You are on page 1of 12

Quản trị kinh doanh

1. Doanh nghiệp là gì ? Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp ?

a, Định nghĩa: DN là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương
tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất,
cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của
người tiêu dung, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp
một cách hợp lí các mục tiêu xã hội.

b, Đặc điểm:

- DN là 1 đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân

- DN là DN là 1 tổ chức sống trong 1 thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn liền
với địa phương nơi nó tồn tại.

DN là 1 tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ 1 ý chí và bản lĩnh của
người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí có
khi tiêu vong, phá sản hoặc bị 1 DN khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của DN
phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó.

- DN ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất
định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó.

2. Các loại hình doanh nghiệp ? Đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp
?

• DN nhà nước:
- Quyền sở hữu tư liệu thuộc về nhà nước. DNNN không có quyền sở hữu đối
với tài sản mà chỉ là người quản lý kinh daonh trên số tài sản của NN

- Cơ quan NN có thẩm quyền ra quyết định thành lập, thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội đảm bảo định hướng XHCN

- DNNN do NN tổ chức bộ máy quản lí của DN. NN bổ nhiệm các cán bộ chủ
chốt của DN, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch…

• DN hùn vốn:

- Công ty phải do 2 người trở lên góp vốn để thành lập, những người này phải
độc lập với nhau về mặt tài sản.

- Những người tham gia công ty phải góp tài sản như tiền, vàng, ngoại tệ, máy
móc thiết bị, trụ sở, bản quyền sở hữu công nghiệp. Tất cả các thứ do các
thành viên đóng góp trở thành tài sản chung của công ty nhưng mỗi thành
viên vẫn có quyền sở hữu đối với phần vốn góp. Họ có quyền bán tặng, cho
phần sở hữu của mình.

• DN tư nhân:

- Là 1 dơn vị kinh doanh do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Cá


nhân vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là
người quản lý hoạt động doanh nghiệp. Thông thường, chủ DN là giám đốc
trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của DN, nhg cũng có trường hợp vì
lí do cần thiết, chủ DN không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà
thuê người khác làm giám đốc. Nhg dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN, chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động đó. Do tính chất 1 chủ DN tư nhân quản lí và chịu trách
nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai.
- DNTN phải có mức vốn không thấp hơn mức vốn đăng kí

- Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của
DN.

• Hợp tác xã:

- Vừa là tổ chức kinh tế, vừa là tổ chức xã hội

+ Là 1 tổ chức kinh tế, HTX là 1 DN được thành lập nhằm phát triển sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm lợi ích của người lao động của tập thể
và của XH

+ Là 1 tổ chức XH, HTX là nơi người lao động nương tựa và giúp đỡ lẫn
nhau trong sản xuất cũng như trong đời sống vật chất và tinh thần.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTX

+ Tự chịu trach nhiệm và cùng có lợi

+ Quản lí dân chủ và bình đẳng

+ Phân phối đảm bảo lợi ích xã viên và phát triển của HTX

+ Hợp tác và phát triển cộng đồng

3. Trình bày các yêu tố môi trường ảnh hưởng đến họat động kinh doanh

của doanh nghiệp và liên hệ thực tế?

a, Môi trường vĩ mô:


- Các yếu tố kinh tế (lãi suất ngân hang, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân
thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ): ảnh hưởng vô cùng lớn đến các DN
kinh doanh

VD: lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền KT có ảnh hưởng tới xu thế của tiết
kiệm, tiêu dung và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các DN.

- Yếu tố chính trị và pháp luật:

+ Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc
những ràng buộc đồi hỏi các DN phải tuân thủ

+ Chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy
định ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với
các DN, và sau cùng là nhà cung cấp các dịch vụ cho các DN, cung cấp các
thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác…

- Yếu tố văn hóa – xã hội: tác động dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố
khác. Mặt khác, phạm vi tác động của nó rất rộng: “nó xác định cách thức
người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ”

Bao gồm: quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, về nghề nghiệp; những
phong tục tập quán truyền thống, những quan tâm ưu tiên của XH; trình độ
nhận thức, học vấn chung của XH…

- Yếu tố tự nhiên (vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông
biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển,
sự trong sạch của môi trường nước, không khí): trong nhiều trường hợp đây
là 1 yếu tố quan trọng hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và
dịch vụ.

- Yếu tố công nghệ


+ Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh
tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống

+ Công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi
hỏi các DN phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh

+ Sự ra đời của CN mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các Dn hiện có trong
ngành

+ CN mới ra đời làm cho vòng đời Cn có xu hướng rút ngắn lại, làm tăng
thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.

b, Môi trường tác nghiệp:

- Các đối thủ cạnh tranh: quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật
giành lợi thế trong ngành

- Khách hàng: ng mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hang giảm
bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công
việc dịch vụ hơn,

- Nhà cung ứng:

+ Người bán vật tư, thiết bị: có thể gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất
lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đi kèm

+ Người cung cấp vốn: phải đặt ra các câu hỏi: Cổ phiếu của DN có được đánh
giá đúng không? Các đk cho vay hiện tại của chủ nợ có phù hợp với các mục tiêu
lợi nhuận của DN không? Người cho vay có khả năng kéo dài ngân khoản và thời
gian cho vay khi cần thiết không?

+ Nguồn lao động (trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động,
mức hấp dẫn tương đối của Dn): khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có
năng lực là tiền đề đảm bảo cho tahnfh công của DN
+ Đối thủ tiềm ẩn mới: có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của DN do họ đưa
vào khai thác các năng lực sản xuất mới

+ Sản phẩm thay thế: làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá
cao nhất bị khống chế

c, Hoàn cảnh nội bộ:

- Nguồn nhân lực

- Nghiên cứu và phát triển

- Sản xuất

- Tài chính kế toán

- Marketing

- Văn hóa của tổ chức

4. Phân tích vai trò của quản trị trong họat động kinh doanh của các

doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay ? Trình bày các chức năng quản
trị ?

a, Vai trò:

- Để tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của đới sống và phát triển kinh tế phải
tiến hành phân công lao động và hiệp tác sản xuất. Sự xuất hiện của quản trị là
kết quả của việc chuyển các quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập thành
các quá trình lao động phải có sự phối hợp

- Quản trị là tất yếu khách quan, nếu không thực hiện công việc quản trị không
thể thực hiện được các quá trình hợp tác lao động sản xuất, không khai thác sử
dụng được các yếu tố của lao động sản xuất có hiệu quả

- Quản lý tốt sẽ phát huy có hiệu quả các nguồn lực


- Quản trị tốt suy cho cùng là biết sử dụng có hiệu quả những cái đã có đẻ tạo
nên những cái chưa có trong xã hội. Vì vậy quản trị chính là yếu tố quyết định
nhất cho sự phát triển của mỗi quốc gia và các tổ chức trong đó.

b, Các chức năng:

- Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động quản trị:

+ Chức năng marketing

+ Chức năng hậu cần cho sản xuất (mua sắm vật tư cho sản xuất)

+ Chức năng sản xuất

+ Chức năng tài chính, kế toán

+ Chức năng nhân sự

+ Chức năng hành chính, bảo vệ

- Căn cứ vào quá trình quản trị:

+ Chức năng hoạch định kế hoạch (kế hoạch hóa)

+ Chức năng tổ chức

+ Chức năng lãnh đạo (chỉ huy, phối hợp, điều hành)

+ Chức năng kiểm tra

5. Đặc điểm của các mô hình tổ chức quản lý ?

a, Cơ cấu quản lí trực tuyến: 1 cấp quản lí chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 cấp trên trực
tiếp. Hệ thống trực tuyến hình thành 1 đường thẳng rõ ràng về quyền ra lệnh, trách
nhiệm và lãnh đạo cấp cao đến cuối cùng. Cơ cấu kiểu này đòi hỏi ng quản trị ở
mỗi cấp phải có những hiểu biết tương đối toàn diện về các lĩnh vực.
b, Cơ cấu tổ chức quản lí theo chức năng: các bộ phận quản lí cấp dưới nhận
mệnh lệnh từ nhiều phòng ban chức năng khác nhau. Đôi khi các mệnh lệnh này có
thể trái ngược nhau hoặc mâu thuẫn với nhau, gây khó kahwn cho cấp thừa hành

Có thể chia các bộ phận theo các chức năng:

- Chức năng sản xuất

- Chức năng kĩ thuật

- Chức năng marketing

- Chức năng tài chính

- Chức năng nhân sự

c, Cơ cấu tổ chức quản lí theo trực tuyến – chức năng: quan hệ quản lí trực tuyến
từ trên xuống dưới vẫn tồn tại, nhưng để giúp người quản lí ra các quyết định đúng
đắn, có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực như xây dựng kế
hoạch, quản lí nhân sự, marketing, tài chính – kế toán, quản lí kĩ thuật – công nghệ
sản xuất.

d, Cơ cấu quản lí ma trận: cấp quản lí cấp dưới vừa chịu sự quản lí theo chiều dọc
từ trên xuống dưới, đồng thời chịu sự quản lí theo chiều ngang
6. Khái niệm, vai trò và quá trình phát triển của marketing ?

a, Khái niệm:

- Quan niệm truyền thống: Bao gốm các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan
đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ một cách tối ưu.

- Quan niệm hiện đại: là chức năng quản lí cty về mặt tổ chức và quản lí toàn bộ
các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người
tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về 1 sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó
tới người tiêu thụ một cách tối ưu

Khái niệm Marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng đến con đường lập
kế hoạch, giúp DN phân tích, cực đại hóa lợi nhuận và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm.

b, Vai trò:

- Marketting nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến
dòng vận chuyển của hàng hóa – dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dung nhằm
tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường.

- Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiên
dung. Vì thế, nhg người kinh doanh tìm cách để làm thỏa mãn nhu cầu mong muốn
của người tiêu dùng, tạo ra nhg sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu
dung có thể thanh toán được

- Marketing lien quan đến nhiều lĩnh vực: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng
gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lí bán hang, tín dụng, vận chuyển,
trách nhiệm XH, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dung, hoạt động bán sỉ,
bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ
XH, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm

7. Trình bày nội dung của marketing hỗn hợp (marketing – mix) ? (trg
78, 79, 80)

8. Trình bày nhu cầu và động cơ thúc đẩy tiêu dùng ? (trg 81-82)

9. Phân tích những hành vi mua sắm của người tiêu dùng ? (trg 83 -84)
10. Nêu mục tiêu của quảng cáo, đặc điểm chủ yếu của các phương tiện
quảng cáo? Các hình thức khuyến mãi ? Các công cụ tuyên truyền ?
( 101 -106)

11. Hãy nêu khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng của quản trị nhân sự
trong doanh nghiệp?

a, Khái niệm:

12.Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp?

a, Khái niệm:

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập,
bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có biểu hiện bằng tiền và được ấn
định bằng thỏa thuận giữa ng sử dụng LĐ và người LĐ, hoặc bằng PL, pháp qui
quốc gia, do người sử dụng LĐ phải trả cho người LĐ theo 1 hợp đồng LĐ
được viết ra hay bằng miệng, cho 1 công nhân đã thực hiện hay sẽ phải thực
hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm.

Theo quan điểm cải cách tiền lương: Tiền lương là giá cả sức lao động, đc hình
thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp
với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.

b, Bản chất: Bản chất tiền lương thay đổi tùy theo đk phát triển KT –XH và
nhận thức của con người. Với việc áp dụng quản trị nguồn nhân lực vào trong
DN, tiền lương không phải đơn thuần chỉ là giá cả sức lao động, quan hệ giữa
người sử dụng lao động và người lao động đã có những thay đổi căn bản, quan
hệ này có thể chuyển từ hình thức bóc lột, mua bán hàng hóa sang hình thức
quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi hay không và bản chất tiền
lương là gì, hiện vẫn còn là những vấn đề đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu,
phát triển

13.Nêu biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp?

• Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển DN

- Chiến lược kinh doanh còn phải gắn với thị trường

- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh
doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu

- Trong chiến lược KD cần xác định mục tiêu then chốt, vùng KD chiến lược
và những đk cơ bản để đạt đc mục tiêu đó

- Chiến lược KD phải thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa 2 chiến lược: chiến
lược KD chung và chiến lược KD bộ phận

- Chiến lược KD không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện
bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích đạt hiệu quả tối đa
trong sản xuất KD

• Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả

• Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá
nhân người lao động

• Công tác quản trị và tổ chức sản xuất

• Đối với kĩ thuật – công nghệ

• Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa DN với XH


14.Những tính chất đặc trưng của chất lượng sản phẩm và vai trò của quản
trị chất lượng sản phẩm?

15.Những nội dung chủ yếu của họat động quản lý chất lượng trong doanh
nghiệp ?

You might also like