You are on page 1of 26

Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

PHẦN 1 : QUI TRÌNH VẬN HÀNH


MÁY PHÁT ĐIỆN CATERPILLAR 400KW

I. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI VẬN HÀNH :


1. Kiểm tra các hệ thống nhớt, nước, dầu trong động cơ phải đảm bảo kín,
không có chổ nào bị thủng hoặc rò rỉ.
2. Kiểm tra mức nhớt và chất lượng nhớt bôi trơn máy ở Carte, mức nhớt
phải ở trên dấu Add của thước đo, tối đa không quá dấu Full. Tuyệt đối
không có lẫn nước, dầu, cáu cặn, mặc sắt, đồng …
3. Kiểm tra mức nhớt trong bộ điều tốc : Mức nhớt phải ở giữa hai vạch
đen trong ống thủy tinh.
4. Kiểm tra chất lượng dầu trong bồn chứa hằng ngày. Không để dầu có
lẫn nước và cáu cặn.
5. Các valve dầu từ thùng chứa hằng ngày đến lượt dầu phải ở vị trí mở
(ON)
6. Xả một ít dầu từ thùng chứa và lượt vào lon để kiểm tra có nước và cáu
cặn lẫn lộn với dầu không?
7. Kiểm tra bộ điều tốc :
- Núm điều khiển tốc độ (Speed) thông thường mũi tên chỉ số 6 tương
ứng khi máy hoạt động khoảng 600 vòng/phút.
- Núm điều khiển hạn định công suất (Load Limit) phải ở vị trí 10 hay
100%.
- Núm điều chỉnh độ đổi tốc (Speed Droop) thông thường mũi tên chỉ số
40. Trị số này có thể thay đổi tùy theo khi vận hành song song với
máy khác do cấp thẩm quyền trực tiếp ấn định.
8. Máy ngắt điện chính phải ở vị trí mở (OFF).
9. Contac nạp bình điện (Accu) ở vị trí đóng (On).
10. Kiểm tra hệ thống khởi động như : Accu phải được nạp điện đầy đủ,
mực nước điện phân (dung dịch axit) trong các bình accu đúng mức,
các mối nối dây cọc bình accu và máy phát hành (Demareur) phải đúng,
chắc chắn.
11. Kéo cần của bộ an toàn đến vị trí sẵn sàng hoạt động.
12. Vặn núm điều khiển bộ báo động thiếu áp lực nhớt để mũi tên qua vị trí
mở (OFF).
13. Kiểm tra bộ phận báo hiệu lượt nhớt dơ, khi piston màu đỏ xuất hiện ở
vị trí nhìn thấy được phải xem các lượt có bị dơ không? Xong ấn nút để
xoá piston báo động.
II. CÔNG TÁC PHÁT HÀNH MÁY :
-1-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

1. Kiểm tra công tắc điều thế (VRS) bộ điều chỉnh điện thế phải ở vị trí
Manual (vị trí điều chỉnh bằng tay).
2. Quay máy (seo máy) tối thiểu 2 vòng quay. Điều kiện bình thường máy
quay nhẹ.
3. Mở các valve của hệ thống nước ( nếu có )
4. Mở các valve dầu từ bồn chứa đến máy và dầu về ( return ).
5. Mở valve dầu xả gió, bơm dầu bằng tay, kiểm tra ở miếng kính đến khi
nào hết gió trong dầu thì khóa valve lại.
6. Bật contac máy nạp bình điện (Accu) qua vị trí mở (Off ).
7. Vặn công tắc PS (Power Switch) qua vị trí đóng (ON), lúc này còi báo
kêu lên nếu có do áp suất nhớt bôi trơn máy thấp.
8. Chỉ được phát hành máy khi điều hành viên đã hoàn tất các công tác ở
phần I, không có thiết bị nào hư hỏng hoặc nghi ngờ và biết cách ngừng
máy trong mọi trường hợp ( bình thường và khẩn cấp ).
9. Bậc công tắc phát hành S/SS (Start/Stop Switch) qua vị trí phát hành
(Start) và giữ luôn vị trí này đến khi máy hoạt động được nhưng tối đa
không quá 30 giây (đặt bên hông máy gần Governor).
10. Trường hợp quá 30 giây mà máy không hoạt động được phải ngưng để
cho máy phát hành (Demareur) nguội, sau 2 phút mới được ấn nút khởi
động lại.
11. Không được cho máy phát hành hoạt động lại khi bánh trớn của máy
còn quay.
12. Kiểm tra khi máy hoạt động, nếu áp lực nhớt đủ thì mũi tên ở bộ báo
động tự động nhảy sang vị trí chữ RUN. Nếu mũi tên không nhảy sang
vị trí chữ RUN thì báo hiệu thiếu áp lực nhớt phải ngưng máy ngay.

III. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NGAY SAU KHI PHÁT HÀNH:
1. Khi máy phát hành xong phải kiểm tra ngay :
- Áp lực nhớt : kim báo của áp lực lực kế nằm trong phần xanh hoặc ở
vị trí Normal trong áp lực kế.
- Áp lực dầu : kim báo của áp lực lực kế nằm trong phần xanh hoặc ở vị
trí Normal trong áp lực kế.
- Kim đồng hồ nạp bình điện một chiều phải chỉ về phía nạp bình từ 0
đến 30 ADC.
2. Kiểm tra xung quanh máy xem có hiện tượng gì bất thường xảy ra như:
có tiếng khua lạ trong máy, trong đầu máy phát, máy rung chuyển, hệ
thống nước, nhớt, dầu bị xì …

-2-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

3. Sau khoảng 5 phút chạy cầm chừng 600 – 700 vòng/phút không thấy
hiện tượng gì bất thường, bắt đầu cho tăng tốc độ máy lên 1000
vòng/phút bằng cách vặn núm điều chỉnh tốc độ ( Speed ) ở bộ điều tốc.
IV. CUNG CẤP ĐIỆN CHO HỆ THỐNG LƯỚI :
1. Cách điều chỉnh điện thế :
a. Cách điều chỉnh điện thế tự động :
- Vặn hết về phía trái núm vặn VAR ( Voltage Adjust Rhoestat ).
- Vặn công tắc VRS (Voltage regulato) của bộ điều chỉnh điện thế tự
động qua vị trí tự động (Auto).
- Điều chỉnh điện thế : vặn núm VAR từ từ về phía phải cho đến khi điện
thế trên đồng hồ VAC chỉ đúng 380V.
- Vặn núm chọn dọc điện thế VS (Volts Switch) để kiểm tra điện thế của
các pha.
b. Cách điều chỉnh điện thế bằng tay ( Không tự động )
- Vặn núm điều chỉnh điện thế VT về vị trí “0”
- Vặn công tắc VRS của bộ điều chỉnh điện thế về vị trí Man ( điều
chỉnh bằng tay ).
- Vặn núm điều chỉnh điện thế VT của máy biến điện thế từ vị trí “0”
theo chiều kim đồng hồ cho đến khi điện thế chỉ ở Volts kế chỉ đúng
380V (VAC).
- Vặn núm chọn dọc điện thế VS (Volts Switch) để kiểm tra điện áp của
các pha.
c. Điều chỉnh lại tốc độ máy cho đúng tần số 50Hz ( ở công tắc Governor
Switch).
2. Trường hợp máy vận hành độc lập :
Chỉ áp dụng các nơi không chạy máy liên tục hoặc khi cho máy phát
điện lại sau khi mất điện toàn diện trên hệ thống phân phối.
- Mở các phát tuyến từ Nhà Máy ( các Trạm Diesel ) chỉ để lại một số
phát tuyến có công suất bằng ẳ công suất khả dụng của máy. Nếu
công suất của 1 phát tuyến lớn hơn 1/3 công suất của máy, phải chạy
thêm máy và cho hòa điện song song trước.
- Đóng máy ngắt điện chính (CB) để đóng điện máy phát vào hệ thống
lưới.
- Khi máy đã mang tải, nếu tần số không đúng phải điều chỉnh lại cho
đúng trị số 50Hz bằng cách vặn công tắc GS điều chỉnh tốc độ máy
(thông thường tăng tốc độ máy ).

-3-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Đóng thêm các phát tuyến, mỗi phát tuyến được đóng thêm công suất
tiêu thụ không được vượt quá ẳ công suất khả dụng của máy và tổng
các phát tuyến không được quá ắ công suất máy.
- Vặn công tắc GS điều chỉnh tốc độ máy qua chiều tăng để điều chỉnh
tần số đúng 50Hz sau mỗi lần đóng phát tuyến.
- Trong trường hợp máy điều chỉnh điện thế bằng tay, phải điều chỉnh lại
điện thế sau mỗi lần đóng phát tuyến.
3. Trường hợp máy vận hành song song:
- Điều chỉnh tần số (bằng cách vặn công tắc GS) và điện thế (núm VT)
của máy cho đúng với tần số và điện thế của lưới điện.
- Vặn công tắc điện S/S ( Sync/Switch ) qua vị trí ON.
- Điều chỉnh công tắc GS của bộ điều tốc về phía Raise hoặc Lower đến
khi kim đồng hồ đồng bộ Synchroscope chỉ ở vị trí thẳng đứng (vị trí
12 giờ) và đồng thời đèn đồng bộ vừa tắt, đóng nhanh máy ngắt điện
chính để hoà điện vào hệ thống lưới điện.
- Điều chỉnh công suất hữu công (KW), và công suất vô công (KVAR)
từ từ theo yêu cầu phụ tải nhưng tối đa không vượt quá công suất
thực tế do cấp lãnh đạo trực tiếp ấn định.
- Trong trường hợp chạy máy để thay một máy khác nên điều chỉnh
giảm công suất máy sắp ngừng để và cho tần số luôn luôn ở 50Hz.
V. KIỂM SOÁT TRONG KHI VẬN HÀNH:
1. Ghi vào sổ nhật ký vận hành:
- Phải ghi vào sổ đầy đủ và chính xác các thông số vận hành của máy,
các thông số này được chỉ thị trên các đồng hồ gắn trên máy và tủ
điện.
- Mỗi đầu giờ nếu máy hoạt động bình thường.
- Mỗi nửa giờ lúc cao điểm.
- Mỗi 15 phút lúc nghi ngờ có hiện tượng bất thường về máy.
- Phải ghi đầy đủ các hiện tượng bất thường và sự cố của máy nếu có từ
khi bắt đầu chạy và trong lúc vận hành cung cấp điện cho hệ thống
lưới.
2. Giám sát khi vận hành :
- Máy chạy đều, không có tiếng khua động.
- Mức nhớt carte :
 Tối thiểu phải ở giữa đầu trên (Full) và dưới (Add) của thước đo.
 Tối đa chỉ ngang với dấu trên cùng của thước đo (có ghi chữ Full).

-4-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Mức nhiên liệu trong thùng chứa hằng ngày không được xuống quá
thấp.
- Vặn công tắc chọn dọc cường độ (AS) để kiểm tra cường độ các pha
máy phát.
- Khói bình thường không quá đen hoặc trắng hay có những đóm lửa
phun ra.
3. Các thông số vận hành bình thường :
- Tốc độ máy : 1000 V/phút.
- Cường độ dòng điện máy phát : 760 AAC.
- Tần số : 50 Hz.
- Điện thế máy phát : 380 – 400 VAC.
- Cường độ dòng điện kích thích không quá : 5,9 ADC.
- Điện thế kích thích không quá : 50 VDC.
- Công suất hữu công P không quá : 400 Kw.
- Công suất vô công Q không quá : 300 Kvar.
- Áp lực nhớt : kim áp lực kế chỉ ở phần xanh hoặc có chử Normal.
- Áp lực dầu : kim áp lực kế chỉ ở phần xanh hoặc có chử Normal.
- Nhiệt độ nước nóng : kim của nhiệt kế chỉ nằm trong phần xanh hay có
chữ Normal, phải nhỏ hơn 950 C.
VI. NGỪNG MÁY BÌNH THƯỜNG :
1. Trường hợp máy vận hành độc lập :
- Vặn công tắc GS điều chỉnh tốc độ máy qua vị trí giảm đến khi đồng
hồ tần số chỉ 49,5 Hz.
- Mở 1 phát tuyến có công suất tối đa bắn ẳ công suất máy.
- Điều chỉnh tần số xuống lại 49,5 Hz để chuẩn bị mở các phát tuyến kế
tiếp.
- Tiếp tục mở các phát tuyến còn lại, chỉ để 1 phát tuyến cuối cùng có
công suất tối đa bằng ẳ công suất của máy.
- Mở máy ngắt điện chính.
- Máy chạy với cách điều chỉnh điện thế tự động : phải vặn công tắc
VRS của bộ điều chỉnh điện thế về vị trí bằng tay ( Man ).
- Vặn nút điều chỉnh điện thế bằng tay về “0” .
- Giảm tốc độ máy xuống còn khoảng 600 V/phút để chạy cầm chừng
trong vòng 5 phút bằng cách vặn núm điều chỉnh tốc độ (Speed) của
bộ điều tốc.

-5-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Vặn công tắc S/SS về phía Stop hoặc vặn núm Load limit của bộ điều
tốc về vị trí “0” để ngừng máy.
2. Trường hợp máy vận hành song song :
- Giảm công suất từ từ, mỗi lần giảm 20 KW và giữ cho tần số 50 Hz.
- Điều chỉnh giảm công suất vô công tương ứng với độ giảm công suất
hữu công.
- Khi điều chỉnh giảm công suất hữu công và vô công còn khoảng 10
KW thì mở máy ngắt điện chính.
- Máy chạy với cách điều chỉnh điện thế tự động : phải vặn công tắc
VRS của bộ điều chỉnh điện thế về vị trí bằng tay ( Man ).
- Vặn nút điều chỉnh điện thế bằng tay về “0” .
- Giảm tốc độ máy xuống còn khoảng 600 V/phút để chạy cầm chừng
trong vòng 5 phút bằng cách vặn núm điều chỉnh tốc độ (Speed) của
bộ điều tốc.
- Vặn công tắc S/SS về phía Stop hoặc vặn núm Load limit của bộ điều
tốc về vị trí “0” để ngừng máy.
VII. CÁC THÔNG SỐ KIỂM TRA KHI MÁY ĐANG HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm soát các thông số vận hành trên máy:
- Vận tốc : 1000 V/phút.
- Áp lực nhớt : kim áp lực kế chỉ ở phần xanh hoặc có chử Normal.
- Áp lực dầu : kim áp lực kế chỉ ở phần xanh hoặc có chử Normal.
- Nhiệt độ nước nóng : kim của nhiệt kế chỉ nằm trong phần xanh hay có
chữ Normal, phải nhỏ hơn 95 độ C.
2. Kiểm soát các thông số vận hành trên bảng điện:
- Tần số : 50 Hz.
- Điện thế : 380 VAC.
- Cường độ 3 pha max : 760 AAC.
- Công suất thực max : 400 Kw.
- Công suất vô công max : 300 Kvar.
- Điện thế kích thích max : 50 VDC.
- Cường độ kích thích max : 5.9 ADC.
3. Các trị số hoạt động của các bộ phận an toàn cần thiết trên máy:
- Vượt tốc : 1150 V/phút.
- Nhiệt độ nước máy : 200 0F ( tương đương 950C )

-6-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- áp lực nhớt thấp : Vạch đỏ.


4. Các thông số cần thiết phải ghi trong sổ nhật ký vận hành:
Trước khi phát hành máy và sau khi ngừng máy:
- Chỉ số điện kế trước khi phát hành.
- Chỉ số điện kế sau khi ngừng máy.
- Mực dầu trong khi phát hành.
- Mực dầu sau khi ngừng máy.
- Nhớt châm thêm.
- Giờ phát hành
- Giờ ngừng máy.
- Sự cố : nguyên nhân và cách xử lý.
Trong khi hoạt động phải ghi theo biểu mẩu của sổ nhật ký vận hành.
VIII. KIỂM SOÁT SAU KHI NGỪNG MÁY :
1. Sau khi máy sắp ngừng hẳn, phải chú ý xem máy có quay đều vòng
không.
2. Khóa các Valve dầu lại.
3. Ghi vào sổ nhật ký vận hành:
a. Chỉ số điện năng kế.
b. Số lượng dầu và nhớt tiêu thụ.
c. Số giờ hoạt động của máy.
d. Các hiện tượng bất thường xảy ra trong thời gian máy hoạt động.
4. Sau khi ngừng máy 15 phút, kiểm tra mực nhớt Carte. Nếu thiếu phải
châm thêm.
IX. XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG LÚC VẬN HÀNH :
Sự Cố CáCH Xử Lý
1. Áp lực nhớt giảm xuống, kim đồng hồ 1. Phải thao tác ngừng máy khẩn
chỉ mức đỏ hoặc trắng cấp ngay: bằng cách giảm nhanh
phụ tải, mở máy ngắt điện chính,
vặn núm Load limit trên bộ điều
tốc về vị trí “0” hoặc công tắc
ngừng máy về vị trí stop sau đó
báo cáo với cấp lãnh đạo trực
tiếp.
2. Nhiệt độ nước nóng : kim đồng hồ chỉ 2. Áp dụng cách xử lý như điều 1.
ở phần đỏ (900 C) sau khi giảm công
suất nhưng nhiệt độ vẫn không giảm

-7-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

3. Máy ngắt điện mở bất thường, tốc độ 3. Áp dụng cách xử lý như điều 1
máy lên quá 1000 V/phút, bộ phận an
toàn không hoạt động.
4. Phát hỏa ở máy phát điện, tủ điện. 4. Áp dụng cách xử lý như điều 1
5. Có tiếng khua bất thường trong máy, 5. Áp dụng cách xử lý như điều 1
turbo, máy phát điện.
6. Hệ thống nước bị bể, nước tràn ra 6. Áp dụng cách xử lý như điều 1
ngoài.
7. Hệ thống nhớt bị thủng, nhớt tràn ra 7. Áp dụng cách xử lý như điều 1
ngoài.
8. Khí cháy từ buồng đốt lòng xuống 8. Áp dụng cách xử lý như điều 1
carte bốc hơi nhiều.
9. Máy bị rung chuyển nhiều. 9. Áp dụng cách xử lý như điều 1
10.Nhiệt độ nước nóng, kim đồng hồ chỉ10.Giảm công suất máy đến khi kim
ở mực đỏ. đồng hồ chỉ ở mực xanh.
11.Máy chạy độc lập bị quá tải. 11.Cắt bớt phụ tải.
12.Máy chạy song song bị quá tải. 12.Giảm công suất máy đó hoặc tăng
công suất máy khác lên.
13.Ngược công suất hữu công (kim đồng 13.Tăng công suất.
hồ quay ngược).
14.Ngược công suất vô công. 14.Tăng kích thích.
15.Cường độ dòng điện lên quá 760A. 15.Giảm công suất hoặc giảm kích
thích.
X. NHỮNG SỰ CỐ CẦN NGỪNG MÁY KHẨN CẤP :
1. Áp lực nhớt giảm xuống dưới mức qui định.
2. Nhiệt độ nước làm mát trên 195 độ F. Sau khi đã giảm công suất nhiệt
độ vẫn không xuống, bộ phận an toàn không hoạt động.
3. Tốc độ máy vượt quá mức qui định, bộ an toàn không hoạt động.
4. Phát hỏa ở máy, tủ điện, hầm cáp.
5. Có tiếng khua bất thường trong máy Diesel, máy phát điện.
6. Hệ thống nước làm mát, dầu, nhớt bị bể tràn ra ngoài.
7. Khí cháy từ buồng đốt xuống Carte làm áp suất trong Carte tăng lên.
8. Máy rung chuyển nhiều.
XI. CÁCH NGỪNG MÁY KHẨN CẤP :
1. Mở máy ngắt điện chính ( CB ).
2. Kéo nút ngừng máy.
3. Trong trường hợp kéo nút ngừng máy nhưng máy vẫn chạy thì đóng
nắp gió của ống đưa gió vào Cylinder hoặc kéo cần ngừng máy khẩn
cấp.

-8-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

PHẦN 2 : QUI TRÌNH VẬN HÀNH


MÁY PHÁT ĐIỆN DIESEL SDMO 200KW

I. MÔ TẢ :

-9-
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

Máy phát điện SDMO 200KW là máy phát điện 3P-230/400V-200KW


xoay chiều, sử dụng động cơ diesel. Máy tự động ổn định điện áp khi hoạt động.
Dùng để dự phòng cấp điện cho các phụ tải ưu tiên.
II. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT :
A. Thông số chế tạo :
1. Thông số kỹ thuật của động cơ Diesel :
- Kiểu động cơ : TAD 740GE.
- Hiệu máy : Volvo
- Tốc độ máy : 1500 vòng/phút.
- Loại thì động cơ : 04 thì
- Số Cylinder : 06
- Công suất (kW/HP ) : 239kW/325HP
- Nhiên liệu sử dụng : Dầu Do
- Dầu bôi trơn ( nhớt máy ) : SAE 40
- Nhiệt độ nước làm mát : 75 – 95 oC
- Áp lực nhớt : 300 – 500 kPa.
- Dung tích bồn chứa dầu : 390 lít.
- Số lượng nhớt bôi trơn : 29 lít.
- Số lượng nước làm mát động cơ : 37 lít.
- Nguồn điện bình khởi động : 2x 12V-100Ah ( 24V).
2. Thông số kỹ thuật phần điện :
- Bảng điện điều khiển : kỹ thuật số.
- Màn hình hiển thị : kỹ thuật số.
- Tốc độ : 1500 vòng/phút
- Điện thế : 230/400 V.
- Công suất (kW/kVA) : 200/250
- Số phase :3
- Tần số (Hz) : 50 Hz.
- Cos (PF) : 0.8
- Dòng kích từ : 3.84A
- Điện thế kích từ : 33.7V.
B. Thông số vận hành cho phép :
- Tốc độ máy : 1500 vòng/phút.

- 10 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Áp lực nhớt : 300 – 500 kPa.


- Nhiệt độ nước làm mát : 75 – 95 oC (167 – 203 oF )
- Điện áp của nguồn điện bình ( accu ) :28 VDC
- Điện thế (V1, V2, V3,U12, U23, U31): 230/400 VAC
- Cường độ dòng điện (I1, I2, I3) :  360 AAC.
- Công suất phát ( P1, P2, P3 và Ptổng ):  200 kW ( 250 kVA).
- Tần số : 50 Hz.
III. KIỂM TRA TRƯỚC KHI VẬN HÀNH MÁY :
1. Kiểm tra nhớt động cơ : mực nhớt động cơ phải nằm trong khoảng qui
định (mực nhớt nằm trong khoảng dấu Max và dấu Min trên thước
đo). Tuyệt đối không có lẫn nước, dầu, cáu cặn, mạt sắt, mạt kim
loại...
2. Kiểm tra mực dầu, chất lượng dầu trong bồn chạy máy. Không để dầu
có lẫn nước và cáu cặn.
3. Kiểm tra nước làm mát động cơ, mực nước trong két nước phải nằm
trong khoảng qui định ( mực nước phải đầy miệng của két nước ).
4. Kiểm tra các hệ thống nhớt, nước, dầu trong động cơ phải đảm bảo
kín, không có chổ nào bị thủng hoặc rò rỉ.
5. Kiểm tra bộ phận báo hiệu áp lực gió ( phía sau lọc gió ). Động cơ
đang ngừng, hoạt động bình thường có màu trắng và lọc gió bị dơ,
đóng bụi có màu đỏ (báo hiệu thiếu không khí).
6. Kiểm tra tình trạng dây cua roa của máy phát ( giữa động cơ và bộ
phận làm mát động cơ ).
7. Kiểm tra hệ thống khởi động như : nguồn điện bình (accu) phải được
nạp điện đầy đủ, mực dung dịch điện phân (dung dịch axit) trong các
bình điện (bình accu) đúng mức. Các mối nối dây của máy phát hành
(Demareur) với nguồn điện bình phải đúng, chắc chắn.
8. Kiểm tra xung quanh máy phát điện, không được để hoặc treo bất cứ
vật gì xung quanh động cơ có khả năng bị bị cuốn, hút vào các bộ
phận quay và làm hư hỏng động cơ khi hoạt động. Bảo đảm thông
thoáng.
9. Máy ngắt điện chính (CB chính) trên bảng điện điều khiển phải ở vị trí
mở (OFF).
10. Kiểm tra tình trạng các đầu dây ra phụ tải phải được cách điện tốt và
được đấu nối đúng theo sơ đồ đấu nối đã được duyệt.
11. Kiểm tra các nút dừng khẩn cấp (Emergency Stop) phải ở vị trí mở.
IV. CÔNG TÁC PHÁT HÀNH MÁY ( KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ ) :

- 11 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

Phải đảm bảo chắc chắn các bước kiểm tra trước khi vận hành theo mục
III.
Trước khi khởi động động cơ. Kiểm tra lại các đèn cảnh báo như áp lực
nhớt, nhiệt độ nước làm mát, nguồn điện bình... Tất cả đều hiển thị đèn xanh và
đèn trên biểu tượng hình động cơ có màu xanh thể hiện động cơ sẵn sàng hoạt
động. Nếu bất kỳ đèn nào hiển thị màu đỏ, không được khởi động động cơ và
phải khắc phục các báo lỗi đó. Sau khi khắc phục các lỗi nhấn nút RESET trên
bảng điều khiển để xoá các lỗi đó. Khi đã khắc phục hoàn tất và không còn báo
lỗi mới được khởi động động cơ.
1. Khởi động máy và ngừng máy ( bằng tay ).
- Nhấn nút START trên bảng điều khiển máy phát, khi máy đã khởi
động thì buông ra.
- Khi muốn dừng máy, nhấn nút STOP trên bảng điều khiển máy phát.
Chú ý :
- Trường hợp quá 30 giây mà máy không khởi động được phải ngưng
để cho máy phát hành (Demareur) nguội, sau 2 phút mới được ấn nút
khởi động lại.
- Không được khởi động máy lại khi bánh trớn của máy còn quay.
- Chỉ nhấn nút ngừng máy khẩn cấp (Emergency Stop) trong các
trường hợp ngừng máy khẩn cấp như :
 Áp lực nhớt giảm xuống dưới mức qui định.
 Nhiệt độ nước làm mát trên 95oC. Sau khi đã giảm công suất
nhiệt độ vẫn không giảm, bộ phận an toàn không hoạt động.
 Tốc độ máy vượt quá mức qui định ( > 1674 vòng/phút), bộ an
toàn không hoạt động.
 Phát hỏa ở động cơ diesel, máy phát điện (Alternator), bồn dầu,
tủ điện .
 Có tiếng khua bất thường trong động cơ Diesel, máy phát điện
(Alternator).
 Hệ thống nước làm mát, dầu, nhớt bị bể tràn ra ngoài.
 Khí cháy từ buồng đốt xuống Catte làm áp suất trong Catte tăng
lên.
 Máy rung chuyển nhiều.
2. Các thông số hiển thị trên bảng điều khiển máy phát :
Khi máy đã phát hành và ổn định, trên bảng điều khiển của tủ điện
hiển thị các thông số sau :

- 12 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Số lượng dầu trong bồn chạy máy ( hiển thị theo %, tính theo thể
tích bồn chứa ).
- Vận tốc của động cơ ( số vòng quay trục động cơ, vòng/phút ).
- Điện áp của nguồn điện bình ( accu ).
- Áp lực nhớt ( theo kPa hoặc PSI ).
- Nhiệt độ nước làm mát động cơ ( theo oC hoặc oF )
- Đồng hồ đếm giờ vận hành máy.
- Điện sản xuất ( kWh).
- Điện thế ( U12, U23, U31).
- Cường độ dòng điện ( I1, I2, I3).
- Công suất phát ( P1, P2, P3 và Ptổng ).
- Tần số máy phát (Hz).
- Hệ số cos  (PF)
V. CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHỤ TẢI :
1. Phụ tải không có đấu nối với lưới điện quốc gia :
a. Cung cấp điện cho phụ tải :
a.1 Cắt bớt phụ tải của khu vực cần cấp điện, chỉ để lại một số phụ
tải có công suất bằng 1/4 công suất khả dụng của máy phát.
a.2 Khởi động máy phát, sau một thời gian cho máy hoạt động ổn
định và ổn định điện áp ( 5-10 giây ).
a.3 Bật máy ngắt điện chính (CB chính) trên bảng điện điều khiển
máy phát sang vị trí đóng (ON) để cấp điện.
a.4 Sau đó đóng điện cho các phụ tải khác, mỗi lần các phụ tải đóng
thêm có công suất tiêu thụ không được vượt quá 1/4 công suất
khả dụng của máy phát. Tổng các phụ tải không được quá 3/4
công suất máy.
b. Cắt tải và dừng máy :
b.1 Cắt lần lượt các phụ tải, mỗi phụ tải được cắt có công suất tối đa
bằng 1/4 công suất của máy phát đang vận hành.
b.2 Tiếp tục cắt các phụ tải còn lại, chỉ để lại phụ tải cuối cùng có
công suất tối đa bằng 1/4 công suất máy phát đang vận hành.
b.3 Bật máy ngắt điện chính (CB chính) trên bảng điện điều khiển
máy phát sang vị trí mở (OFF) để ngưng cấp điện.

- 13 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

b.4 Để máy hoạt động không tải trong thời gian từ 3 – 5 phút để làm
mát máy rồi ngừng máy bằng cách nhấn nút STOP trên bảng
điều khiển máy phát.

2. Phụ tải có đấu nối với lưới điện quốc gia :


a. Sơ đồ đấu nối điện chính :

LÖÔÙ
I

3 FCO TRAÏM

MBA 3P-22-15/0.4KV

CB TRAÏM
3P - 600V

1 CAÀ
U DAO ÑAÛO 3P
600V/400A

CB
MAÙY PHAÙ
T
600V/400A
TAÛ
I

MAÙ
Y PHAÙ T ÑIEÄ
N DÖÏ PHOØ
NG
3P - 400V -200 KW

b. Cung cấp điện cho phụ tải :


- Phối hợp với trực ca vận hành lưới điện khu vực để được cung
cấp danh sách phụ tải nhằm đảm bảo chắc chắn công suất tiêu
thụ của tất cả các phụ tải trong khu vực cần cung cấp điện
không được lớn hơn 3/4 công suất khả dụng của máy phát.
- Khi phụ tải đang sử dụng nguồn lưới. CB trạm ở vị trí đóng
(ON), cầu dao đảo 3P - 600V/400A luôn ở vị trí 1 trên sơ đồ.
- Khi mất điện lưới :
b.1. Chuyển cầu dao đảo 3P - 600V/400A sang vị trí 2.
b.2. Khởi động máy phát, sau một thời gian cho máy hoạt động
ổn định và ổn định điện áp ( 5-10 giây ).

- 14 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

b.3. Bật máy ngắt điện chính (CB chính) trên bảng điện điều
khiển máy phát sang vị trí đóng (ON) để cấp điện cho phụ
tải.
c. Cắt tải và dừng máy :
- Khi trực ca vận hành lưới điện khu vực báo có điện lưới trở lại và
đã ổn định
c.1 Bật máy ngắt điện chính (CB chính) trên bảng điều khiển
máy phát sang vị trí mở (OFF) để ngừng cung cấp điện cho
phụ tải.
c.2 Bật CB trạm sang vị trí mở (OFF).
c.3 Chuyển cầu dao đảo 3P - 600V/400A sang vị trí 1.
c.4 Bật CB trạm sang vị trí đóng (ON) để cấp điện trở lại.
c.5 Để máy hoạt động không tải trong thời gian từ 3 – 5 phút để
làm mát máy rồi ngừng máy bằng cách nhấn nút STOP trên
bảng điều khiển máy phát.
VI. KIỂM SOÁT TRONG KHI VẬN HÀNH :
1. Ghi vào sổ nhật ký vận hành:
- Trước khi chạy máy : chỉ số điện sản xuất, lượng dầu trong bồn
chạy máy trước khi chạy máy.
- Giờ bắt đầu chạy máy, chỉ số đồng hồ đếm giờ vận hành máy.
- Phải ghi vào sổ đầy đủ và chính xác các thông số vận hành của
máy phát, các thông số này được chỉ thị trên bảng điện điều khiển
của máy phát.
- Mỗi đầu giờ nếu máy hoạt động bình thường.
- Mỗi nửa giờ lúc cao điểm.
- Mỗi 15 phút lúc nghi ngờ có hiện tượng bất thường về máy.
- Phải ghi đầy đủ các hiện tượng bất thường và sự cố của máy nếu
có từ khi bắt đầu chạy và trong lúc vận hành cung cấp điện.
2. Giám sát khi vận hành :
- Máy chạy đều, không có tiếng khua lạ.
- Kiểm tra nhớt động cơ : mực nhớt động cơ phải nằm trong
khoảng qui định (mực nhớt nằm trong khoảng dấu Max và dấu
Min trên thước đo)
- Mức nhiên liệu trong bồn chứa không được xuống quá thấp.
- Kiểm tra áp lực nhớt.
- Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát động cơ.

- 15 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Điện thế ( U12, U23, U31, V1, V2, V3).


- Cường độ dòng điện ( I1, I2, I3).
- Công suất phát ( P1, P2, P3 và Ptổng ).
- Tần số máy phát (Hz).
3. Các thông số vận hành bình thường :
- Tốc độ máy : 1500 vòng/phút.
- Áp lực nhớt : 300 – 500 kPa.
- Nhiệt độ nước làm mát : 75 – 95 oC (167 – 203 oF )
- Điện áp của nguồn điện bình ( accu ): 28 VDC
- Điện thế (V1, V2, V3,U12, U23, U31): 230/400 VAC
- Cường độ dòng điện (I1, I2, I3) :  360 AAC.
- Công suất phát ( P1, P2, P3 và Ptổng ):  200 kW ( 250 kVA).
- Tần số : 50 Hz.
4. Các trị số hoạt động của các bộ phận an toàn cần thiết trên máy:
- Vượt tốc : 1674 vòng/phút.
- Nhiệt độ nước làm mát : > 95 oC (203 oF)
- Áp lực nhớt : < 300 kPa.
5. Các nút điều khiển và cảnh báo trên bảng điều khiển :
a. Bảng điều khiển :

b. Các nút điều khiển:


: Nút điều chỉnh độ sáng/tối màn hình hiển thị.
: Nút xem các thông số vận hành của động cơ
START : Nút khởi động động cơ
STOP : Nút ngừng động cơ

- 16 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

RESET : Nút xoá các lỗi đã khắc phục


I : Nút xem thông số dòng điện phát của từng phase
U/F : Nút xem thông số điện thế từng phase và tần số
P/PF : Nút xem thông số công suất phát từng pha và cos
E/ : Nút xem giờ vận hành của máy phát và điện sản xuất
c. Các đèn cảnh báo :
1. Cảnh báo về áp lực nhớt/ ngừng máy
(đèn đỏ sáng)
2. Cảnh báo về nhiệt độ nước làm mát/
ngừng máy (đèn đỏ sáng)
4. Cảnh báo về vượt tốc/ ngừng máy (đèn
đỏ sáng)
5. Động cơ sẵn sàng hoạt động ( đèn xanh
sáng )
6. Cảnh báo về nguồn nạp bình/ Ngừng
máy ( đèn đỏ sáng )
8. Cảnh báo tổng quát/ Ngừng máy (đèn
đỏ sáng)
6. Xem các thông số trên bảng điện điều khiển :
a. Các thông số về động cơ :
Màn hình chính khi động cơ chưa hoạt động hiển thị các thông số :

Fuel Lev% 50 Mức nhiên liệu trong bồn chạy máy (%)
E. Speed (RMP) 0 Vận tốc động cơ (vòng/phút)
Batt.(Volts) 24.5 Điện thế nguồn điện bình khởi động
ext command =o 16:50 Giờ hiện hữu.
gen-stand-by 12/01/00 Ngày hiện hữu

Khi động cơ đã hoạt động ổn định. Màn hình chính hiển thị các thông số :
Fuel Lev% 50 Mức nhiên liệu trong bồn chạy máy (%)
E. Speed (RMP) 1500 Vận tốc động cơ (vòng/phút)
Batt.(Volts) 24.5 Điện thế nguồn điện bình khởi động
ext command =o 16:50 Giờ hiện hữu.
gen-stand-by 12/01/00

- 17 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

Ngày hiện hữu


Để tiếp tục xem các thông số vận hành của động cơ. Nhấn nút có biểu
tượng hình động cơ ( ký hiệu Engine ). Khi đó màn hình hiển thị các thông số
như sau :
Oil Pr.(Bar) 6 Áp lực nhớt bôi trơn (kPa)
WaterT(oC) 75 Nhiệt độ nước làm mát động cơ (oC)
ext command =o 16:50 Giờ hiện hữu.
gen-stand-by 12/01/00 Ngày hiện hữu
Tiếp tục nhấn nút Engine một lần nữa. Khi đó màn hình hiển thị các
thông số như sau :
Oil Pr.(PSI) 90 Áp lực nhớt bôi trơn (PSI)
WaterT(oF) 167 Nhiệt độ nước làm mát động cơ (oF)
ext command =o 16:50 Giờ hiện hữu.
gen-stand-by 12/01/00 Ngày hiện hữu
Tiếp tục nhấn nút Engine. Màn hình hiển thị trở về màn hình ban đầu.
b. Các thông số về điện :
- Xem điện thế máy phát. Nhấn nút U trên bảng điều khiển máy
phát. Màn hình hiển thị các thông số như sau :
1–2 400V Điện thế pha 1-2
U 2–3 400V Điện thế pha 2-3
3–1 400V Điện thế pha 3-1
F 50Hz Tần số máy phát
∑ 13756kWh Tổng sản lượng điện sản xuất.

Nhấn nút U lần nữa . Màn hình hiển thị các thông số như sau :
1 230V Điện thế pha 1
V 2 230V Điện thế pha 2
3 230V Điện thế pha 3
F 50Hz Tần số máy phát

- 18 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

∑ 13756kWh Tổng sản lượng điện sản xuất.


- Xem cường độ dòng điện các pha. Nhấn nút I trên bảng điều
khiển máy phát. Màn hình hiển thị các thông số như sau :
1 301A Cường độ dòng điện pha 1
I 2 276A Cường độ dòng điện pha 2
3 301A Cường độ dòng điện pha 3
∑ 13756kWh Tổng sản lượng điện sản xuất.
- Xem công suất phát. Nhấn nút P/PF trên bảng điều khiển máy
phát. Màn hình hiển thị các thông số như sau :
P1 200 kW Công suất pha 1
P P2 200 kW Công suất pha 2
P3 200 kW Công suất pha 2
P∑ 202 kW Tổng công suất máy phát
∑ 13756kWh Tổng sản lượng điện sản xuất.
Nhấn nút P/PF lần nữa để xem hệ số cosΦ c ủa máy phát.
- Nhấn nút E để xem số giờ vận hành của máy phát.
VII. KIỂM SOÁT SAU KHI NGỪNG MÁY :
1. Ghi vào sổ nhật ký vận hành :
- Chỉ số điện sản xuất sau khi ngừng máy.
- Lượng dầu trong bồn sau khi ngừng máy
- Lượng dầu tiêu thụ.
- Lượng nhớt châm thêm.
- Giờ ngừng, chỉ số đồng hồ đếm giờ vận hành máy.
- Sự cố : nguyên nhân và cách xử lý.
2. Kiểm soát sau khi ngừng máy :
- Sau khi máy sắp ngừng hẳn, phải chú ý xem máy có quay đều
vòng không.
- Sau khi ngừng máy 15 phút, kiểm tra mực nhớt Catte. Nếu thiếu
phải châm thêm. Nhớt đúng với loại nhớt đang sử dụng.

VIII. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP. CÁCH XỬ LÝ SỰ CỐ:

SỰCỐ NGUY ÊN NH ÂN C ÁCH X Ử L Ý

- 19 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Nguồn điện bình yếu, không đủ điện. - Nạp lại, châm nước bình
- Đứt chì bảo vệ. accu.
Động cơ phát
- Nút khởi động bị hư hỏng. - Thay chì.
động không
- Rờ le khởi động bị hư - Sửa chữa hoặc thay mới
quay.
- Động cơ khởi động bị hư - Sửa chữa hoặc thay mới
- Sửa chữa hoặc thay mới
- Không có nhiên liệu. - Châm thêm nhiêu liệu.
Động cơ - Có không khí lọt vào hệ thống nhiên liệu - Xả hết không khí trong hệ
không khởi thống nhiên liệu
động hoặc - Bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt - Thay bộ lọc nhiên liệu.
khó khởi - Có nước trong hệ thống nhiên liệu. - Xả nước trong hệ thống nhiên
động - Lọc gió bị dơ, nghẹt liệu
- Vệ sinh hoặc thay lọc gió
- Thiếu nhiên liệu. - Châm thêm nhiêu liệu.
- Bộ lọc nhiên liệu bị dơ, nghẹt. - Thay bộ lọc nhiên liệu.
Động cơ có
- Có không khí lọt vào hệ thống nhiên liệu - Xả hết không khí trong hệ
tiếng khua
suppap thống nhiên liệu
- Có nước trong hệ thống nhiên liệu. - Xả nước trong hệ thống nhiên
liệu
- Không có nhiên liệu. - Châm thêm nhiêu liệu.
- Có không khí lọt vào hệ thống nhiên liệu - Thay bộ lọc nhiên liệu.
- Bộ lọc nhiên liệu bị nghẹt - Xả hết không khí trong hệ
- Có nước trong hệ thống nhiên liệu. thống nhiên liệu
- Lọc gió bị dơ, nghẹt - Xả nước trong hệ thống nhiên
Động cơ chạy
Nhiệt độ nước làm mát quá cao liệu
không đều -

máy - Vệ sinh hoặc thay lọc gió


- Châm thêm nước giải nhiệt
(nếu thiếu) hoặc vệ sinh bộ
làm mát động cơ, kiểm tra
dây cuaroa
-

- Thiếu dầu bôi trơn hoặc có nhưng quá - Châm thêm nếu thiếu, bơm ra
nhiều. nếu dư.
Động cơ quá
- Lọc gió bị dơ, nghẹt - Vệ sinh hoặc thay mới lọc
nóng
- Dây cuaroa bị chùng hoặc hư gió.
- Sửa chữa lại hoặc thay mới.
- Động cơ chạy quá tải. - Cắt giảm phụ tải.
Động cơ chạy
- Lọc gió bị dơ, nghẹt - Vệ sinh hoặc thay lọc gió
ra khói đen
- Phun nhiên liệu không đúng thì - Cân chỉnh lại bơm cao áp
- Nhớt trong catte quá nhiều. - Bơm nhớt ra
Động cơ chạy
- Vị trí đặt máy bị nghiêng - Đặt lại nền máy cho bằng
ra khói xanh
phẳng
- Có không khí lọt vào hệ thống nhiên liệu - Xả nước trong hệ thống nhiên
Động cơ chạy
- Phun nhiên liệu không đúng thì liệu
ra khói trắng
- Cân chỉnh lại bơm cao áp

- 20 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Nước làm mát động cơ ít. - Châm thêm nước làm mát
Nhiệt độ
- Bộ giải nhiệt nước bị dơ, nghẹt. - Vệ sinh các cánh tản nhiệt của
nước làm
bộ làm mát động cơ.
máy động cơ
- Phun nhiên liệu không đúng thì - Cân chỉnh lại bơm cao áp
cao
- Dây cuaroa bị chùng hoặc hư - Sửa chữa lại hoặc thay mới.

IX. SỰ CỐ TRONG LÚC VẬN HÀNH VÀ CÁCH XỬ LÝ:

SỰ CỐ CÁCH XỬ LÝ
1. Áp lực nhớt giảm nhanh ( đồng hồ báo 1. Phải thao tác ngừng máy khẩn cấp
dưới 300kPa) ngay: bằng cách giảm nhanh phụ tải, mở
máy ngắt điện chính (CB), ấn nút ngừng
máy khẩn cấp trên bảng điều khiển.
2. Nhiệt độ nước làm mát quá cao ( đồng 2. Áp dụng cách xử lý như mục 1
0
hồ báo trên 95 C) sau khi giảm công
suất nhưng nhiệt độ vẫn không giảm.
3. Máy ngắt điện mở bất thường, tốc độ 3. Nhấn nút ngừng máy khẩn cấp trên
máy lên quá 1674 v/phút, bộ phận an bảng điều khiển.
toàn không hoạt động.
4. Phát hỏa ở động cơ, bồn dầu Alternator, 4. Áp dụng cách xử lý như mục 1
tủ điện.
5. Có tiếng khua bất thường trong động cơ, 5. Áp dụng cách xử lý như mục 1
turbo, Alternator.
6. Hệ thống nước làm mát bị bể, nước tràn 6. Áp dụng cách xử lý như mục 1
ra ngoài.
7. Áp dụng cách xử lý như mục 1
7. Hệ thống nhớt bị thủng, nhớt tràn ra
ngoài.
8. Áp dụng cách xử lý như mục 1
8. Khí cháy từ buồng đốt lòng xuống carte
bốc hơi nhiều. 9. Giảm công suất máy đến khi nhiệt độ
9. Nhiệt độ nước nóng, đồng hồ báo trên nằm trong khoảng qui định ( 75-95oC)
95oC 10. Cắt bớt phụ tải.
10. Máy chạy bị quá tải.

X. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM NÓNG NƯỚC LÀM MÁT ĐỘNG


CƠ :
Cần kiểm tra các nguyên nhân sau đây có thể gây ra nước nóng :
1.Nếu mức nước làm nguội mát thấp phải ngừng máy và để máy nguội
trước khi châm thêm nước. Tốt hơn là châm nước từ từ khi máy đang
chạy để tránh tình trạng làm nứt nắp culasse.
2.Dây curoa quạt gió bị chùng hoặc hư.

- 21 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

3.Radiator bị cản gió do : bị hút lá cây, nylon … Trong trường hợp này cần
quét sạch các vật bám trên lưới thoát nhiệt của Radiator hay dùng khí
nén để thổi hoặc dùng vòi nước để rửa mặt sau Radiator.
4.Bơm nước bị mòn hoặc bị hỏng.
5.Radiator bị nghẹt ống nước, nắp Culasse, block máy bị nghẹt do cáu cặn.
Kiểm tra toàn bộ các bộ phận tiếp xúc với nước làm nguội máy và tẩy
sạch các cáu cặn.
6.Máy vận hành quá tải liên tục.
7.Đồng hồ nhiệt độ chỉ sai.
8.Hở đệm (Gasket) trong trường hợp này khói thoát có thể xì ra ở các vị trí
đệm của buồng đốt trước (Precombustion), nắp culasse… Khí thoát này
tích tụ tại nắp Culasse và block máy làm cản trở nước lưu thông gây
nước mau nóng nhất là tại nắp Culaase. Hiện tượng này có thể nhận ra
là sự hiện diện các bong bóng khí trong Radiator.
9.Vị trí đặt máy không thoáng khí nên khí nóng từ Radiator quạt ra sẽ bị
cuốn trở lại bên trong buồng máy.
XI. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY SỰ CỐ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU :
Các nguyên nhân chính gây sự cố hệ thống nhiên liệu như sau :
1. Trong hệ thống ống dầu và bơm cao áp có không khí.
2. Thiếu dầu.
3. Trong dầu có nước.
4. Lược dầu bị nghẹt.
5. Bơm cao áp thiếu áp suất.
XII. CÁCH KIỂM TRA HỆ THỐNG NHỚT MÁY : ( OIL PRESSURE ).
1. Nếu máy đã nóng và chạy ở vận tốc 1500 vòng/phút thì đồng hồ áp lực
nhớt phải ở khoảng 300 – 500 kPa.
2. Nếu máy chạy ở vận tốc chậm hơn và không có tải thì áp lực nhớt tối
thiểu từ 150 kPa trở lên.
3. Nếu đồng hồ áp lực nhớt không có chỉ số hoặc rất thấp thì phải lập tức
ngừng máy và tìm cho ra nguyên nhân. Trong trường hợp này các
điểm chính cần phải kiểm tra như sau
a. Mực nhớt thấp, thiếu nhớt.
b. Lược nhớt bị nghẹt hoặc dơ.
c. Bộ báo áp lực nhớt bị hư.
d. Lưới bơm nhớt bị nghẹt, dơ.
e. Đường ống nhớt bị hở.

- 22 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

f. Bạc đạn bơm nhớt bị lỏng hoặc hư.


g. Trục răng bơm nhớt bị mòn hoặc hư.
XIII. CHẾ ĐỘ BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
Để đảm bảo vận hành được an toàn, kinh tế và duy trì tuổi thọ của thiết bị;
động cơ phải được bảo trì một cách đều đặn. Bởi vì, sau khi thực hiện tốt công
tác bảo trì, động cơ hoạt động được tốt hơn, hạn chế các hư hỏng và không gây ô
nhiễm cho môi trường.
Chú ý! Phải đọc kỹ tài liệu về “ Bảo trì động cơ” trước khi thực hiện công
tác bảo trì. Trong tài liệu nêu rõ các chỉ dẫn thao tác để thực hiện công việc được
an toàn và chính xác.
Chế độ bảo dưỡng định kỳ như bảng kê đính kèm.
XIV.BẢO QUẢN MÁY :
Không được để nước hoặc dầu văng bắn vào đầu máy phát của máy.
Không được để nước lẫn vào nhiên liệu.
Tuyệt đối không được dùng nước tưới trực tiếp lên máy khi máy còn nóng
hoặc máy đang hoạt động.
Phải lập sổ nhật ký theo dõi các quá trình vận hành và bảo dưỡng máy.
Sau khi thực hiện xong công tác chạy máy, cần vệ sinh máy sạch sẽ và cất
giữ máy vào nơi có mặt bằng cố định, phẳng, tránh các chấn động, tránh môi
trường có nhiều bụi bậm, có độ ẩm cao hoặc quá nóng. Cần tuân thủ các qui
định của nhà sản xuất về chế độ bảo quản.
Trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng máy trong thời gian dài, nên
khởi động máy định kỳ 1 tuần 1 lần, mỗi lần 20 phút nhằm cho máy được bôi
trơn tốt, nạp lại nguồn điện bình ( bình accu ) và trách tình trạng ẩm móc các
cuộn dây đầu máy phát, trên các bo mạch và các linh kiện khác trên bảng điều
khiển.

PHẦN 3 : BỘ ĐIỀU TỐC UG - 8


1. Tổng quát :

- 23 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

Là loại máy thủy lực dùng để điều khiển động cơ Diesel có vận tốc
không thay đổi dù cho sức tải của máy có thay đổi. Việc điều khiển vận
tốc thay đổi (Speed Droop) và sức tải giới hạn (Load limit) là đặc tính chủ
yếu của máy UG-8.
2. Các cách điều khiển các núm vặn trên bộ điều tốc UG-8 :
- Núm vặn Speed Droop : dùng để điều chỉnh tốc độ quay của máy dưới
điều kiện không tải (No Load) đến điều kiện sức tải danh định (Full
Load).
- Núm vặn Synchronizer : dùng để điều khiển tốc độ quay của động cơ
Diesel.
- Núm vặn Synchronizer indicator : cho biết sức tải tương đối của máy.
3. Phát hành máy bằng cách điều khiển trên bộ UG-8 :
- Vặn núm Load limit về khoảng giữa số 5 và 7.
- Vặn núm Synchronizer theo chiều kim đồng hồ đến khi núm
Synchronizer indicator chỉ số 8.
- Phát hành máy và cho máy chạy ở tốc độ khoảng 900 V/phút trong
thời gian 5 phút, vặn núm Synchronizer để điều chỉnh tốc độ quay của
máy.
- Vặn núm Load limit về số 10 để gia tăng sức tải.
- Vặn núm Synchronizer theo chiều kim đồng hồ để đạt vận tốc 1000
V/phút.
- Núm vặn Speed Droop được điều chỉnh tuỳ theo 2 trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: chỉ có 1 máy chạy độc lập và nếu muốn máy này
chạy với vận tốc cố định thì vặn núm Speed Droop về vị trí “0”.
+ Trường hợp 2: chạy song song nhiều máy, nếu muốn vận tốc cố
định hoặc tần số cố định thì máy thứ nhất núm vặn Speed Droop ở vị trí
“0”, các máy còn lại núm vặn Speed Droop ở vị trí từ 30 đến 70.
- Cho máy mang tải và điều chỉnh núm Synchronizer để có sức tải yêu
cầu, kim Load indicator chỉ sức tải tương đối của máy. Khi nhiều máy
vận hành song song thì sức tải của từng máy riêng lẻ được điều chỉnh
bởi núm Synchronizer, vặn theo chiều kim đồng hồ sẽ làm gia tăng sức
tải.
 Phía trên bộ UG-8 có một mô tơ điện (Synchronizer motor) được
dùng cho bộ phận điều khiển vận tốc từ xa. Mô tơ điện này có thể quay
2 chiều và được điều khiển tại tủ điện điều khiển của máy.
4. Cách ngừng máy :

- 24 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

- Mở máy ngắt điện chính để cát tải của máy và vặn núm Synchronizer
theo chiều ngược kim đồng hồ để giảm vận tốc máy còn 900 V/phút và
cho chạy cầm chừng trong 5 phút để máy nguội dần.
- Vặn núm Load limit về vị trí “0” để tắt máy.

PHẦN 4 : CÁC ĐỊNH SUẤT HAO DẦU:


1. Cho một máy trong thời gian vận hành:
- Điện năng sản xuất trong thời gian chạy máy:

- 25 -
Taøi lieäu thi giöõ baäc coâng nhaân vaän haønh Diesel

A ( KWh ) = ( CSĐK sau khi ngừng máy – CSĐK trước khi phát
hành) x hệ số nhân.
- Lượng dầu tiêu thụ:
V ( Lít ) = ( Mực dầu trước khi phát hành – mực dầu sau khi ngừng
máy ) x số lít trên một vạch chia.
M ( Kg ) = V ( Lít ) x 0,834 . ( 0,834 : tỷ trọng dầu )
- Suất hao dầu :
g ( Kg/ KWh ) = M / A
2. Cho ca vận hành với nhiều máy :
- Điện năng sản xuất trong ca vận hành :
A(i) ( KWh ) = ( CSĐK lúc giao ca(i) – CSĐK lúc nhận ca(i) ) x hệ
số nhân.
A ( KWh ) = n x A(i).
n : Tổng số máy hoạt động trong ca.
- Lượng dầu tiêu thụ:
V ( Lít ) = ( Mực dầu bồn tổng lúc giao ca – mực dầu bồn tổng lúc
nhận ca ) x số lít trên một vạch chia.
M ( Kg ) = V ( Lít ) x 0,834 .
- Suất hao dầu :
g ( Kg/ KWh ) = M / A

- 26 -

You might also like