You are on page 1of 2

BÀI TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I

Họ và tên: Trần Thị Thu Hiền

Lớp : Kế toàn khoá 1 Hệ liên thông, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Địa điểm học : Trường trung cấp công thương Hà Nội

******
BÀI LÀM
Câu 1: Nêu sự khác nhau căn bản giữa quan điểm duy vật biện chứng với quan điểm
duy vật siêu hình, quan điểm duy tâm trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học?
Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con
người trong thế giới đó. Theo Ănghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học
hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Tổng kểt toàn bộ quá trình lịch sử , triết học
đưa ra hai vấn đề cơ bản: Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào quyết đinh cái nào và con
người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở phân chia các trường phái lịch sử lớn trong lịch sử
mà gay gắt nhất là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản
chất thế giới là vật chất ,vật chất có trước và ý thức có sau. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc
nhận thức và nguồn gốc xã hội lại cho rằng ý thức là tính thứ nhất , vật chất là tính thứ hai, mọi
sự vật hiện tượng trong thế giới quan đều dựa trên ý thức của con người, con người có khả năng
tạo ra thế giới tự nhiên và nhận thức thế giới theo lý trí của mình.
Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự hình thành của khoa học và thực tiễnvà được
thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong các hình thức phát triển của chủ nghĩa duy vật thì chủ nghĩa
duy vật biện chứng do C.Mác và Ănghen sáng lập được Lênin và những người kế tục ông bảo vệ
và sáng lập chính là hình thức phát triển cao nhất. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng con
người chỉ nhận thức được đối tượng trong trạng thái cô lập và tách rời đối tượng giữa các mối
quan hệ với các chỉnh thề khác, và cho rằng, giữa các mặt đối lập có ranh giới tuyệt đối.Phép
biện chứng là học thuyết nghiên cứu khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các
nguyên lý quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các phương pháp luận của nhận thức và
thực tiễn, đặt mọi sự vật hiện tượng trong quan hệ với thế giới xung quanh. Chính phương pháp
nguyên tắc nghiên cứu trên đã tạo ra sự phát triển hoàn thiện chủ nghĩa duy vật bỉện chứng so
với chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Trang 1 / 2
Câu 2: Quan điểm: “ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ
thực tế khách quan” là quan điểm phương pháp luận nào . Đó có phải là quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng hay không? Tại sao? Nếu không thì cần bổ sung thế nào? Cho ví dụ .
Xuất phát trên cơ sở bản chất vật chất của thế giới bản chất năng động sáng tạo của ý
thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật bỉện chứng đã xây dựng nên một
nguyên tắc : “Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách
quan tôn trọng khách quan , đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan”
Như vậy có thể thấy quan điểm “ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất
phát từ thực tế khách quan” là quan điểm của chủ nghĩa duy vật bỉện chứng nhưng chưa đầy
đủ.Quan điểm này xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng với hiện thực
khách quan , mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật , tôn trọng
vai trò quyết định của đời sống vật chất với đời sống tinh thần của con người, xã hội.
Tuy nhiên, đi kèm với tôn trọng thực tế khách quan còn phải phát huy tính năng động
chủ quan tức là phát huy vai trò năng động sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò con người
trong vật chất hóa tính ý thức, năng động sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng
tri thứckhoa học và truyền bá nó vào vào quần chúng để nó thành tri thức, niềm tin của quần
chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. mặt khác, phải tự giác tu dưỡng rèn luyện để hình
thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu
cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
Có thể lấy ví dụ thực tế nếu chỉ áp dụng vào quan điểm “ Trong nhận thức và thực tiễn
cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan” mà không có sự phát huy năng lực sáng tạo,
cải tiến, đóng góp cá nhân chủ quan trong giải quyết vấn đề rất dễ đi áp dụng một cách cứng
nhắc đôi khi sai lệch nghiêm trọng đường lối đúng đắn ban đầu . Có thể lấy ví dụ kinh điển về
cách mạng vô sản Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã dẫn dắt nhân dân làm nên cuộc cách mạng
vĩ đại chống kẻ thù xâm lược nhưng trong thời kì xây dựng phát triển đất nước, chính sự áp dụng
cứng nhắc đường lối CNXH thậm chí độc đoán không thực sự đánh giá đúng tình hình của đất
nước , không phát huy, tiếp nhận được những ý kiến đóng góp cá nhân đa chiều, chỉ hành động
theo quan điểm cứng nhắc đã thực hiện cách mạng văn hoá, kinh tế đại nhảy vọt … gây đại
thảm họa trên toàn lãnh thổ trong cả một thời kì.
Từ phân tích trên, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng
đắn , thành công và có hiệu quả khi hoạt khi và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính chủ quan , phát huy tính năng
động chủ quan phải là trên cơ sở và phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan duy ý chí
trong nhận thức và thực tiễn.

Trang 2 / 2

You might also like