You are on page 1of 93

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

VÀ NGƯỜI NGHÈO

Hà Nội, 2007
Danh sách chuyên gia tham gia viết báo cáo
Tên Chuyên môn Trách nhiệm Đơn vị
ThS. Alison Clausen Đánh giá tác động môi Cố vấn Quốc tế hướng dẫn các CarlBro International
trường, chính sách môi hoạt động cho các thành viên
trường, quản lý môi nhóm
trường
TS. Bế Quỳnh Nga Đánh giá tác động kinh Trách nhiệm trong Nghiên cứu Viện Xã hội học
tế xã hội, đánh giá nông điểm số 1: Việt Nam
thôn có sự tham gia Nghèo đói trong chính sách và
pháp luật về môi trường
Hoàn tất báo cáo phân tích
ThS. Phạm Thu Thuỷ Quản lý môi trường, Chịu trách nhiệm trong Nghiên Trung tâm nghiên cứu
chính sách môi trường, cứu điểm số 1: Nông lâm Thế giới tại
đánh giá tác động môi Nghèo đói trong các chính sách Việt Nam
trường, phân tích nghèo và pháp luật về môi trườn
đói có sự tham gia tập
Hoàn tất báo cáo phân tích
trung vào môi trường
TS. Vũ Hoàng Hoa Đánh giá tác động môi Chịu trách nhiệm trong Nghiên Trường Đại học Thuỷ
trường cứu điểm số 2: lợi Hà Nội
Đánh giá tác động môi trường và
các chiến lược cho người nghèo
CN. Nguyễn Kim Lan Đánh giá tác động môi Chịu trách nhiệm về Nghiên Công ty Tư vấn Quốc tế
trường cứu điểm số 2: VICA
Đánh giá tác động môi trường và
các chiến lược cho người nghèo
GS. Lê Thạc Cán Đánh giá tác động môi Đánh giá kết quả nghiên cứu Viện Môi trường và
trường và Chính sách môi điểm Phát triển bền vững
trường Việt Nam
Ts. Hoàng Minh Hà Phương pháp bảo vệ môi Đánh giá kết quả nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu
trường và nghèo đói điểm Nông lâm Thế giới tại
Việt Nam
Lê Thị Hải Lê Đánh giá tác động môi Đánh giá kết quả nghiên cứu Vụ Thẩm định và Đánh
trường và Chính sách môi điểm giá tác động môi
trường trường, Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường

i
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông Thiều Quang Đức, Hoàng Văn Chúng và Nguyễn Văn Lượng của Ban
Quản lý dự án Sóc Trăng, và bà Nguyễn Thị Kim Hương tại Hội phụ nữ Sóc Trăng, ông Hebert Christ và ông
Nguyễn Sĩ Hà dự án GTZ, ông Nguyễn Đức Mậu và Nguyễn Văn Dũng từ huyện Đại Từ, ông Nguyễn Văn Khoa
và Mai Thái Bình đến từ huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Văn Bình, bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ dự
án Nghèo đói và Môi trường tại Hà Tĩnh, bà Phạm Thanh Tâm, bà Mai Hoàng Yến, bà Bùi Thị Việt Hương, bà Đỗ
Thu Thủy (cán bộ ICRAF Việt Nam) về những đóng góp và tham gia nhiệt tình cho hoạt động hiện trường và
viết báo cáo.

Chúng tôi cũng xin được cám ơn URENCO và Ban Quản lý Dự án tại Kẻ Gỗ và ông Nguyễn Đức Tú, Birdlife
International đã cung cấp thông tin và các tài liệu liên quan cho nhóm công tác trong thời gian thực hiện các
nghiên cứu điểm. Chúng tôi cũng bày tỏ lòng cám ơn đến các cán bộ và người dân của các tỉnh và thành phố
Hà Nội, Thái Nguyên, Sóc Trăng và Hà Tĩnh đã hỗ trợ và tham gia thảo luận tích cực trong các chuyến khảo sát
thực địa của nhóm chuyên gia. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn những đại biểu tham dự Hội thảo tham vấn
quốc gia cho nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, phản hồi tích cực và khuyến khích động viên công việc
của chúng tôi.

Báo cáo này cũng nhận được những đóng góp quý báu của các chuyên gia hoạch định chính sách và đánh giá
tác động môi trường hàng đầu ở Việt Nam, trong đó phải kể đến Giáo sư Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phát
triển bền vững Việt Nam và Tiến sĩ Lê Thị Hải Lê, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE).

Chúng tôi cũng muốn bày tỏ cảm ơn đến Tiến sĩ Trương Mạnh Tiến, Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Tiến sĩ Michael
Parsons, Thạc sĩ Kim Thị Thúy Ngọc, bà Nguyễn Thị Phương Ngân và ông Nguyễn Hoàng Minh của Ban quản lý
dự án của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về những đóng góp của ông/bà trong quá trình chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này, TS. Julie-Ann Ellis trong việc biên tập báo cáo.

ii
Các từ viết tắt
5MHRP Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
BZ Buffer Zone
CWPDP Dự án Bảo tồn và Phát triển Đất ngập nước
CPRGS Chiến lược Tăng trưởng Toàn diện và Xoá đói Giảm nghèo
CPC Ủy ban Nhân dân Xã
DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
DfID Department for International Development (UK)
DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường
DOSTE Department of Science and Technology and Environment
DPC Hội đồng Nhân dân Huyện
DPI Sở Kế hoạch-Đầu Tư
EIA Environmental Impact Assessment
EIAR Environmental Impact Assessment Report
EP Chính sách Môi trường
EMS Hệ thống Quản lý Môi trường
FFC Mặt trận Tổ quốc
FPZ Full Protection Zone
GOVN Government of Viet Nam
GTZ German Technical Cooperation (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenar-
beit)
HHs Hộ gia đình
ICRAF Trung tâm Nông lâm nghiệp Thế giới tại Việt Nam
ISGE International Support Group on Natural Resources and Environment
IMHEN Institute of Meteorology, Hydrology and the Environment
ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá
LEP Law on Environment Protection
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MOIT Ministry of Industry and Trade
MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
MOSTE Ministry of Science, Technology and Environment
MPI Ministry of Planning and Investment
NFDS Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia
NSEP Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia
NTFP Non-Timber Forest Products
PC People’s Committee
P-E linkages Poverty – Environment Linkages
PEP Dự án Nghèo đói và Môi trường
PEP Poverty – Environment Partnership
PMU Project Management Unit
PPAE Phân tích Đói nghèo có sự tham gia với trọng tâm Môi trường
PPMU Provincial Project Management Unit

iii
PRA Đánh giá Nông thôn có sự tham gia
SDIN Sustainable Development Institute of the North
SEA Đánh giá Môi trường Chiến lược
SEDP Socio-economic Development Plan
SEMLA Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về Tăng cường năng lực Quản lý Đất đai
và Môi trường
SIDA Swedish International Development Cooperation Agency
TDMP Tam Dao National Park and Buffer Zone Management Project
TDNP Tam Dao National Park
TDT Technological Development Transfer
VESDI Viện Môi trường và Phát triển bền vững Việt Nam
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
URENCO Urban Environment Company
VWRA Viet Nam Water Resources Assistance
WB Ngân hàng Thế giới

iv
Mục lục
Danh sách chuyên gia tham gia viết báo cáo .................................................................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................................................................................. ii
Các từ viết tắt ........................................................................................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................................................................................................ v
Lời mở đầu ................................................................................................................................................................................................ vi

Chương 1: Giới thiệu và thông tin cơ sở ......................................................................................................................................... 1

Chương 2: Phương pháp luận............................................................................................................................................................. 3


A. Các khái niệm và định nghĩa ................................................................................................................................................... 3
B. Quá trình và phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................... 4

Chương 3: Kết quả từ đánh giá tài liệu ........................................................................................................................................... 9


A. Kết quả của báo cáo khởi động.............................................................................................................................................. 9
B. Chính sách và pháp luật liên quan ......................................................................................................................................12

Chương 4: kết quả của nghiên cứu điểm và các khuyến nghị ..............................................................................................17
A. Hiện trạng về các chính sách môi trường, EIA và SEA ..................................................................................................17
B. Sơ lược các kết quả từ hai nghiên cứu điểm ....................................................................................................................19
C. Các kiến nghị ...............................................................................................................................................................................27

Chương 5: Hạn chế của nghiên cứu này .......................................................................................................................................29

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................................................................30

Phụ lục 1. Đánh giá tác động môi trường (LEP 2005) ..............................................................................................................30

Phụ lục 2: Đánh giá môi trường chiến lược (LEP 2005)............................................................................................................37

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1: Chính sách môi trường và người nghèo/chiến lược đối phó .........................................39

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2: Đánh Giá Tác Động Môi Trường (EIA) Và Người Nghèo/chiến Lược Đối Phó ...........65

v
Lời mở đầu
Tăng cường năng lực trong việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm giảm
nghèo đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam và các đối tác phát triển. Điều kiện môi trường ảnh hưởng
đáng kể tới sinh kế, sức khoẻ và sự an toàn đối với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương - đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em – và quản lý môi trường hợp lý hơn là yếu tố quyết định để giảm nghèo, phát triển bền vững và
đạt được Mục tiêu Phát triển của Việt Nam.

Dự án Hài hoà các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong chính sách và lập kế hoạch hướng tới phát triển bền
vững (2005-2009), thường được biết tới với tên Dự án Đói nghèo và Môi trường hay PEP, có mục tiêu là tăng cường
năng lực của Chính phủ để lồng ghép mục tiêu môi trường và giảm nghèo vào các khuôn khổ chính sách và lập
kế hoạch quốc gia và địa phương hướng tới phát triển bền vững. Dự án tập trung vào bốn lĩnh vực: lâm nghiệp,
thuỷ sản, năng lượng tái tạo và tài nguyên và môi trường. Dự án được tài trợ bởi UNDP và DFID, do MONRE thực
hiện với sự tham gia của MPI, MARD, MOIT và DONRE tại bốn tỉnh. Hà Tây và Hà Tĩnh là hai tỉnh thí điểm, các
hoạt động thí điểm sau đó sẽ được triển khai thêm tại tỉnh Hà Nam và Ninh Thuận.

Mục tiêu của PEP là nhằm đạt được:


● Nâng cao hiểu biết và nhận thức của cơ quan Chính phủ, chính quyền các cấp và xã hội về các rào cản,
năng lực và cơ hội sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm góp phần vào
các mục tiêu, mục đích, chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững.
● Tăng cường năng lực thể chế nhằm giám sát, báo cáo các kết quả và chỉ số giảm nghèo-môi trường và
sử dụng các dữ liệu này một cách hiệu quả.
● Tăng cường các cơ chế tổ chức và năng lực nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường và giảm nghèo vào
trong việc xây dựng các khuôn khổ chính sách và lập kế hoạch
● Tăng cường năng lực của MONRE trong việc thiết lập các ưu tiên chiến lược và xây dựng chính sách,
công cụ pháp lý nhằm khuyến khích việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
hỗ trợ giảm nghèo, nâng cao công bằng xã hội.
● Tăng cường năng lực thể chế của MONRE trong việc điều phối sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong
khuôn khổ chương trình về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và liên kết với công
tác giảm nghèo.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, PEP đấu thầu ra ngoài ba gói hoạt động hay còn gọi là các gói thầu. Gói
thầu thứ nhất có mục tiêu là xác định và nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường đồng
thời khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động hiệu quả nhất về giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Gói thầu này
được thực hiện bởi liên doanh các nhà thầu do ICRAF chủ trì. Gói thầu thứ 2, được thực hiện bởi Viện Khí tượng
thuỷ văn và Môi trường, có mục tiêu là tăng cường năng lực và quy trình giám sát đói nghèo-môi trường. Gói
thầu cuối cùng, thực hiển bởi liên doanh các nhà thầu do Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ chủ trì, hướng
tới lồng ghép các vấn đề môi trường và đói nghèo vào chính sách và lập kế hoạch tại cấp quốc gia và cấp tỉnh,
tăng cường năng lực của Bộ TNMT trong xây dựng chính sách và các công cụ pháp lý và xây dựng quan hệ đối
tác mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo giảm nghèo trong quá trình bảo vệ môi trường.

Gói thầu đầu tiên, “Hỗ trợ mở rộng kiến thức về mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường thông qua 10 nghiên cứu
chuyên đề, đánh giá các chương trình quốc gia, xây dựng mô hình chính sách và đầu tư”, bao gồm 10 nghiên cứu
sau:
I. Lắng nghe tiếng nói của người nghèo
II. Ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe
III. Nước sạch và vệ sinh môi trường đối với các cộng đồng dân cư nghèo
IV. Vấn đề đói nghèo trong chính sách và luật về môi trường
V. ĐTM và người nghèo/các chiến lược giải quyết
VI. Nguồn thu nhập của người nghèo từ môi trường
VII. Cải thiện điều kiện môi trường cho người nghèo
VIII. Năng lượng tái tạo cho người nghèo
IX. Khía cạnh giới trong các vấn đề đói nghèo-môi trường
X. Ảnh hưởng của việc di cư lên môi trường

vi
Và hai mô hình chính sách-đầu tư sẽ được thực hiện tại Hà Tây và Hà Tĩnh. Các mô hình này sẽ đề xuất những hỗ
trợ chính sách cần thiết để đảm bảo thành công về lâu dài và nhân rộng các phương pháp giảm nghèo nhằm
bảo vệ môi trường tại những địa điểm khác trên Việt Nam.

Kết quả của 10 nghiên cứu điển hình này được trình bày trong 6 báo cáo chuyên đề sau:
1. Lắng nghe tiếng nói người nghèo
2. Sức khoẻ, nước sạch và vệ sinh
3. Chính sách, pháp luật và ĐTM
4. Các nguồn thu nhập và Nâng cao quản lý môi trường
5. Năng lượng tái tạo cho người nghèo
6. Các vấn đề xuyên suốt: Giới và Di cư

Tất cả các báo cáo đã chỉnh sửa đều có thể được tải về từ website của Mạng lưới Đói nghèo và Môi trường
(PEN) www.povertyandenvironment.vn, do PEP thay mặt ISGE quản lý. Các thành viên của PEN thường được
mời tham dự các cuộc họp và hội thảo do PEP tổ chức, và tham gia vào các sự kiện của Mạng lưới về các vấn
đề đói nghèo-môi trường. Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ thu hút sự quan tâm các bên liên quan hoạt động
trong lĩnh vực phát triển và hữu ích cho các nhà lập chính sách. Đồng thời PEP cũng khuyến khích mọi người
trở thành thành viên của Mạng lưới Đói nghèo Môi trường, tham gia vào các hoạt động của PEN và đưa ra
những ý kiến phản hồi về các vấn đề được nêu ra bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận trong diễn đàn
trên trang web.

Chúng tôi rất lấy làm hân hạnh được chia sẻ báo cáo này với các bạn đọc.

vii
Chương 1
Giới thiệu và Thông tin cơ sở
Dự án Đói Nghèo và Môi trường của UNDP và MONRE bắt đầu vào tháng 10/2005. Một trong những hoạt động
của dự án là nghiên cứu về mối liên hệ đói nghèo-môi trường; sản phẩm đầu tiên của nghiên cứu là xem xét
các thông tin hiện có về mối liên hệ này thại Việt Nam; báo cáo đầu tiên này được gọi là Báo cáo Khởi động,
đã được trình bày tại hội thảo quốc gia ngày 05/2/2007. Sau báo cáo khởi động là sáu báo cáo chuyên đề gồm
mười trường hợp nghiên cứu điển hình1

Báo cáo này là báo cáo thứ 3 trong số các báo cáo được liệt kê ở trên về nghiên cứu chuyên đề chính sách, luật
pháp và EIA. Các mục tiêu cụ thể của báo cáo này bao gồm:

● Biên soạn thành tài liệu về các vấn đề cản trở sự tham gia của người nghèo và những người bị đẩy ra
ngoài lề xã hội trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách để bảo vệ nguồn tài nguyên của
họ.
● Đánh giá mức độ các vấn đề xoá đói giảm nghèo được lồng ghép vào chính sách môi trường hiện có.
● Kiểm chứng các cơ chế cần thiết để lồng ghép nhu cầu của người nghèo vào trong quá trình đánh giá
tác động môi trường có tính chiến lược và phù hợp với địa phương do chúng tác động đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên là cơ sở cho cuộc sống của người nghèo.

Báo cáo này tập trung vào 2 nghiên cứu điển hình trong tổng số 10 nghiên cứu điển hình do dự án tiến hành
(i) Nghiên cứu điển hình số 1: Đói nghèo trong chính sách và luật pháp về môi trường (ii) Nghiên cứu điển hình
thứ 2: Đánh giá tác động môi trường (EIA) và các chiến lược cho người nghèo /biện pháp đối phó.

Nghiên cứu này bao gồm 6 kết quả như sau:

Kết quả 1: Phương pháp PRA do nhóm nghiên cứu thiết kế và áp dụng để trả lời các câu hỏi trong quá
trình nghiên cứu với sự tham vấn của các nhóm. Sản phẩm 1 đã được trình bày cho MONRE và UNDP.
Kết quả 2: Kết quả tóm tắt về các PRA tại các tỉnh mục tiêu.
Kết quả 3: Phân tích PRA chi tiết.
Kết quả 4: Dự thảo Báo cáo Phân tích và 02 báo cáo Nghiên cứu Điển hình để thảo luận tại hội thảo
quốc gia.
Kết quả 5: Biên bản cuộc hội thảo quốc gia có đưa ra các đề xuất về việc lập kế hoạch và thực hiện các
chính sách môi trường và EIA vì người nghèo hơn.
Kết quả 6: Báo cáo Phân tích cuối cùng tóm tắt tất cả các thông tin ở trên và 02 báo cáo Nghiên cứu
Điển hình của nghiên cứu chuyên đề.

1 Mối liên hệ giữa Đói nghèo và Môi trường tại Việt Nam, Báo cáo 1, Hà Nội, tháng 04/2007, trang 6

1
Chương 2
Phương pháp luận

A. Các khái niệm và định nghĩa


1. Các chính sách môi trường
Khái niệm về các chính sách môi trường được sử dụng trong nghiên cứu này đề cập đến các luật, các văn bản
pháp quy và các quy định về môi trường do chính phủ Việt Nam đưa ra với mục tiêu bảo vệ môi trường.

2. Thông tin và số liệu môi trường


Bao gồm các bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường
bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác (Luật Bảo vệ Môi trường, 2005).

3. Đánh giá tác động môi trường


Đánh giá tác động môi trường (EIA) là một công cụ được sử dụng đế đảm bảo việc phát triển bền vững thông
qua việc định giá các tác động tạo ra bởi các hoạt động lớn (các chính sách, kế hoạch, chương trình, hay dự án)
có khả năng gây ra các ảnh hưởng đáng kể đến môi trường (Trung tâm Kinh tế Môi trường 2007). EIA có bản
chất là tiên liệu, có sự tham gia, có hệ thống và phụ thuộc vào nguồn thông tin đầu vào đa dạng.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (2007), các yếu tố chính của một EIA bao gồm: (a) Quy mô: xác
định các vấn đề và chính và các mối quan tâm của các bên; (b) Sàng lọc: quyết định xem liệu có cần thực hiện
một EIA dựa trên các thông tin đã thu thập được; (c) Xác định và đánh giá các giải pháp thay thế: liệt kê các khu
vực và biện pháp kỹ thuật thay thế và các tác động đối với từng giải pháp thay thế đó; (d) Các biện pháp giảm
thiểu để giải quyết tình trạng không chắc chắn: rà soát các hoạt động được đề xuất để ngăn chặn hoặc giảm
thiểu các tác động bất lợi có thể của dự án; và (e) Đưa ra các tuyên bố môi trường: báo cáo về các kết quả của
EIA.

Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2005, Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích,
dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi
triển khai dự án đó.

Những thông tin cụ thể về đánh giá tác động môi trường (EIA), các yêu cầu thẩm định và phê duyệt có thể
tham khảo ở Phụ lục 1.

4. Đánh giá môi trường chiến lược


Theo Ngân hàng Thế giới, đánh giá môi trường chiến lược (SEA) là một quá trình lồng ghép một cách có hệ thống
các vấn đề môi trường vào các mức độ phù hợp của việc hoạch định chính sách. Nó bao gồm các cơ chế để đánh
giá các hậu quả về môi trường mà các chính sách, quy hoạch hay các chương trình nhằm đảm bảo chúng được
đề cập thích hợp trong quá trình ra quyết định với các cân nhắc về kinh tế và xã hội (Ngân hàng Thế giới 2007).

WWF (2007) chỉ ra rằng SEA bao gồm một tiếp cận chính thể cân nhắc các tác động môi trường của các hoạt
động khác nhau trong một khu vực trong một khoảng thời gian. Khác với đánh giá tác động môi trường (EIA),
SEA cung cấp thông tin cho các cơ quan ra quyết định, các chiến lược, các thông tin thực tế và dự đoán về các
ảnh hưởng môi trường trên quy mô lớn. SEA được sử dụng để giúp các nhà ra quyết định xử lý các vần đề quy
hoạch không gian, lồng ghép được cả các yếu tố đánh giá về kinh tế-xã hội và môi trường (WWF 2007).

Ở Việt Nam, theo LEP, Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của
dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Để tìm hiểu thêm thông tin về đánh giá môi trường chiến lược, bao gồm các yêu cầu của quy trình thẩm định
và phê duyệt, tham khảo ở Phụ lục 2.

3
B. Quá trình và phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện nghiên cứu điểm này bao gồm ba giai đoạn chính: (i) nghiên cứu tài liệu và lấy ý kiến
chuyên gia, (ii) thực hiện các điều tra PRA tại hai điểm nghiên cứu để bổ sung thông tin cho nghiên cứu tài liệu,
(iii) hội thảo quốc gia để thông báo các kết quả nghiên cứu sơ bộ và thu thông tin phản hồi từ các bên liên
quan, tổng hợp các kết quả và hoàn tất báo cáo. Phần sau miêu tả phương pháp luận đã được sử dụng trong
mỗi giai đoạn. Tiến trình nghiên cứu được minh họa trong Biểu đồ 1.

Biểu đồ 1: Tiến trình nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu điểm

ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU (số liệu thứ cấp, các báo cáo của trung ương, tỉnh và các nhà tài trợ) để xác định
các lỗ hổng và các vấn đề môi trường hiện tại, việc thực hiện các chính sách
môi trường gây ảnh hưởng lớn tới người nghèo

THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP (PRA) và ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ (Các hội thảo nhỏ)

I. Nghiên cứu điểm 1 II. Nghiên cứu điểm 2


a. Đại Từ và Phổ Yên ở Thái Nguyên a. Sóc Sơn và Đông Anh ở Hà Nội
b. Long Phú và Vĩnh Châu ở Sóc Trăng b. Cẩm Xuyên và Thạch Hà ở Hà Tĩnh

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (chia nhóm phân tích, họp nhóm và thảo luận tập thể, phân tích
định tính và định lượng, lấy ý kiến của MONRE, ICRAF và VESDI)

VIẾT BÁO CÁO

HỘI THẢO QUỐC GIA

4
1. Đánh giá tài liệu
Nghiên cứu tài liệu do một nhóm tiến hành, gồm các tài liệu sau:
● Báo cáo khởi động (sản phẩm của Phần I thuộc cùng nghiên cứu này);
● Tài liệu trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến mối liên hệ nghèo đói và môi trường trong
chính sách môi trường và EIA (Xem tài liệu tham khảo được sử dụng để viết báo cáo này ở dưới);
● Phương pháp Phân tích Nghèo đói có sự tham gia với trọng tâm môi trường (PPAE) (xem chi tiết trong
báo cáo phân tích ở Phần II của nghiên cứu này);
● Các chính sách, nghị định và quyết định quan trọng về môi trường;
● Các báo cáo nghiên cứu điểm do các nhà tài trợ tiến hành (xem phần tài liệu tham khảo);
● Các báo cáo nghiên cứu điển hình trong quá trình làm việc tại hiện trường, tham vấn với các bên;
● Các báo cáo khác có liên quan trên trang web và các nguồn khác (xem Tài liệu Tham khảo).

Mục đích của nghiên cứu tài liệu là để tìm ra bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan
đến sự tham gia của người nghèo trong chính sách môi trường và EIA. Bài học kinh nghiệm được sử dụng trong
các hoạt động nghiên cứu dưới đây gồm xây dựng tiêu chí lựa chọn nghiên cứu điểm, xây dựng phương pháp
nghiên cứu PRA. Kết quả nghiên cứu tài liệu cũng sẽ được sử dụng để tìm ra khung, trong đó có đưa ra khuyến
nghị từ nghiên cứu. Mục đích là đảm bảo các khuyến nghị chính sách được đưa ra mang tính thực tế và có thể
thực hiện được trong bối cảnh môi trường chính sách và lập pháp hiện nay của Việt Nam.

Đánh giá tài liệu còn có một mục tiêu quan trọng nữa là xác định rõ:
● Các phương pháp hiện đang được sử dụng để xây dựng các chính sách môi trường có tác động lớn
tới người nghèo
● Những nguồn thông tin nào được sử dụng để hình thành nên các chính sách môi trường?
● Người nghèo có được tham vấn hoặc có cơ hội được tham gia hoặc nhận xét trong giai đoạn dự thảo
chính sách không?
● Làm cách nào để cải thiện quy trình xây dựng chính sách để có được sự tham gia hiệu quả của người
nghèo?
● Năng lực quản lý chính sách.

2. Tiêu chí lựa chọn nghiên cứu điểm


Based on the Terms of Reference given, and available time and budget, the team identified the case studies for
the study in line with the following criteria to ensure that the selected sites were representative of conditions
throughout Viet Nam, and could be used to draw lessons for application in other areas:
◊ Các địa phương mà một lượng lớn dân số được xác định là nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) (cả hai nghiên cứu điểm). Người nghèo theo định nghĩa của
Bộ Lao động thương binh xã hội là những người có thu nhập dưới 250.000 đồng/tháng. Tuy nhiên,
người nghèo cũng có định nghĩa của riêng họ về nghèo đói, và nhóm nghiên cứu đã sử dụng chính
những tiêu chí của người nghèo làm tiêu chuẩn tham chiếu và chọn lựa
◊ Địa phương có chất lượng môi trường cao hoặc có những hiểm hoạ quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường (cả hai nghiên cứu điểm).
◊ Địa phương mà việc thực thi và xây dựng chính sách môi trường ở cấp độ địa phương và quốc gia đã
và đang được tiến hành (Nghiên cứu điểm 1).
◊ Địa phương mà quá trình EIA và SEA được tiến hành trong khuôn khổ các phạm trù được xác định
trong tài liệu đấu thầu (VD: khu nông thôn, công nghiệp hay ven đô) và là địa phương có đủ số liệu để
có thể đánh giá được kết quả đầu ra thực tế (Nghiên cứu điểm 2). Địa phương mà thành viên nhóm dự
án có kiến thức và kinh nghiệm, có mối quan hệ từ trước với các bên liên quan để có đủ thông tin cần
thiết phục vụ hoạt động nghiên cứu (cả hai nghiên cứu điểm).
◊ Đối với những địa phương nơi có các nguồn lực tài chính và thời gian cho phép thì nhóm nghiên cứu
có thể thực hiên dự án một cách hữu hiệu nhất.

Trên cơ sở xem xét các tiêu chí này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một danh sách ngắn các địa phương phù hợp
để tiến hành nghiên cứu điểm. Sau đó, nhóm đã tổ chức một số cuộc họp với các bên liên quan và tiến hành
tham vấn với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) để khẳng định các nghiên cứu phù hợp nhất và khả năng

5
cung cấp thông tin. Điều khoản tham chiếu yêu cầu mỗi nghiên cứu điểm phải được thực hiện tại 2 tỉnh, trong
đó mỗi tỉnh sẽ tiến hành PRA tại 2 huyện. Do đó, sẽ có 4 tỉnh được lựa chọn, bao gồm:

Nghiên cứu 1: Đói nghèo trong các chính sách và văn bản pháp lý về môi trường
a. Thái Nguyên với dự án Đánh giá môi trường có tính chiến lược tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên do
GTZ tài trợ.
b. Sóc Trăng với dự án Phát triển và bảo vệ đất ngập nước ven biển (CWPDP) do Ngân hàng thế giới và
tổ chức Danida tài trợ và MONRE quản lý.

Nghiên cứu 2: Đánh giá tác động môi trường và các chiến lược cho người nghèo
a. Tại Hà Tĩnh – đánh giá tác động môi trường tại hồ chứa Kẻ Gỗ - nằm trong Dự án Hỗ trợ Tài nguyên
Nước Việt Nam
b. Bãi rác Nam Sơn – Hà Nội hiện thuộc sự quản lý của Công ty Quản lý rác thải Nam Sơn, thuộc URENCO
Hà Nội

3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và tổ chức hội thảo nhỏ
Thực hiện các phương pháp sau để tiến hành PRA và hội thảo nhỏ cho các nghiên cứu điểm:

3.1. Hợp tác thực hiện PRA


Dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia, nhóm làm việc được chia làm hai nhóm nhỏ hoạt động với sự hỗ trợ
hướng dẫn của chuyên gia Quốc tế (Ths. Alison Clausen). TS. Bế Quỳnh Nga và ThS. Phạm Thu Thủy chịu trách
nhiệm nghiên cứu điểm 1 (gọi là Nhóm 1), TS. Vũ Hoàng Hoa và CN. Nguyễn Kim Lan chịu trách nhiệm nghiên
cứu điểm 2 (gọi là Nhóm 2).

Để huy động toàn bộ kỹ năng chuyên môn của các thành viên nhóm, trước tiên chuyên gia quốc tế (ThS. Alison
Clausen) xây dựng các hướng dẫn chung về PRA dựa theo Điều khoản tham chiếu (ToR). Sau đó, TS. Bế Quỳnh
Nga (chuyên gia đánh giá tác động xã hội) cùng với ThS. Phạm Thu Thủy (chuyên gia quản lý môi trường) xây
dựng bộ công cụ PRA và danh sách các hoạt động PRA cho nghiên cứu điểm tại Sóc Trăng. Phương pháp luận
và các công cụ này sau đó được thử nghiệm và thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng nhằm (i) trả lời các câu hỏi nghiên
cứu đặt ra và (ii) xem xét xem làm cách nào để điều chỉnh phương pháp luận để có thể sử dụng tốt hơn và áp
dụng tại Thái Nguyên cho nghiên cứu điểm 1 và tại Hà Nội và Hà Tĩnh cho nghiên cứu điểm 2.

Sau chuyến thực địa tại Sóc Trăng, Nhóm 1 chia sẻ các kinh nghiệm từ chuyến thực địa với Nhóm 2. Sau đó
Nhóm 2 và chuyên gia quốc tế có một số cuộc họp để chỉnh sửa phương pháp luận và hoàn tất bộ công cụ PRA
thứ hai để áp dụng cho nghiên cứu điểm 2.

3.2. Phương pháp luận PRA


Nhìn chung, nhóm áp dụng các phương pháp luận PRA sau cho cả nghiên cứu điểm 1 và 2:
● Việc chọn lựa mẫu nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí như là: hộ gia đình dân tộc thiểu số, hộ gia
đình mù chữ, hộ gia đình trong khu định cư và tái định cư trong mối tương quan giữa các hộ giàu,
trung bình, và nghèo. Cấu trúc mẫu cũng được cân nhắc: cân bằng giới và tuổi tác, từ độ tuổi 30 – 70.
● Nhóm thảo luận trọng tâm. Thảo luận nhóm có trọng tâm về các công cụ PRA được sử dụng bao gồm
lịch thời vụ, xếp hạng về sự giàu có, huy động ý kiến tập thể, lập bản đồ, khảo sát tuyến và lập bản đồ
lịch sử, các bước tiến trình, nhận thức về nghèo đói và môi trường, chuỗi giá trị.
● Phỏng vấn bán cấu trúc. Hướng dẫn về việc phỏng vấn các hộ gia đình địa phương được xây dựng cho
cả hai Nhóm sử dụng. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, Nhóm 1 đã không thực hiện được
phỏng vấn bán cấu trúc tại Thái Nguyên.
● Phiếu câu hỏi: hai bộ phiếu câu hỏi đã được thiết kế để chuyển tới các đại biểu tham gia hội thảo nhỏ
ở các tỉnh được lựa chọn nhằm thu nhận thêm những ý kiến đóng góp về kết quả nghiên cứu.
● Thảo luận nhóm. Cả hai nhóm đã thu xếp các các cuộc gặp với các nhà chức trách ở địa phương bao
gồm các đại diện của UBND, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội nông dân, các Sở TN-
MT, NNPTNT, KH-ĐT, các cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã làm việc trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và
quản lý môi trường tại các tỉnh, huyện và xã nghiên cứu. Tuy nhiên, do khó thu xếp thời gian của các
bên liên quan, nhóm đã không thể gặp được tất cả các nhóm đại diện tại tất cả các tỉnh.

6
● Tham vấn: tham vấn được thực hiện với chính quyền các địa phương, các tổ chức phi chính phủ quốc
tế ví dụ như Birdlife International và các chuyên gia đã từng làm việc với dự án cũng như các Ban Quản
lý Dự án ở các tỉnh, huyện và xã. Ở từng vùng mục tiêu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến của
chính quyền các địa phương để quyết định vùng nào, cộng đồng nào được coi là nghèo. Các phương
pháp khác như quan sát thực tế và phân tích nghèo đói có sự tham gia và chú trọng tới môi trường
cũng được sử dụng để lựa chọn các nhóm mục tiêu phù hợp.
● Phỏng vấn sâu được thực hiện với từng hộ gia đình: cả hai nhóm đã xây dựng bộ cầu hỏi riêng cho
từng nghiên cứu điểm. Trong quá trình phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã chú ý đến các nhóm mục
tiêu khác nhau trong dự án: các hộ gia đình trong khu định cư, các hộ gia đình có trong danh mục tái
định cư và đã di chuyển đến nơi ở mới; các hộ gia đình khá giả, trung bình và nghèo; các hộ gia đình
là người dân tộc thiểu số và các hộ gia đình mù chữ.

3.3. Hội thảo nhỏ


Bốn hội thảo nhỏ được tổ chức tại bốn tỉnh để (i) trình bày các mục tiêu của dự án và nghiên cứu điểm; (ii) trình
bày kết quả bước đầu của điều tra PRA được thực hiện tại các tỉnh, và (iii) lấy ý kiến và thông tin phản hồi từ
người dân địa phương về dự án và nghiên cứu điểm. Các hội thảo nhỏ có sự tham dự của các đại biểu từ các
thôn, xã, huyện, tỉnh, các tổ chức quần chúng, và các nhóm trọng tâm/đối tượng được phỏng vấn.

4. Phân tích số liệu và báo cáo


Đối với mỗi nghiên cứu điểm, mỗi nhóm nhỏ thực hiện phân tích của nhóm về nghiên cứu điểm mà nhóm thực
hiện. Sau đó, toàn bộ nhóm sẽ họp một số lần để trình bày các kết quả mỗi nghiên cứu điểm, lấy ý kiến tập thể
và cùng nhau phân tích để xác định và thống nhất các kết quả chung cho cả hai nghiên cứu điểm. TS. Bế Quỳnh
Nga và ThS. Phạm Thu Thủy chịu trách nhiệm tổng hợp và hoàn tất các sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của Điều
khoản Tham Chiếu của dự án với sự hỗ trợ của ThS. Alison Clausen.

Tất cả các sản phẩm đầu ra được chuyển đến GS. Lê Thạc Cán, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Nam,
là một trong các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này tại Việt Nam, TS. Lê Thị Hải Lê, Vụ Thẩm định và Đánh giá
Tác động Môi trường (Bộ TN-MT) và TS. Hoàng Minh Hà, Trung tâm Nghiên Cứu Nông Lâm Thế giới tại Việt Nam
để lấy ý kiến bình luận và kiến nghị của các chuyên gia này về các vấn đề được nghiên cứu. Các sản phẩm cuối
cùng sau đó được TS. Bế Quỳnh Nga và ThS. Phạm Thu Thủy tổng hợp và hoàn thiện.

5. Hội thảo quốc gia và tham vấn


Hội thảo quốc gia sẽ được tổ chức ngày 27/07/2007 để lấy ý kiến của các bên liên quan, gồm các cấp chính
quyền, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp, đại diện
hộ nghèo để trình bày các kết quả nghiên cứu sơ bộ và các kiến nghị và các thông tin suy luận về các vấn đề
sau:
● Tạo môi trường thích hợp để áp dụng thành công các chính sách về môi trường,
● Làm thế nào để tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực thi chính
sách và EIA.

Toàn bộ những ý kiến đóng góp này sẽ được tổng hợp làm cơ sở hoàn tất báo cáo phân tích.

Tất cả các kết quả từ nghiên cứu được chuẩn bị bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, được chuyển cho ban đánh giá
độc lập và được ICRAF hoàn thiện.

7
Chương 3
Kết quả từ đánh giá tài liệu

A. Kết quả của báo cáo khởi động


Trong giai đoạn khởi động, Báo cáo phân tích về mối liên hệ nghèo đói và môi trường ở Việt Nam đã được xây
dựng. Báo cáo này là sự khởi đầu trong việc xây dựng các nghiên cứu điểm được trình bày trong báo cáo này,
nhằm xác định các vấn đề và các chủ đề cần xem xét đến trong việc xây dựng và thực hiện phương pháp luận
của các nghiên cứu điểm và trình bày các kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận.

Theo như phân tích của nhóm tác giả trong báo cáo khởi động, các cơ quan chính phủ tiến hành các chương
trình và chiến lược quốc gia trên khắp cả nước. Chương trình quốc gia bao gồm tổng thể các mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp toàn diện để thực hiện trong một giai đoạn nhất định nhằm giải quyết một hay nhiều mục tiêu
được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam2. Chương trình quốc gia gồm rất nhiều
dự án nhằm đạt được những mục tiêu này. Một dự án bao gồm một loạt các hoạt động được tiến hành để đạt
được một hay nhiều mục tiêu của chương trình trong phạm vi ngân sách và thời gian cho phép. Hình 1 minh
họa sự khác nhau giữa chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án.

Biểu đồ 1. Sự khác biệt giữa luật, chiến lược/chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án

Luật

Chiến lược/

Chínhsách Kế hoạch

20 năm
10 năm

5 năm

3 năm
Định hướng
Chương trình/ Chương trình 2
Dự án
Nghị định Lựa
Mục tiêu
chọn
Quốc gia
Thông tư Chính Dự án 1
Nguồn lực
sách Chương trình 1
Quyết định Kế hoạch Dự án 2
thực hiện
Cấp tỉnh/
Cấp vùng

Tuy nhiên, có một số chủ đề quan trọng phát sinh trong quá trình đánh giá xem xét báo cáo khởi động. Các
chủ đề này tập trung vào xây dựng, thực thi và giám sát chính sách môi trường và được sử dụng cho nghiên
cứu điểm, bao gồm:
● Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường; tài liệu được xem xét
có những quan điểm xung đột nhau: nghèo đói dẫn đến suy thoái môi trường và nghèo đói không có
liên hệ gì đến suy thoái môi trường. Báo cáo khởi động kết luận rằng có một số nhân tố xã hội, địa lý
và những nhân tố khác tác động lên mối quan hệ nghèo đói và môi trường và kết luận chung là liệu
nghèo đói có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái môi trường hay không vẫn chưa được
làm rõ. Mặt khác, Báo cáo khởi động kết luận rằng nhìn chung có sự thống nhất trong các tài liệu đánh
giá là suy thoái môi trường có thể là nguyên nhân gây ra nghèo đói và bảo vệ môi trường hay chống
suy thoái môi trường là nhân tố quan trọng góp phần cải thiện sinh kế và giảm nghèo.

2 Quyết định số 38/2000/QD-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia

9
● Qua việc đánh giá quá trình xây dựng một số chính sách và chương trình quốc gia về môi trường cho
thấy (i) sự tham gia của người nghèo trong xây dựng chính sách môi trường tính đến thời điểm này
là khá yếu; (ii) vẫn còn ít số liệu định lượng xác định mối liên hệ nghèo đói và môi trường có thể được
sử dụng để tác động một cách hiệu quả lên quá trình xây dựng chính sách môi trường; (iii) Nghèo đói
trong các chính sách môi trường vẫn ở cấp độ hàn lâm hoặc lý thuyết, thiếu hoạt động có tính thực
tế và cụ thể cho phép lồng ghép vấn đề nghèo đói vào trong các chương trình và dự án môi trường;
và (iv) khung giám sát đánh giá nghèo đói trong bối cảnh thực thi chính sách môi trường như hiện
nay còn yếu. Điều đó có nghĩa là số liệu về tác động của thực thi chính sách môi trường đối với người
nghèo trong thực tế còn rất hạn chế.
● Đánh giá nội dung của các chính sách hướng nghèo và các chính sách môi trường hiện nay cho thấy
mối liên hệ nghèo đói và môi trường được thể hiện trong các chương trình và chính sách là rất yếu.
Các chính sách môi trường nhận biết vấn đề nghèo đói ở cấp độ hàn lâm hoặc lý thuyết, thiếu tính
thực tế và hoạt động cụ thể cho phép lồng ghép vấn đề nghèo đói vào trong các chương trình và dự
án môi trường. Ví dụ: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 (SEDS) có đề
cập đến tầm quan trọng của môi trường và sinh kế người nông dân ở góc độ nào đó nhưng không
nói cụ thể cho người nghèo. Các chính sách hướng nghèo cũng nêu vấn đề môi trường nhưng rất mờ
nhạt. Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện (CPRGS) nhấn mạnh tầm quan
trọng của môi trường đối với người nghèo nhưng làm thế nào để biến những mối quan tâm này thành
mục tiêu giảm nghèo thì vẫn còn mơ hồ và chưa chắc chắn.
● Xung đột giữa phương pháp tiếp cận ngành trong các hệ thống quản lý và chính sách của Chính phủ
với các chiến lược liên ngành phục vụ người nghèo là nguyên nhân gây ra thiếu sót trong quá trình
xây dựng chính sách có đề cập tới mối liên hệ giữa nghèo đói – môi trường. Các chương trình và dự án
hiện nay thường bó hẹp và chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của mối liên hệ tổng thể giữa nghèo
đói và môi trường. Việc đánh giá các chương trình và dự án liên quan chỉ ra rằng một số giải pháp và
biện pháp hiện nay không hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến việc hiểu biết không đầy đủ về nguyên nhân
dẫn đến suy thoái môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách không toàn diện.
● Có ít số liệu về tình hình hay xu hướng của mối liên hệ nghèo đói và môi trường ở Việt Nam hay tác
động của các chính sách, chương trình và dự án về mối liên hệ nghèo đói và môi trường. Hệ thống số
liệu thống kê của Việt Nam chưa thực sự chú ý đến các chỉ số về nghèo đói – môi trường do thực tế là
chủ đề môi trường không được đưa vào Hệ thống Tài khoá quốc gia ngay từ đầu. Số liệu môi trường
thường xuyên được thu thập thông qua các khảo sát quy mô nhỏ, tài liệu nghiên cứu và lấy mẫu một
số thông số ô nhiễm tại một số khu vực đô thị và khu công nghiệp. Kết quả là, chỉ có một vài chỉ số
môi trường có số liệu được cập nhật định kỳ. Ngoài ra, khung giám sát đánh giá nghèo đói trong bối
cảnh thực thi chính sách môi trường hiện nay còn yếu, điều đó có nghĩa là số liệu về tác động thực tế
của việc thực thi chính sách môi trường đến người nghèo còn hạn chế.

Báo cáo khởi động cũng đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm và nhận định ban đầu về các chính sách môi trường
liên quan đến các nghiên cứu điểm được lựa chọn, gồm:

a.. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020
Mối liên hệ nghèo đói và môi trường đã được chú trọng trong chiến lược này. Chiến lược tập trung nhiều nhất
vào vào việc xã hội hoá ngành lâm nghiệp để qua đó lôi kéo sự tham gia của các thành phần kinh tế và các tổ
chức xã hội trong quá trình phát triển ngành lâm nghiệp. Vấn đề cải thiện thu nhập, xoá đói, giảm số lượng hộ
nghèo tại các khu vực có rừng là nhiệm vụ quan trọng đã được thể hiện rất cụ thể và rõ ràng trong chiến lược
này. Chiến lược cũng đề cập đến việc chính phủ cần hỗ trợ hộ nghèo và đặc biệt các hộ dân tộc thiểu số tham
gia bảo vệ và phát triển rừng. Cơ chế hợp đồng trồng và quản lý rừng mới cần được xây dựng để cho phép
những ai tham gia hợp đồng có quyền hưởng lợi từ rừng, gồm cả dịch vụ môi trường.

b. Luật bảo vệ và phát triển rừng


Nhìn chung, có thể nói rằng nội dung luật này chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo vệ môi trường. Luật cũng cho
thấy mối liên hệ nghèo đói và môi trường nhưng chưa rõ ràng. Hầu hết nội dung Luật nói về vấn đề bảo tồn,
như: bảo vệ hệ sinh thái rừng, động, thực vật rừng, phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên, Luật cũng quy định hoạt
động khai thác và buôn bán lâm sản. Việc khai thác lâm sản phải phù hợp với quy chế quản lý rừng và không
gây tác động xấu đến mục tiêu bảo vệ rừng và bảo vệ cảnh quan rừng. Việc khai thác cũng phải tuân thủ các
quy định khác, như: (i) được phép khai thác cây chết hoặc đổ, gãy, lâm sản ngoài gỗ, không được phép săn bắt
động, thực vật rừng quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng và danh sách các động, thực vật rừng quý, hiếm, có
nguy cơ tuyệt chủng; (ii) cấm săn, bắt và bẫy động vật rừng; (iii) khai thác và sử dụng rừng sản xuất phải đảm

10
bảo duy trì độ che phủ rừng, phát triển tài nguyên và chất lượng rừng và phù hợp với công tác điều chế rừng;
(iv) đối tượng phá hoại rừng, đốt rừng hay phá hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắt, bẫy,
nuôi, nhốt động vật rừng trái phép; buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép hoặc không tuân thủ luật bảo vệ
và phát triển rừng, tuỳ theo bản chất và mức độ nghiêm trọng của từng sự vụ, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do Luật này được xây dựng để phục vụ cho ngành lâm nghiệp nên nó hướng dẫn chi tiết và cụ thể việc thực
thi các điều khoản bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp. Tuy nhiên, luật không đề cập đến việc đào tạo cho
cán bộ thi hành luật. Theo nội dung hướng dẫn thi hành Luật này thì MARD sẽ tổ chức và trực tiếp thực hiện
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng quốc gia; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng của các tỉnh và thành phố. UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận, huyện, thị
trấn và thành phố trực thuộc tỉnh sẽ tổ chức và trực tiếp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa
phương mình và tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp
dưới. UBND xã, thị trấn, thị tứ sẽ tổ chức và trực tiếp thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mình
quản lý.

c. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP)


Tiếp theo chương trình 327 là chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Chương trình được thông qua vào
năm 1998 và được xem là chương trình lớn nhất ngành. Trước hết, chương trình tập trung vào thiết lập 5
triệu ha rừng đến năm 2010 để tăng độ che phủ rừng từ 28% năm 1945 lên 43% tổng diện tích tự nhiên toàn
quốc. Một thay đổi lớn của chương trình là mục tiêu tái sinh 1 triệu ha rừng bằng phương pháp tái sinh tự
nhiên. 5 triệu ha, trong đó thiết lập 450.000 ha rừng trồng tạo lâm sản, ngoài gỗ (LSNG) như: quế, nhựa thông,
các loại dầu khác và tre. Năm 2005, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được đánh giá và điều chỉnh lại.

Chương trình 5 triệu ha quá tham vọng về khả năng tạo thu nhập thông qua nghề rừng và LSNG.
Nhưng câu hỏi xuyên suốt chương trình 5 triệu ha là nó dự định trồng mới 5 triệu ha rừng ở đâu. Đồi
núi trọc của Việt Nam thường là diện tích phục vụ trồng rừng. Mặc dù bản thân từ “đồi núi trọc” đã gợi
cho ta biết diện tích đất này bị bỏ hoang và không có giá trị sử dụng nhưng chúng lại là diện tích đất bỏ
hoang rất quan trọng trong hệ thống luân canh cây mùa vụ và cây tạo LSNG, đặc biệt đối với các cộng
đồng nghèo. Những LSNG này có thể là nguồn nhiên liệu, nguyên liệu xây dựng, lương thực, dược liệu
không thể thiếu và là nguồn thu nhập bổ sung, đặc biệt trong lúc thiếu lương thực hay gặp ốm đau.

d. Luật đất đai


Luật đất đai ban hành năm 1993 và thay đổi lần gần đây nhất vào đầu tháng 11/2004 (Ngân hàng Thế giới
2006). Thay đổi chủ yếu là: (i) các gia đình làm nông nghiệp được giao đất sản xuất ổn định lâu dài, 20 năm đối
với đất trồng cây mùa vụ hàng năm như lúa và 50 năm đối với cây dài ngày và rừng, (ii) quyền sử dụng đất được
công nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ. Sổ đỏ có thể được sử dụng
để chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, trao đổi và thừa kế. Thay đổi này dẫn đến tình trạng tích tụ đất và điều
này có nguy cơ gây tác động xấu đến hộ dân nghèo. Tai nạn có thể khiến nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh nợ
nần và chính điều này làm họ không còn cách nào khác là phải đem thế chấp hoặc bán phần đất được giao. Các
hộ nông dân này sau đó phải gia nhập đội quân thất nghiệp đi làm thuê tại các khu đô thị hoặc trở thành người
thuê đất. Ngược lại, các ông chủ đất sẽ trở nên giàu có hơn vì họ có thể tăng giá thuê đất cho nông dân thông
qua việc cho vay. Họ cũng tăng giá thuê đất vì nhu cầu thuê đất của các hộ không còn đất ngày một tăng hoặc
giảm giá nông sản của nông dân bằng việc ứng tiền trước. Do vậy, nhiều hộ nông dân nghèo trở nên nghèo
hơn và có thể vẫn tiếp tục bán phần đất được giao đến khi họ không còn đất để bán.

Nói tóm lại, về những nỗ lực của Chính phủ trong việc lồng ghép nghèo đói và môi trường, ở mức độ chiến
lược, có một số phát triển quan trọng trong việc nhận thức mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường. Cụ thể
hơn nữa, đã có những tiến bộ trong việc quyết định làm thế nào để các hoạt động giảm nghèo có thể cải thiện
điều kiện môi trường và ngược lại. Mặc dầu vậy, các cam kết để người nghèo tham gia trong việc phát triển
chiến lược ít hơn. Mặc dù, tham vấn với cộng đồng, chính quyền là một yêu cầu, thường cho rằng rất khó để lôi
kéo người nghèo tham gia vào quá trình thiết kế và thực hiện. Có rất ít biện pháp chính thức giúp người nghèo
tham gia (họp, đánh giá PRA v.v…) nhưng các hoạt động không mang tính chính thức như là khiếu nại của
người nghèo về tác động đối với họ khi thực hiện chính sách trong một số trường hợp có thể cho thấy những
nhóm người này cũng có mong muốn tham gia vào hoạt động này

11
B. Chính sách và pháp luật liên quan
1. Những phương pháp được sử dụng để hình thành chính sách môi trường có tác động
lớn đối với người nghèo
Ở Việt Nam, phương pháp hiện đang được sử dụng để xây dựng chính sách môi trường có tác dụng lớn đối với
người nghèo được thực hiện theo đúng nguyên tắc của các chính sách được xây dựng liên quan đến phát triển
kinh tế xã hội và phát triển bền vững quốc gia hoặc những chính sách của một vùng cụ thể ở Việt Nam, có thể
là một tỉnh, một thành phố hoặc một xã.

Ở cấp quốc gia, quy trình xây dựng chính sách được bắt đầu từ bước dự thảo chính sách được thực hiện bởi
các ban thuộc cấp chính phủ, giúp chính phủ trình Quốc hội. Dự thảo sau đó sẽ được chuyển tới các tổ chức và
bộ phận người dân liên quan để đóng góp ý kiến và sửa đổi. Cuối cùng, dự thảo này sẽ được trình hoàn thiện,
thông qua và ban hành.

Ví dụ, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam (Viet Nam Agenda 21) tuân theo nguyên tắc xây dựng chính
sách và quyết định. Dự thảo của những chính sách này sau đó được công bố rộng rãi trên đài phát thanh,
truyền hình, báo chí và trên các trang web. Các cơ quan, tổ chức liên quan và nhân dân có một khoảng thời
gian (1-2 tháng) để đưa ra ý kiến đóng góp cho dự thảo và đề xuất sửa đổi. Các hội thảo và các buổi thảo luận
về dự thảo cũng được các cơ quan liên quan tổ chức.

Một phương pháp xây dựng chính sách tương tự cũng được sử dụng ở các cấp chính quyền thấp hơn, trước
tiên là ở cấp tỉnh. Mỗi tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của riêng
địa phương mình (2001 – 2010) và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 – 2005, 2006 – 2010) cũng
được xây dựng với cách thức tương tự. Thời gian dành cho sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng
chính sách thì ngắn hơn.

Cấp xã, cấp chính quyền thấp nhất ở Việt Nam cũng áp dụng cùng một cách thức như vậy. Tại cấp xã, dự thảo
chính sách ngắn hơn và đơn giản hơn. Thời gian dành cho việc đóng góp ý kiến cho dự thảo cũng ít hơn. Đối
với cấp xã, quy định về dân chủ cơ sở được áp dụng, trong đó tất cả mọi người đểu có quyền kiểm soát các
quyết định được đưa ra và các chiến lược thực hiện. Những phương thức giảm nghèo và bảo vệ môi trường cụ
thể ở cấp xã được đưa ra thảo luận, thông qua và được đưa vào chính sách của xã. Chất lượng xây dựng chính
sách và hiệu của thực hiện chính sách giữa các xã rất khác nhau và phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của
chính quyền xã và nhân dân trong xã

Cùng với hệ thống trên đây, Việt Nam cũng có những chính sách bảo vệ môi trường và giảm nghèo cụ thể.
Những chính sách này được trình bày trong rất nhiều chiến lược, kế hoạch 5 năm và các chương trình hành
động quốc gia. Ví dụ như, Chiến lược bảo vệ môi trường 2001-2010 và Tầm nhìn tới năm 2020, Kế hoạch 5 năm
ngành tài nguyên và môi trường (2006 – 2010), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo
(CRPGS), Chương trình 135 về xoá đói giảm nghèo ở các khu vực vùng sâu vùng xa, Chương trình mục tiêu
quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn (SWSRS).

Cùng với các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan chính phủ cũng sử dụng cùng một
phương pháp để xây dựng chính sách xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cho mình. Những chính sách
này được xem là một phần của chính sách quốc gia.

Dựa trên những phương pháp này, trong suốt thập niên vừa qua, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các
chiến lược phát triển bền vững đã được xác định. Những chính sách này luôn nhấn mạnh nhiệm vụ xoá đói
giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Các chính sách bảo vệ môi trường cụ thể đã được xây dựng. Những chính
sách quan trọng nhất bao gồm:

● Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ chính trị về việc tăng cường công tác bảo vệ
môi trường thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
● Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

12
Chỉ thị 36/CT-TW quy định “bảo vệ môi trường phải đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững và cải thiện
điều kiện sống con người”, “bảo vệ rừng phải đi đôi với tái định cư, tạo công ăn việc làm và cung cấp đủ lương
thực thực phẩm cho người dân những người mà cuộc sống của họ gắn bó chặt chẽ tới tài nguyên rừng”

Quyết định 41/NQTW quy định “bảo vệ môi trường là một yếu tố quyết định cải thiện chất lượng cuộc sống và
sức khoẻ nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước”

2. Các nguồn thông tin được sử dụng để xây dựng chính sách
Những thông tin được sử dụng cho việc xây dựng những chính sách đề cập trên đây được lấy từ:
● Nguồn thông tin chính thức và kết quả khảo sát từ các tổ chức chính phủ: Tổng cục thống kê (GSO), Bộ
Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD), Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội (MOLISA), các bộ và ban ngành khác và các cơ quan ngành dọc của các bộ này
ở cấp tỉnh/thành phố, huyện và xã.
● Các nguồn thông tin chính thức và kết quả khảo sát của các tổ chức quần chúng như: Hội phụ nữ, Hội
nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh… các tổ chức chuyên ngành như Liên hiệp các hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Mạng lưới
cộng tác vì nước của Việt Nam (VNWP).
● Các thông tin từ các nghiên cứu và các tổ chức liên quan đến vấn đề môi trường và nghèo đói.
● Thông tin từ các cuộc họp, hội thảo của nhiều cấp từ xã, huyện, tỉnh/thành phố, Bộ/Sở do các cơ quan
lập chính sách tổ chức để tham vấn và đóng góp ý kiến để dự thảo chính sách được ban hành.
● Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện các chính sách khác ở Việt Nam.
● Những kinh nghiệm rút ra từ các tổ chức quốc tế và từ các nước khác.

Về mặt lý thuyết, theo Nghị định về Dân chủ cơ sở ở Việt Nam (người dân phải được thông tin, Người dân phải
được bàn bạc, Người dân phải được tham gia vào quá trình thực hiện, Người dân phải được kiểm soát quá trình thực
hiện) người nghèo phải luôn được tham vấn, và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên mức độ
và chất lượng của sự tham gia của họ trước tiên phụ thuộc vào các tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng chính
sách và sự liên quan của chính sách đó đối với người nghèo.

Nhìn chung những nhà làm chính sách của các cấp chính quyền cấp quốc gia và cấp địa phương, các cán bộ
của các tổ chức chính trị và chuyên ngành đều hiểu rõ nhu cầu tham vấn và tham gia của người nghèo trong
các giai đoạn dự thảo chính sách. Tuy nhiên họ đang phải đối mặt với một số hạn chế trong việc này. Các tổ
chức cấp cao hơn bị hạn chế về mặt tài chính và thời gian. Các tổ chức cấp thấp hơn bị hạn chế về thời gian, tài
chính, năng lực chuyên môn.

Người nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt người nghèo ở khu vực đồng bằng châu thổ và vùng đất
thấp rất tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách liên quan đến nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo và
bảo vệ môi trường ở thôn, xóm, xã và huyện của mình. Người nghèo ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi và
hải đảo chỉ tham gia vào các vấn đề liên quan đến sử dụng đất, nghèo đói và môi trường ở khu vực sinh sống
của họ. Sự tham gia này đang ngày càng gia tăng cùng với việc thực hiện quy định về dân chủ cơ sở.

Vì thiếu công ăn việc làm, nhiều người nghèo từ khu vực nông thôn đang đến các khu vực thành thị để tìm
kiếm cơ hội việc làm. Số người nghèo ở dạng này đang tăng lên nhanh chóng. Những quan tâm tới nhóm
người này bây giờ đang rất thiếu. Họ có thể không được đăng ký một cách chính thức như người thành thị và
không có cơ hội để nói chuyện về việc giảm đói nghèo và khó khăn của bản thân.

3. Các chính sách quan trọng


Xây dựng trên cơ sở bài học kinh nghiệm có được thông qua xem xét Báo cáo khởi động, việc đánh giá chính
sách và các văn bản pháp quy đã được tiến hành trên các tài liệu sau:
● Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
● Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (sửa đổi)
● Nghị định 80/2006/ND-CP hướng dẫn chi tiết việc thực thi các điều khoản của Luật Bảo vệ Môi
trường
● Thông tư 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn đánh giá môi trường mang tính chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

13
● Luật Bảo vệ Môi trường năm 1994
● Kinh nghiệm quốc tế về Đánh giá môi trường chiến lược

Mục đích của hoạt động đánh giá tài liệu là để tập trung vào các vấn đề liên quan đến Nghiên cứu chuyên đề
2 và đánh giá các khung và cơ chế hiện nay về sự tham gia của người nghèo trong quá trình EIA và chính sách
môi trường nhằm xác định:
● Mặt mạnh của các khung và cơ chế này để đảm bảo sự tham gia của người nghèo trong quá trình EIA
và chính sách môi trường
● Lỗ hổng tồn tại trong các khung và cơ chế này về sự tham gia của người nghèo trong EIA và chính
sách môi trường
● Mặt mạnh và lỗ hổng tồn tại trong các khung và cơ chế này cần xem xét tác động của các dự án/chính
sách đối với người nghèo trong khuôn khổ EIA và chính sách môi trường
● Làm thế nào để có thể áp dụng các khung này vào quá trình EIA và chính sách môi trường.

4. NSEP 2010
Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (NSEP 2010) là tài liệu chiến
lược về môi trường quan trọng của Việt Nam. Việc phê duyệt và ban hành NSEP 2010 vào tháng 12/2003 đánh
dấu một bước đột phá trong công tác quản lý và nhận thức của Chính phủ về vấn đề môi trường. NSEP 2010
được xây dựng trên cơ sở các chiến lược môi trường quốc gia trước đó và đưa ra một số khái niệm mới, trong
đó có vấn đề môi trường toàn cầu (VD: chất lượng môi trường của các sản phẩm xuất khẩu, kiểm soát việc nhập
khẩu các sinh vật biến đổi gen). NSEP 2010 đưa ra một số mục tiêu định lượng đến năm 2010 và định hướng
chủ yếu đến năm 2020 (cũng mang tính định lượng). NSEP 2010 có 4 mục tiêu cụ thể về môi trường đến năm
2010, gồm:
1. Hạn chế ô nhiễm – liên quan đến quản lý các ngành công nghiệp, thu gom và xử lý rác thải đô thị và
an toàn hoá học.
2. Cải thiện chất lượng môi trường – liên quan đến chất lược nước và tiếp cận nguồn nước sạch.
3. Đảm bảo cân bằng ở cấp độ cao – liên quan đến độ che phủ rừng, khu vực được bảo vệ, các hệ sinh
thái rừng ngập mặn, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái sinh.
4. Đáp ứng yêu cầu môi trường cho quá trình hội nhập quốc tế và giảm thiểu tác động tiêu cực của toàn
cầu hoá – liên quan đến chất lượng môi trường của hàng hoá xuất khẩu và quản lý các sản phẩm biến
đổi gen.

Đối với mỗi mục tiêu, xây dựng một loạt mục đích định lượng và đưa vào NSEP 2010.

NSEP cũng thảo luận định hướng chính đến năm 2020. Nội dung này bắt đầu bằng một bức thông điệp chung
về sự cần thiết ngăn chặn ô nhiễm, các khu vực suy thoái nghiêm trọng, đảm bảo phát triển bền vững và tạo
môi trường sống tốt, đồng thời tiếp tục theo đuổi các mục tiêu cụ thể mang tính định lượng liên quan đến:
● Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
● Xử lý rác thải tại các khu đô thị, công nghiệp và khu chế xuất
● Tái chế
● Tiếp cận nguồn nước sạch
● Độ che phủ rừng
● Dán nhãn đạt tiêu chuẩn sinh thái cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 14021

Nhìn chung mục tiêu NSEP 2010 được xem là khá tham vọng với việc tài liệu hoá nhiều mục tiêu quan trọng.

NSEP tiếp cận các vấn đề về nghèo đói theo cách tỷ lệ nghèo đói cao sẽ gây áp lực lên môi trường và tài nguyên
thiên nhiên và do đó cần có chiến lược môi trường và tài nguyên thiên nhiên gắn với các vấn đề xoá đói giảm
nghèo, dân số và tăng trưởng kinh tế. NSEP cũng nhận ra rằng nhận thức của nhân dân nói chung về bảo vệ
môi trường còn hạn chế và đưa ra một trong số nhiều giải pháp để thực thi chiến lược đó là cần thúc đẩy hoạt
động truyền thông, giáo dục và nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các
chiến lược này trong khuôn khổ NSEP lại không liên quan cụ thể đến việc có thể lôi kéo sự tham gia của người
nghèo vào xây dựng và thực thi EIA hay chính sách môi trường.

14
5. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (sửa đổi)
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (sửa đổi) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ giữa năm 2006 và đây
được xem là một kỳ tích của Việt Nam trong việc xây dựng văn bản pháp luật cho vấn đề môi trường.

Liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược (SEA), Luật đã chỉ ra ai là người thực hiện, thông qua và giám
sát SEA. Tuy nhiên, không có yêu cầu về sự tham gia của cộng đồng nói chung và người nghèo nói riêng trong
quy trình này.

Luật đặt ra yêu cầu cần tiến hành tham vấn trong quá trình chuẩn bị EIA ở cấp cộng đồng tại Khoản 8, Điều 20
nhưng không yêu cầu EIA xem xét tác động của các dự án đến người nghèo.

6. Nghị định 80
Nghị định 80 hướng dẫn chi tiết hơn việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

7. Thông tư 08
Thông tư 08 cũng hướng dẫn chi tiết việc tiến hành SEA, EIA và cam kết bảo vệ môi trường. Điều III, khoản 2 của
Thông tư 08 yêu cầu cần có tham vấn của cộng đồng trong quá trình tiến hành EIA như sau:
● Chủ đầu tư dự án phải gửi văn kiện dự án, gồm: mục tiêu dự án, tác động xấu đến môi trường, biện
pháp giảm thiểu tác động xấu đến UBND xã và Mặt trận tổ quốc và yêu cầu họ cho ý kiến bằng văn
bản.
● Nếu UBND xã hay Mặt trận tổ quốc yêu cầu cần tổ chức cuộc họp với chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư
dự án phải tổ chức cuộc họp này. Kết quả thảo luận tại cuộc họp sẽ được ghi lại bằng văn bản.
● Quan điểm, ý kiến của UBND xã và Mặt trận Tổ quốc phải được tài liệu hoá trong EIA và gửi kèm bản
chính cho EIA.

Thông tư 08 quy định chi tiết nội dung cần phải có trong tài liệu EIA (Phụ lục 4 của Thông tư) nhưng không yêu
cầu xem xét tác động của dự án đến người nghèo trong khuôn khổ EIA.

8. Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993


Đây cũng là một trong các văn kiện cần được nghiên cứu vì một số nghiên cứu điểm của nghiên cứu hiện nay
được tiến hành khi Luật này còn hiệu lực. Năm 1994, Luật này có hiệu lực và tạo ra môi trường pháp lý đầu
tiên cho EIA. Hàng loạt các Nghị định và Thông tư đã được đưa ra để hoàn thiện một hệ thống các quy định
và hướng dẫn cho việc thực hiện và đánh giá các báo cáo EIA. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ Môi trường năm 1994
nói chung không yêu cầu có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện EIA hay EP. Do
vậy, vì lý do hạn chế về thời gian và kinh phí, nhà đầu tư có xu hướng tránh sự tham gia của cộng đồng trong
các quá trình EIA hay EP. Ngoài ra, Luật cũng không yêu cầu xem xét tác động của dự án/chính sách đến người
nghèo sau khi dự án đi vào thực hiện.

9. Sự phối hợp giữa chính quyền, nhà quản lý và các cộng đồng tham gia vào quá trình
xây dựng và thực hiện chính sách môi trường gây tác động tới người nghèo
Ở Việt Nam có rất nhiều khung chính sách và lập kế hoạch liên quan đến giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Nhóm xây dựng chính sách cũng là nhóm chịu trách nhiệm cho việc thực hiện. Ví dụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là
cơ quan chính phủ chính chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện SSED, SEDP, CPRGS (Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và giảm nghèo). Các Bộ và ban ngành khác trong phạm vi trách nhiệm của mình tham gia vào quá
trình xây dựng các chính sách và khung quy hoạch này như đã được mô tả ở trên cũng chính là các cơ quan
thực hiện. Tương tự như với các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng và các tổ chức chuyên môn ở
cấp tỉnh, huyện và xã.

Quá trình hợp tác giữa các nhà xây dựng chính sách và những nhà thực hiện chính sách được tổ chức rất tốt.
Mỗi khung chính sách/khung quy hoạch đều có ban thực hiện bao gồm đại diện từ các cấp chính quyền, các tổ
chức quần chúng và các tổ chức chuyên ngành liên quan. Ban thực hiện triển khai các hoạt động sau liên quan
đến khung chính sách được xác định:
● Xây dựng chính sách của khung chính sách,
● Lựa chọn mục tiêu chung, mục đích và mục tiêu cụ thể của khung làm việc,
● Tìm kiếm các nguồn lực cần thiết để thực hiện khung chính sách,
● Lập kế hoạch để thực hiện khung chính sách,
● Tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá, và lập báo cáo khung chính sách

15
Năng lực của các cán bộ lãnh đạo cộng đồng là yếu tố quyết định sự thành công của việc người nghèo tham
gia vào quá trình này. Theo như đánh giá của Chính phủ Việt Nam cũng như của rất nhiều tổ chức nước ngoài
và quốc tế khác đang hoạt động ở Việt Nam, trong suốt những thập niên qua, Việt Nam đã có những tiến bộ
rất to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo vì năng lực của các cơ quan xây dựng chính sách giảm nghèo ở
cấp quốc gia, cũng như ở cấp tỉnh, huyện và cấp thấp hơn đã được cải thiện (MOLISA và UNDP 2004). Tuy nhiên,
vẫn còn một số ngành trong nền kinh tế quốc dân và ở một số vùng ở Việt Nam, sự hiểu biết về mối quan hệ
chặt chẽ giữa xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường vẫn còn rất hạn chế. Năng lực kỹ thuật còn hạn chế
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm
cải thiện chất lượng môi trường sống của con người. Năng lực của các cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm
xây dựng chính sách môi trường liên quan đến giảm nghèo cũng còn hạn chế, đặc biệt là năng lực của các cán
bộ chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã.

10. Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của cộng đồng trong Đánh giá môi trường
chiến lược (SEA)
Có nhiều tài liệu nói về kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thu hút cộng đồng tham gia vào SEA. Một số bài
học kinh nghiệm quan trọng có được sau khi đánh giá các tài liệu này là:
● Cần thống nhất rằng sự tham gia của các bên liên quan (chính phủ và công chúng) là cần thiết – xác
định hoạt động chính của các bên ngay từ lúc đầu triển khai SEA và sự tham gia này là cần thiết đối
với toàn bộ quá trình thực hiện SEA
● Việc tham gia trong SEA cần gắn với việc tham gia vào quá trình xây dựng chương trình và kết hoạch
tổng thể
● Các quá trình tham gia cần được thực hiện theo từng đặc điểm của các hoạt động SEA - không phải
cơ chế nào cũng đều phù hợp với tất cả các SEA
● Cần có sự tham gia của người nghèo và những người dễ bị tổn thương vì họ phụ thuộc nhiều nhất vào
tài nguyên môi trường đang được SEA bảo vệ
● Dường như thiếu hướng dẫn thực tế về việc làm thế nào để lôi kéo sự tham gia của nhân dân vào hoạt
động SEA
● SEA nhận biết được mối quan hệ nghèo đói và môi trường và cho phép nhận biết, khám phá tính phức
tạp của các mối quan hệ này. SEA có thể được sử dụng để đạt được cả mục tiêu bảo vệ môi trường và
xoá đói giảm nghèo và do đó có thể có tác động tích cực lên người nghèo nếu được thực hiện tốt.

11. Kết luận


Dựa vào đánh giá trên đây, chúng tôi đưa ra một vài kết luận về mục tiêu đánh giá được trình bày ở phần trước
đó.

NSEP, chiến lược môi trường quốc gia quan trọng đã nhận biết rất rõ nhu cầu của người nghèo và mối liên hệ
giữa nghèo đói và môi trường. Tuy nhiên, chiến lược không đề cập các hoạt động cụ thể liên quan đến việc lôi
kéo người nghèo tham gia vào xây dựng và thực thi EIA, SEA và chính sách môi trường.

Với việc ban hành Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các quy định khác có liên quan được thông qua thì lần
đầu tiên ở Việt Nam pháp luật về môi trường đã nhấn mạnh việc đánh giá tác động môi trường cần xem xét
quan điểm/ý kiến của cộng đồng địa phương thông qua tìm hiểu ý kiến nhận xét của UBND xã và Mặt trận tổ
quốc xã trong quá trình chuẩn bị đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, khung pháp lý hiện nay là mức yêu
cầu tối thiểu và với việc tập trung nỗ lực vào hoạt động tham vấn cán bộ địa phương (UBND và Mặt trận tổ
quốc xã) thì không cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư nói chung hay nhất là người nghèo trong đánh
giá tác động môi trường. Do giả định rằng UBND và mặt trận tổ quốc xã có thể là cơ quan đại diện tiếng nói của
cộng đồng và tiếng nói của người nghèo, do đó không cần cơ chế có sự tham gia trực tiếp của người nghèo
trong đánh giá tác động môi trường theo khung pháp lý hiện nay. Ngoài ra, đánh giá tác động môi trường
không cần phải xem xét tác động của các dự án đối với người nghèo cũng như không cần xây dựng biện pháp
giám sát hay giảm thiểu liên quan đến hộ nghèo.

Không cần có sự tham gia của cộng đồng trong bất kỳ hoạt động SEA. Ngoài ra, cũng không yêu cầu việc xây
dựng và thực hiện SEA và EP xem xét tác động của các hoạt động này lên cộng đồng nói chung và người nghèo
nói riêng.

Nhìn chung, khung pháp lý và chiến lược của Việt Nam cho hoạt động xây dựng và thực hiện EIA, SEA và chính
sách môi trường hiện nay còn yếu liên quan đến mối liên hệ nghèo đói và môi trường và trong sự tham gia của
người nghèo.

16
Chương 4
Kết quả của nghiên cứu điểm và các khuyến nghị
A. Hiện trạng về các chính sách môi trường, EIA và SEA
Các hướng dẫn có tính pháp quy về EIA và SEA ở Việt Nam có những điều chỉnh đáng kể từ khi Luật Bảo vệ Môi
trường (Sửa đổi) năm 2005 và các văn bản hướng dẫn dưới luật được thông qua. Chính phủ đã đưa ra một loạt
các công cụ pháp lý sau:
(i). Luật Bảo vệ Môi trường (Sửa đổi) năm 2005: đưa ra một khuôn khổ khá rộng cho EIA và SEA trong đó có
yêu cầu phải thực hiện EIA cho rất nhiều loại dự án và yêu cầu cần có SEA cho các quy hoạch tổng thể,
các chính sách và chương trình lớn. Luật Bảo vệ Môi trường lần đầu tiên thừa nhận tầm quan trọng của
sự tham gia của cộng đồng trong EIA. Đây là một bước phát triển quan trọng của EIA tại Việt Nam và có
ý nghĩa tích cực cho sự tham gia của người nghèo vào các quá trình EIA. Các văn bản hướng dẫn thực
hiện Luật hiện đang được xây dựng và sửa đổi và các kiến nghị từ nghiên cứu này có thể sẽ có đóng
góp tích cực cho quá trình này. Các yêu cầu về đánh giá tác động xã hội trong LEP cũng đã được tăng
cường, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Không có các yêu cầu rõ ràng về việc đánh giá các tác động của dự
án đối với các cộng đồng địa phương hay đối với người nghèo trong EIA và cũng không có yêu cầu cụ
thể về việc xác định các biện pháp giảm thiểu hoặc các phương pháp giám sát.
(ii). Nghị định 80-2006-ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, 09/08/2006: yêu cầu đánh giá về
môi trường cần được chuẩn bị cùng với báo cáo Nghiên cứu Khả thi và Báo cáo Đầu tư của dự án, đưa
ra yêu cầu về mức độ đánh giá môi trường và thiết lập các yêu cầu cho việc thẩm định các văn bản
đánh giá môi trường của chính phủ (Cam kết về Bảo vệ Môi trường (CEP) hay một Báo cáo Đánh giá
Tác động Môi trường (BC EIA) và xác định lúc nào thì cần phải thực hiện SEA.
(iii). Thông tư 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn về SEA, EIA và CEP, 08/09/2006: đưa ra các yêu cầu về cấu trúc
và nội dung của các SEA và EIA và cung cấp các chi tiết về yêu cầu về các hoạt động tham vấn cộng
đồng chúng trong EIA.

Đánh giá tác động môi trường


EIA được thực hiện bởi cơ quan đề xuất dự án, thường là sử dụng dịch vụ của các chuyên gia tư vấn có kinh
nghiệm về EIA. Các EIA sẽ được MONRE hoặc các DONRE thẩm định và sửa đổi tùy theo loại, vị trí và cấp độ
của dự án.

Một số lượng dự án tài trợ quốc tế ở Việt Nam có các yêu cầu riêng về EIA theo yêu cầu của các nhà tài trợ. Yêu
cầu về EIA của các nhà tài trợ quốc tế khác với yêu cầu của Chính phủ trong một số mặt như, yêu cầu về mức độ
lấy ý kiến công chúng, mức độ độc lập của quá trình chuẩn bị và thẩm định, sự minh bạch, quy mô và phương
pháp đánh giá, các yêu cầu về quản lý môi trường và việc thực thi hậu EIA (SEMLA, 2006). Hiện tại, MONRE và
các nhà tài trợ đang nỗ lực để cải thiện sự hài hòa giữa các yêu cầu của Chính phủ và các nhà tài trợ nhưng đến
nay, việc thực hiên song song cả hai quá trình là vẫn phổ biến, và các báo cáo EIA vẫn được thực hiện và đánh
giá độc lập với nhau. Cả hai quá trình này cũng có các cách tiếp cận khác nhau về sự tham gia của người nghèo,
nhìn chung thì các yêu cầu EIA của các nhà tài trợ quốc tế đòi hỏi sự tham gia cụ thể của người nghèo vào các
quá trình EIA và cân nhắc các ảnh hưởng của các hoạt động dự án lên người nghèo (ví dụ, Hướng dẫn Đánh giá
Môi trường của ADB 2003 và OP4.01 về Đánh giá Môi trường của Ngân hàng Thế giới). Sự tham gia của người
nghèo là một trong những vấn đề cần phải theo đuổi.

Những phát hiện của dự án SEMLA đã chỉ ra những cải tiến của Luật BVMT mới (2005) so với Luật BVMT trước
đây (1993) về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình EIA. Luật mới yêu cầu phải có ý kiến của UBND cấp
xã, phường và/hoặc thị xã, ý kiến của các cộng đồng dân cư nơi dự án được thực hiện. Ngoài ra các tổ chức, các
cộng đồng dân cư và các cá nhân nếu có sự phản đối có thể trình yêu cầu và kiến nghị của mình cho cấp cao
hơn để tiến hành kiểm tra lại báo cáo EIA. Những yêu cầu và kiến nghị này sẽ được xem xét trước khi các cấp
chính quyền đưa ra quyết định. Tuy nhiên, mặc dù Luật BVMT mới đã có những cải tiến thì cũng vẫn không có
yêu cầu cụ thể nào đòi hỏi phải xem xét ý kiến của người nghèo trong quá trình EIA.

17
Đánh giá môi trường chiến lược
Ở Việt Nam, SEA là một quá trình tương đối mới nhưng gần đây đã được công nhận trong Luật Bảo vệ Môi
trường qua đó đưa ra yêu cầu thực hiện việc này thường xuyên và tạo cơ hội cho SEA trở thành một công cụ
mạnh để lồng ghép các quan tâm tới môi trường trong quá trình xây dựng chính sách. Hiện vẫn có rất ít kinh
nghiệm trong việc thực hiện các yêu cầu pháp lý đối với SEA. Có thể dự đoán được là các tài liệu SEA cũng sẽ
được xây dựng bởi các chuyên gia tư vấn thay mặt cho cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chiến lược
hay chính sách. SEA sẽ được thẩm định bởi MONRE, các bộ chuyên trách và các UBND tỉnh tùy theo cấp độ và
quy mô của kế hoạch, chiến lược hay chính sách đang được cân nhắc.

Việc xây dựng chính sách môi trường ở Việt Nam được thực hiện bởi rất nhiều cơ quan tùy thuộc vào các vấn
đề cụ thể. Ví dụ, Bộ NNPTNT và các sở NNPTNT chịu trách nhiệm phát triển các chính sách liên quan đến lâm
nghiệp, Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm về chính sách thủy sản và MONRE chịu trách nhiệm về chính sách liên
quan đến ô nhiễm và quản lý môi trường. Tuy đã có những hướng dẫn về việc lấy ý kiến rộng rãi trong các bộ,
các sở (đối với việc phát triển các chính sách cấp tỉnh) và cơ quan chuyên ngành, nhưng vẫn không có các yêu
cầu về sự tham gia của cộng đồng địa phương hoặc người nghèo trong các quá trình xây dựng chính sách.
Hiện vẫn không có các yêu cầu về đánh giá tác động kinh tế-xã hội của các chính sách môi trường, bao gồm cả
đánh giá các tác động lên người nghèo, cho phép xây dựng các hành động phù hợp và đảm bảo sự phân phối
các nguồn lực một cách công bằng.

18
B. Sơ lược các kết quả từ hai nghiên cứu điểm
Bảng 1 dưới đây nêu tóm tắt những phát hiện của hai nghiên cứu điểm thông qua kết quả của PRA và tham vấn với các đại biểu tham dự hội thảo quốc gia

Bảng 1: Tóm tắt kết quả của hai nghiên cứu


Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được

Tổng kết thành tài liệu các vấn đề đang Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
cản trở sự tham gia của người nghèo và Tình trạng sự tham gia của ● Hạn chế hoặc không có sự tham gia
các bộ phận dân số bên lề vào việc xây người nghèo vào EP và EIA
dựng và lập kế hoạch môi trường và EIA ● Tham gia thụ động và người tham gia chủ yếu là để “được thông báo” chứ không hẳn là
như yêu cầu để bảo vệ tài nguyên cơ sở “tham gia”.
của họ Rào cản về tài chính ● Thu nhập thấp làm cho người nghèo tập trung vào việc kiếm kế sinh nhai hơn là vào vấn đề
môi trường và bảo vệ môi trường
● Người nghèo không có đủ thời gian để tham gia do phải dành thời gian để kiếm sống
● Người nghèo không nhìn thấy lợi ích từ việc tham gia nếu không có lợi ích tài chính trực
tiếp từ các sản phẩm đầu ra (nghĩa là, khó lôi kéo sự tham gia của họ vào các hoạt động liên
quan gián tiếp đến bảo vệ môi trường)
● Ở nhiều tỉnh, các mục tiêu và ưu tiên tăng trưởng kinh tế đã lấn át và đẩy các mục tiêu bảo
vệ môi trường ra ngoài lề

● Hạn chế về kinh phí cho các hoạt ● Hạn chế về kinh phí cho sự tham gia của công
động bảo vệ môi trường ở địa chúng vào quá trình EIA
phương
● Hạn chế về kinh phí chi trả cho cán bộ địa
● Hạn chế về kinh phí chi trả cho cán phương chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ
bộ địa phương chịu trách nhiệm thực môi trường
hiện việc bảo vệ môi trường
● Các nhà chức trách không mong muốn có sự
tham gia của người nghèo do việc tham gia
này có thể sẽ dẫn đến các cản trở về tài chính
cho việc thực hiện dự án.

19
Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được

Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
Rào cản về thể chế và chính ● Không có yêu cầu pháp lý về sự tham gia của ● Các yêu cầu pháp lý về sự tham gia của công
sách người nghèo trong xây dựng chính sách môi chúng vào EIA yếu, không có yêu cầu cụ thể
trường về sự tham gia của người nghèo hay đánh giá
các vấn đề liên quan đến đói nghèo trong quá
● Không có yêu cầu pháp lý về đánh giá ảnh
trình EIA
hưởng của chính sách lên người nghèo
● Thiếu các hướng dẫn rõ ràng về cách thức
● Các cơ quan yếu về quản lý và giám sát
tham gia của người nghèo
● Thiếu cơ chế phản hồi thông tin
● Thiếu cán bộ địa phương và nếu có thì cán bộ
● Các cơ quan thực hiện yếu về năng lực địa phương không đáp ứng được yêu cầu
● Thiếu sự hiểu biết về yêu cầu và cách thức ● Thiếu nhận thức ở cấp độ địa phương về EIA
lồng ghép vấn đề người nghèo vào quá trình và tiến trình thực hiện EIA được xác định trong
luật
● Thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước
và giữa các ngành ● Các nhà chức trách địa phương không mong
muốn đến sự tham gia của người nghèo do có
● Thiếu cán bộ môi trường ở cấp địa phương
thể làm chậm tiến trình
● Các cán bộ môi trường hạn chế về năng lực
● Các nhà chức trách địa phương (thôn/xã)
tiếp cận thông tin, tài liệu và kiến thức về môi
không được tham gia trong đánh giá EIA
trường và bảo vệ môi trường
● Thiếu sự hiểu biết về yêu cầu tham gia của
● Thiếu các hướng dẫn về môi trường ở cấp
người nghèo trong quá trình EIA.
tỉnh, huyện và các hướng dẫn này tùy thuộc
vào người chịu trách nhiệm thực hiện các
chính sách

20
Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được
Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
Rào cản về xã hội ● Sức ép xã hội do nhận thức của mọi người về ● Thiếu cơ hội phù hợp để người nghèo có thể
người nghèo tham gia vào các cuộc họp liên quan đến dự án
● Ít cơ hội tham gia thường các cuộc họp dân ● Thiếu thông tin liên quan đến các chính sách
và họp cộng đồng môi trường và bảo vệ môi trường
● Thiếu thông tin liên quan đến các chính sách
môi trường và bảo vệ môi trường
● Một bộ phận người nghèo thiếu sự tự tin để
có thể tham gia tranh luận hay trình báo các
vi phạm chính sách

Rào cản vật chất ● Thiếu cơ sở hạ tầng (đường, trạm xá, trường
học, phòng họp v.v...) hạn chế sự tiếp cận
tham gia cào các quá trình chính sách môi
trường, ví dụ, các cuộc họp xã hay huyện
Năng lực của người nghèo ● Thiếu tự tin
● Học vấn thấp
● Rào cản về ngôn ngữ
● Thiếu kiến thức và hiểu biết về môi trường, các chính sách môi trường và bảo vệ môi trường
Các chiến lược cho người ● Hạn chế về số lượng các chiến lược cho người nghèo.
nghèo
● Một số dễ dàng chấp nhận hoàn cảnh mà không đòi hỏi gì cả
● Thường mong muốn sự hỗ trợ từ các nhà chức trách địa phương nhưng khả năng tiếp cận các nhà
chức trách này kém hơn so với các hộ khác và các nhà chức trách này cũng có lúc không đủ năng
lực hành động
● Phản ứng quá khích trong một số trường hợp cụ thể khi bị dồn đến chân tường
● Mong mỏi sự hỗ trợ về tài chính qua các cơ chế chính thức hay phổ biến hơn, qua các cơ chế không
chính thức để vượt qua các khó khăn

21
Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được
Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
Hiểu quan điểm và các mối Quan điểm của người nghèo ● Không thấy có nhu cầu cần tham gia vào quan ● Người nghèo muốn được tham gia vào quá
quan tâm của người nghèo về việc lồng ghép vào Chính trọng nhưng có thể muốn có tiếng nói nếu trình EIA sau khi đã được giải thích về các lợi
để có thể lồng ghép tốt hơn sách môi trường và EIA trong quá trình trực tiếp ảnh hưởng đến họ ích của sự tham gia
vào chính sách môi trường tương lai
● Thiếu sự tự tin để đưa ra ý kiến ● Người nghèo muốn được thông tin trung
và EIA
thực về cả các tác động tích cực cũng như
● Không tin tưởng là nhu cầu của họ sẽ được
tiêu cực của các hoạt động
lắng nghe và cân nhắc trong phát triển và
thực hiện chính sách môi trường ● Một bộ phận người nghèo quá bận rộn với
việc kiếm sống và do đó không có thời gian
● Quá bận với việc kiếm sống do đó không có
tham gia
thời gian tham gia.
● Một bộ phận người nghèo tin tưởng vào các
● Thiếu lòng tin vào tính minh bạch và trách
nhà chức trách địa phương đại diện cho họ
nhiệm giải trình của hệ thống thể chế hiện
trong các vấn đề liên quan đến môi trường
thời.
● Một bộ phận người nghèo muốn được tham
gia và vào giám sát dự án sau khi đã phê
chuẩn

Quan điểm của các nhà chức ● Hiểu và nhận thức được yêu cầu có sự tham ● Hiểu biết về lý do và cách thức tham gia của
trách địa phương về việc lồng gia của người nghèo trong quá trình xây người nghèo vào quá trình EIA hạn chế
ghép vào chính sách môi dựng chính sách môi trường nói chung và đặc
● Cần có các hướng dẫn cụ thể về cách thức lôi
trường và EIA trong tương lai biệt trong SEA nhưng họ không cho là người
kéo sự tham gia của người nghèo
nghèo có đủ năng lực và khả năng để tham
gia vào quá trình này - đặc biệt nếu vấn đề ● Lo lắng về khả năng người nghèo làm chậm
này ở tầm vĩ mô và chiến lược tiến trình hay tạo ra khó khăn về kinh phí
● Không biết cách thức lồng ghép vấn đề người
nghèo vào quá trình một cách chủ động và
hiệu quả hơn
● Trách nhiệm của người nghèo phải tự đưa ra ý
kiến nếu họ thấy cần

22
Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được
Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
Các cơ chế hiện tại cho sự ● Thiếu cơ chế cho ý kiến phản hồi theo kiểu ● Thiếu cơ chế để người nghèo có thể có tiếng
tham gia của người nghèo thông tin hai chiều nói của họ
● Thông qua kênh là các cuộc họp, các chuyến
thăm quan học tập, các hội thảo, các khóa đào
tạo
● Người nghèo tham gia một cách thụ động vào
các cuộc họp
● Các chương trình và dự án CẦN PHẢI tiến hành
điều tra PRA chứ không phải là NÊN điều tra
PRA
Hệ thống báo cáo về môi ● Thiếu cán bộ được đào tạo có khả năng viết các ● Vấn đề giám sát hậu EIA không được đề cập
trường và kinh tế-xã hội báo cáo về môi trường ở cấp cơ sở đầy đủ trong hệ thống báo cáo
● Các vấn đề môi trường hiện được lồng ghép
trong các báo cáo kinh tế-xã hội. Chất lượng và
số lượng của các phần này trong các báo cáo
đều yếu.
Nhu cầu của người nghèo hiện ● Các khoản vay, các quỹ tín dụng, các đào tạo, ● Đền bù đối với đất đai trực tiếp bị ảnh hưởng
tại được giải quyết ra sao xây dựng mô hình, tạo việc làm; nhưng thường
● Các cuộc họp, kiến nghị
là các hoạt động bên lề đi cùng với việc thực
hiện chính sách chứ không phải là các biện ● Cung cấp tín dụng nhỏ
pháp được lồng ghép trong các chính sách
● Công tác khuyến nông
● Các nhà chức trách địa phương biết về nhu cầu
● Đền bù về môi trường
của người nghèo những không đủ năng lực để
hỗ trợ họ ● Đào tạo kỹ năng
Hỗ trợ về thể chế ● Xây dựng khung chiến lược và pháp lý cho sự ● Phát triển một khung pháp lý và các hướng
tham gia của người nghèo vào chính sách môi dẫn phù hợp cho sự tham gia của người
trường và SEA nghèo vào EIA
● Không nên bỏ qua các đánh giá/báo cáo xã ● Có các văn bản pháp lý về EIA có yêu cầu đặt
hội và kinh tế và các đánh giá/báo cáo này cần vấn đề người nghèo và đói nghèo trong quá
được coi là cũng quan trọng như các đánh giá/ trình thực hiện dự án
báo cáo môi trường

23
Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được
Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
Kiểm tra các cơ chế cần có ● Đảm bảo các hệ thống giám sát phải minh ● Cải thiện việc trao đổi thông tin và tính minh
để lồng ghép nhu cầu của bạch và có khả năng giải trình bạch của thông tin
người nghèo trong các quá
● Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan ● Người nghèo cần được tham gia vào theo dõi
trình đánh giá tác động
và giám sát các tài nguyên và việc thực hiện
môi trường chiến lược và ● Cần phải có các hoạt động theo dõi ở khu vực
các chính sách
địa phương do chúng ảnh địa phương
hưởng đến tài nguyên cơ sở ● Xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương về
● Xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương về
của họ quản lý môi trường
quản lý môi trường
● Thiết lập một cơ chế để qua đó người nghèo
● Thiết lập một cơ chế để qua đó người nghèo
có thể chuyển ý kiến của mình đến các nhà
có thể chuyển ý kiến của mình đến các nhà
chức trách cấp cao hơn
chức trách cấp cao hơn (ví dụ, các cuộc họp
định kỳ, một diễn đàn để người nghèo có thể ● Tận dụng tối đa các tổ chức chính quyền
trao đổi ý kiến) hiện có ở tỉnh (ví dụ, UBND tỉnh, hội phụ nữ
như một điểm để người nghèo có thể bảy tỏ
● Nên có các chương trình cụ thể cho cá nhân
nguyện vọng và mong muốn của mình)
và các hộ gia đình nghèo vì các chương trình
chung cho cộng đồng nghèo cho thấy những
hạn chế tiếp cận của người thực sự nghèo
Hỗ trợ về xã hội ● Nâng cao nhận thức của cộng đồng và cán ● Thúc đẩy việc phổ biến thông tin thông qua
bộ địa phương về vai trò và quyền của người các kênh khác nhau
nghèo
● Nâng cao nhận thức của người nghèo về môi
● Cung cấp thông tin đến người nghèo về các trường và quyền lợi được tham gia vào EIA
tác động tích cực và tiêu cực của tất cả các của họ
vấn đề môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của họ
● Khi tổ chức các cuộc họp dân, điều quan
trọng là phải đảm bảo tính rộng rãi, sự cởi mở,
điều hành công bằng để cổ vũ sự tham gia
một cách tích cực và chủ động
● Thực hiện các hoạt động truyền thông
thường xuyên
● Thúc đẩy và cải thiện việc trao đổi thông giữa
và trong các vùng

24
Mục tiêu Phân tích vấn đề Bài học thu được và các chứng cứ phát hiện được
Nghiên cứu điểm 1 – EP và người nghèo Nghiên cứu điểm 2 – EIA và người nghèo
Hỗ trợ vật chất ● Nâng cấp đường xá
● Xây dựng các nhà, phòng họp cộng đồng

Hỗ trợ tài chính ● Hỗ trợ lồng ghép trong các chính sách môi ● Cân nhắc mở rộng khái niệm về đền bù môi
trường qua đó giảm sự phụ thuộc vào hoạt trường và đánh giá tính khả thi của việc đưa
động ngoài chính sách yêu cầu này vào các văn bản pháp quy về EIA
● Cung cấp tín dụng bổ sung ● Cung cấp các hoạt động tạo thu nhập
● Thiết lập và trình diễn các mô hình về hài hòa ● Cung cấp các tín dụng nhỏ trong thời gian
hóa giữa xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trung hạn
trường
Xây dựng năng lực ● Xây dựng năng lực cho người nghèo về bảo ● Nâng cao năng lực cho người nghèo về EIA
vệ môi trường và các chính sách môi trường
● Tăng cường năng lực cho cán bộ môi trường
(không chỉ về các cơ chế thưởng phạt nếu
địa phương, bao gồm cả đào tạo và tạo
họ vi phạm các chính sách mà còn về các tác
nguồn nhân lực
động tích cực, vai trò, và tầm quan trọng của
môi trường cũng như các quyền lợi và các lợi
ích nếu họ tham gia vào quy trình này)
● Đào tào cho người nghèo về cách thức thực
hiện khiếu kiện một cách hợp pháp
● Cho phép họ phát biểu ý kiến thông qua vịêc
khuyến khích họ tham dự các cuộc họp và tập
huấn

25
Có thể thấy rõ ràng từ bảng ở trên là các kết quả của hai nghiên cứu điểm đã xác định một loạt các vấn đề liên
quan đến các mục tiêu của nghiên cứu này. Các kết quả đã chỉ ra rõ ràng là người nghèo chưa được quan tâm
đầy đủ trong việc phát triển và thực hiện các chính sách môi trường nói chung và trong các quá trình EIA và
SEA nói riêng (xem Bảng 2 và Bảng 3). Do các rào cản về thể chế, xã hội, tài chính, vật chất và năng lực, rất khó
cho huy động sự tham gia của người nghèo, thậm chí cả trong trường hợp cả các nhà chức trách địa phương
cũng như người nghèo mong mỏi điều này.

Hai bảng dưới đây cũng so sánh các yêu cầu hiện tại của người nghèo trong SEA và quy trình EIA cũng như các
khả năng mà yêu cầu của họ được xem xét

Bảng 2. Quy trình SEA và Sự tham gia của cộng đồng trong đó có người nghèo
Các bước Sự tham gia của người nghèo
Trong Luật BVMT Thực tế
1. Chuẩn bị SEA Không đề cập Không
2. Thẩm định Không đề cập Không
3. Phê duyệt Không đề cập Không
4. Giám sát Không đề cập Không

Bảng 3. Quy trình EIA và Sự tham gia của người nghèo


Các bước Sự tham gia của người nghèo
Yêu cầu trong Luật BVMT Thực tế
1. Chuẩn bị EIA Gián tiếp – thông qua tham vấn Có ít sự tham gia trực tiếp của
với UBND xã và MTTQ xã người nghèo – tham vấn chỉ tập
trung vào thảo luận với chính
quyền địa phương
2. Thẩm định EIA Gián tiếp – thông qua tham vấn Có ít sự tham gia trực tiếp của
với UBND xã và MTTQ xã người nghèo – tham vấn dường
như chỉ thực hiện với các cơ quan
Trực tiếp – các cá nhân có thể gửi có thẩm quyền
ý kiến và khiếu kiện lên cơ quan
thẩm định xem xét Có ít sự tham gia trực tiếp của
người nghèo - thiếu nhận thức về
quyền tham gia/ thiếu nhận thức
về dự án và thời gian của dự án

3. Phê duyệt EIA Gián tiếp – thông qua cố vấn của Người nghèo tự phải trang bị
UBND xã và khu vực dự án thông tin cho mình – không có sự
tham gia trực tiếp
4. Giám sát EIA Không đề cập Không

Các kết quả rà soát tài liệu và nghiên cứu điểm cũng chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
các chính sách môi trường hiện tại và những nỗ lực của các chính sách này trong việc lồng ghép các yếu tố đói
nghèo trong chương trình hoạt động của mình như sau:

Điểm mạnh
Rõ ràng là chính sách của Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm CPRGS, NSEP và Chương trình Nghị sự 21 đã
bắt đầu thừa nhận trên văn bản các mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường. Điều này sẽ cung cấp một hành
lang pháp lý cho việc thực hiện các chiến lược và chương trình liên quan đến các mối quan hệ nghèo đói và
môi trường.

Điểm yếu
Có thể thấy rõ ràng là cần có sự hợp tác ở 4 cấp trong quốc gia bao gồm cấp trung ương, tỉnh, huyện, và xã
nhưng hiện vẫn còn có những lỗ hổng trong liên kết cả theo chiều dọc và chiều ngang giữa các cấp này. Thêm

26
vào đó, năng lực của các cơ quan thực hiện rất hạn chế đã dẫn đến việc thực hiện không được thực hiện hiệu
quả như mong đợi.

Người nghèo và các nhóm dân cư ngoài lề không được trao cơ hội để tham gia vào các chính sách, các văn bản
pháp lý, các quy hoạch môi trường và việc thực hiện chúng ở các quy mô lớn cũng như nhỏ - thực tế là có rất ít
lộ trình chính thức cho sự tham gia này nhưng các quá trình không chính thức như việc khiếu nại trong một số
trường hợp chứng tỏ có thể có mong muốn có sự tham gia của các nhóm này. Thiếu một cơ chế cho sự tham
gia của cộng đồng, trong đó có sự tham gia của người nghèo và thiếu các yêu cầu chính thức về sự tham dự
của người nghèo trực tiếp bị ảnh hưởng bởi môi trường.

Cơ hội
Môi trường ngày càng được quan tâm do ảnh hưởng của nhiều công ước quốc tế về môi trường. Ngoài ra,
chính phủ cũng nhận được nhiều trợ giúp quốc tế để thực hiện các chính sách và pháp luật về môi trường.

Thách thức
Tham nhũng và các sức ép về kinh tế đã tạo tác động tiêu cực lên nhận thức của con người về vấn đề bảo vệ
môi trường.

C. Các kiến nghị


Như đã thảo luận trong các phần trước và trong các báo cáo nghiên cứu điểm, có những kiến nghị chung mà cả
hai nghiên cứu điểm cùng đưa ra. Để thúc đẩy sự tham gia của người nghèo và EIA và SEA, đặc biệt trong phát
triển và thực hiện các chính sách môi trường nói chung, cần có những hỗ trợ về thể chế, xã hội và vật chất. Xây
dựng năng lực về môi trường cũng như kiến thức pháp luật cho cả các cán bộ nhà nước và cho người nghèo sẽ
đóng vai trò sống còn trong việc xác định và giải quyết vấn đề lồng ghép nghèo đói vào các chính sách và các
văn bản pháp quy về môi trường. Để đạt được sự tham gia hiệu quả của người nghèo, các cơ quan chính quyền
cần áp dụng triệt để quy định về dân chủ cơ sở và thực hiện các chính sách giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Người nghèo và các tổ chức xã hội và chuyên môn liên quan đến người nghèo nên đề nghị các cơ quan chính
quyền liên quan áp dụng nguyên tắc về dân chủ cơ sở.

Cần xây dựng khung pháp lý và các hướng dẫn phù hợp cho (i) sự tham gia của người nghèo trong EIA cũng
như SEA và việc phát triển chính sách môi trường và (ii) các yêu cầu về đánh giá ảnh hưởng của các chính sách
môi trường và các dự án lên người nghèo thông qua EIA/SEA hoặc các cơ chế thích hợp khác. Các nghiên cứu
tiếp theo có thể tập trung vào các vân đề mà nghiên cứu này chưa thể đề cập đến như (i) xác định dạng dự án
nào cần có sự tham khảo ý kiến của người nghèo; (ii) số lượng người nghèo tối thiểu cần được tham gia vào quá
trình lấy ý kiến, tỷ trọng trong tổng số người nghèo cần được tham gia trong quá trình lấy ý kiến.

Các kiến nghị cụ thể của từng nghiên cứu điểm được trình bày trong các Báo cáo Nghiên cứu Điểm. Dưới đây
là tóm tắt của các kiến nghị chính được xây dựng từ từng trường hợp nghiên cứu điển hình:

(i). Xây dựng và thực hiện chính sách môi trường và người nghèo:
a. Tăng cường trợ giúp về mặt thể chế thông qua việc xây dựng khung chiến lược và pháp lý và các
hướng dẫn để người nghèo có khả năng tham gia vào chính sách môi trường thông qua việc xây dựng
“Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thương vào quá trình xây dựng chính sách môi trường” và
tổ chức tập huấn cho các cơ quan chính quyền về việc sử dụng các hướng dẫn nêu trong sổ tay này.
Sổ tay hướng dẫn này cần có những thông tin về cơ chế tham gia và nâng cao nhận thức, xây dựng
chính sách môi trường, và các công cụ đánh giá và cơ chế giám sát và đánh giá hiệu quả của việc thực
hiện chính sách môi trường đối với người nghèo.
b. Tăng cường trợ giúp xã hội thông qua việc nâng cao nhận thức cho công chúng và chính quyền địa
phương về vai trò của người nghèo trong việc xây dựng và thực hiện chính sách môi trường và để đảm
bảo những cơ chế để những lợi ích tích cực được tăng cường cho người nghèo thông qua việc thực
hiện chính sách môi trường và thông việc gia tăng độ ổn định về mặt sinh kế hoặc tạo thu nhập cho
người nghèo.
c. Gia tăng trợ giúp về cơ sở vật chất thông qua việc điều tra các cơ hội cải thiện cơ sở hạ tầng có thể
khuyến khích người nghèo tham gia vào các chính sách môi trường.

27
d. Tiến hành xây dựng năng lực cho các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã về chính sách môi trường và
việc thực hiện chính sách môi trường.
e. Tối đa những cơ hội tạo ra bởi SEA và tối đa sự tham gia của người nghèo vào SEA thông qua việc
tăng cường các quy định pháp luật về tham vấn cộng đồng trong Luật bảo vệ môi trường 2005.

(ii). Đánh giá tác động môi trường và người nghèo


a. Xây dựng khung pháp lý và các hướng dẫn phù hợp để người nghèo tham gia vào EIA thông
qua việc xây dựng các hướng dẫn cụ thể về các biện pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng nói
chung và của người nghèo nói riêng vào quá trình. Cần phải kết nối với SEMLA và các hoạt động đề
xuất của Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ về vấn đề này.
b. Yêu cầu EIA cần xem xét vấn đề đói nghèo thông qua việc tăng cường các quy định pháp lý về xem
xét các vấn đề xã hội trong EIA và nâng cao năng lực cho chính quyền và những người thực hiện EIA
về các phương pháp và công cụ để xem xét các vấn đề xã hội và môi trường.
c. Tăng cường thông tin liên lạc/tính minh bạch thông qua việc cải thiện các quy định pháp lý nhằm
khuyến khích thông tin 2 chiều trong suốt quá trình chuẩn bị EIA và quá trình thực hiện dự án.
d. Đầu tư đủ nhân lực cho cấp cơ sở thông qua việc đảm bảo đầy đủ tập huấn cho cho các cấp chính
quyền. Cần phải kết nối với SEMLA và các hoạt động đề xuất của Nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả
viện trợ về vấn đề này.
e. Tăng cường nhận thức cho người nghèo thông qua việc tăng cường các yêu cầu cho hoạt động
nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin trong quá trình chuẩn bị và thực hiện EIA bao gồm cả hoạt
động xây dựng mạng lưới giám sát cộng đồng.
f. Phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường và sinh kế cho người nghèo bằng việc đảm bảo các cơ hội
cho các chiến lược giảm nhẹ cần được xem xét và lợi ích của người nghèo cần được xác định và thúc
đẩy thông qua quá trình EIA.

Cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn trong dự án PEP để biến các đề xuất này thành các hành động cụ
thể. Những công việc này nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu hiện tại và cần phải tiến hành những điều tra cụ
thể hơn cho những chủ đề được xác định dựa trên các nghiên cứu điểm này và cần phải có sự tham gia của rất
nhiều bên liên quan những chưa tham gia vào nghiên cứu điểm này. Ngoài ra, có thể thấy trong nghiên cứu
điểm số 1, những kiến nghị nêu ra không cụ thể như những kiến nghị trong nghiên cứu điểm số 2 vì cấu trúc
và bản chất của nghiên cứu là không đưa ra các đề xuất cụ thể cho bất kỳ một chính sách môi trường cụ thể
nào do các chính sách môi trường hiện tại rất rộng.

28
Chương 5
Hạn chế của nghiên cứu này
Mặc dù nghiên cứu này có ý định bao trùm các vấn đề phát sinh ở Việt Nam bằng việc lựa chọn 4 tỉnh đại diện
cho khu vực phía Bắc, Trung và Nam phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (ví dụ, đô thị - Hà
Nội, nông thôn – Hà Tĩnh, ven biển – Sóc Trăng, và miền núi – Thái Nguyên) nhưng nghiên cứu vẫn còn một vài
điểm hạn chế vì những lý do sau:

1. Kết quả nghiên cứu tại 4 tỉnh có thể cho ta thấy được một số vấn đề nổi cộm nhưng nghiên cứu không
thể phản ánh được bức tranh tổng thể về tình hình hiện nay tại tất cả các vùng. Do đặc điểm dân số,
văn hoá, kinh tế xã hội và điều kiện môi trường khác nhau, cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu
trên quy mô lớn để kiểm chứng lại các vấn đề này đồng thời lấp đầy khoảng trống của thông tin trong
nghiên cứu này.
2. Thời gian và ngân sách cho mỗi nghiên cứu bị hạn chế. Do đó, kết quả không thể có chiều sâu như
nhóm nghiên cứu mong đợi. Thực tế, mỗi chuyên gia chỉ có 16 – 26 ngày để nghiên cứu, tiến hành
PRA tại 4 tỉnh và 2 huyện mục tiêu của từng tỉnh, tổ chức hội thảo nhỏ chuẩn bị báo cáo và phân tích.
Thời gian giành cho hoạt động nghiên cứu tại các tỉnh rất hạn hẹp do các thôn nghiên cứu nằm biệt
lập và rất xa nhau và chính vì thế đã hạn chế khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau mà đáng lẽ
cần phải có. Ngoài ra, do nguồn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu hạn hẹp nên chỉ có một một số
lượng hạn chế các bên liên quan được tham vấn và không có nhiều sự tham gia của cộng đồng.
3. Tiếp cận thông tin ở cấp trung ương và tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hệ thống theo dõi và
ghi lại, quản lý và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này kém. Hơn nữa, sự tham gia của người nghèo trong
các chính sách môi trường chưa được nghiên cứu nhiều và chưa được đề cập trong các ấn phẩm ở Việt
Nam. Do đó, nhóm nghiên cứu phải tốn nhiều thời gian để thiết kế/xây dựng phương pháp nghiên
cứu phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này mới chỉ được thử nghiệm ở 4 tỉnh. Việc thiếu thời gian và
ngân sách dẫn đến một thực tế là phương pháp này chưa được đánh giá và điều chỉnh. Do đó, cần tiếp
tục triển khai các nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian tới.
4. Dân số mẫu được lựa chọn cho nghiên cứu không hoàn toàn ngẫu nhiên vì nó phụ thuộc vào cách
thức tổ chức của địa phương và khả năng áp dụng các thủ tục của Chính phủ.

29
Tài liệu tham khảo
Anon. 1999. ‘Ha Tinh Poverty Reduction Programme’, Ha Noi: Save the Children (UK).
Ap Cho hamlet. 2007. ‘Report on the implementation of task sides in Ap Cho hamlet’
Cam Xuyen DPC. 2006. ‘Report on State Plan Implementation 2006; Target, Duties and Solution for the
implementation of State Plan 2007, No. 96 BC/UBND-TCKH’.
Cam My CPC. 2006. ‘Report on State Plan Implementation 2006; Targets, Duties and Solutions for the
implementation of State Plan 2007’.
Centre of Excellence in Environmental Economics. 2007. Environment Impact Assessment.
Available at: http://coe.mse.ac.in/eiamain.asp
CPU of Water Resources. 2003. ‘EIA report of Viet Nam Water Resources Assistance Project’.
CWPDP’s Provincial Project Management Unit. 2007. Report on project implementation in 2006 and work plan for
2007. Soc Trang Provincial People’s Committee, Soc Trang, Viet Nam.
Central Water Resources Project Management Unit. 2003a. ‘Environmental Impacts Assessment for Viet Nam
Water Resources Assistance Project’.
Central Water Resources Project Management Unit. 2003b. ‘Official Letter 636 CV/DATL regarding consultation
for WB3’.
Communist Party of Viet Nam, Documents of the Xth Congress of Communist Party of Viet Nam. National Political
Editions. Hanoi, 2006. Vietnamese edition.
Decision No. 04/2004/QD-BTNMT issued by the Minister of MONRE on 5 April 2004 on the approval of the
Action Plan on Conservation and Sustainable Development of Wetlands for the 2004-2010 periods.
Department of Transport and Public Works. 1998.‘EIA report on Nam Son Waste Treatment Complex Construction
Project, Soc Son, Hanoi’.
Dong Anh DPC. 2006. ‘Report on the implementation of socioeconomic activities in 2006, and Plan for Socio-
Economic Development in 2007, No.130/BC-UBND Dong Anh’.
Gibbs.C. 2001. Mangroves: Local livelihoods vs. corporate profits
Available at: http://www.wrm.org.uy/deforestation/mangroves/book8.html
Government of Viet Nam, 2004. Government Decree No. 109/2003/ND-CP issued on 23 September 2003, and
Circular No. 18/2004/TT-BTNMT issued on 23 August 2004 on the conservation and sustainable development
of wetlands.
Government of Viet Nam, 2001. Orienting plan for priority programmes of environmental protection 2001-2005.
2001. Retrieved from http://www.nea.gov.vn/English/state/VN_Orienting-Plan-2005.htm
Government of Viet Nam, 2003. National Strategy for Environmental Protection until 2010 and Vision toward
2020 (Approved by the Prime Minister of the Government of Viet Nam according to the Government Decision
256/2003/QD-TTg of December 2nd, 2003).
Government of Viet Nam, 2003. The comprehensive poverty reduction and growth strategy. Retrieved Jan 2007
from http://siteresources.worldbank.org/INVIET NAM/Overview/20270134/cprgs_finalreport_Nov03.pdf
GTZ. 2005. ‘Strategic Environmental Assessment of Dai Tu District Socio-Economic Development Plan in relation
to Tam Dao National Park and its Buffer Zone - SEA Conclusions & Recommendations, Version 1.98’
IAIA. Undated. ‘SEA Current Practices, Future Demands and Capacity Building Needs – Training Manual’.
Inception Team. 2007. Synthesize and analyze existing information on poverty – environment linkages and identify
priority knowledge gaps and define a work plan for the main study, Ministry of Natural Resources and Environment
and UNDP, Hanoi.
International Food Policy Research Institute (IFPRI) (1996): ‘Rice Market Monitoring and Policy Option Study.

30
Labor Newspaper No. 295, 26 October 2006.Website: http://www.laodong.com.vn/Home/
phongsu/2006/10/8397.laodong
Lang.C. .2001. ‘Viet Nam: Shrimps, Mangroves and the World Bank’, WRM Bulletin Nº 51, October 2001.
Le Trong Trai, Nguyen Huy Dung, Nguyen Cu, Le Van Cham, and Eames J.C. 1999. ‘Investment Plan for Ke Go
Nature Conservation Zone, Ha Tinh Province. Birdlife International and the Institute for Forestry Planning and
Protection’ Available at: http://www.wrm.org.uy/bulletin/51/Viet Nam.html
MARD, 2001. ‘Investigation and Impacts Assessment of Kego Reservoir on Ecological Environment’.
MARD, 2003. ‘Environmental Impact Assessment for Viet Nam Water Resources Assistance Project: Draft Final
Consultation Report: Volume 3’.
MOLISA and UNDP. 2004. Evaluation and Planning for Future: Evaluation of National Programme on Hunger
Eradication and Poverty Reduction and Programme 135. Hanoi, Viet Nam.
MONRE. 13 March 2005. Môi trường Hà Nội xung quanh bãi rác Nam Sơn bị ảnh hưởng nặng nề. Website:
http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=210&idmid=&ItemID=9208
Ministry of Foreign Affairs of Denmark. 2007. Support to the World Bank’s Wetlands Project Available at: http://www.
ambhanoi.um.dk/NR/exeres/02461B2F-FE42-4BAB-97C1-1F18F47423C9,frameless.htm?NRMODE=Published.
Morris, J., Bui Thi An, Nguyen Thi Nghia & Vu Dinh Quang. (2002). Evaluation of Impacts: NTFP Project (1998-
2002). NTFP Project: Ha Noi.
Nam Son CPC. 2006. ‘Report on the implementation of socio-economic activities in 2006, with orientation for
2007.’
Nam Son CPC. 2007. ‘Report on the implementation of socio-economic activities in the first six months in 2007
and duty orientation for the remaining six months.
Neumann R.P. & Hirsch, E.H. (2000). Commercialization of NTFP: Review and Analysis of Research. CIFOR: Bogor,
Indonesia. Inception report, FSSP, Ha Noi.
Nguyen Khe CPC. 2007. ‘Report on the implementation of socioeconomic development and national defense
and security in the first six months in 2007 and duty orientation of the remaining six months’, No.16/BC-
UBND.
Nguyen Quang Tuan & Virginia W. Maclaren. 2005. ‘Community Concerns about landfills: A Case Study of Ha
Noi, Viet Nam’, in Journal of Environmental Planning and Management, Vol.48, No.6, 808-831. Routledge.
Norton. A. and Bird. B. and Brock.K. and Kakandre.M. and Turke.C. 2001. A rough guide to PPAs Participatory
Poverty Assessment An introduction to theory and practice Available at: http://www.odi.org.uk/pppg/publications/
books/ppa.pdf
OECD. 2006. Applying SEA: Good Practice Guidance for Development Cooperation.
Office of Deputy Prime Minister. 2005. Practical Guide to SEA Directive - European Directive 2001/42/EC on the
assessment of the effects of certain plans and programmes on the environment
L Pinter, D Swanson, JE Barr. 2004. SEA: A Concept in Progress – A training module for the World Bank Institute.
SEMLA. 2006. Strengthening and Aligning the Environmental Safeguards System in Viet Nam. Hanoi.
Sikor, Thomas. 2001. ‘The Allocation of Forestry Land in Viet Nam: Did it Cause the Expansion of Forests in the
Northwest?’, in Forest Policy and Economics, 2:1-11.
Soc Trang Provincial People’s Committee CWPDP’s PPMU. 2006. ‘Report on project implementation in 2006 and
work plan for 2007’.
Steering Committee-Initial Health Care, 2006, Report on Environment
Sunderlin, W. D. and Thu Ba, H., 2005. “Poverty Alleviation and Forests in Viet Nam”. Centre for International
Forestry Research (CIFOR). Subur Printing. Indonesia.
Report of the Central Committee of Communist Party of Viet Nam at 10th Congress of the Party on 18 April
2006. Paragraph 1. Evaluation of Implementation of Decision of the IX Congress of the Party and review of 20
years of renovation.

31
Pho Yen DPC. 2007. ‘Report on the environmental management, the implementation of environmental law and
environmental actuality in the area of Pho Yen’.
Phuc Thuan CPC. 2007. Report on the results of government implementation in the first six months, the
solutions of implementation of the remaining six months and the locality’s recommendation.
PPAE Team. 2007. Understanding the Voice of the Poor, UNDP and MONRE, Ha Noi, Viet Nam
Programmes for the Prevention of epidemic and diseases in Nam Son commune in 2006. No.05/BC-TYT.
December 2006.
Quan Chu. 2007. ‘Report on the implementation of socio-economic activities in the first six months in 2007 and
duty orientation of the remaining six months’.
Thach Ha DPC. 2006. ‘Report on implementation of socio-economic, national defense in 2006;Target, Duties
and Solution for the implementation of State Plan 2007’.
Thach Dien Commune Peoples Committee. 2007. ‘Report on the Implementation of Socio-Economic and
Defense-Security Plan 2006, and the Socio-Economic Development Objectives for 2007.’
Thach Ha District Health Division. 2006. ‘Report on Health Care Activities of Thach Dien Commune Health
Station 2006.’
Trung Binh CPC, ‘Report on current situation of environmental sanitation and recommendation to overcome
Trung Binh’s CPC environmental pollution’.
Trung Binh CPC. 2007. ‘Report on the socio-economic situation and general duty orientation of 2007.
UN Country Team Viet Nam. 2005.’ The MDGs and Viet Nam Socio-Economic Development Plan 2006-2010’. Ha
Noi, Viet Nam.
United Nations Environment Programme. 2006. SEA: A Tool for Mainstreaming Environmental Sustainability into
Development Planning.
United Nations Environment Programme. 2007. Environment Impact Assessment
Available at: www.gdrc.org/uem/eia/define.html
The Viet Nam Biodiversity Action Plan to the year 2015 and Vision to the year 2020 (currently being drafted).
VnExpress, 20 Feb 2006. Website:http://vnexpress.net/Viet Nam/Xa-hoi/2006/02/3B9E6E53/
Viet Nam News. 1999. ‘World Bank to help restore Cuu Long Delta mangrove forests’, Saturday November 27,
1999, p.1.
Viet Nam Environment Protection Agency. 2005. Overview of Wetlands Status in Viet Nam Following 15 Years of
Ramsar Convention Implementation. Hanoi, Viet Nam. 72 pp.
VEPA.2000. Implementation of Environmental Assessment in investment decision-making
Available at: wwww.unescap.org/drpad/vc/conference/bg_vn_7_iea.htm
VWRAP (Viet Nam Water Resources Assistance Project). 2003. Ke Go Reservoir Sub-project - Community
Information Paper.
World Bank. 1998. Environmental Assessment Update of the Viet Nam Coastal Wetlands Protection and Development
Project. Available at: http://www- wds.worldbank. org/servlet/ WDSContentServer/WDSP/IB/1999/11/04/0000
94946_99031911044384/Rendered/PDF/multi0page.pdf
World Bank, 2006, Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty reduction in Cambodia, Lao
PDR and Viet Nam. Draft Conference Edition
World Bank. 2007. Strategic Environmental Assessment (SEA) Available at: http://web.worldbank.org/WBSITE/
EXTERNAL/WBI/WBIPROGRAMS/ENRLP/0,,contentMDK:20797418~pagePK:64156158~piPK:64152884~theSit
ePK:460957,00.html
WWF. 2007. Discussion paper on Strategic Environment Assessment, Available at: http://72.14.253.104/
search?q=cache:l3CtqcgkVTkJ:www.wwf.org.uk/filelibrary/pdf/sea.pdf+Strategic+Environment+Assessment
&hl=en&ct=clnk&cd=6

32
Phụ lục 1
Đánh giá tác động môi trường (LEP 2005)
Điều 18. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a. Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b. Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c. Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh
thái được bảo vệ;
d. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất,
cụm làng nghề;
e. Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
f. Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g. Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 19. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của
dự án.
3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu
trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ
dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường bổ sung.
5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ
chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.

Điều 20. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và
khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.
2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và
sức chịu tải của môi trường.
3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành
phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do
công trình gây ra.
4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường.
5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển
khai thực hiện dự án.
7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí
của dự án.
8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại
diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương
hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá
tác động môi trường.
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

33
Điều 21. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định
hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện và hướng dẫn hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường của tổ chức dịch vụ thẩm định.
2. Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm a và điểm b khoản 7 Điều này bao
gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan
phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên
gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ
chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bao gồm
đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyên
môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội
dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội
đồng thẩm định quyết định.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham gia hội đồng thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số
thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp
tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định.
5. Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và
phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.
6. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan
tổ chức việc thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này; cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm xem
xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
7. Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án được quy
định như sau:
a. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh;
b. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ
chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền
quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh;
c. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết
định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 22. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét
và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định.
2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét khiếu nại, kiến nghị
của chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi phê duyệt.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường
đã được chỉnh sửa đạt yêu cầu theo kết luận của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định, thủ
trưởng cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này phải xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường; nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án
biết.
4. Các dự án quy định tại Điều 18 của Luật này chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác
sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

34
Điều 23. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án có trách nhiệm sau đây:
a. Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường;
b. Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải,công nghệ xử lý, thông số
tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám
sát;
c. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d. Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận
việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường;
e. Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận
việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:
a. Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê
duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo
nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
thực hiện dự án;
b. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
đã được phê duyệt.

35
Phụ lục 2
Đánh giá môi trường chiến lược (LEP 2005)
Điều 14. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng.
4. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
6. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

Điều 15. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược.
2. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá
trình lập dự án.

Điều 16. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.
2. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.
3. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
4. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
5. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực
hiện dự án.

Điều 17. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
1. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được một hội đồng tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều
này thẩm định.
2. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm đại diện
của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù
hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền
thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao
gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban,
ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội
dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội
đồng thẩm định quyết định.
4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên năm mươi phần trăm số
thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp
tham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham gia hội đồng thẩm định.
5. Tổ chức, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức hội đồng
thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét
các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
6. Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án.
7. Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như
sau:

37
a. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;
c. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối
với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

38
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1:
Chính sách môi trường và người nghèo/
chiến lược đối phó
Những trở ngại cho sự tham gia của các cộng đồng nghèo trong việc xây
dựng các chính sách và chương trình môi trường và mức độ lồng ghép
những mối quan tâm về xoá đói giảm nghèo trong chính sách môi trường
hiện nay
Mục lục
1. Giới thiệu .............................................................................................................................................................................................43

2. Thông tin cơ sở ..................................................................................................................................................................................43


2.1.Dự án “Dự án xây dựng và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển (CWDPP) ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà
Vinh và Cà Mau tại Việt Nam, 2000- 2007”.............................................................................................................................43
2.2. Đánh giá môi trường chiến lược cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ trong mối quan hệ
với Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm ............................................................................................................................44

3. Những phát hiện từ nghiên cứu điển hình và bàn luận .....................................................................................................47
3.1.Thực trạng của người nghèo ở địa phương tiến hành nghiên cứu điển hình ..................................................47
3.2. Mối quan hệ giữa vấn đề môi trường và đói nghèo ở những địa phương được chọn làm nghiên cứu điển
hình......................................................................................................................................................................................................48
3.3. Các tác động của những chính sách môi trường đối với người nghèo ..............................................................48
3.4. Mức độ lồng ghép các mối quan tâm về nghèo đói vào chính sách môi trường hiện nay .........................52
3.5. Những thách thức chủ yếu đối với việc kết hợp người nghèo vào chính sách môi trường........................54
3.6. Các chiến lược đối phó của người nghèo ......................................................................................................................56
3.7. Quan điểm của người nghèo và chính quyền địa phương về thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vào
quá trình xây dựng và thực hiện chính sách môi trường trong thời gian tới ...........................................................57
3.8. Thiếu sót của quá trình thực hiện chính sách môi trường đối với người nghèo/vấn đề nghèo đói ........57

4. Kết luận.................................................................................................................................................................................................58

5. Khuyến nghị .......................................................................................................................................................................................59


5.1. Trợ giúp về thể chế.................................................................................................................................................................59
5.2. Những trợ giúp về mặt xã hội ............................................................................................................................................60
5.3.Trợ giúp về cơ sở vật chất .....................................................................................................................................................61
5.4.Nâng cao năng lực ..................................................................................................................................................................61
5.5. Sự tham gia của người nghèo vào chiến lược đánh giá tác động môi trường (SEA) .....................................62

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................................................................63

40
1. Giới thiệu
Dự án Đói nghèo và môi truờng3 (PEP) được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và tổ
chức Hỗ trợ Phát triển của Vương quốc Anh và được quản lý bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Dự án
này nhằm tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam để lồng ghép các mục tiêu môi trường và giảm nghèo
vào các khuôn khổ chính sách hướng tới phát triển bền vững. Liên doanh các nhà thầu do ICRAF chủ trì đang
cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho một nghiên cứu là một phần của PEP có tên gọi là “Dịch vụ tư vấn kỹ thuật
nhằm hỗ trợ mở rộng kiến thức về mối liên hệ Đói nghèo-Môi trường thông qua tiến hành 10 nghiên cứu điển
hình, tổng kết lại các chương trình quốc gia, xây dựng chính sách và các mô hình đầu tư”.

Báo cáo này được soạn thảo với mục đích nhằm tóm tắt lại những phát hiện chính thuộc nghiên cứu do TS. Bế
Quỳnh Nga4 và THS. Phạm Thu Thuỷ5 thực hiện ở hai tỉnh Sóc Trăng và Thái Nguyên.

2. Thông tin cơ sở
2.1.Dự án “Dự án xây dựng và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển (CWDPP) ở tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh và Cà Mau tại Việt Nam, 2000- 2007”6
2.1.1. Mô tả dự án
Dự án này được lựa chọn là một nghiên cứu điển hình cho các chính sách và pháp luật về môi trường do dự
án được thiết kế nhằm hỗ trợ cho Quyết định Số 109/2003/NĐ-CP7 của Chính phủ Việt Nam và được triển khai
theo Quyết định 116/1999/QĐ-TTg8 . Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, dự án đã đưa ra những bài học kinh
nghiệm trong việc thực hiện: (i) Luật Bảo vệ và phát triển rừng, (ii) Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới 2006-
2020; (iii) Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng/661, (iv) Chiến lược về lập qui hoạch, khai thác hợp lý và bảo vệ
nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam, (v) Nghị định của Chính phủ Số 109/2003/NĐ-CP9, và Thông tư Số 18/2004/
TT-BTNMT10 ; (vi) Quyết định Số 04/2004/QD-BTNMT11 , và (vi) Kế hoạch Hành động vì Đa dạng sinh học của Việt
Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 202012 . Dự án có 7 năm kinh nghiệm trong việc thử nghiệm cách thức
làm thế nào để hài hoà giữa bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Thời gian thực hiện dự án từ ngày 21
tháng 5, 2000 đến ngày 31 tháng 8, 2007.

Dự án được thiết kế để triển khai tại 4 tỉnh nghèo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều nhóm
kinh tế xã hội dễ bị tổn thương, cũng như có giá trị đa dạng sinh học cao trong đó có một diện tích lớn rừng
ngập mặn và nhiều loài sinh vật biển.

Nghiên cứu điển hình là một ví dụ về quá trình triển khai các chính sách môi trường quốc gia ở cấp cơ sở, nơi
đã thực hiện các sáng kiến nhằm hài hoà những xung đột giữa việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường
và xoá đói giảm nghèo của các cộng đồng địa phương.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nơi nghiên cứu điển hình được thực hiện, dự án đã được triển khai tại các huyện Long Phú,
Vĩnh Châu và Cù Lao Dung. Tại huyện Vĩnh Châu, dự án được triển khai tại các xã Vĩnh Châu, Lạc Hoà, Vĩnh Hải,
Vĩnh Phước, Lai Hoà, Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh Châu. Tại huyện Long Phú, dự án được triển khai tại các xã Trung
Bình, Liêu Tự và Lịch Hội Thương. Tại huyện Cù Lao Dung, dự án được triển khai tại các xã An Thành Nam và An
Thành III. Trong số 12 xã trên, An Thành Nam và thị trấn Vĩnh Châu là hai xã không ưu tiên. Những xã còn lại là
những xã ưu tiên.

Theo Ngân hàng Thế giới, dự án được thiết kế nhằm tạo ra mối liên kết giữa vấn đề bảo vệ môi trường và xoá
đói giảm nghèo và có 3 mục tiêu chính bao gồm (i) tái thiết lập các hệ sinh thái đất ngập nước và rừng ngập

3 Tên đầy đủ - Hài hoà hoá các mục tiêu Xoá đói giảm nghèo và Môi trường trong Chính sách và Lập kế hoạch cho Phát triển
bền vững
4 Viện Khoa học xã hội Việt Nam
5 Trung tâm Nông lâm nghiệp Thế giới tại Việt Nam
6 Được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Danida, do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quản lý
7 Ban hành ngày 30 tháng 5, 1999 về việc phê duyệt lập qui hoạch vùng cho khu vực đất ngập nước tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng, và Trà Vinh
8 Ban hành ngày 23 tháng 9, 2003 về Bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước
9 Ban hành ngày 23 tháng 9, 2003
10 Ban hành ngày 23 tháng 8, 2004 về bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước
11 Ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 5 tháng 4, 2004 về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động về Bảo tồn
và Phát triển bền vững những vùng đất ngập nước cho giai đoạn 2004-2010
12 Hiện đang được soạn thảo

41
mặn ven biển và nâng cao tính bền vững sinh cảnh của những hệ sinh thái này và các chức năng phòng hộ ven
biển tại 4 tỉnh phía Nam của đồng bằng sông Cửu Long; (ii) nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng đất ổn định
đối với những vùng đất giáp với các khu rừng ngập mặn ven biển; và (iii) nâng cao vị thế xã hội và cải thiện
sinh kế cho các cộng đồng nghèo nhằm làm giảm việc khai thác các hệ sinh thái rừng ngập mặn (Ngân hàng
Thế giới 1998).

Dự án với mục tiêu phục hồi các khu rừng ngập mặn ven biển tại đồng bằng sông Cửu Long trong khu khu
bảo vệ nghiêm ngặt (FPZ) có chiều dài là 470 km và nâng cao sinh kế cho 600.000 người nghèo. Trước khi có dự
án, cộng đồng dân nghèo nông thôn ở vùng dự án có một vài cơ hội tạo thu nhập mà không phải khai thác tài
nguyên rừng ven biển tới mức cạn kiệt như hiện nay (Việt Nam News 1999).

Người ta ước tính rằng khoảng 60 % diện tích rừng ngập mặn trong khu vực đã bị biến mất trong giai đoạn
1984 và 1994 do nạn khai thác gỗ và phát triển các hồ ao nuôi tôm (Việt Nam News 1999). Do đó, bằng cách
phục hồi các khu rừng ngập mặn ven biển, giảm nạn xâm canh đất rừng và tạo các hoạt động tạo thu nhập ổn
định cho người dân ở khu vực gần đó, dự án này hướng tới việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên mang
tính sống còn để bảo vệ khu vực ven biển trước những cơn bão, bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi lại sinh
cảnh cho các loài thuỷ sản có giá trị thương mại (Việt Nam News 1999).

2.1.2.Đánh giá dự án
Tăng năng suất nông nghiệp và quản lý tài nguyên ven biển là một mục tiêu của chiến lược phát triển nông
thôn hiện nay của chính phủ Việt Nam. Dự án được coi là một phương tiện nhằm giúp đỡ nỗ lực của Chính phủ
trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, và phát triển
kinh tế xã hội bằng cách hướng vào một khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi đói nghèo cao và sự suy thoái
nghiêm trọng của rừng ngập mặn và các sinh cảnh tự nhiên quan trọng (Việt Nam News 1999).

Các đánh giá khác nhau của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng người dân ở các nơi khác nhau dường như đã
nhận thức tốt hơn về sự cần thiết phục hồi rừng ngập mặn mà cụ thể là các hoạt động trồng cây tự nguyện
và của cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ không chỉ bao gồm những người nông dân nuôi tôm mà
còn bao gồm cả những người nông dân, công nhân lâm nghiệp, nông dân sản xuất muối, thợ may, thợ cơ khí,
thợ thủ công, chủ cửa hàng, ngư dân, và những người lao động khác. Nhiều người đã được chính quyền địa
phương khuyến khích di dời khỏi khu vực này để nuôi tôm hoặc trở thành công nhân lâm nghiệp, như vậy các
cây rừng ngập mặn có thể được trồng (Gibbs 2001). Nhà tài trợ hi vọng tác động lên những nguồn tài nguyên
có thể được giảm đi bằng cách di rời những nhóm người đang phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên trong khu
bảo tồn đất ngập nước.

Có nhiều bàn cãi liên quan tới những lợi ích của việc tái định cư cho người nghèo ra khỏi khu vực rừng ngập
mặn. Lăng (2001) cho rằng thay vào việc nên xem xét vai trò của các chính sách Nhà nước trong việc khuyến
khích nuôi tôm và những tác động tiêu cực có liên quan do những chính sách đó tạo ra đối với các khu vực
rừng ngập mặn, dự án chỉ hoàn toàn dựa trên cơ sở lý luận cho rằng nguyên nhân mất rừng ngập mặn là do
người dân địa phương mà cụ thể là cộng đồng dân nghèo nông thôn ở vùng dự án khi họ chỉ có rất ít cơ hội
tạo thu nhập từ các hoạt động khác khác ngoài việc khai thác tài nguyên rừng ven biển tới mức mà những lợi
ích đem lại từ việc khai thác này đã bị suy giảm nghiêm trọng. Lăng đã chỉ ra rằng việc mất các cánh rừng ngập
mặn Việt Nam là một vấn đề phức tạp. Việc đổ lỗi cho nông dân, những người đang phá các khu rừng ngập
mặn ven biển trong khi bỏ qua không xem tới các chính sách Nhà nước và việc mở rộng nuôi trồng thuỷ sản
chính là đổ lỗi cho các nạn nhân.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới lại lập luận rằng nguyên nhân chính ở đây là do những người nghèo nhất,
những người sống trong các khu rừng ngập mặn ven biển và kiếm thu nhập bằng cách chặt cây để làm củi và
than củi, là những người tạo sức ép lên các khu rừng ngập mặn ven biển, sự ổn định của vùng nội thuỷ và các
khu vực sinh sản của cá. Ở các khu vực ven biển, đói nghèo là nguyên nhân chính gây suy thoái rừng ngập mặn
ven biển và dự án đang trực tiếp giải quyết nhu cầu phát triển người nghèo và sự thiệt hại về mặt môi trường
dongười nghèo gây nên. Dự án Phát triển và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển phản hồi bằng cách hỗ trợ
trồng lại rừng ngập mặn và dành ra vùng đất nội thuỷ gần với nơi định cư cũ để thiết lập các hoạt động kinh tế
mới cho người nghèo (Gibbs 2001). Các hộ gia đình tái định cư là những người rất nghèo của Việt Nam, những
người sống tự cung tự cấp bằng cách khai thác các khu rừng ngập mặn ven biển, do đó họ đang được giúp đỡ
để bắt đầu một cuộc sống mới ở nơi có nhiều các cơ hội tạo thu nhập thay thế cho hoạt động chặt cây ở trong
các khu rừng ngập mặn ven biển.

42
Mặc dù còn có những tranh cãi khác nhau như đã đề cập ở trên, dự án đã đạt được những kết quả tích cực. Một
đánh giá chung trong Báo cáo hàng năm năm 2006 của Ban Quản lý dự án tại Sóc Trăng cho biết:
● Sinh kế của các hộ gia đình tái định cư gặp những khó khăn ban đầu trong thời kỳ chuyển đổi do di
dời từ khu bảo vệ nghiêm ngặt (FPZ) ra sinh sống tại các khu tái định cư mới. Sự phụ thuộc vào những
nguồn tài nguyên trong Khu bảo vệ nghiêm ngặt đang giảm dần, mặc dù đối với nhiều hộ gia đình
nghèo nó vẫn là một sinh kế phụ quan trọng. Những hộ gia đình sống trong khu tái định cư rất dễ
tổn thương. Họ dễ dàng bị lâm vào cảnh nghèo đói do bị chuyển ra khỏi những khu vực được bảo vệ
nghiêm ngặt do thiếu đất cho những hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp. Hoạt động của dự án
trong những tháng vừa qua đã chú ý tới việc tạo ra những nguồn sinh kế thay thế cho các hộ gia đình
này thông qua việc thành lập các hợp tác xã làm nghề thủ công và dạy nghề.
● Hoạt động Phát triển và chuyển giao công nghệ (TDT) đã góp phần vào việc đa dạng hoá các hoạt
động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong vùng dự án. Các kĩ thuật trồng trọt mới và
mô hình canh tác tiên tiến cho năng suất và chất lượng cao do dự án giới thiệu đã được các hộ gia
đình tham gia dự án áp dụng, các kĩ thuật và mô hình này giúp nâng cao thu nhập của những hộ gia
đình đó.
● Quá trình triển khai Kế hoạch hành động xã (CAP) và Kế hoạch hành động thôn(VAP) đã cải tạo mạnh
mẽ cơ sở hạ tầng nông thôn vùng dự án và góp phần trực tiếp và gián tiếp nâng cao thu nhập của hộ
gia đình và chất lượng của các chỉ số cuộc sống. Bằng cách đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng các trạm
y tế, trường tiểu học, đường, điện, Ban Quản lý dự án tỉnh đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản của địa
phương vùng dự án, giúp phát triển kinh tế cho xoá đói giảm nghèo.
● Việc thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDPs) đã cải thiện cuộc sống văn hoá và tinh
thần của người Khơ me. Các điều kiện học tập của trẻ em người Khơ me cũng đã được nâng cao.
● Chương trình xoá mù chữ không chỉ góp phần nâng cao trình độ học vấn của người nghèo mà còn
giúp họ có thêm kiến thức canh tác, vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khoẻ, và tìm cách xoá đói
giảm nghèo.

Bảng 1 sau mô tả chi tiết hơn những thành tựu của một số hợp phần quan trọng của dự án.

Bảng 1: Đánh giá dự án


Các hợp phần của dự án Đánh giá nhu cầu và đánh giá kết quả
Hợp phần trồng & bảo vệ Hợp phần này đã giảm sức ép trước mắt và trực tiếp lên khu bảo vệ nghiêm
rừng và hợp phần tái định ngặt và tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Các kết quả như sau:
cư ● Theo Bộ Ngoại giao Đan Mạch (2007), 809 ha rừng đã được trồng nghĩa
là tổng diện tích rừng được trồng trong khuôn khổ dự án là 4.507 ha,
đạt 116 % kế hoạch của năm 2006. Ngoài ra gần 700.000 cây phân tán
đã được trồng nâng tổng số lượng cây lên hơn 2,2 triệu cây. Các hợp
đồng đã được được kí để bảo vệ 6.400 ha rừng phòng hộ. Nâng tổng
số lên 31.700 ha rừng được bảo vệ, chiếm 120% kế hoạch.
● Không có một hộ gia đình tái định cư nào trở về định cư tại khu bảo
vệ nghiêm ngặt.
● Một vành đai phòng hộ ven biển đã được thiết lập. Theo Ban Quản lý
dự án tỉnh Sóc Trăng, sự bồi lấp hàng năm ở khu vực ven biển thuộc
xã Trung Bình (huyện Long Phú) và xã An Thành Nam (huyện Cù Lao
Dung) tương ứng là từ 30 – 50 m và 100 – 150 m. Tại huyện Vĩnh Châu,
sự bồi lấp ở khu vực ven biển thuộc các xã Vĩnh Hải, Lạc Hoà và Vĩnh
Châu là khoảng 50 – 100 m. Gần đây, số lượng cá thể các loài cua, cá
thu, sò và các loài thuỷ sinh khác đã tăng lên với số lượng lớn.
● So với trước kia, như đã được các xã vùng dự án báo cáo, số vụ vi phạm
lâm luật gồm chặt cây rừng và phá rừng đã giảm tới 90%.

43
Phát triển và chuyển giao Hoạt động chính được tiến hành như là một phần của Hợp phần Phát triển và
công nghệ (TDT) chuyển giao công nghệ chính là quá trình triển khai các mô hình trình diễn ở
các hộ gia đình trong toàn vùng dự án. Tới thời điểm hiện nay, 880 lượt kiểm kê
đo đạc chi tiết (DMs) đã được triển khai trên 4 tỉnh với nhiều loại mô hình khác
nhau về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đánh giá sơ bộ của hợp
phần Phát triển và chuyển giao công nghệ đã chỉ ra rằng các hộ gia đình đã
thu được những lợi ích kinh tế từ việc triển khai những mô hình trình diễn. Hợp
phần này cũng đồng thời triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực và
nguồn lực cho các cơ sở cung cấp dịch vụ khuyến nông tại địa phương nhằm
đảm bảo tính bền vững của các kết quả của dự án trong tương lai.
Phát triển xã hội Bằng việc triển khai hoạt động phục hồi sinh thái thuộc Hợp phần tái định
cư, triển khai 03 quĩ: Quĩ cộng đồng, Quĩ phát triển cho người dân tộc thiểu
số (EMDF), và Quĩ hỗ trợ xã hội (SSF) trực thuộc hợp phần Phát triển xã hội, và
chuyển giao các kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ
gia đình thuộc Hợp phần Phát triển và chuyển giao công nghệ, Ban Quản lí dự
án tỉnh đã góp phần giảm những sức ép thường xuyên lên khu bảo vệ nghiêm
ngặt bằng cách giúp đỡ những người nghèo, những người mà thu nhập của họ
phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào các nguồn tài nguyên khai thác được
từ rừng ngập mặn để nâng cao sinh kế của mình.
Xây dựng chính sách và Vùng dự án được chia thành hai khu vực: Khu bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng
phát triển thể chế đệm (BZ). Trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, không được phép có bất kì hoạt động
sản xuất hoặc định cư nào. Toàn bộ khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ được trồng
rừng. Tại vùng đệm, như đã được dự án thiết kế, trồng cây – tỉ lệ sản xuất 40 –
60. Nhằm tăng cường khía cạnh về thể chế, dự án đã:
● Hoàn thành việc phân vùng (xây dựng các cột mốc và biển báo và
UBND tỉnh ban hành quyết định hành chính).
● Hoàn thành hoạt động lập qui hoạch sử dụng đất cho 11 xã vùng dự
án để khai thác và phát triển những nguồn tài nguyên ven biển, và
định hướng phát triển kinh tế xã hội phù hợp với các điều kiện địa
phương.
● Cấp 1.945 sổ Đỏ cho các hộ gia đình về quyền sử dụng đất hợp lí.
Hợp phần tái định cư Cho tới thời điểm hiện nay có 1.317 hộ gia đình đã tái định cư từ khu bảo vệ
nghiêm ngặt, phần lớn đã vào các khu tái định cư đạt 90% mục tiêu của dự án
(1.468 hộ tái định cư). Ban đầu một số khu tái định cư đã gặp phải một số vấn
đề liên quan tới việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ; tuy nhiên những vấn đề
này phần lớn đã được khắc phục trong những tháng gần đây. Trọng tâm chính
của các hoạt động hiện nay của dự án là nâng cao dịch vụ hỗ trợ sinh kế cho
các hộ gia đình tái định cư nhằm đảm bảo tính bền vững đối với những lợi ích
của dự án
Nguồn: Ban Quản lý dự án Sóc Trăng năm 2007 và những nguồn khác

2.2. Đánh giá môi trường chiến lược cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại
Từ trong mối quan hệ với Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm 13
2.2.1. Mô tả dự án
Những vấn đề môi trường chính ở Đại Từ bao gồm: ranh giới giữa vườn quốc gia và huyện không được phân
chia rõ ràng; việc sử dụng củi làm chất đốt trong chế biến chè; dân số gia tăng và thiếu đất; trồng chè ở những
khu giáp ranh và những khu vực thuộc Vườn quốc gia. Từ năm 2003, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
(MARD) và GTZ đã triển khai dự án Quản lí Vườn Quốc gia Tam Đảo và Vùng đệm (GTZ-Dự án Quản lí VQG Tam
Đảo và vùng đệm), một trong những mục tiêu của dự án là hỗ trợ các chủ thể hoạt động tại VQG Tam Đảo
và vùng đệm xây dựng và triển khai các kế hoạch và chương trình trong khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm
trong

13 Năm 2005, UBND huyện Đại Từ, Sở Kế hoạch & Đầu tư, VQG Tam Đảo và Dự án Quản lí VQG Tam Đảo và vùng đệm do GTZ tài
trợ (GTZ-TDMP) đã phối hợp tiến hành một dự án Đánh giá môi trường chiến lược thí điểm cho Kế hoạch Phát triển kinh tế xã
hội huyện Đại Từ (SEDP) giai đoạn 2006-2010. Dự án được triển khai với sự hỗ trợ của một tổ công tác gồm đại diện của Sở Tài
nguyên & môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục Kiểm lâm

44
đó cân bằng những mối quan tâm về kinh tế, xã hội và môi trường. Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) được
xác định là một công cụ giúp hoàn thành mục tiêu này. Để làm được điều đó, một dự án Đánh giá môi trường
chiến lược thí điểm cho những tiến trình lập kế hoạch tại huyện Đại Từ ở sườn phía Tây của VQG đã được thực
hiện14 . Mục tiêu tổng quát của dự án Đánh giá môi trường chiến lược là: “Xác định những mối quan tâm thực
tế về mặt môi trường có liên quan đến VQG Tam Đảo và vùng đệm để lồng ghép vào chương trình phát triển
kinh tế xã hội của huyện Đại Từ (SEDP), giai đoạn 2006-2010”.

Dự án này được lựa chọn là một nghiên cứu điển hình cho Chính sách và luật pháp về môi trường bởi vì nó được
thiết kế nhằm hỗ trợ Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn
2006 – 2010 của Chính phủ Việt Nam. Dự án cũng đồng thời đưa ra một số ví dụ về một trong những dự án
Đánh giá môi trường chiến lược đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Mặc dù dự án Đánh giá môi trường chiến
lược này được tiến hành trước khi các qui định sửa đổi về Đánh giá môi trường chiến lược được đưa vào trong
Luật Bảo vệ môi trường 2005, dự án vẫn đưa ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị cho các dự án Đánh giá
môi trường chiến lược trong tương lai tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án còn tạo ra những bài học kinh nghiệm
hay về cách thức làm thế nào để triển khai (i) Luật Bảo vệ môi trường, (ii) Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới
2006- 2020; (iii) Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng/661. Nghiên cứu điển hình còn đưa ra một ví dụ cho quá
trình triển khai các chính sách môi trường quốc gia ở cấp cơ sở. Hơn thế nữa, nó được thiết kế cho một tỉnh
nghèo, nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, bao gồm một diện tích lớn rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

Việc xây dựng phương pháp luận cho Đánh giá môi trường chiến lược phối hợp giữa các hướng dẫn trích dẫn
từ những tài liệu nghiên cứu quốc tế về những kinh nghiệm thực tiễn và những nghiên cứu điển hình, đồng
thời kết hợp với kiến thức địa phương để đảm bảo rằng phương pháp luận nêu ra là phù hợp với bối cảnh
của Việt Nam. Bốn hoạt động chính đã được thực hiện như là một phần của phương pháp luận Đánh giá môi
trường chiến lược.

Những nhân tố chính của tiến trình là:


● Xác định ‘những yếu tố vật chất có giá trị’ ưu tiên trong khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm - ví dụ: các
yếu tố vật chất hoặc hữu hình của VQG Tam Đảo hoặc vùng đệm mà các bên liên quan cho rằng là có
giá trị do những đặc điểm của chúng về mặt môi trường, kinh tế hoặc xã hội.
● Xác định ‘tiêu chí về tính bền vững’ có liên quan đối với từng yếu tố vật chất có giá trị – ví dụ: những
điều kiện cần đáp ứng để đảm bảo rằng các giá trị của những yếu tố vật chất đó được duy trì hoặc
nâng cao.
● Xác định các mục tiêu phát triển trên cơ sở bản dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH có thể được xem xét
trong tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược – ví dụ: mục tiêu hoặc mục đích liên quan tới huyện
Đại Từ đã được các cơ quan chức năng ở địa phương xác định liên quan tới sử dụng đất, quản lí tài
nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng hoặc những vấn đề về lập kế hoạch
cho tương lai.
● Tiến hành một đánh giá về tính bền vững để xác định hướng dẫn thực hành để vừa đáp ứng mục tiêu
phát triển vừa đáp ứng tối đa tiêu chí về tính bền vững và do đó bảo vệ những yếu tố vật chất có giá trị.

Kế hoạch phát triển KT-XH huyện Đại Từ giai đoạn 2006 - 2010 đã được phê duyệt vào năm 2005. Bản dự thảo
Kế hoạch PT KT-XH nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đồng thời nâng cao chất lượng phát triển,
nâng cao tính hiệu quả, hiệu suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế của huyện trong khi đó tạo điều kiện
thuận lợi cho nâng cao công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân địa phương bằng cách đẩy lùi và đấu tranh với các tệ nạn xã hội. Trong khuôn khổ bản dự
thảo Kế hoạch PT KT-XH, các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển đã được xây dựng theo từng ngành sau đây và do
đó phù hợp cho tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược:
● Nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn: gồm các chỉ tiêu phát triển
về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ lợi
● Công nghiệp và xây dựng: gồm các chỉ tiêu phát triển về khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến các sản phẩm nông lâm và làng nghề
● Cơ sở hạ tầng: gồm các chỉ tiêu phát triển về đường giao thông, điện và cung cấp nước
● Thương mại và dịch vụ: gồm các chỉ tiêu phát triển về thị trường và du lịch
● Giáo dục và y tế: gồm các chỉ tiêu phát triển về giáo dục và y tế

14 Huyện Đại Từ được lựa chọn là nơi thí điểm triển khai Đánh giá môi trường chiến lược bởi những lí do sau đây: huyện chiếm
một diện tích bằng 1/3 diện tích vùng đệm; chiếm 1/3 diện tích vùng lõi của VQG TĐ; có ranh giới với vùng đệm dài; chính
quyền địa phương nhiệt tình tham gia dự án; và thực trạng phát triển hiện nay tương đối thấp.

45
2.2.2. Đánh giá dự án
Đánh giá nhu cầu ban đầu và đánh giá của dự án chỉ ra rằng người dân trong vùng đã nhận thức được về
những vấn đề môi trường hiện nay đang diễn ra trong khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm (ví dụ việc sử dụng
phân bón và thuốc trừ sâu). Bên cạnh đó, VQG Tam Đảo và vùng đệm đang được hỗ trợ một phần thông qua
các tài liệu lập kế hoạch khác, ví dụ: dự thảo Kế hoạch Hoạt động của VQG Tam Đảo và một loạt các Kế hoạch sử
dụng tài nguyên cấp xã do dự án GTZ – Dự án Quản lí VQG Tam Đảo và vùng đệm xây dựng. Tuy nhiên, không
một tài liệu nào trong số những tài liệu này có phạm vi bao trùm toàn bộ huyện, VQG Tam Đảo và vùng đệm
hoặc đề cập tới những mối quan hệ qua lại giữa các khu vực này.

Theo GTZ, dự án đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về cách thức triển khai Đánh giá môi
trường chiến lược trên thực tế.

Trước hết, mặc dù còn thiếu hướng dẫn mang tính thực hành và những kinh nghiệm về thực hiện Đánh giá môi
trường chiến lược tại Việt Nam nhưng các bên liên quan thông qua và cam kết thực hiện đến cùng tiến trình
này. Các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, xã và VQG Tam Đảo đã tham gia tích cực trong các giai đoạn của
dự án Đánh giá môi trường chiến lược và ở nhiều cấp độ khác nhau. Phải thừa nhận rằng tiến trình Đánh giá
môi trường chiến lược chủ yếu do nhóm chuyên gia tư vấn và dự án Quản lí VQG Tam Đảo và vùng đệm tiến
hành; tuy nhiên, điều này phản ánh một thực tế là Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai Đánh
giá môi trường chiến lược. Bản thân tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược là một quá trình xây dựng năng
lực và tiến trình này đã được phát triển, theo đó trong tương lai các cơ quan có liên quan ở địa phương có thể
có một vai trò chủ đạo hơn trong việc quản lí và thực thi Đánh giá môi trường chiến lược.

Thứ hai, các chính sách môi trường nói chung và chính sách Đánh giá môi trường chiến lược nói riêng của Việt
Nam còn thiếu những hướng dẫn mang tính thực hành. Cơ sở pháp lí cho Đánh giá môi trường chiến lược tại
Việt Nam đã được xây dựng từ năm 1994. Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường tới năm 2010 (NSEP), do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12 năm 2003 tạo nên bệ phóng cho việc giới thiệu Đánh giá môi
trường chiến lược, bằng cách thừa nhận một thực tế là “việc lồng ghép những mối quan tâm về môi trường
vào trong các chính sách, định hướng và kế hoạch phát triển vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm của tất
cả các cấp và các ngành” cần có sự hợp tác quốc tế và sự nỗ lực hơn nữa để cải tiến khung pháp lý và nâng cao
nhận thức của người dân về những khía cạnh môi trường. Trong những năm vừa qua ngày càng có nhiều yêu
cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm và qui trình cho đánh giá ở cấp chiến lược. Những yêu cầu này đã tạo nên 3
trong số những chiến lược phát triển quan trọng nhất của Việt Nam: 1) Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và
xoá đói giảm nghèo (CPRGS); 2) Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020; và 3) Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam). Luật
Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 là một bước tiến lớn quan trọng trong vấn đề Đánh giá môi trường chiến
lược tại Việt Nam và đặt ra yêu cầu tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược cho nhiều qui hoạch tổng thể và
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba, mặc dù còn thiếu hướng dẫn, Đánh giá môi trường chiến lược đã chứng tỏ là một công cụ phù hợp để
đạt được mục tiêu đã được nêu ra là xác định những mối quan tâm về môi trường để lồng ghép vào Kế hoạch
Phát triển kinh tế xã hội. Tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành tại huyện Đại Từ đã thành
công trong việc xác định những mối quan tâm thực tế về môi trường để lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển
kinh tế xã hội. Sự thành công này sẽ là một dự báo tốt cho quá trình triển khai tiến trình Đánh giá môi trường
chiến lược trong tương lai.

Dự án đồng thời đã chỉ ra nhiều khuyến nghị cho việc áp dụng mở rộng Đánh giá môi trường chiến lược.

Để đảm bảo rằng các kết quả của Đánh giá môi trường chiến lược có tính hiện thực cao, cần phải có một chiến
lược triển khai toàn diện, bao gồm một hệ thống giám sát và báo cáo rõ ràng cho quá trình triển khai Đánh giá
môi trường chiến lược. Việc giám sát và báo cáo về quá trình triển khai Đánh giá môi trường chiến lược sẽ là
một bước quan trọng trong tương lai nhằm đạt được những điều sau: (i) hướng dẫn quá trình triển khai các kết
quả và khuyến nghị của Đánh giá môi trường chiến lược; (ii) hướng dẫn lập qui hoạch cho tương lai tại huyện
Đại Từ bằng cách đảm bảo có sự phản hồi đầy đủ đối với những kế hoạch triển khai hàng năm của Kế hoạch
Phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế lập kế hoạch khác có liên quan; và (iii) phổ biến thông tin cho những
Đánh giá môi trường chiến lược khác có thể được tiến hành trong tương lai. Các bên liên quan sẽ cần có đủ
năng lực và sự hỗ trợ đầy đủ về mặt kĩ thuật / khoa học nhằm triển khai đánh giá môi trường chiến lược và thực
hiện công tác giám sát và báo cáo theo yêu cầu.

46
Quá trình triển khai Đánh giá môi trường chiến lược sẽ chỉ có hiệu quả nếu các bên liên quan có liên quan tiếp
tục cam kết hỗ trợ tài chính và tất cả các nguồn tài trợ tiềm năng được xác định.

Tiến trình Đánh giá môi trường chiến lược nêu lên một loạt những vấn đề lớn có liên quan tới mối quan hệ về
mặt thể chế giữa các bên liên quan có quan tâm tới những vấn đề môi trường tại huyện Đại Từ, VQG Tam Đảo,
và qui hoạch sử dụng đất tại vùng đệm. Trong khi các cuộc tham vấn cả chính thức và không chính thức giữa
các bên liên quan đã được thực hiện, hiện vẫn còn thiếu những cơ chế thông tin và điều phối chính thức được
thể chế hoá, đặc biệt liên quan tới lập qui hoạch mang tính chiến lược. Vấn đề này không chỉ liên quan tới tiến
trình và quá trình triển khai Đánh giá môi trường chiến lược mà còn, ở phạm vi rộng lớn hơn, liên quan tới các
hoạt động lập kế hoạch/qui hoạch khác đang được thực hiện ví dụ: dự thảo Kế hoạch Hoạt động của VQG Tam
Đảo và các Kế hoạch sử dụng tài nguyên cấp xã.

3. Những phát hiện từ nghiên cứu điển hình và bàn luận


3.1. Thực trạng của người nghèo ở địa phương tiến hành nghiên cứu điển hình
Tỉ lệ hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tại những địa bàn nằm
trong diện nghiên cứu tại tỉnh Sóc Trăng vẫn còn cao (hơn 20% vào năm 2007). Tại tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ này là
23 % ở huyện Phổ Yên và 31,84 % ở huyện Đại Từ năm 2007). Phần lớn các hộ gia đình được phỏng vấn không
cho rằng các chỉ số về nghèo đói do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang sử dụng là phù hợp. Người
nghèo đồng thời cũng có định nghĩa riêng của họ về sự nghèo đói và giàu có. Quan niệm chung của những
người nghèo tại tỉnh Sóc Trăng và Thái Nguyên về khái niệm đói nghèo là: bệnh tật, thiếu lao động, thiếu vốn,
có nhiều con và không có việc làm.

Quan niệm về hộ giàu và hộ nghèo tại Ấp Chợ, xã Trung Bình, Tỉnh Sóc Trăng
Người dân địa phương thường cho rằng hộ giầu là hộ đủ ăn đủ mặc, có nhà cửa đàng hoàng, có cơ sở kinh
doanh, có người nhà ở nước ngoài:”Người giầu là người có ghe lớn, có cơ sở kinh doanh buôn bán lớn” và “Đủ
ăn đủ mặc, có ghe nghề, không thiếu nợ nần” hộ khá do có bà con ở nước ngoài hoặc có mặt tiền ở gần chợ kinh
doanh vàng, vải. Họ có dư ăn dư để, nhà cửa khang trang”

Hộ nghèo được quan niệm là những hộ không đủ ăn, mang công mắc nợ, nhà cửa sơ sài: “Theo tôi hộ nghèo
là hộ nhà cửa tanh bành, thiếu ăn thiếu mặc, mắc nợ. Nếu hai ngày không đánh được cá là đói”.
Ngoài ra đông con, ốm đau bệnh tật cũng là nguyên nhân nghèo:”Hộ nghèo là hộ con đông, làm ăn thua lỗ,
ốm đau”.

Người nghèo tự cho mình thuộc nhóm yếu thế/ bị gạt ra ngoài lề và không có khả năng hội nhập với xã hội.
Đồng thời, họ thiếu tự tin về khả năng tham gia vào hoạt động xã hội và cộng đồng và không thấy được sự cần
thiết phải thu hút sự chú ý của các cơ quan hữu quan ở địa phương. Họ chấp nhận thực tại, thậm chí khi thực
tại đó có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của họ.

Tôi không muốn tham gia vào bất kì quá trình phát triển môi trường nào bởi vì sẽ không có ai muốn nghe tôi nói.
Tôi chấp nhận thực tại này bởi vì nó cũng giống như đối với đời bố mẹ của tôi.
Ông T.S. 57 tuổi, nghề biển, xã Ấp Chợ, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Các cơ quan có liên quan ở địa phương nói chung coi người nghèo là những người thiếu khả năng tham gia
bất kì hoạt động pháp lí nào hoặc không có khả năng đề đạt nguyện vọng của mình.

Chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cần thu hút người nghèo tham gia bởi vì họ là những người chịu ảnh hưởng tiêu
cực nhất từ quá trình thực thi các chính sách về môi trường nhưng thu hút sự tham gia của họ rất khó khăn. Một
số không có khả năng đọc hoặc viết. Thậm chí khi chúng tôi mời họ tham gia cuộc họp và hỏi về những nhu cầu
và sự quan tâm của họ thì họ chỉ cười và không nói lên được với chúng tôi là họ đang nghĩ gì. Ngoài ra người
nghèo phải kiếm sống nên họ không quan tâm tới môi trường. Họ còn bận làm ăn không có thời gian tham gia.
Một cán bộ UBND huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

47
Người dân địa phương đôi khi tạo nên sức ép về mặt xã hội đối với người nghèo và làm cho họ cảm thấy bị gạt
ra ngoài lề của xã hội.

Chúng tôi quá nghèo và chúng tôi thậm chí không có áo mưa để mặc khi trời mưa to. Chúng tôi phải đục một lỗ
trên túi phân bón và sử dụng nó làm áo mưa. Mọi người cười vào mặt chúng tôi và khinh bỉ chúng tôi. Khi chúng
tôi ốm và không có gì để ăn, chúng tôi đến và đề nghị mọi người giúp đỡ nhưng họ lấy áo mưa của chúng tôi ra
làm trò đùa và cười vào mặt chúng tôi và từ chối giúp đỡ. Con trai chúng tôi cưới một cô gái và gia đình cô ta đã
lợi dụng con trai chúng tôi bởi vì gia đình chúng tôi nghèo và con trai chúng tôi phải chạy sang Cam pu chia vì nó
không thể chịu đựng nổi. Chúng tôi chưa bao giờ được mời tham gia họp xã. Không ai quan tâm tới chúng tôi.
Bà N.T.T, nông dân, 54 tuổi, ấp Prey chop B, xã Lai Hoà, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng

3.2. Mối quan hệ giữa vấn đề môi trường và đói nghèo ở những địa phương được chọn
làm nghiên cứu điển hình
Nói chung, có thể thấy rõ mối quan hệ giữa vấn đề môi trường và đói nghèo ở cả hai tỉnh nghiên cứu. Tại tỉnh
Sóc Trăng, đói nghèo dẫn đến sự thờ ơ của người nghèo trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn. Khi sinh kế của
họ dần được cải thiện đã thôi thúc họ quan tâm tới môi trường và ngược lại. Người dân bắt đầu thấy sự xuất
hiện trở lại của nhiều loài cá và cua mà họ đã không thấy trong vòng 20 năm trước. Tại tỉnh Thái Nguyên, do
thu thập thấp, người dân sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu hoá học gây ô nhiễm nguồn tài nguyên
nước trong khu vực.

Điều thú vị là người nghèo có cách hiểu riêng của họ về khái niệm “môi trường” khi họ đề cập tới khái niệm
này. Một số người cho rằng môi trường có nghĩa là ăn chín, uống sôi và nhà cửa sạch sẽ (tại xã Ấp Chợ, tỉnh
Sóc Trăng và xóm Vang, xã Quân Chu, tỉnh Thái Nguyên). Những người khác lại cho rằng môi trường là ô nhiễm
nguồn nước, rừng, hệ sinh thái rừng, rác và dầu tràn, vệ sinh (thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và xã Phúc
Thuận, tỉnh Thái Nguyên). Tại tỉnh Thái Nguyên, người nghèo đồng thời cũng đã nhận thấy những tác động tiêu
cực do môi trường bị suy thoái gây nên, ví dụ như:
● Rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn tài nguyên nước
● Nhiệt độ trong khu vực tăng cao trong vài năm gần đây
● Sông suối bị khô cạn
● Sử dụng phân bón và thuốc hoá học tràn lan trong khu vực
● Các chai hoá chất sử dụng hết bị bỏ lại ở sông suối và ruộng lúa
● Nước không sạch như 10 năm trước đây
● Chất lượng đất bị suy thoái

Những gia đình nghèo thường mải làm ăn không tham gia họp hành nên thường trả lời là họ không biết và
không nghe thấy gì về “môi trường” và “bảo vệ môi trường”. Một số gia đình thì có nghe thấy vấn đề trên qua
loa, đài, TV. Vấn đề môi trường chung đã được xác định tại cả hai tỉnh nghiên cứu là địa phương chưa có nơi
đổ rác tập trung. Người dân thường thải rác xuống biển và xuống suối vì họ cho rằng “rác thải đổ ra sông trôi ra
biển không ảnh hưởng đến ai” và việc “chôn lấp rác thải là hợp vệ sinh”. Vấn đề hố xí hợp vệ sinh cũng là điều địa
phương cần giải quyết:”Hố xí hợp vệ sinh ở đây còn ít, nhiều người cần vốn để xây hố xí hợp vệ sinh”.

3.3. Các tác động của những chính sách môi trường đối với người nghèo
Nói chung, việc xây dựng và quá trình triển khai các chính sách môi trường vừa có tác động tích cực vừa có tác
động tiêu cực lên người nghèo. Những tác động chính được tóm tắt trong các phần sau.

3.3.1 Các tác động tích cực


Những lợi ích chính mà việc xây dựng và triển khai các chương trình bảo vệ môi trường đã đem lại cho người
nghèo có thể thấy rõ ở hai tỉnh được nghiên cứu như sau.

a. Nguồn thu nhập thay thế


Các phân tích đã chỉ ra những ví dụ thành công về việc tạo ra những sinh kế thay thế cho các hộ gia đình nghèo
như là kết quả của việc triển khai các chương trình bảo vệ môi trường. Ví dụ, nhờ có hoạt động của chương
trình quốc gia (Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng) và của Dự án Phát triển và bảo vệ vùng đất ngập nước
ven biển, người nghèo ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thêm nghề phụ. Trước kia, nguồn thu nhập chính
của họ là từ đánh bắt cá qui mô nhỏ hoặc đi làm thuê cho người giàu. Tuy nhiên, để bảo vệ vùng đất ngập

48
nước, một số lượng lớn hộ gia đình đã được giao đất và tham gia vào hoạt động trồng rừng ngập mặn và được
Nhà nước trả tiền công. Bên cạnh đó, do tiếp cận được với đất đai, các ngư dân nghèo hiện nay có thể đồng
thời trồng hành tím và các cây trồng khác đem lại cho họ 20 triệu VND/năm, tạo ra nguồn thu nhập thay thế.
Và nguồn thu này lại không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

“Gia đình tôi gồm 2 vợ chồng già, chồng tôi bị tật ở chân, chúng tôi có 6 người con. Trước đây chúng tôi sống ngoài
đê. Chúng tôi được dự án đền bù 13 triệu tiền nhà và 5 triệu tiền cây. Hiện nay chúng tôi sống chủ yếu bằng trồng
hành, đậu đũa, cà trên 5 công đất. Ngoài ra chúng tôi nuôi tôm, cá (để dùng là chủ yếu) và đi bắt cá, cua trong
rừng ngập mặn. Chồng tôi nhận giữ rừng 1 năm được 400.000đ. Dự án cho chúng tôi vay 3 triệu đồng để khoan
nước. Hiện nay chúng tôi tạm đủ ăn nhưng nếu có ốm đau chúng tôi không biết làm sao vì chúng tôi không có
tiền để dành”.
Bà L.T.L 63 tuổi và ông L.O 72 tuổi, nông dân

Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần lưu ý rằng những cơ chế hỗ trợ bên ngoài đôi khi là cần thiết để cho phép
hiện thực hoá những lợi ích về mặt tạo ra các sinh kế thay thế từ quá trình triển khai chính sách môi trường. Đó
là, thông thường bản thân các điều khoản của những chính sách môi trường chưa đầy đủ để tạo ra được các
sinh kế thay thế nếu như không có những động lực/ hoặc động viên khích lệ khác từ bên ngoài. Ví dụ, người
nghèo ở cả hai tỉnh Sóc Trăng và Thái Nguyên đều cho rằng khoản thu nhập 50.000VND/ha/năm là không đủ
cho công sức của họ bỏ ra cho trồng rừng trong suốt cả năm. Tuy nhiên, họ tuân thủ và thực hiện Luật Bảo vệ
và phát triển rừng và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia bởi vì họ nhận được sự hỗ trợ bổ xung hoặc từ các dự án
bên ngoài khác hoặc từ các cơ chế của tỉnh. Ví dụ, ngoài khoản thu đó, người dân nghèo địa phương tại tỉnh
Sóc Trăng và Thái Nguyên còn đồng thời được nhận quần áo, xe đạp, và bình tông nước để bảo vệ và trồng
rừng. Nếu không có những cơ chế này thì những mục tiêu mong muốn của các chương trình môi trường nhằm
tạo nguồn thu nhập thay thế có thể thất bại và đẩy các hộ gia đình nghèo tiếp tục những hoạt động khai thác
tài nguyên thiên nhiên truyền thống của mình. Điều này cho thấy cần đảm bảo có đầy đủ nguồn lực tài chính
và kĩ thuật trong quá trình xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng những lợi ích mong
muốn sẽ được thực hiện.

Ở cụm 6, thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, tất cả 12 hộ đều tham gia giữ rừng. Diện tích rừng hiện nay các hộ
đang giữ tổng cộng là 11,50ha. Họ được trả 50.000VND/ha. Dự án hỗ trợ cho người trồng rừng, xe đạp, áo mưa,
bình tông đựng nước, quần áo, giày, mũ. Khi nói đến việc trồng rừng người dân rất hài lòng và cho rằng mặc dù
tiền công chăm sóc rừng là không đáng kể nhưng họ vẫn nhận trông coi rừng: “Thậm chí không có tiền chúng tôi
cũng vui vẻ nhận trông vì chúng tôi thấy được lợi ích từ việc trồng rừng. Rừng chắn mưa bão, đất bồi thêm và các
loài thuỷ sinh trước đây biến mất nay đã xuất hiện làm tăng thu nhập cho dân”.
Ngoài ra người dân còn được tham gia các chuyến thăm quan học hỏi đến các trường Đại Học như ĐH Cần Thơ,
thăm T.P Đà Lạt v.v...
Thảo luận nhóm tại khối 6, thị trấn Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

b. Trợ giúp về tài chính


Người nghèo thường được cung cấp tín dụng từ các dự án môi trường cho việc di chuyển, trồng trọt hoặc cho
việc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác. Các dự án còn cung cấp vốn vay để khoan giếng hay là đầu tư
cho trồng trọt và chăn nuôi. Ví dụ, ở huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng sau khi di chuyển thì mỗi gia đình được cấp
từ 13- 16 triệu đồng để xây nhà và đền bù cho việc thất bát mùa vụ (nếu có), và được cấp 5 công đất (5000m2)
cho sản xuất.

c. Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức


Nhiều hình thức tập huấn khác nhau đã được tổ chức để hỗ trợ người nghèo trong quá trình triển khai các
chính sách môi trường và giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Hai hình thức tập huấn phổ biến có tác động
đáng kể lên sinh kế của người nghèo là đào tạo nghề và dạy văn hoá. Người nghèo đã được đào tạo nhiều
nghề khác nhau ví dụ: làm thợ may, thợ cơ khí, công nhân lâm nghiệp (tại tỉnh Sóc Trăng) và lái xe tắc xi, thợ sửa
chữa điện tử và công nhân lâm nghiệp (tại tỉnh Thái Nguyên). Những hoạt động này tạo nên cho người nghèo
những kĩ năng mới để tạo thu nhập khác ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
Ở một số địa phương, người nghèo thậm chí đã được đào tạo về cách trồng loại cây khác (cây vải tại tỉnh Thái
Nguyên và cây hành tại tỉnh Sóc Trăng). Đồng thời họ còn được đào tạo và tham gia nhiều chuyến thăm quan
học tập có liên quan tới bảo vệ rừng không chỉ tới những trang trại thành công trong nước mà còn tới các cơ
quan nghiên cứu ví dụ: trường Đại học Cần Thơ. Tại tỉnh Sóc Trăng, nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết
của người nghèo, nhiều lớp học đọc và viết đã được tổ chức cho người nghèo và những nhóm yếu thế.

49
Các hoạt động tập huấn và nâng cao nhận thức đem lại những lợi ích trực tiếp cho người nghèo, giúp đỡ họ cải
thiện và ổn định các hoạt động sinh kế. Đồng thời có thể tạo ra những lợi ích gián tiếp như nâng cao sự hiểu
biết và nhận thức chung; nâng cao sự tự tin và khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định, được xác định là
một trở ngại chính cho sự tham gia có hiệu quả trong việc xây dựng và triển khai các chương trình bảo vệ môi
trường và nâng cao sự gắn kết xã hội bên trong các cộng đồng địa phương.

So với trước kia, những điều kiện để xây dựng sản xuất khác trước nhiều. Ví dụ, ở những khu vực đất trồng trọt bây
giờ có thể canh tác 2 vụ một năm, do đó chúng tôi phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Áp dụng khoa
học và kĩ thuật vào đồng ruộng, tập huấn cho người nông dân, nâng cao kĩ năng canh tác của người dân, và học
cách làm thế nào để tăng năng suất lên cao hơn. Chúng tôi tổ chức 2-3 khoá tập huấn/ năm để giúp những người
dân nghèo học hỏi những cái mới.
Thảo luận nhóm với các cán bộ xã tại xã Trung Bình, tỉnh Sóc Trăng

d. Sự an toàn về mặt vật chất


Thường các cộng đồng nghèo tại Việt Nam sinh sống ở những khu vực ngoài lề thường chịu nhiều rủi ro do
thiên tai như bão, lũ lụt, lở đất, v.v. Triển khai các chính sách môi trường có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo sự an toàn về mặt vật chất cho người nghèo và giảm tính dễ tổn thương của họ trước thiên tai.
Tại tỉnh Sóc Trăng, người nghèo thường sống ở gần biển và phải chịu thiên tai thường xuyên, trong đó có cơn
bão thảm khốc Linda năm 1997 là nguyên nhân chính dẫn đến việc xây dựng chính sách phòng hộ khu vực
ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi khu bảo tồn đất ngập nước của vùng được thành lập, có
hai lợi ích phát sinh. Trước hết, các hộ gia đình đã di rời sang khu định cư mới, dịch chuyển vào sâu hơn khỏi
những khu vực chịu nhiều rủi ro do thiên tai và do đó an toàn hơn và thứ hai, việc triển khai các chính sách
trồng rừng đã giúp phục hồi các chức năng phòng hộ ven biển quan trọng của các khu vực rừng ngập mặn,
làm tăng mức độ an toàn trước bão lớn. Trước kia, người dân dễ bị tổn thương lớn do thiên tai, ví dụ: bão và lũ
lụt. Tại tỉnh Thái Nguyên, việc phục hồi những đồi trọc và vùng đầu nguồn đã giúp bảo vệ các cộng đồng khỏi
nạn xói mòn, lở đất và lũ lụt, những hiện tượng trước kia đã ảnh hưởng tới sự an toàn tính mạng của con người
và tài sản của cộng đồng.

“Ngày xưa chúng tôi sẽ lâm vào cảnh nghèo đói nếu thời tiết xấu vì chúng tôi không thể đánh cá được. Đôi khi nhà
cửa còn bị lụt lội nữa” (Ông TT, nông dân, 40 tuổi)
“Sống ở khu tái định cư giúp chúng tôi tránh được lụt lội. Cuộc sống của chúng tôi hiện nay an toàn hơn... So sánh
với ngày xưa thì hiện giờ tốt hơn nhiều” (Bà N.T.T 54 tuổi, nông dân)

Thiệt hại về tài sản hoặc thương tật do thiên tai có thể gây những hậu quả to lớn cho các hộ gia đình nghèo
hoặc cận nghèo, những người không có khoản tiết kiệm dự phòng hoặc không có nguồn lực bổ sung để dựa
vào trong thời gian khủng hoảng. Do đó, việc nâng cao sự an toàn về mặt tài sản giúp tạo nên một sự đảm bảo
bổ sung cho các hoạt động sinh kế của người nghèo, giảm thiểu rủi ro việc quay trở lại vào chuỗi đói nghèo
như là một hậu quả của thiên tai.

Vô đây để mình giữ mạng sống mình trước. Ở đây khô ráo, ấm áp, ăn ngủ khoẻ. Ở ngoài đó, nhà dột, che chắn tùm
lum, tà la hết trơn. Bây giờ tôi chẳng biết nói gì hơn là tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi Nhà nước cho mình vô khu
tái định cư mình mừng muốn chết. Nếu không vào đây mà nhà sập thì tôi biết sống ở đâu?
Thảo luận nhóm với người dân tái định cư tại thôn Mò Ó, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

e. Thiết lập sự liên kết xã hội


Ở một số địa phương như ở những khu vực nông thôn nghèo vùng sâu vùng xa hoặc vùng miền núi, người
nghèo thường sinh sống ở một khu riêng. Tại tỉnh Sóc Trăng, trước kia ngư dân nghèo thường sống biệt lập.
Tuy nhiên, kể từ khi họ được di dời vào nơi ở mới, các liên kết xã hội của họ trong cộng đồng nghèo được thiết
lập. Tại tỉnh Thái Nguyên, nhiều người khai thác gỗ bất hợp pháp thường là những người nghèo và sợ phải nói
chuyện với những người dân khác nhưng kể từ khi VQG được thành lập, họ trở thành người nông dân thì họ có
thể tham gia các hoạt động cộng đồng và có tiếng nói nhiều hơn.

50
…Sau cơn bão năm 1997, những người sống ở bên ngoài đê có thể di chuyển vào đây. Tôi muốn kể với chị điều
này, ở đó, không thể xây một ngôi nhà mới như thế này. Chỉ bởi vì tôi quá nghèo để có thể xây được một ngôi nhà.
Nay nhờ có dự án hỗ trợ, tôi rất vui khi sống ở đây, nhà hẹp một chút không có vấn đề gì. Bây giờ tôi có nhà và có
điều kiện sống cơ bản, bởi vì bây giờ chúng tôi sống ở một nơi ổn định, chính quyền xã quan tâm nhiều hơn tới
chúng tôi, chúng tôi có thể tham gia các hoạt động cộng đồng, ví dụ: các cuộc họp và các khoá tập huấn và tiếp
cận với vốn va.
Thảo luận nhóm tại khu tái định cư Mò Ó, xã Lai Hoà, tỉnh Sóc Trăng

3.3.2 Các tác động tiêu cực


Mặc dầu những có những tác động tích cực kể trên, sự phát triển của chính sách môi trường và việc thực hiện
nó đã tạo ra một số khó khăn đối với người nghèo.

a. Mất đất sản xuất và việc tiếp cận đến các nguồn lực truyền thống
Ở Thái Nguyên, đất trồng lúa và trồng chè bị giảm vì việc thiết lập vườn quốc gia Tam Đảo. Điều đó dẫn tới việc
giảm số lượng các phương tiện mưu sinh và thu nhập của các hộ nghèo ở Thái Nguyên (tiếp cận tới đất đai
bị sút kém -> giảm các hoạt động sinh kế -> giảm thu nhập -> trở nên nghèo hơn) thường việc lựa chọn các
phương thức sinh kế có xu hướng phát triển như là một bộ phận của việc thực hiện chính sách môi trường đói
(ví dụ các hoạt động trồng rừng thường là không đủ để bù lại việc mất đất hay tiếp cận tới các nguồn lực).

Ở Sóc Trăng, những người nghèo từ bỏ vùng rừng được bảo tồn ( FPZ) cảm giác cuộc sống của họ trở nên khó
khăn hơn. Họ mất nhiều những cơ hội truyền thống để kiếm sống từ việc khai thác các lợi ích của rừng và biển.
Di chuyển tới nơi ở mới, một số hộ gia đình không có đủ các kĩ năng, đất và vốn để tạo ra các sinh kế phù hợp.
Sự hỗ trợ của chính quyền chỉ đủ giúp về nhà ở, di chuyển hơn là tạo ra những cơ hội kinh tế và việc làm đối
với họ. Tình huống này đã được làm rõ trong đợt đánh giá sơ bộ của dự án CWPDP, xuất hiện trong những khu
vực tái định cư, nơi mà việc sử dụng các nguồn lực truyền thống bị giảm thiểu và những dịch vụ hỗ trợ sinh kế
bao gồm tập huấn và tín dụng nhỏ còn chưa được tiến hành. Thu nhập của hộ gia đình ở một vài nơi bị giảm
sút từ các kết quả của các hoạt động dự án. Từ đó, việc tập huấn và các hoạt động tín dụng được chú ý nhiều
hơn, đặc biệt nhằm vào các hộ gia đình mất đi khả năng tiếp cận truyền thống tới các nguồn lực. Điều đó cho
phép họ ổn định trong chiến lược sinh kế mới. Những kết quả ban đầu rất đang khích lệ; tuy nhiên việc ổn định
về sinh kế là một quá trình lâu dài, yêu cầu việc giám sát thường xuyên.

b. Bất bình đẳng trong phân bổ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Quá trình thực hiện chính sách môi trường đôi khi tạo ra một sự phân phối thiếu bình đẳng về nguồn lực, và nó
tạo ra một sự hưởng lợi không công bằng, nhất là đối với người nghèo và các tác động trái ngược (như giảm
sinh kế). Ví dụ, những người nghèo ở Thái Nguyên sống gần hay trong rừng nhưng không được cấp đất rừng
để trồng trọt và bảo vệ rừng do nạn tham nhũng và quản lý yếu kém của chính quyền cơ sở.

Người giàu có thể đút lót để có được những hợp đồng trồng rừng phân phối theo chương trình 5 triệu héc ta
rừng và 661 và khai thác gỗ bất hợp pháp, trong khi người nghèo lại không thể đút lót và không có các hợp
đồng. Không có một phương cách nào như là tiêu chuẩn để đảm bảo một sự phân phối bình đẳng các hợp
đồng đối với người nghèo trong các chính sách môi trường.

Chúng tôi sống ở vùng đệm , nhưng chúng tôi không hiểu tại sao lại không được cấp rừng để bảo vệ, trong khi đó
các hộ gia đính sống cách xa rừng 3- 4 km thì lại được cấp. Chúng tôi đã tới hỏi những hộ khá giả này và họ trả lời
rằng họ đã phải trả một món tiền để được nhận rừng. Chúng tôi quá nghèo và chẳng thể nào có được một món
tiền như vậy. Cho nên chỉ có đứng mà nhìn người ta tới và chặt cây mang ra khỏi rừng mà thôi.
Thảo luận nhóm xóm Hoà Bình và xóm Vang xã Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên

Tương tự như vậy thì trong việc tiếp cận với Dự án phát triển và bảo vệ vùng rừng ngập mặn, việc tiếp cận tới
tập huấn và các mô hình trình diễn thường được cấp nhiều hơn cho người giầu và những hộ kinh tế ổn định vì
thường người ta coi những hộ này có khả năng áp dụng những kết quả từ việc tập huấn. Lôgic đó tạo ra một
vấn đề là người nghèo lại không được cung cấp các cơ hội phát triển nguồn lực để bản thân họ thoát khỏi cảnh
nghèo. Kết quả là người nghèo tiếp tục khai thác nguồn tài nguyên nhiên nhiên. Vì lý do này, chính sách môi
trường cần phải bao gồm những phương cách để đảm bảo tác động của việc thực hiện chính sách một cách
bình đẳng.

51
Để đảm bảo cho các mô hình thử nghiệm thì chúng tôi phải chọn những hộ có khả năng thực hiện. Người nghèo
thường thiếu khả năng nên không được chọn.
Thảo luận với Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển vùng rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng

Người nghèo thường ở trong các hộ gia đình, những người không có đất hay chỉ có ít đất, thiếu nguồn lực
nhưng lại có nhiều con hay là những người già và thiếu nhân lực. Một đặc trưng của hộ nghèo thường được
nhấn mạnh là họ thiếu vốn và không có các phương tiện sản xuất. Vì không đủ vốn liếng nên họ cũng không
có cơ hội để thâm canh nông nghiệp hay là mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để mang lại nhiều lợi ích
hơn như là nuôi tôm, nuôi cá, trồng các loại cây ăn quả, buôn bán và làm dịch vụ. Các nhóm nghèo ít đất rừng
hơn là các nhóm giàu. Các hộ giàu có thường tiếp cận tốt hơn tới các nguồn tín dụng (từ các ngân hàng như
Ngân hàng Phát triển nông thôn với tư cách là một bộ phận của Dự án Phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn
hơn là người nghèo và nếu như các hộ nghèo muốn vay tiền thì họ phải vay tư nhân với một lãi suất cao. Đấy
là một tác động chủ yếu đối với khả năng của họ trong việc phát triển sinh kế và những kĩ năng mà họ có thể
học được thông qua việc thực hiện chính sách môi trường.

c. Thực hiện các chính sách môi trường không có những hoạt động theo dõi hoặc những chỉ số giám sát đầy đủ
Ở Thái Nguyên, để giảm tác động của người nghèo đối với rừng, chính quyền địa phương khuyến khích họ
trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, họ lại không cân nhắc hoặc chuẩn bị thị trường cho những sản phẩm đầu ra vì giá
hoa quả quá thấp. Do đó, sau 4-5 năm trồng cây ăn quả, người nghèo còn trở nên nghèo hơn. Tương tự như
vậy ở Sóc Trăng, khi thực hiện theo hướng dẫn cách trồng một số cây trồng thì việc này đã không thành công
do không phù hợp với điều kiện địa phương và đã gây ra tổn thất về mặt tài chính đối với các hộ gia đình đầu
tư. Không có bất kì một sự quản lý và giám sát thích hợp nào cho các đầu ra của việc thực hiện các chính sách
môi trường nhằm làm giảm thiểu các chính sách không phù hợp hoặc mở rộng đối với các chính sách phù hợp.
Một khi các chính sách được thông qua hoặc thực hiện thì chúng được “ấn định” bất chấp các kết quả thực tế
mà chúng mang lại.

Người ta yêu cầu chúng tôi trồng cây ăn quả thay vì trồng rừng và thể là chúng tôi trồng vải nhưng không có nơi
tiêu thụ. Do đó những loại cây trồng này đều bị những người nông dân khá giả bán phá giá. Tháng này (tháng 6
năm 2007) người ta đến và hỏi tôi là liệu có thể bán cho họ 400 đồng 1 kg vải không? Chúng tôi nghĩ là thà vứt bỏ
loại cây này đi còn hơn là bán lao động của chúng tôi với một giá thấp như vậy.
Thảo luận nhóm ở xã Quân Chu, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

3.4. Mức độ lồng ghép các mối quan tâm về nghèo đói vào chính sách môi trường hiện
nay
Không thể phủ nhận rằng các chính sách môi trường hiện nay đều chú ý tới vấn đề nghèo đói. Rõ ràng là trong
hầu hết các văn bản luật pháp thì sự pháp triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường đều phải được chú ý thực
hiện như nhau. Tuy nhiên trong thực tế kết quả của các cuộc PRA cho thấy những quan tâm về nghèo đói còn
chưa được chú ý một cách đầy đủ.

Kết quả PRA cho thấy khoảng 90% cán bộ địa phương được hỏi đều khẳng định rằng vấn đề giảm nghèo đã
được đưa vào trong các chính sách về môi trường hiện nay. Tuy nhiên họ cũng nhận xét rằng việc đưa vấn đề
giảm nghèo vào trong chính sách môi trường và ngược lại hãy còn yếu vì những lý do như sau:
● Không có kế hoạch cụ thể cho việc cải thiện môi trường
● Không có các dự án bảo vệ môi trường ở địa phương
● Mục đích chủ yếu tập trung vào tăng trưởng kinh tế để giúp người nghèo nhưng còn chưa quan tâm
đầy đủ đến vấn đề môi trường
● Không có các quy định về môi trường trong chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
● Chính sách về môi trường chưa được triển khai nên chính quyền địa phương không thể đưa vào thực
tiễn
● Những áp lực kinh tế vượt quá những mục tiêu về môi trường.

52
Chúng tôi hiểu rằng để thực hiện chính sách Trồng mới 5 triệu héc ta rừng và Luật bảo vệ môi trường năm 2005
thì chúng tôi cần phải chú ý tới các mối quan tâm của người nghèo sống trong vùng này. Tuy nhiên không có bất
kỳ một điều khoản đặc thù nào trong các văn bản pháp lý hiện nay hướng dẫn chúng tôi tiếp cận đến vấn đề này.
Đối với chúng tôi vấn đề nghèo đói chỉ được đề cập rất ít trong các chính sách môi trường hiện nay. Do thế mà cả
tỉnh và huyện phải tỏ ra rất mềm dẻo và phải dựa chủ yếu vào tình hình địa phương để quyết định xem là phải giải
quyết như thế nào. Tuy nhiên việc thiếu một cơ chế thực hiện đã khiến cho các lựa chọn hết sức hạn chế.
Thảo luận tại hội thảo nhỏ tại Sóc Trăng

Không chỉ ít quan tâm tới việc đưa vấn đề nghèo đói được đưa vào trong chính sách môi trường mà còn thiếu
định hướng về môi trường đều được đề cập tới trong các chương trình giảm nghèo.

Với sự phát triển nhanh của tỉnh nhà, chúng tôi hiểu nguy cơ tiềm ẩn của sự tàn phá môi trường. Chúng tôi cũng
biết về tầm quan trọng của việc đánh giá chiến lược môi trường nhưng chúng tôi không biết làm thế nào để gắn
nó với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi chú ý nhiều tới sự phát triển kinh tế. Do đó điều
quan trọng là phải có những nguyên tắc để kết hợp hai khía cạnh này với nhau, nhưng chúng tôi đã không có
được điều đó.
Thảo luận tại hội thảo nhỏ tại Thái Nguyên

Chỉ có 60% cán bộ lãnh đạo địa phương tham gia hội thảo khẳng định rằng các chính sách môi trường hiện nay
đã chú ý tới người nghèo nhưng “còn ít”. Hầu hết những nhu cầu của người nghèo đã được chú ý tới trong việc
thực hiện chính sách môi trường dưới hình thức tập huấn và cho vay vốn. Tuy nhiên không phải tất cả người
nghèo được hưởng lợi từ điều này.

Có một điểm quan trọng là sự hiểu biết của chính quyền địa phương về các chính sách môi trường và việc tham
gia của người nghèo vào trong quá trình này còn rất hạn chế. Ở Thái Nguyên mặc dầu các cán bộ địa phương
ở trong Ban quản lý dự án đánh giá chiến lược môi trường nhưng họ nói rằng họ không hiểu SEA thực sự là
gì. Họ chỉ nghe nói đến các từ này, dự án cũng không có tập huấn và cũng chẳng có giải thích gì về khái niệm
này. Họ cũng khẳng định rằng, nếu họ còn không hiểu về ý tưởng này thì làm sao họ có thể đưa người nghèo
tham gia vào quá trình đó.

Việc thiếu sự tham gia của người nghèo trong xây dựng và thực hiện chính sách môi trường dẫn tới những hậu
quả tiêu cực đối với chính người nghèo bởi họ hiểu rõ nhất nhu cầu của họ, đặc biệt là sự phụ thuộc của họ vào
các nguồn lực môi trường. Có thể nói rằng việc xây dựng chính sách hiệu quả và thích hợp hơn có thể đạt được
nếu như tiếng nói của người nghèo được xem xét trong quá trình này. Ở Thái Nguyên, nếu người nghèo sống
ở vùng đệm có thể được cấp đất để bảo vệ rừng thì các nguồn lực rừng được bảo vệ tốt hơn. Thêm vào đó, nếu
như nhân viên bảo vệ rừng lắng nghe ý kiến của người nghèo thì khi đó những chế tài trong bộ luật bảo vệ và
phát triển rừng sẽ được thực hiện tốt hơn.

Nói chung từ góc nhìn của người nghèo, thì người dân nghèo không được tham gia hay là chỉ tham gia một
cách thụ động vào dự án môi trường mà không thực sự tham gia vào sự phát triển và tiến hành các chính sách
về môi trường.

Chúng tôi vẫn chưa được thông báo về chương trình. Chúng tôi mới biết về dự án và chương trình trồng rừng
ở vùng này khi gặp các chị ngày hôm nay. Chúng tôi không được mời đến dự cuộc họp trong khi những hộ gia
đình khá giả khác lại được mời đến. Xóm chúng tôi được chia ra làm hai nhóm do đồi rất là nhỏ và chúng tôi chỉ
có radio chất lượng thấp nên nếu phần bên này của xóm nghe được thì phần bên kia của xóm sẽ không thể biết
được bất kì một thông tin nào.
Thảo luận nhóm ở xóm Hồng Cóc, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Ngược lại, tất cả các cuộc phỏng vấn chính quyền cơ sở và cán bộ dự án cho thấy rằng họ cố gắng đưa người
nghèo vào trong dự án môi trường bằng việc mời họ đi họp và lắng nghe những nguyện vọng của họ. Tuy
nhiên, rõ ràng là có những trở ngại rõ rệt về mặt tài chính, xã hội, thông tin và thể chế. Điều này đã ngăn cản
hay là hạn chế việc lồng ghép các nhu cầu của người nghèo vào dự án môi trường như sẽ thảo luận dưới đây.

53
3.5. Những thách thức chủ yếu đối với việc kết hợp người nghèo vào chính sách môi
trường
3.5.1. Những trở ngại về mặt tài chính
Thiếu ngân sách cho chương trình môi trường ở cơ sở dẫn tới những khó khăn cho cán bộ Sở Tài nguyên và Môi
trường trong việc thực hiện chương trình dành cho người nghèo.

Mỗi năm chúng tôi có 500 triệu cho công tác bảo vệ môi trường nhưng chúng tôi phải làm rất nhiều việc. Chúng
tôi phải thực hiện rất nhiều chương trình nhỏ lẻ mà không có tác động gì lớn đến bức tranh chung. Do nguồn
ngân sách eo hẹp nên chúng tôi không biết làm thế nào để đưa người nghèo vào trong quá trình này. Hầu hết các
cán bộ của xã và trưởng ấp thì đều làm việc vì sự say mê và mong muốn đóng góp cho quê hương bởi không có
nguồn hỗ trợ nào cho họ thực thi công việc đó cả.
Thảo luận nhóm chính quyền địa phương huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng

Do đời sống khó khăn, người nghèo thường bận rộn và không có thời gian tham gia vào họp hành, thậm chí
khi họ được mời. Ở Sóc Trăng, những người đánh cá nghèo thường phải đi xa 5 trong 7 ngày/ tuần lễ để làm
việc trên những tàu lớn cho nên họ không nhận được bất kì một lời mời nào và không thể tham dự các buổi
họp cộng đồng. Các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số (các hộ người Khơme) không thể tham gia
vào các cuộc họp ở làng. Vì vậy họ không biết nhiều về dự án và họ không biết được việc loại bỏ họ khỏi danh
sách của những hộ nghèo. Khi được hỏi về dự án, ông T.S. - một chủ hộ gia đình Khơ me đã nói rằng “Tôi chẳng
biết gì về dự án. Tôi quá bận với công việc của tôi ở trên thuyền với công việc của một người làm thuê, ở vùng rừng
ngập mặn, cách nhà tôi 4 km. Tôi đã có thẻ bảo hiểm sức khoẻ (thẻ đặc biệt được cấp cho các hộ nghèo). Tôi không
biết gì về tín dụng và không thể vay bất kì nguồn vốn nào”. Do ít quỹ cho vay, một số hộ nghèo không thể nào tiếp
cận tới tín dụng, do đó họ rất hi vọng vào việc vay vốn: “Chúng tôi là những hộ nghèo nhưng không thể vay vốn.
Chúng tôi mong dự án sẽ cho chúng tôi vay để kinh doanh” (Ông TVL, nghề biển, 51 tuổi).

Ở Thái Nguyên, những người trồng chè nghèo không muốn dự các cuộc họp vì họ dùng thời gian này để làm
việc và kiếm tiền.

Người nghèo thường chia sẻ suy nghĩ của họ về dự án môi trường với trưởng thôn. Tuy nhiên, trưởng thôn chỉ
được trả một đồng lương ít ỏi (120.000 đồng /tháng) cho nên đôi khi thiếu trách nhiệm với công việc và không
hành động một cách tích cực đối với người nghèo bởi họ chẳng có lợi gì.

3.5.2. Những khó khăn về mặt thể chế


Thiếu những cơ chế chính thức cho sự tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách môi trường không
phải chỉ đối với người nghèo mà là tình trạng chung ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng thiếu những cơ chế như
vậy tác động tới người nghèo nghiêm trọng hơn khi những hộ ở thang bậc kinh tế xã hội cao hơn có nhận
thức và nguồn lực tốt hơn để khai thác các cơ chế phi chính thức. Ở cả Thái Nguyên và Sóc Trăng, người nghèo
không biết làm cách nào để nói lên nhu cầu và mối quan tâm của họ. Chỉ có một cơ hội duy nhất mà họ có thể
thảo luận và chia sẻ quan điểm của họ là trong các cuộc họp cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ có từ 2-3 lần họp cộng
đồng hàng năm (ở Đại Từ và ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên) và 4-5 lần họp ở Sóc Trăng. Thêm vào đó, một điểm
rất quan trọng có thể nhận thấy rằng rất nhiều chương trình dự án tiến hành các hoạt động PRA nhưng những
công việc này được xem như là PHẢI LÀM hơn là NÊN tiến hành; rất ít các cơ chế phản hồi và người nghèo
thường không biết làm cách nào để những ý tưởng của họ được biết đến. Người nghèo không tham gia một
cách tích cực và ý kiến của họ không được chú ý lắng nghe. Hơn nữa, rất nhiều người nghèo có mặt trong các
cuộc họp chỉ bởi vì họ có thể có được những trợ giúp về mặt tài chính và họ không hề tham gia tích cực vào
thảo luận.

Chúng tôi được mời đến các cuộc họp và nghe những người khác nói chuyện. Không ai hỏi chúng tôi là chúng tôi
cần cái gì và khuyến khích chúng tôi nói tự do vì vậy chúng tôi thường im lặng.
Thảo luận nhóm xóm Hồng Cóc, Xóm Vang và Hoà Bình II ở xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên

Có rất ít các cơ chế độc lập đối với người nghèo để báo cáo về những vi phạm đối với chính sách môi trường
ngay cả khi những vi phạm này ảnh hưởng một cách trực tiếp tới người nghèo. Người nghèo muốn bày tỏ mối
quan tâm và nhu cầu của mình nhưng hạn chế quản lý về thể chế đã ngăn cản họ. Ở Thái Nguyên, người nghèo

54
nhìn thấy những kẻ khai thác gỗ bất hợp pháp đi vào rừng, chặt và chuyên chở các khúc gỗ và họ báo cho các
nhân viên bảo vệ rừng nhưng những nhân viên này làm ngơ và yêu cầu họ phải im lặng. Điều này làm giảm sự
tin tưởng của người nghèo đối với việc phát biểu của họ.

Ở Thái Nguyên người nghèo kí các hợp đồng bảo vệ rừng là vì trưởng thôn bảo họ làm việc đó. Chẳng hề có
một sự giải thích nào cho họ về nội dung của bản hợp đồng. Thậm chí một số có thể không biết đọc nhưng
mà họ vẫn kí.

3.5.3. Những khó khăn về mặt xã hội


Sự tham gia của người dân trong việc thảo luận, trao đổi và ra quyết định là vô cùng quan trọng. Việc tham
gia này phản ánh việc tôn trọng ý kiến của người dân cũng như là trách nhiệm của họ đối với dự án. Bằng việc
tham gia vào dự án, người dân hiểu dự án và quyết định lựa chọn các phương án phù hợp nhất đối với các điều
kiện của họ. Điều này lại giúp tăng thêm hiệu quả và tính bền vững của dự án.

Trong khi thực hiện dự án, người dân có quyền dự các cuộc họp, trao đổi tham vấn và nói lên quan điểm của
mình. Những phương thức này thể hiện sự dân chủ và tôn trọng đối với người dân. Tuy nhiên trong thực tế thì
tỷ lệ tham gia của người dân là không cao và không ít trường hợp chỉ là hình thức. Khẩu hiệu “dân biết, dân
làm, dân kiểm tra” phải được áp dụng một cách tốt hơn để phát huy sức mạnh của người dân, góp phần vào
việc thực hiện một cách hiệu quả của các hoạt động dự án.

Tại địa bàn nghiên cứu, vẫn còn thiếu những cơ hội cho việc tham gia của người dân vào đời sống xã hội. Người
nghèo thường bị chính quyền cơ sở bỏ quên. Ở Sóc Trăng người nghèo ít được quan tâm và bị loại ra khỏi cuộc
họp của xã. Chính quyền cơ sở không bao giờ mời họ tham gia vào các cuộc họp xã. Các cuộc phỏng vấn đối
với người nghèo và chính quyền cơ sở cho thấy rằng bản thân người nghèo không tin tưởng và không có khả
năng tham gia vào các quá trình. Ở cả hai tỉnh được nghiên cứu, người nghèo không đủ tin tưởng vào việc nêu
ra những quan điểm của họ. Họ chấp nhận tình trạng này là vì họ không thấy ý nghĩa của việc tham gia. Ở Thái
Nguyên khi mà tiến hành quá trình EIA theo Luật bảo vệ môi trường, thì chính quyền địa phương đã thông báo
cho dân xã, tổ chức các cuộc họp ở trong làng với đại diện của cả hai xí nghiệp nhưng người nghèo lại không
biết đọc và họ không tin vào những điều được nói ra và không hiểu về quá trình diễn ra, do đó họ không thể
nói hay bày tỏ sự quan tâm của mình. Họ không hiểu được các quá trình về luật và môi trường và cũng không
bao giờ nghĩ rằng họ lại có thể quyết định được mức độ tham gia của họ. Ở Thái Nguyên khi mà người nghèo
muốn than phiền hay tỏ sự quan tâm của họ thì họ chỉ biết viết những lá thư rất đơn giản và gửi nó cho xã
với hy vọng rằng xã sẽ chuyển lên cấp quyền lực cao hơn. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng cần phải có dấu của
chính quyền xã để chứng tỏ họ là dân địa phương và do đó có thể chuyển được những khiếu nại này lên cấp
quyền lực cao hơn.

Vốn học vấn của những hộ nghèo ở Sóc Trăng và Thái Nguyên là rất thấp, nhiều hộ không biết chữ, đặc biệt là
những người Khơme (Sóc Trăng), Dao và Sán Chỉ (Thái Nguyên). Rất nhiều người Khơme không thể giao tiếp
bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Đấy là một trở ngại lớn đối với người dân để tiếp cận tới thông tin
trong các cuộc họp và các khoá tập huấn. Thậm chí họ miễn cưỡng tham gia vào các cuộc hội họp và tập huấn
bởi vì không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt.

“Chồng tôi là người Khơ me, ông ấy không nói được thông thạo tiếng Việt cho nên tôi thường phải đi họp thay.
Trong một số trường hợp cả hai vợ chồng đều là người Khơ me thì người nào giao tiếp tốt hơn bằng tiếng Việt thì
đi họp và chủ yếu vẫn là người chồng”
Bà TTM, 57 tuổi, nông dân.

3.5.4. Những khó khăn về thông tin


Người nghèo không có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Ở huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng người nghèo ít được xem
tivi là vì không có điện, họ phải trả 3.000 đồng để xạc ắc quy dùng cho tivi. Hơn nữa họ chỉ có thể dùng trong
2 ngày thôi và sau đó lại phải sạc lại. Ở ấp Mò Ó tỉnh Sóc Trăng nếu người nghèo muốn đọc báo với giá là 1.000
đồng thì họ phải trả 15.000 đồng tiền xăng. Ở Thái Nguyên, người nghèo thậm chí không có tivi.

Nguồn thông tin chủ yếu đối với người nghèo là từ hệ thống loa đài địa phương. Tuy nhiên, ở cả hai tỉnh mà
chúng tôi đã phỏng vấn thì việc tiếp cận đến hệ thống truyền thanh địa phương rất hạn chế. Chẳng hạn ở
Sóc Trăng không có hệ thống truyền thanh mà người nghèo có thể nghe được. Ở xã khảo sát thuộc tỉnh Thái
Nguyên, mặc dù có hệ thống truyền thanh nhưng xã không có nguồn quỹ cũng như chẳng có nhân viên để
vận hành hệ thống này.

55
Chúng tôi đã dùng rất nhiều phân bón hoá học và thuốc trừ sâu nhưng nhưng không có tập huấn và giải thích gì
cho chúng tôi về mối nguy hiểm do các loại thuốc này gây ra.
Thảo luận nhóm ở xóm Hồng Cóc tỉnh Thái Nguyên

Mặc dù dự án về SEA đã tiến hành ở Thái Nguyên vài năm, nhưng người nghèo không được thông báo về dự
án này. Hơn nữa, để hiểu một khái niệm khó như SEA cần phải có các kiến thức ở tầm vĩ mô mà người nghèo
thường không có.

Chúng tôi không biết gì về đánh giá môi trường chiến lược hay các dự án liên quan đến điều này. Chẳng ai kể cho
chúng tôi về điều đó. Chúng tôi chưa nghe từ trước đến giờ. Đánh giá môi trường chiến lược nghe phức tạp và khó
hiểu với chúng tôi lắm.
Thảo luận nhóm với người dân Quân Chu ở Thái Nguyên

Thực trạng thiếu thông tin không chỉ xảy ra với người nghèo mà với cả chính quyền địa phương. Điều này cũng
là một cản trở khiến người nghèo khó có thể tham gia vào SEA.

Làm sao chúng tôi có thể giải thích và thúc đẩy người nghèo tham gia vào SEA khi ngay cả chúng tôi cũng hiểu
rõ điều này. Chúng tôi không có một khóa đào tạo nào về SEA từ dự án cả. Khái niệm này cũng mới với chúng tôi.
Chúng tôi chỉ biết là gắn kết bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển là quan trọng.Nhưng, thực hiện điều đó
là khó lắm chứ.
Nhà chức trách ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên

3.5.5. Những khó khăn về vật chất


Cơ sở vật chất nghèo nàn còn có thể làm hạn chế sự tham gia của người nghèo vào các dự án môi trường. Ở
Thái Nguyên do đường xá quá tồi người nghèo không thể tham gia vào các cuộc họp quan trọng, họ không
muốn và cũng không thể nào bầy tỏ sự phàn nàn của họ tới các cấp quyền lực cao hơn. Ở Sóc Trăng do thiếu
đường xá tốt khiến cho người nghèo khó tiếp cận được với thị trường, thông tin và các mối liên hệ xã hội.

Đời sống của người dân sau tái định cư tại ấp Prey Chop B, xã Lai Hoà huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
Hiện nay đường nối với đường chính đến trung tâm của ấp là đường đất. Tuy nhiên đoạn đường nối này (khoảng
2 km) thường xuyên bị bùn lầy vào mùa mưa. Do nằm xa khu có điện lưới nên ấp này không được cấp điện. Các
hộ gia đình phải sử dụng pin xạc để có điện xem tivi. Mỗi pin xạc có giá 3 nghìn đồng (người dân phải đi khoảng
3-4 km để xạc pin, một pin xạc đầy dùng được khoảng 3-4 ngày). Nước ăn dùng giếng khoan bơm tay. Ấp ở xa
trung tâm nên khi ốm đau người dân tự bốc thuốc chữa bệnh. Gia đình nghèo có bảo hiểm y tế nhưng phải đi xa
nên các gia đình hầu như không sử dụng. Trẻ em phải đi học xa “trẻ con phải ra tận Bạc Liêu học, phải dạy và đi
từ 4h sáng”.

3.6. Các chiến lược đối phó của người nghèo


Rõ ràng là người nghèo có rất ít các chiến lược đối phó với các vấn đề hiện nay. Các cuộc thảo luận khi tiến hành
các đánh giá nhanh (PRA) cho thấy người nghèo thường nghĩ rằng chỉ có sự lựa chọn của họ là dựa trên một số
ít những cơ chế chính thức hiện nay như tham vấn với chính quyền xã. Hơn nữa người nghèo cũng nhận thấy
là họ không tin nhiều lắm vào khả năng của những chiến lược này có hiệu quả và họ cũng không biết nên sử
dụng bất kỳ một cơ chế nào khác.

Để giải quyết các khó khăn về mặt tài chính, người nghèo ở Thái Nguyên thường nhờ đến những người họ
hàng của họ khi gặp khó khăn, trong khi đó thì ở Sóc Trăng họ hàng không bao giờ là những người đầu tiên
người nghèo nghĩ đến. Chiến lược để giải quyết chủ yếu của họ là đến vay tiền từ những người giàu với lãi suất
cao. Mặc dầu trong một số vùng hội Phụ nữ có tạo ra một số trợ giúp về vốn vay nhưng người nghèo không
vay nguồn tiền này (trường hợp ấp Chợ, Mò Ó và thôn Prey Chóp B ở Sóc Trăng).

56
Gia đình tôi sống ở đây từ rất lâu rồi và chúng tôi thuộc hộ nghèo. Hiện tại chúng tôi rất hài lòng với cuộc sống
của mình nhưng chúng tôi không biết làm thế nào nếu tôi hoặc các thành viên trong gia đình bị ốm bởi chúng tôi
không có khoản tiết kiệm nào cả. Chúng tôi sử dụng gần hết số tiền kiếm được cho sinh hoạt hàng ngày và số tiền
còn lại thì đầu tư thêm vào trồng chè. Chúng tôi không còn tiền để tích luỹ hay là tiết kiệm. Nếu như bị ốm hay là
trong trường hợp phải huy động khoản tiền lớn thì chúng tôi lại còn phải tính... Có lẽ nếu cần thì tôi phải vay của
họ hàng hoặc hàng xóm.
Thảo luận nhóm xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
Gia đình tôi có 5 người. Chúng tôi đều là những người đánh bắt thuỷ sản (bắt cua). Vì chúng tôi nằm trong khu vực
tái định cư nên chúng tôi phải trồng trọt thêm ở trên đồi. Tôi bị đau chân còn chồng tôi thì bị đau lưng nhưng mà
chúng tôi cũng không đi khám (mặc dù chúng tôi có thẻ bảo hiểm y tế, chúng tôi mua thuốc tự chữa bởi vì chúng
tôi không có tiền để trả cho các chi phí đi lại). Cuộc sống hiện tại của chúng tôi là rất khó khăn. Chúng tôi không
vay tín dụng bởi vì chúng tôi không tin rằng mình có thể trả được khoản tín dụng này.
Nam, 60 tuổi và nữ 40 tuổi, thôn Prey Chop B, nghề biển, xã Lai Hoà, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Để giải quyết những khó khăn về mặt pháp luật, người nghèo không biết phải tiếp cận với ai, họ thường tự làm
cái gì đó hay là chấp nhận hiện trạng. Thường thường là họ nói những suy nghĩ của họ với người lãnh đạo thôn
và viết những bức thư rất đơn giản trình bày nguyện vọng của họ.

Để đối phó với tình trạng suy kiệt tài nguyên thiên nhiên thì họ trồng rừng bằng cách ký hợp đồng với các xã
và trồng rừng cho lâm trường quốc doanh.

Tuy nhiên, các chiến lược đối phó của người nghèo là rất yếu. Đôi khi họ dùng tới những hành động phản
kháng như là một chiến lược đối phó khi mà các cách thức khác không dùng được và họ cảm thấy mất hy vọng
đối với tình hình (trường hợp biểu tình ở Thái Nguyên).

3.7. Quan điểm của người nghèo và chính quyền địa phương về thúc đẩy sự tham gia
của người nghèo vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách môi trường trong thời
gian tới
Chính quyền địa phương thấy được nhu cầu gắn người nghèo vào trong quá trình thực hiện chính sách môi
trường; mối quan ngại chủ yếu của họ là người nghèo không tin và không có khả năng phát biểu nguyện vọng
của họ. Người nghèo có những cách nhìn khác nhau về sự hội nhập tương lai vào việc thực hiện chính sách môi
trường. Ở Sóc Trăng người nghèo không thấy cần thiết phải tham gia vào quá trình này. Những điều đó chứng
tỏ rằng cần phải làm cho người nghèo hiểu sự tham gia của họ là quan trọng như thế nào đối với quá trình
thực hiện chính sách môi trường. Người nghèo cũng không nghĩ rằng các ý kiến của họ sẽ được chính quyền
địa phương lắng nghe. Chẳng hạn ở Thái Nguyên người nghèo không nhận thức được là họ có thể trình bày
ý kiến của mình, họ chỉ bầy tỏ nguyện vọng tham gia vào dự án môi trường nếu dự án này có thể có tác động
trực tiếp tới đời sống của họ. Các thảo luận cho thấy rằng người nghèo ít quan tâm đến việc tham gia vào quá
trình thực hiện chính sách môi trường khi mà những chính sách này chỉ liên quan một cách gián tiếp hay là
những lợi ích của dự án là rất ít ỏi đối với họ. Người nghèo tập trung vào việc kiếm sống và giúp đỡ gia đình và
cho là không có thời gian để tham gia vào quá trình thực hiện chính sách môi trường, vốn là cái không giúp gì
họ trực tiếp trong việc giải quyết những mục tiêu tức thời.

Mặt khác, những người nghèo được phỏng vấn không có cái nhìn đặc biệt nào về nhu cầu của họ được lồng
ghép vào chính sách môi trường như thế nào. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương hiểu được nhu cầu tham
gia của người nghèo vào trong quá trình này bởi vì họ không muốn người nghèo có những hành động phản
kháng. Họ nghĩ rằng người nghèo không có khả năng trình bày quan điểm của mình. Ở Thái Nguyên, chính
quyền địa phương đã tổ chức họp hành ở từng khu vực của dự án công nghiệp để thông báo cho người nghèo
về việc đánh giá EIA và muốn nghe ý kiến của người nghèo về vấn đề đó, nhưng họ đã không làm được. Theo
cán bộ địa phương thì nguyên nhân là do người nghèo không có kiến thức gì về luật pháp và họ cũng không
tin rằng những nguyện vọng của họ sẽ được mọi người lắng nghe.

3.8. Thiếu sót của quá trình thực hiện chính sách môi trường đối với người nghèo/vấn
đề nghèo đói
Thiếu sót của quá trình thực hiện chính sách môi trường đối với người nghèo/vấn đề nghèo đói

Nhìn chung không có đánh giá về mặt xã hội hay kinh tế nào về tác động của chính sách môi trường đối với
người nghèo. Những phương án thích hợp và những cách thức làm giảm thiểu tác động xấu không được xây
dựng trong chính sách môi trường.

57
Không có các giám sát/chỉ số đối với các vấn đề này. Tất cả các chính sách môi trường có các chương trình giám
sát, tập trung chủ yếu vào các chỉ số môi trường (chẳng hạn bao nhiêu cây đã được trồng) nhưng không chỉ ra
được là bao nhiêu người thoát khỏi cảnh nghèo. Thêm nữa không có hệ thống dữ liệu cơ sở, cũng không có
biện pháp quản lý thay thế nếu như việc thực hiện chính sách môi trường có những tác động tiêu cực đối với
người nghèo.

Các chính sách kinh tế xã hội bao gồm cả những biện pháp giảm nghèo cũng không giải quyết được các vấn đề
môi trường khi mối liên hệ giữa đói nghèo và môi trường hoàn toàn không được tính tới trong việc thực hiện
các chính sách đó. Ở cả hai tỉnh, các vấn đề môi trường chỉ được nêu trong các báo cáo kinh tế xã hội nhưng
trong đó cũng chỉ có hai dòng đề cập đến vấn đề môi trường mà thôi. Tất cả các báo cáo về môi trường đã
được soạn thảo ở cấp xã sau đó trình lên huyện và tỉnh. Tuy nhiên, cán bộ chuẩn bị báo cáo ở các xã không có
kiến thức cơ bản về môi trường hay là không được tập huấn cho nên chất lượng của các báo cáo này cần phải
xem xét. Người ta không trình bày riêng các vấn đề về môi trường trong các báo cáo kinh tế xã hội. Không có
các chỉ số về môi trường, thiếu các báo cáo định kỳ và cũng không có các chỉ dẫn về việc làm cách nào để tạo
ra các chỉ số này.

Tài chính không đủ cho việc bảo vệ môi trường nhưng chính quyền cơ sở cũng không biết chi tiêu như thế
nào. Ở Long Phú, Sóc Trăng huyện được phân 500 triệu đồng hàng năm để trả cho các hoạt động bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, người ta chẳng biết làm thế nào để tiêu số tiền này, những hoạt động chủ yếu của họ là dán
các bảng thông tin trong khi có tới 90% người dân địa phương và người nghèo không biết đọc cũng chẳng
biết viết.

Việc đánh giá chính sách môi trường do chính quyền địa phương tiến hành nhưng hiện nay lại thiếu hoặc là
không đủ cán bộ môi trường ở cấp xã. Ở cả hai tỉnh phần lớn cán bộ có kiến thức cơ bản về địa chính và chỉ có
một cán bộ là được tập huấn về môi trường (cấp huyện). Do đó người nghèo chủ yếu làm việc với các đơn vị
bảo vệ rừng và cán bộ làng, xã.

4. Kết luận
Nói chung những mối quan tâm về nghèo đói còn ít được đưa vào trong chính sách môi trường hiện nay. Sự
tham gia của người nghèo vào trong quá trình phát triển, thực hiện, giám sát chính sách còn rất hạn chế. Một
số tỉnh tỏ ra tiến bộ hơn các tỉnh khác trong việc áp dụng chính sách ở trung ương để phát triển ở cấp địa
phương. Những tỉnh khác tỏ ra bảo thủ và chậm thực hiện cải cách do trung ương đề xuất do do những cản trở
như giới hạn về nguồn lực. Sự khác nhau giữa các chính quyền địa phương chỉ ra rằng cần có các phương thức
tiếp cận và mô hình khác nhau cho mỗi vùng (Norton et al 2001).

Không nghi ngờ rằng sự phát triển kinh tế nói chung đã đem lại nhiều lợi ích cho các nhóm xã hội khác nhau
ở vùng dự án (CWPDP ở Sóc Trăng và TDMP ở Thái Nguyên). Cuộc sống của một số lượng lớn các hộ gia đình ở
các nhóm yếu thế khác nhau thuộc vùng dự án như là các nhóm nghèo, kể cả dân tộc thiểu số (nhóm Khơ me
ở Sóc Trăng, nhóm Dao và Sán Rìu ở Thái Nguyên) đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một bộ phận những
nhóm nghèo đã bị giảm thu nhập trong những năm cuối này. Tỷ lệ những hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới của
Bộ lao động thương binh và xã hội) ở địa bàn nghiên cứu tại Sóc Trăng hãy còn cao (hơn 20% năm 2007). Ở Thái
Nguyên, tỷ lệ này là 23% ở huyện Phổ Yên và 31,84% tại Đại Từ năm 2007. Hộ nghèo cần được chính quyền các
cấp, dự án và cộng đồng giúp đỡ nhiều hơn.

Các nghiên cứu điển hình ở Sóc Trăng và Thái Nguyên cho thấy giảm nghèo và môi trường chưa được lồng
ghép hiệu quả trong chính sách môi trường. Trong bối cảnh biến đổi kinh tế xã hội thì người nghèo thường
không thể tham gia được trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội và môi trường ở địa phương.

Việc thực hiện chính sách môi trường không chứa đựng một sự đảm bảo hay là một cơ chế nào để chắc chắn
rằng người nghèo được bình đẳng về lợi ích, hay là không phải chịu sự mất cân đối từ việc thực hiện các chính
sách về môi trường.

Không có một quy định hay một hướng dẫn nào chỉ rõ về sự tham gia người nghèo vào trong việc thực hiện
chính sách môi trường. Kết quả là không chỉ là một tỷ lệ nhỏ những người nghèo phải hứng chịu những tác
động môi trường tiêu cực do các dự án phát triển tại các vùng sinh sống của họ.

58
Có rất nhiều những khó khăn ngăn cản người nghèo tham gia vào việc thực hiện chính sách môi trường: chính
sách môi trường vẫn chưa được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương - là tài liệu
quy hoạch chủ yếu đối với chính quyền cơ sở do vậy các phân ban và các đơn vị không thể đưa chính sách
môi trường vào trong thực tiễn. Do những khó khăn về cuộc sống, người nghèo không có cơ hội tham gia vào
đời sống xã hội. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn và việc thiếu thông tin, đặc biệt là những hạn chế thông tin về môi
trường có thể ngăn trở sự tham gia của người nghèo vào các chính sách môi trường. Việc thiếu lòng tin của
người nghèo và thiếu một cơ chế phản hồi và hiểu biết về những lợi ích của việc tham gia là những trở ngại
chủ yếu đối với việc tham gia một cách hiệu quả.

Trong chính sách môi trường chưa có giám sát và những chỉ số cho các vấn đề nghèo đói. Các chương trình về
môi trường tập trung vào các chỉ số về môi trường nhưng không chỉ ra được là bao nhiêu người có thể thoát
khỏi cảnh nghèo. Vẫn chưa có sự giám sát và quản lý thích hợp đối với tác động của việc thực hiện chính sách
môi trường đối với người nghèo.

Các chính sách kinh tế xã hội không nhằm vào các vấn đề môi trường và ngược lại. Ở cả hai tỉnh, người ta có thể
tìm thấy trong các báo cáo kinh tế xã hội những vấn đề về môi trường nhưng chỉ là trong hai dòng mà thôi.

Không chỉ là tài chính là cần thiết cho bảo vệ môi trường, chính quyền cơ sở cần phải biết chi tiêu khoản tiền
này như thế nào. Hoạt động chính tại các chính quyền cơ sở được điều tra sử dụng các khẩu hiệu trong khi một
tỷ lệ lớn (tới 90%) người dân ở địa bàn và nhất là người nghèo không biết đọc và cũng chẳng biết viết.

Việc thực hiện công tác đánh giá chính sách môi trường là do chính quyền địa phương tiến hành nhưng lại
thiếu hoặc không có cán bộ môi trường ở các cấp cơ sở và năng lực của họ là rất thấp. Ở cả hai tỉnh phần lớn
cán bộ ở huyện là những cán bộ địa chính và chỉ có một người là có chuyên môn về môi trường. Do đó mà
người nghèo chủ yếu làm việc với các đơn vị bảo vệ rừng và những cán bộ ở làng xã.

5. Khuyến nghị
Để nâng cao sự tham gia của người nghèo vào trong việc thực hiện chính sách môi trường, phần này đưa ra
một loạt khuyến nghị dựa trên những kết quả đánh giá tài liệu và nghiên cứu điển hình. Theo yêu cầu của Điều
khoản tham chiếu, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những vấn đề liên quan đến xây dựng chính sách môi trường và
việc thực hiện những chính sách này ở Việt Nam. Điều khoản tham chiếu không đề cập tới việc phải phân tích
bất kỳ một chính sách môi trường cụ thể nào. Vì đây là nghiên cứu tổng quan, chúng tôi xin được đề xuất các
kiến nghị dưới đây và các kiến nghị này có thể được xem như là các nguyên tắc trong việc xây dựng các chính
sách môi trường sau này. Để thực hiện được điều đó, cần phải điều chỉnh các đề xuất chung dưới đây sao cho
phù hợp với từng chính sách cụ thể. Dưới đây là các ví dụ cụ thể được đưa ra sau khi đã nghiên cứu tài liệu và
tiến hành nghiên cứu.

5.1. Trợ giúp về thể chế


Xây dựng khung luật pháp và chiến lược cũng như những hướng dẫn cho sự tham gia của người nghèo vào
chính sách môi trường là một đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, trong bối cảnh biến đổi kinh tế xã hội thì nó còn là tất
yếu đối với sự phát triển ở Việt Nam. Việc soạn thảo, phát triển, và việc thực hiện các quá trình chính sách môi
trường sẽ đòi hỏi những thể chế vững mạnh, nguồn nhân lực có kinh nghiệm và năng lực tài chính để đạt được
những mục tiêu chính sách bảo đảm xã hội của Nhà nước.

Hiện tại, đánh giá tác động xã hội trong chính sách môi trường chưa được chú ý. Để tránh những kết quả xấu
không mong đợi, bên cạnh đánh giá tác động môi trường, cần phải bổ sung đánh giá kinh tế xã hội trong quá
trình xây dựng chính sách môi trường nhằm xác định bức tranh tổng quan về những tác động tích cực và tiêu
cực đối với người dân nói chung và người nghèo nói riêng. Những hướng dẫn rõ ràng về hình thức đánh giá
kinh tế xã hội và yêu cầu phải có đánh giá kinh tế xã hội là cần thiết. Các chuyên gia kinh tế xã hội nên tham
gia vào quá trình để kết quả có thể đáp ứng và cân bằng được ba trụ cột phát triển bền vững trong dự án, bao
gồm xã hội, kinh tế và môi trường. Để làm được điều này, một kiến nghị được đưa ra là cần phải tăng cường các
yêu cầu liên quan tới việc đánh giá tác động xã hội trong các đánh giá tác động môi trường chiến lược (SEA)
của chiến lược, chính sách, và kế hoạch trong Luật bảo vệ môi trường 2005.

Để khuyến khích người nghèo tham gia vào các hoạt động môi trường và để thực hiện các chính sách môi
trường thì cần phải có những hướng dẫn về các cơ chế tham gia, những lợi ích mong muốn và các chính sách

59
vì người nghèo. Mặt khác, điều cơ bản là phải nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương và các cấp về việc
làm thế nào để đảm bảo được cho người nghèo có thể tham gia vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội và
môi trường ở địa phương. Chính quyền địa phương cần phải tạo ra nhận thức về lợi ích của tham gia của người
nghèo trong những quá trình như vậy và từ đó có thể tạo điều kiện cho người nghèo tham gia một cách toàn
diện. Ở một vài trường hợp, sự tham gia chỉ là một thứ hình thức - không có một ý định hiện thực về sự tham
gia của người nghèo - chỉ là muốn thu thập các chữ kí chứ không phải là sự tham gia một cách tích cực. Khuyến
nghị này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc các bộ như MONRE và các cơ quan liên quan khác,
ví dụ MARD hoặc MPI đưa ra các hướng dẫn từ cấp trung ương cho chính quyền địa phương về các cơ chế và
các phương thức thực tiễn để người nghèo có thể tham gia xây dựng chính sách môi trường. Việc chuẩn bị “Sổ
tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thương vào việc xây dựng chính sách môi trường” có thể được thực hiện
và cần có các lớp tập huấn cho các cấp chính quyền địa phương, trước tiên là ở một số tỉnh và huyện thí điểm,
sau đó sẽ nhân rộng việc làm thế nào để thực hiện các hướng dẫn được nêu trong Sổ tay này.

Cần phải trao quyền cho người nghèo để họ hiểu được lợi ích của việc tham gia vào quá trình thực hiện chính
sách môi trường, cung cấp cho họ các kĩ năng, làm cho họ có cảm giác tự tin khi tham gia vào các quá trình
này. Chú trọng hơn việc nâng cao nhận thức thông qua sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (loa phát
thanh, báo chí và câu chuyện truyền thanh) sẽ hỗ trợ quá trình này. “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn
thương vào việc lập chính sách môi trường” như được thảo luận trên đây sẽ cung cấp các thông tin hướng dẫn
cho chính quyền địa phương về các phương pháp cần thiết.

Cần phải có diễn đàn cho người nghèo, nơi họ có thể chia sẻ các ý kiến và các nguyện vọng. Sự tin tưởng và
sự đoàn kết được xây dựng và được thông qua các hoạt động như thành lập các nhóm, chẳng hạn các nhóm
về môi trường. Ở đó người nghèo có thể theo đuổi những lợi ích chung; tổ chức các cuộc họp, các cuộc thi hát
và thi vẽ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các địa điểm mà mọi người có thể tiếp cận thông tin, gặp gỡ lẫn
nhau hay chỉ đơn giản là thảo luận các vấn đề môi trường ở địa phương.

Cần phải có các cơ chế trong các chính sách về môi trường giúp cho người nghèo có thể góp phần vào sự
tham gia chung, về kế hoạch và thực hiện các chính sách về môi trường. Chẳng hạn, phải có các cuộc họp hàng
tháng và hàng quý. Các cơ chế này cần khuyến khích sự trao đổi hai chiều để cho người nghèo có thể phản hồi
và nhận được sự hướng dẫn từ chính quyền cơ sở. Cơ chế dân chủ cần phải được bám sát. Những hướng dẫn
như vậy có thể tìm thấy trong “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thường vào việc chuẩn bị chính sách
môi trường”.

Các vấn đề môi trường cần phải được báo cáo trong một phần riêng của các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm
để đánh giá phát triển ở địa phương cũng phải chú ý đến các vấn đề và rủi ro về mặt môi trường. Để đạt được
điều này, Bộ KH-ĐT cần hướng dẫn cho chính quyền địa phương về nhu cầu và phương pháp lồng ghép những
quan tâm về môi trường vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (kết hợp với những yêu cầu về
đánh giá môi trường chiến lược trong Luật môi trường 2005) và quá trình xây dựng các chỉ số môi trường đơn
giản cũng như các phương pháp giám sát.

Cần có các chỉ số và quy trình giám sát tốt hơn. Giám sát các hoạt động của dự án là một nhiệm vụ rất quan
trọng, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dân. Người dân cần phải được thông báo về các hoạt động đang
diễn ra tại địa bàn, đang có những hoạt động nào và ai là người chịu trách nhiệm, ngân quỹ ở đâu, lịch trình và
cách thức quản trị. Những người làm công tác kiểm tra phải được nhân dân tin tưởng và bỏ phiếu. Họ phải có
đủ uy tín và kiến thức để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ thường xuyên về tài chính và yêu
cầu về chuyên môn của những người được bỏ phiếu. Với sự hỗ trợ hiện của các chương trình quốc gia chống
tham nhũng, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục đích này.

Cần phải giảm thiểu đến mức cao nhất sự tham nhũng để giữ được lòng tin và nhận thức của người dân.

5.2. Những trợ giúp về mặt xã hội


Một điều rất quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức của quần chúng và cán bộ cơ sở về vai trò của người
nghèo. Điều đó đòi hỏi (i) tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người nghèo về sự tham gia tích cực của họ,
(ii) cung cấp thông tin về chính sách môi trường thông qua các kênh khác nhau và bằng nhiều hình thức để
thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người nghèo (iii) tuyên truyền cho người dân về cả tác động tiêu cực và tích
cực của môi trường tới đời sống của người dân. Để làm được điều này, điều quan trọng là phải tiến hành truyền
thông định kỳ (cung cấp thông tin) để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tham gia vào các cuộc họp và thảo
luận. Người nghèo cần phải có địa điểm để tiến hành các cuộc họp định kỳ. Hướng dẫn về phương pháp có thể

60
tìm thấy trong “Sổ tay về sự tham gia của các nhóm dễ tổn thương trong xây dựng chính sách môi trường” được đề
xuất như đã thảo luận ở phần trên.

Nguyên tắc cơ bản đối với cuộc họp và hội thảo bao gồm: tính chất công khai, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến
khích sự tham gia tích cực và có cơ chế để tạo ra sự phản hồi đối với các kết quả. Cần cung cấp những cơ hội
cho người nghèo trong việc đặt ra các câu hỏi và làm rõ chính sách. Thông tin hai chiều giữa cộng đồng và
những người tư vấn cần xem xét đến các giá trị văn hoá truyền thống và phải xem xét đến những nguyên tắc
công bằng xã hội và khả năng tiếp cận. Cần phải đặc biệt chú ý tới truyền thống và các giá trị văn hoá, chuẩn
mực của các dân tộc thiểu số thông qua các quá trình lập kế hoạch. Bằng cách đó, sở hữu cộng đồng về kết
quả cuối cùng sẽ được khuyến khích.

Một trợ giúp xã hội quan trọng là tạo ra các hoạt động sinh kế ổn định cho người nghèo để giúp họ tham gia
vào các hoạt động xã hội (tạo ra các công việc ổn định cho người nghèo; các tập huấn về hướng nghiệp, trợ
giúp về tín dụng, về nhà ở - nâng cấp, sửa chữa hoặc là xây nhà cho người dân nghèo v.v....) Điều cơ bản là phải
có kế hoạch thông báo cho người nghèo căn cứ trên nhu cầu cấp thiết của họ. Nhìn chung, điều này đã được
thực hiện ở Việt Nam tuy nhiên nhu cầu của người nghèo vẫn không được thường xuyên giải quyết đầy đủ. Ví
dụ, các chính sách lâm nghiệp như 5MHRP hoặc các chính sách bảo vệ vùng ngập nước có thể bao gồm các
điều khoản cụ thể như đào tạo về sinh kế cho những hộ gia đình được xác định là hộ nghèo. Các doanh nghiệp
liên quan đến lâm nghiệp cũng có thể có các hình thức hỗ trợ để giúp họ ổn định đời sống và giảm phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên.

Các chính sách về môi trường chỉ có thể có hiệu quả bền vững nếu như người nghèo có được phương cách
sinh sống ổn định. Để có được điều này, các chính sách về môi trường và các chính sách hỗ trợ khác phải đảm
bảo cho người nghèo có được thu nhập bền vững trong khi hướng mối quan tâm của họ vào việc thực hiện và
xây dựng chính sách.

Các chính sách môi trường cần được xây dựng với những động lực và khuyến khích nội tại phù hợp để hỗ
trợ việc thực hiện các chính sách này hơn là dựa trên những khuyến khích bên ngoài. Các chính sách như là
Chương trình 5 triệu hecta rừng cần phải có các nguồn lực thích hợp và như thế thì những hợp đồng có thể đủ
để trợ giúp cho hộ nghèo và sự tham gia của họ không phải là ngẫu nhiên hoặc là không bền vững. Các cơ chế
trợ giúp bên ngoài như các chuyến đi tham quan, cấp xe đạp là có hiệu quả. Lấy ví dụ, cần phải có các khoản
cấp phát cho công tác bảo vệ rừng phù hợp. Hiện nay, khoản cấp phát này là 50.000VNĐ 1 ha/năm là quá thấp.
Cần phải tăng khoản cấp phát này lên khoảng 100.000 hoặc 150.000 VND/ha/năm. Cần có các điều khoản cụ
thể trong các chính sách môi trường như chương trình 5MHRP để những hộ nghèo được ưu tiên tham gia vào
các chương trình này.

5.3. Trợ giúp về cơ sở vật chất


Nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ khuyến khích sự tham gia của người nghèo vào các chính sách môi trường:
● Nâng cấp hệ thống đường xá (để người dân có thể dễ dàng đi lại)
● Cung cấp nước sạch
● Nâng cấp các cơ sở giáo dục và chăm sóc sức khoẻ
● Cung cấp điện hay năng lượng tái tạo (ở một số vùng xa xôi hẻo lánh không có điện)
● Cung cấp các phương tiện truyền thông (thiếu các phương tiện truyền thông và cán bộ làm việc trong
lĩnh vực này).

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra từ từ trong một thời gian như là một
bộ phận của các chương trình phát triển khác rộng hơn chứ không chỉ gắn với các chính sách môi trường cụ
thể. Dự án CWPDP được đề cập đến trong nghiên cứu điển hình này đã đưa ra một ví dụ tích cực về việc chính
sách môi trường kết hợp với các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và đưa ra mô hình cho các dự án khác và các
sáng kiến xây dựng chính sách sau này học tập.

5.4. Nâng cao năng lực


CTrợ giúp phát triển năng lực về chính sách môi trường và việc thực hiện các chính sách cần được tiến hành
ở cấp tỉnh, huyện và xã. Cần cung cấp các khoá tập huấn về tăng cường hiểu biết và thực thi luật môi trường,
lập các kế hoạch tổng thể về môi trường, chuẩn bị và hỗ trợ các kỹ năng trợ giúp chính quyền cơ sở để họ có
thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những lớp tập huấn này được cung cấp cho các cán bộ như một phần của

61
đào tạo thường xuyên nhằm bổ sung các kỹ năng mới cần thiết cho các hoạt động xây dựng và thiết kế các dự
án, chính sách mới.

Người nghèo cần tập huấn không chỉ các quy định về môi trường mà còn về việc làm thế nào để họ có thể tuân
thủ các quá trình pháp lý (viết các bản khiếu nại, chuyển nó tới cấp chính quyền cao hơn). Họ cũng cần được
nâng cao năng lực để có thể tự tin vào việc trình bày và nêu quan điểm của mình.

5.5. Sự tham gia của người nghèo vào chiến lược đánh giá tác động môi trường (SEA)
Kết quả phỏng vấn với chính quyền địa phương cho thấy rõ ràng họ không hiểu ý nghĩa của đánh giá môi
trường chiến lược và không thể giải thích các chính sách một cách đúng đắn do vậy họ rất miễn cưỡng trong
việc thực hiện các chính sách nói chung và phương thức người nghèo có thể tham gia vào hoạt động này nói
riêng.

Kinh nghiệm làm việc với SEA ở Việt Nam cho thấy cho đến nay sự tham gia của người nghèo vào SEA rất hạn
chế. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy đây là vấn đề phức tạp và sự tham gia của người nghèo trong xây
dựng và thực hiện chính sách môi trường sẽ phức tạp hơn. Bên cạnh các khuyến nghị chung về sự xây dựng
và thực hiện chính sách môi trường nêu trên, các khuyến nghị cụ thể liên quan đến SEA được đề xuất. Cần xây
dựng các hướng dẫn về sự tham gia của cộng đồng vào SEA, bao gồm các cơ chế huy động sự tham gia của
người nghèo. Sự tham gia đó cần thiết phải bao gồm cả yếu tố tăng cường năng lực để thông báo cho đối
tượng tham dự về quá trình và kết quả của SEA.

Cần tham vấn thêm với Bộ Tài nguyên & Môi trường và các đối tác hữu quan để xác định cách thức kết hợp
các khuyến nghị này với các hoạt động đang được MONRE triển khai thông qua dự án MONRE/SIDA SEMLA và
nhóm chuyên đề về EIA của nhóm quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ trong nghiên cứu về hài hoà trong EIA
do ADB và MONRE quản lý cũng như các dự án khác.

Cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn trong dự án PEP để biến các đề xuất này thành các hành động cụ
thể. Những công việc này nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu hiện tại và cần phải tiến hành những điều tra cụ
thể hơn cho những chủ đề được xác định dựa trên các nghiên cứu điểm này và cần phải có sự tham gia của rất
nhiều bên liên quan những chưa tham gia vào nghiên cứu điểm này. Ngoài ra, có thể thấy trong nghiên cứu
điểm số 1, những kiến nghị nêu ra không cụ thể như những kiến nghị trong nghiên cứu điểm số 2 vì cấu trúc
và bản chất của nghiên cứu là không đưa ra các đề xuất cho bất kỳ một chính sách môi trường cụ thể nào do
các chính sách môi trường hiện tại rất rộng.

62
Tài liệu tham khảo

Ap Cho Hamlet. 2007. Report on the implementation of task sides in Ap Cho hamlet.

CWPDP’s PPMU. 2007. Report on project implementation in 2006 and work plan for 2007. Soc Trang Provincial
People’s Committee, Soc Trang, Viet Nam.

Decision No. 04/2004/QD-BTNMT issued by the Minister of MONRE on 5 April 2004 on the approval of the
Action Plan on Conservation and Sustainable Development of Wetlands for the 2004-2010 periods.

Gibbs.C. 2001. Mangroves: Local livelihoods vs. corporate profits

Available at: http://www.wrm.org.uy/deforestation/mangroves/book8.html

Government Decree No. 109/2003/ND-CP issued on 23 September 2003, and Circular No. 18/2004/TT-BTNMT
issued on 23 August 2004 on the conservation and sustainable development of wetlands.

Government of Viet Nam, 2001. Orienting plan for priority programmes of environmental protection 2001-2005.
2001. Retrieved from http://www.nea.gov.vn/English/state/VN_Orienting-Plan-2005.htm

Government of Viet Nam, 2003a. National Strategy for Environmental Protection until 2010 and vision toward
2020 (the Prime Minister of the Government approved this National Strategy for Environmental Protection
(NSEP) until the Year 2010 and Vision toward 2020 according to the Government Decision 256//QD-TTg of
December 2nd, 2003).

Government of Viet Nam, 2003b. The comprehensive poverty reduction and growth strategy. Retrieved Jan 2007
from http://siteresources.worldbank.org/INVIETNAM/Overview/20270134/cprgs_finalreport_Nov03.pdf

GTZ. 2005. Strategic Environmental Assessment of Dai Tu District Socio-Economic Development Plan in relation to
Tam Dao National Park and its Buffer Zone - SEA Conclusions & Recommendations, Version 1.98

International Food Policy Research Institute (IFPRI) (1996): Rice Market Monitoring and Policy Option Study.

Lang.C. 2001. Viet Nam: Shrimps, Mangroves and the World Bank, WRM Bulletin NO 51, October

Available at: http://www.wrm.org.uy/bulletin/51/Vietnam.html

Morris, J., Bui Thi An, Nguyen Thi Nghia & Vu Dinh Quang. (2002). Evaluation of Impacts: NTFP Project (1998-
2002). NTFP Project: Hanoi.

Neumann R.P. & Hirsch, E.H. (2000). Commercialization of NTFP: Review and Analysis of Research. CIFOR: Bogor,
Indonesia. Inception report, FSSP & P, Hanoi.

Norton. A. and Bird. B. and Brock.K. and Kakandre.M. and Turke.C. 2001.A rough guide to PPAs Participatory
Poverty Assessment An introduction to theory and practice

Available at: http://www.odi.org.uk/pppg/publications/books/ppa.pdf

OECD. 2006. Applying SEA: Good Practice Guidance for Development Cooperation.

Office of Deputy Prime Minister. 2005. Practical Guide to SEA Directive - European Directive 2001/42/EC on the
assessment of the effects of certain plans and programmes on the environment

SEMLA. 2006. Strengthening and Aligning the Environmental Safeguards System in Viet Nam. Ha Noi.

Sikor, Thomas. 2001. The Allocation of Forestry Land in Viet Nam: Did it Cause the Expansion of Forests in the
Northwest? Forest Policy and Economics 2:1-11.

63
Soc Trang PPC CWPDP’s PPMU. 2006. Report on project implementation in 2006 and work plan for 2007.

Pho Yen DPC. 2007. Report on the environmental management, the implementation of environmental law and
environmental actuality in the area of Pho Yen.

Phuc Thuan CPC. 2007. Report on the results of government implementation in 6 early months, the solutions
of implementation of the remaining 6 months and the locality’s recommendation.

PPAE Team. 2007. Understanding the Voice of the Poor, UNDP and MONRE, Hanoi, Viet Nam.

Quan Chu. 2007. Report on the implementation of socioeconomic activities in 6 early months in 2007 and duty
orientation of the remaining 6 months.

Trung Binh CPC, Report on real situation of environmental sanitation and recommendation to overcome Trung
Binh’s CPC environmental pollution.

Trung Binh CPC. 2007. Report on the socioeconomic situation and general duty orientation of 2007.

United Nations Environment Programme. 2006. SEA: A Tool for Mainstreaming Environmental Sustainability into
Development Planning.

World Bank. 1998. Environmental Assessment Update of the Viet Nam Coastal Wetlands Protection and Development
Project.

Available at: http://www- wds.worldbank. org/servlet/ WDSContentServer/ WDSP/IB/1999/11/04/000094946_


99031911044384/Rendered/PDF/multi0page.pdf

World Bank, 2006, Poverty Environment Nexus - Sustainable approaches to poverty reduction in Cambodia, Lao
PDR and Viet Nam. Draft Conference Edition.

Viet Nam News. 1999. “World Bank to help restore Cuu Long Delta mangrove forests”, Saturday November 27,
1999, p.1.

64
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2:
Đánh Giá Tác Động Môi Trường (EIA) Và Người
Nghèo/chiến Lược Đối Phó
Đánh giá mức độ nhu cầu của người nghèo được kết hợp vào quá trình đánh
giá tác động môi trường (EIA)

65
Mục lục
1. Giới thiệu ............................................................................................................................................................................................67

2. Thông tin chung ................................................................................................................................................................................67


2.1.“Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”..........................................................67
2.2. Tiểu dự án “Hồ Kẻ Gỗ”............................................................................................................................................................68

3. Những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình thông qua phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
(pra) ...........................................................................................................................................................................................................68
3.1. Tình trạng của người nghèo ở các khu vực nghiên cứu ..........................................................................................69
3.2. Mối liên hệ đói nghèo và môi trường trong khu vực nghiên cứu ........................................................................79
3.3. Ảnh hưởng của quá trình EIA đối với người nghèo ..................................................................................................69
3.4.Sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA .........................................................................................................72
3.5. Các cách giải quyết của người nghèo ............................................................................................................................75
3.6. Views of the poor on future integration into EIA processes ..................................................................................75
3.7. Quan điểm của người nghèo đối với việc tham gia vào quá trình EIA sau này ..............................................77

4. Kết luận ................................................................................................................................................................................................77

5. Đề xuất..................................................................................................................................................................................................77

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................................................................81

66
1. Giới thiệu
Trong khuôn khổ Chuyên đề nghiên cứu 2 “Chính sách, luật pháp và EIA” của dự án Đói nghèo và Môi trường,
nghiên cứu điển hình số 2 “Đánh giá tác động môi trường (EIA) và người nghèo” được thực hiện để xác định
các vấn đề sau: (1) Hiện trạng của người nghèo trong vùng Nghiên cứu điển hình; (2) Mối liên hệ đói nghèo và
môi trường trong vùng Nghiên cứu điển hình; (3) Ảnh hưởng của quá trình EIA đối với người nghèo; (4) Lồng
ghép nhu cầu của người nghèo vào quá trình EIA và nhận biết các rào cản đối với sự tham gia; (5) Cách thức
giải quyết của người nghèo; (6) Quan điểm của người nghèo đối với sự tham gia vào quá trình EIA sau này; và
(7) Những tồn tại của quá trình EIA trong việc giải quyết các vấn đề đói nghèo. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành
nghiên cứu 2 trường hợp ở Hà Nội (Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn ở Sóc Sơn, Hà Nội) và ở Hà
Tĩnh (tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ). Các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được áp dụng trong nghiên
cứu này. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia về EIA, tiến sĩ Vũ Hoàng Hoa và
Bà Nguyễn Kim Lan.

2. Thông tin chung


Hai dự án được lựa chọn làm nghiên cứu điển hình cho nghiên cứu này. Nghiên cứu đầu tiên là dự án Xây dựng
khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội và nghiên cứu thứ hai là Tiểu dự án
Nâng cấp hồ Kẻ Gỗ ở tỉnh Hà Tĩnh.

2.1“Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”
Dự án này được lựa chọn làm nghiên cứu điển hình cho Đánh giá tác động môi trường (EIA) và Đói nghèo vì bãi
rác này nằm trong các xã nghèo của huyện ngoại thành Hà Nội và được xem là một bãi rác đầu tiên tiến hành
EIA trong thành phố. Ngoài ra, bãi rác Nam Sơn dường như đã tạo ra những vấn đề quan ngại thực sự về môi
trường của cả chính quyền và cộng đồng. EIA đã được tiến hành hai lần: báo cáo EIA đầu tiên về Dự án xây
dựng khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn được thực hiện vào 10/1998 và báo cáo EIA lần hai được thực hiện
vào 06/2003 do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) lập và được Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT) phê
duyệt

Bãi rác Nam Sơn có tổng diện tích là 100 ha, trong đó 60 ha là dành cho khu vực chôn lấp và 6 ha dành cho khu
vực xử lý rác thải công nghiệp. Dự án này được khởi động nhằm giải quyết vấn đề cấp bách của Hà Nội: tìm
một bãi rác cho toàn thành phố. Bãi rác này bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1999 và dự kiến sử dụng
trong thời gian 20 năm (đến năm 2020). Bãi rác nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Sóc Sơn: Nam Sơn, Bắc Sơn và
Hồng Kỳ, nhưng phần lớn là nằm ở địa phận xã Nam Sơn. Cả ba xã này đều là những xã nghèo của huyện Sóc
Sơn. Nguồn thu nhập chủ yếu là từ trồng lúa, với GDP bình quân đầu người là dưới 120USD trong năm 2002,
so với GDP bình quân cả nước là 530USD15 . Theo chính quyền xã, tỉ lệ hộ nghèo ở Nam Sơn là 20,9% sống dưới
mức nghèo.

Ở xã Nam Sơn, 90 ha trong số 3000 ha của xã được thu hồi để lấy đất cho bãi rác. 175 trong số 1500 hộ gia đình
trong xã bị mất đất, trong đó 70 hộ gia đình phải tái định cư trong giai đoạn đầu. Các hộ gia đình tái định cư
được bồi thường đất để tái định cư và và để làm ruộng từ quỹ đất dự trữ của xã. Cả hai báo cáo EIA (URENCO,
1998 và URENCO, 2003) dày hàng trăm trang và chủ yếu tập trung vào các vấn đề môi trường tự nhiên. Mặc dù
có một phần nhỏ (từ khoảng nửa trang đến ba trang) mô tả các điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực dự án, cả hai
báo cáo đều không có phần nào nhắc đến sự tham gia của cộng đồng trong quá trình EIA, cũng như không
đề cập tới các tác động đối với sinh kế của những người dân trực tiếp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, báo cáo thứ hai
không hề đề cập gì tới tác động của bãi rác đang hoạt động.

Theo tài liệu của N.Q.Tuan & Maclaren, (2005), trước khi xã Nam Sơn được chọn là địa điểm làm bãi rác, đã có rất
nhiều tranh luận giữa Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, UBND huyện và thành phố. Ủy ban nhân dân xã đồng ý chấp
nhận sự tồn tại của bãi rác với các điều kiện: thành phố sẽ đền bù xứng đáng cho dân cư địa phương, đảm bảo
việc sử dụng các biện pháp giảm nhẹ tác động tại khu bãi rác, và tạo ra các lợi ích kinh tế như cải thiện dịch vụ
hạ tầng và tạo thêm việc làm cho cộng đồng.

Mặc dù được coi là bãi rác đảm bảo vệ sinh nhất ở Việt Nam (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005), người ta vẫn thấy có
rất nhiều lời phàn nàn của cộng đồng về bãi rác này ngay sau khi nó bắt đầu đi vào hoạt động do các tác động
tiêu cực liên quan. Dân cư địa phương phàn nàn về các tác động đối với môi trường, sức khỏe, kinh tế và các tác
động gây ra từ hoạt động vận hành bãi rác. Mọi người lo ngại về nạn ruồi muỗi đã gây rất nhiều phiền phức

15 UNRENCO.2003. Báo cáo EIA về bãi rác Nam Sơn, Hà Nội, tháng 6/2003.

67
cho người dân và làm cho năng suất vụ mùa bị giảm sút (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005; MONRE, 2005). Các vấn đề
về sức khỏe và ô nhiễm nước cũng là một vấn đề được người dân quan tâm (Báo điện tử VN Express, 2006; Báo
Lao Động, 2006). Vấn đề đền bù cũng rất gây tranh cãi giữa các nhóm dân cư khác nhau. Một số người dân đã
cố gắng cải thiện sinh kế nhờ số tiền đền bù nhưng một số lại phàn nàn rằng số tiền đền bù không thoả đáng
cho những tác động về mặt môi trường và sức khoẻ mà họ phải gánh chịu. (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005).

Không hề có sự tham vấn với người dân địa phương trong quá trình triển khai dự án xây dựng bãi rác Nam Sơn
(trừ việc trao đổi với Ủy ban nhân dân xã) về các vấn đề như chính sách đền bù và các biện pháp giảm thiểu tác
động. Một quan chức thành phố cho rằng cộng đồng không tham gia là đúng vì sẽ rất khó để thoả mãn tất cả
các lợi ích của người dân (N.Q.Tuan & Maclaren, 2005).

2.2. Tiểu dự án “Hồ Kẻ Gỗ”


“Tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ” (sau đây gọi tắt là Dự án) là một trong sáu tiểu dự án nằm trong Dự án hỗ trợ thuỷ lợi Việt
Nam (VWRA), do Ngân hàng Thế giới tài trợ và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Dự án được lựa chọn là nghiên cứu
điển hình cho hoạt động Đánh giá tác động môi trường (EIA) và Đói nghèo vì Hà Tĩnh là một trong những tỉnh
nghèo nhất của Việt Nam. GDP bình quân đầu người của tỉnh trong năm 2005 là khoảng 250USD/năm so với
bình quân của cả nước là 700USD/năm16 . Ở khu vực tiến hành nghiên cứu (huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên),
số hộ nghèo ở huyện Thạch Hà chiếm khoảng 34.75%17 , và con số này ở Cẩm Xuyên là 38.8% tính theo chuẩn
nghèo mới18.

Tổng diện tích của hồ Kẻ Gỗ là 21.136 ha (dài 29 km) với sức chứa là 34 m3. Dự kiến hồ có khả năng cung cấp
nước cho 21.136 ha ruộng ở huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Dự án có các mục tiêu: (i) duy trì nguồn nước hiện
có ở hồ; (ii) nâng cấp hệ thống tưới tiêu hiện tại; (iii) nâng công suất, tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống
tưới tiêu; (iii) giảm chi phí vận hành và duy tu; (iv) đảm bảo nhu cầu hợp lý về nguồn nước; (v) tạo ra các điều
kiện để phát triển kinh tế xã hội bền vững. Dự án cũng nhằm (i) tăng thêm thu nhập cho những đối tượng
hưởng lợi và giảm đói nghèo trong khu vực hệ thống tưới tiêu; và (ii) tạo thêm cơ hội việc làm trong các khu
vực có tỉ lệ thất nghiệp cao (CWRPMU, 2003a).

Tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ là một phần của Dự án VWRA. Báo cáo EIA được hoàn thành vào năm 2003 và được DONRE
Hà Tĩnh thẩm định vào năm 2005. Báo cáo EIA nhìn chung thường bao gồm phần trình bày về các điều kiện
tự nhiên hiện có, các nguồn tài nguyên sinh thái và kinh tế xã hội và tỉ lệ nghèo đói ở khu vực dự án, đánh giá
tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu và kế hoạch quản lý môi trường. Tuy nhiên báo cáo EIA của
tiểu dự án hồ Kẻ Gỗ vắn tắt và không có phần tham vấn cộng đồng và không có dấu hiệu nào trong báo cáo
cho thấy người nghèo tham gia vào quá trình này. Mặc dù đã có báo cáo tham vấn cộng đồng cho thấy việc
tham vấn đã được tiến hành, tuy nhiên việc tham vấn này mới chỉ dừng lại ở cấp độ các cơ quan chức năng ở
cấp tỉnh - Sở KHCNMT, DARD và UBND (MARD, 2003). Ngoài ra, trong tháng 8 và tháng 9 năm 2003, Ban quản
lý dự án (BQLDA) có mời các đại diện UBND, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên của các xã liên quan và những người
sử dụng nước đến thảo luận các vấn đề liên quan tới tiểu dự án Hồ Kẻ Gỗ (CWRPMU, 2003b). Tài liệu về thông
tin cộng đồng được gửi tới các UBND xã (VWRAP, 2003). Tuy nhiên, không rõ là có hộ nghèo nào được mời tới
buổi tham vấn này hay không.

3. Những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình thông qua phương
pháp Đánh giá Nông thôn có Sự tham gia (PRA)
Đánh giá tác động môi trường (EIA) được xem như một phần bổ sung tích cực vào khuôn khổ lập quy hoạch
phát triển. Đây là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hội
của quá trình phát triển có thể được dự báo, đánh giá và giảm thiểu. Do đó, quá trình EIA có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững.

Phần này trình bày những phát hiện chính về sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA thông qua các
nghiên cứu điển hình được tiến hành tại Hà Tĩnh và Hà Nội.

16 Nghiên cứu tổng quan về Đói nghèo và Môi trường ở Hà Tĩnh, tháng 10 năm 2006
17 Thông tin được chính quyền địa phương cung cấp trong chuyến thực địa, ngày 16/06/2007.
18 UBND Cẩm Xuyên, 2006, Báo cáo về việc thực hiện Kế hoạch quốc gia 2006: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho việc thực
hiện Kế hoạch quốc gia 2007.

68
3.1. Tình trạng của người nghèo ở các khu vực nghiên cứu
Quan điểm về người nghèo ở hai nghiên cứu điển hình rất khác nhau. Trong nghiên cứu điển hình ở Hà Tĩnh,
hầu hết những người được phỏng vấn đều nhất trí rằng đói nghèo có nghĩa là không có đủ lương thực, không
có đủ đất nông nghiệp để sản xuất. Việc này dẫn đến tình trạng người nghèo không có điều kiện cho con đi
học. Người nghèo cũng thường được liên hệ tới việc có quá nhiều con và/hoặc có người ốm trong gia đình, do
đó người nghèo càng khó thoát khỏi nghèo. Trong quá trình thảo luận nhóm ở Cẩm Mỹ, những người trả lời
thường nghĩ rằng nguyên nhân chính gây ra đói nghèo là các gia đình thiếu lao động (ví dụ như thiếu người
khoẻ mạnh có thể kiếm tiền nuôi gia đình) và thiếu nước tưới tiêu vì thế năng suất vụ mùa rất thấp.

Tuy nhiên, ở các huyện ngoại thành Hà Nội là Sóc Sơn và Đông Anh, người nghèo tại địa phương không liên hệ
đói nghèo với việc thiếu lương thực. Hầu hết họ đều có đủ lương thực để ăn, và thậm chí có tivi đen trắng dùng
rồi. Đối với họ, nghèo có nghĩa là không có sức khỏe tốt, thiếu vốn để sản xuất. ở thôn Khê Nữ và Nguyên Khê,
xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, người nghèo thường nói là họ không có đủ đất để sản xuất. Ở Tiên Hùng, xã
Nguyên Khê, người nghèo không có điều kiện cho con đi học.

3.2. Mối liên hệ đói nghèo và môi trường trong khu vực nghiên cứu
98% người được phỏng vấn trong nghiên cứu điển hình của chúng tôi đều có ý kiến thế nào là môi trường đối
với họ. Nhận thức chung về môi trường sạch đối với người nghèo là nước sạch, không khí sạch. 30% những
người này quan tâm tới những hành vi vô trách nhiệm của những người ném các chai thuốc trừ sâu xuống
sông sau khi sử dụng hết vì họ biết rằng như thế là không tốt cho môi trường. 99% người dân cũng biết được
rằng môi trường kém có thể ảnh hưởng tới sinh kế của họ. Một hộ nghèo ở thôn Hồ Nậy, xã Thạch Điền than
phiền rằng một lò nung gạch trước cửa nhà họ có mùi và khói rất khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của họ
và làm giảm năng suất cây trồng.

Đối với nghiên cứu điển hình ở Hà Nội, đặc biệt là ở xã Nam Sơn, nơi có bãi rác, mối liên hệ giữa đói nghèo và
môi trường thể hiện rất rõ. Một hộ nghèo làm nghề nhặt rác ở Nam Sơn nói rằng họ biết rõ là làm nghề nhặt rác
ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Họ đã làm nghề này được mấy năm rồi và sức khoẻ của họ kém hơn trước
rất nhiều vì họ bị các bệnh về da và hô hấp nhưng họ không thể thôi làm việc này được. Công việc này nuôi
con họ đi học. Người dân ở xã Nguyên Khê cũng gặp phải tình trạng ô nhiễm nước do nước thải từ khu công
nghiệp gần đó. Nước thải đã làm giảm năng suất đất trồng trọt và cũng ảnh hưởng đến da họ khi họ làm việc
trên cánh đồng. Tuy nhiên, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục làm công việc đồng áng vì đó là
nguồn thu nhập duy nhất của họ.

Các hộ chăn nuôi gia súc ở Hà Nội và Hà Tĩnh hiểu rằng việc làm hầm biogas đóng vai trò quan trọng trong việc
giảm bớt phiền phức và cải thiện tình trạng vệ sinh bằng cách xử lý phân gia súc. Tuy nhiên, không hộ nghèo
nào có khả năng xây hầm biogas mà chỉ hộ giàu mới làm được.

Ở huyện Cẩm Xuyên và Thạch Điền, tỉnh Hà Tĩnh, 30% người trả lời phỏng vấn cho biết họ phải tập trung vào
công việc kiếm sống hàng ngày. Mặc dù họ đều đồng ý rằng ai cũng muốn sống trong môi trường tốt hơn, họ
thừa nhận là họ không có thời gian để quan tâm nhiều tới môi trường hoặc tham gia vệ sinh thôn xóm. 30%
người được phỏng vấn ở Cẩm Xuyên biết là rừng rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, nhưng đôi khi
họ phải khai thác rừng để kiếm sống hàng ngày. Tuy nhiên họ nói rằng nếu họ được giao đất rừng ở rừng Kẻ
Gỗ, họ vừa có thể tăng thu nhập vừa góp phần bảo vệ rừng. Họ nói thêm rằng họ sẽ chấp hành các quy định
của chính quyền liên quan tới việc bảo vệ rừng.

3.3. Ảnh hưởng của quá trình EIA đối với người nghèo
Một cách lý tưởng nhất là quá trình EIA cần quan tâm tới việc giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt kinh tế
xã hội và môi trường, và tăng cường các ảnh hưởng tích cực đối với người nghèo, đặc biệt là những tác động
có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do quá trình phát triển. Người nghèo không thể bị nghèo
hơn, nếu không thể có cuộc sống khá hơn, do chính quá trình phát triển tại địa phương mình. Tuy nhiên, trên
thực tế, ở mỗi địa phương và ở mỗi dự án ảnh hưởng đối với người nghèo là rất đa dạng.

Ảnh hưởng tích cực


Một lợi ích được mong đợi là thông qua sự tham gia vào EIA, người nghèo có một tiếng nói và những mối quan
tâm của họ đối với những tác động về mặt môi trường được xem xét và dự án được triển khai để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của họ. Cả hai nghiên cứu đánh giá EIA của dự án Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và Tiểu dự án nâng cấp
hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đều đã đem lại lợi ích nhất định cho người nghèo, tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho

69
thấy những lợi ích này không phải là kết quả của việc tham vấn trực tiếp với người nghèo trong quá trình EIA
mà đôi khi là kết quả của các mục tiêu của dự án. Việc cải thiện sinh kế cho người nghèo không phải lúc nào
cũng là kết quả của quá trình tham vấn trực tiếp với người nghèo trong quá trình EIA.

(i) Cơ sở hạ tầng được cải thiện

Một lợi ích của việc phát triển dự án liên quan trực tiếp đến cải thiện về cơ sở hạ tầng. Hồ Kẻ Gỗ được đưa vào
hoạt động từ năm 1978. Nhờ có hồ chứa và hệ thống tưới tiêu, một khu vực khá lớn của Hà Tĩnh hiện đã tiếp
cận được với các nguồn nước, do đó, năng suất vụ mùa được nhận thấy là đã tăng gấp đôi từ năm 1975 đến
năm 1995. Nhiều hộ gia đình nghèo đã cải thiện sinh kế một cách đáng kể nhờ việc luôn sẵn có các nguồn nước
cung cấp cho vụ mùa.

Tôi là một nông dân nghèo ở thôn Tân Lộc, xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà. Chúng tôi đã sống cả cuộc đời ở đây
trước khi hồ Kẻ Gỗ được xây dựng. Chồng tôi bị dị tật bẩm sinh. Chúng tôi có 3 con nhỏ, đứa lớn nhất 10 tuổi và
đứa nhỏ nhất 9 tháng tuổi. Tôi phải một mình kiếm sống. Thu nhập của chúng tôi phụ thuộc vào mùa vụ và nó đã
được cải thiện đáng kể nhờ nước ở hồ Kẻ Gỗ. Năng suất lúa của chúng tôi gần như tăng gấp đôi và đạt 1 tấn/năm
trên diện tích ruộng 1.800m2. Xã cũng hỗ trợ tôi để có thể vay tín dụng nhỏ bằng cách viết thư giới thiệu đến quỹ.
Nhờ có tín dụng, tôi có thể nuôi một đàn vịt nhỏ bên cạnh việc trồng cấy.
Một phụ nữ 39 tuổi, nông dân xã Thạch Điền

Trong trường hợp bãi rác Nam Sơn, dự án đã giúp nâng cấp và mở rộng một số đường, bao gồm đường 35 và
đường từ Nỉ tới các thôn nơi có bãi rác. Hệ thống chiếu sáng công cộng cũng được lắp đặt dọc con đường xe
chở rác đi qua. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng được thông báo là Công ty xử lý rác thải Nam Sơn (công
ty quản lý bãi rác) hỗ trợ tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng của xã. Năm 2005, xã đã nhận được 100 triệu đồng,
và dự kiến trong năm 2007 họ sẽ nhận được một số tiền tương tự.

(ii) Đền bù về tài chính

Vấn đề đền bù là một yếu tố có tác động quan trọng đối với người nghèo, hơn là đối với nhóm có thu nhập cao
hơn. Số tiền đền bù có thể giúp người nghèo nâng cấp điều kiện nhà ở và đầu tư cho nghề phụ. Trong trường
hợp dự án Nam Sơn, là một phần của EIA, các cư dân sống trong phạm vi bán kính 100m xung quanh bãi rác
được thông báo về các hậu quả về mặt môi trường do bãi rác gây ra và được đền bù đất . Họ phải di dời và có
thể nhận đền bù toàn bộ, bao gồm một khoản tiền trả cho nhà cửa, cây cối trên đất của họ, hỗ trợ tài chính cho
việc đào tạo kỹ năng nghề mới và được cấp một mảnh đất mới trong xã. Những người dân sống trong phạm
vi bán kính tới 500m được nhận một khoản tiền đền bù một lần cho ảnh hưởng sức khỏe có thể có và thiệt hại
có thể xảy ra với đất trồng trọt. Mặc dù khoản tiền đền bù không lớn (5.100 đồng/m2 đất trồng trọt) và một
số người dân cho là chưa đủ (xem phần sau), đây là lần đầu tiên khi mà một dự án chủ động thực hiện trả tiền
đền bù môi trường như vậy cho cộng đồng có nguy cơ bị ảnh hưởng . Tại xã Thạch Điền (trường hợp của Hà
Tĩnh), một số hộ gia đình nghèo trả lời rằng họ có lợi từ khoản tiền đền bù đất, và đất này cũng không phù hợp
cho việc trồng trọt.

(iii) Hỗ trợ hướng nghiệp/Nguồn thu nhập khác

Việc giúp người nghèo thay đổi nghề đều được đề cập tới trong cả hai nghiên cứu EIA. Các khoản hỗ trợ tài
chính được dành cho việc đào tạo cho người nghèo mất đất cho các dự án, mặc dù ảnh hưởng của việc hỗ
trợ này cũng khác nhau ở mỗi nghiên cứu điển hình. Người dân sống gần khu bãi rác Nam Sơn nói rằng dự án
không có kế hoạch rõ ràng cho việc đào tạo nghề cho người nghèo để họ có thể xin được làm lao động có tay
nghề tại khu bãi rác. Tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, người dân được phỏng vấn nói rằng rất nhiều dự án
đã đề cập tới việc đào tạo kỹ năng cho người nghèo. Trên thực tế, ở khu vực có dự án, người nghèo đã được
hỗ trợ một số sinh kế khác, ví dụ như tập huấn về việc ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp cho nông
dân. Tuy nhiên, các hoạt động này là thuộc các dự án bên ngoài (chứ không phải từ các dự án trong nghiên
cứu của chúng tôi).

20% người nghèo trong trường hợp dự án Nam Sơn nhận thấy nghề lượm rác ở bãi rác là một nguồn thu nhập
thêm quan trọng trong thời kỳ nông nhàn. Theo như những người trả lời phỏng vấn, một người nhặt rác có thể
kiếm được 30.000 - 50.000 đồng một đêm. Mặc dù nghề này không có đóng góp tích cực gì cho môi trường,
vẫn rất khó ngăn những người nghèo không làm nghề nhặt rác ở bãi rác. Do đó, dự án đã quan tâm tới việc
quản lý tốt hơn những người nhặt rác và cung cấp điều kiện bảo vệ tốt hơn cho họ. Công ty quản lý bãi rác Nam

70
Sơn phối hợp cùng với chính quyền các xã, đã phát thẻ cấp phép cho những người thường xuyên làm nghề
nhặt rác tại bãi rác. Ngoài ra, Công ty cũng cung cấp đèn pin và quần áo bảo hộ có phản quang cho những
người nhặt rác.

Tuy nhiên, một số dự án nhất định có thể có những ảnh hưởng tích cực tới một nhóm người nghèo, và đồng
thời lại có tác động tiêu cực đến một nhóm người nghèo khác. Nghiên cứu của chúng tôi tại xã Nguyên Khê
cho thấy rằng một số hộ gia đình đã có đời sống khá hơn vì họ thành công trong việc chuyển đổi nghề nghiệp
sau khi nhận được tiền đền bù; một số người mở các cửa hàng tạp hoá nhỏ để phục vụ người dân địa phương;
một số mở cơ sở kinh doanh nhỏ, ví dụ như dịch vụ vận tải (mua các ôtô tải nhẹ để chuyên chở gạch ngói hoặc
ô tô đã qua sử dụng để làm dịch vụ du lịch). Tuy nhiên, 20% hộ được phỏng vấn trở nên nghèo hơn sau khi bị
thu hồi đất mặc dù một số thành viên trong gia đình họ được đào tạo kỹ năng nghề mới. Những nghề mới có
thể cũng không mang lại thu nhập tốt hơn.

Tôi năm nay 64 tuổi và sinh ra ở thôn Nguyên Khê, xã Nguyên Khê. Cuộc sống của tôi bây giờ rất khó khăn vì vợ
tôi đã mất mấy năm trước và tất cả đất canh tác của tôi đã bị thu hồi để xây dựng nhà máy Ô tô 1-5. Đứa con gái
nhỏ nhất của tôi được đào tạo và nhận vào làm việc cho nhà máy nhưng sau đó nhà máy không có đủ công ăn
việc làm thường xuyên cho những người lao động. Do đó, con gái tôi phải ở nhà và thỉnh thoảng đi Hà Nội bán
hoa. Tôi cũng mở một quán nhỏ bán thuốc lá và trà cho người qua đường nhưng thực sự vẫn rất khó khăn để nuôi
sống gia đình sau khi đất bị thu hồi.
Một người nông dân ở Nguyên Khê, Đông Anh

Ảnh hưởng tiêu cực


Mục tiêu cơ bản của quá trình EIA là dự báo và giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hội
của các dự án phát triển. Tuy nhiên, việc người nghèo ít tham gia vào việc lập kế hoạch cho dự án và hoạt động
giám sát sau EIA trong quá trình thực hiện dự án còn hạn chế có thể ảnh hưởng tiêu cực tới người nghèo.

(i) Đền bù tài chính không kịp thời/không hợp lý

Mặc dù nghiên cứu EIA đề xuất chính sách đền bù cho những người bị mất đất cho các dự án, việc đền bù chậm
hoặc dưới giá thị trường đã có ảnh hưởng không tốt đến sinh kế của người nghèo nhiều hơn những nhóm dân
cư khác. 20% hộ gia đình trong nghiên cứu điển hình ở Nam Sơn nói rằng đến tận tháng 6/2007 họ mới nhận
được tiền đền bù, tận 8 năm sau khi dự án bắt đầu. Trong một cuộc phỏng vấn sâu với một hộ gia đình, họ cho
biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống ở vùng ven bãi rác nhiều năm liền vì họ không có đủ điều
kiện chuyển đi chỗ khác khi chưa có tiền đền bù. Ngoài ra, hộ gia đình này nói rằng họ không đồng ý với mức
đền bù áp dụng cho năm 1999 trong khi khoản tiền này bây giờ họ mới được nhận. Một hộ gia đình khác nói
rằng cho tới tận bây giờ họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù môi trường khi sống gần khu vực bãi rác.

Tôi đã sống ở Nam Sơn từ năm 1960. Chúng tôi chỉ có 3 sào 1 ruộng, và đã mất 1 sào 2 cho khu bãi rác Nam Sơn.
Bây giờ chúng tôi chỉ còn 2 sào 9 với thu nhập dưới 100.000 đồng/tháng. Theo như quy định, chúng tôi sẽ nhận
được tiền đền bù môi trường là 5.100 đồng/m2 trong 20 năm cho mảnh đất có diện tích từ 0-500m. Tuy nhiên, cho
tới tận 14/6/2007, chúng tôi nhận được 14.100.000 đồng của khoản đền bù môi trường cho 2812m2 đất của tám
khẩu trong gia đình tôi sau rất nhiều lần kiến nghị. Tôi đã gửi kiến nghị đến chính quyền xã, sau đó họ gửi đến ủy
ban nhân dân huyện. Sau đó chính quyền huyện nói Sở Giao thông công chính Hà Nội chịu trách nhiệm về khoản
đền bù môi trường. Sau đó chúng tôi cũng không nhận được trả lời nào khác cho tới tận khi tôi nhận được tiền.
A farmer living in Nam Son

(ii) Mất cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên

Trong trường hợp hồ Kẻ Gỗ, việc thiếu nước đã trở nên nghiêm trọng ở vùng đất thấp hơn của một số hệ thống
kênh tưới tiêu do thiếu thiết kế và sự xuống cấp của hệ thống. Người dân của các thôn 4 và thôn 12, xã Cẩm
Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (một trong những địa phương nghèo nhất với 47,3% hộ dân là hộ nghèo) đã tham gia
thảo luận nhóm của chúng tôi. Người dân ở thôn 12 nói rằng mặc dù họ chỉ sống cách hồ có 1 km, họ không
được hưởng lợi gì từ dự án vì nước từ hồ phải chảy 12 km theo các kênh tưới tiêu trước khi có thể tới chỗ họ.
Điều đó dẫn đến việc thôn này chẳng có nước cho cả sinh hoạt và tưới tiêu, và đời sống của họ gặp rất nhiều
khó khăn.

71
(iii) Xây dựng dự án không phù hợp

Dự án nâng cấp hồ Kẻ Gỗ và hệ thống tưới tiêu đã được phê duyệt trong một phần của Dự án hỗ trợ thuỷ lợi
Việt Nam giai đoạn 2004 – 2011 do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Nghiên cứu EIA đã được tiến hành và thẩm định
vào năm 2005. Tuy nhiên, người dân và chính quyền địa phương ở xã Cẩm Mỹ không hề biết gì về các thông tin
chi tiết của dự án, trừ việc được thông báo về kế hoạch thu hồi đất, và những gì được thông báo qua báo đài
và truyền hình tỉnh. Trong một cuộc hội thảo nhỏ tại DONRE Hà Tĩnh, chủ tịch xã Cẩm Mỹ (được bầu vào năm
2005) nói rằng nếu họ biết thông tin về dự án nâng cấp, người dân có thể đề xuất những thay đổi trong thiết
kế hệ thống kênh để làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả hơn và giảm được chi phí.

(iv) Ảnh hưởng tới sức khoẻ

Đã có rất nhiều lời phàn nàn được ghi nhận về bãi rác Nam Sơn chỉ ngay sau khi nó bắt đầu đi vào hoạt động
do những tác động tiêu cực. Đa số người trả lời phỏng vấn trong quá trình thảo luận nhóm của chúng tôi nói
rằng từ khi bãi rác mở cửa tỉ lệ mắc bệnh và loại bệnh đều có xu hướng tăng, đặc biệt là những bệnh về rối
loạn tiêu hoá, hô hấp, bệnh mắt và ung thư, mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể nào. 100% số người trả
lời sống gần khu vực bãi rác (trong vòng 1 km) đặc biệt lo ngại về mùi hết sức khó chịu mà họ phải chịu đựng
hàng ngày. Vì mùi hôi thối đó, hầu hết mọi người đều không thể chịu đựng được bãi rác và họ cảm thấy là cuộc
sống hàng ngày của họ đang bị ảnh hưởng xấu. Hầu hết người dân đều không nghĩ rằng khoản đền bù này đủ
để bù đắp những ảnh hướng đến sức khỏe của họ.

Gia đình tôi sống cách bãi rác 700m. Chúng tôi không hề được yêu cầu di rời ra khỏi khu vực này, cũng không
nhận được tiền đền bù môi trường. Tuy nhiên, hàng ngày chúng tôi phải ngửi cái mùi rất khó chịu từ bãi rác Nam
Sơn. Chính quyền xã đã nhiều lần yêu cầu các cơ quan liên quan mở rộng diện tích vùng đệm cho khoản đền bù
môi trường lên 1.000m. Nhưng cho tới bây giờ, yêu cầu đó vẫn chưa được đáp ứng. Tôi nghĩ chúng tôi hội đủ điều
kiện để nhận khoản tiền đền bù đó.
Một cán bộ ở xã Nam Sơn

(v) Thiếu hệ thống giám sát và quản lý môi trường

Việc giám sát môi trường sau EIA còn yếu kém do không có sự tham gia của người dân địa phương đã dẫn đến
những tác động nghiêm trọng về mặt môi trường và theo đó là ảnh hưởng đến sinh kế của người nghèo. Các
tác động này đặc biệt nghiêm trọng đối với người nghèo, những người không thể dễ dàng thay đổi cách kiếm
sống của mình. Nghiên cứu của chúng tôi tại thôn Đại Bằng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho thấy những
người dân sống gần sông Cà Lồ gặp rất nhiều khó khăn khi nước bị ô nhiễm do nước thải từ công ty sản xuất
phụ tùng xe đạp Đông Anh ở khu công nghiệp Quang Minh. Nước thải đã làm ô nhiễm ao cá của người dân và
khi mực nước sông dâng cao, nước ô nhiễm chảy vào các cánh đồng lúa, khiến cho năng suất lúa giảm đáng kể.
Hoạt động giám sát dự án đã không xác định vấn đề này và không có hành động sửa sai nào được tiến hành.

3.4. Sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA
Mặc dù quan điểm chung là EIA đem lại những lợi ích tích cực cho phát triển bền vững, vấn đề về sự tham gia
của người dân nói chung, và người nghèo nói riêng trong quá trình EIA đã không được thực sự quan tâm ở
Việt Nam.

Luật BVMT hiện nay không quy định về sự tham gia của cộng đồng ngoài việc tham vấn với các đại diện của
địa phương (UBND và Mặt trận Tổ quốc) ở cấp xã. Mặc dù vậy, cấp độ tham gia này cũng không được thực hiện
một cách đầy đủ do rất nhiều rào cản được trình bày ở phần dưới đây. Việc tham vấn cho tới giờ phần lớn vẫn
là hình thức để đáp ứng các thủ tục về pháp lý.

Trong trường hợp hồ Kẻ Gỗ, tham vấn cộng đồng được thực hiện với chính quyền cấp tỉnh. Ban quản lý Dự án
cũng cho biết trong năm 2003 hoạt động tham vấn đã được tiến hành với các đại diện chính quyền của tất cả
các huyện, xã liên quan, các tổ chức quần chúng, và người sử dụng nước trong khu vực dự án, tài liệu thông tin
cộng đồng cũng đã được cung cấp. Điều không được rõ là liệu cuộc tham vấn đó có sự tham gia của dân nghèo
địa phương hay không. Khi được hỏi, ông chủ tịch UBND và người dân xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) và xã
Thạch Điền (huyện Thạch Hà) nói rằng họ không hề biết về việc tham vấn hay Tài liệu thông tin cộng đồng. Việc
này có thể được giải thích là do thời gian từ lần tham vấn (2003) đến khi bắt đầu giai đoạn xây dựng đầu tiên
(2006) cách quá xa, trong khi người khác đã lên làm chủ tịch UBND xã kể từ lần tổ chức tham vấn và thực tế là
Tài liệu thông tin cộng đồng không được lưu trong hệ thống văn thư của xã.

72
Hơn 50% cán bộ địa phương và các đại diện của các tổ chức quần chúng tại địa phương (4/6 ở Hà Nội và 16/26
ở Hà Tĩnh) nói rằng người nghèo không được tham gia vào quá trình EIA dưới bất kỳ hình thức nào.

Những người trả lời phỏng vấn khác nói rằng người nghèo có được tham vấn nhưng chỉ về các vấn đề tái định
cư/đền bù đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến họ. 100% hộ dân trong cuộc phỏng vấn sâu trả lời rằng họ không
hề được tham vấn trong quá trình xây dựng dự án hoặc không được thông báo chi tiết về các tác động môi
trường tiêu cực liên quan đến dự án. Những người được phỏng vấn trả lời rằng người dân chỉ tham gia nhiều
hơn ở những dự án do nhà nước và nhân dân cùng làm, và vấn đề tham gia của người nghèo chỉ có thể được
giải quyết ở những dự án cụ thể nhằm vào việc giảm nghèo. Trong hoàn cảnh đó, người nghèo nói riêng và
người dân chúng nói chung hầu như là bị đứng ngoài hoạt động tham vấn ngay từ khi mới bắt đầu quá trình
EIA.

Những rào cản đối với sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA
Khi thảo luận về những rào cản đối với sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA, hầu hết những người
được phỏng vấn đều liên hệ tới việc thiếu những điều kiện hỗ trợ như sự hỗ trợ về mặt luật pháp, thể chế và của
người thực hiện, và việc không hiểu rõ về những lợi ích của sự tham gia của người nghèo. Một nhóm các rào
cản khác liên quan tới việc người nghèo thiếu thông tin, thiếu nguồn lực và kỹ năng để tham gia, và bản thân
họ thiếu động lực, sự quan tâm hoặc thời gian để tham gia. Những rào cản này sẽ được đề cập ở dưới đây.

(i) Thiếu khuôn khổ pháp lý cho việc tham gia của người nghèo

Các văn bản pháp lý liên quan tới EIA ở Việt Nam là Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 1993 (hiện đã được thay
thế), Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005, Nghị định 80/2006/ND-CP và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT. Cho tới
nay, vấn đề tham gia của người nghèo vào quá trình EIA vẫn chưa thành một quy định trong luật/chính sách
môi trường của Việt Nam.

Luật Bảo vệ Môi trường 1993 chỉ ra rằng việc xem xét đánh giá các báo cáo EIA là thuộc về trách nhiệm của một
ủy ban thẩm định gồm các cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ (cấp quốc gia) hoặc Sở Khoa học và Công
nghệ (cấp địa phương). Không có yêu cầu về mặt pháp lý đối với việc đánh giá và nhận xét của người dân về
các báo cáo EIA trong quá trình lập báo cáo và trước khi đưa ra quyết định. Do đó, những người đưa ra đề xuất
(hoặc những chuyên gia tư vấn được thuê) là người quyết định việc có hay không đưa người nghèo tham gia
vào quá trình nghiên cứu EIA và tham gia dưới hình thức nào. Thông thường, những người này không muốn
để những người nghèo tham gia do các vấn đề về chi phí và thời gian. Kết quả là các nhà đầu tư có xu hướng
‘bám’ lấy luật khi tiến hành nghiên cứu EIA.

Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006) và các văn bản hướng dẫn Nghị định
80/2006/CP và Thông tư 08/2006/TT-BTNMT, mặc dù công nhận việc cần phải có sự tham gia của cộng đồng
vào quá trình EIA, nhưng lại không bắt buộc phải có sự tham gia của người dân ngoài việc tham vấn với các đại
diện của UBND và Mặt trận Tổ quốc ở cấp xã.

Tuy nhiên, hình thức tham vấn này hầu như là mang tính hình thức, không đại diện một cách có hiệu quả cho
nguyện vọng của nhiều nhóm dân cư trong cộng đồng, đặc biệt là những nhóm người bị thiệt thòi như người
nghèo và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của các dự án. Do sự tham gia của người nghèo vẫn chưa được
thể chế hoá trong quá trình EIA, việc đưa vào những nhu cầu của người nghèo mới chỉ được giải quyết ở một
số dự án cụ thể có mục tiêu xoá nghèo. 100% các hộ gia đình được phỏng vấn ở cả hai nghiên cứu điển hình
đều nói rằng họ không được tham vấn về các dự án, ngoại trừ việc được thông báo về chính sách thu hồi đất
đai/tài sản và đền bù.

Những người dân địa phương chỉ được các nhà đầu tư dự án tham vấn khi đất đai của họ sẽ bị thu hồi. Không có
gì khác ngoài việc đó cả.
Một cán bộ của Hà Tĩnh

Theo như tôi được biết không hề có nhóm nào làm công việc đánh giá sau khi phê duyệt đối với các tác động về
mặt kinh tế-xã hội lên người dân địa phương. Tôi không chắc là đã có báo cáo nào của xã gửi lên cấp chính quyền
cao hơn về những tác động này hay không.
Một cán bộ của Hà Nội

73
(ii) Những phản đối về ý kiến để người nghèo tham gia

Những nhà lập kế hoạch và cán bộ nhà nước Việt Nam ở một mức độ nào đó đều phản đối ý kiến tăng cường sự
tham gia của người dân nói chung, và người nghèo nói riêng vào quá trình EIA. Một số cán bộ cho rằng sự tham
gia của người nghèo có thể làm cản trở hoặc làm chậm các hoạt động phát triển ở các địa phương hoặc làm
cho dự án phải chịu chi phí thực hiện cao hơn. Một cán bộ huyện giải thích “Vì một số dự án không được người
dân địa phương ủng hộ nên các cấp có thẩm quyền đã quyết định không tiến hành tham vấn cộng đồng” .

Việc này một phần là do nhận thức sai lầm rằng sự tham gia quá nhiều của người dân có thể dừng hẳn dự án
phát triển. Những người trả lời nghĩ rằng người nghèo thường thiếu kiến thức để tham gia trên tinh thần xây
dựng. Họ nói đã có những trường hợp sự tham gia đó đã làm trì hoãn việc triển khai các dự án. Ví dụ như người
dân kiên quyết đòi đền bù ở mức quá cao. Vì vậy, có những ý kiến là nên để các đại diện của chính quyền xã
chủ động tham gia vào quá trình EIA từ giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, còn người dân địa phương chỉ tham
gia theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, điều này trái ngược với những phát hiện chung rằng quá trình EIA được thực hiện đúng bao gồm
việc tham gia của những bên bị ảnh hưởng, thường là để tạo ra sự ủng hộ cho hoạt động phát triển và giảm
nguy cơ phải trì hoãn và cản trở đối với việc triển khai dự án sau này.

(iii) Quan niệm chưa đầy đủ về tham gia hiệu quả

Ngay cả khi các cơ quan chức năng đồng ý rằng sự tham gia của người nghèo là một cấu phần quan trọng của
EIA, ý nghĩa đằng sau quan niệm này cũng có thể rất khác nhau theo từng dự án và có thể rất khác với những
gì được chấp nhận trên thế giới. Sự tham gia của người nghèo trong quá trình EIA được các cơ quan ở Việt Nam
hiểu theo nghĩa ‘thuyết phục’, ‘giáo dục’ hoặc các hình thức ‘tham vấn’ có giới hạn. Nhiều cán bộ được phỏng
vấn có xu hướng nhìn nhận sự tham gia theo nghĩa vận động lực lượng người dân địa phương tham gia làm các
công trình công cộng của thôn/xã. Các quan điểm của những cán bộ và người dân được phỏng vấn cho thấy:
để khuyến khích sự tham gia của người nghèo ở nông thôn, Nhà nước phải có những chính sách thích hợp,
cung cấp những nguyên liệu đầu vào và công nghệ cho phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện và khuyến
khích người dân tham gia vào quá trình phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách làm một chiều theo kiểu từ
trên xuống.

Với việc EIA thường được thực hiện sau khi những người ra quyết định đã quyết định rằng dự án ‘là một ý tưởng
tốt’ thì các nghiên cứu EIA thường đóng vai trò giám sát và giảm thiểu tác động, hơn là một quá trình đối chất
có sự tham gia chất vấn của cộng đồng khiến một dự án phải điều chỉnh rất nhiều hoặc thậm chí bị huỷ bỏ.
Các nghiên cứu EIA đã tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại chứ không đặt câu hỏi về tính hợp lý của các đề
xuất.

(iv) Nhận thức không đầy đủ về quyền được tham gia

Những cuộc phỏng vấn chính quyền địa phương cấp thôn/xã cho thấy rằng 100% số người được phỏng vấn
không biết là theo Luật Bảo vệ Môi trường mới năm 2005 nhà đầu tư của dự án đặt tại xã họ phải gửi cho họ
bản báo cáo EIA tóm tắt và họ có quyền hỏi nhà đầu tư về nội dung dự án và các biện pháp giảm thiểu. Hơn
nữa, không một ai trong số họ biết rằng ý kiến của chính quyền địa phương cần phải được đưa vào báo cáo EIA
để ủy ban thẩm định đánh giá thêm.

(v) Thiếu sự đánh giá về những ảnh hưởng của dự án đối với người nghèo

Việc đánh giá các tài liệu liên quan và phỏng vấn các chủ dự án cho thấy rằng ngoài việc không đưa người
nghèo tham gia vào quá trình EIA, quá trình này còn rất ít quan tâm tới (i) cố gắng xác định những ảnh hưởng
của dự án đối với người nghèo và sự đói nghèo, (ii) xây dựng các chiến lược giảm thiểu nhằm cải thiện những
tác động bất lợi hoặc để gia tăng lợi ích của dự án và từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động giảm nghèo, và (iii) xây dựng
kế hoạch giám sát trong đó bao gồm việc xem xét các vấn đề đói nghèo và ảnh hưởng đối với người nghèo.
Nhìn chung, ở Việt Nam, việc đánh giá và xử lý các vấn đề xã hội trong quá trình EIA còn yếu so với việc xử lý
các điều kiện môi trường vật lý và sinh thái, vì thế những phát hiện trên không có gì ngạc nhiên. Việc xử lý các
vấn đề xã hội thường chỉ thu hẹp trong việc thảo luận về các yêu cầu thu hồi đất và những ảnh hưởng đối với
các hộ gia đình khác, bao gồm cả người nghèo, những người không bị ảnh hưởng trực tiếp của việc thu hồi đất
thường bị lờ đi. Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005 tăng cường các yêu cầu đối với việc xử lý các vấn đề xã

74
hội, nhưng lại thiếu hướng dẫn chi tiết và không đề cập cụ thể đến yêu cầu liên quan tới đói nghèo. Tuy nhiên,
việc thiếu quan tâm tới các vấn đề này trong quá trình EIA càng làm cho người nghèo bị ảnh hưởng nhiều hơn
trong các giai đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng và triển khai dự án.

3.5. Các cách giải quyết của người nghèo


Tất cả những người trả lời theo hình thức thảo luận nhóm hay phỏng vấn sâu, đều nói rằng họ sẽ đến gặp
chính quyền bất cứ khi nào họ gặp khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nông dân cảm thấy rằng họ cần phải
tự mình cố gắng để vượt qua khó khăn vì họ hiểu rằng chính quyền cũng phải giúp đỡ rất nhiều gia đình khó
khăn.

Họ cũng không nghĩ họ có thể dựa nhiều vào họ hàng vì thường họ hàng cũng là những người nghèo như họ.
90% các hộ gia đình trong cuộc phỏng vấn sâu đều nhất trí rằng họ muốn được tiếp cận các khoản vay dành
cho người nghèo, nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc vay các khoản vay lớn (5-10 triệu đồng) trong thời gian
dài hơn (3-5 năm) và có được các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Do đó, họ rất muốn được tham gia vào các
khoá tập huấn kỹ năng và là hội viên của các nhóm tương hỗ.

Tôi năm nay 42 tuổi và đã sống ở Nam Sơn từ nhỏ. Chúng tôi có 3 cháu và mẹ tôi sống cùng gia đình tôi. Nguồn
sống chính của chúng tôi là làm ruộng và chăn nuôi gia súc. Sức khỏe của chúng tôi bị ảnh hưởng bởi mùi từ
những hoạt động ở bãi rác và xe chở rác. Khi gặp khó khăn, chúng tôi không biết nơi nào và ai có thể giải quyết
các vấn đề giúp chúng tôi. Tôi nghĩ tôi phải tự mình cố gắng vượt qua khó khăn này, không nên nhờ vào cộng
đồng và xã hội. Tuy nhiên, nếu tôi có thể vay tiền để phát triển kinh tế gia đình, tôi muốn vay khoảng 10 – 15 triệu
đồng trong khoảng 5 – 7 năm để đầu tư vào chăn nuôi. Với số tiền đó, tôi cũng có thể đầu tư làm một hầm biogas
để giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Một phụ nữ ở Nam Sơn

Khi lo ngại về việc một dự án được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của họ, nơi đầu tiên người nghèo
thường tìm sự giúp đỡ là chính quyền xã, hoặc qua các buổi họp tham vấn với các cử tri hội đồng nhân dân.
Mặc dù 100% người dân địa phương nghĩ rằng chính quyền xã là nơi đầu tiên họ tìm sự giúp đỡ, họ cũng hiểu
rằng đôi khi chính quyền cấp xã không thể giải quyết được các vấn đề, mà chuyển lên chính quyền cấp cao
hơn. Nhìn chung, người dân không muốn đưa ra những đề nghị hay khiếu kiện lên chính quyền cấp cao hơn,
trừ khi họ đối mặt với các vấn đề dai dẳng ảnh hưởng bất lợi đến sinh kế của họ.

Thôn Đại Bằng, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ công ty sản xuất phụ
tùng xe đạp Đông Anh ở khu công nghiệp Quang Minh. Nước thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng
thuỷ sản và các vụ lúa. Người dân địa phương than phiền và gửi rất nhiều kiến nghị đến UBND xã. Sau một thời
gian khiếu kiện, năm 2006 Phòng TN&MT Đông Anh tổ chức điều tra, sau đó yêu cầu nhà máy và khu công nghiệp
làm kênh thoát nước, tuy nhiên vẫn còn 100m kênh chưa được xây dựng
Một người dân thôn Đại Bằng

Có những lần người dân phản ứng một cách gay gắt sau khi những mối quan tâm từ lâu của họ không được
giải quyết một cách thích đáng. Ví dụ như, những người dân ở Nam Sơn ngăn không cho xe chở rác vào bãi rác
năm 1999 và năm 2001 do những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Người dân ở Nguyên Khê chặn xe của một
giám đốc công ty Quản lý rác thải Đông Anh để phản đối hoạt động của một bãi rác khác đặt ở Nguyên Khê. Ở
huyện Thạch Hà, vào ngày Môi trường Quốc tế, người dân địa phương cũng chặn hàng trăm xe tải gây ô nhiễm
bụi ở địa phương. Sau sự phản kháng đó, các con đường thường xuyên được tưới nước để ngăn bụi.

3.6. Quan điểm của người nghèo đối với việc tham gia vào quá trình EIA sau này
Trong quá trình thảo luận nhóm với các nông dân tại 4 huyện thuộc Hà Tĩnh và Hà Nội, khi được hỏi họ có
muốn tham gia vào quá trình EIA không. Hơn 90% người được phỏng vấn đều có chung quan điểm là muốn
tham gia. Tuy nhiên, thời gian có được câu trả lời của người dân ở thành thị và nông thôn rất khác nhau. Sự
khác nhau về thời gian trong việc đưa ra câu trả lời thể hiện sự khác nhau về mức độ hiểu biết về lợi ích mà việc
tham gia có thể mang lại giữa hai khu vực này.

100% những người từ các huyện ngoại thành Hà Nội đều muốn tham gia vào quá trình EIA từ giai đoạn đầu của
dự án như giai đoạn lập kế hoạch. Kết quả thảo luận nhóm ở Nam Sơn và Nguyên Khê cho thấy họ có hiểu biết

75
hơn về lợi ích của việc đóng góp ý kiến trong quá trình EIA, do đó họ trả lời gần như ngay lập tức rằng họ muốn
tham gia. Có 80% hộ gia đình ở Hà Tĩnh và 100% hộ gia đình ở Đông Anh và Sóc Sơn trả lời là muốn tham gia.

Trong nghiên cứu ở Hà Tĩnh, dường như người dân lúc đầu không hiểu ý nghĩa của việc tham gia và lợi ích của
việc tham gia vào quá trình EIA. Đối với trường hợp ở xã Cẩm Mỹ, những nông dân nghèo lúc đầu trả lời rằng họ
chỉ cần thông tin về các khía cạnh dự án mà ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ; tất cả các vấn đề khác
cần được thông báo cho các cấp chính quyền của địa phương như đại diện của người dân hoặc người nghèo.
Sau khi giải thích cho họ về lợi ích của việc tham gia vào quá trình EIA của dự án từ giai đoạn đầu cũng như các
hoạc động theo dõi và giám sát dự án, tất cả người dân địa phương đều chuyển sang ý kiến là họ muốn biết
càng nhiều càng tốt về dự án. Đối với trường hợp xã Thạch Điền, tỷ lệ người nghèo mong muốn tham gia vào
quá trình EIA là 100%, cao hơn ở Cẩm Mỹ (80%). Người dân Thạch Điền đã thấy được lợi ích của việc tham gia
giám sát các dự án giảm nghèo và cơ sở hạ tầng.

Một chủ hộ được phỏng vấn ở Thạch Điền nói rằng muốn tham gia vào càng nhiều dự án càng tốt để nâng cao
kiến thức giúp cải thiện cuộc sống của mình bằng cách nào đó trong tương lai. Một hộ khác ỏ Thôn 12, xã Cẩm
Mỹ khi được đề nghị đóng góp ý kiến về sự tham gia của người nghèo đã góp ý rằng họ nên có một nhóm giám
sát độc lập bao gồm công an xã, đoàn thanh niên, xã đội, và công nhân làm việc cho dự án (ví dụ, một công nhân
xây dựng của dự án, người có thể cung cấp thông tin từ bên trong), và người dân sống gần công trình xây dựng.
Ông này cũng muốn các vấn đề tài chính cần phải được giám sát bởi vì công việc này thường có vấn đề, nhưng
năng lực của người dân địa phương trong việc giám sát vấn đề này rất hạn chế.

Ở Hà Nội, 100% hộ gia đình tham gia phỏng vấn sâu đều trả lời rằng họ muốn tham gia vào quá trình EIA từ giai
đoạn lập kế hoạch bởi vì họ nghĩ rằng họ hiểu rõ về các điều kiện tự nhiên của địa phương (đất, nước,...) vì vậy
họ có thể đưa ra các đề xuất thích hợp để giảm thiểu tác động về mặt môi trường. Một người dân ở Nguyên
Khê cho rằng nếu người dân tham gia muộn, sẽ khó điều chỉnh thiết kế dự án. Một số người dân khác ở Nam
Sơn và Nguyên Khê đồng ý rằng nếu người dân có thể tham gia một cách chủ động vào dự án, sự đồng thuận
của người dân sẽ cao hơn và việc thực hiện sẽ trôi chảy hơn. Tất cả những người được phỏng vấn đều nói rằng
việc tham gia từ giai đoạn đầu có thể giúp giảm thiểu tác động đối với môi trường và người nghèo dễ bị tổn
thương nhất khi môi trường suy thoái hơn các đối tượng khác: người nghèo không thể chi trả những chi phí
điều trị đắt đỏ nếu sức khoẻ của họ có vấn đề do suy thoái môi trường sống và người nghèo có ít có cơ hội thay
đổi sinh kế khi bị ảnh hưởng bất lợi.

Một cán bộ tại một hội thảo nhỏ ở Hà Nội đã đưa ra một ví dụ tốt về cách làm thế nào để người nghèo tham gia
vào giám sát vấn đề môi trường của dự án. Đây là một trường hợp ở bãi rác Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Một
nhóm giám sát được thành lập ở một thôn gần bãi rác nhất bao gồm đại điện của người dân địa phương. Chi phí
hoạt động cho nhóm giám sát là thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư. Một đại diện của nhà đầu tư và các chuyên
gia tư vấn trình bày thông tin về dự án với người dân trong thôn. Thông tin chính về các yêu cầu kỹ thuật của công
trình cũng được công bố tại hiện trường để cung cấp thông tin cho nhóm giám sát và để người dân địa phương
giám sát.

Ở Hà Tĩnh, 25% số phụ nữ được phỏng vấn nói rằng họ không muốn tham gia bởi vì họ có các ưu tiên khác để
tập trung vào kiếm sống (con nhỏ, chồng ốm). Một số nói rằng họ không có đủ kỹ năng và kiến thức để tham
gia, đặc biệt là trong việc giám sát dự án; do đó họ nghĩ tốt nhất là chính quyền địa phương nên đảm trách
nhiệm vụ này.

Tôi đã có gia đình và sống ở Thôn 12, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên từ năm 1982. Tôi có bốn con đang độ tuổi đi
học. Tôi phải làm việc rất vất vả để nuôi con ăn học. Tôi nghĩ rằng mình không có đủ năng lực để tham gia vào
giám sát dự án. Theo quan điểm của tôi, tốt nhất là chính quyền địa phương nên đảm nhiệm công việc giám sát.
Một phụ nữ ở xã Cẩm Mỹ

Mức độ tham gia mà những người trả lời mong muốn cũng khác nhau, từ mức độ được cung cấp thông tin về
dự án qua phương tiện thông tin đại chúng, đến được hỏi ý kiến qua bảng hỏi và tham gia vào các buổi họp
dân. Tất cả những người được hỏi đều mong muốn rằng ý kiến của họ, khi đã được tham vấn, cần được chủ dự
án/ban thẩm định xem xét cẩn thận.

76
3.7. Những tồn tại về giải quyết các vấn đề đói nghèo trong EIA
Vấn đề giảm nghèo không được quan tâm thoả đáng trong lập quy hoạch môi trường của quá trình EIA. Tại 2
hội thảo nhỏ ở 2 tỉnh, 6 trên 32 cán bộ các cấp khác nhau đã trả lời là quá trình EIA đã không nỗ lực để giảm
nghèo. Hai mươi hai trong số 26 bảng câu hỏi tại hội thảo nhỏ cho rằng quá trình EIA giảm nghèo nhận được
rất ít sự quan tâm trong, nếu không muốn nói là hầu như không.

“Một số EIA từ trước đến nay đã quan tâm tới tác động kinh tế đến cộng đồng nói chung ở một chừng mực
nào đó, nhưng không quan tâm đến tác động trực tiếp của dự án đến việc giảm nghèo trong khu vực dự án
bởi vì những dự án này không phải về lĩnh vực giảm nghèo, lĩnh vực này cần có dự án riêng.”

Những phát hiện ở trên thể hiện ở thực tế là cả hai dự án trong nghiên cứu (Bãi rác Nam Sơn và Hồ Kẻ Gỗ) vấn
đề hỗ trợ cho người nghèo mất đất vì dự án hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án đều không rõ ràng, ví dụ như đào tạo
kỹ năng để kiếm việc làm mới liên quan đến dự án. Ngoài khoản đền bù một lần cho dạy nghề, dự án đã không
xây dựng chính sách cụ thể để hỗ trợ người nghèo, những người đã mất đất và trong việc chuyển đổi nghề
nghiệp. Chương trình đào tạo kỹ năng cho người nghèo nói chung vẫn tiếp tục là nội dung của những chương
trình độc lập nhằm vào người nghèo.

Trong nghiên cứu điển hình của chúng tôi, những nhu cầu của người nghèo thường xuyên được lồng ghép với
chính sách của xã ở một mức độ nào đó, đặc biệt là trong những chương trình/ dự án giảm nghèo. Tất cả các hộ
gia đình đều trả lời rằng chính quyền địa phương đã ít nhiều quan tâm hỗ trợ họ. Tuy nhiên những vấn đề đó
không nằm trong khuôn khổ của quá trình EIA và sự quan tâm tới các vấn đề này ở cấp độ dự án còn rất ít.

4. Kết luận
Sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA là một kết quả được mong đợi, Người nghèo sẽ hiểu rõ hơn về
mối quan hệ của họ với môi trường và sẽ được đặt đúng vị trí để xác định các ảnh hưởng có thể xảy ra và các
biện pháp giải quyết phù hợp trong quá trình EIA.

Hiện tại người nghèo hiếm khi tham gia vào quá trình EIA và bản thân quá trình EIA không giải quyết một cách
hiệu quả tác động đối với người nghèo hoặc vấn đề giảm nghèo thông qua việc đánh giá tác động và đưa ra
các biện pháp giám sát và giảm thiểu. Trong khi ở Việt Nam, việc tham gia của tất cả các nhóm cộng đồng vẫn
mới chỉ ở giai đoạn đầu, người nghèo bị ảnh hưởng một cách không công bằng do họ có ít khả năng tiếp cận
với chính quyền địa phương hơn và có nguy cơ cao hơn trong việc phải đối mặt với những tác động lớn (ví dụ
như những ảnh hưởng tới sinh kế từ việc mất đất, giảm năng suất và mất sức khỏe của các hộ nghèo có thể
nghiêm trọng hơn). Một loạt những rào cản đối với sự tham gia của người nghèo còn tồn tại bao gồm những
rào cản về thể chế, thông tin và giáo dục. Tuy nhiên, mặc dù có những phát hiện chung này, một số lợi ích đem
tới cho người nghèo trong quá trình EIA cũng được nhận thấy, thông qua việc thực hiện các khoản đền bù môi
trường và tổ chức tập huấn liên quan tới sinh kế. Những lợi ích đó có thể được tăng cường thông qua việc đưa
người nghèo tham gia tốt hơn vào quá trình xây dựng các chiến lược đó.

Sau khi thảo luận: (i) chính quyền địa phương và người dân địa phương hiểu quyền tham gia của họ vào quá
trình EIA mặc dù chính quyền địa phương vẫn tỏ ra lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của việc tham gia quá
sâu của người nghèo vào quá trình EIA. Đây là một phát hiện quan trọng vì chính quyền địa phương thường
dựa vào khuôn khổ pháp lý và bản thân người nghèo thường phụ thuộc vào chính quyền địa phương như
nguồn cung cấp thông tin trong quá trình EIA; (ii) sau khi hiểu rõ hơn về quyền lợi của việc tham gia thông qua
quá trình PRA, hơn 90% người nghèo (hơn 90%) đều thay đổi quan niệm và thể hiện mong muốn được tham
gia vào quá trình EIA.

5. Đề xuất
Các nghiên cứu điển hình đã chỉ ra rằng quá trình EIA ở Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc đưa người
nghèo vào tham gia. Nói cách khác, người nghèo không phải lúc nào cũng có cuộc sống khá hơn cùng với sự
phát triển ở địa phương do họ không được tham gia một cách đúng nghĩa vào quá trình EIA.

Những đề xuất ban đầu dưới đây được đưa ra về sự tham gia của người nghèo và nhu cầu của người nghèo
trong quá trình EIA.

77
a. Xây dựng khung pháp lý và có hướng dẫn phù hợp cho sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA
Như đã đề cập đến ở trên, việc thiếu hướng dẫn chi tiết để tạo điều kiện cho sự tham gia đúng nghĩa của người
dân nói chung và người nghèo nói riêng là vấn đề cốt yếu. Các yêu cầu pháp lý hiện nay đối với quá trình tiến
hành EIA chỉ là tham vấn giữa các đơn vị thực hiện dự án với đại diện UBND và Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Tham
vấn với các cộng đồng dân cư địa phương chỉ được thực hiện nếu chính quyền địa phương có yêu cầu. Do đó,
các đơn vị thực hiện có thể chỉ đơn giản là quyết định không tham vấn với cộng đồng địa phương ở cấp cơ sở
thấp hơn, ví dụ như cấp thôn/làng, những người hưởng lợi trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các dự
án. Người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương, thậm chí còn bị thiệt thòi hơn vì họ ít có khả năng tiếp cận chính
quyền địa phương. Do đó, đề xuất đưa ra là chính phủ nên xem xét những cách thức chấp nhận được về mặt
chính trị và văn hoá để tăng cường sự tham gia của người dân nói chung và người nghèo nói riêng trong quy
định pháp lý về EIA của Việt Nam. Các văn bản pháp lý về EIA trong nước cần chính thức hoá việc tham vấn các
thành viên của cộng đồng trong quá trình EIA, đặc biệt là những người không được đại diện đầy đủ trong quá
trình ra quyết định như người nghèo.

Cũng cần xây dựng hướng dẫn chi tiết cho hoạt động tham vấn và sự tham gia của cộng đồng phù hợp với điều
kiện văn hoá xã hội của đất nước. Hướng dẫn có thể quy định các vấn đề như nguyên tắc tham gia của cộng
đồng, khuyến nghị các biện pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng, thời gian và ngôn ngữ công bố báo cáo
EIA và trình các tài liệu đầu vào. Có một vài phương án mà Chính phủ có thể muốn xem xét đó là: công khai các
báo cáo EIA và quyết định thẩm định trên phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ nhân dân và tổ chức lắng nghe ý kiến của dân về các dự án trọng điểm.

Cần xây dựng một hướng dẫn riêng cho việc đưa người nghèo vào quá trình tham gia của toàn cộng đồng nói
chung. Nội dung hướng dẫn này có thể dựa trên những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút sự tham gia
người nghèo của các tổ chức phát triển quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và xây dựng sao cho phù hợp với hoàn cảnh văn hoá
xã hội của Việt Nam. Các cấp cơ sở (xã, thôn) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cách tiếp cận
phù hợp để thu hút người nghèo tham gia vào đánh giá tác động môi trường đối với những dự án có khả năng
tác động đến địa phương của họ. Cách tiếp cận này sẽ là một phần của quy chế ‘dân chủ cơ sở’ hiện đang được
Chính phủ khuyến khích phát huy. Cần phải nỗ lực trong việc khuyến khích người dân địa phương và người
nghèo để sử dụng kiến thức truyền thống/bản địa của họ, đóng góp cho quá trình thiết kế dự án, trong quản
lý môi trường liên quan tới dự án và trong bảo vệ môi trường nói chung.

Cần có yêu cầu về sự bắt buộc tham gia của người nghèo đối với một số loại dự án. Mức độ tham gia của người
nghèo không chỉ dừng ở việc được cung cấp thông tin, mà cần có hình thức tham gia tích cực hơn (như hỏi
ý kiến, tham gia vào thẩm định và giám sát sau EIA). Tuy nhiên, cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác định
các loại dự án cụ thể nào phải có sự bắt buộc tham gia của người nghèo, cũng như mức độ cụ thể của sự tham
gia đó.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng các tác động tích cực đối với người nghèo có thể được tăng cường
và các tác động tiêu cực có thể được giảm thiểu nếu có một cơ chế phản hồi và khiếu nại sau EIA để người
nghèo có thể nói lên ý kiến của mình. Cơ chế này có thể được xây dựng hữu hiệu dựa trên các hướng dẫn của
các nhà tài trợ quốc tế như các hướng dẫn của ADB.

Cần tham vấn thêm với MONRE và các bên liên quan khác để xác định khuyến nghị này có thể gắn kết với công
việc hiện đang được các bên liên quan tiến hành thông qua dự án SEMLA và các dự án khác như thế nào. Nhóm
quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ hiện đang kiểm tra tính khả thi của việc xây dựng chính sách và coi đây như
một phần trong nghiên cứu hiện tại về sự hài hoà trong EIA (do ADB và Bộ TN-MT quản lý). Theo dự đoán, việc
chuẩn bị hướng dẫn về tham vấn cộng đồng trong EIA giải quyết nhiều vấn đề nêu trên. Đây sẽ là hoạt động
chính trong Kế hoạch làm việc năm 2008-2012 của Nhóm chuyên đề.

b. Yêu cầu quá trình EIA xem xét đến vấn đề đói nghèo
Hiện tại EIA không đề cập đến vấn đề nghèo đói hay xã hội một cách chi tiết và yêu cầu pháp lý đối với vấn đề
này cũng rất hạn chế. Giải quyết vấn đề xã hội trong EIA có xu hướng tập trung vào trình bày số liệu kinh tế
xã hội và thảo luận các vấn đề về thu hồi đất. Các vấn đề tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các nhóm khác
thường không được đề cập. Sự thiếu hụt này đồng nghĩa với tiềm năng sử dụng quá trình EIA như một công
cụ giảm thiểu tác động đến hộ nghèo và giúp họ xây dựng các biện pháp giải quyết là không có. Quá trình EIA
nên gồm các bước sau (i) xác định tác động của các dự án đến người nghèo và nghèo đói, bao gồm các tiêu
chí như thay đổi tỉ lệ đói nghèo trong cộng đồng (ii) xây dựng các chiến lược giảm thiểu để cải thiện những tác

78
động bất lợi hoặc tăng cường lợi ích dự án và do đó sẽ giúp xoá đói giảm nghèo và (iii) xây dựng một kế hoạch
giám sát có xem xét đến các vấn đề nghèo đói và tác động đến người nghèo.

Cần xây dựng hướng dẫn cho các hợp phần EIA dựa trên các biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội và nghèo
đói và coi đây là một phần của quá trình EIA.

Như đã đề cập đến ở phần trên, cần tham vấn thêm với MONRE và các bên liên quan khác để xác định khuyến
nghị này có thể gắn kết với công việc hiện đang được họ tiến hành thông qua dự án SEMLA và các dự án khác
như thế nào. Nghiên cứu hài hoà EIA hiện đang được Nhóm chuyên đề EIA thực hiện nhằm xác định các biện
pháp để tăng cường các yêu cầu về việc xem xét các vấn đề xã hội trong EIA thông qua cải cách pháp lý và tăng
cường năng lực.

c. Tăng cường tính minh bạch/trao đổi thông tin


Tính minh bạch trong thông tin phải là một phần của khung pháp lý hướng dẫn quá trình EIA. Điều kiện tiên
quyết cho sự tham gia của cộng đồng và người nghèo vào quá trình đánh giá tác động môi trường là nội dung
chi tiết của dự án đề xuất được thông báo cho cả chính quyền địa phương cấp xã và nhân dân nói chung. Người
nghèo hầu như bị đứng ngoài quá trình EIA vì họ không được cung cấp thông tin một cách có hiệu quả về dự
án. Thực tế, các nhóm cộng đồng này và người nghèo sống tại vùng dự án và/hoặc những người sẽ chịu tác
động trực tiếp từ dự án đều có quyền biết về dự án càng chi tiết và càng sớm càng tốt. Kiến thức đầy đủ về dự
án sẽ giúp người nghèo chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi trong sinh kế của mình, tham gia hữu hiệu vào
quá trình EIA và đồng thời tăng cường sự giám sát của người nghèo trong quá trình triển khai dự án.

Thông tin cần được trao đổi với cộng đồng địa phương bao gồm mục tiêu, mô tả vắn tắt dự án, kế hoạch xây
dựng, nội dung chính của EIA của dự án. Cần có một địa điểm để trao đổi thông tin 2 chiều về dự án giữa các
bên hưởng lợi/cộng đồng chịu tác động và đại diện chủ đầu tư/bên đề xuất dự án. Thông qua việc trao đổi
thông tin, các bên liên quan tại địa phương, trong đó có cả người nghèo có thể đóng góp ý kiến của mình một
cách hiệu quả về thiết kế dự án và các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Nhu cầu và nguyện vọng của
người nghèo, đặc biệt là những người có khả năng chịu ảnh hưởng từ dự án cần được đặc biệt quan tâm.

Thông tin dự án và các chính sách môi trường mới nên thường xuyên được cập nhật và thông báo cho người
dân, có thể ở nơi công cộng (theo hình thức tờ rơi, bảng thông báo…) tại các xã chịu ảnh hưởng và thậm chí
xuống tận thôn. Các phương tiện thông tin đại chúng khác, đặc biệt là loa truyền thanh xã có thể sẽ rất hiệu
quả trong công tác tuyên truyền này. Nếu có thể, bổ nhiệm cán bộ chuyên trách hoặc thiết lập đường dây nóng
để nhận ý kiến phản hồi của người dân về các vấn đề liên quan đến dự án cần được quan tâm tức thì từ phía cơ
quan có thẩm quyền. Điều này sẽ tạo điều kiện phản hồi một cách kịp thời về các vấn đề môi trường và/hoặc
các ý kiến khiếu nại liên quan tới chính sách xã hội được đề cập tới trong báo cáo EIA và củng cố lòng tin trong
nhân dân vào các cấp chính quyền.

Hướng dẫn đề xuất về tham vấn cộng đồng cần có những hướng dẫn về các cơ chế có thể sử dụng để nâng cao
hiệu quả truyền thông và sự minh bạch.

Xây dựng mạng lưới giám sát môi trường cấp cộng đồng sẽ là một mục tiêu lâu dài để tăng cường sự tham gia
và chia sẻ số liệu. Mạng lưới này đã được xây dựng trong một số dự án tài trợ. Nếu các nguồn lực và tập huấn
được cung cấp đầy đủ, các biện pháp này sẽ có kết quả tích cực trên cả 2 phương diện: sự thoả mãn của cộng
đồng/sự tham gia vào hoạt động môi trường của dự án.

d. Đầu tư hợp lý vào nguồn nhân lực cấp cơ sở


Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng nguồn nhân lực ở cấp cơ sở trong lĩnh vực môi trường còn đang
thiếu trầm trọng, cả về số lượng và chất lượng. Tại một số huyện có một cán bộ chuyên trách vấn đề môi trường
nhưng trình độ chuyên môn giải quyết vấn đề môi trường còn rất hạn chế và họ cũng đang chịu áp lực về
việc giải quyết các vấn đề khác. Cán bộ môi trường không được tập huấn thường xuyên để nâng cao năng lực
chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc. Do đó, vấn đề môi trường, bao gồm cả quá trình EIA chưa được cấp
chính quyền cơ sở quan tâm đúng mức, đặc biệt ở cấp xã.

Khuyến nghị đưa ra là cần tăng cường năng lực cho cán bộ môi trường ở cấp cơ sở. Cần tuyển cán bộ môi
trường làm việc chuyên trách ở cấp huyện để có thể tập trung nhiều hơn cho việc thẩm định và giám sát đối
với hoạt động môi trường của các dự án. Ở cấp xã, cán bộ môi trường có thể làm việc bán thời gian. Họ có thể
đồng thời là cán bộ cung cấp thông tin về môi trường và tiếp nhận các phản hồi của cộng đồng.

79
Cán bộ môi trường ở cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng
đồng nói chung và người nghèo nói riêng. Do đó, chính sách môi trường, kiến thức và các vấn đề về môi trường
của chính phủ cần được cập nhật thường xuyên cho cán bộ xã, huyện thông qua đào tạo tập huấn định kỳ
hoặc hàng năm.

Ngoài ra, các nghiên cứu điển hình cho thấy rằng nhận thức của cán bộ về tính hợp lý của sự tham gia của cộng
đồng trong quá trình lập kế hoạch chính sách môi trường/EIA còn rất hạn chế và nhận thức về sự tham gia của
người nghèo vào quá trình này cũng không ngoại lệ. Các cán bộ cơ sở cần được tham gia khoá đào tạo đặc biệt
về việc cần phải thu hút sự tham gia của người nghèo vào quá trình EIA ở các giai đoạn khác nhau của dự án,
từ giai đoạn đầu lập kế hoạch dự án đến thực hiện và giám sát các hoạt động môi trường.

Nghiên cứu hài hoà EIA hiện đang được thực hiện bởi Nhóm đối tác về Nhóm chuyên đề về EIA của Nhóm
quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ hiện nay đang xem xét đến các hoạt động nâng cao năng lực sẽ được thực
hiện trong vòng 5 năm tới để nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền ở trung ương và địa phương có liên
hệ với EIA nói chung, và tham vấn cộng đồng là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong các hoạt động trên.

e. Nâng cao nhận thức cho người nghèo


Tính đến nay, các điều kiện để người nghèo tiếp cận thông tin như chính sách môi trường, thông tin dự án còn
rất hạn chế. Kiến thức cơ bản và nhận thức về môi trường đã và đang được thông tin đến người nghèo nhưng
chỉ thông qua hoạt động tập huấn khác liên quan tới các hoạt động kinh tế.

Cần đưa ra các biện pháp có tính thường xuyên hơn để nâng cao nhận thức chung về môi trường, bao gồm
quyền và trách nhiệm của người nghèo trong bảo vệ môi trường nói chung và trong EIA nói riêng. Tuy nhiên,
do ngân sách hạn hẹp và hạn chế về mặt nhân sự nên giáo dục môi trường có thể được đưa vào các bản tin
hàng ngày hoặc trong buổi họp dân tại các thôn, bản. Giáo dục môi trường có thể được đưa vào trong các hoạt
động khuyến nông/khuyến công và thông qua phương tiện thông tin đại chúng như loa truyền thanh.

Như đã thảo luận, một trong các lý tại sao người nghèo không tham gia vào quá trình này là hạn chế về mặt
thời gian. Người nghèo phải chịu áp lực duy trì cuộc sống của mình và do đó họ không cảm thấy cần phải tham
gia thảo luận vấn đề môi trường, một vấn đề dường như quá xa mối quan tâm hiện thời của họ. Tuy nhiên,
nếu có biện pháp phù hợp được xây dựng và áp dụng, sự tham gia của người nghèo sẽ được tăng cường một
cách có hiệu quả. Ví dụ, những người được phỏng vấn đều nhất trí rằng buổi họp định kỳ ở thôn/làng có thể là
cơ hội cung cấp thông tin rất hiệu quả về một dự án cụ thể nào đó dự kiến thực hiện tại địa phương. Các biện
pháp khác có thể có hiệu quả, mặc dù tốn kém hơn, là in và phát tờ rơi, sử dụng loa truyền thanh và thực hiện
tham vấn với hộ gia đình.

Cần nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo tiếp cận thông tin về các dự án cụ
thể và tăng cường sự giám sát của người dân trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tăng cường sự giám sát của
người dân địa phương sẽ giúp phát hiện các vấn đề môi trường và đồng thời ngăn chặn suy thoái/tai nạn môi
trường có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh kế của họ.

f. Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường và sinh kế cho người nghèo
Một điều được mong muốn là người nghèo cần được khuyến khích thực hiện các hoạt động tạo thu nhập đồng
thời giúp bảo vệ môi trường. Bên cạnh các chiến lược giảm thiểu các tác động về mặt môi trường được xây
dựng cho các dự án thông qua quá trình EIA, các hoạt động tạo thu nhập này có thể được xây dựng. Ví dụ như,
có thể giao đất lâm nghiệp cho người nghèo, hoặc tuyển người nghèo vào làm các công việc quản lý chất thải.
Điều này giúp họ có cơ hội kiếm sống ngay tại quê hương họ và đồng thời nâng cao nhận thức của họ về bảo
vệ môi trường. Giao đất lâm nghiệp cho người nghèo đặc biệt phù hợp đối với các huyện miền núi và vùng sâu
xa có nhiều tài nguyên rừng.

Như đã nói ở trên, nhiều hộ nghèo xem việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung hạn là một kênh quan trọng
để họ có thể thoát nghèo. Người nghèo cần được khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp với
điều kiện thị trường địa phương để nâng cao đời sống của họ. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả
và đảm bảo khả năng hoàn trả, người nghèo cần được đào tạo kỹ năng phù hợp cùng với kiến thức về các biện
pháp canh tác có tính bền vững về môi trường.

Một kiến nghị nữa đối với các dự án được đề xuất ở các khu vực có tỉ lệ người nghèo cao, các nhà đầu tư nên có
những cam kết về việc tuyển dụng một tỉ lệ nhất định nhân sự địa phương từ các hộ nghèo, bao gồm việc thiết
lập các qui chế tuyển dụng phù hợp và hoạt động đào tạo kỹ năng cần thiết phù hợp với dự án.

80
Tài liệu tham khảo
Cam Xuyen DPC, 2006, Report on State Plan Implementation 2006; Target, Duties and Solution for the
implementation of State Plan 2007, No. 96 BC/UBND-TCKH.

Cam My CPC, 2006, Report on State Plan Implementation 2006; Target, Duties and Solution for the
implementation of State Plan 2007.

Thach Ha DPC, 2006, Report on Implementation of Socio-Economic, National Defense in 2006; Target, Duties
and Solution for the Implementation of State Plan 2007.

Thach Dien Commune People Committee, 2007, Report on the Implementation of Socio-Economic and
Defence-Security Plan 2006, and the Socio-Economic Development Objectives for 2007.

Thach Ha District Health Division, 2006, Report on Health Care Activities of Thach Dien Commune Health
Station 2006.

Department of Transport and Public Works, 1998, EIA Report on Nam Son Waste Treatment Complex
Construction Project, Soc Son Ha Noi.

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development). 2001. Investigation and Impacts Assessment of Kego
Reservoir on Ecological Environment.

MARD, 2003, Environmental Impact Assessment for Viet Nam Water Resources Assistance Project: Draft Final
Consultation Report: Volume 3.Nam Son CPC, 2006, Report on the Implementation of Socio-Economic Activities
in 2006, with Orientation of 2007.

Nam Son CPC, 2007, Report on the Implementation of Socio-Economic Activities in 6 early months in 2007 and
Duty Orientation of the Remaining 6 months.

Steering Committee-Initial Health Care, 2006, Report on Environmental Programs for the Prevention of
Epidemic and Diseases in Nam Son commune in 2006, No. 05/BC-TYT. December 2006.

Dong Anh DPC, 2006, Report on the Implementation of Socio-Economic Activities in 2006, and Plan for Socio-
Economic Development in 2007, No.130/BC-UBND Dong Anh.

Nguyen Khe CPC, 2007, Report on the Implementation of Socio-Economic Development and National Defense
and Security in 6 early months in 2007 and Duty Orientation of the remaining 6 months, No.16/BC-UBND.

Ha Noi PC, 2007, Preliminary Report on 3 years of Implementation of Resolution 16-NQ/TU issued by Ha Noi
Party Standing Committee and Plan 71/KH-UB issued by Ha Noi PC.

Dong Anh PC. 2007. Basic Data

Central Water Resources Project Management Unit. 2003a. Environmental Impacts Assessment for Viet Nam
Water Resources Assistance Project: Main Report.

Central Water Resources Project Management Unit. 2003b. Official Letter 636 CV/DATL regarding consultation
for WB3.

Strategy for Environmental Protection (NSEP) until the Year 2010 and Vision toward 2020 according to the
Government Decision 256/2003/QD-TTg of December 2nd, 2003).

Labor Newspaper No. 295, 26 October 2006.Website:

http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2006/10/8397.laodong

MONRE. 13 March 2005. [Môi trường Hà Nội xung quanh bãi rác Nam Sơn bị ảnh hưởng nặng nề].

81
Website: http://www.monre.gov.vn/monrenet/default.aspx?tabid=210&idmid=&ItemID=9208

Nguyen Quang Tuan & Virginia W. Maclaren. 2005. “Community Concerns about Landfills: A Case Study of Ha
Noi, Viet Nam”. Journal of Environmental Planning and Management, Vol.48, No.6, 808-831. Routledge.

Viet Nam Water Resources Assistance Project. 2003. Ke Go Reservoir Subproject - Community Information
Paper.

Programs for the Prevention of Epidemic and Diseases in Nam Son commune in 2006. No. 05/BC-TYT. December
2006

82
83

You might also like