You are on page 1of 31

Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

B. THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN

1
CẤU TẠO VÀ CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA MÁY PHÁT
VÀ MÁY BIẾN THẾ
1. MÁY PHÁT ĐIỆN
1.1. Tổng quan
Máy phát điện nhà máy thủy điện Buôn Kuốp bao gồm 02 tổ máy, mỗi tổ
có công suất 140MW điện áp đầu cực 13.8kV, do MELCO (Nhật) chế tạo, là
loại máy phát điện đồng bộ rotor cực lồi, kiểu trục đứng lắp đặt trong hố, cách
điện cho cuộn dây là cấp F (155oC), làm mát gió tuần hoàn, kín hoàn toàn
(phần bao che có dạng hầm bêtông cốt thép bao quanh máy phát và được đậy
kín bằng tấm kim loại ở trên).
Toàn bộ tổ máy ( Tua bin và máy phát) là loại truyền động trục đứng, kiểu
nửa dù có 03 ổ trục. Trục trên của máy phát được bố trí ở trên máy phát và tổ
hợp ổ hướng trên. Trục dưới nằm ở dưới rotor máy phát và tổ hợp ổ hướng
dưới- ổ đỡ. Trục Turbine đặt trên turbine và tổ hợp ổ hướng turbine.
Các thiết bị phụ trợ khác như hệ thống điều tốc kỷ thuật số của VOITH
SIEMENS series 400, hệ thống điều thế kỹ thuật số UNITROL 5000 của
ABB. Hệ thống điều tốc trang bị để tham gia vào quá trình khởi động, dừng tổ
máy, điều chỉnh công suất tác dụng và điều chỉnh tần số máy phát. Hệ thống
điều thế trang bị để điều chỉnh điên áp đầu cực, công suất phản kháng máy
phát khi không tải cũng như khi hoà với lưới. Kích từ máy phát là loại kích từ
tĩnh. Nguồn kích từ chính được lấy từ đầu cực máy phát qua 2 bộ chỉnh lưu
cầu ba pha Thyristor, nguồn kích mồi ban đầu bằng hệ thống điện một chiều
lấy từ hệ thống ắcquy (800/10Ah) của nhà máy.
Máy phát điện được thiết kế theo kiểu vận hành liên tục. Chế độ vận hành
có thể : PHÁT ĐIỆN, BÙ ĐỒNG BỘ, THỬ ĐƯỜNG DÂY.
Các thông số chính của máy phát điện.
+ Hãng chế tạo : MELCO - NHẬT.
+ Kiểu : Nửa dù.
+ Công suất định mức (Sn) : 164.700kVA.
+ Công suất thực định mức : 140MW.
+ Công suất phản kháng : 86,7MVAR.
+ Điện áp định mức : 13.800V.
+ Dòng điện định mức : 6.890A.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 66


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

+ Tần số định mức : 50Hz.


+ Hệ số công suất định mức : 0,85
+ Tốc độ định mức của Rotor : 166,7v/ph.
+ Tốc độ lồng tốc của Rotor : 330v/ph.
+ Sơ đồ nối dây Stator :Yn qua MBA.
+ Dòng điện kích thích lớn nhất : 2610A
+ Dòng điện kích thích định mức : 1535A.
+ Dòng điện kích thích không tải : 881A.
+ Điện áp kích thích tối đa : 885V.
+ Điện áp kích thích định mức : 320V.
+ Điện áp kích thích không tải : 120V.
+ Điện trở kích từ : 0,161Ohm.
+ Đường kính rotor máy phát : 8105mm.
+ Đường kính trong stator máy phát: 8140mm.
+ Số cực từ rotor : 36.
+ Số lượng bộ làm mát gió máy phát : 08 bộ.
+ Lưu lượng nước làm mát gió máy phát: 5900L/ph.
1.2. Đặc điểm cấu tạo.
1.2.1. Stator:
1

8
6 7
12

10

4
∅8 9 0 0
2890

∅8 1 4 0
1624

11

2
1000

3
E L.3 0 7,5 5 0

5
9
Hình B1 : Stator máy phát điện

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 67


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

1- khung Stator, 2-mạch từ Stator, 3- rãnh thông gió, 4-tấm kẹp trên mạch từ
Stator trên, 5-tấm kẹp dưới, 6-cuộn dây Stator, 7- đầu nối cuộn dây Stator, 8-
vòng đỡ cuộn dây Stator, 9- giá đỡ cuộn dây Stator, 10-RTD cho cuộn dây,
11- RTD cho mạch từ, 12 thanh dẫn liên kết các cuộn dây.
1) Mạch từ stator.
Mạch từ được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện, loại thép từ cán nguội,
có độ từ thẩm cao, tổn thất thấp. Bên ngoài tấm tôn được sơn phủ cách điện ở
cả hai mặt, độ bền nhiệt và các tác nhân nhiễm bẩn. Có 2 kiểu lá tôn mạch từ
có hình dạng khác nhau xẻ rãnh(slit core) và không xẻ rãnh(core), trong lõi
chúng được chia làm 2 loại có độ dày là 0,35mm và 0,7mm.

Silt core dày 0,35mm hoặc 0,7mm

Core dày 0,35mm hoặc 0,7mm

Chiều cao toàn bộ mạch từ stator là


1624mm được chia làm 30 bộ mạch từ
(core pack) và 29 rãnh thông gió, giúp
cho lõi và cuộn dây được làm mát đều
và chúng được định vị chính xác bằng
các tấm đệm làm bằng vật liệu không
từ tính. Toàn bộ lõi stator được kết nối
nhờ các bulông định vị của khung
stator. Lõi từ được ép sẽ kẹp chặt theo
trục nhằm tạo độ khít để tránh sự rung
động.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 68


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

2) Rãnh Stator.
Stator có 378 rãnh do mạch từ stator tạo thành, là loại rãnh hở, mặt bên
trong rãnh nhẵn và có dạng hình chữ nhật, phía ngoài của rãnh có dập khe để
đặt miếng nêm dữ thanh dẫn phía trong. Trong rãnh Stator chứa các thanh dẫn
(cuộn dây) stator và cách điện giữa thanh đẫn với mạch từ ( cách điện dây với
lõi từ). Tại các rãnh số 6, 62, 90, 104, 132, 188, 230, 211, 258, 314, 342, 370
đặt các R.T.D (Resistance Temperature Detectors) để đo nhiệt độ của mạch
từ.

3) Dây cuấn Stator.


Nguyên tắc cuấn day.
Các thông số của mạch từ stator:
− Z = 378: số rãnh Stator
− p = 18: cặp cực từ của Rotor
− m = 3: số pha.
Nên máy phát nhà máy được cuấn theo nguyên tắc sau:
Z 378 1
q= = =3
− m.2 p 3.2.18 2 : số rãnh của một pha dưới mỗi cực từ
− y : bước quấn dây
1 1 1
y1 = 3q + = 3.3 + = 11
2 2 2
1 1 1
y 2 = 3q − = 3.3 − = 10
2 2 2
y2 -1 = 10 -1 = 9 : Bước cuối cùng

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 69


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

1 1 1
Do đó, đầu tiên quấn ( q − = 3 − = 3 ) theo vòng chu vi của Stator cùng
2 2 2
1 1 1
chiều kim đồng hồ rồi quấn ( q + = 3 + = 4 ) theo chiều ngược lại.
2 2 2
Như vậy theo qui tắc này ta quấn hết 3pha cuộn Stator vào 378 rãnh với 2 lớp
dây cuấn cho mỗi rãnh, dây quấn đấu hình sao trung tính nối qua máy biến
thế.
Đặc điểm dây cuấn.
Với nguyên tắc quấn dây như trên dây quấn stator là dây quấn đồng khuôn
quấn dải. Dây dẫn stator dạng thanh, mỗi thanh bao gồm 50 sợi nhỏ bọc cách
điện sợi thuỷ tinh và nhựa epoxy, chúng được ép chặt lại với nhau thành khối
có tiết diện 2mmx6,5mm hình chữ nhật và được định hình nhờ các mảnh

khuôn để tạo hình dáng theo yêu

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 70


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

cầu giống như hình bên. Lớp trong của cuộn dây được lót cách điện với lõi từ,
lớp ngoài được chèn chắc chắn nhờ các nêm ép chặt giữa thanh dẫn và lõi từ.
Các phần nhô ra được buộc chặt vào vòng cách điện đầu dây, vòng dây này
gồm có nhựa êpôxy liên kết cùng sợi thủy tinh. Ở hai đầu của thanh dẫn, các
sợi đồng được hàn lại với nhau để
tạo thành các bước dây.
Các đầu dò nhiệt kiểu nhiệt
điện trở RTD (Pt 100Ohm ở 0oC)
được đặt ngầm vào giữa hai mặt
của hai bối dây và phân phối
quanh lõi stator bởi 12 đầu dò
phân bố cho 3 pha đưa lên tủ GTB
Generator Terminal box. Các vị trí
đặt: tại các rãnh số 1, 6, 83, 97, 132, 188, 223, 237, 258, 314, 349, 370.
1.2.2. Rotor
Rotor bao gồm khung rotor (nan hoa), vành rotor , cực từ rotor, quạt làm
mát, dây quấn kích từ và bộ giảm chấn (cuộn hãm). Gông từ được làm bằng
các thép tấm ghép lại và được định vị bỡi nan hoa. Rotor được chế tạo có độ
bền cơ học cao và giảm thiểu rung động ở tốc độ định mức 166,7v/ph và có
thể chịu được tốc độ lồng tốc ở 330v/ph trong thời gian cho phép.

Nối liên kết Cuộn hãm

Cực từ

Gông từ

1) Khung Rotor:
Khung rotor bao gồm mặt bít trên, mặt bích dưới, khung chịu lưc. Mặt
bích trên có 12 lỗ để gắn rotor với trục trên, mặt bích dưới có 18 bulông để
gắn với trục dưới. khung chịu lực được chế tạo bằng các bộ phận làm từ thép
tấm hàn với nhau, nó được định hình dạng tấm nằm thẳng đứng được liên kết
với hai mặt bích bằng hàn. Các thanh dọc có khe để khoá dạng nêm dùng để
khoá vành rotor vào nan hoa theo hướng ly tâm và hướng tiếp tuyến.
2) Vành Rotor (Gông từ)

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 71


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Vành rotor (Rotor rim) có tiết diện


hình tròn, được chế tạo từ các lá thép
mỏng có bề dày 3.3mm và có phủ lớp
chống rỉ, các tấm thép mỏng này được
liên kết chặt với nhau bằng các bulong.
Giá đỡ rotor (spoke) gồm 6 thanh thép
hàn chịu lực được rải đều xung quanh
vành rotor và bắt chặt với trục chính bằng
các bulong. Giữa vành rotor và giá đỡ
rotor được liên kết bằng khoá nêm (Rotor
key).
Trên vành rotor có đặt vành thắng, các cánh quạt làm mát. Cánh quạt được
đặt ở hai đầu gông từ Rotor, mỗi đầu trục gông từ gồm 18 cánh để thổi gió vào
máy phát. Cách quạt được chế tạo bằng thép tấm và bắt chặt vào gông bằng
các bulông và phân bố đều theo tiết diện gông từ. Quá trình làm mát theo chu
trình tuần hoàn trong buồng máy phát và khí này được làm mát bằng nước
cưỡng bức thông qua 08 két nước.
3) Cực từ:
Máy phát có 36 cực từ được bố trí đều
quanh vành ngoài của gông từ. Thân cực từ
gồm nhiều lá thép dập có các tính chất cơ
học và dẫn từ cao. Trên các lá tôn có khoan
6 lỗ đều nhau để định vị và ép chặt các lá tôn
thành một khối. Phía ngoài có khoan 5 lỗ để
đặt vòng giảm chấn. Cực từ được bắt cố định
vào vành rotor bằng khớp dạng hình đuôi én,
khóa nêm và ngoài cùng được khóa bằng
tấm kim loại và bulông.
4) Cuộn dây kích từ:
Dây cuấn rotor được quấn tập trung trên
các cực từ có cách điện cấp F, mật độ dòng
điện 2,35A/mm2, dùng dây đồng bọc cách
điện có tiết diện hình chữ nhật (7.8 x
72mm). Giữa các vòng dây trong cực từ
được quấn giấy cách điện thuỷ tinh và tẩm
một lớp vecni.
5) Bộ giảm chấn toàn phần:
Trên mỗi cực từ có khoan 5 lỗ ở phía
mép ngoài, trong các lỗ này được đặt các
thanh dẫn và liên kết với nhau như lồng
lồng sóc nhằm mục đích. Đảm bảo tỷ số giữa
điện kháng siêu quá độ ngang trục (Xq”) và
điện kháng siêu quá độ dọc trục ( Xd”) là 1,1 lần để gia tăng sự ổn định cho
máy phát và khử đi các thành phần điện áp bất thường. Đồng thời giảm sự tác
động của sóng hài gây ra bởi không cân bằng tải trọng hoặc do đường truyền
của dòng một chiều và để cải thiện điều kiện làm việc của máy phát đang vận

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 72


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

hành khi có sự cố ngắn mạch không đối xứng. Ngoài ra cuộn này còn có tác
dụng giảm sự dao động của rotor khi phụ tải thay đổi đột ngột.
6) Vòng góp:
Cổ góp bao gồm 2 tấm kim loại được làm bằng thép tấm, có cấu trúc một
vòng ôm chặt phần nhô ra với 1 lớp mica xen giữa, toàn bộ ôm chặt trục máy
phát. Trên mặt vành trượt là những rãnh xoắn ốc để bột than rớt ra do ma sát
giữa chổi than và vành trượt được văn ra ngoài. Chổi than được làm bằng
graphít loại tốt có khả năng chịu được dòng tải của máy. Các chổi than được
gắn vào giá đỡ. Giá đỡ được gắn vào bệ trục phía kích thích bằng những
bulong cách điện. Chổi than được ép vào vành trượt bằng lò xo và điều chỉnh
được. Chổi than có thể thay thế và bảo trì bằng cách nâng cần ép chổi than lên.
Công việc thay thế và bảo trì chổi than có thể thực hiện ngay khi máy đang
vận hành với điều kiện một vài chổi than và người thực hiện phải thực hiện
đầu đủ điều kiện an toàn điện.
7) Vành phanh:
Vành phanh bao gồm một cái vòng làm bằng các đoạn thép tấm để dễ
dàng tháo lắp khi cần thiết. Các vành này được cố định trên vành nan hoa, tại
đáy rotor bằng bu lông và một rãnh xoi. Vành phanh được thiết kế và định vị
sao cho nó có thể giản nở do sự tăng nhiệt độ khi thắng mà nó không bị biến
dạng. Vành này cũng có tác dụng như bệ đỡ khi nâng các bộ phận quay của
máy phát trong lúc sửa chữa.

2. MÁY BIẾN THẾ CHÍNH T1 VÀ T2

2.1. Tổng quát


Máy biến áp (MBA) chính T1, T2 nhà máy thủy điện Buôn Kuốp được
dùng để nâng áp, phía hạ áp 13,8kV được nối với đầu cực máy phát qua máy
cắt đầu cực, phía cáo áp được nối với trạm phân phối ngoài trời qua máy cắt
231 (hoặc 232), các thông số chính của MBA:
+ Hãng chế tạo : Mitsubishi nhật bản.
+ Loại máy biến thế : 3 pha – 3 thùng riêng.
+ Số lượng : 02 (cho hai tổ máy).
+ Kiểu làm mát : ONAN/ONAF.
+ Loại điều áp : OFF LOAD.
+ Công suất định mức (ONAN/ONAF) : 115/165MVA
+ Điện áp định mức của cuộn dây : 230/13,8kV.
+ Dòng điện định mức của cuộn dây cao áp : 289/414A.
+ Dòng điện định mức của cuộn dây hạ áp : 4811/6903A
+ Tần số định mức : 50Hz
+ Tổ đấu dây : Ynd-11
+ Điện thế ngắn mạch : 13%
+ Tổn hao không tải : 110kW
+ Loại tap : DE-ENERGIZED
+ Số lượng nấc : 05
+ Giá trị điện áp mỗi lần tăng/ giảm nấc : ± 2x2,5%230kV
+ Nhiệt độ gia tăng của cuộn dây : 60K
+ Nhiệt độ gia tăng của dầu : 55K
Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 73
Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

+ Lượng dầu trong máy biến áp : 41.000L


+ Vị trí lắp đặt : ngoài trời cao trình 319.
2.2. Đặc điểm cấu tạo
MBA chính
T1, T2 là loại máy
3 pha 3 thùng
riêng, mỗi pha có
mạch từ riêng và
hai cuận dây, máy
gồm các phần
chính sau: Mạch
từ, cuôn dây, thùng
trên và thùng dưới
máy biến áp, hệ
thống làm mát, sứ
ra máy biến áp,
bình dầu phụ, rơ le
hơi, bộ điều áp và
các phụ kiện cần
thiết khác.
1) Mạch từ
MBA chính là máy ba pha rời nên mạch từ được chế tao riêng theo từng
pha giống nhau, chúng làm từ các lá tôn silíc cán nguội dày 0,3mm, là loại tôn
có độ từ thẩm cao, hệ số từ trễ và tổn hao thấp, mặt ngoài có phủ sơn cách
điện rồi ghép lại với nhau thành mạch từ. Mạch từ MBA gồm hai phần: Trụ và
Gông. Trụ dùng để đặt dây quấn còn gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo
thành mạch từ kín.

Cuộn dây

Mạch từ

H ình chiếu bằng Hình chiếu đứng

2) Dây quấn

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 74


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Dây quấn MBA làm bằng dây dẫn đồng, tiết diện hình chữ nhật, bên
ngoài dây dẫn có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây ghép lại thành
các đĩa dây dẫn có tiết diện hình chữ nhật lồng vào trụ thép. Giữa các đĩa dây

dẫn chèn các nêm cách điện nhằm mục đích cho dầu chui qua các đĩa dây. Dây
quấn MBA có dạng dây quấn xen kẽ giữa cao và hạ. Tổ đấu dây Yn∆ -11 và
sơ đồ véctơ sức điện động của máy biến áp T1 và T2 được thể hiện qua sau.
3) Thùng MBA
Thùng MBA làm bằng thép hàn gồm hai phần:
− Thùng trên MBA: Chứa các bộ phận sứ ra cao áp, hạ áp và sứ trung tính,
bình dầu phụ, rơle hơi, van khóa dầu từ bình dầu phụ chảy qua bình dầu chính,
bộ đổi nấc ,cơ cấu điều khiển bộ đổi nấc bằng tay, hệ thống ống dẫn dầu từ sứ
cao áp đến bộ đổi nấc đến bình dầu phụ, lỗ chui chính. Bên trong thùng chứa
các đầu nối liên kết ba pha với nhau theo sơ đồ Yn∆ -11 và các đầu vào ra sơ
cấp, thứ cấp và trung tính MBA.
− Thùng dưới MBA: Gồm ba thùng riêng biệt, mỗi thùng là một pha, bên
trong chứa mạch từ, cuộn dây cao áp - hạ áp, xà gỗ đỡ mạch từ và cách ly với
thùng MBA, các chi tiết cố định mạch từ - cuộn dây trong thùng MBA và dầu
máy biến áp. Dầu biến áp làm nhiệm vụ tăng cường cách điện và tản nhiệt.
Lúc MBA làm việc, một phần năng lượng tiêu hao thóat ra dưới dạng nhiệt
làm dây quấn, lõi thép và các bộ phận khác nóng lên. Nhờ sự đối lưu trong dầu
và truyền nhiệt từ các bộ phận bên trong MBA sang dầu và từ dầu qua vách

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 75


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

thùng ra bộ làm mát MBA. Liên kến giữa thùng trên và dưới MBA bằng các
kẹp hình chữ C.

M ặ t b í c h c ủ a V a n h ú t c hVâ na n c â n b ằ n g á p lự c
van xả khí không

K hông khí
Ố ng m ềm nối
với bộ hút ẩm
T ú i cao su

Đ ồng hồ chỉ
m ứ c dầu

V an chặn D ầ u c á h đ iệ n
B ìn h d ầ u p h ụ
V an xả dầu
R ơ le h ơ i
B ộ hút ẩm

T h ù n g d ầ u c h ín h
m á y b iế n t h ế

4) Bình dầu phụ máy biến áp.


Là một thùng hình trụ bằng thép đặt trên nắp và nối với thùng máy biến áp
bằng một ống dẫn dầu. Bình dầu phụ là nơi chứa lượng dầu giãn nở khi nhiệt
độ dầu cách điện trong máy biến áp thay đổi. Bình dầu phụ có nhiệm vụ thu
nhỏ diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí, lọc hết hơi ẩm của không khí
trước khi đi vào máy. Dầu trong thùng máy biến áp thông qua bình dầu phụ
giãn nở tự do.
Dầu cách điện chiếm toàn bộ không gian bình dầu phụ trừ không gian bên
trong túi cao su và nó được cách ly hoàn toàn với không khí bên ngoài bằng
túi cao su gắn bên trong bình dầu phụ. Túi này được chế tạo bằng sợi cao su
tổng hợp chứa nhiều nitrile chịu được nhiệt độ nóng nhất của dầu và thời tiết
khắc nghiệt nhất, có tuổi thọ bằng tuổi thọ bình dầu phụ. Mặt đáy của túi cao
su tương ứng bằng với lượng dầu tại thời điểm giãn nở được hiển thị ở đồng
hồ đo mức dầu. Áp lực trong túi cao su luôn luôn duy trì bằng áp lực không
khí bên ngoài. Do đó, khi dầu cách điện giãn nở do nhiệt độ tăng cao đẩy túi
cao su lên và làm cho thể tích túi co lại, đẩy không khí trong túi thóat ra ngoài
qua bình lọc khí ẩm. Khi nhiệt độ giảm xuống dầu cách điện co lại làm cho túi
cao su hạ xuống nên thể tích túi tăng lên nên không khí được hút vào túi thông
qua bình lọc khí ẩm. Không khí sau khi qua bình lọc khí ẩm đã được lọc sạch
và đã được hút ẩm.
Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 76
Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

5) Bình lọc khí ẩm.


Bình lọc khí ẩm bao gồm
một bình hình trụ bằng thép, bên
trong chứa hạt hút ẩm Sillicagien
có hai đầu: đầu trên nối với ống
mềm thông với bình dầu phụ,
phía dưới là phễu dầu, đáy phễu
chứa dầu Silicon.
Khi không khí đi qua bình
hút khí ẩm, tẩt cả cặn dầu, hơi
ẩm, bụi bặm,…được giữ lại. Vì
vậy, khí vào trong máy biến thế
chỉ là khí khô, sạch. Hạt
Silicagien luôn được cách ly với
môi trường bên ngoài bằng phễu dầu.
Các hạt hút ẩm Silicagien có màu
xanh khi ở trạng thái khô và chuyển
sang màu hồng khi chúng đã no nước.
6) Đồng hồ đo mức dầu ở bình dầu phụ.
Khi mức dầu trong bình dầu phụ
tăng lên hay giảm xuống theo sự giãn
nỡ hay co lại của dầu theo nhiệt độ
bên trong MBA, khi đó phao sẽ nổi
lên hay hạ xuống. Sự thay đổi này làm
quay cơ cấu bánh răng tác động lên
động cơ cảm ứng làm quay đĩa cam
kéo theo trục kim quay chỉ ra mức dầu
hiện tại. Thang đo của đồng hồ từ mức
0 ÷ mức 10 được hiển thị trên mặt đồng hồ. Ngoài ra, trong đồng hồ có gắn
các tiếp điểm, khi kim đồng hồ trở về vị trí 0 thì các tiếp điểm này đóng lại để
đi báo mức dầu thấp.
10

8
Mức dầu cao

7
Mức dầu cách điện
Hiển thị mức dầu

2 Mức dầu thấp

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120
Nhiệt độ dầu (oC)

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 77


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

7) Rele hơi 96
Re le hơi đặt tại ống dầu liên thông giữa bình dầu phụ và thùng dầu chính
của máy biến thế. Relay có hai cấp tác động:
− 96-1 Làm việc khi có khí sinh ra do sự cố bên trong máy biến áp. Khi
relay tác độtang sẽ gửi tín hiệu đi cảnh báo.
− 96-2 Làm việc khi sự cố xảy ra bên trong máy biến áp và dòng dầu
vượt mức cho phép. Khi relay làm việc sẽ gửi tín hiệu đi cô lập MBA
Nguyên lý cấu tạo rơle hơi được mô tả như dưới đây. Nó bao gồm hai
phao F1 và F2. Khi phao F1 hạ xuống đi khép tiếp điểm S1 đi báo động, còn
khi phao F2 tác động (đi xuống) khép tiếp điểm S2 để đi cắt máy cắt liên quan.
L ỗ lấ y m ẫ u k h í H ộp đầu nối

T h iế t b ị k h ó a p h a o
A la m T rip
P hao báo động

S1 S2

F1

P h ía
P h ía b ìn h d ầ u
b ìn h d ầ u
F2 c h ín h M B A
phụ
P h a o tr ip
Ở trạng thái làm việc bình thường, buồng dầu rơle chứa đầy dầu và hai
phao F1 và F2 ở vị trí nổi như hình trên. Nếu có sự cố nhỏ nào đó trong máy
biến áp, bọt khí nổi lên trên buồng dầu rơle và phao F1 hạ xuống để đóng tiếp
điểm S1 đi báo động còn phao F2 không di chuyển.
Nếu có sự cố lớn trong máy biến áp, một lượng khí rất lớn sinh ra kết quả
là lượng dầu phụt mạnh trong ống từ kết nối từ thùng dầu chính đến bình dầu
phụ máy biến áp và làm phao F2 hạ xuống khép tiếp điểm S2 đi cắt máy cắt
liên quan để cô lập máy biến áp.
8) Rơ le áp lực 63Q.
Giải phóng áp lực tăng đột ngột trong thùng dầu chính MBA do sự cố nội
bộ trong MBA để tránh cháy nổ. Trên đỉnh thùng dầu chính MBA có đặt một
ống nối xuống bể chứa dầu xả, đầu đọan ống nối có đặt một van an toàn. Trên
van có một tiếp điểm để gửi tín hiệu đi cô lập MBA khí trong bồn sinh ra quá
áp do ngắn mạch hay phóng điện.
9) Van chặn (shutter valve).
Đặt trên ống nối giữa bình dầu chính và bình dầu phụ. Khi dầu MBA chảy
qua nó với vận tốc 35cm/s theo hướng từ bình dầu phụ xuống bình dầu chính
thì Shutter valve sẽ tác động dừng MBA và không cho dầu từ thùng dầu phụ
xuông thùng dầu chính.
10) Sứ cách điện.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 78


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

− Sứ cao áp.
+ Nhà sản xuất : ABB.
+ Loại : GOM 1050.
+ Điện áp định mức : 245kV.
+ Dòng điện định mức : 1600A.
+ Điện áp chịu đựng xung sét : 1050kV.
+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 550kV
− Sứ hạ áp
+ Nhà sản xuất : ABB.
+ Loại : GOM 170/10.
+ Điện áp định mức : 36kV.
+ Dòng điện định mức : 10000A.
+ Điện áp chịu đựng xung sét : 170kV.
+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 70kV
− Sứ trung tính
+ Nhà sản xuất : ABB.
+ Loại : GOM 250/800.
+ Điện áp định mức : 52kV.
+ Dòng điện định mức : 800A.
+ Điện áp chịu đựng xung sét : 250kV.
+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp : 105kV
Cấu tạo các loại sứ cao áp, hạ áp và sứ trung tính được mô tả ở hình sau:

11) Bộ đổi nấc (OFF LOAD)


Bộ đổi nấc đặt ở phía cao áp là loại OFF LOAD, gồm 5 nấc điều chỉnh,
giá trị điều chỉnh mỗi nấc ±2,5%Uđm.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 79


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Cấu tạo chính của bộ đổi nấc bao gồm: Một cơ cấu vận hành bằng tay
quay, ống đỡ cách điện, trục dẫn động cách ly, hệ thống tiếp điểm động và
tĩnh. Các tiếp điểm động và tĩnh được bố trí theo kiểu tang trống và kết cấu
của bộ đổ nấc được mô tả như hình sau.

Cuộn dây cao áp


Kiểu làm mát
Volt Vị trí nấc Vị trí kết nối đổi nấc
ONAN ONAF
241500 275 394 1 11, 21, 31
235750 282 404 2 12, 22, 32
230000 289 414 3 13, 23, 33
224250 296 425 4 14, 24, 34
218500 304 436 5 15, 25, 35

12) Hệ thống làm mát máy biến thế.


Khi MBA làm việc, tổn hao năng lượng trong mạch từ và trong các cuộn
dây biến thành nhiệt năng đốt nóng các phần tử của chúng. Cần hạn chế sự
phát nóng của MBA để đảm bảo độ bền cách điện và thời gian vận hành của
chúng. Do đó, làm mát MBA để giữ nhiệt độ của nó nằm trong giới hạn cho
phép để MBA vận hành an toàn và hiệu quả nhất. Máy biến áp T1 và T2 làm
mát theo kiểu ONAN ( Oil natural, air natural) và ONAF(Oil natural, air
force).
− Kiểu làm mát ONAN: Dầu và khí đối lưu tự nhiên, kiểu làm mát này đảm bảo
công suất MBA tối đa 115MVA.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 80


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

− Kiểu làm mát ONAF: Dầu đối lưu tự nhiên và khí làm mát cưỡng bức bằng
quạt, kiểu làm mát này đảm bảo công suất MBA 165MVA.
Kết cấu hệ thống làm mát Máy biến áp T1 và T2 bao gồm: 18 bộ tản nhiệt;
18 quạt gió cưỡng bức có lưu lượng gió 150m3/min , công suất mỗi quạt
0,55KW; dòng điện định mức 1,35A, dòng điện khở động 5A, hệ thống ống
dẫn, mặt bích kết nối ông dẫn, hệ thống cung cấp nguồn cho quạt, mạch điều
khiển quạt, tủ điều khiển quạt và các phụ kiện cần thiết khác.

B ìn h d ầ u p h ụ Sứ xuyên
Đ ồng hồ đo m ức dầu
V an chặn B iế n d ò n g đ iệ n c h â n sứ
R ơ le h ơ i
B ộ tả n n h iệ t
V ò n g C o ro n a
Ố ng phòng nổ K hí nóng

D ầu
D ầu nóng

Thùng

M ạ c h từ

H iể n th ị n h iệ t đ ộ
K h í lạ n h
B ộ th ở
Q u ạ t là m m á t
V a n k iể m tra

D ầ u đ ư ợ c l à m mC áu tộ n d Vâ ya n n g ắ t
Nguồn cấp cho hệ thống quạt làm mát được lấy từ tủ 1MCC đặt tại cao trình
303: nguồn làm việc bình thường lấy từ MCCB-36 và nguồn khẩn cấp cũng
lấy từ MCCB-37. Toàn bộ hệ thống quạt làm mát được điều khiển bỡi hai
công tắc tơ điều khiển 88F1 và 88F2 và có hai chế độ điều khiển:
Sơ đồ động lực điều khiển quạt làm mát.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 81


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Nguồn làm việc bình Nguồn khẩn cấp


thường từ tủ 1MCC từ tủ 1MCC
( MCCB-36) ( MCCB – 37)

52N 52E

83N 83E

Đến mạch
điều khiển

88F1 88F2

52F1 52F2 52F3 52F9 52F10 52F11 52F12 52F18

F1 F2 F3 F9 F10 F11 F12 F18

Hình 67: Sơ đồ động lực điều khiển quạt làm mát máy biến áp.

− Chế độ điều khiển tự động.


Tiếp điểm 88F1 đóng khi nhiệt độ của cuộn dây MBA lên 80oC hoặc nhiệt
độ dầu lên đến 55oC, khởi động nhóm quạt làm mát số 1( Từ F1…F9) và tiếp
điểm 88F2 đóng để khởi động nhóm quạt số 2 (F10..F18) sau 5 giây kể từ khi
88F1 đóng.
− Chế độ điều khiển bằng tay:
Chuyển khóa 43C sang vị trí Manu, tiếp điểm 88F1 đóng khởi động nhóm
quạt làm mát số 1( Từ F1…F9) và tiếp điểm 88F2 đóng để khởi động nhóm
quạt số 2 (F10..F18) sau 5 giây kể từ khi 88F1 đóng.
Tất cả các quạt làm mát dừng khi có tín hiệu OFF.
13) Hệ thống đo nhiệt độ
Nhiệt độ của máy biết áp được giám sát bởi cảm biến đo nhiệt độ của cuộn
dây và cảm biến đo nhiệt độ dầu đặt ở trong thùng trên máy biến áp, được thể
hiện rõ ở hình vẽ 68.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ cuộn dây: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có ba tiếp
điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ cuộn dây lên đến 800C
thì khởi động quạt làm mát, 1150C đi báo đông và 1250C đi cô lập máy biến
áp.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ dầu máy biến áp: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có ba
tiếp điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ dầu lên đến 55 0C
thì khởi động quạt làm mát, 900C đi báo động và 1000C đi cô lập máy biến áp.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 82


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

1 Khởi động quạt


80 oC

2 Dự phòng

Hiển thị nhiệt 3 Báo động


độ cuộn dây (115 oC)
B.C.T
o
4 Trip (125 C)

RTD
5 Đầu ra 4~20mA

1 Khởi động quạt


55 oC

2 Dự phòng
Hiển thị
nhiệt độ dầu
Báo động
3 (90 oC)

4
o
Trip (100 C)

5 Đầu ra 4~20mA

2.3. Nguyên lý hoạt động của máy biến thế.


Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo định luật cảm ứng
điện từ dùng để biến đổi điện áp xoay chiều từ cấp điện áp này sang cấp điện
áp khác có cùng tần số.
Do máy biến áp T1 và T2 được ghép từ 3 máy biến áp một pha hai cuộn
dây, nên ta chỉ xét nguyên lý hoạt động của MBA T1 và T2 trên một pha. Sau
đó xếp chồng kết quả:

I1 I2

W1 W2
U1 U2 Zt

Máy biến áp làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi đặt vào
dây quấn sơ cấp có số vòng dây W1 một điện áp xoay chiều hình sin thì xuất
hiện từ thông Φ (còn gọi là từ thông chính) khép mạch trong lõi thép và móc
vòng với cả dây quấn sơ cấp và thứ cấp:
Φ = Φ msin ω t

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 83


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Do đó, theo định luật cảm ứng điện từ, sức điện động cảm ứng trong các
cuộn dây W1 và W2 sẽ là:
dΦ dΦ m sin ωt  π
e1 = −W1 = −W1 = −W1ωΦ m cos ωt = 2 E1 sin  ωt − 
dt dt  2
dΦ dΦ m sin ωt  π
e2 = −W2 = −W2 = −W2ωΦ m cos ωt = 2 E 2 sin ωt − 
dt dt  2
Trong đó:

ωW1Φm 2πfW1Φm
E1 = = = 4,44 fW1Φm
2 2

ωW2 Φm 2πfW 2 Φm
E2 = = = 4,44 fW 2 Φm
2 2
Là giá trị hiệu dụng của các s.đ.đ dây quấn 1 và dây quấn 2.
Ta định nghĩa tỷ số biến đổi
E1 W1
k= =
E 2 W2
Nếu bỏ qua điện trở của dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí, có thể
coi gần đúng U1 ≈ E1. U2 ≈ E2 ta có.
U1 E W
= 1 = 1 =k
U 2 E 2 W2

3. MÁY BIẾN THẾ TỰ NGẪU AT3


3.1. Tổng quan

Điện năng nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp sản xuất ra ngoài việc cung cấp
cho hệ thống điện cuốc gia thông qua cấp điên áp 220kV mà còn cung cấp cho
các phụ tải tại địa phương ở cấp điện áp 110kV. Để liên kết hai hệ thống nhà
máy có trang bị một máy biến thế tự ngẫu AT3 do hãng Mitsubishi (Nhật) chế
tạo, có công suất max 63/63/5MVA ba cấp điện áp 220/110/22kV.
3.2. Đặc điểm cấu tạo
Các thông số chính của máy biến thế chính AT3
+ Hãng chế tạo : Mitsubishi.
+ Loại máy biến thế : CORE TYPE 3pha
+ Kiểu làm mát : ONAN/ONAF.
+ Loại điều áp : ON LOAD.
+ Công suất định mức (ONAF) : 63/63/5MVA
+ Công suất định mức (ONAN) : 44/44/3MVA
+ Điện áp định mức cuộn dây cao áp (HV) : 230kV.
+ Điện áp định mức cuộn dây hạ áp (LV) : 115kV.
+ Điện áp định mức cuộn dây trung áp (TV) : 23kV.
+ Dòng điện định mức cuộn dây cao áp : 110/158A.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 84


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

+ Dòng điện định mức cuộn dây hạ áp : 221/316A


+ Dòng điện định mức cuộn dây trung áp : 75,3/123A
+ Tần số định mức : 50Hz
+ Tổ đấu dây : Ynao∆ -11
+ Điện thế ngắn mạch : 13%
+ Số lượng nấc phân áp : 17
+ Giá trị điện áp mỗi lần tăng/giảm nấc : ± 10%
+ Nhiệt độ gia tăng của cuộn dây : 60K.
+ Nhiệt độ gia tăng của dầu : 55K.
+ Lượng dầu trong máy biến áp : 40.500L.
+ Lượng dầu trong bộ đổi nấc : 700L.
+ Tổng trọng lượng máy biến áp : 105.100kg.
+ Vị trí lắp đặt ngoài trời tại trạm phân phối điện nhà máy.
Các phần chính của máy biến áp tự ngẫu AT3 gồm: Mạch từ, cuôn dây,
nắp thùng và thùng dưới máy biến áp, hệ thống làm mát, sứ ra máy biến áp,
bình dầu phụ, rơ le hơi, bộ điều áp dưới tải, bình dầu phụ MBA, bình dầu phụ
bộ đổi nấc, rơ le dòng dầu bảo vệ bộ đổi nấc, hệ thống lọc dầu bộ đổi nấc và
các phụ kiện cần thiết khác.
1) Mạch từ
Mạch từ máy biến áp AT3 có dạng hình chữ E đựơc mô tả ở hình vẽ dưới
đây. Mạch từ được xếp từ các lá thép kỹ thuật có sơn cách điện để giảm tổn
hao do dòng điện xoáy gây ra.

2) Cuộn dây.
Máy biến áp AT3 có ba cấp điện áp chia làm hai cuộn dây: cuộn 220kV,
cuộn 110kV chung một cuận, cuộn 22kV một cuộn riêng, được bố trí từ trong
ra ngoài theo thứ tự, cuộn 22kV (LV) đến cuộn 110kV(MV) đến cuộn cao áp
220kV (HV) ngoài cùng. Cách bố trí dấy quấn MBA được thể hiện ở hình
dưới đây.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 85


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

LV LV LV

MV MV MV

HV HV HV

LV MV HV HV MV LV

Máy biến thế AT3 có tổ đấu dây Yna0∆ -11. Sơ đồ véctơ sức điện động
của MBA được thể hiện qua hình vẽ .

1A 2A 1B 2B 2C 2C N

1A
0 0 0
+ - + - + -
K K K
9 9 9
8 8 8
7 7 7
6 6 6 2A
5 5 5
4 4 4
3 3 3
2 2 2
1 1 1

N
3A≡ 3z
X Y Z
3A 3B 3C 2B 3 00
2C

1C 1B≡ 3B ≡ 3x

3C≡ 3y

3y 3z
3x
Y n a-1d 1

3) Thùng MBA.
Thùng MBA làm bằng thép hàn gồm hai phần: Thùng và nắp. Thùng
MBA được làm bằng thép hàn mặt trong có gờ để tạo rãnh thông dầu. Bên
trong chứa mạch từ, cuộn dây cao áp – trung áp - hạ áp, xà đỡ mạch từ và cách
ly với thùng MBA, các chi tiết cố định mạch từ - cuộn dây trong thùng MBA
và dầu máy biến áp. Dầu biến áp làm nhiệm vụ tăng cường cách điện và tản
nhiệt. Lúc MBA làm việc, một phần năng lượng tiêu hao thóat ra dưới dạng
nhiệt làm dây quấn, lõi thép và các bộ phận khác nóng lên. Nhờ sự đối lưu
trong dầu và truyền nhiệt từ các bộ phận bên trong MBA sang dầu và từ dầu
qua vách thùng ra bộ làm mát MBA.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 86


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Nắp MBA dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng
như: sứ cao áp, trung áp và sứ hạ áp, bình dầu phụ MBA, bình dầu phụ bộ đổi
nấc, van giảm áp bình dầu chính, ống thoát dầu, relay áp lực bình dầu bộ đổi
nấc, relay hơi, Shutter Valve, hệ thống ống dẫn dầu và các phụ kiện cần thiết
khác.
4) Bình dầu phụ máy biến áp.

M ặ t b íc h c ủ a V a n h ú t c h âVn a n c â n b ằ n g á p lự c
van xả khí không

K hông khí
Ố ng m ềm nối
với bộ hút ẩm
T ú i cao su
Đ ồng hồ chỉ
m ứ c dầu

V an chặn D ầ u c á h đ iệ n
B ìn h d ầ u p h ụ
V an xả dầu
R ơ le h ơ i B ộ h út ẩm

T h ù n g d ầ u c h ín h
m á y b iế n th ế

Bình dầu phụ của MBA và của bộ đổi nấc có cấu trúc hoàn toàn giống
nhau. Thùng dầu phụ có khả năng chứa dầu giãn nở trong quá trình làm việc
của máy biến thế. Bình phụ nối với thùng dầu chính qua một cái ống đặt gần
chân sứ cao áp và trên ống thông giữa thùng dầu phụ và thùng dầu chính có
đặt các rơle bảo vệ, Shutter Valve. ống nối của bình dầu phụ bộ đổi nấc đặt
relay bảo vệ áp lực. Trong thùng dầu phụ được đặt một cái túi giãn nở bằng
chất liệu cao su để cách li giữa dầu và không khí. Không khí được thông với
môi trường qua bộ thở đặt bên hông máy biến thế. Sự giãn nở của dầu phụ
thuộc vào nhiệt độ dầu. Ở đây, thùng dầu phụ chỉ chứa một lượng dầu nhất
định, khi áp lực trong thùng dầu chính tăng lên đến một giá trị nào đó thì nó sẽ
giải tỏa ra ngoài qua một van an toàn.
5) Bình lọc khí ẩm.
Bình lọc khí ẩm của bình dầu phụ máy biến áp và bình dầu phụ của bộ đổi
nấc có cấu trúc giống như hình dưới đây.
Sự giản nở của dầu làm cho lượng không khí chiếm trong bình dầu phụ
thay đổi khí di chuyển vào ra để tránh hơi ẩm làm hư hỏng túi giãn nở người ta
đặt chất hút ẩm ở ngay đầu vào của bộ thở đó là chất Silicagel và dầu lọc.
Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 87
Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

6) Đồng hồ đo mức dầu ở bình dầu phụ


Để kiểm tra và giám sát mức dầu trong bình dầu phụ. Máy biến thế AT3
được trang bị đồng hồ chỉ thị mức dầu trên bình dầu phụ. Đồng hồ hoạt động
nhờ một phao dịch chuyển theo mức dầu và truyền đến đồng hồ hiển thị bằng
một cái cần. Kết cấu đồng hồ đo mức dầu được thể hiện ở hình dưới đây.
Giá trị cài đặt bảo vệ ….. đi báo Alarm

10

9 MBA

8
Mức dầu cao

7
Mức dầu cách điện
Hiển thị mức dầu

6
TC
5

2 Mức dầu thấp

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120
Nhiệt độ dầu (oC)

7) Rele hơi
Re le hơi đặt tại ống dầu liên thông giữa bình dầu phụ và thùng dầu chính
của máy biến thế. có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống như máy biến áp
T1 và T2. Nguyên lý cấu tạo rơle hơi được mô tả như hình dưới dây, nó bao
gồm hai phao F1 và F2. Khi phao F1 hạ xuống đi khép tiếp điểm S1 đi báo
động, còn khi phao F2 tác động (đi xuống) khép tiếp điểm S2 để đi cắt máy cắt
liên quan cô lập máy biến áp.

A la m T rip

S1 S2

F1

P h ía
P h ía b ìn h d ầ u
b ìn h d ầ u
F2 c h ín h M B A
phụ

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 88


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Tất cả những sự cố phóng điện trong thùng dầu đều có thể làm cho dầu
sinh khí và có xu hướng trào lên thùng dầu phụ. Ở máy biến thế AT3 được bố
trí một rơle hơi đặt trên ống nối của thùng dầu chính với bình dầu phụ
Rơle làm việc nhờ vào hai cái phao nối với bầu thuỷ tinh phía trên có tiếp
điểm. Khi làm việc bình thường trong bình thông của rơle hơi đầy dầu, các
phao nối lên các tiếp điểm của rơle ở trạng thái hở. Khi xảy ra sự cố, nếu tốc
độ khí ban đầu yếu chúng tập trung lên phía trên, đẩy mức dầu của bình thông
xuống, phao thứ nhất cũng bị đẩy xuống và đóng tiếp điểm đi báo tín hiệu.
Nếu tốc độ dầu thoát ra mạnh sẽ đẩy phao thứ hai xuống và đóng tiếp
điểm đi mở máy cắt bảo vệ cho máy biến thế.
Các giá trị của rơle:
+ Khí gas tăng lên 450 cm3 : báo alarm.
+ Vận tốc dầu qua rơle V = 50 cm/s : tác động 86 -AT3(1).
8) Van giảm áp
Để giới hạn áp lực trong thùng dầu máy biến thế ở một giá trị cho phép
nhằm bảo vệ cho thùng dầu và các thiết bị trong máy biến thế khi có áp lực
tăng cao do sự cố phóng điện giữa các vòng dây trong cùng một pha của máy
biến thế hay có phụ tải là không đối xứng dẫn đến áp lực trong thùng dầu máy
biến thế tăng lên đột ngột vượt quá giới hạn cài đặt của van an toàn, dầu sẽ
được đẩy ra ngoài theo đường ống dẫn đi xuống đất. Đồng thời các tiếp điểm
của van an toàn cũng tác động đưa tín hiệu đến rơle khoá 86 – AT3(1). Khi áp
lực giảm thấp xuống thì nắp đậy trở lại nhờ lực lò xo, thiết bị giảm áp lực tự
động “Reset”.
9) Van chặn (Shutter valve)
Trên đường ống nối bồn dầu chính với bình dầu phụ có đặt van chặn trên
relay hơi. Tác dụng dùng cô lập MBA khi dầu chảy qua nó với vận tốc
35cm/s.
10) Rơ le bảo vệ bộ đổi nấc ( Rơ le áp lực)

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 89


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Trên ống nối từ bình dầu phụ bộ đổi nấc với bình dầu các pha có đặt ba
relay dòng dầu. Các relay này có tác dụng bảo vệ bộ đổi nấc MBA và tác động
để cô lập MBA khi lượng dầu chảy qua nó với vận tốc 35cm/s.
11) Sứ cách điện.
Sứ máy biến áp AT3 do Mitsubishi chế tạo bao gồm các sứ: Sứ 220kV; sứ
110kV; sứ 22kV và sứ trung tính. Có các thông số chính sau:
− Sứ cao áp.
+ Nhà sản xuất : Mitsubishi
+ Loại : OT
+ Điện áp định mức : 300kV.
+ Dòng định mức : 630A
+ Điện áp chịu đựng xung sét : 1050kV
− Sứ hạ áp
+ Nhà sản xuất : Mitsubishi
+ Loại : PO
+ Điện áp định mức : 24kV.
+ Dòng định mức : 3150A
+ Điện áp chịu đựng xung sét : 125kV.
− Sứ trung tính
+ Nhà sản xuất : Mitsubishi
+ Loại : OT
+ Điện áp định mức : 123kV.
+ Dòng định mức : 630A
+ Điện áp chịu đựng xung sét : 550kV.
3.3. Bộ đổi nấc MBA tự ngẫu AT3
3.3.1. Đặc điểm cấu tao
Bộ đổi nấc OLTC AT3 được viết tắt bởi cụm từ “ON LOAD TAP
CHANGER” là bộ điều chỉnh điện áp dưới tải. Nó có nhiệm vụ thay đổi số
vòng dây phía 220kV để điện áp phía 110kV giữ trong giá trị điện áp cho phép
của lưới 110kV.
Bộ OLTC AT3 gồm 17 nấc phân áp, giá trị mỗi nấc phân áp 1,5%Uđm
tương ứng 2900V, ở trạng thái bình thường nấc phân áp để tại vị trí nấc số 9
tương đương với điện áp phía 110kV là 110kV.
Các bộ phận chính của OLTC bao gồm: Hệ thống tiếp điểm động và tĩnh,
động cơ điều khiển cam, cơ cấu truyền động cam, cơ cấu điều khiển cam bằng
tay, hệ thống lọc dầu OLTC, tủ điều khiển và các phụ kiện khác.
− Các thông số chính của bộ đổi nấc:
+ Hãng sản xuất : MR Germany
+ Kiểu bộ đổi nấc : 3*MSI 301-170/B -10 - 193W
+ Bộ lọc dầu : 3*OF100DC
+ Dòng định mức chuyển mạch (Iđm) : 300A

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 90


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

+ Dòng ngắn mạch có thời gian : 5KA


+ Thời gian chịu đựng ngắn mạch: : 3s
+ Dòng chịu đựng tối đa (Ium) : 20KA
+ Cấp chuyển điện áp định mức : 2900V
(Uim)
+ Tần số định mức : 50 - 60Hz
− Mức cách điện:
Điện áp cao nhất : 170KV
Điện vận hành lớn nhất : 145KV
Điện áp xung sét định mức : 750KV
+ Áp lực dầu làm việc : 0,3bar
− Động cơ bộ đổi nấc: +
+ Loại : ED100L
+ Công suất : 2.0KW
+ Iđm : 5,2A
+ Điện áp định mức : 230/400VAC
+ Thời gian chuyển nấc : ≈ 5.4s
+ Vòng quay mỗi nấc : 33 vòng
+ Điện áp điều khiển : 230VAC
+ Động cơ bơm dầu bộ lọc : 1,1KW, 3pha 380V
: Áp lực 3,5bar

1A 2A 1B 2B 2C 2C N

0 0 0
+ - + - + -
K K K
9 9 9
8 8 8
7 7 7
6 6 6
5 5 5
4 4 4
3 3 3
2 2 2
1 1 1

X Y Z

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 91


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

AMP Kết nối


Volt Vị trí tap
ONAN ONAF Chọn tap C.Đ tiếp điểm
253000 100 144 1 1
250100 102 145 2 2
247300 103 147 3 3
244400 104 149 4 4
241500 105 151 5 5
+
238600 106 152 6 6
235800 108 154 7 7
232900 109 156 8 8
HV 9A 9
230000 110 158 9B K
9C 1
227100 112 160 10 2
224300 113 162 11 3
221400 115 164 12 4
218500 116 166 13 5 -
215600 118 169 14 6
212800 119 171 15 7
209900 121 173 16 8
207000 123 176 17 9

3.3.2. Vận hành bộ đổi nấc máy biến áp AT3

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 92


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

Bộ đổi nấc máy biến thế AT3 được điều khiển tại các vị trí sau:
+ Điều khiển tại trung tâm điều độ A3.
+ Điều khiển tại: OPS1/2
+ Điều khiển tại 220LCB1.
+ Điều khiển tại nhà 22KV (Bộ 90VC 100 – BU - chưa sử dụng).
+ Tại máy biến áp AT3
1) Vận hành bộ đổi nấc tại A3:
+ Nút S32 (Local/Remote) tại bộ đổi nấc đặt ở Remote.
+ Khóa 43S (SUPERVISORY/REMOTE) tại OLTC CONTROL PANEL
trong nhà 22kV chọn SUPERVISORY.
+ Khóa 143R (Remual/Local) trên 220LCB2 chọn Remote.
+ Khoá 143RR (BuonKuop/Dispatch) trên OPS chọn ở Dispatch.
+ Việc điều chỉnh điện áp máy biến thế AT3 phụ thuộc vào trung tâm điều
độ A3
2) Vận hành tại OPS
+ Khoá S32 (Local/Remote) tại bộ đổi nấc đặt ở Remote.
+ Khóa 43S (SUPERVISORY/REMOTE) tại OLTC CONTROL PANEL
trong nhà 22kV chọn SUPERVISORY.
+ Khóa 143R (Local/Remote) tại 220LCB2 chọn Remote.
+ Khoá 143RR (BuonKuop/Dispatch) trên OPS chọn ở BuonKuop.
+ Phím 43A (Auto/Manual) chọn Manual
+ Phím 43SP (Indenpend/Parallel/Master/Follow) chọn Indenpend và
Follow.
+ Tăng giảm điện áp bằng cách kích chuột RAISE/LOWER trên phím
chức năng 7-24LR.
3) Vận hành tại 220LCB1
+ Khoá S32 (Local/Remote) tại bộ đổi nấc đặt ở Remote.
+ Khóa 43S (SUPERVISORY/REMOTE) tại OLTC CONTROL PANEL
trong nhà 22kV chọn SUPERVISORY.
+ Khóa 143R (Local/Remote) tại 220LCB2 chọn Local.
+ Phím 43A (Auto/Manual) chọn Manual
+ Phím 43SP (Indenpend/Parallel/Master/Follow) chọn Indenpend và
Follow.
+ Tăng giảm điện áp bằng cách kích chuột RAISE/LOWER trên phím
chức năng 7-24LR.
4) Vận hành tại nhà 22kV
+ Khoá S32 (Local/Remote) tại bộ đổi nấc đặt ở Remote.
+ Khóa 43S (SUPERVISORY/REMOTE) tại OLTC CONTROL PANEL
trong nhà 22kV chọn REMOTE.
+ Khoá 43A (Auto/Manual) chọn Manual
+ Phím 43MF (Master/Follow) chọn Follow.
+ Phím 43P (Indenpend/Parallel) chọn Indenpend.
+ Tăng giảm điện áp bằng cách kích chuột RAISE/LOWER trên phím
chức năng 24LR.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 93


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

5) Vận hành tại máy biến áp AT3


Vận hành bằng điện:
+ Chuyển khoá S32 (Local/Remote) tại bộ đổi nấc đặt ở Local.
+ Điều chỉnh raise/lower (nút S3) để tăng giảm nấc.
+ Vận hành bằng tay quay.
+ Chuyển khoá S32 (Local/Remote) tại bộ đổi nấc đặt ở Local.
+ Off nguồn động lực (NFB Q1), nguồn điều khiển (F15) của động cơ đổi
nấc.
+ Đưa cần quay bộ đổi nấc vào để tăng giảm nấc máy biến áp.
3.4. HỆ THỐNG LÀM MÁT MBA AT3.
Máy biến áp AT3 làm mát theo kiểu ONAN ( Oil natural, air natural) hoặc
ONAF(Oil natural, air force) tuỳ theo nhiệt độ cuận dây hay nhiệt độ dầu.
− Kiểu làm mát ONAN: Dầu và khí đối lưu tự nhiên, kiểu làm mát này đảm bảo
công suất MBA tối đa 44/44/3MVA.
− Kiểu làm mát ONAF: Dầu đối lưu tự nhiên và khí làm mát cưỡng bức bằng
quạt thổi từ dưới các cánh tản nhiệt lên, kiểu làm mát này đảm bảo công suất
MBA 63/63/5MVA.
Kết cấu hệ thống làm mát MBA AT3 bao gồm: 4 bộ tản nhiệt; 4 quạt gió
cưỡng bức có lưu lượng gió 150m3/min , công suất mỗi quạt 0,55KW; dòng
điện định mức 1,35A, dòng điện khởi động 5A, hệ thống ống dẫn, mặt bích kết
nối ông dẫn, hệ thống cấp nguồn cho quạt, mạch điều khiển, tủ điều khiển quạt
và các phụ kiện cần thiết khác.
Nguồn cấp cho hệ thống quạt làm mát được lấy từ tủ LDB1 đặt tại nhà
phân phối 22kV ngoài trạm, nguồn làm việc bình thường lấy từ MCCB-01 và
nguồn khẩn cấp được lấy từ MCCB-02. Toàn bộ hệ thống quạt làm mát được
điều khiển bởi công tắc tơ điều khiển 88F có hai chế độ điều khiển:
1) Hệ thống đo nhiệt độ
Nhiệt độ của máy biết áp được giám sát bởi cảm biến đo nhiệt độ của
cuộn dây và cảm biến đo nhiệt dầu đặt ở trong thùng trên máy biến áp, được
thể hiện rõ ở hình vẽ trên.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ cuộn dây: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có ba tiếp điểm
làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ cuộn dây lên đến 650 C thì
khởi động quạt làm mát, 1150C đi báo động và 1200C đi cô lập máy biến áp.
− Bộ cảm biến đo nhiệt độ dầu máy biến áp: Gồm 4 tiếp điểm, trong đó có ba
tiếp điểm làm việc và một tiếp điểm dự phòng. Khi nhiệt độ dầu lên đến 55 0C
thì khởi động quạt làm mát, 900C đi báo động và 1000C đi cô lập máy biến áp.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 94


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

1 Khởi động quạt


o
65 C

Hiển thị nhiệt


độ cuộn dây
2 Dự phòng
B.C.T

3 Báo động
o
(115 C)

o
RTD 4 Trip (120 C)

1 Khởi động quạt


o
55 C

2 Dự phòng
Hiển thị
nhiệt độ dầu
Báo động
3 (90 oC)

4 Trip (100 oC)

2) Nguyên tắc vận hành


− Vận hành ở tự động “Auto”:
+ Chuyển khoá 43C (Auto/Manual) tại tủ làm mát qua vị trí Auto
+ Quạt chạy hoặc dừng theo nhiệt độ dầu 26D-1: chạy quạt: 550C; dừng
quạt: 480C
+ Quạt chạy hoặc dừng theo nhiệt độ cuộn dây 26WgD-1: chạy quạt:
650C; dừng quạt: 580C.
− Vận hành ở MANU:
+ Chuyển khoá 43C qua MANU thì quạt chạy.
Nguồn làm việc bình Nguồn khẩn cấp
thường từ tủ LDB 1 từ tủ LDB1
( MCCB-01) ( MCCB – 02)

52N 52E
4P-20A 4P-20A

83N 83E

Đến mạch
điều khiển

88F

52F1 52F2 52F3 52F4

F1 F2 F3 F4

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 95


Phóc tr×nh trëng ca Ph©n xëng VËn hµnh Bu«n Kuèp

3.5. Nguyên lý làm việc:


MBA AT3 cũng tương tự như MBA nhiều cuộn dây, chỉ khác là 2 cuộn
dây ngoài liên hệ về từ còn có cả liên hệ về điện, cụ thể cuộn HV và MV đấu
sao, ngoài liên hệ về từ còn liên hệ cả về điện, còn cuộn LV liên hệ với phía
cao áp và trung áp theo nguyên tắc từ giống như máy biến áp thông thường và
nối tam giác. Cuộn sơ cấp (HV) 1A-X có số vòng dây W1 thay đổi; cuộn dây
thứ cấp(MV) 2A-X có số vòng dây W2 không đổi còn gọi cuộn dây chung;
cuộn dây 1A-a có số vòng dây W1 -W2 gọi là cuộn dây nối tiếp, cuộn dây thứ
ba (LV) 3A-x có số vòng dây W3.
1A
IC
Int
Mạch từ 0
Unt
+ -
K

9
W1
8

6
7
a 2A
U1(HV)
5
IT
3A 4
ILV 3
2
1 U2 (MV)
U3 (LV)
W3

W2 Ich

x X

MBA AT3 làm việc theo chế độ giảm áp, nghĩa là công suất truyền từ cao áp sang
trung áp ( CA → TA) đồng thời từ cao áp sang hạ áp ( CA → HA), hay theo
chiều ngược lại TA → CA đồng thời TA→ HA khi cần thiết.

Thùc hiÖn: Vò §¨ng NghÞ 96

You might also like