You are on page 1of 24

4.

Thiết kế mạch điều xung


trong điều khiển tốc độ động cơ
(3 SV)
4.1 Tìm hiểu về nguyên lý mạch
điều xung trong điều khiển động

4.2. Mô phỏng quá trình điều
xung (Proteus, PSIM, MatLap…)
4.3 Thiết kế mạch tạo xung kích
(xung vuông, xung PWM,… sử
dụng IC555)
Điều chế PWM
Nguyên tắc điều chế PWM - Pulse - Width-Modulation
Viết bởi Administrator
Thứ bảy, 15 Tháng 8 2009 23:31

PWM là cái gì mà sao nó được ứng dụng nhiều trong điều khiển thế.
Lấy điển hình nhất mà chúng ta thường hay gặp là điều khiển động cơ
và các bộ băm xung áp, điều áp... Sử dụng PWM điều khiển nhanh
chậm của động cơ hay cao hơn nữa nó còn được dùng để điều khiển ổn
định tốc độ động cơ. Ngoài lĩnh vực điều khiển hay ổn định tải thì PWM
nó còn tham gia và điều chế các mạch nguồn như là : boot, buck,
nghịch lưu 1 pha và 3 pha...PWM chúng ta còn gặp nhiều trong thực tế
và các mạch điện điều khiển. Điều đặc biệt là PWM chuyên dùng để
điều khiển các phần tử điện tử công suất có đường đặc tính là tuyến
tính khi có sẵn 1 nguồn 1 chiều cố định .Như vậy PWM nó được ứng
dụng rất nhiều trong các thiết bị điện điện tử. Điều mà dân điện điện
tử dễ dàng nhận ra là PWM chính nhân tố mà các đội Robocon sử dụng
để điều khiển động cơ hay ổn định tốc độ động cơ.Bài viết này sẽ nói
lên phương pháp điều khiển PWM và các thông số cơ bản của nó.

1 ) PWM là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu chúng ta hãy tìm hiểu định nghĩa của PWM là
gì? Như vậy Phương pháp điều chế PWM có tên tiếng anh là Pulse
Width Modulation là phương pháp điều chỉnh điện áp ra tải hay nói
cách khác là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của
chuỗi xung vuông dẫm đếm sự thay đổi điện áp ra
Các PWM khi biến đổi thì có cùng 1 tần số và khác nhau về độ rộng của
sườn dương hay hoặc là sườn âm
- Sơ đồ nguyên tắc điều khiển tải dùng PWM

Trên là đồ thị dạng xung khi điều khiển bằng PWM. Với độ rộng xung
đầu ra tương ứng và được tính bằng %. Tùy thích do chúng ta điều
khiển.

2 ) Nguyên lý của PWM.


Đây là phương pháp được thực hiện theo nguyên tắc đóng ngắt nguồn
cới tải và một cách có chu kì theo luật điều chỉnh thời gian đóng cắt.
Phần tử thực hiện nhiện vụ đó trong mạch các van bán dẫn.

Xét hoạt động đóng cắt của một van bán dẫn. DÙng van đóng cắt bằng
Mosfet

Giản đồ xung
Trên là mạch nguyên lý điều khiển tải bằng PWM và giản đồ xung của
chân điều khiển và dạng điện áp đầu ra khi dùng PWM.
* Nguyên lý : Trong khoảng thời gian 0 - to ta cho van G mỏ toàn bộ
điện áp nguồn Ud được đưa ra tải. Còn trong khoảng thời gian to - T
cho van G khóa, cắt nguồn cung cấp cho tải. Vì vậy với to thay đổi từ 0
cho đến T ta sẽ cung cấp toàn bộ , một phần hay khóa hoàn toàn điện
áp cung cấp cho tải.
+ Công thức tính giá trị trung bình của điện áp ra tải :
Gọi to là thời gian xung ở sườn dương (khóa mở )còn T là thời gian của
cả sườn âm và dương, Umax là điện áp nguồn cung cấp cho tải.

==> Ud = Umax.( t1/T) (V) hay Ud = Umax.D


với D = t1/T là hệ số điều chỉnh và được tính bằng %

Như vậy ta nhìn trên hình đồ thị dạng điều chế xung thì ta có : Điện áp
trùng bình trên tải sẽ là :
+ Ud = 12.20% = 2.4V ( với D = 20%)
+ Ud = 12.40% = 4.8V (Vói D = 40%)
+ Ud = 12.90% = 10.8V (Với D = 90%)
3) Các cách để tạo ra được PWM để điều khiển

Để tạo được ra PWM thì hiện nay có hai cách thông dụng : Bằng phần
cứng và bằng phần mền. Trong phần cứng có thể tạo bằng phương
pháp so sánh hay là từ trực tiếp từ các IC dao động tạo xung vuông
như : 555, LM556...Trong phần mền được tạo bằng các chip có thể lập
trình được. Tạo bằng phần mền thì độ chính xác cao hơn là tạo bằng
phần cứng. Nên người ta hay sử dụng phần mền để tạo PWM
a) Tạo bằng phương pháp so sánh
Để tạo được bằng phương pháp so sánh thì cần 2 điều kiện sau đây :
+ Tín hiệu răng cưa : Xác định tần số của PWM
+ Tín hiệu tựa là tinshieuej xác định mức công suất điều chế (Tín hiệu
DC)
Xét sơ đồ mạch sau :
Chúng ta sử dụng một bộ so sánh điện áp 2 đầu vào là 1 xung răng
cưa (Saw) và 1 tín hiệu 1 chiều (Ref)
+ Khi Saw > Ref thì cho ra điện áp là 0V
+ Khi Saw < Ref thì cho ra điện áp là Urmax
Và cứ như vậy mỗi khi chúng ta thay đổi Ref thì Output lại có chuỗi
xung độ rộng D thay đổi với tần số xung vuông Output = tần số xung
răng cưa Saw.
b) Tạo bằng phương pháp dùng IC dao động
NHư chúng ta đã bít thì có rất nhiều IC có thể tạo được trực tiếp ra
xung vuông mà không cần phải tạo tín hiệu tam giác làm gì vì trong đó
nó đã tích hợp sẵn hết cả rồi và ta chỉ việc lắp vào là xong. Tôi lấy ví
dụ dùng dao động IC555 vì con IC này vừa đơn giản lại dễ kiếm
Với tần số xác định được là f = 1/(ln.C1.(R1+2R2) nên chỉ cần điều
chỉnh R2 là có thể thay đổi độ rộng xung dễ dàng. Ngoài 555 ra còn rất
nhiều các IC tạo xung vuông khác
c) Tạo xung vuông bằng phần mền.
Đây là cách tôi ưu trong các cách để tạo được xung vuông. Với tạo
bằng phần mền cho độ chính xác cao về tần số và PWM. Với lại mạch
của chúng ta đơn giản đi rất nhiều. Xung này được tạo dựa trên xung
nhịn của CPU. Lấy 1 đoạn ví dụ tạo PWM trong con 8501 mà mới học
qua về nó :
Trên là chương trình tạo PWM đơn giản. Các pác có thể tham khảo!

4) PWM trong điều khiển động cơ và trong các bộ biến đổi


xung áp

a ) Trong động cơ : Điều mà chúng ta dễ nhận thấy rằng là PWM rất


hay được sử dụng trong động cơ để điều khiển động cơ như là nhanh ,
chậm, thuận ,nghịch và ổn định tốc độ cho nó. Cái này được ứng dụng
nhiều trong điều khiển động cơ 1 chiều. và sơ đồ nguyên lý của mạch
điều khiển động cơ DC là :
Đây là mạch đơn giản điều khiển động cơ. Nếu muốn điều khiển 2
động cơ thì phải dùng đến cầu H.
b) Trong các bộ biến đổi xung áp
Trong các bộ biến đổi xung áp thì PWM đặc biệt quan trọng trong việc
điều chỉnh dòng điện và điện áp ra tải.Bộ biến đổi xung áp có nhiều
loại như là biến đổi xung áp nối tiếp và bộ biến đổi xung áp song song.
Lấy 1 mạch nguyên lý đơn giản trong bộ nguồn Boot đơn giản. Chú ý
đây chỉ mạch nguyên lý thôi nha!
Đây là nguyên lý của mạch nguồn Boot. Dùng xung điều khiển để tạo
tích lũy năng lượng từ trường để tạo điện áp ra tải lớn hơn điện áp vào.
Ngoài những cái trên thì PWM còn được sử dụng trong các bộ chuyển
đổi DC -AC , hay trong biến tần, nghịch lưu.

Qua trên tôi đã nói qua về PWM và ứng dụng của nó trong các mạch
điều khiển. Các bạn có thể tham khảo và biết nguyên lý của PWM.

Mô hình động cơ DC:


Một động cơ DC có 6 phần cơ bản:

• Phần ứng hay Rotor (Armature)


• Cổ góp (Commutat)
• Chổi than (Brushes)
• Trục motor (Axle)
• Nam châm tạo từ trường
• Bộ phận cung cấp dòng điện DC
Phương trình cơ bản của động cơ 1 chiều:

E= K Φ.omega (1)
V= E+Rư.Iư (2)
M= K Φ Iư (3)

Với:
- Φ: Từ thông trên mỗi cực( Wb)
- Iư: dòng điện phần ứng (A)
- V : Điện áp phần ứng (V)
- Rư: Điện trở phần ứng (Ohm)
- omega : tốc độ động cơ(rad/s)
- M : moment động cơ (Nm)
- K: hằng số, phụ thuộc cấu trúc động cơ

Từ (1),(2). (3) suy ra:


omega = V/(K.Φ) - Rư.Iư/(K.Φ) (4)

----> Các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ:


- Điều chỉnh từ thông
- Điều chỉnh điện trở phần ứng
- Điều chỉnh điện áp phần ứng
Thông thường trong các đồ án, điều khiển bằng điện áp phần ứng.
Theo (4) : khi Iư không đổi (tức Moment không đổi) và Φ không đổi thì
omega thay đổi "tuyến tính" theo V (thực tế không hoàn toàn tuyến
tính như đường thẳng được đâu!!!) .

Dùng PWM để điều chỉnh điện áp V:

V_AV thay đổi từ V_L đến V_H tùy theo các độ rộng T_on và T_off .
Như vậy, tốc độ động cơ sẽ thay đổi "tuyến tính" theo % độ rộng
xung.

Trên đây, mình chỉ giới thiệu sơ qua về PWM, giúp cho các bạn mới bắt
đầu làm đồ án 1 về điều khiển động cơ nắm được phần cơ bản nhất.
Còn về phần điều khiển, nên dùng PID như anh Hữu Tân và Minh Thảo
đã giới thiệu

Các bạn cũng nên tìm hiểu về encoder, cấu tạo cũng như nguyên lý
làm việc của nó để có thể lấy được tốc độ về, phục vụ cho vòng hồi
tiếp. Đây là phần cũng khá quan trọng, nếu tốc độ đọc về sai thì phần
điều khiển sẽ không chính xác.

Chương trình này dùng cho việc tính toán dao động cho 555. Giúp xác định trị số điện trở, tụ
điện, độ rộng xung và thời gian nạp cho tụ điện.

Giao diện chính của chương trình.


Chương trình gồm 2 phần
1) Tình toán các thông số : tần số, pwm, điện trở, tụ điện

Phần tính toán các thông số cho bộ dao động dùng 555. Mạch nguyên lý của bộ dao động 555
được thể hiện bằng hình vẽ trong phần mền.
a) Bước 1 : Chọn giá trị điện áp cung cấp
Chọn mức điện 5v
b) Bước 2 : Tính các thông số cho bộ dao động

Trong phần này nó gồm các công cụ hiệu chỉnh và chức năng của từng công cụ:
+ 1 : Chọn điện trở cho Ra
+ 2 : Giá trị điện trở của Ra
+ 3 : Chọn điện trở cho Rb
+ 4 : Giá trị điện trở cho Rb
+ 5 : Giá trị tụ điện
+ 6 : Hiện thị tần số đầu ra
+ 7 : Độ rộng xung (PWM)
+ 8 : Thời gian ở sườn dương
+ 9 : Hiện thị dạng xung đầu ra
+ 10 : Thời gian ở sườn âm
+ 11 : Điện áp tại chân 6 ( Hay là quá trình thời gian nạp và xả của tụ điện (5)
+ 12 : Giá trị tần số muốn chọn
+ 13 : Độ rộng xung muốn chọn với tần số đã chọn
+ 14 : Đèn hiện thị tín hiệu đang ở sườn âm hay sườn dương

* Phép tính 1 : Biết các giá trị của điện trở, tụ điện tính xem giá trị tần số ra và PWM là bao
nhiêu.
+ Đầu tiên ta chọn điện trở Ra : Chọn giải điện trở cho Ra và sau đó lấy giá trị điện trở Ra mà
mình có ==> CHọn được giá trị Ra ( Chọn là Ra=1M)

+ Chọn điện trở Rb : Chọn Rb=1M

+ Chọn giá trị cho tụ điện : Chọn giá trị cho tụ điện tại 5 --> Giá trị của tụ điện mình có ( Tôi chọn
là 1uF)
==> Xong các giá trị cần chọn R,C

Bây giờ ta nhìn các thông như tần số, PWM, thời gian xung dương, thời gian xung âm, quá trình
nạp và xả của tụ điện tại các vị trí lần lượt sau : 6,7,8,10,11. Theo hình vẽ trên ở đây tôi được
các giá trị là : Tần số = 0.48Hz, PWM = 66.67%, Ton = 1.39s, Toff = 0.693s.
Như chúng ta đã biết thì tụ điện nạp xong là xả điện. Thời gian tụ điện nạp điện bằng 2/3Vcc đây
cũng chính là thời gian mà tín hiệu đầu ra ở sườn lên (Sườn dương Ton). Thời gian tụ xả điện
chính là thời gian mà tín hiệu ở sườn xuống ( Sườn âm Toff). Để tính được thời gian này họ dựa
vào công thức nạp điện và xả điện của tụ theo điện trở R : t = RC. Nên nhớ ở đây vẫn có sự sai
số đối với phần mền và mạch thực tế vì các linh kiện nó cũng có sự sai số (Thường là 5%)

* Phép tính 2 : Chọn lấy giá trị tần số và PWM mong muốn ==> Các giá trị điện trở và tụ điện cần
thiết.
+ Đầu tiên ta chọn tần số của dao động : Chọn tần số tại vị trí 12. Giá trị tần số này là giá trị tần
số mà ta muốn
+ Chọn độ rộng xung (PWM) : Muốn chọn bao nhiêu thì chọn nhưng mà phải lớn hơn 50%
Sau khi chọn xong 2 giá trị này thì các giá trị của Ra , Rb, C nó sẽ hiện lên tương ứng trên hình
vẽ ở các vị trí 2,4,5.

Từ khóa:điện tử,điều khiển tốc độ,pwm


Động cơ điện một chiều
là động cơ điện hoạt
động với dòng điện một
chiều. Động cơ điện một
chiều ứng dụng rộng rãi
trong các ứng dụng dân
dụng cũng như công
nghiệp. Thông thường
động cơ điện một chiều
chỉ chạy ở một tốc độ
duy nhất khi nối với
nguồn điện, tuy nhiên
vẫn có thể điều khiển tốc
độ và chiều quay của
động cơ với sự hỗ trợ
của các mạch điện tử
cùng phương pháp
PWM.

Động cơ điện một chiều trong dân dụng thường là các dạng động cơ hoạt động
với điện áp thấp, dùng với những tải nhỏ. Trong công nghiệp, động cơ điện một
chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu moment mở máy lớn hoặc yêu cầu
thay đổi tốc độ trong phạm vi rộng.
Một phần quan trọng của động cơ điện một chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có
nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong cuộn rotor trong khi chuyển động quay của
rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này là bộ phận gồm có một bộ cổ góp và
một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp. Đây cũng chính là nhược điểm chính của
động cơ điện một chiều: cổ góp làm cho cấu tạo phức tạp, đắt tiền, kém tin cậy
và nguy hiểm trong môi trường dễ nổ, khi sử dụng phải có nguồn điện một chiều
kèm theo hoặc bộ chỉnh lưu.

Cấu tạo

Phần chính gồm Stato(phần đứng yên) với các cực từ (bằng nam châm vĩnh cửu
hoặc nam châm điện), Roto với các cuộn dây quấn, cổ góp cùng chổi điện.
Điều khiển động cơ DC loại nhỏ, điện áp thấp.

Động cơ DC sử dụng trong dân dụng thường chỉ hoạt động ở điện áp 24V trở lại.
Một trong những phương pháp để điều khiển mô tơ là sử dụng mạch điều chế độ
rộng xung (PWM circuit - Pulse Wide Modulation).

Mạch điều khiển mô tơ bằng phương pháp PWM hoạt động dựa theo nguyên tắc
cấp nguồn cho mô tơ bằng chuỗi xung đóng mở với tốc độ nhanh. Nguồn DC
được chuyển đổi thành tín hiệu xung vuông (chỉ gồm hai mức 0 volt và xấp xỉ
điện áp hoạt động). Tín hiệu xung vuông này được cấp cho mô tơ. Nếu tần số
chuyển mạch đủ lớn mô tơ sẽ chạy với một tốc độ đều đặn phụ thuộc vào mô
men của trục quay.

Với phương pháp PWM, điều chỉnh tốc độ của mô tơ thông qua việc điều chế độ
rộng của xung, tức là thời gian "đầy xung" ("on") của chuỗi xung vuông cấp cho
mô tơ. Việc điều chỉnh này sẽ tác động đến công suất trung bình cấp cho mô tơ
và do đó sẽ thay đổi tốc độ của mô tơ cần điều khiển.

Như trên hình, với dãy xung điều khiển trên


cùng, xung ON có độ rộng nhỏ nên động cơ chạy chậm. Nếu độ rộng xung ON
càng lớn (như dãy xung thứ 2 và thứ 3) động cơ DC chạy càng nhanh
Ưu điểm:
- Transistor ở lối ra chỉ có duy nhất hai trạng thái (ON hoặc OFF) do đó loại bỏ
được mất mát về năng lượng đốt nóng hay năng lượng rò rỉ tại lối ra.
- Dải điều khiển rộng hơn so với mạch điều chỉnh tuyến tính.
- Tốc độ mô tơ quay nhanh hơn khi cấp chuỗi xung điều chế theo kiểu PWM so
với khi cấp một điện áp tương đương với điện áp trung bình của chuỗi xung
PWM.
Nhược điểm:
- Cần các mạch điện tử bổ trợ - giá thành cao
- Các xung kích lên điện áp cao (12 - 24V) có thể gây nên tiếng ồn nếu mô tơ
không được gắn chặt và tiếng ồn này sẽ tăng lên nếu gặp phải trường hợp cộng
hưởng của vỏ.
- Ngoài ra việc dùng chuỗi xung điều chế PWM có thể làm giảm tuổi thọ của mô
tơ.

Nguyên tác họat động:


Chân ngương (threshold) số 6 được nối với chân nảy (trigger) số 2 ,nên hai chân này có
cùng điện áp là điện áp trên tụ C1, để so sánh với điện áp chuẩn 2/3 Vcc và 1/3 Vcc bởi
OP-AMP(1) và OP-AMP (2). Chân 5 có tụ nhỏ 0.01 µF nối mass để lọc nhiểu tần số cao
có thể làm ảnh hưởng điện áp chuẩn 2/3 Vcc.

Khi cấp điện cho mạch:


-Giai đọan 1 : điên áp trên tu nhỏ hon 1/3 Vcc nên OP-AMP (1) ngõ ra mức 0, OP-AMP
(2) ngõ ra ở mức 1. Mạch Flipflop được kích , ngõ ra mức 0 ở chân Q- qua cổng "not" chân
OUTPUT (3) ra ở mức 1. Transistor T1 không được kích nên ngưng dẩn, điên áp trên tụ C1 được tiếp tực nap .

-Giai đọan 2 : sau khoang thời gian tụ C1 được nạp qua điện trở R1 và R2, điện áp trên tang lên lớn hơn 1/3 Vcc. OP-AMP (2) có ngõ ra
mức 0 ,OP-AMP (1) ngõ ra tiếp tục giử mức 0. Mach Flipflop giử trang thái mức 1 như ban đầu, chân OUTPUT(3) mức 1. Transistor T1

không được kích nên ngưng dẩn. Tự C1 tiếp tục dược nap.

-Giai đọan 3 : tụ C1 được nạp điện áp lớn hơn 2/3 Vcc , lúc nay OP-AMP(1) có ngõ ra ở mức 1.Chận reset của mạch Flipflop được
kích ,nên Q- ở mức 1, chân OUTPUT lức này trở về mức 0.Trasistor T1 được Q- kích nên dẩn, tụ C1 bắt đầu xả qua điện trở R2 vào chân

7 của IC 555 rồi xuống mass.

-Giai đọan 4: tụ C1 xả điện áp và nhỏ hơn 2/3 Vcc , OP-AMP (1) có ngõ ra bằng 0, OP-AMP (2) có ngõ ra mức 0, mạch Flipflop giử
nguyên trang thái mức 1, ngõ ra vẩn ở mức không .Transistor T1 tiêp tưc dẩn ,tụ C1 tiếp tụ xả qua R2.

Tổng quan IC LM555 và 2 mạch ứng dụng


Họ và tên sinh viên: ĐINH TRƯƠNG NAM DUY
MSSV: 0503031
Lớp: DHDT1

Tổng quan về IC LM555


LM555 là một thiết bị hết sức ổn định cho sự dao
động và tạo ra độ chính xác định thời.
Lần đầu tiên được giới thiệu bởi tập đoàn Segnetics
với gồm hai loại là SE555 và NE555 vào năm 1971.
Sự kết nối các chân và chức năng của từng chân: nhìn
thấy ở hình dưới:

Chân 1(Nối đất_Ground) Chân đất phần lớn có điện


thế cung cấp là âm, cái mà thường nối với mạch thông
thường khi họat động từ nguồn dương cung cấp.
Chân 2(Chân khởi hành_Trigger) Chân này là chân
ngõ vào cái là nguyên nhân làm ngõ ra cao hay bắt
đầu chu kỳ định thời. Chân khởi hành xuất hiện khi
ngõ vào chân khởi hành đi từ điện áp trên 2/3 điện áp
cung cấp đến một điện áp thấp hơn 1/3 của nguồn
cung cấp. Ví dụ như khi ta cung cấp một nguồn 12V,
điện áp ngõ vào chân khởi hành phải bắt đầu từ trên
8V di chuyển xuống một nguồn áp thấp 4V để bắt đầu
chu kỳ định thời. Hành động này thì ở mức nhạy cảm
và điện áp chân khởi hành có thể thay đổi rất chậm.
Để tránh khởi hành lại, điện áp chân khởi hành phải
trở về một áp trên 1/3 nguồn cung cấp trước khi kết
thúc chu kỳ định thời trong kiểu đơn ổn. Dòng ngõ vào
chân khởi hành là khoảng 0,5µA.
Chân 3 (Đầu ra_Output) Chân đầu ra của 555 di
chuyển đến một mức cao là 1,7V thấp hơn nguồn cung
cấp khi chu kỳ định thời bắt đầu. Ngõ ra trở lại ở một
mức thấp gần 0 ở cuối chu kỳ. Dòng tối đa từ ngõ ra
vào khoảng 200mA.
Chân 4 (Chân khởi động lại – Reset) Một mức logic
thấp trên chân này sẽ khởi động lại thời gian và đưa
ngõ ra trở về trạng thái thấp. Nó thì thường được nối
với nguồn dương nếu không sử dụng.
Chân 5 (Chân điều khiển_Control Voltage) Chân này
cho phép thay đổi điện áp khởi hành và điện áp
ngưỡng bằng cách cung cấp một điện áp ngoài. Khi
555 thì đang vận hành trong trạng thái không ổn
định và dao động. Ngõ vào này có thể được sử dụng
để thay đổi hay điều chỉnh tần số ngõ ra. Nếu không
sử dụng, ta nên đặt một tụ điện nhỏ từ chân 5 đến
đất để tránh sự xuất phát sai hay bất thường khả dĩ
từ những tiếng ồn hiệu ứng.
Chân 6 (Chân ngưỡng cửa_Threshold) Chân 6 thì được
sử dụng đẻ khởi động lại chốt cửa và gây cho ngõ ra
trở về thấp. Sự khởi động lại xuất hiện khi điện áp
trên chốt di chuyển từ điện áp dưới 2/3 của nguồn
cung cấp đến điện áp trên 2/3 nguồn cung cấp. Hoạt
động thì ở mức nhạy cảm và có thể thay đổi chậm
giống điện áp chân khởi hành.
Chân 7 (Chân tháo gỡ_Discharge) Chân này là đầu ra
thu nhận mở mà pha ngõ ra chính trên chân 3 và có
dòng chìm tương tự khả năng.
Chân 8 (V+) Đây là chân cho nguồn + vào cung cấp
cho IC 555. Nguồn áp cung cấp có phạm vi nhỏ nhất là
4,5V cho đến cao nhất là 16V.

* Dưới đây là 2 mạch cơ bản của IC LM555


T1=0,693*(R1+R2)*C
T2=0,693*R2*C
f=1,44/((R1+R2+R2)*C)

HAI MẠCH ỨNG DỤNG CỦA LM555


1)Mạch đèn xe đạp:

Mạch sử dụng IC LM555 ở dưới là một đèn hồ quang


cho xe đạp với 3 C hoặc D pin (4,5V). Hai đèn trong
mạch sẽ lần lượt loé sáng xen kẽ nhau tại gần đúng
1,5giây. Sử dụng một điện trở 4,7K cho R1 và 100K
cho điện trở R2 và một tụ 4,7µF, khoảng thời gian cho
hai cái đèn là 341ms (T1, đèn ở trên) và 326ms (đèn
thấp hơn, ở dưới, T2). Nhũng cái đèn được điều khiển
bởi những transistor để cung cấp dòng bổ sung cho
đến 200mA giới hạn của IC LM555. Một con 2N2905
PNP và một con 2N3053 NPN có thể được sử dụng cho
những cái đèn yêu cầu 500mA hay ít hơn. Việc cộng
thêm dòng ,một TIP29 NPN và TIP30 PNP có thể được
sử dụng để đưa dòng đạt 1A. PR3 là một bóng đèn có
áp là 4,5V, dòng 500mA. Hai diot được đặt kế tiếp
nhau nối nối tiếp với cực B của transistor PNP để đèn
thấp hơn tắt khi ngõ ra của 555 ở mức cao trong
khoảng thời gian T1. Ngõ ra ở mức cao của LM555 là
1,7V ít hơn so với nguồn cung cấp. Thêm vào đó 2 diot
tăng điện áp thuận đòi hỏi cho transistor pnp tới
những 2,1V. Chính vì sự chênh lệch 1,7V đó từ sự cung
cấp đến đầu ra không đủ để bật transistor. Ta cũng có
thể sử dụng một LED thay thế cho 2 diôt trên.
2)Mạch tạo ra điện áp -5V từ nguồn 9V:

555 có thể được dùng để tạo một xung vuông để sản


xuất một điện áp âm có liên quan đến đầu âm của
pin. Khi 555 gửi ra tại chân 3 đi là đại lượng dương,
tụ 22µF mắc nối tiếp sẽ xuyên qua diot D1 tới
khoảng 8V. Khi đầu ra tới đất thì tụ 22µF giải phóng
điện xuyên qua diot D2 và sự tích nạp cho tụ 100µF
ở một điện áp âm. Điện áp âm có thể tăng lên qua
vài chu kỳ tới khoảng -7V nhưng được giới ở 5,1V
bởi diot Zener. Mạch tạo ra khoảng 6 mA từ nguồn
pin khi ghép không có diot Zener và nếu được nối
vào thì khoảng 18mA. Dòng ra có giá trị cho tải là
khoảng 12mA. Thêm vào đó diot Zener ghim ở 5,1V
và điện trở 300 có thể sử dụng để điều chỉnh +9
xuống +5 ở 12mA nếu nguồn cung cấp cân đối +/-
5V được cần. Dòng ra pin sẽ lên 30mA.

Read more: http://www.ant7.com/forum/forum_post.asp?


TID=557&PN=1#ixzz0TkjMLabs
-Giai đọan 5: tụ C1 xả điện áp đến lức nhỏ hon 1/3Vcc, lúc này OP-AMP(2) có ngõ ra mức 1, OP-AMP (1) có ngõ ra bằng 0, nên mạch
Flipflop được set lên mức 1.Chân Q- ra mức 0 ,OUTPUT ra mức 1.Transistor ngưng dẫn, tụ C1 bắt đầu nạp và quai lai giai đọan 1.

Bảng chân trị Flipflop

Reset Set Q Q-

0 0 Q
0 Q0-

0 1 1 0

1 0 0 1

Biểu đồ xung vuông phụ thuộc quá trình nạp xả tụ :

Chu kỳ của xung vuông tạo từ IC 555 là

Ton=0.69*(R1+R2)*C1

Toff=0.69*R2*C1

Read more: http://www.ant7.com/forum/forum_post.asp?


TID=608&PN=1#ixzz0TkiVGFEz

You might also like