You are on page 1of 33

DRAGON_K40B

1.1. Tổng quan về nhiên liệu:


1.1.1. Nguồn gốc:
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của khoáng, nhưng chủ yếu là hai nguồn gốc vô
cơ và hữu cơ. Tuy nhiên giả thuyết về nguồn gốc hữu cơ đáng tin cậy hơn. Theo
nguồn gốc hữu cơ thì khoáng được hình thành là do xác động vật và thực vật bị
vùi lấp và lắng đọng hàng triệu năm đười đáy biển. Nhờ có các vi sinh vật phân
hủy tạo thành các khí, các chất khó phân hủy sẽ dần lằng động tạo nên lớp trầm
tích dưới đáy biển đây chính là các vật liệu hữu cơ đầu tiên của dầu khí. Các chất
đó qua hàng ngàn năm các thành các hydrocacbon là thành phần chủ yếu chứa
trong dầu mỏ.
1.1.2. Thành phần hóa học trong dầu mỏ:
 Hydrocacbon parafinic:
Hay còn gọi là akal là loại hydrocacbon phổ biến nhất, chúng tồn tại
trong ba dạng rắn lỏng khí. Trong dầu mỏ chủ yếu có 2 loại n-parafin
và iso-parafin Trong đó n-parafin chiếm chủ yếu từ 25 đến 35 % thể
tích, chúng có số phân tử từ C1 đến C25. Các paraffin này có số C trên
18 ở trạng thái rắn, nếu bị hòa tan một hàm lượng lớn trong dầu có thể
bị đông đặt.
Các paraffin có số C từ 1 đến 4 và một ít C5 và C6 thường ở trạng thái
khí, nên trong quá trình khai thác do sự giảm áp suất nên chúng sẽ được
tách ra.
Izo-parafin thường chỉ nằm trong phần nhẹ của thường chỉ nằm trong
phần nhẹ và phần có nhiệt độ sôi trung bình , các izi-parafin có số C5
đến C10 là các cấu tử rất quý trong phần nhẹ của dầu mỏ. Chúng làm
tăng khả năng chống kích nổ của xăng.
 Hydrocacbon naphtenic (vòng no)
Là một trong số hydrocacbon phổ biến và quan trọng của dầu mỏ, hàm
lượng từ 30 đến 60 % . Chủ yếu là vọng 5 và 6 cạnh, cũng có thể ngưng
tụ 2 hoặc 3 vòng. Chúng có mặt trong phân đoạn nhẹ hoặc phần có
nhiệt độ sôi cao và trung bình. Chúng là thành phần quan trọng trong
nhiên liệu động cơ và dầu nhờn. Các naphten một vòng làm cho xăng có
chất lượng cao, các naphten một vòng có các nhánh là thành phần rất tốt
cho dầu nhờn vì chúng có độ nhớt cao và ít thay đổi theo nhiệt độ.
 Hydrocacbon thơm:

Page 1
DRAGON_K40B

Thường gặp là loại một vòng và các đồng đẳng. Chúng thường nằm
trong phân đoạn nhẹ. Chúng làm tăng khả năng kích nổ của của xăng.
Tuy nhiên đối với nhiên liệu phản lực và diesel chúng lại làm giảm chất
lượng của nhiên liệu đó do khó tự bốc cháy vá tạo cốc và tạo tàn cho
động cơ. Nếu các naphten một vòng có các nhánh dài lại là nhiên liệu
quý cho quá trình sản xuất dầu nhờn do chúng có độ nhớt cao vá ít biến
đổi theo nhiệt độ.
 Hydrocacbon loại hỗn hợp naphten thơm:
Là phổ biến trong dầu mỏ, chúng thường nằm trong phần có nhiệt độ sôi
cao.
 Các thành phần phi hydrocacbon:
Ngoài ra trong dầu mỏ còn có các thành phần khác như : các hợp chất
chứa lưu huỳnh, các chất chứa nito hay oxi, các kim loại nặng, nhựa và
asphanten, và nước… các hợp chất này chứa trong nhiên liệu làm nhiên
liệu xấu đi chất lượng của nhiên liệu, gây ô nhiểm môi trường…Di đó
trong quá trình chưng cất, hàm lượng các chất này càng thấp càng tốt.
1.1.3. Một số tính chất hóa lý của nhiên liệu:
 Trị số octan:
Đây là thông số đặt trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu, no
được đo bằng % thể tích của iso-octane (2,2,4 –Trimethyl pentane
C8H18) trong hỗn hợp của nó với n-heptane, tương đương với khả năng
chống kích nổ của nhiên liệu thử nghiệm ở điều kiện chuẩn.
Trong đó n-heptane quy ước có trị số octane=0 và iso-octane quy ước có
trị số octane=100.
Hiện có 4 loại trị số octane khác nhau đang được sử dụng ở châu Âu, đó
là:
- Trị số octane theo phương pháp nghiên cứu (RON)
- Trị số octane theo phương pháp mô tơ
- Trị số octane nghiên cứu theo phân đoạn cất (có nhiệt độ sôi tới
100oC) – R 100oC
- Trị số octane trên đường đi (Road ON).
 Trị số xetan:
Trị số xetane là một đơn vị đo quy ước đặc trưng cho tính tự bốc cháy
của nhiên liệu diesel và được đo bằng % thể tích hàm lượng n-cetane

Page 2
DRAGON_K40B

(C16H34) trong hỗn hợp của nó với methyl naphthalene ở điều kiện tiêu
chuẩn.
Theo quy ước, methyl naphthalene có trị số cetane = 0 và n-cetane có trị
số cetane = 100. Trị số xetane được xác định theo phương pháp thử
ASTM D.976 hoặc D.4737.
 Độ nhớt:
Độ nhớt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại
sinh ra giữa các phân tử khi chúng có sự chuyển động trượt lên nhau. Vì
vậy, độ nhớt có liên quan đến khả năng thực hiện các quá trình bơm,
vận chuyển chất lỏng trong các hệ đường ống, khả năng thực hiện các
quá trình phun, bay hơi của nhiên liệu trong buồng cháy, đồng thời nó
liên quan đến khả năng bôi trơn của các phân
đoạn khi sử dụng làm dầu nhờn.
Độ nhớt của nhiên liệu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng
bơm và phun nhiên liệu vào buồng đốt. Độ nhớt của nhiên liệu có ảnh
hưởng lớn đến kích thước và hình dạng của kim phun. Nhiên liệu có độ
nhớt quá cao rất khó nguyên tử hóa, các tia nhiên liệu không mịn và khó
phân tán đều trong buồng đốt. Kết quả là làm giảm hiệu suất và công
suất động cơ. Đối với các động cơ nhỏ, các tia nhiên liệu có thể chạm
vào thành xy lanh, cuốn đi lớp dầu bôi trơn và làm tăng độ lẫn nhiên
liệu trong dầu nhờn. Hiện tượng các chi tiết bị ăn mòn nhanh chính là
do nguyên nhân này.
Nhiên liệu có độ nhớt quá thấp khi được phun vào xylanh sẽ tạo thành
các hạt quá mịn, không thể tới được các vùng xa kim phun và do đó hỗn
hợp nhiên liệu – không khí tạo thành trong xylanh không đồng nhất,
nhiên liệu cháy không đều, công suất giảm. Nhiên liệu có độ nhót quá
thấp có thể gây ra hiện tượng rò rỉ tại bơm, làm sai lệch kết quả đong
đếm dẫn đến thay đổi tỷ lệ pha trộn không khí- nhiên liệu. Mức độ mài
mòn của các chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu tăng khi độ nhớt
của nhiên liệu.
 Điểm đông đặc:
Điểm đông đặc của nhiên liệu là nhiệt độ thấp nhất mà nhiên liệu vẫn
giữ được các tính chất của chất lỏng, hay nói cách khác là nhiệt độ thấp
nhất mà ta có thể bơm nhiên liệu.
 Trị số acid, base:

Page 3
DRAGON_K40B

Trị số acid hay còn gọi là trị số trung hòa của nhiên liệu là số mg KOH
cần thiết để trung hòa hết lượng acid có trong một gam mẫu.
Trị số acid là thước đo đánh giá hàm lượng các hợp chất vô cơ và acid
tổng của nhiên liệu. Nó giúp đánh giá mức độ ăn mòn của các chi tiết
kim loại khi tiếp xúc với nhiên liệu. Trị số này được sử dụng để kiểm
soát chất lượng của dầu bôi trơn, nó cũng đôi khi được sử dụng như là
một phép đo sự giảm chất lượng của chất bôi trơn sau một thời gian sử
dụng
 Năng suất tỏa nhiệt hay nhiệt trị:
Một tính chất cơ bản của nhiên liệu là năng suất tỏa nhiệt (hay nhiệt trị)
của nó. Cùng với các tính chất khác, nhiệt trị có tầm quan trọng trong
việc chế tạo các thiết bị nhiệt có khả năng dễ dàng chuyển hóa nhiên
liệu thành công có ích một cách hiệu quả.
Nhiệt trị của nhiên liệu là lượng nhiệt được giải phóng ra khi nó cháy
hoàn toàn với oxi và ngưng tụ các sản phẩm tới một nhiệt độ xác định.
Các giá trị có thể được biểu thị bằng các đơn vị nhiệt tiêu chuẩn (cal/g,
J/g) đối với các nhiên liệu rắn và lỏng.
Nhiệt trị của một khí được biểu thị bằng số đơn vị nhiệt được giải phóng
khi đốt cháy một đơn vị thể tích khí đó ở áp suất không đổi. Đơn vị
nhiệt tiêu chuẩn là kcal/m3. Nhiệt trị của một khí được xác định tại một
nhiệt độ chuẩn, cả không khí và khí đều được đưa về nhiệt độ chuẩn,
sản phẩm cháy cũng được làm lạnh tới nhiệt độ này, quá trình cháy phải
xảy ra hoàn toàn, nghĩa là sản phẩm chỉ có CO2, SO2, H2O và N2.
Nhiệt trị của một nhiên liệu rắn hay lỏng được xác định bình thường ở
thể tích không đổi trong một nhiệt lượng kế có khả năng chịu được áp
lực tăng lên. Vì các sản phẩm được làm lạnh tới nhiệt độ của nhiệt
lượng kế nên giá trị thu được là giá trị thô.
 Điểm chớp cháy cốc kín:
Nhiệt độ bắt cháy cốc kín hay còn gọi là Flash point PMCC (Pensky-
Martens Closed Cup) là nhiệt độ thấp nhất ở điều kiện áp suất không
khí, mẫu nhiên liệu thử nghiệm hầu như bắt cháy khi ngọn lửa xuất hiện
và tự lan truyền một cách nhanh chóng trên bề mặt của mẫu.
Nhiệt độ bắt cháy xác định xu hướng hình thành hỗn hợp có thể cháy
với không khí dưới điều kiện thí nghiệm, nó là một trong các chỉ tiêu để

Page 4
DRAGON_K40B

đánh giá mức độ dễ bắt cháy của nhiên liệu cũng như “thời gian cảm
ứng” trong động cơ.
Nhiệt độ chớp cháy có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình vận chuyển
và tồn chứa nhiên liệu. Nhiệt độ chớp cháy quá thấp rất dễ gây cháy nổ.
Nó cũng là dấu hiệu cho thấy nhiên liệu đã bị lẫn với các loại khác có
độ bay hơi cao hơn. Nhiệt độ chớp cháy hầu như không có ý nghĩa đối
với chất lượng của nhiên liệu của nhiên liệu khi đánh giá trên góc độ
tính năng kỹ thuật của các thiết bị sử dụng nó.
Đối với các sản phẩm dầu mỏ thì nhiệt độ chớp cháy khác nhau. Xăng
có nhiệt độ chớp cháy khoảng -40oC, nhiên liệu cho động cơ phản lực
có nhiệt độ chớp cháy trong khoảng 28-60oC (trung bình là 40oC),
diesel có nhiệt độ chớp cháy trong khoảng 35 - 80oC(trung bình là
60oC) phân đoạn dầu nhờn có nhiệt độ chớp cháy 120-325oC.
 Điểm đục:
Là một chỉ tiêu quan trọng, nó xác định nhiệt độ tại đó các tinh thể sáp
xuất hiện trong nhiên liệu ở điều kiện thử nghiệm xác định, tại nhiệt độ
đó tinh thể sáp bắt đầu kết tủa khỏi dầu diesel khi sử dụng. Điểm đục có
thể được gọi là điểm mây mù hay điểm vẫn đục. Các thiết bị máy móc,
xe đều có thể phải làm việc ở điều kiện nhiệt độ thấp. Nếu Cloud point
không thích hợp thì thành phần sáp trong nhiên liệu dễ bị kết tủa cản trở
quá trình phun nhiên liệu vào động cơ để đốt.
 Hàm lượng tro:
Một lượng nhỏ mẫu được đốt cho đến khi phần nhiên liệu cháy hết, cân
khối lượng mẫu còn lại ta thu được hàm lượng tro.
Các chất không cháy trong nhiên liệu được chia ra làm 2 loại: các cặn
rắn và các hợp chất kim loại tan trong nước hoặc dầu. Các chất tạo tro
có thể có mặt trong nhiên liệu diesel trong 2 dạng:
- Các chất rắn bị mài mòn: Loại này góp phần mài mòn vòi phun,
bơm nhiên liệu, piston và vòng xec măng.
- Các xà phòng kim loại: ít ảnh hưởng đến độ mài mòn nhưng
chúng có thể góp phần vào việc tạo cặn trong động cơ.
 Tỷ trọng:
Tỷ trọng là đại lượng đặc trưng cho độ nặng nhẹ, đặc chắc của nhiên
liệu, được đo bằng khối lượng trên một đơn vị thể tích nhiên liệu. Tỷ

Page 5
DRAGON_K40B

trọng được dùng để tính toán, chuyển đổi giữa thể tích và khối lượng, để
chuyển đổi giữa thể tích ở nhiệt độ này sang thể tích ở nhiệt độ khác.
So với các chỉ tiêu khác thì tỷ trọng không phải là yếu tố quan trọng để
đánh giá chất lượng của nhiên liệu. Tuy nhiên, nó cũng có những ý
nghĩa nhất định, nếu 2 nhiên liệu có cùng giới hạn nhiệt độ sôi thì nhiên
liệu nào có tỷ trọng cao hơn thì thường có hàm lượng các hydrocarbon
thơm và naphthenic cao hơn.
1.1.4. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiên liệu:

Page 6
DRAGON_K40B

Bảng 1: Một số tiêu chuẩn kỹ thuật của nhiên liệu diesel

Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử


Hàm lượng lưu huỳnh mg/kg, max 500 2500 TCVN 6701:2000
(ASTM D 2622)/ASTM D 5453
Chỉ số xetan, min 46 ASTM D 4737
Nhiệt độ cất, °C, 90% thể tích, 360 TCVN 2698:2002/
max (ASTM D 86)
Điểm chớp cháy cốc kín °C, min 55 TCVN 6608:2000
(ASTM D 3828)/ASTM D 93
Độ nhớt động học ở 400C, mm2/s 2-4,5 TCVN 3171:2003/
(ASTM D 445)
Cặn C của 10% cặn chưng cất, % 0,3 TCVN 6324:1997
khối lượng, max (ASTM D 189)/ASTM D 4530
Điểm đông đặc, °C, max +6 TCVN 3753:1995/
(ASTM D 97)
Hàm lượng tro, % khối lượng, max 0,01 TCVN 2690:1995/
(ASTM D 482)
Hàm lượng nước, mg/kg, max 200 ASTM E 203
Tạp chất dạng hạt, mg/l, max 10 ASTM D 2276
Ăn mòn mảnh đồng ở 500C, 3 giờ, Loại 1 TCVN 2694:2000
max (ASTM D 130)
Khối lượng riêng ở 15°C, kg/m3 820-860 TCVN 6594:2000
(ASTM D 1298)/ASTM D 4052
Độ bôi trơn, , max 460 ASTM D 6079
Ngoại quan Sạch, trong ASTM D 4176

Page 7
DRAGON_K40B

Bảng 2: Một số tiêu chuẩn kỹ thuật của Xăng Không Chì

Tên chỉ tiêu Xăng không chì Phương pháp thử


90 92 95
1.Trị số octan, min
- Theo phương pháp nghiên cứu 90 92 95 TCVN 2703 : 2002 (ASTM
(RON) 79 81 84 D2699)
- Theo phương pháp môtơ (MON) ASTM D 2700
Hàm lượng chì, g/l, max 0,013 TCVN 7143 : 2002 (ASTM D
3237)
3. Thành phần cất phân đoạn:
- điểm sôi đầu, 0C Báo cáo TCVN 2698 : 2002 (ASTM D
- 10% thể tích, 0C, max 70 86)
- 50% thể tích, 0C, max 120
- 90% thể tích, 0C, max 190
- điểm sôi cuối, 0C, max 215
- cặn cuối, % thể tích, max 2,0
4. Ăn mòn mảnh đồng ở 50 0C/3 giờ, Loại 1 TCVN 2694 : 2000 (ASTM D
max 130)
5. Hàm lượng nhựa thực tế (đã rửa 5 TCVN 6593 : 2000 (ASTM D
dung môi), mg/100 ml 381)
6. Độ ổn định oxy hóa, phút, min 480 TCVN 6778 : 2000 (ASTM D
525)
7. Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg, max 500 TCVN 7023 : 2000 (ASTM D
2622)/ ASTM D 5453
8. Áp suất hơi (Reid) ở 37,8 0C, kPa 43 - 75 TCVN 6593 : 2000 (ASTM D
4953)/ ASTM D 5191
9. Hàm lượng benzene, % thể tích, 2,5 TCVN 6703 : 2000 (ASTM D
max 3606)/ ASTM D 4420
10. Hydrocacbon thơm, % thể tích, 40 TCVN 7330 : 2003 (ASTM D
max 1319)
11. Olefin, % thể tích, max 38 TCVN 7330 : 2003 (ASTM D
1319)
12. Hàm lượng oxy, % khối lượng, 2,7 TCVN 7332 : 2003 (ASTM D
max 4815)
13. Khối lượng riêng (ở 150C), kg/m3 Báo cáo TCVN 6594 : 2000 (ASTM D
1298)/ ASTM D 4052
14. Hàm lượng kim loại (Fe.Mn), 5 TCVN 7331 : 2003 (ASTM D

Page 8
DRAGON_K40B

mg/l, max 3831)


15. Ngoại quan Trong, không có ASTM D 4176
tạp chất lơ lửng

1.1.5. Nguồn nhiên liệu mới:


Bên cạnh nguồn dầu thô đang ngày càng cạn kiệt và vấn đề bảo vệ môi
trường, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã và đang nghiên cứu tìm ra các
nguồn nhiên liệu mới nhầm hạn chế áp lực cho ngành dầu khí hiện nay cũng như
nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn. Đã có nhiều nguồn nhiên liệu mới
đã được tìm thấy và đang được sử dụng rộng rải hiện nay trên thế giới cũng như ở
nước ta . Trong các nguồn nhiên liệu mới được coi như có tìm năng và đang được
nghiên cứu tìm hiểu nhiều chính là nguôn nhiên liệu sinh học (biodiesel).
Nhiên liệu sinh học là các dạng nhiên liệu có nguồn gốc động thực vật
nhưng khác với các dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành do quá trình phân
hủy xác sinh vật trong hàng triệu năm. Hiện nay trên thế giới phổ biến nhất là dầu
điesel sinh học và ethanol.
Bên cạnh đó có các nguồn nhiên liệu khác đang là tìm năng phát triển cho
nguồn nhiên liệu sạch như:
 Pin nhiên liệu:
Đây là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người nhưng
không thải ra khí CO2 hoặc những chất thải độc hại khác. Một pin nhiên
liệu tiêu biểu có thể sản sinh ra điện năng trực tiếp bởi phản ứng giữa
hydro và ôxy. Hydro có thể lấy từ nhiều nguồn như khí thiên nhiên, khí
mêtan lấy từ chất thải sinh vật và do không bị đốt cháy nên chúng không
có khí thải độc hại. Đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản. Quốc gia này
sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau, dùng cho xe
phương tiện giao thông, cho ôtô hoặc cả cho cả các thiết bị dân dụng
như điện thoại di động.
 Năng lượng mặt trời:
Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nơi đi đầu trong
việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời rất sớm (từ những năm 50 ở thế
kỷ trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng
520.000 kW điện bằng pin mặt trời, với giá trung bình 800.000
Yên/kW, thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia
đình người Nhật 4 người tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/mỗi giờ, thì họ cần

Page 9
DRAGON_K40B

phải có diện tích từ 30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu
đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng
mặt trời.
 Năng lượng từ đại dương.
Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có
diện tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin
phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị
đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu
dẫn đường v.v…
 Năng lượng gió:
Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào,
phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các
turbin phát điện. Ví dụ như ở Hà Lan hay ở Anh, Mỹ. Riêng tại Nhật
mới đây người ta còn sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản
phẩm của hãng North Powen. Turbin này có tên là NP 103, sử dụng một
bình phát điện dùng cho đèn xe đạp thắp sáng hoặc giải trí có chiều dài
cánh quạt là 20 cm, công suất điện là 3 W, đủ để thắp sáng một bóng
đèn nhỏ.
 Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe:
Dầu thực vật khi thải bỏ, nếu không được tận dụng sẽ gây lãng phí
lớn và gây ô nhiễm môi trường. Dầu thực vật thải không có các chất như
ôxít lưu huỳnh, còn lượng khỏi đen thải ra chỉ bằng 1/3 so với các loại
dầu truyền thống.
 Năng lượng từ tuyết:
Hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai của Nhật đã
thành công trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều
hòa không khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức. Theo dự án này,
tuyết được chứa trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 00C đến 40C.
Đây là mức nhiệt độ lý tưởng dùng để bảo quản nông sản vì vậy mà
giảm được chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
 Năng lượng từ sự lên men sinh học:
Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế
thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những
bể chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho

Page 10
DRAGON_K40B

động cơ hoạt động từ đó sản sinh ra điện năng. Sau khi quá trình phân
hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
 Nguồn năng lượng địa nhiệt:
Đây là nguồn năng lượng nằm sâu dưới lòng những hòn đảo, núi lửa.
Nguồn năng lượng này có thể thu được bằng cách hút nước nóng từ
hàng nghìn mét sâu dưới lòng đất để chạy turbin điện.
 Khí Mêtan hydrate:
Khí Mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu
dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc
đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”.
Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó
ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy
bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng
đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất
tốt. [KHCN số tháng 2/2007 (trang 55)]
1.2. Tổng quan về plastic:
1.2.1. Giới thiệu về plastic:

Plastic hay còn gọi là nhựa dẻo. Plastic không có trong tự nhiên mà do người ta chế tạo
ra. Năm 1862, một người Anh tên là Alexander Pakers đã tìm ra hợp chất plastic đầu tiên
mang tên Parkesine. Sau đó nó được phát triển và cải tiến thành các loại nhựa hiện nay
mà ta đang sử dụng. Nhiều chất nhựa dẻo có chữ "poly" ở đầu, chẳng hạn chữ "Polyten".
"Poly" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp mang nghĩa là "nhiều". Polyten có nghĩa là nhiều
phân tử eten được nối kết vào nhau. Hầu hết plastic đều được làm từ các hoá chất có
trong dầu, có vài loại được lấy từ gỗ, than và chất khí tự nhiên.
1.2.2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại plastic khác nhau như:
 Phân loại theo hiệu ứng của polymer với nhiệt độ:
 Nhựa nhiệt dẻo : Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm Tm thì nó
chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường được tổng hợp bằng
phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng

Page 11
DRAGON_K40B

các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so
sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ
như : polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat
(PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET), ...
 Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không
gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không
nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại
nhựa nhiệt rắn: ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol focmadehyt [PF], nhựa
melamin, poly este không no...
 Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.

 Phân loại theo ứng dụng:

 Nhựa thông dụng : là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều
trong những vật dụng thường ngày, như : PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...
 Nhựa kỹ thuật : Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông
dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như : PC, PA, ......
 Nhựa chuyên dụng : Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng
trường hợp.

 Phân loại theo thành phần hóa học mạch chính:

 Polyme mạch cacbon: polymer có mạch chính là các phân tử cacbon liên kết với
nhau: PE, PP, PS, PVC, PVAC, ...
 Polyme dị mạch: polymer trong mạch chính ngoài nguyên tố cacbon còn có cac
nguyên tố khác như O,N,S... Ví dụ như PET, POE, poly sunfua, poly amit, ...
 Polyme vô cơ như poly dimetyl siloxan, sợi thủy tinh, poly photphat, ...
1.2.3. Một vài loại plastic thông dụng:

Page 12
DRAGON_K40B

1.2.3.1. Polystyrene :

Là một polymer thơm làm từ styrene monomer thơm, có ký hiệu là PS một


hydrocarbon lỏng đó là thương mại hóa sản xuất từ dầu khí của công nghiệp hóa chất.
Polystyrene là một trong những loại được sử dụng rộng rãi nhất của nhựa

Polystyrene là một chất dẻo nóng, rắn ở nhiệt độ phòng, nhưng nếu nóng chảy ở trên
nhiệt độ chuyển tiếp thủy tinh của nó (đối với dập khuôn hoặc đùn), và trở nên rắn lại khi
nguội. polystyrene là một nhựa cứng không màu với sự linh hoạt hạn chế. Nó có thể được
đúc thành khuôn mẫu với các chi tiết đẹp. Polystyrene có thể trong suốt hoặc có thể được
thực hiện để đưa về màu sắc khác nhau.

Ứng dụng: trong dao kéo dùng một lần, nhựa các mô hình, đĩa CD và DVD trường
hợp, và nơi ở báo động khói. Sản phẩm được làm từ polystyrene vừa được tạo bọt gần
khắp nơi, đối với vật liệu đóng gói. Polystyrene có thể được tái chế, và có số "6" như là
biểu tượng tái chế của nó. Polystyrene mất một thời gian rất dài để phân hủy, là một dạng
ô nhiễm trong môi trường ngoài trời, đặc biệt dọc theo bờ biển và đường thủy.

1.2.3.2. Ny long:
Nylon = Ni Lon đã được thể dùng để thay thế cho tơ và thay thế cho rất nhiều các
sản phẩm khác nhau sau khi đã trở nên khan hiếm vãi lụa trong thời gian Chiến tranh
Thế giới thứ II. Nó thay thế lụa trong quân đội các ứng dụng như dù, áo chống đạn,
và đã được sử dụng trong rất nhiều các loại bánh xe "tires".

Page 13
DRAGON_K40B

Ni lon là một loại như tơ kết hợp hóa học, thương mại đầu tiên được sử dụng ni
lon là bàn chải (1938), Nylon đầu tiên đã được thành công rất nhiều trong thương mại
tổng hợp hóa hoc. Có hai phương pháp phổ biến cho các sợi nylon làm cho các ứng
dụng. Trong một trong những phương pháp tiếp cận, với một "acid molecules"
(COOH) trên mỗi nhóm có kết thúc với "reacted molecules" chứa amine (NH2) trên
mỗi nhóm. Sợi nylon đang được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm cả vải,
thảm, dây đàn "strings", và dây thừng.
Ni lon cũng được sử dụng cho các bộ phận cơ khí như máy may. Kỹ thuật-lớp
nylon được tao bằng cách phun ra, đúc, và khuôn.
1.2.3.3. Polyetylen:
Polyetylen được viết tắt lả PE, là một loại nhựa nhiệt dẻo, được sử dụng phổ biến
trong đời sống, được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế
tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học… Cấu trúc phân tử gồm nhiều nhóm etylen
CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro no.
Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho
nước và khí thấm qua.Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -
100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C.
[Jean-Michel Charier: Polymeric materials and processing: plastics, elastomer and
composites, Nhà xuất bản Hanser, München -Wien-New York, 1991.]
1.2.3.4. Polyethylene terephthalene
Polyethylene terephthalene thường được viết tắt là PET hay PETE là một loại
nhựa nhiệt dẻo có công thức phân tử (C10H8O4)n nằm trong nhóm polyester. Nó là
nguyên liệu chủ yếu của các loại chai chứa nước giải khác, các chất lỏng và các loại hộp
đựng thực phẩm, trong kỹ thuật ứng dụng sự kết hợp với bông thủy tinh. nó được gắn
nhãn với mã # 1 trên hoặc gần cuối chai và hộp đựng. Các đặc tính của PET được quyết
định bởi quá trình xử lý nhiệt, nó có thể tồn tại cả hai: vô định hình (trong suốt) và ở dạng
kết tinh ( màu trắng đục).

Page 14
DRAGON_K40B

Một số tính chất của PET

Công thức phân tử (C10H8O4)n


Mật độ vô định hình : 1,370 g / cm 3, [1] tinh
thể : 1,455 g / cm 3 [1]
Độ hòa tan trong nước Không hòa tan
Độ dẫn nhiệt 0,24 W.k-1m-1 [1]
Điểm nóng chảy 2600C [1]
Nhiệt dung riêng 1.0 kJ/(kg·K)[1]

1.3. Tình hình sử dụng nhựa trên thế giới và Việt Nam.
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, nhịp sống càng nhanh, con người có xu
hướng sử dụng các vật dụng tiện lợi cảng tăng, trong đó các vật dụng từ nhựa
được sử dụng nhiều nhất. Chẳng hạn như các chai đựng thức uống, hộp đựng thức
ăn, hay các túi nhựa ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhựa là một hợp chất thơi gian
phân hủy rất lâu.
Ví dụ: như thời gian để một chai nhựa phân hủy hoàn toàn là khoảng 450-1000
năm., một túi nilon là khoảng từ 10 đến 20 năm…
Theo thống kế tại Hoa Kỳ, nhựa là loại chất thải tăng nhiều nhất, tăng từ < 5%
khối lượng của tổng số chất thải rắn đô thị (MSW) vào năm 1980 đến nay là >
11%. Trong năm 2001, trong khoảng 25.000.000 tấn chất thải nhựa. Tại Anh, có

Page 15
DRAGON_K40B

tổng cộng khoảng 4.700.000 tấn các sản phẩm nhựa được sử dụng trong các thành
phần kinh tế vào năm 2001. Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 120 tấn bao bì được
sử dụng, trong đó có 60% (khoảng 80 tấn mỗi ngày) là bao bì nhựa, là chất thải
plastic, với thành phần chủ yếu là nhựa PE, PP, PS, PET... có tuổi thọ rất lâu và rất
khó tự phân hủy.
Đứng trước các vấn nạn về môi trường do rác thải đặt biệt là từ nhựa, các nhà khoa
học đã tìm ra các phương pháp khác nhau để xử lí chúng. Và tái chế là phươp pháp
tối ưu và có hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại. Có nhiều phương pháp tái
chế khác nhau được đưa ra và được áp dụng rất thành công và đã giảm thiểu được
phần nào tình hình.
1.3.1. Một số mô hình tái chế nhựa:
 Tái chế nhựa thành nhựa tái chế và sử dụng lại: Ở Nhật, các nhà khoa
học đã nghiên cứu và tái sử dụng lại loại đũa nhựa được sử dụng một
lần phổ biến ở Nhật. Loại đũa sản xuất theo phương pháp này rất bắt
mắt, màu sắc có thể làm theo ý muốn khách hàng, thu hút được người
tiêu dùng. Việc sử dụng loại nhựa này đáp ứng được các mục tiêu:
giảm ô nhiễm, tái sử dụng và tái chế. Vì giúp loại bỏ 68,5 triệu (274 tấn)
cây đũa lãng phí bị đốt mỗi ngày ở Nhật và giảm 2,5 triệu tấn nhựa PET
tìm thấy trong bãi rác mỗi năm, có những dây chuyền sản xuất đũa nhựa
giúp Nhật chủ động hơn trong vấn đề liên quan đến môi trường. Mỗi
kilogam loại nhựa này sử dụng trên 0,87 kilogam chai nhựa
polyethylene terephthalate (PET). Ngoài ra, việc tái nhựa thành các loại
nhựa tái chế được sử dụng trong nhiều trường hợp khác, chẳng hạn
thành các hạt nhựa tái chế, thành hạt nhựa…
 Ngoài ra, nhựa thải còn được nghiên cứu, tái chế thành các vật liệu gia
dụng được chế biến thành sợi tổng hợp, một loại sợi nhẹ, giữ nhiệt

Page 16
DRAGON_K40B

được sử dụng thay thế nguyên liệu bông xơ tự nhiên trong sản xuất
chăn, ga, gối đệm.
 Tái chế thành vật liệu xây dựng:

Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, giải pháp sản xuất vật liệu xây dựng
từ rác thải nhựa đã được Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) công bố. Trong nghiên
cứu này, ván ép đã được chọn làm sản phẩm cho quá trình tái chế này, do ván ép được
chọn bởi thành phẩm này không kén nguyên liệu nên có thể tận dụng tối đa nguồn rác
thải và chỉ cần phân loại ngay từ hộ gia đình. Nguyên liệu làm ván ép là các loại nhựa
PE, PET, LDPE, HDPE, PP, PVC..từ các loại rác thải khác nhau có thành phần và tỉ lệ
khác nhau.Rác thải nhựa sau khi được tách ra từ rác thải sinh hoạt (rác hộ dân, rác
chợ…), được xay rửa để loại bỏ tạp chất, sấy khô và cuối cùng qua máy đùn ép thành
ván. Để tăng độ bền, độ cứng và độ mài mòn cơ học, các nhà nghiên cứu đã bổ sung sợi
xơ dừa, sợi thủy tinh, bột đá, keo kết dính và các chất độn như bột đá, bột nhẹ…Các loại
ván ép nhựa có thể dùng để chế tạo các loại vật liệu xây dựng khác nhau như ván cốp
pha, ván sàn, ván tường, ván trần, các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt và các sản phẩm
thay thế gỗ khác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc viện VLXD cũng đã đưa ra công nghệ tái
chế nhựa (PET) phế thải thành nhựa polyester không no (UPE) để chế tạo vật liệu
composite ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, thủy sản và
bưu chính viễn thông. Viện VLXD đã chế tạo được hệ thống thiết bị ở quy mô Pilot có
thể sản xuất mỗi mẻ 100 kg nhựa UPE. Nhựa UPE từ nhựa PET phế thải đang được thử
nghiệm làm vật liệu composite như ca nô, ghế ngồi cho sân thể thao, pano cửa bồn nước.

 Biến đổi nhựa thải thành nhiên liệu: vấn đề này đã và đang được các nhà nghiên
cứu tìm hiều và thực hiện, nó đã có được những bước đầu khả thi. Trong đồ án
này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này.
1.3.2. Tổng quan vể biến đổi nhựa thành nhiên liệu:
Page 17
DRAGON_K40B

1.3.2.1. Giới thiệu về biến đổi nhựa thành nhiên liệu:

Theo IEA (cơ quan dự báo năng lượng quốc tế) nguồn cung cấp dầu thô của thế
giới bắt đầu khan hiếm từ năm 2010 và sẽ tăng chậm hơn dự kiến kể từ năm 2013. Sản
lượng khai thác dầu mỏ trên toàn thế giới sẽ đạt 95,33 triệu thùng/ngày vào năm 2012,
giảm 2,7 triệu thùng/ngày so với dự đoán cách đây một năm. Theo IEA, mức tiêu thụ dầu
mỏ sẽ tăng trung bình 1,6%/năm trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013, giảm so với
dự đoán trước đây là 2,2%. Mức tăng nguồn cung cấp hàng năm sẽ tương đương hoặc
vượt mức tiêu thụ cho đến năm 2010, nhưng sau đó giảm xuống còn chưa đầy 1 triệu
thùng/ngày từ năm 2010-2013.

Tại hội nghị về khí thải CO2 diễn ra ngày 30/6 tại Hà Lan, ông Pieter Boot, Giám đốc
chính sách thuộc IEA, cho rằng, nhu cầu sử dụng năng lượng thế giới sự kiến sẽ tăng
55% vào năm 2030. Tuy nhiên, trong đó các loại nhiên liệu hóa thạch chiếm 84%.

Qua các số liệu thống kê trên ta thấy tình hình nguồn nhiên liệu khoáng đang đang dần
rơi vào tình trạng khó khăng. Trong khi đó lượng rác thải từ nhựa lại tăng lên nhanh
chống theo nhu cầu của xã hội. Từ đó ta thấy việc nghiên cứu và tìm ra một nguồn
nguyên liệu mới được quan tâm. Và đề tài nghiên cứu biển đổi nhiên liệu thành nhựa
đang được chú ý và nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Trên thế giới vấn đề nghiên cứu chuyển đổi nhựa thải thành nhiên liệu đa được nghiên
cứu rất lâu. Ở dự án Kaisei, là một nhóm nhỏ gồm các nhà kinh doanh và bảo vệ môi
sinh từ Hong Kong, California và London, có chung mục tiêu là tái chế biến chất nhựa
dẻo thành nhiên liệu diesel. Đã nghiên cứu và biến đổi nhựa thải được thu gom từ các
vùng biển bắc Thái Bình Dương. Ở Thái Lan, công ty Single Point Energy và
Environment tái chế biến đồ phế thải bằng nhựa dẻo thành nhiên liệu lỏng rồi đem bán
cho các nhà máy lọc dầu. Ở Nhật, Ý và một số quốc gia khác đã tiến hành nghiên cứu và
thử nghiệm loại nhiên liệu nới này. Còn ở Việt Nam , có nghiên cứu “Sản xuất dầu từ

Page 18
DRAGON_K40B

nhựa phế thải” của TS Huỳnh Quyền, giám đốc Trung tâm công nghệ hóa dầu Trường
Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, nó chỉ mới nằm trong khuôn khổ của một bản
nghiên cứu đơn thuần, chưa ứng dụng được vào trong thực tế, cho nhiều lý do khác nhau.

1.3.2.2. Một số công trình nghiên cứu tái chế nhựa trên thế giới:
 Ở Hoa Kỳ: mô hình tái chế nhựa của Công ty Công nghệ Năng lượng
ChevronTexaco ở Texac thực hiện năm 2004.

Trong mô hình này một quy trình mới được phát triển bằng việc kết hợp việc xử lí
đồng thời cả chất nhựa thải và sáp FT (Fischer - Tropsch) để sản xuất ra các phân tử dầu
nhờn. Đây là một quá trình nhiệt, không dùng xúc tác cộng với sự nhiệt phân ở áp suất
khí quyển. Để chuyển đổi các hợp chất cao phân tử thành các phân tử dầu nhờn có khối
lượng nhỏ hơn. Sau đó quá trình dồng phân hóa hydro được dùng để chuyển đổi sản
phẩm này đến giới hạn chảy dưới của dầu nền theo tiêu chuẩn của dầu nền. Sản phẩm
phụ chủ yếu là dầu diesel, cùng với một ít sản phẩm C4 – khí.

Các thí nghiệm ban đầu được thực hiện trong các phòng thí nghiệm. Các nguyên liệu
đã được thử nghiệm gồm polyethylene (PE), 96% PE - 4% poly (ethylene terephthalate)
(PET), sáp FT, và một hỗn hợp 50/50 của PE và sáp FT.

Sản phẩm của quá trình nhiệt phân ở nhiệt độ trên 3850C chiếm khoảng khoảng
37-57% về khối lượng, trong khi đó lượng dầu nhờn thu được chiếm khoảng 60-70% về
khối lượng. Giả sử rằng tất cả các olefin (hầu như là tất cả 1-olefin) đều có thể được nâng
cấp thành dầu nhờn bằng sự polyme hóa thấp .Các sản phẩm thu được từ sự đồng phân
hóa sản phẩm đáy của quá trình nhiệt phân có độ nhớt từ 3,4-5,4 cSt, khoảng chảy từ -13
đến -370C, và chỉ số độ nhớt khoảng 150-160.
 Các bước thử nghiệm:

Sau khi đưa HDPE vào thiết bi phản ứng, và làm sạch hệ bằng một lọai khí trơ, hệ
thống phản ứng được hạ xuống nền lò, Hệ thống được gia nhiệt từ nhiệt độ phòng đến
Page 19
DRAGON_K40B

nhiệt độ nhiệt phân trong khoảng 15-20ph và hệ được giữ ở nhiệt độ đó trong 1 giờ trước
khi đưa trở lại nhiệt độ phòng. Trong tất cả thử nghiệm, đã chuyển đổi hoàn toàn các tác
chất HDPE và hệ thống được vệ sinh sau lượt thử nghiệm cuối cùng. Một vài thử nghiệm
được tiến hành nhằm xác định nhiệt độ và áp suất tối ưu. Do không có sự điều chỉnh thời
gian lưu trong quá trình nhiệt phân, nên khi tiến hành nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho phép
các phân tử khối lượng lớn hơn bốc hơi nhanh chóng. Ở nhiệt độ thấp hơn, các phân tử
HDPE lớn hơn không bốc hơi và mất nhiều thời gian lưu trong hệ thống cho quá trình
craking.

Hình 1: sơ đồ nhiệt phân nhựa dẻo

Page 20
DRAGON_K40B

Hình 2: Sản phẩm quá trình chưng cất ở áp suất 0,1 at.

 Ở Trung Quốc: Đây là mô hình nghiên cứu của trường Đại hoc Khoa Học và Công
nghệ Shaanxi cở Trung Quốc. Ở đây xử dụng hai phương pháp, nhiệt phân không
xúc tác và nhiệt phân có xúc tác:

Đây là quá trình nhiệt phân nhựa thành các paraffin bằng cách sử sự chất xúc tác. Hệ
thống bao gồm máy đập, máy nén ép, lò nhiệt phân,lò nâng hiệu suất bằng xúc tác, tháp
chưng cất, hệ thống điều khiển nhiệt, nhiệt độ, thiết bị tách chiết dầu, và nước. Các nhà
máy ở Bắc Kinh đã sử dụng phương pháp này để sản xuất dầu nhiên liệu. Dầu thành
phẩm bao gồm 60% khí đốt, 40% dầu diesel, tổng sản lượng đạt 72.5 %.Chất xúc tác xử
dụng trong quá trình này là silica-alumina hoặc diatomic. Nhờ có chất xúc tác mà quá
trình xảy ra nhanh hơn và năng suất thu được cao hơn.

Page 21
DRAGON_K40B

Hinh2: sơ đồ phản ứng hệ thống tái chế nhựa thành nhiên liệu có xúc tác. Waste
plastic: nhựa thải; melter :lò nấu chảy; extrusion machine: máy ép đùn; pyrolysis
reactor: bình phản ứng nhiệt phân; catalytic reactor: bình phản ứng nhiệt phân;
condenser: ống sinh hàn; mixed oil tank: bình chứa hỗn hợp dầu; fuel gas: khí nhiên
liệu; fractionating tower: tháp chưng cất; heavy oil: dầu nặng; diesel oil: dầu diesel

Hình 3: Bình phản ứng (1) bình nhiệt phân;(2) máy khuấy; (3) động cơ; (4)
ống dẫn; (5) bình chia; (6) thùng chứa.
1.4. Chất xúc tác:
1.4.1. Chất xúc tác zeolit:

Zeolit là một vật liệu vô cơ mao quản được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp
Lọc - Hóa dầu.Vào khoảng những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70, các nhà bác học
Mỹ đã tìm ra một loại đất sét mới và khi phân tích thì thấy khác đất sét vô định hình
thông thường mà có sự kết tinh đồng đều, có nhiều tính chất ưu việc và đặt tên là zeolit.

Page 22
DRAGON_K40B

Zeolit là một aluminosilicat tinh thể. Trong thiên nhiên có khoảng 40 loại zeolit
được phát hiện. Song các ứng dụng quan trọng trong hấp phụ, tách, lọc, xúc tác ... chủ
yếu nhờ vào các zeolit tổng hợp nhân tạo. Ngày nay người ta đã tổng hợp được khoảng
200 loại zeolit. Tuy nhiên cũng chỉ một số ít trong đó có ứng dụng công nghiệp.

1.4.1.1. Cấu trúc của zeolit

Đơn vị cơ bản của mọi zeolit là tứ diện TO4 bao gồm 1 cation T (Si, Al) được bao
quanh bởi 4 ion O2-. Nếu T là Si4+ thì tứ diện SiO4 trung hòa về điện tích; nếu T là
cation hóa trị 3 thông thường là Al3+ thì tứ diện AlO4- mang một điện tích âm. Sự dư
thừa 1 điện tích âm này được bù chỉnh bằng một cation hóa trị 1, được gọi là cation bù
trừ hay cation đối. Khi đó mạng lưới tinh thể của zeolit sẽ được cân bằng. Cation bù trừ
cũng có thể là cation hóa trị 2.

Hình : cấu trúc cơ bản của zeolit

1.4.1.2. Các tính chất cơ bản của zeolit

a.Tính chất trao đổi cation

Page 23
DRAGON_K40B

Khả năng trao đổi cation là một trong những tính chất quan trọng của zeolit. Do
cấu trúc không gian 3 chiều bền vững nên khi trao đổi ion, các thông số mạng của zeolit
không thay đổi, khung zeolit không bị thay đổi. Đây là đặc tính quý báu mà nhựa trao đổi
ion hoặc các chất trao đổi ion vô cơ khác không có được

Zeolit có khả năng trao đổi một phần hoặc hoàn toàn cation bù trừ Na+ hoặc K+
bằng:

- các cation kiềm khác hoặc bằng các cation kim loại kiềm thổ cho phản ứng bazơ

- các ion kim loại chuyển tiếp hóa trị 2 hoặc hóa trị 3 như các kim loại đất hiếm
(Ce, La...) cho các phản ứng oxy hóa khử

- các axit chuyển sang dạng H+ cho các phản ứng cần xúc tác

b. Tính chất xúc tác

Zeolit được coi là một xúc tác axit rắn. Tính chất axit của zeolit dựa trên 3 yếu tố:

- Cấu trúc tinh thể và mao quản đồng nhất của zeolit. Chỉ có những phân tử có
kích thước thích hợp mới có thể tham gia phản ứng

- Sự có mặt của các nhóm hydroxyl axit mạnh trên bề mặt zeolit dạng H-Z. Các
tâm axit mạnh đó là nguồn tạo ra các ion cacbonium cho các phản ứng theo cơ chế
cacbocation

- Sự tồn tại một điện trường tĩnh điện mạnh xung quanh các cation có thể cảm ứng
khả năng phản ứng của nhiều chất tham gia phản ứng. Do đó hoạt tính xúc tác của zeolit
phụ thuộc mạnh vào bản chất cation, vào độ axit của các nhóm hydroxyl bề mặt.

Ví dụ: Me hấp phụ (n+1) phân tử H2O biến thành :

Me(OH)n. H2 O +. nH+

Page 24
DRAGON_K40B

Các proton H+ kết hợp với O của mạng lưới hình thành nhóm OH là tâm axit
Bronsted.

Nếu Me có hóa trị +1: thì quá trình này không xảy ra vì trường tĩnh điện của Me+1
yếu

Nếu Me có hóa trị +2, +3: sẽ tạo ra trường tĩnh điện mạnh, hình thành những trung
tâm OH là những tâm axit Bronsted.

c. Tính chất chọn lọc hình dạng

 Một phân tử phản ứng trên zeolit phải thực hiện các bước sau:
 Khuếch tán đến bề mặt của zeolit
 Đi vào mao quản qua các cửa sổ và khuếch tán đến trung tâm hoạt động
 Hấp phụ vào bên trong mao quản trên trung tâm hoạt động và hình thành
hợp chất trung gian của phản ứng
 Thực hiện phản ứng tạo sản phẩm
 Khử hấp phụ và khuếch tán sản phẩm ra ngoài mao quản

Như vậy sự khuếch tán chất phản ứng và sản phẩm trong mao quản zeolit đóng
một vai trò quan trọng trong phản ứng xúc tác, và vì vậy ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng
cũng như sự phân bố sản phẩm. Điều này chứng tỏ vận tốc phản ứng không những phụ
thuộc vào hoạt tính của trung tâm hoạt động mà còn phụ thuộc vào kích thước mao quản
có chứa trung tâm hoạt động, kích thước và hình dáng của phân tử. Nếu kích thước động
học các phân tử bé hơn kích thước mao quản thì có thể vào trong mao quản và gặp trung
tâm hoạt động. Tính chất này gọi là tính chọn lọc hình dạng.

Với một hệ mao quản đồng nhất có đường kính nhỏ hơn 10Ao, các zeolit thể hiện
tính chọn lọc hình dáng rất cao.Có 3 hình thức chọn lọc hình dạng là:

Page 25
DRAGON_K40B

o Chọn lọc hình dạng đối với các chất tham gia phản ứng: Trong một hỗn
hợp các chất phản ứng, chỉ những phân tử có kích thước nhỏ hơn kích
thước mao quản mới được định vị trong mao quản và được chuyển hóa.
Những phân tử có kích thước lớn hơn thì không có khả năng này.
o Chọn lọc hình dạng đối với sản phẩm phản ứng: Kiểu chọn này xuất hiện
giữa những sản phẩm hình thành trong phản ứng, những sản phẩm nào có
kích thước phân tử nhỏ hơn kích thước cửa sổ mao quản mới có thể khuếch
tán ra ngoài hệ mao quản.
o Chọn lọc hình dạng đối với các sản phẩm trung gian: Hiện tượng này xảy ra
khi một vài phản ứng bị ngăn cản do kích thước của hợp chất trung gian
không phù hợp với kích thước mao quản của zeolit.
1.4.2. Hệ xúc tác platinium trên chất mang Al2O3:
1.4.2.1. Tính chất cơ bản:
Loại xúc tác này được sử dụng từ năm 1970 đến nay. Nó được sử dụng trong quá trình
reforming. Đây là loại xúc tác lưỡng chức năng trong đó:

 Pt mang chức năng oxy hóa khử, xúc tiến cho các phản ứng hydro hóa,
dehydro hóa để tạo hydrocacbon vòng no và vòng thơm. Hàm lượng Pt trong
xúc tác này khoàng từ 0.3 đến 0.8% trọng lượng, và hợp chất halogen là 0.5
đến 1%. Hàm lượng kim loại không nên quá cao vì nó nếu hàm lượng quá cao
khả năng xảy ra quá trình demetan hóa và cắt mạch naphten cao[2].
 Al2O3 là chất mang tính axit , đóng vai trò chức năng axit-bazo, thúc đầy phản
ứng izome hóa, hydrocracking hóa. Ta có thể sử dụng các các hỗn hợp khác
oxyt như Al2O3-SiO2. Có thể sử dụng loại -Al2O3 hoặc - Al2O3, bề mặt riêng
dao động trong khoảng từ 200 đến 300 m2/g. Chất mang cần phải tinh khiết
(hàm lượng Fe và Na không quá 0.02% trọng lượng. Để clo hóa xúc tác, người
ta thường sử dụng hợp chất như C2H4Cl2, CH3Cl [3].

Page 26
DRAGON_K40B

 Ưu điềm: của loại xúc tác này có hoạt độ cao cho phép tiến hành reforming ở
chế độ ổn định hơn so với xúc tác alumion-molipden:
 Nhiệt độ trung bình 460 đến 510oC.
 Tốc độ thể tích 1.5 đến 4 h-1
 Trong điều kiện này cho phép tiến hành ở áp suất cao khoảng 40atm, hạn
chế quá trình tạo cốc, do đó xúc tác có thể làm việc liên tục không cần hoàn
nguyên trong vòng vài tháng. Trừ quá trình chế biến phân đoạn nhẹ thành
bezen và toluen, trong đó áp suất yêu cầu là 20 atm, nhưng trong trường hợp
này cốc tạo thành không nhiều. Chính các ưu điểm đó làm cho loại xúc tác
này được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
Bảng 3: Thành phần xúc tác platin cho quá trình reforming

Xúc Chất mang Hàm lượng Thành phần khác


tác Pt, %
Thành phần Bề mặt Thành phần Hàm lượng,
riêng, m2/g %
1 alumiosilicat 100 0.55 Nhôm oxyt 13
2 Nhôm oxyt 410 0.58 clo 0.67
3 Nhôm oxyt 220 0.6 - -
4 Nhôm oxyt - 0.7 Halogen 0.9
5 Nhôm oxyt 120 0.58 Clo 0.36
0.58

1.4.2.2. Các hơp chất phụ gia:


Trong số các hệ xúc tác lưỡng kim, chúng ta thấy hai hệ xúc tác Pt-Sn và Pt-Re tỏ ra
ưu việt hơn cả, chúng cho phép làm việc ở áp suất thấp (<10 atm) mà vẫn bảo đảm
hoạt tính dehydro hóa và dehydro đóng vòng hóa cao. Riêng hệ xúc tác Pt-Sn hơi đặc
biệt, chỉ thể hiện hoạt tính cao ở vùng áp suất thấp. Lớn hơn 5 atm, hệ xúc tác này

Page 27
DRAGON_K40B

không phát huy được tác dụng tích cực so với Pt và các hệ lưỡng kim khác trong phản
ứng dehydro và dehydro vòng hóa.
Người ta nhận thấy Re có các chức năng sau: thay đổi cơ chế tạo cốc và có tác dụng
bảo vệ kim loại chính Pt và làm tăng độ bền và tuổi thọ xúc tác, từ đó làm tăng chu kỳ
hoạt động của xúc tác.
- Còn Sn thì lại có các vai trò như liên kết với Pt làm thay đổi cơ chế phản ứng theo
hướng có lợi. Cho hiệu suất và độ lựa chọn theo reformat cao ở điều kiện áp suất thấp
(< 5 atm). Tuy nhiên loại xúc tác này kém bền hơn so với xúc tác chứa Re.
- Với các đặc điểm trên, người ta thường sử dụng Re trong công nghệ bán tái sinh và
Sn trong công nghệ tái sinh liên tục (CCR).

Page 28
DRAGON_K40B

1.4.2.3.

1.5. Quá trình cracking:


Phản ứng cracking là phản ứng phân cắt các liên kết C-C của phân tử hydrocacbon
tạo thành các phân tử hydrocacbon nhỏ hơn. Phản ứng cracking là một phản ứng
thu nhiệt, nên xét về mặt động học chúng sẽ xảy ra thuận lợi lơn ở điều kiện nhiệt
độ cao.
Quá trình cracking hydrocacbon bao gồm các phản ứng sao:
1.5.1. Sự biến đổi parafin
Page 29
DRAGON_K40B

CnH2n+2 → CmH2m + CpH2p+2

Khi n ≤ 4 thì liên kết C – C bền hơn C – H → xảy ra hiện tượng đứt liên kết C –
H tạo H2

− Nhiệt độ cao, áp thấp → nhiều sản phẩm khí.


− Nhiệt độ vừa phải (450 – 530oC), áp suất cao → đứt giữa mạch
→ nhiều sản phẩm lỏng.
Như vậy, cracking nhiệt tạo ra một lượng lớn etylen, sản phẩm thu được ít
nhánh, không nhiều phản ứng đồng phân hóa, khó thu được sản phẩm vòng,
vì vậy mà xăng thu được từ quá trình cracking nhiệt có trị số octan thấp.
1.5.2. Biến đổi của olefin.
CnH2n → CmH2m + CpH2p
Nhiệt độ thấp, áp suất cao → olefin dễ trùng hợp. Nhiệt độ tăng → phản ứng phân
huỷ tăng.
Ngoài ra, olefin còn tham gia phản ứng ngưng tụ, ankyl hoá với naphten tạo thành
nhựa và cốc.
1.5.3. Biến đổi của naphten.
Ưu tiên xảy ra các phản ứng sau:
- Khử nhánh ankyl
- Khử hydro → olefin vòng → Aromatic
- Phân huỷ naphten đa vòng → đơn vòng.
- Khử naphten đơn vòng → parafin + olefin / diolefin.
Tạo nhiều sản phẩm lỏng và “no” hơn so với nguyên liệu và parafin.
CnH2n → CmH2m + CpH2p
Olefin olerfin
1.5.4. Biến đổi của hydrocacbon thơm.
Ở nhiệt độ cao, theo quy luật sau.
- Khử nhánh ankyl.
- Ngưng tụ vòng → cốc (cacboit).
ArCnH2n+1 → ArH + CnH2n
Aromat olerfin
Tác hại của cốc :
+ Giảm tốc độ truyền nhiệt.
+ Giảm năng suất bơm.
+ Tăng chi phí vận hành.
Page 30
DRAGON_K40B

Chương 2: SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

Trong quá trình tìm hiểu các công nghệ của các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chúng tôi đã đúc kết và đưa ra được hai quy trình công nghệ như sau:

2.1. Phương pháp tài chế nhựa thành nhiên xử dụng chất xúc tác:

 Giai đoạn trước lọc rửa và gia nhiệt trước cho plastic:
Các loại plastic sau khi thu thập từ các các nguồn khác nhau , chúng sẽ được làm
sạch bằng các phương pháp khác nhau. Sau đó chúng được đưa vào trong lò phản
ứng kín và được gia nhiệt để chảy thành dạng lỏng.Nhiệt độ ở giai đoạn này
khoảng 250oC.
 Giai đoạn phản ứng có chất xúc tác
Hỗn hợp được gia nhiệt và chuyển thành phân tử khí. Sau đó được đưa vào bình
chứa chất xúc tác. Nhờ có chất xúc tác chúng sẽ được chuyển thành các hydrocacbon và
bay hơi.
Nhựa có nhiều loại: PP, PET, PE, HDPE, LDPE, PVC,…Bản chất nhựa là chất
phi kim. Tất cả các loại vật liệu đều là những mắc xích hydrocacbon dài và rất bền. Do
đó khi chúng ta gia nhiệt và làm lạnh trở lại chúng trở thành trạng thái ban đầu và biến
đổi thành dạng bán rắn.Tuy nhiên, nhờ sự có mặt của các chất xúc tác , các mắc xích dó
sẽ bị bẽ gãy và trở thành các hydrocacbon nhẹ hơn. Do đó, khi được làm lạnh và ngưng
tụ hơi này sẽ thu được trạng thái của hydrocacbon nhẹ giống như dầu thô.

Hơi này gồm 2 pha: khí ngưng tụ được và khí không ngưng tụ được
 Ngưng tụ khí:
Hỗn hợp khí ngưng tụ và khí không ngưng sẽ được đưa vào trong hệ thống ngưng tụ, tại
đó các phần nhẹ và trung bình sẽ được ngưng tụ và thu hồi như nhiên liệu.Trong thành
phần pha hời đó sẽ có các thành phần khác nhau, chúng có nhiệt độ sôi khác nhau. Vì vậy
khi ngưng tụ lại sẽ có hai giai đoạn đoạn khác nhau tương ứng với hai vùng nhiệt độ sôi
cao và thấp, và phần cất sẽ được thu hồi. Thành phần chính của quá trình ngưng tụ này
Page 31
DRAGON_K40B

thường là diesel, phần không ngưng bị tách ra và hòa lẫn với không khí dùng làm nguyên
liệu đốt cháy.
2.2. Quy trình tái chế nhựa thành dầu bôi trơn không sử dụng chất xúc tác:

 Nhựa sau khi được thu hồi từ các nguồn khác nhau sẽ được làm sạch và sơ chế sơ
bộ bằng các thiết bị khác nhau.
 Sau đó nguyên liệu được đưa vào nấu chảy ở 260oC trong một nồi cỡ 30L có trang
bị cánh khuấy hoạt động bằng khí và có một màng khí Nitơ 10-psi. Sử dụng bơm
Parker Hannifin Zenith, nguồn nguyên liệu được bơm và gia nhiệt trước trong một
ống xoắn ruột gà bằng thép không gỉ ở 370°C và sau đó chảy qua một thiết bị phản
ứng đường kính 2.5cm bằng thép không gỉ đã đươc gia nhiệt trước đó,việc gia
nhiệt ống thép sau làm giảm thể tích của bình phản ứng xuống còn 140cm3. Tất cả
các quá trinh nhiệt phân ở áp suất khí quyển và với thời gian phản ứng khoảng 1h,
trong điều điện không có khí.
 Sản phẩm của quá trình được đưa vào bộ phận chưng cất ở nhịêt độ khoảng 230oC,
cùng với việc khử khí Nitơ ra khỏi dòngnhiên liệu ở 340oC. Dung dịch đỉnh và
đáy được thu hồi vào những thùng chứa. Khí sẽ đi qua bộ phận đo và được lấy
mẫu đi phân tích.
Dầu sản xuất trong trường hợp có những điểm dặc biệt và vượt trọi hơn so với nhiên liệu
khoáng truyền thống. Tùy thuộc vào công suất, ta có thể tạo ra các sản phẩm tương tự
như dầu FO, nhưng có độ nhớt thấp hơn, nằm trong khoảng 2 đến 5 cst và hàm lượng lưu
huỳnh thấp hơn rất nhiều.
Lưa chọn:
Từ hai quá trình công nghệ trên, xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhìn chung về mặt
hiệu quá hơn sẽ là quy trình công nghệ sử dụng chất xúc tác. Tuy nhiên, do vốn đầu tư và
điều kiện cho một bài đồ án, đồng thời đây là một nghiên cứu sơ bộ về vấn đề này, nên
chúng tôi quyết định chọn quy trình công nghệ tái chế không sử dụng chất xúc tác.

Page 32
DRAGON_K40B

Page 33

You might also like