You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

KHOA SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

CÁC NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC SỨC


KHOẺ BAN ĐẦU

Hà nội 2002

1
CÁC NGUYÊN LÝ CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ BAN ĐẦU
(Tài liệu dùng cho cử nhân y tế công cộng)

Nguyễn Văn Hiến


Trần Đức Thuận
Hà Văn Như
Bùi Thị Thu Hà

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU, CÁC NỘI DUNG
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA TUYÊN NGÔN ALMA ATA.....8

1 GIỚI THIỆU VỀ HỘI NGHỊ ALMA ATA...........................................................8

2 CÁC KHUYẾN CÁO HỘI NGHỊ ALMA ATA.....................................................9

2
2.1 Mối quan hệ qua lại giữa sức khoẻ và sự phát triển..............................................9
2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu:.........................10
2.3 Vai trò của chính quyền trong CSSKBĐ..............................................................10
2.4 Sự phối hợp trong chăm sóc sức khoẻ................................................................10
2.5 Nội dung CSSKBĐ...............................................................................................10
2.6 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu toàn diện ở mức địa phương..................................11
2.7 Hỗ trợ CSSKBĐ trong hệ thống y tế quốc gia......................................................11
2.8 Những nhu cầu đặc biệt của nhóm khó khăn và nhóm có nguy cơ cao..............11
2.9 Vai trò và các loại nhân lực y tế và nhân lực liên quan đến y tế trong CSSKBĐ.. 11
2.10 Đào tạo nhân lực y tế và đào tạo nhân lực liên quan đến y tế cho CSSKBĐ.. . .12
2.11 Động viên phục vụ cho các vùng xa xôi hẻo lánh............................................12
2.12 Kỹ thuật học thích hợp cho sức khoẻ...............................................................12
2.13 Hỗ trợ hậu cần và các cơ sở cho CSSKBĐ........................................................13
2.14 Thuốc thiết yếu cho CSSKBĐ...........................................................................13
2.15 Hành chính và quản lý CSSKBĐ.......................................................................13
2.16 Nghiên cứu các dịch vụ và hoạt động y tế.......................................................13
2.17 Nguồn lực cho CSSKBĐ....................................................................................14
2.18 Sự cam kết quốc gia về CSSKBĐ.....................................................................14
2.19 Chiến lược quốc gia về CSSKBĐ.......................................................................14
2.20 Sự hợp tác kỹ thuật trong CSSKBĐ..................................................................15
2.21 Hỗ trợ quốc tế về CSSKBĐ...............................................................................15
2.22 Vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Qũy cứu trợ nhi đồng quốc tế
(UNICEF) trong hỗ trợ CSSKBĐ.................................................................................15
3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU............................15
3.1 Sức khỏe............................................................................................................15
3.1.1 Sức khỏe thể chất:..........................................................................................................................15
3.1.2 Sức khỏe tâm thần: .......................................................................................................................16
3.1.3 Sức khỏe xã hội:.............................................................................................................................16
3.2 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu..............................................................................16
3.2.1 Định nghĩa CSSKBĐ......................................................................................................................16
Là chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các
phương pháp và kỹ thuật thực hành, khoa học,
được chấp nhận về mặt xã hội. Những phương
pháp và kỹ thuật này phải được áp dụng cho
tất cả mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng
thông qua sự tham gia tích cực của họ với giá
thành mà cộng đồng có thể chấp nhận được để
duy trì các giai đọan của quá trình phát triển
với tinh thần tự lực cánh sinh. .......16
3.2.2 Các nội dung CSSKBĐ..................................................................................................................17
3.3 Những lý giải chưa đúng về ý nghĩa của CSSKBĐ...............................................17
3.4 Sự khác nhau giữa chăm sóc y tế và CSSKBĐ....................................................17
3.5 Cách đề cập khác nhau về CSSKBĐ....................................................................18
3.5.1 CSSKBĐ có chọn lọc (selective primary health care)...................................................................18
3.5.2 CSSKBĐ tòan diện (comprehensive primary health care):...........................................................18
3.5.3 Sự khác nhau giữa CSSKBĐ có chọn lọc và CSSKBĐ toàn diện ................................................19
3.6 Một số nguyên tắc (nguyên lý) của chăm sóc sức khoẻ ban đầu:.......................19
3.6.1 Nguyên tắc công bằng: .................................................................................................................19
3.6.2 Nguyên tắc tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe: .............................................20
3.6.3 Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng: .......................................................................................20
3.6.4 Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật thích hợp: .......................................................................................20
3.6.5 Nguyên tắc phối hợp liên ngành: ..................................................................................................20
4 Ý NGHĨA CỦA TUYÊN NGÔN ALMA ATA.....................................................21

3
5 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC CSSKBĐ HIỆN
NAY.........................................................................................................21

Những thành công:.........................22


Những hạn chế: .............................23
Sự cộng tác hướng tới cam kết thực hiện chăm
sóc sức khỏe .................................25
Tạo ra và duy trì hỗ trợ toàn cầu: 25
Chính quyền: ................................27
Ngành y tế: ...................................27
Cá nhân và cộng đồng. ............27
Cán bộ y tế: ...................................28
Cơ quan tài trợ:..............................28
Tổ chức phi chính phủ:...................28
Nhũng người có lợi ích từ cung cấp các dịch vụ
tư nhân: .........................................28
Các trường đại học và sức khỏe cho mọi người.
.......................................................29
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Ở VIỆT NAM..............................................33

1 KHÁI NIỆM VỀ CÁC TUYẾN Y TẾ LIÊN QUAN NHIỀU ĐẾN HOẠT ĐỘNG CSSKBĐ
...............................................................................................................33
1.1 Hộ gia đình: .......................................................................................................33
1.2 Cộng đồng: ........................................................................................................33
1.3 Cơ sở y tế tuyến đầu (tuyến xã, phường):..........................................................33
1.4 Cơ sở y tế tuyến thứ hai (trung tâm y tế tuyến huyện):......................................34
2 CÁC NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU CỦA VIỆT NAM.................36
2.1 Giáo dục sức khoẻ .............................................................................................36
Hộ gia đình:....................................38
Cộng đồng:.....................................38
Cơ sở y tế (tuyến xã và tuyến huyện)38
2.2 Tăng cường cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý.....................................39
Hộ gia đình:....................................40
Cộng đồng:.....................................40
Các cơ sở y tế:................................40
2.3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường........................................................41
Hộ gia đình:....................................42
Cộng đồng:.....................................42
Các cơ sở y tế:................................42
2.4 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, bao gồm KHHGĐ...............................................42
Hộ gia đình:....................................43
Cộng đồng:.....................................44
Các cơ sở y tế:................................44
2.5 Tiêm chủng mở rộng.........................................................................................45
Tại nhà:..........................................45
Tại cộng đồng:...............................45
Tuyến xã:.......................................45

4
Trung tâm y tế huyện:...................46
2.6 Phòng và quản lý dịch bệnh lưu hành tại địa phương.........................................46
Tại nhà:..........................................46
Tuyến xã:.......................................47
Tuyến huyện:.................................47
Các chương trình, dự án nhằm mục tiêu khống
chế các bệnh dịch đang tiến hành ở nước ta. .47
2.7 Điều trị các bệnh thông thường..........................................................................48
Hộ gia đình:....................................48
Cộng đồng:.....................................48
Cơ sở y tế (bao gồm y tế tuyến xã và huyện):
.......................................................49
2.8 Cung cấp thuốc thiết yếu...................................................................................49
Hộ gia đình:....................................50
Trạm y tế xã:..................................50
Trung tâm y tế huyện:...................51
2.9 Quản lý sức khoẻ ...............................................................................................51
2.10 Kiện toàn màng lưới y tế cơ sở.........................................................................52
Mục tiêu của củng cố màng lưới y tế cơ sở đến
năm 2010.......................................52
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU........................56

3 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ................................................56


3.1 Định nghĩa đánh giá: .........................................................................................56
3.2 Khi nào cần đánh giá:.........................................................................................56
3.3 Theo dõi - Đánh giá thường kỳ và ngắn hạn.......................................................57
4 QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ..............................................................................57
4.1 Đặt mục tiêu đánh giá........................................................................................58
4.1.1 Đánh gía cái gì?............................................................................................................................58
4.1.2 Đánh gía để làm gì (mục đích)?....................................................................................................58
4.1.3 Ai sẽ dùng kết qủa đánh giá này?..................................................................................................58
4.2 Xác định phạm vi đánh giá.................................................................................59
4.3 Lựa chọn chỉ số và tiêu chuẩn............................................................................60
4.4 Chọn nguồn thông tin và xây dựng qui trình thu thập thông tin.........................60
4.5 Thu thập thông tin..............................................................................................61
4.6 Xử lí phân tích số liệu:........................................................................................61
4.7 Trình bày kết quả:..............................................................................................61
4.8 Tiến hành các hoạt động cần thiết.....................................................................61
5 TỶ LỆ BAO PHỦ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU............................61

6 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU.......................62
6.1 Tính tỉ lệ ngày sẵn có:........................................................................................63
6.2 Tính tỉ lệ tiếp cận:...............................................................................................63
6.3 Tính tỉ lệ sử dụng:...............................................................................................63
6.4 Tính tỉ lệ bao phủ đầy đủ:..................................................................................63
6.5 Tính tỉ lệ sử dụng hiệu quả:................................................................................64
Mối liên quan giữa các tỉ lệ bao phủ:64
Tỉ lệ sẵn có > Tỉ lệ tiếp cận > Tỉ lệ sử dụng > Tỉ
lệ sử dụng đầy đủ > Tỉ lệ sử dụng hiệu quả

5
(trong thực tế một số trường hợp tỉ lệ tiếp cận
có thể lớn hơn tỉ lệ sẵn có).............64
MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU
Ở VIỆT NAM..............................................................................................77

7 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Ở
VIỆT NAM ................................................................................................77

8 GIỚI THIỆU VỀ THÔNG TƯ SỐ 07/BYT-TT NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 1997 CỦA


BỘ Y TẾ....................................................................................................79

9 MẠNG LƯỚI CSSKBĐ Ở VIỆT NAM............................................................79


9.1 Y tế cơ sở ...........................................................................................................80
Trạm y tế xã phường......................80
9.2 Y tế tuyến huyện................................................................................................82
Phòng khám đa khoa khu vực........82
9.3 Sự chỉ đạo và quản lý của tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với CSSKBĐ.......82
9.3.1 Tuyến tỉnh......................................................................................................................................82
9.3.2 Tuyến trung ương...........................................................................................................................83
9.3.3 Ban chỉ đạo CSSKBĐ....................................................................................................................83
9.4 Những lực lượng y tế khác tham gia vào CSSKBĐ...............................................84
10 XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN......84
10.1 Cơ sở chính trị của XHH CSSKND......................................................................85
10.2 XHH CSSKND được thực hiện với 3 giai đoạn:...................................................85
10.3 Các biện pháp thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ
sở.............................................................................................................................87
10.3.1 Hình thành một tổ chức điều hành chung tất cả các hoạt động sức khoẻ ở tuyến cơ sở.............87
10.3.2 Nhiệm vụ của Ban CSSKND là:...................................................................................................87
10.3.2.1 Lập kế hoạch chung............................................................................................................................87
10.3.2.2 Phân công và lồng ghép các hoạt động liên ngành.............................................................................88
10.3.2.3 Tổ chức thực hiện, điều hành và giám sát...........................................................................................88
10.3.2.4 Tổ chức phối hợp việc đánh giá..........................................................................................................88
11 CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010
...............................................................................................................88

12 SỨC KHOẺ CHO MỌI NGƯỜI TRONG THẾ KỶ 21.......................................89

6
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU,
CÁC NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU VÀ Ý NGHĨA
CỦA TUYÊN NGÔN ALMA ATA

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi kết thức bài học này sinh viên có khả năng:
− Trình bày tóm tắt các nội dung khuyến cáo của tuyên ngôn Alma Alta
− Phân tích các ý nghĩa của tuyên ngôn Alma Ata.
− Trình bày được một số khái niệm liên quan đến CSSKBĐ

NỘI DUNG

1 GIỚI THIỆU VỀ HỘI NGHỊ ALMA ATA


Năm 1978, một hội nghị Quốc tế về Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) được
Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Qũy cứu trợ nhi đồng Quốc tế của Liên hợp quốc
(UNICEF) đồng đứng ra tổ chức tại Alma Ata (thủ đô của nước cộng hoà Kazăcstan
thuộc Liên xô trước đây) từ 6-12 tháng 9 năm 1978. Hội nghị đã đánh dấu một bước
ngoặt lịch sử trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Hội nghị đã đề cập đến khái niệm,
nội dung, nguyên lý và các khía cạnh quan trọng của CSSKBĐ.
Các mục tiêu của hội nghị là:
− Thúc đẩy các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tất cả các nước trên thế
giới.
− Trao đổi kinh nghiệm và thông tin về phát triển chăm sóc sức khoẻ ban đầu
trong phạm vi hệ thống y tế quốc gia và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
− Đánh giá tình trạng sức khoẻ hiện tại và chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới và
khả năng nâng cao sức khoẻ bằng chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
− Xác định các nguyên lý của chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các phương tiện để
giải quyết các vấn đề hoạt động thực hành trong phát triển chăm sóc sức khoẻ
ban đầu.
− Xác định vai trò của các chính phủ, của các tổ chức quốc gia và quốc tế trong hỗ
trợ cho phát triển chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
− Đưa ra các khuyến nghị cho phát triển chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã có sự tham dự của 134 chính
phủ và 67 các tổ chức quốc gia và quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ,
các cơ quan liên quan của WHO và UNICEF.

7
Hội nghị đã được nghe các báo cáo của tổng giám đốc WHO và giám đốc điều hành
của UNICEF với tiêu đề: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và 6 báo cáo của các giám
đốc khu vực WHO về kinh nghiệm, giải pháp và những vấn đề nổi lên phải đối mặt
của các quốc gia khác nhau. Những người tham dự hội nghị còn nhận được rất
nhiều các tài liệu chính thức như các tài liệu đã được công bố, các ví dụ về kỹ thuật
thích hợp, các tranh ảnh, phim liên quan đến chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Những
người tham dự cũng có cơ hội tham dự các cuộc triển lãm về chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước sở tại và các kỹ thuật thích hợp cho
chăm sóc sức khỏe do WHO và UNICEF tổ chức.
Hội nghị đã tuyên bố về tình trạng sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới hiện
tại là không thể chấp nhận được, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hơn nửa
dân số thế giới không được chăm sóc sức khỏe hợp lý. Với quan điểm nhìn nhận
các vấn đề sức khỏe trên phạm vi rộng, hội nghị đã kêu gọi cách đề cập mới với sức
khỏe và chăm sóc sức khỏe, những nỗ lực để giảm bớt khỏang cách về sức khỏe,
phấn đấu phân phối công bằng hơn về các nguồn lực cho sức khỏe để đạt được mức
độ sức khỏe cho tất cả mọi công dân trên thế giới, cho phép họ lãnh đạo cuộc sống
hữu ích. hội nghị đã đề cập đến giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, mối liên quan
giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển. Các lĩnh vực về kỹ thuật và thực
hành các họat động chăm sóc sức khỏe ban đầu với kinh nghiệm của các nước đã
được đề cập và thảo luận trong hội nghị. Hội nghị nhấn mạnh đến vai trò của tất cả
các tuyến trong hệ thống y tế quốc gia cần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu, thông
qua các họat động đào tạo thích hợp, giám sát, cung cấp hậu cần. Phát triển nhân lực
y tế cho chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được ưu tiên, đào tạo các lọai hình cán bộ
thích hợp với các điều kiện sống và hòan cảnh kinh tế của đất nước. Hội nghị kêu
gọi các chính phủ cần xây dựng các chiến lược quốc gia để thực hiện chăm sóc sức
khỏe ban đầu và các tổ chức quốc tế cần hỗ trợ tích cực cho chăm sóc sức khỏe ban
đầu nhằm đạt được sức khỏe cho tất cả mọi người trên hành tinh.

2 CÁC KHUYẾN CÁO HỘI NGHỊ ALMA ATA


Hội nghị đã nêu ra 22 khuyến cáo, dưới đây là nội dung các khuyến cáo:

2.1 Mối quan hệ qua lại giữa sức khoẻ và sự phát triển.
Hội nghị đã nhận ra sức khoẻ phụ thuộc vào sự phát triển xã hội và kinh tế và sức
khỏe góp phần vào sự phát triển xã hội và kinh tế.
Chính phủ phải hợp pháp và tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong kế hoạch
phát triển đất nước của họ với sự nhấn mạnh đặc biệt trong các chương trình phát
triển nông thôn và thành thị và sự phối hợp các hoạt động liên quan đến sức khoẻ
của các ngành khác nhau.

8
2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu:
Hội nghị coi tinh thần tự lực tự cường của các quốc gia, cộng đồng và quan tâm của
xã hội là các yếu tố cơ bản trong phát triển con người và khẳng định mọi người có
quyền và nghĩa vụ tham gia trong quá trình tăng cường và duy trì sức khoẻ của
mình.
Các chính phủ động viên và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của cộng đồng thông qua
sự truyền bá có hiệu quả các thông tin phù hợp, tăng tỷ lệ hiểu biết và phát triển, sắp
xếp các cơ sở cần thiết qua đó các cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể thừa nhận
trách nhiệm về sức khoẻ của họ.

2.3 Vai trò của chính quyền trong CSSKBĐ.


Hội nghị chú ý đến tầm quan trọng của tổ chức chính quyền thích hợp và sự hỗ trợ
của hệ thống tài chính ở tất cả các cấp cho sự phối hợp phát triển quốc gia, trong đó
có thực hiện CSSKBĐ và đưa chính sách quốc gia vào trong hoạt động thực tiễn
chăm sóc sức khoẻ.
Chính phủ tăng cường hỗ trợ bộ máy hành chính chung với CSSKBĐ và các hoạt
động liên quan thông qua sự hợp tác giữa các bộ ngành khác nhau và uỷ quyền các
trách nhiệm thích hợp và quyền lực cho các cấp trung gian và cộng đồng, với sự
cung cấp đầy đủ nhân lực và các nguồn lực cho các cấp này hoạt động.

2.4 Sự phối hợp trong chăm sóc sức khoẻ.


Hội nghị nhận thấy sự tăng cường đáng kể về sức khoẻ của tất cả mọi người đòi hỏi
phải có kế hoạch và phối hợp có hiệu quả các dịch vụ chăm y tế quốc gia và các
hoạt động có liên quan đến của các ngành khác.
Chính sách và kế hoạch y tế quốc gia được tính toán đầy đủ đến sự đóng góp của
các ngành khác tới sức khoẻ, vì thế cần có sự thoả thuận cụ thể ở tất cả các cấp - đặc
biệt ở các cấp trung gian và cộng đồng- trong sự phối hợp các dịch vụ CSSK với tất
cả các hoạt động khác góp phần tăng cường sức khoẻ và CSSKBĐ, các thoả thuận
như vậy cần phải xem xét tới vai trò của các ngành liên quan đến hành chính và tài
chính.

2.5 Nội dung CSSKBĐ.


Hội nghị nhấn mạnh là CSSKBĐ cần bao gồm ít nhất các yếu tố sau: giáo dục liên
quan đến các vấn đề sức khoẻ hiện tại và các phương pháp phát hiện, phòng và
khống chế các vấn đề đó; đẩy mạnh cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý;
cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh cơ bản; chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em
trong đó có kế hoạch hoá gia đình; tiêm chủng phòng các bệnh nhiễm trùng phổ
biến; phòng và kiểm soát các bệnh dịch lưu hành tại địa phương, điều trị hợp lý các
bệnh và các vết thương thông thường; cung cấp các thuốc thiết yếu.

9
2.6 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu toàn diện ở mức địa phương.
Hội nghị khẳng định CSSKBĐ bao gồm tất cả các hoạt động góp phần vào tăng
cường sức khoẻ của cộng đồng.
Để thực hiện CSSKBĐ toàn diện, tất cả các hoạt động định hướng phát triển phải có
quan hệ qua lại và cân đối, chẳng hạn như tập trung vào vấn đề ưu tiên cao nhất như
sự hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng và hệ thống y tế và vấn đề đó được chấp nhận
về văn hoá, thích hợp về kỹ thuật, có khả năng quản lý và các hoạt động can thiệp
thích hợp phải được phối hợp thực hiện để đáp ứng nhu cầu địa phương. Điều này
nhấn mạnh là các chương trình có mục tiêu riêng rẽ cần được phối hợp trong các
hoạt động CSSKBĐ càng sớm và càng nhiều càng tốt.

2.7 Hỗ trợ CSSKBĐ trong hệ thống y tế quốc gia.


Hội nghị coi CSSKBĐ là cơ sở của hệ thống y tế quốc gia hoàn chỉnh và hệ thống
y tế quốc gia phải tổ chức để hỗ trợ CSSKBĐ và làm cho CSSKBĐ có hiệu quả.
Các chính phủ đẩy mạnh CSSKBĐ và các hoạt động khác liên quan như tăng cường
phát triển, xác định những người, ngành tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ.
Điều này yêu cầu phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân viên CSSKBĐ và cộng
đồng, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm cho những khu vực nhất định. Cũng cần thiết
định hướng lại hệ thống đang tồn tại để đảm bảo tất cả các cấp của hệ thống hỗ trợ
cho CSSKBĐ bằng cách làm thuận lợi tiếp nhận bệnh nhân và tham vấn về các vấn
đề sức khoẻ, cung cấp các hoạt động giám sát và hướng dẫn, hỗ trợ về hậu cần và
cung cấp trang thiết bị thuốc men thông qua việc sử dụng hệ thống bệnh viện tuyến
trên.

2.8 Những nhu cầu đặc biệt của nhóm khó khăn và nhóm có nguy cơ cao.
Hội nghị nhận thấy những nhu cầu đặc biệt của những người có khó khăn, nguy cơ
cao, những người ít có khả năng nhất tiếp cận với các dịch vụ CSSK với các lý do
về lãnh thổ, chính trị, xã hội và tài chính. Hội nghị biểu thị mối quan tâm lớn đối
với những người có khó khăn nhất và những nhóm có nguy cơ cao nhất.
Như một bộ phận của toàn bộ dân số được bao phủ thông qua CSSKBĐ, ưu tiên
nhiều cho các đối tượng có nhu cầu đặc biệt như: phụ nữ, trẻ em, những người làm
việc ở những nơi có nguy cơ cao và bộ phận dân bị thiệt thòi trong xã hội và vì thế
các hoạt động cần thiết cần được duy trì. Cần tới các nơi sinh sống và làm việc để
phát hiện có hệ thống những người có nguy cơ cao, cung cấp các chăm sóc liên tục
cho họ và loại trừ các yếu tố có hại cho sức khoẻ.

2.9 Vai trò và các loại nhân lực y tế và nhân lực liên quan đến y tế trong
CSSKBĐ.
Hội nghị nhận thấy phát triển CSSKBĐ phụ thuộc vào thái độ và khả năng của tất
cả các nhân viên y tế, đồng thời phụ thuộc vào hệ thống y tế được thiết lập để hỗ trợ
và giúp đỡ các cán bộ thực hiện nhiệm vụ.

10
Các chính phủ có những ưu tiên cao cho sử dụng đầy đủ nguồn nhân lực con người
bằng cách xác định vai trò kỹ thuật, kỹ năng hỗ trợ, và thái độ yêu cầu cho mỗi loại
cán bộ y tế phù hợp với chức năng cần thiết để thực hiện và đảm bảo CSSKBĐ có
hiệu quả. Phát triển các nhóm làm việc bao gồm nhân viên y tế cộng đồng, nhân
viên phát triển cộng đồng khác, y tá, nữ hộ sinh, thày thuốc, những nơi có điều kiện
thì gồm cả những người thực hành y học cổ truyền, các bà mụ vườn.

2.10 Đào tạo nhân lực y tế và đào tạo nhân lực liên quan đến y tế cho
CSSKBĐ.
Hội nghị nhận thấy sự cần thiết có đủ số lượng cán bộ được đào tạo để hỗ trợ và
thực hiện CSSKBĐ.
Các chính phủ tiến hành hoặc hỗ trợ định hướng lại iệc đào tạo nhân lực cho tất cả
các cấp hiện tại và xem xét lại các chương trình đào tạo cho nhân viên y tế cộng
đồng mới, đó là các cán bộ y tế, đặc biệt là các thày thuốc và y tá cần được đào tạo
về kỹ thuật và xã hội học, được khuyến khích để phục vụ cho cộng đồng, tất cả các
khoá đào tạo phải bao gồm thực hành tại thực địa. Các thày thuốc và các cán bộ y tế
khác phải tự nguyện làm việc ở những nơi thiếu sự phục vụ ngay những năm đầu
khi hành nghề, vì thế cần chú ý đến đào tạo liên tục, giám sát hỗ trợ và chuẩn bị các
giáo viên để đào tạo cán bộ y tế và đào tạo các kiến thức y tế cho các cán bộ các
ngành khác.

2.11 Động viên phục vụ cho các vùng xa xôi hẻo lánh.
Hội nghị thấy rằng phục vụ CSSKBĐ tập trung vào các nhu cầu của các nơi chưa
được phục vụ, yêu cầu phải có sự tận tâm và được động viên. Cần thấy một yếu tố
quyết định là phải có các phần thưởng phù hợp với văn hoá và nhận ra các điều kiện
khó khăn khi phục vụ ở những vùng xa hẻo lánh. Các cán bộ y tế phục vụ ở nhưng
nơi này cần được hưởng các chế độ động viên rõ ràng khác với các nơi khác, phù
hợp với điều kiện khó khăn nơi họ sống và làm việc. Các chế độ khuyến khích này
cần được vận dụng cụ thể vào điều kiện địa phương, cải tạo điều kiện sống và làm
việc cho họ tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội được đào tạo và đào
tạo liên tục.

2.12 Kỹ thuật học thích hợp cho sức khoẻ.


Hội nghị nhận thấy là CSSKBĐ yêu cầu xác định, phát triển, vận dụng và thực hiện
kỹ thuật học thích hợp.
Các chính phủ, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và đặc
biệt là các cộng đồng cần phát triển các kỹ thuật và các phương pháp đóng góp cho
tăng cường sức khoẻ, cả trong hệ thống y tế và trong các dịch vụ liên quan cần có
cơ sở khoa học vững chắc, phù hợp với nhu cầu, được cộng đồng chấp nhận và
được duy trì bởi chính các thành viên cộng đồng, dựa trên tinh thần nguyên lý tự lập
với các nguồn lực mà cộng đồng và đất nước có khả năng.

11
2.13 Hỗ trợ hậu cần và các cơ sở cho CSSKBĐ
Hội nghị nhận ra rằng thành công của CSSKBĐ phụ thuộc vào sự cung cấp và duy
trì hậu cần đầy đủ thích hợp. Trong hàng nghìn cộng đồng ở rất nhiều nước đã nẩy
sinh những vấn đề mới trong phạm vi rất rộng.
Các chính phủ đảm bảo xây dựng hệ thống hành chính hiệu quả, phân phối và duy
trì các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đưa tất cả các hoạt động CSSKBĐ đến được với
cộng đồng. Cung cấp đầy đủ và hợp lý các thuốc men trang thiết bị, đảm bảo luân
có sẵn ở tất cả các cấp trong hệ thống y tế, đặc biệt cho các nhân viên sức khoẻ
cộng đồng. Cần chú ý tới phân phối và bảo quản an toàn các thuốc men, y dụng cụ
dễ bị hư hỏng như các loại vắc xin, tăng cường hợp lý hệ thống hỗ trợ bao gồm các
bệnh viện. Các chính phủ cần đảm bảo hệ thống giao thông và tất cả các điều kiện
vật chất cho CSSKBĐ để có thể thực hiện có hiệu quả, thích hợp với môi trường
kinh tế và xã hội.

2.14 Thuốc thiết yếu cho CSSKBĐ.


Hội nghị nhận ra rằng CSSKBĐ yêu cầu cung cấp liên tục các loại thuốc thiết yếu,
có nghĩa là cần tính toán đến phần kinh phí cụ thể dành cho thuốc thiết yếu trong
ngành y tế để không ngừng mở rộng CSSKBĐ, đảm bảo cuối cùng là diện bao phủ
của cung cấp thuốc thiết yếu được tăng lên trong phạm vi toàn quốc.
Các chính phủ hình thành chính sách và quy chế quốc gia về nhập, sản xuất tại địa
phương, bán, phân phối thuốc và sản phẩm sinh học để đảm bảo là thuốc thiết yếu
có sẵn tại các cấp khác nhau của hệ thống CSSKBĐ với giá thực tế thấp nhất. Vì thế
cần thực hiện các biện pháp đặc biệt để phòng lạm dụng thuốc. Đẩy mạnh phối hợp
sử dụng phương pháp điều trị cổ truyền. Cần xây dựng hệ thống cung cấp và quản
lý thuốc có hiệu quả.

2.15 Hành chính và quản lý CSSKBĐ.


Hội nghị xem xét việc đưa các nguyên lý của CSSKBĐ vào thực tiễn với yêu cầu sự
tăng cường tổ chức hành chính và quá trình quản lý.
Các chính phủ cần phải phát triển cơ cấu hành chính, áp dụng ở tất cả các cấp quá
trình quản lý thích hợp với kế hoạch thực hiện CSSKBĐ, đẩy mạnh phân phối các
nguồn lực, điều hành và đánh giá các chương trình với sự giúp đỡ của hệ thống
thông tin đơn giản và thích hợp. Chia sẻ trách nhiệm kiểm tra với cộng đồng. Thực
hiện đào tạo kiến thức kỹ năng quản lý thích hợp cho từng loại cán bộ y tế.

2.16 Nghiên cứu các dịch vụ và hoạt động y tế.


Hội nghị nhấn mạnh sự nhận biết đầy đủ của các chính phủ về CSSKBĐ tiến tới
khởi xướng và mở rộng CSSKBĐ. Hội nghị cũng nhận thấy nhiều vấn đề phức tạp
và dài hạn cần được quyết định chắc chắn và vì thế phải tiếp tục các nghiên cứu
trong đó có các vấn đề mới nổi lên trong quá trình thực hiện CSSKBĐ.

12
Mọi chương trình y tế phải dành một tỷ lệ nhất định nguồn ngân sách để thực hiện
nghiên cứu liên tục các dịch vụ y tế. Tổ chức nghiên cứu các dịch vụ y tế mới và
phát triển các đơn vị ở các địa bàn thực địa, thực hiện đồng thời với các hoạt động
chung. Động viên đánh giá và thông tin phản hồi để xác định sớm các vấn đề. Giao
trách nhiệm cho các cơ sở và các viện nghiên cứu, làm cho họ phối hợp chặt chẽ với
hệ thống y tế. Khuyến khích sự tham gia của các cán bộ công tác ở thực địa và các
thành viên cộng đồng, duy trì khả năng đào tạo cán bộ nghiên cứu để đẩy mạnh tính
tự lực tự cường.

2.17 Nguồn lực cho CSSKBĐ.


Hội nghị nhận thấy thực hiện CSSKBĐ yêu cầu huy động có hiệu quả các nguồn
lực cho sức khỏe.
Để thực hiện cam kết chính trị đẩy mạnh CSSKBĐ các chính phủ tăng nguồn tài
chính cho CSSKBĐ, ưu tiên trước tiên là mở rộng CSSKBĐ cho các cộng đồng
chưa được phục vụ, động viên và hỗ trợ bằng nhiều cách, thích hợp với từng nơi,
bao gồm các loại hình như: bảo hiểm xã hội, hợp tác, khai thác tất cả các nguồn vốn
có sẵn ở mức địa phương thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng. Thực hiện
các biện pháp để tăng cường tối đa hiệu quả các họat động liên quan đến sức khỏe
của tất cả các ngành.

2.18 Sự cam kết quốc gia về CSSKBĐ.


Hội nghị khẳng định CSSKBĐ yêu cầu sự cam hết chính trị mạnh mẽ và liên tục
của chính quyền ở tất cả các cấp, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và hỗ trợ của mọi
người.
Các chính phủ thể hiện chính sách của họ để đạt được sức khỏe cho mọi người bằng
cách đưa ra các cam kết liên tục thực hiện CSSKBĐ như một bộ phận trong tòan bộ
hệ thống y tế quốc gia nằm trong sự phát triển kinh tế xã hội chung, với sự tham gia
của tất cả các ngành có liên quan. Có thể áp dụng luật pháp ở những nơi cần thiết,
khuyến khích, huy động và duy trì sự quan tâm của công chúng và sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSSKBĐ.

2.19 Chiến lược quốc gia về CSSKBĐ.


Hội nghị nhấn mạnh nhu cầu xây dựng các chiến lược quốc gia để biến các chính
sách CSSKBĐ thành các hành động cụ thể.
Các chính phủ cần nhanh chóng xây dựng các chiến lược quốc gia với sự xác định
rõ ràng các đích và phát triển, thực hiện kế họach hành động để đảm bảo đưa
CSSKBĐ tới được tất cả mọi người, ưu tiên cao nhất cho các vùng và các nhóm
chưa có các dịch vụ CSSK. Đánh giá lại các chính sách, chiến lược và kế họach về
CSSKBĐ để đảm bảo sự vận dụng nó hợp lý vào các giai đọan phát triển.

13
2.20 Sự hợp tác kỹ thuật trong CSSKBĐ.
Hội nghị nhận thấy tất cả các nước có thể học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau
trong phạm vi các vấn đề sức khỏe và phát triển.
Các nước chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kiến thức trong phát triển
CSSKBĐ như là bộ phận của hợp tác kỹ thuật trong các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển.

2.21 Hỗ trợ quốc tế về CSSKBĐ.


Hội nghị nhận thấy cần đẩy mạnh và duy trì CSSK và vượt qua các trở ngại để thực
hiện CSSKBĐ vì thế cần sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế qua lại giữa các nước.
Các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác song phương và đa phương, các tổ chức
phi chính phủ, các cơ quan tài chính tài trợ và các tổ chức khác tham gia vào các
họat động chăm sóc sức khỏe quốc tế cần được động viên, hỗ trợ các cam kết quốc
gia về CSSKBĐ. Cần phải tăng cường hơn nữa các nguồn phối hợp hỗ trợ tài chính,
kỹ thuật vào hệ thống CSSKBĐ với sự trân trọng tất cả các nguồn lực, trên tinh thần
mỗi quốc gia tự lực tự cường, tự khẳng định mình, cũng như việc sử dụng tối đa các
nguồn lực có sẵn tại địa phương.

2.22 Vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Qũy cứu trợ nhi đồng quốc
tế (UNICEF) trong hỗ trợ CSSKBĐ.
Hội nghị nhận thấy sự cần thiết của các nỗ lực hợp tác về kế hoạch hành động quốc
tế cho CSSKBĐ.
WHO và UNICEF là các tổ chức tham gia tổ chức hội nghị ALma Ata và đưa ra các
khuyến nghị cần phải tiếp tục động viên và hỗ trợ các chiến lược và kế họach quốc
gia cho CSSKBĐ như một bộ phận trong tòan bộ sự phát triển.
WHO và UNICEF dựa trên cơ sở của các chiến lược, kế họach quốc gia, cần nhanh
chóng hình thành các kế họach phối hợp hành động ở mức khu vực và tòan cầu để
đẩy mạnh và làm thuộn lợi sự hỗ trợ lẫn nhau của các nước, đặc biệt là thông qua
các cơ sở của các quốc gia, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển của CSSKBĐ.

3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.

3.1 Sức khỏe


Định nghĩa về sức khỏe với tính tòan diện đã được Tổ chức y tế thế giới nêu ra như
sau: Sức khỏe là trạng thái thỏai mái tòan diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật.

3.1.1 Sức khỏe thể chất:


Là yếu tố quan trọng của tòan bộ sức khỏe. Những dấu hiệu biểu hiệu sức khỏe thể
chất là: nước da bóng, hồng, sạch đẹp, mắt sáng, tóc bóng, thân hình cân đối, không
quá béo, ăn ngon miệng, ngủ sâu, chuyển động hài hòa, các cơ quan của cơ thể có

14
kích thước bình thường, các giác quan thực hiện tốt chức năng. Các hằng số sinh lý
của cơ thể trong giới hạn cho phép.

3.1.2 Sức khỏe tâm thần:


Không có những mâu thuẫn bên trong, có nghĩa là người có sức khỏe tâm thần
không lên án và hối tiếc về bản thân mình. Có khả năng điều chỉnh bản thân tốt phù
hợp với các hòan cảnh thay đổi, dễ chấp nhận các khủng hỏang và không dễ buồn
nản, có khả năng sống và làm việc với những người khác. Có thể hiểu được nhu cầu
tình cảm của người khác và cố gắng giải quyết các mối quan hệ với người khác.
Người có sức khỏe tâm thần cũng là người tự kiềm chế, không quá xúc động, không
bị sợ hãi, bực tức, tình yêu, lo lắng chế ngự, có thể đương đầu giải quyết các khó
khăn một cách thông minh. Sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất có mối liên hệ
chặt chẽ và có tác động qua lại rõ ràng với nhau.

3.1.3 Sức khỏe xã hội:


Sức khỏe của một người không thể tách rời với bối cảnh văn hóa, xã hội. Tình trạng
sức khỏe không thể được tăng cường mà không có những thay đổi về các yếu tố văn
hóa xã hội. Nhìn chung sức khỏe xã hội xem xét cân nhắc tới mỗi cá nhân nằm
trong tòan bộ hệ thống xã hội. Cá nhân là bộ phận của gia đình, cộng đồng mà môi
trường văn hóa xã hội có tác động đến tất cả mọi người trong đó có từng cá nhân.

3.2 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

3.2.1 Định nghĩa CSSKBĐ


Là chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên các phương pháp và kỹ thuật thực hành,
khoa học, được chấp nhận về mặt xã hội. Những phương pháp và kỹ thuật này phải
được áp dụng cho tất cả mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng thông qua sự
tham gia tích cực của họ với giá thành mà cộng đồng có thể chấp nhận được để duy
trì các giai đọan của quá trình phát triển với tinh thần tự lực cánh sinh.
CSSKBĐ là một bộ phận không thể tách rời của cả hệ thống y tế và của quá trình
phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là bước tiếp xúc đầu tiên giữa cá nhân,
gia đình và cộng đồng với hệ thống y tế quốc gia mà nhiệm vụ của nó là cung cấp
các dịch vụ CSSK đến tận nơi mà con người sống và làm việc.
SSKBĐ có nghĩa là:
− Chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người cần nó nhất.
− Chăm sóc sức khỏe tới tận gia đình chứ không phải chỉ là hạn chế ở các cơ sở y
tế.
− Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục của hệ thống chăm sóc sức khỏe
với mọi người, gia đình và cộng đồng.
− CSSKBĐ không phải chỉ là là chăm sóc y học hay y tế ban đầu.

15
− CSSKBĐ không phải chỉ là tiếp xúc đầu tiên của mọi người với y tế.
− CSSKBĐ không phải chỉ là cung cấp các dịch vụ y tế cho tất cả mọi người.

3.2.2 Các nội dung CSSKBĐ


Chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm tám yếu tố (hay 8 nội dung):
− Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh.
− Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến sức khỏe;
− Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường;
− Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình;
− Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em;
− Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương;
− Điều trị hợp lý các bệnh và các vết thương thông thường;
− Cung cấp các loại thuốc thiết yếu;

3.3 Những lý giải chưa đúng về ý nghĩa của CSSKBĐ


− CSSKBĐ chỉ là những chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng.
− CSSKBĐ chỉ là mức độ tiếp xúc đầu tiên giữa những cá nhân và cộng đồng với
hệ thống y tế.
− CSSKBĐ chỉ dành cho những người nghèo không thể chi trả được cho bác sỹ ở
những nước đang phát triển.
− CSSKBĐ chỉ quan tâm đến những vùng nông thôn, với những biện pháp can
thiệp đơn giản, kỹ thuật thấp và các nhân viên y tế có kiến thức y học giới hạn,
được đào tạo hạn chế, khác biệt với các bác sỹ làm việc ở bệnh viện với kỹ thuật
hiện đại.

3.4 Sự khác nhau giữa chăm sóc y tế và CSSKBĐ.


Chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc y tế không giống nhau. Nói một cách tổng
quát chăm sóc sức khỏe ban đầu rộng hơn, nó bao gồm cả chăm sóc y tế và chăm
sóc ngòai ngành y tế y tế, chăm sóc cho cả người ốm và người khoẻ.
Giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc y tế có những điểm khác nhau như
bảng dưới đây:

Chăm sóc y tế CSSKBĐ


− Hệ thống y tế theo ngành dọc, độc − Họat động thông qua sự phối hợp
lập với các ngành bộ khác. liên ngành.

16
Chăm sóc y tế CSSKBĐ
− Nhấn mạnh vào điều trị và sử dụng − Chủ yếu là dự phòng và nâng cao
thuốc, đề cao vai trò của bác sỹ và sức khỏe. Nhấn mạnh vào cung cấp
bệnh viện. nước và vệ sinh môi trường, tiêm
chủng, dinh dưỡng và giáo dục sức
khỏe.
− Nhấn mạnh vào kỹ thuật cao và − Nhấn mạnh vào các bệnh phổ biến,
chuyên khoa hóa. các nhóm người có nguy cơ cao và
giảm tỷ lệ chết sơ sinh.
− Điều trị cho các cá thể người bệnh. − Giúp những người khỏe trong cộng
đồng phòng và điều trị bệnh.
− Nhân viên y tế cơ sở được coi như − Nhân viên y tế cơ sở được coi là
là người thay thế cho các Bác sỹ. những người chính trong chăm sóc
sức khỏe.
− Sức khỏe được coi như là sản phẩm − Nâng cao sức khỏe là họat động của
của kỹ thuật từ bên ngoài. cộng đồng và gia đình.
− Không chú trọng nền y học cổ − Phát huy ưu điểm của y học cổ
truyền và nền văn hóa truyền thống. truyền và nền văn hóa truyền thống.
− Tốn phí, tập trung vào các thành − Ít tốn kém và phân bố bình đẳng
phố và các bệnh viện lớn. giữa các vùng nông thôn và thành
thị nghèo.
− Được tài trợ của chính phủ. − Tự lực cánh sinh và được sự hỗ trợ
của cộng đồng.
− Bệnh nhân thường phụ thuộc vào − Giúp cá nhân và cộng đồng có khả
nhân viên y tế và ngành y tế. năng tự chăm sóc cho chính họ.

3.5 Cách đề cập khác nhau về CSSKBĐ

3.5.1 CSSKBĐ có chọn lọc (selective primary health care).


Là việc áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe cho mọi
người với giá thành thấp nhất. Người ta ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn vào
các bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao nhất và đem lai hiệu quả cao về giá thành khi áp
dụng các biện pháp can thiệp cụ thể.

3.5.2 CSSKBĐ tòan diện (comprehensive primary health care):


Là chăm sóc có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển, trong đó con người
nâng cao cả mọi mặt cuộc sống và sức khỏe của họ. Sức khỏe tốt là chìa khóa của
quá trình phát triển. Sức khoẻ không tách rời sự phát triển chung.

17
3.5.3 Sự khác nhau giữa CSSKBĐ có chọn lọc và CSSKBĐ toàn diện

CSSKBĐ có chọn lọc CSSKBĐ tòan diện


− Sức khỏe được định nghĩa là không − Sức khỏe được định nghĩa là sự
có bệnh. thỏai mái tòan diện về thể chất, tinh
thần và xã hội.
− CSSK là cung cấp các dịch vụ y tế − Chăm sóc sức khỏe là một phần
là chủ yếu không thể tách rời của quá trình
phát triển.
− Không quan tâm đầy đủ đến sự − Có sự tham gia tích cực của cộng
tham gia của cộng đồng. đồng.
− Kế họach được lập từ trên xuống − Kế họach được lập từ dưới lên với
theo ngành dọc. sự tham gia của cộng đồng.
− Nhu cầu của cộng đồng do những − Nhu cầu của cộng đồng do chính
người ngòai cộng đồng xác định. cộng đồng tham gia xác định.
− Đề cao vai trò của người tài trợ − Cộng đồng có vài trò quyết định.
kinh phí.
− Tập trung vào những bệnh có tỷ lệ − Chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi
mắc và chết cao và những người có người.
nguy cơ cao.
− Nhấn mạnh các biện pháp y tế có − Phối hợp liên ngành và gắn liền với
hiệu quả cao nhất trong thời gian quá trình phát triển, đem lại hiệu
ngắn. quả lâu dài.

3.6 Một số nguyên tắc (nguyên lý) của chăm sóc sức khoẻ ban đầu:

3.6.1 Nguyên tắc công bằng:


Chăm sóc sức khỏe ban đầu là cách đề cập dựa trên nhu cầu và tính công bằng. Tính
công bằng được coi là nguyên tắc then chốt, nó thể hiện tính nhân đạo truyền thống
trong công tác chăm sóc sức khỏe. Nguyên tắc này nhấn mạnh đến sự bao phủ chăm
sóc rộng rãi dân số, với sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng với nhu
cầu của cộng đồng. Tính công bằng được thể hiện ở chỗ các cá nhân có nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ như nhau được nhận các chăm sóc sức khỏe như nhau, bất kể họ
là ai. Tính công bằng không có nghĩa là bình quân hay cung cấp các chăm sóc sức
khỏe đồng đều cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho những người thực sự có nhu cầu cần thiết được chăm sóc sức
khỏe. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cần quan tâm đến các
vùng sâu, vùng xa, đến các đối tượng nghèo, thiệt thòi trong tiếp cận và tiếp nhận
được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

18
3.6.2 Nguyên tắc tăng cường sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ là chữa bệnh mà còn phải tăng cường hiểu
biết của người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
nhấn mạnh đến các biện pháp dự phòng và loại bỏ tận gốc các nguyên nhân của
bệnh tật. Nguyên tắc này cân nhắc đến tính tự nhiên của các vấn đề sức khỏe mà các
nước đang phát triển phải đối phó và coi phòng bệnh và tăng cường sức khỏe như là
phương tiện thích hợp để đối phó với các vấn đề sức khỏe. Nguyên tắc này được thể
hiện trong nhiều nội dung CSSKBĐ.

3.6.3 Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng:


Hội nghị Alma Ata coi sự tham gia của cộng đồng như là nhân tố chìa khoá cơ bản
trong chăm sóc sức khỏe. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng bao gồm các cá
nhân trong cộng đồng nhận rõ trách nhiệm của họ trong chăm sóc sức khỏe, các
thành viên cộng đồng tham gia vào việc đưa ra các quyết định để giải quyết các vấn
đề sức khỏe ưu tiên và phân phối các nguồn lực y tế, quản lý cộng đồng, vận động
cộng đồng trong các chiến dịch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Cộng đồng còn đóng
góp nguồn lực của họ cho công tác chăm sóc sức khỏe. Cộng đồng cần quyết định
những điều họ mong muốn trong công tác chăm sóc sức khỏe và biện pháp làm thế
nào để đạt được những điều đó. Sự tham gia của cộng đồng là một trong những
nguyên lý quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3.6.4 Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật thích hợp:


Điều này không có nghĩa là áp dụng các kỹ thuật thấp mà là quá trình cân nhắc tới
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như khả
năng chấp nhận và duy trì các biện pháp chăm sức khỏe của cộng đồng để chọn lựa
các kỹ thuật chăm sóc và dịch vụ thích hợp nhất cho đối tượng. Thực hiện nguyên
tắc này phải hiểu rõ đối tượng và nắm vững các kỹ thuật, phương pháp có thể lựa
chọn áp dụng cho đối tượng.

3.6.5 Nguyên tắc phối hợp liên ngành:


Giải quyết các vấn đề sức khỏe của cộng đồng không thể chỉ do ngành y tế mà cần
thiết phải có sự tham gia của nhiều ngành khác. Đối với nhiều người, muốn tăng
cường tình trạng sức khỏe thì cần phải có những thay đổi quan trọng những điều
kiện kinh tế, xã hội nơi họ sinh sống. Tăng cường đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước. Sức
khỏe là vấn đề phát triển và đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự phát triển của các
ngành khác. Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ liên quan đến tăng
cường tình trạng sức khỏe của cộng đồng mà còn là sự tăng cường các điều kiện
kinh tế xã hội của cộng đồng dẫn đến tình trạng sức khoẻ tốt nhất. Không phải chỉ
ngành y tế có trách nhiệm đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mà chính
quyền cũng như nhiều ngành khác cùng có trách nhiệm trong công tác bảo vệ và
tăng cường sức khỏe nhân dân.

19
4 Ý NGHĨA CỦA TUYÊN NGÔN ALMA ATA
Các khuyến cáo của hội nghị Alma Ata đã có ý nghĩa lớn đối với sức khỏe của nhân
dân tòan thế giới, đặc biệt là với nhân dân các nước đang phát triển. Tuyên ngôn đã
đề cập đến một cách nhìn toàn diện hơn về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Nó phê
phán quan điểm nặng về chữa bệnh, lạm dụng các lọai thuốc đắt tiền và các kỹ thuật
quá sâu phục vụ cho cá nhân, coi trọng chữa bệnh cho các cá nhân hơn là chăm sóc
sức khỏe cho cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng thể hiện rõ tính nhân
đạo truyền thống của ngành y là quan tâm đến các đối tượng nghèo, những người có
thiệt thòi về sức khỏe và chăm sóc sức khoẻ. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã nhấn
mạnh đến vai trò và trách nhiệm của mọi cá nhân trong chăm sóc sức khoẻ cho
mình cho gia đình và cho cộng đồng xã hội. Đặc biệt vai trò chủ động chăm sóc sức
khỏe của các cá nhân các cộng đồng đã được nhấn mạnh nhằm duy trì sự tự lực
cánh sinh và tự phát triển.
Hội nghị Alma Ata đã có ảnh hưởng lớn đến các chính sách quốc gia cũng như sự
hợp tác và giúp đỡ quốc tế về về tăng cường và mở rộng công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân.

5 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC


CSSKBĐ HIỆN NAY
Từ sau hội nghị Alma Ata nhiều chính phủ cam kết thực hiện lâu dài chính sách
chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa trên cơ sở những nguyên tắc của chăm sóc sức khỏe
ban đầu do hội nghị đề ra. Triết lý và kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu đã
được tích lũy ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1988 hội nghị Riga (thuộc Liên xô
cũ) đã xem xét đánh giá những tiến bộ của chiến lược sức khỏe cho mọi người. Hầu
hết các nước báo cáo là đã tạo ra những điều kiện tốt hơn trong thực hiện chính sách
và chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe. Kiến thức và hiểu biết về chăm sóc
sức khỏe ban đầu được tăng cường. Nhiều ngành đã nhận thấy rõ trách nhiệm của
họ trong chăm sóc sức khỏe. Cộng đồng cũng nhận thức rõ hơn vai trò của họ đối
với công tác chăm sóc sức khỏe và tham gia tích cực trong sự nghiệp phát triển sức
khỏe. Tại hội nghị Riga, tính nhân đạo và công bằng trong chăm sóc sức khỏe được
ghi nhận và đánh giá cao. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã góp phần quan trọng vào
thực hiện công bằng xã hội thông qua việc giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc
sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và
tử vong bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tăng tuổi thọ trung bình khi sinh. Tuy đã đạt
được những tiến bộ rõ rệt nhưng hội nghị Riga cũng nêu ra những tồn tại và thử
thách lớn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu như vấn đề công bằng, hoạt động dự
phòng, phối hợp liên ngành vv. Mặc dù đã qua nhiều năm thực hiện chăm sóc sức
khỏe ban đầu nhưng nhiều cán bộ y tế vẫn còn nhầm lẫn, thiếu hiểu biết đầy đủ và
thiếu kỹ năng cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong
chương trình đào tạo của các trường y thường nhấn mạnh đến kỹ năng lâm sàng hơn
là làm việc với cộng đồng. Cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
thường thiếu kiến thức, kỹ năng về dịch tễ, quản lý và kiến thức về các môn khoa
học xã hội có liên quan để có thể giúp họ làm việc với cộng đồng có hiệu quả cao.

20
Vấn đề hiện nay là cần phải tìm ra những hoạt động cụ thể để đẩy mạnh thực hiện
chiến lược sức khỏe cho mọi người thông qua thực hiện công bằng trong chăm sóc
sức khỏe và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Phát triển nguồn nhân lực thích hợp là một trong những mặt quan trọng của công
tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến chiến
lược phát triển nhân lực cho chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những cán bộ được đào
tạo làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cần phải có hiểu biết đầy đủ về triết lý
và nguyên tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu, có đủ các kiến thức xã hội cần thiết
liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu. Họ biết phương pháp làm việc với cộng
đồng và động viên lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng vào công tác chăm sóc sức
khỏe.
Vấn đề quản lý họat động chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng là một nhiệm vụ quan
trọng hiện nay nhằm đẩy mạnh chất lượng của công tác CSSKBĐ. Trong công tác
quản lý có thể có hai giải pháp chủ yếu như sau để đẩy mạnh CSSKBĐ:
− Một là đầu tư phát triển các nguồn lực và kỹ thuật mới,
− Hai là sử dụng hợp lý các nguồn lực và kỹ thuật có sẵn để đạt hiệu quả cao nhất.
Giải pháp thứ hai gần đây được nhiều người chú ý, nhất là các nhà quản lý các dịch
vụ CSSKBĐ.
Vấn đề cơ bản trong quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu là:
− Phân phối các nguồn lực và tổ chức các dịch vụ như thế nào để có thể phục vụ
được càng nhiều đối tượng càng tốt và nâng cao hiệu quả tối đa?
− Các dịch vụ có tới được những người cần các dịch vụ đó không?
− Các dịch vụ có đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của những người cần nó
không.
Sau hội nghị Alma Ata thế giới đã trải qua hơn hai mươi năm thực hiện CSSKBĐ.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã đạt được những thành công và còn tồn tại những hạn
chế chính như sau:
Những thành công:
Về mặt tích cực, sức khỏe cho mọi người và nội dung của CSSKBĐ được chấp
nhận một cách rộng rãi cả các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
quốc tế. CSSKBĐ đã có ảnh hưởng lớn đến đẩy mạnh phân phối công bằng các
nguồn lực y tế, trong định hướng phục vụ và trong phát triển các lọai hình mới của
nhân viên sức khỏe ở nhiều nước. Đã có sự tăng lên rõ ràng về diện bao phủ của
một số chương trình CSSKBĐ như tiêm chủng, cung cấp nước và vệ sinh môi
trường, chăm sóc phụ nữ trước sinh v.v.. Tình trạng sức khỏe được tăng cường biểu
hiện qua các chỉ số như giảm tỷ lệ tử vong ở tất cả các nước trên thế giới, ví dụ tử
vong trẻ em dưới 5 tuổi trên tòan thế giới là 240/1000 trẻ sinh sống vào thời kỳ
1950-1955, giảm xuống còn 118/1000 trẻ đẻ ra sống vào thời kỳ 1980-1985 và dự
kiến giảm xuống còn 83/1000 trẻ sinh sống vào giai đọan 1995-2000, mặc dù vẫn

21
còn sự khác nhau rõ ràng về dịch tễ học các bệnh và tính không công bằng giữa các
quốc gia và các khu vực trong một quốc gia. Một vấn đề cũng được coi là thành
công là nhận thức về CSSKBĐ tăng lên. Cụ thể nhiều thời gian và nguồn lực được
sử dụng cho các nội dung họat động CSSKBĐ, các tư tưởng mới được hưởng ứng
và các thay đổi được lồng ghép vào các hệ thống y tế quốc gia.
Bệnh dịch ở trẻ em như bại liệt, sởi, uốn ván và ho gà đã giảm do đạt được tỷ lệ bao
phủ cao của chương trình tiêm chủng. Sự giảm các bệnh này rõ ràng đã góp phần
đáng kể vào giảm tỷ lệ tử vong chung ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên một số rất
ít các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất có thể duy trì tỷ
lệ tiêm chủng cao mà không có sự giúp đỡ của bên ngòai. Các tiến bộ theo hướng
đạt mục tiêu toàn cầu về lọai trừ và khống chế một số bệnh chọn lọc vẫn đang còn
là những thử thách. Các bệnh tim mạch đã giảm ở nam trong các nước đã phát triển,
một phần do giảm hút thuốc lá.
Một số nước phát triển kinh tế nhanh, chuyển từ một nước đang phát triển thành
một nước độc lập về kinh tế. Sự phát triển về kinh tế đồng thời với sự tăng cường
một số các điều kiện xã hội.
Những kinh nghiệm giành được trong thực hiện CSSKBĐ sẽ giúp mỗi nước và
cộng đồng thế giới thiết kế các chiến lược để giải quyết các vấn đề sức khoẻ. Các
yếu tố dẫn đến tăng cường nhanh chóng sức khoẻ ở nhiều nước chỉ ra các chiến
lược cần được tiếp tục và quan tâm. Các kinh nghiệm thực tế trong khắc phục khó
khăn thử thách để thực hiện CSSKBĐ có lẽ là phương tiện mạnh nhất mà cộng
đồng quốc tế đã thúc đẩy các tiến bộ. Trên cơ sở của kinh nghiệm thực hành các
nghiên cứu trường hợp, các phương pháp và các hướng dẫn đã được các nước, tổ
chức y tế thế giới và các tổ chức khác chuẩn bị.
Những hạn chế:
Về mặt hạn chế, các tổ chức khác nhau tham gia trong thực hiện CSSKBĐ như các
chính phủ, các nhân viên y tế, các cơ quan tài trợ đã thể hiện những điểm yếu kéo
dài trong sự phối hợp các hoạt động và nguồn lực. Những vấn đề quan trọng của
quản lý được chú ý rất ít, như chọn vấn đề ưu tiên, đảm bảo chất lượng và nghiên
cứu hoạt động. Trong lựa chọn vấn đề ưu tiên có sự mâu thuẫn giữa những lời
khuyên đưa ra cho các nước đang phát triển làm thế nào để họ phải vượt qua được
các vấn đề sức khoẻ trong thời kỳ chuyển đổi. Thứ hai là các dịch vụ y tế quốc gia
vẫn ủng hộ sử dụng nguồn lực cho các bệnh và các vấn đề mà không ảnh hưởng đến
bộ phận lớn dân số. Sự suy thoái kinh tế thế giới được coi là ảnh hưởng đến hội
nghị Alma Ata, đã dẫn đến giảm ổn định kinh tế của nhiều nước nhất là các nước
nghèo, kết quả là làm giảm phân phối nguồn lực y tế và làm biến động các dịch vụ y
tế. Cuối cùng, về vai trò của các tổ chức khác nhau cung cấp tài chính ủng hộ cho
CSSKBĐ đã cung cấp rất ít so với mong đợi của hội nghị Alma Ata.
Thời kỳ quá độ về các bệnh dịch tiếp tục diễn ra ở các nước đang phát triển, với tỷ
lệ các bệnh tim mạch, ung thư tăng lên thay thế các bệnh nhiễm trùng và bệnh
truyền nhiễm.

22
Một số bệnh nhiệt đới và HIV/AIDS đã lan rộng nhanh chóng. Bệnh tả lan rộng ở
các nước châu Phi, tình hình bệnh sốt rét diễn biến phức tạp. Các bệnh sốt vàng, sốt
xuất huyết, Schistosomiasis v.v.. có ảnh hưởng đến nhiều vùng lãnh thổ và nhiều
nước. Tỷ lệ bệnh mới mắc về HIV/AIDS tăng lên nhanh chóng, đồng thời bệnh lao
cũng tăng lên, một phần do kết hợp với nhiễm HIV/AIDS.
Đái đường cũng tăng lên ở khắp nơi. Ung thư phổi ở nam tăng lên nhanh chóng và
ở một số nước phát triển ung thư phổi thay thế bệnh ung thư vú là ung thư hàng đầu
ở nữ. Các bệnh liên quan đến uống rượu, tâm thần, nghiện hút cũng là các vấn đề
đáng lo ngại. Tỷ lệ chết bà mẹ cao tiếp tục được báo cáo ở các nước đang phát triển.
Rõ ràng là các vấn đề nghiêm trọng hiện nay đó là sự không bình đẳng trong sức
khoẻ và chăm sóc sức khoẻ giữa các nhóm xã hội nhóm dân tộc, giới tính và nghề
nghiệp khác nhau đã chỉ ra vấn đề này giảm ít và đôi khi còn tăng lên. Tình hình
này xuất hiện cả ở các nước công nghiệp hoá. Nạn thất nghiệp tăng lên ở hầu hết
các nước. Nhiều vấn đề về tổ chức lại hệ thống dịch vụ y tế được giới thiệu đã quan
tâm đến việc tăng cường hiệu quả và vấn đề không quan tâm đầy đủ đến công bằng
trong trong chăm sóc sức khoẻ. Tất cả các vấn đề này làm tăng áp lực xã hội và sự
thiếu an toàn cho toàn thế giới, điều này xuất hiện chính ngay trong các nhóm dân
tộc, các cuộc xung đột tôn giáo và chủng tộc cũng như các hành động bạo lực và tội
ác.
Trong khi một số nước đã đạt được những thành tựu khích lệ về giảm tỷ lệ chết
nhưng tỷ lệ bị bệnh vẫn còn ở mức cao thậm trí còn tăng lên. Một số lý giải đã được
đưa ra để giải thích vấn đề trên trong đó có vấn đề tăng tuổi dân số.
Nhìn về tương lai, nhiều vấn đề đe doạ đến thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở
vào thập kỷ Tám mươi dường như là vẫn tiếp diễn đến năm 2000 và sau năm 2000.
Tình hình kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khả quan phát triển mạnh ở nhiều nước kém
phát triển trong những năm tới. Dân số tăng sẽ tiếp tục ản hưởng đến các thành quả
giới hạn đạt được của nền kinh tế làm cho các nước trở thành nghèo thêm. Quá trình
đô thị hoá tiếp tục phát triển đồng thời với sự tăng lên các khu vực dân nghèo thành
thị và ô nhiễm môi trường. Sự khác nhau về các vấn đề ưu tiên và các giải pháp về
chăm sớc sức khoẻ ban đầu giữa các nước, các tổ chức tài trợ, các tổ chức quốc tế
cũng tiếp tục xảy ra dẫn đến không có khả năng tập hợp tất cả những người quan
tâm tới một mô hình và con đường rõ ràng về phát triển sức khỏe.
Tuy vậy những nước nghèo nhất, thiếu các nguồn lực không phải là vấn đề chính
trong thực hiện giải pháp CSSKBĐ. Vấn đề trên thực tế là thiếu sự cam kết chính trị
và sự động viên để đưa ra quyết định về CSSKBĐ.
Tuy nhiên, những lọai hình và sự mở rộng CSSKBĐ như thế nào sẽ thích hợp cho
năm 2000 và sau năm 2000 là một thử thách lớn. Yêu cầu về những nỗ lực tiếp tục
đáp ứng với các nhu cầu chăm sóc sức khỏe phải được ưu tiên. Những chú ý đặc
biệt cần được tập trung vào giải quyết các vấn đề như tăng dân số, ô nhiễm môi
trường và đô thị hóa v.v..

Những lĩnh vực xem xét duy trì chiến lược CSSKBĐ:

23
Sự cộng tác hướng tới cam kết thực hiện chăm sóc sức khỏe
Tổng giám đốc của tổ chức y tế thế giới đã một số lần kêu gọi sự cộng tác y tế - Sự
cộng tác có thể bao gồm tất cả các nước, các cộng đồng và các cá nhân cả chính phủ
và các tổ chức xã hội trong việc chia sẻ các nguồn lực và trách nhiệm để đảm bảo
sức khoẻ cho mọi người trên tinh thần bình đẳng và kính trọng lẫn nhau. Để đạt
được mục tiêu này, bốn vấn đề là các quan tâm cơ bản. Làm thế nào để có duy trì và
tăng cường ủng hộ toàn cầu? Làm thế nào để tránh sự tản mạn về các hoạt động sức
khoẻ cho mọi người? Các hoạt động bổ sung nào cần được thực hiện bởi các cộng
tác khác nhau trong cam kết xã hội mới? Những tiêu chuẩn đạo đức nào cho cam
kết xã hội mới?
Tạo ra và duy trì hỗ trợ toàn cầu:
Khi các quan điểm của hội nghị Alma Ata vẫn còn nguyên giá trị, triết lý và giải
pháp CSSKBĐ bị nhiều người hiểu lầm, và có sự cần thiết tiếp tục tăng cường và
phổ biến rộng thông tin về nội dung của CSSKBĐ, được diễn đạt dưới các thuật
ngữ là sự chấp nhận trong nội dung văn hoá dân tộc. Một số các chiến lược bao gồm
sử dụng tăng cừơng các phương tiện đã được giới thiệu. Tổ chức y tế thế giới có vai
trò lãnh đạo rõ ràng trong lĩnh vực này được ghi trong chương trình làm việc chung
lần thứ chín.
Ba chiến lược khác để tạo ra và duy trì sự ủng hộ toàn cầu, đặt tên, lựa chọn, và sử
dụng các khẩu hiệu thích hợp, luật pháp hoá và các cuộc họp cấp cao về y tế được
vạch ra dưới đây.
Sử dụng rộng rãi các khẩu hiệu khác nhau có thể tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, các khẩu hiệu như vậy có thể tốt nhất là tập trung vào các vấn đề thực hành,
các ví dụ về đổi mới thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Khẩu hiệu "Sức khoẻ
cho mọi người ngay bây giờ" đã có nhiều bình luận đáng khen ngợi. Những khẩu
hiệu xuất hiện thông điệp này muốn nhấn mạnh sự cần các hành động khẩn cấp. Có
khuyến nghị là thời gian đích mới sau năm 2000 cần được chọn và năm 2020 được
nhiều người quan tâm chú ý, nhưng nó cũng xuất hiện nguy cơ là các nhà làm chính
trị có thể sử dụng nội dung của sức khỏe cho mọi người như là sách lược để làm
chậm lại các quyết định tranh luận đến tận sau năm 2000. Có ấn tượng rõ ràng là
không thể chấp nhận chờ đến năm 2000 trước khi có hành động. Nếu các thay đổi
đã được nhận thấy thì tại sao không phải là bây giờ. Các khẩu hiệu thích hợp khác
cũng được nêu lên như: "sự phát triển bền vững" "Y tế cộng đồng mới" "Sự phát
triển con người bền vững" các khẩu hiệu này đã được các cơ quan khác nhau đưa ra
để thúc đẩy sự phát triển theo quan niệm của họ. Thật không may là khoong hoặc ít
có các cơ quan khác nhau hợp tác trong việc đưa ra các khẩu hiệu. "Tính bền vững
và tính công bằng" cũng là một khẩu hiệu tốt lần đầu tiên được hiệp hội y tế công
cộng Canađa sử dụng năm 1990 để trình bày quan điểm về CSSKBĐ. Việc lựa chọn
một khẩu hiệu thích hợp không những phụ thuộc vào ý nghĩa của nó mà còn phụ
thuộc vào giá trị chính trị của nó và khả năng huy động những nỗ lực y tế.
Một công cụ quan trọng giúp tăng cường và duy trì phong trào sức khỏe cho mọi
người ở các nước là dùng luật pháp hỗ trợ các chiến lược đã sử dụng. Hiện nay

24
CSSKBĐ chủ yếu được thúc đẩy là do thiện chí của từng nước và của cộng đồng
thế giới.
Một đề nghị để duy trì sự ủng hộ của thế giới là triệu tập các hội nghị thượng đỉnh
về y tế 4 hay 5 năm một lần. Sẽ có lợi nếu hội nghị không chỉ một lần như hội nghị
Alma Ata mà được tổ chức đều 4, hay 5 năm một lần.

Tránh sự phân tán trong họat động sức khỏe cho mọi người
Một trong những thiếu sót của khuyến nghị Alma Ata là không xác định mối quan
hệ giữa các bộ phận liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu. Liệu có điểm hội tụ
các họat động chăm sóc sức khỏe ban đầu không, có mối liên quan giữa chúng
không?
Chỉ đến năm 1985, phương pháp tiếp cận hệ thống y tế quận huyện được đề xuất
làm điểm hội tụ, có thể gọi khác đi là cách tiếp cận "vùng trọng điểm", "vùng nhỏ",
nhóm "trung gian", đây là một điểm đổi mới lớn. Hệ thống y tế huyện là một phần
trong hệ thống y tế nhà nước. Nó tạo ra một trung tâm theo vùng lãnh thổ địa lý để
đẩy mạnh hạ tầng cơ sở hạ tầng y tế. Cơ sở hạ tầng y tế là điều kiện tiên quyết cho
việc tạo ra các chương trình CSSKBĐ bền vững. Bằng cách xác định một số lượng
dân với quy mô có thể quản lý được và trùng hợp với một khu vực hành chính, các
chức năng lập kế họach và theo dõi có thể trở nên dễ dàng. Hệ thống y tế huyện bao
gồm tất cả các cơ sở và kể cả bệnh viện, các trung tâm chuẩn đóan (như các phòng
xét nghiệm) và các dịch vụ hỗ trợ hậu cần cũng như nhân sự. Hệ thống này cung
cấp thông tin y tế cho mọi người và tạo ra áp lực cho việc đổi mới.
Một cơ sở hạ tầng cấp huyện tốt sẽ giúp đảm bảo sự hài hòa cân đối các chương
trình điều trị, dự phòng, phục hồi chức năng, sẽ đưa ra kế họach để đối phó với
những nhu cầu địa phương đang thay đổi.
Vai trò của hệ thống y tế huyện vẫn còn cần được thực hiện đầy đủ và cụ thể. Hiện
nay nó có nguy cơ bị biến thành không thích hợp bởi các nhóm kỹ thuật của hệ
thống y tế huyện, thí dụ như hệ thống thông tin và quản lý. Cần phải đẩy mạnh vai
trò của các trung tâm y tế làm động lực thúc đẩy cho họat động ở mức cộng đồng.
Nên tập trung nghiên cứu thực tiễn về các phương pháp cải thiện thành tích của các
hệ thống y tế huyện.
Đồng thời phải nhìn nhận hệ thống y tế huyện là một phần thiết yếu trong hệ thống
y tế thế giới và phải được nhìn nhận trong cơ cấu của nó. Mặc dù hầu hết các nước
nhận biết tầm quan trọng của hệ thống y tế huyện nhưng rất ít các chiến lược của
một số chương trình tòan cầu đã được cải tiến. Sự tập trung vào huyện cũng có thể
cho phép các nhà lập kế họach nhận biết những tiến bộ sâu rộng đã xảy ra trong hệ
thống y tế địa phương. Sự tập trung vào y tế huyện cũng cho phép các chương trình
cung cấp chăm sóc y tế một cách có chi phí hiệu quả cao, lồng ghép và thuận tiện
cho khách hàng. Các họat động khác nhau như giám sát và huấn luyện nhân viên
cũng có thể được các chương trình khác nhau cung cấp trong một phương thức thích
hợp.

25
Vai trò của các đối tác khác nhau trong một cam kết xã hội mới.
Có tám đối tác trong cam kết xã hội được xác định dưới đây có trách nhiệm và tài
nguyên khác nhau cho chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những trách nhiệm này là gì?
làm thế nào để thực hiện chúng tốt? cần đẩy mạnh họat động gì hơn nữa?
Chính quyền:
Sức khỏe cho mọi người đòi hỏi là chính quyền có trách nhiệm cung cấp những
điều kiện cần thiết để cung cấp các chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Tòan bộ chính
quyền phải thiết lập một chiến lược quốc gia tổng thể về sức khỏe cho mọi người
mà các đầu vào nên gồm tất cả các ban ngành liên quan đến sức khỏe. Đặc biệt nên
tập trung vào sáng tạo một thể chế hợp pháp để thể chế hóa các mục đích của sức
khỏe cho mọi người.
Ngành y tế:
Nhiều chức năng quan trọng của Bộ y tế cần được duy trì bất chấp các nỗ lực khác
hướng về tư nhân hóa hay phân tán quyền lực. Bộ y tế có trách nhiệm phát triển các
chính sách, các chiến lược và các kế họach tạo hướng đi cho hệ thống chăm sóc y tế
nhà nước. Các chính sách chiến lược và kế họach như vậy sẽ giúp ích nhiều trong
việc huy động và điều hòa các họat động của bộ phận tư nhân các tổ chức phi chính
phủ và các cơ quan tài trợ. Bộ y tế có nhiệm vụ đảm bảo cho quyền được tiếp cận
với các dịch vụ có chất lượng cho người dân. Nhiều nơi người dân vẫn còn không
có quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu ngay cả ở các
nước đã phát triển.
Bộ y tế phải huy động nguồn tài nguyên cho chăm sóc sức khỏe, phải tích cực trong
việc thăm dò các phương pháp khác nhau để tìm nguồn tài chính cho chăm sóc sức
khỏe. Bộ giữ vai trò quan trọng trong điều phối, sử dụng các nguồn tài nguyên từ
các cơ quan tài trợ ngòai nước.
Việc khuyến khích và tiếp thị y tế công cộng là trách nhiệm quan trọng của bộ y tế,
họat động y tế công cộng phòng chống các lọai chấn thương và ủng hộ lối sống lành
mạnh cần phải được chú ý nhiều hơn.
Vai trò của các cơ quan y tế trong việc huy động liên ngành vì sức khỏe vẫn còn là
thử thách lớn ở cả mức quốc gia và quốc tế. Một họat động có lẽ có lợi ở cấp quốc
tế là mở rộng Hội đồng y tế thế giới ra ngòai đại diện của các Bộ y tế. Một cách lý
tưởng là biến Tổ chức y tế thế giới thành tổ chức nhiều phía đối tác là rất hữu ích
mặc dù sẽ mất nhiều thời gian để có thể làm được điều này. Nhưng từng Bộ y tế có
thể tạo ra những đổi mới ngay lập tức trong ban đại diện của họ.
Cá nhân và cộng đồng.
Cộng đồng cần được động viên thiết lập các kế họach cá nhân và nhóm và chia xẻ
trong quá trình thực hiện các kế họach đó dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có của họ
cũng như sự trợ giúp của chính quyền và các nguồn tài trợ khác.
Cần xác định và giúp đỡ các các nhóm lãnh đạo địa phương hiện có cũng như các tổ
chức khác nhau của cộng đồng một cách chính thức và không chính thức.

26
Một thiếu sót trong khi áp dụng CSSKBĐ là hầu như chỉ quan tâm đến các cơ quan
Bộ y tế và Chính phủ hơn là quan tâm đến dân chúng và cộng đồng.
Vai trò nhân viên sức khỏe cộng đồng và người tình nguyện phải được xác định rõ.
Cán bộ y tế:
Cán bộ y tế và nhân viên sức khỏe cần được huấn luyện và đào tạo liên tục về triết
lý CSSKBĐ nhằm cho phép họ họat động hiệu quả hơn trong cộng đồng của họ.
Nên phối hợp các huấn luyện giữa các dự án, tránh trùng lặp. Cố gắng đảm bảo tiền
bồi dưỡng và động viên thích hợp cho cán bộ y tế trong đó có cải thiện tiền lương.
Cơ quan tài trợ:
Nhiều vấn đề quan tâm phát sinh từ việc xem xét lại khả năng của cơ quan tài trợ.
Các cơ quan tài trợ nên ủng hộ các quốc gia phát triển những cơ quan mà thiếu nó
các họat động không thể duy trì được. Thời gian mà các cơ quan tài trợ giúp cho các
dự án là một vấn đề cần chú ý. Rất ít cơ quan tài trợ quan tâm đến khuyến khích và
ủng hộ hợp tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển. Một đề nghị là cơ quan tài
trợ nên xác định lĩnh vực thích hợp nhất cho sự viện trợ từ bên ngòai bằng cách liên
kết với các nhà lãnh đạo quốc gia. Tuy nhiên đề nghị này còn đang được tranh luận
vì các cơ quan tài trợ muốn hỗ trợ các họat động có kết quả tức thì ví dụ như huấn
luyện nhân viên y tế cộng đồng. Điều này nhấn mạnh đến nhu cầu quan trọng là
phải có kế họach y tế quốc gia để làm cơ sở cho thảo luận những gì sẽ do nguồn tài
chính địa phương và những gì sẽ do sự hỗ trợ bên ngòai.
Tổ chức phi chính phủ:
Vai trò các tổ chức phi chính phủ trong y tế đang trở nên rõ rệt. Các tổ chức phi
chính phủ trong nước có xu hướng tăng lên ở các nước. Các tổ chức phi chính phủ
quốc tế vẫn giữa ở mức khỏang 300 tổ chức.
Đang có sự tăng lên tỷ lệ (hiện tại khỏang một phần ba) tài trợ phát triển của các
nước giàu giành cho các tổ chức phi chính phủ. Tình trạng này dẫn đến sự cạnh
tranh cao trong các tổ chức phi chính phủ ở các nước đang phát triển cho các nguồn
vốn mới hiện có. Một mối nguy hiểm là trong những hòan cảnh như vậy các tổ chức
phi chính phủ có thể mất đi sức mạnh và cơ sở của mình trong các cộng đồng. Hai
lĩnh vực khác cần chú ý nữa là xây dựng khả năng và đẩy mạnh kỹ năng điều hành
của các tổ chức phi chính phủ ở các nước nghèo.
Nhũng người có lợi ích từ cung cấp các dịch vụ tư nhân:
Những người có lợi ích từ cung cấp các dịch vụ tư nhân rất đa dạng: Bác sỹ tư, y tá
tư, nữ hộ sinh tư, nhân viên điều dưỡng tại nhà, bệnh viện tư, người hành nghề y
học cổ truyền. Hiện nay người ta đã nhận thấy trên tất cả các quốc gia thực tế khu
vực tư nhân đã mang lại những nguồn tài nguyên lớn bổ sung cho cung cấp chăm
sóc sức khỏe nhờ vậy làm giảm áp lực khu vực y tế nhà nước bị quá tải. Kinh
nghiệm cho thấy những giải pháp hữu hiệu nhất từ phía bộ y tế là sử dụng khu vực
tư nhân ngay trong giai đọan lập kế họach của các chương trình CSSK. Bản thân

27
khu vực y tế tư nhân cần họat động một cách có trách nhiệm bằng cả thiện chí và
pháp luật.
Các trường đại học và sức khỏe cho mọi người.
Trong cuộc thảo luận kỹ thuật của Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 37 năm 1984
đã nhấn mạnh đến vai trò của các trường đại học trong chiến lược sức khỏe cho mọi
người. Điều đáng chú ý là nhiều trường ở khắp nơi trên thế giới đã tích cực khám
phá mối quan hệ với cộng đồng, với các ngành công nghiệp, chính phủ và các tổ
chức mới được thành lập ngay trong các trường và thay đổi chương trình giáo dục,
nghiên cứu và phục vụ truyền thống.
Cán bộ y tế và y học đã không ngừng được yêu cầu phá vỡ các giới hạn truyền
thống, hướng tới những phát triển đang nảy sinh: Sự nhấn mạnh đến những chăm
sóc nhân bản, chăm sóc lồng ghép, sự tham gia nhiều hơn nữa của người tiêu thụ, sự
công bằng trong quyền sử dụng chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, khuyến
khích lối sống khỏe mạnh.
Tổ chức y tế thế giới đang hỗ trợ cho mạng lưới các trường đào tạo hướng cộng
đồng gồm khỏang 40 trường đại học y khoa. Các trường này đặc biệt nhấn mạnh
đến CSSKBĐ trong chương trình đào tạo, nghiên cứu và phục vụ. Mạng lưới này là
một tổ chức độc lập do một ủy ban điều hành được chọn ra từ các trường y. Một
nửa các trường này thuộc các nước đang phát triển và một nửa thuộc các nước đã
phát triển.

Quy tắc đạo đức cho cam kết xã hội mới.


Từ quy tắc đạo đức được dùng ở đây có nghĩa là một lọat các quy tắc về hạnh kiểm
của các đối tác khác nhau trong sự cam kết xã hội. Tăng cường giá trị đạo đức ở tất
cả các cấp phải là đặc trưng của cam kết. Các quy tắc đạo đức là cần thiết để hướng
dẫn quy trình đạt được các mục tiêu của cam kết xã hội. Các quy trình như vậy phải
bao gồm định nghĩa về 8 đối tác phải họat động như thế nào trong mối quan hệ với
nhau. Phải có đánh giá về sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức.
Những gì sẽ là các quy tắc đạo đức trong cam kết xã hội về vấn đề sức khỏe cho
mọi người? Những gì cần thiết thì hiện nay đã khá rõ. (i) Chăm sóc sức khỏe tập
trung vào những người bị thiệt thòi và giảm sự bất công bằng trong sức khỏe và hệ
thống CSSK. (ii) Cải thiện tòan diện sức khỏe với việc giảm tỷ lệ chết sơ sinh và
chết bà mẹ, tăng cường tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống. (iii) Chăm sóc sức
khỏe thỏa mãn cho các cá nhân, các gia đình và cộng đồng trong đó có sự tham gia
của họ. (iv) Phát triển và thỏa mãn những người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe.
Đã có những ý kiến tham khảo về vấn đề nhu cầu của cơ cấu luật pháp nhằm mở
rộng sức khỏe cho mọi người. Các can thiệp cần được thiết kế phù hợp với sự xem
xét cơ bản về đạo đức, chẳng hạn như các can thiệp cần phải ít nhất là không làm
hại đến các đối tác khác trong cam kết xã hội hoặc là mọi người tham gia vào
chương trình can thiệp phải tích cực tham gia vào lập kế họach và thực hiện kế
họach. Phải xác định rõ phạm vi và trách nhiệm của từng đối tác. Ví dụ một cơ quan

28
tài trợ thất bại trong phân tích nhu cầu và vội vã với một dự án không thực tế và
không có khả năng duy trì cũng cần phải bị phê phán.
Sự mâu thuẫn giữa trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn trong tám đối tác trong cam
kết xã hội là không thể tránh khỏi. Không thể có một hay hai đối tác hòan tòan
chiến thắng – dung hòa luôn luôn là cần thiết.
Thiết lập một cơ chế tòan cầu độc lập như: hội đồng tư vấn tòan cầu hay ủy ban
tòan cầu là cần thiết nhằm mở rộng cung cấp các chiến lược và giám sát tòan bộ
vấn đề sức khỏe cho mọi người. Đề nghị một cơ quan như vậy đã được đưa ra và
không được chấp nhận vào năm 1981. Từ đó nhu cầu cho một cơ chế này đã được
gián tiếp đề cập đến bởi nhiều cơ quan khác nhau trong đó có tiểu ban của Ban Điều
Hành.

Hướng mục đích vào các nhóm bị thiệt thòi.


Mặc dù có sự cải thiện đáng kể về mức độ sức khỏe ở tất cả các nước, sự khác biệt
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển vẫn chưa thay đổi trong vòng
hơn 20 năm gần đây.
Tình trạng hiện tại liên quan đến nhiều nguyên nhân. Mặc dù nhiều tiến bộ vượt bậc
đã và đang trở thành hiện thực trong việc tăng cường sức khỏe, vẫn còn sự cách biệt
xa về sức khỏe giữa các quốc gia, giữa các vùng trong một nước và giữa các tầng
lớp dân chúng. Điều được quan tâm là do sự phát triển kinh tế tự do dẫn đến người
nghèo càng ngày càng có ít khả năng tiếp cận được với hệ thống dịch vụ CSSK. Vì
vậy việc xác định các nhóm người thiệt thòi và tập trung hỗ trợ họ phải là ưu tiên
hàng đầu cho những năm tới.
Rất ít quốc gia có được ý tưởng rõ ràng về chính sách và chiến lược cần thiết để
tăng cường sức khỏe cho những người bị thiệt thòi. Các chính phủ phải đi đầu trong
việc xây dựng chính sách và chiến lược y tế dựa trên cơ sở bình đẳng, vấn đề quan
trọng là phân biệt sự khác nhau trong sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Việc cung
cấp tài chính dựa trên cơ sở bình đẳng để đảm bảo cho nhóm người bị thiệt thòi
không bị lọai ra khỏi chăm sóc sức khỏe vì lý do kinh tế.
Sự tham gia của những người bị thiệt thòi trong nỗ lực tăng cường sức khỏe cho họ
là cực kỳ quan trọng. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải bắt đầu từ việc
đánh giá một cách hệ thống nhu cầu của các nhóm và các yếu tố nguy cơ mà họ gặp
phải để xác định mục tiêu hành động đúng đắn. Số liệu về tình trạng sức khỏe của
cộng đồng là cần thiết. Hiện tại các thông tin hàng ngày do các cơ sở y tế cung cấp
là không đầy đủ. Hệ thống báo cáo địa phương cần được thiết lập để có thể cung
cấp đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe của các nhóm người thiệt thòi. Các
chương trình đặc biệt cho nhóm người thiệt thòi nhằm tăng cường tính bình đẳng
cần được thực hiện cùng với các chương trình chung khác.

Đảm bảo chất lượng dịch vụ.


Xem xét và đánh giá về thực hiện CSSKBĐ chỉ ra rằng các nước đang phải đối đầu
với những khó khăn lớn trong việc đảm bảo chất lượng phục vụ. Trong một số báo

29
cáo khái niệm về chất lượng tương đương với sự tinh vi phức tạp và dường như đối
nghịch với nỗ lực quốc gia nhằm mở rộng dịch vụ tới những nhóm dân chúng bị
thiệt thòi. Nhưng khi chất lượng được nhìn nhận đúng như là sự tuân thủ theo các
chuẩn mực mong đợi thì sự thích hợp của nó với tòan bộ hệ thống y tế đã trở nên rõ
ràng.
Đảm bảo chất lượng cho chăm sóc sức khỏe đã được chú ý trong thập kỷ Chín mươi
và sau đó. Nhiều nước đang phát triển đã đạt được thành công đáng kể trong mở
rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cung cấp dịch vụ của các trung tâm y tế, các
bệnh viện, các chương trình ngọai tuyến và các họat động dựa vào cộng đồng đã
tăng lên rất nhiều. Trong tương lai các bộ y tế cần nỗ lực hơn nhiều để củng cố các
dịch vụ sẵn có và đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt. Những năm gần
đây tập trung vào đảm bảo chất lượng được thực hiện rộng rãi, từ việc quan tâm đến
các bệnh nhân ở bệnh viện đến quan tâm tòan bộ hệ thống y tế và từ việc thanh
tra\kiểm tra độc quyền của các nhà chuyên môn đến trách nhiệm cho tất cả nhân
viên y tế và công chúng.
Quản lý tòan bộ chất lượng nhấn mạnh đến phải xét chọn các ưu tiên dựa trên việc
đẩy mạnh hệ thống một cách tòan diện. Tất cả các mặt của hệ thống y tế cần thiết
được chú ý, bao gồm các cơ sở y tế, trang thiết bị, hậu cần, nguồn nhân lực (cả số
lượng và chất lượng), hệ thống thông tin, chất lượng và hiệu quả. Bộ y tế cần thiết
lập các nhóm mới hay các nhóm hiện có như là điểm hội tụ để giúp cho đẩy mạnh
đảm bảo chất lượng, bao gồm ứng dụng các chính sách thích hợp. Các hội chuyên
môn có thể giúp phát triển các chuẩn mực, công cụ và đào tạo cán bộ.

Xây dựng cấu trúc hạ tầng vững chắc.


Tầm quan trọng của cấu trúc hạ tầng y tế cơ sở đã được đề cập ở trên. Quan tâm đầu
tiên của các nhà họach định chính sách y tế ở các nước nghèo là mở rộng cấu trúc
hạ tầng cơ sở. Nhấn mạnh đến phát triển cơ sở hạ tầng y tế là thiết lập các cơ sở y tế
ở tuyến đầu, bao gồm nhiều lọai trung tâm khác nhau và đào tạo các cán bộ cho các
trung tâm này. Một sự may mắn là một số cơ quan tài trợ càng ngày càng nhận rõ
cần có sự thay đổi giữa thiết lập cấu trúc hạ tầng y tế cần thiết cho duy trì bền vững
các chương trình y tế và thiết lập các chương trình kiểm sóat các bệnh riêng lẻ. Các
nhà tài trợ cũng được yêu cầu giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý vì thiếu cơ sở
hạ tầng các chương trình sẽ không thể duy trì được. Làm thế nào để giảm khả năng
mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và giảm tỷ lệ bệnh và tử vong?
Đầu tiên là phát triển cơ sở hạ tầng được tổ chức theo phương pháp có tính chi phí
hiệu quả, thứ hai là tăng cường khả năng thông qua tăng cường đào tạo và cung cấp
các hướng dẫn.
Tóm lại hiện nay đẩy mạnh thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu vẫn là một trong
các trọng tâm của công tác y tế. Vấn đề quan trọng là từng quốc gia, khu vực, cơ sở
y tế phải phân tích đầy đủ những thành công và hạn chế của công tác CSSKBĐ
trong thời gian qua, rút ra các bài học kinh nghiệm xác định rõ trách nhiệm của các
đối tác trong việc tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược của chăm sóc sức khoẻ ban
đầu là: "Sức khoẻ cho mọi người".

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tarimo. E., Webster. E.G., (1996). Primary concepts and challenges in a
changing world, Alma-Ata revisited. WHO/SHS/CC/94.2.
2. WHO, UNICEF (1978). Primary health care. Alma-Ata. p 79.
3. Rifkin S.B. Primary health care. Community participation and the urban poor: a
review of the problems and solutions. Asia- Pacific Journal. 4 of BH 1987. Vol
1 N2 57-63.
4. Macdonald, J. Primary Health care, medicine in its place. Earthscan Publication
Ltd. London 1994
5. Bộ Y tế (2002). Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban
đầu. Hà nội.

31
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU Ở VIỆT NAM

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


Sau khi học xong, sinh viên có khả năng:
− Trình bày được các hoạt động CSSKBĐ theo 10 nội dung của CSSKB tại Việt
Nam kể từ sau tuyên ngôn Alma Ata.
− Trình bày được các hoạt động cơ bản của các tuyến trong hoạt động thực tế
CSSKBĐ.

NỘI DUNG

1 KHÁI NIỆM VỀ CÁC TUYẾN Y TẾ LIÊN QUAN NHIỀU ĐẾN HOẠT


ĐỘNG CSSKBĐ

1.1 Hộ gia đình:


Hộ gia đình là đơn vị cơ bản cấu thành một cộng đồng. Các thành viên trong gia
đình là người đầu tiên chịu trách nhiệm về các hoạt động của cấp gia đình mà họ là
các cá nhân, trong đó người mẹ của những đứa trẻ hay chủ hộ của các gia đình có
vai trò quan trọng. Cán bộ y tế cơ sở bao gồm cả y tế thôn bản với các trình độ khác
nhau, tương tác với các hộ gia đình thì trực tiếp liên quan đến các hoạt động ở cấp
hộ này.

1.2 Cộng đồng:


Các hoạt động của y tế tuyến xã có liên quan đến sức khoẻ của cả cộng đồng (là các
thôn, bản, cụm dân cư), bao gồm các cơ sở vật chất thông thường và có sự kết hợp
tham gia tình nguyện của các thành viên trong cộng đồng, ví dụ như trong việc tổ
chức chiến dịch vệ sinh, xây dựng cơ sở vật chất, thông tin giáo dục truyền thông
trong tiêm chủng, v.v..
Ở Việt Nam, để thực hiện CSSKBĐ rộng khắp, chúng ta cần có một đội ngũ y tế
thôn bản. Đội ngũ cộng tác viên này có thể là người tình nguyện hoặc được trả một
khoản phụ cấp nhỏ hàng tháng.

1.3 Cơ sở y tế tuyến đầu (tuyến xã, phường):


Đây là cơ sở y tế ở tuyến đầu tiên có các cán bộ y tế chuyên nghiệp và có đầy đủ cơ
sở vật chất cho các hoạt động y tế lâm sàng. Loại hình cơ sở vật chất cũng như trình
độ, loại cán bộ y tế ở tuyến này khác nhau ở từng nước. Ở nước ta, trong vòng vài
thập niên qua, đã có sự thay đổi lớn trong công tác tổ chức cơ sở, trang bị vật chất
và biên chế cũng như đào tạo lại cán bộ y tế cho tuyến này.

32
Cán bộ y tế ở cơ sở y tế tuyến đầu, ngoài các hoạt động lâm sàng còn có quan hệ
chặt chẽ với cộng đồng và các hộ gia đình thông qua việc thăm hỏi các gia đình.
Đây cũng là tuyến tham gia vào nhiều hoạt động khác có tính chất cộng đồng, chủ
yếu trong việc huấn luyện cán bộ y tế cộng đồng và chỉ đạo, giám sát các hoạt động
y tế.
Ở nước ta, trạm y tế là trung tâm y tế công cộng gần dân nhất có nhiệm vụ cung cấp
các dịch vụ CSSKBĐ thiết yếu.

1.4 Cơ sở y tế tuyến thứ hai (trung tâm y tế tuyến huyện):


Theo hệ thống tổ chức ở nước ta, cơ sở y tế tuyến thứ hai là trung tâm y tế tuyến
huyện và các phòng khám đa khoa khu vực do huyện quản lý.
Hoạt động ở tuyến này là chỗ dựa vững chắc cho tuyến xã trên cả ba lĩnh vực: lâm
sàng, dự phòng và quản lý. Hoạt động lâm sàng là hỗ trợ cho tuyến dưới trong các
hoạt động khám và điều trị bệnh. Hoạt động dự phòng và quản lý có tính chất hành
chính liên quan đến các công việc như lập kế hoạch, quản lý và hỗ trợ các hoạt động
liên quan như vệ sinh công cộng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến
dịch kiểm soát bệnh tật và thực hiện các chương trình y tế khác v.v..

Cơ sở hạ tầng và nhân lực của dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Cơ sở y tế tuyến xã:

Trạm y tế Biên chế cán bộ:


Giường bệnh Y tá, dược tá
Cung cấp thuốc Nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi
Các dịch vụ y tế: Bác sĩ đa khoa, chuyên
khám chữa bệnh, khoa sơ bộ
CSSKBMTE,
KHHGĐ...

Cơ sở y tế tuyến huyện:

Trung tâm y tế Biên chế:


huyện: Bác sĩ đa khoa/chuyên
Phòng khám đa khoa sơ bộ các chuyên
khoa khu vực ngành lâm sàng
thuộc trung tâm Y tá, y sĩ
y tế huyện Nữ hộ sinh
Bệnh viện đa Kỹ thuật viên xét
khoa tuyến nghiệm, điện
huyện quang/chẩn đoán hình
Các đội y tế dự ảnh
phòng và 33 Cán bộ dược
34
2 CÁC NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU CỦA VIỆT NAM
Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ ban đầu bao gồm 10 nội dung (elements), trong đó
có 8 nội dung chung trong Tuyên ngôn Alma-Ata và 2 nội dung mà Việt Nam đưa
thêm. Các nội dung chung bao gồm:
− Giáo dục về các vấn đề sức khoẻ lưu hành và các biện pháp phòng ngừa và kiểm
soát các vấn đề đó (Education concerning prevailing health problems and
methods of preventing and controlling them).
− Tăng cường cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý (Promotion of food and
proper nutrition).
− Cung cấp đầy đủ nước sạch và vệ sinh cơ bản (Adequate supply of safe water
and basic sanitation).
− Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em bao gồm cả kế hoạch hoá gia đình (Maternal
and child health, including family planning).
− Tiêm chủng phòng các bệnh nhiễm trùng chủ yếu (Immunization against the
major infectious diseases).
− Dự phòng và kiểm soát các bệnh dịch ở địa phương (Prevention and control of
locally endemic diseases).
− Điều trị thích hợp các bệnh và chấn thương thông thường (Appropriate treatment
of common diseases and injuries).
− Cung cấp thuốc thiết yếu (Provision of essential drugs).
Các nội dung của Việt Nam thêm vào bao gồm:
− Quản lý sức khoẻ.
− Phát triển màng lưới y tế cơ sở.
Phần này sẽ đề cập đến từng nội dung trong số 10 nội dung đã được liệt kê ở trên.
Các nội dung sẽ được phân tích theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới
(TCYTTG) với nhiệm vụ cụ thể ở từng tuyến (level); hai nội dung của Việt Nam
thêm vào được trình bày ở phần cuối với những nét khái quát chung. Ngoài ra, các
nội dung này được giới thiệu cùng với những thông tin có liên quan với các hoạt
động y tế đang triển khai.

2.1 Giáo dục sức khoẻ


Giáo dục về các vấn đề sức khoẻ lưu hành và các biện pháp phòng ngừa và kiểm
soát các vấn đề đó là nội dung đầu tiên trong tám nội dung thiết yếu của CSSKBĐ
được đưa ra trong Tuyên ngôn Alma-Ata. Ở đây muốn nhấn mạnh rằng cá nhân mỗi
người sẽ quyết định vấn đề sức khoẻ của mình, lựa chọn phương pháp tăng cường
sức khoẻ và cùng làm việc với những người khác nhằm tăng cường môi trường
khoẻ mạnh cho chính mình và cho những người khác trong cộng đồng. Tuy nhiên,

35
cá nhân một người không thể quyết định được tất cả tình trạng sức khoẻ của mình.
Có rất nhiều yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân song lại có tác
động rất lớn với tình trạng sức khoẻ như các điều kiện kinh tế, xã hội, các vấn đề về
chính trị, văn hoá, tôn giáo... Đây là những bối cảnh mà giáo dục nâng cao sức khoẻ
cần lưu ý tới để thành công.
Do đó, thông tin và giáo dục cần hỗ trợ cho các hoạt động đưa đến tình trạng sức
khoẻ tốt nhất cho mọi người, biết cách giữ gìn sức khoẻ, làm những việc mà tự họ
hoặc tập thể có thể làm được nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Mục tiêu:
− Phổ cập để mọi người hiểu biết về kiến thức y học và cách giữ gìn nâng cao sức
khoẻ, về các nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng ngừa để tự xoá bỏ
những việc làm, lối sống phản vệ sinh, phản khoa học có hại cho sức khoẻ.
Đồng thời xây được nếp sống lành mạnh, khoa học, văn minh nhằm bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ cho mỗi người, cho cộng đồng.
− Chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, là việc làm hàng ngày của
mỗi người. Mỗi người, mỗi ngành, mỗi tổ chức phải tham gia tích cực vào các
phong trào vệ sinh, các cuộc vận động phục vụ cho yêu cầu chăm sóc sức khoẻ
như tiêm chủng mở rộng, sinh đẻ kế hoạch... Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực
hiện các chủ trương, chính sách và các điều luật về vệ sinh – bảo vệ sức khoẻ
của Đảng và Nhà nước.
Các vấn đề cần giáo dục là:
− Các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu tới mọi người, mọi ngành song cần đi
sâu từng nội dung, tuỳ từng đối tượng và theo thời gian thích hợp.
− Đồng thời giáo dục các vấn đề y tế phổ cập, các hiểu biết mới, các thành tựu mới
của y học liên quan đến sức khoẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, và ảnh
hưởng sức khoẻ... để giúp mọi người tự tạo ra sức khoẻ.
− Các quan điểm, đường lối, chủ trương, chiến lược và mục tiêu sức khoẻ, các
chính sách, điều luật về sức khoẻ, điều lệ vệ sinh.
− Hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của ngành y tế để mỗi người tự giác
chấp hành, tích cực tham gia xây dựng, thực hiện tự giác.
Nội dung ở từng tuyến:
Sức khoẻ của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó bao gồm các yếu tố về môi trường và lối sống. Việc duy trì và nâng cao
sức khoẻ cần phải kết hợp với việc thay đổi môi trường, các thói quen và lối sống
không có lợi cho sức khoẻ của những cá nhân mỗi con người. Nếu không có sự thay
đổi đó thì việc duy trì và nâng cao sức khoẻ sẽ không có hiệu quả. Hơn nữa, các tác
động bên ngoài có thể làm cho các cá nhân và cộng đồng thay đổi từ những lối sống
khoẻ mạnh hơn thay thế bằng lối sống khác mà được nền văn hoá khác chấp nhận.
Do vậy việc giáo dục sức khoẻ không chỉ nhằm đưa con người tới một hành vi, lối
sống mới mà còn duy trì các hành vi và lối sống đã được xem là phù hợp.

36
Các nội dung giáo dục sức khoẻ ở từng cấp được thể hiện như sau:
Hộ gia đình:
Hộ gia đình là đơn vị cơ bản trong bảo vệ và nâng cao sức khoẻ và là trọng tâm đầu
tiên của phần lớn các hoạt động thông tin và truyền thông giáo dục sức khoẻ. Một
số nhiệm vụ của truyền thông giáo dục sức khoẻ đối với hộ gia đình chủ yếu là:
− Cung cấp những kiến thức cơ bản nhằm giúp cho các thành viên trong gia đình
nhận thức được giá trị sức khoẻ và biết được cách giữ gìn sức khoẻ.
− Có được sự hiểu biết về một số yếu tố có hại cho sức khoẻ ở địa phương và làm
sao để tránh được các yếu tố có hại này.
− Nhận thức được sự thay đổi về sức khoẻ và bệnh tật và có khả năng thực hiện
được những quyết định đúng đắn khi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Cộng đồng:
Nếu không có sự nỗ lực hỗ trợ của cộng đồng, chúng ta khó có thể duy trì được sức
khoẻ. Các hoạt động tập thể nhằm tạo ra các điều kiện kinh tế xã hội và môi trường
cần thiết trong đó mỗi cá nhân con người sẽ có trách nhiệm với sức khoẻ của mình
và làm sao đạt được sức khoẻ một cách tối ưu. Bao gồm các yếu tố sau:
− Dễ dàng tiếp cận được tới các nguồn thông tin xác thực và có ích về các vấn đề
sức khoẻ đang phổ biến tại địa phương, các phương pháp dự phòng và kiểm soát
chúng.
− Hiểu biết một cách rõ ràng về công nghệ và các dịch vụ có sẵn cùng với những
ưu, nhược điểm của chúng.
− Các thông tin về sức khoẻ có tính tích cực qua các phương tiện thông tin đại
chúng, bao gồm cả việc tránh sử dụng các sản phẩm có khả năng gây hại cho sức
khoẻ hoặc gây ra sự lệ thuộc quá đáng vào những loại thuốc hay những hành vi
không cần thiết.
Cơ sở y tế (tuyến xã và tuyến huyện)
Cơ sở y tế có trách nhiệm khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các gia đình
tự nguyện cùng cộng đồng tham gia trong việc lập kế hoạch hoạt động của hệ thống
y tế. Mọi người thường coi mình là những người nhận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
và nhìn nhận cộng tác y tế một cách thụ động chứ không nhìn nhận được trách
nhiệm nhiệm đối với sức khoẻ của chính mình. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
− Tư vấn cho bệnh nhân, bao gồm cả các hành vi tự nâng cao sức khoẻ.
− Cung cấp thông tin y tế xác thực.
− Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khoẻ có kế hoạch.
− Phối hợp liên ngành nhằm hỗ trợ các gia đình và cá nhân;
− Hợp tác chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm phổ biến các
thông tin có tính tích cực;

37
2.2 Tăng cường cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đời
sống con người ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi tình trạng quá thừa dinh dưỡng
thỉnh thoảng là vấn đề ở một số nơi, thì thiếu dinh dưỡng đang và có thể tiếp tục tồn
tại là một trong số các nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em đặc biệt trẻ dưới một
tuổi ở các nước đang phát triển. Những trẻ thiếu dinh dưỡng không tử vong thì phát
triển một cách chậm chạp về thể chất, trí tuệ và kém khả năng đáp ứng lại các yếu
tố nhiễm khuẩn và gây hại từ môi trường. Theo ước tính hàng năm có khoảng 200
triệu trẻ em dưới 5 tuổi nằm trong tình trạng thiếu dinh dưỡng vừa và nặng. Thiếu
dinh dưỡng của các bà mẹ cũng là vấn đề rất nghiêm trọng vì nó liên quan chặt chẽ
tới sức khoẻ của chính bà mẹ và những đứa con. Thiếu dinh dưỡng ở người lớn làm
giảm năng xuất lao động do đó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội. Các yếu tố ảnh
hưởng đến cung cấp và mô hình dinh dưỡng ở cấp quốc gia trước hết là các yếu tố
kinh tế xã hội nằm bên ngoài khả năng đảm trách của các cán bộ y tế. Tuy nhiên cán
bộ y tế có thể cộng tác phối hợp để nâng cao trách nhiệm của các ngành khác đối
với sức khoẻ cộng đồng.
Mục tiêu của nội dung dinh dưỡng trong CSSKBĐ theo khuyến cáo của TCYTTG
là:
− Tăng cường các hoạt động nhằm cải thiện việc cung cấp thực phẩm ở các hộ gia
đình.
− Khắc phục các sai lầm trong việc nuôi dưỡng trẻ em (0-5 tuổi).
− Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ suy dinh dưỡng.
− Điều trị và dự phòng các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như thiếu máu, thiếu
vitamin A.
− Tăng cường dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai và cho con bú.
Để thực hiện thành công, chúng ta cần phối hợp các hoạt động này với việc khống
chế các nguyên nhân khác của suy dinh dưỡng như tiêu chảy và các bệnh nhiễm
trùng.
Chiến lược dinh dưỡng của Việt Nam là cải thiện chất lượng dinh dưỡng, dinh
dưỡng hợp lý và hợp vệ sinh. Đó là mục tiêu phấn đấu chung của các ngành kinh tế
quốc dân; là hoạt động liên ngành: lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, công
nghiệp, ngư nghiệp, y tế v.v..
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng từ năm
2001-2010 với mục tiêu như sau:
“Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được cải thiện rõ rệt,
các gia đình trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưởng và chăm sóc hợp lý, bữa
ăn của người dân ở tất cả các vùng đủ hơn về số lượng, cải thiện hơn về chất lượng,
bảo đảm và an toàn vệ sinh. Hạn chế các vấn đề về sức khoẻ mới nảy sinh có liên
quan tới dinh dưỡng.”

38
Một trong số các nhóm giải pháp và chính sách chủ yếu là cải thiện dinh dưỡng và
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; bao gồm những công việc cụ thể như:
− Giáo dục và phổ cập kiến thức về dinh dưỡng cho toàn dân;
− Đảm bảo an ninh thực phẩm ở cấp hộ gia đình;
− Phòng chống suy dinh dưỡng protein – năng lượng ở trẻ em và bà mẹ;
− Lồng ghép hoạt động dinh dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu;
− Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;
− Theo dõi, đánh giá và giám sát về dinh dưỡng;
− Xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo.

Nội dung ở các tuyến:


Hộ gia đình:
Đây là cấp quan trọng trong việc cải thiện dinh dưỡng. Cán bộ y tế tham gia hỗ trợ
các thành viên trong cộng đồng, bao gồm các hoạt động sau:
− Sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có tại gia đình nhằm tăng
số lượng và cải tiến chất lượng thức ăn.
− Duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ xung đúng và đủ cho trẻ.
− Cải tiến việc chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn bằng việc áp dụng các kỹ
thuật công nghệ thích hợp.
− Thực hiện phân phối các thức ăn có sẵn giữa các gia đình.
− Phát hiện sớm và chăm sóc thích hợp những trường hợp suy dinh dưỡng.
Cộng đồng:
− Đánh giá chung về tình trạng dinh dưỡng và cung cấp thực phẩm trong cộng
đồng.
− Đề ra và phối hợp các hoạt động nhằm tăng cường việc sản xuất lương thực thực
phẩm, bảo quản, dự trữ và trao đổi lương thực, bao gồm việc thực hiện các mô
hình kinh tế vườn, công tác thuỷ lợi cho mùa màng, hình thành các hợp tác xã,
sử dụng các phương tiện sẵn có trong cộng đồng để bảo quản và chế biến các
loại thức ăn.
− Khuyến khích các tổ chức trong cộng đồng trong việc giáo dục sức khoẻ và dinh
dưỡng.
− Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng giúp đỡ lẫn
nhau trong việc chăm sóc trẻ.
Các cơ sở y tế:

39
Trách nhiệm của cơ sở y tế là:
− Giúp đỡ về mặt chuyên môn kỹ thuật và hậu cần nhằm tạo điều kiện cho các
hoạt động tại nhà và cộng đồng như huấn luyện và giám sát màng lưới y tế thôn
bản, cung cấp biểu đồ tăng trưởng, phương tiện sử dụng để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng, các tài liệu giáo dục sức khoẻ về dinh dưỡng.
− Tìm kiếm và định hướng cho các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho cộng đồng
như các dịch vụ về nông nghiệp, vay vốn tín dụng và các hỗ trợ về cơ sở vật chất
và kỹ thuật.
− Tổ chức một hệ thống điều trị và chăm sóc phục hồi dinh dưỡng cho các trường
hợp suy dinh dưỡng nặng.

2.3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường


Các bệnh có thể phòng tránh được liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường là các vấn đề chính ở các nước đang phát triển. Đây là các nguyên nhân chủ
yếu gây tử vong ở trẻ em và giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, việc cung cấp nước
sạch đầy đủ và đảm bảo vệ sinh là các biện pháp cơ bản nhất và là yếu tố thiết yếu
trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tăng cường việc cung cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường là một việc làm bắt buộc ở các vùng nông thôn.
Mục tiêu chính của nội dung này là nhằm phòng ngừa các bệnh và nâng cao chất
lượng của cuộc sống cũng như sức khoẻ của cộng đồng bằng cách tăng cường vệ
sinh cá nhân và cộng đồng, cung cấp đủ nước sạch và các điều kiện vệ sinh bằng
cách dựa vào khả năng vốn có và sự trợ giúp của các chương trình nước sạch và vệ
sinh môi trường cũng như các chương trình y tế khác.
Các vấn đề về vệ sinh môi trường ở nước ta cần chú ý là:
− Ô nhiễm do vi sinh vật xuất phát từ phân (người, gia súc, gia cầm); rác và các
chất thải hữu cơ khác; các chất thải lỏng (nước tiểu; nước thải sinh hoạt và công
nghiệp). Thanh khiết môi trường bằng các công tình vệ sinh cơ bản tuỳ theo tình
hình ở mỗi nước. ở các địa bàn có điều kiện, có thể sử dụng bể biogas. Chú ý
đến việc tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, chuột,...).
− Cung cấp nước sạch trong lành bằng mọi biện pháp, bảo đảm cho mỗi gia đình
có nguồn nước thích hợp. Lưu ý đến nhà tắm cho mỗi gia đình, đặc biệt cần thiết
cho phụ nữ và trẻ em.
− Đẩy mạnh trồng cây trên tất cả các mảnh đất còn bỏ trống ngoài diện tích nhà ở.
Chọn cây bản địa, cây có giá trị kinh tế cao (cây ăn quả, cây thuốc, cây dầu, cây
lấy gỗ, cây làm phân xanh v.v..).
− Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức cho mỗi người dân, đem lại cho
họ kiến thức môi trường và cá biện pháp khoa học xây dựng môi trường trong
lành.
Nội dung ở các tuyến y tế

40
Hộ gia đình:
Hộ gia đình được coi là cơ sở ban đầu mà vấn đề nước sạch về vệ sinh môi trường
cần chú ý tới. Các việc cần làm như sau:
− Làm cho các thành viên trong gia đình hiểu được mối quan hệ giữa những hành
vi không hợp vệ sinh với tình trạng bệnh tật.
− Giới thiệu những biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng.
− Tăng cường việc sử dụng hố xí và các công trình vệ sinh cơ bản.
− Bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.
Cộng đồng:
Công việc cần làm trong cộng đồng là:
− Giới thiệu các cơ sở vệ sinh và cách sử dụng ở trường học và những nơi công
cộng trong cộng đồng.
− Sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, xây dựng, vận hành và bảo
quản các hệ thống và nguồn lực tài chính.
− Tham gia trong việc tổ chức các chiến dịch vệ sinh làng xóm.
Các cơ sở y tế:
Cán bộ y tế ở các tuyến này đóng vai trò trong mối quan hệ với cả gia đình và cộng
đồng.
− Thăm các hộ gia đình và hướng dẫn các gia đình trong việc vệ sinh cá nhân và
khuyến khích họ sử dụng các công trình vệ sinh sẵn có.
− Tăng cường sự tham gia của gia đình với các hoạt động của cộng đồng như đã
nêu ở trên cũng như việc nâng cấp các điều kiện vệ sinh sẵn có.
− Thực hiện việc hướng dẫn và tổ chức chiến dịch liên quan đến sức khoẻ môi
trường.
− Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động cung cấp nước sạch
và xây dựng các điều kiện vệ sinh, duy trì và quản lý nguồn lực cho các chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường.
− Tổ chức các chiến dịch vệ sinh xung quanh nhà cửa và nơi công cộng.
− Huấn luyện cho y tế thôn bản và các nhân viên y tế tình nguyện.

2.4 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em, bao gồm KHHGĐ


Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận của chăm
sóc sức khoẻ ban đầu, nhằm mục tiêu tăng cường và bảo vệ sức khoẻ trẻ em và phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhờ đó mà tất cả trẻ em có cơ hội được lớn lên và phát
triển một cách khoẻ mạnh; sức khoẻ của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đáp ứng được
với tình trạng sức khoẻ nói chung. Đây là một nhiệm vụ sống còn của chiến lược y

41
tế quốc gia về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ và trẻ em. Nó chiếm tới 60
đến70% dân số tại các nước đang phát triển; có liên quan đến các vấn đề sức khoẻ
trong một phạm vi rất lớn; và nó là yếu tố cơ bản trong các thành tựu về sức khoẻ
cộng đồng trong tương lai. Để các chương trình về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và
kế hoạch hoá gia đình hoạt động có hiệu quả, bản thân chương trình này phải bao
hàm nhiều yếu tố của các thành phần khác trong CSSKBĐ.
− Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em ở nước ta cần giải quyết nhiều vấn đề. Những
điểm tối thiểu cần làm là:
− Giảm tỷ lệ phát triển dân số, trước mắt đối với mỗi khu vực dân cư. Chiến lược
phát triển dân số từ năm 2001 đến năm 2010 đề ra chỉ tiêu giảm từ 1,43% năm
1999 xuống còn 1,1% vào năm 2010. Xây dựng quy mô gia đình nhỏ 1-2 con,
khoẻ mạnh, hạnh phúc.
− Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và của trẻ em dưới 5 tuổi và tử vong
mẹ. Giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh từ 36,7%o năm 1999 xuống còn 25%o năm 2010.
Giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 100/100.000 xuống còn 70/100.000 vào năm 2010.
− Giải quyết dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ. Chiến lược để thực hiện nội dung
này là mô hình GOBIFFF:
+ Growth: Theo dõi sự phát triển của trẻ em bằng biểu đồ tăng trưởng.
+ Oral rehydration: Bù nước và điện giải bằng đường uống cho trẻ bị
tiêu chảy bằng cách sử dụng dung dịch oresol hoặc các dung dịch thay
thế.
+ Breast feeding: Nuôi con bằng sữa mẹ; trẻ cần được nuôi dường hoàn
toàn bằng sữa mẹ cho đến 4-6 tháng đầu.
+ Immunization: Tiêm chủng cho trẻ và cho các bà mẹ đang mang thai.
Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI – expanded program on
immunization).
+ Family planning: Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
+ Food supply: Cung cấp chế độ ăn bổ xung chomẹ thời kỳ mang thai
và cho con bú.
+ Female education: Giáo dục sức khoẻ cho phụ nữ và nâng cao vị thế
của người phụ nữ.
Nội dung ở các tuyến y tế
Hộ gia đình:
Đây là nơi mà nhiều quyết định và hành động ban đầu được đưa ra và tiến hành mà
nếu không có thì phần còn lại của các chương trình sẽ không đem lại lợi ích cho phụ
nữ và trẻ em. Nội dung ở tuyến này bao gồm:
− Sử dụng và cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm.

42
− Nhận biết được các ưu điểm của các biện pháp dự phòng, ví dụ như tiêm chủng
và kế hoạch hoá gia đình; và các nhu cầu khác nhằm duy trì hành vi và thói quen
có lợi cho sức khoẻ phụ nữ và trẻ em.
− Nhận biết được các nhu cầu trong việc chăm sóc, chữa bệnh, ví dụ như trẻ bị
tiêu chảy.
− Hành động tự xử trí như sơ cứu khi trẻ bị tai nạn, xây cất nhà vệ sinh...
− Quyết định có liên hệ hay sử dụng dịch vụ y tế hay không, ví dụ đến cơ sở y tế
cho việc thăm thai và chăm sóc trước sinh.
− Thực hiện các công việc được hướng dẫn như dùng thuốc theo đơn.
− Tham gia vào các hoạt động cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ như phun
thuốc muỗi, chiến dịch vệ sinh môi trường...
Cộng đồng:

Cộng đồng có nhiều hình thức khác nhau giúp đỡ gia đình cũng như các chương
trình y tế đặc biệt ở các nhóm khác nhau. Hơn nữa, có thể có rất nhiều công việc
liên quan đến BVSKBMTE và KHHGĐ được tiến hành ở cộng đồng. Một số công
việc có thể thực hiện ở cộng đồng như:
− Lựa chọn các thành viên của cộng đồng trong việc đào tạo thành y tế thôn bản
hay bà đỡ dân gian.
− Lập kế hoạch và tổ chức các chiến dịch, ví dụ: chiến dịch giáo dục sức khoẻ
trong trường học, chiến dịch quét dọn rác...
− Tăng cường hệ thống giao thông công cộng và phối hợp trong vận chuyển cấp
cứu cho phụ nữ và trẻ em.
Các cơ sở y tế:
Cán bộ y tế triển khai các hoạt động hỗ trợ và các nhiệm vụ liên quan đến tất cả các
chức năng kể trên, có thể nhóm lại thành các nhóm nhiệm vụ sau:
− Thăm hộ gia đình và tăng cường các hoạt động dự phòng BVSKBMTE.
− Cung cấp các dịch vụ y tế lồng ghép cho bà mẹ và trẻ em và các phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ (dự phòng và điều trị bệnh, bao gồm cả dinh dưỡng).
− Tham gia vào các hoạt động cộng đồng khác.
− Các hoạt động giáo dục truyền thông.
− Huấn luyện và giám sát các nhiệm vụ BVSKBMTE và KHHGĐ đối với y tế
thôn bản.
− Ghi chép và báo cáo các vấn đề y tế và các số liệu liên quan đến bà mẹ và trẻ em
và tham gia phân tích diễn giải các số liệu này.

43
2.5 Tiêm chủng mở rộng
Các chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong bằng
cách gây miễn dịch cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cho trẻ em. Ở các
nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, các ưu tiên tập trung vào sáu bệnh: bạch
hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt và lao. Ở nhiều nước khác tập trung vào các ưu tiên
lựa chọn vào một số bệnh khác có thể phòng được bằng vaccine.
− Hệ thống triển khai tiêm chủng mở rộng được hình thành nhằm đáp ứng được
hầu hết các đối tượng của chương trình, đó là trẻ em. Tiêm chủng mở rộng cũng
được triển khai cho cả phụ nữ đang mang thai nhằm gây miễn dịch uốn ván
phòng cho các bà mẹ trong lúc sinh đẻ đồng thời phòng cho trẻ sơ sinh cho đến
khi cuống rốn của trẻ đã liền sẹo.
− Mục tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta là tiếp tục duy trì tiêm
chủng cho trẻ em đạt 90%. Từng bước triển khai rộng rãi trong toàn quốc 4 loại
vaccine: tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản B, và viêm gan B. Triển khai thêm
vaccine Hib (Haemophilus influenzae) phòng viêm màng não và viêm phổi cấp
ở trẻ em.
Nội dung ở các tuyến y tế
Tại nhà:
Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng tập trung của chương trình. Phụ nữ trong gia đình
phải là người quyết định trong việc nhận dịch vụ này. Họ là người:
− Tham gia vào các hoạt động giáo dục hoặt thông tin và tập trung ở cấp cộng
đồng.
− Nhận thức được sự cần thiết phải tiêm chủng cho trẻ và cho bản thân họ.
− Nhận thức được nhu cầu đẻ sạch khi đẻ tại nhà để đề phòng uốn ván sơ sinh.
− Có thiện chí hợp tác và trao đổi thông tin với các cán bộ y tế.
Tại cộng đồng:
Việc quan trọng nhất trong cộng đồng là làm cho các thành viên cùng tham gia với
cộng đồng:
− Tham gia vào việc lập kế hoạch cho các chương trình, ví dụ: lập lịch tiêm chủng,
thời gian và địa điểm tiêm chủng.
− Tham gia một cách tích cực trong chiến dịch tiêm chủng.
− Tổ chức các buổi họp trước chiến dịch và thực hiện các chương trình tại cộng
đồng.
− Cải thiện hệ thống giao thông công cộng.
Tuyến xã:

44
Cán bộ y tế tuyến xã thực hiện nhiệm vụ BVSKBMTE bao gồm tiêm chủng mở
rộng. Các nhiệm vụ có thể chia thành các nhóm như sau:
− Tuyên truyền, giáo dục các cá nhân và các nhóm cộng đồng.
− Tiếp nhận và bảo quản vaccine và các phương tiện, thiết bị y tế.
− Tham gia vào việc lập kế hoạch và đánh giá chương trình tiêm chủng.
− Thông tin và phối hợp với các nhân viên của Trung tâm y tế huyện và các hoạt
động sức khoẻ của cộng đồng.
− Huấn luyện, giám sát và hướng dẫn cho các nhân viên y tế khác.
− Ghi chép, báo cáo và tham gia trong việc phân tích và sử dụng số liệu báo cáo.
Trung tâm y tế huyện:
− Cung cấp các tài liệu huấn luyện.
− Cung cấp thông tin liên quan đến tiêm chủng cho cộng đồng.
− Lập chương trình và phân phối nguồn lựccho tiêm chủng.
− Thực hiện việc đánh giá diện bao phủ, tiến hành các điều tra về bệnh tật liên
quan đến tiêm chủng.
− Hỗ trợ các cán bộ y tế trong việc huấn luyện và các hoạt động giám sát tiêm
chủng.

2.6 Phòng và quản lý dịch bệnh lưu hành tại địa phương

Mục tiêu là không chế tiến tới thanh toán ở nhiều mức độ khác nhau một số bệnh
dịch lưu hành như sốt rét, lao, số xuất huyết, phong, HIV/AIDS… Biến những bệnh
mà nhiều người mắc thành các bệnh thông thường, không còn là vấn đề lớn cho y
tế.

Để phòng và quản lý được các dịch bệnh lưu hành tại địa phương, nhiệm vụ của các
tuyến cần thực hiện như sau:
Tại nhà:
Nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình là:
− Phát hiện các trường hợp mắc bệnh dịch và báo cáo với cơ quan y tế sớm.
− Nhận biết được các dấu hiệu bệnh lý cần có sự chăm sóc y tế.
− Quyết định liên hệ với cơ quan y tế khi cần thiết.
− Sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp dự phòng theo khuyến cáo, chỉ định
của cán bộ y tế.
− Tham gia phối hợp cùng cộng đồng thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường,
các chiến dịch tiêu diệt mầm bệnh và sống lành mạnh.

45
Tuyến xã:
− Sẵn sàng các phương tiện cần thiết và liên hệ chặt chẽ với tuyến trên khi có dịch
bệnh bùng phát tại địa phương.
− Sẵn sàng sơ cứu và cấp cứu kịp thời các trường hợp bị bệnh.
− Huấn luyện các thành viên trong cộng đồng và y tế thôn bản trong việc dự
phòng các bệnh dịch chủ yếu.
− Theo dõi và giám sát các hoạt động dự phòng và quản lý bệnh nhân.
− Thu thập thông tin về dịch bệnh và báo cáo lên tuyến trên kịp thời.
Tuyến huyện:
− Cung cấp đầy đủ các điều kiện hỗ trợ tuyến dưới trong việc phòng và quản lý
dịch bệnh.
− Sẵn sàng tiếp nhận và điều trị những trường hợp bị bệnh và điều trị thích hợp.
− Huấn luyện và phối hợp với y tế tuyến dưới và tuyến trên trong việc thực hiện
các hoạt động phòng dịch và dập tắt dịch.
− Điều tra dịch tễ và đánh giá tình hình bệnh dịch và các bệnh khác tại địa
phương.
Các chương trình, dự án nhằm mục tiêu khống chế các bệnh dịch đang tiến hành ở
nước ta
− Ở nước ta hiện nay đã có nhiều chương trình án dự án nhằm mục tiêu khống chế
các bệnh dịch thường gặp. Các chương trình và dự án cùng với các mục tiêu đến
năm 2005 là:
− Dự án phòng chống sốt rét: nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét xuống dưới 4,1%
dân, giảm tỷ lệ người chết do sốt rét xuống 0,15/100.000 dân; 60-60 triệu lượt
người được bảo vệ bằng hoá chất (phun tồn lưu và tẩm màn); 15-20 triệu lượt
bệnh nhân sốt rét được điều trị.
− Dự án phòng chống lao: Khống chế và đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh lao mới, đến năm
2005 còn khoảng 72/100.000 người lao mới có AFB (+); Điều trị khỏi cho
khoảng 92% số bệnh nhân lao; giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lao.
− Dự án phòng chống sốt xuất huyết: giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết xuống
còn 109/100.000 dân; giảm tỷ lệ số người chết/số người mắc bệnh xuống còn
0,17%.
− Dự án phòng chống phong: giữ vững thành quả đã đạt được; loại trừ bệnh phong
trên địa bàn cấp huyện theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và của Việt
Nam; khám để phát hiện cho 30 triệu người, phát hiện ít nhất 5.000 bệnh nhân
mới; điều trị đa hoá trị liệu cho 6.800 bệnh nhân; phục hồi chức năng bằng phẫu
thuật cho 5.000 bệnh nhân.

46
− Dự án phòng chống bướu cổ: giữ vững và phát huy thành quả đã đạt được; hoàn
thành mục tiêu thanh toán các rối loạn do thiếu iốt gây nên với nội dung: tỷ lệ hộ
gia đình dùng muối iốt đạt trên 90%, mức iốt nước tiểu trung vị đạt 10-20cg/dl,
tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi còn 5% (hoặc dưới 5%).
− Dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi giảm
xuống dưới 25%; tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam giảm xuống dưới
7%.
− Dự án phòng chống HIV/AIDS: hạn chế tốc độ lan truyền HIV/AIDS trong cộng
đồng; làm chậm quá trình tiến triển của HIV thành AIDS; làm giảm tác hại của
HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

2.7 Điều trị các bệnh thông thường


Điều trị bệnh và những chấn thương thông thường là một việc làm rất có hiệu quả
trong CSSKBĐ. Phần lớn các bệnh thông thường có thể được điều trị khỏi ngay tại
tuyến y tế đầu tiên hoặc tại nhà. Ở Việt Nam việc điều trị những bệnh và những
chấn thương thông thường đã thực sự được coi là nhiệm vụ của CSSKBĐ. Việc sử
dụng các loại thuốc nam, đông y, chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu... hết sức
được lưu ý và tỏ ra rất hữu hiệu. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng được coi là nhiệm vụ CSSKBĐ ở Việt Nam.
Một số trường hợp cần được xử trí ngay từ tuyến cơ sở như: sốt, ngừng thở; một số
cấp cứu như chết đuối, điện giật, say nắng, một số loại ngộ độc, bỏng; một số chấn
thương như các vết thương phần mềm, gãy xương, bong gân; một số bệnh như sốt
rét, sốt xuất huyết...
Hiện nay, có rất nhiều chương trình đang triển khai tại tuyến cơ sở nhằm hỗ trợ cho
việc điều trị một số bệnh như chương trình chống tiêu chảy (CDD), chương trình
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI), xử trí lồng ghép trẻ bệnh (IMCI). Các
chương trình này đã phần nào làm giảm nguy cơ tử vong, đặc biệt ở trẻ em.
Nhiệm vụ của từng tuyến y tế trong việc điều trị các bệnh và chấn thương thông
thường như sau:
Hộ gia đình:
− Thực hiện đúng các chiến lược phòng bệnh, nhận thức được thông qua giáo dục
sức khoẻ.
− Tham dự những đợt truyền thông giáo dục sức khoẻ để có được một số kiến thức
cần thiết trong việc sơ cứu các trường hợp ốm đau và bệnh tật.
− Nhận biệt được dấu hiệu của một số bệnh thông thường và những dấu hiệu nguy
hiểm cần có sự trợ giúp của cán bộ y tế. Tìm kiếm sự hỗ trợ của cán bộ y tế khi
cần thiết.
Cộng đồng:

47
− Thực hiện các nhiệm vụ nhằm phòng các bệnh có nguy cơ phát triển trong cộng
đồng bằng cách cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.
− Phát hiện các ca bệnh và dịch bệnh có nguy cơ lây lan và thực hiện một số công
việc cần thiết để hạn chế mức độ lây lan.
Cơ sở y tế (bao gồm y tế tuyến xã và huyện):
− Xử trí kịp thời những trường hợp bệnh đến cơ sở y tế và có những tư vấn dự
phòng thích hợp.
− Cung cấp một số phương tiện cho cộng đồng và gia đình có thể giúp cho họ
trong việc dự phòng và sơ cứu.
− Điều tra và phát hiện nguyên nhân của các dịch bệnh và có chiến lược dự phòng
thích hợp.
− Giáo dục các thành viên trong gia đình về tầm quan trọng của nước sạch vệ sinh
môi trường và các yếu tố dự phòng cho một số bệnh cụ thể.
− Huấn luyện và giám sát cán bộ y tế tuyến dưới và cộng đồng, kể cả những người
không có chuyên môn y tế một số phương pháp điều trị một số bệnh thông
thường và các sơ cứu ban đầu trong trường hợp cấp cứu.

2.8 Cung cấp thuốc thiết yếu


Một yếu tố quan trọng làm tăng chi phí cho ngành y tế của một nước là thuốc.
Thuốc thường được sản xuất và lưu hành mang mục đích thương mại và theo nhu
cầu thị trường hơn là dựa trên ưu tiên về sức khoẻ và chính sách. Điều hoà việc sản
xuất và mua bán thuốc, kê đơn và sử dụng thuốc ở tất cả các tuyến nhằm nâng cao
chi phí-hiệu quả và quản lý việc sử dụng thuốc an toàn là một việc làm cần thiết của
CSSKBĐ.
Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một danh sách 200 thuốc thiết yếu phổ biến rộng rãi
trên toàn thế giới nhằm mục đích hướng dẫn cho việc quản lý thuốc một cách hữu
hiệu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có trách nhiệm xây dựng riêng cho mình một danh
mục thuốc thiết yếu đáp ứng với nhu cầu thực tế và các vấn đề sức khoẻ phổ biến.
Việc cung cấp thuốc thiết yếu nhằm tạo ra một nguồn thuốc luôn sẵn có cho tất cả
những người sử dụng trong hệ thống y tế ở tất cả các tuyến trong CSSKBĐ và trên
cả nước ở bất cứ thời điểm nào, bằng cách xây dựng một hệ thống lưu thông, dự trữ,
phân phối và sử dụng thuốc.
Để đạt được mục tiêu này, những người tham gia vào công tác CSSKBĐ cần tham
gia một cách tích cực trong việc quản lý thuốc ở tuyến của họ. Quản lý thuốc trong
CSSKBĐ là một thành phần lồng ghép với các kế hoạch quản lý thuốc trong toàn
bộ hệ thống y tế quốc gia.
Theo tổ chức y tế thế giới, các thuốc có thể chia thành các nhóm sau liên quan đến
việc quản lý:

48
− Nhóm A: Là các thuốc được cung cấp bởi hệ thống y tế ở tất cả các tuyến trong
CSSKBĐ tới bệnh nhân. Nhóm này chia thành hai nhóm nhỏ:
+ A1: nhóm cung cấp cho cá nhân;
+ A2: nhóm cung cấp cho gia đình sử dụng hàng ngày như các thuốc
phòng, thuốc sát trùng...
− Nhóm B: Là các thuốc cần mua theo đơn;
− Nhóm C: Là các thuốc mua không theo đơn bao gồm các loại thuốc thảo mộc có
sẵn ở địa phương.
Ở nước ta, việc cung cấp thuốc thiết yếu hiện đang là vấn đề quan tâm của ngành y
tế. Cung cấp thuốc thiết yếu là cung cấp đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa
bệnh từ tuyến xã lên tuyến tỉnh. Phải đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước, giảm
nhập ngoại. Nâng cao hiểu biết của nhân dân về sử dụng thuốc hợp lý, đảm bảo an
toàn thuốc. Chống thói quen luôn sử dụng thuốc trong chữa bệnh mà coi nhẹ các
phương pháp chữa bệnh khác.
Yêu cầu đối với cán bộ y tế:
− Cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ điều trị phải nắm vững tính năng, công dụng,
cách sử dụng các thuốc thiết yếu.
− Hiểu và thông suốt các phương tiện đa dạng trong điều trị (ngoài thuốc còn có
vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp, lao động chữa bệnh…).
Nội dung ở các tuyến y tế:
Hộ gia đình:
− Theo TCYTTG, những người có trách nhiệm trong gia đình cần biết được nơi
cung cấp các loại thuốc nhóm A và nhóm B. Đối với các thuốc nhóm C, thành
viên mỗi gia đình cần biết được những dấu hiệu chung và quyết định tự sử dụng
hay liên hệ với cán bộ y tế.
− Khi thuốc đã được đem về nhà, cần được bảo quản tốt và chú ý tránh tầm với
của trẻ em.
− Đảm bảo an toàn trong sử dụng và bảo quản thuốc tại gia đình.
− Những người có trách nhiệm cần cung cấp thuốc cho người ốm trong gia đình
đúng thời gian và đúng liều lượng đồng thời quan sát và báo cáo các tác dụng
chung của thuốc.
Trạm y tế xã:
− Người có trách nhiệm cần biết lập kế hoạch cung ứng và luân chuyển thuốc.
− Khi nhận thuốc về, cần để thuốc trong những điều kiện thích hợp (tránh nơi ẩm
ướt, nóng, chuột, côn trùng, bụi bẩn...) và nên để trong tủ kín. Thực hiện các quy
định luân chuyển, bao gồm cả việc chú ý đến hạn sử dụng thuốc là một yếu tố

49
hết sức quan trọng. Cán bộ y tế có trách nhiệm cần biết được thuốc dự trữ và
thuốc cấp cứu và có khả năng ghi chép.
− Nhân viên được giao cấn phân phối thuốc cho bệnh nhân, hưỡng dẫn sử dụng và
ghi chép các tác dụng của thuốc. Một nhiệm vụ quan trọng của y tế tuyến xã là
hướng dẫn cho người dân và cộng đồng.
− Tổ chức và vận động nhân dân trồng và sử dụng hợp lý các cây thuốc nam sẵn
có.
Trung tâm y tế huyện:
− Nhiệm vụ quản lý thuốc về cơ bản giống với y tế tuyến xã chỉ khác là người sử
dụng (y, bác sĩ kê đơn) và bảo quản thuốc (dược sĩ, người giữ thuốc) có thể khác
nhau.
− Ngoài ra, trong việc dự trữ, bảo quản, luân chuyển và cấp phát thuốc cho các
đầu mối khác nhau, tuyến huyện có trách nhiệm huấn luyện cho các cán bộ
tuyến dưới.
− Việc báo cáo về hiệu lực hay tác dụng phụ của thuốc, sự thay đổi nhu cầu hay
các ưu tiên của địa phương cần được đặt ra ở tuyến này và báo cáo lên tuyến
trên để có những hành động cần thiết.

2.9 Quản lý sức khoẻ


Mục tiêu của quản lý sức khoẻ là khống chế và hạ thấp dần tỷ lệ bệnh tật, tàn phế và
tử vong. Nâng cao từng bước vững chắc sức khoẻ nhân dân.
Đối tượng là người dân ngay từ lúc mới sinh cho đến khi chết. Tuy nhiên cần ưu
tiên cho các đối tượng trẻ em, bà mẹ, lao động chính, cán bộ chủ chốt…
Biện pháp thực hiện:
− Khám sức khoẻ định kỳ để chủ động phát hiện bệnh và điều trị sớm.
− Lập hồ sơ sức khoẻ cá nhân, ghi chép, theo dõi tình trạng, diễn biến của sức
khoẻ, bệnh tật để có biện pháp chăm sóc cần thiết, xử trí kịp thời.
− Giáo dục để nhân dân tự phát hiện bằng cách phổ cập những triệu chứng thông
thường của các bệnh cáap cứu, các bệnh lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp cho nhân
dân và củng cố tổ chức màng lưới hội viên chữ thập đỏ ở gia đình, trường học,
cơ quan xí nghiệp…
− Khám kỹ lưỡng, toàn diện mỗi khi bệnh nhân đến khám chữa bệnh để có thể
phát hiện ra những bệnh khác ngoài bệnh chính mà người bệnh tìm đén thầy
thuốc.
− Khi cần thiết có thể tổ chức khám chuyên khoa phát hiện bệnh hàng loạt (khám
phát hiện mắt hột, lao, phong, phụ khoa…) hoặc khám người tiếp xúc phát hiện
người lây nhiễm (khám người trong gia đình bệnh nhân lao).

50
2.10 Kiện toàn màng lưới y tế cơ sở
Sau Hội nghị Alma-Ata, hệ thống y tế nước ta có nhiều thay đổi, đặc biệt trong thập
kỷ 1980. Hệ thống y tế được tổ chức lại nhằm đáp ứng đòi hỏi của công tác
CSSKBĐ. Việc củng cố màng lưới y tế cơ sở đã được chúng ta quan tâm và coi đó
là một yếu tố cùng với 8 yếu tố mà Hội nghị Alma-Ata đã đề ra. Tuy nhiên hệ thống
y tế cơ sở đã hình thành song cần được củng cố và phát triển nhằm thực hiện nhiệm
vụ trong những điều kiện kinh tế xã hội đang có nhiều thay đổi.
Kiện toàn màng lưới y tế cơ sở là một trong 6 chương trình y tế quốc gia của nước
ta. Đây cũng là nội dung vừa là biện pháp số I, đảm bảo cho việc thành bại các nội
dung khác của CSSKBĐ.
Mục tiêu của việc kiện toàn màng lưới y tế cơ sở là đảm bảo cho mỗi xã có một
trạm y tế hoặc liên kết các trạm y tế thành phòng khám đa khoa liên xã. 100% cán
bộ y tế vào biên chế nhà nước, ưu tiên trước cho vùng núi, Tây nguyên, sau đó đến
đồng bằng, trung du. Đơn vị y tế cuối cùng là bản, thôn, ấp. Biên chế 1000 dân có 1
cán bộ y tế cho, tối thiểu 3000 dân được biên chế: 1 nữ hộ sinh biết về nhi khoa, xã
hội học; 1 y sĩ y học dân tộc; 1 trưởng trạm làm chung và chuyên đề về y tế cộng
đồng và có một quấy thuốc.
Nội dung hoạt động của các trạm y tế cơ sở phải đổi mới theo hướng thực hiện các
chương trình y tế nhằm đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Cán bộ y tế cơ sở phải được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công tác mới ở tuyến y
tế cơ sở. Cán bộ làm công tác quản lý y tế cần biết:
− Xác định vấn đề y tế ưu tiên, xác định nhu cầu y tế ở tuyến cơ sở;
− Phân tích nguyên nhân của các vấn đề y tế dựa trên điều tra cộng đồng;
− Lập kế hoạch y tế hàng năm, hàng tháng, hàng quý;
− Tổ chức thực hiện kế hoạhc đề ra;
− Chẩn đoán cộng đồng.
Mục tiêu của củng cố màng lưới y tế cơ sở đến năm 2010
Trong chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ năm 2001-2010, việc
củng cố và phát triển màng lưới y tế cơ sở là một trong các giải pháp nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mục tiêu của củng cố màng lưới y tế cơ sở
thể hiện trong chiến lược này như sau:
− Bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi
trường sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng.
− Phấn đấu đến năm 2005 đạt 100% phòng khám đa khoa khu vực cụm liên xã ở
vùng núi, vùng sâu được xây dựng kiên cố và có bác sĩ; 65% số xã có bác sĩ
(trong đó 50% số xã miền núi có bác sĩ); 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh, trong
đó 60% là nữ hộ sinh trung học.

51
− Phấn đấu đến năm 2010 đạt: 80% số xã có bác sĩ (trong đó có 60% số xã miền
núi có bác sĩ); 80% số trạm y tế có nữ hộ sinh trung học; các trạm y tế đều có
cán bộ với trình độ dược tá phụ trách công tác dược và có cán bộ được đào
tạo/bổ túc về y học cổ truyền; thường xuyên 100% thôn bản có nhân viên y tế có
trình độ sơ học trở lên. Phát triển đội ngũ tình nguyện viên y tế tại các thôn ấp
miền đồng bằng.

52
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Ban Khoa giáo Trung ương – Bộ Y tế – UNICEF (1996). Xã hội hóa công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe do dân và vì dân (Tài liệu dùng để tham khảo và
tập huấn). Hà Nội.
2. Bộ Y tế - Đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu (1998). Chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở tuyến cơ sở. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế - Thông tư số 07/BYT-TT ngày 18/5/1997 hướng dẫn về nội dung chăm
sóc sức khoẻ ban đầu, 1997
4. Bộ Y tế – Trường Cán bộ quản lý y tế (1992). Sức khoẻ công cộng. Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2002) Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban
đầu.
6. Bộ Y tế (2002). Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban
đầu. Hà Nội.
7. Annalyis of the content of eight essential elements of primary health care. Final
report to the HPC by the HPC Working Group on PHC 10 August 1981. WHO,
1981.

53
PHẦN TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHO HỌC VIÊN
8. Ban Khoa giáo Trung ương – Bộ Y tế – UNICEF. Xã hội hóa công tác chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe do dân và vì dân (Tài liệu dùng để tham khảo và tập huấn).
Hà Nội, tháng 5/1996. Trang 26-38.
9. Bộ Y tế - Đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu (1998). Chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở tuyến cơ sở. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Trang: 23-47; 123-143; 176-
197; 198-205; 361-405.
10. Bộ Y tế. Thông tư số 07/BYT-TT ngày 18/5/1997 hướng dẫn về nội dung chăm
sóc sức khoẻ ban đầu. Hà Nội, 1997 (toàn văn)

54
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU

MỤC TIÊU HỌC TẬP:


− Trình bày được các khái niệm về đánh giá và sự cần thiết của đánh giá chương
trình CSSKBĐ.
− Trình bày được những bước cần thực hiện để đánh giá chương trình chăm sóc
sức khoẻ ban đầu.
− Giải thích được ý nghĩa của tỉ lệ bao phủ và vận dụng được các chỉ số để đánh
giá được tỉ lệ bao phủ trong chương trình CSSKBĐ.
NỘI DUNG

3 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ.

3.1 Định nghĩa đánh giá:


Theo dõi- đánh gía là thu thập và phân tích định kỳ các chỉ số được lựa chọn để
giúp cho nhà quản lý xác định xem liệu các hoạt động chủ yếu của chương trình có
được thực hiện đúng như kế hoạch đề ra và có đạt được những mục tiêu mong
muốn hay không và hiệu quả đạt được có tương xứng với nguồn lực và công sức bỏ
ra hay không. Theo dõi-đánh giá còn có nhiệm vụ phân tích tìm ra những nguyên
nhân của thành công hay thất bại từ đó đề ra các giải pháp khắc phục và duy trì các
hoạt động.

3.2 Khi nào cần đánh giá:


Trước khi tiến hành một dự án, một giải pháp can thiệp (đánh giá ban đầu): Đánh
gía ban đầu nhằm thu thập , phân tích các chỉ số cơ sở để thấy được thực trạng ban
đầu, làm cơ sở để so sánh với các kết quả sau này. Ví dụ: Đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của phụ nữ có thai tại 1 xã, 1 huyện hay 1 tỉnh. Kết quả đánh giá ban đầu có
thể là: 30% phụ nữ có thai có biểu hiện thiếu máu, 27% chỉ tăng <8 Kg trong suốt
thời kỳ mang thai... Những chỉ số này cho giúp nhà quản lí đặt mục tiêu và lập kế
hoạch thực hiện khả thi để đạt được mục tiêu đề ra. Những chỉ số này cũng là cơ sở
để so sánh kết quả đạt được sau khi thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ bà
mẹ.
Trong khi thực hiện một dự án, một chương trình y tế (đánh gía tiến độ): Trong khi
chương trình y tế, giải pháp can thiệp đang được thực hiện theo kế hoạch chúng ta
cần đánh giá xem kế hoạch có được thực hiện đúng tiến độ hay không, các phần
việc đã hoàn thành có đạt được kết quả như đã đề ra hay không. Ví dụ: trong khi
thực hiện biện pháp can thiệp nhằm tăng cường tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ có
thai tại huyện X. Chúng ta cần đánh giá, đối chiếu với kế hoạch đề ra xem các hoạt
động đề ra có được thực hiện đúng như kế hoạch hay không (Tập huấn cho cán bộ y

55
tế xã, tuyên truyền viên, tổ chức giáo dục về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai...) và
kết quả của các hoạt động này đạt được như thế nào (Tập huấn cho 5 cán bộ y tế xã
về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, Tập huấn cho 12 cộng tác viên về dinh
dưỡng hợp lý cho phụ nữ có thai, tổ chức được 5 buổi tuyên truyền về dinh dưỡng
hợp li cho phụ nữ có thai...)
Khi chương trình y tế, dự án kết thúc: Như trên đã nói, sau khi kết thúc bất kỳ một
chương trình y tế hay một dự án nào cũng cần phải đánh giá. Đánh giá khi kết thúc
dự án để biết được các mục tiêu đề ra có đạt được hay không. Các kết quả thu được
có tương xứng với nguồn lực bỏ ra không. Chúng ta có thể đặt ra các mục tiêu đánh
giá khác nhau cho từng dự án hay biện pháp can thiệp. Ví dụ: Sau 1 năm thực hiện
biện pháp nhằm nâng cao tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại huyện X,
chúng ta cũng có thể đánh giá bằng tỷ lệ phụ nữ trong suốt quá trình mang thai tăng
cân >12 Kg; cũng có thể là tỷ lệ phụ nữ có thay đổi về hiểu biết và hành vi dinh
dưỡng hợp lý; cũng có thể là tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai tại huyện...

3.3 Theo dõi - Đánh giá thường kỳ và ngắn hạn.


Theo dõi - đánh giá thường kỳ: là sự thu thập thông tin thường xuyên để có số liệu
cơ sở cho việc tính toán các chỉ số chính. Đối với loại theo dõi này chỉ nên dùng
một số lượng tối thiểu các chỉ số nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho nhà quản lý đầy
đủ thông tin để theo dõi tiến độ của chương trình. Theo dõi-đánh giá thường xuyên
có thể được dùng để xác định xem liệu chương trình có được thực hiện theo đúng kế
hoạch đã đề ra không.
Theo dõi-đánh gía ngắn hạn: theo dõi-đánh gía ngắn hạn được thực hiện trong một
thời gian ngắn nhằm vào một hoạt động hay một qui trình mới được triển khai, theo
dõi-đánh gía ngắn hạn giúp cho nhà quản lý biết được các hoạt động hay qui trình
này có được thực hiện theo đúng kế hoạch và đạt được những kết quả mong muốn
không. Nhà quản lý thường sử dụng hững thông tin thu thập được để điều chỉnh các
kế hoạch hoạt động. Khi kế hoạch thực hiện được triển khai đều đặn thì các chỉ số
dùng để theo dõi ngắn hạn sẽ nằm trong công tác theo dõi-đánh giá thường kỳ.

4 QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ.


Qui trình đánh gía gồm có 8 bước được liệt kê trong bảng sau:

− Đặt mục tiêu


− Quyết định phạm vi đánh giá
11. Lập kế hoạch
− Chọn chỉ số
− Chọn nguồn thông tin và qui trình thu thập số liệu
Thực hiện theo dõi – đánh − Thu thập số liệu
giá
− Phân tích số liệu

56
− Trình bày kết quả

Sử dụng kết quả − Tiến hành can thiệp thích hợp, tiếp tục theo dõi –
đánh giá

4.1 Đặt mục tiêu đánh giá.

4.1.1 Đánh gía cái gì?


Chăm sóc thai nghén, tư vấn về kế hoạch hoá gia đình, bảo quản và cung cấp các
phương tiện tránh thai, cung cấp và quản lý tài chính, tuyên truyền giáo dục về tình
dục an toàn, giáo dục về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, sử dụng biểu đồ theo dõi sự
tăng trưởng của trẻ em, đào tạo cán bộ y tế về kỹ thuật đặt vòng tránh thai, kỹ thuật
nạo hút thai, khám chữa bệnh thông thường...

4.1.2 Đánh gía để làm gì (mục đích)?


Bạn phải trả lời câu hỏi: tại sao mình lại cần những thông tin này? Mục đích đánh
giá có thể là:
− Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc và quản lý thai nghén,
− Để biết được số/ tỷ lệ các biến chứng sản khoa,
− Theo dõi tỷ lệ trẻ đẻ ra thiếu cân có giảm đi không,
− Dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai có phù hợp không,
− Chất lượng khám chữa bệnh thông thường ở mức nào...

4.1.3 Ai sẽ dùng kết qủa đánh giá này?


Bạn, lãnh đạo trạm y tế, trung tâm y tế huyện, Sở y tế, Bộ y tế, đối tác, nhà tài trợ ...
sẽ sử dụng kết quả theo dõi – đánh giá.
Sau đây là một số ví dụ về nội dung, mục tiêu và người sử dụng kết quả đánh giá:

Đánh giá cái gì Mục tiêu Người sử dụng kết quả


− Các hoạt động
chuyên môn:
Xác định: Bạn, lãnh đạo trực tiếp
Chăm sóc thai nghén
Tỷ lệ phụ nữ có thai được của bạn, cộng đồng.
khám thai 3 lần
Số cán bộ y tế thực hiện đúng
thủ tục và kỹ thuật khám thai
Đơn vị bạn, sở y tế,
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nữ hộ UBND huyện, tỉnh, BYT,
Chăm sóc khi sinh

57
Đánh giá cái gì Mục tiêu Người sử dụng kết quả
sinh đỡ. nhà tài trợ.
Tỷ lệ mắc/ tử vong các tai
biến sản khoa.

Tư vấn kế hoạch hoá


gia đình Tỷ lệ phụ nữ được tư vấn về
KHHGĐ Sở y tế, BYT, UB, nhà tài
trợ
Sử dụng biểu đồ theo
dõi tăng trưởng trẻ Tỷ lệ trẻ em được cân hàng
em tháng và ghi vào biểu đồ
Tỷ lệ bà mẹ hiểu được biểu đồ
TD tăng trưởng trẻ em

Công tác tiêm chủng Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng


trẻ em đầy đủ
Tỷ lệ các trạm y tế xã được
cung cấp đầy đủ vac xin
− Hoạt động quản lý
% cán bộ được đào tạo về Đơn vị, Sở y tế, trường
chăm sóc thai nghén đào tạo cán bộ y tế
Đào tạo
Số cán bộ y tế được đào tạo
về kỹ năng tư vấn KHHGĐ

Nhà lập kế hoạch, quản lý


Kế hoạch được lập và phân bổ đơn vị, nhà tài trợ
Kế hoạch
kế hoạch thế nào

Thủ tục mua thuốc tránh thai,


Hậu cần
bao cao su, trang thiết bị...
Cung cấp và sử dụng tài chính
và các nguồn lực khác

4.2 Xác định phạm vi đánh giá.


Sau khi xác định mục đích đánh giá, bạn cần phải xác định phạm vi: hoạt động nào
cần đánh giá, thực hiện đánh giá ở bao nhiêu xã, bao nhiêu huyện, huyện nào, xã
nào, phòng khám nào, loại nhân viên nào,....
Không nhất thiết phải đánh giá tất cả các cơ sở và tất cả các hoạt động và nhân viên
làm việc tại các cơ sở đó. Đối với theo dõi-đánh giá thường kỳ, trước khi thiết lập

58
hệ thống theo dõi-đánh giá một phương pháp mới, bạn nên làm thử ở một phạm vi
nhỏ trước. Đối với theo dõi-đánh giá định kỳ, bạn chỉ giới hạn vào những cơ sở còn
có những vấn đề yếu kém, những hoạt động của chương trình chưa được thực hiện
tốt, một số cán bộ nào đó...

4.3 Lựa chọn chỉ số và tiêu chuẩn.


Có rất nhiều các chỉ số có thể dùng để theo dõi, đánh giá chương trình CSSKBĐ
nhưng không phải với bất cứ khi nào chúng ta cũng cần theo dõi-đánh giá tất cả các
chỉ số đó. Tuỳ vào mục đích của người sử dụng mà các chỉ số có thể phải thay đổi
cho phù hợp. Sau khi chọn chỉ số đánh giá, điều quan trọng là phải đặt ra tiêu chuẩn
cần đạt được (mục tiêu) cho từng chỉ số, làm như vậy chúng ta mới có thể so sánh
các số liệu thực tế thu được với tiêu chuẩn đặt ra (ở phần 3 chúng ta sẽ nghiên cứu
kĩ về những khái niệm và tính toán các tỉ lệ bao phủ trong chương trình CSSKBĐ).

4.4 Chọn nguồn thông tin và xây dựng qui trình thu thập thông tin
Đối với từng chỉ số, ta cần chọn nguồn cung cấp và chọn kỹ thuật thu thập số liệu
cho phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thông tin là: Đúng, đủ và chính xác.
Thông thường để có 1 chỉ số, ta có thể thu thập các số liệu cần thiết từ nhiều nguồn
khác nhau. Việc chọn lựa nguồn thông tin sẽ phụ thuộc vào hệ thống thông tin sẵn
có trong các cuốn sổ và mẫu thống kê báo cáo theo qui định của Bộ y tế (số khám
chữa bệnh, sổ khám thai, sổ đẻ, sổ tiêm chủng, ...), ghi chép, báo cáo của các phòng
khám, đội kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), phòng tư vấn KHHGĐ, các chương
trình y tế... Tuy vậy, đôi khi những thông tin chúng ta cần lại không sẵn có. Trong
trường hợp này, chúng ta phải thay đổi hay lập ra những mẫu biểu thu thập số liệu
cho phù hợp. Khi cần thiết phải thay đổi, nên cố gắng thay đổi ở mức tối thiểu
không nên có những thay đổi lớn vì làm như vậy sẽ có khả năng gây khó khăn cho
người trực tiếp thực hiện công việc ghi chép, báo cáo khi họ chưa được tập huấn.
Các kỹ thuật thu thập thông tin:
− Quan sát trực tiếp
− Đánh giá nhanh
− Phỏng vấn người sử dụng dịch vụ
− Phỏng vấn nhân viên y tế
− Xem sổ sách, báo cáo
Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phối hợp nhiều kỹ thuật thu thập thông tin và
với một số thông tin có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau để tăng độ tin cậy
cho các thông tin thu được.

59
4.5 Thu thập thông tin.
Sau khi đã xác định được các thông tin cần thu thập, các kỹ thuật để thu thập thông
tin, ta dựa vào các biểu mẫu, các hướng dẫn để thu thập các thông tin cần thiết từ
các nguồn khác nhau.
Qui trình kỹ thuật thu thập thông tin cần được thống nhất trong toàn bộ cán bộ tham
gia theo dõi – đánh giá. Việc này đôi khi đòi hỏi tập huấn cho cán bộ đặc biệt là khi
có các biểu mẫu, phương pháp thu thập thông tin mới.

4.6 Xử lí phân tích số liệu:


Thông tin thu thập được sẽ được xử lý và phân tích theo hướng nhằm vào các mục
tiêu đã đặt ra. Kết quả thực tế cần được so sánh với mục tiêu đề ra để xem có đạt
hay không đạt, nếu không đạt thì tới mức nào. Các thông tin có thể được biểu diễn
theo nhiều cách khác nhau nhằm đưa ra được bức tranh rõ ràng về kết quả thu được.
Ví dụ: Bảng, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ. Trong đánh giá chương trình CSSKBĐ, kết quả
đánh giá thương fđược biểu diễn trên biểu đồ. Ví dụ Biểu đồ theo dõi chăm sóc sức
khoẻ trẻ em, Biểu đồ theo dõi chăm sóc phụ nữ có thai; Biểu đồ theo dõi khám chữa
bệnh....

4.7 Trình bày kết quả:


Các kết quả theo dõi – đánh giá cần được trình bày với những người liên quan:
Người quản lý, nhân viên đơn vị liên quan, cộng đồng, người quản lý cấp cao hơn,
nhà tài trợ... Để trình bày kết quả một cách hiệu quả, bạn cần phải xem lại những gì
bạn định trình bày có đáp ứng đúng nhu cầu của người yêu cầu hay không. Đồng
thời bạn cũng cần phải điều chỉnh báo cáo của mình cho phù hợp với từng đối tượng
nghe bạn trình bày. Bạn cố gắng giữ cho báo cáo đơn giản nhưng lại chứa đựng
những thông tin chính cần thiết và thích hợp. Báo cáo kết quả cần được gửi đến các
đơn vị và cá nhân có yêu cầu sử dụng và lưu giữ lâu dài.

4.8 Tiến hành các hoạt động cần thiết


Để thực hiện các hoạt động cần thiết, bạn phải tìm ra các nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề và trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và đặt kế hoạch thực hiện các giải pháp
đó. Và bạn lại tiếp tục qui trình theo dõi – đánh giá mới.

5 TỶ LỆ BAO PHỦ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU.


Đối tượng đích: là đối tượng phục vụ của một hoạt động hay một chương trình
CSSKBĐ, một dịch vụ y tế. Ví dụ đối tượng đích của chương trình tiêm chủng mở
rộng là tất cả trẻ em dưới 1 tuổi; đối tượng của chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng là trẻ em dưới 5 tuổi; đối tượng đích của chương trình chăm sóc thai nghén
là tất cả phụ nữ có thai...
Khái niệm về các tỉ lệ bao phủ: sau đây, chúng ta cùng nghiên cứu những khái niệm
về một số tỉ lệ bao phủ thường được dùng để đánh giá các hoạt động chăm sóc sức

60
khoẻ ban đầu. Đó là tỉ lệ sẵn có, tỉ lệ tếp cận, tỉ lệ sử dụng, tỉ lệ sử dụng đầy đủ và
tỉ lệ sử dụng hiệu quả.
Tỉ lệ sẵn có: là tỉ lệ thời gian mà trạm y tế có đầy đủ các điều kiện cần thiết về
nguồn lực, cơ sở vật chất (cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc...) để thực hiện hoạt
động hay dịch vụ y tế phục công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Ví dụ trong
tiêm chủng mở rộng trạm y tế xã có đầy đủ vác xin, kim, bơm tiêm, thùng lạnh,
nhân lực để thực hiện tiêm chủng cho trẻ em; trong khám chữa bệnh, trạm y tế luôn
có đủ thuốc, nhân viên luôn có mặt, có đủ dụng cụ khám bệnh thông thường.
Tỉ lệ tiếp cận: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích trong khu vực quản lí của trạm y tế xã
hay cơ sở y tế có thể đến được với hoạt động hay dịch vụ y tế một cách dễ dàng
bằng hững phương tiện đi lại sẵn có. Trong thực tế, nhiều khi trạm y tế đã sẵn có
những điều liện cần thiết để cung cấp hoạt động hay dịch vụ y tế nhưng do yếu tố
khoảng cách làm cản trở làm giảm sự tiếp cận của nhóm đối tượng đích đối với
những hoạt động hoặc dịch vụ y tế này. Vì vậy để tăng tỉ lệ tiếp cận, hoạt động y tế
hay dịch vụ y tế có thể được thực hiện ở ngoài trạm y tế xã (tại khu dân cư, đặc biệt
đối với các xã vùng sâu, xa). Ví dụ chỉ có 30% phụ nữ có thai có thể đến được trạm
y tế để nhận dịch vụ chăm sóc trước sinh; 25% trẻ em bị viêm phổi đến được trạm y
tế để nhận dịch vụ khám chữa bệnh do chương trình Nhiễm khuẩn hô hấp cấp cung
cấp. Việc tổ chức các cơ sở dịch vụ CSSKBĐ hợp lý nhằm giảm tỷ lệ người khó
tiếp cận là rất quan trọng.
Tỉ lệ sử dụng: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích có sử dụng hoạt động hoặc dịch vụ y tế
ít nhất 1 lần. Ví dụ tỉ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 1 lần; tỉ lệ trẻ em
được tiêm chủng ít nhất 1 lần.
Tỉ lệ bao phủ đầy đủ: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích nhận được đầy đủ các dịch vụ y
tế cần thiết có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ theo chuẩn mực đã được ban
hành. Ví dụ tỉ lệ số người nhận được hay mua đủ số thuốc được kê trong đơn; tỉ lệ
trẻ em được tiêm đủ 6 loại vac xin theo qui định trong chương trình tiêm chủng mở
rộng; tỉ lệ phụ nữ được khám thai từ 3 lần trở lên trong 1 lần mang thai và trong mỗi
lần khám thai được nhận các dịch vụ theo qui định của chương trình (viên sắt, khám
tình trạng thai, đo huyết áp, phát hiện các dấu hiệu nguy cơ...)
Tỉ lệ bao phủ hiệu quả: là tỉ lệ nhóm đối tượng đích nhận được đầy dủ các dịch vụ
y tế tuỳ theo vấn đề sức khoẻ của họ với chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn về
chuyên môn. Ví dụ trong khám chữa bệnh, tỉ lệ bao phủ hiệu quả là tỉ lệ bệnh nhân
được chẩn đoán và kê đơn đúng sau đó nhận/mua đủ thuốc và về dùng theo đơn;
trong tiêm chủng mở rộng, đó là tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 6 loại
vac xin theo đúng lịch qui định, vac xin được bảo quản trong môi trường lạnh có
nhiệt độ từ 4-8 độ và được tiêm đúng kỹ thuật.

6 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách vận dụng những khái niệm về tỉ
lệ bao phủ đã được trình bầy ở phần trên để tính toán một số chỉ số cơ bản của các
nội dung hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

61
Trước hết chúng ta tính toán các tỉ lệ bao phủ trong dịch vụ khám chữa bệnh tại
trạm y tế xã:

6.1 Tính tỉ lệ ngày sẵn có:


Để đơn giản cho việc tính toán, trước hết chúng ta giả thiết rằng cán bộ y tế làm
nhiệm vụ khám chữa bệnh và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh là luôn sẵn có.
Chúng ta chỉ giới hạn tính đến tính sẵn có của 7 loại thuốc: Oresol, thuốc hạ sốt
(paracetamol), kháng sinh (ampiciline, amoxiciline, cotrimoxazole, peniciline),
salbutamol.
Xác định số ngày không sẵn có: bất kĩ ngày nào thiếu một trong số 7 loại thuốc trên
đều tính là ngày không sẵn có. Tỉ lệ ngày sẵn có được tính theo công thức sau:
Số
Số ngày trong
ngày trong kì báo
kì báo cáo –cáo – số
số ngày
ngàykhông
khôngsẵn sẵn
có có × 100 = ...
Tỉ lệ
lệ ngày
ngày sẵn
sẵncó
có ==
%
Số Số
ngày
ngàytrong kìbáo
trong kì báo cáo
cáo

6.2 Tính tỉ lệ tiếp cận:

Tổng số người có thể tiếp cận


× 100 = ....
Tỉ lệ tiếp cận
%
=
Dân số trong xã

6.3 Tính tỉ lệ sử dụng:


Là tỉ lệ người ốm đã sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Trung bình,
mỗi người dân ốm 1,2 lần trong 1 năm. Như vậy trong 6 tháng, mỗi người trung
bình ốm 0,6 lần.
Số người dự tính khám /Số BN được giám sát trong kì báo cáo = Dân số × 0,6

Tỉ lệ sử dụng = Tổng số người bệnh được khám × 100 = ... %


Số BN được giám sát trong kì báo cáo
khám/BN được
6.4 Tính tỉ lệ bao phủ đầy đủ:

Số BN mua/nhận đủ thuốc theo đơn × 100 = ....


Tỉ lệ bao phủ đầy đủ =
Số BN được giám sát trong kì báo cáo %

62
Tỉ lệ bao phủ đầy đủ trong khám chữa bệnh là tỉ lệ bệnh nhân đến khám chữa bệnh
tại trạm y tế, mua hoặc nhận thuốc đủ và dùng thuốc như hướng dẫn trong đơn.
Nếu phân tích số bệnh nhân trong cả năm hay 6 tháng thì rất phức tạp và mất nhiều
thời gian nên trong mỗi lần đánh giá, chúng ta thường lấy một số lượng bệnh nhân
nhất định để phân tích. Có thể lấy 10, 20 hoặc 30 bệnh nhân để phân tích.

6.5 Tính tỉ lệ sử dụng hiệu quả:

Số BN được chăm sóc với chất lượng tốt


Tỉ lệ sử dụng hiệu × 100 = ...
quả = Số BN được giám sát trong kì báo cáo %

Trong công thức trên, số bệnh nhân được chăm sóc với chất lượng tốt là số bệnh
nhân mua/nhận dủ thuốc theo đơn và được chẩn đoán hợp lí và kê đơn hợp lí (theo
đúng qui định của Bộ y tế).
Mối liên quan giữa các tỉ lệ bao phủ:
Mặc dù với giả định rằng tỉ lệ sẵn có luôn là 100% thì thông thường tỉ lệ bao phủ
tiếp cận sẽ thấp hơn 100%. Tương tự, tỉ lệ sử dụng thông thường sẽ thấp hơn Tỉ lệ
bao phủ tiếp cận; Tỉ lệ sử dụng đầy đủ sẽ thấp hơn Tỉ lệ sử dụng và Tỉ lệ sử dụng
hiệu quả thấp hơn Tỉ lệ sử dụng đầy đủ.
Tỉ lệ sẵn có > Tỉ lệ tiếp cận > Tỉ lệ sử dụng > Tỉ lệ sử dụng đầy đủ > Tỉ lệ sử dụng
hiệu quả (trong thực tế một số trường hợp tỉ lệ tiếp cận có thể lớn hơn tỉ lệ sẵn có).
Dù trạm y tế “luôn sẵn có” các điều kiện cần thiết phục vụ công tác khám chữa
bệnh cho nhân dân nhưng chỉ một tỉ lệ nhất định người ốm đến được trạm y tế để sử
dụng dịch vụ này. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do vị trí của trạm y tế
không thuận lợi, người đân không có phương tiện đi lại hợp lí, trong khu vực có
nhiều nhà thuốc tư, thày thuốc tư...
Không phải mọi người khi đã đến trạm y tế đều được nhận dịch vụ khám chữa bệnh.
Đó là vì có thể do trạm y tế cung cấp dịch vụ không phù hợp với phong tục, tập
quán của người dân nên họ không chấp nhận.
Thông thường có một tỉ lệ người được khám nhưng lại không nhận/mua đủ thuốc
như được kê trong đơn. Một số nguyên nhân của hiện tượng này là: người bệnh
không đủ tiền để mua thuốc; người bệnh không hiểu rõ sự cần thiết phải dùng đầy
đủ các thứ thuốc như trong đơn nên họ không mua đủ thuốc...
Không phải tất cả những thuốc trong đơn đều được sử dụng đúng. Việc này có thể
do bệnh nhân không được thày thuốc giải thích kĩ về cách dùng thuốc; bệnh nhân
cũng có thể không nhớ được những lời khuyên về dùng thuốc của thày thuốc;
Người bệnh có thể không sử dụng đúng thuốc vì có phản ứng khi dùng...

63
Có một tỉ lệ người ốm không được chẩn đoán và kê đơn đúng với qui định chuẩn
của Bộ y tế do trình độ hoặc những lí do khác thuộc về thày thuốc.
Những biểu đồ sau đây minh hoạ mối liên quan giữa các tỉ lệ bao phủ trên đây:

BiÓu ®å theo dâi kh¸m ch÷a bÖnh (1)

100 100 100

90

80

70

60

50

40
35
30 30
27
20

10

0
S½n cã TiÕp cËn Sö dông BP ®ñ BP hiÖu qu¶

Trong biểu đồ trên, tỉ lệ bao phủ sẵn có và tỉ lệ tiếp cận là 100%, nhưng tỉ lệ sử
dụng chỉ đạt 35%; Tỉ lệ sử dụng đầy đủ là 30% và tỉ lệ sử dụng hiệu quả chỉ là 27%.
Cách đọc biểu đồ:
Trong các biểu đồ này, trục tung biểu thị tỉ lệ phần trăm đạt được của các yếu tố liên
quan đến vấn đề y tế. Tỉ lệ cao nhất của một yếu tố có thể đạt tới là 100%. Trục
hoành biểu thị các yếu tố (các tỉ lệ bao phủ) liên quan mật thiết với nhau đó là các tỉ
lệ: Sẵn có, Tiếp cận, Sử dụng, Sử dụng đầy đủ, Sử dụng hiệu quả.
Nếu đường đi của biểu đồ xuống dốc nghĩa là công tác chăm sóc sức khoẻ trong
cộng đồng có vấn đề. Mức độ xuống dốc càng lớn thì vấn đề trong công tác chăm
sóc sức khoẻ cộng đồng càng nhiều và ưu tiên giải quyết càng cao.
Chúng ta cũng có thể xác định các yếu tố tồn tại dựa vào sự so sánh tỉ lệ của một
yếu tố với tỉ lệ của yếu tố đứng ngay trước nó. Nếu sự chênh lẹch càng lớn thì mức
độ vấn đề tồn tại càng nhiều. Để đơn giản ta có thể sử dụng cách cho điểm về mức
độ tồn tại của các yếu tố như sau:
− Nếu bằng tỉ lệ của yếu tố đứng trước nó: Cho điểm 0
− Nếu thấp hơn 10%: Cho điểm 1
− Nếu thấp hơn 10% - 30%: Cho điểm 2

64
− Nếu trên 30%: Cho điểm 3
Như vậy mức độ dốc của biểu đồ càng lớn thì điểm càng cao.

Với mỗi lĩnh vực sức khoẻ: Chăm sóc sức khoẻ trẻ em, Chăm sóc phụ nữ có thai;
Chăm sóc phụ nữ khi sinh... chúng ta đều có thể thu thập những thông tin cần thiết
để vẽ nên những biểu đồ. Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể dễ nhận thấy vấn đề tồn
tại ở khâu nào. (Hãy xem các biểu đồ liên quan đến các thông tin về khám chữa
bệnh - Biểu đồ 1 đến 5 - và phân tích vấn đề tồn tại ở từng biểu đồ).
Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy:
Tỉ lệ sử dụng 35%, tỉ lệ tiếp cận (đứng ngay trước tỉ lệ sử dụng) là 100%. Như vậy
sự khác nhau giữa 2 tỉ lệ này là 65% (>30%). Theo như cách tính điểm đã trình bày
ở phần trên thì điểm cho vấn đề tồn tại ở đây lớn nhất và cho 3 điểm. Còn lại sự
khác nahu giữa tỉ lệ sử dụng đầy đủ và tỉ lệ sử dụng là 5%, và giữa tỉ lệ sử dụng đầy
đủ và tỉ lệ sử dụng hiệu quả là 3% (đều nhỏ hơn 30%) nên cho 1 điểm. Như vậy ưu
tiên giải quyết vấn đề tồn tại trong khám chữa bệnh đầu tiên là giải quyết những
nguyên nhân làm cho tỉ lệ sử dụng thấp. Tiếp đến là những vấn đề khác.
Vậy những nguyên nhân nào có thể gây nên tỉ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
thấp? Có rất nhiều nguyên nhân: giờ làm việc của trạm y tế xã có thể không phù
hợp với đặc điểm sinh hoạt và làm việc của nhân dân trong xã; thày thuốc thường
vắng; nhân dân thường tự mua thuốc về tự chữa, nhân dân không tin tưởng vào trình
độ chuyên môn của thày thuốc; dịch vụ khám chữa bệnh không phù hợp với phong
tục, tập quán của nhân dân trong xã... (xem phụ lục 1). Những nguyên nhân này
phải được nêu ra, bàn bạc và thồng nhất trong ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu của
xã. Chú ý rằng không phải nguyên nhân của một vấn đề tồn tại ở các xã đều giống
nhau mà các nguyên nhân có thể khác nhau hoặc ở những mức độ khác nhau.
Bước tiếp theo sau khi phân tích những nguyên nhân của vấn đề tồn tại, chúng ta
cần bàn bạc đến khả năng giải quyết các nguyên nhân đó và bàn bạc những ưu tiên
giải quyết. Tiếp đến là lập kế hoạch thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường chất
lượng khám chữa bệnh (xem phụ lục 1a và 1b).

65
BiÓu ®å theo dâi kh¸m ch÷a bÖnh (2)

100 100

90

80

70

60

50 50

40
35
30 30
27
20

10

0
S½n cã TiÕp cËn Sö dông BP ®ñ BP hiÖu qu¶

BiÓu ®å theo dâi kh¸m ch÷a bÖnh (3)

100 100

90 90
85
80

70

60

50

40

30 30
27
20

10

0
S½n cã TiÕp cËn Sö dông BP ®ñ BP hiÖu qu¶

66
BiÓu ®å theo dâi kh¸m ch÷a bÖnh (4)

100 100

90 90
85
80 80

70

60

50

40

30
27
20

10

0
S½n cã TiÕp cËn Sö dông BP ®ñ BP hiÖu qu¶

67
BiÓu ®å theo dâi kh¸m ch÷a bÖnh (5)

100 100

90
85
80 80 80

70 70

60

50

40

30

20

10

0
S½n cã TiÕp cËn Sö dông BP ®ñ BP hiÖu qu¶

68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12. Bộ Y tế (1999). Điều hành chăm sóc sức khoẻ ban đầu dựa vào cộng đồng-
Hướng dẫn tổ chức thực hiện. Nhà xuất bản Y học.
13. Bộ Y tế (1999). Nâng cao năng lực điều hành chăm sóc sức khoẻ ban đầu dựa
vào cộng đồng. Nhà xuất bản Y học.
14. Bộ Y tế (1999). Theo dõi và giám sát hoạt động của các trạm y tế cơ sở. Nhà
xuất bản Y học.
15. T. Tanahashi (1978). Health service coverage and its evaluation. Bulletin of
World Health Organization, 56 (2): 295-303.
16. World Health Organization (1988). From Alma-Ata to the year 2000: Reflection
at the midpoint. Geneva.

69
PHỤ LỤC
Phụ lục 1a. Hướng dẫn xác định vấn đề và lựa chọn ưu tiên trong hoạt động khám chữa bệnh.

Tỉ lệ Mức độ Những vấn đề chính Khả năng giải quyết Ưu tỉên giải quyết
tồn tại
Sẵn có 0 1. Thay đổi lịch làm việc,
2. Bố trí cán cán bộ làm
Tiếp cận 0 nhiệm vụ khám chữa
bệnh thường xuyên có
Sử dụng 3 -Giờ làm việc của TYT xã không -Thay đổi giờ làm việc của TYT xã mặt tại TYT,
hợp lí cho phù hợp, 3. Nâng cao chất lượng
-Thày thuốc thường vắng mặt -Bố trí lịch trực ở TYT, khám chữa bệnh
-Người dân thường tự mua thốc để -Tuyên truyền, vận động nhân dân 4. Thay đổi thói quen tự
cữa bệnh đến TYT khám chữa bệnh khi ốm mua thuốc chữa bệnh
-Người dân chưa tin tưởng vào trình đau của người dân.
độ chuyên môn của thày thuốc
Bao phủ đủ 1 -gía thuốc chưa phù hợp với khả Tuyên truyền tác dụng của sử dụng
năng mua của dân, thuốc an toàn, hợp lí cho nhân dân
-Dân chưa có ý thức được tác dụng
của sử dụng thuốc đầy đủ
Bao phủ 1 Kê đơn thuốc chưa đúng với bệnh Đào tạo lại cán bộ làm công tác
hiệu quả khám chữa bệnh

70
Phụ lục 1b. Hướng dẫn lập kế hoạch tăng cường chất lượng khám chữa bệnh
Các tỉ lệ Tỉ lệ Mục Giải pháp Việc cụ thể Thời gian Người thực Kinh phí
tiêu hiện
Sẵn có 100 100
Tiếp cận 100 100
Sử dụng 35 60 -Bố trí lại lịch làm việc -Họp trạm thống -15/5/2002, -Cán bộ TYT, 200.000đ, xin
nhất lịch làm Ban UB xã
-Bố trí người trực việc và lịch trực, CSSKBĐ,
-Vận động nhân dân khám, -Tuyên truyền
mua thuốc qua đài, hội họp, Hàng ngày Đài truyền
-Gới thiệu về hoạt động và thanh xã
khả năng của TYT xã

Sử dụng 30 50 Tuyên truyền về tác hại của -Kết hợp với Hàng ngày Cán bộ y tế xã 0
đầy đủ dùng thuốc không đủ liều hoạt động khám
chữa bệnh hàng
ngày,
-tuyên truyề qua
đài, hội họp

71
Sử dụng 27 50 Nâng cao trình độ chuyên -Tham gia tập -Khi có đợt Cán bộ y tế 400.000đ, xin
hiệu quả môn khám chữa bệnh cho huấn tập huân trạm, cán bộ y TTYT huyện
cán bộ y tế xã tế huyện hỗ trợ
-Nghiên cứu -Hàng ngày
sách

72
Phụ lục 2. Hướng dẫn tính các tỉ lệ bao phủ trong chăm sóc phụ nữ có thai trước sinh:

Tỉ lệ Chỉ số Nguồn số liệu Cách tính


Sẵn có Tỉ lệ thời gian TYT có đầy đủ thuốc và Sổ giám sát và sổ bán Số ngày sẵn có trong kì BC
dụng cụ dành cho chăm sóc phụ nữ thuốc hàng tháng x 100
mang thai trong chu kì theo dõi Số ngày trong kì báo cáo
Tiếp cận Tỉ lệ dân số sống cách TYT xã 1 giờ đi Bản đồ của xã, sổ giám Dân số<1 giờ + DS> 1giờ nhận DV 1 lần
bằng phương tiện sẵn có và mỗi tháng sát và bảng tổng hợp 6 x 100
nhận được dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tháng Tổng số dân trong xã
phụ nữ có thai ngoại trạm ít nhất 1 lần
nếu ở xa TYT (trên 1 giờ đi bằng
phương tiện sẵn có).
Sử dụng Tỉ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít Sổ khám thai (A3), sổ đẻ Số phụ nữ có thai trong kì BC
nhất 1 lần trước khi sinh trong kì báo (A4), tỉ suất sinh thô và x 100
cáo số dân trong xã Số Số phụ nữ ước tính đẻ
Bao phủ đủ Tỉ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít Sổ khám thai (A3), sổ đẻ Số phụ nữ khám thai >3 lần trong kì BC
nhất 3 lần trước khi sinh trong kì báo (A4), tỉ suất sinh thô và x 100
cáo số dân trong xã Số phụ nữ ước tính đẻ
Bao phủ Tỉ lệ phụ nữ có thai được khám ít nhất Sổ khám thai (A3), sổ đẻ Số phụ nữ có thai khám thai 3 lần
hiệu quả 3 lần vào 3 thời kì thao nghén, được (A4), tỉ suất sinh thô và ở 3 thời kì thai nghén, tiêm 2 UV,
tiêm phòng uốn ván 2 lần và nhận viên số dân trong xã Nhận viên sắt
sắt trước khi sinh trong kì báo cáo x 100
Số phụ nữ ước tính đẻ

73
Phu lục 3. Hướng dẫn tính các tỉ lệ bao phủ trong chăm sức khoẻ trẻ em:

Tỉ lệ Chỉ số Nguồn số liệu Cách tính


Sẵn có

Tiếp cận

Sử dụng

Bao phủ đủ

Bao phủ
hiệu quả

74
Phụ lục 4. Hướng dẫn tính các tỉ lệ bao phủ trong chăm bà mẹ sau sinh:

Tỉ lệ Chỉ số Nguồn số liệu Cách tính


Sẵn có

Tiếp cận

Sử dụng

Bao phủ đủ

Bao phủ
hiệu quả

75
MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU
Ở VIỆT NAM

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi học xong bài này, học viên sẽ có khả năng:
− Trình bày được về tổ chức mạng lưới của công tác CSSKBĐ ở Việt nam: tuyến
xã và huyện
− Trình bày được các nội dung chính của chính sách CSSKBĐ: thông tư số 07/
BYT-TT về hướng dẫn nội dung công tác CSSKBĐ
− Liệt kê những chiến lược và chính sách mới phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc
bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn 2000-2010

NỘI DUNG

7 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
BAN ĐẦU Ở VIỆT NAM
Năm 1978 Việt nam đã cam kết thực hiện khẩu hiệu "Sức khoẻ cho mọi người đến
năm 2000". Tinh thần này của tuyên ngôn Alma-Ata hoàn toàn phù hợp với chiến
lược sức khoẻ của Việt nam từ những năm sau cách mạng tháng Tám năm 1945
(Hoàng Đình Cầu, 1993). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, chúng ta đã
từng bước cụ thể hoá và thực hiện có kết quả những nội dung CSSKBĐ. Hiện nay
mạng lưới y tế cung cấp dịch vụ CSSKBĐ được bao phủ hầu khắp Việt nam. Một
cách khái quát có thể chia quá trình phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu
ở Việt nam ra mấy giai đoạn như sau:
− Trước Cách mạng 1945 : chưa có hệ thống y tế phục vụ ở huyện và xã phường
(gọi chung là xã). Mỗi tỉnh, trừ một vài thành phố lớn, chỉ có trạm y tá sau
thành bệnh viện tỉnh với khoảng 20-30 giường, với lúc đầu là một y tá, sau có
một y sỹ hoặc một bác sỹ phụ trách. Khi có dịch (nhất là dịch tả) thì đi tiêm
chủng ở các xã.
− Từ 1945-1955: thời kỳ kháng chiến chống Pháp với khẩu hiệu tất cả cho tiền
tuyến. Số lượng bác sỹ và y sỹ rất hạn chế. Có Ty y tế ở tỉnh nhưng huyện
không có tổ chức y tế hoặc chỉ có một y tá, xã cũng không có tổ chức y tế hoặc
có một vệ sinh viên hoặc cứu thương viên. Các cán bộ này chỉ biết sơ cứu, cấp
cứu, băng bó, chữa một số bệnh thông thường và đỡ đẻ thường (hộ sinh viên).
− Từ 1955-1978: hoà bình lập lại ở miền Bắc, mạng lưới y tế huyện, xã phát triển
rất nhanh để đáp ứng nhiệm vụ chính trị "Xây dựng miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà" đối phó với nguy cơ chiến tranh lan ra miền Bắc. Các vệ
sinh viên, cứu thương viên và hộ sinh viên ở tuyến xã phường được đi đào tạo

76
bổ túc thành y tá 6 tháng, 9 tháng với nhiệm vụ chủ yếu là làm vệ sinh phòng
bệnh, nước sạch, vệ sinh nơi ở, làng xóm, chữa bệnh thông thường. Mỗi xã có
một y tá và một hộ sinh hoạt động dựa vào quỹ dân lập.
− Từ năm 1960 nhà nước bắt đầu tổ chức đào tạo y sỹ xã. Cùng với NHS, y sỹ xã
đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, chống dịch, đỡ đẻ thường, cấp cứu và
chữa bệnh thông thường, phòng không cấp cứu chiến thương.
− Từ năm 1968 một số y sỹ xã có thành tích tốt được đi đào tạo thành bác sỹ xã.
Tuyến huyện có bệnh xá huyện và tỉnh có bệnh viện tỉnh và các trạm đội phòng
bệnh và chống các bệnh xã hội.
− Từ năm 1975, theo tinh thần của nghị quyết 15CP, các bệnh xá huyện nâng cấp
thành các bệnh viện huyện với các đơn vị vệ sinh phòng dịch. Y tế tuyến xã
thôn là y tế dân lập và từ tuyến huyện trở lên là quốc lập. Sau khi miền Nam
giải phóng, nghị quyết 15CP được thực hiện nhanh chóng ở miền Nam.
− Từ năm 1978 đến nay: Việt nam đi theo tuyên ngôn Alma-Ata vì nội dung phù
hợp với đường lối y tế CSSK cho toàn dân của Việt nam. Ngoài 8 nội dung được
nêu trong mục VII-3 của tuyên ngôn, Việt nam còn bổ sung thêm 2 nội dung là
quản lý sức khoẻ toàn dân và tăng cường hệ thống y tế cơ sở thực hiện
CSSKBĐ. Thực ra hai nội dung này chỉ là những yếu tố hỗ trợ 8 nội dung chính
do Alma-Ata đề ra. Tuy nhiên trong những năm đầu thập kỷ 80, Việt nam và
một số nước khác gặp những lúng túng trong việc thực hiện các nội dung chiến
lược mà tuyên ngôn Alma-Ata đề ra. Đến cuối thập kỷ 80 người ta mới thấy
rằng muốn thực hiện các nội dung đó một cách có hiệu quả thì phải xác lập các
vấn đề sức khoẻ ưu tiên rồi xây dựng các chương trình can thiệp có mục tiêu cho
thích hợp với từng nơi.
− Tuy nhiên từ sau năm 1986, khi chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện chính
sách khoán sản phẩm với người nông dân, ngành y tế cũng có nhiều bước
chuyển đổi, có y tế tư nhân, thu tiền dịch vụ y tế, y tế xã trước đây do hợp tác xã
đài thọ nay là ngân sách xã trả, y tế thôn bản không còn được trợ cấp. Các hợp
tác xã nông nghiệp hầu như tan rã, không có khả năng chi trả sinh hoạt phí cho
cán bộ y tế xã. Nhiều cán bộ y tế bỏ việc, nhiều xã trắng không có trạm y tế.
Việc chăm sóc sức khỏe không còn là nhiệm vụ riêng của Nhà nước nữa mà
thành " Nhà nước và nhân dân cùng làm"; "Trung ương (TW) và địa phương
cùng làm". Đất nước mở cửa, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu
tan rã, tuy nhiên viện trợ nhân đạo của nhiều nước đã vào Việt nam. Một cuộc
cách mạng trong kinh tế xã hội đang diễn ra cả trong y tế ngày càng sâu rộng.
Như vậy CSSKBĐ ở Việt nam đã có từ lâu và đã phát triển từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp. Chăm lo sức khoẻ nhân dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng cộng sản và nhà nước Việt nam. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung
ương Đảng lao động Việt nam (Đảng cộng sản hiện nay) tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ ba từ những năm 1960 đã nêu rõ: " Con người là vốn quý nhất của chế
độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của con người là nghĩa vụ và
mục tiêu cao quý của nghành y tế và thể dục thể thao". Hiệu quả công cuộc

77
CSSKBĐ từng bước được nâng lên đáp ứng phục vụ sức khoẻ nhân dân, phục vụ
sản xuất, chiến đấu lúc chiến tranh và hoà bình và đang đứng trước những thử thách
mới. Các chương trình y tế quốc gia đều nhằm mục đích làm tốt công tác
CSSKBĐ. Tìm kiếm các biện pháp phục hồi, củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp
thiết của từng địa phương. Sau khi có nghị quyết Trung ương 4 và quyết định
58/TTg và 131/TTg của Thủ tướng chính phủ về phục hồi mạng lưới y tế thôn bản,
do nhà nước trả phụ cấp, tuyến y tế cơ sở đã được củng cố một bước về nhân lực, tổ
chức, nơi làm việc và trang thiết bị. Những quy định chính sách này đã có tác dụng
động viên khuyến khích y tế cơ sở yên tâm, phấn khởi phát huy tốt năng lực trong
công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu phục vụ cộng đồng.

8 GIỚI THIỆU VỀ THÔNG TƯ SỐ 07/BYT-TT NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM


1997 CỦA BỘ Y TẾ
Năm 1993, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại kỳ họp thứ IV đã có
quyết định quan trọng về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác Chăm sóc
sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). Ngày 20/06/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
37/CP về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
trong giai đoạn 1996-2000, trong đó cũng xác định CSSKBĐ là một công tác trọng
yếu để đạt được các mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ và thể lực, tăng tuổi thọ, tạo điều kiện để mọi
người dân đều được hưởng một cách công bằng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Để giúp các đơn vị, địa phương làm tốt công tác CSSKBĐ góp phần thực hiện
thành công định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân,
Bộ y tế đã ra thông tư số 07/BYT-TT ngày 28 tháng 5 năm 1997 hướng dẫn về một
số nội dung về công tác CSSKBĐ. Thông tư đã đề cập đến các nội dung chính sau
đây:
17. Nội dung CSSKBĐ
18. Nguyên tắc chung trong cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ
19. Mạng lưới y tế cung cấp dịch vụ CSSKBĐ
20. Các biện pháp hỗ trợ cho công tác CSSKBĐ
21. Tài chính cho hoạt động CSSKBĐ
22. Nội dung quản lý công tác CSSKBĐ ở tuyến huyện và xã
23. Xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
24. Nhân lực và phát triển nhân lực cho CSSKBĐ
25. Theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động CSSKBĐ

9 MẠNG LƯỚI CSSKBĐ Ở VIỆT NAM


Mạng lưới CSSKBĐ ở Việt nam được thực hiện theo 6 cấp:
26. Bộ, các bệnh viện và viện (quốc gia),

78
27. Tuyến tỉnh: có 61 bệnh viện tỉnh và dịch vụ y tế tuyến tỉnh,
28. Tuyến huyện: 597 bệnh viện huyện và dịch vụ y tế tuyến huyện,
29. Phòng khám đa khoa khu vực: 1108 phòng khoá đa khoa khu vực đóng vai trò là
cơ sở chuyển tuyến đầu tiên cho từ 3-5 trạm y tế xã,
30. Tuyến xã: 10078 trạm y tế xã bao phủ cho khoảng 97% số xã,
31. Y tế thôn bản thực hiện trong khoảng 40% của 80000 xã ở Việt nam.
32. Hiện tại khoảng 90% dân số cách cơ sở y tế gần nhất trong vòng 5 km (WHO,
2001).
Mạng lưới CSSKBĐ còn bao gồm các chương trình y tế quốc gia theo nghành dọc
và tuyến địa phương được thực hiện theo ngành ngang. Các chương trình y tế quốc
gia theo ngành dọc được thực hiện chủ yếu tại tuyến xã. Nhân viên y tế xã được đào
tạo thường xuyên về thực hiện chương trình, bao gồm cả việc thu thập số liệu thống
kê của chương trình. Có khoảng 10 chương trình y tế quốc gia được triển khai tại
tuyến y tế cơ sở. Một số chương trình y tế đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong
việc nâng cao sức khoẻ nhân dân ví dụ như chương trình tiêm chủng, chương trình
phòng chống sốt rét v.v.

9.1 Y tế cơ sở
Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến
y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được được chăm sóc sức
khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm
nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân
với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế
nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đỡ đẻ
thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế
hoạch hoá gia đình (KHHGĐ), tăng cường sức khoẻ.

Trạm y tế xã phường
Trạm y tế xã có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nội dung CSSKBĐ, cụ
thể hoá bằng các chương trình y tế. Hiện nay 100% số xã trên toàn quốc đã có cán
bộ y tế hoạt động, khoảng 52% trạm y tế xã có bác sỹ, trên 70% thôn, bản có nhân
viên y tế. Tuy nhiên sự phân bố không đồng đều giữa các vùng. Vùng Đông Nam
bộ có tỷ lệ cán bộ/xã cao hơn cả là 5.21, miền núi và trung du có tỷ lệ cán bộ/xã
thấp nhất là 3.71.
Việc phân bổ nhân lực y tế tại các trạm y tế dựa trên số lượng dân trong xã và khu
vực địa lý. Đối với khu vực đồng bằng, xã có từ 8000 dân trở xuống được bố trí 3-4
cán bộ y tế, xã từ 8000-12000 dân được bố trí 4-5 cán bộ y tế và trên 12000 dân
được bố trí tối đa 6 cán bộ y tế. Đối với khu vực miền núi, Tây nguyên, biên giới

79
và hải đảo, xã có dưới 3000 dân được bố trí 4 cán bộ y tế, trên 3000 dân được bố trí
5-6 cán bộ y tế. Ở vùng cao, vùng sâu, miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chí cần bố trí
1-2 cán bộ y tế thường xuyên trực tại trạm. Với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn
thì chỉ được bố trí 2-3 cán bộ y tế/trạm.
Thành phần của trạm y tế phải có những người sau: (1) Trạm trưởng là Bác sỹ hoặc
y sỹ đa khoa, (2) Y sỹ đa khoa hoặc y sỹ sản nhi hoặc Nữ hộ sinh học về nhi/ y sỹ
đa khoa (3) Y tá trung học hoặc sơ học, có trình độ dược tá để quản lý, cung ứng và
bảo quản thuốc.
Bộ trưởng Bộ y tế có chỉ thị số 16/BYT-CT ngày 16/11/1993 về việc điều động cán
bộ y tế tuyến trên tăng cường xuống công tác tại các xã không có cán bộ y tế và xã
thiếu cán bộ y tế. Với mục đích hướng về nông thôn, hướng về cơ sở là nhiệm vụ
quan trọng của ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân, góp phần thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp và hiện đại
hoá nông thôn, Bộ y tế đã phát động cuộc vận động "Tăng cường cán bộ y tế về cơ
sở công tác". Các cán bộ ở các cơ quan y tế tuyến trung ương được điều động về
tăng cường hỗ trợ cho ngành y tế ở các tỉnh miền núi. Cuộc vận động trên bước đầu
đã đạt được những thành tựu tốt và Bộ y tế mong muốn chỉ đạo hoạt động đó trở
thành công tác thường xuyên của ngành y tế.
Hiện tại đã có khoảng 50 % số trạm y tế có bác sỹ. (Bộ y tế, 2002: 62). Chức năng
chính của trạm y tế xã là thực hiện các chương trình y tế quốc gia và các hoạt động
phòng bệnh. Hiện nay tỷ lệ sử dụng các trạm y tế xã cho các hoạt động khám chữa
bệnh là rất thấp. Trung bình mỗi trạm y tế xã có khoảng 12 lần khám bệnh/ngày. Tỷ
lệ này dao động từ 6 lần/ngày ở khu vực miền núi đến 31 lần/ngày ở đồng bằng
sông Mê kông. Một lý do quan trọng của việc không sử dụng hết công suất của trạm
y tế là chất lượng dịch vụ y tế không cao, do đó người dân tự động đi khám chữa
bệnh ở các tuyến cao hơn. Điều này dẫn đến sự quá tải của các bệnh viện trung
ương.
Dưới trạm có y tế thôn bản. Các nhân viên y tế thôn bản và người tình nguyện hoạt
động dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của y tế cơ sở, được chính quyền và nhân
dân thôn, bản hỗ trợ về mặt tài chính. Tại thôn, xóm, bản có y tế thôn bản thực hiện
công tác CSSKBĐ. Đó là những người ở sát cộng đồng, thu thập thông tin, giáo
dục sức khoẻ, theo dõi và hỗ trợ cho cán bộ y tế trạm trong mọi hoạt động. Hiện
nay, hệ thống y tế thôn bản đã được phục hồi lại. Nhân viên y tế thôn bản được dân
cử và tình nguyện làm việc tại thôn bản, là người trực tiếp tham gia chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân trong cộng đồng. Họ có những nhiệm vụ cụ thể sau: (1)
Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ; (2) Hướng dẫn thực hiện vệ sinh phòng bệnh; (3)
Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; (4) Sơ cứu ban đầu và
chăm sóc bệnh thông thường và (5) Thực hiện các chương trình y tế. Y tế thôn bản
được theo học các chương trình đào tạo y tế thôn bản 3 tháng hoặc 9 tháng, hoặc
được đào tạo ngay tại trạm y tế xã do nhân viên y tế xã thực hiện. (Xem phần phụ
lục: "Quy định chức năng và nhiệm vụ của n hân viên y tế thôn bản").

80
9.2 Y tế tuyến huyện
Trung tâm y tế quận, huyện (gọi tắt là huyện) được tổ chức trên cơ sở hợp nhất của
các tổ chức y tế hiện có của huyện trước đây (phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch-
chống sốt rét, đội BVSKBMTE-KHHGĐ, tổ phòng chống bệnh xã hội, bệnh viện
huyện, phân viện ở những huyện sáp nhập, nhà hộ sinh khu vực, phòng khám đa
khoa khu vực...). Tuyến huyện là tuyến chỉ đạo, quản lý toàn diện y tế cơ sở thuộc
phạm vi phụ trách. Ngoài ra, tuyến huyện giữ vai trò là nơi chuyển tuyến đầu tiên
trong công tác điều trị, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt
động của nhân viên trạm y tế xã. Đó là mô hình lồng ghép về tổ chức và quản lý
nhằm gắn công tác chữa bệnh với phòng, gắn hơn nữa vai trò chỉ đạo và hỗ trợ của
tuyến huyện đối với tuyến xã, sâu hơn và rộng hơn để thực hiện các nhiệm vụ
CSSKBĐ, trước hết là các chương trình phòng bệnh, KHHGĐ, BVSKBMTE, vệ
sinh môi trường. (Xem phần phụ lục về chức năng của trung tâm y tế tuyến huyện).
Ngoài chức năng quản lý chung, TTYT huyện còn phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
− Tiếp nhận bệnh nhân do phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) và trạm y tế
cơ sở chuyển tới, đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ PKĐKKV và y tế cơ sở về
chuyên môn kỹ thuật trong khám chữa bệnh và giáo dục sức khoẻ cho cộng
đồng.
− Chỉ đạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động dự phòng của trạm y tế cơ sở thông
qua hoạt động giám sát các chương trình vệ sinh phòng chống dịch bệnh và giáo
dục dinh dưỡng, giáo dục sức khoẻ.
− Trợ giúp kỹ thuật cho cán bộ y tế cơ sở để họ có thể thực hiện các dịch vụ kỹ
thuật kế hoạch hoá gia đình tại trạm y tế theo đúng quy định. Phối hợp với ban
dân số và kế hoạch hoá gia đình huyện trong giám sát công tác dân số, kế hoạch
hoá gia đình.
Phòng khám đa khoa khu vực
PKĐKKV được bố trí tại địa điểm thích hợp phục vụ cụm xã, chụi trách nhiệm giải
quyết các dịch vụ phòng bệnh, chữa bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của trạm
y tế xã, đồng thời thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã sở tại

9.3 Sự chỉ đạo và quản lý của tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với
CSSKBĐ

9.3.1 Tuyến tỉnh


Tuyến tỉnh là tuyến trung gian có nhiệm vụ vận dụng các chính sách chế độ y tế vào
địa phương và có khả năng giải quyết cơ bản những vấn đề sức khoẻ của nhân dân
trong tỉnh. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy ở tỉnh chỉ tổ chức và tiếp nhận thực
hiện các chương trình y tế từ trung ương hoặc các chương trình dọc đưa xuống,
không có tính chủ động trong việc lập kế hoạch thực hiện. Hệ thống thống kê thông
tin trên địa bàn tỉnh rất yếu, số liệu cơ bản không đầy đủ hoặc thiếu tính tin cậy. Vì

81
thể không xác định được tình hình và các vấn đề ưu tiên một cách tốt để xây dựng
chương trình kế hoạch một cách thích hợp.
Trung tâm y học dự phòng tỉnh tham gia vào rất nhiều các hoạt động CSSKBĐ, bao
gồm cả các chương trình theo ngành dọc và ngang. Họ có trách nhiệm giám sát các
hoạt động y tế công cộng nói chung và CSSKBĐ nói riêng trong tỉnh. Các bệnh
viện tuyến tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tuyến khám chữa bệnh.

9.3.2 Tuyến trung ương


Gồm Bộ, các Vụ, Viện, Trường dưới đây gọi chung là tuyến nghiên cứu xây dựng
đường lối chính sách, chiến lược xây dựng chuyên khoa đầu ngành để chỉ đạo và hỗ
trợ về quản lý và kỹ thuật trong cả nước, tổ chức đào tạo bậc cao, tổ chức sản xuất,
kinh doanh thuốc và trang thiết bị ở tầm vĩ mô. Với chính sách và mục tiêu cơ bản
của ngành y tế là phục vục sức khoẻ nhân dân thì mọi hoạt động của các đơn vị
tuyến trên là phải hướng về cộng đồng, về chăm sóc sức khoẻ ở tuyến đầu, tuyến cơ
sở. Hầu hết tất cả các Viện đều tham gia vào các hoạt động CSSKBĐ ở các mức độ
khác nhau. Các Viện thuộc hệ phòng bệnh còn có nhiều hoạt động gắn với cơ sở,
các Viện thuộc hệ điều trị có ít hoạt động hướng về CSSKBĐ trừ khi có chương
trình xuống tận cơ sở. Có một số vướng mắc làm ảnh hưởng tới sự tham gia của
các cơ quan trung ương ví dụ như thiếu kinh phí cho việc đi lại, chỉ đạo hoạt động
chăm sóc ban đầu, kinh phí cho các hoạt động dự phòng còn hạn hẹp v.v.
Từ năm 1994 đến năm 1998 có Đơn vị Chăm sóc sức khoẻ ban đầu đặt tại Bộ Y tế.
Tuy nhiên đơn vị này hiện đã không còn hoạt động nữa. Một phần nhiệm vụ của
đơn vị được chuyển giao sang cho Vụ kế hoạch. Hiện nay hầu hết các hoạt động
của Bộ y tế chỉ chú trọng vào việc thực hiện các dự án của Bộ Y tế/UNICEF, mà
không có một đơn vị chính thống nào chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động chăm
sóc sức khoẻ ban đầu nói chung. Tại tuyến tỉnh cũng không có một đơn vị chính
thức nào điều phối các hoạt động CSSKBĐ, tuy nhiên việc điều phối các hoạt động
phòng và chữa bệnh cũng được tính đến thông qua kế hoạch làm việc hàng năm.
Tại tuyến huyện thì hầu hết các hoạt động CSSKBĐ được thực hiện thông qua các
chương trình y tế và chỉ đạo thực hiện CSSKBĐ tại tuyến xã, phường.

9.3.3 Ban chỉ đạo CSSKBĐ


Ban chỉ đạo CSSKBĐ được tổ chức tại các tuyến từ tỉnh, huyện xuống xã. Trưởng
ban là một đồng chí lãnh đạo Chính quyền, các thành viên gồm cấp trưởng ngành y
tế, Hội trưởng hội phụ nữ, trưởng ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, uỷ ban dân số,
cấp trưởng ngành tài chính, Văn hoá-Thông tin, Thanh niên, Giáo dục.
Ban chỉ đạo CSSKBĐ cấp xã chỉ đạo toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
nhân dân trong xã. Ban chỉ đạo CSSKBĐ cấp huyện sẽ chỉ đạo, giám sát các hoạt
động CSSKND trên phạm vi toàn huyện về phòng bệnh, chữa bệnh và giáo dục sức
khoẻ. Ban chỉ đạo CSSKBĐ cấp tỉnh sẽ chỉ đạo các hoạt động CSSK nhân dân
trong phạm vi toàn tỉnh.

82
Ở nhiều nơi, ban chỉ đạo CSSKBĐ có tham gia vào việc điều phối các hoạt động
CSSKBĐ, tuy nhiên việc tham gia này nhiều khi không có lập kế hoạch trước. Tất
cả các ban chỉ đạo này đều hoạt động không có kinh phí và nhiều thành viên không
hiểu rõ về CSSKBĐ (WHO, 2001). Sự thành công trong hoạt động của ban chỉ đạo
phụ thuộc nhiều vào tính cam kết và vai trò chỉ đạo của người lãnh đạo. Nhận thức
được tính cấp thiết của vấn đề, Bộ y tế đã có khuyến nghị thành lập một bộ phận
chuyên trách về CSSKBĐ (Bộ Y tế, 2002: 80) và ở tuyến thấp hơn là các ban chăm
sóc sức khoẻ với sự tham gia của chính quyền, đại diện các ban ngành và các tổ
chức chính trị - xã hội. Các ban này có chức năng chỉ đạo, hỗ trợ, theo dõi và giám
sát các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân (Bộ Y tế, 2002: 80).

9.4 Những lực lượng y tế khác tham gia vào CSSKBĐ


Bên cạnh mạng lưới y tế nhà nước, hệ thống y tế tư nhân ngày một phát triển. Hệ
thống này đóng vai trò chủ yếu trong công tác chữa bệnh tại tất cả các tuyến. Trong
năm 1998 có khoảng 83% người hành nghề y dược tư nhân là những cán bộ y tế
hiện đang công tác tại hệ thống y tế nhà nước. Tuy nhiên việc quản lý hành nghề y
dược tư nhân hiện đang còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các quy định quản lý của
nhà nước. Y tế tư nhân tại địa phương phải có trách nhiệm tham gia vào các hoạt
động CSSKBĐ theo yêu cầu của y tế địa phương.
Ngoài y tế tư nhân, y tế của các lực lượng vũ trang, bộ đội biên phòng, y tế các
ngành đóng trên địa bàn cũng phải tham gia vào các hoạt động CSSKBĐ cho công
nhân của ngành và nhân dân địa phương.

10 XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN
DÂN
Xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những giải
pháp chính nằm trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010.
Ngày 21/8/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ về
"Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá",
yêu cầu lồng ghép việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong các chính
sách vĩ mô về kinh tế, xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc
làm, xoá đói giảm nghèo.
Định nghĩa về "sức khoẻ" của tổ chức y tế thế giới bao trùm một phạm vi rộng lớn
gồm cả con người, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên trong đó mỗi thành viên
có sự gắn kết chặt chẽ không thể tách rời. Nếu thống nhất với định nghĩa đó và
thống nhất rằng con người là một thành viên không thể tách rời khỏi môi trường xã
hội và chúng ta có thể xác định được rằng vấn đề sức khoẻ của con người là một
vấn đề xã hội, và do vậy phải giải quyết bằng giải pháp xã hội.
Nhà nước, các ngành nghề, các thành phần xã hội đều phải tham gia vào công tác
bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ không chỉ còn là
nhiệm vụ riêng của ngành y tế nữa mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Dưới sự

83
lãnh đạo của Đảng, lực lượng toàn dân đang được huy động vào những cuộc vận
động lớn, trong đó có cuộc vận động toàn dân tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân. Trong các văn kiện của Đảng, sự huy động này được quy vào
thuật ngữ " Xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ nhân dân" . XHH CSSKND là "sự phối
hợp hành động một cách có kế hoạch của mọi lực lượng xã hội theo một định
hướng, một chiến lược quốc gia để giải quyết sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân
dân".

10.1 Cơ sở chính trị của XHH CSSKND


Nghị quyết Trung ương IV khoá VII của Đảng đã nêu lên 5 quan điểm cơ bản về
công tác BVCSSKND: (1) sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn
xã hội; (2) đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể; (3) kết hợp
y học hiện đại và cổ truyền; (4) sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách
nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò
nòng cốt"; (5) thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm". XHH
CSSKND là một phương thức chiến lược lớn đã ghi trong nghị quyết quan trọng
của Đảng.

10.2 XHH CSSKND được thực hiện với 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: chuyển đổi, bổ sung và nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với công
tác CSSKND cho tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm những nhà lãnh đạo Đảng,
chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, ban ngành liên quan, mỗi cộng đồng và
mỗi người dân. Mục đích của giai đoạn này là hình thành một nhận thức đúng đắn
của mỗi tổ chức và cá nhân về sự cần thiết và trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp CSSKND.
Giai đoạn 2: là giai đoạn hành động của các nhà lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn
thể, tổ chức xã hội. Mục đích của giai đoạn này là nhằm huy động tối đa các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong cộng đồng và xã hội cho công tác CSSKND.
Giai đoạn 3: là giai đoạn hành động của cộng đồng và mỗi người dân. Hành động
này ban đầu bị động, dần dần trở thành chủ động, tự giác do nhận thấy là vì lợi ích
của chính mình. Mục đích của giai đoạn này là phải hình thành một sự chuyển đổi
hành vi ứng xử của cộng đồng và mỗi người dân để tạo ra một nếp sống mới tốt
đẹp hơn, khoa học hơn.
− Đối với những nhà lãnh đạo: xã hội hoá (XHH) được hiểu là một quá trình tổ
chức và huy động nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia để giải quyết một vấn
đề của xã hội theo một chiến lược xác định và có kế hoạch
− Đối với từng lực lượng xã hội: XHH được hiểu là một quá trình phối hợp, lồng
ghép các hoạt động của mình với các lực lượng khác trong xã hội có liên quan
để tạo ra hoạt động có tính liên ngành cao, trong đó có sự phân công rõ về trách
nhiệm của từng lực lượng

84
− Đối với mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, XHH được hiểu là một quá trình lúc đầu
là sự hưởng ứng tham gia vào các cuộc vận động của các nhà lãnh đạo tiến tới là
hành động một cách chủ động, tích cực vì mục đích nâng cao chất lượng cuộc
sống của chính họ.
Về mặt phương pháp giải quyết vấn đề thì XHH được coi là một "giải pháp xã hội"
mang tính liên ngành cao với sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội. Khác với các
giải pháp kỹ thuật thường chỉ được giao cho từng chuyên ngành riêng.
Nhà nước và nhân dân cùng làm chỉ là một phần của xã hội hoá, được áp dụng khi
cần huy động nguồn lực của nhân dân để giải quyết một vấn đề khó khăn nhất thời.
Còn XHH là một tư tưởng, một giải pháp chiến lược có tính lâu dài và toàn diện, là
một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao nhằm huy động các lực lượng xã hội
tham gia một cách tích cực để giải quyết vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến
chiến lược con người.
Xã hội hoá CSSKND là một quá trình gồm hai mặt. Thứ nhất, trách nhiệm của nhà
nước bao gồm nhiều cấp, nhiều ngành. Trong đó ngành y tế làm nòng cốt. Thứ hai,
XHH yêu cầu tăng cường trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và mỗi người dân.
XHH CSSKND không có nghĩa là dựa vào bao cấp, vào trách nhiệm của nhà nước,
các ngành. XHH là sự phối hợp hành động của toàn xã hội vì sự nghiệp
CSBVSKND. Trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà lãnh đạo cộng đồng, còn sự
tham gia tích cực của cộng đồng, người dân quyết định tính bền vững và duy trì của
quá trình.
Kinh nghiệm cho thấy rằng nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cao trong y tế ví
dụ như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, phòng
chống AIDS. Tuy nhiên nhiều phong trào ở nước ta vẫn còn chỉ có tính phong trào,
rầm rộ lúc đầu sau đó lắng xuống và mất hẳn. Các phong trào đó thường thiếu tính
bền vững Nguyên nhân của hiện tượng trên là do thiếu một tổ chức thống nhất đủ
mạnh, và bền vững để điều phối các hoạt động liên ngành, thiếu kế hoạch cụ thể và
phong trào thường chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế hoặc yêu cầu cụ thể của từng
cộng đồng, mà thường dựa vào ý muốn chủ quan của cấp trên. Ngoài ra việc bổ
sung và nâng cao nhận thức cho các nhà lãnh đạo về khoa học sức khoẻ còn chưa
được coi trọng và thường xuyên. Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
cho nhân dân còn chưa được coi trọng và chưa đạt tới ngưỡng cần thiết để biến các
hành động mang tính bị động thành các hành động có tính tự giác và chủ động (Ban
khoa giáo Trung ương, 1997).
Từ đó nhà nước ta đã đề ra các giải pháp sau đây:
− Phải coi trọng việc nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng khác nhau về
trách nhiệm đối với công tác CSSKND
− Phải có một tổ chức thống nhất chỉ đạo chung các hoạt động liên ngành (ví dụ
Ban CSSKBĐ)

85
− Phải có kế hoạch hành động liên ngành cụ thể xuất phát từ nhu cầu về sức khoẻ
của từng cộng đồng và điều kiện cụ thể của từng cộng đồng, có phân công rõ
trách nhiệm của từng lực lượng.

10.3 Các biện pháp thực hiện xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
ở cơ sở
Để tiến hành xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở tuyến cơ sở, phải
thực hiện nhiều biện pháp phong phú và sáng tạo. Năm biện pháp chính là:

10.3.1 Hình thành một tổ chức điều hành chung tất cả các hoạt động sức khoẻ ở
tuyến cơ sở
Hiện nay ở tuyến cơ sở có nhiều tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức
khoẻ, nhưng không thống nhất và khó phối hợp với nhau. Cần phải thành lập một
ban CSSKND để phụ trách mọi hoạt dodọng chăm sóc sức khoẻ, do một trong
những người lãnh đạo cộng đồng phụ trách. Ban này có thể có nhiều thành viên, đại
diện cho các ban ngành, đoàn thể có liên quan, nhưng phải tránh cách cơ cấu hình
thức mà không có ai thực sự làm việc.

10.3.2 Nhiệm vụ của Ban CSSKND là:


− Lập kế hoạch chung về các hoạt động và các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
chăm sóc sức khoẻ
− Tổ chức lồng ghép, phối hợp các hoạt động các hoạt động liên ngành và các
nguồn lực để thực hiện kế hoạch CSSK
− Đánh giá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ để cải tiến chất lượng của các hoạt
động này
Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân cần họp định kỳ 6 tháng/lần để đánh giá và xây
dựng kế hoạch CSSK cho nhân dân trong xã, tránh sự tồn tại chỉ về mặt hình thức.
Phấn đấu công tác CSSK hàng năm cần đưa vào nghị quyết của Đảng uỷ và Hội
đồng nhân dân xã, do UBND xã trực tiếp thực hiện.

10.3.2.1Lập kế hoạch chung


Việc lập kế hoạch chung để xã hội hoá công tác y tế CSSKND gồm 5 bước:
− Xác định mục tiêu cụ thể
− Lựa chọn các hoạt động
− Xác định các nguồn lực
− Lựa chọn các phương pháp thực hiện
− Xác định các kết quả đạt được

86
10.3.2.2 Phân công và lồng ghép các hoạt động liên ngành
Việc phân công và lồng ghép các hoạt động liên ngành trong những bộ phận có tổ
chức là một nội dung quan trọng của XHH công tác CSSKND ở tuyến cơ sở. Vì
những bộ phận này có tính tổ chức cao nên hiệu quả sẽ cao, nếu việc phân công
lồng ghép được thực hiện tốt. Có nhiều ban ngành có liên quan đến công tác
CSSKND như y tế, thể dục thể dao, dân số, văn hóa thông tin, giáo dục, nông
nghiệp, kinh tế-tài chính- kinh doanh, lao động- thương binh- xã hội, an ninh quốc
phòng v.v. Các đoàn thể như hội chữ thập đỏ, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội
nông dân, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ nữ, công đoàn, hội cựu chiến
binh, các hội nghề nghiệp, các tổ chức từ thiện và các ban bảo trợ, các tôn giáo cũng
đều có những mối liên quan chặt chẽ đến công tác CSSKND.
Ngành y tế có vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và tham
mưu cho việc thực hiện xã hội hoá công tác CSSKND. Nhưng ngành y tế không thể
một mình gánh vác tất cả các nhiệm vụ CSSKND được. Khi phân công và lồng
ghép các hoạt động liên ngành cần phải chú ý đến chức năng nhiệm vụ cụ thể của
từng ban ngành để có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi ban ngành tham gia vào
công tác CSSKND.

10.3.2.3Tổ chức thực hiện, điều hành và giám sát


Sau khi đã phân công, lồng ghép liên ngành và lập được kế hoạch chung, phải tổ
chức thực hiện kế hoạch đó. Vì kế hoạch này liên quan đến nhiều người, nhiều tổ
chức, nhiều nguồn lực khác nhau và được thực hiện ở nhiều địa điểm, trong các
khoảng thời gian khác nhau, nên việc điều hành và giám sát rất quan trọng

10.3.2.4Tổ chức phối hợp việc đánh giá


Trong hoạt động liên ngành cũng cần đánh giá sự tham gia của từng đơn vị, cá nhân
tham gia để rút ra kinh nghiệm và bài học để nâng cao chất lượng của công việc.
Người đánh giá có thể là cấp trên, cán bộ chuyên ngành có đủ trình độ hoặc là
những người trực tiếp tham gia công tác CSSKND. Khi đánh giá cần chú trọng
nhiều vào các kết quả làm thay đổi hành vi sức khoẻ của cộng đồng và các tác động
trên tình trạng sức khoẻ chứ không chỉ chú ý đến các số lượng hoạt động đã được
thực hiện như tiêm chủng được bao nhiêu trường hợp, tổ chức được bao nhiêu buổi
tuyên truyền.

11 CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN
2000-2010
Bước vào thế kỷ 21, cùng với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,
Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo chặt chẽ công tác CSBVSKND. Nghị quyết Đại hội
Đại hội Đảng lần thứ IX và Chiến lược CSBVSK nhân dân giai đoạn 2001-2010 đã
vạch ra phương hướng phát triển và các giải pháp tổng thể để phát triển sự nghiệp
CSSK nhân dân trong tình hình mới. Đặc biệt ngày 22/01/2002, Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y

87
tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010.
Mục tiêu chung của Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai
đoạn này là:
Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có
điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được
sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn này hoàn toàn
phù hợp với mục tiêu " Sức khoẻ cho mọi người trong thế kỷ 21" mà tổ chức y tế
thế giới đã đề ra vào năm 1998. Nhà nước chú trọng vào phát triển nhân lực y tế,
củng cố và phát triển y tế cơ sở, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức
khoẻ, phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế, và xã hội hoá công tác y tế.
Hiện nay Bộ y tế đã ban hành chuẩn quốc gia về y tế xã, giai đoạn 2001-2010 ngày
07/2/2002. Có 10 chuẩn quốc gia được đưa ra với tuyến y tế cơ sở (y tế xã)
− Chuẩn 1: Xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và công tác truyền
thông, giáo dục sức khoẻ
− Chuẩn 2: Vệ sinh phòng bệnh
− Chuẩn 3: Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
− Chuẩn 4: Y học cổ truyền
− Chuẩn 5: Chăm sóc sức khoẻ trẻ em
− Chuẩn 6: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
− Chuẩn 7: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
− Chuẩn 8: Nhân lực và chế độ chính sách
− Chuẩn 9: Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế
− Chuẩn 10: Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Chuẩn quốc gia này là các tiêu chuẩn và chỉ tiêu để các trạm y tế xã, phường, thị
trấn (xã) triển khai thực hiện.

12 SỨC KHOẺ CHO MỌI NGƯỜI TRONG THẾ KỶ 21


Khẩu hiệu "Sức khoẻ cho mọi người vào năm 2000" được chính thức ra đời vào
năm 1978 tại hội nghị quốc tế ở Alma-Ata về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
(CSSKBĐ). Sau 20 năm thực hiện CSSKBĐ, tình trạng sức khoẻ đã có nhiều cải
thiện đáng kể. Từ năm 1980 đến 1990, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã giảm từ 90
%o xuống 59 %o trong khi tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi tăng từ 20% lên
80%. Trong thập kỷ 70 chỉ có 38% số người ở các nước đang phát triển được sử
dụng nước sạch và công trình vệ sinh, đến năm 1990 thì tỷ lệ này đã tăng lên 66%
và 53%.

88
Tuy nhiên sau 22 năm thực hiện, mục tiêu "Sức khoẻ cho mọi người vào năm 2000"
vẫn chưa đạt được. Vào năm 1995, khẩu hiệu này được chuyển đổi cho phù hợp
với xu hướng toàn cầu hoá và khẩu hiệu " Sức khoẻ cho mọi người trong thế kỷ 21"
đã được tổ chức y tế thế giới chính thức thông qua vào tháng 5 năm 1998.
Tổ chức y tế thế giới đã bổ sung một số vấn đề mới về chiến lược trong quá trình
thực hiện khẩu hiệu đó như giới, và sức khoẻ là trung tâm của sự phát triển con
người bền vững. Trong chính sách mới này, vai trò tích cực của các cộng đồng, các
tổ chức, ban ngành và chính phủ các nước trong việc bảo vệ sức khoẻ đã được chú
trọng rất nhiều. Một số nhiệm vụ mới của hệ thống y tế để đạt được mục tiêu "Sức
khoẻ cho mọi người trong thế kỷ 21" được nêu ra như sau:
− Phòng và khống chế bệnh tật
− Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khoa học
− Nâng cao năng lực về nhân lực y tế
− Nâng cao chất lượng chăm sóc
Tóm lại, môi trường chăm sóc sức khoẻ mới đã tạo ra những loại hình dịch vụ mới
tại cộng đồng để có thể đáp ứng được nhu cầu địa phương. Tuy nhiên các dịch vụ
sức khoẻ phải được đặt trong một tổng thể cùng với các dịch vụ khác về môi trường
và lồng ghép với hệ thống chuyển tuyến. Các loại hình chăm sóc sức khoẻ mới ví
dụ chăm sóc sức khoẻ tại gia đình, cộng đồng phải được đẩy mạnh.
Mục tiêu " Sức khoẻ cho mọi người" vẫn là một trong những trọng tâm của công tác
y tế. Chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn 2001-2020 và nghị
quyết 06-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở hoàn toàn phù hợp với mục tiêu " Sức khoẻ cho mọi người
trong thế kỷ 21" của tổ chức y tế thế giới. Cần phải nâng cao tính công bằng trong
việc cung cấp dịch vụ CSSKBĐ cho tất cả mọi người, đặc biệt là dịch vụ khám
chữa bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến y tế trong
các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức
khoẻ. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng, giúp ngành y
tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
33. Đại học y Thái bình. Học viện quân y (1997). Y tế công cộng và chăm sóc
sức khoẻ ban đầu. Nhà xuất bản y học.
34. Ban khoa giáo Trung ương- Bộ y tế- UNICEF (1997). Thực hiện xã hội hoá
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở tuyến cơ sở. Hà nội.
35. Bộ y tế (1997). Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28 tháng 05 năm 1997 của Bộ y
tế. Hướng dẫn nội dung công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hà nội.
36. Bộ y tế (2002). Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban
đầu. Hà nội.
37. Bộ y tế. SIDA. Trung tâm nhân lực (1993). Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở
Việt nam. Nghiên cứu đánh giá theo yêu cầu của chương trình hợp tác y tế Việt
nam- Thuỵ Điển. Hà nội.
38. Học viện Quân y (1999). Đánh giá 20 năm thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban
đầu ở Việt nam. Hà nội.
39. Hien, N.V (1997). Management of primary health care at the commune level in
Vietnam. Master thesis. KIT. The Netherlands.
40. Wass, A (2000). Promoting Health. The primary health care approach. 2 edition.
Saunders. Australia.
41. WHO (2001). Primary health care policy review. Vietnam profile. Hanoi.
42. World Bank, Royal Netherlands Embassy, MOH (2001). Viet nam: Growing
healthy- A review of Vietnam's Health sector reform.

90

You might also like