You are on page 1of 4

PHẦN 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm liên quan


 Giáo dục
 Giáo dục đại học
 Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam
 Giảng viên
 Sinh viên
1.2 Tình hình chung về hệ thống giáo dục ở nước ta hiện nay
 Việt Nam thiếu ngay cả một đại học đơn lẻ có phẩm chất được công nhận, không có một đại
học nào ở Việt Nam xuất hiện trên bất kỳ các bảng xếp hạng phổ thông thường kỳ nào của các đại
học có phẩm chất tại Á Châu.
 Đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có giáo dục để đáp ứng cho
nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam.
 Giáo dục Đại học Việt Nam đã được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây,
ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô la.
 Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học hiện nay chỉ mang tính hình
thức.
 Tình trạng giảng viên thực ở các trường còn yếu, hầu hết phải thuê mướn, đặc biệt là các
trường dân lập và tư thục. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giảng viên ở nước ta chưa có cũng
chưa có học hàm, học vị cao.
Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh
(được trích trong Mai Minh, 2008):
 Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình.
 Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học.
 Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu.
 Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.
PHẦN 2: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẬC
ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
2.1 Những thành tựu trong hệ thống giáo dục bậc đại học tại Việt Nam
Tạo nguồn đào tạo nhân tài, góp phần tích cực đào tạo lớp thế hệ trẻ anh dũng chiến đấu và kiên
cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến hành công cuộc đổi mới.
Việt Nam đã có được một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch, cơ bản xác định được các yêu cầu về
chất lượng liên quan đến sứ mạng, mục tiêu, cơ cấu, điều kiện nguồn lực, và các mặt hoạt động của
một trường đại học của Việt Nam.
Quy mô đào tạo không ngừng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp
phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Về đổi mới quản lý, giao quyền tự chủ cho cơ sở và phân cấp quản lí đã được bắt đầu thực hiện
Đã bắt đầu hình thành hệ thống quản lý chất lượng giáo dục đại học trong cả nước và cơ chế nhà
nước, nhà trường và người dân giám sát chất lượng giáo dục và đầu tư cho giáo dục. Quan hệ quốc tế
phát triển tương đối nhanh cả cấp quốc gia và cấp trường.
Du học tự túc và đào tạo tại chỗ đã trở nên phổ biến tại Việt Nam.
2.2 Những hạn chế trong hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam
2.2.1 Hạn chế trong việc quản lý đào tạo của Bộ GD – ĐT
 Bộ đang can thiệp quá sâu vào việc điều hành cụ thể của các trường.
 Chương trình đào tạo: Ngoài sự đặt nặng giảng dạy các môn học chính trị và triết học, phương
pháp giáo dục của nước ta nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề của mô thức áp đặt.
 Thành lập các trường đại học ồ ạt: nhà nước đã cấp phép mở trường quá dễ dãi, thiếu những
quy định chặt chẽ.
 Đầu tư cho giáo dục đại học còn chưa cao, quản lý tài chính trong toàn ngành yếu kém, thiếu
minh bạch, không tạo được niềm tin tăng đầu tư cho giáo dục dẫn đến không tăng chất lượng tương
ứng.
 Chính sách sử dụng giảng viên.
 Tổ chức kỳ thi đại học – cao đẳng.
 Việc thi cử của sinh viên trong các trường đại học.
2.2.2 Hạn chế trong các trường đại học
 Tổ chức.
 Chạy theo lợi nhuận trước mắt, đặc biệt là các trường tư thục.
 Do chạy theo nhu cầu lợi nhuân, nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu thu thêm học phí. Có trường
tự tuyển thêm hàng trăm sinh viên vào các ngành chưa được cho phép mở
 Quá dễ dãi trong khâu tuyển sinh.
 Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của trường là một điều đáng lo ngại cho nhiều sinh viên.
 Công tác quản lý sinh viên.
 Lực lượng giảng viên chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
2.2.3 Hạn chế trong việc truyền đạt kiến thức của giảng viên
 Phương pháp giảng dạy không hiệu quả, quá phụ thuộc vào các bài thuyết trình và ít sử dụng
các kỹ năng học tích cực, kết quả là có ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp
học.
 Sự hạn chế về năng lực sư phạm của người giảng viên là một thiệt thòi không thể định lượng
được đối với sinh viên.
 Các trường đại học mở ra ồ ạt làm cho lượng giảng viên thiếu trầm trọng, dẫn tới tình trạng
thuê mướn giảng viên về dạy, điều này sẽ làm giảm sự tích cực của giảng viên.
 Hiện nay đa số dạy theo phương pháp “thầy chiếu, trò chép” đã tạo nên sự thụ động trong sinh
viên, ít phát huy được sự sáng tạo từ phía người dạy và người học.
2.2.4 Hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức của sinh viên
 Một số bạn sinh viên chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên
ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không?
 Tâm lý thỏa mãn khi vào được đại học, tình hình chung là thường lơ là trong năm đầu tiên, đợi
tới lúc thi mới lo học để qua được kỳ thi.
 Không được va chạm với thực tế nhiều nên khả năng thích nghi còn thấp.
 Sinh viên học một cách thụ động (nghe diễn thuyết, ghi chép, nhớ lại những thông tin đã học
thuộc lòng khi làm bài thi).
 Ưu thế của sinh viên ngày nay là ngoại ngữ và internet, tuy nhiên sinh viên ngày nay chưa
thực sự áp dụng điều này cho việc học.
 Yếu tố xã hội có những cám dỗ không có sự quản lý của gia đình sinh viên tập trung ăn, chơi
bỏ bê việc học, ngoài ra trong xã hội ta hiện nay, trọng bằng cấp, và các mối quan hệ tạo nên sự bất
công nên sinh viên cũng không còn tập trung vào học.
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NHỮNG HẠN CHẾ
3.1 Vị trí và tầm quan trọng của hệ thống giáo dục
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “cùng với khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng
nhân tài”.
 Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “ Phát triển giáo dục –
đào tạo là một trong những động lực quan trọng túc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là
điều kiện huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản phát triển xã hội , tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững”
 Nghị quyết Hội Nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII nhấn mạnh: “Thực sự
coi giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục-đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là nhân tố quyết dịnh tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục- đào
tạo là đầu tư cho phát triển”.
3.2 Kiến nghị - giải pháp
3.2.1 Đối với chính sách quản lý của Bộ GD_ĐT
 Xây dựng cơ chế “tự chủ đại học”
 Chương trình cần được thay đổi sao cho phù hợp với thực tiễn
 Cơ chế kiểm soát nghiêm túc
 Tăng đầu tư cho đại học, đi kèm với nó là chấn chỉnh việc đầu tư, và hạn chế tham nhũng.
 Cần cải cách chế độ lương và phụ cấp
 Nên nhanh chóng bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, giám sát chặt chẽ chất lượng đầu
ra
 Giảm bớt chương trình học các môn chính trị và đại cương - Giảm áp lực thi cử ở các trường
đại học
 Xây dựng mới một trường Đại học đa ngành mới hiện đại

3.2.2 Đối với các trường đại học


 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy
 Thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập
 Cần phải xác định đúng chiến lược phát triển xây dựng nhà trường cho trúng, phù hợp với các
điều kiện cho phép, xác định rõ chuẩn đầu ra cho từng chuyên ngành.
3.2.2 Đối với các trường đại học
 Giảng đường đại học cần có đầy đủ cơ sở vật chất
 Dành một phần kinh phí để trang bị các phòng thí nghiệm, đầu tư cho thư viện, phòng thực
hành riêng cho từng chuyên ngành khác nhau
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học một cách rộng rãi là cách làm cho sinh viên
làm quen, bớt ngỡ ngàng hơn trong việc học.

3.2.2.1 Đối với giảng viên


Để trở thành một người giảng viên giỏi thì về cơ bản phải hội đủ năm phẩm chất sau:
 Lòng nhiệt tình
 Sự rõ ràng
 Cách thức tổ chức
 Khơi dậy
 Quan tâm
 Cố gắng truyền niềm mong muốn đào sâu kiến thức về môn học cho sinh viên
 Nên tích cực tạo sự tương tác với sinh viên để tạo không khí cho lớp học và sự hứng thú cho
người học
 Sinh viên sẽ đánh giá một bài giảng là “hay” khi bài giảng cuốn hút không chỉ qua các ý
tưởng, mà còn qua giảng viên với sắc thái giọng nói, sự tận tâm, và lòng nhiệt tình.
3.2.2.1 Đối với giảng viên
Để tạo khoảng cách giữa thầy và trò thêm gần hơn, người thầy cần chú ý:
 Đừng đọc bài giảng
 Hãy coi lớp học như là một sân khấu
Để làm sinh động bài giảng của mình, nên:
 Cung cấp hình ảnh trực quan
 Nghe
 Suy nghiệm
3.2.2.2 Đối với sinh viên
 Xây dựng lý tưởng, thắp sáng ngọn lửa cho sinh viên để chủ động tìm hiểu kiến thức.
 Đặt ra nghi vấn và hỏi, ý thức câu hỏi là động lực tư duy, là điều cơ bản của tinh thần sáng tạo
mới, trong lúc học sinh viên chúng ta cần suy nghĩ và nghi ngờ vấn đề.
 Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi tin học và ngoại ngữ nhằm nuôi
dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại
 Phải có sự đam mê, luôn luôn muốn khám phá, luôn luôn tận dụng mọi cơ hội để có thể học
hỏi và luyện tập trong cuộc sống hàng ngày.
 Phải luôn chuẩn bị trước, luôn trong tư thế sẵn sàng, đừng để khi cơ hội đến mới lo lắng và tìm
cách đối phó.

You might also like