You are on page 1of 8

THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng

không

VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG


I/ Khái niệm :
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì Vận đơn hàng không là
một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc kí kết hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp
nhận hàng hóa để vận chuyển.
II/ Nội dung của vận đơn hàng không :
1/ Mặt trước :
(0) Từ “ Non negotiable” thể hiện đây không phải là chứng từ sở hữu
hàng hóa, nên không lưu thông được. Khi hàng hóa tới sân bay đích, hãng hàng
không sẽ thông báo cho người nhận hàng, người nhận hàng chỉ cần chứng minh
mình là người đích thực có tên trên vận đơn hàng không là nhận được hàng, mà
không cần xuất trình vận đơn hàng không.
(1) Tên và địa chỉ của hãng hàng không vận chuyển hàng hóa.
(2) Tên, địa chỉ và số tài khoản (nếu có) của người gửi hàng (thường là
người bán, người xuất khẩu).
(3) Tên, địa chỉ và số tài khoản (nếu có) của người nhận hàng (thường là
người mua, người nhập khẩu).
(4) Tên sân bay khởi hành và những chi tiết về lịch trình của chuyến bay
( nếu cần ).
(5) Tên sân bay đích.
(6) Declared Value for Carriage: Giá trị khai báo vận chuyển. Nếu không
khai báo thì ghi N.V.D (Not Value Declared). Declared Value for Customs: Thể
hiện giá trị khai báo hải quan để tính thuế. Nếu không khai báo hải quan thì ghi
N.V.D (Not Value Declared).
(7) “ Handling Information” có nội dung giống như “Shipping Marks”
đối với vận đơn đường biển, nghĩa là “Ký mã hiệu hàng hóa. Ký mã hiệu hàng
hóa được ghi trên tất cả các bao, kiện của hàng hóa và trên tất cả các chứng từ
khác có liên quan đến lô hàng gửi đi.
(8) Chỉ ra chi tiết về tính cước phí vận chuyển.
(9) Mô tả khái quát về hàng hóa.

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 1


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

(10) Chỉ ra cước phí đã trả trước (Prepaid hay còn được ghi PPD) hay
phải thu tại sân bay đến ( Collect hay còn được ghi COLL).
(11) Người gửi hàng (người xuất khẩu hay đại lý của anh ta) kí tên để xác
nhận các thông tin đã khai như thể hiện trên vận đơn.
(12) Thể hiện ngày tháng hay nơi nhận hàng để chở, tức là ngày tháng và
nơi giao hàng (Date and Place of Shipment).
(13) Chữ kí của người đại diện cho hãng hàng không, tức chữ kí của
người chuyên chở. Khi kí vận đơn, phải ghi rõ tên, chức năng của người kí.
(14) Vị trí ghi số vận đơn: Vị trí ghi số vận đơn có thể vừa ở vị trí góc
bên trái vừa ở góc bên phải; hay vừa ghi ở góc trên vừa ghi ở góc dưới đều
được.
2/ Mặt sau : Gồm 2 nội dung chính :
2.1/ Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở : Tại
mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường
trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông
báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở
được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc
quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.
2.2/ Các điều kiện hợp đồng : Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản
khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước.
III/ Hình thức của vận đơn :
3.1/ Kích thước của vận đơn :
Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải
hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Vì vậy kích thước của vận
đơn là giống nhau thường có khổ A4. Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong
đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.
3.2/ Mặt trước và mặt sau của vận đơn :
Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận
đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới
khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho
người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4,
dùng làm biên lai giao hàng”. Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản
phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 2


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

3.3/ Tiêu đề của vận đơn :


Trong thực tế chứng từ vận tải hàng không có thể có nhiều tiêu đề khác
nhau miễn là chúng đáp ứng được những nội dung của một chứng từ vận tải
hàng không. Ta có thể gặp một số chứng từ vận tải hàng không có tiêu đề như:
Air Waybill, Air Consigment Note, House Air Waybill hay Air Transport
Document. Bằng tiếng Việt,hiện nay cũng có nhiều cách gọi khác nhau như:
không vận đơn (Vietnam Airlines),vận đơn hàng không (các nhà XNK),chứng
từ vận tải hàng không (ICC),biên lai gửi hàng hàng không, giấy gửi hàng hàng
không, phiếu vận tải hàng không… Cho dù cách gọi có khác nhau nhưng chúng
đều có bản chất là chứng từ vận tải hàng không.
IV/ Chức năng của vận đơn hàng không :
Thứ nhất, là biên lai nhận hàng của hãng hàng không phát hành cho
người gửi hàng.
Thứ hai, là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa hãng
hàng không và người chuyên chở.
Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta
không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng
không không phải lầ chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông
thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao,
hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến
một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người
xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân
hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà
vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn
hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác
không phải do hãng hàng không ban hành.
Như vậy, vận đơn hàng không được sử dụng trước hết như là chứng từ
xác nhận việc nhận hàng của người chuyên chở và là bằng chứng về hợp đồng
chuyên chở giữa hãng hàng không và chủ hàng. Hàng hóa sẽ được giao cho
người nhận hàng khi người này chứng minh được rằng mình là người nhận
hàng hợp pháp theo chỉ thị của chủ hàng như ghi trên vận đơn hàng không.
V/ Phân loại :
5.1/ Căn cứ vào người phát hành : Vận đơn hàng không được chia làm
hai loại :

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 3


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

- Vận đơn của hãng hàng không ( Airline airway bill) : Vận đơn này do
hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng
của người chuyên chở ( Issuing carrier indentification).
- Vận đơn trung lập (Neutral airway bill) : Loại vận đơn này do người
khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành, trên vận đơn không có
biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại
lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.
5.2/ Căn cứ vào việc gom hàng : vận đơn được chia làm hai loại :
- Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB) : Là vận đơn do người
chuyên chở Hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân
bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở
hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người
chuyên chở và người gom hàng.
- Vận đơn của người gom hàng ( House airway bill-HAWB) : Là vận đơn
do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ
hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh
mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hóa
giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.
Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực
hàng không như sau : Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để
nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng
người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi
nhận hàng ở đầu đi.
Những nét cơ bản về sự khác nhau giữa MAWB và HAWB:
- Về số vận đơn:
+ MAWB: Bắt buộc có 11 số, trong đó 3 số đầu là code của airline. VD:
Vietnam Airline: 738; Singapore Airline: 618, Thai Airways: 217, Air France:
057,.....
+ HAWB: không bắt buộc phải có 11 số.
- Về điều khoản thanh toán:
+ MAWB: Pre-paid ( rất hiếm trường hợp collect )
+ HAWB: có thể collect hoặc pre-paid
- Về tiền cước

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 4


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

+ MAWB: bắt buộc phải đánh giá tiền trên vận đơn
+ HAWB: không nhất thiết phải đánh giá tiền ( nếu không đánh giá tiền
đại lý vận tải thường đánh là As Arranged
- Về tên hàng:
+ MAWB: tên hàng thường là: Consolidation as per manifest
+ HAWB: đánh tên thực tế của hàng
- Về shipper / Consignee
+ MAWB: tên đại lý vận tải
+ HAWB: tên của người mua, người bán thực tế
- Về công ty phát hành
+ MAWB: các airline phát hành vận đơn
+ HAWB: các đại lý vận tải ( forwarder ) phát hành vận đơn
Số cuối của MAWB KHÔNG có các số : 7, 8 và 9
- Mặt sau cả 3 bản gốc (Original) của MAWB và HAWB đều ghi các
điều khoản. Đó là các bản : 1- Original for Carrier, 2- Original for Consignee và
3-Original for Shipper.
Ship direct AWB tức là consign trên vân đơn MAWB thẳng tên người
nhận hàng thực tế luôn, không consign cho đại lý.
VI/ Trường hợp sử dụng :
Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm
nhiều bản khác nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9
bản, trong đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính
(orginal), còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 14.
Vận đơn được phân phối như sau:
Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng của việc
người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng
chuyên chở. Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.
Bản số 9 dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở
phát hành giữ lại.
Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người
chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 5


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi
hàng.
Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàg, màu hồng, được gửi cùng lô
hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.
Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có
chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để
làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành
hợp đồng chuyên chở.
Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.
Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên
chở tại sân bay thứ 3.
Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển
tải tại sân bay thứ 2.
Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng
hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.
VII/ Nguồn luật điều chỉnh :
7.1/ Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
* Công ước Vác-sa-va 1929
Vận tải hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc
tế để thống nhất một số quy tắc về vận tảỉ hàng không quốc tế được ký tại Vác-
sa-va ngày 12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929.
* Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va. Nghị định thư này ký tại
Hague 28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955.
* Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala
ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961.
* Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định
thư Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là
Hiệp định Montreal 1966.
* Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi
bởi nghị định thư Hague 28/9/1995.

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 6


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị
định thư Guatemala 1971.
* Nghị định thư bổ sung 1
Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929. Nghị định thư này được
kết tại Montreal ngày 25 tháng 9 năm 1975 nên gọi tắt là Nghị định thư
Montreal 1975 số 1.
* Nghị định thư bổ sung số 2
Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đỏi bằng
Nghị định thư Hague 1955. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày
25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2.
* Nghị định thư bổ sung thứ 3
Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi
bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala
ngày 8/3/1971. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi
tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 3.
* Nghị định thư bổ sung số 4
Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi
nghị định thư Hague ngày 28/9/1955. Nghị định thư này ký kết tại Montreal,
nên goil tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4.
Các công ước, hiệp định, nghị định thư... chủ yếu sửa đổi bổ sung giới
hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn
về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất,
khiếu nại người chuyên chở...
7.2/ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006
VIII/ Các điểm cần lưu ý :
8.1/ Ghi chú “đã bốc” : Chỉ cần ghi trên vận đơn “đã nhận hàng để chở” (
Accepted for carriage/goods have been accepted for carriage) là đủ.
8.2/ Ngày phát hành vận đơn hàng không vừa là ngày nhận hàng để chở,
vừa là ngày giao hàng (ngày gửi hàng).
8.3/ Số bản gốc và phân phối vận đơn gốc : Vận đơn hàng không có ít
nhất 3 bản gốc (bản thứ nhất được lưu tại đại lý phát hành, bản thứ hai được gửi
cùng hàng hóa giao cho người nhận hàng, bản thứ ba giao cho người gửi hàng).

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 7


THANH TOÁN QUỐC TẾ Vận đơn hàng
không

Các bản gốc còn lại (nếu có) được dùng bổ sung cho các bên liên quan (gọi là
Extra copy).
8.4/ Trong thanh toán L/C không yêu cầu trọn bộ bản gốc vận đơn hàng
không, vì vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa.
8.5/ Vận đơn hàng không có ô giành riêng cho người vận chuyển, trong
thanh toán L/C không cần đề cập.
8.6/ Vấn đề chuyển tải trong vận tải hàng không : Ngày nay, cùng với sự
tiến bộ của kỹ thuật nói chung, ngành hàng không đã phát triển mạnh mẽ, có
những chuyến bay dài, bay ngắn, nội địa, quốc tế… làm cho việc đi lại và
chuyên chở hàng hóa bằng máy bay rất thuận tiện, nhưng cũng làm nảy sinh
một vấn đề hiển nhiên là chuyển tải trong vận tải hàng không (hành khách và
hàng hóa). Chính vì vậy, khi trên vận đơn hàng không không có thể hiện
“chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra” thì các bên liên quan cũng phải chấp nhận tập
quán này, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ dùng cùng một vận đơn
duy nhất.

PHÂN CÔNG THUYẾT TRÌNH


1/ Giới thiệu + Khái niệm : Vinh
2/ Chức năng + Hình thức : Nhi
3/ Phân loại : Thư
4/ Nội dung : Thanh
5/ Trường hợp sd : Yến
6/ Nguồn luật điều chỉnh : Thu
7/ Các điểm cần lưu ý : Công

GVHD : Nguyễn Xuân Đạo 8

You might also like