You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ
KINH DOANH
------------------
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ VĨ MÔ

THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC

1. Mục tiêu của môn học


• Trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ mô. Sinh viên sẽ làm
quen với:
- Các khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô.
- Các chính sách kinh tế và những công cụ chủ yếu của từng chính sách được chính
phủ vận dụng trong việc điều hành nền kinh tế.
• Trang bị cho sinh viên các nguyên lý vận hành của nền kinh tế ở mức độ vĩ mô thông
qua phân tích một số mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản.
• Trang bị cho sinh viên những công cụ và hiểu biết căn bản về phân tích chính sách kinh
tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn.
• Biết cách phân tích và giải thích các vấn đề kinh tế tổng thể thường xuyên được đề cập
đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

2. Yêu cầu của môn học

Để học tốt môn này, sinh viên cần:


• Kiến thức về đại số căn bản: những kiến thức liên quan đến hàm số, đồ thị, tính đạo
hàm, giải phương trình,..
• Dự giờ giảng đều đặn, làm bài tập đầy đủ.

• Có thói quen đọc các chuyên mục về kinh tế trên các nhật báo, các tạp chí về kinh tế;
thói quen lý giải, lập luận một vấn đề, một hiện tượng kinh tế.
• Biết cách học theo nhóm, trao đổi học thuật và kiến thức kinh tế thông qua những buổi
thảo luận.

1
3. Thời lượng của môn học
Kinh tế vĩ mô là 1 học phần 4 đơn vị học trình (60 tiết) được phân bổ như sau :
• Số tiết lý thuyết : 40
• Số tiết bài tập và báo cáo chuyên đề: 10
• Số tiết tự học có hướng dẫn: 10

4. Phương pháp giảng dạy


Phương pháp giảng dạy chủ yếu là giảng lý thuyết, hướng dẫn giải bài tập hoặc làm tiểu
luận về những chủ đề thuộc về môn học. Bài kiểm tra giữa kỳ được thực hiện dưới hình
thức bài thi viết, hoặc trắc nghiệm hoặc thuyết trình theo nhóm. Với hình thức thuyết trình,
sau khi sinh viên thuyết trình giảng viên sẽ đặt câu hỏi liên quan đến lý thuyết và thực tế,
nhóm sinh viên sẽ thảo luận và đưa ra lời giải đáp cuối cùng.

5. Đánh giá kết quả học tập


• Bài tập, thảo luận, kiểm tra, thuyết trình,… trong quá trình học: 30% tổng số điểm
• Bài thi hết môn : 70% tổng số điểm

6. Học liệu

• Lê Bảo Lâm, Lâm Mạnh Hà, Nguyễn Thái Thảo Vy, Tài liệu hướng dẫn học
tập môn Kinh tế Vĩ mô, Tài liệu lưu hành nội bộ của Trường Đại học Mở TPHCM, năm
2007.

• Nguyễn Như Ý, Trần thị Bích Dung, Lâm Mạnh Hà, Trần Bá Thọ, Tóm tắt lý
thuyết – Bài tập - Trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô, NXB Thống Kê, 2006

• Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinh tế Vĩ mô, NXB Đại
học Quốc Gia, 2006

• Nguyễn Thái Thảo Vy, Kinh tế học vĩ mô (phần cơ bản), NXB Giáo Dục, 2008

• Trần văn Hùng và các tác giả, Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô, Trường Đại Học Kinh
Tế Tp. Hồ Chí Minh, NXB Giáo Dục, 1999

• David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học (bản dịch), NXB
Thống Kê, 2007

• N. Gregory Mankiw, Kinh tế vĩ mô (bản dịch), NXB Thống kê, 1997

2
• Paul Samuelson, William Nordhaus, Kinh tế học (bản dịch), NXB Tài Chính,
2007

Ngoài các sách kể trên, sinh viên có thể tham khảo bất kỳ sách Kinh tế Vĩ mô nào bằng
tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
7. Phân bố thời gian giảng dạy
Phần lý thuyết Số tiết
1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ 4
2. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 4
3. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG 8
4. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 4
5. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4
6. MÔ HÌNH IS – LM 4
7. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU 4
8. LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 4
9. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ MỞ 4
Tổng số tiết lý thuyết 40
Phần bài tập
Chương 2, 3 2
Chương 4, 5, 6 3
Chương 7, 8, 9 3
Sinh viên thuyết trình hoặc nghe báo cáo chuyên đề 2
Tổng số tiết bài tập 10
Phần tự học có hướng dẫn
Giải đáp thắc mắc 10
Tổng số tiết cả môn học 60

NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ


- Các khái niệm chung: Kinh tế học, phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, sản
lượng tiềm năng ….
- Định luật Okun, ứng dụng để xác định tỷ lệ thất nghiệp thực tế tương ứng với
mức tăng trưởng kinh tế cho trước
- Tổng cung, tổng cầu, sự cân bằng tổng cung - tổng cầu
- Mục tiêu của kinh tế vĩ mô

3
CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
- Chỉ tiêu GDP, GNP. Mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu
- Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường: 3 phương pháp (sản xuất, chi tiêu, thu
nhập)
- Hạn chế của việc tính toán GDP và GNP
- Các chỉ tiêu khác có liên quan đến thu nhập quốc gia

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG


- Lập hàm số các thành phần có liên quan đến tổng cầu: C, I, G, X, M và xác định
hàm tổng cầu AD
- Xác định giá trị sản lượng cân bằng
+ Phương pháp đại số
+ Phương pháp đồ thị
- Số nhân
+ Số nhân của tổng cầu: Sự dịch chuyển đường tổng cầu, nguyên nhân tồn
tại số nhân trong nền kinh tế, xác định giá trị số nhân
+ Số nhân của các thành phần trong tổng cầu: Số nhân tiêu dùng, đầu tư, chi
tiêu chính phủ, thuế, trợ cấp, xuất, nhập khẩu
- Nghịch lý của tiết kiệm

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


- Các dạng chính sách tài khóa
- Những khó khăn của chính sách tài khóa trong thực tiễn
- Mối quan hệ giữa thu, chi ngân sách với tổng cầu
- Chính sách tài khóa
+ Chính sách tài khóa chủ quan (định lượng)
+ Chính sách tài khóa tự động

CHƯƠNG 5: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


- Cung tiền: Các thành phần cung tiền, Cơ số tiền và thừa số tiền, vai trò của ngân
hàng đối với cung tiền (Hoạt động của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng thương mại), các
công cụ của chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường
mở )
- Cầu tiền: Cơ cấu, nguyên nhân giữ tiền, các nhân tố tác động cầu tiền

4
- Thị trường tiền tệ:
+ Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ: Hàm số cung tiền, cầu tiền, lãi suất
cân bằng và sự điều tiết của lãi suất đối với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ
+ Thay đổi điểm cân bằng: Do cầu, do cung và sự điều tiết của lãi suất
- Chính sách tiền tệ
+ Các dạng chính sách tiền tệ
+ Định lượng chính sách tiền tệ

CHƯƠNG 6: MÔ HÌNH IS – LM
- Đường IS: Khái niệm, sự hình thành, phương trình, độ dốc, ý nghĩa, sự dịch
chuyển
- Đường LM: Khái niệm, sự hình thành, phương trình, độ dốc, ý nghĩa, sự dịch
chuyển
- Sự cân bằng trên thị trường hàng hóa và tiền tệ
- Kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
+ Tác động của Chính sách tài khóa đến lãi suất và sản lượng cân bằng. Hạn
chế của chính sách tài khóa (hiện tượng lấn át)
+ Tác động của Chính sách tiền tệ đến lãi suất và sản lượng cân bằng. Hạn
chế của chính sách tiền tệ (hiện tượng bẫy tiền)
+ Sự kết hợp: Tác dụng ngắn hạn, dài hạn

CHƯƠNG 7: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU


- Đường tổng cầu theo giá
+ Thị trường tiền tệ với biến số giá
+ Tác động của giá đối với đường LM
+ Đường tổng cầu theo giá
- Đường tổng cung theo giá
+ Thị trường lao động và tiền lương thực
+ Hàm sản suất ngắn hạn và năng suất biên của lao động
+ Đường tổng cung dài hạn, ngắn hạn (quan điểm của các nhà kinh tế học
cổ điển, Keynes, các nhà kinh tế học hiện đại)
- Sự cân bằng trên thị trường hàng hóa, dịch vụ và mức giá cân bằng
- Sự điều tiết của chính phủ trên thị trường hàng hóa, tiền tệ

5
CHƯƠNG 8: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
- Lạm phát
+ Khái niệm, cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tính tỷ lệ lạm phát
+ Các loại lạm phát
+ Nguyên nhân lạm phát
+ Biện pháp hạn chế lạm phát
- Thất nghiệp
+ Khái niệm thất nghiệp, lưc lượng lao động, ngoài lực lượng lao động, tính
tỷ lệ thất nghiệp
+ Các dạng thất nghiệp
+ Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
+ Tác hại của thất nghiệp
- Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: đường Phillips ngắn hạn, dài hạn

CHƯƠNG 9: CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG KINH TẾ MỞ


- Các học thuyết về lợi thế so sánh: Lợi thế tuyệt đối, tương đối
- Chính sách ngoại thương: Chính sách gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
- Tỷ giá hối đoái
+ Thị trường ngoại hối
+ Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu
+ Tỷ giá hối đoái thực và sức cạnh tranh
+ Các loại tỷ giá hối đoái
- Cán cân thanh toán
+ Kết cấu cán cân thanh toán
+ Ảnh hưởng của giá trị cán cân thanh toán đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
khác
- Chính sách tài khóa và tiền tệ trong kinh tế mở
+ Điều kiện tỷ giá cố định, vốn di chuyển tự do
+ Điều kiện tỷ giá linh hoạt, vốn di chuyển tự do
_________________________________________________________________________

Người viết đề cương : TS. Phan Nữ Thanh Thủy và ThS. Lâm Mạnh Hà
Ngày duyệt đề cương: 25 tháng 2 năm 2007
Người duyệt đề cương: TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh

You might also like