo phạm
vi bài nầy chỉ nói theo phương diện thần học.
Chính Chúa Giê-xu Krit cũng cảnh cáo và dự ngôn về các cuộc bách hại Cơ-
đốc nhân và toàn thể Giáo hội phải gánh chịu (Mac Mc 13:7-13).
Bắt bớ hay bách hại là gì? Có mục đích gì? Sự bách hại là truy đuổi có hệ
thống, mục đích để tiêu diệt Cơ-đốc giáo khỏi mặt đất.
1. Cuộc bách hại Cơ-đốc giáo bắt đầu khi người Do-thái cấm đoán Phi-e-rơ
và Giăng truyền giảng đạo Chúa. Sau đó thì bắt cầm tù thánh Phi-e-rơ. Cuộc
bách hại trở nên khốc hại hơn khi sự ném đá và giết Ê-tiên (Cong Cv 6:14).
Tiếp theo cuộc bắt bớ đã lan tràn đến Đa-mách. Nhóm Xa-đu-xê, nhóm Pha-
ri-xi cũng hăng hái bắt bớ Cơ-đốc giáo. Vua Hê-rốt Agrippa giết sứ đồ Gia-
cơ.
2. Ban đầu La-mã đế quốc có thái độ bênh vực Cơ-đốc giáo, nhưng cuộc
bách hại bùng nổ khi một cơn hỏa hoạn lớn xảy ra ở thành La-mã và Nê-rô
vu cáo người Cơ-đốc đã đốt thành nầy. Tuy nhiên đây là cuộc bách hại địa
phương thôi. Nhưng từ Nê-rô (64 SC) cho đến Diocletian (305 SC) suốt qua
10 cuộc bách hại, nhiều Cơ-đốc nhân tử vì đạo, nhiều Thánh Kinh bị đốt,
nhiều nhà thờ bị thiêu huỷ, nhiều nhóm Cơ-đốc nhân bị phá tan. Các cuộc
bách hại dưới Decius và Diocletian là khốc liệt hơn hết (xin tìm đọc Sử ký
Hội Thánh hoặc lịch sử Giáo hội Cơ-đốc thì đầy đủ hơn).
Diocletian chẳng những muốn tiêu diệt Cơ-đốc giáo, nhưng còn thiêu huỷ cả
Thánh Kinh, cả các sách đạo của Giáo hội. Họ còn bắt buộc Cơ- đốc nhân
dâng của tế lễ thắp hương thờ lạy hoàng đế v.v… nữa. Nhưng Đức Chúa
Trời đã báo thù Diocletian, khiến ông Constantine khinh dễ ông, bị đối xử
tàn tệ, cuối cùng ông đau thần kinh và tự sát. Các cuộc bách hại tiếp tục cho
đến khi có sắc lệnh Milan năm 313 SC do hoàng đế Constantine I ban hành,
Cơ-đốc giáo là một đạo hợp pháp, trở nên quốc giáo của đế quốc La-mã.
Nhiều người tự hỏi: Tại sao sau bao cuộc bách hại khủng khiếp, dã man như
vậy mà Cơ-đốc giáo vẫn tồn tại, vẫn phát triển? - Chúa Giê-xu Krit đã trả
lời: “Ta sống thì các người sống. Ta lập Hội Thánh Ta trên Tảng đá nầy
(Tảng đả các thời đại). Ma quỷ, thế gian, tội ác, v.v… không thể phá huỷ
Hội Thánh Ngài được”.
Cũng rất nhiều người ngạc nhiên hỏi: Vì duyên cớ gì mà người đời bắt bớ
đạo Chúa; bách hại Hội Thánh Chúa như thế? _ Vì họ hiểu lầm, hiểu sai Lời
Chúa trong Thánh Kinh.
_ Hiểu lầm, sai ý nghĩa của các thánh lễ của Giáo hội Cơ-đốc.
_ Nghi ngờ và chưa nhận định được tôn chỉ của Cơ-đốc giáo là thờ phượng
phục vụ Chúa chớ không xen vào chánh trị.
_ Vì sự ganh ghét và tranh giành quyền thế, danh vọng của người ngoại đạo
hay chưa tin thờ Chúa Trời Ba Ngôi.
_ Nghi ngờ và chưa nhận định được tôn chỉ của Cơ-đốc giáo là thờ phượng
phục vụ Chúa chớ không xen vào chánh trị.
_ Vì sự ganh ghét và tranh giành quyền thế, danh vọng của người ngoại đạo
hay chưa tin thờ Chúa Trời Ba Ngôi.
BẺ BÁNH (Lễ)
Phân câu “Bẻ bánh” (Klasis tou Artou) chỉ được chép ở LuLc 24:35 và Cong
Cv 2:4. Chúa cũng nhiều lần bẻ bánh nuôi đoàn dân đông (Mac Mc 8:6,9,
Mat Mt 14:19, 15:36). Tại bàn Tiệc thánh Chúa đã bẻ bánh và trao cho các
sứ đồ (Mat Mt 26:26, LuLc 22:19). Tại bàn ăn với hai môn đệ Em-ma-út
Chúa cũng đã bẻ bánh (LuLc 24:30) Cong Cv 2:46, 20:7,11: 27:35, ICo1Cr
10:16, 11:24 đều có đề cập đến sự bẻ bánh. Chúa cũng đã bẻ 5 cái bánh của
một thiếu niên để nuôi đoàn dân đông (GiGa 6:9). Về việc Chúa truyền lệnh
dân chúng ngồi từng nhóm 100 hay 50 người ấy là theo tục lệ tiệc tùng ở
Qumran. Chúa muốn bày tỏ trước bữa tiệc của Mê-xi-a hoặc Tiệc thánh do
Ngài thiết lập (GiGa 6:35).
Trong bữa ăn thường ở LuLc 24:35 Chúa bẻ bánh là một hành động đặc
trưng. Còn ở Công vụ Các sứ đồ đề cập đến lễ bẻ bánh thì có hai ý nghĩa:
(1) Tiệc thánh hoặc bữa ăn thương yêu
(2) Bữa ăn thường.
Theo Cong Cv 27:35 và Cong Cv 20:7 hoặc Cong Cv 2:42 thì tỏ ra như một
Tiệc thánh. Nhưng theo ý nghĩa thứ hai là bữa ăn thường thì đúng hơn vì
không thấy nói đến chén (ly). Ở ICo1Cr 10:6 có nói đến hành động bẻ bánh
và cũng nói đến chén ly tức Tiệc thánh. Sự thông công trong Thân thể của
Krit (Koinonia tou Somatos tou Christou) tức thông công trong Tiệc thánh.
Ở ICo1Cr 11:17-34 miêu tả bữa ăn của Hội chúng (Hội Thánh) Ekklèsia, sau
khi có Tiệc thánh, bẻ bánh (ăn bánh) uống ly để nhớ Chúa: “Nầy là Thân thể
Ta vì các ngươi mà phó cho”.
BỆ ĐỂ CHƠN, GHẾ ĐỂ CHƠN
Từ “Bệ chơn” Kinh Cựu ước có chép đến 7 lần, song chỉ một lần ở IISu 2Sb
9:18 (Kebes) còn 6 lần kia thì dùng từ Hadôn Raglayim là “ghế để chơn”.
Trong Tân ước dùng từ Hy văn: “Hypopodion ton podon” là ghế để chơn
đến 8 lần. Ở Gia Gc 2:3 chỉ dùng từ Hypopodion: Bệ hay ghế để chơn. Như
vậy từ “Bệ chơn” hay “Ghế để chơn” có hai ý nghĩa:
(1) Nghĩa đen: IISu 2Sb 9:18 dùng từ nầy theo nghĩa đen, bệ nầy làm bằng
vàng liền với cái ngai hầu vua để chơn khi ngự triều. Từ nầy còn nói đến
tấm thảm lót trong nhà thờ trước hoặc trong nhà họp để người nghèo ngồi, tỏ
vẻ khinh thị, kỳ thị giàu nghèo, sang hèn nên bị thánh Gia-cơ quở trách.
(2) Từ nầy còn nghĩa bóng:
a- Quả đất, thế gian. EsIs 66:1 nói đất là bệ chơn Ngài. Ở Mat Mt 5:35 thì
chính Chúa Giê-xu đã nói “Đất là bệ chơn Ngài”.
b- Đền Thờ thánh trong Giê-ru-sa-lem, trung tâm thờ phượng của I-xơ-ra-ên
là bệ chơn Chúa (EsIs 60:13, Thi Tv 99:5).
c- Nắp Thi ân, nơi Gia-vê mạc khải sự hiện diện thánh của Ngài là bệ chơn
Chúa (ISu1Sb 28:2).
d-Những thù nghịch Ngài là bệ chơn Ngài (Thi Tv 110:1). Câu Thánh Kinh
nầy được Tân ước trích dẫn vài lần.
Như vậy Hội Thánh Chúa vững vàng tin cậy và trông chờ Ngài. Vì Hội
Thánh là Vợ hứa của Ngài. Còn kẻ ác, kẻ thù nghịch Chúa và Hội Thánh chỉ
là bệ chơn Ngài. Ngài sẽ giày đạp dưới chơn Ngài thôi.
BÊ-ÊN-XÊ-BỤT
Cựu ước cũng như Tân ước đều có đề cập đến Bê-ên xê-bụt là thần Ruồi.
IIVua 2V 1:2 nói là thần Êc-rôn. Đây là một vị tà thần của dân Phi-li-tin,
Đức Chúa Trời nổi giận cùng A-cha-xia vì quên bỏ Ngài mà đi cầu thần
Ruồi.
Người Do-thái thời Tân ước thì tin tưởng Bê-ên-xê-bụt là chúa của các quỷ
(Mat Mt 12:24).
Có những kẻ gian ác, ganh ghét Chúa, nói xấu và vu cáo Ngài bị quỷ Bê-ên-
xê-bụt ám nên dùng quyền chúa quỷ để đuổi quỷ và làm phép lạ (Mac Mc
3:22). Chúa Giê-xu đã nghiêm nghị quở trách và mạnh mẽ giải bày Ngài làm
phép lạ do quyền năng Đức Chúa Trời và là dấâu hiệu Nước Đức Chúa Trời
đã hiện đến (LuLc 11:14-20).
BIỂU LỘ, BÀY TỎ, PHÁT LỘ (Sự)
1. Sự mầu nhiệm, chương trình, kế hoạch của nguyên chỉ Đức Chúa Trời
được giấu kín muôn đời từ trước. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã biểu lộ, (bày
tỏ, phát lộ) ra cho nhân loại qua các sự khải thị của Đức Chúa Trời đã mặc
thị cho loài người biết về chính mình Ngài, về bản tánh về các đức của Ngài,
về công tác, quá khứ, hiện tại và lai thế. Chẳng những cõi thiên nhiên biểu lộ
mà Đấng Krit đã đến để bày tỏ, mạc khải Đức Chúa Trời, rồi Lời Đức Chúa
Trời thành văn tự cũng biểu lộ, mạc khải Đức Chúa Trời cho chúng ta nữa
(RoRm 1:19-20, GiGa 1:14, GiGa 5:39).
Thánh Kinh bày tỏ, mạc khải rất minh bạch Đức Chúa Trời và nguyên chỉ
của Ngài cho chúng ta. Thánh Linh Đức Chúa Trời dùng các phương cách
ấy để biểu lộ Đức Chúa Trời và chương trình cứu rỗi cho nhân loại. Về phản
diện thì Đức Chúa Trời cũng biểu lộ, bày tỏ chương trình của Ngài đối với
sự hủy diệt của ma quỷ và kẻ ác theo nó (IGi1Ga 3:8. về lai thế thì sự biểu lộ
của Ngài cũng rất đầy đủ, đáng tin cậy (Mac Mc 4:22, ICo1Cr 3:13, Eph Ep
5:13).
Nói tóm lại sự biểu lộ (sự bày tỏ hay phát lộ) của Đức Chúa Trời về chính
mình Ngài và nguyên chỉ của Ngài thật đầy đủ, minh bạch.
2. Sự biểu lộ Của Đấng Krit về dân ngoại bang cũng được đề cập đến
(RoRm 1:5, 3:29, 11:11, 15:9,10).
3. Sự hiện ra của Ngài sau khi Ngài phục sanh cũng được gọi là sự biểu lộ
hay sự bày tỏ chính mình Ngài cho môn đệ Ngài (GiGa 21:1).
4. Chúa tiếp tục biểu lộ (bày tỏ) mình ra cùng loài người qua sự sinh hoạt
qua đời sống các Cơ-đốc nhân (IICo 2Cr 2:14, 4:10).
5. Khi Chúa Giê-xu Krit tái lâm thì các thánh đồ cũng được biểu lộ (bày tỏ,
phát lộ) ra với muôn dân vì họ sẽ từ không trung đồng giáng xuống với Chúa
Giê-xu Krit và đồng cai trị, phán xét muôn dân với Ngài (IGi1Ga 3:2)
6. Trước toà án của Đấng Krit mỗi Cơ-đốc nhân sẽ ứng hầu và tất cả các tư
tưởng, hành động của họ trong khi còn tại thế sẽ được phát lộ ra trước sự
hiện diện của của Chúa. Chúa sẽ đoán xét và ban thưởng họ tùy theo việc
làm của họ. (ICo1Cr 4:5, IICo 2Cr 5:10, Mac Mc 4:23).
BIẾT TRƯỚC
Mọi sự việc đều lộ ra và Chúa biết trước mọi sự.
Thi Tv 33:11 có chép: “Nhưng các kế hoạch của Gia-vê đứng vững vàng
mãi mãi. Các ý định của lòng Ngài tồn tại trải qua các đời”.
Tiên tri E-sai diễn tả về sự toàn tri và biết trước của Chúa rằng: “Vì nầy là
Đấng cao sang, và quyền uy, Ngài là Đấng đời đời, Danh Ngài là thánh …”
(EsIs 57:17) (Bản 90).
Trước giả Thi thiên thì minh chứng sự biết trước của Ngài như sau: “Vì
trong nhãn lực Ngài, một ngàn năm giống như một ngày mới vừa qua đi.
Hoặc giống như một canh trong ban đêm” (Thi Tv 90:4). Tiên tri Ê-sai còn
xác minh mạnh mẽ rằng: “Hãy nhớ lại những điều trước kia, những điều từ
đời xưa. Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác. Ta là Đức Chúa
Trời chẳng ai giống như Ta. Ta loan báo sự cuối cùng từ lúc ban đầu, từ
những thời kỳ thượng cổ, về những điều còn chưa xảy đến. Ta nói: Kế hoạch
Ta sẽ đứng vững, và Ta sẽ thực hiện các điều Ta hài lòng. Từ phương đông
ta gọi một con chim mồi, từ xứ xa xăm một người để hoàn thành kế hoạch
Ta. Điều gì ta đã nói, Ta sẽ thực hiện, điều gì ta đã dự định, Ta sẽ thực thi”
(EsIs 46:9,10,11) (Bản 90)
Từ lúc khởi thuỷ, lúc ban đầu Chúa đã loan báo các sự cuối cùng. Sách Thần
mặc thị (Khải thị) ký thuật những sự cố sẽ xảy ra trong ngày cuối cùng, ngày
tận thế. Ai mạc khải? Chúa, Đức Chúa Trời Gia-vê! Chúa toàn tri và là Đấng
biết trước.
Chúa biết trước chớ không phải độc đoán tiền định đâu. Thánh Kinh nhiều
lần nói đến sự tể trị cao cả của Đức Chúa Trời, Ngài sắp đến, quy hoạch.
Con người vẫn có quyền tự do, tự nhiệm và tự quyết. loài người phải chịu
lấy trách nhiệm của mình. Vì họ vẫn là con người có ý chí tự do để lựa chọn
điều tốt và loại bỏ điều xấu xa.
(Xin xem Cong Cv 4:27,28, Eph Ep 1:11, RoRm 8:29,30, Thi Tv 33:11, EsIs
14:14, LuLc 22:22, DaDn 4:35, Giop G 43:2) (Xin đọc thêm Hệ thống Thần
học, hoặc Thần học căn bản ở phần tiền định v.v…).
Về giáo lý biết trước các nhà thần học chủ trương có khác nhau. Trường
phái Calvin chủ trương Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị cao cả. Tuy nhiên
con người có sự tự do trong phạm vi của bản tánh mình và luôn luôn gánh
chịu trách nhiệm mình về đạo đức, luân lý. Trường phái Arminius thì dùng
giáo lý biết trước thay thế cho giáo lý tiền định. Một số trường phái tin Đức
Chúa Trời biết trước tất cả mọi điều. Một số trường phái khác chủ trương
Đức Chúa Trời biết trước các sự việc nào Đức Chúa Trời có thể biết được.
Chúng ta có kết luận rằng: Đức Chúa Trời biết trước tất cả mọi sự việc, quá
khứ, hiện tại và tương lai. Ngài là Đức Chúa Trời toàn tri, toàn tại, toàn tài,
và toàn năng.
Nếu nói Đức Chúa Trời không thể biết trước gì hết hay nói Ngài chỉ biết
trước những điều, những sự cố Ngài có thể biết mà thôi, thì chúng ta đã xem
Đức Chúa Trời không phải là Đấng toàn tri, toàn tại, toàn tài và toàn năng!
BÌNH AN, HOÀ BÌNH
Cựu ước dùng từ “Sa-lôm”. Việt ngữ dịch “Bình an; Hoà bình” tức yên lành,
trọn lành, an khang, lành mạnh. Người ta thường chúc nhau: Bình an và khi
gặp nhau cũng hỏi thăm: Bình an vui vẻ không? Giữa vòng Cơ-đốc nhân
thường xin cầu nguyện cho nhau được bình an, cầu nguyện cho đất nước và
cho thế giới được hoà bình.
Bình an chẳng chỉ có nghĩa là an khang, lành mạnh mà còn thạnh vượng và
an ninh nữa. Sự bình an, hoà bình đến từ Đức Chúa Trời. Bởi vậy tiên tri Ês
nói: Kẻ ác chẳng có sự bình an hay hoà bình đâu? (EsIs 48:22, 57:21). Dầu
vậy trên thế giới nầy vô số người miệng nói bình an, hoà bình nhưng lòng họ
đầy gươm đao và súng ống, nên không có sự bình an thật (Gie Gr 6:14).
Được tự do thì được bình an cả thân thể và thuộc linh. Về thuộc thể thì
không còn có kẻ địch hăm doạ, không còn có kẻ thù hà hiếp, bóc lột, bắt bớ.
Về thuộc linh thì khi tâm hồn đã trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời bởi tin
nhận sự chuộc tội của Chúa Giê-xu Krit. Sự bình an, hoà bình là một ơn
phước của Đức Chúa Trời. Chúa đẹp lòng thì con dân Chúa được bình an,
khi thế giới hoà bình, không còn chém giết lẫn nhau nữa. Đức Chúa Trời ban
phước cho kẻ chăm tìm sự bình an hay hoà bình (Thi Tv 34:14, XaDr 8:16).
Thánh Kinh Tân ước cũng nhiều lần nhấn mạnh đến sự bình an, sự hoà bình.
Thế giới xưa trông mong Đấng hoà bình Mê-xi-a mau hiện đến để ban bình
an, hoà bình cho muôn dân.
Đấng Mê-xi-a Đấng Krit, Đấng bình an đã đến và đã ban sự bình an cho tất
cả mọi người tin nhận Ngài (GiGa 14:27, 16:33). Thánh Kinh Cựu cũng như
Tân ước nhiều lần đã dùng từ nói lên bản chất chân thật, thiêng liêng cao
quý của chức vụ Chúa Giê-xu và sứ điệp Tin Lành (EsIs 9:5, LuLc 1:7a
2:14, Mac Mc 5:34). Thể yếu hay yếu tố của Tin Lành là sự bình an, sự hoà
bình (Cong Cv 10:36, Eph Ep 6:15). Sự bình an bởi đã nhận được sự hoà
thuận hay hoà giải với Đức Chúa Trời. Loài người không còn chống chịch
hay nổi loạn với Chúa nữa, qua sự tín nhận Chúa Giê-xu (RoRm 5:1). Từ đó
họ có sự thông công trong sự bình an của Đức Chúa Trời (GaGl 5:22, Phi Pl
4:7).
Cơ-đốc nhân xem trọng phúc lành bình an trước hết. Vì tâm hồn có bình an
thì mới vui thỏa hưởng các phước khác. Một khi tâm hồn không bình an, còn
có tội lỗi với Chúa, băn khoăn, lo sợ thì làm sao vui vẻ mà hưởng các phước
khác được. Cho nên có thể nói ý niệm bình an là cái trục để các ơn phước
khác xoay quanh. Tin Lành là Tin Lành bình an (Eph Ep 6:5). Đấng Krit là
sự bình an của Cơ-đốc nhân Eph Ep 2:14,15). Đức Chúa Trời Cha là Đức
Chúa Trời bình an (ITe1Tx 5:23).Đặc ân đặc quyền của Cơ-đốc nhân thật
của Chúa là sự bình an từ Đức Chúa Trời ban cho (Phi Pl 4:9). Sự bình an là
một ơn phước hiện tại, chớ không phải như vinh hiển ở thiên đàng trong
tương lai đâu (RoRm 8:6, CoCl 3:15). Sự bình an quả là một đặc thù ơn lành
của đạoTin Lành do Đức Chúa Trời ban cho kẻ tin nhận Ngài, làm cho linh
hồn người ấy được bình an, yên lành; quả quyết mình được cứu rỗi, không
rạo rực không lo sợ hoặc thèm khát sự hư không của thế gian bại hoại nầy
nữa nhưng có được một sự bình an thật sự, vĩnh hằng.
BỐ THÍ, CỦA BỐ THÍ
Thánh Kinh Cựu ước khuyên dạy dân sự Chúa hãy bố thí cho người nghèo
Đức Chúa Trời ban phước cho kẻ bố thí rộng rãi. Luật pháp Mô-se nhấn
mạnh và đề cập nhiều về của bố thí cũng như thái độ bố thí kẻ nghèo khó
(PhuDnl 15:7, 24:13). Cho con gặt mót lúa ruộng mình cũng là một hình
thức bố thí (LeLv 19:9, PhuDnl 24:19,21). Xem thêm XuXh 23:1, LeLv
25:6, PhuDnl 14:28, 26:12,13 v.v…
Tân ước có ghi chép nhiều lần về của bố thí và việc bố thí. Bố thí cũng như
kiêng ăn, cầu nguyện cần ẩn mật, không nên khoe khoang (Mat Mt 6:1-4).
Cọt-nây có lòng nhân từ, hay bố thí và được Chúa biết đến. Bà Ta - bi-tha
cũng là một phụ nữ có lòng thương người, thường may áo bố thí kẻ nghèo
nàn. Các thư tín cũng có giải luận và khuyến khích tôi con Chúa hãy có lòng
thương xót mà bố thí (GaGl 2:10, RoRm 15:26, ICo1Cr 14:1-4). Bố thí hay
cứu trợ được các chi Hội Thánh trong thế kỷ thứ nhứt thực hành (Cong Cv
11:27-30).
BỒI THƯỜNG, HOÀN LẠI (Sự)
Giáo lý Bồi thường (Hoàn lại) khá quan yếu cả trong thời Cựu ước lẫn Tân
ước.
Trong Cựu ước có qui định luật bồi thường khác nhau như:
XuXh 22:1 “Một con bò phải bồi thường 5 con bò, một con chiên phải bồi
thường 4 con chiên”.
XuXh 22:4 “Kẻ trộm bắt bò, lừa, chiên còn sự thấy trong tay thì phải bồi
thường gấp hai”.
IISa 2Sm 12:6 “Phải bồi thường gấp 4 lần giá chiên con”
ChCn 6:31: “Thì ra luật phải bồi thường gấp 7 lần”
LeLv 6:5, Dan Ds 5:7 “Có ghi luật pháp phải bồi thường đầy đủ cộng thêm
một phần năm số mình đã lấy”
ISa1Sm 12:3 “Thì ông tuyên bố không lấy gì của ai cả, và nếu có thì sẽ hoàn
lại (hay bồi thường) đầy đủ.”
Ở Tân ước sách Lu có ghi chép Xa-chê hứa dùng phân nửa của cải mình ban
phát cho kẻ nghèo, và hứa bồi thường lại của cải người nào thêm một phần
năm nữa. Như vậy ông tuân hành luật ở XuXh 22:1.
Chúa Cứu thế nhìn thấy bằng cớ sự ăn năn và trở lại với Đức Chúa Trời của
tội nhân (LuLc 19:26 so sánh với LuLc 7:36-50). Đây là kết quả của đức tin
và sự ăn năn thật, chớ không phải là công đức để được cứu rỗi đâu.
Trong Tân ước có một vài chỗ đề cập đến lẽ đạo nầy, như Mat Mt 22:31,
RoRm 13:7,8, Mat Mt 18:23-25, ICo1Cr 6:1-8 Phil Plm 1:18, 19, GaGl 6:1
v.v…
BỘI ĐẠO
Từ Hi-văn “Apostasia, Apostasis” được dịch qua Việt ngữ “Bội đạo”. Người
ta cũng có thể dùng từ nầy để nói lên ý nghĩa đào ngũ, bỏ nhiệm sở. Plutarch
dùng từ nầy theo ý nghĩa chánh trị biểu minh một sự nổi loạn. Ở Gios Gs
22:22 từ nầy cũng mang ý nghĩa nầy. Antiochus Eliphanes đã phải bội đạo
Do-thái bức hiếp bách hại dân Do-thái để theo đạo giáo Hy-lạp (IMcb 2:15).
Tân ước dùng từ nầy ở Cong Cv 21:21 và ITe1Tx 2:3 “Họ cũng được nghe
nói về anh em đã chỉ giáo tất cả những người Do-thái sống giữa vòng người
ngoại bang bội đạo Mô-se, nói rằng không cần phải cắt bì cho con cái mình
và cũng chẳng cần giữ theo tục lệ nữa” (Cong Cv 21:21). “Đừng để ai phỉnh
gạt anh em với bất cứ cách nào, vì sự bội đạo phải đến trước vì con người tội
lỗi, con của sự chết mất phải được mạc khải trước khi ngày ấy hiện ra”
(ITe1Tx 2:3)
Từ điển W.F. Arnadt và F.W. Gingrich cắt nghĩa từ “Bội đạo” như sau: “Bội
đạo là sự nổi loạn, bội giáo, bội đạo. Sự nổi loạn hay bội đạo do Antikrit gây
ra trong những ngày sau rốt” (ITe1Tx 2:3).
BUỘC VÀ MỞ
Đây là thuật ngữ nói lên uy quyền kỷ luật do Đấng Krit ban cho luôn với các
chìa khoá của vương quốc Đức Chúa Trời. Trước hết cho Phi-e-rơ (Mat Mt
16:19) và sau thì cho tất cả các môn đệ (Mat Mt 18:18).
Hai câu Thánh Kinh nầy như sau: “Tôi sẽ ban cho môn đệ các chìa khoá của
Nước trời, hầu điều gì môn đệ buộc dưới đất nầy thì trên các từng trời cũng
sẽ bị buộc, và hễ điều gì môn đệ mở dưới đất nầy thì trên các từng trời cũng
sẽ được mở vậy” (Mat Mt 16:19). Đây là lời Chúa nói với sứ đồ trưởng Phi-
e-rơ. Các chìa khoá đây không theo nghĩa đen mà là nghĩa thuộc linh chỉ về
các ân tứ Chúa ban cho Phi-e-rơ như trong ngày lễ Ngũ tuần được sự khôn
ngoan, thông sáng, mạnh dạn, có quyền năng giảng đạo 3000 người tin nhận
Chúa, rồi đến 5000 người v.v… Ông còn đi truyền giáo và trung thành giảng
đạo v.v…
Mat Mt 18:18 thì Chúa phán chung cùng tất cả các môn đệ chớ không riêng
một ai: “Tôi nói cùng các môn đệ rằng: Hễ điều gì các môn đệ buộc dưới đất
thì cũng sẽ bị buộc ở trên trời, và hễ điều gì các môn đệ mở dưới đất thì
cũng sẽ được mở ở trên trời”.
Trong tổ chức của Giáo hội hay trong phạm vi thuộc linh của Hội Thánh,
các tôi tớ Chúa được kêu gọi, lực chọn và giao cho trách nhiệm lãnh đạo thì
Chúa cũng ban cho họ uy quyền ngăn cấm con cái Chúa vi phạm điều răn
Chúa, hoặc làm điều nào không đẹp lòng Chúa dẫn đến sự phạm tội nặng
v.v… Hoặc các tôi tớ Chúa cũng cho phép họ làm việc tốt đẹp, đạo đức, hài
lòng Chúa, ích lợi giúp đỡ gây dựng mọi người.
Các tôi tớ Chúa có quyền dứt phép thông công, loại bỏ, đào thải kẻ phạm tội
mà không chịu ăn năn, phó họ cho Sa tan, hoặc tiếp nhận những kẻ thật lòng
trở về với Chúa, vào Nhà của Cha, vào Hội Thánh Đức Chúa Trời.
Sau khi Chúa đã phục sanh thì Ngài có phán: “Hễ các môn đệ tha tội ai thì
tội người ấy được tha, hễ các môn đệ cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”
(GiGa 20:23). Lời Chúa phán đây có nghĩa liên hệ với Lời Chúa phán đã
trích trên, là về tổ chức thì dứt phép thông công và tiếp nhận lại, tha thứ
hoặc định tội thế gian nầy. Với người còn bị định tội thì dối với Chúa còn bị
định nặng hơn; đối với Hội Thánh thì được tha thứ thì chắc chắn Chúa cũng
tha tội cho.
Uy quyền và sự linh nghiệm của lời cầu chúc của tôi tớ Chúa cũng rất hữu
hiệu. Lời giảng của tôi tớ Chúa cũng có linh nghiệm trước mặt Chúa và Giáo
hội (Hội Thánh hữu hình).
Hãy nghe lời Chúa Giê-xu truyền cho môn đệ Ngài khi Ngài sai phái họ ra
đi: “Nhưng khi các môn đệ sẽ vào nhà người ta thì hãy tỏ lời chào thăm. Nếu
nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các môn đệ đáp đậu trên nhà ấy. Nhưng
nếu không xứng đáng thì sự bình an của các môn đệ quay trở về mình vậy”
(Mat Mt 10:12). “Họ bền chí trong sự dạy dỗ của các sứ đồ trong sự tương
thông và sự bẻ bánh, cùng các sự cầu nguyện” (Cong Cv 2:42).
Lời chúc bình an, lời chào thăm, lời giảng dạy có uy quyền, có Thánh Linh
đều có linh nghiệm trên các con cái Chúa. Như thế các người hầu việc Chúa,
các tôi tớ Chúa nhờ cậy nhờ ơn Chúa trong khi đứng lên rao giảng Lời Chúa
cũng như khi buộc tội, tha tội cho Cơ-đốc nhân bị tố cáo. Đức Chúa Trời Ba
Ngôi đã ban cho tôi tớ được lựa chọn của Ngài uy quyền trong kỷ luật và tổ
chức và về thuộc linh của Hội Thánh.
BUỒN BÃ, BUỒN RẦU (Sự)
Trong những câu ở IICo 2Cr 7:9-11 Phao-lô có đề cập đến từ “Buồn bã” vì
tội lỗi, vì sai lầm dẫn đến sự ăn năn “Vì tôi làm buồn bã anh em bởi bức thư,
vì tôi nhận thấy bức thư ấy chỉ làm cho anh em buồn bã một thời gian thôi.
Bây giờ tôi vui mừng không phải vì anh em đã buồn bã nhưng vì anh em đã
buồn bã để ăn năn, vì anh em buồn bã theo ý Đức Chúa Trời hầu anh em
không vì chúng tôi mà thiệt gì cả vì sự buồn bã theo ý Đức Chúa Trời tạo
nên sự ăn năn, sự ăn năn đưa đến sự cứu rỗi là điều chẳng gây nên sự hối
tiếc nào; nhưng sự buồn bã của thế gian tạo nên sự chết. Vì kìa chính cái
buồn bã ấy là cái buồn bã theo ý của Đức Chúa Trời đã tạo nên trong anh em
sự ân cần, sự bào chữa mình, sự công phẫn, sự sợ hãi, sự mong mỏi, sự sốt
sắng, sự báo thù là dường nào! Trong tất cả mọi sự anh em đã tỏ mình thanh
sạch trong vấn đề ấy”. Buồn bã tức đau buồn vì tội lỗi làm Chúa không đẹp
lòng mình. Khi chúng ta nghiên cứu, phân tách vấn đề ăn năn vì hai duyên
cớ:
(1) Người ấy cảm nhận mình có tội trước mặt Đức Chúa Trời nên sợ hãi sự
hình phạt của Ngài.
(2) Người ấy biết mình phạm tội với một Đức Chúa Trời công bình và thánh
khiết.
Trong thời Trung cổ, Giáo hội dùng từ liệu sám hối, thống hối trước, sau đó
mới buồn bã mà ăn năn. Duyên cớ khiến một tội nhân ăn năn vì hậu quả của
tội lỗi không tốt đẹp gì. Thứ hai là tỏ ra thái độ của tội nhân nên vẫn còn có
lòng thương yêu Chúa, Đấng đã xả thân cứu mình. Vậy nên khi Cơ-đốc nhân
lầm lỡ vấp ngã, phạm tội với Chúa mình, đau đớn, buồn bã, xưng tội và ăn
năn thành thật với Chúa, quyết tâm lìa bỏ thì Chúa tha thứ cho.
BÙA ĐEO
Thánh Kinh có ghi chép nhân dân xưa có đeo bùa. EsIs 3:20, Gie Gr 8:17,
TrGv 10:11 đề cập đến từ “Labash” và Việt ngữ dịch là Bùa đeo.
Nhân dân Cận đông thường đeo bùa để trừ ma quỷ và bệnh tật. Hình dạng
thì nhiều làm bằng sành, sứ, đá, ngọc hoặc các thứ trái cây, vật thần, hay chỉ
là một cuộn giấy có ghi câu bùa chú. Người ta đeo nơi cổ.
Mục đích đeo bùa để ếm chú, trừ tà ma, tránh khỏi bệnh tật, khỏi bị rắn cắn
v.v… (EsIs 3:21). Đồ trang sức bằng lưỡi liềm cũng là bùa đeo (Cac Tl
8:21). Nhiều thứ bùa đeo khác được kể ra ở EsIs 3:20 và EsIs 18:23.
Người Hê-bơ-rơ chống đối phong trào đeo bùa (EsIs 3:18-23). Nhưng trong
đời Mắc-ca-bê ông đã tìm thấy binh lính ông tử trận có đeo bùa. Con rắn
bằng đồng của Mô-se về sau cũng bị hủy đi vì sợ nhân dân mê tín dị đoan
mà thờ lạy nó.
Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy những thứ bùa của nhân dân Cận
đông xưa làm ra để đeo. Chắc chúng ta không thể kể hết.
Đây là một sự mê tín dị đoan mà tin vào cục đá, vào lưỡi liềm, viên ngọc,
cây gỗ có nhiều quyền hay có thần ngự trong đó có thể trừ đuổi tà ma bảo vệ
mình được.
Một khi các con cái Chúa đã tín nhận Ngài nhận được sự sáng của Giê-xu
Krit, đứng vững trên các giáo lý đạo chánh thì không tin nhảm, đi trong sự
tối tăm nhưng hằng bước đi trong sự sáng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
CA NGỢI, KHEN NGỢI
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước đầy dẫy lời , tán tụng Đức Chúa Trời Gia-
vê (Giê-hô-va). Loài người và tất cả loài thọ tạo cần phải tán dương Đấng
Tạo hoá và cảm tạ Ngài về tất cả các ân huệ và phước hạnh Chúa đã ban cho
(Thi Tv 103:1). Thánh Kinh còn ghi chép các cuộc hiện thấy có muôn vàn
thiên binh thiên sứ chúc tụng Chúa (KhKh 5:11-12). Trong giờ phút Chúa
Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời giáng sanh ở máng cỏ, chuồng bò thì có muôn
vàn thiên binh, thiên sứ hiệp lại ca tụng Chúa (LuLc 2:13-14).
Người I-xơ-ra-ên hằng chăm ca tụng Chúa. Họ thường ca hát tôn ngợi khen
Chúa bằng các Thi thiên Hallel (Thi 113-118;). Xưa nay những người kính
sợ Chúa đều hết lòng tán tụng Chúa (Thi Tv 135:1-2, 69:34, 150:6).
Tôi con Chúa chẳng những ca ngợi Chúa bằng lời mà còn bằng các thứ nhạc
khí nữa (Thi Tv 150:3-5, 104:33). Họ dâng của lễ (LeLv 7:13), lời làm
chứng (Thi Tv 66:16) và bằng lời cầu nguyện (CoCl 1:3).
Tôi con Chúa có thể chúc tụng, tán dương Chúa giữa Hội chúng (Thi Tv
96:3) tại tư gia, cách riêng tư, được cảm xúc cả trong ngoại tâm và ngoại
hình nữa (Thi Tv 4:7, 96:3).
Các tôi con Chúa ca ngợi, cảm tạ Chúa về ơn cứu chuộc (Thi Tv 40:10) về
các phép lạ và công việc lạ lùng của Ngài (KhKh 15:3-4). Chúng ta ngợi
khen, ca tụng Chúa về các mỹ đức, sự oai nghi vinh quang Ngài (Thi Tv
104:1) và về đức thánh khiết Ngài nữa (EsIs 6:3). Các sứ đồ, đặc biệt thánh
Phao-lô có lần đã nói rõ là ông tìm kiếm sự ngợi khen Chúa hơn là sự ngợi
khen loài người (ITe1Tx 2:6) Tôi con Chúa ca ngợi, tán tụng Chúa qua sự
hầu việc của mình và qua sinh hoạt của mình nữa (Phi Pl 4:8). Khi chúng ta
tôn ngợi Chúa tức tôn vinh Ngài vậy (Thi Tv 50:24). Mỗi khi lòng dạ chúng
ta suy gẫm và ôn lại các ơn phước quyền năng, phép lạ và tất cả các ơn chăm
sóc, quan phòng của Ngài đối với chúng ta thì không thể ngậm miệng mà
không ca hát, cảm tạ Chúa được.
Mỗi tôi con Chúa hãy hằng biết cảm tạ và ca tụng Đức Chúa Trời Ba Ngôi
mãi mãi (Thi Tv 77:11-14 v.v…).
CAN ĐẢM (Sự)
Theo sách “Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn” thì can đảm là một trong bốn
đức hạnh (xem sách nầy trong bộ Thứ kinh)…
Trong Tân ước từ “Tharsos” can đảm được dùng một lần ở Cong Cv 28:15.
Tuy nhiên có nhiều câu ám chỉ nhờ đức tin hoặc nương cậy Chúa mà được
can đảm như: Thi Tv 56:3, Mat Mt 8:26, ICo1Cr 16:9. Cứu Chúa Giê - xu
Krit cũng đã dùng động từ Tharsèo thể mệnh lệnh “Hãy can đảm lên” để
khuyến khích môn đệ Ngài, như Tharsei, Tharseite. Ở Mat Mt 9:2, 14:27,
GiGa 16:33.
Thánh Kinh Cựu ước có đề cập từ can đảm khá nhiều như: PhuDnl 31:7,
Gios Gs 1:14, 2:11, IISa 2Sm 10:2, Dan Ds 11:25, ISa1Sm 17:32, IIVua 2V
5:1.
Can đảm khác với sự hèn nhát, sợ hãi, Can đảm là đức tánh phát xuất từ tâm
thần mạnh bạo, hùng mạnh.
Đức tánh can đảm cũng có ý nghĩa liên hệ với luân lý đạo đức. Những kẻ
yêu mến Chúa, yêu người và biết tin cậy nơi sự phò trợ giữ gìn của Chúa
được can đảm (EsIs 41:13-14, Gie Gr 1:8, Exe Ed 2:6).
Gương can đảm từ Thánh Kinh cũng khá nhiều. Lịch sử Giáo hội từ thế kỷ
thứ I đến nay cũng ghi lại nhiều nam nữ thánh đồ can đảm tử đạo làm rạng
danh Chúa.
CAI TRỊ (Người cai trị)
Cựu ước dùng 12 từ mà Việt ngữ dịch là từ cai trị hay người cai trị. Nhưng
phần nhiều là từ “Màsal”. Ví dụ “Giô - xép là người cai trị của cả Ai Cập”
(SaSt 45:8). Vua Đa-vít cai trị (IISu 2Sb 7:18). Sự cai trị của Đức Chúa Trời
trên Gia-cốp (Thi Tv 59:13). Một trong các danh hiệu của Đấng Mê-xi-a;
Ngài là Đấng cai trị. (MiMk 5:2). Trong Cựu ước còn có nhiều chỗ khác có
dùng từ cai trị.
Trong Tân ước thì có từ “Archòn” động từ “Archò” được dịch ra Việt ngữ:
Cai trị. KhKh 1:5 xác nhận Đấng Krit là Đấng Cai trị (cầm quyền) các vua
chúa trên quả đất nầy. Người Do-thái trông mong Đấng Mê-xi-a hiện ra để
cai trị. Chúa Giê-xu chỉ dùng một lần động từ nầy nhưng ý tưởng động từ
nầy được bày tỏ ra nhiều lần ở RoRm 14:9, CoCl 1:18. Thánh Kinh dùng từ
nói về những vị có uy quyền “cai trị” về địa hạt thuộc linh hay thế tục. Các
vị quản lý Nhà Họp của người Do-thái cũng được gọi là người cai trị (LuLc
8:41). Những thành viên của Quốc hội (Toà án) Do-thái cũng được gọi là
nhà cai trị (GiGa 3:1). Satan cũng được miêu tả là “vua của các quỷ” tức vua
cai trị các quỷ Mac Mc 3:22). Chúa Giê-xu gọi Sa-tan là kẻ cai trị, cầm
quyền thế gian nầy (GiGa 12:31). Thánh Phao-lô nói ở Ê-phe-sô rằng “Anh
em đã quen sinh hoạt theo con đường của thế gian nầy và theo vị chủ trị uy
quyền ở không trung …”.
Tóm lại, cai trị, kẻ cai trị có thể hiểu chủ trị, cầm quyền, thống trị v.v…
CÀNH, NHÁNH
Các học giả Hi bá lai và Hy-lạp văn cho phép ta biết có ít nhứt 20 từ Hi bá
lai và Hy văn nói đến Cành, Nhánh, Chồi nụ, lộc của cây v.v… Muốn giải
nghĩa các từ nầy cho chính xác nhà giải kinh phải căn cứ theo bản văn,
thượng hạ khúc văn và cũng phải theo các loại cây nữa như cây nho, cây ô-
liu, hay các thứ cây cỏ khác. Thường thường trong một khúc hay đoạn
Thánh Kinh nào dùng từ cây nói bóng về I-xơ-ra-ên như: Thi Tv 80:11, Exe
Ed 17:6, NaNk 2:2, GiGa 15:1 thì nói I-xơ-ra-ên là một cây nho;, Exe Ed
17:23 thì nói bóng I-xơ-ra-ên là một cây bách;, OsHs 14:6 thì nói I-xơ-ra-ên
là một cây ô-liu v.v… RoRm 11:16.
Nhưng cành, nhánh thì cũng được dùng theo nghĩa đen trong Thánh Kinh.
Các cành, các nhánh cây được chặt đem về dùng trong Lễ Lều tạm (LeLv
23:40, NeNe 8:15). Họ cũng cầm, cành, nhánh, là giơ cao lên và hô to: Hô-
sa-na! (Thi Tv 118:27).
Trong Tân ước có chép buổi hoan hô Chúa Giê-xu khi Ngài cỡi lừa ngự vào
trong thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn làm ứng nghiệm lời tiên tri. (Mat
Mt 21:8,9, 11:8-10, GiGa 12:13).
Cành, nhánh cũng được dùng theo nghĩa bóng trong Thánh Kinh chỉ về chồi
mống, cành, nhánh tức một hậu tự của hoàng gia Đa-vít (EsIs 1:1, DaDn
11:7). EsIs 11:1 nói về một chồi mống từ gốc sót lại đâm ra, thuộc về dòng
giống Gie-sê.
Quân A-xi-ri đã ào ào tấn công I-xơ-ra-ên trong đời A-cha và Ê-xê-chai
khiến cho nhà Đa-vít suy sụp không đứng dậy nổi. Dầu vậy, nhân dân vẫn
giữ niềm hy vọng nơi Nhánh, nơi Chồi của Cây I-xơ-ra-ên là Đấng Mê-xi-a
sẽ xuất hiện để cứu đất nước họ. Đấng Mê-xi-a khi xuất hiện chỉ là một Con
trẻ, một Nhánh, cành như EsIs 7:14, 8:8, 10:8 có nói và mang 5 tước hiệu
như có chép ở EsIs 9:6 và sẽ ngồi trên ngai Đa-vít (EsIs 9:7). Ê-xê-chi-a
không phải là Mê-xi-a được dự ngôn. Vì khi Chúa đề cập đến Chồi, Mống,
Cành, Nhánh hình bóng về Mê-xi-a từ nhà Đa-vít thì Ê-xê-chi-a đã lớn lên
rồi và sắp thay thế A-cha lên ngôi. Như vậy Đấng Mê-xi-a nầy đúng như
Ma-thi-ơ đã trích dẫn (Mat Mt 2:23).
Thánh Kinh cũng đề cập đến cái Chồi hay Lộc lớn lên và được chép ở EsIs
4:2, Gie Gr 23:5, 33:15, XaDr 3:8, 6:12. Dẫu EsIs 4:2 chỉ nói cách chung
chung nhưng cái chồi Gie Gr 23:5 thì nói rất đặc biệt. Một Nhánh, Cành
công bình từ nhà Đa-vít sẽ cai trị và thịnh vượng (EsIs 52:13). Danh Ngài là
Chúa công bình của chúng ta.
Gie Gr 33:15 cũng được dịch: “và nầy là danh họ sẽ xưng tụng Ngài là Chúa
của sự công bình chúng ta”.
Có người lầm tưởng Giô-sua là Đấng Mê-xi-a (XaDr 3:8, 6:12) là Thầy
thượng tế. Nhưng Giô-sua không phải thuộc dòng dõi Đa-vít và Cành,
Nhánh hay Chồi từ Đa-vít mà ra. Lời dự ngôn không nói về một Mê - xi-a
vừa là Vua vừa là Thầy thượng tế (Thi Tv 110:1).
Chúng ta cũng hãy chú ý đến Lời Chúa tự xưng ở GiGa 15:1-17 Ngài là Gốc
Nho, Cơ-đốc nhân là Nhánh, là cành phải dính liền Gốc. Nhánh, cành phải ở
trong Ngài. RoRm 11:16-24 nói về nhánh, cành bị lìa khỏi gốc. RoRm 11:26
nói đến Đấng Cứu chuộc là Mê-xi-a từ Xi-ôn.
CẮT BÌ (Sự)
Người Do-thái (I-xơ-ra-ên) và một số dân tộc khác trên thế giới có luật lệ
hay thói quen cắt da qui đầu dương bì của nam hài nhi. Người Do-thái cắt bì
có một ý nghĩa đặc biệt, vì đây là dấu giao ước của Đức Chúa Trời truyền
cùng Áp-ra-ham xưa (SaSt 17:11). Áp-ra-ham được Gia-vê Đức Chúa Trời
kêu gọi, lựa chọn và đại dụng làm tổ phụ một dân tộc thầy tư tế cho Ngài và
Ngài lập giao ước với ông cùng dòng dõi ông. Giao ước nầy có một đặc
trưng như thế. Dầøu đây là một dấu hiệu bên ngoài của một giao ước nhưng
có bao gồm cả những ý nghĩa luân lý, đạo đức và thuộc linh của một chân lý.
Một giáo nghi bên ngoài dân sự Chúa phải nghiêm chỉnh thực thi (SaSt
17:12, XuXh 4:24, Gios Gs 5:2) nhưng cũng có linh hiệu bên trong tâm hồn.
Cũng như Cơ-đốc nhân ngày nay chịu lễ báp têm bằng nước chỉ đụng chạm
bên ngoài thân thể con người, nhưng Thánh Linh dùng quyền năng Ngài
đụng chạm đến tâm linh đương sự (PhuDnl 10:16, 30:6).
Thánh Kinh có nói đến những kẻ không chịu cắt bì, kẻ bất khiết, kẻ ô uế
không được vào “Thành Thánh” (EsIs 52:1, Exe Ed 44:7,9). Những kẻ nầy
phải hạ mình ăn năn trước khi được Chúa phục hồi giao ước lại với họ
(LeLv 26:41).
Tân ước cũng đề cập nhiều lần về sự cắt bì nhưng với ý nghĩa thuộc linh. Cắt
bì là một dấu hiệu của sự công bình bởi đức tin (RoRm 4:110) nhưng đã mất
ý nghĩa nó rồi vì Đấng Krit đã giáng sanh và chịu chết thế tội nhân. Những
kẻ tin nhận Ngài thì được xưng công bình dầu không chịu lễ cắt bì (GaGl
5:6). vả lại Thánh Kinh cũng không bắt buộc Cơ-đốc nhân phải chịu cắt bì
(Cong Cv 15:3-21, GaGl 2:3).
Chúa Giê-xu Krit, Con Đức Chúa Trời Gia-vê đã giáng sanh, chịu chết, phục
sanh sau ba ngày đêm bị chôn trong mồ mả; Ngài đã làm trọn luật pháp
Chúa, nên hiện nay cả người Do-thái lẫn Cơ-đốc nhân chỉ chịu cắt bì trong
Đấng Krit (Phi Pl 3:3), tức là lột bỏ thân thể xác thịt (CoCl 2:11).
CẤM LỆNH
Cấm lệnh của La-mã Giáo hội có uy quyền cất chức, ngưng chức một chức
vị, không được thi hành các thánh lễ hoặc một xứ một địa phận. Trong thế
kỷ thứ XI và XIII dưới đời trị vì của các giáo hoàng Hildebrand và Giáo
hoàng Innocent III thì đã cho xử dụng các cấm lệnh của chuyên chế. Trong
thời Trung cổ, các tín hữu đều kinh hoàng, phập phồng lo sợ nếu bị cấm lệnh
v.v… thì bị khai trừ khỏi ân điển Chúa. Các hôn lễ của họ sẽ không được
chúc phước và dự lễ tiệc thánh hay báp-têm cũng không được phước nào cả.
Kẻ bị cấm lệnh kể như chết thuộc linh rồi. Một địa phận hay một người bị
cấm lệnh vì đã vi phạm đến giáo hoàng. Anh quốc bị cấm lệnh của Giáo
hoàng năm 1208 và Pháp quốc bị cấm lệnh năm 1200.
CÂU ĐỐ
1. Cựu ước có ghi câu chuyện Sam-sôn dùng câu đố để đố các bạn hữu đến
dự tiệc cưới của ông ta (Cac Tl 14:12 - 19). Khi bà nữ vương Sê-ba đến chầu
vua Sa-lô-môn thì bà đãõ dùng nhiều câu đố hoặc sự khôn ngoan bí ẩn để
hỏi vua, và vua Sa-lô-môn đã giải tỏa tất cả nên bà rất khâm phục (IVua 1V
10:1).
Sách Exe Ed 17:2 Nhà Tiên tri có nói đến câu chuyện hai con chim phụng
hoàng như một câu đố. Thi Tv 49:4 nói lên sự bối rối lo lắng thuộc các vấn
đề đạo đức luân lý và Đức Chúa Trời sẽ báo thù kẻ ác sau khi họ qua đời
(câu 15).
Tiên tri Đa-ni-ên nói tiên tri rằng Antiochus IV sẽ bị trừng trị nặng (DaDn
8:23) và đây cũng giống như một câu đố cần được giải bày.
Thi Tv 78:2 dự ngôn về Mê-xi-a tức Đấng Krit. Đấng chịu xức dầu sẽ luôn
luôn giảng dạy bằng ví dụ và câu đố (Mat Mt 13:35)
2. Như vậy chúng ta có thể nói câu đố là một lời nói tóm tắt, kín đáo dùng để
thử nghiệm sự khôn ngoan và thông minh, tài giải đáp của chúng ta.
Thánh Kinh Tân ước ở Khải thị cũng có chép một câu đố rất khó giải nghĩa.
Từ thế kỷ I đến nay các nhà giải kinh đã thử giải đáp nhưng chưa ai đáp
trúng. Xin đọc sách KhKh 13:1-10 và tìm đọc thêm quyển Lai thế học,
quyển III (Bộ Hệ thống Thần học). KhKh 13:18 đã nói đến con số 666; và
cho đến nay người ta chỉ đoán chắc là tên một người nào đó thôi.
Câu đố nầy thuộc phạm vi sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, chúng ta
không đủ khôn ngoan, thông minh để giải nghĩa.
CẦU KHẨN (Kêu cầu, Khẩn cầu)
Tín giáo của bất luận tôn giáo nào đều khẩn cầu (kêu cầu) với giáo chủ hay
vị thần mình thờ lạy. Trong các cuộc thờ phượng hay giáo lễ Cơ-đốc giáo thì
đều được bắt đầu bằng sự khẩn cầu (kêu cầu) Đức Chúa Trời để xin Chúa
hiện diện, ban phước, cai trị và hướng dẫn buổi lễ.
Trong buổi lễ tiệc thánh, sự cầu nguyện hay kêu cầu, khẩn cầu có ý nghĩa
khác nhau giữa các Giáo hội. Có Giáo hội tin theo Biến thể thuyết thì tín
nhận sau lời khẩn cầu, cầu nguyện thì Thánh Linh thi hành quyền năng trong
vấn đề Biến thể ấy. Nhưng các hệ phái của Cải chánh giáo không tín nhận
như thế vì họ không tin nhận Biến thể thuyết.
Về vấn đề cầu khẩn (kêu cầu, khẩn cầu) hoặc cầu nguyện các thánh đã được
lan tràn khắp nơi trong các thế kỷ đầu tiên thì đã bị Giáo hội nghị thứ 7 năm
787 SC và Giáo hội nghị Trent (1545-1564) bãi bỏ. Anh quốc Giáo hội từ
chối giáo lý nầy như đã đề xuất ở giáo lý thứ 22 của Bản Tín lý vậy.
Những Giáo hội dạy về Ngục luyện tội, thờ lạy, tôn kính các ảnh tượng, các
thánh tích, và khẩn cầu với các thánh là những giáo lý do Giáo hội đặt ra.
Chúa Trời không hề truyền dạy trong Thánh Kinh.
CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT
Thánh Kinh Cựu Tân ước không có câu nào đề cập đến lễ cầu nguyện cho
người chết hoặc lễ cầu hồn cả.
Sách IIMcb 12:43-45 có chép: “Thế rồi sau khi ông đã quyên góp từng
người một được một số tiền là hai trăm Drắc-ma bạc thì ông gởi về Giê-ru-
sa-lem để dâng một của lễ chuộc tội, ông làm điều nầy rất tốt đẹp và cao
quý, vì trong khi ông làm như thế thì ông nghĩ đến sự phục sanh.
Vì nếu ông không trông mong những người bị giết kia sẽ sống lại thì cầu
nguyện cho kẻ chết là việc thừa và vớ vẫn nữa.
Nhưng khi ông làm điều nầy để tưởng niệm và nhớ ơn những người đã chết
trong sự tin kính, thì quả hẳn ông đã có ý nghĩ thánh sạch và đạo đức nữa.
Bởi vậy ông đã xin dâng một của lễ chuộc tội cho những kẻ đã chết, hầu họ
được giải thoát khỏi tội lỗi mình” (sách Thứ kinh do Mục sư Phạm Xuân Tín
dịch). Do-thái giáo chánh thống không chấp nhận giáo lý cầu nguyện cho
người chết. Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời đã khẳng định rằng Cơ-
đốc nhân chơn thật của Chúa sau khi qua đời linh hồn liền được “đi về ở với
Krit” (IICo 2Cr 5:6,8, Phi Pl 3:23). Chính Chúa Giê-xu đã hứa với tên cướp
bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài rằng: “Hôm nay, anh sẽ ở với Tôi
trong Parađi” (LuLc 23:43). Thánh Kinh minh định đời sống con người kết
cuộc khi qua đời chỉ trong đời nầy thôi, vì sau khi chết thì linh hồn được ở
một chỗ nhứt định là thiên đàng phước hạnh hay địa ngục trầm luân (LuLc
16:19-31). Và khi Chúa tái lâm thân thể họ sẽ sống lại và ứng hầu trước toà
án để bị xét đoán. Cho nên cầu nguyện cho kẻ chết không phải là giáo lý của
Thánh Kinh hay của Chúa phán bảo đâu. Các giáo phụ sứ đồ hoặc các giáo
phụ Hội Thánh đều không dạy giáo lý nầy, và cũng không thực thi lễ nầy.
Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ hai, ảnh hưởng của bái vật giáo phương đông nên
Giáo hội đã đi sai lạc. Giáo hội đã áp dụng những lễ lược do sự mê tín dị
đoan bày vẽ ra như bùa xá tội, ngục luyện tội và cầu nguyện cho người chết.
Cứ như thế mà Giáo hội thêm vào nhiều lễ khác khiến đạo Chúa bị pha trộn
như thờ lạy thánh tượng, lễ Mi-sa v.v…
Kịp vào thế kỷ thứ 16, cuộc Cải chánh bùng nổ đưa Hội Thánh trở về nguồn
là bản chất chân chánh thánh khiết, và hằng tuân theo sự dạy dỗ của Thánh
Kinh.
Hội Thánh Tin Lành không có lễ cầu hồn hoặc lễ cầu nguyện cho người
chết.
CẦU VỒNG, CÁI MỐNG
Sáng thế ký đoạn 9 có thuật sau cơn Hồng thuỷ, Chúa lập ước với Nô-ê và
dòng dõi ông bằng dấu hiệu huỷ Cầu vồng, Chúa hứa không phá hủy qủa đất
nữa.
Người ta thấy cầu vồng cong như một cái cung, nên gọi cầu vồng là cái cung
của Đức Chúa Trời, còn các chớp nhoáng là các mũi tên của Ngài (HaKb
3:3-11). Cũng trong ISa1Sm 18:3 đã dùng cung làm dấu hiệu của giao ước.
Exe Ed 1:28, KhKh 4:3 có ghi chép các mống (cầu vồng) lại hiện ra để nhắc
nhở lại sự thương xót của Đức Chúa Trời.
CẦU THAY
Thánh Kinh ghi lại nhiều gương thánh đồ cầu thay. Áp-ra-ham cầu thay cho
Lót. Thánh Phao-lô cầu thay cho các Hội Thánh và thánh đồ. Ngoài ra ông
còn khuyên tôi con Chúa hãy hết lòng cầu thay ITi1Tm 2:1). Cứu Chúa đang
ngồi bên hữu Đức Chúa Trời mà cầu thay đêm ngày cho Hội Thánh Chúa và
cho thế gian nầy.
Cầu thay dịch từ Hy bá lai văn “Pàga” có nghĩa “tìm thấy một điều gì đột
ngột bất ngờ”. Lần lần về sau lại có một ý nghĩa tốt là “xông vào ai với lời
cầu xin”.
Trong sách Các Tiên tri có ghi lại khá nhiều trường hợp các tôi tớ Chúa cầu
thay rất linh nghiệm. Dầu các tiên tri là những phát ngôn viên của Chúa thôi,
họ cũng để nhiều thì giờ cầu thay.
Sách Tiên tri Ê-sai đoạn 6, 25, 26, 37 v.v… lưu lại gương cầu nguyện,cầu
thay bền bỉ.
Sách Tiên tri Giê-rê-mi cũng không hiếm lời cầu thay (Gie Gr 10:23, 14:7).
Ê-xê cũng là một tiên tri cầu thay (Gie Gr 9:8, 11:13).
Đa-ni-ên đã không sợ chết, liều mình cầu thay (DaDn 9:16-19). Gio Ge 2:7
có nói đến chức vụ cầu thay của thầy tư tế (Gio Ge 2:17). Áp-ra-ham cầu
thay cho Xô-đôm và Lót (SaSt 18:23-33). Mô-se cầu thay cho dân I-xơ-ra-ên
(XuXh 32:31,32). Sa-mu-ên cầu thay cho Sau-lơ cả đêm (ISa1Sm 15:11).
Tân ước đã dùng từ cầu thay “entygchanò” 5 lần như ở Cong Cv 25:24,
RoRm 8:27,34, 11:2, HeDt 7:25.
ITi1Tm 2:1 có từ “enteuxis” được dịch là sự cầu thay. ITi1Tm 4:5 cũng nói
nhờ lời cầu thay hay cầu nguyện thánh hoá thức ăn.
Theo lời Phao-lô khuyến giục thì ý nghĩa cầu thay không phải chỉ cảm tạ,
ngợi khen hoặc kèm theo lời cầu xin mà thôi, bèn có tấm lòng quan tâm đến
người khác mà đứng giữa người và Đức Chúa Trời mà khẩn cầu thay thế họ.
Chúng ta có thể nói cầu thay cũng là một hành động thực thi vì những người
khác. Cứu Chúa Giê-xu còn khuyến giục tôi con Chúa cầu thay cho những
kẻ bắt bớ, khinh dễ, ghen ghét mình nữa (Mat Mt 5:44). Chúa đã nói với
Phi-e-rơ rằng: “Nhưng tôi đã cầu nguyện (thay) cho người hầu đức tin người
đứng vững” (LuLc 22:32). Giăng đoạn 17 ghi lại bức tranh về Thượng tế cầu
thay cho Hội Thánh và nhân loại. Hội Thánh đầu tiên hằng chăm lo cầu
nguyện, đặc biệt cho Phi-e-rơ (Cong Cv 12:5-12), cho Ba-na-ba và cho Sau -
lơ. Trong thời gian ân điển nầy thì Thánh Linh đang cầu thay cho chúng ta
(RoRm 8:26). Chúa Giê-xu Krit đã đang treo gương cầu thay (HeDt 9:24)
Vậy Hội Thánh Chúa, cá nhân tín đồ và gia đình Cơ-đốc nhân hãy biệt riêng
nhiều thì giờ cầu nguyện và cầu thay cho nhau. Chắc chắn Chúa sẽ nhậm lời
và đổ nhiều ơn lành xuống.
CHÂN THÀNH, KHÔNG GIẢ DỐI
Từ Hy văn “Anupokritos” dịch ra Việt ngữ là “Không giả dối” hoặc “không
giả hình”; còn Eilikrineias được dịch là “chân thành”, “trong sạch”.
Chúng ta được từ Anuprokritos ở RoRm 12:9 “Tình thương yêu phải không
giả dối, gớm ghét sự độc ác, khắng khít với sự lành”. IICo 2Cr 6:6 “Trong
sự trong sạch, tri thức, nhẫn nại, nhã nhặn, trong Thánh Linh và tình thương
yêu không giả dối”. Xin xem thêm ITi1Tm 1:5, IITi 2Tm 1:5, Gia Gc 3:17,
IPhi 1Pr 1:22.
Còn từ Eilikritneias thì ở ICo1Cr 5:8, IICo 2Cr 1:12, 2:17, Phi Pl 1:10, IIPhi
2Pr 3:1 có chép và được dịch bằng Việt ngữ là chân thành (có thể dịch thành
thật)
“Vậy nên chúng ta hãy giữ lễ không có men cũ, cũng không có men hiểm
độc và độc ác, nhưng chỉ có bánh không men của sự chân thành và lẽ thật”
ICo1Cr 5:8). Xin đọc thêm các câu trên. Còn một từ khác là “Adolos” ở IPhi
1Pr 2:2 được dịch: Trong sạch (tinh khiết). Từ Gnesios ở Phi Pl 2:20 được
dịch là: thành thật.
Từ Haplote ở (Eph Ep 6:5 và CoCl 3:22 được dịch là chân thành.
CHẤP NHẬN (Sự)
Cựu ước cũng như Tân ước có đề cập đến từ “Sự chấp nhận” hay “Chấp
nhận”. Ý nghĩa danh từ hay động từ nầy có ý nghĩa: Đức Chúa Trời đẹp lòng
ban ân huệ cho loài người mà chấp nhận của lễ hoặc lời cầu xin của họ.
Trong Cựu ước thì danh từ nầy có liên quan đến nghi thức, nghi lễ (LeLv
20:20), nhưng cũng có khi liên hệ đến luân lý đạo đức nữa (ChCn 21:3).
Cũng có những trường hợp nhấn mạnh trong các sách tiên tri (EsIs 1:12-15,
Gie Gr 6:20, MiMk 5:21-24). Trong Tân ước thì Đức Chúa Trời chấp nhận
hay sự chấp nhận đều được đặt trên cơ sở công cuộc cứu chuộc của Đấng
Krit (Eph Ep 1:6, IPhi 1Pr 2:5). Trong Tân ước thì Đức Chúa Trời chấp nhận
loài người, tha thứ loài người hoặc nhậm của lễ, sự dâng hiến của họ không
phải vì họ đạo đức, tốt đẹp, hiền lành gì đâu, bèn do hồng ân của Ngài thôi.
Thánh Kinh khẳng định rằng chỉ nhờ đức tin, bởi đức tin trong Chúa mà
Chúa chấp nhận, vậy (HeDt 11:1 đến hết)”
Tuy nhiên chớ hiểu lầm Đức Chúa Trời bởi ân điển Ngài, bởi sự khoan hồng
của Ngài mà chấp nhận loài người do đức tin của họ, rồi cứ sống một đời
sống bê tha tội lỗi được đâu.
Người Cơ-đốc được tái sanh, đổi mới, được khuyên giục sống một đời sống
đẹp lòng Đức Chúa Trời, công bình, thánh khiết. Phao-lô cảm thúc bởi
Thánh Linh khuyên: “Hãy dâng thân thể sống và thánh cho Chúa” (RoRm
12:1).
Một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời như Cứu Chúa thì phải liên tục hiệp
với Ngài (Mat Mt 3:17, GiGa 15:1-6). Người như thế sẽ cẩn thận không gây
vấp phạm cho ai (La 14-18;), săn sóc kẻ mồ côi, thăm viếng kẻ góa bụa (quả
phụ), ITi1Tm 5:4), nhẫn nại chịu đựng (IPhi 1Pr 2:20). Người sống một đời
sống đạo đức, hài lòng Chúa.
CHẤP SỰ
Theo bài luận về “Thánh chức Chấp sự” thì đã giải bày tường tận rồi. Phi Pl
1:1 đề cập đến chức chấp sự, kẻ hầu bàn, người đầy tớ. Ở Công vụ đoạn 6 ký
thuật Hội Thánh các sứ đồ đã công cử bảy vị chấp sự.
Trong trường hợp cấp thiết mà chức vụ nầy được cử ra. Nhưng suốt qua các
giai đoạn của Giáo hội Cơ-đốc, các vị chấp sự đã trung tín thi hành thánh
chức và tuận đạo cách anh dũng chứng minh thánh chức nầy từ Đức Chúa
Trời và đẹp ý Ngài.
Thánh Phao-lô đã nói lên các điều kiện, tư cách, tác phong của các vị chấp
sự khá rõ ràng ở ITi1Tm 3:18, 23). Thánh Phao-lô có giải luận về bản tánh,
đức tin, và sự sinh hoạt v.v… của vị chấp sự, nhưng không thấy đề cập đến
vấn đề dạy đạo của vị chấp sự. Như vậy, lúc ban đầu trong thế kỷ thứ I, Giáo
hội Cơ-đốc công cử các chấp sự lên để phụ giúp các đầy tớ Chúa trong vấn
đề hành chánh, điều hành Hội Thánh và quản lý tài chánh mà thôi.
Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam có công cử chức chấp sự. Tuy nhiên chưa
có lớp tập huấn hay huấn luyện dài hạn cho chức vụ nầy, vì vậy một số tân
chấp sự còn lỏng lẻo trong thánh chức cao quý Chúa giao cho.
CHÉN
Từ nầy được Thánh Kinh xử dụng theo phong tục xứ Palestine xưa: Uống
nước họ dùng chén - và Thánh Kinh dùng từ nầy có 3 ý nghĩa như sau:
1. Theo nghĩa đen (Mat Mt 10:42, Mac Mc 9:41) rửa bề ngoài chén (Mat Mt
23:25, LuLc 11:39, Mac Mc 7:4)
2. Chén được dùng theo nghĩa đen dung tích (dung lượng) của chén lại được
dùng theo nghĩa bóng, nghĩa thuộc linh.
Ấy là trong lễ tiệc thánh mà Hội Thánh Cơ-đốc hằng để kỷ niệm (nhớ đến)
sự chết của Chúa thì Bánh và Chén của Chúa trở nên linh nghiệm cho kẻ tin
có đức tin. Đây là sự mầu nhiệm của đức tin mà Bánh nên thịt Ngài, Rượu
hay Nước Nho nên Huyết Ngài. Như Chúa đã phán ở GiGa 6:53,54 (ICo1Cr
10:16,21, 11:26,27,28).
3. Chén còn có nghĩa hình bóng về sự chết và sự thương khó, sự đau đớn của
Đấng Krit mang chịu (Mat Mt 20:22, Mac Mc 10:38, Mat Mt 26:39, Mac
Mc 14:36, LuLc 22:2, GiGa 18:11).
Chén cũng miêu tả sự chết bất đắc kỳ tử, một sự tuận đạo mà Giăng và Gia-
cơ phải chịu (Mat Mt 20:23, Mac Mc 10:39).
Chén được dùng chỉ về cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời xối đổ trên nhân
loại tội ác (KhKh 14:10, 16:19).
CHERUB, CHERUBIM
Thiên sứ Cherubim đứng hàng đầu trong chín (hoặc bảy) vị thiên sứ trưởng.
Hy bá lai văn: Kerub và các dịch giả đã dịch Cherub hay đa số Cherubim.
Sau khi tổ phụ loài người phạm tội, Đức Chúa Trời trục xuất họ ra khỏi
vườn Ê-đen thì Ngài chỉ định thiên sứ Cherubim canh giữ đường vào vườn
nầy (SaSt 3:24).
Theo Thánh Kinh Cựu ước thì các thiên sứ Cherubim là những vị túc trực
phục vụ Gia-vê Đức Chúa Trời. Họ canh giữ hầu không có gì làm xúc phạm
và phàm tục đến sự hiện diện thánh Chúa Ba Ngôi (SaSt 3:24, Exe Ed 28:14
v.v…). Tại Đền Thờ nguy nga tráng lệ do Sa-lô-môn dựng lên, Nơi Chí
Thánh có Hộp Giao ước có hai thiên sứ Cherubim sẻ cánh phủ che Hộp Giao
ước (XuXh 25:17-22). ISa1Sm 4:4, Thi Tv 80:1 diễn tả sự uy nghi, vinh
quang đáng sợ là Gia-vê ngự trên Ngai giữa hai Cherubim. EsIs 6:1 đến hết:
thì diễn tả Chúa Gia-vê ngồi trên ngôi cao sang giữa muôn vàn thiên sứ
Seraphim tung hô.
Tiên tri Ê-xê-chi-ên thì căn cứ theo dị tượng đã thấy mà diễn tả hình dạng
các vị thiên sứ theo hình bóng (Exe Ed 1:10HYPERLINK
"bib:Exe_9_3"9:3, 10:15-22). Các sự trang trí trong Đền Thờ bằng hình thức
các thiên sứ Cherubim, Seraphim không có mục đích làm cho kẻ thờ phượng
kính sợ mà giúp cho họ hiểu biết sự vinh quang, uy nghi của Gia-vê và cũng
giúp họ nhận thức đây không phải thần bí thuyết. Các nhà giải kinh và khảo
cổ học cũng tin tưởng rằng ảnh hưởng tôn giáo của dân tộc Aseiri có thể đã
thâm nhập nhiều ít trên cuộc thờ phượng của người Do-thái.
Cơ-đốc nhân từ xưa nay tin có thiên sứ và như Chúa Giê-xu và các sứ đồ đã
dạy thì thiên sứ là những vị thuộc linh Đức Chúa Trời dùng để hầu hạ Chúa
và cũng giúp đỡ tôi con Ngài nữa. (Eph Ep 1:21 và CoCl 1:16 có đưa ra một
bảng danh sách các vị thuộc linh ấy không nêu rõ tên và thứ hạng họ.
CHẾ ĐỘ ĐA THÊ (Nhiều vợ)
Trong thời đại xa xưa, khi phái nữ xem là còn sống trong trình độ thấp kém
nên có chế độ đa thê. Xưa Hồi giáo cho phép người đàn ông cưới bốn vợ.
Nhưng hiện luật pháp các nước Hồi giáo đã bãi bỏ lệ ấy và chỉ cho phép
người đàn ông cưới một vợ thôi. Theo lời Thánh Kinh dạy thì chỉ một vợ
một ï chồng (SaSt 2:18,24) Chúa Giê-xu dạy rõ người nam chỉ nên cưới một
vợ (Mat Mt 19:4-6). Thánh Kinh không trực tiếp lên án chế độ đa thê, nhưng
đã ghi chép lại các nỗi đau buồn, những hành động xấu xa gây nên bởi chế
độ đa thê. các gia đình đa thê như Gia-cốp, Đa-vít, đặc biệt gia đình Sa-lô-
môn gây nên lắm tội lỗi nặng nề xấu xa làm xấu danh Chúa (SaSt 35:22,
37:18-28, IISa 2Sm 13:1-29, 15:1, IVua 1V 11:1-12). Trường hợp Áp - ra-
ham thì không thể lên án ông đã theo chế độ đa thê được. Sở dĩ ông lấy bà
A-ga là theo lời yêu cầu của bà Xa-ra, vì có mục đích thừa hưởng lời hứa
của Chúa (SaSt 16:11-3). Hai ông bà có lỗi thiếu nhẫn nại chờ đợi cho đến
khi lời hứa được thành tựu đúng kỳ. Phao-lô cảm thúc bởi Thánh Linh có đề
cập đến vấn đề nầy khi luận về công việc công bình (GaGl 4:21-31).
Ở Việt Nam ta xưa cũng có chế độ đa thê, đặc biệt các vị quan trưởng đa thê,
đa thiếp
CHẾT MẤT, HƯ MẤT
Từ Hy văn “Apóllumi” trong Tân ước được dịch ra Việt ngữ là Hư mất,
Chết mất (Mat Mt 5:29,30, LuLc 19:10, IICo 2Cr 2:15, 4:3 v.v…). GiGa
3:16, 17:12 nhấn mạnh một sự hư mất, đổ nát không thể sửa chữa hoặc phục
hồi được.
Tin Lành LuLc 15:1 đến hết và LuLc 19:10 có dùng từ hư mất, nhưng nói
lên ý nghĩa một tình trạng hư mất khá nghiêm trọng nhưng có thể phục hồi
hay phục hoàn được.
Sách Tin Lành cũng có chép đến lời phê phán của người Xa-đu-xê rằng
Chúa Giê-xu ăn uống với người xấu nết và kẻ hư mất (chết mất). Ngài đã
đáp lời: “Con người đến để tìm và cứu kẻ bị chết mất). Ngài tìm đưa họ ăn
năn. Cũng như người con trai hư hỏng kia như con cừu con tìm lại được; đã
lạc mất, đã hư mất, chết mất nhưng tìm lại được.
CHẾ NHẠO
Chế nhạo, chế báng, nhạo báng, ngạo báng là các từ có nghĩa gần giống
nhau. ChCn 14:9 có chép: “Kẻ ngu dại bỉ báng tội lỗi, nhưng người ngay
thẳng có được ơn của Đức Chúa Trời”.
Exe Ed 22:4, HeDt 11:36 có đề cập đến động từ nầy và có nghĩa:
a. Chế giễu (IVua 1V 18:27, ChCn 1:26)
b. Gạt (Cac Tl 16:10).
Tin Lành Mat có dùng từ Hy văn “empaizo” “empaizein” (Mat Mt 2:16) có
ý nghĩa chế giễu.
Các trước giả Tin Lành có ghi chép Chúa Giê-xu Krit bị loài người nhạo
báng hay chế nhạo như sau:
a. Sau khi toà công luận lên án (Mac Mc 14:65, Mat Mt 26:67, LuLc 23:63).
Họ bịt mắt Ngài, nhổ nước miếng trên mặt Ngài, vả má Ngài và thách thức
Ngài nói tiên tri. Nhưng Ngài vẫn giữ thái độ bình tĩnh, ôn hoà, nhẫn nhục.
b. Trước mặt vua Hêrốt Antipas, dầu không bị đánh đập hành hung nhưng bị
quân lính chế giễu (LuLc 23:11).
c. Sau khi bị thống đốc Phi-lát kết án, thì quân lính liền chế nhạo, khinh bỉ
Ngài. Họ choàng áo điều cho Ngài, chụp mũ gai trên đầu Ngài. họ mỉa mai
nhạo cười Ngài, giả quỳ phục Ngài, đánh trên đầu Ngài. họ chế giễu nhạo
báng Ngài về vấn đề Ngài tự xưng mình làø tiên tri, là vua dân Do-thái. Sự
chế nhạo là một ngu muội; vì ngu muội mới chế nhạo, cười chê kẻ khác
(IIVua 2V 2:23, ChCn 14:9, Cong Cv 17:32) Nhưng đức kiên nhẫn là dấu
hiệu của Cơ-đốc nhân trung thành (HeDt 11:36, 12:3). Đức Chúa Trời sẽ sửa
phạt kẻ nhạo báng Chúa và kẻ lân cận mình. Cơ-đốc nhân luôn luôn có lòng
thương xót và giúp đỡ, không nên chế nhạo hay chê cười ai.
CHỜ ĐỢI
Thánh Kinh dùng từ “chờ đợi” là thức canh, chờ đợi là phục kích, rình rập
để tấn công
(1) PhuDnl 19:11: Rình rập để tấn công
Gios Gs 8:4: thì nói phục kích
Cac Tl 9:25 nói: người Xi-chem phục kích
(2) Cac Tl 16:2 nói: họ vây hãm và nằm rình (rình rập) cả đêm. Gie Gr 9:8
cũng nói: Rình rập
(3) Dan Ds 35:20 chép: Nếu hễ ai có ác tâm, có ý định trước xô đẩy người
khác, hoặc cố ý liệng vật gì phục kích, làm cho người ấy chết. Bản Việt ngữ
dịch khác.
Nhưng Tân ước dùng từ nầy có ý nghĩa:
(1) Chờ đợi, trông đợi, trông chờ (LuLc 12:36, Cong Cv 10:24, IITe 2Tx 3:5
dịch nhịn nhục hoặc nhẫn nại.
(2) Chờ đợi, trông chờ còn có ý nghĩa hầu việc và phục vụ ai ICo1Cr 9:13,
IISu 2Sb 13:10).
(3) Cũng có nghĩa Cơ-đốc nhân có đức tin mạnh, hằng muốn nghe Lời Đức
Chúa Trời, tin quyết Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ Ngài cho mình. Trong tin cậy
ấy có yếu tố trông chờ, mong đợi (Thi Tv 33:20, 37:7, RoRm 9:19).
CHÚC PHƯỚC
Chúc phước là một hành động hay nói cách khác là giơ hai tay lên nguyện
xin Chúa ban phước hạnh cho Hội chúng hoặc cho một ai đó. A-rôn và các
con trai ông là các thầy tư tế thánh được Chúa lập nên để cầu phước Chúa đổ
xuống cho dân sự. Đây là một phần, một công tác của thánh chức họ (Dan
Ds 6:22-27).
Các sứ đồ thánh trong Kinh Tân ước cũng có phận sự đại diện Chúa, nhân
danh Chúa chúc phước cho Hội chúng (IICo 2Cr 13:13). Các sứ đồ thánh
nhân danh Ba Ngôi Đức Chúa Trời mà cầu phước, mà chúc phước cho Hội
chúng.
Các thư tín cũng có đề cập đến lời chúc phước mà các tôi tớ thánh Chúa có
phận sự thực thi (Eph Ep 3:20-21, HeDt 13:20-21, Giu Gd 1:24,25).
Lời chúc phước khác lời chào thăm. Lời chào thăm khác lời cầu nguyện.
Trong các thư tín sứ đồ Phao-lô mở đầu bức thư có lời chào thăm trong danh
Đức Chúa Trời Ba Ngôi và cầu phước cho người hay Hội Thánh nhận thư.
Nhưng đây không phải là lời chúc phước đặc biệt.
Trước khi chấm dứt buổi thờ phượng vị mục sư đại diện Đức Chúa Trời,
nhân danh Đức húa Trời chúc phước cho Hội chúng. Đây là một phận sự cao
quý và thánh lành. Nếu vị mục sư có lầm lỗi nhẹ, hoặc có tội lỗi nặng mà
che giấu rồi thì cứ thi hành các bổn phận thánh như làm báp-têm, ban tiệc
thánh, chúc phước thì sẽ bị Chúa quở phạt.
Trong một vài Giáo hội hay hệ phái khác nhau thì người ta tin tưởng chức vị
cao trọng Giáo hội chúc phước có linh nghiệm, có uy quyền hơn. Cũng có
Giáo hội hay hệ phái khác lại chủ trương tín đồ, chấp sự vẫn có uy quyền
chúc phước và làm báp-têm.
CHÚC PHƯỚC, NGỢI KHEN, BAN PHƯỚC
Sau mỗi buổi lễ thờ phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi đầu có lời chúc phước
lành cho Hội Thánh Chúa. Cựu ước cũng thường dùng từ “Baràk” và được
dịch qua Việt ngữ là “Chúc phước, ban phước” (SaSt 1:22,28). Đức Chúa
Trời chúc phước, ban phước cho loài người. Nhưng loài người thì chúc tụng,
ngợi khen, cảm tạ Ngài (Thi Tv 145:1,2, NeNe 9:5). Khi Đức Chúa Trời
Gia-vê chúc phước (ban phước) cho loài người thì Ngài còn ban cho các ân
tứ, ân huệ và các hạnh phước khác nữa. Khi Chúa chúc phước cho Áp-ra-
ham Chúa còn làm nổi danh ông, khiến cho dòng dõi ông trở nên một dân
lớn và khiến ông trở nên một nguồn phước cho những người khác (SaSt
12:2).
Khi vua Đa-vít cầu xin Chúa chúc phước cho cơ nghiệp (tức con dân Chúa)
ông còn xin Chúa cứu dân Chúa, chăm nuôi và nâng đỡ họ đời đời (Thi Tv
28:9). Chúa đã truyền dạy cho Mô-se và A-rôn chúc phước cho dân Chúa
cách dồi dào ơn lành như ở Dan Ds 6:23-26 (xin mở Thánh Kinh đọc và suy
gẫm).
Đức Chúa Trời chúc phước (ban phước) cho tôi con Chúa cả về thuộc thể và
thuộc linh. Chúa chúc phước cho I-xắc nên gieo trồng được mùa, nuôi súc
vật được tăng thêm không bị dịch, người giúp việc được mạnh khỏe, cả gia
đình hạnh phúc (SaSt 26:12-13, ISu1Sb 4:10).
Tân ước cũng nhiều lần đề cập đến từ chúc phước eulogèo. Người trên chúc
phước cho người dưới. Người dưới chỉ chúc mừng và cầu xin Đức Chúa
Trời ban phước cho người trên vậy. Tân ước cũng dạy khi Đức Chúa Trời
chúc phước cho Hội Thánh, cho tôi con Chúa thì cũng ban cả phước thuộc
linh và thuộc thể (Cong Cv 3:26, Eph Ep 1:3, GaGl 3:8,9, IIIGi 3Ga 1:1).
Cũng có một số câu mà eulogeò được dịch là cảm tạ như Mat Mt 26:26, Mac
Mc 6:41, 8:7, ICo1Cr 14:16 (Bản cũ và bản Diễn Ý). Bản 90 dịch là chúc
phước ở Mac Mc 6:41, 8:7 và Mat Mt 26:26, nhưng ở ICo1Cr 14:16 thì dịch
là chúc tụng.
CHIÊN (CỪU)
Chiên (cừu là loại súc vật loài người chăn nuôi để lấy lông làm len, ăn thịt
v.v…
Hy bá lai ngữ cừu: Làtson, và Hy văn: Probaton. Hai từ quan chính để chỉ về
cừu (chiên). Trong Cựu ước và Tân ước gọi các con cái Chúa là chiên, là
cừu của Chúa (Thi Tv 79:13, 95:7, 100:3, Mat Mt 10:16, 26:31, GiGa
10:2,7,27). Chúa Giê-xu Krit là Người chăn dắt của chúng ta.(Thi Tv 23:1,
Exe Ed 34:23, GiGa 10:10,14, HeDt 13:20, IPhi 1Pr 5:4, KhKh 7:14). Tại
sao Thánh Kinh gọi là Cơ-đốc nhân, con cái Ngài là chiên (cừu)? Vì cừu có
bản tánh hiền lành, hay vâng lời, biết nghe theo người chăn v.v… Đây là
những đặc điểm trong chơn tánh của người tin Chúa, tức Cơ-đốc nhân thật
sự.
(1) Họ nghe theo: Chiên nghe theo tiếng người chăn. Cơ-đốc nhân nghe
tiếng Chúa Giê-xu Krit qua Thánh Linh, qua Thánh Kinh (GiGa 10: 3,27).
(2) Biết được: Chiên biết hoặc quen biết, nhận biết người hay chăn dắt mình.
Cơ-đốc nhân nhận biết, quen biết Giê-xu Krit là Đấng chăn dắt mình. nếu
không thì không phải là chiên của Ngài rồi (GiGa 10:4,14).
(3) Hay vâng phục: Chiên biết vâng lời người chăn của chúng. Người chăn
đi trước và chiên theo sau (GiGa 10:4,27, KhKh 7:14). Cơ-đốc nhân thật sự
là chiên của Chúa thì biết vâng theo Chúa, và bước đi theo Ngài. Chúa Giê-
xu Krit là người chăn dắt tốt như Ngài đã nhiều lần tự xưng mình là Người
chăn dắt Bầy Ngài. “Chỉ có một Bầy và một Người chăn thôi”.
Người chăn dắt tốt có những đặc điểm sau đây:
(1) Hi sinh: Muốn ban Những ơn phước cho chiên mình, người chăn dắt phải
hi sinh. Trước hết phải hi sinh sức lực, thì giờ v.v… và cả mạng sống mình
vì chiên. Đa-vít không sợ nguy hiểm khi xông vào sư tử để cứu chiên mình.
Người chăn chiên ở LuLc 15:1 đến hết không tiếc thì giờ, sức lực, hi sinh cả
mạng sống mình, không sợ nguy nan đi tìm cho ra chiên mình bị lạc mất
(GiGa 10:11, 15:17, XaDr 13:7).
(2) Sự cứu rỗi, cứu vớt: cứu nguy chiên, cứu vớt, giải cứu chiên là hành
động tốt đẹp nhứt của người chăn chiên. Khi chiên lâm nguy người chăn
xông vào cứu và không bỏ bầy chạy trốn. Người chăn bảo vệ và cứu chiên
mới là người chăn thật. Chỉ có những kẻ chăn thuê mới bỏ chạy trốn để tự
cứu lấy mình thôi. Chúa Giê-xu Krit không tự cứu mình chạy trốn, bèn chịu
xưng mình ra, “chịu chết để cứu dân sự Ngài”, chiên của Ngài (GiGa 10:9).
(3) Ban cho chiên sự thỏa mãn: Người chăn tốt dẫn dắt bầy Ngài mình đến
đồng cỏ xanh tươi, mé nước bình tịnh, nằm nghỉ ngơi dưới bóng mát. Chúa
Giê-xu Krit, người chăn chiên tốt hằng ban cho con cái sự thỏa mãn tâm
linh, cả thuộc linh và thuộc thể. Chúa hằng chăm sóc họ, ban cho họ đầy đủ
mọi sự đầy đủ sự cần dùng và phước hạnh (Thi Tv 23:1, Exe Ed 34:23,
GiGa 10:9) trong đời nầy và trong cõi đời đời nữa (KhKh 7:17).
(4) Phân rẽ chiên khỏi dê: Là phận sự tối quan trọng của người chăn dắt
chiên. Trong ví dụ Chúa nói ở Mat Mt 25:32 rất rõ ràng: Phân rẽ chiên khỏi
dê. Người chăn tốt không thể cũng không nỡ nào để chiên mình chung sống
lẫn lộn với dê được. Phải hướng dẫn hay săn sóc, hay phân rẽ chiên mình ra
khỏi dê. Đừng vì chút lợi tạm nhỏ mọn mà nhượng bộ, cứ nhắm mắt để
chiên mình chạy theo dê. Hãy dùng Lời Chúa giảng dạy mà phân rẽ chiên
khỏi dê, cây gậy, cây trượng của Chúa dùng để đếm cừu và sửa dạy chiên đi
lạc, chiên cứng cổ cứng đầu đi theo dê, người chăn chiên Chúa xin Chúa cho
phép dùng cây gậy và cây trượng thuộc linh Ngài để giải cứu, để sửa trị và
phân rẽ chiên mình khỏi dê.
(5) Lo cho chiên mình được an ninh, an toàn: Chúa nói: Ngài ban sự sống,
sự sống dư dật, sự sống đời đời cho chiên của Ngài.(GiGa 10:28). Ngài
không làm mất một con nào, “trừ ra đứa con của sự hư mất thôi”. Người
chăn bầy tốt của Chúa ngày nay cũng vậy. Hãy giữ chiên mình an toàn tránh
khỏi tà giáo, tà thuyết e họ bị chết mất đời đời. Thánh Phi-e-rơ đã nói: “Ma
quỷ như sư tử rống đi rình mò quanh Cơ-đốc nhân”. Vậy người chăn dắt Bầy
Chúa phải giữ Bầy khỏi cạm bẫy và nanh vuốt của Sa-tan
CHIÊN CON CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Từ Chiên Con (Cừu Con) của Đức Chúa Trời được Thánh Kinh đề cập đến
nhiều lần. Các sách Từ điển Thánh Kinh giảng giải rất đầy đủ. Bài nầy
chúng ta chú trọng đến phương diện thần học thôi.
Trong Tân ước thì thánh Giăng Báp-tít đã hai lần giới thiệu và xưng Chúa
Giê-xu Krit là Chiên Con của Đức Chúa Trời (GiGa 1:29,36)
Cong Cv 8:32 và IPhi 1Pr 1:19 thì sứ đồ so sánh Chúa Giê-xu là Chiên Con
của Đức Chúa Trời, không tì tích, chịu chết để cứu rỗi dân Ngài.
Thánh Kinh cũng xác nhận Chiên là đầy tớ của Gia-vê (EsIs 53:1-12, Gie Gr
11:19). Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, nhưng đã giáng sanh làm đầy
tớ.
Ngài cũng là chiên con của ngày lễ Vượt qua. ICo1Cr 5:7, GiGa 19:36).
Đêm trước ngày người Do-thái đi ra khỏi Ai cập, thì họ đã giết chiên con lấy
huyết bôi trên mày cửa. Nhờ vậy thiên sứ vượt qua nhà họ không giết con
trai đầu lòng họ. Sau khi vào đất hứa, xây dựng Đền Thờ thì họ cũng thường
dâng chiên con làm của lễ. Sách Khải thị cũng nói đến Chiên Con ở trên
trời: Chiên Con của Đức Chúa Trời sanh ra trong máng cỏ, chịu chết trên
cây thập tự, bị chôn trong mồ mả và đã phục sanh, thăng thiên, ngồi trên
ngai bên hữu Đức Chúa Trời (IPhi 1Pr 2:24, EsIs 53:4,6) Chúa đã dâng thân
mình làm của lễ chuộc tội như một Chiên Con (IGi1Ga 4:10, 3:5, 1:7). Chúa
đã chất tội ác loài người trên đầy tớ đau thương Ngài là Chiên Con của Đức
Chúa Trời.
Chiên con lễ Vượt qua đã cứu dân Do-thái thoát ách nô lệ của Pha-ra-ôn.
Chiên Con của Đức Chúa Trời đã phóng thích chúng ta khỏi ách nô lệ của
tội khiên (Eph Ep 5:2).
Trong sách Khải thị (Thần khải thị) thánh Giăng đã đề cập từ Chiên Con của
Đức Chúa Trời 28 lần. Ông diễn tả Chiên Con ấy giống như Chiên Con hằng
ngày người ta đem dâng trên bàn thờ tại Đền Thờ (KhKh 5:6,9,12, 7:14,
12:11, 113:8 v.v…)
Thánh Giăng còn miêu tả Chiên Con nầy cũng là Chiên Con chiến thắng sự
chết và ma loài, nên nhận được sừng quyền năng và các con mắt của Linh
(KhKh 5:6). Hơn nữa chiên con còn có quyền tháo các ấn và xúc tiến các
chương trình. Chiên Con còn dẫn những kẻ ghi tên đến sự cứu rỗi (KhKh
7:9,17, 13:8, 14:1, 21:27). Chiên Con cũng chinh phục quyền lực Sa-tan
(KhKh 17:14). Những kẻ theo Satan và tội lỗi lâu nay đã kêu là đá, núi, đồi,
che họ khỏi cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời (KhKh 6:16, 14:10).
Chiên Con được tôn ngự trên Ngai với Đức Chúa Trời. Ngài là Chúa của các
chúa, Vua của các vua (KhKh 17:14, 19:16) Ngài đáng được thờ phượng, ca
ngợi và trị vì đời đời mãi mãi (KhKh 22:1,3, 11:15)
CHỊU BÁP-TÊM VÌ NGƯỜI CHẾT
Vấn đề nầy được Phao-lô đề cập đến ở ICo1Cr 15:29 rằng: “Rốt lại, nếu kẻ
chết không sống lại thì những người chịu báp-têm vì kẻ chết sẽ làm gì? Tại
sao họ cũng vì kẻ chết mà chịu báp-têm?”. Nhiều người đã tìm hiểu về lễ
báp têm nầy thì cũng có nhiều lời giải nghĩa khác nhau:
(1) Nhóm Marcion và nhóm Novation có lễ báp-têm vì người chết. sứ đồ
Phao-lô không chấp thuận việc nầy đâu, nhưng ông nêu ra để đặt câu hỏi
thôi.
(2) Nhóm Cataphyriên trong thế kỷ thứ hai có lễ làm báp-têm cho các thi hài
(nhóm nầy là nhóm tà giáo cũng gọi là nhóm Montanus).
(3) Cũng có những nhóm theo tà giáo khác làm lễ báp-têm trên mộ (mồ mả)
người quá cố.
(4) Lễ báp-têm cho một người sẽ thay thế cho người đầy ơn đã quá cố.
Người chịu báp-têm đó sẽ thay thế địa vị, công tác người đã quá cố rất sốt
sắng phục vụ Chúa lâu nay. Hoặc có ý nghĩa từ địa vị chết đến phục sanh
trong Đấng Krit. Cũng có dấu hiệu đặc biệt: chúng ta đang chết nhưng tin
một sự sống chân thật trong Đấng phục sanh, hoặc người sẽ được phục sanh.
(5) Ý nghĩa rộng rãi nhiều người tin về lễ nầy chỉ là một lời làm chứng vì sự
phục sanh vậy.
CHỐNG TRẢ LUẬT PHÁP (Antinomianism)
Theo Hy văn: Anti là chống trả hay chống đối; Nomos:Luật pháp. Như vậy
Antinomianism nghĩa là chống trả luật pháp, chống đối luật lệ. Sự chống trả
nầy liên hệ đến giáo lý luật pháp luân lý đạo đức không bắt buộc trên đời
sống của Cơ-đốc nhân. Họ chủ trương luật lệ đạo đức, luân lý không phải là
một luật lệ cho một đời sống Cơ-đốc nhân.
Từ nầy được Martin Luther dùng đến khi người bạn hữu của ông tên John
Agricola (1492-1566) đã dạy rằng Cơ - đốc nhân hoàn toàn được buông tha
khỏi luật pháp luân lý đạo đức do Mô-se đặt ra. Ông ấy cũng luận rằng Cơ-
đốc nhân không bắt buộc giữ Mười điều răn. Ông dạy như thế vì ông chủ
trương Cơ-đốc nhân được xưng công bình bởi đức tin chớ không phải bởi
việc làm, bởi cố gắng giữ các điều răn. Cuộc Cải chánh dạy: “Công việc
lành không tạo nên một người lành; nhưng một người lành làm những công
việc tốt lành”.
Cơ-đốc nhân tin Chúa, được tái sanh, đổi mới, được xưng công bình rồi thì
làm điều lành và giữ điều răn và mạng lệnh Chúa.
CHỮA LÀNH
Thánh Kinh đề cập đến hai sự chữa lành hay chữa bệnh: chữa bệnh thuộc thể
và chữa bệnh thuộc linh.
(1) Chữa bệnh thuộc thể: trong Cựu ước đã đề cập đến các tiên tri Ê-li, Ê-li-
sê dùng quyền năng Đức Chúa Trời chữa bệnh cùi (phung) cho Na-a-man,
kêu kẻ chết sống lại như con trai bà Su-nem. Ês chữa bệnh cho vua Ê-xê
v.v… Trong Tân ước Chúa Giê-xu chữa bệnh nhiều người, và kêu kẻ chết
sống lại nữa như ở Mat Mt 4:24, 10:8, LuLc 5:17, GiGa 4:47.
(2) Chữa bệnh thuộc linh: thì Cựu ước nói đến: Bệnh tâm thần của Nê-bu-
cát-nết xa được Chúa chữa lành. Trong Tân ước cũng đề cập khá nhiều, đặc
biệt Sau-lơ Tạt-sơ trên đường đến Đa-mách bị đui mù vì bệnh thuộc linh,
nhưng được A-na-nia theo Lời Chúa sai phái đến cầu nguyện chữa lành cho
(Cong Cv 9:1-19).
(3) Hy văn dùng hai từ mà bản Việt ngữ dịch là: Chữa lành, là Therapeuò và
Iaomai.
a. Therapeuò có nghĩa hầu việc hay phục vụ một Đấng, một vị thần. Cong
Cv 17:25 đã dịch từ nầy là hầu việc hay phục vụ.
b. Therapeuò có ý nghĩa chăm sóc, chữa bệnh và phục hồi lại. Chữa cho một
ai được lành bệnh (Mat Mt 4:24, 8:7,16, 10:8, Mac Mc 1:31, 3:2,20, LuLc
4:23 v.v...Còn Iaomai có nghĩa:
a. Chữa lành bệnh: Mac Mc 5:29, Mat Mt 8:8,13, 15:28, LuLc 7:7)
b. Iaomai cũng có ý nghĩa giải thoát cho khỏi các bệnh hoạn khác. và cũng
có nghĩa phục hồi lại sức lực (Mat Mt 13:15, GiGa 12:40, Cong Cv 28:27
v.v…)
(4) Trong các trường hợp của Chúa Giê-xu Krit chữa bệnh cho bệnh nhân
Ngài luôn luôn đòi hỏi người ấy có đức tin (Mat Mt 9:29, Mac Mc 10:52,
LuLc 17:19). Tuy nhiên cũng có trường hợp được ngoại trừ (GiGa 5:1-9).
(5) Điều chúng ta nên chú ý và nhớ rằng Chúa không tuyên bố sự chữa bệnh
là một phép lạ, mà chỉ là những dấu hiệu thôi.
Khi Chúa đã về trời rồi, các sứ đồ, môn đệ cứ tiếp tục giảng dạy Đạo và
chữa bệnh. Trong thư tín thánh Phao-lô liệt kê sự chữa bệnh là một ân tứ
Chúa ban cho.
Vậy nên cả trong Cựu ước và Tân ước, sự chữa lành có thể áp dụng cho cả
sự chữa lành thuộc thể luôn cả thuộc linh (GiGa 12:40, IPhi 1Pr 2:24).
CON CỦA SỰ CHẾT HAY CON CỦA SỰ HƯ MẤT
GiGa 17:12 và IITe 2Tx 2:3 có dùng câu nầy “Huios tés Apoleias”. Từ
“Apôlis” Hy văn được Tân ước dùng đến để biểu minh:
(1) Sự hư mất, sự đổ nát hoặc hoang vu (Mac Mc 14:4).
(2) Sự hủy diệt của kẻ không tin Chúa (RoRm 9:22).
Con của sự hư mất (chết mất) cũng giống như con bạn nghịch, không vâng
lời Phao-lô đã đề cập đến ở Eph Ep 2:2. Những người không chịu tin nhận
và tôn thờ Chúa thì đời sống và bản tánh bị quyền lực huỷ diệt tàn phá và
kiểm soát , dẫn đưa đến sự hư mất đời đời. Con của sự chết mất cũng chỉ về
Anti Krit ở IITe 2Tx 2:3 có bản tánh quỷ dữ và số phận cuối cùng là hồ lửa.
GiGa 17:22 thì nói Giu-đa Ích-ca-ri-ốt ngồi giữa vòng các sứ đồ nhưng phản
bội Chúa, phản bội đoàn sứ đồ cũng có thể áp dụng cho Anti Krit, ngồi trong
Đền Thờ Đức Chúa Trời nhưng lại phản bội Chúa, chống trả Chúa, Thánh
Kinh nói cả hai đều là con của sự chết mất.
CON ĐẦU LÒNG
Từ “con đầu lòng” cũng như “trái đầu mùa” có ý nghĩa giống nhau. Con đầu
lòng, Con cả có đặc quyền và đặc nhiệm.
Con đầu lòng nói lên sức lực đầu tiên của cha mẹ (SaSt 49:3, PhuDnl 21:17,
Thi Tv 78:51, 105:36).
XuXh 4:22 cho biết Con đầu lòng là con trưởng, trưởng nam. Khi được làm
con trưởng nam thì có quyền chủ trì sự thờ phượng trong gia đình và cũng
thừa hưởng được gia tài.
Nhưng con đầu lòng của người hầu là nô lệ thì không có quyền lợi gì.
Áp-ra-ham có hai con trai, Ích-ma-ên sanh ra trước I-xắc nhưng Ích-ma-ên là
con trai của A-ga người nô lệ. I-xắc là con của Xa-ra chánh thất nên được kể
là trưởng nam thừa hưởng gia tài. (SaSt 21:9-13, Cac Tl 11:1-2):
Là con đầu lòng là trưởng nam thì như Cựu ước có ghi nhận được gia tài gấp
đôi hay nhiều hơn (PhuDnl 21:15-17) nhận được ơn phước đặc biệt cha mẹ
chúc cho trong bữa ăn thì ngồi chỗ danh dự, lãnh đạo gia đình và buổi thờ
phượng (SaSt 25:5-6, 27:35-36, 37:21, 43:37, 44:33, PhuDnl 21:15-17).
Người con đầu lòng hay trưởng nam vì phạm tội gì quá nặng có thể bị mất
các phần phước và quyền lợi ấy (SaSt 35:22, 49:4).
Trong các triều đại xưa cũng có sự thay đổi bất thường. Sa-lô-môn không
phải là con trưởng của nhà Đa-vít, nhưng lại được truyền ngôi (IIVua 2V
1:2, IISu 2Sb 11:22-23 v.v…)
Trong Cựu ước cũng có nhiều trường hợp không theo vị thứ hoặc trọng
quyền trưởng nam như Gia-cốp không phải là trưởng nam, Ép-ra-im, Đa-vít,
I-xắc, Giô-xép cũng vậy, không phải trưởng nam hay con đầu lòng.
Trong một gia đình không có trưởng nam, nghĩa là người con đầu lòng là
con gái, thì trưởng nữ gánh nhận trách nhiệm cho các em mình.
Phong tục của người A-ram là phải gả chị trước em. Có thể phong tục người
Do-thái cũng thế. Trưởng nữ có thể trao quyền lại cho các em.
Trưởng nam hay con đầu lòng của người I-xơ-ra-ên thuộc về Chúa Gia-vê
(XuXh 13:2, 22:29-30, Dan Ds 3:13). Các con trẻ trong thế hệ Xuất Ai cập
ký được chuộc lại bởi người Lê-vi. Sau đó đầy tháng thì phải chuộc bằng
một Sê-ken (Dan Ds 18:16).
Trong Tân ước có chép Chúa Giê-xu là Con Trai đầu lòng của bà Ma-ry
(Mat Mt 1:25, LuLc 2:7), Mac Mc 6:3 nói Chúa có các em trai. Bà Ma-ry và
ông Giô-xép bồng Chúa vào Đền Thờ dâng Ngài cho Đức Chúa Trời (LuLc
2:22-24). Thánh Lu-ca ghi việc dâng con trai đầu lòng nhưng không thấy có
nói phải trả tiến chuộc một Sê-ken, nhưng có nói dâng của lễ.
Chúa là trái đầu mùa của cuộc sáng tạ, nhưng Chúa cũng là Con độc sanh
của Đức Chúa Trời,Ngôi Hai đã dự phần trong cuộc sáng tạo (CoCl 1:15-
17). Chúa cũng là Con đầu lòng của cuộc Tân sáng tạo vỉ dã từ kẻ chết sống
lại. Như vậy Ngài là Chúa của Hội Thánh Ngài (CoCl 1:18, KhKh 1:5).
Chúa Giê-xu là Con Trai đầu lòng của gia đình Đức Chúa Trời thì mang ảnh
tượng Đức Chúa Trời (RoRm 8:29), và Ngài là đối tượng thờ phượng của
nhân loại và tất cả các thiên sứ trên trời nữa. Qua Ngài mà con cái Chúa
được kể là con đầu lòng của Đức Chúa Trời, được hưởng các ơn phước và
quyền lợi như thế.
CON ĐỘC SANH
Thánh Kinh Tân ước có đề cập đến từ nầy “MONOGENÈS” 5 lần, và Việt
ngữ phải dùng cụm từ để dịch mới đủ ý nghĩa. HeDt 11:17 “Nhờ Đức Chúa
Trời Áp-ra-ham bị thử nghiệm hiến dâng I-xắc và khi ông hiến dâng Con
độc sanh của mình thì ông đã tiếp nhận các lời hứa rồi”.
LuLc 7:12 “ Khi Ngài đi đến gần cổng cửa thành thì gặp người ta khiêng
một người chết đi ra là con trai một (độc sanh) của một người mẹ là một bà
góa”.
LuLc 8:42: “Vì con gái một (độc sanh) của ông độ 12 tuổi đang hấp hối”.
LuLc 9:38: “Nầy có một người từ giữa đám đông kêu la rằng: Thưa thầy, tôi
cầu xin Ngài đoái thương đến con trai tôi, vì nó là con trai một (độc sanh)
của tôi”.
GiGa 1:14: “Vả Lời đã trở thành xác thịt và sống tạm giữa vòng chúng ta,
chúng ta sẽ ngắm xem sự vinh quang Ngài, là vinh quang của Con độc sanh
đến từ Cha và đầy ân sủng và lẽ thật” (trích Bản dịch 90).
Xem thêm GiGa 1:18, 3:16,18 IGi:9; Bản LXX dịch là Con Một. Sự khôn
ngoan là duy nhứt (chỉ có một).
Từ “độc sanh” Monogenès được Tân ước dùng 9 lần như đã kể ở phần trên.
RoRm 8:32 thánh Phao-lô đã viết: “Đấng đã không tiếc chính Con Ngài
(Tòuidou) nhưng vì tất cả chúng ta mà phó (nộp) Con ấy thì há sẽ không ban
nhưng không luôn tất cả mọi sự với Ngài cho chúng ta sao?”. Thánh Phao-lô
có ý nói đến chính Con Ngài, tức là Con Một. Các bản cũ và mới của Việt
ngữ đều dịch “chính Con Ngài hay Con mình”. Ba sách Tin Lành cộng quan
đều dùng từ “Con yêu dấu” cũng hàm ý Con độc sanh nhưng không có ý
nghĩa rõ và mạnh chỉ về Con Một, Con độc sanh được.
Khi đọc Tin Lành thứ tư chúng ta chú ý đến từ thánh Giăng dùng để phân
biệt kẻ sanh bởi Đức Chúa Trời và Con Độc sanh. GiGa 1:13 và 14 thánh
Giăng cũng phân biệt giáo lý nầy cùng thư tín IGi1Ga 5:18 nữa. Chỉ một
mình Chúa Giê-xu xưng là Krit (Christ) là Con độc sanh của Đức Chúa Trời.
Còn Cơ-đốc nhân được tái sanh bởi Thánh Linh và Lời Chúa là những kẻ
sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.
Như vậy từ “độc sanh” có ý nghĩa gì về mặt thần học?
1. Về bản tánh thì Chúa Giê-xu Krit là Con Một, Con Duy Nhứt của Đức
Chúa Trời (GiGa 3:16)
2. Chúa Con, Con Độc sanh của Đức Chúa Trời là Đấng mạc khải Đức Chúa
Trời cho nhân loại.
3. Về phương diện cứu chuộc hay cứu rỗi thì Chúa Con, Con Độc sanh Đức
Chúa Trời là Đấng cứu chuộc, Đấng cứu rỗi; Ngài đến thế gian để cứu chuộc
nhân loại (GiGa 3:16, IGi1Ga 4:9).
Vậy mỗi khi chúng ta đọc Bài Tín điều Các Sứ đồ rằng: “Tôi tin Giê-xu Krit
(Jêsus Christ) là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, và …” thì cầu xin ý
nghĩa từ nầy cứ ghi khắc trong tâm trí chúng ta.
CÓTBĂNG (CORBAN)
Từ “Corban”, Hy bá lai có nghĩa “Của dâng hiến” được Thánh Kinh Tân
ước dùng chỉ một lần thôi. “Nhưng các ngươi nói: Nếu có một người nói với
cha mẹ mình rằng: điều gì cha mẹ mong con giúp đỡ thì đã cót-băng rồi,
nghĩa là dâng làm của lễ cho Đức Chúa Trời rồi”.
Từ Hy bá lai nầy được Cựu ước dùng nhiều lần ở LeLv 1:2,3, 3:1 và ở Dan
Ds 7:12-17 có nghĩa liên hệ đến các của tế lễ. Thánh Mác ký thuật lại lời
Chúa Giê-xu nói ở đây, vì các thầy thông giáo đã dạy sai lầm, xuyên tạc Lời
Chúa khiến các người làm con không chịu giúp đỡ cha mẹ, mượn cớ số tiền
giúp đỡ cha mẹ đã dâng hiến lên cho Đức Chúa Trời rồi.
Nhân đó Chúa Giê-xu quở trách sự giả dối phỉnh gạt của họ đối với nhân
dân khi họ giải nghĩa sai lời Đức Chúa Trời. Giáo lý thuần chánh có ảnh
hưởng mạnh trên đời sống của Cơ-đốc nhân. Những tà giáo, dị giáo, môn
phái giảng dạy sai Lời Chúa khiến cho Cơ-đốc nhân đi xa lạc khỏi Đức Cúa
Trời và đường lối Ngài.
CỎ LÙNG,CỎ DẠI, CỎ HOANG
Thánh Kinh bản dịch cũ đã dich từ “Zizanion” (Hy văn) là Cỏ lùng. Bản
diễn ý dịch là Cỏ dại; Bản dịch 90 gọi là Cỏ hoang. Tra cứu bản dịch Anh
văn thì có dùng từ Tares, có bản dùng từ Weeds. Bản Pháp văn của Louis
Segond dịch là Ivraie. Pháp Việt từ điển của cụ học giả Đào Duy Anh nói:
“Ivraie (thực) 1. Cỏ lùng hay mọc lên với cây lúa; 2. Vật làm hại, hại quần
hại chúng (con sâu làm rầu nồi canh) Séparer le bon grain de l’ivraie: phân
biệt thiện ác”. Cỏ lùng, cỏ hoang hay cỏ dại nói cách chung chung, nhưng
đây là thứ cỏ lồng vực mọc chung với lúa. Các nhà nông của mỗi miền
thông thạo tên thứ cỏ nầy.
Trong 4 sách Tin Lành chỉ sách Tin Lành Mat Mt 13:25-40 có chép câu
chuyện người gieo giống tốt, nhưng kẻ xấu, kẻ ác đã thừa lúc chủ ngủ nghỉ
đem gieo giống cỏ lùng (cỏ dại, cỏ hoang) vào ruộng. Cỏ nầy mọc lên thân
cây giống lúa, mì cho đến khi đậu hột đen ở trên cuống nó.
Trong bài giải nghĩa về loại thực vật nầy, nhà thực vật học cho biết hột nó
đen và đắng, nếm hay ăn phải nó thì buồn nôn và gây xây xẩm,bởi vậy trước
khi gặt lúa mì, chủ ruộng thuê nhân công nhổ các cây cỏ lùng trước, sau đó
các tay gặt mới bắt đầu xuống ruộng gặt hái. Trước khi xay lúa mì người ta
còn giê lúa và lượm cho hết hột cỏ lùng, vì nếu còn nó lẫn lộn vào trong hột
mì e bột mì có chất độc, nguy hiểm cho người ăn.
Chắc chắn Chúa Giê-xu Krit đã nhiều lần chứng kiến sự gặt hái ở xứ Do-
thái, cũng như quan sát người gieo lúa và lúa mì, cỏ lùng v.v… Bởi vậy
Chúa đã dùng cảnh trạng nầy nói lên hành động gian trá, bịp bợm, lừa phỉnh,
độc địa của của kẻ xấu, kẻ dữ và ma quỷ muốn gieo sự dối trá, ghen ghét,
tranh giành, độc địa vào Hội Thánh và sự giảng dạy Lời Chúa.
Thánh Phao-lô cũng đã cảnh cáo Hội Thánh Chúa là Sa tan cũng có thể ngụy
trang làm thiên sứ sáng láng (IICo 2Cr 11:14).
CƠ-ĐỐC GIÁO
Phong trào Cơ-đốc giáo phát xuất tại đất Do-thái. Cơ-đốc nhân đầu tiên của
Cơ-đốc giáo toàn là người Do-thái. những Cơ-đốc nhân nầy dầu là người
Do-thái nhưng đức tin họ khác hẳn các thành viên của Do-thái giáo. Sự dị
biệt giữa hai tôn giáo rất sâu sắc. Khi chúng ta nghiên cứu và học hỏi tham
chiếu tôn giáo thì đã quán triệt rồi. Trong phạm vi bài nầy xin ngắn gọn nói
về Cơ-đốc giáo. Trước hết giáo chủ của Cơ-đốc giáo là Chúa Giê-xu người
Na-xa-rét được xưng là Krit (Christ) Đấng được xức dầu, Đấng Mê-xi-a
người Do-thái trông đợi xưa nay. Giê-xu Krit là Đấng Mê-xi-a, dầu người
đồng thời không tin và giết Ngài thì Đức Chúa Trời đã khiến Ngài phục sanh
để chứng minh Ngài quả thật là Con Đức Chúa Trời, Ngôi Hai, là Mê-xi-a.
Sự liên hệ giữa hai tôn giáo bị cắt đứt bởi các cuộc bách hại khắc nghiệt đẫm
máu.
Qua công cuộc truyền giáo của Phao-lô và Ba-na-ba mà Cơ-đốc giáo lan tràn
và phát triển giữa các dân ngoại bang cũng như giữa người Do-thái được Hy
lạp hoá.
Những điểm đặc thù chứng minh Cơ-đốc giáo là chánh đạo, chẳng những vị
giáo chủ của Cơ-đốc giáo là Đấng phục sanh và Cơ- đốc giáo là đạo lịch sử
chứ không phải một thần thoại hoặc sự tưởng tượng hoặc do đầu óc con
người bày vẽ ra.
Về bản chất của Cơ-đốc giáo là siêu nhiên, hoàn toàn được xây dựng trên
nền tảng sự mặc thị của Đức Chúa Trời. Loài người không phải dùng tâm trí
khôn ngoan, thông sáng đạo đức mình mà suy luận tìm hiểu Đức Chúa Trời
như xưa nay, hoặc qua nhiều chủ thuyết mà thật sự đứng trên nền tảng sự
khải thị Đức Chúa Trời. Thần mặc thị là Chúa Giê-xu Krit Con Ngài giáng
sanh, mạc khải Đức Chúa Trời, nguyên chỉ, chương trình, kế hoạch cứu rỗi
của Đức Chúa Trời v.v… cho nhân loại. Thần mặc thị ấy cũng được bày tỏ
qua văn tự gọi là Thánh Kinh được Thánh Linh hà hơi, cảm thúc mà đầy tớ
của Đức Chúa Trời viết lại.
Chúa Giê-xu nhiều lần tuyên bố: Thấy Ta tức thấy Đức Chúa Trời là Chúa
Cha. Thánh Kinh làm chứng về Ta, Đức Chúa Trời, Thần đã trở thành Nhân
để ở với loài người và tự bày tỏ mình Ngài ra với loài người. Vậy nên nói
Cơ-đốc giáo là đạo siêu nhiên vì các yếu tố của đạo đượm nhuần phép lạ.
Chẳng thế thôi, muốn tương thông, tương giao với loài người Đức Chúa Trời
đã thành người ở giữa, ở với và ở trong Cơ-đốc nhân. và muốn hoàn tất điểm
cao cả ấy thì Chúa Con đã mặc lấy hình thể con người, tức giáng sanh bởi
trinh nữ Ma-ry, chịu chết thay thế tội nhân, bị chôn trong mồ mả ba ngày
đêm, phục sanh, thăng thiên lập Đường Cứu rỗi cho nhân loại tội lỗi. Kẻ nào
tin nhận Chúa Giê-xu Krit thì được cứu rỗi. Đây là sự cứu chuộc bởi ân điển
ban cho nhưng không chớ không phải do công đức hay việc lành mua được
đâu (Eph Ep 2:8 -10).
Cơ-đốc giáo tin thờ, phụng vụ Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Cha, Con và
Thánh Linh. Ba Ngôi hiệp một Chân thần là Đức Chúa Trời độc tôn (Tam vị
nhất thể). Đây cũng là một đặc điểm của Cơ-đốc giáo dị biệt các tôn giáo
độc tôn thần khác.
Đức tin của Cơ-đốc nhân cũng là đức tin duy nhứt từ Lời Thánh Kinh mà
phát sanh, là đức tin Con Đức Chúa Trời ban cho. Đức tin Cơ-đốc nhân tin
những Tin Lành, phương pháp cứu rỗi của Chúa Giê-xu Krit linh hồn được
giải phóng khỏi tội lỗi chứ không tin vào một chủ thuyết hay phương cách
nào do loài người tạo nên.
Bởi đức tin duy nhứt nầy mà Cơ-đốc nhân chăm lo truyền giáo hầu người
khác cũng được nghe Tin Lành, đọc Thánh Kinh, Lời Đức Chúa Trời hầu
cũng nhận được đức tin như mình.
Dầu lần lần Cơ-đốc giáo đã được tổ chức và có Giáo hội, có hàng giáo
phẩm, có hiến chương, có điều lệ, có tín điều v.v… Nhưng Đức Chúa Trời
Ba Ngôi là Nguyên thủ, là Nền tảng kiên cố là Đấng điều hành, Đấng Bảo trì
Cơ-đốc giáo hằng tồn tại và phát triển.
CƠ-ĐỐC NHÂN
Danh Chúa Giê-xu là Christos (Hy văn), Là Đấng được xức dầu. Người tin
thờ Chúa được gọi là Cơ-đốc nhân “Christianos” (Hy văn). Một Christianos
(Cơ-đốc nhân) là người có liên hệ đến Đấng Krit (Christos). Ở thành An-ti-
ốt lần đầu tiên người ta dùng từ “Christianos” (Cong Cv 11:26) để gọi là
những người tin thờ Chúa Giê-xu Krit. Cũõng như tại Việt Nam gọi là đạo
Tin Lành, thì người theo Tin Lành thờ Chúa Giê-xu là người Tin Lành vậy.
Từ liệu dân thành An-ti-ốt dùng để gọi kẻ tin theo Chúa Krit là Christianos
đó do người ngoại đạo bày vẽ ra để chế riễu, hoặc do người tin Chúa sáng
chế để tự xưng mình thì không biết chắc. Tuy nhiên từ đó các Cơ-đốc nhân
hay những kẻ đã tin Chúa hãnh diện mang tên nầy.
Trong Tân ước còn có hai chỗ nữa dùng từ Christianos: Cong Cv 26:28, IPhi
1Pr 4:16. Các sứ đồ và các trước giả sách Tân ước đều xưng gọi chung là
“anh em” (anh, chị, em) hoặc “môn đệ, môn đệ”, hoặc “những kẻ theo đạo
Chúa”.
Rất khó định nghĩa từ nầy mà nay chúng ta thường gọi là: Cơ-đốc nhân,
người Tin Lành, tín đồ của Chúa, v.v… Chỉ Đức Chúa Trời, Đấng toàn tri
biết được ý nghĩa đúng đắn là Cơ-đốc nhân hay người Tin Lành đó có thật
tin Chúa, được tái sanh, đổi mới nhận được bản tánh Chúa không?
Cơ-đốc nhân, người của Đấng Cơ-đốc, theo Cơ-đốc, thờ Cơ-đốc nhưng có
thật sự của Đấng Cơ-đốc, thật sự theo Đấng Cơ-đốc, thật sự tin thờ Chúa
Cơ-đốc không?
Vậy Cơ-đốc nhân phải là người giống như Đấng Cơ-đốc (Đấng Cơ-đốc là
Đấng Krit (Christ)).
CÔNG DÂN
Từ “công dân”, “đồng quốc” được Tân ước dùng đến nhiều lần (Cong Cv
22:28, Phi Pl 3:20, Eph Ep 2:19). Dầu có nhiều bản dịch khác nhau, nhưng
gốc của nó vẫn nằm trong ý nghĩa nầy. Công dân hay đồng quốc được dùng
trong LuLc 15:15, 19:14, Cong Cv 21:39 và Eph Ep 2:19. Ví dụ: Romaios
được dịch là Công dân La-mã; còn ở Cac Tl 9:1-57 dịch công dân Xi-chem
là người Xi-chem. Công dân La-mã rất đắt giá vì hưởng được nhiều quyền
lợi và đặc ân như quyền chống án đến Xê-xa là toà án tối cao của La-mã đế
quốc, được giảm các sự hình phạt nhục nhã, quá đáng.
Người ta hưởng được quyền công dân La-mã do được sanh ra trong gia đình
một công dân hay một thành có quyền công dân La-mã. Về cá nhân có công
trạng hoặc mua với giá đắt, cao cũng được quyền làm công dân La-mã. Cơ-
đốc nhân nhận được quyền làm công dân Nước Trời (Nước Đức Chúa
Trời)bởi tin nhận chúa Giê - xu, được tái sanh, đổi mới (GiGa 3:35). Chúng
ta được quyền làm công dân Nước Trời (Nước Đức Chúa Trời) thì chúng ta
phải cẩn thận giữ gìn, bảo quản quyền ấy và phải ý thức bổn phận của chúng
ta hầu xứng đáng là một công dân Nước Chúa, khi gặp Chúa sẽ được ban
thưởng mão miện vinh hiển và khen tặng là “công dân trung thành và xây
dựng được nhiều thành tích”.
CỦA LỄ THIÊU
Một trong năm của lễ sách Lê-vi ký có nói đến là Của lễ thiêu. Toàn của lễ
nầy được thiêu trên bàn thờ dâng cho Gia-vê. Đương sự và thấy tư tế không
phép giữ lại chút nào.
Của lễ nầy ghi ở Lê-vi ký đoạn 1 và LeLv 6:8-13, phải là con bò đực, dê
đực, chiên. đối với người nghèo thì có thể dâng chim cu hay bồ câu.
Đương sự đặt tay trên đầu sinh tế, hình bóng con sinh tế gánh chịu tội lỗi của
tội nhân (LeLv 16:21).
Sau đó, con sinh tế được đưa đi giết dùng huyết nó rảy để chuộc tội. Bất cứ
ai trong cộng đồng cũng có thể đem sinh tế dâng làm của lễ thiêu. Về của lễ
buổi sáng và chiều của ngày Sa-bát và ngày lễ thì phải có các của lễ đặc biệt
(xin xem Dan Ds 28:2 đến Dan Ds 29:39)
Tân ước thì chép rằng Đấng Krit dâng mình làm của lễ cho Đức Chúa Trời,
tức làm ứng nghiệm đầy trọn tất cả các của lễ, đặc biệt là của lễ thiêu mà
Thánh Kinh Cựu ước có nói đến ở Lê-vi ký.
Mac Mc 12:33 và HeDt 10:6-10 có dùng từ Hy văn Holokautoma dịch là của
lễ thiêu. HeDt 10:6-8 trích từ Thi thiên 40 nói Đấng Krit dâng chính mình
Ngài làm của lễ thiêu.
Chúa Giê-xu Krit dâng mình làm của lễ chuộc tội, của lễ thiêu và cũng là
của lễ thù ân, của lễ cảm tạ của Hội Thánh Ngài. Hiện tại điều Đức Chúa
Trời đòi hỏi nơi Hội Thánh không phải là của lễ mà là sự kính mến và vâng
lời Ngài.
CỬA (CÁI)
Hy-bá-lai: Delet, được dịch sang Việt ngữ: Cái cửa, Delet có nghĩa thứ dùng
để đóng lại. Hy-bá-lai có một từ khác là Petàh có nghĩa cửa mở, cửa của con
đường.
Hy văn Thura cũng được dịch sang Việt ngữ: Cái cửa. Tân ước nhiều lần nói
đến cái cửa nhưng dùng theo nghĩa bóng, nghĩa thuộc linh. Tuy nhiên từ cái
cửa cũng nhiều lần được dùng theo nghĩa đen. Chắc chúng ta không đủ chỗ
trích ra hết ở đây:
Về nghĩa bóng thì như sau:
(1) “Con người đã đến gần, Ngài đứng trước cửa” (Mat Mt 24:33, Mac Mc
13:29, Gia Gc 5:9). Chúa phán câu nầy có nghĩa ngày Chúa tái lâm rất gần
rồi.
(2) Ngài đáp rằng: “Hãy gắng sức”). Cửa nầy có ý nghĩa về cơ hội, dịp tiện
truyền giáo, giảng đạo. Cũng có thể hiểu là cửa hy vọng vì người ngoại được
Chúa mở cửa đức tin và tín nhận Ngài.
(3) “Ta là cái cửa của chiên” (GiGa 10:7) Chúa cũng là các cửa cho chiên
(GiGa 10:9) bởi cửa, qua cửa ra vào, nhưng cũng nhờ cửa chiên được an
ninh khi được canh giữ vững chắc.
(4) “Ta đứng ngoài cửa mà gõ” (KhKh 3:20) miêu tả sự nhẫn nại và lòng
thương yêu Chúa đối với Hội Thánh, với Giáo hội, với Cơ-đốc nhân, với tội
nhân, mời gọi họ mở lòng hoan nghênh tiếp rước Chúa vào.
CƯỜI
Cười phản nghĩa với khóc. Thánh Kinh có chép cả từ khóc và cười. Cười có
một số ý nghĩa như sau:
(1) Cười là tiếng bày tỏ một niềm vui mừng lớn lao, một sự vui vẻ đưa đến
một cơ hội đột ngột. Tuy nhiên Chúa Giê-xu đã cảnh cáo ở LuLc 6:25 rằng:
“Khốn nạn thay cho các người bây giờ cười cợt vì các người sẽ than vãn và
khóc lóc”.
(2) Cười căn cứ trên một tin tức vui xảy ra quá sức suy tưởng. Áp-ra-ham và
Xa-ra nghe thiên sứ Gia-vê hứa sẽ ban một con trai. Xa-ra sẽ thọ thai, thì bà
cười, vì hai ông bà nghĩ rằng mình đã già rồi, chắc mọi người cũng sẽ phì
cười khi nghe như vậy (SaSt 17:17, 18:12, 21:26).
(3) Cười để chế nhạo. Thi Tv 80:6 nói: “Ngài làm cho chúng tôi nên một
người tranh chấp cùng các kẻ láng giềng chúng tôi; còn các thù nghịch tôi
thì cười nhạo chúng tôi”. Những người chưa biết Chúa thường ghen ghét và
cười nhạo Cơ-đốc nhân. Thù nghịch Chúa khi xưa cười nhạo và mỉa mai
Chúa nhiều lần, nhứt là khi Chúa bị treo trêns cây thập tự.
Thi Tv 2:4 có chép: “Đấng ngự Ngai trên trời cười và Gia-vê chế nhạo họ”.
Chúa xét đoán các nước, các dân khi họ chống lại Chúa và mưu đồ tiêu diệt
Hội Thánh và đạo Chúa. Chúa cười nhạo họ.
DANH (TÊN)
Dùng để gọi một người, một vật. Thánh Kinh có mạc khải danh xưng của
Đức Chúa Trời. Đối với người hay vật nhiều khi người ta cứ đặt tên ra mà
kêu gọi nhưng thực sự không có người ấy hay vật ấy. Đối với Đức Chúa
Trời thì khác, Ngài là Đấng thực hữu hay thực tại và có Danh xưng.
1. Bởi vậy loài người cần học biết Danh xưng Ngài mà tin thờ và nhân Danh
Ngài mà cầu xin (Cong Cv 2:21).
Danh là con người. Con người sao thì mang tên ấy. Đức Chúa Trời là Đấng
thánh nên Danh Ngài rất chí thánh. Đức Chúa Trời cao cả, Danh Ngài rất tôn
trọng. Đức Chúa Trời quyền năng nên Danh Ngài rất linh thiêng, nhiệm
mầu. Đức Chúa Trời mạnh sức, Chúa làm được mọi sự, Danh Ngài rất
quyền oai, uy nghi. Loài người hãy tin cậy, nương nhờ Ngài và Danh Ngài
(Mat Mt 12:21).
Kẻ chối bỏ Danh Ngài, phạm thượng với Danh Ngài chắc chắn sẽ bị hình
phạt (KhKh 13:6) vì vậy cảm bởi Thánh Linh Phao-lô đã nói: “Mọi đầu gối
đều quì xuống, mọi lưỡi đều xưng tụng Danh Ngài” (Phi Pl 2:10).
2. Cầu nguyện “trong Danh Ngài” Đức Chúa Trời đã xưng Ngài là Yaweh
Elohim, Yaweh Sabaoth, Yaweh Elshadday cho Mô-se và các tôi con Chúa
trong Cựu ước, Chúa Con giáng sanh đã được thiên sứ báotin trước Danh
Ngài là Iesous Kristos, Giê-xu hay Giô-suê, Cứu Chúa, Chúa dạy môn sinh
Chúa “hãy nhân Danh Ngài” mà cầu xin thì được Chúa cho. Đức Chúa Trời
Yaweh nhậm lời. Danh Chúa nói lên phẩm vị hay con người của Chúa. Chúa
mạc khải mình qua danh Ngài. Vậy vì sao chúng ta cầu nguyện trong Danh
Ngài hay nhân danh Ngài mà cầu nguyện tức “trong uy quyền”, “trong
quyền năng” của Ngài mà chúng ta cầu nguyện thì điều chúng ta xin sẽ được
nhậm. Đức Chúa Trời sẽ nghe chúng ta và trả lời cho chúng ta (Mac Mc
9:38). Mục sư nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm
báp-têm cho tân tín hữu vì đương sự được Chúa ban phước, tái sinh, đổi
mới, ban Thánh Linh, khiến nên thánh, đồng chết và đồng chôn, đồng sống
lại với Chúa. Nhân danh Ngài thì lễ báp-têm được linh hiệu, tác động cả bề
trong, bề ngoài.
Có lần Chúa phán: “Hễ ai trên (nhân) Danh Ta mà chịu tiếp một đứa bé nầy
…” (Mat Mt 18:6).
Trong (trên) Danh Chúa Giê-xu mà tiếp đón một em bé sẽ được phước. Vì
Danh Ngài quyền năng, hằng sống, linh hiệu, cao cả.
3. Giới từ của Hy văn có 3 như sau:
EV (en), EV(epi), EV(eis)
Theo Việt ngữ chúng ta thì đã dịch là: Nhân Danh Giê-xu mà đuổi quỷ (Mac
Mc 9:38). Nhưng cũng có thể dịch “Trong EV(en) Danh Giê-xu mà đuổi
quỷ”.
Nhưng ở Cong Cv 2:21 thì không thể dịch: kêu cầu trên EV(epi) Danh Giê-
xu được nên vẫn dịch “Nhân danh Giê-xu” nhưng không đúng ý nghĩa của
giới từ EV(epi) “trên” hoặc ở Mat Mt 18:6 dịch “Trên Danh Ta mà tiếp một
em bé” Khó nghe quá! Vẫn dịch “Nhân Danh Ta mà tiếp một em bé”
Cũng rất khó dịch đúng được giới từ “vào, tới, đến” (ElS) như ở câu Mat Mt
28:19 và ICo1Cr 1:13,16: “Làm báptêm vào Danh Ta” hoặc “Những kẻ tin
vào (ElS) “Danh Ngài” thì khó nghe nên các bản dịch đã dịch “Những kẻ tin
Danh Ngài” hoặc “Nhân Danh Ta mà làm báp-têm”. Như vậy thì giới từ ElS
không được dịch ra ở đây cách đúng đắn. Có thể dịch: “Tin đến Danh Ngài”.
“Tin nơi Ngài” nhưng nếu dịch “Tin nơi Danh Ngài” cũng khó nghe.
DÃ MAN (MAN RỢ)
Dã man, man rợ dịch từ Hy văn Barbaros. Bản LLX có đề cập đến hai lần:
Exe Ed 21:31,36 và Thi Tv 113:1.
Trong Tân ước nầy được đề cập đến 4 lần ở Cong Cv 28:2,4, ICo1Cr 14:11,
RoRm 1:14 và CoCl 3:11.
Trong ICo1Cr 14:11 Phao-lô dùng làm ví dụ về ý nghĩa của lời nói. Nói
tiếng lạ không thông dịch, nghe líu lo thì người ta cho là dã man man rợ.
Ở Cong Cv 28:2,4 dùng để chỉ về dân bản xứ là người Man-tơ nói tiếng Pu-
nic. Họ không phải là người Hy lạp hay người Do-thái v.v…
Ở RoRm 1:14 Phao-lô dùng từ nầy để bày tỏ chức sứ đồ ông là phổ thông,
cả cho mọi người; như ở RoRm 1:5 nói ông làm sứ đồ cho cả dân ngoại
bang.
Ở CoCl 3:11 thì từ nầy được dùng theo ý nghĩa xấu, có sự kỳ thị dân tộc
trong thế gian nầy, nhưng đối với đạo Chúa thì không phân biệt gì cả. Trong
Chúa mọi người như nhau là tôi con Chúa, được cứu rỗi, được tha tội, hưởng
được hồng ân Ngài, được sự sống đời đời hiện tại và tương lai.
DẠN DĨ
Từ “Parrésia” trong Tân ước được dịch: Dạn dĩ, bạo dạn, can đảm. Từ nầy
được dùng đến 9 lần như ở: Cong Cv 4:13,29,31, IICo 2Cr 7:4, Eph Ep 3:12,
Phi Pl 1:20, ITi1Tm 3:13, HeDt 10:19, IGi1Ga 4:17.
Từ nầy cũng có nghĩa là nói tỏ tường, nói thành thật, nói công khai trước dân
chúng, dạn dĩ. Từ nầy thường được dùng để bày tỏ sự dạn dĩ nói trước mặt
người ta, đặc biệt là Cơ -đốc nhân dạn dĩ đến trước mặt Đức Chúa Trời để
cầu nguyện, cầu xin.
Cơ-đốc nhân dạn dĩ nhờ đức tin trong Đấng Krit. Cơ-đốc nhân tuy yếu đuối,
khuyết điểm, lầm lỗi trước sự hiện diện Đức Chúa Trời, nhưng bởi đức tin
trong ơn cứu chuộc và sự tha thứ của Chúa qua dòng huyết Chúa Giê - xu
Krit đã đổ ra mà dạn dĩ đến trước Ngai Chúa Ba Ngôi. Cũng nhờ đức tin
trong Đấng Krit mà dạn dĩ xưng Danh Ngài và phục vụ Ngài.
DI TRUYỀN THUYẾT
Di truyền thuyết là một trong bốn giáo thuyết minh định nguồn gốc của linh
hồn và thể xác con người. Người ta nêu lên câu hỏi thể xác con người từ cha
mẹ lưu lại, nhưng linh hồn từ đâu mà có?
1.Thuyết thứ nhất chủ trương và tin tưởng linh hồn tiền thực hữu, nghĩa là
một số linh hồn đã được Đức Chúa Trời tạo dựng nên sắm sẵn ở trên trời rồi.
Origen và hệ phái Mormons tin như thế.
2.Thuyết thứ hai, tin sự đầu thai, chuyển kiếp. Nhiều người tin tưởng và hiểu
về thuyết nầy rồi. Làm ác sẽ chuyển kiếp thú vật v.v… hay làm người nhưng
thấp hèn, khốn khổ; nếu làm lành thánh thiện thì đạt đến bậc cao hơn, đầu
thai, chuyển kiếp vào hạng người cao sang danh vọng, sung sướng v.v…
3.Mỗi ngày Đức Chúa Trời tạo dựng thêm những linh hồn mới và cho nhập
vào các thai v.v… Ba thuyết trên không phù hợp với Thánh Kinh và dân số
hiện tại trên thế giới.
Thánh Kinh chép rằng:
(1). Ban đầu Đức Chúa Trời lấy bụi đất tạo dựng nên một người và hà sinh
khi (hơi thở) vào mũi thì con người sống. Đó là ông A-đam. (SaSt 2:7).
(2). Ông A-đam sanh một con giống hình ảnh ông (SaSt 5:3).
(3). Đức Chúa Trời yên nghỉ và không thấy tạo thêm linh hồn ai nữa. Về bà
Ê-va Chúa lấy xương sườn ông A-đam dựng nên bà. Sau khi hai ông bà
phạm tội thì nọc độc tội lỗi di truyền qua con cháu. Trước là Ca-in giết
người, sau là các cháu, chắt, chít ông A-đam, Ê-va v.v… phạm tội. Tội thâm
nhập vào cả thể xác và linh hồn con người. Điều nầy chứng minh thuyết di
truyền hay lưu truyền là đúng.
4. Các giáo phụ mhư Tertullian v.v… cũng như các nhà cải chánh, thần học
gia đều chủ trương và tin nhận giáo lý Di truyền. Như Martin Luther, John
Calvin, Shedd, Strong v.v… đều tin nhận như thế. Cả thể xác và linh hồn
được cha mẹ di truyền cho con cái. (Muốn hiểu thêm xin đọc Hệ thống Thần
học, hoặc Thần Học Căn bản)
DỊ GIÁO, TÀ GIÁO
Hy văn “Hairesis” có nghĩa:
a. Một sự lựa chọn (LXX- LeLv 22:18) “Các của lễ tùy theo sự lựa chọn
họ”, có nghĩa của lễ lạc hiến, tình nguyện.
b. Một quan điểm lựa chọn. Trong Tân ước IIPhi 2Pr 2:1 dịch “Đạo giả dối”
làm hại (Bản cũ). Bản Cổ sao dịch: Tà giáo.
c. Một môn phái, một giáo phái, một tôn phái chủ trương một ý kiến riêng
rẽ. Trong Tân ước có:
- Tôn phái Xa-đu-xê và Pha-ri-xi (Cong Cv 5:17, 15:5).
- Tôn phái Cơ-đốc giáo (Cong Cv 24:14, 28:22) Cong Cv 24:14 Phao-lô đã
dùng từ “Đường” thế cho tà giáo.
- Một giáo phái, một phe phái trong Giáo hội Cơ-đốc chủ trương và hoạt
động như một ly giáo ICo1Cr 11:19, GaGl 5:20). Những giáo phái, phe phái
nầy dạy giáo lý sai lầm không đúng Thánh Kinh, quá khích, thiếu tình
thương yêu, xé rách thân thể của Đấng Krit.
Theo ý nghĩa của IIPhi 2Pr 2:1 thì Giáo hội Cơ-đốc phổ thông đã thường
dùng các từ tà giáo gọi các phe phái tách khỏi Giáo hội chủ trương giáo lý
sai lầm, quá khích không phù hợp với Thánh Kinh. Nhiều tà giáo ấy cũng
chối bỏ được sự mạc khải của Đức Chúa Trời và tự đặt thêm giáo lý lạ.
Các tín điều chứa đựng những giáo lý thuần chánh và đúng đắn với Thánh
Kinh. Nhưng những tà giáo thì chống đối và thêm bớt theo ý riêng họ. Họ
cũng đặt ra những bản tín điều riêng rẽ.
Giáo hội đã liệt kê nhóm Arius, Nestorius, Apollinarius v.v… là tà giáo.
Vào đầu thế kỷ thứ ba, khi Giáo hội hiệp một với nhà nước thì khởi sự sửa
trị xét đoán và trị phạt các tà giáo và các Cơ-đốc nhân lìa bỏ Giáo hội để
theo tà giáo.
Dị giáo, tà giáo khác với ly giáo, khác với bội giáo, phản giáo.
DỊ TƯỢNG HẠNH PHÚC
Chúa Cứu Thế đã dạy: “Phước cho những người trong lòng trong sạch, vì họ
sẽ thấy nước Đức Chúa Trời” (Mat Mt 5:8). (Bản dịch 90). Thấy Chúa dị
tượng hạnh phúc, thấy chính mình Chúa. Người hoàn toàn trong sạch, thánh
sạch, hoàn toàn giải phóng tất cả tội lỗi, dầu nhỏ xíu trong lòng cũng được
thanh tẩy thì mới có dị tượng hạnh phúc nầy. Thấy được chính mình Chúa.
đi trong đời nầy hoàn toàn thánh khiết trong sạch như Chúa. Tôi con Chúa
đang ở trong địa vị nên thánh nhờ sự rửa sạch của huyết báu Chúa Giê-xu đổ
ra trên cây thập tự. Chúa xưng họ công bình, đứng trong địa vị nên thánh.
Mỗi ngày mỗi phút con người thuộc linh ấy phải chiến đấu, tranh đấu với
người cũ, bản ngã, tội lỗi, ma quỷ, tinh thầøn thế gian để đạt đến bậc nên
thánh hơn. Đương sự phải nhờ cậy Chúa Thánh Linh, Lời Đức Chúa Trời và
sự cầu nguyện, cầu thay mà đắc thắng. Như vậy mỗi ngày đạt đến địa vị nên
thánh, trong sạch. Nhưng chưa có thể đạt đến bậc hoàn toàn nên thánh hoặc
trong sạch. Như vậy làm sao có thể thấy được dị tượng hạnh phúc? Vì vậy
một Giáo hội kia đã thêm vào
một giáo lý “Luyện tội” để trở nên hoàn toàn trong sạch.
Nhưng Thần học Tin Lành (Cải chánh giáo) trên nền tảng Thánh Kinh dạy
rằng: Đức tin trong Đấng Krit dẫn Cơ - đốc nhân chân thật đến trước sự hiện
diện Đức Chúa Trời và được Ngài tiếp kiến. Điều nầy chứng minh một lần
nữa về “Sự mầu nhiệm của đức tin trong Chúa Giê-xu Krit” ITi1Tm 3:16).
Giu-đe câu 24;: “Nhưng Đấng có thể gìn giữ anh em khỏi vấp ngã để đứng
trước sự vinh quang không vết tích của Ngài cách vô cùng vui mừng” (Bản
dịch 90). Thánh Phao-lô còn nói: “Đấng Krit đã thương yêu Hội Thánh và
đã phó chính mình Ngài vì Hội Thánh để làm cho Hội Thánh nên thánh
khiết và trong sạch nhờ dùng nước bởi Lời mà rửa cho, hầu trình diện Hội
Thánh cho chính mình Ngài như một Hội Thánh rực rỡ, không hoen ố,
không dấu vết, cũng chẳng có tì tích nào khác, nhưng thánh khiết và hoàn
hảo” Eph Ep 5:25-27 - Bản dịch 90).
DUY NHẤT TÁNH THUYẾT
Từ “Monophysitism” do “Monos” là đơn độc và “Physis” là bản tánh.
Chúng ta tạm gọi thuyết Duy nhất tánh. Thuyết nầy chủ trương Đấng Krit
đầu thai chỉ có một bản tánh là Thần tánh và hoà hợp với nhân tánh thành
một tánh thôi.
Nhưng Giáo hội nghị Chalcedon họp năm 451 SC đã tái xác nhận Chúa Giê-
xu Krit có hai bản tánh là Thần tánh và Nhân tánh. Vậy nên Duy Nhứt Tánh
thuyết kể như là một tà giáo Gốc rễ của tà thuyết nầy xuất xứ từ nhóm
Apollinaris cũng là một tà thuyết xuất hiện 370 SC Xin tìm đọc và nghiên
cứu các tà thuyết trong tập Thánh Kinh Thần học, phần phụ lục gồm có 31 tà
thuyết.
Eutychianism do tu viện trưởng Eutyches ở Constantinople chủ trương
(trang 113) và tà thuyết Apollinarie (trang 107). Tà giáo Duy nhứt Tánh
thuyết cũng phát xuất từ Tà thuyết Apollinaire (370 SC). Alexandria chống
đối An-ti-ốt. Vậy nên trở thành đế đô của tà thuyết nầy. Ông Dioscorus và
Eutyches ở Constiople chối bỏ thân thể Đấng Krit không đồng thể yếu như
thân thể loài người.
Giáo trưởng Leo I Lamã là người trụ cột chống trả kịch liệt giáo thuyết nầy
và đả kích rất mạnh hai ông ấy. Giáo trưởng Leo I chủ trương Đấng Krit có
hai bản tánh, hai bản tánh trong một người. Hội nghị Chalcedon đắc thắng.
Lần lần về sau tà giáo nầy chia rẽ nhau thành hai nhóm. Nhóm Julianist chủ
trương thân thể Đấng Krit bất tử và không hư nát. Nhóm Seperians thì loại
bỏ, chủ thuyết của Eutyches nói rằng nhân tánh và thần tánh Chúa hoàn toàn
hoà lẫn nhau khi đầu thai.
Hiện tại có một số Giáo hội còn tin nhận chủ trương nói trên
DUY LINH THUYẾT (Amimiam)
Thuyết Duy Linh chủ trương rằng thế giới vật chất là phương
thức biểu hiện của Đức Chúa Trời và quyền năng của Ngài. Cũng có phái
chủ trương kể vật chất là ảo ảnh của ý thức con người. Thuyết nầy cũng tin
rằng linh hồn tồn tại không phụ thuộc vào thân thể.
Từ Duy Linh có ba ý nghĩa khác nhau:
(1) Các vật chất có một đời sống hay có linh hồn riêng của nó như các đồ
chơi của trẻ con chẳng hạn.
(2) Các đồ vật có linh ngự trong ở chúng và nếu chúng bị phá huỷ thì các
linh ở trong chúng ta vẫn tồn tại.
(3) Các linh trong các đồ đạc có thể chất ấy, thỉnh thoảng hiển hiện ra qua
các đồ đạc có thể chất ấy, hoặc các linh ấy ra đi khỏi các thể chất như linh
hồn ông bà hiện về rồi ra đi vậy.
Loài người kính sợ các linh ấy nên tôn kính và thờ lạy. Khắp thế giới nhiều
dân tộc, chi tộc thờ lạy các linh ấy vì họ sợ hãi. Thuyết nầy cũng chủ trương
tất cả các tôn giáo đều phát xuất từ Duy Linh thuyết.
DỨT PHÉP THÔNG CÔNG
Thánh Kinh có đề cập đến sự Dứt phép thông công và Anathema:
Dứt phép thông công một ban viên trong Giáo hội khi ban viên ấy vi phạm
một trọng tội mà không chịu ăn năn hối cải.
Kinh Cựu ước có nói rằng khi một người I-xơ-ra-ên phạm luật lệ của Mô-se
thì bị dạt ra ngoài vòng thông công, liên hệ với Hội chúng (XuXh 30:22-38,
LeLv 17:4). Luật nầy cũng được áp dụng cho người bị bệnh phung hủi
(LeLv 13:46).
Trong đời Tân ước thì chính Chúa đã phán dạy rõ ràng về vấn đề nầy;, Mat
Mt 18:15-18.
Mat Mt 16:18 Chúa dùng từ “Hội Thánh” (Ecclesia). Nhưng ở Mat Mt
18:15-18 cũng có từ “Ecclessia” nhưng có thể nói về Giáo hội được tổ chức
có Hiến chương, Điều lệ.
Vậy nên khi một ban viên phạm tội được khuyên lơn, nhưng nếu không ăn
năn tiếp nhận lời khuyên và cứ tiếp tục phạm tội thì trình ra Giáo hội tức chi
hội địa phương giáo dục và dứt phép thông công coi như người ngoại bang
nếu không ăn năn hối cải. Cắt đứt sự tương thông tương giao với Giáo hội và
cũng với Hội Thánh, như vậy là cả thuộc thể và thuộc linh.
Trong các thư tín Sứ đồ Phao-lô cũng có giảng dạy vấn đề nầy:
a. Kẻ có tội thì phải quở trách trước mặt mọi người để làm cho kẻ khác sợ
ITi1Tm 5:20).
b. Những ban viên Giáo hội có lòng cứng cỏi cứ tiếp tục phạm tội thì Phao-
lô khuyên phải dứt phép thông công họ (I CoCl 5:3, Tit Tt 3:10).
c. Còn có tội nặng hơn nữa thi Anathema tức “phó cho quỷ Satan” ICo1Cr
16:22, ICo1Cr 5:1-8).
(Xem mục Anathema cho rõ nghĩa).
ĐAU KHỔ
Thánh Kinh thường đề cập đến sự vui mừng cũng như đến sự đau khổ. Kinh
nghiệm của nhân loại xưa nay vui buồn, sung sướng và đau khổ liên miên.
Thánh Kinh tả vẻ Chúa Giê-xu là con người đau khổ (EsIs 52:1-15, 53:1-
12). Chúa đau khổ vì tội lỗi nhân loại. Sự vui mừng là ơn phước Đức Chúa
Trời ban cho loài người. Nhưng sự đau khổ là hậu quả của tội lỗi (SaSt 3:16,
Thi Tv 32:20). Nhiều lần Cơ-đốc nhân vừa vui mừng vừa đau khổ, buồn bực
lẫn lộn. Sự từng trải thuộc linh mà Cơ-đốc nhân thật của Chúa không tránh
khỏi và khó quên (RoRm 5:2, 9:2, IPhi 1Pr 1:6,8).
Trong sự đau khổ con người kinh nghiệm sự sợ hãi, đau đớn, buồn bực, lao
khổ than thở, than trách.
Nhưng duyên cớ đau khổ, buồn bực là tang tóc. Người không có niềm hi
vọng, đức tin nơi Chúa về lai thế thì rất đau khổ khi người thân yêu mình
qua đời (SaSt 42:38, Phi Pl 2:27).
Sự bách hại cũng đem sự đau khổ, buồn thảm cho đương sự. Sách Ê-xơ-tê
ghi chép về sự bách hại con dân Chúa chịu đựng và ai nấy đều buồn bực đau
khổ .
Sau-lơ vì ganh ghét mà bắt bớ, săn đuổi mạng sống Đa-vít, Đa-vít đau khổ,
sống nhiều năm chui nhủi ở rừng núi rất thê thảm. (Thi Tv 13:2).
Sự gian truân đã phủ lút đương sự đau khổ và sầu não. Đa-vít gặp nhiều gian
truân cũng từng than vãn (Thi Tv 116:3).
Người đau khổ cũng vì kẻ thân yêu mình nổi lên chống lại mình và tìm hại
mạng sống mình nữa. Phao-lô và tiên tri Giê-rê-mi đã gặp tình cảnh nầy
(RoRm 9:2).
Khi Đức Chúa Trời xét đoán tôi con Chúa phạm tội mà không ăn năn là một
điều rất đau khổ, buồn thảm (CaAc 1:12, IICo 2Cr 2:7). Sự đau khổ của
người đời thế gian chỉ sanh sự chết. Còn sự đau khổ theo ý Đức Chúa Trời
thì đưa đến sự ăn năn để được sự sống(IICo 2Cr 7:10) Như giữa hai sự đau
khổ buồn bực ấy khác nhau xa.
ĐẤNG CỘI RỄ SỰ CỨU RỖI
Thư tín HeDt 2:10 có dùng từ liệu Ho Archègos tèsòtèrias. Từ Archègos
cũng được dùng ở Cong Cv 3:15, 5:31 (HeDt 12:2). Các bản dịch Việt ngữ
đều dịch khác nhau từ nầy. Bản Việt ngữ cũ dịch: “Đấng làm cội rễ sự cứu
rỗi”
Bản Nhuận chánh: Nguyên soái sự cứu rỗi.
Bản Diễn ý: Cứu tinh của nhân loại
Bản 90: Vị thủ lãnh của sự cứu rỗi
Từ điển Hy Anh của Abbott Smith giải nghĩa nguyên ngữ Archègos như sau:
“Ban đầu, nguyên gốc, vị sáng lập, vị lãnh đạo, vị thủ lãnh, nguồn gốc”
Ýnghĩa phổ thông của từ nầy là Vị khởi đầu, Vị sáng tạo. Như vậy Chúa
Con là Đấng tiền phong, Đấng sáng tạo của sự cứu rỗi. Ngài chịu thương
khó, đau khổ để đem con dân Chúa vào sự vinh quang.
ĐẦU
Đầu là phần quan trọng nhứt của thân thể con người. Đầu là địa bàn, trung
tâm sự khôn ngoan, ý chỉ của con người.
(1) Từ nầy có ý nghĩa bóng chỉ về chính con người, vị đứng đầu trưởng, nhà
lãnh đạo, hoặc vị chỉ huy, hay một nhà có uy quyền.
(2) Thánh Kinh dùng từ nầy chỉ về Đức Chúa Trời và Đấng Krit, là đầu của
công cuộc sáng tạo và Hội Thánh Ngài ICo1Cr 11:3, Eph Ep 1:22, CoCl
2:19).
(3) Những nhà cai trị, có thế quyền cũng gọi là đầu (ISa1Sm 15:17, DaDn
2:28, EsIs 9:14,15).
(4) Các thành trì kiên cố, lớn lao cũng được gọi là đầu (EsIs 7:8)
(5) Các phước hạnh được ban cho, hay những tai hoạ, khốn khổ cũng giáng
xuống trên đầu, tức trên những kẻ cầm đầu, kẻ lãnh đạo v.v… (SaSt
40:13,19, 48:14,17,18, 49:26, PhuDnl 33:16, Gios Gs 7:6, Cac Tl 9:57,
ISa1Sm 4:12, 25:39, IISa 2Sm 1:2, 13:19, IISu 2Sb 6:23, Thi Tv 3:3, 23:5,
27:6, 38:2, CaAc 2:10, Exe Ed 9:10, LuLc 21:28, ICo1Cr 11:5,10).
(6) Tân ước dùng từ Đầu chỉ về Đấng Krit có sự liên hệ mật thiết, quan trọng
với Hội Thánh Eph Ep 4:15, 5:23). Hội Thánh là thân thể, Krit là Đầu Eph
Ep 4:12, CoCl 1:24). Sự liên hệ nầy được thành tựu qua sự Báp têm bằng
Thánh Linh ICo1Cr 12:13, RoRm 6:3,4, GaGl 3:27).
Đấng Krit là đầu của Hội Thánh nói lên địa vị cao cả của Ngài. Như vậy Cơ-
đốc nhân là các cơ thể của một thân thể, có Krit là đầu. Các cơ thể có phận
sự riêng, các Cơ-đốc nhân có ân tứ khác nhau hiệp lại làm ích cho toàn thân
và có Krit cầm đầu (RoRm 12:3-8, ICo1Cr 12:4-31, Eph Ep 4:11-16). Krit là
đầu của Hội Thánh như chồng là đầu của vợ vậy (ICo1Cr 11:3).
(7) Thánh Kinh còn nói Đấng Krit là Đá (Đầu) của góc nhà (Thi Tv 118:12,
Mat Mt 21:42, Cong Cv 4:11, IPhi 1Pr 2:7, Eph Ep 2:20). Đấng Krit cũng là
đầu cuộc sáng tạo. đầu đi trước đuôi theo sau (CoCl 1:15,18, 2:10).
ĐẦU GỐI
Thánh Kinh Cựu ước đề cập đến từ “Đầu gối” mục đích giải bày sự yếu
đuối con người, hoặc sự sợ hãi như: Đầu gối yếu mỏn (Giop G 4:4, EsIs
35:3).
Tiên tri Na-hum ghi chép lời Chúa phán như sau: “Lòng chúng nó tan chảy,
đầu gối chúng nó run chạm vào nhau” (NaNk 2:10, DaDn 5:7).
Nhưng Cựu ước cũng đề cập đến sự quỳ gối trước một người khác lớn hơn
mình và đáng tôn trọng để tỏ lòng kính trọng, đầu phục v.v… Ha-man đã
quỳ gối trước mặt bà hoàng hậu Ê-xơ-tê (Exo Er 3:2). Hành động nầy cũng
diễn tả thái độ cung kính như vị quan quỳ gối trước mặt tiên tri Ê-li (IIVua
2V 1:13)
Thánh Kinh Tân ước có ghi chép đến 15 lần về từ “Đầu gối”. Đây là dấu
hiệu chẳng những tôn kính mà còn thuận phục và thờ lạy nữa. Thánh
Clement nói: “Hãy quỳ gối lòng mình”.
LuLc 5:8 có chép quỳ gối là dấu hiệu thờ lạy. Chúa cấm loài người quỳ gối
thờ lạy hình tượng. Thánh Phao-lô đã chép ở Phi Pl 2:10 rằng: “Mọi đầu gối
hãy quỳ xuống tôn vinh Danh Chúa”.
Nhưng quỳ gối cũng là thái độ kỉnh kiền khi thờ phượng và cầu nguyện
trước sự hiện diện Chúa. Sa-lô-môn quỳ gối giơ hai tay lên cầu nguyện và
chúc phước cho Hội chúng. Sau khi đánh bại hơn 400 tiên tri Ba-anh ở sườn
núi Cạt-mên, tiên tri Êâ-li đã úp mặt giữa hai đầu mà cầu xin Chúa cho mưa
đến (IVua 1V 18:42).
Ê-xơ-ra quỳ gối cầu nguyện (Exo Er 9:4); Đa-ni-ên quỳ gối cầu nguyện một
ngày ba lần (DaDn 6:11). Chính Cứu Chúa Giê-xu Krit đã nhiều lần quỳ gối
cầu nguyện. Các sứ đồ quỳ gối cầu nguyện. Phi-e-rơ quỳ gối cầu nguyện kêu
Ta-bi-tha phục sanh (Cong Cv 9:40). Thánh Phao-lô quỳ gối cùng tín đồ cầu
nguyện ở trên bờ biển trước khi chia tay (Cong Cv 21:5). Ê-tiên dầu bị ném
đá chết cũng quỳ gối cầu nguyện.
Tất cả chúng ta hãy học tập quỳ gối cầu nguyện trước sự hiện diện Chúa.
ĐẦU THAI (Thành nhục thể)
Bài thứ 31 của Thánh Kinh Thần học do mục sư Phạm Xuân Tín soạn với đề
tài “Đầu thai, Thai dựng” đã luận rõ.
Trong bài nầy xin trình bày những điểm chánh yếu. Mong quý độc giả tìm
đọc thêm ở các sách thần học để quán triệt vấn đề.
Thánh Kinh không hề dùng từ Đầu thai hay Thai dựng. Bài tín điều các sứ
đồ có dùng như: “… Ngài được đầu thai bởi Thánh Linh”.
Thánh Kinh đặc biệt trong các thư tín của sứ đồ Giăng có đề cập đến cụm từ
“Đấng Krit đến trong xác thịt” (IGi1Ga 4:2, IIGi 2Ga 1:7). RoRm 8:3 có
chép: “Đức Chúa Trời đã sai chính Con trai Ngài trong mạo dạng của xác
thịt tội lỗi để vì tội lỗi mà kết án tội lỗi trong xác thịt”. ITi1Tm 3:16 đã nói
cách mạnh mẽ rằng: “Đức Chúa Trời được bày tỏ trong xác thịt”. Thánh
Phi-e-rơ thì viết: “Vậy vì Đấng Krit đã đau đớn trong xác thịt vì chúng ta thì
anh em cũng phải trang bị bằng ý chí ấy …” (IPhi 1Pr 4:1). Ở IPhi 1Pr 3:18
thì nhấn mạnh: “Ngài chịu chết trong xác thịt”. “Trong” xác thịt Ngài mà
huỷ bỏ sự thù hiềm và dựng nên sự hoà bình” Phao-lô viết cho Cơ - đốc
nhân ở Êph. Với tín hữu ở Cô-lô-se thì Phao-lô dạy: “Bởi thân thể xác thịt và
qua sự chết của Ngài mà Ngài đã làm hoà với anh em” (CoCl 1:21,22).
Như vậy chúng ta thấy Chúa Con Ngôi Hai đã trở nên xác thịt, Thần trở
thành Nhân. Chúa Con đã hạ mình trở nên người ở giữa loài người chúng ta.
Thánh Giăng, sứ đồ yêu dấu của Chúa đã nói: “Vả Lời đã trở thành xác thịt
và sống tạm giữa vòng chúng ta, chúng ta đã ngắm xem sự vinh quang Ngài
là vinh quang của Con độc sanh đến từ Chúa đầy ân sủng và lẽ thật” (GiGa
1:14 -Bản dịch 90).
1. Đấng Tiền thực hữu:
Chúa Giê-xu xưng rằng: “Trước khi chưa có Áp-ra-ham đã có Ta”. Thánh
Giăng thì nói: “Lời đã có từ lúc ban đầu và Lời đã ở với Đức Chúa Trời.
(Lời ở với Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu). Tất cả mọi sự vật dựng nên bởi
Ngài, mà chẳng có vật gì được dựng nên mà không bởi Ngài. Nhưng Lời đã
trở thành Người mặc lấy thể xác con người.
Đấng tiền thực hữu, Ngôi Hai là Lời ở cùng Đức Chúa Trời, có toàn năng
tạo dựng nên mọi sự vật từ lúc ban đầu, đã trở thành Người. Đây là sự mầu
nhiệm. Đạo Đức Chúa Trời là đạo siêu nhiên vì mầu nhiệm. Ba Ngôi Đức
Chúa Trời là Cha, Con, Thánh Linh hiệp một, đồng một thể yếu. Nhưng
Ngôi Hai, Lời đã trở thành người, mặc lấy thân thể trở nên giống như người
để thông cảm sự yếu đuối của con người dầu Ngài là Đức Chúa Trời. Trong
thư gởi Hội Thánh Phi-líp thánh Phao-lô có nói: “Ngài sẵn có hình dạng
(bản tánh) của Đức Chúa Trời nhưng Ngài chẳng xem sự bình đẳng với Đức
Chúa Trời là điều nên cứ giữ lấy. Nhưng Ngài đã tự làm cho mình ra trống
không, nhận lấy hình dạng (bản tánh) của đầy tớ, trở nên giống như loài
người” (Phi Pl 2:6,7) (Bản dịch 90). Hình dạng (bản tánh) Đức Chúa Trời
được bày tỏ qua Ngôi Hai thành nhục thể.
2. Mặc lấy sự nhục thể
“Ngôi Lời trở thành xác thịt”. Mặc lấy thân thể như một người. Là Đức
Chúa Trời vô hình, vô tượng nghĩa là thiêng liêng, mắt trần không thấy
được, bây giờ đầu thai và được sanh ra làm người sống giữa loài người. Hy
văn; Sax là xác thịt. Nhưng trong Tân ước xác thịt (Sax) có nhiều nghĩa:
(a) ICo1Cr 15:39 cho ta hiểu đây là thể xác của con người, thú vật v.v…
(b) IPhi 1Pr 1:24, EsIs 40:6 thì cho biết xác thịt có nghĩa là sự sống được tạo
dựng nên trên quả đất nầy ví dụ như hoa cỏ khô, cỏ khô thì hoa rụng.
(c) RoRm 8:3 thì cho biết đây là sự sống của một tội nhân, sống theo tánh
xác thịt.
Từ “sax” (xác thịt) dùng ở GiGa 1:14 có nghĩa trở thành một con người, có
thể xác của con người. Lời ở thiên cung đã đầu thai qua quyền năng của
Linh vào trong trinh nữ Ma-ri và được sanh ra làm Người có thể xác như
loài người chúng ta. Đây là sự mầu nhiệm khó hiểu. Đây là phép lạ quyền
năng của Đức Chúa Trời. Không thể lấy lý trí luận mà hiểu được.
Qua sự mặc lấy xác thịt, hình dạng, nhục thể của loài người thần tánh Chúa
Giê-xu Krit bị hạn chế, nhưng Ngài vẫn vô tội. Vì nguyên tội của A-đam
không thể truyền nhiễm vào Ngài được. Nhưng Thánh Kinh chứng rằng;
“Chúa Giê-xu Krit trở nên sự rủa sả vì chúng ta” (GaGl 3:14). Đức Chúa
Trời đã sai phái chính Con Ngài trong hình dạng một thể xác đầy tội lỗi vì
chúng ta” (RoRm 8:3).
“Đấng Krit vô tội đã tự làm mình nên tội lỗi vì chúng ta” (IICo 2Cr 5:21).
3. Lời trở thành người
Chúa Giê-xu Krit là Lời đã giáng sanh (đã đầu thai và được sanh ra làm
người như chúng ta). Nhiều người thắc mắc:
- Sao Chúa không từ trời hiện ra cho giản dị, cho mọi người thấy và tin?
Nhưng như thế ứng nghiệm lời tiên tri, lời dự ngôn. Như thế mới thông cảm
sự yếu đuối con người. Nhưng như thế Chúa Giê-xu mới chịu khốn khổ,
chịu chết thế cho loài người. Thánh Kinh chép: “Nầy một trinh nữ thọ thai
và sẽ hạ sanh một con trai và người ta sẽ xưng danh Con ấy là Em-ma-nu-ên
nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta “ (Mat Mt 1:23, EsIs 7:14).
Có nhiều người thắc mắc hỏi: Tại sao người Tin Lành không tin “Chúa Giê-
xu sanh ra bởi trinh nữ?”. Đây là một sự xuyên tạc bóp méo giáo lý Tin
Lành. Bản Tín điều các sứ đồ mà người Tin Lành tin nhận và xưng nhận nói
thế nào? “Tôi tin Giê-xu Krit là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, và Chúa
chúng ta. Ngài được đầu thai bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri
…”(Thánh ca trang 539). Người Tin Lành tin Chúa Giê-xu Krit sanh bởi
trinh nữ Ma-ri, nhưng theo Thánh Kinh Tân ước thì có nói sau đó bà có sanh
các em của Chúa Giê-xu nữa (Mac Mc 6:3, GiGa 7:3-6).
Rốt lại chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời Ba Ngôi đã dự bị một chương trình
cứu rỗi và đã hoàn thành chương trình ấy theo ý muốn tốt đẹp của Ngài để
cứu muôn dân.
ĐẦU TIÊN CUỐI CÙNG
Thánh Kinh Cựu ước đã dùng từ liệu nầy xưng hô Đức Chúa Trời (EsIs
41:4, 44:6, 48:12). Từ nầy miêu tả về đời đến, vĩnh cửu, và cũng nói lên sự
cao cả của Đức Chúa Trời.
Thánh Kinh Tân ước đề cập đến từ liệu ba lần ở KhKh 1:17, 2:8, 22:13 và
tất cả đều nói về Chúa Con. KhKh 1:17, 2:8 miêu tả về sự phục sanh của
Chúa Con; còn KhKh 22:13 được đứng chung với những câu miêu tả về sự
đời đời và bản chất cao cả của Chúa Con. Theo sự miêu tả của thánh Giăng
thì Chúa Con đồng đẳng, đồng quyền, đồng thế, yếu với Chúa Cha. Vậy nên
sách Khải thị đã tôn xưng Chúa Con là Đấng đầu tiên và Cuối cùng. Con
sông mạc khải chấm dứt ở sách Khải thị vì đã đầy trọn. Đức Chúa Trời đã
mạc khải chương trình cứu rỗi đầy đủ rồi, nên được chấm dứt ở đây. Con là
Ngôi Lời, là Lời, là Đạo (Logos) của Đức Chúa Trời có trách nhiệm trong
cuộc sáng tạo, cũng có trách nhiệm đối với cuộc cuối cùng. Ngài là Đấng
cao cả trong vũ trụ và trong lịch sử nhân loại. Ngài đã phán: “Ta là An-pha
và Ô-mê-ga, là Đấng đầu tiên và cuối cùng; Đấng trước hết và là Đấng sau
cùng” (KhKh 22:13).
ĐẮC THẮNG, CHIẾN THẮNG (Sự, Cuộc)
Sự đắc thắng hay chiến thắng thuộc về Đức Chúa Trời. Tuy nhiên người
không tin Chúa không hề biết đến. IISa 2Sm 23:10 xác nhận như thế. IISu
2Sb 25:8 chép: “Đức Chúa Trời có quyền năng giúp đỡ và cũng có quyền
năng lật đổ”. Vua Nê-bu-cát-nết-xa chiến thắng quân thù nhiều trận, nhiều
nước nhưng bị Chúa lật đổ, ăn cỏ như con thú.
Có hai thứ đắc thắng hay chiến thắng. Trong Cựu ước có nói đến các cuộc
chiến thắng quân thù. I-xơ-ra-ên và các lân bang thường gây gỗ và tranh
giành đất đai quyền lợi nên hay gây nên chiến tranh đánh giết nhau,Lần lần
nước nầy chiến thắng, lần khác nước khác chiến thắng. Đây là sự chiến
thắng trong các trận chiến hai phe đánh giết nhau và một phe chiến thắng.
Nhưng trong Tân ước dùng từ đắc thắng để mô tả về sự đắc thắng thuộc linh.
Hội Thánh nói chung và cá nhân Cơ - đốc nhân thắng hơn sự cám dỗ của xác
thịt, sự lôi kéo của đời và ma quỷ. Họ nhờ cậy quyền năng sức mạnh của
Chúa Ba Ngôi mà đắc thắng quyền lực Sa-tan, sự gian ác và sự mê hoặc của
đời nầy (KhKh 5:5, 6:2, 19:11 - 20:3).
Hằng ngày Cơ-đốc nhân và gia đình mình chiến thắng mọi sự cám dỗ và dẫn
dụ của đời và Sa-tan thì hưởng được sự bình an, vui mừng, thoải mái và
nhiều phước hạnh Chúa. Nhớ Lời Chúa quyền năng và sức mạnh của Thánh
Linh mà Cơ-đốc nhân đẩy lui được sự tấn công ác liệt thuộc linh kể trên.
Sống trước và trong sự hiện diện Đức Chúa Trời. Cơ-đốc nhân hằng tin cậy
Chúa nên có cuộc sống đắc thắng (IGi1Ga 5:4-5, GiGa 6:33, RoRm 8:37,
Eph Ep 6:10, IGi1Ga 4:4, IGi1Ga 2:14).
Sự đắc thắng thuộc linh hiện tại bảo đảm cho cuộc đắc thắng tương lai tức
được bước vào Nước đời đời của Đức Chúa Trời (KhKh 2:7, 26, 3:5, 12,21).
ĐẶT TAY
Tay là cơ thể để rờ mó, đụng chạm với các vật ngoài thân thể con người.
Trong phạm vi tôn giáo, và một vài giáo lễ hàng giáo phẩm đặt tay trên đầu
đương sự để cầu nguyện. Đặt tay để truyền cảm ân tứ, sự khôn ngoan và
quyền năng cho đương sự. Bởi vậy người đặt tay phải là người thật có ân tứ
và ơn phước từ Chúa, và đã thật được Chúa kêu gọi xức dầu phục vụ Ngài
lâu nay. Hoặc số đông đặt tay cầu nguyện tỏ sự nâng đỡ và ủng hộ. Rất tiếc
có một vài giáo phái xem thường sự đặt tay cầu nguyện nên đã thi hành cách
bừa bãi.
1.Cựu ước: Trong Cựu ước đặt tay là một hành động quan hệ thiêng liêng
của một giáo lễ để cầu xin ơn lành của Chúa (LeLv 9:22, TrGv 1:20) hoặc
trong khi cầu nguyện (IVua 1V 8:54). Gia-cốp đã đặt tay trên đầu của hai
con Giô-xép và chúc phước cho chúng nó. (SaSt 8:8-20).
Trong ngày đại lễ Cứu chuộc A-rôn đặt hai tay trên đầu con dê xưng tội dân
chúng và tội lỗi mình rồi đuổi nó ra đồng vắng. Như vậy A-rôn đã đặt tội lỗi
trên nó và nó mang tội lỗi của dân chúng và mang tội lỗi của ông mà đi. Ở
Dan Ds 8:10 có nói số đông dân sự đặt tay cầu nguyện cho người Lê-vi để
họ làm thầy tư tế. Mô-se đặt tay cầu nguyện cho Giô-suê người kế vị ông
(PhuDnl 34:9 nói qua sự đặt tay của Mô-se mà Giô-suê đầy thần linh sự
khôn ngoan của Đức Gia-vê). Dầu vậy trước khi được Mô-se đặt tay cầu
nguyện cho, Giô-suê là người được ơn của Chúa rồi. Sự đặt tay cầu nguyện
chẳng những là lễ truyền chức mà cũng là đường lối truyền ân tứ, quyền
năng nữa.
2.Tân ước: Tân ước có ký thuật qua lễ báp-têm và sự đặt tay các sứ đồ, con
cái Chúa nhận được Thánh Linh. Cong Cv 8:14-19 ký thuật: sau khi các sứ
đồ đặt tay cầu nguyện thì ân tứ Thánh Linh được ban cho con cái Chúa.
Nhưng đối với Phao-lô thì có một từng trải khác là A-na-nia đặt tay cầu
nguyện thì ông sáng mắt và sau đó mới chịu báp-têm (Cong Cv 9:12). Sách
Cong Cv 19:6 lại ký thuật việc đặt tay và lễ báp-têm cùng ân tứ của Thánh
Linh được bày tỏ qua sự nói các thứ tiếng và nói tiên tri. HeDt 6:2 có liên hệ
đến lễ báp-têm và đặt tay. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng cũng nhiều lần
Thánh Linh và ân tứ Ngài ban cho tôi con Chúa không phải qua lễ báp-têm
và lễ đặt tay đâu (Cong Cv 10:44-48). Hội Thánh đầu tiên rập theo nghi thức
của Cựu ước và của các vị thầy Ra-bi lúc bấy giờ nên đã làm lễ đặt tay cho
những người được Hội chúng tuyển chọn vào công việc Nhà Chúa. Các sứ
đồ đã đặt tay và cầu nguyện cho họ (Cong Cv 6:3). Hội Thánh An-ti-ốt cầu
nguyện đặt tay trên Ba-na-ba và Sau-lơ, sai phái họ đi truyền giáo, nhưng chỉ
sau khi Thánh Linh đã kêu gọi và truyền bảo. (Cong Cv 13:3) Phao-lô
khuyên Ti-mô-thê chớ vội đường tay trên ai, hoặc trên tín hữu sa ngã thối lui
mới ăn năn ITi1Tm 5:22). Phần Ti-mô-thê tiếp nhận ân tứ Chúa để thi hành
chức trách qua sự đặt tay (IITi 2Tm 1:6 và IITi 2Tm 4:14).
Theo nhiều nhà thần học tin rằng Cong Cv 13:3 Ti-mô-t HeDt 1:18 thì đặt
tay nầy chỉ là dấu hiệu bề ngoài của Hội chúng, hoặc của các trưởng lão, các
hàng giáo phẩm bề trên thi hành, công nhận, ủng hộ thánh chức đương sự
khi họ đã được Thánh Linh kêu gọi, xức dầu và được Đức Chúa Trời Ba
Ngôi công nhận. Và đây là vấn đề quan trọng được Đức Chúa Trời kêu gọi,
xức dầu công nhận, dầu loài người không công nhận.
Nhưng nếu được loài người công nhận hoan nghênh mà không được Đức
Chúa Trời Ba Ngôi kêu gọi, công nhận thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.
ĐỀN TẠM
Từ giã Biển Sậy (Biển Đỏ) dân I-xơ-ra-ên xưa lưu lạc trong sa mạc Xi-nai.
Đức Chúa Trời đã kêu gọi Mô-se lên núi nầy và ban cho ông mệnh lệnh
dựng một đền tạm theo đề án của Ngài.
Được gọi là Đền Tạm vì đây là Đền Thờ có thể tháo gỡ và di chuyển,
chuyển đến một địa điểm nào đó; khi được lệnh thì ráp dựng lên.
Đền Tạm biểu tượng hai phương diện của đạo Chúa lúc bấy giờ giữa dân I-
xơ-ra-ên xưa:
1. Đền Tạm được lắp ráp ngay giữa các lều trại của nhân dân tạm cư nói lên
sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa họ.
2. Đền Tạm nói lên phương cách linh hiệu Đức Chúa Trời sắm sửa để loài
người tội lỗi có thể đến gần Ngài; nếu không thì loài người không thể đến
gần ra mắt Chúa trong sự thánh khiết, uy nghiêm và toàn thiện của Ngài
được.
Sự cấu trúc của Dền Tạm được ghi chép rõ ràng ở XuXh 25:27, 30:1-38,
31:1-18, 35:1-35 - 40:1-38, Dan Ds 3:25, 4:4, 7:1. Sự cấu trúc Đền Tạm chia
làm hai phần chánh như sau:
a. Sân ngoài (XuXh 27:9): Đền Tạm luôn luôn được lắp ráp xây mặt về phía
đông. Xung quanh Đền Tạm có một hàng rào bao quanh. Hàng rào nầy bằng
bố vi giăng trên các trụ. Người ta đi vào sân ngoài của Đền Tạm qua một Cái
Cửa có treo màn trên hai trụ dựng trên đế bằng đồng. Tại sân ngoài nầy có:
Một bàn thờ của lễ thiêu (XuXh 27:1-8). Tại bàn thờ nầy kẻ thờ phượng Đức
Chúa Trời bằng cách dâng của lễ thiêu qua các thầy tư tế.
Cứ tiến bước vào người ta sẽ thấy một cái thùng (chậu to) (XuXh 30:17-21).
Thùng (chậu to) nầy chứa nước trong sạch để các thầy tư tế rửa tay chân
sạch sẽ trước khi dâng của lễ lên Đức Chúa Trời. (XuXh 40:30). Điều nầy
chỉ dạy cho những kẻ thờ phượng Đức Chúa Trời phải giữ mình thánh khiết
(Tit Tt 3:5).
b. Đền Tạm: được lắp ráp chính giữa sân hay khoảnh đất được chọn đó
(XuXh 26:1).
Mô-se và người I-xơ-ra-ên xưa đã vâng lệnh Chúa mà tạo ra những tấm
màn. da cá nược v.v… để phủ lên trên Đền Tạm (đọc Bài học Trường Chúa
Nhựt năm hai, Cựu ước thành hiểu rõ thêm). Còn chính Đền Tạm thì có hai
phần như sau: Nơi Thánh và Nơi (chí) Rất thánh.
Hai phần nầy được chia cách nhau bởi một tấm màn treo ở giữa (XuXh
26:31). Phần nầy biểu tượng bức tường chia cách tội nhân với Đức Chúa
Trời thánh khiết (HeDt 9:8). Khi Chúa Giê-xu tắt hơi trên cây Thập tự thì
bức màn bị xé từ trên đến dưới (HeDt 10:19). Qua điều nầy chúng ta được
hiểu con đường vào Nơi Rất Thánh đã được mở toang. Cả ba sách Tin Lành
Cộng quan đều có ghi chép (Mat Mt 27:51, Mac Mc 15:38, LuLc 23:45).
A. Chỉ thầy tư tế mới được phép vào Nơi Thánh. Tại Nơi Thánh có trưng
bày ba vật nầy:
(1) Một bàn bánh trần thiết, hoặc gọi bánh hiện diện (XuXh 25:23-30, 37:10-
16). Trưng bày bánh trần thiết hay bánh hiện diện nầy là hành động cảm tạ
về các thức ăn và đầy dinh dưỡng của Chúa ban cho mỗi ngày. Chỉ các thầy
tư tế mới được phép ăn bánh thánh nầy. Đây cũng nói lên hành động dâng
hiến, chấp nhận rằng con người không phải chỉ nhờ bánh mà thôi.
(2) Một chơn đèn bằng vàng có bảy ngọn đèn (XuXh 25:31-40, 37:17-24).
Bảy ngọn đèn chiếu ánh sáng trong Nơi Thánh nói lên người I-xơ-ra-ên
được Chúa tuyển chọn đặc biệt phải chiếu ánh sáng đạo Ngài ra cho thế
gian. Nhưng than ôi, họ sa ngã, bỏ Chúa thờ hình tượng nên đèn họ bị tắt
ngúm. Ngài nay, Hội Thánh Cơ-đốc, của Đức Chúa Trời phải là chân đèn
bảy ngọn, phải chiếu sáng đạo Chúa ra cho muôn dân. Mat Mt 5:14-16,
LuLc 12:35, Phi Pl 2:15)
(3) Một bàn thờ xông hương được đặt giữa bàn bánh trần thiết và cây đèn ấy
(XuXh 30:1-7, 27:25-28). Bàn nầy cũng được đặt trước bức màn. Mỗi sáng
và chiều thầy tư tế xông hương trên bàn thờ nầy (XuXh 30:11). Hành động
nầy nói lên lòng tin kính Chúa của người thờ phượng và cũng biểu trưng lời
cầu nguyện của các thánh đồ bay lên thấu trước ngai thánh Chúa (LuLc
1:10, KhKh 5:8, 8:3).
B. Nơi Rất (Chí) Thánh là nơi có sự vinh quang Đức Chúa Trời hiện ra. Tại
đây một năm một lần thầy thượng tế mới được phép vào ra mắt Đức Chúa
Trời và rảy huyết.
(1). Tại Nơi Rất Thánh có Hộp Giao ước. Trong Hộp Giao ước nầy có hai
bảng luật pháp và chai đựng hột ma-na, có cây gậy gỗ A-rôn đặt một bên.
Hộp Giao ước tiêu biểu sự gặp gỡ giữa Đức Chúa Trời và dân của Chúa trên
căn bản: sự chuộc tội. Hộp Giao ước có chứa đựng hai bảng luật pháp nói
lên ý muốn Đức Chúa Trời mạc khải thuộc tánh và đức tánh Cha Ngài.
(2). Trên Hộp Giao ước có nắp Thi ân hay Ngôi thương xót; hai thiên sứ
Chê-ru-bim xoè hai cánh ra che Nắp thi ân. Chỉ trong ngày lễ chuộc tội, thầy
thượng tế được phép vào nơi nầy rảy huyết để chuộc tội cho ông và cho toàn
dân.
Đền Tạm tiêu biểu về Đức Chúa Giê-xu Krit và đã được hoàn toàn ứng
nghiệm nơi Ngài. Chúa là Đền Tạm cho dân Ngài thờ phượng Đức Chúa
Trời; Chúa là Thầy thượng tế đổ huyết ra chuộc tội chúng ta; và đã phục
sanh đi vào Nơi Rất thánh trên trời, trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Quả thật Chúa đã mở một con đường từ đất lên trời cho tôi con Chúa lên
thiên đàng ra mắt Đức Chúa Trời.
ĐỀN THÁNH, NƠI THÁNH (Nơi tôn nghiêm)
Đền thánh, Nơi Thánh là nơi biệt riêng ra để thờ lạy Đức Chúa Trời Gia-vê.
Không phải người Hê-bơ-rơ xưa cả người Ca-na-an và tất cả dân tộc trên thế
giới nầy đều ý thức rằng nơi thờ phượng là Nơi tôn nghiêm, nơi thánh và là
Đền Thờ thánh vậy. Những công cuộc khảo cổ lâu nay đã phát hiện nhiều
địa điểm các dân tộc bốn ngàn năm trước đây đã chôn cất các hình tượng,
các thứ khí mạnh, họ đã dùng thờ phượng Nơi thánh, Đền thánh.
Lần đầu tiên từ Đền Thánh (Nơi Thánh) được ghi chép ở XuXh 25:8: “Hãy
làm cho Ta một Đền thánh, hầu ta sẽ ở giữa chúng nó”. Nhưng Đền thánh
dưới đất chỉ là bóng của Đền Thánh, Nơi Thánh trên trời như Đa-vít đã nói
(Thi Tv 102:19). Đền Thánh lúc ban đầu Mô-se và dân I-xơ-ra-ên làm nên
chỉ là một Đền tạm thôi. Và cách, nơi Chúa Gia-vê muốn có để ngự trị giữa
dân Ngài. Nhưng nhiều lần Chúa còn mạc khải ý Ngài là Chúa khiến cho
dân Giu-đa nên một Nơi Thánh Ngài ngự. Đây là ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc
(Thi Tv 114:2). Vậy nên tại Đền Tạm hoặc tại Đền Thờ đều có Nơi Thánh
và Nơi Chí Thánh. Đức Chúa Trời Gia-vê hiện diện Nơi Chí Thánh (Nơi Rất
Thánh) trên nắp thi ân giữa hai Chê-ru-bim. Tuy nhiên trong đời Cựu ước
dân ngoại bang, dân Ca-na-an thường tìm chỗ cao để cúng tế và lập miếu
cúng tế tà thần.
Các tổ phụ xưa, chưa có Đền Thờ, Nơi thánh thì họ lập (xây) Bàn thờ dâng
tế lễ. Các tiên tri như Sa-mu-ên cũng dâng tế lễ nơi cao ở Ra-ma.
Nhưng rốt lại Chúa tuyên bố: Đức Chúa Trời chính là Đền thánh, Nơi thánh
cho dân Ngài gặp Ngài, thờ phượng Ngài (EsIs 8:14, Exe Ed 11:19).
Thánh Giăng trong khải tượng Đức Chúa Trời cho thấy trên Thành Thánh
không có Đền Thờ, vì Chúa là Đức Chúa Trời Toàn năng và Chiên Con
(Chúa Giê-xu) là Đền Thờ của Thành” (KhKh 21:22).
Thánh Phao-lô thì nói. Cơ-đốc nhân là Đền Thờ, Đền Thánh Đức Chúa Trời
ngự trị ICo1Cr 3:16).
ĐI, BƯỚC ĐI
Thánh Kinh Tân ước dùng động từ nầy nhiều lần. Tuy nhiên động nầy có
nhiều ý nghĩa:
(1) Đi bộ
(2) Đi dạo chơi
(3) Tiêu biểu
(4) Hình bóng về sự sinh hoạt đời sống thuộc linh (RoRm 13:13, Eph Ep
4:1, CoCl 1:10, IGi1Ga 1:7)
(5) Thần nhân đồng hình như SaSt 3:8 chép vào chiều mát mẻ Ê-lô-him
bước đi trong vườn. Đây động từ “Đi, bước đi” được dùng theo nghĩa Thần
nhân đồng hình.
(6) Cũng được dùng theo ám ý như ở Gióp câu Giop G 31:7,26, Thi Tv 73:9,
91:6.
Chúa Giê-xu cũng có lần dùng động từ nầy theo ám ý như ở GiGa 11:9.
Trong câu chuyện Phi-e-rơ đi trên mặt nước hồ Ga-li-lê thì sụp xuống và
được Chúa kéo lên và Chúa quở trách ông là nghi ngờ, thiếu đức tin cho
chúng ta thấy sự bước đi hay đi là hành động của thể xác nhưng liên hệ mật
thiết với thuộc linh.
Trong các thư tín các sứ đồ thánh thường dùng theo ý nghĩa bóng nói về sự
sinh hoạt, cung cách sinh sống, cách cư xử v.v… Thánh Phao-lô động từ nầy
đến 33 lần (Peripalèo: Hy văn) và ở các chỗ khác 6 lần.
Về thể xác thì ai đi, bước đi đều tiến về trước mong mau đến mục tiêu. Về
thuộc linh cũng vậy, nếu chúng ta bước đi, đi thì tấn bộ, đời thuộc linh tiến
tới, chớ không phải nằm, đứng một chỗ (Phi Pl 1:25 ).
ĐỊA NGỤC
Các bộ Thần học Tin Lành, quyển luận về công tác của thượng đế đều có
luận về thiên sứ, thiên đàng và địa ngục. Dầu vậy, trong mục nầy chúng ta
cũng cần luận đến đề tài nầy:
1. Cựu ước: Cựu ước thường dịch Sheol là địa ngục, huyệt mả hay âm phủ
hay âm ti. Nhưng Sheol là nơi cư ngụ của những người chết (SaSt 37:35).
Cựu ước dịch Sahat là Hố sâu (Bản Việt ngữ cũ dịch; Hầm), (Giop G 33:25),
và huyệt mả (Thi Tv 30:9), Miêu tả cảnh tượng khủng khiếp kinh hoàng tại
chốn hố sâu thẳm này (Thi Tv 89:48). Những kẻ chết ở Sheol thì bị cách ly
khỏi Đức Chúa Trời và loài người (IISa 2Sm 12:2, Giop G 7:9). Sự hiện
diện Đức Chúa Trời ở khắp nơi, cả tại Sheol (Giop G 26:6, Thi Tv 139:8),
nhưng kẻ ở tại Sheol không liên lạc được với sự hiện diện Ngài (Thi Tv 6:5).
Cho nên khi dịch Sheol là địa ngục thì chỉ về phần đặc biệt nào của Sheol
dành Chúa kẻ độc ác, không tin thờ Đức Chúa Trời (Thi Tv 9:17, ChCn 5:5,
EsIs 14:15, Exe Ed 32:23). Cũng như Chúa dành sự chiếu sáng trên kẻ công
bình vậy (Thi Tv 16:10, 49:15, ChCn 15:24).
2. Tân ước: Hy văn có từ Gê-hen-na và Bản cũ dịch là: Địa ngục(Gêhenna).
Hy bá lai văn Géhinnôm (trũng Hinnôm) IIVua 2V 23:10, đây là một trũng
dùng đất rác rưới dơ bẩn và lửa cháy luôn đêm ngày. Số phận khủng khiếp
của tội nhân bị xử tử, thi thể bị quẳng vào trũng sâu thẳm nầy (Mat Mt 5:22).
Vậy nên Thánh Kinh và Chúa đã dùng địa ngục để nói lên số phận khủng
khiếp thuộc linh của những kẻ tội ác, không tin kính Chúa (Mat Mt 10:28,
Mac Mc 9:43).
ĐIỀU RĂN MỚI
GiGa 13:34 có chép: “Tôi ban cho các con một điều răn mới: Các con hãy
thương yêu lẫn nhau. Như Tôi đã thương yêu các con thì các con cũng phải
thương yêu lẫn nhau”.
Trong thư tín IGi1Ga 2:8, có chép: “Tuy nhiên chúng tôi viết cho anh em
đây cũng là điều răn mới, là điều chân thật ở trong Ngài và trong anh em, vì
sự tối tăm đã qua đi, và sự sáng thật đã chiếu sáng”. Đây, Thánh Giăng lặp
lại Lời Chúa đã phán dạy mà ông ghi nhớ.
Nhưng ở câu 7 của đoạn nầy thì ông nói: “Hỡi anh em, không phải một điều
răn mới mà tôi viết cho anh em đâu bèn là một điều răn cũ, là điều răn anh
em đã có từ lúc ban đầu” (IGi1Ga 2:7).
Thư IIGiăng câu 5 thì thánh Giăng lại nói rằng: “Và bây giờ tôi xin bà,
không phải như một điều răn mới mà tôi viết cho bà đây, bèn như những
điều chúng ta có được từ lúc ban đầu là chúng ta yêu thương lẫn nhau”.
Điều răn mới hay cũ thì cũng đồng một thể yếu, một yếu tố là thương yêu
nhau trong đức thánh khiết.
Chúa đã tóm tắt 10 điều răn vào 2 điều răn là thương yêu Chúa và thuơng
yêu kẻ lân cận. Nhưng điều răn mới nầy dầu Chúa có nhấn mạnh cốt lõi nó
là thương yêu, nhưng thương yêu nhau trong Chúa. Cơ-đốc nhân thương yêu
Cơ-đốc nhân, người hầu việc Chúa thương yêu Cơ-đốc nhân. Cơ-đốc nhân
yêu thương tín hữu. Người hầu việc Chúa yêu người hầu việc Chúa.
Tội nghiệp, có bao lần Cơ-đốc nhân muốn nhận chìm người hầu việc Chúa
và người hầu việc Chúa ghét bỏ Cơ-đốc nhân cũng không phải không có. Kẻ
hầu việc Chúa ghen ghét kẻ hầu việc Chúa cũng không ít đâu. Chúa nói điều
răn mới đây để nói lên điều răn cũ là luật pháp: “Người phải thương yêu kẻ
lân cận như chính mình ngươi (LeLv 9:18) (Đọc thêm LuLc 10:27, Mat Mt
22:39, Mac Mc 12:31). Chúa dạy thương yêu kẻ lân cận, hoặc thương yêu
lẫn nhau như thương yêu chính mình ngươi không hơn không kém Chúa
phán đây là điều răn mới có nghĩa nó không bao giờ trở nên cũ như 10 điều
răn kia mà các ngươi mau quên cho là cũ rồi, 10 điều răn kia cũng dạy phải
thương yêu nhau như điều răn mới nầy vậy.
Điều răn mới có thể hiểu đây là Giao ước mới ICo1Cr 11:26, KhKh 3:30).
Giao ước mới Chúa lập với Hội Thánh bằng huyết, bằng thân thể Ngài cũng
biến thành một mệnh lệnh; “Hãy nhớ đến Ta”.
Tóm lại, điều quan trọng là thực thi không nên chỉ đọc thuộc lòng thương
yêu, thương yêu như con két mà miệng đầy giáo mác. Không nên khóc thút
thít tỏ ra rất thương tiếc nhưng chỉ là nước mắt cá sấu thôi. Chúng ta phải hết
lòng hết sức, hết linh hồn thương yêu Chúa thương yêu kẻ lân cận và thương
yêu lẫn nhau nữa.
ĐỘC ÁC, GIAN ÁC (Người, Sự)
Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình ảnh Ngài, tức theo
bản tánh đạo đức của Chúa. Loài người ban đầu vô tội. Điều Đức Chúa Trời
truyền cho họ là phải hoàn toàn vâng lời Ngài, nhưng họ đã làm điều trái ý
và luật lệ Chúa thì có tội.
Trong Thánh Kinh có nhiều từ miêu tả địa vị, tình trạng tội lỗi của loài
người sau khi sa ngã, như gian ác, độc ác, hung dữ, hư hoại, bại hoại.
Công việc độc ác, gian ác, phân cách người không tin Chúa xa cách Đức
Chúa Trời. không ai gọi Cơ-đốc nhân là người độc ác, gian ác, vì Cơ-đốc
nhân thật sự tin Chúa được tái sanh đổi mới thì kinh sợ điều độc ác, hung dữ,
xấu xa.
Sự độc ác (gian ác) ngự trị trong lòng (tâm) con người (Gie Gr 17:9, Mac
Mc 7:21-23) Sa-tan xúi giục loài người làm điều độc ác (Mat Mt 13:19,
IGi1Ga 3:12). Sự độc ác (gian ác tiệm tiến nảy nở và mau lây lan ra (SaSt
6:5) và ISa1Sm 24:13). Người có tâm địa độc ác thỏa mãn trong địa vị bại
hoại, và luôn luôn ao ước điều hung dữ, gian ác (ChCn 21:10).
Chúa Giê-xu thường tuyên bố loài người đồng thời Chúa ở thế gian nầy là
độc ác, gian ác (Mat Mt 16:4). Thánh Phi-e-rơ nói những người gian ác,
hung dữ đó đã đóng đinh và giết Chúa trên cây thập tự (Cong Cv 2:23).
Tác giả Thi phân biệt kẻ gian ác với người công bình (Thi Tv 37:35.36);.
Thánh Kinh Cựu ước đã đề cập đến từ độc ác (gian ác) Ràsà đến 252 lần.
Tân ước cũng nói đến khá nhiều (Poneros) Hy văn.
ĐỒI BẠI (Bại hoại, Hư Hoại) (Sự)
Cả trong Cựu ước và Tân ước từ nầy có hai ý nghĩa; thuộc thể và thuộc linh.
Cựu ước dùng Hy bá lai ngữ trước hết để diễn tả sự hư hoại, hư mục, mục
nát thể xác (EsIs 52:14, LeLv 22:25, DaDn 10:8). Thân thể con người hoặc
thú vật, hoặc các loài thảo mộc v.v… đều theo thời gian hoặc bệnh hoạn mà
hư hoại, hư mục hay mục nát đi. Nhưng Cựu ước cũng dùng một động từ
nữa là Sahat chỉ về hành động đang mục nát hư hoại, hoặc tiến đến sự bại
hoại, hư hoại vì đạo đức, luân lý vì tội lỗi hoành hành (SaSt 6:12, XuXh
32:7, OsHs 9:9). Thi Tv 16:10 có chép: “Vì Ngài không bỏ rơi tôi trong
huyệt mả, và cũng chẳng để cho Đấng thánh Ngài thấy sự thối rửa (hư nát).
Tân ước thì dùng từ Hy văn để chỉ về sự hư hoaiï, hư nát thuộc thể, vật chất.
RoRm 8:21: “Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi
sự hư nát …”. Nhưng ở IPhi 1Pr 1:4 chép: “Là cơ nghiệp không hư đi …”
(Bản cũ) “chẳng hư hoại” (Bản 90). Ở ICo1Cr 15:42, 50 có chép: “Được
gieo ra trong sự không hư nát”. Sách Công vụ dùng 6 lần từ hư hoại, hư nát
(diaphthora) - chỉ về sự hư nát, thối rửa của thân thể.
Nhưng từ hư hoại, đồi bại, bại hoại nầy cũng chỉ về phần đạo đức, luân lý
con người suy sụp, sa ngã như trong thời Nô-ê, Lót v.v… GaGl 6:8 có chép:
“Người gieo điều xác thịt mình bởi xác thịt mà gặt lấy sự hư nát ấy. Nhưng
người gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh gặt lấy sự sống vĩnh cửu”.
ĐỨC HẠNH
Thánh Kinh Tân ước đã đề cập đến từ nầy 5 lần: Phi Pl 4:8, IPhi 1Pr 2:9,
IIPhi 2Pr 1:3 và hai lần ở IIPhi 2Pr 1:5.
Các bản dịch Việt ngữ dịch khác nhau như “Nhân đức” (Bản cũ); Mỹ đức
(Bản 90); Đức hạnh (Bản Diễn Ý); Bản Nhuận Chánh ‘Mỹ đức”. Có bản
dịch khác đã dịch Đức hạnh, hoặc Nhân đức, Mỹ đức là sự ngợi khen, chúc
tụng, cảm tạ Chúa (HaKb 3:3, XaDr 6:13, EsIs 42:8,12, 43:21, 63:7) cũng
nói đến sự cảm tạ, ngợi khen, tôn trọng Chúa như từ Areté của Tân ước và từ
Tehilla Cựu ước vậy.
Bản Anh văn A.V. đã dịch Dynamis (quyền năng) là Đức hạnh, Mỹ đức,
(Mac Mc 5:30) so sánh với LuLc 8:46, 6:19. Latinh ngữ Virtus có nghĩa sức
mạnh, can đảm. Virtue ở Mac Mc 5:30 là Dynamis (quyền năng) ra đức
hạnh.
Người không (chưa) tin Chúa bất cứ thuộc quốc gia nào cũng rất trọng vọng
đức hạnh và mến mộ một người có đức hạnh.
Cơ-đốc đạo đức học cũng nhấn mạnh đến đức hạnh, nhưng người có đức
hạnh chưa chắc là một Cơ-đốc nhân thật. Cơ-đốc nhân thật phải là người
được tái sanh, đổi mới. Chúng ta không phải nhờ đức hạnh mà được cứu rỗi,
nhưng nhờ sự tin cậy nơi công lao cứu chuộc của Chúa Giê-xu Krit. Tuy
nhiên một người được cứu rỗi rồi, làm Cơ-đốc nhân thật của Chúa phải có
đức hạnh, phải sinh hoạt đẹp lòng Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
ĐỨC TÁNH RỘNG RÃI
Thi thiên thường mô tả sự ban cho của Đức Chúa Trời Gia-vê rất rộng rãi,
rất dư dật. Chúa có bản tánh rộng rãi. Loài người được tạo dựng nên theo
hình ảnh Chúa tức theo bản tánh đạo đức của Ngài.
Trong công cuộc phục vụ Chúa đã giúp đỡ kẻ lân cận, Cơ-đốc nhân thật
cũng có đức tánh rộng rãi. Ngày xưa dân I-xơ-ra-ên dầu ở sa mạc khô khan
họ cũng rộng rãi dâng hiến dư dật các nguyên liệu để làm Đền Thờ đến nỗi
Mô-se đã phải yêu cầu họ đừng dâng hiến thêm nữa. Thư tín Phao-lô viết
cho Hội Thánh Cô-rinh-tô đã nói đến đức tính rộng rãi của họ. Ông đã dùng
từ “Haplotès” đến 7 lần. Từ nầy còn có nghĩa “chân thành, thành thật, đơn
sơ” ICo1Cr 8:2, 9:11,13, RoRm 12:8).
Thánh Gia-cơ (Gia-cốp) ở thư tín ông Gia Gc 1:5 cũng dùng từ nầy (Haplos)
nói lên cách Đức Chúa Trời ban cho rộng rãi dư dật.
Như vậy Cơ-đốc nhân chân thật của Chúa chắc chắn đã được Chúa ban cho
đức tánh rộng rãi ấy để hầu việc Ngài.
ĐUỔI QUỶ, TRỪ TÀ MA
Các thầy phù thuỷ, những tay dùng bùa, phù phép, đuổi quỷ trừ tà ma ra
khỏi kẻ bị ám. Họ niệm chú, dùng các bùa, phù phép và ấn chí để trừ đuổi tà
ma, quỷ quái theo lời yêu cầu của thân nhân để giải thoát bệnh nhân khỏi sự
hành hại của ác linh.
Các phù phép, niệm chú nầy phát nguyên từ Ai-cập, Ba-by-lôn và Ba tư.
Người Do-thái ở Ba tư thường dùng những lời niệm chú v.v...đựng trong tô
chén, các lời niệm chú ấy có nêu lên nhiều danh khác nhau của Đức Chúa
Trời, tên các vị thần khác, các thiên sứ, vua Sa-lô-môn và tên các vị Ra-bi
danh tiếng như Giophua ben Perhya. Mục đích của họ để được bảo vệ khỏi
sự tấn công của ma quỷ.
Tân ước có ghi tên hai vị phù thuỷ danh tiếng là Simôn Magus (Cong Cv
8:9). Ông nầy tin nhận Chúa vì thấy Chúa dùng Chấp sự Phi-líp có quyền
năng. Phi-líp đã làm nhiều phép lạ, dấu kỳ hơn ông lâu nay đã dùng phù
phép v.v… Vì duyên cớ ấy mà ông yêu cầu hai sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng cầu
nguyện cho ông đầy dẫy Thánh Linh và quyền năng.
Vị phù thuỷ thứ hai tên là Bar-Giê-xu, là kẻ ngăn trở vị tổng trấn đảo Chíp-
rơ tin Chúa. Cả hai thầy phù thuỷ nầy là tiên tri giả.
Sách Công vụ Các sứ đồ thánh có nói đến bảy con trai của Sê-va cũng làm
nghề phù thuỷ dạo, đi đuổi quỷ nhưng bị quỷ tấn công cho (Cong Cv 19:13-
20).
Trong thời gian thi hành thánh chức tại thế, Chúa Giê-xu đã chữa bệnh và
đuổi quỷ nhiều lần (Mac Mc 1:21-34).
Chúa còn ban quyền năng cho các sứ đồ và sai phái họ ra đi rao giảng Tin
Lành và đuổi quỷ, trừ tà ma (LuLc 9:1).
Lần hồi trong giáo nghi và bài dạy cho tân tín đồ chịu báp-têm đã có lời dạy
rằng: “Hãy ra khỏi người nầy, hỡi uế linh! Hãy để cho Thánh Linh, Đấng
yên ủi ngự trị!” Vì kẻ ấy như đang ở dưới ách nô lệ của ma quỷ Sa-tan.
Đến cuối thế kỷ thứ 3 thì trong Giáo hội Cơ-đốc có phẩm trật đi ra trừ tà ma,
đuổi quỷ. Họ nhân Danh Chúa và quyền năng Ngài mà làm trọn nhiệm vụ
nầy. Tuy nhiên, thành công, kết quả không, thì không thấy nói.

EM-MA-NU-ÊN
Từ Hi-ba-lai nầy có nghĩa; “Đức Chúa Trời ở với chúng ta”. Tiên tri Ê-sai
(Isasia) dùng trước hết (EsIs 7:14, 8:8,10) và Ma-thi-ơ có trích lại và chép ở
Mat Mt 1:13. Danh xưng nầy được áp dụng cho Đấng Krit. Danh xưng nầy
bao hàm cả thần tánh Ngài. “Đức Chúa Trời” và “sự đầu thai” , “thành nhục
thể” của Ngài tức “ở với chúng ta”. Có nhiều chủ trương, nhiều ý kiến khác
nhau đối với lời tiên tri EsIs 7:14. Chúng tôi không thể trình bày hết ở đây vì
phạm vi bài nầy. Tuy nhiên xin tóm lược như sau:
(1)Tiên tri rao báo về một Con trẻ sẽ sanh hay đã sanh ra do một phụ nữ Do-
thái. Đối với Con trẻ nầy và người phụ nữ không có sự hiệp nhứt trong sự
giải nghĩa. Các nhà thông thạo Hy-bá-lai tranh luận nhau về ngữ vựng
“Almâ” và “Betâlâ” “Almâ”: “trinh nữ”õ. “Betâlâ”â; cũng có nghĩa là trinh
nữ nhưng cũng có nghĩa là hứa hôn hoặc đã có chồng.Và phụ nữ nầy đã làm
vợ (esêsêâ) của một người nam là chồng (isê). Nhưng các học giả cũng nói
đây là một dấu lạ một phép lạ nên phải là một trinh nữ (nữ đồng trinh) thọ
thai.
(2) Dẫn đến ý kiến Con trẻ là một Con trẻ đã sanh ra rồi, có thể là Chúa Giê-
xu Krit. Họ có ý nói Con trẻ đó là vua Ê-xê-chi-a lúc bấy giờ đã sanh ra rồi.
(3) Ý kiến thứ ba chủ trương đây là một danh được tiên tri dự ngôn về Đấng
Mê-xi-a tức Chúa Giê-xu Krit, là Ngôi Lời đầu thai thành nhục thể ở với loài
người vậy. Đây là một phép lạ một dấu lạ từ Đấng Thượng cổ. Dấu lạ và nữ
đồng trinh là hai yếu tố chứng minh lời dự ngôn nầy nói về Chúa Giê-xu
Krit và Danh Im-ma-nu-ên là Danh xưng của Chúa vậy.
Vì Chúa Giê-xu Krit, Đấng Mê-xi-a giáng sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri biểu
hiện sự hiện diện Đức Chúa Trời Gia - vê ở với dân sự Ngài. Đức Chúa Trời
đã đến với dân sự Ngài trong hình hài một hài nhi. và tiên tri Ê-sai xưng
tụng hài nhi ấy là “Đức Chúa Trời mạnh sức”.Trong tình huống xứ Giu-đa
rối reng, bị tấn côngï mọi mặt, vua cha ngưỡng vọng về A-xi-ri, nương cây
họ, nên tiên tri Ê-sai xoay họ về Gia-vê qua một dấu lạ, phép lạ và Đấng lạ
lùng, Đức Chúa Trời ở với chúng ta tức Im-ma-nu-ên. Hãy nương cậy nơi
Ngài.
Ê-LI
Ê-li là vị tiên tri của I-xơ-ra-ên trong trong thế kỷ thánh 9 TC.Trong Cựu
ước theo Hy bá lai thì tên ông là “èliyyâhuâ và èliyyâ. Trong Cựu ước theo
Hy văn tên ông được gọi là Eleias. Tên ông có nghĩa Yah là El hoặc Yaweh
là Đức Chúa Trời.
Tiểu sử và thánh chức đầy ơn và quyền năng Chúa rất dông dài. Bài nầy đề
cập đến tên vị tiên tri lớn lao chỉ về phương diện Thần học.
Nhà tiên tri đầy quyền năng xuất hiện đột ngột và ra đi cách vinh hiển:
1. Ông Ê-li xuất hiện để tố cáo, quở trách vua chúa quan quân, thứ dân quên
bỏ Chúa nên bị hình phạt. trong thời trị vì của A-háp, lại thờ thần Ba-anh do
Giê-sa-bên, hoàng hậu người Phê-ni-xi bảo trợ (IVua 1V 17:1-24)
2. Chẳng những Ê-li quở trách tội lỗi, sự độc ác mà còn giảng rao sự phục
sanh và thời đại lai thế nữa. Đặc biệt tiên tri đề cập đến ngày Chúa Mê-xi-a
hiện ra (Mat Mt 4:5).
Mà đúng như thế khi nhân dân I-xơ-ra-ên quên bỏ Chúa và mức độ thờ lạy
hình tượng tà thần lên cao thì Chúa sai tiên tri Ê-li đến gặp A-háp rao báo
cho vua và nhân dân I-xơ-ra-ên về cơn hoạn nạn ba năm rưởi (IVua 1V
16:30, 17:1). Vua tôi, quan quân, thứ dân rất khốn khổ trong những ngày
tháng bị hạn hán ấy.
Đức Chúa Trời tỏ lòng thương xót nhưng Thánh Kinh đã dạy người công
bình lấy lòng kính sợ Chúa cầu nguyện thì được linh nghiệm.
Sau sự tranh đấu tại sườn núi Cạt-mên, Ê-li đánh bại hơn 400 thầy tư tế Ba-
anh và đã úp mặt giữa hai đầu gối mình mà cầu nguyện thì có mưa sa xuống.
Nhưng chỉ những lời hăm doạ của bà hoàng hậu độc ác kia mà ông chạy trốn
trên núi Hô-rếp 40 ngày đêm. Đức Chúa Trời Gia-vê hiện ra cùng ông quở
trách ông và sai phái ông trở lại thánh chức. Ông đã trở lại chức vụ và xức
dầu cho Ê-li-sê và sai phai môn đệ ông đi xức dầu cho Giê-hu làm vua thay
cho vua A-háp. Câu chuyện giữa thầy trò Ê-li và Ê-li-sê rất cảm động. Trò
Ê-li-sê khắng khít cứ đi theo thầy riết không rời một bước cho đến khi thầy
về trời trên một chiếc xe của thiên sứ.
Ê-li-sê đau xót thương nhớ thầy trở về với chức vụ mới khi được thầy ban
cho áo quyền năng thi hành chức vụ của thầy. Tuy nhiên Thánh Kinh cho
biết Ê-li sẽ trở lại để sửa soạn lòng của loài người hầu tiếp rước Đấng Mê-
xi-a (Mat Mt 3:1, 4:6).
Thánh Kinh Tân ước cũng như sự dạy dỗ của Do-thái giáo và phe Pha-ri-xi
thì trước khi Đấng Mê-xi-a tái lâm “ Ê - li xuất hiện trước, Ê-li là vị tiên tri
của Chúa Cứu thế như Giăng Báp-tít vậy” (Mac Mc 9:11). Chúa Giê - xu đã
nói về Giăng Báp- tít như đã làm ứng nghiệm lời tiên tri nầy (Mat Mt 11:7-
15). Tuy nhiên theo Kinh sách của các Ra-bi thì họ tin tưởng Ê-li sẽ xuất
hiện trước khi Mê-xi-a tái lâm để giải quyết nhiều nan đề mà không ai giải
quyết nổi (IMcb 4:41-47; 14:41;) (xin đọc sách Thứ kinh).
Các học giả nghiên cứu các Cuộn sách ở Biển chết cũng nói sách nầy cũng
phản ảnh sự tái xuất hiện của Ê-li.
Chắc mỗi chúng ta nhớ khi Chúa và ba môn đệ Ngài qua đêm trên núi cao
thì Ngài biến hình. Trong giờ phút uy nghiêm ấy có Mô-se và Ê-li hiện ra
hầu chuyện với Ngài (Mat Mt 17:3, Mac Mc 9:4).
Chúng ta cần để nhiều thì giờ nghiên cứu đời sống và thánh chức của Ê-li cả
về phương diện thần học và lịch sử.
Ê-VA
Ê-va là phụ nữ đầu tiên, vợ của A-đam, mẹ của cả nhân loại xưa nay. Bà đã
sanh ba con: Ca-in, A-bên và Sết (SaSt 4:1-2,25).
Đức Chúa Trời Gia-vê đã lấy một xương sườn của A-đam để dựng nên một
người đàn bà để giúp đỡ A-đam cách thích hiệp. Khi mới được dựng nên thì
chỉ được gọi một người đàn bà (le ‘iss) chưa có tên. Sau khi sa ngã ông A-
đam mới đặt tên cho vợ là Ê-va nghĩa là sự sống.
SaSt 2:23 thì gọi người đàn ông là (‘êsê). Bà Ê-va là tay sai của con rắn. Bà
dễ bị cám dỗ và cũng vì tánh cởi mở nên bị sụp bẫy ăn trái cây Chúa cấm và
cũng xúi chồng ăn nên phạm tội Chúa cấm lưu họa cho nòi giống. Đức Chúa
Trời xét xử: Rắn bị bò bằng bụng ăn bụi đất; A-đam phải lao động, cày cấy
v.v… đổ mồ hôi mới có ăn, bà Ê-va thì sanh đẻ đau đớn, xu hướng về chồng
và chồng cai trị vợ.
Ê-va nghĩa là sự sống (Hawwă, hoặc Hayyâ) là vật sống. Trong Thánh Kinh
Cựu ước tên bà là tổ mẫu Hawwã (Ê - va) được đề cập đến hai lần (SaSt
3:20, 4:1)
Thánh Kinh Tân ước có đề cập đến hai lần ở IICo 2Cr 11:3 và ITi1Tm 2:13:
Heva (có bản khác chép Eua) và bản Vulgate chép Heva, rồi các bản dịch
Anh Eve, Việt Ê-va.
Thần thoại Sumerian có nói nữ thần Ninhursag đã dựng nên một nữ thần đặc
biệt do một “xương sườn” tên Ninti gọi là: Phu nhân xương sườn.
GHÉT
Theo Thánh Kinh thì từ “ghét” bao hàm cả sự giận dữ, sợ hãi và gớm ghê,
không phải trong chốc lát nhưng tồn tại lâu. Ghét trái với thương. Giữa hai
người ghét nhau (SaSt 27:41) Đức Chúa Trời ghét sự hung dữ, tội lỗi. (ChCn
6:16) “Người công bình ghét điều gian ác, xấu xa” (Thi Tv 97:10), kẻ ác, tối
tăm lại ghét sự sáng (GiGa 3:20).
(1) Thánh Kinh Cựu ước nói về anh em ghét nhau (SaSt 27:41, 37:48, IISa
2Sm 13:22) hoặc người I-xơ-ra-ên ghét nhau (Thi Tv 55:12, ChCn 14:20).
Thánh Kinh lên án sự ghét ấy: LeLv 19:17, PhuDnl 4:4, 19:4,6,11).
(2) Thánh Kinh cũng nói đến tình thương yêu giữa nam và nữ giới (IISa
2Sm 13:15, PhuDnl 22:13-16, 24:3, Cac Tl 14:16) sẽ biến đổi thành sự căm
ghét nhau. Sự căm ghét của cá nhân nhiều khi được tình thương xót làm dịu
vợi đi (XuXh 23:5, Giop G 31:29). Nhưng những kẻ thù nghịch của kẻ công
bình và con cái Chúa là kẻ thù nghịch của Chúa, Chúa ghét cả tội lỗi và
chính con người họ nữa (Dan Ds 10:35, XuXh 20:5, PhuDnl 5:9, 7:10, ChCn
6:16, AmAm 6:8, PhuDnl 32:41).
(3) Đức Chúa Trời cũng ghét sự thờ lạy hình tượng (PhuDnl 12:31, 16:22),
Đức Chúa Trời ghét sự bất công (EsIs 61:8).
(4) Chúa gớm ghét sự thờ phượng không phù hợp với đức hạnh của mình
(EsIs 1:14).
(5) Chúa ghét cả dân I-xơ-ra-ên chứa chấp tội lỗi trong họ nữa (OsHs 9:15,
Gie Gr 12:8).
(6) Thánh Kinh đã nhấn mạnh rằng thế gian ghét cả Chúa Cha, Chúa Con và
tất cả Cơ-đốc nhân (GiGa 15:24, 7:7, 15:18,24, Mac Mc 13:13, LuLc 6:22,
GiGa 15:18-20, 17:14, IGi1Ga 3:13).
(7) Thánh Kinh cũng dạy Cơ-đốc nhân đừng ghét anh em Cơ-đốc nhân
(IGi1Ga 4:20) và cũng đừng ghét kẻ thù nghịch mình (Mat Mt 5:43).
(8) Cơ-đốc nhân phải ghét tội lỗi, sự xấu xa (HeDt 1:9, Thi Tv 45:7, KhKh
2:6, Mac Mc 3:5).
GHEN TƯƠNG (GHEN TUÔNG)
Ganh tị, ganh ghét khác với ghen tương. Theo Thánh Kinh mà dịch nghĩa thì
ghen tương là phản kháng lại kẻ cướp quyền sở hữu duy nhứt của mình.
Thánh Kinh có lần đã nói Đức Chúa Trời ghen tương (ghen tuông) với dân
sự Ngài Lời nầy cóùý nghĩa ý nghĩa tuyển dân của Ngài hoàn toàn thuộc về
sở hữu của Ngài. Dân Chúa phải hết lòng, hết sức, hết ý thương yêu, kính sợ
và phục vụ Chúa. Tình thương yêu (Agapaô) nầy là duy nhứt và hoàn toàn,
tuyệt đối thuộc về Chúa (XuXh 20:5). Danh Ngài là ghen tương (XuXh
34:14). Và rất ghen tương về danh thánh của Ngài. Danh của Ngài thuộc về
dân Ngài, dân Ngài thuộc về Ngài. Nhã ca đã có câu: “Lương nhân tôi thuộc
về tôi và tôi thuộc về lương nhân tôi”. Nếu không thì có sự ghen tương giữa
Đức Chúa Trời và dân Ngài. Phao-lô nói: “Tôi gả anh em cho Ngài như một
trinh nữ” và ông đề cập đến sự ghen tương thánh (IICo 2Cr 11:2, XaDr
1:14).
Khi dân Do-thái chối bỏ Ngài, bất trung chạy theo hình tượng thì Ngài kêu
gọi, cứu chuộc người ngoại bang, trêu Chúa lòng ghen tương của dân Do-
thái (RoRm 10:19 so sánh PhuDnl 32:21).
Tiên tri Ê-li cáo kiện dân Do-thái với Chúa rằng: “Tôi đã rất ghen tương (với
dân Do-thái) vì Chúa của các cơ binh, ấy là vì dân nầy bất trung bỏ Ngài mà
theo các thần Ba-anh, Át-tạt-tê. Từ ghen tương ở đây Anh văn là Jealous,
còn từ dịch sốt sắng là Zealous khác nhau (IVua 1V 19:10). Bản cũ đã dịch
“Tôi đã rất nóng nảy sốt sắng vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân vì dân
I-xơ-ra-ên đã bội giao ước Ngài”.
Thái độ người chồng đối với người vợ, người vợ đối với người chồng mình
khi hai bên bất trung với nhau cũng gọi là ghen tương (ghen tuông)
Khi sự ghen tuông lên cực độ có thể sanh ra sự đổ vỡ hay đổ máu. (Dan Ds
5:15-30, ChCn 6:34 sách Châm ngôn của Sa-lô-môn ChCn 8:6).
GIA ĐÌNH
Là một cơ cấu lịch sử lâu dài từ xa xưa, từ khi có loài người.
Đức Chúa Trời Gia-vê thiết lập gia đình loài người có mục đích cao quý.
1. Về phần thuộc thể thì để sanh con cái để lưu truyền lại nòi giống.
2. Về luân lý đạo đức thì người cha người mẹ có phận sự dạy dỗ, huấn
luyện, dẫn dắt con cái sống trong sự kính Chúa, yêu người hằng đi trong
đường lối (đạo) Chúa.
Hy bá lai: Mispă hã Gia đình có ý nghĩa gia đình là cơ cấu có sự liên hệ giữa
các cá nhân, các phần tử trong nhà. Cũng có ý nói lên họ hàng, chi nhánh
hay chi phái hoặc đến cả một nước.
(Dan Ds 3:15, Cac Tl 13:2).
1. Cựu ước thường đề cập đến gia đình như là gia đình A-đam Ê-va, lần lần
về lại nói đến gia đình Nô-ê, Áp-ra - ham, I-xắc, Gia-cốp v.v… Gia đình
gồm có ông bà, cha mẹ và con cái v.v…
Thời xưa, gia đình dân I-xơ-ra-ên là một cơ cấu xã hội rất quan yếu và là
một đơn vị chính trị và nhiều gia đình thành một nhánh, nhiều nhánh thành
họ, thành làng, thành quận, huyện thành tỉnh và thành một quốc gia. Các vị
trưởng lão hay gia trưởng theo luật pháp Mô-se mà lãnh đạo gia đình khi đã
định cư ở Ca-na-an.
Người I-xơ-ra-ên theo chế độ một vợ một chồng. Người vợ thuộc chồng.
Người vợ phải sanh con cái, người vợ không sanh được con cái thì rất buồn
bã và xấu hổ như bà A-ne trước khi chưa có con là Sa-mu-ên. Con cái phải
vâng lời cha mẹ, luôn luôn trung thành với đạo Mô-se. Cựu ước nói dân I-
xơ-ra-ên được coi như là vợ của Gia-vê thờ lạy hình tượng được kể như là tà
dâm, thông dâm với hình tượng.
Gia đình đầu tiên của loài người rất được phước.
2. Tân ước luận rất nhiều về gia đình. Chúa Giê-xu coi trọng vấn đề hôn
nhân. Chúa dự lễ hôn phối ở Ca-na Chúa thường luận vấn đề gia đình và
nghiêm cấm sự ly dị. Chúa cũng từng đến thăm các gia đình như gia đình La
- xa-rơ chẳng hạn.
Các sứ đồ cũng rất quan tâm đến sự chăm sóc các gia đình. Thánh Phao-lô
luận rất nhiều về vấn đề lập gia đình, lễ thành hôn, cách cư xử giữa vợ chồng
con cái.
GIÀU CÓ (Sự) CỦA CẢI
Thánh Kinh Cựu ước đề cập đến từ “Giàu có, sự (Hayil). SaSt 34:29 và Tân
ước Euporia (Cong Cv 19:25) chỉ muốn miêu tả về một cuộc sống dễ chịu,
nhàn hạ. Tuy nhiên, Chính nghĩa của nó là có nhiều của cải quý giá. Người
ta cũng tin tưởng một người giàu có là một người được Đức Chúa Trời ban
phước (ISa1Sm 2:7, TrGv 5:19). Tuy Thánh Kinh cũng cảnh cáo rằng của
cải hay sự giàu có ngăn trở con người nhận sự cứu rỗi. Người giàu có khó
vào Nước Đức Chúa Trời. Sự tham lam tiền bạc là cội rễ mọi điều ác. Con
người không nên để của cải hay sự giàu có sai khiến mình.
Sự nghèo khổ làm cho mọi người lo âu buồn thảm, nhưng sự giàu có mang
lại cho con người lắm hiểm họa có nhiều khi đe dọa mạng sống mình nữa.
Có lần Chúa Cứu thế Giê-xu Krit đã lên án cho người giàu có kia chỉ lo xây
dựng kho tàng, vựa lẫm mà không nhớ đến Đức Chúa Trời và người nghèo
khổ, đói khát.
Các thánh đồ như sứ đồ Phao-lô, sứ đồ Gia-cơ cũng cảnh cáo những người
giàu có, tích lũy nhiều của cải nhưng không kính sợ Chúa và thương yêu
người ITi1Tm 6:17, Gia Gc 5:1-3). Sự giàu có của cải xúi giục con người
phạm tội nặng. Người giàu có chỉ tin cậy của cải mình mà quên Đức Chúa
Trời là Đấng dựng nên các của cải ấy (ChCn 18:11, 28:11). Sự giàu có, của
cải, vàng bạc, ngọc ngà, không phải là tội lỗi. Khi người ta quá tham lam,
ham về sự giàu có của cải mà quên bỏ Đức Chúa Trời là tội nặng. Khi người
dùng nhiều phương cách độc ác, mưu mẹo xấu xa v.v… để làm giàu có, để
thâu nhận nhiều của cải v.v… mới là tội lỗi.
Sự giàu có của cải xúi giục con người lên mình, kiêu ngạo, khoe khoang, ích
kỷ ITi1Tm 6:17, LuLc 12:19).
Cuối cùng người giàu có không tin thờ Chúa phải ở nơi có lửa cháy phừng
phừng. Người nghèo nàn biết tin thờ Chúa thì được ở trong Nuớc Chúa
(LuLc 16:19-31).
GIÁO LÝ, SỰ DẠY DỖ
Cựu ước thường dùng “Những điều lời các người nghe” và không dùng đến
từ giáo lý. Tân ước dùng từ didache didaskalia do từ dạy dỗ mà ra; cũng có ý
nghĩa là sự dạy dỗ hay nội dung dạy dỗ. ITi1Tm 1:10 có chép; “gian dâm”
đồng giới luyến ái, bắt cóc người ta, nói dối, thề dối, hoặc các điều gì khác
chống với sự dạy dỗ của đạo lành” Còn ở Tit Tt 2:1 có chép: “Nhưng con
hãy (nói) dạy những điều thuộc giáo lý thuần chánh”.
Thánh Phao-lô xác chứng rằng giáo lý hay sự dạy dỗ thuần chánh ban sự
sống thuộc linh.
Thánh Kinh chứa đựng nhiều giáo lý về Thần đạo học. Giáo lý căn cứ trên
Lời Đức Chúa Trời không phải do sự bịa đặt của loài người đâu.
Giáo lý dị biệt với giáo điều. Căn cứ theo lời Thánh Kinh mà các giáo hội
nghị thảo ra các giáo điều hay tín điều.
Tuy nhiên trong khi soạn thảo họ cũng có quyền thêm bớt. Giáo điều Hy
văn: Dogma, từ Dokeiw có nghĩa “suy nghĩ, hình như tốt” mà ra.
GIẢ HÌNH
Giả hình dịch từ tiếng Hy bá lai là Hanep, có nghĩa là bất kỉnh, không thiêng
liêng, sa đọa, giả bộ bề ngoài.
Hy văn Ahic: HypoKrisio là: diễn viên đóng kịch. Những tín đồ, những tôi
con Chúa bị Thánh Kinh lên án giả hình nói lên bề ngoài họ là thiêng liêng,
tin kính, Nhưng chỉ là giả đò, giả bộ hay đóng kịch thôi vì bề trong chất
chứa nhiều sự hư hỏng, sự ô uế xấu xa sa đọa kín giấu (Thi Tv 90:8).
Gióp gọi những người nầy là những kẻ bỏ quên Đức Chúa Trời (Giop G
8:13), gian ác (Giop G 20:5, 24:8), bản Bảy mươi (LXX) dịch Hanep là: vô
luật lệ, vô đạo. Ý niệm của Thánh Kinh Cựu ước về giả hình chẳng những là
vô thần, vô đạo mà còn không thành thật, giả dối, trò hai mặt, hai lòng, mưu
mẹo, mánh khóe.
Trong lúc thi hành thánh chức, Chúa Giê-xu Krit thường quở trách nặng các
thành viên nhóm Pha-ri-xi về tội giả hình của họ (Mat Mt 22:18, 23:13-29,
24:51). Ở LuLc 12:46 thì Chúa trách phạt là tội bất trung. Ở GaGl 2:13
Phao-lô nói rất mạnh và lên án sự giả dối, sự giả hình, dẫn dụ v.v… Nhiều
nhà giải kinh của kẻ giả hình xác nhận bản tính giả hình là bề ngoài rất
thiêng liêng, nhưng bề trong thì phàm tục, tham lam cứ tranh chấp và giành
giựt đất nhà, rủa sả, chưởi mắng đủ thứ tục tỉu.
Ở Mat Mt 6:2,5,16 Chúa dạy về vấn đề bố thi, cầu nguyện cũng phải ẩn mật.
Tánh con người tội lỗi thường hay khoe khoang và kiêu ngạo, nếu theo bản
tánh xác thịt thì cũng như “đóng trò” để được tiếng khen là thiêng liêng
nhưng thực chất thì không.
RoRm 12:9 Ti-mô-t HeDt 1:5, Gia Gc 3:17 dạy dỗ tôi con Chúa xưa cũng
như nay đừng diễn trò giả hình, phải thành thật trong cuộc sống đạo, sinh
hoạt.
GIẢNG (TIN LÀNH)
Giảng tức rao truyền lời Đức Chúa Trời cho loài người. Đức Chúa Trời dùng
người, tiếng người để truyền lại sứ điệp của Ngài cho người. Có định nghĩa
khác nữa là: “Giảng tức tuyên cáo Cơ-đốc giáo cho người chưa tin Chúa
Giê-xu giữa công cộng”. Tuy nhiên đầy tớ của Đức Chúa Trời rao giảng đạo
Chúa giữa Hội chúng có nhiều mục đích khác nhau:
1. Trong Cựu ước; Trước hết trong đời các tổ phụ, tiếp theo đời luật pháp thì
đây là đường lối hay phương tiện truyền đạt các lời hứa, mệnh lệnh, luật lệ
và điều răn của Chúa Trời Gia-vê cho dân sự (SaSt 18:19, PhuDnl 11:19).
Trong dân I-xơ-ra-ên thì trong việc giảng rao luật lệ điều răn Chúa người ta
còn bổ túc bằng tuyên đọc và giải nghĩa hoặc dạy thêm luật pháp cho Hội
chúng sau mỗi bảy năm trong lễ Lều tạm (PhuDnl 31:9 -13).
Trong thời các vua chúa kính sợ Đức Chúa Trời và được phấn hưng thì thì
nhiều thầy Lê-vi được sai phái đi ra tuyên đọc luật pháp cho Hội chúng I-xơ-
ra-ên nghe mà làm theo. Chính trong đời Nê-hê-mi, nhà thông thái Ê - xơ-ra
đã đứng trên một cái bục để đọc luật pháp và giảng giải để cho Hội chúng
thông hiểu và làm theo.
Từ thời ông Mô-se cho đến ngày được vào Đất hứa và suốt qua các thời kỳ
quân chủ, các vị tiên tri đã được Đức Chúa Trời dùng để rao truyền sứ điệp
cho dân chúng phản bội Chúa. Sứ điệp Chúa ban cho các tiên tri thì được tức
thì rao giảng ra cho mọi người. Nhưng người Lê-vi chỉ truyền rao các điều
răn luật lệ, luật pháp từ Totah thôi.
2. Trong Tân ước: Có đề cập đến ba từ Hy văn có ý nghĩa về công việc rao
giảng Tin Lành:
(1) EUANGELTZESTHAI có nghĩa giảng Tin tức tốt lành (Tin Lành, Tin
mừng)
(2) KATANGELLEIN là rao báo, bày tỏ.
(3) KERUSSAIN là tuyên cáo, tuyên bố như một vị tiền hô lớn tiếng tuyên
hô sứ điệp, sắc lệnh của Vua trên trời. Căn bản của các từ nầy nói lên Tin
Tức Tốt lành, Tin Lành cho nhiều người chưa được nghe lâu nay, cũng có
nghĩa truyền giáo nữa.
Tân ước nói giảng rao, truyền giảng lời Chúa có ý là rao giảng một bài giảng
cho các Cơ-đốc nhân. Ngày nay phần đông Cơ-đốc nhân hiểu như thế: Tín
hữu đi Nhà thờ thờ Chúa sáng Chúa nhật hoặc các giờ khác để nghe các vị
mục sư, Truyền đạo rao giảng, truyền giảng Lời Thánh Kinh.
Chúng ta có thể nhắc lại trong thời Chúa còn tại thế thì chính tiên tri tiền hô
Giăng Báp-tít đã tuyên cáo đạo Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu Krit rao giảng
sứ mạng Chúa Cha, các sứ đồ chăm lo truyền giảng Tin Lành.
Kerussein (Keryssein) tuyên cáo, tuyên bố, hô lên được nói đến 61 lần.
Evangeltzesthai cao rao, rao giảng Tin Lành được nòi đến 50 lần. Sứ giả rao
giảng, truyền giảng sứ điệp Tin Lành của Đức Chúa Trời cần được chỉ định,
kêu gọi, sai phái và tiếp nhận Lời Chúa trước mới có uy quyền, uy tín là một
sứ giả từ Đức Chúa Trời đến. Chúng ta cũng có thể hiểu như thánh Giăng
nói giảng Tin Lành cũng là làm chứng về Chúa (Martyrein) (GiGa 20:21).
Trong Tân ước cũng có ký thuật các trường hợp giảng Tin Lành dưới sự cảm
thúc của Thánh Linh. Mac Mc 1:38 chép Chúa Giê-xu không trở lại với dân
chúng và chỉ tìm sự chữa bệnh nhưng Chúa đến các thành khác để giảng Tin
Lành.
Hội đồng nhân dân hay tòa Công luận Do-thái cấm Phi-e-rơ và Giăng rao
truyền Tin Lành nhưng hai vị sứ đồ không thể không làm chứng lại về
những điều họ đã thấùy và nghe (Cong Cv 4:20).
Thánh Phao-lô thì nói: “Khốn khổ cho tôi nếu tôi không giảng Tin Lành”
ICo1Cr 9:16).
Rao giảng hay truyền giảng Tin Lành không phải thuyết trình một bài về
luân lý, đạo đức, nhưng tuyên bố, tuyên cáo sứ điệp cứu rỗi của Chúa khiến
cho người ta cảm động bởi Thánh Linh mà tiếp nhận. Vậy sự truyền giảng
Tin Lành còn kêu gọi đức tin của thính giả để tiếp nhận sứ điệp Ngài. vậy
nên dầu rao giảng Tin Lành gặp nhiều sự chống đối, bách hại, tù rạc v.v…
thì thánh Phao-lô khuyên hãy trung kiên nói về Thập tự giá và chỉ giảng
Thập tự giá mà thôi ICo1Cr 1:17, 2:1, IICo 2Cr 4:2).
3. Bản chất của sự rao giảng Tin Lành cũng là điểm (phần) quan trọng chúng
ta cần nói đến
Các sách Tin Lành ghi chép Chúa Giê-xu là Đấng đã đến để tuyên cáo cao
rao vương quốc của Đức Chúa Trời đã xuất hiện. LuLc 4:16-21 chép về
Chúa Giê-xu đến làm ứng nghiệm các lời tiên tri của Ê-sai dự ngôn ngày
Đấng Mê-xi-a đến là Đấng sẽ thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời.
Chúng ta hãy hiểu cụm từ Vương quốc Đức Chúa Trời là “Nguyên tắc, luật
lệ Nước Đức Chúa Trời”, sự tể trị của Đức Chúa Trời. Sự tể trị quyền năng
của Đức Chúa Trời đã xâm chiếm quyền lực ma loài, tội lỗi, tối tăm.
Vượt qua bốn sách Tin Lành và bước vào các thư tín của Các sứ đồ chúng ta
nhận thấy sứ điệp của sự rao giảng Tin Lành là Đấng Krit (Christ), Đấng
được xức dầu làm tiên tri, thầy tư tế và làm vua.
Dầu Ngài đã bị đóng đinh trên cây thập tự (ICo1Cr 1:13) nhưng đã phục
sanh ICo1Cr 15:12) là Con Đức Chúa Trời, là IESOÚS KRISTOS tức là
Chúa (IICo 2Cr 4:5). Chúa đã thăng thiên, ngồi bên hữu Chúa Cha và sẽ tái
lâm. Vậy khi chúng ta truyền rao Tin Lành, tuyên bố Đấng Krit tức chúng ta
rao giảng về vương quốc Đức Chúa Trời sự tể trị của Chúa trong lòng người
và trong cả rhế giới.
Bản chất chân thật của sự rao giảng Tin Lành có liên lạc chặt chẽ với sự mạc
khải của Đức Chúa Trời. Sự mạc khải của Đức Chúa Trời là phát lộ chương
trình, ý định và vương quốc Đức Chúa Trời cho loài người tiếp nhận, tín thờ.
Sự mạc khải nầy làm thỏa mãn đức tin tội nhân khi họ tiếp nhận Vua (Chúa)
của vương quốc Đức Chúa Trời là Giê-xu Krit. Làm sao tội nhân hiểu được,
biết được sự mạc khải của Đức Chúa Trời nếu không ai rao giảng. Truyền
giảng hay rao giảng Tin Lành là mở cửa cho tội nhân bước vào vương quốc
của Đức Chúa Trời.
Giảng và dạy khác nhau. chúng ta có dịp sẽ thảo luận thêm trong đề tài
“Dạy” vậy.
GIẢI HOÀ, SỰ HOÀ THUẬN LẠI
Sự giải hoà (sự hoà thuận lại) là một hành động có thể thay đổi sự liên hệ
giữa hai người hay giữa một số người này với một số người kia. (ISa1Sm
29:4, Mat Mt 5:24, ICo1Cr 7:11)
Thánh Kinh cũng dùng từ nầy đề cập đến sự thay đổi sự liên hệ giữa Đức
Chúa Trời với nhân loại hay với tội nhân (RoRm 5:1,11, IICo 2Cr 5:18,
CoCl 1:20, Eph Ep 2:5).
Qua sự giải hoà làm thuận hoà lại thì tình hình hai bên được thay đổi hoàn
toàn. Trước thì hai bên ở trong địa vị thù địch nhau, chống đối và hiềm thù
nhau, xa cách nhau, ghét nhau v.v… Nhưng sau khi giải hoà thì hai bên
thuận thảo nhau, bình an vui vẻ và có sự tương thông, tương giao mật thiết.
Loài người vì theo Sa-tan đứng chung với ma quỷ chống đối lại Đức Chúa
Trời. Họ nay xa cách Chúa Ba Ngôi.
Đức Chúa Trời muốn giải hoà, đem họ về với Ngài. Thánh Kinh xác chứng
minh bạch; “Quả thật cánh tay của Gia - vê không quá ngắn để cứu rỗi đâu!
Tai Ngài cũng chẳng quá nặng để nghe. Nhưng tội ác các người đã phân rẽ
các ngươi khỏi Đức Chúa Trời mình. Tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt
Ngài với các ngươi, hầu Ngài không nghe đến nữa” (EsIs 59:1-2).
Tội lỗi đã phân rẽ loài người xa cách Đức Chúa Trời. Khi A-đam và Ê-va
phạm tội rồi thì họ phải chạy trốn xa khỏi Đức Chúa Trời và sau đó bị đuổi
ra khỏi vườn Phước Hựu của Chúa.
Đức Chúa Trời muốn phục hồi sự thông công nầy. Chúa là Đấng sáng tạo ra
mọi sự. Vậy nên chương trình, kế hoạch giải hoà nầy đều do Chúa hoạch
định. Dầu loài người không muốn trở lại làm hoà với Ngài, dầu vậy Đức
Chúa Trời đã thay đổi tình trạng giữa Chúa và nhân loại nên cuộc giải hoà
khả dĩ thành tựu.
Chúa hoàn thành của giải hoà nầy trong Đấng Krit. Hoà ước được thành tựu
nhờ sự chết chuộc tội của Con Độc sanh Ngài là Giê-xu Krit (RoRm 5:10,
CoCl 1:22). Nếu Chúa Giê-xu Krit Ngôi Hai không lìa bỏ ngôi cao sang
giáng sanh thành nhân, lập hoà ước giữa loài người với Đức Chúa Trời thì
chúng ta không được trở lại hoà thuận với Đức Chúa Trời.
Quả thật, qua huyết báu Giê-xu đổ ra trên cây thập tự mà chúng ta được giải
hoà (Eph Ep 2:16).
Theo luật pháp và bản tánh thánh khiết, đức công bình của Ngài thì sự giải
hoà nầy được đứng trên nền tảng hay nguyên tắc công chánh và thương yêu.
Loài người phạm tội bị kết án, hình phạt vì đức thánh khiết Chúa kháng địch
tội lỗi, đức công bình chánh trực Chúa đòi hỏi phải hình phạt kẻ phạm pháp
của Chúa. Nhưng Chúa Giê-xu Krit, bởi tình thương yêu lớn lao, bao la, sâu
rộng mà chịu chết thế cho nhân loại.
Án phạt tội lỗi của loài người đã được Chúa Giê-xu Krit gánh chịu rồi. Nhờ
vậy sự giải hoà được hoàn tất, đức thánh khiết và bản tánh công chánh,
chánh trực Đức Chúa Trời được thỏa mãn (RoRm 5:1-21 và IICo 2Cr 5:1-
21)
Tóm tắt lại, chúng ta có thể hiểu sự giải hoà đã thành tựu và linh diệu. Nay
chỉ còn một điều Đức Chúa Trời chờ đợi tội nhân ăn năn và nhận lãnh ơn
hoà thuận Đức Chúa Trời ban cho bởi tin nhận Chúa Giê-xu Krit (RoRm
5:1,2).
Sự kết quả, các phước hạnh do cuộc giải hoà nầy rất lớn lao, xin đọc và suy
gẫm RoRm 5:8-11.
GIÊ-LỐT (Nhóm)
Zealot: Là một nhóm người Giu-đa yêu nước trong thế kỷ thứ I. Giu-đa Ga-
li-lê là vị lãnh tụ của họ đã phát động trong phong trào yêu nước và lập ra
đảng nầy trong đời Quirinius cai trị và bí mật chống trả chế độ của La - mã
đế quốc. Họ chủ trương bạo động vẫn là hợp pháp vì mục đích giải phóng tổ
quốc khỏi quyền đô hộ của ngoại bang là đế quốc La-mã. Sử gia Josephus đã
diễn tả và phê phán họ quá khíchvà tàn bạo là những duyên cớ ngăn trở
phong trào họ không thành công. Ông kể họ là những người quá khích đã
gây chiến với La-mã vào năm 66 SC, và cũng vì sự tranh chấp, chia rẽ nội
bộ nên nhóm họ suy yếu trong chương trình, kế hoạch phòng thủ thành Giê-
ru-sa-lem. Vì vậy đến năm 70 SC thì thành bị vỡ và vô số người bị giết, bị
bắt đi làm nô lệ, bị đày, bị bán.
Sau khi đã thất bại, thành Giê-ru-sa-lem thất thủ, nhóm nầy đã bí mật thành
một phe phái chuyên ám sát người ta nhưng không có chương trình xây
dựng gì cả.
Nhưng theo sử gia Josephus ghi lại thì họ có chủ trương lật đổ tất cả các
chính quyền ngoại bang.
Về giáo lý thì gần giống như nhóm Pha-ri-xi yêu nước cách quá khích. Về
tinh thần thì họ gần giống như nhóm Mắc-ca-bê (đọc Thứ kinh tập II sẽ hiểu
thêm). Lòng yêu nước của nhóm nầy rất cao. Họ mong muốn xứ sở họ được
độc lập.
Giữa các đảng viên của nhóm họ có người tin theo Chúa Giê-xu Krit, làm
môn đệ Chúa là ông Xi-môn gọi là Giê - lốt (LuLc 6:15, Cong Cv 1:13).
GIÊ-RU-SA-LEM
Vào cuộc trị vì của Đa-vít, Đức Chúa Trời Gia-vê đã chọn lựa Giê-ru-sa-lem
làm nơi xây dựng Đền Thờ Chúa ngự (IISu 2Sb 3:1, Thi Tv 132:13). Vậy
nên Giê-ru-sa-lem trở nên “thành của Đức Chúa Trời” (Thi Tv 46:4). Đô
thành nầy là sự vui mừng cho cả thế gian (Thi Tv 48:2, 97:3). Điều nầy miêu
tả sự hiện diện của Ngài tại đây. Từ liệu “sanh ở Xi-ôn” biểu minh kẻ biết
Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi (Thi Tv 57:4, 9:10) nhưng người ấy được
ghi tên vào sự sống trong Giê-ru-sa-lem (EsIs 4:3) dầu họ là người ở tại Ba-
bi-lôn hoặc Ê-ti-ô-pi (Thi Tv 87:4). Xi-môn được gọi là “Núi Thánh” hình
bóng về cuộc cải cách của I-xơ-ra-ên vào thời kỳ hậu phu tù (Gie Gr 31:23).
Ê-sai tả về Xi-ôn bị tàn phá, hoang vu sau cuộc phu tù của San-na-chê - ríp
năm 701 TC (EsIs 36:1, 49:14, 50:1). Điều nầy hình bóng về Hội Thánh và
Vợ hứa của Đấng Krit (EsIs 54:5)dầu Hội Thánh bị bắt bớ cay nghiệt nhưng
vẫn phát triển, thêm tín đồ nhiều hơn dân I - xơ-ra-ên (GaGl 4:26-28).
Theo HeDt 11:22 thì Giê-ru-sa-lem cũng tiêu biểu thiên đàng nữa. Nhưng
theo Thánh Kinh dạy dỗ về lai thế thì “được ghi vào sách sự sống trong
Giê-ru-sa-lem” có nghĩa sự sống trên quả đất (Gio Ge 3:17).
Những lời tiên tri sau đây có thể được giải nghĩa theo nghĩa đen hay nghĩa
bóng. “Đấng Krit và các thánh của Ngài sẽ giáng xuống trên núi Ô-liu”
(EsIs 35:10, XaDr 14:45, Cong Cv 1:11). Những kẻ vô tín, không tín thờ
Chúa sẽ tàn phá Giê-ru-sa-lem (XaDr 12:2, 14:2).
Tuy nhiên Đấng Krit sẽ cứu nguy và tẩy sạch, luyện sạch số còn sót lại của
I-xơ-ra-ên (EsIs 4:3-4, XaDr 12:10, 14:5, Mat Mt 3:2-5). Tại Xi-ôn họ sẽ gia
nhập vào Hội Thánh Ngài (XaDr 12:5, RoRm 11:26).
Theo lời tiên tri miêu tả (theo nghĩa đen) thì Giê-ru-sa-lem là đế đô của
Đấng Mê-xi-a trong Thiên hy niên (Gie Gr 31:40, 33:16, XaDr 8:4-5, 14:20-
21). Lúc bấy giờ có Đền Thờ cho các của lễ, không phải của lễ chuộc tội nữa
(HeDt 9:12,28, Exe Ed 43:20,21) Nhưng là của lễ cảm tạ, ngợi khen (EsIs
60:6-7, Gie Gr 17:20) Luật pháp sự hoà bình của Krit sẽ phát xuất từ Giê-ru-
sa-lem (MiMk 4:1-4) Luật pháp hoà bình của Ngài phủ dụ người ta khuất
phục và thờ phượng Ngài (EsIs 23:18, 45:14, 60:3, XaDr 14:16,17). Cõi
thiên nhiên và muôn vật ở Xi-ôn lúc bấy giờ cũng được ảnh hưởng tốt ấy
XaDr 14:10).
Nhưng nếu giải nghĩa hình bóng thì những lời tiên tri trích ở trên nói về Hội
Thánh. Theo Ê-xê-chi-ên đoạn 38 và 39 thì Gót và Ma-gót sẽ tấn công
“thành yêu dấu” (KhKh 20:9). Như vậy cuộc xét đoán cuối cùng của Chúa
sẽ được thi hành trong thành Giê-ru-sa-lem tiếp tục tồn tại đời đời (hình
bóng) (EsIs 33:20, MiMk 4:7, HeDt 12:27). Hiện tại thì chưa có Đền Thờ
(KhKh 21:22) vì đức thánh khiết của Chúa rất hoàn toàn trong Trời Mới Đất
Mới (EsIs 65:17-118, KhKh 21:2). Địa vị cuối cùng của Hội Thánh giống
như Thành thánh là Giê-ru-sa-lem mới. (KhKh 21:9-10).Như vậy Hội Thánh
hãy xét mình và chuẩn bị sẵn sàng ngay hôm nay. Hãy biệt mình ra khỏi thế
gian, nên thánh khiết nhờ ơn Thánh Linh mà hiến dâng hoàn toàn cho Ngài.
GIỜ
Giờ Hy ngữõ gọi là Hô-ra, dùng chia làm 12 phần khi mặt trời mọc đến khi
mặt trời lặn (GiGa 11:9, Mat Mt 20:1 - 12). Giờ cũng được dùng chia đêm ra
12 phần (LuLc 12:39, Cong Cv 16:33, 23:23).
Thánh Kinh nói đến giờ có khác như giờ thứ ba (Cong Cv 2:15), giờ thứ sáu
(Cong Cv 10:9), hoặc buổi trưa vào giờ thứ 9, giờ cầu nguyện (Cong Cv
3:1). Thánh Kinh Tân ước thường dùng giờ để diễn tả bản chất sự mạc khải
của Đức Chúa Trời cũng như ấn định sự mạc khải ấy vào lịch sử nhân loại
như Mac Mc 15:25 và 33,34.Đến giờ thứ sáu thì khắp đất đều tối tăm cho
đến giờ thứ chín thì Chúa Giê-xu kêu la lớn tiếng: Ê - li!…” (câu 33,34;) còn
câu 35 thì nói Chúa bị đóng đinh trên cây Thập tự vào giờ thứ 3.
Lịch sử nhân loại ghi nhớ những giờ ấy. Vì sự mặc thị Chúa đã tỏ ra. không
phải ở đâu đâu hoặc trừu tượng nhưng cụ thể và có giờ ngày có thời gian và
thuộc vào lịch sử. Có nhiều biến cố của đời sống Cứu Chúa đã xảy đến các
trước giả Tin Lành ký thuật đã dùng đến từ giờ như sự chết, sự sống lại và
sự vinh quang Ngài (GiGa 7:30, 8:20, 13:1 so sánh với GiGa 2:4, 12:23-27,
17:1, Mat Mt 26:45, Mac Mc 14:35,41, LuLc 22:53). Qua từ giờ nầy mà các
khía cạnh chức vụ Chúa được tỏ ra cách thứ lớp, rõ ràng và được mạc khải
cũng như giải nghĩa đúng đắn về sự chết của Ngài.
Từ “Giờ”cũng thường được diễn tả về lai thế. Từ “Giờ” dùng chỉ định về
thời giờ Chúa thăng thiên và thời giờ Chúa tái lâm (Mat Mt 24:36,42,44,
25:13 so sánh với DaDn 7:13,14)
GIÔ-XÉP
Ông Gia-cốp có 12 con trai và Giô-xép là con trai thứ 11, em cùng một mẹ
của Giô-xép tên Bên-gia-min. Mẹ của hai anh em tên Ra-chên. Gia-cốp rất
cưng chiều Giô-xép. Sách Khởi thuỷ (SaSt 30:1-50:26) có ký thuật tiểu sử
của Giô-xép, các sách kia có giải nghĩa thêm như Thi Tv 105:17-22, Cong
Cv 7:9-16, HeDt 11:22.
Theo Thần Hựu của Đức Chúa Trời Gia-vê, Giô-xép được cha là Gia-cốp sai
đi thăm các anh em người đang chăn chiên ở Xi-chem và Đô-ta-in. Nhưng vì
ghen ghét nên họ bắt Giô-xép quăng xuống hố khô, kế kéo lên bán cho lái
buôn Ma-đi-an đem xuống Ai-cập bán lại cho vị quan to là Phô-ti-pha ở Ai-
cập. Chỉ vì chụp mũ vu cáo oan nên Giô-xép bị ở tù. Nhưng Đức Chúa Trời
đã giải cứu Giô-xép một cách kỳ diệu qua sự giải nghĩa điềm chiêm bao cho
hai vị quan cùng tù với ông. Kế giải nghĩa chiêm bao cho vua Pha-ra-ôn, rồi
tôn làm thừa tướng của vua.
Thư tín Hê-bơ-rơ liệt kê Giô-xép là một người có đức tin. Nhưng Giô-xép
được thạnh vượng cả phần hồn lẫn phần xác vì ông biết kính sợ Đức Chúa
Trời và giữ được mình thánh khiết. Ông đã bước đi theo Chúa với Chúa và
Chúa đi cùng ông.
Thánh Kinh Cựu ước ghi rõ rằng ông là người thứ nhứt quyết định lựa chọn
Chúa và cũng được Chúa lựa chọn nữa. Thái độ ông tỏ ra khi gặp anh em và
cha là Gia-cốp chứng minh sự giảng hoà, tha thứ, xưng tội lỗi và xin lỗi
nhau. Qua các hoạn nạn mà ông gặp phải và được Chúa giải cứu cách diệu
kỳ giúp chúng ta hiểu được sự can thiệp hữu hiệu, đúng thì giờ Đức Chúa
Trời đối với tôi con Chúa. Qua đời sống ông giúp chúng ta nhận thức được
bản tánh có thể truyền đạt Đức Chúa Trời đã truyền đạt đến ông và kết quả
của thần linh cũng được bày tỏ ra.
Ông Giô-xép làm hình bóng hoàn toàn về Chúa Giê-xu Krit (đọc sách Đời
sống Giô-xép). Cũng có thể nói Giô - xép là tiêu biểu về Con người trọn vẹn
của Chúa Cứu thế.
GOÁ PHỤ, QUẢ PHỤ
Thánh Kinh Cựu ước dùng từ nầy nhiều lần để biểu minh tình trạng bơ vơ,
thiếu thốn không được giúp đỡ. Quả phụ là người đàn bà chồng đã qua đời
và tự mình không có khả năng tự bảo vệ và tự lo liệu cho mình được.
Vì cớ đó, luật lệ của Mô-se đã nhấn mạnh đến tình cảnh của các quả phụ và
đối xử công bình với người cũng như đối với các trẻ mồ côi và khách lạ.
Nếu cố ý hành hạ, bất công v.v… với họ thì bị Đức Chúa Trời xét đoán
v.v… (XuXh 22:22-24, PhuDnl 10:18, 24:17-21, Mat Mt 3:3).
Thánh Kinh cũng dùng từ “goá phụ”, “quả phụ” theo ý nghĩa hình bóng chỉ
về thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá. Nhân dân để tang, than khóc cho thành
nầy kể như một quả phụ bơ vơ không có sự giúp đỡ, bảo vệ, che chở gì cả
CaAc 1:1, EsIs 47:8, KhKh 18:7) và dầu thành được xem như một quả phụ
thì bị xét đoán nghiêm khắc vậy (EsIs 9:17).Thánh Kinh Tân ước rất quan
tâm đến sự sinh sống của các quả phụ (Gia Gc 1:27).
Chúa Giê-xu đã có lần tuyên bố rằng những kẻ nuốt nhà các quả phụ v.v…
sẽ bị hình phạt nặng.
Thánh Phao-lô khuyên dạy các con cháu phải có bổn phận trách nhiệm nuôi
nấng, chăm sóc các goá phụ của gia đình mình ITi1Tm 5:3-8). Nếu là Cơ-
đốc nhân mà bỏ bê các goá phụ trong gia đình thì đáng bị trách phạt ITi1Tm
5:8). Nhưng ông đã đề cập đến các goá phụ thật là goá phụ đã được 60 tuổi
và chỉ có chồng một lần, và có đời tin kính tốt ITi1Tm 5:9-16).
GÔ-EN
Từ “Gô-en” có nghĩa chuộc lại, thục lại. Tuy nhiên, cũng có một số ý nghĩa
khác nhau như sau:
(1) Từ nầy có ý nghĩa nhận lại sản nghiệp mình đã bán đi vì nợ nần. LeLv
25:25 chép: “Nếu một người anh em của các người trở nên nghèo khó mà
bán ít sản nghiệp mình, thì người bà con gần nhứt của người có quyền phải
đến để chuộc lại phần sản nghiệp của người anh em mình đã bán”. Như vậy
Gô-en đây là người chuộc lại sản nghiệp.
(2) Từ nầy cũng dùng để phục hồi và bảo tồn tên của một người quá cố
không có hậu tự; người em của người phải cưới người vợ của người ấy để
lấy một dòng dõi để lưu danh người ấy lại, hầu danh người khỏi bị bỏ quên
giữa I-xơ-ra-ên (PhuDnl 25:5, SaSt 38:8). Bô-ô cưới Ru-tơ để có một dòng
dõi lưu danh chồng nàng là một ví dụ điển hình. (Ru R 3:1- 4:21). Như vậy
Gô-en được hiểu là người bà con.
(3) Khi một kẻ sát nhân giết một người, tức dứt người khỏi họ hàng và sản
nghiệp người. Vậy những người bà con anh em người có bổn phận phải báo
thù huyết. Như vậy Gô-en có nghĩa là người báo thù, người phục thù vậy
(Dan Ds 35:112-34, PhuDnl 19:1-3).
(4) Ý nghĩa sâu xa nhứt của từ Gô-en dùng chỉ về Đức Chúa Trời là Đấng
dựng nên sự sống loài người và nay Ngài cứu chuộc, chuộc lại họ khỏi sự
chết cả thuộc thể lẫn thuộc linh. Từ “Đấng Cứu chuộc” thường được dùng
trong Isaia (Ês) 40: -66:. Giop G 19:25 chép: “Tôi biết rằng Đấng chuộc lại
tôi sống, và đến kỳ kết thúc Ngài sẽ đứng trên quả đất”.
Như vậy Gô-en có nghĩa là Đấng chuộc lại, người chuộc lại.
GỚM GHÊ, GỚM GHIẾC, GHÊ TỞM
(Mat Mt 24:15): Sự gớm ghê tức điều gì chúng ta ghê tởm. Cựu ước dùng từ
“Tôebâ” (Hy-bá-lai) còn Tân ước dùng từ Bdelygma và Việt ngữ đã dịch ra
gớm ghê, sự gớm ghiếc hay sự ghê tởm. Thánh Kinh dùng từ nầy miêu tả
một số hành động hoặc thói tục của dân ngoại bang rất kinh tởm trước sự
thánh khiết của Đức Chúa Trời. Những hành động, những thói tục xấu xa,
độc ác do người gian ác, hiểm độc thi thố, không đẹp lòng Ngài là sự ghê
tởm, sự gớm ghê vậy. Đức Chúa Trời Gia-vê thánh khiết, công bình nên
Ngài ghê tởm những việc gớm giếc của người vô đạo đức làm ra như: dùng
cân lường giả, những lời vu cáo, chụp mũ, tố cáo gian, ức hiếp, tội lỗi xấu xa
khác; dâng của lễ bằng người đưa con cái qua lửa. Chúa Gia-vê cũng gớm
ghê cách ăn nằm luyến ái không theo cách tự nhiên, và các thói tục thờ lạy
ma quỷ theo thói dâm ô v.v…
Trong Cựu ước đã dùng đến từ “pigguâl” và “sêeqes” để diễn tả các nghi
thức Đức Chúa Trời ghê tởm ấy. Trong Thánh Kinh có ghi những câu nói
lên ý nghĩa nầy. Xin trích ra vài câu để tiện kê cứu:
Cựu ước:“pigguâl”; vật gớm ghê bất khiết (LeLv 7:18).
“sêeqes”; (sheqets); sự gớm ghê, sự đáng ghét (Lê :10,11,12,13,20, 23 v.v..)
“tôebâ”:hoặc tôebah”: sự gớm ghê, gớm ghét như: SaSt 43:32, 46:34, Thi Tv
88:8, ChCn 3:32, EsIs 1:13, 44:19, Gie Gr 2:7, Exe Ed 5:9, Mat Mt 2:11).
Tân ước: Bdelygma: Mac Mc 13:14, LuLc 16:15, KhKh 17:4,5, 21:27.
HẠ MÌNH
(Sự hạ mình của Đấng Krit)
Chúa Giê-xu Krit là Đấng Mê-xi-a khiêm nhường, hạ mình mà Xa-cha-ri đã
rao báo. Ngài là Đấng Mê-xi-a của những kẻ biết hạ mình. Ngài ban phước
cho những ai hạ mình và khiêm nhượng. Ngài đã ban phước cho các con trẻ
và dùng chúng nó làm một gương mẫu để biết hạ mình, khiêm nhường (Mac
Mc 10:15).
Chỉ có những kẻ hạ mình và khiêm nhượng mới có thể vào Nước Đức Chúa
Trời. Tôi con của Chúa cần theo học Trường Hạ Mình và Khiêm Nhượng
của Chúa (Mat Mt 11:28, 18:37).
Trọn đời sống của Chúa Giê-xu Krit ở thế hạ nầy luôn luôn hạ mình. Ngài
được sanh ra nơi chốn hèn hạ, nơi máng cỏ chuồng bò. Ngài sinh sống trong
một gia đình bình thường, phải hạ mình làm nghề mộc, tại một làng nhỏ bé
thôi (GiGa 1:45). Suốt cả đời sống “không có chỗ gối đầu” (Mat Mt 8:20).
Ngài sống và thi hành chức vụ nhờ sự giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm (LuLc
8:3, 22:11, Mat Mt 27:59-60).
Khi Chúa bắt đầu thi hành thánh chức thì gia đình cũng hiểu lầm Ngài (GiGa
7:3) các bạn hữu và thân quyến Ngài tưởng Ngài điên khùng (Mac Mc 3:21).
Làng xóm khởi sự loại bỏ Ngài (Mac Mc 6:3, LuLc 4:28) Người coi Ngài
như một kẻ quá khích, phạm thượng (LuLc 11:15, 15:2). Cuối cùng một số
môn đệ Ngài bỏ Ngài và rút lui vì hiểu lầm Ngài. Một trong mười hai môn
đệ thân tín của Ngài đã phản nộp Ngài (Mat Mt 16:22, 26:14-16,69-75, Mac
Mc 14:50).
Rốt lại, sự hạ mình của Đấng Krit đi đến chỗ thấp hơn hết chưa ai từng suy
tưởng đến: Con Đức Chúa Trời bị bắt, bị nhạo báng, bị nhổ vào mặt, bị đánh
đập, bị đóng đinh trên mộc hình. Một sự hình phạt, một án phạt vô cùng đau
đớn, man rợ mà Ngài gánh chịu vì loài người và cho loài người gian ác. Sự
hạ mình đến thế là cùng!
Thánh Phao-lô diễn tả sự hạ mình Ngài, khi ông thánh đã dùng từ tapeinòsis
(Phi Pl 2:8) Ngài dốc đổ, Ngài từ bỏ (Kenòsis - Phi Pl 2:6,7), mọi vinh
quang, địa vị cao sang là Con của Đức Chúa Trời để mặc lấy hình dạng Con
người, đầu thai, sanh ra làm một đầy tớ phục vụ loài người và phó mình cứu
chuộc tội nhân. (Mat Mt 20:28, GiGa 13:1-5). Ngài từ bỏ hay dốc đổ sự vinh
quang, địa vị chứ không phải dốc đổ thần tánh của Ngài như thuyết Kenosis
chủ trương đâu. Trong khi Ngài tình nguyện chịu báp-têm cũng chỉ để tỏ ra
sự hạ mình của Ngài, coi mình cũng như mọi người khác là tội nhân trước
mặt Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên trong tất cả trường hợp Chúa hạ mình đó thì sự vinh quang, quyền
năng và ân sủng của Ba Ngôi Đức Chúa Trời được chiếu rọi ra.
HÀNH XÁC
RoRm 8:13 có dùng từ “Thanatoò” “làm cho chết”. Sách Cô-rinh-tô dạy:
“Hãy làm cho chết các chi thể”. Hãy làm nhục các chi thể ấy khiến trở nên
một xác chết, một cái thây.Khi đã hành xác, làm nhục nhã nó chết ra một cái
thây rồi thì không còn phạm tội nữa. Thánh Phao-lô có dạy một giáo lý cao
siêu là Chúa Giê-xu đã mặc lấy thân thể con người như chúng ta. Ngài chịu
đóng đinh trên cây thập tự thay thế chúng ta và vì bản tánh tội lỗi chúng ta
(IICo 2Cr 5:14,15, RoRm 6:6-8, CoCl 2:20, 3:3).
Vậy Cơ-đốc nhân thật phải bằng lòng đóng đinh xác thịt (người cũ) và tình
dục mình trên cây thập tự với Ngài (GaGl 2:20). Cơ-đốc nhân thật có một ý
chí quyết định (quyết tâm) mình đã đồng chịu đóng đinh, đồng chết với
Chúa Giê-xu trên cây thập tự (GaGl 5:24). Một khi đã chết như thế thì các
chi thể tội lỗi, các sự ham muốn kín đáo, xấu xa cũng chết theo (CoCl 3:5).
RoRm 8:13 dạy khi chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống thì quyền năng
Thánh Linh cứ tiếp tục hành động trong chúng ta, giúp chúng ta thắng hơn
tội lỗi. làm chết (hành xác) người cũ (bản tánh xác thịt) và sống cho Đức
Chúa Trời.
Thánh Phao-lô đã kết thúc giáo lý nầy và dạy Cơ-đốc nhân thật rằng: “Hãy
coi mình (kể mình) chết về tội lỗi” (đọc RoRm 6:11).
Đối tượng sự “hành xác” là người cũ, các thói quen xấu, các thèm muốn ô
uế, ác ôn, những Công vụ việc tội lỗi của xác thịt (CoCl 3:5,6).
Tuy nhiên mỗi chúng ta đều hiểu biết cái thể xác nầy là bình quý Đức Chúa
Trời tạo dựng cho tâm linh (linh hồn và tâm thần) cư ngụ. Các tôn giáo, quy
tắc đời hành xác, đánh đập v.v… Nhưng chúng ta dùng từ nầy với ý nghĩa
khác. Thánh Phao-lô dạy chúng ta phải kỷ luật thể xác nầy. Hành xác, tự
đánh đập nó, tự hành hạ, sỉ nhục nó thì không thâu được kết qủa tốt đẹp làm
hài lòng Chúa.
Nhưng người cũ, bản tánh tội lỗi cần được đồng chết, được đóng đinh với
Chúa Giê-xu và tiếp nhận Đức Thánh Linh sống trong chúng ta. Như vậy
của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời là hiến dâng nó phục vụ Ngài (RoRm 6:12-
19, Phi Pl 1:20, RoRm 12:1-2).
HAY CHẾT, PHẢI CHẾT
Từ “Hay chết”, “Phải chết” dịch từ Hy văn “Thnètos” Thánh Phao-lô đã
dùng từ nầy ở RoRm 6:12, 8:11, ICo1Cr 15:53,54 và IICo 2Cr 4:1, sách
Gióp có dùng từ “Enosh” (Hy-bá-lai ngữ) một lần có ý nghĩa tương tự.
Thnètos được dịch qua Việt văn “Hay chết”, “Phải chết” tức “đối tượng của
sự chết”. Thân thể con người thế nào cũng phải chết nó là đối tượng của sự
chết.
Phao-lô thúc đẩy tín nhân đừng để tội lỗi cai trị trên thân thể hay chết, phải
chết của chúng ta, nhưng phải cởi bỏ tội lỗi.
Tuy nhiên, ông nói Thánh Linh khiến cho thân thể hay chết, phải chết của
chúng ta được sống, được tươi tỉnh lại.
Phao-lô còn đề cập đến bậc cao hơn nữa, sâu sắc hơn nữa, là sự sống của
Chúa Giê-xu phải được bày tỏ trong thân thể hay chết của chúng ta.
Về hai câu ICo1Cr 15:53,54 thì ông luận rằng sự hay chết, sự phải chết nầy
sẽ là bất tử vì điều gì hay chết bị sự sống nuốt đi.
Các câu Thánh Kinh nầy chỉ để cập đến thân thể hay chết, phải chết thôi.
Linh hồn không phải là đối tượng của sự chết. Linh hồn không hay chết,
không phải chết.
Cơ-đốc nhân cần, phải, nên hiến dâng thân thể hay chết nầy để Chúa ban sự
sống và ân tứ để phục vụ Ngài.
HIẾN CHƯƠNG (Augsburgh)
Hiến chương Augsburgh là Hiến chương quan trọng bậc nhất của Cải chánh
Giáo hội bằng Đức văn được đọc trước Giáo hội nghị của Đức quốc ngày
25-6-1530. Hiến chương nầy được ông Christian Beyes tuyên đọc và do ông
Mélanchthon soạn thảo, được nhà cải chánh Luther và bảy hầu vị vương
chấp thuận và ký tên.
Bản Hiến chương chia làm hai phần:
Phần thứ nhứt ghi tín điều (điều khoản đức tin), và thứ hai nêu lên bảy điểm
chánh cần được cải tổ. Bản Hiến chương nầy được sao lưu lại trong sách
Concord, năm 1580 và vẫn có uy quyền, có hiệu lực trong Giáo hội Luther
ngày nay.
HIỆN DIỆN THIẾT THỰC
Khi đề cập đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì nhiều người suy nghĩ đến
Hộp Giao ước nơi có hai bảng Luật pháp, có cây gậy trổ hoa của A-rôn. Đây
là nơi Đức Chúa Trời. Người ta cũng hiểu rằng Đền Thờ, Nơi Thánh, Nơi
Rất Thánh tức nơi Chúa ngự. Sự hiện diện Chúa trong đám mây. Sự hiện
diện Chúa tức sự vinh quang rực rỡ của mặt Ngài.
Nhưng trong bài nầy chúng tôi muốn đề cập đến sự hiện diện thiết thực
(thực tại) của Ngài trong Lễ Tiệc thánh.
Em-ma-nu-ên, Đức Chúa Trời ở với chúng ta. Chúa Giê-xu phán Ta hằng ở
với các ngươi mãi mãi, đời đời. Nói cách chung, Tất cả tôi con Chúa là Cơ-
đốc nhân đều tin rằng hễ nơi nào có đôi ba người nhân Danh Chúa Giê - xu
Krit (Iesous Kristos) mà nhóm lại thì có Chúa ngự giữa họ. Họ không thấy,
không ngắm, không rờ, không đụng được Ngài. Nhưng Ngài hiện diện giữa
họ.
Đúng như thế! Nhưng trong lễ Tiệc thánh thì sự hiện diện của Ngài trong
bánh và chén thế nào? Cơ-đốc nhân đều tin và nhận rằng Đấng Krit hiện
diện giữa họ, trong họ hoặc trong các buổi lễ qua Thánh Linh Ngài.
Trong Bánh và Chén của Lễ Tiệc thánh thì trong bài thuyết trình, trong tập
Hệ thống Thần học chúng tôi đã trình bày rõ rằng:
Từ “thiết thực” hay “thực tại” nhấn mạnh về Ly (Chén) nước nho, nước ngọt
chúng ta ăn và uống đó không?
Người Tin Lành không tin “Biến thể thuyết”. Người Tin Lành cũng không
tin “Thánh thể đồng tại thuyết”. Nhưng người Tin Lành tin rằng bởi đức tin,
nhờ Thánh Linh mà Ngài hiện diện trong Lễ Tiệc thánh cả thân vị Ngài mà
mắt trần không thấy được. Qua Tiệc thánh, bởi đức tin và nhờ Thánh Linh
mà Ngài truyền thông quyền năng, sự sống, sức mạnh Ngài cho Cơ-đốc
nhân thành tâm, kính sợ dự lễ ăn bánh, uống ly ấy. Cơ-đốc nhân nhờ Thánh
Linh bởi đức tin mà hưởng được sự hiện diện thiết thực của Chúa trong
Bánh và Chén của Lễ Tiệc thánh.
Nói tóm lại, đây không phải Thần bí thuyết, nhưng qua Thánh Linh và bởi
đức tin mà người Tin Lành nhận được sự hiện diện thiết thực của Thần thể
yếu, của thân vị Cứu Chúa đã xả thân, đổ huyết Cứu chuộc họ và qua bánh
và Chén (Ly) mà họ thông côngï với sự hiện diện Ngài cách đích thực dầu
mắt không thấy, tay không rờ được, nhưng tâm hồn họ cảm nhận cách thực
tế.
HIẾU KHÁCH (MẾN KHÁCH)
Thánh Kinh chép tổ phụ Áp-ra-ham mến khách. Ông hiếu khách nên đã mời
khách dùng bữa v.v… (Sử18:). Ông Lót cũng hiếu khách nên đã cố mời, cố
nài hai vị thiên sứ vào nhà mình nghĩ đêm và cũng đã làm tiệc thết đãi (SaSt
19:1-38). Luật pháp của Mô-se cũng có điều đề cập đến các khách lạ. Người
địa phương phải có lòng rộng rãi và nhân từ tiếp khách, giúp đỡ khách lạ.
Luật lệ Chúa truyền dạy người I-xơ-ra-ên hãy mến khách trước hết là vì tình
nhân loại, nhân đạo, tình thương yêu Chúa, sau nữa là người I-xơ-ra-ên
trước cũng đã là khách lạ lưu lạc, lang thang trong sa mạc (PhuDnl 10:18,19,
LeLv 19:33,34).
Lúc Cứu Chúa còn tại thế, khi Ngài sai phái môn đệ Chúa ra đi truyền giáo
thì Ngài truyền họ khỏi đem theo thực phẩm (Mac Mc 6:7-13).
Các môn đệ Chúa ra đi đem Tin Tức tốt lành đến với dân chúng, ngoài ra
hiệp ý Chúa, họ còn chữa bệnh, đuổi quỷ v.v… nên họ đáng được tiếp rước.
Qua luật lệ, phong tục tạo nên lòng hiếu khách của người I-xơ-ra-ên xưa nên
Công cuộc truyền bá Tin Lành được dễ dàng phần nào. Các tôi con Chúa đi
ra gieo giống Tin Lành được người địa phương tiếp đón. Qua sự tiếp khách
mà nhiều lần toàn gia đình quay trở lại với Đức Chúa Trời.
Bối cảnh một chi hội lúc xưa là sự nhóm họp, thờ phượng tại một gia đình.
Thánh Phi-e-rơ giảng trong nhà của ông Cọt-nây. Thánh Phao-lô giảng dạy
trong nhà bà Ly-dy, hoặc trong trường Tiranu. Như vậy chủ gia đình mến
khách, hiếu khách tiếp đón vị sứ giả suốt những ngày vị ấy lưu lại nhà mình
(Cong Cv 9:43-11:18, 16:15, RoRm 16:23, Tit Tt 3:13).
Phong tục và lòng mến khách, hiếu khách của các thánh trong Cựu ước
truyền đến thánh đồ tôi con Chúa trong đời Tân ước. và Hội Thánh nhận
rằng tiếp khách là phận sự của Hội Thánh (HeDt 13:1,2, RoRm 12:13).
Tuy nhiên thời thế cũng mau thay đổi. Trong cuộc hành trình của Phao-lô
đến Giê-ru-sa-lem có gặp khó khăn nên ông đã yêu cầu dự liệu mọi sự cho
ông. Như thế các nhà lãnh đạo chi Hội Thánh khỏi phải lo tiếp khách (Cong
Cv 21:16). Thánh Giăng có nói trong thư tín của ông rằng Diotrephe không
chịu tiếp rước sứ đồ (IIIGi câu 10).
Vấn đề hiếu khách, tiếp khách trở nên một gánh nặng cho các nhà lãnh đạo
Hội Thánh (IPhi 1Pr 4:9) vì có người lạm dụng lòng mến khách của tôi con
Chúa. Dần dần qua các thế kỷ tiếp theo Hội Thánh bèn phân biệt các đầy tớ
thật của Chúa và những kẻ lạm dụng lòng rộng rãi của Hội Thánh.
Tiếp theo thì các vị lãnh đạo Hội Thánh lập nên các nhà tạm trú, các nhà
thương, nhà tế bần, nhà nghỉ chơn và lần lần đi đến việc thành lập các tu
viện có mục đích tiếp rước và giúp đỡ những lữ khách.
HÌNH PHẠT (TRỪNG PHẠT) (Sự)
Luận về sự hình phạt, hoặc trừng phạt cho rõ ràng đầy đủ thì khá dài và đề
cập đến khá nhiều khía cạnh, phương diện.
Nhưng trong mục nhỏ, vắn tắt nầy chúng ta chỉ nói đến sự hình phạt, trừng
phạt về phương diện thần học và Thánh Kinh thôi.
Suốt cả bộ Thánh Kinh đều có đề cập khá nhiều lần về đề tài nầy như; Tội
phạm, luật pháp Mô-se, luật pháp Chúa, các toà án thế tục, tòa án lương tâm.
Toà án Đức Chúa Trời, tòa án chung kết, các sự phán xét và định án v.v…
1. Đúng như thế, Cựu và Tân ước đầu nói đến sự hình phạt; Đức Chúa Trời
là Đấng thánh, Đấng kỵ tà nên Ngài hình phạt tội lỗi và tội nhân theo ma
quỷ. Đức Chúa Trời trả thù tội ác. Chúng ta có thể hiểu Đức Chúa Trời hình
phạt tội lỗi và tội nhân tức trả thù các tội ác tội nhân đã gây nên (SaSt 31:37,
Giop G 9:33, 16:21). Bản Việt ngữ dịch là phân xử v.v…
Thánh Kinh Tân ước đề cập đến sự hình phạt rất kỹ như ở Mat Mt 25:46,
Cong Cv 4:21, 22:5, 26:11, HeDt 10:29, IIPhi 2Pr 2:9, IGi1Ga 4:18) (Xin
xem Thần học căn bản và Hệ thống Thần học mục Xét đoán và Hình phạt).
Thánh Ma-thi-ơ đã dùng từ Kolasis (Hy văn), chỉ về sự hình phạt đời đời.
thánh Phi-e-rơ ở thư tín IIPhi thì diễn tả hình phạt trong lai thế.
2. Sự hình phạt và tội lỗi: khi nói đến sự hình phạt thì người ta hiểu ngay có
một tội ác có tội lỗi; có phạm vi thì chắc chắn có hình phạt (SaSt 3:14, GiGa
8:44) RoRm 5:12, SaSt 3:16-19 diễn tả bởi một người tội lỗi vào trong thế
gian và bởi có tội lỗi thì có sự chết. Lúc xưa Đức Chúa Trời đã hình phạt các
nước; Ba-bên, Xô - đôm, Ca-bê-na-um, Giê-ru-sa-lem, Ni-ni-ve, Ai cập, Ba-
by-lôn … thì ngày nay và tương lai cũng vậy, nếu loài người không ăn năn.
3. Sự hình phạt là kết quả của tội lỗi:
Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người, Ngài ban phước cho con người,
Ngài tuyển chọn quản trị quả đất. Nhưng vì không vâng lời Ngài nên bị hình
phạt: hình phạt nhãn tiền và hình phạt trong lai thế, đời đời.
Nhưng qua cơn hình phạt của Chúa, Ngài mạc khải Ngài ra (EsIs 11:10, 15:7
v.v…).
Chúa Giê-xu Krit đã giáng sanh, chịu chết làm của lễ chuộc tội cho chúng
sinh; vì vậy thánh Phao-lô nói: “Hiện chăûng có sự hình phạt cho kẻ nào ở
trong Chúa Giê-xu Krit” (HeDt 9:28, IPhi 1Pr 2:23,24, RoRm 1:8).
HÌNH TƯỢNG
Điều răn thứ hai cấm thờ lạy hình tượng (XuXh 20:3, PhuDnl 5:7). Các tôn
phái của “Miền Vòng Cung” trong thời Cựu ước đều chăm lo thờ lạy các tà
thần mà họ tin tưởng có quyền trên cõi thiên nhiên. Trong thời đại còn mê
tín dị đoan và tâm trí còn tối tăm nên suy tưởng và dựng nên nhiều hình
tượng. Người I-xơ-ra-ên nhiều giai đoạn cũng bị cám dỗ tạc nhiều hình
tượng để thờ lạy. Họ thờ phượng Gia-vê Đức Chúa Trời trong Đền tạm hay
Đền Thờ, không hình tượng, tỏ ra Ngài cao cả, siêu việt vượt trên tất cả tà
thần mà loài người đã tạc hình tượng để thờ lạy.
(1) Thánh Kinh đã dạy hình tượng hư không, không có ý nghĩa gì (Thi Tv
81:10, ISu1Sb 16:26) Trong cuộc tranh chấp ở núi Cạt-mên, Ê-li đã tỏ cho
dân sự thấy tà thần và hình tuợng vô quyền (IVua 1V 18:18-40).
Những kẻ phu tù hiểu biết hình tượng và nghĩa (EsIs 40:5, 45:20, 43:10).Các
vị tiên tri luôn luôn tôn cao Gia-vê Đức Chúa Trời và tố cáo sự thờ lạy hình
tượng. Họ cảnh cáo dân sự về sự hư không của hình tượng (AmAm 5:26,
OsHs 8:4-8, Gie Gr 10:3, EsIs 41:6, 44:9-20). Ở sách Sự Khôn ngoan mô tả
hiệu quả xấu của sự thờ lạy hình tượng (13: và 14:). Phao-lô cũng nên lên án
sự thờ lạy hình tượng ICo1Cr 10:20). Tội lỗi phổ thông của nhân loại là thờ
hình tuợng và chối bỏ Đức Chúa Trời Ba Ngôi (RoRm 1:18 -32).
(2) Sự cám dỗ thường xuyến; Loài người phải tin thờ Đức Chúa Trời Ba
Ngôi, nhờ cậy quyền, sức Ngài chiến thắng hơn sự cám dỗ thờ hình tượng.
Thôi hoặc không phục vụ Gia-vê Đức Chúa Trời Ba Ngôi thì trở nên nô lệ
cho hình tượng dưới hình thức: tiền bạc (Mat Mt 6:24). Rượu (Tit Tt 2:3),
Ham muốn cai trị kẻ khác (CoCl 3:5, Eph Ep 5:5), Thế quyền (KhKh 3:8),
sự vui chơi, ganh ghét, ganh tị, (RoRm 6:19, Tit Tt 3:3), tội lỗi (RoRm 6:6).
Tất cả những hình trạng ấy đầu dẫn đến sự chết và trái của Thánh Linh là sự
sống (RoRm 6:21).
(3) Hãy lìa bỏ sự thờ lạy hình tượng và quay về Đức Chúa Trời Ba Ngôi
cũng thờ phượng Ngài.
Gia đình Áp-ra-ham thờ hình tượng nhưng Chúa gọi ông và ông đã vâng
theo Ngài và thờ phượng Ngài (Sáng 12).
Vì tội lỗi một người mà nay sự thờ lạy hình tượng len lỏi vào nhân loại (SaSt
1:26).
Dân sự thánh Chúa còn đúc tượng bò con bằng vàng để thờ phượng thay!
(XuXh 32:6, IVua 1V 12:28 v.v…). Chúa hình phạt kẻ thờ lạy hình tượng
(OsHs 8:3, 13:2, PhuDnl 13:1-18). Chúa loại bỏ kẻ loại bỏ Ngài và sai tai
họa giáng xuống trên cá nhân, gia đình và quốc gia họ (Cac Tl 2:11-15,
IIVua 2V 7:7-12, Gie Gr 32:28-35, Exe Ed 16:20,23).
Đức Chúa Trời Gia-vê nghiêm cấm thờ lạy hình tượng. Điều răn thứ hai
Chúa còn có ý dạy rằng loài người không nên dùng vật gì, ảnh tượng nào để
hình dung Đức Chúa Trời vì điều đó bất khả năng. Đức Chúa Trời Gia - vê,
Đấng thiêng liêng, vô hình, vô lượng, vô tượng ai có thể hình dung Ngài
được?
Trong thời Cựu ước, nhân dân ở miền đất phì nhiêu vòng cung nầy đã thờ
các linh mà họ tin tưởng. Họ đã dùng các vật gọi là thần để hình dung các vị
thần linh họ thờ phượng ở Massẽâ và Asẽrâ hay các ảnh tượng miêu tả các
linh ấy. Nhưng Thánh Kinh dạy tôi con của Chúa phải thờ lạy Đức Chúa
Trời Gia-vê bằng tâm thần và cách thiêng liêng không ảnh tượng gì cả,
chứng minh Ngài là Đấng vĩ đại, quyền năng hơn cõi thiên nhiên đã tạo
dựng nên cõi ấy, Ngài không bị ràng buộc trong cõi ấy đâu. Chúng ta không
thể chấp nhận tà giáo Phiếm thần luận được.
Khi nghiên cứu suốt qua cả Cựu ước sự thờ lạy hình tượng là một tội lớn
trước sự hiện diện Ngài. Đức Chúa Trời không thể chấp nhận sự thờ phượng
nầy.
Các tiên tri, các vua chúa và các thầy tư tế v.v… biết kính sợ Chúa đều
không thờ hình tuợng và bài trừ sự thờ lạy hình tượng. Chúa Giê-xu Krit,
các sứ đồ Ngài cũng chống trả sự thờ lạy ảnh tượng đến nỗi Thánh Giăng đã
viết: “Hỡi các con cái bé mọn hãy giữ mình về hình tuợng” IGi1Ga 5:21)
Thánh Phao-lô thì viết: Eph Ep 5:5, CoCl 3:5.
HƯ MẤT
(Hư vong, chết mất, diệt vong)
Thánh Kinh dùng từ Apollumi và các bản dịch Việt ngữ đã dùng nhiều từ
khác nhau. Nhưng từ nầy được dùng với ba ý nghĩa như sau:
1. Nói lên sự hư mất, hư hoại của các thể chất của đời nầy. Các vật ấy hay
thể chất ấy không phải vì bị hình phạt, huỷ phá và hư mất, hư hoại. Từ nầy
không phải chỉ áp dụng cho thú vật hay các đồ đạc v.v… mà cũng cho cũng
loài nữa (IISa 2Sm 1:27, Giop G 4:11) và ở Tân ước (Mat Mt 8:32, GiGa
6:27).
2. Ýnghĩa thứ hai thường áp dụng cho các thể chất bị hình phạt vì sai lầm
(PhuDnl 4:26) và ở Tân ước (LuLc 15:17). Apollumi của Tân ước cũng dịch
là con cừu lạc mất hoặc “đồng bạc mất” hay người con du đãng bỏ nhà ra đi
kể như mất rồi.
3. Ý nghĩa thứ ba Kinh Tân ước thường dùng để chỉ về sự chết mất linh hồn
… Từ nầy áp dụng cho sự chết mất, hư mất của linh hồn. Nhưng nhiều lần
cũng áp dụng cho sự chết mất, hư mất của thể xác (Mat Mt 10:28, LuLc
13:3).
Linh hồn thuộc linh nên không thể tiêu tan được, nhưng một là được sự sống
đời đời và một là bị phân rẽ khỏi sự sống và bị đau đớn trong sự hình phạt
đời đời.
HƯ VINH
Thánh Phao-lô đã dùng từ nầy hai lần: GaGl 5:26 và Phi Pl 2:3.
Hy văn Kenodoxos, Kenodoxia. Việt văn dịch Hư Vinh.
Bản dịch cũ, Danh vọng giả dối. Bản Nhuận chánh: Hư vinh(GaGl 5:26); Hư
vinh (Phi Pl 2:3)
Phân tách từ Hy văn Kenodoxos thì thấy Kenos là hư không, trống không;
và Doxa là sự vinh hiển, sự vinh quang. Các bản Anh văn như R.S.V đã dịch
self-conceit là tự phụ, tự tôn, tự đại. Bản Diễn ý đã theo ý nầy mà dịch từ
Kenodoxos.
Nhưng theo lời dạy của Thánh Phao-lô thì ý nghĩa rất sâu sắc: Ấy là vì quá
tìm kiếm “Hư vinh” mà cưu mang lòng ganh ghét. Đối với người đời chúng
ta khỏi nói. Theo tâm lý và thông tánh con người có nhiều người chạy heo
hư vinh và cũng tạm thời thôi.
Nhưng đối với tôi con của Chúa mà cũng đuổi theo hư vinh thì đáng trách.
Hư vinh có nghĩa tôi con Chúa trong Giáo hội ham thích chức vị hầu thu
nhận được điều ấy, hư vinh ấy nhưng chẳng qua để đem đến kết quả hư
không, vô nghĩa mà thôi.
Bởi vậy thánh Phao-lô dạy thêm ở Phi Pl 2:3 rằng: “Anh em đừng làm gì vì
bè đảng hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường và xem người khác tốt
hơn chính mình anh em”.
Thánh Phao-lô chẳng những nghiêm cấm nên đã dùng từ “đừng”, nhưng
ông còn khuyên chúng ta “Hãy khiêm nhường”. Ông so sánh tánh tự phụ, tự
cao, tự đại của người tìm kiếm hư vinh với người khiêm nhường xem người
khác tốt hơn mình.
Nếu được như thế Giáo hội Tin Lành được phục hưng vì hiệp nhất đẹp lòng
Chúa Ba Ngôi.
HỔ THẸN
Sự hổ thẹn, cả Cựu ước và Tân ước đều có dùng từ hổ thẹn. Hổ thẹn, hổ
ngươi, xấu hổ là một mối xúc cảm, đau đớn, lúng túng, bối rối hay ngượng
nghịu vì tội lỗi, sai quấy mình đã làm. Việc sai trái, không xứng đáng mình
đã khiến mình cảm xúc, bối rối, ngượng nghịu, xấu hổ.
Từ nầy được dùng lần thứ nhứt ở SaSt 2:25 hai ông bà Tổ phụ “trần truồng
mà chẳng hổ thẹn”. Sau khi phạm tội rồi nhưng chưa cảm xúc xấu hổ hay hổ
thẹn. EsIs 54:4 có dùng hổ thẹn, mắc cở, xấu hổ.
Trong Tân ước thì chúng ta cần nói đến sứ đồ Phao-lô thường dùng từ hổ
thẹn, như ở RoRm 1:7, IITi 2Tm 1:12 ông nói “Tôi không hổ thẹn về Tin
Lành” hoặc “đừng hổ thẹn về Tin Lành” v.v…
“Đức Chúa Trời cũng không hổ thẹn mà xưng Ngài là Đức Chúa Trời của
họ” (HeDt 11:16).
Các tôi con Chúa hết lòng phục vụ Ngài, dầu bị vu oan, bị chụp mũ v.v…
Thì đến ngày Chúa tái lâm sẽ được vinh quang, không phải bị hổ thẹn gì
(IGi1Ga 2:28). Trái lại kẻ chăm làm điều ác, ghen ghét, ganh tị hay quậy phá
Giáo hội và tranh cãi, giành quyền lợi, chức vị sẽ hổ thẹn trước mặt Chúa.
Nhưng thánh Phi-e-rơ đã dạy: “Có ai vì làm tín đồ Chúa mà chịu khổ thì
đừng hổ thẹn” (IPhi 1Pr 4:16).
Trái lại các tội lỗi, xấu xa, gian ác của đời nầy, sự thờ lạy hình tuợng, gian
dâm, cướp bóc, tham nhũng v.v… Được coi sự trần truồng của tánh xác thịt
là điều đáng xấu hổ, hổ thẹn của loài người, kẻ vô tín vậy (EsIs 47:3, 42:17,
Gie Gr 2:26, OsHs 9:10).
Còn những kẻ giả danh, giả nghĩa thờ lạy và phục vụ Chúa để chỉ về cái
bụng mình, thì thánh Phao-lô cho là lấy sự xấu hổ (hổ thẹn) mình làm vinh
hiển. Đó là hạng người lì lợm, đáng trách móc.
Dầu tội nhân phạm tội mà không bị hổ thẹn thì cũng bị định án thôi; không
sao tránh khỏi sự xét đoán của Chúa. Không vì sự lì lợm, sự cứng cỏi của
lương tâm họ mà Đức Chúa Trời bỏ qua đâu (SaSt 2:25, Gie Gr 6:15).
Tôi con Chúa đã đạt đến địa vị thánh khiết thì biết hổ thẹn, xấu hổ khi mình
lỡ nói, làm điều gì sơ sót, sai lầm vì vô ý vô tình, không đẹp lòng Chúa (EsIs
61:7 La :21;). Chúa Gia-vê (Yaweh) đau lòng mà quở trách rằng: Exe Ed
36:6) (Bản Việt ngữ dịch Giê-hô-va).
HỘI NGHỊ (HỘI ĐỒNG)
Hội nghị, hội đồng là một số người nhóm họp lại có mục đích thảo luận, bàn
cãi và lấy quyết nghị một số vấn đề. La tinh ngữ CONSILIYUM.Tân ước
dùng Hy văn ghi chép đã dùng từ Synedrion có nghĩa “Ngồi chung với
nhau”.
Giáo hội nghị, Hội đồng Giáo hội là những cuộc hội họp của các nhà lãnh
đạo tôn giáo mục đích thảo luận, bàn cãi các vấn đề hành chánh hoặc biểu
quyết những vấn đề liên quan đến giáo lý, các lẽ tin kính.
Hy văn còn có từ Synodia có nghĩa “một nhóm người” một hội đồng tôn
giáo có tánh cách địa phương.
Công vụ Các Sứ đồ thánh có đề cập đến Hội đồng tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem
(Cong Cv 15:1-41). Đây là Hội đồng đầu tiên của các sứ đồ nên Hội Thánh
thường gọi là Giáo hội nghị và kể là một Hội nghị rất quan trọng.
Các Hội đồng địa phương của các Hội Thánh, Giáo hội địa phương thường
được tổ chức trong thế kỷ thứ II. Các đại biểu các chi hội thường cử đến phó
hội bàn luận và biểu quyết những vấn đề liên quan các chi hội trong địa
phương thôi.
Những Giáo hội nghị to lớn quan trọng Sử ký Giáo hội có ghi lại rất kỹ càng
và giáo hội nghị đầu tiên họp tại Nisea năm 325 SC,do hoàng đế Constantine
I triệu tập và chủ tọa.
Các Giáo hội nghị được các vị giám mục của toàn thể Giáo hội đến phó hội,
nhưng thường thì đại biểu giám mục ở Giáo hội đông phương nhiều hơn các
đại biểu giám mục ở giáo hội tây phương.
Cả Giáo hội tây phương và đông phương đều công nhận 7 Giáo hội nghị đầu
tiên rất có uy quyền. Sau năm 754 SC thì các giáo hội nghị tự ý nhóm họp ở
đông hay ở tây mình vậy. Các Giáo hội nghị nầy đã biểu quyết một số vấn
đề không có sự đồng ý chung hay hội ý chung nên sau hội nghị sanh ra sự
tranh cãi và chia rẽ nhau.
HOÁ HÌNH (BIẾN HÌNH, BIẾN DẠNG)
Thánh Kinh Hy văn dùng từ “Metamorphoò” 3 lần liên hệ 3 sự kiện và bản
việt ngữ dịch Hoá hình (bản cũ), Biến hình (bản Nhuận chánh) và các bản
dịch khác.
a. Chúa lên một quả núi với ba môn đệ thân tín là Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ và
ban đêm Chúa biến hình trước mặt họ. Có Ê-li, Môi-se đến trò chuyện với
Chúa (Mat Mt 17:1-8, Mac Mc 9:2-8, LuLc 9:28-36).
b. IICo 2Cr 3:18: Bản dịch Việt ngữ cũ đã dịch: Hoá nên bản Nhuận chánh:
Biến hoá. Vậy là không nhứt trí trong việc dịch một từ, một ý nghĩa câu nầy
nói về sự tăng trưởng thuộc linh, Cơ-đốc nhân trở nên giống như Chúa.
c. RoRm 12:2: Thì từ nầy đều được các bản Việt ngữ dịch là Biến hoá.
“Đừng rập theo đời nầy mà hãy biến hoá bởi sự tái sanh đổi mới trở nên
giống như Chúa về thuộc linh”. Thánh Phi-e-rơ đã làm chứng lại sự biến
hình (hoá hình) của Chúa Giê-xu trên núi ấy (IIPhi 2Pr 1:16,18).
Núi Chúa hoá bình (biến hình) có thể là núi Hẹt môn có độ cao 2.814m.
Sự biến hình của Chúa Giê-xu trên núi là một điểm quan trọng trong chức vụ
Ngài. Chúa nay tranh thủ thời gian để huấn luyện môn sinh Ngài. Khi chúng
ta nghiên cứu thời gian còn lại thì thấy Chúa để nhiều thì giờ riêng với môn
sinh Ngài: Huấn luyện, dạy dỗ, tấn phong thánh chức cho họ, sai phái họ ra
đi và căn dặn nhiều điều, bày tỏ những phương pháp, nguyên tắc truyền đạo,
truyền giáo, lập Hội Thánh và chịu khốn khổ vì đạo Đức Chúa Trời là như
thế nào?
Cuộc biến hình của Chúa trên núi Hẹt-môn cũng là một sự mạc khải của
Đức Chúa Trời ban bố cho nhân loại. Sự vinh quang, đám mây bao phủ, có
tiếng phán của Đức Chúa Trời từ trời, có sự chứng kiến của Mô-se, Ê-li và
ba sứ đồ. Mô-se, Ê-li đại diện cho con dân Đức Chúa Trời thời Cựu ước, ba
môn đệ đại diện cho Hội Thánh thời Tân ước. Vinh quang, đám mây là nhắc
nhở sự mạc khải của Chúa trên núi Xi-nai, trong Đền Thờ Xa-lô-môn:
(Shekinah) Sự Vinh quang của Chúa tràn ngập trong Nơi Rất thánh (Chí
thánh) của Đền Thờ (HeDt 1:1-3) “Đức Chúa Trời phán dạy tổ phụ chúng ta
nhiều lần nhiều cách nhưng đến đời sau rốt thì mạc khải cho chúng ta về
chính Con độc sanh của Ngài”.
Sự biến hình (hoá hình) Chúa Con trên núi Hẹt môn xác chứng Lời Chúa
phán Với Ngài tại sông Giô-đanh.
Sự biến hình của Chúa cũng là sự mạc khải vương quốc Đức Chúa Trời cho
Hội Thánh mà Chúa đã hứa từ đời xa xưa, đời Thượng cổ. Nước Đức Chúa
Trời vinh quang, diệu vợi, nhiệm mầu cả trong tâm linh con dân Chúa, trong
Hội Thánh hiện tại cũng như đích thực, thực sự hiển hiện ta theo kỳ nhứt
dịnh của Chúa.
Cuộc biến hình của Chúa mở mang cho tôi con Chúa lúc ấy cảnh trạng ở
Ghết-sê-ma-nê, các sự đau khổ Chúa sắp chịu và sự phục sanh Ngài. Nhưng
nhân cuộc biến hình nầy Phi-e-rơ khẳng định và tuyên bố Ngài là Con Đức
Chúa Trời, là Đấng thánh có Lời sự sống.
Cuộc biến hình của Chúa còn liên quan đến sự vinh quang của Chúa trong
ngày Lai thế, trong ngày Ngài tái lâm.
Dầu vậy sự phê phán và chỉ trích không thiếu. Các nhà phê bình tân phái nêu
lên vấn đề Chúa phục sinh và hiện ra với môn sinh, với con dân Chúa với
thân thể bình thường chớ không phải vinh quang, diệu vợi như khi biến hình.
Đây là đường lối hay phương cách theo ý chỉ Đức Chúa Trời quyết định hầu
trong 40 ngày Chúa có thể gần gũi với tôi con Chúa để phán dạy và khi về
trời thì trong một cảnh trạng vinh quanng như đã ghi lại ở sách Công vụ vụ
các Sứ đồ thánh đoạn 1.
Bài học chúng ta học ở đây là sự Biến hình (Hoá hình) của Chúa có liên
quan đến sự thương khó, sự đau khổ của Ngài. Thập tự giá song song với
mão miện, Sự vinh quang đi đôi với sự thương khó. Đường thập tự là ý
muốn của Đức Chúa Trời để chúng ta đến vinh quang và địa điểm Cơ-đốc
nhân và Hội Thánh biến hình là nơi cầu nguyện liên hiệp với Chúa.
HOÀ NHÃ
Từ nầy được thánh Phao-lô dùng ở Phi Pl 4:5 là “epieikès”. Bản Anh văn
dịch là “Hoà nhã, Nhã nhặn”. Việt ngữ bản cũ dịch là nhu nhượng. ITi1Tm
3:3, Tit Tt 3:2, Gia Gc 3:17, IPhi 1Pr 2:18 đều dùng từ nầy với ý nghĩa hoà
nhã, nhã nhặn.
Cong Cv 24:4 dùng từ nầy và được bản Nhuận chánh dịch là khoan dung.
IICo 2Cr 10:1 thì từ nầy được dịch là khiêm ti. Theo ý kiến các học giả thì,
thì từ nầy có thể dịch là tiết độ, tiết chế trong sự ăn uống v.v… Không nên
quá độ. GiGa 8:1-11 mô tả sự khoan dung và hoà nhã Ngài (epieikia). Đức
tin khoan dung hay hoà nhã vô cùng quý báu. Cơ-đốc nhân hãy cầu nguyện
xin Chúa ban cho mình có đức tính nầy để phục vụ Ngài. Bản ngã cũ của
con người luôn luôn hay cau có cộc cằn. Cơ-đốc nhân còn có bản tánh nầy
chứng minh mình chưa được tái sanh đổi mới. Hãy “Lột xác”, Hãy lột bỏ
người cũ mà mặc lấy người mới. (IICo 2Cr 5:17).
HÔ-SA-NA
Đây là một từ Hy-bá-lai được Hy văn mượn dùng có ý nghĩa: “Xin hãy cứu!
Chúng tôi nài xin Ngài!” (Thi Tv 118:25).
Nhưng trong ba sách Tin Lành đã dùng đến 6 lần để hoan hô Chúa Giê-xu
Krit ngự vào Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn. Mat Mt 21:9 (3 lần);, Mac Mc
11:9 (2 lần) GiGa 12:13 (1 lần) và GiGa 12:15. “Hô-sa” có nghĩa “cứu” và
“na” có nghĩa là “xin”, “nài xin”. Trong Thi Tv 118:26 viết “Hôsìâna” và
các sách Tin Lành đã trích và dịch: “đáng chúc tụng Đấng Nhân danh Chúa
mà đến!”, và không chỉ đoàn dân đông hoan hô, chúc tụng Chúa, Đấng ngồi
lên lừa mà vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn như lời dự ngôn hơn
1000 năm trước đây, mà cả các thiếu nhi ấu nhi nữa. “Lời tung hô”, “chúc
tụng” hay “ Cầu xin Chúa cứu” nầy là Lời dâng lên đức Chúa Gia-vê.
Nhưng ở đây, đoàn dân đông và thiếu nhi đã tung hô và tán tụng, cầu xin
Chúa Giê-xu Krit và Chúa chấp nhận, chứng minh Ngài là Ngôi Hai đồng
quyền, đồng đẳng, hiệp một với Chúa Cha và Thánh Linh. Nếu là một người
và không phải Ngôi Hai của Đức Chúa Trời, có ai dám lộng quyền và mạo
nhận như thế không?
Thi thiên 118 được dùng trong lễ Lều Tạm, đặc biệt câu 25 có ý nghĩa đến
hành động huơ tay huơ lại các nhánh cây.
Nhưng hát ngợi khen Thi thiên nầy và huơ qua huơ lại nhành cây không chỉ
là một tiết mục trong lễ Lều Tạm thôi mà trong các lễ khánh thành, người dự
lễ cũng làm và hát lên như thế nữa.
Dân chúng, các thiếu nhi, ấu nhi ca tụng hoan hô Chúa Giê-xu như thế là do
lòng thành kính, phấn khởi và hồ hởi của họ, tin quyết dự ngôn về Đấng Mê-
xi-a đang ứng nghiệm.
HUYỆT MẢ. MỒ, MỘ, MỒ MẢ
Huyệt mả, (mộ, mồ mả) người Hê-bơ-rơ khác huyệt mả các dân tộc khác.
Họ đục một huyệt mả trong sườn núi đá hay ở một tảng đá; hoặc dùng một
hang đá thiên nhiên trong vườn họ (SaSt 23:9, EsIs 22:16, Mat Mt 27:60,
GiGa 11:38). Mỗi gia đình đều lo có một huyệt mả cho người trong nhà. Họ
đục trước một huyệt mả như các cụ chúng ta xưa lo vậy.
Giô-suê được chôn ở Thim-mát Xê-rách, trên núi Ép-ra-im (Gios Gs 24:30);
Sa-mu-ên được chôn tại Ra-ma (ISa1Sm 25:1).
Chúa Giê-xu được chôn trong mộ (huyệt) của Giô-xép A-ri-ma-thê đã đục
trước, hiện còn ở Giê-ru-sa-lem là mộ trống không vì Chúa đã phục sinh.
Tháng 4 năm 1974, Tôi (tác giả Từ điển nầy) được ơn Chúa cho đến thăm
mộ Chúa, đi vào mộ và thấy chỗ Ngài nằm trống không. Tân ước dùng từ
Hy văn Mnêma, mnemeion và taphos đầu có nghĩa chỗ chôn người chết (Thi
Tv 5:9, Gie Gr 5:16, LuLc 11:44, RoRm 3:13).
HYPOSTASIS
Là Hy ngữ có nghĩa “thể chất”, “bản chất”, “thể yếu”, “thực thể”, “thực
chất”, “tánh chất” nói lên sự sống còn thực sự của một cá nhân hoặc chính
con người ấy. Về phương diện thần học, thì từ nầy miêu tả về một Đấng có
Ba Ngôi rõ ràng, riêng biệt nhưng không chia lià trong một thực thể hoặc
của thể yếu của Đức Chúa Trời; đặc biệt là miêu tả về Đấng Krit, Chúa Con
có hai bản tánh, thần tánh và nhân tánh trong Ngài.
Nghị quyết của Giáo hội nghị Chalcedon định nghĩa rằng: Đức Chúa Trời
đồng một thể yếu trong ba ngôi vị (Mia ousia, treis hypostaseis) nhưng đã
phiên dịch lầm lẫn qua La tinh ngữ là “Một thể chất, một thể yếu” trong ba
Đấng (Una Substantia, Tres personae). Chúng ta không nên hiểu lầm rằng có
ba thể yếu trong một Ousia (La tinh ngữ) Essantia là Essence, nhưng La tinh
ngữ là Persona là mặt hoặc mặt nạ. Nghe qua giống như thuyết Sabellius.
Giáo hội nghị Alexadria (362 SC) tìm cách giải thích và giải quyết sự tranh
chấp nầy và nêu lên rằng Hypostatis đồng nghĩa với từ Persona. Dầu vậy sự
hiểu lầm vẫn còn lan tràn mạnh giữa Hội Thánh. Vì Hội Thánh theo Giáo lý
thuần chánh hiểu biết cùng tin nhận Đức Chúa Trời có Ba Ngôi hiệp nhứt là
Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh.
I-XẮC
I-xắc con ông Áp-ra-ham và bà Xa-ra. Ông Áp-ra-ham cũng có các con khác
nữa, nhưng I-xắc là con lời hứa được sanh ra khi ông đã được 100 tuổi. I-xắc
nghĩa là “người cười”. Trong đời I-xắc có một vài sự kiện quan trọng Thánh
Kinh có nêu lên như sự sanh ra của ông được Chúa hứa trước. Ngày I-xắc
thôi bú thì vì Ích-ma-ên cười nhạo nên bị bà Xa-ra đuổi cả hai mẹ con đi.
Khi I-xắc lớn lên thì vấn đề thành hôn cũng được Chúa dẫn dắt kỳ diệu nên
Ê-li-ê-xe tìm gặp ngay Rê-be-ca và nhà ông bà Bê-tu-ên và La-ban. Ê-li-ê-xe
liền trình bày lý do và lời ông thề hứa với Áp-ra-ham v.v… và xin cưới Rê-
be-ca cho I-xắc và đem về cho I-xắc. Ông bà I-xắc Rê-be-ca vì cơn đói kém
đi xuống miền nam, rồi lần lần đi lên lại xứ Ca-na-an và Rê-be-ca sinh đôi
Ê-sau và Gia-cốp.
Trong bài nầy chỉ ở phạm vi thần học nên xin nhấn mạnh đến sự sanh ra của
I-xắc làm ứng nghiệm lời Đức Chúa Trời phán hứa với hai ông bà Áp-ra-
ham và Xa-ra (SaSt 17:16). Đây là một lời hứa đặc biệt có tương quan đến
một dân tộc và sự cứu rỗi của loài người. Sự ứng nghiệm lời hứa nầy là công
việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời (SaSt 21:5-7). Do đó mà các “con cái lời
hứa được sanh ra theo Thánh Linh” (RoRm 9:6-9, GaGl 4:28-29). Ấy là theo
ân sủng của Chúa mà Chúa khiến cho họ trở nên kẻ thừa kế của Chúa đúng
như lời hứa Ngài đã phán với Áp-ra-ham.
Thánh Kinh Tân ước cũng có nhắc lại sự sanh ra của I-xắc là con của Lời
hứa (RoRm 4:16-21, 9:7-9).
GaGl 4:22-31 ghi lại sự phân biệt giữa Ích-ma-ên và I-xắc. Thánh Phao-lô
đã dùng sự kiện nầy để dạy theo ý nghĩa hình bóng (phúng dụ): một con theo
lời hứa một con theo xác thịt.
Về việc Áp-ra-ham vâng lời Đức Chúa Trời dâng Ixắc làm của lễ ở núi Mô-
ri-a, cũng được trước giả thư tín Hê-bơ - rơ nhắc lại ở HeDt 11:17-19, chẳng
những nói lên đức tin của Áp-ra-ham về sự sống lại mà còn tiêu biểu sự
thương yêu Đức Chúa Trời đối với thế gian nên “Không tiếc chính Con Độc
sanh Ngài” để Chúa Giê - xu tình nguyện xuống đời chịu chết vì tội nhân
(RoRm 8:32).
Thánh Gia-cơ thì nhắc lại sự kiện Áp-ra-ham dâng I-xắc như một hành động,
một Công vụ việc chứng tỏ đức tin thật, đức tin sống động, đức tin có việc
làm chớ không phải đức tin chết
Về sự kiện I-xắc chúc phước cho hai con là Gia-cốp và Ê-sau cũng được
nhắc lại ở HeDt 11:20, nói lên đức tin I - xắc rất vững mạnh. Còn ở RoRm
9:10-13 có nhắc lại việc Rê-be-ca có thai đôi, dầu chưa sanh ra, hai con trai
chưa biết làm dữ làm lành gì cả, nhưng Chúa đã phán: “Ta yêu Gia-cốp và
ghét Ê-sau”. Nói lên giáo lý Đức Chúa Trời tiền định theo sự biết trước của
Ngài.
Như vậy, mỗi con dân Nước Chúa hãy ca tụng tán dương và cảm tạ Chúa vì
trước khi chúng ta chưa sanh ra Chúa đã biết chúng ta và cứu rỗi chúng ta,
kêu gọi và lựa chọn chúng ta phục vụ Nhà Chúa (RoRm 8:28-30).
KÊU GỌI (Sự kêu gọi, Được kêu gọi)
Động từ kêu gọi được Thánh Kinh dùng đến rất nhiều lần. Được Đức Chúa
Trời kêu gọi và lựa chọn là một ơn phước lớn lao không gì sánh bằng. Chắc
chắn các tôi con Chúa đã nhận biết giá trị cũng như sự vinh hiển cũng như
vấn đề được Chúa là Vua muôn vua Chúa muôn Chúa lựa chọn và kêu gọi
làm tôi tớ, con cái Ngài rồi.
1. Cựu ước: Hi-ba-lai: Ga-ra; Việt ngữ dịch là kêu gọi hay gọi. Gia-vê Đức
Chúa Trời dùng tiếng lớn để kêu gọi hay gọi con người. Sau khi Ngài đã kêu
gọi rồi, nếu đương sự bằng lòng vâng theo tiếng Ngài, lời Ngài mà phục vụ
Ngài thì Ngài ban cho ân tứ, quyền năng, uy tín để dự phầøn vào chương
trình cứu rỗi của Ngài.
Suốt qua cả Thánh Kinh Cựu ước chúng ta thấy ban đầu Chúa kêu gọi và lựa
chọn dân I-xơ-ra-ên từ giữa dân ngoại bang như chúng ta trở nên một dân
tộc biệt riêng cho Ngài qua các ông Áp-ra-ham, I-xắc, Gia-cốp (EsIs 51:2).
Đức Chúa Trời Gia-vê đã kêu gọi họ ra khỏi Ai-cập, giải phóng họ khỏi ách
nô lệ của xứ Ai-cập (OsHs 11:1). Chúa kêu gọi họ lựa chọn họ trở nên một
dân tộc thuộc Ngài.
Trong những ngày phát vãng, đày đọa làm phu tù thì Chúa đã kêu gọi vua
Xi-ru đầy tớ Ngài phóng thích họ để họ trở về cố quốc (EsIs 46:11, 48:15,
42:6, 49:1).Đây là một phép lạ theo thánh ý Chúa mà kêu gọi một vua người
ngoại bang đích danh; là Người chăn bầy Ngài, được xức dầu để phóng thích
dân sự Ngài (EsIs 45:4, 5:26, 7:18).
Nhà tiên tri lớn đã quả quyết sự kêu gọi lựa chọn nầy là do ý định thánh,
nhân từ, vô điều kiện cao cả của Đức Chúa Trời Gia-vê. Loài người khó hiểu
(RoRm 11:29).
Cựu ước còn đề cập đến sự kêu gọi, lựa chọn thánh của Đức Chúa Trời đối
với chức thượng tế, tư tế như A-rôn và các con ông. Đức Chúa Trời cũng
kêu gọi, lựa chọn các vua chúa, người đẹp lòng Ngài để cai trị bảo quản con
dân Ngài (ISa1Sm 10:1, 16:12). Chúa kêu gọi và lựa chọn các tiên tri, tiên
kiến để rao truyền dạy dỗ các con dân Chúa biết được chương trình, ý định
Ngài (EsIs 6:8-10, Gie Gr 1:6-10).
2. Tân ước; Đến đời ân sủng (ân điển) sự kêu gọi, lựa chọn của Đức Chúa
Trời rộng rãi và phổ thông: nghĩa là không chỉ trong biên cương người Do-
thái, dân I-xơ-ra-ên mà thôi.
1) Chúa Giê-xu kêu gọi, lựa chọn 12 môn sinh Chúa để trở nên sứ đồ, gần
gũi Ngài hằng ngày ngồi dưới chân Ngài học hỏi Lời Ngài và dõi theo sự
dạy dỗ sinh hoạt, kinh nghiệm đạo Chúa hầu về sau thi hành thánh chức,
Chúa còn gọi 70 môn đệ và sai họ ra đi Truyền đạo nữa; dầu về sau có một
số lui đi.
2) Nhưng sự kêu gọi lựa chọn của Chúa Giê-xu không phải gò bó trong một
số người được huấn luyện để xây dựng Giáo hội Cơ-đốc sau khi Ngài về trời
thôi; nhưng Ngài cũng kêu gọi cả quần chúng, cả mọi người hãy đến với
Ngài; hãy tin nhận và thờ phượng Ngài để được cứu rỗi (Mat Mt 11:28-30,
GiGa 6:37). Như vậy Chúa kêu gọi cả một nước, một cá nhân, cả đoàn thể
và cũng kêu gọi cả một gia đình.
Hy văn: Kaleò được dịch qua Việt ngữ là kêu gọi. Người được kêu gọi là
Klètoi cần phải ăn năn tin nhận ơn cứu rỗi và khỏi sự hầu việc Ngài (Mac
Mc 2:17, LuLc 5:32, Mac Mc 1:20, Cong Cv 2:39). Như vậy người được
kêu gọi, được cứu rỗi, được tái sanh và được Chúa chọn để phục vụ Ngài
(Eklektoi) thì hãy vui mừng tuân hành. Giữa muôn vạn hay tỉ tỉ người,
nhưng sao Gia-vê Đức Chúa Trời qua sự chết cứu chuộc của Chúa Giê - xu
và bởi Thánh Linh bởi Lời Ngài mà Ngài kêu gọi lựa chọn chúng ta! Giáo lý
tiền định độc đoán của nhà Cải chánh Calvin đã lý giải giáo lý nầy. Nhưng
đối với chúng ta thì đây là tiền định biết trước của Ngài (RoRm 8:28-30). Sự
kêu gọi (Klèsis) tiếng êm dịu nhưng mầu nhiệm, nhỏ nhẹ nhưng linh hiệu
của Thánh Linh bởi ân điển, thương yêu và khoan hồng của Đức Chúa Trời
Ba Ngôi nên kẻ được gọi lắng nghe và tuân theo ICo1Cr 1:9, GaGl 1:15,
IITi 2Tm 1:9) Đây là sự kêu gọi từ trên trời để lên trời, phục vụ Công vụ tác
của Nước trời, hầu lãnh thưởng ở trời (Phi Pl 3:14, GaGl 5:13 v.v…). Kẻ
được gọi phải bước đi theo Thánh Linh, sinh hoạt xứng đáng (Eph Ep 4:1
trong sự thánh hoá, kiên nhẫn và bình an (ITe1Tx 4:7, IPhi 1Pr 1:15, 2:21,
ICo1Cr 7:15, CoCl 3:15).
Rốt lại cũng cần nhấn mạnh đến mục đích sự kêu gọi nầy rất quan trọng:
Làm con cái Nước Đức Chúa Trời, Công vụ dân Nước Trời và Công vụ bộc
Nước của Đức Chúa Trời nghĩa là phục vụ Đức Chúa Trời và Hội Thánh
Ngài.
KẾT ÁN (Kết tội, Định án, Lên án)
PhuDnl 25:1 chép: “Phải định công bình cho kẻ công bình và lên án (định
án, két tội) cho kẻ có tội”. Giữa vòng loài người thường người nầy lên án
người kia. Đã là bản tánh con người thường lên án nhau. Nhưng Thánh Kinh
chép về sự định án (lên án, kết tội) của Đức Chúa Trời. Loài người xưa và
nay bị Đức Chúa Trời định án (lên án, kết tội) vì Chúa Giê-xu là sự sáng, sự
công bình của thế gian đã đến nhưng loài người thích sự tối tăm và sự gian
ác, tội lỗi (GiGa 3:19).
Chúa cũng xét đoán và định án họ là vì họ đã nghe Lời Chúa và Lời Đức
Chúa Trời nhưng họï không tin nên bị Chúa đoán xét (GiGa 5:24).
Đây là sự đoán xét, sự định án mà loài người kinh sợ vì đời đời và khốn khổ
hư mất linh hồn. Tuy nhiên Lời Chúa đã hứa: “Hiện nay chẳng có sự định án
(kết tội, lên án) nào cho những kẻ ở trong Krit Giê-xu”.
Kẻ từ khước Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu thì bị định án và sẽ bị hình phạt
nơi hồ lửa địa ngục, nhưng kẻ tin nhận thì được cứu rỗi.
KENOSIS (Thuyết)
Từ “Kenosis” phát xuất từ động từ “Kenoò” ở Phi Pl 2:7, bản Việt ngữõ
dịch: “Ngài đã tự làm cho mình ra trống không” (Bản mới 90) “Chính Ngài
đã tự bỏ mình đi” (Bản cũ 27); “Trái lại, Ngài tự làm cho mình trống không”
(Bản Nhuận chánh).
Động từ “Kenoò” ở trong Tân ước thường được dùng theo ý nghĩa bóng
(RoRm 4:14, ICo1Cr 1:17, 9:15, IICo 2Cr 9:3). Nên câu Thánh Kinh Phao-
lô chép ở trên chỉ nói đến Chúa Con, Ngôi Lời lìa bỏ mọi sự vinh quang và
địa vị Ngài trên thiên đàng, mặc lấy hình dạng tôi tớ, một người nghèo hèn
xuống trần gian. Nhưng Ngài vãn còn giữ Thần tánh, thuộc tánh của Ngài
(Mat Mt 1:23, 11:27, Mac Mc 11:1, GiGa 3:13, RoRm 1:4).
Dầu Ngài thành nhục thể nhưng Ngài vẫn có thần tánh và là Đức Chúa Trời
bất biến nên Ngài vẫn còn hình dạng Đức Chúa Trời (morphè Theou). Nên
động từ Kenoò ở trên chỉ có nghĩa Ngài “dốc đổ vinh quang, địa vị và đầu
thai làm người” thì nhận thêm Nhân tánh chớ không phải dốc đổ Thần tánh
và trở nên trống không đâu.
Tuy nhiên có một số nhà thần học chủ trương rằng Chúa Con đã trút bỏ thần
tánh của Ngài ở trên thiên đàng kể cả thuộc tánh toàn tri, toàn tại, toàn năng
của Ngài, khi Ngài giáng sanh làm người. Các nhà thần học chánh giáo đều
tin nhận thần tánh, thánh đức và nhiều tánh Chúa được trọn vẹn trong phẩm
vị Giê-xu Krit khi Ngài tại thế.
Nhân sự hiểu lầm, thuyết Kenosis xuất hiện trong thế kỷ 19 chủ trương Chúa
Con đã trút bỏ tất cả thần tánh Ngài ở trên thiên đàng kể cả thuộc tánh toàn
tại, toàn tri, toàn năng của Ngài. Nhưng thuyết nầy đã bị nhà thần học
C.Gore rất phản đối rằng: Chúa Con khi tại thế tự cảm biết, tự chứng minh
mình là Con Đức Chúa Trời có đủ thần tánh, thuộc tánh, nhân tánh và chỉ bị
giới hạn trong sự hoạt động thôi.
KHÂM SAI
Các bản Thánh Kinh Việt ngữ đều dùng “Presbeuò” là khâm sai (IICo 2Cr
5:20). Ở LuLc 14:32 cũng có dùng từ nầy. Theo ý nghĩa của Hy văn thì từ
nầy có thể dịch: đại sứ hay sứ thần. Theo IICo 2Cr 5:20, thánh Phao-lô xưng
Cơ-đốc nhân là khâm sai, đại sứ, sứ thần, đại diện Đức Chúa Trời cho mọi
người. Như vậy Cơ-đốc nhân phải có tư cách, ân tứ sự khôn ngoan thuộc
linh, sự sinh hoạt hằng ngày xứng hợp với chức nhiệm mình.
KHẢ NĂNG
Hi-lạp văn Dynamis hoặc Ischus được dịch ra Việt ngữ: Tài (Mat Mt 25:15
bản cũ), sức (IPhi 1Pr 4:11 bản cũ).Tài (bản Nhuận chánh) và lực lượng (bản
Nhuận chánh).
Mat Mt 25:15: Khả năng: bản dịch mới) IPhi 1Pr 4:11: Sức lực (B.D.M) Các
bản dịch Anh văn AV., A.S.V. và R.S.V. cũng khác nhau. Dầu sao chúng ta
cũng có thể hiểu rằng từ nầy ít nhứt có ý nghĩa liên hệ về thuộc thể, thuộc
linh và luân lý, trí thức, và cũng liên hệ đến sự ban cho hay dâng hiến như
người ta thường nói: Ban cho, dâng hiến theo khả năng (Cong Cv 11:29,
IICo 2Cr 8:3). Về phương diện thần học từ nầy nhấn mạnh về quyền năng,
khả năng, sức lực, con người có thể làm theo ý muốn Đức Chúa Trời.
Các thánh đồ như Augustine, Martin Luther và các nhà Cải chánh không
chịu ý nầy. Vì con người không có hoặc mất khả năng, mất sức lực làm theo
ý muốn Chúa và được Chúa ban cho thôi.
KHẢI TƯỢNG
Thánh Kinh Tân Cựu ước có đề cập đến từ chiêm bao, trạng thái xuất thể và
khải tượng. Các nhà giải kinh và thầøn học gia nhận thấy khó mà giảng giải.
Người ta thấy chiêm bao khi nằm ngủ. Thức dậy có khi nhớ rõ chiêm bao
mình đã thấy, nhưng nhiều lần chẳng nhớ gì.
Nhưng thấy khải tượng khi nhà tiên tri, tiên kiến đang tỉnh thức (SaSt 46:2,
Dan Ds 24:4, DaDn 10:7, Cong Cv 9:7, 10:9).
Tuy nhiên khi một vị tiên tri hay sứ đồ thấy khải tượng thì chính vị ấy đang
ở trong tình trạng nửa ngủ, nửa thức bởi thần linh Chúa đang giáng trên họ
(XaDr 4:1,2, LuLc 9:32, KhKh 1:17).
Đức Chúa Trời dùng khải tượng như một đường lối hay cách để mạc khải,
truyền thông cho vị ấy một hiện tượng quan trọng thuộc về chương trình, ý
định của Chúa Cha. Qua các khải tượng vị tiên tri, tiên kiến, sứ đồ tiếp thu
được những hiện tượng từ thiên thượng, những tri thức vị lai mà người
không bao giờ thấy được hay nhận được. Những kinh nghiệm các vị thánh
nầy nhận được đều dị biệt nhau, không phải luôn luôn giống nhau (Gie Gr
1:11, DaDn 2:19, Cong Cv 9:10, 16:9). Qua các khải tượng nầy Đức Chúa
Trời cũng mạc khải chính mình Ngài cho các vị thánh ấy nữa (Thi Tv 89:19,
Cong Cv 10:3).
Về hoàn cảnh, thì giờ họ thấy Khải tượng cũng không giống nhau. Có vị
thấy khải tượng vào ban ngày, có vị thấy vào ban đêm v.v..
Như đã trình bày ở trên, đời Cựu ước các vị tiên tri tiên kiến được Chúa
dùng cho thấy khải tượng dể truyền rao cho dân sự nhưng sau đó họ chép lại
bằng văn tự (EsIs 1:1, ApOv 1:1, NaNk 1:1). Tiên tri Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-
ên đã ghi chép lại nhiều khải tượng rất quan trọng đã và đang được ứng
nghiệm. Cũng có một số khải tượng các vị tiên tri, tiên kiến được Chúa mạc
khải nhưng không ghi chép lại như ở IISa 2Sm 7:17, IVua 1V 22:17-19.
Trong Tân ước cũng có ghi chép lại một ít khải tượng như khải tượng Xa-
cha-ri đã thấy (LuLc 1:22) A-na-nia (Cong Cv 9:10) Cọt-nây (Cong Cv
10:3) Phi-e-rơ (Cong Cv 10:10) Phao-lô (Cong Cv 18:9).
Sách Khải thị (thần Mặc thị) là một sách ghi lại nhiều khải tượng Đức Chúa
Trời và bày tỏ thánh Giăng liên hệ đến hiện tại và vị lai.
KHỐN NẠN, KHỐN KHỔ
Hy văn OWAI! Một lời than thở, bày tỏ sự đau đớn và sự buồn phiền, nỗi
khốn khổ. Từ nầy còn có nghĩa bày tỏ một sự cảm xúc trắc ẩn, một mối cảm
thương hoặc một lời than thở, tuyệt vọng, đau đớn, khốn khổ của chính mình
như ở Thánh thi Thi Tv 120:5: “Khốn khổ thay cho tôi vì tôi ở trong Mê-
siếc! Ấy bởi tôi sinh sống giữa vòng các trại của Kê-đa !”.
Từ nầy cũng được dùng ở một số trường hợp như để cảnh cáo, rủa sả
“Anathema” (dứt phép thông Công,phó cho ma loài).
Trong Cựu ước, Chúa cảm thúc các tiên tri phán truyền cũng như ký thuật
rằng: “Khốn nạn thay cho ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem !” (Gie Gr 13:27).
“Khốn nạn hay cho những kẻ chăn bầy đã tàn phá và làm tản lạc cừu của
đồng cỏ Ta” (Gie Gr 23:1). “Khốn nạn thay cho những tiên tri điên dại”
(Exe Ed 13:3). “Khốn nạn thay cho chúng nó có nhà mùa hạ ở Xi-ôn”
(AmAm 6:1). Tiên tri Ê-sai có dùng đến 7 lần từ “Khốn nạn” Hi bá lai ngữlà
Hôwy và Ôwy như ở EsIs 5:8,11,18,20-23 (xin so sánh EsIs 10:1).
Chúng ta có thể đem so sánh với 7 lời khốn nạn Chúa Giê-xu đã quở trách
những nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ (Mat Mt 23:13,
15,16,23,25,27,29).
Cầu Chúa cho mỗi chúng ta sống đạo, phục vụ Chúa thế nào để được nghe
Chúa khen thưởng rằng: “Phước cho ngươi là đầy tớ trung thành”.
KHOE KHOANG
Thánh Kinh dạy loài người đừng kheo khoang, nhưng hãy qui tụ sự vinh
quang lên Đức Chúa Trời Gia-vê là Đấng thành toàn mọi sự trong và cho
chúng ta là bởi quyền năng Ngài.
Cơ-đốc nhân khoe khoang như tự cho mình đã có quyền, có sức làm được
điều nầy điều nọ. (Gie Gr 9:23, Thi Tv 52:1, 49:7, PhuDnl 8:11-18).
Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan ban sự khôn ngoan, thông minh cho con
người làm được điều nào đó thì hãy cảm tạ Chúa và chớ khoe khoang. (IVua
1V 20:12, Gia Gc 4:15,16). Cơ-đốc nhân hằng cầu xin Chúa ban cho mình
sự khôn ngoan từ trên cao và chỉ nương cậy nơi ân sủng Ngài thôi (Gie Gr
9:24, Thi Tv 118:8, ICo1Cr 1:31).
Về các ân phước thuộc linh Chúa ban cho dân sự Chúa (cả Hội Thánh và
dân I-xơ-ra-ên) thì không ai dám lên mình khoe khoang đó là sức lực, tài
năng mình cả (PhuDnl 7:7,8) nhưng mỗi chúng ta tâm niệm nhận biết rằng
mọi ân lành, ân tứ là Chúa Cha ban cho qua Đấng Krit (Tit Tt 3:5 (Eph Ep
2:9, ICo1Cr 1:26-29).
Nhưng chúng ta nên khoe khoang về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, về các ơn
lành và phước lạ của Chúa mà chúng ta được kinh nghiệm; khoe khoang về
Chúa tức ca ngợi, tôn vinh, chúc tụng Ngài.
Sự vinh quang Cơ-đốc nhân chỉ ở nơi và trong thập tự giá thôi (GaGl 6:14),
Kinh nghiệm cần có kết quả (RoRm 5:1-3).
Dầu thánh Phao-lô suốt qua một chức vụ thánh đầy dẫy gian khổ, các sự
vinh quang, phần thưởng ông rất lớn, nhưng ông từ chối không dám khoe
khoang hoặc nhận lời khen ngợi của loài người vì rất nguy hiểm, tai hại. Sự
khoe khoang phát xuất từ sự kiêu ngạo. Vì Thánh Kinh dạy “sự kiêu ngạo đi
trước sự bại hoại theo sau”.
KHỞI THUỶ, KHỞI NGUYÊN, BAN ĐẦU
Thánh Kinh Việt ngữ dùng chữ ban đầu (khởi thuỷ, khởi nguyên) khá nhiều
lần (SaSt 1:1, GiGa 1:1)
Hi bá lai: Bê-rê-sít; Hy văn Archè cho chúng ta một ý niệm về một điểm đầu
tiên trước hết nào đó mà trí suy nghĩ, tưởng tượng loài người không thấu đáo
được. Ban đầu (khởi thuỷ) Đức Chúa Trời tạo dựng các từng trời v.v… Các
dữ kiện ban đầu (khởi nguyên) được Đức Chúa Trời làm ra. Ai biết được
ban đầu, khởi thuỷ bắt đầu từ giờ phút, ngày, tháng, năm nào?
Thánh Kinh dùng từ ban đầu (khởi nguyên, khởi thuỷ) nầy để nói đến những
biến động quan trọng có một không hai. Như cuộc sáng tạo (SaSt 1:1) như
nói về địa vị “ Tự tại của Ngôi Lời (Logos) (HeDt 1:10, Mat Mt 19:4, IIPhi
2Pr 3:4). về khởi đầu của chức vụ Chúa Giê-xu Krit (LuLc 1:2, GiGa 15:27,
16:1, IGi1Ga 2:24, 3:11, IIGi 2Ga 1:5,6). Hoặc liên hệ đến sự bắt đầu tội lỗi
của ma loài (IGi1Ga 3:8, GiGa 8:24 v.v…)
Về phương diện thần học Cơ-đốc thì qua (nhờ) từ nầy Đức Chúa Trời mạc
khải cho loài người biết về tiền thực tại của Ngôi Lời là Ngôi Hai (SaSt 1:1,
GiGa 1:1, IGi1Ga 1:1) IGi1Ga 2:13: “Đấng có từ lúc ban đầu (khởi thuỷ)”
CoCl 1:18: “Ngài là Ban đầu (khởi thuỷ, khởi nguyên).
Ngôi Lời, Ngôi Hai là Chúa Con Đấng Mê-xi-a loài người trông đợi đã có,
đã thức trước thời gian và không gian từ ban đầu khởi nguyên, khởi thuỷ đã
có Ngài.
Tiền thực hữu của Ngài cũng được chính Ngài tự xác chứng: “Trước khi Áp-
ra-ham chưa có, Tôi đã có rồi” (GiGa 8:58).
KHUYÊN NHỦ, KHUYÊN RĂN (Lời)
Neutheia từ Hy văn được dịch: Lời khuyên nhủ, Lời khuyên răn được Tân
ước chép 3 lần ở ICo1Cr 10:11 (Eph Ep 6:4, Tit Tt 3:10. Từ Nouthesia có ý
nghĩa “đặt để vào tâm trí”. Động từ “đặt để vào tâm trí” nầy cũng được
chép 4 lần trong các thư tín (RoRm 15:14, CoCl 3:16, ITe1Tx 5:12, ITe1Tx
3:15). Ý nghĩa chánh của từ nầy dùng để giữ gìn kỷ luật trong Giáo hội. Khi
một Cơ-đốc nhân là một ban viên của Giáo hội làm điều sai lầm thì cần được
khuyên nhủ hay khuyên răn. Mục đích sự khuyên răn để giúp cho đương sự
trở lại tình hình bình thường. Trong 3 thư tín mục sư của Phao-lô, ông có
khuyên mục sư Tít rằng: “Người nào chia phe lập phái thì sau khuyên nhủ
một hai lần rồi thì khước từ họ” (Tit Tt 3:10). Một người lầm lỗi cách riêng
tư thì chúng ta hãy khuyên nhủ riêng tư, nều người ấy phạm tội hay lầm lỗi
công khai thì chúng ta khuyên họ công khai, trước sự hiện diện Hội Thánh.
Về vấn đề nầy chính Chúa Giê-xu đã dạy rất minh bạch: “Nhưng nếu người
anh em của môn đệ phạm tội nghịch cùng môn đệ thì hãy đi và khiển trách
người anh em ấy, chỉ giữa môn đệ và người ấy thôi. nếu người ấy nghe môn
đệ thì môn đệ được người anh em mình. Nhưng nếu người không nghe thì
hãy đem một hay hai người khác theo hầu cho mọi vấn đề đều được quyết
định do lời làm chứng của hai ba chứng nhân. Nhưng nếu người ấy không
chịu nghe họ, thì hãy trình với Hội Thánh và nếu người cũng từ chối không
chịu nghe cả Hội Thánh nữa, thì khá đối xử với người như đối với một người
ngoại, hoặc một nhân viên thu thuế” (Mat Mt 18:15-17).
Vậy chúng ta cần được ân tứ Chúa ban cho để khuyên nhủ, khuyên răn tín
hữu, đưa họ trở lại đường lối Chúa.
KIÊNG ĂN
1. Ý nghĩa: Kiêng ăn để cầu nguyện không phải là tuyệt thực đấu tranh như
các nhà chinh trị thường làm và hiểu lầm, hiểu sai đối với Cơ-đốc giáo.
Kiêng ăn ở tiếng Hê-bơ-rơ là Sôm và Hy văn là Nséteia có nghĩa nhịn ăn, hạ
mình để đến gần Đức Chúa Trời, khẩn thiết nài xin trong khi cầu nguyện,
trình dâng lên Chúa những vấn đề quan yếu. Đây chỉ về mục đích tôn giáo,
thuộc linh chứ không phải chỉ vì mục đích phàm tục của đời đâu.
2. Thánh Kinh nói gì? Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước có ghi chép nhiều
lần, nhiều trường hợp tôi con Chúa, tuyển dân Chúa kiêng ăn để biệt riêng
thì giờ cầu nguyện, thâm giao với Đức Chúa Trời Gia-vê. Xin nêu lên một
vài trường hợp quan trọng dân sự Chúa kiêng ăn cầu nguyện:
a. Vào dịp dân I-xơ-ra-ên thỉnh Hộp Giao ước từ đất Phi-li-tin về đất Giu-đa
(ISa1Sm 7:6)
b. Nê-hê-mi tin tình trạng thành Giê-ru-sa-lem bị hoang vu, tàn phá thì ông
kiêng ăn, cầu nguyện, xưng tội lỗi trước sự hiện diện Chúa Gia-vê.
c. Tiên tri Giô-ên hiệu triệu dân chúng hãy kiêng ăn trở về với Đức Chúa
Trời (Gio Ge 2:12).
Trong đời Tân ước thì dân sự Chúa cũng thường xuyên kiêng ăn cầu
nguyện:
- Chúa Giê-xu Krit vào sa mạc và kiêng ăn cầu nguyện 40 ngày 40 đêm (Mat
Mt 4:2).
- Các sứ đồ kiêng ăn, cầu nguyện chờ đợi lời hứa Chúa Cha (Mac Mc 2:20).
- Ông Cọt-nây kiêng ăn cầu nguyện và được thấy dị tượng, thiên sứ Đức
Chúa Trời hiện ra truyền dạy ông đi mời ông Phi-e-rơ đến (Cong Cv 10:10).
- Hội Thánh ở An-ti-ốt kiêng ăn cầu nguyện trước khi sai phái Ba-na-ba và
Phao-lô đi ra truyền giáo (Cong Cv 13:1-3).
- Phao-lô thường xuyên kiêng ăn cầu nguyện (IICo 2Cr 6:5, 11:27).
- Suốt qua gần 20 thế kỷ nay các thánh đồ Chúa là các tôi con Chúa yêu mến
Chúa, yêu mến Giáo hội, yêu mến đồng bào, đồng loại thường xuyên kiêng
ăn cầu nguyện.
3. Mục đích: Tôi con Chúa kiêng ăn cầu nguyện trước hết
a. Biệt riêng nhiều thì giờ tương thông với Đức Chúa Trời và đọc Thánh
Kinh, suy gẫm, tìm cầu ơn phước Chúa.
b. Tôi con Chúa hạ mình, ăn năn lầm lỗi và xưng tội với Chúa, tìm kiếm mặt
Ngài.
c. Sự kiêng ăn liên hệ đến sự cầu nguyện, đọc Thánh Kinh và tìm kiếm ơn
phước thuộc linh. Và qua sự kiêng ăn cầu nguyện đương sự chiến thắng sự
cám dỗ, ma quỷ, xác thịt (người cũ) và được đầy dẫy Thánh Linh. Cũng qua
sự kiêng ăn cầu nguyện Giáo hội được phục hưng.
4. Tình nguyện, không bắt buộc: dầu kiêng ăn cầu nguyện là một giáo lý
quan trọng Thánh Kinh đã phán dạy, Đức Chúa Trời truyền bảo, Chúa Giê-
xu thực thi, Hội Thánh xưa nay đã tuân hành. Tuy nhiên đây là một sự tình
nguyện chớ không phải sự ép buộc, bắt buộc đâu. Những thánh đồ già yếu,
những phụ nữ mang thai hoặc nuôi con thì không nên kiêng ăn nhiều ngày.
Thời gian kiêng ăn tuỳ theo sức và ơn Chúa ban cho mỗi người.
KIỀN THÀNH CHỦ NGHĨA
Sau cuộc chiến 30 năm tại Đức quốc, Giáo hội Luther mất đi sức lực thuộc
linh và đời sống tin kính của tôi con Chúa trở nên nguội dần. Bấy giờ mục
sư P.J. Spener đưa vào Giáo hội phong trào kỉnh kiền, sốt sắng kính sợ và
thờ phượng Đức Chúa Trời. Ông tin tưởng rằng nếu Giáo hội nói chung và
Cơ-đốc nhân nói riêng không tin nhận và trưởng dưỡng bằng các giáo lý
chánh thống thì họ không có đức tin sống. Vậy nên muốn cải tổ Giáo hội và
phục vụ chánh đạo, ông đề nghị 6 điểm.
Phong trào khởi mào bằng các cuộc hội họp tại tư gia, đặc biệt ở nhà của
ông để đọc Thánh Kinh, giảng dạy, thờ phượng và cầu nguyện.
Phong trào cũng tuyên bố các chức tư tế phổ thông của tất cả các Cơ-đốc
nhân trung thành, không bao giờ có ý định phân rẽ hay lìa bỏ Giáo hội.
Nhiều vị Mục sư và Hội chúng ủng hộ, tán trợ phong trào của ông. Về sự hát
ca ngợi khen Chúa thì có các bài thánh ca của ông P. Gerhardt soạn về Thần
học là khoa khó khăn nhưng sau do phong tràao Kiền thành được đại học
đường của Hall tiếp nhận.
Tuy nhiên phong trào Kiền thành không phải là một phong trào của các đại
học hoặc của các trường cao đẳng nhưng ảnh hưởng của phong trào lan tràn
rất mạnh trong thế kỷ 18,19. Phong trào nầy cũng thức tỉnh các nhà văn, các
học giả ở Đức nên cũng có ảnh hưởng trên các ông Kant, Lepsign v.v… Văn
học của đức cũng chịu ảnh hưởng của phong trào Kiền thành. Ảnh hưởng
của phong trào nầy cũng ảnh hưởng vào Giáo hội Lutherien và nhóm
Morave. Công tước Zinzendorf cũng rất hoan nghênh phong trào nầy. Công
cuộc truyền giáo cũng chịu ảnh hưởng phong trào Kiền thành, John Wesley
ra đi làm giáo sĩ truyền giáo và đầy dẫy quyền năng truyền giảng Tin Lành ở
Anh quốc đem lại một cơn phục hưng lớn lao.
Tuy nhiên ảnh hưởng và các kết quả của Spener và Wesley dị biệt nhau.
Chúng ta cầu mong rằng Giáo hội Tin Lành Việt Nam cũng được Thánh
Linh thăm viếng cách mạnh mẽ hầu thu gặt được những kết qủa to lớn;
nhiều linh hồn chẳng những được cứu rỗi mà còn được nên thánh, kỉnh kiền
và sốt sắng thờ phượng, phục vụ Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
KINH NGẠC (Khiếp sợ, Ngạc nhiên)
Khi Chúa Giê-xu tại thế, Ngài vừa giảng dạy vừa làm nhiều phép lạ, dấu kỳ
và dân chúng kinh ngạc, kinh hãi, khiếp sợ hoặc ngạc nhiên (Mac Mc 1:27-
Thambein, Mac Mc 2:12-existanai). Họ nhìn thấy phép lạ thì liên hệ đến
cảm xúc họ nên họ kinh ngạc hoặc khiếp sợ và ngạc nhiên (Mac Mc 5:20-
Ekplessesthai). Họ lấy làm lạ lùng về điều Chúa đã làm (Mac Mc 1:22-
Thauma-Zein) sinh ra sự sợ hãi trong tâm linh họ và họ kinh sợ tôn thờ Đức
Chúa Trời (Mac Mc 4:41-phobeisthai). Những động từ hoặc từ ngữ trích ra ở
trên nhấn mạnh đến bản chất đầy quyền năng của Lời và công việc của Chúa
Giê-xu giảng dạy và thi thố giữa dân Ngài. Ba sách Tin Lành Cộng quan đã
thường dùng đến động từ hay từ ngữ nầy: Mat Mt 8:10, Mac Mc 6:6 nói
Chúa “lạ lùng” về dân sự. “Thaumazein” nhấn mạnh về một phản ứng khi
người ta thấy việc lạ lùng hoặc kinh ngạc. Khi Chúa Giê-xu ở trong vườn
Ghết-sê-ma-nê cũng kinh ngạc và thảm não (Mac Mc 14:33). Các nhà viết
sách Tin Lành diễn tả sự cảm xúc khi một việc lạ lùng, đột ngột thì kinh
ngạc, kinh hãi (Mac Mc 16:5,6, 9:15).
KRIT (CHRIST) GIẢ
Thánh Kinh Tân ước có đề cập đến “sứ đồ giả” (IICo 2Cr 11:13) và các “anh
em giả” (IICo 2Cr 11:26). Mat Mt 24:24 lại đề cập đến từ “Krit giả” và “tiên
tri giả”nữa (Mac Mc 13:22) Krit hay Mê-xi-a giả Pseudo Chritoi là kẻ mạo
xưng mình là Đấng giải cứu I-xơ-ra-ên. Lịch sử dân Do-thái chứng kiến
nhiều Krit giả lừa phỉnh dân Chúa, tự xưng mình là Krit, là Mê-xi-a, Đấng
giải phóng dân sự. Nhưng họ chẳng làm được trò trống gì cả, trái lại đưa dân
sự đến chỗ chết thôi. Ga-ma-li-ên một giáo sư và cũng là một sử gia đã kể ra
một loại Krit giả như: Giu-đa người Ga-li-lê và một tên gọi là Thê-u-đa nào
đó xưng là Mê-xi-a, Đấng giải cứu đã đem 400 người đến lò sát sinh (Cong
Cv 21:38). Đạo quân La-mã đã đột kích họ và tiêu diệt họ hoàn toàn (06
SC).
Vị đồn trưởng bắt Phao-lô có đề cập đến một người Ai cập dẫn 4000 người
đến núi Ô-liu, và bảo họ chờ đợi khi vách thành đổ sập theo lệnh hắn thì sẽ
tấn công thành và quân La-mã. Nhưng cuộc chiến thất trận và hắn trốn biệt.
Đồn trưởng tưởng Phao-lô là người đó.Trong cuộc nổi loạn chống lại đế
quốc La-mã có Giăng Giscala, thủ lãnh nhóm Giê-lốt, và Xi-mê-ôn Bar
Gioras nữa. Nhưng hai thủ lĩnh nầy kình chống nhau vì tranh giành địa vị và
quyền thế nên bị Titus và Vespasian tiêu diệt năm 70 SC. Krit giả cuối cùng
của dân Do-thái trong thời kỳ đã có Cơ-đốc giáo rồi là Simon Bar Cochba
(131-135 SC) mà R. Aquiba đã trích dẫn Dan Ds 24:17 vì cho Cochba làm
ứng nghiệm lời dự ngôn nầy. Nhưng rồi cũng bị quân La-mã tiêu diệt. Mat
Mt 24:5 có nói: “Vì nhiều người sẽ mạo danh Ta mà đến”. “Trong Danh Ta”
mà các Krit giả ấy tự xưng mà đến hứa hão huyền làm cho lòng người xiêu
lạc theo. Chúa Giê-xu là Krit là Mê-xi-a khôngï chỉ riêng cho dân Do-thái
mà cả cho thế gian. Ngài là Đấng Cứu thế, Đấng giải phóng thuộc linh loài
người khỏi tội lỗi, khỏi Sa-tan trước hết. Giê-xu là Chúa của cõi lòng Cơ-
đốc nhân, là Chúa của Hội Thánh trong hiện tại, nhưng cũng sẽ là Chúa của
cả thế giới khi Ngài tái lâm.
LÀM BÁP-TÊM LẠI
Trong thế kỷ thứ II có nhiều dị giáo, tà giáo nổi lên. Một số người tin theo
và cũng được các nhà lãnh đạo các dị giáo và tà giáo ấy làm báp-têm cho.
Nhưng sau một thời gian họ trở lại Cơ-đốc giáo và xin chịu báp-têm. Nhưng
tín hữu trở lại chánh giáo và chịu báp-têm trong chánh giáo nầy được công
nhận không? Đó là vấn đề Giáo hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ.
Giáo hội ở La-mã chủ trương rằng khi tôi tớ Chúa làm báp-têm lại cho một
tín hữu dị giáo trở lại chánh giáo đúng theo nghi thức Giáo hội, đúng mục
đích thì không có gì trở ngại.
Nhưng ở Bắc phi, thánh Tertullian và thánh Cyprian không côngï nhận lễ
báp-têm của những tín hữu dị giáo.
Thánh Cyprian đã tranh luận gắt gao với giám mục La-Mã (253-257 SC) về
lễ báp-têm của dị giáo.
Có một tập bài luận về giáo lý nầy nói lên chủ trương của Hội Thánh tại La-
mã lúc bấy giờ, nhưng vô danh, không ai ký tên tác giả của tập bài nầy cả.
Tập bài nầy nêu lên sự dị biệt giữa lễ báp-têm bằng nước và báp-têm bằng
Thánh Linh và có nói rằng khi một tín hữu dị giáo được nhận vào Hội Thánh
qua sự đặt tay thì Thánh Linh đã được ban cho rồi, không cần phải làm báp-
têm lại.
Giáo hội nghị ở Arles (314 SC) xác nhận chủ trương của Hội Thánh La- mã.
Lúc bấy giờ có thánh Augustine tranh luận và đánh bại nhóm Donatus. Giáo
hội nghị Trent cũng tái xác nhận chủ trương của Hội Thánh La-mã.
Khi chúng ta đọc Thánh Kinh thì không thấy Thánh Kinh dạy nên làm báp-
têm lại cho ai đã nhân Danh Chúa chịu báp-têm rồi. Lễ cắt bì cũng vậy; tín
đồ Do-thái giáo chịu cắt bì một lần thôi. Nếu hỏi rằng lễ báp-têm do dị giáo
làm có linh hiệu không? Thì đây là vấn đề thiêng liêng thuộc linh, chỉ Đức
Chúa Trời biết thôi. Con người chỉ tuân theo luật lệ và nghi thức, nhưng sự
linh hiệu thuộc về Chúa.
Vào thời đại cải chánh thì nhóm A-na-báp-tít, chủ trương những tín hữu đã
chịu báp-têm khi còn ấu nhi, thiếu nhi thì phải chịu báp-têm lại vì họ chủ
trương các em nhỏ bé chưa đủ hiểu biết và lễ báp-têm do cha mẹ dẫn đến
thôi.
LÃNH ĐẠO (Cai trị)
1. Định nghĩa: Lãnh đạo, chỉ đạo: là dẫn đường dìu dắt. Các nhà lãnh đạo có
tài năng trong sự lãnh đạo.
Thánh Kinh Tân ước có từ Arkò có ý nghĩa cầm đầu, cai trị. Từ điển Thần
học Tân ước do Gehard Kittel xuất bản đã giải nghĩa từ Arkò rất rõ ràng, xin
trích dịch phần nào:
a. Arkò có nghĩa cai trị, cầm đầu (Mac Mc 10:42, RoRm 15:12) đã nói lên ý
nghĩa nầy. Chúa Giê-xu khi đề cập đến vấn đề nầy thì Chúa muốn môn đệ
Ngài biết sự liên hệ giữa hai thứ lãnh đạo hay chỉ đạo. Chúa nhận quyền
năng lãnh đạo từ Đức Chúa Trời chứ không phải từ các nhà lãnh đạo đời
nầy. Từ nầy được Lu-ca dùng đến nhiều lần có ý nghĩa vị thủ lãnh, nhà lãnh
đạo (Arkòn). Bản cũ dịch là vị quan cai trị (LuLc 12:58, 23:13, 24:20, GiGa
3:4, Cong Cv 7:27,35, 23:5 v.v…).
b. Arkò còn có ý nghĩa: bắt đầu, khởi sự. Từ điển Hy - Anh của Grimm giải
nghĩa Arkò như sau:
(1) người đứng đầu, người đầu tiên làm một điều gì đó.
(2) làm chủ, nhà lãnh đạo, nhà cai trị …
Kinh Cựu ước dùng từ nầy 11 lần: Màsêal (Hê-bơ-rơ, Hy-bá-lai) có nghĩa:
cai trị, nhà cai trị. Giô-xép là nhà cai trị ở xứ Ai Cập (SaSt 45:8). Nhà cai trị
theo (hay ra từ) dòng dõi vua Đa-vít (IISu 2Sb 7:18). Chúa cai trị (hay cuộc
cai trị của Chúa) trên Gia-cốp (Thi Tv 59:13).
Một trong các tước vị của Mê-xi-a là cai trị.
Kinh Tân ước dùng từ Archò (Arkò) khá nhiều lần. KhKh 1:5 xác quyết
Đấng Krit là “Nhà lãnh đạo (cai trị) các vua chúa trên quả đất nầy”.
Người I-xơ-ra-ên (Giu-đa) cũng tin tưởng trông đợi sự hiện ra của Mê-xi-a
để cầm quyền tể trị thế giới. Khi xưng tụng Đấng Mê-xi-a thì đã có ý nghĩa,
tư tưởng rằng Ngài là Đấng cai trị, Nhà lãnh đạo (RoRm 14:9, CoCl 1:8).
Khi Tân ước đề cập đến Arkò, Archò hay Archòn thì thường thường liên hệ
đến sự cai trị uy quyền và các bậc giữ địa vị cao, cầm quyền lãnh đạo về tôn
giáo hay chánh trị. Các vị có chức vụ quản đốc nhà hội hay nhân viên, đại
biểu Toà Công luận của người Do-thái cũng được gọi là nhà cai trị, các vị
lãnh đạo vậy (GiGa 3:1).
Chúa Giê-xu cũng dùng từ nầy để nói lên sự cai trị của ma quỷ, Sa-tan (Mac
Mc 3:22, GiGa 12:31) Phao-lô lại gọi Satan là: Chúa ở miền không trung
trên trời Eph Ep 2:2).
LÂN CẬN (Người)
Người lân cận là người láng giềng, người hàng xóm. Ai là người lân cận của
tôi? Đó là câu hỏi của một luật sư đã nêu lên với Chúa Giê-xu. Chúa đã dùng
một chuyện thật về người Xa-ma-ri cứu giúp người bị nạn ở Giê-ri - cô mà
giải đáp. Người lân cận là người đang ở trong cảnh hoạn nạn, khó khăn
(LuLc 10:19). Lời giải đáp Chúa đạp đổ bức tường kỳ thị dân tộc, nhưng bao
hàm một tình thương yêu bao la, sâu rộng.
Nhưng theo Thánh Kinh Cựu ước chép ở LeLv 19:18 thì người lân cận là
người đồng hương, là đồng bào: “Đừøng tìm cách báo thù hoặc giữ mối hận
thành nghịch cùng một ai trong dân sự ngươi, nhưng hãy thương yêu kẻ lân
cận ngươi như chính mình ngươi vậy. Ta là Gia-vê”.
Theo PhuDnl 23:19,20 nêu lên rõ rệt sự khác biệt trong vấn đề cho vay tính
lãi giữa người đồng hương với người ngoại bang. Như vậy theo quan điểm
của người I-xơ-ra-ên xưa thì người lân cận là người đồng hương, đồng bào
vậy.
Về điều răn hay luật yêu thương, yêu kẻ lân cận thì Chúa đã phán nhiều
lần(Mat Mt 5:43, 19:19, 22:39, Mac Mc 12:31, LuLc 10:27). Chúng ta
không biết chắc ý nghĩa người lân cận Chúa dùng trong những câu nầy là
người đồng hương, đồng bào hay kẻ đang hoạn nạn, người đang có cần đến
sự cứu giúp tình thương của chúng ta.
Thánh Phao-lô có đề cập đến từ người lân cận và tình thương đối với họ như
ở RoRm 13:9,10 và GaGl 5:14. Chắc thánh Phao-lô trưng dẫn luật pháp về
sự thương yêu kẻ lân cận với ý nghĩa rộng rãi nên ông ra đi trả nợ thương
yêu Tin Lành với cả người Do-thái và người ngoại bang.
Thánh Gia-cơ khi viết thư tín mình cũng đã trích dẫn LeLv 19:18 ở Gia Gc
2:8 và khuyên nhủ tín hữu thương yêu người lân cận. Tuy nhiên chúng ta
cũng chưa dám chắc ông dùng theo ý nghĩa rộng hay hẹp.
Các nhà ngôn ngữ học thông thạo Hy-bá-lai ngữ, còn giải thích: người lân
cận dịch từ “Rea” còn có nghĩa như bạn hữu thân thiết, bạn tri kỷ (ChCn
27:10), người thương yêu, người chồng (Gie Gr 3:20) cũng có khi dùng như
nghĩa người anh em.
Về gương thương yêu người lân cận mình theo ý nghĩa rộng rãi thì bà Ra-
háp không ghét ba người thám hiểm mà còn rước vào nhà và cứu sống họ.
Đây là thương yêu kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng rãi.
Cô Ru-tơ đã không hất hủi giận ghét bà Na-ô-mi là mẹ chồng, nhưng nuôi
nấng, săn sóc, cứu giúp. Đây là sự thương yêu kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng
rãi.
Bà quả phụ Xa-rép-ta là người Xi-đôn, quê hương của bà Giê-sa-bên lại tiếp
rước tiên tri Ê-li và nuôi ông. Bà đã không ghét, giận, xua đuổi mà có lòng
thương yêu kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng là người đang lúc có cần.
Chúa dùng từ “kẻ lân cận” theo ý nghĩa rộng rãi, người có cần nầy để đánh
hạ sự kiêu căng và tính kỳ thị dân tộc của dân I-xơ-ra-ên. Câu chuyện tiên tri
Giô-na nghe lời Chúa kêu gọi, sai phái đến Ni-ni-ve truyền giáo giải cứu dân
tộc nầy khỏi sự đoán phạt Đức Chúa Trời nhưng ông đã bỏ trốn qua Ta-rê-si.
Vì sao? Vì ông không có lòng yêu thương kẻ lân cận theo ý nghĩa rộng rãi
như Chúa đã phán trong câu chuyện người Xa-ma - ri nhân từ kia (LuLc
10:25-37). Đức Chúa Trời và chính Chúa Giê-xu khi còn tại thế đã quở trách
sự giả hình và sự tàn bạo của nhân dân xứ nầy, môi miệng thì nói thương
yêu kẻ lân cận, đồng bào như mình nhưng đã hà hiếp, bắt chẹt, bóc lột, cho
vay nặng lãi v.v…
AmAm 2:6 Chúa Gia-vê quở trách miệng họ nói thương yêu kẻ lân cận mà
đã “bán người công bình để lấy bạc, bán kẻ nghèo để lấy một đôi dép”.
EsIs 1:17 thì sau khi Chúa quở trách họ. Ngài khuyên họ phải học làm lành,
tìm kiếm sự côngï bình, đỡ đần kẻ bị hà hiếp v.v… mới là thương yêu kẻ lân
cận vậy.
LỄ RỬA
Trong Thánh Kinh có ký thuật ít nhứt ba lễ rửa của luật lệ thầy Ra-bi:
(1) Lễ rửa tay; lễ nầy không do Thánh Kinh truyền dạy nhưng ở Lê vi ký nói
về luật lệ của người Do-thái (LeLv 15:11). Nhưng trong Tân ước thì trở nên
một lệ của xã hội (Mat Mt 15:2, Mac Mc 7:3)
(2) Lễ rửa chơn; Tân ước cũng ghi đến lễ rửa (GiGa 13:5) Cựu ước cũng có
nói đến lễ này (SaSt 18:4).
(3) Lễ rửa cả hai tay và chơn khi thi hành chức vụ thầy tư tế (XuXh 30:19,
40:31). Trong Đền Thờ đã sẵn một cái chậu dùng vào việc nầy.
(4) Lễ nhúng (Dầm) cả mình vào nước là biểu tượng rửa sạch cả con người
để được nhận vào, hay tái nhận vào Hội chúng hoặc sau khi đã thi hành xong
chức vụ đặc biệt nào trong Hội chúng như thầy thượng tế trong ngày chuộc
tội (LeLv 16:24). A-rôn và các con trai ông trước ngày tấn phong cũng vậy
(LeLv 8:6). Những người phung cùi và những người đụng đến người hay vật
ô uế thì phải tắm rửa (LeLv 14:8, 15:5-10, 19:27, Dan Ds 19:19). Những
người ngoại bang mới theo đạo Do-thái cũng vậy. Lễ nầy làm hình bóng
trước cho lễ Báp-têm của đạo Cơ-đốc.
Các đồ dùng khí mạnh nhà cửa và các y phục cũng phải được rửa, giặt v.v…
Theo lễ nghi nếu bị ô uế hay lây ô uế (Mac Mc 7:4, LeLv 14:52, 15:6-8,
XuXh 19:14).
LỄ BÁP-TÊM CHO CON TRẺ
Có nhiều giáo phái làm báp-têm cho con trẻ. Hội Thánh Tin Lành Việät nam
chỉ làm báp-têm cho người lớn tuổi mà thôi.
Tuy nhiên, khi tra cứu lịch sử Giáo hội Cơ-đốc, các giáo phụ thuận công
nhận lễ báp-têm cho con trẻ. Các giáo phụ như Irenaeus, Origen và các sứ đồ
xưa cũng có trường hợp làm báp-têm cho con trẻ.
Thánh Kinh không có câu nào ra lệnh cho Hội Thánh làm báp-têm cho con
trẻ cả. Tuy nhiên trong sách Công vụ các sứ đồ có ghi chép cả gia đình chịu
báùp-têm và được các sứ đồ làm cho.
Nhưng chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề nầy trong Cựu ước trước. Trong Cựu
ước có ghi lại những việc tiêu biểu cho lễ báp-têm trong Tân ước và các tiêu
biểu ấy có liên hệ cho cả người cao niên lớn tuổi, thanh thiếu niên, con trẻ cả
nam lẫn nữ.
Như Nô-ê và gia đình ông tất cả vào tàu (IPhi 1Pr 3:20,21).
Đức Chúa Trời ban một dấu hiệu về giao ước của Ngài với Áp-ra-ham và
truyền làm lễ cắt bì cho toàn nhà ông (SaSt 17:1-27, CoCl 2:11,12).
Khi Chúa cho dân I-xơ-ra-ên vượt qua Biển Sậy (Biển Đỏ) thì tất cả đoàn
người đông đúc gồm có nam phụ lão ấu, tất cả trên 2 triệu người vuợt qua
cách an toàn ICo1Cr 10:1,2).
Bà Ma-ri thọ thai bởi Thánh Linh và sanh Chúa Giê-xu chỉ là một hài nhi và
lớn lên mỗi ngày cho đến thiếu nhi, thiếu niên, tráng niên. Giăng Báp-tít
được đầy dẫy Thánh Linh từ trong bụng mẹ. Giăng Báp-tít chịu lễ cắt bì như
mọi con trẻ Do-thái.
Khi Đấng Krit thi hành thánh chức, thường tiếp rước con trẻ và chúc phước
cho chúng nó (Mat Mt 19:13). Chúa quở trách môn sinh Chúa khi họ từ chối
không tiếp nhận con trẻ (Mat Mt 10:14). Chúa Giê-xu cũng tuyên bố sự mầu
nhiệm của Đức Chúa Trời được bày tỏ cho con trẻ (LuLc 10:21).
Thi Tv 8:2, Mat Mt 24:16 xác chứng Đức Chúa Trời được miệng con trẻ ca
ngợi, tôn vinh. Chúa cũng khuyên tôi con Chúa là Cơ-đốc nhân hãy trở nên
nhu mì, khiêm nhường giống các con trẻ.
Thánh Phi-e-rơ đầy dẫy Thánh Linh giảng bài giảng đầu tiên, có tuyên bố
rằng: “Lời Đức Chúa Trời hứa thuộc về các người và con cháu người”.
Đến đây chúng ta có thể kết luận rằng khi cả gia đình người I-xơ-ra-ên xưa
tin Chúa và chịu báp-têm thì trọn tất cả các phần tử đều chịu báp-têm không
trừ ai, kể cả con trẻ nữa.
Thư tín Ê-phê-sô, Cô-lô-se và Giăng có đề cập nhiều về các con cái và con
trẻ trong gia đình Cơ-đốc nhân.
Lễ Báp-têm chẳng những là một dấu hiệu của giao ước giữa Chúa và Cơ-đốc
nhân như lễ cắt bì xưa của người Do - thái.
Lễ báp-têm còn nói lên sự đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Chúa
Giê-xu Krit và sinh hoạt trong Ngài. Lễ báp-têm nói lên sự ăn năn của
đương sự. Lễ báp-têm là dấu hiệu chứng nhận đương sự là con cái Đức Chúa
Trời, là ban viên chánh thức của Giáo hội địa phương ấy nữa.
Lễ báp-têm không phải là sự tái sinh. Nhưng đương sự thật lòng tin nhận
Chúa thì được tái sinh bởi Thánh Linh. Cũng có thể đương sự thành kính tin
nhận Chúa và chịu báp-têm thì được tái sinh trong khi chịu báp-têm bằng
nước vậy.
(Muốn rõ thêm đề tài nầy xin đọc Bộ “Hệ thống Thần học”do Mục sư Phạm
Xuân Tín soạn).
LỄ GIÁNG SINH
Các Cơ-đốc nhân đầu tiên không giữ lễ Giáng sinh. Ban đầu các Hội Thánh
ở Đông phương và sau thì các Hội Thánh ở Tây phương đều giữ lễ giáng
sinh vào mồng 6 tháng giêng, liên hệ ngày Chúa chịu báp-têm và cũng trùng
ngày ngoại bang dự lễ Dionysus. Tối mồng 5 và mồng 6 tháng giêng thì cử
Lễ Chúa Giáng sinh và ban ngày cử lễ Chúa chịu Báp-têm.
Nhưng vào thế kỷ thứ tư, thì giáo nghi của Hội Thánh còn lưu lại rằng Hội
Thánh bấy giờ biệt riêng ngày 25 tháng 12 cử hành lễ Giáng sinh. Ấy là giữa
năm 325 và 354 SC. Vào năm 336 tại La-mã côngï nhận ngày 25 tháng 12 là
Sinh nhựt của Chúa Giê-xu Krit.
Người ta tin tưởng có lẽ Constantine Đại đế đã chọn ngày nầy vì là ngày lễ
phổ thông của mặt trời, rồi lập thành ngày lễ Giáng sinh của Chúa. Nhưng
Thánh Kinh không nói rõ ngày giờ Chúa giáng sinh.
Geogory Nazianzen và Chrysostom đã phổ cập lễ nầy tại Constantinople
Các Hội Thánh ở phương đông chống đối quyết liệt sự thiết lập lễ nầy, đặc
biệt ở Xi-ri phản đối mạnh mẽ. Mãi vào năm 431 SC các Hội Thánh ở Ai
Cập mới bắt đầu cử lễ Giáng sinh.
Còn Armêni (Ác-mê-ni) thì không bao giờ cử hành lễ Giáng sinh.
Tại một số quốc gia, dầu Giáo hội Tin Lành rất đông đúc, thịnh vượng,
nhưng không cử lễ Giáng sinh cách rầm rộ như ở Hội Thánh Tin Lành Việt
Nam.
Đặc điểm của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là tổ chức Lễ Giáng sinh rất
long trọng. Nhưng rất tiếc có một số chi hội lại không tổ chức Lễ Ngũ Tuần
để kỷ niệm Chúa Thánh Linh giáng xuống trong Hội Thánh.
LIMBO
Thần học La-mã giáo có luận về giáo lý nầy rất rõ. La tinh ngữ: Limbus, từ
Teutome có nghĩa là đường viền, hay bờ, biên giới về một nơi ở của các linh
hồn của người chết không được vào thiên đàng nhưng cũng không đáng bị
hình phạt trong hồ lửa, địa ngục.
Limbo của các tổ phụ(Limbus patrum) là “lòng của Áp-ra-ham” căn cứ ở
LuLc 16:22 nơi tạm trú của các thánh đời Cựu ước cho đến khi Cứu Chúa
Krit đã đi xuống Hades và đưa họ lên thiên đàng.
Limbo của các con trẻ (limbus infantum) là nơi ở thường trú có sự sung
sướng tự nhiên của các con trẻ con chưa chịu lễ Báp-têm nhưng các con trẻ
nầy họ có kỷ tội, vì các em ấy qua đời khi còn bé bỏng chưa hiểu biết gì (Bộ
Hệ Thống Thần học của Mục sư Phạm Xuân Tín đã có luận rõ, xin tìm đọc
và nghiên cứu).
LINH BỊ TÙ(các)
IPhi 1Pr 3:19 có đề cập đến các linh bị tù. Trong Giáo hội xưa nay đã nổi lên
nhiều sự bàn cãi sôi nổi. Một số người chủ trương rằng trong thời ông Nô-ê
những linh hồn nầy đã được nghe đạo Chúa bởi Linh qua môi miệng ông
Nô-ê nhưng đã khước từ đạo Chúa nên bây giờ linh hồn họ lìa khỏi thể xác
và bị giam cầm chờ ngày xét đoán. Người ta chống lại phong trào nầy vì chủ
trương như thế là côngï nhận giáo lý có sự truyền đạo Chúa cho người đã
chết và trước sự phục sanh của Chúa. Nhưng từ Linh nầy không hề dùng đến
để chỉ về kẻ đã chết rồi.
Một số học giả hay thần học gia khác thấy câu nầy (IPhi 1Pr 3:19) có ý
nghĩa đề cập đến sự truyền giảng đạo Chúa do chính Đấng Krit giảng cho
người chết giữa khoảng thời gian họ chết và sống lại, hoặc chỉ rao báo cho
các thánh đời Cựu ước về sự đắc thắng của Ngài hoặc để ban cho họ một cơ
hội để ăn năn.
Theo Lời Thánh Kinh ghi chép ở HeDt 9:27: “Theo như đã định cho loài
người phải chết một lần rồi chịu phán xét”. Nhưng nếu chủ trương như đã
nói trên thì những kẻ vô tín đời nầy còn hi vọng nghe và tin sau khi đã chết.
Một chủ trương khác thì giải nghĩa câu nầy rằng những linh ấy là các thiên
sứ sa ngã theo Lu-xi-phe nên bị giam cầm trong đời Nô-ê (SaSt 6:1-8).
Trong Thánh Kinh chẳng những thiên sứ, thiên thần được gọi là “ các linh”
(HeDt 1:14) mà các quỷ cũng được gọi như thế nữa (LuLc 10:20). Nhà
ngục, nhà tù Thánh Kinh dùng đây là Đức Chúa Trời dùng để giam giữ kẻ
ác, tội nhân và các quỷ sứ, ma quỷ v.v… (IPhi 1Pr 2:14, Giu Gd 1:6).
LỚI CẢNH GIỚI (Lời răn trước)
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước đề cập nhiều lần từ nầy. Cũng có một vài
từ khác có ý nghĩa như từ nầy: cảnh cáo. Đức Chúa Trời dùng các Điều răn,
Luật lệ để cảnh giới, răn đe hay cảnh cáo trước tôi con Chúa. Thi thiên
(Thánh thi) dạy rằng Thi Tv 19:11: “Đầy tớ Ngài được các điều ấy cảnh cáo
cho và khi tuân thủ theo thì được phần thưởng lớn”.
Chúa cũng dùng các tiên tri để cảnh giới con dân Chúa, tôi tớ Chúa xưa như
các thầy tư tế, các người Lê-vi v.v… (Exe Ed 33:4, Gie Gr 6:10).
Trong thời Tân ước các sứ đồ nhiều ân tứ cũng dùng Lời Chúa cảnh giới các
Cơ-đốc nhân (Cong Cv 20:31, ICo1Cr 4:1, CoCl 1:28, ITe1Tx 5:14).
Lời răn đe trước hay lời cảnh giới lắm khi khá nặng nề, nhưng vì sự ích lợi
thuộc linh của con cái Chúa yêu quý nên người có trách nhiệm Chúa giao
phải làm tròn các trách vụ. Thánh Giăng Báp-tít đã làm gương cho chúng ta
(Mat Mt 3:7).
Chúa cũng đã dùng điềm chiêm bao hoặc sự cảm thúc của Thánh Linh cảnh
giới tôi con Ngài cách bí mật (Mat Mt 2:12, Cong Cv 10:22). Chúng ta cần
để nhiều thì giờ tương thông, tương giao với Chúa hầu được nghe tiếng của
Thánh Linh cảnh giới chúng ta. Một khi nghe được lời cảnh giới (cảnh cáo,
răn đe trước) cho chúng ta thì phải tức tốc tuân hành.
LỜI THỀ NGUYỆN
Lời thề nguyện là một sự hứa nguyện điều gì với Đức Chúa Trời do lòng
tình nguyện của đương sự.
1. Đương sự thề nguyện hay hứa nguyện điều gì với Đức Chúa Trời thì cũng
mong muốn được nhận lãnh những ân huệ từ Ngài. Thường thường trong
cơn hoạn nạn hoặc bệnh tật, đau ốm nặng đương sự hứa nguyện với Đức
Chúa Trời và cầu xin Chúa cất khỏi sự hoạn nạn, bệnh tật thì sẽ hoàn nguyện
thế nào đó.
Gia-cốp từ giã cha mẹ đi qua Cha-ran và khi đến Bê-tên ông đã khấn nguyện
(SaSt 28:20-22. Trong khi tranh chiến dân I-xơ-ra-ên đã khấn nguyện với
Đức Chúa Trời (Dan Ds 21:2). Bà A-ne cầu xin một con và đã hứa nguyện
sẽ dâng hiến con ấy cho Chúa (ISa1Sm 1:11, IISa 2Sm 15:8).
2. Một lời hứa nguyện hay thề nguyện (khấn nguyện), phải như thế nào?
(1) Lời ấy phải từ lòng đương sự hoàn toàn theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Đương sự hứa nguyện điều gì đó mục đích là để cảm tạ biết ơn Chúa.
(2) Lời hứa nguyện, thề nguyện ấy phải hợp luật lệ.
(3) Tốt đẹp, có thể được Đức Chúa Trời nhậm.
(4) Mục đích gây dựng, nâng đỡ phần thuộc linh của đương sự.
3. Người thề nguyện, hứa nguyện phải là người bình thường, nghĩa là không
mất trí, không bị bệnh tâm thần, không say rượu v.v… Một em ấu nhi hoặc
một người loạn trí không thể hứa nguyện, thề nguyện của họ cũng vô giá trị
thôi.
Lời hứa nguyện, (thề nguyện, khấn nguyện) được chấp nhận phải do lòng
tình nguyện tốt đẹp.
4. Về bản chất lời thề nguyện phải như thế nào?
(1) Lời thề nguyện ấy phải là lời hứa nguyện với Đức Chúa Trời để bày tỏ
lòng biết ơn, đền đáp ơn Chúa và cầu xin một vài ân huệ khác.
Trong Thánh Kinh đã ghi chép rất nhiều gương chứng về người cũng như lời
thề nguyện và hứa nguyện. Như ông Gia-cốp, Đa-vít, bà An-ne v.v… (Thi
Tv 65:1, 76:11).
(2) Lời thề nguyện hay hứa nguyện với Chúa được kể là hợp pháp vì Thánh
Kinh có ghi chép Chúa dã chấp nhận những lời thề nguyện hay hứa nguyện
của các thánh đồ (PhuDnl 12:6, TrGv 5:4, SaSt 28:20) v.v…
Khi Cơ-đốc nhân chịu lễ báp-têm cũng đã long trọng hứa nguyện hết lòng
theo Chúa. Trong khi dự tiệc thánh Cơ - đốc nhân cũng hứa nguyện dâng
mình cho Chúa, lập ước với Chúa. Trong lễ thành hôn cô dâu, chú rể cũng
hứa nguyện trước mặt Chúa và Hội Thánh kính sợ Chúa và sống chung thuỷ
với nhau.
Thánh Kinh cũng dạy chúng ta không nên thề nguyện hay hứa nguyện bừa
bãi. Giép-thê đã hứa nguyện bừa bãi.
Chúa Giê-xu thì dạy chúng ta chớ thề thốt, có thì nói có, không thì nói
không.
Nhưng thề nguyện hứa nguyện với Chúa điều gì thì phải lo hoàn trả.
ChCn 20:25 dạy: “Sau khi khấn nguyện rồi mới suy xét, ấy quả là một cái
bẫy cho người ta”.
LỜI THỀ, LỜI THỀ NGUYỆN
Thánh Kinh có đề cập đến từ lời thề hay lời thề nguyện. Lời thề hay lời thề
nguyện có ý nghĩa như một lời rủa sả một người mà mình biết tên tuổi hoặc
không biết tên tuổi. Như câu chuyện Sau-lơ phát thề nguyện nhưng lại là rủa
sả. ISa1Sm 14:24 chép: “Trong ngày ấy người I-xơ-ra-ên gặp cảnh khốn đốn
vì Sau-lơ đã buộc dân dưới một lời thề nguyện rằng “Đáng rủa sả cho bất cứ
kẻ nào ăn thức ăn trước khi trời tối, trước khi tôi báo thù những kẻ thù
nghịch tôi”.
Trong trường hợp này lời thề nguyện tăng hiệu quả cho lời rủa sả và lệnh
của ông ta.
Nhưng lời thề nguyện được cả Đức Chúa Trời và loài người thề nguyện:
Đối với Đức Chúa Trời thì đây là một lời thề nguyện thánh, long trọng với
lời thánh khiết, trong sự công bình, chánh trực của Ngài hầu con dân Chúa
tin cậy nương nhờ vào lời hứa Ngài (EsIs 45:20-24). Chúa không có ai lớn
hơn mình để nhân Danh hay chỉ vào để thề nguyện thì Ngài nhân Danh Ngài
và chỉ vào chính mình Ngài mà thề (HeDt 6:13 16,17;). Ở Exe Ed 33:11 thì
Chúa lấy sự sống mình mà thề rằng: “Thật như Ta hằng sống!”. Ở MaMl 3:6
lại có lời thề Ngài “Vì ta là Gia-vê. Ta không hề thay đổi …”. Dụng ý Đức
Chúa Trời dùng lời thề để phán với loài người (như tiên tri đã chép lại) là
muốn tỏ tình thương yêu không hề biến cải của Ngài. Lời Ngài phán vẫn y
nguyên như chính mình Ngài vậy, hầu họ vững mạnh trong đức tin. Trong
các lời thề ấy cũng có bao hàm đến sự sửa phạt kẻ không vâng lời Chúa mà
phạm tội, không tiếp nhận Ngài và sự cứu rỗi nhưng không của Ngài (Thi Tv
110:4-6).
Đối với sự cứu rỗi loài người trong Đức Chúa Giê-xu Krit thì Đức Chúa
Trời đã long trọng thề như có chép ở HeDt 7:20-28. Thánh Kinh cũng dùng
nguyên tắc Thần Nhân đồng hình mà luận giải.
Đối với loài người thì khi họ thề nguyện, nhân Danh Chúa chỉ về Chúa mà
thề nguyện hầu lời ấy được xác chứng là chắc chắn. Nhưng luôn luôn lời thề
ấy đều có mục đích làm vinh hiển Chúa (PhuDnl 6:13, EsIs 45:23, HeDt
6:11). Tuy nhiên Thánh Kinh nghiêm cấm loài người nhân danh tà thần mà
thề nguyện (Gie Gr 12:16, AmAm 8:14). Những kẻ chỉ Ba-anh, A-xê-ra tà
thần mà thề bị Chúa đoán phạt nặng.
Trong luật pháp Mô-se có chép sự nghiêm ngặt trong vấn đề thề nguyện
(XuXh 20:7, LeLv 19:12) “chớ lấy Danh Chúa mà làm chơi” “chớ lấy Danh
Chúa mà thề dối!”. Những kẻ thề dối hoặc một chứng nhân chối lời thề sẽ bị
hình phạt nặng như ném đá v.v… (LeLv 5:1-6, 6:1-5).
Đối với Chúa Giê-xu thì Ngài dạy đừng thề nguyện vì thề nguyện thì mắc tội
(xin đọc Mat Mt 5:33-37) vì không cần thiết như Chúa dạy. Trong khi chúng
ta sinh hoạt giao dịch tại trần gian độc ác nầy, lắm khi họ “chụp mũ” “vu
khống” và con dân Chúa bào chữa mình không được dùng lời thề để chứng
quyết.
Trước toà án xét đoán Ngài và thầy thượng tế buộc Chúa Giê-xu phải chỉ
Đức Chúa Trời hằng sống mà thề (Mat Mt 26:63). Chúa Giê-xu không thề
nhưng chỉ nói: “Thật như lời” (câu 64). Ở IICo 2Cr 1:23, GaGl 1:20 ám
nhận thánh Phao-lô cũng có lời thề hầu xác quyết lời và hành động mình.
Thánh Kinh xác nhận Đức Chúa Trời bị ràng buộc bởi một lời thề (HeDt
6:13-18 xin mở Thánh Kinh đọc). Đức Chúa Trời bị ràng buộc bởi lời thề
hứa của Ngài với giao ước mà Ngài đã lập với dân I-xơ-ra-ên, với các tổ phụ
họ (SaSt 50:24). Phải, những lời Đức Chúa Trời hứa mà Ngài cần làm hoàn
thành với dân Chúa. Như lời hứa đối với triều đại Đa-vít, dòng dõi ông (Thi
Tv 89:19) Thi Tv 110:1-4 về Mê-xi-a.
Sự bảo đảm trọn lời thề hứa với tuyển dân Ngài là Giê-xu Krit đã giáng sanh
và tất cả sẽ được ứng nghiệm khi Ngài tái lâm (LuLc 11:68-73, 2:6-14, Cong
Cv 2:30, HeDt 7:20-28).
LÒNG THƯƠNG HẠI (Thương xót)
Đã là con người ai ai cũng có lòng thương hại, thương xót cả, Thánh Kinh
Cựu ước đề cập đến từ nầy 200 lần và Tân ước thì 80 lần. Các bản dịch Việt
ngữ dịch từ nầy khác nhau như thương xót, thương hại, cảm thương v.v…
Thi Tv 103:13 đã khẳng dịnh Đức Chúa Trời thương xót loài người như Cha
thương xót con cái (Thi Tv 103:13, 136:1-26). Các sách tiên tri cũng nhấn
mạnh đến lòng thương xót của Đức Chúa Trời đối với tôi con Chúa (EsIs
54:8,10)
Trong Tân ước thì Chúa Giê-xu đã có lần mô tả lòng thương xót của người
Xa-ma-ri làm gương mẫu (LuLc 10:33 - 37). Đức Chúa Trời bày tỏ lòng
thương xót của Ngài qua Giê-xu Con Ngài (IIGi câu 3). Đối với Đức Chúa
Trời thì Ngài khẳng định Ngài có lòng thương xót (IPhi 1Pr 2:8, Gia Gc
5:4). Nhóm khắc kỷ khinh thị lòng thương xót nhưng lòng thương xót là
biểu thị, hành động phát xuất từ lòng thương yêu.
LỜI CHÀO
Người I-xơ-ra-ên xưa có thông tánh chào hay chúc nhau không phải khách
sáo hay chỉ là xã giao hoặc chiếu lệ bên ngoài thôi, bèn từ tấm lòng chân
thành.
Khi một người bạn hoặc bà con từ giã anh em bà con hoặc bạn hữu mình thì
chúc phước nhau hầu xác chứng tình thông công nhau và lập vững sự tương
thông tương giao ấy (SaSt 24:60, 31:28,55).
Trong khi chào nhau hai bên cũng chúc bình an cho nhau. Khi chúc bình an
cho nhau thì ẩn ý trao nhau món quà ân phước cao quý.
Vì khi chúc nhau “Sàlôm” không phải chỉ chúc bình an thôi mà hàm ý chúc
cho được thạnh vượng, phát đạt cả phần thuộc thể và thuộc linh nữa.
Tuy nhiên theo thời gian lời chào có phần rắc rối, và tẻ nhạt, dông dài mất
thì giờ nên khi Chúa Giê-xu Krit sai phái môn đệ Ngài ra đi truyền giáo thì
Ngài khuyên dạy chớ chào ai dọc đường e họ xao lãng thánh vụ, thánh
nhiệm chăng? (LuLc 10:4).
LỬA
Hy-bá-lai ngữ “eêsê” và Hy văn “pyr” và Việt ngữ dịch “Lửa” Thánh Kinh
dùng từ nầy cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:
(1) Lửa nói lên sự hiện diện của Đức Chúa Trời (XuXh 3:2).
(2) Lửa nói lên phẩm vị Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh. Cha (HeDt
12:29), Con (KhKh 1:14, 19:12) Linh (Cong Cv 2:3, KhKh 4:5).
(3) Lửa nói lên những bản tánh hoàn toàn của Chúa như: Đức thánh khiết
(EsIs 6:4-7).
(4) Lửa còn nói lên những sự ham muốn thánh như: Ghen tương thánh của
Chúa đối với dân sự Chúa (PhuDnl 4:24); cơn phẫn nộ, thạnh nộ (EsIs
30:27, 66:15).
(5) Sự hình phạt (SaSt 19:24, Dan Ds 11:1, 16:1-35, KhKh 18:8).
(6) Lửa nói lên sự tẩy thanh (XaDr 13:9, Mat Mt 3:3, KhKh 3:18)
(7) Lửa còn nói lên sự bảo hộ của Chúa (XuXh 14:24, XaDr 2:5, KhKh
11:5)
(8) Lửa nói lên sự tiên báo (AmAm 2:2,5, Gio Ge 2:30).
(9) Lửa chứng tỏ năng lượng, quyền năng thuộc linh (Gie Gr 5:14, 23:29).
(10)Lửa bày tỏ sự rao báo (IVua 1V 18:23, 30-39, AmAm 7:4)
Lửa cũng hình dung sự ham muốn của loài người (ChCn 6:27, 16:27,
ICo1Cr 7:9, Gia Gc 3:5). Lửa là dấu hiệu về lai thế:
(1) Tiên báo sự tái lâm của Đấng Krit (ITe1Tx 1:8, KhKh 20:9)
(2) Hạt nhân hoá thế giới hiện đại (IIPhi 2Pr 3:7,12)
(3) Tẩy thanh Cơ-đốc nhân và Công tác của họ ICo1Cr 3:13,15)
(4) Hình phạt kẻ ác (Mat Mt 3:12, 13:40,42,50, 25:41, LuLc 16:24, Giu Gd
7, KhKh 20:9-15).
(5) Bày tỏ nơi Chúa ngự là thánh (Exe Ed 1:4,13,26-28, DaDn 7:9, KhKh
8:5, 15:2).
Lửa cũng hình bóng về sự thử thách hiện tại (EsIs 43:2). Lửa nói về sự hình
phạt tương lai (IIPhi 2Pr 3:7-14). Các điều ấy không thắng được đức tin Cơ-
đốc nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện hầu cho ngọn lửa thiêng Chúa hiện ra
trong Hội Thánh, trong đời sống chúng ta, để chúng ta tràn đầy quyền năng
Thánh Linh phục hưng Hội Thánh Ngài. Amen!
LƯỠNG PHÂN THUYẾT (Dichotomy)
Chúng ta tạm dịch từ “Dichotomy” (Lưỡng phân thuyết. Hy văn do dicha là
“làm hai” và temnein là “cắt ra”. Theo thần học thì con người gồm có hay
chia ra hai phần căn bản là linh hồn và thân thể. Thường thường người ta
chủ trương hai phầøn nầy xuất xứ từ nguồn gốc riêng rẽ, độc lập và sinh hoạt
cũng độc lập. Vì vậy vấn đề linh hồn và thể xác liên hệ với nhau thế nào vẫn
còn là câu hỏi phức tạp khó phân định.
Theo triết gia Plato chủ trương thì thân thể là phần hư hoại, nhưng linh hồn
thì đã hiện hữu trên trời, linh hồn có hình dáng trong sạch trước khi đầu thai
vào lòng mẹ. Linh hồn bất tử, không ai sáng tạo, tức như một phần tử của
thần linh.
Thân thể là nhà tù của linh hồn. Linh hồn bị giam giữ trong thân thể như con
nghêu ở trong vỏ sò. Vào lúc chết thì linh hồn lìa khỏi thể xác để trở về trời;
hoặc tái đầu thai để nhập vào một thân thể khác. Trên đây là chủ trương của
Plato. Có nhiều triết gia có chủ trương khác nhau.
Thánh Thomas Aquinas thì dạy rằng linh hồn được tạo dựng nên ở trên trời,
được đưa vào thân thể và sinh động trong lòng mẹ. Triết gia Descartes chủ
trương rằng nguồn gốc của thể xác và linh hồn độc lập riêng rẽ nhau.
Thánh Kinh thì dạy rằng Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn lên hình người và hà
sinh khí vào lỗ mũi loài người thì loài người trở nên một loài sanh linh (SaSt
2:7) (Tìm hiểu thêm ở bài Thần học căn bản, hoặc Hệ thống Thần học)
LUTERIEN (Giáo Hội)
Giáo hội Luterien có những nguyên tắc, những điểm đặc biệt, những giáo lý
và tổ chức do nhà đại cải chánh Martin Luther đặt nền mống trong cuộc Cải
chánh năm 1483-1546 SC.
1. Giáo hội Luterien công nhận Thánh Kinh Tân Cựu ước là Lời vô ngộ của
Đức Chúa Trời và là khuôn vàng thước ngọc của đức tin và đời sống Cơ-đốc
nhân.
Giáo hội Luterien tin nhận Bản Tín điều Các Sứ đồ. Bản tín điều Athanasius
và đặc biệt là Hiến chương Augsburg năm 1530, tập Biện minh năm 1531 và
các điều lệ Smalcald năm1537.
Giáo hội Luterien xử dụng hai tập Phước âm yếu chỉ lớn và nhỏ1529 và
Formule of Concerd năm 1577 và công nhận chứa đựng những giáo lý thuần
túy và Chánh giáo.
2. Về sự giảng dạy thì Giáo hội Luterien nhắm vào sự công bình và sự cứu
rỗi nhờ ân điển bởi đức tin trong Thần Nhân Giê-xu Krit.
Bởi sự chết chuộc tội cho thế gian mà cứu chuộc muôn dân. Đây là điểm
chánh và giáo lý trung tâm.
Giáo hội Luterien phân biệt giữa luật pháp và Tin Lành như Lời Đức Chúa
Trời đã truyền phán hứa nhưng thường nhấn mạnh rằng Tin Lành của Đấng
Krit “là” nhưng không “và” sự chuộc tội của Đấng Krit hoàn toàn dứt khoát.
Đây cũng là giáo lý chánh, quan trọng, Giáo hội hằng rao giảng. Giáo hội
còn nghiêm chỉnh dạy rằng khi phương tiện ân sủng (ân điển) hiện diện
trong hoặc với các bí tích báp-têm và lễ tiệc thánh khiến cho hai lẽ nầy linh
nghiệm với đương sự bởi hành động quyền năng của Thánh Linh. Đương sự
nhận được sự tha tội lỗi, sự sống và sự cứu rỗi mà Đấng Krit Cứu thế đã
hoàn thành cho.
3. Địa vị con người thì hoàn toàn bại hoại bởi sự sa ngã của A-đam. Bản
tánh của con người do di truyền từ tổ tiên đã hư hoại cho nên chối bỏ không
côngï nhận con người có bản tánh tự nhiên, có ý muốn tự do trong các vấn
đề thuộc linh nữa.
Nói cách khác thì sự côngï bình nguyên thuỷ, Đức Chúa Trời ban cho khi
dựng nên A-đam và Ê-va mất hẳn khi ông bà sa ngã và di truyền tội lỗi cho
con cháu nên tất cả đã hoàn toàn hư hoại. Nay muốn được cứu do tin nhận
công lao chuộc tội của Giê-xu Krit, Đấng Cứu chuộc.
Giáo hội Luterien cũng nhấn mạnh vấn đề lễ báp-têm con trẻ, sự thông
côngï, sự phân rẽ Giáo hội với nhà nước, chăm lo dạy đạo trong các trường
nhà nước và trường Giáo hội.
Khi thế chiến thứ hai (1945) chấm dứt, các chi Hội Thánh Luterien ở Đức
mới tổ hợp lại thánh một Giáo hội là:”United Evangelical Lutherian Church
of Germany”.
LY GIÁO
Hy văn “Schisma” dịch là Ly giáo. Thần học căn cứ theo từ nầy để thảo
luận. Tà giáo và Ly giáo dị biệt nhau. Tà giáo không phải là Ly giáo. Tà giáo
chủ trương giảng dạy những giáo lý chống đối hay dị biệt với đức tin của
Cơ-đốc giáo. Nhưng Ly giáo thì chống đối tình thương yêu nhân từ chứ
không phải chống đối lẽ đạo.
(1) Nguồn gốc của Ly giáo: Ly giáo phát xuất từ nguồn gốc tội lỗi, như
Thánh Kinh Cựu ước chứng minh. Vì tội lỗi kiêu ngạo của nhân loại Đức
Chúa Trời phân tán loài người ra khắp thế gian theo tiếng nó, màu da họ và
và chuẩn bị cho sự cứu rỗi (PhuDnl 32:8). Nhưng tội lỗi đã thay đổi cớ sự
nầy ra bao nhiêu cuộc tranh đấu, bạo loạn, giết chóc vì ly cách, chia rẽ nhau.
Dầu Áp-ra-ham được lựa chọn hầu muôn dân được phước nhưng trước khi
Con Trời ngự lai còn bao nhiêu sự Ly giáo, tranh đấu, chết chóc nữa, kết quả
Ly giáo hăm dọa đời sống đức tin của tuyển dân Chúa, phá đổ nền tảng xã
hội của dân sự Chúa nữa. Đền tạm đóng ở Xi-chem và Xi-lô, trung tâm điểm
của cuộc thờ phượng, sự hiệp nhứt thể chế thần minh.Và khi Sa-lô-môn xây
dựng Đền Thờ Gia-vê Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem thì cuộc thờ phượng
Chúa Gia-vê và thể chế quân chủ được thống nhất.
Nhưng Nam Bắc chia đôi và Ly giáo xuất hiện. Tội lỗi thờ hình tượng con
bò bằng vàng của Giê-rô-bô-am 1 kéo dài suốt qua bao đời vua của I-xơ-ra-
ên và cuối cùng bị đày qua A-xi-ri, Ai cập và sau hết qua Ba-by-lôn. Ly giáo
có ảnh hưởng mạnh trên cuộc chánh trị, an ninh của quốc gia Do-thái lúc
bấy giờ, khiến họ trở nên yếu đuối, không thể dẫn đưa nhiều dân tộc nhiều
nuớc đến với Gia-vê.
Tân ước ghi chép lời Chúa Giê-xu luôn luôn nói: “Chỉ một bầy và một
Người chăn thôi” (GiGa 10:16). Nhưng rất đau buồn cho Bầy của Ngài theo
thời gian, Người chăn thật và người chăn thuê lẫn lộn với nhau, trong Bầy
thì chiên, dê khó phân biệt, chiên ghẻ, chiên lành cũng khó phân chia được.
Chúng ta có thể nêu lên đây một số Ly giáo xuất phát từ Cơ-đốc giáo như Ly
giáo Donatist, Ly giáo Đông phương, Ly giáo Tây phương và Đại Ly giáo.
Về Ly giáo Donatist thì hãy lưu ý đến sự chống đối của họ về sự bại hoại
trong Giáo hội Cơ-đốc lúc bấy giờ. Nhóm Ly giáo nầy xuất hiện trong cuộc
bách hại dưới đời Diocletian. Giáo phụ Augustine đã viết luận án chống lại
nhóm giáo lý nầy, họ tách khỏi Giáo hội. Từ trước đến nay chưa ai công
nhận nhóm nầy là Hội Thánh chân chánh của Chúa; các Hội Thánh Đông
phương và Tây phương cũng được gọi là Ly giáo. Hai bên chia rẽ nhau vì
quyền lực của La-mã lớn mạnh mỗi ngày chống nghịch lại Contantinople.
Sau nhiều thế kỷ hai bên kình chống nhau và rốt lại thì Giáo hội bị xé rách.
Vào năm 1054 hai Giáo hội dứt khoát chia lìa nhau. Giáo phụ Đông phương
thì từ chối không tuân phục. Các đại diện của Giáo hoàng đã đặt bản án dứt
phép thông côngï trên bàn thờ (Xin đọc Tin Lành là gì?).
Cuộc Ly giáo thứ ba và có thể gọi là một Đại Ly giáo xảy ra vào thế kỷ thứ
14,15. Cuộc Ly giáo nầy xuất hiện sau khi ông Gregory XI qua đời năm
1378. Lúc bấy giờ có hai vị giáo hoàng. Một vị ở Avignon và một vị ở La-
mã, giáo hội nghị ở Pisa đã cất chức cả hai vị giáo hoàng và một tân giáo
hoàng được tấn phong. Như vậy Giáo hội Cơ-đốc thay vì có hai vị giáo
hoàng thì nay lại có ba vị giáo hoàng tại giáo hội nghị Constance, vị giáo
hoàng chánh thức là Geogory XII bằng lòng từ chức miễn được công nhận là
chánh thức. vào năm 1417 Oddo Colonna được công cử làm giáo hoàng,
danh hiệu là Martin V (1417-1431).
Vào đầu thế kỷ thứ 16, các nhà Cải chánh xuất hiện. Hội Thánh Cải chánh
xuất hiện. Hội Thánh Cải chánh được lập vững sau nhiều cơn sóng gió, thử
thách, bách hại nguy hiểm. Người ta xem các nhà Cải chánh như Martin
Luther, John Calvin v.v… như những nhà Ly giáo; ý kiến nầy không phù
hợp với chân lý. Đối với La - mã Giáo hội thì kể như là bội đạo, phản đạo
chứ không phải Ly giáo. Vì đã bội đạo, phản đạo nên bị đẩy ra khỏi Bầy
chiên. Nhưng John Calvin đã lý luận trong tập Thần Học của ông “Justituses
of the Christtian Religion” rằng: “La-mã Giáo hội đã khuyết diểm trong
công tác truyền Tin Mừng và ban các bí tích, nên không phải là một Giáo
hội chân chánh”. Vậy nên không phải ông lìa bỏ Hội Thánh hay Ly giáo.
Ông Jonh Calvin còn mạnh mẽ luận đến các dấu hiệu của một Hội Thánh
chân chánh và khi một Giáo hội đã mang những dấu hiệu của một đăïc tánh
Hội Thánh chân chánh thì không ai dám lìa khỏi Bầy Chúa đâu.
Thánh Kinh đã lên án những kẻ xé rách thân thể Đấng Krit. Đây là một tội
trọng. Hoặc là Ly giáo hay phản giáo, làm gương xấu, làm thương tích thân
thể Ngài, đụng đến Chúa, thì chắc chắn sẽ bị Chúa hình phạt nặng hoặc nhãn
tiền hay tương lai.
Trong ICo1Cr 1:10, thánh Phao-lô nói đến sự chia rẽ những đảng hay phe
phái, theo ông A-bô-lô hoặc ủng hộ ông Phao-lô hay ông Phi-e-rơ. Về phần
tinh thần thì có sự chia rẽ như thế, nhưng bề ngoài vẫn hiệp nhứt một Hội
Thánh. Trong ICo1Cr 11:18 Phao-lô có nói đến “sự chia rẽ và bè đảng”
trong Hội Thánh Cô-rinh-tô. Sự chia rẽ, bè đảng nầy do sự kỳ thị giai cấp
trong xã hội, chớ không phải do sự tranh chấp giáo lý hay tôn giáo. Qua
đoạn 12 Phao-lô nhấn mạnh đến sự khôn ngoan của Thánh Linh, đã lập vững
sự hoà hợp trong các ban viên của Hội Thánh, hầu đạt đến một mục đích duy
nhứt là phục vụ Chúa, làm vinh danh Chúa cũng như các cơ thể trong một
thân thể vậy. Không nên vì các ân tứ Chúa ban cho mỗi Cơ-đốc nhân mà
ganh tị nhau. Tuy nhiên, mỗi người Tin Lành của mỗi chi hội nên nhớ rằng
tội lỗi đã biến các sự chia rẽ ra Ly giáo. Lịch sử Giáo hội Tin Lành đã chứng
minh rồi, Ly giáo hay Dị giáo, (tà giáo) đều đe dọa đời thuộc linh của cá
nhân, gia đình Cơ-đốc nhân và chi hội của mình. Vì sự tồn vong và sự phát
triển của Giáo hội, mỗi con cái thật của Chúa hãy hết lòng kính sợ Chúa và
mến yêu Hội Thánh Ngài, hằng giữ mình trong Chánh đạo của Chúa.
MACEDONIAN (TÀ THUYẾT)
Nhóm Pneumatomachian là nhóm tà giáo vì họ chủ trương truyền bá chống
lại Thánh Linh. Các sử gia đã ghi rằng chính giám mục theo nhóm Arius ở
Constantinople là nhà sáng lập ra nhóm nầy (326 SC). Nhưng chắc không
đúng vì chẳng có sách nào đề cập và xác chứng vị giám mục danh tiếng nầy
đã sáng lập ra một nhóm theo tà giáo chống lại Thánh Linh như thế. Đó
chẳng qua họ ghép tên ông vào để lôi cuốn tín đồ thôi, vì ông chết trước khi
tà giáo nầy lan tràn.
Nhưng thật sự nhóm nầy do Eustathius ở Sebaste điều khiển (370 SC). Toàn
nhóm chối bỏ thần tánh của Thánh Linh, một số khác trong nhóm cũng chối
bỏ sự đồng thể yếu của Chúa Con nữa.
Giáo hoàng Damasus và các nhà lãnh đạo ở Cáp-ba-đốc chống trả kịch liệt
nhóm nầy.
Giáo hội nghị Constantinople đã lên án sự dạy dỗ của họ, kể là tà giáo và dứt
phép thông công với họ.
MAMÔN
Mat Mt 6:24 và LuLc 16:9,11,13 có dùng từ “ma môn”. Từ nầy phiên âm
dịch từ Aram ngữ là “Mamôna” có nghĩa là sự giàu có, của cải hay lợi lộc.
Các Cơ-đốc nhân thường dùng Mamôn Bất nghĩa là của cải bất nghĩa, cũng
có ý nghĩa là của cải hay tiền bạc tội lỗi.
Sách Targum tiếng A-ram thì từ nầy chỉ về sự giàu có hay lợi lộc thôi không
có ý nghĩ một vị thần ngoại bang. Nhưng các nhà giải nghĩa nói ma môn có
nghĩa là sự giàu có hay của cải nhưng là của cải, sự giàu có gian ác, bóc lột,
cướp giựt, lợi lộc nhưng là lợi lộc bất chánh thối nát
Trong Tân ước thì từ nầy được dùng ba lần ở LuLc 16:1-9 ghi chép câu
chuyện vị quản lý bất công, bất nghĩa. Ý của từ cũng được minh định theo
sự dạy dỗ của Chúa. (Mat Mt 6:24, LuLc 16:9-11,13).
Về ví dụ Chúa phán dạy rất có ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên điểm chính của
Chúa muốn dạy tôi con Ngài phải thận trọng trong vấn đề sử dụng tiền bạc
bất nghĩa đời nầy. Nếu tôi con Chúa lợi dụng của cải tiền bạc (tham nhũng)
của Chúa ở đời nầy thì chắc chắn Chúa không muốn giao cho chúng ta
những tiền bạc, của cải thật và đời đời. Chúa cũng dạy không ai vừa phụng
vụ của cải tiền bạc bất nghĩa mà còn có thể phụng vụ Chúa được nữa.
MANDAIEN (NHÓM)
Nhóm Mandaien cũng gọi là nhóm nazoraien và là nhóm Cơ-đốc nhân của
thánh Giăng.
Nhóm Madaien là một nhóm tín đồ theo giáo thuyết Mandaien (Mandaism).
Giáo thuyết và nhóm nầy hiện chỉ tồn tại trong một số ít cộng đồng ở tại
miền Nam Bagdag (I-rắc).
Thánh thư của họ gồm có bộ Ginza (kho báu) và sách của thánh Giăng. Có
một sự pha trộn kỳ lạ trong các Thánh thư của họ. Cả thần thoại, lịch sử, các
nghi thức của các sự dạy dỗ từ các Ra-bi Do-thái hoà trộn Trí huệ phái
Manichê. Trong đó cũng có dấu vết Cơ-đốc giáo nữa. Ví dụ: linh hồn con
người bị ma quỉ hành hại, bị tống giam trong thân thể. Và chỉ có Đấng
Manda Hayye (tức Đấng tri thức sự sống) có thể giải thoát được mà thôi.
Thường thường tín đồ xin chịu lễ Báp-têm chỉ để chuẩn bị cho linh hồn
thăng thiên. Trong các trung điểm của giáo thuyết Mandaien nầy thường
nhấn mạnh đến Giăng Báp-tít trong các văn phẩm của họ.
Hiện một số học giả, các nhà giải kinh chủ trương Giăng là người sáng lập
nên nhóm (hệ phái) nầy. Nhưng lần về sau họ các thần thoại tự do du nhập
vào. Rất đáng tiếc là thần thoại đã len lõi vào Cơ-đốc giáo chân chánh như
thế, cả vào trong sách Tin Lành thứ tư do Giăng ghi chép, vì đã làm cho Cơ-
đốc giáo bị gỉảm giá trị.
MA-GÓT
Ma-gót là người con trai thứ của Gia-phết (SaSt 10:2, ISu1Sb 1:5), và cũng
là tên các hậu tự của ông, như có chép Ê-xê 39. Gia-phết cũng là tên của đất
(xứ, miền) của họ cư trú nữa (Exe Ed 38:2). Họ có sự cộng tác, liên hiệp với
Mê-si-ếc và Tu-banh, và dưới quyền lãnh đạo của một chúa tể là Rô-sơ (Exe
Ed 38:2). Điều nầy minh chứng Ma-gót là một sắc tộc dã man ở miền bắc
(Exe Ed 38:15), cũng như sắc tộc Si-the, Ga-ga-ia vậy.
Sách Ê-xê-chi-ên đoạn 38 và 39 nói tiên tri rằng trong những ngày sau (Exe
Ed 38:8) nhà lãnh đạo Ma-gót hiệp với Gót để tấn Công Vương quốc của
Mê-xi-a. Gót là một đoàn quân đông, một dân tộc đông đúc của Á châu và
Phi châu (Exe Ed 38:5-6, KhKh 20:8).
Đây là một cuộc chiến to lớn, tàn sát nhiều nhân mạng và hậu quả kinh
khiếp.
Mục đích, duyên cớ của cuộc chiến do Satan xui giục và vì kiêu ngạo, tham
lam, độc ác (KhKh 20:7, Exe Ed 38:12).
Tuy nhiên, kết quả làm vinh quang Gia-vê Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời
dùng tay quyền năng Ngài can thiệp. Ma-gót gặp sự chia rẽ nội bộ (Exe Ed
38:21). Chính Chúa hiện ra dùng hơi thiêu huỷ họ (câu 23).
Thế gian sẽ tiêu tan và loài người sẽ đầu phục Đức Chúa Trời Gia-vê (câu
20, KhKh 20:9-11).
MA-RA-NA-THA
Ở ICo1Cr 16:22 thánh Phao-lô đã dùng từ A-ram nầy để chào chúc và kết
thúc thư tín mình.
Ma-ra-na-tha có nghĩa: “Chúa chúng ta hãy đến!” theo thể mệnh lệnh.
Nhưng theo cách biểu thị thì “Chúa chúng ta đến!”.
Theo sự giải nghĩa chung thì từ nầy có ba ý nghĩa như:
a. Đây là lời cầu nguyện Chúa sẽ trở lại
b. Đây là một lời xưng nhận rằng Chúa đã đến rồi.
c. Đây là lời khẳng định sự hiện diện của Chúa được nói lên trong lễ tiệc
thánh. Phần đông các học giả giải kinh tin rằng đây là ý nghĩa thánh Phao-lô
dùng.
Chắc mỗi chúng ta đọc đến câu Thánh Kinh nầy và khi chưa hiểu ý nghĩa nó
thì thắc mắc hỏi tại sao thánh Phao-lô lại dùng một từ A-ram cuối thư tín
mình mà không giải thích?
Lời giải đáp chung có thể câu ICo1Cr 16:22a đó là tâm trí ông đang nghĩ
đến những kẻ chống đối ông và lẽ thật, và ông cầu xin Chúa hãy đến, hoặc
Đức Chúa Trời đã đến rồi. Như vậy hãy sinh hoạt trong sự hiện diện Chúa,
không nên cong quẹo giả dối v.v…Và từ nầy lúc bấy giờ cũng phổ thông
thôi. Người Do-thái và phần đông dân chúng đều hiểu được như từ A-men,
Hô-sa-na v.v…
Vả lại trong Giáo hội xa xưa ở Palestine thì từ nầy dùng trong lễ tiệc thánh
nên tín hữu quen biết và hiểu được ý nghĩa rồi.
MÁC-XI-Ô-NÍT
Mác-xi-ô-nít là một cộng đồng do ông Marcion sáng lập vào năm 144 SC.
Ông đã bị Giáo hội ở Rô-ma dứt phép thông công. Hệ phái nầy có đặc điểm
tu khổ hạnh, có các bí tích đặc biệt và thường đoạn chương thủ nghĩa Thánh
Kinh hay cắt nghĩa Thánh Kinh theo ý mình muốn . Dầu bị bách hại khá
hung tợn, cộng đồng nầy vẫn được phát triển. Thánh Justin và Tertullian có
ghi lại như vậy.
Ông Apelles là kẻ kế vị Marcion. Ông kềm giảm tánh bi quan và chối bỏ
nguồn gốc thế gian không phải từ ma quỷ sáng tạo. Vào thế kỷ thứ ba chủ
thuyết Ma-xi-ô-nít thoái hoá theo thuyết Ma-ni-chê, tiếp theo ba vị hoàng đế
Constantine I ngăn cấm. Hệ phái nầy vẫn dây dưa tồn tại và truyền bá ở
Đông phương cho đến thế kỷ thứ bảy thì biến dạng.
MẮT, CON MẮT
Chúa trời Gia-vê đã dựng nên con người có hai con mắt. Hai con mắt là hai
viên ngọc trời cho, dân gian thường nói vậy. Mỗi người cần săn sóc và bảo
quản hai hạt ngọc ấy. Các bác sĩ nhãn khoa tận tụy giúp đỡ cứu chữa nhiều
người khỏi cái bệnh đau mắt.
Thánh Kinh có đề cập đến con mắt loài người, loài vật; và khi nói đến từ con
mắt thì có nhiều ý nghĩa khác nhau, như nghĩa đen, nghĩa bóng, thần học
v.v…
Các dân tộc xưa đã áp dụng sự hình phạt ác ôn là móc mắt kẻ thù nghịch
mình khi bắt được (Cac Tl 16:21, ISa1Sm 11:2). Tuy nhiên qua thời đại Tân
ước thì có người muốn móc mắt mình để cho Phao-lô vì ông đau mắt (GaGl
4:15). Con mắt cũng được kể là đường dây của sự cám dỗ đưa đến sự sa ngã
(SaSt 3:6, IGi1Ga 2:16, Mat Mt 5:29).
Về phương diện thiêng liêng thì con mắt được kể như sự hiểu biết thuộc linh
và tinh thần. Muốn biết Đấng Krit, hiểu biết Đấng Krit thì phải có con mắt
sáng láng, được soi sáng bởi Thánh Linh và Lời Chúa Eph Ep 1:18). Các
thánh đồ xưa đều khuyên dạy con dân Chúa hằng chăm chỉ giữ điều răn luật
lệ Chúa thì con mắt được soi sáng (Thi Tv 19:8).
Vềø ý nghĩa hình bóng thì Thánh Kinh cũng đã dùng từ mắt để diễn tả như:
con mắt độc ác, hung dữ, con mắt ganh tị, (PhuDnl 28:54). Con mắt cao
ngạo kiêu căng bị hạ xuống (Thi Tv 18:27, EsIs 5:15, 10:12), con mắt
thương xót (PhuDnl 7:16), con mắt thoả mãn, thoải mái (Exe Ed 24:16), con
mắt ngủ không an giấc (SaSt 31:40) và con mắt nhân từ, từ thiện (ChCn
22:9).
Về ý nghĩa hay phương diện thần học, Thánh Kinh có đề cập đến con mắt
của Đức Chúa Trời Gia-vê ở trên kẻ kính sợ Chúa (Thi Tv 33:18). Mắt Gia-
vê ở khắp mọi nơi - nói lên sự hiện diện của Ngài ở mọi nơi. Đức Chúa Trời
toàn tại, toàn tri. Và đây cũng đưa ra thần nhân đồng hình thuyết. Đức Chúa
Trời dựng nên loài người giống như hình ảnh Ngài.
Thánh Kinh cũng ghi nhấn mạnh đến từ con mắt trong luật pháp Mô-se như:
Mắt đền mắt (LeLv 24:20, Dan Ds 14:14).
MẶT
Khi đề cập đến từ “Mặt” chúng ta cần hiểu theo cả hai nghĩa đen và bóng.
Nghĩa đen: Khi nói đến từ Mặt chúng ta hiểu nghĩa đen là mặt mũi con
người. Exe Ed 10:14 nói thiên sứ Chê-ru - bin có 4 mặt. SaSt 30:40 nói:
“trước mặt” các con súc vật ... SaSt 1:29 thì nói mặt đất. LuLc 12:56 nói khí
sắc bầu trời. SaSt 7:18 chép nước phủ mặt đất 40 ngày.
Trong các bản dịch có khác Nê-hê-mi về từ nầy, có bản dịch là sự hiện diện,
hoặc trước Mắt thay vì trước Mặt, hoặc Sắc mặt, hoặc chính người hay
Chúa.
Nhưng về nghĩa bóng hay thần học thì khá nhiều.Ví dụ:
(1) Giấu mặt (PhuDnl 31:17) có nghĩa không chấp thuận, không quan tâm
(Thi Tv 10:11) xấu hổ (EsIs 53:3), sợ hãi (KhKh 6:16).
(2) Sấp mặt trên đất: có nghĩa là quỳ lạy người ta (SaSt 50:18)
(3) Xây mặt khỏi, hoặc quay mặt khỏi ai tức là nhứt định chống đối, bày tỏ
thái độ ghét bỏ (IIVua 2V 17:17, Gie Gr 12:15, LuLc 9:51).
(4) Che mặt nói lên sự than khóc
buồn thảm (IISa 2Sm 19:4).
(5) Đối mặt nhau, tranh biện nhau, thách thức nhau (IIVua 2V 14:8).
(6) Nhổ vào mặt tức tranh đấu, chống đối, thách thức, tỏ tường (Mat Mt
26:27).
(7) Xin mặt ai đó (Chúa) v.v... chiếu sáng trên chúng ta tức xin ban phước
hạnh trên chúng ta (Dan Ds 6:25, Thi Tv 31:16, 119:35).
(8) Khi nói đến mặt, nét mặt của Mô-se, tức sự hiện diện của Đấng Krit, của
Đức Chúa Trời, của Ê-tiên, của thiên sứ, của đầy tớ thánh Ngài thì có ý
nghĩa đặc biệt khác.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu rằng: Mặt là một phần trong thân thể con
người, mà thái độ, tư cách, lòng dạ, ý nghĩ được biểu lộ ra; và khi mặt hay
nét mặt phát lộ con người, bản tánh con người nên có nhiều lần người ta đã
dùng từ “mặt” để chỉ về con người vậy.
Về phương diện thần học, các nhà thần học thường dùng cụm từ “Sự hiện
diện của Đức Chúa Trời” để nói lên mặt của Đức Chúa Trời”. Mặt: Panin,
Hê-bơ-rơ; Prosopon: Hy văn, thường được các bản dịch là: Sự hiện diện
(SaSt 4:16, ITe1Tx 1:9). Dầu vậy cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng là Thần
thể yếu của Ngài, hoặc thiên sứ Chúa, Danh của Chúa, sự vinh quang của
Ngài.
MÃO MIỆN, VƯƠNG MIỆN
Thánh Kinh có đề cập đến Mão miện hay vương miện nhiều lần:dấu hiệu sự
biệt riêng ra thánh (XuXh 29:6, 39:30).
Sau cuộc phu tù 520 TC, Chúa truyền cho Xa-cha-ri làm mão miện bằng
vàng và bạc đội cho Giê-hô-sua là thầy thượng tế. Hai mão miện ghép đối
với nhau. Vương miện của Đa-vít biểu hiệu về vương quyền của Đức Chúa
Trời ban cho (Thi Tv 89:39). Vua Am-môn có vương miện nặng một ta-lâng
(IISa 2Sm 12:30) vì có chạm nhiều ngọc quý. Hoàng hậu Vả-thi đội một
mão miện rất đắt giá, và sau đó bà Ê-xơ-tê được hưởng (Exo Er 1:11, 2:17).
Các nhà khảo cổ đã phát giác nhiều mão miện khác nhau của các vua chúa
và hoàng hậu ở Ba-bi-lôn, Ai-cập v.v…
2. Tân ước:
Trong Tân ước có dùng hai từ là Diadêma và Stephanos được dịch là mão
miện hay vương miện (bản cũ dịch mão triều thiên).
Chúng ta tìm thấy từ Diadêma ở sách KhKh 12:3, 13:1, 19:12. theo từ điển
Hy- Anh của Arndt trang 181 giải nghĩa từ nầy nguyên gốc: là dấu hiệu
vương quyền của người Ba-tư, là một giải băng màu xanh viền trắng đeo ở
mũ. Đây là biểu hiệu vương quyền xưa, ở ICo1Cr 9:25 có nói đến “mão hay
tàn héo” tức là những vòng hoa tặng cho những lực sĩ, những tay đua thắng
giải. Có thể gọi đây là phần thưởng. Cũng từ nầy nhưng có khác là người
độc ác đội mão bằng gai trên đầu Chúa (Mat Mt 27:29, Mac Mc 15:17, GiGa
19:2,5). Sau những năm lao nhọc truyền giảng ơn cứu rỗi, làm phép lạ, dấu
kỳ cứu giúp nhiều người, chữa bệnh, đuổi quỷ, kêâu kẻ chết sống lại v.v…
thì đây là phần thưởng, công giá loài người trả cho Ngài: Mão bằng gai
nhọn.
Mão sự sống Tân ước có đề cập đến hai lần (Gia Gc 1:12, KhKh 2:10). Cả
hai câu Thánh Kinh nầy đều có ý nghĩa là phần thưởng cho kẻ trung tín theo
Ngài. Mão của sự sống tức mão gồm có sự sống đời đời hoặc mão cốt ở sự
sống đời đời.
Diadêma có nghĩa là mão miện của vương quyền, còn Stephanos thì luôn
luôn có nghĩa mão miện đắc thắng, còn mão miện bằng gai nhọn có ý nghĩa
nhạo báng, chê cười vương quyền. Những kẻ độc ác, gian tà đội vào đầu
mão bằng gai có ý nghĩa xấu xa ấy.
Tôi con Chúa sẽ nhận được những mão miện của sự sống (Gia Gc 1:12) mão
miện vinh hiển (ITe1Tx 2:19), mão miện đắc thắng (KhKh 6:2), mão miện
của sự vui mừng (Phi Pl 4:1), mão miện vàng (KhKh 4:4), mão miện đắc
thắng (KhKh 6:2), mão miện của sự công bình (IITi 2Tm 4:8).
MEN
Hy-bá-lai ngữ: Hàmès hoặc Seôr, và Hy văn Zumê Việt ngữ dịch: Men. men
được trộn trong bột để nhồi làm bánh.
Có lễ không men trong kỳ lễ Vượt qua để nhớ lại dân I-xơ-ra-ên khi ra khỏi
Ai Cập ăn bánh không men vì vội vã không thể trộn men vào bột chờ bột
dậy lên để làm bánh được (ISa1Sm 28:24). Người I-xơ-ra-ên dùng bánh có
men dâng lên làm của lễ bình an, rồi cả thầy tư tế, cùng người dân vui mừng
ăn chung (LeLv 7:13). Trong kỳ dâng bánh đưa qua đưa lại và lễ các tuần
(LeLv 23:12) cũng thế. Họ không phép dâng bánh có men thiêu trên bàn thờ,
hoặc dâng với huyết sinh tế (XuXh 23:18, LeLv 2:11).
Chúa Giê-xu đã giảng ẩn dụ về Men (Mat Mt 13:33). Chúa cũng cảnh cáo họ
về giáo lý sai lầm, xấu và sự giả hình của người Pha-ri-xi và Xa-đu-xê (Mat
Mt 16:6). Thánh Phao-lô cảnh cáo các tôi con Chúa về men độc ác ICo1Cr
5:6, GaGl 5:9). Đối với ví dụ Chúa để dùng để dạy về men trộn trong đống
bột, những nhà giải kinh có ý kiến khác nhau: Có người chủ trương men là
hình bóng về sự hung dữ, độc ác, xấu xa len lỏi thâm nhập trong Hội Thánh,
làm cho Hội Thánh thành một khối xấu. Nhưng một số nhà giải kinh khác lại
chủ trương Chúa muốn nói về quyền năng thâm nhập, len lỏi vào Hội Thánh
khiến Hội Thánh thành một khối mạnh mẽ, có quyền năng Chúa để phát
triển.
MẸ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Giáo hội nghị ở thành ÊÂphê-sô năm 431 SC đã phong tặng tước hiệu nầy
cho bà Ma-ri, mẹ phần xác của Chúa Giê-xu.
Giám mục Nestorius, trước giữ chức Linh mục ở An-ti-ốt và sau được tấn
phong giáo trưởng ở Constantinople, nhưng lại bị hội nghị cất chức vì ông
nhận thấy rất khó mà tin nhận Hài nhi do Ma-ri sanh ra là Đức Chúa Trời, và
lý luận nầy đưa đến vấn đề từ chối bà Ma-ri là “mẹ của Đức Chúa Trời”
Giáo nghị đã quyết nghị rằng phong tặng tước hiệu nầy cho bà Ma-ri rất
chánh đáng, rất đúng đắn vì bà thọ thai Giê-xu bởi quyền năng Thánh Linh
và Ngài là Con Đức Chúa Trời; như vậy Đức Chúa Trời đầu thai vào thì giờ
ấy. Lúc bấy giờ tước hiệu nầy để chỉ tôn tặng bà Ma-ri thôi, nhưng qua thế
kỷ thứ sáu có những quan niệm sai lầm về bà Ma-ri do nhóm trí huệ phái,
nhóm Collyri đề xướng được Giáo hội tiếp thu và đề cao. Do đó dẫn đến sự
thờ phượng bà Ma-ri và đặc biệt rất được phát triển rộng rãi trong La-mã
Giáo hội.
Trong Tân ước các trước giả như Giăng và Lu đã dùng đến từ “Mẹ của Chúa
Giê-xu” (GiGa 2:1, Cong Cv 2:14).
Đức Chúa Trời đã ban cho bà một ân huệ đặc biệt để hầu việc Chúa vào một
côngï tác duy nhứt tức thọ thai bởi quyền năng Thánh Linh và sanh Hài nhi
Giê-xu.
Qua điều nầy bà Ma-ri giữ một cương vị cao trọng, quan hệ giữa nhân loại,
vì bà được “phước” qua các đời, các thế hệ. Nhưng Thánh Kinh không xưng
bà là “mẹ của Đức Chúa Trời” (Theotokos). Giáo hội nghị Ê-phê-sô tôn tặng
và xưng Ma-ri là “mẹ Đức Chúa Trời” dụng ý về thần tánh của Chúa Giê-xu
Krit mà thôi.
MÊN-CHI-XÊ-ĐÉC
Đây là con người lịch sử chớ không phải thần thoại. Mên-chi-xê-đéc là vị
vua của Giê-ru-sa-lem (SaSt 14:118 - 20). Mên-chi-xê-đéc cũng là thầy tư tế
của Đức Chúa Trời Chí Cao. Mên-chi-xê-đéc đã chúc phước cho Áp-ra-ham.
Tuy nhiên lý lịch của ông không có nhiều chi tiết. Mên-chi-xê-đéc cũng như
Áp-ra-ham thờ độc tôn thần (SaSt 14:18-22). Theo Thi thiên thứ 110, về
phương diện tiên tri thì Mên-chi-xê-đéc là kiểu mẫu chức tư tế của Mê-xi-a.
Trước hết Đa-vít nhấn mạnh đến:
(1) Thần táùnh của Mê-xi-a (câu 1; Mat Mt 22:41-46).
(2) Vương vị của Ngài (câu 1; Cong Cv 2:34-36).
(3) Về chức tư tế của Ngài (câu 4) tức chức tư tế của Mê-xi-a.
Lời tiên tri nầy rất quan hệ, chứng minh sự liên hệ giữa Sáng thế ký và Tân
ước.
Về hình bóng thì Mên-chi-xê-đéc nói lên sự cao trọng của chức tư tế của
Đấng Krit hơn chức tư tế của A-rôn (HeDt 5:6,10, 6:20. đặc biệt đoạn 7).
Về lịch sử như Sáng thế ký đã ký thuật; về tiên tri thì Thánh thi (Thi) đã nói
rõ ràng Mên-chi-xa-đéc là vua công bình, ngự tại Giê-ru-sa-lem, không ngày
sinh ngày qua đời được tấn phong làm thầy tư tế và làm vua, nhận một phần
mười dâng và và ban phước cho Áp-ra-ham. Mên-chi-xê-đéc giữ chức tư tế
với một lời thề nguyện. Ông vừa giữ chức tư tế và vua nữa. Đấng Krit cũng
như Mên-chi-xê-đéc cao trọng hơn A-rôn nhiều lắm (HeDt 7:4,6) và cũng
cao trọng hơn Lê-vi nữa. (HeDt 7:5,8).
Về phương diện diễn giải ý nghĩa thì Mên-chi-xê-đéc làm ví dụ để giải nghĩa
các tên, các danh xưng, về sự sâu sắc của lịch sử của xa xưa; về sự liên quan
giữa lịch sử với lời tiên tri và hình bóng về sự hiệp một của Thánh Kinh Cựu
ước và Tân ước, về tiềm tàng chức vụ của Mê-xi-a đối với cả thế gian nầy và
về sự huỷ bỏ các nghi thức lễ lược xưa, cũng như về sự lành mạnh và mầu
nhiệm của sự hà hơi hay cảm thức của Đức Chúa Trời.
MÊÂ-NÊ, MÊ-NÊ, TÊ-KEN, U-PHÁC-SIN
DaDn 5:25 có chép: “Mê-nê, Mê-nê, Tê-ken và Parsin” U của Upharsin là
liên từ “và”, tiếp theo sau thì biến thành Ph. Đa-ni-ên đã giải nghĩa ở câu 20-
28; rằng: “Mê-nê do từ A-ram Mena có nghĩa Đếm tỏ ra các ngày của đế
quốc Canh-đê đã được đếm đi đến ngày tận mạt. Teqòl do từ A-ram Teal
(Hy-bá-lai SÊàqual) là câu bày tỏ Bên-xát-xa đã bị cân trên cái cân của
Chúa, và thấy thiếu.
Ở đây tiên tri đã dùng thiểu số Peres (Việt ngữ dịch Phê-rết) thế cho đa số là
Parsin (Việt ngữ dịch là Phác-sin) (U là đã nói lên rồi…) Perès do từ Aram
ngữ là Peras có nghĩa chia, chỉ tỏ đế quốc Canh-đê bị chia đôi cho người
Mê-đi và Ba-tư (Pàrâs).Lời Chúa phán truyền:
Ở DaDn 5:25 và được tiên tri giải nghĩa được ứng nghiệm liền vì thành bị
chiếm nội đêm ấy, và vua Mê-đi Ba Tư lên ngôi cai trị nước, còn Bên-xát-xa
thì bị giết.
MI-ĐƠ-RÁT
Tập giải kinh (Midrash): Từ ngữ Midrash phát xuất từ gốc Hy-bá-lai ngữ:
Dàrăs có nghĩa “dò xét, xem xét, điều tra, nghiên cứu” tức tìm hiểu một ý
tưởng chúng ta chưa thấy được trên bề nổi. Nó có liên hệ đến một bài trình
luận mang màu sắc mô phạm và thuyết giảng nữa. Trong Cựu ước có đề cập
đến hai lần như IISu 2Sb 13:22. Đây là tập truyện hay giải nghĩa của tiên tri
I-đô. Còn ở IISu 2Sb 24:27 là tập truyện hay tập chú giải về các vua. Có thể
là những tập truyện hay những tập giải thích có màu sắc mô pham và lịch sử
nữa.
Người ta có thể nói Mi-đơ-rát (Midrash) là tập giải nghĩa của các thầy Rabi
Do-thái và đồng thời là một phương pháp giải kinh ngay vào ý nghĩa của
khúc, đoạn kinh ấy. Những tập giải nghĩa Hidrashim (đa số) được phân chia
làm hai hạng. Midrash Halacha và Midrash Haggadah. Midrash Halacha là
khẩu luật, Midrash Haggadah là sự giải thuật các phần không chính thức của
Kinh văn để gây dựng. Gốc tích của công tác nầy phát xuất từ thời của
Soferim (thời các thầy thông giáo, văn sĩ) và theo truyền thống của người
Do-thái thì côngï nhận Ê-xơ-ra là nhà văn sĩ, thông giáo (Seforim) đầu tiên.
Tuy nhiên các tập Midrashsim (đa số) chỉ được thu nhập thành bộ vào thế kỷ
thứ hai thôi. Khi chúng ta nghiên cứu các sách Midrash thì nhận được nhiều
sự soi sáng, giúp đỡ chúng ta hiểu được sách Tin Lành đã ghi chép một số
điều có liên hệ đến sự tin kính của người Do-thái. các thầy Ra-bi Do-thái
Công nhận sách Midrash Halacha rất quan trọng. Midrash Halacha nghiêm
chỉnh dạy về luân lý, đạo đức và có chủ đích giải bày ý nghĩa sâu sắc của
luật pháp (Mô - se). Họ tin rằng thời hậu phu tù khi từ Ba-by-lôn trở về Ê-
xơ-ra có huấn luyện những học giả để giải kinh thích hợp cho thời thế và bối
cảnh mới của họ.
Những tập Midrash Halacha cũ hoặc xưa người ta tìm được trong thời
Tannanitic (100-200 TC)là những tập nầy.
(1) Mechilta (luật lệ) về phần Xuất Ai cập.
(2) Sách Siphrah về Lê-vi ký.
(3) Siphre về Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký.
Về Midrash Haggada thì có bản chất thuyết giảng hoặc giải kinh theo
phương pháp bồi linh, mục đích xây dựng đời thuộc linh. Các tập sách thuộc
loại Midrash Haggdah như:
(1) Tanchuma thuộc thế kỷ thứ 4
(2) Midrash Raba thuộc thể kỷ thứ 6 đến 12
MISHNAH (Bộ sách)
Hy-bá-lai ngữ gọi là Misênâ từ chữ SÊànâ có nghĩa “lặp lại”. Là một từ ngữ
nhấn mạnh đến bộ sách do truyền khẩu được phát xuất từ luật pháp (Mô-se)
mà thành. Bộ sách Misnâ chứa đựng những lời giải thích các câu hỏi về luật
pháp Mô-se chỉ đề cập đến nguyên tắc thôi, khó hiểu cần được giải thích.
Đặc biệt là những truyền khẩu. Thu thập bởi Ra-bi Giu-đa Hanasi (ước độ
135-220 SC).
Dầu tập sách như được thu thập cuối thế kỷ thứ II SC, nhưng tài liệu của nội
dung chứa đựng từ vài thế kỷ trước. Sách có giá trị giúp chúng ta hiểu được
ý nghĩa các lời dạy dỗ, các quan niệm, các từ ngữ, thành ngữ và cách diễn
đạt trong Kinh Tân ước. Tập sách nầy được viết bằng Hy-bá-lai ngữ với một
thể văn Hàn lâm như các nhà bác học sau khi nghiên cứu các Cuộn sách phát
hiện ở Biển Chết tuyên bố vậy.
Bộ sách Mishnah được phân chia ra làm 6 phần hay loại, rồi mỗi phần (loại)
được chia từng đoạn và từng đoạn được chia ra từng khúc, từng câu hay từng
vế.
Bản Mishnah được bảo quản cách cẩn mật sau khi đã duyệt xét ba, bốn lần
rồi.
MUỐN, ƯỚC MUỐN, MONG MUỐN
“Muốn” epithumia, epithumèo, một từ rất quan hệ trong khoa Nhân loại học.
Thánh Kinh Cựu và Tân ước đề cập nhấn mạnh đến từ nầy.
Theo Cựu ước: Muốn tức “mong ước” “xin điều ấy” hoặc tìm, hỏi cho được
điều ấy. “Muốn”, “ước muốn”, nhiều khi biến thành tham lam hay ham hố,
ham muốn quá mức dẫn đến sự ganh tị, tranh giành nhau. Đó là sự ước
muốn, mong muốn xấu. Nhiều người chỉ vì lòng tham muốn xấu ấy thành
tham nhũng. Điều răn thứ 10 cấm con người đừng tham lam bất cứ điều gì,
vật gì. Hãy thoả lòng trong sự tin kính Chúa.
Sự ước muốn, mong muốn cũng liên hệ đến linh hồn (nèphes) (IISa 2Sm
3:21) tức khi tâm linh xu hướng hay nghiêng về một điều gì, vật gì đó là uớc
muốn, mong muốn được hay có vật ấy, điều ấy. Và khi sự mong muốn, ước
muốn ấy là xấu xa, ô uế thì khiến toàn thể tâm linh người ấy trở nên xấu xa.
tội lỗi.
Tân ước bày tỏ rằng sự mong muốn tội lỗi xúi giục người ta muốn trở nên
giàu có, được nhiều tiền bạc. Muốn trở nên giàu có, được nhiều tiền bạc
nhưng thiếu khả năng v.v… thì dùng nhiều mánh khóe, gian dối, lừa gạt
v.v… ITi1Tm 6:9,10). Chúa Giê-xu Krit còn ngăm đe trước rằng sự mong
muốn, ham muốn xác thịt đưa con người đến phạm tội tình dục. (Mat Mt
5:28).
Thánh Phao-lô đã miêu tả sự ưa muốn, ước muốn, mong muốn của xác thịt
và nói lên hiệu quả của chúng nó. Cơ - đốc nhân hãy giết chết (đóng đinh)
trên cây thập tự các ước muốn, mong muốn, (ham muốn) ấy Eph Ep 2:3 và
CoCl 3:5). Chúng ta hãy đặt ước muốn, mong muốn chúng ta vào Đức Chúa
Trời và sự tái lâm của Chúa Cứu thế. Đức Chúa Trời là đối tượng của sự ước
muốn hay mong muốn của chúng ta.
Trong bài cầu nguyện chung, chúng ta thấy thường cầu xin “Nước Cha được
đến “hay” mau đến …” Đó là sự mong muốn hay ước muốn của Cơ-đốc
nhân.
MUỐI
Thánh Kinh và Chúa Giê-xu dùng muối để giảng dạy có nhiều ý nghĩa như
sau:
1. Muối với muối (CoCl 4:6, Giop G 6:6) có ý nghĩa lời nói khôn ngoan,
mặn mà có ân sủng chớ không phải nhạt nhẽo vô vị.
2. Bình mới có đựng muối (IIVua 2V 2:20-22, Exe Ed 43:24) nói lên sự
trong sạch của Của lễ thiêu giống như nước Giê-ri-cô có muối tẩy thanh.
3. Hầm muối của Xô-đôm, Biển Muối (Biển Chết) (Exe Ed 47:11, IIVua 2V
14:7) nói lên ý nghĩa bóng về cảnh hiu quạnh, tàn phá. tan hoang (SoXp
2:9). Vợ của Lót trở nên một trụ muối (SaSt 19:26). Các thành phố xưa bị
thiêu hủy đều bị rắc muối lên (Cac Tl 9:45). Lời nói độc ác như nước mẳn
mặn, khó ăn, khó nuốt, muốn nôn oẹ (Gia Gc 3:12).
4. Ăn muối của một người (Exo Er 4:14), tức bảo tồn tình hữu nghị, tình
bằng hữu lâu dài với người ấy.
Vậy nên người ta nêm muối trong của lễ chay nói lên giao ước sự cứu rỗi (sự
chuộc tội) của Đức Chúa Trời là sự giao ước muối tồn tại mãi mãi (LeLv
2:13 và Dan Ds 18:19).
Mac Mc 4:49 nói đến sự hình phạt đời đời có lửa và muối.
Người Cơ-đốc thì thế nào? Họ là muối cho thế gian. Phận sự họ giữ cho thế
gian khỏi mục nát, thối tha, làm nền hoà bình cho Hội Thánh, gia đình, xã
hội chớ không phải gây sự, quậy phá, làm hư hoại kẻ lân cận. Họ phải giữ
mình khỏi sa vào địa ngục (EsIs 33:14,15). Họ là “Muối của đất” đem sự
cứu rỗi cho kẻ khác (Mat Mt 5:13).

NA-XI-RÊ
Na-xi-rê người biệt riêng ra. Hy-bá-lai; Nazin từ Nazan có nghĩa đã dâng
mình biệt riêng ra thánh. Giữa vòng dân chúng I-xơ-ra-ên thì người Na-xi-rê
là một người được phân rẽ vì đã dâng hiến cho Gia-vê Đức Chúa Trời qua
một lời thề nguyện. Tục lệ nầy xuất xứ từ dân chúng Sê-mi-tít, trước thời đại
Mô-se, nhưng người ta không tìm ra được manh mối và nguồn gốc nó.
Nhưng trong Ngũ Kinh của Mô-se có ghi chép về vấn đề của người Na-xi-rê.
Dân số ký 6: có chép và nói đến điều kiện, lời hứa nguyện, sự cấm kỵ không
phép hớt tóc vì tóc là sự sống của con người.
2. Người nào đã hứa nguyệän làm người Na-xi-rê và đã được dâng của lễ
cho Gia-vê v.v... rồi thì không được uống rượu mạnh, giấm và các trái nho.
Sự cấm kỵ nầy có mục đích giữ cho người Na-xi-rê tránh khỏi sự hoà lẫn với
tinh thần thế gian, các quỷ; hoặc sa vào sự cám dỗ. Các thầy tư tế cũng
không được uống rượu. Vì họ có phận sự đến gần Đức Chúa Trời dâng các
của tế lễ. Người Na-xi-rê biệt riêng cho Chúa thì giữ mình khỏi sự hoà lẫn
với các sự dơ bẩn của thế gian. Người Na-xi-rê không được uống ruợu và
cũng không được cắt tóc, hoặc đến gần xác chết.
3. Người Na-xi-rê vẫn có phận sự làm tròn trách vụ mình trong gia đình và
xã hội không miễn trừ gì. Nếu lầm lỡ thì tổn hại đến vấn đề Na-xi-rê mình
thì phải dâng tế lễ, làm lễ tẩy thanh.
Đến ngày hoàn tất lời thề nguyện Na-xi-rê rồi thì đương sự dâng hiến các
của tế lễ khác nhau theo luật lệ đã chỉ định, kế đương sự được phép cắt tóc
mình và đốt trên bàn thờ. Sau khi đã tuân hành những thể thức, nghi lễ rồi
thì người ấy được giải tỏa khỏi lời thề nguyện làm người Na-xi-rê mấy năm
trước
4. Thánh Kinh Cựu ước nêu lại một gương người Na-xi-rê:
(1) Trước hết có Sa-mu-ên là người Na-xi-rê trọn đời theo như lời cầu
nguyện của bà An-ne (ISa1Sm 1:11-22). Nhưng khi đứa trẻ thôi bú thì An-
ne đem lên và làm lễ dâng Sa-mu-ên trọn đời phục vụ Chúa (24-28;).
(2) Sam-sôn cũng là người Na-xi-rê từ trong lòng mẹ là bà Ma-nô-a (Cac Tl
13:1-25). Nhưng Sam-sôn không kiêng cử, cấm uống rượu và sa vào sự cám
dỗ của phụ nữ. Ông không cắt tóc nhưng bị cám dỗ và bị cắt tóc thì cuộc đời
ông chấm dứt. Qua Sam-sôn chúng ta hiểu về Na-xi-rê trong thế kỷ 10 TC là
thế nào. Khi một người Na-xi-rê lao mình vào sự cám dỗ thì Đức Chúa Trời
cũng chấm dứt chức vị và mạng sống người.
(3) Trong đời A-mốt chắc có nhiều người Na-xi-rê như lời tiên tri có ghi
chép (AmAm 2:11,12).
(4) Áp-sa-lôm tóc dài cũng là người Na-xi-rê trọn đời.
(5) Trong thời kỳ 400 năm giữa Cựu ước và Tân ước sách Mắc-ca-bê có
chép giữa dân I-xơ-ra-ên vẫn có người Na - xi-rê (IMcb 3:49) (xin tìm đọc
sách Thứ Kinh).
(6) Trong thời kỳ giao thời giữa Cựu ước và Tân ước có Giăng Báp-tít là
một Na-xi-rê làm vị tiên tri tiền hô của Chúa Giê-xu (LuLc 1:15).
(7) Thánh Phao-lô cũng có lời hứa nguyện làm người Na-xi-rê và đã trả tiền
dâng của lễ cho một số người Na-xi-rê khác (Cong Cv 18:18, 21:24). Nhưng
không thấy Thánh Kinh Tân ước ghi chép Chúa Giê-xu Krit thề nguyện làm
người Na-xi-rê.
NỀN TẢNG
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước có đề cập đến từ nầy. Thần học coi từ nầy
là một từ trọng yếu.
1. Cựu ước:
Hy-bá-lai Yàsad có ý nghĩa kết cứng vững, làm nền tảng. Chúng ta có thể
hiểu theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng về tất cả các thứ nền móng, nền tảng
hay cơ sở của cái nhà, binh-đinh v.v...(Giop G 4:19), hoặc các thứ vật khác,
bàn thờ (XuXh 29:1), cả quả đất nữa (Thi Tv 24:2, EsIs 24:18).
Nền tảng, nền móng cho bất cứ nhà to lớn hay nhỏ bé đều phải vững chắc.
Khi người ta đặt nền móng cho Đền Thờ Chúa ở Giê-ru-sa-lem thì thợ thầy
đều cần mẫn thi công thế nào cho được vững chắc. Nếu đặt nền móng mà
không đẹp lòng Chúa cũng gặït lấy hình phạt. Ông Hiel đã dám đặt lại nền
móng cho thành Giê-ri-cô thì con ông chết (Gios Gs 6:26). Sự chuẩn bị để
đặt nền móng rất quan trọng, đặc biệt tìm mặt bằng phải là trên tảng đá vững
chắc, không phải trên bãi cát.
Nền móng của Đền Thờ Sa-lô-môn rất vững chắc. Các nền tảng đã được đẽo
gọt đúng khuôn khổ giống nhau trước, sẵn sàng rồi (IVua 1V 5:17, 6:37,
7:10, IISu 2Sb 22:2).
2. Tân ước:
Katabolè (Hy văn) Việt ngữ dịch nền tảng, nền móng, có nghĩa là “đặt
xuống” Mat Mt 13:35 và LuLc 11:50 thì từ nền tảng được dịch “từ cuộc
sáng lập nên thế gian”. Hy văn còn một từ nữa có ý nghĩa nền móng, nền
tảng là Themelios có nghĩa “bất cứ vật gì đặt xuống”, Tân ước có đề cập đến
16 lần. Từ nầy được dùng theo nghĩa bóng như nói về người khôn ngoan đặt
nền móng cho nhà mình ở trên tảng đá (LuLc 6:48).
Hội Thánh Chúa phải được xây dựng trên nền tảng Đấng Krit là sự cứu rỗi
chúng ta ICo1Cr 3:11). Chúa Krit là Viên đá góc nhà. Các sứ đồ cũng là nền
tảng của Hội Thánh Chúa (Eph Ep 2:20, KhKh 21:14,19). Thánh chức của
các tôi tớ Chúa cũng cần được xây dựng trên nền tảng vững chắc (RoRm
15:20, ICo1Cr 3:10). Có thể hiểu rằng đây là sự liên hệ đến sự ấn chứng Đức
Chúa Trời đóng dấu trên chức vụ vậy (IITi 2Tm 2:19). Nguyên tắc quan
trọng và đầu tiên của một đời sống thuộc linh vững vàng và đặt nền tảng trên
Lời Đức Chúa Trời .
Mục sư Ti-mô-thê đã dùng từ nầy với một ý nghĩa rất đặc biệt khuyên các
tín hữu giàu có hãy dâng hiến phục vụ Chúa, tức lập một nền tốt cho lai thế
ITi1Tm 6:19 xin đọc thêm HeDt 11:10, Mat Mt 6:19,20).
NGẪM NGHĨ, SUY GẪM
Thánh Kinh Cựu Ước khuyên tôi con Chúa khá ngẫm nghĩ (suy gẫm) Lời
Chúa (Gios Gs 1:8, Thi Tv 1:2b).
Thánh Kinh Tân Ước Hy văn ngữ từ “meletaò” được dịch ra Việt ngữ là:
(1) Lo nghĩ: Promeletaò; lo nghĩ trước, như lo nghĩ, suy gẫm, ngẫm nghĩ bài
giảng văn trước vậy (LuLc 21:14).
(2) Meletaò: Ngẫm nghĩ ở đây còn có nghĩa hãy thận trọng hay chuyên lo,
chuyên chú, chú tâm. cần mẫn vào những công việc nầy ITi1Tm 4:15).
La tinh ngữ thì có “meditare” có nghĩa phản ảnh, “thực hành trong...”, “thực
thi”. Hi-bá-lai dùng từ ngữ Hàgâ và Sôah cũng đã được dịch là suy gẫm,
ngẫm nghĩ. Từ nầy có ý nói lên sự yên lặng, bí quyết câm miệng lại và yên
lặng suy gẫm, suy nghĩ về Lời Chúa, về Chúa v.v... Ngẫm nghĩ tức là tâm trí
nói rồi phát ra lời: nội tâm thỏ thẻ suy nghĩ”. Ngẫm nghĩ hay suy gẫm là
hình thức cá nhân thờ phượng tôn kính Chúa cách riêng, thâm giao, tương
thông, tương giao với Đấng thiêng liêng. Các thánh đồ rất tin kính xưa làm
chứng rằng sau lâu năm tập tành suy gẫm, ngẫm nghĩ họ mới thật sự ngẫm
nghĩ được vì tâm trí tâm hồn mông lung, quá vấn vương những vấn đề trần
gian nên khó ngẫm nghĩ, suy gẫm về Chúa và về cõi thuộc linh; xác thịt, thế
gian, ma loài không muốn tôi con Chúa để nhiều thì giờ ngẫm nghĩ, suy gẫm
Lời Chúa, Chúa và cõi thuộc linh đâu.
Vậy nên tôi con Chúa hãy cậy ơn Chúa biệt thì giờ, biệt mình riêng ra ở chỗ
yên lặng để ngẫm nghĩ (suy gẫm) về Lời Chúa, về cõi thuộc linh và cũng về
chính mình nữa.
NGÀY LỄ
Theo truyền thống thì nhân loại cả hoàn vũ đều giữ các ngày lễ theo mùa,
theo thời tiết hay theo lịch chung.
Nhưng ở Palestine thì nhân dân lại giữa các ngày lễ theo luật pháp hay theo
luật lệ của Mô-se. Họ giữ các ngày lễ nầy để ghi nhớ ân điển của sự cứu rỗi
của Chúa nữa như trong ngày Sa-bát.
Chúng ta cũng thấy ý niệm nầy trong lễ các tuần (PhuDnl 16:2). Chúng ta
cũng cần phân biệt các lễ Vượt qua, lễ Bánh không men, lễ Các tuần, lễ Lều
tạm, lễ Sa-bát và lễ Trăng mới được cử hành tại tư gia.
Về sau họ còn có lễ Phu-rim (Purim) (Exo Er 9:20) và lễ Dâng hiến
(Hanũkkâ) (IMcb 4:59, IIMcb 10:8 Antiquities 12:7,7;).
Sau khi từ Ba-bi-lôn trở về cố quốc thì lễ Tân niên được dời từ tháng Nisan
(Alib, XuXh 12:2) đến tháng Tishri, là tháng bảy. Họ dời như thế cho thích
hợp với thiên nhiên hơn là đứng trong khung cảnh sự cứu rỗi.
Dưới chế độ quân chủ, nhân dân thường kiêng ăn (nhịn ăn, cử ăn) trong các
ngày lễ. Nhưng chỉ trong ngày lễ chuộc tội thì luật pháp Mô-se có truyền
dạy phải kiêng ăn. Còn vào các ngày lễ khác họ tình nguyện mà thôi, không
bị ép buộc.
Cong Cv 27:9 có chép khi Phao-lô bị nạn vì cơn bão lớn, thuyền ông bị trôi
bồng bềnh trên biển thì khi kỳ kiêng ăn đã qua rồi v.v... chứng tỏ có ngày
kiêng ăn theo luật lệ Mô-se.
Cơ-đốc nhân gốc người Do-thái trong các thế kỷ đầu tiên của đạo Cơ-đốc
thường tiếp tục giữ các ngày lễ ấy trừ ra lễ Vượt Qua và lễ Ngũ tuần, Lần
lần họ loại bỏ hai lễ nầy tức lễ Vượt qua và lễ Ngũ tuần của Mô-se chớ
không phải lễ Ngũ tuần của Thánh Linh giáng lâm đâu.
Thánh Phao-lô cũng đã viết thư cho Hội Thánh Cô-lô-se và cũng là thư luân
lưu giữa các Hội Thánh và dạy họ rằng: “Bởi vậy anh em chớ để một ai đoán
xét anh em về thức ăn và thức uống hoặc về các kỳ lễ, về ngày trăng non hay
ngày Sa-bát. Những điều nầy chỉ là hình bóng của các sự việc sẽ xảy đến
còn thực thể thì ở trong Đấng Krit vậy” (CoCl 2:16,17).
NGÀY CHUỘC TỘI
Ngày chuộc tội là ngày quan trọng của nước I-xơ-ra-ên. Một năm lễ được cử
hành một lần vào ngày 10 tháng Tishri (tức tháng 10, 11 của dương lịch).
Xin mở đọc LeLv 16:1-34, 23:27-32, 25:9, Dan Ds 29:7-11 sẽ hiểu rõ các
nghi thức, luật lệ của ngày chuộc tội.
Đây là một lễõ của toàn quốc, toàn dân nên dân chúng, thầy tư tế và cả nhà,
Đền Thờ v.v... dự phần có trách nhiệm trong buổi lễ và ngày chuộc tội.
Tất cả các nghi thức, của tế lễ v.v... đều làm hình bóng, tiêu biểu về Chúa
Giê-xu Krit (HeDt 9:1-28)
Có hai việc quan trọng và là cơ bản trong lễ của ngày chuộc tội là rảy huyết
trên nắp Thi ân trong Nơi Rất thánh, không một ai vào được, chỉ thầy
thượng phẩm có thể vào đây một năm một lần để rảy huyết thôi. Việc quan
trọng thứ hai là dâng tế lễ hai con dê đực. Một con được giết dâng làm của lễ
chuộc tội cho thầy Thượng phẩm và toàn dân. Một con được đem thả trong
đồng vắng thuộc về phần Azazel, là ma quỷ. Cả hai con dê đực nầy dâng
như thế cũng làm hình bóng về sự chuộc tội và cất tội lỗi đi (xin đọc LeLv
14:4-7, 49-51, XaDr 5:5-10. Rất tiếc là sau khi bị đày đi làm phu tù v.v... thì
dân I-xơ-ra-ên không còn Đền Thờ, luật pháp Mô-se và ngày chuộc tội để thi
hành lễ nầy nữa. (Xin tìm đọc sách giải nghĩa Ngũ kinh sẽ hiểu rõ thêm).
NGÀY CỦA CHÚA
Ngày Chúa nhật là ngày của Chúa. Tín đồ Cơ-đốc giáo đến nhà thờ, thánh
đường để thờ phượng Chúa. Nhiều người chưa tin Chúa muốn biết nguồn
gốc: Chúa Giê-xu Krit, Giáo chủ Cơ-đốc giáo bị vu khống, bị bắt, bị giết
trên cây thập tự. Ngài an táng trong một phần mộ ba đêm ba ngày và sống
lại vào ngày thứ nhứt của tuần lễ (GiGa 20:26). Ngày thứ nhứt ấy gọi là
ngày Chủ nhật. Đấng Krit phục sanh vào ngày thứ nhứt, Thánh Linh cũng
giáng lâm vào ngày thứ I (Cong Cv 20:1-38)
Lúc bấy giờ Hội Thánh Đầu tiên họp lại mỗi ngày để thờ Chúa tại Giê-ru-sa-
lem (Cong Cv 2:46). Nhưng lần lần họ quyết định nhóm thờ Chúa vào ngày
thứ nhứt của tuần lễ, tức ngày Chủ (Chúa) nhật (Cong Cv 20:7, ICo1Cr
16:2). Trong Thánh Kinh Tân Ước cho chúng ta thấy ngày Chủ nhật thay thế
ngày Sa-bát của đời Cựu Ước Do-thái giáo ICo1Cr 10:16-21, CoCl 2:11,
HeDt 10:22). Thư tín Hê-bơ-rơ luận giải và trình bày ngày Sa - bát như một
hình bóng hay kiểu mẫu cho ngày Chủ nhật cho Cơ-đốc nhân đời Tân Ước
Chúa Trời Gia-vê, Chúa Trời Ba Ngôi ban ngày thứ nhứt của tuần lễ làm
ngày yên nghỉ cho Cơ-đốc nhân. Cong Cv 20:7 dạy cho chúng ta rõ Hội
Thánh Chúa chung đã nhóm họp thờ Chúa trong ngày thứ nhứt. Họ chẳng
những nhóm họp lại thờ phượng Chúa trong ngày thứ nhứt mà còn dâng hiến
trong cả ngày ấy nữa. thánh Justin (150 SC) còn nói Hội Thánh Chúa có đọc
Thánh Kinh, cầu nguyện chung, giảng dạy khuyên giục, bẻ trách, sửa trị,
dâng hiến trong ngày thứ nhứt nữa ICo1Cr 11:34). Vậy nên đến ngày nay
Giáo hội Cơ-đốc tuân theo Lời Chúa, truyền thống của Giáo hội từ xưa mà
nhóm thờ Chúa vào ngày Chúa nhật (KhKh 1:10).
NGHE
Nghe là cảm giác bằng tai để phân biệt các thứ tiếng. Nhờ thính giác tiếp thu
các thứ tiếng. Thánh Kinh cả Cựu Ước và Tân Ước đều có nói đến.
Cựu Ước: SÊàma - Nghe
Tân Ước: Akòvõ - Nghe
Nghe rất quan hệ, đặc biệt là nghe tiếng nói, tiếng phán Gia-vê Ê-lô-him
Đức Chúa Trời. Khi Thánh Kinh nói: “Hãy nghe” mệnh lệnh Chúa truyền
cho loài người, thì hãy chăm chỉ nghe và tuân theo, vâng theo. Chăm chỉ
nghe trước rồi vâng lời tuân hành sau khi nhận được lời hứa nữa (IVua 1V
8:28, SaSt 3:18, XuXh 4:1, NeNe 9:16). Cựu Ước còn dùng từ “Hãy chú ý”
khiến tôi con Chúa lưu ý, chăm chú vào lời Chúa phán (ISa1Sm 25:15,
DaDn 9:19, Mat Mt 3:16).
Tân Ước có chép ít nhứt 9 (chín) lần lắng tai nghe, hoặc chú ý nghe, như ở
Cong Cv 2:14. Còn nghe cũng có ý nghĩa: Chăm chỉ nghe như ở Mat Mt
13:9, 17:5. GiGa 18:37 và IGi1Ga 4:5,6 thì bảo hãy nghe tức hãy tiếp nhận
người nói với mình. Còn ở IGi1Ga 4:14,15 nói Đức Chúa Trời nghe lời cầu
nguyện, tức Ngài nhậm lời cầu nguyện chúng ta và Ngài sẽ trả lời hoặc làm
hoàn thành vậy.
NGHÈO NÀN (Sự)
Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước có đề cập đến người nghèo khó, sự nghèo
nàn cơ cực.
Nói về số người nghèo nàn trong thế gian nầy cả Cựu Ước và Tân Ước đều
xác minh là số đông.Nói thế không phải không có người giàu.
Duyên cớ họ nghèo có nhiều. Họ bị bóc lột bởi những người có quyền thế
hơn họ, tham nhũng và lừa gạt họ. Họ thất bại trong công việc làm ăn kinh
doanh v.v... nên trở nên nghèo khó. Nhiều khi vì các tai nạn thiên nhiên như
lũ lụt, hạn hán mà mất mùa. Phần đông nhân dân các nước xưa, bị các cuộc
chiến tranh, cướp phá từng vùng nhỏ nên nhà cửa bị đốt phá, của cải bị cướp
phá, súc vật bị giết, bị lùa đi mất nên trở nên nghèo khó.
Thánh Kinh cũng ghi lại những phương pháp người xưa có lòng nhân đạo
chăm lo cứu trợ những kẻ nghèo nàn. Trước hết những người giàu có, dư dật
trong cộng đồng hãy cứu trợ những anh chị em nghèo khó của mình (PhuDnl
5:1-5). Cộng đồng rất quan tâm đến các quả phụ, kẻ mồ côi, người già cả,
bệnh hoạn. Họ là những nạn nhân của sự hà hiếp, áp bức, bất công (Gie Gr
7:6, AmAm 2:6-7). Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng bảo hộ họ và báo thù cho
họ (PhuDnl 10:17-19, Thi Tv 6:5-6). Luật pháp Mô-se đã ban bố buộc nhân
dân có bổn phận và trách nhiệm cứu giúp họ (PhuDnl 24:19-22). Ví dụ
người nghèo bán mình làm nô lệ thì sau 7 năm hãy tha họ về (XuXh 21:2).
Áo cầm thế để có tiền tạm sống cũng nên trả lại trước khi trời tối (XuXh
22:26). Tiền công phải trả hằng ngày cho nhân công để họ có tiền sinh sống
(LeLv 19:13).Thức ăn cũng cần chuẩn bị dồi dào hầu bố thí cho người nghèo
đói (PhuDnl 24:19-22). Người xưa cũng rất tôn trọng nhân quyền. Giàu
nghèo đều là con của Chúa (ChCn 22:2). Luật pháp phải công bình đối với
người nghèo, đừng vì hối lộ của kẻ giàu mà đàn áp và bắt hiếp lẽ thật. Của
hối lộ làm mù mắt các thẩm phán luật sư (XuXh 23:3-6). Nghèo khó không
phải tội lỗi. Các tiên tri thánh xưa hằng kêu la bênh vực kẻ nghèo nàn. (EsIs
3:13-15, Exe Ed 18:12, AmAm 8:4).
Điều người ta khó hiểu là các người nghèo nàn, thiếu hụt lại là những người
tin kính, sùng kính Chúa (Thi Tv 35:10, 37:14, 40:17, EsIs 29:19, 41:17).
Chúa Giê-xu Krit là một người nghèo. Ông Giô-xép và bà Ma-ri là người
nghèo tin kính Chúa “cáo có hang chim trời có tổ nhưng Con người (là
Chúa) không có chỗ gối đầu. Khi người ta qua đời để lại nhà cửa, của cải
v.v... cho con cháu. Chúa chết trên cây thập tự thân trần. Chúa Giê-xu là một
người nghèo, rất nghèo. Nhưng Chúa đã ban phước và cứu giúp mọi người,
nuôi kẻ đói khổ v.v... Chúa nghèo đến nỗi không có tiền đóng thuế Đền Thờ,
phải sai Phi-e-rơ đi câu cá lấy đồng tiền trong miệng nó ra mà đóng thuế.
Chúa thường đến giảng Tin Lành cho người nghèo. Nhiều người nghèo mở
lòng tin nhận Đạo Chúa. Người giàu có khó tin thờ Đức Chúa Trời. Một
người nghèo đã dâng nhiều hơn những người giàu có (Mac Mc 2:41-46).
Người nghèo lại hiếu khách (LuLc 14:12-14); người nghèo thương người
nghèo và bố thí cho người nghèo (LuLc 18:22).
Hội Thánh các sứ đồ (đầu tiên) gồm nhiều kẻ nghèøo khó. Hội chúng đưa ra
phương pháp chống đối giảm nghèo, nhưng lại vấp phải sự giả dối, sự lợi
dụng. Các sứ đồ cũng rất chăm lo nâng đỡ các Cơ-đốc nhân nghèo trong các
chi hội. Thánh Phao-lô thường vận động cổ vũ các Hội Thánh giàu quyên
góp giúp các Hội Thánh nghèo thiếu.
Thánh Gia-cơ lên án những tôi con Chúa tây vị kẻ giàu có và xem thường tín
đồ nghèo (Gia Gc 2:1-7).
NGHỈ
Sáng thế ký chép; “Ngài nghỉ các công việc của Ngài đã làm”.
Chúng ta hiểu lầm từ nghỉ ở đây là nghỉ ngơi vì mệt. - Sai, không phải đâu.
Đức Chúa Trời Đấng mạnh sức, quyền năng, tạo dựng nên mọi sự, toàn
năng, vậy Ngài không mệt đâu.
Động từ nghỉ đây là Sàbạt chớ không phải Mĩah.
Đức Chúa Trời nghỉ các công việc Ngài đã làm tức Ngài ngưng lại, ngừng
lại vì là đầy đủ rồi. Về từ Mĩah, thì luôn luôn được dùng cho loài người, loài
thú khi làm việc mệt nhọc phải nghỉ dưỡng sức vậy.
So sánh SaSt 2:2 và GiGa 5:17 thì giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa Đức
Chúa Trời làm việc cho đến bây giờ. Chúa không nghỉ ngơi phút nào cả.
Cho nên từ nghỉ ở SaSt 2:2 đó có nghĩa là ngưng, ngừng lại thôi. Đối với
dân I-xơ-ra-ên (Do-thái) thì ngày yên nghỉ là ngày họ nghỉ để bồi dưỡng sức
lực. Nhưng ngày ấy họ cũng đi học Torah, đi thờ Chúa v.v... XuXh 23:12 là
ngày nghỉ cho các súc vật làm việc cả tuần. Con dân của Chúa sẽ có một
ngày yên nghỉ (HeDt 4:9) Sabbatimos. Không phải một ngày, một năm Sa-
bát yên nghỉ nhưng một đời sống yên nghỉ. Ấy là ngày họ tin Chúa, dâng
hiến mình cho Chúa và được an bình, nghỉ ngơi khỏi thế gian tội lỗi. Họ có
một đời sống yên nghỉ trong lành(Mat Mt 11:28). và khi họ vào Nước Chúa
thì thật là một đời sống yên nghỉ trọn vẹn.
Khi một người bằng lòng đồng chịu đóng đinh với Chúa trên cây thập tự thì
ho thật nghỉ ngơi, không còn tranh đấu gì với xác thịt (người cũ) tội lỗi, thế
gian. Họ yên nghỉ, nghỉ ngơi trong Chúa, như Chúa đã hứa đó (Mat Mt
11:28)
Về Lai thế thì trong Thiên Hi Niên và Nước đời đời của Chúa thì họ hưởng
được một đời sống yên nghỉ trọn vẹn, công bình, thánh khiết và đầy tình
thương yêu.
NGÔI THƯƠNG XÓT (Kappôreth)
Ngôi Thương xót cũng được định là Nắp Thi ân, Nắp vãn hồi, nắp nầy được
làm bằng vàng ròng hai cu-đê rưỡi bề dài và một cu-đê rưỡi bề rộng. Có hai
thiên sứ Chê-ru-bin làm bằng vàng dát mỏng gắn liền vào hai đầu của Nắp
ấy.
Vào ngày chuộc tội thầy Thượng tế lấy huyết của con bò đực rảy ở trên và
trước Kapôrath. Ông cũng lấy huyết con dê đực và rảy như vậy nữa.
Bản LXX dịch XuXh 25:17 bằng Hy văn Hilastèrion để chỉ về sự chuộc tội,
thánh Phao-lô cũng dùng từ nầy ở RoRm 3:25 dụng ý nói lên sự chuộc tội,
sự diệt tội. Chúa Giê-xu là Của lễ là sinh tế hiến dâng trên bàn thờ, đổ huyết
ra, không phải để rảy trên Nắp Thi ân trong Nơi thánh mà thật ra đã đi đến
Tòa Chí thánh của Đức Chúa Trời trên trời (HeDt 9:5).
NGOẠI BANG (Người)
“Gôyim” Hy-bá-lai từ chỉ về người ngoại bang là các dân tộc không phải là
Do-thái. Các bản Việt ngữ dịch; các nước hay các dân, người ngoại bang.
“Am”: Hy-bá-lai từ có nghĩa dân sự chỉ dùng trong phạm vi người I-xơ-ra -
ên. Bản LXX dùng hai từ Hy văn Ethnos và Laos (LuLc 2:32) để phân biệt
như vậy. Nhưng Thánh Kinh Cựu Ước dự ngôn về Chúa Giê-xu Krit. Người
đầy tớ chịu đau đớn theo chương trình cứu rỗi của Ngài, thì Ngài chịu chết
thay thế cho cả dân ngoại bang vàa dân Do-thái vậy (EsIs 42:1-25, 49:6,
56:67). Sau thời kỳ hậu phu tù, khi dân I-xơ-ra-ên được phép trở về tổ quốc
họ, thì họ lập ra những luật lệ khắt khe. Những luật lệ nầy đã gây vấp phạm
cho dân ngoại bang nhưng ích lợi cho dân Do-thái vì nhờ đó họ giữ mình
khỏi ảnh hưởng sự sinh sống của người ngoại và các cuộc thờ lạy tà thần
hằng ngày nữa. Như khi một người Do-thái đi vào nhà của một người ngoại
bang ngồi ăn uống với kẻ ngoại bang thì bị ô uế (Cong Cv 10:28, 11:13,
GiGa 18:28). Những người mộ đạo hay tân tòng Do-thái giáo chỉ được đứng
trong sân của Đền Thờ dành cho người ngoại bang.
Hội Thánh đầu tiên đã khó nhoc tranh đấu với vấn đề Cơ-đốc nhân người
ngoại bang gia nhập Hội Thánh. Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem đã tranh luận
và quyết nghị, như lời yêu cầu của Phao-lô và sự đồng ý của nhiều người
(Cong Cv 15:19). Trong bức thư thông cáo của các nhà lãnh đạo của Giáo
hội nghị Giê-ru-sa-lem lúc bấy giờ, không bắt buộc Cơ-đốc nhân phải tuân
giữ lễ nghi, luật lệ gì của Do-thái giáo cả; ngoài ra chỉ khuyên hãy kiêng cử
các thức ăn không tinh sạch, và đừng phạm các tội lỗi ô uế, vô luân.
Đây là một sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra trong khi Chúa
ban ơn điển cứu rỗi cả người ngoại bang và người Do-thái Phao-lô từng viết:
“Hiện nay chẳng có sự phân biệt gì hết”. La-mã từ đoạn 9 đến 11 giải bày
cây Ôliu làm hình bóng (Gie Gr 11:16, OsHs 14:6). Mộït số nhánh bị gãy, bị
chặt rời khỏi gốc vì vô tín. Nhưng nhánh của cây ôliu nhà. Điều nầy hình
bóng về người Do-thái và người ngoại bang. Cây ôliu nhà không kết quả, vì
vậy các nhánh bị cắt, bị chặt đi và những cành, nhánh của cây ôliu hang
được tháp (ghép) vào gốc cây ôliu nhà và kết quả. Cơ-đốc nhân người ngoại
bang tin Chúa thì kết quả cho Ngài. Nhánh cây ôliu hoang được ghép vào lại
sanh ra trái ngon và sai trái. Như vậy cây ôliu nhà không có điều gì để khoe
khoang cả. Thánh Phao-lô xưng mình là “sứ đồ của người ngoại bang”
(RoRm 11:13 (Eph Ep 3:3, Cong Cv 22:21). Tuy nhiên ông đã làm trọn
trách nhiệm mình.
Thời đại ân điển và dịp tiện Tin Lành cứu rỗi giảng rao cho người ngoại
bang trong số đó có người Việt Nam chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời Ba
Ngôi!
NGỢI KHEN, CHÚC PHƯỚC (Bàrùk)
Hy văn Bàrùk được dùng trong Cựu Ước Việt ngữ được dịch bằng hai cách:
SaSt 9:26, 24:27, ISa1Sm 25:32 thì đối với Đức Chúa Trời dịch là Đáng
Ngợi Khen, hay Ngợi khen. Nhưng đối với loài người thì dịch là đuợc Đức
Chúa Trời chúc phước, như ở SaSt 24:13, 26:29, ISa1Sm 13:13.
Hy văn có từ Eulogètos. Tân Ước đã dùng và đuợc dịch là:
Ngợi khen Chúa (Bản dịch Việt ngữ cũ)
Chúc tụng Chúa (Bản 90)
Ca ngợi Chúa (Bản Diễn ý)(LuLc 1:68)
Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Tân Ước ghi chép nhiều lần các tôi con
Chúa ngợi khen Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời chúc phước (ban phước)
cho loài người và thánh đồ Ngài.
Mat Mt 5:3-10 Chúa Giê xu chỉ dùng một hình thức “Phước cho ...”. Đây
cũng là cách chúc phước cả về thuộc thể và thuộc linh (xem thêm ở Mat Mt
11:6, 13:6, 16:17, LuLc 11:28, 12:37, GiGa 13:17, 20:29)
Tóm lại Đức Chúa Trời ban phước, chúc phước cả thuộc thể, thuộc linh cho
kẻ kính sợ Chúa. Tất cả mọi thứ phước đến từ Đức Chúa Trời.
Tôi con Chúa vui mừng nhận lấy và biết cảm tạ Ngài.
NGỢI KHEN, CA TỤNG (Bài)
Bài ngợi khen, (ca tụng) ở LuLc 1:46-56 (Magnificat) được kể là nhà của bà
Ma-ri ca ngợi Chúa khi bà Ê-li-sa-bét chào bà Mary và xưng tụng bà là “Mẹ
của Chúa”.
Bài nầy được mang tên “Magnificat” chúng ta tạm dịch là “Bài ngợi khen”
hay bài ca tụng vì theo Bản la-tinh được bắt đầu: “Magnificat Anima mea
Domimem” (My South doth Mangify the Lord).
Về quyền trước giả của bài ngợi khen nầy thì các nhà giải kinh, Các học giả
cho biết là câu 46 thánh Lu chỉ chép: “Bà (Côl) nói” chớ không chép tên ai
cả. Như vậy bà Ma-ri hay bà Ê-li-sa-bét, ai là trước giả Bài ngợi khen (Ca
tụng) nầy? Các vị ấy còn nêu lên một vấn đề nữa là hai bà ấy có đủ khả
năêng làm một Bài ngợi khen như thế không?
Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng chính bà An-ne cũng đã là tác giả một
bài ngợi khen Chúa mà Sa-mu-ên đã ghi lại ở ISa1Sm 3:1-10.
Nhưng khi chúng ta nghiên cứu nội dung chứa đựng lời lẽ của bài nầy thì
quả là phát xuất từ lòng biết ơn Chúa của bà Ma-ri và cũng có lời tiên tri do
thần Chúa ban cho bà vậy.Bài ngợi khen ca tụng nầy có 4 vế như sau:
(1) Bà Ma-ri tôn cao Chúa, bày tỏ lòng biết ơn và ca tụng ngợi khen Chúa về
ơn phước đặc biệt Ngài đã ban cho bà.
(2) Ngợi khen về bản chất và ân sủng của phước Chúa và tỏ lòng tôn trọng
Chúa.
(3) Ca tụng về quyền tể trị cao cả và sự thương yêu đặc biệt của Ngài đối với
vũ trụ thế gian, và loài người.
(4) Cảm tạ về lòng thương xót đặc biệt của Chúa đối với dân tộc I-xơ-ra-ên
của bà.
Phần còn lại miêu tả về sự giải cứu của Đấng Mê-xi-a, sự cứu chuộc của
Đức Chúa Trời được hứa trong Cựu Ước và nay được ứng nghiệm.
NGỦ
Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước thường dùng từ nầy theo nghĩa đen chỉ về
giấc ngủû của thể xác (ISa1Sm 26:7, Cac Tl 16:14, Mat Mt 28:13, GiGa
11:12). Một người ngủ được ngon giấc là một ơn lớn Chúa Trời ban cho
(Thi Tv 4:8, 55, 127:2). Nhiều sự lo lắng mất ngủ và con người sẽ bần thần,
mắt lờ đờ. Nhưng Thánh Kinh đặc biệt ở sách Châm ngôn dạy rằng người
nào biếng nhác cứ nằm ngủ không làm việc sẽ trở nên nghèo khổ, nhà dột,
cột xiêu (ChCn 6:9,10, 20:13, 24:33).
Thánh Kinh Cựu Ước cũng có ghi lại giấc ngủ mê, ngủ sâu do Chúa khiến
nên trong một người để Chúa hoàn chỉnh việc Ngài như có sách chép ở SaSt
2:21. Thánh Kinh cũng ghi chép một số giấc ngủ sâu, rất sâu và đương sự lại
thấy sự hiện thấy, cơn chiêm bao (DaDn 8:18, 110:9). Áp-ra-ham (SaSt
15:12) Gia-cốp (SaSt 28:12).
2. Tân Ước dùng từ “ngủ” theo nghĩa hình bóng nói về ngủ mê thuộc linh,
hãy thức dậy, chổi dậy. Ngủ đây chỉ về người không tin Chúa chết trong tội
lỗi (Eph Ep 5:14).
3. Thánh Kinh cũng dùng từ “ngủ” theo ý nghĩa bóng. Chúa Giê-xu đã dùng
nói về mười người trinh nữ ngủ và chàng rể đến giữa lúc đêm khuya (Mat
Mt 25:1-13). Thánh Phao-lô thúc giục Cơ-đốc nhân người La-mã hãy thức
dậy khỏi cơn ngủ say (RoRm 13:11).
Ở IT EsIs 5:1-9 thánh Phao-lô răn đe Cơ-đốc nhân chi hội nầy hãy thức dậy
vì họ đang bước đi giữa ban ngày, không phải ban đêm nên đừng ngủ (thuộc
linh).
4. Từ “ngủ” cũng được Thánh Kinh dùng để chỉ về sự chết (GiGa 11:11-14).
Cựu Ước thường chép “Họ ngủ với các tổ tiên họ” (Giop G 14:2, Gie Gr
51:39).
Tân Ước cũng dùng từ “ngủ” để nói tình trạng thân thể chết và chờ đợi ngày
Phục sinh (ITe1Tx 4:14, ICo1Cr 15:51).
NGŨ TUẦN (Lễ)
Từ Lễ Ngũ tuần do từ Pentekostos (Hy văn) có nghĩa là thứ 50 sau ngày
Vượt qua. Lễ nầy là tuyệt điểm của Lễ các tuần (XuXh 24:22, PhuDnl
16:10) vào ngày thứ ba sau lễ Vượt qua thì có sự trình bày lên Gia-vê các bó
lúa đầu mùa. Rốt lại họ dâng hai ổ bánh không men tượng trưng kết quả
nông sản đầu mùa (LeLv 23:17-20, PhuDnl 16:9-15).
Sau cuộc phu tù thì vào các lễ của Do-thái giáo người Do-thái ở khắp thế
giới đều lũ lượt trở về xứ hành hương, tỏ lòng kính mộ Chúa (Cong Cv
20:16). Đây là sợi dây ràng buộc tất cả người Do-thái đoàn kết dân tộc hợp
một trong tôn giáo của họ.
Hôm nay, những người Cơ-đốc dự lễ Ngũ tuần không phải lễ Ngũ tuần của
Do-thái giáo mà là lễ Ngũ tuần của Cơ - đốc giáo. Nghĩa là họ dự lễ nầy kỷ
niệm ngày Thánh Linh giáng xuống trên Hội Thánh đầu tiên trên phòng cao
có 120 môn đệ nam nữ đang cầu nguyện. Tất cả đều đầy dẫy Chúa Thánh
Linh, mặc lấy quyền năng phục vụ Đức Chúa Trời. Hội Thánh đầu tiên được
thành lập. Tôi con Chúa phục vụ Chúa rất mạnh dạn và kết quả. Ai nấy đều
tin Thánh Linh giáng lâm để thành lập Hội Thánh Cơ-đốc.
Giáo hội Cải chánh nói chung thì kể ba lễ quan trọng là lễ Giáng sinh, lễ
Phục sinh, lễ Ngũ tuần.
NGỤC LUYỆN TỘI
Giáo hội Cải chánh không tin Giáo lý Ngục luyện tội. Thánh Kinh và Cứu
Chúa Giê-xu không hề nói đến ngục luyện tội. Nhưng La-mã Giáo hội,
Chánh thống Giáo hội dạy rằng có ngục luyện tội, là nơi Đức Chúa Trời tạm
hình phạt và luyện lọc những linh hồn chưa hoàn toàn nên thánh trước khi
họ vào thiên đàng.
Tại ngục luyện tội, linh hồn Cơ-đốc nhân bất toàn sẽ bị đau đớn một thời
gian, lâu hay mau không ai biết được, mục đích để tẩy thanh tội lỗi mình.
Sau khi linh hồn đương sự được luyện qua lửa, bị đau đớn và trở nên sạch sẽ
rồi thì được vào thiên đàng hạnh phúc vui sướng.
Ngục luyện tội không phải nơi thử nghiệm nhưng là một chỗ để linh hồn
được tẩy thanh.
Thời gian các linh hồn nầy được rút ngắn hoặc giảm thiểu nhờ lời cầu thay,
nhờ các công đức của các tín hữu khác ở trần gian, đặc biệt là nhờ lễ Mi-sa.
Có thể linh hồn ấy sẽ phải cứ ở trong ngục luyện tội cho đến ngày phán xét
cuối cùng.
Vị Giáo hoàng có quyền trên ngục luyện tội. Vì vậy bởi các Miễn xá tội và
các Sắc lệnh của Giáo hoàng có thể giảm thiểu hoặc kết thúc các sự đau đớn
và kỳ tẩy thanh cho các linh hồn đang ở trong ngục luyện tội nầy.
Các giáo lý nầy được căn cứ trên nền tảng của sách Mắc-ca-bê II (Thứ Kinh)
đoạn IIMcb 12:42-45 (xin xem sách Thứ Kinh (Apocrypha) 14 tập đã dịch ra
Việt ngữ). Sách Mắc-ca-bê thì thuộc vào Thứ Kinh vì không thuộc kinh
điển.
Anh quốc Giáo hội (Chruch of England) đã sắp xếp các sách Thứ kinh nầy
giữa Cựu Ước và Tân Ước để Cơ-đốc nhân đọc và nhận được sự dạy dỗ về
đạo đức luân lý thôi.
Trong khúc sách nầy chỉ nói đến quân nhân phạm tội thờ hình tượng nên cần
được Chúa tha tội và chuộc tội cho. Người ta cũng trưng dẫn một khúc sách
khác, đoạn khác từ Thánh Kinh để chứng minh cho giáo lý ngục luyện tội:
EsIs 4:4, MiMk 7:8, XaDr 9:11, MaMl 3:2,3, Mat Mt 12:32, ICo1Cr 3:13-
15, 15:29.
Người ta giải nghĩa ép các câu nầy để áp dụng làm nền tảng cho giáo lý nầy,
nhưng thật ra Thánh Kinh không hề đề cập đến ngục luyện tội. Nếu theo sự
giải nghĩa và tin tưởng nói trên thì:
1. Giáo hội tự tiện bổ sung công cuộc cứu chuộc của Đấng Krit và cho rằng
sự hy sinh của Chúa chưa đầy đủ để cứu chuộc tội nhân.
2. Chúng ta đề cao công đức loài người. Các việc từ thiện, bố thí, việc xã
hội, cứu tế có giá trị hơn ơn cứu chuộc của Chúa. Nhưng việc từ thiện v.v...
của loài người Chúa phán quyết là như áo dơ bẩn vấy tội lỗi trong đó, không
có quyền cứu ai.
3. Loài người như có sức có quyền có sự khôn ngoan làm nhiều điều tốt
lành, chỉ với nhau, trước nhãn quan của con người thôi, chớ không có giá trị
trước Đức Chúa Trời.
4. Nếu loài người có thể giải cứu những linh hồn ở trong ngục luyện tội thỉ
Giáo hội cầm quyền trên cõi thuộc linh chớ không phải Đức Chúa Trời rồi.
Loài người lấn quyền Chúa. Nhưng theo Lời Chúa, Lẽ thật Thánh Kinh
chứng minh thì không có ngục luyện tội và Chúa phán: GiGa 3:16, 3:36,
Cong Cv 16:31, 4:12, GiGa 15:1-5.
NGƯỜI BẠN
Hy văn gọi “Philos” có nghĩa người thương mến, người tự do. Người bạn là
người đã được buông tha tự do nhờ tri thức Chúa đã truyền đạt cho (GiGa
8:31-36, 15:15). Các môn đệ Chúa được gọi là bạn hữu của Chúa chớ không
còn là nô lệ nữa. Bạn hữu của Chúa sẽ được dự phần vinh hiển của Ngài
(GiGa 17:22).
Thánh Kinh cũng có nêu lên từ rất quý báu: “Bạn của Đức Chúa Trời” (EsIs
41:8, Gia Gc 2:23), chỉ Áp-ra-ham là người được xưng là “bạn của Đức
Chúa Trời” thôi. Do-thái giáo cũng tôn tặng Mô-se vinh dự “Bạn của Đức
Chúa Trời” (XuXh 33:11) và I-xơ-ra-ên cũng được tôn tặng như thế. Philo
cũng kể các tiên tri là bạn của Đức Chúa Trời.
Cơ-đốc nhân ở A-le-xan-dri-a xưng những nhà tử vì đạo là bạn của Đức
Chúa Trời và ý nầy cứ lan tràn tồn tại mãi đến đời Trung cổ và cũng chỉ về
vị cố vấn của gia đình chàng rể. Cựu Ước còn dùng từ “Bạn của Vua”. Các
vua chúa xưa thường có bạn thân:
(1) A-bi-mê-léc có bạn thân là bạn mình (SaSt 26:26).
(2) Sau-lơ có bạn hữu, Kinh Cựu Ước không nêu tên (IISa 2Sm 3:8).
(3 Hu-sai là bạn của vua Đa-vít (IISa 2Sm 15:37).
Bạn của vua nhưng không có chức vị gì trong triều, có thể là cố vấn của vua.
Các vua chúa nước Ba Tư xưa cũng có nhiều bạn. Ông Themistocles là bạn
của vua Xerxes. Cựu Ước và Tân Ước cũng có đề cập đến từ “bạn của chàng
rể nữa” (GiGa 3:29, IICo 2Cr 11:2). Chúng ta có thể hiểu bạn của chàng rể
đây là những chàng phụ rể không? Hoặc là người tốt hơn hết của chàng rể.
Người Mê-sô-bô-ta-mi có luật cấm bạn của chàng rể lấy vợ của chàng rể,
nên chúng ta không ngạc nhiên khi cha vợ của Sam-sôn cho bạn hữu của
Sam - sôn (Cac Tl 14:15,16). Cac Tl 14:20 có thể dịch là “Người tốt hơn hết
của ...”. Như người bạn chàng rể đây cũng có thể là người mai dong.
NGƯỜI MỚI THEO ĐẠO:
Cũng được gọi là tân tín hữu hay tín đồ tân tòng. Trong Tân Ước ở ITi1Tm
3:6 chỉ lần Thánh Kinh đề cập đến từ “Neophytos” có nghĩa: Một người mới
theo Đạo.
Trong Hội Thánh Đầu tiên người mới chịu lễ báp-têm mặc một cái áo trắng
trong bảy ngày. Áo ấy dùng làm lễ báp têm. La tinh ngữ gọi là “Novicius”,
còn Anh ngữ gọi: Novice.
La-mã Giáo hội cũng gọi những người mới theo Đạo và những linh mục hay
những tu sĩ mới được phong chức là Neophytos. Đối với những người mới
cầu nguyện tin theo Cứu Chúa Giê-xu Krit thì Hội Thánh Tin Lành phải dạy
đạo kỹ lưỡng cho họ trong sáu tháng. Sau khi khảo hạch họ hiểu biết được
một số giáo lý chân chánh của Chúa rồi mới chịu lễ báp têm. Tuy nhiên
Thánh Kinh đã dạy tân tín hữu chưa được kinh nghiệm ơn Chúa không nên
nhận chức gì trong Giáo hội.
Tân tín hữu phải chuyên tâm cầu nguyện riêng, đi học các lớp Thánh Kinh,
Trường Chúa nhật đi thờ phượng Chúa sáng và tối ngày Chúa nhật tại nhà
thờ Tin Lành. Hãy cần mẫn nói về Chúa cho bạn hữu và dâng phần mười để
truyền bá đạo Chúa cho kẻ chưa biết Ngài.
Về phần thuộc linh tân tín hữu tự biết mình có Thánh Linh được tái sanh, đổi
mới và nên thánh.
Tân tín hữu cứ chuyên tâm tìm kiếm Chúa, hầu đời thuộc linh mình mỗi
ngày tăng trưởng, đạt đến bậc thành nhân trong Chúa.
NGƯỜI YÊU DẤU, CON YÊU DẤU
Từ ngữ nầy được Tân Ước nói đến 60 lần. Trong ba sách Tin Lành Cộng
quan có đề cập ba lần Krit là “Con yêu dấu của Đức Chúa Trời”. IIPhi 2Pr
1:17 cũng có nói một lần. Trong mỗi trường hợp như vậy thì tiếng phán phát
xuất từ trời như trong giờ Chúa Giê-xu chịu báp-têm ở sông Giô-đanh, hoặc
khi Ngài biến hình trên núi. Một vài trường hợp khác thì tìm thấy trong Tin
Lành Giăng được dùng làm tính từ áp dụng cho các Cơ-đốc nhân. Thường
thường được dùng đa số khi xưng hô như: Hỡi các bạn yêu dấu!
Trong thư tín của Giăng từ nầy được nói đến tám lần; trong thư IIPhi-e-rơ
được dùng 5 lần và thư Giu-đe thì được dùng ba lần. Chúng ta cũng tìm thấy
từ nầy trong các thư tín của Phao-lô.
NHÀ
Việt ngữ: Nhà; Hy-bá-lai gọi Hayit; còn Hi ngữ gọi Oikos và Oikia. Thánh
Kinh cho chúng ta biết ý nghĩa Nhà như sau:
1. Theo nghĩa đen: Là một công trình kiến trúc có một gia đình sinh sống
trong đó (SaSt 9:2-4) hoặc nói nôm na: chỗ ở được dựng lên có tường(vách)
có mái. Đền Thờ là chỗ của sự hiện diện Đức Chúa Trời, là Nhà (Mat Mt
21:13)
2. Theo ý nghĩa hình bóng: Thánh Kinh dạy rằng Nhà áp dụng cho những
người được ràng buộc bởi một dây liên lạc bên trong, dây liên lạc về huyết
khí. Nhà hay gia đình bao hàm:
a. Những phần tử của gia đình, kể cả những tôi tớ trong nhà nữa; họ sống
chung với nhau và nhìn nhận một gia chủ (SaSt 14:14, HeDt 11:7).
b. Nhà gồm có những con cháu sinh ra do một người (SaSt 18:19, LuLc 2:4).
c. Nhà là tất cả những phần tử đồng một nòi giống, hoặc một nhóm đồng
một tôn giáo (EsIs 7:13, Gie Gr 31:31).
3. Theo ý nghĩa thuộc linh; Thì nhà không phải nói về một chỗ ở, một binh-
đinh, một công trình kiến trúc bằng gạch, đá, sắt, gỗ...đâu. Chúng ta phải
nhờ Thánh Kinh để miêu tả được ý nghĩa nầy:
(1) Cơ-đốc nhân được kể như người trong gia đình (Nhà) của đức tin (GaGl
6:10, Eph Ep 2:19, ITi1Tm 3:15, HeDt 3:6, IPhi 1Pr 2:5, 4:17).
(2) Và theo ý nghĩa thuộc linh là gia đình của Đức Chúa Trời ở trên trời
(GiGa 14:1).
(3) Nhà đây là thân thể vinh quang của Cơ-đốc nhân (IICo 2Cr 5:1).
(4) Nhà tức toàn thể Hội Thánh của Chúa (HeDt 10:21). Tất cả Cơ-đốc nhân
được tái sanh đổi mới nhập vào gia đình Chúa, phần tử của Nhà Chúa.
Về phương diện thần học từ Nhà còn có sự thảo luận rộng rãi hơn. Như các
ấu nhi, thiếu nhi chưa chịu báp-têm thuộc về “Nhà” Chúa không? (Cong Cv
16:15, 18:8). Chúng ta có thể trả lời ngắn gọn ở đây: Nhà bao gồm các phần
tử trong một gia đình cả nam, nữ, già, trẻ và ấu nhi, thiếu nhi và đầy tớ v.v...
Thánh Kinh có nói đến “Nhà I-xơ-ra-ên” (HeDt 8:8, Gie Gr 31:31, tức”Hội
chúng I-xơ-ra-ên” hay “Hội Thánh I - xơ-ra-ên thuộc linh”
NHẪN NẠI (NHỊN NHỤC)
Các thư tín của Phao-lô có đề cập đến từ nầy, nói lên bản tánh cao quý nhân
đạo của Đức Chúa Trời ban cho Cơ - đốc nhân; (RoRm 2:4, 9:22, ICo1Cr
13:4 v.v...).
Tuy nhiên trong các bản dịch Việt ngữ đã dịch khác nhau thiếu sự nhứt trí.
Ví dụ: Bản dịch cũ dịch RoRm 2:4 nhịn nhục. RoRm 9:22 dịch: khoan nhân.
Bản Nhuận chánh dịch: kiên nhẫn. Bản dịch năm 1990 dịch: nhẫn nại. Bản
Diễn Ý đã dùng: nhẫn nại. Việt ngữ: rất giàu có.
Bản tánh nhẫn nại, nhịn nhục của Đức Chúa Trời truyền ban cho Cơ-đốc
nhân khi thật lòng tin cậy Chúa, liên hiệp với Ngài. Nhờ vậy họ vượt qua
được nhiều sự thử thách, rèn luyện giữ vững đức tin cho đến khi gặïp Chúa.
Đức Chúa Trời đã nhẫn nại, nhịn nhục đối xử với con dân Chúa xưa như
người I-xơ-ra-ên cố chấp, ương ngạnh, lìa bỏ Ngài bất chấp luật pháp thánh
Ngài. Chúa đã nhẫn nại dùng nhiều lời nhiều cách, nhiều tôi tớ thánh Chúa
đem họ trở về Ngài.
Bản tánh nhẫn nại, nhịn nhục cũng được Thánh Linh hằng ngày ban cho mỗi
ngày để Cơ-đốc nhân sinh hoạt và sống cho Đức Chúa Trời. Bản tánh nhẫn
nại cũng là một đức tánh giúp con người biết cư xử nhân đạo với người lân
cận mình.
NHO (CÂY NHO)
Thánh Kinh có đề cập nhiều về cây nho. Cây nho được dùng trong nghĩa
bóng nói về dân I-xơ-ra-ên được Chúa trồng trong vườn nho của Ngài (EsIs
5:1-30).
Về mùa nho, cây nho phát sinh nhiều chùm nho ngon ngọt. Nhưng có những
cây không sanh trái thì bị nhổ đi có những cành cần được tỉa sửa.
Đây là hình bóng về sự cứng đầu cứng cổ của dân I-xơ-ra-ên, không tuân
hành lời Chúa. Chúa buồn lòng và phải áp dụng sự quở trách, sửa phạt họ.
Trong đoạn 5 của sách tiên tri Ê-sai, vườn nho Chúa cây nho Sòrèq của
Chúa được săn sóc tỉa sửa, có hàng rào v.v... thế nhưng chăûng kết quả buộc
lòng Chúa phải quở phạt.
Đoạn 15 sách Tin Lành Giăng ghi chép Lời Chúa Giê-xu xưng mình là Gốc
Nho thật, Đức Chúa Cha là người trồng nho. Cơ-đốc nhân là cành, là nhánh,
nhánh nào không kết quả sẽ bị tỉa sửa để kết quả hơn. Nhánh nào không dính
liền với thân với Gốc nho thì sẽ bị khô héo và quẳng vào lửa.
Lời Chúa dùng cây nho để hình bóng dạy dỗ Hội Thánh, Cơ-đốc nhân phải
liên hiệp với Chúa hầu đời sống thuộc linh kết quả cho Ngài, vì ngoài Chúa
ra tôi con Ngài chẳng làm gì được.
NHÓM NA-XA-RÉT
Tên người Do-thái đặt cho Chúa Giê-xu “Người Na-xa-rét” và cho nhóm
người theo Ngài “Nhóm Na-xa-rét”. Người Do-thái dùng biệt hiệu nầy để
nhạo báng Chúa Giê-xu, Đạo Ngài và nhóm Sứ đồ, môn đệ tin theo Ngài.
Họ dùng biệt hiệu ấy để biểu minh sự khinh bỉ của họ đối với lãnh tụ nhóm
nầy bị xử tử trên cây thập tự và đã làm sứt mẻ Do-thái giáo.
Rộng rãi hơn nữa, Người Do-thái còn biểu minh sự nhận xét của họ đối với
cả vùng Ga-li-lê. GiGa 1:46 nói lên sự vô khả năng miền nầy không thể sản
xuất được Đấng Mê-xi-a. Ga-li-lê toàn miền đừng hòng trông mong Đấng
Mê-xi-a ra đời trong địa phận mình: ảo tưởng!
Theo Hy văn thì tên nầy có hai dạng: Nazarenos (6 lần) Nazòraios (13 lần).
Trong Tân Ước cả hai tên nầy đều phát xuất từ chữ “Naxarét”.
Tuy nhiên cũng có những nhà thần học, những học giả Thánh Kinh không
dám chắc chắn Chúa Giê-xu đã sinh sống ở Na-xa-rét từ lúc thơ ấu.
Nhưng theo Ma-thi-ơ thì Cựu Ước đã dự ngôn Đấng Mê-xi-a cư ngụ ở Na-
xa-rét (Mat Mt 2:23). Như vậy Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét làm ứng nghiệm lời
tiên tri. EsIs 11:2 miêu tả Mê-xi-a là “Một nhánh, một cành”. Cac Tl 13:5
(LXX) gọi Sam-sôn là Nazirarios, người Na-xi-rê. Chúa Giê-xu là Nhánh, là
Cành từ dòng dõi Áp - ra-ham, Đa-vít. Dầu Ngài không phải Na-xi-rê như
Sam-sôn, nhưng Ngài là Đấng cứu rỗi tội nhân (Mat Mt 1:21).
NHÓM WALDO
Ông Peter Waldo là một nhà thương mãi giàu có ở Lyon Pháp. năm 1170
ông tuân theo Lời Chúa phán cùng người thanh niên “bán hết gia tài phân
phát cho người nghèo rồi hãy đến theo Chúa”. Ông chăm đọc Lời Chúa
quyết chí làm theo Lời Ngài. Nhiều người noi gương ông, vâng theo lời
Chúa kêu gọi tập họp lại thành một Hội đoàn và được gọi là “Nhóm người
nghèo khổ tâm linh” hoặc “Nhóm người khốn khổ của thành Lyon”. Họ
phục sức đơn giản, đi khắp nơi để rao giảng Tin Lành Chúa, không kể đến
sự cấm đoán của tổng giám mục Lyon. Giáo hoàng cho phép họ truyền giảng
ở nơi nào vị giám mục giáo khu ấy chấp thuận. Tuy nhiên nhóm nầy bất kể
phép tắc và sự hạn chế của giáo quyền đã đệ đơn xin phép Giáo hội nghị
Latera (lần thứ 3). Giáo hội nghị nầy từ chối, không chấp thuận, nhưng họ
cứ tiếp tục đi truyền giảng Lời Chúa.
Năm 1184, họ bị giáo hoàng lên án “tín đồ dị giáo”. Tuy nhiên Đức Chúa
Trời ban phước cho họ rất nhiều, nên có đông người tin nhận đạo Chúa. Họ
lan tràn ở Rhone, ở Hoà lan, ở Đức quốc, ở Bô-hê-mi-a cũng như ở Tây Ban
Nha và Italia.
Nhóm Waldo muốn trở về nguồn cội, lập Hội Thánh giống như Hội Thánh
Các Sứ đồ. Họ dịch Thánh Kinh ra tiếng bản xứ phát hành cho dân bản xứ
học biết chân lý. Họ sinh sống rất đơn giản, đi ra từng cặp từng đôi làm
chứng và rao giảng Lời Chúa. họ không tin nhận lễ Mi-sa, ngục luyện tội.
Họ phục hồi thái độ kỉnh kiền thánh khiết của đời sống Cơ-đốc nhân.
Nhóm Waldo ở thung lũng Piedmont còn tồn tại đến ngày hôm nay. Họ hiện
có trường Thánh Kinh và Hội Thánh to lớn. Nhóm Waldo là một Hội Thánh
Cải chánh rất lâu năm. Peter Waldo là nhà tiền khu Cải chánh.
NHÂN TÁNH CỦA ĐẤNG KRIT
Thánh Kinh Cựu Tân Ước dạy rõ về nhân tánh của Đấng Krit:
(1) Cựu Ước: Trước hết Sáng thế ký (Khởi thuỷ) SaSt 3:15 hứa dòng dõi
người nữ sẽ chà đạp đầu Satan. SaSt 22:18 có hứa ngôn: Tất cả các nước
nhờ dòng dõi Áp-ra-ham mà được phước. Theo GaGl 3:16 Phao-lô giải bày
thì Krit là dòng dõi ấy. SaSt 49:10 cho biết rõ chi phái Giu-đa và thuộc về
nhà Đa-vít (EsIs 11:1,10, Gie Gr 23:5). Tuy nhiên theo sự tin tưởng trông
chờ của dân Do-thái lúc bấy giờ có khác với Thánh Kinh. Vì vậy khi Chúa
Giê-xu xưng là Krit đến với họ thì họ từ khước.
(2) Tân Ước: Nhưng thánh Ma-thi-ơ khi chép sách Phúc âm (Tin Lành) thứ
nhứt đã ký thuật đến gia phả của Chúa Giê-xu Krit từ Áp-ra-ham qua vua
Đa-vít (Mat Mt 1:1). Còn thánh Lu đã ký thuật từ Đa-vít, Áp-ra-ham lên đến
A-đam, là người thứ nhứt (LuLc 3:23).
Các sách Tin Lành cũng cho chúng ta biết Giê-xu bởi nữ đồng trinh sanh ra
(Mat Mt 1:18, LuLc 1:26, SaSt 3:15). Con Đức Chúa Trời thành nhân có bản
tánh của Người nhưng cũng có bản tánh Trời. (EsIs 7:14). Như vậy Giê-xu
krit là Con người nhưng vẫn là Con Trời (Mat Mt 16:13,16).
Thần học giải nghĩa rõ giáo lý nầy. Nhân tánh của Chúa Giê-xu được chứng
minh cách quả quyết và hiển nhiên:
Trong thời thanh xuân của Ngài, Thánh Kinh đã nói Ngài càng ngày càng
lớn khôn (LuLc 2:40,52). Ngài cũng đã kinh qua sự cám dỗ nhưng không sa
ngã (Mat Mt 4:1, LuLc 4:1, Mac Mc 1:12, HeDt 2:18, 4:15). Ngài đói (Mat
Mt 21:18) Ngài khát (GiGa 11:35). Ngài đau đớn nhứt khi đối diện với cái
chết của La-xa - rơ (GiGa 11:35). Hãy đọc câu chuyện Chúa bị đóng đinh
trên cây thập tự, trong cơn hấp hối, đau thương Ngài đã kêu la cùng Đức
Chúa Trời thế nào? Sau khi Ngài phục sinh, nhân tanh của Ngài vẫn còn để
cảm thương chúng ta và cầu thay cho chúng ta (LuLc 24:38-42). Ngài thăng
thiên với thân thể phục sinh, vinh quang, thì Ngài cũng sẽ tái lâm với thân
thể phục sinh vinh quang ấy.
NHU MÌ
Nhu mì có nghĩa gần gần với nhã nhặn, tiết độ ICo1Cr 4:21, IICo 2Cr 10:1,
GaGl 5:23, 6:1, Eph Ep 4:2, CoCl 3:12, IITi 2Tm 2:25, Tit Tt 3:2, Gia Gc
1:21, 3:13, IPhi 1Pr 3:15).
Trong toàn Tân Ước nhu mì cũng có nghĩa là khiêm nhường, hoàn toàn đầu
phục Đức Chúa Trời trước hết, nhưng sau đó thì qua tánh biết hạ mình, nhu
mì, khiêm nhường thì có kết quả nhã nhặn và tha thứ kẻ khác có tánh ích kỷ,
mưu mô hãm hại hoặc đánh hạ kẻ khác v.v... Những tôi con Chúa có bản
tánh nhu mì thì được quyền năng sức lực trong công tác phục vụ Chúa đúng
mục đích. Nhu mì khiêm nhường hạ mình không phải yếu nhược hay nhu
nhược đâu. Giăng Báp-tít vị tiên tri Tiền hô rất nhu mì, khiêm nhường song
luôn luôn quở trách tội lỗi và tội nhân.
Chúa Giê-xu Krit rất nhu mì và khiêm ti nhưng mạnh mẽ chống trả và xét
đoán tội ác và tội nhân; Ngài quở trách, cảnh cáo, chỉ mặt và chỉ tên khuyên
dạy họ.
Mục sư Wm. Barclay nói rằng Praotès (Hy văn được dịch: nhu mì) Nhu mì
nhưng không phải “không có xương sống dịu dàng, hoà nhã” đâu, phía sau
sự nhu mì đó thì có sức mạnh như thép. Ông Mô-se rất nhu mì nhưng cứng
như thép. Chúa Krit hằng ngàybày tỏ ân nhu mì của Ngài nhưng rất nghiêm
khắc (Mac Mc 10:13 - 16, GiGa 2:14-17). Chúng ta không nên hiểu rằng
những kẻ luồn cúi là những kẻ biết hạ mình, nhu mì; chớ gọi những kẻ bợ
đỡ, dua nịnh, tâng bốc là nhu mì khiêm nhường.
NHŨ HƯƠNG (Hương, Nhũ hương. Hy-bá-lai: Lebônâ)
Là nhựa một thứ cây ở miền Nam xứ Ai Cập tên Bosivellia. Ở Somalie cũng
có thứ cây nầy. Cây nầy cao độ 8 bộ. Từ các miền nầy các thứ một dược và
các thứ trầm hương được sản xuất ra.
Trong Thánh Kinh có dạy người Do-thái xưa dâng của lễ phải rắc nhũ hương
lên và họ cũng rắc nhũ hương trên bánh trần thiết nữa.(LeLv 2:2-16 24-7;).
Mỗi năm một lần vào mùa Giáng sanh đến chúng ta lại được nghe đọc
Thánh Kinh về truyện tích khi Chúa giáng sanh có ba nhà thông thái (Bác sĩ,
chiêm tinh gia) từ phương đông nhìn theo một ngôi sao đi tìm Cứu Chúa và
khi gặp thì họ dâng vàng, một dược và nhũ hương.
Thợ hoà hương thánh dùng nhũ hương hoà với nhiều thứ trầm hương khác
để xông trên bàn thờ xông hương. Và Đức Chúa Trời cấm người ta chế ra
nhũ hương thánh ấy (XuXh 30:7, ISa1Sm 2:28).
Nhũ hương Ai Cập rất quý, rất quan trọng và được dùng trong nghi thức thờ
phượng. Ở XuXh 30:37 cấm chế ra thứ hương thánh.
Khói hương bay lên tiêu biểu lời cầu nguyện các thánh đồ (KhKh 8:3). Ngọn
khói hương bao phủ, che nắp Thi ân (LeLv 16:13).
XuXh 30:22-23 dạy Mô-se phương cách để dùng nhũ hương và các thứ nhục
quế, hương liệu, hương xương bồ v.v... để chế ra dầu thánh dùng xức cho
các khí dụng thánh và các thầy thượng tế, tư tế thi hành chức thánh.
Dầu nầy tiêu biểu, hình bóng về Thánh Linh.
NIỀM HI VỌNG
Elpis (Hy văn), Batah (Hy-bá-lai) và Việt ngữ dịch: Niềm hi vọng. Trong
thời người Hy-lạp hay La-mã thì từ nầy còn có ý nghĩa đang chờ đợi sự lành
hay dữ sắp xảy ra. Nhưng các trước giả thời Cựu Ước để chứng nhận rằng
“Đức Chúa Trời là NIềm Hi vọng” của I-xơ-ra-ên (Gie Gr 14:8). Họ cần
trông cậy, nương cậy trong Ngài (Gie Gr 17:7). Họ cần chờ đợi, trông mong
nơi Ngài (Thi Tv 42:5). Về phương diện thuộc linh thì họ không trông mong
các ơn phước Ngài (Thi Tv 62:5). Nhưng nhiều người I-xơ-ra-ên mang niềm
hy vọng về một vương quốc Mê-xi-a. Đa-ni-ên lại có niềm hi vọng, trông
chờ sự phục sinh (DaDn 12:2). Theo tâm lý học thì mọi người đều mang một
niềm hi vọng về tương lai. Thánh Kinh đề cập đến hi vọng thuộc về nhiều
phương diện. Ví dụ người cày ruộng mang niềm hi vọng sẽ được mùa
ICo1Cr 9:10); hi vọng về phần thưởng thực tế về công khó mình v.v...
Nhưng Thánh Kinh cho chúng ta biết Giê-xu Krit là niềm hi vọng của Cơ -
đốc nhân ITi1Tm 1:1). Qua sự phục sinh Ngài, Cơ-đốc nhân thêm niềm hi
vọng được tái sanh, đổi mới, được nên thánh và sẽ được đồng sống lại với
Ngài nhờ Thánh Linh (RoRm 15:13). Ông Thucydides thì khinh thường và
giễu cợt vềø niềm hi vọng, còn một số người khác như ông Menander thì tán
dương niềm hi vọng. Các thi sĩ Sanskrit thì liệt niềm hi vọng vào những điều
hung dữ. Nhưng theo Thánh Kinh thì niềm hi vọng liên hệ đến những giáo lý
quan trọng như sau:
1. Niềm hi vọng liên quan đến sự cứu rỗi và là một sự cần yếu của ân điển,
giống như đức tin và tình thương yêu vậy ICo1Cr 13:13). Nhưng nên phân
biệt rằng đức tin liên quan đến hiện tại và quá khứ, nhưng niềm hi vọng lại
bao hàm cả tương lai (RoRm 8:24,25).
2. Đối tượng duy nhứt, cao cả của niềm hi vọng là các phước hạnh của
vương quốc Đức Chúa Trời (Cong Cv 2:26, Tit Tt 2:2).
3. Niềm hi vọng kết quả những bông trái kỳ diệu như:
(a) Niềm tin quả quyết và vui mừng nơi Đức Chúa Trời (RoRm 8:28).
(b) Không hổ thẹn, nhịn nhục trong cơn hoạn nạn, bắt bớ (RoRm 5:3)
(c) Nhẫn nại trong sự cầu nguyện.
4. Thừa hưởng trước bản tánh công bình thực tiễn (ITe1Tx 2:16), tức một
bản tánh công bình phước hạnh (Tit Tt 2:13), vinh quang (CoCl 1:27).
5. Niềm hi vọng nầy lập vững linh hồn Cơ-đốc nhân như một neo vững chắc
vào Nơi thánh, tức nơi chính Chúa (HeDt 3:6, 6:18,19).
6. Niềm hi vọng nầy được Đức Chúa Trời hứa ban cho tổ phụ xưa ngay
trong Cựu Ước trước hết cho Áp-ra-ham (RoRm 4:18) và về sau toàn dân I-
xơ-ra-ên đều tiếp nhận (Cong Cv 26:6,7). Trong đời Tân Ước các sứ đồ
đồng thanh truyền giảng, đặc biệt là Phao-lô. Chúa Giê-xu là niềm hi vọng
và được Hy văn của Tân Ước chép: Elpis ITi1Tm 1:1, ITe1Tx 2:19) hoặc ở
Gie Gr 17:7 đều nhấn mạnh Chúa Giê-xu Krit hay Đức Chúa Trời là niềm hi
vọng của dân sự Chúa. Niềm hi vọng nầy lưu trữ trên các từng trời và được
Chúa ban phát trong ngày Parousia (chặng tái lâm 1 của Chúa ở không
trung).
Elpis, niềm hi vọng nầy cũng liên hệ đến thân thể của Đấng Krit. Như thư
tín của Tê-sa-lô-ni-ca đều khích lệ dân Chúa trong cớ sự đoàn tụ anh chị em
trong Chúa khi Ngài tái lâm. Mọi người đều mang niềm hi vọng sẽ gặp lại
tôi con Chúa, anh chị em trong Chúa trong ngày sống lại ngày thứ nhứt khi
Chúa tái lâm chặng I ấy (ITe1Tx 4:13-18). Các tôi tớ Chúa đều có hi vọng
tín hữu mình sẽ đoàn tụ và gặp nhau trong ngày ấy và cầu nguyện mong
muốn tất cả được thánh hoá, sẵn sàng gặp Chúa (IICo 2Cr 1:7, CoCl 1:28).
Chính Đấng Krit là Người Chăn Chiên Lớn cũng giải bày niềm hi vọng nầy
là Ngài muốn gặp gỡ Bầy chiên Ngài tất cả trong sự vinh quang Ngài (GiGa
17:24). Thánh Linh cũng như Chúa Cha và Chúa Con đều nôn nả hoàn thành
niềm hi vọng của Cơ-đốc nhân và toàn thể Hội Thánh Chúa.
NÔ LỆ
Chế độ nô lệ phát xuất từ xa xưa khi các tù trưởng ác ôn, lãnh chúa, bạo
chúa ở một xứ, khu vưc chiến thắng bắt cả nam phụ lão ấu đi làm nô lệ hoặc
bán làm nô lệ. Người I-xơ-ra-ên lâm vào cảnh nô lệ ở Ai Cập, mất hết tự do,
phải làm việc vất vả, khổ sai v.v... Họ mất hết quyền hạn của một con người.
Bị hành hạ, đánh đập và lao động bắt buộc, nặng nhọc, không có chút tự do
nào cả. Mô-se được Đức Chúa Trời đại dụng giải phóng họ khỏi ách nô lệ
nầy (XuXh 1:14, 13:3,14, 20:2, PhuDnl 5:6).
Từ nô lệ cũng được dùng để miêu tả tình trạng suy hoại, sa sút trong khi dân
I-xơ-ra-ên bị bắt đi làm phu tù ở Ba - bi-lôn hay A-xi-ri (Exo Er 9:8, NeNe
5:18).
Thánh Phao-lô dùng theo ý nghĩa hình bóng “ách nô lệ” (GaGl Ga5:1,
4:3,9,24,25). Một tội nhân ở dưới ách nô lệ của tội lỗi. Người có thể gọi một
người ở dưới ách nô lệ của rượu, thuốc phiện, xì ke, ma tuý v.v... Vì người
ấy đã sa vào cùm xiêàng của sự nghiện ngập, các thứ ấy.
Thư tín RoRm 8:21 có dùng từ ách nô lệ (douleia) để đề cập cuộc sáng tạo ở
dưới ách nô lệ có nghĩa ở dưới sự suy đồi, mục nát khác hẳn với sự vinh
quang của con cái Đức Chúa Trời là những kẻ đã tin Chúa Giê-xu, Đấng giải
phóng họ khỏi ách nô lệ tội lỗi. Chúa phán: “Tôi nói thật với các người, hễ ai
làm tội lỗi là nô lệ cho tội lỗi vậy” (GiGa 8:34). “Các ngươi sẽ biết lẽ thật và
lẽ thật sẽ giải thoát các ngươi được tự do” (GiGa 8:31). Cơ-đốc nhân không
nhận linh nô lệ mà là linh tự do. Linh nô lệ làm cho sợ hãi, sợ hãi sự chết
(HeDt 2:15).
Sự mong ước của kẻ làm nô lệ tội lỗi là sự tự do thuộc linh. Các giáo sư giả
nắm lấy chỗ yếu ấy mà lừa phỉnh Cơ - đốc nhân (IIPhi 2Pr 2:19). Vậy nên
Cơ-đốc nhân hãy thận trọng phân biệt linh nô lệ và linh tự do.
NỘI TẠI
“Siêu việt” miêu tả bản tánh cao cả của Đức Chúa Trời Gia-vê đối với loài
người thấp hèn. Đức Chúa Trời vượt trên hết cả không một ai sánh bằng.
Đức Chúa Trời siêu việt Đức Chúa Trời cao siêu. Ngài ngồi trên ngôi cao
sang, trên các từng trời cao xa, loài người không thể đến gần. Đức Chúa Trời
thánh khiết vinh quang, độc lập, Ngài dị biệt với mọi sự vật, loài người và
thế gian.
Nhưng “nội tại” theo ý nghĩa thần học miêu tả sự ngự trị của Đức Chúa Trời
ở trong thế gian và sự diễn tiến của thế gian. Đức Chúa Trời siêu việt nhưng
cũng nội tại. Thánh Kinh và chính Cứu Chúa Giê-xu cũng có lần nói: Đức
Chúa Trời ở với, ở trong chúng ta.
Giáo lý nầy không giống như chủ thuyết của Phiếm Thần luận cũng gọi vạn
vật hữu thần (xin xem Thánh Kinh Thần học, trang 115).
Thần học gia chủ trương Đức Chúa Trời nội tại không có ý nghĩa như Vạn
vật hữu thần đâu, nhưng phân biệt để tránh khỏi sự hiểu lầm Đức Chúa Trời
với cuộc tạo hoá vạn vật. Nhưng tin rằng Đức Chúa Trời nội tại, tức Đức
Chúa Trời hiện diện ở khắp mọi nơi. Đức Chúa Trời toàn tại (Thi Tv 139:1-
24) và quá trình cùng sự diễn tiến trật tự của vũ trụ, quả đất nầy chứng minh
công việc của tay Đức Chúa Trời và quyền năng đời đời cùng sự tể trị của
Ngài trong mọi loài mọi vật, mọi thì giờ, thời kỳ và cơ hội (Thi Tv 19:1-14 ,
RoRm 1:20).
Còn Đức Chúa Trời siêu việt thì như đã nói ở trên, chỉ nói về thần tánh của
Đức Chúa Trời thánh khiết, cao sang, cao xa vượt trên hết mọi loài, mọi vật
v.v...
NƠI CHÍ THÁNH (Nơi rất thánh)
Nơi thánh và Nơi Chí Thánh phân cách bởi một bức màn. Thầy thượng tế đi
vào Nơi Chí Thánh một năm chỉ một lần vào ngày lễ chuộc tội. Nơi Chí
Thánh hoàn toàn tối (IVua 1V 8:12). Tại đây có Hộp Giao ước. Có hai thiên
sứ Chê-ru-bim xòe cách che “Ngôi Thương xót” được xem như ngai Gia-vê
Đức Chúa Trời ngự.
NƯỚC (Uống)
Thánh Kinh ghi rõ trong cuộc sáng tạo Đức Chúa Trời đã dựng nên nước
uống. Trong bài nầy chúng ta học hỏi về Nước uống theo phương diện thần
học.
1. Chúng ta đặt giả thuyết nếu Đức Chúa Trời không dựng nên nước uống
thì nhân loại, thế gian, loài thọ tạo v.v... sẽ ra thế nào? Nước uống theo nghĩa
đen chúng ta thấy:
(1) Nước uống dựng nên trong cuộc sáng tạo (SaSt 1:2, 6:10, 20:23, Thi Tv
18:15, 33:6).
(2) Nước uống được ban cho theo thần hựu của Ngài cách thường xuyên
(Giop G 5:10, 36:27, 37:6-13, 38:25-30,34-38, Thi Tv 65:9, Gie Gr 10:13,
51:16).
(3) Qua phép lạ và quyền năng Chúa nước uống cũng được ban cho tuỳ theo
lời cầu xin và trường hợp khẩn cấp hoặc bị Chúa rủa sả, phân rẽ v.v...
(XuXh 7:14-25, 14:21-31, Gios Gs 3:13-17, 4:15-18, IVua 1V 18:33-38,
IIVua 2V 2:8, Gios Gs 1:12-17, Mat Mt 14:28, LuLc 8:24, GiGa 2:7).
(4) Nước của sự xét đoán như cơn Hồng thuỷ, các trận lũ lụt Chúa dùng hình
phạt dân chối bỏ Chúa (SaSt 6:1-8:22, EsIs 54:9, IPhi 1Pr 3:20, IIPhi 2Pr
3:5).
2. Nước uống được Thánh Kinh dùng làm hình bóng:
(1) Ba Ngôi; Chúa Cha (Gie Gr 2:13), Chúa Con (GiGa 7:37, KhKh 1:15)
Chúa Thánh Linh (EsIs 32:15, Exe Ed 36:25-27, GiGa 3:5, 7:38).
(2) Tiêu biểu về địa vị loài người:
- Tội lỗi: EsIs 7:20.
- Bội đạo: Gie Gr 2:13.
- Ý riêng;, EsIs 8:6.
- Sự hình phạt: EsIs 1:30, 8:7, Gie Gr 8:14, 23:15.
- Sự chết: Giop G 24:19, 26:5, 27:20.
(3) Tiêu biểu về địa vị con người trong ân điển Chúa; Sự mời gọi của Đức
Chúa Trời
- Chúa mời gọi: EsIs 55:1, KhKh 21:6, 22:17.
- Đau buồn về tội: Gie Gr 9:1, CaAc 2:19
- Sự tái sanh: Exe Ed 47:1-12, Gio Ge 3:18, GiGa 3:5, Tit Tt 3:5, HeDt
10:22.
Báp têm bằng Thánh Linh và mặc lấy Thánh Linh (EsIs 32:15, 44:3, Exe Ed
36: 25-27, Gio Ge 2:28, GiGa 7:37, IGi1Ga 5:6-8).
- Nước sống đời đời ban cho kẻ tin nhận Chúa Giê-xu Krit (GiGa 4:14).
- Sự nên thánh (GiGa 13:5,10, Eph Ep 2:26).
- Sự thử thách (EsIs 30:20, 43:2).
- Kết quả sum sê (Thi Tv 1:3, Gie Gr 31:9).
- Sự nhẫn nại (EsIs 58:11, Gie Gr 31:9).
4. Hình bóng về địa vị đời đời của kẻ hư mất, không có nước (LuLc 16:24).
Nhưng đối với người được cứu rỗi thì có nước sự sống (KhKh 7:17, 22:1).
Trong nghi thức các lễ của Cựu Ước có dùng đến nước, và nước trong các
buổi lễ có ý nghĩa bóng tiêu biểu thuộc linh rất thích ứng cho sự cứu rỗi
chúng ta. (XuXh 29:4, 40:7,12,30).
Về phương diện thuộc thể hằng ngày nước cần yếu và ích lợi cho loài người
sao cho có thể nói cho hết được
NÓI DỐI, NÓI LÁO
Sự nói dối (nói láo) là nói một điều gì, sự việc gì không thật, mục đích để
lừa dối người nghe (Cac Tl 16:10,13). Các trước giả các sách trong Thánh
Kinh nghiêm khắc lên án những kẻ đặt điều nói dối để phỉnh gạt người ta và
gây nên sự thiệt hại nghiêm trọng (LeLv 6:2-3). Kẻ ác chủ mưu làm chứng
dối để kẻ bị vu cáo bị lên án nặng hơn vì họ có kế hoạch lừa phỉnh các thẩm
phán (PhuDnl 19:15). Ngoài ra Thánh Kinh còn đề cập đến các tiên tri giả
rao giảng sứ điệp Chúa. Chúa không ban sứ điệp Ngài và cũng không sai,
nhưng họ bô bô tuyên bố mình là tiên tri được Chúa ban cho sứ điệp đặc biệt
để rao lại cho loài người v.v... Lời của họ rao ra không ứng nghiệm vì họ nói
láo (nói dối) (OsHs 12:1, Gie Gr 14:14, Exe Ed 13:9, RoRm 1:25).
Sự nói dối, nói láo làm cho lương tâm nhức nhối, phá hại nền tảng đạo đức
luân lý của một xã hội, một hội chúng tin kính. Khi sự nói dối bại lộ thì
khiến nhiều người ngã lòng buồn chán (EsIs 28:17).
Đức Chúa Trời là Đấng không hề nói dối, chống trả và lên án sự nói dối và
người nói dối (ISa1Sm 15:29, Tit Tt 1:2). Luật pháp Mô-se cấm nói dối.
Luật pháp các nước cũng cấm nói dối.
Thánh Kinh dạy rằng sự nói dối thuộc về người cũ cần phải lột bỏ (CoCl
3:9). Khi chúng ta nói sai thì tìm dịp sửa lại. Tội nói dối rất dễ phạm. Từ bé
nhỏ, con người đã biết nói dối. Ma quỷ Satan là cha của sự nói dối. Sự nói
dối nhỏ sẽ đưa đến sự nói dối to lớn. Nếu chúng ta không quyết định từ bỏ
sự nói dối sẽ thành tánh nói dối trong con người chúng ta.
Đức Chúa Trời là Đấng chân thật, rất ghét sự giả dối. Kẻ giả dối không được
vào thành thánh Chúa, miễn là phải ăn năn từ bỏ (KhKh 21:27, 22:15).

Ơ-NÔ-MƠ (Thuyết)
Eunome. Tà thuyết Ơ-nô-mơ do Giám mục ở Cyzius chủ trương và phổ
biến. Ơ-nô-mơ (Eunome, Enomius) sanh ở Ducore trong xứ Cáp-ba-đốc vào
năm 320 và qua đời năm 392 SC. Ông theo học khoa thần học với Actius
thuộc phe của Arius. Trước hết ông được Eudore ở An-ti-ốt tấn phong Chấp
sự, sau khi tấn phong làm Giám mục ở tại Cyzique. Ông giảng dạy rằng:
Ngôi Lời và Thánh Linh là hai thọ tạo bình thường thôi. Ông chủ trương
Chúa Con không giống Chúa Cha (Hy văn Anomoios) về thần thể yếu; và
Chúa Con được sanh ra ngoài bản tánh Chúa Cha. Ông có soạn nhiều sách
chống đối các phe giáo phái, giáo lễ và chống thần bí phái. Ông gieo một
ảnh hưởng tệ hại giữa Cơ-đốc giáo hội, nên các nhà thần học chân chánh
như Gregory Nazianzus, Thánh Basle và thánh Gregory Nyssa đã phản đối
mạnh mẽ. Ơ-nô-mơ bị lưu đày và qua đời năm 392 SC.
Ở (Cư ngụ, Cư trú)
Người I-xơ-ra-ên xưa từ Ai Cập đến đất hứa, cuộc hành trình 40 năm thật
lâu lắc. Họ trông mong vào được đất hứa để được ở, được ổn định chỗ ăn ở
và sinh sống. Chúa thường hứa với họ: “Ta ở cùng, ở với, ở trong các
ngươi”.
Hy văn “ở” là “menò”. Ở thì phải có chỗ, có vị trí. Ở bao lâu? Liên hệ đến
thời gian. Điều kiện ở cũng như mục đích là gì? Công tác và thông công
chăng? Cựu Ước cũng dùng nhiều từ khác nhau để giải bày ý nghĩa ở. Ở lại,
ở lại đêm (SaSt 24:55, LeLv 13:5, ChCn 19:21 v.v...)
Tân Ước dùng từ nầy đến 180 lần. Sứ đồ Giăng dùng nhiều hơn hết, 40 lần
trong sách Tin Lành thứ tư, và 26 lần trong các thư tín của ông. Theo sự dạy
dỗ của Chúa Giê-xu, thì Đức Chúa Trời ở với, ở cùng và ở trong Hội chúng,
Hội Thánh và các tôi con Chúa khi họ biết tuân theo Ngài.
Còn mệnh lệnh của Ngài đối với Hội Thánh và tôi con Ngài là phải cứ ở
trong Ngài. GiGa 15:4 là một mệnh lệnh Chúa truyền cho tôi con Chúa trên
đường đi đến Ghết-sê-ma-nê. Chúa Cứu Thế đã dùng cây nho làm tiêu biểu
dạy họ, phải cứ ở trong Ngài. Chúa muốn nói đến sự liên hiệp của các nhánh
với thân cây và gốc. Nhánh liên hiệp với thân cây và gốc chẳng những được
sự sống truyền đến mà còn kết quả nữa. Nhánh cây không quyền lực chọn
dính vào thân và gốc hay tự tách rời ra. Không, nó phải buộc, phải dính liền
vào mới sống, mới kết quả, nếu không thì khô héo và chết. Chúa truyền: Hãy
ở trong Ta “Meinate en emoi”. Các sứ đồ xưa cùng chúng ta ngày nay có
trách nhiệm của mình. Quyền tự nhiệm của cá nhân tín hữu vẫn được tôn
trọng, nhưng hậu quả rất nguy hiểm. Xanh tươi và kết quả, hay đưng đét và
chết khô? (GiGa 15:5) Chúa luôn luôn nhấn mạnh đến lẽ thật tương thông,
tương giao qua sự liên hiệp (GiGa 6:56, 15:4). Ngài là Gốc, là Thân cây, là
Nguồn Sự Sống nên một khi Cơ-đốc nhân là nhánh tách rời Ngài thì nó phân
rẽ bị diệt vong.
Thánh Giăng, sứ đồ yêu dấu của Ngài kinh nghiệm ân phước nầy nên nhấn
mạnh đến sự liên hiệp với Đấng Krit. Thánh Phao-lô dạy: “Hãy cứ ở trong
Ngài” (en Christò einai). Người công bình, giống như cây trồng gần dòng
nước (Thi Tv 1:3), như người xây nhà trên nền móng vững chắc (Mat Mt
7:24). Muốn được tồn tại Cơ-đốc nhân phải nương dựa trên Đấng Krit, nhờ
sức toàn năng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, tin cậy và kiên trì trong đức tin
nới Chúa.
Khi Cơ-đốc nhân ở trong Chúa và cứ ở trong Ngài thì Ngài ở với và ở trong
Cơ-đốc nhân qua Thánh Linh. Thánh Linh được ban xuống để ở với và ở
trong Cơ-đốc nhân. Đức Chúa Cha, Chúa Con hiện diện với Cơ-đốc nhân và
Hội Thánh qua sự hiện diện của Thánh Linh (GiGa 14:17). Đấng Krit về trời
là điều cần yếu. Thánh Linh đã được ban xuống. Cơ-đốc nhân nhận được,
đầy dẫy và được xức dầu bằng Thánh Linh thì Cơ-đốc nhân ở trong Krit
được “ăn thịt và uống Huyết Ngài” (GiGa 6:25-56). và nếu Cơ-đốc nhân
sinh sống như Krit đã sinh sống, không phạm tội, giữ gìn Lời Chúa thì Cha,
Con, Thánh Linh ngự trong người ấy (GiGa 14:15-23, IGi1Ga 3:24), và đây
là sự liên hiệp thánh, thật sự, vững bền, sống và mạnh mẽ.

PHẦN MƯỜI (1/10)


Giáo lý dâng một phần mười huê lợi lên Chúa được dạy dỗ theo lời Thánh
Kinh:
1. Cựu Ước:
Thánh Kinh Cựu Ước đã ghi chép giáo lý nầy rất tỉ mỉ và quả quyết;
a. Các tổ phụ luôn luôn vâng lệnh Chúa dâng một phần mười huê lợi lên
Chúa. Họ thừa nhận sự dâng một phần mười lên Chúa là một ơn phước và là
mạng lệnh của Ngài (SaSt 14:20, 28:22).
b. Chiếu theo luật pháp của Mô-se, thì sự dâng một phần mười thuộc về
Chúa Gia-vê nhưng trao cho người Lê-vi để họ sinh sống vì họ không nhận
được sản nghiệp nào cả như các chi phái khác (Dan Ds 18:21-32). Tuy
nhiên, họ được cấp những chỗ để định cư (PhuDnl 12:5-19, 14:22-29, 26:12-
15).
c. Suốt lịch sử dân I-xơ-ra-ên như các sách lịch sử có ghi lại thì các vua,
quan và dân sự đều thừa nhận luật lệ nầy từ Chúa nên hằng tuân hành (IISu
2Sb 31:5-12, NeNe 10:37, 12:44, 13:5,12). Tuy nhiên các tiên tri thường
nhắc nhở, cũng như quở trách dân sự vì thiếu sót bổn phận. Có thể vì họ tiếc,
họ quên, họ nghèo thiếu quá (AmAm 4:4, Mat Mt 3:7-12).
d. Sau khi từ cảnh phu tù trở về, họ xây dựng lại Đền Thờ thì giáo lý dâng
một phần mười vẫn được dạy dỗ giữa dân chúng hầu họ thực thi (Exe Ed
40:1 - 48:35)
2. Tân Ước:
Thánh Kinh Tân Ước không dạy gì về giáo lý dâng một phần mười. Đấng
Krit có lần quở trách người Pha-ri-xi về sự tuân hành luật pháp Mô-se theo
văn tự thôi, chớ lòng thì cách xa Chúa (LuLc 18:9-14). Họ tôn tặng điều ấy
trên sự công bình và tình thương yêu của Đức Chúa Trời (Mat Mt 23:23).
Tuy nhiên thư tín Hê-bơ-rơ đã trích dẫn hành động của Áp-ra-ham dâng một
phần mười cho Mên-chi-xê-đéc. Đó là chỗ duy nhứt Tân Ước có nói đến
giáo lý dâng một phần mười cho Chúa.
Dâng một phần mười như các trước giả khác trong Tân Ước thì họ chủ
trương thời đại luật pháp Mô-se đã qua, nên sự cắt bì hay dâng phần mười
không giữ trọng điểm trong thời đại ân điển. Dầu vậy Phao-lô đã khuyên tín
hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô hãy sẵn sàng dâng hiến, dâng hiến rộng rãi, dâng
hiến quá một phần mười nữa ICo1Cr 16:1, IICo 2Cr 8:1 - 9:15). Chính Chúa
Giê-xu cũng có lần truyền bảo chẳng những dâng một phần mười mà còn
hơn nữa.
Vì Chúa dạy: Đó làø điều chúng ta phải làm và đừng bỏ sót những điều kia
(Mat Mt 23:23).
Vì nếu chúng ta dâng một phần mười hay nhiều hơn mà không có tình yêu
thương, thánh khiết, công bình thì sự dâng hiến ấy không đẹp lòng Chúa và
không được Ngài nhậm.
PHẬN LÀM CON NUÔI
Thánh Kinh Tân Ước có luận về “Phận làm con nuôi” ít nhứt có đề cập 5 lần
như sau: RoRm 8:15, 23, 9:4, GaGl 4:5 (Eph Ep 1:5, GaGl 4:5 đề cập đến sự
làm con nuôi của những Cơ-đốc nhân đã được cứu rỗi và trưởng thành.
Được làm con cái Chúa vì đã tiếp nhận ơn cứu chuộc của Chúa Giê-xu là
những kẻ ở dưới luật pháp tức là người I-xơ-ra-ên.
Phận làm con nuôi mà Tân Ước có luận đến không phải căn cứ trên luật
pháp người La-mã đâu, vì họ theo máu huyết và dòng lịch sử. Còn người I-
xơ-ra-ên thì chỉ vì lợi cho gia đình mà nhận con nuôi. Cũng có dân tộc nhận
con nuôi cho mục đích giúp đỡ làm lợi ích có cho nhà mình vậy.
Nhưng nhận làm con nuôi thánh Phao-lô luận đến đây như GaGl 4:5 là sự
cứu chuộc của Chúa bởi ân điển Ngài thi thố với những kẻ ở dưới luật pháp.
Hiệu quả của nhận làm con nuôi đây là thay đổi địa vị con người, từ giờ phút
ấy, tức giờ phút được Chúa nhận làm con nuôi cho đến đời đời (Eph Ep 1:5)
thì đương sự từ địa vị nô lệ dưới luật pháp mà bước vào địa vị làm con cái
Đức Chúa Trời (GaGl 4:5) “và xưng Ngài là Aba! Cha!”
RoRm 8:15, GaGl 4:6 là lời reo vang vui mừng khi một nô lệ được nhận làm
con nuôi. Người nhận được làm con nuôi liền được có quyền thừa hưởng tài
sản trong gia đình ấy và quyền đến gần người cha (RoRm 8:15). Cơ-đốc
nhân thì có quyền chia sẻ với Đấng Krit trong sự thừa hưởng ân phước, sản
nghiệp thuộc linh v.v… (RoRm 8:12).
Thánh Linh Đức Chúa Trời là phương tiện và cũng là kết quả của phận làm
con nuôi. Tuy nhiên thân phận (địa vị) làm con nuôi sẽ hoàn thành khi cả
cuộc thọ tạo được giải thoát khỏi ách nô lệ(RoRm 8:21)
Thánh Giăng dạy ai tin Con thì trở nên con cái của Đức Chúa Trời nhưng sự
làm con nuôi bao quát đến sự liên hệ ân điển Đức Chúa Trời, khiến chúng ta
trở nên con cái Ngài (GiGa 1:12, 3:1-2).
Người con trai du đãng trở về được người cha nhận lại liền, có quyền đầy đủ
sống trong gia đình ấy và thừa hưởng gia sản nữa (LuLc 15:19).
Chúng ta đã thật sự làm con cái Đức Chúa Trời và làm con nuôi Đức Chúa
Trời chưa?
PHẢN BỘI (Sự)
Phản bội là làm trái với tình nghĩa, dịch từ Hy văn: Paradidòmi có nghĩa nộp
phó, phản nộp, nhưng khi dân Do-thái và quân La-mã bắt Chúa thì có một sứ
đồ Ngài phản bội Ngài, phản nộp Ngài làm trái với tình nghĩa thầy trò. Tuy
nhiên Paradidòmi còn có nghĩa khác nữa, như giao phó hoặc phó thác,
chuyển giao, chuyển lại.
Trong 4 sách Tin Lành có ký thuật sự phản bội Chúa Giê-xu rất nhiều.
Nhưng trong Cựu Ước đã nhiều lần dự ngôn về sự phảûn bội bán Chúa.
Khi Chúa tại thế thì nhiều lần đã nói trước về sự phản bội nầy nữa. (Mat Mt
17:22, Mac Mc 9:31, LuLc 9:44, Mat Mt 20:19, LuLc 18:32).
Chúa Giê-xu đã biết bản tánh Giu-đa, và Ngài cũng nhiều lần cảnh cáo
(GiGa 6:46), Giu-đa đã âm mưu phản bội Ngài cùng các nhà lãnh đạo tôn
giáo (Mat Mt 26:14-16, Mac Mc 14:10-11, LuLc 22:3-6).
Chúa Giê-xu cũng đã chứng minh Ngài biết lòng dạ và âm mưu của Giu-đa
sẽ phản bội và phó nộp Ngài (Mat Mt 16:21-25, Mac Mc 14:18-21, LuLc
22:21,23). Nhưng Ngài sẵn sàng hứng chịu và đối xử với lòng thương xót,
khoan dung với kẻ chịu làm tay sai cho ma quỷ và kẻ độc ác (Mat Mt 26:47-
56, Mac Mc 14:43-52, LuLc 22:47-53, GiGa 18:1-11).
Thánh Kinh nhấn mạnh đến việc dân Do-thái giao phó Chúa cho Phi-lát vì
bấy giờ chỉ có La-mã đế quốc mới có quyền xử thôi, dầu tòa án Do-thái lên
án.
Đề tài phản bội được khoa Thần học nghiên cứu kỹ càng và giải luận minh
bạch. Đối với kẻ phản bội Chúa thì thì phải mang lấy tội hình (GiGa 19:11).
Thánh Kinh cũng có ghi lại lương tâm người bị cắn rứt (Mat Mt 27:2 - 3) số
phận người (Cong Cv 1:25) hụt mất tất cả những đặc quyền, đặc phước
Chúa hứa ban cho tất cả những người được Chúa tuyển chọn (GiGa 15:16,
6:7, Cong Cv 1:17, Mat Mt 26:24,25). Chúng ta tất cả đều là con cháu A-
đam. Mỗi chúng ta đều yếu đuối, dễ sa vào sự cám dỗ phản bội Chúa và Hội
Thánh Ngài. Vậy nên chúng ta hãy đêm ngày cầu xin, thức tỉnh xin Chúa giữ
chúng ta trong tay quyền năng và thương yêu Ngài (Giu Gd 1:24,25, GiGa
17:11,12,15, Cong Cv 20:28).
PHÁT XUẤT CỦA THÁNH LINH
Đức Chúa Trời Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Ba
Ngôi đồng đẳng, đồng quyền, đồng thực tại.
Thánh Kinh dầu không dùng từ “Ba Ngôi”. Tuy nhiên, trong Thánh Kinh
nhiều lần đề cập đến Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Linh.
Như ở Mat Mt 3:11 Giăng Báp-tít xưng rằng: “Ngài (Giê-xu) sẽ làm Báp
têm trong Thánh Linh và Lửa cho các ông”.
Cong Cv 2:33 chép: “Vậy Ngài đã được tôn cao lên bên hữu của Đức Chúa
Trời và nhận được từ Cha Lời Hứa của Thánh Linh thì Ngài đã đổ xuống
như điều các ông, các anh em đã thấy và nghe” (Bản 90). Chỉ trong hai câu
nầy đã đề cập đến Ba Ngôi Đức Chúa Trời và sự phát xuất của Thánh Linh.
Chúa Cha, Chúa Con, đã sai phái Thánh Linh giáng lâm trong lễ Ngũ Tuần
để thiết lập Hội Thánh Cơ-đốc. Chúa Con đã “đổ Thánh Linh xuống”, sai
Thánh Linh giáng lâm trong Danh Krit. Nhưng Đấng Krit thì “đổ” ban sai
Đấng Yên ủi đến trên những kẻ tiếp nhận Danh Ngài (GiGa 15:26, 16:7,
16:14). GiGa 20:22 chép rằng Chúa Giê-xu hà hơi, thổi Thánh Linh trên các
môn đệ.
Kết luận, chúng ta thấy rõ rằng Chúa Cha và Chúa Con có liên quan trong sự
phát xuất Thánh Linh và sai phái Ngài giáng lâm trong ngày Ngũ Tuần, đáp
đậu trên trên Tôi con Chúa.
Giáo lý quan trọng nầy Giáo hội đã tranh luận xưa nay không bao giờ đi đến
chỗ kết luận.
Nói rằng: “Thánh Linh từ Chúa Cha ban cho qua Chúa Con” thì làm cho sự
phát xuất của Thánh Linh lệ thuộc đến hai lần. Còn Filioque thì thêm “và
từ”. Trong các thư tín của thánh Phao-lô có đề cập và nhấn mạnh đến Thánh
Linh từ Chúa Cha ông nói: “Thánh Linh từ Đức Chúa Trời”(I CoCl
2:12)Thánh Linh của Krit (RoRm 8:9, Phi Pl 1:19, IPhi 1Pr 1:11), “Thánh
Linh của Chúa Con” (Ga 14:6;).
Nhưng rất đặc biệt khi thánh Giăng, sứ đồ yêu dấu của Chúa Giê-xu ghi
chép và nhấn mạnh đến sự phát xuất của Thánh Linh.
GiGa 14:16: “Và Tôi sẽ nài xin Cha và Ngài sẽ ban cho các môn đệ Đấng
Yên ủi khác, Ngài sẽ ở với các môn đệ mãi mãi”.
GiGa 14:26: “Nhưng Đấng Yên ủi là Thánh Linh, Đấng mà Cha sẽ nhân
Danh Tôi sai đến sẽ dạy các môn đệ tất cả mọi điều, Ngài sẽ nhắc nhở các
môn đệ nhớ lại tất cả mọi điều Tôi đã nói với các môn đệ” (Bản 90).
“Chúa Cha ban Thánh Linh và Chúa Con” mà người ta thêm vào đã gây sự
chia rẽ giữa đông và Tây Giáo hội.
Vấn đề nhức nhối của Giáo hội Cơ-đốc hôm nay là đã được gội nhuần
Thánh Linh chưa? Mỗi tôi con Chúa hãy chuyên tâm cầu xin cho mình được
đầy tràn Thánh Linh để hầu việc Chúa. Chúng ta chớ quá câu nệ, cực đoan
mà tranh cãi về sự phát xuất của Thánh Linh theo ý riêng mình.
PHI-LI-Ô-CƠ (Filioque)
Mệnh đề Phi-li-ô-cơ (Filioque) có nghĩa “và từ Con”, và liên hệ tới câu biểu
quyết của bản quyết nghị Giáo hội nghị tại Nicène (Nicée, Nices) vào năm
325 SC nói rằng: “Thánh Linh phát xuất từ Cha và từ Con”. Nhưng truy
nguyên thì Phi-li-ô-cơ “và từ Con” không có chép trong bản Tín điều Nicés
(Nicea) 325 SC và trong bản quyết nghị của Constantineple (381 SC).
Nhưng vào kỳ Giáo hội nghị ở Toledo (589 SC) mới thêm vào, và tuần tự
được Hội Thánh tây phương sử dụng. Tuy nhiên vào thế kỷ thứ chín Photius
ở Constantinople nắm lấy các giáo lý nầy mà cắt đứt sự liên hệ của Giáo hội
giữa Đông và Tây vào năm 1054 (xin đọc Tin Lành Là Gì, hoặc Sử Ký Hội
Thánh và Thánh Kinh Thần Học).
Về Giáo lý nầy Hội Thánh Đông phương nêu lên hai điểm
1. GiGa 15:26 dạy rằng Thánh Linh phát xuất từ Cha mà thôi.
2. Giáo hội nghị thêm mệnh đề “Và từ Con” vào nhưng Giáo hội nghị địa
phương ở Toledo tự ý thêm mệnh đề vào nhưng có sự thông qua của Giáo
hội nghị toàn thế giới lúc bấy giờ. Nhưng Hội Thánh Tây phương bênh vực
cho mệnh đề nầy có hai điểm rất hữu lý:
1. Để bảo vệ và bênh vực tín điều Nicea lẽ thật Chúa Con đồng một thể yếu
với Chúa Cha 2. Và Chúa Con đồng thể yếu với Chúa Cha và Cha đã sai
Thánh Linh xuống. Chúng ta cũng có thể nói Chúa Thánh Linh cũng phát
xuất từ Chúa Con vậy. Như vậy Ba Ngôi Đức Chúa Trời có sự tương thông
tương giao mật thiết. Nếu không có Phi-li-ô-cơ nầy thì e như Hội Thánh đã
cách ly Con khỏi Thánh Linh và gây mâu thuẫn Lời Thánh Kinh nhiều lần
có đề cập Linh của Krit (RoRm 8:9, GaGl 4:6).
Trong địa hạt tranh luận về các giáo lý của Hội Thánh Chúa chúng ta cần
căn cứ trên Thánh Kinh vào dung hoà với Thánh Kinh không nên “đoản
chương thủ nghĩa” gây cho Hội Thánh bị chia rẽ, và xé thân ra làm nhiều
phần.
PHONG THÁNH, PHONG THẦN
Người Hy-lạp xưa dễ dàng trong thuyết thần nhân đồng hình của các thần
thoại, và vấn đề phong thần, phong thánh cũng tin sự bất tử, linh hồn sẽ
được hiển thần hiển thánh. Các nhà anh hùng, các bậc ân nhân thường được
suy tôn là thần. Sau thế kỷ thứ V TC người ta đã suy tôn bậc thần thánh cả
những người đang sống.
Hoàng đế A lịch Sơn đã ngồi nhận sự thờ lạy của nhân dân các miền, các xứ
ông chinh phục. Cả đến những vị vua lớn, vua nhỏ sau ông cũng thế và thói
tục nầy trở nên thông thường rồi. Nhân dân các xứ, các miền ấy làm thế để
đẹp lòng vua chúa mình. Đây cũng là một hành động dua nịnh, xu phụ. Cong
Cv 12:20 có ghi chép nhân dân Ti-rơ và Xi-đôn đã thờ lạy Agripa I và suy
tôn ông là vị thần. Nhưng vì ông kiêu ngạo nên bị thiên sứ Đức Chúa Trời
đánh chết thình lình.
Vua Antiochus IV Epiphanes rất ghét và chống đối những người Do-thái
sùng đạo nên ông đã tự cho mình là thần mà như đã đúc ở trong đồng tiền
(bạc) ở Ai cập xưa có truyền thống suy tôn thờ lạy các vua chúa như trong
triều đại Ptolemy thì suy tôn thờ lạy cả vua còn sống và đã chết nữa.
Từ đời hoàng đế Julius Caesar về sau thì việc phong thần phong thánh hay
thờ lạy các vua chúa được hạn chế bớt hoặc được thu hẹp ở kinh đô La-mã.
Nhưng ở các cộng đồng hoặc miền, xứ bị trị, bị chinh phục thường có các
buổi lễ suy tôn thờ lạy hoàng đế. Hoàng đế Julius được suy tôn thờ lạy trong
các cuộc chinh phục mình. Augustus khuyến khích sự thờ lạy “Divus
Julius”, nhưng lại hạn chế người ta thờ phượng và suy tôn ông. Từ đó người
ta thường thờ lạy phong thần ông và các hoàng đế kế nhiệm ông sau khi chết
rồi.
Hoàng đế Vespasian trong phút hấp hối ở trên giường đã mỉa mai rằng: “Ta
nghĩ rằng đang ta trở nên một vị thần”. Các hoàng đế Caligusla, Nê-rô, Do-
mi-ti-an thì đòi hỏi được suy tôn thờ lạy như các vị thần trong khi còn sống,
còn trị vì.
Lúc bấy giờ người ta phong thần phong thánh cả những người hoàng đế
sủng ái, hoặc những bà con thân cận vua nữa. Trong đời hoàng đế Diocletian
là người thù ghét bách hại Cơ-đốc giáo rất khốc liệt thì cuộc phong thần
phong thánh và thờ lạy các hoàng đế vượt lên đỉnh cao hơn hết. Nhiều Cơ-
đốc nhân bị giết vì từ chối không dâng hương và thờ lạy hoàng đế.
Nhưng khi hoàng đế Constantine I tin nhận Giê-xu Krit làm Cứu Chúa và
nhận Cơ-đốc giáo làm quốc giáo thì phong trào, lệ tục phong thần, phong
thánh, thờ lạy các vua chúa, hoàng đế chấm dứt.
PHƯỚC LÀNH
Đức Chúa Trời Gia-vê là Nguồn Phước lành. Phước lành khác với sự rủa sả
(PhuDnl 23:5, 28:2, 3:23) Đức Chúa Trời không cho phép người ta rủa sả kẻ
lân cận mình. Chúc phước lành tức ban cho điều tốt lành cho người mình
chúc thường các quà vật, các vật quý giá (PhuDnl 11:26, ChCn 10:22, 28:20,
EsIs 19:24).
Cựu ước có nói đến hai cách hay công thức chúc phước lành: Mệnh lệnh:
Như “Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng. Đức Chúa Trời nói với chúng
rằng: “Hãy sanh sản và tăng gấp bội và đầy dẫy quả đất v.v…” (SaSt 1:28).
Họ chúc phước cho Rê-bê-ca và nói với cô rằng: “Hỡi cô em gái của chúng
ta ơi! Cầu chúc em trở nên cô tổ mẫu của muôn vàn con cháu và cho dòng
dõi em …” (SaSt 24:60). Hoặc cách biểu thị như ở SaSt 27:29 và ISa1Sm
25:3. Cả hai cách nầy đều bày tỏ cho dân I-xơ-ra-ên biết quan niệm có quyền
thừa hưởng các phước lành ấy. Tuy nhiên cách thứ hai bày tỏ rằng quyền thụ
hưởng các phước lành ấy còn tuỳ thuộc nơi thần tánh Chúa.
Thể thức chúc phước khá xa xưa của dân I-xơ-ra-ên được Mô-se ghi lại ở
PhuDnl 28:3-6. Bắt đầu mỗi câu chúc phước đều nói: “Các ngươi sẽ được
phước …”
Thầy thượng tế chúc phước cho Áp-ra-ham như sau: “Nguyện Áp-ram được
Đức Chúa Trời cao cả, Chủ tể của các từng trời và quả đất ban phước cho!”
(SaSt 14:19).
Các trước giả Thi thiên thường chép một thể thức riêng như: “Phước cho
người chẳng bước đi trong lời khuyên bảo của kẻ độc ác” (Thi Tv 1:1,
84:12). “Phước thay cho những kẻ nương cậy nơi Ngài”. “Phước cho tất cả
những người kính sợ Gia-vê. Bước đi trong đường lối của Ngài.” (Thi Tv
128:1).
Trong Thánh Kinh Cựu ước còn một thể thức chúc phước nữa mà chỉ A-rôn
và các thầy tư tế dòng A-rôn chúc mà thôi: Dan Ds 6:24-26. Con dân của
Chúa cũng luôn luôn chúc tụng và cảm tạ Chúa trước khi dùng bữa.
Trong Kinh Tân ước cũng có một số thể thức chúc phước lành . Cứu Chúa
đã nêu lệnh, ít nhứt 9 phước lành ở Mat Mt 5:3-12. Đây là những phước lành
của Giao ước Mới trong những ngày sau rốt mà tiên tri Giê-rê-mi có đề cập
đến (Gie Gr 31:31-34). Ở LuLc 6:20-26 thì ghi lại cả các phước lành và các
sự khốn nạn.
Thánh Phao-lô và các sứ đồ cũng đã đề cập đến các phước lành trong các
thứ tín như: RoRm 15:29, Eph Ep 1:3, HeDt 6:7, 12:17, Gia Gc 3:10, IPhi
1Pr 3:9).
Chúng ta cũng không quên sách Khải thị, thánh Giăng sứ đồ được Thánh
Linh cảm thúc ghi lại cả các lời chúc tụng, ngợi khen, những lời chúc phước
và sự khổ nạn như ở KhKh 1:3, 3:8,11, 5:9-10,13-14, 8:13, 11:17,18, 14:13,
18:2-8, 19:9, 22:7,14,18,19.

QUÁ ĐỘ (Địa vị)


(LuLc 23:43, KhKh 14:13):
Trong Thánh Kinh có nói đến tiên tri Giăng Báp-tít là vị tiên tri giao thừa
(quá độ) giữa thời đại Cựu ước và Tân ước. Khi nói đến địa vị hoặc tình
trạng quá độ của người chết có ý nói đến tình cảnh, địa vị họ từ ngày qua đời
cho đến khi được phục sanh trong ngày Chúa tái lâm thì thế nào? Với người
tin Chúa là Cơ-đốc nhân thì khi Chúa tái lâm chặng I ở không trung, tất cả
tôi con Chúa chết được sống lại, còn người đang sống thì được biến hoá lên
không trung. Về người không tin Chúa thì phải đợi chờ đến ngày Chúa tái
lâm chặng II, đặt chân đến núi Ô-liu cùng đoàn dân thánh Ngài họ mới được
phục sanh họ sống trong địa vị quá độ, địa vị giao tiếp giữa cũ và mới, chết
và phục sanh, có thể ví như bến đò giao tiếp giữa 2 bờ vậy.
Về giáo lý nầy, không thể lấy triết học hoặc các khoa học, sự khôn ngoan
con người mà chứng minh được. Chỉ Thánh Kinh đã mạc khải và Chúa Giê-
xu là Đấng đã chết và phục sanh minh giảng giải cho chúng ta cách chân thật
thôi.
1.Thánh Kinh mạc khải cho chúng ta biết thời gian địa vị nầy cũng ngắn
không lâu, không phải đời đời mà tạm thời thôi.Tất cả kẻ chết trong Chúa,
tức Cơ-đốc nhân đã tin nhận Chúa, được tái sanh đổi mới đều được sống lại
khi Chúa tái lâm và được cất lên không trung gặp Chúa, dự Tiệc cưới Chiên
Con, và ứng hầu trước mắt Chúa để nhận phần thưởng (IICo 2Cr 5:10,
KhKh 22:12).
Trong địa vị nầy, người chết hoặc Cơ-đốc nhân, hoặc không đều có tri thức,
hiểu biết. Cơ-đốc nhân thì sống trong địa vị phước hạnh, vui mừng, nghỉ
ngơi khỏi các công việc nặng nhọc của mình. Trong câu chuyện ông La - xa-
rơ và người giàu có qua đời (LuLc 16:19-31) Chúa đã mạc khải minh bạch
rằng: La-xa-rơ ở trong lòng Áp-ra-ham tức ở thiên đàng hạnh phúc.
Khi bị treo trên cây thập tự giữa hai tên trộm cướp thì Chúa hứa với tên
cướp giết người rằng: “Hôm nay ngươi sẽ ở với Ta ở Ba-ra-đi” (LuLc
23:43).
Thánh Giăng được mạc khải và chép: “Từ rày về sau phước cho những kẻ
chết và chết trong Chúa. Thánh Linh phán: Phải họ nghỉ ngơi khỏi lao khổ
của mình vì công việc củûa họ theo với họ (KhKh 14:13 - Bản dịch 90).
Qua Lời Thánh Kinh được Chúa mặc khải thì khi Cơ-đốc nhân chết, xác thịt
được chôn dưới đất, nhưng linh hồn họ sống cách vinh hiển trong hiện diện
của Đức Chúa Trời, giữa sự rực rỡ siêu việt của Thiên đàng sáng chói.
Nhưng địa vị quá độ kẻ vô tín, không tin nhận Chúa Giê-xu Krit làm Cứu
Chúa, không thờ phượng Đức Chúa Trời thì phải ở nơi tối tăm, khóc lóc, đau
đớn. Cùng câu chuyện Chúa phán về người vô tín, gian ác chết dầu lễ an
táng rất linh đình, trống đánh, kèn thổi inh ỏi, nhưng linh hồn phải ở chỗ đau
đớn chờ đợi ngày ứng hầu trước Tòa án Đức Chúa Trời xét đoán cuối cùng
và họ sẽ ở đó khá lâu, như Khải thị đã minh tả ở KhKh 20:11-15.
2. Bất toàn cho đến khi Chúa tái lâm.
(1) Những linh hồn của Cơ-đốc nhân đã qua đời được vào Nước Chúa, tức
thiên đàng. Thánh Kinh nói họ được nghỉ ngơi khỏi các công việc nặng
nhọc. Xin chớ lầm nghĩ và diễn giải sai rằng họ ngủ hoặc trở nên biếng nhác,
bất động. Không họ vẫn có sự hiểu biết và nhớ lại hết gia đình và đời sống
mình như La-xa-rơ mà Chúa đã đề cập, Chúa dùng từ “nghỉ” các công việc
mình, tức họ vui thỏa, thỏa mãn về các công việc mình đã làm trong thế gian
nầy. Họ đã tận tụy hi sinh vì Giáo hội, vì gia đình, vì đồng bào, đồng loại.
Bây giờ Chúa cho họ yên nghỉ, nghỉ ngơi trong sự bình an và phước hạnh
của Chúa.
(2) Trong địa vị hay tình trạng quá độ, người chết bất toàn vì thân thể đã trở
lại bụi đất, nếu thiêu thì ra tro rồi linh hồn ở trong địa vị quá độ không có
thân thể thì không hoàn toàn trọn vẹn. Chỉ khi Chúa tái lâm, được biến hoá
hoặc được phục sanh thì họ trở nên trọn vẹn trước sự hiện diện Chúa (LuLc
14:14, IITi 2Tm 4:8).
Dầu được Chúa ban phước cho linh hồn tôi con Chúa trong địa vị quá độ
nầy, thì những phước ấy vẫn còn bé nhỏ so với ngày Chúa ban cho trong
ngày Chúa tái lâm.
(3) Như vậy đời người có thể chia làm 3 giai đoạn:
a. Từ khi sanh ra cho đến khi qua đời, linh hồn về với Chúa.
b. Linh hồn ở với Chúa, trong Nước Chúa trong thời kỳ quá độ.
c. Giai đoạn khi Chúa tái lâm, Cơ- đốc nhân được biến hoá hay đuợc phục
sinh hoàn toàn trọn vẹn sống trong sự vinh quang siêu việt ở trong sự chói
sáng vinh quang của Đức Chúa Trời.
QUỞ TRÁCH, KHIỂN TRÁCH
Đức Chúa Trời khiển trách tội ác, sự hung bạo tức Đức Chúa Trời phản ứng
tỏ tường với tội lỗi, sự gian ác và với tội nhân cách mạnh mẽ. Đức Chúa
Trời cũng liên hiệp với dân thánh của Chúa để chống lại sự sai lầm, xấu xa,
những hành động tội lỗi của những lân cận của họ nữa (LeLv 19:17, LuLc
17:3, ITi1Tm 5:20). Đức Chúa Trời và Cứu Chúa Giê-xu cũng vậy khi quở
trách ai thì tiếp theo có sự sửa phạt và định án. Đức Chúa Trời là Đấng
Thánh kỵ tà. Ngài không thể dung thứ tội lỗi được. Đức Chúa Trời chống trả
tội lỗi. Vì vậy Thánh Kinh ghi chép nhiều lần Chúa đã hình phạt và tiêu diệt
tội nhân, cá nhân, gia đình hoặc cả một thành phố hay một quốc gia A-can,
Xô-đôm, Gô-mô-rơ, như cả một quốc gia Ni-ni-ve, hay cả loài người tiền sử
hoặc trong đời Nô-ê.
Khi một cá nhân Cơ-đốc nhân, hoặc một gia đình, một nhóm người trong chi
hội phạm tội mà mục sư chủ tọa hoặc ông truyền đạo ban trị sự làm lơ tức kể
như đồng lõa, hoặc dự phần có tội với họ. Vì vậy, người chăn bầy và ban trị
sư, chấp sự phải làm tròn trách nhiệm xử lý kẻ phạm tội với Đức Chúa Trời
nếu không thì cả Hội chúng bị vạ lây như hành động A-can.
- Đức Chúa Trời khiển trách dân ngoại bang (Thi Tv 9:5).
- Đức Chúa Trời khiển trách thù nghịch của dân I-xơ-ra-ên (Thi Tv 76:6).
- Đức Chúa Trời quở trách kẻ vồ nuốt dân sự Ngài (MaMl 3:11).
- Đức Chúa Trời quở trách Satan là kẻ tố cáo tín hữu (XaDr 3:2).
- Đức Chúa Trời quở trách và sửa phạt dân Chúa (KhKh 3:19).
Chúa Giê-xu Krit quở trách các quỷ (Mac Mc 1:25). Ngài cũng quở trách
bệnh tật, chữa lành kẻ đau ốm (LuLc 4:39). Khi có cơn sóng gió lớn Chúa đã
quở trách (Mat Mt 8:26).
Chúa cũng quở trách cả môn đệ Ngài khi họ làm sai, và không hợp ý Ngài
(Mac Mc 8:33, LuLc 9:55).
Nhiều lần Chúa quở trách nhóm người giả hình và gian ác.
Vậy nên tôi con Chúa cần có thái độ biết ăn năn khi mình sai lầm kẻo bị quở
trách nặng.
QUY KỂ
Gíao lý Quy kể được mạc khải qua sự khải thị của Chúa trong Thánh Kinh.
Đây là một giáo lý khá quan trọng; Thánh Kinh Cựu ước có nêu lên nhiều
lần như ở LeLv 7:18, 17:4, IISa 2Sm 19:19, Thi Tv 32:2.
Thánh Kinh Cựu ước dùng Hy-bá-lai từ Hàsăb được Việt ngữ dịch là: Quy
kể, coi là, xem là, nhận là, tưởng là ít nhứt trên 100 lần.
Trong Tân ước thì dùng từ logizomai, trừ ở RoRm 5:13 thì dùng từ ellogeò.
Câu chuyện Ô-nê-sim chạy trốn khỏi chủ đến La-mã gặp Phao-lô và tin
Chúa. Được Phao-lô giúp đỡ viết thư gởi Ô-nê-sim trở về chủ là Phi-lê-môn.
Trong thư thánh Phao-lô gánh chịu các nợ nần, các sự sai lầm của Ô - nê-
sim (đọc câu 18).
Cái ý nghĩa chính của câu nầy là “quy kể” điều nầy điều kia, hoặc nợ hoặc
sự sai lầm của người nầy cho người kia gánh chịu.
1. Quy kể của tổ phụ cho loài người
Theo RoRm 5:12-21 thì vì tội lỗi của một người mà quy kể cho tất cả mọi
người. Sự chết cai trị trên mọi người (14) vì mọi người đều phạm tội trong
A-đam (18). Tất cả đếu phạm tội không phải do kinh nghiệm hay từng trãi
phạm tội của một người nhưng do sự quy kể tội lỗi của A-đam cho nhân
loại, dòng giống của ông. A-đam là đại diện, là nguồn gốc của dòng giống
ông thì tội của ông cũng được quy kể cho cả dòng giống, không phải chỉ
theo luật di truyền mà thôi.
2. Quy kể tội lỗi của nhân loại cho Chúa Cứu Thế Giê-xu Krit
Sự quy kể tội lỗi của A-đam cho nhân loại là đích thực. Nhưng Cứu Chúa
Giê-xu Krit là Đấng vô tội mà gánh chịu tội lỗi của nhân loại thì thuộc về
hình sự thôi. Thánh Kinh có chép: EsIs 53:4-6 và IICo 2Cr 5:21, IPhi 1Pr
2:24. Dầu trong các câu Thánh Kinh nầy không dùng từ quy kể, tuy nhiên ý
nghĩa chứa đựng thì có. Chúa là Đấng Công bình đã gánh lấy và hứng chịu
tội lỗi của nhân loại. Các tội lỗi của loài người đã quy kể cho Ngài vậy.
3. Quy kể sự công bình của Chúa cho kẻ tin nhận:
Giáo lý xưng công bình kẻ tin nhận công lao chuộc tội của Chúa Giê-xu
cũng là giáo lý quy kể sự công bình của Đức Chúa Trời cho kẻ tin nhận
Chúa Giê-xu Krit (RoRm 3:21-5:21).
Luận về sự chết cứu chuộc của Đấng Krit Đấng vô tội trên thập tự giá là
công tác công bình của Ngài được bày tỏ ra và được Đức Chúa Trời chuẩn
nhận và quy kể công bình cho kẻ tin nhận ơn cứu rỗi ấy. Theo phương diện
hình sự, tội nhân thì phải bị định án, bị hình phạt của thiên luật nhưng Đức
Chúa Trời đã quy kể sự công bình của Ngài cho kẻ nhận ơn tha thứ nhờ sự
chết của Chúa Giê-xu Krit rồi. Tội nhân ấy được trắng án vì được tha thứ,
được ơn quy kề là công bình, vô tội vì có Đấng đã chịu thay thế, đã gánh thế,
đã nhận chịu luật quy kể của Chúa rồi vậy.
Thư tín RoRm 5:1 đã luận và xác định rất minh bạch và quyết lệnh ơn phước
“Được xưng công bình nhờ đức tin nầy”. Đây là ơn phước do nguyên tắc
quy kể của Đức Chúa Trời. Kẻ tin nhận công lao cứu chuộc của Chúa Giêxu
Krit. Đấng vô tội chết thay thế cho kẻ có tội. Sự công bình của Đấng công
bình được quy kể cho kẻ ăn năn nhận tội và tiếp nhận ơn ấy. Áo công bình
của Chúa được mặc cho kẻ trần mình. Sự công bình quy kể cho kẻ tin nhận
đó làm phu phỉ, sự công bình Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi tội nhân.
QUYẾT ĐỊNH (Chỉ định, Quy định)
Horixein, Horizò từ Hy văn được dịch là quyết định, chỉ định, quy định. Từ
nầy được chép 8 lần trong Tân ước. Khi nói Đức Chúa Trời Quy định (quyết
định, chỉ định) thì chúng ta thừa nhận quyền cao cả, quyền tể trị của Ngài.
Đức Chúa Trời Gia-vê đã quy định (quyết định, chỉ định) về những biến cố,
những dữ kiện xảy ra trong lịch sử nhân loại xưa nay. Sách Công các sứ đồ
thánh Cong Cv 17:26 có chép: “Từ một người, Ngài dựng nên tất cả các dân
tộc loài người để ở khắp mặt đất; chỉ định những thì giờ và sắp xếp trước
giới hạn chỗ ở của họ” (Bản dịch mới 1990).
HeDt 4:7 có chép: “Nên một thời gian khá lâu về sau trong tHy văn của Đa-
vít, Ngài tạm chỉ định một ngày nữa gọi là ngày nay như có nói rằng: “Nếu
ngày nay các ngươi nghe tiếng Ngài thì đừng cứng lòng mình”. LuLc 22:22
“Con Người (là Chúa Giê-xu Krit) đi y theo như đã định”... Trong Cong Cv
4:28 thì sứ đồ lại dùng từ Prorizein là “Tiền định”. Đức Chúa Trời tiền định
theo sự biết trước của Ngài chớ không phải tiền định độc đoán như một số
nhà Thần học chủ trương đâu. Ở Cong Cv 10:42 và Cong Cv 17:31 đều đã
dùng từ “chỉ định” để dịch từ nầy (Bản dịch 90).
Giáo lý Đức Chúa Trời cầm quyền cao cả, tể trị thế gian, vũ trụ và giáo lý hệ
trọng, chẳng những Tân ước đã nhấn mạnh mà Cựu ước cũng có nhiều chỗ
đề cập rất rõ ràng, như (xin chỉ trích một vài chỗ): PhuDnl 32:8, Giop G
14:5, EsIs 19:17, 28:22, DaDn 9:24,26,27, 11:36, SoXp 3:8.
QUÝ BÁU
Thánh Kinh dùng từ nầy để nói lên giá trị của một vật nào đó. Về thần học
thì cũng để minh định quan niệm. Trong Thi Tv 116:15 thì đánh giá sự chết
của người thánh là quý báu trước mặt Đức Chúa Trời. Sự chết của con người
thánh được Đức Chúa Trời Gia-vê cho là quý trọng. ChCn 3:15 thì đánh giá
sự khôn ngoan quý hơn ngọc ngà châu báu.
Trong Tân ước có nhiều chỗ chép Huyết Chúa Giê-xu là quý báu (IPhi 1Pr
1:19). Thánh Kinh cũng nói đức tin của Cơ-đốc nhân quý báu hơn vàng
(IPhi 1Pr 1:7).
Cựu ước cũng dùng từ quý báu như ở EsIs 28:16 (yàqàr) mà thánh Phi-e-rơ
có lặp lại ở IPhi 1Pr 2:4.
Thánh Phi-e-rơ còn xác định sự thử thách đức tin quý hơn vàng ròng (IPhi
1Pr 1:7).
QUỶ SỨ, ÁC QUỶ (Demon)
Quỷ, quỷ sứ, ác quỷ (demon) khác với ma quỷ (diabolos). Thần học Hệ
thống và Thần học Căn bản thì giải thích rõ hơn. Dưới đây chúng tôi xin tóm
lược:
Thánh Kinh Cựu ước gọi là các quỷ là Satyrs (LeLv 17:7, IISu 2Sb 11:15)
Satyrs là kẻ có tóc dài. Chắc người ta có ý niệm rằng Quỷ sứ hay ác quỷ có
tóc dài. Thánh Kinh cũng cho biết các tà thần, các quỷ mà quỷ I - xơ-ra-ên
thờ phượng, cúng tế người xưa chỉ là tà thần, các thần giả dối, tức quỷ thôi
ICo1Cr 10:19).
Trong Tân ước, đặc biệt 4 sách Tin Lành có đề ập đến các quỷ (daimôn)
nhiều lần. Daimôn hay Daimonion được Kinh Tân ước chỉ về các tà thần
chống đối Đức Chúa Trời và làm hại loài người.
Bêelzebul (Baul-Zebub) là lãnh tụ của các ác quỷ hay quỷ sứ (Mac Mc
3:22). Như vậy các quỷ là lâu la của Beel - zebul. Đoàn dân hung ác I-xơ-ra-
ên xưa đã lộng ngôn dám nói Chúa bị quỷ ám (GiGa 7:20).
Ngày xưa cũng như ngày nay, những kẻ chống đối Chúa, bài xích đạo Ngài
cứ “chụp mũ” vu khống đạo Chúa phát nguyên từ nguồn gốc xấu. Kinh Tân
ước cũng phân biệt kẻ bị quỷ ám và người lâm bệnh hoạn thuộc thể (Mac
Mc 1:21). Quỷ sứ nhiều lần nhập vào người ta và khuấy phá họ (Mac Mc
5:1-21). Kẻ tin thờ Chúa, có Chúa Ba Ngôi và thiên sứ Ngài bảo vệ. Trong
thời các sứ đồ có người đã ra đi tuyên truyền giáo lý của các quỷ ITi1Tm
4:1). Quỷ sứ cũng xen vào sự cai trị loài người, hà khắc hung bạo v.v… đều
do các quỷ thúc đẩy để làm cho loài người khốn khổ. Đó là hậu quả loài
người chối bỏ Đức Chúa Trời Gia-vê Babaoth (Đức Chúa Trời vạn quân)
(xin xem (Eph Ep 6:12 và DaDn 10:13).
Ác quỷ, quỷ sứ cũng phổ biến và thúc giục loài người cúng lạy hình tượng,
bại hoại không sinh hoạt trong sự đạo đức, luân lý nữa. Loài người bại hoại,
hư xấu chỉ vì ác quỷ xúi giục và cai trị họ ICo1Cr 10:20, KhKh 9:20).
Ác quỷ hay quỷ sứ hiệp với ma quỷ và Satan dấy lên các tà thuyết các giáo
sư giả, thiết lập các chương trình chống lại Đức Chúa Trời và đạo thuần
chánh của Ngài căn cứ trên Thánh Kinh.
Trong bốn sách Tin Lành ghi lại cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Chúa Giê-xu
Krit và các ác quỷ, ma loài và Satan. Nhiều lần Chúa đã đuổi quỷ và Chúa
đã đánh bại các ác quỷ và Satan rồi (LuLc 11:15-17 và LuLc 11:20 xin đọc).
Quyền năng chiến thắng các quỷ của Chúa được ban cho các môn đệ Ngài.
Chúa đã sai 12 sứ đồ đi ra giảng đạo và đuổi quỷ. Họ đã chiến thắng hơn các
quỷ (LuLc 9:11).
Bảy mươi môn đệ cũng được Chúa Giê-xu sai phái ra đi và cũng được Chúa
ban cho quyền phép đuổi quỷ, chữa bệnh (LuLc 10:17).
Nhiều môn đệ và tôi con Chúa xưa và nay có thể nhân Danh Chúa và trừ quỷ
chữa bệnh (Mat Mt 9:38).
RƯỢU
SaSt 9:21 đã đề cập đến từ “Rượu” hay nước nho. Cựu ước có dùng từ nầy
đến 141 lần (yayin). Tân ước chỉ nói đến trên 30 lần thôi. Trong gia đình các
tổ phụ xưa và người Hê-bơ-rơ thường dùng rượu trong các bữa, hoặc trong
các cuộc tiệc vui mừng kể cả khi họ đồng dự các của lễ dâng hiến lên Đức
Chúa Trời rồi (XuXh 29:40). Rượu dâng trong của lễ là yayin tức nước nho
(Dan Ds 15:5,10 v.v…).
Ban đầu người Hê-bơ-rơ dùng nước nho để uống, nhưng lần lần thì có men
nước lấy từ các thứ cây khác.
Thánh Kinh Cựu ước còn có ghi chép 38 lần một thứ rượu khác tên “Rượu
mới” (Tiroês) (SaSt 27:28, PhuDnl 7:13). Cũng có lần khác người ta dùng từ
rượu mới nói về Tiroês, là nước nho trước hoặc trong thời gian lên men
(EsIs 65:8). OsHs 4:11 nói rượu mới cũng là rượu lên men.
Từ Sèkar dùng để chỉ “Rượu mạnh”. Nhưng sách Targum và Pheshitta nhiều
lần dùng để chỉ “Rượu cũ”. Dan Ds 28:7 dùng từ nầy nói về “Rượu mạnh” là
rượu làm của lễ (Sèkar).
Kinh Tân ước ít đề cập đến từ rượu (onios). Trước hết ở LuLc 1:15 cho
chúng ta biết Giăng Báp tít không uống rượu hoặc thứ gì say nhưng đầy dẫy
Đức Thánh Linh. Nhưng Thánh Kinh Tân ước không cho rượu là xấu hay
độc hại. Cứu Chúa Giê-xu được mời dự một lễ hôn phối, và khi thiếu rượu
Chúa dùng nước hoá thành rượu
Sách Tin Lành cũng có chép Chúa Giê-xu được mời ngồi ăn uống chung với
người thâu thuế v.v… Nhưng không thấy nói Chúa uống rượu nho, rượu
mạnh hoặc rượu mới.
Khi Chúa bị treo lên trên cây thập tự người ta dâng rượu cho Chúa, nhưng
Ngài từ chối không uống vì không muốn có tâm trí mờ tối vì rượu khi hấp
hối. Nhưng khi họ dâng giấm thì Ngài nhậm (Mac Mc 15:23).
Khi Chúa thi hành chức vụ Khi Chúa thi hành chức vụ thì nhiều lần Chúa
dùng từ rượu để giảng dạy với ý nghĩa bóng, thuộc linh. Như ở Mac Mc
2:22, Chúa nói về việc rót rượu mới vào bầu da cũ. Ở LuLc 5:39 thì Chúa
dạy: “Cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng rượu
cũ ngon hơn”. Như vậy chúng ta thấy Thánh Kinh Tân ước từ “rượu” được
dùng với ý nghĩa tốt.
Phao-lô khuyên tôi con của Chúa đừng say rượu nhưng hãy đầy dẫy Thánh
Linh. Nhưng ông lại khuyên môn đệ ông là Ti-mô-thê hãy uống ít rượu vì tì
vị yếu ITi1Tm 5:23). Song Phao-lô khuyên chung các tôi tớ Chúa đừng say
rượu vì có hại đến thánh chức ITi1Tm 3:8, Tit Tt 2:3).
Rốt lại chúng ta thấy từ “Rượu” xuất hiện ở sách Thần Mặc thị (Khải) đoạn
KhKh 17:2 nói: “Các vua thế gian say sưa rượu gian dâm…”
Còn chính nó thì uống huyết các thánh (KhKh 17:6)
RỦA SẢ
Theo ý nghĩa chung thì rủa sả là một sự nguyền rủa, chưởi rủa hoặc một lời
nói giải bày một sự mong muốn xấu xa, gian ác hung dữ cho kẻ khác.
Nếu người ta dùng lời như thế đối với Đức Chúa Trời thì gọi là phạm
thượng lộng ngôn, (Giop G 1:5,11, 2:5,9).
Nhiều người tin tưởng một lời rủa sả, chưởi rủa ai có một quyền năng hoá
nên linh hiệu để tác động đến đương sự (XaDr 5:1-3)
Giữa dân ngoại bang tin lời rủa sả, nguyền rủa có uy quyền làm hại đương
sự hay đối tượng. Vì vậy người ta đã tốn tiền bạc để thuê người khác rủa sả
kẻ thù nghịch mình. Ba-lắc đã thuê Ba-la-am rủa sả con dân Chúa (Dan Ds
22:24). ChCn 26:2 nói rằng lời rủa sả vô cớ không ích gì cả. Ở Sáng thế ký
Chúa rủa sả vì đương sự phạm tội.
Trong Cựu ước lời rủa sả còn được hiểu như lời phó dâng hay hiến dâng lên
cho Đức Chúa Trời. Các thứ đồ vật v.v… hay người mà đã có lời thề nguyện
phó dâng cho Chúa rồi thì không được đem ra làm việc gì khác (LeLv
27:18)
Trong thời Cựu ước, có cuộc chiến tranh với một thành, một khu vực mà
người ta thề nguyền xin phó dâng cho Chúa thành ấy bao gồm cả sự tiêu diệt
người sinh sống trong thành ấy. đây là một sự tin tưởng quá mấu đem lại sự
vô nhân đạo, tàn nhẫn, man rợ giết cả đàn bà, ông già và trẻ con vô tội
(PhuDnl 20:12-14, Gie Gr 6:26).
Sự vi phạm lời thề nguyền biệt riêng ấy đem lại kết quả vô cùng khốc liệt.
Như A-can, như Hiel xây lại thành Giê - ri-cô (Gios Gs 7:1, IVua 1V 16:34,
Gios Gs 2:10, 16:17).
Một lời thề nguyền hay hứa nguyện dâng hiến mình cho Chúa lúc xưa cũng
hiểu như một lời nguyền rủa biệt riêng, hay phó dâng. Sự thề nguyền hiến
dâng Giăng Báp-tít (LuLc 1:15, 7:33). Lúc xưa giữa dân Do - thái cũng lạm
dụng lời thề nguyện như có chép ở Mac Mc 7:11.
Tóm tắt chúng ta có thể hiểu nguyền rủa, rủa sả, thề nguyền ... là khác với
chúc phước, cầu phước.
Trước khi bước vào đất hứa Chúa ban cho Mô-se đã rao cho họ hai con
đường: một là rủa sả một là phước hạnh. Họ phải lựa chọn.
Núi Ê-banh hình bóng cho sự rủa sả; núi Ga-ri-xim hình bóng cho sự phước
hạnh (PhuDnl 27:13-26).
Đời Tân Ước ít dùng sự rủa sả. Có lần Chúa rủa sả cây vả trở nên khô (Mat
Mt 21:19, Mac Mc 11:12). Với người Pha-ri-xi Chúa có lần quở trách nặng
họ.
Phao-lô đã viết rằng Chúa Giê-xu Krit đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta (GaGl
3:13). Ngài mang lấy sự đoán phạt của luật pháp (Mô-se) vì chúng ta
(PhuDnl 21:23). Sự rủa sả của luật pháp Mô-se đã đổ xuống trên Chúa hầu
chúng ta nhận được phước của Đức Chúa Trời.
RỬA CHÂN
Người phương đông rất hiếu khách. Nhân dân phương đông có phong tục
rửa chân cho khách. Lúc bấy giờ các bộ hành hương mang dép đường sá đầy
bùn lầy hay bụi bặm khách đến nhà cần rửa chân, chẳng những để sạch chân
mà còn mát chân để thoải mái nghỉ ngơi.
Một tên nô lệ sẽ quì hay cúi xuống rửa chân cho khách. Nhưng nếu là một
khách quý thì chính chủ nhà sẽ thân hành rửa chân cho vị ấy (IISa 2Sm
25:41 và SaSt 18:4, 19:2, 24:32, 43:24).
Cac Tl 19:21, LuLc 7:36-50 có chép câu chuyện Xi-môn mời Chúa Giê-xu
đến nhà dự tiệc nhưng lại không cho nước rửa chân và cũng không sai đầy tớ
hay nô lệ rửa chân Chúa chớ chưa nói đến ông là chủ phải tôn trọng Chúa
thân hành rửa chân cho Chúa. Thái độ nầy nói lên sự vô lễ, thiếu sự tôn quí
đối với vị khách cao quý của ông. Chẳng những thế thôi mà còn tỏ ra Xi-
môn thiếu tinh thần tình thân hữu trong tình yêu thương nhau.
Hiện tại sự rửa tay được nghiêm túc thực thi trong vấn đề tiếp khách.
Chỉ các thầy tư tế, khi sửa soạn đến gần Đức Chúa Trời dâng của lễ thì phải
tẩy thanh mình nên rửa chân.
GiGa 13:1-17 có ghi chép Chúa thân hành rửa chân cho các môn đệ. Đây là
một bài học đầy ý nghĩa sâu sắc. Vì kiêu căng tranh chức vị, tranh giành
nhau gây nên sự căng thẳng giữa đoàn sứ đồ (LuLc 22:24).
Chúa Giê-xu bèn thân hành hạ mình rửa chân cho 12 môn đệ mình. Hành
động nầy làm tan chảy lòng kiêu ngạo họ. Về thuộc linh thì Chúa chứng
minh cho họ cần được trong sạch, Thánh khiết mới có thể phục vụ Đức
Chúa Trời.
Giáo hội Chúa lâu nay nêu lên câu hỏi là liệu chúng ta cần thực thi theo
mệnh lệnh Chúa ở GiGa 13:14,15 không?
Hội Thánh đầu tiên đã thực thi khi tiếp khách.
Nhiều giáo phái đã làm lễ rửa chân.
Thánh Bernard Clairvan chủ trương rằng đây là một bí tích.
Nhưng toàn thể Giáo hội Cơ-đốc đều hiểu và tin nhận theo ý nghĩa hình
bóng có sự dạy dỗ thuộc linh thôi.
SANH BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI
Thánh Giăng, sứ đồ yêu dấu của Cứu Chúa Giê-xu Krit thường dùng cụm từ
“sanh bởi Đức Chúa Trời” trong sách Tin Lành thứ tư và thư tín của ông.
(gennêtheis ek tòu theou).
Sanh bởi hay từ Đức Chúa Trời (gennê menos ek tou theou) hoặc “Sanh do
Đức Chúa Trời”. Tái sanh, sanh lại nên mới là sanh từ Đức Chúa Trời.
Người ấy được đổi mới trong Đấng Krit và có một sự sống mới (GiGa 3:5 -
6). Sanh do Đức Chúa Trời thì được trở nên hay có uy quyền làm con cái
Đức Chúa Trời (GiGa 1:12,13). Sự kiện nầy qui kể về Đức Chúa Trời. Vì sự
sanh lại nên mới phần thuộc linh của Cơ-đốc nhân do quyền năng Đức Chúa
Trời và là một phép lạ bởi Thánh Linh thi thố mà thành tựu (IGi1Ga 3:9,
4:7, 5:1,4,18 và GiGa 3:5-6). IGi1Ga 2:9 thì gián tiếp nói từ Đấng Krit “sanh
từ Ngài” (Ex autou dedenêtai). Như vậy chúng ta có thể nói và tin rằng
“Sanh bởi, do, từ Đức Chúa Trời Ba Ngôi hiệp một” (GiGa 10:30).
IGi1Ga 5:18 có chép: “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời” thì cùng một ý nghĩa với
câu nói “Kẻ sanh bởi, từ Đức Chúa Trời”. Đây là một phép lạ do quyền năng
của Chúa Ba Ngôi liên quan đến phần thuộc linh của Cơ-đốc nhân khi tin
nhận Chúa Cứu thế Giê-xu. Từ “Sanh ra từ Chúa, từ Tin Lành” cũng được
các trước giả Tân ước dùng theo ý nghĩa bóng. Thánh Phao-lô có nói: “Dùng
Tin Lành mà sanh anh em” ICo1Cr 4:15), “Sanh trong vòng xiềng xích”
(Phi-lê câu 110).
Các thánh đồ đã nói sự sanh lại hay sanh trong Chúa về phần thuộc linh.
SÊ-ÔN (SHEOL)
Từ “Sheol” tạm dịch cho dễ đọc: Sê-ôn. Được Kinh Cựu ước đề cập khá
nhiều lần, và có hai ý nghĩa:
1. Nghĩa đen: Một chỗ sâu thẳm trong lòng đất làm nơi ở cho kẻ chết
(PhuDnl 32:22, EsIs 14:9,15).
2. Nghĩa bóng: Một cơn nguy hiểm hay đau đớn lớn lao lắm (Thi Tv 116:3,
Gio Ge 2:2). Nhưng trong Tân ước; Hâdes: âm ti, âm phủ cùng ý với LuLc
19:15, Cong Cv 2:17 Sách sự khôn ngoan Sa-lô-môn ChCn 16:13). Có mấy
từ ý nghĩa tương đồng như : Bôr là Hầm, Hố sâu (EsIs 15:15, Thi Tv 88:4).
SÊahot: một chỗ của sự hư hoại (Thi Tv 16:10, Exe Ed 28:8). Ăbadôn: một
chỗ hư hoại hủy diệt (Giop G 26:6, 28:22). Theo Cựu ước thì Sê-ôn (Sheol)
là nơi ở đời đời của người công bình lẫn người gian ác. Tại Sheol không có
sự hình phạt hay có sự ban thưởng. Chết tức bước vào cõi quên lãng đời đời
(Thi Tv 88:13, Giop G 10:29) hoặc cõi tối tăm (Giop G 38:17) nơi bụi bặm
(DaDn 12:2) vào giấc ngủ (Giop G 14:12).
Tại đây chẳng có công việc gì làm cả, mà cũng chẳng tư tưởng hiểu biết hay
khôn ngoan đâu (TrGv 9:10, EsIs 38:10-20). Tuy nhiên đây không có ý
nghĩa tiêu tan, vì kẻ chết còn nhớ, còn nhìn biết (Exe Ed 32:27, EsIs 4:9-11).
Những kẻ chết hoan nghênh những người mới đến Sheol (Sê-ôn), con người
vẫn còn ở Sheol. DaDn 12:2, nói Sheol (Sê-ôn) là nơi kẻ chết cả người công
bình và kẻ gian ác ở để chờ đợi vào cõi yên nghỉ đời đời. Người công bình
đặc biệt sẽ hưởng được sự sống đời đời. Còn kẻ gian ác tội lỗi sẽ bị định tội
và hình phạt đời đời nơi hồ lửa (EsIs 26:19).
SINH VẬT
Sách Ê-xê-chi-ên có ghi chép 4 sinh vật và mỗi sinh vật ấy có hình dạng của
một con người. Tuy nhiên có 4 mặt và giống như người, sư tử, bò đực và
chim phụng hoàng. Các sinh vật nầy có phận sự bảo vệ Ngai Của Đức Chúa
Trời. Các thiên sứ nầy đều có 4 cánh.
Sách Xuất Ê-díp-tô (XuXh 37:7-9) chép có hai thiên sứ Chê-ru-bim đứng
xèø cánh che Hòm (Hộp) Giao ước. Các Ra-bi giải thích 4 sinh vật nầy tiêu
biểu cho 4 đẳng cấp cao của các sinh vật trong thế gian. Nhưng các nhà giải
kinh nói 4 sinh vật nầy liên quan có tương quan với 4 nhà viết 4 sách Tin
Lành (hay Phúc âm). Nhưng trong sách Khải thị (Thần Mặc thị) KhKh 4:6-
11 có ghi chép 4 sinh vật cũng có hình dạng và bộ mặt như sách Ê-xê-chi-ên
đã ghi chép, là sư tử, bò đực, người và chim phụng hoàng. Các con sinh vật
nầy có 6 cánh, xung quanh mình đều có mắt. cả ngày lẫn đêm họ tán dương,
ca ngợi Chúa ba lần “Thánh thay!”. Sau khi các sinh vật ấy quy sự vinh hiển,
tôn quý, cảm tạ lên Đức Chúa Trời rồi thì hiệp với 24 trưởng lão mà thờ
phượng Ngài. Như vậy dị tượng Ê-xê-chi-ên thấy với dị tượng Giăng thấy
dầu giống nhau nhưng cũng có một vài điểm khác nhau.
SOI SÁNG (Chiếu sáng)
Động từ Hy văn “Phôtizò” được các bản dịch của Việt ngữ dịch là “Soi sáng
(HeDt 10:32) hoặc là chiếu sáng (Bản mới)
Tuy nhiên Bản cũ động từ nầy được dùng với ý nghĩa chung chung là “làm
sáng tỏ” hoặc “bày tỏ ra, mở mắt cho thấy tỏ tường” (GiGa 1:9, IITi 2Tm
1:10). Ở HeDt 6:4 thì dạy về được kinh nghiệm rõ ràng trong sự trở lại với
Chúa rồi mà còn bỏ Chúa, sa ngã thì số phận sẽ nguy hiểm... Ở Eph Ep 1:18
thì nói “soi sáng con mắt của lòng” tức mở mắt lòng cho chúng ta thấy, hiểu
được lẽ thật của Ngài. ICo1Cr 4:5 thì nêu lên ý nghĩa tra xét bản chất của sự
xét đoán tương lai; Chúa sẽ phơi bày những việc kín giấu ra mà xét xử.
Về phương diện thần học thì các nhà thần học có nhiều ý kiến khác nhau;
Trong Hội Thánh đầu tiên thì lễ Báp-têm được giải thích như là một sự soi
sáng chiếu sáng của sự cảm thúc. Sự cảm thúc hay hà hơi được hiểu là một
Cơ-đốc nhân được soi sáng cũng được cảm thúùc bởi Thánh Linh.
Nhưng quan niệm chung về giáo lý soi sáng (chiếu sáng) thì nhận thấy rằng
đây là công việc của Thánh Linh khiến cho Lẽ thật được ghi chép bằng văn
tự qua sự mạc khải (Khải) của Chúa được rõ ràng, Cơ-đốc nhân thấu hiểu
được. Sự khải thị bằng văn tự trong Thánh Kinh cần được Thánh Linh soi
sáng, chiếu sáng hay mở mắt lòng Cơ-đốc nhân để hiểu ý nghĩa vậy.
Nhưng người chưa tin Chúa, chưa được tái sanh, thánh hoá thì không kinh
nghiệm được ơn phước soi sáng để hiểu Lời Chúa, ý muốn Chúa. Nói cách
khác là họ không có, chưa có Thánh Linh ngự trị trong tâm hồn, lòng dạ họ,
nên họ không có sự soi sáng, chiếu sáng của Ngài. Đối với lẽ thật của Thánh
Kinh thì họ như khiếm thị thuộc linh ICo1Cr 2:14). Chúa hứa cho Cơ-đốc
nhân được soi sáng của Thánh Linh suốt trong ngày họ còn sống trên thế
gian nầy (GiGa 16:13-16). Qua Thánh Linh Cơ-đốc nhân hiểu được lẽ thật
của Chúa không phải qua loa, cạn cợt mà mỗi ngày mỗi sâu nhiệm hơn
ICo1Cr 2:10). Xác thịt, bản ngã hay cái tôi (Egò) là những chướng ngại vật,
những bức màn ngăn che chúng ta hiểu biết sâu nhiệm Lời Chúa. Cũng như
khi chúng ta cầu nguyện, tha thiết mong muốn đi sâu, đi xa vào Nơi Rất
thánh, Nơi Ngôi Ngài ngự trên trời để hầu chuyện và trình bày sự cầu xin
của chúng ta, nhưng tư tưởng xác thịt v.v… làm cho chúng ta đi lạc, hoặc
loanh quanh trong trái đất nầy thôi.
Thánh Linh soi sáng, chiếu sáng, mở mắt lòng thì cũng Thánh Linh ấy giúp
chúng ta trong sự cầu nguyện, cầu xin.
SỐNG
Bài Tín điều Các Sứ đồ có chép: “… Từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ
sống và kẻ chết”. Trong Thánh Kinh cũng nhiều lần dùng từ “sống”, “kẻ
sống”, hoặc “người sống” khác với từ “chết” “kẻ chết” hoặc “người chết”
(Dan Ds 16:30, 33, Cong Cv 10:42, IITi 2Tm 4:1, IPhi 1Pr 4:5). HeDt 4:12
chép: “Vì Lời của Đức Chúa Trời là lời sống động và hiệu lực, bén hơn tất
cả các gươm hai lưỡi; đâm thủng đến nỗi chia được hồn, linh, khớp, tuỷ và
xem xét tất cả ý tưởng của lòng nữa”. Lời Chúa sống động; phần sau nói lên
Lời Chúa sống có hiệu lực, sống động và sắc bén, thấu hiểu cả bí mật lòng
người. Động từ “làm cho sống”của Thánh Kinh dùng là phục hồi, bổ sức
thuộc thể hay thuộc linh lại. GiGa 5:21 chép: “Vì như Cha đã khiến người
chết sống lại và sinh động thể nào, thì Con cũng làm cho kẻ mình muốn
được sinh động như thể ấy”. “Làm người chết sống lại và sinh động” ở đây
có cả hai ý nghĩa phối hợp nhau tức cả thuộc thể và thuộc linh. So sánh với
(Eph Ep 2:5 và CoCl 2:13 thì chúng ta thấy các Cơ-đốc nhân là những kẻ
được sống lại, từ địa vị chết thuộc linh do quyền năng sự sống của Cha đã
bày tỏ ra khi Ngài phục sanh, Đấng Krit từ kẻ chết, ra khỏi mồ mả và sống
đời đời (HeDt 7:16). Xin nói thêm cho rõ hơn: Chúa Con giống Chúa Cha
khiến người ta sống lại (GiGa 5:21, ICo1Cr 15:45).
Bởi sự tái sanh Chúa Con làm (khiến) cho Cơ-đốc nhân sống với Ngài
(GiGa 5:24,25). Khi chúng ta (Cơ-đốc nhân) chết trong tội lỗi thì Đấng Krit
làm cho chúng ta sống (Eph Ep 2:3). Thánh Linh của Ngài làm cho Cơ - đốc
nhân sống và dẫn dắt họ đến với chính mình Ngài, về phần thuộc linh họ
nhận biết Ngài (GiGa 6:63).
SỐT SẮNG (Sự)
Từ “Zèlos” của Hy văn được dịch là “Sự sốt sắng”. Tân ước có dùng đến 16
lần. Động từ là Zèlos. Sự cảm xúc nầy như sự cảm xúc khi một người giận
(PhuDnl 29:19) như lửa bốc cháy (SoXp 1:18, EsIs 26:11).
Từ “sốt sắng” của Gin’ah hay Zèlos có ý nghĩa vừa tốt vừa xấu.
Tốt là nói lên sự sốt sắng, lòng hăm hở (Thi Tv 69:9, IICo 2Cr 7:7), nhưng
xấu là khi bày tỏ ý nghĩa; ganh ghét, ganh tị, ghen tương (Dan Ds 5:14,
Cong Cv 5:17). Điều nầy cũng tuỳ thuộc theo mục đích nữa. Ví dụ ở ICo1Cr
11:2 Phao-lô nói: “Vì đối với anh em tôi nổi ghen với cơn ghen của Đức
Chúa Trời, vì tôi đã gả cho anh em cho một người và trình diện anh em cho
Krit như một trinh nữ tinh khiết”. Bản cũ dịch là sốt sắng.
Cựu ước có nói đến sự ghen tương của Đức Chúa Trời hay là Đức Chúa Trời
ghen tương. Cựu ước dùng từ “Ganna” Hy-bá-lai ngữ ở XuXh 20:5, PhuDnl
5:9, XuXh 34:14, PhuDnl 4:24, 6:15. Ở Gios Gs 24:19, NaNk 1:2 thì dùng
“Gannô”. Như vậy họ nhân cách hoá Đức Chúa Trời, kể Đức Chúa Trời như
Chồng và I-xơ-ra-ên như Vợ. Chồng ghen tương với người Vợ. Nhưng sự
ghen tương của Đức Chúa Trời phát xuất từ lòng thương yêu thánh khiết của
Ngài. Ngài ghen tương vì muốn bảo hộ, che chở, giúp đỡ, cứu trợ; nhưng
Ngài cũng như một đám lửa hừng hay thiêu đốt để trừng trị những kẻ theo
hình tượng và ma loài (Thi Tv 78:58). Thánh Kinh luôn luôn nhấn mạnh đến
sự ghen tương của một Đức Chúa Trời. Ngài ghen tương vì Ngài thánh khiết
thương yêu. Thánh Kinh cũng có nói đến sự ghen tương của Chúa các Cơ
binh. Ngài ghen tương với dân sự Ngài đến nỗi Ngài nổi giận phừng, vì họ
lìa bỏ Ngài chạy theo hình tượng, tà thần (PhuDnl 6:15, 29:19, Exe Ed
5:16,38, 42:23,25). Tân ước cũng đề cập đến sự sốt sắng thánh của Đức
Chúa Trời, Con độc sanh Ngài là Giê-xu; các tôi con Chúa cũng được truyền
đạt cho sự sốt sắng thánh ấy, đúng vào mục đích Ngài, vì danh Ngài và vì
vương quốc Ngài (GiGa 2:17, IICo 2Cr 7:11, 11:2). Sự sốt sắng của Gia-vê
được truyền đạt cho người Chúa tuyển chọn. Ví dụ như Phi-nê-a “có sự ghen
tương (sốt sắng) như Ta” (Dan Ds 25:11). Ê-li cảm xúc mình nóng nảy như
lửa (IVua 1V 19:14), tác giả Thi thiên nói: “Sự sốt sắng Nhà Ngài nuốt lấy
tôi” (Thi Tv 69:10, 119:139).
Trong sách Măc-ca-bê (Thứ kinh) có chép chuyện Ma-la-thia vì Nhà Chúa
nên khi thấy một người cúng lạy hình tượng thì lòng nóng nảy sốt sắng bùng
lên.
Cơ-đốc nhân của Chúa có lòng sốt sắng nóng nảy vì Chúa, vì Nhà Chúa và
vì công việc Chúa.
Sự sốt sắng mù quáng khác hẵn sự nóng cháy của Thánh Linh. Sau-lơ, Tạt-
sơ sốt sắng vì luật pháp, quá khích mù quáng nên giết người, bắt bớ Hội
Thánh vô cớ. Chúa Giê-xu sốt sắng vì Nhà Chúa nhưng không quá khích
như nhóm Zealot (Giê-lốt) bạo hành (Mat Mt 22:15-21). Dầu Xi-môn là một
đảng viên đảng Giê-lốt, nhưng Chúa đã quở trách ngăn cấm cũng như “Các
con trai sấm sét” (Mac Mc 3:17,18, LuLc 9:54). Chúa sốt sắng cho đến chết
nhưng không dùng binh khí chống trả (Mat Mt 25:51,55).
Cơ-đốc nhân sốt sắng được biểu hiệu qua nhiều cách (IICo 2Cr 9:2), vì sự
cứu rỗi Chúa ban cho dấy lên trong con người Tin Lành một lòng sốt sắng
về điều thiện (Tit Tt 2:14, IPhi 1Pr 3:13).
SỢ HÃI (Sự)
Thánh Kinh đề cập đến sự sợ hãi khi A-đam và Ê-va phạm tội không vâng
lời Đức Chúa Trời. Khi loài người không làm hài lòng Đức Chúa Trời thì tội
lỗi xuất hiện, bèn sợ hãi sự đoán phạt của Ngài (SaSt 3:10). Sự sợ hãi là một
phần trong sự đoán phạt của Đức Chúa Trời (LeLv 26:17, PhuDnl 28:25,66).
Người hay sợ hãi thì không thích hợp, không xứng đáng cho phận sự mình
(Gios Gs 2:11) và làm thiệt hại cho người khác. Trong ví dụ về ta-lâng ký
thuật người đầy tớ nhận một ta-lâng đã không làm lợi ra đem đi chôn vì hãi
(Mat Mt 25:25). KhKh 21:8 lên án kẻ sợ hãi và kẻ sợ hãi bị loại ra khỏi
thành Thánh. Cần phải can đảm để hầu việc Chúa. Thánh Kinh nhiều lần
phán dạy vậy (Gios Gs 1:7-9, Gie Gr 1:8, Exe Ed 2:6). Đức tin chiến thắng
sự sợ hãi (Thi Tv 46:2, 112:7. Tuy nhiên, Phao-lô dạy sợ hãi điều đáng sợ,
người đáng sợ (RoRm 13:7).
Bản Việt ngữ dịch “sợ hãi” là “kính sợ Đức Chúa Trời” nói lên sự sùng kính,
tôn trọng Đức Chúa Trời Gia-vê chớ không phải sợ hãi, kinh hãi đâu. Cựu
ước định nghĩa sự kính sợ Đức Chúa Trời cách đặc biệt vì là nguồn của sự
khôn ngoan (Thi Tv 111:10) và là bí quyết của sự ngay thẳng (ChCn 8:13)
khiến cho đương sự biết giữ gìn điều răn Chúa (TrGv 2:13) và biết phân biệt
người nào đẹp lòng Chúa và người nào không đẹp lòng Chúa (Thi Tv
147:11).
Đức Chúa Trời cũng cấp ban sự kính sự Ngài cho Nhánh của Giê-se qua
thần Ngài (EsIs 11:2,3). Thánh Kinh Tân ước cũng có đề cập đến sự kính sự
Đức Chúa Trời (RoRm 8:15 (Eph Ep 3:12).
Sự kính sợ Chúa kiểm soát đời sống Cơ-đốc nhân, khiến cho Cơ-đốc nhân
nhận biết được sự an ủûi của Thánh Linh (Cong Cv 9:21). Sự kính sợ Đức
Chúa Trời kích thích tôi con Chúa trong công tác phục vụ Chúa cách chân
thành (CoCl 3:2). Sự kính sợ Đức Chúa Trời thúc đẩy Hội Thánh tiến tới
trong sự nên thánh (IICo 2Cr 7:1).
Sự kính sợ Đức Chúa Trời giữ gìn tôi con Chúa khỏi phạm tội, tìm kiếm mặt
Ngài và yêu mến Ngài, thờ phượng và chiêm ngưỡng Ngài. Chúa Giê-xu
khuyên dạy môn đệ Ngài hãy kính sợ Đức Chúa Trời là Đấng có quyền hình
phạt loài người (LuLc 12:4,5). Phao-lô giục khuyên tôi con Chúa run rẩy, sợ
hãi làm nên sự cứu chuộc mình, tức giữ mình được thánh sạch và đẹp lòng
Chúa cho đến khi gặp Ngài. (Phi Pl 2:1, Eph Ep 6:5,6). Tôi con Chúa kính
sợ Chúa theo mức độ thuộc linh họ, nói cách khác mỗi người kính sợ Chúa
theo lòng tin kính của họ.
SỰ SÁNG
Người Hê-bơ-rơ xưa cũng như dân tộc các lân bang của họ thờ mặt trời. Sự
sáng đối với họ là sự vật mầu nhiệm, cũng là thiêng liêng nữa. Nhưng
nghiên cứu suốt qua cả Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước thì chúng ta sẽ thấy
sự sáng được đề cập rất nhiều lần:
1. Đức Chúa Trời Đấng tạo dựng nên sự sáng (Or, Phos). SaSt 1:3 Đức Chúa
Trời dựng nên hai vì sáng lớn để ban sự sáng cho loài người. ban ngày và
ban đêm. Chúa cũng dựng nên tỉ tỉ ngôi sao để trang trí và soi sáng vũ trụ
(SaSt 1:14-19). Chúa phân rẽ sự sáng khỏi sự tối tăm.
2. Đức Chúa Trời mặc lấy sự sáng; sự sáng là phản ánh sự vinh quang của
Đức Chúa Trời. Sự sáng là trang sức của Chúa (Thi Tv 104:2). Ngài hiện ra
trong sự vinh quang chói lọi của Ngài (HaKb 3:3).
3. Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm (IGi1Ga 1:5).
Thánh Gia-cơ xưng Đức Chúa Trời là Chúa của sự sáng láng (Gia Gc 1:5)
4. Chúa Giê-xu Krit là Sự sáng của thế gian. Chính Chúa đã từng xưng như
thế (GiGa 8:12). Kẻ tin nhận Ngài thì đi trong sự sáng và nhận được sự
sống. Chúa Giê-xu làm ứng nghiệm lời dự ngôn, (EsIs 6:1, 61:1-3 so sánh
với LuLc 4:16-21). Chúa không phải tự xưng mình là sự sáng thế gian bằng
lời suông, hay trống không đâu, bèn là bằng quyền năng tỏ ra trong phép lạ
dấu kỳ ban cho sự sáng cho kẻ đui mù thể xác và thuộc linh nữa (Mac Mc
8:22-26, GiGa 9:5 v.v…).
Mat Mt 17:1-27 có ký thuật sự biến hình của Ngài, Chúa trở nên sáng loà.
Sau-lơ gặp Chúa trên đường đi đến Đa-mác. Chúa hiện ra sáng láng mà mắt
ông trở nên đui mù. Chúa Cha là sự sáng, Chúa Con cũng là sự sáng, như
vậy là đồng một thần thể yếu.
5. Cơ-đốc nhân là con cái sự sáng láng. Cứu Chúa Giê-xu trong khi truyền
giảng, Lời Chúa đã phán: “Các ngươi là sự sáng của thế gian. Sự sáng các
ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của
các ngươi và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Mat Mt 5:14-16).
Sự sáng nói lên vương quốc của Đức Chúa Trời. Sự tối tăm là nước Satan,
tiêu biểu sự tàn bạo, hung dữ, tham ô, xấu xa v.v… (IICo 2Cr 6:14). Tuy
nhiên, Satan có khi cũng hoá trang trở nên một thiên sứ sáng láng (11,14;).
Loài người ở giữa hai nước: sáng láng và tối tăm hãy chọn lấy một. Chúa
cũng có tuyên bố và chia ra hai hạng như “con cái của đời nầy” và “con cái
của sự sáng”.
Có những Cơ-đốc nhân không có sự sáng. Họ mạo xưng là con cái sáng
láng, nhưng không có Chúa là sự sáng nên họ sống trong sự tối tăm.
Chúng ta cũng nên hiểu theo nghĩa bóng; sự sáng và sự tối đây chỉ về đời
sống đạo đức, có luân lý, có luật lệ của Thánh Linh và ác ân tứ Chúa. Sự tối
tăm là sự vô luân, tội lỗi, xấu xa, gian ác, tham ô, trộm cắp v.v…
Chúa dạy chúng ta hãy bước đi trong sự sáng tức liên hiệp, kết hiệp với
Chúa (IGi1Ga 1:5, 2:8-11).
Nhờ ơn Chúa và cũng tự mình lo chăm giữ cho sự sáng đèn mình khỏi tắt thì
chắc chắn sẽ bước vào Nước Sáng láng đời đời của Chúa vậy (Mat Mt
13:43).
SỰ SỐNG
Khi nói đến sự sống thì theo quan niệm chung ai ai cũng hiểu về sự sống thể
xác.
Hy-bá-lai văn “Hayyim” (PhuDnl 28:66) chỉ về sự sống thể xác, thời gian
sống (IVua 1V 4:21). Ở câu nầy Bản dịch 90 đã dịch là “trọn đời”. Ở
PhuDnl 28:66 thì Bản dịch 90 là “Mạng sống”.
Sống thì vận động, di động (SaSt 7:21, Thi Tv 69:34). Chết hay không có sự
sống thì nằm yên bất động. Nước chảy di động là nước sống (SaSt 26:19).
Từ Hayyim luôn luôn đa số nói lên cường độ, sức mạnh sự sống. Sự sống là
Sự sáng; Sống và Sáng liên minh, hoà hợp nhau (Thi Tv 27:1).
Chết là bất động, tối tăm, vực thẳm, trống không và thâm u.
Thánh Kinh Cựu ước cũng đề cập đến “Linh hồn sống”: (nèpesê hayyà)
(SaSt 2:7); hoặc gọi vắn tắt: Sự sống. Đây là sự sống thuộc linh. Chết là linh
hồn ra khỏi thể xác. Phục hồi hay phục sinh tức linh hồn trở lại (Cong Cv
10:10, Gie Gr 15:9). Huyết mất hết thì chết (LeLv 17:11, EsIs 53:12).
Cựu ước không chỉ nói về linh hồn mà còn nói đến tâm thần hay tâm linh:
Ruach, Ruah… Chết tức trút hết Tâm linh, Tâm thần ra khỏi thể xác (Thi Tv
104:29, Mat Mt 27:50). Phục hồi hoặc Phục sanh là tâm linh trở lại (LuLc
8:55, KhKh 11:11, 13:15)
Thánh Kinh Tân ước dùng ba từ để nói về sự sống: Zôè, Bios và Psychè.
Zôè chỉ về sự sống do Đức Chúa Trời ban cho người tin nhận Chúa Giê-xu.
Đây là một phước hạnh được ban cho Cơ-đốc nhân có sự tương thông, tương
giao với Đức Chúa Trời. Sự sống nầy cũng lưu xuất từ Đấng Krit (GiGa
1:4). Thánh Linh qua quyền năng Ngài và Lời Chúa mà truyền đạt sự sống
thuộc linh Ngài vào kẻ tiếp nhận Chúa tức Cơ-đốc nhân thật sự. Cơ-đốc
nhân ấy liên hiệp với Chúa bởi đức tin (RoRm 6:4, IGi1Ga 5:12). Sự sống
nầy tồn tại đời đời dầu thể xác phải qua cửa sự chết (IICo 2Cr 5:4, IITi 2Tm
1:10). Xin nhấn mạnh Zôè là sự sống thuộc linh, sự sống có phẩm thiêng
liêng và đạo đức được Chúa ban cho Cơ-đốc nhân.
Bios được dùng nói về sự sống của thể xác chúng ta ở trong thế gian hiện tại
(LuLc 8:14, ITi1Tm 2:2, IITi 2Tm 2:4). IGi1Ga 2:16 nói đến sự kiêu ngạo
của sự sống ở thế gian nầy. Bản cũ dịch: “Sự kiêu ngạo của đời”. Bản Nhuận
chánh dịch “Sự kiêu căng của đời sống nầy”. Bản dịch 90 đã dịch “Sự tự phụ
của đời sống nầy”. Bản Diễn Ý dịch “Sự kiêu ngạo của đời”.
Xin lưu ý ở ITi1Tm 2:2 có nhấn mạnh đến bản chất sự sống ấy là thế gian,
trần gian chớ không phải từ thiên thượng.
Psychè được dịch linh hồn như nèpès. Đây nói về sự sống cá nhân như ở
Mat Mt 2:20, 10:39, Mac Mc 10:45 và Mat Mt 6:25).
SỰ TRIỆU TẬP
Kinh Cựu ước, sách Lê-vi đoạn 23 có đề cập đến sự triệu tập thánh của một
cuộc hội họp long trọng của dân sự Đức Chúa Trời trong ngày Sa-bát hoặc
một ngày lễ lớn nào khác.
Trong đời Tân ước từ nầy nói đến sự triệu tập các Cơ-đốc nhân hội họp để
thờ phượng Đức Chúa Trời hoặc để gây dựng nhau.
Trong các Giáo hội hay hệ phái khác, từ nầy cũng dùng để nói sự triệu tập
các vị trong hàng giáo phẩm hội họp để thảo luận hoặc bàn cãi hầu ra quyết
nghị phổ biến cho giáo dân. Trong thời Trung cổ thì triệu tập các Giáo hội
nghị to lớn để xét xử tà thuyết, chỉ thị về thuế khoá và nhuận chánh các sách
thánh.
Nhưng sau khi có cuộc Cải chánh thì sự triệu tập quan trọng hội họp để thảo
luận, bàn cãi, xét xử lần lần giảm thiểu. Những sự mời nhóm họp bình
thường được tiếp tục trong các Giáo hội chớ không phải là một sự triệu tập,
hội họp to lớn như xưa. Tuy nhiên trong một vài thế kỷ gần đây, sự triệu tập
các hàng giáo phẩm cao cấp đã thấy tái xuất hiện để khoa trương về quyền
hành to lớn và thảo luận, xét xử, sắp xếp các đề nghị quan trọng đã được nêu
lên.
SỬA TRỊ - SỬA DẠY
Sửa trị hay sửa dạy tức dạy cho đương sự một bài học. Các bản dịch Việt
ngữ tùy tiện dịch từ nầy chớ không nhứt trí, như sửa trị sửa phạt, sửa dạy
v.v… Dạy cho con cháu một bài học qua cách sửa trị, sửa phạt. Có ba cách
sửa trị:
1. Cho đương sự được kinh nghiệm và chịu đau khổ, đau đớn (Gie Gr
10:24).
2. Qua lời khuyên bảo, khuyên dạy, giáo dục (Thi Tv 16:7).
3. Qua đường lối, chứng kiến, quan sát mà học tập (Gie Gr 2:30).
Đọc Thánh Kinh Cựu ước chúng ta thấy rõ Đức Chúa Trời sửa trị, sửa dạy
dân I-xơ-ra-ên từ Ai Cập đến Ca-na-an và suốt cả lịch sử đất nước họ Chúa
áp dụng ba đường lối hay cách ấy. Nhưng rất tiếc họ vẫn không keo sơn lâu
dài với Ngài.
Tân ước dùng từ paideuein (Paideia) có nghĩa là dạy dỗ, huấn luyện, giáo
dục, cả về thuộc thể và thuộc linh hay tinh thần.
SỨC MẠNH (Sức lực)
Trong Thánh Kinh Cựu ước đã sử dụng khá nhiều từ để nói lên sức mạnh
hay sức lực như: Kòah, Òz, Gebuârâ và Meôd. Trong Tân ước thì có từ
Dynamis, Ischus, Và Krotos. Các Bản dịch Anh ngữ đã dùng nhiều từ khác
nhau. Bản Việt ngữ đã dịch: quyền phép, quyền năng, sức mạnh, sức lực
v.v…
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hoá, Đấng Quyền năng, mạnh sức (có sức lực)
nâng đỡ vũ trụ (IISu 2Sb 20:6, Thi Tv 145:6, EsIs 40:6). Đức Chúa Trời có
sức lực, quyền phép mới có thể ban các tài năng, khả năng cho loài người
hầu họ có thể phục vụ Ngài (Cac Tl 6:14, DaDn 2:23, CoCl 1:11).
Mat Mt 26:64 từ quyền phép được dùng để nhấn mạnh đến bản tánh của
Ngài (Mac Mc 14:62). Về quyền năng Đức Chúa Trời ban cho tôi con Chúa
để phục vụ Chúa thì Thánh Kinh thường liên hệ với Đức Thánh Linh hoặc
nhấn mạnh đến nguồn phát xuất quyền năng, sức mạnh để phục vụ Chúa là
Thánh Linh (Cong Cv 1:8, Eph Ep 3:16). Thánh Kinh cũng nói đến Mê-xi-a
đầy dẫy hoặc “mặc lấy” Thánh Linh (EsIs 11:2).
Sức mạnh, quyền năng Đức Chúa Trời được bày tỏ rất rõ ràng để loài người
nhận thức và tin nhận trong sự kiện Chúa Giê-xu phục sanh.
KhKh 7:12 đã quy sự vinh hiển, quyền năng sức mạnh về Đức Chúa Trời Ba
Ngôi.

TAM TỐ THUYẾT
Nghiên cứu về nhân loại học trong hệ thống Thần học, chúng ta gặp hai
thuyết về thành phần con người:
(1) Nhị tố thuyết (hoặc nhị nguyên tố thuyết). Thuyết nầy đã triển khai ý
kiến của Plato chủ trương con người có hai phần là thân thể và linh hồn.
(2) Tam tố thuyết (Tam nguyên tố thuyết) thì chủ trương con người có ba
phần là thân thể, tâm thần và linh hồn. Aritotle có ý niệm cho linh hồn có hai
phần là phần hữu cơ và phần lý trí, tri thức và kết luận con người có ba phần.
Chúng ta căn cứ theo Thánh Kinh để nghiên cứu giáo lý quan trọng nầy (Xin
tìm hiểu thêm trong Bộ Hệ thống Thần học).
Tam tố thuyết căn cứ theo Hy văn và dịch ra:
Tricha, trong ba phần,
Temnein: cắt.
Thần học chủ trương loài người có ba phần là thân thể, linh hồn và tâm thần.
Giáo hội (Hội Thánh) Đầu tiên gồm các Cơ-đốc nhân đa số là người Do-thái,
như thánh Phao-lô chẳng hạn chịu ảnh hưởng triết học Hy-lạp, nên ông cũng
xác nhận con người có ba phần. Chính sứ đồ Phao-lô đã cảm bởi Thánh Linh
viết: ITe1Tx 5:23. Xin chúng ta đọc kỹ câu nầy và có dịp mở nhiều bản dịch
khác nhau để so sánh: “Cầu xin chính Đức Chúa Trời hoà bình thánh hoá
anh em cách trọn vẹn. Cầu xin cả tâm thần, linh hồn và thân thể anh em
được gìn giữ toàn vẹn không chỗ khiển trách cho đến khi Chúa Giê-xu Krit
hiện đến”. Căn cứ theo nguyên văn (Bản Stephens) thì “Pneuma” dịch là tâm
thần, Psyche dịch là linh hồn và Sòma dịch là thân thể thì chúng ta phải công
nhận con người có ba phần rõ ràng. Thân thể và linh hồn chúng ta sống và
tương thông tương giao với đời nầy, với cảnh vật xung quanh v.v… Nhưng
tâm thần, phần linh minh trong linh hồn dành để thông công với Đức Chúa
Trời. Thánh Phao-lô cầu nguyện xin Đức Chúa Trời thánh hoá cả ba phần
của con người, toàn vẹn cả ba không trừ phần nào.
Các thánh Tertullian và Augustine thì nghiêng về Nhị nguyên tố thuyết. Tuy
nhiên cũng dựa trên ý niệm Aristotle đã phân biệt phần hữu cơ và lý trí,
phần trí thức của linh hồn mà giải thích Thánh Kinh và giáo lý nầy.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể căn cứ theo kinh nghiệm của chúng ta và
xác định chủ trương nầy.
Cũng xin kết thúc bài nầy rằng Thánh Kinh không hề dùng đến Nhị tố thuyết
hay Tam tố thuyết. Cũng như Thánh Kinh chẳng bao giờ dùng từ Ba Ngôi
hoặc Tam vị nhứt thể. Đây là những từ hay cụm từ do cáùc nhà thần học đặt
ra để giải luận về các giáo lý.
Nhưng Thánh Kinh chỉ có chép rằng: “Vả Gia-vê Đức Chúa Trời dùng đất
nắn nên con người là A-đam và thổi (thở) hơi sự sống vào mũi con người thì
con người (A-đam) trở nên một con người có linh hồn sống” (SaSt 2:7 - Bản
dịch 90).
TÁNH SIÊU VIỆT
“Siêu việt” một từ Thần học miêu tả bản tánh cao cả của Đức Chúa Trời
Gia-vê đối với loài người thấp hèn. Từ nầy chứa đựng nhiều ý nghĩa. Chúng
ta hãy kiên trì tìm hiểu:
(1)Vượt trên hết cả - không ai, không gì bì sánh kịp - Vuợt qua lên trên sự
bình thường . Vượt ngoài phạm vi hiểu biết thường, vượt ra ngoài cả thực tế.
Còn có rất nhiều lời giải nghĩa khác nữa chứ như nơi khoảng cách xa, nơi xa
xăm tít mù v.v…
(2)Thánh Kinh Cựu ước dùng từ nầy để miêu tả về bản tánh cao siêu của
Đức Chúa Trời ở XuXh 24:1-13, EsIs 6:1-13, 40:12-26, Exe Ed 1:1 đến hết
Ở Xuất đã giải bày tánh siêu việt của Đức Chúa Trời Gia-vê, Đức Chúa Trời
ngồi trên Ngôi cao sang, xa xăm thăm thẳm trên trời cao, loài người không
thể đến gần Ngài được. A-rôn và các thầy tư tế phải ở đằng xa mà thờ
phượng Ngài. Ê-xê-chi-ên miêu tả tánh siêu việt của Chúa rằng: “Các từng
trời mở ra và tôi xem thấy những sự hiện thấy của Đức Chúa Trời” Exe Ed
1:1).
Nhưng EsIs 57:15, Exe Ed 11:22,23 lại miêu tả tánh siêu việt của Đức Chúa
Trời như đức thánh khiết và sự vinh quang thì thích hợp với sự hiện diện đầy
sự ân sủng của Ngài. Có nghĩa Ngài là Đấng thánh khiết ở giữa các loài thọ
tạo của Ngài, dầu Ngài hoàn toàn độc lập và dị biệt với họ. (OsHs 11:9, EsIs
55:8,9). Dầu vậy họ rất gần gũi với Thần Hựu và ân điển Ngài (Thi Tv
139:24)
Thời gian giữa Hai Ước thì bản tánh siêu việt của Gia-vê rất được dân sự
Chúa sùng kính quá sức, đến nỗi họ không dám nói đến Danh Thánh Ngài.
Con độc sanh Đức Chúa Trời thành nhục thể và Thánh Linh giáng lâm trong
lễ Ngũ tuần làm ứng nghiệm sự mặc thị Đức Chúa Trời trong thời Tân ước
(Mat Mt 1:23, GiGa 14:14,15,23). Đấng Krit. Mê-xi-a, với sự vinh quang
cao cả của Ngài ngự trên Hội Thánh. Ngài cũng là Nguyên thủ Hội Thánh,
và Đức Chúa Trời là Đấng có quyền sở hữu chủ Hội (CoCl 1:18, 2:9,10,
HeDt 4:14,15, KhKh 1:10-30). Tà thuyết ở Cô-lô-se cũng nhấn mạnh quá lố
sự cao xa siêu việt của Đức Chúa Trời (CoCl 2:18-23), giáo phái Arius,
Socianus, tự nhiên thần giáo cũng noi theo gương ấy.
TÁI LÂM
Sự tái lâm của Chúa Giê-xu Krit (chặng I;, ITe1Tx 4:16-17): Trong bộ Hệ
thống Thần học gồm có bảy (7) quyển, và quyển thứ bảy (7), chúng tôi có
dành một chương luận về sự tái lâm của Chúa Giê-xu Krit.
Trong bài học nầy, chúng tôi đề cập đến cùng đề tài sự tái lâm của Chúa,
nhưng về phương diện Thánh Kinh chớ không phải Thần học. Giáo lý Chúa
tái lâm được Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước ký thuật minh bạch như các
giáo lý khác. Đặc biệt chính Chúa Giê-xu Krit đã tuyên bố và sách Công các
Sứ đồ, các thư tín các sách Khải thị đã ghi chép Lẽ thật nầy.
1.Cách Chúa tái lâm;
Về sự kiện Chúa tái lâm có hai vấn đề rất quan trọng chúng ta cần nghiên
cứu học hỏi kỹ trước khi nói đến các điểm khác.
(1)Điểm thứ nhứt là Chúa tái lâm bằng cách nào?
Thánh Kinh dạy quả quyết Chúa tái lâm với thân thể phục sanh và mọi
người nhìn thấy được.
Thánh Kinh luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giê-xu Krit sẽ tái lâm
nay mai.
Trong Lời Chúa tuyên cáo sự tái lâm của Chúa như ở GiGa 14:3 và ở vài
câu khác nữa làm cho các dịch giả Thánh Kinh khó khăn. Có nhiều bản dịch
đều dịch: “Ta (Tôi) đi và sẽ trở lại và sẽ rước các ngươi v.v… Lời Chúa
phán Ngài đi, nếu Ngài đi thì Ngài trở lại và sẽ rước (sẽ đem). Như vậy động
từ “Trở lại” thuộc thì hiện tại, hoặc đang diễn tiến, tiếp tục; còn động từ
“rước” mới thuộc thì tương lai. Câu 18 cũng vậy Ngài dùng động từ “Đến”
với thì hiện tại diễn tiến (erkomai). Lời Chúa hứa trên đã ứng nghiệm sau
khi Chúa phục sanh, Ngài đã trở lại với các môn đệ Ngài. Ngài đã nhiều lần
hiện ra và phán dạy họ. Nhưng lâu nay các tôi con Chúa tisn nhận Chúa
phán lời nầy chỉ về sự tái lâm của Ngài ở không trung (chặng I) và ở thế hạ
(chặng II) đặt chân Ngài lên núi Ô-liu.
Nhưng chúng ta cũng nắm lấy lời thiên sứ truyền phán ở Cong Cv 1:11,12.
Họ nhìn chăm lên trời trong lúc Ngài đi. Kìa có hai người mặc y phục trắng
tinh đứng gần bên họ và nói rằng: Hỡi người Ga-li-lê sao các ngươi đứng
nhìn lên trời vậy? Giê-xu nầy được cất lên trời từ giữa các ngươi, cũng sẽ trở
lại như cách các ngươi đã thấy Ngài đi lên trời vậy”.Động từ “trở lại” được
dùng ở thì tương lai; và lời thiên sứ rao báo ở đây cũng quả quyết cách Chúa
trở lại “on trópon” là như họ đã thấy Ngài về trời. Chúa về trời với một thân
thể phục sanh mà họ thấy được, rờ được, nghe được. Ngài về trời trong một
quang cảnh vinh quang, rực rỡ được một đám mây rước đi.
Như vậy, Chúa Giê-xu Krit cũng sẽ trở lại (tái lâm) như cách ấy trong quang
cảnh giống như thế. Chính Chúa cũng đã phán như vậy Mat Mt 16:27: “Vì
Con Người (Chúa Giê-xu) sẽ ngự đến trong sự vinh quang của Chúa và các
thiên sứ Ngài; rồi Ngài sẽ ban thưởng cho mỗi người tuỳ theo công việc họ
đã làm. Mat Mt 24:30: “Lúc bấy giờ dấu lạ về Con Người sẽ xuất hiện trên
trời và tất cả các dân tộc trên quả đất sẽ than khóc, họ sẽ thấy Con Người
ngự đến trên các đám mây trên trời với quyền năng và vinh quang lớn lao”.
Mat Mt 25:31: “Nhưng khi Con Người ngự đến trong sự vinh quang thì tất
cả các thiên sứ thánh ở với Ngài, Ngài sẽ ngự trên ngai vinh quang mình”.
Xin học viên chú ý đến đa số của hai câu nầy: Các đám mây và các thiên sứ
thánh. Ở Cong Cv 1:9,12 thì nói “trên một đám mây và “hai người nam”.
Nhưng hai câu ở Ma-thi-ơ nói rõ hơn: Các đám mây các thiên sứ thánh. Vậy
khi Chúa lên trời thì một đám mây cất lên, khi Chúa tái lâm lại có nhiều đám
mây. Khi lên trời có hai thiên sứ mặc áo trắng, nhưng khi Chúa tái lâm thì có
rất đông thiên sứ thánh.
2 Thì giờ nào?
Khi nghiên cứu về sự kiện Chúa tái lâm, tôi con Chúa quan tâm về hai điểm.
Điểm thứ nhứt đã luận phần trên là cách Chúa tái lâm. Điểm thứ hai là thì
giờ Chúa tái lâm. Từ 20 thế kỷ nay, nhiều tôi con Chúa rất quý mến, trông
chờ ngày Ngài hồi lai, nên đã gia công nghiên cứu và cũng đã dám quả
quyết tuyên bố ngày giờ nữa. Vì vậy làm cho nhiều người nghe theo và vấp
váp, mất đức tin ngay khi ngày giờ đã đến nhưng không được ứng nghiệm,
nghĩa là Chúa chưa đến theo ý các tôi con Chúa quyết định. Chúa đã phán:
“Con Người sẽ đến thình lình như kẻ trộm”. Như vậy chúng ta phải cúi đầu,
cúi lòng thuận phục ý Chúa. Chắc chắn Ngài sẽ tái lâm như lời Ngài đã phán
hứa. Nhưng thời gian ân điển sẽ kéo dài theo ơn thương xót của Ngài, tạo
điều kiện cho nhiều tội nhân được nghe Tin Lành và tin nhận Chúa.
Điều nầy dễ hiểu và khả dĩ tin nhận. Trong ví dụ Chúa phán về một vị vua đi
xa, đã gọi các đấy tớ mình đến và giao cho họ những ta-lâng để làm lợi trong
khi vua vắng mặt. Mat Mt 25:19 chép: “Sau một thời gian lâu, chủ (vua) của
các đầy tớ nầy trở về và tính sổ với họ”.
Trong một ví dụ một nhà quý tộc đi xa thọ vương, cũng đã giao những nén
bạc cho các đầy tớ mình để làm lợi. Khi đã thọ vương trở về bèn truyền các
đấy tớ mình phải khai trình (LuLc 19:12). Nhà quý tộc đi thọ vương ấy là
Chúa Giê-xu. Ngài đã thăng thiên và sẽ trở về. Nhưng trong thời gian kéo
dài đó, đầy tớ Chúa là tôi con Ngài phải chăm lo phục vụ Ngài theo ân tứ,
khả năng Chúa ban cho. Đừng biếng nhác như đầy tớ kia.
Thì giờ Chúa tái lâm thì không ai biết được. Chính Chúa Giê-xu đã phán:
Chỉ Chúa Cha biết và nhứt định thôi. Chúa đến thình lình nhưng không đột
ngột. Vì trước khi Chúa đến có nhiều thời triệu xảy ra:
Mat Mt 24:6-8,14: và ngay trước khi Chúa giáng lâm cũng có các biến động,
dấu lạ (Mat Mt 24:15,16, 23-26, 29 -33).
Tuy nhiên Chúa quả quyết không một ai biết trước ngày giờ Chúa tái lâm
được (Mat Mt 24:36-44).
Chúa còn phán Mat Mt 16:28. Tuy nhiên khi chúng ta xem xét thượng hạ
liên văn, thì biết Lời Chúa nói đây chỉ sự biến hình của Ngài đã xảy ra ở
tuần sau đó (Mat Mt 17:1-13)
Mat Mt 24:34 cũng được Chúa tuyên phán liên hệ về sự tái lâm của Ngài.
Chúng ta rất khó hiểu về câu nầy. Có nhà giải kinh tin rằng Chúa nói về sự
kiện thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ năm 70-71; SC. Tức Chúa sẽ tái lâm trước
biến cố ấy, và thế hệ Chúa phán đó là dân chúng sống trong thành Giê-ru-sa-
lem. Nhưng rất vô lý khi áp dụng Lời Chúa phán đây cho dân sự ở Giê-ru-
sa-lem; cho nên họ đã tin rằng chắc Chúa muốn nói “Dân tộc” nầy là dân tộc
Do-thái vậy.
Nhưng cũng có nhà giải kinh nói rằng không phải Ngài nói với thế hệ hiện
tại ấy đâu nhưng với một thế hệ trong tương lai vậy.
Tóm lại qua bài nầy chúng ta biết rằng: Chẳng một ai có thể biết được ngày
Chúa tái lâm đâu.
Chúa tái lâm thình lình, tuy nhiên sẽ có thời triệu báo trước. Trong thời kỳ
Chúa chậm tái lâm, thời kỳ ân điển kéo dài thì có nhiều người trở lại với
Ngài.
3 Mục đích của Chúa tái lâm
Nhiều lần Chúa Giê-xu Krit đã tuyên bố mục đích Ngài tái lâm. Thánh Kinh
cũng đã ghi chép Chúa sẽ tái lâm để cai trị thế gian nầy xét đoán nhân loại,
thưởng phạt mỗi người tùy theo công việc họ đã thi thố.
Trước hết đối với Hội Thánh và tôi tớ Chúa, Ngài sẽ xem xét sự khai trình
của họ và ban thưởng cho họ. Trong ví dụ những ta-lâng, vàng và nén bạc,
vị vua hay Chủ phó giao cho các đây tớ để làm lợi ra và khi về họ phải khai
báo với Ngài và được Ngài ban thưởng hay quở trách (IICo 2Cr 5:10).
Với người thế gian trong ví dụ tay lưới quét được kéo lên và người chủ gọi
lại lựa cá tốt cất đi và cá xấu thì loại bỏ.
Vào cuối cùng các thời đại, Chúa Giê-xu sẽ phân rẽ kẻ vô tín khỏi Cơ-đốc
nhân. Khi đồng lúa chín vàng, con gặt sẽ gặt lúa mì cất vào kho nhưng cỏ
lùng thì bị thiêu đốt trong lửa (Mat Mt 13:24-30 ).
Bài Tín điều các Sứ đồ có ghi rằng “Từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ
sống và kẻ chết”.
Sự xét đoán và thưởng phạt thế gian, nhân loại rất cần yếu. Lương tâm loài
người sẽ làm chứng (RoRm 2:11). Nguyên loài người cũng cảm nhận sự xét
đoán theo công lý của Đức Chúa Trời là phải lẽ và cần yếu (Cong Cv 24:25).
Thánh Kinh luôn luôn tuyên bố và xác chứng sự xét đoán của Chúa đối với
nhân loại gian ác nầy rất quan trọng và cần yếu (HeDt 9:27), và bản tánh,
đặc tánh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi đói hỏi Đức Chúa Trời phải xét đoán
nhân loại. Dòng lịch sử nhân loại sẽ đọng lại trước Tòa án Lớn và Trắng,
Tòa án Cuối cùng, Toà án tối thượng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Nhân loại cuồn cuộn như các luồøng nước chảy đến trước sự hiện diện Chúa
và ứng hầu trước Ngai Trắng của Đức Chúa Trời Gia-vê để chịu xét đoán
(KhKh 20:11-15).
(4)Sự dạy dỗ của Chúa và Thánh Kinh về sự tái lâm:
- Chúa Giê-xu giảng dạy và tuyên bố về sự tái lâm của Ngài ít nhứt 21 lần.
Trước khi Ngài bước lên cây thập tự Ngài cũng tiên báo sự tái lâm của Ngài
như “Con Người sẽ đến”, “Các người sẽ thấy Con Người đến”, “Chúa của
các người đến”, “Khi Con Người sẽ đến” … “Khi Con Người đến trong sự
vinh quang của Cha Ngài”, “các ngươi sẽ nói: Chúc tụng Đấng đã đến trong
danh Chúa!”, “Khi Con Người được mạc khải (bày tỏ) ra”. Trong các lời
giảng dạy và tuyên bố của Chúa đã dùng những từ như LuLc 17:30 “Trong
ngày Con người hiện ra cũng sẽ xảy ra như vậy “ - Hoặc trong ngày Con
Người được mạc khải, bày tỏ Ngài ra”
Nên chú ý đến từ “Apokalyptò” mà các bản Việt ngữ dịch hiện ra, mạc khải
hay bày tỏ. Mat Mt 24:30: “Họ sẽ thấy Con Người ngự đến trên các đám
mây trên trời với quyền năng và vinh quang lớn lao”. Từ “ngự đến”
(exkomai) bày tỏ hành động Chúa quang lâm.
Mat Mt 24:27 “Vì như chớp nhoáng ra từ phương đông và chiếu sáng đến
phuơng tây thì Con Người hiện đến (Paronsia) cũng vậy”. Các bản Việt ngữ
dịch từ Parosia có khác nha. Từ nầy nói đến sự hiện diện hay sự đến của
Chúa trong chặng I hay II. Câu 39 cũng dịch hiện đến hay đến.
Mat Mt 24:50: “Chủ của đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ và giờ
hắn không biết”. Động từ “đến”ở câu nầy dịch từ Hèkò có nghĩa “ở đây”
hoặc “phải đến”. Rất khó diễn tả nổi về Lời Chúa tiên báo sự tái lâm của
Ngài chặng I và II. Tuy nhiên Chúa đã quả quyết và nhiều lần đề cập đến sự
tái lâm của Ngài là chắc chắn và thình lình, tuy nhiên có thời triệu báo hiệu.
- Các ví dụ của Chúa: trong tập bài “Các ví dụ của Chúa Giê-xu Krit” chúng
tôi đã nhấn mạnh đến sự dạy dỗ của Chúa liên hệ đến sự tái lâm của Ngài.
Tuy nhiên trong phần nầy chúng tôi xin tóm lược và lưu ý học viên Thánh
Kinh, hầu khi dùng các bài ấy trong các lớp Thánh Kinh thì chớ quên nhấn
mạnh giáo lý nầy:
(1) Mat Mt 24:45-51: Ví dụ nầy nói về một đầy tớ được chủ giao thác coi
sóc tất cả các công tác và các đầy tớ trong nhà. Và khi chủ về thì đầy tớ
trung thành, khôn khéo ấy được phước, được chủ khen thưởng.
(2) Mat Mt 25:1-13: Ví dụ nầy dựa theo phong tục người ở Palestin trong
việc cưới hỏi. Chàng rể chậm đến. Chúa Giê-xu là Chàng rể chậm đến. Kéo
dài thời kỳ ân điển
(3) Mat Mt 25:14-30 ví dụ về người chủ hay một quý tộc đi phương xa giao
cho các đầy tớ mình những ta-lâng để làm lợi. Sau một thời gian khá lâu vị
chủ trở về và đòi hỏi các đầy tớ mình khai trình
(4) Mac Mc 13:34-37 Ví dụ nầy nói về một người kia từ giã xứ bỏ nhà mình
ra đi, nên ủy quyền cho đầy tớ mình, cũng giao cho cho mỗi người công việc
mình và truyền cho người gác cửa phải canh giữ. Chúa Giê-xu là người chủ
ấy. Chúa thăng thiên và sẽ trở lại, Chúa dạy chúng ta phải thức tỉnh canh giữ
vì chúng ta không biết khi nào Chúa đến (câu 35).
(5) LuLc 10:30-35: ví dụ về người Xa-ma-ri nhân từ đã cứu giúp người bị
nạn, đem đến một quán trọ, giao cho chủ quán săn sóc và hứa khi trở về sẽ
trả tất cả mọi chi phí: “Xin hãy săn sóc ông nầy, nếu tốn kém hơn nữa, khi
tôi trở lại sẽ hoàn trả cho anh “ (câu 35) Chúa Giê-xu sẽ trở lại.
(6) LuLc 19:12-27: ví dụ nầy nói về một nhà quý tộc đi phương xa để thọ
vương, nhận vương quốc mình đã giao cho các đầy tớ mình những nén bạc
để làm lợi. Khi trở về thì truyền họ khai trình. đầy tớ trung thành thì được
ban thưởng, Đầy tớ biếng nhác thì bị quở phạt.
Chúa Giê-xu sẽ trở lại và sẽ xét đoán Hội Thánh, các đầy tớ Ngài. Chúa ban
thưởng cho kẻ trung thành và quở phạt kẻ biếng nhác.
TÀ THUYẾT (EUNOMIUS)
Tà thuyết nầy do Giám mục nhóm Arius tên là Eunomius chủ xướng (395
SC). Tà thuyết nầy dạy rằng Thượng đế (Đức Chúa Trời) là một thể yếu cao
cả không có sự phân biệt nào cả về bản tánh hay bản chất, ông gọi thể yếu
nầy là Agennsia nghĩa là “Đấng không ai sanh ra”. Ông chối không nhận
Chúa Con ra từ bản tánh Chúa Cha, nhưng nhận Ngài là Đấng do Chúa triệu
tập tạo dựng nên. Và Chúa Con nhận quyền năng sáng tạo khiến Ngài giống
như Chúa Cha.Ông cũng chủ trương Thánh Linh là Đấng được Chúa Con
dựng lên đầu tiên. Thánh Linh là công cụ của Chúa Con để thánh hoá các
linh hồn. Tà thuyết của ông không tồn tại bao lâu. Tà thuyết Arius đã bị
Giáo hội nghị Ni-cô-la (Nicea) lên án vào năm 325 SC. Chúng ta cũng nên
biết qua một ít lai lịch của ông. Ông Eunomius là con một gia đình nông dân
ở Cáp-ba-đốc. Ông đến A-léch - xăng-dria làm môn đệ ông Aetius ở An-ti-ốt
năm 358 SC. Ông cùng Aetius đi dự Giáo hội nghị nhóm Arius năm 356 SC
và được phong chức chấp sự. Sau hôi nghị ở Selucia 1359 SC. Ông các
Giám mụcHecmôniên đi đến Constantinople. Sau đó được phong làm giám
mục ở Bificus. Sau đó ông từ chức vì đã nhượng bộ các giáo lý Acmôniên,
rồi rút về ở Cáp-ba-đốc. Sau đó ít lâu ông lại xuất hiện ở Constantinople và
ở nhiều chỗ khác ở Đông đế quốc, vận động cho nhóm mình. Vì Ông Actitus
đã qua đời và ông là nhà lãnh đạo duy nhứt. Ông trú ngụ nhiều ở Dakota,
viết nhiều sách chống lại các biểu quyết và tín điều Nicea.
TẠ ƠN, CẢM TẠ
Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài biết tạ ơn hoặc biết cảm tạ Ngài. Cơ-đốc
nhân cầu xin nhiều ơn phước từ Chúa Trời Ba Ngôi nhưng ít cảm tạ Ngài.
Chúa đẹp lòng khi thấy con cái Chúa biết ơn Ngài và biết cảm tạ Ngài.
1. Chính Chúa Giê-xu cũng dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời về các thức ăn
thuộc thể như ở GiGa 6:11. Chúa cũng tạ ơn khi lời cầu nguyện được nhậm
(GiGa 11:41). Trước khi bẻ bánh và trao cho môn đệ để dự Tiệc thánh Chúa
cũng dâng lời cảm tạ (LuLc 22:17, 19, v.v… ICo1Cr 11:24).
2. Vào các trường hợp con dân Chúa nhận được những ơn phước thuộc thể
thì đương sự cũng biết dâng lời cảm tạ như:
a. Bệnh nhân được lành bệnh (LuLc 17:16)
b. Nhận được các thức ăn thuộc thể, hoá bánh (GiGa 6:11,23, Cong Cv
2:27,36, RoRm 14:6, ICo1Cr 10:30, ITi1Tm 4:3
c. Nhận được ơn phước bình an (Cong Cv 24:2)
d. Được Chúa giải cứu khỏi các tai họa, chìm tàu v.v… (Cong Cv 27:35,
28:15).
3. Thánh Phao-lô luôn luôn cảm tạ Chúa về các ơn lành Ngài ban cho các
chi Hội Thánh.
(1) Ơn phước rao báo đức tin (RoRm 1:8, ICo1Cr 1:3, ITe1Tx 1:2 (Eph Ep
1:15).
(2) Ân sủng (ân điển) Chúa ban cho ICo1Cr 1:4, IICo 2Cr 1:11, 4:15).
(3) Lòng mềm mại tiếp nhận Lời Chúa (ITe1Tx 2:13)
(4) Cảm tạ Chúa về sự thông công sự tấn tới của Tinønh (Phi Pl 1:3-5).
(5) Cảm tạ Chúa về các Hội Thánh hay Cơ-đốc nhân tăng trưởng thuộc linh
trong ân điển Chúa (ITe1Tx 1:3)
(6) Tạ ơn Chúa về sự nhận biết được Chúa lựa chọn (ITe1Tx 2:13)
(7) Tạ ơn Chúa về các ơn phước thuộc linh (CoCl 1:12)
(8) Tạ ơn Chúa về Cơ-đốc nhân và các chi hội rộng rãi dâng hiến (IICo 2Cr
9:11)
(9) Tạ ơn Chúa và vui mừng khi có người ăn năn tội và tin Ngài (ITe1Tx
3:9)
4. Bản chất đặc biệt của các sự cảm tạ hay tạ ơn nầy là được Đức Chúa Trời
chấp nhậm vì đẹp lòng Chúa, theo ý Chúa (ITe1Tx 5:18). Khi con cái Chúa
thiếu sự cảm tạ Chúa thì có lỗi với Ngài, bị Chúa quở trách (LuLc 17:16,
RoRm 1:21). Chúa Trời Ba Ngôi và các thiên sứ cũng vui mừng (KhKh 4:9,
7:12, 11:7). Cơ-đốc nhân nên thường thường biết ơn và dâng lời cảm tạ
Chúa vào bất cứ trường hợp và ơn phước nào Chúa ban cho qua Chúa Giê-
xu ICo1Cr 1:4, 4:2, Phi Pl 4:6, CoCl 3:17. Điều nầy giúp chúng ta tránh khỏi
sự bội ơn Ngài (Eph Ep 5:4).
Tuy nhiên điều chúng ta quen làm là mỗi lần cảm tạ ơn Chúa thì có tiệc tùng
tốn kém, không biết như thế có theo ý Chúa không?
TAY
Hy văn “Cheir” bản Việt ngữ dịch “Tay”. Cheiropoistos là “Làm với tay”,
dùng tay mà làm. Hy-bá-lai có hai chữ “Yàh” và “Káp”.
Trong Cựu ước từ “Tay” được dùng để hình dung nhiều ý nghĩa:
(1) “Quyền năng sức lực của tay Ta” (PhuDnl 8:17)
(2) Lời kêu van (IISu 2Sb 6:12, Thi Tv 28:2)
(3) Thề hứa (SaSt 14:22, 24:2, 9, 47:29, Exo Er 10:19).
(4) Sự lười biếng, sự uể oải, sự chậm chạp (ChCn 10:4, 19:24).
(5) Tình trạng nô lệ (Cac Tl 2:14, Gie Gr 27:6)
(6) An toàn, an ninh (ChCn 6:4, 22:26)
(7) Ấn chứng, niêm phong (KhKh 13:16)
(8) Yên lặng (Cac Tl 18:19, Giop G 40:4)
(9) Tội lỗi (MiMk 7:3, KhKh 9:20)
(10) Sự nên thánh (Giop G 17:9, 31:7, Thi Tv 2:4, ITi1Tm 2:8, Gia Gc 4:8).
Tay của Đức Chúa Trời nói lên:
(1) Ơn Thần Hựu, Thiên ý (Thi Tv 31: 15)
(2) Biểu minh quyền năng (IISu 2Sb 20:6, Cong Cv 7:5, HeDt 1:10)
(3) Sự dự liệu (Exo Er 7:6, Thi Tv 145:16)
(4) Sự che chở (Thi Tv 139:10, EsIs 51:16, GiGa 10:28)
(5) Sự nói trước (EsIs 11:1)
(6) Sự đoán phạt (Thi Tv 75:28, EsIs 40:2, 50:11, HeDt 10:31)
(7) Nài xin (EsIs 65:2, RoRm 10:21)
(8) Thần kỳ (XuXh 3:20)
Giơ tay lên biểu minh sự hung dữ, sự mãnh liệt (IVua 1V 11:26) hay sự nài
xin khẩn thiết (XuXh 9:23, 17:11, Thi Tv 28:21) vì hành động cử chỉ, bày tỏ
thái độ lòng dạ, sự mong muốn của mình. tay ôm chặt hay siết chặt biểu
minh một sự chấp thuận, thỏa thuận (Giop G 17:3) cũng như đặt dưới đùi ai
(SaSt 24:9). Còn đặt tay là hành động biểu minh:
(1) Sự trao quyền năng hay ban phước, đặt một tay nhưng thường thường hai
tay (SaSt 48:14, Mat Mt 19:13)
(2) Sự thừa kế (Dan Ds 27:18-23).
(3) Sự thay thế (XuXh 29:10, LeLv 16:21)
(4) Sự tự hình phạt (Exo Er 3:6, 8:7, Cong Cv 5:18)
(5) Sự chữa bệnh (Mac Mc 6:5, 8:23, Cong Cv 9:12, 28:8)
(6) Lễ Báp-têm (Cong Cv 9:17, 19:5)
(7) Thánh Linh (PhuDnl 34:9, Cong Cv 9:17)
(8) Tấn phong thánh chức (Cong Cv 6:6, ITi1Tm 11:6)
(9) Giao một trách nhiệm (Cong Cv 13:3)
TĂNG TRƯỞNG (Lớn lên)
Thánh Kinh đề cập nhiều quan phương diện của quan niệm từ tăêng trưởng.
Thảo mộc tăng trưởng, mọc lên, lớn lên, (Thi Tv 104:14)
Sách Khởi thuỷ SaSt 48:46 lại dùng từ tăng thêm tức sinh thêm để diễn tả
dân số, một dân tộc đông thêm lên. Ở SaSt 47:27 thì dùng từ sinh sản tăng số
dân rất nhiều để miêu tả sự tăng trưởng một dân tộc.
Thi Tv 92:12 dùng từ lớn lên như cây bách ở Li-băng.
Hy văn Ausanò là tăng trưởng, lớn lên. Về Lời Chúa thì được tăng gia (Cong
Cv 12:24) và mạnh mẽ tăng thêm. (Cong Cv 19:20).
(Eph Ep 2:21 nói toàn thân của Krit tăng trưởng (lớn lên) thành một đèn thờ
củ Gia-vê. Các ấu nhi ham thích sữa để tăng trưởng. Con đỏ trong Đấng Krit
cũng vậy ham thích sữa thuộc linh là Lời Đức Chúa Trời(IPhi 1Pr 2:2).
Thánh Phi-e-rơ khich lệ, thúc giục tân tín hữu phải tăng trưởng trong ân
sủng Chúa và trong sự hiểu biết (tri thức) của Chúa và Gia-vê của Đức Chúa
Trời, Cứu Chúa Giê-xu Krit (IIPhi 2Pr 3:18).
Ở IITe 2Tx 1:13 Thánh Phao-lô dùng từ Hypesausanô và nói “chúng tôi cảm
tạ Đức Chúa Trời … về đức tin anh chị em tăng trưởng …”
TÂN THỌ TẠO, TÂN SÁNG TẠO
Thánh Phao-lô hai lần dùng cụm từ hay nhóm từ “trở nên người mới” ở IICo
2Cr 5:17 và GaGl 6:15. Kaine Ktisis nói lên quyền năng tái tạo của Chúa Ba
Ngôi. Cái cũ cần thay nên có cái mới. Người cũ băng hoại hoặc không đẹp
lòng Chúa nên Chúa tái tạo nên con người mới (LuLc 22:20).
Thánh Phao-lô đã một số cụm từ hay nhóm từ để biểu minh sự kinh nghiệm
trong giáo lý trở lại tin thờ Chúa của tội nhân.
Nói cách khác thì đây là một sự biến đổi tận gốc rễ con người. Đây là một
cuộc tái tạo thuộc linh do ân điển (ân sủng) vá quyền năng của Đức Chúa
Trời.
Sự cố gắng con người không đủ sức mạnh đểû chiến thắng con người cũ
(bản ngã,bản tánh xác thịt) mình được. Các nguyên tắc luật lệ đời và các tôn
giáo, các thuyết không thể đưa con người đến sự toàn thắng thuộc linh. Trái
lại càng đi sâu vào sự băng hoại.
Đức Chúa Trời cần một tân thọ tạo, tân sáng tạo để đẹp lòng Ngài trong sự
thờ phượng và phục vụ.
Thánh Phao-lô cũng như thánh Giăng đều đề cập đến một tân thọ tạo từ cây
thập tự. Hoặc phép lạ Chúa tái tạo một tội nhân băng hoại do quyền năng
Lời Ngài và Thánh Linh cũng như với Huyết quý giá Ngài đã đổ ra (GiGa
3:3,5,7, IICo 2Cr 5:17, IGi1Ga 5:6-8). Tái sanh, sanh lại nên mới, sanh từ
trên hình thành một tân thọ tạo thuộc linh có thể làm hài lòng và phục vụ
Chúa vậy.
TÂN TÍN ĐỒ
Hy văn: Katèchoumenos được dịch ra Anh văn Catechuman. Chúng ta có
thể gọi tân tín đồ hay tân tín hữu theo học Đạo. Trong Tân ước có đề cập
đến 7 lần như ở LuLc 1:4, Cong Cv 18:25, 21:21,24, RoRm 2:18, ICo1Cr
14:19, GaGl 6:6).
Những số người nầy mộ đạo, nhiều lần nghe được đạo Chúa, tin nhận Chúa
Giê-xu Krit làm Cứu Chúa mình. Muốn gia nhập vào Giáo hội (theo tổ chức,
làm tín hữu thực thụ, hoặc nhập vào Hội Thánh thiêng liêng trên trời dưới
đất) nên học giáo lý để chịu báp-têm.
Cơ-đốc giáo đã áp dụng phần nầy giống như Do-thái giáo dạy giáo lý, điều
răn, luật pháp cho người mộ đạo muốn theo Do-thái giáo vậy.
Nhưng xét cho kỹ thì Giáo hội Tin Lành rất thiếu sót hay yếu trong sự dạy
đạo cho tân tín đồ. Phải dạy và thử nghiệm họ một thời gian khá lâu mới làm
báp-têm. Hội Thánh vội làm báp-têm cho các tân tín hữu chưa hiểu Đạo,
chưa từng trải sự tái sanh, nên thánh, cầu nguyện, đi thờ phượng Chúa nên
đã sanh ra nhiều sự vấp phạm.
Tài liệu dạy vẫn đơn sơ và quá vắn tắt. Sử gia Cơ-đốc giáo ghi rằng Hội
Thánh đầu tiên dạy Đạo cho tân tín hữu rất kỹ lưỡng, chu đáo và chỉ làm
Báp-têm, nhận làm thành viên thực thụ sau khi họ có dấu hiệu được kinh
nghiệm các ơn cứu rỗi rõ ràng.
Trong các buổi thờ phượng chung của Hội Thánh thì những tân tín hữu ngồi
chung với nhau và họ bước ra khỏi nhà thờ trước khi cử hành Tiệc thánh.
THA THỨ, THA TỘI
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước nhiều lần nói đến giáo lý Đức Chúa Trời
tha thứ tội nhân. Đức Chúa Trời tha tội cho kẻ vi phạm luật pháp, điều răn
của Chúa khi họ biết ăn năn. Dầu tội nhân dâng nhiều của lễ tốt đẹp đến đâu
thì điều kiện để được đức Chúa Trời tha tội, xá tội là phải hạ mình ăn năn
thống hối.
Khỏi nêu lên chi tiết ở đây, mỗi chúng ta đã học Thánh Kinh thì biết các vị
vua chúa, các tiên tri, và thánh nhân lầm lỡ phạm tội đều phải ăn năn chừa
bỏ thì được Chúa tha tội cho.
Trong Cựu ước có ba từ được phiên dịch ra Việt ngữ là tha tội, tha thứ hoặc
xá lỗi.
Trước hết chúng ta thấy có từ KIPPER (KAPOR) có nghĩa gần từ “che đậy”
và được dịch là tha thứ, tha tội. Kế có từ NASA có nghĩa cất đi xa và
SALAH (SALACH) là tha thứ, xá lỗi.
Cả ba từ trên đều có ý nghĩa bóng nói về che đậy, cất xa đem đi xa và tha
thứ tội phạm của tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời: Chúa Trời tha tội cho
kẻ phạm tội chớ không ai có thể tha được (IISu 2Sb 30:18, PhuDnl 21:8, Thi
Tv 78:38, Gie Gr 18:23).
Từ NASA có nghĩa chung về sự tha tội, tức cất tội đi. Tội lỗi chúng ta vi
phạm với Đức Chúa Trời hay hay là vi phạm với nhau cũng vậy.
Như đã nói trên thì dầu tội vi phạm với Đức Chúa Trời hay giữa người với
nhau cũng phải biết ăn năn. Các vị tiên tri đều đã dạy dỗ và nhấn mạnh rằng
điều kiện được tha tội trước hết là ăn năn thống hối bất cứ khi nào. Tội nhân
phải có một quyết tâm xây bỏ khỏi con đường ác và quay về với Chúa Trời.
Sự sinh hoạt của họ bây giờ phải ở trong nguyên tắc thánh, công bình,
thương yêu của Đức Chúa Trời.
Kinh Tân ước đề cập đến bốn từ có ý nghĩa tha tội, tha thứ, như
APOLYCIN,CHARIZESTHAI, APHESIS và PARESIS.
APOLYCIN được Tân ước dùng nhiều lần có ý nghĩa cất đi xa. Ở LuLc 6:37
thì dùng đúng ý nghĩa tha tội, tha thứ.
PARESIS cũng được dùng một lần ở RoRm 3:25. Bản dịch 90 dịch là tha
tội. Bản Nhuận chánh dịch là “gác qua các tội phạm”.
CHARIZESTHAI được thánh Lu-ca và Phao-lô dùng trong ý nghĩa tha thứ
(IICo 2Cr 2:7, Eph Ep 4:32, CoCl 2:13, 3:13). Từ nầy đã đặc biệt nói lên ơn
tha thứ, khoan dung rộng rãi của Đức Chúa Trời. Trong tập Thánh Kinh Phù
dẫn Tân ước do soạn giả Mục sư Tiến sĩ Lê Hoàng Phu đã ghi là khoan
hồng, tha thứ, tha, cho không.
Apheris cũng được Tân ước dùng trong ý nghĩa tha tội, đem đi xa. Mục sư
tiến sĩ Hoàng Phu dịch là phóng thích, tha tội, tha thứ, được tự do. Như có
chép ở nhiều chỗ: Mat Mt 26:28, Cong Cv 2:38, Eph Ep 1:7, CoCl 1:14,
HeDt 9:2,10:8,9 v.v…
Trong câu chuyện người con trai du đãng được Cha khoan hồng, tha thứ
rộng rãi (LuLc 15:11-32).
Có một tội lỗi đáng chết mà Đức Chúa Trời không tha thứ cho loài người là
tội lộng ngôn (phạm thượng với Đức Thánh Linh) (Mac Mc 3:28, Mat Mt
12:32). Thánh Giăng gọi là tội đáng chết (IGi1Ga 5:11).
Tội đáng chết nầy mà Chúa Trời không tha thứ vì tội nhân dám coi các phép
lạ, dấu kỳ của Chúa là công việc của ma quỷ (Mat Mt 18:34-35).
Trước khi kết thúc bài nầy chúng ta nên chú ý Lời Chúa dạy về bao nhiêu
lần chúng ta tha thứ anh em mình trong một ngày: LuLc 17:4 dạy bảy (7)
lần; ở Mat Mt 18:22 dạy 70 lần 7.
Điều quan trọng hơn nữa mà tôi con Chúa cần nhớ ấy là Chúa đổ Huyết ra
để tha tội chúng ta. Còn chúng ta thì tha thứ anh em mình, cất bỏ khỏi lòng
chúng ta khỏi sự hiềm thù, sự tội lỗi, lầm lỗi của anh em mình thôi (Mat Mt
18:35)
THA TỘI (Sự)
Thánh Kinh dùng đến bảy từ nói về giáo lý Tha tội. Ba từ trong Cựu ước là
Nasa: mang lấy, đem ra; Kàpar: Khỏa (che lấp) và Salah: tha thứ Nasà được
dùng cả hai phương diệnChúa và người tha thứ.Kapar và Salah thì ... được
dùng về phương diện Chúa tha tội cho loài người.
Bốn từ Hy văn trong Tân ước là Apolyein, Charizesthai, Aphesis và Paresis.
APOLYEIN được dùng nhiều lần có nghĩa: đem đi xa, như ly dị vợ, ly hôn
(Mat Mt 5:31). Nhưng ở LuLc 6:37 thì có ý nghĩa tha tội hay tha thứ.
PARESIS được dùng một lần ở RoRm 3:25 và có ý nghĩa không đếm xỉa
đến nữa, không để ý đến nữa.
Thánh Lu và Phao-lô có dùng từ CHARIZESTHAI và có ý nghĩa là tha thứ
tội lỗi (IICo 2Cr 2:7, Eph Ep 4:32, CoCl 2:13, 3:13) v.v… Đây là một sự tha
thứ do ân điển của Đức Chúa Trời.
Từ APHESIS có nghĩa “Gởi đi cho xa”, “để đi đi” thì danh từ được dùng 15
lần, còn động từ được dùng 40 lần.
Chẳng có sách tôn giáo nào đề cập đến sự tha tội, chỉ Thánh Kinh Đức Chúa
Trời đã nhiều lần tuyên bố Chúa bởi ân sủng mà tha tội cho loài người.
OsHs 14:4 nói: Ta sẽ chữa lành tánh bướng bỉnh của chúng nó và Ta sẽ
thương yêu chúng nó cách bao la vì cơn giận của Ta đã xây khỏi chúng nó”.
Xin đọc nhiều câu Thánh Kinh khác như (Eph Ep 4:32, HeDt 10:17, Thi Tv
32:1,2).
Lòng thương yêu và sự tha thứ của người cha già chép ở LuLc 15:11-32 nói
lên lòng thương yêu và sự tha thứ của Đức Chúa Trời Cha thiên thượng.
Thánh Kinh có nói đến 7 tội lỗi dẫn đến sự chết là: kiêu ngạo, ganh ghét,
ham ăn, tham lam, giận dữ, không quan tâm, làm biếng, xa hoa.
Nhưng Thánh Kinh cũng nói đến một tội lỗi mà Chúa không tha thứ là tội
lộng ngôn với Thánh Linh. Tội nói phạm thượng với Thánh Linh thì còn lại
đời đời. Chúa không xóa bỏ, không tha thứ, và kể công việc của ma quỷ là
công việc thánh, còn kể công việc của Thánh Linh là công việc của ma quỷ,
thì sẽ bị định tội đời đời (Mac Mc 3:28, Mat Mt 12:32). Đây là tội đáng chết.
Không có sự hạn chế trong sự tha thứ. Tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng
ta bao nhiêu lần? Chúa đã dạy như đã phán với thánh Phi-e-rơ “bảy mươi lần
bảy” (Mat Mt 18:22). Tuy nhiên tội nhân cần ăn năn, thật gớm ghê tội lỗi
mình và lìa bỏ; nhận lấy sự tha thứ với lòng biết ơn và quyết tâm không tái
phạm.
Thánh Kinh còn đề cập đến giáo lý: “Không có sự đổ Huyết của Chúa Giê-
xu Krit thì không có sự tha tội” (HeDt 9:22). Chúa tha tội lỗi cho tội nhân vì
sự đổ Huyết của con Ngài. Chúa Giê-xu Krit chết thay thế tội nhân, đổ
Huyết báu Ngài ra để tha thứ cho chúng ta một lần đủ cả (HeDt 9:26). Vậy
nên Phao-lô cảm bởi Thánh Linh đã rao báo: “Ngài đã bị nộp vì sự vi phạm
chúng ta, và được sống lại vì xưng công bình của chúng ta” (RoRm 4:25).
Đức Chúa Trời tha tội lỗi chúng ta trên nền tảng sự đổ Huyết của Con Ngài
THẦN HỌC GIA
Thần học gia là người nói và suy nghĩ về Đức Chúa Trời và Lời của Ngài.
Người giảng dạy và giải thích các giáo lý của Đức Chúa Trời trên cơ sở chân
lý của Chúa có ghi chép trong Thánh Kinh.
Các dị giáo, ly giáo, các tôn phái hay giáo phái chủ trương hay giảng dạy tà
giáo vì không đặt cơ sở và sự giảng dạy và giải nghĩa giáo lý họ trên nền
tảng chân lý của Thánh Kinh. Sự giảng dạy, giải nghĩa sai lầm các giáo lý họ
trên nền tảng chân lý của Thánh Kinh. Sự giảng dạy giải nghĩa sai lầm các
giáo lý Chúa ảnh hưởng tai hại lớn trên nếp sống của người tin nhận. Bởi
vậy Giáo hội Chúa rất cần có nhiều nhà thần học chân chính:
1.Cựu ước: Trong Cựu ước có hai hạng người rao truyền Lời của Đức Chúa
Trời cho dân sự và các tiên tri và các văn sĩ (thông giáo).
a.Tiên tri: Thời Cựu ước xưng các vị tiên tri là người của Đức Chúa Trời.
Mô-se đã dùng từ nầy trước hết (PhuDnl 33:1). Và chính ông cũng được
Chúa kể là “người của Đức Chúa Trời”. Chức tước nầy được dân Chúa dùng
suốt cả thời quân chủ (ISa1Sm 2:27, 9:6, IVua 1V 13:1 v.v…) Chính bà Su-
nem tin kính kia cũng đã dùng chức tước nầy (IIVua 2V 4:9). Đức Chúa
Trời nhiều lần gọi các tiên tri là Đầy tớ của Ngài (IIVua 2V 17:13,23, 21:10,
24:2, Exo Er 9:11, Gie Gr 7:25). Mô-se đã được gọi là đầy tớ của Đức Chúa
Trời (Gios Gs 1:1,2).
Tuy nhiên tiên tri cũng có chức tước đặc biệt nữa. Hy-bá-lai có ba từ để gọi
các tiên tri như sau: Nabi, Roeh và Hozeh. Nabi được dịch là tiên tri; Roah
được gọi là tiên kiến; Hozeh có thể dịch là tiên tri hoặc tiên kiến (EsIs 30:10,
ISu1Sb 29:29).
(1)Nabi: Vị tiên tri là người kêu cầu Gia-vê. Vị tiên tri cầu nguyện với Đức
Chúa Trời và đây là dấu hiệu người của Đức Chúa Trời (SaSt 20:17).
ISu1Sb 29:29 phân biệt ba tước hiệu nầy và tôn xưng Sa-mu-ên là Đấng tiên
kiến, Na-than là Đấng tiên tri, Gát là Đấng tiên kiến (Nabi, Roeh, và Hozeh).
Vào thời kỳ ban đầu có Nabi và Roeh có ý nghĩa khác nha. Nhưng về sau
Nabi và Roeh đồng nghĩa (ISa1Sm 9:9). chúng ta có thể hiểu Nabi là ban
viên của một nhóm tiên tri, cảm ngẫu khi nói tiên tri (ISa1Sm 10:5,610-13,
19:20-24). Còn Roeh thì đơn độc và là người rất quan trọng và nhạy cảm.
Tất cả đã có 10 lần đề cập đến Roeh và 6 lần thì xưng tụng Sa-mu-ên. Còn
Hozeh thì cộng tác với vua. Có nhà giải nghĩa nói rằng Hozeh là một vị tiên
kiến.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu: Roeh là vị tiên tri nhận biết ý tưởng, tâm ý của
Đức Chúa Trời Gia-vê. Hozeh là vị tiên tri nhìn biết sự cần yếu của loài
người. Còn Nabi là vị tiên tri rao truyền tuyên cáo tâm ý của Đức Chúa Trời
Gia-vê có liên hệ đến sự cần yếu của loài người.
(2)Các văn sĩ (Thầy thông giáo): Hy-bá-lai:Sò-pe-rim;Hi-văn Grammateis,
Nomikoi (Luật sư) và Nomodidaskaloi (các giáo sư luật), Luật đây là luật
pháp (Torah) của Mô-se. Các vị nầy là những vị thông thái chuyên trách
nghiên cứu luật pháp Mô-se. Công tác của họ không bao giờ bị kết thúc và
gián đoạn. Các nhà văn sĩ , thông giáo nầy xuất hiện trong thời kỳ phu tù
Babilôn. ISu1Sb 2:35 cho chúng ta biết họ và gia đình họ sống có đoàn thể.
Ê-xơ-ra là ông tổ của phong trào các nhà văn sĩ (thông giáo) nầy (Exo Er
7:11,10, NeNe 8:7,8). Vào thế kỷ thứ I và thứ II họ trở nên một đảng chánh
trị. Người ta còn tìm thấy các thầy văn sĩ (thông giáo) nầy ở La-mã và ở Ba-
bi-lôn trong thế kỷ V và VI SC. Đến năm 70 SC, lịch sử có ghi lại nhiều cá
nhân văn sĩ danh tiếng. Họ có ảnh hưởng mạnh ở xứ Giu-đê. Và LuLc 5:17
có đề cập đến họ ở Ga - li-lê. Nhiều người giữa vòng họ có chức vị giữa tòa
công luận (quốc hội Do-thái). Họ chiếm địa vị quan trọng trong Nhà Họp
(Hội). Họ bảo quản luật pháp (Torah) bằng văn tự và truyền khẩu và lưu
truyền Thánh Kinh tiếng Hê-bơ-rơ lại cho các thế hệ sau.
Nhiệm vụ cao quý của họ là: bảo quản luật pháp (Torah), dạy dỗ luật pháp
cho môn đệ họ. Họ được xưng tụng là luật sư, giáo sư, tiến sĩ luật vì họ là
những vị thẩm phán xét xử trong tòa công luận họ thông thạo luật pháp.
2.Tân ước: Thánh Kinh Tân ước xác nhận các vị sứ đồ, tiên tri, và giáo sư
v.v… cũng là những thần học gia. Họ là những người đã quán triệt các giáo
lý Cơ-đốc giáo và hết mình giảng dạy, huấn luyện Hội Thánh với các giáo lý
thuần chánh của Chúa.
(1)Sứ đồ: Tân ước có đề cập đến 80 lần từ “Apostolos” là sứ đồ. Chức vị sứ
đồ phát xuất từ Chúa Cứu thế. Ngài kêu gọi lựa chọn, và tấn phong họ. Theo
Mac Mc 3:14 ghi chép thì Ngài chọn họ để họ ở cùng Ngài. Trách nhiệm và
phận sự họ rất rộng lớn. Họ là chi trụ của Hội Thánh Chúa. Về các giáo lý
họ giảng dạy và huấn luyện đều từ Chúa và được Thánh Linh hà hơi. Họ làm
chứng về Chúa từ ngày ban đầu chức vụ cho đến ngày bị thương khó và
phục sinh. Họ được sai phái Apostello và Pempô giảng dạy, làm dấu lạ phép
kỳ, chữa bệnh, nhưng quan trọng hơn hết nhân Danh Chúa mà rao ra giáo lý
Chánh đạo. Họ được xức dầu và đầy dẫy Thánh Linh và là những nhà thần
học của Cơ-đốc giáo đầu tiên. Khi nghiên cứu chức sứ đồ, Tân ước cho
chúng ta thấy thánh nhiệm họ không phải là những nhà hành chánh cai trị
Hội Thánh. Giáo hội nghị đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem chứng minh. Các sứ đồ
là những “viên đá thử lửa” tức thử các tà giáo, và bày tỏ Chánh giáo mà thôi.
(2)Các tiên tri: Trong Hội Thánh đầu tiên của đời Tân ước, có một số tiên tri
được Đức Chúa Trời dấy lên để phô bày các lẽ đạo chơn chánh Chúa mạc
khải cho họ. Họ được Chúa cảm thúc, hà hơi và cho phép nói tiên tri và giải
giáo lý chánh đạo Ngài. Cong Cv 13:1 có ký thuật: Trong Hội Thánh tại An-
ti-ốt có mấy tiên tri và mấy giáo sư. Họ là những nhà thần học. Phi-líp có 4
con gái đồng trinh thường nói tiên tri (Cong Cv 21:9) “Có một vị tiên tri tên
A-ga-bút ở xứ Giu-đê … (Cong Cv 21:10). Phao-lô đã nêu lên các ân tứ
Chúa ban cho Hội Thánh Ngài như tiên tri, sứ đồ, v.v… (Eph Ep 4:11,
RoRm 12:6-8, ICo1Cr 12:28,29). Ân tứ tiên tri được liệt vào hàng thứ hai.
Các tiên tri hằng giảng giải lẽ thật, chân lý Chúa truyền dạy cho họ.
(3)Các giáo sư: Chúa Giê-xu Krit là giáo sư siêu vời, duy nhứt Chúa dạy
nhiều hơn giảng. Ni-cô-đem xưng Chúa là giáo sư từ trời. Phương pháp
Chúa dùng dạy là kỳ diệu (Cong Cv 3:22, Mat Mt 7:28,29, Mac Mc
10:17,18). Sau khi Chúa về trời, Thánh Linh giáng lâm đầy dẫy trên tôi con
Chúa, dấy lên nhiều vị giáo sư và họ dạy giáo lý Chân đạo của Chúa cho Hội
Thánh. Họ căn cứ theo Lời linh nghiệm và hằng sống của Ngài để các lẽ đạo
Cơ-đốc giáo. Họ là những nhà thần học. Cong Cv 13:1 đến hết và (Eph Ep
4:11 cũng đề cập đến “mấy thầy giáo sư” và “mục sư và giáo sư”. Mục sư
truyền đạo cũng là giáo sư. Trong Giáo hội Tin Lành thì chức thánh Truyền
đạo là chức thứ hai. Chúng ta phải phân biệt chức tổ chức chỉ tạm thời một
khoá hai năm thôi và mãn thời hạn thì hết chức. Nhưng Mục sư, Truyền đạo
và Chấp sự còn đời đời theo Thánh Kinh dạy. Phao-lô tự xưng mình là giáo
sư dạy đạo cho dân ngoại bang. Như vậy các giáo sư cũng là các nhà thần
học Cơ-đốc dạy lẽ đạo Chánh giáo của Chúa cho mọi người. Chúa đã trao
mệnh lệnh cho họ: “Hãy đi dạy dỗ tất cả các nước (muôn dân). Như vậy một
nhà thần học theo Thánh Kinh là một Cơ-đốc nhân của Chúa Giê-xu Krit, đã
tin nhận Ngài và được Thánh Linh ban cho ân tứ dạy Lời chân thật của Ngài
cách có hệ thống và chánh xác.
3.Hội Thánh ngày nay.
Người ta chất vấn: Hội Thánh ngày nay có cần thần học gia không? Hội
Thánh Tin Lành cần thần học gia không? Hỏi tức là đã trả lời. Hội Thánh
nói chung, khắp thế giới đều cần các nhà thần học dầu đã có rất đông rất
nhiều. Đối với Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tuổi thọ mới trên 80 năm.
Mục sư Truyền đạo còn thưa thớt. Hội Thánh sau nhiều năm bế tắc, Thần
học viện đóng cửa từ năm 1976 không có cơ hội huấn luyện thêm tay đánh
lưới, tay gặt thuộc linh nên cũng thiếu các nhà thần học luôn. Hội Thánh Tin
Lành Việt Nam rất cần nhiều thần học gia. Để làm gì ? Thưa:
(a)Trước hết là truyền giảng Lẽ đạo chân chánh của Cơ-đốc giáo cho mọi
linh hồn khao khát sự cứu rỗi. Các nhà thần học của Hội Thánh nhà phải
trung tín, theo Lời Chúa và do Thánh Linh hướng dẫn và phô bày Chánh
đạo, thanh luyện sự giảng dạy tà giáo khỏi Hội Thánh; bảo vệ Chánh giáo và
giữ gìn thành quả của công cuộc truyền giảng Tin Lành lâu nay.
Người Truyền đạo rao truyền đạo Chúa, đưa tội nhân đến với Chúa. Tội
nhân được tái sanh, được sanh ra trong Hội Thánh Chúa thì nhà thần học
phải nuôi dưỡng họ bằng chân lý, tức bằng giáo lý thuần chánh từ Thánh
Kinh sắp xếùp có hệ thống.
Nhà thần học còn có trọng nhiệm xây dựng Hội Thánh Chúa. Họ phải đặt
nền móng là lời Đức Chúa Trời, là giáo lý của Thánh Kinh vào tâm linh các
ấu nhi thuộc linh ấy (Mat Mt 16:18).
Họ nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục, huấn luyện, trưởng dưỡng, hướng dẫn và
bảo vệ bầy chiên của Ngài. Đây là trách nhiệm của giáo sư và giáo sư cũng
là nhà thần học, quán triệt giáo lý Chúa. Giáo sư (Didaskalos) cứ kiên trì,
liên tục dạy đạo, uốn nắn và săn sóc phần thuộc linh Bầy chiên, hầu không
phải ăn thứ “cỏ độc” e bị ngộ độc mà chết phần thuộc linh chăng?
Nhà Thần học còn tuân theo mệnh lệnh Chúa ở Mat Mt 28:19, cũng không
xao lãng hoặc từ nan xây dựng làm vững vàng Hội Thánh, nhưng cũng qua
thần học “mở rộng trại rào”. Như vậy họ tỏ ra là những nhà thần học đầy ân
tứ Chúa, và là người Hội Thánh và Giáo hội đáng kỳ vọng nữa.
(b)Nhà thần học còn được vinh dự lớn lao là xây dựng đất nước cho Danh
Chúa Giê-xu. Chắc mỗi chúng ta đều ý thức rõ rệt rằng; Cơ-đốc nhân có hai
trách vụ song song; trách vụ đối với Hội Thánh và trách vụ đối với tổ quốc.
Đây chẳng những là như vậy cứu rỗi linh hồn mà còn là nhiệm vụ văn hoá
nữa. Ôn lại lịch sử thế giới, cũng như các quốc gia trên thế giới lâu nay,
chúng ta thấy các thần học gia là những phát ngôn viên của Đức Chúa Trời
mà các nhà lãnh đạo các nước ấy nghe theo để làm theo ý Đức Chúa Trời thì
được phước: Nước nhà họ hưng thịnh, nhân dân họ giàu mạnh và đất nước
trở nên hùng cường trong sự công bình, chánh trực của Đức Chúa Trời
(ChCn 14:34, DaDn 4:29, Cong Cv 4:25).
Đến đây chắc mỗi chúng ta nhận thấy Hội Thánh cần có nhiều nhà thần học
biết bao! Tuy nhiên không phải tất cả Cơ-đốc nhân đều có thể trở nên nhà
thần học. Chúa ban cho mỗi người ân tứ khác nhau. Dầu vậy chúng ta đừng
có thái độ từ chối, chê trách các nhà thần học. Nhưng vì cớ Hội Thánh, vì cớ
linh hồn kẻ hư mất và vì cớ đất nước chúng ta cầu nguyện Chúa dấy lên
nhiều nhà Thần học Tin Lành. Amen!
THẦN HỰU
Từ “Thần hựu” không được ghi chép trong Thánh Kinh. Tuy nhiên “Thần
hựu” là một giáo lý của Thánh Kinh. Giáo lý Thần hựu dạy chúng ta biết thế
gian và cả đời sống chúng ta không phải do sự may rủi hoặc do số phận đâu
bèn bởi Đức Chúa Trời. Chúa đã mạc khải chương trình, kế hoạch của thần
hựu trong sự thành nhục thể của Chúa Con. Mọi sự việc đã được Đức Chúa
Trời sắp xếp theo chương trình và mục tiêu của thần hựu Ngài.
Sách Công Các Sứ đồ thánh Cong Cv 24:2 và Mat Mt 13:14 có đề cập đến
từ Pronoia mà chúng ta có thể hiểu đây là do thần hựu Chúa cho phép xảy ra
theo quan điểm của loài người thôi. Thi Tv 136:25, 104:10 nói lên hành
động từ chương trình do thần hựu Chúa được tỏ ra cách cụ thể.
Chúng ta cũng thận trọng trong giáo lý nầy, đừng vì giáo lý thần hựu mà
hiểu rằng Đức Chúa Trời thực thi kế hoạch, chương trình Ngài ngoài Đấng
Krit. Giáo lý thần hựu vẫn có liên hệ với Chúa Giê-xu Krit. Giữa con người
thọ tạo và mọi sự việc to nhỏ, mọi biến cố quan trọng hay không đều có liên
quan với Chúa Con.
Từ đời A-đam đến Áp-ra-ham thì sự liên quan giữa ơn thần hựu của Ngài
với các tổ phụ vẫn diễn tiến (SaSt 8:21,22). Như vậy chúng ta chương trình
hành động đầy ân sủng, nhân từ, thương yêu của Ngài theo kế hoạch, mục
tiêu của Ngài trong Đấng Krit. Chúng ta không lẫn lộn thần hựu với tiền
định. Nhưng từ lúc ban đầu Đức Chúa Trời đã hoạch định tiến trình các dữ
kiện, cố sự v.v… đưa đến sự thành nhục thể của Chúa Giê-xu Krit.
2.Về một phương diện khác thì theo thần hựu Ngài, Ngài thi hành kế hoạch,
chương trình tạo dựng nên hoặc xếp đặt các cố sự liên tục xảy ra có mục
đích làm chứng về Ngài cho dân ngoại bang và cả nhân loại thế giới (Cong
Cv 14:17 17:22-30, RoRm 1:18-33).
RoRm 1:20 chứng minh rất quả quyết là qua kế hoạch, chương trình của
thần hựu Ngài, loài người không thể tự bào chữa mình nữa. Nhờ thần hựu,
hành động từ kế hoạch, chương trình của thần hựu Ngài mà có thể biết Đức
Chúa Trời thật hữu, có quyền năng v.v… Nhưng họ đã chối bỏ. Thi Tv 5:6-
8, loài người chối bỏ Chúa có tội nặng vì theo chương trình, sự hoạch định
của thần hựu Ngài thì loài người được Chúa cử làm đại diện Ngài cai quản
cuộc thọ tạo nhưng họ lại chối bỏ Ngài. Chúa Giê-xu dầu không dùng từ hay
động từ thần hựu nhưng qua sự dạy dỗ Ngài chúng ta hiểu được Chúa muốn
khuyên bảo chúng ta biết thần hựu rộng rãi, nhân từ của Đức Chúa Trời hay
sắp xếp, dự liệu, chăm sóc, nuôi nấng chúng ta. Xin đọc Mat Mt 6:25-34.
THẦN KHÔNG BIẾT (Angostos Theos)
Công Các Sứ đồ thánh có ghi chép khi thánh Phao-lô đến truyền giáo ở
thành phố A-thên và giảng ở đồi Mác thì có nói: “Vì khi tôi đi xuyên qua
quan sát và thấy các đồ vật thờ cúng của quý vị thì cũng tìm thấy một bàn
thờ có viết rằng: “Thờ Thần Không biết” (Cong Cv 17:23 a) (Bản dịch 90).
Bản dịch cũ dịch “Thờ Chúa không biết”.
Các nhà giải kinh, các học giả và thần học gia chưa biết chắc danh hiệu “vị
thần không biết” xuất xứ từ đâu, và nguyên do gì mà phát xuất ra.
Các sử gia cũng có chép trong thế kỷ thứ II SC xung quanh A-thên đã xuất
hiện nhiều bàn thờ “thờ thần không biết rồi”.
Ông Deissmann luận rằng người ta cũng tìm thấy tại thành phố Bẹt-ga-mốt
một bản chữ như thế. Có thể vào thế kỷ thứ II SC, dầu tấm bảng ấy đã nứt bể
rồi. Ông Diogenes Laertius có thuật lại câu chuyện khi thành A - thên bị một
cơn dịch và muốn kết thúc cơn dịch nầy thì ông Epimendes dạy người A-
thên hãy thả chiên trên đồi A-rê-ô-ba và hễ chúng nó nằm xuống ở đâu thì
hãy bắt dùng làm của lễ cúng tế thần ở chỗ đó dầu không biết vị thần đó tên
gì?
Do đó mà có bàn thờ “Vị thần không biết” mà ông Phao-lô nhìn thấy khi đi
quan sát tôn giáo thành phố nầy.
Ông dùng sự kiện nầy làm lạc điểm giải bày cho các nhà tri thức, triết học và
học giả ở đồi Mác về Đức Chúa Trời thương yêu, quyền năng, công bình mà
họ cần phải tôn thờ và phục vụ.
THẦN MINH (Thể chế)
Thể chế hay chánh thể thần minh dịch từ Hy văn; Theos, là Đức Chúa Trời
và từ “Kratein” là cai trị. Thể chế đặt dưới quyền cai trị của Đức Chúa Trời.
Xin đọc những câu Thánh Kinh nầy: XuXh 19:4-9 và PhuDnl 33:4-5. Trong
các câu Thánh Kinh nầy nói lên cuộc cai trị của Đức Chúa Trời và dân I-xơ-
ra-ên là Nước Thầy Tư tế và Chúa là Vua. Câu 4 nói rõ: “Ngài trở nên vua
của Giê-ru-sun (I-xơ-ra-ên).
Đức Chúa Trời ban luật pháp Ngài là Vua và dân I-xơ-ra-ên là dân của
Chúa. Chúa cai trị và kiểm tra họ. Thời trị vì của Sau-lơ thì dân I-xơ-ra-ên ở
dưới chế độ quân chủ, nhưng khi Đa-vít lên làm vua thì dân I-xơ-ra-ên ở
dưới thể chế Thần minh. Chúa ban lời hứa to lớn là Con Trai của Đa-vít sẽ
ngồi trên ngai cai trị đời đời (IISa 2Sm 7:13-16)
Dầu Đa-vít làm vua nhưng Hộp (Hòm) Giao ước được rước vào Đền tạm và
vua hằng chầu chực thờ Vua muôn vua, Đa-vít phải tuân theo ý chỉ mệnh
lệnh và luật pháp của Gia-vê ban cho qua Mô-se. Đức Chúa Trời cai trị dân
Ngài qua vua Đa-vít. Chẳng những thế thôi mà Chúa còn cai trị dân Ngài
qua các thầy tư tế, các tiên tri, các thầy văn sĩ v.v… Dân sự phải nghe các vị
ấy và làm theo Lời Chúa, luật lệ, pháp độ Ngài.
THẦN TÁNH, BẢN TÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
IIPhi 2Pr 1:4 có các từ Theios, Koinònoi Physeòs, bản dịch cũ đã dịch “dự
phần bản tánh Đức Chúa Trời”. Bản Diễn ý dịch “được có cùng bản tánh
với Ngài”. Bản Nhuận chánh và bản dịch 90 đã dịch “dự phần thần tánh”.
Chúng ta không có thần tánh nhưng sau khi được tái sanh, nên thánh, liên
hiệp với Chúa thì được dự phần thần tánh với Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Cũng
như gốc nho truyền nhựa cho nhánh nho để sanh ra quả nho. Đức Chúa Trời
là Đấng toàn vẹn, đầy tràn sự hoàn hảo trọn lành.
Trái lại con người chỉ có nhân tánh, tội lỗi xấu xa, khác hẵn thần tánh của
Đức Chúa Trời, Đấng tự hữu, tự tại, tự do, tự chủ, tạo hoá, đời đời, độc nhất,
toàn quyền, toàn năng, toàn tài, toàn trí, toàn tại, khôn ngoan, công bình,
thương yêu.
Thần học hệ thống cũng đã cho chúng ta biết có một số thần tánh của Đức
Chúa Trời khả dĩ truyền thông cho con dân Chúa như công bình, thương
yêu, khôn ngoan v.v… Nhưng cũng có một số thần tánh bất khả truyền
thông như toàn tại, toàn tri, toàn tài, toàn năêng v.v…
Đối với Chúa Con thì như Phi Pl 2:7 đã nói: Ngài bình đảng với Chúa Cha,
nhưng Ngài đã dốc đổ mọi sự ấy để trở nên con người Ngài nhận lấy nhân
tánh nhưng vẫn đầy dẫy thần tánh như lúc Chúa giáng sinhThuyết Kenosis
đã chủ trương sai: Chúa Con chỉ tình nguyện từ bỏ địa vị của mình, Ngài hạ
mình giáng sinh làm người Ngài có thần tánh và nhân tánh.
Và nhờ ánh sáng nầy mà chúng ta dự phần vào thần tánh hay bản tánh của
Đức Chúa Trời vậy.
Đây không phải được thần hoá, nhưng chỉ được dự phần vào thần tánh Đức
Chúa Trời nhờ liên hiệp, dính liền với Chúa Giê-xu Krit và Thánh Linh.
THẬN TRỌNG (Dè dặt) (Sự)
Thánh Kinh thường dịch từ thận trọng hay dè dặt là thông hiểu hoặc thông
biết. Như ở EsIs 29:14, Gie Gr 49:7. Từ “Arôm” có ý nghĩa đức tánh thận
trọng, dè dặt. xem thêm ChCn 8:12, 19:25, EsIs 52:13, AmAm 5:13. Tân
ước thì các từ “Phronêxia” hoặc “Synesis”. (Eph Ep 1:8, ICo1Cr 1:19 đều
được dịch “thông hiểu, thông sáng” cũng đúng thôi. Vì sự thận trọng, dè dặt
bày tỏ ra hành động đứng đắn, phải lẽ, thông hiểu.
THẬP TỰ GIÁ (Cây Thập Tự)
Các bản Thánh Kinh Việt ngữ dịch từ Hy văn Stauros là thập tự giá hay cây
thập tự. La tinh ngữ Cruse. Trong Tân ước thì từ nầy được dùng đến 28 lần
và động từ thì được dùng đến 46 lần. Thập tự giá hay cây thập tự gồm có hai
thanh: một ngang và một dọc. Đây là một hình phạt rất đau đớn cho phạm
nhân thuộc thành phần nô lệ hay thấp hèn. Người Hy-lạp và người La-mã đã
bắt chước và áp dụng hình phạt nầy từ dân Phê - ni, Ba Tư và Carthage.
Có ba loại hình thập tự giá như: hình chữ T gồm có một cây dọc và trên đầu
có một cây ngang. Người ta nói đây là dấu hiệu tiêu biểu tà thần Tamuz và
sau trở nên tên của nó; loại nầy được gọi là Crux immissa (La tinh) thì cây
ngang ghép ở một phần ba của cây dọc (I). Đây không phải là truyền thuyết
mà chính 4 sách Phúc âm cũng đã đề cập đến. Xin đọc Mat Mt 27:37, Mac
Mc 15:26, LuLc 23:33, GiGa 19:19-22. Các câu nầy chứng rằng người La-
mã và Do-thái đã đóng đinh Chúa trên thập tự giá. Có loại thập tự giá hình
chữ X nữa.
Ông Josephus là sử gia danh tiếng người Do-thái có ghi rằng: Sau khi vua
Hê-rốt lớn băng hà thì ông Varus đã đóng đinh 2000 người.
Năm 70 SC tướng Titus đã đóng đinh đám đông trên thập tự giá.
Người I-xơ-ra-ên chẳng bao giờ đóng đinh ai trên cây Thập tự nhưng chỉ
treo thi hài kẻ chết trên cây thập tự để tiêu biểu sự rủa sả (PhuDnl 21:22,
Gios Gs 10:26, IISa 2Sm 4:12). Có một ngoại trừ là ông Alexander Jannaeus
(104-78; TC) đã tức giận những kẻ phản phúc, đào ngũ bỏ ông nên đã ra
lệnh đóng đinh 800 người và cắt cuống họng vợ con họ trước mặt họ.
Dân dùng thập tự giá làm tiêu biểu trong đời hoàng đế Constantine. Ngày
nay cả thế giới đầu dùng cây thập tự tiêu biểu tình thương yêu. Thập tự giá
nói lên sự cứu rỗi đã hoàn tất và quyền lực tối tăm bách hại đã bị đánh bại
(Phi Pl 2:24, 3:18, CoCl 2:15).
THẦY
“Didaskalos” Hy văn được dịch là “Thầy”. Tân ước dùng từ nầy để đặc biệt
nói lên phương diện công tác tiên tri của Chúa Giê-xu. Cũng có chỗ đã dùng
từ “Rabi” (Rabbi) là một chức vị danh dự của các giáo sư các vị thầy của
dân sự (Mat Mt 23:7).
Giăng Báp-tít cũng được tôn xưng là thầy, là Rabi. Đặc biệt là Chúa Giê-xu
đi đâu thiên hạ đều tôn xưng Ngài là “Thầy “, “Thưa thầy”, “Rabi” hoặc
“Rabbouni” (GiGa 1:38, 3:2, 20:16).
Từ liệu “Kurios” (Kyrios) được dịch là Chúa. Nhiều bản dịch cũng gọi là
Thầy. Thầy, Chúa đây là Chủ của nhà, đất, hay chủ các người nô lệ. Nhưng
trong phạm vi tôn giáo thì từ “Chúa” chỉ đáng tôn xưng Chúa Giê-xu, Đấng
Krit. Con Đức Chúa Trời mà thôi.
THĂM (Những thăm)
Hy-bá-lai ngữ “Gôràh” và “Hèbel”; ccøn Hy văn “Klèròs” và “langchano”.
Việt ngữ dịch: Thăm. Người xưa bắt thăm hay gieo thăm để tìm biết chắc ý
muốn định đoạt của Đức Chúa Trời hay các thần linh. Ở ChCn 16:33 có
chép: “Thăm được bỏ trong vạt áo, nhưng sự nhứt định do chính từ Gia-vê”
(Bản dịch mới). Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước đều có ký thuật dân sự
Chúa dùng thăm:
1. Cựu ước
a. Bắt thăm (gieo thăm) để chọn con dê cho ngày chuộc tội (LeLv 16:8)
b. Giô-suê và các quan trưởng bắt thăm (gieo thăm) để chia đất cho các chi
phái (Dan Ds 26:55, Gios Gs 18:5-10)
c. Phương cách tìm cho ra tội nhân (Gios Gs 7:14-18, Gion Gn 1:7)
d.Bắt thăm để tiến quân đánh phạt một dân tộc (Cac Tl 1:1-3, 20:9).
e. Bắt thăm để lựa chọn một vị vua như dân sự đã lựa chọn vua Sau-lơ
(ISa1Sm 10:19-21)
g. Các thầy tư tế bắt thăm (gieo thăm)để biết các phận sự mình (ISu1Sb
24:5,31, LuLc 1:9)
2. Tân ước
Cũng có ghi nhiều trường hợp người ta bắt thăm hay gieo thăm;
a. Quân lính bắt thăm để cướp lấy áo Chúa Giê-xu (Mat Mt 27:35, Thi Tv
22:18)
b. Các sứ đồ và Hội Thánh đầu tiên bắt thăm để chọn Ma-thia vào đoàn sứ
đồ (Cong Cv 1:24-26).
c. Tục lệ bắt thăm (gieo thăm) đã có tại Ba Tư gọi là Phu-rơ, Mạc-đô-chê và
bà Ê-xơ-tê đều bắt chước theo (Exo Er 3:7, 9:24-32).
THĂNG THIÊN
Sự thăng thiên của Chúa Giê-xu Krit được ghi chép ở Cong Cv 1:4-11, còn ở
sách Tin Lành LuLc 24:51 có chép rằng Ngài được đưa lên trời và được xác
chứng Mac Mc 16:19: “Sau khi Chúa Giê-xu phán cùng họ rồi thì được tiếp
lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời” (Bản Nhuận chánh).
Sự kiện Chúa Giê-xu Krit thăng thiên sau khi đã phục sanh là một giáo lý
quan trọng vì sự cứu chuộc đã hoàn tất và Ngài bước vào Nơi rất thánh trên
trời, ngồi cạnh bên hữu Chúa Cha để cầu thay cho Hội Thánh, cho nhân loại:
Đấng Thần nhân đã về trời trước sự hiện diện của môn đệ Ngài tất cả đã
được phục sanh. Ngài tạm lìa họ về trời và cứ ngự ở đó cho đến ngày Ngài
tái lâm.
Vì là một sự kiện lịch sử, quan trọng, một giáo lý duy nhất chỉ có Giáo chủ
Cơ-đốc giáo mới thăng thiên sau khi đã phục sanh, nên các môn đệ Ngài rất
cần mẫn ghi chép ở Tân ước như: GiGa 6:62, Cong Cv 2:33-34, 3:21, Eph
Ep 4:8-10, ITe1Tx 1:10, HeDt 4:14, 9:24, IPhi 1Pr 3:22, KhKh 5:6.
Tuy nhiên sự kiện lịch sử và trọng đại nầy bị các thuyết chối bỏ, đặc biệt là
thuyết vô tín và duy vật. Họ cho đây là câu chuyện ngụ ngôn hay ví dụ hoặc
thần thoại thôi. Xưa nay đã có mấy ai chết đi, sống lại rồi còn thăng thiên về
thiên đàng nữa. Thật là hoang đường huyễn hoặc.
Nhưng cho đến ngày nay nhân loại không còn thấy vấn đề vượt xuyên qua
không gian, bầu trời, vũ trụ đối với họ không còn là vấn đề nan giải nữa.
Huống chi đối với Đức Chúa Trời toàn năng không có gì Chúa làm không
được.
1. Sách Công Các Sứ đồ thánh đã diễn tả quang cảnh Chúa Giê-xu về trời:
“Ngài được đem về trời” (Cong Cv 1:22).
2. Sách Tin Lành Lu xác chứng: “Chúa Giê-xu được đưa về trời” (LuLc
24:51).
3. Tin Lành Mác ghi nhận Chúa Giê-xu được tiếp lên trời (Mac Mc 16:19).
4. Tin Lành thứ tư, thánh Giăng có đề cập đến ba cơ hội Chúa Giê-xu lên
trời (GiGa 3:13, 6:62, 20:17).
5. Thánh Phao-lô đã nhấn mạnh đến sự kiện Chúa Giê-xu ngự trên các từng
trời rất cao trong sự hiện diện của Ngài, của Đức Chúa Trời và quyền năng
tối thượng (Eph Ep 4:10). Chúa ngự trên trời trong sự vinh quang ITi1Tm
3:16, IPhi 1Pr 3:22). Chúa vượt qua các từng trời (HeDt 4:14). Thánh Phao-
lô khuyên Cơ-đốc nhân hãy tìm kiếm các sự ở trên trời là nơi Con Đức Chúa
Trời hằng cư ngụ (CoCl 3:1)
Eph Ep 1:19 và 20 giải chứng: sau khi Krit phục sanh thì quyền năng Đức
Chúa Trời đã đưa Ngài về trời ngồi bên hữu Đức Chúa Trời giữ chức thầy
thuợng tế cầu thay.
RoRm 8:34 lại xác minh sự về trời của Chúa là kết quả sự phục sanh của
Chúa Giê-xu, kết thúc thánh chức của Ngài ở trần gian trong chương trình
cứu rỗi nhân loại.
Mục tiêu cũng như công tác Ngài về trời là ban Thánh Linh Ngôi Ba xuống
thế gian thiết lập Giáo hội Cơ-đốc cũng như sửa soạn chỗ để cho tôi con
Chúa (GiGa 14:16-18, Cong Cv 2:32-34).
Chúa thăng thiên để rồi tái lâm trong thì giờ nhứt định của Đức Chúa Cha
hầu tiếp rước Hội Thánh về không trung, và để xét đoán và cai trị thế gian
với tôi con Ngài trong chặng hai, sau khi đã đánh bại kẻ thù nghịch Ngài.
THẠNH NỘ (Cơn)
Thánh Kinh có nói cơn giận của loài người và cơn giận của Đức Chúa Trời.
Nhưng Thánh Kinh cũng cho chúng ta biết về cơn thạnh nộ của Đức Chúa
Trời.
Thuộc tánh của Đức Chúa Trời là thánh khiết và công bình. Nhưng nhân loại
thì phạm tội, thờ lạy hình tượng, ma quỷ lìa bỏ Đức Chúa Trời nên bại hoại.
Đức Chúa Trời nổi giận công phẫn nỗi thạnh nộ với loài người chỉ vì bản
tánh Chúa kỵ tà và không dung nạp tội ác. Đức Chúa Trời thương yêu nhân
loại do Ngài tạo dựng nên, nhưng Ngài phải đoán phạt tội lỗi và sự xấu xa.
Cơn thạnh nộ Chúa nổi lên vì cớ tội lỗi và ma quỷ. Đức Chúa Trời phải đoán
phạt tội lỗi. Loài người phạm nhiều sự bất công và không tín kính nên cơn
phẫn nộ và thạnh nộ Ngài cứ lơ lững và giáng xuống trên họ.
Thánh Kinh Cựu ước cũng như lịch sử nhân loại đã ghi lại nhiều trường hợp
và gương chứng về cơn thạnh nộ và sự đoán phạt Đức Chúa Trời đã giáng
xuống trên các nước, các thành phố, các đế đô với họ quá hư hoại, sa đọa,
như: Sô-đôm, Gô-mô-rơ, Ni-ni-ve, Ba-bi-lôn … bị lửa từ trời sa xuống thiêu
hủy, hoặc bị tàn phá hủy diệt. Nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ đổ
xuống trên loài người trong ngày cuối cùng như sách thần Mặc thị (Khải) đã
ghi chép. Đức Chúa Trời kêu gọi cá nhân, các đoàn thể, các xã hội, các nước
lớn nhỏ phải ăn năn và biết thờ phượng Ngài (PhuDnl 29:23, NaNk 1:2-6).
Tuy nhiên Đức Chúa Trời là Đấng chậm giận và đầy lòng thương xót; Ngài
nhẫn nại chờ đợi loài người ăn năn (RoRm 2:4,5).
Cơn phẫn nộ và thạnh nộ Chúa phát lộ ra qua nhiều cách để trừng trị loài
người lâu nay. Như dịch lệ, sự chết chóc, tù đày, đói kém, hạn hán, lũ lụt,
bão tố, sóng thần, bệnh tật, nguy hiểm v.v… Nhân loại đã và đang chứng
kiến, chịu đựng những tai họa nầy do cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời Gia-
vê, nhưng cứ cứng lòng chắc chắn sẽ đến chỗ hủy diệt của ngày xét đoán
chung thẩm (Xin đọc GiGa 3:36, Eph Ep 5:6, CoCl 3:6, KhKh 19:15, 11:18,
14:10, 16:19, 6:16).
Tuy nhiên đường lối, phương cách tho tội nhân tránh khỏi cơn thạnh nộ và
sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đã được trình bày nhiều lần trong Cựu ước
và Tân ước. Loài người đã bất lực và ở trong tình trạng hư hoại nên các
phương pháp, đường lối họ không hiệu nghiệm. Nhân loại đã không tự cứu
mình khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời được. Đức Chúa Trời thương
yêu thế gian nên đã dự liệu cho nhân loại một con đường giải thoát, một
phương pháp cứu rỗi.
Đời Cựu ước Đức Chúa Trời đã kêu gọi Áp-ra-ham, Mô-se, các tiên tri Ê-
sai, Giê-rê-mi v.v… dạy họ dâng của lễ chuộc tội Tội nhân được cứu vì đã
đặt tay trên đầu con sinh tế mà xưng tội và con sinh tế ấy chịu chết, đổ huyết
và thay thế tội nhân.
Đến đời ân diển, Đức Chúa Trời đã sai Con độc sanh là Chúa Giê-xu Krit
giáng sinh, truyền đạo lành rồi chịu chết, làm một sinh tế đổ huyết trên cây
thập tự thay thế tội nhân.Chúa đã phục sinh, thăng thiên ngồi bên cánh hữu
Đức Chúa Trời cầu thay cho chúng ta.
Bây giờ Đức Chúa Trời chỉ đòi hỏi tội nhân hãy ăn năn, tin nhận đường cứu
rỗi của Ngài, chịu lễ Báp-têm trong danh Giê-xu Krit thì được cứu rỗi, thoát
khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (RoRm 5:9, 10,11).
THAM CHIẾU TÔN GIÁO
Là khoa học về các tôn giáo trong thế gian nầy có sự liên hệ giống nhau hay
dị biệt nhau. Mỗi tôn giáo đều tự coi mình là chân đạo và từ buổi ban sơ cho
đến khi Cơ-đốc giáo xuất hiện. Như vậy cần phải điều tra nghiên cứu, so
sánh, tìm hiểu vị giáo chủ, các giáo lý, bản chất, nguồn gốc và sự tổ chức
mỗi tôn giáo như thế nào? Qua khoa học nầy các học giả nhận thấy mỗi tôn
giáo đều tự xưng mình là chân đạo, chánh giáo nhưng từ giờ phút xuất hiện
trải qua thời gian bị biến chất và qua những bước suy thoái thì có thể chứng
minh tôn giáo ấy do sự sáng chế của con người hay từ đâu mà đến?
Tham chiếu tôn giáo có phận sự nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các tôn giáo của
thế gian nầy không được phép bỏ rơi tôn giáo nào, không kỳ thị một tôn giáo
nào. Như vậy Cơ-đốc giáo cũng là một tôn giáo cần phải nghiên cứu, tìm
hiểu đúng đắn mới dám phê phán là chánh hay tà.
Tham chiếu tôn giáo trung thực phê phán tôn giáo nào do trí não loài người
bày vẽ và tôn giáo nào Đức Chúa Trời ban bố.
Tham chiếu tôn giáo chứng minh tôn giáo từ trời, là Chân đạo, Chánh đạo vì
có những đặc điểm gì, bản chất thế nào, kết quả ra sao?
Tham chiếu tôn giáo còn có thể giúp chúng ta một số điều quan trọng khác,
ví dụ như hình thức sự mạc khải là của Chúa Giê-xu Krit hay của vị giáo chủ
nào tự xưng mình là nhận được mạc khải từ thiên sứ, từ Đức Chúa Trời
v.v…
Tham chiếu tôn giáo cũng nêu lên ngành thần học và giá trị của ngành nầy
trong tay của tôn giáo ấy nữa. Cũng qua ngành nầy người ta nhận chân bản
chất, nguồn gốc và sự linh nghiệm của tôn giáo ấy.
Ngoài ra tham chiếu tôn giáo còn nghiên cứu đến bản chất lịch sử, các hệ
thống giáo lý cùng các kinh nghiệm cá nhân tín hữu của tôn giáo ấy để
nghiên cứu có gì mâu thuẫn và thần thoại, ảo giác, ảo tưởng hay tự bịa đặt ra
không?
THANH GIÁO (Nhóm)
Năm 1564 giữa Anh quốc Giáo hội có nhóm Thanh giáo xuất hiện. Nhóm
nầy vẫn luôn luôn thiểu số trong Giáo hội thôi nhưng là những thành viên
chủ trương cần Cải chánh tận gốc chứ không muốn cải chánh nửa chừng.
Nhóm Thanh giáo công kích các giáo lễ, các nghi thức nhuộm màu mê tín dị
đoan trong các giáo xứ, giáo phận. Họ cũng nhấn mạnh Giáo hội cần có kỷ
luật nghiêm túc về chức thánh, và nghiêm khắc trong công việc tuyển chọn
hay bổ nhiệm các vị mục sư (linh mục). Dưới triều nữ hoàng Elizabeth các
thành viên Thanh giáo không phải là thành viên phân rẽ khỏi Giáo hội. Họ
luôn luôn ở trong Giáo hội Anh quốc nhưng chủ trương phải cải tổ Giáo hội
và muốn Giáo hội sinh hoạt trong đường lối thánh khiết.
Qua thế kỷ 17 thì từ Thanh giáo có ý nghĩa rộng rãi hơn và gọi các thành
viên của Trưởng lão hội, Giáo nhiệm hội, Độc lập hội và tin theo tín điều
của Calvin, sinh sống trong đường tin kính đều gọi là Thanh giáo. Thanh
giáo theo ý nghĩa rộng rãi nầy phát triển mạnh đưa các giáo phái đến một đời
sống thanh sạch, có luân lý đạo đức sâu nhiệm, có nền tảng Thần học thuần
chánh. Đặc biệt họ có hai điểm nầy: giảng dạy nghiên cứu công phu về công
việc của Đức Thánh Linh và quan niệm ngày Chúa nhật là ngày Sa-bát của
Cơ-đốc nhân. Các nhà thần học có tiếng tăm của Thanh giáo là các vị như: J.
Owen, R. Baxter, T. Goodwin, J. Howe, R. Sibbes.
THÀNH PHỐ, THÀNH THỊ
Thánh Kinh đề cập rất nhiều từ thành phố. Cựu ước nói 1090 lần; Tân ước
cũng khá nhiều.
Thành phố xưa cũng khá rộng lớn, như thành Ni-ni-ve, Ba-bi-lôn, Xô-đôm,
Gô-mô-rơ v.v… Chúng ta cần phân biệt các thành phố, thành thị, thành trì,
các làng mạc của nhân dân xưa. PhuDnl 5:14, 12:15, có các thành phố xung
quanh có xây thành hoặc tường như Giê-ri-cô. Mười hai thám tử được sai
phái đi thám hiểm và họ đã phúc trình có thành có vách, tường có thành
không có. Trong thành của dân sự lúc bấy giờ có các quan cai trị, các vị
trưởng lão, các cơ quan hành chánh; cũng có thành có vị tù trưởng, quan
trưởng chi phái. Những thành có vị vua hay hoàng đế ngự trị cũng gọi là
thành nhưng thật là thủ đô như Ba-bi-lôn, Ni-ni - ve, Giê-ru-sa-lem.
Thánh Kinh cũng phân biệt thành thánh như Giê-ru-sa-lem và thành dân
ngoại bang.
Thánh Kinh cũng nói đến các thành tường tọa lạc trên đồi cao đề phòng bị
khi có quân thù vây hãm (Gios Gs 11:13). Thành tọa lạc không có nước, có
chợ, có tháp canh, cũng có tháp cao để dân cư ẩn náu v.v…
Tân ước dịch từ Polis: thành phố. Các thành phố của Tân ước có khác các
thành phố của Cựu ước. Các thành phố nầy một số nhắm vào ngành thương
mại, hoặc trung tâm văn hoá, kỹ nghệ. Các thành phố đời Tân ước như Đa-
mách, An-ti-ốt, (Êph v.v… có các Cơ-đốc nhân thường ngụ tại các Hội
Thánh.
Phần đông các thành phố đời Tân ước còn có các Nhà Họp của Do-thái giáo
nữa. Phần đông các thành phố đời Tân ước được Hy-lạp hoá, nhân dân phần
đông nói tiếng Hy-lạp.
Bốn sách Tin Lành (Phúc âm) nêu lên các cuộc hành trình của Chúa Giê-xu
đến các thành truyền giảng đạo Tin Lành, làm phép lạ, cứu chữa bệnh tật,
đuổi quỷ v.v… các thành ấy được tiếp nhận đạo Chúa, có thành lại tống đuổi
Chúa đi.
Thành Giê-ru-sa-lem là thành thánh (EsIs 52:1, Mat Mt 4:5), là thành của
Vua vĩ đại (Thi Tv 48:2, Mat Mt 5:35). Tại thành nầy có Đền Thờ Đức Chúa
Trời Gia-vê. Ý niệm phục hồi thành thánh có ghi chép nhiều trong Cựu ước
(Exe Ed 40:1-49, XaDr 2:1-13, AgKg 2:6-9). Sách Sự khôn ngoan của Sa-
lô-môn (Thứ kinh 17:33;), sách Ê-nóc I, 90:28;) v.v… Sách Công vụ Các Sứ
đồ Thánh ghi chép nhiều thành phố được thánh Phao-lô, Ba-na-ba, Ti-mô-
thê v.v… đến truyền giáo và tin nhận Chúa, Phao-lô đã viết các thư cho Hội
Thánh ở các thành ấy như La-mã, Cô-rinh-tô, Phi-líp, Cô-lô-se, (Êphv.v…
Giải nghĩa Thánh Kinh luận về các giáo lý, thần học rất sâu sắc.
Sách Khải thị (Thần Mặc thị) đề cập đến thành Giê-ru-sa-lem thánh từ trời
trong thời kỳ ngàn năm bình an (KhKh 21:1, 2-9). Thành nầy là gì? Là Hội
Thánh Chúa, là Vợ hứa (thuộc linh) của Đấng Krit, là dân I-xơ-ra-ên của
Chúa được lập lên trên sứ điệp sự giảng dạy của các sứ đồ.
THÁNH (Sự thánh khiết)
Cựu ước có ghi đến 830 lần từ tánh hay bản tánh thánh khiết hoặc sự thánh
khiết.
qàdôsê (thánh)
qôdesê (sự thánh khiết)
Thánh khiết, thánh cũng có thể hiểu là thiêng liêng trong sạch thuộc về thần,
về Chúa. Không lẫn lộn với sự dơ bẩn, ô uế. Nói cách khác là “cách biệt ra”,
“biệt riêng ra khỏi”.
1. Thánh Kinh thường dùng từ nầy để xưng hô về bản tánh Chúa, về Chúa là
Đấng ba lần Thánh thay! Chúa biệt riêng, biệt khỏi người trần gian vì Ngài
thánh khiết; thế gian và con người lẫn mọi vật chất đều ô uế, dơ bẩn. Chúa là
Đấng cao cả, chí thánh, sự vinh quang Chúa đáng kính sợ (XuXh 3:4,5).
Về bản tánh đạo đức Ngài thì vô ngộ, trọn lành, chí thiện (LeLv 11:44, chí
ái, chí nhân, chí từ).
2. Từ nầy áp dụng vào các khí dụng và cơ cấu trong việc thờ phượng. Các
khí dụng ấy được gọi là “thánh” vì đã hiến dâng cho Chúa và biệt riêng ra
thánh dùng trong vào việc thờ phượng Chúa thôi. Trong sách Ngũ kinh của
Mô-se đã ghi Đền Tạm là thánh, bàn thờ xông hương, bàn bằng đồng cho
của lễ thiêu, các muỗng, vá, bát, chén v.v… các áo xống, các thầy tư tế là vật
thánh cả.
3. Từ nầy còn áp dụng cho người phục vụ Chúa, các lễ thánh hoá con người
và chức vụ của họ. XuXh 29:1, Chúa truyền Mô-se tổ chức buổi lễ biệt riêng
A-rôn ra thánh để họ làm chức tế lễ trước sự hiện diện thánh của Chúa. Từ
nầy còn nói lên bản tánh đạo đức của đầy tớ Chúa xưa như ở Thi Tv 15:1
“Ai sẽ ở trong núi thánh Chúa?”. Thì câu trả lời nêu lên bản tánh đạo đức
của kẻ ở trong Nhà Chúa là công bình, chân thật, không nói hành, chẳng làm
hại v.v…
EsIs 57:15 chép: “Danh Chúa là thánh … Ngài ngự nơi cao và thánh với
người có lòng ăn năn, đau đớn và khiêm nhường …”. Như vậy, những kẻ có
bản tánh đạo đức, ăn năn tội lỗi, khiêm nhường v.v… thì được nên thì ở với
Chúa là Đấng Thánh.
Khi nghiên cứu Thi thiên và các sách tiên tri thì sẽ thấy rõ ràng các cuộc lễ,
các sự dâng hiến đều liên hệ đến từ thánh khiết, biệt riêng ra thánh, dâng
hiến cho Chúa làm của lễ thánh v.v… đều liên quan đến bản chất luân lý hay
đạo đức.
4. Từ nầy theo Hy văn “Hagios” là từ có ý nghĩa là rất gần với Qădoês từ
Hy-bá-lai, có thể là từ nguồn gốc Hangos có nghĩa “trong sáng”, “trong
sạch”. Tư tưởng căn bản là “phân cách”,”phân kỷ, chia cắt ra” biệt riêng ra
thánh. Trong Tân ước xưng Chúa Giê-xu Krit là Đấng Thánh (Cong Cv
2:27). Đấng được sanh ra bởi Thánh Linh là con cái Đức Chúa Trời (LuLc
1:35, Mat Mt 11:18).
Như vậy kẻ được xưng là thánh là những người được kể là (được xưng) là
công bình tức được liên hiệp thành một với Krit, tức là chống trả không liên
hệ gì với tội lỗi, sự ô uế, xấu xa.
Về phương diện giá trị luân lý thì bản chất và hành động của những kẻ mà
qua sự ngự trị của Thánh Linh trong họ mà họ nhận được bản tánh của Đấng
Krit hoàn toàn bằng lòng thuận phục sự cai trị của Chúa Ba Ngôi vậy. (xin
đọc RoRm 6:22, IICo 2Cr 7:1, ITe1Tx 5:23, IGi1Ga 1:7, 3:6-9).
Không phải tự chúng ta nên thánh, tự làm mình thánh hoá được bèn là Đấng
thánh ngự trong chúng ta thánh hoá chúng ta qua quyền năng của Ngài. Và
một khi đã được thánh hoá, Đấng Krit ở trong mình, Đấng Krit thành hình
trong Cơ-đốc nhân thì Cơ-đốc nhân thật sự “cách ly, phân rẽ khỏi tội lỗi thế
gian” và không muốn phạm tội nữa dầu cám dỗ đến. Chúng ta cũng đã hiểu
biết là sự nên thánh có những giai đoạn diễn tiến qua sự kinh nghiệm Chúa
ban cho, cho đến khi thành toàn là lúc gặp Chúa hiện ra vậy.
THÁNH CHỨC
Trong Giáo hội Cơ-đốc nói chung, và Giáo hội Tin Lành có một số thánh
chức. Trong mục nầy chúng ta để thì giờ tìm hiểu thánh chức:
1. Nguồn gốc:
Thánh Kinh ghi chép một số thánh chức như sứ đồ, tiên tri, giáo sư trước
hết, tiếp theo mới đến các chức giám mục, mục sư (Truyền đạo). Chấp sự và
các chức quản nhiệm Giáo hội.Tất cả các thánh cụ nầy đều bởi Đức Chúa
Trời kêu gọi, lựa chọn và lập lên để xây dựng Nhà Ngài. Trong các thư tín
của thánh Phao-lô và các sứ đồ khác đều xác minh các thánh chức do Đức
Chúa Trời Ba Ngôi thiết lập (RoRm 1:1, ICo1Cr 1:1, GaGl 1:1 (Eph Ep
4:11,12). Ba sách Tin Lành cộng quan có ghi chép những lần Chúa kêu gọi
12 sứ đồ và lần Ngài gọi lên núi giảng dạy và phong thánh chức cho họ rồi
sai phái ra đi phục vụ Chúa, đồng bào và xây dựng Hội Thánh.
Sách Công vụ Các Sứ đồ thánh đoạn 6 có ghi chép thế nào 7 vị chấp sự (hay
phó sứ đồ) được công cử để hầu việc Chúa. Thư tín La-mã (Rô-ma) đoạn 12
và thư tín ICo1Cr 12:1-31 đã nêu lên tất cả các thánh vụ, và khuyên bảo mỗi
thánh vụ ấy từ Đức Chúa Trời và Chúa Krit ban cho (Eph Ep 4:11).
2. Thánh chức chăn bầy:
Tập bài luận về Giám mục học đã trình bày nhiều phương diện của thánh
chức như; người lính, lực sĩ, nhà nông, người chăn chiên, người đầy tớ,
khâm sai của Đức Chúa Trời v.v… Nhưng Chúa Giê-xu cũng như các sứ đồ
nhấn mạnh thánh vụ chăn bầy của người hầu việc Chúa. Chúa Giê-xu xưng
mình là người chăn hiền lành, chăm sóc, nuôi nấng, dẫn dắt v.v… là phần to
lớn trong trọng nhiệm chăn bầy của người hầu việc Chúa (GiGa 21:15-17,
Cong Cv 20:28, IPhi 1Pr 5:2). Khi trình bày như vậy thì thánh vụ ấy cũng
bao hàm cả công tác giảng, dạy Lời Chúa. Vì người hầu việc, chăm sóc, nuôi
nấng bầy mình bằng Lời Chúa là thực phẩm thuộc linh ICo1Cr 3:1-2) là
Bánh hằng sống (GiGa 6:15), là sữa béo ngọt(Phi Pl 2:2). Ví dụ ở LuLc
12:41-48 có ý dạy các tôi tớ Chúa hãy trung tín hầu việc Chúa cho đến ngày
Chúa đến.
3. Các ân tứ thuộc linh.
Thánh chức và ân tứ thuộc linh gắn liền nhau. Người hầu việc Chúa cần
nhận được ân tứ từ Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ý niệm về ân tứ thuộc linh có
dị biệt giữa các tôi con Chúa và trong các Hội Thánh Chúa xưa nay. Trong
thời kỳ của Hội Thánh các sứ đồ (Hội Thánh đầu tiên) các tôi tớ Chúa có
những ân tứ như Phao-lô đặt tay cầu nguyện cho tân tín hữu sau khi chịu
báp-têm thì họ đầy dẫy Thánh Linh. Tôi con Chúa lúc ấy có ý niệm thánh
chức người hầu việc Chúa phải có ân tứ siêu nhiên, có quyền năng làm phép
lạ, nói tiếng lạ v.v… (Cong Cv 2:1-13 và Cong Cv 19:6).
Tuy nhiên, có 3 khúc Thánh Kinh nêu lên các thánh chức rất quan trọng mà
học viên nghiên cứu khoa Giáo hội học cần quán triệt. Các thánh chức nầy
bao hàm cả ân tứ Đức Chúa Trời phó ban luôn cho tôi tớ Chúa để phục vụ
Ngài và Hội Thánh. RoRm 12:6-8 ghi các thánh chức ân tứ như sau:
(1) Nói tiên tri (câu 6)
(2) Hầu việc (câu 7)
(3) Khuyên giục (câu 8)
(4) Cứu trợ (câu 8)
(5) Lãnh đạo (câu 8)
(6) Thương xót (câu 8)
ICo1Cr 12:12 ghi các thánh chức và ân tứ như sau:
(1) Sứ đồ
(2) Tiên tri
(3) Giáo sư
(4) Làm công việc quyền năng
(5) Ân tứ chữa bệnh
(6) Giúp đỡ
(7) Cai quản
(8) Nói các thứ tiếng
(Eph Ep 4:11 ghi các thánh chức và ân tứ như sau:
(1) Sứ đồ
(2) Tiên tri
(3) Truyền đạo (truyền giáo)
(4) Mục sư
(5) Giáo sư (giáo viên)
Câu 12 tháùnh Phao-lô nhắc nhở tôi con Chúa ở (Ê-phê-sô và chung cho tôi
con Chúa suốt qua các thời kỳ về mục đích của các thánh chức và các ân tứ
nầy là “để chuẩn bị các thánh đồ được toàn hảo cho công việc của chức dịch
hầu cho thân thể của Krit được gây dựng”.
THIÊN SỨ, THIÊN THẦN
Hy văn Angelos, được dịch thiên sứ, thiên thần. Đức Chúa Trời có muôn
vàn thiên sứ, thiên thần. Họ là sứ giả của Đức Chúa Trời, là khâm sai của
Chúa. Họ phục vụ Đức Chúa Trời và sinh hoạt trong thiên đàng của Chúa.
Họ có phận sự tôn vinh, ca ngợi Gia-vê Đức Chúa Trời trước Ngai thánh
Ngài (KhKh 4:5). Họ có trách nhiệm tuân hành mệnh lệnh của Chúa (Thi Tv
103:20). Họ chầu chực trước sự hiện diện vinh quang của Đấng thánh (Mat
Mt 18:10).
1.Trong cuộc sáng tạo các thiên sứ cũng đi theo Đức Chúa Trời Gia-vê
(Giop G 38:7). Theo Thần hựu của Chúa, thiên sứ Mi-ca-ên cũng phải hành
động theo qui định, theo sự xếp đặt và theo kế hoạch của Đức Chúa Trời
(DaDn 12:1). Thiên sứ của Chúa cũng là khâm sai đi hoà giải với loài người.
Hai thiên sứ Chúa hiện đến ở Xô-đôm, Gô-mô-rơ để giải cứu Lót và gia đình
ông. Nhưng hai thiên sứ cũng muốn cho dân thành nầy ăn năn trở lại với
Chúa, nhưng họ chẳng ăn năn mà còn bạo ngược hơn nữa (SaSt 19:1). Rốt
lại thiên sứ Chúa còn được Chúa giao cho trọng nhiệm rao báo Lời Ngài
(LuLc 1:28) và thi hành các công việc của Chúa (Mat Mt 28:2).
Trong thời Tân ước thiên sứ lại được dự phần phục vụ Chúa Giê-xu Krit và
rao báo sự giáng sanh Ngài (LuLc 2:10,11). Chúng ta cần chú ý về công tác
của các thiên sứ trong thánh vụ của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Từ khi Chúa
giáng sanh cho đến khi Ngài ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê chỉ có hai thiên sứ
hiện ra hầu việc Ngài thôi. Dầu Thánh Kinh có chép muôn vàn thiên sứ ca
hát sau khi một vị thiên sứ có thể là thiên sứ trưởng rao báo Tin Lành (Tin
Mừng). Lần thứ hai một thiên sứ đã hiện ra để hầøu việc Ngài sau khi Satan
đã bị đánh bại trong trận chiến cám dỗ Chúa ở sa mạc. Ý định của Đức Chúa
Cha muốn Ngài phải một mình lao khổ, tranh đấu, chiến thắng một mình qua
các ngày tháng thi hành công cuộc cứu chuộc.
Dẫu vậy Thánh Kinh có ký thuật thiên sứ đã đến trò chuyện với Ngài và khi
Ngài phục sanh thì họ đã hiện ra. Khi Ngài về trời thì có hai thiên sứ xuất
hiện để tuyên cáo Ngài về trời nhưng ngài sẽ trở lại.
2. Thánh Kinh cũng có ghi lại một ít chỗ nói về bản tánh của thiên sứ, thiên
thần: Thiên sứ, thiên thần là các vị thiêng liêng, mắt trần không nhìn thấy
được. Thiên sứ ở trên trời. Họ chầu chực hầu hạ, phục vụ Đức Chúa Trời.
Họ tuân thủ thực thi mệnh lệnh Chúa. Có một sự liên hệ, giữa Đức Chúa
Trời và thiên sứ. Thánh Kinh gọi rằng: thiên sứ của Ngài! Thiên sứ của Gia-
vê! Thiên sứ trưởng Mi-ca-ên, Gáp-ri-ên thường rằng mắt Đức Chúa Trời.
Sách Gióp và Thi thiên cũng gọi thiên sứ là “các Đấng trên trời” (Thi Tv
29:1) hoặc các thánh phục vụ Đức Chúa Trời (Giop G 5:1) hoặc “con trai
của Đức Chúa Trời” (Thi Tv 89:6) hoặc “các vị thần” (Thi Tv 82:1). Các
Cơ-đốc nhân cũng được gọi là con cái hay con trai của Đức Chúa Trời.
3. Thánh Kinh có đề cập đến:
Xê-ra-phim, Chê-ru-bim, Mi-ca-ên, Gáp-ri-ên (EsIs 6:1, SaSt 3:24).
Sách Đa-ni-ên thì tôn xưng là vị quan trưởng to lớn (DaDn 12:1). KhKh
12:7 thì nói đến các thiên sứ khác. Cũng có chỗ xưng là Sanh vật. Tân ước
có dùng từ kẻ cầm quyền để đề cập đến thiên sứ (Eph Ep 3:10, CoCl 2:10,
1:16, Eph Ep 1:21, IPhi 1Pr 3:22).
Theo Thứ kinh của người Giu-đa thì có bảy vị thiên sứ là U-ri-ên, Ra-pha-
ên, Mi-ca-ên, Xa-ra-ka-ên, Gáp-ri-ên, và Giê-rê-mi-ên. Thánh Kinh có nói
đến Mi-ca-ên và Gáp-ri-ên. Về chức vụ của các thiên sứ thì Thánh Kinh có
chép:
- Thiên sứ đoán xét (SaSt 1:13, IISa 2Sm 24:16, Thi Tv 78:49).
- Thiên sứ canh giữ (DaDn 4:13-23)
- Thiên sứ vực sâu thẳm (KhKh 9:11)
- Thiên sứ có quyền trên lửa (KhKh 14:18)
- Thiên sứ có quyền trên nước (KhKh 16:9).
- Bảy thiên sứ (KhKh 8:2)
4. Sự tổ chức và số, hàng ngũ của thiên sứ, thiên thần: Thánh Kinh không
cho chúng ta biết đích xác số các thiên sứ nhưng chỉ ghi chép có một số đạo
binh thiên sứ trên trời rất đông đảo. Họ được gọi là cơ binh của Đức Chúa
Trời hay đạo thiên binh (PhuDnl 32:2, Thi Tv 68:17). KhKh 5:11 chép có vô
số thiên sứ, có hàng vạn hàng tỉ thiên sứ. Như vậy chắc chắn có một tôû
chức và thứ bậc. Vì Đức Chúa Trời là Đấng trật tự nên giữa vòng các thiên
sứ, thiên thần cũng có trật tự hẳn hoi.
Họ được Đức Chúa Trời tạo dựng nên, là giống thuộc linh. Họ được Đức
Chúa Trời đặt tên cho như đã ghi phần trên.Công tác của họ là phục vụ
Chúa, chầu chực trước mặt Chúa và ca hát ngợi khen Ngài.
(Xin tìm đọc thêm ở sách Hệ thống Thần học hoặc ở hần học căn bản để
quán triệt đề tài nầy)
THIÊN SỨ CHÚA
Thánh Kinh nhiều lần chép: “Thiên sứ của Chúa”. Cũng có lần Thánh Kinh
chép: “thiên sứ của Ta” hoặc “Thiên sứ của Ngài”. Thiên sứ của Chúa là một
vị thiêng liêng, được Đức Chúa Trời sai phái từ trời để truyền dạy mệnh lệnh
Ngài cho loài người. Như vậy thiên sứ làm phận sự phát ngôn viên cho
Chúa. Nhưng có nhiều trường hợp thiên sứ không chỉ nhân Danh Đức Chúa
Trời Gia-vê (Giê-hô-va) mà phán dạy với loài người bèn tự xưng là Chúa, là
Đức Chúa Trời và dùng đại danh từ thứ nhứt: Ta, Chúa mà phán dạy. Trong
trường hợp bà A-ga và con trai bà sắp chết khát thì được thiên sứ của Chúa
hiện ra và trực tiếp phán dạy bà và dùng đại danh từ ngôi thứ nhất (SaSt
16:7, 21:17) Trong trường hợp Áp-ra-ham dâng I-xắc cũng vậy (SaSt 22:11).
Đối Gia- cốp ở Bê-tên (SaSt 33:13, đối với Mô-se ở bụi gai đang cháy
(XuXh 3:2) đối với Ghi-đê-ôn (Cac Tl 6:11).
Chúng ta cũng cần lưu ý đến nhiều lần vị thiên sứ phân biệt mình với Đức
Chúa Trời như trong trường hợp thành Giê-ru-sa-lem bị hành hại (IISa 2Sm
24:16, XaDr 1:12). Nhưng tiên tri Xa-cha-ri không cứ tiếp tục phân biệt luôn
đâu (XaDr 3:1, 12:8).
Thánh Kinh Tân ước minh bạch ghi chép về thiên sứ nên chắc chắn không
một ai lầm lẫn giữa Đức Chúa Trời và thiên sứ. LuLc 1:19 chép rõ thiên sứ
Gáp-ri-ên. Có một số người tưởng rằng thiên sứ chép ở Cong Cv 8:26,29 là
Chúa Thánh Linh.
Về trách nhiệm và thánh nhiệm của thiên sứ Chúa thì Thánh Kinh có ký
thuật như sau:
(1) Thiên sứ của Chúa làm sứ giả đoán phạt và hủy diệt (IISa 2Sm 24:16,
IIVua 2V 19:35, Thi Tv 35:5, Cong Cv 12:23).
(2) Thiên sứ của Chúa là sứ giả bảo vệ, phò trì và giải cứu (XuXh 19:19, Thi
Tv 34:7, EsIs 63:9).
(3) Thiên sứ của Chúa trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời (DaDn 3:28,
6:22, Cong Cv 3:19, 12:7,11).
(4) Thiên sứ của Chúa hướng dẫn và ban lời dạy dỗ cho tôi con của Chúa
(SaSt 24:17,40, XuXh 23:23, IVua 1V 23:23, IVua 1V 19:7, IIVua 2V
1:3,15, Mat Mt 2:13,19, Cong Cv 8:26).
(5) Thiên sứ của Chúa báo trước sự sanh ra của Sam-sôn (Cac Tl 13:3), sự
sanh ra của Giăng Báp-tít (LuLc 1:11), sự giáng sanh của Chúa Giê-xu (Mat
Mt 1:20, LuLc 2:9).
(6) Loài người không nhận biết thiên sứ của Chúa ngay lập tức đâu (Cac Tl
13:3)
(7) Chính tiên tri Ba-la-am cũng không nhận ra thiên sứ của Chúa khi người
hiện ra cùng ông trên con đường (Dan Ds 22:22).
(8) Dầu vậy khi thiên sứ của Chúa hiện ra dưới hình dạng là một người thì
loài người cũng biết đó là một Đấng thiêng liêng nên tôn xưng với người
như tôn xưng Đức Chúa Trời vậy (SaSt 16:13).
Đức Chúa Trời rất quan tâm đến nhân loại, nên Ngài đã mặc thị Ngài,
chương trình cứu rỗi và kế hoạch Ngài cho họ qua nhiều phương diện.
THIÊN SỨ CỦA HỘI THÁNH
Sách Thần Mặc thị tức là sách Khải thị đoạn 1 câu 20 có chép: “Sự mầu
nhiệm của bảy ngôi sao mà người ta thấy trong tay hữu Ta và bảy giá đèn
vàng: Bảy Ngôi sao là bảy thiên sứ của Hội Thánh, và bảy giá đèn mà ngươi
đã thấy là bảy chi Hội Thánh vậy”. Bảy bức thư trên Chúa truyền cho thánh
Giăng chép gởi cho bảy chi Hội Thánh nầy ở đoạn 2 và 3. Các tôi con Chúa
xưa có ý niệm rằng các thiên sứ nầy là các vị Chúa sai đến để bảo vệ tôi con
Chúa hoặc đây chỉ là các nhà lãnh đạo chi hội như giám mục, mục sư
Truyền đạo vậy. Ý nhiệm hay sự tin tưởng nầy khiến chúng ta thêm khó
hiểu. Vì lúc ban đầu Hội Thánh chưa có chức giám mục, mục sư hay truyền
đạo. Như thế thiên sứ của Hội Thánh là ai? Chắc có một thiên sứ bảo vệ chi
Hội Thánh Chúa vậy. Nhưng nếu tin thiên sứ đây là vị lãnh đạo hay là một
vị thiên sứ thật sự có trách nhiệm trên một chi hội thì vị thiên sứ hay vị lãnh
đạo ấy là giám mục hay mục sư truyền đạo có phải chịu tội với Chúa về sự
sa sút, tồn vong của chi hội Hội Thánh ấy không? Họ có bị liên lụy, bị quở
trách vì tội phạm của các chi hội ấy không?
Với giám mục, mục sư, truyền đạo thì dĩ nhiên có trách nhiệm với tín hữu
với chi Hội Thánh mình về sự sa sút, về sự tồn vong v.v… nhưng với thiên
sứ thật là vị thiên sứ thiêng liêng dầu canh giữ Hội Thánh nhưng có thể giữ
gìn họ khỏi sa ngã và phạm tội lỗi với Chúa được không? Vì con người có
quyền tự nhiệm, tự do, tự quyết.
THIÊN VỊ (TÂY VỊ)
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước có đề cập đến từ nầy. Đức Chúa Trời Đấng
Chí công, Chí thánh không thiên vị (tây vị) ai cả. Đức Chúa Trời không phải
như loài người tham nhũng, ăn hối lộ, híp mát, không lấy lẽ công bình đoán
xét thiên vị vì tiền bạc.
PhuDnl 10:17 chép: “Vì Gia-vê Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời
của các thần, và Chúa của các chúa; tức Đức Chúa Trời lớn lao, mạnh sức,
đáng khiếp sợ, Ngài chẳng tây vị, chẳng nhận của hối lộ. Xin xem thêm
ISa1Sm 25:35, Mat Mt 1:8,9, LeLv 19:15. Khi chúng ta đọc các khúc Thánh
Kinh nầy thì thấy Đa-vít nhận của lễ, thức ăn của bà gia A-bi-ga-in thì nể
nang, không đem quân lên tấn công nhà Na-banh nữa. Nhưng đối với Chúa
thì Ngài quở trách khi họ dâng của lễ và sinh tế khuyết tật cho Ngài, và Ngài
không chấp nhận để thiên vị ai. Thánh Phi-e-rơ đã tuyên bố: “Quả thật Ta
biết Đức Chúa Trời chẳng hề thiên vị ai” (Cong Cv 10:30).
Đức Chúa Trời không vị nể (tây vị) người I-xơ-ra-ên mà loại bỏ người ngoại
bang đâu. Đức Chúa Trời là thiên phụ chung của nhân loại.
Thánh Phao-lô cũng đã làm chứng: “Đức Chúa Trời chẳng vị nể ai đâu”
(RoRm 2:11 xin đọc thêm GaGl 2:6 (Eph Ep 6:9, CoCl 3:25).
Thánh Gia-cơ cũng đã nghiêm nghị khuyên dạy không nên tây vị ai mà che
đậy tội lỗi trong Hội Thánh Chúa (Gia Gc 2:1-9).
Thánh Giăng Báp-tít vị Tiền hô của Chúa Giê-xu đã giảng dạy lẽ thật rất
mạnh mẽ, không tây vị ai cả. Ông quở trách tội lỗi và tội nhân trước một
đoàn dân đông đúc có quan quân, thứ dân, ông gọi họ là dòng dõi rắn lục,
truyền họ phải ăn năn.
Với Hê-rốt An-ti-pas, ông đã nhân Danh Chúa Gia-vê mà quở trách tội vô
luân của vua.
Khi Cứu Chúa Giê-xu Krit tại thế, Ngài cũng không tây vị ai cả. Nhưng
Ngài có dạy tôi con Chúa hãy tôn trọng và sanh hoạt đúng theo luật pháp
thời ấy (LuLc 20:21-25 so sánh RoRm 13:7).
Tôi con Chúa ngày nay nên theo gương Chúa và các bậc tiền bối phục vụ
Chúa cách ngay thẳng, không nên tây vị ai vì một món lợi đê hèn.
THƯỢNG TẾ (THẦY)
“Ha-Kòhèn Hagàdôl” (Cựu ước) cũng như “Iepéa Méyav” ở HeDt 10:21
(Tân ước) có nghĩa “thầy tư tế lớn”. Bản Thánh Kinh cũ dịch; Thầy tư tế
thượng phẩm. Bản Nhuận chánh; Thầy tư tế lớn. Mên-chi-xê-đéc là vua và
thầy thượng tế ở Giê-ru-sa-lem. Ông là đầu của giáo quyền và chánh quyền.
Các vị tư tế dưới quyền ông đại diện cho ông mà dâng tế lễ. Theo thể chế
của I-xơ-ra-ên thì chánh quyền và giáo quyền riêng rẽ nhau. A-rôn làm đại
diện cho ông phục vụ và dâng tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời, Mô-se lãnh
đạo chính quyền lúc ấy. Thầy thượng tế mang (Êphót và bảng đeo ngực có
u-rim và thu-mim (XuXh 28:6-30). Qua các thánh vật nầy, thầy thượng tế
cầu vấn cho biết ý muốn Đức Gia-vê. Dan Ds 35:25 đã phân định địa vị của
ông. Ông không thể uỷ quyền thi hành thánh vụ cho ai trong ngày Chuộc tội.
Thánh Kinh đã thường dùng danh từ thầy tư tế (thầy tế lễ) để nói về thầy
thượng tế trong thời gian tiền phu tù.
Chức vị “thầy thượng tế” được di truyền (Gios Gs 19:51, ISa1Sm 1:9, IIVua
2V 11:9).
Hãy nghiên cứu đến A-bi-a-tha và Xa-đốc là hai vị thượng tế dưới thời Đa-
vít. Mên-chi-xê-đéc là hình bóng về chức vị thượng tế của Chúa Giê-xu Krit.
THỎA MÃN, SỰ MÃN NGUYỆN
Phao-lô nhấn mạnh đến phước hạnh nầy ở ITi1Tm 6:6, như sau: “Nhưng sự
tín kính và sự thỏa mãn là một mối lợi lớn”.
Đức Chúa Trời ban cho thì Ngài có thể rút lại. Tuy nhiên đối với Gióp, ông
thỏa mãn nơi Chúa Gia-vê nên nói: “Tôi trần truồng ra khỏi lòng mẹ thì tôi
cũng sẽ trần truồng ra đi. Gia-vê đã ban cho thì Gia-vê cũng cất đi; Danh
Gia-vê đáng ngợi khen!” (Giop G 1:21). Còn Đa-vít lại nói: “Gia-vê là Đấng
dẫn dắt tôi, tôi sẽ không thiếu (cần) gì cả” (Thi Tv 23:1). Ông thỏa mãn
trong Chúa rồi. Trong khi Chúa Giê-xu Krit còn tại thế, nhiều lần Ngài trấn
an sự lo sợ của tôi con Ngài nên đã bày tỏ về một Đức Chúa Trời Cha hằng
quan tâm đến loài người và tôi con Ngài (Mat Mt 6:24-34). Như vậy họ phải
mãn nguyện trong Chúa. Có Chúa tức có mọi ơn phước thuộc thể và thuộc
linh.
THÓI XẤU, ĐỒI BẠI, HIỂM ĐỘC
Từ “Kakia” trong bản Việt ngữ được dịch ra nhiều từ khác nhau. Mat Mt
6:34 dùng từ nầy được dịch là bối rối. Từ Kakia có một ý nghĩa chung chung
là: ác độc, ác, hiểm v.v… ICo1Cr 14:20, Gia Gc 1:21 và IPhi 1Pr 2:16 đã
dùng từ nầy để miêu tả sự bại hoại, đồi bại, hư hoại. Thường thường từ
Kakia được dùng miêu tả một loại độc ác. Trong RoRm 1:29, Eph Ep 4:31,
CoCl 3:8, Tit Tt 3:3, IPhi 1Pr 2:1 thì từ Kakia nầy được dịch là hiểm độc.
Trong ICo1Cr 5:8 Phao-lô đã dùng từ nầy, được dịch ra là hiểm độc
THỜ PHƯỢNG (Sự)
Qua Thánh Kinh Cựu Tân ước, đặc biệt các Thi thiên, chúng ta nhận biết các
thánh tổ xưa nay thường có sự thờ phượng và cầu nguyện riêng tư với Chúa
hằng ngày.
1.Thờ phượng và cầu nguyện riêng (cá nhân)
Đa-ni-ên, Đa-vít đã biệt nhiều thì giờ và cầu nguyện riêng, thờ phượng riêng
với Chúa nhiều lần mỗi ngày. Chúa Giê-xu và các sứ đồ cũng thường đi
riêng ra thờ phượng và cầu nguyện. Nhà Đại Cải chánh Martin Luther đã để
mỗi ngày từ 2 đến 3 giờ để cầu nguyện và thờ phượng riêng.
Đa-ni-ên đi lên phòng cao, mở cửa sổ ra cầu nguyện, thờ phượng. Đa-vít thì
vào Đền Thờ. Chúa Giê-xu đi lên núi hoặc vào nơi vắng vẻ. Các sứ đồ cũng
vậy. Với chúng ta có thể vào Nhà thờ hoặc nếu có phòng riêng; không thì
tìm nơi yên lặng mà thờ phượng và cầu nguyện Đức Chúa Trời ở khắp mọi
nơi. Ngài vui lòng nghe lời cầu nguyện và chứng giám sự thờ phượng riêng
của chúng ta với Chúa.
Áp-ra-ham và Nôê đứng chầu trước mặt Chúa. Đa-ni-ên cung kính quì gối
kêu cầu Chúa. Đa-vít ngồi trong Đền Thờ kêu cầu Chúa và thờ lạy Ngài.
Chúa Giê-xu thì sấp mình xuống trong vườn Ghết-sê-ma-nê mà cầu nguyện.
Tiên tri Giô-na nằm trong bụng cá vẫn kêu van cầu xin Đức Chúa Trời tha
thứ và cứu giúp mình.
Sự thờ phượng và cầu nguyện riêng của mỗi Cơ-đốc nhân cần được thường
xuyên, cũng như chúng ta lo chăm sóc thân thể vậy. Trong thời kỳ hoạn nạn
thử thách, cũng như bình an vui thỏa, Cơ-đốc nhân hãy chuyên tâm thờ
phượng và cầu nguyện riêng, thâm giao với Chúa mình.
Chương trình thờ phượng và cầu nguyện riêng mỗi sáng khởi đầu bằng sự
đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và ca háùt ngợi khen Chúa. Lời cầu nguyện
này từ lòng sốt sắng, yêu mến Chúa. Ngoài ra còn có những sự nhu cầu,
những vấn đề khác cần nhớ để xin và cầu thay.
Sự đọc Thánh Kinh cần có chương trình và hệ thống tùy theo mỗi cá nhân.
2. Sự thờ phượng trong gia đình (Gia đình lễ bái)
Gia đình lễ bái là sự thờ phượng của mỗi gia đình Cơ-đốc nhân. Sự thờ
phượng của gia đình Cơ-đốc nhân rất quan trọng, quan trọng về nhiều
phương diện. Đối với Đức Chúa Trời thì đây là mệnh lệnh và ý muốn Ngài.
Từ khởi thuỷ, lúc Chúa dựng nên loài người thì Ngài đã truyền dạy tổ tông
loài người thờ phượng Ngài và lập gia đình lễ bái. Chính Chúa đã hiện ra
mỗi chiều trong luồng gió hiu hiu chủ tọa sự thờ phượng của A-đam và Ê-
va. Suốt qua các thời đại Nô-ê, Áp-ra-ham v.v… Các tổ phụ loài người đều
lập gia đình lễ bái. Chính các tổ phụ làm chủ lễ cuộc thờ phượng ấy.
Với nhà giải phóng Mô-se, Đức Chúa Trời Gia-vê nhiều lần truyền bảo ông
phải dạy các gia đình lập gia đình lễ bái, tức cuộc thờ phượng của gia đình.
Trong giờ thờ phượng của gia đình, họ còn có cơ hội dạy đạo cho con cái,
người nhà họ biết Chúa và Lời Ngài. Thánh Kinh có đề cập rất nhiều về các
gia đình tôi con Chúa. Đức Chúa Trời quan tâm cứu rỗi và cứu giúp các gia
đình tôi con Chúa.
LuLc 19:9 chép: Cong Cv 16:30-31. Trong thời Cựu ước Chúa ban phước
cho gia đình Nô-ê (SaSt 7:13 cứu giúp và giải phóng gia đình I-xơ-ra-ên
khỏi ách nô lệ xứ Ai Cập (XuXh 12:3,4). Ra-háp dầu là một kỵ nữ nhưng
biết ăn năn tin thờ Chúa, thì Chúa cứu rỗi cả gia đình bà (Gios Gs 6:24,25).
Trong thời Tân ước Chúa Giê-xu Krit đã cứu gia đình Xa-chê (LuLc
9:5,6,9). Gia đình Cọt-nây thì hết lòng tìm kiếm vào thờ phượng Chúa nên
Chúa đã dùng ông Phi-e-rơ đem Tin Lành đến cho họ và qua sự giảng dạy
của sứ đồ, gia đình nầy được đầy dẫy Thánh Linh. Bà Ly-đi là người tin kính
Chúa nên đã được cứu khi bà tin Chúa Giê-xu qua lời giảng dạy của Phao-
lô. Chủ ngục thành Phi-líp và gia đình ông cũng được cứu rỗi cách kỳ diệu
nhờ tin đến lời Chúa qua Phao-lô và Xi-la truyền giảng tại chốn lao tù.
Qua sự dạy đạo hướng dẫn con cái và người trong nhà tăng trưởng và vững
vàng trong đạo Chúa. Dưới Thể chế Thần minh, hoặc quân chủ hay trong
thời các tiên tri, dân sự của Gia-vê đều được dạy dỗ và khuyến khích thiết
lập cuộc thờ phượng trong gia đình. Đến đời Tân ước, chính Chúa Giê-xu
Krit cũng như các sứ đồ đều dạy dỗ cùng nhấn mạnh đến cuộc thờ phượng
trong gia đình. Nhiều lần Chúa và các sứ đồ tạm trú trong nhà của Ma-ri,
Ma-thê, và La-xa-rơ, và Chúa tham dự vào giờ gia đình lễ bái của gia đình
nầy. Phao - lô trong các cuộc hành trình truyền giáo, ông cũng tạm trú tại
nhiều gia đình tôi con Chúa và cũng tham dự vào các cuộc thờ phượng gia
đình, như gia đình bà Ly-đi, gia đình bà ngoại và mẹ Ti-mô-thê, gia đình
chấp sự Phi-líp.
Bởi vậy các gia đình Cơ-đốc nhân từ ngày có cuộc cải chánh đến nay đều
được khuyên dạy và khuyến khích lập gia đình lễ bái. Chính các nhà đại cải
chánh như Martin Luther,Jean Calvin v.v… đều đã thành kính lập gia đình lễ
bái để thờ phượng Chúa chung với gia đình.
Gia đình lễ bái đem lại nhiều ơn phước. Trong tập “Kíp lo Truyền đạo thiếu
nhi” có đề cập đến sự thờ phượng trong gia đình lễ bái, qua gia đình lễ bái
phụ huynh và toàn thể gia đình tương thông tương giao với nhau trước sự
hiện diện Chúa. Các phụ huynh chẳng những có thì giờ, cơ hội thờ phượng
Chúa, cùng học giáo lý, Thánh Kinh với nhau mà còn có dịp dạy Lời Chúa
cho con em. Tập cho con em một thói quen tin kính thờ phượng Chúa, nghe
lời Thánh Kinh và học tập cầu nguyện.
Chương trình của gia đình lễ bái không nên quá dài độ 50 phút, nếu có các
thiếu nhi và ấu nhi thì đọc Thánh Kinh và cắt nghĩa ngắn, cầu nguyện ngắn
và cho các em đi ngủ trước. Chương trình có thể có các mục sau đây:
1. Hát một điệp khúc
2. Cầu nguyện ngắn, xin Chúa hiện diện.
3. Đọc một đoạn (khúc) Thánh Kinh theo chương trình của gia đình hay Hội
Thánh đã ấn định
4. Một người cầu nguyện sau khi đã cắt nghĩa lời Chúa cách vắn tắt.
5. Cầu nguyện chung và hát Halêlugia!
THÙ, ĐỊCH, ĐỊCH THỦ, QUÂN THÙ, KẺ GIẾT
Thánh Kinh Cựu ước thường nói đến kẻ thù, quân thù nghịch của dân I-xơ-
ra-ên (Gios Gs 24:11). Nhưng Thánh Kinh cũng đề cập đến kẻ thù nghịch cá
nhân, kẻ ghét một ai đó, và cố tâm giết hại người ta (XuXh 23:4, Exo Er 3:7,
Thi Tv 3:7).
Thánh Kinh Tân ước cũng nhiều lần đề cập đến kẻ thù nghịch, kẻ địch lại
Đức Chúa Trời hay cá nhân Cơ-đốc nhân (Mat Mt 13:25, GaGl 4:16 và Mac
Mc 5:43). Satan chính là kẻ thù của Đức Chúa Trời và Hội Thánh cũng như
Cơ-đốc nhân. (Mat Mt 13:39. Quyền lực hung ác ICo1Cr 15:25) cũng kể là
kẻ thù địch.
Kẻ thù nghịch, kẻ địch mà Thánh Kinh nói đến cũng có ý nghĩa chỉ về dân
ngoại luôn luôn chống đối Chúa và con cái Ngài.
Không phải các nhà chánh trị I-xơ-ra-ên dùng các từ nầy để nói lên kẻ chống
đối Chúa, dân Chúa mà chính các vị tiên tri cũng sử dụng khi truyền rao sứ
mạng Đức Chúa Trời Gia-vê (AmAm 2:9-10, MiMk 6:4-5).
Các vị tiên tri cho dân sự Chúa nhận biết là đó cũng là cách Đức Chúa Trời
đoán xét hoặc sửa dạy họ vì họ quên bỏ Đức Chúa Trời.
Đây cũng là sứ điệp kỳ lạ khi các tiên tri tuyên bố rằng Chúa phó dân Ngài
vào tay kẻ thù địch họ nhưng Ngài vẫn thương yêu. Vì Chúa thương nên
Chúa sửa dạy và phó họ cho kẻ ghét họ để họ học biết tình yêu của Chúa mà
quay trở về với Ngài (Cac Tl 2:14, IISu 2Sb 25:8, Gie Gr 12:7, LuLc 19:41-
44).
Về một phương diện hay ý nghĩa khác thì loài người là kẻ thù nghịch của
Đức Chúa Trời. Loài người là con dân Chúa nhưng lại theo ma quỷ Satan
nên đánh giặc với Đức Chúa Trời. Họ không vâng theo nguyên chỉ, luật
pháp, điều răn và sự giáo huấn của Ngài (XuXh 20:5, PhuDnl 5:8-10, 7:9-
10). Phao-lô cũng nói tội nhân là kẻ thù địch của Đức Chúa Trời. Họ đứng
về phe ma quỷ, tội lỗi và các nguyên tắc của thế gian (RoRm 5:8, Phi Pl
3:18). Gia Gc 4:14 nói bạn của thế gian là thù địch của Đức Chúa Trời.
Tử thần là kẻ thù địch cuối cùng của Đức Chúa Trời đã bị Chúa Giê-xu Krit
đánh bại và khi Ngài tái lâm lập vương quốc đời đời của Ngài thì sẽ hủy diệt
nó đời đời (HeDt 10:13).
Lời giáo huấn của Cứu Chúa trên núi dị biệt với luật pháp Mô-se. Chúa
khuyên giục dạy dỗ môn đệ Chúa dân sự Ngài hãy thương yêu kẻ thù nghịch
(Mat Mt 5:43-44). Trong Cựu ước cũng có một số vị tiên tri khuyên dân
Ngài hãy thương yêu kẻ thù địch nhưng chăùc có ý dạy đừng ghét họ. Chúa
sẽ báo trả (EsIs 49:22 -28).
Tóm lại Chúa Giê-xu và các sứ đồ đều đã dạy tôi con Chúa nói riêng và
nhân loại phải thương yêu nhau và thương yêu kẻ thù nghịch mình (Mat Mt
5:43-44).
THỨ KINH (Apocrypha)
Hy văn “Ta Apocrypha” có nghĩa “những điều kín giấu”. Tuy nhiên sách
nầy không có gì kín giấu cả. Sách chép một số dữ kiện lịch sử, thần học và
những chuyện cổ tích. Sách viết bằng tiếng Hy-bá-lai ngữ và A-ram. Cũng
có ba sách về lịch sử nhưng không được kinh điển.
Giáo hội nghị Jamnia đã quyết nghị từ chối không kinh điển sách nầy vào
Cựu ước nhưng đã được La-mã Giáo hội công nhận theo Giáo hội nghị
Trent. Giáo hội Anh quốc và nhà cải chánh Martin Luther thì chỉ cá nhân tín
đồ được dùng đọc để học hỏi các gương đạo đức luân lý và thuộc linh thôi.
Sách gồm có 12 tập là: Étdra I, Étdra II, Tô-bít, Giu-đi, phần còn lại của
sách Ê-xơ-tê . Sự khôn ngoan của Sa-lô - môn, sự khôn ngoan của Giê-xu
con Xi-rắc, thư của Giê-rê-mi-a, phần phụ thêm của Đa-ni-ên, lời cầu
nguyện của Ma-na-se, Mắc-ca-bê I, Mắc-ca-bê II. Các nhà ra-bi xưa coi các
sách nầy là các sách ở ngoài “các sách tức Thánh Kinh Cựu ước”.
Nhưng thế nào sách của Apocrypha được chen vào bản Thánh Kinh tiếng
Anh? Người Do-thái đồng thanh chối bỏ các sách Apocrypha không nhận,
không kinh điển vào Thánh Kinh Hê-bơ-rơ của họ (Cựu ước). Nhưng mỗi
chúng ta đều biết là Bản LXX đã bao hàm sách Apocrypha vào. Như vậy
hàm nhận sách Apocrypha vào sách Thánh Kinh Cựu ước.
Vào thế kỷ thứ II SC, các bản dịch Thánh Kinh lại căn cứ theo các bản Hy-
lạp mà dịch như vậy bản Apocrypha được bao quát vào sách Thánh Kinh.
Bản Vulgate của thánh Jerome dịch có phân biệt và liệt bản Apocrypha vào
hàng thứ yếu. Nhưng Giáo hội nghị Carthage 397 SC có thánh Augustine
phó hội đã quyết định công nhận sách Apocrypha là thích hợp cho Hội
Thánh đọc, dầu thánh Jerome chống đối. Năm 1548 Giáo hội nghị Trent đã
công nhận Apocrypha, trừ sách Étdra I và Étdra II và sách Lời cầu nguyện
của Ma-na-se, và cũng có quyết định hễ ai chống đối sẽ bị dứt phép thông
công.
Các nhà Cải chánh loại bỏ các sách Apocrypha, không công nhận vào Thánh
Kinh. Vì cho sách Apocrypha không có giá trị và mâu thuẫn với các giáo lý
của Thánh Kinh.
Nhà Cải chánh Martin Luther chỉ nhận rằng các sách Apocrypha cũng có ích
lợi và tốt cho người đọc. Các bản dịch của Coverdale và Geneva có sách
Apocrypha nhưng tách riêng ra không kể chung với sách Cựu ước đã được
kinh điển rồi.
Sau nhiều lần thảo luận, bàn cãi thì năm 1827 Thánh Kinh hội Anh quốc và
hải ngoại đã quyết định không in sách Apocrypha chung với Thánh Kinh.
Sau đó Thánh Kinh hội Mỹ quốc cũng làm như vậy. Vậy nên Thánh Kinh
Anh ngữ hay Mỹ ngữ ngày nay không có sách Apocrypha. Trong các cuộc
nhóm họp ở Nhà thờ Anh quốc Giáo hội đều thường dùng Apocrypha.
Như chúng tôi đã nói qua ở phần trên, Apocrypha đã trình bày những câu
chuyện cổ tích, lịch sử tôn giáo, triết lý, luân lý, đạo đức Hy văn, sự khôn
ngoan và sự khải thị v.v… Tất cả các sách nầy được trước tác tại Palestine
vào lối 300 TC và 100 SC. Văn thể phản ánh đạo lý của người Do-thái trong
thời Cựu ước. Vấn đề cao trong sách Apocrypha nhấn mạnh là Đấng toàn
năng, tội nhân cần làm những công việc lành, tứ thiện v.v…
Apocrypha cũng đề cập đến Đấng Mê-xi-a, Đấng được xức dầu. Sách nói
đến hai hình thức: Con người từ trời như sách Đa-ni-ên và sách Ê-nóc có nói
đến, và vua thuộc dòng dõi Đa-vít thuộc thế hạ nầy, như sách Thi thiên và
sách Sa-lô-môn có nói đến.
Sách Apocrypha còn đề cập đến Sheol, âm phủ (âm ti) Mà Hy văn lại nói là
Hades. Apocrypha cho chúng ta biết niềm hy vọng người Do-thái đời Cựu
ước, hi vọng được bất tử. Giáo lý về thiên sứ, thiên thần đưa đến Nhị nguyên
luận trong đạo người Do-thái.
Thánh Kinh Tân ước không hề trích dẫn Apocrypha. Tuy nhiên có một số
câu trùng ý tưởng.
Khá lâu chúng tôi đã để thì giờ dịch sang Việt ngữ 12 sách Apocrypha. Với
đầu đề Thứ kinh. Tập bài Thánh Kinh nhập môn dùng dạy ở Thánh Kinh
Thần học viện Nha Trang cũng có luận đến sách Apocrypha rất rõ ràng. Quý
bạn tìm đọc để hiểu về Apocrypha.
TIỀN CÔNG, TIỀN LƯƠNG
Tiền công là tiền người ta trả cho một người được thuê làm việc một thời
gian ngắn, dài. Trong Thánh Kinh dầu có đề cập đến từ nầy nhưng hơi mù
mờ vì có khi cũng gọi là phần thưởng hoặc tiền thuê.
Xưa người ta trả cho những người làm việc trong nhà không phải tất cả bằng
tiền bạc. Gia-cốp làm việc cho cậu là La-ban không phải để được trả bằng
tiền bạc.
Người thuê có thể định đoạt tiền công hay công giá như La ban thay đổi
công giá đến 10 lần (SaSt 31:41). Họ bóc lột công nhân cách trắng trợn, dầu
miệng luôn luôn nói lời nhân từ, đạo đức, rộng rãi.
Thánh Kinh Cựu ước ra lệnh cho các người chủ phải trả tiền công cho công
nhân cấp nhựt vì họ nghèo khổ.
Thánh Kinh Tân ước có nói đến từ nầy nhiều lần, trả lương cho quân lính
(LuLc 3:10), công giá của tội lỗi là sự chết (RoRm 6:23). Mithos (Hy văn)
được dùng hai lần. Bản A.V dịch là phần thưởng (GiGa 4:36, IIPhi 2Pr 2:15)
được các bản Việt ngữ dịch là công giá hay tiền công.
Công nhân làm việc được trả tiền công như có ghi một vài chỗ ở Tân ước
(Mac Mc 1:20, Mat Mt 20:1,2, LuLc 15:17,19, GiGa 10:13). LuLc 10:7 quả
quyết “Người làm công đáng được tiền công (tiền lương). Vậy nên thánh
Phao-lô nói mạnh rằng: tiền công không thể là tiền thưởng hay ban ơn cho
đâu, đúng thế người ta làm mệt nhọc. Đổ mồ hôi, nước mắt ra thì phải trả
tiền công vậy. Một số câu sau đây nói về Đức Chúa Trời sẽ trả tiền công cho
tôi con Chúa đã được dịch là phần thưởng: LuLc 6:23,35, ICo1Cr 3:14, IIGi
2Ga 1:8.
Tôi con Chúa Trời phục vụ để tỏ lòng biết ơn Chúa, đền đáp ơn Ngài chớ
không có ý định để rồi nhận được nhiều phần thưởng. Tuy nhiên Đức Chúa
Trời theo lẽ công bình và lòng rộng rãi, thương yêu Ngài mà ban cho vậy.
TIỀN KHU
Chúng ta thường xưng Giăng Báp-tít là vị tiên tri tiền khu của Chúa Giê-xu
Krit. Từ “Prodromos” có nghĩa “Người đi trước”. HeDt 6:20 có chép: “Là
nơi Giê-xu đã vì chúng ta mà vào đó như một vị tiền khu và Ngài đã trở nên
thầy thượng tế đời đời theo ban thứ Mên-chi-xê-đéc”. Chúa Giê-xu đi trước
chúng ta vào thiên đàng. GiGa 14:2 có chép: Trong Nhà Cha tôi có nhiều
chỗ ở nếu không có vậy, Tôi đã nói với các môn đệ rồi. Tôi đi sửa soạn cho
các môn đệ một chỗ”. Tuy nhiên chức vụ của tiên tri giao thừa Giăng Báp-tít
có những nét đặc biệt chứng minh ông là một vị tiên tri tiền khu thật của
Chúa Giê-xu Krit.
(1) Lời dự ngôn: sự kêu gọi và ban sai được ứng nghiệm trong Giăng Báp-tít
(Mat Mt 3:1, 4:5).
(2) Nhận lãnh từ Chúa một chức vụ đặc biệt, có một sứ điệp đặc biệt và đầy
uy quyền (Mat Mt 4:6, LuLc 1:76 -79).
(3) Thi hành chức vụ, sống Đạo hiệu quả của chức vụ đầy quyền năng (Mat
Mt 3:1-17)
(4) Làm chứng và giới thiệu đúng Đấng mà ông làm tiên tri tiền khu cho
Chúa Giê-xu, Đấng Mê-xi-a (GiGa 1:19 -34).
Rõ ràng Giăng Báp-tít là vị tiền khu của Mê-xi-a, và ông vì chân lý mà bỏ
mình. Giăng Báp-tít là một vị tiên tri tuận đạo đầu tiên của thời kỳ giao thừa
(xin đọc tiểu sử của Giăng Báp-tít).
TIỀN THỰC TẠI CỦA LINH HỒN (Sự)
Các nhà thần học tranh luận khá nhiều về giáo lý tiền thực tại của linh hồn.
Thánh Kinh có nói: Đức Chúa Trời Gia-vê lấy đất nắn nên thân thể loài
người rồi hà sinh khí (hơi thở) của Ngài vào mũi họ, và họ trở nên linh hồn
sống. Nhưng linh hồn của con cháu A-đam và Ê-va cùng cả loài người thì từ
đâu mà có? (xin đọc Hệ thống Thần học hoặc Thần đạo học căn bản của
Mục sư Phạm Xuân Tín).
Có ba trường phái chủ trương dị biệt nhau:
(1) Trường phái nầy chủ trương những linh hồn loài người đã được tạo nên
sẵn ở thiên đàng và họ lần lượt đầu thai sống ở thế hạ nầy rồi qua đời. Chủ
thuyết nầy gọi là tiền thực tại.
(2) Trường phái thứ hai chủ trương rằng mỗi linh hồn được trực tạo và phó
vào mỗi thai hoặc khi sanh ra hoặc trước khi sanh ra.
(3) Trường phái thứ ba chủ trương do di truyền. Trường phái nầy tin rằng
thân thể cũng như linh hồn mỗi người đều do cha mẹ di truyền lại cho.
Thuyết chủ trương tất cả linh hồn đã thực tại đời đời hoặc do Đức Chúa Trời
tạo dựng nên trước và được ở trên trời rồi lần lượt đầu thai khi người mẹ thọ
thai. Ý kiến nầy không hợp với Thánh Kinh, Thánh Kinh không dạy giáo lý
nầy. Các sách Talmud cũng dạy Do-thái giáo đã loại bỏ chủ trương nầy. Sử
gia Josephus nói rằng nhóm Ehenes cũng chủ trương giáo lý nầy.
Giáo phái Mormons tin tưởng rằng linh hồn và tâm linh là một đã ở với Đức
Chúa Trời trên trời và được sai phái xuống nhập vào thai. Đây là giáo lý đầu
thai, chuyển kiếp mà Thánh Kinh không dạy đến. Thánh Kinh dạy khi một
người qua đời thì linh hồn sẽ đi về một chỗ hoặc nơi phước hạnh hoặc nơi
khốn khổ.
TIẾNG NÓI, GIỌNG NÓI
Thánh Kinh Tân Cựu ước dùng khá nhiều từ nầy.
Hy-bá-lai (Hê) Qôl và Hy văn Phònè; Việt ngữ dịch tiếng nói. Tuy nhiên từ
nầy được Thánh Kinh dùng với nhiều ý nghĩ, nhiều trường hợp như:
(1) Giai điệu hay âm điệu (IISa 2Sm 15:10, Mat Mt 24:31)
(2) Tiếng nước chảy (Exe Ed 1:24, KhKh 1:5)
(3) Tiếng ồn ào của đoàn dân (EsIs 13:4, KhKh 19:1)
(4) Tiếng sấm sét (Thi Tv 68:34, KhKh 19:6)
(5) Tiếng cánh thiên sứ đập vào nhau (Exe Ed 1:24)
(6) Tiếng ngựa và xe ngựa di động (KhKh 9:9)
(7) Tiếng cối xay (KhKh 18:22)
(8) Tiếng chim hót (TrGv 12:4)
(9) Tiếng gai cháy nổ (TrGv 7:6)
(10)Tiếng thú vật kêu (Giop G 4:10).
Nhưng từ nầy có nghĩa quan trọng là tiếng nói của con loài người và trên hết
là tiếng nói của Đức Chúa Trời.
Tiếng của Đức Chúa Trời nói, phán, truyền dạy, v.v… Bày tỏ rằng có sự
tương thông giữa Đức Chúa Trời và loài người. Đức Chúa Trời nói, phán
qua các sự hiển hiện, chiêm bao, hiện tượng.
Tiếng nói của Ngài đã đến với Sa-mu-ên trong Đền Thờ ở Xi-lô nhưng ban
đầu Sa-mu-ên chưa nhận ra tiếng phán, tiếng gọi của Ngài (ISa1Sm 3:4-21).
Đức Chúa Trời hiện ra với Mô-se và Mô-se chỉ nghe tiếng nói (tiếng phán)
của Ngài chớ chưa từng thấy mặt Ngài. Nhiều chỗ trong Thánh Kinh nói
rằng Đức Chúa Trời từ đám mây nghịt phán (nói) với Mô-se và Mô-se nghe
tiếng Đức Chúa Trời Gia-vê nói với ông (PhuDnl 4:12, 5:22-24 v.v…)
Đức Chúa Trời ban sự mặc thị của Ngài qua tiếng nói của Ngài, nghĩa là
Ngài nói, Ngài phán cho ông Mô-se, cho các tiên tri, sứ đồ, cho các tôi con
Ngài. Chúa Giê-xu đã có lần phán: GiGa 1:18.
Thần học Do-thái giáo đã triển khai giáo lý Bath Kol (bathqol) có nghĩa là ái
nữ của tiếng nói. Họ chủ trương con loài người không nghe được tiếng nói
Chúa, nhưng chỉ nghe được tiếng vọng của tiếng nói Ngài thôi.
Do-thái giáo chưa (không) tiếp nhận Tân ước nên chủ trương như thế.
Nhưng chính Chúa Giê-xu Krit đã giáng sanh và Ngài nói: “Ai thấy ta tức
thấy Cha, Cha và Ta là một”. Như vậy chúng ta nghe tiếng Ngài nói, tức
nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời vậy.
Khi Chúa Giê-xu Krit chịu báp-têm thì loài người đã nghe được tiếng nói
Ngài phán rồi (Mat Mt 3:17). Thánh Phao-lô đã có lần nghe được tiếng phán
của Đức Chúa Trời từ trời (Cong Cv 9:4)
Trong đời Tân ước (ân sủng) nầy nhiều tôi con thánh Chúa cũng được nghe
tiếng phán cũng của Đức chúa Trời... rất rõ trong tâm linh họ vậy.
TIN LÀNH (Euaggelion)
1. Tân ước dịch từ Hy văn Euaggellion: Tin Lành, Anh văn dịch: Godpel từ
Anglo Saxon: God-spell có nghĩa câu chuyện Đức Chúa Trời. Trong bài lời
nói đầu của bản dịch Thánh Kinh của nhà Cải chánh tiếng tăm Tyndale thì
giải tích rằng Tin Lành là Tin tức tốt lành, vui mừng, phước hạnh làm cho
tâm hồn, lòng dạ con người sung sướng sảng khoái. Lời định nghĩa nầy liên
hệ đến kinh nghiệm nhiều hơn.
Tin Lành (Tin tức Phước lành hay Tin tức tốt lành) là tất cả sứ điệp cứu
chuộc của Đức Chúa Trời ban bố trong Chúa Giê-xu Krit hi sinh thay thế
cho nhân loại đang bị vây hãm trong tội khiên.
2. Euaggelion: Tin tức tốt lành, Phước lành gọi tắt là “Tin Lành” được dùng
trong văn chương Cơ-đốc giáo. Hormar cũng có dùng từ nầy nhưng để chỉ
về phần thưởng ban cho sứ giả. (Ở Od XIV, 152) Bản LXX có đề cập một
lần (IIVua 2V 4:10) Bản Việt ngữ là ở IISa 2Sm 4:10: Tin Lành).
Mãi cho đến đời các Giáo phụ, các sứ đồ thánh có dùng đến và sau đó thì đã
dùng để nói đến bốn sách ghi chép về đời sống của Chúa Giê-xu Krit.
Kinh Tân ước đã dùng từ nầy (Euaggelion) đến 75 lần. Từ nầy không phải
do một sự sáng tạo mới, nhưng là một đặc điểm của văn chương Cơ-đốc
giáo.
Ước độ 7 thế kỷ trước khi Chúa Giê-xu giáng sanh thì tiên tri Ê-sai đã rao
một Tin Lành, một Tin tức phước lành rồi, ấy là sự giải cứu dân I-xơ-ra-ên
khỏi ách phu tù của Ba-bi-lôn. Một Đấng cứu chuộc đến từ Xi-ôn sẽ rao báo
Tin Lành, sự tự do, sự cứu rỗi cho dân bị cầm tù (EsIs 60:1,2). EsIs 52:7 thì
miêu tả bàn chân rao truyền Tin Lành xinh đẹp biết bao! Chính Giê-ru-sa-
lem lại được miêu tả là vị tiền hô của sứ điệp Tin Lành (EsIs 40:9). Chúa
Giê-xu đã xác nhận những lời tiên tri ấy nói về Ngài và thánh vụ của Ngài
(LuLc 4:18 - 21, 7:22). Các câu Thánh Kinh nầy mô tả về Đấng Mê-xi-a, về
sự rao báo Tin Lành. Như vậy chúng ta thấy từ Euaggelion chạy suốt từ Cựu
ước (như bản LXX) đến Tân ước. Nên thánh Mác đã chép: Mac Mc 1:14.
Thánh Mác đã xác định: “Tin Lành của Đức Chúa Trời và theo bản
Byzantine lại thêm “của Nước (Vương quốc)” như đã chép rằng: “Thời kỳ
đã đầy trọn rồi Và Nước của Đức Chúa Trời đã đến gần, các người hãy ăn
năn và tin Tin tức Tốt lành”. Euaggelion; Tin tức được Cứu rỗi, còn từ
khước tức bị định án (Mac Mc 16:15,16).
3. Trong 4 trước giả của 4 sách Phúc âm thì trước hết có thánh Ma-thi-ơ đã
sử dụng từ “ Euaggelion” có nghĩa là “Tin Vui mừng” nhưng thánh nhấn
mạnh “Tin Vui mừng của Nước”. Có chỗ thì thánh Ma-thi-ơ chép: “Tin
Lành nầy (Tin tức tốt lành) hoặc “Tin Vui mừng nầy”.
Về thánh Mác thì như đã luận ở trên, ông sử dụng từ nầy nhiều hơn Ma-thi-
ơ. Còn Lu thì cũng dùng động từ nầy 26 lần trong Phúc âm Lu và sách Công
Các Sứ đồ thánh. Sách Phúc âm thứ tư thì thánh Giăng không dùng lần nào
cả hoặc danh từ hay động từ. Thánh Ma-thi-ơ và Mác luôn luôn đề cập đến
công tác rao giảng “Tin Lành của Nước Đức Chúa Trời” (Mat Mt 4:23, 9:35,
24:14, Mac Mc 13:10).
Thánh Mác sốt sắng dùng từ Euaggelion nên bắt đầu sách Phước âm của ông
thì đã nói: “Ban đầu Tin tức Tốt lành của Giê-xu Krit là Con Trai của Đức
Chúa Trời”. Chúng ta có thể nói thánh Mác đã dùng từ nầy như một thuật
ngữ chuyên môn hay thuật ngữ học! Thánh Lu chỉ viết: “Vì cớ Nước Đức
Chúa Trời” (LuLc 18:29) thì thánh Mác viết: “Vì cớ tôi và vì cớ Tin Lành
(Tin tức Tốt lành) (Mac Mc 10:29) Vì Tin Lành, muốn sống hay sống vì Tin
Lành thì phải “từ bỏ mình” (Mac Mc 8:35) và thánh Mác còn trịnh trọng ghi
lại mệnh lệnh cấp bách của Cứu Chúa rằng: “Truyền giảng Tin Lành cho
muôn dân nữa” (Mac Mc 16:15).
4. Thánh Phao-lô đã dùng từ nầy khá nhiều lần trong các thư tín của ông.
Người ta có ức đoán thánh Phao-lô thích thú từ nầy vì lột tả được ân điển,
tình thương yêu của Đức Chúa Trời vả lại gọn ghẻ nhưng mang một ý nghĩa
rất đầy đủ: Euaggelion. Bởi vậy thánh đã dùng đến 60 lần.
Rõ ràng thánh chức của sứ đồ Phao-lô là rao giảng Tin Lành cho dân ngoại
bang (RoRm 16:16, GaGl 2:7). Vì vậy Thánh đã chứng minh về thánh chức
mình rằng: “Phao-lô đã được biệt riêng ra để giảng Tin Lành của Đức Chúa
Trời … là Tin Lành” (RoRm 1:1,2). Vậy nên ông mạnh mẽ xưng mình là
“kẻ giúp việc” (chấp sự) Tin Lành” (Eph Ep 3:7). Ông giảng Tin Lành luôn
luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời chớ không phải làm đẹp lòng người ta
ITi1Tm 2:4). Ông cũng chứng nhận rằng có lẽ cần buộc ông rao giảng Tin
Lành ICo1Cr 9:16). Ông coi mọi sự như sự lỗ và làm mọi sự để được mọi
người, cứu mọi người. Theo ông thì không có hi sinh nào lớn quá vì Tin
Lành của Chúa. Ông quả quyết Tin Lành là quyền năng của Đức Chúa Trời
để cứu mọi kẻ tin. Với người Ga-la-ti ông quả quyết rằng chỉ có một Tin
Lành thôi, không có Tin Lành nào khác.
Có lần ông lại nói: “Tin Lành của tôi”, nhưng trong các dịp khác ông lại nói:
“Tin Lành của chúng ta hay của chúng tôi”. (IICo 2Cr 4:3, ITe1Tx 1:5). Có
nghĩa Tin Lành ông đã tin nhận, được Chúa mạc khải trên đường Đa - mách.
Tuy nhiên ông hằng nêu lên rằng: Tin Lành Euaggelion của Đức Chúa Trời
(RoRm 1:1, 15:16, IICo 2Cr 11:7, ITe1Tx 2:2,8,9) Tin Lành của Giê-xu
Krit, Con (Trai) Đức Chúa Trời. Chỉ Tin Lành nầy mới là Tin Lành cứu rỗi
ICo1Cr 9:12, IICo 2Cr 2:12, 9:13, 10:14, GaGl Ga1:7, ITe1Tx 3:2)
Thánh Phao-lô còn dùng từ nầy khá sâu sắc như:
- Tin Lành của Chúa Giê-xu: ITe1Tx 1:8.
- Tin Lành của sự vinh quang của Đức Chúa Trời hạnh phước ITi1Tm 1:11
- Tin Lành vinh hiển của Krit: IICo 2Cr 4:4
- Tin Lành của sự cứu rỗi (Eph Ep 1:1)
-Tin Lành của sự bình an: Eph Ep 6:15
- Tin Lành là Chân lý (Lẽ thật) hi vọng vĩnh cửu, sự sống bất tử và sự sáng.
(IITi 2Tm 1:10)
Các sứ đồ thánh và Hội Thánh đầu tiên đối với từ “Tin Lành” (Tin tức tốt
lành) thì thế nào?
Trước khi thánh Phao-lô gặp Chúa tên đường Đa-mách, rồi tin nhận, thờ
phượng và phục vụ Ngài, ra đi truyền giáo, nôn nả rao giảng Tin Lành thì
các sứ đồ như Phi-e-rơ và Giăng và các vị khác nữa đều tuyên cáo sứ điệp
của Đức Chúa Trời là Tin Lành chân chánh:
1. Chính Thánh Phao-lô đã làm chứng về Tin Lành của các sứ đồ giảng dạy
mà ông đã nhận lãnh (Xin đọc kỹ ICo1Cr 15:3-5). Tin Lành ấy cũng được
rao ra dưới hình thức thánh ca tôn tụng Chúa như ở Phi Pl 2:6-11 hoặc tóm
tắt trong các sứ điệp, công thức của tín điều (RoRm 10:9, ICo1Cr 12:3,
ITi1Tm 3:16). Nguồn gốc từ nầy cũng có ghi chép trong sách Công các sứ
đồ thánh.
2. Chính các sứ đồ như thánh Phi-e-rơ, Giăng v.v… đã cao rao sự chết, sự
sống lại và sự thăng thiên của Chúa Giê - xu. Đó là Tin Lành. Đây là tóm tắt
sứ điệp của Đức Chúa Trời, là Tin Lành. Các sứ đồ đặc biệt nhấn mạnh đến
sự phục sanh của Chúa.
3. Chẳng những Tin Lành lịch sử mà Tin Lành cũng là từ Thần học nữa, vì
các sứ đồ xác minh về sự hiện diện Con Người Giê-xu Krit, là Mê-xi-a, là
Chúa, và khuyên dạy họ phải ăn năn và tin nhận, hầu kinh nghiệm ơn cứu
rỗi. Điều quan trọng chúng ta cần nói đến đây là chính Chúa Giê-xu cũng đã
sử dụng và cao rao từ “Tin Lành” (Euaggelion) nầy (Mac Mc 1:14,15). Vậy
nên Tin Lành (Tin tức Tốt lành): Euaggelion không phải là một từ Hội
Thánh hoặc sứ đồ bày vẽ, sáng chế ra nhưng là lịch sử, kinh nghiệm và phát
xuất từ trời chớ không phải do trí óc loài người bày vẽ.
Từ “Euaggelion” là từ thần học vì Thánh Kinh chứng minh:
-Tin Lành là quyền năng (RoRm 1:16).
- Tin Lành là sứ điệp của Đức Chúa Trời để thuyết phục tội nhân (ITe1Tx
1:5). Đưa họ trở về với Đức Chúa Trời (CoCl 1:6). Tin Lành không hề bị
trói buộc, bị xiềng xích (IITi 2Tm 2:9)
Dầu Tin Lành có bản năng và nguồn gốc như thế nhưng không phải bị bách
hại, cản trở vì thế giới phản loạn của Đức Chúa Trời (ITe1Tx 2:2).
Đoàn quân của Sa-tan và tội ác chống nghịch Chúa, Tin Lành dưới nhiều
hình thức, vả lại chống đối sứ giả Tin Lành tức chống đối Tin Lành vậy (IITi
2Tm 1:11,12, Phil Plm 1:13).
Vậy nên sứ giả Tin Lành phải như Phi-e-rơ và Giăng bạo dạn trước sự tấn
công của kẻ vô đạo (Eph Ep 6:19)và rao truyền Tin Lành cách đơn giản,
thuần chánh không phải bằng văn hoa, triết học nhưng với thập tự giá.
Dẫu sao thì đối với thế gian Tin Lành là sự dồ dại, nhưng đối với kẻ tin nhận
thì đó là “Quyền năng của Đức Chúa Trời”.
TÍN ĐIỀU, ĐIỀU KHOẢN
Thánh Kinh không ghi chép từ “Tín điều của đức tin” hay “điều khoản”.
Thánh Phao-lô viết thư cho Hội Thánh Cô-rinh-tô có nói: “Vì trước nhứt tôi
đã giao phó anh em điều tôi đã nhận ấy là Krit chết vì những tội lỗi chúng ta
theo Lời Thánh Kinh. Ngài đã bị chôn, và Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba
theo Lời Thánh Kinh” ICo1Cr 15:3,4) (Bản dịch 90).
“Phải xưng nhận rằng sự mầu nhiệm của sự tin kính là lớn lao:
- Đức Chúa Trời được tỏ ra trong xác thịt
- Được xưng công bình trong linh
- Được rao giảng giữa các nước
- Được tin nhận trong thế gian
- Và được tiếp lên trời trong sự vinh quang ITi1Tm 3:16) (Bản dịch 90)
Chúng ta hãy so sánh với “Bài tín điều các sứ đồ” ở sách Thánh ca trang 539
mà Hội Thánh Chúa đọc vào sáng Chúa nhật trong giờ thờ phượng.
Bản Hiến chương của Giáo hội cải chánh rất dị biệt với Giáo hội La-mã. Các
Giáo hội khác như Anh quốc Giáo hội, Lutherian Giáo hội, Trưởng lão Giáo
hội, cũng có các Bản Tín điều khác nhau. Anh quốc Giáo hội có bản Tín
điều 42 điều khoản v.v…
TÍN ĐIỀU, ĐIỀU KHOẢN CỦA ĐỨC TIN
Giáo hội Cơ-đốc có bài Tín điều của các sứ đồ mà mỗi sáng Chúa nhật Cơ-
đốc nhân dùng đọc trong giờ thờ phượng.
Tín điều, điều khoản của đức tin, từ liệu nầy không phát xuất từ Thánh Kinh,
Thánh Kinh không có câu nào đề cập đến từ nầy.
Tuy nhiên Giáo hội Cơ-đốc đã tiếp nhận được một số bản Tín điều (xin đọc
tập bài giáo nghi).
Thánh Phao-lô cũng có lần đã nêu lên các điều khoản của đức tin Cơ-đốc
giáo như ở ICo1Cr 15:3,4 và ITi1Tm 3:16.
Trong các tập dạy giáo lý mà Hội Thánh Tin Lành gọi là Phước âm Yếu chỉ
cũng có dạy về một số điều khoản đức tin của Cơ-đốc nhân. Dầu quá đơn sơ,
tóm tắt, không giống như các tập bài dạy giáo lý của Giáo hội hay hệ phái
khác. Nếu Chúa chưa tái lâm cầu mong có một tiểu ban tái soạn lại sung túc
dồi dào hơn. Anh quốc Giáo hội có đến 39 điều khoản của đức tin, và cũng
mong ước Giáo hội Tin Lành có bản điều khoản của đức tin, bản Hiến
chương rất minh bạch, hoàn bị.
TÍN ĐỒ MA-RÔN
Nhóm Cơ-đốc nhân Ma-rôn ở tại Li-băng. Nhóm nầy mang tên thánh Ma-
rôn, hoặc phát sinh từ thành phố lúc xưa đã mang tên ấy, chúng ta không
biết chắc. Họ theo độc tôn thần thuyết nên đã thông công liên hệ với La - mã
dưới thời Thập Tự quân vào năm 1215 SC. Nhóm Ma-rôn có gởi phái đoàn
dự Hội nghị Lateran. Từ năm 1584 SC họ đã thiết lập một viện Cao đẳng ở
La-mã. Là một Hội Thánh biệt lập nên có giáo nghi riêng biệt. Còn đối với
sự lập gia đình của hàng giáo phẩm thì nhóm nầy theo như luật lệ của Hội
Thánh Đông phương. Họ cũng cùng áo lễ vào các ngày lễ riêng của mình.
Dầu là một Hội Thánh thiểu số nhưng cùng có một giáo trưởng và 8 vị giám
mục. Vị Giáo trưởng tự xưng mình là giáo trưởng của thành An-ti-ốt. Các
Cơ-đốc nhân và toàn thể Hội Thánh rất kính trọng các giám mục của họ. Họ
cũng thiết lập tu viện nữa. Vào các buổi lễ, họ hành lễ bằng tiếng bản xứ và
cũng hành lễ bằng tiếng La tinh. Hội Thánh Chúa ở khắp thế giới cũng rất
khen ngợi Hội Thánh Ma-rôn nầy vì dầu thiểu số, nhưng suốt qua nhiều
cuộc đàn áp và bắt bớ khắc nghiệt của người Thổ Nhĩ kỳ, họ vẫn đứng vững,
tồn tại và phát triển.
TIN QUYẾT
Là giáo lý dạy rằng những người tin Chúa và thật được cứu rỗi rồi thì biết
chắc và tin quyết không còn nghi ngờ gì nữa (CoCl 2:2, HeDt 6:11, 10:22).
Tin chắc, tin quyết đã được cứu rỗi là một giáo lý quý báu giúp cho con cái
Chúa đứng vững trong ơn cứu rỗi của Ngài. Tuy nhiên các nhà Cải chánh
giải thích rằng đây là giáo lý liên quan đến cá nhân tín hữu, mỗi người kinh
nghiệm cách riêng tư. Trong bản Tín điều Wesminster (chương thứ 18) có
dạy rằng dầu cá nhân tín hữu có được sự tin quyết, tin chắc mình đã được
cứu chuộc rồi nhưng cũng bị thử nghiệm (thử thách) và bị lung lay. Tuy
nhiên họ không mất đức tin cứu rỗi đâu, bèn sẽ được phục hồi hay tái lập do
Chúa Thánh Linh. Cả hai nhà cải chánh Calvin và Luther đều chủ trương
như vậy. Kinh Tân ước có nhấn mạnh ở RoRm 4:21, 14:5, ITe1Tx 1:5, CoCl
2:2, HeDt 6:11, 10:22.
Nền tảng giáo lý nầy thì khách quan hơn là chủ quan. Thánh Kinh có ghi
chép Lời Chúa Giê-xu phán: “Ai đến cùng ta, Ta không bỏ ra ngoài đâu”.
Tình thương yêu của Chúa ban cho nhưng không có gì vô giá. Chúa chết
một lần đủ cả cho muôn dân. Thánh Linh ấn chứng kẻ tin Chúa thì được
cứu.
TÌNH TRẠNG SUY ĐỒI
(Đồi bại, Trụy lạc, Hư hoại thuộc linh):
Hoàn toàn suy đồi (thuộc linh) là một từ thần học miêu tả tình trạng trụy lạc,
hư hỏng thuộc linh của con người trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Về phương diện tích cực thì từ nầy có ý nghĩa:
1. Sự hư hoại đã lan tràn đến toàn cả các phần trong bản tánh con người kể
cả các khiếu năng, trí năng hay khả năng của đương sự nữa.
2. Đương sự đã ở trong tình trạng hư hoại suy đồi hoàn toàn không còn có
chút gì tốt đẹp trong người ấy có thể nói người là công bình được.
Về phương diện tiêu cực thì từ thần học nầy không nói là mỗi người suy đồi
như vậy thì đã bày tỏ tất cả sự hư hỏng mình ra cho mọi người thấy hết đâu.
Cũng không nói người suy đồi, hư hỏng thì không còn lương tri đâu. Từ thần
học nầy cũng không có ý nghĩa rằng đương sự tự do phóng túng làm tất cả
các tội ác xấu xa ô uế đâu. Từ nầy cũng không nói đương sự suy đồi, trụy lạc
hay đồi bại thì không còn làm được việc gì tốt đẹp nữa đâu. Loài người đến
thế kỷ nầy thật hoàn toàn hư hoại, trụy lạc thuộc linh rồi, tuy nhiên họ vẫn
còn làm nhiều điều tốt đẹp lắm.
Theo như thuyết của nhà Cải chánh Jean Calvin thì sự suy đồi hoàn toàn nầy
nhân loại thừa hưởng từ tổ phụ A - đam. Thánh Augustine cũng chủ trương
loài người được tổ phụ lưu truyền nguyên tội nên đã hư hỏng hoàn toàn.
Nhưng nhóm bán Pelagius cũng như nhóm Arminius đều chống đối giáo lý
ấy. Hai nhóm nầy cũng không tin đến sự phạm tội do nguyên tội loài người
cũng đã mất ý chí tự do. Họ không nhận rằng vì A - đam phạm tội mà loài
người hôm nay có bản tánh tội lỗi.
TỐI TĂM (Sự)
Đức Chúa Trời Gia-vê là sự sáng (IGi1Ga 1:5). Khi nói đến sự sáng láng thì
có sự thông sáng, thông minh, sáng suốt. Đối với loài người, sự tối tăm có
nghĩa là ngu dốt (Giop G 37:19), tai ương (Thi Tv 107:10) sự chết (Thi Tv
88:12), sự gian ác (ChCn 2:13, GiGa 3:19), sự định tội (Mat Mt 22:13), tội
lỗi xấu xa (IGi1Ga 1:6). Sự sáng soi nơi tối tăm thì tối tăm tan biến. Sự sáng
chiến thắng sự tối tăm. Chúa Giê-xu Krit là sự sáng, Satan là sự tối tăm
(GiGa 1:4,5). Sự sáng là Lẽ thật, là Chân lý đem sự cứu chuộc, sự sống đời
đời cho nhân loại. Sự tối tăm chỉ dẫn con người đến sự hư hoại trầm luân
(IICo 2Cr 4:6). Chúa Giê-xu đã đánh trận với thần tối tăm, và con cái Chúa
ngày nay cũng vậy (LuLc 22:53, Eph Ep 6:12).
Vì thế gian ở trong sự tối tăm nên Đức Chúa Trời phải mạc khải và ban sự
sáng, sự sống cho họ (PhuDnl 4:11,12, EsIs 60:1-3).
Nhưng một khi loài người không chịu tiếp nhận sự sáng, thì vẫn ở trong sự
tối tăm, sự tối tăm dày đặc bao phủ và chôn vùi họ.
TÔN THỜ
Thánh Kinh dạy loài người hãy tôn thờ Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hoá và
Thiên phụ loài người.
Cựu ước miêu tả thái độ cung kính cách loài người tôn thờ Chúa như cúi đầu
(XuXh 34:8) giơ hai tay lên trời ITi1Tm 2:8) quỳ gối (IVua 1V 8:54) hoặc
phủ phục bái lạy (SaSt 17:3, KhKh 1:17).
Loài người đáng chỉ tôn thờ một mình Chúa Gia-vê thôi. Thi thiên và nhiều
sách khác trong Thánh Kinh đã chỉ dạy vì Gia-vê Đức Chúa Trời là Đấng
quyền năng, oai nghi, tốt lành, công bình và thánh khiết.
Khi Chúa Giê-xu Krit vừa giáng sanh, thì đã được ba nhà bác học từ phương
đông đến tôn thờ (Mat Mt 2:11). Những kẻ chăn cừu cũng đến tôn thờ Ngài
(LuLc 2:1-21). Trong khi thi hành chức vụ suốt ba năm rưỡi, loài người đã
tôn thờ Ngài (Mat Mt 8:2, 9:18, 14:33, 15:25, 20:20). Sau khi Ngài đã phục
sanh trước khi về trời Ngài đã được loài người tôn thờ (Mat Mt 28:9,17).
Như vậy chúng ta thấy cả loài người, thiên sứ và ma quỷ nữa đều tôn thờ
Chúa Giê-xu (GiGa 9:38, HeDt 1:6, Mac Mc 5:6).
Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, Ngôi Hai thành Người nên con người
phải cần và nên tôn thờ Ngài (Phi Pl 2:5-11).
Nhưng Đức Chúa Trời nghiêm cấm chúng ta tôn thờ người, hoặc các hình
tượng, các vật đời nầy, thiên sứ v.v… (XuXh 20:1-6, EsIs 44:12-20, KhKh
19:10). Hoặc tin thờ Satan thì bị Chúa hình phạt (LuLc 4:7).
Hội Thánh của Chúa và con dân Đức Chúa Trời tôn thờ Chúa cả trên thiên
đàng nữa. Các cuộc tôn thờ họ được ghi khắc và mạc khải cho chúng ta được
biết (KhKh 4:8-11, 5:9-14, 7:11).
TÔN PHÁI
La tinh ngữ gọi “Secta” được Việt ngữ dịch là “tôn phái”, tức một nhóm nhỏ
của Cơ-đốc nhân phân rẽ khỏi Giáo hội, nhóm riêng ra vì bất đồng tổ chức
hay giáo lý. Người ta gọi họ là một môn phái không phải là giáo phái. Giáo
phái là một tổ chức có đông ban viên hơn. Từø ngày có cuộc Cải chánh
trong thế kỷ 16 đến nay, thì các môn phái Cơ-đốc giáo cứ tăng thêm lên rất
nhiều. Có môn phái tốt, nhưng cũng có môn phái xấu.
Trong khi vô số linh hồn bị hư mất, chưa hề được nghe Tin Lành của Chúa
Giê-xu thì chúng ta lại không chăm lo truyền giáo nhưng cứ tranh luận về
giáo lý và tổ chức và tranh giành tín hữu, nói xấu nhau. Mệnh lệnh của Chúa
yêu quý là gì? Mac Mc 16:15 (Mat Mt 28:19-20).
Chúng ta cũng nhớ phân biệt tôn phái khác với dị giáo, ly giáo và tôn giáo.
Đức Chúa Trời kêu gọi, lựa chọn và sáng lập nên Hội Thánh Ngài mục đích
để đi ra truyền giáo khắp thế gian, cứu vớt linh hồn tội nhân đương đắm
chìm trong bể tội lỗi. Nhưng có nhiều Hội giáo sĩ và tín hữu của các Hội
Truyền giáo, các tôn phái, giáo phái đã đi sai lạc mục đích của Chúa, họ
không ra đi giảng đạo cho người chưa biết Chúa, mà chỉ đi dụ dỗ Cơ-đốc
nhân nhẹ dạ, chưa quán triệt các giáo lý chân chánh để theo họ mà thôi.
TỘI GIAN DÂM VÀ NGOẠI TÌNH
Gian dâm và ngoại tình là hai tội khác nhau. Đàn bà đã có chồng mà còn có
tình riêng với người khác là ngoại tình. Còn gian dâm đồng nghĩa với tà
dâm, tức gian tà và dâm đãng.
Thánh Kinh cũng phân biệt hai tội nầy rõ rệt;
Mat Mt 5:32 có chép Lời Chúa Giê-xu phán: “Nếu ai ly dị vợ mình nếu
không phải vì gian dâm; và hễ ai cưới phụ nữ bị ly dị cũng phạm tội ngoại
tình (moichatai).
Theo Hy văn Bản Stephens (1550) thì câu nầy đã dùng hai từ khác nhau để
chỉ về hai tội ấy là: Porneia và Moicheia.
Ở ICo1Cr 6:9 thánh Phao-lô cũng dùng hai từ Hy văn phân biệt hai tội ấy là:
gian dâm và ngoại tình, tức Pornai và Moichoi.
Ở Mat Mt 19:9 cũng có dùng hai từ nầy để phân biệt hai tội rõ rệt.
Nhưng ở ICo1Cr 5:1 và 11 thì các Bản dịch đúng là gian dâm, nhưng cũng
có bản dịch là dâm loạn hoặc vô luân. Trong sự thờ phượng của bái vật giáo
xa xưa có lẫn lộn tội lỗi xấu xa nầy (OsHs 6:10, Gie Gr 3:2,9, KhKh 2:21,
19:2). Nhưng đối với Cơ-đốc nhân cần phải đóng đinh xác thịt v.v… với
Chúa (GaGl 4:24). Cơ - đốc nhân phải chạy trốn khỏi tội ác và giữ mình
được trong sạch ICo1Cr 6:18).
Đấng Krit là Chồng của Hội Thánh. Vậy tất cả những sự bội đạo, lìa bỏ
Chúa, theo tà thần v.v… đều kể như gian dâm cũng như ngoại tình (IICo 2Cr
6:14-18, 7:1).
TỬ VÌ ĐẠO (TUẬN ĐẠO)
“Tử vì đạo” dịch từ Anh văn “Martyr” và Hy văn Martus, có nghĩa là “làm
chứng” trong Hy văn.
Trước hết các sứ đồ đã dùng từ nầy chỉ về các người làm chứng về đời sống
của Chúa Giê-xu Krit, sự chết, sự phục sanh và sự thăng thiên của Ngài
(Cong Cv 1:8,22). Nhưng khi cuộc bách hại nổ bùng và lan tràn cách khốc
liệt từ Nê-rôn (Nê-rô) cho đến đời Diocletian thì họ là những kẻ hứng chịu
sự chết vì lời làm chứng của mình trung tín cho đến chết. Khi nói đến những
vị tử vì đạo thì không phải chỉ nói về sự chết của họ trong chốc lát hoặc bị
chém đầu, bị thiêu, bị thú dữ vồ xé mà thôi nhưng bao gồm cả sự tra khảo,
đánh đập, khảo kẹp bằng lửa bằng cả nước sôi v.v… mà họ phải chịu trước
khi chết (Cong Cv 1:6-8, 22, 12:1, RoRm 1:5, 3:15).
Đọc lịch sử Giáo hội Cơ-đốc đời Thượng cổ, trước ngày Hoàng đế
Constantine I tin nhận đạo Chúa và công nhận Cơ-đốc giáo làm quốc giáo,
thì suốt qua 10 cuộc bách hại, rùng rợn nhứt là thời kỳ Diocletian thì có vô
số tôi con Chúa bị tử vì đạo (Xin đọc lịch sử Cơ-đốc giáo hội 3 tập).
Những kẻ giữ đức tin và lòng trung thành với Chúa, với Giáo hội thì bị đau
đớn, bị cực hình, khốn khổ không thể lấy lời tả nổi trước khi bị giết.
Các sử gia Tin Lành thường nói: “Huyết những kẻ tử vì đạo là Giống tốt Tin
Lành được gieo ra và sẽ mọc lên”.
Nhưng họ cũng nói những kẻ tử vì đạo chịu báp-têm bằng chính huyết họ.
Cuối thế kỷ thứ II Giáo hội có tổ chức ngày nhớ đến các vị tử đạo gần mộ
họ, và về sau thì xây Nhà thờ gần khu có mộ kẻ tử vì đạo.
Tên tuổi những kẻ tử vì đạo được ghi khắc ở trong lịch sử chi Hội Thánh họ
và danh tiếng, lòng trung nghĩa của họ vang ra nhiều nơi, nhiều chỗ. Tôi con
Chúa kính trọng kẻ đã hi sinh tử vì đạo.
Các vật lưu niệm của các kẻ tử vì đạo được cất giữ cẩn mật và quý trọng.
Có thời kỳ Giáo hội đã thờ lạy các di tích của các thánh tử vì đạo nữa.
TRẦM LẶNG (THUYẾT)
Nhiều phong trào đã đề xướng thuyết hay chủ nghĩa nầy. Nhưng được đặc
biệt áp dụng qua sự giảng dạy của ông Molinos và qua một vài điều quá
khích của bà Guyon và ông Fenelon trong thế kỷ thứ 17 tại Pháp quốc.
Trọng điểm của nhóm Tịch mịch hay Trầm lặng nầy là có một thái độ hoàn
toàn tiêu cực đến nỗi ý chỉ hay ý muốn bị tiêu diệt. Như vậy đương sự không
còn ước muốn gì nữa, cả Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi cũng không mong
muốn nữa; tuy nhiên Cơ-đốc nhân phải hoàn toàn đầy tràn Chúa.
Muốn đạt đến tình trạng hay địa vị nầy, thì tinh thần phải làm theo đường lối
sau đây để đạt được đến mục đích là hoàn toàn nghỉ ngơi trước sự hiện diện
Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần phải luôn luôn cầu nguyện giao thông với
Chúa trời.
Theo thuyết hay chủ nghĩa nầy thì tất cả công việc bất cứ loại nào đều là hư
không, có khi còn là đau đớn, và tình trạng nguy hiểm của đương sự sẽ
giáng bổ trên người nếu đương sự không tiêu cực, tịch mịch mà tội lỗi không
thể nào thâm nhập vào chúng ta. Dẫu thế nào đi nữa thì khi tội lỗi xảy ra đến
với đương sự thì đó chỉ là công việc của ma quỷ thôi; và sự kiện nầy không
thể nào quấy rầy sự chết cách thần bí của đương sự.
Tóm lại, người theo chủ nghĩa nầy hãy cầu nguyện luôn cho đến khi đạt đến
địa vị hoàn toàn tiêu cực, không còn ham muốn gì nữa.
Tuy nhiên năm 1687 SC Giáo hoàng Innocent XI lên án ông Molinos và chủ
thuyết Tịch mịch (Trầm lặng) ấy. Bà Guyon thì được bà Maintenon che chở
và có ông Fenelon bào chữa.
Nhưng dầu có vận động, cổ xúy, v.v… gì đi nữa, rốt lại chủ thuyết nầy cũng
đi đến chỗ tàn lụi.
TRẢ THÙ
Nàham (Hy-bá-lai) và Ekđikèo (Hy văn), được dịch: Trả thù, báo thù. Bản
tánh loài người luôn luôn muốn trả thù kẻ hà hiếp, hành hại mình (Exe Ed
25:12).
Người I-xơ-ra-ên lúc xưa có người trả thù huyết (Goel). Nhưng Thánh Kinh
nghiêm cấm sự trả thù cả về cá nhân hay tập thể (SaSt 4:15-24, LeLv 19:17,
RoRm 12:19).
Sự trả thù thuộc về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời báo thù sự gian ác v.v…
của loài người (PhuDnl 32:35, Thi Tv 94:1, RoRm 12:19).
Sự trả thù của Đức Chúa Trời luôn luôn công bình, cháanh đáng.
Các thánh đồ Chúa trong Cựu ước cũng như trong Tân ước không trảa thù
kẻ độc ác, hãm hại mình nhưng giao phó cho Chúa. Đa-vít không giết Sau-lơ
để báo thù (ISa1Sm 24:4, 26:5-12). Giô-xép không trả thù anh em mình
(SaSt 45:3,7, 50:19).
Chúa Giê-xu Krit từng bị bắt bớ, chế giễu, đánh đập và giết chết trên cây
thập tự nhưng Ngài chẳng trả thù(Phi Pl 2:23). Chúa còn truyền dạy đừng
chống cự kẻ hung dữ, kẻ ác ôn, (Mat Mt 5:38-42). Chúa khuyên dạy chúng
ta tha thứ. Hãy giao phó cho Đức Chúa Trời là Đấng trả thù công bình
(Goel) (RoRm 12:20). (Xem bài báo thù).
TRIẾT HỌC, TRIẾT GIA
Đạo đức thuyết của Aristotle (384-322 TC): Ông Aristotle là một triết gia và
chánh trị gia. Ông được sanh ra ở Stagire, trên bờ biển Égée, kề sát Ma-xê-
đoan. Ông qua đời ở Chalcis. Ông theo học với nhà thông thái Plato, cũng
một triết gia tiếng tăm thời bấy giờ.
Thân phụ của ông tên Nicomaque, là một y sĩ có tài, chuyên chăm sóc và trị
bệnh cho Amintas, vua Ma-xê-đoan đệ nhị, là phụ hoàng của vua Philippe.
Thân phụ của Aristotle muốn ông trở nên một y sĩ nối nghiệp cha, nhưng
ông có chí hướng khác.
Năm Aritotle được 17 tuổi bèn đi đến thành A-thên học tại viện Hàn lâm của
Platon (Plato) chẳng bao lâu ông trở thành một giáo viên dạy học viện.
Sau 20 năm học hỏi và nghiên cứu, ông đã sáng tác nhiều công trình. Ông
mến chuộng công lý và chân lý nên đã dám chống trả nhiều quan điểm của
thầy mình.
Sau khi Plato qua đời, ông bèn đi du lịch nhiều nơi trong khoảng thời gian 4
năm.
Lúc bấy giờ ông đã thành tài, danh tiếng ông đồn ra khắp nơi. Vậy nên khi
vua Philippe Ma-xê-đoan cần một giáo sư dạy cho Alexandrre (A lịch sơn)
thì Aristotle được mời dạy. ông đến thủ đô Ma-xê-đoan và dạy nhiều môn
học như chánh trị, triết học, khoa học v.v… cho Alexandre sau là vị hoàng
đế bách chiến bách thắng. Vào lúc gần ngũ tuần khi Alexandra lên kế vị vua
cha thì Aristotle trở về A-thên. Lúc bấy giờ ông lập trường Lycée. Trường
của ông được mang tên là trường Tiêu dao, vì trường nầy là trung tâm giáo
dục vừa là diễn đàn tranh luận, vừa là nơi tổ chức các cuộc tiêu dao để đàm
luận.
Aristotle là người đầu tiên có sáng kiến lập ra học phái Tiêu dao, chủ trương
giáo dục ngoại cảnh hơn là ở trong 4 bức tường. Ông đã thu hút khá đông
môn sinh.
Ông cũng ham thích làm chánh trị nhưng đường lối ông đã chống đối đường
lối Demosthenes nên vội bỏ A-thên qua đảo Eubée rồi qua đời ở đây.
Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị liên quan nhiều địa hạt.
2. Triết học Socrates: Về triết học, Socrates không nghiên cứu triết học tự
nhiên, chỉ nghiên cứu triết học nhân bản; nghiên cứu về con người, về đạo
đức của con người. Socrates khuyên môn đệ ông không nên nghiên cứu
những hiện tượng tự nhiên. Ông chủ trương mỗi hiện tượng đó đã được các
vị thần thánh sắp xếp an bài rồi. Vả lại con người rất hữu hạn, không thể
khám phá các sự kiện tự nhiên ấy được. Ông chủ trương nếu ai nghiên cứu
tự nhiên hiện tượng thì đã can thiệp vào công việc thần thánh e bị vạ lây.
Socrates tin rằng thần đã sáng tạo ra thế giới. Thần vĩ đại ở khắp mọi nơi, có
sức mạnh diệu kỳ, có thể nghe thấy, nhìn thấy tức thì, không ai có thể giấu
giếm gì được. Socrates rất sùng kính các vị thần và khá nghiêm chỉnh tuân
theo các lễ nghi tôn giáo.
Về quan điểm đạo đức thì Socrates chủ trương đạo đức duy tâm tôn giáo.
Triết học của Socrates chỉ lo lý giải đạo đức chủ nô quý tộc và cũng lo
truyền bá cách giáo dục về phẩm hạnh. Socrates chủ trương đạo đức và trí
thức là một. Có trí thức mới có đạo đức, những người ưu tú quý tộc mới có
đạo đức. Có tri thức mới biết phân biệt được thiện ác, chánh tà. Socrates đề
xuất ra phương pháp tìm chân lý, sự chí thiện, phương pháp phân biệt cái
đúng, cái hay, cái thực, cái hư. Phương pháp ấy là tọ đàm, biện luận, tranh
luận, đối thoại ... Qua các phương pháp ấy người ta rút ra được cái đúng, cái
hay, cái thiện, cái tốt đẹp v.v... Người đạo đức là người nắm được cái thuật
sống đúng theo lý lẽ nói trên. Đạo đức là một cái thuật, một khoa học sống.
Con người hưởng được hạnh phúc khi con người biết dung hoà với đạo đức.
Câu châm ngôn của Socrates thường dùng là “Ngu xuẩn là ác, tri thức là đức
hạnh”.
TRO NGÀY THỨ TƯ
Đây là ngày đầu tiên của lễ Lent, là 40 ngày kiêng ăn theo truyền thống
trước ngày lễ Phục sanh.
Người ta dùng tiêu đề như trên là do luật lệ kỷ luật hoá đã được Giáo hội La-
mã xưa đã rảy tro trên đầu những kẻ ăn năn tội để được phục hồi lại, được
dự sự thông công trong ngày phục sanh.
Lễ Sa-rum Misa có một lễ chúc phước cho tro là dấu hiệu của sự hạ mình,
buồn bã và khóc than (EsIs 61:3, DaDn 9:3, Mat Mt 11:4).
TRUNG GIAN (ĐẤNG)
Thánh Kinh Cựu ước không dùng từ Đấng Trung bảo, Người Trung gian.
Giop G 9:33 chép: “Chẳng có một ai làm trọng tài phân xử giữa chúng ta và
đặt tay người trên hai chúng ta” (Bản dịch 90). Bản cũ dịch: Người phân xử.
Nhưng Thánh Kinh Tân ước có đề cập đến từ nầy như ở GaGl 3:19,20,
ITi1Tm 2:5, HeDt 8:6, 9:15, 12:24.
Trọng nhiệm của người trung gian là can thiệp giữa hai người hay hai phe
phái mà sắp xếp giải hoà hầu đem lại sự ổn thỏa cho họ. Giữa vua Đa-vít và
con là Áp-sa-lôm có sự bất hoà cần có một trung gian. Trong Cựu ước dầu
không không dùng đến từ trung gian nhưng Gia-vê Đức Chúa Trời có
nguyên tắc làm việc với dân của Ngài qua một người trung gian. Trước hết
các vị tiên tri. Rất hiếm khi Chúa trực tiếp hiện đến trực phán với con dân
Chúa. Ngài đặt lời Ngài vào môi miệng đầy tớ Ngài là các vị tiên tri và sai
phái họ truyền rao lại.
Mô-se là vị tiên tri, là người trung gian được Chúa đại dụng truyền lại
chương trình, ý định và luật pháp Ngài cho dân I-xơ-ra-ên (PhuDnl 18:18-
22).
Các thầy tư tế, thượng tế đại diện cho con dân Chúa hành lễ trước sự hiện
diện Chúa (XuXh 28:1, LeLv 9:7, 16:6, Dan Ds 16:40, IISu 2Sb 26:18,
HeDt 5:1-4, Giop G 42:8).
Tuy nhiên Mô-se là vị đại diện cả Đức Chúa Trời và dân sự lập giao ước tại
núi Xi-nai (GiGa 3:19).
Trong Thánh Kinh Tân ước luận về Đấng Trung bảo, Người Trung gian rất
minh bạch, không phải chỉ về người nào mà về Đấng Krit, Mê-xia, Đấng
chịu xức dầu.
Trong cõi đời đời, trong các thời đại tiền tại của Chúa, vào thời Chúa chưa
giáng sanh. Ngài là Đấng Trung gian trong cuộc sáng tạo (GiGa 1:3,10,
CoCl 1:16, HeDt 1:2). Những người được tuyển chọn, được cứu rỗi đều
được lựa trong Ngài trước cuộc sáng thế (Eph Ep 1:4). Hội Thánh (không
phải Giáo hội) của Ngài cũng được tiền định theo hình ảnh Ngài (RoRm
8:29). Ngài là Đấng Trung bảo (Trung gian) giữa Hội Thánh và Đức Chúa
Trời cả trong thời đại Ngài chưa thành nhục thể
Kỳ đã trọn Con độc sanh của Đức Chúa Trời giáng sanh, truyền đạo Đức
Chúa Trời xả thân làm giá cứu chuộc nhân loại, phục sanh và thăng thiên,
ngồi bên hữu Đức Chúa Trời làm Đấng Trung bảo, Trung gian cầu thay cho
Hội Thánh và mọi người. ITi1Tm 2:5, HeDt 8:6, 9:15, 12:24 minh quyết
Con độc sanh của Đức Chúa Trời là Đấng Trung gian giữa Đức Chúa Trời
và loài người. Đem loài người trở lại làm hoà thuận với Đức Chúa Trời qua
sự chết Ngài trên cây Thập tự và cũng bởi sự đổ huyết Ngài mà trở nên
Trung gian đem mọi người hiệp một Bầy của Ràn chiên Ngài.
Chúa Giê-xu Krit là Đấng Trung bảo, Trung gian không phải vì những lời,
những công tác ấy thôi mà còn vì bản tánh của Ngài nữa. Ngài có Thần tánh
mà cũng có Nhân tánh. Chúa Giê-xu Krit là Thần thành Nhân, là Con Đức
Chúa Trời giáng sanh làm người. Trong Ngài đầy đủ các chức vị tiên tri,
thầy tư tế và vua.
Nói một lời thì loài người không thể tự đến với Đức Chúa Trời được, họ
phải nhờ đến sự trung gian của Chúa Cứu thế Giê-xu Krit (GiGa 14:6c).
TRUNG THỰC (Tánh)
La tinh ngữ “Honestus”. Anh văn Honest và Pháp văn là Honête; Việt văn
dịch là ngay thực, thành thực, chánh trực, liêm khiết v.v…
Theo ý nghĩa chung: Người ta gọi một người đàn ông ngay thực, hay thành
thực v.v… và gọi một phụ nữ trung thực, có đức hạnh. Nhưng Thánh Kinh,
từ “kalos” có nhiều ý nghĩa như: đạo đức, thành thật, chân thật, liêm khiết,
và về luân lý đạo đức thì rất nghiêm nghị. Thánh Kinh có chép ở ITi1Tm
2:2, 3:4, Tit Tt 2:7, một người ngay thật, thành thật thì thái độ nghiêm trang.
Một vị ngay thật là một người đáng tôn kính, xứng đáng, tôn quý, có đạo
đức, liêm chánh.
Một phụ nữ ngay thật là một phụ nữ trinh thục, đoan trang, và chân thành
không cong vạy v.v… Một học giả nói một người ngay thật là một người lễ
phép, nhã nhặn, biết sinh sống và giá định.
Ông Molière nhận định rằng; Tôi nhìn thấy nét mặt người nầy là một người
chân thật.
Chúa Giê-xu thì nói kẻ có lòng chân thật, ngay thật trong lòng thì được bày
tỏ ra bề ngoài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải chân thật, thành thật,
ngay thật trong lòng hay chân thật từ bề trong.
TRUYỀN ĐẠO (Vị truyền giảng Tin Lành)
Thánh Kinh Việt ngữ chỉ ở thư tín (Eph Ep 4:11 như sau: “Ấy chính Ngài đã
cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin
Lành, những kẻ khác nữa làm giáo sư và mục sư” Bản dịch 90;: “Chính Ngài
đã ban cho những người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, những người
khác làm truyền đạo và những người khác nữa làm mục sư và giáo sư”. Vị
Truyền đạo, vị Truyền giảng Tin Lành, La tinh ngữ: Evangeliste, cũng từ Hy
văn Euaggelistès mà ra, có nghĩa là người đem Tin tức Tốt lành (Tin Lành,
Tin mừng) đến cho nhiều người khác. Vị Truyền đạo Tin Lành, thầy giảng
Tin Lành là một vị cao rao Tin tức Tốt lành cho mọi người.
Tân ước có đề cập đến Euaggelion, có nghĩa Tin tức Tốt lành, Tin Lành, và
Euaggelizomai là rao báo Tin tức Tốt lành.
Tân ước có nói đến Phi-líp là một vị Truyền đạo Tin Lành (Cong Cv 21:8)
Ti-mô-thê là một vị mục sư được kêu gọi làm một người truyền đạo Tin
Lành (IITi 2Tm 4:5) còn ở (Eph Ep 4:11 thì đã nói ở trên rồi.
Giáo hội đầu tiên rất quý trọng các vị Truyền đạo Tin Lành vì họ là người
đem tin tức tốt lành đến khu vực, một miền trước hết. Do quyền năng Chúa
họ giảng Tin Lành và chinh phục nhiều tội nhân trở lại với Ngài. Họ tổ chức
thành một chi hội. Sau đó thì có vị Mục sư, trưởng lão hay giám mục được
cử ra để chăn bầy. Công khó của vị truyền đạo gây dựng và thành lập chi
Hội Thánh thật nặng nề.
Giáo hội nhà vì theo tổ chức nên có quan niệm sai lầm cho vị Truyền đạo
chức nhỏ hơn vị Mục sư. Nhưng thật ra vị Mục sư cũng là vị Truyền đạo.
Mục sư cũng giảng Tin Lành và dạy đạo như vị Truyền đạo vậy.
Hiện tại trên thế giới nầy có khá đông vị truyền đạo Tin Lành. Họ đầy dẫy
Thánh Linh, chu lưu nhiều nước, nhiều xứ truyền rao Tin Lành, dẫn đưa vô
số linh hồn đến với Chúa.
TUẦN CHAY (LENT)
Nhiều Giáo hội giữ Tuần chay (Mùa chay) Lentơ nầy. Tín hữu Giáo hội ấy
kiêng ăn 40 ngày trước lễ Phục sanh. Họ bắt đầu kiêng ăn tuần chay nầy từ
lễ Tro ngày thứ tư và kết thúc trước lễ Phục sanh. Vào các thế kỷ đầu tiên thì
nhân chuẩn bị các tân tín hữu chịu Báp-têm có lễ kiêng ăn một trong 40 giờ
thôi. Nhưng sau đó vào thế kỷ thứ 7 thì tuần chay nầy lại là 40 ngày để nhớ
đến 40 ngày Chúa Giê-xu kiêng ăn cầu nguyện trong đồng vắng. Và tuần
chay nầy được toàn Giáo hội công nhận (Mat Mt 4:2)
Trong thời gian “tuần chay” hoặc “mùa chay” nầy tín hữu kiêng ăn, cầu
nguyện và bố thí, làm điều lành. Từ “lent” nầy phát xuất từ Anh văn xưa
“Lenckten”.
TUYÊN ĐỌC LỜI THÁNH KINH
Trong giờ thờ phượng Đức Chúa Trời Ba Ngôi vào mỗi sáng Chúa nhật,
hoặc vào các thì giờ khác trong tuần, thì Giáo hội Tin Lành ở Việt Nam ít
chú trọng về tiết mục: Tuyên đọc lời Thánh Kinh.
Trong quyển Mục sư chỉ nam, cụ cố đốc học J.D.Olsen đã có phàn nàn về sự
thiếu quan tâm nầy. Trong chương trình dầu có ghi mục đọc Thánh Kinh,
nhưng chỉ là chiếu lệ, hoặc chỉ đọc khúc, đoạn Thánh Kinh mà diễn giả xin
đọc mà thôi.
Trong Nhà họp (Hội) của người Do-thái thì mục đọc Thánh Kinh rất quan
trọng (LuLc 4:16-20, Cong Cv 13:27, 15:21 hoặc ở IICo 2Cr 3:14,15).
Giáo hội đầu tiên đã rất tôn trọng mục Tuyên đọc Thánh Kinh trong giờ thờ
phượng ITi1Tm 4:13).
Thánh Kinh Tân ước cũng chứng nhận rằng các chi Hội Thánh ngoại bang
cũng chăm chỉ đọc lời Thánh Kinh và các thư tín luân lưu của các sứ đồ.
Thánh Phao-lô cũng khuyên giục họ hãy tuyên đọc các thư tín của các sứ đồ
giữa các Hội chúng (CoCl 4:16, ITe1Tx 5:27). Họ đọc cả Cựu và Tân ước;
nghĩa là có mục đọc một khúc, một phân đoạn Kinh Cựu ước và một phân
đoạn hay khúc Kinh Tân ước trong đó có các thư tín các sứ đồ (IIPhi 2Pr
3:16). Trong các chi Hội Thánh Tin Lành ở Việt nam hình như coi trọng sự
ca hát, ngợi khen Chúa hơn là nghe đọc lời Thánh Kinh của Chúa. Mỗi buổi
thờ phượng có chi hội ca hát đến 6 bài (4 bài cả Hội chúng hát chung, 1 đơn
ca, 1 do ban hát lễ). Nhưng đọc một khúc Thánh Kinh của diễn giả dùng làm
nền tảng và một bài Thánh Kinh đối đáp thôi.
Theo ý kiến chung thì ca hát, ngợi khen Chúa là điều rất cao quý, đẹp lòng
Chúa nhưng cũng nên chia ra cho công bằng.
Vào thế kỷ thứ hai Giáo phụ Justin Martyr có ghi lại rằng các Hội chúng đã
đọc các thư tín v.v… của các sứ đồ và sau đó thì có sự khuyên dạy, bẻ trách
theo một khúc đoạn Thánh Kinh đã được tuyên đọc.
Thái độ nào? Hội chúng phải đứng dậy, yên lặng, có thái độ cung kính và
chăm chỉ nghe lời Đức Chúa Trời.

UY NGHI, OAI NGHIÊM (Sự )


Thánh Kinh muốn tôn cao Danh Chúa nên thường dùng từ sự Oai nghi hay
sự Oai nghiêm, cao cả, kính sợ của Gia - vê (EsIs 2:10,19,21). Thánh Kinh
còn dùng từ nầy để mạc khải sự huy hoàng, cao cả, vinh quang, chói lọi của
vua thiên đàng (EsIs 24:14, 12:3). Từ nầy được dùng đặc biệt ở Cựu ước để
miêu tả địa vị huy hoàng, uy nghi, vĩ đại của vị vua của các vua, vị hoàng đế
trên các hoàng đế, cầm quyền cao cả, Đấng độc tôn chí đại (ISa1Sm 29:11,
Thi Tv 96:6, 104:1, 145:5,12).
Khi Thánh Kinh tuyên xưng Chúa là Vua thì đã nói lên sự uy nghi, đầy vinh
quang chói lòa của Ngài rồi (ISu1Sb 29:25, Thi Tv 21:5, 45:3,4).
Thánh Kinh cũng nói không chỉ Đức Chúa Trời đầy dẫy sự uy nghi (oai
nghiêm) vinh quang mà thôi nhưng con người cũng có sự uy nghi (Thi Tv
8:5). Rất tiếc khi con người phạm tội và mỗi ngày lún sâu vào bùn sình thì
mất sự uy nghi ấy (RoRm 3:23). Mất uy nghi vì làm sự tồi bại, sự xấu hổ, tối
tăm, nhục nhã bao phủ người ấy thay vì uy nghi đã mất đi rồi.
Chúa đầy uy nghi thì đầy quyền năng. Vì uy nghi là sức mạnh. Chúa là sự
sáng vì Ngài đầy uy nghi. Uy nghi là sự sáng láng, chói lòa. Uy nghi là sự
cao trọng, vĩ đại, tráng lệä, huy hoàng, chân giá trị.
Thánh Kinh Tân ước quy sự uy nghi, tôn trọng, vinh quang, vĩ đại về Chúa
Giê-xu Krit. (HeDt 1:3, 8:1). Qua các phép lạ, công việc kỳ diệu, Chúa Giê-
xu Krit mạc khải sự oai nghiêm của Đức Chúa Cha và Chúa Con (LuLc
9:43).
Trong giờ Chúa Giê-xu Krit biến hình trên núi nói lên mục đích sự uy nghi
của Ba Ngôi (IIPhi 2Pr 1:16,17, ITi1Tm 6:15,16).
Chúa Giê-xu vừa là Nhân vừa là Thần. Ngài đầy dẫy sự uy nghi (oai
nghiêm) của Người và của Trời (HeDt 2:6 - 9). Ngài cũng là Vua mà cũng là
Đấng Mê-xi-a, Đấng Tiên tri của Đức Chúa Trời cao cả (Mat Mt 22:41-45).
Thánh Kinh trưng dạy chúng ta Chúa Giê-xu Krit được tôn cao và uy nghi,
Ngài vĩ đại dường bao (Phi Pl 2:9, HeDt 1:3,4).
Khi chúng ta đồng hoá với Ngài, liên hiệp với Ngài, nhận được một đời sống
giống như Ngài cũng sẽ đầy dẫy sự uy nghi như Ngài vậy.

VẢ (Cây)
Vùng Tây Châu Á, đặc biệt ở Tiểu A-xi và Ca-na-an, cây vả rất phát triển
(PhuDnl 8:8). Ở các vùng nầy cây vả mau cao lớn, có cây cao đến 11 mét.
Cũng có nhiều cây sống giữa miền đá sỏi sum sê.
Cây vả cũng như cây nho và cây ô-liu được du nhập vào xứ Palestine khá
sớm (Cac Tl 9:7). Và nó luôn được Chúa Gia-vê dùng hay nhắc đến trong
các lời hứa của Ngài, hoặc trong các lời cảnh cáo và sửa trị đối với dân của
Ngài (Gie Gr 5:17, OsHs 2:12, Gio Ge 1:7,12, HaKb 3:17).
Người ta thường trồng cây vả chung cùng cây nho vì cành là nó xòe ra nhiều
bóng mát. Ngồi duới cây vả, cây ô-liu là tượng trưng cho sự phồn vinh và
bình an (IVua 1V 4:25, MiMk 4:44, XaDr 3:10).
Trái vả chín ước độ vào tháng sáu hay sớm hơn (EsIs 28:4). Vả chín trễ vào
lối tháng tám. Cây vả dưng, không sanh trái (LuLc 16:6-9), hoặc cây vả nứt
lộc, nứt chồi (Mat Mt 24:32-33), cây vả bị Chúa rủa sả (Mat Mt 21:18-22)
đều hình bóng về I-xơ-ra-ên xưa và nay. Cây vả bị Chúa Giê-xu rủa sả cũng
nói lên án phạt của Chúa đối với nước ấy. Cũng có thể nói Chúa định án cho
một Giáo hội, một chi Hội Thánh hoặc một cá nhân Cơ-đốc nhân tin thờ
Chúa bằng môi miếng nhưng chẳng có kết quả gì.
Tổ phụ chúng ta, A-đam và Ê-va đã khâu các lá vả để che sự trần truồng
mình sau khi phạm tội với Chúa.
Nói tóm lại cây vả làm hình bóng, biểu tượng nhiều vấn đề. Nhiều lần cũng
được dùng làm cách ngôn nữa Gie Gr 24:1, MiMk 7:1, Mat Mt 7:16, GiGa
3:12).
Chúng ta cần lưu ý tìm hiểu ý nghĩa Thánh Kinh, thuộc linh Chúa phán ở
Gie Gr 8:13, KhKh 6:13, về những trái vả xấu không thuộc vào một mùa nào
cả. Trái vả tốt thì thật tốt lại thuộc vào mùa thu gặt hẵn hoi (EsIs 28:4, Gie
Gr 24:4, OsHs 9:10, MiMk 7:1, NaNk 3:12). Còn về trường hợp cây vả
không có trái, dưng Chúa rủa sả đó lại chưa đến mùa vả (Mat Mt 21:18-22,
Mac Mc 11:12-14). Có thể lá ra nhiều, choáng không để cho trái ra đúng
mùa, nên bị quở trách.
Tất cả các trường hợp về cây vả, trái vả đó đều có sự dạy dỗ cho chúng ta cả
về Thánh Kinh và thần học.
VÂNG LỜI
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước dùng nhiều lần từ vâng lời. Vâng lời tức
nghe lời, nghe theo hay thuận phục sự thuyết phục của một người có uy tín,
có uy quyền. Vâng lời Chúa tức nghe theo lời Chúa dạy và muốn trở thành
giống như Chúa trong sự công bình, thánh khiết thương yêu của Ngài vậy.
Bổn phận loài người hãy vâng lời Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng Tạo Hóa
tạo dựng nên người. Nên Ngài có quyền làm Chủ, Chúa của nhân loại và
điều thứ hai là sự mạc khải của Ngài. Đức Chúa Trời đã mạc khải chương
trình, ý định, bản tánh và Ngôi vị (phẩm vị) của Ngài qua thần học thiên
nhiên, thần học siêu nhiên, thần học đặc biệt thì nhân loại cần vâng lời, nghe
theo. Thánh Kinh truyền dạy rất rõ rằng vâng lời Chúa tức nghe theo tiếng
Chúa phán, hoặc bằng lời hoặc bằng các điều răn luật lệ được ghi chép trong
Thánh Kinh. Trái lại không vâng lời là không nghe theo, không tuân theo
Lời Chúa, điều răn luật lệ Chúa đã truyền dạy (Thi Tv 81:11, Gie Gr
7:24,28).
Loài người là con dân Đức Chúa Trời tuân giữ, vâng theo sự mạc khải của
Chúa coi đó là nguyên tắc, mẫu mực cho đời sống thuộc linh mình cả về đạo
lý cứu rỗi và luân lý đạo đức nữa (ISa1Sm 15:22).
Đời Cựu ước người Do-thái vâng lời Chúa dâng của lễ chuộc tội để được tha
thứ và cứu rỗi. Cừu bò đổ huyết, chết thay thế tội nhân. Nhưng đời Tân ước
có Chúa Giê-xu là Cứu Con của Đức Chúa Trời, chết thay thế tội nhân, đổ
huyết vô tội của Ngài ra để mua chuộc tội nhân. Nay tội nhân vâng lời Chúa,
tin nhận sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu Krit. A-đam không vâng lời Chúa
đem tội lỗi và sự chết vào nhân loại. Chúa Giê-xu Krit là A-đam thứ hai
vâng lời đức Chúa Trời đem sự sống, sự giải cứu cho nhân loại (RoRm 5:19,
ICo1Cr 15:22, Phi Pl 2:8, HeDt 5:8, 10:5-10).
Đức tin nơi Tin Lành, sứ điệp của Đức Chúa Trời và nơi Cứu Chúa Giâ-xu
Krit, tức vâng lời Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi (Cong Cv 6:7, RoRm
6:17, HeDt 5:9). Đức tin nơi Chúa Giê-xu Krit là nghe theo mệnh lệnh và
điều răn Ngài.Không tin Chúa Giê-xu Krit tức không vâng lời, không nghe
theo Đức Chúa Trời, tuân theo mạc thị Ngài đã tỏ ra. Một đời sống biết vâng
lời Chúa là kết quả, bông trái của đức tin. Áp-ra-ham đã nêu gương sáng cho
chúng ta về đời sống biết vâng lời Đức Chúa Trời và tin cậy Chúa cách vững
vàng (SaSt 22:18, HeDt 11:8,17). Sự vâng lời Chúa của người cha, mẹ hay
vợ chồng, lập vững gia đình gieo ảnh hưởng mạnh cho láng giềng và Hội
Thánh (Eph Ep 5:22, Phi Pl 2:12). Chẳng những thế thôi mà một người hết
lòng vâng lời Chúa còn đem ơn phước lại cho xã hội và đất nước mình nữa.
VINH QUANG (Sự) Shekinah
Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời Gia-vê không ngự ở bất cứ nơi nào,
nhà nào do tay con người làm ra, nhưng lại ghi chép sự vinh quang Ngài
thường hiện diện giữa loài người. Sự vinh quang miêu tả sự hiện diện siêu
việt của Đức Chúa Trời Gia-vê chiếu lộ ra. Sự vinh quang có thể là “Mặt của
Đức Chúa Trời được bày tỏ, Danh cao cả của Ngài được biểu hiện” (XuXh
33:18-20).
Thiên sứ Gia-vê tức Đấng Krit của Đức Chúa Trời chưa giáng sanh biểu
hiện cho loài người được nhìn thấy hoặc trong đám mây hoặc trong đám lửa
lớn đang cháy (XuXh 14:19).
Shekinah là đám mây vây quanh sự vinh quang Chúa (XuXh 40:34) giống
như sấm sét phát lên có ánh sáng chói lòa (XuXh 19:9,16).
Trong thời gian Chúa Gia-vê dẫn đưa dân I-xơ-ra-ên chạy khỏi xứ Ai-Cập
thì sự vinh quang Ngài hiện ra để phò hộ họ bằng “Một trụ mây và một trụ
lửa” (XuXh 13:21, 14:19).
Đám mây cũng bao che và bàu chữa cho Mô-se và chống trả lại những kẻ
hung ác lằm bằm (XuXh 16:10, Dan Ds 16:42).
Đám mây (Shekinah) của Chúa cũng bao phủ cả núi Xi-nai (XuXh 24:16) và
dưới đám mây Mô-se chầu chực Chúa, hầu chuyện và tiếp nhận mệnh lệnh
Ngài.
Đức Chúa Trời Gia-vê cư ngụ giữa dân I-xơ-ra-ên ngay trong Đền Tạm
(XuXh 25:8, IVua 1V 8:13).
Đây là hình bóng hay mô hình về nơi Chúa ngự trên thiên đàng (IVua 1V
8:30, HeDt 9:24). Đám mây đầy dẫy Đền tạm (XuXh 40:34, 35 … RoRm
9:4)
Từ trước mắt trần không thể thấy sự vinh quang từ sự hiện diện Gia-vê
nhưng nay Shekinah Chúa hiển hiện, tỏ bày ra cách tỏ tường. Liền sau đó
lửa hay thiêu đốt “phát ra từ hiện diện Chúa Gia-vê” (LeLv 9:23, 10:2).
Chúng ta cũng nên nhìn vào Ngai thương xót hay Nắp Thi ân của Hộp Giao
ước nơi sự vinh quang Chúa ngự xuống (LeLv 16:2, XuXh 25:22, HeDt
9:5).
Theo Thánh Kinh Cựu ước chép thì Shekinah hướng dẫn dân I-xơ-ra-ên
vượt qua sa mạc (XuXh 40:36-38). Nhưng sau đó thì Hộp Giao ước bị quân
đội Phi-li-tin chiếm giữ một thời gian. “Ichabod” nghĩa là “không có sự vinh
quang nữa” (ISa1Sm 4:21). Nhưng khi vua Sa-lô-môn dâng Đền Thờ thì
Shekinah Chúa lại đầy dẫy lần nữa, trong Đền Thờ nguy nga tráng lệ ấy
(IVua 1V 18:11, IISu 2Sb 7:1).
Chỉ vì tội lỗi dân Chúa mà sự vinh quang Chúa ra đi (Exe Ed 10:18) trước
khi Đền Thờ bị phá hủy. Do-thái giáo xưng nhận rằng Đền Thờ thứ hai
không có sự vinh quang (Shekinah) Chúa đầy dẫy như Đền Thờ thứ nhứt.
Tuy nhiên sự vinh quang ấy lại hiện diện trong Đấng Krit (Mat Mt 17:5,
LuLc 2:9). Đức Chúa Trời chân thật ngự giữa chúng ta. Giê-xu Krit là sự
vinh quang của Đức Chúa Trời ngự xuống đầy dẫy trong chúng ta là Đền
Thờ thứ hai (AgKg 2:9, XaDr 2:5). Thân thể chúng ta là Đền Thờ của Đức
Chúa Trời. Vinh quang đầy tràn trong chúng ta khi thân thể nầy được thánh
sạch.
Emmanuên Đức Chúa Trời ở với chúng ta, trong chúng ta và thành hình
trong chúng ta miễn chúng ta sống thánh khiết và tiếp rước Ngài.
Chúa Giê-xu Krit về trời trong một đám mây vinh quang và nhanh chóng trở
lại nay mai (Mac Mc 14:62, KhKh 14:14 … EsIs 24:3, 60:1).
VÔ HỌC, DỐT NÁT
Trong Thánh Kinh Tân ước cũng có mấy từ sau đây cũng cần nghiên cứu vì
cũng liên hệ đến khoa Thần học:
1. IIPhi 2Pr 3:16 có từ “Amathès” các bản ngoại ngữ dịch cũng khác nhau.
Bản Việt ngữ cũ dịch là dốt nát. Bản Nhuận chánh vẫn giữ từ Dốt nát. bản
Diễn ý 1994 dịch; Dốt nát.
2. IITi 2Tm 2:23 có từ “Apaideutos” là người không được giáo dục hay dạy
dỗ; ngu dại, ngu muội. Những người như vậy thì tối tăm và hay hỏi những
câu vô nghĩa lý về đạo Chúa.
3. ICo1Cr 14:16,23,24 có dùng từ “idiotès” là người không được huấn luyện
đặc biệt hay học một khoa chuyên biệt thì không hiểu được. Có thể nói
người đó mù tịt về khoa đặc biệt hoặc chuyên đề vì không hoặc học chưa tới.
4. Cong Cv 4:13 là câu nói của những kẻ đang bắt bớ thánh Giăng và Phi-e-
rơ và xuyên tạc hai vị sứ đồ là người vô học (thất học, dốt nát). Họ đã dùng
từ nầy có ý nói hai sứ đồ hoàn toàn vô học. Họ có ý khinh chê hai vị sứ đồ
không có khả năng chuyên môn, hoặc không có sự hiểu biết chút gì về kỹ
thuật chuyên nghiệp trong các trường của Do-thái.
Nói tóm lại 4 từ trên mà người xưa thường dùng tỏ ý khinh bỉ những người
thất học, dốt nát, không có tri thức nhưng khoác lác, khoe khoang.
VÔ NGHĨA, HƯ KHÔNG
Theo Hy-bá-lai ngữ thì ý nghĩa sâu sắc của từ Hebel ở Thi Tv 28:33 “hơi
nước, hơi thở” nhưng có ý nghĩa bóng là phù du, mau phai mờ và không có
mục đích.
Nếu vậy thì vô giá trị và làm việc hay hành động không có ý nghĩa hay kết
quả gì (Gie Gr 2:5, Giop G 27:12).
Thi Tv 35:19 dùng một từ nữa là Hinnâm có nghĩa “không có giá trị gì cả”
như vậy là việc làm không có mục đích duyên cớ gì hết.
XuXh 20:7 có từ “Săvw” có nghĩa “không có mục đích tốt”, hoặc là việc
không có giá trị (Gie Gr 4:30). Đây là lời nói trống rỗng, bông lông, không
hiệu quả, không ích lợi gì (Giop G 35:13).
Thi Tv 26:4 thì giải nghĩa từ nầy là có bản chất vô giá trị.
EsIs 5:18 thì cho là mục đích vô giá trị.
Gie Gr 9:4 diễn tả con người vô giá trị (Riq hoặc Riqăm) những sự cố gắng
vô ích, không đem lại kết quả gì (Thi Tv 7:5)
SaSt 1:2 lại dùng từ Tôhũ là trống không, trống trơ hay khoảng không không
(Giop G 26:7) mờ ảo, không phải thực sự (ISa1Sm 12:21).
Trong sách Truyền đạo đã dùng: “Hư không của sự hư không, Hư không của
sự hư không, thảy đều hư không” (TrGv 1:2) hoặc dịch “Vô nghĩa của sự vô
nghĩa, vô nghĩa của sự vô nghĩa, thảy đều vô nghĩa”.
Đúng thế mọi sự đều ảo tưởng, trống không, vô giá trị, vô mục đích!
Trong Kinh Tân ước và bản LXX cũng dùng nhiều từ để diễn tả sự không
xứng đáng (Dôrean) không mục đích, vô nghĩa, trống không (kenos), hư
không, trống không (Mataras) v.v… Tất cả những từ ấy đem lại cho chúng
ta một ý nghĩa; Vô dụng, hư không, trống không, vô ích, vô mục đích v.v…
Đúng như triết gia xưa đã nói: Đời người là một sự trống không, hư không,
vô nghĩa lý nếu không có Đức Chúa Trời. Khi một người sống không có
Chúa thì dẫu người là thế nào đi nữa cũng chỉ là sự vô nghĩa (sự hư không,
sự trống không) mà thôi.
VUI MỪNG, VUI SƯỚNG, VUI VẺ (Sự, Niềm)
Đức Chúa Trời Gia-vê là một Đức Chúa Trời vui vẻ, vui mừng (Thi Tv
104:31). Sự vui mừng của Gia-vê là sức lực của Tôi con Chúa (NeNe 8:10.
Chính Chúa ban cho Cơ-đốc nhân sự vui mừng (Thi Tv 4:7, TrGv 2:20).
Niềm vui mừng là bông trái của Thánh Linh (GaGl 5:22).
Trong Thánh Kinh Cựu và Tân ước có đề cập nhiều lần từ Niềm, Sự vui
mừng, đặc biệt là trong Thi thiên. Bốn sách Tin Lành cũng nói đến niềm vui
mừng. Các thư tín của Phao-lô đã nhấn mạnh đến từ vui mừng, vui vẻ, Cứu
Chúa Giê-xu Krit cũng nhiều lần đề cập đến từ nầy (Mat Mt 5:12).
Dầu vậy Thánh Kinh cũng phân biệt ba thứ vui mừng:
(1) Sự vui mừng hay niềm vui mừng tự nhiên, thỏa lòng hay thỏa mãn với
địa vị, với điều mình đã có v.v… Con người vui mừng tự nhiên theo bản
tánh thiên nhiên.
(2) Niềm vui mừng thuộc về đạo đức, luân lý: Một người hoà bình, thơi
phơi, không hiềm thù ai, không căm giận, không tranh giành, ghen tị v.v…
Trong tâm hồn vui mừng, khoan khoái luôn luôn nhắm vào việc đạo đức và
vì mình đã làm được một vài việc thiện v.v…
(3) Niềm vui mừng thuộc linh, đây là niềm vui mừng trong đức tin, niềm vui
mừng có hy vọng trong lai thế. Cơ-đốc nhân vui mừng vì đã tiếp nhận Chúa
Giê-xu Krit làm Cứu Chúa, được sự sống, sự sống sung mãn, đắc thắng và
sự sống đời đời. Linh hồn mình có một “chỗ đứng” trong Nhà Chúa trên
trời.
Thánh Kinh Tân ước dầu có nhiều lần đề cập đến niềm vui mừng thì cũng đã
nói rõ là của Đức Chúa Trời ban cho và linh hồn đương sự vui mừng, phước
hạnh vì đã tiếp nhận tin Cứu Rỗi của Chúa (LuLc 2:10). Vả lại sự vui mừng
như đã nói trên là bông trái của Thánh Linh ban cho. Trong Lai thế Cơ-đốc
nhân trung thành sẽ vào vương quốc Chúa hưởng lấy “Sự vui mừng của
Chúa” (Mat Mt 25:21,23). Đây là sự vui mừng mà Chúa Giê-xu đã nói “Sự
vui mừng của Ta” (GiGa 15:11, 17:13).

XÁC THỰC, CHÍNH THỰC


Các học giả Thánh Kinh và Thần học gia thường tra cứu các sách trong
Thánh Kinh thì đã để nhiều thì giờ tìm cho ra người viết hay trước giả xác
thật (chính xác) của sách ấy. Tập sách ấy cần được tác giả nào, tên tuổi ghi
đó có xác thật không hay giả mạo?
Xác thực (chính thực) khác với chân thật. Bản văn nầy là chân thật vì được
sao chép đúng theo thủ bản (bản gốc nó) lời lẽ, văn tự, v.v… của tập sách
nầy chân thật chứ không phải giả mạo. Nhưng tác giả nó là ai? Các xác thực
chính xác của ông A hay của ông B không?
Tìm hiểu sự xác thực của các trước giả của một sách trong Thánh Kinh hay
sự chân thật, chân chánh của bản văn sách ấy là công việc của các học giả và
các nhà giải kinh.
XÁC TÍN
Các tín nhân thật lòng tin nhận Chúa Giê-xu Krit làm Cứu Chúa mình, Đấng
đã chết thay thế mình thì được cứu rỗi. Họ không nghi ngờ gì cả. Họ tin
quyết khi họ qua đời thì linh hồn họ được vào Nước Chúa. Thánh Kinh gọi
đó là giáo lý xác tín (CoCl 2:2, HeDt 6:11, 10:22). Sự tin quyết của các Cơ-
đốc nhân nầy không có chút mây mù, nghi ngờ làm rung chuyển niềm tin
của họ được.
Bài Tín điều Các sứ đồ chúng ta đọc trong giờ thờ phượng nói lên niềm xác
tín của Cơ-đốc nhân. Đức tin của họ đúng đối tượng. Cơ-đốc nhân tin Đức
Chúa Trời, Đấng Tạo hoá, tin Chúa Giê-xu Krit, Cứu Chúa họ, tin Đức
Thánh Linh, tin có Hội Thánh phổ thông. Không có điều gì có thể làm lung
lay niềm tin của họ được.
Tín điều Westminster (chương 18) có ghi rằng: Dầu đức tin Cơ-đốc nhân có
bị thử thách, rung chuyển nhưng xác tín, quyết tin sự cứu rỗi được Thánh
Linh phục hồi làm cho được tươi tỉnh lại.
Nhà Cải chánh Martin Luther và John Calvin cũng đồng chủ trương như
vậy.
Hệ phái Arminius chỉ tin hay xác tín sự cứu rỗi hiện tại thôi. Cơ-đốc nhân
xác tín sự cứu rỗi mình hiện tại và lai thế vì đặt nền tảng trên Thánh Kinh,
Lời hứa của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu Krit và lời
chứng của Thánh Linh.
Đây là một giáo lý vô cùng quan trọng. Chẳng phải Cựu ước giải luận, ghi
chép, rao truyền mà cả Tân ước nữa, như RoRm 4:21, 14:5 và ở ITe1Tx 1:5,
CoCl 2:2, HeDt 6:11, 10:22. Hy văn: Plérophoria; bản Việt ngữ cũ dịch: tin
chắc. Bản mới: tin quyết, xác tín sâu sắc.
XÂY DỰNG
Các câu Thánh Kinh: RoRm 15:2, ICo1Cr 14:3, IICo 2Cr 10:8, 13:10 có
dùng từ “oikodomè” mà các bản Việt ngữ dịch “xây dựng, gây dựng”. Từ
nầy cũng được dùng trong các thư tín I,II Cô-rinh-tô, (Êph v.v… nhiều lần
miêu tả một hành động tiếp tục hoặc đang diễn tiến.
Theo nghĩa đen “oikodomè” là xây dựng lên, hay xây nhà, làm nhà. Thánh
Phao-lô dùng động từ nầy có ý muốn cho Cơ-đốc nhân nhận thức công tác
xây dựng đời thuộc linh mình phải ở trên nền tảng “Các Vầng đá thời đại” là
Giê-xu Krit. Đức tin Cơ-đốc nhân ăn sâu vào Đấng Krit và cứ thế suốt cả đời
sống mình. Cơ-đốc nhân tiếp tục xây dựng, xây dựng nhà mình cho đến khi
hoàn thành đẹp mắt Chúa.
Cũng vậy, đối với Nhà Chúa chung, từ thế hệ nầy đến thế hệ khác cứ tiếp tục
hay đang cứ xây dựng trên nền tảng vững chắc của các thời đại. Đức tin Hội
Thánh đặt ở trên, ở trong và nơi Chúa thì vững vàng và sẽ tồn tại đời đời,
quân thù không thể xô ngã hoặc tiêu diệt được (Mat Mt 7:24-29).
XI-LÔ
Theo Quan xét (Thẩm phán) Cac Tl 21:19 thì Xi-lô tọa lạc ở phía bắc Bê-
tên, nhưng về phía đông đường cái đi từ Bê-tên đến Xi-chem, và bên phía
nam Lê-bô-nah. Hiện nay người ta gọi là Seilùn, một địa điểm đổ nát trên
quả đồi chín dặm cách Bê-tên về phía bắc và xa ba dặêm về phía đông nam
của El-Luban. Hy-bá-lai văn gọi: Si-lô hoặc Si-lôh. Xi-lô nầy không phải
Xi-lô ở SaSt 49:10. Cả ba bản cổ sao sao Thánh Kinh đều có đề cập đến Xi-
lô (Si-lô). Bản Hy-bá-lai, Bản LXX, và bản Targum. Xi-lô là một địa điểm
quan trọng có Lều Tạm (Đền Tạm) đóng ở đây vào lúc ban đầu cho đến đời
Hê-li. Đây là địa điểm tập trung cuộc thờ phượng Gia-vê. Chính cha mẹ của
Sa-mu-ên hằng năm cùng đồng bào mình lũ lượt đến thờ lạy Chúa.
Trong cuộc chiến tranh với người Phi-li-tin, Hộp Giao ước bị quân thù cướp
lấy và quân thù đã tiêu phá Xi-lô. Khảo cổ học xưa chưa chứng minh, và
Thánh Kinh cũng không nói rõ.
A-hi-gia quê ở Xi-lô (IVua 1V 11:29, 14:2). Lúc bấy giờ chắc còn có ít dân
cư sinh sống ở Xi-lô, nhưng sau 1050SC thì đền tạm đã như di chuyển qua
Nốp (ISa1Sm 22:11, 14:3) Xi-lô không còn là một trung tâm tôn giáo nữa.
Theo câu Thánh Kinh ở SaSt 49:10 thì Xi-lô có nghĩa là Mê-xi-a: “Chỉ đến
khi Xi-lô đến”, nhưng có bản khác dịch: “Cho đến khi Ngài đến ở Xi-lô”.
Tuy nhiên câu nầy có nhiều ý nghĩa khác nhau như:
- Xi-lô có nghĩa bóng: niềm hi vọng, vương quốc của Chúa, sự tể trị của
Gia-vê v.v…
XI-MÔ-NI (SIMONY)
Từ nầy từ tên của ông Xi-mô-ni ở Cong Cv 8:15 muốn dùng tiền bạc để mua
quyền năng từ thánh Phi-e-rơ. Ông đưa tiền bạc ra xin tôi tớ Chúa đặt tay
trên ông cầu nguyện cho để ông nhận lãnh Thánh Linh.
Từ nầy muốn nói đến sự hối lộ. lo lót, mua chuộc để được chức tước hay
thăng chức trong Giáo hội; hoặc tham nhũng buộc giáo dân đóng góp quá
nặng nề để làm lễ gì cho họ theo như Giáo hội đã qui định.
Vấn đề nầy trước hết đã nảy sanh ra trong thế kỷ thứ IV.
Giáo hội nghị Chalcedon năm 451 SC đã ra quyết nghị ngăn cấm tấn phong
thánh chức cho ai vì lo lót tiền bạc hay mua bằng tiền bạc. Bất cứ Xi-mô-ni
dưới hình thức nào cũng có tội, và tệ nạn tham nhũng nầy, vì tội nầy phát
xuất từ nguyên tội do tổ phụ lưu truyền lại và cũng trừ diệt và sẽ bị xử lý.
Giáo hội muốn trừ diệt sự tệ hại do ham muốn tiền bạc nữa ITi1Tm 6:10).
Học đòi theo như thánh Phao-lô dạy về vấn đề tiền bạc (IICo 2Cr 8:20. Xin
đọc).
XI-ÔN
Về ý nghĩa địa dư thì Xi-ôn (Si-ôn) là quả đồi thấp ở phía đông hay trên
sườn Giê-ru-sa-lem. Khảo cổ học đã phát giác ra vị trí nầy. Về phương diện
lịch sử, Xi-ôn do Đa-vít đánh chiếm khỏi tay người Giê-bu-sít. Sau đó ông
đã tu bổ, mở rộng và gọi là thành Đa-vít làm thủ đô của vương quốc mình
(IISa 2Sm 5:6-10). Về phương diện địa dư Xi-ôn có ba đặc thù sau đây:
(1) Một vị trí kiên cố
(2) Trung tâm điểm của toàn quốc
(3) Vị trí ở ngoài địa phận sản nghiệp của 12 chi phái. Lời tiên tri đã dự
ngôn về sự cuối cùng, sự sụp đổ của Xi-ôn và những lời nầy được ứng
nghiệm khi thành Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ vào năm 70 SC (Gie Gr 26:18,
MiMk 3:12). Về ý nghĩa bóng, chuyển nghĩa hay cải dạng thì Thánh Kinh đã
dùng như “Các con gái Xi-ôn” (EsIs 3:16) “Các con cái xi-ôn” (Gio Ge
2:23) cũng như gọi thành Giê-ru-sa-lem có nghĩa chỉ về toàn cả nước I - xơ-
ra-ên.
Nhưng về ý nghĩa thuộc linh hay thần học, thì Thánh Kinh cũng đã thường
dùng đến từ Xi-ôn để diễn tả như:
- Xi-ôn là pháo đài kiên cố (IISa 2Sm 5:7)
- Xi-ôn không bị rúng động (Thi Tv 125:1)
- Xi-ôn trở nên ngai vua Đa-vít ngự tọa (IISa 2Sm 5:9,12)
- Xi-ôn là nơi sanh ra của các con cái của Đa-vít (IISa 2Sm 5:13)
- Xi-ôn là nơi sanh ra của dân Đức Chúa Trời tuyển chọn (Thi Tv 87:5, EsIs
66:8)
- Xi-ôn nơi Đa-vít nhận được lời hứa về nhà và ngai đời đời (IISa 2Sm 7:4-
16)
- Xi-ôn là địa điểm “Giao ước đời đời được thiết lập” (Gie Gr 50:5, HeDt
8:6-10).
Xi-ôn và Xi-nai khác nhau (IVua 1V 8:1). Xi-ôn thuộc linh là sự thờ phượng
chơn thâït theo “Tâm thần và chân lý” Đức Chúa Trời đẹp lòng (GiGa
4:23,24, AmAm 9:11, Cong Cv 15:15, HeDt 12:22)
Trong thánh ca cũng có bài hát nói về Hội chúng cùng nhau đi đến Xi-ôn,
tức hát theo nghĩa bóng, thuộc linh.

Y PHỤC, QUẦN ÁO
Y phục (quần áo) được Thánh Kinh đề cập đến trước hết chỉ là những lá vả
đã được kết lại làm khố che sự trần truồng của ông bà A-đam và Ê-va, tổ
phụ loài người tại vườn Ê-đen (SaSt 3:7). Nhưng Đức Chúa Trời Gia - vê đã
lấy da thú may áo quần dài cho ông bà mặc. Theo sự diễn tiến của các thời
đại, các thế hệ loài người đã cải tiến sự phục sức cho hợp thời trang.
Nhưng Thánh Kinh có ghi đến các áo lễ của các thầy tư tế, thượng tế.
Y phục của các vị vua chúa, thường dân, cả nam giới và nữ giới. Nhưng ý
nghĩa của y phục (áo quần) nhiều lúc họ cũng chỉ nghĩ đến áo tơi phủ trên cả
con người, như áo phủ trên ông Nô-ê chẳng hạn.
Trong Thánh Kinh Tân ước cũng nhiều lần đề cập đến áo dài, y phục hoặc
áo choàng, áo khoác (Mat Mt 17:2, 27:31,35). Ngoài ra chúng ta cũng cần
nói đến các thứ áo lót, quần lót v.v… chắc chúng ta không đủ thời giờ nói
hết được.
Trong phạm vi nầy, xin nói đến y phục (áo quần) theo ý nghĩa bóng thuộc
linh v.v…
(1) Như cái màn che giấu
SaSt 20:16, EsIs 50:3, Mat Mt 7:15 nói lên ý nghĩa nầy.
“Hãy thận trọng về các tiên tri giả. Họ đội lốt cừu (chiên) đến với các người
nhưng nội tâm họ là những muông sói hung bạo” (Mat Mt 7:15)
“Cái lốt” hay y phục bề ngoài như cái màn che giấu chân tướng giả dối của
chức vị tiên tri của họ”.
(2) Y phục (áo quần) còn có ý nghĩa thuộc linh hay bóng về sự liên lạc, liên
hệ thân mật giữa người vợ với người chồng (Mat Mt 2:16). Chúa không cho
phép vợ chồng ly dị nhau (MaMl 2:13-15); Chúa và Hội Thánh (không phải
Giáo hội) có sự liên lạc chặt chẽ, gần gũi như vợ chồng. Gie Gr 13:1 có nói
đến cái đai hay dây nịt khắng khít với con người đeo nó (Cac Tl 6:34, Giop
G 38:9).
(3) Y phục (áo quần) dùng lâu sẽ dơ bẩn, hư, rách mục. EsIs 64:6 nhìn nhận
mọi việc công bình loài người như áo quần (y phục) dơ bẩn. Đấng Mê-xi-a
Chúa Cứu thế đời đời công bình, thánh khiết ban y phục (áo quần) công
bình, thánh khiết tức truyền đạt bản tánh công bình, thánh khiết của Ngài
cho chúng ta (EsIs 11:5, 59:17, 61:10, Giop G 29:14, Eph Ep 6:14). Thánh
Phao-lô cũng luận rằng toàn bản tánh thánh khiết, công bình, Chúa phủ lên
trên chúng ta như mặc áo vào cho chúng ta vậy (CoCl 3:7-10, ICo1Cr
15:53). Áo công bình Chúa ban cho trong Chúa Giê-xu Krit.
(4) Dấu hiệu buồn rầu, đau khổ khi một người xé quần áo mình, khóc than vì
có người thân yêu qua đời hoặc gặp tai nạn nào (SaSt 37:29, EsIs 36:22).
(5) Mat Mt 26:25 ghi lại hành động của thầy thượng tế xé áo mình vì bực
tức, phẫn nộ đến với Lời Chúa Giê-xu tuyên bố.
(6) Chúa Giê-xu còn dạy: Nếu có người kiện để lấy áo cánh (áo lót) của
người hãy đưa luôn áo dài cho họ nữa (Mat Mt 5:40). Đây là tình thương
yêu, sự rộng lượng cũng như sự nhân nhượng của Cơ-đốc nhân.
(7) Mô-se đã ra luật rằng: “Nếu ngươi cầm áo choàng của người lân cận
ngươi làm của tin thì ngươi phải hoàn lại cho người trước khi mặt trời khuất
dạng” (XuXh 22:25,26). Vì người lân cận cần có áo ấy mặc ngủ hoặc đắp
kẻo lạnh.
(8) Rốt lại, điều rất quan trọng Chúa truyền dạy chúng ta và Hội Thánh Chúa
là” Hãy giữ gìn áo xống mình …” Vì Chúa Giê-xu Krit sẽ tái lâm thình lình
(KhKh 16:15).
Ý MUỐN (Ý CHỈ) CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Ý muốn của Đức Chúa Trời tuyệt đối, vô điều kiện. Riêng biệt khỏi bản tánh
Ngài, tuy nhiên cũng hoà hợp với bản tánh thánh khiết, công bình và thương
yêu của Ngài. Người ta thường nhắc những điều việc Đức Chúa Trời không
làm được, không muốn làm vì trái với bản tánh và ý muốn của Ngài (Dan Ds
23:19, ISa1Sm 15:29, HeDt 6:18, Gia Gc 1:13, IITi 2Tm 2:13). Mọi sự việc
xảy đến, mọi loài sống động có đều do ý muốn Chúa cả. Các nước được đầy
lên hay hay bị hạ xuống, những nhà cai trị, lãnh đạo v.v… xuất hiện và cầm
quyền thống trị nhân dân trên thế giới đều do ý muốn Ngài mà thành công
hay thất bại. Nói cách khác chính Chúa cầm quyền tể trị cao cả theo ý muốn
tốt đẹp, tự do và nhứt quyết của Ngài (Thi Tv 115:3, Giop G 10:9, RoRm
9:15-18, ICo1Cr 12:11, KhKh 4:11).
Đức Chúa Trời ban nguyên chỉ từ ý muốn tốt lành của Ngài hầu mọi sự kiện
được tuần tự diễn tiến theo chương trình, kế hoạch của Ngài (Thi Tv 115:31,
DaDn 4:17,25, Cong Cv 2:23, Eph Ep 1:5,9,11). Tuy nhiên Ngài không vì
thi hành mọi sự việc theo ý Ngài mà Ngài trở nên độc tài. Loài người vẫn có
quyền tự do, tự lập, tự quyết, tự nhiệm. Ngài không xui khiến ai phạm tội.
Nhưng Ngài sẽ đoán phạt kẻ phạm tội. Chúa thương yêu tội nhân Ngài có ý
muốn cứu rỗi tội nhân, nhưng đây không phải là bổn phận của Ngài bèn vì
lòng thương yêu và ý muốn tốt lành của Ngài vậy, và Ngài cũng lựa chọn,
kêu gọi, kiên lập kẻ Ngài muốn, kẻ có lòng, có ý muốn làm đẹp lòng Ngài
(Exe Ed 18:23, ITi1Tm 2:4, IIPhi 2Pr 3:9, RoRm 9:11,18).
Ý muốn Đức Chúa Trời không bí hiểm đâu và loài người không thể hiểu hết
được đâu. Ý muốn Ngài đã mạc khải ra trong luật thiên nhiên, trong sự khải
thị siêu nhiên và trong chính Con Độc sanh của Ngài là Giê-xu Krit.
Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước là sự mặc thị siêu nhiên bằng văn tự của
Chúa. Cựu ước đề cập đến ý muốn Chúa là “lời khuyên dạy tốt đẹp”, “Lời
chỉ bảo khôn ngoan” là “ân huệ” Chúa ban cho loài người. (Thi Tv 40:9,
103:21).
Tân ước cho chúng ta biết ý muốn của Chúa là “kế hoạch, chương trình” đời
đời của Ngài (LuLc 7:30, Cong Cv 2:23, 4:28, 20:27 (Eph Ep 1:11). Ý muốn
của Chúa cũng là sự xu hướng, khuynh hướng hay thiên ý của Ngài. Trong
khuôn khổ thánh lành, tốt đẹp cho loài người loài vật.

You might also like