You are on page 1of 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


-------o0o--------

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO HỌC ĐỢT 1 NĂM 2012


TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
Môn thi: Cơ sở lí thuyết hóa học
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Thí sinh khong được sư dụng tài liệu

Câu I:
1.Phân tử chất X (ở trạng thái cơ bản) chứa 14 e , các electron này được coi như
chuyển động tự do trong hộp thế 2 chiều có Lx = Ly =10 Angstron.
a- Tính tổng spin của hệ e
b- Tính bước song ánh sang theo nm cần thiết để kích thích 1 e từ HOMO lên LUMO.
2. Cho hệ Be2+
a- Viết toán tử Hamilton cho hệ này
b- Xác định số hạng cơ bản của Be2+.

Câu II:
1. Viết công thức Lewis của ion NO2+, xác định dạng lai hóa của nguyên tử X trong ion này. So
sánh góc liên kết O-N-O trong NO2 và NO2+, giải thích.
2. Xác định từ tính, bậc liên kết của O2-, sử dụng kết quả MO so sánh độ dài liên kết O-O trong
O2 và O2-.
3. Obital phân tử ứng với mức năng lượn thấp nhất của phân tử NH3 có biểu thức:
ᴪ= 0,9.1s(N) + 0,25.1s(Ha) + 0,25.1s(Hb) + 0,25.1s(Hc)
Tính số e đóng góp của mỗi nguyên tử N, Ha, Hb, Hc vào MO này.

Câu III:

Trong công nghiệp, methanol được tổng hợp theo phản ứng sau:
CO(k) + 2H2(k) CH3OH(k)
Cho các dữ kiện nhiệt động sau:

CO(k) H2(k CH3OH(k)


Nhiệt hình thành tiêu chuẩn ở 298K (∆Hoht 298 kJ/mol) -110,5 0 -201,2
Entropi tuyệt đối ở 298K (So298 J.mol-1.K-1) 197,9 130,7 238,0
Nhiệt dung mol đăng áp tiêu chuẩn (Cop, J.mol-1.K-1) 28,6 27,8 8,4 + 0,125T

1- Tính biến thiên entanpi tiêu chuẩn của phản ứng ở nhiệt độ T ((∆HoT)
2- Trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu 298-800K, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự chuyển
dịch cân bằng? Trong thực tế, phnr ứng thực hiện trong khoảng nhiệt độ từ 500-700K, hãy cho
biết tại sao lại lựa chọn khoảng nhiệt độ này?
3- Tính entanpi tự do tiêu chuẩn (∆Go298) và hằng số cân bằng Kp,298 của phản ứng ở 298K
4- Tìm phương trình biểu thị mối quan hệ giữa lnKp và T.
Câu IV:
Nguyên tố điện hóa: AgBr, Ag │HBr (0,002m), PbBr2(0,004m) │PbO2 (Pt)
ở 25oC có sức điện động bằng 1,030V.
a. Hãy viết các pahnr ứng điện cuwucj và phản ứng xảy ra trong pin.
b. Xác định sức điện động chuẩn của nguyên tố điện hóa.
c. Tính các đại lượng nhiệt động ∆G, ∆H, ∆S và nhiệt kèm tho phản ứng cho phản ứng tổng quát
xảy ra trong pin.
d. Tính tích số tan của AgBr.
Cho: EoAg+/Ag = 0,799V, EoAgBr/Ag, Br-=0,073V, EoPb2+/Pb= -0,126V. dE/dT= - 0,0002V/K

Câu V:
Phản ứng: C3H7Br + S2O32- → C3H7 S2O3- + Br-
Có tốc độ đầu (vo) phụ thuộc vào nồng độ đầu của các chất như bảng sau:

Co(C3H7Br ) mol/l Co(S2O32-) mol/l vo.108 mol/l.s


0,0001 0,010 1,1
0,0002 0,010 2,2
0,0002 0,005 1,1
a- Viết biểu thức tốc độ của phản ứng trên.
b- Xác định bậc riêng phần và bậc toàn phần của phản ứng, tính hằng số tốc độ.
c- Nếu giả thiết cho năng lượng hoạt hóa EA=42 kJ/mol, hãy xác định nhiệt độ (oC), mà ở đó tốc
độ phản ứng tăng lên 10 lần, biết nhiệt độ ban đầu là 25oC.

-------------HẾT------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

You might also like