You are on page 1of 6

Bài tập hình học 12

§1 KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN

Bài 1. Hãy phân chia một khối hộp thành năm khối tứ diện.

Bài 2. Hãy phân chia một khối tự diện thành bốn khối tứ diện bởi hai mặt phẳng.

Bài 3. Chứng minh rằng nếu khối đa diện có các mặt là tam giác thì số mặt phải là số chẵn.
Hãy chỉ ra những khối đa diện như thế với số mặt bằng 4, 6, 8, 10.

Bài 4. Chứng minh rằng nếu khối đa diện có mỗi đỉnh là đỉnh chung của ba cạnh thì số
đỉnh phải là số chẵn.

Bài 5. Chứng minh rằng nếu khôi1 đa diện có các mặt là tam giác và mỗi đỉnh là đỉnh
chung của ba cạnh thì đó là khối tứ diện.

§2 PHÉP ĐỐI XỨNG QUA MẶT PHẲNG

VÀ SỰ BẰNG NHAU CỦA CÁC KHỐI ĐA DIỆN

Bài 1. Cho tứ diện ABCD. Chứng tỏ phép dời hình biến mỗi điểm A, B, C, D thành chính
nó là phép đồng nhất.

Bài 2. Cho hai điểm phân biệt A và B. Phép dời hình f biến A thành A, biến B thành B.
Chứng minh rằng f biến mọi điểm trên đường thẳng AB thành chính nó.

Bài 3. Cho mặt phẳng (P) và hai điểm A, B không nằm trên (P). Tìm điểm M trên (P) sao
cho MA + MB đạt giá trị nhỏ nhất.

Bài 4. Tìm mặt phẳng đối xứng của các hình sau:

a) Tứ diện đều
b) Hình chóp tứ giác đều
c) Hình lập phương

Bài 5. Cho mặt phẳng (P) cho trước. Chứng minh rằng nếu phép dời hình f biến mọi điểm
M thành chính nó khi và chỉ khi M thuộc mặt phẳng (P) thì đó là phép đối xứng qua mặt
phẳng (P).

§ 3 PHÉP VỊ TỰ VÀ SỰ ĐỒNG DẠNG CỦA CÁC KHỐI ĐA DIỆN.

CÁC KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU

Dương Bửu Lộc – Nguyễn Tăng Vũ 1


Bài tập hình học 12

§ 4 THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

I. Bài tập thể tích khối chóp

Bài 1. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có AB = a, góc giữa mặt bên và mặt đáy là .
Tính thể tích hình chóp.

Bài 2. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có chiều cao SK của mặt bên bằng d, góc giữa
cạnh bên và mặt đáy bằng . Tính thể tích hình chóp

Bài 3. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 3a. Tính
thể tích hình chóp

Bài 4. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA = a 2 , SB = SC = a.
Tính thể tích hình chóp.
Bài 5. Cho hình thoi ABCD cạnh a có Ĉ = 600. Gọi H là trực tâm tam giác ABD. Từ H
a 3
dựng Hx  (ABCD), trên Hx lấy điểm S với SA = . Tính thể tích hình chóp S.ABCD
2
Bài 6. Nếu tứ diện ABCD có thể tích V thì thể tích của khối đa diện có 6 đỉnh là 6 trung
điểm của các cạnh tứ diện bằng bao nhiêu.
Bài 7. Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 6, còn góc giữa hai mặt bên
đối diện bằng 600. Qua CD, dựng mặt phẳng (  )vuông góc với mặt phẳng (SAB), cắt SA,
SB lần lượt tại P1 và P. Hãy tính thể tích khối chóp S.CDP1P.
Bài 8. Cho khối chóp tam giác đều S.ABC có chiều cao bằng h và góc ASB bằng 2  . Hãy
tính thể tích khối chóp.
Bài 9. Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD có các cạnh đều bằng a. Gọi M, N lần lượt là
trung điểm SA, SC. Mặt phẳng (DMN) cắt SB tại P. Tính thể tích khối chóp S.DMPN.
Bài 10. Khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại C và SA (ABC), SC =a.
Hãy tìm góc giữa hai mặt phẳng (SCB) và (ABC) để thể tích khối chóp lớn nhất.
Bài 11. Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD mà khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC)
bằng 2a. Với giá trị nào của góc giữa mặt bên và mặt đáy của khối chóp thì thể tích của
khối chóp nhỏ nhất.
Bài 12. Biết thể tích khối hộp ABCD.A1B1C1D1 bằng V. Tính thể tích khối tứ diện
ACB1D1.
Bài 13. Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt đáy
và SA = 2a. Gọi B’, D’ lần lượt là hình chiếu của A trên SB và SD. Mặt phẳng (AB’D’) cắt
SC tại C’. Tính thể tích khối chóp S.A’B’C’D’.
Bài 14. Khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi B’, D’ lần lượt là trung điểm
của SB, SD. Mặt phẳng (AB’D’) cắt SC tại C’. Tìm tỉ số thể tích của hai khối chóp
S.AB’C’D’ và S.ABCD.
Bài 15. Khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt trung điểm của
AB, AD và SC. Chứng minh mặt phẳng (MNP) chia khối chóp thành hai phần có thể tích
bằng nhau.

Dương Bửu Lộc – Nguyễn Tăng Vũ 2


Bài tập hình học 12

Bài 16. Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD. Một mặt phẳng (  ) đi qua A, B và trung điểm
M của SC. Tính tỉ số thể tích của hai phần khối chóp bị phân chia bởi mặt phẳng đó.
Bài 17. Cho điểm M trên cạnh SA, N là trung điểm cạnh SB của khối chóp tam giác
SM 1
S.ABC sao cho  . Mặt phẳng (  ) qua MN và song song với SC chia khối chóp
MA 2
thành hai phần . Tính tỉ số thể tích hai phần đó.
Bài 18. Cho đường tròn đường kính AB = 2R nằm trong mặt phẳng (P) và một điểm M
nằm trên đường tròn đó sao cho MAB    . Trên đường thẳng vuông góc với (P) tại A, lấy
điểm S sao cho SA = h. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên SM và SB.
a) Chứng minh SB  mp(KHA)
b) Gọi I là giao điểm của HK với (P). Hãy Chứng minh AI là tiếp tuyến của đường tròn
đã cho.
c) Cho h = 2R,  = 300, tính thể tích khối chóp S.KHA.
Bài 19. Các cạnh bên của hình chóp O.ABC đôi một vuông góc với nhau và OA = a, OB =
b, OC = c. Tính thể tích của khối lập phương nằm trong hình chóp này mà một đỉnh trùng
với O và ba cạnh cùng xuất phát từ O nằm trên OA, OB, OC, còn đỉnh đối diện với O
thuộc mặt phẳng (ABC).
Bài 20. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA (ABCD) và SA
= a. Mặt phẳng qua CD cắt SA, SB lần lượt tại M, N. Đặt AM = x.
a) Tính diện tích thiết diện
2
b) Tìm x để thể tích hình chóp SMNCD bằng thể tích hình chóp SABCD.
9
Bài 21. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh bên a và mặt chéo SAC là tam giác
đều.
a) Tính thể tích hình chóp
b) Qua A vẽ mp ()  SC. Xác định thiết diện của () và hình chóp. Tính diện tích
thiết diện đó.
c) Mp () chia hình chóp làm 2 phần. Tính thể tích mỗi phần đó
Bài 22. Trên nửa đường tròn đường kính AB = 2R, lấy một điểm C tùy ý (C khác A, B).
Kẻ CH  AB (H AB), gọi I là trung điểm của CH. Trên nửa đường thẳng It vuông góc
với mặt phẳng (ABC), lấy điểm S sao cho ASB  900 .
a) Chứng minh rằng khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho thì mp(SAB) cố định và
điểm cách đều các điểm S, A, B, I chạy trên một đường thẳng cố định.
b) Cho AH = x. Tính thể tích khối chóp S.ABC theo R và x. Tìm vị trí của C để thể
tích đó lớn nhất.
Bài 23. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật và cạnh bên SA vuông góc
với đáy. Một mặt phẳng (  ) đi qua A , vuông góc với cạnh SC cắt SB, SC, SD lần lượt tại
B’, C’, D’.
a) Chứng minh rằng tứ giác AB’C’D’ có hai góc đối diện là góc vuông.
b) Chứng minh rằng nếu S di chuyển trên đường thẳng vuông góc với mặt
phẳng(ABCD) tại A thì mặt phẳng (AB’C’D’) luôn đi qua một đường thẳng cố định
và các điểm A,B, B’, C, C’, D, D’ cùng cách đều một điểm cố định một khoảng
không đổi.
c) Giả sử góc giữa cạnh SC và mặt bên (SAB) bằng x. Tính tỉ số giữa thể tích của hình
chóp S.AB’C’D’ và thể tích hình chóp S.ABCD theo x, biết rằng AB = BC.

Dương Bửu Lộc – Nguyễn Tăng Vũ 3


Bài tập hình học 12

Bài 24. ( Dự bị B-2007) Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, SA
vuông góc với đáy. Cho AB  a , SA  a 2 . Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của A lên
SB, SD. Chứng minh SC ⊥ (AHK) và tính thể tích hình chóp OAHK.
Bài 25.(B-2008) Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a , SA  a ,
SB  a 3 và mặt phẳng  ABC  vuông góc với mặt phẳng đáy . Gọi M , N lần lượt là trung
điểm của các cạnh AB, BC . Tính theo a thể tích của khối chóp S .BMDN và tính cosin của
góc giữa hai đường thẳng SM , DN .
Bài 26. (Dự bị A-2008) Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC vuông cân tại B , BA  BC  2 a
, hình chiếu vuông góc của S lên trên mặt phẳng  ABC  là trung điểm của AB và SE  2 a .
Gọi I , J lần lượt là trung điểm của EC, SC ; M là điểm di động trên tia đối tia BA sao cho
     900  và H là hình chiếu vuông góc của S trên MC . Tính thể tích khối tứ diện
ECM
EHIJ theo a,  và tìm  để thể tích đó lớn nhất .
Bài 27. (Dự bị A-2008) Cho hình chóp S . ABC mà mỗi mặt bên là một tam giác vuông ,
SA  SB  SC  a . Gọi M , N , E lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC , BC ; D là điểm đối
xứng của S qua E ; I là giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng  SMN  . Chứng minh
rằng AD  SI và tính theo a thể tích của khối tứ diện MBSI .
Bài 28. (Dự bị B-2008) Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a ,
SA  a 3 và SA vuông góc với mặt phẳng đáy . Tính theo a thể tích khối tứ diện SACD và
tính cos của góc giữa hai đường thẳng SB, AC .
Bài 29. (Dự bị B-2008) Cho tứ diện ABCD có các mặt ABC và ABD là các tam giác đều
cạnh a , các mặt ACD và BCD vuông góc với nhau . Tính theo a thể tích khối tứ diện
ABCD và tính số đo của góc giữa hai đường thẳng AD, BC
Câu 30. (A-2009) Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D ;
AB  AD  2a , CD  a ; góc giữa hai mặt phẳng  SBC  và  ABCD  bằng 60 0 . Gọi I là
trung điểm của cạnh AD . Biết hai mặt phẳng  SBI  và  SCI  cùng vuông góc với mặt
phẳng  ABCD  , tính thể tích khối chóp S .ABCD theo a .
II. Thể tích khối lăng trụ
Bài 1. Cho khối lăng trụ tứ giác đều ABCD.A1B1C1D1 có khoảng cách giữa hai đường
thẳng AB và A1D bằng 2 và độ dài đường chéo của mặt bên bằng 5.
a) Hạ AK vuông góc với A1D (K A1D). Chứng minh AK = 2
b) Tính thể tích khối lăng trụ ABCD.A1B1C1D1.
Bài 2. Đáy của khối lăng trụ đứng ABC.A1B1C1 là tam giác đều. Mặt phẳng (A1BC) tạo
với đáy một góc 300 và tam giác A1BC có diện tích bằng 8. Tính thể tích khối lăng trụ.
Bài 3. Cho lăng trụ đứng ABCD.A1B1C1D1 có đáy là hình bình hành và BAD  600 . Các
đường chéo AC1 và DB1 lần lượt tạo với đáy những góc 450 và 600. Hãy tính thể tích của
khối lăng trụ nếu biết chiều cao của nó bằng 2.
Bài 4. Cho khối hộp ABCD.A1B1C1D1 có tất cả các cạnh bằng nhau và bằng a,
   0 0
A1AB  BAD  A1AD   (0    90 ) . Hãy tính thể tích của khối hộp.

Dương Bửu Lộc – Nguyễn Tăng Vũ 4


Bài tập hình học 12

Bài 5. Cho khối hộp ABCD.A1B1C1D1 có đáy là hình chữ nhật với AB  3, AD  7 . Hai
mặt bên (ABB1A1) và (ADD1 A1) lần lượt tạo với đáy những góc 450 và 600. Hãy tính thể
tích khối hộp nếu biết cạnh bên bằng 1.
Bài 6. Cho khối lăng trụ tam giác ABC.A1B1C1 mà mặt bên (ABB1 A1) có diện tích bằng 4.
khoảng cách giữa cạnh CC1 và mặt (ABB1 A1) bằng 7. Hãy tính thể tích khối lăng trụ.
Bài 7. Cho khối lăng trụ ABC.A1B1C1 có đáy ABC là tam giác vuông cân với cạnh huyền
AB bằng 2 . Cho biết mặt phẳng (AA1B) vuông góc với mặt phẳng (ABC), AA1 = 3 ,
góc A1AB nhọn, góc giữa mặt phẳng (A1AC) và mặt phẳng (ABC) bằng 600. Hãy tính thể
tích khối lăng trụ.
Bài 8. Cho khối lập phương ABCD.A1B1C1D1 có cạnh bằng a. Gọi K là trung điểm của
DD1. Tính khoảng cách giữa CK và A1D.
Bài 9. Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông tại B và AB = a, BC = b,
AA’ = c ( c2  a2 + b 2 ) . Một mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với CA’. Tính diện tích
của thiêt diện tạo bởi mặt phẳng (P) và hình lăng trụ.
Bài 10. Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều. Gọi I là
trung điểm của BC’. Tính thể tích lăng trụ biết AI = a và AI tạo với mặt đáy góc 300.
Bài 11. Cho lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Một mặt phẳng đi qua A’B’ và trung điểm của
AC chia lăng trụ thành hai phần. Tính tỉ số thể tích của hai phần đó.
Bài 12. Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều. Biết A’A = AB = a.
Tính thể tích khối lăng trụ biết các mặt bên (A’AB) và (A’AC) cùng hợp với mặt đáy
(ABC) một góc bằng 600.
Bài 13. Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a.
a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng A’B và B’C
b) Gọi N là trung điểm của BD’. Tính thể tích hình chóp ANBB’
c) M là một điểm bất kỳ thuộc AA’. Chứng minh rằng tỉ số thể tích hình chóp
MBCC’B’ và hình lăng trụ ACBA’C’B’ không phụ thuộc vị trí điểm M.
Bài 14. Cho lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có chiều cao bằng h và AB’  BC’. Tính thể tích
lăng trụ.
Bài 15. Cho lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có khoảng cách từ mặt phẳng(A’BC) đến A bằng
a 3 15
và tạo với BC’ góc  với sin   . Tính thể tích của khối lăng trụ.
4 10
Bài 16. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, hình chiếu
vuông góc của A’ lên mặt phẳng (ABC) trùng với tâm O của tam giác ABC. Một mặt
phẳng (P) chứa BC và vuông góc với AA’, cắt hình lăng trụ ABC.A’B’C’ theo 1 thiết diện
a2 3
có diện tích bằng . Tính thể tích hình lăng trụ ABC.A’B’C’.
8
Bài 17. Cho hình nón có đỉnh S, đáy là đường tròn tâm O, SA và SB là hai đường sinh biết
SO=3, khoảng cách từ O đến mặt phẳng SAB bằng 1, diện tích tam giác SAB bằng 18.
Tính thể tích và diện tích xung quanh của hình nón đã cho.

Dương Bửu Lộc – Nguyễn Tăng Vũ 5


Bài tập hình học 12

Bài 18. Trong không gian cho lăng trụ đứng ABC. A1B1C1 có AB  a, AC  2a, AA1  2a 5 và
  120 . Gọi M là trung điểm của cạnh CC . Hãy chứng minh MB  MA và tính
BAC 1 1

khoảng cách từ A tới mặt phẳng ( A1BM ).


Bài 19. (Dự bị D-2007 ) Cho lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông ,
AB  AC  A , AA '  A 2 . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của đoạn AA ' và BC ' . Chứng
minh MN là đường vuông góc chung của các đường thẳng AA ' và BC ' . Tính VMA' BC '
Bài 20. ( Dự bị A-2007) Cho lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có AB  a , AC  2a , AA '  2a 5
  1200 . Gọi M là trung điểm của cạnh CC1. Chứng minh MB⊥MA1 và tính khoảng
và BAC
cách d từ điểm A tới mặt phẳng (A1BM).
Bài 21. (A-2008) Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có cạnh bên là 2a , đáy là tam giác vuông
tại A . AB  a, AC  a 3 và hình chiếu vuông góc từ A’ lên mặt phẳng  ABC  là trung điểm
cạnh BC . Tính theo a thể tích hình chóp A’ABC và cosin góc giữa hai đường thẳng AA’
và B’C’
Câu 22. (B-2009) Cho hình lăng trụ tam giác ABC. ABC có BB  a , góc giữa đường
thẳng BB’ và mặt phẳng (ABC) bằng 60 0 , tam giác ABC vuông tại C và BAC  600 . Hình
chiếu của điểm B’ trên mặt phẳng (ABC) trùng với trọng tâm của tam giác ABC. Tính thể
tích khối tứ diện A’ABC theo a.
Câu 23. (D-2009) Cho hình lăng trụ đứng ABC. ABC  có đáy ABC là tam giác vuông tại
B , AB  a , AA  2a , AC  3a . Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AC , I là giao điểm
của AM và AC . Tính theo a thể tích khối tứ diện IABC và khoảng cách từ điểm A đến
mặt phẳng  IBC  .

Dương Bửu Lộc – Nguyễn Tăng Vũ 6

You might also like